Những tư duy của Đức Thánh Cha Phanxicô trước “Chủ nghĩa cô lập và Chủ nghĩa độc chủng chỉ dẫn đến chiến tranh”

Trong một cuộc phỏng vấn với nhật báo La Stampa-Vatican Insider của Ý, Đức Thánh Cha Phanxicô nhìn nhận rằng châu Âu cần tôn trọng bản sắc của các dân tộc mà không tự đóng khung chính mình. Ngài đề cập đến một số vấn đề như chính trị, di dân, Thượng hội đồng vùng Amazon, môi trường và sứ vụ truyền giáo của Giáo hội.
Âu Châu phải được tồn vong vì đó là một di sản "không thể và không thể bị giải thể". Đối thoại và lắng nghe, phải được "khởi đi từ bản sắc riêng của mỗi cá nhân " và từ các giá trị nhân bản và Kitô giáo, như là những liều thuốc chống lại chủ quyền của chủ nghĩa Duy tôn giáo và chủ nghĩa độc chủng; đây cũng là động lực cho "một quá trình tái khởi động" mà không bao giờ được kết thúc.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã chia sẻ về những vấn đề này và nhiều vấn đề khác với ký giả Domenico Agasso, một chuyên gia và điều phối viên về những vấn đề nội bộ của Tòa Thánh ‘Vatican Insider’, và là một dự án trực tuyến hàng ngày của tờ nhật báo Ý "La Stampa".

Châu Âu và những người sáng lập
Đức Thánh Cha hy vọng châu Âu sẽ tiếp tục hiện thực giấc mơ của những người hình thành ra nó. Đó là một viễn kiến đã trở thành hiện thực bằng cách thể hiện sự thống nhất về lịch sử, văn hóa và địa lý đây là đặc trưng của lục địa này.
Mặc dù Châu Âu "có vấn đề về quản trị và nhiều bất đồng nội bộ", Đức Thánh Cha vẫn lạc quan về việc bổ nhiệm bà Ursula von der Leyen làm Chủ tịch Ủy ban Châu Âu. ĐTC rất hài lòng về vai trò của bà ấy, vì một người phụ nữ có thể thích hợp để vực dậy sức mạnh của những người sáng lập ra Liên hiệp Âu Châu. Đức Thánh Cha có thể nhìn thấy bà ấy sẽ có cách kết nối mọi người ngồi lại với nhau và đoàn kết. "

Châu Âu nguồn nhân bản và Kitô giáo
Theo Đức Thánh Cha thì thách đố chính của châu Âu trong việc tái khởi động chính nó phải bắt đầu bằng đối thoại. "Trong Liên minh châu Âu, chúng ta cần phải trao đổi với nhau, ngay cả đối đầu với nhau hầu có thể hiểu biết nhau", Đức Thánh Cha giải thích làm thế nào thì làm phải đề cao "cái gia sản tinh thần" trước mọi lý luận! Ưu tiên phải là "châu Âu trước rồi mới tới từng quốc gia".
Để làm được điều này, Đức Thánh Cha nói, "chúng ta cần phải lắng nghe nhau", vì thông thường chúng ta chỉ có "thỏa hiệp độc thoại ". ĐTC nói: Điểm khởi đầu và khởi động lại, phải khởi đi từ giá trị con người. Đó là một thực tại của lịch sử chứng minh cho chúng ta thấy rằng châu Âu có cả nguồn gốc nhân bản con người và Kitô giáo. Và khi tôi đề cập tới điều này, thì ĐTC nói, chúng ta đừng bao giờ tách biệt người Công Giáo ra khỏi Chính thống và Tin lành. Chính thống có một vai trò rất quý giá đối với châu Âu. Tất cả chúng ta đều có cùng giá trị khởi đầu.

Căn tính mở cửa cho đối thoại
Đức Thánh Cha giải thích mọi người đều quan trọng, không ai là thứ yếu. Do đó, trong mọi cuộc đối thoại, chúng ta phải bắt đầu từ căn tính riêng của mình. Ngài đưa ra một ví dụ: "Tôi không thể tìm kiếm sự đại kết nếu tôi không bắt đầu từ chính Giáo Hội Công Giáo của tôi, cũng như người khác tìm kiếm sự đại kết với tôi phải khởi đi từ Giáo hội Tin lành, Chính thống, v.v ... Bản sắc riêng của chúng tôi không thể thay đổi được; nhưng nó có thể thích ứng được.
Đức Thánh Cha đề cập tới những vấn đề có thể là chúng ta tự cô lập đóng lòng lại mà không mở ra. ĐTC cho hay bản sắc của chúng ta phải làm phong phú văn hóa, quốc gia, lịch sử và nghệ thuật, và mỗi quốc gia có sắc thái riêng, nhưng nó phải được thích ứng qua việc đối thoại. Điều quan trọng là trong khi bắt đầu từ một căn tính riêng của mỗi người, chúng ta cần phải biết mở tâm lòng mình ra qua các cuộc đối thoại, hầu có thể nhận diện được có một cái to lớn và rộng lớn hơn chính mình.
Đức Thánh Cha cắt nghĩa: Đừng bao giờ quên, cái tổng thể toàn bộ thì phải lớn hơn các bộ phận. Toàn cầu hóa và đoàn kết, không được coi là một hình cầu, mà là một khối đa diện: mỗi người giữ được căn tính của mình trong sự hiệp nhất với nhau".

Chủ nghĩa Quốc gia và chủ nghĩa Độc chủng
Đức Thánh Cha bày tỏ mối quan tâm của Ngài trước những ý niệm về “Chủ nghĩa Quốc gia” và “Chủ nghĩa Độc chủng” mà ngài cho là một thái độ cô lập. Ngài bày tỏ mối lo âu của ngài trước những bài phát biểu tương tự như những bài phát biểu của nhà độc tài Hitler vào năm 1934 với những ngôn từ “Chúng ta trước ... chúng tôi ...”
Trong khi chủ nghĩa Quốc gia phải siêu việt lên trên cá nhân... Chủ quyền ấy phải được bảo vệ và rộng mở ra với các quốc gia khác! Cho nên Liên hiệp Âu Châu cần phải được bảo vệ và phát huy.
Đức Thánh Cha cho hay chủ nghĩa Quốc gia thường là một cường điệu đưa tới một kết thúc tồi tệ là "nó dẫn đến chiến tranh". Và Chủ nghĩa độc chủng là một cách áp đặt một thái độ dẫn đến chủ nghĩa quốc gia, ở đây chúng ta không nên nhầm lẫn với "chủ nghĩa đa chủng tộc", đó là một thứ văn hóa cần được cổ súy. ĐTC cho hay những chủ thuyết có chữ “ism” ở cuối một chữ trong tiếng Anh, hay chữ “duy” trong tiếng Việt thường có nghĩa không tốt!

Di dân: tính ưu việt của quyền sống
Về vấn đề di dân, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh tới bốn hành động được biểu hiện bằng bốn động từ: chào đón, đồng hành, thúc đẩy và hội nhập.
Tiêu chí quan trọng nhất trong vấn đề này, theo ĐTC, là quyền sống vì nó có liên lụy tới chiến tranh và nạn đói làm cho người ta phải chạy trốn, đặc biệt từ các vùng Trung Đông và Châu Phi. Các chính phủ và các chính quyền được mời gọi mở lòng ra trước việc họ có thể nhận bao nhiêu người di cư.
Đức Thánh Cha cũng kêu gọi các sáng kiến như nhận người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Một số quốc gia có nhiều thị trấn bỏ hoang vì sự suy giảm về dân số. Những người di dân có thể giúp hồi sinh nền kinh tế của các khu vực này.
Nói về chiến tranh, Đức Thánh Cha nhấn mạnh chúng ta phải cam kết và tranh đấu cho hòa bình. Chiến tranh đói khát là lãnh vực chính yếu liên quan đến châu Phi mà theo ĐTC thì đó là nạn nhân của một tham vọng độc ác, ích kỷ cần phải được loại bỏi! ĐTC mời gọi hãy mở ra một giải pháp đầu tư hầu giúp giải quyết các vấn nạn của người dân và ngăn ngừa các dòng người di cư.

Sự cấp thiết của Thượng hội đồng vùng Amazon
Khi được hỏi về Thượng hội đồng vùng Amazon vào tháng 10 tới đây được triệu tập tại Vatican, Đức Thánh Cha cho hay đó là kết quả được nảy sinh từ Thông điệp “Laudato si”. ĐTC cho hay Thông điệp “Laudato si” không phải là một bách khoa toàn thư về rừng xanh mà là một bách khoa toàn thư dựa trên thực tế của rừng cây xanh trong sự hài hòa của Đấng tạo hóa.
ĐTC cho đây sẽ là hội nghị cấp bách của tất cả chúng ta, khi Ngài trình bày mối lo chung của toàn cầu trong Ngày Trái đất 29 tháng 7 vừa qua.ĐTC nói con người đã làm cạn kiệt các tài nguyên... Cộng thêm vào đó sự gia tăng nồng độ của khí quyển làm tan chảy những tảng băng, gây lên nguy cơ làm dâng cao mực nước biển, sự gia tăng chất thải ra biển, nạn phá rừng và các tình huống nguy cấp khác, khiến hành tinh này rơi vào tình trạng nguy cấp!...

Thượng hội đồng, công việc của Chúa Thánh Thần để tái truyền giáo
Thượng hội đồng, mà Đức Thánh Cha nêu ra đây không phải là một cuộc tụ họp của các nhà khoa học, chính trị gia hay một quốc hội. Đây là một cuộc triệu tập được Giáo hội tổ chức hầu đáp ứng trước sứ mệnh và tìm ra chiều kích truyền giáo mới thích hợp với thời đại. Đó là công việc của Chúa Thánh Linh và được hướng đạo bởi Chúa Thánh Thần.
Các chủ đề của các Thương hội đồng này là những chủ đề liên quan đến "việc mục vụ truyền giáo và cách thế để truyền giáo mới cho thời đại".
Thượng Hội đồng Vùng Amazon, Chìa khóa cho tương lai của toàn cầu
Đức Thánh Cha giải thích sự lựa chọn vùng Amazon làm chủ đề cho Thượng hội đồng, vì khu vực này trải rộng trên chín Tiểu bang. "Đó là một nơi đại diện và quyết định cho địa cầu chúng ta. Cùng với các đại dương khác, nó đóng một vai trò quyết liệt cho sự sống còn của hành tinh trái đất. Phần lớn oxy chúng ta thở phát sinh từ đó. Đó là lý do tại sao nạn phá rừng hiện nay đang là mối lo diệt chủng của loài người chúng ta!

Chính trị
Khi được hỏi về chính trị, Đức Thánh Cha nói "mối đe dọa đối với cuộc sống của người dân và lãnh thổ xuất phát từ lợi ích kinh tế và chính trị của các thành phần thống trị của thế giới". Do đó, chính trị phải "loại bỏ đi các mối quan hệ và tham nhũng." Nó phải lãnh các trách nhiệm cụ thể, như trách nhiệm về việc khai thác các quặng mỏ lộ thiên không được gây lên các độc tố nhiễm độc các dòng sông, cũng như không là nguyên nhân gây ra nhiều chứng bệnh!".

Hy vọng nơi những người trẻ
Đức Thánh Cha bày tỏ sự tin tưởng vào những người trẻ và các phong trào của họ, vì họ có một thái độ ý thức trách nhiệm trong việc chăm sóc cho trái đất, chẳng hạn như những hoạt động Thanh thiếu niên Thụy Điển, Greta Thunberg, người đang dẫn đầu một cuộc biểu tình trên toàn thế giới chống nạn biến đổi khí hậu. Đức Thánh Cha rất xúc động trước một tấm bảng của cô với dòng chữ: Chúng tôi là tương lai. Nó nói lên sự chú ý đến những điều nhỏ nhặt hàng ngày làm "ảnh hưởng đến" nền văn hóa sống", bởi vì chúng là những hành động cụ thể"...