ROME (Zenit,org).- Cha Edward McNamara, giáo sư phụng vụ Đại học Giáo hoàng Regina Apostolorum trả lời cho những câu hỏi liên quan đến Phụng Vụ

Tôi thấy các vị đồng tế trong một Thánh lễ chỉ mang giây stola trên áo alba mà thôi. Có được vậy không mặc dầu đã có sẵn áo lễ? --J.D.,El Cajon, California.

Cha Edward McNamara: Qui chế Tổng quát mới về Sách lễ Roma trả lời câu hỏi này trong số 209: "Các vị đồng tế mặc lễ phục nơi phòng thánh hay một nơi khác xứng hợp, như thường mặc khi làm lễ một mình. Tuiy nhiên khi có lý do chính đáng, chẳng hạn: đông số đồng tế quá mà thiếu lễ phục, thì trừ vị chủ tế các vị đồng tế có thể không mặc áo lễ chỉ mang dây stola trên áo alba.

Vì bản văn rất rõ nên không cần nhiều lời giải thích. Vì chỉ có thể mang dây stola mà thôi trên áo alba khi có lý do chính đáng, nên trong những hoàn cảnh bình thường nếu có sẵn áo lễ thì phải dùng áo lễ. Áo lễ nên có hình vẻ và màu sắc giống nhau

Việc xử dụng những áo riêng biệt nâng cao giá trị và sự tốt đẹp của việc cử hành và giúp linh mục chiến thắng nguy cơ rơi vào tính cẩu thả và chia trí trong những cử điệu phụng vụ, đó là một vấn đề đặc biệt nghiêm trọng khi cử hành trong các nghi lễ lớn hay thường xuyên.

Có những lý do chính đáng khác ngoài việc thiếu áo lễ còncho phép các vị đồng tế không mang áo lễ, như một Thánh lễ ngoài trời hay là sự quá ẩm ướt có thể làm hư áo lễ.

Thỉnh thoảng một giải pháp từng phần có thể chấp nhận được, chỉ riêng những linh mục đứng kế cận chủ tế nhất phải mặc áo lể đầy đủ. Mặc dầu Tòa Thánh đã ban một hay hai đặc quyền cho phép các linh mục hoặc không mặc áo lễ hay dùng một bộ đồ hỗn hợp alba với áo lễ (alb-with-chasuble)(nhưng không được dùng trong các quốc gia nói tiếng Anh,) điều rõ rệt là chủ tế không thể bỏ áo chasuble.

Tiếp theo lần trước : Truyền phép rượu trong một bình thót cổ (flask)

Sự giải đáp của tôi lần trước cho một độc giả Australian liên quan tới việc xử dụng những chai to hình tròn (flagon) để truyền phép rượu, tôi đã nhận rất nhiều thư từ đáng kể, thuộc những cấp độ khác nhau về nhận xét và lịch sự. Dầu đã có một số giải thích đáng kể, tôi muốn đề cập vấn đề một lần nữa.

Trước hết, một số độc giả cảm nghĩ rằng tôi chống lại việc cho người tín hữu rước Máu Châu Báu.. Đây không phải là trường hợp đó. Trong những phúc đáp này, tôi cố gắng hết sức tự giới hạn trong những qui luật chính thức thích đáng. Qui chế mới Tổng quát về sách Lễ Roma cho phép giám mục địa phương qui định các dịp cho rước lễ dưới hai hình thức trong giáo phận mình. Còn việc thực hiện điều này một cách đúng đắn hay thích hợp nhất lại là chuyện khác.

Trong sự trả lời đầu tiên của tôi, dựa vào những văn kiện phổ quát nhất, tôi đã khẳng định rằng các chai hình tròn (flagon) không được nhắc tới trong bất cứ văn bản chính thức nào. Tôi biết GIRM 330 nói về "những chén khác," nhưng trong văn cảnh của số này và của toàn bộ văn kiện, xem ra không có qui chiếu về các flagons.

Một độc giả từ Texas nói rằng tôi không để ý tới văn kiện "Hy Lễ Thánh và Sống này: Bản Chỉ Dẫn Cử Hành và Hiệp Lễ Dưới Hai Loại," do Hội đồng các Giám mục Công giáo phô biến năm 1984. Đúng là Số 40 của văn kiện này khẳng định cách riêng: "Rượu phải chứa trong những bình tròn (flagons) hay là bình đựng nước (pitchers) có hình vẻ và chất lượng tốt."

Dầu sao, có lẽ tôi đã xem bản văn này, mới đây bản văn đó đã được thay thế bằng một loạt mới qui luật được Tòa Thánh phê chuẩn, đã có hiệu nghiệm ngày 7/4/ 2002 như là luật riêng áp dụng tại Hoa Kỳ. Có thể tìm luật mới này trong trang mạng của Hội Ðồng Giám Mục Hoa Kỳ http:// www.usccb.org. Văn kiện mới này không nhắc tới flagon và trong những số 36-40 nhưng nhắc tới việc đổ ra từ một chén lễ lớn vào những chén nhỏ hơn.

Có lẽ có nguy cơ tạo ra do thực hành hơn là do việc xử dụng flagons. Nhưng các giám mục rõ ràng nhằm đề cao giá trị biểu trưng của sự chia sẻ cùng "một chén".

Bình tròn (flagon) chắc là một giải pháp thực dụng cho vấn đề thực hành. Nhưng đó cũng là điều mới lạ không có bên tương xứng khi giữa những Giáo hội Phương Đông không bao giờ để mất đi truyền thống cho rước lễ dưới hai hình. Dầu nhìn cho có đẹp đẽ hay tao nhã thế nào, bình tròn flagon không thích hợp với ngôn ngữ biểu trưng chung của nghi thức thánh thể.

Khi tôi đồng ý với người viêt thư đầu tiên cho tôi, là bình tròn (flagon) xem ra trái nghịch với những lời truyền phép--cầm và uống từ chén--đó là theo quan điểm biểu trưng này hơn là theo quan điểm thần học.

Tôi thiết nghĩ chúng ta cần xem xét chúng ta xử dụng những đồ phụng vụ cách nào, bởi vì những thứ đó cũng là những biểu trưng, rốt cuộc có thể ảnh hưởng tới sự nhận thức về sự vật chúng biểu trưng.

Sau cùng, một đọc giả khác tại Hoa Kỳ đã làm tôi ngạc nhiên bằng cách gợi ý cho tôi theo gương Đức Thánh Cha khi truyền phép những bình flagon đựng rượu

Trong lúc tôi luôn luôn cố gắng theo gương của Ngài, tôi muốn nói rõ rằng cho Rước Lễ hầu như không bao giờ ban cho dưới hai hình trong các thánh lễ giáo hoàng, dường như việc này không thể thực hành được. Nếu tôi nhớ không lầm thì điều đó đã xảy ra một lần tại St.Louis, nơi cử hành Thánh Lễ tại một sân vận động có mái che, theo logic che xem ra có thể cho phép làm được như vậy.

Trên thực tế, trong một số thánh lễ ngoài trời, các giám mục địa phương đã tạm thời ngưng phép cho rước bánh Thánh bằng tay ngõ hầu giảm tối thiểu nguy cơ làm rớt một Bánh Thánh do sự chen lấn hay vấp té của những đám đông trên một khu đất không bằng phẳng.

Kinh nghiệm đầu tiên của chính tôi, dĩ nhiên là thô thiển, khi giúp tổ chức những chuyến đi tại Vatican đã dạy kinh nghiệm cho tôi rằng việc làm của giáo phận nơi tổ chức không có buông thả. Cho nên người ta không nên vội năm lấy những bài học phụng vụ phổ quát từ những cuộc thăm viếng mục vụ của Đức Giáo hoàng.