Huấn ca 27: 4-7; I Côrintô 15: 54-58; Luca 6: 39-45

Sách Huấn Ca (còn gọi là Sách Giảng Viên) là một bộ sách gồm những giáo huấn của các hiền nhân. Các giáo huấn đó có thể hướng dẫn những nhóm người khác nhau: người trẻ, người già, người đôc thân, người có gia đình, người giàu và người nghèo v.v... Sự khôn ngoan của sách Huấn Ca được trình bày dưới nhiều hình thức và nhiều cách thức, thường được đưa ra theo dạng cách ngôn. Bài trích sách huấn ca hôm nay thuộc về một phạm trù lớn giáo huấn về những điều gì có thể trở nên tốt lành hay xấu xa.

Bài sách gồm 3 giáo huấn: (câu 4-7) là ý chính "Chớ vội khen, khi người chưa lên tiếng: muốn biết người phải nghe miệng nói năng". Sách Huấn Ca dạy và khuyến khích chúng ta nên suy nghĩ kỹ càng trong các cuộc thảo luận với người khác. Những địng kiến và những điều gian dối khiến chúng ta kỳ thị và bất mãn vì "Khi nghe lời phát biểu của họ, chúng ta biết ai trung thực, ai gian dối".

Trong bài phúc âm hôm nay Chúa Giêsu đang dẫn đến cuối phần mà thánh Luca gọi là "Bài Giảng trên đồng bằng" (tương đương với "Bài Giảng trên núi" của phúc âm thánh Mátthêu). Chúa Giêsu dạy các môn đệ của Ngài phải thương yêu kẻ thù, đưa má bên kia cho người ta vả, đối xử với người khác như mình muốn người ta đối xử với mình, đừng xét đoán người khác v.v... Bây giờ Chúa Giêsu cho 3 bài dụ ngôn để thử thách. Cũng như trong sách Huấn Ca, Chúa Giêsu là Đấng khôn ngoan giáo huấn các môn đệ Ngài sự khôn ngoan thực tế cho đời sống khi họ là môn đệ.

Bài dụ ngôn thứ nhất (câu 39-42) kêu gọi các môn đệ hãy tự xét mình. Chúng ta có bổn phận dạy dỗ và dẫn dắt người khác. Nhưng, trước khi chúng ta làm được việc đó, chúng ta nên tự xem mắt của mình là nên thấy "cái xà" trong con mắt của chính mình. Nói một cách khác là chúng ta nên biết tự luận xét lấy mình. Nếu chúng ta biết tự xét mình thì chúng ta có thể dẫn dắt người khác đi trên đường của Chúa Kitô. Cố gắng giúp người khác lấy "cái rác" trong con mắt của họ có thể chỉ là một cách tránh cái nhìn trung thật về những thiếu sót của chính mình.

Có nhiều người trong chúng ta là giáo chức. chúng ta thường huấn luyện con cái chúng ta trong đức tin, chúng ta tình nguyện dạy giáo lý, tình nguyện giúp dạy giáo lý tân tòng. Hay hoặc chúng ta giải đáp những thắc mắc của một người bạn về điều chúng ta đang tin và vì sao chúng ta tin. Chúng ta không phải là một Kitô hữu hoàn hảo, bởi thế khi làm các việc đó đòi hỏi sự khiêm nhượng của chúng ta, và cũng như sự cố gắng "tìm kiếm để thấy được" rõ ràng hơn. Sự nhìn nhận ra được của các môn đệ dưới nhiều hình thức: trung thành trong cầu nguyện, suy gẫm theo Kinh Thánh, tìm lời khuyên bảo về những vấn đề nan giải trong đời sống chúng ta, nên phải luôn luôn học hỏi v.v... Trong tâm hồn chúng ta sẽ có được cái nhìn thật hay không? Có thể là không, nhưng khi chúng ta hoạt động theo một phương cách là chúng ta cố gắng dẫn dắt người khác theo đường lối mà Chúa Giêsu dạy trong bài giảng của Ngài, cách này sẽ giúp chúng ta có đời sống giống như Ngài.

Dụ ngôn thứ 2 của Chúa Giêsu nói là trái tốt được sinh ra bởi cây tốt. Trong dụ ngôn này có sự nhấn mạnh về việc chúng ta phải làm gì để sinh trái tốt. Một người tốt lành sẽ tự họ sản sinh trái tốt.

Chúng ta đã có lần biết những người hằng ngày đối xử với người khác và đáp ứng với mọi hoàn cảnh khó khăn, đã trở nên gương sáng cho chúng ta và thách thức chúng ta bắt chước thái độ của họ theo tinh thần Kitô hữu phải không? Bí tích Thánh Thể là lời kinh tạ ơn. Hôm nay trong phụng vụ chúng ta có thể nhớ lại để tạ ơn về những người từ lúc trước đến giờ đã chỉ cho chúng ta thấy được cách sống theo "bài giảng của Chúa Giêsu trên đất bằng" như thế nào. Họ là những bằng chứng là những người tầm thường có thể thi hành lối sống mà Chúa Giêsu đề nghị các môn đệ thực hiện. Họ là chứng nhân của lối sống Kitô hữu và cũng cho chúng ta thấy những gì Chúa Giêsu thực hiện nơi chúng ta điều được thông qua ơn Thần Khí của Chúa Thánh Linh.

Trong bài dụ ngôn ngắn cuối cùng Chúa Giêsu tóm tắt là lời nói và việc làm của một người diễn tả tính tình của người đó. Người tốt lấy ra cái tốt từ trong kho tàng tốt của lòng họ. Kẻ xấu thì lấy ra cái xấu tử trong kho tàng xấu vì "lòng có đầy miệng mới nói ra". Chúng ta, các Kitô hữu sống trong một trường hợp lâu ngày đổi mới và hướng thiện tấm lòng chúng ta. Hôm nay chúng ta được nhắc lại điều đó trong Bí tích Thánh Thể. Bắt đầu bằng cách là cầu xin ơn tha thứ. Chúa Giêsu đã nêu gương mẫu về cuộc sống cho chúng ta và Ngài mời gọi chúng ta bắt chước. Nhưng, tự chúng ta, chúng ta không thể sống như những điều mà Ngài nói với chúng ta trong bài giảng của Ngài. Bởi thế, sau khi được ơn tha thứ lúc bắt đàu thánh lễ, chúng ta có thể sống đời sống Kitô hữu nhờ Lời ban sự sống mà chúng ta nghe và nhờ lương thực mà chúng ta lãnh nhận từ bàn thánh. Đó là sự hiện diện của Đấng vừa dạy và vừa ban ơn cho chúng ta sống đời sống của Ngài trong thế gian.

Trong bài giảng trên đất bằng Chúa Giêsu giáo huấn các môn đệ của ngài. Rồi đén phiên các môn đệ sẽ dẫn dắt và giáo huấn kẻ khác. Lối sống thiêng liêng mà Chúa Giêsu dạy không phải chí đẻ cho sự soi sáng tính tình của cá nhân. Tình yêu thương của Thiên Chúa có năng lực và gây trái tốt cho kẻ khác. Việc tốt chúng ta làm sẽ trở thành phương pháp gây đức tin cho kẻ khác. Chúa Giêsu gởi chúng ta đi để làm chứng nhân cho đức tin Ngài loan báo, để thi hành những điều chúng ta dạy và giảng. Hôm nay, lời Chúa Giêsu chứng tỏ điều Ngài đang lo lắng cho giá trị và sự toàn vẹn của đời sống chúng ta. Ngài nói, chúng ta không thể dạy dỗ người khác nếu chúng ta không phải là chứng nhân cho những điều chúng ta dạy.

Chúng ta có lắng tai nghe hay không? Có thể, chúng ta hãy chú ý đến những điều những người lân cận nói với chúng ta về giá trị lòng thông cảm, nhẫn nại và dễ mến của chúng ta. Chúng ta có phải là người của sự công chính, biết thông cảm và biết đáp ứng cho những người bé mọn hay không? Chúng ta có phải là những người chấp nhận lời giảng dạy của Chúa Giêsu, mà lại không bày tỏ những điều ấy trong đời sống của chúng ta phải không? Chúng ta nên nhớ là Chúa Giêsu chỉ trích nhiều về các người Pharisêu là họ không thông cảm với những người ngồi cùng bàn với Ngài

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


8th SUNDAY -C-
Sirach 27: 4-7; I Corinthians 15: 54-58; Luke 6: 39-45

The Book of Sirach (also known as the Book of Ecclesiasticus) is a collection of ethical savings. Its teachings are applicable to various groups of people: young, old, single, married, rich and poor, etc. Sirach’s wisdom is expressed in precise formulas and images, often given in proverbial forms. Today’s passage is from a larger context which gives advice about what constitutes and tests good and bad character (26:9-27).

The reading contains three sayings (vv 4-6) which climax in the verse, "Praise no one before they speak, for it is then that people are tested." Sirach is advising and encouraging us to apply thoughtful reasoning in our discussions with others. Our prejudices and deceptions are challenged because, "One’s speech discloses the bent of one’s mind."

In today’s gospel passage Jesus is coming to the end of what, in Luke, is called the "Sermon on the Plain" (parallel to Matthew’s "Sermon on the Mount"). He has instructed his disciples to love their enemies, turn the other cheek, treat others as they would want to be treated, not judge them, etc. Now he gives three brief and challenging parables. As in our Sirach passage, Jesus is the wise person teaching his disciples a practical wisdom for their lives as disciples.

The first parable (vv 39-42) calls the disciples to examine themselves. We have responsibilities to teach and guide others. But before we can do that, we must address our own faulty sight – the "log" in our own eye. In other words, we must be self-critical. If we are, then we can guide others on Christ’s path. Attempting to help another remove the speck from their eye might just be a way of avoiding an honest look at our own shortcomings.

In many ways, we are teachers: we train our children in the faith; volunteer to teach religious education; are mentors for baptismal candidates and returning Catholics in our parish’s RCIA program. Or, we simply respond to a friend’s inquiry about what we believe and why we do what we do. We are not perfect Christians and so these roles require a certain humility on our part as well as an ongoing attempt to "see" more clearly. Sight comes to disciples in many ways: faithfulness in prayer, reflection on the Scriptures, seeking counsel for problematic issues in our lives; ongoing study, etc. Will we have perfect spiritual sight? Probably not, but coming to see is a process that must be a disciplined part of our lives as we try to guide others in the ways Jesus has just spelled out in his sermon.

Jesus’ second parable proposes that good fruit comes from a good tree. There is no emphasis here on what we must do to produce good fruit. A good person will, as by second nature, bear good fruit.

Haven’t we known people who, by how they treat others and respond to difficult situations, set an example for us and challenge us to imitate their Christian response to daily life? Eucharist is a prayer of thanksgiving. In our worship today we might recall and give thanks for those, who from our past and present, have shown us how to live Jesus’ "Sermon on the Plain." They are proof that quite ordinary people can put into practice the life Jesus proposed to his disciples. Their witness of Christian living also shows us what Jesus makes possible for us through the gifts of his Holy Spirit.

In his last brief parable Jesus says, in summary, a person’s words and actions will reveal their character. A person of good heart will do good; an evil person will do evil because, "from the fullness of the heart the mouth speaks." We Christians are in a lifelong process of renewing and orienting our heart. We were reminded of that again today, as we began our Eucharist by asking for mercy. Jesus has modeled for us the life he calls us to imitate. But on our own we cannot live what he has set before us in his sermon. That’s why, after receiving mercy at the beginning of our Mass, we are enabled to live the Christian life by the life-giving Word we heard and the food we receive from the table – the very presence of the one who both teaches and enables us to live his life in the world.

In his Sermon on the Plain Jesus is forming his disciples. They, in turn, will be the guides and teachers for others. The spirituality Jesus is teaching is not just meant for the enlightenment and behavior of the individual. God’s love is effective, it produces good fruit for the benefit of others. The good we do becomes a way to spread the faith to others. Jesus sends us to be witnesses to the faith we profess – to practice what we teach and preach. His words today show his concern for the integrity and quality of our lives. We cannot, he says, teach others if we ourselves are not witnesses to what we teach.

Are we good listeners? Perhaps we need to pay attention to what those closest to us tell us about the quality of our compassion, patience and docility. Are we people of justice, sensitive and responsive to the least? Do we claim to accept Jesus’ teachings, but don’t reflect them by the fruit of our lives? Remember, Jesus was most critical of the observant Pharisees who did not have compassion for the very ones with whom Jesus shared his table.