Dự luật cải cách chăm sóc sức khỏe sinh sản hợp pháp hóa phá thai theo yêu cầu đến 22 tuần tuổi thai và phá thai với sự chấp thuận của các bác sĩ cho đến khi sinh. Dự luật hợp pháp hóa việc phá thai được Hội đồng Lập pháp - Hạ viện thông qua với 59 phiếu thuận và 31 phiếu chống, sau cuộc tranh luận kéo dài 3 ngày.

Vào đêm thứ ba 20 tháng 8, hàng ngàn người Úc phò sự sống biểu tình chống lại luật phò phá thai bên ngoài tòa nhà Quốc hội New South Wales. Trong cùng ngày, Hội đồng Lập pháp - Thượng viện - đã quyết định trì hoãn bỏ phiếu về biện pháp này cho đến ngày 17 tháng 9.

Video về cuộc biểu tình ủng hộ cuộc sống, được chia sẻ trên phương tiện truyền thông xã hội của nhóm New South Wales Right to Life - Quyền Sống, cho thấy hàng ngàn người đồng thánh ủng hộ sự sống vào đêm thứ ba. Nhiều người biểu tình ủng hộ sự sống mang những biểu hiệu cùng với các khẩu hiệu như "Love Them Both - Yêu cả hai", "Stand for Life - Đứng lên vì sự sống" và "Pro-Life, Pro-Woman, Pro-Child - Phò sự sống, Phò Phụ nữ, Phò Trẻ em” Thánh giá và hình ảnh của Chúa Giêsu Kitô có thể được nhìn thấy trong các video về cuộc biểu tình, cũng có một lá cờ của Vatican. Nhóm New South Wales Right to Life đã tuyên bố rằng khoảng 10.000 người đã tham gia biểu tình.

Video khác nhau cho thấy một diễn giả nói chuyện với đám đông bằng micro. Ông lưu ý rằng cuộc bỏ phiếu ở thượng viện đã "bị trì hoãn thêm ba tuần nữa", sau đó ông tuyên bố: "Chúng tôi phải làm cho họ biết rằng trong ba tuần nữa chúng tôi có thể trở lại!" Đám đông nổ ra câu hô vang dội "chúng tôi sẽ trở lại, chúng tôi sẽ trở lại." Cuộc biểu tình đêm thứ ba kết thúc với phép lành của Tổng Giám mục Anthony Fisher của tổng giáo phận Sydney.

Khi dự luật phá thai đã được tranh luận ở hạ viện hồi đầu tháng này, hơn một chục sửa đổi trong dự luật đã được đưa ra để xem xét. Một số sửa đổi đã được thông qua, một số khác thì không. Chúng tôi phải làm cho họ biết rằng trong ba tuần nữa chúng tôi có thể quay lại!

Khi tin tức về dự luật phá thai được đưa ra vào tháng 7, các nhà lãnh đạo Công Giáo, Chính thống và Anh giáo đã nỗ lực chung để lên tiếng chống lại việc hợp pháp hóa rộng lớn của dự luật phá thai. Đức Tổng Giám Mục Fisher nói trong một tuyên bố chung ngày 5 tháng 8 với Đức Tổng Giám Mục Anh giáo địa phương: “Chúng tôi là những vị lãnh đạo về đức tin, nhìn nhận Thiên Chúa là đấng tạo dựng sự sống, và chúng tôi chào đón tất cả những sự sống mới sẽ sống, yêu và cười trên đất nước này lâu dài sau khi chúng tôi qua đời… Dự luật không chỉ cho phép phá thai cho đến 22 tuần vì bất kỳ lý do nào và không có yêu cầu nào, nó cũng cho phép phá thai vì bất kỳ lý do nào cho đến khi sinh, với điều kiện hai bác sĩ đồng ý "trong mọi trường hợp" rằng phá thai nên diễn ra, như thể đây là sự lựa chọn duy nhất - và tốt nhất - cho phụ nữ. Xã hội dân sự nào quy định việc phá thai em bé một tuần hay một ngày trước khi cô ấy chào đời?”

Ngài tiếp tục tuyên bố: "Đừng nhầm lẫn, điều này thay đổi luật phá thai theo cách sẽ tước đi nhân tính của chúng ta." Sau khi Hạ viện bỏ phiếu tán thành dự luật ủng hộ phá thai, TGM Fisher đã bình luận trong một tuyên bố ngày 8 tháng 8: "Nếu một nền văn minh được đánh giá bằng cách đối xử với các thành viên yếu nhất của mình, New South Wales đã thất bại một cách ngoạn mục ngày hôm nay." Ngài kết luận: ““Thông điệp Kitô giáo là một thông điệp tình yêu: dành cho trẻ em chưa sinh, cho các bà mẹ và các gia đình, và cho tiểu bang NSW yêu dấu của chúng ta, điều này tốt hơn nhiều so với dự luật này.”

Những người phản đối dự luật đã lập luận rằng về mặt kỹ thuật nó cho phép phá thai theo chọn lọc giới tính. Hiện nay, phá thai là bất hợp pháp ở New South Wales trong hầu hết các trường hợp. Có những trường hợp ngoại lệ vì các mối đe dọa đối với sự sống của người mẹ và sức khỏe thể lý hoặc tâm lý của người mẹ. Năm 1995, một phán quyết của tòa án đã mở rộng về điều này, thêm một ngoại lệ cho người mẹ trong các trường hợp khó khăn về kinh tế và xã hội.

Lm. Nguyễn Tất Thắng OP