Ngày 28-12-2010
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mầu Nhiệm Giáng Sinh Và Sự Sống
Paul Minh Nhật
10:47 28/12/2010
Chúa Giáng Sinh làm người là một mầu nhiệm. Sự kiện lịch sử Chúa được hạ sinh bởi một người nữ - mẹ Maria đáng để tất cả mọi người chiêm ngắm.

Suy gẫm về việc Chúa được sinh ra, tôi se thắt lòng hướng về Việt Nam nơi những người cha người mẹ - những kẻ đã và đang nhẫn tâm giết hại chính con mình. Những kẻ tàn nhẫn đó thường viện đủ lý do. Có người nói do "có thai ngoài ý muốn", có người "vì tình thế áp lực", lại có người là vì "thương con sẽ khổ" nên mới không cho các em được sinh ra đời, vv. Nói chung là họ viện ra đủ mọi lý do để biện minh cho tội ác giết chính con của mình.

Mầu nhiệm Chúa Giáng Sinh đánh bại tất cả mọi ngụy biện đó. Mầu nhiệm giáng sinh thúc dục mỗi người tự vấn lại chính mình về sự sống của mình và của người khác.

Có thai ngoài ý muốn?

Với những người nói đứa con họ đang mang là "ngoài ý muốn". Những ai nói như vậy xin hãy nhìn lên gương mẫu của mẹ Maria. Nói một cách nào đó, mẹ Maria cưu mang Chúa Giêsu là "ngoài ý muốn". Tại sao? Vì Maria hoàn toàn bất ngờ và không biết gì về chương trình này trước đó. Hơn nữa, mẹ chưa hề nghĩ đến chuyện vợ chồng: "Chuyện đó xảy ra thế nào được, vì tôi chưa biết đến việc vợ chồng"(Lc 1,34). Do đó, những ai vì dâm dật để rồi có thai mà nói như vậy hãy tự xét lại mình.

Phá Thai do "tình thế áp lực"?

Có những người, nhất là những người trẻ chưa lập gia đình, sau khi có thai thường bị yêu cầu hủy bỏ cái thai. Áp lực đó có thể đến từ ông bà, cha mẹ hoặc thậm chí là kẻ đã cộng tác để có nên bào thai đó. Áp lực đó quả là lớn, nhiều lúc có thể đè chết những người nữ đang mang thai. Nhưng thử nhìn lại áp lực mà Mẹ Maria phải gánh lấy và thử so sánh coi. Với xã hội và giáo hội Do Thái ngày xưa những người mà chưa chồng mà có con hay nói nặng hơn là "chửa hoang" thì sẽ thế nào ngoài cái án ném đá cho đến chết. Áp lực nào hơn khi mà đứa con sắp sinh ra không có bố? Áp lực nào hơn khi chưa có bất kì kinh nghiệm làm mẹ lúc nào? Áp lực nào hơn khi mà những người xung quanh nhìn vào khinh miệt? Áp lực nào hơn khi để lại tiếng xấu cho gia đình vốn là đạo hạnh? Cha mẹ sẽ sống làm sao?

Vâng đó là những áp lực, những thách đố cho mẹ Maria khi cưu mang Chúa Giêsu. Nhưng dầu khó khăn như vậy thì mẹ đâu có chọn như nhiều bậc cha mẹ ngày nay chọn lựa.

Vì "thương con khổ" nên mới bỏ?

Có người biện luận là vì hoàn cảnh gia đình, vì nghèo, vì sợ đứa bé sẽ khổ,…

Thật nực cười, thương mà lại đi giết chính con mình, thương mà không cho em có cơ hội được bươn chải, được vui được cười như bao đứa trẻ.

Nhìn vào hang bê-lem, nhìn vào hang bò lừa đó có ai dám nói mình nghèo hơn Chúa Giêsu khi sinh ra, có ai còn khổ hơn, nhục nhã hơn Chúa Hài Đồng? Nhưng những cái đó đâu làm Chúa bất hạnh, ngài hạnh phúc ngay cả khi đồng hóa mình với những kẻ thấp hèn nhất trong xã hội, nhục nhã nhất trong xã hôi.

Nhìn thấy cái khổ của Chúa Giêsu, của Mẹ Maria, của thánh Giuse liệu còn ai nói mình khổ hơn?

Mầu nhiệm Giáng Sinh - Mầu nhiệm sự sống

Chúa sinh ra nơi thấp hèn, trong đêm đông giá lạnh và u tối, sinh ra giữa nơi bò lừa và những mục đồng đó để chung chia thân phận con người, để xóa tan đêm trường băng giá và đưa lại niềm vui, hạnh phúc cho những ai đến triều bái người. Là người Công Giáo: Chúa Giêsu giáng sinh nhắc cho chúng ta về món quà sự sống vô giá mà Chúa ban. Lời mời gọi thăng tiến sự sống, lời mời gọi đem yêu thương và bình an lan tỏa khắp nơi đang thúc dục tất cả chúng ta.
 
Người Do Thái Tin và nhìn nhận Thiên Chúa nào?
LM Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn
11:23 28/12/2010
Hỏi: Xin Cha cho biết: người Do Thái có tin và thờ lậy Một Thiên Chúa như người Công Giáo hay không ?

Trả lời: Trước hết, phải nói ngay là giữa Công Giáo (Catholicism) và Do Thái Giáo ( Judaism) có sự gần gũi căn bản về niềm tin có Thiên Chúa là Đấng tác tạo muôn loài muôn vật mà quan trọng nhất là Thiên Chúa đã tạo dựng con người " theo hình ảnh của Thiên Chúa"( St 1:27), như người Do Thái và Công giáo cùng có chung niềm tin này.

Tuy nhiên, về nội dung từ ngữ "Thiên Chúa (God) thì lại có sự khác biệt lớn giữa Do Thái và Công Giáo như sau:

Trước hết, người ta có thể tự hỏi: Chúa mà người Do Thái tin và nhìn nhận là Chúa nào? Là Thiên Chúa độc nhất, (độc thần = monotheism) của Do Thái Giáo ( Judaism) hay là Thiên Chúa Ba Ngôi( Holy Trinity) như Giáo Hội Công Giáo tuyên xưng và phụng thờ?

Chắc chắn người Do Thái chỉ tin và nhìn nhận một Thiên Chúa Yahweb độc nhất là Cha các Tổ Phụ Abraham, Isaac và Jacob mà thôi. Niềm tin này dựa vào lời Thiên Chúa (God) đã nói với ông Môsê từ bụi cây bốc cháy sau đây: “Ta là Thiên Chúa của cha người, Thiên Chúa của Áp-ra ham, Thiên Chúa của I-xa-ác và Thiên Chúa của Giacóp.” (Xh 3:6)

Sau khi ông Môsê dẫn dân Do Thái ra khỏi Ai cập và trở về quê hương an toàn, Thiên Chúa đã ký với họ một giao ước (Covenant) trong đó Ngài đã hứa: “Vậy giờ đây, nếu các người thực sự nghe tiếng Ta và giữ giao ước của Ta, thì giữa hết mọi dân, các ngươi sẽ là sở hữu riêng của Ta.” (Xh 19:5)

Đó là lý do vì sao dân Do Thái được gọi là dân riêng được tuyển chọn (chosen people) của Thiên Chúa. Thiên Chúa chọn họ chứ không phải họ tự ý chọn Ngài.

Nhưng dù là dân ưu tuyển, họ đã tõ ra bất trung, cứng lòng và bội ước biết bao lần qua dòng thời gian khiến Thiên Chúa đã nhiều lần phải quở trách và nỗi giận với họ:
“Suốt bốn mươi năm dòng giống này làm Ta chán ngán
Ta đã nói: đây là dân tâm hồn lầm lạc
Chúng nào biết đến đường lối của Ta
Nên Ta mới thịnh nộ thề rằng:
Chúng sẽ không được vào chốn yên nghỉ của Ta.” ( Tv 95: 10-11)

Lịch sử cứu độ bắt đầu với việc Thiên Chúa chọn dân Do Thái, và qua họ, đặc biệt qua Chúa Giêsu, Ngôi Lời nhập thể, Thiên Chúa đã nói và mời gọi các dân tộc khác nhận biết Ngài cũng như nhận biết Chúa Kitô, tức Chúa Con, là Đấng Cứu Thế đã sinh ra từ một dòng tộc Do Thái. Nhưng người Do Thái, ngay từ đầu, đã không nhìn nhận Chúa Giêsu là Đấng Thiên Sai (Messiah) mà các ngôn sứ đã loan báo trong thời Cựu Ước:
Người đã đến nhà mình
Nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận
.” ( Ga 1:11)

Chính vì họ không nhìn nhận Chúa Giêsu từ đầu, nên họ đã phẫn nộ và ném đá Chúa khi nghe Người nhận mình là Con Thiên Chúa và là Thiên Chúa: “Ta và Chúa Cha là một” ( Ga 10:29).

Người Do Thái đã giải thích lý do họ ném đá Chúa Giêsu như sau: “Chúng tôi ném đá ông không phải vì một việc tốt đẹp, mà vì một lời nói phạm thượng: ông là người phàm mà lại tự cho mình là Thiên Chúa” ( Ga 10:33).

Cuối cùng, họ đã đóng đanh Chúa trên thập giá cũng chỉ vì họ không nhìn nhận Ngài là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống đã đến trần gian trong thân phân Con Người, một sự kiện lịch sử mà Giáo Hội cử hành hàng năm với đại lễ Giáng Sinh để vui mừng nhắc lại hồng ân cứu độ của Thiên Chúa cho toàn thể nhân loại khỏi chết vì tội lỗi để được sống muôn đời nhờ công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô.

Như thế, rõ ràng người Do Thái không tin và nhìn nhận Chúa Giêsu là Chúa Cứu Thế (Savior) cho đến nay như Giáo Hội Công Giáo và các Giáo Hội Chính Thông Đông Phương (Eastern Orthodox Churches) tin chắc chắn. Nói khác đi, Giáo Hội Công Giáo cũng tin và thờ lậy một Thiên Chúa là Cha các Tổ phụ của người Do Thái, nhưng khác với người Do Thái ở điểm căn bản này: đây là Thiên Chúa Ba Ngôi (Holy Trinity) gồm Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Ba Ngôi riêng biệt nhưng cùng một bản thể (One Substance = One Being) một vinh quang (splendor) và uy quyền như nhau. (Kinh Tin Kính)

Nói rõ thêm, Giáo Hội Công Giáo tin và dạy rằng Chúa Con – tức Ngôi Hai Thiên Chúa – đã xuống trần gian để cứu chuộc nhân loại qua khổ hình thập giá. Ngài chính là Đấng Messiah mà các ngôn sứ đã loan báo trong thời Cựu Ước.

Vì thế, tin và nhìn nhận Ngài là điều tối quan trọng cho phần rỗi của con người và cho được đẹp lòng Thiên Chúa Cha. Người Do Thái, trái lại, hoàn toàn không chia sẻ niềm tin này, vì họ cũng không có ý niệm gì về một Thiên Chúa Ba Ngôi như Giáo Hội Công giáo và Chính Thống giáo tin.

Do đó, khi nói người Do Thái tin và nhìn nhận “Chúa”, thì danh xưng “Chúa” ở đây không có cùng một nội dung như người Công Giáo tin theo giáo lý Giáo Hội dạy. Nghĩa là, khi người Công giáo nói cầu xin Chúa hay tin Chúa, thì Chúa ở đây vừa có nghĩa là Thiên Chúa Ba Ngôi mà cũng có nghĩa là Chúa Giêsu-Kitô, Đấng mà người Do Thái không nhìn nhận và tin cho đến nay.

Đó là sự khác biệt về thần học và tín lý giữa Công Giáo và Do Thái Giáo quanh danh xưng “CHÚA” ( GOD).

Vậy không thể nói là dân Do Thái tin và nhìn nhận Chúa cách chung chung như người Công giáo được vì tính mơ hồ hay tối nghĩa (ambiguous) của danh xưng “Chúa” trong ngữ cảnh này.
Chúng ta hãy cầu xin cho anh em Do Thái sớm nhìn nhận Chúa Kitô và chia sẻ chung niềm tin với chúng ta về một Thiên Chúa Ba Ngôi, là Cha nhân lành đã thương tạo dựng và cứu chuộc nhân loại nhờ Chúa Cứu Thế Giêsu.
 
Xem Slideshow Chúa Nhật Lễ Hiển Linh
LM. Joseph Trần Việt Hùng
20:11 28/12/2010
 
Đầu năm tạ ơn và khám phá
+ Gm. Gioan B. Bùi Tuần
21:57 28/12/2010
Đầu năm là mốc thời gian trọng đại. Dịp này, con cái Chúa hướng lòng về Cha trên trời. Một việc không thể thiếu là tạ ơn Cha.

Trong tâm tình tạ ơn thường có cảm nhận tình thương của Chúa. Cảm nhận sẽ trở thành khám phá, khi linh hồn được đưa vào một cõi tình yêu mênh mông êm đềm, mà Chúa dành riêng cho họ.

1/ Bài học tạ ơn và khám phá

Khám phá riêng tư ấy không luôn xảy ra trong việc tạ ơn. Khám phá đó là do Chúa ban. Không phải bất cứ ai cũng được ơn riêng ấy. Vậy những người được Chúa ban ơn đặc biệt đó là ai? Chúng ta tìm được câu đáp ở lời sau đây của Chúa Giêsu: "Ngay giờ ấy, được Thánh Thần thúc đẩy, Đức Giêsu hớn hở vui mừng và nói: 'Lạy Cha là Chúa trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu kín không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mạc khải cho những người bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha'" (Lc 10,21).

Như vậy, những người được Chúa ban ơn khám phá thấy tình xót thương Chúa chính là những kẻ bé mọn.

Để hiểu thế nào là kẻ bé mọn, mà Chúa Giêsu đề cao ở đây, trước hết chúng ta nên đọc lại đoạn Phúc Âm sau đây:

"Nhóm Bảy Mươi Hai trở về, hớn hở nói: 'Thưa Thầy, nghe đến danh Thầy, cả ma quỷ cũng phải khuất phục chúng con', Chúa Giêsu bảo các ông: 'Thầy đã thấy Satan như một tia chớp từ trời sa xuống. Đây, Thầy đã ban cho anh em quyền năng để đạp trên rắn rết, bọ cạp và mọi thế lực Kẻ Thù, mà chẳng có gì làm hại được anh em. Tuy nhiên, anh em chớ mừng vì quỷ thần phải khuất phục anh em, nhưng hãy mừng vì tên anh em đã được ghi trên trời'" (Lc 10,17-20).

Đoạn Phúc Âm trên đây cho chúng ta thấy: Những kẻ bé mọn Chúa Giêsu muốn đề cao chính là nhóm Bảy Mươi Hai.

Họ đã được Chúa sai đi.

Họ đã đến với những người nghèo hèn, cùng khổ, để tiếp cận, để cứu giúp, để loan báo Tin Mừng, để giúp sám hối, để xua đuổi quỷ dữ.

Họ làm những việc bác ái đó nhân danh Chúa Giêsu với nhận thức tự mình chẳng có gì.

Đang khi họ vui mừng vì những thành công đó, Chúa Giêsu đã cho họ khám phá thấy tình xót thương Chúa dành cho họ còn cao quý hơn nhiều, đó là tên họ được ghi trên trời.

Nói tóm lại, nhóm Bảy Mươi Hai được Chúa Giêsu gọi là những kẻ bé mọn, vì hai lý do:

- Họ đã đến với những kẻ nghèo hèn, cùng khổ, để cứu giúp và chia sẻ. Họ khiêm tốn trở thành bé mọn với bất cứ kẻ bé mọn nào.

- Họ khiêm tốn nhận mình đã cho đi những gì mình đã nhận từ lòng xót thương Chúa. Họ chỉ làm theo ý Chúa và nhân danh Chúa, Đấng đã sai họ đi. Họ luôn bé mọn, nghèo khó.

Chúa dạy họ không nên vui vì những thành công trước mắt, nhưng hãy vui vì phần thưởng cao quý Chúa dành riêng cho họ, đó là tên họ được ghi trên trời. Nghĩa là họ được Chúa cứu độ, được Chúa thánh hoá, được Chúa tuyển chọn. Khám phá đó sẽ cho họ thấy tình thương Chúa là vô biên, vô bờ, đem lại cho họ sự bình an và hạnh phúc đời đời, không gì sánh kịp.

Chúa Giêsu đã hớn hở vui mừng tạ ơn Đức Chúa Cha, vì những lạ lùng đã xảy ra cho những kẻ bé mọn. "Lạy Cha, con xin ngợi khen Cha, vì... đã mạc khải những điều này cho những kẻ bé mọn"

2/ Thực hiện bài học tạ ơn và khám phá

Những gì Chúa Giêsu đã nói và đã làm trên đây, nên được coi là bài học quý giá cho chúng ta mọi ngày, nhất là những dịp tạ ơn Chúa. Bài học đó có thể thực hiện bằng những việc sau đây:

a. Chúng ta khiêm tốn nhận mình hèn mọn, yếu đuối, bé nhỏ. Nếu ta có điều gì tốt, làm được việc gì lành, thì đều do Chúa ban ơn.

b. Chúng ta khiêm tốn cầu xin Chúa giúp chúng ta khám phá ra những ơn lành Chúa đã ban cho chúng ta. Tôi được Chúa ban ơn trở về, tôi được Chúa cứu độ, tôi được Chúa kêu gọi, tôi được Chúa tha thứ, tôi được Chúa sai đi, tôi được Chúa ban ơn chia sẻ tình Chúa cho người khác, tôi được Chúa yêu thương đặc biệt.

c. Chúng ta khiêm tốn vui mừng trong tình yêu của Chúa, theo gương Chúa và Đức Mẹ. Chúa Giêsu "hớn hở vui mừng, ca ngợi Chúa Cha". Tình cảm đó cũng được thấy nơi Đức Mẹ Maria, khi Mẹ đi viếng thăm bà chị họ Isave. Mẹ đã khám phá thấy tình Chúa xót thương Mẹ là hết sức lạ lùng, nên lòng Mẹ trào dâng lên những lời cảm tạ đầy hớn hở, vui mừng, ca ngợi Chúa: "Linh hồn tôi tung hô Chúa". Tình cảm vui mừng cảm tạ Chúa có hương sắc thiêng liêng siêu thoát, có sức nâng tâm hồn lên với Chúa. Không một chút vẩn đục bởi bất cứ tư tưởng thế tục nào.

d. Chúng ta khiêm tốn để lòng mình nghỉ ngơi trong sự chiêm niệm ngắm nhìn Chúa, với hết lòng tin tưởng phó thác nơi Chúa. Chúa là nguồn mọi sự tốt lành. Chúa là cùng đích cuộc đời của ta.

3/ Tỉnh thức trong tạ ơn và khám phá

Thánh Phaolô khuyên: "Anh em hãy tỉnh thức mà cầu nguyện và tạ ơn" (Cl 4,2). Lời khuyên trên đây của thánh Tông đồ nên được áp dụng thường xuyên trong tạ ơn và khám phá.

Trước hết, cần tỉnh thức về phương diện khiêm tốn. Khiêm tốn thực chất, khiêm tốn luôn luôn, khiêm tốn trong mọi sự. Có thể nói, cái làm cho việc tạ ơn và khám phá đẹp lòng Chúa chính là sự khiêm tốn. Đức Mẹ Maria suốt đời khiêm tốn, nên suốt đời Mẹ là lễ tạ ơn và khám phá tình xót thương của Chúa.

Khiêm tốn, nên luôn giữ tự do tâm hồn. Tỉnh thức không để mình bị áp lực do bất cứ quyền lực nào của ma quỷ, thế gian và xác thịt. Tâm hồn nhờ vậy sẽ rất nhẹ nhàng vâng phục thánh ý Chúa. Thánh ý Chúa là muốn chúng ta sẵn sàng phục vụ.

Vì thế, cũng cần tỉnh thức trong việc phục vụ. Mỗi nơi ta ở, mỗi thời ta sống, đều có những dấu chỉ về thánh ý Chúa. Ta sẽ nghe được tiếng gọi của Chúa trong các dấu chỉ đó, để phục vụ. Không thể tạ ơn, nếu phục vụ sai thánh ý Chúa.

Nhờ tỉnh thức, chúng ta sẽ khám phá thấy tình Chúa thương chúng ta, ngay cả khi chúng ta sống trong muôn vàn đau khổ. Trong những hoàn cảnh khắc nghiệt nhất, chúng ta cũng sẽ khám phá thấy Chúa ban cho chúng ta vẫn có khả năng phục vụ các linh hồn bằng nhiều cách hiệu nghiệm.

Nếu không tỉnh thức, việc gọi là tạ ơn Chúa có thể sẽ trở thành dịp phô trương cái tôi, và việc gọi là khám phá tình yêu Chúa cũng dễ là dịp khoe khoang thành tích. Tệ hại nhất là vô ơn và lạm dụng ơn Chúa cũng như danh nghĩa Chúa.

Cúi xin Mẹ Maria thương giúp chúng ta biết noi gương Mẹ mà tạ ơn Chúa và khám phá tình Chúa xót thương.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Trung Quốc kêu gọi Tòa Thánh Vatican hàn gắn rạn nứt
VOA
09:57 28/12/2010
Trung Quốc kêu gọi Tòa Thánh Vatican hàn gắn rạn nứt

Trung Quốc kêu gọi Tòa thánh Vatican thực hiện bước đầu tiên để hàn gắn tình trạng rạn nứt ngày càng trầm trọng giữa Đức giáo hoàng Benedicto 16 và Giáo hội Thiên Chúa giáo được nhà nước bảo trợ ở Trung Quốc.

Tại một cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm thứ Ba, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du kêu gọi Vatican “thừa nhận sự kiện tự do tôn giáo của Trung Quốc” và tạo điều kiện để cải thiện các quan hệ “qua những hành động cụ thể.”

Lời kêu gọi được đưa ra tiếp theo những nhận định của Đức giáo hoàng Benedict trong sứ điệp truyền thống ngày Lễ Giáng Sinh, trong đó ngài bày tỏ hy vọng rằng các giáo dân sẽ “không ngã lòng vì những hạn chế áp đặt đối với tự do tôn giáo và tín ngưỡng của họ.”

Trung Quốc và Tòa thánh Vatican đã có những bất đồng từ khi giáo hội ở Trung Quốc bổ nhiệm một tân giám mục và bầu các nhà lãnh đạo tôn giáo mới trong mấy tuần gần đây bất chấp sự phản đối của giới chức sắc trong Giáo hội Thiên Chúa giáo ở Rome.

Giáo hội Thiên Chúa giáo chính thức ở Trung Quốc hoạt động công khai nhưng không công nhận thẩm quyền của Đức Giáo Hoàng. Các nhóm giáo dân Thiên Chúa giáo khác thừa nhận thẩm quyền của Đức Giáo Hoàng hành đạo trong bí mật và đôi khi bị ngược đãi.
 
Phép lạ mùa Giáng Sinh? Chuyện một chiếc Chén Lễ bụi đời
Trần Mạnh Trác
18:10 28/12/2010
Cha Jerry Bruggeman định xé mảnh giấy gói của bưu kiện ra rồi lại vụt ngừng tay lại, trên 10 phút như thế ngài tự hỏi liệu mình có đủ can đảm để nhìn vào một sự thật không? liệu chiếc chén lễ của ngài vẫn còn nguyên vẹn một mảnh hay đã gẫy vụn, méo mó, trầy trụa?

Chiếc đĩa thánh mà ngài vẫn giữ khi chiếc chén lễ bị mất 14 năm qua đang chiếu sáng lóng lánh trên bàn đợi tái ngộ với chiếc chén đồng hành.

14 năm qua khi ngài còn phục vụ tại nhà thờ Corpus Christi của Colorado Springs thì một đêm nọ kẻ gian đã đột nhập vào nhà thờ và lấy đi chiếc chén lễ. Hình như đây là một sự cố tình vì ngòai chiếc chén ra không một vật nào bị mất kể cả ngay cạnh đó có một chiếc chén đẹp hơn.

"Thật sự, tôi không bao giờ nghĩ rằng nó sẽ được trả lại," Cha Bruggeman đã nói trong một cuộc phỏng vấn ngày 7 tháng 12 với tờ báo Colorado Herald, tờ báo của Giáo Phận Colorado Springs. "Nó giống như thể là mình mất đi một người thân trong gia đình."

Chiếc chén bạc mạ vàng là món quà của cha mẹ ngài tặng làm kỷ niệm ngày ngài chịu chức linh mục tại giáo phận Pueblo. Tay cầm có gắn sáu viên ngọc màu đen, và dưới đế có khắc dòng chữ: "Xin Chúa ban phước lành cho cha mẹ và tất cả những người đã đóng góp cho ơn gọi của con. Linh mục Gerald Bruggeman, thụ phong 26 Tháng 5, 1949."

Ngài giữ chiếc chén lễ được 47 năm thì bị mất vào năm 1996. Theo lời bà thư ký của giáo xứ, bà Marge Knight, thì ngày nay tuy ngài đã 87 tuổi và đang nghỉ hưu nhưng vẫn thường xuyên tới dâng thánh lễ cho giáo xứ và tiếp tục làm tuyên úy cho bệnh viện Penrose ở gần đó.

Bà cho biết lúc bị mất, chồng bà đã lập tức đi đến các cửa hàng cầm đồ địa phương với hy vọng chuộc lại món hàng. Nhưng cảnh sát cho biết một món đồ như thế không phải là loại mặt hàng thông thường có thể bán.

Bà thậm chí còn đăng một quảng cáo trên tờ The Colorado Springs với lời hứa hẹn là "không đặt câu hỏi" nếu được trả lại, nhưng không hề có tin tức nào cả.

Không có hy vọng tìm lại được chén thánh cũ, Cha Bruggeman đã liên lạc với nhà sản xuất Beaugrand Gilles ở Montreal để tìm một chén thánh thay thế nhưng nhà sản xuất đã trả lời là họ đã ngưng sản xuất kiểu chén như thế.

"Tôi cảm thấy như là, 'Nó đã đi mãi mãi,'" Cha Bruggeman tâm sự. Ngài nói thêm rằng nhiều đêm ngài đã ác mộng thấy chiếc chén bị nấu chẩy ra để lấy bạc. " Đó là nỗi sợ hãi tồi tệ nhất ", ngài nói.

Trớ trêu thay, chiếc chén thánh có thể đã được trưng bày trên lò sưởi của một khách sạn chỉ cách nhà thờ có vài đường phố trong một thời gian dài gần 14 năm.

Bỗng nhiên ngày 3 Tháng 12 vừa qua, Cha Bruggeman nhận được một điện thoại của ông Larry Resel, một cư dân của Las Animas, nói rằng ông đã tìm thấy chiếc chén thánh và đã gửi cho ngài qua đường bưu phẩm ngày hôm đó.

Larry Resel từng là một mục sư Tin Lành đã trở về với đạo Công Giáo năm 2009, ông thường tìm mua đồ cổ và sau đó rao bán trên Ebay để lấy lời. Ông cho biết đã mua được chiếc chén thánh tại một cửa hàng bán đồ cổ ở Fowler một vài ngày trước đó với giá 12 đô.

Người bán hàng biết rằng ông Resel hay mua những đồ vật Công Giáo cho nên đã gói kỹ chiếc chén thánh đợi ông đến.

Sau khi nhìn thấy tên của vị linh mục khắc dưới đế của chiếc chén, ông Resel đã dùng Google để tìm và biết được địa chỉ hiện tại của Cha Bruggeman, ông lập tức gởi lại cho ngài làm quà Giáng Sinh.

Chiếc chén thánh đến nhà Cha Bruggeman vào ngày 4 tháng 12, được bọc cẩn thận trong lớp đệm vỏ đậu phộng. Tuy nhiên, Cha Bruggeman nói rằng ngài không dám mở hộp, sợ rằng sẽ thấy chiếc chén thánh trong một tình trạng tơi tả của nhiều năm 'bụi đời.'

"Tôi đã có một thời gian khó khăn trước khi mở hộp, tự hỏi nếu nó có còn là một mảnh không," ngài nói.

Tả cảnh lúc ngài mở hộp ra, cô cháu gái của ngài là Carol Lutz cho biết ngài đã 'ngây ngất' khi nhìn thấy chiếc chén thánh hoàn toàn nguyên vẹn, 6 viên ngọc vẫn còn đó.

Qua lời bà chủ hàng đồ cổ ở Fowler tên là Tammy Harris thì một phụ nữ giấu tên đã mang đến cho bà món đồ này vào ngày 18 tháng 11 vừa qua. Người phụ nữ ấy cho biết vào năm 1997, khi bà đi chơi rừng với con trai ở chân núi Manitou Springs thì nhìn thấy một cái gì đó lấp lánh trong đám bùn. Họ đào lên và phát hiện ra chiếc chén thánh và mang nó về nhà.

Sau đó, họ mở một 'khách sạn với bữa ăn sáng' (B&B) tại trung tâm thành phố Colorado Springs lấy tên là khách sạn Chén Thánh, họ trưng bày chiếc chén thánh trên lò sưởi của phòng tiếp khách.

Khi họ đóng cửa cơ sở khách sạn, chiếc chén thánh cũng được đóng gói với các đồ vật khác để bán làm đồ cổ.

Khi nhìn thấy chiếc chén thánh, bà Harris đã đặt nó sang một bên cho ông Resel, biết rằng ông ta thích sưu tầm các cổ vật Công giáo.

"Tôi coi đây là một phép lạ Thánh Thể," Ông Resel nói. "Nó không bị móp, không rỉ sét bất chấp thực tế là nó bị chôn trong bùn đất. Đây là một món quà Giáng sinh tuyệt vời cho Cha Bruggeman."

Khi nghe tin chén thánh được tìm thấy, Đức Giám Mục Michael J. Sheridan của Colorado Springs nói: "Đối với hầu hết các linh mục, chén thánh là một vật rất quý giá. Tôi vẫn còn giữ chiếc chén thánh của cha mẹ tôi tặng. Đó là một lời nhắc nhở hàng ngày về tình yêu của họ dành cho tôi và những khuyến khích của họ cho ơn gọi linh mục của tôi."
 
Top Stories
Hanoi festeggia il Natale con una serie di attacchi contro i cristiani
Asia-News
05:21 28/12/2010
Fedeli bastonati e arrestati, suore minacciate. Sono i più recenti episodi di una campagna che ha visto un vescovo impedito a celebrare la messa natalizia, incursioni contro una chiesa e una ripresa di attività dei cattolici “patriottici”.

Hanoi (AsiaNews) – Con una serie di attacchi contro i cristiani, le autorità vietnamite hanno pesantemente interferito nelle celebrazioni del Natale. A Hanoi, il 19, circa duemila protestanti avevano in programma una celebrazione nel National Convention Centre, nel distretto di Tu Liem, preso in affitto per l’occasione. Ma all’ultimo momento i responsabili della struttura, statale, l’hanno negata.

Profondamente delusi nel vedere le porte chiuse e centinaia di attivisti in borghese che li temevano lontano, i cristiani si sono messi a pregare e cantare nella piazza antistante l’edificio. La polizia, chiamata a rinforzo, ha cominciato a picchiarli (nella foto), usando anche bastoni elettrici. Sei persone, compreso il reverendo Nguyen Huu Bao, che avrebbe dovuto guidare l’incontro, sono state arrestate.

Eventi simili sono accaduti a Thanh Hoa, Nghe An e Da Nang.

L’atteggiamento delle autorità verso i cristiani trova conferma sia in una serie di incursioni contro la chiesa di Nostra Signora del perpetuo soccorso di Ho Chi Minh City, tenuta dai redentoristi sia in altri attacchi contro gli stessi religiosi, compresa la distruzione del monastero di Dalat.

L’attacco a un altro monastero è stato denunciato da suor Philippe Dinh Thi Nhung, superiora provinciale delle Suore della provvidenza di Portieux. In una lettera datata 21 dicembre, la religiosa scrive che fin dal 25 giugno 1976 “il governo ‘prese in prestito’ coercitivamente di parte del nostro monastero di Soc Trang City”. “Recentemente, per la salute delle nostre suore, avevamo bisogno di restaurare la nostra casa. Abbiamo chiesto la restituzione del resto della casa,ma hanno rifiutato e hanno cominciato a minacciarci”. La suora è in possesso dei documenti nei quali le autorità stabilisce la restituzione, se richiesta.

A questi avvenimenti vanno aggiunti altri fatti, come l’impedimento fatto a mons. Michael Hoang Duc Oanh, vescovo di Kontum, e la ripresa di iniziative da parte del “Comitato di Hanoi per la solidarietà dei cattolicalla celebrazione della messa di Natale i”. Il 21 dicembre, il vicepresidente dei filogovernativi cattolici “patriottici”, Pham Huy Thong, in una conferenza che ha trovato spazio sulla stampa governativa ha annunciato per il 2011 la campagna “Ogni cattolico della capitale è un buon cittadino”. La frase è stata rivolta il 27 giugno 2009 dal Papa ai vescovi vietnamiti. Tolta dal contesto, viene usata dai media statali e dai “patriottici” con l’obiettivo di arrivare alla piena sottomissione dei cattolici alla volontà delle autorità civili.

A giudizio di padre Pascal Nguyen Ngoc Tinh, biblista di Ho Chi Minh City, quanto sta accadendo in Vietnam, sulla scia dell’atteggiamento dell’ottava Assemblea dei rappresentanti cattolici cinesi, indica che Hanoi sta mettendo in opera una strategia mirante a trasformare il cattolicesimo vietnamita in una “religione di feste e rituali”, “una decorazione per l’autopromozione del regime”, per nasconderne l’impegno per i diritti umani.
 
Hanoi celebrates Christmas with a series of attacks against Christians
Asia-News
05:26 28/12/2010
Faithful beaten and arrested, religious sisters threatened. These the most recent episodes in a campaign that has seen a bishop prevented from celebrating Christmas Mass, raids against a church and a revival of the "patriotic" Catholic.

Hanoi (AsiaNews) - With a series of attacks against Christians, the Vietnamese authorities have seriously interfered in the celebration of Christmas. In Hanoi, Dec. 19, about two thousand Protestants were planning a celebration at the National Convention Centre, in the district of Tu Liem, rented for the occasion. But at the last moment the managers of the state owned structure, pulled their permission.

Deeply disappointed to see the doors closed and hundreds of plain clothes activists barring their access, the Christians started to pray and sing in the square outside the building. The police called in reinforcements, who started to beat them (pictured), also using electric batons. Six people, including the Rev. Nguyen Huu Bao, who was to lead the meeting, were arrested.

Similar events took place in Thanh Hoa, Nghe An and Da Nang.

The attitude of the authorities towards Christians is borne out in a series of raids against the church of Our Lady of Perpetual Help in Ho Chi Minh City, run by the Redemptorists and in other attacks on the religious themselves, including the destruction of the Dalat monastery.

The attack on another monastery was reported by Sister Philippe Dinh Thi Nhung, provincial superior of the Sisters of Providence of Portieux. In a letter dated December 21, the nun says that since June 25, 1976 "the government coercively borrowed part of our monastery of Soc Trang City." "Recently, for the well being of our sisters, we needed to restore part of our home. We asked for the return of the rest of the house, but they refused and started to threaten us". The sister is in possession of documents in which the authority states it will return the property, if required.

Added to these events the ban on Msgr. Michael Hoang Duc Oanh, Bishop of Kontum from celebrating Christmas mass and the resumption of efforts by the "Committee of Hanoi for the solidarity of Catholics." On 21 December, the vice president of Catholic pro-government "patriots", Pham Huy Thong, in a conference widely reported in government press announced a 2011 campaign, titled "Every Catholic in the capital is a good citizen”. This sentence was first expressed 27 June 2009 by the Pope to the bishops in Vietnam. Taken out of context, it is used by state media and the "patriotics" to achieve the complete submission of the Catholics to the will of civil authorities.

In the opinion of Father Pascal Nguyen Ngoc Tinh, a biblical scholar from Ho Chi Minh City, what is happening in Vietnam, in the wake of the outcome of the Eighth Assembly of the representatives of Chinese Catholics, indicates that Hanoi is implementing a strategy to transform Vietnamese Catholicism into a "religion of rituals and festivals," a decoration for the regime’s self-promotion "to mask its commitment to human rights”.
 
Vietnam: Christmas marked with violent crackdowns
Catholic World News
15:38 28/12/2010
Beatings, Church raids, arrests, forbidding Christmas Mass, bulldozing monasteries – are some of the violent incidents inflicted on Christians by authorities in Vietnam.

An estimate of 2000 Protestants were locked out of a Christmas celebration scheduled to take place at the National Convention Center in the Tu Liem district of Hanoi on Sunday December 19. The organizers had rented the auditorium but at the last minute the managers of the state-owned facility unitarily terminated the contract. Deeply disappointed to see the door locked and hundreds of uniformed police chasing them away, the Christians began singing and praying in the square in front of the building. Police called for reinforcements and started punching some Christians, striking some with nightsticks. Eventually police reinforcements wielding cattle prods dispersed the crowd away from the site, but not before at least six people including Rev. Nguyen Huu Bao, the scheduled speaker at the event, had been arrested.

Similar blockades stopped church services simultaneously in Thanh Hoa, Nghe An, and Da Nang.

Earlier, on two consecutive days, December 8 and 9, local officials interrupted scheduled liturgical celebrations and ongoing Christmas preparations at the Church of Our Lady of Perpetual Help in Saigon, belonging to the Redemptorist order. Father Vincent Pham Trung Thanh, the provincial superior, was taken in for questioning.

Two weeks later, Redemptorists in Vietnam faced another trouble. In an urgent protest letter published on Dec. 20, Father Joseph Dinh Huu Thoai, chief of the secretariat of the local Redemptorist province, protested that the Redemptorist monastery in Dalat city had been seized by the local government of Lam Dong to be converted into a regional biological research institute. In a similar incident, Sister Philippe Dinh Thi Nhung, the provincial superior of the Sisters of Providence of Portieux, accused the local government of Soc Trang Province of bulldozing the order’s monastery in Soc Trang City.

On Christmas Day, local officials at Son Lang village, backed by police and militia, banned Bishop Michael Hoang Duc Oanh of Kontum from celebrating Mass. “If you want to celebrate your Mass you can do so, but not for everyone here. You have to go to each family and each Mass cannot last for more than one hour,” he was told. The prelate gave his blessings to the congregation and cancelled the Mass as a gesture of protest.

The escalation of violence crackdowns of the government, happening simultaneously on a large scale, sparks a growing concern among Catholics over a new policy of repression against Christians. The fear has been reinforced by bustling activities of ‘patriotic’ Catholics.
 
Triet’s presence at Jubilee Closing Ceremony sparks controversies
Joseph Dang
17:51 28/12/2010
Vietnam’s chairman will deliver a speech at the Jubilee Closing Ceremony. The announcement of the archdiocese of Hue sparks controversies among Catholics.

On Dec. 21, Pope Benedict XVI named the prefect of the Congregation for the Evangelization of Peoples, Cardinal Ivan Dias, as his special envoy to the celebration marking the closure of the Jubilee Year of the Church in Vietnam. The Jubilee, marking the 350th anniversary of the establishment of the first Vicariates Apostolic and the 50th anniversary of the institution of the Catholic hierarchy in the country, had started on Nov. 24, 2009 on the Solemnity of the 117 Vietnamese martyrs canonized by Pope John Paul II in 1988. The Closing Ceremony will be held at the national Marian shrine of La Vang from Jan. 4 to 6, 2011

A few days after the announcement of Pope’s special envoy to the celebration, Hue Archdiocese announced a detailed program including the speech of either Vietnam’s chairman or prime minister in the ceremony. Later, news from state media has indicated that it would be Nguyen Minh Triet, Vietnam’s chairman, to speak at the celebration.

The announcement has drawn much criticism. Vietnamese Catholics both at home and abroad alike have expressed their shock and sadness to the honour the archdiocese has granted to a person who always acts in defiance of the Church’s fundamental moral principles. Triet, as the top leader of the country, also has to take his responsibility on the destruction of the crucifix at Dong Chiem, the sacred symbol of billions of Christians around the world. It’s worth noting that the incident happened in January 2010, during the Jubilee Year of the Catholic Church in Vietnam. He also should be held personally liable for numerous crackdowns against Catholics which has escalated during Christmas.

Vietnamese Bishops had encountered sharp criticism among lay Catholics for their unwillingness to adopt a confrontational attitude toward the nation’s government, particularly on issues such as abortion and on the government’s seizure of property from the Church. Bishop Joseph Nguyen Chi Linh, the vice President of the episcopal conference, observed that it was “an unprecedented phenomenon in the history of the Church in Vietnam.”

The criticism, escalating in April of this year, when Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet resigned from his post as Archbishop of Hanoi, has shown some signs of abating before erupting again by the announcement.

“As teachers of the Catholic faith and of the moral law, bishops have the duty to teach unequivocally about human life and dignity, marriage and family, war and peace, the needs of the poor and the demands of justice. They chose not to do so but to keep silence on grave social evils. And now they give their platform for the devil to speak in such a sacred religious ceremony,” wrote a Catholic Website.

It appears to be a protocol that political leaders do not deliver their speech in such a religious ceremony. Both South Vietnam's President Ngo Dinh Diem and his successor President Nguyen Van Thieu were devout Catholics. They attended religious ceremonies quite often without saying a word. "How come the atheist Triet can deliver a 'homily' in the Mass?" asked the Website.

Some have attributed the invitation to Triet to the pressure on bishops by the so-called “Vietnam Committee for Catholic Solidarity”, an organisation born by the government in 1975 charged with the mission to establish a self-governing Catholic Church in Vietnam.

However, Fr. Pascal Nguyen Ngoc Tinh, a biblical scholar in Saigon, refers it to “the dependence of the Catholic Church in Vietnam to the State” which has caused by the “exemption” of section 5 of Canon Law 377, which states that “For the future, no rights or privileges of election, appointment, presentation or designation of Bishops are conceded to civil authorities.”

In fact, in China and Vietnam, bishops still cannot be appointed without government approval. Before presenting the candidate to the Holy Father for appointment, Vatican officials must request the approval of Vietnam government who in turn contacts with the candidate and puts forward certain conditions for its approval. The approval process from the atheist government may drag for months even for years until the regime can reach to an agreement with the candidate. Bishop Paul Nguyen Thai Hop, who was ordained Bishop of Vinh on Jul. 23, 2010, disclosed that his approval process had dragged for more than 2 years. The prelate, who is also the president of the newly born Peace and Justice Commission of the Episcopal Conference, has called for the strict application of Canon Law 377, and asked the government to follow “the common procedure on bishop appointment that has applied widely around the world”.

In the biblical scholar’s opinion, by the means of such conditions, Vietnam government has successfully controlled bishops at some levels trying to transform Vietnamese Catholicism into “a religion of festivals and rituals”; and the Church into “a decoration for the regime’s self-promotion” in order to hide its notorious human rights record. In his words, it is a Church that “cannot perform her prophetic mission, becomes indifferent and insensitive to the suffering of people and the future of the country, and turns her back against the poor.”

What Triet, whose speeches often surprise his audience with “kidding and out-of-common sense” comments, will talk about remains unknown. However, Catholic Web sites have suggested that he will take this opportunity to distort the phrase "a good Catholic is a good citizen" from the June 27, 2009 speech of Benedict XVI to the bishops of Vietnam, on the occasion of their ad Limina visit.

Removed from its context, it is understood and used by state media to demand complete and unconditional submission to civil authorities from Catholics.

Triet’s speech is very likely to be broadcast live on state television channels. That causes another concern.

On Oct. 1, 2008, a delegation of Vietnamese bishops led by Cardinal J.B. Pham Minh Man met with Prime Minister Nguyen Tan Dung to discuss issues relating to growing tensions in Church-state relations, in particular, the sudden demolition of Hanoi nunciature and the campaign of state media to insult Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet. State television broadcast a long detailed report. In his opening statement, the prime minister asserted that the government's stance on the ownerships of seized church properties would remain the same. He went on to criticize Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet of Hanoi quite harshly, accusing him of "having actions and words that had damaged his own reputation among the Vietnamese Catholic Community and the society as a whole", and asking the bishops to help “educate” the then Hanoi archbishop.

State television showed the bishop listen attentively to his “instructions”. It did not show their reactions in a clear attempt to show the image of a pitiful and shameful Church which dared not to defend for herself. No one knows if the history repeats itself.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ Giáng Sinh tại Giáo Xứ Khiết Tâm
Lm. Giu se Phan Ngọc Trợ SSS
09:11 28/12/2010
Đã hơn mười năm qua, cứ đến 24/12, nhà thờ Khiết Tâm là điểm thu hút nhiều người tham dự Thánh Lễ Đêm Giáng Sinh, hay tham quan hang đá và chụp hình lưu niệm bên máng cỏ Chúa Hài Đồng. Vì thế, sân nhà thờ tuy rộng lớn nhưng không đủ chỗ đứng, với những đèn sao sáng lung linh treo lơ lửng giữa bầu trời, cùng với thật nhiều dây đèn đủ màu, đủ kiểu càng làm cho không gian về đêm rực rỡ và ấm cúng biết bao.

Xem hình ảnh

Khoảng 20 giờ, hàng đoàn người đi bộ tiến vào sân nhà thờ, chen nhau cho được chỗ đứng xem diễn nguyện lịch sử cứu độ Dân Chúa. Đặc biệt, năm nay các thầy thuộc chùa Bửu Quang, cũng như nhiều anh chị em tôn giáo bạn trong và ngoài xứ được mời tham dự, nên ai nấy đều vui mừng trong tình hiệp thông với nhau.

Được biết, nhà thờ Khiết Tâm tâp trung rất đông các bạn trẻ di dân từ khắp miền đất nước, anh chị em về đây cùng sinh hoạt tôn giáo, nên Đêm Thánh này các bạn vinh dự góp phần mình vào trong các vai diễn trong lịch sử cứu độ.

Ngày lễ hội Giáo xứ đã thu hút được mọi thành phần dân Chúa, từ các em tuổi thơ làm chiên con trong vai diễn trông thật dễ thương, bên cạnh máng cỏ Chúa Hài Đồng. Phần các cụ cao tuổi, cũng có mặt để chia sẻ niềm vui với con cháu cũng làm sống lại kỷ niệm hay nhập vai với người diễn để sống tâm tình cảm tạ Chúa vì Ngài đã yêu thương con người.

Khởi đầu Thánh lễ là phần rước Chúa Hài Đồng từ phía cổng nhà thờ, từ trên lễ đài nhìn xuống thật cảm động, vì giữa sân đông nghẹt người, không ai bảo ai, mọi người thinh lặng và mắt hướng về tượng Chúa Hài Đồng đang từ từ tiến lên giữa đám đông. Bầu không khí trở nên ấm dần do tiếng hát reo vui của ca đoàn với bài hát “ Trời hân hoan đất tưng bừng vui ca.. . “ khiến cho cộng đoàn phấn khởi cùng vang hát ca ngợi Con Chúa làm người.

Ước tính hơn 7.000 người có mặt trong sân nhà thờ và hoa viên trong đêm nay nói lên tình hiệp thông, chia sẻ niềm vui trong lễ Mừng Chúa Giáng Sinh. Dù bạn có đạo hay là không có đạo Công Giáo, lễ Chúa Giáng Sinh vẫn làm cho mọi người xích gần nhau hơn, để lời kinh Lạy Cha ngày càng toả sáng trong cuộc hành trình làm người.
 
Bông Hồng Xanh thăm các giáo điểm truyền giáo tại Cà Mâu
Maria Vũ Loan
09:18 28/12/2010
Từ ba năm qua, nhóm Bông Hồng Xanh chúng tôi cứ ao ước xuống vùng Cà Mau để tìm hiểu xem bà con ở đây sinh sống và giữ đạo thế nào, nhưng không có dịp thuận tiện. Noel này, khi có rủng rỉnh tí tiền chúng tôi chọn vùng sông nước Cà Mau để vui Noel với các thiếu nhi và thăm hỏi một số gia đình khó khăn.

Xem hình ảnh

Đến họ đạo Cái Cấm

Chúng tôi đến họ đạo Cái Cấm, hạt Cà Mau, giáo phận Cần Thơ vào lúc trời còn sáng. Xe để ở bên ngoài, chúng tôi đi qua cầu để vào nhà thờ. Cha xứ còn trẻ, tiếp đón vui vẻ, mấy bà bếp cũng rộn ràng cơm nước. Hình như người dân quê thấy có khách phương xa đến họ rất thích.

Cha xứ chỉ nhà giáo lý mới xây kể rằng: “Khi em về đây, nhà thờ cũng còn cứng cáp nhưng cái nhà xứ cấp 4 thì sắp sụp, phòng học giáo lý cũng không có, nên em nhờ giáo dân lần chuỗi buổi chiều sau thánh lễ, trong suốt tháng 5 để xin Đức Mẹ thương. Sau đó em trúng một tờ vé số 1,3 tỷ, thế là em xây nhà xứ, nhà giáo lý luôn…”. Tôi đáp lời: “Đức Mẹ thương cha quá đã, thế nào con cũng bắt chước, xin người nghèo đọc kinh Mân Côi!”

Họ đạo Cái Cấm có từ năm 1901 do cha Pet Nguyễn Linh Kèn và ông biện Lê Văn Hạt thành lập, nay thuộc xã Hưng Hiệp, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau. Thoạt nghe hai tiếng Cái Cấm, người ta nghĩ ngay đến vùng rừng thiêng nước độc hoang vu, có thú dữ nguy hiểm. Nguồn gốc tên Cái Cấm là do câu chuyện sau: Một ngày nọ, cha Kèn cùng đoàn tùy tùng đi thám hiểm sâu vùng này, thấy có quần áo tơi tả trên cây, biết đó là dấu hiệu rừng này có cọp beo ăn thịt người nên cha dừng lại bên bờ sông, ngồi nghỉ trên mảnh đất trống. Sau này, người ta cũng cấm không cho ai vào sâu trong rừng này vì có nhiều thú dữ. Nhà thờ được hình thành trên mảnh đất cha ngồi nghỉ với bảy gia đình Công giáo đầu tiên, thế là nhà thờ có tên là Cái Cấm. Từ “CÁI” là tên có “dòng họ” với các địa danh như Cái Nước, Cái Rắn, Cái Trăn, Cái Chồn, Cái Keo, Cái Nai, Cái Chim, Cái Muối…chắc là cứ từ cái tên mà suy ra tiểu sử!

Đến một nhà thờ có từ lâu đời, chúng tôi rất thích nghe về những giai thoại, nhưng ngồi nghỉ được nửa tiếng đồng hồ là chúng tôi bắt đầu phân quà thành từng gói chuẩn bị cho buổi tối vui Noel. Được các bà bếp và mấy em giáo lý viên phụ giúp, chúng tôi cũng kịp giờ dự lễ chiều ngày 23 đó. Chúng tôi tổ chức đến ba show Noel nên để chắc chắn thành công, trưởng nhóm phải làm bà già tuyết để điều khiển chương trình cho tốt. So với bà già 80 thì trưởng nhóm Bông Hồng Xanh vẫn là một “bông hồng tươi thắm”!! Có đúng không ạ?

Mở đầu chương trình, cha chánh xứ Phạm Văn Tụ lên nói lời khai mạc cuộc vui. Rồi bà Chúa Tuyết hát bài Jingle Bell bằng tiếng Anh trong tiếng đệm đàn của một Seour, làm không khí rộn ràng hẳn lên. Các cháu thích phần thi hát có thưởng, có đứa khóc với cha sở để đòi lên sân khấu. Đến phần khán giả bình chọn, các cánh tay giơ lên rất đúng điệu, y như Việt Nam Idol bình chọn bằng tin nhắn. Hai cháu hát hay nhất được nhiều cánh giơ lên thì nhận tiền và quà, các cháu còn lại được tiền an ủi. Vui ơi là vui!

Ở đây đa số là người miền Nam, thật đơn sơ, cónhững cháu phải đi qua bờ ruộng đến ba cây số để dự. Nhà thờ này có truyền thống, hễ có gì vui là các cháu ngoại đạo cũng đến tham gia rất tự nhiên. Bà Chúa Tuyết vui miệng hỏi các cháu: “ Tối nay, trông bà có đẹp không?” Nhiều cháu dài miệng ra nói: “..đ..e.ẹ..p”. Các cháu thích nhất là nước ngọt; chúng tôi đã đoán đúng tâm lý trẻ em, ngay cả chúng tôi còn thích nước ngọt nữa là các cháu!

Dự trù 300 phần quà nhưng có thêm trẻ em ngoại giáo khá đông nên chúng tôi mang hết quà ra, rồi ngày mai sẽ mua tiếp ở thị trấn Năm Căn sau. Đúng vậy, sau cuộc vui chúng tôi ra đi tiếp mà chẳng phải ôm theo gì.

Một buổi tối vui Noel thật trọn vẹn!

Hai giáo điểm cạnh bờ sông: Rạch Gốc, Xẻo Lá.

Sáng hôm sau, chúng tôi cùng cha phó họ đạo Kênh Nước Lên đi vào giáo điểm Rạch Gốc và Xẻo Lá. Trên chiếc xuồng máy có hai màu xanh chúng tôi lướt nhanh trên con sông lớn, ai không quen thấy sợ. Nơi nào thuộc vùng sông nước thường có nét giống nhau nhưng ở Cà Mau lòng sông rộng, hai bên bờ là bùn, quang cảnh nhiều vẻ tự nhiên. Cha phó nói chuyện: “Lúc đầu, di chuyển bằng xuồng nhỏ thấy sợ em mua xuồng này to hơn, đi thấy yên tâm hơn. Một cái vỏ xuồng bằng tiền mua một xe gắn máy, còn lốc máy để đẩy ghe đi thì từ 20 triệu đồng mới mạnh, nếu bảo quản tốt lốc máy sẽ dùng được năm đến sáu năm.

Giáo xứ Kênh Nước Lên có bốn giáo điểm nên hằng tháng, quí cha phải đi xuồng đến ba giáo điểm Rạch Gốc, Xẻo Lá và Rạch Tàu dâng lễ. Một giáo điểm chỉ có hai thánh lễ trong tháng nên các ông biện phải thông báo rõ ràng; còn ở thị trấn Năm Căn quí cha chỉ cần đi xe gắn máy nên Chúa nhật nào cũng có lễ. Với mẫu đối thoại của chúng tôi và cha phó, quí vị có thể hiểu được đời thường và cách sống đạo nhiêu khê ở đây:

- Người dân ở quanh ba giáo điểm này sinh sống ra sao ạ?
- Họ chỉ có nghề nuôi tôm là chính. Người ta đào ao, mua tôm giống về thả, không cần cho ăn vì vùng này nước mặn, tôm tự lớn, khi bắt chỉ cần chặn lưới ở chỗ xả nước là thu được tôm.
- Nuôi tôm mà không cần cho ăn là giàu rồi, phải không ạ!?
- Khi trúng mùa tôm thì cũng sắm sửa này nọ, nhưng bấp bênh; thất mùa tôm thì đói, nên khi trúng mùa phải biết dành dụm.
- Ở đây nếu có đám cưới thì rất thơ mộng cha nhỉ!
- Giáo điểm Rạch Gốc mấy năm trước làm lễ trong nhà dân, mới năm sáu tháng nay xin mãi mới hình thành được nhà nguyện. Còn giáo điểm Xẻo Lá có từ mấy năm nay rồi, giáo điểm Rạch Tàu cũng thế. Nhưng cả ba nơi chưa chính thức là họ đạo hay giáo xứ nên khi có đám cưới cô dâu, chú rể phải đi xuồng đến Kinh Nước Lên dâng lễ.
- Ôi, tội nghiệp cho cả nhà trai lẫn nhà gái quá! Vậy khi có người qua đời thì sao ạ?
- Các cha đi rất cực. Dâng lễ tại nhà thì cũng là lễ an táng luôn!

Đang nói chuyện thì chúng tôi thấy một người đi bắt cua. Cha giải thích rằng, người ta bắt cua nhỏ ở trong mấy lỗ bùn, đem về nuôi cho lớn thì ăn hoặc đem bán.

Xuồng dừng tại một giáo điểm. Con nước xuống nên bên trên là nhà nguyện bên dưới mênh mang là bùn. Gọi là Rạch Gốc vì trước đây, mỗi khi con nước xuống thì hai bên lòng sông trơ ra nhiều gốc cây. Hôm nay, ngày 24 tháng 12 giáo điểm có cổng chào, cờ quạt xanh đỏ, rõ ràng là…ngày lễ lớn. Chúng tôi được kéo lên bờ. Các ông trùm đang chuẩn bị lễ tối thế mà trong nhà nguyện vẫn ngổn ngang đồ dùng. Hang đá bên cạnh nhà nguyện, còn sân khấu diễn hoạt cảnh cũng đầy đủ phông màn, có câu đối đàng hoàng: “Mừng Giáng Sinh nhị thiên linh thập/ Chúa giáng trần hoan hỉ mừng vui”. Một ông trùm mời tôi uống nước và giải bày: “Chúng em từ tỉnh Nam Định vào đây lập nghiệp. Muốn con cháu giữ đạo tốt nên dù cực khổ mấy chúng em cũng cố xin lập nhà nguyện”. Đang nói chuyện thì có con đò chở học sinh đi qua, ông trùm nói: “Ở đây cho con đi học cực lắm cô ạ, mỗi tháng hết 300 ngàn (15 Usd) tiền đò, mà không cho chúng đi thì dốt, ở nhà buồn…”. Chúng tôi tặng quí ông trùm một phong bì để tối cùng …vui Noel, tức là…nhậu, quí ông xúc động thật rõ ràng.

Rời Rạch Gốc, chiếc xuồng của chúng tôi dính chặt xuống bùn, phải nhờ mấy ông trùm lội xuống bùn đặc để đẩy xuồng ra. Nhìn con sông rộng tôi thấy lòng thoáng buồn vì việc di chuyển khó khăn làm cho đời sống dân cư thêm cơ cực.

Đến giáo điểm Xẻo Lá, nhà nguyện bằng mái lá nhưng khuôn viên có phần rộng rãi hơn, chung quanh có vẻ tươm tất vì được dựng từ mấy năm nay. Hang đá chơ vơ giữa khoảng không, Chúa mà nằm ở đây thật là “lạnh lẽo” đúng nghĩa! Cạnh nhà thờ là quang cảnh thiên nhiên khá đẹp, thu hút tầm nhìn của người đến đây.Thật dễ thương khi bên trong nhà nguyện mái lá này có các thanh niên nam nữ đang được các sơ tập dợt hoạt cảnh cho tối nay - lễ đêm Giáng Sinh. Vào dịp lễ lớn, cha chánh xứ Kênh Nước Lên có nhờ khoảng mười Sơ ở nhà dòng về ba giáo điểm giúp cho cộng đoàn chuẩn bị lễ cho tốt trong một tuần, rồi lại về nhà dòng.

Chụp hình kỷ niệm với mấy ông biện, chúng tôi được biết thêm là tại cả ba giáo điểm, chỉ có Ban Hành Giáo là điều hành chung mọi công việc, không có đoàn thể nào hết. Và ở nơi này người dân cũng chẳng có chỗ nào để giải trí, có chăng là cái ti vi nhỏ trong nhà.

Chúng tôi vội vã lên ghe để về giáo điểm ở ngay thị trấn Năm Căn.

Giáo điểm Năm Căn và Rạch Tàu

Giáo điểm Năm Căn là một căn nhà xây trông sạch sẽ. Đó là nhà một ông chánh trương cho mượn nguyên căn, tuy khá nhỏ nhưng nơi đây có thánh lễ lễ hằng tuần. Dù nhà bên cạnh ngỏ ý bán để nhà nguyện được nới rộng nhưng Nhà Nước chỉ cho mua đất cách đó mấy km vì khu này qui hoạch. Trên đất nước Việt Nam có nhiều nhà thờ nhưng từ mấy chục năm qua, việc hình thành nhà thờ từ giáo điểm quả là khó khăn.

Có ông già Noel đến với trẻ em nhưng cha sở vẫn giới thiệu 20 gia đình nghèo để chúng tôi rộng tay chia sẻ. Thế là chúng tôi chia làm hai tốp, một tốp đến nhà người nghèo, một tốp phát tại ngay cạnh giáo điểm. Hóa ra người nghèo nhận phong bì tiền là những cụ già, người lớn tuổi bán vé số.Thôi thì người nghèo ở đâu cũng có, cứ vâng lời cha sở cho tiện.

Chương trình Noel ở đây diễn ra khá tốt lành. Vừa phát quà xong, chúng tôi vội vã thu dọn hành trang để lên tàu cao tốc đến giáo điểm Rạch Tàu. Trông chúng tôi như những nghệ sĩ chạy show, nhưng là nghệ sĩ của Chúa mà thôi!

Ngồi trên tàu cao tốc, phóng qua đoạn đường sông dài 60 km, chúng tôi lạnh run người, trời tối, chỉ thấy ánh đèn điện của những căn nhà gỗ đóng cọc sống ở trên sông. Ánh đèn pin của người lái cứ rọi là là trên mặt nước. Chúng tôi thấy lòng dâng nhiều cảm xúc khi nghĩ rằng, nhiều năm qua, ở Sài Gòn hưởng Noel với ánh đèn xanh đỏ rực rỡ, nay chúng tôi mới chia sẻ đêm Giáng Sinh cho vùng sâu vùng xa. Lòng lại vui hơn khi ngồi trên tàu cao tốc mà cứ liên tục nhận tin nhắn có lời chúc Mery Christmas đến Bông Hồng Xanh. Xin cảm ơn quí thân hữu rất nhiều và thông cảm vì không hồi báo tin nhắn được.

Giáo điểm Rạch Tàu nổi bật trong đêm vì ánh đèn trong nhà nguyện. Tàu cao tốc cặp bến khó khăn vì lối lên bờ có khá nhiều xuồng của giáo dân đi lễ. Ban Hành Giáo hớn hở đón đoàn, còn chúng tôi vội vàng vào tham dự thánh lễ, một người khác cùng vào chia quà trong phòng áo. Khi cộng đoàn rước lễ là lúc chúng tôi đã trang phục Ông già Noel và bà Chúa Tuyết đàng hoàng để xuất hiện.

Tuy số trẻ em không đông như ở họ đạo Cái Cấm nhưng bầu khí ấm cúng và rất trật tự, giáo dân rất xúc động còn trẻ con vui quá. Những chiếc áo sơ-mi trắng, những cái áo pull nhiều màu được phát đi, cháu nào cũng có quà là nước ngọt, bánh kẹo, truyện tranh Kinh Thánh. Ở đây bong bóng không được thổi lên vì phòng thánh quá chật chội, vả lại đang lễ, nếu bơm bóng mà một quả bị nổ sẽ nghe rất rõ, gây chia trí nên chúng tôi đành thôi. Nhìn cộng đoàn ở đây chúng tôi thấy thương ơi là thương! Quí vị nào ở hải ngoại muốn về thăm nơi tận cùng của nước Việt Nam thì xin mời đến giáo điểm Rạch Tàu này, cách mũi nhọn của Cà Mau trên bản đồ (gọi là cột mốc số 0 Km) có 2 cây số đường đò mà thôi, thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Nếu nhiều tiền thì quí vị đi tàu cao tốc, còn ít tiền thì đi xuồng vì cái nàochạy cũng hao xăng lắm! Không có con đường bộ nào vào đây cả, tất cả phải đi xuồng.

Sau khi vui Noel chúng tôi được đãi ăn món “nai đồng quê” (thịt cầy) nhưng chắc “con nai” có mấy “sui gia” nên thịt dai quá. Chúng tôi vẫn vui vẻ thưởng thức, nghe ông chánh trương giải bày sinh hoạt của điểm truyển giáo xa hun hút này: “Vào mùa hè hằng năm, tất cả các thiếu nhi của cả ba giáo điểm muốn học giáo lý để được Thêm sức hay xưng tội lần đầu, đều phải đến giáo xứ Kênh Nước Lên, được lưu trú ở đó hai tháng cho việc học. Cha xứ cho tiền ăn uống, giáo dân lo tiền đò khoảng 1 triệu đồng đưa các cháu đi”.

Ở đây có 135 hộ, gồm 516 người lớn và trẻ em. Giáo dân có 85% là sống trong những căn nhà gỗ trên sông (người ta làm cọc xi măng bê- tông, cắm xuống sông rồi làm nhà gỗ bên trên). Gia đình khá thì có vuông tôm, còn lại thì đi mò cua bắt ốc. Một tháng chỉ mò cua bắt ốc được từ 10 đến 12 ngày, còn lại là những ngày gió giông. Hôm nào trúng thì “sản phẩm” mò được bán khoảng 200 ngàn (gần 10 Usd) hôm nào “hẻo” thì bán được 50 ngàn (gần 3 Usd), thế nên ở đây ai không có nhà có đất thì nghèo lắm! Ai làm ô nhiễm môi trường để tôm cá chết là “giết” người nghèo vùng sông nước đấy! Nhà tình thương trên sông cũng tròm trèm 20 triệu đồng (1.000 Usd) một căn, hiện nay có 20 gia đình đang cần nhà.

Tạm biệt vùng đất mũi Cà Mau đầy khó khăn khi di chuyển và nhọc nhằn mới kiếm được đồng tiền. Nhìn trẻ con và cả người lớn hớn hở nhận quà, chúng tôi cũng vui khôn tả. Đây là lần đầu tiên có một ông già Noel đến giáo điểm Rạch Tàu, làm niềm vui Giáng Sinh được tăng lên. Cứ ước gì chúng tôi cũng có gấp đôi sức khỏe, tiền bạc, thời gian để làm tăng niềm vui đến nhiều nơi khác trên đất nước này.
 
Lễ giáng Sinh tại các giáo họ Thuận Vi, Bồng Điền, Thuận Nghiệp
Thanh Quang CSsR
09:23 28/12/2010
Lễ Giáng Sinh đã đến khắp nơi, cách riêng trên đất Thái Bình. Đâu đâu, ở các nhà thờ và các xóm đạo người ta đều thấy những Hang Đá đủ cỡ xinh xinh, ánh đèn lấp lánh rạng ngời. Trên khuôn mặt của những người đi thưởng thức bầu khí Giáng Sinh đều thấy nở những nụ cười tươi với ánh mắt rạng rỡ, bất kể đó là lương hay giáo.

Xem hình ảnh

Hòa vào bầu khí đón mừng Chúa Giáng Sinh, bà con Giáo Họ Thuận Vi, thuộc Xứ Thuận Nghiệp, Bách Thuận, Vũ Thư, Thái Bình đã tổ chức mừng lễ cách long trọng tại nhà tư. Tuy thánh lễ mừng Chúa Giáng Sinh được tổ chức sớm (6 giờ chiều ngày 23.12.2010) và tại nhà tư chật hẹp nhưng lượng người đổ về cũng rất đông gồm có bà con giáo dân Thuận Nghiệp, Tăng Bổng, Bổng Điền, Thượng Điền,… và đông đảo bà con lương dân. Riêng bà con lương dân, do thấy lạ và óc hiếu kỳ vì trước giờ chưa thấy bao giờ hoặc có thấy thì cũng cách đây 55 năm, nên bà con đã ùn ùn kéo đến xem! Thực sự ngay cả bà giáo dân mới được Rửa Tội năm vừa rồi cũng đã phải thốt lên: “Cha ơi, con chưa bao giờ được thấy Hang Đá. Bây giờ con mới được tận mắt chứng kiến. Đẹp quá!” Nhạc Giáng Sinh đã vang lên rộn rã từ những chiếc loa thùng to đùng, vang cả một góc trời Thuận Vi toàn những anh em lương dân. Ánh đèn lấp lánh từ ông sao và từ hang đá rất đẹp do bà con giáo dân Thuận Nghiệp làm giúp.

Có đến 3 hội kèn nam nữ Thuận Nghiệp và Tăng Bổng phục vụ. Thánh lễ được cử hành rất long trọng và hoành tráng. Sau lễ, ông già Noel đã phát quà cho mọi người tham dự. Mọi người cảm thấy hạnh phúc. Riêng các cháu thiếu nhi lương dân cũng cảm thấy rất vui và hào hứng. Thánh lễ đã kết thúc nhưng nhiều người vẫn còn muốn nán lại để tận hưởng trọn vẹn bầu khí Giáng Sinh an vui, thanh bình trên mảnh đất truyền giáo này.

Tôi nhận thấy có một sự việc rất lạ là có 2 chiếc xe được trang hoàng cầu kỳ và lạ mắt, một chiếc xe cẩu treo ông sao to đùng chỉ về một chiếc xe khác được trang trí một Hang Đá đẹp mắt. Anh em giáo dân Thuận Nghiệp đã có sáng kiến rất hay như thế để đưa Hang Đá đi khắp nơi trong Huyện, góp phần giới thiệu Chúa Hài Đồng cho bà con lương dân!

Đêm 24.12.2010, do nhu cầu mục vụ, nhất là nhu cầu truyền giáo, chúng tôi đã phải “chạy sô” những 2 nơi, Thuận Nghiệp và Bổng Điền! Từ các tiết mục diễn nguyện, văn nghệ đến thánh lễ. Cả hai nơi, các cấp chính quyền và anh em lương dân đã hiện diện rất đông như thể tận dụng cơ hội hiếm có để tận hưởng niềm vui và hạnh phúc trong đêm Giáng Sinh. Thực sự, Giáng Sinh đã về đến muôn nơi và len lỏi vào tận các tâm hồn. Quả thật, Đại lễ Chúa Giáng Sinh đã đem lại cho mọi người trên trái đất, và đặc biệt trên đất Thái Bình niềm an vui, thanh bình và hạnh phúc.

Bổng Điền ngày 27.12.2010.
 
Tâm thức Giáng Sinh trong thơ LM Sảng Đình Nguyễn Hy Thích
Nguyễn Đức Cung
09:31 28/12/2010
TÂM THỨC GIÁNG SINH TRONG THƠ
LINH MỤC SẢNG-ĐÌNH NGUYỄN HY THÍCH (1891-1978)


Trong một bài viết phổ biến trên mạng Vietcatholic.net ngày 25.12.2010, chúng tôi đã có dịp nói về Linh mục Sảng Đình Nguyễn Hy Thích và bài Vè Đôm Đốm vốn là một tư liệu được đăng tải trên báo Vì Chúa khoảng năm 1937. Trong hơn hai trăm bài thơ còn để lại trong Sảng Đình Thi Tập của J. M. Thích có một số bài thuộc chủ đề Giáng Sinh được lưu hành trước đây dưới hình thức thơ mà cũng có bài được phổ thành nhạc, đúng hơn là cổ nhạc cung đình Huế, và hầu hết được phổ biến sâu rộng trong các giáo xứ thuộc ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên của Địa phận Huế. Chủ đề Giáng Sinh trong các bài thơ của Linh mục Sảng Đình tuy không có gì mới lại như là các chủ đề nói về ngôi sao lạ, nhạc thiên thần, máng cỏ, quà tặng, lời than thở (khấn nguyện) v.v... tuy nhiên tính cách tiên khởi của việc đưa các chủ đề thần học công giáo vào lãnh vực thi ca cùng lúc với sự ra đời của thơ mới trên thi đàn Việt Nam mà nổi tiếng là sự đóng góp của nhà thơ Hàn Mặc Tử (1912-1940) với các tuyệt phẩm như các bài Ra đời, Ave Maria chứng tỏ sức sống mãnh liệt của các nguồn thi hứng (inspiration) chắt lọc qua ảnh hưởng tôn giáo.

1.- Người đi tiên phong trong lãnh vực thi ca Công giáo tại Việt Nam là ai ?

Trước đây, trong tác phẩm Nhà Văn Hiện Đại, một nhà văn kiêm phê bình gia văn học, Vũ Ngọc Phan khi nhắc đến việc Hàn Mặc Tử sử dụng nhiều ngôn từ mang dấu ấn Công giáo hay Phật giáo như “Chúa Giêsu, Thánh nữ, Gabriel, tông đồ, phúc âm, cầu nguyện, Đao-ly, Đâu suất, Phượng trì, Giao trì v.v...” trong thơ của ông đã cho rằng Hàn Mặc Tử là người đi đầu trong lãnh vực thi ca tôn giáo.

Trên báo điện tử Người Việt Online với bài viết mang tựa đề Nghĩ về Bùi Giáng, Hàn Mặc Tử và Thanh Tuệ, nhà văn Nguyễn Mộng Giác cũng đã nhắc lại rằng: “Hàn Mặc Tử là nhà thơ đầu tiên mang không khí Phúc âm vào thi ca Việt Nam.” [1]
Trong số ý kiến đã được mặc nhiên chấp nhận đó gần đây đã vọng lên một phản biện đáng chú ý đó là ý kiến của Giáo sư Võ Long Tê. Giáo sư Võ Long tê đã có quan điểm khác với Vũ Ngọc Phan hay Nguyễn Mộng Giác khi cho rằng Hàn Mặc Tử không phải là người đầu tiên làm thơ lấy ý từ đức tin Công Giáo. Người có sáng kiến tiên khởi đó không phải là Hàn Mặc Tử mà là Linh mục Sảng Đình Nguyễn Văn Thích hay Nguyễn Hy Thích.

Trên Tạp chí Định Hướng [2], Giáo sư Võ Long Tê có đăng một bài nghiên cứu nhan đề “Sảng Đình Thi Tập “ của Linh mục Nguyễn Văn Thích”. Sau đây là những lời của Giáo sư Võ Long Tê:

“Năm 1939, Hàn-mạc-tử sáng tác bài “Ave Maria”được nhiều nhà phê bình xem như khai nguyên thơ Công giáo trong thi sử Việt Nam. Thiết tưởng nên xét lại nhận định này, chỉ riêng về lời ca tụng Đức Mẹ, linh mục Sảng Đình có nhiều bài khả ái sáng tác khá lâu trước bài của Hàn-mạc-tử, chẳng hạn:

Lời chúc tụng Đức Bà Maria
Auprès d’elle, la nature
Perd sa grace et sa beauté
Le printemps est sans parure
Le soleil est sans clarté.

Cantique

Rất thánh Đồng trinh Mẹ Chúa Trời
Nguồn ân bể ái tát khôn vơi.
Thơm thay mùi huệ nơi thanh vắng,
Tốt bấy hoa hường chốn gốc gai.
Nhựt nguyệt hai vừng nhường ánh sáng,
Thiều quang chín chục kém màu tươi.
Lưỡi nào kể xiết lời khen ngợi
Rất thánh Đồng trinh Mẹ Chúa Trời.

Huế, 1911

Nếu trong “Ave Maria”họ Hàn tôn vinh Đức Mẹ là đấng “tinh tuyền thánh vẹn”thì trong thơ Sảng Đình đã có nhiều tước hiệu mới khen Đức Mẹ, chẳng hạn trong bài sau đây, được chính tác giả soạn thành ca khúc phổ biến rộng rãi trước khi đưa vào thi tập:

Kính Đức Mẹ Lên Trời
Bao giờ tôi được lên trời,
Ở cùng Đức Mẹ thì tôi phỉ nguyền.
Ôi ! lòng tôi yêu đương,
Ôi ! lòng tôi mến thương,
Ôi ! lòng tôi mong ước,
Trông xem mặt Mẹ cho tường.

Mẹ là biển mênh mông,
Mẹ là mạch suối trong,
Mẹ là nguồn ơn thánh,
Tắm tôi sạch mát tâm hồn.

Mẹ, vừng hồng cao quang,
Mẹ, dịu dàng yếng trăng,
Mẹ, rạng ngời sao sáng,
Ôi ! Mẹ là cửa Thiên Đàng.

Mặt Mẹ ánh trời tươi,
Lời Mẹ tiếng đàn vui,
Lòng Mẹ đầy êm ái,
Nơi con nghỉ yên đời đời.

Mẹ là phần của tôi,
Mẹ là phần phước tôi.
Mẹ phần tôi vinh quý,
Dưới đất bằng ở trên trời
. [3]

Dầu sao, nhận định của Giáo sư Võ Long Tê cũng cần được chú ý để xác định lại một quan điểm văn học đã có từ trước. Dĩ nhiên những bài thơ tôn giáo của nhà thơ Hàn Mặc Tử là những viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam không gì có thể so sánh được, tuy nhiên trong lãnh vực đức tin, thơ cùa Hàn Mặc Tử như bài Ave Maria chẳng hạn vẫn còn những điều bất túc, chưa nói lên hết được ý nghĩa liên hệ đến lãnh vực thần học, khiến cho có nhà bình luận đã nhận xét rằng “Hàn Mặc Tử là một thi nhân cao tài, nhưng chưa phải là một tín đồ đắc đạo.” [4]

2.- Một số bài thơ tiên khởi thấm nhuần tâm thức Giáng Sinh.

Sau đây là những bài thơ của Linh mục Sảng Đình Nguyễn Văn Thích sáng tác từ năm 1918 cho đến về sau gồm một số viết về chủ đề Giáng Sinh, ngoại trừ bài Vè Đốm Đốm mà chúng tôi đã đề cập.

2.1.- Nhạc thiên thần
Gloria in excelsis Deo, et in terra
pax hominibus bonae voluntatis.
Dặc dặc đêm dài lúc vắng tanh,
Bỗng đâu văng vẳng dịp ca canh.
Cung đàn phảng phất đoanh mây biếc, [5]
Tiếng hát xôn xao dội núi xanh.
“Chúa cả chín trời danh sáng rạng,
Người ngay bốn biển phúc hòa bình”.
Cho hay là nhạc triều thần thánh,
Mầng Chúa Ngôi Hai mới giáng sinh.

An-Ninh chủng viện 1918

2.2.- Máng cỏ
Quyền cao Chúa cả chín tầng trời,
Vì nỗi nao nên mới lạc lài ?
Hang đá lạnh lùng khăn thế áo,
Tàu lừa trống trải cỏ làm nôi.
Lòng vàng lắm lúc đà chua xót,
Lụy ngọc đòi cơn lại sụt sùi.
Dám hỏi bấy nhiêu tâm sự ấy ?
Rằng: vì chút nghĩa mến thương tôi.

An-Ninh chủng viện 1918

2.3.- Lời than thở cùng Đ.C.G. Hài Đồng
Phước cho tôi biết chừng nào!
Nỗi mừng nầy nói làm sao bây giờ?
Ai chê tôi dại tôi khờ,
Ai khinh tôi ở bơ vơ một mình?
Nầy tôi có Mẹ Đồng Trinh,
Cha tôi vua cả hiển vinh muôn đời,
Anh tôi là Chúa Ngôi Hai,
Vì thương tôi mới làm người như tôi.
Cũng bé hèn, cũng nhỏ nhoi, [6]
Khi buồn cũng khóc, khi vui cũng cười.
Khi học tập, lúc nghỉ ngơi,
Mọi sự vưng lời chìu lụy mẹ cha.
Mồ hôi, nước mắt đổ ra
Tuổi dầu còn bé đã già gian nan.
Ơ Giêsu rất dịu dàng,
Càng nhìn xem Chúa dạ càng mến yêu.
Khác nào đồng nội quạnh hiu,
Chợt xem hoa huệ trăm chìu tốt tươi.
Nầy Chiên Con Đức Chúa Trời,
Cam lòng mang lấy tội loài người ta.
Nầy hình ảnh Đức Chúa Cha,
Nầy là gương mặt Đức Bà chẳng sai.
Dẫu rằng mặc tính loài người,
Nhưng mà tính Đức Chúa Trời ẩn trong.
Ơ Chúa Giêsu Hài Đồng,
Ơ anh nhỏ nhỏ đầy lòng mến thương.
Cho em ngay thật khiêm nhường,
Vâng lời chịu lụy mọi đường như anh.
Xin gìn giữ lấy tuổi xanh,
Giữ lòng tinh sạch như ngành huệ tươi.
Nghe em bé mọn mấy lời,
Giúp em giữ nghĩa trọn đời cùng anh.
Mai sau trên cõi thường sinh, [7]
Gặp nhau muôn kiếp phỉ tình mến nhau.

Dòng Trường-An 1930

2.4.- Lễ quà của em
Lúc chầu Máng-cỏ tối hôm qua,
Em thấy hai tay Chúa ngã ra.
Hai tay trắng muốt dễ thương lắm,
Như muốn đòi em một món quà.

Em về em cứ nghĩ liên miên:
Trằn trọc đêm nằm ngủ chẳng yên.
Nghèo khó phần em có chi có,
Muốn mua lễ vật lại không tiền.

Mai nay Thiên thần bảo em hay
Em sẵn món quà thật rất may,
Quà em dâng Chúa đố ai biết?
Một tấm lòng đơn lửa mến đầy.


2.5.- Ngôi sao lạ và nhạc thiên thần
Trên thành Bethlêem
Có một ngôi sao lạ
Tia vàng rơi lã chã
Xé toác bức màn đêm

Sao Gia-cọp là đó, [8]
Điềm Cứu-Thế giáng sinh,
Mà Do-thái vô tình
Còn mê mờ chưa rõ.

Giữa đêm khuya lặng lẽ,
Tiếng nhạc dội đầy nơi,
“Vinh danh Chúa trên trời
Bình yên người dưới thế.”

Mảng tình dục say mê,
Cứ ngủ hoài chưa dậy,
Tiếng Evang lừng lẫy
Do-thái vẫn không nghe.

Ai nghe tiếng nhạc thần?
Ai thấy ngôi sao lạ?
Ai người trong thiên hạ
Được gặp Chúa cõi trần?


2.6.- Ngôi sao lạ
(Bài này phổ theo nhạc cung đình Huế hát với thể điệu Đăng đàn cung, trước đây được tập cho các ca đoàn thuộc Địa phận Huế, nhiều giáo hữu đến nay vẫn còn nhớ thuộc)
Vidimus stellam ejus in oriente...
Lạ lạ lạ kìa ánh (quang) hào quang
Vầng sao mới rực rỡ huy hoàng!
Rạng ngời trong đêm mờ mịt,
Đêm mờ mịt rày bóng đà tan.
Điềm Thiên Chúa hạ giáng nhân hoàn, [9]
Nghiệm lời Thánh Kinh đà nghiệm,
Nay đà nghiệm (phân) mười phân,
Chính sao dòng Gia-cọp,
Nay đà nghiệm (phân) mười phân.
Chính sao dòng Gia-cọp,
Đêm mờ mịt rày bóng đà tan.


Et venimus adorare Eum...
Lòng khoan khoái vội bước lên đường,
Lạnh lùng xa xuôi nào ngại,
Muôn ngàn dặm dầm tuyết giày sương.
Từ quê vức vượt núi băng rừng,
Một lòng quyết cho tìm đặng,
Lo tìm đặng Chúa lòng thương,
Bước ta cùng gắng bước,
Lo tìm đặng Chúa lòng thương.
Bước ta cùng gắng bước,
Muôn ngàn dặm dầm tuyết giày sương
.

Surge, illuminare, Jerusalem, quia venit lumen tuum,et Gloria Domini super te orta est...
Dậy, dậy, dậy! Thành thánh Jérusalem!
Nầy ơn Chúa giọi sáng êm đềm,
Một vùng vinh quang ngời rạng,
Cung và điện rực rỡ càng thêm
Đoàn xa giá chật trước sân thềm.
Một nhà cháu con vầy mặt,
Vui vầy mặt xem kìa xem,
Bốn phương đều đưa đến,
Xe và ngựa nêm dường nêm.
Lễ hương vàng dâng tiến,
Vang lời nguyện nhà Chúa ngày đêm.


Et tu, Bethleem, nequaquam minima es in principibus Juda; ex te enim exiet dux qui regar populum meum Israel...
Lời Kinh Thánh, lại chỉ đem đàng,
Nọ thành Betlem hèn mọn,
Nơi hèn mọn đầy yếng hào quang.
Nầy hang đá, một Trẻ đơn hèn,
Nệm nằm nắm rơm và rạ,
Rơm và rạ ôi (sang) giàu sang.
Yếng sao mầu soi đến,
Nơi hèn mọn đầy yếng hào quang.


Quia melior est dies una in atriis tuis super millia (Ps. 83)
Ngày ơn phước nặng giá muôn vàng,
Một ngày hơn trăm ngàn vạn,
Hơn ngàn vạn ngày phước trần gian.
Vì trông thấy mặt Chúa thiên đàng,
Gội nhuần ơn quang mầu nhiệm,
Tâm hồn đặng (an) bình an.
Trí khôn đầy ánh sáng,
Hơn ngàn vạn ngày phước trần gian.


Et procidentes adoraverunt Eum: et apertis thesauris suis, obtulerunt ei munera aurum, thus et myrrham.
Quì dâng hiến một lễ phi thường,
Nọ vàng, nhũ hương, một-dược,
Hương, một-dược cùng tấm lòng đơn.
Vàng yêu mến, dạ mến khôn lường,
Một đời đắng cay một-dược,
Thêm lời nguyện (hương) mùi hương.
Chúa Hài Đồng thương đoái,
Thêm lời nguyện (hương) mùi hương.
Chúa Hài Đồng thương đoái,
Hương một-dược cùng tấm lòng đơn
. [10]

Ngày nay, an giấc nghìn thu ở nghĩa trang Giáo phận Huế trên núi Thiên Thai, chắc hẳn cố Linh mục Sảng Đình Nguyễn Hy Thích, bậc tôn sư khả kính của tôi và của một số anh chị em ở hải ngoại cũng như trong nước, còn nghe văng vẳng trong Mùa Giáng Sinh các điệu nhạc thánh đã từng nâng tâm hồn mình trên những cung bậc ngất ngây của ngày Chúa sinh ra đời Gloria in excelsis Deo...

New Jersey, Ngày lễ CácThánh Anh Hài, 28-12-2010.

CHÚ THÍCH:
1.- Nguyễn Mộng Giác, Nghĩ về Bùi Giáng, Hàn Mặc Tử và Thanh Tuệ, Người Việt Online, ngày 19-8-2004.
2.- Bài viết của Giáo sư Võ Long Tê có tên Sảng Đình Thi Tập của Linh mục Nguyễn Văn Thích đặng trên Tam Nguyệt San Định Hướng số 9, mùa xuân 1996.
3.- Nguyễn Đức Cung, Quảng Bình chín trăm năm nhìn lại, 1075-1975, Tập I, Nhà xuất bản Nhật Lệ, 2006, trang 331.
4.- Nguyễn Đức Cung, Sđd, trang 333. Trong tác phẩm Quảng Bình chín trăm năm nhìn lại, chúng tôi có in lại bài báo của cố linh mục Nguyễn Phương (1920-1993) nhận xét về bài Ave Maria của Hàn Mặc Tử, đăng trong báo Văn Nghệ Tiền Phong, năm 1983, Virginia với những nhận định rất tinh tế, độc đáo xưa nay ít người đưa ra khi bình luận về thơ tôn giáo của họ Hàn.
5.- Đoanh: quấn quýt, quanh quẩn, ràng buộc, như nói: “Uốn éo rồng đoanh mấy khúc” hay “nước mắt đoanh tròng”.
6.- Nhỏ nhoi: một tí chút, không đáng chi; có nghĩa như nhỏ mọn; cách nói khiêm tốn.
7.- Cõi thường sinh: nơi sống đời đời, nơi không hề chết.
8.- Sao Gia-cọp: Gia-cọp hay cũng viết là Gia-cóp. Tin M?ng Thnh Mt-Thu 2: 2 v 9 nĩi v? ngơi sao l? d?n du?ng cho cc chim tinh gia d?n vi?ng Cha Hi Nhi.
9.- Nhân hoàn: thế giới loài người, chỉ tất cả các nước trên thế giới.
10.- Các bài thơ về Giáng Sinh cùng các chú thích từ số 4 đến 8 là trích từ Sảng Đình Thi Tập của J.M.Thích, Giáo sư Đoàn Khoách biên tập – thực hiện, Thanh Tịnh xuất bản, California, USA, 2001.
 
GM Giáo phận Vinh cử hành thánh lễ Giáng sinh tại Con Cuông
Antôn Trần Đức Hà
09:37 28/12/2010
VINH - Những hồi chuông tha thiết bất chợt vang lên trong mùa Giáng sinh nơi rẻo cao trùng trùng điệp điệp. Từng nhịp, từng nhịp ngân lên với đầy cung giọng từ bi tráng đến hào hùng; từ uất ức nghẹn ngào đến vui sướng tột độ bỗng òa lên nức nở nghe như nỗi niềm suốt hàng thập kỷ dài đằng đẵng của người tín hữu Công giáo trên mảnh đất biên thùy phía tây xứ Nghệ này.

Xem hình ảnh

Thứ thanh âm đặc biệt từ bảo vật duy nhất còn sót lại của nhà thờ giáo xứ Cây Chanh, hạt Bột Đà sau hơn ba mươi năm được chính quyền “giữ hộ” giờ đây đang hỉ hoan reo ca bên Đức Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp trong chuyến viếng thăm lịch sử 26.12.2010. Đây là lần đầu tiên vị chủ chăn giáo phận cử hành thánh lễ tại các điểm loan báo Tin mừng cách trung tâm Xã Đoài chừng 130km về phía tây.

Bột Đà - được phiên âm từ Buddha, nghĩa là Phật Thích Ca - là giáo hạt thượng nguồn dọc theo hai bờ sông Cả và là địa bàn cư trú của đông đảo đồng bào dân tộc thiểu số Thái, Khơ mú, Hoa, H Mông, Tày Poọng, Ơ Đu... Đây là một trong những giáo hạt có số giáo dân ít, theo thống kê năm 2009 chỉ có chừng 2830 hộ với 14645 nhân khẩu sinh sống tại sáu giáo xứ và các giáo điểm Công giáo rải rác ở bốn huyện vùng cao.

Điểm loan báo Tin mừng đầu tiên Đức Cha ghé thăm nguyên trước đây là giáo xứ Cây Chanh nơi ngã ba sông Cả huyền thoại. Một giáo xứ với hàng chục năm tuổi (thành lập năm 1922) chỉ còn lại trong ký ức. Do thời thế, chiến tranh và cả lòng người không thuận, giáo xứ đã tan biến trong dòng đời. Trên mảnh đất phù sa màu mỡ đang mọc lên rặng mía xanh rờn, mênh mông ngút ngàn, có ai biết rằng nằm sâu dưới lòng đất là nền móng của ngôi thánh đường, biểu tượng cho niềm tin và tình yêu của một cộng đồng đông đảo.

Từ khi mất nhà thờ đến nay, hàng trăm giáo dân Cây Chanh buộc phải băng rừng lội suối, đi sâu xuống giáo xứ Quan Lãng cách đó chừng 12km để tham dự thánh lễ và chịu các bí tích.

Sống với niềm hy vọng và đợi chờ; niềm vui của người tín hữu bỗng vỡ òa khi ước mơ được gặp vị chủ chăn giáo phận đã trở thành hiện thực. Trong niềm xúc động khó tả, những cụ già từng gắn bó sống chết với mảnh đất này đã không cầm được những giọt lệ khi dẫn Đức Cha Phaolô thăm vị trí nhà thờ xưa.

Theo giáo dân cho biết mặc dù đã đề đạt nguyện vọng xin cấp lại đất đai cho giáo xứ Cây Chanh từ năm 2006 nhưng đến nay vẫn chưa đạt kết quả. Đó là một thiệt thòi về phần tâm linh của trên 170 giáo dân đang cư trú và sinh hoạt tại xã Đỉnh Sơn, huyện Anh Sơn này.

Rời Cây Chanh, Đức Cha Phaolô cùng đoàn tiếp tục tiến đến giáo điểm Con Cuông, nằm ở thôn Trung Hương, xã Yên Khê. Khoảng cách từ đó đến trung tâm thị trấn cũng không quá xa.

Huyện lỵ Con Cuông cách thành phố Vinh 130km về phía tây bắc, cách cửa khẩu Nậm Cắn (huyện Kỳ Sơn) 120km, có 27 km quốc lộ 7 chạy qua. Toàn huyện không có một cơ sở thờ tự Công giáo nào. Hiện 241 giáo dân sống trong 70 hộ gia đình họp nhau sinh hoạt tôn giáo từ hai năm nay tại tư gia ông Gioankim Phạm Thế Trận. Ông Trận quê gốc xứ Rú Đất đã lên đây cư trú nơi đây từ 1994. Đại đa số giáo dân Con Cuông là di dân kinh tế từ các giáo xứ ở Yên Thành, Diễn Châu lên, người Bắc như Hà Nội, Nam Định, Thanh Hóa vào và một ít đồng bào dân tộc.

Lần đầu tiên trong lịch sử, giáo điểm xa xôi này diễn ra một thánh lễ cử hành trang trọng và sốt sắng đến như thế. Bắt đầu từ lúc 14h30’, ngoài Đức Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp và thầy phó tế Giuse Nguyễn Thanh Mai còn có sự hiện diện của hai linh mục chính, phó xứ Quan Lãng là cha Giuse Phạm Ngọc Quang, cha G.B Nguyễn Đình Thục và hai vị khách quí là linh mục Phêrô Trần Phúc Chính, quản hạt Nhân Hòa kiêm Trưởng Ban Loan báo Tin mừng; linh mục Antôn Hoàng Đức Luyến, quản hạt sở tại Bột Đà là thành viên trong Ban.

Ước tính có khoảng 350 - 400 giáo dân đã có mặt trong thánh lễ đặc biệt này để chào đón vị chủ chăn giáo phận. Phát biểu trước lúc cử hành thánh lễ, vị đại diện giáo dân Con Cuông đã nói lên niềm vui khi đón Đức Cha và nguyện xin Giáo phận tiếp tục đỡ nâng bước chân non trẻ của đoàn chiên.

Xúc động trong lần đầu gặp gỡ, Đức Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp chia sẻ cảm giác vui mừng chứng kiến cảnh họp mặt đông đủ của đoàn tín hữu Chúa nơi mảnh đất xa xôi, cách trở này. Ngài nguyện ước mảnh đất này sẽ qui tụ tất cả bà con trong tình anh em thiêng liêng.

Đức Cha Phaolô nhắn nhủ: Anh chị em hãy trở thành những tín hữu tốt, người công dân tốt. Trong bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào, chúng ta luôn phải xác tín về bổn phận người kitôhữu là tiếp tục loan truyền Tin mừng và đem bình an của Chúa đến cho đồng bào của mình. Mong rằng anh chị em sẽ tiếp tục bước đi trên con đường đã khởi sự và phải biết bắt đầu xây dựng tương lai từ hôm nay...

Vị chủ chăn giáo phận cũng vui mừng thông báo với cộng đoàn về ý định thiết lập một đơn vị giáo họ tại mảnh đất Con Cuông này. Hiện tại Tòa Giám mục đang gửi quyết định xin thành lập đến các cơ quan chức năng.

Sự kiện lần đầu tiên Đức Giám mục Giáo phận đến viếng thăm, cử hành thánh lễ nhân dịp Giáng sinh tại mảnh đất Con Cuông là sự kiện đặc biệt, mang tính bước ngoặt. Lịch sử từ đây sang trang với việc mở ra những điểm loan báo Tin mừng mới không chỉ ở Cây Chanh, Con Cuông, Hòa Bình, Mường Xén và các làng bản xa xôi nơi từng in dấu Đức tin. Đây là điều có thể với đường hướng đẩy mạnh công tác loan báo Tin mừng của giáo phận và sự cởi mở về tôn giáo trong những năm gần đây.

Một vùng đất mới rộng trên 7000 cây số vuông (tương đương một tỉnh lớn của Việt Nam) trải dài từ Anh Sơn, Con Cuông lên Tương Dương, Kỳ Sơn nơi có hàng ngàn đồng bào Công giáo vẫn âm thầm giữ đạo qua các thế hệ hy vọng sẽ được tái sinh trong Chúa Thánh Thần. Sau hàng chục năm trời gián đoạn tưởng chừng như tàn lụi, niềm tin của người giáo dân đang được thổi vào một luồng sinh khí mới. Vận hội mới đang đến như cánh én báo hiệu một mùa xuân Công giáo đang về trên rẻo đất vùng cao tận cùng biên giới miền tây xứ Nghệ này.
 
Thánh lễ quan thầy giáo họ Cung Trài (Đông Tháp)
Antôn Trần Đức Hà
09:52 28/12/2010
VINH - Sáng 27.12.2010, giáo họ Cung Trài đã vui mừng tổ chức thánh lễ thánh Gioan quan thầy và đón Đức Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp tới chủ tế. Tham dự thánh lễ còn có đông đảo linh mục và nam nữ tu sĩ cũng như giáo dân trong xứ.

Xem hình ảnh

Cung Trài cùng với Thành Trài là hai họ đạo của giáo xứ Đồng Tháp. Mảnh đất của hai đơn vị này nguyên trước đây từng là một thành trì lớn thời Lê Lợi chống quân đô hộ nhà Minh. Cung Trài hiện khoảng 700 giáo dân, nằm cách quốc lộ 1A chừng 500m về phía đông.

Chia sẻ với cộng đoàn dân Chúa trong thánh lễ, Đức Cha Phaolô đã khắc họa đậm nét hình ảnh vị thánh tông đồ Gioan. Đồng thời, Đức Cha cũng nhắn nhủ anh chị em giáo dân trong toàn giáo họ khi đã nhận thánh tông đồ làm quan thầy cần phải luôn biết noi theo tấm gương của Ngài trong cuộc sống đạo.

Cuối thánh lễ, đại diện hội đồng mục vụ giáo họ đã bày tỏ tâm tình biết ơn sự hiện diện của vị chủ chăn giáo phận. “Chúng con cảm ơn Đức Cha, quý cha, quý tu sỹ và quý khách đã không quản ngại không gian, thời tiết để về đây chung chia niềm vui với chung con. Trước hồng ân lớn lao này, chúng con không hiết lấy gì để đền đáp, chỉ biết hiệp ý xin thánh bổn mạng cầu bầu cùng Chúa Hài đồng ban cho Đức Cha, quý cha và các vị khách quý nhiều ân sủng và bình an để tiếp tục hăng say trong sứ mạng yêu thương và phục vụ”. Ông nói.
 
Văn thư Đức Thánh Cha bổ nhiệm ĐHY Ivan Dias làm Đặc Sứ kết thúc Năm Thánh tại Việt Nam
LM Trần Đức Anh OP
10:39 28/12/2010
VATICAN - Hôm 28-12-2010, Phòng Báo chí Tòa Thánh đã công bố thư ĐTC bổ nhiệm ĐHY Ivan Dias, Tổng trưởng Bộ truyền giáo, làm Đặc Sứ của ngài đến chủ sự các lễ nghi bế mạc Năm Thánh tại Việt Nam.

Năm Thánh kỷ niệm 350 năm thành lập hai giáo phận đại diện Tông Tòa Đàng Trong và Đàng Ngoài và 50 năm thành lập hàng giáo phẩm Việt Nam sẽ được bế mạc tại Trung tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc Lavang từ ngày 4 đến 6-1 năm 2011 sắp tới.

Cùng thuộc phái đoàn Tòa Thánh còn có Cha Antôn Dương Quỳnh, Chưởng ấn tòa TGM Huế, kiêm Cha sở Nhà Thờ Chính Tòa Phủ Cam, Huế, và cha Phanxicô Xavie Vũ Phan Long, dòng Phanxicô, Thư ký Ủy ban Kinh Thánh thuộc HĐGM Việt Nam.

Sau đây là bản dịch nguyên văn thư bổ nhiệm của ĐTC:

"Mến gửi Hiền Đệ của chúng tôi, Hồng Y Ivan Dias,

Tổng trưởng Bộ truyền giáo.

”Công trình loan báo Tin Mừng, được các thừa sai xưa kia khởi sự giữa bao nhiêu khó khăn, đã mang lại hoa trái rất phong phú, trong đó những trái đầu mùa đặc biệt là thánh Anrê Dũng Lạc và các bạn tử đạo. Vì thế, Giáo Hội tại Việt Nam, khi vui mừng nhớ đến nguồn cội đức tin của mình, đồng thời muốn canh tân và gia tăng lòng nhiệt thành tông đồ để thăng tiến công cuộc truyền giáo mới tại đây. Nay có hai kỷ niệm những biến cố quan trọng trong đời sống Giáo hội tại Việt Nam tạo dịp rất tốt, đó là 350 năm thành lập hai địa phận đại diện tông tòa đầu tiên và 50 năm thành lập hàng giáo phẩm Công Giáo tại Việt Nam. ”Nhân danh toàn thể Dân Chúa tại Việt Nam, người Anh em đáng kính là Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng Giám Mục chính tòa Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng Giám Mục Việt Nam, đã thông báo cho chúng tôi về những điều trên đây và bày tỏ lòng kính mến con thảo, điều mà chúng tôi đánh giá cao. Chính Đức Tổng Giám Mục cũng xin chúng tôi gửi một vị Đặc Sứ đến để củng cố đức tin Công Giáo và tình hiệp thông sinh động của họ với Người Kế Vị Thánh Phêrô và Giáo Hội hoàn vũ.

”Thật đáng ca ngợi chủ đích tháp tùng hành trình Năm Thánh là: ”Chúng ta hãy cùng đi với Mẹ để loan báo Tin Mừng”. Điều này gợi lại hành trình của Đức Trinh Nữ mau lẹ lên đường mang Tin Vui và ân sủng của Chúa Cứu Thế cho bà Elizabeth. Vì thế, chúng tôi cũng muốn biểu lộ với họ lòng quí mến và sự ân cần của chúng tôi với những người sắp cùng các Chủ Chăn cử hành đại lễ đức tin tại Việt Nam. Nhưng vì không thể đích thân đến nước này, chúng tôi nghĩ đến Hiền Đệ đáng kính, và ủy thác cho Hiền Đệ sứ vụ này, vì Hiền Đệ đặc trách nhiệm vụ Tổng trưởng Bộ truyền giáo cho các dân tộc. Vì thế, chúng tôi bổ nhiệm Hiền Đệ làm Đặc Sứ tại các biến cố kỷ niệm này, để từ ngày 4 đến 6 tháng giêng tới đây hành động thay chúng tôi tại Đền thánh quốc gia La Vang, nơi vẫn có đông đảo các tín hữu đến hành hương kính Đức Mẹ. Hiền đệ hãy củng cố trách vụ trọng đại của Giáo Hội, ”được Chúa Kitô sai đi để biểu lộ và thông truyền tình yêu của Thiên Chúa cho mọi người và mọi dân tộc, Giáo Hội hiểu rằng công trình truyền giáo còn phải chu toàn thật là bao la” (Ad gentes 10). Hiền đệ hãy nhắn nhủ mọi người canh tân lòng nhiệt thành tông đồ, để nhờ niềm hy vọng nảy sinh từ đức tin, lòng yêu mến đối với Thiên Chúa, Thiên Chúa được mọi người chúc tụng, vì lòng từ bi của Ngài tồn tại muôn đời (Xc Spe salvi, 37). Để cho toàn dân Việt Nam được thịnh vượng hơn, chúng tôi nhắn nhủ cộng đoàn Công Giáo tại Việt Nam, được xây dựng theo nghĩa vừa nói, hãy tăng cường tình hiệp nhất giữa các vị Chủ Chăn với nhau, cũng như giữa các vị Chủ Chăn với các tín hữu, thăng tiến việc đào tạo nhân bản và tu đức cho các ứng sinh linh mục, việc thường huấn cho các linh mục và tu sĩ nam nữ, cũng như chuẩn bị thích hợp cho các giáo dân.

”Chúng tôi sẽ hỗ trợ sứ mạng trọng đại của Hiền Đệ bằng lời cầu nguyện, và ngay từ bây giờ chúng tôi phó thác Hiền Đệ đáng kính cho sự bảo trợ yêu thương của Đức Trinh Nữ Maria Mẹ Thiên Chúa và các thánh tử đạo Việt Nam, và sau cùng chúng tôi rộng ban Phép lành Tòa Thánh cho Hiền Đệ, và tất cả những người mà Hiền Đệ được sai tới.

Tại điện Vatican ngày 21 tháng 12 năm 2010,
Năm Thứ 6 triều đại Giáo Hoàng của chúng tôi.
Biển Đức XVI, Giáo Hoàng
 
Lễ Vĩnh Khấn của các Nữ Tu Dòng Thánh Phaolô Thành Chartres Tỉnh Dòng Mỹ Tho
Lm. Giuse Nguyễn Tuấn Hải
11:47 28/12/2010
MỸ THO 28.12.2010 - Hòa cùng niềm vui trọng đại Mừng Chúa Giáng Sinh, vào lúc 9 giờ sáng ngày 28 tháng 12 năm 2010, tại Nhà thờ Chánh Tòa Mỹ Tho, bắt đầu Thánh Lễ Vĩnh Khấn của 7 nữ tu Dòng Thánh Phaolô thành Chartres, tỉnh Dòng Mỹ Tho, số 14 Hùng Vương, Phường 7, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.

Trong thánh lễ có sự hiện khá đông của quí thân tộc và thân hữu của 7 nữ tu tuyên khấn trọn đời cho Chúa, rất đông quí soeur Dòng Thánh Phaolô, Dòng Mến Thánh Giá Tân An, Chợ Quán,… và nhiều giáo dân của giáo xứ Chánh Tòa và các giáo xứ khác trong và ngoài giáo phận. Đồng tế trong thánh lễ có sự hiện diện của 36 linh mục: Ngoài các linh mục trong giáo phận Mỹ Tho, thì đặc biệt có sự hiện diện của Cha Tổng Đại Diện (TĐD) giáo phận Long Xuyên, các cha có liên hệ ở các giáo phận Long Xuyên, Vĩnh Long, và các giáo phận khác. Số người tham dự thánh lễ khoảng 1000 người.

Thánh lễ do Đức Cha Phaolô, giám mục giáo phận Mỹ Tho, chủ tế. Mở đầu thánh lễ Đức Cha chào Cha TĐD giáo phận Mỹ Tho, đặc biệt Cha TĐD giáo phận Vĩnh Long, quí cha và tất cả mọi người đang hiện diện trong thánh lễ; sau đó ngài hướng ý cộng đoàn cùng tạ ơn Chúa vì hồng ân vĩnh khấn của các soeur và kêu gọi sám hối trước khi cùng nhau hiệp dâng thánh lễ.

Sau khi bài Tin Mừng Ga 15,1-8 vừa được đọc xong, một soeur phụ trách xướng tên của từng ứng sinh và các ứng sinh lần lượt đáp lại: “Lạy Chúa, này con đây, Chúa gọi con.” Bảy lời đáp trả của bảy ứng sinh vĩnh khấn vang lên trong trẻo và thánh thiện như tiếng các thiên thần, nhưng rõ ràng và dứt khoát giữa cộng đoàn hiện diện đang im lặng chăm chú lắng nghe, làm cho bầu khí buổi lễ càng thêm nghiêm trang, thánh thiêng và vô cùng sốt sắng.

Các nữ tu được hồng ân vĩnh khấn của Dòng Thánh Phaolô thành Chartres, Tỉnh Dòng Mỹ Tho gồm có:

1) Anna Nguyễn Thị Hồng Ngọc; sinh ngày 02.11.1981; thuộc giáo xứ Rạch Lọp, Trà Vinh.

2) Maria Dương Thị Thúy Diễm; sinh ngày 12.11.1980; thuộc giáo xứ An Điền, Ba Tri, Bến Tre.

3) Elisabeth Phạm Thị Thủy; sinh ngày 17.04.1983; thuộc giáo xứ An Điền, Ba Tri, Bến Tre.

4) Madeleine Nguyễn Thị Kim Ngân; sinh ngày 13.04.1983; thuộc giáo xứ Hựu Thành, Vĩnh Long.

5) Anne Lê Thị Diệu Hiền; sinh ngày 19.07.1983; thuộc giáo xứ Vĩnh Hòa, Trà Vinh.

6) Thérèse Nguyễn Anh Minh; sinh ngày 09.09.1983; thuộc giáo xứ Rạch Giá, Kiên Giang.

7) Agnès Trần Thị Minh Diễm; sinh ngày 25.09.1983; thuộc giáo xứ Cái Nhum, Bến Tre.

Trong bài giảng lễ, Đức Cha đã liên kết ý nghĩa của ngày lễ Kính các Thánh Anh Hài với hy tế của một số chị em Dòng Phaolô tuyên khấn trọn đời hôm nay. Ngài nói rằng, cuộc đời dâng hiến của các chị là một hy tế, kết hợp với hy tế thập giá của Chúa Giêsu dâng lên Thiên Chúa. Khác với hy lễ của các Thánh Anh Hài, hy lễ của các chị không là hy lễ đổ máu mà là hy lễ thiêng liêng, hy lễ hằng ngày, nhưng cũng là một sự hiến dâng đích thực, sự hiến dâng chính bản thân mình, chính cuộc đời mình làm của lễ, và chắc chắn sẽ đẹp lòng Thiên Chúa. Đức Cha còn dẫn chứng về mối liên hệ giữa tình yêu và sự hiến dâng rằng, khi yêu ai các chị hiến dâng cuộc đời cho người ấy: hiến dâng cả thân xác, cả tâm hồn và cuộc sống. Đó là sự hiến dâng vì tình yêu và cho tình yêu! Các chị vĩnh viễn hiến dâng cuộc đời vì Thiên Chúa và cho Thiên Chúa. Vì tình yêu Thiên Chúa mà các chị phục vụ, hy sinh, dấn thân, từ bỏ mọi sự để có thể bước theo Chúa Kitô một cách trọn vẹn. Vì tình yêu Thiên Chúa mà các chị sẵn sàng ra đi, thực thi sứ mạng yêu thương và phục vụ của Chúa Kitô tại Việt Nam và những nơi có nhu cầu. Kết thúc bài giảng, Đức Cha nhắn nhủ các chị em vĩnh khấn rằng: “Quan trọng hơn hết là “hãy thực thi bác ái” với chị em mình ngay trong đời sống cộng đoàn, rồi sau đó với những người bên ngoài, đặc biệt là lương dân, để người ta có thể nhận ra “Thiên Chúa yêu thương loài người”! Hãy trở nên những sứ giả loan báo Tin Mừng Tình yêu bằng chính tình yêu, bằng cuộc sống yêu thương và phục vụ.”

Sau bài giảng là nghi thức khấn dòng diễn ra như thường lệ. Khi từng khấn sinh tiến lên cung thánh, quì trước bàn thờ, tay chạm vào Nến Phục Sinh đang cháy và đọc lời tuyên khấn trọn đời thì có sự hiện diện của Soeur Augustin Trần Thị Phụng, Bề Trên Giám Tỉnh Dòng Thánh Phaolô Mỹ Tho, để nhận lời tuyên khấn. Soeur Bề Trên Giám Tỉnh cũng chứng kiến từng chị em của mình tiến lên bàn thờ ký tên vào Bản Tuyên Khấn Trọn Đời. Sau nghi thức thì thánh lễ diễn tiến bình thường.

Sau lời nguyện hiệp lễ. Soeur Bề Trên Giám Tỉnh, đại diện Dòng Thánh Phaolô Mỹ Tho bày tỏ lòng tri ân, hiếu thảo và quí mến sâu xa đối với sự ân cần, yêu thương và quan tâm của vị Cha chung của giáo phận. Vị Cha luôn quan tâm và hiện diện trong từng sự kiện của Nhà Dòng, với những lời dạy dỗ quý báu, những nhắc nhở, động viên, những góp ý chân tình nhằm xây dựng và thăng tiến Nhà Dòng. Để bày tỏ lòng biết ơn thảo hiếu, đại diện các chị tuyên khấn đã kính dâng lên Đức Cha những đoá hoa tươi thể hiện những tấm lòng đơn sơ, chân thành và quí mến đối với Vị Cha chung. Soeur Bề Trên Giám Tỉnh cũng cảm ơn gia đình đã trao cho Nhà dòng những vốn quý là những người con, người cháu thân yêu để cùng Nhà Dòng sống đời thánh hiến và loan báo Tin Mừng.

Trong phần đáp từ sau đó, Đức Cha chia sẻ về một phần của quyển sách mà ngài bắt đầu đọc. Sách “Ánh sáng thế gian. Giáo Hoàng, Giáo Hội và dấu chỉ của các thời đại” (“Licht der Welt. Der Papst, die Kirche und die Zeichen der Zeit”) của tác giả nhà báo người Đức, Peter Seewald. Sách dày 256 trang và đã được dịch sang tám ngoại ngữ. Sách mới này là tổng hợp của một cuộc trò chuyện gồm 90 câu hỏi của một nhà báo với Đức Giáo Hoàng đương nhiệm. Đức Cha Phaolô cho biết rằng, sách nói đến nhiều vấn đề quan trọng không những trong Giáo Hội mà còn trên khắp thế giới; tuy nhiên Đức Cha chỉ muốn chia sẻ một điều này thôi: Đức Giáo Hoàng muốn canh tân Giáo Hội một cách mạnh mẽ và toàn diện hơn. Đức Cha diễn giải thêm rằng, ở ngoài xã hội và ở Việt Nam, chúng ta hay nghe nói đến từ “đổi mới.” Thay cũ đổi mới là chuyện thường thấy bên ngoài xã hội, thay đổi nhiều thứ làm cho xã hội tốt hơn và tiến lên. Tuy nhiên, chỉ “thay đổi” thôi thì đối với Giáo Hội là chưa đủ, Giáo Hội của chúng ta có từ gọi là “canh tân”. Canh tân tức là không những thay đổi bên ngoài mà còn thay đổi bên trong, không những thay đổi diện mạo bên ngoài của vật chất mà thay đổi con người, thay đổi tận bên trong con người, tức là thay đổi tâm hồn. Đức Cha còn nêu lên ví dụ của một nhà thần học so sánh Giáo Hội với hình ảnh của một bà già, già nua và chậm chạp, lúc nào cũng lẽo đẽo theo sau xã hội. Đức Cha không đồng ý với hình ảnh vừa nêu của nhà thần học, nhưng Đức Cha nhấn mạnh rằng: Giáo Hội muốn tiến lên thì phải canh tân, không có chọn lựa nào khác, chúng ta đang ở trong Giáo Hội cũng phải canh tân, không có chọn lựa nào khác.

Thánh lễ kết thúc vào lúc 10h15. Trong lúc ca đoàn hát thánh ca kết lễ thì Đức Cha và quý cha chụp hình lưu niệm chung với 7 nữ tu vừa tuyên khấn trọn đời. Sau thánh lễ, quý cha, thân nhân, thân hữu và quí khách được mời di chuyển ngang qua đường Nguyễn Tri Phương để sang Nhà Dòng dự tiệc.

Thánh lễ diễn ra thật long trọng và sốt sắng đã để lại những dấu ấn tốt đẹp trong lòng mọi người tham dự thánh lễ. Có một điều tuy không nói ra nhưng chắc ai cũng hiểu, đó là niềm cảm xúc trào dâng trong lòng của 7 nữ tu vừa vừa tuyên khấn trọn đời cho Chúa, vì vừa lãnh nhận hồng ân cao cả. Tất cả là hồng ân Chúa ban. Ước mong sao niềm vui tận hiến hôm nay sẽ là động lực lâu dài trên bước đường phục vụ tương lai của các nữ tu cho Chúa và Giáo Hội.

Mỹ Tho ngày 28 tháng 12 năm 2010
 
Thánh Ca Giáng Sinh tại Cộng đoàn Tam Biên, Giáo xứ St. Callistus
Tam Biên
12:30 28/12/2010
SANTA ANA - Hoà chung niềm vui của toàn thể nhân loại hân hoan chào mừng Chúa Giáng sinh, Cộng đoàn Tam Biên đã tổ chức một đên trình diễn Thánh ca với chủ đề: ĐÊM BÌNH AN vào tối thứ Sáu 17-12-2010 lúc 7:30pm. Những quí vị nào đã đến tham dự Thánh ca Giáng sinh diễn ra 2 năm trước đây cũng tại Cộng đoàn Tam Biên sẽ thấy sự khác biệt rõ ràng của buổi trình diễn Thánh ca Giáng sinh năm nay. Các năm trước, chương trình Thánh ca gồm có Liên ca đoàn Tam Biên cùng một số ca đoàn thuộc các Cộng đoàn như: Thánh Linh, St. Columban, Tustin, Saddleback, Huntington Beach…. cộng thêm phần hoạt cảnh Chúa giáng sinh rất rầm rộ và vui nhộn.

Xem hình ảnh

Năm nay tham dự Buổi trình diễn Thánh ca chỉ là nhóm các anh chị em Ca đoàn hát lễ 6:30 chiều thứ Bảy với khoảng 50 ca viên và một số các em ca đoàn thiếu nhi dưới sự điều khiển của anh ca trưởng Phạm minh Trang. Theo như ý định của Cha Nguyễn kim Long, phó xứ Tam Biên và là Trưởng ban Tổ chức, muốn thử nghiệm một hình thức trình diễn thánh ca mới với những bài hát lớn, được phổ nhạc nhiều bè, đã đi vào lòng người và được thể hiện qua tiếng hát điêu luyện và có chiều sâu hơn. Anh ca trưởng Phạm minh Trang và các anh chị em ca viên đã hy sinh tập luyện rất kỹ càng và sự khổ luyện của họ đã được thể hiện và chứng minh trong đêm trình diễn.

Đêm trình diễn Thánh ca, dù trời mưa gió của California, nhưng đã không ngăn cản được lòng yêu mến Thánh ca Giáng sinh của nhiều người từ cộng đoàn Tam Biên và khắp các nơi trong quận Cam. Trong đêm đặc biệt này, có sự hiện của cha xứ Nguyễn văn Tuyên, các cha Nguyễn kim Long, Trưởng ban Tổ chức, Trần cao Thượng, Antonio Lopez, Vũ Hân ở nhà hưu Bùi chu, Nguyễn Hảo đang du học tại Hoa Kỳ, các sơ Dòng Nữ tỳ Chúa Giêsu Linh mục và Dòng Mến Thánh giá Los Angles, Ông chủ tịch Hội đồng Mục vụ giáo xứ, Ông chủ tịch và BCH Cộng đoàn, các vị cựu chủ tịch, quí khách, quí ân nhân và khoảng 500 khán giả. Các đài truyền hình: Little Saigon TV, VNA… đã đến thu hình và chiếu cho nhiều người không có điều kiện tham dự có cơ hội theo dõi.

Chương trình của Đêm Thánh ca với những bài hát của các tác giả nổi tiếng viết về Giáng sinh như: Kinh Cầu Giáng Sinh, Ave Maria, Lời Ru Thánh, Đêm Thánh Vô Cùng, Cao Cung Lên, Tiếng Hát Thiên Thần và Hang Belem…., đã được các anh chị em ca viên dưới sự điều khiển của ca trưởng Phạm minh Trang thể hiện với một cảm nghiệm thất sâu lắng và kỹ thuật. Bên cạnh đó, tiếng đàn violin và piano của 2 nghệ sĩ Vương Hương và Lưân Vũ cũng làm cho lòng người tham dự cảm nhận sự bình an của ngày Chúa ra đời.

Sau khoảng 2 tiếng đồng hồ, Đêm Thánh ca Giáng sinh đã được khép lại với lời cám ơn của cha Trưởng ban tổ chức đến ca đoàn, quí cha, quí sơ, quí vị ân nhân, các anh chị em thiện nguyện và những người tham dự.
 
Nhạc Chủ đề bế mạc Năm Thánh và hành Hương La Vang: Thuyền về Bến Mẹ
LM Minh Anh, tiếng hát Bảo Yến
18:54 28/12/2010
Nhạc Chủ đề bế mạc Năm Thánh
và hành Hương La Vang:

Thuyền về Bến Mẹ
Sáng tác: LM Minh Anh
Trình bầy: Ca sĩ Bảo Yến