Chiếc chía khóa đóng vai trò cần thiết trong đời sống con người. Khi đi đâu ra khỏi nhà, ai cũng cẩn thận cầm theo chùm chìa khóa luôn giữ bên mình. Khi quên mất chìa khóa, ai cũng bối rối đi tìm.

Chìa khóa để mở khóa cửa đi ra bên ngoài hay đi vào bên trong. Như thế chìa khóa nắm vai trò quan trọng.

Ai giữ chìa khóa cửa nhà, cửa cổng thánh đường hay cửa công sở, cửa cổng thành phố, người đó có tiếng nói, có trách nhiệm cùng quyền hạn.

Ngày nhâm chức cha sở, chiếc chìa khóa cửa thánh đường được trao cho cha xứ mới nói lên hình ảnh cùng ý nghĩa nhiệm vụ và quyền hạn của cha xứ.

Trong phúc âm Chúa Giêsu tin tưởng trao chìa khóa nước trời cho Thánh Phero: “ Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy.“( Mt 16,19).

Hình ảnh này được vẽ hội họa lại nơi bức tranh ở trên tường bên phải trong lòng nhà nguyện Sixtina bên Vatican.

Và trong dân gian xưa nay có truyền thuyết về Thánh Phero là người giữ chiếc chìa khóa mở cửa thiên đàng luôn đứng đợi ở nơi cổng thiên đàng. Truyền thuyết này có nguồn gốc từ trong phúc âm.

Thánh tông đồ Phero được Chúa Giêsu ngày xưa kêu gọi đầu tiên cùng được Chúa Giesu tin tưởng trao cho chìa khóa nước trời, vì ông đã thay mặt các anh em tông đồ tuyên xưng đức tin trả lời câu hỏi của Chúa Giêsu: Anh em bảo Thầy là ai? Phero trả lời: Thầy là Đấng Kitô con Thiên Chúa hằng sống! ( Mt 16,13…).

Lời công nhận tuyên tín của Phero như thế là chìa khóa mở cánh cửa đức tin vào Chúa Giêsu.

Lời tuyên tín của Phero vào Chúa Giêsu và lời (như chiếc) chìa khóa của Chúa Giesu mang lại ý nghĩa quan trọng to lớn trong lịch sử Giáo hội. Các Đức Giáo Hoàng, Giám mục thành Roma, là người kế vị Thánh Phero, trong dòng thời gian hằng chục thế kỷ nay nhận được uy quyền tối cao trong Giáo hội bắt nguồn từ đó: uy quyền lãnh đạo trong Giáo hội.

Và nhân danh phận vụ Thánh Phero, chìa khóa uy quyền trong Giáo hội được mang ra sử dụng. Có không biết bao nhiêu người nhờ thế được mở cánh cửa dẫn đến gặp gỡ Chúa Giêsu. Rất nhiều người nhờ đức tin vào Giáo hội đã tìm gặp Chúa Kitô, và yêu mến Chúa.

Nhưng trong dòng lịch sử Giáo hội cũng có nhiều giai đoạn cánh cửa, cánh cổng đến với Tin Mừng Chúa Giêsu bị khép đóng lại ngăn cản không cho con người vào…gây hoang mang trở ngại cho việc rao giảng loan báo tin mừng tình yêu Chúa ở trần gian cho con người.

Khi nói lời trao chìa khóa nước trời cho Phero, Chúa Giêsu không nghĩ đến quyền lực sức mạnh áp chế trên con người. Nhưng đến điều khác. Đó là phần tinh thần thiêng liêng linh hồn con người.

Thánh Phero được Chúa Giêsu trao cho nhiệm vụ đứng đầu Giáo hội Chúa ở trần gian, khác nào nhiệm vụ của chìa khóa mở cánh cửa cho truyền thống đạo Do Thái và những tín hữu Chúa Kitô cùng đến với Giao hội Chúa. Nhiệm vụ này cũng là nhiệm vụ đóng vai trò gạch nối giữa truyền thống cũ của đạo Do Thái với nếp sống đức tin mới vào Chúa, mà Chúa Giêsu rao giảng, gạch nối cho người lương dân tìm đến với Giáo hội Chúa ở trần gian.

Thánh sử Matteo thuật lại cảnh Chúa Giêsu trao chìa khóa cho Phero ờ vùng Caesare Philippi, vùng núi đá cổ xưa. Ngày nay là vùng Banjas, nơi là đầu nguồn nước lớn nhất của sông Jordan, ở phiá bắc nước Do Thái, nơi đây ngày xưa là thánh địa cổ của vị thần người chăn chiên Pan. Hang động núi đá nơi đây, ngày nay vẫn còn hấp dẫn khách du lịch tham quan.

Vào thời Chúa Giêsu địa điểm này là một cung điện của Hoàng đế trong đế quốc quyền lực. Như thế, quyền lực và tự biểu lộ vinh quang của hoàng đế nhà vua nằm bao trùm ở vùng Caesarea Philippi.

Trên hậu trường qúa khứ lịch sử nơi đó, Chúa Giêsu đã nói lời tin tưởng trao quyền thiêng liêng cho Phero: „ Thầy bảo cho anh biết: anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi.Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy.“( Mt 16,18-19).

Những lời này của Chúa Giêsu xếp bỏ quá khứ của vùng này sang một bên khác. Quyền hành mà Chúa Giesu ban cho Phero không phải là sức mạnh uy quyền như những tảng khối đá vùng thời cố ở Banjas, nơi vùng Caesarea Philippi là quê hương của hoàng đế của thần dân ngoại bên lương.

Quyền hành của Chúa Giêsu trao cho Phero là con đường hy sinh chịu đau khổ.: „ Từ lúc đó, Đức Giê-su Ki-tô bắt đầu tỏ cho các môn đệ biết: Người phải đi Giê-ru-sa-lem, phải chịu nhiều đau khổ do các kỳ mục, các thượng tế và kinh sư gây ra, rồi bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ sống lại.22 Ông Phê-rô liền kéo riêng Người ra và bắt đầu trách Người: "Xin Thiên Chúa thương đừng để Thầy gặp phải chuyện ấy! "23 Nhưng Đức Giê-su quay lại bảo ông Phê-rô: "Xa-tan, lui lại đàng sau Thầy! Anh cản lối Thầy, vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người.“ ( Mt 16, 21-23.

Giáo hội của Chúa ở trần gian từ hơn hai ngàn năm nay đã trải qua nhiều thử thách, phải nhiều giai đoan thăng trầm lên xuống, nhiều khủng hoảng đổ vỡ, như cơn khủng hoảng về lạm dụng tình dục hay đồng tình hiện nay. Nhưng không vì thế mà bị hủy diệt tiêu tan.

„ Hai ngàn năm nay, có những giai đoạn, những cá nhân trong hàng ngũ Tông đồ, Giáo hoàng, Hồng Y, Giám mục, linh mục, Tu sĩ, giáo dân đã phản bội Hội Thánh không thể tưởng tượng. Đức Phaolô VI. gọi là tự hủy diệt. Nhưng mỗi lần như thế Hội Thánh lại canh tân hơn, tươi sáng hơn, mãnh liệt hơn. Hội Thánh tiếp tục mầu nhiệm tử nạn và phục sinh.“ ( TGM. Phanxico Xavier Nguyễn văn Thuận, Đường Hy Vọng, Nr. 263. )

Lời chìa khóa Chúa Giêsu nói với Phero và chiếc chìa khóa Chúa Giêsu trao cho Phero, cho Hội Thánh ở trần gian ẩn chứa sứ mạng:

- con đường hy sinh cùng chịu đau khổ với Chúa, và cùng phục sinh để được đổi mới.

- và mở ra con đường cho con người đến với Chúa.

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long