Giới thiệu đất nước và Giáo Hội Công Giáo Maritius

Người Hòa Lan đã mang ánh sáng Phúc âm Kitô giáo đến cho dân chúng Mauritius, nhưng người Hòa Lan lại rút khỏi đảo quốc vào năm 1710. Người Pháp đưa Kitô giáo trở lại khi họ đến hòn đảo này vào năm 1715. Từ năm 1723, một đạo luật theo đó tất cả những người nô lệ đến đảo phải được rửa tội theo Công Giáo, dù Luật này không bị bắt buộc nghiêm ngặt.
Lễ hội của người Maritius

Vào tháng 12 năm 1810, 11,500 binh sĩ Anh trên 70 chuyến thuyền đã khởi hành từ Rodriges phía bắc của Ille Pháp quốc đến để giải thể hòn đảo này khỏi ách thống trị của người Pháp và biến hòn đảo này thành căn cứ quân sự để mở rộng bờ cõi đế quốc về các vùng Ấn Độ dương… Các lực lượng Anh cho phép binh lính Pháp được rút quân trong trật tự và cho phép những người định cư được ở lại. Để trấn an cư dân, Người Anh đã cam kết giữ luật pháp về đất đai, tôn giáo, phong tục, ngôn ngữ và tài sản. Sau khi người Anh chiếm đóng được Mauritius từ tay những người Pháp thì họ đã nỗ lực đem Tin lành vào Mauritius trong những năm 1840 và 1850.

Theo một tài liệu rất cổ xưa thì Kitô giáo là tôn giáo đầu tiên của quốc đảo này và là tôn giáo cho cả người Creole và người da trắng, với hơn 80% là người Mauritius gốc Hoa và người Mauritius gốc Pháp… dù có đôi nét thực hành tôn giáo khác biệt một chút tùy theo truyền thống nguồn gốc bản địa, ví dụ như cử hành Thánh lễ bằng tiếng Latin hay ngôn ngữ địa phương.
Các thống kê về tín ngưỡng Kitô giáo theo cuộc điều tra dân số tôn giáo vào năm 2011 thì
Ấn Độ giáo chiếm 48%, Công Giáo La Mã 26%, Hồi giáo 17%, những người tin vào Chúa Kitô thuộc các giáo khác 6% như Cơ Đốc Phục Lâm, Anh giáo, Ngũ Tuần, Trưởng Lão, Tin Lành, Nhân Chứng Giê-hô-va, Các Thánh Hữu Phục lâm… và các tôn giáo khác chiếm 3% như Phật giáo và Đa thần
Người Công Giáo La Mã đa số sinh sống tại Port Louis và đảo Coleues. Giáo phái Tin lành Cải cách ở Mauritius bắt nguồn từ năm 1598 do người Hòa Lan; còn Tin lành phái Tư Tế (Presbyterian) ở Mauritius được thừa kế từ người Tô Cách Lan, Pháp và Thụy Sĩ. Công Giáo La Mã do người Pháp mang vào năm 1721.

Giáo Hội Công Giáo ở Maritius là thành viên của Hội đồng Giám mục Ấn Độ Dương. Giáo hội tại Maritius có 47 giáo xứ được cai quản bởi 97 linh mục... Giáo hội Anh giáo ở Mauritius được người Anh đưa vào đảo quốc từ năm 1810, và cũng là một thành viên của Ấn Độ Dương với 16 giáo xứ và 12 linh mục trông coi. Giáo hội Cơ đốc Phục lâm được thành lập từ năm 1914 và Nhân chứng Jehovah vào năm 1950 và Hội chúng của Thiên Chúa (Assembly of God) vào năm 2000.

Các chính sách của chính phủ
Mauritius giành được độc lập vào năm 1968 và không có môt tôn giáo nào là quốc giáo ở Mauritius được quy định theo hiến pháp. Quốc gia này không có dân bản địa cũng như một bộ lạc hay tôn giáo nào độc tôn! Các tổ chức tôn giáo có mặt tại thời điểm độc lập, cụ thể là Giáo Hội Công Giáo La Mã, Giáo hội Anh, Giáo hội Trưởng lão, Cơ đốc phục lâm, Ấn giáo và Hồi giáo được luật pháp quốc gia quốc hội thông qua. Hiến pháp và các luật đều bảo vệ quyền tự do tôn giáo.
Các nhóm được chính phủ công nhận trước khi độc lập đều nhận được một khoản tiền trợ cấp hàng năm cho việc phục vụ các tín hữu của Giáo hội. Chính phủ cho phép các nhóm truyền giáo ở nước ngoài vào hoạt động nhằm phục vụ lợi ích cho dân chúng và góp phần làm phồn vinh đất nước.
Các nhà truyền giáo được cấp giấy phép cư trú và làm việc để hoạt động, với thời hạn tối đa là ba năm và không cần gia hạn lại... Có nhiều ngày lễ của chính phủ, phù hợp với các tôn giáo cho thấy sự thống nhất của chính phủ và các tôn giáo. Theo Công ước Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 2012 do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố, thì không có trường hợp lạm dụng tôn giáo. Báo cáo cũng cho hay giữa các tôn giáo thì nhân viên trong chính quyền theo Ấn giáo chiếm đa số trong chính phủ. Chính Ấn giáo cũng đã có một chính sách thích nghi rất hiện đại.
Nhà thờ chính tòa thánh Louis ở Maritius

Giáo Hội Công Giáo
Nhà thờ lớn và lâu đời nhất ở Mauritius là Nhà thờ Thánh Louis ở Port-Louis, được xây dựng bởi người Pháp vào thế kỷ 18, nhà thờ đã bị một cơn bão vào đầu thế kỷ 19 tàn phá. Nhà thờ được xây dựng lại vào năm 1925 và nới rộng ra với hai cây tháp vào năm 1932. Một giếng phun nước được xây dựng vào năm 1786 do Thống đốc Vicomte de Souillac và một bức tranh sơn dầu lớn mô tả sự tạo dựng được thánh kinh diễn tả, được họa sĩ A. Richard vẽ vào năm 1855.
Môt nhà thờ cổ xưa khác là thánh đường thánh Giacôbê (St. James), xây rất kiên cố với những bức tường dầy cả 2 mét tại mũi Poudriere, nơi vẫn được coi là điểm hấng các cơn lốc xoáy! Rồi nhà thờ thánh Anrê (St. Andrew) được xây cất vào năm 1851 và nhà thờ thánh Gioan (St. Johns) xây vào năm 1856 tại Port Louis là những nhà thờ nổi bật được xây dựng bởi Patrick Beaton, vị linh mục đầu tiên của Giáo hội Tôi Cách Lan (Scotland) ở Mauritius.