Isaia 66: 18-21; T.vịnh. 116; Do Thái 12: 5-7, 11-13; Luca 13: 22-30

Tôi tự hỏi người hỏi Chúa Giêsu "Thưa Ngài, những người được cứu rỗi thì ít, có phải không?". Người đó hỏi vì do tò mò hay cũng vì người đó có cảm tưởng an tâm và là một người trong "số đông". Người đó cảm thấy được an toàn khi nghĩ nghỉ rằng những lời của Chúa Giêsu nói về những người bị từ chối vào ngày sau hết không bao giờ là họ chăng? Người hỏi Chúa Giêsu câu đó có phải là người cùng đi theo Ngài lên Giêrusalem hay không? Người hỏi câu đó có nghĩ rằng một người đi trong đoàn của Chúa Giêsu thì tự nhiên được hưởng quyền lợi và không cần phải đóng góp gì thêm, nghĩa là chỉ ở với Đức Thầy là đủ rồi phải không?

Mở đầu bài Phúc âm hôm nay có thể khiến chúng ta là những tín hữu đang ngồi trong ghế nhà thờ và trên cung thánh cảm thấy khó chịu. Chúng ta có sinh hoạt chung với đoàn thể hay không? Chúng ta có là những thành viên trong cộng đoàn và sống một đời sống tốt lành. Chúng ta có tuân theo lề luật và thi hành những điều luật buộc chưa. Như thế có đủ không? Có thể dành cho chúng ta và những người khen ngợi chúng ta, nhưng với Chúa Giêsu không như thế. Trong khi nghĩ đến số người trả lời câu hỏi về bao nhiêu người sẽ được cứu rỗi, Chúa Giêsu đưa câu hỏi qua chuyện khác. Hãy quên bao nhiêu người ở trên danh sách những người được mời dự tiệc, và hãy nhìn vào giá trị của việc chúng ta là môn đệ của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu nói chúng ta hãy "cố gắng" vượt qua cửa hẹp. Từ "cố gắng" có nguồn gốc từ tiếng Hy lạp, được diễn nghĩa ra là cố gắng cho "đến chết". Điều này cho chúng ta ý thức về những nổ lực tham dự để vượt qua cửa hẹp đó như thế nào. Từ này nói đến sự cố gắng vất vả hết sức trong thể thao, dồn hết năng lực, vượt qua đau khổ và quyết tâm của những vận động viên cống hiến trong thi đấu. Trong thế vận hội, qua nhiều năm nổ lực thi đấu đã đưa họ đến "cửa hẹp"vây hãm họ. Chúa Giêsu kêu gọi các môn đệ hãy nổ lực luôn mãi trong Triều Đại Thiên Chúa. Ngài cho biết đạt mục đích đó là giá trị đích thực của sự cố gắng. Nhưng, như khi chúng ta diễn giảng về đoạn văn này chúng ta hãy cẩn thận.

Nếu chúng ta không cẩn thận, đọan Phúc âm này có thể là một bẫy gài cho những người giảng thuyết. Trong khi kêu gọi chúng ta "phấn đấu", làm việc chăm chỉ để cố vượt qua "cửa hẹp", với "hết sức quyết tâm", chúng ta có thể có cảm tưởng là nếu chúng ta dồn hết sức lực vào việc đó chúng ta có thể đặt chân vào Triều Đại Thiên Chúa. Điều chúng ta cần nhất là phải đổ hết mồ hôi và sự cống hiến kiên trì. Nhưng, nên nhớ là ơn huệ của Thiên Chúa nằm trong các câu chuyện của Kinh Thánh. Lối vào cửa hẹp bắt đầu bằng lời mời gọi của Thiên Chúa. Nghe và chấp nhận lời mời gọi đó là chúng ta đang ở trong vương quốc ân sũng của Thiên Chúa là nguồn gốc tuôn trào năng lực và cảm hứng cho sự "cố gắng" của chúng ta.

Hôm nay bài trích sách ngôn sứ Isaia và bài phúc âm cho thấy sự cứu rỗi có tính bao quát của Thiên Chúa chứ không bao gồm chỉ một số ít người. Chúng ta có thể nghĩ trong số ít người đó gồm những ai ở “trong”, và ai là người ở “ngoài”. Hàm ý là ai đáng được cứu rỗi và ai không được cứu rỗi. Nhưng, phúc âm khuyên chúng ta nên cẩn trọng không nên kết luận mau lẹ, và không nên tự mãn. Chúng ta được mời gọi đến thế giới và sẽ lập luận như thế nào để khi nói về người đến trước sẽ vào sau và người đến sau sẽ vào trước? Vì đó không phải là lập luận của thế giới chúng ta đang biết. Thật sự đây là một thế giới hoàn toàn mới, có suy luận hoàn toàn mới, có cách suy xét, cách ban thưởng và gia nhập mới. Thật ra, bài phúc âm đề nghị với chúng ta về cách tính giá trị của mổi người qua thành quả trong kho của chúng ta và nhờ đó Thiên Chúa sẽ cho những ai được qua cổng vào nước Ngài. Chúa Giêsu nhắc chúng ta nhớ là hãy nghĩ đến chính mình. Khi nghe phúc âm và đã chấp nhận lời Chúa Giêsu nói. Chúng ta phải biết là ơn thánh sủng chỉ có được trong đời sống chúng ta, khi chúng ta ngay từ bây giờ phải cố gắng để đạt đến đích cuối cùng của Thiên Chúa trong tâm tình tạ ơn.

Để giúp chúng ta hiểu là chúng ta không tự bản năng xứng đáng vào được Triều Đại Thiên Chúa, bài phúc âm hôm nay bắt đầu với lời nhắc nhở về nơi chốn. Hãy nhớ Chúa Giêsu đang trên đường lên Giêrusalem. Phần chính trong phúc âm thánh Luca có một đoạn sách dài (từ 9: 51 đến 18: 14) nói về Chúa Giêsu đi về thành thánh. Bởi thế bài đọc bắt đầu nói với lời nhắc nhở rằng sự "cố gắng" là một việc rất khó khăn, cần chiến đấu để được ơn cứu rỗi cho chúng ta. Ơn cứu rỗi đã hiện thực thông qua sự chết và sự sống lại của Chúa Giêsu ở Giêrusalem. Chúa Giêsu sẽ trung thành hoàn thành sứ vụ của Ngài qua việc rao giảng dạy và thực hành tin mừng mặc dù hành vi đó đã gây cái chết cho Ngài. Trong đoạn phúc âm đọc hôm nay, trong khi Chúa Giêsu trên đường đi lên Giêrusalem, thánh Luca đã không quên nói về nguồn gốc đời sống mới của chúng ta chính là Chúa Giêsu. Qua Chúa Giêsu chúng ta mong nhận được ơn sũng và cam kết "cố gắng" đi qua cánh cửa hẹp.

Trong xã hội thời Chúa Giêsu, khi người ta ngồi ăn cùng bàn với nhau, họ là những người cùng trong một nhóm. Họ như là những thành viên trong gia đình. Những người ở ngoài nhà như trong dụ ngôn ngắn gọn của ông. Chúa Giêsu cố gắng kêu gọi sự liên hệ của họ với Ngài. Họ bảo là họ thuộc về "đoàn thể" Chúa Giêsu. Họ đã ăn và uống với Chúa Giêsu và các môn đệ Ngài. Dựa theo điều họ nói để được chấp nhận thì họ có lý là họ đã thuộc về Chúa Giêsu rồi. Nhưng, Chúa Giêsu nói là họ cần phải có những dữ kiện khác nữa để chứng tỏ họ có thể ngồi cùng bàn với Ngài. Đối với chúng ta, những người cùng hiệp thông với Chúa Giêsu trong bí tích Thánh Thể này, cần nhiều dữ dữ liệu hơn là thành phần trong giáo hội, trong giáo xứ và trong cộng đoàn. Sự cứu rỗi không chỉ đảm bảo cho một nhóm đặc quyền biết tuyên xưng quyền lợi là thành viên.

Những ai muốn qua cửa phải có nhiều dữ liệu hơn nữa để được vào. Họ bảo là Chúa Giêsu đã dạy trên đường phố của họ, và ngồi với họ trong các đền thờ nơi họ sinh hoạt. Chúa Giêsu trả lời rất ngắn gọn: Họ cần phải có nhiều dữ liệu sinh hoạt về lời Chúa hơn là chỉ nghe Chúa Giêsu dạy. Họ cần phải hiểu biết nhiều hơn là chỉ học thuộc lòng những tín lý cần thiết để làm cho họ được mang tên là Kitô Hữu. Chúng ta phải thực hành lời Chúa Giêsu dạy. Nhưng, thực hành phải như thế nào để cho chúng ta được thuộc về thành phần của Chúa? Thế giới chúng ta rất rộng lớn. Chúng ta phải mở lòng cho tất cả "từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam" cho những ai là người tốt lành, Bất kể nguồn gốc của họ như thế nào. Họ sẽ được mời vào bàn ăn với Chúa Giêsu và với các tổ phụ đức tin: ông Abraham và Jacob. Thị kiến như thế có thể làm cho những người nghe Chúa Giêsu hoàn hồn vì họ nghĩ là họ sẽ là những người được ơn đặc biết vì họ có thể gọi Chúa Giêsu là "thành viên của chúng ta".

Vì sao cửa đó lại hẹp? Cha Gustavo Gutierrez nói như sau :

• Cửa hẹp là điều hạn chế không nói đến những người có ý nghĩ là đáng được cứu rỗi. Sự cứu rỗi không đến từ sự gần gủi đơn thuần về thể xác với Chúa Giêsu (26-27). Ngồi ăn và uống với Chúa Giêsu, hay nghe Ngài dạy ngoài công đường không đủ dữ kiện để thuộc về một nhóm người đặc biệt. Trong trường hợp này danh nghĩa là người Do thái (28). Bài sách không nói như thế, nhưng là trung thành với ý của Chúa Giêsu trả lời để chúng ta có thể thêm vào sự cứu rỗi là không thuộc về một văn hóa hay một dân tộc. Sự cứu rỗi đên khi chúng ta chấp nhận Chúa Giêsu và bắt đầu theo Ngài. Đây là cổng hẹp. Chỉ có cổng đó mới đưa vào đời sống, và là một cổng đòi hỏi nhiều dữ liệu. Đôi khi có thể đau khổ, như sự cố gắng nói trong thơ Do thái. Nhưng, sau đó, sẽ có thành quả bình an của sự công chính (12:11).

Chúng ta có thể có ý nghĩ eo hẹp về việc Thiên Chúa ở đâu và hành động bây giờ. Chúng ta thường chỉ nhìn vào khung cảnh của giáo họi chúng ta để thấy những người đặc biệt của Thiên Chúa. Chúng ta muốn để một giáo hội "thành thật hơn" các giáo phái khác. Chúng ta muốn định nghĩa quá rõ ràng giữa điều gì có lợi ích và điều gì không có lợi ích. Chúng ta muốn kết thúc về những gười đáng được cứu rỗi theo nét mặt của họ, theo lời nói của họ, theo việc làm họ có hay không làm, theo tiền của họ thâu lượm, theo nơi chốn và nguồn gốc của họ. Ấy thế, những người đên sau sẽ được vào trước, và người đến trước sẽ vào sau. Và họ là những người từ các phương trời đến để ngồi vào bàn ăn. Bởi thế, chúng ta nên dùng nhãn quan chúng ta để xem lại, xem thử chúng ta đã làm như vậy chưa là bắt đầu "cố gắng" sống như người có thị kiến về sự thật.

Chúa Giêsu nói là khi chúng ta vào bàn tiệc cuối cùng và vĩnh viễn, chúng ta sẽ ngạc nhiên về những người được dự bữa tiệc. Thiên Chúa có thị kiến xa rộng, và chúng ta sẽ ngạc nhiên thấy những người đã đến đó qua cống hẹp. Nếu chúng ta chấp nhận thị kiến về ngày cách chung , thì chúng ta nên sửa soạn ngay từ bây giờ. Chúng ta cần phải có cặp kiếng khác. Chúng ta cần phải nhìn vào thế giới qua nhãn quan của Kinh Thánh và hành động theo nhãn quan đó.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


21st SUNDAY -C-
Isaiah 66: 18-21; Psalm 117; Hebrews 12: 5-7, 11-13; Luke 13: 22-30

I wonder if the person who asked Jesus, "Lord will only a few people be saved?" was asking out of curiosity or because he or she was feeling cozy and part of the "in crowd." Did this person feel safe and secure thinking that what Jesus was saying about being rejected at the end time could not possibly apply to him or her? Was the "someone" who asked the question one of those traveling with Jesus towards Jerusalem? Did the questioner think that membership in Jesus’ band automatically brought dividends with no further self-investment; just being with the Teacher would be enough?

The opening of today’s gospel narrative should cause us in the pews and at the altar to squirm. Are we just going along with the group, we who are members of the community and lead respectable lives. We follow the rules and fulfill our obligations. Is that enough? Maybe for us and those who admire us – but not for Jesus. Instead of playing the numbers game, answering the question about how many are to be saved, Jesus deflects the questioner’s inquiry. Forget about how many will be on the final guest list for the banquet, look instead to your own quality of discipleship. Jesus says we are to "strive" to enter through the narrow gate. From the Greek for "strive," ("Agonizesthe") we get our word "agony." This gives us a sense of what effort will be involved to get through that gate. The word could be applied to a strenuous athletic effort, the energy, pain and dedication athletes put into competition like the Olympics. Years of herculean efforts have brought them to the games, it has been a "narrow gate" indeed for them. Jesus calls his disciples to such efforts on behalf of the reign of God. He knows the goal is worth the effort. But as we preach from this passage we need to be cautious.

If we are not careful, this passage can be a trap for us preachers. In calling us to "strive," to work hard to enter "the narrow gate," to be "strong enough," the impression we might get is that if we put enough effort into it, we can enter the reign of God. All it requires is a lot of sweat, dedication and perseverance. But remember that grace lies beneath the surface of the biblical stories. Entrance through the narrow gate begins with an invitation from God. Having heard and accepted the invitation, we are in the realm of God’s grace, the constant source, energy and inspiration for our "striving."

Today’s Isaiah and gospel readings show how inclusive is God’s saving outreach. We may have our notions of who is "in" and who is "out"; who is worthy and who is not—but the gospel cautions us not to jump to conclusions and not to be smug. What kind of logic and world are we being invited into when the first are last and the last first? That’s certainly not the world to which we are accustomed. Of course not, it is an entirely new world-- a new way of reasoning, judging, rewarding and giving entrance. In fact, the gospel suggests we put our math and standards in storage and let God be God when it comes to who comes through the admissions gate. We should tend, Jesus reminds us, to our own concern. We have heard the gospel, accepted Jesus’ promises, known the difference grace can make in our lives—and now we can strive to reach the finish line----thanks to God!

To help make the point that we do not earn entrance to the reign of God on our own, today’s account begins with a reminder of place. Remember Jesus is on the road, making his way to Jerusalem. A major section of Luke’s gospel (9:51-18:14) takes place on the road to the holy city. So, the reading begins with a reminder that the "striving," the difficult task and struggle needed to accomplish our salvation, will be first achieved through Jesus’ dying and rising in Jerusalem. Jesus will faithfully fulfill his mission to preach and practice the good news, even though it will mean his death. In today’s passage, as Jesus makes his way to Jerusalem, Luke would not have us forget that the source of our new lives is Jesus; through him we are given the desire and commitment to "strive" to get through the narrow gate.

In Jesus’s society, when people ate together they became part of the inner circle, they were like family members. Those who are locked out of the house, in his brief parable, are claiming prerogatives from Jesus because, they say, they belong to his "company," they ate and drank with him and his disciples. Based on their standards of acceptance, they are right, they belong with Jesus. But Jesus says more is required of those who sit at table with him. For those of us with him at this eucharistic table, more is required than membership in our church, parish and community. Salvation is not guaranteed to a privileged group who claim rights based on membership.

Those requesting admission at the door proffer still more credentials to get in. They claim Jesus taught in their streets and sat among them in their synagogues. Jesus’ response is abrupt. More than hearing him is necessary; more than being able to recite correct doctrine is needed to make us people who bear his name – Christian. We have to put his words into practice. But how inclusive should that practice be? As wide as the world in which we live. We must be open to all, "from the east and the west, and from the north and the south," for those who are good, no matter what their background, will be invited to dine with Jesus and the great ancestors of faith, Abraham, Isaac and Jacob. Such a vision must have startled Jesus’ hearers who thought they would be among the privileged because they could claim Jesus as "one of ours."

Why is this gate "narrow?" Gustavo Gutierrez puts it this way.

• The narrow door is clearly restrictive not in reference to people but in terms of the "right" to be saved. Salvation does not come from a mere physical closeness to Jesus (vv. 26-27). It is not enough to have eaten and to have drunk with him or to have listened to him in the public squares. It is not the consequence of belonging to a specific people either, in this case the Jewish people (v. 28). The text does not say it, but in fidelity to the spirit of Jesus’ answer we could add that salvation is not limited to one race or one culture. Salvation comes when we accept Jesus and start to follow him. This is the narrow door, the only door to life and it is a demanding entrance. At times, it may be painful, like the discipline mentioned in Hebrews, "but later it yields the peaceful fruit of righteousness" (12:11). ( page 211, see below)

We may be too restrictive in our estimation of where God is present and acting. We tend to look only within our church walls to see God’s special ones; we tend to rank one denomination over another as "truer" than others; we tend to make too sharply-defined distinctions between the useful and useless; we tend to jump to conclusions about people’s worth from how they look and speak, the jobs they have or don’t have, the income they make, their place of origin. Well, the last shall be first and the first last and "they" will come from all the points of the compass to sit at the table. So, we had better put on our biblical lens, look again and, if we have not already done so, start "striving" to live as people with another vision of reality.

When we enter the final and everlasting banquet, Jesus tells us, we will be surprised at those enjoying the feast. God has a pretty broad vision and we will be surprised at those who "made it" through the narrow gate. If we accept this vision of the end time then we should start preparing for it now. We need a change of glasses; we need to look at our world through biblical lens and act accordingly.