Ngày 29-12-2019
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:13 29/12/2019

24. Thế gian là luyện ngục tốt nhất để người kiên nhẫn có thể đền những tội lỗi của mình.

(sách Gương Chúa Giê-su)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(trích dịch từ tiếng Hoa trong"Cách ngôn thần học tu đức")


-----------

http://www.vietcatholic.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:24 29/12/2019
2. GIẬN ĐÁNH HOA QUỲNH

Ở Dương châu có một cây hoa quỳnh, trong thiên hạ có một không hai.

Hoàng đế Tuỳ Dạng sau khi nghe được thì đặc phái người đi dời nó đến trồng ở Kim Lăng, nhưng không lâu sau đó thì cành lá khô héo, hoàng đế Tùy Dạng thấy như vậy lòng không vui, giận dữ bèn ra lệnh đánh hoa quỳnh tám mươi roi rồi lại trở về Dương châu.

(Cổ kim tiếu sử)

Suy tư 2:

Đánh hoa quỳnh tám mươi roi thì quả là...tàn nhẫn và độc ác, chứng tỏ là ông hoàng Tuỳ Dạng không biết chơi hoa và thưởng thức hoa, chẳng qua là ông ta học đòi bắt chước cho lấy le với người mà thôi...

Trồng hoa quỳnh rất công phu, chăm sóc nó lại càng công phu hơn. Đi khuyên bảo người ta trở lại đạo đã khó, nhưng giúp cho người ta sống đạo ngay trong cuộc sống thì càng khó hơn, do đó mà người Ki-tô hữu phải quan tâm tới họ hơn nữa sau khi họ trở thành người Ki-tô hữu....

Linh hồn con người ta còn quý gấp trăm vạn lần hoa quỳnh, nhưng vẫn còn có những người Ki-tô hữu sau khi khuyên bảo người anh em chị em trở về với Thiên Chúa thì đánh họ “tám mươi roi” bằng những gương mù gương xấu, bằng những điều rất khác với những gì mà họ đã nói khi khuyên bảo người anh em chị em trở về với Thiên Chúa, Đức Chúa Giê-su đã khiển trách các kinh sư và biệt phái như sau: “Khốn cho các ngươi, hỡi các kinh sư và người Parisiêu giả hình ! Các ngươi rảo khắp biển cả đất liền để rủ cho được một người theo đạo; nhưng khi họ theo rồi, các ngươi lại làm cho họ đáng xuống hoả ngục gấp đôi các ngươi”. (Mt 23, 15)

Xin Thiên Chúa ban cho chúng ta có một tâm hồn nhiệt thành tích cực làm gương tốt cả ngay sau khi khuyên bảo người anh em chị em trở về với Ngài.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hồi kết khi linh mục phản ứng lại lời thóa mạ của nữ quyền quá khích. Một sự nhịn là 9 sự nhục hay 9 sự lành?
Đặng Tự Do
07:20 29/12/2019
Tổng giáo phận Santiago de Compostela của Tây Ban Nha đã phải đưa ra một thông cáo để tìm cách làm giảm bớt căng thẳng với một nhóm nữ quyền quá khích và chính Cha Franciso Rafael Gómez-Canoura cũng phải đưa ra một lời xin lỗi nhóm này.

Ngày 25 tháng 11 vừa qua, tại Santiago de Chile, bên Chí Lợi xa xôi, cách thành phố Zás của tỉnh Galicia nơi cha Franciso cư ngụ đến 10,700km, nhóm nữ quyền Las Tesis tụ tập hàng trăm phụ nữ bên ngoài Tối Cao Pháp Viện của Chí Lợi trình diễn một bài hát do họ mới sáng tác có tên là “Un violador en tu camino”, nghĩa là “Con đường của nhà ngươi là trở thành một tên hiếp dâm” để đánh dấu Ngày quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ.

Bài hát này không đề cập đến các linh mục Công Giáo. Tuy nhiên, các nhóm nữ quyền quá khích của Tây Ban Nha, có khuynh hướng bài Công Giáo cực đoan, như nhóm Colectivo Feminista de Marín, đã du nhập bài hát này vào Tây Ban Nha và sửa lời lại, thêm vào câu “el violador era el sacerdote”, nghĩa là “kẻ hiếp dâm là linh mục”. Không dừng lại ở đó, nhóm này còn dùng bài hát này để tấn công các linh mục Tây Ban Nha có các tài khoản trên các mạng xã hội; và bôi bác hình ảnh của hàng giáo sĩ nước này.

Cha Franciso Rafael Gómez-Canoura, một linh mục phải trông coi nhiều giáo xứ trong thành phố Zás, vì tình trạng thiếu linh mục tại đây, là một trong những linh mục bị tấn công trên Twitter. Nhóm nữ quyền này cho rằng những giáo huấn luân lý của các linh mục là một hình thức áp đặt lối sống lên tư tưởng họ, và như thế là “hiếp dâm”.

Các linh mục khác lờ đi, nhưng ngày 17 tháng 12, trong cơn giận, cha Franciso đã trả lời lại và gọi nhóm nữ quyền quá khích này là “manada de cerdas”, dịch ra tiếng Việt có nghĩa là “đàn heo nái”. Trong một tweet, ngài viết: “Tại sao tôi phải nhịn khi một đàn heo nái gọi tôi là kẻ hiếp dâm?”

Sau khi ngài nhấn nút gởi đi, ngài suy nghĩ lại và xóa tất cả nội dung trên Twitter của mình. Tuy nhiên, đã quá trễ. Nội dung của tweet này được phân tán rộng rãi và những lời đe dọa phá hoại các thánh lễ Giáng Sinh, diễn ra trong vòng 7 ngày tới, được đưa ra.

Trước các áp lực nặng nề của nhóm này, ngay trong buổi tối ngày hôm đó, cha Franciso đã phải viết một tweet xin lỗi. Trên tài khoản Twitter trống không của mình, cha Franciso thừa nhận rằng tweet trước đó của ngài là không phù hợp và không may xảy ra như thế.

“Tôi xin lỗi tất cả những người bị xúc phạm, tôi không có ý định xúc phạm bất cứ ai. Tôi luôn luôn ủng hộ sự bình đẳng và chống lại mọi hình thái bạo lực.”

Ngày 18 tháng 12, Tổng giáo phận Santiago đã đưa ra một tuyên bố ca ngợi hành vi xin lỗi của vị linh mục và nhắc lại cam kết của Giáo Hội cổ vũ cho phẩm giá và quyền bình đẳng nam nữ và khước từ mọi hình thái bạo lực.

Các nhóm nữ quyền tại Tây Ban Nha nổi tiếng là cực đoan. Trong thời gian đảm nhận chức vụ Tổng Giám Mục Tổng giáo phận Santiago de Compostela trong 10 năm từ 1994 đến khi về hưu vào năm 2014, Đức Hồng Y Antonio María Rouco Varela phải gánh chịu nhiều đau thương với các nhóm nữ quyền quá khích tại đây. Ngài là người lãnh đạo phong trào chống phá thai và “hôn nhân đồng tính” do đảng xã hội Tây Ban Nha chủ trương. Nhiều thánh lễ do ngài cử hành bị các nhóm nữ quyền này phá hoại bằng nhiều hình thức như hát các bài hát cổ vũ phá thai, hay cởi áo ra chạy vòng vòng trên cung thánh trước khi bị anh chị em giáo dân lôi xuống.

Có những người chê phản ứng của cha Francisco và tổng giáo phận Santiago là yếu quá khi hạ mình xin lỗi đám này. Nhưng thật ra chúng ta phải noi gương Chúa tha thứ cho kẻ làm khốn mình. Ngay trên thập tự giá, giữa những đau khổ chồng chất, Chúa nói: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23:34).

Bài Giảng Trên Núi là một ví dụ khác “Khi ấy, Chúa Giêsu nói với các môn đệ rằng: ‘Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù. Còn Thầy, Thầy bảo anh em: hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em’” (Mt 5:43-44)


Source:Crux
 
Đức Thánh Cha cầu nguyện cho các nạn nhân mới nhất của khủng bố Hồi Giáo trong vụ nổ làm rung chuyển Mogadishu
Đặng Tự Do
15:56 29/12/2019
Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 29 tháng 12, Đức Thánh Cha Phanxicô đã mời gọi các tín hữu và khách hành hương trên quảng trường Thánh Phêrô cầu nguyện cho các nạn nhân và gia đình họ trong một vụ nổ bom giết chết ít nhất 79 người và làm bị thương 149 người khác tại Somalia.

Lời kêu gọi của Đức Thánh Cha, được đưa ra ngay sau kinh Truyền Tin, liên quan đến vụ nổ bom làm rung chuyển thủ đô Mogadishu của Somalia, vào hôm thứ Bảy 29 tháng 12.

“Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho các nạn nhân của vụ tấn công khủng bố thật khủng khiếp ngày hôm qua ở Mogadishu bên Somalia, nơi một quả bom trên một chiếc xe đã giết chết hơn 70 người”, ngài nói.

Đức Thánh Cha cũng bảo đảm sự gần gũi và lời cầu nguyện của ngài cho “tất cả các thành viên trong gia đình các nạn nhân và những ai đang phải than khóc cái chết của họ.”

Trước thảm kịch này, và khi năm 2019 sắp đến lúc kết thúc, Đức Thánh Cha Phanxicô ứng khẩu kết thúc bài huấn đức của ngài với hy vọng năm nay có thể kết thúc trong an bình, với “hòa bình trong trái tim của chúng ta.”

Chính quyền Somali cho biết số người chết dự kiến vẫn sẽ còn tăng lên trong những ngày tới. Các nạn nhân chủ yếu là học sinh đang trên đường đến trường. Sau nhiều năm nội chiến, cơ sở hạ tầng của Somalia không có khả năng cấp cứu cho các nạn nhân. Một số nạn nhân được đưa sang Qatar, một số khác sang Thổ Nhĩ Kỳ.

Tổng thống Somalia Abdullahi Mohamed Farmaajo tin rằng nhóm vũ trang khủng bố Hồi Giáo al-Shabab, nghĩa là “Tuổi trẻ” đứng đằng sau vụ tấn công này. Ông lên án vụ thảm kịch như là một “hành động ghê tởm của khủng bố”.

Bọn khủng bố al-Shabab đã có lần kiểm soát được phần lớn lãnh thổ, nhưng đã buộc phải rời khỏi Mogadishu vào năm 2011. Từ đó đến nay chúng đã thường xuyên tiến hành các cuộc tấn công tương tự ở Somalia cũng như ở nước láng giềng Kenya.

Tưởng cũng nên nói thêm, Somalia là một quốc gia Hồi Giáo cực đoan. Quốc gia này cùng với Brunei, Bắc Hàn và Ả rập Xê út là các quốc gia nghiêm cấm việc cử hành lễ Giáng Sinh.

Tuy nhiên, cực đoan như thế vẫn chưa làm hài lòng bọn khủng bố Hồi Giáo al-Shabab là những kẻ muốn luật Hồi Giáo Sharia phải được áp dụng trong mọi mặt của cuộc sống xã hội. al-Shabab trước đây liên kết với al-Qaeda. Tuy nhiên, giáo quyền địa phương cho biết sau những thất bại quân sự tại Iraq và Syria bọn khủng bố Hồi Giáo IS đã chuyển quân đến Somalia và al-Shabab đã gia nhập bọn này.

Nói giáo quyền địa phương là nói “trong hy vọng” về một tương lai sán lạn hơn. Thực tế, tại Somalia, chúng ta chỉ còn hai nhà thờ, và hai giáo sĩ. Một ngôi nhà thờ tại thủ đô Mogadishu đóng cửa quanh năm suốt tháng vì lý do an ninh. Một ngôi nhà thờ khác tại Djibouti có thánh lễ mỗi ngày Chúa Nhật, dành cho các nhân viên sứ quán các nước, được bảo vệ hết sức nghiêm nhặt. Hàng giáo phẩm Somali chỉ còn Đức Cha Giorgio Bertin, là Giám mục giáo phận Djibouti, kiêm Giám Quản Tông Tòa thủ đô Mogadishu, và một linh mục phụ tá cho ngài.

Nói chuyện với tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ, Đức Cha Giorgio Bertin, nói: “Vâng, ISIS đang có mặt ở Somalia. Ngay cả báo chí địa phương cũng nói về điều này. Các nhóm này dường như đang hoạt động chủ yếu tại Puntland, một vùng bán tự trị nằm ở phía tây bắc của quốc gia”.

Sự có mặt của bọn tàn dư al Baghdadi đang gây lo ngại vì trong những video được tung lên Internet vào tháng 12 năm 2017, bọn khủng bố Hồi Giáo IS cảnh cáo sẽ “đuổi tận giết tuyệt” những người không tin vào Hồi Giáo, sẽ tấn công các nhà thờ và các khu chợ.

Đức Cha Bertin cho biết thêm:

“Các cuộc tấn công xảy ra rất nhiều và liên tục. Đối với người dân địa phương tình hình ít bi thảm hơn vì họ quen rồi. Nhưng đối với những người nước ngoài thì thật là đáng sợ.”


Source:Vatican News
 
Sứ điệp Đức Thánh Cha gởi cho cộng đoàn Taizé nhân cuộc gặp gỡ tại Wrocław
Đặng Tự Do
18:17 29/12/2019
Khoảng 20,000 bạn trẻ Âu Châu hiện đang tham dự cuộc gặp gỡ Âu Châu lần thứ 42 tại thành phố Wrocław của Ba Lan do cộng đoàn Taizé tổ chức. Cuộc họp diễn ra từ ngày 28 tháng 12, 2019 đến hết ngày 01 tháng Giêng năm 2020. Đây là lần thứ ba thành phố Wrocław đăng cai sự kiện này. Đó cũng là lần thứ năm cuộc gặp gỡ Taizé Âu Châu hàng năm được tổ chức tại Ba Lan.

Các cuộc họp mặt hàng năm tại Âu châu, theo trang web của Taizé, “là một phần trong cuộc hành hương niềm tin” được tổ chức trong hơn bốn mươi năm qua. Những người tham gia được trao cho cơ hội để “cầu nguyện với nhau, là một phần của một Giáo Hội địa phương, tăng cường sự hiểu biết giữa các dân tộc, khám phá các chủ đề như hòa bình, những vấn đề về đức tin và dấn thân xã hội.”

Chủ đề cụ thể cho cuộc gặp gỡ năm nay là “luôn luôn di chuyển, nhưng không bao giờ bị bật khỏi gốc rễ.”

Đồng hành trong lời cầu nguyện

Như mọi năm, Đức Thánh Cha đã gởi một sứ điệp tới những người tham dự. Sứ điệp này do Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh ký tên. Trong sứ điệp, Đức Hồng Y Parolin đặc biệt nhắc đến sự kiện là cuộc gặp gỡ năm nay diễn ra tại Ba Lan, quê hương của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, và nói thêm rằng “người kế nhiệm vị thánh Giáo Hoàng, là Đức Thánh Cha Phanxicô” đồng hành với họ trong lời cầu nguyện, và khuyến khích họ khám phá sâu hơn chủ đề được chọn cho sự kiện này.

“Ba Lan là một quốc gia có nguồn gốc từ đức tin”, Đức Hồng Y nói; và nhấn mạnh rằng chính đức tin đã cho phép người dân Ba Lan “có thể đứng vững trong thử thách lớn lao, khi hy vọng xem ra đã tan vỡ.” Những Kitô hữu ở quốc gia này, theo Đức Hồng Y, “dám tin vào một tương lai khác”.

Bắt nguồn từ đức tin, được mời gọi để vươn ra với thế giới

Đức Hồng Y Parolin khuyến khích các bạn trẻ học hỏi từ tấm gương của các Kitô hữu Ba Lan, “để khám phá cùng nhau đến mức độ là việc đâm rễ sâu nơi đức tin có thể mời gọi các bạn và chuẩn bị cho các bạn vươn đến với những người khác, đối diện với những thách thức mới của xã hội chúng ta, đặc biệt là những nguy hiểm đang đè nặng lên ngôi nhà chung của chúng ta”.

Ngài nói thêm rằng, như Abraham, những người trẻ “sẽ khám phá ra có nhiều niềm vui khi cất bước trên một cuộc hành trình, mà thỉnh thoảng chúng ta không thể biết trước điểm đến.” Ngài hô hào các bạn trẻ “Luôn luôn sẵn sàng cho những khởi hành mới, để làm chứng cho Tin Mừng, và có mặt đầy đủ bên cạnh những người xung quanh các bạn, đặc biệt là những người nghèo nhất và kém may mắn nhất”.

Đức Hồng Y Parolin bảo đảm với các bạn trẻ rằng Đức Thánh Cha Phanxicô gửi phép lành của ngài đến tất cả mọi người tham dự cuộc gặp gỡ, đến cộng đoàn Taizé và các gia đình và giáo xứ mà họ cư ngụ trong suốt thời gian của cuộc gặp gỡ này. Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh kết luận sứ điệp với hy vọng rằng “đức tin của Mẹ Maria, Đấng đã ‘vội vã’ lên đường [đến thăm bà Elizabeth; cf. Lc 1:39), sẽ duy trì động lực trong niềm tin của các bạn nơi Con Mẹ”.


Source:Vatican News
 
Các Giám Mục Cameroon dành thời gian đến thăm các nhà tù vào ngày Giáng Sinh và kêu gọi cầu nguyện cho hòa bình
Đặng Tự Do
19:41 29/12/2019
“Chúa Kitô đến để giải thoát chúng ta khỏi tất cả các nhà tù của chúng ta,” Đức Tổng Giám Mục Samuel Kleder nói như trên khi ngài đến thăm các tù nhân trong nhà tù New Bell đông đúc ở Douala.

Đức Tổng Giám Mục nói rằng ngài không chỉ đề cập đến các nhà tù vật lý nơi mọi người đang chen chúc như nhà tù New Bell; nhưng đúng hơn, Chúa Kitô giải phóng “chúng ta ra khỏi các nhà tù trong tâm hồn chúng ta.”

Ngài nói chúng ta chỉ có thể giành lại được tự do của mình nếu chúng ta biết mở tâm hồn mình ra với Đức Kitô.

“Một khi anh chị em nhận ra tội lỗi của mình và thừa nhận rằng anh chị em đã sai lầm, anh chị em được tự do, anh chị em sẽ được hoán cải, và anh chị em có thể biết làm thế nào để tiếp tục,” ngài nói.

Tại Garoua, ở phía Bắc của Cameroon, Đức Giám Mục Faustin Ambassa Njodo nói: “Đức Kitô đi tìm con cái mình bất kể họ đang ở đâu.”

Nói chuyện với các tù nhân tại nhà tù Garoua, Đức Tổng Giám Mục nói: “Bất kể anh chị em đã làm những gì, Chúa sẽ đến với anh chị em. Nếu chúng ta quay trở lại với Kinh Thánh, Con Thiên Chúa đang nói với chúng ta rằng ngài là một thầy thuốc đi tìm những người bị bệnh. Điều đó có nghĩa là Chúa Giêsu đang đến không chỉ với những ai tin vào Ngài, nhưng đối với cả những kẻ có tội.”

Đức Cha Ambassa Njodo thúc giục các tù nhân mở rộng trái tim để tiếp nhận Chúa Kitô và họ sẽ có sự sống đời đời.

Các giám mục Cameroon đã bày tỏ mối quan tâm của các ngài về điều kiện giam giữ trong các nhà tù nơi cơ sở hạ tầng nghèo nàn và tình trạng quá đông có nghĩa là các quyền chính đáng của các tù nhân bị vi phạm hàng ngày. Số liệu từ Bộ Tư pháp trong năm 2016 cho biết con số tù nhân bị giam giữ trong các nhà tù lên đến 164.7 phần trăm sức chứa tối đa của các nhà tù ấy, và con số này dao động từ nhà tù này sang nhà tù khác.

Nhà tù New Bell ở Douala đang giam giữ khoảng 5,000 tù nhân, mặc dù ban đầu nó được xây dựng chỉ để giam 800 người. Như thế, con số tù nhân thực tế cao hơn công suất thiết kế đến 625 phần trăm. Nhà tù khét tiếng Kondengui ở Yaoundé có số tù nhân thực tế cao hơn công suất thiết kế 400 phần trăm vào năm 2016, và nhà tù trung tâm ở Maroua thường cao hơn 200 phần trăm khả năng của nó. Những con số này đã không thay đổi bao nhiêu trong 3 năm qua.

Và trong khi hàng giáo sĩ Cameroon tìm cách nâng đỡ tâm hồn các tù nhân, các vấn đề về công lý cho các tù nhân cũng được nêu ra. Đức Cha Kleder lưu ý rằng thẩm phán tốt cũng phải có lòng bác ái.

“Một thẩm phán làm công việc của mình một cách đúng đắn ... phải quan tâm đến tất cả mọi người, và những người bị giam trong tù cần phải được xét xử một cách đúng đắn. Đó là lòng bác ái.” Đức Tổng Giám Mục nói.

Đức Tổng Giám Mục lên án các giai đoạn giam giữ dài hạn trước khi xét xử. Thống kê chính thức cho thấy khoảng 55.5 phần trăm số tù nhân tại Cameroon là những người chưa có án nhưng đang bị giam hết năm này sang năm khác để chờ ngày xét xử.

Lời kêu gọi hòa bình là yếu tố chủ yếu trong thông điệp Giáng Sinh

Ở một đất nước đang bị xâu xé bởi cuộc chiến ly khai ở miền Tây và cuộc chiến tranh khủng bố của Boko Haram ở phía Bắc, lời kêu gọi hòa bình là yếu tố chủ yếu trong thông điệp Giáng Sinh năm nay.

Đức Cha Ambassa Njodo đã vẽ ra một bức tranh ảm đạm về tình trạng suy thoái của Cameroon trong thời gian gần đây.

“Chúng ta có những anh chị em trong cùng một gia đình chiến đấu chống lại nhau, họ không ngồi cùng bàn ăn với nhau, và điều này là không bình thường”, Đức Tổng Giám Mục nói.

Trong vùng Tây Bắc, nơi một cuộc nổi dậy ly khai được gọi là “cuộc khủng hoảng với cộng đồng nói tiếng Anh” đã diễn ra trong ba năm qua, Cha Gilbert Aurore lưu ý rằng “chúng ta cần hòa bình, chúng ta cần phải yêu thương và chúng ta cần sự tha thứ.”

“Chúa Giêsu Kitô là Hoàng Tử Bình An đã mang đến hòa bình để chúng ta có thể trải nghiệm sự sống dồi dào”, vị linh mục nói.

Hai khu vực nói tiếng Anh của Cameroon - vùng Tây Bắc và Tây Nam - chiếm khoảng 20 phần trăm dân số Cameroon. 80% dân số còn lại nói tiếng Pháp. Hai khu vực nói tiếng Anh của Cameroon từ lâu đã phàn nàn vì bị chính phủ chủ yếu từ các khu vực nói tiếng Pháp gạt ra ngoài lề.

Năm 2016, các cuộc biểu tình ôn hòa của các giáo viên và các luật sư tại hai khu vực này chống lại việc áp đặt việc sử dụng tiếng Pháp trong các trường học và tòa án đã vượt ra ngoài vòng kiểm soát sau một cuộc đàn áp của chính phủ. Một phong trào cực đoan kêu gọi hai khu vực này ly khai khỏi Cameroon là kết quả của cuộc đàn áp này. Trong ba năm chiến đấu, hơn 3,000 người đã thiệt mạng và khoảng 700,000 người khác buộc phải rời bỏ nhà cửa của họ.

“Cuộc đổ máu này cần phải chấm dứt. Chúng ta đang mệt mỏi với cuộc chiến này,” Đức Cha Andrew Nkea là Giám Mục giáo phận Mamfe trong khu vực Tây Nam Cameroon nhận định.

Tại Giáo xứ Thánh Giuse ở Tkomberé, một vùng hẻo lánh về phía bắc của Cameroon, Cha Denis Daba cho biết ngài đã đưa ra trong bài giảng lễ Giáng Sinh một “thông điệp hòa bình và sống chung với nhau, bởi vì Chúa Kitô đã đến vì sự hiệp nhất của con cái Thiên Chúa, để lôi kéo họ đến gần với nhau hơn, đặc biệt là những người chưa biết Ngài”

Một thông điệp tương tự đã được lặp lại bởi Đức Tổng Giám Mục của tổng giáo phận Yaoundé Jean Mbarga. Trong một bài giảng tại nhà thờ chính tòa Đức Mẹ Vinh Thắng, Đức Tổng Giám Mục lưu ý rằng Giáng Sinh là khoảng thời gian “canh tân” đối với các gia đình, những người đã phải làm việc quần quật quanh năm. Ngài nói trong khi mọi người canh tân gia đình như vậy, họ nên mở rộng tâm hồn mình với Đức Kitô.

“Mọi người phải mở rộng trái tim mình để Thiên Chúa có thể quay lại với họ. Chúng ta cũng cần Thiên Chúa trở lại với không gian công cộng của chúng ta vì Thiên Chúa phải là nền tảng của tất cả mọi thứ chúng ta làm.”

Đức Cha Mbarga nói thêm chỉ khi “Thiên Chúa làm chủ cuộc sống của chúng ta”, chúng ta mới có thể có hòa bình ở Cameroon.


Source:Crux

 
Thập niên thứ hai của thế kỷ 21 đang kết thúc
Vũ Văn An
22:23 29/12/2019
Thập niên 2010 chỉ còn 2 ngày nữa sẽ chấm dứt. Nhìn trở lui, có nhà bình luận gọi nó là thập niên hết ảo tưởng hay thập niên vỡ mộng. Một nhà bình luận khác gãi đầu gãi tai lấy làm lạ khi thấy thập niên này “nhất bên trọng nhất bên khinh” trước hai biến cố gây chấn thương ghê gớm trong Đạo Công Giáo.

Thập niên vỡ mộng

Thực vậy Ross Douthat, một ký giả Công Giáo giữ một mục bình luận cho tờ New York Times, đặt tựa đề cho bài bình luận ngày 28 tháng 12 năm 2019 của ông là “The Decade of Disillusionment” (Thập niên Vỡ mộng).

Douthat cho rằng thập niên 2010 lạ lùng ở điểm rõ ràng không nhiều biến cố nhưng lại gây chấn thương mạnh về tâm lý.

Khai triển định đề trên, ông chứng minh rằng trong thập niên 2010, riêng ở Hoa Kỳ không có nhiều biến cố đáng lưu ý. Thực vậy, tỷ lệ thất nghiệp từ từ giảm thiểu, nhưng đều đặn; thị trường chứng khoán gia tăng; tình hình kinh tế của người dân từ từ được cải thiện; không có những vụ tấn công khủng bố kiểu 9 tây tháng 11, không có những cuộc địa chiến có thể so sánh với Iraq và Việt Nam. Xứ sở tương đối yên tĩnh: tội ác bạo lực và di dân bất hợp pháp có khuynh hướng đi xuống, nạn thiếu niên du đãng giảm thiểu, sinh suất thiếu niên giảm và sinh suất ngoại hôn ổn định.

Tại Washington D.C., chỉ có hai đạo luật chính được Quốc Hội thông qua, cả hai ai cũng tiên đoán được: mở rộng bảo hiểm y tế thời một tổng thống Dân chủ, giảm thuế để tài trợ thiếu hụt dưới thời người Cộng Hòa. Không khối đa số lâu dài nào được thành lập; việc kiểm soát chính quyền bị phân chia 7 trong số 10 năm. Có rất ít thỏa thuận lưỡng đảng, cho dù một số chính sách đổi mới dở hơi (fads) đến rồi đi – cải tổ giáo dục, diều hâu thiếu hụt – để các thực tại nằm bên dưới gần y như cũ. Quán tính và vô hành động hình như là trật tự trong ngày.

Nhưng thực ra mô tả trên không lột tả được trọn vẹn thập niên sắp sửa qua đi. Vì bên cạnh đó có hiện tượng dân túy với sự xuất hiện Bừng Tỉnh Vĩ Đại là Donald Trump, và nhất là cảm quan khủng hoảng, hoang tưởng, bất tín và cuồng loạn bàng bạc trong đời sống công cộng suốt thập niên 2010.

Để giải thích lý do tại sao cái cảm quan trên đã được in hằn mạnh mẽ như thế trong một thập niên có rất ít biến cố làm thay đổi thế giới, Douthat so sánh thập niên này với thập niên trước nó.

Theo ông, trong thập niên 2000, Hoa Kỳ kinh qua cuộc tái kiểm phiếu ở Florida trong cuộc bầu cử Tổng Thống giữa George W. Bush và xâm lăng lớn ở ngoại quốc, với mưu toan nhưng thất bại nhằm biến đổi Trung Đông và sa vào một cuộc suy thoái kinh tế tệ hại nhất kề từ biến cố Đại Suy Thoái. Trong khi đó, đình trệ diễn ra khắp nơi: nhiều tờ báo đóng cửa, các hệ thống truyền tin cáp (cable networks) đầy Al Gore, sau đó, là cuộc bùng nổ DOT.COM, nhất là cuộc tấn công vào chính Hoa Kỳ tệ hại nhất kể từ biến cố Pearl Harbor, mở hai cuộc tính phe phái gia tăng, điện thoại thông minh thống lãnh thế giới, trực tuyến Amazon-Google-Facebook được củng cố trở thành có hình dạng như hiện nay.

Các biến cố của thập niên 2010 như Obamacare, việc bầu Donald Trump làm chấn động thế giới, các bi kịch như Brexit và cuộc khủng hoảng tỵ nạn Syria, kể cả việc cho rằng xe hơi không người lái đã trở thành hiện thực cũng vẫn không thể so sánh với các biến cố trên.

Vậy tại sao, tâm lý của thập niên 2010 lại ngã lòng, bất tín và mất hướng đến thế. Douthat cho rằng có lẽ vì người Hoa Kỳ coi lịch sử nước họ kể từ lúc kết thúc chiến tranh lạnh như một vở kịch 3 màn. Màn thứ nhất, thập niên 1990, là thời kỳ ngạo nghễ (hubris) khi họ tin rằng họ đang bước vào một thời đại mới đầy tính năng động nội địa và quyền lực hoàn cầu: các nhà lãnh đạo của họ đáng tin cậy trở lại, thời đại kỹ thuật số đang xuất hiện là một ơn phúc, các nhà phát minh của họ đang ở ngưỡng cửa các khám phá vĩ đại và các binh sĩ của họ sẵn sàng phân phát phúc lành tự do khắp thế gian.

Thập niên 2000, ngược lại, là kỷ nguyên báo oán (nemesis) khi các kiểu nói huênh hoang nhất của thập niên ngạo mạn 1990, từ dịch bản Pets.com (1) của nền kinh tế mới tới học thuyết Bush, bùng nổ nhà ở tại các khu ngoại ô cũ, tất cả đều gặp số phận hẩm hiu. Nơi hết cuộc phá sản này nối tiếp cuộc phá sản khác, hết cuộc thất bại chiến tranh trên trận địa này đến cuộc thất bại tài chánh khác tại Wall Street, niềm tự tin của thập niên 1990 chạm trán với các thực tại không thể nào tránh được. Và các vị thần minh của các tựa đề sáo rỗng (Gods of Copybook Headings) của Rudyard Kipling đã tìm được đường tái xuất (2).

Theo Douthat, lúc thập niên 2000 kết thúc, các báo oán thực tại đã không được giải thích đúng đắn. Chính phủ thất bại của George W. Bush hiện diện như con dê tế thần, Barack Obama xuất hiện như một cứu chúa, và những nhà cấp tiến đầu tiên và sau đó một số nhà bảo thủ ý thức hệ nhấn mạnh rằng thực ra mọi sự đáng lẽ đã không sao, chủ nghĩa lạc quan của thập niên 1990 đáng lẽ đã kéo dài vô tận, nếu Bush chịu nghe các chính sách của họ.

Đương nhiên, Bush là một tổng thống không thành công, nhưng đổ lỗi cho ông là điều không đúng và việc dần dần hiểu ra điều này đã biến thập niên 2010 thành thập niên ngã lòng thất vọng, trong đó, nhận thức ta nhận được đáng kể hơn các biến cố ta trải nghiệm. Cảm thức khủng hoảng, tha hóa và phản bội xuất hiện từ các liếc nhìn trở lui hơn là các tai họa mới, phản ảnh lối đọc giác ngộ mới về lịch sử Hoa Kỳ gần đây, trọn thời kỳ hậu chiến tranh lạnh.

Do đó, những tên khùng Afghanistan và Libyan cũng chẳng quan trọng hay phá hoại gì hơn những tên khùng Iraq của thập niên trước nhưng chắc chắn chúng có nhiều điều để “mặc khải” hơn theo nghĩa chứng minh rằng các can thiệp nhân đạo và các dự án xây dựng quốc gia chẳng hay ho gì hơn khi nằm trong tay các nhà kỹ trị cấp tiến hay các người ủng hộ lý thuyết của Dick Cheney (3), và không hề có “cuộc chiến tốt lành” đơn thuần chờ được những người thông minh hơn đảm trách một khi tinh thần cao bồi của thời kỳ Bush qua đi.

Hoặc việc bầu Donald Trump có lẽ không hề là khoảnh khắc đi xuống của chủ nghĩa toàn trị, cho bằng là khoảnh khắc quan trọng cho thấy nhiều điều về các tương quan sắc tộc và thù ghét giai cấp, sự thối rữa của Đảng Cộng Hòa và sự thiếu khả năng của giai cấp chính trị, một giai cấp đang khiến mọi người nghiêng về một quan điểm đen tối đối với tình thế Hoa Kỳ hơn trước đây.

Douthat còn chưng bằng chứng khác đó là việc người Hoa Kỳ thay đổi mối tương quan với Silicon Valley trong thập niên 2010. Không phải vì có những mô hình kỹ thuật hoặc kinh doanh mới mà vì họ dần dần hiểu ra những điều các mô hình kỹ thuật và kinh doanh này tác động trên tâm trí họ, những điều chúng không làm được cho tiến bộ xã hội hay kinh tế và liên mạng đáng lẽ cần bị chống cự thay vì hân hoan chạy theo.

Cả khuynh hướng biểu kiến nghiêng về nạn thế tục hóa, một chuyển dịch tôn giáo đáng lưu ý nhất của thập niên, một phần cũng đã phản ảnh khuôn mẫu trong đó các người Hoa Kỳ, nhiều năm trước, vốn đã ngưng thực hành Kitô giáo trên thực tế nay chính thức công bố sự bất thống thuộc này của mình.

Cùng lúc ấy, hết trường hợp này đến trường hợp nọ, thập niên 2010 còn là thập niên những người kỳ quặc (cranks) được chứng minh là đúng còn giai cấp lãnh đạo (establishment) bị chứng minh là sai về các khai triển từ các thập niên trước, về các hậu quả kinh tế và chính trị, về sự khôn ngoan của việc thiết lập tiền tệ chung cho Âu Châu, về các hậu quả kinh tế và chính trị của việc mở cửa cho Trung Quốc vào đầu thiên niên kỷ, về qui mô và phạm vi của việc lạm dụng tình dục nơi các định chế ưu hạng.

Theo nghĩa trên, vụ tai tiếng của Jeffrey Epstein là hòn đá góc cho cả thập niên. Các tội ác của nhân vật này diễn ra trong các thập niên 1990 và 2000, không hẳn thuộc thập niên 2010, nhưng việc tiết lộ trọn vẹn về chúng diễn ra trong thập niên này, trong thời kỳ tỉnh mộng làm gia tăng cái bóng râm đang trùm phủ khắp giai cấp chính trị và báo chí.

Cái bóng râm ấy thực ra sâu xa hơn. Thập niên 2010 đầy các ân hận lắng lo và hoang tưởng, nó đẩy người ta đến chủ nghĩa quá khích (radicalism) và phản động, nhưng lại không sản xuất được các sinh hoạt xã hội và chính trị hữu hiệu, vượt quá các phỉ báng dân túy và quần chúng Twitter đầy tính bề hội đồng nhưng tự coi mình là cấp tiến. Thập niên này vạch trần chiều sâu các nan đề nhưng không đề xuất được giải pháp nào giá trị, cũng không sản xuất được một phong trào hay nhà lãnh đạo nào đủ trang bị để diễn dịch sự thất vọng thành hành động có chương trình, biến ngã lòng thành canh tân tâm linh, khủng hoảng định chế thành cải cách cơ cấu.

Hai chấn thương Công Giáo trong thập niên 2010 không được lưu tâm như nhau

Về phía nội bộ Công Giáo, ký giả John Allen đề cập tới một khía cạnh khác của thập niên 2010. Đó là việc hai sự kiện cùng có tầm cỡ hoàn cầu và hệ lụy như nhau nhưng được đối xử thật khác xa nhau. Đó là tai tiếng lạm dụng tình dục và hiện tượng đồng đạo bị bách hại.

Thực vậy, sự kiện đầu được truyền thông lưu tâm đến độ họ đã sản xuất được một cuốn phim thu đến 100 triệu mỹ kim còn sự kiện sau, tức bách hại, thì không được lưu tâm bao nhiêu và chắc chắn sẽ không một cuốn phim nào nói đến.

Allen cho rằng Lễ Giáng Sinh năm 2019 càng khiến người ta lưu ý tới nhận định trên. Vì đúng ngày Lễ vị tử đạo đầu tiên của Kitô giáo là Thánh Stêphanô, nhóm ISIS ở Nigeria công bố cuốn video cho thấy họ chặt đầu 10 Kitô hữu và xử bắn một Kitô hữu khác. Bọn chúng cho rằng vụ giết hại này là để trả thù việc các lực lượng Hoa Kỳ sát hại thủ lãnh Abu Bakr al-Baghdadi của họ tại Syria hồi tháng 10.

Các vụ hành quyết trên chỉ là hành động man rợ mới nhất do bọn ISIS ở Tây Phi thực hiện nơi gần đây chúng đã mở rộng các cuộc tấn công vào các Kitô hữu ở Nigeria.

Theo Allen, trong thập niên qua, và cả các thập niên trước đây, hàng năm, Lễ Giáng Sinh hay Phục Sinh đều là những thời kỳ đặc biệt dễ bị tổn thương cho các Kitô hữu khắp thế giới vì các lực lượng muốn hãm hại họ biết rõ các nhà thờ sẽ đầy người và giá trị biểu tượng của việc đánh phá các Kitô hữu vào các ngày lễ thánh hiêng nhất của họ sẽ hết sức lớn lao.

Năm ngoái, không ai quên vụ tấn công bom có phối hợp nhắm vào 3 nhà thờ Kitô Giáo và 3 khách sạn sang trọng ở Sri Lanka giết 259 người và gây thương tích cho hơn 500 người. Năm nay, đến lượt Nigeria.

Nói chung, bạo lực và bách hại chống Kitô giáo nổi bật thập niên 2010 đối với Kitô giáo hoàn cầu y như các tai tiếng lạm dụng tình dục. Tháng 5 vừa qua, một phúc trình được nguyên bộ trưởng ngoại giao Anh, Jeremy Hunt, ủy nhiệm, cho hay bạo lực chống Kitô hữu khắp thế giới đã đạt tới mức “gần như diệt chủng” và kết luận “bằng chứng cho thấy không những việc bách hại Kitô giáo lan tỏa về địa dư, mà còn gia tăng về cường độ”

Các nhà chuyên môn đang tranh cãi về việc thực ra thế nào mới là “bách hại tôn giáo”. Nên con số các vị tử đạo Kitô giáo hàng năm thay đổi đáng kể: có người cho chỉ là 8,000 nhưng không thiếu người cho là khoảng 100,000. Tuy nhiên, căn cứ vào con số ít nhất này, thì trong thập niên qua, có đến ít nhất 80,000 kitô hữu bị giết vì đức tin của họ.

Có điều sự kiện ấy không nổi bằng vụ Cha Hamel, chỉ vì vị linh mục này bị ISIS sát hại lúc đang cử hành Thánh Lễ tại giáo xứ của ngài ở vùng Saint-Étienne-du-Rouvray vào ngày 26 tháng 7 năm 2016, có thể nói ngay ở trái tim Tây Phương.

Vụ của Cha Hamel cũng cung cấp một chỉ dẫn cho thấy tại sao tai họa nhân quyền do tai tiếng giáo sĩ lạm dụng tình dục gây ra lại được truyền thông và chủ nghĩa đấu tranh xã hội lưu ý đến thế, trong khi việc bách hại Kitô giáo thì không được lưu ý nhiều, chỉ vì điều sau diễn ra tận đâu đâu.

Allen chua chát nhận định: khi một ai đó bị giết ở Mỹ hay tại một quốc gia lớn của Tây Phương như Pháp chẳng hạn, thì đó là một tin gây chấn động. Khi cũng một việc như thế xẩy ra ở Nigeria, Sri Lanka, hay Iraq hoặc Syria, hay bất cứ nơi nào khác, thì nó nằm ngoài màn ảnh Radar để trở thành một ghi chú.

Một điều nữa: việc bách hại chống Kitô giáo đã bị chính trị hóa cách khác so với nạn giáo sĩ lạm dụng tình dục. Các năm 2002 và 2003, khi tờ Boston Globe bắt đầu các phanh phui của họ về nạn giáo sĩ lạm dụng tình dục, nhiều người Công Giáo cánh hữu coi việc này như một thứ bôi lọ Công Giáo do một nghị trình cấp tiến, thế tục thúc đẩy, nên đã cố gắng triệt hạ người đưa tin. Nay thì không còn thế nữa. Nhưng việc bách hại Kitô giáo thì vẫn bị Tây Phương tri nhận như là vấn đề của phe “bảo thủ”, một điều hết sức phi lý vì đa số nạn nhân là người nghèo, người da mầu, và phần lớn là nữ giới.

Tại sao Asia Bibi, một người Công Giáo làm công nông trại vô học và là mẹ của 4 đứa con đã sống gần cả thập niên 2010 với bản án tử hình tại Pakistan vì tội cho là phỉ báng, sau được thả tự do và được phép qua Gia Nã Đại lại không trở thành một thập tự quân duy nữ; đây là điều không thể giải thích được bằng bất cứ điều gì ngoại trừ các bóp méo ý thức hệ.

Nhân dịp này, Allen cho rằng nếu người Công Giáo cánh hữu chậm ý thức được cuộc khủng hoảng giáo sĩ lạm dụng tình dục, thì người Công Giáo cánh tả cũng nên tự vấn lương tâm trước các đau khổ của anh chị em mình đang đau khổ vì đức tin trên khắp thế giới.
________________________________________________________________________________________________
(1) Pets.com là một thương vụ dot.com đặt trụ sở tại San Francisco chuyên cung cấp hàng hóa chăm sóc súc vật thân qúy (pet) cho các khách hàng buôn sỉ. Khởi đầu năm 1998, nổi như cồn, nhưng chỉ đế naim 2000 phải phá sản.

(2) The Gods of the Copybook Headings là tựa đề một bài thơ của Rudyard Kipling

(3) Dick Cheney là phó tổng thống thời George W. Bush, dĩ nhiên thuộc phe hữu, nhưng lại được Obama tiếp nhận chủ trương "cùng đích biện minh cho phương tiện" trong cuộc chiến chống khủng bố).
 
Hãy nên giống Chúa Giêsu, Mẹ Maria và thánh Giuse
Thanh Quảng sdb
23:22 29/12/2019
Hãy nên giống Chúa Giêsu, Mẹ Maria và thánh Giuse

Nhân ngày lễ Thánh gia Chúa Nhật 29/12 Đức Thánh Cha Phanxicô đã trình bày vai trò của từng người trong gia đình, nếu muống gia đình được hạnh phúc.

Nhìn vào Gia đình Thánh gia, Đức Thánh Cha Phanxicô phân tích từng vai trò trong gia đình Nazaret, Mẹ Maria, người nữ tỳ khiêm hạ và thánh Giuse luôn rộng mở tâm lòng cho tác động của Chúa Thánh Thần.

Mẹ Maria
Như những cô gái trẻ, Mẹ cũng có những chương trình cho tương lai, tuy nhiên khi Mẹ nhận được chương trình của Chúa mời gọi Mẹ cộng tác, Mẹ đã không ngần nhìn nhận mình là nữ tỳ của Chúa…

Thánh Giuse
KẾ đến là hình ảnh của thánh Giuse, Tin Mừng không ghi nhận một lời nào từ thánh nhân ngoại trừ vâng theo mệnh lệnh của Chúa bằng hành động. Đức Thánh Cha Phanxicô nói ngài định tâm từ bỏ Maria cách âm thầm kín đáo vì nàng đã có thai…

Chúa Giêsu
Cuối cùng, Đức Thánh Cha Phanxicô nhìn vào Chúa Giêsu, thành viên thứ ba của gia đình Thánh gia Nazaret. Ngài chính là người mà Chúa Cha đã hứa ban. Như thánh Phaolô đã viết khi thời gian sung mãnh Ngài đã xuất hiện trong thời gian và là Người nắm trong tay mọi quyền năng vinh hiển…

Một gia đình
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nêu lên gia đình thánh gia như một khuôn mẫu của mọi gia đình. Ba khuôn mặt trong gia đình thánh đó thể hiện thánh ý ngàn đời của Thiên Chúa.
Trong buồi triều yết Đức Thánh Cha Phanxicô cũng mời gọi mọ người hãy cầu nguyện cho các nạn nhân khủng bố tại Somalia và các nơi khác trên thế giới
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Thăng Long Sàigòn : Mừng kính Thánh gia thất bổn mạng
Martinô Lê Hoàng Vũ
10:03 29/12/2019
“Chúng ta phải cố gắng nên thánh trong gia đình,để gia đình luôn là mái ấm hạnh phúc” Đó là những lời chia sẻ của linh mục Barnaba Trần Cương Quyết chánh xứ Thăng Long trong thánh lễ mừng bổn mạng.

Chiều nay Chúa Nhật 29.12.2019 tại Giáo xứ Thăng Long,giáo hạt Phú Thọ,TGP Sài gòn đã hân hoan mừng kính Thánh Gia thất bổn mạng giáo xứ.

Xem Hình

Thánh lễ diễn ra vào lúc 17g30 trong bầu khí trang trọng sốt sắng do Linh mục chánh xứ Barnaba Trần Cương Quyết (chủ sự.

Mở đầu thánh lễ là cuộc rước đầu lễ gồm có linh mục chánh xứ,ban thừa tác viên đọc sách ,quý vị HĐMVGX,Các bà mẹ Công Giáo và các em lễ sinh.

Trước tiên lời mở đầu thánh lễ, linh mục chánh xứ nói đến Đức Giêsu Kitô đã nhập thể làm người, Ngài chấp nhận sống trong một gia đình nhân loại để thánh hóa gia đình mỗi người chúng ta.Hôm nay nhân ngày bổn mạng, cộng đoàn Giáo xứ Thăng Long cũng nhớ đến quý linh mục đã từng chăm lo mục vụ Gx,quý vị ân nhân trong giáo xứ.

Trong phần chia sẻ sau Tin Mừng,linh mục mở đầu bằng câu chuyện bức ảnh Đức Thánh Cha Phanxicô yêu thích trong mùa Giáng sinh năm nay. Bức hình có chủ đề: “Để cho mẹ ngủ” trong bức hình hõa sĩ vẽ Thánh Giuse đang bồng ẫm Chúa Giêsu trên tay,đứa bé đang ngáy ngủ.Đó cũng là hình ảnh người chồng biết chia sẻ công việc của vợ.Bài học cho gia đình chúng ta hôm nay là sự cảm thông,chia sẻ công việc, biết nói cám ơn,xin giúp một tay và xin lỗi.Những điều đó không thể thiếu trong mỗi gia đình hạnh phúc bình yên. Bên cạnh đó,là những gia đình Kitô hữu, mỗi người trong gia đình phải biết vâng theo ý Chúa, xây dựng bầu khí đức tin trong gia đình,đời sống thiêng liêng nhất là việc cầu nguyện chung với nhau giữa các thành viên trong gia đình. Kinh nghiệm cho thấy,gia đình nào có đời sống cầu nguyện chung với nhau thì gia đình đó tránh được việc đổ vỡ ly dị.Các nhà nghiên cứu cũng cho thấy điều đó.Như vậy,không phải chúng ta không thể nên thánh được,nhưng do không muốn nên thánh.

Thánh lễ mừng bổn mạng kết thúc vào lúc 18g 45 trong niềm vui mừng tạ ơn Chúa,mỗi người cùng học hỏi mẫu gương nên thánh từ thánh gia.

Martinô Lê Hoàng Vũ
 
10 sự kiện tiêu biểu của Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam trong năm 2019
Chân Phương
12:19 29/12/2019
1.Nhà cầm quyền Sài Gòn hứa sẽ không giải tỏa Nhà thờ giáo xứ Thủ Thiêm và Nhà dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm. Hồi tháng 2 nhân dịp Tết Kỷ Hợi, truyền thông nhà nước dẫn lời bí thư thành phố là ông Nguyễn Thiện Nhân nói rằng “sẽ giữ nguyên hiện trạng các công trình này”. Tuy nhiên, đến tháng 7, lại có tin tức nói rằng thành phố cho người đến vận động Nhà thờ Thủ Thiêm giao đất để làm đường ven sông Sài Gòn. Thế mới biết mảnh đất Thủ Thiêm không dễ gì mà các nhóm lợi ích của bộ máy cầm quyền chịu buông tha.


2.Ngày 10 tháng 5, Giáo phận Bùi Chu ra thông báo sẽ hạ giải nhà thờ chính tòa Bùi Chu để xây mới. Đây là nhà thờ được xây dựng từ năm 1884 bởi Đức Giám Mục người Tây Ban Nha Wenceslao Onate Thuận, qua trùng tu mấy lần nhưng đến nay đã xuống cấp trầm trọng và giáo phận cho rằng không thể giữ được nữa. Nhiều giáo dân mỗi khi đến nhà thờ dự lễ hoặc cầu nguyện rất lo lắng, bởi vật liệu cũ có thể rơi trúng đầu, gây nguy hiểm. Tuy vậy, quyết định hạ giải nhà thờ chính tòa Bùi Chu cũng gây ra nhiều tranh luận sôi nổi, giữa nhóm muốn bỏ đi để bảo vệ tính mạng giáo dân và nhóm muốn giữ lại để bảo vệ di sản. Điều đáng chú ý là nhân vụ việc này mà nhà cầm quyền Việt Nam đã đánh tiếng là muốn gom hết các nhà thờ Công Giáo cổ kính vào nhóm “di sản cấp quốc gia”. Mà đã là di sản thì tất nhiên từ đó thuộc về nhà nước. Cho đến nay, chỉ có mỗi Nhà thờ chính tòa Phát Diệm là bị rơi vào tròng di sản này mà thôi.


3.Ngày 10 tháng 6, Hội đồng Giám mục Việt Nam gửi thư đến Cộng đồng dân Chúa để nói về một số lưu ý trong đời sống đức tin. Trong bức thư này, các ngài cho biết đang tồn tại và có chiều hướng gia tăng những hiện tượng và những cách thực hành đạo đức không xứng hợp với Đức tin Công Giáo. Cụ thể là: tin dị đoan, ma thuật, bói toán; phổ biến những tư tưởng lệch lạc như Sứ điệp từ trời, Lòng Mẹ thương xót...; lạm dụng một số cử hành đạo đức của Hội Thánh như Lòng Chúa thương xót, đặc sủng chữa lành bệnh nhân, đặt tay cầu nguyện… Vì thế, Hội đồng Giám mục Việt Nam đã đưa ra những định hướng mục vụ cụ thể, dựa trên các văn kiện của Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích và Bộ Giáo lý Đức tin để giúp giáo dân sống đức tin một cách đúng đắn theo giáo huấn của Hội Thánh.


4.Đại hội lần thứ XIV của Hội đồng Giám mục Việt Nam diễn ra từ ngày 30 tháng 9 đến ngày 4 tháng 10 tại giáo phận Hải Phòng, với sự tham dự đông đủ các giám mục của 27 giáo phận. Các Đức Giám Mục đã bầu mới Ban Thường vụ và Chủ tịch các Ủy ban trực thuộc cho nhiệm kỳ 2019 - 2022. Dịp này, Giáo phận Hải Phòng cũng cho khánh thành tòa nhà trung tâm mục vụ của giáo phận vô cùng khang trang và bề thế.


5.Vụ 39 người Việt thiệt mạng trong một chiếc xe tải ở Anh Quốc được phát hiện vào hôm 23 tháng 10, đã gây bàng hoàng và sửng sốt cho toàn thế giới. Trong số các nạn nhân, đa phần là những người trẻ tuổi và có tín hữu Công Giáo. Họ lên kế hoạch đi tìm một vùng đất mới để cải thiện đời sống nhưng đã không được trọn ý vẹn toàn. Vụ việc này đã khiến Đức Thánh Cha Phanxicô trăn trở và đau lòng. Sau đó, chính ngài đã gửi một sứ điệp video đến Đại hội Giới trẻ Giáo tỉnh Miền Bắc Việt Nam để đề cập đến một chủ đề liên quan đến “Nhà”. Ngài kêu gọi giới trẻ, dù đi đâu thì vẫn hãy quan tâm và luôn hướng về nhà, về gia đình của mình.


6.Hàng ngàn người Công Giáo Việt Nam đã sang Bangkok để được nhìn thấy Đức Thánh Cha Phanxicô trong chuyến tông du của ngài đến Thái Lan từ ngày 21-22 tháng 10. Được gặp Đức Thánh Cha là mong mỏi của rất nhiều giáo dân Việt Nam. Họ đã rất xúc động và bật khóc dù chỉ được nhìn thấy ngài từ xa. Nhưng niềm vui xen lẫn chút ngậm ngùi, vì các anh chị em hành hương này dù đang ở Thái Lan, là đất khách, nhưng Việt Nam canh cánh bên lòng. Và luôn tồn tại một câu hỏi: “Bao giờ thì mình mới có thể gặp Đức Thánh Cha ngay tại mảnh đất quê hương?”


7.Năm vừa qua, có một số nguồn tin đồn thổi về việc bổ nhiệm, thuyên chuyển các giám mục Việt Nam, mặc dù Tòa Thánh chưa hề công bố quyết định ra công chúng. Đây là những tin tức nặc danh được loan truyền trên internet và mạng xã hội, khiến cho tín hữu Công Giáo hoang mang và xáo động. Cần nhớ rằng, quá trình bổ nhiệm giám mục bị ràng buộc bởi tính bảo mật nghiêm ngặt, liên quan đến một số nhân vật quan trọng, và có thể tốn thời gian thường từ tám tháng hoặc hơn để hoàn thành. Loại tin rò rỉ nặc danh như vậy làm ảnh hưởng đến uy tín của Tòa Thánh và nhất là gây trắc trở cho tiến trình đàm phán giữa Tòa Thánh và phía nhà cầm quyền Việt Nam.


8.Kỷ niệm 60 năm khánh thành tượng đài Đức Mẹ Tà Pao. Tượng Đức Mẹ trên núi Tà Pao là một trong 5 tượng đài Đức Mẹ được cố Tổng thống Ngô Đình Diệm cho đặt ở Miền Trung, Miền Nam và Cao nguyên Trung phần trong các năm 1959, 1960 và 1961. Lễ Cung hiến và khánh thành tượng Đức Mẹ Tà Pao được cử hành ngày 8 tháng 12 năm 1959 do Đức Cha Paul Raymond Marie Marcel Piquet Lợi (Giám mục giáo phận Nha Trang bấy giờ) cử hành, với sự chứng kiến của đông đảo linh mục, tu sĩ và hàng chục ngàn giáo dân. Sự kiện này một Đại lễ tôn giáo tầm cỡ quốc gia lúc bấy giờ ở Việt Nam Cộng Hòa. Hiện nay, Tà Pao là một trung tâm hành hương lớn của người Công Giáo Việt Nam kể từ khi bức tượng này được phát hiện lại vào năm 1999, cùng những câu chuyện phép lạ và ơn lành thông qua Mẹ Tà Pao.


9.Ủy ban Văn hóa trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam tổ chức Hội thảo: “Bốn Trăm Năm Hình Thành Và Phát Triển Chữ Quốc Ngữ Trong Lịch Sử Loan Báo Tin Mừng Tại Việt Nam” trong hai ngày 25 và 26/10/2019 tại Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận Sài Gòn. Đây là dịp để Giáo hội Việt Nam và những nhà nghiên cứu xã hội cùng nhau thảo luận về vai trò của các vị thừa sai trong việc hình thành nên chữ Quốc ngữ, và tầm quan trọng của loại chữ viết này trong lịch sử Việt Nam. Đang khi có những thành phần cực đoan chống phá Công Giáo, họ phủ nhận chữ Quốc ngữ và muốn chủ trương quay về chữ Hán, thì nhiều tổ chức xã hội, cơ quan báo chí Việt Nam đã lên tiếng bênh vực và ghi ơn công lao của những người tạo ra chữ Quốc ngữ.


10.Bổ nhiệm và từ nhiệm giám mục:
-Ngày 26 tháng 1, Đức cha Laurensô Chu Văn Minh, giám mục hiệu toà Thinisa in Numidia được được từ nhiệm Giám Mục Phụ Tá Tổng giáo phận Hà Nội.
-Ngày 14 tháng 9, Đức cha Antôn Vũ Huy Chương từ nhiệm Giám mục chính tòa giáo phận Đà Lạt. Đức cha Đaminh Nguyễn Văn Mạnh, giám mục phó kế nhiệm giám mục chính tòa.
-Ngày 19 tháng 10, Đức cha Giuse Nguyễn Năng, giám mục Phát Diệm được bổ nhiệm làm Tổng giám mục Sài Gòn.
-Ngày 3 tháng 12, Đức cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng, Giám Mục Phụ Tá và giám quản Tông Tòa Tổng giáo phận Sài Gòn được bổ nhiệm làm giám mục chính tòa Phan Thiết.


Chân Phương
 
Phóng sự Giáng Sinh sang nhất Thế Giới: người Công Giáo Việt Nam trên đất Tiệp Khắc.
Phê rô Đinh Xuân Toàn
14:55 29/12/2019
Xem một số hình ảnh trích từ Facebook cuả Cộng đoàn Tiệp Khắc

Những lúc tha phương, một lần trở lại bỡ ngỡ

Đất nước Séc và Slôvakia (người Việt nam quen gọi là Tiệp khắc) chuyển đổi từ chế độ Cộng sản sang chế độ Tư bản vào cuối thập niên 80 thế kỷ 20. Tôi từ Việt nam đặt chân lên đất nước Tiệp theo nhiều bài vòng vo của một văn phòng dịch vụ, tôi đã có được giấy phép cư trú dài hạn để sống hợp pháp. Vì cuộc sống mưu sinh thủa ban đầu, mặc dù là người Công Giáo tôi gần như chẳng biết đến Nhà Thờ. Vả lại có đến Nhà Thờ thì cũng chẳng hiểu gì vì tiếng tăm chẳng biết. Năm 1999, có một Thánh Lễ đầu tiên bằng tiếng Việt do một Linh mục dòng Ngôi lời từ Đức quốc sang dâng Lễ cho gần hai chục người tại Thành phố Cheb, một thành phố giáp ranh với Đức. Sau đó đến lượt một Linh mục dòng Tên người Đức biết tiếng Việt thỉnh thoảng sang cho Lễ vào những dịp Lễ trọng. Tới năm 2004 có hai Linh mục dòng Chúa cứu thế Việt nam sang mục vụ. Từ đó có thêm vài Cộng đoàn khác được hình thành với số người khoảng vài chục.

Năm 2008 do cuộc khủng hoảng toàn cầu mà nước Tiệp cũng bị ảnh hưởng lớn, tình trạng thất nghiệp và thu nhập quá thấp khiến tôi quyết định di cư sang một đất nước Tây Âu, và cũng như bao người Việt nam khác, tôi bị cuốn vào dòng xoáy của mưu sinh, quên hết những bổn phận của người Công Giáo.

Đầu tháng 10/2019, một người bạn cũ vẫn còn đang sống tại Tiệp có gọi điện hỏi thăm và mời tôi về tham dự Đại hội Công Giáo của người Việt nam tại cộng hòa Tiệp. Lúc đầu tôi cười thầm, tưởng gì chứ tôi đã từng tham dự hai kỳ Đại hội đầu tiên ở bên ấy. Tiếng là Đại hội cho oai chứ thực ra chỉ có vài chục người đến tham dự. Tôi nhớ lúc ấy mượn một nhà Xứ của Tiệp, dâng một Thánh Lễ trên nhà nguyện, sau đó tổ chức liên hoan do các bà tự vào bếp nấu nướng. Đêm đến, mỗi người mỗi góc, ngủ ngay trên sàn nhà nguyện và phòng bếp.

Tôi đã định chối từ nhưng bạn tôi cứ nói đi nói lại rằng, anh cứ về một lần, chắc chắn anh sẽ ngạc nhiên. Suy đi tính lại, mấy ngày nghỉ Lễ bên này cũng chẳng có gì vui, tôi bèn nhận lời. Bạn tôi liền cho địa chỉ Đại hội. Ô hay chắc nhầm lẫn gì chăng vì địa chỉ lại là một Hotel ba sao giữa Thủ đô Praha, tôi hỏi lại cho rõ thì bạn tôi khẳng định không nhầm, còn nói rõ đã nộp phiếu đăng ký tham dự và đóng lệ phí cho tôi rồi. Vậy là sang 24/12/2019 vợ chồng tôi cùng hai con lên xe cài định vị thẳng tiến Praha.

Đến nơi vào lúc 14h, quả thật đây là một khách sạn Ba sao hẳn hoi, bước chân vào cửa chúng tôi đã thấy một hàng người xếp hàng check in, mà phụ trách Lễ tân lại là mấy anh chị người Việt đeo biển Ban tổ chức. Tới lượt chúng tôi, vừa nói tên tuổi, họ tra danh sách rồi nhanh chóng đưa cho tôi chìa khóa phòng, phiếu ăn, sách Đại hội với lời dặn dò: sau khi lên phòng xin anh chị xem ngay chương trình Đại hội được in ở đầu sách để biết giờ giấc sinh hoạt. Tôi nhanh chóng lên phòng cất đồ rồi mặc bà vợ lo cho hai đứa nhỏ, tôi liền xuống phòng hội, nơi sẽ diễn ra các chương trình của Đại hội.

Cảnh rộn ràng đón Giáng Sinh

Tới nơi, một không khí khẩn trương, rộn ràng đang diễn ra tại một hội trường rộng lớn: nhóm thì đang gắn chữ và logo trên sân khấu, nhóm thì đang dựng Hang đá, nhóm các bà thì cắm hoa trang trí, lại một nhóm các cháu thì ríu rít treo những đồ trang trí lên các cây thông tươi đã được dựng cạnh sân khấu. Đang ngơ ngác thì thấy một ông gọi to (sau mới biết ông này là trưởng ban tổ chức): Đề nghi ban âm thanh, ánh sang khẩn trương hoàn thiện. Tôi nhìn bộ loa âm thanh mà thật choáng, như một ban nhạc luôn (lại sau mới biết bộ này ban tổ chức đã mua lại cách đây mấy năm của một ban nhạc chuyên nghiêp). Vòng ngược ra ngoài hành lang tôi lại thấy một dãy bàn đã được kê ngay ngắn: một bàn dành để bán tượng ảnh, sách đạo, một bàn dành cho ban xổ số, một bàn thấy mấy bạn thanh niên Savio đang bày trái cây, máy xay sinh tố. Dãy bàn cuối là 10 bộ hang đá Betlem mini, mỗi hang mỗi kiểu bài trí. Tôi hỏi một cháu gái chừng 11, 12 tuổi vừa lễ mễ và rất rón rén,cẩn trọng bê một hang đá đặt lên bàn, thì được biết cha Tuyên úy tổ chức cho các gia đình dựng hang đá tại nhà và đem đến Đại hội để chấm điểm. Lại là một sự ngạc nhiên thú vị.

Ở ngay cửa ra vào có dán một tờ giấy in màu khổ to, tôi đến nhìn thì ra đó là Chương trình của 3 ngày Đại hội. Tôi đọc hết và lại ngạc nhiên lần nữa, bởi chương trình rất phong phú: Một nghi thức Hòa giải với năm Tòa giải tội bằng tiếng Việt và tiếng Tiệp, một chương trình Canh Thức, Ba Thánh Lễ, một giờ chầu Thánh thể, một hội thảo theo chủ đề: Đời sống đạo trong thời đại hiện nay, một hội thảo: Thắc mắc về đời sống đạo, hai tiết mục múa dâng hoa, rước Kiệu, hai sinh hoạt cho thanh niên và thiếu nhi, rồi thì Kinh sáng hàng ngày, rồi thì Ông già Nô en phát quà cho thiếu nhi, và có cả một đêm Văn nghệ và quay xổ số nữa. Tôi thầm lo không biết Ban tổ chức làm thế nào để thực hiện được bằng ấy chương trình.

Chương trình mừng Giáng Sinh ở xứ Tiệp

Sau khi lên phòng một lần nữa và tranh thủ chợp mắt cho đỡ mệt sau nhiều giờ lái xe, tôi trở xuống hội trường, Thật không tin vào mắt mình, mới hai tiếng trước cả hội trường còn ngổn ngang đầy những thùng các tông, những cây que. Vậy mà bây giờ hiện ra trước mắt là một sân khấu được chiếu sáng rực rỡ nổi bật với Logo và hàng chữ chủ đề Đại hội. Và một hang đá thật đẹp đã hình thành, rồi tượng Đức Mẹ La Vang- Bổn mạng của Liên Cộng đoàn Công Giáo Việt nam tại Tiệp được trang trọng ngự trên những đài hoa tươi thắm. Dưới hội trường là những hàng ghế thẳng tắp. Tôi đếm được 480 ghế. Và khi chương trình của Đại hội chính thức bắt đầu (mặc dù có trễ hơn dự kiến ), bốn Cha Việt nam và một Cha Tiệp ngồi Tòa đến tận giờ ăn tối.

Tôi đi hết ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác. Sau giờ ăn tối với các món ăn tự chọn rất phong phú do khách sạn cung cấp, là giờ Canh thức với các hoạt cảnh và bài hát của các Cộng đoàn trên toàn Tiệp,. Tôi đặc biệt ấn tượng với ca đoàn Sêraphim của Cộng đoàn Praha với ba hợp xướng liên tiếp nhau do bốn bè thể hiện cùng với phiên khúc mở đầu do Ca đoàn thiếu nhi lĩnh xướng. Thật là một sự kết hợp tuyệt vời giữa những giọng ca còn non nớt nhưng vô cùng ngây thơ, trong trẻo với những bè chuyên nghiệp của Ca đoàn người lớn đã tập luyện bài bản. họ hát rất hay và chuyên nghiệp đến nỗi khi kết thúc hợp xướng, tiếng vỗ tay nổi lên vang dội mặc dù trước giờ Canh thức, Cha Tuyên úy đã dặn không được vỗ tay.

Sau 10 phút nghỉ giải lao, dư âm của giờ Canh thức vẫn còn ngây ngất, Sau màn múa dâng hương của thiếu nhi, tất cả mọi người đều thành kính và sốt sắng hướng về Thánh Lễ. Đến bài giảng của Cha thuyết giảng cả hội trường im phăng phắc như nuốt lấy từng lời. Cũng nói về Thiên Chúa là tình yêu, một đề tài tôi đã được nghe rất nhiều lần mà sao hôm nay Cha giảng hay thế, lắng đọng thế, cảm động thế. (Cha giảng thuyết cho Đại hội năm nay là Cha Phê rô Bùi Quang Tuấn – bề trên Phụ tỉnh dòng Chúa cứu thế hải ngoại Việt nam tại Hoa kỳ). Trong hội trường không còn một chỗ trống, rất nhiều người phải ngồi ngoài hành lang.

Sau Thánh Lễ là màn phát quà do một Ông già No en chính thức và bốn, năm ông bà Nô en trẻ tuổi khác phụ giúp phát quà cho từng cháu thiếu nhi trong tiếng nhạc Giáng sinh rộn ràng. 150 túi quà đã được phát ra, còn năm cháu chưa có, trong đó có hai đứa con tôi, các ông, bà Nô en bối rối nhìn nhau. Lập tức tôi thấy ông Trưởng ban tổ chức chạy ra ngay với một hộp bánh kẹo trên tay, thế là cháu nào cũng có quà. Tôi khen ông ấy sao anh tài thế biết trước mà chuẩn bị vậy, anh ta cười bẽn lẽn: tài cán gì đâu, tôi quan sát thấy thiếu liền lấy tạm phần quà từ các giải thưởng ngày mai để cho các cháu ai cũng có quà, sáng mai mua bổ sung sau.

Sau một hồi nhóm thanh niên và cả người lớn trẻ con nhảy nhót trên sân khấu trong tiếng nhạc rộn ràng. Đồng hồ đã chỉ quá con số 12 giờ đêm. Tôi định lên phòng thì bạn tôi nói: ấy còn chương trình liên hoan ngay tại hội trường mừng Chúa Giáng sinh nữa chứ. Ban tổ chức đã hợp đồng và phía khách sạn đồng ý để chúng ta bày tiệc liên hoan.

Qủa thật ăn tối lúc 6h chiều, đến giờ bụng đã thấy ngon ngót, quay đi quay lại đã thấy rất đông các ông xếp ghế, kê bàn theo từng nhóm và các bà nhanh chóng đặt lên bàn những món ăn đậm chất Việt nam: nào là cháo gà, xôi, gà luôc, giò, chả, heo quay…Hóa ra mỗi Cộng đoàn đều mang từ nhà đi đồ ăn thức nhậu, đến nơi cùng nhau bày ra và thưởng thức. Bia là món uống chủ đạo, dân Tiệp mà, bia ngon nổi tiếng. Ngồi đến hơn 1h sáng tôi muốn về nhưng băn khoăn vì không tham gia dọn dẹp gì cả, bạn tôi bảo: ông cứ về phòng đi, đã có Ban vệ sinh làm việc. Đảm bảo sáng mai trước giờ Kinh sáng, cả Hội trường sẽ lại sạch bóng.

Sáng hôm sau quả đúng như vậy, Kinh sáng xong, ăn sáng tại phòng ăn, tôi để ý thấy mấy ông trong ban tổ chức đã có mặt, mặc dù các ông ấy đêm qua nhậu cũng nhiệt tình lắm.

Từ 9 h sáng quả đúng như chương trình Đại hội đã đề ra, mỗi Cha và thầy Phó tế, mỗi Ngài phụ trách một chương trình rất nhịp nhàng. Thánh Lễ trưa, tất cả các hàng ghế đều kín.

Buổi tối bắt đầu bằng việc trao phần thưởng cho các phần thi: Vẽ tranh, dựng hang đá. (nghe nói các phần thi cũng rất phong phú, mấy kỳ Đại hội trước còn có thêm phần thi Giáo lý cho thanh thiếu niên)

Sau đó là chương trình văn nghệ mừng sinh nhật Chúa. Mặc dù tôi đã bớt đi sự ngạc nhiên nhưng vẫn ngỡ ngàng khi thưởng thức đêm văn nghệ. Mặc dù là cây nhà lá vườn nhưng phải công nhận phần lớn các tiết mục biểu diễn đều được anh chị em luyện tập kỹ càng. Tôi rất ấn tượng với các vở kịch được các Cộng đoàn tự biên tự diễn nhưng rất ý nghĩa, thực tế và sâu sắc, có nhiều tiếng cười và cũng có nhiều giọt nước mắt đã rơi khi theo dõi các vở kịch ấy. Các bài múa thì thật đẹp. Đặc biệt nhất là bài múa của đoàn thanh niên Savio, kỳ công, độc đáo trong trang phục, chuyên nghiệp trong vũ đạo đã đưa khan giả đến những cảm xúc đẹp đẽ.

Ban xổ số năm nay nhàn vì vé đã bán hết từ chiều. Năm nay những người trúng giải to hầu hết đều là những gia đình mà vợ hoặc chồng chưa cùng Đức tin. Cũng có tý chút tiếc rẻ của những “ thợ săn giải thưởng” nhưng mọi người đều quên đi rất nhanh khi kết thúc Văn nghệ và nồi cháo khuya được mang ra.

Sáng 26/12, vậy là chỉ còn mấy tiếng đồng hồ là kết thúc Đại hội, tôi bỗng chợt thấy xao xuyến, cứ tiêng tiếc một cái gì đó mơ hồ và tự nhiên lại ước gì hôm nay Đại hội khai mạc trở lại. Đang bâng khuâng giữa hội trường thì bỗng thấy bốn ông trong trang phục cổ truyền khăn đóng, áo dài khiêng cỗ kiệu chạm rồng, sơn son thếp vàng và ngự trên ban kiệu là Chúa Hài đồng Giê su. Hành trình rước Kiệu thật trang trọng, cứ một quãng các bé thiên thần lại tung những cánh hoa tươi rải đường đón Chúa. Đầu Lễ là màn múa dâng hoa của thiếu nhi thật đều, thật đẹp.Thánh Lễ bế mạc do Cha bề trên Chủ tế, lại được nghe Cha giảng rất sâu sắc, rất lôi cuốn. cuối Lễ là những lời tri ân đầy chân thành và cảm động. Ban điều hành Liên Cộng đoàn kính tặng Qúy Cha, Qúy Thầy những bó hoa tươi thắm. Sau đó Cha Tuyên úy thay mặt cho toàn thể Đại hội mời ban điều hành lên nhận lời cảm ơn và tặng hoa. Tiếp đến ông Chủ tịch Liên Cộng đoàn lại xin phép Qúy Cha để nói lời tri ân tới các ông bà trưởng các Cộng đoàn, những bó hoa thơm ngát, những cái bắt tay thật chặt, những vòng tay ôm thân thiết lại được trao gửi cho nhau như nói lên tình hiệp thông nên một, như lòng tri ân với những vất vả hy sinh trong việc dẫn dắt Cộng đoàn.

Sau Thánh Lễ, hết thảy mọi người đều muốn chụp hình cùng Qúy Cha, Qúy Thầy, muốn lưu giữ lại những kỷ niệm của một kỳ Đại hội. Tội nghiệp các Ngài, dù mệt và đói nhưng cũng ráng chiều con cái. Qúa 1h chiều, các Ngài mới ra được phòng ăn.

Và hệt như khi bắt đầu, công tác dọn dẹp rất nhanh chóng. Mỗi người một tay tất cả các đồ dùng lại được đóng vào các thùng giấy và chuyển lên hai xe tải đã đợi sẵn để cất giữ tại kho.

Vài dòng lịch sử cộng đoàn Công Giáo nơi đất Tiệp

Để thỏa mãn cho những ngạc nhiên suốt từ đầu Đại hội, tôi tranh thủ hỏi ông Chủ tịch về những nguyên do để có được sự thăng tiến như vậy, ông ta nhìn tôi bằng đôi mắt đỏ hoe vì thiếu ngủ và giọng nói đã khan: Trước hết xin được chào đón anh cũng như nhiều người đã từng sống tại Tiệp đã về tham dự Đại hội. Đẻ có được ngày hôm nay là nhờ ơn Thiên Chúa qua lời cầu bầu của Đức Mẹ La Vang đã thưng và gìn giữ Cộng đoàn nơi đất Tiệp này thông qua việc gửi đến những vị Mục tử thiện tâm. Đầu tiên là công ơn sáng lập của Cha Phê rô Nguyễn Đức Vinh (dòng Ngôi lời việt nam, lúc ấy Ngài đang mục vụ tại Đức) và Cha Lê Phan(tên Việt nam của Cha Stefan – Cha người Đức thuộc dòng Tên )

-Đến năm 2004 có hai Cha từ dòng Chúa cứu thế Việt nam qua là Cha An Tôn Phạm Văn Tịnh và Cha Phan xi cô Nguyễn Minh Đức theo lời mời của cố Đức Hồng Y- Tổng Giám mục Praha Miloslav Vlk.

-Ngày 01/01/2007 Đại hội Công Giáo toàn Tiệp kỳ I: được tổ chức tại nhà Thờ Klokoty thành phố Tabor: có 70 người tham dự.

-Tháng 6 năm 2007 Cha Phan xi cô Assisi Đặng Phước Hòa từ Phụ tỉnh dòng Chúa cứu thế Việt nam hải ngoại tại Hoa kỳ tình nguyện sang phụng vụ thông qua lời mời của dòng Chúa cứu thế cộng hòa Séc

-Cùng tháng 6 năm 2007 có hai Cha thuộc dòng Ngôi lời Việt nam: Cha Gio an Baotixita Nguyễn Thế Hùng và Cha Giu se Đào Thành Khang từ Việt nam qua Tiệp theo lời mời của Đức Giám Mục Olomou.

-Năm 2007 Phụ tỉnh dòng Chúa cứu thế Việt nam hải ngoại tại Hoa kỳ chính thức nhận Tiệp khắc là nơi truyền giáo lâu dài của Phụ tỉnh dòng

-Ngày 25/12 năm 2008 tại Đại hội kỳ III thống nhất tên gọi Cộng đoàn Công Giáo Việt nam toàn Séc thành: Liên Cộng Đoàn Công Giáo Việt nam tại cộng hòa Tiệp. Bầu cử ban điều hành Liên Cộng đoàn nhiệm kỳ 1, nhằm mục đích liên kết các Cộng đoàn địa phương nên một để tổ chức các sự kiện trong phạm vi cả nước.

-Năm 2014, Cha Hòa hết nhiệm kỳ trở về Phụ tỉnh dòng Chúa cứu thế Việt nam hải ngoại tại Hoa kỳ,

-Năm 2014, Cha Giu se Nguyễn Tấn Đạt từ Phụ tỉnh dòng Chúa cứu thế Việt nam hải ngoại tại Hoa kỳ sang Tiệp mục vụ

-Năm 2017, Cha Giu se Đinh Thanh Tú từ Phụ tỉnh dòng Chúa cứu thế Việt nam hải ngoại tại Hoa kỳ sang Tiệp mục vụ

-Đến nay toàn Liên Cộng đoàn có 9 Cộng đoàn địa phương được các Cha Tuyên úy mục vụ dâng Thánh Lễ hàng tuần. Có nhiều các Hội, Đoàn Đức tin được thành lập: Hội Liên minh Thánh tâm, Hội các bà mẹ Công Giáo, Hội bảo trợ ơn gọi, Đoàn thanh niên Savio, các Ca đoàn người lớn, ca đoàn thiếu nhi.

-Toàn Tiệp ước tính có khoảng 1000 người Công Giáo.

-Kể từ Đại hội kỳ III, các kỳ Đại hội đều được tổ chức ở các khách sạn tại Praha từ ngày 24/12 đến 26/12 hàng năm

-Đại hội năm nay có 420 người đăng ký ở lại tại khách sạn (chưa tính trẻ em dưới 6 tuổi), Trong các Thánh Lễ có hơn 500 người tham dự.

-Ban điều hành Liên Cộng đoàn kháo này gồm: ông Phê rô Đinh Xuân Toàn - Chủ tịch, ông Ji rí Phạm Thanh Phong- phó chủ tịch ngoại vụ, ông Giu se Vũ Đức Tập – phó chủ tịch nội vụ, bà Rosaly Đặng Phương Thảo - Thư ký, bà Maria Nguyễn Thị Yến – thủ quỹ.

Xem trang Fb của Liên Cộng đoàn: Lcđcgvn CH Tiệp (với hình đại diện là Đức Mẹ La Vang và bản đồ nước Tiệp).

Sau khi liệt kê cho tôi các mốc thời gian quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển, ông ấy cười và nói thêm: mà sao anh phải ngạc nhiên, bây giờ đã là Đại hội kỳ thứ 14 rồi, Sau khi bỏ công đi học hỏi những kinh nghiệm tổ chức của các Liên đoàn anh em đã đi trước chúng tôi, sau vài năm được các Cha Tuyên úy cầm tay chỉ việc, thì chúng ta cũng phải tự lớn lên chứ.Còn về điều mà Liên Cộng đoàn trăn trở và thao thức đó là: Thế hệ chúng tôi là thế hệ thứ nhất, nên hiện nay đa số anh chị em vẫn còn phải vất vả vì cuộc sống mưu sinh, làm việc quá nhiều, quá ít thời giờ dành cho Chúa, cho Cộng đoàn, và điều cần thiết nhất là làm thé nào để cho thế hệ sau giữ được bản sắc văn hóa Việt nam, và giữ được Đức Tin trong xã hội tây phương đang dần một nguội lạnh. Điều này đã được Cha giảng thuyết nhắc lại rất nhiều lần trong Đại hội. Chúng tôi coi đây là nhiệm vụ khẩn thiết phải làm trong năm mới.

Lời chúc Giáng Sinh gởi cho VietCatholic

Khi biết được ý định của tôi sẽ gửi bài đăng lên báo Vietkatolic, thì Liên Cộng đoàn Công Giáo Việt nam có gửi lời kính chúc an bình của mùa Giáng sinh tới Quý báo và Qúy độc giả gần xa. Xin mọi người hãy cầu nguyện cho Cộng đoàn Công Giáo Việt nam tại Tiệp, để Chúa thương gìn giữ Cộng đoàn và củng cố, canh tân Đức tin cho các thế hệ mai sau hầu làm chứng nhân cho Chúa nơi quê hương thứ hai của họ.

Chia tay Đại hội với những cảm xúc lưu luyến, bồi hồi. Ngày mai lại bắt đầu vớ công việc thường ngày, long tôi đã thầm hứa sẽ lại về tham dự Đại hội kỳ sau.
 
Đại Hội Linh Mục, Tu Sĩ, Chủng Sinh Việt Nam Du Học Hoa Kỳ Lần Thứ 11
Chủng sinh: Phêrô Nguyễn Huy Huấn
16:07 29/12/2019
Đại Hội Linh Mục, Tu Sĩ, Chủng Sinh Việt Nam Du Học Hoa Kỳ Lần Thứ 11

(2019 - 2020)

“Gặp gỡ Đức Kitô, biến đổi cuộc đời mình,

Gặp gỡ Đức Kitô, đón nhận ơn tái sinh.

Gặp gỡ Đức Kitô, chân thành mình gặp mình,

Gặp gỡ Đức Kitô, nảy sinh tình đệ huynh”.

Có thể nói, suốt cả cuộc đời Ki-tô hữu chúng ta là một lời kinh tạ ơn và ngợi khen. Tạ ơn vì những gì Chúa đã ân ban cho mỗi người chúng ta. Tạ ơn vì trong Đức Kitô chúng ta được gặp gỡ nhau qua tình huynh đệ. Câu điệp khúc của bài hát giúp chúng ta ý thức về cuộc gặp gỡ Đức Kitô qua sự đón nhận nhau bằng sự chân thành. Để rồi từ đó, mỗi người có cơ hội nhìn lại bản thân hầu biến đổi cuộc đời mình trong sự quan phòng của Thiên Chúa.

Thánh Giáo Hoàng Gioan Phao lô II xác tín rằng: Cuộc gặp gỡ rất quan trọng vì là “khởi điểm của mọi hành trình Đức Tin.” Đó cũng chính là tâm tình mà mỗi thành viên của Hội Linh mục - Tu sĩ - Chủng sinh Việt Nam tu học tại Hoa Kỳ (Formation Support for Vietnam, FSVN) luôn nhắc nhở nhau và ghi khắc trong lòng.

Đến hẹn lại lên, từ ngày 27/12/2019 đến 01/01/2020 hằng năm, Đại hội được tổ chức một lần. Năm nay, Đại hội FSVN được tổ chức tại địa điểm: Nhà Tĩnh Tâm Lê Thị Thành (thuộc Tu Hội- Nhập Thể- Tận Hiến- Truyền Giáo), tại tiểu bang Texas: 20303 Kermier Road Waller, Texas 77484. Với tinh thần, tình yêu và lòng nhiệt huyết, chúng ta hãy cùng nhau viết tiếp những trang sử mới cho kỳ Đại hội năm nay trong bầu khí tươi vui và ân sủng của Thiên Chúa.

“Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương” (Tv 136,1).

Khi nhìn lại hành trình cuộc đời của mỗi chúng ta, ai rồi cũng nhận ra rằng: thành công không ít mà thất bại cũng có nhiều và những kỷ niệm đẹp đáng nhớ cũng không thiếu. Những điều thánh thiêng, thánh thiện và tốt đẹp cũng có, cùng cả những gì tầm thường, tội lỗi và bất xứng cũng vẫn còn. Có lẽ trong mỗi một người, chúng ta hội tụ đủ mọi cung bậc trầm bổng của một bản nhạc cuộc đời. Nhưng trên hết, chúng ta vẫn luôn có Chúa ở bên và luôn đồng hành.

Dù khác nhau về văn hóa vùng miền nhưng tình thương mến thương của anh chị em trong Hội FSVN đến tu học tại Hoa Kỳ đã nối kết vòng tay yêu thương và xây đắp nên một hành trang thật đáng trân quý tại nơi xa xứ này. Chặng đường 11 năm mà Hội Linh Mục - Tu Sĩ - Chủng Sinh Việt Nam hiện diện trên xứ sở Cờ Hoa (Hoa Kỳ) là khoảng thời gian chưa dài nhưng cũng không phải ngắn. Nó đủ để đánh dấu mốc phát triển cho những gì Hội đã, đang và sẽ làm trong tương lai.

Cha Phêrô Nguyễn Quốc Bảo, S.J. (Dòng Tên), vị linh mục với tinh thần nhiệt huyết đã dành trọn tình yêu cho Giáo Hội quê hương Việt Nam. Cha là người sáng lập và cũng là giám đốc điều hành Hội Linh Mục - Tu Sĩ - Chủng Sinh Việt Nam du học tại Hoa Kỳ. Tình yêu lớn lao ấy của cha Phêrô có lẽ không chỉ giới hạn ở sự mong ước về số lượng các thành viên của Hội ngày một đông đảo hơn, hay những chương trình hấp dẫn qua các kỳ đại hội thường niên, nhưng chính là sự nối kết – yêu thương – và giúp đỡ nhau.

Như được minh chứng trên tất cả cho những nguyện ước đó, Cha Phêrô là người kết nối tinh thần HIỆP NHẤT và YÊU THƯƠNG cho các thành viên của Hội được thể hiện ngang qua lối sống, công việc chung, và sự phục vụ. Tất cả những việc làm này thật thiết thực và hữu ích cho Giáo hội hoàn vũ nói chung và Giáo hội Việt Nam cùng các thành viên của Hội nói riêng. Đó như là nền tảng giúp cho các linh mục, tu sĩ, chủng sinh tôi luyện mình để phục vụ tha nhân cách hữu hơn.

Ngược dòng thời gian, chúng ta cảm nhận được tình Chúa ban xuống trên Hội FSVN trong suốt 11 năm hình thành và phát triển. n ban đó được thể hiện cách trực tiếp qua chính ân sủng của Ngài và gián tiếp qua tình người. Thật vậy, Hội FSVN từng bước đi lên và phát triển cho đến hôm nay là nhờ vào sự quảng đại và tình thương của các chủng viện, các trường đại học, các dòng tu của Giáo hội Hoa Kỳ dành cho Giáo hội Việt Nam trong tinh thần tương trợ. Tình người là một yếu tố không nhỏ và không thể thiếu được vì đó chính là tình Chúa trải rộng và nối dài. Chính tình yêu đó dệt nên sự hiện diện của Hội Formation Support for Viet Nam, FSVN, hiện tại và tương lai.

Trải dài theo năm tháng, sợi dây tình yêu của Hội FSVN càng thắt chặt hơn qua lời cầu nguyện, sự động viên khích lệ, và sự giúp đỡ về tinh thần cũng như vật chất của các vị ân nhân gần xa. Chúng ta cũng ghi nhận sự khôn ngoan, can đảm của các bề trên Giáo Phận và các dòng tu ở Việt Nam đã tin tưởng và tạo điều kiện cho các linh mục, chủng sinh và tu sĩ có cơ hội học tập ở phương xa. Tất cả là hồng ân, tất cả vì tình thương mến.

Trong 11 năm qua, Hội FSVN vẫn không ngừng phát triển cách thức hoạt động của mình để bước đi ngày một năng động và thăng tiến. Ngoài cầu nối tương giao giữa Giáo Hội Hoa Kỳ và Giáo Hội Việt Nam, Hội FSVN còn có mối liên kết mật thiết với Giáo Hội Trung Quốc hay một số đất nước khác. Mối gắn kết đó được thể hiện rõ qua việc tìm kiếm học bổng cho các linh mục và tu sĩ.

Bước đi là mặt tồn tại tất yếu của hành trình và đích đến. Một khi đã bước thì sẽ có một điểm dừng cụ thể. Tuy nhiên, cũng có những hành trình không có đích đến hoặc người ta không bao giờ muốn tìm thấy điểm dừng của nó, đó là hành trình của tình yêu. Hành trình mà Hội FSVN đang tâm nguyện và mong cầu để xây dựng tình liên đới và hiệp thông. Nơi đây, chúng ta có thể giao lưu, gặp gỡ và chia sẻ những niềm vui thân thương của tình huynh đệ.

Để những niềm vui ấy được trọn vẹn, mỗi chúng ta hãy đến với nhau với một trái tim rộng mở, gặp gỡ và trao ban tình huynh đệ trong Đức Kitô. Chính niềm tin đó sẽ điều khiển cuộc sống và làm cho sứ vụ truyền giáo của người môn đệ mang một ý nghĩa mới trong thời đại hôm nay.

Để viết tiếp trang sử mới cho những dự phóng trong tương lai của Hội và nối tiếp thành công của kỳ đại hội kỷ niệm 10 năm thành lập. Năm nay, Đại Hội Lần Thứ XI được tổ chức tại Thành Phố Houston, tiểu bang Texas. Như thường lệ, đây là sự kiện duy nhất để tụ họp tất cả các anh chị em mà hội Formation Support for Vietnam hỗ trợ sang Mỹ tu học. Hơn nữa, nó cũng là dịp để chúng ta có thể lắng nghe và gặp gỡ các anh chị em cho những nhu cầu về học hành, tâm linh và cuộc sống hội nhập văn hoá.

Kỳ đại hội năm nay chúng ta đang hân hoan trong sự hiện diện:

Đức Giám Mục: Anphong Nguyễn Hữu Long, Giám Mục Vinh, Chủ Tịch Uỷ Ban Loan Báo Tin Mừng của Hội Đồng Giám Mục VN sẽ giúp chúng ta tĩnh tâm và thuyết trình.

Đức Giám Mục: George Sheltz, Chưởng Ấn Tổng Giáo Phận Galveston - Houston sẽ tới dâng Thánh Lễ tại nhà thờ Đồng Chánh Toà tại Houston.

Linh mục: Mark Lewis, SJ - Phó Viện Trưởng Đặc Trách Học Vụ của Đại Học Giáo Hoàng Học Viện Gregoriana tại Roma, Italy.

Nữ tu: Sharelet Ann Wagner - Đương kiêm Chủ Tịch Hội Bề Trên Thượng Cấp tại Hoa Kỳ (LCWR) và là Bề Trên Tổng Quyền dòng Thánh Giá tại Hoa Kỳ.

Linh Mục: Tiến Sĩ Nguyễn Thảo, S.J. - Gíáo Sư của Đại Học Dòng Tên Santa Clara tại San Jose - sẽ thuyết trình đề tài “Những Đóng Góp của Phụ Nữ Châu Á cho Giáo Hội và Thế Giới.” Đây là kết quả nghiên cứu và tham dự các cuộc hội thảo của Hội Đồng Giám Mục Châu Á Thái Bình Dương trong hơn 20 năm qua.

Linh Mục: Giuse Nguyễn Thanh Châu - Chủ Tịch Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ sẽ trình bày về Giáo Hội Hoa Kỳ và những đóng góp của người Công Giáo Việt Nam tại Mỹ.

Linh mục: Nguyễn Việt Hưng, ICM - Bề Trên Tổng Quyền Tu Hội Nam - Tận Hiến – Nhập Thể và Truyền Giáo.

Nữ tu: Đinh Thị Nguyệt Nga, Bề Trên Tổng Quyền Tu Hội Nữ- Tận Hiến – Nhập Thể và Truyền Giáo.

Giáo Sư: Nguyễn Quyên Di - Tiến Sĩ về Văn Hoá Việt Nam của trường Đại Học California.

Các vị chuyên viên giáo luật và đào tạo chủng sinh cũng sẽ hiện diện cùng với hơn 250 linh mục, tu sĩ, chủng sinh đến từ nhiều giáo phận và dòng tu của Việt Nam đang tu học tại Hoa Kỳ. Trong những ngày diễn ra đại hội, có rất nhiều các bác sĩ, y tá, và dược sĩ thiện nguyện tới khám bệnh, phát thuốc và chích ngừa miễn phí cho các tham dự viên. Đại hội cũng hân hoan được chào đón sự hiện diện của các vị ân nhân gần xa và các vị khách quý của Hội.

“Gặp gỡ Đức Kitô, biến đổi cuộc đời mình,” chúng ta cần được “tái sinh”, cần được “gặp lại mình”, và cần được “nối lại những mối dây tình huynh đệ;” để rồi, mỗi một người được gặp Đức Kitô ngang qua các anh chị em của mình. Chúng ta hãy trở nên người Kitô hữu năng nổ và tích cực trong cuộc sống, sẵn sàng dấn thân phục vụ Tin Mừng tình thương cứu độ của Thiên Chúa cho mọi người.

Chúng ta tin tưởng rằng: Nhờ sự ưu ái, quan tâm yêu thương cách đặc biệt của các vị khách quý và quí ân - thân nhân, cùng tinh thần nhiệt huyết của mỗi thành viên; chúng ta sẽ có một kỳ đại hội thành công và để lại nhiều dấu ấn đẹp trong lòng mỗi người. Ước mong rằng, mỗi linh mục hay nam nữ - tu sĩ sẽ là một cánh hoa luôn tỏa hương sắc tinh thần truyền giáo của mùa xuân Giáo Hội qua lời bầu cử của Đức Maria Mẹ Thiên Chúa bổn mạng của Hội FSVN. Chúc cuộc họp mặt lần thứ 11 thành công tốt đẹp trong ơn lành của Thiên Chúa.

Chủng sinh: Phêrô Nguyễn Huy Huấn
 
Ngày thứ nhất : Đại Hội Linh Mục, Tu Sĩ, Chủng Sinh Việt Nam Du Học Hoa Kỳ Lần Thứ 11
Ban truyền thông FSVN
16:10 29/12/2019
Ngày thứ nhất : Đại Hội Linh Mục, Tu Sĩ, Chủng Sinh Việt Nam Du Học Hoa Kỳ Lần Thứ 11

Buổi sáng:

Sáng ngày 27 tháng 12 năm 2019, trong ngày đầu của kỳ Đại hội, trung tâm tĩnh tâm Lê Thị Thành tại thành phố Houston, Texas chào đón hơn 195 linh mục tu sĩ và chủng sinh đang tu học tại Hoa Kỳ. Mọi tham dự viên được tề tựu về bên nhau để hân hoan họp mừng, gặp gỡ sau một năm học bận rộn.

Thánh lễ khai mạc do linh mục Mark Lewis, S.J. chủ tế lúc 10 giờ sáng, cùng với sự hiện diện của Đức cha An-phong-sô Nguyễn Hữu Long, Giám mục giáo phận Vinh. Trong lời chia sẻ của cha chủ tế, ngài nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc xây dựng mối tương quan mật thiết với Chúa. Trong phần quảng diễn của thánh lễ, cha Phê-rô Trần Quang Diệu đã gợi hứng đến chân dung của thánh Gio-an tông đồ như chân dung của một người môn đệ được Chúa yêu mến. Tuy nhiên Gio-an cũng như các môn đệ khác đều là người được Chúa yêu. Điểm khác biệt làm nổi bật chân dung của Gio-an đó là ông tin mình được Chúa yêu và ông sống với niềm yêu mến ấy để theo Chúa đến tận chân thập giá. Cha Phê-rô mời gọi mọi người cùng suy niệm về chân dung của thánh Gio-an và mang tâm tình ấy áp dụng vào đời sống mỗi ngày để luôn tìm thấy Chúa và tạ ơn Người trong mọi hoàn cảnh. Do đó, tất cả mọi sứ mạng đều được bắt nguồn từ kinh nghiệm thâm sâu với Thiên Chúa. Thiết nghĩ, nếu mỗi một người cảm nghiệm được Chúa yêu, chắc hẳn cuộc sống của chúng ta là chuỗi ngày tạ ơn.

Sau thánh lễ, tất cả mọi người cùng tập trung tại phòng Hội trường để cùng gặp gỡ, giao lưu, và giới thiệu chung về nhau. Cha Phê-rô Nguyễn Quốc Bảo đã giới thiệu chung về Hội và sứ mạng của Hội trên vùng đất truyền giáo Hoa Kỳ. Sau đó, các tham dự viên được chia thành nhiều nhóm bao gồm nhóm khác nhau trong chương trình: Tiếng Anh, Cử Nhân, Thạc Sĩ, Tiến Sĩ và chương trình đào tạo linh mục. Các nhóm tự giới thiệu về nhau qua các bài hát, những bài cử điệu và những câu chuyện vui. Kết thúc giờ giao lưu, mọi người cùng tập trung tại phòng ăn để cùng thưởng thức bữa cơm trưa trong tình huynh đệ.

Buổi chiều:

2:00- 2:50: Gặp gỡ những thành viên mới đến Mỹ từ ngày 01/01/2019

Cha Phê rô Nguyễn Quốc Bảo đã có buổi nói chuyện với hơn 20 thành viên mới. Thông qua những khái quát sơ lược về sự khác biệt giữa hai nền văn hoá Mỹ và Việt Nam mà Cha Bảo trình bày, quý cha quý thầy và quý sơ mới đã rút ra những bài học bổ ích cho hành trình học tập sắp tới ở Hoa Kỳ. Buổi nói chuyện cũng là dịp để một số thành viên mới nói lên những cảm nhận, khó khăn trong bước đầu hội nhập văn hoá Hoa Kỳ.

3:00-4:00: Chia sẻ theo nhóm (ESL, BA, Chủng Sinh, MA, STL/PhD)

Khác với những năm trước, năm nay chia thành những nhóm nhỏ theo trình độ học tập. Việc chia thành các nhóm nhỏ giúp cho sự chia sẻ dễ dàng và hiệu quả hơn. Quý cha, quý thầy, quý sơ đi trước chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân trong học tập và mục vụ. Các vị ấy đã gửi đến những kinh nghiệm, chi dẫn bổ ích cho các thế hệ đi sau. Làm sao để hội nhập văn hoá? Làm sao để học hiệu quả hơn? Và làm sao để hiểu và mục vụ ở Giáo Hội Hoa Kỳ…. là những câu hỏi mà quý cha, quý thầy và quý sơ đã cố gắng để giúp cho mọi người có thêm nhiều kinh nghiệm trong hành trình học tập ở Hoa Kỳ. Thông qua buổi nói chuyện, mọi người có thể thấy được rằng đằng sau sự thành công của các cha, các thầy, các sơ là cả những nỗ lực to lớn qua từng ngày từng tháng và từng năm của các vị ấy.

4:15-5:30: Thể Thao và tự do

Quý cha quý thầy giao lưu bóng đá trên sân bóng trong khuôn viên tĩnh tâm. Bóng đá đã nên như nét truyền thống trong mỗi kì đại hội. Hôm nay là màn tập dượt của hai đội ( đội 1: quý cha và quý thầy ESL, đội 2: quý thầy Triết và Thần) để chuẩn bị cho trận thi đấu chính thức giữa hai đội trong ngày bế mạc kì đại hội.

Buổi tối:

Kì Đại hội năm nay, anh chị em linh mục, tu sĩ, chủng sinh thật vinh dự khi có sự hiện diện của Đức Giám Mục Anphongso Nguyễn Hữu Long – Giám mục Giáo phận Vinh. Ngài giúp anh chị em linh mục, tu sĩ, chủng sinh tĩnh tâm trong bầu khí thật sốt sắng. Chủ đề của kỳ tĩnh tâm năm nay là: nên thánh trong ơn gọi thánh hiến. Với lời mời gọi nên thánh trong đời sống thánh hiến trước một xã hội đầy biến động là điều không dễ, nhưng không phải là không thể.

Ngài đã khởi đầu buổi tĩnh tâm tối nay bằng hai câu chuyện rất ý nghĩa. Nhiều năm trước Đức Cha gặp một chị đệ tử tu tại một Hội Dòng trong Miền Nam. Chị đệ tử ấy xuất thân từ một gia đình Miền Bắc và đi một quãng đường rất xa để đến tìm hiểu Hội Dòng. Đức Cha ngạc nhiên trước nhiệt huyết của một cô gái trẻ nên đã hỏi tại sao chị đệ tử ấy lại muốn đi tu. Chị ấy trả lời không do dự: “Con muốn đi tu để nên thánh.”

Câu chuyện thứ hai nói về thánh lễ tạ ơn của một người em Đức Cha bên Canada. Trong lời chúc mừng cuối thánh lễ, một vị đại diện đã phát biểu rất súc tích rằng ông và cộng đoàn giáo xứ chỉ xin chúc Cha một điều thôi: chúc Cha trở thành một linh mục thánh thiện.

Những câu trả lời tưởng như rất ngắn gọn và súc tích ấy lại nói lên căn tính đích thực của đời tu và thánh chức linh mục. Đức Cha nhấn mạnh: nếu đi tu không phải là trở nên thánh thì đương sự sẽ chẳng thể nào tìm được ý nghĩa đích thực của lối sống mình đang đi theo. Người đi tu chính là người đi theo Đức Ki-tô, một Đấng thánh thiện, khả tôn, khả úy và ngàn trùng cao cả. Do đó, các linh mục, nam nữ tu sĩ được mời gọi trở nên giống Đấng mà mình đi theo, “hoàn thiện như Cha trên trời là Đấng Hoàn Thiện (Mt 5, 48)”. Ngài cũng muốn nhắn nhủ thêm các linh mục trong Hội rằng, ơn gọi linh mục là ơn gọi vô cùng cao quý - một ơn gọi đời đời theo phẩm trật Men-ki-xê-đê. Vì vậy, linh mục được mời gọi để trở nên giống Đức Ki-tô mỗi ngày một hơn, hầu xứng đáng thi hành những tác vụ cao quý mà Chúa đã trao phó qua chức thánh để phục vụ cộng đoàn dân Chúa.

Đức Cha tạm kết buổi tĩnh tâm đầu tiên bằng một câu chuyện đầu những năm 90 khi ngài đi du học tại Paris – Pháp. Ngài đã gặp một linh mục Dòng Tên và sau một vài phút chuyện trò, ngài liền thắc mắc: tại sao Giáo hội Pháp lại đi xuống như thế. Vị Cha Dòng Tên đó hỏi lại Đức Cha: ngài có giữ các giờ cầu nguyện, chầu thánh thể, kinh nhật tụng và kinh Mân Côi hằng ngày không? Khi Đức Cha trả lời là có, vị linh mục đó liền nói ngay: điều đó thật quý và xin ngài hãy trung thành với những thói quen đạo đức ấy. Giáo hội Pháp đi xuống là do nhiều vị linh mục không còn giữ được những thói quen thánh thiện đó nữa. Điều này như là một lời nhắn nhủ cho các linh mục trong Hội và tạm khép lại buổi tĩnh tâm đầu tiên.

Ban truyền thông FSVN
 
Ngày thứ hai : Đại Hội Linh Mục, Tu Sĩ, Chủng Sinh Việt Nam Du Học Hoa Kỳ Lần Thứ 11
Ban truyền thông FSVN
16:12 29/12/2019
Ngày thứ 2 (28/12/2019):

Buổi sáng:

7:00- 8:15 AM: Quý cha, quý thầy, quý sơ khởi đầu ngày mới bằng thánh lễ với sự chủ tế của Đức Cha Anphong Nguyễn Hữu Long. Ngài mời gọi mọi người cầu nguyện cho việc bảo vệ sự sống, đặc biệt là ngăn chặn nạn phá thai. Trong bài giảng, Đức Cha Anphong diễn tả sự sống là món quà quý giá nhất mà Thiên Chúa dành tặng cho con người. Vây nên, chúng ta cần phải có vai trò trong vấn đề bảo vệ sự sống. Ngài cũng nói lên thực trạng về vấn đề phá thai trong thế giới hôm nay, điều mà hầu như con người đang mất dần đi cảm thức tội về nó; dẫn đến họ cũng mất dần đi cảm thức về về việc chân nhận sự sống là món quà Thiên Chúa ban.

Xem Hình đại hội

9:30 – 10:30 AM: Hội Thảo 1. Sứ vụ loan báo Tin Mừng trong Giáo hội hôm nay.

Đức Cha nhấn mạnh đến sứ mạng mà mỗi người được Chúa chọn và dạy dỗ để sai đi. Sự hăng say trong sứ mạng truyền giáo; ra đi không sợ khổ; ra đi chẳng ngại gian nan. Chúa Giêsu chính là mẫu gương về nhiệt huyết trong sứ mạng rao giảng Tin Mừng. Chúa không sai từng người một, nhưng Ngài sai từng nhóm hai, ba, hay nhiều người cùng ra đi. Tinh thần truyền giáo phải là tinh thần của sự cộng tác của từng cộng đoàn, như Đức Giáo Hoàng Phanxico từng nói: “ Không thể rao giảng Tin Mừng mà không có Hội Thánh. Truyền giáo không bao giờ là một hành động cô lập, cá nhân hay riêng tư, nhưng luôn luôn là hành động của Hội Thánh.”

Trong buổi hội thảo, Đức Cha cũng nhấn mạnh đến vai trò của linh mục, chủng sinh và tu sĩ trong sự hội nhập hoá Tin Mừng. Linh mục được mời gọi gửi hồn vào sứ mạng rao giảng Tin Mừng qua những phương pháp mới để phù hợp với thời đại. Nhưng trên hết, nhiệt huyết và tình yêu sẽ ươm hoa kết trái trong đời sống cuả người mục tử. Đối với tu sĩ, chiều kích truyền giáo là sự tận hiến qua những phương thế khác nhau tuỳ theo linh đạo của từng hội dòng.

Đức Cha cũng tha thiết rằng, Giáo Hội phải trở nên Giáo Hội “ năng động”; linh mục, chủng sinh và tu sĩ được mời gọi đi ra các vùng ngoại biên để loan báo Tin Mừng cho muôn người. Như Đức Thánh Cha Phanxicô đã viết “Cha muốn mọi người ra đi! Cha muốn Giáo Hội ra ngoài đường phố! Cha muốn chúng ta tự bảo vệ chống lại những gì là thế gian, là định lập, là thoải mái, là giáo sĩ trị, là khép kín vào chính mình…”

Hội thảo 2

Lãnh đạo và mục vụ của linh mục tu sĩ trong giáo hội và xã hội ngày hôm nay -

Sr. Sharlet Ann Wagner, CSC

Sr. Sharlet Ann Wagner, CSC đã mượn hình ảnh “C Y” để làm rõ vai trò lãnh đạo và mục vụ của linh mục, tu sĩ trong giáo hội và xã hội hôm nay.

Như Rễ Cây, người lãnh đạo cần phải biết mình là ai và đang gieo trồng trên mảnh đất nào, đặc biệt nhận ra mình đang cắm rễ sâu vào mảnh đất nào. Các linh mục, tu sĩ là những nhà lãnh đạo tâm linh, vậy nên chúng ta cần bám rễ thật sâu vào nơi Thiên Chúa. Quan trọng hơn, là mỗi một ngươi nhận ra vai trò của mình trong sứ mạng đó. Chúng ta cần phải đào sâu vào tận gốc rễ và căn tính của mình mỗi khi có những quyết định lớn nhỏ, đặc biệt trong những lúc chúng ta bị cám dỗ, qua tâm đến lợi ích cá nhân hơn là lợi ích của cộng đoàn chúng ta phục vụ. Dẫu mỗi người được mời gọi và sứ mệnh theo một cách khác nhau, nhưng chúng ta cùng chung chia một gốc rễ là Đức Kitô. Chúng ta được mời gọi vào sứ mạng, không có nghĩa là chúng ta đi một mình, nhưng là sự cộng tác của tất cả mọi người. Người lãnh đạo là người gần với mọi người, đứng bên họ, và đứng với họ. Đức Thánh Cha Phanxicô là người lãnh đạo tuyệt vời.

Như Cành Cây, luôn vươn ra để đón nhận ánh nắng, người lãnh đạo cũng phải luôn hướng nhìn về phía trước và dẫn dắtmọi người đi về phía trước. Thành công của một người không được đánh giá bằng những gì người đó có, mà được khẳng định bằng những đóng góp của họ để giúp người bên cạnh thành công.

Như Thân Cây, người lãnh đạo hãy là người xây dựng cầu nối. Nếu như Thân Cây phải bị mổ xẻ ra để xây dựng, để tạo nên những nội thất làm cho cuộc sống thêm tốt đẹp, thì người lãnh đạo cũng phải trao ban chính mình để làm cầu nối, kết nối những tâm hồn lại với nhau trong yêu thương và hy vọng. Người lãnh đạo được mời gọi trở nên là người kiến tạo sự phát triển tình yêu trong mọi người và mọi tổ chức nhóm để hướng đến thành công. Người lãnh đạo là người sáng tạo những cách thức mới để phát triển tổ chức của mình. Nhờ đó mọi người có thể cộng tác với nhau để là việc cách tốt nhất. Mỗi nền văn hoá đều có những điểm mạnh và điểm yếu, do đó người tu sĩ cần phản tỉnh để khám phá ra mình có những điểm mạnh, điểm yếu nào để phù hợp với giá trị Tin Mừng.

Như Vỏ Cây, người lãnh đạo phải biết chống lại những điều tiêu cực. Học từ Vỏ Cây, các nhà lãnh đạo giúp cho cộng đoàn chống lại những đám cháy muốn thiêu rụi giấc mơ và những côn trùng muốn gặm nhấm hết niềm hi vọng bên trong.

Chiều 28/12/19

Chiều ngày thứ hai của đại hội bắt đầu bằng buổi diễn tập hợp xướng cho chương trình văn nghệ Nhạc Khúc Tri n ngày 29.12 tại nhà hàng Kim Sơn. Ca khúc hợp xướng năm nay là “Te Deum” (Tạ Ơn Thiên Chúa) của linh mục nhạc sĩ Bùi Ninh. Tuy chỉ có vỏn vẹn 45 phút để tập, nhưng các thành viên đã hát rất tốt phần bè của mình và làm nổi bật được vẻ đẹp hoà âm của ca khúc mà tác giả đã dày công sáng tác.

Một sự kiện đặc biệt khác trong buổi chiều thứ hai của Đại Hội là trận bóng giao lưu do ban thể thao trong Hội tổ chức dành cho các linh mục, chủng sinh và tu sĩ. Trước trận đấu, cha Mark Lewis và cha Trần Quang Diệu đã mở đầu bằng một vài phút cầu nguyện ngắn và chúc lành cho tất cả cá cầu thủ. Trận đấu thứ nhất diễn ra giữa: "Liên quân" các Chủng Sinh Triết học – Thần học và "liên quân" các Cha cùng với các chủng sinh đang học chương trình Tiếng Anh (ESL). Trong hiệp đấu đầu tiên, các tuyển thủ Triết - Thần dẫn trước với tỉ số 2-0. Tuy nhiên chỉ trong vòng 10 phút của hiệp đấu thứ hai, liên quân ESL và các Cha đã gỡ hoà với tỉ số 2-2. Trận đấu vì thế càng trở nên kịch tính và gay cấn hơn. Mãi đến gần những phút cuối, các cầu thủ Triết - Thần đã dồn lên tấn công và mang về chiến thắng 3-2.

Trận đấu thứ hai là trận đấu giữa: "Liên quân" các nữ tu Đa Minh, Trinh Vương cùng với các dòng nữ khác thi đấu với các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá và Hiệp Nhất. Đây là lần đầu tiên trong hơn 10 năm thành lập hội FSVN, các sơ tham dự giải vô địch bóng đá nữ dành cho quý sơ. Tuy bị liên quân Mến Thánh Giá và các dòng nữ khác dẫn 1-0 ở hiệp thứ nhất, nhưng các sơ trong liên quân Đa Minh và Trinh Vương đã quả cảm thi đấu và san bằng tỉ số ở hiệp thứ hai. Phải nhờ đến loạt đá luân lưu, hai đội mới phân thua thắng bại với tỉ số 4-3 nghiêng vê liên minh các sơ Trinh Vương - Đa Minh – cùng các hội dòng khác.

Thầm cảm nhận được rằng, thể thao nói chung và cách đặc biệt là bóng đá nói riêng thực sự là cơ hội tuyệt vời cho các anh chị em có thời gian giao lưu, thư giãn, và cũng là dịp để mọi người xây đắp tình huynh đệ, sống trong tình liên đới – yêu thương và hiểu biết về nhau hơn. Nét đặc biệt của giải đấu năm nay là dù thắng hay thua, các đội đều được trao huychương, vì thế ai ai cũng hân hoan vui mừng.

Sau giờ kinh chiều và lần hạt Mân côi anh chị em lại sum vầy bên nhau với bữa cơm tối tràn đầy tình huynh đệ.

7:45- 8:45: Anh chị em tập trung tại hội trường để lắng nghe sự chia sẻ về đời sống tinh thần, đời sống thiêng liêng qua những kinh nghiệm – trải nghiệm của một số thành viên. Thực sự đây cũng là điều rất thiết thực và quý báu để giúp cho anh chị em có cái nhìn tích cực hơn về những hành trình và chặng đường phía trước còn nhiều thách đố mà mỗi người có thể sẽ phải đối mặt.

Kỳ đại hội đã kết thúc một ngày nữa với những hành trang quý báu mà anh chị em linh mục, chủng sinh, tu sĩ tu học được học hỏi lẫn nhau qua các bài chia sẻ nơi Hội thảo; cùng với những tiếng cười hân hoan và đầy tràn nhiệt huyết của những người trẻ đang sống ơn gọi đời Thánh Hiến.

Ban Truyền Thông FSVN
 
Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình TGP Sydney Mừng Bổn Mạng
Diệp Hải Dung
18:39 29/12/2019
Chiều Chúa Nhật 29/12/2019 rất đông đủ các anh chị em Song Nguyền và Quan Khách đã đến nhà thờ St. Luke Revesby Sydney tham dự Thánh lễ mừng kính Thánh Gia Thất là Quan Thầy của Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình thuộc TGP Sydney

Trước khi Thánh lễ mọi người nghe đọc sơ lược tiểu sử về Lễ Thánh Gia đã được Giáo Hội phê chuẩn và mừng kính. Sau đó Cha Tuyên úy Trưởng Bùi Sơn Lâm Linh Nguyền ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng đồng thời Cha giới thiệu Cha Nguyễn Thái Hoạch cùng hiệp dâng Thánh lễ.

Xem Hình

Trong bài giảng Cha Tuyên úy Trưởng Bùi Sơn Lâm nói về ơn gọi của Hôn Nhân Gia Đình rất quan trọng và Cha cũng mởi gọi anh chị em Song Nguyền chia sẻ trong đời sống gia đình. Noi gương theo gia đình Thánh Gia sống đẹp lòng Chúa và Cha cũng khuyên nhủ chúng ta nên tạ ơn Chúa và nguyện xin Ngài chúc phúc cho gia đình.

Kế tiếp các anh chị em Song Nguyền kỷ niệm 5 năm 10 năm, 15 năm, 20 năm 30 năm và 40 năm với nghi thức “Lập lại lời Thệ Hôn” các anh chị em Song Nguyền cùng giơ tay đeo nhẫn cưới lập lại lời thề hứa trước bàn thờ và Cha Linh Nguyền rảy nước Thánh chúc lành cho các anh chị em.

Trước khi kết thúc Thánh lễ, Anh chị Chủ Nguyền Xuân Yến ngỏ lời cám ơn Cha Linh Nguyền, quý Cha, quý quan khách và mọi người đã đến tham dự Thánh lễ mừng Bổn Mạng của Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình TGP Sydney. Đặc biệt cám ơn quý ân nhân và qúy Ban Mục Vụ Giáo Đoàn Revesby đã giúp và tạo cơ hội cho Chương Trình Thăng Tiến Hôn Hôn Gia Đình TGP Sydney có phương tiện tổ chức Thánh lễ mừng kính Bổn Mạng hôm nay.

Thánh lễ kết thúc, các anh chị em Song Nguyền đến nhà hàng Crystal Palace Canley Heights tham dự tiệc liên hoan mừng Bổn Mạng và tham gia chương trình văn nghệ với những tiết mục rất đặc sắc do các anh chị em Song Nguyền trình diễn. Đặc biệt Cha Trần văn Trợ cũng giúp vui văn nghệ với nhạc phẩm Ai Lên Xứ Hoa Đào rất ngoạn mục.

Diệp Hải Dung
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Mới
Sr. Huyền Trân
23:23 29/12/2019
HOA MỚI
Ảnh của Sr. Huyền Trân (SSpS)

Trời cao xin hãy nhỏ ngàn sương mát
Mầm công chính sinh Đấng cứu tinh
Yêu thương cứu độ nhân sinh
Trần gian có Chúa thanh bình an vui
(KD)