Ngày 16-12-2021
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
17/12: Đức Giêsu thuộc dòng tộc con người và con người là dòng tộc của Thiên Chúa. Lm. Vũ Ngọc Tuyển
Giáo Hội Năm Châu
04:06 16/12/2021

PHÚC ÂM: Mt 1, 1-17

“Gia phả của Chúa Giêsu Kitô, con vua Ðavít”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Sách gia phả của Chúa Giêsu Kitô, con vua Ðavít, con của Abraham. Abraham sinh Isaac; Isaac sinh Giacóp; Giacóp sinh Giuđa và các anh em người. Giuđa sinh Phares và Zara bởi bà Thamar; Phares sinh Esrom; Esrom sinh Aram; Aram sinh Aminadab; Aminadab sinh Naasson; Naasson sinh Salmon; Salmon sinh Booz do bà Rahab; Booz sinh Giobed do bà Rút. Giobed sinh Giêsê; Giêsê sinh vua Ðavít. Ðavít sinh Salomon do bà vợ của Uria; Salomon sinh Robo-am; Roboam sinh Abia; Abia sinh Asa; Asa sinh Giosaphát; Giosaphát sinh Gioram; Gioram sinh Ozia; Ozia sinh Gioatham; Gioatham sinh Achaz; Achaz sinh Ezekia; Ezekia sinh Manas-se; Manasse sinh Amos; Amos sinh Giosia; Giosia sinh Giêconia và các em trong thời lưu đày ở Babylon. Sau thời lưu đày ở Babylon, Giêconia sinh Salathiel; Sala-thiel sinh Zorababel; Zorababel sinh Abiud; Abiud sinh Eliakim; Eliakim sinh Azor; Azor sinh Sađoc; Sađoc sinh Akim; Akim sinh Eliud; Eliud sinh Eleazar; Eleazar sinh Mathan; Mathan sinh Giacóp; Giacóp sinh Giuse, là bạn của Maria, mẹ của Chúa Giêsu gọi là Ðức Kitô.

Vậy, từ Abraham đến Ðavít có tất cả mười bốn đời, từ Ðavít đến cuộc lưu đày ở Babylon có mười bốn đời, và từ cuộc lưu đày ở Babylon cho đến Chúa Kitô có mười bốn đời.

Ðó là lời Chúa.
 
Mầm Giống Công Chính
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
09:59 16/12/2021
Mầm Giống Công Chính

(Thứ Bảy sau Chúa Nhật III Mùa Vọng – 18/12 – Gr 23,5-8; Mt 1,18-24)

“Này đây, đã tới những ngày Ta gây cho Đavit một mầm giống công chính” (Gr 23,5). Lời hứa này được tuyên ban sau khi Thiên Chúa lên án những mục tử xấu xa đã làm cho đoàn chiên Chúa thất lạc và tan tác. Người sẽ trừng phạt họ và lấy lại đoàn chiên của Người và ban cho đoàn chiên những mục tử tốt lành (x.Gr 23,1-4). Một mầm giống công chính đích thực là mục tử tốt lành chính danh chính hiệu. Người đến để cho chiên được sống và sống dồi dào. Người là Hoàng tử bình an của nhân gian và là Mặt trời công chính của vũ hoàn. ‘Sự công chính và nền hòa bình viên mãn sẽ triển nở trong triều đại người tới muôn đời” (Tv 71,7).

Để cho mầm giống công chính trỗ sinh thì cần có đó những gốc cây được gọi là công chính. Trong tuần chuẩn bị gần mừng kính mầu nhiệm Giáng Sinh, Giáo hội qua các bài trích đọc Lời Chúa giới thiệu các khuôn mặt được gọi là công chính như thánh cả Giuse, hai ông bà Giacaria – Isave… Hôm nay ngày 18 tháng 12, ngày thứ hai trong tuần lễ đặc biệt chuẩn bị gần này, chúng ta cùng xét suy đôi điều về “sự công chính” của thánh Giuse.

Thánh Phaolô tông đồ cho chúng ta hiểu công chính là tình trạng được hiệp thông với Thiên Chúa. Chính nhờ đức tin, tin vào Thiên Chúa, phó thác vào tình yêu của Người mà chúng ta được công chính hóa. Và Thiên Chúa cho thấy Người công chính vì Người luôn tín trung trong tình yêu của Người dành cho chúng ta (x.Rm 3,21-31; Gl 3,6-14).

Bài Tin Mừng ngày 18/12 phác họa chân dung một “cây công chính” là thánh cả Giuse, người góp phần cho “mầm giống công chính” mọc lên. Ngài được Tin Mừng Matthêu mô tả “là người công chính” (Mt 1,19). Đã đính hôn với Mẹ Maria, bỗng thấy người hôn thê của mình mang thai, Giuse thật khó nghĩ và rất có thể hiểu lầm nhưng Ngài vẫn tín trung trong tình yêu dành cho Mẹ. Vẫn yêu thương Maria, thánh Giuse quyết không làm điều gì gây hại cho Mẹ. Không chỉ “không muốn tố giác” Mẹ, mà thánh nhân lại chọn phương án nhận lấy phần thiệt cho mình là “rời bỏ” Mẹ cách kín đáo. Dĩ nhiên thiên hạ sẽ gán cho Ngài tội phản bội, “sở khanh”. (Không ai lại đi tố giác một điều mà mình cho là đúng, là tốt, mà trái lại có ý tố giác sự gì là vì mình nghĩ đó là xấu).

Khi được sứ thần báo mộng cho biết rằng người con mà Maria cưu mang là do bởi quyền năng Chúa Thánh Thần thì hầu chắc Giuse chưa thể nào hiểu rõ. Tuy nhiên vì vẫn tín trung trong tình yêu với Maria nên Giuse thực hiện lời khuyên của sứ thần đón Maria về nhà làm bạn đường. Sự công chính của Giuse càng tỏa sáng khi Ngài bền bỉ sống yêu thương cho đến cùng. Yêu thương là không chỉ không làm điều gì tổn hại đến người mình yêu mà còn nỗ lực gìn giữ, bảo vệ người mình yêu trong bình an và hạnh phúc hết sức có thể. Nếu Giuse từ bỏ Mẹ Maria để Mẹ khỏi bị ném đá theo luật Do Thái giáo thời bấy giờ thì cũng là yêu nhưng tình yêu ấy vẫn còn hạn chế cách nào đó vì Ngài hy sinh một lần, một lúc rồi xem như xong. Trái lại khi đón nhận Maria và Hài Nhi trong dạ về nhà thì Giuse cần phải mở rộng con tim và cả đôi tay trong tình yêu và bổn phận của một người chồng, người cha suốt cả cuộc đời Ngài. Nét công chính của thánh Giuse chính là ở điểm này.

Mừng lễ Chúa Giáng Sinh, Kitô hữu chúng ta tuyên xưng rằng Mặt Trời công chính đã xuất hiện soi sáng cho nhân gian và cả vũ hoàn. Để cho các tia sáng của Mặt Trời công chính là tình yêu của Thiên Chúa có thể chiếu soi vào cuộc đời mình và tha nhân thì Thiên Chúa muốn có những con người được gọi là “công chính” cách nào đó như thánh Giuse trung tín với chữ tình làm người cộng tác. Trung tín trong tình yêu là không chỉ không làm điều gì tổn hại đến nhau mà còn phải bền bỉ đón nhận nhau, nỗ lực gìn giữ, bảo vệ nhau trong an bình và hạnh phúc theo nhiều cách thế hết sức có thể. Lạy thánh cả Giuse, xin cầu bàu cho chúng con.

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột

 
Chúa Nhật IV Mùa Vọng C
Lm. Jude Siciliano, OP
15:50 16/12/2021

CHÚA NHẬT IV M. VỌNG -C
Mikha 5: 1-4; Tvịnh 83; Do Thái 10: 5-10; Luca 1: 39-45

Bài phúc âm hôm nay hơi lạ thường, bài nói về 2 phụ nữ. Thường thì nam nhi đứng ở vai trò chính trong phần nhiều các câu chuyện. Phụ nữ thường ít hơn và có vai trò rất nhỏ trong lịch sử tôn giáo, xã hội và thương mại. Nhưng, trong phúc âm thánh Luca. Phụ nữ sẽ có vai trò rõ ràng hơn. Có nhiều phụ nữ cùng hoạt động trong sứ vụ với Chúa Giêsu, và họ sẽ trung thành với Chúa Giêsu cho đến cùng. Trong khi Ngài chết trên cây thập giá, các nam đồ đệ bỏ Ngài trốn đi. Tại ngôi mộ trống, có 2 thanh niên mặc áo trắng sáng nói với các phụ nữ đến thăm mộ về sự sống lại của Chúa Giêsu. Nhưng khi họ nói với các môn đệ về kinh nghiệm của họ, thì thông tin của họ sẽ bị tẩy chay được cho là "vô nghĩa".

Thánh Luca cho chúng ta biết rằng 2 người phụ nữ trong phúc âm hôm nay đã tin cậy vào lời của Thiên Chúa đã phán với họ. Các phụ nữ đó có đức tin, bất kể những điều trái ngược chống lại họ. Bà Elizabeth đã luống tuổi, không có thể có con được, và cô Maria còn trẻ, đã được hứa hôn với ông Giuse, nhưng họ chưa kết hôn. Cả 2 phụ nữ đó đã được mời gọi rất cụ thể. Nhưng những gì đòi hỏi nơi họ lại đi ngược với các chuẩn mực văn hóa và tôn giáo của thời đó.

Trong khi thánh Luca đề cập đến 2 phụ nữ trong suốt phúc âm của mình, họ vẫn còn trong địa vị thấp kém. Như các phụ nữ cùng theo Chúa Giêsu không bao giờ được gọi là "môn đệ" hay "tông đồ". Trong bài phúc âm hôm nay, đức Maria ở Nazareth và bà Elizabeth, chỉ là một phần duy nhất trong phúc âm mà người phụ nữ được giao những phần việc và được nói đến mà không có điều gì sửa chữa lại theo sau đó.

Elizabeth là một phụ nữ son sẻ đã quá tuổi sinh nở, được Thiên Chúa ban ơn sẽ sinh ra ông Gioan Tẩy Giả. Vấn đề hiếm muộn vào thời đó thường được cho là lỗi tại nơi người phụ nữ. Thiên Chúa có lẻ phạt tội, hay Ngài không coi phụ nữ là quan trọng. Luca nói với chúng ta là bà Elizabeth và ông Zacharia là người công chính. Dù vậy bà Elizabeth không thể có thai và bà ta tự nhũ "Chúa đã làm cho tôi bị nỗi ô nhục trước mắt người đời” (1:25). Khi Thiên Chúa hoạt động trong Kinh Thánh để nâng cao kẻ khiêm nhường, và cất nổi hổ nhục cho bà Elizabeth.

Sau khi sứ thần nói với đức Maria "Thưa bà Maria, xin đừng sợ, vì bà được đẹp lòng Thiên Chúa. Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai" (1:31). Bà Maria lên đường, vội vã đến miền đồi núi (1:39), thăm hỏi người chị họ là bà Elizabeth. Phải chăng cô gái trẻ đang mang thai cần phải đi xa để tránh lời dị nghị bàn tán của hàng xóm về gia đình cô ta chứ? Khi Maria đến, bà Elizabeth nói lên như lời ngôn sứ và ca tụng bà Maria "Em thật có phúc vì đã tin…". Luca diễn tả đức Maria là người có đức tin đã được liên hệ với trời cao trong lúc bà ta nói chuyện với sứ thần Gabriel.

Bài phúc âm kết thúc với câu nói "Em thật có phúc vì em tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì đã nói với em". "Ân phúc” hay "hạnh phúc" của Maria là do bà đã tin vào lời hứa của Thiên Chúa sẽ được thực hiện. Đó có phải là lời mời gọi của Mùa Vọng cho chúng ta không - Hãy tin tưởng, cứ tin và phải kiên nhẫn chờ đợi trong hy vọng là lời Thiên Chúa hứa sẽ được thực hiện, phải không? Thiên Chúa đã hứa ban cho chúng ta sự sống mới và Lễ Giáng Sinh sẽ khẳng định lời hứa đó trong sự việc cụ thể của sự ra đời của Chúa Giêsu. Đấng tối cao đã nhập thế và nhập thể làm người ở giữa chúng ta và Thiên Chúa đã quyết định thực hiện một vương quốc hòa bình và yêu thương do Chúa Giêsu đưa đến. Điều đó sẽ xảy ra. Thiên Chúa đã hứa và Chúa Giêsu sẽ ban Thần Khí của Ngài cho chúng ta để giúp chúng ta chờ đợi và Ngài cũng sẽ hoạt động trong chúng ta để đưa vương quốc Ngài đến.

Kiên nhẫn chờ đợi lời hứa được thực hiện không có nghĩa là chúng ta không phải làm gì trong lúc chờ đợi đó. Chúng ta sẽ không trèo lên núi thánh cao nào đó, quay mặt về hướng đông và dự đoán Chúa Kitô sẽ đến vào lúc mặt trời lên. Điều đó đã được thử nghiệm và những người thực hiện đã thất vọng. Còn chúng ta không chỉ ngồi yên và phó mặt cho Thiên Chúa giải quyết những vấn đề của thế giới, trong khi chúng ta lánh mặt chờ đợi. Khi những đám mây bất ổn rối bời khuấy động trên thế giới, chúng ta hãy tránh sự căng thẳng và trở nên xa cách. Hãy giữ khoảng cách với người khác. Nếu chúng ta đến gần những người đang chịu đau khổ và dễ bị tổn thương, nổi đau của họ có thể khiến chúng ta phải cảm nghiệm được điều gì họ cần được giúp đở, chừng đó chúng ta mới tham gia. Tốt hơn là hãy giữ khoảng cách an toàn và luôn ở trong thế giới ổn định của chúng ta.

Nhưng không hy vọng nào của Mùa Vọng có được trong các việc đó cả. Đó là những tuyệt vọng và đầu hàng trước sức mạnh của sự chết. Kinh Thánh hôm nay không nói về việc xa lánh các vấn đề của thế giới. Chúng ta được mời gọi hãy tham gia tích cực vào. Mikha là một ngôn sứ của thế kỷ thứ 8 trước Công nguyên, trong lúc Israel còn phồn thịnh. Nhưng các vua của Israel đã suy đồi và nghi thức thực hành tôn giáo không ngay thật. Ngôn sứ Mikha tiên đoán sự sụp đổ của các vua và các lãnh đạo tôn giáo sẽ đưa đến sự hủy diệt Giêrusalem. Mặc dù không có dấu chỉ nào lúc đó để chúng ta tin lời ngôn sứ. Mikha hy vọng Thiên Chúa sẽ đưa đến một vị vua chính thức, không do bởi quyền lực, nhưng là từ một làng nhỏ là Bethlehem.

Ngôn sứ Mikha không biết bằng cách nào Thiên Chúa sẽ thực hiện điều ông ta hy vọng. Dù vậy, ngôn sứ vẫn nói đến lời hứa của Thiên Chúa là một Vị cai trị Israel sẽ đến từ Bethlehem. Khi chúng ta hát "Hởi thành phố nhỏ Bethlehem" vào những ngày này, chúng ta hãy lưu ý là bài thánh ca đó liên kết đến nổi niềm hy vọng của ngôn sứ Mikha vào Thiên Chúa. Một hy vọng đã được thực hiện khi một một em bé được sinh ra ở Bethlehem. Như thư của thánh Phaolô gởi tín hữu Do thái đã hứa: "Chúng ta hãy tiếp tục tuyên xưng niềm hy vọng của chúng ta một cách vững vàng, vì Đấng đã hứa là Đấng trung tín” (Dt: 10:23)

Nhiều điều đang diễn ra trong cuộc gặp gỡ của Maria và bà Elizabeth. Ngoài việc họ trực diện với nhau, họ còn có cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa nữa. Đó là hành vi xảy ra khi 2 người phụ nữ cùng đáp lại sự giúp đỡ một ai khác, hay một nhóm người khác, bằng hành vi yêu thương, quan tâm lo lắng, chào đón và cảm kích hồng ân.

Sự trao đổi giữa hai người phụ nữ có tác động gì nơi chúng ta làm cho chúng ta nghĩ về ai đó cần phải đi thăm hỏi, sự hiện diện, giúp đỡ và tốn thì giờ ngay bây giờ của chúng ta có cần không? Nói cách khác, chúng ta có thể là dịp để chúc lành cho ai đó và đến lượt họ, họ sẽ là người chúc phúc cho chúng ta. Chúng ta sẽ nhận ra sự hiện diện Chúa Kitô trong khi Ngài "thăm viếng" chúng ta trong phúc âm và bí tích thánh thể hôm nay. Sự hiện diện đó được chúng ta nhận lãnh và mang đi, để Chúa Kitô chúc phúc cho các người khác qua chúng ta. Chúng ta hãy ra đi bằng an.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP

4th SUNDAY OF ADVENT -C-
Micah 5: 1-4; Psalm 84; Hebrews 10: 5-10; Luke 1: 39-45

Today’s Gospel is unusual, it features two women. Usually men have center stage in most of the narratives. Women were considered less and had very minor roles in the world of religion, commerce and society. But women will have more evident roles in Luke’s gospel. They will be part of Jesus’ traveling community and will be faithful to Jesus to the end, as he dies on the cross, abandoned by his male disciples. At the empty tomb two men in dazzling white garments will tell the women who came to the tomb about Jesus’ resurrection. But when they tell the male disciples of their experience their message will be rejected as "nonsense."

Luke tells us that the two women in today’s Gospel trusted in the words God had spoken to them. They had faith, despite the odds against them. Elizabeth was well past the time of childbearing and Mary was young, betrothed to Joseph, but not yet married. The two were given a considerable calling, but what was asked of them ran up against the cultural and religious norms of the day.

While Luke makes reference to women throughout his gospel they have a subservient role. For example, women were among Jesus’ followers, but never called "disciples" or "apostles." Today’s passage, with Mary of Nazareth and Elizabeth, is the only section in the gospel where women were given speaking parts that were not followed by a correction.

Elizabeth is the barren woman who is made fruitful by God and will give birth to John the Baptist. Barrenness was thought to be a woman’s fault, a punishment for sin, or just God’s not counting women as important. Luke tells us Elizabeth and her husband Zachariah are righteous. Still, she cannot bear a child and she refers to her condition as "my disgrace among men" (1:25). God intervenes, as God often does in the Scriptures to raise up the lowly – taking away Elizabeth’s disgrace.

After the angel announced to Mary, "You have found favor with God. You shall bear a son…" (1:31), she sets out "in haste into the hill country" (1:39) to her cousin Elizabeth. Did the young, pregnant teenager also need to get away from the coming gossip of her family and neighbors? When Mary arrives Elizabeth functions as a prophet and praises her, "Blessed are you who believe…." Luke portrays Mary as the believer who has been in touch with the heavenly realms in her exchange with Gabriel.

The gospel reading ends with, "Blessed are you who believed that what was spoken to you by the Lord would be fulfilled." Mary’s "blessedness," or "happiness," is that she believed and trusted God’s promises would come true. Isn’t that what Advent asks of us – to trust, to believe and to wait patiently in the hope that what God has promised will be fulfilled? God has promised us new life and Christmas will affirm that promise in the concrete reality of Jesus’ birth. The eternal became flesh and God has taken a decisive step in Jesus to bring about a kingdom of peace and love. It will happen – God has promised and Jesus will give us his Spirit to help us wait and also act to bring the kingdom about.

To wait patiently for the promises to be fulfilled doesn’t mean we do nothing in the meanwhile. We are not going to climb some holy mountain, face the East and anticipate Christ coming with the rising Sun. That has been tried and those watchers have been disappointed. Nor will we sit back and let God take care of the problems of the world while we hide out and wait. When the clouds of unrest and turmoil in the world are stirred up it is tempting to do that, avoid the stress and become isolated, keeping others at a distance. If we get close to the hurting and vulnerable their pain might cause us to experience their need and so get involved. Better to keep a safe distance and stay in our own orderly world.

But there is no Advent hope in that – it is more despair and surrender to the forces of death. The Scriptures today don’t talk of withdrawal from the world’s problems; they call us to an active participation. Micah was a prophet in the eighth century BCE when Israel was prosperous. But the country’s kings were corrupt and religious practices were faulty. Micah anticipated that the failure of the kings and religious leaders would lead to Jerusalem’s destruction. Though there were no present signs to support him, Micah had hope that God would raise up an ideal king, not from the seat of power, but from a small village, Bethlehem.

Micah does not see how God will fulfill his hope, still the prophet speaks God’s promise that a ruler for Israel will come from Bethlehem. When we sing, "Oh Little Town of Bethlehem" these days, note that the hymn is linked to Micah’s expression of hope in God – a hope that was fulfilled in the birth of the child in Bethlehem. As the Letter to the Hebrews promises, "Let us hold unwaveringly to our confession that gives us hope, for the one who made the promise is trustworthy" (10:2

Much is going on in Mary and Elizabeth’s meeting. Besides their human encounter there is the meeting with God. That’s what happens when, like the two women, we respond to need in another person, or group of people, out of love, care, welcome and appreciation.

Does the example and exchange between women stir us to someone who needs a visit, our presence, help and time right now? In other words, to whom can we be a blessing and, in turn, they a blessing to us? We will receive Christ’s presence, his "visit" to us in Word and sacrament today. That’s the presence we take with us as we leave and let Christ bless others through us. Let us go in peace.
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:29 16/12/2021

15. Người không khống chế dục vọng thì sẽ phát giác ra rằng tự mình bị dục vọng thôi thúc.

.(Thánh Ambrose)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:33 16/12/2021
40. SƠN LÂM VẮNG LẶNG

Có một quan lớn bãi chức trở về nhà, bèn mua sơn điền xây nhà ở để đáng được các ẩn sĩ đến thăm.

Ông ta mời đến một họa sĩ, vẽ một bức thắng cảnh lâm tuyền. Họa sĩ vẽ xong thì vẽ thêm một con trâu bên cạnh tô điểm cho thêm đẹp.

Quan lớn hỏi:

- “Đây là ý nghĩa gì?”

Họa sĩ trả lời:

- “Không có con trâu này, e rằng sơn lâm quá vắng lặng, chán lắm”.

Mặt của quan lớn từ từ đỏ lên.

(Khán Sơn Các Nhàn bút)

Suy tư 40:

Vẽ cảnh sông núi thì nên điểm vài con chim bay trên trời, con trâu gặm cỏ giữa đồng.v.v...thì bức tranh mới sống động và đỡ...vắng lặng cô đơn hơn.

Có một vài nhà thờ to lớn đồ sộ giữa những căn nhà thấp lè tè lụp xụp thì nhà thờ vắng lặng lắm, và càng vắng lặng cô đơn hơn nữa khi nhà thờ đóng cổng, đóng cửa, sau khi lễ sáng kết thúc. Mà người càng cô đơn tội nghiệp nhất chính là Đức Chúa Giê-su, Ngài như người tù bị nhốt trong bốn bức tường to lớn của nhà thờ, cả ngày không ai đến viếng thăm, vì cửa nhà thờ đã bị khóa và cha sở giữ chìa khóa, cho nên giáo dân muốn đến viếng Chúa của mình thì rất khó khăn, bởi vì cha sở bận việc vắng nhà cả ngày, bởi vì vào gặp cha sở để xin mở cửa nhà thờ thì khó hơn là gặp cán bộ coi trại tù, thế là vắng lặng, chán lắm.

Nhà thờ vắng lặng và nhà thờ yên tĩnh thì không giống nhau: nhà thờ vắng lặng là không có ai lui tới, nên gọi là vắng như chùa bà đanh; nhà thờ yên tĩnh là có người lui tới, nhưng họ giữ yên tĩnh để gặp gỡ và nói chuyện với Chúa Giê-su của mình.

Một vài cánh cửa của nhà thờ mở ra là dấu hiệu mời gọi mọi người đến, là tô điểm sự sống động, nên nhà thờ không còn vắng lặng cô đơn nữa. Ai mời gọi? Đó chính là Đức Chúa Giê-su mời gọi chúng ta đến với Ngài vậy !

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Hiện diện bên nhau
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
19:00 16/12/2021


Khi đang lâm bệnh ngặt nghèo, thập tử nhất sinh hay đang cơn hấp hối mà có người thân yêu ở kề bên chia sẻ cảm thông thì đó là niềm an ủi lớn lao không gì sánh được.

Khi gặp cô đơn sầu não không kẻ đoái hoài mà có một người bạn chân tình hiện diện bên cạnh thì không gì quý báu hơn.

Trong những trường hợp đó, người ta mới cảm nhận được nhu cầu có người thân sống-với mình hay hiện-diện-bên-cạnh mình cần thiết xiết bao!

Vì thế, Đức Cha Gaillot, một giám mục Pháp, đã nhận định rất xác đáng rằng:

“Sống quảng đại thì tốt, nhưng sống-với tốt hơn;

Việc từ thiện là cần thiết, nhưng hiện-diện-bên-cạnh cần thiết hơn.”

Như thế, chấp nhận sống-với tha nhân, hiện-diện-bên-cạnh tha nhân, nhất là trong hoàn cảnh đau thương, thì tốt hơn mọi hình thức trao ban, giúp đỡ khác.

Thiên Chúa sống-với con người

Thiên Chúa là Người Cha nhân lành rất yêu thương nhân loại nên Ngài muốn sống với, muốn hiện diện bên cạnh nhân loại luôn mãi. Chính vì thế, Thiên Chúa tự xưng mình là Em-ma-nu-en, nghĩa là Thiên Chúa hằng ở cùng chúng ta (Mat-thêu 1, 23).

Vì muốn ở cùng nhân loại nên Ngôi Hai Thiên Chúa đã vượt qua khoảng cách vô tận giữa trời và đất để đến ở với loài người.

Vì muốn ở cùng nhân loại nên Chúa Giê-su đã sống kiếp phàm nhân suốt ba mươi ba năm để chia sẻ vui, buồn, sướng, khổ của phận người.

Và khi đã sống lại, lên trời vinh hiển, Chúa Giê-su vẫn không rời xa các môn đệ. Ngài nói với họ:

“Thầy sẽ ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28, 20).

“Thầy đi để dọn chỗ cho các con… Thầy sẽ trở lại để đem các con đi với Thầy, để Thầy ở đâu, các con cũng sẽ ở đó” (Mt 14,3).

Vì mong muốn ở lại mãi với các môn đệ, nên Chúa Giê-su khấn nguyện với Chúa Cha: “Lạy Cha, con muốn rằng con ở đâu, thì những người Cha đã ban cho con cũng ở đó với con” (Mt 17,24).

Thế rồi Chúa Giê-su lập Bí tích Thánh thể để không những ở với, ở cùng, hiện diện bên cạnh mà còn ở trong chúng ta và nên một với chúng ta.

Mẹ Maria sống-với con người

Vì biết rằng nhu cầu được thăm viếng, được sống với, được hiện diện bên cạnh là rất cần thiết nên khi hay tin người chị họ cao niên của mình được Chúa đoái thương cho cưu mang quý tử, Đức Maria đã không quản ngại thân gái dặm trường, sẵn sàng băng rừng vượt núi tiến lên miền sơn cước để chúc mừng, để phục vụ và nhất là để sống - với, để hiện diện bên cạnh người chị họ cao niên suốt ba tháng trời (Lc 1, 39. 43. 56).

Về sau nầy, khi tâm hồn các môn đệ hoang mang xao xuyến sau biến cố Chúa Giê-su về trời, Mẹ Maria tiếp tục hiện diện bên các môn đệ, củng cố niềm tin đang chao đảo của các ngài.

Và rồi trong suốt dòng lịch sử Hội thánh, Giáo hội phải nhiều phen trải qua gian lao sóng gió, Mẹ Maria luôn có mặt trong những thời điểm khó khăn đen tối, để hiện diện và đồng hành với đoàn con cái trong lúc gian nan, để ủi an khích lệ họ trong cảnh u sầu như Mẹ đã thực hiện tại La-vang, Fatima, Lộ-đức và nhiều nơi khác.

Lạy Chúa Giê-su,

Xin cho chúng con noi gương Chúa là Emmanuen, là Đấng hằng ở với loài người để chia sẻ ngọt bùi với bao người chung quanh; xin cho chúng con bắt chước Mẹ Maria là Đấng luôn hiện diện bên con cái mình để che chở ủi an họ trong những lúc gian truân khốn khó; xin giúp chúng con trở nên những Emmanuen khác, để viếng thăm, an ủi, để sống-với, để hiện-diện-bên-cạnh những người đang gặp hoàn cảnh đau thương.

Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
 
Gặp Gỡ: Thành Sự Tại Nhân
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
21:53 16/12/2021
Gặp Gỡ: Thành Sự Tại Nhân

(Chúa Nhật IV Mùa Vọng C)

Gặp gỡ là cùng có mặt tại một không gian, là sự giáp mặt, tiếp xúc giữa những người thân quen hay cùng có một mối liên hệ nào đó. Vào Chúa Nhật IV Mùa Vọng C này Giáo Hội khi dọn cho chúng ta bàn tiệc Lời Chúa, đặc biệt qua bài Tin Mừng, muốn giới thiệu hai cuộc gặp gỡ. Một là giữa hai chị em Isave và Maria và hai là giữa Thai Nhi Giêsu với bà Isave và Thai nhi Gioan Tẩy giả. Đã nói đến sự gặp gỡ thì hàm ý có những hiệu quả tốt đẹp phát sinh. Qua cuộc gặp gỡ giữa hai bà mẹ cũng như hai thai nhi trên, hiệu quả tốt đẹp đã xảy ra. Bà Isave đầy ân sủng Thánh Thần, xác nhận sự diễm phúc của cô em Maria cũng như nói lên hồng ân mà trẻ bé Gioan Baotixita trong dạ của bà đang hưởng nhận. Chúng ta đừng quên cuộc gặp gỡ ấy cũng đem niềm vui cho cả nhà Giacaria, vì nay đã có người góp sức cho việc hạ sinh trẻ Gioan. Điều này được hé lộ khi Tin mừng tường thuật rằng Maria ở lại với gia đình Giacaria – Isave độ ba tháng rồi mới trở về nhà mình (x.Lc 1,56).

“Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ. Vô duyên đối diện bất tương phùng”. Câu đối của người xưa nhấn mạnh đến cái duyên, tức là phần số đã được trời sắp đặt, chuẩn bị, an bài từ trước, như là nguyên nhân chính làm nên sự gặp gỡ hay không gặp gỡ. Theo viễn kiến này, người ta cũng có thể nói như người xưa: “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên” hoặc như tác giả Thánh Vịnh: “Ví như Chúa chẳng xây nhà, thợ nề vất vả cũng là uổng công” (Tv 126,1). Tuy nhiên dưới cái nhìn của mạc khải thời Tân Ước, chúng ta cũng có thể nói ngược lại: Mưu sự tại thiên. Thành sự tại nhân.

Mưu sự tại thiên: Thiên Chúa đã yêu thương, chọn gọi loài người từ ngàn xưa để ban cho con người hạnh phúc vĩnh cửu là thông phần sự sống với Người trong Con Một của Người là Đức Kitô. Thánh Phaolô đã trình bày ý định nhiệm mầu này bằng bản thánh ca: “ …Trong Đức Kitô, Thiên Chúa đã chọn ta trước khi tạo thành vũ trụ, để trước thánh nhan Người, ta trở nên tinh tuyền thánh thiện, nhờ tình thương của Người. Theo ý muốn và lòng nhân ái của Người, Người đã tiền định cho ta làm nghĩa tử, nhờ Đức Giêsu Kitô, để ta hằng ngợi khen ân sủng rạng ngời, ân sủng Người ban tặng cho ta trong Thánh Tử yêu dấu. Trong Thánh Tử, nhờ máu Thánh Tử đổ ra, chúng ta được cứu chuộc, được thứ tha tội lỗi, theo lượng ân sủng rất phong phú của Người…(Ep 1,3-14).

Thánh ý của Thiên Chúa là ban cho thế gian chính Con Một dấu yêu, trong một thân xác cụ thể, làm dấu chỉ và làm phương thế cho sự gặp gỡ giữa Thiên Chúa với con người. Tác giả thư gửi tín hữu Do Thái đã nói: “Khi vào trần gian, Đức Kitô nói: Chúa đã không ưa hy lễ và hiến tế, nhưng đã tạo cho con một thân thể. Chúa cũng chẳng thích lễ toàn thiêu và lễ xá tội. Bấy giờ con mới thưa: Lạy Thiên Chúa, này đây, con đến để thực thi ý Ngài, như Sách Thánh đã chép về con” (Dt 10,5-7).

Khi ban Người Con Một vào trần gian, Thiên Chúa muốn mạc khải cho biết nguồn gốc đích thực của mọi loài, cách riêng loài người chúng ta chính là Người, vị Thiên Chúa duy nhất đầy quyền năng đáng tôn thờ và cũng là người Cha đầy lòng thương xót đáng mến yêu trên hết mọi sự, đồng thời qua đó, mạc khải cho chúng ta biết mình là anh chị em với nhau, bất phân màu da, sắc tộc, ngôn ngữ…(x.Mt 5,9; 43-48). Nói một cách không sợ sai lầm rằng chúng ta đã biết một trong những nội hàm của “mưu sự tại thiên”. Đó là Thiên Chúa muốn mọi người gặp gỡ Người để được hạnh phúc và gặp gỡ nhau để sống tình huynh đệ.

Thành sự tại nhân: Chúng ta vốn quen với câu nói của thánh giáo phụ Âugustinô: “Thiên Chúa dựng nên tôi không cần có tôi, nhưng Người không thể cứu tôi mà không cần có tôi”. Thánh giáo phụ vừa nói lên quyền năng cao cả của Thiên Chúa, vừa nói lên đường lối của Người, Đấng là Tình Yêu (x.1Ga 4,8). Thiên Chúa đã thương ban cho loài người, hình ảnh của Người, có lý trí và ý chí tự do. Đây là hệ lụy tất yêu của tình yêu. Tình yêu đòi hỏi có sự ý thức và sự tự nguyện. Có thể dễ bị hiểu lầm là kiêu ngạo khi đề cao vai trò của nhân loại. Thế nhưng đó là một cách thế hành động của Thiên Chúa. Dù rằng đầy quyền năng và không có sự gì là không thể, nhưng Thiên Chúa lại muốn có sự tự do cộng tác của con người trong việc thi ân, cứu độ con người.

Để chuẩn bị một dân tuyển lựa, Thiên Chúa không bắt ép, nhưng mời gọi Abraham, một người chăn nuôi súc vật đã khá cao niên lên đường (x.St 12,1-5). Để cho Ngôi Lời Nhập thể cứu đời, Thiên Chúa không ra chỉ thị mà lại ngỏ ý, đề nghị Maria, một thiếu nữ thôn dã cộng tác (x.Lc 1,26-38). Khi công khai rao giảng tin mừng Chúa Giêsu thường lặp đi lặp lại câu nói: “Ai có tai để nghe thì hãy nghe!” (Mt 11,15).

Điều gì cần có nơi phía loài người để thánh ý Thiên Chúa được thành sự? Chúng ta có thể nhận ra đó là lòng thành và sự khiêm nhu trong một tâm hồn đầy lửa mến, khát khao sự thiện. Để cho thánh ý Thiên Chúa được thành hiện thực, nghĩa là có sự gặp gỡ thực sự giữa Thiên Chúa với con người, giữa con người với nhau, thì phía con người không thể thiếu:

-Một sự hướng thiện trong tình mến: Biết bao cuộc họp mặt giữa người với người, giữa vị đại diện quốc gia này với quốc gia kia mà vẫn chưa trở thành sự gặp gỡ, nghĩa là chưa mang lại kết quả. Trong nhiều lý do rất có thể có lý do là một trong hai phía chưa thực sự có tình yêu thương nhau hoặc chưa thực sự hướng thiện, nghĩa là tìm kiếm điều tốt trong chân lý.

-Một tấm lòng thành đầy sự khiêm nhu: Khi sinh thời, cách riêng trong quảng đời rao giảng công khai, Chúa Giêsu đã tiếp xúc rất nhiều người nhưng vẫn có đó không ít người chưa gặp gỡ Người mà trong số đó có nhiều người biệt phái, luật sĩ. Lý do chính yếu mà tin mừng tường thuật, đó là vì họ thiếu lòng thành và sự khiêm hạ. Họ là những người có tai mà không nghe, đúng hơn là không thèm nghe; có mắt mà không thấy, đúng hơn là không muốn thấy. Làm sao có sự gặp gỡ khi một phía cố tình bịt tai, che mắt?

Trở lại với hai bà mẹ đang mang thai, một trẻ, một già là Đức Maria và bà Isave. Tình yêu của của hai bà mẹ dành cho Thiên Chúa, cho con người thì đã quá rõ. Một người tuy như là bất hạnh trước người đời vì son sẻ mà vẫn kiên trung trong sự công chính trước mặt Thiên Chúa và không ai chê trách được điều gì (x.Lc 1,6), một người thì tràn trề ân sủng (x.Lc 1,28), và cả hai đều đầy ơn Thánh Thần (x.Lc 1,35; 41). Lòng thành và sự khiêm hạ của Maria đã rõ nét qua lời thưa xin vâng và lời ca Magnificat “Chúa đã đoái thương phận hèn tớ nữ…”( x. Lc 1,48 ). Bà Isave đã nhìn nhận tất cả là ơn Chúa “khi Người đã thương cất nỗi hổ nhục bà phải chịu trước mặt người đời” (Lc 1,25).

Thiên Chúa không chỉ muốn mà còn tìm mọi cách để gặp gỡ con người, đồng thời giúp con người gặp gỡ nhau. Thế nhưng trong vấn đề này, chúng ta có thể nói rằng “mưu sự tại thiên mà thành sự tại nhân” vậy.

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
 
Bắt nguồn từ tình yêu
Lm. Minh Anh
22:30 16/12/2021
BẮT NGUỒN TỪ TÌNH YÊU

“Giacóp sinh Giuse, là bạn của Maria, mẹ của Chúa Giêsu”.

Thật thú vị, ngoài gia phả của Chúa Giêsu, Thánh Kinh còn có gia phả của Ađam! Không tin, bạn hãy đọc Sáng Thế chương 5! Cả hai tạo nên một tương phản nổi bật; gia phả của Ađam là hồ sơ về cái chết; của Chúa Giêsu, là sự sống! Một bên, các từ “rồi chết”, “rồi chết”; bên kia, “sinh ra”, “sinh ra” xuất hiện hàng chục lần. Dẫu ai trong dòng dõi rồi cũng chết, nhưng từ “chết” không hề có trong gia phả của Chúa Giêsu. Tên bạn được ghi trong cáo phó của Ađam hay trong Sách Sự Sống của Chiên Con? Branon nói, “Không ai dám bảo, tôi không cần được thứ tha, vì tất cả phải đến với Đức Kitô bằng đức tin để có được cuộc sống mới bên trong. Ơn cứu độ thay đổi gốc gác của chúng ta, từ cuộc sống chết chóc thành cuộc sống bất tử; bởi lẽ, nó ‘bắt nguồn từ tình yêu!’”.

Kính thưa Anh Chị em,

Tin Mừng hôm nay dẫu là một trong những bài đọc khô khan nhất; nhưng thông điệp của nó thật vang lừng! Nó nói với chúng ta như Branon nói, nguồn gốc của chúng ta ‘bắt nguồn từ tình yêu’ của Chúa Cha. Vì từ Ngài, Chúa Giêsu đã vào trần gian, mang thân phận người của chúng ta!

Nhiều người cố gắng truy tìm gia phả gia đình của họ. Chúa Giêsu không cần điều đó. Nếu có một điều gì đó có thể gọi là “đá góc” của cuộc đời Ngài, thì đó là nhận thức của Ngài; rằng, Ngài đến từ Chúa Cha, mang lấy bản tính loài người vì vâng lời Chúa Cha. Và quan trọng hơn, chúng ta, cũng đến từ Chúa Cha, Đấng dựng nên con người và muôn loài; chúng ta có cùng một sứ mệnh phải hoàn thành ở đây, trên trái đất này. Và đây là điều mang lại ý nghĩa cho toàn bộ sự tồn tại của mỗi người: nguồn gốc của chúng ta cũng ‘bắt nguồn từ tình yêu’ của Thiên Chúa.

Tình yêu của Thiên Chúa là một tình yêu thành tín! Abraham được hứa sẽ là “tổ phụ nhiều dân tộc”; Giacóp, cháu của Abraham, trong sách Sáng Thế hôm nay nói, “Phủ việt sẽ không cất khỏi Giuđa, cho đến lúc Đấng Thiên Sai ngự đến”; và “Triều đại Người, đua nở hoa công lý và thái bình thịnh trị đến muôn đời” như lời Thánh Vịnh đáp ca. Tất cả cho thấy Thiên Chúa luôn thành tín với lời hứa. Đấng Thiên Sai đó là Giêsu, con vua Đavít, con của Abraham, là sự hoàn thành mọi điều Chúa hứa. Phêrô tuyên tín cách chính xác, “Ngoài Ngài ra, không ai đem lại ơn cứu độ; vì dưới gầm trời này, không một danh nào khác đã được ban cho nhân loại, để chúng ta nhờ danh đó mà được cứu độ!”. Sự cứu độ của chúng ta nằm trong Chúa Giêsu, vốn ‘bắt nguồn từ tình yêu’ Thiên Chúa và ‘kết thúc trong tình yêu’ như tên gọi của Ngài, “Giêsu”, có nghĩa là “Cứu Chúa!”.

‘Bắt nguồn từ tình yêu’, con người được sinh ra cho sự vĩ đại như Thiên Chúa vĩ đại! Nó được tạo dựng theo hình ảnh Ngài. Các tên trong gia phả Matthêu được xếp thành ba nhóm, như một công bố về ‘lịch sử loài người’. Trước hết, nhờ vâng lời, Abraham đã làm cho giao ước với Chúa thêm sâu sắc. Tiếp đến, loài người được sinh ra ‘để làm vua’; tuy nhiên, hoá ra nó là một bạo chúa lạm dụng tự do, bất tuân, và quay lưng lại với Đấng Tạo Thành. Sau cùng, với đôi mắt ngấn lệ, Chúa Cha nhìn đứa con hư lên đường đi lưu đày. Vậy mà Thiên Chúa không viết lịch sử loài người để kết thúc trong bi kịch, Ngài đã sai Con Một đến thế gian để giúp con người lấy lại sự vĩ đại của nó; nâng nó lên một tầm cao mới, nên con trai, con gái của Ngài.

Anh Chị em,

Nguồn gốc của chúng ta ‘bắt nguồn từ tình yêu’ của Chúa Cha. Trong gia phả của Chúa Giêsu; nói đúng hơn, trong kế hoạch yêu thương ngàn đời của Thiên Chúa, đã có tên bạn và tôi. Như Đức Bênêđictô 16 nói, “Chúng ta không phải là một sản phẩm ngẫu nhiên và vô nghĩa, nhưng bắt nguồn từ suy tư và ý muốn của Thiên Chúa. Mỗi người chúng ta được mong đợi, được yêu thương bởi Ngài”. Vậy tại sao chúng ta không làm cho đời mình vĩ đại như Thiên Chúa ước mơ? Chúng ta là con cái của Thiên Chúa. Hãy ngước nhìn lên Chúa Giêsu với con tim đầy tự hào và tin tưởng, mặc cho sóng gió cuộc đời đang xô đẩy. Những ngày cuối Mùa Vọng, Giáo Hội mời gọi chúng ta nghĩ về nguồn cội và căn tính đời mình, hầu có thể bước đi trên mặt đất này với con tim đầy hy vọng và đôi chân đầy tin tưởng vào tình thương của Cha chúng ta trên trời.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, tình yêu Chúa bao bọc con từ ngày chào đời cho đến khi con lìa đời; xin cho con mỗi ngày, luôn ý thức mình là một sứ giả của tình yêu, vì con ‘bắt nguồn từ tình yêu” của Chúa, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bức tranh Đức Mẹ Sầu Bi tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ thay vì vẽ Chúa Giêsu lại vẽ George Floyd
Đặng Tự Do
04:16 16/12/2021


Một bức tranh pieta, tức là bức tranh Đức Mẹ Sầu Bi đang ôm xác Chúa Giêsu sau khi được đưa từ thánh giá xuống được trưng bày tại trường luật Đại học Công Giáo Hoa Kỳ đã vẽ George Floyd ở vị trí của Chúa Giêsu. Bức tranh gây tranh cãi này đã bị đánh cắp vào tối thứ Ba.

Chủ tịch John Garvey của Đại Học Công Giáo Hoa Kỳ cho biết tác phẩm nghệ thuật - gây ra phản ứng dữ dội trên mạng xã hội và đang có một kiến nghị đòi gỡ bỏ nó xuống - đã bị đánh cắp. John Garvey là một trong những người kiên quyết ủng hộ bức tranh đã thay thế bức tranh bị đánh cắp bằng một phiên bản nhỏ hơn của cùng một bức tranh trước đó.

Với tựa đề “Mama,” bức tranh của nghệ sĩ Kelly Latimore, được lắp đặt vào tháng Hai bên ngoài nhà nguyện tại Trường Luật Columbus của trường đại học.

Lattimore đã nói rằng bức tranh được vẽ để “thương tiếc” Floyd, nhưng khi được một người phỏng vấn hỏi rằng liệu nhân vật trong bức tranh pieta là Floyd hay Chúa Giêsu, anh ta trả lời một cách mơ hồ là “Yes”. Tiếng Yes mơ hồ ấy có thể khiến người ta nghĩ rằng anh ta vẽ Chúa Giêsu da đen.

Floyd, 46 tuổi, bị cảnh sát bắt giữ gây thiệt mạng vào tháng 5 năm 2020, làm dấy lên các cuộc biểu tình trên toàn quốc. Cựu cảnh sát Minneapolis, Derek Chauvin, người đã quỳ trên cổ Floyd hơn 9 phút, sau đó đã bị kết án với ba tội danh giết người cấp độ hai, giết người cấp độ ba và ngộ sát cấp độ hai. Anh ta bị kết án 22.5 năm tù.

“Nhiều người xem nhân vật nam là George Floyd,” Garvey nói trong email, “nhưng Trường Luật của chúng tôi luôn xem nhân vật đó là Chúa Giêsu.”

Trước sự đưa tin của giới truyền thông về bức tranh vào đầu tuần này, trường đại học đã nhận được “một số lượng đáng kể các email và các cuộc gọi điện thoại,” Garvey nói.

Ông cho biết: “Một số nhà phê bình gọi bức ảnh là báng bổ vì họ coi đó là sự tôn sùng hoặc phong thánh cho George Floyd. Một số ý kiến mà chúng tôi nhận được là đáng suy nghĩ và hợp lý. Phần lớn những lời chỉ trích đến từ những người không có liên hệ với trường Đại học.”
Source:Catholic News Agency
 
Biến thể Omicron đe dọa sự phục hồi du lịch ở châu Á
Đặng Tự Do
04:17 16/12/2021


Trong khi các chuyên gia kiểm tra khả năng lây nhiễm và khả năng gây chết người của biến thể Omicron, các phản ứng với chủng vi khuẩn mới tại các quốc gia rất khác nhau.

So với biến thể Delta, đã gây ra hàng nghìn người chết trong mùa hè, chủng SARS-C0V-2 mới có vẻ rất dễ lây lan nhưng không gây chết người.

Tuy nhiên, tuần trước Nhật Bản đã quyết định không chấp nhận bất kỳ rủi ro nào. Chính quyền địa phương yêu cầu các hãng hàng không phải ngừng đặt các chuyến bay đến Nhật Bản cho đến cuối tháng 12. Cuối cùng, họ đã nhượng bộ nhưng áp đặt mức tối đa là 3,500 lượt khách hàng ngày từ nước ngoài.

Sau đỉnh cao hơn 20,000 trường hợp nhiễm bệnh mới trong mùa hè, tân Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã thực hiện các bước quyết liệt để bảo vệ người dân Nhật Bản, mặc dù gần 80% hiện đã được tiêm phòng đầy đủ hai mũi và các ca nhiễm mới gần đây đã dao động khoảng một trăm trường hợp một ngày, chỉ có ba trường hợp được phát hiện có liên quan đến biến thể Omicron.

Điều này đã có tác động nghiêm trọng đến ngành du lịch địa phương với số lượng du khách giảm từ 32 triệu vào năm 2019 xuống còn 4 triệu vào năm ngoái.

Đối với một số nhà quan sát, bất chấp những vấn đề liên quan đến việc thiếu khách du lịch nước ngoài, Nhật Bản có thể đang phải học cách sống mà không có nguồn thu từ du lịch. Các nước Á Châu khác và các hãng hàng không hoạt động trong khu vực này cũng vậy.

Theo Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế, Á Châu - Thái Bình Dương là khu vực duy nhất trên thế giới chưa chứng kiến sự hồi sinh của du lịch hàng không quốc tế sau hai năm.

Đến tháng 10 năm 2021, mức giảm 92.8% so với năm 2019, gần như không thay đổi so với mức 93.1% được báo cáo vào tháng 9.

Trong nỗ lực đối phó với một cuộc khủng hoảng mới, Singapore đang giữ cho biên giới của mình rộng mở sau khi thiết lập các tuyến đường du lịch ưu đãi cho những ai đã được tiêm chủng từ các quốc gia Á Châu khác.

Việc áp đặt các hạn chế và kiểm dịch mới ở các quốc gia láng giềng sau khi Omicron được phát hiện ra, cũng làm mất đi hy vọng về sự phục hồi của thành phố.

Năm 2019, 17% khách du lịch hạ cánh tại Sân bay Quốc tế Changi Singapore đến từ Trung Quốc, 13% đến từ Indonesia, 8% từ Ấn Độ và 7% từ Úc.

Hiện tại, mặc dù có chế độ ưu đãi cho những ai đã được tiêm chủng, nhưng mọi người vẫn tránh xa - các chuyên gia lưu ý rằng trong tháng này Sân bay Changi đón chưa được 10% lượng du lịch trước COVID.

Trên đảo Tế Châu (Jeju, 제주) của Hàn Quốc, một điểm du lịch nổi tiếng bên bờ biển nơi người Trung Quốc có thể đến mà không cần thị thực nhập cảnh, số lượng khách du lịch đã giảm từ hơn 1 triệu vào năm 2019 xuống còn 103,000 vào năm 2020. Từ tháng Giêng đến tháng 9 năm nay, chỉ có 5,000 người đến thăm hòn đảo.

Đối với những quốc gia kiềm chế được số ca lây nhiễm, giải pháp duy nhất hiện nay dường như là du lịch trong nước.
Source:Asia News
 
Đức Hồng Y Scola lên án các vụ tấn công hỗn xược đối với Đức Phanxicô
Vũ Văn An
18:22 16/12/2021

Ký giả Gerard O’Connell của tờ America gần đây có cuộc phỏng vấn Đức Hồng Y Angelo Scala, người cùng có triển vọng được bầu làm Giáo Hoàng trong mật nghị Hồng Y năm 2013 như Đức Hồng Y Bergoglio.

Đức Hồng Y Angelo Scola đã cử hành sinh nhật lần thứ 80 của mình vào ngày 7 tháng 11 và do đó mất quyền bỏ phiếu trong mật nghị tiếp theo. Cùng thời gian này, Nhà xuất bản của Đại Học Công Giáo America đã xuất bản ấn bản tiếng Anh của cuốn tiểu sử của ngài, Betting on Freedom: My Life in the Church, viết chung với nhà báo người Ý Luigi Geninazzi.



Năm 1991, Thánh Gioan Phaolô II bổ nhiệm ngài làm giám mục Grosseto, một giáo phận nhỏ của Ý, và sau đó là viện trưởng Đại học Giáo hoàng Lateran vào năm 1995. Năm 2002, Đức Giáo Hoàng phong ngài làm giáo chủ Venice, tiếp theo là Hồng Y vào năm 2003. Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI. chuyển ngài đến Milan vào năm 2011 và theo nguyện vọng của ngài, Đức Phanxicô đã chấp nhận đơn từ chức của ngài năm 2017.

Trong cuộc phỏng vấn độc quyền với phóng viên Vatican của tờ America, vị Hồng Y này đã nói về một số chủ đề mà ngài khai thác sâu sắc trong cuốn sách, bao gồm mối liên hệ thân thiết của ngài với các Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Bênêđíctô XVI, thời gian vui vẻ với tư cách là giám mục hơn 26 năm và mối lo ngại về sự suy giảm đức tin Kitô giáo ở Châu Âu.

Đáng chú ý, ngài bảo vệ mạnh mẽ Đức Giáo Hoàng Phanxicô trước các cuộc tấn công từ bên trong Giáo Hội và nhấn mạnh rằng “giáo hoàng là giáo hoàng,” cho rằng tấn công Đức Giáo Hoàng là gây tổn hại cho Giáo Hội.

Về cuộc bầu cử Đức Giáo Hoàng Phanxicô

Với tư cách là Hồng Y, ngài đã tham gia vào các mật nghị năm 2005 và 2013, và trong cuộc phỏng vấn này, đã tiết lộ hai kinh nghiệm “có một chiều hướng huyền bí đối với tôi.” Ngài nói rằng ngài cảm nhận được Chúa Thánh Thần đang làm việc.

Đức Hồng Y Scola nói, “Trong mật nghị đầu tiên, nhân vật Ratzinger nổi bật một cách rất rõ ràng, do tình bạn và sự cộng tác tuyệt vời mà ngài có với Đức Gioan Phaolô II. Tôi thực sự cảm thấy ngài nên được bầu chọn vì sự khiêm tốn tuyệt vời của ngài. Ngài đã thể hiện điều này khi ngài bước ra ban công chính lần đầu tiên và tự giới thiệu mình như một tôi tớ khiêm nhường trong vườn nho của Chúa. Đối với tôi, cuộc bầu cử đó là một niềm vui nhưng không phải là bất ngờ, trong khi việc Bergoglio được bầu là một bất ngờ”.

Đức Hồng Y Scola nói rằng trước khi bước vào Nhà nguyện Sistine dự mật nghị năm 2013, ngài “chưa bao giờ tưởng tượng” rằng Đức Hồng Y Jorge Bergoglio sẽ được bầu làm giáo hoàng. Trong cuốn sách, ngài cũng nói rằng liên quan đến bản thân ngài, ngài "không bao giờ tin vào khả thể trở thành giáo hoàng".

Khi tôi hỏi ngài cảm thấy gì khi Đức Hồng Y Bergoglio được bầu, ngài tiết lộ rằng “ngay lập tức [sau khi] ngài được bầu, chúng tôi ở cách nhau không xa, Đức Giáo Hoàng đứng dậy và tiến về phía tôi và ôm tôi rất chặt” (Điều này xác nhận những gì tôi đã báo cáo trong cuốn sách của tôi, Cuộc bầu cử Giáo hoàng Phanxicô).

Về việc làm việc với Đức Hồng Y Bergoglio lúc bấy giờ trước khi được bầu làm giáo hoàng

Đức Hồng Y Scola nói rằng vào thời điểm diễn ra mật nghị, ngài “không thực sự biết Đức Hồng Y Bergoglio.” Ngài nhớ lại đã gặp Đức Giáo Hoàng Phanxicô tương lai hai hoặc ba lần khi, với tư cách là viện trưởng Đại học Lateran, ngài đã nói chuyện tại Giáo hoàng Đại học Công Giáo Argentina ở Buenos Aires.

Các Đức Hồng Y Scola và Bergoglio cũng đã cùng làm việc với tư cách là thành viên hội đồng của Thượng hội đồng giám mục, làm việc để thực thi các kết quả của kỳ họp trước của Thượng hội đồng Giám mục và chuẩn bị cho kỳ họp tiếp theo.

Đức Hồng Y Scola nói, “Tôi có ấn tượng bởi thái độ rất dè dặt của ngài. Thí dụ, trong thời gian giải lao, ngài hầu như luôn ngồi yên một chỗ và tiếp tục làm việc. Hơn nữa, các can thiệp của ngài hầu như luôn hữu hiệu. Nhưng tôi chưa bao giờ có cơ hội để có một mối liên hệ bản thân, trực tiếp hơn với ngài”.

Phong cách lãnh đạo của Đức Giáo Hoàng Phanxicô: 'Một cú đấm lành mạnh vào dạ dày'

Đức Hồng Y Scola nhận xét trong cuốn sách của mình rằng “sự xuất hiện của Đức Phanxicô với tư cách là giáo hoàng là một cú đấm lành mạnh vào dạ dày mà Chúa Thánh Thần đã sử dụng để đánh thức chúng ta”. Khi tôi yêu cầu giải thích nhận xét này, ngài nói rằng ngài nhìn cuộc bầu cử Đức Phanxicô dưới góc độ “các Giáo Hội của chúng tôi ở Châu Âu đang mệt mỏi. Nhân cách của ngài, việc đào tạo ra ngài, kinh nghiệm của ngài - đặc biệt là tại Aparecida, nơi Bergoglio xuất hiện đầy sức mạnh và thu hút sự chú ý của chúng ta. Hơn nữa, cách ngài đích thân tiếp cận với mọi người thậm chí có thể làm tan băng một số tình huống và nâng cao Giáo Hội ở châu Âu, nơi đang phải chịu hậu quả của sự mệt mỏi”.

Trong khi, theo Đức Hồng Y, “có nhiều kinh nghiệm đẹp đẽ trong Giáo Hội ở Châu Âu, thì có một sự suy giảm thực sự trong việc tham gia đích thực vào đời sống của Giáo Hội và sự suy giảm hình ảnh Chúa Giêsu trong dân chúng của chúng ta và đặc biệt là sự suy giảm việc thống thuộc cộng đồng Kitô giáo. Vì vậy, đối với tôi, ngay từ đầu, phong cách làm giáo hoàng của Đức Phanxicô giống như một cú đấm vào bụng từ Chúa Thánh Thần để đánh thức chúng ta”.

Về những người trong Giáo Hội 'tấn công' Đức Giáo Hoàng Phanxicô

Tuy nhiên, ngài ghi nhận rằng một số người trong Giáo Hội đã phản ứng tiêu cực đối với sự lãnh đạo của Đức Phanxicô, bằng những gì ngài mô tả như "các cuộc tấn công thô bạo và hỗn xược chống lại Đức Giáo Hoàng".

Đức Hồng Y Scola nói, “Điều đó sai. Khi còn nhỏ, tôi đã được dạy kiểu nói này,'Giáo hoàng là giáo hoàng' và người ta không thể đặt nghi vấn cho điều này.... Tôi không thể chấp nhận một thái độ mà tôi đánh giá là bất công từ quan điểm của Giáo Hội”.

Ngài nói tiếp, “Tất nhiên, người ta có thể nói, với tất cả sự tôn trọng phải có, rằng ‘Tôi không hiểu lựa chọn này hoặc lựa chọn nọ [do Đức Giáo Hoàng] đưa ra’. Nhưng đồng thời, người ta phải cố gắng hết sức để nắm bắt đầy đủ những gì Đức Giáo Hoàng đề xuất. Sẽ có hại cho Giáo Hội nếu không theo cách này”.

Khi được hỏi ngài nghĩ gì về các Hồng Y anh em của ngài, những vị đã công khai chỉ trích Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Đức Hồng Y Scola nói, “Tôi sẽ thẳng thắn nói rằng trong khi tôi có thể hiểu được sự bất ổn nội tâm của họ — và tôi nghĩ mọi người họ đều bắt đầu với ý hướng tốt — tôi không thấy cần thiết phải làm điều này, đặc biệt là ở nơi công cộng". Như một phương thức thay thế, “luôn có khả năng một Hồng Y viết thư cho Đức Giáo Hoàng, yêu cầu một cuộc yết kiến và tìm cách chính mình giải thích”.

Về cách Đức Giáo Hoàng Phanxicô giống (và khác với) các vị giáo hoàng tiền nhiệm

Ngài cho rằng nguồn gốc của những cuộc tấn công này là do "sự thiếu hiểu biết của phần lớn các Kitô hữu về mối liên kết cần thiết giữa kinh nghiệm và tín lý”.

Đức Hồng Y Scola giải thích, “Đức Phanxicô là một vị giáo hoàng khởi đi từ kinh nghiệm; trước hết ngài bắt đầu với kinh nghiệm bản thân của ngài và không có gì xấu hổ khi truyền đạt nó. Và từ đó, ngài bước qua việc xây dựng tín điều". Vì lý do này, ngài không đồng ý với những người đặt Đức Giáo Hoàng Phanxicô chống lại các vị tiền nhiệm của ngài là Bênêđíctô, Gioan Phaolô II và Phaolô VI. Ngài nói, “Có một sự liên tục về phương pháp trong tất cả các vị giáo hoàng này”.

Đức Hồng Y Scola nói, “Nhưng thời thế thay đổi, nên có vị giáo hoàng làm nổi bật một số nội dung, trong khi vị giáo hoàng khác làm nổi bật các yếu tố khác; một vị truyền đạt bằng một phong cách nào đó - nhưng tất cả các vị đều phải xem xét tính tổng thể của việc công bố Kitô giáo. Và đối với tôi, dường như Đức Giáo Hoàng Phanxicô làm điều này, nhưng ngài làm như vậy bằng cách nhấn mạnh một số điều khác với những gì các vị tiền nhiệm của ngài đã làm nhưng về bản chất, ở bình diện nền tảng, vẫn tôn trọng nền tảng này”.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhấn mạnh tới nền văn hóa gặp gỡ, chứ không phải đối đầu, Đức Hồng Y Scola cho biết như thế và nói thêm rằng “đây là con đường mà người Kitô hữu nên đi theo”. Ngài nói, Đức Phanxicô chia sẻ quan điểm của Đức Bênêđictô XVI, một quan điểm cho rằng “Kitô giáo chủ yếu không phải là một học thuyết hay một nền đạo đức, mà là một cuộc gặp gỡ bản thân với Chúa Kitô trong cộng đồng của Giáo Hội”.

Về viễn kiến đồng nghị của Đức Giáo Hoàng Phanxicô

Trong cuốn sách của mình, Đức Hồng Y Scola uyên bác xuất hiện như một người thực sự chân chính, đầy nhiệt huyết và thích thực hiện các nhiệm vụ mục vụ của một giám mục. Trong Betting on Freedom (Đặt cuộc cho Tự do), ngài nhớ lại khi Đức Gioan Phaolô II kêu gọi ngài vào hàng giám mục ở tuổi 49, “Tôi nhận thức rằng đó là con đường mà Chúa đã chỉ định cho tôi, đó là đồng hành với đời sống của dân Chúa. Tôi thích làm việc cùng với mọi người, phương pháp của tôi là tính đồng nghị!”

Vì sự nhấn mạnh của riêng ngài đối với tính đồng nghị, Đức Hồng Y Scola nói không chút do dự rằng ngài nghĩ Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đi đúng hướng khi thúc đẩy cả Giáo Hội vào con đường đồng nghị. “Ý niệm đồng nghị của ngài được chứng minh qua phong cách thực thi huấn quyền của ngài, vốn dựa trên những phương thức tiếp cận với mọi người, một huấn quyền cũng dựa trên đời sống bản thân của ngài và đạt tới công thức tín điều khi cần”.

Đức Hồng Y nói tiếp, “Tôi tin rằng dự án này rất tốt. Và điều cần thiết là chúng ta phải tháp tùng Đức Giáo Hoàng, như người ta luôn nên làm —theo chân ngài, tuân theo ngài — bởi vì Đức Giáo Hoàng là điểm tham chiếu cuối cùng cho việc lèo lái Giáo Hội, ngay giữa biển cả giông bão. Cần phải đồng hành và tuân theo chỉ dẫn mà ngài đưa ra, ngay cả khi người ta có thể thắc mắc về điều đó - theo nghĩa tốt của hạn từ này - và thảo luận những điểm người ta không phải lúc nào cũng thấy là thuyết phục. Nhưng chúng ta không bao giờ được đánh mất thái độ tối thượng mà người ta gọi là đức vâng lời, trong tự do hoàn toàn”.

Đồng thời, ngài cũng thú nhận rằng ngài có "một số lo sợ" về cách Thượng hội đồng diễn ra. “Ít nhất ở châu Âu, chúng ta đã quá quen thuộc với việc thiết lập các ủy ban và tiểu ban, nơi chúng ta huyên thuyên nói chuyện, nhưng chúng ta quá thường xuyên không đạt tới chỗ cùng bước đi với nhau này”.

Tuy nhiên, ngài nói, “Tôi hy vọng mọi việc có thể diễn ra tốt đẹp, tính đồng nghị có thể tạo ra một phong cách mới cho Giáo Hội... [và] khơi dậy khả năng cùng nhau tái vận động mọi người chúng ta — giáo dân, cả trẻ lẫn già, cũng như các linh mục và giám mục. Nhưng tôi nghĩ mọi chuyện sẽ không hề dễ dàng, đặc biệt là sau thời kỳ Covid này”.

Chia rẽ gia tăng trong Giáo Hội

Ngài viết: “Một số người thấy trước những viễn cảnh đen tối cho một Giáo Hội mà người ta cho là bị đe dọa bởi sự ly giáo”. Tuy nhiên, ngài nói, "Tôi không thấy nguy cơ ly giáo", và thay vào đó, quan tâm đến "các cuộc luận chiến và chia rẽ - ngày càng trở nên rõ nét hơn, thậm chí xâm hại tới sự thật và đức bác ái".

Ngài nói tiếp, “Tôi sợ rằng chúng ta đang đi lùi, đặc biệt tiến vào thời đại có những cuộc tranh luận giống nhữg cuộc tranh luận giữa những người bảo thủ và những người cấp tiến sau công đồng. Tôi thấy một sự đối lập mới giữa những người bảo vệ truyền thống hiểu theo nghĩa cứng ngắc và những người đề xuất các thực hành, và cả tín lý, phù hợp với các yêu cầu của thế gian”.

Trong cuộc phỏng vấn, ngài đặc biệt phàn nàn về việc thiếu “chân lý và bác ái” trong các cuộc thảo luận trong Giáo Hội, nói rằng điều này “không thể chấp nhận được”.

Ngài nói, “Chúng ta có thể tranh luận và thảo luận các vấn đề, nhưng chúng ta phải làm như vậy với sự tương kính lẫn nhau và đừng bao giờ đánh giá thấp việc cùng thuộc về Chúa Kitô. Chúng ta cũng phải nhận ra sự cần thiết của tính đa dạng trong hợp nhất, nếu không, chúng ta sẽ đánh mất sự phong phú mà chúng ta cung ứng cho tự do của người khác.” Hơn nữa, ngài nói, “Sự hấp dẫn của con người Chúa Giêsu sẽ không đến với người ta nếu họ không nhìn thấy sự hợp nhất này trong cộng đồng Kitô hữu”.

Về lý do tại sao giới trẻ rời khỏi Giáo Hội

Đức Hồng Y Scola, trong phần dẫn nhập đầy kích thích và sâu sắc cho ấn bản Mỹ của cuốn sách, nói tới sự suy giảm của Kitô giáo và Công Giáo ở Châu Âu và sự phát triển của những người “nones” —một thuật ngữ được sử dụng để mô tả các nhóm nhân khẩu học, đặc biệt là thanh niên, không nhận mình thuộc bất cứ truyền thống tôn giáo nào.

Trong cuộc phỏng vấn, Đức Hồng Y Scola nói rằng ngài tin rằng “Giáo Hội vào thời điểm này đang bị thử thách nhiều cách khác nhau, đặc biệt là trong những Giáo Hội được truyền giáo từ xưa. Chỉ cần nhìn những gì đang xảy ra với Giáo Hội ở Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Đức, nơi vốn có truyền thống vĩ đại nhưng giờ đây thực sự đang phải vật lộn để kết nối với những người trẻ tuổi ”.

Ngài nhìn nhận rằng “một số người trẻ vẫn còn theo Giáo Hội một cách nghiêm túc và chân thành”. Tuy nhiên, ngài nói, "đó là một thiểu số, và trên hết có sự mơ hồ lớn xung quanh các yếu tố chính trong cuộc sống của họ như xúc cảm, việc làm, giải trí". Ngài lưu ý rằng “điều này cũng đúng đối với những chàng trai và cô gái thường lui tới các giáo xứ và trường học của chúng ta và được các linh mục tốt đồng hành nhưng sau đó đã chọn sống chung và không kết hôn”.

Ngài nói: “Điều này có nghĩa là chúng ta đã không thể giáo dục họ ở một bình diện đủ sâu xa, và họ đã bị khuất phục bởi sự hỗn loạn phổ biến trong xã hội.

Giáo Hội có đang bị ‘khủng hoảng’ hay không?

Bất chấp tất cả những điều này, Đức Hồng Y Scola cho biết ngài không bao giờ sử dụng thuật ngữ khủng hoảng cho tình hình của Giáo hội ngày nay. Ngài nói: “Khủng hoảng có nghĩa là phán xét, và chúng ta luôn ở dưới sự phán xét của Thần Trí Chúa Giêsu. Đây không phải là một điều tiêu cực; nó là sự khởi đầu của một sự thay đổi”. Mặc dù con người có thể chống lại sự thay đổi, nhưng Đức Hồng Y Scola nhấn mạnh rằng cuối cùng thì Thiên Chúa là người nắm quyền. Vì vậy, ngài nói, "Tôi rất hy vọng vào khả năng thay đổi, bởi vì thời gian không bao giờ là của chúng ta".

Ngài nói tiếp, “sự kiện chúng ta ở dưới sự phán xét của Chúa Thánh Thần là điều đổi mới Giáo Hội, nhưng sự đổi mới này cần có sự thánh thiện: những người nam và nữ thánh thiện. Vị Hồng Y trích gương của Paul Nagai, một bác sĩ Nhật Bản bị thương khi Hoa Kỳ thả bom nguyên tử xuống Nagasaki, người đã truyền cảm hứng cho sự phục hồi của thành phố bằng nhân chứng Kitô giáo của mình.

Cuối cùng, Đức Hồng Y Scola nói rằng giáo hội nên áp dụng sự khôn ngoan của T. S. Eliot, khi ông này viết, "Đừng nghĩ đến mùa gặt, / mà chỉ nên nghĩ đến việc gieo giống cho thích đáng”.

Đức Hồng Y Scola khuyên “Chúng ta nên làm điều này. Mùa gặt nằm trong tay Thiên Chúa, vì vậy chúng ta đừng sợ hãi. Chính Thánh Thần Chúa hướng dẫn Giáo Hội và ban cho Giáo Hội mùa gặt”.
 
Đức Tổng Giám Mục Gomez: Chúng ta phải xây dựng đền thờ Đức Mẹ Guadalupe bằng cuộc sống của mình
Đặng Tự Do
19:09 16/12/2021


Khi Đức Mẹ Guadalupe nói với Thánh Juan Diego rằng Mẹ muốn xây dựng một nhà thờ ở Mỹ Châu, ngài đã khởi động việc xây dựng nơi hiện nay là đền thánh Đức Mẹ Guadalupe ở Thành phố Mexico. Nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm, Đức Tổng Giám Mục Jose Gomez của Los Angeles đã viết trong một thông điệp nhân ngày lễ kính Đức Mẹ.

“Ngôi đền mà Đức Mẹ muốn là một ngôi đền tâm linh được xây dựng từ những 'viên đá sống' là cuộc đời chúng ta. Cuộc sống của anh chị em và cuộc sống của tôi. Mỗi người chúng ta đang sống với niềm vui của Chúa Giêsu Kitô trong tâm hồn mình, dõi theo con đường của Ngài cho cuộc sống của chúng ta, sống cho sự vinh hiển của Thiên Chúa và cho tình yêu thương anh chị em của chúng ta.”

“Thưa anh chị em, chúng ta là đền thờ mà Đức Mẹ muốn xây dựng ở Châu Mỹ!”

Đức Mẹ Guadalupe hiện ra vào năm 1531 với Thánh Juan Diego trên một ngọn đồi phía tây bắc Thành phố Mexico. Theo truyền thống, Giáo hội tổ chức ngày lễ Đức Mẹ Guadalupe vào ngày 12 tháng 12, mặc dù một số nơi đã chuyển sang ngày 13 tháng 12 vì trùng với Chúa nhật thứ ba Mùa Vọng.

Đức Tổng Giám Mục Gomez nói rằng mọi người Công Giáo đều được kêu gọi bắt chước tiếng 'fiat', hay xin vâng, với kế hoạch của Thiên Chúa dành cho cuộc đời mình.

Ngài nhấn mạnh rằng: “Vai trò của chúng ta trong lịch sử cứu độ cũng giống như của Đức Maria. Anh chị em và tôi - mỗi người trong chúng ta - được kêu gọi để mang Chúa Giêsu Kitô vào thế giới, vào mọi lĩnh vực của cuộc sống của chúng ta, qua cách chúng ta sống và qua cách chúng ta yêu mến.”

Đức Tổng Giám Mục khuyến khích người Công Giáo tập trung vào việc mang tình yêu của Chúa Kitô vào trong gia đình và tình bạn của họ.

Ngài nói: “Qua những nỗ lực nhỏ nhoi của chúng ta, ngày qua ngày, yêu thương người khác và cố gắng sống như Chúa Giêsu đã dạy và như chính Chúa Giêsu đã sống - đây là cách chúng ta xây dựng ngôi đền mà Đức Mẹ Guadalupe muốn chúng ta xây dựng”.

Đức Tổng Giám Mục Gomez đã thách thức người Công Giáo hãy đưa càng nhiều người vào Giáo Hội càng tốt từ đây cho đến năm 2031, là năm đánh dấu kỷ niệm 500 năm Đức Mẹ Guadalupe hiện ra.

“Thế giới của chúng ta cần Chúa Giêsu! Hoa Kỳ, mọi quốc gia ở Mỹ Châu, đều cần Chúa Giêsu”.

“Chúng ta cần nói với những người hàng xóm của chúng ta - và quan trọng hơn, chúng ta cần cho những người hàng xóm của chúng ta thấy - rằng họ được yêu thương! Chúng ta cần cho họ thấy rằng Chúa Giêsu Kitô yêu thương chúng ta và đã hiến mạng sống của mình để cứu chúng ta. Chúng ta cần mời những người hàng xóm của chúng ta đặt bàn tay của họ vào bàn tay của Người, để họ có thể bước đi bên ánh sáng của Người và theo Người trên con đường đi đến cõi vĩnh hằng, đến với tình yêu không bao giờ kết thúc!”

“Chúa đã làm những điều tuyệt vời cho chúng ta! Vì vậy, chúng ta hãy ra ngoài và làm những điều tuyệt vời cho Người! Chúng ta hãy tiếp tục xây dựng đền thờ Đức Mẹ ở Mỹ Châu, và biến nơi đây thành một thế giới đức tin mới!”
Source:Catholic News Agency
 
Linh mục bị tấn công bằng dao rựa khi luật chống cải đạo đang được thảo luận
Đặng Tự Do
19:09 16/12/2021


Tại Karnataka, trong khi các cuộc thảo luận đang được tiến hành về một luật chống cải đạo đang gây tranh cãi, một linh mục Công Giáo đã bị tấn công bằng dao rựa ở quận Belagavi. Bên cạnh đó, ba nhà thuyết giáo của Tin Lành Ngũ tuần đã bị tịch thu sách tôn giáo và đem ra đốt công khai ở Kolar.

Biến cố đầu tiên diễn ra vào chiều thứ Bảy 11 tháng 12 khi một người đàn ông không rõ danh tính cầm một con dao rựa bước vào Nhà thờ Giáo xứ Thánh Giuse Thợ, nơi Cha Francis D'Souza làm quản xứ, và chém ngài tới tấp.

Vị linh mục đã có thể tránh được cuộc tấn công và trốn thoát, trong khi kẻ tấn công cuối cùng đã rời khỏi hiện trường. Camera an ninh của nhà thờ đã ghi lại sự việc. Cha D'Souza sau đó đã đệ trình lên cảnh sát.

Hai ngày sau đó, hôm thứ Hai 13 tháng 12, tại quận Kolar, một số nhà hoạt động theo chủ nghĩa dân tộc Ấn Giáo đã chặn đứng ba nhà thuyết giáo theo phái Ngũ tuần, cáo buộc họ xúc tiến việc cải đạo. Họ đã lấy đi những cuốn sách tôn giáo của họ và đem ra đốt.

Cảnh sát không có hành động gì, nói rằng cộng đồng Kitô Giáo đã được cảnh báo. Về phần mình, những người theo chủ nghĩa dân tộc Ấn Giáo tuyên bố rằng họ “không thực hiện bất kỳ hành vi bạo lực nào”, mà chỉ phản ứng lại “những người phân phát sách Kitô Giáo trong khu phố của chúng tôi”.

Sajan K George, chủ tịch Hội đồng Kitô Hữu Ấn Độ, nói với AsiaNews. “Trong 12 tháng qua, chúng tôi đã ghi nhận 38 vụ tấn công nhằm vào các Kitô Hữu ở Karnataka”

Ông giải thích: “Các nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa dân tộc cánh hữu tạo ra những tình huống này, từ chối tự do tôn giáo đối với cộng đồng Kitô Giáo bé nhỏ của Ấn Độ”.

Dưới sự hướng dẫn của Đức Tổng Giám Mục Peter Machado của tổng giáo phận Công Giáo Bangalore, các tín hữu Kitô đã xuống đường biểu tình yêu cầu bãi bỏ đạo luật chống cải đạo mà chính quyền bang muốn thông qua.

Những vụ việc chống lại Kitô Giáo khác đã được báo cáo gần đây ở các vùng khác của Ấn Độ, đáng chú ý nhất là ở Madhya Pradesh. Tại bang Barwani, cảnh sát quận Barwani đã bắt giữ một cặp vợ chồng với tội danh “dụ dỗ” phụ nữ bộ lạc với mục đích cải đạo họ sang Kitô Giáo.

Anar Singh Jamre, 35 tuổi và vợ Laxmi Jamre, 32 tuổi, sống ở làng Nawalpura. Họ bị bắt trên cơ sở luật chống cải đạo của Madhya Pradesh, được thắt chặt chỉ vài tháng trước.

Hành động này được thực hiện dựa trên một đơn khiếu nại của một người dân trong làng. Cả hai sau đó được tại ngoại.
Source:Asia News
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Chút cảm nghĩ Mùa Noel 2021
Jos. Hoàng Mạnh Hùng
19:20 16/12/2021
CHÚT CẢM NGHĨ MÙA NOEL 2021

Những ngày cuối năm, nghe như văng vẳng đâu đây khúc nhạc “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm” như vỗ về an ủi lòng người với ước mong được hưởng một cuộc sống an bình, hạnh phúc.

Nhưng buồn thay mùa Noel 2021 này, phận người sao lao đao quá. Đại dịch Covid-19 như cơn lũ đã càn quét thành phố suốt 5 tháng đã làm người dân thành phố lớn nhất nước lâm vào cảnh lao đao dù chính quyền, các tổ chức tôn giáo cùng các nhà hảo tâm trong và ngoài nước đã cố gắng hổ trợ. Nhiều người đã phải nằm xuống vĩnh viễn trong cô đơn mà không kịp lời trăn trối.

Giãn cách xã hội hơn ba tháng khiến người Sài Gòn vốn năng động đã phải ngồi yên không được ra đường. Nhà thờ, chùa chiền, các cơ sở thờ tự phải đóng cửa, các trường học phải chuyển qua dạy và học trực tuyến. Nhiều công ty, xí nghiệp phải cho nhân viên nghỉ việc vì không còn khả năng chi trả lương cho công nhân. Người lao động thất nghiệp, không có thu nhập phải kéo nhau về quê lánh nạn vì không có thu nhập trả tiến nhà, điện, nước …

Tại Việt Nam đã có gần 1,5 triệu ca nhiễm, hơn 28 ngàn người chết, cả triệu người lâm cảnh thiếu thốn. Hàng chục ngàn gia đình mất người thân, hàng ngàn trẻ mồ côi bơ vơ vì cha mẹ đã mất vì Covid-19, người cao tuổi neo đơn không có người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc ….

Rồi lại đến thiên tai lũ lụt, sạt lở đất ở các tỉnh Miền Trung làm ta nhớ đến lời cảnh báo trong Tin Mừng “Sẽ có những điềm lạ trên mặt trời, mặt trăng và các vì sao. Dưới đất, muôn dân sẽ lo lắng hoang mang trước cảnh biển gào sóng thét. Người ta sợ đến hồn xiêu phách lạc, chờ những gì sắp giáng xuống địa cầu, vì các quyền lực trên trời sẽ bị lay chuyển.” (Lc 21, 25 – 27).

Mặc dù giờ đây đỉnh dịch đã qua, nhưng những con số tử vong, ca nhiễm … mất mát thiệt hại vẫn còn ám ảnh hàng ngày chưa biết đến ngày nào chấm dứt cùng với những di chứng trầm trọng về tâm lý và tinh thần. Thế nhưng “đói thì đầu gối phải bò” nên người Sài Gòn đành phải sống chung với dịch, lại phải ra đường kiếm sống. Thành phố lại nhộn nhịp, các công ty, cửa hàng, siêu thị, đang dần khôi phục lại hoạt động dù những con coronavirus vẫn còn đang chực chờ, rình rập.

Việc bùng phát dịch bệnh trong cộng đồng có thể sẽ còn lặp lại nhiều lần. Thời gian kéo dài sẽ làm cho cuộc sống của người dân ngày càng trở nên khó khăn, không những về kinh tế mà còn cả về tinh thần trong đời sống gia đình cũng như xã hội. “Sài gòn đã đứng dậy” được nhưng bước đi vẫn còn loạng choạng và cần phải có thời gian để hồi phục. Không ai có thể biết chừng nào đại dịch mới chấm dứt!

Chúng ta đang sống trong giai đoạn “bình thường mới”, sinh hoạt bình thường nhưng lại phải cảnh giác đề phòng theo hướng dẫn. Ngược lại, đề phòng nhưng vẫn phải sinh hoạt để phát triển cuộc sống. Bình thường rồi lại giãn cách, sau đó lại bình thường … Qua những bất ổn và khó khăn của nhân loại, phải chăng Thiên Chúa đang từng bước thanh lọc và đổi mới thế giới?

Hàng năm chúng ta vẫn đón mừng kỷ niệm Ngôi Hai xuống thế làm người. Ngôi Hai Thiên Chúa đã hạ mình mặc lấy kiếp phàm nhân, để đồng hành san sẻ với những phận người đau khổ, và ban phúc lành cho toàn thể nhân loại. Chúa đến để đem bình an, nhưng bình an chỉ thực sự ở lại khi con người biết sống khiêm nhường quảng đại và thực thi công bằng bác ái.

Ngày xưa, Chúa Giêsu là kẻ không nhà khi xuống trần sinh ra trong hang đá, nơi trú ẩn của đàn gia súc. Máng cỏ đơn sơ khó nghèo nói lên tình yêu Thiên Chúa dành cho nhân loại. Người đã muốn trở nên người nghèo khổ bất hạnh để cảm thông với những người bất hạnh trên trần gian này. Người không chỉ dạy chúng ta sống nghèo mà còn phải cảm thông, chia sẻ với những người lâm vào hoàn cảnh tai ương, kém may mắn.

Xin cho ánh sáng sao mùa Noel 2021 không bị che lấp bởi những niềm vui trần tục. Xin mọi người cùng đáp lại lời kêu gọi của Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Năng trong THƯ MỤC VỤ GỬI GIA ĐÌNH TỔNG GIÁO PHẬN ngày 4/10/2021 mời gọi mọi thành phần dân Chúa tích cực tham gia “mục vụ chăm sóc các em mồ côi” không phân biệt tôn giáo:

Mỗi em trong mỗi giáo xứ sẽ được trao cho một gia đình hay một hội viên của một đoàn thể Công Giáo, để thường xuyên thăm viếng, chia sẻ và cảm thông, khích lệ và hướng dẫn. Như vậy, nhờ hơi ấm tình thương của người thân, với sự cộng tác của giáo xứ, tâm lý các em được phát triển quân bình để trở thành người tốt cho xã hội. Đây là điều quan trọng cho tương lai của các em cũng như cho sự ổn định của xã hội sau này.

Những món quà dâng Chúa Hài Đồng trong dịp Noel năm nay sẽ mang lại niềm vui và nhất là niềm hy vọng cho những người cao tuổi neo đơn và trẻ mồ côi cha mẹ vượt qua phần nào những khó khăn, mất mát đồng thời giúp cho họ cảm nhận được sự gần gũi sống động của tình yêu Thiên Chúa.

Để rồi mỗi mùa Noel đến, những khu phố, những con đường thành phố lại rực lên màu sắc của đèn sao chớp tắt lung linh lấp lánh. Những hang đá kỉ niệm Chúa giáng sinh huyền ảo với cỏ rơm, bò lừa ấm áp. Tiếng thánh ca nhẹ nhàng, thánh thót hòa chung với tiếng chuông nhà thờ mãi vang lên réo rắt.
 
VietCatholic TV
Tai hại: Báo cáo phóng đại khiến nhiều linh mục Pháp bị lăng mạ. 1,400 vụ tấn công các nơi thờ tự
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:09 16/12/2021


1. 1,400 vụ tấn công nhắm vào các tôn giáo tại Pháp đã diễn ra trong năm 2021

Tuyên bố với đài CNews hôm 14 tháng Mười Hai vừa qua, Bộ trưởng Darmanin cho biết con số trên đây giảm 17,2% so với cùng thời kỳ trong năm 2019: những vụ chống Kitô giáo giảm 25%, chống Do thái giáo giảm 15% trong khi những vụ chống Hồi giáo tăng 32%.

Đứng trước tình trạng trên đây, Tổng thống Emmanuel Macron đã yêu cầu Thủ tướng đệ trình cho ông một phúc trình về vấn đề này. Ngày 01 tháng Mười Hai vừa qua, Thủ tướng Jean Castex đã ủy cho hai đại biểu quốc hội thuộc khối đa số, là ông Ludovic Mendès và Isabelle Florennes soạn một phúc trình từ đây đến cuối tháng Hai năm tới.

Hai đại biểu này sẽ kiểm kê những vụ chống tôn giáo, phòng ngừa và xử lý chúng, và nếu cần thiết lập một tội danh mới về những vụ này. Họ được yêu cầu phân tích các hiện tượng chống tôn giáo, thẩm định sự biến chuyển của những hành vi đó và các loại cũng như các động lực. Những vụ chống các cơ sở tôn giáo cho đến nay được kiểm kê khá kỹ lưỡng, trong khi những vụ xúc phạm đến người khác vì lý do tôn giáo không được kiểm kê kỹ và không có những vụ kiện cáo có hệ thống.

Bà Isabelle Florennes nhận xét rằng phân biệt những động lực kỳ thị chủng tộc hoặc chống tôn giáo không phải là điều đơn giản. Điều cần thiết là tránh để những vụ này bị các chính trị gia lợi dụng, bất luận thuộc phe nào.

Theo bà Florennes, cộng động Công Giáo thường bị chiếu cố nhiều qua những vụ tấn công người. Trong bối cảnh phúc trình Ciase về những vụ giáo sĩ làm dụng tính dục trẻ vị thành niên, đã có những linh mục cho biết mình bị chiếu cố, bị lăng mạ liên quan đến phúc trình này. Phúc trình phỏng đoán có 330.000 nạn nhân bị lạm dụng trong khoảng thời gian 70 năm qua ở Pháp. Con số này bị nhiều cho là phóng đại và từ đó nghi ngờ sự nghiêm túc về phương pháp của phúc trình này.

2. Cộng đồng thánh Egidio ở Ba Lan chuẩn bị Giáng sinh với người nghèo

Cộng đồng thánh Egidio ở Ba Lan đang chuẩn bị lễ Giáng sinh cho hơn 1.500 người vô gia cư, người nghèo, người già, những người đơn chiếc và người di dân, tị nạn.

Cộng đồng thánh Edigio là một tổ chức bác ái do giáo dân thành lập ở Roma hồi năm 1968 và nay lan rộng sang nhiều nước trên thế giới với khoảng 70.000 thành viên. Cộng đồng cũng dấn thân trong lãnh vực đại kết, đối thoại liên tôn và xây dựng hòa bình.

Lễ Giáng sinh năm nay với người nghèo được Cộng đồng thánh Egidio ở Ba Lan cử hành tại thủ đô Varsava, với khẩu hiệu: “Tại đây hy vọng đang nảy sinh”, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cùng nhau mừng lễ Giáng sinh và trợ giúp ngay cho những người túng thiếu. Qua lễ này, không những Cộng đồng mang lại cho người nghèo những bữa ăn mang đi, và quà, nhưng nhất là mang lại cho họ một niềm vui Giáng sinh nho nhỏ. Ngoài ra, các thành viên Cộng đồng cũng viếng thăm những người già cô độc, tặng quà cho những người ở nhà dưỡng lão tại Solec, vốn được các thành viên lui tới từ nhiều năm nay.

Ngoài ra, cũng có lễ Giáng sinh cho các trẻ em tại trường Hòa Bình do Cộng đồng thánh Egidio đảm trách, tặng quà cho người di dân và tị nạn ở trung tâm Debak.

Ngày 07 tháng Giêng năm 2022 tới đây là lễ Giáng sinh theo niên lịch cũ Giuliano, lịch được các Giáo hội Chính thống và một số Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Đông phương duy trì. Một buổi gặp gỡ sẽ được tổ chức cho những người Ucraina sinh sống tại Ba Lan, những người không thể trở về gia đình ở quê hương của họ.

Để tài trợ các hoạt động trên đây, Cộng đồng thánh Egidio đã tổ chức lạc quyên trong thời gian qua và những ngày này qua các mạng xã hội và tại chỗ các vật dụng để trao tặng người nghèo.

Tại một số nơi khác, Cộng đồng thánh Egidio chuẩn bị những gói quà Giáng sinh cho những người đang gặp khó khăn về tài chánh.

3. Qua sự im lặng, thánh Giuse mời gọi chúng ta hãy dành chỗ cho sự hiện diện của Chúa Giêsu nhập thể

Lúc 9 giờ sáng, thứ Tư ngày 15 tháng Mười Hai, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến chung hơn 4,000 tín hữu hành hương, tại Đại thính đường Phaolô Đệ Lục ở nội thành Vatican.

Trên bục cao ở bên tay trái của Đức Thánh Cha, có một hang đá lớn được trưng bày. Đây là buổi tiếp kiến chung thứ 39 tính từ đầu năm nay.

Sau khi Đức Thánh Cha làm dấu thánh giá khai mạc, tám linh mục lần lượt đọc một đoạn thư thánh Giacôbê bằng tám thứ tiếng khác nhau:

“Hỡi anh em, nếu có ai không phạm tội trong lời nói, thì đó là một người hoàn hảo, có khả năng cầm hãm cả thân thể. Lưỡi là một chi thể bé nhỏ, nhưng có thể hãnh diện về những điều lớn. Này đây: một ngọn lửa bé nhỏ có thể đốt cháy cả một khu rừng lớn! Từ miệng xuất phát ra lời chúc lành và chúc dữ. Hỡi anh em, không được làm như vậy!”

Tiếp đó là bài giáo lý trong loạt bài về thánh Giuse. Bài thứ tư này có tựa đề: “Thánh Giuse, người thinh lặng”.

Mở đầu, Đức Thánh Cha nói

Anh chị em thân mến, chào anh chị em buổi sáng!

Chúng ta hãy tiếp tục cuộc hành trình suy niệm của chúng ta về Thánh Giuse. Sau khi minh họa môi trường nơi ngài sinh sống, vai trò của ngài trong lịch sử cứu độ và sự công chính của ngài và là người phối ngẫu của Đức Maria, hôm nay tôi muốn xem xét một khía cạnh bản thân quan trọng khác: sự im lặng. Ngày nay chúng ta thường rất cần sự im lặng. Sự im lặng là điều quan trọng. Tôi có ấn tượng mạnh trước một câu trong Sách Khôn Ngoan được đọc với lễ Giáng sinh trong tâm trí, câu đó như sau: “Trong khi sự im lặng nhẹ nhàng bao trùm vạn vật, thì lời toàn năng của Ngài đã từ trên trời phán xuống”. Thiên Chúa đã tự mạc khải vào khoảnh khắc im lặng nhất. Trong thời đại này, điều quan trọng là suy nghĩ về sự im lặng trong đó nó dường như không có mấy giá trị.

Các sách Tin Mừng không chứa một lời nào được Thánh Giuse thành Nadarét thốt ra: không lời nào, ngài chưa bao giờ lên tiếng. Điều này không có nghĩa là ngài câm lặng, không: có một lý do sâu xa hơn khiến các sách Tin Mừng không nói một lời nào về việc này. Với sự im lặng của ngài, thánh Giuse xác nhận điều Thánh Augustinô viết: “Ngôi Lời - tức là Ngôi Lời làm người – càng lớn lên trong chúng ta, thì lời nói càng giảm đi” [1]. Chúa Giêsu, sự sống thiêng liêng, càng tăng trưởng, thì lời nói càng giảm đi. Điều mà chúng ta có thể mô tả là "nói vẹt", nói như vẹt, nói liên tục, giảm đi một chút. Chính Thánh Gioan Tẩy Giả, người vốn là “tiếng nói của một người kêu trong hoang địa: ‘Hãy dọn đường cho Chúa’”(Mt 3:3) đã nói trong tương quan với Ngôi Lời rằng: “Người phải tăng lên, nhưng tôi phải giảm đi” (Ga 3:30). Điều này có nghĩa là Người phải nói và tôi phải im lặng, và qua sự im lặng của Người, Thánh Giuse mời gọi chúng ta dành chỗ cho sự hiện diện của Ngôi Lời đã hóa thành xác phàm, cho Chúa Giêsu.

Sự im lặng của Thánh Giuse không phải là tật câm (mutism), ngài không câm lặng; đây là một sự im lặng đầy lắng nghe, một sự im lặng cần cù, một sự im lặng bộc lộ nội tâm tính cao cả của ngài. “Chúa Cha đã nói một lời, và đó là Con của Người”, Thánh Gioan Thánh giá nhận xét như thế, Chúa Cha đã nói một lời và đó là Con của Người - “và lời này luôn luôn nói trong im lặng vĩnh cửu, và trong im lặng nó phải được nghe bởi linh hồn”[2].

Chúa Giêsu đã được dưỡng dục trong “trường học” này, trong ngôi nhà ở Nadarét, với gương sáng hàng ngày của Đức Maria và Thánh Giuse. Và không có gì ngạc nhiên khi chính Người đã tìm kiếm những khoảng im lặng trong những ngày sống của Người (x. Mt 14:23) và mời gọi các môn đệ của Người có kinh nghiệm như thế bằng gương sáng: “Anh em hãy đến một nơi vắng vẻ, nghỉ ngơi một lát” (Mc 6:31).

Thật tốt biết bao nếu mỗi người chúng ta, theo gương Thánh Cả Giuse, có thể phục hồi chiều kích chiêm niệm của cuộc sống, khai diễn trong thinh lặng. Nhưng chúng ta đều biết từ kinh nghiệm rằng điều đó không hề dễ dàng: sự im lặng làm chúng ta sợ hãi một chút, bởi vì nó yêu cầu chúng ta đào sâu chính bản thân và đối diện với phần trung thực nhất của chúng ta. Và nhiều người sợ im lặng, họ phải nói, cứ thế mà nói, và nghe truyền thanh hoặc truyền hình… nhưng họ không thể chấp nhận im lặng vì họ sợ. Nhà triết học Pascal nhận xét rằng “tất cả những điều bất hạnh của con người đều xuất phát từ một sự kiện duy nhất, đó là họ không thể yên lặng trong buồng riêng của mình” [3].

Anh chị em thân mến, chúng ta hãy học nơi Thánh Cả Giuse cách vun trồng những không gian dành cho thinh lặng, trong đó một Lời khác có thể xuất hiện, đó là Chúa Giêsu, Ngôi Lời: lời của Chúa Thánh Thần, Đấng ngự trong chúng ta, mà Chúa Giêsu đã mang đến cho chúng ta. Không dễ dàng nhận ra Tiếng nói đó, vốn rất hay bị lẫn lộn với muôn ngàn tiếng nói lo lắng, cám dỗ, ham muốn và hy vọng vốn đang cư ngụ trong chúng ta; nhưng nếu không có sự huấn luyện này, sự huấn luyện phát xuất từ chính việc thực hành im lặng, thì lưỡi của chúng ta cũng có thể bị ốm. Nếu không thực hành im lặng, lưỡi của chúng ta cũng có thể bị ốm. Thay vì làm cho sự thật tỏa sáng, nó có thể trở thành một vũ khí nguy hiểm. Thật vậy, lời nói của chúng ta có thể trở thành xu nịnh, khoác lác, dối trá, nói sau lưng và vu khống. Có một sự kiện đã được khẳng nhận rằng, như Sách Huấn Ca đã nhắc nhở chúng ta, “Có nhiều kẻ gục ngã vì lưỡi kiếm, nhưng làm sao sánh được với những kẻ gục ngã vì lưỡi người?” (28:18), lưỡi giết người nhiều hơn thanh kiếm. Chúa Giêsu đã nói rõ ràng: ai nói xấu anh chị em mình, ai nói xấu người thân cận, là kẻ giết người (x. Mt 5:21-22). Giết người bằng lưỡi. Chúng ta không tin điều này, nhưng đó là sự thật. Chúng ta hãy nghĩ một chút về những lần chúng ta đã giết người bằng lưỡi: chúng ta sẽ rất xấu hổ! Nhưng điều này tốt cho chúng ta, rất tốt cho chúng ta.

Sự khôn ngoan trong Kinh thánh khẳng định rằng “Sống hay chết đều do cái lưỡi, ai yêu chuộng nó, sẽ lãnh nhận hậu quả” (Châm ngôn 18:21). Và Thánh Tông đồ Giacôbê, trong Bức thư mà chúng ta đã đọc ở phần đầu, khai triển chủ đề cổ xưa này về sức mạnh, cả tích cực lẫn tiêu cực, của lời với những thí dụ nổi bật, và ngài nói: “Ai không vấp ngã về lời nói, ấy là người hoàn hảo, có khả năng kiềm chế toàn thân... Cái lưỡi cũng vậy: nó là một bộ phận nhỏ bé của thân thể, mà lại huênh hoang làm được những chuyện to lớn... Ta dùng lưỡi mà chúc tụng Chúa là Cha chúng ta, ta cũng dùng lưỡi mà nguyền rủa những con người đã được làm ra theo hình ảnh Thiên Chúa. Từ cùng một cái miệng, phát xuất lời chúc tụng và lời nguyền rủa” (3: 2- 10).

Đây là lý do tại sao chúng ta phải học nơi Thánh Giuse để trau dồi sự im lặng: không gian nội tâm trong thời đại của chúng ta, trong đó chúng ta dành cho Chúa Thánh Thần cơ hội để tái sinh chúng ta, để an ủi chúng ta và sửa chữa chúng ta. Tôi không nói là phải rơi vào tình trạng câm lặng, không. Im lặng. Nhưng chuyện rất thường xẩy ra là, khi chúng ta đang làm việc gì đó, mỗi người chúng ta đều nhìn vào bên trong, nhưng khi chúng ta đã hoàn thành, thì ngay lập tức chúng ta tìm điện thoại của mình để gọi một cú gọi khác… chúng ta luôn hành động như thế. Và điều này không giúp ích được gì, điều này khiến chúng ta rơi vào tình trạng hời hợt. Sự sâu sắc của tâm hồn lớn lên cùng với sự im lặng, sự im lặng không phải là tật câm như tôi đã nói, mà là khoảng trống dành cho sự khôn ngoan, suy tư và Chúa Thánh Thần. Chúng ta sợ những khoảnh khắc im lặng. Chúng ta đừng sợ! Nó sẽ giúp ích cho chúng ta. Và lợi ích cho tâm hồn chúng ta cũng sẽ chữa lành lưỡi của chúng ta, lời nói của chúng ta và trên hết các lựa chọn của chúng ta. Thực thế, Thánh Giuse đã kết hợp im lặng với hành động. Ngài không nói, nhưng ngài hành động, và do đó chứng tỏ điều Chúa Giêsu đã từng nói với các môn đệ: “Không phải ai nói với tôi rằng: ‘Lạy Chúa, lạy Chúa’ sẽ được vào thiên đàng, nhưng ai làm theo ý muốn của Cha tôi, Đấng ngự ở trên trời ”(Mt 7:21). Im lặng. Những lời sinh hoa trái khi chúng ta nói, và chúng ta nhớ bài hát đó: “Parole, parole, parole…”, lời, lời, lời, và không có gì nặng chất. Im lặng, nói đúng cách và giữ lưỡi đôi chút, đôi khi tốt hơn là nói những điều ngớ ngẩn.

Chúng ta hãy kết thúc bằng một lời cầu nguyện:

Lạy Thánh Giuse, người của im lặng,

ngài là người không thốt ra một lời nào trong Tin Mừng,

Xin ngài dạy chúng con kiêng những lời lẽ vô ích,

để tái khám phá giá trị của những lời nói xây dựng, khuyến khích, an ủi và hỗ trợ.

Xin ngài gần gũi với những người đang đau khổ vì những lời nói làm tổn thương,

như vu khống và nói sau lưng,

và xin giúp chúng con luôn kết hợp lời nói với việc làm. Amen.

Cảm ơn anh chị em.
 
Đau buồn: Bức tranh Đức Mẹ Sầu Bi tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ hết sức bôi bác
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:15 16/12/2021


1. Bức tranh Đức Mẹ Sầu Bi tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ thay vì vẽ Chúa Giêsu lại vẽ George Floyd

Một bức tranh pieta, tức là bức tranh Đức Mẹ Sầu Bi đang ôm xác Chúa Giêsu sau khi được đưa từ thánh giá xuống được trưng bày tại trường luật Đại học Công Giáo Hoa Kỳ đã vẽ George Floyd ở vị trí của Chúa Giêsu. Bức tranh gây tranh cãi này đã bị đánh cắp vào tối thứ Ba.

Chủ tịch John Garvey của Đại Học Công Giáo Hoa Kỳ cho biết tác phẩm nghệ thuật - gây ra phản ứng dữ dội trên mạng xã hội và đang có một kiến nghị đòi gỡ bỏ nó xuống - đã bị đánh cắp. John Garvey là một trong những người kiên quyết ủng hộ bức tranh đã thay thế bức tranh bị đánh cắp bằng một phiên bản nhỏ hơn của cùng một bức tranh trước đó.

Với tựa đề “Mama,” bức tranh của nghệ sĩ Kelly Latimore, được lắp đặt vào tháng Hai bên ngoài nhà nguyện tại Trường Luật Columbus của trường đại học.

Lattimore đã nói rằng bức tranh được vẽ để “thương tiếc” Floyd, nhưng khi được một người phỏng vấn hỏi rằng liệu nhân vật trong bức tranh pieta là Floyd hay Chúa Giêsu, anh ta trả lời một cách mơ hồ là “Yes”. Tiếng Yes mơ hồ ấy có thể khiến người ta nghĩ rằng anh ta vẽ Chúa Giêsu da đen.

Floyd, 46 tuổi, bị cảnh sát bắt giữ gây thiệt mạng vào tháng 5 năm 2020, làm dấy lên các cuộc biểu tình trên toàn quốc. Cựu cảnh sát Minneapolis, Derek Chauvin, người đã quỳ trên cổ Floyd hơn 9 phút, sau đó đã bị kết án với ba tội danh giết người cấp độ hai, giết người cấp độ ba và ngộ sát cấp độ hai. Anh ta bị kết án 22.5 năm tù.

“Nhiều người xem nhân vật nam là George Floyd,” Garvey nói trong email, “nhưng Trường Luật của chúng tôi luôn xem nhân vật đó là Chúa Giêsu.”

Trước sự đưa tin của giới truyền thông về bức tranh vào đầu tuần này, trường đại học đã nhận được “một số lượng đáng kể các email và các cuộc gọi điện thoại,” Garvey nói.

Ông cho biết: “Một số nhà phê bình gọi bức ảnh là báng bổ vì họ coi đó là sự tôn sùng hoặc phong thánh cho George Floyd. Một số ý kiến mà chúng tôi nhận được là đáng suy nghĩ và hợp lý. Phần lớn những lời chỉ trích đến từ những người không có liên hệ với trường Đại học.”
Source:Catholic News Agency

2. Thắp sáng cây thông và khánh thành cảnh Chúa Giáng Sinh tại Vatican

Lúc 5g chiều thứ Sáu 10 tháng 12, lễ nghi thắp sáng cây thông Giáng Sinh và khánh thành cảnh Chúa Giáng Sinh đã diễn ra tại quảng trường Thánh Phêrô

Năm nay, cây thông Giáng Sinh đến từ Andalo, một ngôi làng nhỏ với khoảng 1,000 cư dân nằm ở Dolomites của Paganella. Cây thông Noel cao 27.4 m ở quảng trường Thánh Phêrô, được trang trí bằng 600 quả bóng gỗ do các thợ thủ công của Andalo tạo ra bằng tay và cảnh Chúa Giáng Sinh do thợ thủ công của Peru thực hiện nhân kỷ niệm 200 năm thành lập đất nước này.

Cảnh Chúa Giáng Sinh năm nay được thực hiện bởi cộng đồng người Peru ở Chopcca, một một thị trấn nhỏ nép mình trên dãy Andes cao hơn 12,000 feet, tức là 3657m, ở vùng Huancavelica. Một phái đoàn của các cộng đồng Peru đã được Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến để trình bày về các món quà vào sáng thứ Sáu.

“Kể từ ngày 10 tháng 12 và trong 50 ngày, hơn 100 triệu khách du lịch và những người theo dõi các phương tiện truyền thông sẽ chú ý đến cảnh Giáng Sinh ở Tòa Thánh xoay quanh máng cỏ vùng núi Andes”, một thông báo từ hãng thông tấn Andina cho biết. Andina là phương tiện truyền thông chính thức của Peru.

Cảnh Chúa Giáng Sinh năm ngoái, một tập hợp 54 nhân vật có niên đại từ những năm 1960 và 1970, đã gây ra các tranh cãi trên mạng xã hội. Một số người mô tả nó là “một số bộ phận xe hơi, đồ chơi trẻ em và một phi hành gia”. Phản ứng đối với cảnh Giáng Sinh năm ngoái tại quảng trường Thánh Phêrô là rất tiêu cực. Thông thường, sau buổi hát Kinh Chiều Tạ Ơn Tedeum vào chiều cuối năm, Đức Giáo Hoàng sẽ ra viếng hang đá. Năm ngoái, ngài đã không làm như thế. Trước đó, trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 20 tháng 12, Đức Giáo Hoàng đã hai lần kêu gọi du khách đến xem một cuộc triển lãm 100 cảnh Chúa Giáng Sinh truyền thống ở các hàng cột của quảng trường, mà không nhắc một lời nào đến Cảnh Giáng Sinh được trưng bày tại giữa quảng trường Thánh Phêrô.

Cảnh giáng sinh của Chopcca có hơn 30 tác phẩm và sẽ được thực hiện bởi 5 nghệ sĩ nổi tiếng của Huancavelica. Huancavelica là một thị trấn nằm giữa Lima và Cusco.

3. Biến thể Omicron đe dọa sự phục hồi du lịch ở châu Á

Trong khi các chuyên gia kiểm tra khả năng lây nhiễm và khả năng gây chết người của biến thể Omicron, các phản ứng với chủng vi khuẩn mới tại các quốc gia rất khác nhau.

So với biến thể Delta, đã gây ra hàng nghìn người chết trong mùa hè, chủng SARS-C0V-2 mới có vẻ rất dễ lây lan nhưng không gây chết người.

Tuy nhiên, tuần trước Nhật Bản đã quyết định không chấp nhận bất kỳ rủi ro nào. Chính quyền địa phương yêu cầu các hãng hàng không phải ngừng đặt các chuyến bay đến Nhật Bản cho đến cuối tháng 12. Cuối cùng, họ đã nhượng bộ nhưng áp đặt mức tối đa là 3,500 lượt khách hàng ngày từ nước ngoài.

Sau đỉnh cao hơn 20,000 trường hợp nhiễm bệnh mới trong mùa hè, tân Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã thực hiện các bước quyết liệt để bảo vệ người dân Nhật Bản, mặc dù gần 80% hiện đã được tiêm phòng đầy đủ hai mũi và các ca nhiễm mới gần đây đã dao động khoảng một trăm trường hợp một ngày, chỉ có ba trường hợp được phát hiện có liên quan đến biến thể Omicron.

Điều này đã có tác động nghiêm trọng đến ngành du lịch địa phương với số lượng du khách giảm từ 32 triệu vào năm 2019 xuống còn 4 triệu vào năm ngoái.

Đối với một số nhà quan sát, bất chấp những vấn đề liên quan đến việc thiếu khách du lịch nước ngoài, Nhật Bản có thể đang phải học cách sống mà không có nguồn thu từ du lịch. Các nước Á Châu khác và các hãng hàng không hoạt động trong khu vực này cũng vậy.

Theo Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế, Á Châu - Thái Bình Dương là khu vực duy nhất trên thế giới chưa chứng kiến sự hồi sinh của du lịch hàng không quốc tế sau hai năm.

Đến tháng 10 năm 2021, mức giảm 92.8% so với năm 2019, gần như không thay đổi so với mức 93.1% được báo cáo vào tháng 9.

Trong nỗ lực đối phó với một cuộc khủng hoảng mới, Singapore đang giữ cho biên giới của mình rộng mở sau khi thiết lập các tuyến đường du lịch ưu đãi cho những ai đã được tiêm chủng từ các quốc gia Á Châu khác.

Việc áp đặt các hạn chế và kiểm dịch mới ở các quốc gia láng giềng sau khi Omicron được phát hiện ra, cũng làm mất đi hy vọng về sự phục hồi của thành phố.

Năm 2019, 17% khách du lịch hạ cánh tại Sân bay Quốc tế Changi Singapore đến từ Trung Quốc, 13% đến từ Indonesia, 8% từ Ấn Độ và 7% từ Úc.

Hiện tại, mặc dù có chế độ ưu đãi cho những ai đã được tiêm chủng, nhưng mọi người vẫn tránh xa - các chuyên gia lưu ý rằng trong tháng này Sân bay Changi đón chưa được 10% lượng du lịch trước COVID.

Trên đảo Tế Châu (Jeju, 제주) của Hàn Quốc, một điểm du lịch nổi tiếng bên bờ biển nơi người Trung Quốc có thể đến mà không cần thị thực nhập cảnh, số lượng khách du lịch đã giảm từ hơn 1 triệu vào năm 2019 xuống còn 103,000 vào năm 2020. Từ tháng Giêng đến tháng 9 năm nay, chỉ có 5,000 người đến thăm hòn đảo.

Đối với những quốc gia kiềm chế được số ca lây nhiễm, giải pháp duy nhất hiện nay dường như là du lịch trong nước.
Source:Asia News
 
Tin Vui: Sau cả ngày cầu nguyện nhiệt thành, cuối cùng Phép lạ Máu Thánh Gennaro đã xảy ra lúc 17:59
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:34 16/12/2021


Trong bối cảnh biến thể Omicron đang bùng phát gây lo ngại tại Ý và rộng khắp Âu Châu, nhiều người đã dán mắt vào các phương tiện truyền thông để theo dõi buổi truyền hình trực tiếp các cử hành tại nhà thờ chính tòa Đức Bà của Napoli.

Theo truyền thông địa phương, Đức Ông Vincenzo de Gregorio, Giám Đốc Nhà nguyện Thánh Gennaro, đã mở một chiếc két sắt chứa thánh tích vào lúc 9 giờ sáng ngày thứ Năm 16 tháng 12, theo giờ địa phương, tức là 2 giờ chiều giờ Việt Nam cùng ngày.

Cuối thánh lễ được kênh truyền hình Canale 21 của Ý truyền hình trực tiếp, máu được kiểm tra lại nhưng vẫn đặc, không có bất kỳ dấu chỉ hóa lỏng nào, một giọt cũng không có. Vị chủ tế thúc giục cộng đoàn tăng cường cầu nguyện, nhưng đừng sợ hãi. Nhiều người tỏ ra mất bình tĩnh nhưng đa số đã tiếp tục cầu nguyện trong suốt cả ngày để phép lạ xảy ra.

Tờ Il Messaggero cho biết cuối cùng phép lạ đã diễn ra mang đến một niềm hân hoan cho người dân Ý. Trích thuật tuyên bố từ tổng giáo phận Napoli, tờ báo cho biết như sau:

“Sau cả ngày cầu nguyện và liên tục khẩn thiết ca hát những bài hát cổ, 'những người thân' của Thánh Gennaro, là những người từ sáng sớm đã cầu nguyện để làm tan cục máu đông, đã chứng kiến phép lạ của Thánh Gennaro diễn ra lúc 5:59 chiều hôm nay”.

Theo truyền thống, phép lạ Máu Thánh Gennaro hóa lỏng xảy ra ít nhất ba lần một năm: ngày 19 tháng 9, ngày lễ của vị thánh, ngày thứ bảy đầu tiên của tháng 5 và ngày 16 tháng 12, kỷ niệm Napoli được cứu khỏi vụ phun trào năm 1631 của Núi Vesuvius gần đó.

Máu Thánh Gennaro, vị giám mục sống ở thế kỷ thứ ba, đựng trong một lọ kín hình tròn, hóa lỏng trong cả tháng 5 và tháng 9 năm nay, nhưng không thay đổi trạng thái vào tháng 12 năm 2020.

Khi phép lạ xảy ra, khối màu đỏ đã khô tích tụ ở một bên của lọ máu trở thành máu lỏng như bình thường, bao phủ toàn bộ tấm kính. Trong truyền thuyết địa phương, việc máu không hóa lỏng báo hiệu chiến tranh, nạn đói, bệnh tật hoặc các thảm họa khác.

Chiều ngày 16 tháng 12, theo thông tấn xã ANSA, Cục Phòng Chống Dịch Bệnh Italia loan báo rằng một ổ dịch liên quan đến 92 người đã xảy ra tại Pieve di Soligo. Cho đến nay đã có 24 người được xét nghiệm dương tính, 3 trường hợp nghi ngờ và 65 người đã có những tiếp xúc gần gũi với 24 trường hợp nhiễm bệnh.

92 người này được tin đã đi du lịch đến Umbria vào tuần trước: hầu hết mọi người đi trên hai chiếc xe buýt, mười sáu người đến Umbria bằng xe hơi riêng của họ. Một số người trong 24 trường hợp dương tính đã phải nhập viện.

Nhiều cư dân của Napoli tin rằng việc máu của Thánh Gennaro không hóa lỏng là một dấu chỉ cho thấy các bi kịch sẽ xảy đến cho thành phố. Gần đây nhất, khi máu của thánh nhân không hóa lỏng vào năm 1980, một trận động đất đã xảy ra ít ngày sau ở phía nam thành phố Napoli làm hơn 2,500 người thiệt mạng. Một trường hợp tương tự vào năm 1939, khi một bệnh dịch tả tấn công thành phố ngay trước khi bùng nổ Thế chiến thứ hai; và vào năm 1943, khi quân đội Đức Quốc xã chiếm đóng Ý. Trong quá khứ xa xôi nhất, sự vắng mặt của các phép lạ thường được kết hợp với các tổn thất quân sự, các vụ phun trào núi lửa, và sự bùng phát của các dịch bệnh.

Vào ngày 21 tháng 3 năm 2015, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gặp gỡ các linh mục, tu sĩ và chủng sinh tại nhà thờ này.

Trước khi kết thúc cuộc gặp gỡ, Đức Thánh Cha đã đọc kinh Lạy Cha. Đức Hồng Y Sepe trao cho ngài bình máu thánh Gennaro. Khi Đức Thánh Cha hôn kính thánh tích, máu bắt đầu hóa lỏng và Đức Hồng Y đưa ra nhận xét này với Đức Thánh Cha.

Đức Thánh Cha sau đó đã cầm thánh tích trên tay để ban phép lành cho cộng đoàn trước khi trao lại cho Đức Hồng Y. Vị Hồng Y Tổng Giám Mục thành Napoli quan sát một lần nữa và kêu gọi sự chú ý của mọi người.

Ngài nói:

“Anh chị em chú ý: Có dấu chỉ cho thấy Thánh Gennaro thương mến Đức Giáo Hoàng, cũng là người Napoli như chúng ta: máu đã lỏng”.

Máu đã hóa lỏng nhưng không hoàn toàn. Đức Giáo Hoàng nhận xét hóm hỉnh như sau:

“Dường như vị thánh yêu thương chúng ta một chút. Chúng ta phải hoán cải nhiều hơn để ngài yêu thương chúng ta hoàn toàn.”
Source:Catholic News Agency
 
25 năm VietCatholic - Lời Chúc Giáng Sinh – Tân Ban Điều Hành VietCatholic
VietCatholic
18:33 16/12/2021
 
Ơn Quan Phòng: Nữ tổng thống Slovakia tưng bừng đón Giáng Sinh. Linh mục né được những nhát trí mạng
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
19:07 16/12/2021


1. Nữ tổng thống Slovakia tưng bừng đón Giáng Sinh

Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là cảnh bà Zuzana Čaputová, nữ tổng thống Slovakia khánh thành cây thông Giáng Sinh và tham dự buổi hòa nhạc mừng Giáng Sinh hôm Chúa Nhật 12 tháng 12 vừa qua. Cách bà ấy đón Giáng Sinh tại phủ tổng thống có những nét rất giống với Đệ Nhất Phu Nhân Melania Trump đón Giáng Sinh tại Tòa Bạch Ốc trong những năm Tổng thống Trump còn tại vị.

Diễn biến này là một dấu chỉ khích lệ sau chuyến tông du của Đức Thánh Cha từ 12 đến 15 tháng 9 tại quốc gia này.

Zuzana Čaputová sinh ngày 21 tháng 6 năm 1973, trong một gia đình lao động nghèo tại Bratislava và lớn lên tại Pezinok. Trong hai thập kỷ đầu tiên của cuộc đời bà Pezinok là một thành phố của Tiệp Khắc.

Bà là một chính trị gia, luật sư và nhà hoạt động môi trường người Slovakia. Bà là Tổng thống Slovakia từ ngày 15 tháng 6 năm 2019. Čaputová là người phụ nữ đầu tiên nắm giữ chức vụ tổng thống, và cũng là tổng thống trẻ nhất trong lịch sử của Slovakia, được bầu ở tuổi 45. Bà Zuzana Čaputová đã ly dị và có 2 đứa con.

Báo chí tại Bratislava cho biết gia đình bà Zuzana nguyên là người Công Giáo. Trong thời kỳ cộng sản, hoàn cảnh khó khăn quá nên có lẽ đã không thể giữ đạo. Tuy nhiên, bà Zuzana chưa bao giờ cho rằng mình là người vô thần. Hy vọng, có thể qua chuyến tông du này và những liên hệ tiếp theo đây, nữ tổng thống có thể trở lại đạo.

Trong một diễn biến chưa từng có trong các chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô, Nữ Tổng thống đã khóc khi Đức Thánh Cha lên máy bay. Các hình ảnh thu được cho thấy bà đứng chết trân tại chỗ nhìn theo Đức Thánh Cha khi ngài lên máy bay và trong lúc máy bay chạy ra đường băng để cất cánh.

Trong cuộc họp báo sau đó tại dinh tổng thống, đích thân bà Zuzana Čaputová xác nhận là bà đã rất xúc động và đã khóc.

Zuzana cho biết bà đặc biệt xúc động trước sự đơn sơ chân thành của Đức Thánh Cha cũng như thông điệp mà Đức Thánh Cha gởi đến cho đất nước Slovakia.

Trong cuộc gặp gỡ tại phủ tổng thống, Đức Thánh Cha đã nói: “Lịch sử lâu đời của quốc gia này thách thức Slovakia trở thành một thông điệp hòa bình giữa lòng Âu Châu. Lời kêu gọi đó được gợi lên bởi sọc xanh lớn trên lá cờ của các bạn, biểu tượng cho tình anh em với các dân tộc Slav. Tình huynh đệ như vậy là cần thiết cho tiến trình hội nhập ngày càng bức thiết. Hơn nữa, trong những ngày này, sau những tháng dài và vất vả của đại dịch, hoàn toàn nhận thức được những khó khăn phải đối mặt, chúng ta mong đợi với hy vọng về một sự trỗi dậy kinh tế được ủng hộ bởi các kế hoạch phục hồi của Liên minh Âu Châu. Tuy nhiên, luôn có nguy cơ khuất phục trước sự thiếu kiên nhẫn và sự lôi cuốn của lợi nhuận, dẫn đến cảm giác hưng phấn thoáng qua, thay vì gắn kết mọi người lại với nhau, lại chỉ chứng tỏ sự chia rẽ. Sự phục hồi kinh tế mà thôi cũng chưa đủ trong một thế giới tự nó đã trở thành ngã ba đường, trong đó tất cả đều được kết nối với nhau. Ngay cả khi các cuộc chiến giành ưu thế được tiến hành trên nhiều mặt trận khác nhau, cầu mong quốc gia này vẫn có thể khẳng định lại thông điệp về hội nhập và hòa bình. Và cầu mong Âu Châu được phân biệt bởi một tình đoàn kết, khi vượt lên trên các biên giới, có thể đưa nó trở lại trung tâm của lịch sử”.

2. Đức Tổng Giám Mục Gomez: Chúng ta phải xây dựng đền thờ Đức Mẹ Guadalupe bằng cuộc sống của mình

Khi Đức Mẹ Guadalupe nói với Thánh Juan Diego rằng Mẹ muốn xây dựng một nhà thờ ở Mỹ Châu, ngài đã khởi động việc xây dựng nơi hiện nay là đền thánh Đức Mẹ Guadalupe ở Thành phố Mexico. Nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm, Đức Tổng Giám Mục Jose Gomez của Los Angeles đã viết trong một thông điệp nhân ngày lễ kính Đức Mẹ.

“Ngôi đền mà Đức Mẹ muốn là một ngôi đền tâm linh được xây dựng từ những 'viên đá sống' là cuộc đời chúng ta. Cuộc sống của anh chị em và cuộc sống của tôi. Mỗi người chúng ta đang sống với niềm vui của Chúa Giêsu Kitô trong tâm hồn mình, dõi theo con đường của Ngài cho cuộc sống của chúng ta, sống cho sự vinh hiển của Thiên Chúa và cho tình yêu thương anh chị em của chúng ta.”

“Thưa anh chị em, chúng ta là đền thờ mà Đức Mẹ muốn xây dựng ở Châu Mỹ!”

Đức Mẹ Guadalupe hiện ra vào năm 1531 với Thánh Juan Diego trên một ngọn đồi phía tây bắc Thành phố Mexico. Theo truyền thống, Giáo hội tổ chức ngày lễ Đức Mẹ Guadalupe vào ngày 12 tháng 12, mặc dù một số nơi đã chuyển sang ngày 13 tháng 12 vì trùng với Chúa nhật thứ ba Mùa Vọng.

Đức Tổng Giám Mục Gomez nói rằng mọi người Công Giáo đều được kêu gọi bắt chước tiếng 'fiat', hay xin vâng, với kế hoạch của Thiên Chúa dành cho cuộc đời mình.

Ngài nhấn mạnh rằng: “Vai trò của chúng ta trong lịch sử cứu độ cũng giống như của Đức Maria. Anh chị em và tôi - mỗi người trong chúng ta - được kêu gọi để mang Chúa Giêsu Kitô vào thế giới, vào mọi lĩnh vực của cuộc sống của chúng ta, qua cách chúng ta sống và qua cách chúng ta yêu mến.”

Đức Tổng Giám Mục khuyến khích người Công Giáo tập trung vào việc mang tình yêu của Chúa Kitô vào trong gia đình và tình bạn của họ.

Ngài nói: “Qua những nỗ lực nhỏ nhoi của chúng ta, ngày qua ngày, yêu thương người khác và cố gắng sống như Chúa Giêsu đã dạy và như chính Chúa Giêsu đã sống - đây là cách chúng ta xây dựng ngôi đền mà Đức Mẹ Guadalupe muốn chúng ta xây dựng”.

Đức Tổng Giám Mục Gomez đã thách thức người Công Giáo hãy đưa càng nhiều người vào Giáo Hội càng tốt từ đây cho đến năm 2031, là năm đánh dấu kỷ niệm 500 năm Đức Mẹ Guadalupe hiện ra.

“Thế giới của chúng ta cần Chúa Giêsu! Hoa Kỳ, mọi quốc gia ở Mỹ Châu, đều cần Chúa Giêsu”.

“Chúng ta cần nói với những người hàng xóm của chúng ta - và quan trọng hơn, chúng ta cần cho những người hàng xóm của chúng ta thấy - rằng họ được yêu thương! Chúng ta cần cho họ thấy rằng Chúa Giêsu Kitô yêu thương chúng ta và đã hiến mạng sống của mình để cứu chúng ta. Chúng ta cần mời những người hàng xóm của chúng ta đặt bàn tay của họ vào bàn tay của Người, để họ có thể bước đi bên ánh sáng của Người và theo Người trên con đường đi đến cõi vĩnh hằng, đến với tình yêu không bao giờ kết thúc!”

“Chúa đã làm những điều tuyệt vời cho chúng ta! Vì vậy, chúng ta hãy ra ngoài và làm những điều tuyệt vời cho Người! Chúng ta hãy tiếp tục xây dựng đền thờ Đức Mẹ ở Mỹ Châu, và biến nơi đây thành một thế giới đức tin mới!”
Source:Catholic News Agency

3. Linh mục bị tấn công bằng dao rựa khi luật chống cải đạo đang được thảo luận

Tại Karnataka, trong khi các cuộc thảo luận đang được tiến hành về một luật chống cải đạo đang gây tranh cãi, một linh mục Công Giáo đã bị tấn công bằng dao rựa ở quận Belagavi. Bên cạnh đó, ba nhà thuyết giáo của Tin Lành Ngũ tuần đã bị tịch thu sách tôn giáo và đem ra đốt công khai ở Kolar.

Biến cố đầu tiên diễn ra vào chiều thứ Bảy 11 tháng 12 khi một người đàn ông không rõ danh tính cầm một con dao rựa bước vào Nhà thờ Giáo xứ Thánh Giuse Thợ, nơi Cha Francis D'Souza làm quản xứ, và chém ngài tới tấp.

Vị linh mục đã có thể tránh được cuộc tấn công và trốn thoát, trong khi kẻ tấn công cuối cùng đã rời khỏi hiện trường. Camera an ninh của nhà thờ đã ghi lại sự việc. Cha D'Souza sau đó đã đệ trình lên cảnh sát.

Hai ngày sau đó, hôm thứ Hai 13 tháng 12, tại quận Kolar, một số nhà hoạt động theo chủ nghĩa dân tộc Ấn Giáo đã chặn đứng ba nhà thuyết giáo theo phái Ngũ tuần, cáo buộc họ xúc tiến việc cải đạo. Họ đã lấy đi những cuốn sách tôn giáo của họ và đem ra đốt.

Cảnh sát không có hành động gì, nói rằng cộng đồng Kitô Giáo đã được cảnh báo. Về phần mình, những người theo chủ nghĩa dân tộc Ấn Giáo tuyên bố rằng họ “không thực hiện bất kỳ hành vi bạo lực nào”, mà chỉ phản ứng lại “những người phân phát sách Kitô Giáo trong khu phố của chúng tôi”.

Sajan K George, chủ tịch Hội đồng Kitô Hữu Ấn Độ, nói với AsiaNews. “Trong 12 tháng qua, chúng tôi đã ghi nhận 38 vụ tấn công nhằm vào các Kitô Hữu ở Karnataka”

Ông giải thích: “Các nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa dân tộc cánh hữu tạo ra những tình huống này, từ chối tự do tôn giáo đối với cộng đồng Kitô Giáo bé nhỏ của Ấn Độ”.

Dưới sự hướng dẫn của Đức Tổng Giám Mục Peter Machado của tổng giáo phận Công Giáo Bangalore, các tín hữu Kitô đã xuống đường biểu tình yêu cầu bãi bỏ đạo luật chống cải đạo mà chính quyền bang muốn thông qua.

Những vụ việc chống lại Kitô Giáo khác đã được báo cáo gần đây ở các vùng khác của Ấn Độ, đáng chú ý nhất là ở Madhya Pradesh. Tại bang Barwani, cảnh sát quận Barwani đã bắt giữ một cặp vợ chồng với tội danh “dụ dỗ” phụ nữ bộ lạc với mục đích cải đạo họ sang Kitô Giáo.

Anar Singh Jamre, 35 tuổi và vợ Laxmi Jamre, 32 tuổi, sống ở làng Nawalpura. Họ bị bắt trên cơ sở luật chống cải đạo của Madhya Pradesh, được thắt chặt chỉ vài tháng trước.

Hành động này được thực hiện dựa trên một đơn khiếu nại của một người dân trong làng. Cả hai sau đó được tại ngoại.
Source:Asia News