Kiểm Điểm Định Kỳ Phổ Quát Để Làm Gì ?

Ngày 22.01.2019, Phái đoàn Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung dẫn đầu, đến trụ sở Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc (HÐNQLHQ) tại Geneva, Thụy Sĩ, để tham dự Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát và trả lời việc thi hành các khuyến nghị về Nhân quyền đã được Ðịnh chế quốc tế này trao cho Việt Nam năm 2014.

I./ KIỂM ÐIỂM ÐỊNH KỲ PHỔ QUÁT (UPR, Universal Periodic Review, tiếng Anh và EPU, Examen Périodique Univel, tiếng Pháp).

Theo quy định của Liên hiệp quốc (LHQ), việc kiểm điểm được thi hành đối với tất cả thành viên quốc gia nhằm tạo cơ hội cho mỗi nước tự chọn hành động để tăng cường tình hình Nhân Quyền tại nước mình và, đồng thời, phải chu toàn những cam kết về Nhân Quyền.

Ðối với Việt Nam, đây là lần Kiểm điểm Ðịnh kỳ Phổ quát (viết tắt là UPR) lần thứ ba với định kỳ là 5 năm. Tại lần thứ ba này, có 122 nước thành viên LHQ tham dự cuộc đối thoại để nghe Trưởng Phái đoàn Việt Nam trình bày về ‘Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế UPR chu kỳ III HÐNQLHQ’. Để hậu thuẫn cho Trưởng Phái đoàn bảo vệ thành công cho điều được gọi là ‘Thành tích thực thi quyền con người’, Việt Nam còn gửi theo các Đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an, Uỷ ban Dân tộc, Ban Tôn giáo Chính phủ, Tòa án Nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao.

A.- Quan điểm Việt Nam.

Trong bản tin Bộ Ngoại giao ngày 23.01.2019, Việt Nam tự khen: « Với chủ trương coi con người là mục tiêu và động lực của quá trình đổi mới toàn diện và phát triển đất nước, kể từ lần rà soát trước (năm 2014), Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, đặc biệt trên các lĩnh vực xây dựng Nhà nước pháp quyền, kiện toàn hệ thống pháp luật về quyền con người, xây dựng chính phủ kiến tạo, phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp, phát huy vai trò của các tổ chức chính trị-xã hội, báo chí và hội nhập quốc tế. Cuối cùng, họ khoe các nước đã: « Đánh giá Báo cáo quốc gia và phần trình bày của Đoàn Việt Nam có chất lượng tốt, cung cấp thông tin đầy đủ, toàn diện về tình hình đảm bảo quyền con người ở Việt Nam; cho rằng Việt Nam đã có cách tiếp cận tích cực, cởi mở và minh bạch trong quá trình soạn thảo Báo cáo UPR.»

Trong phiên điều trần tại được tường thuật trực tiếp, Bộ Ngoại Giao Việt Nam báo cáo rằng Việt Nam thực hiện được hơn 96% khuyến nghị nhân quyền LHQ. « Chúng tôi đã có những sáng kiến đặc biệt, ghi nhận khuyến nghị hữu ích của các thủ tục đặc biệt trong công tác bảo vệ và thúc đẩy quyền con người tại Việt Nam. » Đại sứ Nguyễn Trung Thành, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam phát biểu tại phiên họp. Nhưng, sự thật là Việt Nam cộng sản và độc tài đã bị đại đa số các quốc gia HÐNQLHQ thay phiên nhau, chỉ khoảng một phút cho mỗi nước, lên án những vi phạm Nhân Quyền và chính sách đàn áp Tự do, Dân chủ ngày càng tồi tệ.

Ngoài ra, cần biết rằng Việt cộng đã dùng Luật An ninh mạng, có hiệu lực ngày 01.01.2019, để triệt hạ quyền tự do ngôn luận và tự do tư tưởng người dân như thế nào. Trên 90 triệu đồng bào trong nước không những chỉ bị khóa miệng mà 60 triệu người đang sử dụng Internet chẳng những bị đe dọa khóa sổ sử dụng các mạng lưới thông tin toàn cầu mà Luật này còn cho phép các cơ quan an ninh mạng xâm phạm trắng trợn vào đời sống riêng tư như đã được ngăn cấm bởi Điều 21 Hiến pháp 2013.

B.- Khuyến cáo của các quốc gia.

1. Vương quốc Anh nêu vấn đề: Chính phủ Việt Nam giải thích thế nào về những phát giác của Ủy ban LHQ về tra tấn tại quý quốc tháng 11/2018 cho thấy đã có tình trạng tra khảo tàn tệ các tù nhân bởi công an để họ phải nhận tội, chết trong nhà giam, tình trạng đối xử với những phạm nhân tử hình, kể cả xiềng xích họ.

Những bước đi nào chính phủ sẽ thi hành để chu toàn những cam kết đã qui định trong Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (International Covenant on Civil and Political Rights, ICCPR) để thành lập một hệ thống truyền thông độc lập, kể cả việc ngăn chặn những website thông tin và không hình sự hóa hành động xúc phạm.

Việt Nam có kế hoạch nào để bảo vệ và tôn trọng quyền tự do hội họp, kể cả việc duyệt xét những chỉ đạo cho lực lượng an ninh trong việc duy trì các cuộc chống đối bất bạo động, và bảo đảm là việc thực hành được minh bạch. Những bước nào sẽ được Chính phủ áp dụng để đưa đến một xã hội an toàn, bao gồm cả việc điều tra ngay lập tức những hành động chống những người bất đồng.

Chính phủ có sẵn sàng mời các chuyên gia đặc biệt HÐNQLHQ và đáp ứng khả thi về yêu cầu thăm Việt Nam của một Đặc ủy viên về tự do hội họp không?

2. Cộng hòa Liên bang Đức:

Chúng tôi quan ngại về quyền tự do biểu tình, quyền tự do hội họp đối với những người bảo vệ nhân quyền và khuyến nghị:

a. rà soát lại tất cả các điều khoản ảnh hưởng tới quyền tự do biểu đạt là điều 79, 88 trong luật hình sự. (Chú thích – Ðiều 79 Luật Hình sự cũ: ‘Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’, Ðiều 88 luật hình sự cũ: ‘Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam’) ;

b. giảm các tội chịu án tử hình, loại bỏ các án tử hình áp dụng đối với các tội như gián điệp hoặc chống chính phủ ;

c. hợp tác với LHQ các thủ tục đặc biệt ;

d. tăng cường tiếp cận đối với huấn nghệ, đặc biệt đối với các nhóm dễ tổn thương’.

- Có bao nhiêu người bị án tử hình đang bị giam giữ? Dược liệu gì được dùng để giết chết người thọ án? Chính phủ có dự tính cho phép các tổ chức nhân đạo quốc tế hay những nhà ngoại giao các nước đến thăm các tử tù không?

Khi nào Việt Nam mới có luật về hội họp và biểu tình để thi hành qui định tự do tập hợp ghi trong Hiến pháp? Tại sao Luật báo chí năm 2016 lại chỉ cho phép các tổ chức liệt kê trong Điều 14, mà không dành cho một cá nhân hay tổ chức tư nhân?

3. Thụy Ðiển tra vấn :

Rất nhiều tin tức cho biết những người bảo vệ nhân quyền và các đại diện xã hội dân sự độc lập bị ngăn cấm rời Việt Nam. Làm sao để chính phủ bảo đảm cho mọi công dân được tự do và không hạn chế ra ngoại quốc ?

Biện pháp nào sẽ được nhà nước áp dụng để bảo đảm quyền tự do hội họp và biểu tình bất bạo động, theo đúng với tiêu chuẩn đã ghi trong ICCPR, kể cả việc đưa ra một quy trình hợp pháp để cho những tổ chức bất vụ lợi có thể hoạt động mà không gặp trở ngại nào?...

-> Tại UPR lần này về Việt Nam, có đến 122 nước tham dự. Ngoài năm ba nước bênh vực Việt Nam như Trung cộng và những nước có tình trạng vi phạm nhân quyền gần như Việt Nam, đa số các nước còn lại đều đề nghị như ba quốc gia nói trên. Tuy nhiên, chúng ta không thể bỏ qua Hoa Kỳ là nước số một gây ra thực trạng cực kỳ dã man ở Quê hương chúng ta hiện nay.

4. Mỹ quốc đã nói gì ?

Việt Nam đã thông qua Công ước chống tra tấn năm 2015. Nhưng, chúng tôi ghi nhận là những điều kiện giam cầm ở đây rất bạo tàn, các tin rất xác đáng về tình trạng xúc phạm thể xác và không cho phép được điều trị, đặc biệt đối với những tù nhân bị án về an ninh quốc gia. Họ đã bị lạm dụng và hành hạ đến chết. Việt Nam có bảo đảm là tất cả tù nhân bị giam giữ phải được ở trong tình trạng phù hợp với các cam kết mà Việt Nam hứa khi ký ICCPR cũng như Công ước chống tra tấn? Việt Nam có một cơ quan Cảnh sát có thẩm quyền để điều tra những khiếu nại về bị đối xử bất nhẫn, tra tấn và chết trong nhà giam không?

Điều 21 ICCPR buộc Việt Nam phải bảo vệ quyền được hội họp ôn hòa. Nhưng, thật sự, Việt Nam đã bắt giam hàng trăm người trong các cuộc biểu tình khắp nước hồi tháng 6/2018. Họ đã truy tố một số người với những điều khoản mơ hồ như ‘lạm dụng quyền tự do dân chủ để chống lại lợi ích nhà nước hoặc quyền lợi hợp pháp của những cá nhân và tổ chức’, để kết án đến 7 năm tù, hay ‘đã phổ biến, tàng trữ, phát tán và tung ra những tin bịa đặt, tài liệu hoặc dụng cụ chống lại nhà nước’, để kết án tới 20 năm.

Chính phủ sẽ thi hành thế nào để bảo đảm Luật an ninh mạng không xâm phạm quyền riêng tư của người sử dụng, quyền tự do diễn đạt, hay khả năng tìm kiếm thông tin. Làm sao để Chính phủ giải thích việc lưu giữ dữ liệu trong nước sẽ được sử dụng, quản lý và bảo vệ?

Làm thế nào để chính phủ xây dựng và thi hành các luật cho phù hợp với những tiêu chuẩn của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO, International Labor Organization) về tự do tập họp, quyền tài phán, lao động cưỡng bách, lao động trẻ em và không kỳ thị trong việc làm? Việt Nam sẽ cho phép thành lập các tổ chức Công đoàn độc lập.

5. Ít nhất có 2 quốc gia khuyến nghị yêu cầu chính quyền Việt Nam trả tự do cho tù nhân lương tâm là những nhà bảo vệ nhân quyền :
- ông Ludvic Eger, Cộng hòa Séc, khuyến nghị Việt Nam ‘tạo điều kiện cho đa nguyên chính trị và dân chủ’ và ‘đảm bảo cho công dân toàn quyền bầu cử, ứng cử’, trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm.
- ông Jason Ross Mack, Hoa Kỳ, nêu tên 4 tù nhân lương tâm gồm Hồ Đức Hòa, Trần Huỳnh Duy Thức, Trần Thị Nga, Nguyễn Bắc Truyển và các thành viên Hội Anh em dân chủ với yêu cầu ‘trả tự do ngay lập tức’.
Mỹ gọi đây là ‘những người đã bị bắt độc đoán hoặc không phù hợp với pháp luật vì thực hiện các quyền con người của mình’.

Trước các chất vấn trực diện quan trọng của Trưởng đoàn các nước Aâu châu và Hoa Kỳ, liệu Việt Nam có thỏa mãn được không hay lại tìm mọi cách để chống chế như trước nay?

C. Tin tức Bên lề UPR

1.- Các cuộc Biểu tình.

- Lúc 10 giờ ngày 22.01.2019, nhiều trăm người đã tham dự cuộc biểu tình tại trụ sở LHQ ở Geneva, Thụy sĩ, do Phong trào Giới trẻ Thế giới vì Nhân quyền tổ chức với các ca khúc và khẩu hiệu kêu gọi tôn trọng Nhân quyền và chống Tàu cộng xâm lược bằng tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Pháp.

Luật sư Trần Kiều Ngọc, Chủ tịch Phong trào nói với phóng viên VOA (Tiếng nói Mỹ quốc) về cuộc biểu tình : « Thông điệp mà ban tổ chức cuộc biểu tình muốn gửi đến nhà cầm quyền Việt Nam là họ đừng nghĩ rằng quốc tế và đồng bào chúng ta sẽ làm ngơ hay không biết gì về những điều dối trá hay những âm mưu bán nước. Chúng tôi muốn cho họ biết rằng chúng ta sẽ không bao giờ bỏ cuộc trong cuộc đấu tranh để đất nước của chúng ta có được Tự do thật sự, Nhân quyền thật sự ».

- Khoảng 14 giờ 30 cùng ngày, trong khi diễn ra Kỳ kiểm điểm lần thứ 3 cơ chế UPR về Việt Nam, hàng trăm người từ Hoa Kỳ, Úc, các nước Aâu châu, u, và cả Việt Nam đã tham gia biểu tình lên án vấn đề vi phạm nhân quyền ở Việt Nam.

2. Phúc trình ký giả bị tù.

Phúc trình thường niên năm 2018 ngày 13.12.2018, Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ, Committee to Protect Journalists) liệt kê Việt Nam đứng hàng thứ 6 trong danh sách các nước kết án tù nhiều nhà báo nhất thế giới trong năm này với 11 người, cao hơn số người bị kết án trong năm 2017, với 10 người. Tất cả ký giả bị đưa vào các nhà tù ở Việt Nam đều bị kết án với cáo buộc ‘chống phá nhà nước’. Ðứng đầu danh sách này là Thổ Nhĩ Kỳ (68 ký giả), Tàu cộng (47), Ai Cập (25), Ả Rập Saudi và Eritrea (mỗi nước 16 ký giả).

3. Ngày 14 và 15.11.2018, phái đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Lê Quý Vương, trưởng đoàn, trình bày và trao đổi Báo cáo Quốc gia lần thứ 1 về thực thi Công ước chống tra tấn trước Ủy ban của LHQ.

Uỷ ban Chống tra Tấn LHQ đã đưa ra 25 khuyến cáo, trong đó có 3 khuyến cáo buộc Việt Nam nhất thiết cần trả lời:

i. Khuyến cáo về sử dụng vũ lực quá đáng và tử vong khi bị giam giữ: bảo đảm tất cả các trường hợp bị cáo buộc về việc gây ra tử vong trong khi bị giam giữ và các khiếu nại về việc sử dụng vũ lực quá đáng, trong các cơ quan nhà nước và trên đường phố, được điều tra kịp thời, hữu hiệu và công minh bởi một cơ chế độc lập không có mối liên hệ với các cơ sở bị cáo buộc.

ii. Khuyến cáo về bảo vệ pháp lý cơ bản: Thiết lập một sổ đăng ký tại trung ương về các trường hợp giam giữ, trong mọi giai đoạn điều tra và thụ lý, bao gồm việc thuyên chuyển từ cơ sở này sang cơ sở khác, thông báo cho Ủy ban biết về loại thông tin được ghi nhận lại và các biện pháp cụ thể được thực hiện để đảm bảo việc lưu giữ hồ sơ chính xác nhằm phòng ngừa việc giam giữ một cách bí mật và làm ra vẻ nạn nhân mất tích.

iii. Khuyến cáo về tình trạng ép cung bằng tra tấn: Truy tố và trừng phạt tất cả các quan chức, công chức đã thực thi thu thập bằng chứng bằng tra tấn, bao gồm cả những người khai man và cung cấp tài liệu giả mạo.

II.- KẾT LUẬN UPR CHU KỲ 3.

Nhóm Làm việc về UPR chu kỳ III HÐNQLHQ, có nhiệm vụ chuẩn bị, chủ tọa và hoàn tất các khuyến cáo đã được đề nghị trong phiên UPR ngày 22.01.2019 đối với Việt Nam. Ngày 25.01.2019, Nhóm này đã đồng thuận thông qua Báo cáo về kết quả UPR của Việt Nam tại phiên họp tại trụ sở LHQ. Báo cáo của Nhóm Làm việc ghi nhận 291 khuyến nghị do 122 nước đưa ra, đề cập đến nhiều lĩnh vực như xây dựng Nhà nước pháp quyền, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tiếp tục thúc đẩy các quyền và tự do cơ bản cho người dân, tăng cường hợp tác với các cơ chế về Nhân quyền của LHQ. Các nước cũng kêu gọi Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm trong bảo đảm quyền của các nhóm yếu thế, xóa đói giảm nghèo, phổ cập giáo dục, đảm bảo an sinh xã hội và tạo việc làm.

III./ KIỂM ÐIỂM ÐỊNH KỲ PHỔ QUÁT MANG LẠI KẾT QUẢ ?

Việt Nam đã phải ba lần trả lời tại cơ chế UPR :
- Năm 2009 để nhận được tổng số 146 khuyến nghị ; trong đó chấp nhận 94, từ chối 46, trả lời chung 5 và để ngỏ 1 khuyến nghị.
- Năm 2014, Việt Nam nhận tổng số 227 khuyến nghị ; trong đó chấp nhận 182, từ chối 54 khuyến nghị.
- Năm 2019, Việt Nam nhận tổng số 291 khuyến nghị.

So sánh tổng số khuyến nghị từng kỳ UPR, chúng ta thấy số khuyến nghị đã tăng đều qua từng kỳ UPR. Vậy cơ chế này có ích lợi gì cho người dân Việt Nam phải nhịn ăn đóng thuế để trả mọi chi phí cho phái đoàn Việt Nam XHCN đến ‘xạo hết chổ nói’. Bằng chứng :

1. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) ngày 01.02.2019, truyền đi Thông cáo chỉ trích chính phủ Việt Nam ‘đã đệ trình một hình ảnh rất sai sự thực về hồ sơ Nhân quyền tại HÐNQLHQ ở Geneva ngày 22.01.2019’. Theo đó, Việt Nam tuyên bố đã thực thi 175 trong tổng số 182 khuyến nghị mà Việt Nam đã thuận nhận từ đợt UPR năm 2014 là khác xa so với thực tế.

‘Các lãnh đạo Việt Nam lẽ ra có thể vận dụng cơ chế UPR để thực thi các cải cách về Nhân quyền thực sự, nhưng họ lại lún sâu hơn qua việc chối bỏ hồ sơ nhân quyền tồi tệ của mình. Họ cần nhận thấy, khi chỉ Trung Quốc là nưóc duy nhất chúc mừng Việt Nam ‘tiến bộ nhân quyền’ thì đúng là mình đã phạm quá nhiều sai lầm,” Tổ chức Theo dõi Nhân quyền có trụ sở tại Hoa Kỳ cũng chỉ ra những vi phạm nhân quyền mà Việt Nam che giấu ở Geneva.

Cụ thể là tại đợt kiểm định UPR này, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung phát biểu rằng Việt Nam đảm bảo cho mọi người “quyền bình đẳng trước pháp luật” và được tiếp cận luật sư biện hộ.

Tuy nhiên theo HRW, trên thực tế, hệ thống tư pháp là một công cụ đàn áp của chính quyền, quyền tiếp xúc với luật sư và quyền được xét xử công bằng bị hạn chế. Các luật sư bào chữa không có đủ thời gian để chuẩn bị cho các phiên xử có động cơ chính trị và trình bày ý kiến trước tòa.
Hầu hết các phiên xử về tội danh an ninh quốc gia chỉ diễn ra trong chưa đầy một ngày, một số vụ thậm chí chỉ vẻn vẹn trong hai tiếng đồng hồ.
Tổ chức này ghi nhận chỉ trong 2 năm 2017 và 2018 có ít nhất 63 nhà hoạt động và blogger bị bắt giữ tùy tiện, trong đó việc bắt giữ gần đây nhất là vụ bắt ông Nguyễn Văn Viễn, một nhà hoạt động thuộc hội Anh em dân chủ, diễn ra chỉ chín ngày trước phiên UPR.

2. Nhà báo Phạm Chí Dũng, trong ‘phản biện’ cái gọi hơn 97% mà chế độ csvn rêu rao trước (NQ/LHQ), cho biết ông tin về con số đó mà nó phải đảo ngược, tức Việt Nam chỉ thực hiện được 3% và 97% chưa thực hiện. Theo ông, ở Việt Nam có 2 chuyện khôi hài nhất :

- các cuộc biểu tình về an ninh xã hội thì bị đánh đập dã man, nhưng các cuộc tuần hành của giới đồng tính luyến ái, trần truồng thì không ai dám đụng tới, làm gì cả ;

- trong năm 2018, xảy ra ít nhất 11 người chết trong các đồn công an thì cuối năm này, luật cấm đánh đập trâu bò, chó mèo…, tạm gọi là súc quyền. Như vậy, việc Việt Nam tham gia HÐNQLHQ để tôn trọng súc quyền hơn nhân quyền.

Nghe cuộc phỏng vấn

Kết luận. Như vậy, UPR chỉ là thời điểm để các bên tự do phát biểu, bất kể đúng sai, chờ hết tháng lãnh lương. KêÙt quả, khổ dân Việt gánh chịu…

Hà Minh Thảo