VATICAN (VIS)- Hôm qua ở New York, Ðức Tổng Giám Mục Renato Martino, quan sát viên thường trực ở Liên hiệp Quốc, lên tiếng trước Ủy ban Ðặc Biệt lo về Hội nghị Quốc tế chống Tạo sinh ra người bằng dòng vô tính. Ngài nhắc lại lập trường "quá quen thuộc" của ÐTC về vấn đề này là "ủng hộ và thúc dục cấm toàn diện tạo sinh ra phôi người bằng dòng vô tính trong khoa sinh sản và với mục đích khoa học."
Ngài khẳng định rằng: "Dựa trên tình trạng sinh lý và nhân loại học của phôi người và trên luật luân lý và dân sự căn bản, giết một kẻ vô tội là bất chính dầu là để mưu ích cho xã hội."
Vị sứ thần Tòa thánh lưu ý rằng: "ÐTC không chấp nhận sự phân biệt giữa tạo sinh bằng dòng vô tính 'sinh sản' và cái gọi là 'điều trị' (hay thí nghiệm). Sự phân biệt này che dấu thực chất của sự tạo sinh ra một nhân thể với mục đích tiêu hủy nó đi, để lấy tế bào gốc hay để làm những thí nghiệm khác."
Ngoài ra, Ngài còn xác định rằng: "Tòa thánh ủng hộ những công tác nghiên cứu tế bào gốc lấy sau khi sinh vì cách này lành mạnh, hứa hẹn một phương pháp đứng đắn về phương diện đạo đức để hoàn thành việc điều trị bằng tháp ghép bộ phận và mô tế bào, giúp ích cho nhân loại."
"Tìm cách tạo sinh bằng dòng vô tính để có được bộ phận mà tháp ghép, đến độ phải thao tác và phá hũy phôi người là điều không chấp nhận được." Ngài nhấn mạnh rằng cái triễn vọng "tạo sinh bằng dòng vô tính một phôi người với ý định giết nó… ai nghe cũng phải ghê tởm, kể cả những người có thiện chí muốn cho khoa học và y khoa tiến triển."
ÐC Martino vạch cho thấy rằng một vài kỹ thuật hiện đại "hàm chứa nguy cơ kỳ thị chủng tộc, vì rằng sự phát triển của các kỹ thuật đó có thể đưa đến việc tạo nên một "loại người mới" dùng để phục dịch cho một số người khác." Hơn thế nữa, nếu họ chọn lựa một số đặc tính nào đó và cho phátriển qua tạo sinh bằng dòng vô tính, thì đó là một hình thức ưu sinh đưa đến việc tạo ra một dân tộc "siêu đẳng"
Ngài kết thúc bằng lưu ý rằng: "Bản Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế nhắc lại tính cách thiêng liêng của sự sống con người" và rằng "công pháp quốc tế bảo đảm quyền sống cho mọi người, chứ không riêng cho một số người nào."
Ngài khẳng định rằng: "Dựa trên tình trạng sinh lý và nhân loại học của phôi người và trên luật luân lý và dân sự căn bản, giết một kẻ vô tội là bất chính dầu là để mưu ích cho xã hội."
Vị sứ thần Tòa thánh lưu ý rằng: "ÐTC không chấp nhận sự phân biệt giữa tạo sinh bằng dòng vô tính 'sinh sản' và cái gọi là 'điều trị' (hay thí nghiệm). Sự phân biệt này che dấu thực chất của sự tạo sinh ra một nhân thể với mục đích tiêu hủy nó đi, để lấy tế bào gốc hay để làm những thí nghiệm khác."
Ngoài ra, Ngài còn xác định rằng: "Tòa thánh ủng hộ những công tác nghiên cứu tế bào gốc lấy sau khi sinh vì cách này lành mạnh, hứa hẹn một phương pháp đứng đắn về phương diện đạo đức để hoàn thành việc điều trị bằng tháp ghép bộ phận và mô tế bào, giúp ích cho nhân loại."
"Tìm cách tạo sinh bằng dòng vô tính để có được bộ phận mà tháp ghép, đến độ phải thao tác và phá hũy phôi người là điều không chấp nhận được." Ngài nhấn mạnh rằng cái triễn vọng "tạo sinh bằng dòng vô tính một phôi người với ý định giết nó… ai nghe cũng phải ghê tởm, kể cả những người có thiện chí muốn cho khoa học và y khoa tiến triển."
ÐC Martino vạch cho thấy rằng một vài kỹ thuật hiện đại "hàm chứa nguy cơ kỳ thị chủng tộc, vì rằng sự phát triển của các kỹ thuật đó có thể đưa đến việc tạo nên một "loại người mới" dùng để phục dịch cho một số người khác." Hơn thế nữa, nếu họ chọn lựa một số đặc tính nào đó và cho phátriển qua tạo sinh bằng dòng vô tính, thì đó là một hình thức ưu sinh đưa đến việc tạo ra một dân tộc "siêu đẳng"
Ngài kết thúc bằng lưu ý rằng: "Bản Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế nhắc lại tính cách thiêng liêng của sự sống con người" và rằng "công pháp quốc tế bảo đảm quyền sống cho mọi người, chứ không riêng cho một số người nào."