Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 29/12: ÁNH SÁNG CHO MUÔN DÂN. Linh mục Giuse Vũ Hải Đăng
Giáo Hội Năm Châu
04:36 28/12/2021
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.
Khi mãn thời hạn thanh tẩy theo Luật Môsê, ông bà đem Chúa Giêsu lên thành Giêrusalem, để dâng cho Chúa, như đã viết trong lề luật Chúa rằng: "Mọi con trai đầu lòng sẽ được gọi là của thánh, dâng cho Thiên Chúa", và việc dâng lễ vật như đã nói trong lề luật Chúa là "một cặp chim gáy, hoặc hai bồ câu con".
Và lúc đó tại Giêrusalem có một người tên là Simêon, là người công chính và có lòng kính sợ, đang mong đợi niềm an ủi Israel, có Thánh Thần ở trong ông. Ông được Thánh Thần mách bảo là sẽ không thấy giờ chết đến, trước khi thấy Đấng Kitô của Chúa. Được Thánh Thần thúc giục, ông vào đền thờ. Khi cha mẹ bồng trẻ Giêsu đến để thi hành cho Người các nghi thức theo luật dạy, thì ông ẵm lấy Người trên cánh tay mình, và chúc tụng Thiên Chúa rằng:
"Lạy Chúa, bây giờ Chúa để cho tôi tớ Chúa đi bình an, theo như lời Chúa. Vì chính mắt con đã thấy ơn cứu độ mà Chúa đã sắm sẵn trước mặt muôn dân, là ánh sáng đã chiếu soi các lương dân, và vinh quang của Israel dân Chúa".
Cha mẹ Người đều kinh ngạc về những điều đã nói về Người. Simêon chúc lành cho hai ông bà, và nói với Maria mẹ Người rằng: "Đây trẻ này được đặt lên, khiến cho nhiều người trong Israel phải sụp đổ hay được đứng dậy, và cũng để làm mục tiêu cho người ta chống đối. Về phần bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thấu tâm hồn bà, để tâm tư nhiều tâm hồn được biểu lộ".
Đó là lời Chúa
Khi mãn thời hạn thanh tẩy theo Luật Môsê, ông bà đem Chúa Giêsu lên thành Giêrusalem, để dâng cho Chúa, như đã viết trong lề luật Chúa rằng: "Mọi con trai đầu lòng sẽ được gọi là của thánh, dâng cho Thiên Chúa", và việc dâng lễ vật như đã nói trong lề luật Chúa là "một cặp chim gáy, hoặc hai bồ câu con".
Và lúc đó tại Giêrusalem có một người tên là Simêon, là người công chính và có lòng kính sợ, đang mong đợi niềm an ủi Israel, có Thánh Thần ở trong ông. Ông được Thánh Thần mách bảo là sẽ không thấy giờ chết đến, trước khi thấy Đấng Kitô của Chúa. Được Thánh Thần thúc giục, ông vào đền thờ. Khi cha mẹ bồng trẻ Giêsu đến để thi hành cho Người các nghi thức theo luật dạy, thì ông ẵm lấy Người trên cánh tay mình, và chúc tụng Thiên Chúa rằng:
"Lạy Chúa, bây giờ Chúa để cho tôi tớ Chúa đi bình an, theo như lời Chúa. Vì chính mắt con đã thấy ơn cứu độ mà Chúa đã sắm sẵn trước mặt muôn dân, là ánh sáng đã chiếu soi các lương dân, và vinh quang của Israel dân Chúa".
Cha mẹ Người đều kinh ngạc về những điều đã nói về Người. Simêon chúc lành cho hai ông bà, và nói với Maria mẹ Người rằng: "Đây trẻ này được đặt lên, khiến cho nhiều người trong Israel phải sụp đổ hay được đứng dậy, và cũng để làm mục tiêu cho người ta chống đối. Về phần bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thấu tâm hồn bà, để tâm tư nhiều tâm hồn được biểu lộ".
Đó là lời Chúa
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:59 28/12/2021
25. Thuận theo cám dỗ và dục tình của ma quỷ, chi bằng chịu đau khổ kết hợp với Đức Chúa Giê-su thì tốt hơn.
(Thánh Francis of Assisi)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:04 28/12/2021
50. TÂM CAO HƠN TRỜI
Ngày xưa, có người nọ thường hay làm việc tốt, sau khi chết thì được đầu thai lại làm người.
Âm phủ Chuyển Luân vương hỏi anh ta muốn đầu thai lại làm người gì, anh ta nói:
- “Ba là thượng thư con trạng nguyên, ruộng ngàn mẫu bao quanh nhà, cá trong hồ như hoa lá, thiếp đẹp vợ xinh đều hiền tài, trong kho đầy vàng bạc cùng lúa gạo, trong rương đầy lụa là và vàng bạc, bản thân làm nhứt phẩm vương công, an hưởng vinh hoa thọ trăm năm”.
Chuyển Luân vương nói:
- “Nếu tốt như thế, thì ta sẽ tự mình đi đầu thai, và đem vương vị này nhường lại cho ngươi đó !”
(Tăng Đinh Giải Nhân Di Tân tập)
Suy tư 50:
Làm người mà ăn ở hiền lành thì sau khi chết sẽ được đầu thai lại làm người, nếu làm người mà ăn ở thất đức thì sẽ đầu thai lại làm con chó, con heo, con cọp cái.v.v...đó là thuyết luân hồi của nhà Phật.
Đức Chúa Giê-su và Giáo Hội dạy rằng: có thiên đàng để thưởng người lành và có hỏa ngục để phạt kẻ dữ.
Đức Chúa Giê-su không dạy chúng ta tin có kiếp luân hồi, nhưng dạy rằng, con người ta sống mà tin vào Ngài và thực hành lời của Ngài để sống lành thánh, thì sẽ chết lành thánh và sẽ được ở trên thiên đàng với Thiên Chúa và các thánh; nhưng nếu sống thất nhơn ác đức thì khi chết sẽ đau khổ vô cùng, và sẽ bị phạt trong lửa hỏa ngục khốn nạn đời đời.
Nếu Thiên Chúa cho người chết sống lại ở trần gian, thì chắc chắn họ sẽ không xin được giàu có, danh vọng, chức quyền, không xin được làm vua làm tướng, mà chỉ xin một điều: được ân nghĩa với Chúa mà thôi, để được cùng Chúa hưởng phúc vĩnh cửu trên thiên đàng.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Ngày xưa, có người nọ thường hay làm việc tốt, sau khi chết thì được đầu thai lại làm người.
Âm phủ Chuyển Luân vương hỏi anh ta muốn đầu thai lại làm người gì, anh ta nói:
- “Ba là thượng thư con trạng nguyên, ruộng ngàn mẫu bao quanh nhà, cá trong hồ như hoa lá, thiếp đẹp vợ xinh đều hiền tài, trong kho đầy vàng bạc cùng lúa gạo, trong rương đầy lụa là và vàng bạc, bản thân làm nhứt phẩm vương công, an hưởng vinh hoa thọ trăm năm”.
Chuyển Luân vương nói:
- “Nếu tốt như thế, thì ta sẽ tự mình đi đầu thai, và đem vương vị này nhường lại cho ngươi đó !”
(Tăng Đinh Giải Nhân Di Tân tập)
Suy tư 50:
Làm người mà ăn ở hiền lành thì sau khi chết sẽ được đầu thai lại làm người, nếu làm người mà ăn ở thất đức thì sẽ đầu thai lại làm con chó, con heo, con cọp cái.v.v...đó là thuyết luân hồi của nhà Phật.
Đức Chúa Giê-su và Giáo Hội dạy rằng: có thiên đàng để thưởng người lành và có hỏa ngục để phạt kẻ dữ.
Đức Chúa Giê-su không dạy chúng ta tin có kiếp luân hồi, nhưng dạy rằng, con người ta sống mà tin vào Ngài và thực hành lời của Ngài để sống lành thánh, thì sẽ chết lành thánh và sẽ được ở trên thiên đàng với Thiên Chúa và các thánh; nhưng nếu sống thất nhơn ác đức thì khi chết sẽ đau khổ vô cùng, và sẽ bị phạt trong lửa hỏa ngục khốn nạn đời đời.
Nếu Thiên Chúa cho người chết sống lại ở trần gian, thì chắc chắn họ sẽ không xin được giàu có, danh vọng, chức quyền, không xin được làm vua làm tướng, mà chỉ xin một điều: được ân nghĩa với Chúa mà thôi, để được cùng Chúa hưởng phúc vĩnh cửu trên thiên đàng.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Ca viên, bạn là ai ?
Lm. An-rê Đỗ Xuân Quế O.P.
23:32 28/12/2021
Ca viên, bạn là ai?
Câu hỏi thoạt nghe, xem ra như “ngớ ngẩn”. Ca viên là người thuộc một ca đoàn hát ở nhà thờ trong các buổi lễ, chứ còn là ai nữa.
Nhưng nghĩ cho kỹ và suy đến ngọn nguồn thì câu trả lời trên đây mới đúng ở phần bên ngoài thôi, còn xét theo Phụng Vụ và Thánh nhạc, phải nói thêm nữa, vi hát trong nhà thờ là làm việc thờ phượng, mà thờ phượng có liên hệ đến hai bộ môn này.
Ca viên là một thành phần của ca đoàn hát trong nhà thờ, nhưng không phải hát như người ta hát, dù là hát hay như các ca sĩ trong phòng trà, trên sân khấu hay ngoài các tụ điểm ca nhạc. Lý do làm nên sự khác biệt giữa đôi bên là do chức năng riêng biệt. Chức năng của ca sĩ là biểu diễn nghệ thuật để làm vui tai người nghe, còn chức năng của ca viên cũng là biểu diễn nghệ thuật nhưng là nghệ thuật thánh : tôn vinh Thiên Chúa và thánh hóa các tín hữu. Nghệ thuật này tùy thuộc Phụng Vụ và Thánh Nhạc là vì thế.
Mà Phụng Vụ là việc kính thờ công khai và cộng cộng trước mặt mọi người và cùng với mọi người. Việc kính thờ đó là do Chúa Giê-su, Vị Thủ Lãnh của Giáo Hội, đứng đầu cộng đồng tín hữu dâng lên Chúa Cha, rồi lại từ việc thờ phượng đó, các tín hữu dâng lên Đấng Lãnh Đạo mình là chính Chúa Giê-su Ki-tô (TĐ Mediator Dei). Vì vậy mới nói phụng vụ là hành vi phụng thờ trọn vẹn và hoàn hảo, bởi đó là hành động của toàn thể Giáo Hội.
Nói tóm lại, Phụng Vụ là việc kính thờ trọn vẹn do Đấng Lãnh Đạo là Chúa Giê-su cùng với toàn thể tín hữu làm thành một “thân thể” mầu nhiệm là Giáo Hội dâng lên Chúa Cha, Đấng Tạo Thành trời đất để tôn thờ, tôn vinh, chúc tụng.. Như thế, Phụng Vụ là hành động tập thể, có giá trị phổ quát, không phải của riêng một ai mà là của chung toàn thể cộng đồng do Chúa Giê-su Ki-tô làm Thủ Lãnh. Do đấy, mỗi khi làm việc phụng vụ (tức cử hành, tham dự thánh lễ, làm các bí tích, đọc các giờ kinh phụng vụ) là làm một công việc vô cùng cao quí, được công phúc lớn lao.
Ngoài ra, việc đàn ca hát xướng trong nhà thờ còn lệ thuộc vào bản chất của Thánh Nhạc nữa. Bản chất, bản tính hay mục đích của Thánh Nhạc là tôn vinh Thiên Chúa và thánh hóa các tín hữu như đã nói ở trên.. Ca viên là người tham gia vào cốt tính đó. Bởi vậy, khi hát, ca viên phải lo tôn vinh Thiên Chúa bằng cả con người của mình qua tiếng hát, tiếng đàn, đồng thời liệu cho cung cách, tiếng hát, tiếng đàn có thể góp phần làm cho tín hữu cảm thấy sốt sắng kết hiệp mật thiết với Thiên Chúa. Vì vậy, bài hát tốt nhất là rút ra từ lời Kinh Thánh, Phụng Vụ và phải mang tính thánh thiện, có nghệ thuât và phổ quát, nghĩa là bao hàm sự thánh thiện, tính mỹ hảo ở mọi noi mọi thời.
Như thế, ca viên thực thụ bị “đòi hỏi” nhiều lắm. Đòi hỏi thứ nhất là tinh thần tông đồ. Tông đồ là người được sai đi. Chúa không sai ca viên đi đâu xa để rao giảng Tin Mừng mà sai đến ca đoàn để làm “tông đồ” bằng lời ca, tiếng hát, tiếng đàn. Tinh thần này đòi buộc ca viên phải góp công, góp sức, góp thời giờ, sự hy sinh ý thích riêng để tuân theo nội qui của ca đoàn là siêng năng đi tập hát và đi đúng giờ, cũng như không khoe tài để được tiếng khen mà trái lại chỉ để phục vụ. hầu tôn vinh Thiên Chúa và thánh hóa các tín hữu.
Tựu trung, là ca viên thì phải biết hát, có giọng hát và có tinh thần, tinh thần tông đồ và tinh thần phục vụ. Tất cả những thứ đó làm cho ca viên có phẩm giá và nhắc nhở ca viên nhớ đến phẩm giá của mình mà trau dồi nghệ thuật ca hát và tôn trọng trách nhiệm của mình.
Ca viẻn, bạn là người như thẻ đó.
Tu viện Mai Khôi 4.12.2021
Lm. An-rê Đỗ Xuân Quế O.P.
Câu hỏi thoạt nghe, xem ra như “ngớ ngẩn”. Ca viên là người thuộc một ca đoàn hát ở nhà thờ trong các buổi lễ, chứ còn là ai nữa.
Nhưng nghĩ cho kỹ và suy đến ngọn nguồn thì câu trả lời trên đây mới đúng ở phần bên ngoài thôi, còn xét theo Phụng Vụ và Thánh nhạc, phải nói thêm nữa, vi hát trong nhà thờ là làm việc thờ phượng, mà thờ phượng có liên hệ đến hai bộ môn này.
Ca viên là một thành phần của ca đoàn hát trong nhà thờ, nhưng không phải hát như người ta hát, dù là hát hay như các ca sĩ trong phòng trà, trên sân khấu hay ngoài các tụ điểm ca nhạc. Lý do làm nên sự khác biệt giữa đôi bên là do chức năng riêng biệt. Chức năng của ca sĩ là biểu diễn nghệ thuật để làm vui tai người nghe, còn chức năng của ca viên cũng là biểu diễn nghệ thuật nhưng là nghệ thuật thánh : tôn vinh Thiên Chúa và thánh hóa các tín hữu. Nghệ thuật này tùy thuộc Phụng Vụ và Thánh Nhạc là vì thế.
Mà Phụng Vụ là việc kính thờ công khai và cộng cộng trước mặt mọi người và cùng với mọi người. Việc kính thờ đó là do Chúa Giê-su, Vị Thủ Lãnh của Giáo Hội, đứng đầu cộng đồng tín hữu dâng lên Chúa Cha, rồi lại từ việc thờ phượng đó, các tín hữu dâng lên Đấng Lãnh Đạo mình là chính Chúa Giê-su Ki-tô (TĐ Mediator Dei). Vì vậy mới nói phụng vụ là hành vi phụng thờ trọn vẹn và hoàn hảo, bởi đó là hành động của toàn thể Giáo Hội.
Nói tóm lại, Phụng Vụ là việc kính thờ trọn vẹn do Đấng Lãnh Đạo là Chúa Giê-su cùng với toàn thể tín hữu làm thành một “thân thể” mầu nhiệm là Giáo Hội dâng lên Chúa Cha, Đấng Tạo Thành trời đất để tôn thờ, tôn vinh, chúc tụng.. Như thế, Phụng Vụ là hành động tập thể, có giá trị phổ quát, không phải của riêng một ai mà là của chung toàn thể cộng đồng do Chúa Giê-su Ki-tô làm Thủ Lãnh. Do đấy, mỗi khi làm việc phụng vụ (tức cử hành, tham dự thánh lễ, làm các bí tích, đọc các giờ kinh phụng vụ) là làm một công việc vô cùng cao quí, được công phúc lớn lao.
Ngoài ra, việc đàn ca hát xướng trong nhà thờ còn lệ thuộc vào bản chất của Thánh Nhạc nữa. Bản chất, bản tính hay mục đích của Thánh Nhạc là tôn vinh Thiên Chúa và thánh hóa các tín hữu như đã nói ở trên.. Ca viên là người tham gia vào cốt tính đó. Bởi vậy, khi hát, ca viên phải lo tôn vinh Thiên Chúa bằng cả con người của mình qua tiếng hát, tiếng đàn, đồng thời liệu cho cung cách, tiếng hát, tiếng đàn có thể góp phần làm cho tín hữu cảm thấy sốt sắng kết hiệp mật thiết với Thiên Chúa. Vì vậy, bài hát tốt nhất là rút ra từ lời Kinh Thánh, Phụng Vụ và phải mang tính thánh thiện, có nghệ thuât và phổ quát, nghĩa là bao hàm sự thánh thiện, tính mỹ hảo ở mọi noi mọi thời.
Như thế, ca viên thực thụ bị “đòi hỏi” nhiều lắm. Đòi hỏi thứ nhất là tinh thần tông đồ. Tông đồ là người được sai đi. Chúa không sai ca viên đi đâu xa để rao giảng Tin Mừng mà sai đến ca đoàn để làm “tông đồ” bằng lời ca, tiếng hát, tiếng đàn. Tinh thần này đòi buộc ca viên phải góp công, góp sức, góp thời giờ, sự hy sinh ý thích riêng để tuân theo nội qui của ca đoàn là siêng năng đi tập hát và đi đúng giờ, cũng như không khoe tài để được tiếng khen mà trái lại chỉ để phục vụ. hầu tôn vinh Thiên Chúa và thánh hóa các tín hữu.
Tựu trung, là ca viên thì phải biết hát, có giọng hát và có tinh thần, tinh thần tông đồ và tinh thần phục vụ. Tất cả những thứ đó làm cho ca viên có phẩm giá và nhắc nhở ca viên nhớ đến phẩm giá của mình mà trau dồi nghệ thuật ca hát và tôn trọng trách nhiệm của mình.
Ca viẻn, bạn là người như thẻ đó.
Tu viện Mai Khôi 4.12.2021
Lm. An-rê Đỗ Xuân Quế O.P.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Không tin cũng xảy ra: Đức Hồng Y Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ý nhiễm coronavirus lần thứ hai
Đặng Tự Do
04:43 28/12/2021
Trong một diễn biến thật kỳ lạ, sáng ngày lễ Giáng Sinh 25 tháng 12, Đức Hồng Y Gualtiero Bassetti, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ý cho biết ngài vừa nhiễm coronavirus lần thứ hai.
“Tại thời điểm này, tôi tiếp tục lặp lại lời mời, mà tôi đưa ra cho chính mình, là đừng ngã lòng. Tôi xin phó thác tất cả những người bệnh tật và những ai đau khổ cho Chúa là Đấng chúng ta đang cử mừng Giáng Sinh của Ngài. Xin Chúa Hài Đồng ban bình an! Sự ra đời của một hài nhi là dấu chỉ cho sự sống tiếp tục, cho hy vọng được tái sinh”.
Đức Hồng Y Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ý, Gualtiero Bassetti, đã có kết quả xét nghiệm dương tính vào sáng 25 tháng 12 với mẫu gạc phân tử Covid-19. Tại thời điểm này, Đức Hồng Y được biệt lập trong căn hộ của riêng ngài trong Tòa Tổng Giám mục Perugia-Città della Pieve.
Đức Hồng Y nói: Trong ngày kỷ niệm này, “chúng ta phải nhớ rằng Chúa Giáng Sinh là dịp để kỷ niệm một món quà được ban tặng mà chúng ta nên vui mừng trong bất kỳ tình trạng nào của chúng ta, ngay cả trong bệnh tật và đau khổ. Chúng ta hãy đồng hành với nhau trong lời cầu nguyện chung”.
Đức Hồng Y Chủ tịch đã nhiễm vi-rút hơn một năm trước, và đã hồi phục sau một thời gian dài trong bệnh viện.
Source:Chiesacattolica.it
Giám Mục Phụ Tá Sheltz đã nghỉ hưu của Galveston-Houston qua đời ở tuổi 75
Đặng Tự Do
04:44 28/12/2021
Giám Mục Phụ Tá đã nghỉ hưu George A. Sheltz của Galveston-Houston đã qua đời ngày 21 tháng 12. Đến nay vẫn không rõ nguyên nhân tử vong.
Vị giám mục, 75 tuổi, là người gốc Houston và đã phục vụ tại giáo phận quê hương trong suốt hơn 50 năm làm linh mục của mình.
Ngày giờ và nơi cử hành tang lễ cho Đức Cha Sheltz vẫn chưa được xác định.
“Chúng tôi thực sự đau buồn trước cái chết của Đức Cha Sheltz,” Đức Hồng Y Daniel N. DiNardo của Galveston-Houston nói. “Ngài thật sự là một người tốt bụng và quảng đại, một linh mục trung thành. Bất cứ khi nào tôi yêu cầu ngài làm bất cứ điều gì, ngài luôn nhận lời và làm rất vui vẻ. Ngài là một gương mẫu tuyệt vời của một linh mục giáo phận, tận tâm. Ngài đã noi gương Chúa Kitô rất nhiều”.
Là một linh mục của Tổng giáo phận Galveston-Houston, Đức Cha Sheltz đã phục vụ tại sáu giáo xứ: Assumption, Sacred Heart Co-Cathedral, St. Vincent de Paul, Christ the Redeemer và Prince of Peace Church, tất cả đều ở Houston; và Nhà thờ Thánh Antôn thành Padua ở The Woodlands gần Houston.
Ngài từng là bề trên của Đan viện San Jacinto và giám mục phó đại diện phía bắc của tổng giáo phận trong khi kiêm nhiệm công việc của một linh mục chính xứ. Năm 2000, Thánh Gioan Phaolô II đã phong tước hiệu Đức ông cho ngài.
Năm 2007, Đức Ông Sheltz được bổ nhiệm làm giám đốc Ủy ban Dịch vụ Tuyên úy và Đào tạo Giáo sĩ.
Từ năm 2010, ngài giữ chức vụ tổng đại diện, hiệu trưởng và điều hợp viên của tổng giáo phận, giám sát các hoạt động hành chính của giáo phận Công Giáo lớn nhất ở Texas và lớn thứ năm ở Hoa Kỳ.
Vào ngày 21 tháng 2 năm 2012, ngài được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI phong làm Giám Mục Phụ Tá của Galveston-Houston.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp nhận đơn từ chức của Đức Cha Sheltz ngày 22 tháng 6. Khi bước sang tuổi 75 vào ngày 20 tháng 4, ngài đã đệ đơn từ chức lên Đức Giáo Hoàng theo yêu cầu của giáo luật.
Source:Crux
Ấn Độ muốn triệt hạ hoạt động của Tu Đoàn Thừa Sai Bác Aí Của Mẹ Têrêsa.
Nguyễn long Thao
12:48 28/12/2021
Ấn Độ muốn triệt hạ hoạt động của Hội Thừa Sai Bác Aí Của Mẹ Têrêsa.
NEW DELHI 27/12/2021.- Chính phủ Ấn Độ hôm thứ Hai đã ra thông báo không cấp giấy phép gia hạn cho Hội Thừa Sai Bác Ái Missionaries of Charity của Mẹ Thánh Teresa được nhận được những ngân khoản trợ giúp từ ngoại quốc để điều hành các chương trình phục vụ người nghèo.
Việc Ấn Độ cắt bỏ nguồn trợ giúp tài chánh từ ngoại quốc là một âm mưu thâm độc nhằm tiêu diệt Hội Thứa Sai Bác Aí của Mẹ Thánh Teresa vì hoạt động của Hội phần chính nhờ nguồn tài trợ từ nước ngoài.
Chính phủ Ân Độ giải thích rằng việc cấm Hội Thừa Sai Bác Ái nhận tiền trợ cấp của ngoại quốc là vì có những phản hồi từ dân chúng bất lợi cho Hội. Tuy nhiên, khi được hỏi về nguốn gốc và những phản hồi bất thuận lợi la gì, thì chính quyền không trả lời.
Trong khi đó chính quyền đã dựa vào đạo luật của Ấn Độ: Quy Định Về Sự Đóng Góp Của Ngoại Foreign Contribution Regulation Act (FCRA) để cấm Hội Thừa Sai Bác Aí nhận tiền trợ giúp.
Hội Thừa Sai Bác Ái xác nhận đơn xin gia hạn nhận tiền trợ cấp của hội đã bị chính quyền bác bỏ. Do đó, Hội đã yêu cầu các trung tâm bác ái ngưng hoạt động bất cứ chương trình nào được các ngân khoản quốc tế tài trợ. Quyêt định này có hiệu lực cho tới khi vấn đề nhận trợ cấp từ ngoại quốc được giải quyết.
Vì sao chính quyền Ấn Độ lại muốn ngăn cản những hoạt động bác ái mang lại lợi ích cho số dân chúng nghèo đói Ấn Độ.
Giới am hiễu tình hình chính trị giải thích rằng năm 2011, Dân số Ấn Độ là 1.38 tỷ người, trong đó 79,8% theo Ấn Giáo, 14,2% theo Hồi Giáo và 2,3%, tức khoảng 20 triệu ngừời theoThiên Chúa Giáo,
Chính phủ Ấn Độ hiện nay là của Đảng Bharatiya Janata. Đảng theo đuổi chính sách dân tộc chủ nghĩa của người Hindu nên áp dụng những chính sách triệt hạ các tôn giáo khác
Kể từ khi Modi lên nắm quyền vào năm 2014, các nhóm Ấn Độ giáo cánh hữu đã củng cố vị trí của họ trên khắp các bang và tiến hành các cuộc tấn công vào các nhóm thiểu số, tuyên bố rằng họ đang cố gắng ngăn chặn các cuộc chuyển đổi tôn giáo. Đảng của Thụ Tướng Modi cáo buộc Hội Thừa Sai Bác Ái của mẹ Têrêsa đã dùng chiêu bài từ thiện, cung cấp thực phẩm, thuốc men, tiền bạc, giáo dục miễn phí và nơi ở cho các cộng đồng người nghèo theo đạo Hindu hoặc bộ lạc nghèo để họ trở thành người Thiên Chúa Giáo.
Hội Thừa Sai Bác Ái đã bác bỏ những cáo buộc này.
Banerjee, một nhà lãnh đạo phe đối lập và là người chỉ trích chính phủ Modi cho biết: "22.000 bệnh nhân và nhân viên của họ đã bị bỏ mặc mà không có thức ăn và thuốc men.
Tổng đại diện Dominic Gomes của Tổng giáo phận Calcutta cho biết việc đóng băng các tài khoản là "một món quà Giáng sinh tàn nhẫn cho những người nghèo nhất trong số những người nghèo".
Được biết Hội Thừa Sai Bác Ái do Mẹ Teresa thành lập và hoạt động từ năm 1950 đến nay Tổ chức có hơn 3.000 nữ tu trên toàn thế giới, điều hành các nhà tế bần, bếp ăn cộng đồng, trường học, các trại phong và nhà cho trẻ em bị bỏ rơi.
Mẹ được giải Nobel Hoà Binh và qua đời vào năm 1997.
Nguyễn Long Thao
NEW DELHI 27/12/2021.- Chính phủ Ấn Độ hôm thứ Hai đã ra thông báo không cấp giấy phép gia hạn cho Hội Thừa Sai Bác Ái Missionaries of Charity của Mẹ Thánh Teresa được nhận được những ngân khoản trợ giúp từ ngoại quốc để điều hành các chương trình phục vụ người nghèo.
Việc Ấn Độ cắt bỏ nguồn trợ giúp tài chánh từ ngoại quốc là một âm mưu thâm độc nhằm tiêu diệt Hội Thứa Sai Bác Aí của Mẹ Thánh Teresa vì hoạt động của Hội phần chính nhờ nguồn tài trợ từ nước ngoài.
Chính phủ Ân Độ giải thích rằng việc cấm Hội Thừa Sai Bác Ái nhận tiền trợ cấp của ngoại quốc là vì có những phản hồi từ dân chúng bất lợi cho Hội. Tuy nhiên, khi được hỏi về nguốn gốc và những phản hồi bất thuận lợi la gì, thì chính quyền không trả lời.
Trong khi đó chính quyền đã dựa vào đạo luật của Ấn Độ: Quy Định Về Sự Đóng Góp Của Ngoại Foreign Contribution Regulation Act (FCRA) để cấm Hội Thừa Sai Bác Aí nhận tiền trợ giúp.
Hội Thừa Sai Bác Ái xác nhận đơn xin gia hạn nhận tiền trợ cấp của hội đã bị chính quyền bác bỏ. Do đó, Hội đã yêu cầu các trung tâm bác ái ngưng hoạt động bất cứ chương trình nào được các ngân khoản quốc tế tài trợ. Quyêt định này có hiệu lực cho tới khi vấn đề nhận trợ cấp từ ngoại quốc được giải quyết.
Vì sao chính quyền Ấn Độ lại muốn ngăn cản những hoạt động bác ái mang lại lợi ích cho số dân chúng nghèo đói Ấn Độ.
Giới am hiễu tình hình chính trị giải thích rằng năm 2011, Dân số Ấn Độ là 1.38 tỷ người, trong đó 79,8% theo Ấn Giáo, 14,2% theo Hồi Giáo và 2,3%, tức khoảng 20 triệu ngừời theoThiên Chúa Giáo,
Chính phủ Ấn Độ hiện nay là của Đảng Bharatiya Janata. Đảng theo đuổi chính sách dân tộc chủ nghĩa của người Hindu nên áp dụng những chính sách triệt hạ các tôn giáo khác
Kể từ khi Modi lên nắm quyền vào năm 2014, các nhóm Ấn Độ giáo cánh hữu đã củng cố vị trí của họ trên khắp các bang và tiến hành các cuộc tấn công vào các nhóm thiểu số, tuyên bố rằng họ đang cố gắng ngăn chặn các cuộc chuyển đổi tôn giáo. Đảng của Thụ Tướng Modi cáo buộc Hội Thừa Sai Bác Ái của mẹ Têrêsa đã dùng chiêu bài từ thiện, cung cấp thực phẩm, thuốc men, tiền bạc, giáo dục miễn phí và nơi ở cho các cộng đồng người nghèo theo đạo Hindu hoặc bộ lạc nghèo để họ trở thành người Thiên Chúa Giáo.
Hội Thừa Sai Bác Ái đã bác bỏ những cáo buộc này.
Banerjee, một nhà lãnh đạo phe đối lập và là người chỉ trích chính phủ Modi cho biết: "22.000 bệnh nhân và nhân viên của họ đã bị bỏ mặc mà không có thức ăn và thuốc men.
Tổng đại diện Dominic Gomes của Tổng giáo phận Calcutta cho biết việc đóng băng các tài khoản là "một món quà Giáng sinh tàn nhẫn cho những người nghèo nhất trong số những người nghèo".
Được biết Hội Thừa Sai Bác Ái do Mẹ Teresa thành lập và hoạt động từ năm 1950 đến nay Tổ chức có hơn 3.000 nữ tu trên toàn thế giới, điều hành các nhà tế bần, bếp ăn cộng đồng, trường học, các trại phong và nhà cho trẻ em bị bỏ rơi.
Mẹ được giải Nobel Hoà Binh và qua đời vào năm 1997.
Nguyễn Long Thao
Đức Hồng Y Bo lên án vụ thảm sát 35 thường dân ở Miến Điện vào ngày lễ Giáng Sinh
Đặng Tự Do
16:06 28/12/2021
Trong một tuyên bố được đưa ra vào thứ Hai, ngày 27 tháng 12, Đức Hồng Y đã mô tả vụ việc là “tan nát trái tim trước sự tàn bạo khủng khiếp mà tôi mạnh mẽ lên án với tất cả trái tim tôi.”
Vị Hồng Y nói thêm:
“Trong đau buồn, tôi nhiệt thành cầu nguyện cho các nạn nhân, những người thân yêu của họ và những người sống sót sau các hành động dã man phi nhân tính không diễn tả nổi và đáng khinh bỉ này”.
“Các bộ phận trên thân thể của những người thiệt mạng, đã bị đốt cháy, và bị cắt xén, và đã được tìm thấy vào ngày Giáng Sinh. Thực tế đó làm cho thảm kịch kinh hoàng này thậm chí còn sâu sắc và kinh tởm hơn”
Vị Hồng Y được báo cáo là đã có một cuộc gặp gỡ với Tổng Tham Mưu Trưởng của quân đội, là Tướng Min Aung Hlaing, trước lễ Giáng Sinh.
Tờ Global New Light của Miến Điện do nhà nước hậu thuẫn đưa tin Đức Hồng Y Charles Bo đã gặp Tổng Tham Mưu Trưởng Min Aung Hlaing hôm thứ Năm trong một buổi văn nghệ hát mừng Giáng Sinh và “nói về các vấn đề hòa bình và thịnh vượng”.
Một bức ảnh được truyền thông nhà nước đăng tải cho thấy họ ngồi cùng nhau trước cây thông Noel, trong khi một bức ảnh khác cho thấy Tướng Min Aung Hlaing đang trao số tiền quyên góp trị giá 20 triệu kyat hay 11,200 Mỹ Kim.
Tất cả là một màn gài bẫy vị Hồng Y. Tướng Min Aung Hlaing, tên cầm đầu vụ đảo chính hôm 1 tháng Hai, là một Phật tử. Hắn ta không mặn mà gì với Kitô Giáo đến mức tổ chức hát mừng Chúa Giáng Sinh. Tất cả là một trò lừa để chụp ảnh làm mất uy tín vị Hồng Y và chia rẽ hàng ngũ những người đối lập.
Miến Điện đã rơi vào tình trạng hỗn loạn kể từ khi quân đội lật đổ chính phủ của bà Aung San Suu Kyi vào tháng Hai, với hơn 1,300 người thiệt mạng trong các cuộc trấn áp những người bất đồng chính kiến.
Truyền thông nhà nước cho rằng Đức Hồng Y Charles Bo - người được Đức Thánh Cha Phanxicô tấn phong Hồng Y vào năm 2015 - sau đó đã đăng một bức ảnh từ cuộc gặp gỡ Giáng Sinh lên tài khoản Twitter của mình, cho thấy hai người với nụ cười trên môi khi họ cùng cắt một chiếc bánh Giáng Sinh. Cho đến nay, ai đưa bức ảnh đó lên tài khoản Twitter của ngài thì vẫn chưa biết. Tuy nhiên, từ trước đến nay, Đức Hồng Y chưa hề tự tay đưa bất cứ thứ gì lên các mạng xã hội.
Đức Hồng Y cho biết ngài đến với cuộc gặp gỡ đó trong tinh thần đối thoại, nhưng ngài rất thẳng thắn và đã nói với kẻ cầm đầu đảo chính rằng “toàn bộ đất nước Miến Điện thân yêu của chúng ta giờ đây là một vùng chiến sự”.
Đức Hồng Y Bo đã nhiều lần lên án cuộc đảo chính của quân phiệt Miến Điện vào tháng Hai vừa qua. Giờ đây, trước màn gài bẫy này, người ta đoán rằng Đức Hồng Y sẽ cố gắng chứng minh ngài không đi đêm với chế độ, không phản bội đồng bào của mình bằng các tuyên bố mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Thật thế, nhà lãnh đạo Giáo hội vừa tố cáo rằng vào đêm trước Lễ Giáng Sinh đã xảy ra các cuộc không kích ở bang Karen, buộc hàng nghìn người phải chạy trốn qua biên giới sang Thái Lan.
“Tôi cầu nguyện cho người dân của tỉnh Lay Kay Kaw,” Đức Hồng Y Bo nói.
Ngài cho biết thị trấn Thantlang ở Bang Chin cũng phải chịu đựng “những đợt không kích, pháo kích và tàn phá liên tục, cũng như nhiều vùng khác trên đất nước, tất cả đều nằm trong trái tim và những lời cầu nguyện của tôi”.
“Khi nào thì chuyện này mới kết thúc? Khi nào cuộc nội chiến ở Miến Điện sẽ chấm dứt? Khi nào chúng ta mới có thể tận hưởng hòa bình thực sự, với công lý và tự do thực sự? Khi nào thì chúng ta ngừng giết nhau?”
Ngài cảnh cáo “anh em giết nhau... không bao giờ có thể là giải pháp cho vấn đề của chúng ta.”
Đức Hồng Y Bo nói rất dõng dạc: “Tôi kêu gọi tất cả những người cầm súng hãy bỏ vũ khí xuống”.
“Tôi kêu gọi giới quân sự của Miến Điện, Tatmadaw, phải ngăn chặn ném bom và bắn phá người vô tội, phải ngăn chặn phá hủy nhà cửa và nhà thờ, trường học và trạm y tế, và phải bắt đầu một cuộc đối thoại với các phong trào dân chủ và các nhóm vũ trang dân tộc”.
“Tôi cũng cầu xin các nhóm vũ trang và Lực lượng Phòng vệ Nhân dân công nhận rằng súng không giải quyết được cuộc khủng hoảng mà ngược lại còn kéo dài nó, gây ra nhiều người chết hơn, nhiều người chết đói hơn, với những hậu quả tàn khốc đối với giáo dục của con cái chúng ta, nền kinh tế và sức khỏe của chúng ta”.
“Tôi nhắc lại: Tôi kêu gọi quân đội ngừng ném bom, pháo kích và giết chóc. Tôi kêu gọi phong trào dân chủ và các nhóm vũ trang dân tộc phấn đấu một cách tha thiết cho hòa bình”.
“Và tôi cầu nguyện từ sâu thẳm trái tim mình để chấm dứt những bi kịch mà chúng ta đã thấy trong những ngày qua và tuần gần đây và trong quá nhiều năm và nhiều thập kỷ”
Source:Licas News
Sứ Thần Tòa Thánh tại Phi Luật Tân đón Giáng Sinh ở đảo Siargao bị bão tàn phá
Đặng Tự Do
16:07 28/12/2021
Trong thông điệp Giáng Sinh của mình, Đức Tổng Giám Mục Brown bày tỏ tình đoàn kết với những người bị ảnh hưởng bởi cơn bão Odette và đích thân ngài đã cử hành Thánh lễ Ngày Giáng Sinh với những người sống sót sau cơn bão tại Nhà thờ Giáo xứ Núi Cát Minh ở thị trấn Del Carmen của Đảo Siargao.
Ngài đã đến thị trấn Del Carmen vào sáng thứ Bảy và được Đức Giám Mục Antonieto Cabajog của Surigao chào đón. Từ sân bay, Sứ thần Tòa Thánh đã đến Nhà thờ Giáo xứ Núi Cát Minh để cử hành Thánh lễ. Sau các cử hành phụng vụ, Đức Tổng Giám Mục đã đến thăm chín thị trấn trên đảo nơi Odette đổ bộ lần đầu tiên vào ngày 16 tháng 12.
Ngài đã qua đêm ở thị trấn Dapa, nơi ngài cử hành thánh lễ thứ hai tại nhà thờ của giáo xứ trước khi rời đảo đến Thành phố Surigao bằng phà.
Trong thông điệp Giáng Sinh của mình, Đức Tổng Giám Mục Brown bày tỏ tình đoàn kết với những người bị ảnh hưởng bởi cơn bão khi số người chết lên đến ít nhất 367 người tính đến ngày 26 tháng 12 trong khi ít nhất 62 người vẫn mất tích.
Khi trình bày các suy tư về trình thuật Giáng Sinh, Đức Tổng Giám Mục kêu gọi các tín hữu “đừng bỏ lỡ cơ hội tiếp đón và bày tỏ lòng hiếu khách đối với những người đang cần nhất.”
“Chúng ta hãy làm mọi thứ trong khả năng của mình để cung cấp cho họ sự hiếu khách theo nhiều cách khác nhau để nâng đỡ họ,” ngài nói.
Tại Surigao, Đức Tổng Giám Mục đã chủ sự một thánh lễ tại Nhà thờ San Nicolas de Tolentino. Hôm thứ Hai, Đức Tổng Giám Mục đã đến thăm các giáo xứ trên đảo Dinagat.
Source:Licas News
Phản ứng của Tòa Thánh trước sự qua đi của Đức Tổng Giám Mục Desmond Tutu
Đặng Tự Do
16:07 28/12/2021
Chiều ngày 26 tháng 12, ngay sau khi được tin Đức Tổng Giám Mục Desmond Tutu của Nam Phi đã qua đời, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đã gởi bức điện sau đến Đức Tổng Giám Mục Peter Wells, Sứ thần Tòa Thánh tại Nam Phi.
Kính gởi Đức Tổng Giám Mục Peter B. Wells
Sứ thần Tòa Thánh tại Pretoria, Nam Phi
Đức Thánh Cha Phanxicô rất đau buồn khi hay tin về cái chết của Đức Tổng Giám Mục Desmond Tutu, và ngài gởi lời chia buồn chân thành đến gia đình và những người thân yêu của Đức Tổng Giám Mục. Nhớ đến sự phục vụ của Đức Tổng Giám Mục cho Tin Mừng thông qua việc đề cao bình đẳng chủng tộc và hòa giải nơi quê hương Nam Phi của ngài, Đức Thánh Cha phó thác linh hồn người quá cố cho Thiên Chúa Toàn Năng. Với những ai đang than khóc trước sự qua đi của vị Tổng Giám Mục trong niềm tín thác và trong hy vọng chắc chắn về sự Phục sinh, Đức Thánh Cha Phanxicô khẩn cầu phúc lành của Thiên Chúa là nguồn mạch của hòa bình và an ủi.
Trong Chúa Giêsu Kitô.
+ Đức Hồng Y Pietro Parolin
Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh
Source:Holy See Press Office
Nhân tố tôn giáo giúp các thanh niên tiết độ hơn trong việc làm tình trước hôn nhân
Vũ Văn An
22:19 28/12/2021
Brendan Hodge, trên The Pillar ngày 28 tháng 12 hôm qua, có bài phân tích về hiện tượng ‘suy thoái tình dục’ ở Hoa Kỳ (https://www.pillarcatholic.com/p/religion-and-the-sex-recession).
Theo Ký giả này, trong nhiều năm qua, các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy bất chấp quan điểm ngày càng dễ dãi của Mỹ về luân lý tình dục, giới trẻ ngày nay dường như làm tình ít hơn so với các thế hệ trước.
Năm ngoái, ở một số giới, người ta thường nói rằng suy giảm tình dục ở người Mỹ là kết quả của sự mệt mỏi vì đại dịch. Có thể có một chút sự thật về điều này, nhưng nó không giải thích toàn bộ câu chuyện. Cũng không phải do gia tăng cô lập xã hội hoặc sự phổ biến của văn hóa phẩm khiêu dâm.
Thực thế, một yếu tố làm suy thoái tình dục có thể làm người ta ngạc nhiên: Các dữ kiện cho thấy một phần của hiện tượng “suy thoái tình dục” có thể là sự lựa chọn tôn giáo của một số người trẻ tuổi – những người tự nhận mình là người tôn giáo có thể đang sống thực các nguyên tắc tôn giáo ở một mức độ lớn hơn so với những người trẻ tuổi trong những thập niên trước.
Tình yêu và hôn nhân (và tình dục)
Cuộc Thăm dò Xã hội Tổng quát từ năm 1989 đã hỏi những người được hỏi về việc liệu họ có quan hệ tình dục trong năm rồi hay không. Từ năm 1989 đến năm 1998, trung bình có 9% người trưởng thành từ 18 đến 35 tuổi báo cáo rằng họ đã không quan hệ tình dục trong vòng một năm qua. Từ năm 2014 đến năm 2021, tỷ lệ đó đã tăng lên 14%.
Và bất chấp các báo cáo về “sự mệt mỏi do đại dịch”, tỷ lệ thanh niên cho biết vào năm 2021 chưa quan hệ tình dục trong vòng một năm gần như không thay đổi so với các cuộc thăm dò trước đó, vào năm 2016 và 2018.
Theo Lyman Stone tại Viện Nghiên cứu Gia đình, một lý do tại sao những người trẻ tuổi có thể có liên hệ tình dục ít hơn là vì ít người trong số họ đã kết hôn hơn. Từ năm 1989 đến 1998, trung bình 43% người được Viện Nghiên cứu Gia đình hỏi ở độ tuổi 18 đến 35 đã kết hôn, trong khi từ năm 2012 đến năm 2021, con số này chỉ là 32%.
Dù truyền hình có thể đề cao các chuyện phiêu lưu thơ mộng của đời sống độc thân, trên thực tế, điều ít làm người ta ngạc nhiên là những người có gia đình vẫn làm tình nhiều hơn những người không lâp gia đình.
Khiêu dâm liên quan gì đến tình dục?
Bỏ qua một bên những người đã kết hôn, các dữ kiện của Cuộc Thăm dò Xã hội Tổng quát cho thấy rằng ngày càng có nhiều người trong số những người chưa kết hôn từ 18 đến 35 tuổi không có liên hệ tình dục.
17% thanh niên từ 18 đến 35 tuổi chưa kết hôn không quan hệ tình dục trong thập niên 1990. Vào đầu thập niên 2000, nó là 16%. Nhưng trong các cuộc khảo sát từ năm 2014 đến năm 2021, 21% thanh niên chưa kết hôn cho biết đã không có liên hệ tình dục trong năm rồi.
Một số nhà phân tích đã cho rằng sự phổ biến gần như khắp nơi của văn hóa phẩm khiêu dâm trên internet đã làm nản lòng một số người theo đuổi các mối liên hệ tình dục đời thực.
Nhưng trên thực tế, số người cho biết không có quan hệ tình dục trong vòng một năm đã tăng lên trong những năm gần đây ở cả người xem lẫn người không xem văn hóa phẩm khiêu dâm, và tỷ lệ người chưa kết hôn không xem văn hóa phẩm khiêu dâm cũng nói họ không có liên hệ tình dục.
Trong thập niên qua, khoảng một nửa số người trả lời Cuộc Thăm Dò Xã hội Tổng quát từ 18 đến 35 chưa kết hôn cho biết họ đã xem văn hóa phẩm khiêu dâm trong năm họ được hỏi.
Trong số những người xem văn hóa phẩm khiêu dâm chưa kết hôn trong độ tuổi từ 18-35, trung bình 14%, kể từ năm 2014, cho biết họ đã không có liên hệ tình dục trong vòng một năm. Nơi những người trong cùng nhóm nhân khẩu học nói rằng họ không xem văn hóa phẩm khiêu dâm, 30% cho biết họ không có liên hệ tình dục trong năm qua.
Những câu trả lời đó cho thấy việc xem văn hóa phẩm khiêu dâm không làm giảm sác xuất liên hệ tình dục trước hôn nhân của người ta và có một số nhân tố chung giữa việc tránh văn hóa phẩm khiêu dâm và việc tránh liên hệ tình dục trước hôn nhân.
Về luân lý tính
Hai câu hỏi trong Cuộc Thăm dò Xã hội Tổng quát cho thấy có sự khác biệt về tần suất làm tình ở những thanh niên chưa lập gia đình.
Một câu hỏi như vậy hỏi về tính luân lý của việc làm tình trước hôn nhân.
Trong thập niên qua, trung bình 68% thanh niên trả lời rằng làm tình trước hôn nhân không bao giờ sai, trong khi 32% nói rằng làm tình trước hôn nhân đôi khi hoặc luôn luôn sai. Phần trăm tin rằng làm tình trước hôn nhân là sai đã giảm dần theo thời gian. Trong thập niên 1990, 47% tin rằng làm tình trước hôn nhân ít nhất đôi khi sai.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, con số gia tăng các thanh niên tin rằng làm tình dục trước hôn nhân là sai dường như đang sống thực niềm tin của họ.
Trong bốn cuộc thăm dò gần đây nhất, 36% thanh niên chưa kết hôn nói rằng làm tình trước hôn nhân ít nhất đôi khi sai đã không có liên hệ tình dục trong năm rồi, trong khi vào đầu thập niên 2000, chỉ 25% cho biết không có liên hệ tình dục vào năm rồi.
Đây là một sự thay đổi lớn hơn nhiều so với phần lớn thanh niên, những người cho rằng làm tình trước hôn nhân không bao giờ sai. Vào đầu thập niên 2000, 9% trong số họ cho biết không làm tình dục trong năm trước, trong khi từ năm 2014 đến năm 2021, 12% cũng báo cáo như vậy.
Những người đi nhà thờ
Sự thay đổi đáng kể khác dựa trên việc đi lễ nhà thờ.
Hầu hết thanh niên cho biết họ không đi nhà thờ thường xuyên. Từ năm 2014 đến năm 2021, 14% cho biết họ đến nhà thờ hàng tuần hoặc thường xuyên hơn, trong khi 58% cho biết họ đến nhà thờ mỗi năm một lần hoặc ít hơn.
Số lượng thanh niên đi nhà thờ hàng năm hoặc ít hơn đã tăng lên trong nhiều thập niên; trong thập niên 1990, nó chỉ là 43%.
Tuy nhiên, những thanh niên chưa kết hôn thường xuyên đi lễ dường như đang tránh việc làm tình trước hôn nhân nhiều hơn so với trước đây.
Từ năm 2000 đến năm 2006, 40% thanh niên chưa lập gia đình cho biết họ đi nhà thờ ít nhất mỗi tuần một lần nói rằng họ cũng không có quan hệ tình dục trong năm qua. Trong các cuộc khảo sát từ năm 2014 đến năm 2021, 50% thanh niên đi nhà thờ cho biết họ đã không quan hệ tình dục trong vòng một năm.
Trong số những người đến nhà thờ mỗi năm một lần hoặc ít hơn, sự thay đổi chỉ từ 13% đến 16%.
Những thay đổi trong tác phong xã hội và luân lý phức tạp và có tính bản thân như tình dục có nhiều nguyên nhân. Chắc chắn, có nhiều nhân tố tác động đến việc “suy thoái tình dục”.
Nhưng có vẻ như ít nhất một trong những nhân tố này là trong thiểu số người trẻ tuổi đi lễ nhà thờ thường xuyên hoặc tin rằng làm tình trước hôn nhân là sai, có xu hướng ngày càng gia tăng khiến họ sống thực một cách thành công niềm tin của họ, bất chấp các nhắn gửi của một nền văn hóa đôi khi thù địch.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Đức Cha Phaolô Bùi Chu Tạo, vị mục tử tốt lành
Phó tế Phạm Bá Nha
10:06 28/12/2021
Đức Cha Phaolô Bùi Chu Tạo, vị mục tử tốt lành (1909-2001)
Chiều lễ thánh Phêrô và Phaolô, ngày 29-06-1954, cách nay 57 năm, một buổi chiều đầy bi thảm và đau thương cho giáo phận Phát Diệm. Từ trưa, đồn quân đội Lê Dương ở Trì Chính có khói bốc lên nghi ngút.. Và cổng đồn bỏ ngỏ, không thấy một người lính nào đứng ở vọng gác như thường lệ. Không biết những người lính đã bỏ đồn đi từ bao giờ và đi đâu. Trong khi đó, trên cầu Trì Chính xưa nay vẫn cấm, nay thấy dân chúng từ Kiến Thái tự do tuốn về phía nhà thờ Phát Diệm rồi họ lại chạy quẩn trở ra khu chợ Năm Dân. Thành phố trở nên xôn xao và các cửa tiệm đóng cửa kín sớm hơn thường lệ. Khí trời mùa hè oi ả, thêm ngột ngạt, khó thở vô cùng.
Trời nhá nhem tối, Đức Cha Lê Hữu Từ, các cha, các chủng sinh, các chị Dòng Mến Thánh Giá có cả những nhân viên hành chánh cao cấp của Phát Diệm đã có mặt trên các thuyền lan ở ven sông họ Thủy Cơ, một họ lẻ gồm những người làm nghề chài lưới, của xứ Trì Chính. Trên nền trời lóe sáng những đóm lửa hỏa châu từ đâu vụt lên liên tục, chúng thi nhau xiên qua xiên lại, xé màn đêm đen tối. Trong khoang thuyền, đèn dầu được đốt lên xen lẫn tiếng kinh tối của những người khách tìm đường ra đi. Thuyền nào cũng đầy người, nước ngoài sông ngập mí cạp thuyền. Thuyền nhổ sào và nối đuôi, từ từ rời bến trực chỉ cửa sông Kim Đài... ra khơi. Lòng người buồn hoang mang vô tận, không biết sẽ đi về đâu. Trên thuyền có tiếng rỉ tai nhau : ‘’Cha Tạo không đi à’’? Lại nghe có tiếng khác trả lời : ‘‘Không thấy sao, Cha đứng trên bờ, tiễn chào mọi người’’. Ai hỏi Cha không đi sao? Thì ngài trả lời : Không, tôi đã thưa với Đức Cha tôi ở lại. Tin trong thuyền lúc ấy cho hay là sáng hôm đó, tại sảnh đường tòa giám mục, sau khi mừng các cha có quan thầy là Phêrô hay Phaolô, Đức Cha Từ triệu tập phiên họp bất thường, khẩn cấp vì tình hình khẩn trương xem ai đi ai ở lại. Cha Tạo là người đứng ra nói trước mặt mọi người : ‘‘Con xin ở lại’’.
Mấy dòng đầu sang trang lịch sử Phát Diệm năm 1954 xem ra có vẻ bi quan? Không. Đây là lúc hạt giống được vùi xuống đất chờ ngày nảy mầm và sinh hoa trái. Quả thật, ba năm sau, ngày 30-11-1956, toàn giáo phận Phát Diệm, hay tin Cha Phaolô Bùi Chu Tạo, hôm nào đứng vẫy tay chào người ra đi nay được Tòa Thánh chọn làm Giám Quản Tông Tòa cai sóc Phát Diệm. Niềm vui chan chứa và khôn tả.
Thời thơ âu và Đời linh mục
Đức Cha Bùi Chu Tạo sinh ngày 21-01-1909, trong một gia đình năm trai, hai gái. Người em của Đức Cha còn đang ở Long Thành, các cháu ngài định cư bên Úc và Mỹ, hay về thăm ngài. Song thân là ông bà Bùi văn Liên, thuộc họ Tam Châu xứ Phúc Nhạc. Phúc Nhạc nơi đông giáo dân, đất đai mầu mỡ, là quê ngoại của thánh Nữ Lê Thị Thành. Nơi ẩn trú của thánh linh mục chính xứ Phaolô Phạm Khắc Khoan, thánh Thầy giảng Gioan Nguyễn Văn Hiếu, giúp xứ Phúc Nhạc.
Phúc Nhạc có tiểu chủng viện được xây cất năm 1867. Xưa kia Tam Châu là trung tâm huấn luyện và dạy kinh bổn cho tân tòng do các Thầy Giảng phụ trách. Sau này trung tâm các Thầy Giảng chuyển về Trì Chính Phát Diệm. Năm 1940, Tam Châu được tách khỏi Phúc Nhạc làm thành xứ mới.
Đức Cha Tạo đã sinh sống và lớn lên trong phần đất quê hương đầy thánh tích này. Dân chúng phần đông nghèo, làm ăn lam lũ. Nhưng tinh thần đạo đức thì không đâu bằng. Đó là nơi thuận tiện cho tuổi thơ cậu Bùi Chu Tạo lớn lên và phát triển tài năng giúp ích cho Giáo Hội sau này.
Từ nhỏ, cậu Tạo mảnh khảnh và sức khỏe yếu kém. Năm lên 10 tuổi, ông bà thân sinh gửi con và cậy nhờ Cha Phaolô Dương Quang Liêm giáo dục tại nhà xứ Dưỡng Điềm và Phúc Hải. Lần lượt chú Phaolô Tạo vào học trường Thử Ba Làng, Thanh Hóa, rồi về tiểu chủng viện Thánh Phaolô Phúc Nhạc và lên đại chủng viện Thánh Giuse Thượng Kiệm. Ngày 13-03-1937, Cha Phaolô Bùi Chu Tạo thụ phong linh mục do Đức Cha Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng đặt tay. Sau khi làm phó xứ Thiết Kỷ được một tuần, Cha Tạo được bổ nhiệm về làm giáo sư tiểu chủng viện Phúc Nhạc. Năm 1946, cha được đặt cử làm linh hướng đại chủng viện Thượng Kiệm. Vì sức khỏe yếu, năm 1951 Cha được phép nghỉ dưỡng bệnh tại đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Sau biến cố di cư năm 1954, Cha được chuyển về quê là Tam Châu, làm chính xứ. Ngày 30-11-1956, Cha được Tòa Thánh tiến cử làm Giám Quản coi sóc Phát Diệm thay thế Đức Cha Tadeo Lê Hữu Từ di cư vào nam. Và ngài nhận chức vào ngày 15-01-1957. Ngày 24-01-1959, Tòa Thánh ban hành sắc lệnh bổ nhiệm cha Bùi Chu Tạo làm giám mục hiệu tòa Numidia. Ngày 26-04-1959, Đức Cha Bùi Chu Tạo được thụ phong giám mục tại Hà Nội do Đức Cha Trịnh Như Khuê. Lễ thụ phong giám mục rất âm thầm kín đáo, đơn sơ, không có vị giám mục nào phụ phong. Khẩu hiệu của Đức Cha là : ‘‘Bác ái chân thành không giả dối’’ (In caritate non ficta, 2Cr 6,6). Huy hiệu của ngài có hình con chim lềnh đềnh và hình nhà thờ Phát Diệm.
Người mục tử tốt lành
Phát Diệm được sống và bao bọc trong tình thương của Thiên Chúa qua sự lèo lái của Đức Cha Phaolô suốt 42 năm (1956-1998). Hôm nay Phát Diệm đau đớn khóc người cha đã ra đi trong hãnh diện vì mình có người cha tốt lành đáng qúi và kính trọng. Suốt đời sống chết cho Phát Diệm.
Những năm cuối đời, mặc dầu sức khỏe yếu kém, Đức Cha vẫn làm việc như thường. Ngài kiên tâm trong chức vụ với bao khó khăn và gánh nặng trên hai vai: ‘‘Thư này tôi đã có ý viết trước Noel và năm mới cha. Nhưng bận quá, lại yếu làm việc cứ phải nương dẹ, hơi gắng tí thì áp huyết bốc cao. Từ khi bỏ Roma tới nay tôi không được tin gì về cha. Khi tôi đến Paris thi cha yếu lắm, nay thế nào? Có khá hơn không. Riêng phàn tôi từ khi trở về nhà đã ốm 2,3 chang rồi, mỗi chang là phải ghỉ đến 3,4 tháng. Kỳ này thì được độ ngót tháng nay Chúa cho t5i khá hơn lại tiếp tục công việc mục vụ...’’. (Phát Diệm, 02-01-1984)
Từ ngày về hưu (1998) Đức Cha yếu hẳn, ngày 26-04-2001, kỷ niệm 42 năm thụ phong Giám mục, ngài ngã bệnh nặng, và Đức Cha được đem lên nhà thương Việt Đức ở Hà Nội.
Ngày 05-05-2001, Đức Cha được Chúa gọi về hết sức êm ái, để lại bao luyến tiếc cho mọi người, vào thứ bảy trước Chúa Nhật mà cả Giáo Hội mừng ngày ‘‘Chúa Chiên Lành’’. Sứ mạng của Thiên Chúa trao cho Đức Cha ngài đã làm tròn : Người mục tử nhân lành và đoàn chiên biết, yêu quí, nghe và hy sinh cho nhau. Hai bên cùng chung lo lắng, thao thức làm sao có một đoàn chiên hiệp nhất.(x. Ga 10, 1-16) Thi hài Đức Cha được chôn cất tại nhà thờ lớn Phát Diệm ngày 09-05-2001.
Đức Cha là người mục tử hiền lành và thánh thiện.
Lời quả quyết này được ghi trên hai bức trướng mừng Đức Cha Tạo vào lễ Khánh Ngọc 60 năm linh mục. : Mục tử hiền lành - Chủ chăn thánh thiện’’.
Về thể xác Đức Cha rất yếu kém, nặng khoảng 40 kilô. Nhưng tinh thần thì cương quyết và đức tin mạnh mẽ. Ngày nào cũng vậy, từ sáng sớm, Đức Cha đã có mặt tại nhà thờ đọc kinh cầu nguyện và dâng lễ. Sau đó làm gì mới làm. Không thấy trong phòng làm việc thì tìm ngài ở nhà nguyện. Quanh năm suốt tháng ngài làm việc trong căn phòng chật hẹp, ẩm thấp, không có gì là tiện nghi. Nhà thờ chính là nơi ngài tìm được nguồn sinh lực cho công việc mục vụ tông đồ. Đối với ngài nhà thờ : ‘‘Là nơi cầu nguyện với Chúa, với Đức Mẹ và nhận được nhiều ơn thiêng liêng, để khi trở về sẽ hăng hái hơn trong công việc phục vụ Chúa và tha nhân’’. (Lời cám ơn trong lễ bế mạc kỷ niệm 100 năm nhà thờ lớn Phát Diệm, 07-10-1991)
Về nhân bản, ngài cư xử khôn ngoan, lịch sự, mềm dẻo, nhưng cương trực, thẳng thắn không quanh co, không nhân nhượng nhường bước. Sức khỏe yếu thế mà không bao giờ nghe ngài than thở. Trái lại ngài lại lo tới sức khỏe người khác và cộng sự viên hơn lo cho mình. Ngài hết mực sống bác ái và trung thành với khẩu hiệu giám mục : Bác ái chân thành không giả dối (2Cr 6,6). Ai cần gì, nếu ngài có, ngài sẵn sàng giúp ngay.
Trong điện văn Đức Giáo Hoàng gửi Cho Đức Cha nhân dịp Ngân Khánh Linh mục xác nhận về đường lối lãnh đạo của ngài: ‘‘Trong thời gian qua, Đức Cha không quản ngại khó khăn săn sóc và quản trị giáo phận với sự khôn ngoan và kiên nhẫn đáng kính phục... Xin Chúa củng cố Đức Cha, các linh mục và giáo dân trong đức tin kiên trì và lòng trung thành với Giáo Hội’’. (Roma, 13-03-1987)
Năm 1997, nhân dịp Đức Cha Tạo đi Roma triều yết Đức Giáo Hoàng, Đức Cha Phó Nguyễn Văn Yến thế quyền, còn quả quyết hơn nữa về tinh thần mục tử của Đức Cha Tạo, rằng : Thêm vào niềm vui chung của Hội Thánh, đang chuẩn bị mừng năm Toàn Xá, năm nay giáo phận nhà còn được hân hoan mừng hai kỷ niệm lớn của Đức Cha chính kính mến : 60 năm thụ phong linh mục, và 40 năm làm chủ chăn giáo phận. Cách nay 60 năm, ngày 13-01-1937, cha Phaolô Bùi Chu Tạo thụ phong linh mục...Ngày 30-11-1956, ngài được Tòa Thánh đặt làm Giám Quản Tông Tòa giáo phận Phát Diệm và ngày 15-01-1957 ngài về nhậm chức.
Từ ngày ấy đến nay là chẵn 40 năm ngài làm chủ chăn giáo phận, trước tiên là ở cương vị giám quản rồi sau với chức vụ giám mục (do Tòa Thánh bổ nhiệm ngày 24-01-1959). Bốn mươi năm qua quả là một chặng đường dài. Từ khi giáo phận nhà được thành lập tới nay chưa có vị chủ chăn nào lãnh đạo lâu như thế. Với sức khỏe mỏng manh và một số linh mục ít ỏi, nhờ ơn Chúa giúp, Đức Cha chính đã lèo lái con thuyền giáo phận vững vàng tiến tới trong một giai đoạn có nhiều biến chuyển to lớn trong xã hội cũng như trong Hội Thánh. Cuối thư chung Đức Cha kêu gọi giáo dân : Vì thế nhân dịp Đức Cha mừng Ngọc Khánh Linh Mục và kỷ niệm 40 năm làm chủ chăn giáo phận, toàn thể giáo phận xin dâng lên ngài lòng quí mến và biết ơn chân thành’’. (Thư chung dịp tết Tân Sửu, 18-01-1997).
Người mục tử biết và lo lắng cho đoàn chiên.
Đức Cha Tạo, vị chủ chăn đầy nhiệt tình đã lo cho đoàn chiên từ miếng ăn vật chất đến của ăn tinh thần. Sau khi nhận nhiệm vụ Giám Quản Tông Tòa (ngày 15-01-1957), liên tiếp trong ba năm ngài đã lặn lội đi thăm từng xứ, từng cha, xem ai còn ai mất đi, nhà cửa ăn ở làm sao. Đếm ra mới thấy còn có 34 cha trên 159 cha, 30 chị Dòng Mến Thánh Giá, giáo dân còn khoảng 50.000 trên tổng số 110.000 giáo dân. Rồi ngài phân chia phần vụ cho các cha kiêm thêm xứ bên cạnh. Gần thì sáng đi tối về, xa thì nghỉ lại một hai đêm. Chính ngài nhận coi các xứ gần Phát Diệm.
Biết rõ sự tình, đời sống và khát vọng của đoàn chiên, trở về ngài soạn thảo những thư chung hướng dẫn giáo dân sống Mùa Chay, Tết dân tộc, tháng Đức Mẹ, các dịp lễ lớn. Đặc biệt lòng sùng kính Đức Mẹ được ngài cổ võ mạnh mẽ trong các xứ đạo. Hang đá Lộ Đức sau nhà thờ lớn luôn có nến cháy và hương bay nghi ngút. Ngài cho in sách Kinh Bổn nhiều lần, bán giá ủng hộ để khuyến khích giáo dân học giáo lý. Hàng năm, các xứ vẫn còn giữ thói quen ‘‘thi kinh bổn’’, là dịp toàn xứ dấy lên phong trào tìm hiểu và học hỏi kinh bổn. Hơn nữa, ngoài mở ra những lớp đào tạo giáo lý viên trẻ, lớp giáo chức làm thành lớp Tông Đồ Giáo Dân.
Việc đào tạo chủng sinh và nữ tu mới gặp nhiều khó khăn. Chủng viện Phúc Nhạc và Thượng Kiệm, Dòng Mến Thánh Giá, Dòng Châu Sơn... bị đóng cửa. Đức Cha đã truyền chức linh mục cho hai Thầy Giảng, và 24 linh mục và một cha Dòng Châu Sơn. Gần đây, năm 1989, Phát Diệm đã được 7 linh mục trẻ khóa đầu tiên học từ Hà Nội và tiếp tục cho các khóa sau, năm 1993 và 1996, mỗi khóa được 8 chủng sinh. Hiện nay, Phát diệm có hai cha du học ở Roma và Paris.
Tình trạng thiếu linh mục là mối đáng ngại và khó khăn trong việc điều hành địa phận : ‘‘Giáo phận nhà bây giờ tình cảnh đi đát. Mới vừa rồi mất hai cha liền : Cha già Joseph Nghiễm mất hôm 17-12-83, ngày sau là 18-12-83 thì mất cha Vịnh. Cha già Cúc Bình Sa hôm đám cha Vịnh ngài có cố gắng ra đây, nhưng ra tới nơi thì chỉ nằm ở trong phòng thôi. Không tham dự được một nghi lễ nào, mặt bủng ra, chân sưng, nước da kém lắm, mắt coi dại ra, tôi nghĩ ngài khó qua được năm 84. Cha già Năng 90 tuổi cũng yếu lắm. Cha già Ven gần như mất trí nhớ, khi làm lễ, làm các phép, phải có người đứng bên chỉ cho từng dòng. Cha già Hậu 86 tuổi mới bị ngã phải nằm hơn một tháng. Cha Vọng cha Tường yếu ốm lắm, cũng vào sổ candidats ra đi năm nay. Vài năm nữa thì có lẽ chỉ còn 6/14. Đức cha phó thì còn đang phải đợi chờ. Chủng sinh : ơn gọi thì nhiều, mà sự chấp nhận thì gặp khó khăn, không dễ nào thắng vượt. Kỳ tĩnh tâm tháng 10/83 vừa qua, ở các xứ cả thảy có 12 cha, mà về được có 5. Bảy cha không về được là vì ốm yếu hay tuổi cao. Như cha già Năng. Vào phòng được hai hôm thì cha Quỳnh phó cha già Nghiễm được tin ngài ở nhà bị mệt, nên phải về giúp đỡ bố. Còn một cha nữa lại bị cúm thành ra còn lại ba cha vừa già vừa điếc, có cấm phòng với tôi và hai cha ở đây với tôi, nên lúc giảng khuyên hay đọc sách chỉ có hai cha vẫn ở nhà chung nghe thôi. Tôi kể qua tình hình địa phận để cha biết và cầu cho chúng tôi. Giáo dân những người đứng tuổi thì đại đa số lòng đạo tốt thật. Nhưng giới trẻ ít biết đạo ít biết giáo lý, đi kết bạn với người lương nhiều. Kính chúc cha an mạnh’’. (Phát Diệm. 02-01-1984)
Ơn đặc biệt mà Phát Diệm cho là phi thường, đó là thời Đức Cha Tạo, đã được Tòa Thánh bổ nhiệm ba Giám mục phó :
- Đức Cha Giuse Lê Quí Thanh (1964-1974)
- Đức Cha Giuse Nguyễn Thiện Khuyến (1977-1981).
- Đức Cha Giuse Nguyễn Văn Yến (1988- )
Đồng thời Đức Cha bổ nhiệm các cha Tổng Đại Diện :
- Cha Giuse Lê Qúi Thanh (1959-1974)
- Cha Giuse Nguyễn Thiện Khuyến (1974-1980)
- Cha Phêrô Vũ Hiến Cúc ( 1980-1984)
- Đức Ông Guise Nguyễn Quang Thiều (1984-1989)
Vào năm 1960, Đức Cha mới tổ chức lại Dòng Mến Thánh Giá, thâu nhận đệ tử và cho khấn đơn. Ngày 11-10-1962, có cuộc bầu bề trên và bề trên phó. Nhà Dòng cũng thay đổi tu phục nhẹ nhàng phù hợp với công việc và điều kiện sinh sống. Năm 1965, và 1972, Dòng Mến Thánh Giá Lưu Phương bị bom đạn tàn phá. Năm 1988, các nữ tu mới trở lại nền nhà xưa gầy dựng lại cơ nghiệp.
Ý thức rằng gia đình là nền tảng xứ đạo nên Đức Cha đã quan tâm đến người chủ gia đình. Họ lả người có trách nhiệm giáo dục và giữ vững đức tin cho con cái. Năm 1990, ngài lập ra Hội Gia Trưởng, có 7 điều lệ để giúp các gia đình sống đạo. Nội qui hội được ghi trong lịch địa phận. Ngài ấn định ngày thứ Tư đầu tháng, là ngày cầu nguyện cho gia đình.
Về vật chất, Đức Cha thích sống như giáo dân, có ngô ăn ngô, có khoai ăn khoai. Mãy chũc ăm chưa thấy được bát cơm trắng. Đến năm 1979, tòa giám mục Phát Diệm vẫn còn ăn độn. Trong thư gửi cho Cha Nguyễn Văn Long, ở Paris, bạn thân cùng lớp, Đức Cha đã ghi lại tinh thần khiêm tốn sống nghèo và khổ cực : Hôm 06-01-79, chúng tôi đã truyền chức được hai thày phó tế, trông sang năm truyền chức linh mục. Tôi gửi đây biếu cha tấm ảnh (cỡ 4x7) chúng tôi lấy với hai Thầy Sáu mới. Phần chúng tôi ở nhà được bình thường. Riêng tôi năm nay khá hơn năm ngoái. Ở bên nhà năm ngoái mất mùa, vẫn tiếp tục trồng khoai màu ăn độn. Chúng tôi có phiếu đong gạo và có cấy thêm được 6 sào ở trong châu thổ nhà chung. Cái ao sau trường Trần Lục xưa lấy đất vườn lấp xuống làm ruộng. Vụ vừa rồi gặt được 6 tạ, ăn thêm thì không đói. (Phát Diệm, 09-03-1979)
Năm 1965 và 1972, hai lần khu nhà chung Phát Diệm và vùng phụ cận bị bom tàn phá. Dòng Lưu Phương nhà hát Kim Thanh, Dòng Kín Trì Chính bị san bằng. Nhà thờ chính tòa bị hư nặng khúc giữa. Đức Cha đã tu sửa lại phần hư hại của nhà thờ lớn theo điêu khắc như cũ. Hầu hết các nhà thờ khác trong giáo phận được tu sửa, do tiền ngài cung cấp. Đức Cha ưu tiên cho việc sửa nhà thờ, khó khăn nhất là tài chánh : ‘‘Chúng tôi đang lo sửa chữa các nhà thờ. Hầu hết đã sửa. Có các nhà thờ bị bom phá hoại như nhà thờ Khoan Dụ, Vô Hốt, Ninh Bình... cả thảy 6 cái thì chưa xây dựng lại được, vì tổn phí nhiều hơn, còn đang phải lo kiếm tiền. Nhà thờ Cồn Tho đang xây, trù tính 150 nghìn đôla mà mới kiếm được vài chục ngàn thôi. Giáo dân đóng góp không đáng kể, may ra được 1/5, còn phải đi kiếm thêm. Cha cầu cho chúng tôi. Kiểu như xin làm nhà thờ, thì người ta cho ít hơn là xin làm việc bác ái’’ (Thư gửi qua Paris, 08-02-1992). Khu nhà chung được xây cất lại với một nhà 3 tầng, xứ đường có 2 tầng, khang trang, đẹp mắt.
Và ngài được con chiên qúi mến nghe theo
Các dịp lễ cưới bạc giám mục (26-4-1984), cưới vàng linh mục (13-03-1987) và kỷ niệm 100 xây dựng nhà thờ lớn dâng kính Đức Mẹ Mân Côi là dịp giáo dân tỏ lòng quì mến và biết ơn người cha. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã chấp thuận đơn thỉnh nguyện của Đức Cha Phát Diệm Bùi Chu Tạo, ban ơn toàn xá trong cả năm cho những ai đến viếng ngôi thánh đường chính tòa, từ Lễ Đức Mẹ Mân Côi ngày 07-10-1990 đe&n ngày 7-10-1991. (Sắc lệnh số 23/90/1, ngày 24-04-1990). Giáo dân nhiệt liệt hưởng ứng tham gia dịp kỷ niệm 100 năm xây cất nhà thờ chính (1891- 1991). Trong 15 tháng có tới 400 phái đoàn khắp nơi trên toàn quốc đến viếng thăm, ước lượng hơn 1 triệu người đến lãnh nhận ơn toàn xá. Hãy đọc thư ngài viết gừi qua Paris sẽ rõ : ‘‘Các đoàn hành hương ở địa phận miền Bắc vẫn tới đều đều, hầu như mỗi ngày, ngày 1, 2 trăm, ngày 5,6 trăm có ngày 2,3 ngàn người. Còn giáo phận nhà, thì các xứ lần lượt, cứ chủ nhật một xứ về viếng tập thể. Tới nơi, họ vào nhà chung, thăm hai Đức Cha, nghỉ ngơi, uống nước. Rồi xếp hàng như đi kiệu, vừa đi vừa hát, từ nhà chung, qua sân nhà thờ phía tây, đến trước cửa nhà thờ viếng mộ Cha Sáu. Vào cửa lớn, làm việc viếng nhà thờ có người hướng dẫn, sau dự Thánh Lễ, rồi đi tham quan. Các địa phận khác đến cũng làm giống như vậy. Tổ chức Năm Thánh kỷ niệm mừng nhà thờ Phát Diệm là công việc mới mẻ, chưa đâu làm, thế mà ngài đã mạnh dạn tổ chức. Phải chăng do lòng tin tưởng phó thác vào Chúa. Như cuối bức thư ngài viết : Tôi dự đoán kỳ cuối năm có lẽ đông hơn. Nhưng tháng 10 hay có mưa, mà mưa lại giai. Chúng tôi lo ngày bế mạc mà mưa thì vất vả lắm. Nhưng mọi sự là do ý Chúa, mà ý Chúa là luôn tốt đẹp ’’. (Phát Diệm, 20-07-1991)
Tình người mục tử không giới hạn tới con chiên gần mà cón lan rộng cho các con chiên xa nhà bỏ xứ làm ăn tha phương cầu thực : ‘‘Tôi nghe bên ấy cũng nhiều người muốn về. Tôi biết lắm vì nhẽ nhân dịp về thăm quê cha đất tổ yêu qúi. Những ai về được thì chúng tôi cầu chúc về bình yên. Ai không về được thì dâng cái đó lên Chúa làm lễ hy sinh caếu cho giáo phận nhà, cho quê hương đất nước bình an thịnh vượng cho chúng tôi ở nhà nhờ hồng ân năm kỷ niệm này, năm mà Đức Thánh Cha đã thương ban ơn trọng đại như vậy mà giữ đạo cho sốt sắng.
Xin các cha và anh chị em giáo phận nhà nhớ cầu nguyện cho chúng tôi, cách riêng trong năm kỷ niệm này. Chúng tôi cũng hứa hằng ngày không quên các cha, các chị em tu sỹ và mọi người giáo dân. Tôi thương anh chị em lắm. Khi vào Nam, tôi đã nói cái tình thương nhớ quê hương nó giống như cái giây cao su càng kéo dài ra, thì nó càng co lại... Chúng ta xa cách nhau từng ấy năm trời, từ chân trời này đến chân trời kia, thì tình thương nhớ đó nói sao cho hết’’.’ (Thư từ Phát Diệm gửi qua Paris, 07-10-1990)
Đức Cha Nguyễn Văn Yến đã trình bày về kết quả năm Toàn Xá trong bai giảng lễ bế mạc (31-12-1991): ‘‘Biết bao nhiêu người nghỉ đạo, đã ăn năn trở lại sau nhiều năm bỏ đạo. Biết bao nhiêu người đã sống đạo tích cực hơn. Biết bao người can đảm đương đầu với những khó khăn thử thách. Biết bao người đã trở thành tông đồ nhiệt thành’’.
Kết quả này là do người giáo dân được hướng dẫn và sống tinh thần xây dựng cộng đoàn chặt chẽ, trung thành với Giáo Hội. Như trong thư chung kỷ niệm 100 năm nhà thờ Phát Diệm, Đức Cha Tạo ghi: ‘‘Nhà thờ Phát Diệm chúng ta là một hình ảnh của Hội Thánh nói chung và của Giáo Phận nói riêng. Muốn xây nhà thờ phải có cột, xà, kèo, đá, gạch ngói.v.v. Những vật liệu ấy, có khi phải đục đẽo, cưa, bào, rồi mới lắp lại cho ăn khớp với nhau thành một cái gì vững chắc. Trong một nhà thờ, hết mọi thành phần, dù là những gì nhỏ bé nhất như viên đá, miếng ngói, hòn gạch, đều quan trọng và đều có một vai trò, vì có nó mới xây nên nhà thờ. Trong Hội Thánh và cách riêng trong Giáo Phận chúng ta cũng thế. Như lời Kinh Thánh nói: ‘‘Anh em là những viên đá sống. Hãy để Thiên Chúa xây dựng anh em thành tòa nhà thiêng liêng, để dâng lễ thiêng liêng rất đẹp lòng Chúa ’’(1P 2, 5). Hội Thánh trong Giáo Phận chính là đền thờ thiêng liêng của Thiên Chúa, xây bằng những viên đá sống là mỗi người chúng ta. Nếu chúng ta sống Đức Tin và đoàn kết với nhau thì chúng ta sẽ góp phần xây dựng nên đền thờ thiêng liêng của Thiên Chúa, trong đó chúng ta dâng tế lễ thiêng liêng tức là bản thân mình và tế lễ này rất đẹp lòng Thiên Chúa. Như vậy, trong năm nay, khi chúng ta kỷ niệm và đến viếng Nhà Thờ Chính Tòa, chúng ta cũng ý thức bổn phận của mình phải góp công xây dựng Giáo Phận nhà cho tốt đẹp hơn’’. (Phát Diệm, 25-10-1990)
Dịp lễ Ngọc Khánh linh mục năm 1997, giáo dân hân hoan chung quanh Đức Cha để tạ ơn và cầu nguyện cho ngài. Đức Cha khiêm tốn thành thực viết thư kể lại cho cha Giuse Phạm Ngọc Khuê, đang du học ở Paris: ‘‘Ở bên nhà, Đức Cha Phó, các Cha và giáo dân tổ chức mừng ngày kỷ niệm của tôi lớn quá. Tôi hơi ái ngại. Các xứ chia từng vùng cử đại diện về mừng. Số đại diện mỗi lần cũng tới gần 1000 người. Tới nhà chung họ nghỉ ngơi uống nước rồi tôi ra cho họ gặp, có bài diễn văn, có hát, xong thì ra nhà thờ lớn, các cha đặt Mình Thánh cho họ chầu nửa giờ. Chầu xong thì họ về xứ của họ, ăn bữa cơm thanh đạm. Cha quản lý chi cho mỗi người đại diện 10đ (người ở xứ gần). Người ở xa thì 15đ họ đưa về xứ của họ, thêm nếm vào làm bữa ăn rau mắm, cốt lấy vui vẻ, họ về xứ họ thích hơn, ở nhà chung thì chật chội, cả thảy họ về ba đợt. Nay đã xong rồi còn chờ đến ngày 13 này nữa. Chắc là đông lắm. Đức Cha kết thúc lá thư : Thôi tôi ngừng ở đây. Xin cha cầu nhiều cho tôi. Tôi lấy mấy ngày này cầm trí lại để dọn mình kỷ niệm 60 năm linh mục của tôi. Xét lại cả cuộc đời linh mục chỉ thấy phàn nàn thôi. Lạy Chúa nếu Chúa chấp tội tôi, thì nào ai rỗi được’’. (Phát Diệm, 10-03-1997)
Về Phát Diệm, thấy người dân có nghèo, nhưng họ có lòng, hiếu khách và nhà cửa lớp lang. Không thấy vết tích đổ nát. Chứng tỏ cha con chung lòng : đói khổ và vui sướng có nhau. Đó là kỷ niệm đẹp nhất Đức Cha để lại.
Năm nay Phát Diệm mừng kỷ niệm 100 năm thành lập giáo phận (1901-2001). Năm Thánh kỷ niệm khai mạc vào ngày 19-04-2001 và bế mạc ngày 02-08-2002.
Phát Diệm được hân hạnh và có phúc được nhiều vị thời danh đến làm chủ chăn. Cha Sáu Trần Lục (1865-1899) từ vũng bùn hoang dơ, Cha đã xây một khu thánh đường nguy nga, di tích lịch sử văn hóa. Đức Cha Alexandre Marcou Thành (1901-1935) dày công xây dựng đặt nền móng về cơ cấu tổ chức. Đức Cha G.B. Nguyễn Bá Tòng (1935-1944) giám mục tiên khởi Việt Nam và cũng là giám mục Việt Nam đầu tiên của Phát Diệm. Ngài khai phá mở đầu cho giáo phận được hoàn toàn tự lập. Đức Cha Tadeo Lê Hữu Từ (1945-1954) đã lèo lái con thuyền giáo phận vượt qua nhiều sóng gió ba đào. Còn Đức Cha Phaolô Bùi Chu Tạo (1956-1998), 42 năm, gần nửa thế kỷ, gặp không biết bao nhiêu khó khăn, tuởng là không qua nổi. Nhưng giáo phận vẫn vượt thắng và vươn lên.
Hôm nay, trong niềm vui và tin tưởng vào Chúa Phục Sinh, chúng ta tin rằng, như lời sách Khải Huyền : Các ngài đang mặc áo trắng, xếp hàng trước ngai Thiên Chúa (Kh 7, 9), nối đuôi là những người con chiên ngoan, để chờ Thiên Chúa loan báo thưởng công : Phúc cho ai có lòng trong sạch, phúc cho ai có tinh thần nghèo khó vì Nước Trời là của họ’’. (Mt 5, 3; 8). Riêng với Đức Cha khả kính Phaolô Bùi Chu Tạo, chúng ta sẽ còn nghe được lời đầy yêu thương khác của Người Mục Tử Tối Cao phán : Đây là tôi trung của Ta đã chọn. Đây là người Ta yêu dấu, Ta hài lòng về Người’’. (Mt 12,18).
Phó tế Phạm Bá Nha
Chiều lễ thánh Phêrô và Phaolô, ngày 29-06-1954, cách nay 57 năm, một buổi chiều đầy bi thảm và đau thương cho giáo phận Phát Diệm. Từ trưa, đồn quân đội Lê Dương ở Trì Chính có khói bốc lên nghi ngút.. Và cổng đồn bỏ ngỏ, không thấy một người lính nào đứng ở vọng gác như thường lệ. Không biết những người lính đã bỏ đồn đi từ bao giờ và đi đâu. Trong khi đó, trên cầu Trì Chính xưa nay vẫn cấm, nay thấy dân chúng từ Kiến Thái tự do tuốn về phía nhà thờ Phát Diệm rồi họ lại chạy quẩn trở ra khu chợ Năm Dân. Thành phố trở nên xôn xao và các cửa tiệm đóng cửa kín sớm hơn thường lệ. Khí trời mùa hè oi ả, thêm ngột ngạt, khó thở vô cùng.
Trời nhá nhem tối, Đức Cha Lê Hữu Từ, các cha, các chủng sinh, các chị Dòng Mến Thánh Giá có cả những nhân viên hành chánh cao cấp của Phát Diệm đã có mặt trên các thuyền lan ở ven sông họ Thủy Cơ, một họ lẻ gồm những người làm nghề chài lưới, của xứ Trì Chính. Trên nền trời lóe sáng những đóm lửa hỏa châu từ đâu vụt lên liên tục, chúng thi nhau xiên qua xiên lại, xé màn đêm đen tối. Trong khoang thuyền, đèn dầu được đốt lên xen lẫn tiếng kinh tối của những người khách tìm đường ra đi. Thuyền nào cũng đầy người, nước ngoài sông ngập mí cạp thuyền. Thuyền nhổ sào và nối đuôi, từ từ rời bến trực chỉ cửa sông Kim Đài... ra khơi. Lòng người buồn hoang mang vô tận, không biết sẽ đi về đâu. Trên thuyền có tiếng rỉ tai nhau : ‘’Cha Tạo không đi à’’? Lại nghe có tiếng khác trả lời : ‘‘Không thấy sao, Cha đứng trên bờ, tiễn chào mọi người’’. Ai hỏi Cha không đi sao? Thì ngài trả lời : Không, tôi đã thưa với Đức Cha tôi ở lại. Tin trong thuyền lúc ấy cho hay là sáng hôm đó, tại sảnh đường tòa giám mục, sau khi mừng các cha có quan thầy là Phêrô hay Phaolô, Đức Cha Từ triệu tập phiên họp bất thường, khẩn cấp vì tình hình khẩn trương xem ai đi ai ở lại. Cha Tạo là người đứng ra nói trước mặt mọi người : ‘‘Con xin ở lại’’.
Mấy dòng đầu sang trang lịch sử Phát Diệm năm 1954 xem ra có vẻ bi quan? Không. Đây là lúc hạt giống được vùi xuống đất chờ ngày nảy mầm và sinh hoa trái. Quả thật, ba năm sau, ngày 30-11-1956, toàn giáo phận Phát Diệm, hay tin Cha Phaolô Bùi Chu Tạo, hôm nào đứng vẫy tay chào người ra đi nay được Tòa Thánh chọn làm Giám Quản Tông Tòa cai sóc Phát Diệm. Niềm vui chan chứa và khôn tả.
Thời thơ âu và Đời linh mục
Đức Cha Bùi Chu Tạo sinh ngày 21-01-1909, trong một gia đình năm trai, hai gái. Người em của Đức Cha còn đang ở Long Thành, các cháu ngài định cư bên Úc và Mỹ, hay về thăm ngài. Song thân là ông bà Bùi văn Liên, thuộc họ Tam Châu xứ Phúc Nhạc. Phúc Nhạc nơi đông giáo dân, đất đai mầu mỡ, là quê ngoại của thánh Nữ Lê Thị Thành. Nơi ẩn trú của thánh linh mục chính xứ Phaolô Phạm Khắc Khoan, thánh Thầy giảng Gioan Nguyễn Văn Hiếu, giúp xứ Phúc Nhạc.
Phúc Nhạc có tiểu chủng viện được xây cất năm 1867. Xưa kia Tam Châu là trung tâm huấn luyện và dạy kinh bổn cho tân tòng do các Thầy Giảng phụ trách. Sau này trung tâm các Thầy Giảng chuyển về Trì Chính Phát Diệm. Năm 1940, Tam Châu được tách khỏi Phúc Nhạc làm thành xứ mới.
Đức Cha Tạo đã sinh sống và lớn lên trong phần đất quê hương đầy thánh tích này. Dân chúng phần đông nghèo, làm ăn lam lũ. Nhưng tinh thần đạo đức thì không đâu bằng. Đó là nơi thuận tiện cho tuổi thơ cậu Bùi Chu Tạo lớn lên và phát triển tài năng giúp ích cho Giáo Hội sau này.
Từ nhỏ, cậu Tạo mảnh khảnh và sức khỏe yếu kém. Năm lên 10 tuổi, ông bà thân sinh gửi con và cậy nhờ Cha Phaolô Dương Quang Liêm giáo dục tại nhà xứ Dưỡng Điềm và Phúc Hải. Lần lượt chú Phaolô Tạo vào học trường Thử Ba Làng, Thanh Hóa, rồi về tiểu chủng viện Thánh Phaolô Phúc Nhạc và lên đại chủng viện Thánh Giuse Thượng Kiệm. Ngày 13-03-1937, Cha Phaolô Bùi Chu Tạo thụ phong linh mục do Đức Cha Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng đặt tay. Sau khi làm phó xứ Thiết Kỷ được một tuần, Cha Tạo được bổ nhiệm về làm giáo sư tiểu chủng viện Phúc Nhạc. Năm 1946, cha được đặt cử làm linh hướng đại chủng viện Thượng Kiệm. Vì sức khỏe yếu, năm 1951 Cha được phép nghỉ dưỡng bệnh tại đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Sau biến cố di cư năm 1954, Cha được chuyển về quê là Tam Châu, làm chính xứ. Ngày 30-11-1956, Cha được Tòa Thánh tiến cử làm Giám Quản coi sóc Phát Diệm thay thế Đức Cha Tadeo Lê Hữu Từ di cư vào nam. Và ngài nhận chức vào ngày 15-01-1957. Ngày 24-01-1959, Tòa Thánh ban hành sắc lệnh bổ nhiệm cha Bùi Chu Tạo làm giám mục hiệu tòa Numidia. Ngày 26-04-1959, Đức Cha Bùi Chu Tạo được thụ phong giám mục tại Hà Nội do Đức Cha Trịnh Như Khuê. Lễ thụ phong giám mục rất âm thầm kín đáo, đơn sơ, không có vị giám mục nào phụ phong. Khẩu hiệu của Đức Cha là : ‘‘Bác ái chân thành không giả dối’’ (In caritate non ficta, 2Cr 6,6). Huy hiệu của ngài có hình con chim lềnh đềnh và hình nhà thờ Phát Diệm.
Người mục tử tốt lành
Phát Diệm được sống và bao bọc trong tình thương của Thiên Chúa qua sự lèo lái của Đức Cha Phaolô suốt 42 năm (1956-1998). Hôm nay Phát Diệm đau đớn khóc người cha đã ra đi trong hãnh diện vì mình có người cha tốt lành đáng qúi và kính trọng. Suốt đời sống chết cho Phát Diệm.
Những năm cuối đời, mặc dầu sức khỏe yếu kém, Đức Cha vẫn làm việc như thường. Ngài kiên tâm trong chức vụ với bao khó khăn và gánh nặng trên hai vai: ‘‘Thư này tôi đã có ý viết trước Noel và năm mới cha. Nhưng bận quá, lại yếu làm việc cứ phải nương dẹ, hơi gắng tí thì áp huyết bốc cao. Từ khi bỏ Roma tới nay tôi không được tin gì về cha. Khi tôi đến Paris thi cha yếu lắm, nay thế nào? Có khá hơn không. Riêng phàn tôi từ khi trở về nhà đã ốm 2,3 chang rồi, mỗi chang là phải ghỉ đến 3,4 tháng. Kỳ này thì được độ ngót tháng nay Chúa cho t5i khá hơn lại tiếp tục công việc mục vụ...’’. (Phát Diệm, 02-01-1984)
Từ ngày về hưu (1998) Đức Cha yếu hẳn, ngày 26-04-2001, kỷ niệm 42 năm thụ phong Giám mục, ngài ngã bệnh nặng, và Đức Cha được đem lên nhà thương Việt Đức ở Hà Nội.
Ngày 05-05-2001, Đức Cha được Chúa gọi về hết sức êm ái, để lại bao luyến tiếc cho mọi người, vào thứ bảy trước Chúa Nhật mà cả Giáo Hội mừng ngày ‘‘Chúa Chiên Lành’’. Sứ mạng của Thiên Chúa trao cho Đức Cha ngài đã làm tròn : Người mục tử nhân lành và đoàn chiên biết, yêu quí, nghe và hy sinh cho nhau. Hai bên cùng chung lo lắng, thao thức làm sao có một đoàn chiên hiệp nhất.(x. Ga 10, 1-16) Thi hài Đức Cha được chôn cất tại nhà thờ lớn Phát Diệm ngày 09-05-2001.
Đức Cha là người mục tử hiền lành và thánh thiện.
Lời quả quyết này được ghi trên hai bức trướng mừng Đức Cha Tạo vào lễ Khánh Ngọc 60 năm linh mục. : Mục tử hiền lành - Chủ chăn thánh thiện’’.
Về thể xác Đức Cha rất yếu kém, nặng khoảng 40 kilô. Nhưng tinh thần thì cương quyết và đức tin mạnh mẽ. Ngày nào cũng vậy, từ sáng sớm, Đức Cha đã có mặt tại nhà thờ đọc kinh cầu nguyện và dâng lễ. Sau đó làm gì mới làm. Không thấy trong phòng làm việc thì tìm ngài ở nhà nguyện. Quanh năm suốt tháng ngài làm việc trong căn phòng chật hẹp, ẩm thấp, không có gì là tiện nghi. Nhà thờ chính là nơi ngài tìm được nguồn sinh lực cho công việc mục vụ tông đồ. Đối với ngài nhà thờ : ‘‘Là nơi cầu nguyện với Chúa, với Đức Mẹ và nhận được nhiều ơn thiêng liêng, để khi trở về sẽ hăng hái hơn trong công việc phục vụ Chúa và tha nhân’’. (Lời cám ơn trong lễ bế mạc kỷ niệm 100 năm nhà thờ lớn Phát Diệm, 07-10-1991)
Về nhân bản, ngài cư xử khôn ngoan, lịch sự, mềm dẻo, nhưng cương trực, thẳng thắn không quanh co, không nhân nhượng nhường bước. Sức khỏe yếu thế mà không bao giờ nghe ngài than thở. Trái lại ngài lại lo tới sức khỏe người khác và cộng sự viên hơn lo cho mình. Ngài hết mực sống bác ái và trung thành với khẩu hiệu giám mục : Bác ái chân thành không giả dối (2Cr 6,6). Ai cần gì, nếu ngài có, ngài sẵn sàng giúp ngay.
Trong điện văn Đức Giáo Hoàng gửi Cho Đức Cha nhân dịp Ngân Khánh Linh mục xác nhận về đường lối lãnh đạo của ngài: ‘‘Trong thời gian qua, Đức Cha không quản ngại khó khăn săn sóc và quản trị giáo phận với sự khôn ngoan và kiên nhẫn đáng kính phục... Xin Chúa củng cố Đức Cha, các linh mục và giáo dân trong đức tin kiên trì và lòng trung thành với Giáo Hội’’. (Roma, 13-03-1987)
Năm 1997, nhân dịp Đức Cha Tạo đi Roma triều yết Đức Giáo Hoàng, Đức Cha Phó Nguyễn Văn Yến thế quyền, còn quả quyết hơn nữa về tinh thần mục tử của Đức Cha Tạo, rằng : Thêm vào niềm vui chung của Hội Thánh, đang chuẩn bị mừng năm Toàn Xá, năm nay giáo phận nhà còn được hân hoan mừng hai kỷ niệm lớn của Đức Cha chính kính mến : 60 năm thụ phong linh mục, và 40 năm làm chủ chăn giáo phận. Cách nay 60 năm, ngày 13-01-1937, cha Phaolô Bùi Chu Tạo thụ phong linh mục...Ngày 30-11-1956, ngài được Tòa Thánh đặt làm Giám Quản Tông Tòa giáo phận Phát Diệm và ngày 15-01-1957 ngài về nhậm chức.
Từ ngày ấy đến nay là chẵn 40 năm ngài làm chủ chăn giáo phận, trước tiên là ở cương vị giám quản rồi sau với chức vụ giám mục (do Tòa Thánh bổ nhiệm ngày 24-01-1959). Bốn mươi năm qua quả là một chặng đường dài. Từ khi giáo phận nhà được thành lập tới nay chưa có vị chủ chăn nào lãnh đạo lâu như thế. Với sức khỏe mỏng manh và một số linh mục ít ỏi, nhờ ơn Chúa giúp, Đức Cha chính đã lèo lái con thuyền giáo phận vững vàng tiến tới trong một giai đoạn có nhiều biến chuyển to lớn trong xã hội cũng như trong Hội Thánh. Cuối thư chung Đức Cha kêu gọi giáo dân : Vì thế nhân dịp Đức Cha mừng Ngọc Khánh Linh Mục và kỷ niệm 40 năm làm chủ chăn giáo phận, toàn thể giáo phận xin dâng lên ngài lòng quí mến và biết ơn chân thành’’. (Thư chung dịp tết Tân Sửu, 18-01-1997).
Người mục tử biết và lo lắng cho đoàn chiên.
Đức Cha Tạo, vị chủ chăn đầy nhiệt tình đã lo cho đoàn chiên từ miếng ăn vật chất đến của ăn tinh thần. Sau khi nhận nhiệm vụ Giám Quản Tông Tòa (ngày 15-01-1957), liên tiếp trong ba năm ngài đã lặn lội đi thăm từng xứ, từng cha, xem ai còn ai mất đi, nhà cửa ăn ở làm sao. Đếm ra mới thấy còn có 34 cha trên 159 cha, 30 chị Dòng Mến Thánh Giá, giáo dân còn khoảng 50.000 trên tổng số 110.000 giáo dân. Rồi ngài phân chia phần vụ cho các cha kiêm thêm xứ bên cạnh. Gần thì sáng đi tối về, xa thì nghỉ lại một hai đêm. Chính ngài nhận coi các xứ gần Phát Diệm.
Biết rõ sự tình, đời sống và khát vọng của đoàn chiên, trở về ngài soạn thảo những thư chung hướng dẫn giáo dân sống Mùa Chay, Tết dân tộc, tháng Đức Mẹ, các dịp lễ lớn. Đặc biệt lòng sùng kính Đức Mẹ được ngài cổ võ mạnh mẽ trong các xứ đạo. Hang đá Lộ Đức sau nhà thờ lớn luôn có nến cháy và hương bay nghi ngút. Ngài cho in sách Kinh Bổn nhiều lần, bán giá ủng hộ để khuyến khích giáo dân học giáo lý. Hàng năm, các xứ vẫn còn giữ thói quen ‘‘thi kinh bổn’’, là dịp toàn xứ dấy lên phong trào tìm hiểu và học hỏi kinh bổn. Hơn nữa, ngoài mở ra những lớp đào tạo giáo lý viên trẻ, lớp giáo chức làm thành lớp Tông Đồ Giáo Dân.
Việc đào tạo chủng sinh và nữ tu mới gặp nhiều khó khăn. Chủng viện Phúc Nhạc và Thượng Kiệm, Dòng Mến Thánh Giá, Dòng Châu Sơn... bị đóng cửa. Đức Cha đã truyền chức linh mục cho hai Thầy Giảng, và 24 linh mục và một cha Dòng Châu Sơn. Gần đây, năm 1989, Phát Diệm đã được 7 linh mục trẻ khóa đầu tiên học từ Hà Nội và tiếp tục cho các khóa sau, năm 1993 và 1996, mỗi khóa được 8 chủng sinh. Hiện nay, Phát diệm có hai cha du học ở Roma và Paris.
Tình trạng thiếu linh mục là mối đáng ngại và khó khăn trong việc điều hành địa phận : ‘‘Giáo phận nhà bây giờ tình cảnh đi đát. Mới vừa rồi mất hai cha liền : Cha già Joseph Nghiễm mất hôm 17-12-83, ngày sau là 18-12-83 thì mất cha Vịnh. Cha già Cúc Bình Sa hôm đám cha Vịnh ngài có cố gắng ra đây, nhưng ra tới nơi thì chỉ nằm ở trong phòng thôi. Không tham dự được một nghi lễ nào, mặt bủng ra, chân sưng, nước da kém lắm, mắt coi dại ra, tôi nghĩ ngài khó qua được năm 84. Cha già Năng 90 tuổi cũng yếu lắm. Cha già Ven gần như mất trí nhớ, khi làm lễ, làm các phép, phải có người đứng bên chỉ cho từng dòng. Cha già Hậu 86 tuổi mới bị ngã phải nằm hơn một tháng. Cha Vọng cha Tường yếu ốm lắm, cũng vào sổ candidats ra đi năm nay. Vài năm nữa thì có lẽ chỉ còn 6/14. Đức cha phó thì còn đang phải đợi chờ. Chủng sinh : ơn gọi thì nhiều, mà sự chấp nhận thì gặp khó khăn, không dễ nào thắng vượt. Kỳ tĩnh tâm tháng 10/83 vừa qua, ở các xứ cả thảy có 12 cha, mà về được có 5. Bảy cha không về được là vì ốm yếu hay tuổi cao. Như cha già Năng. Vào phòng được hai hôm thì cha Quỳnh phó cha già Nghiễm được tin ngài ở nhà bị mệt, nên phải về giúp đỡ bố. Còn một cha nữa lại bị cúm thành ra còn lại ba cha vừa già vừa điếc, có cấm phòng với tôi và hai cha ở đây với tôi, nên lúc giảng khuyên hay đọc sách chỉ có hai cha vẫn ở nhà chung nghe thôi. Tôi kể qua tình hình địa phận để cha biết và cầu cho chúng tôi. Giáo dân những người đứng tuổi thì đại đa số lòng đạo tốt thật. Nhưng giới trẻ ít biết đạo ít biết giáo lý, đi kết bạn với người lương nhiều. Kính chúc cha an mạnh’’. (Phát Diệm. 02-01-1984)
Ơn đặc biệt mà Phát Diệm cho là phi thường, đó là thời Đức Cha Tạo, đã được Tòa Thánh bổ nhiệm ba Giám mục phó :
- Đức Cha Giuse Lê Quí Thanh (1964-1974)
- Đức Cha Giuse Nguyễn Thiện Khuyến (1977-1981).
- Đức Cha Giuse Nguyễn Văn Yến (1988- )
Đồng thời Đức Cha bổ nhiệm các cha Tổng Đại Diện :
- Cha Giuse Lê Qúi Thanh (1959-1974)
- Cha Giuse Nguyễn Thiện Khuyến (1974-1980)
- Cha Phêrô Vũ Hiến Cúc ( 1980-1984)
- Đức Ông Guise Nguyễn Quang Thiều (1984-1989)
Vào năm 1960, Đức Cha mới tổ chức lại Dòng Mến Thánh Giá, thâu nhận đệ tử và cho khấn đơn. Ngày 11-10-1962, có cuộc bầu bề trên và bề trên phó. Nhà Dòng cũng thay đổi tu phục nhẹ nhàng phù hợp với công việc và điều kiện sinh sống. Năm 1965, và 1972, Dòng Mến Thánh Giá Lưu Phương bị bom đạn tàn phá. Năm 1988, các nữ tu mới trở lại nền nhà xưa gầy dựng lại cơ nghiệp.
Ý thức rằng gia đình là nền tảng xứ đạo nên Đức Cha đã quan tâm đến người chủ gia đình. Họ lả người có trách nhiệm giáo dục và giữ vững đức tin cho con cái. Năm 1990, ngài lập ra Hội Gia Trưởng, có 7 điều lệ để giúp các gia đình sống đạo. Nội qui hội được ghi trong lịch địa phận. Ngài ấn định ngày thứ Tư đầu tháng, là ngày cầu nguyện cho gia đình.
Về vật chất, Đức Cha thích sống như giáo dân, có ngô ăn ngô, có khoai ăn khoai. Mãy chũc ăm chưa thấy được bát cơm trắng. Đến năm 1979, tòa giám mục Phát Diệm vẫn còn ăn độn. Trong thư gửi cho Cha Nguyễn Văn Long, ở Paris, bạn thân cùng lớp, Đức Cha đã ghi lại tinh thần khiêm tốn sống nghèo và khổ cực : Hôm 06-01-79, chúng tôi đã truyền chức được hai thày phó tế, trông sang năm truyền chức linh mục. Tôi gửi đây biếu cha tấm ảnh (cỡ 4x7) chúng tôi lấy với hai Thầy Sáu mới. Phần chúng tôi ở nhà được bình thường. Riêng tôi năm nay khá hơn năm ngoái. Ở bên nhà năm ngoái mất mùa, vẫn tiếp tục trồng khoai màu ăn độn. Chúng tôi có phiếu đong gạo và có cấy thêm được 6 sào ở trong châu thổ nhà chung. Cái ao sau trường Trần Lục xưa lấy đất vườn lấp xuống làm ruộng. Vụ vừa rồi gặt được 6 tạ, ăn thêm thì không đói. (Phát Diệm, 09-03-1979)
Năm 1965 và 1972, hai lần khu nhà chung Phát Diệm và vùng phụ cận bị bom tàn phá. Dòng Lưu Phương nhà hát Kim Thanh, Dòng Kín Trì Chính bị san bằng. Nhà thờ chính tòa bị hư nặng khúc giữa. Đức Cha đã tu sửa lại phần hư hại của nhà thờ lớn theo điêu khắc như cũ. Hầu hết các nhà thờ khác trong giáo phận được tu sửa, do tiền ngài cung cấp. Đức Cha ưu tiên cho việc sửa nhà thờ, khó khăn nhất là tài chánh : ‘‘Chúng tôi đang lo sửa chữa các nhà thờ. Hầu hết đã sửa. Có các nhà thờ bị bom phá hoại như nhà thờ Khoan Dụ, Vô Hốt, Ninh Bình... cả thảy 6 cái thì chưa xây dựng lại được, vì tổn phí nhiều hơn, còn đang phải lo kiếm tiền. Nhà thờ Cồn Tho đang xây, trù tính 150 nghìn đôla mà mới kiếm được vài chục ngàn thôi. Giáo dân đóng góp không đáng kể, may ra được 1/5, còn phải đi kiếm thêm. Cha cầu cho chúng tôi. Kiểu như xin làm nhà thờ, thì người ta cho ít hơn là xin làm việc bác ái’’ (Thư gửi qua Paris, 08-02-1992). Khu nhà chung được xây cất lại với một nhà 3 tầng, xứ đường có 2 tầng, khang trang, đẹp mắt.
Và ngài được con chiên qúi mến nghe theo
Các dịp lễ cưới bạc giám mục (26-4-1984), cưới vàng linh mục (13-03-1987) và kỷ niệm 100 xây dựng nhà thờ lớn dâng kính Đức Mẹ Mân Côi là dịp giáo dân tỏ lòng quì mến và biết ơn người cha. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã chấp thuận đơn thỉnh nguyện của Đức Cha Phát Diệm Bùi Chu Tạo, ban ơn toàn xá trong cả năm cho những ai đến viếng ngôi thánh đường chính tòa, từ Lễ Đức Mẹ Mân Côi ngày 07-10-1990 đe&n ngày 7-10-1991. (Sắc lệnh số 23/90/1, ngày 24-04-1990). Giáo dân nhiệt liệt hưởng ứng tham gia dịp kỷ niệm 100 năm xây cất nhà thờ chính (1891- 1991). Trong 15 tháng có tới 400 phái đoàn khắp nơi trên toàn quốc đến viếng thăm, ước lượng hơn 1 triệu người đến lãnh nhận ơn toàn xá. Hãy đọc thư ngài viết gừi qua Paris sẽ rõ : ‘‘Các đoàn hành hương ở địa phận miền Bắc vẫn tới đều đều, hầu như mỗi ngày, ngày 1, 2 trăm, ngày 5,6 trăm có ngày 2,3 ngàn người. Còn giáo phận nhà, thì các xứ lần lượt, cứ chủ nhật một xứ về viếng tập thể. Tới nơi, họ vào nhà chung, thăm hai Đức Cha, nghỉ ngơi, uống nước. Rồi xếp hàng như đi kiệu, vừa đi vừa hát, từ nhà chung, qua sân nhà thờ phía tây, đến trước cửa nhà thờ viếng mộ Cha Sáu. Vào cửa lớn, làm việc viếng nhà thờ có người hướng dẫn, sau dự Thánh Lễ, rồi đi tham quan. Các địa phận khác đến cũng làm giống như vậy. Tổ chức Năm Thánh kỷ niệm mừng nhà thờ Phát Diệm là công việc mới mẻ, chưa đâu làm, thế mà ngài đã mạnh dạn tổ chức. Phải chăng do lòng tin tưởng phó thác vào Chúa. Như cuối bức thư ngài viết : Tôi dự đoán kỳ cuối năm có lẽ đông hơn. Nhưng tháng 10 hay có mưa, mà mưa lại giai. Chúng tôi lo ngày bế mạc mà mưa thì vất vả lắm. Nhưng mọi sự là do ý Chúa, mà ý Chúa là luôn tốt đẹp ’’. (Phát Diệm, 20-07-1991)
Tình người mục tử không giới hạn tới con chiên gần mà cón lan rộng cho các con chiên xa nhà bỏ xứ làm ăn tha phương cầu thực : ‘‘Tôi nghe bên ấy cũng nhiều người muốn về. Tôi biết lắm vì nhẽ nhân dịp về thăm quê cha đất tổ yêu qúi. Những ai về được thì chúng tôi cầu chúc về bình yên. Ai không về được thì dâng cái đó lên Chúa làm lễ hy sinh caếu cho giáo phận nhà, cho quê hương đất nước bình an thịnh vượng cho chúng tôi ở nhà nhờ hồng ân năm kỷ niệm này, năm mà Đức Thánh Cha đã thương ban ơn trọng đại như vậy mà giữ đạo cho sốt sắng.
Xin các cha và anh chị em giáo phận nhà nhớ cầu nguyện cho chúng tôi, cách riêng trong năm kỷ niệm này. Chúng tôi cũng hứa hằng ngày không quên các cha, các chị em tu sỹ và mọi người giáo dân. Tôi thương anh chị em lắm. Khi vào Nam, tôi đã nói cái tình thương nhớ quê hương nó giống như cái giây cao su càng kéo dài ra, thì nó càng co lại... Chúng ta xa cách nhau từng ấy năm trời, từ chân trời này đến chân trời kia, thì tình thương nhớ đó nói sao cho hết’’.’ (Thư từ Phát Diệm gửi qua Paris, 07-10-1990)
Đức Cha Nguyễn Văn Yến đã trình bày về kết quả năm Toàn Xá trong bai giảng lễ bế mạc (31-12-1991): ‘‘Biết bao nhiêu người nghỉ đạo, đã ăn năn trở lại sau nhiều năm bỏ đạo. Biết bao nhiêu người đã sống đạo tích cực hơn. Biết bao người can đảm đương đầu với những khó khăn thử thách. Biết bao người đã trở thành tông đồ nhiệt thành’’.
Kết quả này là do người giáo dân được hướng dẫn và sống tinh thần xây dựng cộng đoàn chặt chẽ, trung thành với Giáo Hội. Như trong thư chung kỷ niệm 100 năm nhà thờ Phát Diệm, Đức Cha Tạo ghi: ‘‘Nhà thờ Phát Diệm chúng ta là một hình ảnh của Hội Thánh nói chung và của Giáo Phận nói riêng. Muốn xây nhà thờ phải có cột, xà, kèo, đá, gạch ngói.v.v. Những vật liệu ấy, có khi phải đục đẽo, cưa, bào, rồi mới lắp lại cho ăn khớp với nhau thành một cái gì vững chắc. Trong một nhà thờ, hết mọi thành phần, dù là những gì nhỏ bé nhất như viên đá, miếng ngói, hòn gạch, đều quan trọng và đều có một vai trò, vì có nó mới xây nên nhà thờ. Trong Hội Thánh và cách riêng trong Giáo Phận chúng ta cũng thế. Như lời Kinh Thánh nói: ‘‘Anh em là những viên đá sống. Hãy để Thiên Chúa xây dựng anh em thành tòa nhà thiêng liêng, để dâng lễ thiêng liêng rất đẹp lòng Chúa ’’(1P 2, 5). Hội Thánh trong Giáo Phận chính là đền thờ thiêng liêng của Thiên Chúa, xây bằng những viên đá sống là mỗi người chúng ta. Nếu chúng ta sống Đức Tin và đoàn kết với nhau thì chúng ta sẽ góp phần xây dựng nên đền thờ thiêng liêng của Thiên Chúa, trong đó chúng ta dâng tế lễ thiêng liêng tức là bản thân mình và tế lễ này rất đẹp lòng Thiên Chúa. Như vậy, trong năm nay, khi chúng ta kỷ niệm và đến viếng Nhà Thờ Chính Tòa, chúng ta cũng ý thức bổn phận của mình phải góp công xây dựng Giáo Phận nhà cho tốt đẹp hơn’’. (Phát Diệm, 25-10-1990)
Dịp lễ Ngọc Khánh linh mục năm 1997, giáo dân hân hoan chung quanh Đức Cha để tạ ơn và cầu nguyện cho ngài. Đức Cha khiêm tốn thành thực viết thư kể lại cho cha Giuse Phạm Ngọc Khuê, đang du học ở Paris: ‘‘Ở bên nhà, Đức Cha Phó, các Cha và giáo dân tổ chức mừng ngày kỷ niệm của tôi lớn quá. Tôi hơi ái ngại. Các xứ chia từng vùng cử đại diện về mừng. Số đại diện mỗi lần cũng tới gần 1000 người. Tới nhà chung họ nghỉ ngơi uống nước rồi tôi ra cho họ gặp, có bài diễn văn, có hát, xong thì ra nhà thờ lớn, các cha đặt Mình Thánh cho họ chầu nửa giờ. Chầu xong thì họ về xứ của họ, ăn bữa cơm thanh đạm. Cha quản lý chi cho mỗi người đại diện 10đ (người ở xứ gần). Người ở xa thì 15đ họ đưa về xứ của họ, thêm nếm vào làm bữa ăn rau mắm, cốt lấy vui vẻ, họ về xứ họ thích hơn, ở nhà chung thì chật chội, cả thảy họ về ba đợt. Nay đã xong rồi còn chờ đến ngày 13 này nữa. Chắc là đông lắm. Đức Cha kết thúc lá thư : Thôi tôi ngừng ở đây. Xin cha cầu nhiều cho tôi. Tôi lấy mấy ngày này cầm trí lại để dọn mình kỷ niệm 60 năm linh mục của tôi. Xét lại cả cuộc đời linh mục chỉ thấy phàn nàn thôi. Lạy Chúa nếu Chúa chấp tội tôi, thì nào ai rỗi được’’. (Phát Diệm, 10-03-1997)
Về Phát Diệm, thấy người dân có nghèo, nhưng họ có lòng, hiếu khách và nhà cửa lớp lang. Không thấy vết tích đổ nát. Chứng tỏ cha con chung lòng : đói khổ và vui sướng có nhau. Đó là kỷ niệm đẹp nhất Đức Cha để lại.
Năm nay Phát Diệm mừng kỷ niệm 100 năm thành lập giáo phận (1901-2001). Năm Thánh kỷ niệm khai mạc vào ngày 19-04-2001 và bế mạc ngày 02-08-2002.
Phát Diệm được hân hạnh và có phúc được nhiều vị thời danh đến làm chủ chăn. Cha Sáu Trần Lục (1865-1899) từ vũng bùn hoang dơ, Cha đã xây một khu thánh đường nguy nga, di tích lịch sử văn hóa. Đức Cha Alexandre Marcou Thành (1901-1935) dày công xây dựng đặt nền móng về cơ cấu tổ chức. Đức Cha G.B. Nguyễn Bá Tòng (1935-1944) giám mục tiên khởi Việt Nam và cũng là giám mục Việt Nam đầu tiên của Phát Diệm. Ngài khai phá mở đầu cho giáo phận được hoàn toàn tự lập. Đức Cha Tadeo Lê Hữu Từ (1945-1954) đã lèo lái con thuyền giáo phận vượt qua nhiều sóng gió ba đào. Còn Đức Cha Phaolô Bùi Chu Tạo (1956-1998), 42 năm, gần nửa thế kỷ, gặp không biết bao nhiêu khó khăn, tuởng là không qua nổi. Nhưng giáo phận vẫn vượt thắng và vươn lên.
Hôm nay, trong niềm vui và tin tưởng vào Chúa Phục Sinh, chúng ta tin rằng, như lời sách Khải Huyền : Các ngài đang mặc áo trắng, xếp hàng trước ngai Thiên Chúa (Kh 7, 9), nối đuôi là những người con chiên ngoan, để chờ Thiên Chúa loan báo thưởng công : Phúc cho ai có lòng trong sạch, phúc cho ai có tinh thần nghèo khó vì Nước Trời là của họ’’. (Mt 5, 3; 8). Riêng với Đức Cha khả kính Phaolô Bùi Chu Tạo, chúng ta sẽ còn nghe được lời đầy yêu thương khác của Người Mục Tử Tối Cao phán : Đây là tôi trung của Ta đã chọn. Đây là người Ta yêu dấu, Ta hài lòng về Người’’. (Mt 12,18).
Phó tế Phạm Bá Nha
Hình ảnh ngày cuối năm bên hang đá Chúa giáng sinh
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
17:41 28/12/2021
Hình ảnh ngày cuối năm bên hang đá Chúa giáng sinh
Nơi nhiều hang đá giáng sinh, có đặt ba bức tượng của ba nhân vật ăn mặc khác thường với ba món qùa tặng cũng khác thường. Họ đến thăm viếng hài nhi Giêsu cả với tâm tình đời sống của họ nữa.
Sau ngày lễ mừng hài nhi Giêsu giáng sinh 25.12. hằng năm, dựa theo dấu vết ba nhân vật khác thường nơi hang đá Chúa giáng sinh, tâm tình vừa nhìn lại thời gian qúa khứ năm cũ sắp đi vào dĩ vãng, cùng vừa hướng tầm nhìn về thời gian tương lai bước sang năm mới, gợi trào lên trong suy nghĩ cảm nhận.
Ba người khách lạ khác thường đó, xưa nay quen gọi là Bavua hay ba nhà Thiên văn. Không biết có đúng như vậy không? Nhưng cung cách ăn mặc cùng qùa tặng khác thường của họ nói lên hình ảnh đời sống của riêng họ, và cũng có thể của chung con người nữa!
Người khách lạ thứ nhất trong bộ y phục áo khoác sặc sỡ nhiều mầu sắc, nhưng có bộ mặt nhăn nhó tư lự lộ vẻ buồn bã thất vọng. Vị này tiến gần tới hài Giêsu nằm trong nôi máng cỏ đầy rơm rạ cỏ khô cho xúc vật ăn, thấy hài nhi đang giơ tay chân dẫy dụa nhoẻn miệng tươi cười, mở to đôi mắt nhìn xung quanh phát tỏa niểm vui hạnh phúc vẻ ngày thơ của một em bé.
Vị khách lạ này vẫy tay chào hài nhi và muốn nói : “Này em bé, thấy em bé kháu khỉnh cười tươi qúa! Đời sống em phát tỏa niềm vui hạnh phúc, mặc dù hoàn cảnh của em qúa đơn giản nghèo nàn phải nằm trong nôi máng đựng cỏ rơm cho xúc vật ăn. Ta thương em bé lắm. Ta không có gì tặng cho em. Ta có chiếc áo choàng ta đang khoác trên mình. Thôi ta cởi tặng em bé mong mang lại chút ấm áp cho em! Mong em nhận, là ta có nụ cười niềm vui cho đời sống như em vậy. Cám ơn em bé đã mang cho ta nụ cười niềm vui đời sống trở lại.”
Những ngày cuối cùng năm cũ đang từ từ khép lại đi vào dĩ vãng, suy nghĩ nhìn lại con người chúng ta không biết bao lần trong đời sống đã trải qua những giờ phút ngày tháng trong buồn phiền lo âu sợ hãi, thất vọng, thiếu vắng nụ cười. Đời sống vắng lạnh khô cứng!
Chúng ta khao khát niềm vui cho đời sống. Nhưng làm thế nào có được niềm vui hạnh phúc đây? Ai có thể giúp chúng ta việc này được?
Câu trả lời có rất nhiều khác biệt. Nhưng ta thấy Vị khách lạ viếng hang đá đã tìm thấy niềm vui cho đời sống nơi hài nhi Giêsu, con Thiên Chúa xuống trần gian làm người.
Hướng tầm nhìn vể thời gian tương lai năm mới sắp đến, có lẽ suy tư của nhà thần học, linh mục Karl Rahner SJ., là một hướng chỉ dẫn:” Người tín Chúa Kitô chúng ta nên phải có đời sống sao là người có niềm vui hạnh phúc. Khi họ chiếu tỏa ra qua nụ tươi cười, vẻ đẹp trong sáng hồn nhiên của người được Chúa cứu độ, cho thoát khỏi vòng hình phạt nô lệ của tội lỗi. Chúng ta chân nhận rằng, hoa trái của tinh thần chính là niềm vui, nó chiếu tỏa vẻ đẹp tuyệt vời của tình yêu.”
Vị khách lạ thứ hai tiến lại gần hài nhi Giesu, nhưng trong thái độ vội vàng lo lắng. Vị này cúi mình xuống dùng bàn tay xoa dịu nhẹ trên đôi má nhỏ của hài nhi đang ngủ yên, vẻ mặt hiền dịu trong sáng. Vị này như muốn nói với em bé: “ Này em bé, ta thấy em ngủ yên an bình, dễ thương qúa. Chúc bé ngủ ngon cho khoẻ mạnh mau lớn! Ta vội vã đến thăm em thôi. Làm gì, đi đâu ta cũng căn đếm thời giờ hết em ơi. Thời giờ đến rồi cũng qua đi mau lẹ qúa. Hôm nay đến thăm em, thấy em ngủ ngon yên lành trong nôi máng cỏ rơm cho xúc vật ăn, ta chợt nhận ra thời giờ là một bí ẩn mầu nhiệm lớn lao với con người, mà điều đó con người trong đời sống thường hay quên không chú ý tới. Thời giờ qua đi, và thời giờ cũng sẽ nảy sinh tiếp nối nữa!”
Vị khách lạ này liền lấy từ trong túi áo ở trước ngực mình một chiếc đồng hồ chạy điểm đếm thời giờ bằng những hạt cát li ti chảy luồn từ bình đựng phía trên chui lọt qua khe nhỏ xuống bình phía bên dưới. Chiếc đồng hồ này có tên “ Đồng hồ cát”. Vị khách lạ đặt nó bên cạnh em bé đang nằm ngủ và thầm nói: “ Con người có ít thời giờ trong trần gian. Chiếc đồng hồ cát này ta tặng em, bởi vì tuy nó chảy chạy chậm, nhưng mà chưa qúa trễ đâu. Chiếc đồng hồ cát này là hình ảnh nói lên em luôn luôn có thời giờ, như em nhận ra và trao tặng người khác!”
Con người chúng ta sống trong giới hạn không gian và thời gian. Thời gian đời sống được trao tặng ban cho con người chúng ta. Trong dòng đời sống con người thường hay nói: ” Tôi không có thời giờ. Hay tôi không có nhiều giờ đâu!
Nơi hang đá vị khách lạ thứ hai đã tặng em bé Giesu chiếc đồng hồ cát với lời tư vấn tuyệt vời ” Chiếc đồng hồ cát này là hình ảnh nói lên em luôn luôn có thời giờ, như em nhận ra và trao tặng người khác!”
Hài nhi Giesu đã hiểu sự thật đó, và trong suốt dọc đời sống sau này ở trần gian, Chúa Giêsu đã dùng thời giờ rất hợp tình hợp lý dành trao tặng con người.
Hướng tầm nhìn về thời gian năm mới đang đến, lời suy tư của vị khách lạ thứ hai nơi hang đá hài nhi Giêsu thể hiện sự thiết thực cho đời sống: “ Thời giờ đến rồi cũng qua đi mau lẹ qúa. Hôm nay đến thăm em, thấy em ngủ ngon yên lành trong nôi máng cỏ rơm cho xúc vật ăn, ta chợt nhận ra thời giờ là một bí ẩn mầu nhiệm lớn lao với con người, mà điều đó con người trong đời sống thường hay quên không chú ý tới. Thời giờ qua đi, và thời giờ cũng nảy sinh tiếp nối nữa!”.
Vị khách lạ thứ ba với khuôn mặt bộ dạng chiếc bụng to béo trông có vẻ đau bệnh có vết thương đâu đó nơi cơ thể. Vị này tiến tới gần hài nhi Giesu lấy tay xoa trên trán, nơi gò má em bé và thầm nói: Này em bé, hình dạng thân thể ta không đẹp như em đâu. Nhưng ta có sứ mạng mang tình yêu mến cho người khác. Vì trong đời sống ta thường hay bị người khác coi thường, có khi ta còn bị làm cho thương tổn đến nỗi nảy sinh có cả vết thương nơi thân thể nữa. Nhưng ta chịu đựng tất cả vì tình yêu mến.”
Đang khi vị khách lạ này cúi mình xuống nói thì những giọt nước mắt chảy nhỏ rơi xuống thân thể em bé Giesu. Vị khách lạ này cảm động nghẹn ngào nói: Xin em đón nhận những giọt nước mắt đau khổ của ta. Đó là những giọt nước làm soi mòn những viên sỏi đá. Đó là những gọt nước mưa thấm xuống đất làm cho nền đất trở nên mầu mỡ, và làm cho cây cối mọc phát triển nở bông hoa kết trái trong vùng cát sa mạc. Đó là mầu nhiệm của tình yêu.”
Vị khách lạ này đến với hài nhi Giesu với những vết thương chịu đựng vì tình yêu trong cuộc đời qúa khứ của mình. Hình ảnh biểu tượng đó cũng tiên báo hài nhi Giêsu sau này thành người trưởng thành cũng sẽ trải qua con đường thập gía đau khổ. Tình yêu là giá trả cho đời sống. Thập giá của Chúa Giêsu là hệ luận kết qủa của tình yêu, mà ngài chịu đựng. Qua con đường thập gía vì tình yêu, hài nhi Giesu chỉ cho con người con đường dẫn tới thành công đạt được ơn cứu độ. Con đường thập gía tình yêu đó của Chúa Giêsu khơi nguồn mang đến sự phục sinh sống lại.
Như vị khách lạ thứ ba với vết thương chịu đựng, con người trong qúa khứ đã qua, dù có mang những vết thương, hay gây ra thương tổn cho người khác, vẫn luôn có thể đến với hài nhi Giêsu nơi hang đá hay nơi thập gía Chúa Giêsu, để nhận ơn chữa lành, sự tha thứ an ủi. Đó là nguồn hy vọng cậy trông cho đời sống hướng về thời gian tương lai năm mới sắp đến. Năm mới bắt đầu với tình yêu của Chúa, và tình yêu không bao ngừng nghỉ chấm dứt.
Ngôi sao Bethlehem của Hài nhi Giesu soi đường chỉ lối cho người tìm đến nguồn cậy trông tìm sự an ủi cho đời sống để ra khỏi bóng tối sự sợ hãi đe dọa sức khoẻ đời sống trong thời gian năm cũ sắp đi vào dĩ vãng, như Chúa Giêsu đã nhắn nhủ:” Thầy là ánh sáng trần gian”.
Tin tưởng vào Hài nhi Giêsu trong hang đá, Đấng là tình yêu, là thời giờ và niềm vui cho đời sống. Thánh Phaolo có tâm tình xác tín: “ Bước sang năm mới, chúng ta sống cho Chúa. Nếu chết trong năm mới, chúng ta chết trong tay Chúa. Dù sống hay chết, chúng ta thuộc về Chúa.” ( Thư gửi Roma 14,8)
Ngày cuối năm 2021.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Nơi nhiều hang đá giáng sinh, có đặt ba bức tượng của ba nhân vật ăn mặc khác thường với ba món qùa tặng cũng khác thường. Họ đến thăm viếng hài nhi Giêsu cả với tâm tình đời sống của họ nữa.
Sau ngày lễ mừng hài nhi Giêsu giáng sinh 25.12. hằng năm, dựa theo dấu vết ba nhân vật khác thường nơi hang đá Chúa giáng sinh, tâm tình vừa nhìn lại thời gian qúa khứ năm cũ sắp đi vào dĩ vãng, cùng vừa hướng tầm nhìn về thời gian tương lai bước sang năm mới, gợi trào lên trong suy nghĩ cảm nhận.
Ba người khách lạ khác thường đó, xưa nay quen gọi là Bavua hay ba nhà Thiên văn. Không biết có đúng như vậy không? Nhưng cung cách ăn mặc cùng qùa tặng khác thường của họ nói lên hình ảnh đời sống của riêng họ, và cũng có thể của chung con người nữa!
Người khách lạ thứ nhất trong bộ y phục áo khoác sặc sỡ nhiều mầu sắc, nhưng có bộ mặt nhăn nhó tư lự lộ vẻ buồn bã thất vọng. Vị này tiến gần tới hài Giêsu nằm trong nôi máng cỏ đầy rơm rạ cỏ khô cho xúc vật ăn, thấy hài nhi đang giơ tay chân dẫy dụa nhoẻn miệng tươi cười, mở to đôi mắt nhìn xung quanh phát tỏa niểm vui hạnh phúc vẻ ngày thơ của một em bé.
Vị khách lạ này vẫy tay chào hài nhi và muốn nói : “Này em bé, thấy em bé kháu khỉnh cười tươi qúa! Đời sống em phát tỏa niềm vui hạnh phúc, mặc dù hoàn cảnh của em qúa đơn giản nghèo nàn phải nằm trong nôi máng đựng cỏ rơm cho xúc vật ăn. Ta thương em bé lắm. Ta không có gì tặng cho em. Ta có chiếc áo choàng ta đang khoác trên mình. Thôi ta cởi tặng em bé mong mang lại chút ấm áp cho em! Mong em nhận, là ta có nụ cười niềm vui cho đời sống như em vậy. Cám ơn em bé đã mang cho ta nụ cười niềm vui đời sống trở lại.”
Những ngày cuối cùng năm cũ đang từ từ khép lại đi vào dĩ vãng, suy nghĩ nhìn lại con người chúng ta không biết bao lần trong đời sống đã trải qua những giờ phút ngày tháng trong buồn phiền lo âu sợ hãi, thất vọng, thiếu vắng nụ cười. Đời sống vắng lạnh khô cứng!
Chúng ta khao khát niềm vui cho đời sống. Nhưng làm thế nào có được niềm vui hạnh phúc đây? Ai có thể giúp chúng ta việc này được?
Câu trả lời có rất nhiều khác biệt. Nhưng ta thấy Vị khách lạ viếng hang đá đã tìm thấy niềm vui cho đời sống nơi hài nhi Giêsu, con Thiên Chúa xuống trần gian làm người.
Hướng tầm nhìn vể thời gian tương lai năm mới sắp đến, có lẽ suy tư của nhà thần học, linh mục Karl Rahner SJ., là một hướng chỉ dẫn:” Người tín Chúa Kitô chúng ta nên phải có đời sống sao là người có niềm vui hạnh phúc. Khi họ chiếu tỏa ra qua nụ tươi cười, vẻ đẹp trong sáng hồn nhiên của người được Chúa cứu độ, cho thoát khỏi vòng hình phạt nô lệ của tội lỗi. Chúng ta chân nhận rằng, hoa trái của tinh thần chính là niềm vui, nó chiếu tỏa vẻ đẹp tuyệt vời của tình yêu.”
Vị khách lạ thứ hai tiến lại gần hài nhi Giesu, nhưng trong thái độ vội vàng lo lắng. Vị này cúi mình xuống dùng bàn tay xoa dịu nhẹ trên đôi má nhỏ của hài nhi đang ngủ yên, vẻ mặt hiền dịu trong sáng. Vị này như muốn nói với em bé: “ Này em bé, ta thấy em ngủ yên an bình, dễ thương qúa. Chúc bé ngủ ngon cho khoẻ mạnh mau lớn! Ta vội vã đến thăm em thôi. Làm gì, đi đâu ta cũng căn đếm thời giờ hết em ơi. Thời giờ đến rồi cũng qua đi mau lẹ qúa. Hôm nay đến thăm em, thấy em ngủ ngon yên lành trong nôi máng cỏ rơm cho xúc vật ăn, ta chợt nhận ra thời giờ là một bí ẩn mầu nhiệm lớn lao với con người, mà điều đó con người trong đời sống thường hay quên không chú ý tới. Thời giờ qua đi, và thời giờ cũng sẽ nảy sinh tiếp nối nữa!”
Vị khách lạ này liền lấy từ trong túi áo ở trước ngực mình một chiếc đồng hồ chạy điểm đếm thời giờ bằng những hạt cát li ti chảy luồn từ bình đựng phía trên chui lọt qua khe nhỏ xuống bình phía bên dưới. Chiếc đồng hồ này có tên “ Đồng hồ cát”. Vị khách lạ đặt nó bên cạnh em bé đang nằm ngủ và thầm nói: “ Con người có ít thời giờ trong trần gian. Chiếc đồng hồ cát này ta tặng em, bởi vì tuy nó chảy chạy chậm, nhưng mà chưa qúa trễ đâu. Chiếc đồng hồ cát này là hình ảnh nói lên em luôn luôn có thời giờ, như em nhận ra và trao tặng người khác!”
Con người chúng ta sống trong giới hạn không gian và thời gian. Thời gian đời sống được trao tặng ban cho con người chúng ta. Trong dòng đời sống con người thường hay nói: ” Tôi không có thời giờ. Hay tôi không có nhiều giờ đâu!
Nơi hang đá vị khách lạ thứ hai đã tặng em bé Giesu chiếc đồng hồ cát với lời tư vấn tuyệt vời ” Chiếc đồng hồ cát này là hình ảnh nói lên em luôn luôn có thời giờ, như em nhận ra và trao tặng người khác!”
Hài nhi Giesu đã hiểu sự thật đó, và trong suốt dọc đời sống sau này ở trần gian, Chúa Giêsu đã dùng thời giờ rất hợp tình hợp lý dành trao tặng con người.
Hướng tầm nhìn về thời gian năm mới đang đến, lời suy tư của vị khách lạ thứ hai nơi hang đá hài nhi Giêsu thể hiện sự thiết thực cho đời sống: “ Thời giờ đến rồi cũng qua đi mau lẹ qúa. Hôm nay đến thăm em, thấy em ngủ ngon yên lành trong nôi máng cỏ rơm cho xúc vật ăn, ta chợt nhận ra thời giờ là một bí ẩn mầu nhiệm lớn lao với con người, mà điều đó con người trong đời sống thường hay quên không chú ý tới. Thời giờ qua đi, và thời giờ cũng nảy sinh tiếp nối nữa!”.
Vị khách lạ thứ ba với khuôn mặt bộ dạng chiếc bụng to béo trông có vẻ đau bệnh có vết thương đâu đó nơi cơ thể. Vị này tiến tới gần hài nhi Giesu lấy tay xoa trên trán, nơi gò má em bé và thầm nói: Này em bé, hình dạng thân thể ta không đẹp như em đâu. Nhưng ta có sứ mạng mang tình yêu mến cho người khác. Vì trong đời sống ta thường hay bị người khác coi thường, có khi ta còn bị làm cho thương tổn đến nỗi nảy sinh có cả vết thương nơi thân thể nữa. Nhưng ta chịu đựng tất cả vì tình yêu mến.”
Đang khi vị khách lạ này cúi mình xuống nói thì những giọt nước mắt chảy nhỏ rơi xuống thân thể em bé Giesu. Vị khách lạ này cảm động nghẹn ngào nói: Xin em đón nhận những giọt nước mắt đau khổ của ta. Đó là những giọt nước làm soi mòn những viên sỏi đá. Đó là những gọt nước mưa thấm xuống đất làm cho nền đất trở nên mầu mỡ, và làm cho cây cối mọc phát triển nở bông hoa kết trái trong vùng cát sa mạc. Đó là mầu nhiệm của tình yêu.”
Vị khách lạ này đến với hài nhi Giesu với những vết thương chịu đựng vì tình yêu trong cuộc đời qúa khứ của mình. Hình ảnh biểu tượng đó cũng tiên báo hài nhi Giêsu sau này thành người trưởng thành cũng sẽ trải qua con đường thập gía đau khổ. Tình yêu là giá trả cho đời sống. Thập giá của Chúa Giêsu là hệ luận kết qủa của tình yêu, mà ngài chịu đựng. Qua con đường thập gía vì tình yêu, hài nhi Giesu chỉ cho con người con đường dẫn tới thành công đạt được ơn cứu độ. Con đường thập gía tình yêu đó của Chúa Giêsu khơi nguồn mang đến sự phục sinh sống lại.
Như vị khách lạ thứ ba với vết thương chịu đựng, con người trong qúa khứ đã qua, dù có mang những vết thương, hay gây ra thương tổn cho người khác, vẫn luôn có thể đến với hài nhi Giêsu nơi hang đá hay nơi thập gía Chúa Giêsu, để nhận ơn chữa lành, sự tha thứ an ủi. Đó là nguồn hy vọng cậy trông cho đời sống hướng về thời gian tương lai năm mới sắp đến. Năm mới bắt đầu với tình yêu của Chúa, và tình yêu không bao ngừng nghỉ chấm dứt.
Ngôi sao Bethlehem của Hài nhi Giesu soi đường chỉ lối cho người tìm đến nguồn cậy trông tìm sự an ủi cho đời sống để ra khỏi bóng tối sự sợ hãi đe dọa sức khoẻ đời sống trong thời gian năm cũ sắp đi vào dĩ vãng, như Chúa Giêsu đã nhắn nhủ:” Thầy là ánh sáng trần gian”.
Tin tưởng vào Hài nhi Giêsu trong hang đá, Đấng là tình yêu, là thời giờ và niềm vui cho đời sống. Thánh Phaolo có tâm tình xác tín: “ Bước sang năm mới, chúng ta sống cho Chúa. Nếu chết trong năm mới, chúng ta chết trong tay Chúa. Dù sống hay chết, chúng ta thuộc về Chúa.” ( Thư gửi Roma 14,8)
Ngày cuối năm 2021.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
VietCatholic TV
Chới với: Hồng Y Chủ tịch HĐGM Ý nhiễm vi rút nằm bệnh viện hàng tháng, về nhà lại bị lần nữa
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:41 28/12/2021
1. Không tin cũng xảy ra: Đức Hồng Y Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ý nhiễm coronavirus lần thứ hai
Trong một diễn biến thật kỳ lạ, sáng ngày lễ Giáng Sinh 25 tháng 12, Đức Hồng Y Gualtiero Bassetti, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ý cho biết ngài vừa nhiễm coronavirus lần thứ hai.
“Tại thời điểm này, tôi tiếp tục lặp lại lời mời, mà tôi đưa ra cho chính mình, là đừng ngã lòng. Tôi xin phó thác tất cả những người bệnh tật và những ai đau khổ cho Chúa là Đấng chúng ta đang cử mừng Giáng Sinh của Ngài. Xin Chúa Hài Đồng ban bình an! Sự ra đời của một hài nhi là dấu chỉ cho sự sống tiếp tục, cho hy vọng được tái sinh”.
Đức Hồng Y Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ý, Gualtiero Bassetti, đã có kết quả xét nghiệm dương tính vào sáng 25 tháng 12 với mẫu gạc phân tử Covid-19. Tại thời điểm này, Đức Hồng Y được biệt lập trong căn hộ của riêng ngài trong Tòa Tổng Giám mục Perugia-Città della Pieve.
Đức Hồng Y nói: Trong ngày kỷ niệm này, “chúng ta phải nhớ rằng Chúa Giáng Sinh là dịp để kỷ niệm một món quà được ban tặng mà chúng ta nên vui mừng trong bất kỳ tình trạng nào của chúng ta, ngay cả trong bệnh tật và đau khổ. Chúng ta hãy đồng hành với nhau trong lời cầu nguyện chung”.
Đức Hồng Y Chủ tịch đã nhiễm vi-rút hơn một năm trước, và đã hồi phục sau một thời gian dài trong bệnh viện.
Source:Chiesacattolica.it
2. Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi giới trẻ tại Thánh địa tiếp tục giữ vững hy vọng giữa những khó khăn nghịch cảnh và can đảm ở lại dấn thân cho đất nước.
Trong sứ điệp gửi qua cha Francesco Patton, Bề trên dòng Phanxicô tại Thánh địa, Đức Thánh Cha nói: “Nhiều khi các bạn không biết làm gì, nhiều lúc các bạn nghĩ rằng không có tương lai tại đây và vì thế các bạn nghĩ đến việc xuất cư. Xin các bạn đừng để cho mình bị những tư tưởng tiêu cực ấy ám ảnh. Hãy nhìn về đằng trước, nhìn chân trời! Luôn luôn có một chân trời trong cuộc sống. Chúng ta có thể làm hai điều: một là hạ cái nhìn của mình xuống, hai là nhìn chân trời. Các bạn hãy cố gắng nhìn chân trời, luôn luôn có một lời hứa ở xa hơn, và khi lời hứa ấy được bảo đảm bằng chính Lời Chúa, thì sẽ không bao giờ làm thất vọng. Thiên Chúa không làm thất vọng. Vì thế, các bạn hãy dấn thân với phần đất của mình, với tổ quốc, với lịch sử của các bạn. Hãy tiếp tục ơn gọi làm người mà Thiên Chúa ban cho các bạn. Đừng từ bỏ ước mơ xây dựng, làm cho dân tộc các bạn tiến bộ, làm tăng trưởng các căn cội, văn hóa phong phú và tôn giáo của các bạn”.
Đức Thánh Cha cũng nhận xét rằng: “Lập gia đình là một điều khó khăn trong tình trạng hiện nay, nhưng các bạn đừng mất hy vọng! Trong dịp áp lễ Giáng sinh này, có ai nghĩ rằng Hài Nhi ấy là Con Thiên Chúa? Các Đạo sĩ đã trực giác điều ấy và đã sẵn sàng liều lĩnh. Vì thế, tôi khuyên các bạn: giữa cảnh nghèo, trong thời kỳ chiến tranh, bị giới hạn, bị những hàng rào và thiếu tự do, các bạn hãy nghĩ đến Chúa Giêsu. Như Chúa Giêsu đã làm nơi máng cỏ, cả các bạn cũng có thể làm những điều to lớn trong tình trạng mâu thuẫn! Hãy dám tin tưởng vào tương lai và các bạn sẽ thấy Chúa chúc lành cho các bạn”.
Trong bài giảng thánh lễ Nửa Đêm tại Bethlehem, Đức Thượng Phụ Pierbattista Pizzaballa nhận xét như sau về tình trạng tại Palestine:
Chúng ta không thể không nghĩ đến Palestine của chúng ta, đất nước mà chúng ta thấy chính mình ngày nay. Chúng ta có thể nói gì về đất nước này, luôn chờ đợi một tương lai hòa bình dường như không bao giờ đến? Giọng nói đau đớn của dân tộc này thực sự là một tiếng kêu thảm thiết, chói tai. Một dân tộc cần được trải nghiệm công lý, muốn biết tự do, mệt mỏi với việc chờ đợi được phép sống tự do và có phẩm giá trên chính mảnh đất của mình và trong ngôi nhà của chính mình, không muốn chỉ sống bằng những giấy phép mà giờ đây là cần thiết để có thể ra, vào, làm việc hoặc những hoạt động khác. Điều cần thiết không phải là nhượng bộ, mà là quyền, và chấm dứt những năm tháng bị chiếm đóng và bạo lực, với tất cả những hậu quả nặng nề của chúng đối với cuộc sống của mỗi cá nhân và cộng đồng nói chung, cần phải tạo ra những mối quan hệ mới, trong đó không phải là sự ngờ vực mà là sự tin tưởng lẫn nhau.
Hậu quả của tình trạng mệt mỏi này có thể cảm nhận được ở khắp mọi nơi. Do đó, có vẻ như những tiếng nói đang được lắng nghe nhiều nhất là những tiếng oán giận, thành kiến, hiểu lầm, nghi ngờ, sợ hãi và mệt mỏi. Đáng tiếc là những tiếng nói này thường xuất hiện trong những bài diễn thuyết của chúng ta và tìm được không gian trong lòng nhiều người. Nhưng nó không nhất thiết phải theo cách này! Một Kitô Hữu không thể chấp nhận được những tiếng nói như thế!
3. Giám Mục Phụ Tá Sheltz đã nghỉ hưu của Galveston-Houston qua đời ở tuổi 75
Giám Mục Phụ Tá đã nghỉ hưu George A. Sheltz của Galveston-Houston đã qua đời ngày 21 tháng 12. Đến nay vẫn không rõ nguyên nhân tử vong.
Vị giám mục, 75 tuổi, là người gốc Houston và đã phục vụ tại giáo phận quê hương trong suốt hơn 50 năm làm linh mục của mình.
Ngày giờ và nơi cử hành tang lễ cho Đức Cha Sheltz vẫn chưa được xác định.
“Chúng tôi thực sự đau buồn trước cái chết của Đức Cha Sheltz,” Đức Hồng Y Daniel N. DiNardo của Galveston-Houston nói. “Ngài thật sự là một người tốt bụng và quảng đại, một linh mục trung thành. Bất cứ khi nào tôi yêu cầu ngài làm bất cứ điều gì, ngài luôn nhận lời và làm rất vui vẻ. Ngài là một gương mẫu tuyệt vời của một linh mục giáo phận, tận tâm. Ngài đã noi gương Chúa Kitô rất nhiều”.
Là một linh mục của Tổng giáo phận Galveston-Houston, Đức Cha Sheltz đã phục vụ tại sáu giáo xứ: Assumption, Sacred Heart Co-Cathedral, St. Vincent de Paul, Christ the Redeemer và Prince of Peace Church, tất cả đều ở Houston; và Nhà thờ Thánh Antôn thành Padua ở The Woodlands gần Houston.
Ngài từng là bề trên của Đan viện San Jacinto và giám mục phó đại diện phía bắc của tổng giáo phận trong khi kiêm nhiệm công việc của một linh mục chính xứ. Năm 2000, Thánh Gioan Phaolô II đã phong tước hiệu Đức ông cho ngài.
Năm 2007, Đức Ông Sheltz được bổ nhiệm làm giám đốc Ủy ban Dịch vụ Tuyên úy và Đào tạo Giáo sĩ.
Từ năm 2010, ngài giữ chức vụ tổng đại diện, hiệu trưởng và điều hợp viên của tổng giáo phận, giám sát các hoạt động hành chính của giáo phận Công Giáo lớn nhất ở Texas và lớn thứ năm ở Hoa Kỳ.
Vào ngày 21 tháng 2 năm 2012, ngài được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI phong làm Giám Mục Phụ Tá của Galveston-Houston.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp nhận đơn từ chức của Đức Cha Sheltz ngày 22 tháng 6. Khi bước sang tuổi 75 vào ngày 20 tháng 4, ngài đã đệ đơn từ chức lên Đức Giáo Hoàng theo yêu cầu của giáo luật.
Source:Crux
Diễn biến trò gài bẫy vị Hồng Y. Lòng can đảm mục vụ phi thường của Sứ Thần Tòa Thánh ở Phi
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:05 28/12/2021
1. Đức Hồng Y Bo lên án vụ 'thảm sát' 35 thường dân ở Miến Điện vào ngày lễ Giáng Sinh
Trong một tuyên bố được đưa ra vào thứ Hai, ngày 27 tháng 12, Đức Hồng Y đã mô tả vụ việc là “tan nát trái tim trước sự tàn bạo khủng khiếp mà tôi mạnh mẽ lên án với tất cả trái tim tôi.”
Vị Hồng Y nói thêm:
“Trong đau buồn, tôi nhiệt thành cầu nguyện cho các nạn nhân, những người thân yêu của họ và những người sống sót sau các hành động dã man phi nhân tính không diễn tả nổi và đáng khinh bỉ này”.
“Các bộ phận trên thân thể của những người thiệt mạng, đã bị đốt cháy, và bị cắt xén, và đã được tìm thấy vào ngày Giáng Sinh. Thực tế đó làm cho thảm kịch kinh hoàng này thậm chí còn sâu sắc và kinh tởm hơn”
Vị Hồng Y được báo cáo là đã có một cuộc gặp gỡ với Tổng Tham Mưu Trưởng của quân đội, là Tướng Min Aung Hlaing, trước lễ Giáng Sinh.
Tờ Global New Light của Miến Điện do nhà nước hậu thuẫn đưa tin Đức Hồng Y Charles Bo đã gặp Tổng Tham Mưu Trưởng Min Aung Hlaing hôm thứ Năm trong một buổi văn nghệ hát mừng Giáng Sinh và “nói về các vấn đề hòa bình và thịnh vượng”.
Một bức ảnh được truyền thông nhà nước đăng tải cho thấy họ ngồi cùng nhau trước cây thông Noel, trong khi một bức ảnh khác cho thấy Tướng Min Aung Hlaing đang trao số tiền quyên góp trị giá 20 triệu kyat hay 11,200 Mỹ Kim.
Tất cả là một màn gài bẫy vị Hồng Y. Tướng Min Aung Hlaing, tên cầm đầu vụ đảo chính hôm 1 tháng Hai, là một Phật tử. Hắn ta không mặn mà gì với Kitô Giáo đến mức tổ chức hát mừng Chúa Giáng Sinh. Tất cả là một trò lừa để chụp ảnh làm mất uy tín vị Hồng Y và chia rẽ hàng ngũ những người đối lập.
Miến Điện đã rơi vào tình trạng hỗn loạn kể từ khi quân đội lật đổ chính phủ của bà Aung San Suu Kyi vào tháng Hai, với hơn 1,300 người thiệt mạng trong các cuộc trấn áp những người bất đồng chính kiến.
Truyền thông nhà nước cho rằng Đức Hồng Y Charles Bo - người được Đức Thánh Cha Phanxicô tấn phong Hồng Y vào năm 2015 - sau đó đã đăng một bức ảnh từ cuộc gặp gỡ Giáng Sinh lên tài khoản Twitter của mình, cho thấy hai người với nụ cười trên môi khi họ cùng cắt một chiếc bánh Giáng Sinh. Cho đến nay, ai đưa bức ảnh đó lên tài khoản Twitter của ngài thì vẫn chưa biết. Tuy nhiên, từ trước đến nay, Đức Hồng Y chưa hề tự tay đưa bất cứ thứ gì lên các mạng xã hội.
Đức Hồng Y cho biết ngài đến với cuộc gặp gỡ đó trong tinh thần đối thoại, nhưng ngài rất thẳng thắn và đã nói với kẻ cầm đầu đảo chính rằng “toàn bộ đất nước Miến Điện thân yêu của chúng ta giờ đây là một vùng chiến sự”.
Đức Hồng Y Bo đã nhiều lần lên án cuộc đảo chính của quân phiệt Miến Điện vào tháng Hai vừa qua. Giờ đây, trước màn gài bẫy này, người ta đoán rằng Đức Hồng Y sẽ cố gắng chứng minh ngài không đi đêm với chế độ, không phản bội đồng bào của mình bằng các tuyên bố mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Thật thế, nhà lãnh đạo Giáo hội vừa tố cáo rằng vào đêm trước Lễ Giáng Sinh đã xảy ra các cuộc không kích ở bang Karen, buộc hàng nghìn người phải chạy trốn qua biên giới sang Thái Lan.
“Tôi cầu nguyện cho người dân của tỉnh Lay Kay Kaw,” Đức Hồng Y Bo nói.
Ngài cho biết thị trấn Thantlang ở Bang Chin cũng phải chịu đựng “những đợt không kích, pháo kích và tàn phá liên tục, cũng như nhiều vùng khác trên đất nước, tất cả đều nằm trong trái tim và những lời cầu nguyện của tôi”.
“Khi nào thì chuyện này mới kết thúc? Khi nào cuộc nội chiến ở Miến Điện sẽ chấm dứt? Khi nào chúng ta mới có thể tận hưởng hòa bình thực sự, với công lý và tự do thực sự? Khi nào thì chúng ta ngừng giết nhau?”
Ngài cảnh cáo “anh em giết nhau... không bao giờ có thể là giải pháp cho vấn đề của chúng ta.”
Đức Hồng Y Bo nói rất dõng dạc: “Tôi kêu gọi tất cả những người cầm súng hãy bỏ vũ khí xuống”.
“Tôi kêu gọi giới quân sự của Miến Điện, Tatmadaw, phải ngăn chặn ném bom và bắn phá người vô tội, phải ngăn chặn phá hủy nhà cửa và nhà thờ, trường học và trạm y tế, và phải bắt đầu một cuộc đối thoại với các phong trào dân chủ và các nhóm vũ trang dân tộc”.
“Tôi cũng cầu xin các nhóm vũ trang và Lực lượng Phòng vệ Nhân dân công nhận rằng súng không giải quyết được cuộc khủng hoảng mà ngược lại còn kéo dài nó, gây ra nhiều người chết hơn, nhiều người chết đói hơn, với những hậu quả tàn khốc đối với giáo dục của con cái chúng ta, nền kinh tế và sức khỏe của chúng ta”.
“Tôi nhắc lại: Tôi kêu gọi quân đội ngừng ném bom, pháo kích và giết chóc. Tôi kêu gọi phong trào dân chủ và các nhóm vũ trang dân tộc phấn đấu một cách tha thiết cho hòa bình”.
“Và tôi cầu nguyện từ sâu thẳm trái tim mình để chấm dứt những bi kịch mà chúng ta đã thấy trong những ngày qua và tuần gần đây và trong quá nhiều năm và nhiều thập kỷ”
Source:Licas News
2. Sứ Thần Tòa Thánh tại Phi Luật Tân đón Giáng Sinh ở đảo Siargao bị bão tàn phá
Trong thông điệp Giáng Sinh của mình, Đức Tổng Giám Mục Brown bày tỏ tình đoàn kết với những người bị ảnh hưởng bởi cơn bão Odette và đích thân ngài đã cử hành Thánh lễ Ngày Giáng Sinh với những người sống sót sau cơn bão tại Nhà thờ Giáo xứ Núi Cát Minh ở thị trấn Del Carmen của Đảo Siargao.
Ngài đã đến thị trấn Del Carmen vào sáng thứ Bảy và được Đức Giám Mục Antonieto Cabajog của Surigao chào đón. Từ sân bay, Sứ thần Tòa Thánh đã đến Nhà thờ Giáo xứ Núi Cát Minh để cử hành Thánh lễ. Sau các cử hành phụng vụ, Đức Tổng Giám Mục đã đến thăm chín thị trấn trên đảo nơi Odette đổ bộ lần đầu tiên vào ngày 16 tháng 12.
Ngài đã qua đêm ở thị trấn Dapa, nơi ngài cử hành thánh lễ thứ hai tại nhà thờ của giáo xứ trước khi rời đảo đến Thành phố Surigao bằng phà.
Trong thông điệp Giáng Sinh của mình, Đức Tổng Giám Mục Brown bày tỏ tình đoàn kết với những người bị ảnh hưởng bởi cơn bão khi số người chết lên đến ít nhất 367 người tính đến ngày 26 tháng 12 trong khi ít nhất 62 người vẫn mất tích.
Khi trình bày các suy tư về trình thuật Giáng Sinh, Đức Tổng Giám Mục kêu gọi các tín hữu “đừng bỏ lỡ cơ hội tiếp đón và bày tỏ lòng hiếu khách đối với những người đang cần nhất.”
“Chúng ta hãy làm mọi thứ trong khả năng của mình để cung cấp cho họ sự hiếu khách theo nhiều cách khác nhau để nâng đỡ họ,” ngài nói.
Tại Surigao, Đức Tổng Giám Mục đã chủ sự một thánh lễ tại Nhà thờ San Nicolas de Tolentino. Hôm thứ Hai, Đức Tổng Giám Mục đã đến thăm các giáo xứ trên đảo Dinagat.
Source:Licas News
3. Phản ứng của Tòa Thánh trước sự qua đi của Đức Tổng Giám Mục Desmond Tutu
Chiều ngày 26 tháng 12, ngay sau khi được tin Đức Tổng Giám Mục Desmond Tutu của Nam Phi đã qua đời, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đã gởi bức điện sau đến Đức Tổng Giám Mục Peter Wells, Sứ thần Tòa Thánh tại Nam Phi.
Kính gởi Đức Tổng Giám Mục Peter B. Wells
Sứ thần Tòa Thánh tại Pretoria, Nam Phi
Đức Thánh Cha Phanxicô rất đau buồn khi hay tin về cái chết của Đức Tổng Giám Mục Desmond Tutu, và ngài gởi lời chia buồn chân thành đến gia đình và những người thân yêu của Đức Tổng Giám Mục. Nhớ đến sự phục vụ của Đức Tổng Giám Mục cho Tin Mừng thông qua việc đề cao bình đẳng chủng tộc và hòa giải nơi quê hương Nam Phi của ngài, Đức Thánh Cha phó thác linh hồn người quá cố cho Thiên Chúa Toàn Năng. Với những ai đang than khóc trước sự qua đi của vị Tổng Giám Mục trong niềm tín thác và trong hy vọng chắc chắn về sự Phục sinh, Đức Thánh Cha Phanxicô khẩn cầu phúc lành của Thiên Chúa là nguồn mạch của hòa bình và an ủi.
Trong Chúa Giêsu Kitô.
+ Đức Hồng Y Pietro Parolin
Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh
Source:Holy See Press Office
Thánh Ca
Đêm Uy Linh – Sáng Tác: Thanh Lâm – Trình Bày: Kim Thúy
Kim Thúy
18:07 28/12/2021