Ngày 22-12-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Đấng cứu độ đã sinh ra giữa những thường dân
Lm Jude Siciliano, OP
18:00 22/12/2011
THÁNH LỄ GIÁNG SINH_ LỄ NỮA ĐÊM
Isaia 9: 1-6; Tv 96; Titô 2: 11-14; Luca 2: 1-14

Đây là Lễ Đêm Giáng Sinh. Có nhiều nến sáng xung quanh nhà thờ. Máng cỏ, với hài nhi mới sinh, được đặt bên cạnh thánh đường. Ca đoàn được tập dợt kỹ lưỡng, tiếng hát của cộng đồng thì đầy đặn hơn và rộn rã hơn những ngày thường – nhất là đối với cộng đồng Công giáo! Tất nhiên, bài đọc Tin mừng lúc đáng chú ý nhất khi chúng ta được nghe lại trình thuật của thánh Luca về sự sinh hạ của Đức Kitô.

Vì thế, nhà giảng thuyết không thể không giảng về bài Tin mừng của ngày hôm nay. Nhưng có lẽ, đối với suy tư của chúng ta và đối với nhà giảng thuyết đáng quý dám liều lĩnh, chúng ta tập trung vào những bài đọc khác như điểm xuất phát cho việc hạ sinh của Đức Giêsu và ý nghĩa của việc hạ sinh đó đối với cuộc đời của chúng ta.

Ví dụ, trọng tâm của bài đọc trong thư thánh Phaolô gởi cho ông Titô là gì? Ông là cộng sự viên giảng dạy của Phaolô và chính Phaolô đã đặt ông làm người đứng đầu giáo hội mới ở Côrintô. Cộng đoàn mới cùng với người lãnh đạo còn non kinh nghiệm này cần sự hướng dẫn, và vì thế, thư của thánh Phaolô hướng dẫn ông Titô về mẫu người lãnh đạo mà ông nên noi theo, và ngài cũng đưa ra những chỉ dẫn về cách hành xử trong đời sống của cộng đoàn. Thư gởi ông Titô có thể chỉ mang tính hướng dẫn nhưng điều quan trọng là những nguyên tắc cư xử không hẳn là nguồn mạch căn bản đối với đời sống của Giáo hội. Đời sống tín hữu bắt đầu từ một tặg phẩm, như câu mở đầu thư Titô đã viết: “Ân sủng của Thiên Chúa đã được biểu lộ, đem ơn cứu độ đến cho mọi người.”

Bài đọc hôm nay từ thư Titô là một “khóa học ngắn hạn trong Kitô giáo” (Những ai đã tham dự tĩnh tâm Cursillô sẽ nhận ra cụm từ này). Trong khi bài Tin mừng hôm nay lại tập trung vào việc Đức Kitô giáng sinh, thì thư Titô lại có nhấn mạnh khác – một chủ đề khác của Mùa Vọng – sự quang lâm lần thứ hai của Đức Kitô. Người giảng thuyết có thể bắt đầu với sự kiện mà chúng ta đang mừng kính đêm nay, việc sinh hạ của Đấng Cứu Thế. Nhưng chúng ta cũng được nhắc nhở về một ân sủng khác mà chúng ta kiếm tìm đêm nay, sự canh tân đức tin của chúng ta trong ngày Đức Giêsu trở lại. Đấng đã sinh ra giữa chúng ta như Đức Chúa và Đấng Cứu Thế sẽ trở lại. Thánh Phaolô khích lệ niềm hy vọng của chúng ta khi chúng ta đang mong chờ Đức Kitô ngự đến. Niềm hy vọng vào tương lai đó đã thắp sáng những ngày hiện tại của chúng ta vì “ân sủng đã được biểu lộ, đem ơn cứu độ đến cho mọi người” sẽ giữ chúng ta kiên tâm với những việc làm mà chúng ta thể hiện nhân danh Đức Kitô, khi chúng ta mong đợi Người trở lại.

Vì những điều trước tiên đã được ban cho chúng ta, thánh Phaolô giờ đây nhấn mạnh đến những lĩnh vực luân lý trong cuộc sống chúng ta. Ngài mời gọi ông Titô và cộng đoàn của ông hãy “sống chừng mực, công chính và đạo đức ở thế gian này…” Cách hành xử của chúng ta cần phải thay đổi vì những gì Thiên Chúa đã thực hiện cho chúng ta.

Việc mừng kính sự sinh hạ của Đức Kitô có những áp dụng cho đời sống chúng ta. Ân sủng không chỉ là một món quà, nhưng theo thánh Phaolô, nó còn là một ngôi trường “đào tạo” hoặc là giáo huấn cho chúng ta. Vì ân sủng đã đến qua việc sinh hạ của Đức Kitô, nên chúng ta được chỉ dạy và có khả năng sống một đời sống mới và có thể “từ bỏ lối sống vô luân và những đam mê trần tục.” Vì thế, trong khi chúng ta không hề muốn làm lu mờ ánh sáng của ngày hôm nay đối với trẻ em, thì người lớn chúng ta nghe được tin vui và việc Đức Kitô giáng trần đang đặt ra trước mắt chúng ta một thách đố.

Bây giờ, chúng ta trở lại với câu chuyện của thánh Luca về sự hạ sinh của Đức Kitô. Trong mùa Giáng Sinh này chúng ta có thể có cơ hội xem trên truyền hình bộ phim “A Charlie Brown Christmas.” Trong đó, có cảnh Charlie Brown ấm ức hỏi rằng: “Ở đây có ai biết Lễ Giáng Sinh là gì không?!” Và Linô trả lời bằng cách trích dẫn chuyện kể của thánh Luca về các mục đồng. Tin mừng và “học giả Thánh kinh” Linô nhắc chúng ta rằng Lễ Giáng Sinh không phải là những gì mà văn hóa trần tục này nói đến. Lễ Giáng Sinh cũng không phải là cái Kindle hiện đại, cái iPad, chiếc xe hơi đời mới nhất, càng không phải là ánh sáng lấp lánh trong các cửa hàng. Lễ Giáng Sinh theo trình thuật của thánh Luca thì lạnh lẽo và bình dị, ngược hẳn với không khí rộn rã trong suốt cả mùa này. Đúng hơn, đó là Tin mừng của niềm hy vọng, đặc biệt là mùa của những người thất nghiệp, vô gia cư và của những ai mất nơi nương tựa vì sự suy thoái kinh tế, trong đó có cả chúng ta.

Sự sinh hạ của Đức Kitô diễn ra trong triều đại của Cêza Augustô và quan tổng trấn Quiriniô. Đó là những tên tuổi lớn thời bấy giờ, những nhà lãnh đạo có toàn quyền trên thế giới mà Maria và Giuse sống. Nhưng câu chuyện cho thấy rằng chính Thiên Chúa mới có quyền và ban hành một loại chiếu chỉ khác với chiếu chỉ của Cêza đã đưa ra. Thánh Luca chỉ ra cách thức Thiên Chúa có thể sử dụng quyền lực trần thế để hoàn thành những ý định của Người. Hãy nhớ rằng chính vua Sirô nước Ba tư đã trở thành khí cụ của Thiên Chúa để giải phóng dân Do Thái khỏi lưu đày (Is 45).

Đấng Cứu Độ của nhân loại đã sinh ra giữa những thường dân, những người không có thế lực chính trị mà cũng chẳng có vỏ bọc kinh tế. Những người đầu tiên được nghe tin vui và trọng đại về việc sinh hạ của Đấng Cứu Độ không phải là Cêza, cũng chẳng phải những quần thần của Quiriô hay những quan chức trong các cung điện, nhưng là những người chăn cừu đang làm công việc tầm thường trên cánh đồng. Thiên Chúa là Đấng cai quản thế giới và ân huệ của Người chiếu tỏa trên những người nghèo. Đây là đề tài mà thánh Luca sẽ nói xuyên suốt Tin mừng của ngài.

Hài nhi được bọc trong khăn tã và đặt nằm trong máng cỏ là sự nhắc nhở cho chúng ta ngày nay về 15 triệu trẻ em (21% trên tổng số trẻ em) đang sống trong cảnh nghèo khổ trên đất nước này. Theo thống kê về sự nghèo đói của liên bang, mỗi năm cứ 4 gia đình thì có một gia đình thu nhập chỉ 22,05 đôla Mỹ, nhưng Trung Tâm Trẻ Em Nghèo Đói của Quốc Gia nói rằng số tiền phải gấp đôi mới có thể tạm đủ chi tiêu cho bình quân mỗi gia đình đó. Dựa vào thống kê này, Trung Tâm nói rằng 42% trẻ em sống trong những gia đình có mức thu nhập quá thấp.

Thánh Luca không thuật lại một câu chuyện hoàn toàn mới, nhưng trong mỗi lần tiếp theo ngài lại kể thêm về những điều đã khởi sự từ ban đầu. Câu chuyện về việc sinh hạ của Đức Giêsu chứa đựng những chủ đề ứng nghiệm từ những lời loan báo của các ngôn sứ Dothái, chẳng hạn như, Nhà Đavít, sự mỏi mòn mong chờ Đấng Mêsia, thành phố Bêlem, v.v… Thiên Chúa của Tân Ước cũng chính là Thiên Chúa trong Thánh Kinh của người Hípri.

Đó là một câu chuyện dài bắt đầu với giao ước mà Thiên Chúa đã thiết lập với ông Abraham và bà Sara, mặc dù nhiều lần và nhiều cách con người đã phá vỡ lời giao ước đó, nhưng Thiên Chúa luôn chứng tỏ lòng trung thành với lời đã hứa. Nhiều lần con người đã chối bỏ Thiên Chúa, nhưng Người không bỏ rơi chúng ta. Người giảng thuyết có thể nhấn mạnh vào tình yêu vững bền của Thiên Chúa, thậm chí cả khía cạnh tội lỗi và sự chống cưỡng của chúng ta.

Hoàng đế Cêza Augustô ra lệnh kiểm tra dân số là Octavianô. Sự thăng tiến quyền lực của ông đem lại niềm hy vọng cho những ai thuộc Đế Quốc Rôma, luật lệ của ông thì nhẹ nhàng, kiên quyết, hứa hẹn một nền hòa bình và yên ổn. Nhưng những người kế vị của ông lại không đáp ứng những nguyện vọng đó, dân chúng thời đại của thánh Luca kinh nghiệm chuyện này hơn ai hết. Người ta không thể tìm thấy Đấng Cứu Độ nhân loại trong bất cứ quyền lực nào của con người hay trần thế. Thánh Luca mời gọi chúng ta hãy cẩn trọng xét xem chúng ta đặt niềm hy vọng và sự an toàn của mình nơi đâu. Luật của các hoàng đế đã qua đi; nhưng quyền thống trị của Thiên Chúa thì còn mãi, dẫu cho nguồn gốc và sự hiện diện của nó có khiêm tốn ra sao trong thế giới chúng ta ngày nay.
Chuyển ngữ: Anh em HV Đaminh Gò-Vấp


CHRISTMAS MIDNIGHT
Isaiah 9: 1-6; Psalm 96; Titus 2: 11-14; Luke 2: 1-14

It’s Midnight Mass (most likely earlier, to accommodate families). There are lots of lighted candles around the church. The manger, with the newborn child, is set on the side in the sanctuary. The choir is well-rehearsed and the congregation’s singing is fuller and more robust than usual – rather rare for a Catholic community! Of course, the gospel reading is a highlighted moment as we hear Luke’s narration of the birth of Christ.

So, it is going to be very hard for a preacher not to preach from tonight’s gospel. But maybe, for our own reflection and for the rare preacher who is willing to take a risk, we might focus on one of the other readings as our jumping-off point to the Nativity and its significance for our lives.

For example, what about focusing on the reading from Titus? He was a co-preacher with Paul who set him as head of the new church in Crete. This new community and its fledgling leader needed guidance and so Paul’s letter instructs Titus on the kind of leader he should be and he gives directives for the community’s manner of life. The Letter to Titus may be instructive but, as important as they are, rules for behavior is not the primary source for the life of the church. The life of the faithful begins with a gift, as our opening line states, "The grace of God has appeared, saving all."

Tonight’s reading from Titus is a "short course in Christianity." (Those who have made a Cursillo retreat will recognize that term.) While tonight’s gospel focuses on Christ’s birth, Titus has a second emphasis – the other theme of Advent – Christ’s second coming. The preacher might begin with the event we are celebrating this night, the birth of the Savior. But we are also reminded of another grace we seek tonight, the renewal of our faith in Christ’s return. The One who was first born among us as our Lord and Savior will return. Paul encourages our hope as we look forward to Christ’s coming. That hope for the future puts light on our present days for "the grace that has appeared, saving all" will keep us firmly committed to the acts we perform in Christ’s name, as we wait for his return.

Because of what has first been given us, Paul can now emphasize the ethical ramifications for our life. He calls Titus and his community to "live temperately, justly and devoutly in this age…." Our behavior must and can change because of what God has already done for us.
Celebrating Christ’s birth has implications for our lives. Grace is not only a gift, according to Paul, it is a school of "training" or discipline for us. Because of the arrival of grace, through Christ’s birth, we are taught and enabled to live new lives and can "reject godless ways and worldly desires." So, while we want to do nothing that will dampen the light of this day for the children, we adults hear the joyful good news and the challenge Christ’s birth places before us.
Now let’s turn to Luke’s story of Christ’s birth. During this Christmas season you may get a chance to watch on television "A Charlie Brown Christmas." In one scene Charlie Brown asks in frustration, "Is there anyone here who knows what Christmas is all about?!" And Linus answers by quoting Luke’s narrative of the shepherds. The gospel and the "biblical scholar" Linus, remind us that Christmas isn’t about what our secular culture proclaims. It’s not about the latest Kindle, I Pad, newest car, or the glitter in the malls. Luke’s narrative is stark and simple, standing in contrast to the allures of the season. It’s more a gospel of hope, especially for this season’s unemployed, homeless and those who have lost homes because of the financial mess we are in.

Christ’s birth happened during the reign of Caesar Augustus and the local rule of Quirinius. Those were the big names of the day, the rulers who seemed to be in charge of the world in which Mary and Joseph lived. But the story reveals that God is in charge and has issued a different kind of the decree than the one Caesar did. Luke shows how God can use secular power to accomplish God’s goals. Remember it was the Persian king Cyrus who was God’s instrument to free the Israelites from exile (Isaiah 45).

The Savior of the world is born among humble people who have no political or financial clout. The ones who first hear the great and good news of his birth aren’t in Caesar or Quirinius’ courts or palaces, but shepherds doing their lowly work in the fields. God is the one in charge of the world and God’s favor shines on the poor. This will be a theme Luke will return to throughout his gospel.

The child wrapped in swaddling cloths lying in a manger is a reminder today of the 15 million children (21% of all children) living in poverty in our country. The federal poverty level is $22,050 a year for a family of four, but the National Center for Children in Poverty says that it takes twice that to cover expenses for an average family. Based on that statistic, the NCCP says 42% of children live in low-income families.

Luke isn’t telling an entirely new story, but more a continuation of one already begun. The story of Jesus’s birth contains fulfillment themes from the Jewish prophets, e.g. the House of David, the long-awaited Messiah, the town of Bethlehem, etc. The God of the New Testament is not different from the God of the Hebrew Scriptures.

It is a long story that started with a covenant God made with Abraham and Sarah and, despite the many human failures along way, God has proved faithful to that promise. Humans may have given up on God many times, but God hasn’t given up on us. The preacher might want to focus on God’s loving persistence even in the face of our sins and resistance.

The Caesar Augustus who ordered the census was Octavian. His rise to power gave hope to those in the Roman Empire, for his rule was benign and stable and offered a promise of peace and security. But his successors had not fulfilled those hopes, as the people of Luke’s time came to experience. Humanity’s savior would not be found in any human authority or world power. Luke invites us to examine where we have placed our hopes and security. The rule of the Caesars has passed; but God’s dominion does not – no matter how humble its origins or its presence in our world today.

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Những lời Chúc Giáng Sinh từ Australia
VietCatholic Network
16:26 22/12/2011
Đức Tổng Giám Mục Giuseppe Lazzarotto sinh năm 1942. Ngài được thụ phong linh mục năm 1967 và được tấn phong Giám Mục hiệu tòa Numana vào năm 1994. Ngài đã từng là sứ thần Tòa Thánh tại Jordan, Iraq, Ireland trước khi được Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 bổ nhiệm làm sứ thần Tòa Thánh đại diện cho Đức Thánh Cha tại Úc Đại Lợi vào năm 2007.

Thấu hiểu hoàn cảnh của đất nước và Giáo Hội Việt Nam, nhân mùa Giáng Sinh, qua mạng lưới điện toán toàn cầu VietCatholic, ngài đã gởi đến cộng đoàn Việt Nam trên đất nước Úc và trên toàn thế giới những tâm tình sau đây:

I’m very pleased to be here today, to honour the pastoral ministry, but also to have the opportunity to present my best wishes for a very Blessed and Merry Christmas to the Vietnamese community, those here in Australia and throughout the world.

I know how faithful they are to the Church and to Jesus Christ, and to God. I’m privileged to have the assistance of three Vietnamese sisters and through them I can appreciate the strong faith of the Vietnamese people, and I pray that this faith, this generosity will bear many fruits for the Church in Australia and throughout the world wherever they are.

A very blessed and merry Christmas to you all.

Giuseppe Lazzarotto, Apostolic Nunciature in Australia

Tôi rất hân hạnh hiện diện nơi đây để vinh danh công việc mục vụ nhưng đồng thời cũng để có cơ hội đưa ra lời cầu chúc tốt đẹp nhất cho một Mùa Giáng Sinh đầy muôn phúc lành và hạnh phúc cho các cộng đoàn Việt Nam trên đất nước Úc này và trên toàn thế giới.

Tôi biết rõ lòng trung tín của anh chị em đối với Giáo Hội và Chúa Giêsu Kitô, và với Thiên Chúa.

Tôi có đặc ơn là được 3 nữ tu Việt Nam phụ giúp trong công việc và qua họ, tôi cảm nhận được đức tin mạnh mẽ của người Việt Nam. Tôi cầu nguyện để đức tin này, sự quảng đại này sẽ mang lại nhiều hoa trái cho Giáo Hội tại Úc Châu và trên toàn thế giới bất cứ nơi đâu có người Việt hiện diện.

Cầu chúc Mùa Giáng Sinh muôn ơn lành và hạnh phúc cho tất cả anh chị em.

Bên cạnh đó, Đức Tổng Giám Mục Philip Wilson, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Úc Đại Lợi cũng cầu chúc các cộng đoàn Việt Nam tại Úc và trên toàn thế giới như sau:

I’d like to offer my Christmas wishes to all the members of the Vietnamese Catholic Community in Australia and around the world praying that they’ll have a blessed and Holy Christmas.

A time of peace for everybody and a time of joy for all the families in our community.

May God bless you and keep you happy.

Archbishop Philip Wilson, the President of Australian Catholic Bishops' Conference

Tôi xin gởi đến anh chị em thuộc cộng đoàn Công Giáo Việt Nam trên đất Úc và trên thế giới những lời chúc Giáng Sinh tốt đẹp nhất cầu xin Chúa cho anh chị em được hưởng một mùa Giáng Sinh muôn ơn lành và thánh thiện, xin cho anh chị em được hưởng một thời gian thanh bình, một thời gian đầy niềm vui cho các gia đình và cộng đoàn.

Xin Chúa ban phúc lành cho anh chị em và gìn giữ anh chị em trong hạnh phúc.

Bên cạnh đó, Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Long, vị Giám Mục Việt Nam đầu tiên và cũng là Giám Mục Á Châu tiên khởi của Giáo Hội Úc Châu cũng gởi đến chúng ta lời chúc Giáng Sinh từ tổng giáo phận Melbourne, Australia.
 
Trẻ em Đại Hàn cám ơn Đức Thánh Cha vì đã phục vụ cho nhân loại
Bùi Hữu Thư
09:10 22/12/2011
Tòa đại sứ đánh dấu dịp kỷ niệm thụ phong linh mục năm thứ 60 của Đức Thánh Cha Benedict XVI bằng một cuộc bốc thăm trúng giải

VATICAN, ngày 21, tháng 12, 2011 (Zenit.org).- Ba trẻ em Đại Hàn hôm nay đại diện cho các bạn hữu để cám ơn Đức Thánh Cha Benedict XVI về tình yêu ngài dành cho dân chúng quốc gia này và, việc ngài phục vụ cho nhân loại.

Trong buổi triều kiến chung hôm nay, ba em đã trình lên Đức Thánh Cha một hồ sơ chứa đựng các lá thư và các giải bốc thăm của 33 người bạn trong một cuộc thi đua do tòa đại sứ Đại Hàn tại Tòa Thánh tổ chức và được đăng trong nhật báo Công Giáo Đại Hàn (Korean Catholic daily "Pyeonghwa Shinmun.")

Trên 1.200 trẻ em từ khắc các nơi trên quốc gia Đại Hàn đã tham dự vào cuộc thi đua này được tổ chức nhân dịp kỷ niệm Đức Thánh Cha Benedict XVI thụ phong linh mục được 60 năm.

Theo một thông cáo của tòa đại sứ Đại Hàn gửi Tòa Thánh, mục đích của cuộc thi đua là để "cảm tạ Đức Thánh Cha về việc ngài phục vụ nhân loại không ngưng nghỉ và về tình thương yêu lớn lao ngài dành cho người dân Đại Hàn...Biến cố này sẽ giúp cho Giáo Hội và xã hội Đại hàn cổ võ cho ơn gọi Công Giáo, và gia tăng cảm nghiệm chung về đức tin của người Công Giáo Đại Hàn ('sensus fidei' of Korean Catholics.")

Trong Thánh Lễ nửa đêm, một trẻ em sẽ đọc Lời Nguyện Giáo Dân, và hai em sẽ dâng của lễ, và hai em sẽ mang hoa dâng cho máng cỏ, và thêm hai em nữa sẽ được lãnh nhận Mình Thánh Chúa từ tay Đức Thánh Cha.
 
Để mừng ''Một lễ Giáng Sinh thực sự Kitô giáo''
Nguyễn Trọng Đa
09:28 22/12/2011
Để mừng "Một lễ Giáng Sinh thực sự Kitô giáo"

Bài Giáo Lý của ĐTC Biển Đức XVI về lễ Giáng sinh

ROMA - "Tôi muốn chúc tất cả các bạn và gia đình mừng một lễ Giáng sinh thực sự Kitô giáo": đây là lời chúc của ĐTC Biển Đức XVI vào cuối bài giáo lý của Ngài bằng tiếng Ý, sáng ngày 21-12-2011 tại Sảnh đường Phaolô VI ở Vatican, chuẩn bị cho lễ Giáng sinh.

ĐTC Biển Đức XVI nói: “Tôi muốn chúc tất cả các bạn và gia đình mừng một lễ Giáng sinh thực sự Kitô giáo, để cho các lời chúc mừng cho nhau nhân ngày này diễn tả được niềm vui, vì biết rằng Chúa đến gần chúng ta, và muốn đi với chúng ta trên con đường đời”.

ĐTC Biển Đức XVI cầu mong: “Trong xã hội ngày nay, chúng ta hãy làm sao để cho lời chúc mừng nhau không mất đi giá trị tôn giáo sâu đậm của nó, và làm sao để ngày lễ này không bị hấp thu bởi dáng vẻ bề ngoài, vốn đụng đến dây tơ lòng. Trong khi các dấu hiệu bên ngoài là đẹp và quan trọng, xin cho chúng không làm chúng ta phân tâm, nhưng giúp chúng ta sống lễ Giáng sinh trong ý nghĩa xác thực nhất, ý nghĩa thiêng liêng và Kitô giáo, cũng như làm cho niềm vui của chúng ta không hời hợt nhưng sâu lắng”.

ĐTC Biển Đức XVI giải thích ý nghĩa của lễ Giáng Sinh này, cho "hôm nay": "Với phụng vụ lễ Giáng sinh, Giáo Hội đưa chúng ta vào mầu nhiệm Nhập Thể. Đây không phải là lễ kỷ niệm đơn giản của sự kiện Chúa Giêsu ra đời, nhưng là một mầu nhiệm sâu sắc tiếp tục ghi dấu ấn cho lịch sử nhân loại ngày nay. Lễ Giáng sinh quan tâm đến đức tin và sự tồn tại của tôi. Làm thế nào có thể được như vậy? Chúa Giêsu sinh ra ‘hôm nay’ là một sự kiện đi vào toàn bộ lịch sử và vũ trụ".

ĐTC Biển Đức XVI nhắc lại rằng "trong truyền thống Kitô giáo, các năm được tính từ ngày sinh của Con Thiên Chúa", và rằng "từ lúc đó, Thiên Chúa đến gần loài người": "Nơi Hài nhi nằm trong Máng cỏ, chúng ta có thể nhận ra Chúa và gặp gỡ Chúa trong một 'hôm nay' không hề kết thúc".

Đức Giáo Hoàng cũng nhấn mạnh sự liên kết giữa hai lễ mừng của ơn cứu độ, đó là lễ Giáng sinh và lễ Phục sinh, khi Ngài nói: "Sự ra đời của Chúa Giêsu đưa đến cuộc khổ nạn và sự phục sinh của Ngài, bởi vì mầu nhiệm Nhập Thể và mầu nhiệm Vượt Qua là các phần của một công việc cứu chuộc duy nhất của Chúa Kitô. Chúa đã mặc xác phàm để chiến thắng sự chết và tội lỗi".

Đức Giáo Hoàng tóm lược: “Vào lễ Giáng sinh, xuất hiện Chúa Kitô Cứu Thế, mặt trời công chính, xua tan bóng tối của thế gian và của cuộc đời chúng ta. Các bạn thân mến, hãy tiếp nhận ánh sáng do Hài Nhi mang đến, để ánh sáng này biến đổi chúng ta. "

ĐTC Biển Đức XVI kết luận: "Chúng ta hãy mừng lễ Giáng sinh, bằng cách chiêm ngắm con đường đi của tình yêu vô bờ bến của Chúa, để nâng chúng ta lên với Ngài. Chúc mừng lễ Giáng sinh vui vẻ và thánh thiện cho tất cả anh chị em, đặc biệt cho thiếu nhi”. (ZENIT.org 21-12-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Binh lính Bắc Hàn cướp lương thực của dân khi họ lo sợ điều tồi tệ nhất xảy đến
Lã Thụ Nhân
09:31 22/12/2011
Binh lính Bắc Hàn cướp lương thực của dân khi họ lo sợ điều tồi tệ nhất xảy đến

Seoul (AsiaNews) – Khi Bắc Triều Tiên tiếp tục thương tiếc cái chết của ‘vị lãnh tụ kính yêu’, ít nhất là theo tuyên truyền của chế độ thống trị kiểu Stalin, tình hình ở đất nước này tiếp tục xấu đi. Một nguồn tin cho hãng AsiaNews hay tình hình chính trị hiện nay không chắc chắn, "các viên chức địa phương cướp đi nguồn lương thực cuối cùng dành để cung cấp cho người dân vốn được tích trữ trong các doanh trại. Điều này đã được dự liệu vì họ muốn sống sót bằng mọi giá. Nơi đây bạn chỉ có thể sống khi bạn có lương thực và một cây súng trường. Giá gạo đã tăng vọt trên thị trường chợ đen, nhưng người dân không đủ khả năng để mua".

Những bất công như vậy "xảy ra ở mọi tỉnh, cả những vùng dọc biên giới với Trung Quốc, nơi các binh lính hống hách hơn những nơi khác. Người dân đã phải rơi lệ trước cái chết của Kim vì nhiều lý do, trước hết vẫn là nỗi đau chết đói. Giờ mọi người đang muốn biết điều gì sẽ xảy ra ở Bình Nhưỡng. Tôi nghĩ rằng mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ hơn".

Trong khi đó, cuộc chiến quyền lực để hợp pháp hoá người thừa tự đang diễn ra. Trên thực tế, Kim Jong-un đang chuẩn bị hoạt động công khai đầu tiên của mình với bài diễn văn trước quốc dân vào ngày 01 tháng Giêng để trình bày đường lối chỉ đạo cho năm 2012. Các nhà phân tích chính trị cảnh báo đó sẽ là thời điểm quan trọng để xem Kim Jong-un sẽ ủng hộ quân đội hay đảng.

Học giả Kim Yeon-soo, người giảng dạy tại Đại học Quốc phòng Quốc gia Hàn Quốc ở Seoul cho hay: "Quyền lực của người thừa tự liên quan chặt chẽ với các ủy ban quân sự của Đảng và Bộ Quốc phòng. Các vị tướng thường trực thì trung thành với cha và ông nội (của Kim Jong-un), nhưng không tin tưởng anh ta vì anh còn quá trẻ. Để buộc mọi người chấp nhận, hoặc là anh ta phải thay thế họ, hoặc là phải thuyết phục lôi kéo họ về phía mình. Nếu chọn giải pháp trước, anh ta có thể châm ngòi cho một cuộc đảo chính".

Theo học giả, "chế độ Bắc Triều Tiên hiện nay không có ý thức hệ cụ thể. Nó chỉ dựa trên một hệ thống khen thưởng, tiền bạc hoặc "quà cáp chính trị", mà nhà độc tài ban phát cho những người trung thành với mình. Đây là lý do tại sao Kim Jong-un sẽ cố gắng mua chuộc những người nắm giữ quyền lực thực sự. Tất nhiên, những người được mua chuộc có thể nghĩ rằng họ có thể thi hành mà không cần anh ta".

Trong khi đó, Trung Quốc lên tiếng hậu thuẫn cho vị họ Kim đời thứ ba, và được gán cho là "người nối nghiệp vĩ đại" trên báo chí Trung Quốc.

Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã đến đại sứ quán Bắc Triều Tiên tại Bắc Kinh để gặp vị đại sứ bày tỏ lời chia buồn của mình về cái chết của Kim Jong-il. Thủ tướng Ôn Gia Bảo sau đó cũng noi theo.
 
Kitô giáo là tôn giáo lớn nhất thế giới
Lã Thụ Nhân
09:32 22/12/2011
Kitô giáo là tôn giáo lớn nhất thế giới

Rôma (AsiaNews) – Kitô giáo vẫn là tôn giáo lớn nhất thế giới. Theo một cuộc khảo sát của Trung tâm nghiên cứu Pew có trụ sở tại Hoa Kỳ thì khoảng một phần ba dân số thế giới - 2,18 tỷ - được xác định là Kitô hữu. Người Hồi giáo chiếm 1,6 hay 23,4% dân số thế giới. Khoảng một nửa số Kitô hữu là người Công Giáo, người Tin Lành chiếm 37%, người Chính Thống chiếm 12%, và phần còn lại là các giáo phái nhỏ mệnh danh Kitô giáo.

Nhìn chung, các Kitô hữu đại diện cho cùng một tỷ lệ phần trăm dân số thế giới như cách đây 100 năm. Mặc dù con số đã tăng gần bốn lần, từ khoảng 600 triệu năm 1910 lên hơn 2 tỷ năm 2010, toàn bộ dân số thế giới cũng đã tăng lên nhanh chóng, từ khoảng 1,8 tỷ năm 1910 lên 6,9 tỷ vào năm 2010. Kết quả là, các Kitô hữu gần như chiếm cùng một phần của dân số thế giới ngày nay (32%) như tương tự một thế kỷ trước (35%).

Nếu tỷ lệ các Kitô hữu đã không thay đổi nhiều, nhưng trong phân bố thì có sự tăng trưởng ở Phi Châu và Á Châu. Năm 1910, 66,3% Kitô hữu sống ở Âu Châu, 27,1 ở Mỹ Châu, 4,5% ở Á Châu - Thái Bình Dương, 1,4% ở vùng cận Sahara Phi Châu và 0,7% ở Trung Đông và Bắc Phi. Ngày nay, tình hình là hoàn toàn khác đi. Âu Châu đứng thứ hai với 25,9% so với 36,8% ở Mỹ Châu. Cận Sahara Phi Châu có 23,6% Kitô hữu, trong khi Á Châu - Thái Bình Dương có 13,1%. Gần như không có sự thay đổi ở Trung Đông và Bắc Phi, từ 0,7 xuống 0,6%.

Sự phân bố Kitô là khác biệt đáng kể ở một khía cạnh khác. Một thế kỷ trước, Bắc Địa Cầu (thường được xem là Bắc Mỹ, Âu Châu, Úc, Nhật Bản và New Zealand) có số Kitô hữu gấp hơn 4 lần Nam Địa Cầu (phần còn lại của thế giới). Giờ thì 61% các Kitô hữu ở phía Nam và 39% ở phía Bắc.

Ở cận Sahara Phi Châu, các Kitô hữu chiếm 9% dân số năm 1910, giờ là 63%. Ở khu vực Á Châu -Thái Bình Dương, năm 1910 là 3%, giờ là 7%.

Có 158 trong số 232 quốc gia và vùng lãnh thổ trong cuộc nghiên cứu này có Kitô hữu chiếm đa số. Tuy nhiên, hầu hết các nước có Kitô chiếm đa số là các nước tương đối nhỏ. Ngược lại, cũng có Kitô giáo chiếm thiểu số quan trọng ở một số quốc gia đông dân nhất thế giới.

Chẳng hạn Trung Quốc và Ấn Độ có Kitô giáo thiểu số lớn nhất, 67 và 32 triệu (5 và 2,6%). Theo sau là Indonesia với 21 triệu (8,8%). Con số Kitô hữu Hàn Quốc là 14,1 triệu (44,8%), 7 triệu của Việt Nam (8,0%). Kazakhstan ở vị trí thứ chín với 4,1 triệu (26,2%).
 
Tên miền vatican.xxx không phải của Tòa Thánh!
Tiền Hô
09:34 22/12/2011
Tên miền vatican.xxx không phải của Tòa Thánh!

VATICAN, 21 Tháng Mười Hai 2011 (La Stampa) - Gần đây, nhiều hãng truyền thông loan tin rằng Vatican đã mua tên miền (web domain) "vatican.xxx" nhằm phòng tránh xẩy ra trường hợp lạm dụng uy tín, vì phần mở rộng ".xxx" vốn được sử dụng cho các trang web "người lớn". Tuy nhiên, linh mục Federico Lombardi - giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh vừa bác bỏ thông tin ấy, ngài giải thích rằng: "Thực ra tên miền này không có sẵn, vì nó đã được người nào đó mua rồi nhưng không phải là Vatican". Phát ngôn viên Vatican nhấn mạnh: "Đây không phải là tên miền do Tòa Thánh hoặc bất kỳ cơ quan trực thuộc nào của Tòa Thánh sở hữu".

Tiền Hô
 
Ngày nay, ba nhà Thông Thái khó mua vàng, nhũ hương và mộc dược để dâng Chúa Hài Đồng.
Tiền Hô
09:35 22/12/2011
Ngày nay, ba nhà Thông Thái khó mua vàng, nhũ hương và mộc dược để dâng Chúa Hài Đồng.

Thời ấy, ba nhà Thông Thái đã lặn lội từ phương Đông mang theo vàng, nhũ hương và mộc dược qua dâng Vua Hài Nhi để tỏ lòng tôn kính. Tuy nhiên ngày nay, họ sẽ phải khó khăn, chật vật lắm mới có được những thứ ấy. Giá vàng đang tăng cao trên thị trường thương mại, các loại mộc dược đã bị ảnh hưởng bởi hạn hán - và cây trầm hương (nhũ hương) có thể sẽ không còn nữa.

Theo Trung tâm Nghiên cứu Hạn hán Quốc tế, giá bán nhựa trầm hương bây giờ có thể lên đến 37,33 Euro một kí lô. Còn mộc dược thì đắt hơn gấp đôi, nhưng giá cả thì rất dễ biến động. Bốn ngày trước lễ Giáng Sinh, giá vàng trên thị trường quốc tế là 1029,20 đồng Bảng Anh (£) một ounce, tăng gần 20% trong năm nay.

Nhưng tin tức tồi tệ nhất dành cho ba nhà Thông Thái là: tuần vừa qua, các nhà sinh thái học người Hà Lan đang nghiên cứu về giống cây trầm hương Boswellia ở Ethiopia cảnh báo rằng: trong 15 năm tới, số lượng cây trầm hương sản xuất ra có thể giảm đi một nửa, và cuối cùng sẽ bị tận diệt hoàn toàn nếu như các vấn đề như đốt rẫy, chăn thả gia súc và côn trùng tấn công không được kiểm soát. Sự tuyệt chủng của giống cây Boswellia sẽ đặt dấu chấm hết cho hoạt động mua bán chất thơm trong suốt hàng nghìn năm qua, vốn đã đạt đến thời hoàng kim trong đế chế La Mã, mà vẫn còn cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp nước hoa và hương liệu đến tận ngày nay. Khoảng 2.000 tấn trầm hương được sản xuất mỗi năm.

Các nhà nghiên cứu đã thu thập dữ liệu dân sinh và sản xuất về các loài khác nhau của Boswellia trong vòng 2 năm trên 13 lô đất, mỗi lô 3 hectare ở Ethiopia. Họ nói rằng chúng đang có sự suy giảm nhanh chóng. Tuy nhiên, nguyên nhân khiến sản lượng bị suy giảm không phải là vì ngành công nghiệp mỹ phẩm, mà là vì gia súc và côn trùng tấn công.

Tiến sĩ Frans Bongers thuộc Đại học Wageningen ở Hà Lan cho biết: "Việc khai thác trầm hương không thể coi là nguyên nhân chính của sự suy giảm sản lượng, nhưng có thể là vì việc chăn thả gia súc, đốt rẫy và các cuộc tấn công của bọ cánh cứng sừng dài". Ông nói thêm: "Số vụ đốt rẫy và cường độ chăn thả gia súc trong khu vực mà chúng tôi nghiên cứu đã tăng lên trong những thập kỷ gần đây. Việc số lượng gia súc tăng mạnh đã khiến cho các hạt giống trầm hương không thể phát triển thành cây con được".

"Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng trong vòng 50 năm nữa, quần thể Boswellia sẽ tàn lụi, số lượng cây giảm đồng nghĩa với việc trầm hương cũng phải chịu chung số phận" (theo The Independent, 21 Tháng Mười Hai 2011).

Tiền Hô
 
ĐTC: những chân trời rộng mở để đón mời Thiên Chúa
Jos. Tú Nạc, NMS
10:48 22/12/2011
Anh Chị Em thân mến,

Sự ra đời của Chúa, vào Thánh Lễ Nửa Đêm, chúng ta hát: “Hôm nay Đấng Cứu Độ ra đời vì chúng ta.” “Hôm nay” – hàng ngày – chúng ta được gọi mời để khám phá sự hiện diện tình yêu cứu chuộc của Thiên Chúa trong giữa chúng ta. Bằng sự ra đời của Chúa Giê-su, Thiên Chúa đến với chúng ta và yêu cầu chúng ta đón nhận Người, để Người có thể được sinh ra trong đời sống chúng ta và làm biến đổi chúng, và thế giới của chúng ta, bởi mãnh lực tình yêu của Người. Nghi thức phụng vụ Giáng Sinh cũng mời gọi chúng ta để suy tưởng sự ra đời của Đức Ki-tô phản diện hậu cảnh của mầu nhiệm vượt qua của Người. Giáng Sinh tự thân tỏ ra vượt phạm vi, vươn tới sự cứu chuộc đã chiến thắng vì chúng ta trên Thánh Giá và sự vinh quang của Phục Sinh. Xin Giáng Sinh này tuôn tràn trên các bạn niềm hân hoan với nhận thức rằng Thiên Chúa đã kề cận chúng ta và ở cùng chúng ta mọi lúc trong đời sống.

Tôi chào tất cả những khách viếng thăm nói tiếng Anh, kể cả nhưng nhóm hành hương đến từ Singapore và Hoa Kỳ. Những lời chào đặc biệt của tôi cùng những chúc lành gửi đến Đại hội Thế giới X của Hiệp hội Quốc tế Chăm sóc Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em. Lời chào của tôi cũng xin được gửi đến những học sinh tiểu học Hàn quốc. Tôi chào mừng những cựu sinh viên của Giáo hoàng Học viện Bắc Mỹ đang làm lễ kỷ niệm ngũ thập chu niên ngày thu phong linh mục của mình, và các sinh viên của Chủng viện Thánh Linh ở Brisban, Úc Đại Lợi. Về phần các bạn và gia đình, tôi cầu xin dồi dào ơn lành của Thiên Chúa. Chúc mừng Giáng Sinh!
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh Ca Hợp Xướng Mừng Chúa Giáng Sinh Tại Giáo Xứ Xóm Chiếu Sàigòn
Giuse Hoàng Thiên Quốc
10:14 22/12/2011
Chương Trình Thánh Ca Hợp Xướng Mừng Chúa Giáng Sinh Tại Giáo Xứ Xóm Chiếu - Sàigòn

Giáo xứ Xóm Chiếu – Tối ngày 22/12/2011 Hòa cùng niềm hân hoan mừng Chúa Giáng Sinh đang diễn ra rộn ràng khắp nơi nơi, niềm hân hoan của mọi thành phần dân Chúa, ai ai cũng náo nức một niềm vui sướng, một không khí từng bừng ngập tràn khắp nẻo đường, đèn muôn sắc lung linh trong không khí se lạnh của mùa đông, tất cả đang hướng về ngày lễ Giáng sinh, ngày của tình yêu Thiên Chúa trải rộng khắp không gian, trải rộng trong chính tâm hồn mỗi người. Đặc biệt là người Kitô hữu. Với tâm tình đó, Giáo xứ cũng tổ chức Chương trình hợp xướng thánh ca Mừng Chúa Giáng Sinh, cùng sự góp mặt của 10 ca đoàn của Giáo xứ.

Xem hình

Là một trong những Giáo xứ lớn nhất của Tổng Giáo phận Tp Hồ Chí Minh, Xóm Chiếu được biết đến với sự thành lập lâu đời (1856). Trải qua bề dày lịch sử, Giáo xứ cũng góp phần lớp cho nền Thánh nhạc Giáo xứ nói riêng mà còn cả toàn giáo phận. Hiện tại, Giáo xứ có 12 Ca đoàn tập hát luân phiên các ngày trong tuần và Chúa nhật.

Đúng 19h15 Đêm Thánh Ca hợp xướng được khai mạc qua lời huấn từ của Cha Chánh xứ Giuse Maria Đoàn Văn Thịnh (Quản hạt Xóm Chiếu), Ngài nhấn mạnh về tâm tình dâng Chúa, tâm tình đơn sơ, dùng lời ca tiếng hát để ca tụng Chúa. Hiện hiện trong đêm hợp xướng có 10/12 ca đoàn tham dự.

Đúng 19h30 Chương trình bắt đầu với sự dẫn dắt một cách hài hòa đầy sáng tạo với những vần thơ ngọt ngào bởi MC Linh mục Giuse maria Nguyễn Đức Hùng, Dòng ĐỒng Công. Các ca khúc lần lượt đường trình bày:

- Đêm uy linh – Thanh Lâm – Cđ Mẹ Trinh Vương

- Kìa trông huy hoàng – Hoài Bắc – Cđ Thiếu nhi Giáo xứ

- Đêm nay – Phaolo Đạt – Cđ Cecilia

- Chúa đã giáng sinh – Lm Thái Nguyên – Cđ Hiền Mẫu

- Đêm tình yêu – Lm Thái Nguyên – Cđ Têresa

- Đêm An bình – Nhạc nước ngoài – Cđ Giuse

- Say Noel – Xuân Ly Băng, Hải Linh – Cđ Clara

- Lời ru Thánh – Ca đoàn Phạt Tạ

- Noel một trời phép lạ - Xuân Ly Băng, Lm Xuân Thảo – Cđ Lòng thương xót Chúa

- Mầu nhiện của tình yêu – Lm Kim Long – Cđ Sao Mai.

Đúng 9h Chương trình kết thúc bằng một bài hát hợp ca Kinh Hòa bình của cộng đoàn, Các Cha cùng cộng đoàn cầm nên cháy trên tay ca vang “ Xin cho con như khí cụ bình an của Chúa” . Trong bầu khí thánh thiên của tình hiệp nhất, Cha Chánh xứ ban phép lành bình an, một đêm tràn đầy niềm vui, hạnh phúc hòa quyện với những nụ cười làm ấm áp thêm con tim của từng người hiện diện.

Giuse Hoàng Thiên Quốc
 
Hà Nội đón Giáng Sinh.
Khánh Huy
10:34 22/12/2011
Hà Nội đón Giáng Sinh.

Năm 1954 khi Cộng Sản tiếp thu Hà Nội, nhà thơ Trần Dần, một đảng viên thao thức trước những bất cập của chính sách lúc bấy giờ, đã thốt lên:

"Tôi bước đi,
Không thấy phố,
Không thấy nhà
Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ."


Ông bị tù với tội danh chống đảng vì hai câu thơ trong “Giai phẩm mùa Xuân” (1956) tỏ ý than trách cái tư duy của "Bác Hồ":

"Xưa nay Người vẫn thiếu tin Người
Người vẫn kinh hoàng trước tương lai."


Hà Nội 57 năm sau vẫn còn những thao thức của Trần Dần mặc cho bề ngoài có những đổi thay với tốc độ chóng mặt.

Phố xá 'hoành tráng' hơn. Những tòa cao ốc mọc lên như nấm thay thế những căn phố mái đỏ khiêm nhượng ngày xưa. Những khu thương mại sang trọng có thương hiệu "Play Boy" dương dương tự đắc nghiêng mình soi bóng hồ "Gươm".

Nhưng đó là cái bề ngoài, theo nghĩa đen và cả nghĩa bóng.

Người dân Hà Nội với thu nhập trung bình 3 triệu một tháng (150 dollars) hầu như không có khả năng mua sắm ở các gian hàng sang trọng và vắng như "Chùa Bà Đanh".

Một phần thịt gà của "Kenturkey Fry Chicken" là tiền chợ một tuần cho gia đình của anh tài xế taxi.

Người ta lái xe vòng quanh hồ Gươm đông lắm, chỉ để ngắm và mơ ước.

Họ bước đi
không còn thấy phố...


Nói đúng hơn là thấy những phố cấm. Những nơi có sự trông chừng của nhân viên "bảo vệ". Hoặc là, tuy không hạn chế nhưng...thân phận nghĩ ngợi, tự cảm thấy chùn chân.

Khả năng của "nhân dân" là chen chúc nhau trên một lộ trình nhỏ hẹp bắt đầu từ Hàng Đào, qua chợ Đồng Xuân và kết thúc ở Hàng Giấy, một tuyến đường dài khoảng 1 km với hàng ngàn người "buôn thúng bán mẹt" bên cạnh những đống rác, ổ gà, nước cống.

Lộ trình này đang thu hút khách du lịch, giá cả đang đắt lên...

Bụi. Nếu so sánh với Saigon, thì Saigon phải được coi là cõi thiên đường dù chưa thể sánh vai với Quốc Tế, và Hà Nội là chốn địa ngục.

Những ai đã từng đi thăm một thành phố "ma" ở giữa sa mạc của nước Mỹ thì sẽ thấy Hà Nội là một phiên bản to gấp trăm ngàn lần. Bụi ở mọi nơi. Một lớp bụi đen phủ kín từ mái nhà của "Phủ Chủ Tịch" cho đến những căn "nhà xí" công cộng và tất cả những gì ở giữa, di động cũng như cố định.

Bụi mù trên các tuyến đường đang sửa chữa đã đành, bụi đọng cả trên lá cây, sân gạch, phòng chờ của nơi linh thiêng nhất của người Cộng Sản Việt Nam: Lăng Bác Hồ.

Và như vậy thì phải hiểu rằng sẽ chẳng có ai bõ công lo cho vấn đề làm sạch thành phố cổ kính này. Những ưu tư có chăng là đổ dồn vào những "qui hoạch" ở ven thành đô, nơi mà người ta xây dựng các xa lộ tối tân và những khu biệt thự tân thời, để phục vụ nhân viên nước ngoài và cán bộ cao cấp.

Còn nhà của nhân dân vẫn là những căn phòng tối tăm chật hẹp bên cạnh những con đường ngập bụi.

Một nơi như thế có thể tìm thấy ở phố Minh Khai (đường Hưng Ký cũ) gần Chợ Mơ.

Khi cha mẹ tôi bỏ Hà Nội chạy vào Nam, ông bà đã để lại 2 căn nhà ở đây. Ngày trở về chốn cũ, tôi tò mò tìm lại những mái nhà xưa và vẫn còn gặp vài người từng sống ở đó suốt 57 năm qua.

Khi biết tôi là đứa con thừa kế, họ gọi tôi là "ông Chủ", một cái tên không được pháp lý công nhận nhưng thật là nhân nghĩa.

Họ cho biết cả hai căn nhà bây giờ thuộc về Nhà Nước kể từ năm 1965, và họ vẫn là người ở thuê.

Nhà Nước cho họ quyền được mua lại căn phòng nơi họ đang ở và như vậy có thể sửa sang thêm, nhưng không ai có đủ số tiền đòi hỏi, và vì thế họ vẫn góp tiền thuê hàng tháng cho Nhà Nước.

8 gia đình sống trong 8 căn phòng 12 m vuông (4x3) với nhà bếp cầu tiêu chung. Không ai có bàn ghế. Những chiếc chiếu được cuộn lên để có chỗ sinh hoạt ban ngày, và trải ra ban đêm làm giường. 3 mảnh chiếu cho ba thế hệ: ông bà, cha mẹ, con cái.

Sau 57 năm phục vụ cho Xã Hội Chủ Nghĩa, họ vẫn không có một nơi được gọi là nhà, dù đó chỉ là một cái mái cho một manh chiếu.

"Tôi bước đi,
Không thấy nhà"

Một cái gì nghèn nghẹn ở cổ họng khi tôi nói lời giã biệt với những người "ở thuê" cũ.

"Vậy các ông bà cứ nói với Nhà Nước là ông chủ cũ đã cho chúng tôi nhà rồi, xin đừng lấy tiền thuê nữa".

Họ cười, đưa ra ý kiến:

"Nhưng Nhà Nước có tin ai đâu!"

Có vẻ như Nhà Nước vẫn có nhu cầu phải "giáo dục" dân chúng về niềm tin. Người ta có thể thấy ngay điều đó khi đi qua nhửng biểu ngữ giăng hai bên đường khắp nơi.

Đó là những cờ phướn, nhắc nhở mọi người rằng Đảng Cộng Sản là quang vinh, Hồ Chủ Tịch là vĩ đại, Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa là muôn năm...Cờ phướn, có cái mới, nhiều cái đã úa màu, lập đi lập lại, từ cổng phi trường đến trung tâm thành phố, từ phố này sang phố khác, từ tỉnh này qua tỉnh nọ.

Những lá cờ phướn đỏ hoe, với đinh ốc gắn vĩnh viễn lên các cột đèn, mọi cột đèn, làm như thể phải cột cột đèn lại kẻo chúng "biết đi" sẽ đi mất.

Càng về gần thủ đô Hà Nội, nhịp độ cờ phướn càng rậm rạp thêm lên. Nhu cầu giáo dục cho người dân Thủ Đô càng cấp bách hơn!

Thử hỏi tới thăm một nhà, mà từ dầu ngõ cho tới cái cầu tiêu, trên bàn dưới ghế, đâu đâu cũng thấy dán những mảnh giấy lập đi lập lại lới khuyên :"làm con phải hiếu", người bàng quan phải nghĩ, khác đời như thế, nhiều lời như thế, chắc hẳn gia đình này có vấn đề gì khẩn trương đây?

Người dân Thủ Đô đã có gần 60 năm thấm nhuần chủ nghĩa. Những người sinh ra trong chế độ đã đến tuổi về hưu, thế hệ con cái họ đang đạt tới đỉnh cao danh vọng, thế hệ cháu chắt họ cũng đã trưởng thành và bắt đầu nối nghiệp cha ông. Chủ nghĩa đã thấm vào tận xương tủy rồi, thì tại sao sự giáo dục lại còn "kinh hoàng" như thế?

"Xưa nay Người vẫn thiếu tin Người

Người vẫn kinh hoàng trước tương lai."


Ở Mỹ một người di dân chỉ cần học một khóa 3 tháng để thi Công Dân. Có người học, có người không, miễn thi đậu là được. Con cái họ không bao giờ phải học khóa này nữa. Vậy mà xã hội ổn định, chính thể bền vững, quốc gia phú cường. Phải chăng một chế độ tự nhiên với bản tính con người thì không cần phải tuyên truyền? Người dân không bận tâm về chính nghĩa thì có thể dồn hết nỗ lực vào việc xây dựng quốc gia? Chính phủ không phải chi tiêu lớn lao cho các "cờ phướn" thì có thể dồn công quỹ vào việc xây dựng nhà phố cho dân?

Trước Lăng Bác Hồ, thấy một nhóm bộ đội trẻ ăn mặc tề chỉnh đang thư giãn sau khi vào thăm Bác, chắc hẳn đây là những bộ đội gương mẫu được thưởng một chuyến thăm quan Thủ Đô, tôi thử đố những "tinh hoa" này một câu hỏi: "đố anh nào đọc thuộc 5 khẩu hiệu trên các cờ phướn kia?"

Họ cười, rổi lỉnh ra xa, bắt đầu với những người lớn tuổi nhất!

Không rõ họ chưa thấm nhuần "Tư Tưởng" hay là họ ngại miệng?

"Tôi bước đi,
Chẳng thấy phố,
Chẳng thấy nhà
Chỉ thấy bụi sa phướn nhòa máu lệ."


....

Tôi chưa nói gì về Giáng Sinh ở Hà Nội?

Hà Nội cũng đón Giáng Sinh đấy. Chung quanh hồ Gươm thắp sáng hai dãy đèn màu ngay trên bờ nước, và nhiều ngọn đèn lồng lung linh trên cành me ngọn liễu.

Nhưng đó là để trang trí cho một chiếc bảng quảng cáo điện tử, gắn bên đền Ngọc Sơn, chạy những khẩu hiệu tuyên truyền về Hồ Chủ Tịch (lại một vấn đề giáo dục nữa.)

Chỉ còn 2 tuần nữa, nhưng không có mấy dấu hiệu Giáng Sinh, rõ ràng đây chỉ là một cơ hội vui chơi.

Nhiều đôi trai gái ôm nhau trên những ghế đá hoặc dẫn nhau đi tản bộ quanh hồ. Những chàng trai bấm máy hình lia lịa cho những cô gái vui đùa làm kiểu trước tháp rùa đèn màu. Ở một góc hồ, một toán "trung niên" học nhảy đầm theo tiếng nhạc Boom Box, ở một góc khác, một ban hòa ca tập dượt đón xuân với một nghệ sĩ vĩ cầm tóc dài.

Người Cộng Sản thật khéo léo khi lợi dụng những tập tục lễ hội như lễ Giáng Sinh nhiều màu sắc để đánh lạc hướng Giáng Sinh.

Phải đi xa vào các con đường lẻ người ta mới phát hiện ra một vài dấu hiệu Kitô giáo.

Một nơi như thế là Giáo Xứ Thái Hà, ở gần gò Đống Đa.

Người dẫn tôi tới Thái Hà là một công nhân đã về hưu và...đã trở lại đạo.

Những người về hưu trở lại đạo thì không hiếm. Tuy không được phép có một hệ thống giáo dục và thông tin như của Nhà Nước, nhưng tôn giáo vẫn thu hút nhiều tín đồ nhiệt thành. Hình như càng già người ta càng tin cậy vào một hình thái tâm linh ngoài lý tưởng Cộng Sản.

Ông giải thích cho tôi nghe lý lẽ việc đòi lại bệnh viện Đống Đa.

"Bệnh viện này đã có qui hoạch di rời ra ngoại thành, chúng nó muốn chia chác nhau mảnh đất quí hơn vàng đấy, bởi vậy mình phải lên tiếng chứ".

Đứa con trai khoảng 20 tuổi của ông, đang làm việc cho một Điểm Giữ Xe, cũng phụ họa theo:

"Chúng nó nói láo hết, các đài đều là của chúng nó"

Cả hai cha con thỉnh thoảng mới đi Thái Hà vì ở khá xa, họ là giáo dân nhà thờ Tân Lạc, một nhà thờ nhỏ bé của một họ lẻ không có linh mục. Trong suốt thời gian qua, đất nhà thờ bị lấn chiếm tới sát bờ tường, sân trước mất gần hết. Một ngõ hẻm duy nhất dẫn giáo dân tới cửa nhà thờ.

Hai năm qua, giáo dân xây lại thánh đường và hy vọng sẽ có một cha xứ vĩnh viễn (nếu có linh mục). Vì không có "mặt bằng" cho nên họ tìm cách ngoi lên. Nhà thờ chia làm hai nửa dính liền nhau, nửa bên phải xây 3 tầng, tầng dưới làm garage giữ xe, tầng giữa là nhà thờ, tầng trên là gác xếp của ca đoàn. Nửa bên trái cũng xây ba tầng, tầng dưới là hội trường, tầng giữa là các lớp học, tầng trên là phòng cha xứ (tương lai) và sân thể thao cho thanh thiếu niên.

Nhìn chiếc sân nhỏ chỉ bằng một phòng học nằm chênh vênh trên cao, tôi đặt câu hỏi, "vậy nếu banh rớt ra ngoài thì làm sao?"

Được biết sân thể dục chỉ để tập xà ngang xà dọc mà thôi, không có chơi banh dù là ping pong.

Nhìn ngôi nhà thờ chịu o ép tứ bề, tôi bất giác liên tưởng tới hình ảnh của một chiếc bông sen ngoi lên giữa đám bùn lầy, "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn".

Giống như nhà thờ Tân Lạc, nhà thờ Thái Hà cũng chịu cảnh o ép tứ bề và cũng đang cố ngoi lên như thế. Các lối thông ra đường đã bị chiếm cả, lối vào ngày nay là một ngõ hẻm phía sau bệnh viện Đống Đa.

Bệnh viện Đống Đa là tu viện DCCT đã bị Nhà Nước mượn.

Trưa thứ bảy này, giáo dân đi lễ đầy nhà thờ và người ta nối tiếp nhau tới khấn Đức Mẹ cho tới tối.

Trên tường tu viện dán những bài báo, thông cáo và tin tức về cuộc tranh đấu đòi Sự Thật và Công Lý với chủ đề "hãy đến mà xem". Người ta chen nhau tới đọc mặc cho ở bên kia hàng rào có nhiều gương mặt đanh thép theo dõi từng người một.

Hình như con người có sự khao khát Sự Thật. Ở đâu có Sự Thật, người ta sẽ tìm đến.

Vào những ngày thứ Bảy đầu tháng thì số người đông hơn gấp bội, có khi tràn qua lối đi bên ngoài hàng rào.

Ngày hôm nay tuy là giữa tháng, nhưng vẫn có nhiều hoạt động. Ở cuối sân, một toán thanh niên đang hò nhau leo trèo trên các dàn thang cao ngất.

Các thanh niên thiếu nữ trạc tuổi đôi mươi, khoảng 2 chục người, chia nhau công việc trang hoàng hang đá.

Đây là các sinh viên có gốc địa phận Vinh đang theo học tại các trường Đại Học Hà Nội. Đã ba năm nay họ tình nguyện làm hang đá cho giáo xứ Thái Hà.

Chiếc hang đá vĩ đại cao hai tầng và choán hết bề ngang của sân nhà thờ đã được làm xong, hôm nay họ treo đèn kết hoa ra khắp sân.

Ngoài những tham gia với giáo xứ, các em còn chủ trương một website: www.congdoanvinh.com

Tôi ngạc nhiên về sự táo bạo của các bạn trẻ này. "Các em không bị rắc rối gì chứ?"

"Thưa bác có nhiều lần nhà trường gọi chúng em lên văn phòng, nhưng chúng em có làm gì sái luật đâu, nên họ chẳng làm gì được cả"

Tất cả chỉ là những đòn cân não. Ai kiên trì thì đứng vững.

Tuy nghĩ vậy, nhưng khi nhìn tới những gương mặt còn non trẻ mà đã lộ nhiều nét ưu tư, tôi không thể không đau lòng cho những thế hệ không được lớn lên theo lẽ tự nhiên vì sớm bị cướp đi mất tuổi "thanh xuân."

....

Nhưng hình như xã hội đang mong chờ ở những người trẻ.

Ở phố Hàng Bạc, một ông công an già 68 tuổi đã về hưu nhưng vẫn phải đi làm thêm mỗi đêm với phận sự trông chừng trộm cắp.

Ông xếp đặt một chỗ ở góc phố cho riêng mình với chiếc ghế đẩu và một ống điếu cày.

Ông nhìn tôi từ trên xuống dưới và tự nhiên gợi chuyện.

"Anh ở Thành Phố hả?"

"Thành Phố" là tiếng gọi cho Saigon. Ở ngoài Bắc người ta bỏ đi 3 tiếng Hồ Chí Minh và chỉ gọi tắt là "Thành Phố".

Ông đã từng là bộ đội tham chiến ở Bình Long, nhiều huy chương, sau chiến tranh làm công an suốt đời, nhưng mỗi khi đứng trước môt người từ "Thành Phố" đến, ông vẫn muốn nói lên một lời an ủi gì đó.

"Các anh vẫn còn may mắn lắm, chúng tôi không theo kịp các anh được. Ở đây chúng tôi bị 60 năm Xã Hội Chủ Nghĩa, hư hỏng đến tận gốc rễ rồi. Già rồi, chẳng làm gì được, chỉ trông chờ vào con cháu mà thôi."

Có một vẻ hối tiếc gì đó trong lời nói.

Ẩn chứa một trách móc về cơ chế nào đó.

Một mặc cảm tự ti cho dù đã chiến thắng quân sự?

Và do đó nhu cầu cần phô trương cờ phướn nhiều hơn?

Khánh Huy
 
Noel Bông Hồng xanh trên miền sơn cước giáo xứ Dak Nhau
Maria Vũ Loan
11:01 22/12/2011
Dịp lễ Giáng Sinh năm 2011, nhóm công tác xã hội Bông Hồng Xanh bắt đầu một loạt những chuyến đi để kỷ niệm hai mươi năm lập nhóm (1992 – 2012). Đầu tiên ông già Noel đến giáo xứ Đăk Nhau thuộc giáo phận Ban Mê Thuột để tặng quà Noel cho hơn 100 gia đình nghèo và vui chơi cùng các cháu thiếu nhi người dân tộc ở đây.

Xem hình ảnh

Vui Noel

Giáo xứ Đăk Nhau cách Sài Gòn đến ngót 200 km nên đi từ sáng đến trưa chúng tôi mới đến nơi. Trên đường đi, các bạn vui như Tết, cười nói vui vẻ, riêng tôi thì cứ lo lắng vì xe chở nhiều đồ quá, nặng chịch, xe lại phải lên dốc, xuống đồi.

Đây là một “show Noel” duy nhất trong năm nay nên chúng tôi chuẩn bị rất kỹ. Năm ngoái chúng tôi chú ý mua quà cho trẻ em nhưng năm nay 100 gia đình nghèo được nhận quà tại địa điểm là nhà thờ, còn một số gia đình chúng tôi vào hai sóc thăm tận nhà. Tại sao quà Noel không phải là thứ gì nhẹ nhàng, lãng mạn mà lại là gạo, nước mắm, dầu ăn, đường, phong bì tiền? Xin thưa, vì đây là vùng không thông nối với nhiều địa danh nên phát triển chậm, thứ gì cũng mắc mỏ so với giá ở Sài Gòn, từ đồ dùng gia dụng đến thức ăn thức uống. Thật đáng thương, đã nghèo còn phải chịu đựng giá cả đắt đỏ nữa! Có bạn so sánh: “Sao cô không mua gạo ở vùng này, rẻ hơn sáu ngàn đồng một ký, mua gạo thơm thì đắt?”. Tôi trả lời: “Người ta nghèo, không có thức ăn ngon tặng gạo thơm mềm cho dễ nuốt. Chỉ cần xịt nước mắm vào là ăn được rồi!”. Thật ra, cha xứ cũng muốn tôi mua gạo tặng giáo dân vì “thực tế” hơn.

Nhà cha xứ ngay sau nhà thờ nền xi-măng vách gỗ, chỉ có phòng khách là sáng sủa, còn hai ba phòng thì đủ để sống và làm việc vậy thôi! Nói chuyện với cha ít phút, chúng tôi chia quà vào bao và bơm bong bóng ngay vì lời hẹn gặp gỡ là 5 giờ chiều.

Trước khi đi, chúng tôi cứ tưởng tượng là ông già Noel sẽ xuất hiện trên một sân khấu vuông vức, trang trí xanh đỏ đẹp mắt như năm ngoái. Nhưng không, cái sân khấu bằng xi-măng trống hốc, gió ở đây lồng lộng, lạnh gắt; rồi trước sân khấu là nền đá to lởm chởm nên chúng tôi đành “dàn dựng” ngay bên hông nhà thờ, một chỗ “vui Noel” dã chiến, nền đất gồ ghề, quà được “xếp đại xuống đất”. Nếu không có bong bóng và dáng vẻ đẹp của ông già tuyết thì chẳng có vẻ gì là Noel cả!

Rồi may quá, cha xứ đem ra cái amli đứng, chúng tôi cho đĩa Giáng Sinh vào, thế là vui quá Jingle Bell, Jingle Bell….rộn ràng cả lên. Cha cho biết, giáo xứ có mười ngàn giáo dân, trẻ con rất đông nên cha chỉ báo cho một giáo họ biết thôi, sợ các em đến đông quá thì không đủ quà! Đúng vậy, người lớn thì có phiếu do cha xứ đóng mộc tròn đỏ đàng hoàng, còn trẻ em thì cứ ngồi vào ghế là được phát bánh kẹo, bong bóng. Đa số các em là người dân tộc, người Kinh chỉ lác đác. Máy hình của chúng tôi tốt nên màu áo các em (và cả người lớn nữa) nổi bật lên chứ thật ra, áo khoác cũng cũ và bám nhiều bụi đất.

Tôi nói vài lời mở đầu rồi chương trình cũng tiến hành như….năm ngoái: hát tập thể, hát cá nhân rồi khen thưởng bằng tiền, sau cùng là chia quà. Tôi và cha phó linh động điều khiển chương trình nên cũng rất vui, tuy không có kịch bản, chỉ điều khiển tự nhiên thế mà người lớn cũng phấn khởi. Có một anh xung phong lên hát, thế là người lớn cùng hát theo, họ hát tiếng dân tộc trước, tiếng Việt sau, chúng tôi nghe thấy lời bài hát hàm ý tạ ơn Đức Mẹ. Thật tuyệt vời, vì mùa Noel và tết này chúng tôi xin Đức Maria bảo trợ mà! Hát xong anh này ngạc nhiên nhìn chúng tôi vì bất ngờ được thưởng một phong bì tiền! cười đáp lễ lia lịa! YOU TUBE

Sau khi phát quà cho người lớn thì trời tối hẳn. Nhiều hình ảnh rất xúc động: một cụ bà khệ nệ mang qua về, bà mẹ trước ngực địu con, tay kia dắt con gái nhỏ, tay này xách bịch gạo...lu bu quá chúng tôi chỉ chụp được một tấm ông già Noel vẻ thân thiện với một ông vừa lãnh quà.

Gió lạnh buốt hơn. Sau đó, một hai bạn cùng cha phó đi thăm hang đá ở giáo khu, còn chúng tôi về phòng ngủ. Chẳng cần quạt hay máy lạnh mà phải đắp chăn mới được ấm. Tôi chợt nghĩ: nhà cha kín thế này mà còn lạnh, thế thì những căn nhà vách gỗ ở quanh đây sẽ lạnh thế nào vì gió sẽ rít qua khe cửa; không biết người ta có đủ chăn mền để ấm không?

Tôi nhớ lại bữa cơm chiều trước giờ vui Noel, cha xứ kể cho chúng tôi nhiều chuyện, nghe xong mà phải giật mình: ở đây giáo dân khổ vì thiếu hụt cái ăn thức uống trong đời sống nhưng cái khổ tinh thần thì đáng sợ. Muốn biết khổ “tinh thần” ở đây là gì, xin ghé thăm nơi này. Tôi còn hỏi vui cha xứ: “Cái xe hơi bốn chỗ của cha chắc ngon lành lắm, lích xịt (Luxus) phải không? Cha nhíu mày trả lời: “Xịt, cái gì mà xịt! Xe cũ người ta bán lại, vì địa bàn rộng quá nên phải dùng đến thôi. Cứ cái đà “chạy show” quá sức thế này nếu nghe tin tôi về với Chúa sớm, cứ đến thăm mà chả có gì ngạc nhiên!”. Tôi đáp lời: “Một giáo xứ vùng sâu có gần 5.000 giáo dân, cha còn kiêm nhiệm 14 giáo điểm trên địa bàn rộng; rồi lại phải “đối phó” nhiều việc “khác thường” như thế, cha mà sống thọ mới là lạ!”. Thấy hai cha ho sù sụ, tôi cũng ôm cổ ho: “Gió lùa vào cổ khiếp quá. Nếu mai con không thức dậy, tức là Chúa đã gọi con về trên vùng đất lạnh lùng gió sương này!”. Nghĩ đến đây tôi cười rồi đi vào giấc ngủ.

Thăm giáo điểm của dân nghèo

Tiếng chuông của thánh lễ 5 giờ 00 sáng to quá làm chúng tôi giật mình thức giấc. Phải thức dậy dự lễ thôi, ở trong nhà cha mà! Trời lạnh, thế mà trong nhà thờ khá đông người, có cả trẻ con. Nhìn vẻ sốt sắng của họ, có thể hiểu lòng sùng đạo ở đây thế nào. Cha phó trẻ, mới lãnh chức linh mục thừa tác được hơn một năm, giảng rất rõ ràng. Tiếng đàn của một em trai người dân tộc làm chúng tôi chú ý. Cuối lễ, cha bất ngờ cảm ơn chúng tôi bằng những lời rất xúc động, cộng đoàn vỗ tay, còn chúng tôi thì ngượng nghịu.

Đến bữa ăn sáng mới thấy cha phó vui tánh, nụ cười hiền hòa, long lanh trong đôi mắt một mí. Cha nói: “Ở đây người ta ngoan đạo, không đi lễ thì thôi, mà đã đi thì rất nghiêm túc.”. Tôi nói mà không biết xấu hổ: “Chẳng bù cho con, vừa đọc kinh vừa…pha cà phê, hết mười kinh lại nếm thử xem ngọt vừa miệng chưa!”. Có hai Sơ đến thực tập ở đây cũng nói nói cười cười làm bữa ăn sáng thân thiện hơn.

Đến lúc cha phó dẫn đường vào hai giáo điểm thì mới vui thật. Giáo điểm Đăk Nung nằm sâu bên đường đất đỏ rộng. Cũng có hang đá cạnh nhà nguyện bằng gỗ lợp tôn đó. Bên trong khá tươm tất, là điển hình một trong mười bốn giáo điểm của Đăk Nhau. Tôi lấy cái “sờ rông” khoác vào, rồi đứng chụp hình chung với trẻ em ở đây, sao tôi giống “mẹ” của mấy đứa nhỏ ghê! Chúng tôi được vào thăm vài gia đình gần đó. Có nhà kia rỗng hốc, không có một cái ghế nhỏ, chúng tôi phải đứng mà trò chuyện. Có lẽ những cụ già ở đây được hít thở bầu khí trong lành nên sống thọ; chả bù cho các thành phố lớn tiện nghi, người ta cứ bị ung cái này, viêm cái kia, có phải đó là luật bù trừ của thiên nhiên không?

Xe đi trở ra, đến một khu vực khác. Đó là giáo điểm Đăk Wí. Chúa ơi, trên thế gian này, có cái nhà nguyện nào “đơn sơ, nghèo hèn” hơn như thế không? Chắc là chỉ có máng cỏ của Chúa Hài Đồng mà thôi! Có bà kia chạy ra, năn nỉ cha phó vào thăm nhà vì chồng của bà mới bị liệt. Cha phó chiều ý, lại còn móc tiền ra cho ông ấy nữa.

Đang chuẩn bị chia tay vì cha phó phải đi dâng lễ an táng thì chúng tôi nhìn thấy một nhóm người đứng rải rác bên kia đường. Hỏi ra mới biết họ đang chờ nhau cùng đi vào rừng kiếm dây mây, đọt mây, cá, hay bất cứ thứ gì ăn được của rừng mang về làm của lễ dâng Chúa, ăn mừng lễ Giáng Sinh. Việc này chỉ có vào gần ngày lễ lớn. Anh Tuấn - một giáo dân - cho biết thêm, ở đây có món ăn gọi là canh bồi và canh thục. Canh bồi gồm có lá nhau, gạo giã chung với hạt điều thành bột, rồi trộn chung với một chén canh khác, thế là thành một món bột mới. Còn canh thục là lấy một ống lồ ô, cho lá nhíp và đọt mây vào, đổ nước gần đầy, lấy lá chuối làm nút đậy ống lồ ô rồi cho lên than vừa hơ lửa vừa xoay quanh, khi nước canh sôi, cầm cây thục vào ống, nên gọi là canh thục. Tôi nghĩ, đến đây mà không được ăn hai món này thì vẫn chưa phải là đến Đăk Nhau, có đúng không?!

Chúng tôi chào cha phó rồi trở về. Đi ngang giáo điểm Bình Minh mà không dừng chân nữa. Cũng đi ngang một cái hồ đẹp có nước trong mà không có một con thuyền nào. Chúng tôi bỏ lại sau lưng vùng đất kinh tế mới mà ở đó có một giáo xứ và mười bốn giáo điểm khó nghèo, hiếu khách.

Kết thúc “show Noel”, chuyến đi đầu tiên của chương trình kỷ niệm hai mươi năm Bông Hồng Xanh, chúng tôi như còn vương vấn cái lạnh của vùng sâu cao nguyên, thuộc giáo phận Ban Mê Thuột mà nhiều đồng bào dân tộc ở đó.
 
Caritas Phan Thiết: Hội chợ Giáng Sinh cho trẻ em nghèo vùng núi ĐaMi
Tâm Phúc
11:08 22/12/2011
Nhà thờ La Dày, một giáo điểm truyền giáo của Giáo phận Phan Thiết nằm trên vùng thuỷ điện Đa Mi thường ngày vắng vẻ nhưng sáng ngày 17.12.2011 bỗng rộn ràng niềm vui. Từ người lớn đến trẻ em nao nức đón Ban Caritas Phan Thiết lên tổ chức Hội chợ Giáng Sinh. Các em thiếu nhi của giáo họ Đa Kim 1 và Đa Kim 2 cũng về chung vui.

Xem hình ảnh

Đoạn đường từ Thành phố Phan Thiết đến La Dày chỉ khoảng 80km, nhưng phải hơn 3 giờ đoàn mới đến bởi đường xấu và dốc. Cây lá rậm rạp xoà xuống hai bên đường, đám trẻ tròn mắt khi thấy chiếc xe của đoàn chạy ngang.

10g40, xe mới tới giáo điểm La Dày, cha Antôn Nguyễn Bá Thiện, quản nhiệm nhà thờ La Dày và Đa Kim 1, cha Giuse Nguyễn Tiến Dũng, đặc trách giáo họ Đa Kim 2, hai cha với nụ cười rất tươi cùng bà con đón Ban Caritas. Đám trẻ con reo mừng khi thấy người từ thành phố lên.

Không kịp nghỉ, mọi người nhanh nhẹn bắt tay vào công việc chuẩn bị cho hội chợ. Quý Soeur Ban Caritas tập trung các em trong nhà thờ, sinh hoạt và phổ biến cách sử dụng phiếu chơi. Bốn thầy của Chủng Viện Thánh Nicola được cha Giám đốc cử đi trợ giúp ban Caritas là Thầy Dũng, thầy Quốc, thầy Trực, thầy Huy, mỗi thầy phụ trách một quầy trò chơi. Cô Vân, cô Tài đại diện Hội Các Bà Mẹ Công giáo Giáo phận phụ trách quầy ẩm thực. Soeur Thu Hồng đảm nhiệm khâu y tế. Các soeur hai cộng đoàn MTG Phan Thiết đang phục vụ tại địa phương cũng đến hỗ trợ. Không đầy 30 phút sau, một Hội chợ dã chiến được dựng lên bên cạnh nhà thờ, sắc màu vui tươi rực lên giữa màu xanh của nương đồi.

Ném trúng được thưởng quà, ném suýt trúng cũng có quà, ném …trật cũng có quà. Bọn trẻ sung sướng cười tít mắt, những đôi má đỏ hây hây trong gió lạnh. Các bà mẹ địu con trên lưng hơi ngại ngần nhưng rồi cũng mạnh dạn tham gia trò chơi lãnh quà thay con. Gần 500 tập phiếu, mỗi em đều được lãnh phần quà gồm sữa, đường, bút, viết, tập tô màu, bánh ngọt và một phần ăn trưa. Cha Thiện và cha Dũng lăng xăng phụ giúp và vui cùng con cái mình.

Chị S’tiêng vừa địu con nhỏ, vừa dẫn hai đứa lớn hơn lính xính ôm quà. Mân mê 3 lon sữa Ông Thọ trên tay, chị nói để dành cho đứa nhỏ nhất mới sanh được 7 tháng vì chị không có sữa.

Chương trình Hội Chợ Giáng Sinh năm nay là ý tưởng của Caritas Phan Thiết sau kinh nghiệm tổ chức Ngày Hội Người Khuyết tật ngày 11.12.2012 vừa qua. Cũng là những phần quà cho trẻ em nghèo, nhưng đến với các em bằng hình thức Hội Chợ sẽ đem lại một niềm vui tinh thần vì các em được tham gia vào những trò chơi mà mấy khi trên vùng núi heo hút này tổ chức. Tất cả người có mặt còn được “chiêu đãi” một phần ăn trưa. Sau đó, đoàn còn đến thăm giáo họ Đa Kim 2 của cha Dũng là điểm cuối khu vực Đa Mi.

Chuyến đi của Caritas Phan Thiết đem lại niềm vui Giáng Sinh cho các em thiếu nhi nghèo vùng núi này là nhờ sự cộng tác của nhiều người, bởi cùng với phần quà của Caritas Phan Thiết còn có sự nhiệt tình trẻ trung phục vụ của Quý thầy Chủng viện Nicôla, bàn tay đảm đang của Các Bà Mẹ Công Giáo Giáo Phận, phần bút – vở của công ty Việt Thanh và nhóm nghệ sĩ Công Giáo Sài Gòn.

Với sự chung tay của cộng đồng, chúng ta sẽ làm nên một vòng tròn của tình yêu như lời ĐHY Fx Nguyễn Văn Thuận đã viết trong Đường Hy Vọng: “Bác ái là nối dài tình yêu Thiên Chúa đối với nhân loại”.
 
Paris tổ chức lễ giỗ Đức Ông Nguyễn Văn Lập nguyên viện trưởng viện đại học Đà Lat
Lê Đình Thông
17:57 22/12/2011
LỄ GIỖ ĐỨC ÔNG NGUYỄN VĂN LẬP, NGƯỜI ĐƯỢC ĐỨC PHAOLÔ VI TÁN DƯƠNG LÀ VIỆN TRƯỞNG TRÁC TUYỆT ĐẠI HỌC CÔNG GI ÁO

Hàng 1 (từ trái qua phải): Hồng Thị Kim Lan, Nguyễn Thị Thu Oanh, Ngô Thị Bích Ngọc, Nguyễn Phước Diệu Hỷ, Tống Mỹ Vân, Trần Thị Châu, Marie, LS Lê Trọng Quát, GS Vũ Quốc Thúc, LM Đinh Đồng Thượng Sách, LS Nguyễn Thị Hồng (phu nhân cố GS Vương Văn Bắc), Phạm Trọng Khoát, Lư Thị Huệ, Lê Ngọc Thoa, Đoàn Trần Nghị.

Hàng 2: Lã Thị Minh Châu, Huỳnh Phương Thúy, Lưu Văn Dân, Nguyễn Tấn Sinh, LM Nguyễn Văn Cẩn, Phó tế Nguyễn Sơn, Thân Văn Điển, Hoàng Chí Minh, Lê Đình Thông. (Hình: Đoàn Trần Nghị)

Trong bài Cây Thụ Nhân Bên Cổng Thiên đường, chúng tôi thuật lại rằng: ‘‘Mấy hôm trước lễ Noël 2001, các nhánh Thụ Nhân khắp nơi rũ xuống như cành liễu, chịu tang người có công trồng cây Thụ Nhân trong thập niên 60 trên ngọn đồi Đại Học Đà Lạt. Nhà giáo dục Nguyễn Văn Lập đã vĩnh biệt cả một rừng Thụ Nhân lúc 18 giờ thứ tư 19-12-2001, trước lễ Giáng sinh năm ngày.’’ (Tưởng niệm Đức Ông Nguyễn Văn Lập (1911-2001), Thụ Nhân Âu Châu ấn hành, tr. 375).

Mười năm sau, vào ngày 18-12-2011, Hội Ái hữu Đại học Đà Lạt tại Âu châu đã tổ chức trọng thể lễ giỗ Đức Ông Simon Nguyễn Văn Lập tại Giáo Xứ Paris. Chương trình gồm có: Thánh lễ do Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh cử hành 11 giờ 30, có nhiều cha trong ban giám đốc Giáo Xứ và linh mục sinh viên đồng tế, với sự hiện diện của GS Vũ Quốc Thúc, GS Trần Thanh Hiệp, LS Lê Trọng Quát, phu nhân cố GS Vương Văn Bắc; trưa là tiệc giỗ, chiều có hội diễn văn nghệ.

Sau nghi thức niệm hương trước di ảnh Đức Ông Nguyễn Văn Lập, anh chủ tịch Phạm Trọng Khoát có đôi lời cảm ơn Đức Ông Mai Đức Vinh và quý cha như sau:

‘‘Trước hết chúng con xin cảm ơn Đức Ông Mai Đức Vinh đã cho phép chúng con được sử dụng hội trường Giáo xứ, cha Sách chủ tọa hội diễn Thụ Nhân, quý thầy cô đã đến dự thánh lễ cầu nguyện cho cha Lập và khích lệ các môn sinh, toàn thể quý vị đã tham dự sinh hoạt hôm nay. Chúng tôi cũng xin cám ơn bà Phương Oanh, nhóm tam tấu đàn tranh, nhóm Favic, các văn nghệ sĩ thân hữu đã đóng góp nhiều tiết mục đặc sắc.

Viện Đại Học Đà Lạt thành lâp năm 1957, hoạt động trong 18 năm cho đến tháng 4/1975. Trong suốt thời gian này, có ba vị Viện trưởng là Đức Cha Trần Văn Thiện, tiếp theo là Cha Nguyễn Văn Lập, sau cùng là Cha Nguyễn Văn Lý. Khởi đầu, viện chỉ có các phân khoa Sư phạm, Văn khoa và Khoa học, nhưng từ thời cha Lập, viện thêm vững mạnh và mở rộng với phân khoa CTKD.

Các cha viện trưởng cùng với các sư huynh, các nữ tu, quý vị giáo sư và toàn thể nhân viên của viện đã tận tình đóng góp vào việc đào tạo các sinh viên mà cha Lập đã gọi là công tác “trồng người”; “Thụ Nhân” trở thành châm ngôn giáo dục quen thuộc của Viện Đại Học Đà Lạt.

Có mặt hôm nay, ngoài anh chị em cựu sinh viên, còn có những cộng sự viên thân tín của cha Viện trưởng là: GS Vũ Quốc Thúc, GS Trần Thanh Hiệp, phu nhân cố GS Vương Văn Bắc. GS Nguyễn Phú Đức, GS Lâm Thanh Liêm và GS Trần Văn Ngô bị đau không đến được, GS Trần Văn Cảnh đang thọ tang Mẹ ở Việt Nam.

Những anh chị đã xa trường hơn 40 năm, nhưng vẫn một lòng một dạ bên các thầy cô, thương yêu đoàn kết với nhau, cũng là nhờ vào tinh thần Thụ Nhân mà cha Lập đã dầy công vun trồng.’’

Sau bài phúc âm chủ nhật thứ tư mùa vọng, Đức Ông Mai Đức Vinh đã tán dương công trình giáo dục của Giáo hội Công giáo Việt Nam và công lao Trồng Người của Đức Ông Nguyễn Văn Lập. Ngài đã giới thiệu anh Lê Đình Thông là học trò của Đức Ông Lập lên phát biểu như sau:

Anh Lê Đình Thông nhắc lại công đức vun trồng chữ ‘‘Nhân’’

của Đức Ông Nguyễn Văn Lập. Hàng ghế bên cạnh (từ trái sang phải):

Thầy phó tế Nguyễn Sơn, GS Phạm Bá Nha, GS Nguyễn Văn Thạch (Đại Học Đà Lạt)

‘‘Trong ‘‘Độc Tiểu Thanh Ký’’, Nguyễn Du gửi gấm tâm sự vào Tiểu Thanh, tự nhủ:

Bất tri tam bách dư niên hậu,

不 知 三 百 餘 年 後

Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như ?

天 下 何 人 泣 素 如

(Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa,

Thiên hạ ai người khóc Tố Như ?)

Mười năm sau ngày Đức Ông Nguyễn Văn Lập từ trần, Thụ Nhân khắp nơi không quên công ơn Ngài:

Thập niên tế tự niệm từ phụ

十 年 祭 祀 念 慈 父

Kim nhật duy trì hành Thụ Nhân

今 日 維 持 行 樹 人 (LĐT)

(Nhân lễ giỗ mười năm lại nhớ đến cha hiền

Ngày nay Thụ Nhân tiếp nối công trình Trồng Người, vun trồng chữ Nhân)

- Thi hào Nguyễn Du để lại cho văn học nước nhà nhiều trước tác chữ Nôm và chữ Hán.

- Đức Ông Nguyễn Văn Lập để lại cho nền giáo dục đại học: Thụ Nhân. Hai chữ này tóm tắt công trình giáo dục của Ngài.

Ÿ Thụ Nhân (樹人)của Quản Trọng là Trồng Người.

Ÿ Thụ Nhân (樹仁)của Đức Ông Nguyễn Văn Lập ngoài ý nghĩa Trồng Người, còn là vun Trồng chữ Nhân (仁).

Theo Thuyết văn giải tự, từ nguyên của chữ Nhân (仁)có nghĩa là hai người yêu thương nhau như là một (Mình với ta tuy hai mà một. Tản Đà).

Hai chữ ‘‘Thụ Nhân’’ của Đức Ông Nguyễn Văn Lập chẻ làm đôi: Nhân và Thụ:

- Đức Ông Nguyễn Văn Lập thực hiện lòng Nhân theo truyền thống dân tộc và giáo huấn Phúc âm:

Ÿ Thương người như thể thương thân (Nguyễn Trãi);

Ÿ Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em (Ga 13,34) = Aimez-vous les uns les autres comme je vous ai aimés. (Jn 13,34)

- chữ Thụ còn lại, Ngài giao cho sinh viên Trồng Người; đồng thời gieo trồng chữ Nhân’’.

Tiếp đó, anh Lê Đình Thông đã nhắc lại lược sử Viện Đại Học Đà Lạt như sau:

²

‘‘Viện Đại học Công giáo Đà Lạt do Hội đồng Giám mục Việt Nam thành lập năm 1957 nhằm thực hiện tông hiến Ex Corde Ecclesia (Bàn về Trọng tâm của Giáo hội):

Ÿ Hành động chính danh, hết lòng phục vụ xã hội (agir avec rectitude et mieux servir la société humaine);

Ÿ và vun trồng văn hóa nhân bản: ‘‘Chỉ có một nền văn hóa là văn hóa nhân bản, khởi đi từ con người và vì con người’’ (Il n’existe qu’une culture, celle de l’homme, à partir de l’homme et pour l’homme).

Giáo hội công giáo hằng quan tâm đến giáo dục đại học. Từ ngữ ‘‘Université’’ lấy từ hiến chương Universitas magistrorum et scholarium của Giáo hội, ban hành năm 1150, gần như đồng thời với việc thành lập Quốc tử giám (國子監) ở nước ta vào năm 1076.

Đức Cha Trần Văn Thiện giữ chức viện trưởng từ năm 1957 đến 1961, Đức Ông Nguyễn Văn Lập kế nhiệm trong suốt 9 năm, từ 1961 đến 1970. Sau cùng là linh mục Lê Văn Lý từ 1970 đến 1975.

Trong điện thư ngày 6/1/1969 gửi linh mục Nguyễn Văn Lập, Đức Phaolô VI đã gọi ngài là vị viện trưởng trác tuyệt (Cher Fils, le Révérend Père Nguyen Van Lap, Recteur Magnifique de l’Université de Dalat). Văn thư của Đức Phaolô VI có đoạn viết nguyên văn như sau như sau:

‘‘Viện Đại Học son trẻ này theo đuổi công cuộc phục vụ văn hóa và đạo đức rất trân quý cho các gia đình Việt Nam và toàn quốc, cung ứng các giáo chức và cán bộ xứng đáng, đồng thời giúp các thanh niên Kitô hữu sống đức tin sâu săc, tích cực làm chứng cho lòng nhân ái.’’

Nhớ đến Đức Ông Nguyễn Văn Lập là khắc ghi công trình Trồng Người và nhớ lại một tấm lòng. Chữ Nhân (仁) của Ngài được viết ở số nhiều. Trong ngày giỗ 10 năm, chúng ta thành tâm nguyện cầu cho Ngài và hai vị viện trưởng trước và sau ngài: Đức Giám mục Trần Văn Thiện và Linh mục Lê Văn Lý, các vị linh mục, sư huynh, các nữ tu, các vị giáo sư, các nhân viên, các sinh viên xuất thân từ Viện Đại Học Đà Lạt đã qua đời. Chúng ta nguyện cầu để việc Trồng Người không những mở rộng trong không gian, mà còn gieo rắc lòng nhân ái trong mỗi tâm hồn, như lời kinh hòa bình của thánh Phanxicô:

Lạy Chúa, xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa

Ðể con đem yêu thương vào nơi oán thù,

Ðem thứ tha vào nơi lăng nhục

Ðem an hòa vào nơi tranh chấp,

Ðem chân lý vào chốn lỗi lầm.

Ðể con đem tin kính vào nơi nghi nan, chiếu trông cậy vào nơi thất vọng,

Ðể con dọi ánh sáng vào nơi tối tăm, đem niềm vui đến chốn u sầu.’’

Nữ tu Nguyễn Thị Phú, dòng Đức Bà, giáo sư Viện Đại Học Đà Lạt, đã đọc bốn lời nguyện giáo dân, cầu nguyện cho Đức Ông Simon như sau:

‘‘Tình thương của Chúa đời đời, con ca tụng qua muôn ngàn thế hệ, miệng con rao giảng lòng thành tín của Ngài’’.

Thánh vịnh chủ nhật thứ 4 mùa vọng là lời tụng ca về tình thương của Chúa.

Chúng con nguyện xin Chúa đoái thương và ban ơn bình an cho các vị viện trưởng Đại học Đà Lạt là Đức Cha Trần Văn Thiện, Đức Ông Nguyễn Văn Lập, Linh mục Lê Văn Lý, các linh mục, sư huynh, nữ tu, các vị giáo sư, nhân viên và sinh viên đã qua đời.

Chúng ta cùng cầu nguyện.

Ngoài việc rao giảng Phúc âm, Giáo hội công giáo tại Việt Nam luôn phục vụ đất nước và dân tộc qua các công cuộc bác ái, y tế và giáo dục nhằm làm thăng tiến con người.

Chúng con nguyện xin Thiên Chúa ban ơn lành tái lập các cơ sở giáo dục và từ thiện tại Việt Nam, đặc biệt là Viện Đại Học Đà Lạt, nhằm góp phần nâng cao dân trí và cải tiến dân sinh

Chúng ta cùng cầu nguyện.

Trong suốt cuộc đời phục vụ, Đức Ông Nguyễn Văn Lập luôn trung kiên thực hiện việc trồng người và vun trồng lòng nhân ái.

Trong ánh sáng chan hòa của mùa Giáng sinh, xin Chúa sử dụng các cựu sinh viên Đại Học Đà Lạt như như khí cụ bình an của Chúa, chiếu trông cậy vào nơi thất vọng, đem niềm vui đến chốn u sầu.

Chúng ta cùng cầu nguyện.

Sau cùng, xin Chúa ban ơn lành cho Đức Ông chủ lễ, quý Cha, quý Thầy Phó tế, quý nữ tu, quý vị Giáo sư từng giảng dạy tại Viện Đại Học Đà Lạt, để các ngài luôn là tấm gương sáng về tinh thần Thụ Nhân cho chúng con noi theo.

Chúng con xin Chúa ban nhiều ơn lành cho toàn thể cộng đoàn và ca đoàn thông hiệp trong Thánh lễ này.

Chúng ta cùng cầu nguyện.

Hội diễn văn nghệ Thụ Nhân tại hội trường Giáo Xứ bắt đầu bằng bản đồng ca ‘‘Cái nhà là nhà Thụ Nhân’’, nhạc của LM Nguyễn Văn Thích:

Ban hợp ca Thụ Nhân trình diễn ‘‘Cái nhà Thụ Nhân’’

Cái Nhà là nhà Thụ Nhân

Công khó Đức Ông Lập ra

Cháu con ta gìn giữ lấy

Trăm năm tiếp nối trồng người
Sau đó, GS Vũ Quốc Thúc đã diễn giảng về ‘‘Thụ Nhân chi kế’’. GS Thúc đã kết luận như

‘‘Trở lại việc Đức Ông Nguyễn Văn Lập dùng hai chữ Thụ Nhân đặt tên cho Đại Giảng Đường Viện Đại Học Đà Lạt, tôi coi đó là một thông điệp nhắc nhở các sinh viên đừng quên việc thâu thập kiến thức chuyên môn chỉ là một phần của giáo dục đại học: phần
khác quan trọng hơn là luyện tập để nên người. Con người có những bẩm tính do quy luật tồn tại trên Trái Đất làm nẩy sinh ở mọi sinh vật, thực vật cũng như động vật. Nhưng con người khác mọi loài cây cỏ, thú vật nhờ những bản năng thiên bẩm, khiến cho mọi người đều có xu hướng mưu tìm Chân, Thiện, Mỹ, đều muốn vươn khỏi cuộc sống Trần Thế để đạt tới cõi Thiêng Liêng. Công cuộc trồng người, như vậy, bao gồm mọi cố gắng để phát triển những bản năng thiên bẩm này. Cố gắng phải do bản thân của từng sinh viên, không một giảng viên hay sách báo nào có thể thay được. Ta có thể coi đó là môt triết lý nhân sinh.

Hôm nay, nhân ngày giỗ Đức Ông Nguyễn Văn Lập, tôi tin rằng anh linh của Ngài cũng hài lòng nhận thấy các môn đệ của Ngài đã nâng khái niệm Thụ Nhân lên địa vị một tôn chỉ tranh đấu. Nhờ vậy mà khái niệm này sẽ là một giá trị tinh thần còn lưu truyền mãi mãi.’’

GS Trần Thanh Hiệp (hình trên)

và LS Lê Trọng Quát nhận định về

chủ trương Trồng Người của

Viện Đại Học Đà Lạt do

Đức Ông Nguyễn Văn Lập

khởi xướng.

Nữ nghệ sĩ Mỹ Ly diễn ngâm ‘‘Thụ Nhân’’

của thi sĩ Cung Chi, tức linh mục Đinh ĐồngThượng Sách:

Trồng người có đức có nhân,

Là trồng thực thụ cây nhân cho đời.

Trên miền Đà Lạt núi đồi,

Hay miền đồng ruộng hoặc trời bốn phương.


Nghèo hèn chẳng đổi, uy vương không dời.

Gieo trong nước mắt hẳn rồi,

Vui ngày gặt hái, nụ cười trên môi.

‘‘Kỳ trung lạc tại’’ (*) ai ơi,

Không thành công cũng thành người đẹp thay.

(*) Kỳ trung lạc tại (其中樂在): vui vẻ, hứng thú trong công việc mình làm. Lấy ý từ thành ngữ ‘‘lạc tại kỳ trung’’ (樂在其中)

Tiếp nối chương trình là hợp ca ‘‘Ngày Giỗ’’, thơ Lê Đình Thông, Phương Oanh phổ nhạc (trong tập Tưởng Niệm Đức Ông Nguyễn Văn Lập, tr.293).

Sáng nay cha đứng thật lâu,

Nhìn con đi học lần đầu trước sân.

Quanh năm cha đứng tần ngần,

Nhìn con tan học mầy lần nắng phai.

Cha không cầm phấn giảng bài,

Cha không chấm điểm đúng sai làu làu.

Cha còn đứng đó thật lâu,

Tình yêu thương bắc nhịp cầu cảm thông.

Cha luôn lo lắng trồng người,

Thụ Nhân biến cải cuộc đời xót thương.

Trồng trong sách vở học đường,

Trồng ngoài xã hội nhiễu nhương một thời.

Cha tôi không nói một lời,

Hôm nay ngày giỗ qua đời mười năm.

Linh hồn ở chốn xa xăm,

Công ơn giáo dục trăm năm vẫn còn.

Lưu Văn Dân và Liên Hương giới thiệu tiểu sử Đức Ông Nguyễn Văn Lâp, qua sáng tác của Lê Đình Thông, có đàn tranh và sáo phụ họa.

Lưu Văn Dân:

Cuối tháng Chạp ngô đồng lá rụng,

Gió than van ấp úng nghẹn lời.

Đức Ông nhắm mắt lìa đời.

Mười năm ngày giỗ chơi vơi tấc lòng.

Khắp trái đất đoàn con tưởng nhớ,

Bóng hình Cha cởi mở cao minh.

Cha con như bóng với hình,

Nghìn trùng xa cách nghĩa tình biển dâu.

Liên Hương:

Năm Tân Hợi tuyến đầu Quảng Trị,

Cha ra đời ý chí thiết tha.

Simon anh cả trong nhà,

Năm mười hai tuổi Cha là chủng sinh.

Tuổi niên thiếu một mình tự LẬP,

Theo văn chương vun đắp tương lai.

Quốc văn, Pháp ngữ miệt mài,

La tinh, chữ Hán mai này biến thiên.

Hai mươi tuổi cần chuyên thi đậu,

Bằng tú tài phụ mẫu an tâm.

Kim Long tu học âm thầm,

Năm hai bẩy tuổi uyên thâm đạo đời.

Chịu chức Thánh đời đời cảm tạ,

Chúa thương ban phép lạ quê nhà.

Ban ơn giáo hóa miệt mài,

Chăm lo dạy học tương lai rạng ngời.

Lưu Văn Dân:

Vì giáo dục một đời tận hiến,

Giúp cháu con, tự nguyện hy sinh.

Trăm năm giáo hóa tận tình,

Nghìn năm mục vụ hết mình mến thương.

Năm hai tám xuất dương du học,

Tới Paris đại học Sorbonne.

Theo ngành sử học sắt son,

Khách quan nhận định, tấc lòng can qua.

Ba hai tuổi đăng khoa đại học,

Cha là nhà sử học tiền phong.

Sông Hương núi Ngự thân thương,

Về trường Thiên Hựu vun trồng Thụ Nhân.

Bốn bảy tuổi chuyên cần việc đạo,

Lo Tiến hành Công giáo thắm tươi.

Tới ngày sinh nhật năm mươi,

Cha lên Đà Lạt trồng người đắn đo.

Liên Hương:

Làm Viện trưởng chăm lo giáo dục,

Cha ưu tư nhận thức tương lai.

Trăm năm kiến tạo người tài,

Văn khoa, Khoa học một mai vẹn toàn.

Trường Sư Phạm lo toan đào tạo,

Lớp giáo sinh nhà giáo mai sau.

Pháp văn, Triết học làu làu,

Văn chương, Toán pháp ở đâu cũng cần.

Lưu Văn Dân:

Năm sáu bốn: Kinh Doanh Chánh Trị,

Số sinh viên xấp xỉ một ngàn.

Bốn năm học tập chuyên cần,

Ghi tâm tạc dạ tinh thần Thụ Nhân.

Năm sáu bẩy: lo toan Hội thảo,

Trong mười ngày phác họa ‘‘Mục tiêu’’.

Diễn đàn thức giả cũng nhiều,

Ưu tư thảo luận nhiều điều lợi dân.

Năm sáu tám: mở ban Cao học,

Ngành Kinh doanh biển ngọc rừng vàng.

Học trình Chánh trị thênh thang,

Kinh doanh Chánh trị dọc ngang cũng đành.

Liên Hương:

Từ dạo đó loanh quanh khắp chốn,

Trong thâm tâm thiếu thốn tình Cha,

Không gian giờ đã cách xa,

Thời gian vào buổi chiều tà xót than.

Nhớ Đà Lạt trăm ngàn tiếc nuối,

Cây Thụ Nhân của tuổi học đường.

Cha là Viện trưởng yêu thương,

‘‘Hối nhân bất quyện’’ (1) theo gương thánh hiền.

Tòa Viện trưởng mang tên ‘‘Hòa Lạc’’,

Gieo niềm vui Đà Lạt sắc hoa.

Văn phòng ‘‘Đôn Hóa’’ hiền hòa,

Nguyện đường ‘‘Năng Tĩnh’’ tinh hoa ý lành.

Nơi giảng đường ‘‘Minh Thành’’ sáng tỏ,

Chốn thư phòng biết ngỏ cùng ai.

‘‘Đạt Nhân’’, ‘‘Tri Nhất’’ người tài,

‘‘Thượng Hiền’’, ‘‘Hội Hữu’’ miệt mài bút nghiên.

Lưu Văn Dân:

Có danh hiệu thiêng liêng quý nhất,

Là ‘‘Thụ Nhân’’ sự thật canh tân.

Vượt lên giới hạn không gian,

Thời gian biến hóa Thụ Nhân một lòng.

Trước cửa viện Cha trồng cây bách,

Sau nhiều năm thử thách tang thương.

Cây thông cổng viện mờ sương,

Ngày nay mọc khắp bốn phương địa cầu.

Viện Đại Học tinh cầu bát ngát,

Rặng anh đào gió mát thênh thang.

Nhịp cầu nho nhỏ bắc ngang,

Thềm hoa thư viện xôn xang lá vàng.

Liên Hương:

Hồ Than Thở bàng hoàng tiếc nhớ,

Núi Lâm Viên nặng nợ thiên thu.

Cam Ly trắng xóa ưu tư,

Suối Vàng nước cuốn phiêu du một dòng,

Cuối năm Tỵ đông phong giá lạnh,

Chim viễn phương cất cánh tìm về.

Vành tang tóc xõa lê thê,

Mồ côi viện trưởng não nề khóc than.

Lưu Văn Dân:

Thân côi cút chứa chan dòng lệ,

Bút mồ côi kể lể đoạn trường:

Cha nay tới cõi Thiên đường,

Mười năm ly biệt nhớ thương nghẹn lời.

Lá Thụ Nhân rụng rơi về cội,

Cây Thụ Nhân tiếp nối ngàn phương.

Công trình giáo dục cha ông (2),

Từ nay nỗ lực vun trồng ‘‘Thụ Nhân’’.

Lê Đình Thông (Thụ Nhân Paris)

(1) ‘‘Hối nhân bất quyện’’ (誨人不倦): dạy người không mệt mỏi.

(2) Cha, Ông: Ngày 6-11-1998, Cha Viện trưởng được Tòa Thánh vinh thăng Đức Ông.

Thu Oanh giới thiệu ‘‘Ngày giỗ cha’’ của Trần Văn Lương và bài họa của Lê Đình Thông:

Thoắt đã đến ngày lễ giỗ Cha,

Đất trời ngăn cách mấy năm qua.

Tấm thân cát bụi tuy biền biệt,

Hình bóng thương yêu chẳng nhạt nhòa.

Đau đớn, nơi xưa thành tổ quỷ,

Nghẹn ngào, chốn cũ biến hang ma.

Âm thầm tưởng niệm ngày Cha mất,

Đất khách đàn con lặng xót xa.

Trần Văn Lương

Họa nguyên vận:

Mùa đông tháng chạp nhớ công cha,

Tuyết trắng thông buồn gió lạnh qua.

Thể phách phai tàn hình bóng cũ,

Tinh anh sáng tỏ chẳng phai nhòa.

Thành tâm khấn vái xin thần thánh,

Nhất định xua tan bóng quỷ ma.

Cúi lạy Cha hiền ngày giỗ kỵ,

Trầm hương nối kết có bao xa.

Lê Đình Thông

Tam tấu Phượng Ca với Ngọc Dung, Vân Anh, Nguyệt Ánh trình tấu dân nhạc ba miền, được khán giả nhiệt liệt tán thưởng.

Nhóm Favic hợp ca ‘‘Đất lành’’ của Phạm Đình Chương

Tam ca Lưu Văn Dân, Phương Oanh, Lê Đình Thông hợp ca ‘‘Bên Kia Sông’’ của Nguyễn Đức Quang:

Này người yêu, người yêu anh ơi!

Bên kia sông là ánh mặt trời

Này người yêu, người yêu anh hỡi!

Bên kia đồi, cỏ hoa đan lối

Bên kia núi, núi cao chập chùng

Bên kia suối, suối réo lạnh lùng

Là bài thơ, toàn chữ hư vô

Này người yêu anh ơi!

Cho anh nồng ấm cuộc đời

Hoa thơm đón ánh mặt trời

Ôi núi mừng vì mây đến rồi

Kết thúc chương trình, toàn thể Thụ Nhân đồng ca ‘‘Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ’’ của Nguyễn Đức Quang:

Ta như nước dâng dâng tràn có bao giờ tàn

Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang

Lê sâu bàn chân gông xiềng của thời xa xăm

Đôi mắt ta rực sáng theo nhịp xích kêu loang xoàng

Ta khua xích kêu vang dậy trước mặt mọi người

Nụ cười muôn đời là một nụ cười không tươi

Nụ cười xa vời nụ cười của lòng hờn sôi

Bước tiến ta tràn tới tung xiềng vào mặt nhân gian

Máu ta từ thành Văn Lang dồn lại

Xương da thịt này cha ông miệt mài

Từng ngày qua, cười ngạo nghễ đi trong đau nhức không nguôi

Chúng ta thành một đoàn người hiên ngang

Trên bàn chông hát cười đùa vang vang

Còn Việt Nam, triệu con tim này còn triệu khối kiêu hùng.

²

Hội diễn văn nghệ Thụ Nhân là một cách ‘‘Trồng Người’’ qua câu hò tiếng hát của các cựu sinh viên trong Hội Ái hữu Đại học Đà Lạt tại Âu Châu, qua sáng tác của các văn nghệ sĩ Thụ Nhân: Nguyễn Đức Quang, Trần Văn Lương và Lê Đình Thông...

Paris, mùa Giáng sinh 2011

Lê Đình Thông
 
Văn Hóa
Câu Chuyện Làm Hang Đá Noel
Jos. Vĩnh SA
00:37 22/12/2011
 
Kí Ức Về Một Lễ Giáng Sinh
Kim Ân
09:20 22/12/2011
Kí Ức Về Một Lễ Giáng Sinh

Trong kí ức tuổi ấu thơ, tôi vẫn nhớ mãi về một lễ Giáng Sinh cách đây khá lâu. Đã 30 năm trôi qua, nhưng những hình ảnh ngày nào như vẫn còn tươi mới. Tôi nghĩ rằng việc ghi lại những kỉ niệm riêng tư này có thể giúp những ai không từng trải nghiệm những thời khắc đó hiểu được phần nào một giai đoạn trong đời sống người công giáo tại miền Bắc Việt Nam.

Giữa miền Bắc XHCN

Lúc đó, vào đầu những năm 80 của thế kỉ 20, sau một thời hùng hổ tiến lên CNXH với kết quả là miền Bắc Việt Nam sống trong cảnh đói nghèo đồng bộ và toàn diện, người ta đã buộc phải thay đổi chính sách, chương trình khoán 10 đã được phổ biến rộng rãi thay thế cho cơ chế HTX (hợp tác xã). Việc đó thực ra là chia ruộng đất lại cho các hộ gia đình xã viên tuỳ theo số nhân khẩu để họ chủ động lo việc canh tác rồi nộp thuế cho nhà nước. Chương trình này cũng còn mang một tên khác là khoán sản phẩm.

Kể ra thì đơn giản như thế, nhưng chỉ những ai đã từng trải qua cảnh đói khát triền miên ở nông thôn miền Bắc mới cảm nhận được phần nào luồng gió mới mà chương trình này mang lại cho bộ mặt thôn quê. Khi ruộng đất được chia lại cho từng hộ xã viên, tình trạng ruộng bị bỏ hoang đột nhiên biến mất và chỉ sau một mùa thu hoạch, tình trạng đói khát triền miên cũng nhanh chóng giũ áo ra đi. Tuy nhiên, cũng không ít cán bộ trung kiên đã tỏ ra đau đớn ra mặt, vì như thế cũng có nghĩa là giấc mộng thiên đường HTX, với phương châm làm chủ tập thể đã bị phá sản hoàn toàn.

Tôi phải dài dòng như thế để độc giả hiểu được khung cảnh thôn quê vào lễ Giáng Sinh năm đó, cái ăn đã tạm đủ, nhưng chuyện nhà ở, chuyện áo quần còn rất khó khăn. Gương mặt làng quê miền Bắc lúc đó còn xác xơ và thảm thương lắm.

Tin vui ấm lòng

Cũng năm đó, giáo xứ quê tôi đón nhận một tin vui: sẽ có cha về dâng thánh lễ đêm Giáng Sinh. Giờ đây chuyện này đã trở nên hết sức bình thường, nhưng cách nay gần 30 năm, với giáo xứ quê tôi, đó là tin vui vĩ đại lắm, vì hẳn là kể từ năm 1954 cho tới năm đó, tại giáo xứ quê tôi không có thánh lễ vào đêm Giáng Sinh. Khi trong cả giáo phận chỉ còn khoảng chín hay mười linh mục, một giáo xứ ở mức trung bình làm sao dám mong có được một thánh lễ vào đêm Chúa giáng trần!

Tin vui này khiến ai trong giáo xứ cũng muốn làm một cái gì đó cho sự kiện trọng đại này.

Phải nói thêm rằng ngôi thánh đường giáo xứ năm đó cũng cùng chịu cảng tang thương của miền quê nghèo. Chiến tranh triền miên đã khiến cho trần nhà thờ sụp từng mảng lớn, phần gỗ của gác đàn (nơi dành cho ca đoàn hát lễ) cũng như phần gỗ của tháp chuông đã bị mục nát, các bậc thang của chiếc cầu thang gỗ dẫn lên gác đàn rơi rụng gần hết, chiếc đàn phong cầm rệu rã không còn có thể dùng được.

Gia đình tôi vốn nhiều đời tham gia ca đoàn giáo xứ nên dĩ nhiên mọi người trong gia đình lo tập hát. Lúc đó ngay chuyện đơn giản ấy cũng thật nan giải, vì người ta có thể bị bắt giam chỉ vì dám họp nhau tập hát hay học kinh bổn tại tư gia. Các cậu tôi dùng vỏ các bao đựng xi măng vuốt lại phẳng phiu rồi đóng thành tập và dùng bút tre ghi nhạc cùng lời hát trên đó. Có lần một trong các cậu đã bị công an bắt cùng với thứ sách hát này. Cậu đã bị thẩm tra và đương nhiên sách hát bị tịch thu! Năm ấy ca đoàn chúng tôi chia thành từng nhóm nhỏ để tập hát theo từng bè, mỗi lần tập hát luôn phải có người canh chừng để báo động nếu công an xã ập tới. Sau khi đã tập các bè nhuần nhuyễn, mọi người mới tụ tập lại một nơi để hợp các bè lại với nhau. Ai cũng nhắc nhau phải cố ghìm giọng, nhưng chỉ một lát là tiếng hát cứ lớn dần lớn dần!

Trong khi tập hát, mọi người lại bàn bạc và thấy rằng đã tập hát công phu như vậy mà không có đàn phong cầm đệm thì thật là một thiết sót trầm trọng, không xứng với biến cố trọng đại nhường ấy tại giáo xứ. Nhưng biết tìm đàn phong cầm ở đâu? Các cậu tôi đã trình bày băn khoăn này với cha phụ trách và ngài mách nước là giáo xứ Phúc Nhạc hiện có cây đàn phong cầm có thể dùng được. Thế là mọi người gom góp một số tiền rồi xin thư giới thiệu của cha phụ trách. Sau nhiều lần thương lượng, ông trương xứ Phúc Nhạc đã chấp thuận nhường lại cây đàn phong cầm. Một nhóm người từ giáo xứ tôi đi xe đạp vượt chặng đường 8 km đầy ổ gà ổ vịt và ổ voi, dùng hai xe đạp nối với nhau bằng một cây luồng với một chiếc võng đay đung đưa ở giữa để cáng cây đàn phong cầm về giáo xứ. Việc này phải làm bí mật vào ban đêm để tránh những phiền hà nếu bị nhà chức trách phát hiện. Hình thức vận chuyển này giờ đây đã thành xa lạ, nhưng thời đó, đây là cách vận chuyển khá phổ thông, như hình minh hoạ dưới đây.

Được voi lại đòi tiên, đã có đàn, mọi người lại muốn được hát ở đúng nơi dành cho ca đoàn, tức là tại gác đàn mục nát. Thế là mọi người lại họp nhau, dùng bất cứ thứ vật liệu gì có trong tầm tay: tre, luồng, gỗ, ghế quì dài v.v... để băng bó lại gác đàn.

Và “Đêm thánh vô cùng”

Ngày 24-12 năm đó, mọi người trong làng dọn dẹp đoạn đường gần nhà mình. Không ai bảo ai, mọi người đều muốn mọi sự đều tươm tất cho biến cố trọng đại này. Ở thôn quê, tháng 12 là thời điểm sau vụ gặt, đường làng là nơi người ta thường phơi rạ để làm chất đốt dự trữ. Khi trời mưa nhiều, thứ rạ còn dính bùn đất trở nên mềm nhũn và bốc ra mùi khăn khẳn rất đặc trưng. Năm đó trời cũng mưa nhiều, việc quét dọn đường làng vốn rải gạch đá lổn nhổn thành ra khó khăn hơn rất nhiều.

Buổi tối hôm đó, tôi gắng tìm một bộ quần áo tươm tất nhất, rộng thùng thình. Lúc đó, thường trong các gia đình đông con cái, đám em thường phải mặc lại áo quần của các anh chị.

Đi tới nhà thờ xứ, ngay giữa ao hồ là chữ NOËL thật lớn, có đèn sáng bên trong. Đỉnh tháp và xung quanh nhà thờ kết đầy đèn sao lấp lánh. Một anh thanh niên đang buộc những chiếc đèn dầu tự chế từ các lọ mực thuỷ tinh vào những mảng thân cây chuối bổ dọc và dùng dây ràng lại với nhau để xếp thành chữ thả nổi trên mặt ao hồ. Trong nhà thờ chăng đầy đèn ông sao và giấy mầu đủ loại. Phía phải gian cung thánh, một hang đá giả vừa được dựng lên với cây cỏ và đèn sao.

Vậy là trong khi ca đoàn gắng lo hát lễ, mọi người trong giáo xứ cũng đã âm thầm gắng sức góp phần mình để lễ đêm Giáng Sinh thật huy hoàng.

Tôi theo chiếc cầu thang vừa được chắp ghép lại để lên gác đàn. Một cậu tôi đang dạo nhạc, gác đàn tạm bợ rung lên kẽo kẹt theo mỗi nhịp đạp gió. Nhìn từ gác đàn, cung thánh thật rực rỡ với đèn sao đủ mầu, dưới chân thánh giá ở bàn thờ chính là hàng chữ EMMANUEL. Thánh lễ đêm Giáng Sinh năm đó được cử hành đúng nửa đêm. Giữa vùng quê nghèo, lời ca trầm bổng cất lên và ánh nến xua tan cái lạnh giá của mùa đông trong lòng người.

Đã gần 30 năm trôi qua, tôi vẫn hay nhớ về lễ đêm Giáng Sinh năm đó. Những hình ảnh, mầu sắc, âm thanh vẫn chầm chậm hiện về trong miền kí ức.

Lúc này đây, khi Mùa Giáng Sinh lại về, ở vài nơi nào đó trên đất Việt thân yêu, tôi biết vẫn còn có những cô bé cậu bé như tôi ngày nào ôm trong niềm ước mong giản dị là được dự lễ đêm Giáng Sinh trên mảnh đất quê hương của chúng. Nhưng rất nhiều khi, ước vọng nhỏ bé và chính đáng này vẫn còn bị ngăn chặn với đủ thứ lời lẽ và lí luận hùng hồn nhưng luẩn quẩn! Dù sao, tôi tin rằng Mùa Giáng Sinh luôn mang tới sự an lành trong tâm hồn người lớn cũng như trẻ nhỏ khi họ là những người thiện tâm.

KIM ÂN
 
Mùa chạy show!
Lm. Quang Phan SVD
10:53 22/12/2011
Trong cuộc đời linh mục của mình, tuần cuối của các mùa Vọng và mùa Chay là thời điểm bận rộn nhất. “Tôi bận lắm….tôi bận lắm…tôi bận lắm” là điệp khúc không tên cứ phát ra. Tôi bỗng dưng thấy mình được trân trọng các đột xuất. Các linh mục quen cũng như không quen, thường là các cha xứ, “Cha giúp giáo xứ chúng con giải tội nhé….giảng lễ nhé…đồng tế nhé…”, và không quên nhắc, “Cha nhớ kéo thêm mấy cha nào cha biết nữa nhé.” Bận như các ca sỹ nổi tiếng chạy show từ phòng trà qua phòng trà khác vậy. Chớ mọi khi ai mà thèm biết em là ma nào mà gọi. Còn số điện thoại của mình, sao mà các cha xứ biết thì em mù tịt.

Mùa Vọng và mùa Chay, hình như tôi thấy mình bị nhiễm hội chứng chạy show, và cũng có lúc cảm thấy áy náy guilty vì chạy show hơi bị nhiều. Đã là linh mục thì giải tội, giảng lễ, đồng tế… ban phát các bí tích là trách nhiệm, có chi mà than phiền hả Tám? Ăn cơm Chúa thì phải múa suốt ngày chớ. Đã đành là vậy, nhưng tôi vẫn thấy sao sao đó. Sao sao là sao hả Tám? Ừa, thì có cái gì đó không được ổn cho lắm. Busy busy busy…bận rộn chạy quanh là dấu hiệu của cái gì đó không được ổn.

Theo kiểu chơi chữ, chữ BUSY là viết tắt của Being Under Satan’s Yoke. Nghĩa là đang nằm dưới ách của thằng quỉ Satan đó. Eo ui, ghê quá! Mần chi mà để cho thằng quỉ Satan khống chế mình dưới ách của nó rứa hè! Mỗi lần mình bận rộn, ngay cả bận rộn giải tội, bận rộn chuyện nhà thờ… cũng có thể nằm dưới ách của thằng Satan sao? Không ít người, một cách vô thức, dùng việc bận rộn bù đầu bù óc, chạy đó chạy đây, hết làm chuyện này chạy sang làm việc khác…thật ra là một cách che đậy một sự trống vắng nào đó trong tâm hồn mình. Một lỗ hổng, một sự trống rỗng của tâm hồn, emptiness, không biết phải giải quyết bằng cách nào, nên họ tìm đến sự bận rộn, being busy. Hình ảnh Chúa Giêsu lên núi cầu nguyện trong thinh lặng, vắng vẻ, một mình, phải chăng là ngài không để cái sự bận rộn chi phối làm chủ con người của mình.

Mùa Vọng và mùa Chay, các linh mục khuyên bảo giáo dân sống tỉnh thức, cầu nguyện, làm việc bác ái….để chuẩn bị tâm hồn đón Chúa. Lắm lúc không khỏi giật mình, thấy mình quá bận rộn chạy show giải tội cho người khác mà quên đi chính con người của mình. Mình có sống điều mình khuyên người khác? Mình sống ồn ào quá. Quá ồn ào với các sinh hoạt.

Mùa Giáng sinh này, khi chiêm ngắm hang đá, tôi sẽ thầm mong cho mình có được một khoảng khắc của thinh lặng. Một sự bình an thanh thản như Maria, như Giuse. Họ chẳng làm gì cả. Không ai nói với ai một lời nào. Họ thinh lặng. Một sự thing lặng tuyệt đối. Sự thinh lặng có thể nói lên những điều mà lắm khi ngôn ngữ không thể lột tả hết. “Còn bà Maria thì hàng ghi nhớ tất cả những điều ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng.” (Lc 2:19)
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Con Chúa Giáng Trần
Joseph Ngọc Phạm
22:29 22/12/2011
CON CHÚA GIÁNG TRẦN
Ảnh của Joseph Ngọc Phạm
Hồn con mong mỏi đón chờ
Ngôi Hai con Chúa trẻ thơ ra đời
Tâm hồn con khát Chúa ơi.
(Trích thơ của Quân Tuấn Anh)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
 
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Ánh Đèn Mùa Giáng Sinh
Nguyễn Cao Nhã
22:33 22/12/2011
ÁNH ĐÈN MÙA GIÁNG SINH
Ảnh của Nguyễn Cao Nhã
Giáng sinh hạnh phúc bao la
Tâm hồn rạo rực chan ḥòa niềm vui
Vui vì Con Chúa ra đời
Ban Ơn Cứu Độ những ai ngay lành.
(Trích thơ của Trầm Thiên Thu)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
 

© 2024 - VietCatholic News - Designed by VietCatholic News