Đức Thánh Cha Phanxicô dùng trực thăng từ Vatican đến thành phố Bari dịp hội nghị “Địa Trung Hả biên giới hòa bìnhi", do Hội đồng Giám mục Ý tổ chức từ 19 đến 23 tháng 2 năm 2020. Sau phần đón tiếp của lãnh đạo tôn giáo và dân sự, ĐTC đến Vương cung thánh đường San Nicola để gặp các Giám mục Địa Trung Hải vào lúc 8.30, tại đó Đức Thánh Cha đã có bài phát biểu. Sau những lời cảm ơn của ĐTGM Paul Desfarges từ Alger, Chủ tịch Hội đồng Giám mục khu vực Bắc Phi (CERNA), ĐGH đã chào đón các giám mục tham gia cuộc họp và đi xuống hầm mộ của Vương cung thánh đường để tôn kính thánh tích của Thánh Nicholas và chào cộng đồng các linh mục Dòng Đa Minh phục vụ tại đây. Đây là nội dung bài diễn văn của ĐTC.

Anh em thân mến,

Tôi rất vui vì chúng tôi có thể gặp anh em và tôi rất biết ơn mỗi anh em đã chấp nhận lời mời của Hội đồng Giám mục Ý để tham gia cuộc họp này, nơi tập hợp các Giáo hội Địa Trung Hải. Khi nhìn xung quanh Nhà thờ này [VCTD Thánh Nicholas], tôi nghĩ đến một cuộc gặp gỡ khác, cuộc gặp gỡ của chúng tôi với những Vị đứng đầu các Giáo hội Kitô giáo, cả Chính thống giáo và Công Giáo, ở đây tại Bari. Đây là lần thứ hai trong một vài tháng, chúng ta đã thực hiện một cử chỉ hiệp nhất của loại này. Cuộc gặp gỡ trước đó là lần đầu tiên sau cuộc đại ly giáo mà tất cả chúng ta đã hiện diện cùng nhau, và đây là cuộc gặp gỡ đầu tiên của các giám mục từ khắp Địa Trung Hải. Tôi nghĩ rằng chúng ta có thể gọi Bari là thủ đô của sự hiệp nhất, của sự hiệp nhất Giáo hội - nếu ĐTG Cacucci cho phép! Cảm ơn ĐTGM đã chào đón, cám ơn.

Khi ĐHY Bassetti trình bày ý tưởng với tôi, tôi sẵn sàng chấp nhận nó, coi đó là cơ hội để bắt đầu một quá trình lắng nghe và thảo luận nhằm giúp xây dựng hòa bình ở khu vực quan trọng này của thế giới. Vì lý do đó, tôi muốn có mặt và làm chứng về tầm quan trọng của mô hình mới về tình huynh đệ và tính đồng nghị mà các anh em đại diện. Tôi thích từ mà anh em tham gia dùng để đối thoại: chung sống sinh động (conviviality).

Tôi thấy điều quan trọng là cuộc họp này diễn ra ở Bari, vì thành phố này rất quan trọng đối với các liên kết của nó với Trung Đông và Châu Phi; đó là một dấu hiệu hùng hồn về mối quan hệ sâu xa giữa các dân tộc và truyền thống khác nhau. Giáo phận Bari luôn thúc đẩy đối thoại đại kết và liên tôn, làm việc không mệt mỏi để tạo ra sự gắn kết của lòng tự trọng lẫn tình huynh đệ hỗ tương. Tôi đã cố tình chọn Bari cách đây một năm rưỡi, như tôi đã nói, để gặp gỡ các nhà lãnh đạo của các cộng đồng Kitô giáo ở Trung Đông trong một thời điểm quan trọng của cuộc thảo luận và hiệp thông, với mục đích giúp các Giáo hội chị em của chúng ta cùng đồng hành với nhau và cảm thấy gần gũi với nhau hơn.

Anh em đã đến với nhau trong bối cảnh đặc biệt này để suy tư về ơn gọi và tương lai của Địa Trung Hải, về việc truyền tải niềm tin và thúc đẩy hòa bình. Biển chúng ta là địa điểm vật chất và tinh thần nơi nền văn minh của chúng ta hình thành do kết quả của sự gặp gỡ của các dân tộc khác nhau. Theo kết cấu của nó, biển này thúc giục các dân tộc và các nền văn hóa chung quanh phải liên tục tương tác, để nhớ lại những điểm chung của họ và nhận ra rằng chỉ khi sống trong sự hòa hợp, họ mới có thể tận hưởng những cơ hội mà khu vực này mang lại, nhờ vào tài nguyên, vẻ đẹp tự nhiên của nó và truyền thống nhân bản đa dạng của nó.

Trong thời đại của chúng ta, tầm quan trọng của khu vực này đã không giảm trong quá trình toàn cầu hóa; ngược lại, toàn cầu hóa đã nhấn mạnh vai trò của Địa Trung Hải như một ngã tư lợi ích và các lưu hành quan trọng về xã hội, chính trị, tôn giáo và kinh tế. Địa Trung Hải vẫn là một khu vực chiến lược mà tình trạng cân bằng của nó có tác động đến các khu vực khác trên thế giới.

Có thể nói rằng kích thước của Địa Trung Hải tỷ lệ nghịch với tầm quan trọng của nó, xem nó giống như một cái hồ hơn là một đại dương, như Giorgio La Pira từng nói. Xác định nó là “một vùng biển Galilee vĩ đại”, ông đã rút ra một sự tương đồng giữa thời gian của Chúa Giêsu và thời của chúng ta, giữa môi trường của ngài và môi trường của các dân tộc trong thời đại chúng ta. Giống như Chúa Giêsu sống và làm việc trong bối cảnh văn hóa và tín ngưỡng khác nhau, vì vậy chúng ta thấy mình trong một môi trường đa diện bị tổn thương bởi chia rẽ và các hình thức bất bình đẳng dẫn đến bất ổn. Giữa các đường đứt sâu và những xung đột kinh tế, tôn giáo, giáo phái và chính trị, chúng ta được kêu gọi để làm chứng cho hiệp nhất và hòa bình. Chúng ta làm như vậy vì được thúc đẩy bởi đức tin và tư cách thành viên của chúng ta trong Giáo hội, tìm cách hiểu được sự đóng góp mà chúng ta có thể làm cho tất cả mọi người nam nữ của khu vực Địa Trung Hải, với tư cách là môn đệ của Chúa.

Việc truyền tải đức tin nhất thiết phải dựa trên di sản của khu vực Địa Trung Hải. Di sản đó đã được các cộng đồng Kitô giáo nuôi dưỡng, bảo tồn và duy trì thông qua việc dạy giáo lý và cử hành các bí tích, đào tạo lương tâm, và cá nhân hay cộng đoàn lắng nghe lời Chúa. Nói cách cụ thể, nhờ lòng đạo đức bình dân, kinh nghiệm Kitô giáo đã tạo nên một hình thức vừa có ý nghĩa vừa bền bỉ: đạo đức bình dân phần lớn là sự thể hiện đức tin thẳng thắn và xác thực. Ở đây tôi thường muốn trích dẫn viên đá quý đó là số 48 của Tông huấn Evangelii Nuntiandi về lòng đạo đức bình dân, nơi thánh Phaolô 6 thích nói về “lòng đạo đức bình dân” thay vì “tích cách tôn giáo”, để chỉ ra cả sự phong phú và sự ngắn hạn của nó. Đoạn văn đó sẽ hướng dẫn chúng ta trong việc loan báo Tin Mừng cho các dân tộc.

Trong khu vực này, có một kho tiềm năng đáng chú ý là nghệ thuật của nó, kết hợp nội dung của đức tin với kho tàng văn hóa và tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp. Di sản này tiếp tục thu hút hàng triệu du khách từ mọi nơi trên thế giới và phải được bảo tồn cẩn thận như một di sản quý giá đã nhận được như “vay mượn”, để truyền lại cho các thế hệ tương lai.

Dựa trên tất cả những điều này, việc rao giảng Tin Mừng không thể tách rời khỏi cam kết vì lợi ích chung; nó thúc đẩy chúng ta hành động không mệt mỏi như những tác nhân hòa bình. Khu vực Địa Trung Hải hiện đang bị đe dọa bởi sự bùng nổ của sự bất ổn và xung đột, cả ở Trung Đông và các quốc gia khác nhau của Bắc Phi, cũng như giữa các nhóm sắc tộc, tôn giáo hoặc giáo phái khác nhau. Chúng ta cũng không thể bỏ qua cuộc xung đột vẫn chưa được giải quyết giữa người Israel và người Palestine, với nguy cơ về những giải pháp không công bằng và do đó, mở đầu cho những khủng hoảng mới.

Chiến tranh, bằng cách phân bổ các nguồn lực để mua lại vũ khí và sức mạnh quân sự, chuyển hướng các tài nguyên đó khỏi các nhu cầu đời sống xã hội, như hỗ trợ của các gia đình, chăm sóc sức khỏe và giáo dục. Như thánh Gioan 23 dạy, nó trái với lý trí (xem Hòa bình dưới thế, 114; 127). Nói cách khác, đó là sự điên rồ; nó thật điên rồ khi phá hủy nhà cửa, cầu, nhà máy và bệnh viện, giết người và hủy hoại tài nguyên, thay vì xây dựng các mối quan hệ kinh tế và con người. Đó là một loại điên rồ mà chúng ta không thể rút lui: chiến tranh không bao giờ có thể được coi là bình thường, hoặc được chấp nhận như một phương tiện không thể tránh khỏi để giải quyết sự khác biệt và xung đột lợi ích. Không bao giờ.

Mục tiêu cuối cùng của mọi xã hội loài người là hòa bình; thật vậy, chúng ta có thể khẳng định một lần nữa rằng, “bất chấp tất cả mọi thứ, không có sự thay thế thực sự nào cho hòa bình” (Cuộc họp với những vị Lãnh đạo các Giáo hội và Cộng đồng Kitô giáo ở Trung Đông, Bari, ngày 7 tháng 7 năm 2018). Không có sự thay thế hợp lý cho hòa bình, bởi vì mọi nỗ lực khai thác hoặc quyền lực tối cao đều hạ thấp tác giả và mục tiêu của nó. Nó cho thấy một nắm bắt thiển cận của thực tế, vì nó không thể cung cấp tương lai cho một trong hai. Chiến tranh là sự thất bại của mọi kế hoạch nhân bản và thần linh. Người ta chỉ cần đến thăm một vùng nông thôn hoặc thành phố đã từng là một nhà hát của chiến tranh để nhận ra làm thế nào, do sự thù hận, một khu vườn biến thành một quang cảnh hoang vắng và không đón tiếp, làm thế nào thiên đường trần gian biến thành địa ngục. Ở đây tôi cũng sẽ đề cập đến tội lỗi nghiêm trọng của đạo đức giả, khi tại các cuộc họp quốc tế, nhiều quốc gia nói về hòa bình và sau đó bán vũ khí cho các quốc gia có chiến tranh. Điều này có thể được gọi là đạo đức giả trên quy mô lớn.

Hòa bình, mà Giáo hội và mọi tổ chức dân sự phải luôn xem xét ưu tiên hàng đầu của họ, có công lý là điều kiện không thể thiếu. Công lý bị chà đạp dưới chân khi nhu cầu của các cá nhân bị bỏ qua và khi lợi ích kinh tế của đảng phái chiếm ưu thế đối với quyền của cá nhân và cộng đồng. Hơn nữa, công lý bị chặn bởi một nền văn hóa vứt bỏ, đối xử với mọi người như thể họ là những thứ, tạo ra và thúc đẩy sự bất bình đẳng. Nhiều đến mức trên những bờ biển này có một số xã hội cực giàu và những xã hội khác trong đó nhiều người đấu tranh chỉ vì sinh tồn.

Một đóng góp quyết định để chống lại văn hóa này được thực hiện bởi vô số các công việc từ thiện và giáo dục được thực hiện bởi các cộng đồng Kitô giáo. Bất cứ khi nào giáo phận, giáo xứ, hiệp hội, tổ chức tình nguyện - một trong những kho báu lớn của sự chăm sóc mục vụ Ý - hoặc các cá nhân cố gắng hỗ trợ những người bị bỏ rơi hoặc có nhu cầu, Tin Mừng trở nên mạnh mẽ và hấp dẫn hơn.

Để theo đuổi lợi ích chung - một tên gọi khác cho hòa bình - chúng ta nên sử dụng tiêu chí được La Pira chỉ ra: hãy để những kỳ vọng của người nghèo hướng dẫn chính chúng ta (Le attese della povera gente – Những mong đợi của dân nghèo, xuất bản trên Cronache sociali tháng giêng 1950). Nguyên tắc này, không bao giờ có thể được đặt sang một bên để tính toán hoặc thuận tiện, nếu được thực hiện nghiêm túc nó cho phép thay đổi nhân học tận căn để làm cho mọi người trở nên nhân văn hơn.

Một xã hội của tiến bộ công nghệ liên tục có ích lợi gì, nếu nó càng trở nên thờ ơ với các thành viên có nhu cầu? Khi rao giảng Tin Mừng, chúng ta đưa ra một cách suy nghĩ nó tôn trọng mỗi người bằng nỗ lực không ngừng để làm cho Giáo hội, các Giáo hội, một dấu hiệu chăm sóc đặc biệt dành cho những người bị tổn thương và nghèo khó. Đối “với những bộ phận của cơ thể dường như yếu hơn là không thể thiếu được”(1 Cr 12:22) và nếu “một thành viên đau khổ, tất cả cũng đau khổ” (1 Cr 12: 26).

Trong khu vực Địa Trung Hải, những người này bao gồm tất cả những người đang chạy trốn chiến tranh hoặc những người đã rời bỏ quê hương để tìm kiếm một cuộc sống có phẩm giá con người. Số lượng anh chị em này - buộc phải từ bỏ người thân và đất nước của họ, và phải đối mặt với những điều kiện cực kỳ bất an - đã tăng lên do những xung đột lan rộng và những điều kiện môi trường và khí hậu bi đát. Thật dễ dàng để dự đoán rằng hiện tượng này, với những phát triển nhất thời của nó, sẽ ảnh hưởng đến Địa Trung Hải, mà các quốc gia và cộng đồng tôn giáo không được chuẩn bị. Trong khi các quốc gia trải qua dòng người di cư và các quốc gia mà họ muốn đi đến lại bị ảnh hưởng bởi điều này, do đó các chính phủ và các Giáo hội của các quốc gia di cư cũng vậy, chứng kiến ​​sự bần cùng của chính tương lai họ với sự ra đi của rất nhiều người trẻ.

Chúng ta biết rằng, trong các bối cảnh xã hội khác nhau, đang gia tăng một thái độ thờ ơ và thậm chí từ chối phản ánh não trạng bị lên án trong nhiều dụ ngôn Tin Mừng, về những người bị cuốn vào sự giàu có và tự do của chính họ, họ bị mù với người khác, bằng cách nói ra hoặc bằng chính sự kiện nghèo khó của họ, đang cầu xin sự giúp đỡ. Nỗi sợ hãi đang dẫn đến một cảm giác rằng chúng ta cần phải tự bảo vệ mình trước những gì được mô tả bằng thuật ngữ mị dân như một cuộc xâm lược. Biện pháp tu từ của cuộc đụng độ của các nền văn minh chỉ nhằm mục đích biện minh cho bạo lực và nuôi dưỡng hận thù. Sự thất bại hoặc, trong bất cứ trường hợp nào, sự yếu kém của chính trị và phe phái đang dẫn đến các hình thức của chủ nghĩa cực đoan và khủng bố. Cộng đồng quốc tế đã hài lòng với các can thiệp quân sự, trong khi đó nên xây dựng các thể chế có thể đảm bảo các cơ hội bình đẳng và cho phép công dân nhận trách nhiệm vì lợi ích chung.

Về phần chúng ta, anh em chúng ta hãy lên tiếng để yêu cầu các nhà lãnh đạo chính phủ bảo vệ các nhóm thiểu số và tự do tôn giáo. Nhưng không chỉ vậy, cuộc đàn áp các cộng đồng Kitô giáo là một thực tế đau lòng không thể khiến chúng ta thờ ơ.

Trong khi đó, chúng ta không bao giờ rút lui trước sự kiện rằng ai đó tìm kiếm hy vọng bằng đường biển có thể chết mà không nhận được sự giúp đỡ, hoặc ai đó từ xa có thể trở thành con mồi của việc khai thác tình dục, bị trả lương thấp hoặc bị các băng đảng tuyển dụng.

Để chắc chắn, sự chấp nhận và hội nhập thích đáng là những giai đoạn trong một quy trình không dễ dàng. Tuy nhiên, không thể tưởng tượng rằng chúng ta có thể giải quyết vấn đề bằng cách dựng lên các bức tường. Tôi trở nên sợ hãi khi tôi nghe một số bài phát biểu của một số nhà lãnh đạo của các hình thức dân túy mới; nó làm tôi nhớ đến những bài diễn văn đã gieo rắc nỗi sợ hãi và hận thù vào những năm ba mươi của thế kỷ trước. Như tôi đã nói, không thể tưởng tượng rằng quá trình chấp nhận và hội nhập này có thể được thực hiện bằng cách xây dựng các bức tường. Khi chúng ta làm như vậy, chúng ta tự cắt đứt sự giàu có do người khác mang lại, điều này luôn thể hiện cơ hội phát triển. Khi chúng ta từ chối mong muốn được tương giao hiện diện trong sâu thẳm trái tim con người và là một phần của lịch sử các dân tộc, chúng ta đứng trước con đường hiệp nhất của gia đình nhân loại, mặc dù có nhiều thách thức, vẫn tiếp tục tiến lên. Tuần trước, một nghệ sĩ từ Torino đã gửi cho tôi một bức tranh nhỏ bằng gỗ về chuyến đi trốn đến Ai Cập của Thánh Giuse, không phải là Thánh Giuse bình yên mà chúng ta thường thấy trên các ảnh thánh, mà là Thánh Giuse trong hình dáng một người tị nạn Syria mang con trên vai. Nó miêu tả nỗi đau và bi kịch cay đắng của Hài nhi Giêsu trên chuyến đi trốn sang Ai Cập. Điều tương tự đang xảy ra ngày hôm nay.

Địa Trung Hải có một ơn gọi độc đáo về vấn đề này: đó là biển xen kẽ, “văn hóa luôn luôn sẵn sàng để gặp gỡ, đối thoại và hòa nhập lẫn nhau” (Cuộc họp với những vị Lãnh đạo các Giáo hội và các cộng đồng Kitô giáo ở Trung Đông, Bari, 7 tháng 7 năm 2018). Khái niệm về sự tinh khiết chủng tộc không có tương lai. Thông điệp của sự xen kẽ có nhiều điều để nói với chúng ta. Trở thành một phần của khu vực Địa Trung Hải là một tiềm năng phi thường: chúng ta có thể không cho phép tinh thần của chủ nghĩa quốc gia lan truyền quan điểm ngược lại, cụ thể là những quốc gia ít tiếp cận hơn và bị cô lập hơn về mặt địa lý. Chí có đối thoại cho phép chúng ta đến với nhau, vượt qua những định kiến ​​và đóng khung, kể lại những câu chuyện của chúng ta và để hiểu rõ hơn về bản thân. Đối thoại là từ tôi nghe ngày hôm nay: sống chung linh động.

Cũng vậy, những người trẻ tuổi đại diện cho một cơ hội đặc biệt. Khi họ được cung cấp các nguồn lực và khả năng họ cần để chịu trách nhiệm cho tương lai của chính họ, họ cho thấy rằng họ có khả năng tạo ra một tương lai đầy hứa hẹn và đầy hy vọng. Điều này sẽ chỉ xảy ra như kết quả của một sự chấp nhận không hời hợt nhưng chân thành và tốt lành, được mọi người ở mọi cấp độ thực hiện, cả mức độ quan hệ giữa các cá nhân và các cấp chính trị và thể chế, và được thúc đẩy bởi những người định hình văn hóa và chịu đựng nhiều hơn trách nhiệm trong lĩnh vực công luận.

Đối với những người tin vào Tin Mừng, đối thoại là lợi thế không chỉ từ nhân học mà còn từ quan điểm thần học. Lắng nghe anh chị em của chúng ta không chỉ là một hành động bác ái mà còn là một cách lắng nghe Thánh Linh của Thiên Chúa, người chắc chắn làm việc trong những người khác và tiếng nói của họ vượt qua những giới hạn mà chúng ta thường bị cám dỗ để kìm hãm sự thật. Chúng ta hãy biết giá trị của lòng hiếu khách: vì vậy, “có những người đã được tiếp đón các thiên thần mà không biết” (Dt 13: 1).

Chúng ta cần khai triển thần học về chấp nhận và đối thoại dẫn đến hiểu biết được canh tân và công bố giảng dậy của Thánh Kinh. Điều này chỉ xảy ra nếu chúng ta cố gắng đi bước đầu tiên và không loại bỏ những hạt giống của chân lý cũng những người khác được sở hữu. Trong cách này, thảo luận về những xác tín tôn giáo khác nhau của chúng ta có thể gây quan tâm không chỉ về những chân lý chúng ta tin, nhưng còn những chủ đề cụ thể có thể trở thành những điểm xác định của giáo huấn như là toàn thể.

Lịch sử có những xung đột và tranh chấp dựa trên quan điểm sai lệch rằng chúng ta bảo vệ Thiên Chúa bằng cách áp bức mọi người chưa chia sẻ những niềm tin của chúng ta. Thực ra, chủ nghĩa cực đoan hoặc chủ nghĩa nền tảng từ chối nhân phẩm và quyền tự do tôn giáo, và rồi dẫn đến suy đồi luân lý và bành trường một quan điểm chống bất khả tri về tương quan nhân bản. Điều này cũng tỏ cho chúng ta thấy như cầu khẩn cấp của một cuộc gặp gỡ sinh động giữa những giáo phái, được kích động bằng kính trọng chân thành và ước muốn hòa bình.

Cuộc gặp gỡ này được thúc đẩy bởi nhận thức đã được nêu trong Tài liệu về Tình huynh đệ của con người được ký kết tại Abu Dhabi, rằng “những lời dạy chân thực của các tôn giáo mời chúng ta tiếp tục bắt nguồn từ các giá trị của hòa bình; để bảo vệ các giá trị của sự hiểu biết lẫn nhau, tình huynh đệ của con người và sự chung sống hài hòa”. Các nhóm tôn giáo và các cộng đồng khác nhau có thể hợp tác tích cực hơn trong việc giúp đỡ người nghèo và chào đón người nhập cư, theo cách mà các mối quan hệ của chúng tôi được thúc đẩy bởi các mục tiêu chung và kèm theo cam kết tích cực. Những người cùng nhau xây dựng hòa bình bằng bàn tay bẩn và sự chấp nhận huynh đệ sẽ không còn có thể chiến đấu vì các vấn đề đức tin, mà sẽ theo đuổi con đường thảo luận tôn trọng, đoàn kết lẫn nhau và tìm kiếm sự hiệp nhất. Trái ngược với những gì tôi cảm nhận được khi đến Lampedusa, rằn không khí thờ ơ đó: trên đảo có sự chấp nhận và chào đón, nhưng sau đó, văn hóa thờ ơ trên thế giới.

Anh em thân mến, đây là những hy vọng tôi muốn chia sẻ với anh em khi kết thúc cuộc gặp gỡ hiệu quả và an ủi của chúng ta trong những ngày này. Tôi ủy thác anh em cho sự can thiệp của Tông đồ Phao-lô, người đầu tiên vượt Địa Trung Hải, đối mặt với mọi nguy hiểm và khó khăn của mọi loại, để mang Tin Mừng của Chúa Kitô đến với mọi người. Mong rằng tấm gương của ngài chỉ cho anh em những con đường để theo trong nhiệm vụ hân hoan và tự do trao ban niềm tin trong thời đại chúng ta.

Tôi để lại cho anh em những lời của Tiên tri I-sa-ia, với hy vọng rằng những lời này sẽ cung cấp cho anh em và cộng đồng đáng kinh của anh em hy vọng và sức mạnh. Chứng kiến ​​sự hủy diệt của Giêrusalem sau thời lưu đày, vị tiên tri đã không thất vọng về tương lai hòa bình và thịnh vượng: “Họ sẽ tái thiết những tàn tích cổ xưa, sẽ dựng lại những hoang tàn thuở trước, tu bổ những thành bị bỏ hoang, những chốn hoang tàn từ bao thế hệ.” (Is 61: 4). Đây là công việc mà Chúa giao phó cho anh em thay mặt cho khu vực Địa Trung Hải yêu dấu này: khôi phục các mối quan hệ đã bị phá vỡ, xây dựng lại các thành phố bị tàn phá bởi bạo lực, để làm cho một khu vườn phát triển trong sa mạc, để gieo rắc hy vọng trong vô vọng và để khuyến khích những người bị cuốn vào bản thân họ đừng sợ anh chị em của họ. Và nhìn vào [biển] này, nơi đã trở thành một nghĩa trang, như một nơi phục sinh trong tương lai cho toàn bộ khu vực. Xin Chúa cùng đồng hành với anh em và chúc lành cho công việc hòa giải và hòa bình của anh em. Cảm ơn anh em.

Lm. Nguyễn Tất Thắng OP