Ngày 30-12-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
01:47 30/12/2015
Mừng Kính Lễ Mẹ Thiên Chúa
Lc 2, 16-21

ĐỨC MẸ LÀ MẸ Thiên Chúa

Còn ngôn ngữ nào đẹp bằng tiếng “ mẹ “. Danh từ “ mẹ “ diễn tả tình thương vô bờ vô bến dạt dào của người mẹ. Mỗi người đều có một người mẹ : mẹ đã cưu mang,sinh ra ta, nuôi dưỡng ta. Mẹ là niềm vui, là hạnh phúc cho mỗi người. Mẹ trần thế đã là nguồn cảm hứng vô tận cho các thi sĩ, các văn sĩ và các nhạc sĩ. Tuy nhiên, đối với người Công Giáo, Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa và cũng là Mẹ của mỗi người chúng ta.

Trong Mầu nhiệm Nhập thể, không tước hiệu nào thích hợp bằng tước hiệu Mẹ Thiên Chúa. Công đồng Vatican II trong Hiến chế Tín lý về Hội Thánh đã viết :” Từ những thời xa xưa, Đức Trinh Nữ đã được tôn kính dưới tước hiệu là Mẹ Thiên Chúa, và các tín hữu đã khẩn cầu cùng ẩn náu dưới sự che chở của Người trong mọi cơn gian nan khốn khó “. Tước hiệu này đã được xử dụng cách thản nhiên trong toàn cõi Đông phương thời đó mà không hề gặp sự chống đối nào. Mãi tới thế kỷ thứ V, giáo chủ Nestoriô mới gây khó khăn và chống đối do quan niệm sai lầm của ông. Năm 431, Công đồng Êphêsô được triệu tập và thánh Cyrillô đã chủ tọa Công đồng. Công đồng đã tuyên bố cất chức giáo chủ Nestoriô và đồng thời đánh đổ lạc thuyết này. Công đồng Êphêsô đã định tín Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa. Từ đó tước hiệu này trở thành tước hiệu chính của Đức Maria.

Hôm nay, Giáo Hội hân hoan, long trọng mừng kính lễ Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa trong Năm Thánh Lòng Thương Xót. Chúng ta càng hân hoan chúc tụng, cảm mến Mẹ vì Mẹ là Đấng đầy ơn phước, một tước hiệu mà sứ thần Gabrien đã cung kính gọi Mẹ trong ngày truyền tin. Mẹ là gương mẫu trong thái độ cầu nguyện. Mẹ là mẫu gương của sự im lặng thánh. Im lặng không có nghĩa là câm nín để qua chuyện nhưng im lặng để lắng nghe Lời Chúa và suy đi nghĩ lại trong lòng. Mẹ im lăng quỳ trong Hang đá Bêlem để chiêm bái Hài Nhi Giêsu là Đấng Cứu Độ đầy lòng thương xót.

Không ai hiểu hơn Mẹ về Mầu nhiệm Giáng Sinh. Tuy nhiên, thánh sử Luca chỉ viết vỏn vẹn câu này :” Còn Maria chỉ ghi nhớ tất cả những sự việc đó và suy niệm trong lòng “.

Mầu nhiệm Giáng Sinh là Mầu nhiệm khôn ví.Đó là Mầu nhiệm của đức tin. Trước khi đón nhận cưu mang Chúa Giêsu trong cung lòng thanh khiết bởi phép Chúa Thánh Thần, Mẹ Maria đã đón nhận Ngôi Hai Thiên Chúa trong tâm hồn khi biết lắng nghe và suy niệm Lời Chúa.

Mẹ Maria đã đản sinh Chúa Giêsu nơi Hang Đá Máng Cỏ Bêlem giữa cánh đồng hoang vu trong đêm đông lạnh giá…Trong Hang Đá, thánh Giuse và Mẹ Maria quỳ cung chiêm Con Thiên Chúa làm người. Hang đá Bêlem trong đêm vắng, gió lùa, bò lừa thở hơi…Giữa cảnh hoang vu, lạnh lẽo đêm đông, Con Thiên Chúa giáng sinh làm người trong bầu khí tĩnh lặng, trong cảnh thái bình mà ngôn sứ Isaia đã tiên báo từ xưa. Đây là cảnh thanh bình mà nhân loại hằng chờ đợi. Sự an bình mà các thiên thần trong đêm Giáng Sinh đã hát vang trên không trung :” Vinh danh Thiên Chúa trên trời. Bình an dưới thế cho người thiện tâm “ ( Lc 2, 14 ). Và rồi thiên thần đã báo tin vui ấy cho các mục đồng. Chính các mục đồng là những người đầu tiên đã gặp được Hài Đồng Giêsu. Họ đã thấy Hài Nhi Giêsu được đặt nằm trong Máng Cỏ Bêlem, họ thấy Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa , thánh Giuse…Tất cả đều im lặng. Sự im lặng thánh nói lên niềm vui, sự hạnh phúc của những người được nhìn thấy Chúa.

Hôm nay là ngày đầu Năm Mới Dương lịch 2016, chúng ta mừng kính lễ Mẹ Thiên Chúa và cầu nguyện cho thế giới được hòa bình. Xin Chúa giúp mỗi người chúng ta được biết noi gương bắt chước Mẹ : “ lắng nghe Lời Chúa và thực hành Lời Chúa trong đời sống của mình “.

Lạy Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa
Xin cầu thay nguyện cho chúng con trước mặt Chúa để chúng con luôn biết nói lời “ Xin vâng “ làm theo ý Chúa và sống loan truyền tình thương của Lòng Thương Xót Chúa cho mọi người và giới thiệu Chúa Giêsu cho nhiều người chưa biết Chúa.Xin Chúa cho chúng con cảm nghiệm sâu xa lời của thánh Bênađô :” Nói về Mẹ không bao giờ cùng “. Amen.
 
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Lễ Kính Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa Năm C -.1.1.2016
Lm Francis Lý văn Ca
18:34 30/12/2015
ĐẦU LỄ: Anh Chị Em thân mến,
Trước thềm năm mới 2016, Giáo Hội mừng kính Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa, không ngoài mục đích bộc lộ tình con thảo hiếu đối với Mẹ hiền.

Hôm nay cũng là ngày kết thúc tuần bát nhật Lễ Giáng Sinh. Cách nay đúng 1 tuần, Mẹ đã ban cho trần gian Đấng Cứu Thế, từ đó Mẹ đã trở thành Mẹ Thiên Chúa và là Mẹ của chúng ta. Trong chu kỳ phụng vụ, trong một năm, chúng ta có rất nhiều ngày lễ kính Đức Maria. Thiên Chúa đã yêu thương trần gian đến nỗi đã ban chính Con của Ngài sinh bởi Đức Trinh Nữ Maria. Chính người nữ nầy đã được nâng lên địa vị là Mẹ Thiên Chúa.

Cho nên, ý nghĩa của ngày lễ hôm nay nói lên vai trò làm Mẹ Thiên Chúa của Đức Maria rất quan trọng trong đời sống của Giáo Hội, của mỗi người trong chúng ta. Chính vì sự quan trọng nầy mà Giáo Hội muốn đặt lễ Kính Mẹ lên hàng đầu của năm tháng ngày giờ.

Thánh lễ hôm nay, Giáo Hội muốn con cái quây quần bên hang đá Bêlem với Thánh Gia Thất, trong ngày đầu năm nầy, để dâng lên Mẹ một năm mới sắp đến cho Chúa Cha toàn năng. Chúng ta cầu xin Chúa, qua lời cầu bầu của Mẹ, ban cho Cộng Đoàn Xứ Đạo, gia đình, cá nhân, Quê Hương và Giáo Hội Việt Nam một năm mới tràn đầy hồng ân của Chúa.

Giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ mừng kính Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, và là Mẹ của mỗi người trong chúng ta, bằng bài ca nhập lễ sau đây:

TRƯỚC BÀI I:
Thầy cả thượng phẩm thời Cựu Ước cầu xin Thiên Chúa Giavê chúc lành cho dân Dothái. Trước thềm năm mới dương lịch, chúng ta cùng quây quần nơi đây, để dâng lên Thiên Chúa thánh lễ đầu năm, cùng với linh mục của thời Tân Ước, xin Thiên Chúa chúc lành cho con cái của Ngài nơi trần gian.

TRƯỚC BÀI II:
Chúa quá yêu thương trần gian nên đã sai Con Ngài giáng sinh bởi người phụ nữ, người phụ nữ đó, ngày hôm nay Giáo Hội tôn vinh là Mẹ Đấng Cứu Thế. Chúng ta hãnh diện vì có được người Mẹ đó, vì Mẹ luôn cầu bầu cho chúng ta.

TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Mẹ Maria đã thực thi những điều luật dạy, trong việc dâng hài nhi Giêsu trong đền thánh và chịu phép cắt bì. Đối với những bậc làm cha mẹ, noi gương Mẹ, đừng thờ ơ trong việc lo cho con cái lãnh nhận bí tích rửa tội, sau khi sinh theo luật Giáo Hội.

LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN

Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Nhân dịp ngày đầu năm, chúng ta tạ ơn Chúa vì ơn của Ngài đã ban qua sự giáng sinh của Con yêu dấu là Đức Giêsu Kitô. Qua sự cầu bầu của Mẹ, chúng ta tin rằng Chúa sẽ tiếp tục ban muôn ơn lành cho Giáo Hội và thế giới trong năm mới nầy:

1, Thế giới chúng ta đã trải qua một năm với biết bao là tai ương khủng khiếp. Chúng ta dâng lên Chúa tất cả trong sự quan phòng của Chúa Cha Toàn Năng của môt năm mới đang đến. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2. Chúng ta dâng lên Chúa lời cầu xin cho Quê Hương và Giáo Hội Mẹ. Xin ban cho Quê Hương và Giáo Hội Việt Nam một năm mới được muôn ơn lành, những thân bằng quyến thuộc của chúng ta được bình an. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Xin Chúa chúc lành mọi gia đình Công Giáo của chúng ta. Xin cũng ban ơn cho những cá nhân hay gia đình gặp buồn phiền, luôn có Mẹ an ủi, phù trì. Xin Chúa cũng hiện diện bên những gia đình kém may mắn. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Xin Chúa ban ơn thánh, với sự cầu bầu của Đức Trinh Nữ Maria, chúng ta sẽ bắt đầu một năm mới – Năm Thánh Kính Lòng Thương Xót - trong sự chúc phúc và chở che của Ba Ngôi Thiên Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

5. Xin Chúa ban ơn yên nghỉ trong nhà Chúa muôn đời, những tôi trung tớ nữ của Chúa, đã ra đi trong một năm đã qua. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Linh mục:
Cùng với Đức Trinh Nữ Maria, chúng con bắt đầu một năm mới, xin Chúa cho Mẹ luôn hiện diện với chúng con, trong suốt năm mới nầy. Như chính Mẹ đã hiện diện với Chúa trong suốt quãng đời ấu thơ. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Ai tiếp nối các Nữ Tu Hồng đã cầu nguyện liên lỉ 100 năm và đang tiến hành thêm 100 năm nữa.
Giuse Thẩm Nguyễn
18:28 30/12/2015
Gương cầu nguyện: Các Nữ Tu Hồng đã liên lỉ cầu nguyện 100 năm và đang tiến hành thêm 100 năm nữa.

PHILADELPHIA (AP)/ Trong hơn 100 năm qua, các nữ tu dòng kín được biết với tên Các Nữ Tu Hồng đã thay phiên nhau cầu nguyện liên tục không ngừng nghỉ tại nhà nguyện Divine Love (Chúa Tình Yêu) ở Philadelphia.

Hiện nay để tiếp tục việc cầu nguyện liên lỉ thêm một kỷ nguyên nữa trong lúc nhân số giảm dần, các nữ tu dòng Kính Thánh Thể Công Giáo đã bắt đầu trong âm thầm tìm cách phát triển nhà dòng trong khi vẫn đang duy trì sống đời sống tách biệt với thế giới bên ngoài nơi dòng kín.

Năm ngoái, các nữ tu đã treo biểu ngữ bên ngoài nhà nguyện và tu viện để mời công chúng vào tham dự thánh lễ mỗi ngày. Các nữ tu cũng dành nhiều cuộc phỏng vấn cho các phóng viên. Các hội phụ nữ và trường học cũng được mời nói chuyện với các nữ tu – những cuộc tiếp xúc này đã diễn ra tại phòng ăn, phòng khách trong tu viện.

Thậm chí còn có những tờ truyền đơn kêu mời tham gia cầu nguyện được treo ngay trước cửa của nhà nguyện. Trong đó có ba câu hỏi được đặt ra là: Bạn có yêu Chúa Giêsu trong phép Thánh Thể không? Bạn có nhận thấy sức mạnh của việc cầu nguyện trước Thánh Thể không ? Chúa Giêsu có mời bạn nói “Có” với đời sống cầu nguyện trước Thánh Thể không ?

“Rất ít khi chúng tôi đi tìm ơn gọi trước một trăm năm. Nhưng hiện nay thì chúng tôi mong muốn các chị em phụ nữ trẻ nhận ra cuộc sống của họ rất đẹp tươi và tràn đầy niềm vui biết bao khi nó không bị dính bén vào cạm bẫy của vật chất,” nữ tu Maria Clarissa, ở tuổi 55 đã nói như vậy. “Chúng tôi làm phần vụ của chúng tôi trong việc kêu mời nhiều thử thách này, đồng thời chúng tôi cũng phó thác vào sự quan phòng của Thiên Chúa. Chính Ngài sẽ là Đấng sẽ mời gọi,”

Trước đây có khoảng 40 nữ tu sống tại tu viện Philadelphia. Hiện nay thì chỉ còn 20, chị trẻ nhất là 52 tuổi và chị lớn nhất là 90 tuổi.

Nhà dòng được thành lập ở Hà Lan vào năm 1896 với mục đích chủ yếu là liên tục tôn thờ Chúa Giêsu trong phép Thánh Thể, qua Bánh Thánh là Mình và Máu Chúa Kitô. Màu hoa hồng tượng trưng cho việc vui mừng mà các nữ tu cảm nhận khi tôn vinh Chúa Thánh Thần.

Vào năm 1915, có chín nữ tu trong số chị em ban đầu rời nhà Mẹ để đến Philadelphia và nơi đây họ đã lập ra tu viện thứ hai.

Hiện nay có khoảng 420 nữ tu dòng Kính Thánh Thể đang sống trong 22 tu viện rải rác trong 12 quốc gia. Có ba tu viện khác ở Mỹ là St. Louis; Corpus Christi ở Texas và Lincoln ở Nebraska.

Người ta sẽ rất ngạc nhiên khi biết có một nhóm nữ tu 20 chị sống đời sống chiêm niệm, ẩn dật gần ngay viện bảo tàng nổi tiếng, địa danh lịch sử và tòa nhà chính phủ Philadelphia. Các nữ tu chỉ ra khỏi dòng kín trong những trường hợp khẩn cấp như đi khám bệnh thôi. Khi phải đi ra ngoài, các nữ tu mặc áo màu xám để khỏi gây chú ý của công chúng.

Đây là một đời sống quên mình, tập trung vào việc cầu nguyện xin ơn cho những người mà các nữ tu chưa hề gặp gỡ hay quen biết. Các nữ tu cầu nguyện hầu như suốt ngày, cầu nguyện chung và cầu nguyện riêng luân phiên trước Thánh Thể, thông thường các nữ tu thức dậy lúc 5:15 sáng và đi ngủ lúc 8:00 tối.

Ai cũng có việc của mình. Người thì làm thẻ Thánh Lễ, người thì làm tràng hạt, tất cả tiền bán sản phẩm được dùng cho việc chi tiêu của nhà dòng. Những nữ tu khác thì trả lời thư tín, người thì trực điện thoại. Những người gọi tới thường là những người cô đơn hay chán đời muốn tự tử. Các nữ tu chỉ lắng nghe vậy mà lại có kết quả an ủi khác thường.

Các nữ tu có một giờ rảnh tự do và nửa giờ giải trí mỗi ngày. Các nữ tu được phép thăm nhà hay bạn bè ba lần trong một năm.

Nữ tu Mary Angelica, 55 tuổi nói rằng chị muốn cho những người đã mất đức tin biết rằng luôn luôn có người cầu nguyện cho họ “ về bất cứ việc gì họ cần.”

Các nữ tu vẫn theo dõi những sự kiện xảy ra trong xã hội hiện nay, nhưng các tờ báo gởi tới nhà dòng thì không có môn thể thao cũng như các mục giải trí.

Nữ tu Mary Angelica giải thích rằng, “ Chúng tôi sống đơn giản chừng nào tốt chừng ấy để hoàn toàn chú tâm vào Thiên Chúa. Chúng tôi đơn giản trong mọi thứ, kể cả thức ăn – tuy vậy chúng tôi cũng có kem lạnh vào những dịp lễ đặc biệt.”
 
Fides: Giáo Hội chịu thiệt hại rất nặng nề trong năm 2015. 22 nhân viên mục vụ bị giết trong năm qua. Nhiều linh mục bị bắt cóc.
Đặng Tự Do
14:40 30/12/2015
Làn sóng các Kitô hữu bị thiệt mạng trong giai đoạn lịch sử này của nhân loại cho thấy một sự bùng nổ chưa từng có. Dường như là chưa từng thê thảm như vậy trong lịch sử, bởi vì một cuộc khủng bố toàn cầu hóa đang diễn ra.

Nói riêng về các nhân viên mục vụ trong Giáo Hội, theo hồ sơ theo dõi thường xuyên của chúng tôi, trong năm nay các nhân viên mục vụ bị giết trên cả 4 châu lục, trong đó nhiều nhất là tại Mỹ Châu là lục địa trong bảy năm liên tiếp vừa qua năm nào cũng đều ở mức kỷ lục. Tám nhân viên mục vụ giết ở đây. Tiếp theo là châu Á với bảy vị, châu Phi với năm vị và cuối cùng là châu Âu với hai vị linh mục ở Tây Ban Nha.

Những con số này chỉ là bề mặt của một tảng băng trôi trong cuộc khủng bố toàn cầu nhắm vào các Kitô hữu. Isis, Boko Haram, sự phân biệt đối xử ở các nước khác nhau, nơi nhà nước ngang nhiên xen mình vào nội bộ các tôn giáo, gây khó khăn cho việc gia nhập Kitô Giáo và biến cuộc sống các Kitô hữu trở nên khó khăn đến mức phải rất anh hùng mới có thể sống niềm tin Kitô của mình, hay thậm chí ở nhiều nơi, họ còn phải chịu các cuộc tấn công và tàn sát.

Với hồ sơ này và những thông tin kịp thời về cuộc đàn áp đang diễn ra trên thế giới, thông tấn xã Fides của chúng tôi muốn đưa ra ánh sáng những thảm kịch của nhân loại, nhằm khơi dậy lương tâm của tất cả mọi người thiện chí để xây dựng một xã hội công bằng và biết nâng đỡ nhau hơn.

Trong năm 2015, 22 nhân viên chăm sóc mục vụ đã thiệt mạng trên toàn thế giới, nhiều hơn ba vị so với năm 2013. Trong bảy năm liên tiếp vừa qua, nơi một số lượng rất cao các nhân viên chăm sóc mục vụ bị giết là Mỹ Châu. Tính chung, từ năm 2000 đến năm 2015, 396 nhân viên mục vụ, trong đó có 5 giám mục đã thiệt mạng tại lục địa này.

Các nhân viên chăm sóc mục vụ chết vì bạo lực trong năm 2015 là: 13 linh mục, 4 nữ tu, 5 giáo dân. Nếu tính theo các châu lục: ở Mỹ 8 vị; ở Châu Phi 5 vị; ở châu Á 7 vị; và ở châu Âu hai linh mục bị giết.

Phần lớn các nhân viên chăm sóc mục vụ bị giết trong năm 2015 đã chết trong những vụ mưu toan cướp của, và trong một số trường hợp các ngài bị tấn công rất dã man. Đó là một dấu chỉ của một tình trạng suy đồi về đạo đức, nghèo nàn về kinh tế và văn hóa, gây ra bạo lực và sự coi thường tính mạng con người.

Tất cả các vị bị giết đều sống trong những bối cảnh nhân sinh và xã hội bình thường, ban phát các phép bí tích, giúp đỡ người nghèo, chăm sóc trẻ em mồ côi và người nghiện ma túy, cổ võ và đôn đốc các dự án phát triển hoặc đơn giản là mở tung cửa ngôi nhà của mình cho bất cứ ai. Và một số đã bị sát hại bởi chính những người họ từng giúp đỡ.

Hiện vẫn còn nhiều quan ngại về số phận của nhân viên chăm sóc mục vụ khác bị bắt cóc hoặc đã biến mất, trong đó chúng tôi không có bất kỳ tin tức, chẳng hạn như ba linh mục dòng Augustinô Đức Mẹ Lên Trời bị bắt cóc ở Cộng hòa Dân chủ Congo từ tháng 10 năm 2012; linh mục Dòng Tên người Ý Paolo Dall'Oglio, bị bắt cóc ở Syria vào năm 2013, hay cha Phanxicô Dhya Azziz, một linh mục Syria mà chúng tôi đã không có tin tức gì từ ngày 23 tháng 12 vừa qua.

Chúng tôi tin tưởng rằng, trong quá khứ cũng như trong hiện tại, bóng tối của cái ác lúc nào cũng xuất hiện. Nhưng ánh sáng vẫn còn mạnh mẽ hơn. Ánh sáng của tình yêu vẫn có thể vượt qua sự thù hận và khai mở một thế giới mới.

 
Nếu hội chứng sau phá thai không có thì tại sao những phụ nữ đã phá thai lại phải gánh chịu đau khổ?
Giuse Thẩm Nguyễn
18:03 30/12/2015
Nếu hội chứng sau phá thai không có thì tại sao những phụ nữ đã phá thai lại phải gánh chịu đau khổ?

(EWTN News) Một tâm lý gia chuyên về những phụ nữ sau phá thai đã nhấn mạnh đến việc cần phải giúp đỡ để phục hồi những người này và việc họ phá thai đều có những câu chuyện riêng để tâm sự.

Tâm lý gia người Peru là Luz Marina Araoz Chavez đã nói rằng những phụ nữ sau phá thai gặp những “khó khăn trong việc phục hồi vết thương lòng do sự mất mát của đứa con.” Họ còn phải đối diện với khó khăn khác nữa “ trong việc tìm thấy bình an với Thiên Chúa, với chính bản thân mình và những người khác liên quan đến quyết định phá thai của họ.”

Chavez là một tâm lý gia người Peru và là điều phối viên của Dự Án Hy Vọng nhằm cùng đồng hành với những phụ nữ đã phá thai và đang chịu đau khổ do tác hại của việc phá thai ấy.

Ý kiến của bà nhằm phản bác lại một công bố của ủy ban về giới tính và tình dục đa dạng tại Hiệp Hội Tâm Lý Chile cho rằng không có hội chứng gì sau khi phá thai.

Lời tuyên bố trên được đưa ra khi quốc gia này đang có cuộc tranh luận về một dự luật ủng hộ Tổng Thống Michelle Bachelet nhằm hợp thức hóa phá thai.

“Hội chứng sau phá thai” là cụm từ thường được xử dụng để chỉ về trạng thái cảm xúc của những người liên quan đến những việc phá thai. Những người này thường không có khả năng đối diện với nỗi đau đớn, sợ hãi, giận giữ, u buồn và tội lỗi, những hệ quả của việc phá thai mà họ đã làm.

Hai phụ nữ dấu tên đã từng phá thai và được sự giúp đỡ của Dự Án Hy Vọng đã nói với CNA về nỗi đau của họ sau khi phá thai.

Một người trong họ, 59 tuổi kể lại rằng sau khi phá thai bà đã trải qua những đêm dài than khóc và những ngày nằm khóc mãi không muốn ra khỏi giường.

Một chị là một tâm lý gia, 52 tuổi kể về những khó khăn chị đã gặp phải khi mẹ chị bắt buộc chị phải phá thai lúc chị còn rất trẻ.

Chị nói “Tôi đã khóc rất nhiều với nỗi u uất dằn vặt trong nhiều năm”. Chị cũng có “ thái độ rất là hung dữ.”

“Tôi không hiểu sao tôi lại như vậy. Hậu quả lớn lao nhất là một tâm lý lo lắng, chán nản đeo đẳng tôi suốt nhiều năm dài sau đó.”

Ủy ban của Hiệp Hội Tâm Lý Chile nói rằng hội chứng sau phá thai tự nó không có gì, nhưng đúng hơn là cảm giác “tội phạm “ mang tính xã hội của hành động.

Nhưng một trong hai chị đã phản bác lại rằng “Tôi đã đau khổ vì không được nhìn thấy và chăm sóc đứa con bị bứt tử của mình. Không ai lên án tôi, nhưng tôi tự lên án tôi, tôi thấy mình là một bà mẹ xấu xa nhất trong các bà mẹ trên thế gian này.”

Nổi khổ đau của tôi là ở chỗ “Tôi đã giết đứa con của mình, một đứa con ngây thơ vô tội đang lớn lên bình an trong bụng tôi, một đứa con không thể tự bảo vệ được mình. Những đứa con khác của tôi thì có thể chơi đùa, khóc cười, nhưng anh nó thì không. Đó chính là nguyên nhân nỗi khổ đau của tôi.”

Chị 52 tuổi cũng phản đối ý niệm cho rằng nỗi đau của việc phá thai là kết quả của điều kiện xã hội.

“Những gì tôi đã trải qua là sự hiện diện và mối liên hệ của một con người đang lớn lên trong bụng tôi, dù tôi muốn hay không muốn. Bào thai ấy là một con người, một em bé chứ không phải một “ cái gì”.

“Cảm giác tội lỗi đã không bảo vệ bào thai và đã không đủ can đảm chống lại việc phá thai cứ lớn dần trong tôi tạo nên nỗi buồn sâu xa dằn vặt và hành hạ tôi suốt nhiều năm dài.”

Mặc dù có nhiều khó khăn và đau khổ gây ra sau việc phá thai, nhưng cả hai phụ nữ đều nói rằng với sự an ủi tinh thần và tâm lý họ đã có thể tiến về phía trước và xây dựng lại cuộc sống.

Một chị nói rằng “Tôi đã gặp một linh mục khi sự đau đớn của tôi quá cùng cực vì hối tiếc, cha khuyên tôi hãy ăn năn hối cải và rằng cái chết của con tôi do phá thai đã có ý nghĩa cho những em bé khác đang có nguy cơ bị hủy bỏ,”

“Quả là khó khăn và mệt mỏi khi tôi phải trải qua một hành trình đầy đau khổ, hối tiếc, dằn vặt. Tôi chỉ có thể làm lại cuộc đời với sự giúp đỡ của Dự Án Hy Vọng với những con người có trái tim yêu thương, luôn đồng hành với tôi trong suốt ba năm qua. Xin cám ơn sự cống hiến và sự quan tâm chăm sóc của các chuyên gia làm việc trong dự án, nhờ họ mà tôi đã có thể vượt qua.”
 
Top Stories
Pope Francis: Last General Audience of 2015: Saved by a Child
+ Pope Francis
09:23 30/12/2015
2015-12-30 L’Osservatore Romano - With the faithful gathered in St Peter’s Square for the last General Audience of 2015, Pope Francis spoke about Christmas and addressed a special thought to the victims of the recent natural disasters that struck the Americas and Great Britain.

God too “was a child”. With the Christmas reflection the Holy Father offered on Wednesday, 30 December, he invited the faithful to “look to the lives of children” in order to learn to welcome and love Jesus. The following is a translation of the Pope’s address, which he delivered in Italian.

Brothers and Sisters,

Good morning!

In these days of Christmas the Child Jesus is placed before us. I am certain that in our homes still many families have made a nativity scene, continuing this beautiful tradition brought about by St Francis of Assisi and which keeps alive in our hearts the mystery of God who became man.

Devotion to the Child Jesus is widespread. Many saints cultivated this devotion in their daily prayers, and wished to model their lives after that of the Child Jesus. I think in particular of St Thérèse of Lisieux, who as a Carmelite nun took the name of Thérèse of the Child Jesus and the Holy Face. She is also a Doctor of the Church who knew how to live and witness to the “spiritual childhood” which is assimilated through meditation, as the Virgin Mary taught, on the humility of God who became small for us. This is a great mystery. God is humble! We who are proud, filled with vanity, believe we are something big: we are nothing! He, the Great One, is humble and becomes a child. This is a true mystery. God is humble. This is beautiful!

There was a time in which, in the divine-human Person of Christ, God was a child, and this must hold a particular significance for our faith. It is true that his death on the cross and his Resurrection are the highest expression of his redeeming love, however let us not forget that the whole of his earthly life is revelation and teaching. In the Christmas season we remember his childhood. In order to grow in faith we will need to contemplate the Child Jesus more often. Certainly, we know nothing of this period of his. The rare indications that we possess refer to the imposition of his name eight days after his birth and his presentation at the Temple (cf. Lk 2:21-28); in addition to this, to the visit of the Magi and the ensuing escape to Egypt (cf. Mt 2:1-23). Then, there is a great leap to 12 years of age, when with Mary and Joseph he goes in pilgrimage to Jerusalem for Passover, and instead of returning with his parents, he remains in the Temple to speak with the doctors of the law.

As we see, we know little of the Child Jesus, but we can learn much about him if we look to the lives of children. It is a beautiful habit that parents and grandparents have, that of watching what the children do.

We discover, first of all, that children want our attention. They have to be at the centre — why? Because they are proud? No! Because they need to feel protected. It is important that we too place Jesus at the centre of our life and to know, even if it may seem paradoxical, that it is our responsibility to protect him. He wants to be in our embrace, he wants to be tended to and to be able to fix his gaze on ours. Additionally, make the Child Jesus smile in order to show him our love and our joy that he is in our midst. His smile is a sign of the love that gives us the assurance of being loved. Children, lastly, love to play. Playing with children, however, means abandoning our logic in order to enter theirs. If we want to have fun it is necessary to understand what they like, and not to be selfish and make them do the things that we like. It is a lesson for us. Before Jesus we are called to abandon our pretense of autonomy — and this is the crux of the matter: our pretense of autonomy — in order to instead accept the true form of liberty, which consists in knowing and serving whom we have before us. He, the Child, is the Son of God who comes to save us. He has come among us to show us the face of the Father abounding in love and mercy. Therefore, let us hold the Child Jesus tightly in our arms; let us place ourselves at his service. He is the font of love and serenity. It will be beautiful today, when we get home, to go to the nativity scene and kiss the Baby Jesus and say: “Jesus, I want to be humble like you, humble like God”, and to ask him for this grace.

Appeal

I invite prayers for the victims of the natural disasters that have recently struck the United States, Great Britain and South America, particularly Paraguay, sadly claiming lives, displacing many people and causing extensive damage. May the Lord give comfort to those peoples, and may fraternal solidarity support them in their needs.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Xứ Bắc Kạn, giáo phận Bắc Ninh mừng lễ Giáng Sinh
Giuse Maira Mai Ân BK
10:54 30/12/2015
Bắc Kạn Giáng Sinh – Ngôi Lời của Lòng Thương Xót.

Giáng Sinh đã về tâm hồn mỗi người ngập tràn niềm hân hoan vẫn chưa lắng động, vẻ đẹp bình an thánh thiện chảy tràn trên khắp các khuôn mặt của người thiện tâm, đây là một ơn phúc mà Chúa đã dành cho nhân loại. Cuộc sống như một vòng quay khổng lồ cuốn nhân loại theo vòng quay, và cả tâm trí theo một quỹ đạo, Giáng Sinh về vòng quay ấy dần chậm lại, những bản nhạc Thánh Ca bất hủ, réo rắt, nhặt khoan suốt Mùa Vọng như lay động tâm hồn mỗi người gõ cửa tâm linh hướng về đêm canh thức, xiết tay nhau nói câu chúc Giáng Sinh An Lành.

Xem Hình

Thương xót như Chúa Cha, với Năm Thánh Lòng Thương Xót, chủ đề Giáng sinh Bắc Kạn – “Ngôi Lời của Lòng Thương Xót”, và chủ đề này như một dấu chỉ, tiếp sức và cổ vũ tinh thần cho giáo xứ Bắc Kạn, hãy làm bằng trái tim để mở đường cho Chúa Đến, khởi đi từ hang đá Be - lem; nơi Con Thiên Chúa Giáng sinh, được chuyển tải công phu hội nhập văn hoá miền núi Bắc Kạn, làm theo hệ thống hang động liên hoàn, thác nước chảy từ linh đài Đức Mẹ, hồ chứa, ruộng bậc thang, các cây cầu nối kết văn hoá các dân tộc, bếp lửa hồng, giỏ áo sơ sinh, cùng đoàn tuần hướng về cùng Ngôi Hai Thiên Chúa giáng sinh làm người. Cây thông dựng nên ánh sáng chiếu tảo vươn thẳng như sự khát vọng bất diệt, một sức sống mạnh liệt, cùng với sự luyện tập hăng say của các em giới trẻ, thiếu nhi Thánh Thể, các chị em Mân Côi, các em nhỏ không cùng tôn giáo, tóm lược lịch sử ơn cứu độ qua cảnh diễn nguyện, một thông điệp Lịch sử Cứu Độ từ tạo dựng cho đếm khi Đáng Emmanuen xuất hiện. Niềm vui như ngập tràn khi cha thông báo chính thức Cộng đoàn Vinh các em sinh viên tham ra trong đêm canh thức, quả thực tình yêu Thiên Chúa đã thúc bách con người rời bỏ những cái cố hữu níu kéo và bước đi, họ đã đi theo “ánh sao”, bỏ ánh sáng kinh kỳ, bỏ lại những người bạn thân mang tình yêu Chúa đến với mọi người, để làm lên đêm Ánh Sáng Nhiệm Màu, dàn hợp xướng cất lên trong đêm lạnh của vùng núi Bắc Kạn đã nêm chặt khối người trên trục đôi, khuôn viên nhà thờ không đủ sức chứa, mọi phương tiện xe cộ phải để cách hai đầu đường 1km, trong khoảng đó chỉ có thể đi bộ. Mầu nhiệm của Giáng sinh đã lan toả hết thảy cho những ai trông cậy, Linh Đài Chúa Giêsu Vua hương luôn toả nghi ngút, họ không còn đến để xem, đến để cầu nguyện, lời ước nguyện đêm Giáng Sinh, từ những em nhỏ đến người lớn tuổi những đôi yêu nhau, họ lặng lẽ viết lại như món quà dâng lên Chúa Hài Đồng.

Sự lan tỏa của mùa Giáng Sinh Bắc Kạn quả đúng là Lòng Thương Xót Chúa đã lay động bao tâm hồn, dù là những người không cùng tôn giáo, nhưng vẫn sẵn lòng quảng đại đóng góp, từ các doanh nghiệp, đại lý, cửa hàng và các gia đình thiện tâm, họ ý thức Giáng Sinh đâu chỉ là của người Công Giáo mà là của cả nhân loại. Đó quả là một kỳ công mà Chúa đã ân ban cho giáo xứ Bắc Kạn một cách riêng.

Nguyện xin Thiên Chúa ban ơn cho hết thảy những người thiện tâm ơn bình an.

Giáng sinh trời đất giao hoà.

Bình an giáng thế nhà nhà an vui

Chúa thương đời cô đơn lầm lũi.

Sống cơ hàn trong lỗi sót thương.

Khóc than trong cảnh đêm trường.

Thế nhân mong mỏi đêm sương lạnh lùng.

Ngàn năm Chúa vẫn Khoan dung.

Hạ thận Chúa xuống tương phùng là đây.

Nào ai ngủ hãy mau thức dậy.

Hãy hướng lòng lên tiếng ngợi ca.

Bình an muôn lượng hải hà.

Ơn trên Chúa xuống như là châu xa.

Đến với Chúa cần chi xa lạ.

Hãy vững lòng vững dạ thành tâm.

Khân xin như toả hương trầm.

Đẹp trong ý nguyện lâm râm cõi lòng.

Kìa ai đó trong lòng cô đọng.

Hãy nhớ rằng mùa vọng đã qua.

Hôm nay trời đất hoan ca.

Mở lòng ra đón mới là phúc vinh.

GiuseMaira Mai Ân BK
 
Họp mặt thương niên lần thứ 7 của nhóm Linh mục tu sĩ du học tại Hoa Kỳ
Minh vụ
12:04 30/12/2015
Họp mặt thương niên lần thứ 7 của nhóm Linh mục tu sĩ du học tại Hoa Kỳ

Sau rất nhiều những tất bật chuẩn bị, kỳ họp mặt thường niên lần thứ 7 của Nhóm Linh mục Tu sĩ du học tại Hoa Kỳ đã lại được bắt đầu vào sáng ngày 27/12/2015 tại thành phố Houston Texas, dưới sự tài trợ của tỉnh dòng Chúa Cứu Thế hải ngoại và cộng đoàn giáo xứ Các Thánh Tử Đạo.

Xem Hình

Ngày thứ nhất, 27/12/2015

Chương trình họp mặt chính thức được bắt đầu với nghi thức tiếp đón diễn ra tại Nhà tĩnh tâm của nhà dòng Chúa Cứu Thế diễn ra từ lúc 9:00 đến 10:30 sáng. Như thông lệ, sau thủ tục ghi danh, nhận phòng, quý anh chị em đã dành ra một khoảng thời gian để làm quen với những khuôn mặt mới.

Vào lúc 16 giờ cùng ngày, nhóm đã tham dự thánh lễ chiều Chúa Nhật cùng cộng đoàn giáo xứ Các Thánh Tử Đạo do Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt, Giám mục giáo phận Bắc Ninh, tổng thư ký Hội đồng giám mục Việt nam chủ sự. Trong bài giảng nhân ngày lễ Thánh Gia Thất, Đức Cha nhấn mạnh đến đặc tính gia đình của Giáo Hội, điều mà theo ngôn ngữ của ngài, “là lí do khiến người Công Giáo nhận diện nhau và tương trợ nhau như anh chị em một cách rất dễ dàng, mặc dù giữa chúng ta nhiều khi không có một quan hệ máu mủ ruột rà nào cả.”

Sau thánh lễ là chương trình tiệc gây quỹ do giáo xứ Các Thánh Tử Đạo tổ chức, cùng với những món ăn tinh thần là các tiết mục văn nghệ do các thành viên của nhóm đóng góp. Trong số hơn 900 thực khách của buổi tối này, ngoài những quý vị ân nhân là giáo dân đến các gia đình và hội đoàn khác nhau của giáo xứ, còn có một số lượng khá lớn khách quý đến từ giáo xứ Đức Mẹ Lang Vang, giáo xứ Đức Mẹ Lộ Đức, giáo xứ Ngôi Lời, cộng đoàn St. Justin, cộng đoàn Holy Rosary, và cộng đoàn Francis De Sale. Đây là những người đã giúp đỡ các thành viên của nhóm bằng cách này hay cách khác trong nhiều năm qua.

Ngày thứ hai, 28/12/2015

Nhóm bước vào tĩnh tâm và lãnh nhận Bí tích hoà giải. Khởi đi từ ý tưởng về Năm Lòng Chúa thương xót, trong buổi sáng của ngày tĩnh tâm, Đức Cha Cosma mời gọi mỗi linh mục, tu sĩ, chủng sinh, một mặt “hãy đặt bàn tay của mình vào trái tim Chúa, ghé tai mình vào sát trái tim Ngài, để cảm nghiệm xem Chúa đã yêu thương mình thế nào,” nhưng đồng thời, “cũng hãy luyện tập cho có được một trái tim yêu thương, để người khác cũng có thể đặt bàn tay của họ vào đó, và cảm nghiệm được tình yêu Thiên Chúa muốn dành cho họ.”

Trong bài chia sẻ buổi chiều, Đức Cha nhắc lại tầm quan trọng của việc tái khám phá chính mình qua những hình ảnh trong dụ ngôn người cha nhân hậu (Lk 15:11-32). Đức Cha mời gọi các linh mục tu sĩ chủng sinh hãy xét lại chính mình để nhìn rõ những giây phút đi hoang (như người con thứ,) những thái độ sống đức tin nghĩa vụ, thiếu động lực tình yêu (như người con cả) và cuối cùng là hãy tập sống một tình yêu vô vị lợi như người cha.

Sau nghi thức sám hối và lãnh nhận bí tích hoà giải, nhóm đã rất hân hạnh được tham dự thánh lễ chiều do Đức Cha George Arthur Sheltz, giám mục phụ tá tổng giáo phận Galveston-Houston. Trong bài giảng, Đức Cha đã bày tỏ niềm vui được chia sẻ công cuộc đào tạo với Giáo Hội Việt nam, cụ thể là qua việc đón tiếp quý linh mục, tu sĩ, chủng sinh về tham dự kỳ họp mặt. Ngài nhắn nhủ mỗi anh chị em du sinh hãy noi gương các thánh Anh Hài, cùng với Đức Kitô, can đảm dấn thân vào các môi trường mình sống, nhất là sau khi về lại quê nhà, để làm chứng cho tình yêu.

Trong buổi tối cùng ngày, nhóm đã bầu ra ban đại diện mới cho nhiệm kỳ 2016-2017. Theo kết quả bỏ phiếu, linh mục Đaminh Nguyễn Văn Công, đến từ giáo phận Bắc Ninh đã trúng cử vào chức vụ trưởng ban đại diện nhiệm kỳ mới.

Ngày thứ 3, 29/12/2015

Ngày hôm nay, được sự yểm trợ của Cộng đoàn Đức Mẹ Lên Trời tại thành phố cảng Palacios, nhóm đã có một ngày du ngoạn trên cùng biển Texas. Mặc dù thời tiết khá lạnh, nhưng nhờ sự ân cần của cha quản nhiệm và lòng hào hiệp của bà con giáo dân, cách riêng hai chủ tàu Trung-Văn và người anh trai, anh chị em linh mục, tu sĩ, chủng sinh đã có một ngày rất ấm áp tình huynh đệ.

Vào lúc 17:30’ cùng ngày, nhóm đã có thánh lễ chiều cùng bà con giáo dân trong căn nhà nguyện nhỏ của cộng đoàn do Đức Cha Cosma chủ tế. Trước khi lên đường trở về nhà tĩnh tâm, Đức Cha, quý cha, và tu sĩ chủng sinh đã được cộng đoàn đã thiết đãi một bữa tối vừa với những đặc sản của vùng biển Texas, nhưng rất đậm đà hương vị Việt nam.

Mặc dù thời tiết khá lạnh, nhưng nhờ sự ân cần của cha quản nhiệm Đaminh Nguyễn Đình Chung và lòng hào hiệp của bà con giáo dân, cách riêng hai chủ tàu Vũ Viêt Trung và Vũ Viết Tuyền, anh chị em linh mục, tu sĩ, chủng sinh đã có một ngày rất ấm áp tình huynh đệ.

Chương trình họp sẽ còn kéo dài đến trưa ngày mồng 1/1/2016/ Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật cung cấp thông tin và hình ảnh về các hoạt động sẽ diễn ra trong những ngày tiếp theo. Xin quý vị thêm lời cầu nguyện cho mọi việc được diễn ra tốt đẹp.

Minh Vũ
 
Giáo xứ Hà Đông mừng 60 năm thành lập
BTT xứ Hà Đông
17:49 30/12/2015
GIÁO XỨ HÀ ĐÔNG: TRI ÂN CHÚA, TÌNH NGÀI MUÔN MUÔN THUỞ.

“Mừng giáo xứ tròn đầy sáu mươi tuổi
Bao con người trăm ngả đổ về đây
Tay trong tay niềm hạnh phúc dâng đầy
Tri ân Chúa, tình Ngài muôn muôn thuở.”

Xem Hình

Lúc 17g00 chiều hôm nay, ngày VI trong Tuần Bát Nhật Giáng Sinh, 30/12/2015, Đức Giám Mục Phêrô Trần Đình Tứ - Chủ tịch Ủy Ban Phụng Tự HĐGMVN đến nhà thờ giáo xứ Hà Đông TGP. Sài Gòn dâng thánh lễ tạ ơn mừng 60 năm thành lập giáo xứ. Đồng tế với ngài có cha chính và phó xứ, cha Gioan Baotixita Trương Văn Điệp, Dòng Thừa Sai Việt Nam, cùng đông đảo quý tu sĩ và bà con giáo dân Hà Đông chung lời tạ ơn.

Khởi đầu thánh lễ, Đức Cha Phêrô mời gọi cộng đoàn tạ ơn Thiên Chúa dịp kỷ niệp 60 năm thành lập. Ngài nói: “ ‘Hồng ân Thiên Chúa bao la, muôn đời con sẽ ngợi ca ơn Người’. Chúng ta đang sống trong Tuần Bát Nhật Giáng Sinh, hồng ân to lớn nhất mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta là chính Con Một của Ngài xuống thế làm người chịu nạn, chịu chết để chuộc tội cho chúng ta. Nhờ Hồng ân cao trọng ấy chúng ta trở nên con cái của Thiên Chúa; nhờ hồng ân đó chúng ta được quy tụ thành một giáo họ, thành một cộng đoàn giáo xứ – là phần tử trong thân thể mầu nhiệm của Ngài. Nhớ lại những hồng ân Chúa đã ban cho cộng đoàn giáo xứ 60 năm qua, chúng ta tạ ơn Chúa đồng thời xin Ngài thương ban cho giáo xứ Hà Đông chúng ta trong những ngày tháng sắp tới tràn đầy thánh ân để chúng ta được thăng tiên về mọi mặt trong đời sống Kitô hữu.”

Trong bài giảng thánh lễ, Đức Cha Phêrô mời gọi cộng đoàn sống tâm tình kỷ niệm hồng ân 60 năm thành lập giáo xứ bằng cách đáp đền hồng ân của Thiên Chúa khi sống theo thánh ý Chúa là mến Chúa và yêu người.“Nếu ai nói mình yêu mến Thiên Chúa mà lại ghét anh em mình, thì là người nói dối. Vì người anh em mình xem thấy mà không thương yêu họ được, thì làm sao yêu mến Thiên Chúa là Ðấng mình không thấy được? Ðây là giới răn chúng ta lãnh nhận nơi Thiên Chúa: ai yêu mến Thiên Chúa, thì cũng phải thương yêu anh em mình nữa” (1 Ga 19,20-21 - x. kinh Mười Điều Răn). Sống trong Năm Thánh Lòng thương xót, cộng đoàn chúng ta hãy có lòng thương xót như Chúa Cha cách cụ thể là thực hành sống theo “kinh 14 Mối” mà Giáo Hội đã chỉ dạy, vì đó là phương thế tỏ lòng thương xót và tạ ơn Thiên Chúa cách đẹp lòng Ngài nhất. Cầu chúc cộng đoàn giáo xứ nhận ra Lòng Thương xót của Chúa để rồi cũng sẵn sàng tỏ lòng thương xót với anh chị em chung quanh, đó chính là tâm tình tạ ơn mà chúng ta cố gắng nỗ lực thực hành sống trong năm nay.”

Hạt giống Nước Trời được gieo xuống đất và lớn lên từng ngày. Hồng ân Thiên Chúa diệu vợi tuôn tràn để sức sống Nước Trời nở rộ trên miền đất mới màu mỡ suốt hành trình nửa thế kỷ. Giờ đây, Hà Đông là một xứ đạo phát triển mọi mặt. Có thành quả hiện tại như những bó lúa nặng hạt, thế hệ sau ghi nhớ công ơn những thế hệ trước đã gieo trong vất vả và vun trồng trong nắng mưa và cũng đong đầy niềm vui hạnh phúc.

Nhìn lại hành trình 60 năm, có đựơc thành quả hôm nay như những bó lúa nặng hạt để không bao giờ quên ơn những người đã gieo trong gian truân, trồng trong vất vả. Nhìn lại hành trình 60 năm, như là một nhắc nhớ về cội nguồn “con người có tổ có tông, như cây có cội như sông có nguồn”. Nhờ đó mà mọi thành viên trong giáo xứ luôn tâm niệm rằng “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Sau ngày di cư vào Nam, giai đoạn năm 1954-1958, Hà Đông được quý cha Giuse Maria Bạch Xuân Tràng (+). Năm 1958-1970, cha Giacôbê Nguyễn Thanh Trúc (+). Năm 1970-2001, cha Ignatiô Mai Xuân Hậu (+). Năm 2001-2015, Cha Phaolô Nguyễn Thực. Từ ngày 30/6/20155 đến nay cha Gioan Baotixita Vũ Mạnh Hùng chăm sóc và hướng dẫn, giáo xứ, nhận Thánh Cả Giuse làm bổn mạng. Từ ngày được thành lập cho đến nay, giáo xứ Hà Đông đã tròn 60 tuổi.

Trong 60 năm qua, giáo xứ đã đóng góp cho Giáo Hội 1 Giám mục 20 linh mục, 4 chủng sinh, 2 tu sĩ Dòng Đaminh và Đồng Công và 12 nữ tu. Số giáo dân hiện nay hơn 6.000 nhân danh trong 950 gia đình. Giáo xứ có 9 giáo họ: Đức Mẹ, Fatima, Mông Triệu, Anna, Têrêsa, Vinh Sơn, Phanxicô, Phêrô và Gioan Baotixita.. Các đoàn thể như: Huynh Đoàn Đaminh, Phạt Tạ Thánh Tâm, Hiền Mẫu, Thiếu Nhi Thánh Thể, Legio Mariæ, Lòng Thương Xót, Ban Lễ Sinh, Ban Phụng Tự, Ban Âm Thanh Ánh Sáng Điện Nước, Ca Đoàn, Đội Trống,… đều sinh hoạt ổn định; nhà xứ, nhà giáo lý khang trang và sạch đẹp. Đời sống văn hóa con em trong giáo xứ đều được chú trọng tối đa với những phần học bổng đều đặn hằng năm.Tinh thần bác ái cũng được giáo xứ quan tâm với những phần quà dành cho bà con nghèo không phân biệt lương giáo vào các dịp đại lễ.

60 năm chưa phải là thỏa mãn với những thành quả đã đạt được, mà là niềm vui và hy vọng cho những bước chân đi tới. Ngày nay, ai về lại Hà Đông mà không thấy một cõi lòng mở rộng; ai về lại Hà Đông mà không rộn rã niềm vui; cảm tạ Chúa với lời cầu bầu của Thánh Cả Giuse – bổn mạng của giáo xứ, đã ban muôn hồng ân để giáo xứ có được như ngày hôm nay. Giáo xứ ghi khắc công ơn của các ân nhân trong và ngoài nước đã đồng hành qua các thời kỳ.

Giáo xứ Hà Đông được thành lập từ năm 1955. Giáo dân di cư từ các giáo phận miền bắc đến miền đất mới lập nghiệp. Ngày xưa nghèo khó, ngày nay phồn thịnh sung túc. Nhà cửa như phố thị sầm uất xinh đẹp. Ơn gọi Linh mục Tu sĩ nam nữ dồi dào. Bà con giáo dân quảng đại trợ lực bác ái từ thiện, nhiều giáo xứ đến xin giúp xây nhà thờ, nhà giáo lý… Xuyên suốt 60 năm qua, giáo xứ có 5 cha chính xứ chăm lo mục vụ nối tiếp nhau, nay 3 vị đã về với Chúa. Các mục tử tận tụy hy sinh, từng bước đưa giáo xứ phát triển không ngừng.

Chúc mừng Ngọc Khánh giáo xứ Hà Đông. 60 năm là thời gian đẹp trong lịch sử đời người, là thời gian quý trong lịch sử một tổ chức. Đến tuổi 60, người ta mừng thọ. 60 năm hình thành và phát triển của một tổ chức, người ta mừng lễ ngọc. Cầu chúc giáo xứ luôn thăng tiến mọi mặt, góp phần vào sứ vụ truyền giáo của Tổng giáo phận Sài Gòn thân yêu.

Trong ngày lễ kỷ niệm Ngọc Khánh của giáo xứ, cộng đoàn dâng lời tạ ơn Chúa và ước mong rằng dịp trọng đại này sẽ trở thành một lưu niệm đạo đức cho thế hệ con cháu mai sau. Hiệp ý tạ ơn với cộng đoàn giáo xứ Hà Đông và nguyện xin Thiên Chúa giàu tình thương ban phúc lành cho mọi người gần xa đã góp công góp của, góp cảm tình và mọi thứ giúp đỡ khác vào việc xây dựng những công trình phục vụ lợi ích chung, nhất là những công trình nhằm phát triển chiều kích thiêng liêng.

BTT. Gx. Hà Đông


 
Giáo xứ Bến Hải, Gò Vấp khai mạc năm thánh
Hà Tiến Đạt
22:36 30/12/2015
Khai mạc Năm Thánh sáu mươi năm Giáo xứ Bến Hải, Gò Vấp

Gò Vấp, Giáo xứ Bến Hải-Thánh lễ khai mạc Năm Thánh mừng kỷ niệm tạ ơn Ngọc Khánh thành lập giáo xứ, Kỷ nệm đệ ngũ chu niên cung hiến thánh đường giáo xứ Bến Hải, kỷ niệm thành hôn các đôi hôn phối

Đúng 17g00 thứ tư, ngày 30/12/2015, tại nhà thờ Bến Hải thuộc giáo hạt Gò Vấp, Đức Tổng Giám Mục Phao Lô Bùi Văn Đọc, Tổng Giám mục Tổng giáo phận Sài Gòn đã long trọng chủ sự Thánh lễ khai mạc Năm Thánh mừng Ngọc Khánh thành lập giáo xứ, kỷ niệm Đệ ngũ chu niên Cung hiến Thánh đường. Cùng đồng tế với Đức Tổng Giám Mục Phaolô có Quý cha dòng Chúa Thánh Thần, Tôi tớ Đức Ái, dòng Comboni, dòng DonBosco, Tu đoàn Bác Ái Xã Hội, Quý cha Đại chủng viện Sài Gòn trong giáo phận, cha Hạt Trưởng Gò Vấp và Cha chính xứ Giuse Phạm công Trường, đặc biệt với sự hiện diện của Quý Cha tiền nhiệm Nguyên chính xứ Bến Hải: Cha Vinh sơn Trần Văn Hòa (1992-1999) và Cha Giuse Maria Phạm Hồng Thái (1999-2005) cùng hiệp dâng Thánh lễ

Xem Hình

Hiện diện trong Thánh lễ về phía Quý khách còn có quý lãnh đạo tôn giáo bạn: Hòa Thượng Thích Giác Thuận, Quý chính quyền Quận, Phường, quý Bề trên, quý tu sĩ, quý chức tân cựu Hội đồng Mục vụ Giáo xứ, các đoàn thể và đông đảo bà con trong giáo xứ. Đặc biệt hơn nữa là trên 50 đôi kỷ niệm hôn phối cùng hiệp dâng Thánh lễ long trọng này.

Nghi thức cắt băng khánh thành khai mạc được cử hành sau khi đoàn rước đồng tế long trọng hòa trong tiếng trống và đội kèn từ hội trường ra tiền sảnh nhà thờ với lòng ước mong của mọi người đang đón chờ một năm Hồng ân Thiên Chúa tuôn đổ cho mỗi người trong giáo xứ. Sau lời mời gọi của Đức Tổng Giám Mục: "Tôi, Phaolô Bùi Văn Đọc, do thẩm quyền tối cao của Mẹ Hội Thánh, đặt làm Tổng Giám Mục (TGM) Tổng Giáo phận Sài Gòn. Nhân danh Đức Thánh Cha Phanxicô và với quyền được trao, Tôi tuyên bố KHAI MẠC NĂM THÁNH trong Giáo xứ Bến Hải, bắt đầu từ ngày hôm nay, 30 tháng 12 năm 2015 đến ngày 30 tháng 12 năm 2016", cha Quản hạt Gò Vấp được ủy quyền đọc Sắc lệnh của Tòa Ân Giải Tối Cao về việc Tòa Thánh chấp thuận cho giáo xứ cử hành Năm Thánh. Đức TGM long trọng công bố khai mạc Năm Thánh Ngọc Khánh giáo xứ Bến Hải trong tiếng chuông trống đổ dồn ngân vang; Ngài mở cửa nhà thờ dẫn đầu đoàn chiên Chúa tiến vào thánh đường hiệp dâng Thánh lễ, một ý nghĩa mang biểu tượng cho Cánh cửa Năm Thánh hồng ân được mở ra cho đoàn chiên Chúa. Mọi người tiến vào nhà thờ qua cửa công chính trật tự vui mừng hòa điệu với lời ca: Cửa công chính hãy mở ra cho tôi vào, cho tôi vào tạ ơn Chúa, nơi cung điện ngợp quang vinh…. Và nhận nước hằng sống qua tay chủ đoàn chiên. Thánh lễ tiệp tục trong trang nghiêm và sốt sắng cùng hiệp dâng Thánh lễ với đoàn chủ chăn của mình

Sau lời nguyện hiệp lễ, Ông Chủ tịch Hội đồng Mục vụ đọc lời chúc mừng tri ân Đức Cha, quý cha, quý tu sĩ, quý vị ân nhân đã đến hiệp dâng Thánh lễ cầu nguyện cho giáo xứ. Đặc biệt, thay mặt cho cộng đoàn, Ông Chủ tịch đã tri ân quý cha Cố, quý Cha tiền nhiệm, quý Tân cựu Quý chức, mọi người xa gần trên khắp mọi miền đất nước đã đồng hành từ những năm đầu của giáo xứ : trong 60 năm hình thành và phát triển trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm nổi trôi như trên con thuyền của Giáo Hội hoàn vũ; sáu mươi năm qua luôn vững tin vào Đức Giêsu Kitô dù rằng con thuyền tròng trành giữa biển khơi dậy sóng; nhưng Giáo xứ vẫn không ngừng đi tới qua năm đời Mục tử và bàn tay chung sức của mọi người vì tin rằng Chúa Giêsu luôn hiện diện nơi mỗi người như lời Ngài xác quyết: Thầy đây, đừng sợ.

Trong Năm Thánh Lòng Chúa thương xót này và đặc biệt hồng ân Chúa ban cho Giáo xứ trong Năm Thánh mừng Ngọc Khánh, kỷ niệm đệ ngũ chu niên cung hiến Thánh đường và đặc biệt cùng với các Gia đình kỷ niệm Hôn phối mà giáo xứ Bến Hải được đón nhận, mọi người luôn tín thác vào Chúa, cho dù cuộc đời vẫn còn nhiều ngả nghiêng và chao đảo. Chính nơi Cộng đoàn này mà mỗi người sẽ nhận ra thân phận mỏng manh và yếu đuối của bản thân, xin mọi người luôn cậy trông và kêu cầu: Lạy Chúa, xin cứu vớt con

Trước khi kết thúc Thánh lễ, nghi thức ban phép lành Tòa Thánh với ơn Toàn xá đi kèm với Sặc lệnh cho phép trong Năm Thánh tại giáo xứ Bến Hải sẽ có 26 Thánh lễ được hưởng ơn Toàn Xá khi làm theo ý Đức Giáo Hoàng .

Lược sử giáo xứ Bến Hải

- Nhà thờ Bến Hải tọa lạc tại số 332/60 đường Dương Quảng Hàm, phường 5, Quận Gò Vấp, TP. HCM. Điện thoại 08-3895 5670.

1. Giai đoạn khai sinh và lớn mạnh:

Giáo xứ Bến Hải được thành lập năm 1956.

Ngôi nhà thờ mới hiện nay vẫn sừng sững vươn cao lúc ẩn lúc hiện dõi theo năm tháng trôi qua nơi miền đất trên bến dưới thuyền, dù rằng nay thuyền chẳng còn, nhưng nước vẫn mênh mông. Lịch sử thăng trầm của giáo xứ Bến Hải cũng như các ngôi nhà thờ cũ gắn liền với công lao của quý cha cố, quý cha tiền nhiệm, quý tân cựu quý chức và mọi người trên khắp miền đất nước từ 60 năm qua kể từ ngày gạt bỏ nước mắt xa quê, nơi chôn nhau cắt rốn của mỗi người; các vị tiền nhân đã ra đi về với Chúa. Các bậc sinh thành, hậu sinh trên vùng đất mới đổ bao giọt mồ hôi nước mắt để hình thành Bến Hải ngày nay.

- Ngược về xa xưa, năm 1956, cha cố Giuse Maria Nguyễn Kế Phú (1897 – 1929 - 5/12/1986) đưa một số giáo dân thuộc giáo phận Hải Phòng về miền đất lúc ấy được gọi là “Vũng Bèo”, có các bến như Bến cát, bến tắm ngựa, bến Tàu…Cha cố và giáo dân đã xây dựng ngôi thánh đường nhỏ bé từ bằng bạt, gỗ tôn fibro xi măng là vách và nhận Đức Mẹ Mân Côi làm bổn mạng. Thời điểm này, dần dần giáo dân gốc Phát Diệm ở khắp khu định cư lúc bấy giờ truyền tai nhau; Bến Hải “vùng đất lành chim đậu”, đất “bờ xôi ruộng mật”, giống như quê hương bản quán của mình: Trồng cói, làm chiếu, trồng rau, nghề mới trên quê hương mới - chạy xe lam, xích lô máy chở khách, công chức, binh lính…nên đã tụ tập về sinh sống rất đông…Sinh hoạt mục vụ, các hoạt động tôn giáo sốt sắng, long trọng. Các ngày lễ lớn của giáo xứ theo phụng vụ được tổ chức rộng khắp cả làng khắp xóm. Nếp sống trọng ân nghĩa tình xóm giềng vẫn ngọt ngào như xưa, “bán anh em xa mua láng giềng gần” đưa mọi người trong tâm trạng tha phương gần gũi và thân thiện nhau hơn. Nếp sống sau luỹ tre làng bảo bọc lấy nhau trong mọi hoàn cảnh gắn bó. Đó là tiền thân giáo xứ Bến Hải ngày nay.

Cha cố Giuse Maria Nguyến Kế Phú sau 9 năm (1956-1964) khai sinh và xây dựng giáo xứ đã về hưu, và nghỉ tại nhà hưu dòng Đồng Công, mất tại đây năm 1986. cha Gioanbaotixita Nguyễn An Hoà tiếp tục chăm sóc đoàn chiên Bến Hải.

2. Giai đoạn sau chiến tranh 1975 và thống nhất đất nước,

Sau chiến tranh, hoà bình lập lại, thống nhất đất nước. Tiếp tục sự nghiệp Cha Cố Giuse Maria, năm 1982, cha Gioan Baotixita Nguyễn An Hòa (1964-1992) xây dựng và nâng cấp lại ngôi thánh đường: vì kèo sắt, tường gạch tô đá rửa, cửa sắt, mười bốn chặng đường Thánh giá… Sinh hoạt mục vụ, các hoạt động tôn giáo chủ yếu diễn ra trong khuôn viên nhà thờ.

Cha cố Gioanbaotixita Nguyễn An Hoà được Chúa gọi về ngày 28/5/1992

3. Giai đoạn phát triển và vững mạnh:

Bến Hải nay đã dần dần đô thị hóa, bỏ lại sau lưng những hoang vu và vắng lặng sau lũy tre làng. Nếp sống thành thị đã gỡ bỏ những rào cản về phong tục và văn hoá thuở xa xưa, cái tốt lẫn cái xấu, di dân khắp nơi đổ về miền đất “ Bờ xôi ruộng mật”; đất hẹp, người đông đã lấy đi những cánh đồng rau, cánh đồng cói…. Thành phố phát triển mọi mặt, người người bỏ ruộng bỏ đồng bỏ nghề thủ công đã bao năm cha truyền con nối vào làm tại các xí nghiệp, cơ quan nhà nước ….Sinh hoạt mục vụ tôn giáo khôi phục mạnh mẽ, các lễ hội theo phụng vụ được tổ chức rộng khắp. Tình thân ái xóm giềng nối lại thắm thiết hơn xưa dù rằng nếp sống đô thị đã len vào trong máu mọi người…

- Năm 1992-1994: Cha Vinh Sơn Trần Văn Hòa (08/07/1992-13/9/1999) nới rộng nhà thờ hai bên cánh gian cung thánh, trùng tu gian cung thánh, mua thêm đất và sửa nhà xứ… Trong thời gian này giáo xứ đã nhận Đức Mẹ Hồn xác lên Trời là bổn mạng.

- Năm 2001 – 2005: Cha Giuse Maria Phạm Hồng Thái (11/9/1999 – 2005) nới rộng nhà thờ sang hai bên cánh nam nữ, mua thêm đất (1500m²) chuẩn bị xây nhà thờ mới, làm nhà thờ tạm...

- Cha xứ đương nhiệm Giuse Phạm Công Trường (2005 đến nay) tiếp tục công trình xây dựng nhà thờ mới trong hoàn cảnh khó khăn suy thoái kinh tế toàn cầu; nhờ hồng ân Chúa ngôi Thánh đường của giáo xứ, các công trình 14 đàng Thánh Giá, phụ trợ như hội trường, nhà xứ, văn phòng giáo xứ, nhà giáo lý… đã hoàn thành và cung hiến đã được 5 năm ……..

Hiện nay tổng số giáo dân trên bốn ngàn giáo dân, cộng với khoảng một ngàn di dân xa quê đi làm ăn vẫn cùng sinh hoạt phụng vụ tại giáo xứ. Địa bàn của giáo xứ Bến Hải trải dài trên 3km2, được chia thành bốn giáo khu mang tên: Thánh An-tôn, Thánh Giuse lao động, Thánh Louis, Đức Mẹ Mân côi.

- Giáo xứ hiện có 5 vị trong Ban Thường vụ, và 26 vị trong ban điều hành các giáo khu. Bên cạnh đó còn có các ban ngành đoàn thể như sau: Hội các Bà mẹ Công Giáo, Huynh đoàn Đaminh, Hội Gia Đình Phạt Tạ Thánh Tâm, Hội Legio Mariæ, Hội Cầu Nguyện, Cộng đoàn Lòng Chúa Thương Xót, Ban Phục vụ và các Ca đoàn – Ca đoàn Giáo xứ, Đa minh, Hồng Ân, Thiên Cung, Phaolô, chưa kể đến các ca đoàn của Hội Bà Mẹ Công Giáo, Thiếu Nhi…; ban Lễ sinh, Giới Trẻ giáo xứ và Ban kẻ liệt (chăm sóc bệnh nhân), ban Caritas, ban Truyền Thông.

- Đặc biệt đội ngũ giáo lý viên khá hùng hậu gồm có 40 anh chị phụ trách, dạy giáo lý cho 600 em thiếu nhi từ lớp Khai Tâm đến Bao Đồng vào các ngày Chúa Nhật.

Các sinh hoạt mục vụ được Cha xứ chú ý và khuyến khích, nhà thờ lớn đã xong nhưng đền thờ lớn nhất vẫn chính là ở nơi tâm hồn mỗi người. Nhà chầu Chúa Thánh thể được mở cửa thường xuyên để mọi người kính viếng, các lớp giáo lý Thiếu nhi, người lớn, Tân tòng được mở thường xuyên; Giờ kính Lòng Chúa thương xót 15g00 mỗi ngày và thứ bảy hàng tuần, giờ chầu Lòng Chúa Thương xót qua kinh Mân Côi vào 19g30 thứ năm hàng tuần, Thánh lễ kính Lòng Chúa thường xót vào 15g00 thứ sáu mỗi tuần. Cách nhật ngày trong tuần hội cầu nguyện rước Đức Mẹ đến các Gia đình; Chúa Nhật mỗi tuần Gia đình Phạt tạ Thánh Tâm đến các Gia đình cầu nguyện…

Bài: Tiến Đạt- Philipdat

Hình ảnh: thienjack
 
Giáo xứ Cao Xá mừng 60 năm thành lập
Giuse Nguyễn Hữu Lộc
22:25 30/12/2015
GIÁO XỨ CAO XÁ BẾ MẠC NĂM THÁNH MỪNG 60 NĂM THÀNH LẬP GIÁO XỨ

Trong bầu khí mừng đại lễ Giáng Sinh, Giáo xứ Cao Xá cũng đã cử hành Thánh lễ Tạ ơn – Bế mạc Năm Thánh mừng 60 năm thành lập giáo xứ.

Xem Hình

Vào lúc 09h30 ngày 25/12/2015, Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước - Vị chủ chăn giáo phận, đã chủ sự Thánh lễ Tạ ơn. Cùng đồng tế có Cha Giám tỉnh Dòng Đa Minh Việt Nam, cha trưởng Hạt Tây Ninh, quý cha trong và ngoài giáo hạt và đông đảo tu sĩ nam nữ cùng bà con giáo dân tham dự.

Lời mở đầu Thánh lễ, Đức Cha Giuse cảm tạ Thiên Chúa đã ban nhiều hồng ân xuống cho Giáo xứ Cao Xá trong Năm Thánh vừa qua; Đức Cha cũng đã chân thành cảm ơn quý Dòng Đaminh đã gầy công xây dựng và tạo nên các cơ sở phụng vụ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh trong thời gian qua. Và trong tâm tình đó, Đức Cha cũng mời gọi mọi người, dù rằng hôm nay Năm Thánh kỷ niệm 60 năm hồng ân của Giáo xứ Cao Xá khép lại, nhưng đã mở ra ba Năm Thánh khác: Năm Thánh kỷ niệm 800 năm thành lập Dòng Đaminh; kỷ niệm 50 năm thành lập Giáo phận và gần nhất là Năm Thánh Lòng Thương Xót Chúa vừa được chính Đức Thánh Cha khai mở tại Vatican.

Theo dòng lịch sử của Giáo xứ Cao Xá, Giáo phận Phú Cường có thể nói được đánh dấu qua chính biến của xã hội Việt Nam. Ngày 20/8/1954, cha Vinhsơn Nguyễn Hữu Dụ, OP. đã đưa giáo dân Cao Xá – Hưng Yên di cư vào Nam. Sau những tháng ngày lênh đênh trên biển, cha Vinhsơn Nguyễn Hữu Dụ, OP., Cha Giuse Nguyễn Văn Thông, OP. cùng 11 làng thuộc Giáo xứ Cao Xá đã tá túc tại sân đua ngựa Phú Thọ, Sài Gòn. Sau những lần “thám thính” đất lành cho dân chúng tại Long Xuyên, Đồng Nai, Tây Ninh, cha xứ Vinhsơn đã đưa bà con về khu rừng Tầm Long, Trảng Lớn, Tây Ninh; và tại đây, cha Vinhsơn đã cùng bà con Cao Xá làm nên một vùng đất “linh thánh”. Nói như thế, vì vùng Tây Ninh là cái nôi của đạo Cao Đài, anh em Cao Đài có mặt các nơi ở đây và hoạt động rất mạnh. Hiện tại, anh em Cao Đài cũng có một Tòa Thánh Tây Ninh ngay tại trung tâm thành phố Tây Ninh.

Trải qua gần 60 năm hình thành và phát triển, dưới sự hướng dẫn và coi sóc của các cha xứ thuộc Dòng Anh Em Giảng Thuyết (Dòng Đaminh): Cha Vinhsơn Nguyễn Hữu Dụ, OP.; cha Giuse Nguyễn Văn Thông, OP.; cha Phêrô Trần Văn Huấn, OP.; cha Micae Nguyễn Văn Bắc, OP. và hiện nay là cha Gioan Baotixita Trần Quang Hiển, OP.; cùng biết bao sự hy sinh của các bậc tiền nhân đã dày công vun đắp và xây dựng, Giáo xứ đã vượt qua những vất vả khó khăn, những thăng trầm của cuộc sống cả về đức tin lẫn vật chất, để có được như ngày hôm nay.

Trong bài giảng lễ, Đức Cha Giuse đã gợi lên đôi tâm tình, vì tình yêu thương của Thiên Chúa đối với chúng ta mà Ngôi Hai Thiên Chúa đã chào đời trong hang đá - Nơi đó chỉ có Thánh Cả Giuse, Đức Mẹ Maria và con bò, con lừa; vì thương chúng ta nên Chúa đã phải hạ mình xuống cuộc sống tận cùng của loài người, và cũng vì bị loài người ruồng bỏ nên Chúa phải được sinh ra như thế. Đức Cha cũng mời gọi mọi người: đừng bỏ rơi Chúa, Chúa cũng cần lắm tình yêu thương của chúng ta đối với Ngài qua các anh chị em khó khăn và nghèo khổ xung quang chúng ta.

Thay mặt Hội đồng Giáo xứ, ông Đaminh Nguyễn Văn Chiến chân thành cám ơn Đức Cha Giuse, cùng quý cha đồng tế và toàn thể các tu sĩ nam nữ, bà con giáo dân đã hiện diện trong Thánh lễ hôm nay, cũng như nhiệt tình giúp đỡ giáo xứ cách này cách khác trong thời gian qua.

Thánh lễ kết thúc với phép lành Toàn xá.

Giuse Nguyễn Hữu Lộc – Ban truyền thông giáo phận.
 
Giáo xứ Phong Cốc, Gp Phú Cường mừng 60 năm hồng ân
Giuse Nguyễn Hữu Lộc
22:33 30/12/2015
THÁNH LỄ TẠ ƠN BẾ MẠC NĂM THÁNH 60 NĂM HỒNG ÂN CỦA GIÁO XỨ PHONG CỐC

Sáng ngày 29 tháng 12 năm 2015, Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước – Giáo mục Giáo phận Phú Cường chủ sự Thánh lễ Tạ ơn - Bế mạc Năm Thánh mừng 60 năm thành lập Giáo xứ Phong Cốc. Trước đó, lúc 20g00 ngày 28 tháng 12 là đêm diễn nguyện cảm tạ 60 năm Hồng ân.

Xem Hình

Ngay từ sáng sớm, mọi nẽo đường dẫn vào nhà thờ Phong Cốc đã trở nên nhộn nhịp với bước chân của mọi người đến tham dự Thánh lễ Tạ ơn. Đây cũng là dịp để mọi người con xa xứ trở về thăm lại quê nhà. Trong số người đến tham dự còn có các linh mục và các soeur xuất thân từ giáo xứ.

08g45 khi xe của Đức Cha Giuse dừng lại trước cổng nhà thờ, bầu khí càng trở nên náo nhiệt hơn với tiếng kèn vang của ban kèn đồng giáo xứ, tiếng chuông ngân chào đón Vị chủ chăn của giáo phận. Nhất là tấm lòng hớn hở đón tiếp của toàn thể tu sĩ nam nữ là con cháu của giáo xứ cùng bà con giáo dân. Tiếp đó, Cha Dom. Lương Đức Toàn - Cha chánh xứ Phong Cốc, đã mời Đức Cha vào nhà thờ viếng Chúa.

Đúng 09g00, đoàn đồng tế đã tiến vào nhà thờ từ khuôn viên nhà xứ. Trong đoàn rước hôm nay còn có nhiều tu sĩ nam nữ thuộc nhiều dòng tu, làm cho đoàn rước trang nghiêm và sốt sắng hơn.

Cùng đồng tế với Đức Cha Giuse, có Cha Gioan Võ Hoàn Sinh – Quản Hạt Tây Ninh (cũng là người con của giáo xứ), quý cha là con cháu trong giáo xứ, quý cha nguyên chánh - phó xứ, quý cha trong và ngoài giáo hạt.

Trước khi bắt đầu Thánh lễ, Đức Cha Giuse đã cảm tạ Thiên Chúa đã ban nhiều Hồng ân xuống cho giáo xứ trong năm qua. Nhờ Hồng ân Thiên Chúa mà vườn thiên triệu của Giáo xứ Phong Cốc đã sản sinh nhiều bông hoa tốt đẹp với nhiều sắc màu ở mọi nơi. Cũng trong tâm tình đó, Đức Cha mời gọi mọi người, dù rằng hôm nay Năm Thánh kỷ niệm 60 năm Hồng ân của giáo xứ khép lại, nhưng đã mở ra hai Năm Thánh khác là: kỷ niệm 50 năm Kim Khánh giáo phận và gần nhất là Năm Thánh Lòng Thương Xót Chúa.

Theo dòng lịch sử của Giáo xứ Phong Cốc, Giáo phận Phú Cường có thể nói được đánh dấu qua chính biến xã hội Việt Nam. Giáo xứ Phong Cốc vốn bắt nguồn từ một xứ đạo ngoài miền Bắc xa xôi, thuộc Giáo phận Bắc Ninh. Bắc Ninh cũng là một trong những nơi đón nhận hạt giống đức tin đầu tiên đến Việt Nam. Sau sự kiện hiệp định Giơ-ne-vơ, bà con giáo dân cùng cha sở và cha phó vượt biển để vào Nam, và con thuyền Giáo xứ Phong Cốc đã chọn được bến đỗ là vùng đất Trảng Lớn, Thái Bình, Châu Thành, Tây Ninh. Cùng với giáo dân Giáo xứ Phong Cốc còn có giáo dân các Giáo họ Cầu Cát, Bến Lác, Cổ Pháp, Đức Trai, Hoàng Mai, Sen Hồ, Sở Kiện, Trần Xá, v.v.

Ngay từ ngày đầu tiên vào năm 1955 sau khi đã tìm được bến đỗ mới, Cha Gioan Baotixita Nguyễn Ngọc Quý (là cha chánh xứ tiên khởi Giáo xứ Phong Cốc - Tây Ninh) đã cùng với cha phụ tá Dom. Phạm Sĩ Khiêm đã chặt cây khai khẩn, làm láng trại để ở và ngôi nhà thờ đầu tiên được dựng lên bằng cây và mái lá giữa rừng hoang để ca ngợi Thiên Chúa.

Theo dòng thời gian, đất nước ngày càng đổi mới, đời sống kinh tế và đời sống đạo đức ngày càng cũng được cải thiện hơn, nhờ đó có nhiều người biết Chúa hơn. Cha Gioan Baotixita Nguyễn Ngọc Quý thật sự là người có công lớn trong việc lèo lái con thuyền Giáo xứ Phong Cốc vượt qua bao gian nan thử thách trong suốt hơn 13 năm đầu tiên thành lập.

Năm 1968, sau khi được bổ nhiệm làm chánh xứ, cha cố Phêrô-Vêrôna Nguyễn Đình Chế đã tiến hành xây dựng nhà thờ mới và cùng lúc đó, nhà xứ mới cũng được xây dựng xong vào năm 1969.

Năm 1971, nhà thờ mới được hoàn tất và được Đức Cha Cố Giuse Phạm Văn Thiên cung hiến và nhận Đức Mẹ Maria Nữ Vương Lên Trời làm bổn mạng của giáo xứ.

Trải qua gần 60 năm hình thành và phát triển, dưới sự hướng dẫn và coi sóc của các cha xứ, cùng sự cộng tác của các tu sĩ và bà con giáo dân; và hiện nay là Cha Dom. Lương Đức Toàn, cùng biết bao sự hy sinh của các bậc tiền nhân đã dày công vun đắp và xây dựng, giáo xứ đã vượt qua những vất vả khó khăn, những thăng trầm của cuộc sống cả về đức tin lẫn vật chất, để có được như ngày hôm nay.

Trong bài giảng, Đức Cha Giuse đã cho thấy hình ảnh một người phụ nữ luôn biết vâng lời và phó thác mọi sự vào Thiên Chúa như thế nào. Người phụ nữ đó chính là trinh nữ Maria. Và chính sự “xin dâng” mà Đức Maria đã được Thiên Chúa ban thưởng lên trời cả hồn lẩn xác. Qua đó, Đức Cha cũng mời gọi tất cả cộng đoàn hãy luôn biết nghe tiếng Chúa gọi và tín thác vào Chúa.

Sau phần Hiệp lễ, Ông Giuse Nguyễn Bá Hùng - Trưởng Ban thường vụ HĐGX, đã tỏ lòng biết ơn đến Đức Cha Giuse, quý cha đồng tế và toàn thể các tu sĩ nam nữ, bà con giáo dân đã nhiệt tình giúp đỡ giáo xứ trong thời gian qua. Ông cũng nói lên tâm tình tri ân của Giáo xứ Phong Cốc đến quý cha đã từng phục vụ và gắn bó với giáo xứ trong những năm vừa qua. Cách riêng, ông đại diện cũng cảm ơn quý tu sĩ nam nữ là con cháu trong giáo xứ đã quảng đại đáp lại lời mời gọi của Chúa để làm cho vườn thiên triệu của giáo xứ nở nhiều bông hoa tươi đẹp.

Trước khi ban phép lành cuối lễ, Đức Cha Giuse cũng chia sẽ niềm vui cùng với giáo xứ, trong 60 năm qua giáo xứ đã dâng cho giáo phận nhiều linh mục và tu sĩ nam nữ thuộc nhiều dòng khác nhau, đã và đang phục vụ trên nhiều giáo phận khác nhau. Đức Cha cũng mong muốn cộng đoàn Giáo xứ Phong Cốc hãy tiếp tục noi gương Đức Mẹ Maria là biết nói lời “xin vâng” Thiên Chúa để hầu có thêm nhiều tu sĩ hơn nữa trong tương lai.

Trong dịp này, đại diện chính quyền địa phương và Ban Tôn giáo tỉnh cũng đã đến chia vui và tặng hoa, quà cho Giáo xứ Phong Cốc.

Thánh lễ kết thúc với phép lành Toàn xá. Sau đó, mọi người cùng chia vui trong tiệc mừng với chương trình văn nghệ đặc sắc quy tụ các thành phần thuộc đoàn thể trong giáo xứ; đặc biệt là tiếng hát của Cha Micae Nguyễn Văn Giang - Nguyên chánh xứ Phong Cốc.

Giuse Nguyễn Hữu Lộc - Ban Truyền Thông Giáo phận.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Các hoạt động tông đồ trên Net trong bối cảnh những thay đổi về kỹ thuật truyền thông trong năm 2015
Nguyễn Việt Nam
19:33 30/12/2015
Năm 2015, chúng ta chứng kiến những thay đổi rất sâu sắc trong kỹ thuật truyền thông. Dưới đây là một vài thí dụ tiêu biểu.

1. Broadband tại các nước đang phát triển

Có nhiều vị thường nói: “Những chương trình mình làm có lẽ chỉ ở hải ngoại mới xem được, ở Việt Nam, internet chậm quá, chắc họ không xem nổi.”

Bản thân chúng tôi cũng đã từng tin như thế. Tin tưởng như thế là chúng ta nhầm to rồi!

Hình bên cạnh là những chỉ số đo được tại Perth, Úc Đại Lợi trong một gia đình sử dụng một residential ADSL 2 package mắc nhất của Telstra, là công ty cung ứng dịch vụ Internet mắc nhất nước Úc. Vận tốc download là 1.67 Megabits per second. Vận tốc upload là 0.51 Megabits per second. Cố nhiên, ở những vùng khác nhau, vào những thời điểm khác nhau, những chỉ số có thể là khích lệ hơn hay bi đát hơn. Nhưng những chỉ số đo được ở bên cạnh khá là tiêu biểu. Nếu quý vị vào Web site http://speedtest.net và thấy mình có những chỉ số khích lệ hơn, xin chúc mừng quý vị. Nếu quý vị thấy những chỉ số bi đát hơn, đừng buồn, hầu hết người Úc chia sẻ cùng một nỗi đau khổ như thế.

Hình bên dưới là những chỉ số đo được tại quận Thủ Đức, Sàigòn. Vận tốc download là 9.51 Megabits per second – 5.7 lần nhanh hơn tại Perth, Australia. Vận tốc upload là hơn 1 Megabits per second – nhanh gấp đôi tại Perth. Những chỉ số đo được tại các quận nội thành còn phấn khởi hơn nữa!

Ở Bangkok, Thái Lan, có lần chúng tôi đo được vận tốc download là 24 Megabits per second!

Như thế, ở các nước tiên tiến đôi khi chúng ta phải trả từ 20 đến 30 lần mắc hơn cho một dịch vụ tồi tệ hơn gấp mấy lần (hay thậm chí là mấy chục lần)!

Không sa đà vào chi tiết chúng ta có thể hiểu được tình trạng này là vì ở các nước tiên tiến, Internet phát triển quá sớm nên hạ tầng cơ sở ngày nay phần lớn là cũ quá, thành phố lại rộng lớn, chi phí tân trang lớn quá nên trừ trường hợp có những đột biến về kỹ thuật mạng, các nước tiên tiến có thể lại tụt hậu hơn các nước nghèo về tốc độ truyền trên Internet.

2. Smart phones

Theo thống kê của Youtube [1], 50% lượng truy cập là từ các điện thoại di động thông minh. Smart phones ngày nay có những tính năng vượt xa việc trả lời hay nhận những cú điện thoại. Đọc và trả lời emails, lướt qua những trang Webs, xem các videos… gần như là những tính năng bắt buộc phải có trên những điện thoại di động đời mới, kể cả những điện thoại di động rẻ tiền.

Tuy nhiên, dung lượng điện năng của điện thoại di động vẫn còn nhiều hạn chế. Lướt qua một vài trang Webs, xem vài videos là hết pin. Điều này thúc đẩy các nhà sản xuất videos làm các videos càng ngày càng ngắn lại.

Video University [1] ước tính rằng: một video một phút sẽ có 50% nhiều người xem hơn so với một video dài hai phút. Chính vì thế, videos trên Instagram chỉ được tối đa là 15 giây, trong khi Vine chỉ cho tối đa 6 giây.

Cố nhiên, nội dung của một video vẫn là yếu tố quyết định thu hút người ta xem nhưng thời lượng của một video, trong bối cảnh của cuộc sống ngày càng bận rộn của đời thường, ngày càng phải là một yếu tố cần cân nhắc trong các hoạt động truyền thông.

3. Càng ngày càng có nhiều người có thể quay được những videos phẩm chất cao

Những videos VietCatholic phát trên Internet và trên các đài truyền hình như hiện nay có độ phân giải là 1980 pixels x 1080 pixels. Cho tới lúc chúng tôi viết bài này, dạo quanh một siêu thị ở địa phương, chúng tôi đếm được ít nhất 20 loại smart phones có thể thu hình với độ phân giải là 4K (3960 pixels x 2160 pixels)! Những hình ảnh thu được từ những smart phones này rất mịn và sắc nét. Giá cả cũng không mắc lắm. Nhiều người có thể mua được và sử dụng được.

Iphone 6 có thể thu hình ở mức 240 fps (frames per second). Nhiều loại smart phones còn thu cả hàng ngàn frames trong một giây.

Trong các buổi lễ, để thu hình đôi khi người ta phải dùng những chiếc xe chuyên dụng để đưa các caramen lên cao. Cái máy bay không người lái kế bên, có cả máy quay phim được bán ở Mỹ với giá 99 Mỹ Kim, có thể hoàn thành nhiệm vụ tương tự.

Kết luận:

Trên đây là một vài những thông tin chúng tôi xin giới thiệu đến quý vị và anh chị em để chúng ta suy tư xem ảnh hưởng của chúng như thế nào, và chúng ta phải thích nghi với những thay đổi ấy ra sao?

[1] http://www.videouniversity.com/articles/video-production-trends-for-2015/
 
Thông Báo
Hiệp thông: Thân mẫu LM Antôn Đoàn Thái Bình, qua đời tại Sacramento, USA
VP TGM Đà Lạt
09:03 30/12/2015
TÒA GIÁM MỤC ĐÀ LẠT
9, Nguyễn Thái Học
Đà Lạt – Lâm Đồng


HIỆP THÔNG

Kính thưa quý cha và quý cộng đoàn, Tòa Giám Mục vừa được tin:
Bà Cố MARIA NGUYỄN THỊ LIÊN
Thân mẫu của Cha Antôn Đoàn Thái Bình, Tổng Đại diện giáo phận Hoa Liên, Đài Loan
và Nữ tu Mary Josephine Đoàn Thị Thái Phương thuộc Hội dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt, Portland, Oregan, USA
đã an nghỉ trong Chúa lúc 08 giờ ngày 29 tháng 12 năm 2015 tại Sacramento, California.
Hưởng thọ 74 tuổi.

Thánh lễ an táng tại nhà thờ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, 8181 Florin Road, Sacramento, CA 95828
lúc 11 giờ 00, thứ bẩy, ngày 02 tháng 01 năm 2016.
An táng tại nghĩa trang Saint Mary’s Catholic.

Kính xin quý cha và quý cộng đoàn hiệp ý cầu nguyện cho Bà cố Maria sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa.

Văn Phòng TGM. Đà Lạt kính báo
 
Tuần tìm hiểu ơn gọi Dòng Chúa Cứu Thế hải ngoại
DCCT hải ngoại
18:14 30/12/2015
 
Văn Hóa
Gia đình - Mái ấm của lòng thương xót
Sr. Maria Hồng Quế
08:58 30/12/2015
GIA ĐÌNH, MÁI ẤM CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT

Nhiều năm trở lại đây, con số ly thân, ly dị, bạo hành trong gia đình ngày càng gia tăng. Nhiều người coi gia đình như một quán trọ, họ có xu hướng “chạy ra” khỏi gia đình của mình, họ cảm thấy đau khổ, bị tổn thương, cô đơn vì trong gia đình không có được sự bình an, niềm vui và lòng thương xót.

Trong tinh thần sống “Năm Thánh Lòng Thương Xót Chúa” và mừng Lễ Thánh Gia, Giáo Xứ Hòa Bình, hạt Gò Vấp, đã tổ chức Đại Hội Gia Đình mừng các cặp kỷ niệm 5, 10, 15, 20, 25… đến 55 năm sống đời hôn nhân. Trong dịp này, Sr. Maria Hồng Quế sẽ chia sẻ Chuyên Đề: “GIA ĐÌNH, MÁI ẤM CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT”.

Nội dung bài chia sẻ hướng đến tất cả những ai sống đời gia đình hoặc chuẩn bị sống đời hôn nhân, đưa ra mối liên hệ giữa gia đình và Lòng Thương Xót (LTX) mà mọi người được mời gọi để sống trong hành trình trần thế này, đặc biệt là trong Năm Thánh 2016.

1. LÒNG THƯƠNG XÓT (LTX):

LTX không tự nhiên mà có nhưng như một hạt giống vừa gieo xuống đất chúng ta phải được nỗ lực chăm bón mỗi ngày.

Người Ki-tô hữu lãnh nhận tình yêu nhưng không của Thiên Chúa, phải có trách nhiệm chia sẻ, chiếu soi tình yêu ấy đến người khác một cách quảng đại và không phân biệt sang hèn, màu da, tôn giáo.

2. GIA ĐÌNH - MÁI ẤM CỦA LTX KHI NHẬN RA TÌNH YÊU HÔN NHÂN LÀ QUÀ TẶNG:

“Con người ở một mình không tốt” (St 2, 18). Đó là một trong những khẳng định nền tảng của Kinh Thánh về con người.

Thiên Chúa đã dùng Tình Yêu Gia Đình để diễn tả Tình Yêu Thiên Chúa. Gia đình là tế bào của GH và XH. Nếu trong gia đình không có tình yêu và sự quan tâm thì GH và XH chỉ là những cơ cấu tổ chức gồm những con người vô cảm và độc đoán. Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi “các gia đình Công Giáo phải nhận biết vẻ đẹp, sự thật, và sự thiện hảo tuyệt vời biết bao khi bắt đầu một gia đình, khi thể hiện đời sống gia đình đích thực ngày hôm nay; và chúng ta cũng được mời gọi để nhận biết gia đình thiết yếu thế nào cho sự sống của thế giới, cho tương lai của nhân loại”. (Đức Thánh Cha Phanxicô, Những nhận xét cho Công nghị ngoại thường các Hồng Y, 20.02.2014)

3. GIA ĐÌNH - MÁI ẤM CỦA LTX KHI MỌI NGƯỜI BIẾT BIỂU LỘ LTX:

Một gia đình có lòng thương xót khi các thành viên nhạy bén, quan tâm tới những cảm xúc của người khác, với những vui buồn, thất vọng và sợ hãi...

Đồng thời, cha mẹ cần bộc lộ cho con cái biết họ cảm thấy như thế nào về hành vi đáng khiển trách hay ngôn từ thiếu lễ độ của chúng. Đây không phải là hành động kết án con cái, nhưng là nỗ lực làm cho chúng biết nhạy cảm và bộc lộ cảm xúc của mình.

Thiên Chúa dùng đôi mắt, đôi bàn tay, trái tim, khối óc… của con người để diễn tả cho nhân loại biết về một Thiên Chúa giàu lòng thương xót, nhất là trong xã hội ngày nay.

Mỗi thành viên trong gia đình phải nỗ lực để gia đình mãi mãi là một cộng đoàn yêu thương và tôn trọng lẫn nhau.

4. GIA ĐÌNH - MÁI ẤM CỦA LTX KHI NHẬN RA SỨ MỆNH YÊU THƯƠNG:

Yêu là một động từ, cũng có nghĩa là phải hành động. Chúng ta không thể nói yêu thương người khác mà thụ động hay ngại hy sinh.

Thiên Chúa mời gọi con người đón nhận LTX của Ngài và tỏ lộ tình yêu ấy cho những người khác bằng chính cuộc sống yêu thương hằng ngày trong đời sống gia đình để cứu chữa một thế giới đang đổ vỡ và mang nhiều thương tích. Chính vì thế, Đại hội Thế Giới về Gia Đình (WMOF) lần thứ VIII diễn ra vào tháng 9/2015 tại Philadelphia đã chọn chủ đề: “Yêu thương là sứ mệnh của gia đình”. Chúng ta tin tình yêu là sứ mệnh của chúng ta, là con đường duy nhất để chúng ta có thể sống dồi dào và trở thành những con người mang và chiếu hình ảnh Thiên Chúa thương xót trong xã hội hôm nay.

5. GIA ĐÌNH - MỘT MÁI ẤM CHO NHỮNG TRÁI TIM MANG THƯƠNG TÍCH:

Có nhiều người vợ, người chồng sinh ra và lớn lên trong một gia đình thiếu thốn về đời sống vật chất và có nhiều vết thương trong tâm hồn. Khi lập gia đình rất cần đến người phối ngẫu của mình chữa lành cảm xúc đã bị tổn thương, giúp cho người bạn đời của mình mỗi ngày một sống quân bình và hạnh phúc hơn nhờ tình yêu thương tinh tế, vô vị lợi.

Gia đình là trường học đầu tiên để con người học cách sống thương yêu và phát triển nhân tính.

Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle, Tổng Giám mục Manila, thuyết trình ngày 24/9/2015 tại WMOF 2015 Philadelphia, có nói: "Các vết thương có thể do gia đình gây ra, nhưng cũng chính gia đình lại có thể là suối nguồn an ủi và chữa lành”.

6. HÃY TẠO NGÂN HÀNG LÒNG THƯƠNG XÓT TRONG GIA ĐÌNH.

ĐGH Phanxicô đã nhấn mạnh chúng ta không được xem thường những cử chỉ hằng ngày của tình yêu và lòng tử tế đến từ ông bà, cha mẹ, ACE. Chính những cử chỉ này giúp chúng ta hàn gắn lại những tổn thương trong cuộc sống gia đình và giúp chúng ta đi tới. Cuộc sống rất ngắn ngủi, nếu chúng ta không dành thời gian để yêu thương nhau, một lúc nào đó trong cuộc đời, chúng ta sẽ phải hối tiếc.

Lắng nghe âm thanh của chính lời mình nói để nghe xem lời mình nói có dịu dàng, nhẹ nhàng hay gắt gỏng, khinh khỉnh; có dễ làm tổn thương người khác không. Đây cũng được coi là thước đo của LTX đối với chính người trong gia đình mình.

Ngân hàng LXT không phải là tiền, nhưng là những biểu lộ tình yêu trong việc thường ngày trong cuộc sống, để khi gặp sóng gió trên đường đời, để những lúc vợ chồng, con cái có bất hòa, lẫm lỗi với nhau, chúng ta dễ dàng tha thứ cho nhau và bắt đầu lại.

Ngân hàng LXT là cho dù đời sống “Ngân hàng” của mình nhạt đi, hãy mời Chúa vào trong gia đình của mình xin Ngài làm phép lạ cho rượu tình yêu của gia đình thêm nồng nàn.

Gia đình là tế bào của Giáo Hội và xã hội. Khi các gia đình dạy con cái sự tha thứ và LTX, họ đã góp phần làm cho Giáo Hội và xã hội thêm vững mạnh. Thượng Hội Đồng Giám Mục đã nhìn thấy khả năng ảnh hưởng của sự tha thứ và nó không chỉ là cách thức tránh chia rẽ trong gia đình nhưng còn có thể áp dụng trong xã hội, giúp xã hội bớt tàn nhẫn và độc ác. Đây là yếu tố rất quan trọng trong việc làm thăng tiến con người và góp phần cải thiện xã hội hiện nay.

Trường Quốc Phương ghi lại
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chớm Đông
Dominic Đức Nguyễn
21:42 30/12/2015
CHỚM ĐÔNG
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Đất trời vừa mới lập Đông
Mây giăng u ám, bềnh bồng mờ sương
Tiết trời như cũng vấn vương
Khát khao Lòng Chúa Xót Thương nồng nàn
Ngôi Hai giáng thế nghèo nàn
Đêm Đông giá lạnh mà tràn yêu thương
(Trích thơ của Trầm Thiên Thu)
 
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 24/12 – 30/12/2015: Giáng Sinh tại những điểm nóng trên thế giới
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
15:24 30/12/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Giáng Sinh tại Bethlehem

Nửa đêm ngày 24 rạng 25 tháng 12, Đức Thượng Phụ Fuad Twal của Công Giáo nghi lễ La Tinh tại Giêrusalem đã chủ sự thánh lễ tại Nhà thờ Giáng Sinh tại Bethlehem nơi có hang đá Đức Mẹ sinh Chúa Hài Nhi vì không tìm được nhà trọ.

Tham dự thánh lễ có Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas và Thủ tướng Palestine Rami Hamdallah.

Trước khi cử hành thánh lễ Nửa đêm, Đức Thượng Phụ đã chủ sự nghi thức mở cửa Năm Thánh Lòng Thương Xót tại nhà thờ thánh Catherine, là ngôi nhà thờ nằm ở phía bên trên. Sau nghi lễ mở cửa Năm Thánh, ngài đã dẫn đầu một đoàn rước xuống bên dưới nhà thờ Giáng Sinh để cử hành thánh lễ.

Hàng trăm người bao gồm cả khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới và cư dân địa phương đã dự thánh lễ tại chính nơi theo truyền thống Chúa Giêsu đã được sinh ra.

Số các tín hữu tham dự thánh lễ Nửa Đêm tại chính nơi Ngôi Hai xuống thế làm người đã ít hơn rất nhiều so với năm ngoái. Làn sóng bạo lực đã dẫn đến một sự suy giảm mạnh những người hành hương thăm viếng Bethlehem và phần còn lại của Thánh Địa vào năm nay. Chỉ có khoảng một phần ba các phòng khách sạn có người thuê trong mùa lễ năm nay.

Hàng chục thanh niên Palestine tụ tập gần thành phố vào sáng ngày thứ Sáu 25 tháng 12, ném đá và bom xăng vào lực lượng an ninh Israel. Quân Israel bắn đạn cao su và lựu đạn cay để đáp lạ. Sự gia tăng bạo lực đã được thúc đẩy một phần bởi phe đối lập Hồi giáo khi người Israel thăm viếng khu vực núi đền tại Jerusalem.

Những vụ đâm bằng dao, nổ súng và tông xe cán chết người đã giết chết 20 người Israel và một công dân Hoa Kỳ kể từ tháng Mười vừa qua, trong khi các lực lượng Israel đã giết chết ít nhất 124 người Palestine trong cùng thời gian đó.

Có rất ít dấu chỉ cho thấy bạo lực sẽ sớm kết thúc.

2. Thông điệp Giáng Sinh của Đức Thượng Phụ Fouad Twal

Trong thông điệp Giáng Sinh năm nay, Đức Thượng Phụ Fouad Twal đã tái kêu gọi các tín hữu Công Giáo đến hành hương Năm Thánh tại Thánh Địa dù tình trạng căng thẳng.

Ngài cũng gọi các vị lãnh đạo Israel và Palestine hãy chứng tỏ can đảm thực thi hòa bình, hoạt động cho một nền hòa bình bền vững dựa trên công lý. Đừng hoãn lại nữa!

Đức Thượng Phụ viết:

Một lần nữa, đau đớn thay khi nhìn thấy Thánh Địa yêu thương của chúng ta bị kẹt trong cái vòng bạo lực đẫm máu như hỏa ngục! Đau thương dường nào khi thấy một lần nữa oán ghét trổi vượt hơn lý trí và đối thoại! Đau khổ của các dân tộc trên phần đất này cũng là của chúng ta, chúng ta không thể làm ngơ không biết tới. Đủ rồi! Chúng ta mỏi mệt vì cuộc xung đột này, vì thấy Thánh Địa đẫm máu.

Với các vị lãnh đạo Israel và Palestine, chúng tôi nói rằng nay đã đến lúc chứng tỏ lòng can đảm, và làm việc để thiết lập một nền hòa bình công chính. Đừng trì hoãn, do dự, viện cớ này cớ kia nữa! Hãy tôn trọng các nghị quyết quốc tế, hãy lắng nghe tiếng kêu của dân tộc quí vị đang khao khát hòa bình, và hãy hành động theo quyền lợi của họ. Mỗi dân tộc tại Thánh Địa, người Israel và Palestine, đều có quyền được phẩm giá, một quốc gia độc lập và an ninh lâu bền.

Đáng tiếc thay, tình trạng chúng ta đang sống tại Thánh Địa vang vọng tình trạng của thế giới, đang phải đương đầu với một đe dọa khủng bố chưa từng có. Một ý thức hệ gây chết chóc, dựa trên sự cuồng tín và cứng nhắc về tôn giáo, đang gieo rắc kinh hoàng và man rợ nơi những người vô tội. Trong những thời gian qua, ý thức hệ ấy chiếu cố tới Liban, Pháp, Nga, Hoa kỳ, nhưng từ nhiều năm nay nó tàn hại tại Iraq, và Syria. Đàng khác, trường hợp Syria đang ở trung tâm cuộc khủng hoảng hiện nay; tương lai Trung Đông tùy thuộc sự giải quyết cuộc xung đột này.

Những cuộc chiến tranh kinh khủng được nạn buôn bán võ khí nuôi dưỡng, tệ nạn này có liên hệ tới nhiều cường quốc quốc tế. Chúng ta đang đứng được một sự vô lý và hai mặt hoàn toàn: một đàng, một số nước nói về đối thoại, công lý, hòa bình, nhưng đàng khác họ lại cổ võ việc bán võ khí cho những phe lâm chiến! Chúng tôi nói với những kẻ buôn bán võ khí vô lương tâm và không chút do dự ấy rằng: các người hãy hoán cải. Trách nhiệm của các người thật lớn lao trong những thảm trạng đang đè nặng trên chúng tôi và các người sẽ phải trả lời trước mặt Thiên Chúa về máu của anh chị em các người.

Đức Thượng Phụ nói thêm:

“Tình trạng chính trị hiện nay đề nghị chúng ta giảm bớt việc cử hành trọng thể bên ngoài, và tốt hơn nên đào sâu ý nghĩa tinh thần của lễ Giáng sinh. Vì thế, chúng tôi mời gọi mỗi giáo xứ hãy tắt các điện ở các cây thông giáng sinh trong 5 phút để liên đới với tất cả các nạn nhân của bạo lực và khủng bố. Cũng vậy, thánh lễ Giáng Sinh sẽ được dâng để cầu nguyện cho các nạn nhân và gia đình họ, để các gia đình phục hồi can đảm, và tham gia vào niềm vui mừng và an bình của lễ Giáng Sinh.”

3. Giáng Sinh buồn tại Aleppo, Syria

Đức Tổng Giám Mục Jean-Clément Jeanbart của Aleppo, Syria, đã viết cho tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ như sau:

“Ở đây chúng tôi đang mừng lễ Giáng sinh lần thứ năm trong khi những quả bom vẫn đang rơi xuống. Tôi không biết có bao nhiêu anh chị em đã từng trải qua một kinh nghiệm thất vọng và đau buồn như vậy, nhưng những ngày lẽ ra tốt đẹp và đáng chờ đợi mỗi năm này, đang đến với chúng tôi trong âu lo, giữa sự thiếu hụt mọi thứ và thiếu an ninh, bị tách biệt khỏi phần còn lại của thế giới..

Xin Chúa Toàn Năng nhủ lòng thương xót tất cả chúng ta và xin Người khiến cho tình bạn có thể trị vì trong lòng con người, cho lòng thương xót ngự trị trong lòng chúng ta và hoà bình giữa tất cả các dân tộc trên trái đất.”

4. Giáng Sinh tại Havana

Năm 1969, Fidel Castro hủy bỏ việc coi ngày lễ Giáng Sinh là quốc lễ tại Cuba. Trong vòng 30 năm sau đó, lễ Giáng Sinh không phải là một ngày lễ nghỉ. Dân chúng phải làm việc như bình thường.

Tình hình đã thay đổi sau chuyến tông du của thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào năm 1998. Lễ Giáng Sinh được khôi phục tại đảo quốc này.

Một quyết định tương tự cũng được đưa ra sau chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 vào năm 2012. Ngày thứ Sáu tuần thánh 2012 được coi là ngày nghỉ lễ và từ năm 2013, thứ Sáu tuần thánh, được chính thức công nhận là quốc lễ.

Ngày 30 tháng 6, Cuba và Hoa Kỳ đạt được thỏa thuận mở lại các đại sứ quán và quan hệ ngoại giao chính thức được nối lại vào ngày 20 tháng 7. Với triển vọng tăng cường mậu dịch và đoàn tụ gia đình, bầu khí Giáng Sinh năm nay tại Havana được ghi nhận là tưng bừng hơn mọi năm.

5. Giáng Sinh tại Paris

Các buổi cử hành Phụng Vụ Giáng sinh trong các thánh đường tại Paris đã được tổ chức dưới sự canh phòng đặc biệt. Pháp vẫn đang trong tình trạng khẩn cấp sau các cuộc tấn công kinh hoàng hồi tháng trước bởi quân khủng bố Hồi Giáo.

Cha Antoine de Romanet, linh mục tại nhà thờ Notre Dame nói rằng các tín hữu ý thức về những rủi ro khi tham dự các thánh lễ. “Đó là một tình trạng chung mà tâm trí của tất cả chúng tôi phải cố gắng để đối phó trong khi giữ sự thanh thản và bình tĩnh nhất có thể”

Chính phủ đã thông báo yêu cầu các nhà thờ hạn chế số cửa mở tại các thánh đường và thực hiện việc kiểm tra các túi xách.

Cha Romanet nói có 25 tình nguyện viên an ninh giúp bảo vệ trật tự trong các buổi cử hành Phụng Vụ. Cha nói: “Một số giáo dân đeo băng tay sẽ kiểm tra những người ra vào nhà thờ. Chúng tôi sẽ đóng một số lối vào để tập trung vào cửa chính và hành động này là đủ để cảnh báo và mời gọi tất cả mọi người phải thận trọng.

Bên ngoài nhà thờ chính tòa Notre-Dame, nơi cảnh sát đã tăng cường tuần tra, người dân Paris nói rằng họ hiểu được các biện pháp an ninh bổ sung là cần thiết.

Một tín hữu nói: “Tôi hiểu được những biện pháp này. Tôi không nhìn những biện pháp này một cách tiêu cực, đó là một phần của thực tại mà chúng ta phải đương đầu.”

6. Hai nước trên thế giới cấm không cho dân chúng mừng lễ Giáng Sinh: Brunei và Somalia

Chính phủ của hai quốc gia Hồi giáo Brunei và Somali đã cảnh báo các công dân của họ không được ăn mừng lễ Giáng sinh, một báo cáo được công bố bởi đài truyền hình Al Jazeera có trụ sở tại Qatar đã cho biết như trên

Tổng giám đốc của bộ tôn giáo sự vụ Somalia giải thích lệnh cấm này như sau:

“Tất cả các sự kiện liên quan đến việc mừng Giáng sinh và năm mới đều trái với văn hóa Hồi giáo, và có thể gây tổn hại niềm tin của cộng đồng Hồi giáo”

Trong khi đó, tờ Sydney Morning Herald đưa tin những ai không theo Hồi giáo tại Brunei chỉ được phép tổ chức lễ Giáng sinh trong bầu khí riêng tư và bị cấm không được tiết lộ cho người Hồi giáo biết. Những người Hồi giáo nào gửi thiệp chúc mừng Giáng sinh, sử dụng cây hay đèn Giáng sinh, hoặc tham gia vào lễ Giáng sinh phải ngồi tù đến năm năm.

Brunei, là một quốc gia Đông Nam Á với 416,000 dân trong đó 79%, theo Hồi Giáo 9% theo Kitô Giáo, và 8% theo Phật giáo. Cả ba giáo xứ Công Giáo với 1,900 người Công Giáo đều phải tắt đèn, đóng cửa trong dịp Giáng Sinh.

Somalia, nằm ở vùng Sừng châu Phi, gần như 100% là người Hồi giáo Sunni, chỉ có 100 người Công Giáo sinh hoạt trong một giáo xứ duy nhất.

7. Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu noi gương thánh Stêphanô Tử Đạo tiên khởi

Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa ngày 26-12, Đức Thánh Cha đã mời gọi các tín hữu noi gương tha thứ của thánh Stêphanô tử đạo.

Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh, với sự tham dự của 15 ngàn người, Đức Thánh Cha nói:

“Hôm nay chúng ta mừng lễ Thánh Stêphanô. Lễ nhớ vị tử đạo đầu tiên tiếp nối liên sau lễ Chúa Giáng Sinh. Hôm qua, chúng ta đã chiêm ngưỡng tình yêu thương xót của Thiên Chúa, Đấng nhập thể làm người vì chúng ta; hôm nay chúng ta thấy lời đáp trả phù hợp của môn đệ Chúa Giêsu, hiến mạng sống mình. Hôm qua, Chúa Cứu Thế đã sinh ra trên trái đất: hôm nay chứng nhân trung tín của Ngài sinh ra trên trời. Hôm qua cũng như hôm nay, bóng đen phủ nhận sự sống xuất hiện, nhưng ánh sáng tình thương chiến thắng oán ghét và khai mào một thế giới mới càng chiếu sáng hơn nữa”.

Đức Thánh Cha nói tiếp:

“Trong trình thuật hôm nay của sách Tông Đồ Công Vụ, có một khía cạnh đặc biệt đưa thánh Stêphanô gần Chúa. Đó là sự tha thứ của thánh nhân trước khi bị ném đá chết. Khi bị đóng đanh trên thập giá, Chúa Giêsu đã nói: “Lạy Cha, xin tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm” (Lc 23,34). Cũng vậy, thánh Stêphanô “quì gối và kêu lớn tiếng: Lạy Chúa, xin đừng chấp tội họ” (Cv 7,60). Vì thế, thánh Stêphanô là vị tử đạo, nghĩa là chứng nhân, vì Người làm như Chúa Giêsu; thực vậy, ai cư xử như Chúa, là chứng nhân đích thực: họ là người cầu nguyện, yêu thương, cho đi, và nhất là tha thứ, vì tha thứ, như nghĩa đen của từ này, chính là biểu lộ một sự trao ban cao cả nhất”.

Đức Thánh Cha giải thích về ích lợi của việc tha thứ và nói: “Chúng ta tìm được một câu trả lời trong cuộc tử đạo của thánh Stêphanô. Trong số những người mà thánh nhân cầu xin ơn tha thứ cho họ, có chàng thanh niên tên là Saulo; Saulo bách hại và tìm cách tiêu diệt Giáo Hội (Xc Cv 8,3). Ít lâu sau Saulo trở thành Phaolô, vị đại thánh, Tông đồ của dân ngoại. Người đã nhận ơn tha thứ của thánh Stêphanô. Chúng ta có thể nói rằng Phaolô đã sinh ra từ ơn thánh Chúa và từ tha thứ của Stêphanô”.

Đức Thánh Cha nhận xét rằng “Cả chúng ta cũng sinh ra từ sự tha thứ của Thiên Chúa. Không những trong bí tích Rửa tội, nhưng mỗi lần chúng ta được tha thứ, trái tim chúng ta cũng được tái sinh, được hồi sinh. Mỗi bước tiến trong đời sống đức tin đều mang dấu tích lòng thương xót của Chúa”.

Đức Thánh Cha nhìn nhận rằng tha thứ luôn là điều rất khó khăn. Ngài đặt câu hỏi: “Làm sao chúng ta có thể bắt chước Chúa Giêsu? Bắt đầu từ đâu để tha thứ những xúc phạm lớn nhỏ chúng ta chịu hằng ngày? Thưa trước tiên bằng kinh nguyện, như thánh Stêphanô đã làm. Bắt đầu từ nội tâm: với kinh nguyện chúng ta có thể đương đầu với sự oán hận chúng ta cảm thấy, phó thác cho lòng thương xót của Chúa những người đã gây hại cho chúng ta. Và rồi chúng ta sẽ khám phá thấy rằng cuộc chiến đấu nội tâm ấy để tha thứ, sẽ thanh tẩy ta khỏi sự ác, và kinh nguyện cũng như tình thương giải thoát chúng ta khỏi những xiềng xích oán hận trong nội tâm. Mỗi ngày chúng ta đều có dịp tập luyện tha thứ, để sống cử chỉ rất cao cả này, đưa con người đến gần Thiên Chúa. Như Cha chúng ta trên trời, cả chúng ta cũng có lòng từ bi thương xót, vì qua sự tha thứ, chúng ta chiến thắng sự ác bằng sự thiện, biến oán ghét thành tình thương và như thế làm cho thế giới được thanh sạch hơn”.

8. Đức Thánh Cha được trao giải Charlemagne 2016

Hôm 23 tháng 12, Cha Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, đã lên tiếng chào mừng quyết định của các nhà tài trợ tại Aachen, Đức, trao giải Charlemagne quốc tế cho Đức Thánh Cha Phanxicô.

Ban tổ chức cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô đã được họ trao giải International Charlemagne 2016, vì ngài đã đưa “một thông điệp hy vọng và khích lệ” tới với châu Âu trong một thời kỳ đầy bất ổn.

Các giải thưởng Charlemagne, được trao hàng năm kể từ năm 1950 cho những ai có những đóng góp nổi bật “cho sự thống nhất châu Âu.” Trong số những người đã được trao giải có thủ tướng Ý Alcide de Gaspari vào năm 1952, thủ tướng Konrad Adenauer của Đức vào năm 1954, chính trị gia Đức Robert Schuman vào năm 1958. Robert Schuman là người thường được gọi là “cha đẻ của châu Âu” và Tòa Thánh đang trong tiến trình xét tuyên phong chân phước cho ngài. Tướng Mỹ George Marshall, nổi tiếng với “Kế hoạch Marshall” kích thích phục hồi kinh tế châu Âu cũng được trao giải vào năm 1959.

Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nhận được giải thưởng này vào năm 2004.

9. Tổng thống Obama ra tuyên bố về tình trạng bị bách hại các Kitô hữu tại Trung Đông

Trong một tuyên bố được đưa ra hôm 23 tháng 12 về tình trạng bị bách hại các Kitô hữu, tổng thống Obama viết rằng ông và phu nhân “đặc biệt gần gũi trong trái tim và tâm trí với những ai đã bị xua đuổi khỏi quê hương cổ kính của họ bằng những hình thức bạo lực và đàn áp không thể kể xiết”.

“Trong một số khu vực của Trung Đông, nơi tiếng chuông nhà thờ đã từng rung lên trong nhiều thế kỷ qua vào ngày Giáng sinh, năm nay những qủa chuông ấy sẽ phải im bặt; sự im lặng này làm chứng bi thảm cho những tội ác tàn bạo chống lại nhân loại của quân khủng bố Isil”.

Ông nói thêm: “Chúng tôi hiệp cùng với mọi người trên toàn thế giới cầu nguyện xin Thiên Chúa bảo vệ cho các Kitô hữu bị ngược đãi và những người thuộc các tôn giáo khác, cũng như cho những người nam nữ dũng cảm đang dự phần vào những nỗ lực quân sự, ngoại giao và nhân đạo nhằm làm giảm nỗi đau của các nạn nhân và khôi phục sự ổn định, an ninh, và hy vọng cho các quốc gia trong vùng”.

Tuyên bố của tổng thống Obama được đưa ra có lẽ nhằm xoa dịu phản ứng của dư luận sau cuộc điều trần của một phái đoàn chính phủ tại một ủy ban của Hạ Viện Hoa Kỳ diễn ra trước đó vào hôm 17 tháng 12.

Trong năm 2015 chỉ có 29 Kitô hữu Syria được nhận vào Hoa Kỳ tị nạn. Tính chung trong suốt 5 năm qua, chỉ có 53 Kitô hữu Syria được nhận vào Hoa Kỳ. Khi bị chất vấn về những con số quá ít ỏi này Anne Richard, bí thư của văn phòng Population, Refugees, and Migration của Bộ Ngoại Giao Mỹ nói tình trạng của các Kitô hữu Syria là “an toàn” hơn các nhóm khác tại quốc gia này.

10. Giáng Sinh tại Bắc Kinh

Cư dân Bắc Kinh đã phải trải qua một mùa Giáng sinh với một bầu trời ô nhiễm khói nặng đến mức chính quyền phải ban hành một cảnh báo đề nghị hạn chế việc ra đường. Trưa ngày 24 tháng 12, chỉ số ô nhiễm không khí tại thủ đô Bắc Kinh đạt đến 500 là mức ô nhiễm không khí cao nhất.

Trẻ em và người già được khuyên nên ở trong nhà, và tất cả các hoạt động ngoài trời phải giảm đến mức tối thiểu.

Tuy nhiên, các nhà thờ vẫn đầy các tín hữu đến dự lễ.

Thượng Hải và nhiều vùng tại châu thổ sông Dương Tử cũng bị bao phủ bởi sương mù. Nhưng mức ô nhiễm được xem là nhẹ hơn. Chỉ số ô nhiễm không khí tại Thượng Hải là 255, mức coi là bị ô nhiễm nặng, lúc 12 giờ trưa ngày 24 tháng 12.

Trong một động thái bất thường hôm thứ Năm 24 tháng 12, Mỹ, Pháp, Anh, Úc và đã cảnh báo các công dân của mình đang có mặt tại Bắc Kinh hãy cẩn thận đề phòng nguy cơ khủng bố. Đại sứ quán Mỹ cho biết trong một tuyên bố ngắn gọn rằng họ đã “nhận được thông tin về các mối đe dọa có thể” xảy ra tại khu vực Sanlitun, nơi có nhiều đại sứ quán nước ngoài, xung quanh ngày Giáng sinh.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết họ đã nhận được các báo cáo. Người phát ngôn bộ Ngoại Giao Trung quốc là Hong Lei nói: “Chúng tôi đã nhận được các báo cáo có liên quan. Xin vui lòng tham khảo thêm với các cơ quan hữu quan của chính phủ Trung Quốc để có các thông tin chi tiết. Các cơ quan hữu quan của Trung Quốc đã luôn luôn chú trọng đến công tác an sinh xã hội, và không bỏ qua một nỗ lực nào trong việc bảo vệ sự an toàn của công dân Trung Quốc và người nước ngoài”.

Chính thức mà nói, Trung Quốc là một quốc gia vô thần. Do đó, Giáng sinh không phải là một ngày nghỉ lễ tại quốc gia này.

11. Giáng Sinh tại Damascus

Chỉ hai cây số cách Jobar, nơi quân đội Syria đang chiến đấu với phiến quân, hàng trăm Kitô hữu Syria đã tụ tập để thắp sáng một cây Giáng sinh vào tối thứ Năm 24 tháng 12 tại nhà thờ Công Giáo nghi lễ Syria tại khu phố Ghassani.

Kitô hữu đại diện cho mười một phần trăm tổng số dân tại Damascus, là địa danh được nêu rất nhiều trong sách Tông Vụ Tông Đồ.

Nhiều người có mặt tại đây đã bị quân khủng bố Hồi Giáo IS đe doạ phải bỏ nhà cửa di tản đến đây từ khi cuộc nội chiến của nước này bắt đầu vào năm 2011.

Nhiều người trong số họ đang nghĩ đến việc rời bỏ đất nước, trong khi những người khác nhất định ở lại. Họ nói rằng các Kitô hữu là một phần quan trọng của dân số Syria và rằng Syria là đất nước của họ. Cuộc chiến ở Syria ước tính đã giết chết hơn 250,000 người.

Hôm 18 tháng 12, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc gồm 15 nước đã thông qua một nghị quyết tái lập hòa bình cho Syria sau 5 năm nội chiến đẫm máu.

Nghị quyết kêu gọi việc ngưng bắn ngay lập tức giữa quân chính phủ của tổng thống Bashar al-Assad và quân nổi dậy. Tuy nhiên, lệnh ngưng bắn không được áp dụng đối với quân khủng bố Hồi Giáo IS. Bên cạnh đó trong tháng Giêng sắp tới chính phủ của tổng thống Assad phải ngồi vào bàn hội nghị với quân nổi dậy.

Hai vấn đề đe dọa sự thành công của nghị quyết này là vấn đề tương lai của tổng thống Bashar al-Assad và những ai sẽ những đại diện hợp pháp cho quân nổi dậy gồm rất nhiều nhóm khác nhau. Hoa Kỳ và một số quốc gia Tây phương đòi tổng thống Bashar al-Assad phải ra đi, trong khi đa số các quốc gia khác muốn dành quyền quyết định tương lai của tổng thống Assad cho người dân Syria trong một cuộc tổng tuyển cử công bằng và dân chủ.

Hôm 18 tháng 12, tổng thống Bashar và phu nhân Asma đã bất ngờ viếng thăm một ca đoàn Công Giáo nghi lễ Syriac đang tập hát chuẩn bị cho lễ Giáng Sinh tại nhà thờ chính tòa Notre Dame de Damas. Ngôi nhà thờ cổ kính này chỉ cách mặt trận có 2 cây số.

12. Ngày Năm Thánh các gia đình tại Vatican

Lúc 10 giờ sáng Chúa Nhật 27-12, lễ Thánh Gia Thất cũng là Ngày Năm Thánh của các gia đình, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự thánh lễ trong đền thờ thánh Phêrô. Tham dự thánh lễ có một số Hồng Y, các Tổng Giám Mục, Giám Mục, linh mục tu sĩ nam nữ và khoảng 8,000 tín hữu và du khách hành hương. Ca đoàn Sistina của Toà Thánh đã hát thánh thi Năm Thánh Lòng Thương Xót: “Chúng ta hãy thương xót như Thiên Chúa Cha”, trong khi Đức Thánh Cha và đoàn đồng tế gồm bốn Hồng Y và hàng chục linh mục thuộc Hội Đồng Toà Thánh về Gia Đình hay đặc trách việc mục vụ cho các gia đình tiến lên bàn thờ Tuyên Xưng Đức Tin.

Bài đọc một bằng tiếng Anh kể lại chuyện hai ông bà Elkana và Anna đem con là bé Samuel lên trung tâm thờ tự Shilo dâng cho Chúa. Bài đọc hai trích từ thư thứ nhất của thánh Gioan, khẳng định rằng Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta biết bao vì cho chúng ta được gọi là con cái Ngài, và chúng ta thực sự là con cái Thiên Chúa. Thánh vịnh và Phúc Âm đã được hát bằng tiếng Ý.

Giảng trong thánh lễ Đức Thánh Cha nói:

“Các bài đọc Kinh Thánh đã giới thiệu với chúng ta hai gia đình đi hành hương về Nhà Chúa. Ông Elkana và bà Anna đem con là Samuel lên trung tâm thờ tự Shilo và thánh hiến con cho Chúa (x. 1 Sm 1,20-22.24-28). Cũng thế thánh Giuse và Mẹ Maria cùng với Chúa Giêsu hành hương lên Giêrusalem dịp lễ Vượt Qua (x. Lc 2,41-52).

Trong các ngày này cũng có biết bao người hành hương về các Cửa Thánh đã được mở trong tất cả mọi nhà thờ chính toà trên thế giới và tại biết bao nhiêu đền thánh. Nhưng điều đẹp nhất đuợc Lời Chúa nêu bật hôm nay đó là cả gia đình đi hành hương. Cha, mẹ, con cái cùng nhau đi đến nhà Chúa để thánh hoá ngày lễ với lời cầu nguyện. Đây là một giáo huấn quan trọng được cống hiến cho cả các gia đình của chúng ta nữa.

Thật tốt cho chúng ta biết bao, khi nghĩ tới việc Mẹ Maria và cha thánh Giuse đã dậy Chúa Giêsu đọc các lời cầu nguyện! Và biết rằng trong ngày các ngài cùng nhau cầu nguyện, và vào ngày sabát các ngài cùng nhau đến hội đường để lắng nghe Sách Luật và các Ngôn sứ, và cùng toàn dân chúc tụng Chúa. Và chắc chắn khi hành hương lên Giêrusalem, các ngài đã hát các lời của thánh vịnh: “Vui dường nào khi thiên hạ bảo tôi: Ta cùng trẩy lên Đền Thánh Chúa!”. Hỡi Giêrusalem, chân ta đã dừng trên các cửa của ngươi!” (Tv 122,1-2).

Thật quan trọng biết bao cho các gia đình của chúng ta cùng nhau bước đi và cùng nhau có chung một mục đích phải tới! Chúng ta biết rằng mình có một lộ trình chung phải đi, một con đường nơi chúng ta gặp phải các khó khăn, nhưng cũng có những lúc của niềm vui và sự an ủi. Trong cuộc hành hương này của cuộc sống chúng ta cũng chia sẻ lúc cầu nguyện. Áp dụng vào cuộc sống gia đình Đức Thánh Cha nói:

Có điều gì đẹp hơn đối với một người cha và một người mẹ là chúc lành cho con cái mình khi bắt đầu và kết thúc một ngày sống! Vẽ hình thánh giá trên trán chúng như trong ngày Rửa Tội. Đó lại chẳng phải là lời cầu nguyện đơn sơ nhất của các cha mẹ đối với con cái mình hay sao? Chúc lành cho chúng có nghĩa là phó thác chúng cho Chúa, để Chúa che chở và nâng đỡ chúng trong những lúc khác nhau của ngày sống. Thật quan trọng biết bao cho gia đình cùng nhau cầu nguyện trước các bữa ăn, để cảm tạ Chúa về các ơn và để học chia sẻ những gì đã nhận lãnh với người thiếu thốn hơn. Tất cả đều là các cử chỉ nhỏ nhặt, nhưng chúng diễn tả vài trò giáo dục lớn mà gia đình có được.

Sau khi cuộc hành hương kết thúc, Chúa Giêsu đã trở về Nagiarét và vâng phục cha mẹ Người (x. Lc 2,51). Cả hình ảnh này nữa cũng chứa đựng một giáo huấn đẹp đối với gia đình. Thật thế, cuộc hành hương không kết thúc với việc đạt mục tiêu của đền thánh, nhưng khi trở về nhà và lấy lại cuộc sống thường ngày, thực thi các hoa trái thiêng liêng của kinh nghiệm đã sống. Chúng ta biết Chúa Giêsu đã làm gì trong lần đó. Thay vì trở về nhà với cha mẹ, Người dã ở lại trong Đền Thờ Giêrusalem, gây ra cho Mẹ Maria và thánh Giuse một nỗi đau đớn lớn, vì đã không tìm thấy Người. Chắc chắn Chúa Giêsu cũng đã phải xin lỗi cha mẹ về “vụ trốn đi ấy”. Phúc Âm không nói đến, nhưng tôi tin là chúng ta có thể giả thiết như vậy. Câu Mẹ Maria hỏi biểu lộ một trách móc nào đó, minh nhiên cho thấy nỗi âu lo của Mẹ và thánh Giuse, Nhưng khi trở về nhà Chúa Giêsu đã ôm chặt các vị để chứng minh cho thấy tất cả lòng trìu mến và vâng lời của Người.

Trong Năm Thánh Lòng Thương Xót, ước chi mỗi gia đình có thể trở thành nơi ưu tiên trong đó chúng ta sống kinh nghiệm niềm vui của sự tha thứ. Sự tha thứ là nòng cốt của tình yêu biết hiểu lỗi lầm và sửa đổi. Chính bên trong gia đình mà người ta giáo dục tha thứ, bởi vì người ta xác chắc chắn được hiểu biết và nâng đỡ, mặc dù có các lỗi lầm đã phạm.

Chúng ta đừng mất tin tưởng nơi gia đình! Thật là đẹp luôn luôn rộng mở con tim cho nhau mà không giấu diếm gì cả. Nơi đâu có tình yêu, nơi đó cũng có sự thông cảm và tha thứ. Các gia đình thân mến, tôi xin phó thác tất cả anh chị em, phó thác cho cuộc hành hương gia đình sứ mệnh quan trọng này, mà thế giới và Giáo Hội cần đến hơn bao giờ hết.

Các lời nguyện giáo dân đã được đọc bằng các thứ tiếng: Pháp, Tầu, Bồ Đào Nha, Nga, và Đức: cầu cho Hội Thánh, xin cho ơn thánh đến từ các bí tích xây dựng Giáo Hội trong chân lý và tình bác ái và khiến cho nó trở thành ngôi nhà tiếp đón mọi con cái mình; cầu cho hàng lãnh đạo và các nhà làm luật, được sự khôn ngoan đến từ trên hướng dẫn phục vụ thiện ích của mọi người, bảo vệ sự ổn định và an lành của các gia đình; xin cho các gia đình kitô được niềm vui nâng đỡ trong các lao nhọc thường ngày và rộng mở cho một niềm hy vọng không gây thất vọng; cầu cho sự sống sinh ra, xin cho lòng trung thành của Thiên Chúa đối với các lời hứa làm sống dậy ước muốn sinh con cái và tiếp nhận các sự sống mới và thắng vượt các tâm tình ích kỷ và khép kín; cầu cho các người nghèo và cô đơn, xin cho sự ủi an đến từ lễ Chúa Giêsu giáng sinh và lòng bác ái cụ thể của các kitô hữu bao bọc họ với hơi ấm của sự hiệp thông và tình huynh đệ.

13. Bài Huấn Dụ trong buổi đọc Kinh Truyền Tin lễ Thánh Gia

Trong bài huấn dụ trưa Chúa Nhật 27 tháng 12, Đức Thánh Cha đã khích lệ các gia đình noi gương sống của Thánh Gia Nagiarét là trường học của Phúc Âm để là một “Giáo Hội tại gia”, một cộng đoàn đặc biệt của tình yêu.

Đức Thánh Cha nói:

Trong bầu khí tươi vui là lễ Giáng Sinh trong Chúa Nhật này chúng ta cử hành lễ Thánh Gia Thất. Tôi nghĩ tới cuộc gặp gỡ lớn ở Philadelphia hồi tháng 9 năm nay, tôi nghĩ tới biết bao gia đình đã gặp trong các chuyến tông du, và tôi nghĩ tới các gia đình trên toàn thế giới. Tôi muốn chào thăm tất cả các gia đình với lòng trìu mến và biết ơn, đặc biệt trong thời đại này của chúng ta, trong đó gia đình phải gánh chịu các hiểu lầm và khó khăn đủ loại làm cho nó suy yếu đi.

Phúc Âm hôm nay mời gọi các gia đình tiếp nhận ánh sáng của niềm hy vọng đến từ căn nhà Nagiarét, trong đó tuổi thơ của Chúa Giêsu đã phát triển trong tươi vui, và thánh sử Luca nói rằng Ngài “lớn lên trong khôn ngoan, tuổi tác và ơn thánh trước mặt Thiên Chúa và loài người” (Lc 2,52). Đối với mọi tín hữu và đặc biệt là các gia đình, tổ ấm gia đình của Chúa Giêsu, Mẹ Maria và thánh Giuse là một trường học Phúc Âm đích thực. Đức Thánh Cha khai triển tư tưởng này như sau:

Ở đây chúng ta khâm phục việc thành toàn chương trình của Thiên Chúa làm cho gia đình trở thành một cộng đoàn đặc biệt của sự sống và tình yêu thương. Ở đây chúng ta học biết rằng mỗi nhân tố gia đình kitô được mời gọi là “Giáo Hội tại gia”, để rạng ngời lên các nhân đức tin mừng và trở thành men sự thiện trong xã hội. Các nét dặc thù của Thánh Gia Thất là: tiếp đón và cầu nguyện, hiểu biết và tôn trọng nhau, tinh thần hy sinh, lao động và liên đới.

Đức Thánh Cha nói tiếp trong bài huấn dụ: Từ gương sáng và chứng tá của Thánh Gia Thất, mọi gia đình có thể rút tỉa ra các chỉ dẫn quý báu cho kiểu sống và các lựa chọn trong cuộc sống, và có thể kín múc sức mạnh và sự khôn ngoan cho con đường cuộc sống mọi ngày. Đức Mẹ và thánh Giuse dậy tiếp nhận con cái như món quà của Thiên Chúa, sinh ra chúng, giáo dục chúng, cộng tác một cách tuyệt vời với công trình sáng tạo của Đấng Tạo Hoá, và trao ban cho thế giới một nụ cuời qua mỗi trẻ em. Chính trong gia đình hiệp nhất mà con cái làm cho cuộc sống của chúng trưởng thành, bằng cách sống kinh nghiệm ý nghĩa và hữu hiệu của tình yêu thương nhưng không, của lòng hiền dịu, của sự tôn trọng lẫn nhau, hiểu biết nhau, của sự tha thứ và niềm vui.

Tôi muốn dừng lại nhất là trên niềm vui. Niềm vui đích thật, mà người ta kinh nghiệm trong gia đình, không phải là một cái gì tình cờ. Nhưng nó là một niềm vui kết quả của sự hoà hợp sâu thẳm giữa các con người với nhau, làm cho người ta nếm hưởng được vẻ đẹp của việc sống chung với nhau, nâng đỡ nhau trên con đường cuộc sống. Nhưng ở nền tảng của niềm vui luôn luôn có sự hiện diện của Thiên Chúa, tình yêu tiếp đón thương xót và kiên nhẫn của Ngài đối với tất cả mọi người. Nếu không mở rộng cửa gia đình cho sự hiện diện của Thiên Chúa và tình yêu của Ngài, gia đình mất đi sự hoà hợp, các khuynh hướng duy cá nhân thắng thế và niềm vui bị dập tắt. Trái lại gia đình sống niềm vui, niềm vui của sự sống, niềm vui của đức tin, thông truyền nó một cách tự phát, thì là muối đất và ánh sáng thế gian, là men cho toàn xã hội.

Xin Chúa Giêsu, Mẹ Maria và cha thánh Giuse chúc lành và che chở tất cả mọi gia đình trên thế giới, để trong đó ngự trị sự thanh thản và niềm vui, công lý và hoà bình, mà Chúa Kitô đã đem tới như món quà cho nhân loại khi Ngài sinh ra.

14. Khủng bố Hồi Giáo cấm Kitô hữu không được cử hành lễ Giáng Sinh vì trùng vào ngày “đản sinh” của Muhammad!

Lần đầu tiên kể từ năm 1558, Mawlid- tức là ngày “đản sinh” của tiên tri Muhammad, người sáng lập Hồi Giáo - trùng với ngày Lễ Giáng Sinh của Chúa Kitô. Thế giới Hồi Giáo đã cử hành lễ Mawlid trong 2 ngày 24 và 25 tháng 12.

Vì thế, bọn khủng bố Hồi Giáo IS ra lệnh cấm dân chúng không được cử hành, thậm chí không được nhắc đến lễ Giáng Sinh trong các vùng rộng lớn do chúng kiểm soát bao gồm 60% diện tích Iraq và một nửa nước Syria.

Thông tấn xã Công Giáo AsiaNews cho biết quân khủng bố Hồi Giáo IS tại Mosul đã cảnh cáo sẽ trừng phạt nặng bất cứ ai cử hành lễ Giáng Sinh dưới bất cứ hình nào.

Đức Hồng Y Louis Sako Raphael, là Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Chanđê cho biết người Công Giáo Iran vẫn tổ chức mừng Chúa Giáng Sinh bất chấp những hăm dọa của quân khủng bố Hồi Giáo IS.

“Ngày Lễ Chúa Giáng Sinh là một trong những lễ lớn được cử mừng bởi hàng tỉ người Kitô hữu trên toàn thế giới, Iraq cũng không là một ngoại lệ dù cho năm nay Kitô hữu Iraq phải tổ chức lễ Giáng sinh trong những hoàn cảnh tồi tệ, một mặt là vì tình trạng chung đất nước của chúng tôi đang xấu đi về mọi phương diện, và, mặt khác, vì sự phân biệt và loại trừ mà chúng tôi phải gánh chiụ trong tư cách là các Kitô hữu”

“Nhân dịp này, chúng tôi muốn được rất thẳng thắn nói thêm một lần nữa: chúng tôi sẽ không khuất phục bất công. Ngược lại, chúng tôi sẽ vẫn tiếp tục gắn bó số phận mình với đất nước, và sẽ tiếp tục thể hiện tình yêu đối với đồng bào của chúng tôi, đơn giản chỉ vì họ là anh chị em của chúng tôi.”

15. Rabbi Do Thái nổi điên đòi cấm cử hành lễ Giáng Sinh tại Bethlehem, và gọi người Công Giáo là Ma Cà Rồng

Trong bản tin ngày 23 tháng 12, thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc cho biết Hội Đồng Các Đấng Bản Quyền Công Giáo tại Thánh Địa đã bày tỏ “sự thất vọng” và ngay lập tức lên án một tuyên bố chống Kitô giáo được phổ biến gần lễ Giáng Sinh của Rabbi Bentzi Gopstein, là một nhân vật có tầm ảnh hưởng rất lớn tại Do Thái.

Các Giám Mục thất vọng rằng một tuyên bố như thế lại được đưa ra bối cảnh kỷ niệm lần thứ năm mươi công bố Tuyên Ngôn Nostra Aetate, là văn kiện mở ra một giai đoạn mới trong quan hệ giữa người Do Thái và Giáo Hội Công Giáo.

Rabbi Benzi Gopstein là người khét tiếng với những lập trường cực đoan và là nhà lãnh đạo của phong trào Lehava, một tổ chức được hình thành với mục đích phản đối cuộc hôn nhân giữa những người Do Thái và những người không phải là Do Thái.

Trong những ngày gần đây, ông ta đưa ra một tuyên bố vận động việc cấm cử hành tất cả các ngày lễ Kitô giáo, bắt đầu với lễ Giáng Sinh. Ông ta cũng đòi trục xuất tất cả các Kitô hữu khỏi Israel, “trước khi những con ma cà rồng này uống máu của chúng ta”.

Trong một tuyên bố của Tòa Thượng phụ Latinh Giêrusalem, Hội Đồng Các Đấng Bản Quyền Công Giáo tại Thánh Địa lên án “những lời vô trách nhiệm do Rabbi Gopstein đưa ra”, và gọi đó là “một sự xúc phạm đến tinh thần đối thoại”.

Các Giám Mục Công Giáo tại Thánh Địa, trước đây đã nhiều lần lên án các hành động khiêu khích của các giáo sĩ cực đoan, đã thỉnh cầu nhà chức trách Israel có biện pháp cụ thể trước những kích động bạo lực loại này. Các ngài lưu ý rằng các tuyên bố kích động hận thù tương tự “cho thấy một mối đe dọa thực sự cho sự cùng tồn tại hòa bình tại Israel”, và vì thế chính quyền phải có “các biện pháp cần thiết vì lợi ích của tất cả các công dân “.

Rabbi Gopstein đã nhiều lần xúi giục và biện minh cho các cuộc tấn công và đốt phá các nhà thờ Kitô Giáo và các đền thờ Hồi giáo tại Do Thái và coi đó là những nỗ lực hợp pháp để thanh tẩy vùng đất Israel khỏi các giáo phái tôn thờ ngẫu tượng.