Lược trích bài phỏng vấn với Giáo Sư David Forte, Tham Vấn của Vaticăn và Cố Vấn cho Tổng Thống Bush

CLEVELAND, Ohio (Zenit.org).-Một câu hỏi mang tính cấp thiết về tình hình quốc tế là liệu các xã hội Hồi Giáo có thể dân chủ hóa việc điều hành chính phủ và chính trị sau rất nhiều thế kỷ cai trị bằng quyền độc đoán hay không.

Cuộc bầu cử vừa qua tại Irắc và A Phú Hãn (Afghanistan), cũng như các phong trào nổi dậy tại Irăn và Li Băng, đã khiến cho câu hỏi trên càng trở nên cấp thiết hơn.

David Forte, tham vấn viên của Hội Đồng Tòa Thánh Đặc Trách về Gia Đình và cũng là cố vấn cho đương kim Tổng Thống George Bush về các vấn đề có liên quan tới Hồi Giáo, đã chia sẽ với hãng tin Zenit lý do tại làm sao mà Ông tin rằng luật lệ Hồi Giáo có rất nhiều khuôn dạng để ứng thích với sự phát triển của các xã hội tự do, dân chủ.

Ông cũng còn là Giáo sư luật học tại phân khoa luật học Cleveland-Marshall tại trường Đại Học Cleveland và là tác giả của cuốn sách được xuất bản bởi nhà sách Austin & Winfield có nhan đề: “Những Nghiên Cứu về Luật Hồi Giáo: Cách Áp Dụng Cổ Điển và Hiện Thời” (Studies in Islamic Law: Classical and Contemporary Application).

Hỏi (H): Thưa Giáo sư, luật lệ Hồi Giáo chính là luật gì vậy? Và đâu là các nguồn tài liệu của luật đó?

Giáo sư Forte (T): Thưa, nói một cách chung chung, tổng thể, thì luật lệ Hồi Giáo bao gồm toàn bộ những quy luật về cách cai trị độc đoán trên rất nhiều cộng đồng Hồi Giáo khác nhau. Luật đó không chỉ bao gồm, luật cổ điển Shariah, luật thánh của Hồi Giáo, mà còn cả các sắc lệnh của nhà nước (state enactments), các ý kiến tư vấn, hay “fatwas” tức những qui chuẩn về bộ tộc và truyền thống. Tuy nhiên, nói một cách cụ thể hơn, luật lệ Hồi Giáo thường qui chiếu về nội dung và các phương pháp của luật cổ điển Shariah, là thứ luật được hình thành tại những phần khác nhau của đế quốc Hồi Giáo.

Có rất nhiều thay đổi liên quan tới các phần chi tiết của luật Shariah, và cả hai phái chính của Hồi Giáo là Sunni và Shiite đều có những khác biệt về luật Shariah, nhưng nhìn chung có rất nhiều điểm tương đồng hơn là những dị biệt. Nội trong luật lệ của Hồi Giáo Sunni, có tới 4 truyền thống hay trường phái chính còn tồn tại đó là: Hanafi, Maliki, Shafii và Hanbali.

Có một sự bất đồng lớn giữa những học giả của Hồi Giáo và của Tây Phương về xuất xứ và lịch sử của việc hình thành ra luật lệ Shariah. Sau nhiều cuộc tranh cải trong chính nội bộ của Hồi Giáo, thì những tác giả của bên phe mạnh của tôn giáo đã nói về lịch sử hình thành của luật Shariah mà không một học giả nào có thể tin được, thậm chí ngay cả những người Hồi Giáo theo trào lưu chính thống, ngày hôm nay vẫn còn bám chặt vào ấn bản cổ điển của luật Shariah.

Thì theo quan điểm cổ điển, luật Shariah có nguồn gốc bắt đầu từ chính Thượng Đế. Luật được dùng như là cách thức để chuyển tải những thông điệp từ Mohammed đến cho những tín đồ ngày hôm nay trong cuộc sống hằng ngày của họ. Luật Shariah bao gồm tất cả những thứ luật lệ nguyên bản được trích và phân tích từ luật của Thượng Đế để áp dụng cho toàn thể Hồi Giáo.

Bốn nguồn chính của luật Shariah chính là: Kinh Côran; Sunna tức việc thực hành tiên tri; “ijma” tức sự đồng lòng của cộng đoàn; và “qiyas” tức suy luận tương tự - Kinh Côran và Sunna chính là nền tảng cho những mệnh lệnh của Shariah, và dựa trên chúng, mà luật Shariah được hình thành nên. Cùng với “qiyas” và “ijma” là nhằm tạo ra những khía cạnh khách quan của luật, vì nói đúng ra, cả hai phương cách này đều dựa trên các mệnh lệnh của Kinh Côran và Sunna mà thôi.

Tuy nhiên, thậm chí ngay cả trong truyền thống cổ điển của Hồi Giáo, những điều khoản của Kinh Côran có thể được diễn dịch theo rất nhiều cách khác nhau, và những truyền thống cụ thể dính dáng tới những hành động của Mohammed đã được phê chuẩn bởi khoa học con người, chứ không phải từ mệnh lệnh của Thượng Đế. Hàng ngàn những truyền thống có tham vọng, đúng ra, đã bị từ chối bởi những học giả Hồi Giáo đầu tiên, vì họ xem là không hợp lệ. Một số học giả về luật pháp nghĩ rằng những truyền thống còn lại đã được làm cho hợp lệ hóa bởi phương cách của “ijma,” tức đồng lòng, nhưng lại có một cuộc tranh cải và bất đồng lớn giữa chính những học giả Hồi Giáo về việc dựa trên điều gì và cơ sở nào mà nói là đồng lòng, đồng lòng theo những tiêu chuẩn và qui phạm nào. Chính vì thế, nếu dùng các phương pháp điều tra hiện đại, thì những truyền thống được gán cho, được xem như là giả tạo hay ngụy tác (apocryphal), và như thế thì một người Hồi Giáo phải tìm cách giải thích chứ không thể nào cho đó là quyền độc trị.

Hầu hết những nghiên cứu của các học giả Hồi Giáo mới đây được đưa ra là nhằm chú trọng đến việc nghiệm định lại ấn bản cổ điển của việc hình thành nên luật Hồi Giáo, tuy nhiên vẫn còn đó, những cuộc tranh luận sâu rộng và sôi nổi giữa các học giả để biết chính xác là điều gì thật sự đã xảy ra. Rất nhiều học giả tin rằng luật Hồi Giáo đã không được hình thành trên một cơ sở vững chắc, mà là theo cách hổn tạp và nhiều sắc thái, nhằm trộn lẫn tất cả các luật lệ và nguyên tắc từ thời kỳ tiền Hồi Giáo Ả Rập, những truyền thống pháp lý của các đế quốc Byzantine và Sassanid, những sắc lệnh về chính trị và tài chánh của rất nhiều vua Hồi Giáo.

Tuy nhiên, thật là công bằng khi mô tả cuộc tranh luận giữa các học giả Hồi Giáo rất là căng thẳng, và bất kỳ một lý thuyết nào được đưa ra, đều bị chống đối kịch liệt.

(H): Thưa Giáo sư, những yếu tố cụ thể nào trong luật của Hồi Giáo tương thích với chính phủ dân chủ? Và những yếu tố nào là hiềm khích?

(T): Thưa, câu hỏi này rất rộng lớn và bao quát. “Umma” hay người có đức tin, chính là một nguyên lý nền tảng trong Islam (đạo Hồi). Tất cả những người có đức tin đều bình đẳng với nhau, chính vì thế, những kỳ thị về mặt pháp lý hay chính trị giữa những người Hồi Giáo với nhau là chuyện không thể chấp nhận được.

Shura” hay tham vấn, nhằm ám chỉ đến giao ước giữa vua Hồi (caliph) và những người Hồi Giáo bô lão rằng phải có bầu cử để chọn ra vua Hồi, là người đồng ý cai trị vì lợi ích của cộng đoàn. Thể chế tự do luôn là một chuẩn mực của luật lệ Hồi Giáo và các nền kinh tế Hồi Giáo.

Trái với ý kiến của một số người theo đường lối chính thống Hồi Giáo, nhà nước Hồi Giáo luôn độc lập với luật Shariah. Nhà nước theo hiến pháp, có thể gạt bỏ những vị thẩm phán tôn giáo, hay “quadis” từ một số lãnh vực pháp lý chẳng hạn như: quyền tội phạm, và thay vào đó bằng các tòa án của nhà nước. Một chế độ vốn vận hành cả luật tôn giáo lẫn luật nhà nước, là chuyện vẫn thường xảy ra tại Hội Giáo.

Cũng có một số nhà nước theo truyền thống độc lập. Hồi Giáo thực ra chưa bao giờ đoàn kết về mặt chính trị cả. Đúng ra, đó là một thể chế chính trị chia rẽ nhất trong những kỷ nguyên khoảng từ năm 800 đến năm 1000 sau Công Nguyên. Thuyết đa đảng (pluralism) và các chế độ chính trị theo khối đa số không chỉ hiện diện trong lịch sử của Islam, mà nó trông có vẽ như là một thành phần cơ bản trong việc làm hưng thịnh Hồi Giáo.

Tuy nhiên, việc áp dụng nghiêm khắc luật Hồi Giáo vẫn còn có hiệu lực trong một chế độ hoàn toàn dân chủ, nếu nó trở thành qui chuẩn pháp lý nghiêm khắc của nhà nước. Theo luật Hồi Giáo cổ điển, phụ nữ bị bất bình đẳng, những người không phải là Hồi Giáo và nô lệ đều được nhà nước chấp nhận. Cũng còn có các giá trị của các bộ tộc ở vùng Trung Đông, và sự gắn bó với bộ lạc, phải gắn liền với tôn giáo, thì đó quả là một điều rất khó để đạt được sự đồng ý, thỏa thuận chung. Hơn nữa, cấu trúc kinh tế phải trở nên rõ ràng hơn, hướng về thị trường và minh bạch.

Cũng còn có truyền thống không khoan nhượng vốn tồn tại từ hàng ngàn thế kỷ. Và sau cùng, Đế Quốc Ottoman vẫn còn được nhiều người Hồi Giáo nhớ đến, là lúc mà luật Hồi Giáo được đem ra áp dụng cho toàn cả lãnh thổ, rất mạnh mẽ. Nhiều người Hồi Giáo xem đó như là nhân dạng về đạo Hồi của họ hơn là khía cạnh thiêng liêng của đạo Hồi.

(H): Thưa Giáo sư, một số học giả tranh cải rằng sự dân chủ đòi hỏi một cấu trúc rõ ràng của nền văn hóa để có thể tồn tại và sinh tồn nhằm coi trọng cả sự tự do và luật lệ. Vậy luật của Hồi Giáo có giúp làm phát triển nền tảng cần thiết này không?

(T): Thưa, luật Hồi Giáo rất là tiến bộ trong một số khía cạnh, chẳng hạn như luật sở hữu đất đai, luật thừa kế, và ở một chừng một nào đó, các thủ tục, trừ phi nó được cải cách, thì các cấu trúc củ của luật Hồi Giáo sẽ là một cản trở lớn cho việc hoàn toàn tiến tới dân chủ.

(H): Thưa Giáo sư, một số nhà tư tưởng của luật tự nhiên đã đưa ra một quan điểm rằng sự tự do là một nguyện vọng được mong muốn và chia sẽ bởi tất cả mọi người, bất luận nền văn hóa. Thế Giáo sư phản ứng như thế nào cụ thể là đối với các xã hội Hồi Giáo?

(T): Thưa, lời nhận xét đó quả là không sai. Đại đa số những người Hồi Giáo ngày hôm nay sống tại các quốc gia tự do hay một phần tự do. Kinh nghiệm về cuộc bầu cử tại Irắc đã cho thấy được việc vấn đề nền tảng chính, chính là đặt quyền cai trị của đất nước đó vào chính bàn tay của những người dân thường.

(H): Thưa Giáo sư, làm thế nào mà luật Hồi Giáo hiểu được khái niệm về chủ quyền? Cụ thể là, trong các chế độ dân chủ, con người chính là những người có chủ quyền. Làm thế nào mà Hồi Giáo vượt qua được sự căng thẳng này khi nó tuyên bố rằng Allah có quyền tự trị trên tất cả mọi người? Phải chăng ám chỉ của những người có quyền tự chủ hay một nhà nước tự chủ lại xúc phạm đến tính nhạy cảm của Hồi Giáo?

(T): Thưa, xét về mặt lịch sử của Hồi Giáo thì không phải như vậy. Thế nhưng những người Hồi Giáo theo đường lối chính thống muốn luật lệ của Hồi Giáo có quyền tối thượng trên quốc gia. Mối nguy hiểm thật sự chính là từ những người Hồi Giáo cấp tiến, những người đã chính trị hóa Hồi Giáo trở thành một nhà nước tự chủ hiện đại nhằm tạo ra một dạng thể chế độc quyền Hồi Giáo khác trái ngược với Hồi Giáo truyền thống, và ngay cả những quốc gia độc đoán, cũng như tính linh thiêng của Hồi Giáo.

(H): Thưa Giáo sư liệu việc dân chủ có đòi hỏi chủ nghĩa thế tục không? Nếu không, thì làm sao quyền của những người thiểu số và những nhóm tôn giáo thiểu số được bảo vệ trong các chế độ dân chủ theo kiểu Hồi Giáo?

(T): Thưa, việc dân chủ đòi hỏi một nhà nước hoàn toàn thế tục, thậm chí nếu nó có dính dáng gì đến một tôn giáo. Tuy nhiên, sự dân chủ không đòi hỏi phải có chủ nghĩa thế tục, vì chính tự bản thân của nó đã là một dạng ý thức hệ tư tưởng rồi. Dân chủ dễ bị mất đi trong một nhà nước gồm có toàn là những người theo tục hóa, hơn là một nhà nước tục hóa.

Suy cho cùng, sự dân chủ cần phải gắn liền với việc tôn trọng các giá trị của tôn giáo. Những người Kitô giáo gốc Tin Lành có dính liếu đến cuộc Cách Mạng tại Hoa Kỳ; đạo thần Nhật Bổn (Shintoism), thông qua hoàng đế, có dính đến việc lập ra một chế độ dân chủ tại Nhật Bổn; và những người Kitô giáo thuộc gốc Công Giáo chính là lực lượng tối hậu của nền dân chủ tại các quốc gia Tây Phương ở Châu Âu sau Đại Thế Chiến Thứ II. Đó là lý do tại sao mà Hoa Kỳ rất cần đến một chế độ dân chủ như vậy, và cho đến nay, Hoa Kỳ đã nhận được sự ủng hộ của al-Sistani, vị lãnh đạo tinh thần của phe Hồi Giáo Shiite tại Irắc.

(H): Thưa Giáo sư, có phải sự dân chủ chính là dạng chính phủ mà các quốc gia Hồi Giáo nên theo đuổi, hay là theo nền cộng hòa? Liệu có một sự khác biệt thật sự nào chăng?

(T): Thưa, khi chúng ta nói về “dạng dân chủ,” hay một “dạng cộng hòa” của chính phủ, thì đúng ra, đó chỉ là một sự thay thế về cách diễn đạt mà thôi, vì cả hai dạng này đều như nhau và cho phép các vùng và nhóm có sự đại diện của họ trong chính phủ, và vì thế nó sẽ giúp làm ngăn chặn đi những kiểu thiết kế độc quyền của những người theo đường lối cấp tiến (radical).

(H): Thưa Giáo sư, liệu nền dân chủ có thể được nhập khẩu vào các chế độ Hồi Giáo, hay tự nó phải hình thành nên?

(T): Thưa, nền dân chủ chỉ có thể được biếu tặng hay tự xuất hiện ra mà thôi. Việc “áp đặt” một nền dân chủ là không nên và gây ra nhiều mâu thuẫn.

(H): Thưa Giáo sư, đâu là những kinh nghiệm hay bài học rút ra được từ các quốc gia không phải thuộc khối Hồi Giáo Trung Đông như Mã Lai và Indonêxia nói cho chúng ta biết được điều gì về mối quan hệ giữa luật Hồi Giáo và sự dân chủ?

(T): Thưa, nó nói cho chúng ta biết rằng một người Hồi Giáo đã vứt nhổ bỏ đi những cấu trúc của luật Shariah và hướng nhiều về khía cạnh thần linh của Islam (đạo Hồi) hơn, đặc biệt là đạo Sufi (Sufism), vốn là một sự phát triển ôn hòa hơn của nền dân chủ.