Huấn ca 35:12-14,16-18; Tvịnh 33; 2 Timôthê 4: 6-8:16-18. Luca 18:9-14

Trong dụ ngôn người Pharisêu và người thu thuế cùng cầu nguyện trong Đền Thờ, người Pharisêu được xem là người xấu trong câu chuyện. Anh ta kêu khấn một cách ngạo mạn làm sao! Nhưng anh ta không có vẽ là người xấu đối với những người đang nghe Chúa Giêsu. Người thu thuế có thể là một nhân vật phản diện đối với thính giả của Chúa Giêsu. Anh ta làm nghề thu thuế cho người La Mã. Khi Chúa Giêsu đề cập đến sự hiện diện của người thu thuế trong dụ ngôn, các thính giả nghe câu chuyện của Ngài kể có thể lập tức nghĩ rằng đó là "một người phản bội và có vị thế thấp nhất trong số những kẻ thấp hèn". còn gì nữa nếu không nghĩ gì về đời sống của hai người trong câu chuyện, thì cả hai đều nói lên giá trị đạo đức của họ khá rõ, như chúng ta có thể nghe trong lời cầu nguyện của họ.

Người Pharisêu là người tốt nên được những người thời đó ngưỡng mộ. Anh ta "thánh thiện" đến nỗi anh ta tuân giữ lề luật nhiều hơn những điều luật buộc làm. Sách Đệ Nhị Luật buộc phải nộp mười phần trăm cho thành quả của mùa màng, cây trái và gia súc. Nên lưu ý rằng: Còn người Pharisêu thì nộp tất cả "tiền thu nhập" của mình. Anh ta nộp vượt quá những gì mà lề luật quy định phải làm.

Vì vậy chúng ta có thể nói là cách tự diễn tả của anh ta về đời sống đạo đức thật đúng vì anh ta "không giống như bao kẻ khác: tham lam, bất chính, ngoại tình". Đời sống anh ta tốt hơn đời sống "người thu thuế kia". Vấn đè với anh ta không phải là anh ta không là người tốt và tuân theo lề luật. Dân chúng thấy người Pharisêu ra khỏi Đền Thờ sau lúc cầu nguyện hôm đó, có thể sẽ đồng ý với anh ta về những sự việc tự đánh giá về chính mình của anh. Anh ta có thể được khen ngợi vì có đời sống gương mẩu. Trong khi đó người thu thuế sẽ bị coi thường về đời sống đạo đức của anh ta. Chúng ta đã thấy rõ hai người đó khác nhau như thế nào.

Đừng vội! Nên nhớ rằng Chúa Giêsu đang dùng dụ ngôn để hướng dẫn họ, và dụ ngôn không bao giờ đi theo hướng "đúng chuẩn" cả; cách dõi theo và xem xét của chúng ta thường theo một định kiến đã có từ trước và được xem như là cách đúng thật. Hãy thử dùng lối suy luận đơn thuần nàn của loài người thì không bao giờ có thể áp dụng cho dụ ngôn. Vì các dụ ngôn không theo đường lối khôn ngoan của loài người. Dụ ngôn hôm nay là một ví dụ điển hình. Khi chúng ta bước vào thế giới của dụ ngôn là chúng ta đang ở trong một thực tại hoàn toàn mới. Và đó là "Triều Đại Thiên Chúa".

Không ai có thể hiểu về cách nói của Chúa Giêsu khi gọi triều đại Ngài là "Tròn lý". Hãy cảm tạ Thiên Chúa! Đã cho chúng ta có cơ hội suy luận để đem đến cho chúng ta sự trọn vẹn suy tư trong đức tin để đem áp dụng vào cuộc sống sự công chính có thể hoàn toàn áp dụng vào đời sống của chúng ta? Thay vào đó, dụ ngôn hôm nay cho chúng ta thấy một lần nữa là các cách thức của Thiên Chúa hướng dẫn chúng ta không theo lý luận của loài người. Sự công chính của Thiên Chúa là ân sủng, và ân sủng không đi đôi với thang cân bằng của sự đo lường do quy chuẩn trong luật lệ của lẽ công bằng che khuất của loài người. Dụ ngôn hôm nay là nói về sự công bằng của Thiên Chúa. Công bằng đó có thể gây đau buồn và bị bỏ lỡ đối với những người tự nghĩ là mình đáng được.

Nếu điều gì mà người Pharisêu nói về anh ta là thật, thì vấn đề đó là gì? Thật thế, anh ta có cái nhìn thật sai lầm: anh ta đang cầu nguyện tập trung về đời sống của chính anh. Thử để ý xem; anh đã bao nhiêu lần nói về từ "con" nghĩa là chính anh. Trong lời cầu nguyện đó; Thiên Chúa như là một người đứng ngoài quan sát về lời cầu nguyện và danh sách những thành quả của anh ta.

Một số người nghĩ rằng lời cầu nguyện của chúng ta có thể làm thay đổi tấm lòng của Thiên Chúa. Thật ra lời cầu nguyện sẽ làm thay đổi chúng ta. Nhưng, không có gì trong lời cầu nguyện của người Pharisêu có thể khiến thay đổi dời sống của anh ta. Dường như anh ta nghĩ là đời sống quá tốt đẹp của anh ta đã làm cho anh ta đáng được hưởng ơn cứu chuộc, và Thiên Chúa cần phải tưởng thưởng anh ta vì việc làm tốt đẹp của anh đã theo đúng đường lối tôn giáo. Dân chúng khi nhìn thấy người Pharisêu hôm đó ra khỏi Đền Thờ một cách hài lòng vì anh ta đã làm tròn bổn phận tôn giáo của mình.

Nhưng, bạn có để ý người Pharisêu chỉ chú trọng về các thành quả của anh ta không? Đâu là ân huệ của Thiên Chúa ở trong đời sống của anh ta? Anh ta tập trung vào các công việc làm tốt của mình. Đến nỗi anh ta không thấy được hoạt động của Thiên Chúa trong đời sống của mình. Nguồn gốc của lòng tốt của con người không khởi sự phát sinh từ trong con người đó, nhưng nó đến từ Thiên Chúa. Thiên Chúa là Đấng ban ân huệ và lòng tốt cho chúng ta để chúng ta phản ánh sự tốt lành của Thiên Chúa trong chúng ta.

Thánh Luca nói với chúng ta là Chúa Giêsu kể dụ ngôn "cho một số người sống tự hào cho mình là công chính". Đây là một câu chuyện khuyên chúng ta nên cẩn thận về thái độ của những người sống đạo, và những tổ chức tôn giáo trong chúng ta. Chúng ta tin chắc rằng chỉ có chúng ta mới biết sự thật và biết cách thức phải hành động như thé nào. Người Pharisêu tự hào mình là người công chính, và khinh chê bất kỳ ai không theo đường lối của anh ta. Từ "Người công chính" cho chúng ta rút ra dược kết luận về người tội lỗi và không còn chỗ cho lời đối thoại và bày tỏ sự khác biệt.

Người thu thuế không chú trọng đến chính anh ta, và những điều tốt lành anh ta đã làm. Nhưng, anh ta chú trọng đến việc anh ta đã không làm được. Thật ra, không như người Pharisêu, anh ta không nhìn vào chính mình, nhưng nhìn về Thiên Chúa. Anh ta cầu xin Thiên Chúa ban ơn vì anh ta không tự mình làm được. Anh ta hoàn toàn dựa vào Thiên Chúa, và anh ta phó mình trong tay Thiên Chúa. Khi anh ta ra khỏi Đên Thờ ngày hôm đó anh ta không như người ta thường thấy anh ta. Nhưng, Chúa Giêsu trông thấy sự khác biệt mà dân chúng không trông thấy là "khi anh ta trở về nhà, thì đã được công chính rồi ". Theo lời văn trong Kinh Thánh lời đó có ý nghĩa là anh ta đã được tha thứ tội lỗi. Vậy điều gì đã xãy ra? Người thu thuế làm gì để được "hưởng" sự tha thứ đó? Không gì cà. Anh ta là một người tội lỗi, hoàn toàn trở về với Thiên Chúa để xin ơn tha thứ, và lòng thương xót Thiên Chúa đã đáp lại.

Người hằng tiếp xúc với con người thật trong đời sống của chính mình nên Ngài sẽ biết đâu là sự liên hệ của chúng ta với Thiên Chúa và với những người khác là ân huệ bởi Thiên Chúa tốt lành ban cho chúng ta. Nhưng, nếu chúng ta nghĩ đến đời sống phàm nhân của chúng ta, chúng ta cũng biết được đôi khi chúng ta yếu đuối và đôi khi dễ dàng sa ngã phạm tội. Vì thế lời cầu nguyện của người thu thuế hôm nay cũng là lời cầu nguyện của chúng ta nữa. "Lạy Chúa xin thương xót con là kẽ tội lỗi". Chúng ta đã đặt lòng tin tưởng của chúng ta vàoThiên Chúa là Đấng đã tạo dựng nên chúng ta, và đã ban bao nhiêu lý do cho chúng ta để ca ngợi về tất cả những sự tốt lành, đẹp đẽ trong chúng ta và xung quanh chúng ta. Chúng ta cũng biết chúng ta có thể tin tưởng vào Thiên Chúa để tha thứ cho chúng ta mỗi khi chúng ta quay lưng về Ngài và chỉ chú trọng về cuộc sống của chúng ta như người Pharisêu.

Ông John Shea nhắc đến kinh nghiệm của cha Thomas Merton, một tu sĩ dòng Trappist và tác giả nhiều sách về đời sống thiêng liêng. Một hôm cha Thomas đứng ở một góc đường ở thành phố Louisville ở tiểu bang Kentucky. Cha cảm thấy hết lòng yêu mến những người xung quanh cha và nghĩ cha không xa họ mà thật ra đang sống cùng họ. Cha nói "Cảm tạ Thiên Chúa, cảm tạ Thiên Chúa vì con cũng như những người khác. Con cũng chỉ là một người trong những người khác". Rồi, nghĩ xa hơn, cha Merton lên tiếng ca ngợi: "Thiên Chúa được tôn vinh vì Ngài đã nên một người trong loài người, một nhân vật trong loài người!" Vì thế trong khi chúng ta "hạ mình xuống" như Chúa Giêsu dạy, chúng ta nên nhớ với lời ca ngợi là chúng ta không chỉ là một thành phần hòa hợp trong nhân loại, nhưng chúng ta cũng hòa hợp với Thiên Chúa là Đấng, trong cử chỉ hạ mình, nhập thế làm người với chúng ta trong Chúa Giêsu Kitô.

Ông Ben Sira có một trường dạy thanh niên 2 thế kỷ trước Chúa Kitô. Những lời dạy khôn ngoan của ông ta về các sự việc trong thế gian và về truyền thống Do Thái đã được người cháu nội ông gom góp lại để cho những người Do Thái tha phương cố gắng gìn giữ đức tin họ sống giữa những người ngoại. Ông Ben Sira nhắc các học sinh đặc biệt của ông ta là những ân huệ họ đã được lãnh nhận nơi bàn thờ không phải tự làm cho họ được Thiên chúa lắng nghe. Trái lại, như chúng ta nghe hôm nay trong bài đọc thứ nhất: Thiên Chúa nghe lời cầu xin của những người bé mọn nhất trong xã hội.

Bài sách Huấn Ca hôm nay nhắc lại bài tuần vừa qua về dụ ngôn người góa phụ kiên trì đòi công chính bởi vị quan tòa bất chính. Sách Huấn Ca nhắc chúng ta là nếu Thiên Chúa có thiên vị ai thì đó là Ngài thiên vị kẻ bị áp bức. "Lời nguyện của người nghèo vượt ngàn mây thẳm. Họ sẽ không ngơi nghỉ khi lời nguyện của họ chưa đạt tới đích, họ chưa an lòng" Những người trong sách Huấn Ca gọi là "kẻ thấp hèn" là những góa phụ và trẻ mồ côi, người quyền uy không để ý đến. Bởi thế, người nghèo chỉ kêu được đến Thiên Chúa. Sự dựa vào Thiên Chúa trong lời cầu nguyện không chỉ có trong những kẻ thấp hèn, mà cũng có thể có trong lời cầu xin của mỗi người trong chúng ta, những người muốn hạ mình trong đời sống, đặt vào bàn tay của Thiên Chúa. Huấn Ca cũng nhắc các học sinh đặc biệt nên làm như vậy. Sự Chúa Giêsu đến ít hơn 2 thế kỷ sau Huấn Ca, sẽ là một dấu chỉ thực sự về lòng thương xót của Thiên Chúa đang lắng nghe những người thấp hèn nhất.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


30th SUNDAY -C-
Sirach 35: 12-14, 16-18; Psalm 34; 2 Timothy 4: 6-8. 16-18; Luke 18: 9-14

In the parable of the Pharisee and tax collector at prayer, the Pharisee is often depicted in a negative light – he’s the bad guy in the story. How vain and arrogant he is! But he wouldn’t be seen as the bad guy to those listening to Jesus. The tax collector would be the villain in the story to them. His job meant he collected taxes for the Romans. When Jesus mentions his presence in the parable his hearers would have instinctively thought, "Traitor – lowest of the low!" What’s more, if there were any doubt about the quality of their lives, both men stated their moral status quite clearly, as we can hear in their prayers.

The Pharisee is a good person who would have been admired by his contemporaries. He was so "holy" that he did more than was obliged by religious law. Deuteronomy required that a tithe be paid on the fruits of the flock and the harvest. Note that the Pharisee tithes his "whole income." He was going above and beyond what he was obliged to do.

So, we can presume that his description of his moral life is accurate: he is, "not like the rest of humanity–greedy, dishonest, adulterous." He leads a better life than "even this tax collector." His problem isn’t that he is not a good and observant person. People observing the Pharisee leave the Temple after prayer that day would have agreed with his self assessment. He was to be admired for his exemplary behavior; while the tax collector would be despised for his morally bankrupt life. The lines are clearly drawn – case closed.

Not so fast! Remember Jesus is telling a parable and parables never go in the "proper" direction–the one we anticipate and consider inevitable. Trying to use mere human logic and reckoning never really works with the parables. The parables don’t conform to conventual human wisdom. Today’s parable is a good example, that when we enter into the world of the parable we are in a whole new reality. It’s called "the kingdom of God."

No one could ever call the kingdom Jesus came to proclaim "logical." Thank God! What chance would we have if logic and pure human justice were applied to our lives? Instead, today’s parable shows us once again that God’s ways are illogical by human reckoning. God’s justice is about grace, and grace is not measured out using balancing scales like the kind depicted in the hands of our famous legal statute of Blindfolded Justice. Today’s parable is about God’s justice – it’s given to the truly sorrowful and missed by those who think they have to earn it.

If what the Pharisee said about himself was true, what’s the problem? Well, he is looking in the wrong direction. He is praying with his focus on his own life. Notice for example, how many times he refers to himself–"I". God seems no more than an outside observer to the man’s prayer and his list of accomplishments.

Some people think our prayer can change God’s mind. Actually, true prayer will change us. But there was no chance that the Pharisee’s prayer would have any transformative effect on him. He seems to think that his extra good life has earned him the reward of salvation; that God owes him a reward for his religious good works. People seeing the Pharisee leave the Temple that day would have seen a very satisfied person who had performed his religious duties.

But can you recognize the heresy of works in his focus on his own achievements? Where is the gift of God in the man’s life? The Pharisee is so focused on his good works that he fails to see God’s activity in his life. The source of a person’s goodness doesn’t begin in the person, it comes from God. God is the gift giver and our goodness reflects God’s goodness in us.

Luke tells us that Jesus address this parable, "to those who were convinced of their own righteousness…." It’s a cautionary tale about a tendency we religious people and religious institutions can have: the conviction that we alone possess the truth and know the way people should behave. The self-righteous Pharisee condemns anyone who does not meet his standards. The "righteous" draw a conclusion about the sinner and leave no room for dialogue and open exchange.

The tax collector focuses not on who he is, and not what meritorious things he has done; but on who he is not and what he has failed to do. In fact, unlike the Pharisee, he quickly turns his gaze away from himself and towards God. He is in need of God’s blessing and cannot achieve it on his own. He is totally reliant on God and surrenders himself into God’s hands. When he left the Temple that day he would look the same to those observing him. But Jesus marks the difference they would not be able to see in him – he "went home justified." In biblical language that means he was delivered from his sin. How did that happen? What did the tax collector do to "merit" this forgiveness? Nothing. He was a sinner who turned completely to God for forgiveness and God’s mercy responded.

The person who is in touch with his or her humanity will know that our relationship with God and others is a gift from our good God. But, if we are in touch with our humanity, we also know how fragile and sometimes fickle we can be and our potential to sin. So, the tax collector’s prayer today is our prayer as well, "O God, be merciful to me a sinner." We have placed our trust in our God who has created us and provided us with ample reason to give praise for all the beauty and goodness within and around us. We also know we can trust the same God to forgive us when we have turned away and made ourselves the primary focus of our lives–like the Pharisee.

John Shea recalls the revelatory experience Thomas Merton, spiritual writer, Trappist monk, had standing on a street corner in Louisville, Kentucky. Merton was overwhelmed by his love for all the people around him and how he was not separated from them, but one with them. He said, "Thank God, thank God that I am like other [people], that I am only a man among others." Then, in further wonder, Merton exults in praise that, "God… is glorified in becoming a member of the human race. A member of the human race!" ("The Spiritual Wisdom of the Gospels for Christian Preachers and Teachers, Year C: the Relentless Widow," Collegeville: Liturgical Press, 2006, page 299.) So, while we "humble self" as Jesus recommends, we remember with praise that we are not only united with each other in our humanity, but also with God who, in the great act of humility, became one of us in Jesus Christ.

Ben Sira ran an academy for youth two centuries before Christ. His wise teachings on worldly affairs and on the traditions of the Jewish faith were collected by his grandson for future generations of dispersed Jews, who struggled to practice their faith surrounded by nonbelievers. Ben Sira reminded his privileged students that their status and the value of their gifts at the altar did not automatically win a hearing from God. Rather, as we hear today in our first reading, God hears the prayers of the least in society.

Today’s reading from Sirach is reminiscent of last week’s parable of the widow’s insistent demand for justice from the unjust judge. Sirach reminds us that if God plays any favorites it is towards the oppressed, "The prayer of the lowly pierces the clouds, it does not rest till it reaches its goal." Those Sirach describes as "the lowly," exemplified by the widows and orphans, are overlooked by those with worldly power. Thus, the poor have only God to turn to. This reliance on God in prayer is not found only in the lowest, but can be a characteristic of each of us who are willing to humbly place our lives in God’s hands. Sirach is also reminding his privileged students that if God hears the cries of the poor, then they should do the same. Jesus’ arrival, less than two centuries after Sirach, would be a concrete sign of God’s compassionate ear for the lowest.