Vatican, ngày 7.11.2003 - Theo tin của hãng thông tấn Zenit, Tòa Thánh muốn canh tân hoạt động mục vụ cho những người di dân và đại diện của Liên Hiệp Quốc tiên báo thay đổi hình ảnh của những người di dân qua các phương tiện truyền thông.

Đức Hồng Y Stephen Fumio Hamao (người Nhật), chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng Lo Mục Vụ Cho Người Di Dân Và Du Mục đã khai mạc Hội Nghị Quốc Tế Mục Vụ lần thứ V được tổ chức tại giáo đô Roma từ ngày 17 đến 22.11.2003.

Theo một thông báo chính chức của Hội Đồng Giáo Hoàng Lo Mục Vụ Cho Người Di Dân Và Du Mục, Hội Nghị Quốc Tế Mục Vụ cho những người di dân và di cư với đề tài: “Khởi sự từ Chúa Kitô để đổi mới hoạt động mục vụ cho người di dân và những người di cư”

ĐHY McCarrick của Washington và ĐHY Mẫn của Việt Nam

Hiện có 297 tham dự viên đến từ 99 quốc gia, trong đó có 12 hồng y (trong đó có DHY Phạm Minh Mẫn của Việt Nam), 72 giám mục, 4 phái đoàn huynh đệ của các giáo hội Kitô giáo khác, 105 linh mục, 3 nam tu sĩ, 50 nữ tu và 58 giáo dân.

Trong bài diễn văn khai mạc Hội nghị, Đức Hồng Y Hamao đã nhấn mạnh cần phải gấp rút “ra tay hành động cho một thế giới càng ngày càng huynh đệ và càng thêm cởi mở trong tình tương thân tương ái, một thế giới tự do và hòa bình hơn”.

Bà Gabriella Rodriguez, chuyên viên của Liên Hiệp Quốc về quyền lợi của những người di dân cũng đã nhắc đến tình cảnh của những người di dân trong hoàn cảnh hiện nay trên thế giới, đang bị những phương tiện truyền thông “đôi khi trình chiếu một cái nhìn lệch lạc về những kết quả của việc di dân, kéo theo những phản ứng đầy thành kiến đối với những người di dân”.

Bà Gabriella Rodriguez cũng đã nhắc đến những hiểm nguy mà những người bị cưỡng bức di dân đang phải đương đầu, chẳng hạn như “việc buôn bán người hoặc khai thác dục tình nơi đàn bà và trẻ em, cũng như việc lao động cưỡng bách”.

Bởi vậy, Bà đại diện Liên Hiệp Quốc đã nhấn mạnh tầm quan trọng phải “mở rộng những cơ quan truyền thông và truyền bá rộng rãi việc tố giác này” và hãy “ vận động các cơ quan truyền thông để bãi bỏ việc sử dụng các lời nói và hành động theo định kiến hay ác cảm với người ngoại quốc”.

Đến lượt đức hồng y Theodore McCarrick, tổng giám mục Washington, đã mời gọi giáo hội hãy ra tay hỗ trợ những ai tỏ ra “thân thiện” đối với những người di dân, đang khi mà thế giới cống hiến “một thực tại đau buồn của hàng triệu người mất quyền cư trú ngay tại quê hương của họ hoặc là không thể thực thi quyền cư trú này”.

Vào buổi sau trưa, các tham dự viên đã tham dự cuộc hội thảo bàn tròn nhắm mục đích duyệt xét tình hình của những người tỹ nạn theo từng lục địa.