Ngày 30-12-2017
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:52 30/12/2017
. 31. GIẢ GIẢ THẬT THẬT
Có một người nọ đào một cái ao để nuôi cá, và vì sợ chim bay đến ăn cá giống nên làm một hình nộm đầu đội cái nón, thân mang áo tơi và đem bỏ trong ao để doạ đuổi lũ chim.
Lũ chim biết không phải là người thật, cho nên sau khi ăn cá giống thì bay lui bay tới trên đầu hình nộm, kêu lên:
- “Giả giả giả”.
Chủ nhân bèn đem cất hình nộm và tự mình đội nón mang áo tơi đứng trong ao, chim vẫn cứ tưởng là người giả nên lại bay đến ăn trộm cá giống, chủ nhân nhanh tay chụp chúng nó, cười to lên:
- “Mày ngày nào cũng kêu là giả, nhưng hôm nay thì gặp thật rồi, ha ha ha !”
(Giải Uẩn thiên)

Suy tư 31:
Ở đời người ta hay đánh giá nhau về hình thức bên ngoài cho nên có nhiều sự lầm lẫn đáng tiếc xảy ra.
Ở đời giả thật khó mà phân biệt nên ai cũng coi dáng vẻ bên ngoài của người khác mà phán đoán mà phê bình.
Mỗi người chúng ta chỉ là những hình nộm được Thiên Chúa trang điểm y phục lộng lẫy của bí tích Rửa Tội để trở nên con cái của ánh sáng, được Đức Chúa Giê-su đội cho mũ vinh quang phục sinh của Ngài để được đứng vào hàng ngũ con cái của Ngài, đó là một đặc ân và hồng ân cao quý nhất của chúng ta.
Ma quỷ là những con chim quỷ quyệt ngày ngày bay quanh chúng ta cám dỗ chúng ta nói xấu anh em chị em mình: “Nó là đạo đức giả, nó là đạo đức giả...” để chúng ta không tín nhiệm hợp tác với anh chị em, để chúng ta phê bình đoán xét tha nhân bằng những tư tưởng hình nộm của cá nhân mình.
Giả và thật trong xã hội ngày nay thì cũng giống như lúa và cỏ lùng trong ruộng, ai mà biết được, chỉ có Thiên Chúa là Đấng thấu suốt lòng dạ con người mới hiểu được.
Đừng nghe lời ma quỷ để phán đoán tha nhân, nhưng hãy cầu nguyện cho mình và cho tha nhân có sự thật trong lòng cũng như trong hành động

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholicnews.com
http://nhantai.info
 
Lễ Thánh Gia Thất
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:56 30/12/2017
LỄ THÁNH GIA THẤT

Tin mừng: Lc 2, 22-40.
“Hài Nhi ngày càng lớn lên, đầy khôn ngoan.”


Bạn thân mến,
Bạn và tôi, mỗi người đều có một gia đình, có ông bà, cha mẹ và anh chị em cùng với mọi người thân thuộc, và không ai là kẻ vô gia đình, không ai là không có cha có mẹ. Đức Chúa Giê-su cũng không trở thành ngoại lệ khi xuống thế làm người, cho nên Ngài cũng có một gia đình như chúng ta, mẹ Ngài là Đức Mẹ Ma-ri-a và cha nuôi của Ngài là thánh cả Giu-se, một gia đình như bao gia đình khác
Nhìn vào gia hang đá Bê-lem bạn và tôi học được gì nơi gia đình Na-da-rét này:

1. Hỡi những người làm cha trong gia đình, hãy học nơi thánh cả Giu-se sự công chính và thầm lặng, bởi chính ngài là người công chính luôn biết vâng phục thánh ý của Thiên Chúa, và chính sự công chính này mà Thiên Chúa đã chọn ngài làm đấng bảo trợ, chăm sóc gia đình Na-da-rét là Đức Mẹ Ma-ri-a và Đức Chúa Giê-su. Ngài chính là mẫu gương của bạn và tôi là những người làm cha làm chồng trong gia đình, khi mà thế giới hôm nay các gia trưởng chỉ biết kiếm tiền và cung phụng vật chất cho gia đình, mà rất ít dạy dỗ con cái nên người. Noi gương thánh cả Giu-se chính là chúng ta biết rõ thân phận của mình là người thay mặt Chúa, để nuôi nấng dạy dỗ con cái mình theo ý của Thiên Chúa.

2. Hỡi những người làm mẹ, hãy học nơi Đức Mẹ Ma-ri-a lòng khiêm tốn luôn suy niệm Lời Chúa trong cuộc sống của mình, Mẹ không những là người phụ nữ tuyệt vời trong hàng con cháu A-dong, mà còn là người mẹ đầy yêu thương của nhân loại. Chính khi sinh hạ Đấng cứu thế nơi cảnh nghèo hèn khó khăn này, Mẹ vẫn luôn tin tưởng vào ý định quan phòng của Thiên Chúa đã thực hiện nơi Mẹ. Mẹ chính là mẫu mực tốt lành cho những người làm mẹ làm vợ trong gia đình, khi mà hạnh phúc gia đình càng ngày càng bị chính những người mẹ ích kỷ phá vỡ vì những đua đòi bon chen mà không quan tâm đến việc gia đình. Hãy học nơi Đức Mẹ Ma-ri-a lòng khiêm tốn, yêu thương và phục vụ.

3. Hỡi những người làm con trong gia đình, hãy noi gương của Đức Chúa Giê-su Hài Nhi, Đấng Thiên Chúa làm người. Ngài là mẫu mực tuyệt vời cho những kẻ làm con, nơi Ngài, người ta nhìn thấy một đứa con hiếu thảo biết vâng lời cha mẹ, biết giúp đỡ cha mẹ. Nơi Ngài, người ta nhìn thấy được tình yêu của Thiên Chúa Cha khi Ngài công khai rao giảng tin vui Nước Trời cho nhân loại. Là thân phận Thiên Chúa, nhưng Đức Chúa Giê-su chưa bao giờ tỏ thái độ hống hách với cha mẹ mình, trái lại, Ngài chỉ biết vâng phục hai ngài mà thôi...

Bạn thân mến,
Ngày lễ Thánh Gia Thất hôm nay, Giáo Hội mời gọi bạn và tôi hãy nhìn thật rõ ràng những nhân vật trong hang đá Bê-lem, hãy suy tư thật nhiều mầu nhiệm yêu thương này, bởi vì chính nơi hang đá nghèo hèn này, một gia đình thánh thiện và là mẫu gương của mọi gia đình trên thế giới xuất hiện.

Nhìn vào gia đình Na-da-rét, bạn và tôi hãy cúi mình thờ lạy Con Thiên Chúa làm người, Ngài đến để đem yêu thương và bình an đến cho mọi gia đình trên thế giới, và hãy chiêm ngưỡng tinh thần bình an hạnh phúc của thánh cả Giu-se và Đức Mẹ Ma-ri-a trong cảnh thiếu thốn nghèo hèn này...

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
-----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholicnews.com
http://nhantai.info
 
Lễ Mẹ Thiên Chúa
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:12 30/12/2017
Ngày 1 tháng 1
LỄ ĐỨC MA-RI-A MẸ THIÊN CHÚA

Tin Mừng: Lc 2, 16-21.
“Các người chăn chiên gặp bà Ma-ri-a, ông Giu-se và Hài Nhi. Được đủ tám ngày, người ta đặt tên cho Hài Nhi là Giê-su”.


Bạn thân mến,
Công đồng Ê-phê-sô (năm 431) đã long trọng tuyên bố tín điều Đức Mẹ Ma-ri-a là Mẹ Thiên Chúa, để tôn vinh Thiên Chúa là Đấng đã chọn Đức Mẹ làm mẹ của Đấng cứu thế là Đức Chúa Giê-su, và đồng thời đề cao vai trò của Mẹ trong trong việc đồng công cứu chuộc loài người với con mình là Đức Chúa Giê-su.

1. Đức Chúa Giê-su- Thiên Chúa làm người.
Đức Chúa Giê-su là Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người, sinh bởi cung lòng đức trinh nữ Ma-ri-a, do đó Ngài vừa là Thiên Chúa vừa là người như chúng ta, chính Ngài là Đấng Mê-si-a mà muôn dân trông đợi, là Đấng mà các tiên tri đã loan báo là Đấng sẽ đến để cứu nhân loại khỏi bóng đêm tội. Chính Ngài trong bản tính Thiên Chúa thì là Thiên Chúa đồng bản tính với Chúa Đức Cha và Đức Chúa Thánh Thần, trong bản tính nhân loại thì Ngài là con của Đức Trinh nữ Ma-ri-a mà công đồng Ni-xê-a (325) đã long trọng tuyên bố và xác tín, và mỗi ngày Chúa Nhật hay lễ trọng, chúng ta đều tuyên xưng trong thánh lễ...
Như vậy, với các chứng cớ xác thực trên thì Đức Chúa Giê-su là Thiên Chúa thật và là người thật, Ngài thật sự là con duy nhất của Đức Trinh nữ Ma-ri-a, do đó Đức Mẹ Ma-ri-a là mẹ của Ngài và cũng là Mẹ Thiên Chúa.

2. Đức Mẹ Ma-ri-a – Mẹ Thiên Chúa
Không ai thấy được Thiên Chúa bao giờ, nhưng việc giáng sinh của Đức Chúa Giê-su là một hồng phúc cho nhân loại, vì qua Ngài mà nhân loại thấy được Thiên Chúa vốn không một ai có thể thấy, qua Ngài chúng ta thấy được tình yêu trọn vẹn mà Thiên Chúa đã dành cho nhân loại chúng ta.
Đức Mẹ Ma-ri-a là mẹ thật của Đức Chúa Giê-su, cho nên Mẹ cũng là Mẹ Thiên Chúa, như lời tiên tri I-sai-a đã loan báo: “Này đây, Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh hạ con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Em-ma-nu-en, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta”. (Is 7, 14) Đấng Em-ma-nu-en ấy chính là Đức Chúa Giê-su, được Đức Mẹ Ma-ri-a sinh hạ trong hang lừa máng cỏ tại Bê-lem. Chỉ có làm Mẹ Thiên Chúa, Đức Mẹ Ma-ri-a mới ghi nhớ trong lòng những mầu nhiệm mà Thiên Chúa đã thực trên con người của Mẹ, và nhất là nơi những lời nói và việc làm của Đức Chúa Giê-su như lời thánh Lu-ca đã viết: “Còn bà Ma-ri-a thì hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng”. (Lc 2, 19)

3. Đức Mẹ Ma-ri-a – Mẹ của chúng ta
Thánh Gioan tông đồ, người đã tận mắt chứng kiến cái chết của Đức Chúa Giê-su đã tường thuật lại: “Khi thấy thân mẫu và môn đệ mình thương mến đứng bên cạnh, Đức Giê-su nói với thân mẫu rằng: “Thưa Bà, đây là con cùa Bà”, rồi Người nói với môn đệ: “Đây là mẹ của anh”, kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình. (Ga 19, 26-27)
Mỗi người trong chúng ta ai cũng có một người mẹ sinh ra mình, nhưng chúng ta lại càng diễm phúc hơn khi có một người mẹ trên trời hằng yêu thương chăm sóc chúng ta, đó là Đức Mẹ Ma-ri-a. Mẹ không những là mẹ mà còn là Đấng cầu bàu cho chúng ta rất có thần thế trước mặt Thiên Chúa. Do đó, chúng ta hãy luôn tin tưởng và phó thác cuộc sống của mình cho Mẹ, bởi vì ngay khi chúng ta còn là tội nhân thì Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta, huống hồ là Đức Mẹ Ma-ri-a, với tấm lòng người mẹ, nhất định Mẹ sẽ không bao giờ để con cái mình phải bơ vơ đau khổ ở đời này.

Bạn thân mến,
Mừng kính lễ Đức Mẹ Ma-ri-a – Mẹ Thiên Chúa, là chúng ta trân trọng công việc đồng công cứu chuộc loài người nơi Mẹ, là chúng ta tôn vinh Mẹ là nữ tỳ khiêm hạ được Thiên Chúa tôn lên làm Mẹ của Ngài, và là kho tàng mọi ân sủng của Thiên Chúa ban cho nhân loại.
Mừng kính lễ Mẹ Thiên Chúa, chúng ta phải luôn học hỏi các gương lành của Mẹ, nhất là nhân đức khiêm tốn và vâng phục, chính hai nhân đức này mà Thiên Chúa đã nhắc Mẹ lên tận trời cao trên các thiên thần, và ưu ái đặt Mẹ làm Mẹ Thiên Chúa.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
------------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholicnews.com
http://nhantai.info




 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:14 30/12/2017

22. Chúng ta nên tin tưởng rằng, những điều mà chúng ta cầu xin không được thì Thiên Chúa sẽ lấy ân sủng mà bù lại.

(Thánh Augustinus)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
dịch từ tiếng Hoa, trong "Cách ngôn thần học tu đức"

----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholicnews.com
http://nhantai.info
 
Lễ Thánh Gia 31/12/2017 dành cho những người không thể đến nhà thờ
Vietcatholic Network
03:02 30/12/2017
Bài Ðọc I: Hc 3, 3-7. 14-17a

"Ai kính sợ Chúa, thì thảo kính cha mẹ".

Trích sách Huấn Ca.

Thiên Chúa suy tôn người cha trong con cái; quyền lợi bà mẹ, Người củng cố trên đoàn con. Ai yêu mến cha mình, thì đền bù tội lỗi; ai thảo kính mẹ mình, thì như người thu được một kho tàng. Ai thảo kính cha mình, sẽ được vui mừng trong con cái, khi cầu xin, người ấy sẽ được nhậm lời. Ai thảo kính cha mình, sẽ được sống lâu dài. Ai vâng lời cha, sẽ làm vui lòng mẹ.

Hỡi kẻ làm con, hãy gánh lấy tuổi già cha ngươi, chớ làm phiền lòng người khi người còn sống. Nếu tinh thần người sa sút, thì hãy rộng lượng, ngươi là kẻ trai tráng, chớ đành khinh dể người. Vì của dâng cho cha, sẽ không rơi vào quên lãng. Của biếu cho mẹ, sẽ đền bù tội lỗi, và xây dựng đức công chính của ngươi.

Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv 127, 1-2. 3. 4-5

Ðáp: Phúc thay những bạn nào tôn sợ Thiên Chúa, bạn nào ăn ở theo đường lối của Người

Xướng: Phúc thay những bạn nào tôn sợ Thiên Chúa, bạn nào ăn ở theo đường lối của Người! Công quả tay bạn làm ra bạn an hưởng, bạn được hạnh phúc và sẽ gặp may.

Xướng: Hiền thê bạn như cây nho đầy hoa trái, trong gia thất nội cung nhà bạn. Con cái bạn như những chồi non của khóm ô-liu ở chung quanh bàn ăn của bạn. Ðó là phúc lộc dành để cho người biết tôn sợ Ðức Thiên Chúa..

Xướng: Nguyện xin Thiên Chúa từ Sion chúc phúc cho bạn, để bạn nhìn thấy cảnh thịnh đạt của Giêrusalem hết mọi ngày trong đời sống của bạn, và để bạn nhìn thấy lũ cháu đoàn con!

Bài Ðọc II: Cl 3, 12-21

"Về đời sống gia đình trong Chúa".

Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côlôxê.

Anh em thân mến, như những người được chọn của Thiên Chúa, những người thánh thiện và được yêu thương, anh em hãy mặc lấy những tâm tình từ bi, nhân hậu, khiêm cung, ôn hoà, nhẫn nại, chịu đựng lẫn nhau, và hãy tha thứ cho nhau nếu người này có chuyện phải oán trách người kia. Như Chúa đã tha thứ cho anh em, anh em cũng hãy tha thứ cho nhau. Và trên hết mọi sự, anh em hãy có đức yêu thương, đó là dây ràng buộc điều toàn thiện. Nguyện cho bình an của Chúa Kitô làm chủ trong lòng anh em, sự bình an mà anh em đã được kêu gọi tới để làm nên một thân thể. Anh em hãy cảm tạ Thiên Chúa. Nguyện cho lời Chúa Kitô cư ngụ dồi dào trong anh em. Với tất cả sự khôn ngoan, anh em hãy học hỏi và nhủ bảo lẫn nhau. Hãy dùng những bài thánh vịnh, thánh thi và thánh ca của Thần khí, cùng với lòng tri ân, để hát mừng Thiên Chúa trong lòng anh em. Và tất cả những gì anh em làm, trong lời nói cũng như trong hành động, tất cả mọi chuyện, anh em hãy làm vì danh Chúa Giêsu Kitô, nhờ Người mà tạ ơn Thiên Chúa Cha.

Hỡi các bà vợ, hãy phục tùng chồng trong Chúa cho phải phép. Hỡi những người chồng, hãy yêu thương vợ mình, đừng đay nghiến nó. Hỡi những người con, hãy vâng lời cha mẹ trong mọi sự, vì đó là đẹp lòng Chúa. Hỡi những người cha, đừng nổi cơn phẫn nộ với con cái, kẻo chúng nên nhát đảm sợ sệt.

Ðó là lời Chúa.

Alleluia: Cl 3, 15a. 16a

Alleluia, alleluia! - Nguyện cho bình an của Chúa Kitô làm chủ trong lòng anh em. Nguyện cho lời Chúa Kitô cư ngụ dồi dào trong anh em. - Alleluia.

Phúc Âm: Lc 2, 22-40 (bài dài)

"Con trẻ lớn lên, đầy khôn ngoan".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, đủ ngày thanh tẩy theo luật Môsê, cha mẹ Chúa Giêsu liền đem Người lên Giêrusalem để hiến dâng cho Chúa, như đã chép trong Lề luật Chúa rằng: "Mọi con trai đầu lòng sẽ được gọi là người thánh thuộc về Chúa". Và cũng để dâng lễ vật cho Chúa, như có nói trong Luật Chúa, là một đôi chim gáy hay một cặp bồ câu con.

Và đây ở Giêrusalem có một người tên là Simêon, là người công chính, kính sợ Thiên Chúa, và đang đợi chờ niềm ủi an của Israel. Thánh Thần cũng ở trong ông. Ông đã được Thánh Thần trả lời rằng: Ông sẽ không chết trước khi thấy Ðấng Kitô của Chúa. Ðược Thánh Thần thúc giục, ông vào đền thờ ngay lúc cha mẹ trẻ Giêsu đưa Người đến để thi hành cho Người những tục lệ của Lề luật. Ông bồng Người trên cánh tay mình, và chúc tụng Thiên Chúa rằng:

"Lạy Chúa, bây giờ, Chúa để cho tôi tớ Chúa đi bình an theo như lời Chúa, vì chính mắt con đã thấy ơn cứu độ mà Chúa đã sắm sẵn trước mặt muôn dân, là ánh sáng chiếu soi các lương dân, và vinh quang của Israel dân Chúa".

Cha mẹ Người đều kinh ngạc về những điều đã nói về Người. Simêon chúc lành cho hai ông bà và nói với Maria mẹ Người rằng: "Ðây trẻ này được đặt lên, khiến cho nhiều người trong Israel phải sụp đổ hay được đứng dậy, và cũng để làm mục tiêu cho người ta chống đối. Về phần bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thấu tâm hồn bà để tâm tư nhiều tâm hồn được biểu lộ!"

Lúc ấy, cũng có bà tiên tri Anna, con ông Phanuel, thuộc chi họ Asê, đã cao niên. Mãn thời trinh nữ, bà đã sống với chồng được bảy năm. Rồi thủ tiết cho đến nay đã tám mươi bốn tuổi. Bà không rời khỏi đền thờ, đêm ngày ăn chay cầu nguyện phụng sự Chúa. Chính giờ ấy, bà cũng đến, bà liền chúc tụng Chúa, và nói về trẻ Giêsu cho tất cả những người đang trông chờ ơn cứu chuộc Israel.

Khi hai ông bà hoàn tất mọi điều theo luật Chúa, thì trở lại xứ Galilêa, về thành mình là Nadarét. Và con trẻ lớn lên, thêm mạnh mẽ, đầy khôn ngoan, và ơn nghĩa Thiên Chúa ở cùng Người.

Ðó là lời Chúa.

Hoặc đọc bài vắn này: Lc 2, 22. 39-40

"Con trẻ lớn lên, đầy khôn ngoan".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, đủ ngày thanh tẩy theo luật Môsê, cha mẹ Chúa Giêsu liền đem Người lên Giêrusalem để hiến dâng cho Chúa. Khi hai ông bà hoàn tất mọi điều theo luật Chúa, thì trở lại xứ Galilêa, về thành mình là Nadarét. Và Con Trẻ lớn lên, thêm mạnh mẽ, đầy khôn ngoan, và ơn nghĩa Thiên Chúa ở cùng Người.

Ðó là lời Chúa.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thành quả chuyến tông du Myanmar cuả ĐGH: Sau 50 năm lễ hội Giáng Sinh lại được phép kỷ niệm công khai.
Trần Mạnh Trác
13:31 30/12/2017
(Agenzia Fides, 29/12/2017) Các cộng đồng Kitô giáo ở Myanmar, Công Giáo và Tin Lành, lần đầu tiên trong 50 năm đã được công khai tổ chức kỷ niệm lễ Giáng sinh trên đường phố Yangon. Trước đây lễ Giáng sinh bị hạn chế nghiêm ngặt, các nghi thức chỉ được thực hiện trong bốn bức tường nhà thờ mà thôi.

Những cuộc lễ và đám rước đã diễn ra trên phố từ ngày 23 đến ngày 25 tháng 12, với giấy phép cụ thể của các cơ quan công quyền cuả vùng Yangon.

Những ngày lễ hội bắt đầu từ ngày 23 tháng 12 ở nhà thờ Chuá Ba Ngôi (Holy Trinity) cuả giáo hội Methodist Church và kết thúc long trọng ngày 25 tháng 12 tại nhà thờ Công Giáo Santa Maria ở Yangon với sự hiện diện của ông Henry Van Thio, phó chủ tịch nhà nước cộng hòa Myanmar.

Đức Giám Mục John Saw Yaw Han, phụ tá tổng giáo phận Yangon, đã mô tả sự vui mừng cuả các Kitô hữu Miến điện và khuyến khích tất cả mọi công dân "hãy góp phần cho nền hòa bình và thịnh vượng của quốc gia".

Lễ hội Giáng sinh đã được khởi xướng với sự đồng ý của ông Phyo Min Thein, thủ hiến chính phủ khu vực Yangon, và ông Mg Mg Soe, thị trưởng Yangon, với mục đích rõ ràng là "tôn vinh chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng Phanxicô’ tới Myanmar trong tháng 11 năm 2017 và hiển thị tình đoàn kết đối với các Kitô hữu ở Myanmar và trên thế giới".

Đối với linh mục George Mg Mg, thì đây là một dấu hiệu của sự phát triển tự do tôn giáo tại Myanmar.

Bà Naw Nilar San, một giáo dân Tin Lành cuả giáo hội Baptist Church, đưa ra nhận xét rằng "trong 50 năm qua, tôi chưa bao giờ được thấy các lễ Giáng sinh như thế này, nhiều ca sĩ Kitô giáo đã được hát các bài thánh ca và các Kitô hữu đã phân phát thực phẩm nước uống cho người dân Yangon. Không hề có phân biệt đối xử, tất cả mọi người đều được chào hỏi và chúc mừng hòa bình".

"Năm nay là rất quan trọng trong lịch sử Myanma”, theo lời cuả linh mục Thet Tin, một linh mục Công Giáo địa phương.”Các Kitô hữu đã được phép ăn mừng Giáng sinh công khai với người dân của thành phố. Lễ hội Giáng sinh này thúc đẩy các gắn kết xã hội, thúc đẩy tinh thần liên tôn và sự hiểu biết và hữu nghị giữa các sắc dân.”

Một giáo dân Công Giáo tên là Toe Toe thì nhận xét rằng "Giáng sinh có nghĩa là tỏ lộ và ban phát tình yêu của Chúa Kitô cho nhân loại". Còn ông Thant Shwe, một Phật tử, thì thêm vào rằng ông "đánh giá cao và rất thích ngày lễ hội", cùng với vợ, ông nhấn mạnh "Giáng sinh là một lễ kỷ niệm có giá trị cho tất cả mọi người chứ không riêng gì cho Kitô hữu".

Những ngày lễ hội Giáng sinh tại thành phố Yangon cũng còn để ghi nhớ một trang lịch sử cuả Myanmar, là các Kitô hữu ở Miến điện là những người có công đầu cho cuộc họp liên tôn đầu tiên với Phật giáo. Ông thủ hiến Phyo Min Thein hứa rằng trong những năm tới lễ hội Giáng sinh sẽ tiếp tục được tổ chức.

Theo thống kê thì dân số Miến Điện trong năm 2014 là 51,4 triệu và Kitô hữu nói chung kể cả Tin Lành, là 3 triệu.
 
Ngôi nhà thờ ở Tây An đã bị phá hủy sau Giáng Sinh vì nằm trên vùng Đất Vàng.
Xavier Nguyễn Đông
15:35 30/12/2017
Tây an (AsiaNews)-ngôi nhà thờ duy nhất cuả làng Chí phương (Zhifang,) quận Hỗ nghi (Huyi), gần Tây an, Xiểm tây (Xi'an, Shaanxi), đã bị chính quyền dùng vũ lực san bằng và không cho biết lý do.

Ngôi nhà thờ được xây dựng gần 20 năm trước đây, với tất cả giấy phép cần thiết từ Cục Tôn Giáo và được sử dụng không ngừng cho người Công Giáo địa phương từ năm 1999.

Nhà thờ nằm gần trục xa lộ Bắc kinh - Côn minh (Beijing-Kunming,) gần ngõ ra cuả làng Chí phương nối với đường cao tốc Tây an - Hán trung (Xi’an-Hanzhong.) Nơi đây đã trở thành một chỗ ‘Đất Vàng’ mà chỉ mới 20 năm trước từng bị coi là một khu hoang phế.

Người Công Giáo đã loan báo tin tức về sự phá hủy trên các mạng truyền thông, cùng với hình ảnh các giấy tờ pháp lý, cho thấy rằng ngôi nhà thờ đã được xây cất hợp lệ, đã được phê duyệt và có tất cả các giấy phép cần thiết về việc sử dụng đất đai. Các giấy tờ cũng cho thấy rằng việc sử dụng đất đai là "vĩnh viễn".

Ngược lại, không hề có sự tham vấn với cộng đồng, nhà chức trách chỉ ban hành một lưu ý đơn giản vào ngày 20 tháng 12 và tiến hành việc phá hủy sau ngày Giáng Sinh.

Thánh giá đã bị phá hủy, những ảnh tượng cuả Đàng Thánh Giá, Nhà Tạm và các trang trí phụng vụ, cũng như áo lễ và ghế quì đã bị đưa ra xe tải hết.

Trước và trong quá trình phá hủy, giáo dân không được phép đến gần ngôi nhà hoặc lấy đi bất kỳ vật gì trên Cung Thánh.

Người Công Giáo đã tổ chức biểu tình ở trước ủy ban hành chánh địa phương nhưng không được hồi đáp. Tuy nhiên phản ứng thì rất nhiều.

"Pháp luật trong một xã hội 'văn minh' là thế đấy! Tự do tôn giáo là thế đấy!"một người ẩn danh viết.

Hôm nay cũng là ngày lễ cuả các thánh Anh Hài, bổn mạng của những người vô tội, một người khác viết: "sau khi Chúa sinh ra thì nhiều đứa trẻ vô tội đã bị hy sinh. Hôm nay, giáo xứ Chí phương vô tội cũng bị phá hủy đàn áp. Lạy Chúa, họ không biết việc họ làm! "

Một số khác kêu gọi cầu nguyện "phạt tạ cho ngôi đền thánh" và kêu gọi "thực hiện chính sách tự do tôn giáo thực sự".
 
Nhìn lại năm 2017 của Đức Phanxicô: việc cải tổ Giáo Hội
Vũ Văn An
16:19 30/12/2017
Ngay từ đầu, Đức Phanxicô đã được mệnh danh là vị giáo hoàng cải tổ, và cũng ngay từ đầu, người ta không rõ cuộc cải tổ của ngài có nghĩa gì. Phải chăng đây là cuộc phục hồi sinh lực cho hình ảnh công cộng về Giáo Hội vừa thoát ra khỏi bầu khí của cuộc khủng hoảng vào hồi tháng 3 năm 2013, thay đổi xu hướng chính trị và thần học của Giáo Hội theo đường hướng mà một số nhà phân tích gọi là cuộc “hồi tâm mục vụ” hay là việc làm sạch nhà ngay tại chính Vatican?

Phải chăng là cả ba công việc trên, hay là một việc khác, hay không là việc nào cả? Thực vậy, liệu một số hình thức cải tổ vừa kể có đáng kể không hay chúng chỉ là những trệch hướng nguy hiểm? Tùy thuộc cách người ta trả lời các câu hỏi này, mà các phán đoán về việc cải tổ của Đức Phanxicô có thể được coi như một thành công vẻ vang hay như một thất bại ảm đạm.

Dù thế nào, năm 2017 cũng là một năm có nhiều biến cố về phương diện cải tổ, và sau đây là một số biến cố đáng lưu ý.

Chính sách nhân viên

Khi được bầu làm giáo hoàng năm 2013, Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio của Á Căn Đình biết rằng một trong các tiền đề cho việc ủng hộ ngài chính là việc ngài biết đầu tay về sự hoạt động bất thường và hết sức chậm chạp của nền hành chánh Vatican, cũng như tâm lý học hết sức thiển cận và chạy vòng quanh của nó vì thiếu kinh nghiệm “dã chiến”.

Ngay sau khi được bầu, ngài đã lập ra một nhóm 8 vị Hồng Y cố vấn để giúp ngài cải tổ giáo triều Rôma. Sau đó, ngài thêm cho nhóm này vị Quốc Vụ Khanh, tức Đức Hồng Y người Ý Pietro Parolin, thành nhóm mà người ta quen gọi là “C9”. Cho đến nay, nhóm này đã họp tới hơn 20 lần.

Các vị giáo phẩm trên xuất thân từ mọi lục địa và gồm nhiều bối cảnh nhân cách, chính trị và thần học khác nhau. Các vị được trao cho nhiệm vụ viết lại hiến pháp của Vatican, nhưng cho đến nay, chưa có tin tức gì cho thấy khi nào diễn trình này hoàn tất.

Năm 2017 là một năm được thấy một vài tiến bộ ít nhất trong việc cung cấp nhân viên cho hai siêu cơ quan mà Đức Phanxicô đã thiết lập vào năm ngoái, dưạ vào các khuyến cáo của C9. Một dành cho việc Phát Triển Nhân Bản, do Đức Hồng Y Peter Turkson của Ghana đứng đầu, còn cơ quan kia dành cho mọi việc liên quan tới gia đình, giáo dân và sự sống, do Đức Hồng Y Kevin Farrell của Hoa Kỳ đứng đầu.

Một động thái khác về nhân viên từng gây chấn động là việc Đức Phanxicô không tái bổ nhiệm Đức Hồng Y người Đức Gerhard Müller đứng đầu thánh bộ Giáo Lý Đức Tin, thay vào đó, đã thăng thưởng người đứng thứ hai của thánh bộ này, tức Đức Tổng Giám Mục dòng Tên người Tây Ban Nha, Luis Ladaria Ferrer.

Xét vì Đức Tổng Giám Mục Ladaria vốn được coi như một người bảo thủ về thần học, giống Đức Hồng Y Müller, nên việc chuyển quyền được những người hiểu chuyện ở Rôma coi không hẳn như một tuyên bố ý thức hệ của Đức Phanxicô, cho bằng như một tuyên bố về lòng trung thành. Đức Hồng Y Müller phần nào vốn đồng hóa ngài với phong trào chống lại văn kiện gây tranh cãi của Đức Phanxicô về gia đình, tức tông huấn Niềm Vui Yêu Thương, và việc tông huấn này mở cửa để các người Công Giáo ly dị và tái hôn được rước lễ, trong khi Đức Tổng Giám Mục Ladaria đứng ngoài cuộc.

Một yếu tố lay động Giáo Triều Rôma nữa và là một yếu tố được nhiều người ủng hộ là các thay đổi liên quan đến các cuộc thăm mồ các Thánh Phêrô và Phaolô (ad-limina) của các vị giám mục thế giới, cứ năm năm một lần. Trong cuộc gặp gỡ vào cuối chuyến viếng thăm với sự hiện diện của Đức Giáo Hoàng, nếu có một tranh luận nào đó xẩy ra, thì căn cứ vào loạt đầu thăm viếng vừa qua, Đức Giáo Hoàng sẽ không về phe với các “quan chức” ở Rôma của mình, nhưng về phe với các vị mục tử của các giáo hội địa phương.

Về phương diện hoàn cầu, Đức Giáo Hoàng Phanxicô tiếp tục thúc đẩy để có một Giáo Hội chú trọng tới mục vụ nhiều hơn, hiển nhiên nhất qua các lần đề cử các tân giám mục cho hai thành phố Mexico và Paris. Đức Hồng Aguiar Retes và Đức Cha Michel Aupetit thay thế Đức Hồng Y Norberto Rivera Carrera và Đức Hồng Y André Vingt-Trois, đều là các vị vốn lãnh đạo các giáo phận của các ngài lâu năm.

Việc lạm dụng tình dục trẻ em

Nói tới cuộc đấu tranh bài trừ nạn giáo sĩ lạm dụng tình dục trẻ em, Ủy Ban Bảo Vệ Vị Thành Niên của Đức Phanxicô hiện đang bế tắc, chờ để Đức Phanxicô công bố danh sách thành viên mới. Danh sách hiện nay có nhiệm kỳ 3 năm, chấm dứt vào ngày 17 tháng 12.

Vì cuộc khủng hoảng giáo sĩ lạm dụng tình dục trẻ em vốn được coi như cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong Giáo Hội kể từ cuộc Cải Cách Thệ Phản, nên nhiều nhà quan sát cho rằng việc Vatican trì trệ trong việc cung cấp cho ủy ban các tài nguyên và sự trợ giúp cần thiết là điều gây lo ngại.

Thêm vào đó, còn có vụ người Ái Nhĩ Lan sống sót cuộc lạm dụng, Marie Collins, từ chức khỏi Ủy Ban hồi tháng Ba, vì quá thất vọng với Giáo Triều Rôma. Một người sống sót khác, tức Peter Saunders, người Anh, từng xin nghỉ khiếm diện năm 2016 và ít ngày trước khi hết nhiệm kỳ đã tuyên bố từ nhiệm chính thức.

Cũng gây tranh cãi năm 2017 là vụ của Đức Hồng Y George Pell, người Úc; hồi tháng Sáu, ngài bị các công tố viên tại quê hương qui cho tội “vi phạm tính dục đã lâu năm”. Đức Hồng Y Pell cực lực bác bỏ các tố cáo này và hiện đang có mặt tại quê hương để bào chữa cho mình, sau khi được Đức Phanxicô cho phép nghỉ khiếm diện khỏi chức vụ đứng đầu Văn Phòng Kinh Tế của Tòa Thánh.

Một khoảnh khắc chủ yếu khác của Đức Phanxicô trong mặt trận chống lạm dụng tính dục sẽ diễn ra vào giữa tháng Giêng tới, khi ngài tới Chile trước khi qua Peru. Việc ngài, năm 2015, bổ nhiệm Đức Cha Juan Barros đứng đầu giáo phận Osorno, bất chấp việc vị này bênh vực một linh mục ấu dâm tai tiếng nhất của Chile, đã phát khởi một cuộc tranh cãi sâu rộng và cuộc tranh cãi này đã tăng cường độ vì một cuốn video ghi được ở Quảng Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô trong đó, Đức Phanxicô đích danh gọi những người biểu tình chống Đức Cha Barros là “đần” và cho rằng những người này “bị nắm mũi bởi những người cánh tả đã dàn dựng tất cả những điều này”.

Lúc ở Chile, có phần chắc Đức Phanxicô sẽ bị áp lực phải giải thích việc ngài xử lý vụ Đức Cha Barros.

Vấn đề tài chánh của Vatican

Khi Đức Phanxicô được bầu hồi tháng Ba năm 2013, một số vị Hồng Y khi rời Nhà Nguyện Sistine có nói rằng “Sẽ không còn những tên Calvis nữa!”, môt câu nói tổng hợp tất cả những gì các ngài mong mỏi nơi vị tân giáo hoàng. Câu nói này ám chỉ nhà tài chánh người Ý Roberto Calvi, người trước đó vốn có liên hệ sâu sắc với Ngân Hàng Vatican và đã chết trong những hoàn cảnh bí mật vào năm 1982, thành thử khi nhắc đến tên ông ta là một cách nói tắt thời tai tiếng tài chánh của Vatican đã qua rồi.

Ngay từ đầu, Đức Phanxicô đã lập ra 3 cơ quan mới để lãnh đạo cuộc cải tổ toàn bộ việc quản lý tiền bạc của Vatican theo đường hướng trong sáng và có tinh thần trách nhiệm nhiều hơn: một Hội Đồng Kinh Tế để đưa ra chính sách; một Văn Phòng Kinh Tế, để thi hành chính sách vừa nói; và một Tổng Thanh Lý độc lập, để buộc mọi người phải trung thực.

Tuy nhiên, đến cuối năm 2017, hai trong số ba cơ quan mới này dường như đã chết yểu, trong khi quyền hành tài chánh từ từ đã trở về với Phủ Quốc Vụ Khanh, một cơ quan, oái oăm thay, vốn là thành trì mà các cuộc cải tổ thoạt đầu có ý định nhằm tới.

Đức Hồng Y Pell hiện đang ở Úc và việc ngài trở lại nhiệm sở mỗi ngày mỗi thấy xa vời thêm, khiến cho Văn Phòng Kinh Tế không có vị Hồng Y đứng đầu. Trong khi ấy, Tổng Thanh Lý, người giáo dân Ý tên Libero Milone, thì hồi tháng Sáu, đã chấm dứt chức vụ của mình ở Vatican mà không có lời giải thích rõ ràng lý do tại sao.

Tháng Mười Một vừa qua, Milone đã được nối chân bởi phó giám đốc Ngân Hàng Vatican, cũng là 1 giáo dân Ý tên Giulio Mattietti, người đã bị hộ tống ra khỏi lãnh thổ thị quốc Vatican một cách không kèn không trống, và một lần nữa, cũng không có lời giải thích lý do.

Một phiên xử cao cấp ở Vatican vì các tội phạm tài chánh năm2017 cũng khiến nhiều người không hài lòng, vì nó kết thúc với việc qui tội một giáo dân Ý đã chuyển một ngân khoản nửa triệu dollars vốn dành cho một bệnh viện được Đức Giáo Hoàng bảo trợ để sửa một căn hộ cho một vị Hồng Y của Vatican, nhưng không có một án lệnh nào được ban hành, thậm chí đến cả một cuộc điều tra cũng không nốt đối với vị Hồng Y được hưởng lợi ích của chuyển khoản này.

Tất cả các điều trên khiến một số quan sát viên không do dự cho rằng cuộc cải tổ tài chánh đã chết yểu, và nếu Đức Phanxicô muốn hồi sinh nó, hẳn ngài phải khởi sự lại từ đầu trong năm 2018.

Tản quyền và phụng vụ

Đức Phanxicô cũng đã thúc đẩy việc tản quyền. Về phương diện này, điều đáng chú ý là các tu chính hồi tháng Chín của ngài nhằm thay đổi luật lệ của Giáo Hội liên quan tới việc phiên dịch các bản văn phụng vụ, qua đó, các hội đồng giám mục địa phương được dành cho nhiều thẩm quyền hơn.

Quyết định trên đặt Đức Phanxicô vào thế đối nghịch ít nhiều công khai với vị đứng đầu thánh bộ phụng vụ là Đức Hồng Y Robert Sarah của Ghana với việc ngài sửa sai Đức Hồng Y sau khi vị này cho rằng Rôma vẫn tiếp tục có tiếng nói sau cùng.

Dù một số coi động thái trên như một chiến thắng cho phe cấp tiến Công Giáo, đặc biệt nếu người ta nghĩ đến các bản dịch đang thực hiện của Đức và của Ý, nhưng chẳng bao lâu sau đó, Đức Phanxicô lại quay qua hướng đối nghịch khi về phe với vị tiền nhiệm là Đức Bênêđíctô XVI để nhấn mạnh rằng trong Thánh Lễ, lúc truyền phép, chính xác hơn phải nói là “vì nhiều người” chứ không phải “vì mọi người”
 
Bệnh viện Công Giáo ở Bangladesh tổ chức Giáng Sinh cho người phung cùi.
Trần Mạnh Trác
19:53 30/12/2017

Khulna (AsiaNews)-Ngày 22 tháng 12 vừa qua, bệnh viện Damien ở Khulna, Nam Bangladesh, đã tổ chức mừng Giáng sinh cho những bệnh nhân phong cùi và lao phổi.

Bệnh viện Damien là một cơ sở trực thuộc Viện Giáo Hoàng Thừa Sai Hải Ngoại (Pontifical Institute for Foreign Missions) gọi tắt là PIME.

Sự kiện lễ mừng đã được các nhân viên y tế gồm Kitô giáo và hồi giáo chung sức đứng ra tổ chức. Sơ Roberta Pignone giám đốc bệnh viện cho biết “Các nhân viên tổ chức sự kiện vì một lý do cụ thể: rằng chúng tôi đang hiện diện ở đây không vì sự lựa chọn cá nhân, nhưng bởi vì Chúa Giêsu đã sai chúng tôi đến."

Sơ Roberta Pignone là một nhà truyền giáo dòng Immaculate Conception và đồng thời là một bác sĩ y khoa.

"Thông qua sự kiện này, chúng tôi muốn nhắc nhở lý do tại sao chúng tôi đang ở đây và giải thích ý nghĩa của ngày Giáng sinh," Sơ nói.

"Chúng tôi không công bố phúc âm trực tiếp, nhưng chúng tôi rao giảng lời Chuá qua cuộc sống của chúng tôi. Thật là tốt đẹp khi được thấy các cộng tác viên của chúng tôi có thể mang thông điệp của Chúa Giêsu đến với người khác qua những điều mắt thấy tai nghe về những gì chúng tôi làm."

Các nữ tu cuả PIME thành lập bệnh viện vào năm 1986 để điều trị bệnh nhân Phong cùi và ngăn chặn sự lây lan của nó. Từ năm 2001, cơ sở cũng nhận thêm bệnh lao. Mục tiêu chính là tạo ra một mạng lưới địa phương để xác định cách hiệu quả hơn các trường hợp nhiễm trùng mới và làm giảm tác động của cả hai bệnh.

Năm 2017, "chúng tôi đã xác định 35 trường hợp mới của bệnh phong và điều trị 400 bệnh nhân lao," Sơ Roberta nói.

Nói về buổi lễ Giáng sinh, sơ cho biết rằng "Có 60 người tham dự bữa tiệc, bao gồm nhân viên và bệnh nhân. Chúng tôi (các nữ tu) chỉ là khán giả của các nhân viên."

"Một nhân viên Hồi giáo lên trình bày về thân thế cuả Chuá Giêsu," vị nữ tu nói. "Ông ta nói rằng (Chúa Giêsu) là một người Con mà đấng Cha đã gửi đến trái đất để mang lại hòa bình và tình thương yêu."

Chương trình văn nghệ bao gồm "triển lãm những bức tranh vẽ và trình bày những bài hát giáng sinh cuả xứ Bangladesh.. Tiết mục ăn khách nhất là vở kịch về dụ ngôn ‘các trinh nữ khôn ngoan và khờ dại, chờ đợi vị hôn phu của họ."

Người đạo diễn, một phụ nữ trẻ, đã "diễn giải nỗi đau và sự mệt mỏi như thế nào trước khi Chúa Giêsu đến để chữa lành, mang lại an bình và thanh thản." Đây cũng là những gì xảy ra trong bệnh viện, với các nữ tu chăm sóc với tình yêu thương.

Một điều thú vị là "câu chuyện phúc âm đã do hai người phụ nữ trẻ, một Hồi giáo và một Ấn Độ giáo, thủ vai chính.”

Sơ Roberta cũng cho biết "các bệnh nhân đã ở lại cho đến cuối chương trình; không ai bắt buộc họ. Họ có thể rút lui về phòng cuả mình. Nhưng thay vào đó họ đã đón nhận các thông điệp mà chúng tôi muốn cung cấp cho họ: về Chúa Giêsu, những gì Ngài đã làm, lý do Ngài đến trái đất, và hơn hết là lý do cuả sự hiện diện của những nhà truyền giáo như chúng tôi. "

Nhưng "phút xúc động nhất đối với tôi là điều đã xảy ra ngày hôm trước, khi các nhân viên Kitô giáo đã dành ra ít thời gian để vào toà hoà giải. Tôi đã sắp xếp những giờ giải tội ngay tại nguyện đường của chúng tôi."

"Lúc đó, tôi cảm thấy rằng tôi không chỉ là một người đứng đầu cơ sở, hoặc là bác sĩ trưởng bệnh viện", Sơ nói. "Tôi cũng còn là một nữ tu chăm sóc bệnh nhân, và cả cuộc hành trình tinh thần và linh hồn."

"Tôi cảm thấy như là một người mẹ khi tôi nghe họ nói một cách đơn giản, 'Cảm ơn Sơ cho tổ chức những điều này cho chúng tôi'."
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Huynh đoàn Giáo dân Đa Minh Thánh Gioan tông đồ mừng bổn mạng 2017
Trần Văn Minh
05:51 30/12/2017
Melbourne, vào lúc 10 giờ 30 sáng Thứ Bảy 30/12/2017. Tại Thánh đường Saint Brenden vùng Flemington. Huynh đoàn giáo dân Đa Minh Thánh Gioan đã dâng lễ đồng tế tạ ơn và mừng lễ Thánh Gioan tông đồ là bổn mạng của huynh đoàn.

Xem hình

Thánh lễ do Linh mục Nguyễn Văn Toàn OP. Đại diện cho Linh mục tổng linh hướng Liên huynh Đa Minh Victoria chủ tế, Linh mục Vũ Phước Hiến Chánh xứ Giáo xứ Saint Brenden đồng tế cùng với quý Soeur Đa Minh trợ úy của Liên huynh Victoria và đại diện các huynh đoàn giáo dân Đa Minh bạn đến hiệp dâng thánh lễ tạ ơn mừng bổn mạng của huynh đoàn. Thánh lễ được Ca đoàn trẻ Đa Minh phụ trách phần thánh ca, đã góp lời ca, tiếng đàn giúp cho thánh lễ thêm long trọng hơn.

Như thường lệ, mọi người đến sớm trước giờ lễ để cùng nhau đọc kinh thần vụ. Sau đó, đại diện ban phục vụ huynh đoàn lên đọc tiểu sử Thánh Gioan tông đồ, một vị thánh được mô tả là trẻ và được Chúa yêu thương nhất trong số mười hai vị tông đồ gần gũi với Chúa. Và đặc biệt Ngài luôn dậy mọi người phải biết yêu thương nhau.

Trước khi cử hành thánh lễ. Linh mục Chánh xứ Vũ Phước Hiến đã ngỏ lời chào Linh mục của Dòng Đa Minh cùng quý Soeur và Ban phục vụ liên huynh và toàn thể quý đoàn viên Đa Minh trong Liên huynh đoàn Giáo dân Đa Minh hiện diện để hiệp ý dâng lễ tạ ơn.

Trong bài chia sẻ lời Chúa, linh mục chủ tế đã nói về Thánh Gioan tông đồ. Vị thánh kề cận bên Chúa để thay nhân loại đón nhận sứ điệp của Thiên Chúa qua lời trối: Này là con Bà và này là Mẹ con. Những lời nói sau cùng của Thiên Chúa mở ra cho nhân loại một thế giới mới để mọi người biết và phục tùng các mệnh lệnh của Đức Mẹ và chúng ta cũng được Đức Mẹ nhận nhận loại là con, để Mẹ ủi an giữ gìn trong đời sống đức tin theo Chúa.

Dịp này, huynh đoàn đã vui mừng đón nhận một thành viên mới đến với dòng qua nghi thức mặc áo khấn tạm ba năm. Ứng viên đã hân hoan tiến lên trước mặt Cha linh hướng, vị huấn đức và trước mặt cộng đoàn để tuyên đọc những điều lệ của dòng, sau đó cả cộng đoàn đã quỳ đọc kinh Chúa Thánh Thần trước khi ứng viên nhận áo dòng do chi đại diên ban phục vụ huynh đoàn trao mặc.

Thánh lễ kết thúc, mọi người được mời qua hội trường nhà xứ để dùng bữa ăn nhẹ để mọi người có dịp chào nhau, trao đổi những sinh hoạt trong các huynh đoàn và không quên kể nhau nghe những bệnh tật mà mỗi người đang mang chút đau mình nhức mẩy, những cái bệnh của tuổi già. Cha linh hướng và các Soeur trợ úy cũng có dịp để hỏi thăm các đoàn viên Đa Minh mà phải chờ đến các thời điểm tổ chức các lễ mừng như hôm nay, mới gặp được nhau đông đủ. Ai cũng vui mừng ôn lại những kỷ niệm sinh hoạt trong quá khứ, khi sức khỏe còn tràn trề sung mãn, trong niềm tri ân cảm tạ.
 
Gia Đình Chăm Sóc Bênh Nhan Giáo Xứ Bình Thuận Mừng Lễ Thánh Gioan Tông Đồ Bổn Mạng
Phương Nga
09:21 30/12/2017
Được sự đồng ý của Cha Chánh xứ,hôm nay Ban Chăm sóc Bệnh nhân giáo xứ Bình Thuận đã hân hoan tổ chức lễ mừng Thánh Gioan Tông đồ Bổn mạng của Ban tại giáo xứ Bình Thuận vào lúc 8g30 đến 13g00 ngày Thứ Tư 27-12-2017.

Đến tham dự thánh lễ có sự hiện diện của :

Xem Hình

- Cha Nguyên bề trên Giám tỉnh Savio Trần Ngọc Tuyên,Thày Đaminh Trần Ngọc Nam cùng Quý Thày dòng Trợ Thế Thánh Gioan Thiên Chúa-Xuân Lộc -Đồng Nai.

-Cha Anrê Trần Văn Thông (Xứ Gò Vấp)

-Cha Giuse Trần Văn Lưu, Đương nhiệm Chánh xứ Bình Thuận,hạt Tân Sơn Nhì,Thày Phó tế Giuse Nguyễn Thành Công,Hội đồng Mục vụ Xứ họ,đại diện các Đoàn thể giáo xứ Bình Thuận

Ban Điều hành Gia đình Chăm sóc Bệnh nhân Liên xứ miền Sài Gòn,Ban điều hành cùng toàn thể Thành viên trong Liên xứ Sài Gòn.

Ban Điều hành và toàn thể thành viên Gia đình Chăm sóc Bệnh nhân giáo xứ Bình Thuận,hôm nay cũng có khoảng 220 bệnh nhân Công Giáo và lương thuộc giáo xứ Bình Thuận cùng về dự thánh lễ.

Với thời tiết mát mẻ,dịu nắng mà Chúa đã ban cho nên buổi lễ đã hoàn tất tốt đẹp qua các phần:

-ĐÓN TIẾP:

Từ lúc 8g30,các thành viên trong Ban CSBN giáo xứ Bình Thuận trong đồng phục đã đứng ngay các cổng lớn và các lối ra vào của thánh đường để đón tiếp Quý Cha,Quý Thày,Quý Khách và các bệnh nhân đến tham dự buổi lễ.Hầu hết bệnh nhân đều bị yếu liệt,tật nguyền nên các thành viên phải nâng đỡ,dìu dắt và bồng bế vào thánh đường.Nhân dịp này Quý Cha,Quý Thày và Ban CSBN cũng đến thăm hỏi an ủi từng bệnh nhân và giúp họ lãnh nhận Bí tích Hòa giải để họ chuẩn bị Rước Chúa trong thánh lễ.

-RƯỚC KIỆU:

Để tôn vinh Chúa và Thánh Bổn mạng,cộng đoàn đã cung nghinh tượng Thánh Gioan với hai hàng và theo thứ tự: Thánh giá nến cao,ban Tây nhạc giáo xứ,Ban điều hành và thành viên Chăm sóc Bệnh nhân cùng Cộng tác viên,Quý Viên chức Xứ họ và các Đoàn thể,Lễ sinh,Cha chủ sự Savio Trần Văn Thông,Quý Cha đồng tế,Thày Phó tế cùng Cộng đòan dân Chúa.Sau khi đi vòng quanh thánh đường Cha chủ sự cùng Quý Cha cùng tiến lên bàn thánh.

THÁNH LỄ :

Ca đoàn hát bài nhập lễ”Trong hân hoan chúng con về đây”Trước khi bước vào thánh lễ,Cha Giuse Chánh xứ Bình Thuận chủ sự thánh lễ đã Rảy nước Thánh và Làm phép những phần quà sẽ phát cho bệnh nhân ;Cha nói đôi lời :

Chúng ta được cùng Hội thánh hân hoan mừng lễ Thánh Gioan Tông đồ,bổn mạng Ban Chăm sóc Bệnh nhân giáo xứ.Hãy cầu xin Chúa cho tất cả các thành viên đoàn kết yêu thương cộng tác một cách hay nhất ,một cách cao nhất và một cách đẹp nhất để phục vụ cho các bệnh nhân.

Theo bài Tin mừng Thánh Gioan trình thuật về sự kiện Đức Giêsu phục sinh từ cõi chết (Ga 20,1-10) do Thày Phó tế Nguyễn Thành Công đọc,Cha Giuse chủ sự chia sẻ:

Sở dĩ Giáo hội cho chúng ta mừng lễ Thánh Stephanô Tử đạo và Thánh Gioan Tông đồ trong tuần Bát nhật lễ Giáng Sinh là có ý muốn cho chúng ta noi gương nhân đức,can trường,hết lòng vì Chúa và Giáo hội của hai vị Thánh nhân này vì cả hai đều là chứng nhân cho tình yêu của Chúa.Có câu nói rằng”Nếu bạn muốn hiểu sự thâm sâu của Tin Mừng thì hãy đọc thư Thánh Phaolo..” còn “Nếu bạn muốn hiểu thế nào là tình yêu của Đạo Công Giáo thì hãy đọc Tin Mừng của Thánh Gioan”

Thánh Gioan quê ở Bethsaida,con ông Giêbêđê và em trai củaThánh Giacôbê Tông đồ cùng làm nghề chài lưới và là một trong nhóm 12 môn đệ của Chúa Giêsu.Gioan là môn đệ Chúa yêu thương đặc biệt,nhưng Ngài cũng có khuyết điểm là háo danh và nóng nảy.Khi mới theo Chúa có lần Ngài đã xin với Chúa “Xin Thày cho anh em chúng con một người ngồi bên hữu và một người ngồi bên tả trong Nước của Thày (Mt 20,21)

Tác giả tu đức đã định nghĩa” Thánh Gioan là một người tội lỗi biết xám hối..”Thật vậy,qua bài Tin Mừng hôm nay trình thuật về “Ngôi mộ trống”( Ga 20,1-10) chúng ta thấy hai ông Phêrô và Gioan được đặc ân nhìn thấy Chúa sống lại đầu tiên và là nhân chứng cho cuộc Phục sinh của Chúa Giêsu(Ga 20,3)ông Gioan đã chạy nhanh đến mộ”Ông cúi xuống và nhìn thấy những băng vải còn ở đó,nhưng ông không vào (Ga 20,5) mà ông đứng đó để chờ ông Phêrô vào trước;dù rằng trước đây ông rất nóng nảy nhưng sau 3 năm sống cận kề bên Chúa và được rất nhiều đặc sủng,ông đã thay đổi cách nhìn và phục tùng quyền cai quản của ông Phêrô.

Trong 3 năm,ông cảm nghiệm được tình yêu của Thiên Chúa dành cho con người,không phải là do con người tốt mà là do Chúa tốt.Nhân dịp này Giáo hội muốn chứng minh cho chúng ta thấy Thánh Gioan Tông đồ một vị Thánh là chứng nhân cho tình yêu nồng cháy của Thiên Chúa,vì ông đã cảm nghiệm sâu sắc hơn ai hết khía cạnh này khi được chứng kiến mọi việc Chúa làm.

Tôi về giáo xứ Bình Thuận từ ngày 15-09-2017 đến nay 27-12-2017 là tròn 3 tháng 12 ngày.Nhưng tối kết luận được rằng Ban Chăm sóc Bệnh nhân ở giáo xứ này rất đặc biệt vì có những thành viên đã trên 70 tuổi,mà vẫn công tác rất tốt.Cũng có nhiều người trẻ mà rất hăng say phục vụ co các bệnh nhân.Đó là nhờ sự dạy dỗ của Dòng Trợ thế Thánh Gioan Thiên Chúa với tôn chỉ “Chăm sóc Bệnh nhân hết tấm lòng và không tính toán gì cả!”.

Bên cạnh đó,tôi cũng còn nghe những tiếng xầm xì,bàn tán thể hiện sự chưa thống nhất ý kiến và chưa thật sự đoàn kết của các thành viên.Mừng lễ Thánh Gioan Tông đồ bổn mạng hôm nay,chúng ta hãy noi gương Thánh nhân là sống hết mình lo cho các bệnh nhân nhất là cứu thoát linh hồn của họ đồng thời trong đời sống đức Tin chúng ta minh chứng bằng việc làm là yêu thương và đoàn kết với nhau như Thánh Gioan bổn mạng đã minh chứng Thiên Chúa là tình yêu và Ngài là môn đệ Chúa yêu thương bậc nhất Amen.

Sau nghi thức truyền phép Cha chủ sự cũng cầu cho các linh hồn Bề trên,linh mục tu sĩ,linh hồn ân nhân,thân nhân và nhất là các linh hồn thành viên trong Ban Chăm sóc Bệnh nhân của giáo xứ.

Ca đoàn hát bài’Loài người ơi tới Belem kính thờ Ngôi Hai Chúa cao quang..” Trước khi ban phép lành Cha chủ sự nêu lý do hôm nay Cha Antôn Linh hướng đã không đến tham dự và dâng lễ vì sức khỏe Cha hiện không tốt.Cha cũng mời cộng đoàn chúc mừng Ban CSBN và chúc mừng nhau và cảm tạ Cha Savio đã hiện diện để cầu ngyện và đồng tế thánh lễ.

Cha Savio Trần Ngọc Tuyên đáp từ “Thay mặt Thày bề trên Giám tỉnh,Quý Cha,Quý Thày của Dòng xin kính chúc Cha xứ Giuse,Quý Cha Phó,Ban Chăm sóc Bệnh nhân giáo xứ đã nhận Thánh Gioan làm bổn mạng được như cái tên gọi giáo xứ Bình là bình an và Thuận là thuận hòa,Cha cũng chúc tết Dương lịch và tết Âm lịch Mậu Tuất cho tất cả vì từ đây đến ngày đó chắc không có cơ hội gặp lại Cha xứ và cộng đoàn.Mọi người vỗ tay và đón nhận phép lành.Ông Nguyễn Khắc Sinh trưởng ban CSBN đã đại diện cho tất cả thành viên dâng lời tri ân lên Cha Giuse Chánh xứ,Quý Cha phó,Cha Savio Nguyên Giám tỉnh,Cha Antôn Nguyễn Chân Hồng,Thày Đaminh Trần Ngọc Nam và Quý Thày dòng Trợ thế Thánh Gioan Thiên Chúa,Quý ân nhân đã đóng góp công của cho Ban nên hôm nay các bệnh nhân mới có những phần quà.Ông cũng gửi lời cảm ơn tới Quý Ban Điều hành Liên xứ Sài Gòn cùng tất cả thành viên trong Liên xứ,Ban hành giáo và Đoàn thể,Ban Tây nhạc,ca đoàn,Quý bệnh nhân trong giáo xứ và cộng đoàn đã về dâng thánh lễ và cầu nguyện cho buổi lễ .

PHÁT QUÀ CHO BỆNH NHÂN :

Quý Cha và Quý Thày đã mang những phần quà (Đường và Sữa) đến tận tay bệnh nhân,cũng là cách để bày tỏ sự quan tâm và thông cảm cho các bệnh nhân và gia đình của họ.Mọi người cùng vui mừng đón nhận và ra về trong niềm vui và hy vọng về Chúa Giêsu Giáng Sinh mà tất cả vừa tận hưởng trong Đêm Cực Thánh 25-12-2017) để rồi hôm nay lại một lần nữa lại được đón nhận tình yêu của Thiên Chúa qua lễ Thánh Gioan Tông đồ bổn mạng.

Ca đoàn hát bài kết lễ”Hát khen mừng Chúa Giáng Sinh ra đời Chúa sinh ra đời nằm trong hang đá nơi máng lừa “cho cộng đoàn cùng hiệp thông.Buổi lễ kết thúc lúc 11g30 cùng ngày.

Phương Nga
 
TGP Huế: Lễ Truyền Chức Phó Tế Và Mừng Ngân Khánh Linh Mục của Đức TGM Nguyễn Chí Linh
Trương Trí
09:30 30/12/2017
Hòa trong bầu khí hân hoan mừng Chúa Giáng sinh, sáng ngày 30 tháng 12, cộng đoàn dân Chúa từ khắp nơi quy tụ về Nhà thờ Chính tòa Phủ Cam Huế để cùng chia sẻ niềm vui với gia đình 24 Tiến chức được tuyển chọn lên chức Phó tế. Cũng trong niềm vui khôn tả ấy, cộng đoàn hiệp ý dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, mừng Ngân khánh Linh mục của vị Cha chung kính yêu của Tổng Giáo phận Huế: Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh, Ngài cũng vừa mang trọng trách là Chủ tịch HĐGM Việt Nam, vừa là Giám quản Tông tòa Giáo phận Thanh Hóa. Thiên Chúa đã chọn gọi Ngài làm Linh mục đời đời hôm nay vừa tròn 25 năm, nhưng đã hết 14 năm làm Giám mục và Tổng Giám mục.

Xem Hình

Mừng lễ hôm nay trong Tuần Bát nhật Chúa Giáng sinh, một hồng ân cao cả mà Thiên Chúa trao ban cho nhân loại vì tình yêu thương con người. Cũng là mừng vì hồng ân Chúa đã trao ban cho Tổng Giáo phận Huế một vị Mục tử nhân lành như lòng lòng Chúa mong ước, đồng thời cũng mừng vì hồng ân Chúa thương ban cho Giáo phận Huế 24 tiến chức Phó tế, trong đó có 10 thầy thuộc Dòng Thánh Tâm Huế, đến từ khắp các Giáo phận. Chính vì thế, Nhà thờ Chính tòa hôm nay vinh dự đón chào rất đông khách quí là Linh mục, Tu sĩ đến từ các Giáo phận, đặc biệt là Giáo phận Thanh Hóa.

Đoàn rước đoàn đồng tế trang trọng từ Nhà Mục vụ tiến về sân Tiền đường đi vào Nhà thờ, uy nghiêm trong bầu khí thánh thiêng của ngày Đại lễ. Đặc biệt có sự hiện diện của Đức nguyên Tổng Giám mục Phanxico Xavie Lê Văn Hồng, người đã không quản ngại vất vả để ghánh vác những gì mà Đức Tổng Giám Mục Giuse nhờ giúp những lúc Ngài bận công tác mục vụ.

Mở đầu Thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục Giuse ngõ lời với cộng đoàn: Trước hết Ngài nói lời chào Đức nguyên Tổng Giám mục Phanxico Xavie, sau đó Ngài chia sẻ: Hôm nay là ngày vui của Tổng Giáo phận Huế, ngày vui của Đại Chủng viện Huế, ngày vui của Dòng Thánh Tâm Huế, và cũng là ngày vui của gia đình, thân nhân, ân nhân của 24 tiến chức sắp được lãnh nhận chức Phó tế, Ngài mời gọi cộng đoàn vỗ tay chúc mừng. Ngài nói tiếp: Chúng ta đang ở trong tuần Bát nhật Giáng sinh, chúng ta đã được Chúa ban cho món quà quí giá nhất đó là chính con Một của Người. Ngoài niềm vui đó, chúng ta hôm nay còn một niềm vui nữa là được Chúa ban cho 24 tiến chức Phó tế. Mỗi người chúng ta hãy cảm tạ hồng ân mà Thiên Chúa đã trao ban cho chúng ta.

Nghi thức truyền chức Phó tế thật long trọng, mở đầu là Đức Tổng Giám Mục xướng kinh Cầu xin Chúa Thánh thần bằng tiếng Latin; các tiến chức phủ phục trước Bàn thờ trong lúc cộng đoàn dâng kinh Cầu Các Thánh, khẩn khoản nài xin Thiên Chúa, nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria và toàn thể các Thánh, ban ơn trợ giúp cho các tiến chức là những con người với thân phận mỏng dòn yếu đuối. Đức Tổng Giám Mục đã dâng lời nguyện và đặt tay lên đầu các tiến chức đã được tuyển chọn để truyền chức Thánh.

Xúc động nhất là 24 bà Mẹ, những người đã cưu mang sinh thành dưỡng dục các tiến chức, để giờ đây vui mừng được Chúa chọn.

Sau Thánh lễ, Linh mục Tổng Đại diện Anton Dương Quỳnh nói lời cảm tạ và tri ân Đức Tổng Giám Mục Giuse, Đức nguyên Tổng Giám mục Phanxico Xavie, quí linh mục đồng tế đã sốt sắng dâng Thánh lễ tạ ơn hôm nay. Ngài thay mặt Cộng đoàn dân Chúa chúc mừng Đức Tổng Giám Mục nhân dịp kỷ niệm 25 năm hồng ân linh mục. Hai linh mục đại diện trao tặng Đức Tổng lẵng hoa tươi thắm và món quà kỷ niệm của Tổng Giáo phận Huế.

Kết thúc Thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục cùng Linh mục đoàn đã chụp hình lưu niệm với các Tân chức Phó tế.

Trương Trí.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh gia đình
Lm. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
09:33 30/12/2017


Hình ảnh gia đình

Trong Giáo Hội có nhiều thánh đường, nhiều xứ đạo mang tên Gia Đình Thánh Gia. Thánh đường Sagrada Familia ở thành phố Barcelona bên nước Tây ban Nha, là thánh đường thời danh trên thế giới. Hằng năm có tới hai triệu khách du lịch đến tham quan. Thánh đường này do Kỹ sư Antonio Gaudi vẽ họa đồ cho công trình kiến trúc to lớn đồ sộ nhất từ hơn 130 năm nay, và cho tới ngày hôm nay vẫn chưa hoàn tất việc xây dựng.

Người ta dự đoán cần trong vòng từ 30 đến 50 năm nữa để xây dựng cho hoàn thành. Người khác lại nghĩ rằng đó là một công trình xây dựng liên tục kéo dài không chấm dứt. Vào mỗi thời điểm đều có những công trình nghệ thuật để lại dấu vết và hãy còn dang dở chưa hoàn thành. Những dấu vết dở dang trong thời gian còn đó. Theo dự phóng của họa đồ ngôi thánh đường vĩ đại này được xây dựng với 18 ngọn tháp.

Nhìn vào lịch sử xây dựng cùng hình ảnh ngôi thánh đường Sagrada Familia, người ta tự hỏi phải chăng đó cũng có thể là hình ảnh gia đình đang trong tiến trình biến chuyển thay đổi ở xã hội ngày hôm nay không? Phải chăng không phải mỗi giai đoạn thời gian có một mô hình viễn tượng về gia đình ?

Trong thời đại ngày nay không thể đơn giản lấy mô hình gia đình lý tưởng mang sắc thái thôn quê của thế kỷ 19. ra làm mẫu mực: người vợ lo việc nấu nướng trong nhà bếp, lo chăm sóc con cái và những việc khác trong gia đình được trật tự ngăn nắp sạch sẽ, người chồng lao động ngoài đồng ruộng, và con cái giúp đỡ cha mẹ sau giờ học ở nhà trường theo khả năng có thể.

Gia đình là một cộng đồng chung sống trong suốt dọc đời sống. Gia đình do một người đi làm kiếm tiền bạc của cải lo liệu nuôi nấng cho các thành phần trong gia đình.

Đó là hình ảnh gia đình ngày xưa vào những thế kỷ trước đây. Ngày nay thì khác, không còn như thế nữa.

Những nhà xã hội học nghiên cứu về gia đình đưa ra nhận xét, thực ra đời sống cũng như mối tương quan về gia đình và đời sống hôn nhân có thay đổi, nhưng không nhiều.

Người phụ nữ, người vợ ra ngoài đi làm kiếm tiền ngày hôm nay không phải chỉ vì muốn để không bị lệ thuộc vào tiền bạc. Nhưng họ phải đi làm kiếm tiền, để cho đời sống gia đình ít là một nửa hay một phần có đủ để chi phí trong đời sống. Vì nhu cầu chi tiêu cho đời sống trong gia đình ngày càng nhiều thêm ra. Hay đúnbg hơn vật gía ngày càng mắc đắt thêm.

Những thắc mắc và những vấn đề phức tạp nữa xảy đến cho đời sống, như đời sống gia đình bây giờ càng có thêm những luật lệ xã hội ràng buộc: luật lệ về của cải tài sản, luật về chi phí nuôi sống gia đình, luật về thuế khóa, và bây giờ có thêm mô hình sống chung mới. Cung cách đối xử với những trường hợp ly dị cũng là điều mới nữa. Trường hợp như thế trước đây ít chục năm hoàn toàn khác. Nhưng bây giờ trong đời sống xã hội gần như bình thường. Rồi trường hợp mô hình đời sống giữa hai người nam với nam, nữ với nữ. Họ sống chung nhau nhận con nuôi như thể một gia đình, được luật lệ xã hội công nhận hợp pháp.

Người tín hữu Chúa Kito theo khía cạnh đức tin bị đặt trước những thách đố đó không khỏi tự hỏi: Vậy chương trình nguyên thủy hình ảnh về gia đình xưa nay có còn nữa không? Thế nào là khuôn mẫu nguyên thủy về gia đình? Người ta có thể nhìn vào mẫu phác họa ngôi thánh đường Sagrada Familia ở Barcelona do kiến trúc sư Gaudi đã vẽ ra để rút ra bài học?. Vậy chương trình bản vẽ nào chúng ta có thể nhìn vào để nghiên cứu học hỏi?

Câu trả lời chúng ta không có được do những chỉ dẫn hiện thời ở công trình xây dựng. Nhưng bản sơ thảo cho công trình chúng ta tìm ra được ở nơi chứng từ của đức tin, của Kinh Thánh. Nơi đó chúng ta khám phá ra sự chung sống của đời sống gia đình vừa trong thời gian, vừa cả về những điều lệ căn bản giúp cho đời sống gia đình trong tương quan liên đới với nhau được củng cố cho vững chắc.

Không phải những vai trò khác nhau của những khác biệt về phái tính theo truyền thống giúp xây dựng nên đời sống hôn nhân và gia đình. Nhưng là một bổn phận bao quát: Gia đình là nơi chốn cụ thể của tình yêu thương và tương trợ lẫn cho nhau.

Cho trẻ em không có nơi chốn nào tốt hơn nữa giúp họ học hỏi được thế nào là sự tin tưởng, sự ràng buộc gắn bó và niềm vui mừng với nhau. Bỏ qua những lạm dụng, ghen tỵ sang một bên, không có chỗ nào khác mang lại hạnh phúc lớn hơn, khi nếp sống gia đình cùng chung nhau hiện thực. Trong gia đình những thành phần liên đới giúp đỡ nhau, cùng nhau mừng lễ, cùng nhau chia xẻ buồn vui, cùng nhau chịu đựng và hân hoan mừng rỡ, cùng nhau hy vọng và cùng lo âu hồi hộp chờ đợi.

Ngày lễ kính Thánh Gia Thất nhắc nhớ cùng khơi lên tình tự lòng can đảm cho con người về gia đình là nơi chốn của sự tin tưởng, sự ràng buộc và niềm vui mừng với nhau. Nơi đó con người sống lớn lên trải qua trong nếp sống tình tự chân thành con người với nhau.

Cho dù có những thay đổi, phải, có khi là cách mạng về hình ảnh nếp sống gia đình trong tương lai, mà những thế hệ trẻ ngày mai sẽ tiếp cận nhận ra, chúng ta vẫn nhận ra ý định của Đấng Tạo Hóa, Người vẽ mẫu phác họa cho đời sống gia đình: gia đình là bầu trời không gian cho tình yêu con người được triển nở hôm qua, hôm nay và ngày mai.

Lễ Thánh Gia Thất

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tịnh Tâm
Tấn Đạt
09:44 30/12/2017
TỊNH TÂM
Ảnh của Tấn Đạt
Tịnh tâm trong thanh tịnh,
trong Nguồn sống tịnh minh
để thường giúp muôn loài
vui sống trọn an bình.
(Trích thơ của Tịnh Nguyệt Vân)