Ngày 28-12-2016
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Suy niệm lễ Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
22:38 28/12/2016
XIN CHO THẾ GIỚI ĐƯỢC HÒA BÌNH

Suy niệm lễ Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa

(Lc 2, 16-21)

Tám ngày sau lễ sinh nhật của Đức Giêsu Chúa chúng ta, Giáo Hội mời gọi con cái mình cử hành lễ Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa với tất cả lòng kính trọng và biết ơn, vì nhờ Mẹ, Đấng Cứu Thế đã sinh ra cho chúng ta.

Đức Maria Mẹ của Lòng Thương Xót

Không có gì lạ, khi có người đặt câu hỏi: chúng ta có nên gọi Đức Trinh Nữ Maria là Mẹ Thiên Chúa không? Vì nếu Chúa Giêsu Kitô là Thiên Chúa, thì chẳng lẽ Đức Maria, Đấng đã hạ sinh Chúa Giêsu lại không phải là Mẹ Thiên Chúa? [...]

Ngôi Lời Thiên Chúa đã làm người, có xác, có hồn. Thánh Công đồng Nicêa dạy, chính Con duy nhất của Thiên Chúa, sinh bởi Đức Chúa Cha, đồng bản thể với Chúa Cha, nhờ Người mà muôn vật được tạo thành, và tất cả tồn tại trong Người, vì loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta, Người đã từ trời xuống thế, nhập thể, làm người, chịu chết, đã sống lại, và Người sẽ lại đến trong vinh quan để phán xét; Công đồng tuyên phán: chỉ có Chúa Giêsu Kitô là Ngôi Lời Thiên Chúa, sinh bởi Đức Chúa Cha, giống Chúa Cha. Người là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, ánh sáng bởi sánh sáng, được sinh ra mà không phải được tạo thành, đồng bản thể với Đức Chúa Cha… Nên Đức Maria vừa được gọi là Mẹ Chúa Kitô, và Mẹ Thiên Chúa nữa.

Đức Maria đã được các giáo phụ ca ngợi, đặc biệt là thánh Ambrôsiô thành Milan (thế kỷ IV) khi nói : “Đức Maria là Đền Thờ của Thiên Chúa chứ không phải Thiên Chúa của Đền Thờ”. Thánh Ignatiô thành Antiokia (+ 110) là người đầu tiên nên tên Đức Maria sau các sách Tin Mừng : “Chúa chúng ta là Đức Giêsu Kitô đã được Đức Maria cưu mang trong lòng theo nhiệm cục cứu độ” và “ Đức Giêsu cũng được sinh ra bởi Đức Maria và bởi Thiên Chúa”.

Tại Đông phương, kể từ năm 350, người ta đã gán cho Đức Maria tước hiệu là “Mẹ Thiên Chúa”, tuyên dương Mẹ là “ Mẹ của Ngôi Lời Nhập Thể ”. Như thánh Grégoire de Nazianze (330 – 390) đã viết: “Đức Kitô sinh bởi một Trinh Nữ, người nữ ấy là Mẹ Chúa Kitô”.

Vì thế, trong bối cảnh của Năm Thánh Lòng Thương Xót, nếu Chúa Giêsu là Lòng Thương Xót của Chúa Cha, sinh bởi Đức Maria, thì chúng ta cũng có thể gọi mà không sợ sai lầm rằng: Đức Maria là Mẹ của Lòng Thương Xót.

Ngày cầu cho hòa bình

Ngày đầu năm mới, Giáo Hội cửa hành lễ Đức Maria Rất Thánh, Mẹ Thiên Chúa, Mẹ của Lòng Thương Xót với niềm hân hoan vui vẻ, và cầu nguyện cho thế giới được hòa bình. Cả hai sự kiện này cùng diễn ra khi chúng ta đang cử hành lễ Chúa Kitô, Con Thiên Chúa, Vua Thái Bình (Is 9, 5) sinh bởi Đức Trinh Nữ Maria, Hòa Bình đích thực của chúng ta! Để cầu chúc cho nhau, chúng ta mượn lời sách Dân Số: “Nguyện Đức Chúa ghé mắt nhìn và ban bình an cho anh chị em” (x. Ds 6,26). Còn món quà nào cao quí hơn là chính Con Thiên Chúa, Đấng là Hoàng Tử Bình An được Chúa Cha ban tặng cho chúng ta. Hoà bình là món quà Thiên Chúa ủy thác cho con người. Vì lòng thương xót, Thiên Chúa đã “ban Người Con duy nhất của Ngài” cho nhân loại (Ga 3,16). Thiên Chúa đã nhận lấy dung mạo của một con người và Thiên Chúa tỏ dung mạo thương xót của Ngài trong Người Con của Đức Trinh Nữ Maria, đến đem bình an cho nhân thế.

Thế giới hiện nay, con người ngày càng trở nên vô cảm, không dấn thân và khép kín. Hòa bình bị đe dọa bởi sự thờ ơ trên mọi bình diện của cuộc sống. Con người bị đầu độc bởi các chủ nghĩa tiêu thụ và khoái lạc, bởi sự giàu có và xa hoa, bởi thói tự cao tự đại, con người thường quá tàn nhẫn với nhau, loại trừ nhau bằng nhiều cách

Vì muốn mang đến cho nhân loại tình yêu, bình an và hạnh phúc. Thiên Chúa tự trở nên Hài Nhi bé bỏng, giống một em bé sơ sinh. Chính trong sự nhỏ bé, thơ ngây, khiêm nhường và tha thứ ấy, Thiên Chúa đã biểu lộ sức mạnh vô biên. Đó là sức mạnh của Thiên Chúa Tình Yêu.

Hài Nhi Giêsu sinh ra được bọc trong khăn vải, đặt nằm trong máng cỏ, với ánh mắt ngây thơ, tâm hồn trong trắng, đang giang rộng vòng tay, ở giữa các mục đồng và đoàn súc vật, một khung cảnh hòa bình. Cho thấy con người sống hài hoà với Thiên Chúa, với thiên nhiên vạn vật và với nhau. Mang đến cho nhân loại một kỷ nguyên hòa bình. Tình Yêu là phương thuốc chữa lành vết thương. Là nhịp cầu xây dựng tình người. Là phương án cho thế giới mới bạo lực, chiến tranh và khủng bố. Tình Yêu Giêsu nhập thể mang lại cho thế giới sự bình an bất tận.

Quả thật, sẽ không có hoà bình nếu không có công lý, và sẽ không có hoà bình nếu không có sự tha thứ. Với chủ đề sứ điệp hòa binh năm 2017 : “Bất bạo động: một kiểu chính sách hòa bình”. Đức Phanxi cô đề nghị loại bỏ “bạo lực”, vì bạo lực gây ra những đau khổ lớn lao như chúng ta đang chứng kiến: chiến tranh tại nhiều quốc gia và đại lục, nạn khủng bố, tội phạm, những cuộc tấn cong võ trang không lường trước…” (2). Ngài kêu gọi cộng đồng quốc tế thực hiện bất bạo động từ gia đình. Trích lời thánh Tê rê sa Calcuta, ngài viết : “Trong gia đình chúng ta, chúng ta không cần bom đạn và võ khí, không cần tàn phá để mang lại hòa bình, nhưng cần ở với nhau, yêu thương nhau [...] Và chúng ta có thể vượt thắng mọi sự ác trên thế giới”. Vì sức mạnh của võ khí có tính chất lừa đảo. “Trong khi những kẻ buôn bán võ khí hoạt động, thì có những người nghèo kiến tạo hòa bình, chỉ với mục đích giúp đỡ một người, giúp đỡ người khác, và hiến mạng sống của họ. Đối với những người xây dựng hòa bình như thế, Mẹ Têrêsa chính là một biểu tượng, một hình ảnh của thời đại chúng ta” (4).

Đức Phanxicô xác tín rằng, gia đình là lò tôi luyện không thể thiếu được trong đó đôi vợ chồng, cha mẹ, con cái, anh chị em học cách đả thông và chăm sóc nhau một cách vô vị lợi, và nơi mà những sầu muộn và thậm chí những xung đột phải được vượt thắng không phải bằng võ lực…” (5).

Lạy Chúa Giêsu, Hoàng Tử Bình An ban cho thế giới được hòa bình và hòa hợp giữa các dân tộc.

Nữ Vương Bình An, cầu cho chúng con. Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
DR Congo sắp có hoà bình? TGM Utembi tuyên bố thỏa thuận đã có trong tầm tay.
Moses Trương Võ
16:54 28/12/2016

Kinshasa (28/12/2016) - Hy vọng hoà bình đang ló dạng ở DR Congo sau khi Giáo Hội được nhờ vả làm trung gian hoà giải. ".. Chúng tôi đã đạt đến cuối đường hầm. Những gì còn phải làm là xem xét các văn bản mà thôi. Thỏa thuận đã có trong tầm tay", theo lời Đức Cha Marcel Utembi Tapa, Tổng Giám Mục Kisangani và là Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Congo (CENCO).

Một thỏa thuận giữa phe đa số và phe đối lập sẽ cho phép nước Cộng hòa Dân chủ Congo thóat ra khỏi cuộc khủng hoảng chính trị và thể chế sau khi Tổng thống Joseph Kabila kết thúc nhiệm kỳ cuối cùng nhưng thất bại trong việc tổ chức bầu cử để chọn người kế nhiệm ông.

Đức Cha Utembi, người phụ trách hòa giải giữa các bên, tuyên bố với các phóng viên rằng các chương thỏa thuận bao gồm: những cam kết cơ bản cho sự tôn trọng Hiến pháp; quá trình bầu cử; quản lý các thời kỳ trước cuộc bầu cử và trong cuộc bầu cử; kiểm tra thủ tục; quá trình hoà giải tranh chấp.

"Chúng tôi tự hào rằng sự khác biệt gần như hoàn toàn được giải quyết. Thỏa thuận kêu gọi cho một quản lý có sự thỏa thuận với tất cả các bên liên quan", Đức Cha nói. Thỏa thuận này sẽ được công bố vào ngày 30 tháng 12.

Bạo lực, tuy nhiên, vẫn tiếp tục gây nhiều nạn nhân trong các vùng khác nhau của DRC, đặc biệt là trong lãnh thổ Beni, ở phía đông tỉnh Bắc Kivu. Đã có ít nhất 27 người thiệt mạng trong dịp Giáng sinh ớ Eringeti vì một loạt các cuộc tấn công do phiến quân gốc Uganda của phe đố́i lập ADF.
 
Tổng Giám Mục Hoa Kỳ lên tiếng chống thuế thực phẩm: gây gánh nặng cho gia đình lao động nghèo.
Kateri Diễm Châu
17:38 28/12/2016

SANTA FE, N.M. - Đức Tổng Giám Mục John C. Wester cuả địa phận Santa Fe vừa lên tiếng phản đối một nỗ lực muốn áp dụng thuế đánh vào thực phẩm ở New Mexico.

Trong một tuyên bố một tuần trước Giáng sinh, ngài nói một loại thuế như vậy là một gánh nặng cho các gia đình lao động nghèo.

"Láng giềng của chúng tôi đang đói!" ngài nói. "Tại thời điểm này khi chúng ta chuẩn bị Giáng sinh, thì vô số các tổ chức dân sự phi lợi nhuận đã làm việc để cố gắng lấp đầy giỏ thức ăn cuả họ, vậy mà một số các nhà lập pháp lại muốn lấy thực phẩm ra khỏi giỏ, là giỏ mua thực phẩm từ cửa tiệm, với đề nghị đánh thuế trên thực phẩm."

Việc tái lập lại thuế thực phẩm đã được thảo luận trong các buổi điều trần ở quốc hội tiểu bang. Mặc dù chưa chính thức bỏ phiếu, nó có thể trở thành một phần của một đề án thuế toàn diện, theo tin cuả tờ báo Albuquerque Journal.

Đức Tổng Giám mục Wester kêu gọi tất cả mọi người ở tiểu bang New Mexico phản đối thuế thực phẩm.

" 'Thuế tortilla,' như nhiều người đã gọi một cách mỉa mai, chỉ chuyển gánh nặng lên các gia đình lao động nghèo," ngài nói. "Điều làm cho ý tưởng này trở́ nên gớm giếc hơn nữa là New Mexico đang đứng thứ nhì toàn quốc về việc trẻ em phải sống trong cái đói và đứng cao nhất về việc trẻ em phải sống trong cái nghèo."

Phát ngôn viên Michael Lonergan của Thống New Mexico Susana Martinez, đảng Cộng hòa, nói rằng bà thống đốc sẽ phủ quyết bất kỳ nỗ lực tăng thuế đối với các gia đình: "Bà Martinez chưa bao giờ hỗ trợ tăng thuế, đặc biệt là lương thực và khí đốt."

Nhắc lại, năm 2004 New Mexico đã bãi bỏ loại thuế thực phẩm đã có từ 10 năm trước. Những năm sau đó, 2010, cựu thống đốc Richardson đã phủ quyết một 'tái lập lại' thuế thực phẩm. Gần đây, những hiệp hội tranh đấu cho trẻ em và gia đình ở New Mexico cũng đã chiến đấu thành công chống lại những nỗ lực mới muốn khôi phục lại thuế lương thực.

Tại Hoa Kỳ, hầu hết các tiểu bang miễn không đánh thuế trên thực phẩm. Các trường hợp ngoại lệ là: Hawaii, Idaho, Kansas, Mississippi, Oklahoma và Nam Dakota, là những nơi cửa hàng bán thực phẩm đánh thuế ở mức tương tự như tất cả các sản phẩm khác. Các tiểu bang Missouri, Tennessee, Utah và Virginia cũng đánh thuế thực phẩm, nhưng ở mức thấp hơn.

Hai tiểu bang Idaho và Kansas tuy đánh thuế cao nhưng có biện pháp giúp đỡ người dân. Idaho cung cấp một tín dụng là $20 cho mỗi người để bù đắp một phần tác động của thuế thực phẩm. Còn Kansas thì bồ̀i hoàn một phần thuế cho những người tàn tật, người già và các gia đình có thu nhập thấp.
 
BANGLADESH: phá vỡ âm mưu đánh bom nhà thờ trong lễ Giáng Sinh.
Xavier Nguyễn Đông
18:03 28/12/2016

Dhaka (28/12/2016) - Lực lượng chống khủng bố đã phá vỡ một âm mưu tấn công vào một nhà thờ Công Giáo ở thủ đô trong ngày Giáng sinh, theo tiết lộ cuả cảnh sát trong một báo cáo.

Cảnh sát đã bắt giữ các thành viên của một nhóm cực đoan "New Jamaatul Mujahideen Bangladesh" (Neo-JMB), là nhóm lên kế hoạch đánh bom tự sát tại nhà thờ Thánh Linh, trong khu phố Banani.

Trong mùa Giáng sinh, chính phủ đã gia tăng kiểm soát và an ninh cho khoảng 62 nhà thờ ở Dhaka. Việc bắt giữ các tay khủng bố đã diễn ra vào ngày 24 trong một ngôi nhà ở Ashkona, nhưng chi tiết mới chỉ bị rò rỉ ra ngày hôm qua. Cơ quan Chống khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia (CTTC) đã bắt được tên trùm lãnh đạo mới của nhóm khủng bố là Moinul Islam, bí danh Abu Musa, cùng với nhiều đồng bọn khác.

Vị chỉ huy trưởng CTTC là Monirul Islam, nói với tờ báo Dhaka Tribune rằng căn hộ đã được sử dụng làm nơi trú ẩn của các tay ném bom. Nhiều tài liệu và giấy tờ đã được tìm thấy, cho biết chúng đã định tấn công như thế nào, và dự định dùng một phụ nữ.

Cảnh sát cũng tiết lộ rằng nhóm khủng bố này đang tổ chức lại cấp lãnh đạo của chúng, sau khi nhiều tay lãnh đạo đã bị 'tỉa' dần sau cuộc tấn công nhắm vào người nước ngoài, ngày 01 tháng bảy, tại quán cafe Holey Artisan Bakery Cafe ở Dhaka.

Cuộc điều tra đang tiếp tục tập trung vào việc truy tìm các nguồn tài trợ và ủng hộ cho nhóm khủng bố này.
 
Nên làm gì khi một người quá xấu hổ để xưng tội.
Giuse Thẩm Nguyễn
18:40 28/12/2016
Nên làm gì khi một người quá xấu hổ để xưng tội.

(EWTN News/CNA) Bí tích hòa giải là cơ hội để tình yêu của Chúa Cứu Thế vượt thắng tội lỗi của ta và điều gì xảy ra nếu vì quá xấu hổ mà người ta không đến với bí tích này?

Cha Jose Antonio Fortea, một linh mục khá nổi tiếng người Tân Ban Nha đã bàn luận về hiện tượng này và đưa ra cách giải quyết thực tế trên một trang mạng.

Thông thường, sự cảm nhận lòng thương xót của Chúa Cứu Thế sẽ giúp ta vượt thắng được nỗi xấu hổ này và đi xưng tội để được ơn tha thứ và chữa lành.

Tuy nhiên trong một số trường hợp, theo như cha Fortea nhận thấy thì khi người ta cảm thấy tội lỗi nhiều quá, nỗi xấu hổ sẽ trở thành “tường chắn” ngăn cản họ đến với phép hòa giải.

Phản ảnh về nỗi khốn khổ mà hối nhân phải chiến đấu khi đến với bí tích hòa giải, cha cho biết “họ thà đi hành hương 100 dặm còn hơn là phải thú tội mặt đối mặt về những tội gớm ghiếc, đáng sợ làm xỉ nhục mình.”

Cha Fortea đề nghị các cha giải tội nên có sự thương cảm của một người cha với những người phải “mang gánh nặng này trong lương tâm của họ.”

Một điều rất quan trọng trong việc xưng tội là cha giải tội phải thực sự không được biết người xưng tội là ai. Nên có ít nhất trong mỗi thành phố một tòa giải tội thay vì có miếng lưới ngăn cách giữa cha giải tội và hối nhân thì nên dùng một tấm sắt khoan những lỗ nhỏ xíu để cốt làm sao hối nhân không bị nhận diện khi xưng tội, cả khi họ vào xưng tội cũng như khi rời tòa giải tội. Nếu có cửa sổ ở phía cha giải tội, thì cửa sổ ấy cũng nên đóng lại.

Cha Fortea nói rằng “Với những biện pháp trên, hầu như hối nhân sẽ tránh được nỗi xấu hổ.”Dầu vậy, cũng vẫn còn những trường hợp rất hiếm, hối nhân vẫn còn cảm thấy xấu hổ, thì sẽ có cách khác.

Trong những trường hợp này, hối nhân có thể làm một cuộc điện thoại vô danh với cha giải tội và nói cho ngài khó khăn của mình. Nói như vậy không có nghĩa là có thể xưng tội qua điện thoại, nhưng trong nhiều trường hợp việc nói chuyện qua điện thoại sẽ giúp hối nhận cảm thấy tự tin hơn và sau đó có thể tiến đến với bí tích hòa giải.

Nếu hối nhân vẫn không vượt qua được nỗi xấu hổ thì có thể xưng tội qua viết trên giấy và đưa cho cha giải tội.

Cha Fortea nói có vài trường hợp giải tội như thế trong thành phố của ngài ở Alcala De Henares, nước Tân Ban Nha. “Có thể cho hối nhân từ từ vén bức màn và đưa tờ giấy vào.”

Về việc xưng tội viết trên giấy thì không nên viết dài hơn một trang, tội phải được viết rõ ràng và chính xác. Nếu được thì nên đánh máy cho dễ đoc.

Cha giải tội sẽ cho lời khuyên, việc đền tội và không cần đặt câu hỏi gì thêm cho hối nhân. Trong trường này, việc hỏi những câu hỏi sẽ gây tác dụng trái ngược.

Trong khi theo luật chung thì xưng tội sẽ bằng lời, nhưng cũng có thể xưng tội bằng cách viết trong một số trường hợp như những người bị câm hay điếc.

Trong trường hợp không thể vượt qua được sự xấu hổ, thì cách giải quyết này cũng chấp nhận được. “Một sự bất lực về tâm lý có thể cân bằng qua một hành vi thể lý.”

Giuse Thẩm Nguyễn
 
ĐTC: Noi gương tổ phụ Abraham biết nhìn cuộc sống với đôi mắt đức tin
Linh Tiến Khải
20:44 28/12/2016
Để tin thác phải biết nhìn với con mắt đức tin như tổ phụ Abraham đã tin vào điều không thể được, và hy vọng vượt quá các lý luận của con người, của sự khôn ngoan, cẩn trọng của thế gian,và điều thường được coi là lẽ phải.

ĐTC Phanxicô nói như trên với 8.000 tín hữu tham dự buổi gặp gỡ chung sáng thứ tư trong đại thính đường Phaolô VI. Hôm thứ tư 28.12 cũng là buổi tiếp kiến chung cuối cùng trong năm 2016.

ĐTC Phanxicô cho con két của gánh xiệc Liana Orfei đậu trên tay
Trong bài huấn dụ ĐTC đã khai triển đề tài “Tổ phụ Abraham, cha của lòng tin và niềm hy vọng”. Ngài nói: Trong thư gửi giáo đoàn Roma thánh Phaolô nhắc cho chúng ta biết gương mặt của tổ phụ Abraham, để chỉ cho chúng ta con đường của lòng tin và niềm hy vọng. Thánh nhân viết về tổ phụ như sau: “Mặc dầu không còn gì để trông cậy, ông vẫn trông cậy và vững tin, do đó ông đã trở thành tổ phụ nhiều dân tộc” (Rm 4,18). “Vững vàng trong niềm hy vọng chống lại mọi hy vọng”: điều này khó phải không? Điều này mạnh mẽ: không có niềm hy vọng, nhưng tôi vẫn hy vọng. Tổ phụ Abraham của chúng ta là như thế.

Thánh Phaolô đang quy chiếu niềm tin qua đó tổ phụ Abraham tin vào lời Thiên Chúa hứa ban cho ông một người con trai. Đó đã thật là việc tín thác hy vọng “chống lại mọi hy vọng”, vì điều Chúa đang báo cho ông biết không thể thật được, bởi ông đã già và vợ ông thì không sinh sản – ông như gần trăm tuổi và vợ ông không sinh con. Bà không thành công… Nhưng Thiên Chúá đã nói điều đó và ông tin. Đã không có hy vọng trên bình diện nhân loại, vì ông đã già và vợ thì hiếm muộn: nhưng ông tin.

Khi tin tưỏng nơi lời hứa, tổ phụ Abraham lên đường, chấp nhận rời bỏ quê hương của mình và trở thành người ngoại kiều, hy vọng nơi người con không thể có mà Thiên Chúa đã hứa ban cho ông, mặc dù lòng dạ ba Sara đã như là chết.

ĐTC giải thích lòng tin của tổ phụ Abraham như sau:

** Abraham tin, lòng tin của ông mở ra cho một niềm hy vọng xem ra vô lý; nó là khả năng vượt quá các lý luận loài người, vuợt quá sư khôn ngoan và cẩn trọng của thế gian, vượt quá điều bình thường được coi là lẽ phải, để tin vào điều không thể được. Niềm hy vọng mở ra cho các chân trời mới, khiến cho có khả năng mơ mộng điều không thể tưởng tượng được. Niềm hy vọng khiến cho có khả năng bước vào trong cái tối tăm của một tương lai không chắc chắn để bước đi trong ánh sáng. Đức cậy thật là đẹp; nó cho chúng ta biết bao sức mạnh để bước đi trong đời.

Tiếp tục bài huấn dụ ĐTC nói: Nhưng đó là một con đường khó khăn. Và đến lúc, cả đối với Abraham nữa, đến lúc của cuộc khủng hoảng của chán nản. Ông đã bỏ nhà cửa, đất đai, bạn bè.. tất cả. Ông đã ra đi tới một xứ sở Thiên Chúa đã chỉ cho ông; thời gian qua đi. Vào thời đó làm một cuộc du hành không giống như ngày nay với máy bay - chỉ trong vòng 12, 15 giờ - nhưng hồi đó cần hàng tháng hàng năm - nhưng người con trai không tới, lòng dạ bà Sara vẫn đóng kín không sinh con.

Và tổ phụ Abraham, tôi không nói là mất kiên nhẫn, nhưng thở than với Chúa. Và chúng ta học được điều này nơi tổ phụ Abraham: thở than với Chúa là một kiểu cầu nguyện. Đôi khi giải tội tôi nghe nói: “Con đã than van với Chúa”, và tôi trả lời “Không, con cứ than van đi, Ngài là cha”. Và đây là một kiểu cầu nguyện: hãy thở than với Chúa. Điều này tốt. Abraham than thở với Chúa và nói: “Lậy Chúa, con ra đi mà không có con cái, và người thừa tự gia đình con là Ê-li-e-de, một người Đa-mát." (Ông Eliede là người quản lý mọi sự). Ông Áp-ram nói thêm: "Chúa coi, Chúa không ban cho con một dòng dõi, và một gia nhân của con sẽ thừa kế con." Và đây có lời Chúa phán với ông rằng: "Kẻ đó sẽ không thừa kế ngươi, nhưng một kẻ do chính ngươi sinh ra mới thừa kế ngươi." Rồi Người đưa ông ra ngoài, hướng dẫn ông và nói: "Hãy ngước mắt lên trời, và thử đếm các vì sao, xem có đếm nổi không." Người lại phán: "Dòng dõi ngươi sẽ như thế đó! " Abraham một lần nữa tin, và vì thế, Chúa kể ông là người công chính.” (St 15,2-6).

Cảnh này xảy ra ban đêm, bên ngoài trời tối, nhưng trong con tim của Abraham cũng có tối tăm, nản lòng và khó khăn trong việc tiếp tục hy vọng vào một cái gì không thể được. Tổ phụ đã quá cao niên, xem ra không còn thời giờ cho một người con nữa và một người đầy tớ sẽ thay thế thừa hưởng tất cả.

** Abraham đang nói chuyện với Chúa, cả khi Ngài hiện diện ở đó và nói chuyện với ông, nhưng xem ra Ngài xa xôi, như thể là không trung thành với lời Ngài nữa. Abraham cảm thấy cô đơn, già nua và mệt mỏi, cái chết gần kề. Làm sao để tiếp tục tín thác đây?

Tuy nhiên, sự thở than của ông đã là một hình thức của lòng tin, là một lời cầu nguyện rồi. Mặc dù tất cả, Abraham tiếp tục tin nơi Thiên Chúa và hy vọng rằng còn có cái gì đó có thể xảy ra. Nếu không, thì tại sao lại gọi hỏi Chúa, thở than với Ngài, nhắc cho Ngài nhớ tới các lời hứa?

Và ĐTC giải thích lòng tin như sau:

Lòng tin không chỉ là sự thinh lặng chấp nhận tất cả không đối đáp, niềm hy vọng không phải là sự chắc chắn đặt bạn vào trong an ninh không nghi ngờ và lưỡng lự. Có biết bao lần, hy vọng là tối tăm; nhưng chính ở đó hy vọng đưa bạn tiến tới. Tin cũng có nghĩa là chiến đấu với Thiên Chúa, cho Ngài thấy nỗi cay đắng của chúng ta, không giả bộ đạo đức. “Con đã tức giận với Thiên Chúa và con đã nói điều này, điều này, điều này…” “Nhưng mà Ngài là cha, Ngài đã hiểu con: hãy đi bằng an! Có sự can đảm này! Đó là niềm hy vọng. Và hy vọng cũng là không sợ hãi trông thấy thực tại như nó là, và chấp nhận các mâu thuẫn.

Như vậy Abraham hướng tới Thiên Chúa để Ngài giúp ông tiếp tục hy vọng. Thật là lạ lùng! Ông không xin một đứa con trai. Ông xin: “Xin giứp con tiếp tục hy vọng”, lời xin có niềm hy vọng. Và Chúa trả lời bằng cách nhấn mạnh lời hứa xem ra không thật của Ngài: không phải một đầy tớ thừa tự ông, nhưng chính một người con trai, do Abraham sinh ra. Không có gì thay đổi từ phía Thiên Chúa. Ngài tiếp tục nêu bật điều đã nói và không cống hiến các điểm tựa cho Abraham, để ông cảm thấy được bảo đảm. Sự chắc chắn duy nhất của ông là tín thác nơi lời nói của Chúa và tiếp tục hy vọng.

Và dấu chỉ mà Thiên Chúa ban cho Abraham là một lời yêu cầu tiếp tục tin và hy vọng: “Hãy nhìn trời và đếm các vì sao… Dòng dõi ngươi sẽ như thế đó” (St 15,5). Lại một lời húa nữa, và một cái gì đó phải chờ đợi cho tương lai. Thiên Chúa đem Abraham ra ngoài lều, thật ra là ra khỏi các quan niệm hạn hẹp của ông, và chỉ cho ông thấy các vì sao. Để tin, cần phải biết nhìn với các con mắt của đức tin; không phải chỉ là các vì sao mà tất cả mọi ngưòi đều có thể nhìn thấy, nhưng đối với Abraham chúng phải trở thành dấu chỉ sự trung thành của Thiên Chúa. Đó là đức tin, đó là con đường của niềm hy vọng mà mỗi người phải đi. Nếu đối với cả chúng ta nữa chỉ còn lại khả thể duy nhất là nhìn các vì sao, thì khi đó là lúc tín thác nơi Thiên Chúa. Không có gì đẹp hơn. Niềm hy vọng không gây thất vọng.

** ĐTC đã chào các đoàn hành hương khác nhau và chúc mọi người một năm mới thánh thiện và hạnh phúc.

Chào các nhóm nói tiếng Pháp ngài mời gọi họ tạ ơn Thiên Chúa vì tất cả mọi ơn lành Chúa đã ban cho trong năm sắp kêt thúc này. Xin Chúa gìn giữ chúng ta trong niềm hy vọng nơi các lời Chúa hứa, vững vàng trong đức tin và luôn biết chú ý tới nhu cầu của các anh chị em khác.

Chào các nhóm nói tiếng Anh ngài cầu chúc họ và gia đình giữ gìn niềm vui giáng sinh, và gặp gỡ Chúa nhập thể sống gần gũi con người trong lời cầu nguyện.

ĐTC cũng chào các nhóm hành hương nói tiếng Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ba Lan và cầu chúc mọi người không sợ hãi tiến bước trong tương lai với ánh sáng và phúc lành của Chúa trong năm mới.

Ngài cám ơn các tín hữu Ba Lan đã chúc mừng lễ và cầu nguyện cho ngài.

Chào các nhóm nói tiếng Ý ĐTC cám ơn các nam nữ nghệ sĩ đoàn xiệc Liana Orfei đã biểu diễn giúp vui mọi người. Vẻ đẹp bao giờ cũng đưa tới gần Thiên Chúa. Ngài cũng chào tín hữu vùng Supino và San’ Andrea delle Fratte ở Roma đem theo hình Mề đai phép lạ, sẽ được trưng bầy trong đền thờ thánh Phêrô cho mọi người kính viếng.

Chào các bạn trẻ, người đau yếu và các đôi tân hôn ngài nói lễ các thánh anh hài giúp mọi người sống vững mạnh niềm tin và ngắm nhìn Chúa Hài Nhi tự hiến mình cho nhân loại. Ước chi các bạn trẻ biết lớn lên như Chúa, tuân phục cha mẹ và sẵn sàng hiểu biết và sống theo ý Chúa;

ước chi các bệnh nhân hiểu ý nghĩa và giá trị của khổ đau; các đôi tân hôn duy trì tình yêu và sự tận hiến trong việc xây dựng gia đình và đừng bao giờ kết thúc ngày sống mà không làm hoà với nhau.

Buổi tiếp kiến cuối cùng trong năm 2016 kết thúc với kinh Lạy Cha và phép lành toà thánh ĐTC ban cho mọi người.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đoàn Thanh Niên Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo phận Melbourne mừng bổn mạng
Trần Văn Minh hình của Thanh Niên Hồng
06:29 28/12/2016
Melbourne, vào lúc 6:30pm Ngày 27/12/2016 Tại giáo xứ St. Monica 2 Wingfield St Footscray VIC 3011. Đoàn Thanh niên Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo phận Melbourne đã hân hoan tổ chức dâng Thánh Lễ tạ ơn thật trọng thể để mừng Kính Thánh Gioan Tông đồ Thánh Sử, là bổn mạng của đoàn.
Hình by: Thanh Niên Hồng
Thánh lễ đồng tế do Linh mục Hoàng Kim Huy SDB Trưởng tuyên úy đoàn thuộc Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo phận Melbourne chủ tế cùng với quý linh mục Việt Nam trong tổng giáo phận:
Lm Nguyễn Xuân Thinh Tuyên úy Đoàn Thanh niên
Lm Lê Văn Sơn Chánh xứ Giáo xứ Saint Monica
Lm Vũ Ngọc Tuyển Quản nhiệm CĐ Hoan Thiện
Lm Đặng Nhật trường CĐ Hoan Thiện
Lm Nguyễn Phước Hiến
Lm Trần Văn Thanh
Lm Vũ Nhật Thăng cùng đồng tế

Sau thánh lễ là buổi tiệc mừng tại hội trường giáo xứ.



 
Bữa cơm huynh đệ lần thứ 14 - Mái Ấm Tình Thương
Ngọc Lợi
10:44 28/12/2016
BỮA CƠM HUYNH ĐỆ LẦN THỨ 14 – MÁI ẤM TÌNH THƯƠNG

.... “Ngày nay Hêrôđê vẫn tồn tại ở mọi hang cùng ngõ hẻm, và cũng có thể sát hại, bạch hại các thơ nhi bằng muôn nghìn cách”...

Vào lúc 9g ngày 28/12/2016, có hơn 650 vị khách với hoàn cảnh đặc biệt đã có mặt tại Mái Ấm Tình Thương thuộc Hội Dòng MTG Nha Trang trong Thánh lễ Tạ Ơn nhân ngày lễ các “Thánh Anh Hài” và “bữa cơm huynh đệ” của buổi Họp Mặt Huynh Đệ Lần thứ 14.

Hình ảnh

650 vị khách có hoàn cảnh đặc biệt; đó là những người có hoàn cảnh khó khăn, khuyết tật, già yếu, bệnh tật được Quý sơ quy tụ về khuôn viên Mái Ấm dưới sự hướng dẫn chu đáo của quý sơ HD MTG Nha Trang, các thành viên mến thánh giá tại thế và những người tự nguyện.

Thánh lễ do Cha Antôn Lê Minh Tuấn – Hạt Trưởng hạt Hàm Tân chủ tế, cùng đồng tế với ngài có cha Hạt trưởng hạt Hàm Thuận Nam, cha Linh Hướng của Mái Ấm, quý cha tu đoàn Bác Ái Xã Hội và quý cha trong Giáo Phận.

Mở đầu Thánh lễ, cha Antôn thay mặt quý cha gửi lời chào quý sơ, cùng quý vị ân nhân, và đặc biệt với những người khó khăn, cơ nhỡ, lời chào chúc niềm vui và sự an bình. Ngài cũng chia sẻ: ...“ngày nay Hêrôđê vẫn tồn tại ở mọi hang cùng ngỏ hẻm, và cũng có thể sát hại, bạch hại các thơ nhi bằng muôn nghìn cách”... và ước mong cần có những bàn tay đưa ra, những tấm lòng quảng đại và sức mạnh thể xác lẫn nội tâm để giúp các em bé thơ nhi và những người kém may mắn.

Sau thánh lễ là bữa tiệc tròn đầy yêu thương – thịnh soạn được dọn ra cùng với sự phục vụ tận tụy của quý sơ và các chị em mến thánh giá tại thế.

Màn trống khai mạc do các em cô nhi biểu diễn kết thúc, cha Hạt Trưởng Hạt Hàm Thuận Nam ban phép lành và thánh hóa bữa ăn. Các tiết mục văn nghệ vui tươi được tiếp tục ngay sau đó. Một chương trình đặc sắc mừng Chúa Giáng Sinh do các cháu cô nhi của Mái Ấm biểu diễn đem nhiều niềm vui ấm áp cho những người bất hạnh.Tất cả tạo nên bầu khí vừa vui nhộn vừa xúc động đến rơi lệ xuyến xang lòng người.

Nữ Tu Mary Nguyễn Thị Thanh Mai thay mặt Mái Ấm Tình Thương gửi lời tâm tình đến quý Cha, quý Ân Nhân, quý khách. Cảm ơn lời cầu nguyện và sự hiện diện dâng thánh lễ của quý cha, sự đồng hành yêu thương, giúp đỡ của quý ân nhân trong suốt chặng đường 20 năm phục vụ, trong đó với 10 năm công việc bảo vệ sự sống. Nhìn lại hoạt động những năm qua của Mái Ấm: Chôn cất giữ thai nhi, cải táng những nấm mồ vô chủ, nhà tình thương, bò tình thương, cứu sống và nuôi dưỡng các cháu cô nhi, nồi cháo tình thương tại bệnh viện Lagi, cấp dưỡng sinh hoạt hàng tháng cho người khuyết tật già cả neo đơn.

Sau cùng, quý nữ tu cùng quý ân nhân cũng đi đến từng bàn để trao những phần quà cho mọi người (tiền mặt và quà tặng khoảng 800.000đ/người).

Bữa tiệc kết thúc lúc 11g45, mọi người ra về mang theo hơi ấm của tình thương của Chúa Hài Đồng được toả lan từ những con tim biết yêu thương, nhóm lên ngọn lửa của niềm tin và hy vọng thôi thúc những mảnh đời bất hạnh luôn sống mạnh mẽ cho những tháng ngày phía trước.
 
Đêm Thánh Ca Giáng Sinh Giáo Xứ St. Henry, Chicago Của Cộng Đoàn Công Giáo Mân Côi
Francis Khúc
17:02 28/12/2016
Đêm Thánh Ca Giáng Sinh Giáo Xứ St. Henry, Chicago Của Cộng Đoàn Công Giáo Mân Côi

Những ngày băng giá tại thành phố Chicago chưa dứt hẳn. Chiều nay, Chúa Nhật thứ 4 mùa Vọng, mây mù vẫn giăng khắp nẻo đường, tuyết vẫn còn rơi lất phất và cái lạnh âm độ đang đến thật gần...

Xem hình

Chỉ còn đúng một tuần nữa là lễ Giáng Sinh và nơi đây, tại Giáo xứ St Henry, các ca đoàn và giới trẻ cuả cộng đoàn Công Giáo Mân Côi, từ hơn một tháng trước đã chuẩn bị tất bật cho đêm Thánh ca với chủ đề "Lịch Sử Ơn Cứu Độ” để hôm nay, theo lời mời gọi của Giáo xứ, hầu như mọi nhà, mọi giới trong cộng đoàn đã có dịp cùng nhau họp mặt.

Ngôi thánh đường nhỏ bé chiều nay đã chật ních giáo dân, một điều mà nhiều người đã đoán sai khi thấy thời tiết không thuận tiện. Trong tình anh chi em con một Chuá, dường như ai cũng thấy bầu khí hôm nay như đang nóng hẳn lên, những bàn tay đang nắm lấy nhau thật ấm...người người đang quên đi cái lạnh giá bên ngoài.

Cung thánh trang hoàng lộng lẫy, hang đá - theo một hình thức đơn sơ nhưng phải nói là trang trọng - đã hoàn tất và cũng như chỉ còn chờ một chỗ danh dự cho Chuá Hài Đồng. Dàn đèn muôn mầu tập trung vào bàn thờ chính, hôm nay cũng được dùng làm nơi bày tỏ lòng yêu thương qua muôn tiếng hát với cung đàn và những điệu muá mừng ngày đại lễ của Giáo xứ.

Đúng 4 giờ, thời gian như ngừng lại khi hai điều hợp viên Thiên An và Trương Tài mời cha xứ Nguyễn Hùng Phi lên tuyên bố khai mạc.

Với những lời lẽ gần gủi, giản dị, vị linh mục trẻ ôn lại những ngày mới về nhận trọng trách quản xứ, Ngài ân cần chia sẻ những vui buồn và hôm nay lại thêm một lần Ngài nhắc đến tinh thần yêu thương gần gũi trong xứ đạo.

Bên cánh trái, đưa mắt nhìn chung, thấy các em trong đoàn múa với trang phụ trắng lóa mắt và cạnh đó, các anh chị của hai ca đoàn Teresa va Cecilia đang hồi hộp đợi chờ. Bên cánh phải là đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Sao Biển hùng hậu ngồi phía trước các anh chị ca đoàn Séraphim.

Nhiều loạt vỗ tay vang lên khi cađoàn Teresa cùng cất tiêng hát mở đầu đêm hội với bản thánh ca nổi tiếng của Lm. Vũ đình Trác: Bên Bờ Sông Babylon và ngay sau đó, như một mắt xích, ca đoàn Seraphim ra mắt với Mây Ơi Mưa Xuống với sự phụ họa múa của các em thiếu nhi.

Giáo đường trầm xuống sự thinh lặng để cùng nhau ôn lại lịch sử ơn cứu độ, cuộc hành trình Thiên Chúa đi tìm con người để cứu thoát họ khỏi cảnh nô lệ và tội lỗi cũng như sư khao khát mong đợi Đấng Cứu Thế của nhân loại.

Thay đổi một hình thái trình diễn mới, đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể nhập cuộc tiếp theo là hoạt cảnh về ông Moise lúc được Thiên Chúa chọn làm thủ lãnh để thực hiện cuộc giải phóng con cái Israel ra khỏi ách nô lệ Ai Cập và ngay sau đó, vai trò đồng công cứu chuộc nhân loại của Đức Maria được tô đậm trọn vẹn với bài ca Magnificat tuyệt vời biểu hiện biến cố cứu độ giữa truyền tin và giáng trần đã được các anh chị trong ca đoàn Seraphim một lần nữa hát lên như một lời cầu nguyện đã được lưu truyền.

Đêm nay, mọi tâm hồn đang hướng về Bêlem để nhận tin Đấng Cứu Độ ra đời trong thành vua Đavit. Từ nơi đây, trong ngôi giáo đường bé bỏng, giữa bầu trời băng giá cũng giống như bầu trời Bêlem, hai vị linh mục trẻ khả kính, hai khuôn mặt thân thương của giáo dân trong họ đạo, quý Cha Cao Duy và Mai Trọng Minh đã tiếp theo cùng bước lên sân khấu trải tâm tình qua tác phẩm Trời Đêm Bêlem của nhạc sĩ Đỗ Vy Hạ.

Cha Cao Duy, cũng trong đêm nay, Ngài còn nhiệt tình đóng góp khả năng của mình được Chúa ban cho để cùng đơn ca và song ca với một vị linh mục trẻ khác: Cha Lê Hồng Nhật, đệm nhạc và phụ họa nhạc phẩm Đêm Nay Noel.

Trời tối dần nhưng ánh sáng tâm hồn mọi người lại bừng sáng lên sau một liên khúc của ca đoàn Cecilia khi mọi người được mời đứng lên cùng hát Cao Cung Lên, một nhạc phẩm nổi tiêng của Việt Nam được nhạc sĩ Hoài Đức sáng tác từ năm 1945 nhưng chưa hề bao giờ vắng bóng mỗi khi mùa Giáng sinh đến gần.

Cứ như thế, đêm Thánh ca hội diễn của Giáo xứ St Henry, thành phố Chicago lướt đi thật êm, thật nhẹ, thật huyền diệu và thánh thiện. Khách tham dự không thể quên Đêm Hồn Ân, O Holy Night mà ca đoàn Seraphim hát lên như một dàn hợp xướng của các thiên thần vinh danh Thiên Chúa, không thể quên Noel Đêm Hồng Phúc do ca đoàn Teresa đánh động con người trở về cõi phúc, và đặc biệt – vâng, dễ thương làm sao – đoàn Thiếu nhi Thánh Thể – khi màn đêm xuống dần – đã cùng bước lên hợp ca nhạc phẩm để đời Happy Birthday, Jesus của Carol Cymbala. Bài hát mở đầu với giọng đơn ca rất truyền cảm của bé Ami: Happy Birthday, Jesus. I’am so glad its’ Christmas, all the tinsel and lights and the presents are nice, but the real gift is You...đã thêm một lần làm người nghe quên bóng tối đang xuống để rồi chỉ ngay sau câu hát, bé Ami đã được vỗ tay khen ngợi rất nồng nhiệt.

Đêm thánh vô cùng…, thời gian không dừng lại, thời gian luôn giới hạn và phải ngưng lại ở đó. Chúa đã đưa dân Người với Ơn Cứu Độ và người người tham dự như thấy hồn mình lắng đọng để cảm nghiệm được sự hiện diện của Thiên Chúa Ở Cùng Chúng Ta.

Anh Chinh Khúc, người được giao trọng trách là Trưởng ban Tổ Chức đã bước lên sau lời giới thiệu.

Vâng, đây là những lời cảm tạ, cảm tạ Cha xứ Nguyễn Hùng Phi, Quý Cha, Quý Tu sĩ, Thầy Phó tế Thân văn Thuận, cám ơn Ban Thường Vụ Hội Đồng Mục Vụ, các ca đoàn Seraphim, Teresa, Cecilia; đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể và tất cả, tất cả những thành viên, các hội đoàn, những thành phần có liên quan từng hỗ trợ trực tiếp hay gián tiếp kể cả mọi thành phần dân Chúa trong giáo xứ St Henry đêm nay đã hiện diện và cổ vũ để đêm Thánh ca thành công vô cùng tốt đẹp.

“Đêm Thánh Vô Cùng”, bài hát mà toàn thể cộng đoàn dân Chúa đứng lên cùng hát đã thật sự chấm dứt chương trình nhưng âm vang của đêm thánh sẽ không bao giờ dứt.

Người người ra về trong tiếc nuối và đều có tâm sự: Từ nay, chúng ta nên giữ mãi truyền thông này để cộng đoàn Công Giáo Mân Côi Giáo xứ St Henry Chicago có thêm những ngày ấm áp mùa đông khi chuẩn bị tâm hồn đón Chúa mùa Giáng Sinh.

Bài và ảnh tường thuật:

FRANCIS KHUC
 
Khát vọng bình an mùa Giáng Sinh
Gioan Lê Quang Vinh
20:59 28/12/2016
KHÁT VỌNG BÌNH AN MÙA GIÁNG SINH

Mỗi lần đón mừng Lễ Sinh Nhật Chúa Giêsu, kỷ niệm ngày Chúa Giáng Sinh, không chỉ người Công Giáo mà gần như toàn thể nhân loại vui mừng. Cho dù người ta không tin vào Đấng Thiên Sai, thì họ vẫn cảm được sự bình an mà Người mang đến cho thế gian này nếu họ sống theo đúng ánh sao lương tâm.

Trên thế giới vẫn còn một vài nước vì không có thiện cảm với Kitô giáo nên không cho dân chúng nghỉ Lễ Giáng Sinh như quốc lễ, nhưng người dân không vì thế mà không coi trọng việc mừng Lễ Giáng Sinh. Không có một nhân vật nào dù vĩ đại thật sự (xin nhấn mạnh: dù vĩ đại thật sự) hay được tán dương đúng mà có thể được mừng Sinh Nhật như người ta mừng Sinh Nhật Đức Giêsu.

Ngày 25/11 vừa qua, Fidel Castro của Cuba được gọi ra khỏi thế gian là nơi ông đã dùng hết khả năng của mình để loại trừ Thiên Chúa ra khỏi lòng con người ở quê hương ông. Khi ông chết đi, có người vui kẻ tiếc. Nhưng có lẽ điều ông làm chúng ta nhớ là năm 1998 ông đã vâng nghe Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II mà cho dân Cuba mừng Lễ Giáng Sinh sau 38 năm gián đoạn (từ 1969-1998 nước Cuba không mừng Giáng Sinh như quốc lễ).

Radio Vatican lúc bấy giờ cho biết: "Phát ngôn viên của Hội Ðồng Giám Mục Cuba, Orlando Marquez, tuyên bố: Hôm nay là một ngày vui mừng cho các tín hữu và cho tất cả dân tộc Cuba vì được lấy lại truyền thống từ bao thế kỷ, một truyền thống đã không bao giờ xóa bỏ trong tâm hồn người dân".

Truyền thống đó chắc chắn đem lại sự an lành cho dân, qua niềm vui mà họ diễn tả. Không chỉ một dân tộc, mà mọi dân nước cho đến “khắp cùng bờ cõi đất” đều cảm thấy an lành khi Tin Mừng bình an được thiên thần loan báo đêm Giáng Sinh đang tỏa lan ra khắp muôn nơi.

Khi suy nghĩ về niềm vui và bình an của Đêm Giáng Sinh và khi gửi những lời chúc Giáng Sinh cho người thân yêu, chắc chắc nhiều người cảm thấy lòng ray rứt khôn nguôi khi nghĩ đến những thảm cảnh đang xảy ra trong xã hội chung quanh mình.

Nạn nhân của ô nhiễm biển còn đang than khóc. Nhân tai lũ lụt miền Trung cứ liên tục xảy ra, không có dấu hiệu ngừng lại. Người chết, của cải tiêu tan, màn trời chiếu đất, mà dường như chẳng ai có trách nhiệm giải quyết vấn đề. Người nghèo, thất nghiệp vẫn tràn lan.

Thư Chung của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam 2016 đã tóm tắt các vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện nay:

“Nhìn vào tình hình đất nước hiện nay, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, chúng ta không thể không có những băn khoăn, lo lắng. Làm sao không âu lo trước tình hình đạo đức xuống cấp nghiêm trọng, tội ác gia tăng không những về số lượng mà cả về mức độ dã man, phá thai và nghiện ngập tràn lan, nhất là nơi giới trẻ! Làm sao vui được trước sự hoành hành của tệ nạn tham nhũng, vốn từ lâu đã được coi là quốc nạn nhưng đến nay vẫn không hề suy giảm! Làm sao không lo lắng trước tình trạng ngập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long, hạn hán tại các tỉnh Tây nguyên, thảm hoạ môi trường biển tại miền Trung! Đó là chưa kể đến mối đe doạ hằng ngày từ các thực phẩm bẩn và độc hại, có thể ngay trong các quầy hàng và trên bàn ăn của mỗi gia đình!” (số 2).

Chưa hết, về tinh thần và đời sống tôn giáo, ý kiến của Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Tổng Thư Ký Hội Đồng Giám Mục Việt Nam trong buổi gặp mặt với ông thủ tướng đáng cho chúng ta suy nghĩ:

“Ngay trong Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016, chúng tôi lấy làm tiếc khi phải nói rằng có nhiều nhu cầu trong sinh hoạt tôn giáo của người dân chưa được bộ luật này quan tâm và đáp ứng đúng mức, dù đã được đề xuất. Hơn nữa, còn có thể nói bộ luật này có những bước thụt lùi so với những Dự thảo trước đây, ví dụ về việc tham gia của các tổ chức tôn giáo vào lĩnh vực giáo dục, y tế và bác ái xã hội (x. Dự thảo 5). Tất cả phản ánh một cách nhìn xem ra còn nhiều nghi ngại của Chính quyền đối với các tôn giáo, và chúng tôi hi vọng cách nhìn này sẽ được thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn trong tương lai. Chúng tôi cũng không tránh né vấn đề khi nhìn nhận rằng trong thời gian qua, đã có những căng thẳng giữa Chính quyền địa phương và một số cộng đoàn tín hữu Công Giáo nơi này, nơi khác”. (Website HĐGMVN).

Đọc lại “bức tranh” ít sắc màu tươi vui ấy, có lẽ chúng ta sẽ tự hỏi “Bình an phúc lành của Chúa Giáng Sinh ở đâu trên đất nước này”. Câu trả lời được tìm thấy ngay trong Tin Mừng. Lúc bấy giờ các mục đồng vẫn chăn chiên, các đạo sĩ vẫn làm công việc của họ là theo ánh sao trời, và thậm chí những người chủ quán trọ trong vùng vẫn đón khách theo phong cách của họ.

Vậy thì ai đón nhận được Mùa Giáng Sinh an lành đầu tiên ấy? Thưa dĩ nhiên là Mẹ thánh và Cha nuôi của Đấng Cứu Thế và những người nhìn theo ánh sao, là những người chăn chiên chăn bò ngoài đồng vắng… Nói chung, là những người biết nhìn ra dấu chỉ thời đại mà các ngôn sứ đã loan báo từ rất xa xưa.

Câu hỏi mà nhiều người đặt ra là có an bình thật sự trên quê hương Việt Nam chưa? Câu trả lời không làm chúng ta vui. Giáo huấn xã hội của Hội Thánh Công Giáo xác định “Hoà bình không phải chỉ là không có chiến tranh, cũng không phải hạ thấp xuống tới mức chỉ là giữ cho các bên thù địch nhau cân bằng về quyền lực; mà đúng hơn, hoà bình được xây dựng trên việc hiểu đúng con người và đòi phải thiết lập được một trật tự dựa trên nền tảng công lý và bác ái” (số 494).

Đọc lại thư chung của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và nhìn vào thực trạng xã hội, người Công Giáo Việt Nam vẫn còn thao thức với những mơ ước của mình.

Trên các trang mạng xã hội và các website trong những ngày Đại Lễ vừa qua loan truyền một video clip về sự việc xảy ra ở một giáo điểm miền núi thuộc Giáo phận Hưng Hoá. Đức Cha Anphong Nguyễn Hữu Long, Giám Mục phụ tá Giáo phận đến dâng Thánh Lễ mừng Giáng Sinh cho giáo dân người H’Mông.

Một hoạt động tôn giáo đơn giản và đương nhiên như thế lại bị cấm cách sách nhiễu bởi những anh cán bộ cấp nhỏ. Ở đây chúng tôi không có ý phân tích những anh công an đó tự ý quấy rối hay có lệnh từ ai, mà chỉ nhìn vào sự việc.

Trong một đất nước mà tự do tôn giáo được ghi trong hiến pháp, thì việc các linh mục dâng Thánh Lễ cho giáo dân là điều bình thường. Huống chi trong trường hợp này là một Giám Mục đến dâng Thánh Lễ, mà là Lễ Giáng Sinh, lại bị cấm cách. Hơn nữa, Toà Giám Mục đã có văn bản gửi cấp trên của những anh cán bộ đó.

Xin hãy nhớ rằng các Đức Giám Mục là những vị lãnh đạo cao nhất ở Giáo Hội địa phương là giáo phận, không có bổn phận phải giao tiếp với cấp chính quyền quận huyện hay phường xã. Đó là nói về mặt ngoại giao, chứ thật ra các ngài có một chỗ đứng biệt lập, chỗ đứng của hàng tư tế, ngôn sứ và vương giả mà không có quyền hành nào của thế gian có thể chi phối.

Trong video clip, Đức Cha Anphong bình tĩnh và nhã nhặn nhưng cứng rắn trả lời những yêu sách, đã cho chúng ta thấy được sứ mạng của Giáo Hội là ở đâu và như thế nào.

Dĩ nhiên khi những hình ảnh ấy được đưa lên Internet thì thiên hạ biết nhiều hơn về Giáo Hội, thiên hạ có dịp so sánh, đối chiếu và nhận ra đâu là “ánh sao” của thời đại. Chúng tôi chợt nhớ lời Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh khi ngài bị cấm dâng Thánh Lễ Giáng Sinh cho một cộng đoàn người dân tộc thiểu số ở Tây nguyên mấy năm trước: “Nếu các anh để tôi dâng Thánh Lễ thì chỉ có một nhóm 20-30 người nghe tôi giảng, nhưng rồi họ cũng không nhớ hết. Còn bây giờ, các anh cấm tôi dâng Lễ, thì cả thế giới nghe tôi nói”.

Ngày Đại Lễ Giáng Sinh đã đi qua nhưng Hồng ân Giáng Sinh mà Thiên Chúa đem đến cho nhân loại vẫn mãi mãi ghi đậm dấu ấn trên cuộc đời này. Phúc cho ai đón nhận Tin Mừng Giáng Sinh. Còn những người cố tình chống lại Thiên Chúa vẫn mãi đơn độc đón nhận nguy cơ cho chính mình, mãi đơn độc giơ chân đạp mũi nhọn. Chúng ta cùng cầu xin cho họ được mở bừng mắt nhìn thấy ánh sao dẫn đường. Ánh sao ấy lấp lánh mời gọi, khi có thiện chí thì con người sẽ nhận ra tỏ tường.

Gioan Lê Quang Vinh

 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Giáo dục xã hội chủ nghiã
Hà Minh Thảo
18:44 28/12/2016
GIÁO DỤC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Trong những năm đầu sau khi cưỡng chiếm Việt Nam Cộng hòa, bộ đội cụ Hồ đã mang của cải từ Miền Nam ra Ðất Bắc để san bằng đời sống cho người dân hai nơi. Trái lại, do thiếu khôn ngoan và kỳ thị, những lãnh đạo đảng đã phủ nhận sự thật về tính nhân bản của nền Giáo dục Việt Nam Cộng hòa, đã đào tạo những thế hệ trí thức và chuyên viên cùng trình độ Âu Mỹ để phục vụ Tổ Quốc và Ðồng bào. Do đó, chúng áp dụng cái gọi là Dạy học theo chủ nghĩa xã hội. Sau hơn 62 năm thống trị Miền Bắc và 41 năm thống nhất hai Miền, đảng cộng sản đã xây dựng những gì cho Quê Hương hay chỉ thấy Ðất Nước mất dần do dâng tặng Tàu cộng. Riêng trong tháng 11.2016, người dân nước Việt thấm nhuần tuyên truyền ‘trăm năm trồng người’ và việc học tập đạo đức Hồ chí Minh…

I.- NỀN GIÁO DỤC NHÂN BẢN.

Năm 1958, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa tổ chức Ðại hội Giáo dục Quốc gia lần I tại Sài gòn với sự tham dự của mọi thành phần xã hội: giáo sư các cấp từ tiểu đến đại học, từ phổ thông đến kỹ thuật..., phụ huynh học sinh, học giả, đại diện quân đội và các tổ chức tư nhân để xây dựng một nền Giáo dục Quốc gia theo ba nguyên tắc ‘nhân bản’, ‘dân tộc’, và ‘khai phóng’ được ghi cụ thể trong tài liệu ‘Những nguyên tắc căn bản’ do Bộ Quốc gia Giáo dục ấn hành năm 1959 và, sau đó, trong Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa 1967. Ðó là :

1./ Nhân bản là triết lý chủ trương con người có một địa vị quan trọng trong quốc gia (lấy con người làm gốc và cuộc sống của họ làm căn bản; xem con người là cứu cánh chứ không phải là phương tiện hay công cụ phục vụ cho mục tiêu của bất cứ cá nhân, đảng phái, hay tổ chức nào. Triết lý này chấp nhận có sự khác biệt giữa các cá nhân, nhưng không chấp nhận việc sử dụng sự khác biệt đó để đánh giá con người và không chấp nhận sự kỳ thị hay phân biệt giàu nghèo, địa phương, tôn giáo, chủng tộc... Với triết lý nhân bản, mọi người có giá trị như nhau và có quyền được hưởng những cơ hội đồng đều về giáo dục.

2./ Giáo dục dân tộc tôn trọng giá trị truyền thống của dân tộc trong mọi sinh hoạt liên hệ tới gia đình, nghề nghiệp và quốc gia. Giáo dục phải bảo tồn và phát huy được những tinh hoa cùng những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc. Dân tộc tính trong văn hóa cần phải được các thế hệ biết đến, bảo tồn và phát huy, để không bị mất hay tan biến trong những nền văn hóa khác.

3./ Giáo dục khai phóng không nhất thiết phải bảo thủ tinh thần dân tộc, nhưng phải biết mở rộng cửa hầu tiếp nhận những kiến thức khoa học kỹ thuật tân tiến trên thế giới, tiếp nhận tinh thần dân chủ, phát triển xã hội, giá trị văn hóa nhân loại để góp phần vào việc hiện đại hóa quốc gia và xã hội, làm cho xã hội tiến bộ, tiếp cận với văn minh thế giới.

Từ ba nguyên tắc căn bản đó, Tổng thống Ngô Ðình Diệm đề ra những phương hướng chính cho nền giáo dục Việt Nam Cộng hòa nhằm đạt mục tiêu: Sau khi được giáo dục, những bạn trẻ nước Việt sẽ nên Công Dân như thế nào đối với cá nhân mình, đối với gia đình, quốc gia, xã hội, và nhân loại? Ðó là :

a./ Phát triển toàn diện cá nhân. Trong tinh thần tôn trọng nhân cách và giá trị từng học sinh, giáo dục hướng vào việc phát triển toàn diện từng cá nhân theo bản tính tự nhiên mỗi người và theo những quy luật phát triển tự nhiên cả về thể chất lẫn tâm lý. Nhân cách và khả năng riêng của học sinh được lưu ý đúng mức. Cung cấp cho học sinh đầy đủ thông tin và dữ kiện để học sinh phán đoán, lựa chọn; không che giấu thông tin hay chỉ cung cấp những thông tin chọn lọc thiếu trung thực theo một chủ trương, hướng đi định sẵn nào.

b/. Phát triển tinh thần quốc gia nơi học sinh, được thực hiện bằng giúp học sinh hiểu biết hoàn cảnh xã hội, môi trường sống và lối sống của người dân; giúp hiểu biết lịch sử nước nhà, yêu nước mình, phát huy tinh thần đoàn kết, tranh đấu chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc; giúp học tiếng Việt và sử dụng tiếng này một cách có hiệu quả; giúp nhận biết nét đẹp của quê hương, những tài nguyên phong phú của quốc gia, những phẩm hạnh truyền thống của dân tộc; giúp học sinh bảo tồn những truyền thống tốt đẹp, những phong tục giá trị của quốc gia; giúp người trẻ có tinh thần tự tin, tự lực, và tự lập.

c./ Phát triển tinh thần dân chủ và tinh thần khoa học bằng giúp học sinh tổ chức các nhóm làm việc độc lập, qua đó, phát triển tinh thần cộng đồng và ý thức tập thể; giúp phát triển óc phán đoán với tinh thần trách nhiệm và kỷ luật; giúp phát triển tính tò mò và tinh thần khoa học; giúp họ có khả năng tiếp nhận những giá trị văn hóa của nhân loại.

=> Thời Việt Nam Cộng hòa, các du sinh chỉ rời nước để theo học bậc đại học sau khi đậu Tú tài vì trình độ trung học lúc đó tương đương với chương trình dạy tại các quốc gia Âu Mỹ.

II.- GIỚI TRẺ PHẢI BỎ NƯỚC RA ÐI ?

Sau ngày 30.04.1975, các nhà giáo việt cộng đã mang nền Giáo dục xã hội chủ nghĩa vào áp đặt cho Miền Nam và kéo nền Giáo dục cả nước xuống tới mức thấp nhứt hiện nay, sau bao lần cải tạo. Do đó, ngày 12. 08.2015, trong buổi hội thảo ra mắt sách Văn và Tiếng việt lớp 6 của nhóm Cánh Buồm, học sinh Vũ Thạch Tường Minh, 14 tuổi, trường chuyên Amsterdam đã phát biểu: « Một điều mà con muốn nói với chính phủ Việt Nam, hay cụ thể hơn là Bộ Giáo dục, theo con, các vị bộ trưởng, thứ trưởng giáo dục không phải là nên áp dụng cả bộ sách này, mà là áp dụng cái lối giáo dục của bộ sách này vào giáo dục Việt Nam, bởi vì bây giờ giáo dục Việt Nam con thấy là, con không có tính từ nào khác nên con phải dùng tính từ này, là giáo dục Việt Nam bây giờ con thấy là quá ‘thối nát’ rồi. Mà suốt bao năm qua các vị cải đi, cải lại, cải tiến, cải lùi mà nó vẫn không thay đổi được kết quả gì cả. Nên bây giờ con muốn các vị bộ trưởng, thứ trưởng hãy thay đổi đường lối giáo dục của Việt Nam, có thể theo đường lối của Cánh Buồm cũng được, các vị có thể thay cả bộ sách giáo khoa cũng được. Các vị có thể nói là mất thời gian, nhưng con thấy là thời gian các vị cải tiến, cải lùi còn mất thời gian hơn. Giáo dục Việt Nam không cần cải cách gì nữa, giáo dục Việt Nam cần được cách mạng. Đó mới là điều các vị trong Bộ Giáo dục nên làm. Còn nếu bây giờ các vị không làm thì đến khi nào con thành Bộ trưởng Bộ Giáo dục con sẽ làm ».

Lời phát biểu của em Vũ Thạch Tường Minh giúp trả lời cho chúng ta về câu hỏi ‘Tại sao, ngày nay, phụ huynh nước Việt Nam ‘Không gì quý hơn Ðộc lập, Tự do’ cho con đi du học sớm, độ tuổi học sinh đi du học ngày càng trẻ hơn ?’

1./ Cha mẹ cho con cái đi được học sớm vì ngành giáo dục Việt Nam không tạo cho người ta sự hài lòng, an toàn khi giao con em cho thầy cô và giáo sư cộng sản dạy dỗ. Ðiều quan trọng nhất là họ muốn cho con được hưởng một nền giáo dục nhân bản để trở thành một con người tốt hơn, không chỉ về kiến thức mà còn về kỹ năng, biết sống một cách kỷ cương, tôn trọng xã hội… Những ước muốn đó họ chỉ có thể tìm thấy ở một nước ngoài, đảm bảo tốt hơn sự giáo dục ở Việt Nam. Tại đây, cách dạy ‘từ chương’ nhồi sọ kiến thức nhiều quá, sức ép ghê quá, những vấn nạn, tiêu cực trong nhà trường... làm phụ huynh không hài lòng, buộc họ phải bất đắc dĩ cho con rời nước đi du học sớm, dù không ai muốn bứt con ra khỏi mình sớm.

2./ Ngày 25.04.2016, đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa (TP. Hồ Chí Minh) chia sẻ quan điểm với Infonet bên hành lang Quốc hội quanh chuyện ‘cán bộ về hưu hay đương chức tìm cách cho con cháu định cư ở nước ngoài’. Ông nói kinh nghiệm từ nhiều quốc gia, Chính phủ phải có trách nhiệm bảo vệ người dân tốt hơn. Mọi luật định, hiến định... đều phải trở thành hiện thực cuộc sống. Nghĩa là, Nhà nước phải có trách nhiệm hơn, làm cho người dân cảm thấy được an toàn khi sống trên chính đất nước mình. Bên cạnh đó, công bằng, công lý được thực thi. Nói vậy, không có nghĩa chúng ta tự bằng lòng, không hành động để biến Việt Nam thành nơi đáng sống.

Trả lời câu hỏi ‘hệ quả như ông nói, ‘cán bộ về hưu hay đương chức tìm cách cho mình, con cháu định cư ở nước ngoài?’, ông nói: «Vì sao người trẻ ở nước ngoài họ xếp hàng trật tự, có trước có sau nhưng về Việt Nam thì bị chen lấn, tranh giành, xô đẩy. Điều đáng lo là chúng ta đang cảm thấy mình bất lực. Tồn tại này là do luật pháp chưa nghiêm, nên người dân cảm thấy bất an thì làm sao họ đầu tư tài sản, công sức để xây dựng đất nước. Tôi nghĩ tới những người trẻ hơn mình; còn mình thì đã sống và từng trải qua thời bao cấp, nên thích nghi dễ hơn. Còn thế hệ con cháu mình, trẻ hơn khi họ có điều kiện học tập, làm việc và nhìn thấy thế giới sống như thế, họ tự hỏi ‘Vì sao Việt Nam mình lại sống như thế này?’ Họ rất khó chấp nhận. Đó là lý do 10 người đi thì 10 người đều ở lại.

Nhiều cha mẹ chủ trương không cho con mình trở về không phải vì đồng lương trong nước quá ít ỏi. Nhưng họ lo sợ là khi trở về, con họ sẽ thất vọng, bị sa vào những cung cách làm việc méo mó. Họ băn khoăn cho tương lai con cái, chứ không phải vấn đề tiền.

III.- NHIỆM VỤ CHÍNH TRỊ.

A. Sự kiện.

Từ tháng 8/2016, thị xã Hồng Lĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) liên tiếp tổ chức các sự kiện, nên đã huy động một lực lượng lớn cán bộ công nhân viên chức đi tiếp khách, trong đó có cả giáo viên. Tại hội nghị xúc tiến đầu tư diễn ra trong thời gian 12 – 14.08.2016, Ủy ban Nhân dân thị xã đã điều động 44 cán bộ viên chức, gồm cả 20 giáo viên. Liên hoan Dân ca ví dặm Nghệ Tĩnh đã huy động 21 giáo viên nữ mà tên tuổi được ghi rõ trong văn bản chỉ định hành chính. Vào tháng 11.2016, những vụ này mới bị đổ bể có thể vì gần ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hàng năm.

Khi bị báo chí lên tiếng, hai quan chức thị xã Hồng Lĩnh, Nguyễn Văn Hổ, chủ tịch thị xã, và Lê Bá Thiềm, trưởng phòng giáo dục thị xã, sau khi xảy ra vụ bê bối của ngành giáo dục thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, điều giáo viên nữ đi tiếp khách trong phòng karaoke, đã phát biểu :

« Đây là nét lịch sự. Những người làm nhiệm vụ này là vinh dự, được gặp gỡ người này người kia, được làm việc với họ. Khi những cán bộ được điều đi nếu có chuyện gì xảy ra thì sẽ được cơ quan có trách nhiệm vì đây là được tổ chức điều đi làm nhiệm vụ chính trị. Chuyện đi tiếp khách là hoàn toàn trong sáng. Tuy nhiên, trong các bữa tiệc, rượu vô thì lời ra; ai đó có một hành động không đẹp thì cũng là chuyện bình thường trong cuộc sống ».

Tên Hổ còn thách thức : ‘Nếu hiểu đúng bản chất, việc điều động này không vấn đề gì cả, mọi việc đều trong sáng. Sắp tới, nếu có sự kiện lớn tại địa phương, chúng tôi sẽ tiếp tục điều động’.

Những lời này gặp phải các phản ứng thật giận dữ từ mọi giới đồng bào không cộng sản. Đảng Cộng sản được hai tên Lê Bá Thiềm và Nguyễn Văn Hổ đại diện công khai tuyên bố điều mà chúng giấu giếm từ gần 70 năm nay: ‘Muốn thăng tiến trong đảng thì các cô phải ‘phục vụ’ cho chóp bu của nó. Nói theo ngôn ngữ cộng sản: ‘nhiệm vụ chính trị’. Một phản ứng khác ; Cho rằng phục vụ cấp trên ăn nhậu là nhiệm vụ chính trị, có lẽ là sự ngụy biện trơ trẽn nhất mà tôi được biết từ đó tới giờ. Thử hỏi ông và cả cái đảng cộng sản Việt nam này, xem ở đâu nói rằng việc phục vụ các ông ăn nhậu, hát hò là nhiệm vụ chính trị? Không lẽ ở cái đất nước này thực sự có loại nhiệm vụ chính trị như vậy hay sao? Hành động của các ‘đám’ quan chức Hà Tĩnh là hỗn với nhà giáo, hỗn với nghề dạy học cao quý, và nhất là nó lại xảy ra trên mảnh đất Hà Tĩnh nổi tiếng hiếu học từ bao đời nay.

Sau khi báo chí đưa sự việc này trình công luận, Bộ trưởng Bộ giáo dục Phùng Xuân Nhạ cho rằng chuyện điều giáo viên nữ như vậy chưa tới mức trầm trọng, và các giáo viên bị điều đi phải tự xem thái độ của mình. Do đó, người dân muốn hỏi Bộ trưởng rằng ‘Từ bao giờ trên đất nước nhiều đau khổ này, cô giáo trở thành ‘cái giếng làng” để cho những kẻ phàm phu tục tử “rửa chân” vậy, ông Bộ trưởng?

Nhà giáo Hà Dương Tường viết: « Ông thừa biết số phận bé nhỏ của họ dưới nanh vuốt của các quan huyện mà. Hay ông cho rằng việc buộc phải đi ‘tiếp khách’ không có gì xúc phạm danh dự và nhân phẩm của họ. Chắc ông sẵn sàng (hay vui vẻ) cho vợ, con gái (hay cháu gái) của ông đi làm các ‘nhiệm vụ’ đó?

Một nhà giáo về hưu là ông Nguyễn Khắc Mai kêu gọi các quan chức ngành giáo dục từ chức, đồng thời ông cũng ra một lời cảnh báo nghiêm trọng: « Nếu có chút lương tri, chủ tịch và trưởng phòng giáo dục Thị xã Hồng lĩnh nên tù chức. Bộ trưởng nên xin lỗi các nhà giáo và học sinh cùng phụ huynh.Còn không, nếu đảng và nhà nước còn biết ít nhiều là văn hóa của tính tôn nghiêm của đạo dức và luật pháp, phải cách chức ngay hai kẻ đã gây ra lỗi lầm đáng phỉ nhổ cho chế độ. Vào giờ phút này hãy cẩn thận! Lê Nin từng dự báo ba gót A sin của cộng sản là dốt-tham-và cậy quyền. Liên xô đã sụp đổ vì thế. Dẫu là để mỵ dân cũng phải hành xử cho ra dáng.

Còn nữa, nếu đảng và chính phủ không làm gì cả thì Hội giáo chức Chu Văn An nên tìm cách điệu hai tên này ra quỳ trước đền cụ Chu văn An vào ngày 20-11 tới.

Tôi nói ý tình của mình, một anh giáo già, đang mơ ước hiện đại hóa nền đạo lý minh triết của tổ tiên ».

B. Nội vụ trước Quốc hội.

Ngày 16.11.2016, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Ðào tạo Phùng Xuân Nhạ đã trả lời chất vấn trước Quốc hội về nhiều vấn đề trong đó có vụ nữ giáo viên bị điều đi tiếp khách.

Đại biểu Nguyễn Chiến (Hà Nội) đề cập sự kiện hàng chục giáo viên ở một trường học tại Hà Tĩnh bị huy động đi tiếp khách gây bức xúc dư luận, đề nghị Bộ trưởng cho ý kiến và làm thế nào để chấm dứt tình trạng này ? Ông Nhạ đáp : « Vụ việc này tôi đã có ý kiến. Tôi đã có trao đổi với đồng chí Chủ tịch. Tôi đánh giá rất cao đồng chí Chủ tịch đã có công văn yêu cầu giải thích rõ để xử lý. Đây là vụ việc không chỉ ở một trường của Hà Tĩnh, mà trong thực tế cũng có nhiều trường hợp. Cán bộ địa phương cũng là vì vui vẻ thôi, nhưng đôi khi làm ảnh hưởng đến uy tín của nhà giáo. Cho nên đây là một hoạt động rất đáng tiếc. Chúng tôi nghĩ rằng cần rút kinh nghiệm. Để xã hội nóng lên về vấn đề này là không được. Linh hoạt thì phải hợp lý, nếu linh hoạt mà để xã hội nóng lên như vậy là không được. Trong trường hợp này tôi cũng nhận trách nhiệm của người đứng đầu ngành trong việc bảo vệ quyền lợi của thầy cô ».

Tuy câu trả lời thật dài dòng, nhưng hai chữ ‘vui vẻ’ đã khiến đại biểu Phạm Thị Minh Hiền (Phú Yên) đòi quyền tranh luận : « Bộ trưởng nhận trách nhiệm, nhưng Bộ trưởng lại nói rằng chỉ vui vẻ thôi. Về góc độ giới, tôi thấy rất đau lòng ». Bà đề nghị Bộ trưởng phải có giải pháp để bảo vệ sự tôn nghiêm, danh dự, uy tín của đội ngũ giáo viên, chứ không thể nói là ‘vui vẻ thôi’. Tiếp theo, đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau) lên tiếng: « Hôm qua Bộ trưởng phát ngôn trước báo chí, Bộ trưởng nói rằng các cô giáo ấy phải xem lại mình. Bộ trưởng hãy xem lại câu nói đó… ».

Ông Nhạ đáp : « Nhưng có lẽ là do tôi diễn đạt chưa rõ ý, trong đó có từ vui vẻ. Khi yêu cầu địa phương giải thích thì họ cũng nói rằng đây là hoạt động đối ngoại, vui vẻ. Có lẽ là diễn đạt chưa được rõ ý, xin báo cáo lại để đại biểu thông cảm ». « Với vấn đề bình đẳng giới thì Bộ Giáo dục và đào tạo thấy có sự tiến bộ của phụ nữ. Chúng tôi đánh giá cao các cô có đóng góp to lớn cho sự phát triển của ngành » - ông Nhạ nói tiếp.

Trong chế độ cộng sản ‘các quyền hành, lập và tư pháp là một’ (cả bộ trưởng lẫn đại biểu đều có mang chung một huy hiệu màu máu, tức do đảng cơ cấu chức vụ), mỗi người chỉ đóng vai vế mình được giao phó để cuối tháng nhận tiền lương. Do đó, mọi ‘đầy tớ dân’ đều vui vẻ.

Hà Minh Thảo
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Lời Nguyện Tín hữu được kết thúc như thế nào?
Nguyễn Trọng Đa
09:36 28/12/2016
Giải đáp phụng vụ: Lời Nguyện Tín hữu được kết thúc như thế nào?

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Tôi có ấn tượng rằng linh mục 'có thể' thêm một lời cầu nguyện vào lúc kết thúc Lời Nguyện Tín hữu, nhưng chữ đỏ không bắt buộc phải làm như vậy. Trong giáo xứ của tôi, sau khi thầy phó tế kết thúc Lời nguyện, cha xứ chỉ đọc thêm "Oremus" (chúng ta hãy cầu nguyện). Thưa cha, như thế đã là đầy đủ cho Lời nguyện tín hữu chưa? – C. C., Washington, DC, Hoa Kỳ
.

Đáp: Chủ đề này đã được giải quyết khá tốt trong Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma, Số 69-71, vốn nói như sau:

"69. Trong lời nguyện cho mọi người, cũng gọi là lời nguyện tín hữu, chính dân Chúa, sau khi tiếp nhận trong đức tin, đáp lại Lời Chúa và thực thi chức tư tế do phép rửa của mình mà cầu cho hết mọi người. Lời nguyện này thường nên thực hiện trong các Thánh Lễ có giáo dân tham dự, để họ cầu cho Hội Thánh, cho các nhà cầm quyền, cho những người đang gặp đủ thứ khó khăn, cho hết mọi người và cho toàn thế giới được ơn cứu độ.

“70. Thứ tự những ý nguyện thường là:

a. Cho các nhu cầu của Hội Thánh;

b. Cho các người trong chính quyền và cho toàn thế giới được an bình;

c. Cho các người đang gặp bất cứ khó khăn nào;

d. Cho cộng đoàn địa phương.

Nhưng trong một buổi lễ cử hành đặc biệt nào đó, như là Thêm Sức, Hôn Phối, An Táng, thì thứ tự ý nguyện có thể dành ưu tiên cho trường hợp đặc biệt đó.

“71. Chính vị chủ tế điều khiển việc cầu nguyện từ ghế. Ngài vắn tắt mời tín hữu cầu nguyện và đọc lời nguyện để kết thúc. Các ý nguyện nêu ra cần phải chừng mực, được soạn thảo với sự tự do khôn ngoan và ngắn gọn, diễn tả lời nguyện của toàn thể cộng đoàn.

Thầy phó tế, hoặc một ca viên, hay độc viên hay một giáo dân khác xướng các ý nguyện từ giảng đài hay một nơi nào khác xứng hợp.

Còn toàn thể cộng đoàn đứng biểu lộ lời nguyện của mình, hoặc bằng những lời kêu cầu chung sau mỗi ý nguyện được xướng lên, hoặc bằng cách cầu nguyện trong thinh lặng" (Bản dịch Việt ngữ của Linh mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang).

Từ những gì được nói trong số 71, rõ ràng là linh mục cần kết thúc Lời Nguyện Tín hữu với một lời cầu nguyện. Lời cầu nguyện này được đọc, với linh mục giang tay ra, cũng như khi ngài đọc các kinh nguyện khác mà ngài chủ trì.

Một trường hợp đặc biệt, mà Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma không nói rõ ràng, phát sinh khi Giờ Kinh Sáng hoặc Giờ Kinh Chiều của các Giờ Kinh Phụng Vụ được kết hợp với Thánh lễ vào một ngày trong tuần. Trong những dịp như vậy, được phép thay thế Lời nguyện Tín hữu với các lời cầu trong Kinh Sáng và Kinh Chiều (xem số 94 của Văn kiện trình bày và qui định Các Giờ Kinh Phụng vụ).

Khi Giờ Kinh được đọc riêng riêng biệt, các lời cầu được đọc trước lời nguyện kết thúc, vốn thường trùng với Lời nguyện đầu lễ của Thánh Lễ trong ngày. Khi được sử dụng trong Thánh lễ, Lời nguyện này đã được công bố trước các bài đọc, và vì vậy linh mục nên công bố một lời cầu nguyện thích hợp khác, hoặc kết thúc với một công thức chung đơn giản, chẳng hạn "Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con".

Vấn đề thường không phát sinh vào ngày Chúa Nhật và ngày lễ trọng, bởi vì, trong khi Giờ Kinh có thể được kết hợp vào Thánh lễ, Lời nguyện tín hữu có thể không được thay thế bởi các lời cầu của Giờ Kinh.

Hỏi: Xin cha nói rõ hơn về các khía cạnh của Lời Nguyện Tín hữu.

Đáp: Trước khi trả lời, tôi cần nêu ra rằng, mặc dù hình thức Lời nguyện này có nguồn gốc rất xa xưa, hình thức hiện tại của nó là khá mới trong thực hành phụng vụ, và do đó không có qui chế truyền thống liên quan đến thực hành của nó.

Như một hệ quả, một số tập tục hơi khác nhau đã phát sinh, và thật là không dễ để nói tập tục này là đúng hơn so với tập tục khác.

Ngoài các qui định được trích dẫn trong câu trả lời ở trên, chúng ta có thể nói rằng một qui tắc ngón tay cái (qui tắc kinh nghiệm) là rằng các lời cầu nên được hướng dẫn bởi cảm thức chung, phải rõ ràng và ngắn gọn, diễn đạt bằng từ ngữ tổng quát, và không nên có quá nhiều lời cầu.

Hỏi: Một số độc giả hỏi liệu các tín hữu được mời đưa ra lời cầu bộc phát từ hàng ghế của mình chăng.

Đáp: Trong khi không có qui định cấm điều này, tôi nghĩ rằng đây là một thực hành được dành tốt nhất cho một nhóm nhỏ, vì họ đã có kinh nghiệm cần thiết để đưa ra các lời cầu thích hợp. Các nhóm nhỏ như vậy có thể là những người thường xuyên tham dự Thánh Lễ hàng ngày, các cộng đồng tu sĩ, và và các nhóm cầu nguyện.

Nhưng điều này nên tránh cách khôn ngoan tại một Thánh Lễ Chúa Nhật ở giáo xứ, vì số lượng lời cầu có thể dễ dàng tăng cao, hoặc nội dung lời cầu có thể là quá cá nhân, bị xuyên tạc bằng lời nói hoặc có tính chính trị. Thậm chí chúng có thể tạo ra không ít phiền toái, nếu một số người cùng có xu hướng thống trị các lời cầu "tự phát" từ tuần này đến tuần khác.

Hỏi: Một số độc giả khác hỏi về thói quen đọc kinh Kính Mừng trong Lời nguyện tín hữu.

Đáp: Trong khi sự thực hành này là không phổ quát, nó dường như có nguồn gốc từ sự thực hành phụng vụ của các nước nói tiếng Anh, từ trước Công Đồng Chung Vatican II. Một độc giả cho biết rằng hiện có một tài liệu cản trở sự thực hành này, nhưng tôi không thể tìm thấy tài liệu ấy. Tôi chỉ nói rằng, do chưa có một sự can thiệp có thẩm quyền, việc thực hành này có thể tiếp tục ở những nơi mà nó đã quen thực hiện.

Các phản bác cho việc sử dụng Kinh Kính Mừng thường được dựa trên nguyên tắc rằng, các lời nguyện phụng vụ là thực tế luôn hướng về Chúa Cha, và rất ít dịp hướng về Chúa Con.

Tuy nhiên, khi kinh Kính Mừng được sử dụng trong Lời Nguyện Tín hữu, Đức Bà không được cầu xin trực tiếp, nhưng thường được kêu cầu như một Đấng trung gian, để Ngài dâng lời cầu của chúng ta lên Chúa Cha, trong bối cảnh của sự hiệp thông các thánh.

Sự kêu cầu này chắc chắn là không cần thiết từ quan điểm phụng vụ, và tốt hơn không đưa nó vào nơi nó không tồn tại. Tuy nhiên, tôi không tin rằng sự thực hành này cần phải được cấm đoán, ở nơi nó đã được thành lập.

Cuối cùng một linh mục Ireland hỏi liệu chủ tế có thể có lời cầu đặc biệt chăng, chẳng hạn cho linh hồn mà Thánh lễ đang cầu nguyện cho, và chính ngài đọc chứ không phải thầy phó tế hoặc một người khác đọc. Tôi sẽ nói rằng điều này có thể được thực hiện vì lý do mục vụ tốt, cũng như linh mục cũng có thể đưa ra một lời cầu đặc biệt, mà ngài tin là có trong tâm trí ngài vào thời điểm đó. (Zenit.org 18-10 và 1-11-2005)

Nguyễn Trọng Đa
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Mầu Sắc Mưa Đêm
Nguyễn Bá Khanh
20:38 28/12/2016
MẦU SẮC MƯA ĐÊM
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
Mưa đêm lóng lánh sắc mầu
Sáng ra cây cỏ đượm bầu trời xanh
Chim muông ca hót trên cành.
(bt)
 
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 22 – 28/12/2016: Lễ Giáng Sinh ở những điểm nóng trên thế giới
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:18 28/12/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Giáng Sinh tại Pháp và Đức

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Quý vị và anh chị em vừa theo dõi một đoạn trong thánh lễ nửa đêm Giáng Sinh tại nhà thờ chính tòa Notre Dame de Paris do Đức Cha Thibault Verny chủ sự. Ngài vừa được Đức Thánh Cha bổ nhiệm làm Giám Mục Phụ Tá cho Đức Hồng Y André Vingt-Trois của tổng giáo phận Paris hôm 27 tháng 6 vừa qua.

Theo thông tấn xã KTO của Công Giáo Pháp, thánh lễ đã diễn ra với sự canh phòng cẩn mật của một lực lượng đông đảo quân đội và cảnh sát.

Cảnh sát Pháp đã tuần tra canh gác cẩn mật tại 2,400 nhà thờ và các dinh thự tôn giáo khác, theo sau các vụ khủng bố trong năm 2016, trong đó phải kể đến vụ khủng bố Hồi Giáo cắt cổ cha Jacques Hamel tại nhà thờ Saint-Etienne-du-Rouvray ở phía Tây Bắc Paris.

Hơn 90,000 nhân viên cảnh sát và các lực lượng chống khủng bố của quân đội đã tham gia vào việc bảo vệ an ninh trong mấy ngày lễ vừa qua.

Trong khi đó, tại nhà thờ chính tòa thành phố Köln, bên Đức, Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki và các Giám Mục phụ tá đã cử hành thánh lễ nửa đêm dưới sự canh phòng nghiêm nhặt của cảnh sát theo sau biến cố khủng bố tại một khu chợ Giáng Sinh tại Berlin giết chết 12 người và làm 49 người khác bị thương.

Nhà thờ chính tòa thành phố Köln đã được đặc biệt chú ý vì trong những năm liên tiếp vừa qua nhiều vụ rắc rối đã xảy ra tại đây. Ngay trong thánh lễ đêm Giáng Sinh năm 2013, một phụ nữ thuộc nhóm nữ quyền quá khích Femen đã cởi quần áo nhảy lên bàn thờ trước thánh lễ. Một vụ rắc rối khác đã xảy ra sau thánh lễ giao thừa ngày 31 tháng 12, 2015 khi một nhóm các phụ nữ, đa số là người Công Giáo, tụ tập xem pháo hoa đã bị một nhóm các tên côn đồ người Ả rập sách nhiễu tình dục.

2. Tổng thống Syria Bashar Al-Assad mừng lễ Giáng Sinh với các nữ tu

Chúa Nhật Giáng Sinh 25 tháng 12, Tổng thống Syria là ông Bashar Al-Assad, đã cùng với vợ và các con đến thăm một ngôi làng Kitô giáo lâu đời tại Saydnaya, là một vùng ven ở phía Bắc thủ đô Damascus.

Các vị khách đã tham dự thánh lễ Giáng Sinh với các nữ tu trong tu viện Saydnaya và cộng đoàn Công Giáo địa phương.

Sau thánh lễ, tổng thống Assad và gia đình đã chào đón hàng trăm người dân trong vùng và cùng dự bữa tiệc Giáng Sinh chung với anh chị em giáo dân và các nữ tu, trước khi đi một vòng quanh làng để thăm hỏi dân chúng và chúc mừng Giáng Sinh.

Năm ngoái, ông Assad và gia đình cũng đã mừng Giáng Sinh tại thị trấn Ma'aloula vừa được giải phóng. Ma'aloula là một thị trấn Kitô lâu đời của Syria.

Trong khi đó tại Aleppo, các tín hữu Kitô đã dựng một cây thông Giáng Sinh khổng lồ, lấp lánh ánh đèn, sáng choang một vùng. Lần đầu tiên sau năm năm nội chiến, người ta mới thấy được quang cảnh tưng bừng như thế. Niềm vui dâng trào trong các cộng đoàn Kitô vì hòa bình xem ra đang quay trở lại sau khi quân chính phủ kiểm soát được hoàn toàn thành phố này vào tuần trước.

Sự sụp đổ của quân phiến loạn ở miền Đông Aleppo là chiến thắng lớn nhất của quân chính phủ trong cuộc nội chiến gần sáu năm qua tại Syria.

Tuy nhiên, sự thất bại của phiến quân cũng đã mang lại những khó khăn nghiêm trọng cho những thường dân di tản khỏi khu vực do quân nổi dậy chiếm giữ trong nhiều năm qua. Hàng ngàn người đã bị buộc phải cắm trại ở những nơi hoang dã dưới tuyết. Các nhóm cứu trợ cho biết nhiều người đang trong tình trạng nguy hiểm và nhiều trẻ em đã chết vì thời tiết mùa đông khắc nghiệt.

Tại nhà thờ Thánh Elias, các linh mục đã cầu nguyện cho hòa bình trong đêm Giáng Sinh đầu tiên được cử hành tại ngôi thánh đường này trong năm năm qua. Ngôi nhà thờ cổ kính này bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh vì nằm ngay tuyến đầu trong suốt thời gian chiến tranh vừa qua.

Nhắc tới Syria trong thông điệp Giáng Sinh Urbi et Orbi, Đức Thánh Cha nói:

Hòa bình cho những người nam nữ ở các vùng đất bị chiến tranh tàn phá của Syria, nơi quá nhiều máu đã đổ ra. Trên tất cả là ở thành phố Aleppo, địa điểm xảy ra các trận đánh khủng khiếp nhất trong những tuần gần đây, điều cấp thiết nhất là các trợ giúp và hỗ trợ cần phải được bảo đảm đến được với người dân đang kiệt quệ, luật nhân đạo phải được tôn trọng. Đây là thời điểm mà vũ khí cần phải bị câm nín mãi mãi, và cộng đồng quốc tế phải tích cực tìm kiếm một giải pháp thương thảo, sao cho việc chung sống dân sự có thể được phục hồi ở quốc gia này.

3. Cảnh sát Nam Dương mở cuộc tấn công chống lại các mưu toan khủng bố trong lễ Giáng Sinh tại Jakarta

Cảnh sát Nam Dương đã giết chết ba nghi can khủng bố trong một cuộc đột kích vào ngày 21 tháng 12.

Các quan chức nói rằng cuộc đột kích của cảnh sát là một phần trong kế hoạch phòng ngừa một mưu toan khủng bố các nhà thờ tại Jakarta, thủ đô của Nam Dương. Hàng chục người khác cũng đã bị bắt giữ trong các cuộc hành quân của cảnh sát.

Cảnh sát đã tỏ ra thẳng tay với các thành phần Hồi Giáo cực đoan sau khi Hội Đồng Hồi Giáo Tối Cao Indonesia (Indonesian Ulema Council) tung ra một Fatwa, nghĩa là một sắc lệnh của Hồi Giáo, cấm mọi trang phục Giáng Sinh.

Tướng Tito Karnavian, tư lệnh cảnh sát Nam Dương nói Fatwa này “không có cơ sở pháp lý và cả cảnh sát lẫn người dân không cần phải coi nó như là một luật phải thi hành”. Sau khi Hội Đồng Hồi Giáo Tối Cao Indonesia tung ra Fatwa này, làn sóng cực đoan đã gia tăng. Tướng Tito khẳng định rằng cảnh sát Nam Dương sẽ không để cho biến cố khủng bố đêm Giáng Sinh năm 2000 có thể tái diễn. Trong biến cố bi thảm này, hàng chục nhà thờ Kitô đã bị đốt phá và 18 người đã bị giết trong đêm 24/12/2000.

4. Buổi tiếp kiến của Đức Thánh Cha dành cho các viên chức làm việc tại Tòa Thánh

Sau buổi gặp gỡ chúc mừng Giáng Sinh giữa Đức Thánh Cha và giáo triều Rôma tại điện Clêmentê từ 10h30 đến 11h30 sáng thứ Năm 22 tháng 12, Đức Thánh Cha đã gặp gỡ các nhân viên làm việc tại Vatican trong đại thính đường Phaolô Đệ Lục.

Thể hiện tâm tình tri ân các viên chức làm việc tại Tòa Thánh, Đức Thánh Cha nói:

“Tôi cám ơn mỗi một người trong anh chị em vì các nỗ lực hàng ngày trong công việc và những cố gắng của anh chị em để thực hiện tốt những công việc đó”.

Đức Thánh Cha bày tỏ sự vui mừng có dịp gặp gỡ với các nhân viên cùng với gia đình của họ. Ngài yêu cầu họ chuyển lời chào của ngài đến con em của họ, những người cao niên và những người đau yếu.

Đức Thánh Cha nhận xét rằng:

“Công ăn việc làm là điều cực kỳ quan trọng, cho cả người lao động và gia đình của người ấy ấy”. Ngài nhấn mạnh thêm là công việc tại Vatican còn đặc biệt quan trọng hơn vì qua công việc ấy, anh chị em có cơ hội cổ vũ các giá trị của Tin Mừng. Thành ra, công việc này phải được thực hiện phù hợp với giáo huấn xã hội của Giáo Hội. “Tôi không muốn những công việc không phù hợp với điều đó, tôi không muốn thấy những công việc bất hợp pháp, và những công việc có chút gian lận.”

5. Đức Hồng Y Peter Turkson đề cập đến nhu cầu phải có một thông điệp mới về hòa bình

Đức Hồng Y Peter Turkson, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình, cho rằng một thông điệp mới của Đức Thánh Cha về hòa bình là điều rất cần thiết ngày nay.

Đức Hồng Y Turkson người Ghana, đã được Đức Thánh Cha bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Dịch vụ Phát triển nhân bản toàn diện, một cơ quan sẽ chính thức hoạt động từ ngày 1-1-2017 và bao gồm 4 Hội đồng Tòa Thánh là: Công lý và Hòa bình, mục vụ di dân, mục vụ các nhân viên y tế, và Cor Unum (Đồng Tâm).

Trong cuộc phỏng vấn dành cho hãng tin Công Giáo Áo, Kathpress, hôm 19-12-2016, Đức Hồng Y Turkson nhắc lại rằng Thông điệp về Hòa Bình liền trước đây đã được ban hành cách đây 53 năm, tức là Thông điệp “Hòa bình dưới thế” (Pacem in terris) do Thánh Gioan 23 Giáo Hoàng công bố năm 1963, trong bối cảnh thế giới bị chiến tranh hạt nhân đe dọa. Ngày nay, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói về một “thế chiến từng mảnh”. Đức Hồng Y nói rằng “Cơ quan của ngài chỉ có thể chuẩn bị một thông điệp theo lệnh của Đức Thánh Cha”.

Theo Đức Hồng Y Turkson, một đối tượng khác của thông điệp có thể là vấn đề di dân. Đây cũng là một đề tài lớn mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô quan tâm và ngài đã đích thân đảm nhận phân bộ di dân trong Bộ tân lập về việc phát triển nhân bản toàn diện.

Trả lời câu hỏi: liệu trong năm 2017 tới đây Đức Giáo Hoàng sẽ công bố thông điệp mới về một trong hai đề tài vừa nói hay không, Đức Hồng Y Turkson đáp: Đức Giáo Hoàng có thể ban hành thông điệp bất kỳ khi nào, nhưng điều nên đề nghị là cần giữ một khoảng cách giữa các văn kiện của Đức Giáo Hoàng: các văn kiện này cần thời gian để được đón nhận và hấp thụ. Đức Giáo Hoàng không viết các văn kiện để đặt trên các kệ sách. Ngài muốn thông truyền và thi hành một sứ điệp.

Cho đến nay, Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố thông điệp Lumen fidei (Ánh sáng đức tin) vào năm 2013, Văn kiện này được vị tiền nhiệm Biển Đức 16 chuẩn bị trước đó để kết thúc Năm Đức Tin. Tiếp đến là thông điệp “Laudato sì” năm 2015 về việc bảo vệ thiên nhiên là căn nhà chung của nhân loại. Năm 2013, ngài công bố Tông huấn Evangelii gaudium (Niềm vui Phúc Âm) về việc loan báo Tin Mừng trong thế giới ngày nay, và hồi tháng 4 năm nay (2016) ngài công bố Tông huấn Amoris laetitia (Niềm vui yêu thương) về gia đình.

6. Trong thông điệp Giáng Sinh, các nhà lãnh đạo Giáo Hội cầu xin cho hòa bình ở Thánh Địa

Trong một thông điệp Giáng Sinh chung, các nhà lãnh đạo của các cộng đoàn Kitô tại Thánh Địa Giêrusalem và toàn vùng Trung Đông đã khuyến khích các chính trị gia trên thế giới hướng đến “những con đường hòa bình và hòa giải”.

Thông điệp viết:

Giáng Sinh mang lại “lời hứa về đời sống phong phú: một cuộc sống không có sự xa lánh, không có băng hoại đạo đức, và ghẻ lạnh với nhau.”

Các ngài nói thêm: “Lời công bố của các thiên thần khi Ngôi Hai nhập thể phá vỡ các bức tường của sợ hãi, nghi kỵ và giam cầm. “

Các nhà lãnh đạo của các cộng đồng Kitô tại Thánh Địa bày tỏ đau buồn trước những đau khổ lâu dài của người dân trong vùng, và dâng lời cầu nguyện đặc biệt cho các trẻ em tại Trung Đông.

Các vị viết tiếp:

“Chúng tôi cầu nguyện để lời loan báo tin vui Chúa Giáng Sinh sẽ được nghe thấy trên các thành phố Aleppo và Mosul, và hòa bình có thể quay trở lại trên các đường phố và các khu phố để tất cả mọi người có thể quay trở về quê hương của họ và có thể sống trong sự yên hàn và bình an.

Thông điệp này được ký kết bởi mười ba nhà lãnh đạo Kitô giáo đại diện cho các cộng đồng địa phương của Công Giáo, Chính thống giáo, Anh giáo, và Tin Lành Lutheran.

7. Chính sách quảng đại và khoan dung đối với người tị nạn tại Âu Châu chịu thử thách nặng nề sau vụ tân công khủng bố tại Berlin

Ngay sau khi vụ khủng bố tại Berlin diễn ra vào tối thứ Hai 19 tháng 12, trong một hành động nhanh chóng đến mức đáng kinh ngạc, các nhóm cực hữu và một đảng có khuynh hướng quốc gia đã tung ra một cuộc tấn công tàn bạo đổ lỗi cho thủ tướng Đức Angela Merkel về những gì đã xảy ra.

Frauke Petry, Đồng Chủ Tịch của đảng Alternative für Deutschland (Lựa chọn khác cho nước Đức) nói:

“Dưới chiêu bài giúp đỡ mọi người Merkel đã hoàn toàn bán đứng an ninh quốc nội của chúng ta”.

Người Đức ngày càng tỏ ra thận trọng hơn sau hai cuộc tấn công do người tị nạn gây ra vào mùa hè năm ngoái đã được bọn khủng bố Hồi Giáo IS tuyên bố chịu trách nhiệm. Năm người đã bị thương trong một vụ tấn công bằng rìu trên một chuyến tàu gần Wuerzburg và 15 người khác bị thương trong một vụ đánh bom bên ngoài một quán bar ở Ansbach, cả hai đều diễn ra ở bang Bayern, miền Nam nước Đức. Cả hai kẻ tấn công đều bị thiệt mạng.

Những cuộc tấn công này và những rắc rối khác không liên quan gì đến chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo đã đóng góp vào tình trạng căng thẳng ở Đức sau khi 890,000 người di cư được nhận vào quốc gia này trong năm qua.

Trong những báo cáo đầu tiên, người ta nghi ngờ một người tị nạn Pakistan là kẻ đã gây ra vụ tấn công khủng bố tại Berlin. Trong tuyên bố trên đài truyền hình, bà Merkel, dù đã chịu áp lực rất lớn về dòng người di cư lũ lượt vào Đức, đã quyết định đương đầu với khả thể là một người tìm kiếm tự do tại Đức đã gây ra cuộc tàn sát này.

Bà nói:

“Tôi biết rằng thật rất là khó khăn cho tất cả chúng ta nếu việc này được xác nhận là gây ra bởi một người đã xin được bảo vệ và được tị nạn ở Đức”

“Điều này sẽ thật buồn đối với nhiều người, với rất nhiều người Đức đã làm việc mỗi ngày để giúp người tị nạn và cho những người thực sự cần sự giúp đỡ của chúng ta và đang nỗ lực để hội nhập vào đất nước chúng ta.”

“Mười hai người vẫn còn ở giữa chúng ta ngày hôm qua, những người đã mong đón Giáng sinh, những người đã có kế hoạch cho những ngày nghỉ. Họ không còn sống giữa chúng ta nữa. Một hành động khủng khiếp và thực tình không thể hiểu nổi đã cướp đi mạng sống của họ.”

Nay thì cảnh sát Đức tin rằng thủ phạm vụ tấn công tại Berlin là Anis Amri, 24 tuổi, cảm tình viên của bọn khủng bố Hồi Giáo IS. Y đã bị cảnh sát Italia bắn chết trong một cuộc đọ súng với cảnh sát ở ngoại ô Milan vào sáng sớm hôm 23 tháng 12.

8. Giáo Hội thành công trong nỗ lực trung gian hòa giải tại Cộng Hòa Dân Chủ Congo

Hôm 23 tháng 12, thông tấn xã Reuters đưa tin Giáo Hội Công Giáo tại Cộng Hòa Dân Chủ Congo đã đạt được một thỏa thuận bất ngờ nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị đã dẫn đến bạo động kinh hoàng giữa những người ủng hộ Tổng thống Joseph Kabila và các nhà lãnh đạo đối lập.

Quốc gia tại miền Trung châu Phi đã trải qua một giai đoạn khủng hoảng chính trị vì tổng thống nước này tham quyền cố vị. Tổng thống Joseph Kabila hết nhiệm kỳ vào ngày thứ Hai 19 tháng 12 nhưng ông tuyên bố sẽ tiếp tục nắm chính quyền và một cuộc bầu cử lại không thể được tiến hành ít nhất là cho đến sau năm 2018.

Tình trạng bất ổn - bao gồm các cuộc biểu tình và bạo động, đã diễn ra sau các cuộc buộc là tổng thống Joseph Kabila âm mưu duy trì quyền lực vô thời hạn. 34 người bị giết và hàng trăm người bị bắt giữ.

Theo thỏa thuận mới đạt được, tổng thống Kabila, là người cai trị của quốc gia từ năm 2001, sẽ ở lại chức vụ này trong vòng một năm tới nhưng không được ra tranh cử một nhiệm kỳ nào khác và cuộc bầu cử phải được diễn ra một cách dân chủ trong năm tới 2017.

9. Máu Thánh Januarius không hóa lỏng, hỏa diệm sơn gần Naples rục rịch hoạt động trở lại

Các nhà khoa học cho biết một hỏa diệm sơn ngoài khơi bờ biển của đảo Sicily, gần Naples, đã hoạt động trở lại.

Hỏa diệm sơn Campi Flegrei là núi lửa lớn hơn rất nhiều so với ngọn núi lửa Vesuvius, từng phun trào phún xuất thạch phá hủy toàn bộ thành phố cổ Pompeii. Núi lửa Campi Flegrei, một khi bùng nổ có thể gây nguy hiểm cho nhiều nước châu Âu.

Tin tức về các hoạt động núi lửa được công bố chưa đầy một tuần sau khi máu của Thánh Januarius không hóa lỏng khi được chưng bày trong nhà thờ Naples.

Thánh Januarius (hay còn được gọi là Gennariô) là giám mục thành Benevento, nước Ý và được chọn làm quan thầy của thành Naples nước này. Ngài chịu tử đạo trong cuộc bách hại dưới triều hoàng đế La Mã Diocletian vào ngày 19 tháng 9 năm 305.

Ngài bị chặt đầu cùng với các phó tế Festus, Sosius và Proculus; thầy đọc sách Desiderius và hai giáo dân Eutyches và Acutius. Tất cả đều bị bắt khi đến thăm Sossus, là phó tế và đang bị tù ở Pozzuoli. Sau khi bị bắt, họ bị quăng vào đấu trường để gấu xé xác nhưng chúng không làm hại các ngài, bởi đó họ bị chém đầu.

Một lọ máu khô của ngài được lưu trữ trong nhà thờ chánh tòa Naples. Một hiện tượng kỳ lạ không giải thích được là máu khô của ngài hóa lỏng mỗi năm ba lần: vào ngày 19 tháng 9, ngày lễ kính thánh nhân; ngày Chúa Nhật đầu tiên của tháng Năm, kỷ niệm di tích của ngài được rước vào nhà thờ chánh tòa Naples; và vào ngày 16 tháng 12, kỷ niệm vụ phun trào núi lửa Vesuvius. Giáo Hội chưa từng chính thức tuyên bố đây là phép lạ, mặc dù Đức Tổng Giám Mục Naples thường xuyên chủ sự các buổi lễ tại đó và hộp đựng máu khô được đặt trên bàn thờ và phép lạ được công bố khi máu của ngài hóa lỏng.

Tuy nhiên, máu đã không hóa lỏng vào ngày 16 tháng 12 năm nay. Mặc dù, sự kiện kỳ lạ này đã xảy ra, như mong đợi, một vài tháng trước đó, vào ngày 19 tháng 9.

Nhiều cư dân của Naples tin rằng việc máu của thánh nhân không hóa lỏng là một dấu chỉ cho thấy các bi kịch sẽ xảy đến cho thành phố. Gần đây, khi máu của thánh nhân không hóa lỏng vào năm 1980, một trận động đất đã xảy ra ít ngày sau ở phía nam thành phố Naples làm hơn 2,500 người thiệt mạng. Một trường hợp tương tự vào năm 1939, khi một bệnh dịch tả tấn công thành phố ngay trước khi bùng nổ Thế chiến thứ hai; và vào năm 1943, khi quân đội Đức Quốc xã chiếm đóng Ý. Trong quá khứ xa xôi nhất, sự vắng mặt của các phép lạ thường được kết hợp với các tổn thất quân sự, các vụ phun trào núi lửa, và sự bùng phát của các dịch bệnh.

10. Các Giám mục trong Liên Hiệp Âu Châu chỉ trích các dự luật thay đổi luật tị nạn tại châu Âu

Ủy ban Hội đồng Giám mục châu Âu, với sự tham gia của Caritas Europa, dịch vụ người tị nạn dòng Tên, và bảy tổ chức Kitô giáo khác, đã công bố một tài liệu dày 11 trang chỉ trích những dự luật nhằm thay đổi luật tị nạn tại châu Âu.

Tuyên bố đưa ra hôm 21 tháng 12 cho biết:

“Theo quan điểm của chúng tôi, những dự luật này không cung cấp một hệ thống công bằng, minh bạch và hiệu quả cho người tị nạn dựa trên các chuẩn mực bảo vệ hiện hành. Ngược lại, nó có ý định hạ thấp các tiêu chuẩn bảo vệ, đùn đẩy trách nhiệm bảo vệ quốc tế cho các nước trong thế giới thứ ba, tăng cường việc sử dụng các trại giam và các biện pháp trừng phạt khác, trong khi giới hạn các kênh pháp lý”.

11. Vương quốc Hồi giáo Brunei cấm cử hành lễ Giáng Sinh.

Kitô hữu được phép cử hành lễ Giáng Sinh ở nhà riêng của họ, nhưng một đạo luật mới cấm tất cả những thể hiện bên ngoài bao gồm cả các trang trí tại các địa điểm công cộng cũng như trước tư gia. Những ai vi phạm có thể bị phạt đến năm năm tù.

Những người Hồi giáo nào gửi lời chúc mừng Giáng sinh, sử dụng cây Giáng sinh hay đèn, mặc quần áo ông già Noel, hoặc mừng lễ Giáng sinh cách này cách khác phải đối diện với án tù còn nặng hơn.

Lệnh cấm được đưa ra sau các áp lực lên chính quyền của các nhà lãnh đạo Hồi giáo. Họ lo sợ những hình thức tưng bừng của lễ Giáng sinh có thể cám dỗ người Hồi giáo bắt chước các thực hành Kitô giáo.

Brunei là một quốc gia Đông Nam Á với 416,000 dân trong đó 79% là người Hồi giáo, 9% Kitô Giáo, và 8% Phật giáo. Brunei có ba giáo xứ và 1,900 người Công Giáo.

Ngoài Brunei, còn có các quốc gia khác cấm ngặt việc cử hành lễ Giáng Sinh là Ả rập Xê-út, Bắc Hàn, Tajikistan, và Somalia.

12. Lời Chúc Mừng Giáng Sinh của Đức Thánh Cha cho một chương trình truyền hình của Ý

Đức Thánh Cha nói biến cố Giáng Sinh của Chúa Kitô lật ngược các giá trị của thế giới. Ngài đã nói như trên trong một cuộc điện đàm hôm thứ Năm 22 tháng 12 với các nhân viên trong một chương trình TV của đài RAI 1.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói chuyện qua điện thoại với các biên tập viên và những người dẫn chương trình Unomattina, một chương trình buổi sáng trên đài RAI 1. Chương trình này đang đánh dấu 30 năm hoạt động của mình.

Đức Thánh Cha đã gởi những chúc tốt đẹp của ngài đến tất cả những ai tham gia vào việc sản xuất chương trình này và chúc các khán giả “một mùa Giáng Sinh Kitô”, nghĩa là, một mùa Giáng Sinh gợi lên các tâm tình của Giáng Sinh đầu tiên, khi Thiên Chúa trở thành “nhỏ bé trong một chuồng gia súc, với những người nhỏ bé, những người nghèo, và những người bị gạt ra ngoài lề xã hội.”

Đức Thánh Cha nói:

“Trong thế giới này, nơi mà thần tài được tôn thờ rất nhiều, biến cố Giáng Sinh của Ngôi Hai Thiên Chúa giúp chúng ta biết chiêm ngắm sự bé nhỏ của vị Thiên Chúa đã lật ngược các giá trị của thế gian.”

13. Đức Thánh Cha thiết lập Ủy ban giáo hoàng để điều tra các bất hòa trong Hội Hiệp Sĩ Malta

Đức Thánh Cha Phanxicô đã thiết lập một ủy ban đặc biệt để điều tra những bất hòa trong Hội Hiệp Sĩ Malta sau khi vị Hiệp Sĩ Tối Cao của hội đáng kính này ra quyết định sa thải vị Chưởng Ấn.

Albrecht von Boeselager, là người bị cách chức, đã dính líu vào một chương trình phân phối bao cao su tránh thai để ngăn chặn việc lây lan bệnh liệt kháng (HIV). Tuy nhiên, ông nói rằng vị Hiệp Sĩ Tối Cao của hội Hiệp Sĩ Malta, là Fra Matthew Festing, đã hành động vi phạm hiến pháp của hội khi ra lệnh buộc ông từ chức vì quan điểm ‘liberal’ của mình. Albrecht von Boeselager cũng nói với các ký giả là Đức Hồng Y Raymon Burke, là nhà lãnh đạo tinh thần của hội, đã tác động trực tiếp vào quyết định buộc ông ta phải bị cách chức.

Trong khi đó, vị Hiệp Sĩ Tối Cao Fra Matthew Festing nói rằng ông không có lựa chọn nào khác hơn là loại bỏ Boeselager vì một “tình huống vô cùng nghiêm trọng và không thể chấp nhận được.”

Theo điều lệ của Hội Hiệp Sĩ Malta, vị Chưởng Ấn (Chancellor) có thẩm quyền như một vị bộ trưởng ngoại giao.

Các ủy ban điều tra Vatican sẽ có năm thành viên là Đức Tổng Giám Mục Silvano Tomasi, nguyên đặc sứ của Vatican tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva; Cha Gianfranco Ghirlanda, một luật sư dòng Tên chuyên về giáo luật; và ba thành viên của các Hiệp sĩ Malta.

14. Sứ điệp Giáng sinh của Đức Hồng Y Chủ tịch Hội đồng Giám mục Mỹ

Hôm 19/12, Đức Hồng Y Daniel N. DiNardo của Tổng giáo phận Galveston-Houston, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa kỳ, đã gửi sứ điệp Giáng sinh Video đến người Công Giáo Hoa kỳ. Trong sứ điệp, Đức Hồng Y DiNardo khuyến khích các tín hữu Công Giáo viếng các hang đá và suy tư về cách thế trao ban chính mình cho tha nhân trong Năm Mới.

Ngài viết như sau.

“Anh chị em thân mến, như các đạo sĩ và các mục đồng đi trước chúng ta, chúng ta đang làm cuộc hành trình Giáng Sinh đến nhìn xem Đấng Cứu Thế mới sinh. Cách đây hàng thế kỷ, các quà tặng vàng, nhũ hương và mộc dược đã được dâng lên Chúa Hài Đồng Giêsu. Những người thiếu thốn tình yêu của Thiên Chúa đã vui mừng về tin Người giáng sinh và dâng tặng các lễ vật của lòng biết ơn. Giáng sinh này chúng ta cũng hãy viếng các hang đá và dâng tặng lễ vật là chính bản thân chúng ta. Lễ vật này xuất phát từ những ao ước và sự tìm kiếm hòa bình lúc này và tại nơi này của chúng ta.

Chúng ta khám phá ra sự ngây thơ vô tội mỏng manh của niềm hy vọng trong đôi mắt của hài nhi mới sinh, được bọc trong khăn. Mẹ Maria và thánh Giuse chào đón niềm hy vọng trẻ trung này, vì Chúa Giêsu bày tỏ, nơi Ngôi vị của Người, lời hứa “một niềm vui vĩ đại cho tất cả muôn dân.” Ngày nay chúng ta có thể nuôi dưỡng cùng niềm hy vọng này. Chúng ta làm điều này bằng cách chào hỏi nhau trong tình yêu và bác ái, ôm ấp sự văn minh và đừng để sự khác biệt của chúng ta che mất phẩm giá và vẻ đẹp Thiên Chúa đã ban cho mỗi người chúng ta là con cái của Ngài.

Cho phép tôi nói một lời đặc biệt với các anh chị em, những người thấy mình là người nhập cư và di dân vào ngày Giáng sinh. Nơi anh chị em, chúng tôi nhìn thấy sự vất vả của gia đình Thánh gia. Từ sứ thần của Thiên Chúa, Thánh Giuse đã nghe lời kêu gọi ‘hãy trỗi dậy và trốn đi’ để gìn giứ Mẹ Maria và Chúa Giêsu an toàn khỏi mọi hình thức bạo lực ở quê nhà. Giáo Hội Công Giáo Hoa kỳ đang cầu nguyện cho anh chị em và đang hoạt động để đón tiếp anh chị em như chúng tôi sẽ nên làm với Thánh gia.

Chúng ta vẫn là một dân tộc cần tình yêu của Thiên Chúa trong mùa Giáng sinh này, đặc biệt những đứa trẻ chưa chào đời của những người thất nghiệp, những người đau khổ và bệnh tật, những người cô đơn và đang than khóc. Chúng ta hãy cầu xin Chúa Thánh Thần đến trên chúng ta như Người đã che phủ Mẹ Maria trong ngày Truyền Tin để khi được tràn đầy tình yêu của Con Mẹ, chúng ta sẽ ‘công bố sự cao cả của Thiên Chúa.’ Chúc mừng Giáng sinh!”
 
Thánh Ca
Dâng Mẹ Cuộc Đời - Trình bày: Huy Tuấn
VietCatholic Network
03:51 28/12/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây