S.Thế 15: 5-12, 17-18; T.vịnh 26; Philipphê 3: 17-4:1; Luca 9: 28b-36

Vừa rồi trên trang nhất của tờ nhật báo New York Times (thứ Ba ngày 26 tháng 2,19) đăng một tấm hình rất lớn. Đó là bức ảnh một em bé trai độ 5 hay 6 tuổi bị bắt. Bé đó mặc một cái quần ngắn mỏng manh và ướt sũng. Trông như bé đó đang run lập cập vì lạnh. Đôi mắt đen to tròn của nó đang nhìn ngay vào máy ảnh.

Tôi nhìn tấm ảnh đó và tự hỏi có phải bé đó từ dưới sông Rio Grande lên sau khi bé bơi băng qua dòng sông để vượt biên hay không? Hay là bé đó là một trong những người tị nạn còn sống sót từ một chiếc tàu chở người đào thoát bị chìm ở Địa Trung Hải sau khi chạy trốn khỏi Syria? Tôi đã trông thấy biết rất nhiều hình ảnh người di cư chạy trốn bạo lực ở nước họ, và những đứa trẻ bị lạc khỏi cha mẹ. Rồi tôi nghĩ "lại một người nghèo nữa, và một em bé cần được giúp đở! Vậy còn bao nhiêu người như thế nữa ?"

Tôi quay về bài báo và nhận thấy đã nhận được một tấm hình thích hợp nhất cho Mùa Chay. Em bé vừa tắm ở sông Hằng ở Ấn Độ lên. Em đó không phải là một Kitô hữu, em theo Ấn Giáo. Hình như hai tôn giáo gặp nhau trong đức tin và có nhiều tín ngưởng giống nhau. Tấm hình đó bởi Prayagraj, Ấn Độ. Có những tấm hình khấc cho thấy hằng ngàn người Ấn Giáo cũng đang trầm mình trong sông Hằng. Hàng mấy thế kỷ nay biết bao người Ấn Giáo đến sông Hằng dìm mình xuốngtrong nước để xóa tội họ. Bài báo có tựa là "Cuộc tập họp tôn giáo lớn nhất trên thế giới" Lớn nhất là bao nhiêu? Thật ra thì số người đó đông hơn nhiều lần số người tụ họp tại quảng trường thánh Phêrô Vatican. Cứ mỗi sáu năm, trong vài tháng, hằng trăm triệu tín đồ đến sông Hằng để dự nghi lễ xóa tội.

Bạn có cảm thấy chúng ta có mối liên hệ với những hối nhân này không? Thật ra thì bây giờ là Mùa Chay, và chúng ta không phải chỉ là những người để thì giờ ăn năn sám hối, cầu nguyện và xin ơn xóa tội. Chúng ta không đi xuống sông Hằng để tắm mong được xóa tội lỗi. Nhưng, chúng ta sống qua Mùa Chay để dọn mình mừng mầu nhiệm Phục Sinh, khi chúng ta được lãnh ơn tha thứ và xóa tội trong khi chúng ta rảy nước thánh mới làm phép của lễ Phục Sinh. Chúng ta, những tín đồ Ấn giáo và các tôn giáo khác trên thế giới, cùng chia sẻ một kinh nghiệm chung của con người. Chúng ta được nhắc nhở đến những điều thiếu sót kém cỏi mà thế gian có thể đem đến cho chúng ta.

Trên thế giới, mọi sự không hoàn hảo và cũng không hoàn hảo với chúng ta. Sách Sáng Thế nhắc chúng ta là những tội nhân đã quay đi dù ít hay nhiều cách, rời khỏi Thiên Chúa là Đấng đã lập giao ước với tổ tiên chúng ta, và đã lập lại giao ước đó với chúng ta qua bằn cách sống, cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu Kitô. Ngày Thứ Tư Lễ Tro, khi rắc tro đã nhắc chúng ta nhớ là chúng ta đã quay mặt rời xa khỏi Thiên Chúa và đã chìm đắm vào thế gian và những con đường trần đã đi qua. Nếu chỉ dựa vào năng lực bản thân, chúng ta không đủ sức và cuối cùng sẽ làm cho chúng ta thất vọng. Thật khó lòng chấp nhận điều này. Chúng ta dành nhiều thời giờ để tránh khỏi suy xét về cuộc sống chúng ta, và rồi "bụi tro sẽ trở về tro bụi".

Bài báo trong báo New York Times kết thúc với lời văn ảm đạm, nhưng có người cho đó là thực tế. Bài báo chú thích lời của vài Tăng thầy Ấn Giáo chỉ trích về sự kinh doanh đan xen vào việc hội họp của các tín hữu Ấn Giáo trong những năm gần đây. Như, có những công trình xây cất nơi ăn chốn ở cho những người giàu đi hành hương ở sông Hằng. Họ có thể phải trả đến 500 Đô-la một đêm!. Cuộc bầu cử sắp đến ở Ấn Độ đã phân chia đất nước, bao gồm cả những tín hữu giàu đến ngâm mình ở sông Hằng. Thật không có điều gì lạ phải không?

Mùa Chay có thể sẽ xãy ra như vậy cho chúng ta hay không? Lễ Tro cho chúng ta ý định : cầu nguyện nhiều hơn, giúp đở làng giềng khi họ cần đến, kiên nhẫn trong gia đình, đọc sách giúp đời sống thiêng liêng, dự lễ Misa hằng ngày, chú ý nhiều hơn đến phụng vụ trong các ngày Chúa Nhật v. v. Chúng ta chỉ vừa đến Chúa Nhật thứ hai Mùa Chay, vậy mà chúng ta đã quên các quyết định Lễ Tro và trở về " đường cũ, lối xưa " phải không? Chúng ta không phải là những tín hữu Ấn Giáo có thể đi đến sông Ganges để xin xóa tội về những quyết định đã quên, xóa những yếu đuối của người phàm. Nhưng, chúng ta có nước thánh ngay nơi cửa bước vào nhà thờ. Khi chúng ta làm dấu thánh giá với nước thánh đó chúng ta có thể xin xóa tội và đến lúc sửa soạn trước khi phụng vụ chúng ta có thể xin ơn tha thứ chung với nhau.

Trong bài đọc thứ hai, thánh Phaolô dùng lời văn đầy hình ảnh để mô tả tình trạng con người của chúng ta "Chúa họ thờ là cái bao tử của họ, và cái làm vinh quang lại là cái đáng hổ thẹn. Tâm trí họ luôn bị những sự thế gian chiếm đóng". Phaolô nói đến những người chỉ chú trọng đến những cử chỉ đạo đức bên ngoài, như lề luật về giữ chay theo thời gian đã quy định, nhưng xác định những vật phẫm ăn chay theo những điều thế gian mong muốn. Bây giờ họ có thể nhìn xa hơn qua thế gian này để chấp nhận cách sống trong ân sủng của Thiên Chúa qua Chúa Giêsu Kitô.

Mùa Chay cũng là dịp cảnh tỉnh chúng ta, không chỉ nghĩ đến những điều không đáng giá và sẽ qua đi, nhưng là nghĩ đến điều như thánh Phaolô nói là "quê hương chúng ta ở trên trời". Mùa Chay nhắc chúng ta là chúng ta đã nghĩ rất ít về chúng ta và về Thiên Chúa chúng ta. Ông Abraham và bà Sarah không có con trai để nối dõi tông đường. Của cải họ sẽ phải giao lại cho một người đàn bà nô lệ. Nhưng Đức Chúa hứa với ông Abraham là họ sẽ có rất nhiều con cái. Ông Abraham đành vâng lời Đức Chúa trong đức tin. Và sau một thời gian trong bóng tối sâu thẳm ảm đạm, ông đã nhận lời Đức Chúa hứa đã làm cho ông những điều ông không làm cho mình được.

Các bài Thánh Kinh hôm nay kêu gọi chúng ta hãy nhìn quá đời sống hằng ngày của chúng ta và những thói quen thông thường để nghĩ đến sự hòa hợp trong tâm hồn với Chúa Giêsu Kitô. Đó là một lời mời gọi chúng ta hãy thay đổi, và trở nên sáng láng hơn những điều dễ hư mất ở trần gian hầu chúng ta giữ được lời hứa của Thiên Chúa là cho chúng ta thành "công dân cúa nước trời" trong Chúa Kitô.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


2nd SUNDAY OF LENT -C-
Genesis 15: 5-12, 17-18; Psalm 27; Philippians 3: 17-4:1;Luke 9: 28b-36

A picture dominated the front page of the daily New York Times recently (Tuesday, February 26, 2019). It was an arresting photo of a young boy, about five or six years old. He was wearing a flimsy pair of black shorts and was dripping wet. He looked like he was shivering. His big black eyes stared right at the camera.

I looked at the photo and wondered if he had just emerged from the Rio Grande River, after having crossed the southern border. Or, was he one of those refugees who survived his boat’s sinking in the Mediterranean after fleeing Syria? I have seen so many images of families fleeing violence in their homeland and children separated from their parents. So, I thought, " One more poor and desperate child – how many more will there be?"

I turned to the story within the paper and found that I had been looking at a most-appropriate Lenten image. The boy had just emerged from bathing in the Ganges River. He was not Christian, he was Hindu, It seems the two faiths merge in their beliefs and have similar practices. The picture was from Prayagraj, India. Other pictures showed thousands of Hindu faithful in the same river. For centuries people have come to this place to wash away their sins. The newspaper called it, "The world’s largest religious gathering." How large? Well, many times more than can fit in Vatican Square. Every six years, for several months, hundreds of millions of worshipers, come for the ritual cleansing in the Ganges!

Do you feel a kinship to these penitents? After all, it is Lent and we are not the only people who put time aside for penance, prayers and ritual cleansing. We don’t go to bathe in the Ganges, but we travel through Lent, preparing for the Easter mysteries when we receive forgiveness and cleansing, as we are sprinkled with newly blessed Easter waters. We, those Hindu devotees and members of the other world religions, share a common human experience. We are reminded of the limits and shortcomings of what our world can provide for us.

All is not well with the world; nor with us. We are sinners who have turned, in small or large ways, from the God whom Genesis reminds us, has made a covenant with our ancestors and has renewed that covenant with us by the life, death and resurrection of Jesus Christ. On Ash Wednesday those dry ashes reminded us how we have turned away from God and invested ourselves in the world and its passing ways. Relying on ourselves is not enough and will eventually disappoint us. It’s hard to admit this. We spend most of our time avoiding clear-eyed introspection of our lives. And so, "Ashes to ashes and dust to dust."

That Times article ended on a pessimistic, some would say realistic, note. It quoted several Hindu priests who criticized the commercialism that has crept into the gathering over the years. For example, plush accommodations were recently constructed for the wealthy pilgrims who could afford to stay for $500 a night! The upcoming elections in India have also split the nation, including those penitent bathers at the Ganges, into feuding parties. Sound familiar?

Is Lent going to be like that for us? Our Ash Wednesday probably began with resolutions to: pray more, respond to the needs of our neighbor, be more patient at home, read an uplifting book, attend daily mass or, be more attentive at our Sunday worship. It is only the second week of Lent but have we already slipped in our resolutions and gone back to the "same old, same old?" We are not Hindus who can go to the Ganges to cleanse ourselves from broken resolutions, human weaknesses and sin. But, there is water available for us in the font each time we enter the church. We can "wash" in those waters, as we sign ourselves with the cross and prepare to be cleansed again by the sacred mysteries we are about to celebrate together.

In our second reading Paul uses very graphic language to describe our human condition. "Their God is their stomach; their glory is in their ‘shame.’ Their minds are occupied with earthly things." He was speaking of those who emphasized external religious practices like dietary rules, but were fixed on things of the world. They could now look beyond this world to receive a share in the very life and grace of God through Jesus Christ.

Lent is a wake up call, not to settle for what is flimsy and passing, but to realize, as Paul puts it, "our citizenship is in heaven." Lent reminds us that we have expected too little of ourselves and of our God. Abraham and Sarah did not have a son and without a legitimate heir, their inheritance would pass to a slave woman. But God promised Abraham that they would have many children. Abraham had to surrender to God in faith and after a deep terrifying darkness, he accepted God’s promise to do for him, what he could do for himself.

The scriptures today invite us to look beyond our daily lives and routines to a deeper union with the Lord Jesus Christ. It’s an invitation to transformation and transfiguration from what is merely earthly and passing to the promise God has made us, in Christ – that we are already "citizens of heaven."