Ngày 28-12-2014
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
2014 là năm của Đức Phanxicô
Vũ Van An
23:12 28/12/2014
Chỉ còn hơn hai ngày nữa ta bước qua năm mới 2015. Giáo Hội vẫn có thói quen xét mình không phải chỉ để thấy lầm lỗi mà còn để nhận ra ơn phúc mà hát bài “Te Deum” (Tạ Ơn Chúa) vào cuối năm. Không ai lại tạ ơn Chúa long trọng như Giáo Hội chỉ vì các lầm lỗi của mình và của con cái mình. Thành thử nhân những ngày cuối năm, năm 2014 được nhiều người đánh giá cả thoái lui lẫn tiến tới.

Âu Châu không còn là Kitô Giáo nữa

Ngày 21 tháng 12, RomeReports có bản tường trình về nhận định của Martin Kugler thuộc Vọng Quan Sát Bất Khoan Dung và Kỳ Thị Kitô Hữu tại Âu Châu. Theo nhà quan sát này, một trong các đặc điểm của Âu Châu là trong nhiều thế kỷ qua, nó vẫn là lục địa Kitô Giáo. Sự vật đã thay đổi khiến ý niệm này đã trở thành ý niệm của quá khứ. Vì nếu tính số người thực hành đạo, thì các Kitô hữu Âu Châu không còn là đa số nữa. Nếu không còn niềm tin trong đời sống thì bạn đâu có lo âu chi khi phải hợp tác với những lối hành động vô đạo đức nữa.

Vọng Quan Sát Bất Khoan Dung và Kỳ Thị Kitô Hữu tại Âu Châu theo dõi các cuộc gây hấn trực tiếp hay gián tiếp chống lại người Kitô hữu. Năm 2013, Vọng này tìm thấy 241 vụ bất khoan dung. Trong số này, có 133 vụ tấn công bạo lực vào các nơi thờ phượng. Các vụ khác liên quan tới kỳ thị tại sở làm và các luật lệ mới.

Martin Kugler cho hay: “Có sự kỳ thị trong lãnh vực luật pháp khi bạn sử dụng tự do lương tâm. Chẳng hạn như khi ta nói về các nhân viên y tế, các bác sĩ y khoa, các dược sĩ, các cô đỡ bó buộc phải cộng tác vào một vụ phá thai hay thụ thai trong ống nghiệm hoặc an tử”.

Công Giáo một nửa

Sự xuống dốc trên đây có nguyên nhân ngoại tại. Người Vô Danh trên trang mạng First Things, ngày 17 tháng Mười Hai vừa rồi, nhìn vào yếu tố đáng sợ hơn đó là yếu tố nội tại. Kẻ nội thù bao giờ cũng nguy hiểm hơn. Tác giả này cho hay mình có mặt tại một ngôi trường Công Giáo địa phương, tạm gọi là Trường Thánh Dismas (Kẻ Trộm Lành), để huấn luyện các em giúp lễ.

Trường này tọa lạc tại miền nam California, nên phần lớn nam sinh của trường mặc quần cụt quanh năm. Các em được yêu cầu tham dự thanh lễ với nhà trường mỗi tháng một lần. Nhưng không ai yêu cầu các em mặc quần dài tham dự thánh lễ cả. Các nữ sinh thì mặc váy, những chiếc váy mà nếu là năm 1966, người ta sẽ mô tả là “cực kỳ cũn cỡn” (micro-minis). Khi tác giả nói với cha mẹ các trẻ trai rằng các em nên mặc quần dài đồng phục khi giúp lễ, vị hiệu trưởng nhà trường, khoảng ba mươi tuổi, người nằng nặc đòi người ta gọi mình là “tiến sĩ” nhưng thông thường cứ quần thung dép nhật đi làm việc, đẩy tác giả ra một góc phía ngoài văn phòng ông ta để nói chuyện. Ông ta cảnh cáo tác giả nên nhớ “chúng tôi chỉ là một trường Công Giáo một nửa (medium-Catholic) chứ thực sự không Công Giáo như ông tưởng”.

Khi bước vào gian chính nhà nguyện của trường Công Giáo một nửa này, không một em nào cúi đầu hay bái gối trước Nhà Tạm. Các em không hề biết đấy là một việc các em nên làm. Các em không biết vì có em nào đi lễ Chúa Nhật đâu. Khi trở thành em giúp lễ, cha mẹ thả các em vài phút trước khi Thánh Lễ bắt đầu rồi đến đón chúng trước khi đàn organ đánh đến nốt cuối bài ca sau lễ! Họ có ở lại trong giờ lễ, thì cũng đứng bên ngoài nhà thờ, tai dán cứng vào chiếc điện thoại di động hay iphone, chờ cho Thánh Lễ kết thúc.

Vì chỉ đi lễ ngày thường mỗi tháng một lần với cả trường, không đi lễ Chúa Nhật, nên phần lớn các em không hề biết Kinh Sáng Danh, Kinh Tin Kính hay bài đọc hai. Ngày huấn luyện đầu tiên, nhiều em làm dấu thánh giá theo kiểu Đông Phương khiến tác giả phải sửa lại, dù nhà trường xác nhận: ngày học nào, các em cũng làm dấu Thánh Giá đọc kinh buổi sáng! Điều này cho thấy không ai lưu tâm sửa lại lối làm dấu Thánh Giá của các em. Tác giả nhận thấy không một giáo viên nào tham dự Thánh Lễ cả, nên việc lưu ý tới những chi tiết như vừa nói đâu có ưu tiên gì đối với họ.

Các em không biết gì về lễ phục, các á bí tích, các kinh trong Giáo Hội ngoại trừ Kinh Kính Mừng và Kinh Lạy Cha; các em cũng không biết gì về ngày lễ và nhất là Ơn Thánh Hóa. Kể từ lần xưng tội đầu tiên, các em chưa bao giờ xưng tội lần thứ hai, nhưng tất cả đều lên rước lễ, không hề thắc mắc. Nếu buộc phải dự lễ, cha mẹ các em cũng không ngần ngại lên rước lễ cách vui vẻ. Các thầy cô không phải là người Công Giáo giữ đạo, cha mẹ không phải là người Công Giáo giữ đạo, còn cha xứ thì không bao giờ dám gợi ý với cộng đoàn rằng họ nên đi xưng tội. Chắc sợ mếch lòng.

Cha xứ nhà thờ Thánh Dismas là một người có khuynh hướng đồng tính. Rất có thể vị linh mục này, cứ gọi ngài là Cha Dave đi, sống cuộc sống độc thân. Không ai hoài nghi ngài về điểm này. Nhưng ngài quả là một vị linh mục truyền thống, tốt bụng, lịch thiệp, được các em thương mến. Ngài làm mọi điều có thể làm để tham dự vào sinh hoạt của Trường, và ngài luôn có những lời nói ấm áp đối với giáo dân, học sinh và phụ huynh. Phong thái của ngài tại tòa giải tội hết sức chính thống, không hề phân tích tâm lý ai, và ra việc đền tội rất thích đáng. Ngài chủ tọa Thánh Lễ cách sốt sắng, không “tạo hoẹt” này nọ, coi Thánh Lễ là việc nghiêm túc và long trọng.

Chỉ có điều, ngài biết nhiều hơn việc chỉ biết khuyên tín hữu sống làm người Công Giáo ra sao. Vì ngài không nói tới tội, không bao giờ. Ngài cũng không thảo luận về các thánh, các việc sùng kính, kinh mân côi hay cầu nguyện các loại, hôn nhân, sự chết, các bí tích, đời sống gia đình Công Giáo, ma qủy, người nghèo, người bệnh, người già, người trẻ, lòng thương xót, sự tha thứ, hay bất cứ khía cạnh Đức Tin Công Giáo nào khác có ích cho người tín hữu giáo dân. Các bài giảng lễ của ngài áp dụng một cách hết sức nghèo nàn bài đọc Tin Mừng của ngày lễ, nghe chúng như hệt các bài suy niệm Tin Mừng hồi năm 1975. Không giáo dân nào mang các bài giảng này ra thảo luận!

Các hàng ghế không đầy người. Thánh lễ đông người dự nhất là thánh lễ 10 giờ 30 sáng Chúa Nhật, lúc các hàng ghế đầy khoảng 2/3. Tác giả dự lễ Vọng Phục Sinh năm rồi, nhà thờ chỉ đầy một nửa. Những người tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật khá đa dạng. Khá đông là giáo dân cao tuổi, họ ngồi chung với nhau và xem ra không quan tâm bao nhiêu tới “luật chữ đỏ”: không qùy sau khi rước lễ, nắm tay nhau khi đọc kinh Lạy Cha, nói chuyện to tiếng trước và sau Thánh Lễ, đi lại trong nhà thờ tìm gặp bằng hữu, không biết rằng nhiều người khác cần im lặng để cầu nguyện. Những giáo dân có tinh thần cầu nguyện và tôn kính là một nhóm gia đình Phi Luật Tân. Những nhóm khác là các gia đình trung lưu, người Công Giáo độc thân “lang bang” và một số người Châu Mỹ La Tinh bảo thủ. Sau Thánh Lễ, các người cao niên nán ở lại tìm cách bắt tay cha xứ, những người khác thì lái xe về nhà ngay sau đó. Còn tác giả, vì không quen biết nhiều người trong số này, nên dù muốn nêu các vấn đề này ra với họ, mà không dám.

2014 là năm vĩ đại đối với phong trào phò sự sống

Becky Yeh thuộc phong trào Live Action thì vui mừng nêu ra 9 lý do khiến phong trào lấy làm vui trong năm 2014. Có thể nói năm 2014 là năm phong trào phò sự sống gặt hái được những thành công lớn lao trên khắp đất nước Hoa Kỳ. Nhất là đối với tổ chức Live Action, do Lisa Rose sáng lập lúc cô mới 15 tuổi.

Cuốn video “What is Human?” (Nhân Bản là gì?) của Live Action đã được truyền bá nhanh như vi khuẩn (go viral) trong năm 2014, hàng triệu người đã coi nó trên Facebook. Cuốn video này cho thấy sự thật xấu xa của việc phá thai vào thai kỳ cuối, căn cứ vào chính lời khai của các tay chuyên môn phá thai. Nó nhằm tố cáo tội ác của kỹ nghệ phá thai, không chịu nhìn nhận nhân tính của các trẻ em chưa sinh ra đời…

Phò sự sống đang trở thành phong trào công bình xã hội của thế hệ này. Nhờ các tiến bộ kỹ thuật và sức mạnh của các phương tiện truyền thông, tâm trí người ta đang thay đổi đối với việc phá thai. Phần lớn khán thính giả của Facebook Live Action thuộc lứa tuổi dưới 25, đông nhất thuộc lớp tuổi từ 13 tới 17. Lớp tuổi này vốn là mục tiêu của tổ chức phò phá thai Planned Parenthood. Nhưng hiện nay Live Action đang nắm được lớp tuổi này trước nhất. Các phương tiện truyền thông của Live Action khắp thế giới đang vận động để lớp tuổi này trở thành tiếng nói phò sự sống.

Mùa xuân 2014, Live Action công bố một tường trình và một cuốn video chi tiết hóa 6 năm điều tra các dối trá, hủ hóa, và tai tiếng của Planned Parenthood, cơ sở cung cấp phá thai lớn nhất Hoa Kỳ. Được tài trợ phần lớn bởi người đóng thuế, tổ chức phá thai khổng lồ này cho thấy họ là tổ chức đặt lợi nhuận lên trên sức khỏe và phúc lợi của phụ nữ và trẻ em. Các vi phạm của Planned Parenthood do Live Action vạch trần gồm có: che đậy các lạm dụng về tình dục, sẵn sàng trợ giúp và tiếp tay cho những tổ chức buôn bán tình dục, sẵn sàng thực hiện việc sát nhi và các vụ phá thai căn cứ vào phái tính và chủng tộc, rao bán và thao túng các thông tin sai lạc về y khoa.

Live Action gửi tới mỗi nhà làm luật tại Capitol Hill, một phúc trình về các khám phá của mình qua cuộc điều tra Planned Parenthood kéo dài 6 năm; bản phúc trình nay cung cấp chi tiết liên quan tới các lạm dụng đáng kể đang lan tràn trong liên hợp Planned Parenthood. Từ những cuộc họp báo trình bày các phá hoại của kỹ nghệ phá thai tới các cuộc tụ tập hàng ngàn người trong Cuộc Diễn Hành Phò Sự Sống tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn, Live Action đang đứng lên tranh đấu cho sự sống trong năm 2014.

Sứ điệp phò sự sống đang tới tận tay người trẻ khắp nước Mỹ. Tập san miễn phí phò sự sống The Advocate dành cho sinh viên học sinh đã được phân phối tới 250,000 người trong các trường học và cộng đồng toàn quốc. Thực vậy, The Advocate gia tăng 235 phần trăm về in ấn và phân phối trong năm 2014. Được chủ tịch Live Action là Lisa Rose sáng lập, tập san này chia sẻ sự thật về phá thai một cách đầy thuyết phục và lôi cuốn về hình ảnh.

Live Action mạnh dạn chia sẻ các sự thật về phá thai và phẩm giá của mỗi con người nhân bản với mọi phương tiện truyền thông, từ các cơ sở cung cấp tin tức địa phương tới CNN, Fox News và The Blaze. Năm 2014, Live Action tạo được tin sốt dẻo nhờ cuộc điều tra bí mật, các bài xã luận mạnh dạn, các cuộc tranh luận và phỏng vấn trên truyền hình, truyền thanh cũng như ấn phẩm toàn quốc. Khiến cho cả những phương tiện truyền thông phò phá thai xưa nay cũng phải tường thuật việc làm của phong trào. Và họ càng tường thuật, nước Mỹ càng thấy phá thai thực sự là một bất công như thế nào.

Chủ tịch của Live Action, Lisa Rose, là khách thường xuyên trên các chương trình truyền hình The O’Reilly Factor, Hannity, The Laura Ingraham Show, và nhiều đài truyền hình và chương trình phát thanh toàn quốc. Các công trình của cô được trình bầy trên hầu hết các cơ quan tin tức quan trọng, từ CBS tới CNN, từ Los Angeles Times tới the Washington Post.

Trong khi các phương tiện truyền thông chính dòng không chịu tường thuật các sự thật liên quan tới phá thai, thì cơ sở tin tức của Live Action mạnh dạn chia sẻ giá trị và phẩm giá của con người nhân bản. Ấn bản Live Action News tới tay hàng trăm triệu độc giả mỗi tuần. Năm 2014, Live Action News đạt con số kỷ lục độc giả với những chủ đề đầy tính thông tri liên quan tới các biến cố thời sự và tính thánh thiêng của sự sống con người.

Năm 2014, hơn 700,000 người ái mộ Facebook và 25,000 người ái mộ Twitter của Live Action đã vận động bè bạn và gia đình thảo luận về tính thánh thiêng của sự sống và tính tàn bạo của phá thai. Hàng trăm ngàn những người này đang chia sẻ với người khác các nội dung của Live Action, giúp cho sứ điệp của Live Action tới tai hàng triệu người.

Cuộc điều tra của Live Action về giáo dục tính dục (SexEd) đã vạch trần những lời khuyên đầy nguy hiểm của Planned Parenthood trong lãnh vực này: họ đã khuyến khích trẻ vị thành niên 15 tuổi cách “đột nhập” các cửa tiệm tình dục, cách mua các trò chơi tình dục và cách thử nghiệm với BDSM (bondage and discipline, dominance and submission, sadism and masochism [nô dịch và kỷ luật, thống trị và tùng phục, ác dâm và khổ dâm]). Các điều tra của Live Action cũng cho thấy cơ sở này khuyến khích các vị thành niên chơi những trò chơi có tính bạo lực về tình dục.

Sau khi Live Action cho công bố kết quả cuộc điều tra SexEd, bộ trưởng tư pháp của Colorado, John Suthers, công bố sẽ mở cuộc điều tra riêng về vấn đề này.

2014 là năm của Đức Phanxicô

John L. Allen Jr. thì cho rằng cuối cùng, trong năm 2014, Đức Phanxicô đã chiếm được cảm tình của dân Mỹ. Không như hồi đầu năm, khi Đề Xuất Kasper được tung ra và người phản đối mạnh mẽ đầu tiên là Đức HY Raymond Burke, vị Hồng Y Mỹ duy nhất nắm một bộ sở của Vatican. Với ngày giờ qua đi sau đó, càng ngày xem ra người Công Giáo Mỹ càng “đứng sau lưng” vị giáo phẩm tại Vatican của họ. Nhất là sau THĐ đặc biệt về gia đình, nơi vị Hồng Y này tỏ ra cương quyết và bộc trực hơn hết đến độ gần như thách thức thẩm quyền tối cao của Đức Phanxicô, tin ngài bị “sa thải” và do đó, không còn một vị giáo phẩm Mỹ nào tại Vatican nữa, thì dư luận Mỹ gần như tỏ ra thất vọng đến độ có người, như Ross Douthat của tờ New York Times, nói tới bóng ma “ly khai” (xem “The Pope and the Precipice”, New York Times, 25 October 2014).

Chính Đức HY Raymond Burke, trong cuộc phỏng vấn của Tờ Breitbart News (Áo) ngày 5 tháng 11, năm 2014, cũng cho hay Giáo Hội Công Giáo có nguy cơ ly giáo nếu người ta thấy các giám mục “đi ngược lại” các giáo huấn đã thành nề nếp xưa nay.

John Allen, sau khi thuật lại các nhận định của một số nhân vật tên tuổi như nhà văn và sử gia Ý Roberto de Mattei, Đức Cha Rogelio Livieres Plano, Paraguay, nói về viễn tượng ly giáo từ ngày Đức Phanxicô lên cầm quyền, có nhắc tới hai phản ứng “nhẹ nhàng hơn”. Theo ông, vì lúc này, chưa thể có một ly giáo. Muốn có ly giáo, một giám mục phải đứng ra thành lập một Giáo Hội song hành. Hiện chưa có một giám mục nào như thế cả. Ngoài ra, các vị giám mục bảo thủ không hài lòng với hiện tượng xa rời tín lý truyền thống hiện nay khó bề ly khai hơn các đối tác cấp tiến của các ngài, vì phe cấp tiến vốn có liên hệ lỏng lẻo với Vatican.

Thành thử, chỉ có thể có hai viễn tượng sau: một số vị bảo thủ sẽ tự giam mình vào thứ lưu đầy nội bộ, nghĩa là chỉ biết chăm lo giáo phận mình, hoàn toàn làm ngơ Vatican. Allen cho hay ngay trong tuần có Bản Tường Trình Tạm Thời của THĐ 2014, một nhà bảo thủ nổi tiếng của Mỹ không ngần ngại nói lên quan điểm này: nhất định không hướng về Rôma để tìm sự lành mạnh cho linh hồn!

Thứ hai, thôi không bênh vực Đức Phanxicô nữa, không dành cho ngài điều mà người Mỹ vẫn gọi là “the benefit of doubt” (tin không cần chứng cớ), tỏ ra ngờ vực đối với bất cứ điều gì ngài tuyên bố và thực hiện. Đây là thái độ cố hữu của các người Công Giáo cấp tiến suốt thời Đức Gioan Phaolô II và Bênêđíctô XVI.

Vì là một người Hoa Kỳ trong hoàn cảnh tư duy Hoa Kỳ không được tôn trọng, Allen nêu ra bóng ma “tài chánh” như là hệ luận của hai thái độ trên. Theo ông, người Công Giáo bảo thủ thường là những chi thể tận tụy nhất của Giáo Hội và do đó, đóng góp nhiều nhất về phương diện tài chánh. Ông cho hay: trong tuần lễ gay cấn nhất của THĐ về Gia Đình năm 2014, một vị đứng đầu một cơ quan nghiên cứu chính sách (think tank) ở Rôma cho hay đã nhận được một cú điện thoại của một trong những người tặng dữ cho biết: nếu sự việc cứ tiếp tục như hiện nay, người này sẽ thôi không đóng góp nữa.

Và ông kết luận: “nói rộng hơn, những người Công Giáo bị gán cho nhãn hiệu ‘bảo thủ’ thường là những người xách nước cho Giáo Hội ở mọi lãnh vực, từ địa phương tới hoàn vũ. Nếu cái nguồn vốn nhân lực này cạn đi, thì quả là khó khăn cho Đức Phanxicô đẩy mạnh nghị trình của ngài”.

Nói thế, nhưng ông tin Đức Phanxicô “không ngây thơ về chính trị và đã từng chứng tỏ là người có khả năng ‘giải giới’ những kẻ phê bình mình”.

Mà ngài giải giới họ thật, ít nhất đối với Hoa Kỳ. Thực vậy, gần vào cuối năm 2014, ngài đã thực hiện hai việc “kỳ diệu” gần như làm người Công Giáo Hoa Kỳ quên khuấy vết thương “Raymond Burke”.

Việc đầu tiên là Phúc Trình Về Các Nữ Tu Hoa Kỳ, kết qủa cuộc điều tra kéo dài 6 năm mà khởi đầu ai cũng tưởng sẽ lâm vào ngõ bí. Nhưng phúc trình 5,000 chữ không những khai thông ngõ bí mà còn trở thành điều một nhà phê bình cho là một cuộc tỏ tình (love fest): đầy lời khen nồng nàn và không một biện pháp kỷ luật!

Liền sau đó, vào ngày hôm sau, tin vui bừng nở thứ hai: Đức Phanxicô là phương thế chính tái lập bang giao Mỹ - Cuba! Và đây là lời của TT Hoa Kỳ: “Tôi muốn cám ơn Đức Giáo Hoàng Phanxicô, mà gương sáng tinh thần cho ta thấy sự quan trọng của việc theo đuổi thế giới như nó đáng là, chứ không phải thứ thế giới hiện nó đang là”. Nghĩa là một con người nhìn xa trông rộng. Obama quả đang nhắn nhủ người bảo thủ Hoa Kỳ: đừng nhìn gần hãy nhìn xa như vị giáo hoàng của qúy vị!
 
ĐTC kêu gọi liên đới trợ giúp và cầu nguyện cho các gia đình gặp khó khăn
Linh Tiến Khải
15:29 28/12/2014
Ánh sáng đến từ Thánh Gia khích lệ chúng ta cống hiến hơi ấm tình người cho các gia đình thiếu an bình, hòa hợp và tha thứ. Chúng ta cũng đừng thiếu tình liên đới cụ thể đối với các gia đình gặp khó khăn vì bệnh tật, thiếu công ăn việc làm, bị kỳ thị, phải di cư.

Kính thưa qúy vị thính giả, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với mấy chục ngàn tìn hữu và du khách hành hương tham dự buổi đọc Kinh Truyền Tin tại quảng trường Thánh Phêrô trưa Chúa Nhật lễ Thánh Gia hôm qua.

Mở đầu bài huấn dụ ngài nói: Trong ngày Chúa Nhật đầu tiên sau lễ Giáng Sinh, trong khi chúng ta còn đang chìm ngập trong bầu khi tươi vui của ngày lễ, Giáo Hội mời gọi chúng ta chiêm ngưỡng Thánh Gia Nagiarét. Phúc Âm hôm nay giới thiệu với chúng ta Đức Mẹ và Thánh Giuse trong lúc các Ngài đến Đền Thờ Giêrusalem, bốn mươi ngày sau khi Chúa Giêsu sinh ra. Các Ngài làm điều này vì vâng lời Luật Môshê, dậy phải dâng con đầu lòng cho Chúa (x. Lc 2,22-24).

Chúng ta có thể tưởng tượng ra gia đình bé nhỏ ấy, giữa biết bao nhiêu người, trong các sân rộng lớn của đền thờ. Nó không hiện lên trước mắt, người ta không phân biệt được nó… Thế nhưng nó không đi qua mà không được quan sát! Có hai cụ già, ông Simeon và bà Anna, được Thánh Thần thúc đẩy, đến gần và bắt đầu chúc tụng Thiên Chúa vì Con Trẻ mà họ nhận ra là Đấng Messia, là ánh sáng muôn dân và là ơn cứu độ của Israel (x. Lc 2,22-38). Đó là một lúc đơn sơ nhưng giầu ý nghĩa ngôn sứ: cuộc gặp gỡ giữa hai vợ chồng trẻ tràn đầy niềm vui và đức tin vì các ơn của Chúa, và hai cụ già cũng tràn ngập niềm vui và đức tin vì hoạt động của Thần Khí. Ai đã làm cho họ gặp gỡ nhau? Và Đức Thánh Cha trả lời câu hỏi này:

Chúa Giêsu, Chúa Giêsu làm cho họ gặp nhau: các ngưởi trẻ và các người già. Đó là suối nguồn của tình yêu kết hiệp các gia đình và con người, bằng cách chiến thắng mọi nghi ngờ dè dặt, mọi cô lập, mọi xa cách. Điều này khiến chúng ta cũng nghĩ tới các bậc ông bà: sự hiện diện của các ngài, sự hiện diện của các ông bà quan trọng biết bao! Vai trò của các ngài trong gia đình và trong xã hội quý báu biết bao! Tương quan tốt giữa các người trẻ và các người già định đoạt đối với con đường của cộng đoàn dân sự và cộng đoàn Giáo Hội. Và khi nhìn hai cụ già này, hai ông bà nội ngoại – Simeon và Anna – này, từ quảng trường này chúng ta chào tất cả các ông bà nội ngoại trên thế giới với một tràng pháo tay. Mọi ngưòi hiện diện đã vỗ tay vang dội.

Đức Thánh Cha nói tiếp trong bài huấn dụ: Sứ điệp đến từ Thánh Gia trước hết là một sứ điệp của đức tin. Trong cuộc sống gia đình của Mẹ Maria và thánh Giuse Thiên Chúa thực sự ở trung tâm, và Ngài ở đó trong Con Người của Đức Giêsu. Vì thế gia đình Nagiarét thánh thiện. Tại sao vậy? Bởi vì nó tập trung nơi Chúa Giêsu. Đức Thánh Cha quảng diễn thêm điểm này như sau:

Khi cha mẹ và con cái cùng hít thở bầu khí đức tin, họ có một năng lực cho phép đương đầu với cả các thử thách khó khăn, như kinh nghiệm của Thánh Gia cho thấy, chẳng hạn trong biến cố thê thảm của cuộc trốn chạy sang Ai Cập: một thử thách cam go.

Con Trẻ Giêsu cùng với Mẹ Người là Maria và thánh Giuse là một hình ảnh gia đình đơn sơ nhưng ngời sáng biết bao. Ánh sáng mà nó dãi tỏa ra là ánh sáng của lòng thương xót và ơn cứu độ cho toàn thế giới, ánh sáng của chân lý cho mọi người, cho gia đình nhân loại và cho các gia đình riêng rẽ. Ánh sáng đến từ Thánh Gia đó khích lệ chúng ta cống hiến hơi ấm tình người trong các tình trạng gia đình, trong đó, vì các lý do khác nhau, thiếu bình an, thiếu hòa hợp, thiếu tha thứ. Ước chi tình liên đới cụ thể của chúng ta đừng suy giảm đối với các gia đình đang sống trong những tình cảnh khó khăn nhất, vì bệnh tật, thiếu công việc làm, vì các kỳ thị, vì nhu cầu phải di cư…Và ở đây chúng ta hãy dừng lại một chút và cầu nguyện trong thinh lặng cho tất cả các gia đình gặp khó khăn, khó khăn vì bệnh tật, thiếu việc làm, bị kỳ thị, cần di cư, khó khăn để hiểu nhau và cả chia rẽ nữa. Trong thinh lặng chúng ta cầu nguyện cho tất cả các gia đình này. Đức Thánh Cha và mọi người đã đọc một Kinh Kính Mừng cầu cho các gia đình gặp khó khăn. Rồi ngài kết thúc bài huấn từ như sau:

Chúng ta hãy phó thác cho Mẹ Maria, Nữ Vương và là mẹ gia đình, tất cả các gia đình trên thế giới, để các gia đình có thể sống trong đức tin, trong sự hòa hợp, trợ giúp lẫn nhau, và vì thế tôi khẩn nài trên các gia đình sự bầu cử hiền mẫu của Đấng là mẹ và là nữ tử của Con Ngài.

Tiếp đến Đức Thánh Cha đã đọc Kinh Truyền Tin và ban Phép lành Tòa Thánh cho mọi người. Xin qúy vị cùng hiệp ý cầu nguyện với Đức Thánh Cha.

Sau kinh Truyền Tin Đức Thánh Cha nói: Anh chị em thân mến, trong lúc này đây tôi nghĩ tới các hành khách chuyến bay của hãng hàng không Malaysia bị mất tích trong khi bay từ Indonesia sang Singapore, cũng như các hành khách các con tầu trong các giờ qua di chuyển trên biển Adriatico bị tai nạn. Trong sự trìu mến và lời câu nguyện tôi gần gũi với gia đình các nạn nhân và những ai đau khổ vì các tình trạng khó khăn này, cũng như những người dấn thân trong công tác cứu trợ.

Hôm nay lời chào đầu tiên xin gửi tới tất cả các gia đình hiện diện. Xin Thánh Gia chúc lành cho anh chị em và hướng dẫn anh chị em trên con đường đời sống. Đức Thánh Cha đã đặc biệt chào nhiều bạn trẻ các giáo phận Bergamo và Vicenza đã hay đang chuẩn bị lãnh bí tích Thêm Sức, các hướng đạo sinh Villamassargia và các trẻ em giúp lễ Sambrusco Venezzia. Ngài cám ơn mọi ngưởi

về các lòi chúc mừng lễ cũng như lời cầu nguyện cho ngài. Đức Thánh Cha xin tất cả mọi người tiếp tục cầu nguyện cho ngài, rồi ngài chúc tất cả một bữa trưa ngon miệng và một ngày Chúa Nhật an bình.
 
Hoa Kỳ bùng nổ các chương trình truyền hình Công Giáo
Đặng Tự Do
21:18 28/12/2014
Năm 2014 được xem là một bước ngoặc trong các chương trình truyền hình Công Giáo tại Hoa Kỳ. Ngày nay hầu hết các giáo phận tại Hoa Kỳ đều có những chương trình nâng cao đời sống đức tin người Công Giáo với sự tham dự của các vị chủ chăn cao nhất trong giáo phận.

Đức Cha Christopher James Coyne, Giám Mục phụ tá của Indianapolis, người vừa được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm Giám mục của Burlington, bang Vermont, Hoa Kỳ phụ trách chương trình truyền hình với một mục đích cụ thể là giải thích Phụng Vụ Thánh. Đây là một chương trình của Ủy ban Truyền giáo và Giáo lý của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.

Đức Hồng Y Donald Wuerl của Washington DC phụ trách một chương trình truyền hình khác giải thích về các phép bí tích trong khi Đức Hồng Y Francis George của Chicago, người đang phải chống trả với bệnh ung thư thực hiện một chương trình truyền hình rất quy mô giải thích từng cử điệu của linh mục trong thánh lễ.

Trong khi hầu hết các giáo phận tại Hoa Kỳ có các chương trình truyền hình thánh lễ Chúa Nhật và các ngày lễ trọng, tổng giáo phận Boston đi xa hơn với chương trình truyền hình thánh lễ hàng ngày dành cho những người đau yếu hay không có phương tiện đến nhà thờ ao ước được dự lễ hàng ngày.

Hoa Kỳ cũng là nơi có nhiều chương trình truyền hình phát đi toàn cầu như EWTN, CatholicTV … với những talk show, những chương trình cầu nguyện, giáo dục, cũng như các chương trình vui chơi giải trí của trẻ em; bên cạnh đó là những chương trình làm nổi bật những chủ đề đang gây tranh cãi trong đời sống xã hội như giáo huấn xã hội Công Giáo, hôn nhân, gia đình, trợ tử, an tử, cải thiện chất lượng cuộc sống cho trẻ em, y tế dự phòng, tăng cường đời sống gia đình…

Không chỉ đa dạng về nội dung, kỹ thuật phát hình cũng đa dạng. Các chương trình truyền hình của Công Giáo Hoa Kỳ được phát trên hàng loạt các phương tiện khác nhau như cable TV, các đài truyền hình địa phương, Internet, IPTV.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
GX Nữ Vương Hoà Bình, Mỹ Tho mừng Chúa Giáng Sinh
Nhật Hoa
10:30 28/12/2014
GX NỮ VƯƠNG HÒA BÌNH, MỸ THO: LONG TRỌNG MỪNG CHÚA GIÁNG SINH 2014

Hòa cùng với toàn thể Giáo Hội hoàn vũ hân hoan mừng Lễ Chúa Giáng sinh, vào lúc 20g00 thứ tư - ngày 24/12/2014, trong Thánh đường của giáo xứ Nữ Vương Hoa Bình (GP.Mỹ Tho) đã long trọng cử hành nghi thức phụng vụ mừng Chúa Giáng Sinh.

Xem Hình

Trước Thánh lễ là chương trình diễn nguyện Giáng Sinh do các em thiếu nhi và giới trẻ trong giáo xứ thực hiện. Chương trình diễn nguyện tuy chỉ diễn ra trong 45 phút nhưng đã tái hiện lại lịch sử chương trình cứu độ của Thiên Chúa dành cho nhân loại, nhằm giúp mọi thành phần dân Chúa nhớ lại lời Kinh Thánh, đồng thời cũng là dịp để giới thiệu Đạo Yêu Thương của Thiên Chúa đến với những anh chị em chưa nhận biết Chúa.

Kết thúc phần diễn nguyện, Thánh lễ Vọng Giáng Sinh do Cha sở Phaolô Trần Kỳ Minh chủ sự đã long trọng diễn ra trong bầu khí trang nghiêm và thánh thiện. Đồng tế với ngài có quý linh mục: Phêrô Hồ Bản Chánh, Giuse Nguyễn Tuấn Hải, Phêrô Mai Văn Thượng cùng quý tu sĩ và đông đảo giáo dân trong giáo xứ tham dự.

Mở đầu Thánh lễ, Cha Phaolô đã nhắc lại ý nghĩa câu hát chúc tụng mà năm xưa nơi hang đá Bêlem mà các thiên thần đã vang lên khi Chúa sinh ra đời: “Vinh Danh Thiên Chúa Trên Trời -Bình An Dưới Thế Cho Người Thiện Tâm”. Ngài tin tưởng rằng, trong Thánh lễ này. Bình an của Thiên Chúa, Hồng Ân Giáng Sinh Của Chúa sẽ tràn ngập trên tất cả mọi gia đình và trên toàn giáo xứ Nữ Vương Hòa Bình. Cha cũng kêu gọi cộng đoàn hãy hiệp lòng, hiệp ý với nhau để sốt sắng kính Chúa Hài Đồng trong Thánh lên đêm nay.

Trong bài chia sẻ lời Chúa (Lc 2, 1-14), Cha Phaolô mời gọi cộng đoàn hãy nhìn vào máng cỏ nơi Chúa Sinh ra. Nhìn vào đó không phải để ngắm xem những chi tiết được bày trí bên trong mà nhìn vào đó để cảm nghiệm tình yêu của Thiên Chúa dành cho con người. Vì yêu thương con người mà Chúa đã Giáng Sinh làm người để con người được trở thành con Chúa, trở nên giống Chúa. Nhưng do cuộc sống bào mòn mà con người ngày nay đã quên mất những ân huệ mà Thiên Chúa đã ban cho loài người.

Cuối bài chia sẻ, Cha Phaolô nói về ý nghĩa của việc tặng quà cho nhau trong lễ Giáng Sinh. Ngày nay, người ta có thể tặng nhau những món quà đắt tiền. Thế nhưng người ta đã quên mất là còn có một món quà vô giá mà Thiên Chúa đã ban tặng cho chúng ta. Đó là món quà Chúa Giêsu Hài Đồng nằm trong máng cỏ. Cha cũng mời gọi cộng đoàn hãy ấp ủ món quà yêu thương này trong cuộc sống hằng ngày và chia sẻ món quà yêu thương này đến những người thân quen cũng như chưa quen.

Sau đó Thánh lễ diễn ra như thường lệ.

Thánh lễ kết thúc vào lúc 21 giờ, một bữa tiệc thật ấm cúng đã diễn ra với sự tham gia vui vẻ của quý Cha, Hội đồng Mục vụ giáo xứ, ca đoàn và đại diện các hội đoàn. Trong ánh sáng lung linh đầy màu sắc và tiếng nhạc Giáng Sinh rộn rã, mọi người đã thân mật trao cho nhau niềm vui Giáng Sinh và chúc nhau mọi điều an lành trong đêm Chúa ra đời.

Nhật Hoa

(Ảnh: Hữu Tiến)
 
Dòng Mân Côi Bùi Chu thăm Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Nam Định
BTT Dòng Mân Côi
11:25 28/12/2014
Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội tỉnh Nam Định: Ngày hội ngộ yêu thương

Niềm vui nối tiếp niềm vui, sau buổi gặp gỡ chia sẻ niềm Giáng Sinh tại Dòng tối ngày 26/12. Ngày hôm sau, chị em vui mừng được Đức Cha Tôma - Giám Mục Giáo Phận - sang thăm và tặng quà Giáng Sinh, đặc biệt là các chị cao niên, đau ốm. Và ngày hôm sau nữa, vào sáng Chúa Nhật ngày 28.12.2014, một đoàn khoảng 40 chị em Mân Côi Bùi Chu do Soeur Phó Bề trên làm trưởng đoàn đã tới Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội tỉnh Nam Định để chia sẻ tình yêu thương, niềm vui Giáng Sinh và Năm Mới 2015 cho các cán bộ cũng như anh chị em trong trung tâm. Món quà vật chất mà Hội Dòng trao tặng các bệnh nhân trong dịp Giáng Sinh năm nay là những bao gạo, những gói mỳ tôm cùng với tấm bánh ga-tô thơm ngon. Sự hiện diện của chị em Mân Côi đã làm toàn trung tâm ấm lên, phá tan bầu khí giá lạnh, trầm buồn, hoang vu, lãnh lẽo của Mùa Đông và sự cô đơn bị bỏ rơi của người thân họ.

Xem Hình

Từ đàng xa, chị Nguyễn Thị Hoa Phượng, chị Yên, Huê, bác Hoàng Trọng Bằng … cùng các bạn đã cất cao giọng hát chà mừng chị em. Đáp lại tấm lòng hiếu khách, tỏ niềm thông cảm, yêu thương và để tạo niềm vui cho các bệnh nhân chị em đã trao tặng họ những ca khúc giáng sinh và năm mới vui tươi, thánh thiện. Sau khi chia sẻ niềm vui tinh thần với những lời hỏi thăm, những khúc ca vui, chị em đã trao tặng mỗi bệnh nhân một chiếc bánh ga-tô. Các bệnh nhân đáp lại tấm lòng thịnh tình của chị em đã ăn luôn những tấm thật ngon lành và vui vẻ.

Chị em Mân Côi xuất hiện làm thỏa niềm mong chờ của các cán bộ cũng như các bệnh nhân nơi đây. Một anh cán bộ phát biểu: “Từ mấy tuần nay chúng con mong các Soeur, chúng con bảo nhau: năm nay các Soeur đến muộn, chúng con nghĩ chắc các Soeur bận chứ các Soeur không quên chúng con và các anh chị em bệnh nhân”.

Có lẽ, các cán bộ cũng như toàn thể bệnh nhân trong trung tâm mong các Soeur tới thăm không vì những món quà vật chất nhưng quan trọng hơn đó là sự gần gũi, niềm cảm thông, chia sẻ chân thành đầy tình Chúa, tình người. Ý thức được điều này, Hội Dòng Mân Côi Bùi Chu thường tổ chức tới thăm các bệnh nhân mỗi năm mấy lần vào những dịp lễ, tết lớn. Ít nhất là các dịp: lễ Giáng Sinh, Tết nguyên đán, lễ Phục Sinh.

Qua chia sẻ của các cán bộ điều hành, anh chị em nhân viên: Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội này ít nhận được quan tâm của các tổ chức từ thiện xã hội cũng như các tổ chức tôn giáo. Dòng Mân Côi là tổ chức tôn giáo biết đến trung tâm đầu tiên và cũng hay đến thăm nhất.

Hiện diện, thăm hỏi, tặng quà… các bệnh nhân khoảng 2-3 giờ. Chị em từ giã các bệnh nhân và toàn trung tâm trong khi bác Trọng Bằng vẫn đang say sưa giữ nhịp, chị Hoa Phượng vẫn đang muốn hát nữa. Chị Phượng cùng các bạn bè nơi đây rất thích hát, thích ngâm thơ, thích gặp gỡ, nói chuyện với các Soeur vì ngoài các nhân viên làm việc nơi đây, gần như không có ai đến đây thăm họ, hát và nói chuyện với họ. Hơn nữa, quý Soeur còn thưởng cho các bệnh nhân những tấm bánh, thanh kẹo, chuỗi hạt, những cái bắt tay thân thiện hay những tràng pháo tay sau khi họ hát. Vâng, sự hiện diện, thái độ vui vẻ, gần gũi của quý Soeur chứng tỏ sự quan tâm của Hội Dòng, của Giáo Hội Công Giáo, của những người con Chúa và đã phần nào phản ánh gương mặt yêu thương, cảm thông của Đức Kitô đối với những anh chị em nghèo khổ, kém may mắn.

Nguyện xin Thiên Chúa luôn hiện diện, hướng dẫn từng bước đường của Hội Dòng để các chị em Mân Côi biết đón nhận và chia sẻ niềm vui, sự bình an của Chúa và làm lan tỏa tới những người kém may mắn tại trung tâm này cũng như những nơi khác.

BTT Dòng Mân Côi
 
Giáo xứ Tân Thái Sơn Saigòn mừng 60 năm thành lập
Gioan Lê Quang Vinh
20:12 28/12/2014
Sáng Chúa Nhật Lễ Thánh Gia hôm nay, Đức Tổng Giám Mục Phaolô Bùi Văn Đọc Tổng Giám Mục Sàigòn, đã đến dâng Thánh Lễ mừng Bổn Mạng giáo xứ Tân Thái Sơn, mừng 7 Năm cung hiến Thánh Đường và mừng 60 Năm thành lập giáo xứ.

Cùng đồng tế với Đức Tổng Phaolô có Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, Giám mục Thái Bình, và gần 40 linh mục.

Giáo xứ Tân Thái Sơn thành hình năm 1954, khi giáo dân Lương Điền, Thái Bình vượt biển vào miền Nam trong cuộc di cư vĩ đại giữa thế kỷ trước. Tháng 12 năm 1954, những người di cư vào đến Vũng Tàu và Sàigòn, Cha Đaminh Trần Khắc Thiệu đã thành lập trại định cư Tân Sơn Nhì từ đó. Năm 1957, giáo quyền giáo phận Sàigòn đã nâng trại định cư lên giáo xứ với tên gọi Tân Thái Sơn.

Trải qua 6 đời Cha xứ, giáo xứ đã phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những giáo xứ đông giáo dân và sinh hoạt mục vụ năng động nhất.

Ngôi Thánh đường khang trang, mang nét Á đông hiện nay được khánh thành và cung hiến vào ngày 22 tháng 12 năm 2007 do Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám Mục Sàigòn. Thánh đường được xây dựng gần 3 năm, thời Cha Cố Giuse Maria Đinh Cao Tùng làm chính xứ và Cha Phêrô Nguyễn Quốc Túy là phó xứ.

Hiện nay Cha chính xứ là Cha Phêrô Nguyễn Quốc Túy, Cha phó xứ là Cha Giuse Nguyễn Hoàng Thanh. Giáo xứ có 2.100 gia đình với số giáo dân là 8.000 cộng thêm 1.500 người nhập cư từ các nơi khác đến.

Giáo xứ Tân Thái Sơn sinh hoạt nhộn nhịp và sốt sắng với các lớp giáo lý thiếu nhi cho khoảng 1.000 em, các lớp hôn nhân và dự tòng với hàng trăm học viên theo học mỗi năm.

Phong trào Tông đồ giáo dân hoạt động mạnh mẽ với nhiều đoàn thể như Gia đình Phạt tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu, Hội Tông đồ Legio Mariae, Gia đình Thánh Gioan Baotixita tương trợ, Gia đình Tôn Nữ Vương, Hội Các Bà Mẹ Công Giáo, Cộng Đoàn Cầu Nguyện Lòng Chúa Thương Xót, Huynh Đoàn Giáo dân Đa Minh và nhiều đoàn thể khác.

Giáo xứ cũng là nơi ươm mầm ơn gọi. Sau 60 năm, đã có nhiều người con của giáo xứ là linh mục, tu sĩ… Hiện nay trong giáo xứ có hai dòng nữ phục vụ là Mến Thánh Giá Tân Việt và Chị Em Bác Ái Thánh Nữ Gioanna Antiđa Thouret.

Mừng kỷ niệm 60 Năm thành lập giáo xứ là mừng tình yêu bao la Thiên Chúa đã dành cho giáo xứ, mừng tấm lòng con thảo dành cho Cha trên trời và Mẹ Giáo Hội. Mừng 60 Năm cũng là hy vọng và cầu nguyện cho tương lai, như lời Cha chính xứ Phêrô viết trong tập kỷ yếu của Giáo xứ “nhìn về giáo xứ Tân Thái Sơn, ngôi nhà chung ấm áp đang rực rỡ trước hừng đông”.

Chúng ta cùng với giáo xứ Tân Thái Sơn ca ngợi cảm tạ Thiên Chúa và cầu xin Thánh Gia, Bổn Mạng Giáo xứ, chúc lành cho quý Cha, quý tu sĩ và cộng đoàn giáo xứ nhân dịp trọng đại này.

(Dựa theo tài liệu trong Kỷ Yếu 60 Năm)
 
Giáo xứ Mẹ Thiên Chúa mừng đại lễ Giáng Sinh
Ignhatio Phan Đình Long
22:02 28/12/2014
GIÁO XỨ MẸ Thiên Chúa: MỪNG ĐẠI LỄ GIÁNG SINH -

ĐÓN NHẬN 9 TÂN TÒNG – VÀ HỢP THỨC HÓA MỘT ĐÔI HÔN PHỐI

Trong niềm vui chung của toàn thể nhân loại nói chung và Giáo Hội Công Giáo nói riêng, Tối 24/12/2014, giáo xứ Mẹ Thiên Chúa đã tổ chức thánh lễ trước tiền sảnh nhà thờ để mừng đại lế Giáng Sinh.

Xem Hình

Từ buổi chiều, khi mặt trời chưa lặn, nhiều người lương dân và các tôn giáo khác đã dến để chiêm ngắm hang đá. Năm nay, giáo xứ Mẹ Thiên Chúa làm một hang đá rất lớn, bao trùm cả tiền sảnh nhà thờ và hai dãy cây thông ở hai bên lề đường, tạo nên một bầu khí hân hoan để mừng Ngôi HaiThiên Chúa xuống thế làm người.

20 giờ bắt đầu canh thức Chúa Giáng Sinh. Hoạt cảnh diễn lại Ơn Cứu độ đã khởi đi từ sự sáng tạo của Thiên Chúa, rồi con người vấp ngã, và cuối cùng là sự cứu chuộc của Ngôi Hai. Trong giờ canh thức, ước lượng người tham dự khoảng hơn 5000 người, đây là con số kỷ lục từ trước đến nay. Thánh lễ được cử hành vào lúc 21giờ 30, trong bài chia sẽ Tin Mừng, Cha Giuse Nguyễn Công Hoàng, chính xứ Mẹ Thiên Chúa đã nói về cái Tâm và cái Đức trong hành trình đón nhận ơn Cứu Độ, Sau đó, cha Giuse đã ban Bí tích Rửa Tội cho 9 dự tòng và 3 trẻ sơ sinh, đồng thời hợp thức hóa một đôi hôn phối. Trong số tân tòng nầy có chị Nga là em ruột của ông mục sư đang hoạt động tại đảo Phú Quốc và một gia đình anh chị Ngọc và Hiền cùng với 2 người con nhỏ. Đây quả là đêm hồng phúc và niềm vui tràn đầy ân sủng của Chúa Hài Đồng trong đêm Giáng Sinh.

Xin Chúa Giêsu Hài Đồng ban phúc lành cho toàn thể nhân loại. Cách riêng cho mọi thành phần dân Chúa trong giáo xứ Mẹ Thiên Chúa chúng con, để chúng con sống xứng đáng với ơn Cứu độ của Chúa, hầu mọi người nhận ra Chúa qua đời sống của chúng con, để họ cũng được trở thành con của Chúa. Amen.

Ignhatio Phan Đình Long
 
Lễ Thánh Gia tại giáo xứ Bình Khánh, Xuân Lộc
Giuse Khổng Hữu Nguồn
22:11 28/12/2014
MỪNG LỄ THÁNH GIA THẤT TẠI GIÁO XỨ BÌNH KHÁNH

Chiều thứ Bảy 27 tháng 12, trong tuần bát nhật mừng Chúa Giáng Sinh 2014, tại giáo xứ Bình Khánh, hạt Xuân Lộc, giáo phận Xuân Lộc, 28 gia đình đã long trọng tổ chức lễ mừng kỷ niệm hôn phối.

Cùng dâng lễ với cha xứ Phero Phan Khắc Giữa có cha giáo Giuse Trần Quang Minh.

Rất đông bà con anh em họ hàng và các con cháu mặc y phục mới, trang trọng, sốt sắng tham dự lễ cầu nguyện cho ông bà cha mẹ, người thân của mình. Cùng với cộng đoàn phụng vụ, chúng con nhận thấy có cả khách quý là anh chị em các tôn giáo bạn cũng hiện diện trong thánh lễ hôm nay.

Xem Hình


Bài ca nhập lễ vang lên đượm thắm giọng hồn nhiên trong sáng của các em thiếu nhi hát về tình yêu gia đình, tình yêu dâng hiến nơi mái ấm gia đình, kết hợp với những ngọn nến cháy sáng của 28 gia đình dâng lên Chúa, lên Đức Mẹ, thánh cả Giuse, qua tay vị chủ tế đặt dưới tượng Thánh Giuse.

Sau bài giảng lễ cha xứ cứ hành nghi thức chúc phúc cho các gia đình trong giáo xứ và cách đặc biệt cho 28 gia đình mừng kỷ niệm hôn phối hôm nay.

Tuy thánh lễ được tố chức ngoài trời, nhưng cộng đoàn tham dự lễ cách sốt mến, nghiêm trang, và hầu hết ai nấy đều rước Chúa vào “nhà mình”.

Trước khi nhận phép lành cuối lễ, là hai bài cảm ơn, và ai cũng cảm động bởi bài văn chúc mừng của một em đại diện lên chúc mừng ngày thành hôn của ông bà cha mẹ.

Chúng con xin trân trọng giới thiệu nội dung bài tâm tình cảm ơn của các em.

Trọng kính cha xứ và cha giáo,

Kính thưa quý cộng đoàn,

Nhân dịp kỷ niệm năm thành hôn của cha mẹ chúng con hôm nay, con xin phép đươc đại diện cho các người con có chút tâm tình đơn sơ xin thưa cùng cha mẹ chúng con.

Kính thưa cha mẹ,

Hôm nay là ngày đặc biệt quan trọng đối với các đấng sinh thành của chúng con. Là thời khắc mà cách đây 20 – 25 – 30 – 40 và 60 năm cha mẹ đã bắt đầu một hành trình mới, một hành trình luôn tiềm ẩn những trở ngại, khó khăn và thử thách.

Một hành trình không thiếu những hiểu lầm, nghi kỵ, hờn giận đến nỗi nếu không có lòng bao dung, nếu không có tình yêu thì chúng con làm sao có được một mái ấm gia đình.

Trong ngần ấy thời gian, cha mẹ đã trải qua bao gian truân để nuôi dưỡng chúng con thành người. Chúng con thật hối hận vì đã có những lần cư xử không đúng khi cha mẹ dạy dỗ. Chúng con cảm thấy tiếc nuối vì đã đánh mất biết bao phút giây sum họp đầm ấm của gia đình.

Chúng con chợt nhận ra mình thật vô tâm vì chưa bao giờ chia sẻ nỗi lòng cùng cha mẹ trong những thăng trầm của gia đình. Có những lúc chúng con vô tình đặt gia đình ở một vị trí bình thường trong trái tim con…

Cuộc sống không phải lúc nào cũng mỉm cười với tất cả mọi người, nhưng với lòng quyết tâm và sự nỗ lực tuyệt vời, cha mẹ đã vượt qua tất cả mọi thử thách ấy.

Chỉ khi bắt đầu làm cha, làm mẹ, chúng con mới thấu hiểu công khó của các bậc sinh thành. Mẹ đã chắt chiu từng giọt sữa ngọt ngào cho con, mẹ đã từng bao đêm mất ngủ vì con, mẹ đã cho con tình thương của biển rộng bao la.

Còn tình thương của cha tuy không vồn vã nhưng mãi mãi là cây cao bóng cả, là chỗ dựa vững chắc cho đàn con, cha dạy chúng con những điều hay lẽ phải, uốn nắn, hướng dẫn chúng con đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã.

Ôi tình Phụ Mẫu mới bao la và thiết tha làm sao!

Thấu hiểu được công ơn Cha Mẹ, chúng con càng cảm thấy phải có bổn phận làm con cho xứng đáng với công lao trời biển ấy và càng cảm thấy thấm thía hơn với bài ca dao.

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Kính thưa cha mẹ,

Trong ngày trọng đại hôm nay, chúng con không biết nói gì hơn, chỉ xin Chúa chúc lành cho tình yêu của cha mẹ, xin Chúa tuôn đổ muôn ơn hồn xác xuống trên cha mẹ, và chúng con nguyện sẽ không ngừng phấn đấu trở nên những con người hữu ích cho bản thân, cho gia đình, cho giáo xứ và xã hội để khỏi phụ lòng cha mẹ.

Lời cuối, con xin đại diện cho tất cả những người con đang hiện diện nơi đây, cũng như những người con vì lý do nào đó mà vắng mặt trong buổi lễ hôm nay.

Chúng con xin chân thành cảm ơn cha chánh xứ đã ưu ái tri ân sâu sắc đến các bậc sinh thành trong buổi lễ long trọng đầy ý nghĩa này. Kính chúc cha sức khỏe và tràn đầy ơn Chúa.

Và giờ đây, để thay cho lời tạ ơn, chúng con muốn nói, chúng con dâng lên cha mẹ những cánh hoa tươi thắm với tất cả tâm tình của chúng con.”

Sau lời chúc mừng là tràng pháo tay vang dội của cộng đoàn.

Tiếp đến là lời cảm ơn của vị đại diện các gia đình và lời chúc mừng của cha xứ cũng như cha giáo Giuse, kèm theo quà mừng cho 28 gia đình là những tràng chuỗi Mân Côi và ảnh Gia Đình Thánh Gia. Cha xứ ân cần nhắc nhở các Gia Đình: “Giữa xã hội phát triển thì nguy cơ các gia đình rất dễ đổ vỡ, mong qua những món quà nhỏ này, quí gia đình hãy siêng năng lần hạt chung và cùng nhau vượt qua những khó khăn trong cuộc sống”.

Nhận phép lành với ơn toàn xá, cộng đoàn hát vang bài ca “Giuse trong xóm nhỏ khó nghèo. Thuở xưa, miền Na gia rét Thánh gia Người vui sống. Nêu gương cho tất cả gia đình cần lao. Tình yêu tha thiết với cảnh đời đơn nghèo. Cho người Cha hết sức yêu mến tận tình. Biết nêu gương sáng chốn gia đình. Dù bao phong trần lòng được luôn sướng vui. Vững tay đưa thuyền qua sóng đời. Cho người thân mẫu giữ hạnh phúc gia đình. Sống vui trong chí hướng trung thành. Nhiệt tâm giáo dục đoàn trẻ thơ dấu yêu. Lớn lên trong tình yêu Chúa nhiều . Cho đoàn em bé biết thảo kính vâng lời. Biết noi gương mến Chúa yêu người. Hồn luôn giữ gìn được màu hoa Thánh ân. Xưng nên ngôi đẹp Chúa Thánh Thần…”

Màn đêm buông xuống, tiết trời núi rừng se lạnh, ánh sáng đèn điện hắt ra từ trong những căn nhà nhỏ nằm giữa vườn cây rậm rạp um tùm. Mọi người hân hoan ra về lòng ngập tràn tình yêu.

Giuse Khổng Hữu Nguồn
 
Giáo xứ thánh Nguyễn Duy Khang, Gia Định thi cắm hoa mừng lễ Thánh Gia
giáo xứ Thánh Khang
22:24 28/12/2014
GX Thánh Khang: Hội thi cắm hoa mừng lễ Thánh Gia

Sáng 27/12/2014, GX Thánh Nguyễn Duy Khang, hạt Gia Định và Tu đoàn Tông Đồ Giáo sỹ Nhà Chúa (SDD) đã tổ chức hội thi cắm hoa chào mừng lễ Thánh Gia Chúa Giê-su, bổn mạng của giáo xứ và của Tu đoàn. Cuộc thi có chủ đề “Gia đình yêu thương” với sự tham dự của 55 thí sinh trong và ngoài giáo xứ. Cha bề trên Tu đoàn An-tôn Đoàn Văn Vinh, SDD, cùng với quý chức HĐ MVGX Thánh Nguyễn Duy Khang đã hiện diện từ đầu đến cuối để cổ vũ cho các thí sinh.

Xem Hình

Phần thi cắm hoa tại hội trường kéo dài khoảng 50 phút, dưới sự chứng kiến của Ban TC, BGK và các cổ động viên. Sau khi hết giờ thi, BGK đã làm việc chung và chọn ra 10 tác phẩm vượt trội để mời các tác giả lên thuyết trình về nội dung, ý nghĩa tác phẩm của mình, thời gian thuyết trình cho mỗi người là 2 phút.

Thí sinh có tuổi nhỏ nhất là 8, và lớn nhất là 70 tuổi, thành phần thí sinh có đủ nam nữ, người độc thân và có gia đình, tu sỹ và giáo dân… Phát biểu khai mạc cha An-tôn đã giới thiệu 10 vị trong Ban Giám khảo, cha cho biết đó là những vị có uy tín, là những nghệ sỹ nhiếp ảnh, họa sỹ, giáo viên đương nhiệm và nghỉ hưu của trường PTTH Gia Định v.v…

Phần thi cắm hoa tuy nhộn nhịp nhưng vẫn trật tự, phần thuyết trình khá sôi nổi gây hứng thú và giúp mọi người thấy được vai trò quan trọng của gia đình trong đời sống xã hội, đời sống tôn giáo. “ Đóa hoa to chính giữa là Chúa Hài Đồng, hai bông Vàng chanh hai bên là Đức Mẹ, Thánh Giuse, 4 bông nhỏ hơn chìa xuống phía dưới là gia đình con đang hướng về Thánh Gia Chúa” “5 bông hồng cẩm chướng thẳng hàng tượng trưng mối dâycủa cha: Nhân- Lễ- Nghĩa- Trí- Tín, 4 bông hồng còn ngậm sương lượn cong tượng trưng Công-Dung-Ngôn- Hạnh của mẹ” “Vòng tròn lớn là Tình yêu ba Ngôi Thiên Chúa, vòng tròn hình trái tim là gia đình nhỏ của tôi…” “Chiếc lồng tròn đan bằng dây là cung lòng người mẹ, đóa hồng nhỏ nấp bên trong là bào thai đang phát triển, hãy nâng niu bảo vệ những mầm sống không có khả năng tự vệ” “Bình men trắng hình đôi thiên nga quấn quýt nhau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa” “Đóa Ly ngát hương là công sinh thành của mẹ, đóa tú cầu lung linh là ơn dưỡng dục của cha” “Ba cây nến trắng, hồng, vàng để chỉ Ba Ngôi Thiên Chúa che chở cho ba, mẹ và con”. Trích một vài câu trong các bài thuyết trình.

Xen giữa hội thi là một số bài hát về gia đình và về tình yêu Thiên Chúa, do quý thầy bên Tu Đoàn và một số thí sinh trình diễn.

Ngoài 7 giải khuyến khích và 3 gải Nhất, Nhì, Ba, một số giải thưởng đặc biệt được phát cho những thì sinh nhỏ và lớn tuổi nhất, ở xa nhất, đăng ký sớm nhất…. Giải Nhất thuộc về em một thiếu nhi nam mang số 35 và hai giải Nhì, Ba thuộc về hai thanh niên khéo tay khác.

Kinh phí tổ chức do GX cố gắng vận động từ một số nhà hảo tâm, tương đương kinh phí làm Cây Thông và Hang Đá Giáng Sinh năm nay. Những tác phẩm đoạt giải được “cắm” trong nhà thờ và một số nơi trang trọng trong ngày lễ Thánh Gia hôm sau.

Phần kết thúc khá ấn tượng và không có trong chương trình, khi cha Tiến Lộc phất nhịp cho tất cả thí sinh, Ban TC, Ban GK, các cổ động viên cùng hát bài “Và Con Tim Đã vui Trở lại”. “Lần một cần lắng đọng tâm hồn lại theo lời hát nên không vẫy tay, lại có một, hai người vẫy, đến gần cuối của lượt hai, niềm vui sắp òa vỡ thì lại chẳng thấy ai vẫy tay!” Cha nói.
 
Lễ kết thúc năm học hỏi kỷ niệm 160 năm hình thành giáo xứ Bến Sắn
giáo xứ Bến Sắn
22:34 28/12/2014
Chiều 28/12/2014 Lễ Thánh Gia, Đức cha Giuse Nguyễn Tấn Tước - Giám mục Phú Cường, đã đến chủ sự Thánh lễ Kết thúc Năm học hỏi kỷ niệm 160 Năm hình thành giáo xứ Bến Sắn vào lúc 17 giờ 30. Có thể nói “Tất cả là hồng ân” một niềm vui tròn đầy cho bà con giáo dân suốt năm qua, không chỉ là những lễ nghi hay những sinh hoạt hình thức rườm rà, mà bà con như có dịp chiêm nghiệm ra tình thương Thiên Chúa luôn ngày đêm ấp ủ chở che, trong quá khứ bà con vượt thắng bao sóng gió, nay càng vững tay lái để đi vào một thế giới hèn tin và mau quên lãng.

Xem Hình

Năm học hỏi kỷ niệm 160 năm như tạm khép lại, nhưng lại mở ra một hành trình thiêng liêng mới với sự trưởng thành, dám dấn thân và trách nhiệm với những đòi hỏi của tin mừng mà Năm Tân Phúc Âm Hóa đời sống gia đình các giáo xứ và đời sống thánh hiến, Năm mà Giáo phận Phú Cường đề ra cho thực hành mục vụ “ Năm Tân Phúc Âm hóa Đời Sống Gia Đình Con Cái Thiên Chúa” vâng, vẫn còn đó nhiều thách thức để đem Chúa đến những vùng “ ngoại biên” và những gia đình nghèo, gia đình công nhân nhập cư di dân, gia đình đơn thân, góa bụa, bê trễ, rối rắm cũng phải được sự chăm sóc chung của cộng đoàn để những anh chị em này cảm thấy sự nâng đỡ và tôn trọng.

Nhân dịp này nhiều gia đình đã tổ chức kỷ niệm ngày thành hôn, như nhắc nhớ cho mọi người biết rõ “Gia đình là nền tảng của Giáo hội” (Thánh Gioan Phao lô II ) “Gia đình là cung thánh của Giáo hội” ( ĐTC Phao lô VI) “Gia đình là chủng viện, đệ tử viện thứ nhất, là trường sư phạm thứ nhất, không có ai thay thế được vai trò của cha mẹ” ( Hồng y Phanxicô Thuận), gia đình là nơi đầu tiên hình thành nhân cách cho con cái, mà ngày nay gia đình là nơi dễ tổn thương nhất, nên việc làm này đáng trân trọng và giáo dục các gia đình trẻ.

Gia đình giáo xứ cũng rất vui mừng trong thánh lễ có hai tân linh mục Phao lô Hoàng Mạnh Huy và Phao lô Nguyễn Phú Cường đến đồng tế để cầu nguyện cho giáo xứ nhân ngày tạ ơn này, những gia đình kỷ niệm ngày thành hôn đã nhận vi bằng chúc lành.
 
Thông Báo
Cáo phó : LM Vũ Thành Long, Phó Giám Đốc ĐCV Vinh Thanh qua đời
GP Thanh Hóa
11:09 28/12/2014
TIỂU SỬ CHA GIUSE VŨ THANH LONG

BỀ TRÊN TIỂU CHỦNG VIỆN LÊ BẢO TỊNH

Cha Giuse Vũ Thanh Long, sinh ngày 19.11.1969, tại phường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hoá. Song thân là ông Giuse Vũ Ngọc Thăng và bà Maria Lê Thị Soi.

Là con cả trong gia đình có 4 anh em, ngay từ nhỏ, cha Giuse đã có ý dâng mình cho Chúa. Sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học, cha Giuse đi nghĩa vụ quân sự từ năm 1988 đến 1991.

Năm 1991, dưới sự hướng dẫn của cha chính Antôn Trần Lộc, cha Giuse đã thi đậu vào ĐCV Vinh Thanh niên khóa 1991 - 1997.

- Từ năm 1997 - 1998: giúp xứ Mỹ Điện

- Ngày 15 tháng 7 năm 1998: thụ phong linh mục

- Từ năm 1998 - năm 2000: Chính xứ Hà Nhuận và Cổ Định

- Từ năm 2000 - 2002: Quản lý Tòa Giám Mục và kiêm giáo xứ Tiên Thôn

- Từ năm 2002 - 2008: Du học tại nước Pháp với bằng Cao Học chuyên khoa Thần Học Thánh Kinh tại Học Viện Công Giáo Toulouse.

- Từ năm 2008: Bề trên Tiểu Chủng Viện Lê Bảo Tịnh; thành viên Ban tư vấn giáo phận; giáo sư Thánh Kinh học viện Dòng Mến Thánh Giá Thanh Hóa đến nay.

- Từ tháng 9 năm 2009 đến nay: Giáo sư Thần Học Thánh Kinh tại Đại Chủng Viện Vinh Thanh.

- Từ tháng 9 năm 2012 đến nay: Phó giám đốc Đại Chủng Viện Vinh Thanh.

Ngày 28 tháng 12 năm 2014, cha Giuse đột ngột qua đời trong vụ tai nạn giao thông.

Hưởng dương 45 tuổi.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Sách Xưa
Tấn Đạt
22:10 28/12/2014
SÁCH XƯA
Ảnh của Tấn Đạt
Dạy con đọc sách thánh hiền
Còn hơn để lại bạc tiền đầy rương.
(Ca dao)
 
VietCatholic TV
Giáo Hội Năm Châu 23/12 - 29/12/2014: Giáng Sinh trên thế giới
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
09:55 28/12/2014
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Tòa Thánh làm trung gian hòa giải Hoa Kỳ và Cuba

Hôm 17/12, tổng thống Obama công bố những thay đổi trong quan hệ ngoại giao với Cuba. Cùng ngày tổng thống Cuba là ông Raul Castro cũng gửi một thông điệp tới quốc dân trên hệ thống truyền hình cuả Cuba nói về tiến trình bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ sau 54 năm bị cấm vận.

"Chúng ta sẽ kết thúc cách tiếp cận lỗi thời cuả nhiều thập kỷ qua, đã không giúp ích gì cho quyền lợi cuả Hoa Kỳ, và thay vào đó chúng ta sẽ bắt đầu bình thường hóa mối quan hệ giữa hai nước," ông Obama tuyên bố như vậy tại toà Bạch Cung.

Trong lời công bố về mối tương quan ngoại giao mới, tổng thống Obama cũng cám ơn Đức Phanxicô về vai trò của ngài trong diễn trình bình thường hóa này.

Các quan chức Hoa Kỳ cho biết là Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Toà Thánh đã đóng một vai trò tối quan trọng. Toà Thánh không chỉ đơn thuần đóng vai chủ hội các cuộc đàm phán mà còn tham gia trực tiếp vào việc bàn thảo các chi tiết. Một số cuộc họp nhằm mục đích mở lại liên hệ ngoại giao đã được tổ chức tại Vatican vào mùa Thu vừa qua.

Cuba vốn là một quốc gia Công Giáo. Hiện nay, 60 phần trăm dân chúng vẫn tự nhận mình là Công Giáo và Giáo Hội Công Giáo vẫn là người cung cấp phần lớn các dịch vụ xã hội và trợ giúp nhân đạo.

Dưới chế độ Fidel Castro, đạo Công Giáo chịu nhiều hình thức bách hại và xách nhiễu. Thời đầu chế độ Castro, khoảng 3,500 linh mục và nữ tu Công Giáo đã bị tống giam, sát hại hay phát vãng. Chính Đức Hồng Y tiên khởi của Cuba, là Manuel Arteaga y Betancourt, phải tỵ nạn chính trị tại Tòa Đại Sứ Á Căn Đình trong hai năm 1961 và 1962.

2. Đức Tổng Giám mục Miami nói thỏa thuận Cuba/Hoa Kỳ có thể là một sự thay đổi thế cờ

Đức Tổng Giám mục Thomas Wenski của tổng giáo phận Miami, một thành phố của Hoa Kỳ nơi hầu hết người Cuba lưu vong sinh sống, cho biết thỏa thuận hôm thứ 17/12 giữa Hoa Kỳ và Cuba nhằm khôi phục lại quan hệ ngoại giao có thể "là một sự thay đổi thế cờ ". Ngài cho biết nó chỉ ra một con đường mới cho hai nước đi theo, chính sách của Hoa Kỳ trước đây là cô lập và đối đầu đối với Cuba đã không làm được gì để cải thiện hoàn cảnh cho người dân của đảo quốc này.

Ngài cho rằng lập trường của Tòa Thánh là hợp lý: “Dù sao, chính sách đối đầu và cô lập suốt 50 năm qua đã không đem lại việc thay đổi chế độ, nên ta buộc phải xét xem liệu chính sách tiếp xúc có dẫn tới những thay đổi tích cực hay không khiến người Cuba ở bên này hay bên kia eo biển Florida đều hài lòng”.

Trước đó, Đức Giám Mục Oscar Cantu của Las Cruces, New Mexico, Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ (USCCB), đã đưa ra một tuyên bố hoan nghênh thông báo của Tổng thống Mỹ Barack Obama về việc phóng thích Alan Gross và các tù nhân khác, cùng với hành động của chính phủ nhằm bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Cuba.

Dưới đây là toàn văn tuyên bố của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ:

Chúng tôi chia sẻ những niềm vui của gia đình Alan Gross và của mọi người dân Mỹ khi nghe tin ông được thả sau hơn 5 năm bị giam giữ tại Cuba, cũng như việc phóng thích nhân đạo các tù nhân khác. Chúng tôi cũng được khích lệ bởi tuyên bố hôm nay của Ủy Ban Hành Động Chiến Lược theo đó chính sách mới là thúc đẩy đối thoại, hòa giải, thương mại, hợp tác và liên hệ giữa hai quốc gia và công dân hai nước chúng ta.

Hội đồng Giám mục chúng tôi từ lâu đã cho rằng nhân quyền phổ quát sẽ được tăng cường thông qua sự dấn thân hơn nữa giữa người dân Cuba và Mỹ. Trong nhiều thập kỷ, Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ đã kêu gọi khôi phục quan hệ ngoại giao giữa hai nước chúng ta. Chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ việc tái xét lại những cáo buộc mô tả Cuba như là một nhà nước tài trợ cho khủng bố.

Chúng tôi tin rằng đã mất quá lâu để Hoa Kỳ thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ với Cuba, thu hồi tất cả các hạn chế về du lịch tới Cuba, hủy bỏ việc ám chỉ khủng bố nhắm vào Cuba, khuyến khích thương mại sẽ có lợi cho cả hai nước, gỡ bỏ hạn chế trên các giao dịch kinh doanh và tài chính, và thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực bảo vệ môi trường, ngăn chặn ma túy, buôn người và trao đổi khoa học. Dự phần (thay vì tẩy chay) là con đường để ủng hộ những thay đổi ở Cuba và giúp sức cho người dân Cuba trong hành trình tìm kiếm dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo của họ.

3. Peshawar hủy bỏ các lễ lạc mừng Giáng Sinh để tưởng niệm biến cố thảm sát 149 học sinh

Các Giáo Hội Kitô tại Peshawar, bên Pakistan đã quyết định hạn chế các cử hành trong phạm vi phụng vụ tôn giáo, hủy bỏ các chương trình văn nghệ và các tiệc mừng Giáng Sinh để tưởng niệm biến cố 149 học sinh bị tàn sát.

Bầu khí mừng lễ Giáng Sinh trong toàn quốc Pakistan được ghi nhận là đầy âu lo theo sau vụ khủng bố dã man này.

Hôm 16 tháng 12, hàng chục tên khủng bố Taliban đã tấn công vào một trường học thuộc tỉnh Peshawar ở Pakistan do quân đội quản lý. Chúng tập trung học sinh trong sân trường và thiêu sống một người giám thị trước mặt các em học sinh. Sau đó, chúng xả súng tàn sát các em.

Để xoa dịu sự tức giận của dân chúng, các lực lượng an ninh Pakistan đã bắt một số người tình nghi có liên quan đến vụ này và lập tức treo cổ 8 tử tù Taliban bất chấp sự phản đối của các tổ chức nhân quyền.

4. Mùa Giáng Sinh thắt lưng buộc bụng tại Nga

Nghiền nát cuộc nổi dậy của người Chechnya, mở rộng biên giới của Nga và khôi phục niềm tự hào của một dân tộc bị sỉ nhục bởi sự sụp đổ của Liên bang Xô viết, Putin đã làm được nhiều việc cho nước Nga.

Nhưng 15 năm sau khi lên nắm quyền Vladimir Putin đang đối mặt với thách thức lớn nhất chưa từng có: làm thế nào để đương đầu với cuộc khủng hoảng tiền tệ tồi tệ nhất đang diễn ra tại Nga.

Do những biện pháp cấm vận của Hoa Kỳ và Châu Âu sau khi Nga sát nhập bán đảo Crimea của Ukraine vào lãnh thổ của mình; cũng như vì giá dầu thô sụt giảm, đồng rúp của Nga giờ đây chỉ còn 50% so với giá trị nó đã từng có hồi đầu năm nay.

Lạm phát gia tăng, các công ty mắc nợ nước ngoài lần lượt tuyên bố phá sản, mùa Giáng Sinh năm nay tại Nga đã kém tưng bừng hơn năm ngoái rất nhiều.

Chính thức mà nói Nga sẽ cử hành Giáng Sinh vào ngày 7 tháng Giêng vì Chính Thống Giáo Nga vẫn dùng lịch Julian. Tuy nhiên, ngày 25 tháng 12 vẫn là ngày lễ được mong đợi nhất trong năm của đông đảo các tín hữu Công Giáo và tín hữu các Giáo Hội Kitô khác.

5. Trung tâm Suy tư Thần học Dòng Tên kêu gọi chú trọng đến người nghèo

Giữa những cuộc đấu đá giành quyền kế vị diễn ra trong nội bộ đảng Mặt trận Yêu nước (PF) đang cầm quyền tại Zambia trước cuộc bầu cử tổng thống dự kiến diễn ra vào ngày 20/01/2015, Trung tâm Suy tư Thần học Dòng Tên (JCTR), chi nhánh Copperbelt, đã kêu gọi Tổng Thống lâm thời Guy Scott và hàng lãnh đạo nhà nước trong Quốc hội tiếp tục tập trung vào việc giảm đói nghèo trong cả nước.

Theo một bài báo trên tờ Post của Zambia hôm 18/12, viên chức thông tin và truyền thông của Trung tâm Suy tư Thần học Dòng Tên là Tendai Posiana, bày tỏ lo ngại rằng chương trình giảm đói nghèo có thể bị xao nhãng bởi các chương trình nghị sự chính trị khi quốc gia này chuẩn bị cho ngày bầu cử tổng thống 20 tháng Giêng năm 2015.

Bà Posiana đưa ra lời kêu gọi: "Chúng tôi muốn thúc giục tiến sĩ Guy Scott tiếp tục tập trung và kiên quyết giảm đói nghèo trong cả nước”

Bà nói thêm: "Khi thành viên của Quốc hội tiếp tục tranh luận về ngân sách quốc gia cho năm 2015, chính phủ Mặt trận yêu nước cần phải giảm bớt con số những gia đình nghèo đói, đang ở con số 60%". Bà Posiana cũng yêu cầu chính phủ giảm thiểu những thiếu hụt trong thu nhập gia đình bằng cách tăng cường hỗ trợ cho các lĩnh vực xã hội. Bà nói rằng hiện nay giá bữa ăn gồm toàn ngô khoai đã nằm ngoài tầm với của nhiều người dân thường.

6. Caritas Jordan nhận định người trẻ tị nạn trẻ cần được đi học

Dana Shahin, nhân viên truyền thông của Caritas có trụ sở tại Amman, Jordan cho biết: "Tôi nghĩ rằng người dân trên khắp thế giới... cần biết những gì thực sự đang xảy ra với những người tị nạn Iraq và Syria, hãy lắng nghe câu chuyện của họ". Cô nói với Đài phát thanh Vatican về các sáng kiến mà Caritas đang thực hiện để nâng đỡ những người tị nạn càng gia tăng ở Jordan, những người đã trốn chạy những cuộc xung đột đầy nước mắt nơi đất nước của mình. Cô nói giáo dục cho hàng chục ngàn trẻ em tị nạn đang là vấn đề cấp bách nhưng lại khan hiếm các tài nguyên để thực hiện.

Hiện nay, ước lượng có hàng trăm Kitô hữu Iraq đến Jordan mỗi ngày

Vào đầu năm, Caritas Jordan nhận được sự chấp thuận của chính phủ Jordan để tiếp nhận những Kitô hữu tị nạn Iraq chạy trốn sự khủng bố của quân Hồi giáo cực đoan ở Mosul và vùng bình nguyên Ninivê. Họ đã hợp tác với các Giáo Hội Kitô trên khắp Jordan để cung cấp cho người tị nạn có chỗ ở, biến hội trường giáo xứ và các trung tâm hoạt động thành nơi tạm trú. Đối với những người tị nạn tìm được chỗ thuê nhưng khó trả nổi tiền thuê nhà, Caritas giúp họ trả tiền thuê hàng tháng. Shahin giải thích rằng Caritas Jordan cung cấp cho những người tị nạn này "phương tiện để tiếp tục sống".

Tuy nhiên, con số các Kitô hữu Iraq tị nạn giờ đây đã quá 5,000 người, và các báo cáo cho biết hàng ngày có từ 100-120 người mới đến Jordan, gây ra những khó khăn cho Caritas có thể duy trì các nỗ lực cứu trợ của mình. Shahin và Caritas Jordan đặc biệt quan tâm đến số lượng lớn các trẻ em trong số những người tị nạn. Shahin cho biết "Cho đến nay có khoảng 750 trẻ em trong độ tuổi từ 5-18 (ở các trung tâm tị nạn Caritas)... và không đi học".

Các trường tiểu học nằm trong số các cơ sở tại Jordan dành chỗ cho trẻ em Iraq và Syria đến ghi danh học. Tại trường Latin ở phía bắc thị trấn Zarqa, giáo viên ở lại sau khi những đứa trẻ Jordan về nhà, và họ dạy cho trẻ em tị nạn vào buổi chiều. Caritas giúp trả lương buổi chiều cho họ.

Nhưng với số lượng trẻ em ngày càng gia tăng, trường học đang hoạt động quá công suất và thiếu kinh phí để tiếp tục hoạt động.

Caritas Jordan và Bộ Giáo dục đã gặp nhau để giải quyết các vấn đề và đang vạch ra chiến lược để con cái của những người tị nạn có thể được giáo dục nhiều hơn. Shahin nói điều quan trọng là "mang đến cho các trẻ em cơ hội giáo dục càng sớm càng tốt".

Cô thúc giục cộng đồng quốc tế "đóng góp bất cứ điều gì có thể... để bảo vệ tương lai những đứa trẻ, con cái của những người tị nạn... Chúng tôi không muốn những đứa trẻ trở thành một thế hệ bị mất mát do chiến tranh và sự thờ ơ".

7. Các giáo phận ở Anh và xứ Wales thông qua dự án truyền giáo

Các giáo phận Công Giáo trên khắp nước Anh và xứ Wales sẽ sớm tham gia vào một chương trình tiếp cận cộng đồng mới được gợi hứng từ Đức Thánh Cha Phanxicô để giúp các giáo sĩ và các tín hữu tích cực loan báo niềm vui Tin Mừng.

Phát biểu nhân dịp công bố trên toàn quốc dự án mang tên Công bố 15, Đức Hồng Y Vincent Nichols, Tổng Giám Mục của Westminster, cho biết: "Đây là sáng kiến tiên phong dành cho tất cả giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân. Tại sao? Bởi vì tất cả chúng ta đều chia sẻ cùng một sứ mạng là loan báo niềm vui của Tin Mừng. Hàng loạt các ý tưởng khả thi đã được đưa ra để giúp hình thành nên những kế hoạch và sau đó thực hiện một cách có hiệu quả chương trình giáo xứ truyền giáo sẽ giúp tất cả chúng ta trở thành các môn đệ truyền giáo tốt hơn. Xin đừng để cơ hội này vuột khỏi anh chị em".

Theo trang web của các giám mục Anh và xứ Wales, Công bố 15 "nhằm mục đích hỗ trợ, khuyến khích và truyền cảm hứng cho các chương trình hành động mới của các giáo xứ truyền giáo sẽ liên quan đến tất cả 22 giáo phận Công Giáo trên khắp đất nước chúng ta, cũng như địa phận quân đội và Giáo hạt tòng nhân Đức Mẹ Walsingham".

Đức Hồng Y Nichols nói thêm: "Công bố 15 là thiết thực và tập trung vào các câu hỏi thực hành như ‘làm thế nào’ để thực hiện điều này điều nọ bởi vì dù chúng ta có nhiệt tình đến đâu đi nữa đôi khi chúng ta cũng không biết phải bắt đầu từ đâu để có thể chia sẻ đức tin của chúng ta một cách tự tin và hân hoan. Sáng kiến này nhằm mục đích giải quyết những khó khăn như thế. Nó được linh hứng bởi Tông huấn Niềm vui Tin Mừng của Đức Thánh Cha Phanxicô, trong đó ngài viết: "Tôi muốn khích lệ các tín hữu đi vào một chương mới của công cuộc loan báo Tin Mừng ngập tràn niềm vui này, đồng thời vạch ra những lối đi mới cho hành trình của Hội Thánh trong những năm sắp tới".

8. Các Giám mục Hoa Kỳ nói rằng các hình thức tra tấn là sự phản bội lại các giá trị của quốc gia

Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, là Đức Giám Mục Oscar Cantu của giáo phận Las Cruces, New Mexico, nói rằng hành vi được trình bày tỉ mỉ trong một báo cáo của Thượng viện Hoa Kỳ về các kỹ thuật và chính sách thu thập thông tin tình báo của Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) là vi phạm các nguyên tắc đạo đức cơ bản và là sự phản bội các cam kết của Mỹ trở thành một quốc gia đạo đức.

Trong một cuộc phỏng vấn dành riêng cho Đài phát thanh Vatican, Đức Giám Mục Cantu cho biết: "Qua dòng lịch sử, chúng tôi xem mình như là một ngọn hải đăng của hy vọng, một ngọn hải đăng của lý trí, của tự do. Và vì thế, chương mới đây trong lịch sử của chúng tôi đã bị lu mờ. Nó không phải là điều có thể dễ dàng lấy lại được, nhưng tôi nghĩ rằng việc đưa ra báo cáo này bắt đầu làm sạch vết nhơ vấy bẩn danh tiếng của chúng tôi như là một quốc gia có nền tảng đạo đức".

Tuyên bố của Đức Giám Mục Cantu trên Radio Vatican tiếp sau tuyên bố của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ ủng hộ việc trình bày trước Quốc Hội bản báo cáo đầu tuần trước, và nhắc lại sự lên án của Giáo Hội xem tra tấn là tội ác xấu xa.

Các giám mục tuyên bố: "Giáo Hội Công Giáo tin chắc rằng tra tấn là một ‘tội ác tự bản chất’ không thể biện minh trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Các hành vi tra tấn được mô tả trong báo cáo của Ủy ban Tình báo Thượng viện vi phạm phẩm giá con người được Thiên Chúa ban vốn thuộc về tất cả mọi người và hành vi đó dứt khoát là sai".

Tuyên bố nói thêm: "Quốc hội và tổng thống phải hành động để tăng cường các điều luật cấm tra tấn và đảm bảo rằng điều này không bao giờ xảy ra một lần nữa".

9. Đức Hồng Y Peter Turkson bày tỏ tình liên đới trong chuyến thăm Sierra Leone và Liberia

Đức Hồng Y Peter Turkson, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình, đã đến Sierra Leone vào ngày 16/12 và sau đó đến Liberia vào ngày 18/12. Đức Hồng Y cho hay: "Đây là hai trong ba nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất căn bệnh Ebola. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, đã có 18,000 trường hợp nhiễm bệnh hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh và hơn 6,500 trường hợp tử vong do căn bệnh này". Đức Hồng Y hy vọng sẽ mang lại "một sứ điệp của tình liên đới và hy vọng cho Giáo Hội, các nhân viên y tế và quảng đại quần chúng nước này".

Cùng đi với Đức Hồng Y Turkson là Đức Ông Robert J. Vitillo, Cố vấn đặc biệt về y tế của Caritas Quốc tế. Đức Hồng Y nói thêm: "Giáo Hội, bao gồm cả Caritas, các dòng tu, và các tổ chức Công Giáo khác đã ‘ở tuyến đầu’ trong cuộc chiến chống căn bệnh Ebola. Ngoài việc cung cấp chăm sóc y tế cho các bệnh nhân, thiết lập các quy trình kiểm soát nhiễm trùng nghiêm ngặt và kiểm tra các khu vực để ngăn chặn virus lây nhiễm trong môi trường chăm sóc y tế, Giáo Hội đã huy động sự đáp trả của các cộng đoàn và tổ chức các hoạt động giáo dục trong các cộng đoàn để họ cùng tham gia với hàng giáo sĩ và các giáo xứ địa phương trong nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của loại virus chết người này".

Đức Hồng Y nhận định rằng tác động của đại dịch này vượt xa lĩnh vực y tế. "Việc đóng cửa các doanh nghiệp và các nơi làm việc khác đã gây sự tàn phá nền kinh tế vốn đã mong manh. Các chuyên gia nói với chúng tôi rằng cái giá gây ra cho xã hội rất nghiêm trọng; bởi vì các trường học đóng cửa, số trẻ vị thành niên có thai, cũng như nạn ăn cắp vặt đang gia tăng, khi những người trẻ đi lang thang trên đường phố do không có việc làm. Trẻ mồ côi do hậu quả của bệnh Ebola thường bị các thành viên họ hàng xa lánh ngay cả khi chúng đã được xác nhận là 'khỏi bệnh Ebola'".

Đức Hồng Y cũng công nhận "sự cần thiết phải trợ giúp các linh mục và các nhân viên chăm sóc mục vụ khác đáp ứng các nhu cầu tinh thần của những người sống chung với căn bệnh và những người thân của họ. Chúng ta phải điều trị con người toàn diện chứ không chỉ là thân thể của họ. Mặc dù có chính sách ‘không đụng chạm’ ở các nước này, nhưng các nhân viên chăm sóc mục vụ có thể cầu nguyện ở một khoảng cách an toàn, tư vấn cho họ, ban phép lành cho họ, và làm lễ tang cho họ với sự phối hợp với những đội mai táng đặc biệt".

Đức Hồng Y Turkson kết luận: "Trong nhiều dịp khác nhau, Đức Thánh Cha đã bày tỏ mối quan tâm sâu sắc của mình đối với những người sống chung và bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Ebola. Tôi hy vọng sẽ mang đến tình liên đới của Đức Thánh Cha và toàn thể Giáo Hội".

Trong buổi triều yết chung vào ngày 24/10/2014, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết: "Trong khi đối mặt với dịch bệnh Ebola đang ngày càng tồi tệ, tôi muốn bày tỏ lo ngại sâu sắc về căn bệnh không ngừng lan rộng ở lục địa Phi Châu này, nhất là trong các nhóm người thiệt thòi nhất. Tôi bày tỏ sự gần gũi của mình bằng tình yêu và cầu nguyện cho các bệnh nhân Ebola, cũng như các bác sĩ, y tá, thiện nguyện viên, các dòng tu và các hiệp hội, những người quả cảm đang làm việc để giúp các anh chị em bệnh nhân của chúng ta. Tôi nhắc lại lời kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy đưa ra tất cả những nỗ lực cần thiết để làm suy yếu loại vi rút này, để làm dịu những khó khăn và đau khổ của những người đang rất mệt mỏi trong đau đớn. Tôi mời gọi anh chị em cầu nguyện cho họ và cho những người đã qua đời".