Ngày 18-12-2019
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Thiên Định
Lm Vũđình Tường
06:02 18/12/2019
Đức Kitô sinh ra không phải là sự kiện lịch sử hay biến cố bình thường, mà chính là đặc sủng Thiên Chúa ban cho nhân loại. Đức Kitô sinh ra nằm trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Khi loài người phạm tội bất tuân, Thiên Chúa không để mặc nhân loại chìm đắm trong nô lệ tội lỗi, nhưng hứa ban Đấng Cứu Thế. Chính Thiên Chúa là Đấng đưa ra chương trình cứu độ nhân loại. Nhân loại trông chờ ngày đó đến. Tiên tri Isaiah nhiều lần loan báo Đấng Cứu Thế đến, và nhân loại phải chờ đến tám thế kỉ sau, Đấng Cứu Thế mới sinh ra. Bởi nhân loại bất tuân Thiên Chúa, nên Đức Kitô xuống thế làm người, và Ngài vâng lời Thiên Chúa cho đến chết trên thập tự. Đức Kitô, một thành viên của xã hội nhân loại, Ngài vâng lời Chúa Cha cách tuyệt hảo, đền thay tội bất tuân của toàn thể nhân loại. Chính Đức Kitô nhiều lần xác quyết điều đó:

Ta đến không phải làm theo í Ta, nhưng theo í của Đấng đã sai ta' Gn 4,34; 5,30; 6,38.

Đức Kitô sanh tại Bethlehem nhưng được nhận biết là Đức Kitô thành Nazareth, nơi sinh của hai ông bà Juse và Maria. Ngài chọn cách viếng thăm dân Ngài cách âm thầm, đơn giản, bình dị ngoài sức trông chờ của mọi người. Đơn sơ, nghèo hèn đến độ nhân loại không tin, Ngài là Con Thiên Chúa sinh xuống trần gian. Ngài làm điều đó với mục đích tỏ cho nhân loại biết, Đấng Cao Cả chọn cuộc sống nghèo hèn, hèn mọn để đến với dân Người. Cha mẹ nhân loại của Ngài là ông Juse và bà Maria, cả hai là dân quê. Cuộc sống nghèo, đạm bạc, tấm lòng hết mực khiêm nhường, đời sống đạo hạnh, công chính, trọn đời phó thác vào Thiên Chúa. Cả hai cùng chọn chương trình riêng cho mình, nhưng khi sứ thần đến viếng thăm, cả hai đều từ bỏ chương trình riêng của mình, đón nhận í Chúa, và cả hai trung thành với lời đoan hứa cho đến trọn đời. Cô thôn nữ Maria nguyện sống cuộc sống độc thân, nhưng rồi theo í Chúa, cô chấp nhận làm mẹ Đấng Cứu Thế. Phần ông Juse khi biết trinh nữ Maria có thai trước khi hai người về chung sống, ông dự tính âm thầm ra đi. Có lẽ điều này cô Maria không hề biết. Thời buổi đó sau ngày 'đặt trầu' đám cưới là bước kế tiếp, bước cuối. Đầu xuôi, đuôi lọt. Dù chưa cưới nhưng nếu huỷ bỏ hôn ước được hiểu là li dị, và cần phải ra trước pháp luật để điều đó thành sự. Luật lệ Do Thái lúc đó coi việc có thai trước khi cưới là một trọng tội, tội ngoại tình, và tội này bị xử chết bằng cách ném đá. Để tránh cho cô Maria bị tử hình, ông Juse âm thầm trốn đi. Với Juse là kín đáo, là âm thầm, chỉ mình ông hay, chỉ mình ông biết, chỉ mình ông quyết định. Điều thầm kín đó lại tỏ tường với Thánh Thần Thiên Chúa và Ngài đã soi sáng, hướng dẫn ông giải quyết sự việc cách ổn thoả. Thánh thần còn cho biết thêm ngay cả việc đặt tên cho đứa trẻ cũng đã được Thiên Chúa định trước, vì thế em bé sinh ra sẽ được gọi là Đấng Cứu Độ dân Chúa- (Mat 1,21) và đó là sứ mạng trọn đời của Chúa Cứu Thế. Chính lúc ông Juse quyết định chia tay, sứ thần Chúa đến nói với ông là, thai nhi trong cung lòng trinh nữ không phải do loài người, mà chính là do Thánh Thần Chúa xếp đặt. Ông Juse nhận cô Maria về lo lắng, bảo trợ. Về phương diện nhân loại thì rõ ràng hai ông bà Juse và Maria, đóng vai trò chính trong việc sinh Đức Kitô. Về phương diện tâm linh, chính hai ông bà nhận biết cách tỏ tường bàn tay Thiên Chúa hoạt động tích cực trong đời sống hai người. Thánh Thần Chúa hiện diện trong mọi hoàn cảnh, trong cuộc sống của hai người, từ khởi đầu cho đến khi hoàn thành sứ mạng, và còn tiếp tục hiện diện cho đến ngày hai ông bà về hưởng Nhan Thánh Chúa.

Việc Augustus ra lệnh cho dân chúng về nơi sinh để làm sổ kiểm tra toàn dân, đây là lần kiểm tra đầu tiên trong lịch sử; sự việc này cũng không phải do ngẫu nhiên, hay trùng hợp. Sự việc đó không nằm ngoài í định của Thiên Chúa. Đức Kitô sinh ra nơi chốn không người, ngụ í nói cho nhân loại biết cuộc sống trần gian chỉ là chốn tạm bợ. Ngài sinh nơi ngoài đồng hoang, không nhà cửa, ngụ í nói quê hương thật của chúng ta là quê trời, nơi có Thiên Chúa ngự trị. Đức Kitô sinh ra giữa đám nghèo hèn, bị xã hội chối từ, bỏ rơi, ngụ í nói cho chúng ta biết Thiên Chúa không xua đuổi một ai, dù họ ở trong bất cứ hoàn cảnh nào. Ngài đến với họ, hy vọng họ mở tấm lòng đón Ngài. Mục đồng lội tuyết đi đến cùng Đức Kitô, ngụ í cho biết bất cứ ai thành tâm tìm kiếm Ngài chắc chắn sẽ tìm gặp. Ba vị từ phương đông đi tìm gặp Ngài, ngụ í cho biết dù xa cách ngàn trùng, dù không biết đường, không thuộc lối nhưng thành tâm ra đi tìm Ngài, họ sẽ được chỉ đường.

Chúa Cứu Thế sinh ra làm tròn điều Chúa hứa xưa, thoả mãn lòng mong đợi của những tâm hồn thành tâm trông chờ. Ngài đến ban sự sống và sự sống trường sinh cho nhân loại.

TiengChuong.org

Divine intervention

The birth of Jesus was not simply an ordinary or a historical event. It was God's design to save the human race. There were multiple divine interventions both in terms of preparation for the execution of God's redemptive plan, and also for the protection of the life of the young child, Jesus. God initiated the idea of saving the 'Fallen race' after they disobeyed God. The redemptive plan has been prophesized, especially by prophet Isaiah, who lived in the eighth century, before the birth of Jesus. When the time was due, God chose the young couple, Joseph and Mary, from Nazareth to take an active part in this magnificent saving action. The saving action happened only once and for all humanity. It was for humanity, and human beings were invited to take part. Joseph and Mary, each played a prominent role in the saving action, but the actual driving force behind the scene was the work of the Holy Spirit. Because human beings disobeyed God; God's Son took the form of a human, being born into this world, to obey God. In him the perfect obedience took place as he said: 'I come not to do my own will, but to do the will of the Father'. Jn 4,34; 5,30, 6,38

Jesus was born in Bethlehem, but known as Jesus of Nazareth, the birthplace of Joseph and Mary. Both of them lived a simple life, and were humble at heart. They received God's favour, and God's messenger interrupted their personal plans. They abandoned their own plans to adopt God's plan for them. Mary vowed to live a single life style, and God's messenger changed her mind when she responded 'yes' to God. Joseph intended to divorce Mary informally on the grounds, that she was pregnant before they came to live together. An engagement is not a legally binding in today's cultures, but in those days the betrothal could only be broken by divorce. The Jewish law at the time considered a pregnancy out of the wedlock was an act of adultery, and that person would be punished severely by stoning to death. To save Mary from this public disgrace, Joseph intended to leave her quietly. Mary probably knew nothing about Joseph's plan. His plan was shattered, when God's angel told him in his dream to abolish the idea, because what in her was not the work of any human person, but it was the work of the Spirit. In confirming the work of the Spirit, the name of the new born baby was chosen not by Mary or Joseph. The name was dictated by God and his name tells to the world about his life vocation- 'to save his people from their sins(Mat. 1,21).

Augustus called the first ever census, and that enabled Mary and Joseph to return to their birthplace to be registered. It was not a sheer accident, but a part of God's plan. Jesus was born at an open place, telling us that this world is only a passing place. He was born amongst the homeless, showing us that our true home is in heaven. He was born amongst the people society had rejected, confirming for us that God rejects no one. The shepherds waded in the snow to find the Light, assuring us that those who search for the Light certainly will find it. The birth of Jesus is the fulfilment of the promise God has made to save the human race. In him, we have hope, and are saved.
 
Thiên Chúa ở cùng chúng ta
Jos. Hoàng Mạnh Hùng
06:47 18/12/2019

Chúa Nhật 4 Mùa Vọng A

Không khí Giáng Sinh đã tràn ngập khắp mọi nơi. Những con đường đêm với những dàn đèn nhấp nháy giăng kín làm ta có cảm tưởng như đang đi dưới bầu trời sao rực rỡ. Những máng cỏ, hang đá, cây thông …cũng đã được dựng lên để chuẩn bị cho ngày lễ hội lớn trong năm đối với người Công Giáo và cả người không theo đạo. Người ta chuẩn bị tất bật vì nay đã là những ngày cuối cùng của mùa Vọng và chỉ vài ngày nữa lễ Giáng Sinh lại về trên khắp thế giới.

Chủ đề Phụng vụ Chúa Nhật cuối mùa Vọng mời gọi chúng ta đón nhận Đức Giêsu vào trong cuộc đời của mình để chúng ta được tham dự vào mầu nhiệm tình yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa theo kế hoạch yêu thương từ ngàn xưa qua Đức Giêsu Kitô: “Chính Chúa Thượng sẽ ban cho các ngươi một dấu: Này đây người thiếu nữ sẽ mang thai, sẽ sinh hạ con trai và đặt tên là Emmanuel.” (Is 7,14) và “Này đây, Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Emmanuel, nghĩa là "Thiên Chúa ở cùng chúng ta."” (Mt 1, 23).

Thiên Chúa đã ở cùng chúng ta lâu lắm rồi nhưng ta đã chuẩn bị như thế nào để được ở cùng Thiên Chúa? Suốt mùa Vọng ta đã được nghe những lời mời gọi sám hối, những buổi tĩnh tâm …mà hầu như giáo xứ nào, hội đoàn nào cũng tổ chức. Nhưng rồi những lo toan, tất bật của cuộc sống hàng ngày đã làm ta quên những tâm tình của mùa Vọng!

Xin cùng lắng đọng tâm hồn để mỗi người trong chúng ta không chỉ chuẩn bị đón Chúa Giáng Sinh bằng những dấu chỉ bên ngoài nhưng còn thật sự đón Chúa đến trong tâm hồn mỗi người qua Lời Chúa Chúa Nhật thứ IV mùa Vọng.

Trước hết chúng ta cần mở lòng đón nhận ơn Chúa và cộng tác với Chúa Thánh Thần, tích cực đem Tin mừng cứu độ cho những người hôm nay chưa được nghe loan báo Tin mừng nước trời; chưa được nhận biết và khám phá nguồn hạnh phúc đích thực nơi Thiên Chúa như Thánh Phaolô khẳng định: “Tôi, Phaolô, tôi tớ của Đức Giêsu Kitô; tôi được gọi là Tông Đồ và dành riêng để loan báo Tin Mừng của Thiên Chúa”. (Rm 1,1-3).

Đó là Tin Mừng về Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa. Người là Đấng mà Thiên Chúa đã hứa ban qua miệng các ngôn sứ. Người mang lấy và chia sẻ thân phận con người. Người là sự hiện hữu cụ thể của Thiên Chúa giữa con người; Người quả thật là “Emmanuel”.

Tiếp đến chúng ta hãy tìm kiếm và thực thi ý Chúa trong cuộc sống hằng ngày. Can đảm và mau mắn cộng tác vào kế hoạch của Thiên Chúa qua việc Ngài mời gọi chúng ta sống và thực thi sứ điệp của Ngài. Tận tâm chu toàn mọi bổn phận mà Chúa trao ban cho ta trong từng ngày và mau mắn đón nhận thánh ý Thiên Chúa như Thánh Giuse khi Thiên Chúa mặc khải kế hoạch cứu độ qua giấc mộng: "Này ông Giu-se, con cháu Đa-vít, đừng ngại đón bà Ma-ri-a vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần. Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên cho con trẻ là Giê-su, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ." (Mt 1,20-21) để “Khi tỉnh giấc, ông Giuse làm như sứ thần Chúa dạy và đón vợ về nhà”. (Mt 1,25).

Lạy Chúa, chúng con đang bước vào những ngày cuối cùng của mùa Vọng với không khí se lạnh của những ngày cuối năm nhưng cũng rất ấm áp trong tình yêu thương qua kế hoạch cứu độ của Ngài. Xin cho chúng con nhận biết những ngày chúng con sống mãi mãi là mùa Vọng để chúng con luôn luôn chuẩn bị, trang hoàng tâm hồn chúng con bằng Lời Chúa. Để mỗi năm, khi chúng con cất tiếng hát “Trời cao hãy đổ sương xuống …”. Chúng con lại được cảm nghiệm hơn nữa tình yêu thương của Chúa qua con trẻ Emmanuel – Thiên Chúa ở cùng chúng con.
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:25 18/12/2019

15. Khuyết điểm của người khác con nên nhẫn nại, bởi vì con cũng có rất nhiều khuyết điểm khiến người khác nhẫn nại.

(sách Gương Chúa Giê-su)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(trích dịch từ tiếng Hoa trong"Cách ngôn thần học tu đức")


-----------

http://www.vietcatholic.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:32 18/12/2019
93. HẬN CHUNG THÂN

Khố Địch Phục Liên thời bắc Tề làm đến quan đại tướng quân, nhưng rất bủn xỉn.

Một hôm vợ bệnh nặng mà ông ta cũng không cho tiền để đi khám bệnh. Sau đó, bà vợ tự tiện lấy một trăm đồng để đi bốc thuốc, Phục Liên biết được nên vì chuyện này mà hận suốt đời, và cho rằng mình quá mất cành giác nên mới bị một lần thiệt hại mà rất lớn !

(Cổ kim tiếu sử)

Suy tư 93:

Ở đời có những cái hận rất là vô duyên và kỳ cục: vì vợ lấy tiền để đi chữa bệnh mà hận vợ suốt đời; có người hận bạn bè vì nó cái chi cũng giỏi hơn mình; có người vì thích đi bụi không chịu học hành nên bị cha mẹ mắng, thế là hận cha mẹ suốt đời; lại có người vì người yêu cho mọc sừng mà hận đời đen bạc…

Tất cả những cái hận ấy đều bày tỏ một tâm hồn kiêu ngạo, ghen ghét, ích kỷ, bất hiếu và không có đạo đức.

Con người ta ai cũng có khuyết điểm, ai cũng có sân si và ham muốn, nhưng người Ki-tô hữu thì biết cầu nguyện và hy sinh để trừng trị cái ham muốn và khuyết điểm của mình, cho nên chưa ai thấy người Ki-tô hữu giận vợ suốt đời khi vợ lấy tiền để chữa bệnh, cũng không ai nghe nói người Ki-tô hữu giậncha mẹ, bạn hữu đến suốt đời..

Vợ chồng là xương thịt của nhau vì cả hai đã nên một, cho nên không có chuyện của ông của bà, nhưng là của chúng ta, của chung, đó là chân lý để bảo vệ hạnh phúc gia đình mà Thiên Chúa rất khôn ngoan đã chỉ ra, khi rút xương sườn của A-dong mà làm nên bà E-va.

Một trăm đồng bạc không nghĩa lý gì cả so với tình nghĩa của vợ (chồng) dành cho mình trong cuộc sống, nó càng không có nghĩa lý gì khi mà cả hai người đã thề hứa trước mặt Thiên Chúa sẽ chia sẻ cho nhau khi buồn cũng như khi vui, khi bệnh hoạn cũng như lúc mạnh khoẻ, khi gian khổ cũng như lúc hạnh phúc…

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


-----------

http://www.vietcatholic.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tương lai đầy bấp bênh của Giáo Hội Công Giáo tại Li Băng trước cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài
Đặng Tự Do
15:19 18/12/2019
Trong khi các cuộc biểu tình vẫn tiếp tục ở Li Băng, bất chấp mùa Giáng Sinh đang đến gần, nền kinh tế của quốc gia này đang rơi vào một cuộc khủng hoảng càng lúc càng đen tối. Các ngân hàng đã áp đặt các hạn chế đối với số tiền được rút ra hay chuyển khoản, đồng Pound của Li Băng càng lúc càng mất giá, và nhiều người đang mất công ăn việc làm. Sự tuyệt vọng về tài chính đã khiến ít nhất ba người Li Băng tự sát.

Một số lượng lớn các Kitô hữu đang dự tính di cư, giống như đã từng xảy ra trong cuộc nội chiến ở Li Băng từ năm 1975 đến 1990, khi các Kitô hữu Li Băng lũ lượt bỏ nước sang sống ở phương Tây. Đức Hồng Y Bechara Rai, là Đức Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Maronite nói tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ rằng: “Một số đại sứ quán mà tôi không muốn nêu tên ngay bây giờ, đang tạo điều kiện cho các tín hữu di cư, như thể đất nước chúng tôi đang trải qua một cuộc chiến thứ hai. Điều này sẽ làm Li Băng trống vắng thêm người dân và đặc biệt là các Kitô hữu.”

Đức Tổng Giám Mục Georges Bacouni của Công Giáo nghi lễ Melkite ở Beirut nói:

“Chúng tôi đang sống như trong một trận động đất. Chúng tôi đang phải đối mặt với các vấn đề kinh tế to lớn, bao gồm cả một hệ thống ngân hàng thất bại. Kể từ khi các cuộc biểu tình bắt đầu, nhiều người đã mất việc làm và giờ đây họ chỉ nhận được một nửa tiền lương. Điều này có tác động rất lớn đến các gia đình.”

“Các tổ chức phi chính phủ từ khắp nơi trên thế giới đã quan tâm đến người tị nạn Syria ở Li Băng, và điều này được đánh giá cao. Bây giờ, với tình hình mới, tôi mong họ cũng sẽ xem xét giúp đỡ người dân Li Băng”

Đức Tổng Giám Mục Georges Bacouni nói thêm:

“Vì cuộc khủng hoảng kinh tế này, các Kitô hữu đang phải đối mặt với cám dỗ di cư ra nước ngoài, để tìm kiếm một lối sống tốt hơn. Chúng tôi có nguy cơ mất đi thế hệ trẻ: họ không muốn ở lại Li Băng. Có quá nhiều dấu hỏi lớn về tương lai của đất nước.”

“Giáo hội ở Li Băng sẽ phải đối mặt với thời kỳ khó khăn.” Các tổ chức của Giáo Hội – bao gồm các trường từ mẫu giáo đến đại học và các bệnh viện - đã trải qua những khó khăn nghiêm trọng. Mọi người không đủ khả năng để trả các hóa đơn y tế. Chúng tôi không muốn đưa ra quyết định khó khăn như đóng cửa các trường học. Trong lịch sử, các trường Công Giáo ở Li Băng cũng đã phục vụ sinh viên Hồi giáo và Druze. Các trường đại học Công Giáo nơi những người có niềm tin khác nhau cùng chung sống, nơi những người trẻ tuổi có thể trải nghiệm văn hóa sống cùng với nhau.”

“Lần đầu tiên tôi thấy người Li Băng từ nhiều hệ phái, nhiều tôn giáo, đoàn kết và cố gắng gạt não trạng giáo phái sang một bên. Điều đó rất đẹp. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Giáo hội đã kêu gọi những người biểu tình thực hiện tất cả các đòi hỏi của họ một cách hòa bình.”

“Giáo hội hỗ trợ những người là chuyên gia trong các lĩnh vực của họ và những người sẽ thực hiện các biện pháp để ngăn ngừa tham nhũng. Chúng tôi hy vọng một chính phủ mới sẽ sớm được thành lập.”

Đức Tổng Giám Mục kết luận rằng:

“Trong suốt thử thách cam go này, Chúa Giêsu ở cùng chúng ta và Ngài sẽ không bỏ rơi chúng ta. Chúng tôi rất mong được gặp anh chị em ở cuối đường hầm tăm tối này.”


Source:Catholic News Agency
 
Sự sống được tái sinh trong lễ Giáng sinh
Thanh Quảng sdb
17:33 18/12/2019
Sự sống được tái sinh trong lễ Giáng sinh

Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi các Kitô hữu hãy làm một hang đá máng cỏ trong nhà mình để chuẩn bị mừng lễ Giáng sinh, ĐTC lưu ý rằng trong một thế giới mà vũ khí không ngừng được sản xuất, thì hang đá máng cỏ là một hình ảnh của hòa bình.
(Linda Bordoni – Tin Vatican)

Lễ Giáng sinh đã cận kề, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc nhở khách hành hương trong buổi triều yết hàng tuần, bằng mời gọi họ hãy tự hỏi lòng mình tôi phải làm gì để chuẩn bị ngày kỷ niệm mừng Chúa giáng sinh?
Và ĐTC đề nghị: Một cách đơn giản, nhưng hiệu quả, là làm một hang đá máng cỏ hay một máng cỏ nhỏ…. Đây là điều mà xưa kia thánh Phanxicô đã làm, ĐTC nói ngài đã đến Greccio, thăm lại chiếc nôi đầu tiên mà thánh nhân đã cho làm mà còn được lưu trữ lại cho tới ngày nay… Và ngài đã viết một lá thư nói lên ý nghĩa của truyền thống này.

Cái nôi: một Tin mừng sống động
Đức Thánh Cha Phanxicô mô tả chiếc hang đá máng cỏ như một Tin Mừng sống động mà Phúc âm mang đến cho cuộc sống của chúng ta trong mọi nơi: nhà cửa, trường học, công xưởng chốn làm việc, trung tâm cộng đồng, bệnh viện, các phòng khám bệnh, nhà tù và quảng trường.

Đức Thánh Cha viết Tông thư về tầm quan trọng của lễ Giáng sinh
Đức Thánh Cha nói: Lễ Giáng sinh nhắc nhở chúng ta, về cách thức Thiên Chúa thể hiện tình yêu của Ngài cho chúng ta bằng cách sinh ra làm người sống giữa chúng ta.
Làm một hang đá máng có để nhắc nhớ chúng ta: Thiên Chúa hiện diện giữa chúng ta, và chúng ta tái khám phá ra rằng Thiên Chúa thật sự hiện diện, cụ thể và đang sống động qua hài Nhi Giêsu thơ bé với đôi tay giang rộng như muốn ôm ấp chúng ta và toàn nhân loại trong vòng tay nhỏ bé của Ngài.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói thật là tuyệt vời khi đứng trước hang đá nôi hèn của Chúa như thấy Chúa chia sẻ những vui buồn đơn nghèo của cuộc sống hàng ngày trước những mơ ước hy vọng và bận tâm của chúng ta.
Sau đó, Đức Thánh Cha tiếp tục nói về những nhân vật khác trong hang đá: Đức Maria và thánh Giuse, những người sống niềm vui, chia sẻ những lắng lo và sự hài hòa của cuộc sống gia đình.

Tin Mừng trong gia đình
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: Chiếc nôi hang đá là một Tin Mừng của cuộc sống gia đình, là hình ảnh nói lên những bữa ăn mà chúng ta chia sẻ cho nhau trong gia đình mà trung tâm chính là Chúa Giêsu, bánh hằng sống từ trời xuống, mang đến cho gia đình chúng ta.
ĐTC chia sẻ giữa những đảo điên bận rộn của cuộc sống hàng ngày hôm nay, hang đá nôi hèn Giáng sinh của chúa nhắc nhở chúng ta dừng lại và suy ngẫm xem những gì thực sự là quan trọng.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói tiếp: Trong một thế giới mà vũ khí vẫn tiếp tục được sản xuất hàng ngày và những hình ảnh bạo lực xâm nhập vào cuộc sống và trái tim tâm hồn chúng ta, thì hang đá nôi hèn của Chúa là một hình ảnh tuyệt diệu của hòa bình, do đó nó là một Tin mừng sống động.
Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc bài chia sẻ của mình bằng cách mời mọi người hãy làm một hang đá máng cỏ nho nhỏ trong nhà mình như một lời nhắc nhở chúng ta rằng Chúa đến với chúng ta, sinh ra làm người giữa chúng ta, và tiếp tục đồng hành cùng chúng ta trong cuộc sống.
Đức Thánh Cha Phanxicô kết luận chúng ta hãy mở cửa và mời Chúa: Giêsu ơi, chúng con mời Chúa hãy vào đây! Xin Chúa cùng sống cuộc sống của chúng con, xin làm cho cuộc sống của chúng con được tái sinh và như thế, chúng con mới thực sự mừng Giáng sinh của Chúa.
 
Diễn biến hi hữu: Khi một vị Giáo Hoàng đích thân giới thiệu sách của thầy mình
Đặng Tự Do
18:57 18/12/2019


Đức Thánh Cha Phanxicô giới thiệu tác phẩm của Cha Giáo Fiorito: một giấc mơ vĩ đại phát sinh nhiều hoa trái.

Trong một diễn biến khá hi hữu Đức Thánh Cha đã đích thân giới thiệu một sưu tập gồm 5 cuốn sách thu tập các tác phẩm của cha giáo Miguel Angel Fiorito, một linh mục dòng Tên người Á Căn Đình.

Nhân dịp kỷ niệm Kim khánh, tức là 50 năm trong sứ vụ linh mục của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến thăm Nhà Mẹ của Dòng Tên tại Rôma và giới thiệu một sưu tập các tác phẩm của cha Fiorito, qua đời vào năm 2005. Cha Fiorito có nhiều sinh viên trong đó có Đức Thánh Cha Phanxicô. Bộ sưu tập này được linh mục Jose Luis Narvaja biên soạn và được nhà xuất bản “La Civiltà Cattolica” phát hành.

Trong lời phi lộ cho bộ sưu tập các tư tưởng của Cha Miguel Angel Fiorito, chính Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã mô tả ấn bản này là một nguồn tài liệu vô cùng phong phú cho chúng ta, lưu lại những lời giảng dạy của một đại giáo sư trong nhiều năm qua. Bộ sưu tập này sẽ giúp ích cho toàn thể Giáo hội.

Đức Thánh Cha Phanxicô quyết định tự mình giới thiệu bộ sưu tập gồm 5 cuốn này; nên đã đích thân đến thăm Trung tâm Dòng Tên nhân dịp kỷ niệm 50 năm thụ phong linh mục của ngài và tham dự cuộc hội thảo về Cha Miguel Angel Fiorito, là người mà Đức Thánh Cha coi là vị linh hướng của ngài.

Đức Thánh Cha Phanxicô mở đầu bài phát biểu của mình bằng cách gọi Cha Fiorito là vị thầy của đối thoại! Ngài là một người ít nói nhưng biết lắng nghe; người biết lắng nghe là người có khả năng biện phân, một yếu tố căn bản cho việc đối thoại. Cha Fiorito đã sống và giảng dạy bằng việc đối thoại giữa thầy và trò, đối thoại với các tác giả và tác phẩm của họ, đối thoại giữa lịch sử và Chúa Thánh Thần.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói: dù cha ấy là một giáo sư Triết học nhưng lại rất đam mê về đời sống tâm linh. Chính ngài là người đã dạy cho cá nhân tôi cách thức biện phân. Cha ấy có cách làm khơi dậy những tiềm thức đam mê để tự mình đối thoại với chính mình, với người khác và với Thiên Chúa.

Đức Thánh Cha Phanxicô cho hay: Bộ sưu tập của Cha Fiorito đã bộc lộ được tinh thần ấy, nó sẽ giúp ích cho những ai không biết bộc lộ những tâm tư thầm kín của mình, cung cấp cho chúng ta những lời khuyên hữu ích và chỉnh sửa những sai xót và ủi an những ai đang buồn đau, nâng đỡ những ai đang gặp khủng khoảng!

Đức Thánh Cha Phanxicô đã mô tả cách lắng nghe của cha Fiorito là truyền cảm hứng cho các sinh viên đến bàn hỏi với ngài, với ý định nhận được những lời khuyên của ngài. Cha có một thái độ trung dung không nghiêng về bên này hay bên kia, vì theo ngài chính Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa mới là người giao tiếp và hướng dẫn.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói tiếp: “Cha Fiorito biết ‘đứng ngoài’ các vấn đề, chứ không can dự vào. Ngài lắng nghe bạn trong thầm lặng, và thay vì giảng giải, ngài đưa cho người đến bàn hỏi một tờ giấy và mời người ấy hãy nhìn vào chính lòng họ mà tìm ra đáp án. Cha Fiorito giống như một bác sĩ khôn ngoan của tâm hồn.”

“Sau khoảng khắc suy tư, chắc hẳn người đó đã tìm ra được vài ý tưởng cho đường đời của họ và với kinh nghiệm phong phú của cha Fiorito Ngài sẽ giúp cho người ấy tìm ra con đường đem lại nhiều hoa trái tâm linh”

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nêu bật sự kiên nhẫn của cha giáo này trước những người cứng cỏi và bướng bỉnh.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã trưng dẫn một số kỷ niệm riêng tư cá nhân của chính ngài về cha Fiorito. Ngài so sánh cha giáo Miguel Ángel Fiorito với các bậc đại sư của Học viện Massimo Thánh Giuse, cha đã xây dựng một nền tảng vững chắc hầu đem lại nhiều hoa trái cho hậu thế.

Đức Thánh Cha hy vọng nhờ bộ sưu tập tuyệt vời này sẽ nẩy sinh ra nhiều giấc mơ vĩ đại, mang lại nhiều hoa trái cho cuộc sống của nhiều người trong việc tập luyện và phát triển đời sống tâm linh.


Source:Vatican News
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đại Diện Lãnh Đạo Nhà Nước Đi Thăm Và Chúc Mừng Giáng Sinh Tòa TGM Huế Và ĐTGM Giuse Nguyễn Chí Linh
Minh Phương
17:24 18/12/2019
Đại Diện Lãnh Đạo Nhà Nước Đi Thăm Và Chúc Mừng Giáng Sinh Tòa Tổng Giám Mục Huế Và Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh

Sáng ngày 18/12, Đoàn Lãnh đạo Nhà nước do bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương dẫn đầu đã đến thăm và chúc mừng Giáng sinh tại Tòa Tổng Giám mục Huế. Cùng đi có ông Vũ Chiến Thắng, Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ; ông Lê Trường Lưu, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế và lãnh đạo các Ban Nghành Trung ương và Địa phương.

Thay mặt Lãnh đạo Nhà nước, bà Trương Thị Mai tặng lẵng hoa tươi và chúc mừng Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh, Chủ tịch HĐGM Việt Nam và quý Linh mục, tu sĩ Nam Nữ và toàn thể bà con giáo dân một mùa Giáng sinh an lành và tràn đầy hồng ân của Chúa Hài đồng. Ông Vũ Chiến Thắng, Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính Phủ cũng trao tặng lẵng hoa chúc mừng.

Bà Trương Thị Mai đánh giá cao vai trò của Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh, Chủ tịch HĐGM Việt Nam, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế. Đồng thời chúc mừng kỳ Hội nghị HĐGM vừa qua đã rất thành công, vạch ra chương trình hành động cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam một nhiệm kỳ 3 năm đầy thiết thực. Thay mặt Lãnh đạo Nhà nước, bà Trương Thị Mai biễu dương những đóng góp to lớn mà bà con giáo dân đã chung sức chung lòng để xây dựng Tổ quốc giàu mạnh, xã hội ngày càng phồn vinh.

Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh, cảm ơn sự trân trọng của Nhà nước đối với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam trong thời gian qua. Cảm ơn sự hiện diện của bà Trưởng ban Ban Dân vận Trung ương, ông Lê Trường Lưu Bí thư Tỉnh ủy cùng phái đoàn đã đến thăm Tòa Tổng Giám mục. Rất vui mừng khi được ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi lẵng hoa chúc mừng ngày lễ Giáng sinh. Điều này nói lên được sự đồng hành của lãnh đạo Nhà nước cũng như chính quyền địa phương đối với đồng bào Công Giáo. Hôm nay có sự hiện diện của đông đảo đại diện chính quyền từ Ban Dân vận Trung ương, Ban Tôn giáo Chính phủ và lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế nói lên được sự quan tâm ngày càng tốt đẹp hơn của chính quyền các cấp từ Trung ương đến địa phương đối với Giáo Hội Công Giáo. Sự phát triễn quan hệ với Tòa thánh Vatican qua những cuộc đàm phán đã có chiều hướng cởi mở để nâng cấp từ Đại diện không thường trú thành Đại diện thường trú. Hy vọng đây là một bước thăng tiến để trong tương lai có được một mối quan hệ ngoại giao rộng rãi hơn. Tuy nhiên vẫn còn nhiều lãnh vực mà chúng ta còn phải tiếp tục trao đổi hơn nữa để đồng bào cả nước nói chung và cách riêng đồng bào Công Giáo có được đời sống tâm linh cởi mở hơn, nhất là trong lĩnh vực bác ái xã hội. Nhất là việc đồng bào Công Giáo nhận thấy các nước xung quanh như Thái Lan, Philippin, Nhật Bản… đã được Đức Giáo Hoàng sang thăm, nên ai cũng mơ ước được như vậy. Do đó, tôi mong rằng Nhà nước cũng sẽ sớm đồng ý mời Ngài qua thăm Việt Nam, như đà phát triễn quan hệ ngoại giao của hai bên ngày càng tốt đẹp hiện nay.

Tòa Tổng Giám mục mời tất cả quan khách nâng cốc uống ly rượu thánh hòa chung niềm vui Giáng sinh.

Minh Phương
 
Xuân Lộc: Ngày Hội Ngộ Tài Xế chuẩn bị con đường tâm hồn đón Chúa đến.
Nữ tu Têrêsa Ngọc Lễ, O.P
22:50 18/12/2019
Sáng Thứ Hai 16/12/2019, khoảng 700 anh chị tài xế đã quy tụ về Tòa Giám Mục Xuân Lộc để tham dự Ngày Hội Ngộ Tài Xế lần thứ nhất do Giáo Phận tổ chức. Ngày hội ngộ này được thực hiện khởi đi từ ước mong và sự quan tâm của Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám Mục Giáo Phận với những tài xế, là những ngườimà ngày sống và công việc của họ thường bị áp lực nặng nề,cũng như khiến người tài xế khó thực hành hay dễ dàng xao nhãng đời sống đạokhi họ cầm chiếc vô-lăng ( steeting wheel).Vì thế, trong Mùa Vọng, Giáo phận đã sắp xếp, tổ chức và mời gọi các tài xế dành thời gian để đến với căn nhà giáo phận–nơi có người chưa từng bao giờ biết hay đặt chân đến- để có thể gặp Chúa, chuẩn bị con đường đón Chúa đến trong Mùa Vọng này.

Xem Hình

7g30, con đường vào Tòa Giám Mục ngày càng nhiều xe nối đuôi nhau tiến vào bãi đậu. Nơi những bàn tiếp tân, đăng ký là biết bao khuôn mặt của những tài xế mà hằng ngày họ phải rong ruổi đường dài, với những vết nhăn, lo lắng, sương gió của công việc, nhưng hôm nay, như giãn ra, nhẹ nhàng…kèm theo ngạc nhiên khi được đón tiếp, khi lần đầu tiên bước chân đến ngôi nhà chung của mình.

Con số tham dự viên tăng dần, vượt quá dự kiến của ban tổ chức, cùng với bầu khí thật nhẹ nhàng, tràn đầy niềm vui của những nhóm anh chị tài xế đang quây quần nói chuyện, uống café- dùng bữa lót dạ nhẹ nhàng trước khi chương trình chính thức bắt đầu, đã đem đến bao niềm hy vọng và tâm tình cho cả ban tổ chức lẫn người tham dự.

8g30, giờ kinh thánh hóa chương trình, sinh hoạt khởi động, ổn định trước khi chào đón Đức Giám Mục Giáo phận. Trong vai trò MC của chương trình, Cha GB Trần Ngọc Bảo thật dí dỏm, linh hoạt khi tập hát, khi mời các tài xế chia sẻ niềm vui, kể chuyện đường xa. Dù lần đầu tiên tham dự ngày hội ngộ, nhưng các anh, chị tài xế đã nhanh chóng hòa nhập vào bầu khí, có thể hát, kể chuyện vui, …khiến hội trường đầy ắp những tiếng cười và vỗ tay tán thưởng.

Sau những giây phút sinh hoạt, các anh, chị tài xế đã chào đón Đức Giám Mục Giáo phận đến ở giữa họ. Cả Đức Cha lẫn các tài xế đều vui tươi, qua nhũng đôi tay trao- nhận yêu thương. Nhiều tài xế cũng vươn mình để được cầm lấy tay Đức Cha, thấy đó những khát khao, niềm vui gặp Chúa qua vị đại diện của Người.Vì thế, khi thay mặt các anh em tài xế thưa trìnhvới Đức Cha Giáo phận, Cha Đa Minh Ngô Công Sứ bày tỏ “Chúng con như là những Gia- kêu được Đức Cha thương mời gọi về nhà, …được hạnh phúc khi anh em ở bên nhau” hoặc của một đại viện anh em tài xế “Chúng con rất vui và cảm động được Đức Cha mời về nơi đây”.

Sau những phút giây chào đón, giới thiệu, Đức Giám Mục Giáo phận đã gửi đến các tài xế tâm tình cũng như huấn dụ của ngài.

Gửi trao lời cám ơn. Đó là chia sẻ đầu tiên mà Đức Cha Giuse đã gửi đến những anh, chị tài xế. Cám ơn, vì nhờ các tài xế, mà bao người đã có thể hoàn thành công việc, có thể đi đến nơi- về đến chốn,biết bao hàng hóa được vận chuyển.

Thấu cảm bao khó nhọc, mệt mỏi,áp lựccủa người tài xế. Đức Cha tâm tình rằng, trong khi mọi người đang rất cần đến những người tài xế, thì chính họ, những tài xế này không chỉ đang phải gánh chịu những cực nhọc, mệt mỏi vì công việc, nhưng họ còn đang phải chịu biết bao áp lực khi bắt đầu lên xe, cầm lái (áp lực từ chủ xe, công ty, phải chạy về kịp thời gian, giao hàng đúng hẹn…trong khi điều kiện đường xá giáo thông nhiều còn nhiều bất cập, áp lực vì những luật giao thông bất thành văn khiến họ lo lắng về “tiền phạt” trên đường đi…)

Thấu hiểu sự bất an tâm hồn, hay tiếng lương tâm ray rứt.Đức Cha tiếp tục chia sẻ, chính từ những mệt mỏi, áp lực ấy đã khiến nhiều tài xế phải dùng đến những chất kích thích,- là những thứ lẽ ra họ không được phép dùng, những thứ dễ làm cho người tài xế cướp đi sinh mạng của người khác vì tay lái của họ. Thế nên, đằng sau những thứ ấy làsự cắn rứt lương tâm, là sự bất an liên tục trong tâm hồn và đời sống của người tài xế.

Thấu cảm sự bồn chồn, lo âu về gia đình, người thân. Vì thường xuyên phải vắng nhà trên những chuyến đường dài, Đức Cha bày tỏ sự thấu hiểu các tài xế luôn có đó những mối bận tâm, lo lắng về gia đình, cảm thấy mình có lỗi khi không ở kề cận bên để chăm sóc, giúp đỡ cho cha mẹ già, đau yếu, khi con ốm, vợ đau…

Nhìn thấy việc khó thực hành đời sống đạo, dễ dẫn đến sự khô khan, xa rời Chúa.Cũng vì phải ôm vô-lăng chạy kịp thời gian theo ý chủ, hợp đồng của khách hàng.., người tài xế Công Giáokhông có thời gian để dự Thánh Lễ ngày Chúa Nhật, dần dần, đưa dẫn đến sự khô khan đời sống đạo, xa Chúa. Và hệ lụy của sự xa Chúa, Đức Cha tiếp, là người tài xế khó chống lại những cơn cám dỗ của tội.

Với cái nhìn cảm thấu, chất chứa lòng thương xót khởi đi từ Thiên Chúa, Đức Cha Giuse nói rằng, ngài cũng như quý cha và nhiều người luôn dành cho các anh, chị tài xế một tình thương yêu, sự cảm thông và chia sẻ, và đặc biệt muốn đỡ nâng tinh thần của họ bằng việc khơi gợi cho các tài xế ý thức về sứ mạng của họ trong chính nghề nghiệp này.

Sứ mạng người tài xế Công Giáo: phục vụ Chúa Kitô

Viện dẫn và kể câu chuyện Thánh Christopher khi cõng trên vai Trẻ Giêsu đi qua một dòng sông mà Thanh nhân không hề hay biết, Đức Cha giúp các tài xế nhận ra, ý thức rằng, trong mỗi chuyến đi, trong mỗi lần họ ngồi vào ghế tài xế, chính là họ đang phục vụ Chúa Kitô, mang lấy Chúa Kitô trong hành trình của mình. Họ không chỉ làm công việc vì mưu sinh, nhưng là phục vụ Chúa Kitô, qua con cái của Người, những người mà Chúa Kitô đã đồng hóa. Và như vậy “trong ánh sáng đức tin, công việc này thật lớn lao biết bao!”

Loan truyền, giới thiệu Chúa Kitô cho người khác.

Vì là tài xế Công Giáo, Đức Cha nhấn mạnh, “các anh chị sẽ làm cho người khác nhận ra Chúa mà anh chị em tôn thờ, Chúa của chúng ta” qua ý thức,tinh thần trách nhiệm, uy tín, sự trung thực với khách hàng, những lời nói nhã nhặn, cử chỉ yêu thương, kiên nhẫn với cả những khách hàng khó chịu, khó tính. Trước những thái độ vẫn ôn tồn, hòa nhã, nhẫn nhịn, trách nhiệm…của người tài xế Công Giáo, họ- những khách hàng- sẽ tự hỏi và nhìn thấy, biết Chúa của chúng ta nhờ vào cách giới thiệu Chúa cách cụ thể của người tài xế Công Giáo.

Không chỉ dành những huấn dụ cho quý tài xế, nhưng Đức Cha cũng mong ước được các chủ nhà xe, chủ các công ty, …lắng nghe mong ước, và đặc biệt lời van xin của ngài.

Với chủ nhà xe: hãy quan tâm đến người tài xế. Đức Cha mong muốn các chủ nhà xe, công ty…hãy quan tâm, thấu hiểu, cảm thông những giòn mỏng, khó khăn và giới hạn của người tài xế, cũng như những mối bận tâm và lo lắng về gia đình, nhất là niềm tin của họ.Đặc biệt, Đức Cha nhấn mạnh đến việc quan tâm đến nhu cầu tôn giáo của người tài xế Công Giáo, mà trong thông điệp gửi đến các chủ nhà xe, chủ công ty vận tảinhờ qua phương tiện truyền thông trực tuyến, Đức Cha đã dùng động từ “van xin” khi truyền đạt ý của ngài.

“Tôi van xin các giám đốc, chủ công ty vận tải ‘hãy quan tâm đến nhu cầu đức tin của các tài xế Công Giáo. Xin hãy tạo cơ hội để họ có thể thực hiện việc tôn thờ Chúa cách cụ thể qua việc đi tham dự Thánh Lễ Chúa Nhất, vì Thánh Lễ Chúa Nhật là sức sống, là điều quan trọng của mọi người Công Giáo. Nơi Thánh Lễ, họ- những tài xế Công Giáo- được nghe Lời Chúa giảng dạy, giúp họ sống tốt hơn trong công việc, trong tương quan với mọi người, với khách hàng,…”

Để giúp các tài xế thực sự có được một buổi gặp gỡ Chúa đích thực trong ngày hội ngộ này, Đức Cha Giuse đã cùng với quý Cha cử hành Bí tích Thánh Thể với sự hiệp thông thật sốt sắng của các tài xế- cả Công Giáo lẫn lương dân. Thánh Lễ được cử hành tại Nhà Nguyện Tòa Giám Mục.

Một lần nữa, dưới ánh sáng Lời Chúa từ bài Tin Mừng Mt 21,23-27, trong bài giảng, Đức Cha Giuse đã mời gọi các tài xế suy niệm và cật vấn bản thân về sự trung thực trong tiếng nói lương tâm, tâm hồn khi chuẩn bị đón chờ Chúa đến. Nếu những người Pharisiêu đã tìm cách chống chế, lảng tránh sự thật, không trung thực với chính mình và với Chúa (x. Mt 21,25-27, tìm cách biện hộ cho những việc làm sai trái của mình, cố tình không nghe tiếng lương tâm, hoặc cố tình xoay chuyển, bẻ quặt sự thật, dẫn đến một tình trạng lương tâm bị mù, bị điếc, thì ngày hôm nay, đó cũng là vấn đề của nhân loại, của chúng ta:dù biết Chúa đã đến, nhưng vẫn tìm cách chống chế để làm theo ý mình. Thái độ phải có khi chờ đón Chúa đến là gì? Đức Cha nhấn mạnh: đó là thái độ thành thực trong tâm hồn. Bởi chỉ có ai chân thành, mới nghe được tiếng Chúa nói trong tâm hồn, mới trở nên công chính, mặc cho xung quanh, bao tiếng ồn vây bủa, lấn át, dám buông bỏ những gì ngược trái với ý muốn của Thiên Chúa. Chỉ những ai có khả năng nghe và sống theo tiếng Chúa, họ mới có sự an bình nội tâm, an bình nơi Chúa. “Chị khi nào chúng ta mở rộng lòng mình để nghe tiếng Chúa, chúng ta sẽ có một niềm vui đích thực, niềm vui Giáng Sinh.”

Sau Thánh Lễ, các tài xế còn được Đức Cha khoản đãi một bữa trưa buffet đẹp mắt, ngon miệng, đầy ắp tình huynh đệ, cùng những món quà yêu thương khác nữa, khiến nhiều bác tài cảm thấy thích thú và hy vọng sẽ được Đức Cha ưu ái ban cho có thêm những ngày hội ngộ tài xế Công Giáo khác nữa mỗi năm.

Cũng trong ngày gặp gỡ này, chương trình cũng được tô điểm thêm sắc màu khi Nhạc sĩ Võ Văn Thức gửi tặng và tập cho các tài xế bài hát “Có Chúa là bạn đường” do anh sáng tác, với hy vọng từ nhạc, từ lời mà họ nghe trên chuyến đường dài, sẽ dần đi tới trải nghiệm thực và tin, Chúa Giêsu Kitô, Đấng đang và mãi cùng đi với họ trên những nẻo đường.

Tin, ảnh: Nữ tu Teresa Ngọc Lễ, O.P
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Quân Đội Phục Vụ Dân Hay Nô Lệ Độc Tài ?
Phạm Trần
23:02 18/12/2019
Sau 75 năm có mặt trên đất nước, có bao giờ Quân đội Cộng sản Việt Nam tự hỏi mình : Chúng ta là của dân hay của đảng cầm quyền độc tài ?

Câu hỏi đơn giản, nhưng trả lời thì khó vì Quân đội đã tình nguyện đặt mình dưới quyền lãnh đạo tuyệt đối của đảng từ ngày thành lập 22-12-1944. Do đó, câu tuyên truyền Quân đội Nhân dân (QĐND)"từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, vì nhân dân phục vụ", không phản ảnh đúng lịch sử của 30 năm chiến tranh huynh đệ tương tàn do đảng chủ động.

Trong 30 năm ấy (1945-1975), QĐND –lực lượng nồng cốt của Lực lượng Võ trang Nhân dân--, bao gồm cả Công an nhân dân và Dân quân tự vệ, tổng số trên 3 triệu người phải chịu trách nhiệm trong hai cuộc chiến đẫm máu giữa những người Việt với nhau.

Từ nghĩa vụ tiên phong cao đẹp ban đầu “chống thực dân Pháp giành độc lập” , đảng CSVN đã biến Quân đội thành đội quân xâm lăng chống đồng bào ruột thịt ở miền Nam Việt Nam từ 1954 đến 30/04/1975.

Qua chiêu bài “chống Mỹ cứu nước”, QĐND đã để cho đảng Lao Động Việt Nam (sau đổi thành đảng CSVN), dưới quyền lãnh đạo của ông Hồ Chí Minh, sử dụng như một công cụ để xâm lược phá hoại cuộc sống thanh bình của nhân dân miền Nam.

Nhưng sau 21 năm nội chiến tương tàn, tuy QĐND đã giúp đảng CSVN thống nhất đất nước, lại gây ra mối hân thù Nam-Bắc và chia rẽ dân tộc sâu thẳm hơn giữa hai miền đất nước, từ cuộc gọi là chiến thắng ngày 30/04/1975.

Bây giờ, sau 44 năm kết thúc chiến tranh và 35 năm gọi là “đổi mới”, nhân dân Việt Nam vẫn còn đói nghèo và lạc hậu, trong một số lĩnh vực, sau cả nhân dân Kamphuchea.

Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới (World Bank) năm 2018, lợi tức đầu người của Việt Nam là $US 2,563.00, đứng sau Lào với $US 2,567.00, nhưng được ở trên Campuchea: $US 1.512.00 và Miền Điện (Myanma): $US 1,32.00. Trong khi đó, lợi tức của người Tân Gia Ba : $US 64,581.00, Malaysia: $US 11,239.00 , Brunei là $US 31,627, và Nam Hàn với 37,849 U.S. dollars.

TRÁCH NHIỆM VỀ AI ?

Như vậy, QĐND có trách nhiệm gì với nhân dân không, hay “quốc nạn” Tham nhũng và những tệ nạn xã hội khác như :xì ke-ma túy, trẻ hóa tội phạm trong thanh-thiếu niên mỗi ngày một gia tăng; đạo lý suy đồi, phai nhạt lý tưởng và thiếu kiến thức và khả năng bảo vệ đất nước là trách nhiệm của ai ?

Hỏi nhau như thế vì Quân đội được quy định là “lực lượng chính trị”, vừa có Công tác Đảng” (CTĐ) và Công tác Chính trị (CTCT)

Theo báo Quân đội Nhân dân (QĐND) ngày 18/02/2019 thì hai nhiệm vụ này “trở thành “linh hồn, mạch sống” của quân đội; góp phần giữ vững, tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với quân đội.”

Ngoài ra, báo QĐND còn khoe Quân đội đã :”Thực hiện tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ bí mật, bảo đảm an ninh, an toàn. Tình hình chính trị, tư tưởng toàn quân ổn định; cán bộ, chiến sĩ có bản lĩnh chính trị vững vàng, trách nhiệm chính trị cao.”

Bái viết “Xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị trước yêu cầu mới” của QĐND còn khẳng định rằng:”Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với quân đội. Đây là giải pháp then chốt, quyết định, có tính bao trùm, xuyên suốt quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội ta.”

Như thế rõ ràng Quân đội đã có trách nhiệm chung với đảng trong cả thành công và thất bại, cũng phải gánh vác trách nhiệm với đảng về những hành động sai trái trong mọi lĩnh vực, nhất là trong nhiệm vụ bảo vệ và yểm trợ nhà nước độc tài chống lại đòi hỏi dân chủ và các quyền tự do của nhân dân đã được quy định trọng Hiến pháp.

Ngoài ra Quân đội còn ra sức, cùng với đảng kiên định Chủ nghĩa Cộng sản, một sản phẩm ngoại lai do ông Hồ nhập cảng vào Việt Nam từ 1930, đã làm băng hoại đất nước và hủy hoại tiềm năng dân tộc trong 30 năm chiến tranh.

Bằng chứng đã phơi ra trong bài báo của QĐND, theo đó:”Ðảng ta luôn trung thành và nắm vững bản chất khoa học, cách mạng của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo các quy luật vận động, phát triển của xã hội, các quy luật của chiến tranh để đề ra đường lối chính trị, đường lối quân sự, quốc phòng, đường lối chiến tranh nhân dân, xây dựng LLVT và QÐND.”

CŨNG ĐANG DIỄN BIẾN

Nhưng trước những khoe khoang thành tích và tái khẳng định tuyệt đối trung thành với đảng, những Dư luận viên Quân đội và Tuyên giáo cũng không che giấu nổi nỗi lo sợ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang lan nhanh trong hàng ngũ Quân nhân.

Dưới tiêu đề “Xây dựng Đảng bộ Quân đội vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức”, báo QĐND yêu cầu:” Kiên quyết đấu tranh phê phán các quan điểm sai trái, bác bỏ các luận điểm thù địch, phản động; đấu tranh với những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa". Chỉ đạo cấp ủy, tổ chức đảng các cấp xem xét, xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật Nhà nước, kỷ luật Đảng, kỷ luật quân đội; không để một vài vụ việc cụ thể làm ảnh hưởng đến uy tín của quân đội; phải đặc biệt giữ vững niềm tin yêu của nhân dân đối với quân đội.”

Ngoài ra, báo này còn lên mặt chỉ thị phải :”Tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ và chủ động đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ vững chắc trận địa tư tưởng của Đảng trong quân đội. Các cấp ủy phải thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ; chú trọng bảo vệ tổ chức, con người an toàn tuyệt đối về chính trị; phòng, chống sự xâm nhập, móc nối, cài cắm, lộ lọt thông tin. Chủ động đấu tranh làm thất bại chiến lược “diễn biến hòa bình”, âm mưu “phi chính trị hóa” quân đội của các thế lực thù địch; từ đó phòng, chống có hiệu quả những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Đối với các cơ quan báo chí quân đội, bài viết đề xướng:”Các cơ quan báo chí quân đội tiếp tục chủ động triển khai những bài viết có tính lý luận, tính chiến đấu cao, kịp thời phản bác các quan điểm sai trái, kiên quyết bác bỏ những luận điệu xuyên tạc, kích động, đi đôi với khẳng định tính khoa học, cách mạng của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, thành tựu của cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của quân đội. Các đơn vị văn hóa-nghệ thuật quân đội tăng cường nghiên cứu, sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị nghệ thuật, tính chính trị cao, theo đúng đường lối văn hóa của Đảng; tôn vinh hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.”

TUYÊN GIÁO TIẾP TAY

Song song với cơn bão tâm thần hoảng loạn, Ban Tuyên giáo Trung ương đảng cũng hiệp lực bảo vệ Quân đội qua bài viết “Không có và không bao giờ có “quân đội trung lập”, “đứng ngoài chính trị”, ngày 13/12/2019.

Bái viết có đoạn gay gắt như đỉa phải vôi:”Quân đội trung lập”, “đứng ngoài chính trị” là một trong những thủ đoạn nham hiểm, thâm độc trong chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Đây là luận điểm vô chính trị, phản khoa học, lừa bịp đã có từ lâu, nhằm tách quân đội ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhằm vô hiệu hóa và làm lạc hướng quân đội cách mạng. Thực tiễn tổ chức và hoạt động của quân đội trong lịch sử đã khẳng định: Không có “quân đội trung lập”, “đứng ngoài chính trị”.

Cuối cùng Tuyên Giáo khuyến cáo:”Luận điểm “quân đội trung lập”, “đứng ngoài chính trị”, “trả quân đội về cho nhà nước”,... thực chất là một mũi tiến công chủ yếu nhằm làm cho quân đội xã hội chủ nghĩa mất phương hướng, rơi vào quỹ đạo chính trị phản động mà các thế lực tư bản, đế quốc đã thực hiện đối với quân đội các nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu trước đây.”

Trước đó vào ngày 7/12/2019 , Tuyên Giáo còn công bố bài “75 năm keo sơn gắn bó "như cá với nước" để lộ ra nỗi sợ bị đánh phá bởi “thế lực thù địch”.

Bài viết bắt đầu:”Nhận rõ sức mạnh của Quân đội nhân dân Việt Nam chính là sức mạnh chính trị, là từ sự lãnh đạo của Đảng, các thế lực thù địch, phản động ngày càng tăng cường thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, “bạo loạn lật đổ”, đòi “phi chính trị hóa” quân đội, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, âm mưu muốn xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với quân đội. Chúng không ngừng kích động gây mâu thuẫn giữa quân đội với nhân dân, với công an; cán bộ đảng, chính quyền với cán bộ, chiến sĩ trong quân đội; giữa cán bộ với chiến sĩ, hòng phá hoạt sự đoàn kết, thống nhất nội bộ, làm mai một truyền thống quân dân "như cá với nước” và sự đoàn kết hợp đồng các lực lượng trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa của quân đội ta.”

Theo tiết lộ của bài viết thì :”Chúng còn cổ súy tâm lý “tự do”, ngại kỷ luật chặt chẽ, nghiêm minh trong quân đội, lối sống thực dụng, buông thả, vị kỷ để không chỉ nhằm kích động tư tưởng công thần, địa vị, bè phái, cục bộ, đòi hưởng thụ đãi ngộ của các "bậc công thần"; kêu gọi quân đội liên minh với quân đội một số nước để tiến lên hiện đại, trở thành quân đội “nhà nghề” như quân đội các nước tư bản mà còn thúc đẩy sự tha hóa, biến chất, “tự diễn biến” trong nội bộ quân đội theo ý đồ của chúng.”

Thì ra tình hình đâu có “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay” như lời tự khoe của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng (01/02/2019).

Đến Quân đội, tổ chức phải kỷ luật và tuân lệnh hàng đầu mà còn nhiễu nhương như thế thì lực lượng Công an và các Tổ chức đảng như thế nào ?

Nói khác với lời khoe của ông Trọng thì “nội bộ phải thế nào thì mới lắm chuyện rối ren như thế chứ”, phải không ? -/-


Phạm Trần
(12/019)
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Cải Tổ Hưu Bổng Nước Pháp
Hà Minh Thảo
17:11 18/12/2019
Lương hưu tại Pháp được qui định bởi một chế độ an ninh xã hội hàng đầu thế giới. Nguyên tắc, Quỹ Hưu Bổng thu nhận tiền trích lương người làm việc (part salariale) và phần chủ đóng (part patronale). Nếu bị khiếm hụt, Ngân sách quốc gia, dùng tiền thuế người dân đóng, hầu tái lập sự thăng bằng. Sự thâm hụt này ngày càng bị thâm hụt do :

- số người thất nghiệp cao khiến số thu giảm,

- số người hưu gia tăng do đời sống người dân được cải thiện.

Do đó, năm 2017, trong chương trình tranh cử Tổng thống, ứng cử viên Emmanuel Macron đã hứa cải tổ hệ thống Hưu bổng với 42 chế độ đặc biệt thành phổ quát (universel).

Ngoài ra, nước Pháp là một trong những quốc gia Dân Chủ nhất toàn cầu. Là chủ đất nước, cử tri Pháp đã bầu chọn Tổng thống Macron để điều hành nước Pháp trong Hòa bình, bằng tôn trọng Sự Thật, Công Lý, Tự Do và Tương Trợ. Thủ tướng được bổ nhiệm để thương lượng với các Nghiệp đoàn, Hiệp hội để đời sống mọi người được an lành, đi lại như ý. Ngày nay, chỉ còn một tuần đến Noël và, kế tiếp Nouvel An 2020, mọi người thắc mắc có thể đi lại để thăm gia đình như dự định không ?

Thời Tổng thống F. Hollande, Tổng trưởng Tư pháp Christiane Taubira nói cử tri tín nhiệm ông Hollande để thông qua luật ‘Mariage pous tous’ nên chỉ cho thảo luận tại lưỡng viện Lập pháp. Nhờ thế, luật đã được thông qua và ban hành khá nhanh, nhưng, sau đó, bà đã rời chính trường và ông Hollande cũng không ứng cử nhiệm kỳ 2.

I. LỊCH SỬ HƯU BỔNG TẠI PHÁP.

Từ thời Trung cổ, người Pháp đã có những sự liên đới giữa các thế hệ trong nghề nghiệp, không cần đến sự giúp đở của nhà vua. Vua dùng quỹ triều đình trả tiền hưu cho công chức, trợ cấp bác ái cho những người lớn tuổi nghèo. Quỹ hưu bổng đầu tiên được thành lập năm 1768. Những người tham gia Quỹ phải góp từ 1,25 % đến 2,5 % tiền lương của mình.

Bảo hiểm Hưu (l’Assurance Retraite) hiện nay được hình thành cùng lúc với An ninh Xã hội (Sécurité Sociale, gọi tắt Sécu) và là một Nhánh (branche) của hệ thống xã hội này vào ngày 04.10.1946. An ninh Xã hội Pháp có 3 nhánh: maladie (bệnh, sinh sản, tàn phế, tử tuất), vieillesse et veuvage (hưu, góa bụa), famille (trợ cấp gia đình, gia cư, khuyết tật…) và accidents du travail et maladies professionnelles (tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp). Vào thời điểm này, tuổi pháp định đi hưu đã được ấn định là 65 tuổi bởi luật ngày 05.04.1910, mặc dù, lúc đó, tuổi thọ (espérance de vie) trung bình người Pháp chỉ là 50. Bởi thế, các nghiệp đoàn (syndicats) đã cho rằng người ta không có thời gian để hưởng hưu bổng.

Khi trở thành Tổng thống năm 1981, ông François Mitterrand, thực thi lời hứa khi tranh cử, giảm tuổi pháp định đi hưu từ 65 xuống 60 tuổi với lý do để người lớn tuổi đi hưu, nhường chổ làm cho người trẻ hầu giảm thiểu số người thất nghiệp. Kết quả: số người thất nghiệp vẫn tăng và ngân sách Quỹ Hưu bổng bắt đầu khiếm hụt và tăng nhanh từ đó.

Đặc điểm của chế độ hưu bổng ở Pháp là Retraite par répartition (phân bổ) tức tiền góp quỹ Bảo hiểm Hưu trích từ lương (trong xí nghiệp tư, người lãnh lương đóng 6,90% lương và chủ 8,55% lương đó) dùng để trả hưu bổng ngay cho những hưu viên. Chế độ khác là Retraite par capitalisation (tích lũy vốn) tức dùng tiền để dành ngày trước chi trả cho những hưu viên hôm nay. Đó là hình thức giống như bảo hiểm nhân thọ (assurance-vie).

II. CÁCH TÍNH HƯU BỔNG HIỆN NAY (tháng 12.2019).

Để lãnh hưu bổng từ ngày 01.01.2020, Jean phải được sinh một ngày trong tháng 12.1957. Thí dụ ngày 15.

A. Hưu bổng căn bản (Retraite de base) được tính dựa theo các yếu tố sau:

1. Thời gian bảo hiểm (durée d’assurance hay durée de cotisation),

tính theo thời gian có trích lương để góp vào Quỹ (tính bằng tam cá nguyệt hay quý, trimestre). Đi hưu trước ngày 31.12.2008, tức sinh năm 1948 thì cần có 160 tam cá nguyệt (40 năm), nhưng, sau đó, tăng lên 164 tam cá nguyệt (41 năm) bởi quyết định của liên bộ ngày 07.07.2008. Việc tăng tiệm tiến mỗi năm một tam cá nguyệt: 2009 (tức thế hệ sinh năm 1949) phải có 161 tam cá nguyệt góp vào Quỹ, 2010: … 2020 cần 167 tam cá nguyệt.

Trong thí dụ của chúng ta, người đi hưu sinh năm 1957 cần phải hội đủ 167 tam cá nguyệt. Ngoài những tam cá nguyệt có đi làm việc (activité) có góp vào Quỹ gọi là périodes cotisées, còn có những périodes assimilées (đồng hóa như thất nghiệp có ghi tên tại sở tìm việc (Point emploi), huấn nghệ, bệnh, sinh sản) và những périodes équivalentes (Thời gian làm việc trong những điều kiện đặc biệt được chấp nhận như những tam cá nguyệt đã làm việc tại Việt Nam).

Mỗi người con có làm tờ ‘Déclaration sur l’honneur’ chứng nhận đã được mẹ nuôi dưỡng từ khi được sinh ra cho đến 16 tuổi thì bà mẹ được ‘xã hội’ thưởng 8 tam cá nguyệt (2 năm). Ngoài ra, những bà mẹ nuôi dưỡng từ 3 con trở lên và gia đình có lợi tức thấp thì Quỹ trợ cấp gia đình (Caisses d'Allocations Familiales) phát tiền Complément familial thì có thể được Quỹ này đóng thế tiền góp vào Quỹ Bảo hiểm Hưu.

2. Lương căn bản (Salaire de base) bao gồm tổng số lương brut trước khi bị trừ các khoản đóng góp, tiền phụ cấp khi đi huấn nghiệp và tiền bồi thường bệnh, sinh sản, tai nạn, gọi chung là indemnités journalières. Các số tiền này được cập nhật hóa với hệ số lạm phát hàng năm trong thời gian 162 tam cá nguyệt đó. Tổng cộng 25 năm có lương cao nhất (meilleures années de salaires) dưới mức trần (plafond) Sécurité Sociale mỗi năm, rồi chia cho 25 để có mức lương trung bình cho một năm. Trong thí dụ của Jean, Lương căn bản được tính là 10.000 euros/năm.

3. Tỷ suất hưu bổng (taux de retraite) thay đổi theo tổng số tam cá nguyệt có được. Tỷ suất tối đa (taux plein) là 50% của Lương căn bản.

Tổng số tam cá nguyệt có góp vào Quỹ và đồng hóa là 167, đúng như số tam cá nguyệt bắt buộc là 167, mới được đi hưu vào ngày đầu (01) của tháng sau ngày sinh. Jean sinh ngày 15.12.1957 thì ngày đi hưu là 01.01.2020, với tỷ suất 50%.

Nếu đến khi đủ 62 tuổi, nhưng không đủ số tam cá nguyệt bắt buộc thì ngày đi hưu bị dời lại cho tới khi đủ số. Nếu đến khi 65 tuổi, số tam cá nguyệt bắt buộc dù không đủ 167 (cho năm sinh 1957) có thể đi hưu, nhưng tỷ suất hưu bổng bị giảm sụt bởi một hệ số giảm (décote) cho mỗi tam cá nguyệt thiếu. Ngược lại, những người đã hội đủ số Hưu bổng, nhưng không muốn tiếp tục làm việc thì tỷ suất hưu bổng được tăng bởi một hệ số tăng (surcote).

4. Thời gian tham chiếu (durée de référence). Hưu bổng được tính theo tỷ lệ thời gian thuộc từng chế độ hưu bổng. Thí dụ: Paul, sinh năm 1957, làm nghề thủ công (artisan) trong 5 năm đầu, sau đó, đã trở thành công nhân (salarié) trong 36 năm 3 tháng. Paul tổng cộng được 167 tam cá nguyệt bắt buộc, nhưng chỉ đóng cho chế độ tổng quát (régime général) có 147 tam cá nguyệt. Do đó, régime général chỉ chịu trả 147/167 hưu bổng cho Paul, còn 20/167 Paul phải đòi bên régime des artisans.

Cũng vậy, trường hợp người Việt chúng ta, các tam cá nguyệt làm bên Việt Nam không được régime général chấp thuận tính thời gian tham chiếu để trả hưu bổng.

5. Tính hưu bổng căn bản hàng tháng của Jean.

Hưu bổng căn bản/tháng: 10000/12 x 50% x 167/167 = 416,67 euros.

Nếu người hưu có từ 3 con trở lên được tăng thêm 10% hưu bổng căn bản (không bị tính thuế lợi tức).

B. Hưu bổng bổ sung (Retraite complémentaire)

được tính theo tiền lương, thời gian làm việc và tỷ suất đóng góp quỹ chế độ hưu bổng bổ sung. Hàng năm, quỹ hưu bổng bổ sung gởi cho người đóng góp quỹ một bảng xác định số điểm (points) thủ đắc trong năm đó, bằng cách chia số tiền đóng góp (cotisations) chia cho tiền lương tham chiếu (salaire de référence), định bởi các quỹ hưu bổng bổ sung Arrco (Association pour le Régime de Retraite Complémentaire des salariés) và Agirc (Association Générale des Institutions de Retraite des Cadres). Đến khi đi hưu, chúng ta tổng cộng tất cả các số điểm thủ đắc trọn đời. Sau đó, nhân số điểm đó trị giá mỗi điểm để có số tiền hưu bổng bổ sung mỗi tam cá nguyệt.

Trong thí dụ, chúng ta xem như Jean được hưởng hưu bổng bổ sung 600 euros mỗi tam cá nguyệt tức 200 euros/tháng.

-> Nếu người hưu có từ 3 con trở lên được tăng thêm 5% hưu bổng bổ sung từ ngày 01.01.1999 (không bị tính thuế lợi tức).

C. Trợ cấp liên đới người cao tuổi (allocation de solidarité aux personnes âgées).

Sau khi tổng cộng số hưu bổng (căn bản và bổ sung) cùng các lợi tức khác còn dưới 868 euros mỗi tháng (1.347 euros cho 2 vợ chôàng) thì quỹ Bảo hiểm Hưu trợ cấp số sai biệt.

Trong thí dụ của chúng ta, Jean lãnh hưu bổng (căn bản và bổ sung) là:

416,67 + 200 = 616,67 euros.

Số tiền trợ cấp liên đới người cao tuổi sẽ là: 868 - 616,67 = 251,33 euros.

Ghi chú: Tiền hưu bổng (căn bản và bổ sung) là một quyền (droit) người hưu được hưởng do sự đóng góp của mình và chủ. Do đó, nếu người hưu đến sống tại nước khác ngoài Pháp, quỹ Bảo hiểm Hưu vẫn tiếp tục gởi trả. Tiền trợ cấp liên đới người cao tuổi chỉ là một trợ giúp (aide) để tạm đủ sống tại Pháp, nên không còn được tiếp tục giúp. Hơn nữa, số tiền trợ cấp đã lãnh có thể bị đòi lại từ gia tài để lại nếu từ 39.000 euros trở lên sau khi qua đời.

III. CẢI TỔ HƯU BỔNG TRONG TƯƠNG LAI.

Ngày 11.12.2019, lúc 12 giờ 12, tại Hội đồng Kinh tế và Xã hội, Thủ tướng E. Philippe tuyên bố :

1. Chấm dứt các chế độ đặc biệt, ngoại trừ các chế độ dành cho cảnh sát, lính cứu hỏa, cai tù và quân nhân vì công tác nguy hiễm… để chuyển sang hệ thống phổ quát (système universel).

2. Trị giá của Ðiểm được ấn định bởi các partenaires sociaux (nghiệp đoàn chủ và thợ) dưới sự kiểm soát của giới Lập pháp. Một luật sẽ qui định trị giá đó không bị giảm sụt và không theo chỉ số lạm phát mà theo chỉ số lương. Oâng ‘hồ hởi’ : « Lương trong nước chúng ta tăng nhanh… chúng tôi không tìm kiếm những tiết kiệm bé nhỏ… Tham vọng chúng tôi về sự Phổ quát chỉ vì công bằng xã hội ».

3. Tuổi đi hưu pháp định hiện nay là 62 sẽ được duy trì cho đến năm 2027, rồi sẽ tăng thành 64 tuổi. Quá trình chuyển sang hệ thống hưu trí phổ quát duy nhất (hợp nhất 42 quỹ hưu trí khác nhau) sẽ chỉ cho thế hệ sinh từ năm 1975 và sau đó. Như vậy, thế hệ sinh năm 2004, sẽ đủ 18 tuổi vào năm 2022, sẽ trực tiếp được áp dụng vào chế độ hưu trí mới. Oâng tuyên bôÙ lập tuổi thăng bằng (âge d’équilibre) ở tuổi 64 với sự tăng–giảm (bonus-malus) để khuyến khích mọi người đi hưu trể hơn, từ năm 2027.

4. Lương hưu tối thiểu bảo đảm sẽ là 1.000 euros/tháng cho những người làm việc luôn nhận lương tối thiểu (SMIC) và cam đoan chế độ mới sẽ bảo vệ những người kém may mắn ở mức 85% SMIC và được tăng cùng lúc với SMIC.

5. Một sự góp Quỹ Hưu vì Tương trợ dành cho những người giàu. Chế độ phổ quát được xây dựng trên nêàn tảng Tương trợ Quốc gia. Cho tới 120.000 euros lợi tức hàng năm, mọi người đều góp Quỹ với bách phân như nhau. Nhưng từ số đó trở đi, đương sự phải góp với một bách phân phụ trội.

6. Những người sinh trước năm 1975 không liên hệ đến việc Cải tổ. Ðối với những người liên hệ đến chế độ mới, trong thời gian đầu làm việc, cho đến năm 2025, được tính theo chế độ cũ.

7. Các lao động trẻ sinh năm 2004, những người đầu tiên bị chi phối bởi chế độ mới. Những người tham gia thị trường lao động lần đầu năm 2022 sẽ bị chi phối ngay bởi chế độ mới.

8. Sự đi hưu sớm của những nghề khó khăn (péniles). Do bổn phận và theo đêà nghị của các nghiệp đoàn, Thủ tướng chấp nhận cho những người lao động hoàn thành các công tác cực nhọc, như ý tá trực đêm bệnh viện, có thể đi hưu sớm hơn những người khác 2 năm.

9. Giới phụ nữ, những người hưởng lợi lớn trong cuộc cải tổ này, theo lời Thủ tướng, vì chế độ mới này đặc biệt tặng không những Ðiểm phụ trội 5% cho các bà vì mỗi con, và tính từ đứa thứ nhất, chứ không chờ đến em thứ ba. Dư luận, nhất là các nghiệp đoàn, bác bỏ khái niệm này.

10. Lương hưu Giáo chức Giáo dục sẽ được luật định và lương hiện hành sẽ được điều chỉnh từ năm 2021.

Trước kia, người Pháp rất tự hào rằng ‘mọi tranh chấp, họ đề có thể tự giải quyết tốt đẹp’. Tuy nhiên, trong giờ phút chúng tôi đang hoàn tất bài này, rất nhiều người Pháp, khoảng 3 triệu đang náo nức tìm biết mình có thể về xum hợp với gia đình nhân dịp kỷ niệm Chúa Giáng sinh và Tết Dương Lịch.

Trong quá khứ, năm 1995, cũng lý do ‘cải tổ hưu bổng, thời Thủ tướng Alain Juppé, những cuộc biểu tình và đình công cho đến ngày 21.12.1995, tiến trình cải tổ được xóa bỏ để mọi người vui mừng Lễ và Têát. Ðiểm khác là năm 1995, khi tranh cử, Tổng thống Jacques Chirac không có hứa sự cải tổ này. Năm 2017, ông E. Macron đã đã hứa chế độ hưu bổng phổ quát này. Hãy chờ và xem.

Hà Minh Thảo

 
Đức Bênêđíctô XVI, giáo hoàng hòa bình
Vũ Văn An
21:43 18/12/2019
Từ năm 1981, Liên Hiệp Quốc quyết định lấy ngày 21 tháng 9 hàng năm làm Ngày Hòa Bình Quốc Tế (International Day of Peace), cũng gọi là Ngày Hòa Bình Thế Giới (World Peace Day). Để chào mừng ngày này, “Chuông Hòa Bình” được đánh lên tại Trụ Sở Liên Hiệp Quốc. Chuông này được đúc từ những đồng tiền do các trẻ em trên khắp thế giới quyên tặng và là tặng phẩm của Quốc Hội Nhật, như “một nhắc nhở cái giá nhân bản của chiến tranh”. Bên trong có hàng chữ khắc như sau: “Vạn tuế nền hòa bình tuyệt đối của thế giới”.



Nhiều người tưởng đó là sáng kiến độc đáo của Liên Hiệp Quốc. Thực ra, Giáo Hội Công Giáo đã đi bước trước từ năm 1968 với “Ngày Hòa Bình” vào ngày 1 tháng 1 hàng năm. Ngày 8 tháng 12 năm 1967, Đức Phaolô VI, trong một thông điệp gửi “mọi người thiện chí”, đã thúc giục họ “cử hành Ngày Hoà Bình khắp thế giới” vào ngày 1 tháng Giêng hàng năm, như một hy vọng và một hứa hẹn “rằng Hòa Bình với sự quân bình công chính và đầy phúc lợi sẽ thống lãnh việc khai triển các biến cố” trong năm.

Ngài nghĩ rằng đề nghị của ngài đáp ứng nguyện vọng của nhiều dân tộc, nhiều chính phủ, nhiều tổ chức quốc tế vốn cố gắng duy trì nền hoà bình thế giới. Dĩ nhiên, chính phủ Cộng Sản cả hai miền Nam Bắc Việt Nam lúc ấy không có trong số các chính phủ vừa được Đức Phaolô VI nhắc tới, dù rõ ràng, khi đưa ra đề nghị này, Đức Phaolô đặc biệt nghĩ tới nhân dân Việt Nam. Chỉ sau ngày 1-1-1968 không lâu, cả hai chính phủ cộng sản ấy đã tổng tấn công Miền Nam Việt Nam vào đúng ngày thiêng liêng nhất của dân tộc Việt Nam, tức ngày tết âm lịch, gây ra cả một biển máu và làm cho cuộc chiến leo thang một cách thảm khốc và vô nghĩa.

Dã sử trắng

Nhưng theo lời tiên đoán mà người ta vốn tin là của Thánh Malachy (thế kỷ 12), Đức Phaolô VI không hẳn là vị giáo hoàng của Hòa Bình. Trong bảng tiên tri này, Đức Phaolô VI có biệt danh là Flos Florum (hoa các loài hoa, chỉ hoa huệ) vì trên huy hiệu của ngài, có ba bông huệ. Phải đợi tới năm 2005, vị giáo hoàng của hòa bình mới xuất hiện. Vị giáo hoàng này có biệt danh là Gloria Oliviae (vinh quang ôliu) trong bảng tiên tri Malachy.

Ai cũng biết Thánh Malachy O’Morgair là một nhân vật lịch sử, từng là tổng giám mục Armagh, thuộc Ái Nhĩ Lan. Ngài sinh năm 1094, qua đời ngày 2 tháng 11 năm 1148 và được Đức Clêmentê III phong hiển thánh năm 1190, là vị thánh đầu tiên của Ái Nhĩ Lan. Có lẽ vì trùng tên với tiên tri Malachy của Cựu Ước, nên vị thánh này được người ta thêu dệt nhiều dã sử trắng, như tiên đoán đúng về chính ngày mình qua đời. Nhưng dã sử lớn nhất chính là bảng tiên tri về các vị giáo hoàng của Giáo Hội Công Giáo, một danh sách mà không ở lần bầu cử giáo hoàng nào lại không được thiên hạ đem ra bàn tán hào hứng và không thiếu người “tin như kinh tin kính”.



Kể cũng khó mà cưỡng lại được những lời bàn tán này. Thí dụ: vị giáo hoàng thứ 109 trên bảng danh sách này có biệt danh là De medietate Lunæ (từ nửa mặt trăng) thì đúng là trường hợp của Đức Hồng Y Albino Luciani, tức Đức Gioan Phaolô I. Ngài sinh tại Canale d’Agardo, thuộc giáo phận Belluno (Mặt Trăng Đẹp), vào ngày 17 tháng 10 năm 1912, đúng ngày nửa tuần trăng; được bầu làm giáo hoàng ngày 26 tháng 8 năm 1978, cũng ngày nửa tuần trăng; triều đại của ngài chỉ kéo dài 33 ngày, hơn một tuần trăng một chút; và qua đời một ngày trước tuần trăng mới. Cho đến cả cái tên của ngài cũng được người ta giải thích là có liên quan tới nửa tuần trăng: Albino bởi chữ albus có nghĩa là trắng, Luciani bởi chữ lucius là chữ phát sinh từ chữ lux có nghĩa là ánh sáng: ánh sáng trắng, ánh sáng mặt trăng. Sau cùng, có người còn liên kết “nửa mặt trăng” với nụ cười hiền hòa hết sức đặc trưng của ngài đến độ ngày nay, nhắc đến vị giáo hoàng mỉm cười ai cũng hiểu đó chính là Albino Luciano, tức Gioan Phaolô I.

Rồi vị giáo hoàng thứ 110 trên bảng danh sách nữa, có biệt danh là De labore Solis có người cho đúng chỉ về Đức Gioan Phaolô II. Vì “labore” không những có nghĩa khổ công hay sắp sinh con, mà “labor solis” còn là một thuật ngữ Latinh chỉ nhật thực. Đức Gioan Phaolô II sinh ngày 18 tháng 5 năm 1920 lúc có nhật thực bán phần trên Ấn Độ Dương; xuất thân từ sau bức màn sắt lúc ấy (Đông Phương, hướng mặt trời mọc); được hưởng thành quả lời cầu bầu của Người Đàn Bà Mặc Áo Mặt Trời đang lâm bồn trong Khải Huyền 12; tang lễ của ngài diễn ra ngày 8 tháng 4 năm 2005, lúc có nhật thực rất hiếm gọi là nhật thực lai (hybrid eclipse) tại tây nam Thái Bình Dương và Nam Mỹ. Có người còn giải thích rằng “công khó của mặt trời”, xét theo biểu kiến, là du hành quanh trái đất. Mà có vị giáo hoàng nào du hành quanh trái đất nhiều bằng Đức Gioan Phaolô II? Hơn nữa, trong thế chiến II, cậu thanh niên Karol Wojtyła vốn lao công tại một hầm đá dưới sức nóng mặt trời. Cuối cùng, ngài cũng là vị giáo hoàng hay nhắc tới biến cố Fatima, nơi có mặt trời quay.

Thành thử khi Đức Gioan Phaolô II qua đời, nhiều người thi nhau “phỏng đoán” về người kế vị ngài. Người ấy có biệt danh là “Gloria Olivæ”: Vinh Quang Ngành Ôliu, trên Bảng Malachy. Nhiều tu sĩ dòng Biển Đức cho rằng người ấy phải xuất thân từ Dòng của họ, vì một trong các nhánh của Dòng này có tên là “Ngành Ôliu” (Olivetans). Có người còn nói rằng chính Thánh Biển Đức từng tiên đoán: trước thời thế mạt, một tu sĩ thuộc Dòng của ngài sẽ làm giáo hoàng và sẽ dẫn dắt Giáo Hội tới chỗ chiến thắng sự ác. Tiếc rằng Đức Hồng Y Basil Hume của Anh, một tu sĩ Biển Đức và là một “papabile” sáng giá, đã qua đời (1999) trước cả vị giáo hoàng có biệt danh là De labore Solis, nên lời “tiên đoán” này đã không thành sự thật. Người kế vị “De labore Solis” là một người ít có dính dáng tới Dòng Biển Đức, đó chính là Đức Hồng Y Joseph Ratzinger. Có điều lạ, vị tân giáo hoàng này lại lấy hiệu là Biển Đức, phải chăng vì thế ngài có liên hệ xa gần tới Thánh Biển Đức và do đó, có hơi hướm với “Vinh Quang Ngành Ôliu”?

Không thiếu người cho rằng ngày 5 tháng 4 năm 1993, Đức Biển Đức XVI tương lai được phong là Hồng Y giám mục của Velletri-Segni. Mà huy hiệu của Velletri có 3 cây ôliu. Chính với tư cách Hồng Y giám mục của Velletri, ngài đã tham dự mật hội năm 2005, trong đó, ngài được bầu làm giáo hoàng. Lại có người cho rằng Đức Biển Đức XVI rất muốn hợp nhất với các giáo hội Chính Thống Đông Phương trong đó Giáo Hội Hy Lạp giữ vai chủ chốt. Mà ngành ôliu vốn được dùng làm biểu tượng của Hy Lạp.

Dù có những trùng hợp khá ly kỳ như thế, quan điểm trổi vượt ngày nay, trong đó có Bách Khoa Tự Điển Công Giáo, vẫn cho Danh Sách Malachy chỉ là một thứ hư cấu, một thứ giả mạo khéo léo. Điều chắc chắn là danh sách này, dù được gán cho Thánh Malachy (thế kỷ 12), nhưng không có bằng chứng nào còn sót đến ngày nay chứng minh được nguồn gốc ấy. Thánh Bernard, người làm viện phụ Clairvaux, nơi Thánh Malachy qua đời, khi viết tiểu sử về ngài đã không hề nhắc tới “công trình vĩ đại” này. Nó cũng không được một tài liệu nào nhắc đến trước năm 1595. Nó chỉ được công bố lần đầu vào năm này trong cuốn “Lignum Vitae” của Arnold de Wyon, một nhà viết sử của Dòng Biển Đức, và ngay từ hồi đó, người ta đã bắt đầu tranh luận về vấn đề phải chăng đây là lời tiên đoán của Thánh Malachy hay chỉ là những lời ngụy tạo. Linh mục Benito Jerónimo Feijóo ở đầu thế kỷ 18 cho rằng đây là một ngụy tạo trắng trợn, mục đích để giúp Hồng Y Girolamo Simoncelli (1522–1605) được bầu làm giáo hoàng. Tiếc rằng dù ngài là Hồng Y của Orvieto (nghĩa đen là cổ thành, urbs vetus) hợp với biệt danh “Ex antiquitate urbis” trên Danh Sách Malachy, nhưng vẫn không được lên ngôi giáo hoàng! Nhà sử học Tây Ban Nha José Luis Calvo cho hay: các lời tiên tri khá chính xác tới thời Đức Urbanô thứ VII (1521-1590) tức năm người ta cho là tìm lại được danh sách đã mất tích 400 năm qua! Sau đó, người ta phải cố gắng lắm, gượng ép lắm mới khiến cho các lời đó “ứng” với các vị giáo hoàng liên hệ.

Phục vụ hòa bình

Phần Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, ngay hôm được bầu làm giáo hoàng, đã giải thích sở dĩ ngài chọn tước hiệu Bênêđíctô XVI là để nối tiếp sự nghiệp của Đức Bênêđíctô XV, vị giáo hoàng cai trị vào đúng thời điểm (1914-1922) có Cách Mạng Vô Sản tại Nga (1917), và Thế Chiến I (1914-1918); và do đó, đã cố gắng hết sức để cứu vãn và vãn hồi hòa bình. Ngài cũng là vị giáo hoàng đầu tiên phát ra lời kêu gọi thống thiết “Đừng bao giờ chiến tranh nữa”, lời hô hào sau này được Đức Phaolô II nhiều lần lặp đi lặp lại. Khi cuộc chiến đã bùng nổ, Đức Bênêđíctô XV phái đại diện tới từng quốc gia để vận động hòa bình. Ngày 1 tháng 8 năm 1917, ngài đưa ra “Lời Khẩn Thiết cho Hòa Bình” yêu cầu ngưng ngay các hành vi thù địch, giảm binh bị, bảo đảm tự do trên biển và trọng tài quốc tế. Lời Đức Bênêđíctô XVI: “Nối gót ngài, tôi dùng thừa tác vụ của tôi để phục vụ sự hòa giải và hòa hợp giữa các dân tộc, vì xác tín sâu xa rằng hòa bình, một sự thiện lớn lao, vốn trước nhất là một hồng ân của Thiên Chúa, một quà tặng rất dễ bị tan vỡ nhưng qúy giá cần phải cầu xin, duy trì và xây dựng, ngày này qua ngày khác nhờ sự đóng góp của mọi người”.

Đức Hồng Y Justin Rigali của Philadelphia xác nhận rằng quả Đức Hồng Y J. Ratzinger có nói như thế: việc ngài chọn tên hiệu Bênêđíctô là để “tiếp nối các cố gắng của Đức Bênêđíctô XV phục vụ hòa bình trên khắp thế giới”. Trong thông điệp hoà bình đầu tiên năm 2006, Đức Bênêđíctô XVI cũng cho hay: “Chính danh hiệu Bênêđíctô mà tôi chọn vào ngày được bầu vào ngai tòa Thánh Phêrô, là dấu chỉ cho thấy việc tôi đích thân dấn thân cho hòa bình. Khi lấy danh hiệu này, tôi muốn gợi lại cả Thánh Quan Thầy của Âu Châu, đấng từng linh hứng cho nền văn minh hòa bình trên toàn châu lục, lẫn Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XV, đấng đã lên án Thế Chiến I là cuộc chém giết vô ích và đã vận động cho việc nhìn nhận phổ quát các đòi hỏi cao cả của hòa bình”.

Có người nhấn mạnh tới chủ trương chống chiến tranh của Đức Hồng Y Ratzinger. Cụ thể là chống cuộc xâm lăng Iraq của Mỹ. Trả lời câu hỏi liệu cuộc chiến tranh ấy có chính đáng không, Đức Hồng Y trả lời “chắc chắn không” vì theo ngài “sự thiệt hại lớn hơn các giá trị người ta hy vọng đạt được”. Cũng theo Đức Hồng Y, Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo không hề có ý niệm chiến tranh phòng ngừa (preventive war). Ngài không ủng hộ việc một quốc gia có chính nghĩa tự đưa ra quyết định thay cho cả thế giới. Trong một cuộc họp báo ngày 2 tháng 5 năm 2003, ngài còn đi xa hơn bằng cách muốn sửa lại đoạn Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo nói về chiến tranh chính nghĩa (just war) “Ngày nay ta nên tự hỏi liệu có chính đáng không khi chấp nhận sự hiện hữu của cuộc chiến tranh chính nghĩa”.

Nhưng không thể khoác cho ngài danh hiệu chủ hòa. Vì quan niệm hòa bình của ngài không hề có nghĩa là ngồi đó há miệng chờ sung hoặc để sức mạnh sự ác tự tung tự tác. Ngày 19 tháng 8 năm 2007, nói với khách hành hương tụ tập tại Castel Gandolfo, khi giải thích đoạn Tin Mừng Luca 12:51-53, ngài cho hay: “nền hòa bình mà Chúa Giêsu mang tới là kết quả của một cuộc chiến đấu không ngừng chống lại sự ác”. Và cuộc chiến đấu này rất có thể đem lại chia rẽ. Đoạn Tin Mừng ấy cho hay: “Anh em tưởng rằng Thầy đến để ban hoà bình cho trái đất sao? Thầy bảo cho anh em biết, không phải thế đâu, nhưng là đem sự chia rẽ. Vì từ nay, năm người trong cùng một nhà sẽ chia rẽ nhau, ba chống lại hai, hai chống lại ba. Họ sẽ chia rẽ nhau: cha chống lại con trai, con trai chống lại cha; mẹ chống lại con gái, con gái chống lại me; mẹ chồng chống lại nàng dâu, nàng dâu chống lại mẹ chồng".



Theo Đức Bênêđíctô XVI, đoạn văn trên là một “sứ điệp hòa bình tuyệt vời”. Vì, như Thánh Phaolô từng viết, Chúa Giêsu chịu đóng đinh và sống lại chính là hòa bình của chúng ta. Người đã chiến đấu chống lại bức tường thù nghịch để khai mở Nước Thiên Chúa vốn là nước của tình yêu, của hân hoan và hòa bình. Đức Giáo Hoàng giải thích thêm: qua đoạn văn trên, Chúa Giêsu muốn nói, nền hòa bình Người mang tới không đồng nghĩa với việc chỉ vắng bóng tranh chấp. Nền hòa bình ấy phải là kết quả một cuộc chiến đấu không ngừng chống lại sự ác. Có điều sự tranh chấp này không nhằm chống lại con người hay sức mạnh nhân bản, mà là chống lại kẻ thù của Thiên Chúa và của con người, tức Xatan, một cuộc tranh đấu nhất thiết chống lại hiểu lầm và sai lạc. Nền hòa bình theo nghĩa đó mới là nền hòa bình đích thực, theo đuổi một cách can đảm và kiên nhẫn bằng các cố gắng thường nhật nhằm chiến thắng sự ác bằng sự thiện.

Trước đó, vào ngày 26 tháng 7 năm 2005, tại nhà thờ Rhemes-Saint-Georges ở Thung Lũng Aosta, trong một buổi lễ cầu cho hòa bình tại Trung Đông, Đức Bênêđíctô XVI đề cập tới một khía cạnh khác trong việc kiến tạo hòa bình: “Chúa Kitô đã chiến thắng trên thập giá. Người đã không chiến thắng bằng một đế quốc mới, bằng một sức mạnh mạnh hơn mọi sức mạnh khác, có khả năng tiêu diệt các sức mạnh này; Người đã không chiến thắng theo cách phàm nhân, như ta tưởng nghĩ, bằng một đế quốc mạnh hơn đế quốc kia. Người đã chiến thắng bằng một tình yêu sẵn sàng đi đến cái chết”… “Người không dùng bạo lực chống lại một bạo lực mạnh hơn. Người chống lại bạo lực bằng điều trái ngược với nó: bằng yêu thương đến cùng trên thập giá”. Với tình yêu ấy, Người đặt giới hạn cho bạo lực. Theo Đức Giáo Hoàng, lối chiến thắng này hết sức chậm chạp, nhưng chỉ có nó mới chấm dứt bạo lực.

Cũng nhân dịp này, ngài đề cập tới một chiến thuật tạo hòa bình giả tạo. Ngài nói: “Ngày nay, trong thế giới đa văn hóa và đa tôn giáo, nhiều người cho rằng: vì hòa bình thế giới, giữa các tôn giáo và giữa các nền văn hóa, tốt hơn ta không nên nói nhiều quá tới những gì đặc trưng của Kitô Giáo, nghĩa là về Chúa Giêsu, về Giáo Hội, về các bí tích. Ta hãy bằng lòng với những gì chung chung hơn…”. Đây là một chiến thuật không đúng vì ta cần tới Đấng Thiên Chúa từng chiến thắng nhờ thập giá, nhờ yêu thương. Ta phải nói lên sự thật.

Các thông điệp hòa bình

Và đó chính là chủ đề của thông điệp đầu tiên công bố ngày 8 tháng 12 năm 2005 cho Ngày Hòa Bình năm 2006: Hòa Bình Trong Sự Thật. Khi con người được sự thật soi sáng, tự nhiên họ sẽ lên đường tìm kiếm hòa bình. Vì theo Đức Giáo Hoàng, hòa bình không thể chỉ giản lược vào việc vắng bóng tranh chấp vũ trang, nhưng phải hiểu nó như thành quả của một trật tự vốn đã được Thiên Chúa trồng sẵn trong xã hội con người, một trật tự phải được nhân loại làm cho xẩy ra trong khát vọng đạt tới một nền công lý mỗi ngày một hoàn hảo hơn. Do đó, hòa bình tự nó có một sự thật nội tại và không thể nào dẹp bỏ được. Nó tương hợp với khát vọng và hy vọng khôn nguôi nội tại trong chính chúng ta.

Nhìn như thế, hòa bình là một ơn phúc của Thiên Chúa, một ơn phúc đòi ta phải làm cho lịch sử con người phù hợp với trật tự Thiên Chúa trong sự thật, công lý, tự do và yêu thương. Bao lâu ta đánh mất lòng trung thành với trật tự siêu việt này, tức luật luân lý phổ quát viết sẵn trong tâm hồn con người, hòa bình không thể có được. Về phương diện này, Đức Giáo Hoàng trích dẫn định nghĩa của Thánh Augustino về hòa bình: sự thanh bình của trật tự (tranquilitas ordinis), tức một tình thế cho phép sự thật về con người được tôn trọng và thể hiện trọn vẹn.

Lần rở Thánh Kinh, Đức Giáo Hoàng cho rằng chính sự dối trá của con vật có lưỡi nhọn trong Sáng Thế, con vật được Thánh Gioan gọi là “cha sự dối trá” (Ga 8:44) đã mang chiến tranh vào thế giới… Lịch sử thế giới trong thế kỷ qua cũng cho thấy khi các hệ thống ý thức hệ và chính trị cố ý bẻ cong sự thật, họ đã tạo ra cảnh bóc lột và sát nhân như thế nào. Thành thử, bất cứ cuộc mưu cầu hòa bình nào, muốn chân thực, mọi người phải bắt đầu quan tâm đến vấn đề sự thật và sai lầm.

Sự thật trên thực tế ra sao? Là: mọi người đều là thành viên của cùng một gia đình duy nhất, cùng chung một số phận, vượt trên mọi dị biệt lịch sử và văn hóa. Chân lý này là điều làm hòa bình trở thành khả hữu. Hiểu như thế, hòa bình không phải là việc vắng bóng chiến tranh mà là việc chung sống một cách hòa hợp giữa các công dân cá thể trong một xã hội công bình.

Trích lời Hiến Chế Mục Vụ “Vui Mừng Và Hy Vọng”, Đức Bênêđíctô XVI cho rằng sự thật của hoà bình hiện diện cả trong chiến tranh nữa, qua luật nhân đạo quốc tế, một luật được Tòa Thánh ủng hộ.

Tuy nhiên, khi đề cập tới chủ nghĩa khủng bố, Đức Bênêđíctô XVI cho rằng chỉ nên giới thiệu, đề nghị sự thật để người khác tự do chấp nhận, chứ không được mưu toan áp đặt nó trên người khác. Áp đặt như thế là phản lại nhân phẩm con người, chống lại chính Thiên Chúa là Đấng đã tạo nên họ theo hình ảnh của Người.

Đối với Đức Bênêđíctô XVI, thực ra sự thật đầu tiên cần công bố để củng cố hòa bình chính là sự thật đầy đủ về Thiên Chúa: Người là tình yêu cứu vớt, là người Cha yêu thương luôn muốn con cái mình biết chăm sóc nhau như anh chị em một nhà. Tóm lại, đối với Đức Bênêđíctô XVI, muốn có hòa bình đích thực và lâu bền, người ta phải hành động phù hợp với sự thật về Thiên Chúa và về con người.

Trên bình diện thực tiễn, Đức Bênêđíctô lên án các chính phủ chủ trương dùng vũ khí nguyên tử làm phương tiện bảo vệ an ninh cho đất nước mình. Ngài cho rằng chủ trương ấy không những nguy hại mà còn hoàn toàn sai lầm nữa. Vì trong chiến tranh nguyên tử, sẽ không có kẻ chiến thắng, tất cả đều trở thành nạn nhân.

Kỳ tới: Thông điệp Ngày Hòa Bình Thế Giới Năm 2007
 
Văn Hóa
Tản mạn về mùa giáng sinh.
Giuse Thẩm Nguyễn
12:26 18/12/2019
Từ một bài giảng về việc chuẩn bị lễ Giáng Sinh, cha chủ tế có đề cập đến những thói quen mà chúng ta vô tình đã làm theo kế hoạch của những người muốn phá bỏ ý nghĩa của Lễ Giáng Sinh. Sau đây là nội dung:

Để chuẩn bị đón mừng ngày kỷ niệm Chúa đến thế gian, ngày Chúa chấp nhận thân phận con người như chúng ta ngoại trừ tội lỗi. Ai nấy đều chuẩn bị tâm hồn bằng cách ăn năn xám hối, đi xưng tội, làm hòa với Chúa và với anh chị em mình. Ngoài ra vì ngày lễ Giáng Sinh cũng rơi vào những ngày cuối năm dương lịch, vì thế lễ Giáng Sinh đã phần nào bị tục hóa. Người ta quá chú trọng đến hình thức bên ngoài, đua nhau đi mua sắm, bận rộn với việc gởi thiệp chúc mừng, gởi quà…Tuy nhiên khi gởi thiệp chúc mừng hay gởi quà chúng ta nên lưu ý đến ý nghĩa của các lời chúc và món quà.

Thiệp chúc giáng sinh là một hình thức loan truyền việc Thiên Chúa yêu thương con người và đến ở với con người. Nội dung thiệp chúc phải mang những hình ảnh nói về Giáng Sinh, như quang cảnh giáng sinh, Hang đá Belem, hình ảnh Mẹ Maria, Thánh Giuse và Chúa Hài đồng nơi máng cỏ… Không nên gởi những thiệp chỉ có cây thông bơ vơ phủ tuyết, hay con nai ngơ ngác…chẳng nói lên ý nghĩa gì. Lời chúc cũng phải là một lời loan báo Tin Mừng cho nhân loại vì thế cũng phải có những lời chúc mang ý nghĩa như là “ Merry Christmas” hay câu “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm” chứ không phải những lời chúc vô nghĩa như là “ Happy Holidays” hay “ happy season”…

Ai đã sáng tác ra cái câu chào vô nghĩa “happy Holidays” này? Nó có ý nghĩa xuyên tạc, đánh lận con đen, làm lu mờ ý nghĩa ngày lễ Giáng Sinh của đám cầm quyền cố tình tục hóa ngày lễ của chúng ta. Xin đừng vô tình rơi vào âm mưu của ma quỷ.

Hãy nói lên, hay tuyên xưng và hãy thực hiện truyền thống tốt đẹp vào mùa giáng sinh.

Khi gặp nhau chúng ta nên chào nhau với câu “Merry Christmas” đừng nói câu vô nghĩa “happy Holiday” vì vô tình chung chúng ta vào hùa với thế gian, làm phai mờ ý nghĩa của ngày Thiên Chúa xuống thế làm người. Nếu chúng ta là những người Công Giáo, không tuyên xưng, không loan truyền ý nghĩa của lễ giáng sinh, thì ai đây, chẳng lẽ là người Hồi Giáo, chẳng lẽ là bọn thờ quỷ đang cố tìm cách xuyên tạc và làm mất đi ý nghĩa ngày lễ Giáng Sinh, một kỷ niệm Thiên Chúa đến với nhân loại để chúng ta được làm con Thiên Chúa.

Việc mua quà tặng cũng phải chú ý vào cách chọn quà. Vừa qua “Hiệp Hội Trừ quỷ quốc tế cảnh báo về một món quà giáng sinh khốn nạn nhất dành cho trẻ em”. Theo Vietcatholic.net, thì Cuốn “A Children’s Book of Demons” – nghĩa là “Một cuốn sách về ma quỷ dành cho trẻ em” đang được quảng cáo rầm rộ trên các phương tiện truyền thông Tây phương như là một món quà Giáng Sinh thật hào hứng và vui nhộn dành cho trẻ em trong mùa lễ này. Tuy nhiên, hiệp hội trừ quỷ quốc tế nói rằng đó là món quà khốn nạn nhất, và tặng cho trẻ con cuốn sách đó chẳng khác gì đặt vào tay chúng một quả lựu đạn.”

Mong rằng chúng ta nên để ý đến những việc chúng ta quen làm trong dịp lễ giáng sinh để nói lên ý nghĩa tốt đẹp của ngày lễ, cũng như món quà chúng ta trao tặng cho những người thân mang lại cho họ niềm vui đích thực của ngày lễ Giáng Sinh.

Nguyện Chúa Hài Đồng ngự xuống trong tâm hồn mỗi người để chúng ta luôn có Chúa đồng hành trên hành trình về quê thật, là Vương Quốc Tình Yêu của Chúa.

San Jose ngày 12/18/2019
 
VietCatholic TV
Toàn văn Sứ điệp ngày Hòa bình Thế giới 1/1/2020 của Đức Thánh Cha Phanxicô
Giáo Hội Năm Châu
01:22 18/12/2019

Ngày 4 tháng 10 năm 1965, trong diễn văn lịch sử đọc trước Đại hội đồng Liên hiệp quốc nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày thành lập của tổ chức này, Đức Phaolô VI đã long trọng nhắc lại sứ vụ khó khăn, nhưng là sứ mệnh cao quý nhất của Liên hiệp quốc: đó là “Hành động để nối kết các quốc gia, để liên kết nước này với nước khác, là nhịp cầu, là mạng lưới tương giao giữa các dân tộc, là kiến tạo tình huynh đệ không phải chỉ cho một số, mà cho tất cả các dân tộc…” và ngài tha thiết kêu gọi: “Đừng bao giờ có chiến tranh! Hòa bình phải hướng dẫn vận mệnh các dân tộc và của toàn thể nhân loại”.

Để biểu lộ quyết tâm của Giáo Hội đối với vấn đề công lý và hòa bình, năm 1967, Đức Phaolô VI thiết lập Hội đồng Giáo hoàng “Công lý và Hòa bình”. Kể từ năm 1968, ngài thiết lập thêm ngày “Hoà bình Thế giới”. Hằng năm theo thông lệ, vào ngày 01 tháng Giêng, các vị Giáo hoàng công bố một sứ điệp hòa bình với một chủ đề rõ ràng.

Trong triều đại của ngài, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã có những sứ điệp hòa bình như sau: Chỉ trong sự thật mới có hòa bình; Nhân vị, trọng tâm của hòa bình; Gia đình nhân loại: cộng đồng hòa bình; Bài trừ nghèo đói, xây dựng hòa bình; Nếu bạn muốn xây dựng hòa bình, hãy bảo tồn thiên nhiên; Tự do tôn giáo, con đường dẫn đến hòa bình; Giáo dục người trẻ về công lý và hòa bình; Phúc cho những ai kiến tạo hòa bình

Cho đến nay, Đức Thánh Cha Phanxicô đã có các sứ điệp hòa bình sau: Tình huynh đệ, nền tảng và con đường dẫn đến hòa bình; Không còn là nô lệ nhưng là anh chị em với nhau; Vượt thắng thờ ơ và giành lấy hòa bình; Bất bạo động: Một hình thái chính trị vì hòa bình; Di dân và tị nạn: những người nam nữ tìm kiếm hòa bình; Chính trị tốt phục vụ hòa bình.

Chủ đề Ngày Hòa bình Thế giới lần thứ 53 được cử hành ngày 1 tháng Giêng 2020 là:

“Hòa bình như một cuộc hành trình của Hy Vọng: Đối Thoại, Hòa Giải và Hoán Cải về Sinh Thái”.

Sứ điệp này được Đức Thánh Cha ký vào ngày 8 tháng 12 và được Tòa Thánh công bố vào ngày 12 tháng 12 vừa qua.

Bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.


1. Hòa bình, một hành trình của hy vọng khi đối mặt với những trở ngại và thử thách

Hòa bình là một giá trị to lớn và quý giá, là đối tượng của niềm hy vọng của chúng ta và là khát vọng của cả gia đình nhân loại. Hy vọng hòa bình của chúng ta, như một thái độ nhân bản, được đánh dấu bằng một áp lực có tính chất sống còn, đó là một áp lực khiến cho hy vọng hòa bình của chúng ta là khả thi, bất kể các khó khăn của nó. Hy vọng ấy phải được “sống và chấp nhận nếu nó hướng dẫn tới một mục tiêu, nếu chúng ta có thể chắc chắn về mục tiêu này, và nếu mục tiêu này là đủ lớn để biện minh cho những nỗ lực của cuộc hành trình”. [1] Vì thế, hy vọng là đức tính truyền cảm hứng cho chúng ta và giúp chúng ta tiến lên phía trước, ngay cả khi những trở ngại dường như không thể vượt qua.

Cộng đồng nhân loại của chúng ta mang, trong ký ức và xác thịt của mình, những vết sẹo của những cuộc chiến và xung đột tàn khốc hơn bao giờ hết, ảnh hưởng đến người nghèo và người yếu thế. Toàn bộ các quốc gia cảm thấy khó khăn để thoát khỏi chuỗi khai thác và tham nhũng nhen nhóm lên thù hận và bạo lực. Ngay cả ngày nay, một số đông đảo những người nam nữ, già trẻ vẫn bị khước từ nhân phẩm, sự toàn vẹn về thể lý, tự do, bao gồm cả tự do tôn giáo, tình liên đới cộng đồng và một tương lai có chút hy vọng. Nhiều người là nạn nhân vô tội của những sỉ nhục và loại trừ đau đớn, những buồn sầu và bất công, chưa kể đến các chấn thương sinh ra từ các cuộc tấn công có hệ thống vào người dân và những người thân yêu của họ.

Các thử thách khủng khiếp của các cuộc xung đột nội bộ và quốc tế, thường trở nên trầm trọng hơn bởi các hành động bạo lực tàn nhẫn, có ảnh hưởng lâu dài đến cơ thể và tâm hồn của nhân loại. Mỗi cuộc chiến đều là một hình thức huynh đệ tương tàn phá hủy ơn gọi bẩm sinh về tình huynh đệ của gia đình nhân loại.

Chiến tranh, như chúng ta biết, thường bắt đầu bằng việc không thể chấp nhận sự đa dạng của những người khác, để rồi thúc đẩy những thái độ bực bội và thống trị nảy sinh ra từ sự ích kỷ và tự hào, hận thù và mong muốn chế giễu, loại trừ và thậm chí phá hủy người khác. Chiến tranh được thúc đẩy bởi sự suy đồi các mối quan hệ, bởi tham vọng bá quyền, lạm dụng quyền lực, sợ người khác và xem sự đa dạng là một trở ngại. Và những điều này, đến lượt nó, trở nên trầm trọng hơn bởi kinh nghiệm chiến tranh.

Như tôi đã quan sát thấy trong chuyến Tông du gần đây của tôi sang Nhật Bản, thế giới chúng ta được ghi dấu một cách nghịch lý bởi “một sự ngụy biện gian trá trong đó người ta cố gắng bảo vệ và bảo đảm sự ổn định và hòa bình thông qua cảm giác an toàn giả tạo được nuôi dưỡng bởi một tâm lý sợ hãi và ngờ vực, mà chung cuộc là tạo ra các mối quan hệ độc hại giữa các dân tộc và cản trở bất kỳ mọi hình thức đối thoại nào. Hòa bình và ổn định quốc tế không phù hợp với các nỗ lực được xây dựng trên nỗi sợ hủy diệt lẫn nhau hoặc mối đe dọa hủy diệt hoàn toàn. Hòa bình và ổn định chỉ có thể đạt được trên cơ sở một nền luân lý liên đới và hợp tác toàn cầu để phục vụ cho một tương lai được định hình bởi sự phụ thuộc lẫn nhau và chia sẻ trách nhiệm trong toàn thể gia đình nhân loại hôm nay và ngày mai.” [2]

Mọi tình huống đe dọa đều nuôi dưỡng sự ngờ vực và khiến mọi người rút lui vào vùng an toàn của riêng mình. Sự ngờ vực và sợ hãi làm suy yếu các mối quan hệ và làm gia tăng nguy cơ bạo lực, tạo ra một vòng luẩn quẩn không bao giờ có thể dẫn đến một mối quan hệ hòa bình. Ngay cả răn đe hạt nhân cũng chỉ có thể tạo ra ảo tưởng về an ninh.

Chúng ta không thể tuyên bố duy trì sự ổn định trên thế giới thông qua nỗi sợ bị hủy diệt, trong một tình huống bất ổn, treo lơ lửng trên bờ vực thẳm hạt nhân và vây quanh sau những bức tường thờ ơ. Kết quả là, các quyết định kinh tế và xã hội, đang được đưa ra, dẫn đến những tình huống bi thảm, nơi con người và cả thiên nhiên đều bị loại bỏ thay vì được bảo vệ và bảo tồn. [3] Như thế, làm sao chúng ta thực hiện được một hành trình hòa bình và tôn trọng lẫn nhau? Làm sao chúng ta phá vỡ tâm lý không lành mạnh của các mối đe dọa và sợ hãi? Làm sao chúng ta phá vỡ sự năng động hiện tại của sự mất tin tưởng?

Chúng ta cần theo đuổi tình huynh đệ chân chính dựa trên nguồn gốc chung từ Thiên Chúa được thực hiện qua đối thoại và với sự tin tưởng lẫn nhau. Mong muốn hòa bình nằm sâu trong trái tim con người, và chúng ta không nên cam chịu để rồi xoay qua tìm kiếm những gì ít hơn điều này.

2. Hòa bình, một hành trình lắng nghe dựa trên ký ức, tình liên đới và tình huynh đệ

Những Hibakusha [被爆者 - người bị ảnh hưởng bởi bom], nghĩa là những người sống sót sau khi những quả bom nguyên tử rơi xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki, nằm trong số những người hiện đang giữ cho sống động ngọn lửa lương tâm tập thể, làm chứng cho những thế hệ tiếp theo về nỗi kinh hoàng xảy ra vào tháng 8 năm 1945 và những đau khổ không thể kể xiết tiếp tục kéo dài cho đến nay. Lời chứng của họ làm sống lại và lưu giữ ký ức của các nạn nhân, để lương tâm của nhân loại có thể đứng dậy trước mọi khát khao thống trị và hủy diệt. “Chúng ta không thể để các thế hệ hiện tại và tương lai mất đi ký ức về những gì đã xảy ra ở đây. Đó là một ký ức bảo đảm và khuyến khích việc xây dựng một tương lai công bằng và huynh đệ hơn”[4]

Giống như những Hibakusha, nhiều người trong thế giới ngày nay đang nỗ lực để bảo đảm rằng các thế hệ tương lai sẽ lưu giữ ký ức về các sự kiện trong quá khứ, không chỉ để ngăn ngừa các sai lầm hay các ảo tưởng tương tự tái diễn mà còn biến ký ức, như là thành quả của kinh nghiệm, thành cơ sở và nguồn cảm hứng cho các quyết định hiện tại và tương lai trong việc thúc đẩy hòa bình.

Hơn thế nữa, ký ức là chân trời của hy vọng. Nhiều lần, trong bóng tối của chiến tranh và xung đột, việc nhớ đến dù chỉ một cử chỉ liên đới nhỏ bé nhận được vẫn có thể dẫn đến những quyết định dũng cảm và thậm chí là anh hùng. Nó có thể mở ra những năng lượng mới và hy vọng mới trong cá nhân và cộng đồng.

Cất bước trên một hành trình hòa bình là một thách thức khiến mọi thứ trở nên phức tạp hơn bởi vì lợi ích bị đe dọa trong mối quan hệ giữa con người, cộng đồng và quốc gia, là rất nhiều và mâu thuẫn với nhau. Trước tiên chúng ta phải kêu gọi lương tâm đạo đức của mọi người kể cả ý chí cá nhân và chính trị. Hòa bình xuất hiện từ sâu thẳm trái tim con người và ý chí chính trị phải luôn được canh tân, để có thể tìm ra những cách thức mới ngõ hầu có thể hòa giải và đoàn kết các cá nhân và cộng đồng.

Thế giới không cần những lời nói sáo rỗng mà cần những chứng tá thuyết phục, những người kiến tạo hòa bình, cởi mở với một cuộc đối thoại bác bỏ sự loại trừ hoặc thao túng. Trên thực tế, chúng ta không thể thực sự đạt được hòa bình nếu không có một cuộc đối thoại thuyết phục giữa những người nam nữ tìm kiếm sự thật vượt lên trên các ý thức hệ và các ý kiến khác biệt với nhau. Hòa bình “phải được kiến tạo không ngừng”; [5] nó là một cuộc hành trình thực hiện cùng nhau trong việc theo đuổi liên tục thiện ích chung, sự trung thực và sự tôn trọng pháp luật. Lắng nghe nhau có thể dẫn đến sự hiểu biết và quý trọng lẫn nhau, và thậm chí có thể nhìn thấy nơi kẻ thù khuôn mặt của một người anh, người chị, người em.

Tiến trình hòa bình do đó đòi hỏi sự cam kết lâu dài. Đó là một nỗ lực kiên nhẫn để tìm kiếm sự thật và công lý, tôn vinh ký ức của các nạn nhân và từng bước mở đường, đến một hy vọng chung mạnh hơn mong muốn báo thù. Trong một nhà nước dựa trên luật pháp, dân chủ có thể là một mô hình quan trọng trong tiến trình này, miễn là nó dựa trên công lý và cam kết bảo vệ quyền của mỗi người, đặc biệt là những người yếu đuối và bị thiệt thòi, trong một cuộc tìm kiếm sự thật liên tục. [6] Đây là một công việc xã hội, một công việc đang diễn ra trong đó mỗi cá nhân đóng góp có trách nhiệm, ở mọi cấp độ của cộng đồng địa phương, quốc gia và toàn cầu.

Như Thánh Phaolô Đệ Lục đã chỉ ra “hai nguyện vọng muốn được bình đẳng và muốn được dự phần tìm cách thúc đẩy một xã hội dân chủ. .. Điều này đòi hỏi một nền giáo dục về cuộc sống xã hội, liên quan đến không chỉ là kiến thức về quyền của mỗi người, mà còn là những đối ứng cần thiết như sự nhìn nhận nghĩa vụ của mình đối với người khác. Ý nghĩa và việc thực hành nghĩa vụ tự chúng bị chi phối bởi khả năng tự làm chủ mình và việc chấp nhận trách nhiệm cũng như các giới hạn được áp đặt trên tự do của các cá nhân hoặc các nhóm”. [7]

Sự chia rẽ trong một xã hội, sự gia tăng bất bình đẳng xã hội và việc từ chối sử dụng các phương tiện để bảo đảm sự phát triển toàn diện của con người gây nguy hiểm cho việc theo đuổi thiện ích chung. Tuy nhiên, những nỗ lực kiên nhẫn dựa trên sức mạnh của lời nói và sự thật có thể giúp thúc đẩy một khả năng lớn hơn cho lòng trắc ẩn và tình liên đới sáng tạo.

Theo kinh nghiệm Kitô giáo của chúng ta, chúng ta liên tục nhớ đến Chúa Kitô, Đấng đã hiến mạng sống mình để hòa giải chúng ta với nhau (x. Rm 5: 6-11). Giáo Hội chia sẻ đầy đủ trách nhiệm tìm kiếm một trật tự xã hội; Giáo Hội tiếp tục phục vụ lợi ích chung và nuôi dưỡng hy vọng hòa bình bằng cách truyền tải các giá trị Kitô giáo và các giáo huấn luân lý, và bằng các công việc xã hội và giáo dục của mình.

3. Hòa bình, một hành trình hòa giải trong tình hiệp thông huynh đệ

Kinh thánh, đặc biệt là lời của các Tiên tri, nhắc nhở các cá nhân và các dân tộc về giao ước của Thiên Chúa với nhân loại, giao ước ấy đòi hỏi chúng ta phải từ bỏ ước muốn thống trị của mình và học cách xem nhau như những con người, như con cái của Thiên Chúa, và anh chị em với nhau. Chúng ta không bao giờ nên gói gọn người khác trong những gì họ có thể đã nói hoặc làm, nhưng nên đánh giá cao họ dựa trên lời hứa mà họ thể hiện. Chỉ bằng cách chọn con đường tôn trọng, chúng ta mới có thể phá vỡ vòng xoáy báo thù và cất bước trên hành trình hy vọng.

Chúng ta được hướng dẫn bởi các đoạn Tin Mừng kể về cuộc trò chuyện sau đây giữa Thánh Phêrô và Chúa Giêsu: “‘Thưa Thầy, nếu anh em con cứ xúc phạm đến con, thì con phải tha đến mấy lần? Có phải bảy lần không?’ Đức Giêsu đáp: ‘Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy.’” (Mt 18: 21-22). Con đường hòa giải này là một lời triệu tập để khám phá trong sâu thẳm trái tim chúng ta sức mạnh của sự tha thứ và khả năng thừa nhận lẫn nhau như anh chị em. Khi chúng ta học cách sống trong sự tha thứ, chúng ta phát triển khả năng trở thành những người nam nữ của hòa bình.

Điều gì đúng với hòa bình trong bối cảnh xã hội cũng đúng trong các lĩnh vực chính trị và kinh tế, vì hòa bình thấm vào mọi chiều kích của cuộc sống chung. Không thể có hòa bình thực sự trừ khi chúng ta chứng tỏ được khả năng phát triển một hệ thống kinh tế công bằng hơn. Như Đức Giáo Hoàng Benedict XVI cho biết cách đây mười năm trong Thông điệp Caritas in Veritate (Bác Ái Trong Chân Lý), “Để chiến thắng tình trạng chậm phát triển, đòi hỏi phải có các hành động không những nhằm cải thiện những giao dịch dựa trên việc trao đổi qua lại và thiết lập những cơ cấu phục vụ phúc lợi chung, nhưng nhất là phải từ từ mở ra ở tầm vóc toàn cầu những hình thức hoạt động kinh tế được đánh dấu bằng tính nhưng không và hiệp thông” (số 39).

4. Hòa bình, một hành trình chuyển đổi sinh thái

“Nếu việc hiểu sai những nguyên tắc của chính chúng ta, đôi khi đưa chúng ta đến việc biện minh cho những đối xử tàn tệ với tự nhiên, hay hành xử như chủ nhân ông trên sáng tạo, hay gây chiến tranh, bất công và những hành vi bạo lực; thì người tín hữu chúng ta cần nhận ra rằng khi làm như thế chúng ta đã bất trung với kho tàng khôn ngoan mà chúng ta được kêu gọi bảo vệ và bảo tồn.” [8]

Đối mặt với hậu quả của sự thù địch của chúng ta đối với người khác, sự thiếu tôn trọng đối với ngôi nhà chung của chúng ta hay việc khai thác bừa bãi tài nguyên thiên nhiên - coi đó đơn thuần là một nguồn lợi trước mắt, bất kể cộng đồng địa phương, thiện ích chung và tự nhiên - chúng ta cần một sự hoán cải về sinh thái. Thượng Hội Đồng gần đây về Vùng Amazon thúc đẩy chúng ta thực hiện một cuộc đổi mới cấp bách về mối quan hệ hòa bình giữa các cộng đồng và đất đai, giữa hiện tại và quá khứ, giữa kinh nghiệm và hy vọng.

Hành trình hòa giải này cũng kêu gọi lắng nghe và suy ngẫm về thế giới mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta như một ân sủng để làm thành ngôi nhà chung của chúng ta. Thật vậy, tài nguyên thiên nhiên, các hình thức đa dạng của cuộc sống và cả trái đất đã được giao phó cho chúng ta “cày cấy và canh giữ” (St 2:15), cho cả các thế hệ tương lai, thông qua sự tham gia có trách nhiệm và tích cực của tất cả mọi người. Chúng ta cần thay đổi cách chúng ta suy nghĩ và nhìn nhận mọi thứ, và trở nên cởi mở hơn để gặp gỡ người khác và chấp nhận hồng ân của tạo hóa, phản ánh vẻ đẹp và thượng trí của Đấng Tạo Dựng nên nó.

Tất cả điều này mang lại cho chúng ta động lực sâu sắc hơn và một cách thế mới để sống trong ngôi nhà chung của chúng ta, để chấp nhận sự khác biệt giữa chúng ta, để tôn trọng và tôn vinh cuộc sống mà chúng ta đã nhận lãnh và chia sẻ, và để tìm kiếm các điều kiện sống và những mô hình của xã hội ủng hộ sự thăng hoa không ngừng trong cuộc sống và sự phát triển thiện ích chung của cả gia đình nhân loại.

Sự chuyển đổi sinh thái mà chúng ta được mời gọi sẽ đưa chúng ta đến một cách nhìn mới về cuộc sống, khi chúng ta xem xét sự quảng đại của Đấng Tạo Hóa đã ban cho chúng ta trái đất và kêu gọi chúng ta chia sẻ nó trong niềm vui và sự điều độ. Sự chuyển đổi này phải được hiểu một cách tích hợp, như một sự chuyển hóa cách thức chúng ta liên hệ với các anh chị em của chúng ta, với những sinh vật khác, với thiên nhiên trong tất cả sự đa dạng phong phú của nó và với Đấng Tạo Hóa là nguồn gốc và nguồn mạch của mọi sự sống. Đối với Kitô hữu, nó đòi hỏi rằng “những ảnh hưởng của cuộc gặp gỡ của họ với Chúa Giêsu Kitô trở nên tỏ tường trong mối quan hệ của họ với thế giới xung quanh”. [9]

5. “Chúng ta có được tất cả những gì chúng ta hy vọng” [10]

Hành trình hòa giải kêu gọi sự kiên nhẫn và tin tưởng. Hòa bình sẽ không có được trừ khi nó được hy vọng.

Trước hết, điều này có nghĩa là tin vào khả năng có hòa bình, tin rằng những người khác cũng cần đến hòa bình như chúng ta. Ở đây chúng ta có thể tìm thấy cảm hứng trong tình yêu mà Thiên Chúa dành cho mỗi người chúng ta: một tình yêu giải thoát, vô hạn, nhưng không và không mệt mỏi.

Sợ hãi thường là một nguồn gốc gây ra xung đột. Vì vậy, điều quan trọng là phải vượt qua nỗi sợ hãi của con người và thừa nhận rằng chúng ta là những đứa trẻ túng quẫn trong mắt của Đấng yêu thương chúng ta và chờ đợi chúng ta, như người cha của đứa con hoang đàng (x. Lc 15: 11-24). Văn hóa gặp gỡ huynh đệ phá vỡ văn hóa xung đột. Nó làm cho mọi cuộc gặp gỡ trở thành một khả năng và một ân sủng từ tình yêu quảng đại của Chúa. Nó dẫn chúng ta vượt ra khỏi giới hạn của những chân trời hẹp hòi và không ngừng khuyến khích chúng ta sống trong tình huynh đệ phổ quát, như con của cùng một Cha trên trời.

Đối với những người theo Chúa Kitô, cuộc hành trình này cũng được nâng đỡ nhờ bí tích Hòa giải, được Chúa ban cho để xá giải tội lỗi của những người đã chịu phép Rửa. Bí tích này của Giáo Hội, là bí tích canh tân cá nhân và cộng đồng, thôi thúc chúng ta dán chặt cái nhìn của mình vào Chúa Giêsu, Đấng hòa giải “Nhờ máu Người đổ ra trên thập giá, Thiên Chúa đã đem lại bình an cho mọi loài dưới đất và muôn vật trên trời.” (Col 1:20). Nó đòi hỏi chúng ta phải gác lại mọi hành vi bạo lực trong suy nghĩ, lời nói và hành động, cho dù là chống lại người lân cận của chúng ta hay chống lại kỳ công sáng tạo của Chúa.

Ân sủng của Thiên Chúa, là Cha chúng ta, được ban tặng như một tình yêu vô điều kiện. Nhận được sự tha thứ trong Chúa Kitô, chúng ta tiến ra để trao bình an đó cho những người nam nữ trong thời đại chúng ta. Ngày qua ngày, Chúa Thánh Thần thôi thúc trong chúng ta những cách suy nghĩ và nói năng có thể khiến chúng ta trở thành những nghệ nhân của công lý và hòa bình.

Xin Thiên Chúa của hòa bình ban phép lành cho chúng ta và đến phù trợ chúng ta.

Xin Mẹ Maria, Mẹ của Hoàng tử Hòa bình và Mẹ của tất cả các dân tộc trên trái đất, đồng hành và nâng đỡ chúng ta trong mỗi bước trên hành trình hòa giải.

Và cầu xin cho tất cả những người nam nữ đến trong thế gian này có thể trải nghiệm một cuộc sống hòa bình và phát triển đầy đủ lời hứa cuộc sống và tình yêu trong trái tim họ.

Từ Vatican, ngày 8 tháng 12 năm 2019

+ Đức Giáo Hoàng Phanxicô

[1] Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16, Thông điệp Spe Salvi – Được cứu rỗi trong Hy Vọng (30 tháng 11 năm 2007), 1.
[2] Diễn từ tưởng niệm các nạn nhân bom nguyên tử tại công viên HypoCenter, Nagasaki, ngày 24 tháng 11 năm 2019.
[3] x. Bài giảng tại Lampedusa, ngày 8 tháng 7 năm 2013.
[4] Diễn từ về Hòa bình tại Đài tưởng niệm Hiroshima, ngày 24 tháng 11 năm 2019.
[5] Công Đồng Chung Vatican II, Hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes – Vui Mừng và Hy Vọng, 78.
[6] Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16, Diễn từ trước các Hiệp hội Công nhân Kitô Ý, 27 tháng 1 năm 2006.
[7] Tông Thư Bát Thập Niên (Octogesima Adveniens) của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI 14-05-1971, 24.
[8] Thông điệp Laudato Si '(24 tháng 5 năm 2015).
[9] Thượng dẫn., 217.
[10] x.Thánh Gioan Thánh Giá, Noche obscura, II, 21,8.

Source:Holy See Press Office
 
Bênh vực HĐGM Thụy Sĩ, Hồng Y Hà Lan vạch rõ các sai lầm của Chủ tịch Hàn lâm viện Tòa Thánh về sự sống
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
01:29 18/12/2019
Hôm 6 tháng 12, Hội Đồng Giám Mục Thụy Sĩ đã công bố một tài liệu dầy 30 trang nhan đề “Pastoral behaviour with regard to the practice of assisted suicide”, nghĩa là “Hành vi mục vụ liên quan đến thực hành trợ giúp tự tử”, trong đó các ngài khuyên các linh mục không nên hiện diện trong lúc bệnh nhân kết liễu cuộc đời như thế.

Trong hội nghị chuyên đề liên tôn về chăm sóc giảm đau và sức khỏe tâm thần được tổ chức tại Trung tâm Đại hội Augustinianum ở Rôma từ ngày 11 đến 12 tháng 12 vừa qua, khi được hỏi về tài liệu này của Hội Đồng Giám Mục Thụy Sĩ, Đức Cha Vincenzo Paglia, Chủ tịch Hàn lâm viện Tòa Thánh về sự sống, đã gây ngỡ ngàng cho nhiều người khi cho rằng nên “dẹp bỏ hết tất cả các quy tắc”, các linh mục phải sẵn sàng có mặt trong thời điểm bệnh nhân tự sát, và nên nắm tay người đó vì “Chúa không bao giờ bỏ rơi bất cứ ai”. Ngài quả quyết rằng “đồng hành, nắm tay một người sắp chết là một nghĩa vụ lớn lao của mọi tín hữu.”

Đức Hồng Y Willelm Eijk, Tổng Giám Mục Utrecht và là một chuyên gia về các vấn đề trợ tử, đã lên tiếng bênh vực Hội Đồng Giám Mục Thụy Sĩ, và vạch rõ các sai lầm của Tổng Giám Mục Vincenzo Paglia. Những lời khuyên của Đức Cha Chủ tịch Hàn lâm viện Tòa Thánh về sự sống rằng các linh mục phải sẵn sàng có mặt trong thời điểm bệnh nhân tự sát, và nên nắm tay người ấy chỉ là nhảm nhí và thiếu sự thận trọng mục vụ.

Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.


Một linh mục phải nói rõ ràng với một người lựa chọn tự tử hoặc trợ tử tự nguyện rằng người ấy đang phạm vào một tội nghiêm trọng, Đức Hồng Y người Hà Lan đã nói như trên với thông tấn xã CNA trong tuần này.

Vì cùng lý do này, một linh mục không thể có mặt khi tự tử hoặc trợ giúp tự tử được thực hiện. Điều này có thể gây hiểu lầm rằng vị linh mục không có vấn đề với quyết định này hoặc thậm chí là “những hành vi vô luân này là chấp nhận được theo giáo huấn của Giáo Hội trong một số trường hợp” Đức Hồng Y Willelm Eijk, Tổng Giám Mục của Utrecht và là một chuyên gia về các vấn đề trợ tử, nói như trên với thông tấn xã CNA.

Trước khi bước vào đời sống tu trì, Đức Hồng Y Eijk là một bác sĩ y khoa, và luận án tiến sĩ của ngài vào giữa những năm 1980 đã được dành riêng cho các luật lệ về an tử. Ngài cũng lãnh đạo một đàn chiên ở một trong những quốc gia có luật an tử cực đoan nhất trên thế giới.

Đức Hồng Y Eijk giải thích với CNA rằng “một linh mục phải nói rõ ràng cho những người lựa chọn hỗ trợ tự sát hoặc an tử rằng cả hai hành vi này đều vi phạm các giá trị nội tại của cuộc sống con người, và đó là một tội lỗi nghiêm trọng.”

Đức Hồng Y không phủ nhận khả năng đồng hành về mặt tâm linh. Tuy nhiên, Đức Hồng Y Eijk nhấn mạnh rằng “các linh mục không được có mặt khi tiến trình chết êm dịu hay trợ tử được thực hiện. Sự hiện diện của vị linh mục trong hoàn cảnh như thế có thể gây hiểu nhầm rằng vị linh mục đang ủng hộ quyết định này hoặc thậm chí là tự tử hoặc trợ tự không phải là vô luân trong một số trường hợp.

Theo Đức Hồng Y Eijk, trong thực hành ở Hà Lan có hai trường hợp tự nguyện an tử và trợ tử. Ngài nói “trong trường hợp trợ tử, bệnh nhân tự mình dùng các loại thuốc bác sĩ cố ý kê toa cho người ấy tự tử. Rồi cũng có một hình thức khác, là chính bác sĩ tiêm thuốc độc kết thúc cuộc sống của bệnh nhân sau khi được bệnh nhân yêu cầu. Tuy nhiên, trách nhiệm của bệnh nhân và bác sĩ là như nhau trong cả hai trường hợp đó.”

Cụ thể, Đức Hồng Y Eijk nói rằng “trách nhiệm của bệnh nhân cũng không kém phần nghiêm trọng, cả trong hai trường hợp hỗ trợ tự sát và an tử tự nguyện, vì người ấy đã đưa ra ý kiến này nhằm chấm dứt cuộc sống của mình, và trách nhiệm là như nhau bất kể chính người ấy đặt dấu chấm hết cho cuộc đời mình hay một bác sĩ kết liễu mạng sống người ấy.”

Đức Hồng Y nhấn mạnh rằng các bác sĩ cũng phải đồng trách nhiệm như thế trong cả hai trường hợp.

Khi thực hiện trợ tử, người bác sĩ “trực tiếp vi phạm các giá trị của cuộc sống, là một giá trị nội tại. Khi giúp đỡ tự tử, người bác sĩ ấy hợp tác với ý muốn của bệnh nhân và điều này có nghĩa là người y sĩ này chia sẻ ý định của bệnh nhân. Vì lý do này, đơn thuần hợp tác thôi cũng đã là một hành vi xấu xa tự bản chất, và nghiêm trọng như thể chính bác sĩ đã kết liễu cuộc đời của bệnh nhân.”

Đức Hồng Y Eijk nhận xét rằng “Hỗ trợ tự tử có lẽ ít gây ra tâm lý nặng nề cho các bác sĩ. Tuy nhiên, không có một sự khác biệt đáng kể nào về mặt luân lý giữa hai trường hợp.”

Đức Hồng Y Eijk cũng đề cập đến vấn đề tang lễ sau cùng cho những người chọn tự tử hoặc trợ tử.

“Nếu bệnh nhân yêu cầu các linh mục ban các bí tích (hòa giải hoặc xức dầu bệnh nhân) và hoạch định một tang lễ trước khi bác sĩ kết liễu cuộc sống của mình theo yêu cầu của người ấy, hoặc tự mình tự tử, vị linh mục không được làm như vậy,” Đức Hồng Y Eijk nói.

Ngài nói thêm rằng có ba lý do dẫn đến sự cấm đoán này.

Lý do thứ nhất là “một người chỉ có thể nhận các bí tích khi có ý ngay lành, và đây không phải là trường hợp khi một người muốn chống lại trật tự sáng tạo, vi phạm các giá trị nội tại của cuộc sống mình.”

Lý do thứ hai là người “nhận các bí tích là người đặt cuộc đời mình trong vòng tay thương xót của Thiên Chúa. Trái lại, những ai muốn đích thân kết thúc cuộc đời thì muốn đặt mạng sống trong tay mình.”

Lý do thứ ba là “nếu vị linh mục ban các bí tích, hoặc lên kế hoạch cho một tang lễ trong những trường hợp như thế, vị linh mục phạm tội gây ra một tai tiếng, vì hành động của mình có thể gợi ý rằng tự tử hoặc chết êm dịu là được phép trong những hoàn cảnh nhất định.”

Đức Hồng Y Eijk cũng giải thích thêm rằng một linh mục có thể cử hành tang lễ của một người chết do tự tử được hỗ trợ tự tử trong một số trường hợp hãn hữu, mặc dù tự tử luôn là bất hợp pháp.

Ngài nói: “Từ xa xưa, các linh mục được phép cử hành tang lễ cho những người tự tử hoặc yêu cầu được chết êm dịu trong những trường hợp trầm cảm hay bất kỳ các bệnh tâm thần nào khác. Trong những trường hợp như thế, vì bệnh tật, ý chí tự do của người ấy không còn nữa, và do đó việc kết thúc cuộc sống trong trường hợp như thế không thể được coi là một tội trọng.”

Ngài nói thêm rằng các linh mục phải “thận trọng đánh giá liệu ngài có đang đứng trước một trường hợp ý chí tự do bị suy thoái hay không. Nếu thật sự như vậy, ngài có thể tổ chức lễ tang.”

Để chống lại xu hướng ủng hộ trợ tử, Giáo Hội phải “loan báo rằng Thiên Chúa tạo dựng con người theo hình ảnh của Ngài trong tổng thể của người ấy, linh hồn, và thân xác. Hiến chế Gaudium et Spes [nghĩa là Vui Mừng và Hy Vọng] của Công Đồng Chung Vatican Hai đã mô tả con người là một ‘thể thống nhất giữa linh hồn và thể xác’. Điều này có nghĩa là thân xác là một chiều kích thiết yếu và là một phần của giá trị nội tại của con người. Vì vậy, không được phép hy sinh mạng sống của con người để chấm dứt sự đau đớn”

Đức Hồng Y cũng nói thêm rằng chăm sóc giảm đau là một phản ứng tích cực, và Giáo Hội thường khuyến khích việc chăm sóc giảm đau, trong bối cảnh là “có rất nhiều nhóm Kitô cả các tôn giáo khác cung cấp việc chăm sóc giảm đau tại các trung tâm chuyên ngành.”

Đức Hồng Y nói thêm rằng, để chống lại khuynh hướng cổ vũ an tử và trợ tử của phương Tây, Giáo hội “phải làm điều gì đó chống lại sự cô đơn. Các giáo xứ thường là những cộng đồng chào đón, nơi mọi người có những liên kết xã hội và người này chăm sóc cho người kia. Trong xã hội đương đại siêu cá nhân, con người thường đơn độc. Có một sự cô đơn rất lớn trong xã hội phương Tây của chúng ta.”

Giáo hội “thúc đẩy sự hình thành các cộng đồng không bỏ mặc con người trong cô đơn. Một người sống trong cô đơn, thiếu sự quan tâm và chăm sóc từ những người khác, ít có khả năng chịu đựng đau đớn”.

Đức Hồng Y Eijk nói thêm rằng Giáo Hội “loan báo một linh đạo Kitô và đức tin để sống. Điều này ngụ ý rằng anh chị em cũng có thể kết hiệp với Chúa Kitô chịu thương khó và gánh chịu những nỗi đau cùng với Người. Vì thế, chúng ta không bao giờ cô đơn.”


Source:Catholic News Agency
 
Bước tiến quan trọng: Đức Thánh Cha hủy bỏ bí mật tông tòa trong các trường hợp lạm dụng tính dục và ấu dâm
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:58 18/12/2019
Bất cứ quốc gia, công ty, tổ chức nào cũng có các bí mật nhằm bảo vệ danh thơm tiếng tốt, quyền lợi chính đáng và hợp pháp, cũng như cuộc sống riêng tư của những người có liên quan. Tòa Thánh cũng có những bí mật như thế, gọi là bí mật tông tòa hay bí mật của Tòa Thánh. Cụm từ này nên được hiểu một cách tích cực như là một điều cần thiết để Tòa Thánh có thể thi hành sứ vụ mình một cách thanh thản ngõ hầu có thể mang lại hiệu quả tốt nhất cho các tín hữu và thế giới.

Dưới đây là quyết định của Đức Thánh Cha Phanxicô liên quan đến việc hủy bỏ bí mật tông tòa trong các trường hợp lạm dụng tính dục và ấu dâm. Quyết định này được đưa ra để thể hiện quyết tâm của Đức Thánh Cha và Tòa Thánh trong nỗ lực bài trừ tội lỗi lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.


Đức Thánh Cha Phanxicô, trong buổi tiếp kiến dành cho Đức Tổng Giám Mục Edgar Peña Parra, Phụ Tá Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, vào ngày 4 tháng 12 năm 2019, đã quyết định ban hành Chỉ thị về Bảo mật trong tiến trình Pháp lý, đính kèm với Huấn lệnh Tông tòa (Rescriptum) sau, như một phần không thể thiếu.

Đức Thánh Cha đã khẳng định rằng Huấn lệnh Tông tòa này phải được áp dụng một cách vững chắc và ổn định, bất kể những quy định ngược lại, ngay cả khi đáng được đề cập một cách đặc biệt, và truyền công bố trên tờ Quan Sát Viên Rôma, và có hiệu quả thi hành ngay lập tức, và sau đó được xuất bản trong công báo chính thức của Tòa Thánh Acta Apostolicae Sedis.

Từ Vatican, ngày 6 tháng 12 năm 2019

Hồng Y Pietro Parolin
Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh


Chỉ thị về Bảo mật trong tiến trình Pháp lý

1. Bí mật tông tòa không áp dụng cho các cáo buộc, xét xử và quyết định liên quan đến các tội được đề cập trong:

a) Điều 1 của Tự Sắc “Vos estis lux mundi” (ban hành ngày 7 tháng 5 năm 2019);

b) Điều 6 của “Normae de gravioribus delictis” – “Chuẩn mực về các tội phạm nghiêm trọng” dành quyền phán quyết cho Bộ Giáo lý Đức tin, theo Tự Sắc “Sacentorum Sanctitatis Tutela” của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II (ban hành ngày 30 tháng 4 năm 2001), và những sửa đổi tiếp theo.

2. Bí mật tông tòa cũng không được áp dụng khi các tội đó được thực hiện cùng với các tội khác.

3. Trong các trường hợp được đề cập trong Số 1, thông tin sẽ được xem xét theo cách bảo đảm an ninh, tính toàn vẹn và bảo mật theo các quy định của các khoảng giáo luật 471, 2° và 244§2, 2°, nhằm bảo vệ danh tiếng, hình ảnh và quyền riêng tư của tất cả những người liên quan.

4. Nhu cầu bảo mật tại nơi làm việc không thể ngăn chặn việc thực hiện các nghĩa vụ được thiết định bởi luật dân sự ở mọi nơi, bao gồm các nghĩa vụ báo cáo và việc thực hiện các yêu cầu của quyền bính tư pháp dân sự.

5. Người nộp báo cáo, người tố cáo đã bị hại và các nhân chứng không bị ràng buộc bởi bất kỳ nghĩa vụ im lặng nào liên quan đến các vấn đề liên hệ đến vụ án.


Ngay sau quyết định của Đức Thánh Cha hủy bỏ bí mật tông tòa trong các trường hợp lạm dụng tính dục và ấu dâm, Phòng Báo Chí Tòa Thánh cũng cho công bố vào ngày 17 tháng 12, 2019, một tài liệu thứ hai được ký bởi Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Toà Thánh và Đức Hồng Y Luis Ladaria Ferrer, Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin.

Văn kiện này này nêu lên các thay đổi liên quan tới ba khoản của Tự Sắc “Sacentorum Sanctitatis Tutela” công bố năm 2001 và đã được tu chính năm 2010.

Việc thu thập, tàng trữ hoặc phổ biến những hình ảnh khiêu dâm của trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi, thay vì 14 tuổi như trước đây, bởi một giáo sĩ, với mục đích thỏa mãn tình dục, bằng bất kỳ phương tiện nào hoặc sử dụng bất kỳ công nghệ nào, đều thuộc loại tội phạm nặng nhất dành quyền xét xử cho Bộ Giáo Lý Đức Tin.

Ngoài ra các giáo dân có bằng tiến sĩ Giáo Luật cũng có thể là Trạng sư biện hộ và Biện lý buộc tội trong việc xét xử các tội nghiêm trọng này, chứ không nhất thiết phải là linh mục như trước đây.

Đức Thánh Cha Phanxicô, trong buổi tiếp kiến dành cho Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, và Đức Hồng Y Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, là những người ký tên dưới đây, vào ngày 4 tháng 10 năm 2019, đã quyết định đưa ra các sửa đổi sau đây đối với “Normae de gravioribus delictisis” - “Chuẩn mực về các tội phạm nghiêm trọng” dành quyền phán quyết cho Bộ Giáo lý Đức tin, theo Tự Sắc “Sacentorum Sanctitatis Tutela” của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II (ban hành ngày 30 tháng 4 năm 2001), được sửa đổi bởi Biên Bản SS.mi đề ngày 21 tháng 5 năm 2010 và được ký bởi Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin lúc bấy giờ là Đức Hồng Y William Levada:

Điều 1

Điều 6§1,2° của Tự Sắc Sacentorum Sanctitatis Tutela được thay thế hoàn toàn bằng văn bản sau:

“Việc thu thập, tàng trữ hoặc phổ biến những hình ảnh khiêu dâm của trẻ vị thành niên dưới mười tám tuổi bởi một giáo sĩ, với mục đích thỏa mãn tình dục, bằng bất kỳ phương tiện nào hoặc sử dụng bất kỳ công nghệ nào.”

Điều 2

§ 1 - Điều 13 của Tự Sắc Sacentorum Sanctitatis Tutela được thay thế hoàn toàn bằng văn bản sau:

“Vai trò Trạng sư [biện hộ] hoặc Biện lý [buộc tội] được thực hiện bởi một tín hữu có bằng tiến sĩ về giáo luật, là người được thẩm phán chủ tọa phiên tòa phê chuẩn.”

§ 2 - Điều 14 của Tự Sắc Sacentorum Sanctitatis Tutela được thay thế hoàn toàn bằng văn bản sau:

“Trong các Tòa án khác, đối với các trường hợp nằm trong các tiêu chuẩn này, chỉ có các linh mục mới có thể thực hiện hợp lệ các chức năng Thẩm phán, Chưởng lý và Công chứng viên.”

Đức Thánh Cha đã truyền cho Huấn lệnh Tông tòa này được công bố trên trên tờ Quan Sát Viên Rôma và trong công báo Tòa Thánh Acta Apostolicae Sedis, và có hiệu lực vào ngày 1 tháng Giêng năm 2020.

Từ Vatican, ngày 3 tháng 12 năm 2019

Hồng Y Pietro Parolin
Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh

Hồng Y Luis Frinisco Ladaria
Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin



Source:Holy See Press Office

 
Tin Tức Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới, ngày 18/12/2019: ĐTC nói làm hang đá tại gia đình để chuẩn bị Chúa đến
VietCatholic Network
17:46 18/12/2019


Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:

1- Tiếp Kiến Chung với Đức Thánh Cha, thứ Tư ngày 18 tháng 12, 2019.

2- Chúc mừng sinh nhật 83 của Đức Thánh Cha Phanxicô.

3- Đức Thánh Cha hủy bỏ bí mật tông tòa liên quan tới các vụ bạo hành tình dục và ấu dâm.

4- Viễn tượng tiến triển trong mối quan hệ giữa Tòa Thánh và Trung Quốc.

5- Đức Thánh Cha khích lệ các bạn trẻ Công Giáo Tiến hành tiếp tục lý tưởng.

6- Đức Thánh Cha cử hành lễ cho cộng đoàn Philippines ở Roma.

7- Đức Thánh Cha tiếp Hiệp hội Công nhân Cao niên của Ý.

8- Đền thờ Thánh Mộ sẽ đẹp hơn sau các đợt trùng tu.

9- 30 năm hang đá sống ở Postumia, Slovenia.

10- Giáo hội Argentina mạnh mẽ chống lại luật cho phá thai.

11- Các Giám mục Brazil kêu gọi tôn trọng niềm tin của Kitô hữu.

12- Giới thiệu Thánh Ca: Tựa Nai Khát. Tựa Nai Khát.

Xin mời quý vị theo dõi phần tin chi tiết: