Như mọi người biết, chánh án Weinberg là chánh án chống lại 2 chánh án kia trong việc xét xử kháng án của Đức Hồng Y Pell và là người muốn tha bổng ngài. Quan điểm của ông là quan điểm chiếm tới quá nửa số trang của phúc trình duy trì bản án của tòa sơ thẩm Victoria. Và như nhận định của Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher, ít nhất nó phản ảnh quan điểm của 33 phần trăm công luận Úc về việc không phạm tội của Đức Hồng Y Pell. Lần đầu tiên, tỷ lệ ấy được chính thức xác nhận qua phán quyết của chánh án Weinberg. Chúng tôi xin lược dịch phán quyết của ông để rộng đường dư luận và cung cấp dữ kiện để chúng ta vững tin rằng Đức Hồng Y Pell là người vô tội. Các số là số đoạn trong chính phúc trình của Tòa Phúc Thẩm Victoria.

353 Đương đơn, Đức Hồng Y George Pell, là vị giáo phẩm Công Giáo cao cấp nhất của Úc Đại Lợi. Giữa các năm 1996 và 2001, ông là Tổng Giám Mục Melbourne. Sau đó, ông được bổ nhiệm Tổng Giám Mục Sydney, một chức vụ ông nắm giữ giữa các năm 2001 và 2014. Năm 2003, ông còn được nâng lên hàng Hồng Y.

354 Ngày 11 tháng 12 năm 2018, sau một phiên tòa kéo dài hơn một tháng, đương đơn bị thấy là phạm tội đối với 5 lời buộc tội vi phạm tình dục từ lâu năm trước với hai thiếu nam. Nay, ông kháng án chống lại việc kết án.

355 Bốn lời buộc tội đầu dẫn đến việc kết án liên quan đến các vi phạm được cho là đã phạm vào một ngày tháng không được định rõ, nhưng cho là đã diễn ra giữa ngày 1 tháng 7 và 31 tháng 12 năm 1996. Lời buộc tội thứ năm liên quan đến một vi phạm, cũng diễn ra vào một ngày tháng không được xác định rõ, nhưng nói là đã phạm giữa ngày 1 tháng 7 năm 1996 và 28 tháng 2 năm 1997. Tất cả các vi phạm này được cho là đã phạm tại Nhà Thờ Chính Tòa St Patrick, thuộc Đông Melbourne, ngay sau khi đương đơn được bổ nhiệm Tổng Giám Mục, vào tháng 8 năm 1996.

356 Đơn nạp tại Tòa này phát xuất từ một vụ xử lại. Đã có một vụ xử trước đó vào tháng 8 và tháng 9 năm 2018, nhưng bồi thẩm đoàn lúc ấy không đạt được sự nhất trí. Kết quả như thế, mặc dù bồi thẩm đoàn ấy đã được cho biết họ có thể đem lại một kết án đa số. Bồi thẩm đoàn trong phiên xử thứ hai đã nghị án gần 5 ngày trước khi lên án đương đơn. Các lời lên án đã đồng thanh nhất trí.



Các cơ sở của kháng cáo

357 Đương đơn đề nghị dựa vào ba cơ sở để hỗ trợ cho kháng cáo của ông chống lại việc kết án. Chúng là như sau:

Cơ sở 1: Các lời lên án là không hợp lý và không thể được hỗ trợ khi lưu ý tới bằng chứng vì dựa vào toàn bộ bằng chứng, bao gồm các bằng chứng gỡ tội không bị thách thức của hơn 20 nhân chứng trước Công Tố, thì đã không có đường để bồi thẩm đoàn được thỏa mãn quá sự nghi ngờ hợp lý nếu chỉ dựa vào lời của [người khiếu nại] mà thôi.

Cơ sở 2: Thẩm phán xét xử đã sai lầm khi ngăn chặn bên bào chữa sử dụng một trình bầy trực quan di động cho thấy luận điểm không thể có của họ trong diễn từ kết thúc.

Cơ sở 3: Có một sự bất thường căn bản trong diễn trình xét xử vì bị cáo không bị chất vấn (arraigned) trước sự chứng kiến của hội đồng bồi thẩm, theo yêu cầu của các điều 210 và 217 của Đạo luật Tố tụng Hình sự 2009.

358 Cơ sở 1 viện dẫn Điều 276 (1) (a) của Đạo luật tố tụng hình sự năm 2009 (‘CPA,). Điều này đọc như sau:

(1) Đối với một kháng cáo dựa vào điều 274, Tòa án cấp phúc thẩm phải cho phép kháng cáo chống lại việc kết án nếu người kháng cáo thỏa mãn tòa án các điều

(a) kết án của bồi thẩm đoàn không hợp lý hoặc không thể được hỗ trợ khi lưu ý đến bằng chứng.. .

360 Trong trường hợp Cơ sở 1 được chấp nhận, mọi kết án sẽ được đặt sang một bên và đương đơn sẽ được tha bổng khỏi mọi tội danh. Mặt khác, nếu một hoặc một trong các Cơ sở 2 và 3 được chấp nhận, thì điều đó, cùng lắm, sẽ chỉ dẫn đến một lệnh tái thẩm.

Trình bầy của công tố - như đã ngỏ cùng bồi thẩm đoàn

360 Lúc bắt đầu phiên tòa, công tố viên, ông Gibson QC, đã phác họa bằng những lời lẽ bao quát, bản chất của vụ án mà ông dự đoán sẽ được trình bày trước bồi thẩm đoàn. Ông nói rằng lúc 11 giờ sáng, vào một buổi sáng Chúa Nhật hậu bán năm 1996, đương đơn đã cử hành Thánh lễ trọng thể tại Nhà thờ Chính tòa St Patrick, ở Đông Melbourne. Thánh lễ trọng thể thường kéo dài trong khoảng một giờ, hoặc hơn một chút.

361 Như thường lệ, ca đoàn của Nhà thờ đã hát vào ngày hôm đó. Họ được đệm đàn bởi một nhạc sĩ đàn ống, người, vào thời điểm đó, là John Mallinson (trưởng ca đoàn năm 1996), hoặc Geoffrey Cox (phụ tá trưởng ca đoàn và đàn ống). Ca đoàn bao gồm một số lượng lớn các cậu trai độ tuổi từ 12 đến 18. Ngoài ra còn có một số ca viên trưởng thành.

362 Người khiếu nại, khi đó khoảng 13 tuổi và một cậu bé khác ở độ tuổi tương tự (từ đây về sau, được mô tả là “cậu bé kia”), nằm trong số những người trình diễn trong ca đoàn vào Chúa Nhật đặc biệt đó. Cả hai cậu bé đều là học sinh của trường St Kevin, ở Toorak. Cả hai đều đã nhận được học bổng học ở trường đó do đã thử giọng thành công để gia nhập ca đoàn Nhà thờ Chính tòa, và cả hai đều là những giọng nữ cao (soprano) trong ca đoàn.

363 Khi thánh lễ Chúa Nhật long trọng đã kết thúc vào khoảng hoặc ngay sau buổi trưa, và ca đoàn đã hát xong các bài thánh ca của họ, hai cậu bé, cùng với các thành viên khác của ca đoàn, đã tham gia cuộc rước chính thức dọc theo gian giữa. Toàn bộ ca đoàn sau đó tiến bước, hoặc xếp hàng, từng đôi một, qua cửa chính của Nhà thờ Chính tòa.

364 Cuộc rước được dẫn đầu bởi một số người lớn giúp lễ. Sau đó, là ca đoàn, dẫn đầu là các giọng nữ cao (sopranos) (vì họ là những cậu bé). Tiếp đến là các cậu giọng nam cao (altos), giọng têno và giọng nam trung, và sau đó là giọng trầm. Nhiều người lớn giúp lễ theo sau ca đoàn. Sau họ, là các linh mục, kể cả các vị đồng tế, hỗ trợ trong Thánh lễ. Chính đương đơn, với tư cách là Tổng Giám mục, sẽ luôn luôn ở phía sau đám rước, như ông Gibson thừa nhận Tổng Giám Mục đã làm vào ngày hôm đó.

365 Ông Gibson nói với bồi thẩm đoàn rằng, ‘thông thường, nhưng không phải lúc nào cũng vậy, đoàn rước sẽ rời Nhà thờ Chính Tòa bằng cách đi dọc theo gian giữa đến cửa chính. Sau đó, sẽ đi ra qua cánh cửa đó, rẽ trái và đi dọc theo phía nam của Nhà thờ Chính tòa theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. Ca đoàn sẽ tiến tới một khu vực ở phía sau Nhà thờ Chính tòa, được ông mô tả như ‘khu vực phòng áo’.

365 Theo ông Gibson, ca đoàn sau đó sẽ đi qua một hành lang bên ngoài (được mô tả trong diễn trình này là ‘hành lang vệ sinh’). Ca đoàn sẽ có lối vào một tòa nhà liền kề với Nhà thờ Chính Tòa được gọi là ‘Trung tâm Knox’. Việc vào tòa nhà đó có được nhờ đi qua hai cánh cửa được khóa kín. Cánh đầu tiên trong số này là một cánh cửa bằng kính, và cánh thứ hai, một cánh cửa dẫn vào nơi được mô tả là ‘phòng diễn tập của ca đoàn’.

367 Thói quen là các cậu ca viên sau đó sẽ thay áo, sẵn sàng để về nhà. Vào thời điểm đó, họ sẽ làm như vậy trong một căn phòng hiện được sử dụng làm văn phòng cho Giám đốc âm nhạc, nhưng lúc đó được gọi là ‘phòng thay đồ của ca đoàn’, hay ‘phòng mặc áo của ca đoàn’. Phòng đó liền kề với phòng diễn tập của ca đoàn.

368 Ông Gibson nói với bồi thẩm đoàn rằng bình thường, nhưng không phải lúc nào cũng thế, đương đơn sẽ ở lại, trong các khoảng thời gian khác nhau, trên các bậc thềm ở lối vào cửa trước dẫn vào Nhà thờ Chính Tòa. Ở đó, ông sẽ gặp và nói chuyện với giáo dân khi họ rời Nhà thờ Chính Tòa.

369 Ông Gibson cũng nói với bồi thẩm đoàn rằng một thời gian ngắn sau Thánh lễ long trọng Chúa Nhật do đương đơn cử hành ‘hậu bán năm 1996’, bốn vi phạm đưa tới các cáo buộc 1 đến 4 đã diễn ra. Những vi phạm này được cho là đã phạm trong điều ông Gibson mô tả là ‘biến cố thứ nhất’.

370 Mặt khác, cáo buộc 5 liên quan đến một vi phạm hoàn toàn tách biệt và khác biệt mà ông Gibson cho biết người khiếu nại nói rằng đã xảy ra ‘hơn một tháng sau đó’. Nạn nhân của việc vi phạm này chỉ là một mình người khiếu nại, chứ không phải cậu bé kia. Ông Gibson mô tả điều này như ‘biến cố thứ hai’.

371 Ông Gibson sau đó đã khai mở, trong một số chi tiết, trình thuật của người khiếu nại về các sự kiện liên quan đến biến cố thứ nhất. Ông nói với bồi thẩm đoàn rằng người khiếu nại cho biết sau khi Thánh lễ long trọng vào Chúa Nhật kết thúc vào bất cứ ngày nào đặc thù nào đã xảy ra, cả cậu ta lẫn cậu trai kia đều chớp cơ hội ‘để vui chơi’. Họ đã thoát khỏi đám rước, khi biết rõ là ca đoàn không còn trong ánh mắt của công chúng nữa.

372 Ông Gibson nói rằng người khiếu nại cho biết: hành vi ‘phá rào’ này khỏi cuộc rước kiệu đã xảy ra trong khi ca đoàn đang quay trở lại phòng thay đồ. Người khiếu nại cho biết: các ca viên có tâm trạng thoải mái và ít trang trọng hơn ở giai đoạn đó, và kỷ luật của cuộc rước, đến giai đoạn đó, đã ít nhiều được nới lỏng.

373 Ông Gibson nói với bồi thẩm đoàn rằng bằng chứng của người khiếu nại là cả hai cậu trai, đã tách khỏi đám rước, đã vào lại Nhà thờ Chính tòa qua một trong những cánh cửa ở phía nam, được gọi là 'cánh ngang Phía Nam (South Transept)'. Khi đã vào trong, họ đi qua một cánh cửa đôi bằng gỗ, tình cờ được mở khóa vào hôm đó. Sau đó, họ đi dọc theo một hành lang dẫn xuống cái được gọi là ‘phòng áo’ (sacristies). Ông Gibson nói rằng hành lang đó được gọi là ‘hành lang phòng áo’.

374 Các phòng áo là các phòng riêng ở phía sau Nhà thờ Chính tòa. Chúng ở ngoài giới hạn đối với các ca viên và một số thành viên của cộng đồng. Một trong những phòng áo đó được dành riêng cho việc sử dụng độc quyền của vị Tổng Giám mục. Một phòng khác dàng cho các linh mục sử dụng khi mặc và cởi lễ phục.

375 Ông Gibson nói với bồi thẩm đoàn rằng bằng chứng là, trong hậu bán năm 1996, phòng áo của Đức Tổng Giám Mục không có sẵn cho đương đơn sử dụng. Do đó, ông buộc phải mặc và cởi lễ phục trong phòng áo của các linh mục. Ông Gibson nói rằng điều này có thể giải thích tại sao, như người khiếu nại cáo buộc, đương đơn đã vào phòng áo của các Linh mục, sau khi kết thúc Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật.

376 Ông Gibson nói rằng bằng chứng của những người khiếu nại là, như một phần của ‘trò vui’ của họ, cả hai cậu trai đã vào phòng áo của các Linh mục, lúc đó không có ai cả. [125] Thánh lễ vừa mới kết thúc.

377 Ông Gibson nói với bồi thẩm đoàn rằng người khiếu nại nói rằng một khi các cậu bé vào bên trong phòng áo của các Linh mục, họ đã ‘lục lọi xung quanh’ một lúc. Ở bên trái, có một khu vực được ốp gỗ hơi ẩn khuất. Khi mở một cái tủ ở bên trong, họ phát hiện ra một chai rượu lễ. Khi họ đang nốc ‘một vài hớp’ từ chai, thì đương đơn đi vào.

378 Ông Gibson nói với bồi thẩm đoàn rằng người khiếu nại nói rằng đương đơn hỏi các cậu trai họ đang làm gì. Ông nói với họ rằng họ đang gặp rắc rối. Ở giai đoạn đó, đương đơn vẫn mặc ‘áo lễ đầy đủ’, hay áo đại trào (regalia), mà một Tổng Giám mục thường mặc khi đọc hoặc cử hành Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật.

379 Người khiếu nại nói rằng đương đơn đã đến gần các cậu trai và sau đó ‘tiến hành điều khiển áo choàng của ông ta để rút dương vật ra’. Sau đó, đương đơn kéo cậu trai kia sang một bên, và bắt cậu ta cúi xuống trước mặt ông. Lúc đó, đương đơn vẫn đứng. Cậu trai kia yêu cầu được buông tay. Ông ta nói rằng họ đã không làm gì cả, hay ‘bất cứ điều gì sai cả’.

380 Theo ông Gibson, người khiếu nại nói rằng cậu ta có thể nhìn thấy một trong những bàn tay của đương đơn trên lưng của cậu trai kia, và bàn tay kia ở khu vực bộ phận sinh dục của đương đơn. Cậu thấy đầu cậu bé kia bị hạ xuống về phía háng của ứng viên. Ông Gibson nói rằng hành vi này, mà người khiếu nại nói chiếm không quá một hoặc hai phút, đã dẫn đến cáo buộc 1 (hành động không đứng đắn với, hoặc với sự có mặt của một đứa trẻ).

381 Ông Gibson nói với bồi thẩm đoàn rằng người khiếu nại nói rằng mấy phút sau đó, đương đơn chuyển sự chú ý của mình sang người khiếu nại. Ông đẩy người khiếu nại xuống một vị trí phải cúi xuống, hoặc quỳ xuống. Sau đó, ông đẩy đầu người khiếu nại vào dương vật cương cứng của mình, để nó nằm trong miệng của người khiếu nại. Hành động xâm nhập tình dục (sexual penetration), theo người khiếu nại, kéo dài trong vài phút. Ông Gibson nói rằng hành vi này đã dẫn đến cáo buộc 2 (xâm nhập tình dục một đứa trẻ).

382 Tiếp theo, ông Gibson nói, người khiếu nại nói rằng đương đơn, đã rút dương vật của mình ra khỏi miệng người khiếu nại, bảo cậu kéo quần xuống. Ông nói với cậu đứng thẳng, và làm theo điều ông nói. Đương đơn sau đó hạ thấp người xuống gần như ngồi xuống, trên một đầu gối. Sau đó, ông bắt đầu chạm vào dương vật của người khiếu nại (cáo buộc 3), đồng thời đặt tay lên dương vật của mình (cáo buộc 4) (thực hiện một hành động không đứng đắn với, hoặc trước sự có mặt của một đứa trẻ). Những hành vi này, theo người khiếu nại, chiếm khoảng ‘vài phút'.

383 Ông Gibson sau đó nói với bồi thẩm đoàn rằng người khiếu nại nói rằng sau khi vụ lạm dụng kết thúc, cả hai cậu bé đã đi từ phòng áo của các Linh mục đến phòng mặc áo của ca đoàn. Ở đó, họ trả lại áo choàng của họ. Người khiếu nại nói rằng sau đó cậu được lái xe về nhà. Cậu nói rằng cậu không bao giờ nói chuyện với cậu bé kia về những gì đương đơn đã làm cho họ. Mà trong nhiều năm, cậu cĩng không nói với bất cứ ai khác về nó. Cậu nói rằng lý do tại sao cậu không bao giờ đề cập đến vấn đề này cho đến nhiều năm sau đó vì cậu không muốn gây nguy hiểm cho học bổng của mình.

384 Liên quan đến biến cố thứ hai, ông Gibson nói với bồi thẩm đoàn rằng người khiếu nại nói rằng hành vi phạm tội này diễn ra 'hơn một tháng sau biến cố thứ nhất'. Cậu nói rằng ngay sau Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật, có một đám rước thông thường với sự tham dự của ca đoàn. Tuy nhiên, lần này là một cuộc rước ở bên trong, chứ không phải ở bên ngoài, và diễn ra dọc theo hành lang phòng áo.

385 Về biến cố thứ hai này, ông Gibson nói với bồi thẩm đoàn rằng người khiếu nại nói rằng các thành viên của ca đoàn đang đi dọc hành lang phòng áo, hướng về phía phòng thay đồ của ca đoàn, để cởi áo. Tại một điểm nào đó giữa ô cửa dẫn vào phòng áo của các linh mục và ô cửa dẫn vào phòng áo của Đức Tổng Giám Mục, đương đơn bất ngờ lao về phía người khiếu nại, và đẩy mạnh cậu vào tường. Sau đó, ông siết chặt bộ phận sinh dục của người khiếu nại ngay trên áo choàng của cậu, gây ra nỗi đau đáng kể. Sau hai hoặc ba giây, ông buông tay ra và bỏ đi. Cũng như với biến cố thứ nhất, người khiếu nại nói rằng, cậu không bao giờ đề cập đến hành vi lạm dụng tình dục thứ hai này cho bất cứ ai, cho đến nhiều năm sau đó.

386 Ông Gibson đã không nêu ngày tháng thực sự trong đó, hai biến cố trên được cho là đã xảy ra. Như sẽ thấy, ông ta có nhiều lý do tốt để không làm như vậy. Việc ông khai mở cho bồi thẩm đoàn hoàn toàn dựa trên những lời khai ban đầu của người khiếu nại với cảnh sát, cũng như bằng chứng mà người khiếu nại đã đưa ra ở phiên tòa quyết định có xử vụ này hay không (committal). Điều rõ ràng là trình thuật của người khiếu nại không thể hòa giải được với các sự kiện đã biết hoặc khách quan sẵn sàng có thể xác nhận được như những gì đã xảy ra tại Nhà thờ chính tòa vào thời điểm đó.

387 Cũng cần lưu ý rằng trong phần mở đầu của mình, ông Gibson đã không nhắc đến những gì các cậu bé được giả thiết đã làm ngay sau khi biến cố thứ nhất kết thúc. Ông chỉ báo trước, bằng những từ ngữ chung chung nhất, rằng người khiếu nại nói rằng họ đã đến phòng áo ca đoàn để cởi áo, và sau đó về nhà.

388 Như dự kiến, ông Gibson đã dự phóng điều lý lẽ (case) của bên bênh vực có thể sẽ là gì và đã thực hiện các bước đánh phủ đầu (pre-emptive) để đáp ứng. Chủ yếu, đó là bởi vì ông ta hiểu rất rõ rằng lý lẽ bào chữa sẽ được trình bày chủ yếu qua các bằng chứng được rút ra (abduced) từ cuộc đối chất, của một số nhân chứng được luật sư công tố triệu mời.

389 Về vấn đề đó, ông Gibson nói với bồi thẩm đoàn rằng điều sớm trở thành rõ ràng đối với họ là sẽ có một số khác biệt dường như không thể hòa giải giữa trình thuật của người khiếu nại và bằng chứng được đưa ra bởi một số nhân chứng.

390 Ông Gibson đã đơn cử bằng chứng của Mallinson và Cox (những người tôi đã đề cập trước đây), cũng như Đức ông Charles Portelli (Chưởng Nghi của Tổng Giám mục lúc đó), Max Potter (người coi phòng áo) và Peter Finnigan (trưởng ca đoàn).

391 Ông Gibson đã báo trước rằng sẽ có bằng chứng cho thấy hiệu quả này là cuộc rước sau Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật thường có tính đội ngũ (regimented) rất cao, và điều này có thể mâu thuẫn với một số khía cạnh trong trình thuật của người khiếu nại.

392 Tiếp tục mạch văn này, ông Gibson nói với bồi thẩm đoàn rằng một số nhân chứng sẽ nói rằng bất cứ ca viên nào tách ra hoặc luồn ra khỏi một đám rước ở bên ngoài, khi nó đang di chuyển dọc bên ngoài Nhà thờ Chính tòa, sẽ được lưu ý ngay lập tức và bị kỷ luật. Ông ta thừa nhận một cách hợp lý rằng bằng chứng này không thể dễ dàng hòa giải với trình thuật của người khiếu nại về việc các cậu trai đã rời khỏi ca đoàn và quay trở lại Nhà thờ Chính tòa.

393 Ông Gibson tiếp theo chỉ ra rằng một số nhân chứng sẽ nói rằng cánh cửa phòng áo của các Linh mục luôn bị khóa khi căn phòng đó không có người trông coi. Ông nói với bồi thẩm đoàn rằng bằng chứng của họ cũng sẽ khó hòa hợp với việc trình bầy các sự kiện của người khiếu nại.

394 Một vấn đề thứ ba được ông Gibson nhấn mạnh (flagged) liên quan đến rượu lễ. Ông nói rằng sẽ có bằng chứng cho thấy rượu lễ luôn bị khóa, được cất giữ an toàn trong một khung vòm trong phòng áo của các Linh mục. Nó không bao giờ bị đặt ở trong tủ, có thể chạm tới được đối với bất cứ ai tình cờ ở trong căn phòng đó vào thời điểm đó. Bằng chứng đó sẽ không phù hợp với trình thuật của người khiếu nại.

395 Một vấn đề thứ tư mà ông Gibson dự phóng liên quan đến bằng chứng sẽ được đưa ra về những gì một số nhân chứng sẽ nói là 'thực hành bất biến' của đương đơn thường đứng trước các bậc thềm của Nhà thờ Chính tòa, ngay sau Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật. Ông Gibson thừa nhận (điều nên biết rõ ràng trong mọi trường hợp) rằng nếu, vào ngày cho rằng đã xẩy ra việc vi phạm, đương đơn đã đứng trên các bậc thềm Nhà thờ Chính tòa trong một thời gian dài ngay sau Thánh lễ trọng thể Chúa Nhật [126], một điều sẽ ‘không nhất quán với hành vi phạm tội đã xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn, như được mô tả bởi [người khiếu nại]'.

396 Nên lưu ý rằng ông Gibson nhận thức rõ, khi ông khai mở vấn đề với bồi thẩm đoàn theo cách này, rằng, trong một phán quyết được đưa ra trước khi bắt đầu phiên tòa đầu tiên [127], thẩm phán xét xử trước đó đã nói rõ rằng, theo quan điểm của Ngài, nếu bồi thẩm đoàn có một nghi ngờ hợp lý về việc liệu đương đơn có đứng ở các bậc thềm trong 10 phút trở lên hay không, như một số nhân chứng đã tuyên bố, thì ‘ít nhất cũng có khả năng điều này sẽ gây tử vong cho lý lẽ của công tố viện' [128].

397 Tuy nhiên, ông Gibson nói thêm rằng những nhân chứng sẽ nói về thực hành bất biến của đương đơn, về phương diện này, tất cả sẽ được hỏi về ‘khả thể’ rất có thể nó đã không được tuân theo vào ngày xẩy ra điều bị coi là vi phạm. Ông nói với bồi thẩm đoàn rằng khả thể đó, nếu được thành lập, ít nhất sẽ giảm bớt trọng lượng dành cho bằng chứng của các nhân chứng đó.

398 Vấn đề tiếp theo được ông Gibson đưa ra liên quan đến bằng chứng sẽ được dẫn từ một số nhân chứng cho thấy hiệu quả là khi đã mặc lễ phục, đương đơn luôn được tháp tùng, bởi vị Chưởng Nghi, là Portelli. Các nhân chứng nói rằng nếu Portelli, vì một số lý do nào đó, không có mặt, Potter sẽ hoàn thành vai trò đó.

399 Một lần nữa, ông Gibson thừa nhận rằng bằng chứng này, nếu được chấp nhận, sẽ ‘không nhất quán với hành vi phạm tội xảy ra khi Hồng Y Pell ở một mình’, và do đó sẽ không nhất trí với trình thuật [của người khiếu nại] [129].

400 Cuối cùng, ông Gibson nhấn mạnh đến bằng chứng mà một số nhân chứng sẽ đưa ra về lễ phục mà Đức Tổng Giám Mục mặc khi vị này cử hành Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật. Ông nói rằng có bằng chứng cho thấy những lễ phục này có nhiều lớp, nặng và cồng kềnh. Ông thừa nhận rằng bằng chứng thuộc bản chất đó có thể khó hòa hợp với trình thuật của người khiếu nại về cách đương đơn cố gắng điều khiển các lễ phục này, để lộ dương vật của mình ra.

401 Ông Gibson, ít nhất trong diễn từ mở đầu của mình, đã không nói đến bằng chứng sẽ được đưa ra cho thấy hiệu quả này: khu vực xung quanh phòng áo của các linh mục, ngay sau Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật, là ‘một tổ ong sinh hoạt rầm rộ’.

Kỳ tới: Bằng chứng như đã được khai triển tại phiên xử - một số vấn đề sơ khởi