Liên Hiệp Quốc kêu gọi “Hãy đưa ra một giải đáp” cho khoảng 12 triệu người không có quốc tịch

Cao ủy LHQ cho người tị nạn, ông Filippo Grandi cho hay việc giải quyết tình trạng vô quốc tịch là một việc phải làm cấp bách vì lý do "nhân đạo, đạo đức và chính trị".
Cơ quan tị nạn Liên Hợp Quốc, hôm thứ Hai ngày 12/11 đã kêu gọi các chính phủ hãy tìm ra một "giải đáp" trước vấn nạn vô quốc tịch, cho khoảng 12 triệu người hiện nay trên thế giới.
Theo công pháp quốc tế, thì một người không quốc tịch là một "người không được bất kỳ một quốc gia nào bảo vệ cho theo pháp luật của một quốc gia nào". Tình trạng vô quốc tịch có thể xảy ra vì nhiều lý do như bị phân biệt vì tôn giáo hoặc sắc tộc cụ thể hoặc dựa trên cơ sở giới tính.
Quyền con người cơ bản
Ông Filippo Grandi cho hay những người vô quốc tịch “phải đối diện với những cấm cản lớn trong việc thực thi quyền cơ bản về con người” như giáo dục, y tế hoặc được làm việc cách hợp pháp.
Ông kêu gọi "các chính trị gia, chính phủ và các nhà lập pháp trên khắp thế giới hãy đưa ra một giải đáp, để có thể và hỗ trợ cho quyết định giải quyết tình trạng vô quốc tịch vào năm 2024."
Ông nói: Đó là một hành động rất “nhân đạo, đạo đức và chính trị”. Mọi người trên hành tinh này đều có quyền có quốc tịch và có quyền nói rằng tôi thuộc về…"
Vô số tình trạng lấp lửng
Điều khá hấp dẫn khi ông Filippo Grandi dấy lên chiến dịch “Tôi-trực thuộc về… (I-belong) sau 4 năm và với chiến dịch 10 năm của Liên Hiệp Quốc để giải quyết tình trạng vô quốc tịch, cho hay có hàng triệu người không có quốc tịch và đang sống trong tình trạng bấp bênh nguy hiểm trên khắp thế giới, phần lớn là ở châu Á và châu Phi.
Theo Liên Hiệp Quốc, không có khu vực nào trên thế giới mà không ít nhiều bị ảnh hưởng bởi tình trạng vô quốc tịch của hàng trăm ngàn người thuộc diện này!
Bản chất của tình trạng vô quốc tịch rất khó để xác định một con số chính xác. Trong năm 2017, khoảng 70 quốc gia đã báo cáo có đến 3,9 triệu người không có quốc tịch. Nhưng theo Liên Hiệp Quốc ước tính đây chỉ là một phần nhỏ và con số thực sự có thể cao gấp ba lần.
Có 25 quốc gia trên thế giới duy trì sự phân biệt về giới tính trong luật pháp của họ, ngăn cản các bà mẹ khi sinh con, con của họ được mang quốc tịch bình đẳng như nam giới.
Trong các mục tiêu của bình diện Phát triển Bền vững được tất cả các Quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc chấp thuận vào năm 2015 là đề mục #16, kêu gọi tìm ra một giải đáp cho các trường hợp vô quốc tịch, tức là đảm bảo tính cách pháp lý mà tất cả mọi người phải có vào năm 2030. (Nguồn: UNHCR)