80. THẤY TA CÓ SỢ KHÔNG ?

Tiếng địa phương của người Giang Nam, người trong thành cảm thấy rất khó nhọc khi nghe họ nói.

Một lần nọ, có một người Giang Nam đi vào trong thành, lúc đang đi vội vả thì cái khăn tay trong tay áo rơi mất tiêu, bèn đi ven phố tìm và hỏi người qua đường:

- “Anh có thấy cái khăn tay﹝帕﹞ (1) của tôi không ?”

Sau đó thì hỏi một anh lính có tính thô bạo, anh lính này nổi giận lớn tiếng nói:

- “Ta thấy hàng ngàn hàng vạn, tại sao thấy mày lại sợ ﹝怕﹞chứ !”

(Quảng Tiếu phủ)

Suy tư 80:

Giọng nói của mỗi miền đất nước thì có khi không giống nhau, có nơi thì nghe thanh thanh, có nơi thì nghe trầm trầm, có nơi thì nghe trọ trẹ, có nơi thì nghe êm tai và có nơi thì nghe chói tai, đó chỉ là phát âm mà thôi...

Lời Chúa thì luôn là Lời Hằng Sống cho những kẻ tin và thực hành, nhưng có người “phát âm” Lời Chúa rất khó nghe khiến cho người khác dễ hiểu lầm mà sinh tội.

Có người đem Lời Chúa “phát âm” thành lời của mình, họ nói Chúa dạy phải yêu hết mọi người nên họ bạ đâu yêu đó để rồi tự mình phá hoại hạnh phúc gia đình; họ nói Chúa dạy đừng lấy của thánh cho chó cũng đừng lấy ngọc trai cho heo nên họ coi thường những người ngoại giáo và những người vô thần...

“Phát âm” sai Lời Chúa không những “khó nghe” mà còn làm hại người khác, cũng như làm cho linh hồn của mình phải bị trầm luân trong lửa đời đời.

(1) 帕 đọc là pa, nghĩa là khăn tay; 怕 cũng đọc là pa, nghĩa là sợ. Đồng âm khác nghĩa.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


------------

http://www.vietcatholicnews.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

https://nhantai.info