Ngày 15-12-2008
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:50 15/12/2008
CHÂN THỰC

N2T


Từ trước đến nay đại sư không hề coi trọng văn bằng hoặc chứng chỉ, đối với mọi người ông ta chỉ xem kỷ nhưng không hề phê bình phán đoán.

Ông ta đã nói: “Chỉ cần anh có tai, thì có thể nghe được tiếng của loài chim hót, chứ không dùng nó để đi kiểm định vấn đề tư chất của chim.”

(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)

Suy tư:

Sự chân thực đến từ trong tâm hồn, bởi vì con người ta tính vốn bản thiện và chân thực, nhưng cái chân thực này vẫn còn chịu ảnh hưởng của môi trường gia đình và xã hội, cho nên có những người khi chưa ra đời làm việc thì rất thật thà dễ mến, nhưng khi ra đời làm việc, va chạm với thực tế, tiếp xúc với nhiều hạng người thì trở thành xảo trả không thực.

Đại sư không hề lấy bằng cấp hay chứng chỉ để đánh giá một con người, đại sư đã làm đúng, bởi vì xã hội hôm nay bằng giả, chứng chỉ giả, chứng nhận giả tràn lan khắp nơi, nên có những vị “tiến sĩ” khoa học mà viết văn không đầu không đuôi, có những vị “tiến sĩ” viết văn mà sai lỗi chính tả như học sinh lớp ba tiểu học. Cho nên chỉ cần thấy công việc của người khác làm mà có thể đánh giá tư cách và con người của họ, chứ không căn cứ vào bằng cấp hay chứng chỉ...

Người ta không căn cứ vào trình độ giáo lý, kiến thức Kinh Thánh nhiều hay ít của người Ki-tô hữu để đánh giá con người của họ, nhưng người ta chỉ căn cứ vào cách sống yêu thương bác ái, vui vẻ phục vụ, hòa thuận nhã nhặn với mọi người của họ, để biết họ chính là những người Ki-tô hữu thật sự...

Đó chính là mảnh bằng có giá trị nhất vậy !
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:51 15/12/2008
N2T


36. Sống tốt mỗi một ngày, mỗi một giờ, không vì ngày mai mà ưu sầu.

(Thánh John Berchmans)
 
Bế mạc Khóa Chuẩn bị Hôn Phối XXVII tại GXVN Paris
Trần Văn Cảnh
07:59 15/12/2008
PARIS - Tối ngày 12 tháng 12 năm 2008, Ban Mục Vụ Hôn Nhân & Gia Đình của Giáo xứ Vìệt nam Paris đã làm lễ bế mạc tổng kết khóa chuẩn bị hôn phối thứ 27.

Khóa chuẩn bị hôn phối thứ I, khai giảng vào giáng sinh 1995 (từ 08.12.1995 đến 19.01.1996) với 21 học viên. Hôm nay, 12.12.2008, khóa thứ XXVII, khai giảng từ ngày 07.11.2008, đã bế giảng với 14 học viên: Vincent Nguyễn Anh Đại Dương, Marie Phạm Hoàng Quỳnh Chi; René Soester, Maria Trần Thúy Phượng; Pierre Huỳnh Quang Tấn, Nguyễn Thị Ngọc Nương; Arnold Sébastien, Thérèse Arnold Thương; Joseph Đỗ Trinh Minh Trí; Hồ Trần Thảo Nguyên; Bùi William, Maria Trần Thị Hoàng Ngân; Michel Nguyễn Khắc Minh Đăng, Madeleine Phạm Thị Mai Hạnh.

Bảy trên mười giảng viên cũng đã đến tham dự buổi tổng kết bế mạc: Đức Ông Mai Đức Vinh, Giáo sư Trần Văn Cảnh, Bác sĩ Tạ Thanh Minh, Giáo sư Tạ Thanh Minh Khánh, Luật sư Lê Đình Thông, Giáo sư Nguyễn Văn Nhơn và Bác sĩ Hiền. Ba vị giảng viên khác vắng mặt vì công tác: Cha Đinh Đồng Thượng Sách, Thầy sáu Nguyễn Văn Thạch và Bác Sĩ Nguyễn Ngọc Đỉnh.

A. Những điều các học viên đã ghi nhớ về khóa hôn nhân gia đình XXVII

Mở đầu buổi tổng kết, Gs Trần Văn Cảnh mời các học viên vắn gọn, nói ra điều mình đã ghi nhớ về khóa học. Đại cương, các học viên đã phát biểu như sau:
• « Thưa thầy, em nhớ buổi đầu tiên Đức Ông đã nói với chúng con về Bí tích Hôn nhân, như là một khế ước được tự do ký kết giữa đôi nam nữ và có giá trị trọn đời cho cả hai người ». « Mà mục đích của hôn nhân là hướng về ích lợi tinh thần và thể xác, và về bổn phận sinh sản con cái, nuôi dưỡng và giáo dục chúng ». « Sau đó, bác sĩ Đỉnh đã nói về vai trò người chồng ». « Đặc biệt với bốn điều thực hành: chăm sóc, chia sẻ, chịu đựng, và chung thủy ».
• « Sang buổi thứ hai Bác Sĩ Minh đã nói về vấn đề sinh lý vợ chồng, các cơ quan sinh dục nam nữ, và về các phương pháp truyền sinh có trách nhiệm ». « Cũng hôm đó, Giáo Sư Cảnh đã nói về bổn phận giáo dục con cái trong các lãnh vực thể lý, luân lý, xã hội, nghề nghiệp và tôn giáo. Trong yêu thương, đồng tâm, bằng theo dõi, có thưởng phạt, và với uyển chuyển ».
• « Đến buổi thứ ba, thì Luật sư Thông nói về những vấn đề căn bản của Dân luật Pháp về hôn nhân, từ cơ sở đến thực hành, đặc biệt là những chế độ hôn nhân: chế độ phân chia tài sản, chế độ cộng đồng pháp định ». « Rồi giáo sư Minh Khánh nói về vai trò người vợ dưới ba khía cạnh: người vợ truyền thống với tứ đức, tam tòng; người vợ ngày nay; và những vấn đề trong đời sống hôn nhân »
• « Trong buổi thứ tư, Bác sĩ Hiền nói về vấn đề dinh dưỡng và đặc biệt là dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai, rồi những chỉ dẫn cụ thể về việc chăm sóc sức khỏe hài nhi ». « Tiếp theo đó, Giáo sư Nhơn đã đề cập đến vấn đề tài chánh trong gia đình: tiền và đời sống, tiến trong gia đình và tiền dưới mắt người công giáo ».
• « Sau cùng, buổi thứ năm, thầy sáu Thạch nói về việc sống đạo trong gia đình: gia đình đền thờ Thiên Chúa, gia đình tham dự việc phụng vụ của Giáo Hội và gia đình làm tông đồ ». « Sau đó, cha Vinh, thay cha Sách, nói về việc cử hành bí tích hôn nhân trong hai trường hợp: có thánh lễ và không có thánh lễ. Rồi cha giới thiệu một số bài đọc mà đôi tân hôn có thể lựa chọn ».

Cùng lúc nói ra điều mình đã ghi nhớ, các học viên đã phát biểu những cảm nghĩ của mình về khóa trình chuẩn bị hôn nhân vừa theo học. Có ba cảm nghĩ quan trọng mà đa số các học viên đều nói đến.
Trước nhất là sự ngạc nhiên thú vị được học hỏi về những đề tài không ngờ đến. Đa số các học viên chỉ chờ đợi được nghe nói về giáo lý hôn nhân và với các cha, các sơ. Thực tế họ đã được như vậy. Mà hơn nữa, họ được nghe nói đến những quan niệm văn hóa gia đình truyền thống việt nam được hiện đại và thực tế hóa, được khám phá những lãnh vực mới về y học, luật học, tài chánh, quản trị, giáo dục. Chẳng những họ được tiếp xúc với các cha và thầy sáu, mà còn được học hỏi với các bác sĩ, luật sư, giáo sư chuyên môn.

Thứ đến, lớp học khóa này gồm ba nhóm khả năng ngôn ngữ khác nhau: đa số nói và hiểu được cả hai tiếng việt và pháp. Nhưng, ba bốn người chỉ nói được tiếng pháp mà không hiểu, hay hiểu rất ít tiếng việt. Hai ba người, vì mới từ Việt Nam qua, chỉ nói được tiếng việt, mà không hiểu hay hiểu rất ít tiếng pháp. Nhưng tất cả đều ghi nhận cách trình bày rõ ràng với nhiều câu chuyện và kinh nghiệm thực tế của các giảng viên, rồi giữa các học viên, họ đã dịch ngay cho nhau, hoặc chính các giảng viên, đa số các vị đều giảng song ngữ, làm cho những buổi học thành thú vị và hấp dẫn.

Sau cùng, từ hai cảm nghĩ trên, trong lời phát biểu của mình, tất cả các học viên đều bày tỏ tâm tình biết ơn với đức ông giám đốc và với các các cha, các thầy cô. Lời phát biệu sau cùng của một học viên tóm gọn nhựng tâm tình và cảm nghĩ trên: « Các bạn con đã nói hết những điều con muốn nói rồi. Vậy, con cũng nghĩ như họ và xin tóm tắt. Sau 6 tuần lễ theo học khóa chuẩn bị hôn nhân, con rất ngạc nhiên. Các thầy cô giảng bài không nhiều quá, không ít quá, mà vừa đủ. Giảng bài có bác sĩ, luật sư, giáo sư chuyên môn, con rất lấy làm lạ. Nhưng học rồi, hôm nay con mới hiểu. Con hiểu rằng đời sống gia đình rất là quan trọng, rất là đa tạp, bao gồm rất nhiều khía cạnh. Con cứ nghĩ rằng ngày nay mình tân tiến, truyền thống cũ đã cổ hủ. Nhưng nghe các thầy cô « hiện đại và thực tế hóa » những tam cương ngũ thường, những tứ đức tam tòng, con khám phá ra cái văn hóa gia đình truyền thống việt nam thật là phong phú và thực tế. Con đã nghe các bài giảng của hết mọi thầy cô. Con cũng đã đọc hết các bài viết của tất cả các thầy cô, con khám phá ra rằng mình có trong tay những tư tưởng và tư liệu quí giá. Từ nay, con có thể xử dụng tư liệu của các thầy cô mà xử dụng trong cuộc sống, mà trích dẫn cho bạn bè. Con xin cám ơn các cha và tất cả các thầy cô».

B. Những bí quyết hạnh phúc mà các học viên và giảng viên trao cho nhau

Sang phần chia sẻ bí quyết cá nhân về hạnh phúc gia đình, Gs Cảnh giới thiệu Thơ chung mới nhất của Hội đồng giám mục Việt Nam về « Môi trường giáo dục gia đình công giáo », viết ngày 05.12.2008. Đặc biệt ông trích nhận định của thơ chung về những khủng hoảng gia đình hiện nay: « Là người Việt Nam, chúng ta tự hào về một truyền thống gia đình trên thuận dưới hòa, trong đó lòng hiếu thảo có vị trí quan trọng đối với đời sống gia đình và xã hội. Có thể nói đó là một yếu tố căn bản để con người có thể thành nhân và thành tài. Nhưng truyền thống tốt đẹp đó đang có nguy cơ bị xói mòn và mai một.

1. Có những gia đình đang trở thành một thứ quán trọ thay vì là tổ ấm yêu thương.
2. Có nhiều người cao tuổi bị con cái bỏ rơi, không nơi nương tựa.
3. Nạn bạo hành gia đình còn khá phổ biến, đặc biệt nhiều phụ nữ chưa được tôn trọng và yêu thương xứng đáng với phẩm giá con người.
4. Tỷ lệ ly hôn ngày càng gia tăng và hậu quả là những trẻ em thất học, trẻ em bỏ nhà đi bụi đời ngày càng nhiều.
5. Những phương tiện thông tin đề cập thường xuyên đến nhiều vụ việc tội phạm mà cả nạn nhân và hung thủ đều là vị thành niên. Phần lớn những em này đều xuất thân từ những gia đình bất hòa, ly tán và đổ vỡ.
6. Cùng với những mâu thuẫn và khủng hoảng gia đình, những con số thống kê cho thấy nạn phá thai càng ngày càng nghiêm trọng, ngay cả nơi những em còn ở độ tuổi học trò.
7. Cùng với những hậu quả tất yếu về thể lý, hành động phá thai đã để lại những vết thương tâm lý thê thảm nơi đương sự và những người có liên quan (1) ».

Rồi ông xin mọi người hiện diện chia sẻ bí quyết làm sao bảo vệ hạnh phúc gia đình, trước những khủng hoảng và nguy hiểm trên. Ông xin mọi người lắng nghe, có thể hỏi để hiểu rõ hơn, mà không được nhận định hay phê bình. Lần lượt 21 bí quyết của 21 người hiện diện đã được chia sẻ để « Bảo vệ hạnh phúc gia đình » như sau:

1. Gs Nhơn: Sống nhẫn nhục. Và về vấn đề tiền bạc, phải quyết định chung với nhau.
2. Đô Vinh: Cùng nhau sống đức tin
3. Gs Minh Khánh: Vai trò làm vợ bao gồm nhiều vai trò khác: làm mẹ, làm chị, làm bạn, làm người tình, làm cố vấn, làm cô giáo,…
4. Bs Hiền: Tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng bạn mình như họ là, chứ không như mình muốn họ là.
5. Ls Thông: Sống quân bình và hòa hợp
6. Bs Minh: Cùng nhau sống, cùng nhau hành động, chia sẻ với nhau.
7. Gs Cảnh: Sống chân thành như mình là.
8. Đại Dương: Tôn trọng lẫn nhau và chia sẻ với nhau
9. Quỳnh Chi: Sống đức tin, mọi sự khác để Chúa lo
10. Mai Hạnh: Phải hiểu bạn mình
11. Minh Đăng: Cầu nguyện và chia sẻ với nhau, (vì khi cầu nguyện mình sẽ nói thật ra điều mình giữ trong lòng)
12. Minh Trí: Đặt hạnh phúc làm mục tiêu của gia đình
13. Thảo Nguyên: Đừng quá đề cao cái tôi của mình (vì như vậy sẽ bớt chia sẻ và chăm sóc bạn mình). Tính dịu dàng của người vợ rất là quan trọng để giữ hạnh phúc gia đình
14. Thúy Phượng: Cầu nguyện và sống thực tế; tôn trọng lẫn nhau
15. René: Il faut changer, toujours vivre comme le 1er jour (Phải biết thay đổi, luôn sống như đây là ngày đầu)
16. Quang Tấn: Mãi như lần đầu mới thương nhau, tìm hiểu nhau, tha thứ cho nhau và giữ đạo tốt
17. Ngọc Nương: Sống « công dung ngôn hạnh » và nhất là ngôn.
18. William: Garder sa propre liberté (Luôn giữ tự do của mình)
19. Hoàng Ngân: Savoir divertir le couple (Biết làm cho gia đình được vui vẻ, thú vị)
20. Thérèse Thương: Savoir se communiquer (Biết truyền thông với nhau)
21. Sébastien: Rester attentif à ce qui se passe, réagir pour garder le bon cap (Chú ý quan sát hầu kịp thời phản ứng, mà giữ đúng đường)

Sau những lời chia sẻ về bí quyết cá nhân bảo vệ hạnh phúc gia đình của các giảng viên và học viên cho nhau, lần lượt, theo tên gọi, các học viên đã được gọi lên lãnh chứng chỉ đã tham dự khóa chuẩn bị hôn nhân ở Giáo xứ Việt Nam Paris. Với chứng chỉ này, các anh chị học viên có thể xin các cha sở khắp nơi cử hành Lễ Cưới cho mình.

Paris, ngày 14 tháng 12 năm 2008
Trần Văn Cảnh

Phụ chú:
1.(http://v3.hdgmvietnam.org/Default.aspx?tabid=75&ctl=ViewArticleDetail&mid=431&ArticlePK=316)
 
Phan Thiết giáo lý ký sự
Gioan Lê Quang Vinh
08:10 15/12/2008
PHAN THIẾT GIÁO LÝ KÝ SỰ

Tôi đón chuyến xe chiều từ thành phố Sàigòn đi đến một nơi không xa nhưng mình chưa đến bao giờ, nên phải gọi điện thoại hỏi Cha Giuse Nguyễn Hữu An. Thế kỷ 21 mà xe vẫn còn ì ạch với những con người dồn ép, những đoạn đường bị bắn tốc độ, những quãng đường xấu xe lắc như tàu thuỷ mùa giông bão. Cuối cùng rồi cũng đến giáo xứ Đức Mẹ Vô Nhiễm. Trái với ý nghĩ của tôi, nhà thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm ở huyện Đức Linh khang trang, đẹp một cách hiện đại và dịu dàng. Tôi đến cổng nhà thờ khi trời đã sập tối, lòng mừng vui kỳ lạ khi nhìn thấy giữa chốn thôn quê một ngôi nhà thờ như thế, với lời kinh tiếng hát vọng ra quen thuộc.

Nhà thờ và giáo xứ cha An đưa tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Kiến trúc đẹp, mới và thanh thoát của ngôi thánh đường làm cho tâm hồn con người lắng xuống và ấm lại. Sau đó tôi mới biết là ngôi thánh đường cũ đã hư hỏng nhiều nhưng không được phép xây lại. Rồi một buổi sáng, ngôi thánh đường ấy đột nhiên bốc cháy dữ dội, không tài nào cứu được. Cha An lúc bấy giờ là Cha phó xứ Chính Tâm ở gần đó chạy vội đến, chỉ kịp bảo người ta mang Thánh Giá Chúa ra ngoài và phun nước lên. Cả Thánh Giá và tượng Chúa đều bằng gỗ nên đã bị cháy hết. Nhờ được mang ra cứu chữa kịp thời, Thánh Giá Chúa không bị cháy rụi, mà còn lại một Thánh Giá bằng than đen, nứt nẻ. Cha An mua tủ kính về trưng bày, và bây giờ trở thành kỷ vật lạ lùng nhất. Tôi thưa với Cha đây là Thánh Giá duy nhất ở Việt nam bằng than như thế này. Ngài cười bảo chắc cả thế giới chỉ có một. Chuyến đi này của tôi là để tham dự kỳ tĩnh huấn giáo lý viên của giáo hạt Võ Đắt, giáo phận Phan thiết. Nhưng khi dừng lại, chiêm ngắm ngôi thánh đường mới và những kỷ vật của ngôi thánh đường đã bị cháy, tôi cảm nghiệm sâu xa hơn về những ngôi đền thờ Thiên Chúa là tâm hồn con người, đặc biệt là tâm hồn các em mà Thiên Chúa gửi cho Giáo Hội chăm sóc. Điều này được chứng minh ngay sau bữa cơm tối với Cha và thầy xứ. Sát phòng ăn là nhà chơi với các bàn banh “baby lắc”. Các em bé chạy ra chạy vào chơi đùa rất náo nhiệt. Phía bên kia hàng rào là phòng thuốc từ thiện của các dì phước, chăm lo sức khoẻ cho con người ở địa phương. Cha bảo “Các trẻ em ở đây chơi ồn ào mãi đến 9g hay 9g30, có lúc quá khuya phải bảo các em về…”. Tự dưng tôi nghĩ đến những ngôi nhà thờ lộng lẫy hơn, to lớn hơn mà cứ phải đóng cổng suốt ngày, ngoài giờ lễ. Chắc chắn Chúa Giêsu thích những ngôi thánh đường sống động này hơn, những ngôi thánh đường mà Người có thể nói chuyện, ủi an, dạy bảo, uốn nắn và có khi buồn rầu vì họ nữa. Trước phòng cha xứ có một bức tượng lớn, Chúa Giêsu ngồi suy tư với dòng chữ: “Chúa đang nghĩ gì về tôi?” Nhìn chung quanh, tôi càng nhận ra Chúa Giêsu của chúng ta tuyệt vời quá.

Sáng hôm sau, tôi đi với Cha và thầy xứ về nhà thờ hạt Đức Tánh. Hàng trăm giáo lý viên trong hạt đã có mặt từ sớm, ai nấy đếu rạng rỡ và háo hức. Ngày tĩnh huấn sẽ rất thành công. Tôi nghĩ thầm. Cha Hồ sĩ Hữu, trưởng ban Giáo Lý giáo phận mở đầu bằng bài nói chuyện về thông điệp Spe Salvi của Đức Thánh Cha Benedicto XVI. Thông điệp sâu sắc của Đức Thánh Cha được Cha giảng thuyết tóm gọn gàng và đầy đủ, trình bày sinh động, đã làm cho các giáo lý viên hiểu và cảm nhanh chóng, và rồi hăng hái đặt ra nhiều vấn đề về niềm tin và đức cậy trong hoàn cảnh hiện tại, trong môi trường giáo lý và trong đời sống riêng tư của mỗi tâm hồn. Có một điều lạ là cho đến bây giờ vẫn có vài bạn trẻ còn bị ám ảnh bởi một luận điệu rất vô lý: “Chỉ có người nghèo ít học mới tin có Thiên Chúa, còn người trí thức thì không tin hay thờ ơ…”. Nhiều ý kiến đã nêu lên để chứng minh luận điểm ấy là sai lạc. Hầu hết các nhà khoa học trên thế giới tin vào Thiên Chúa. Riêng ở Việt nam hiện nay nhiều nhà trí thức không những tin có Chúa mà còn đang ra sức làm việc để cổ vũ cho Nước Chúa, cho công lý và hoà bình…

Điều làm tôi cảm thấy tin tưởng nhiều vào những vị chủ chăn là các ngài rất nhiệt tâm lo cho các em, mầm non của Giáo Hội. Làm việc cho thiếu nhi, dù là giáo dục, viết văn hay chăm sóc các em, thì chẳng ai nghĩ đến danh lợi, mà có nghĩ cũng chẳng có được. Hôm ấy có nhiều Cha trong hạt cùng với Cha trưởng ban giáo lý giáo phận đến, chia sẻ, hướng dẫn, khích lệ các anh chị giáo lý viên. Và các anh chị, đến lượt mình, cũng hết lòng tham gia chia sẻ, cầu nguyện và tỏ tình tương thân tương ái. Thật là một bức tranh đẹp và hoàn hảo, mà chỉ Thiên Chúa mới có thể là Hoạ sĩ tài năng để vẽ nên bức tranh ấy. Một điều rất khích lệ cho giáo dân, là các vị chủ chăn rất ý thức về sứ mệnh làm chứng cho công lý và hoà bình nơi những tâm hồn Chúa giao phó cho các ngài. Chưa đầy hai ngày ở hạt Đức Tánh, tôi nghe nhiều lần các Cha nói về Thái hà, về các Cha Dòng Chúa Cứu Thế, về tám anh chị em chịu án bất công… Những lời nhắc nhở ấy có sức mạnh, vì chính nhờ đó mà giáo dân, nhất là giới trẻ, vững tin vào Thiên Chúa và Giáo Hội hơn nhiều.

Con xin cám ơn Cha Hữu, trưởng ban giáo lý giáo phận Phan thiết, cha An, trưởng ban giáo lý hạt Đức Tánh và các Cha, các thầy, các dì và anh chị em giáo lý viên, những người đã cho con cơ hội “đến mà xem”, đã khích lệ bằng cách này hay cách khác, để con nhận thấy ngày càmg rõ ràng hơn sự hiện diện của Đức Kytô nơi thế gian vốn còn quá nhiều gian xảo và tăm tối này. Đọc lại lời luật sư Lê Trần Luật: “Con không có đạo nhưng con xin được gọi các Cha DCCT là Cha”, con rất xúc động và hiểu rằng có nhiều, rất nhiều các mục tử Chúa sai đến, rất xứng đáng để chúng con học hỏi và noi theo.
 
Hỏi vớ vẩn những chuyện không vớ vẩn chút nào
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
17:32 15/12/2008
HỎI VỚ VẨN NHƯNG CHUYỆN KHÔNG VỚ VẨN CHÚT NÀO

“Ông lấy quyền nào mà làm các điều ấy ? Ai đã cho ông quyền ấy ?” ( Mt 21,23 ). Các thượng tế và kỳ mục Do thái chất vấn Chúa Giêsu về điều gì ? Tin Mừng trich đọc ngày thứ Hai của tuần thứ III mùa Vọng, thoặt nghe chúng ta khó nắm bắt vấn đề. Khi đọc đoạn văn trước đó chúng ta mới hiểu rằng họ chất vấn Chúa Giêsu về việc Người “đuổi tất cả những người đang mua bán trong Đền Thờ, lật bàn của những người đổi bạc và xô ghế của những kẻ bán chim bồ câu” ( Mt 21,12 ). Các bản văn song song nơi các Tin mừng khác còn ghi Chúa Giêsu đã xung giận, bện dây thừng làm roi mà đánh đuổi họ.

Thanh tẩy Đền Thờ, không để người ta biến Đền Thờ thành hang trộm cướp, thành nơi buôn bán, bằng những hành động rất có thể bị gán ghép là “manh động”, chắc hẳn Chúa Giêsu có đủ đầy lý do. Tuy nhiên, ở đây chúng ta chỉ đề cập đến sự chất vấn của những người được gọi là lãnh đạo Do thái giáo thời bấy giờ cùng với thái độ đáp trả của Chúa Giêsu.

Chuyện làm sạch Nhà Thờ: Một cậu bé khoảng sáu tuổi và Nhà Thờ, thấy giấy vỏ kẹo vất tứ tung, bèn nhặt lên và bỏ vào thùng rác. Có vị chức việc trông thấy bèn hoạnh hoẹ cậu bé: mày lấy quyền gì mà nhặt rác ? Giả như khi ấy có ta chứng kiến thì thế nào ta cũng xen vào và cho rằng vị chức việc kia dở hơi, hỏi vớ vẩn hoặc nếu không thì cũng trình cha xứ để sớm đưa vị chức việc kia vào bệnh viện tâm thần.

Câu hỏi tưởng như vớ vẩn của những người lãnh đạo Do thái giáo thời bấy giờ khiến chúng ta liên tưởng đến chuyện không vớ vẩn chút nào: thanh tẩy các đền thờ tâm hồn. Chắc chắn Chúa Giêsu có nhắm đến mục đich này khi hỏi lại nhưng người chất vấn Người: “Phép rửa của Gioan do đâu mà có ? Do trời hay bởi người ta ?” ( Mt 21,25 ). Gioan làm phép rửa là để thanh tẩy tâm hồn con người, giúp họ ăn năn sám hối mà đón nhận Đấng Thiên Sai. Cũng như chuyện nhặt rác trong Nhà Thờ, chuyện thanh tẩy các đền thờ tâm hồn là chuyện đương nhiên, khỏi phải bàn luận. Và đó là chuyện do thánh ý Chúa, một chân lý cũng không thể không nhận, nếu chúng ta thực sự là Kitô hữu.

Các đền thờ tâm hồn dù là phận nhỏ hay chức lớn, dù là sang trọng hay thấp hèn đều cần phải được thanh tẩy luôn. Càng quét nhà thì càng ra rác và có thể nếu để lâu không thanh tẩy thì chẳng thấy dơ ! Nhặt rác Nhà thờ thì thiếu nhi, thiếu niên cũng có thể và có quyền thực hiện. Và việc thanh tẩy đền thờ tâm hồn thì cũng chẳng dành riêng cho ai, cho bậc sống, cho chức vị nào. Thanh tẩy đền thờ tâm hồn chính mình và giúp thanh tẩy đền thờ tâm hồn của nhau là chuyện đương nhiên phải làm vì đó là thánh ý Chúa.

Thanh tẩy tâm hồn bản thân là điều không ai bàn cải. Nhưng có một vấn nạn của thực tế đặt ra đó là người phận dưới, người không có chức này, địa vị nọ thì làm sao dám giúp thanh tẩy người bậc trên, người có chức, có quyền. Rất có thể sẽ bị gán cho là phạm thượng, là không hiếu thảo, là thiếu tôn kính, là chống đối, là phản động…Loại trừ nhưng trường hợp có dã tâm, ác ý, thì cũng có thể có trường hợp nhìn lầm, nhìn không đúng, hoặc có thấy vết bẩn nơi tha nhân nhưng không có khả năng giúp thanh tẩy. Tuy nhiên, một vài câu chuyện đời thường có lẽ ta đã gặp rất đáng cho ta suy nghĩ:

1. Hai cậu bạn gặp nhau.

-Chiếc áo của mày sao nhăn thế ?

-Mày lạc hậu rồi. Kiểu mới đấy. Nhìn kỹ lại xem.

-À, cũng có nét và có cá tính nữa.

2. Người mẹ đang nựng chú nhóc ba tuổi, bổng chú nhóc la lên:

- Áo đẹp mẹ mới mua mà trên cổ áo có cái gì đen đen.

- Đâu, chỉ mẹ xem. Chính nó rồi, mẹ vừa vào bếp, nước mồ hóng trên trần nhỏ xuống. Cám ơn con, Mẹ phải giặt ngay kẻo hỏng chiếc áo mới.

Lẽ thường tình: chuyện người thì sáng, chuyện mình thì quáng. Chân thành giúp nhau thanh tẩy tâm hồn để đón mừng Ngày Sinh Nhật của Chúa Cứu Thế là một việc đáng làm và nên làm. Dĩ nhiên trước hết bản thân phải thanh tẩy tâm hồn của mình. Khi đã lấy cái xà ra khỏi mắt mình thì mình sẽ thấy rõ cái rác trong mắt anh em hơn để rồi giúp nhau thanh tẩy tâm hồn cách hữu hiệu. Đây chính là một trong những cách thế dọn đường đón Chúa đẹp lòng Chúa hơn cả.

Ước mong sao sẽ chẳng có một ai cố chấp, cứng lòng như những người lãnh đạo Do Thái thời bấy giờ. Bản thân họ đã không chịu thanh tẩy, lại còn ngăn cản những người khác giúp nhau làm việc thanh tẩy. Với những người đã cố chấp thì có luận bàn cũng như không. “ Tôi cũng không nói cho các ông là tôi lấy quyền nào mà làm các điều ấy” ( Mt 21,27 ).

Hy vọng rằng cũng sẽ chẳng có ai chỉ biết lo riêng bản thân mình kiểu đèn nhà ai nấy sáng, hồn nhà ai nấy giữ. Một mình đi đón Chúa thì thật khó mà gặp được Người. Các vị mục tử có lòng, trong những ngày này thường dụ các bé thiếu nhi lựa dịp tốt, chẳng hạn các bữa cơm vui vẻ để bạo miệng hỏi: Ba đi xưng tội chưa ? Mẹ đi xưng tội chưa ?
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐGH quan tâm và cổ vũ các trường Đại học Công giáo
Tú Nạc
07:16 15/12/2008
ĐGH QUAN TÂM VÀ CỔ VŨ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG GIÁO

TORONTO- Lời bình luận gần đây của DGH Benedict XVI về sự tự do học tập đối với nền giáo dục Công giáo trước sự chú ý theo dõi của các hiệu trưởng và giáo viên trường đại học Canada.

Sau bài diễn văn đọc ngày 17 tháng 4 tại trường đại học Công giáo Hoa kỳ, họ muốn biết ĐGH có nỗ lực để mạnh dạn trước những bất đồng quan điểm về khuôn khổ những trường đại học, cao đẳng hay không. Tuy nhiên, quan trọng nhất đối với Ngài là việc đưa ra những khuyến khích các trường đại học Công giáo. Họ không phê bình, và cho đó là bài diễn văn tuyệt vời đầy tính trí tuệ: "Đây là bài phát biểu trác tuyệt mà bất kỳ trường đai học nào trên thế giới, kể cả trường đại học Công giáo nên ca ngợi".

Nhân cơ hội này, ĐGH Benedict đã cổ vũ những hiệu trưởng trường đại học Hoa Kỳ, những nhà quản lý học đường luôn trung thực tới việc đeo đuổi và thể hiện chân lý.

Ngài nói: "Chân lý có nghĩa là kiến thức phong phú hơn, việc nhận thức chân lý dẩn chúng ta khám phá được cái Thiện."

DGH nhận xét rằng thế tục đang tìm cách giới hạn định nghĩa chân lý để "đưa vào một sách lược đột phá giữa chân lý và đức tin". Đó là vai trò của những nhà giáo dục Công giáo trước sự thách thức của những giới hạn đó.

Tuy nhiên DGH đã đề cập một vấn đề nhạy cảm khi Ngài nói về sự tự do học tập. Bản chất của tự do học tập trong trường đại học Công giáo bị lôi kéo vào những cuộc tranh luận găy gắt ở Hoa Kỳ Nhưng có phần ít căng thẳng ở Canada.. Hầu hết những tranh chấp đã được giải quyết, và đã được thực thi dưới sự ủy quyền của ĐGH năm 1990 (Ex Cord Ecclesiac) mà moỗi nhà thần học phải có sự ủy nhiệm chính thức của giám mục mà mình trực thuộc.

Đối với giảng viên các trường đại học và cao đẳng, ĐGH tái khẳng định về giá trị to lớn của việc tự do học tập. Giá trị đạo đúc của sự tự do chúng ta được gọi mời để tìm kiếm chân lý ở bất cứ nơi đâu một cách thận trọng, phân tích các luận cứ dẫn dắt chúng ta. Tuy nhiên, nó cũng là trường hợp bất kỳ lời kêu gọi nào về nguyên tắc tự do học tập theo trình tự để biện minh những quan điểm mâu thuẫn với đúc tin và việc giảng dạy của Giáo hội sẽ cản trở, thậm chí phản lại tính đồng nhất và sứ mệnh của trường đại học.

Như là một phần trách nhiệm của công việc này, "giáo viên và nhân viên quản lý dù ở bậc đại học hay trung học đều có đặc vụ để bảo đảm rằng những sinh viên và học sinh nhận được sự hướng dẫn lý thuyết và thực hành công giáo", Ngài nói: "Điều này đòi hỏi phải công khai làm chứng rằng con đường của Đức Ki Tô như được tìm thấy trong Tin Mừng và sự yểm trợ bởi Huấn quyền của Giáo hội. Những hình dáng đặc trưng trong một cơ sở giáo dục của cuộc sống, cả bên trong lẫn bên ngoài lớp học.

Những lời bình luận này là sự nhắc nhở rằng việc tự do học tập phải được đi kèm với trách nhiệm – ĐGH đã nhận ra rằng sự tự do này cho phép những nghiên cứu sinh theo hoc những nơi mà công việc nghiên cứu của họ dẫn dắt.

Ngài nói: "Điều nó gợi ý cho tôi là quý vị không ẩn đàng sau việc học tập tự do để đóng kín giáo đường."

Mặc dù rất nhiều viện nghiên cứu ở những trường tổ chức cao học ở Canada sẽ đồng ý với những suy nghĩ của mình vè các vấn đề như sự hợp nhất của kiến thức, sự cần thiết tương hợp của đức tin và lý do khác, khả năng nhận thức chân lý và những "khả năng siêu việt của con người". Nó cũng sẽ đúng đối với những tranh cãi về khoa học siêu hình đằng sau những suy nghĩ của mình và thấy mình ít hơn trước những tổng số đồng ý về tự do học tập áp đặt những cân nhắc học tập thêm để chấp nhận hoặc giảm bớt một cách tùy ý mà Ngài ủng hộ.

Không có nhà thần học, giáo sư Công giáo, giảng viên các hiệp hội và đoàn thể cũng như các học giả Công giáo nào, những người chấp nhận một sự thiết lập khác nhau về những giả thiết triết học và phương pháp chuyên môn, sẽ thấy Benedict tuyên bố về học tập-việc học tập tự do không mang tính biện hộ toàn diện thay mặt cho những đặc trưng cơ bản về tiêu chuẩn cuộc sống trường đại học.

ĐGH đã thực sự nói về khoa thần học trong việc tham khảo tự do của nó. Ngài nói: "Đó là chủ yếu trong khoa thần học, nơi có tiềm năng phong phú nhất có thể gặp những khó khăn đối với sự tự do học tập và những nguyên tắc tín điều."

DGH đang thúc đẩy các trường Công giáo tồn tại để truyền lại những phong phú của trí tuệ Công giáo truyền thống và truyền lại chân lý đức tin. Nếu các trường đại học Công giáo không tìm kiếm để truyền lại trí tuệ phong phú của đức tin, hoặc đứng bên lề đúc tin, hoặc dành cho các mục đích khác là phản bội với sứ mệnh của nó.
 
ĐHY nhắc nhở người Công Giáo: Giáng Sinh là hướng về Chúa Giêsu, không phải là những món quà
Trần Đức Huân
07:40 15/12/2008
TORINO - Tổng Giám mục của Guatemala là Đức Hồng Y Rodolfo Quezada Toruno mời gọi các tín hữu trong nước đừng biến ngày lễ Giáng Sinh thành dịp chỉ để “trao đổi cho nhau những món quà” và nhớ rằng “ Đức Kitô không thể bị thay thế và nên tập trung vào những nghi lễ Giáng Sinh của chúng ta”.

Trong bài huấn dụ mục vụ cho Mùa Vọng và Giáng Sinh của ngài, Đức Tổng Giám Mục nói rằng “không thể nào để lễ Giáng Sinh trở thành dịp để mua bán, để trao đổi những món quà, để trở thành một lễ hội của trẻ em hay những lễ lạc mang tính trần tục.”

Ngài mời gọi các tín hữu “hãy hiểu thời gian mùa Vọng như cuộc hành trình thiêng liêng hướng về Giáng Sinh và không cho phép nó bị nuốt chửng bởi bầu không khí tiêu thụ của thời đại.”

Đức Hồng Y nói rằng quang cảnh giáng sinh nên là “những bàn thờ nhỏ trong nhà, nơi cầu nguyện, phản tỉnh và có nội dung thiêng liêng sâu sắc”. Ngài cũng khuyến khích những người Guatemala giản dị hơn trong việc kỉ niệm lễ Giáng Sinh của họ bằng cách“bắt chước Chúa Giêsu, người được sinh ra, sống và chết trong sự nghèo khó.” Một người Kitô hữu tốt không bao giờ rơi vào nanh vuốt của một xã hội tiêu thụ.”

Ngài nói thêm; “Việc xem vật chất như một sự cần thiết và phải bằng mọi giá để kiếm được là một hình thức mới của sự nô lệ”

“Xin cho tất cả chúng ta nhận ra lý do khác nữa trong dịp mừng lễ này để phù hợp với niềm tin của mỗi cá nhân, gia đình, và xã hội của chúng ta” Đức Hồng Y nói
 
ĐTC bày tỏ lòng biết ơn đối ơn với Đức Cố Hồng Y Dulles
Nguyễn Quốc Tâm
08:13 15/12/2008
Tán dương chứng tá hòa hợp giữa đức tin và lý trí

VATICAN CITY, ngày 14 tháng 12, năm 2008 (Zenit.org).- ĐTC Benedict XVI kết hiệp với những người khác nói lời chia buồn đối với sự kiện ĐHY Avery Dulles qua đời. Ngài mất hôm thứ sáu ở độ tuổi 90.

Trong bức điện thư gởi cho ĐHY Edward Egan ở New York, nơi ĐHY Dulles cư ngụ, ĐTC nói Ngài trao phó linh hồn ĐHY trong tay Thiên Chúa, người Cha nhân lành.

ĐHY Dulles là con của Bộ trưởng bộ ngoại giao Mỹ Foster Dulles. Ngài theo đạo Công giáo khi đã trưởng thành, và được chọn làm hồng y mà không cần chịu chức giám mục.

ĐTC diễn tả lòng biết ơn sâu xa của Ngài đối với nền học thức sâu rộng, óc phán đoán trong sáng, và tình yêu bền bỉ đối với Thiên Chúa và Giáo Hội của ĐHY. Các điều này đánh dấu trọn sứ vụ linh mục và nhiều năm dài ĐHY đã giảng dạy và nghiên cứu thần học.

Bức điện thư tiếp tục: “Đồng thời, tôi cầu nguyện cho chứng tá đầy tính thuyết phục của Ngài đối với sự hòa hợp giữa niềm tin và lý trí sẽ tiếp tục sinh hoa kết trái cho việc hoán cải của biết bao con người và cho sự triển nở Tin Mừng trong nhiều năm sắp đến.

Người tín hữu đầy tính sáng tạo

Trong bài báo tưởng nhớ Đức Cố Hồng Y, báo quan sát viên Roma gọi Ngài là một “thần học gia đầy sáng tạo trong sự trung thành của Ngài.”

Robert Imbelli, vị giáo sư thần học cộng tác với ĐHY ở đại học Boston, nói trong bài báo rằng ĐHY Dulles – vào buổi đầu của công đồng Vatican II – đã khám phá sự phong phú vô tận của mầu nhiệm Giáo Hội bằng cách làm sáng tỏ những kiểu mẫu và các bước tiếp cận khác nhau: Giáo Hội là bí tích, là cộng đồng, là sứ giả và là người tôi tớ.”

Ngài nói tiếp: “Không giống như những nhà thần học khác vào những thập niên 1970 và 1980, Dulles không bao giờ xao lãng một sự thật, rằng mầu nhiệm của Giáo Hội luôn luôn quy hướng vào mầu nhiệm lớn lao hơn: chỉ một mình Chúa Giêsu Kitô là ánh sáng cho trần gian.

“Vào thời điểm mà một số nhà thần học dường như nhấn mạnh cách sai lệch đến chiều kích trên trời và chiều kích thế tục, thì ĐHY Dulles nhấn mạnh rằng chúng ta không được đánh mất cảm thức căn bản vào Thiên Chúa siêu việt.”

“Sự thật là người Kitô luôn được mời gọi để hành động vì công lý trên thế giới. Nhưng họ cũng được mời gọi tôn thờ Thiên Chúa là đấng muôn đời cao cả hơn mọi loài. Thần học gia Công Giáo phải là người trung thành và sáng tạo, nghĩa là họ phải tán thành việc canh tân trong khuôn khổ truyền thống.”

Sự từ bỏ cuối cùng

Trong những tháng cuối đời, ĐHY Dulles đã phải chịu chứng tê liệt liên tục vốn làm cho Ngài không nói được.

Cha Imbell nói: “Mặc dù vậy, chứng tá và niềm tin của Ngài vào Đức Giêsu, đấng Ngài gọi là ‘viên ngọc giá vĩ đại’, và một nguồn cảm hứng đối với những ai lưu tâm đến Ngài và viếng thăm Ngài, đã được biểu lộ. Nó cũng giống như việc ĐTC Benedict XVI đã làm trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ vào tháng tư vừa qua.”

Ngay trước chuyến viếng thăm của ĐTC, ĐHY Dulles đã đọc bài diễn văn cuối cùng tại đại học Fordham. ĐHY không thể nói nhưng Ngài hiện diện tại đó trên chiếc xe lăn, trong khi người khác đọc bài diễn văn thay cho Ngài.

Cuối bài diễn văn, Ngài viết rằng “đau đớn và giới hạn không phải là tai họa khủng khiếp nhất, nhưng là những công thức bình thường trong cuộc sống, đặc biệt là vào lúc tuổi già. Chúng phải được đón nhận như là những yếu tố làm nên sự tồn tại sung mãn của con người.”

Ngài viết: “ Vào độ tuổi 90, tôi vẫn có thể làm việc cách hiệu quả. Khi tôi dần trở nên tê liệt và không thể nói được, tôi có thể đồng cảm với những người bất toại và người câm trong Tin Mừng. Tôi bày tỏ lòng biết ơn đối với sự chăm sóc đầy yêu thương và khéo léo mà tôi nhận lãnh và đối với niềm hy vọng vào cuộc sống vĩnh cửu trong Chúa Kitô.”

Kết thúc bài diễn văn, ĐHY viết: “Nếu giờ đây Thiên Chúa mời gọi tôi đi vào thời kỳ yếu đuối, tôi biết rõ rằng quyền năng của Ngài có thể trở nên toàn mỹ trong sự mỏng giòn. ‘Chúc tụng danh Chúa đến muôn đời!’”

Nguyễn Quốc Tâm
 
Đức Thánh Cha lưu ý những hoang mang khẩn trương về ngày tận thế
Bùi Hữu Thư
15:44 15/12/2008

Đức Thánh Cha lưu ý những hoang mang khẩn trương về ngày tận thế



Ngài nói Chúa Kitô sắp đến, chính là tình yêu đã đến gần

VATICAN, ngày 14 tháng 12, 2008
(Zenit.org).- ĐTC Benedict XVI nói, ngay từ thuở ban đầu của đạo Công Giáo, Giáo Hội đã khuyến khích các tín hữu chờ đợi Chúa Kitô trở về trong bình lặng, thay vì với một tinh thần khẩn trương.

ĐTC nói điều này khi ngài giảng cho đám đông tụ tập tại Quảng Trường Thánh Phêrô để cầu nguyện kinh Truyền Tin buổi trưa.

ĐTC nhắc là hôm nay, Chúa Nhật Thứ Ba Mùa Vọng được gọi là Chúa Nhật "Gaudete" hay "Hãy vui mừng", "theo bài ca Nhập Lễ trong Thánh Lễ trích thư Thánh Phao lô gửi tín hữu Philiphê: ‘Anh em hãy vui luôn trong Chúa! Tôi nhắc lại: Anh em hãy vui lên! Vì Chúa đã đến gần. '"

Ngài ghi nhận rằng Thánh Phaolô giải thích ngay tại sao phải vui mừng ”’Vì Chúa đã đến gần.’ Đây là lý do để vui mừng. Nhưng ‘Chúa đã đến gần’ có ý nghĩa gì? Làm sao để hiểu rõ ‘sự gần kề’ Thiên Chúa này?”

ĐTC nói là Thánh Phaolô “hiển nhiên đang nghĩ về sự trở lại của Chúa Kitô, và ngài mời [các tín hữu thành Philiphê] vui mừng vì sự trở về của Chúa là chắc chắn. Tuy nhiên, cũng Thánh Phaolô trong thư thứ Nhất gửi cho Têsalonica, lại lưu ý là không ai biết được lúc nào Chúa trở lại và phải lưu tâm đề phòng sự khẩn trương và hoang mang, như là việc Chúa sắp đến nơi rồi.”

Do đó, Đức Giám Mục thành Rôma khẳng định, Giáo Hội đã “được Chúa Thánh Thần soi sáng, càng ngày càng hiểu nhiều hơn ‘sự gần kề’ của Chúa không phải là một vấn đề về không gian và thời gian, mà là vấn đề tình yêu: Tình Yêu đã đến gần!”

Ngài kết luận “Giáng Sinh sẽ tới để nhắc nhớ chúng ta về chân lý căn bản của đức tin chúng ta, và trước máng cỏ, chúng ta được nếm thử niềm vui Thiên Chúa, khi chiêm ngắm trên gương mặt của Hài Nhi Giêsu, Đấng đến gần chúng ta vì tình yêu.”
 
Tòa Thánh công bố huấn thị về đạo đức sinh học: “Phẩm giá con người”
John Bosco Nguyễn Hoàng Thương
16:18 15/12/2008
Sáng hôm 12/12/2008, Văn phòng Báo Chí Tòa Thánh Vatican đã công bố Huấn thị của Thánh bộ Giáo lý Đức tin mang tên “Dignitas Personae” (Phẩm giá con người) về các vấn đề liên quan đến đạo đức sinh học. Huấn thị được công bố bằng các ngôn ngữ: Anh, Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, và Ba Lan.

Tham dự cuộc họp báo có Đức Tổng Giám Mục Luis Francisco Ferrer Ladaria, Dòng Tên, Tổng Trưởng Thánh bộ Giáo lý Đức tin và Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella, Chủ tịch Hàn lâm viện Giáo hoàng về Sự Sống; Giám Mục Elio Sgreccia, Chủ tịch danh dự của Hàn lâm viện Giáo hoàng về Sự Sống; và Giáo sư Maria Luisa Di Pietro, giáo sư trợ tá về đạo đức sinh học tại Trường Đại học Thánh Tâm, Rôma đồng thời là Chủ tịch Hiệp hội "Khoa học và Sự sống".

Đức Tổng Giám Mục Ladaria khẳng định rằng huấn thị này là thành quả nghiên cứu mà Thánh bộ Giáo lý Đức tin thực hiện vào năm 2002 dựa trên các vấn đề mới về đạo đức sinh học với mục tiêu mang lại sự cập nhật cho huấn thị "Donum vitae" (Hồng ân Sự sống - 1987) của thánh bộ này. Tài liệu được Đức Giáo hoàng phê chuẩn "được hình thành theo thể thức huấn quyền thông thường của người kế vị Thánh Phêrô" và "là giáo huấn về tự nhiên ".

Huấn thị này "khuyến khích nghiên cứu y sinh học, vốn tôn trọng phẩm giá và sự sinh sản của tất cả mọi người... Đồng thời, không loại trừ các kỹ thuật y sinh học khác là trái đạo đức và có thể bị cáo buộc là chứa đựng nhiều điều cấm kỵ. Tuy nhiên, đối diện với cáo buộc có thể có này, thật cần thiết để nhấn mạnh rằng Giáo Hội cảm thấy có trách nhiệm nói thay những người không có tiếng nói".

Đức Tổng Giám Mục Fisichella lưu ý rằng tài liệu "cố gắng diễn tả theo quy tắc của Giáo Hội, về thẩm quyền đóng góp vào việc giáo dục lương tâm, không chỉ của các tín hữu, mà còn của những người lắng nghe những luận cứ được trình bày và tranh luận về chúng. Đây là một hình thức can dự như là sứ mệnh của Giáo Hội và không những cần được lắng nghe một cách chính đáng, mà còn rất cần thiết trong một xã hội đa nguyên, thế tục và dân chủ ".

Giáo sư Di Pietro lưu ý là trước khi khảo sát các vấn đề liên quan có trong tài liệu, chẳng hạn như các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, thụ tinh trong ống nghiệm, sự phôi thai và đông lạnh phôi và trứng, biến đổi phôi, và chẩn đoán trước cấy ghép thì "thật cần thiết để nhớ đến ba điều tốt lành căn bản ảnh hưởng đến mỗi quyết định”:

- Công nhận phẩm giá con người của mỗi con người từ khi thụ thai đến khi chết đi theo cách tự nhiên, với tính chất chủ quan hợp lý của quyền sống và tính toàn vẹn về thể lý.

- Tính duy nhất của hôn nhân, vốn mang trong nó sự tôn trọng lẫn nhau về quyền của các cặp vợ chồng trở thành cha mẹ duy chỉ thông qua người bạn đời của mình.

- Những giá trị đặc trưng của con người về tính dục "đòi hỏi rằng sự sinh sản một con người phải được khao khát như là hoa quả của hoạt động phối ngẫu trong tình yêu giữa vợ chồng".

Đức Giám Mục Sgreccia giới thiệu đến phần thứ ba của tài liệu nói đến các đề xuất mới về các liệu pháp có liên quan đến sự thao tác trên phôi mầm hay tính di truyền của con người: "Bản văn đưa ra được sự cần cần thiết ghi nhớ một phân biệt căn bản: theo lý thuyết, liệu pháp di truyền (gien) có thể được áp dụng đối với các tế bào thân (somatic cells) chữa bệnh một cách trực tiếp hoặc đối với các tế bào phôi mầm (germinal cells)". Nhưng liên quan đến các tế bào phôi mầm "không thể can thiệp khi không tồn tại một kỹ thuật an toàn", ngài nhấn mạnh, "bởi vì nó có thể đưa đến nguy cơ làm biến dạng gien di truyền kế thừa của thế hệ tương lai".

Cựu Chủ tịch của Hàn lâm viện Giáo hoàng về sự sống khẳng định rằng "sự phân biệt giữa sinh sản vô tính và chữa bệnh vô tính là không thể biện hộ được và vì thế cũng luôn luôn bao hàm sự sinh sản".
 
Trường đại học Dòng Tên ở Manila khai trương Trung tâm Giáo dục Pháp luật
Trần Hoàn Chỉnh
23:02 15/12/2008
MANILA, Philippines – Vào ngày 10 tháng 12, các Giêsu hữu phụ trách đại học Ateneo ở Manila hôm thứ tư đã khai trương một Trung tâm Nghiên cứu và Giáo dục pháp luật được đặt theo tên của cha Joaquin Bernas SJ, Giáo sư danh dự của Khoa luật Ateneo (ALS) ở thành phố Makati. Cha Bernas là thành viên của Ủy ban hiến pháp năm 1986 và chính ủy ban này đã phác thảo ra bản Hiến pháp hiện nay của Philippine.

Trung tâm sẽ là một đơn vị đặc biệt của Khoa Luật Ateneo và sẽ nơi cung ứng các chương trình giáo dục pháp luật như tổ chức các chuỗi giáo dục pháp luật, đảm trách việc nghiên cứu pháp luật và xuất bản các ấn phẩm luật hay những vấn đề pháp lý quan trọng liên quan.

Cha Bernas đã phục vụ trên cương vị là trưởng khoa của Khoa Luật Ateneo, chủ tịch của trường đại học Ateneo Manila từ năm 1984 đến 1993, thành viên của ủy ban soạn thảo hiến pháp do tổng thống Corazon Aquino thành lập năm 1986, bề trên giám tỉnh của Dòng Tên tại Philippines và giám đốc sở giao dịch chứng khoán Philippine.

Sau khi từ nhiệm trưởng khoa luật năm 2004, cha Bernas được mời làm Trưởng khoa danh dự của Khoa Luật. Ngài cũng tiếp tục giảng dạy luật hiến pháp và công pháp quốc tế cho các sinh viên năm I và II. Ngài nhận được nhiều sự tín nhiệm với tư cách là một chuyên gia luật độc lập, công tư phân minh và là một diễn giả thường xuyên trong các hội thảo và hội nghị về pháp luật.

Ngài cũng là tác giả của nhiều sách và bài viết về luật được xuất bản và được các luật sư cũng như sinh viên ở Philippines sử dụng rộng rãi. Những tác phẩm đã được xuất bản của ngài thường được sử dụng để viện dẫn trong những phán quyết của Tòa án tối cao Philippin cũng như của các thẩm phán trong các tòa án cấp dưới.

(Nguồn: Theo sjweb.info)
 
Top Stories
Ora tocca a Vinh Long: si abbatte un monastero per fare un parco
Asia-News
13:25 15/12/2008
Come già accaduto per la ex delegazione apostolica ed il terreno della parrocchia di Thai Ha, le autorità locali prima tentano di cedere a privati beni dei quali si sono impadronite, poi, davanti alle proteste, ne fanno un parco.

Hanoi (AsiaNews) – Dopo la ex delegazione apostolica e Thai Ha, ora tocca al monastero di San Paolo di Vinh Long, delle suore della carità di San Vincenzo De Paoli, ad essere abbattuto (nella foto), per farne un parco pubblico. Appropriarsi di beni ecclesiastici e trasformarli in parchi sembra stia diventando una linea politica delle autorità vietnamite, O magari una vendetta, perché le proteste dei cattolici non hanno consentito di concedere a privati quei terreni.

L’annuncio della nuova destinazione del terreno del monastero distrutto è stato dato dal Comitato del popolo della provincia di Vinh Long nel corso di una conferenza stampa, tenuta il 12 dicembre. L’annuncio ha fatto seguito alle consuete accuse di questi casi contro le suore. Esse “sfruttano la libertà religiosa per ispirare proteste contro lo Stato della Repubblica socialista del Vietnam e di conseguenza danneggiare l’unità del popolo”.

L’attacco governativo è arrivato dopo l’inizio delle proteste delle suore, che a maggio avevano saputo del progetto del governo locale di trasformare il loro monastero in un albergo a cinque stelle.

In una lettera del 18 maggio, indirizzata a sacerdoti, religiosi e laici, il vescovo di Vinh Long, Thomas Nguyen Van Tan ripercorreva la storia della controversia. “Il 7 settembre 1977 – scriveva – può essere visto come il giorno del diasastro per la nostra diocesi”. “Quel giorno le autorità locali hanno mobilitato le loro forze di sicurezza per bloccare e assalire il Collegio della Santa Croce, il monastero di San Paolo ed il seminario maggiore. Poi si sono impadroniti delle proprietà ed hanno arrestato coloro che si occupavano degli edifici. Io stesso – sottolineava il vescovo – sono stato uno degli arrestati”.

“Invano, in seguito, rappresentanti del superiore provinciale delle Suore della carità di San Vincenzo De Paoli e l’ufficio del vescovo hanno inviato petizioni alle autorità locali e nazionali. Ad esse non è mai stato risposto”. “Recentamente – proseguiva la lettera – il governo locale ha emanato un decreto per costruire un albergo su un terreno di 10.235 metri quadrati di proprietà delle suore”.
 
Blog boom big test for Vietnam government
Ben Stocking - AP
13:44 15/12/2008
Officials seem to be losing patience and say that they are preparing some new rules

BY BEN STOCKING THE ASSOCIATED PRESS

HANOI, Vietnam -- Last fall, when police clashed with Catholic protesters over confiscated church land, the Vietnamese public didn't need to rely on the sanitized accounts in the government-controlled media. Citizens could read all about it on the blogs.

The photos and translated Western news reports about last September's outlawed prayer vigils were posted in a Vietnamese blogosphere where anything goes -- from drugs, sex, marriage and AIDS to blunt criticism of the communist government.

Until now, the government has generally taken a hands-off attitude. But officials at the Ministry of Information and Communications appear to be losing patience. They say they are preparing new rules that would restrict blogs to personal matters -- meaning no politics.

Blogs and unlicensed news Web sites have taken on added weight since a crackdown on journalists cast a chill over Vietnam's mainstream media.

In June, two journalists who had aggressively covered a major government corruption case were arrested and one of them was sentenced to two years in prison. Four others had their press cards revoked after running front-page stories decrying the journalists' arrests.

The bloggers were quick to react.

"We fought two wars to free ourselves from the shackles of imperialism and colonialism, all in the hope of having basic human rights," wrote Vo Thi Hao, a novelist and painter, on her self-titled blog. "Even the French colonial government allowed private media, opposition parties and free expression."

Such sentiments would never appear in Vietnam's state-controlled media, which are dominated by admiring stories of the country's leaders or dull accounts of the bureaucracy at work.

In the reporting of the vigils organized by the Catholic Church to demand the return of lands seized decades ago, the state media portrayed the protesters as lawless, while the bloggers portrayed them as principled and brave.

"I get information from the blogs that I could never find in the state media," said Nguyen Thu Thuy, a blogger who delves into her religious beliefs and family life. "Everybody has the right to free expression," she said in an interview.

Roughly 20 million of Vietnam's 86 million citizens use the Internet, according to the latest government figures. While high-profile bloggers are concentrated in the big cities, cyber-cafes can be found in all but the most remote corners of the country.

Any public criticism of the government would have been unthinkable a few years ago, but today's bloggers are sometimes scathing.

A popular Ho Chi Minh City blogger known as Osin recently chided Vietnam's top-ranking officials for chartering airplanes to fly to international meetings.

"A head of state should not use a chartered plane to show off," he wrote, pointing out that when the prime minister of Thailand visited Vietnam, he came on a commercial flight. "A politician's reputation does not depend on whether he can fly around in a big plane. It depends on whether he values the taxpayers' money."

Information and Communications Ministry officials did not reply to an interview request from The Associated Press.

Vietnam has yet to go as far as neighboring China does in suppressing undesirable Internet content. It blocks some Web sites run by overseas Vietnamese that the government views as a political threat. But it has not hindered access to Yahoo 360, a blogging platform that is extremely popular with young Vietnamese.

"It's interesting that they've chosen not to block it," said Rebecca MacKinnon, a professor at the University of Hong Kong who has written about China's Internet policies. "One assumes it's because they don't want to deal with the blowback it would cause."

Still, the government occasionally tries to make an example of those who go too far. A blogger known as Dieu Cay was charged with tax evasion after encouraging people to protest at the Olympic torch ceremonies in Ho Chi Minh City shortly before the Beijing games last summer. He criticized China's policies in Tibet and the Spratly Islands, an archipelago in the South China Sea that is claimed by both China and Vietnam.

Vietnam's government is particularly sensitive to anything it regards as fomenting public protests, and also is wary of upsetting its giant northern neighbor.

Some bloggers say the government has failed to keep up with the spread of blogging, and think it's too late to roll it back.

"The government doesn't have the technology or the manpower to control all the bloggers," read a posting on TTX Vang Anh, a popular self-styled citizens' "news agency."
 
Chine: Shanghai célèbre le 400e anniversaire de son évangélisation
Eglises d'Asie
14:01 15/12/2008
Chine: Shanghai célèbre le 400e anniversaire de son évangélisation

Le 6 décembre dernier, à l’issue de neuf mois de célébrations autour de l’anniversaire de son évangélisation, quatre siècles plus tôt, le diocèse de Shanghai a clôturé les festivités par l’ordination de deux nouveaux prêtres, Joseph Li Gangyao et Joseph Xu Ruhao. En présence de plus de 2 000 catholiques rassemblés dans la cathédrale St Ignace, au centre de la métropole chinoise, Mgr Joseph Xing Wenzhi, évêque auxiliaire « officiel » de Shanghai, a concélébré la messe d’ordination avec 87 prêtres (1). Avec l’ordination du P. Joseph Li, le diocèse de Shanghai compte désormais 75 prêtres, le P. Joseph Xu étant ordonné lui pour le diocèse de l’Anhui.

Au cours de la célébration, Mgr Xing a insisté sur la continuité du travail d’évangélisation: « Notre mission ne s’arrête pas aujourd’hui, mais, au contraire, elle prend un nouvel élan afin d’annoncer l’Evangile à tous ceux qui n’en ont jamais entendu parler. » Le prélat a également encouragé ses fidèles à se laisser guider par l’esprit évangélique de St Paul en cette année consacrée à l’apôtre. Aux deux nouveaux prêtres, l’évêque a conseillé d’apprendre à être de bons bergers à l’exemple du Christ, « venu non pour être servi mais pour servir » et « pour rechercher la brebis perdue ».

Le P. Li nouvellement ordonné a confié à l’agence Ucanews, le 8 décembre, qu’il était certain que de nombreux catholiques avaient prié pour lui et qu’il « ne ménager[ait] pas sa peine au service de la mission, pour les en remercier ». Il a ajouté qu’il désirait prendre comme modèles les premiers missionnaires en Chine.

Mgr Aloysius Jin Luxian, évêque de Shanghai, aujourd’hui très âgé et souffrant, ne pouvait pas être présent à la cérémonie mais il a demandé aux catholiques d’intensifier leurs efforts d’évangélisation afin de faire de cette année anniversaire, un temps fort. Dans une Lettre pastorale de décembre 2007, il avait déjà incité ses fidèles à donner un nouveau souffle à leur spiritualité, tout spécialement en répondant à l’appel du pape de prier Notre-Dame de Sheshan, le 24 mai, date de la fête de ce célèbre sanctuaire marial (2).

L’Eglise catholique de Shanghai a été fondée en 1608 lorsque Paul Xu Guangqi, le premier catholique shanghaien, a invité le jésuite italien Lazare Cattaneo à venir prêcher dans la ville. Environ 200 personnes ont reçu le baptême durant les deux ans de présence du prêtre, et la première église catholique fut construite près de Xujiahui, où se trouve aujourd’hui la cathédrale de Shanghai.

Les temps forts des célébrations du diocèse, qui ont débuté le 1er mars 2008, ont consisté essentiellement en pèlerinages au sanctuaire de Sheshan en mai, et en séminaires d’évangélisation ou d’études de la spiritualité paulinienne en septembre. En préparation à cet anniversaire de 2008, le diocèse avait déjà lancé une année de formation à l’évangélisation pour 80 laïcs catholiques. Le 19 janvier, chaque participant a reçu un certificat à l’issue d’une série de cours sur la Bible, l’histoire de l’Eglise, la théologie, la liturgie et les méthodes d’évangélisation.

D’autres manifestations ont eu lieu, toujours en hommage à l’histoire de l’Eglise de Shanghai, comme la réalisation d’une exposition photographique en octobre dernier, à la cathédrale, exposition qui tournera ensuite dans trente paroisses jusqu’au 30 mai 2009.

Dans un autre registre, le tout premier concert choral du diocèse a rassemblé un millier de spectateurs à la cathédrale, le 15 novembre dernier. Le P. Antonius Li Xiaowei, organisateur du concert, a déclaré à Ucanews que chacun des six doyennés ou groupes paroissiaux du diocèse avait fait participer une chorale au grand concert. Les cantiques avaient été regroupés sous les thèmes « Se souvenir du passé », « Remercier pour le présent », « Se tourner vers l’avenir ».

Parmi les exemples de chants dans la première catégorie, le prêtre a cité l’hymne Sicut cervus (« Comme une biche qui recherche l’eau vive »), interprété par une chorale de jeunes, et La chanson du Berger, un cantique chinois chanté par un petit chœur de prêtres. Ces hymnes décrivent comment les premiers missionnaires « ont apporté la Bonne Nouvelle en Chine, mais ont été parfois empêchés d’entrer dans le pays », a-t-il expliqué. « Nous, Chinois, sommes devenus assoiffés de Dieu, comme la biche qui recherche l’eau vive. »

(1) Il n’existe pas de statistiques fiables de l’Eglise catholique en Chine. Shanghai serait le plus important des diocèses du pays, 160 000 catholiques et 82 églises enregistrées – données qui ne tiennent pas compte de la partie « clandestine » de l’Eglise à Shanghai.

(2) Sheshan, sanctuaire marial très visité par les catholiques chinois, se trouve sur le territoire du diocèse de Shanghai, à quelques km de la mégapole. La Vierge y est invoquée sous le vocable « Notre-Dame secours des chrétiens ». En 2008, le pape Benoit XVI a instauré le 24 mai, fête du sanctuaire de Sheshan, Journée mondiale de prière de l’Eglise en Chine. Voir EDA 484, notamment au sujet des limitations par les autorités de l’ampleur des pèlerinages mariaux à Sheshan.

(Source: Eglises d'Asie, 15 décembre 2008)
 
Now it is Vinh Long’s turn as park is set to replace monastery
Asia-News
16:49 15/12/2008
Like in the cases of the ex apostolic delegation compound and Thai Ha parish land, local authorities plan to turn Church property into a park after their attempt to sell it to private interests generates protests.

Hanoi (AsiaNews) – After the former apostolic delegation compound and parish land in Thai Ha, the St Paul Monastery of the Sisters of Charity of St Vincent de Paul (pictured) is slated for demolition to give way to a public park. Ostensibly Vietnamese authorities appear to have adopted a policy of turning Church property into green spaces. Or perhaps it is a vendetta against local Catholics whose protests prevented them from selling the land to private interests.

In a press conference last Friday Vinh Long Provincial people’s Committee announced that the monastery would be torn down. As is often the case under such circumstances the announcement was accompanied by traditional charges against the sisters, namely of “taking advantage of religious freedom to inspire protests against the Socialist Republic of Vietnam, and hence damage the unity of the people.”

The government attack came following protests by the women religious when they found out that local authorities were planning to turn the monastery into a five-star hotel.

In a letter dated 18 May 2008 sent to priests, men and women religious and the laity, Mgr Thomas Nguyen Van Tan, bishop of Vinh Long, went over the history of the controversy.

“7 September 1977 was a day of disaster for the Diocese of Vinh Long,” the bishop wrote.

“On that day local authorities mobilised their security forces to blockade and raid Holy Cross College, St. Paul monastery, and the Major Seminary. They then proceeded to seize the properties and arrest those in charge of the facility. I myself was among those arrested.”

“The representatives of the Provincial Superior of the Sisters of Charity of St Vincent de Paul and the Bishop’s Office repeatedly sent petitions to local and central governments, but never got an answer.”

“Recently, Vinh Long provincial authorities issued a permit for a hotel to be built on the 10,235 m2 of land owned by the Sisters of Sisters of Charity of St Vincent de Paul,” the letter said.
 
Redemptorists to face expulsion from Hanoi
J.B. An Dang
22:28 15/12/2008
Church-state tension threatens to boil over again after the capital government has demanded the Vietnam Conference of Catholic Bishops to transfer Redemptorists out of Hanoi.

It is the urgent demand against “Mr. Chairman of the Vietnam Conference of Catholic Bishops” and “Mr. Redemptorist Provincial Superior” that Hanoi Redemptorists “must be transferred out of the area of the capital,” wrote the chairman of Hanoi in an official correspondence signed on Friday Dec. 12.

In the correspondence, sent to Bishop Peter Nguyen Van Nhon of Dalat diocese - the president of the Vietnam Conference of Catholic Bishops; and to Fr. Vincent Nguyen Trung Thanh - the Vietnam Redemptorist Provincial Superior, Nguyen The Thao accused Hanoi Redemptorists of “smearing the system of justice in Vietnam” asking for their transfer out of his area.

Thao stated that the trial against 8 parishioners of Thai Ha on Dec. 8 was “fair and conforming to the law”. He accused in particular Redemptorist Fr. John Nguyen Ngoc Nam Phong of “insulting and ridiculing the court” by saying that it was “a court of devils.”

Threatening legal actions against Fr. Nam Phong, Thao demanded Bishop Peter Nguyen and Fr. Vincent Nguyen to immediately transfer out of his area Fr. Mathew Vu Khoi Phung, the superior of Hanoi Monastery; Fr. Peter Nguyen Van Khai; Fr. Joseph Nguyen Van That; and Fr. John Nguyen Ngoc Nam Phong.

It is not the first time Nguyen The Thao has put before Vietnamese Bishops such a demand. Just three months ago, in the letter dated Sep. 23, 2008, sent to Vietnamese Bishops during their annual conference at Xuan Loc, Thao asked the conference to consider and duly reprimand, pursuant to the Church’s discipline, archbishop Ngo Quang Kiet and Hanoi Redemptorists for what he described as “inciting riots, falsely accusing the government, disrespecting the nation, breaking and ridiculing the law, instigating others to violate it.”

In particular, he asked the conference to “punish severely” and to “transfer them out of Hanoi’s area”. The bishops have answered him by defending Hanoi's prelate, Redemptorists, and their flock. "They have not done anything against current Church Canon Law," bishops confirmed.

The latest move from Hanoi government has worried parishioners of Thai Ha. “After the trial, our troubles have not ended. I realise they are just the beginning,” said Lan Tran a parishioner.

For many Catholics in Hanoi, the reason underneath this extremely begrudging move is that the local government seems to be upset with people’s reactions after the trials. It seems the trial has turned the table around for the eight defendants whose courage has become symbolic of defiance and grace under fire. They are viewed as heroes in the eyes of their fellow countrymen while the Vietnam government -the accuser- now becomes the accused for imposing such an unjust, immoral and unconstitutional on its citizens. Bishops have publicly praised them as witnesses of truth and faith, and thanksgiving Masses have been celebrated throughout the country.

However, others attribute the move for the revenge of government officials for their loss of economic interests after the plots of land at Thai Ha and at the nunciature have been bulldozed for public parks.
 
Vietnam: prison avec sursis pour huit catholiques militants
APIC
22:46 15/12/2008
APIC 15-12-2008 - Le Tribunal populaire de l'arrondissement de Dông Da, à Hanoi, au Vietnam, a rendu lundi 8 décembre son verdict dans l'affaire de huit catholiques qui s'étaient introduits dans une ancienne propriété de leur paroisse accaparée par l'Etat.

Les huit fidèles de la paroisse de Thai Ha étaient poursuivis pour «destruction de biens et troubles à l'ordre public». Sept d'entre eux ont été condamnés à des peines de 12 à 15 mois de prison avec sursis. Le huitième a fait l'objet d'un avertissement.

Au cours des interrogatoires de la matinée du lundi, aucun des huit accusés ne s'est déclaré coupable.

A la sortie du tribunal, les huit militants pour la justice et la vérité, comme on les appelle sur place, et leur avocat ont été applaudis et acclamés à grands cris par près d'un millier de catholiques massés devant le tribunal depuis le matin.

Les huit fidèles comparaissaient devant le tribunal sous un double chef d'accusation: «Destruction de biens et troubles à l'ordre public», à l'exception de l'une d'entre eux, uniquement accusée de «troubles à l'ordre public».

La première accusation faisait référence à des faits ayant eu lieu le 15 août dernier. Les fidèles s'étaient frayé un passage dans une clôture et avaient pénétré dans une propriété de la paroisse accaparée par l'Etat.

Les troubles de l'ordre public auraient été occasionnés par les rassemblements de prière organisés devant cette propriété, puis à l'intérieur, depuis le mois de janvier dernier.

(Source: apic http://www.bonnenouvelle.ch/20081215849/breves/vietnam-prison-avec-sursis-pour-huit-catholiques-militants.html )
 
Vietnam sloopt klooster - Việt nam chiếm đất tu viện Vĩnh Long (tiếng Hòa Lan)
Katholiek Nieuwsblad
22:49 15/12/2008
Maandag, 15 december 2008 - Terwijl de spanningen in Vietnam oplopen over eigendomsconflicten tussen de katholieke Kerk en de overheid, heeft het stadsbestuur van Vinh Long een voormalig klooster laten slopen, melden Vietnamese bronnen.

Het communistische stadsbestuur van de zuidelijke stad Vinh Long heeft vorige week onverwacht het voormalige klooster van de liefdezusters van Vincentius a Paulo laten slopen. Het kloosterterrein, dat ruim een hectare beslaat, moet een park worden, heeft het stadsbestuur laten weten.

Tegelijkertijd zijn de zusters ervan beschuldigd “de vrijheid van godsdienst te misbruiken om protest te organiseren tegen de staat en daarmee schade te berokkenen aan de eenheid van het volk”.

De bekendmaking volgt op maandenlang protest van de zusters tegen een eerder voornemen het klooster te laten wijken om er een vijf sterrenhotel te bouwen.

In een brief heeft bisschop Thomas Nguyen Van Tan zijn gelovigen van het langlopende conflict op de hoogte gebracht. Hij vertelt daarin hoe het St.-Paulusklooster, het Heilig Kruiscollege en het groot-seminarie op 7 september 1977, nog geen twee jaar na de val van Saigon, door het leger is geconfisceerd.

Sindsdien hebben zowel het bisdom als de zustercongregatie onophoudelijk teruggave van de eigendommen geëist, zonder ooit echter antwoord te hebben gekregen.

Nadat de bisschop bevestiging had gekregen dat de overheid een hotel wilde laten bouwen op het voormalige kloosterterrein, mobiliseerde hij zijn priesters en gelovigen om vurig te bidden om gerechtigheid. De overheid sommeerde echter tegelijkertijd buurtbewoners krachtig actie te ondernemen tegen degenen die de bouw eventueel zouden proberen te verhinderen.

“Het verlies van hun klooster is een zwaar lijden voor de zusters die als sinds 1871 in Vinh Long zijn en onophoudelijk van dienst zijn geweest in de drie zuidelijke provincies”, aldus zuster Marie Nguyen uit Ho-Chi-Minhstad.

“Hun klooster is ook gebruikt als een weeshuis, en zij wilden het juist terughebben om er weer een weeshuis van te maken. De nood aan zo’n instelling is dringender dan ooit nu hiv en drugs meer en meer slachtoffers maken. Het blijkt nu dat terwijl de Kerk op allerlei manieren de mensen probeert te helpen, deze regering hen juist de rug toekeert.”

Afgelopen zaterdagnacht verzamelden zich meer dan 5000 gelovigen bij het redemptoristenklooster in de Ho-Chi-Minhstad, de voormalige Zuid-Vietnamese hoofdstad Saigon. Zij hielden een gebedswake uit dankbaarheid en solidariteit met de redemptoristenparochie in Hanoi, waar vorige week een proces werd gehouden tegen acht parochianen. Met de gebedswake werd massaal een verbod genegeerd dat door het stadsbestuur was opgelegd op het houden van gebedswaken.

Het verloop van het proces is als een lopend vuurtje door Vietnam gegaan. Vooral het feit dat de acht hebben volgehouden onschuldig te zijn terwijl de media hen als schuldig hebben afgeschilderd is snel rondgegaan. “de moed van de acht is een symbool geworden van de weerstand en de genade onder druk. Zij worden door hun landgenoten gezien als helden terwijl de regering, de aanklager, nu beklaagde wordt wegens haar onrechtvaardige, immorele en ongrondwettelijk handelen jegens haar burgers”, aldus een priester uit Hanoi. “Een paar maanden geleden had niemand ooit van de beklaagden gehoord. Nu hoor je hun namen overal en vraagt iedereen zich af waar zij de moed vandaan halen ‘basta’ te zeggen tegen een van de meest dictatoriale regimes ter wereld.” (KN)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hơi ấm Noel cho bệnh nhân phong tại trại Cẩm Thủy, Thanh Hóa
Nhật Vy
05:41 15/12/2008
HƠI ẤM NOEL CHO BỆNH NHÂN PHONG TRẠI CẨM THUỶ - THANH HOÁ

“Cảnh đẹp, nhà xinh, nhưng người thì …xấu xí sứt sẹo...” Đó là lời tâm sự buồn đến não ruột của một bệnh nhân phong cùi trại Cẩm Thủy, được xây dựng dọc theo dãy núi đá vôi hẻo lánh thuộc xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hoá. Quả thế, giữa cảnh núi rừng nên thơ hữu tình là những con người bất hạnh, lặng lẽ âm thầm với kiếp sống khổ đau do cơn bệnh quái ác đã cướp đi một phần thân thể của họ...

Làm sao khỏi xót xa khi nghĩ đến những mảnh đời như thế ? Làm sao xoa dịu nỗi đau triền miên đang từng ngày gặm nhấm họ ?

Những câu hỏi đó xâu xé từng người chúng ta. Và cũng vì những câu hỏi đó mà hằng năm, mỗi độ đông tàn, khi Noel gần về và tết sắp đến, một phái đoàn đông đủ thành phần dân Chúa giáo phận Thanh hoá thực hiện những chuyến xuất hành tình thương, đến với những cuộc đời u tối đen bạc.

Ngày 13.12.2008, trên 120 người gồm linh mục, nữ tu, chủng sinh, ứng sinh, giáo dân và sinh viên, do Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh dẫn đầu, xuất phát từ Toà Giám Mục Thanh hoá, đã vượt qua một quãng đường dài trên 80 cây số, tiến về miền núi gập ghềnh, chênh vênh, để viếng thăm bệnh nhân phong trại Cẩm Thủy. Cùng tham gia còn có nhóm thiện nguyện của chị Anna Thu đến từ Toronto, Canada. Với thời gian hoạt động trên 10 năm, nhóm này đã từng giúp đỡ trẻ em mồ côi, khuyết tật, già cả neo đơn, thiếu nữ lỡ lầm và các bệnh nhân phong.

Chuyến đi đã bắt đầu bằng lời nhắc nhở kêu gọi của Đức cha Giuse: “Chúng ta đem tình thương và hơi ấm Noel đến cho bệnh nhân phong. Hãy làm tất cả những gì chúng ta có thể làm cho những người không may mắn như chúng ta. Một phần quà vật chất không đáng là bao nhưng qua đó chúng ta nói lên tấm lòng của chúng ta đối với các bệnh nhân phong...” Ngài cũng căn dặn nhắc nhủ mọi người đừng có bất cứ thái độ bất cẩn nào khiến bệnh nhân buồn khổ vì mặc cảm phong cùi.

Rồi năm chiếc xe đã nối đuôi nhau lên đường trong tiếng hát đầy nhiệt huyết của các bạn trẻ sinh viên và ứng sinh. Đến nơi khoảng 10g30, phái đoàn đã đến thăm đại diện ban giám đốc trại, gặp gỡ các bệnh nhân phong. Một quang cảnh tuyệt đẹp: những ngón tay trắng trẻo trơn tru đan chặt những ngón tay co quắp…những nụ cười rạng rỡ kề sát những nụ cười méo mó…những bàn tay ân cần mớm miếng xôi, miếng bánh mì cho những người chỉ còn cánh tay trơ trụi…

Tiếng đàn, tiếng hát vang dội cả một không gian rộng lớn, vọng sâu vào vách núi vốn dĩ lặng câm…Có giọng ca của nữ bệnh nhân với nhạc phẩm “Người ơi người ở đừng về” được hát lên với cả tấm lòng…Một người khiếm thị run run nói với phái đoàn: “Con tưởng rằng sau vụ việc vừa qua (Toà Khâm Sứ và Thái Hà), các cha, các thầy, các soeurs sẽ không bao giờ đến đây nữa. Thế mà sáng nay, khi nghe tiếng xe chạy vào, con nghe nói đó là xe của các cha, con mừng đến nỗi chân run đi không vững…Con mong các cha, các thầy, các soeurs tiếp tục đến thăm chúng con khi có dịp”. Giọng nói ông nghẹn ngào, và lòng chúng tôi thì rưng lệ…Món quà lớn nhất dành cho họ hôm nay không phải là: chăn, chiếu, gối màn, cá khô, nước mắm hay phong bì tiền…nhưng chính là sự hiện diện đầy thân thương, là tấm lòng ưu ái thực sự dành cho họ, bất chấp những gì không tưởng đang diễn ra từng ngày. Chúng tôi muốn nói thật lớn với người ấy cũng như các bệnh nhân phong rằng, sẽ không có gì ngăn cách được, sẽ không có gì cản trở trên con đường từ trái tim đến trái tim. Lòng bác ái Kitô giáo vượt trên tất cả những hiềm khích, hận thù…

Điều đó đã được thể hiện cách sống động trong bữa ăn trưa. Không hề phân biệt ai là bệnh nhân ai là người thăm viếng tất cả đều “ăn cùng một bánh, uống cùng một chén”. Cùng ăn, cùng hát gần hai tiếng đồng hồ, rồi phái đoàn đã phân tán mỏng đến từng phòng, từng nhà của bệnh nhân để dọn dẹp. Nhà tranh vách đất bỗng rộn rã niềm vui của những người được viếng thăm. Có người còn phấn khởi “khoe” với chúng tôi rằng ngôi nhà mới bằng vôi xanh là do nhóm thiện chí của Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt đã thực hiện cho họ.

Không những chỉ có nhóm của Đức cha Đạt, không nhưng chỉ có Toà Giám Mục Thanh hoá, hầu hết là công giáo, viếng thăm tặng quà ủy lạo. Người phong trại Cẩm Thủy vẫn luôn là đối tượng tình thương của những ân nhân không đến được nhưng năm nào cũng gửi quà về, chẳng hạn như nhóm “bạn những người cùi, các ân nhân của giáo xứ VN/Paris, cộng đồng VN tại Munchen, Đức Quốc, Thụy sĩ qua trung gian của ông Phan đức Thông. Phải chăng trại phong Cẩm Thủy là điểm hẹn của những người muốn mở rộng vòng tay yêu thương ?

Và con tim đã vui trở lại” với những người bệnh phong: những đôi chân khập khiễng vội vã ra vườn hái từng quả táo, chặt từng khúc mía để những người trẻ thiện chí dùng đỡ khát, mỗi người một việc hăng hái, người quét cao, kẻ quét thấp, lau nhà, rửa chén, dọn nhà vệ sinh, chuồng trâu, chuồng bò... Các bệnh nhân thì luôn miệng nói với chúng tôi rằng, hôm nay họ rất vui. Làm sao không vui được “khi chúng tôi quyết tâm mang đến cho họ một tình thương thật sự mà Vị Chúa Tình Yêu đã dạy chúng tôi phải biết trao ban.

Rời khỏi nơi ấy trong sự lưu luyến của những cánh tay thương tật, những bước chân đi không vững ra tận ngõ để thay lời cám ơn. Mỗi người mang một kỷ niệm riêng, nhưng hẳn tất cả đều nhủ lòng sẽ trở lại nơi đây, để làm cho “con tim vui trở lại”, không chỉ là con tim của những người khổ đau, bất hạnh; nhưng là chính cõi lòng của tất cả mọi người, sẽ được rọi soi bằng ánh lửa của tình yêu, của lòng thương cảm. Để trong tâm hồn kẻ ở cũng như người đi, sẽ đọng lại những kỷ niệm khó quên về một Tình Yêu Không Biên Giới…
 
Tĩnh Tâm Liên Ca Đoàn tại Giáo Xứ CTTĐ/VN Arlington, VA
Bùi Hữu Thư
18:55 15/12/2008

Tĩnh Tâm Liên Ca Đoàn tại Giáo Xứ CTTĐ/VN Arlington, VA



Arlington, VA, ngày 14/12/2008:
Để chuẩn bị mừng Chúa Giáng Sinh, giáo xứ CTTĐVN Arlington VA, đã tổ chức các cuộc tĩnh tâm và giảng phòng cho giáo dân, các đoàn thể và ca đoàn trong giáo xứ. Cha xứ Nguyễn Đức Vượng đã mời cha giáo Mátthêu Nguyễn Khắc Hy đến giảng phòng cho toàn thể giáo dân trong ba ngày Thứ Ba 9/12, Thứ Tư 10/12 và Thứ Năm 11/12. Cha Vượng cũng mời cha Giuse Đinh Nghị, O.P. giảng cho giới trẻ (Thanh Sinh Công và Huynh Trưởng Thiếu Nhi ngày Thứ Sáu 12/12; Ban Giảng Viên Giáo Lý ngày Thứ Bẩy 13/12 từ 2 giờ đến 4 giờ chiều; Các học sinh Giáo Lý từ 4 giờ 30 đến 7 giờ tối; Liên Ca Đoàn giáo xứ, ngày Chúa Nhật 14/12 từ 2 giờ đến 3 giờ 45 chiều. Ngoài ra cha xứ và hai cha phó: Giuse Ngô Văn Thích, O.P. và Tôma Phó Quốc Luân cũng đã giảng phòng cho các đoàn thể khác trong giáo xứ: Các Bà mẹ Công Giáo, Liên Minh Thánh Tâm, Đạo Binh Hồn Nhỏ, Phong Trào Tông Đồ Fatima….

Đặc biệt, năm nay là năm đầu tiên giáo xứ tổ chức một buổi tĩnh tâm cho 9 ca đoàn trong giáo xứ. Các ca đoàn tham dự gồm có: Giuse, Seraphim, Thánh Gia, Cecilia, Thánh Tâm, Thánh Linh, Phanxicô Xavier Nguyễn Văn Thuận, Anê Lê Thị Thành, ca đoàn phụ trách thánh lễ 6 giờ 30 sáng chủ nhật vì mới thành lập nên chưa kịp chuẩn bị để tham gia. Nhân dịp NS Phạm Đức Huyến về giáo xứ giảng dậy Khóa Ca Trưởng Cấp 1 Đợt 2, 34 anh chị em học viên từ Arlington, Richmond, Maryland, và Connecticut cũng đến tham dự buổi tĩnh tâm do cha Đinh Văn Nghị giảng.

Trên 150 ca trưởng, ca đoàn trưởng và ca viên đã sốt sắng tham gia từ lúc 1 giờ 20 cho đến 9 giờ 30 tối. Sau bữa ăn trưa thanh đạm với bánh mì xá xíu, patê, và tráng miệng nho chín do các cụ trong hội Cao Niên và Huynh Đoàn Đa Minh cung cấp, toàn thể các tham dự viên đã lên trên nhà thờ để nghe cha Nghị giảng về ý nghĩa của Thánh Ca, về tinh thần phục vụ, về các mâu thuẫn xảy ra trong ca đoàn giữa ca trưởng, ca đoàn trưởng và ca viên. Cha nhấn mạnh là ca đoàn chỉ là một phần tử của cộng đoàn và phải hát với cộng đoàn, thay vì hát cho cộng đoàn nghe, hát thánh lễ thay vì hát tại thánh lễ. Cha cũng lưu ý vấn đề quá nặng phần trình diễn, tập những bài do ca trưởng sáng tác để cho cộng đoàn không được hát chung. Cha cũng kể những câu chuyện về việc ca ca trưởng làm neo đòi nghỉ để ca đoàn phải tan rã và dễ yêu sách và làm áp lực với cha quản nhiệm. Cha cũng nhấn mạnh tinh thần hiệp nhất khiêm tốn khi phục vụ trong ca đoàn. Cần lo lắng cho nhau, thăm hỏi khi ốm đau lo lắng buốn phiền cũng như chia vui những thành công và kỷ niệm. Cần có những sinh hoạt tập thể để xây dựng tinh thần nhóm ngoài các giờ tập hát. Tuy nhiên ngài cũng lưu ý vấn đề tuân giữ kỷ luật, đi đúng giờ để tập hát, thay vì đến trễ mà con la cà thăm hỏi nhau làm trở ngại cho việc tập hát.

Trong phần giải đáp Ngài cũng giải thích về việc cần thiết phải có “imprimatur” trước khi đem ra hát trong thánh lễ, và vấn đề dùng các nhạc cụ ồn ào như trống cái, kèn Tuba, trumpet…. Ngoài ra ngài cũng lưu ý về việc hát các bài nhạc đời với các nhịp điệu rumba, tango…

Tất cả liên ca đoàn đã được Nhạc Sư Phạm Đức Huyến tập hát hai bài: Hội Nhạc Thiên Quốc và Hang Bê Lem và đã hát trong Thánh Lễ Tạ Ơn lúc 5 giờ chiều Chúa Nhật, sau khi rước lễ. Trên 150 ca viên hát bốn bè: Soprano, Alto, Tenor và Basso trong thánh đường không để micro, nhưng tiếng vang vọng thật hùng hậu. Dưới sự điều khiển của nhạc trưởng Phạm Đức Huyến, tiếng hát của liên ca đoàn nghe như của một ca đoàn với 300 ca viên hợp xướng. Các ca viên cũng như cộng đoàn hiện diện bị thu hút bởi nghệ thuật điều khiển hoa mỹ của thầy Huyến, với đôi bàn tay lên xuống, đôi vai đong đưa và chiếc lưng hơi ngả về đàng sau.

Sau thánh lễ toàn thể các ca viên đã đứng trước cung thánh chụp hình lưu niệm với cha Vượng, Thầy Huyến và các phụ giáo Tập Kiều và Tuyết Mai. Tiếp theo là việc di chuyển ra nhà hàng để tham dự bữa tiệc liên hoan và chia tay. Dưới sự điều khiển của MC Bùi Hữu Thư và Nguyễn Vọng Sinh, cùng sự đóng góp của anh Nguyễn Mạnh Hùng Karaoke toàn thể cử tọa đã có một bữa ăn vui nhộn. Sau phần chào mừng của MC Thư, cha xứ Vượng đã lên cám ơn sự đóng góp của cha Đinh Nghị, Thầy Huyến, các phụ giáo và các ca trưởng, ca viên, và ban tổ chức buổi tĩnh tâm với anh Nguyễn Huân, ca đoàn trưởng ca đoàn Seraphim, Ca Đoàn Thánh Gia, Hội Cao Niên và Huynh Đoàn, cùng nhà hàng Thần Tài đã giúp cho buổi tĩnh tâm, thánh lễ tạ ơn và bữa tiệc liên hoan thành công mỹ mãn.

Thầy Huyến đã được mời lên trình bầy về các sinh hoạt của thầy trong phạm vi Thánh Nhạc trong năm tới tại Mỹ và Việt Nam: các khóa ca trưởng và sáng tác ca khúc.

Trong phần văn nghệ gúp vui có các giọng ca của cha Vượng, NS Tập Kiều, ông Thư, anh Hùng, em John 10 tuổi thuộc ca đoàn Thánh Linh, đôi song ca Cường Văn từ Connecticut, và rất nhiều cá nhân khác. Ngoài ra mỗi ca đoàn đều được mời lên sân khấu hát một bài đồng ca. Sau ca đoàn Thánh Linh là ca đoàn Anê Lê Thị Thành với bài Salve Regina, ca đoàn Giuse, Seraphim với Phượng Nhi solo, ca đoàn Thánh Gia, ca đoàn Cecilia, ca đoàn Mẹ Việt Nam với Phương Thảo solo, và Phanxicô Nguyễn Văn Thuận.

Bữa tiệc chấm dứt lúc 9 giờ 30 tối, mọi người hân hoan ra về tạ ơn Chúa đã cho một ngày ấm áp ngoài da và trong tâm hồn vào mùa đông giá buốt tại Virginia.

Cha Vượng giới thiệu cha giảng phòng Đinh Nghị
Thầy Huyến đang dậy hát
Liên ca đoàn đang tập hát
Thầy Huyến điều khiển Liên Ca Đoàn trong thánh lễ
Hình chụp chung trước cung thánh
Ca đoàn Thánh Linh trình diễn tại Nhà Hàng
Ca Đoàn Cecilia với ông Cố Phục
Ca Đoàn Thánh Gia với ông Ngô Lai
Ca Đoàn Seraphim với ông Lê Minh Hoàng và Nguyễn Huân
Ca đoàn Giáo Xứ Mẹ Việt Nam, Maryland
Ca Đoàn Phanxicô Xavier Nguyễn Văn Thuận
Tặng quà lưu niệm thầy Huyến
Liên ca đoàn hát bài Hang Bê Lem với thầy Huyến điều khiển
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Người Việt Nam khao khát hòa bình
Hà Minh Thảo
04:40 15/12/2008
NGƯỜI VIỆT NAM KHAO KHÁT HÒA BÌNH (3)

« Hòa bình phải được xây dựng trên nền tảng Chân lý, Công bằng, Tự do và Bác ái ». Đức Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận, Giám mục Giáo phận Nha Trang, đã dạy như vậy trong Thư luân lưu ‘Vững mạnh trong Đức Tin? Tiến lên trong An Bình’ năm 1969. Đức Cha đưa ra đường lối xây dựng và củng cố, phát triển một nền Hòa bình chân chính, trường cửu theo quan niệm Công giáo.

Nguyên thủy, người cộng sản Hà nội đã định phiên xử tám giáo dân vô tội phải ra tòa phải diễn ra tại Uỷ ban Nhân dân phường Ô Chợ Dừa ngày 05.12.2008. Nhưng Thiên Chúa và Mẹ Maria đã khiến họ dời đúng ngày 08.12.2008, Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Bổn Mạng chính của Dòng Chúa Cứu Thế.

Tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội bắt nguồn ngay từ trong Tin Mừng và trong Đức Tin chân thành của giáo hữu thời Giáo Hội Sơ Khai. Ngay từ thế kỷ thứ II, các Thánh Giáo Phụ Justino và Irénée de Lyon đã ngợi khen sự thánh thiện của Đức Maria. Vào năm 1432, Công đồng Bâle đã coi mầu nhiệm này như một điểm chính của Đức Tin. Vào thế kỷ XIX, sau khi Đức Mẹ hiện ra với Bà Thánh Catherine Labouré tại nguyện đường Dòng Nữ Tử Bác Ai (Filles de la Charité), vào năm 1830, Đức Thánh Cha Piô IX đã long trọng ban bố tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội vào ngày 08.12. 1854. Không bao lâu sau, ngày 25.03.1858, Đức Mẹ hiện ra tại hang đá Massabielle (Lộ Đức), với Thánh nữ Bernadette Soubirous, đã xác nhận tín điều này khi tự xưng mình là ‘Ta là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội’.

Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội mời gọi chúng ta trong ngày này đọc (hay ca) ‘Kinh Vinh Danh’ để chúng ta xác tín cầu nguyện: « chúng tôi ca ngợi, chúc tụng, tôn vinh và cảm tạ Thiên Chúa là Chúa Cha toàn năng. Vinh danh Con Đức Chúa Cha, Chúa xóa tội trần gian, xin thuơng xót chúng ta và nhậm lời chúng ta cầu khẩn vì chỉ có Chúa là Đấng Thánh, Đấng Tối Cao, cùng với Đức Chúa Thánh Thần trong vinh quang Đức Chúa Cha.

Sau đó, chúng ta cùng đọc (hay ca) Kinh Tin Kính để tuyên xưng những mầu nhiệm chúng ta tin… Tôi tin Các Thánh Thông Công… (Bản kinh các thánh Tông Đồ). Nhờ mầu nhiệm Các Thánh Thông Công, nên các Thánh trên Thiên đàng đều cầu bào Thiên Chúa ban Bình An của Người cho những tham gia cuộc hành trình cho CÔNG LÝ và SỰ THẬT. Ngoài ra, vòng dây Hiệp Thông cầu nguyện cho những người Công giáo Thái Hà vô tội đã được kết hợp trên toàn Thế giới.

Cùng đọc Kinh Lạy Cha, chúng ta vâng lệnh Chúa Cứu Thế, theo thể thức Người dạy và chúng ta nguyện xin: « … danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến; ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời… xin chớ để chúng tôi sa chước cám dỗ; nhưng cứu chúng con khỏi sự dữ. »

Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội cũng muốn chúng ta nghe và suy nghĩ Lời Chúa được đọc trong Thánh Lễ hôm nay:

Bài Đọc I (St 3, 9-15. 20) và Tin Mừng Đức Kitô (Lc 1, 26-38) cho chúng ta thấy điều này: Thiên Chúa tạo nên theo hình ảnh Thiên Chúa (Sáng Thế Ký 1: 27). Nhờ thế, chúng ta được hưởng một đặc ân từ Ngài: sự Tự Do và Lý Trí để phân biệt Sự Lành và Sự Dữ.

Bài Đọc I (St 3, 9-15. 20) kể cho chúng ta sự kiện: « Tổ tiên chúng ta, ông Ađam và bà Êvà được Thiên Chúa cư xử thân mật và thông chia hạnh phúc Thiên Đàng, có quyền làm chủ vạn vật, nhưng tưởng như có thể vượt quyền lệ thuộc Thiên Chúa khi đòi bình đẳng với Ngài. Chụp ngay cơ hội, ma quỷ, dưới hình con rắn, gợi ý: ‘Chẳng chết chóc gì đâu. Thật vậy, Thiên Chúa biết: ngày nào các ngươi ăn nó, mắt các ngươi sẽ mở ra và các ngươi sẽ biết cả tốt xấu’. Họ đã tự do tin con rắn và đã ăn, trái lệnh Chúa và mất nghĩa với Đấng đã tạo nên mình… »

Tin Mừng Đức Kitô (Lc 1, 26-38) kể cho chúng ta sự kiện trái với sự kiện trên về việc dùng TỰ DO: « Thiên thần Gabriel được Chúa sai đến Nagiarét, đến gặp trinh nữ Maria và chào rằng: ‘Kính chào trinh nữ đầy ơn phúc, Thiên Chúa ở cùng trinh nữ, trinh nữ có phúc hơn các người nữ’. Nghe lời đó, Đức Mẹ bối rối và tự hỏi lời chào đó có ý nghĩa gì. Thiên thần liền thưa: ‘Maria đừng sợ, vì đã được ơn nghĩa với Chúa. Trinh nữ sẽ thụ thai, hạ sinh một Con trai và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao trọng và được gọi là Con Đấng Tối Cao…’, Maria liền hỏi Thiên Thần: ‘Việc đó xảy đến thế nào được, vì tôi không biết đến người nam?’ Thiên thần thưa: ‘Chúa Thánh Thần sẽ đến với trinh nữ và uy quyền Đấng Tối Cao sẽ bao trùm trinh nữ. Vì thế Đấng trinh nữ sinh ra sẽ là Đấng Thánh và được gọi là Con Thiên Chúa. Này, Isave chị họ trinh nữ cũng đã thụ thai con trai trong lúc tuổi già và nay đã mang thai được sáu tháng, vì không có việc gì mà Chúa không làm được’. Maria liền thưa: ‘Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Thiên thần truyền’. »

Trong Bài Đọc II (Ep 1, 3-6. 11-12), Thánh Phaolô dạy: « Chúc tụng Thiên Chúa, Cha Chúa Giêsu, Chúa chúng ta, đã chúc phúc cho chúng ta bằng mọi phúc lộc thiêng liêng ở trên trời. Người đã kén chọn chúng ta và cho chúng ta được thánh thiện và tinh tuyền trước mặt Người. Do đó, chúng ta ca tụng vinh quang Người và là những người đã đặt niềm hy vọng trước trong Đức Kitô. »

Lời đáp Thánh vịnh 97, 1. 2-3ab. 3cd-4 như sau: « Hãy ca tụng Chúa một bài ca mới, vì Người đã làm nên những điều huyền diệu. »

Xướng 1/ Tay hữu Người đã tạo cho Người cuộc chiến thắng, cùng với cánh tay thánh thiện của Người;

2/ Chúa đã công bố ơn cứu độ của Người, trước mặt chư dân Người tỏ rõ đức công minh. Người đã nhớ lại lòng nhân hậu và trung thành để sủng ái nhà Israel;

3) Khắp cùng bờ cõi trái đất, đã nhìn thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta. Toàn thể địa cầu, hãy reo mừng Chúa, hãy hoan hỉ mừng vui, và đàn ca.

Xác tín Lời Chúa có giá trị vượt thời gian và trong mọi trường hợp, chúng tôi lưu ý ngay Lời đáp Thánh vịnh 97 ‘Hãy ca tụng Chúa một bài ca mới, vì Người đã làm nên những điều huyền diệu’ và tin tưởng Thiên Chúa sẽ tái thực hiện ‘điều huyền diệu’ ngày hôm nay trong vụ án giáo dân Công giáo vô tội tại Thái Hà.

Thật vậy, khi nhìn những hình ảnh trên mạng Vietcatholic, điều chúng tôi được đầu tiên là những vũ khí chống biểu tình, nhập từ ngoại quốc bằng tiền đóng thuế của người dân để đàn áp người dân, không được sử dụng. Đây là ‘điều huyền diệu’ mà Thiên Chúa thực hiện qua các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế, tám giáo dân Công giáo vô tội và những người thiện chí.

1. Giáo sĩ và giáo dân Thái Hà đã biết ‘ca tụng vinh quang Thiên Chúa và đã đặt niềm hy vọng nơi Đức Kitô’. Các bị cáo vô tội đã hiên ngang ra tòa với đầy lòng tin tưởng nơi Chúa giúp mình can đảm và tự do nói Sự Thật: Thừa nhận có đập bức tường của kẻ khác xây trên đất Giáo xứ Thái Hà và quả quyết mình vô tội.

2. Các Linh mục DCCT đã tổ chức một cách thật trật tự, kỷ luật và vui vẽ khiến nhà cầm quyền phải thận trọng, e dè. Các biểu ngữ viết bằng tay trên giấy cứng ‘mẹ tôi vô tội’, ‘chồng tôi vô tội’, ‘chúng tôi yêu mến anh chị em’, ‘phúc thay anh em khi vì danh Thầy mà bị người ta bắt bớ, xét xử’, ‘chúng tôi đồng trách nhiệm’, ‘chớ gì anh chị em được xét xử công bằng’, v.v..: ý nghĩa nhẹ nhàng nhưng thật thuyết phục. Các mục tử trong chiếc áo dòng đen luôn bên cạnh giáo dân trong bất cứ trạng huống nào. Họ rất bình tĩnh như chuyện vui bên lề... đường như Cha Lê Quang Uy thuật: buổi trưa, Cha mệt quá, ngồi trên thảm cỏ nhắm mắt thiếp vào giấc ngủ, mấy giáo dân tinh nghịch lén đặt một tấm biểu ngữ trước mặt tôi rồi chụp hình, biểu ngữ ấy ghi hàng chữ to... VỢ TÔI VÔ TỘI !

3. Tại phiên tòa, công tố viên đọc cáo trạng. Như chúng ta có thể đoán trước, nội dung bản cáo trạng này chứa đựng những điều phi lý và xuyên tạc sự thật.

Dối láo trơ trẽn đến mức khôi hài khi cáo trạng viết: ‘Do bức xúc, phẫn nộ trước những hành vi vi phạm pháp luật của linh mục và giáo dân Thái Hà, đặc biệt là sau khi nghe những lời phát biểu của Tổng Giám Mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt tại buổi làm việc với UBND TP Hà Nội vào ngày 20/9/2008, quần chúng nhân dân từ nhiều nơi đã đến khu vực cổng sau nhà thờ Thái Hà yêu cầu nhà thờ cử người ra đưa ảnh tượng về nhà thờ, nhưng các linh mục và giáo dân đã đóng cửa lại, không đáp ứng yêu cầu của nhân dân. Chính quyền và Công an quận Đống Đa đã kịp thời ngăn cản, thuyết phục nhân dân kiềm chế, tránh những hành vi quá khích, bảo vệ giáo dân, không cho người dân đập phá’.

Sau phần cáo trạng, cảnh sát đưa các bị cáo sang phòng khác và Toà xét hỏi riêng từng bị cáo. Các giáo dân đã trả lời rất thẳng thắn:

Thẩm phán hỏi: ‘Mục đích đến Thái Hà cầu nguyện để làm gì? Chị Nhi nói: ‘Chúng em đánh nhau không biết đánh nhau, chửi không biết chửi, chúng em chỉ biết cầu nguyện để đòi công bằng cho Giáo hội’. Ông Kiện nói: ‘Cầu nguyện để xin Thiên Chúa soi sáng cho các cấp chính quyền sáng suốt giải quyết trả lại đất cho nhà thờ. Cầu nguyện để chính quyền giải quyết cho dễ chứ để mọc lên mấy cái biệt thự thì khó giải quyết!’. Anh Hùng nói: ‘Mục đích ra cầu nguyện là để chính quyền giải quyết trả lại đất cho nhà thờ’. Toà hỏi anh thêm: ‘Đất đã là đất nhà thờ sao còn phải đòi?’- Anh trả lời: ‘Vì người ta lấn chiếm nên phải đòi’. Các giáo dân khác cũng trả lời tương tự như vậy.

Thẩm phán hỏi: ‘Ai giao nhiệm vụ cho bị cáo? Do đâu mà bị cáo lại đến cầu nguyện? Có phải Giáo xứ Thái Hà kêu gọi không?’ Các giáo dân đều nói không ai giao nhiệm vụ, không ai kêu gọi mà do chính mình tự nguyện tham gia. Chị Nhi còn nói: ‘Do tâm linh và tâm nguyện’, ‘Do ti vi đài báo đưa tin và tôi muốn đến để tìm hiểu sự thật. Người công giáo phải có trách nhiệm tìm hiểu và bảo vệ danh dự và tài sản của Giáo Hội’.

Thẩm phán hỏi: ‘Đập tường để làm gì và bị cáo có nhận thức hành vi bị cáo đập bức tường không phải của mình là sai không?’ Các giáo dân đều trả lời là ‘đập tường để mở lối vào cầu nguyện trong khu đất’, ‘đập tường không sai’. Anh Hải nói: ‘Mở lối đi là đúng. Cháu biết đấy là đất nhà thờ cho nên không vi phạm pháp luật’. Ông Năng nói: ‘Tôi không có gì đáng ân hận khi đập tường. Tôi biết bức tường ấy và tôi xây 500 nghìn đồng còn được bức tường đẹp hơn’. Bà Hợi nói: ‘Đập tường thì tôi có đập nhưng vi phạm pháp luật thì không’. Toà hỏi: ‘Nhưng đập tường của người khác xây dựng mà lại bảo không sai thì là sao?!’ Bà trả lời: ‘Nếu tôi xây bức tường trên đất của người ta mà người ta đập phá đi thì tôi cũng chẳng làm gì được!”

Thẩm phán hỏi: ‘Bị cáo có biết đây là đất công ty May Chiến Thắng đang quản lý và sử dụng hợp pháp không? Tại sao bị cáo lại khẳng định là đất nhà thờ?’. Anh Hải nói: ‘Nghe các cha nói’. Anh Hùng nói: ‘Nghe người ta nói và nhờ đọc các bảng thông tin của giáo xứ’. Bà Hợi và ông Kiện nói đại ý: Đấy là đất nhà thờ, từ bé hai người đã sống ở đó và biết đó là đất nhà thờ. Trên khu đất đó còn có các cơ sở nhà thờ xây dựng. Đất đấy đã bị chiếm dụng bất hợp pháp và bị bỏ hoang một. Nếu nhà nước lấy thì phải có giấy tờ văn bản làm chứng. Nếu nhà nước lấy không giấy tờ, thì không hợp pháp…

Sau khi thẩm phán xét hỏi thì đến lượt các công tố viên. Những người này chỉ xoay quanh một vài chi tiết các bị cáo vừa nói khác với biên bản điều tra. Giải thích điều này, anh Hải nói: ‘Lúc đi lên công an, tinh thần hoảng loạn nên cháu không nhận thức được!’. Anh Hùng nói: ‘Lúc đấy công an viết và đọc cho tôi chứ tôi không viết vậy!’. Ông Kiện nói: ‘Lúc ấy tinh thần tôi căng thẳng cho nên tôi khai thế. Nay trước toà tôi nói đúng’.

Công tố viên cũng yêu cầu trình chiếu đọan video các giáo dân đang đập phá đoạn tường và đọan video cha Bề trên Vũ Khởi Phụng và cộng đoàn đang đi rước vừa đi vừa hát kinh hoà bình. Giữa phòng xét xử, Chúa an bài cách lạ lùng cho chúng con được lặng nghe nhìn và hiệp thông cầu nguyện, kể cũng thú vị. Nhiều người trong số ‘nhân dân’ dự phiên toà khen phim quay rõ nét và hình ảnh đẹp, âm thanh tốt. Thân nhân của các bị cáo ngồi gần con cũng như bản thân con đều cảm thấy phấn chấn, an ủi và hào hùng khi nghe nhìn những âm thanh và hình ảnh kia. Con nghĩ các giáo dân là bị cáo của chúng ta cũng tự hào khi xem lại những cảnh này.

Người hỏi từng bị cáo sau cùng là các luật sư: Ông chỉ mỗi bị cáo một câu có cùng nội dung: “Ông/bà/anh chị đập tường và cầu nguyện ở khu đất có sai không? Có phạm pháp luật không? Tất cả các giáo dân đều nói: ‘Không sai!’ hoặc ‘Không vi phạm pháp luật’.

Cũng phải xin nói thêm trong phần trình đọc cáo trạng và xét hỏi. Các giáo dân bị cáo luôn ngẩng cao đầu, ra vào phòng xét xử rất hiên ngang, thái độ rất xác tín về những hành động mình đã làm, dung nhan rất tươi tỉnh. Con thấy những người nở nụ cười nhiều hơn cả trong toà án chính là các giáo dân đang đứng ở ghế bị cáo này. Thỉnh thoảng họ lại quay sang nhìn con và mỉm cười. Khi bị áp giải đi qua chỗ con, con ra dấu chúc lành cho họ và khích lệ họ, thì có người còn nói lại với con rằng: ‘Cha đừng lo cho con’. Thái độ của họ khiến con vô cùng xúc động và tự hào.

Sau phần xét hỏi các bị cáo, toà mời nguyên đơn là Công ty May Chiến Thắng trình bày và toà xét hỏi. Hai bà đại diện Công ty này trình bày sự việc cho có, coi như phải có một vai diễn để có cơ sở kết án nhà thờ Thái Hà, truy tố và xét xử các giáo dân mà thôi. Hai người này nói sự việc giáo dân phá tường, đặt tượng, đốt rác, thắp hương, cầu nguyện trong ‘khu đất của Công ty’ làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của công nhân, làm sụt giảm năng suất lao động của công ty, thiệt hại tổng cộng hơn 1 tỷ đồng. Cuối cùng bà tuyên bố không đòi các bị cáo bồi thường, nhưng đề nghị xứ lý nghiêm minh để ngăn ngừa những trường hợp khác. Luật sư hỏi: ‘Tại sao công ty không đề nghị bồi thường?’. Bà đại diện trả lời: ‘Vì người ta nhận thức pháp luật chưa tới và người ta cũng thấy khuyết điểm rồi!’. Cử toạ phải phì cười vì ‘lòng tốt’ đột xuất của Công ty May Chiến Thắng.

Tiếp theo là phần trình bày của các nhân chứng. Một nhân chứng liên quan đến vụ Thái Hà vắng mặt. Chỉ còn một trình bày. Ông nói sáng ông dậy tập thể dục thì thấy tường đã đổ và ngày 19/8/2008 tổ dân phố làm đơn kiến nghị gửi lên các cấp chính quyền khiếu nại giáo dân làm ồn ào và đi lại mất trật tự. Một giáo dân bị cáo sau đó đã nói với toà rằng, các ông bảo chúng tôi phá tường vào lúc trưa, mà người làm chứng lại bảo sáng ông dậy đi tập thể dục thì thấy tường đổ là thế nào?

(Phần 3 này trích từ ‘Tường Trình cuộc Ra Toà của giáo dân Thái Hà ngày 08/12/2008’ của Cha Phêrô Nguyễn văn Khải, DCCT, kính gửi Đức Tổng Giám Mục Hà Nội, Cha Giám Tỉnh DCCT Việt Nam và Cha Bề Trên DCCT Hà Nội)

4. Những bài viết hiệp thông với Giáo xứ Thái Hà.

a/ Ngày 06.12.2008, ông Trần Vĩnh Phúc, không Công giáo và không tham gia chính trị hoặc hội đoàn nào, đã nhờ VietCatholic đăng bài « Các tổ chức của Công giáo phải làm gì với nạn nhân của bạo quyền Hà Nội ngày 8/12? Ừ. Trong đó, ông nhận định: Thực chất của phiên toà, không phải là mấy viên gạch bị dỡ đi hay việc cầu nguyện được xem là gây rối trật tự công cộng của họ. Hà Nội dựng lên nó để dằn mặt người công giáo và đe doạ những người khác không cúi đầu vâng theo chế độ tham nhũng thối nát và đê hèn hiện nay đang vâng phục trước ngoại bang, dâng hiến lãnh thổ đất nước nhưng cướp bóc bằng được đất đai của người dân thấp cổ bé họng. Nhưng chúng đã không dễ dàng khi đối mặt với khối những người Công giáo có tổ chức chặt chẽ và lòng tin nhiệt thành.

Dư luận nhân dân kể cả những người ngoại đạo hết sức bất bình và quan tâm theo dõi. Tuy thế chúng tôi không thể tham gia hoặc lên tiếng trực tiếp vì chúng sẽ lu loa kết tội thành việc chính trị nọ kia. Những mưu mô xảo trá đó chúng không thiếu. Điển hình như việc chúng đã cắt cúp xuyên tạc lời nói của ông Ngô Quang Kiệt đáng kính để thoá mạ Ngài và kết án Ngài. Việc đó đã cho cả thế giới được bản chất của chúng.

Để tỏ tinh thần quan tâm và thống nhất với những nạn nhân, các xứ thuộc Hà Nội và giáo phận Vinh đã tích cực làm từ lâu nay là tổ chức cầu nguyện cho nạn nhân, cho công lý, sự thật. Chúng tôi hết sức cảm kích và thán phục tinh thần người công giáo qua những hành động đoàn kết này…

b/ Đọc VietCatholic ngày 07.12.2008, dưới tựa đề « Lời cầu chúc trước phiên tòa ngày 08/12/2008’, ông Phạm Hồng Sơn viết: Trước khi người Công giáo cầu nguyện tại Thái Hà và phố Nhà Chung, người Hà Nội mơ mộng nhất cũng không bao giờ dám nghĩ đến hai vườn hoa công cộng nằm giữa thủ đô vì giá nhà đất của Hà Nội đang được xếp vào loại đắt nhất thế giới.

Những người cầu nguyện và góp công sức đó có thể hàng trăm hàng ngìn người, nhưng trước hết cần ghi nhận tám người đầu tiên. Nếu tòa án vẫn cố cáo buộc tám công dân trên như cáo trạng đã viết thì đó là một quyết định không chỉ làm vô giá trị quyết định chuyển thành công viên mà còn là một quyết định cực kỳ lạc thời, vì có biết bao linh hồn đang yên nghỉ trong nghĩa trang Mai Dịch hay nghĩa trang Thủ Đức cũng đã từng bị kết tội "Gây rối trật tự công cộng" hay "Hủy hoại tài sản". Vậy xin chân thành cầu chúc để linh hồn các bậc tiền nhân không bị khuấy động trong ngày 08/12/2008 tới đây.

c/ Cũng trong VietCatholic ngày 07.12.2008, Thư của cô Trúc Vy, một nữ sinh viên, gửi các Cha các Thầy Dòng Chúa Cứu Thế đáng được chúng ta chú ý:

Con là một nữ sinh viên “gốc rạ” sinh ra ở Miền trung, đi học tại miền Nam, nhưng biến cố mà mình đang quan tâm lại xảy ra tận Miền Bắc. Sau một ngày mệt nhọc, buổi tối, con đọc tin tức online để có thêm chút kiến thức cũng như nhập cuộc với nhịp sống của mọi người. Gần đây, người dân cả nước ai cũng nghe biết Vụ Toà Khâm Sứ - Thái Hà, tin tức mà các bài báo, nhất là truyền hình, trong nước đưa tin, làm cho con nhập cuộc và quan tâm nhiều hơn. Các bài viết của các vị tầm cỡ trong Giáo Hội cũng như bên nhà nước viết đưa ra những lý lẽ biện chứng sự việc đúng sai của mình. Con chỉ ghi nhận.

Thế nhưng, sáng nay khi mở tin tức online để đọc, tình cờ con đọc “ Văn thư trả lời của Toà án Quận Đống Đa” thông tin về việc không cho các cha DCCT Thái Hà tham dự phiên toà xét xử 8 giáo dân của Giáo xứ Thái hà. Con thực sự bị ‘shock’, vì thế con muốn viết lên một vài suy nghĩ nhỏ bé của mình, nhưng viết để gởi đến với ai? Con băn khoăn tự hỏi: thư có đến tờ báo của nhà nước chăng? Có đăng không? Còn ‘nguyên văn’ hay lại bị ‘cắt xén’ như bài phát biểu của Đức TGM… Thời gian qua, các báo đài nhà nước đánh mất niềm tin nơi giới trẻ chúng con quá nhiều! Chỉ mong được chia sẻ với các cha và các thầy những suy nghĩ và thao thức của giới trẻ chúng con trong những sự kiện của xã hội hôm nay.

Việt-Nam còn nghèo lắm, nhưng chưa đến nỗi các bác lãnh đạo không tìm ra một nơi xử thích hợp để đáp ứng tối thiểu nhu cầu của những người tham dự… Còn việc đã phát hết giấy mời, các bác có ngu dốt cũng nên biết được ai là người nên được mời chứ, thế mà lạ thay, thân nhân gia đình các bị cáo cùng với các cha, các thầy lại không được tham dự! Vậy các bác nhà nước đừng ‘đao to búa lớn’ mà hô toáng lên rằng, đây là phiên toà CÔNG KHAI.

Giới trẻ đã thấy quá nhiều những dối trá khác nữa, như Nhân viên Đại sứ quán Việt-Nam tại Nam Phi, bà Vũ Mộc Anh, đã giao dịch buôn lậu sừng tê giác, vụ chính phủ Nhật Bản chính thức thông báo cúp bớt viện trợ phát triển ODA theo lối tín dụng lãi suất nhẹ cho Việt nam vì cái tội các bác lãnh đạo nhà ta Tham nhũng “ hết đường cứu chữa” trong khi đó, Đại diện Ban chỉ đạo trung ương về Phòng chống Tham nhũng VN còn nói rằng “ hiện vẫn chưa có gì cụ thể”.

Xin cám ơn Giáo xứ Thái Hà đã cho chúng con biết được cái CHÂN-THIỆN-MỸ đích thực là gì, giữa biết bao những đan chen của cuộc sống “ đồng thau lẫn lộn” nhiều lúc tụi trẻ chúng con cũng mất phương hướng để cân nhắc rằng: có dám sống cho sự thật dầu phải trả giá cách nào? Hoặc là đồng loã để khôn khéo sống an nhàn bằng việc thoả hiệp với bất công, dối trá. Xin kính chào các cha, các thầy và giáo dân Thái Hà trong sự tôn trọng, tin tưởng và cảm phục nhất của con !

d/ Một ngày sau phiên xử, ông Phạm Hồng Sơn trong bài ‘Một cuộc tập dượt thành công’, đăng trong VietCatholic ngày 10.12.2008, đã viết:

« … Phiên tòa sơ thẩm đã khép lại. Những người đóng vai ‘quan tòa’ đã trở về với công việc hàng ngày. Những nhân viên công lực lại tiếp tục nhiệm vụ giữ gìn trật tự an ninh cho xã hội. Các bị cáo đã trở lại cuộc sống đời thường. Những dư âm của xô xát, bôi nhọ, hăm dọa đồng bào Công giáo đang lùi xa vào dĩ vãng. Nhưng hình ảnh đoàn người cùng tám người vừa bị kết tội hân hoan trở về trên con đường lớn được đảm bảo an toàn bởi hai hàng cảnh sát với khí tài lủng lẳng trên người, với những khuôn mặt nghiêm trang, đúng mực sẽ mãi còn là một hình ảnh đẹp cho dân tộc Việt.

Đó là một hình ảnh khó tin nếu ai không được chứng kiến tận mắt. Nhưng đó đã là sự thật. Sự thật cho thấy hòa bình và trân trọng nhau trong sự bất đồng là một điều có thật. Sự thật cho thấy cách mạng không nhất thiết phải đi kèm bạo lực. Sự thật cho thấy nỗi ám ảnh “đa nguyên đa đảng sẽ gây rối loạn” là rất thiếu căn cứ. Như thế, những thành quả đã đạt được cho đến nay trong vụ Thái Hà, Khâm sứ có thể coi là một cuộc tập dượt thành công cho cả người dân và người cầm quyền. Xin nghiêng mình chúc mừng những đồng bào, bè bạn đã góp phần trực tiếp cho một thành công của toàn xã hội! »

e/ Và cuối cùng, trong bài ‘Thư gửi những người đang bị đối xử bất công và bị áp bức tại Việt Nam’ đang trong VietCatholic News ngày 13.12.2008, một nông dân ở vùng quê (Hà Tây cũ) cũng là ‘dân oan’, bị chính quyền địa phương dùng thủ đoạn để cướp đất với lý do là đất của chúng tôi nằm trong khu vực qui hoạch, cho biết: Hôm 8/12/2008, tình cờ có việc đi Hà Nội và chứng kiến một việc lạ lùng. Đó là việc gặp đoàn bị can ra tòa, nhưng ăn mặc rất đẹp và rất vui vẻ.

Tìm hiểu thêm thì được biết những bị can này là những người đạo thiên chúa bị oan. Có khi họ hát hò rất vui vẻ, có lúc họ tụng kinh. Tất cả đều đồng một lòng. Cuối cùng thì những “bị cáo” hôm đó đều được hưởng án treo, khi họ đi ra, người ta vỗ tay và chúc mừng, như những người chiến thắng.

Từ trước tới nay, sợ chính quyền, chúng ta chấp nhận những thiệt thòi về mình mà không dám kêu ca. Nếu biết đoàn kết với nhau như những người đạo chúa đã làm, ‘đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết’ mà. Cám ơn những người đạo chúa ở Hà Nội đã cho chúng tôi một bài học thật quý giá. Ký tên: Một Dân Đen – Hà Tây

Chúng tôi xin trích ra những bài này để chứng tỏ thành quả của Tổng Giáo phận Hà Nội và Giáo xứ Thái Hà ngày Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội 2008 có căn nguyên từ ‘Hội Thánh trong Lòng Dân Tộc’ trong ‘Thư Chung Hội đồng Giám mục Việt-Nam gửi toàn thể linh mục, tu sĩ và giáo dân cả nước (01.05.1980). Ngoài ra nhờ đó, Giáo Hội Công giáo Việt-Nam cũng có thể thực hiện:

« Đức Thánh Cha nêu đoạn 76 Gaudium et Spes ‘Giáo Hội, vì sứ mạng và chức năng mình, Giáo Hội không lẫn lộn với một cộng đồng chánh trị và không bị gắn liền với bất cứ hệ thống chánh trị nào’. Bởi thế ‘cộng đồng chánh trị và và Giáo Hội độc lập với nhau và tự trị trong lãnh vực chuyên biệt của mình’. Nhưng vì cả hai cùng được mời gọi hoàn tất sứ mạng riêng biệt phục vụ cùng một tập thể con người, sự phục vụ sẽ càng hữu hiệu nếu ‘cả hai thực hiện nhiều hơn nữa một sự hợp tác lành mạnh với nhau’. Vì ‘sự hợp tác lành mạnh nầy'', Giáo Hội mời tín hữu dấn thân cho sự phát triển mọi con người và xây dựng một xã hội công bằng, đoàn kết và bình đẳng. Giáo Hội không muốn thay người trách nhiệm của Nhà nước, công việc của cá nhân hay tập thể.

Để thực hiện sự ‘hợp tác lành mạnh’ nầy, Giáo Hội mong đợi nơi chánh quyền tôn trọng toàn diện sự độc lập và tự trị của Giáo Hội mà quyền Tự do Tôn giáo quí giá đã được khẳng định trong Công Đồng Vatican II và trong những Tuyên ngôn và Quy ước quốc tế, cho từng cá nhân và những cộng đồng tôn giáo. » (trích Huấn từ Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô Đệ Nhị trao cho các Giám Mục Việt-Nam, ngày 22.01.2002, tại Vatican).

Sau cùng, chúng tôi chân thành có đôi lời cám ơn Đài phát thanh Á châu Tự do (RFA) luôn dành thời giờ để nói lên Sự Thật (như ngày 22.09.2008 để làm rỏ đâu là sự thật về bài phát biểu của Đức Tổng Giám mục Ngô quang Kiệt trước UBND Hà nội ngày 20.09.2008), thực hiện những cuộc phỏng vấn các Linh mục Giáo xứ Thái Hà, Linh mục Joseph William Tobin, Bề trên Tổng quyền Dòng Chúa Cứu Thế các giáo dân vô tội. Ngày 08.12.2008, anh Mặc Lâm, quá chuyên nghiệp, đã phỏng vấn bà Tạ Phong Tần, trợ tá luật sư Lê Trần Luật, trong một phiên tòa.
 
Chúng tôi cần công bằng
Ngày Mới
05:07 15/12/2008
CHÚNG TÔI CẦN CÔNG BẰNG

Phiên toà xử 8 giáo dân Thái Hà vào ngày 8/12/2008 đã tạm kết thúc: một người bị cảnh cáo, 7 người án treo. Tôi dùng từ “tạm kết thúc” bởi hành trình đi tìm công lý vẫn chưa dừng ở những bản án do toà đã tuyên. Phương tiện truyền thông nhà nước cho rằng: “các bị cáo đã cúi đầu nhận tội” và “nhờ chính sách khoan hồng của đảng và nhà nước” nên các bị cáo nhận bản án “khá nhẹ”. Tuy nhiên, ai theo dõi phiên toà đều biết những lời lẽ như vậy là bậy! Thực tế hoàn toàn khác: chẳng có ai “cúi đầu nhận tội” vì họ đều khẳng định mình vô tội; và cũng chẳng có “chính sách khoan hồng của đảng và nhà nước” nào ở đây, bởi những bản án đó là bất công. Do đó, 8 giáo dân kia là những người điển hình trong đoàn người đang chịu oan sai, nên hành trình đi tìm sự công bằng của họ vẫn còn ở phía trước.

Sự thật bị xuyên tạc dưới giọng điệu “đầy nhân bản” sâu xa chẳng phải do “nhà đài”. Chuyện các phương tiện thông tin trong nước nói nhái, viết nhái theo chỉ thị thì ai cũng biết. Và âu đó cũng là chuyện thường xuyên của nhiều người, kiểu như: “ăn cây nào, rào cây ấy”. Do đó, kẻ chủ mưu núp sau nhà đài không ai khác ngoài chính quyền Hà Nội.

Tại Việt Nam, Hành pháp và Tư pháp thực ra chỉ là một, nên Viện kiểm sát và Toà án là “đồng chí” của nhau. Vì vậy, người nào bị tóm cổ, không rõ có tội hay không thì hai anh này đều muốn họ “cúi đầu nhận tội”. Cúi đầu nhận tội cũng có nghĩa là lời tuyên bố gián tiếp: “các đồng chí công an, bằng nghiệp vụ của mình đã không bắt người oan sai”.

Chính quyền sai, đảng sai hay người của đảng sai là câu “kỵ”, bởi ít khi các vị lãnh đạo dám thẳng thắn công nhận người của mình sai. Ngày ngày người dân vẫn thấy cấp trên bao che cấp dưới: dân phòng, cảnh sát sách nhiễu dân sẽ “xem xét rồi xử lý…”; cấp trên, cấp dưới tham nhũng, đục khoét của công sẽ “làm rõ tới đâu xử tới đó…”. Rốt cuộc, dân chẳng bao giờ thấy người của đảng phạm tội. Cán bộ bị phát hiện tham ô, hối lộ? Không sao! Cho hắn ra khỏi đảng rồi sẽ còng tay. Vì vậy, thật dễ hiểu, dù “chi bộ đảng” có người đi tù nhưng vẫn “trong sạch” như thường.

Chẳng phải đến khi xử 8 giáo dân Thái Hà, toà án mới “ban” cho câu “nhờ chính sách khoan hồng của đảng và nhà nước..”. Chính quyền Việt nam từ lâu vẫn sính chuyện ban bố ân huệ. Mấy đứa trẻ khi còn ngồi trên ghế nhà trường vẫn phải nghe, phải cao cổ mà hát: “đảng cho ta áo mới”, hay “đảng là mùa xuân”…Mấy cụ già vẫn phải nói lời: “nhờ đảng bộ và các cấp chính quyền” vì những món đồ trợ cấp hay “ngôi nhà tình thường, tình nghĩa”…Sính ban bố ân huệ nên có lần người ta đã nghĩ ra chủ trương, mọi nguồn giúp đỡ nạn nhân thiên tai lũ lụt đều phải gom về cho Mặt trận gì gì đó.

Thực ra đằng sau điệp khúc quen thuộc “nhờ chính sách khoan hồng của đảng và nhà nước” là giọng điệu của kẻ bề trên, muốn thống trị kẻ khác. Chỉ có bề trên mới ban bố ân huệ cho kẻ dưới và kẻ có quyền mới khoan hồng cho dân đen. Do đó, ta có thể dễ dàng thấy rằng, chính quyền Hà Nội tự cho mình là kẻ bề trên nắm quyền trong tay và muốn ban bố ân huệ cho ai thì ban…

Chính quyền sính ban ân huệ nhưng dân đâu có muốn! Điều chính quyền cho là “khoan hồng” thực ra người dân đều coi đó là quyền lợi-điều họ phải được hưởng.

Người dân muốn được chính quyền đối xử công bằng với họ trước khi nhắc tới ân huệ hay sự khoan hồng. Chính quyền có nhiệm vụ lo cho dân. Nếu chính quyền được dân bầu, và sống nhờ tiền thuế của dân thì việc không để xảy ra cảnh dân khổ, dân nghèo, dân thất học …là nhiệm vụ của chính quyền. Khi chính quyền làm tốt chuyện đó mới công bằng với dân chứ chưa phải là ân huệ, tình thương gì cả; ngược lại, chính quyền không lo cho dân nhưng vẫn sống nhờ dân là chính quyền đang ăn cắp công khai tiền bạc, sức lực của dân. Như vậy, trước hết, người dân vẫn cần và chờ đợi sự công bằng nơi chính quyền chứ không phải “sự khoan hồng”.

Thực tế thì sao? Hàng ngày chúng ta vẫn chứng kiến chính quyền các cấp ra những “văn bản đen” đẩy người dân vào cảnh mất đất, thất nghiệp. Hậu quả là: một số gia đình đã rơi vào cảnh nghèo đói, túng quẫn. Rồi đến một lúc những người này sẽ phải “ngửa tay ra xin tình thương” từ các tổ chức nhà nước hay qua các chương trình đang được phát động kiểu như: “ngôi nhà ước mơ”, “ngôi nhà tình thương”…

Chính sách ủng hộ những “con thú sừng ngắn, sừng dài” ức hiếp dân; nói cách khác, chính quyền đề ra những chính sách ủng hộ các công ty trả những đồng lương rẻ mạt cho công nhân, hay tăng giá vật tư nông nghiệp, hạ giá thu mua lúa gạo…Hậu quả là cảnh trẻ em lang thang đường phố và những cô gái muốn đổi đời nơi xứ người mỗi ngày một đông…Lúc này, Sở lao động hay một tổ chức nhà nước nào đó đứng ra lo cho các đối tượng này chỉ là một cách “đền tội muộn màng” chứ đâu có phải “nhờ chính sách của đảng và nhà nước”.

Trở lại với vụ án xử 8 giáo dân Thái Hà, người ta thấy những bị cáo này không cần đến “chính sách khoan hồng”, nhưng cái họ cần là sự công bằng. Công bằng phải được đề cập và thực hiện với họ. Họ cần toà án xem xét, lắng nghe cái lý của họ và vị luật sư bào chữa đã đưa ra chứ chưa cần nhắc tới cái tình. Họ cần vị thẩm phán phán quyết dựa trên những gì là bằng chứng, lập luận của hai bên chứ không phải dựa trên “bản án bỏ túi”.

Thực ra, sống trên đời ai cũng cần sự yêu thương, nhân hậu và giúp đỡ của người khác vì, “không ai là một hòn đảo”. Và Nói như kiểu Trịnh Công Sơn “sống ở trên đời cần có một tấm lòng”. Chúng ta cần có tấm lòng yêu thương, bao dung, và nhân ái với người khác, đó là điều cần thiết. Tuy nhiên, trên hết và trước hết những lời lẽ như vậy là sự công bằng, nếu không mọi cử chỉ, lời lẽ tưởng như nhân đạo hoá ra là bất nhân.

Thụ ơn ai thì phải biết ơn và tỏ lòng biết ơn, là đạo lý của con người. Tuy nhiên, người ta sẽ trở nên bất nhân nếu cố tình đẩy kẻ khác xuống bùn đen rồi tỏ lòng hào hiệp để bắt họ phải mang ơn.

Tóm lại, công bằng là điều mà người nghèo, người oan sai trong xã hội chờ đợi trước tiên chứ không phải là “sự khoan hồng của đảng và nhà nước”. Và bao lâu chưa có công bằng bấy lâu người ta còn đi tìm và chờ đợi. Vậy chắc chắn 8 giáo dân Thái Hà và nhiều người đang chịu cảnh bất công, oan sai khác vẫn đang đi tìm sự công bằng cho đến, “ngày công lý được tuôn tràn như dòng thác, và công bằng sẽ như một dòng sông cuộn chảy” trên cuộc đời họ.
 
Chuyện Cuối Năm 2008: Ai miệt thị dân tộc?
Lê Thiên
07:45 15/12/2008
Chuyện Cuối Năm 2008: Ai miệt thị dân tộc?

Cuối năm 2008, 8 giáo dân Giáo xứ Thái Hà Hà Nội bị kết hai cái tội tày trời: “Hủy hoại tài sản và gây rối trật tự công cộng.” Nhưng rồi, ngày 08/12/2008, vụ án đã kết thúc với 8 bản “án treo” cho cả 8 “phạm nhân” cả gan đụng tới quyền uy của quan chức CSVN. Những giáo dân ấy thật ta chỉ là những người dân bình thường góp phần vào việc bảo vệ Công lý trên quê hương Việt Nam.

Dù mang bản án treo, 8 người dân bình thường vô tội trên vẫn được xem là kẻ chiến thắng. Phía nhà cầm quyền CS Hà Nội không làm làm tội làm tình gì được tập thể giáo dân Hà Nội cũng như vị lãnh đạo tinh thần của họ, nên càng tỏ ra cay cú. Mà sự thật, CSVN đã cay cú Đức Tổng Giám Mục (ĐTGM) Ngô Văn Kiệt từ vụ đất đai Tòa Khâm sứ làm cho họ không còn chấm mút gì được trên mảnh đất ấy. Cho nên, trả thù là mục tiêu chính của CSVN. Họ tìm mọi cách để “triệt hạ” ngài. Và quả nhiên, họ đã “cướp được cơ hội” để xuyên tạc chụp mũ ngài là “miệt thị dân tộc”. Truyền thông đảng và lãnh đạo đảng các cấp dồn hết nỗ lực vào chiến dịch tấn công ấy.

Để trả lời cho chính quyền Hà Nội và truyền thông Đảng, nhiều tiếng nói trung thực trên các báo in, lẫn báo điện tử đã góp phần làm sáng tỏ tâm huyết của ĐTGM Ngô Quang Kiệt cũng như phân tích sâu sắc sự ác độc của nhà cầm quyền CS Hà Nội trong lời lẽ và cách thức họ sử dụng để bổ báng vị TGM đáng kính. Tưởng chẳng cần phải viết gì thêm về một vấn đề trắng đen đã rõ trước công luận.

Thế nhưng CS Hà Nội vẫn cố chấp tiếp tục tung đòn tuyên truyền xuyên tạc nhằm vào ĐTGM và Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Cụ thể, khi tiếng nói của những người thiện tâm được vang lên khắp năm châu giúp cho công luận thế giới càng nhìn thấy rõ hơn cái bản chất lưu manh cố hữu của CSVN, thì những con người tử tế và trung thực đã dám nói lên sự thật và đứng về phía sự thật ấy bị nhà cầm quyền chụp cho cái mũ “vọng ngoại”, “cực đoan quá khích”, “tạo điều kiện cho các thế lực thù địch kích động, đánh phá…” (Công văn số 366-CV/TG ngày 29/10/08 Tài liệu định hướng tuyên truyền của Ban Tuyên giáo Quận 3, Hà Nội). Chỉ trong tài liệu này, CS Hà Nội có tới 2 lần lặp lại lời buộc tội ĐTGM Ngô Quang Kiệt: “… lời phát biểu hàm ý miệt thị dân tộc của ông Ngô Quang Kiệt” hoặc “ông Ngô Quang Kiệt phát ngôn những từ ngữ hàm ý miệt thị dân tộc”.

Đặc biệt trên trang chủ của báo An Ninh Thủ Đô online từ mấy tháng nay cho tới nay (cuối năm 2008), vẫn còn liên tục xuất hiện hàng ngày hàng giờ cái đề mục “Vụ Giáo xứ Thái Hà 42 Nhà Chung” in chữ to, màu đỏ nổi bật bên cạnh hàng chữ “Bấm xem chi tiết”. Ở cuối trang, nơi mục Các Tin Khác, đứng đầu hàng tin cũng vẫn cái điệp khúc “Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt miệt thị dân tộc – Bạn nghĩ sao?” Một hình thức khích động người đọc xỏ xiên, chửi bới, nhục mạ, phỉ báng hạ cấp, nhắm vào uy tín của “đối tượng”, chỉ vì uy tín này là vật cản lớn cho sự sống còn và phát triển của chủ nghĩa độc tôn, độc tài, cường quyền, bạo lực và nhũng loạn. (Nhũng loạn, chứ không đơn thuần nhũng lạm!). Y hệt tờ ANTĐ, báo Hà Nội Mới cũng không ngừng chiến dịch bẩn thỉu tấn công ĐTGM Ngô Quang Kiệt và người Công giáo Hà Nội.

Lật tẩy lưu manh

Chúng tôi với tư cách là người dân Việt tôn trọng lẽ phải, tôn trọng sự thật, không thể im lặng được nữa trước thái độ ngoan cố và dã tâm sâu độc của CSVN.

Cái tiền đề “miệt thị dân tộc” trên tờ ANTĐ và trên các công văn chính thức của CS Hà Nội đã là lời khẳng định kết tội, thì câu hỏi “bạn nghĩ sao” mà tờ ANTĐ nêu ra trên thực tế chỉ là cách ép buộc “người góp ý” đưa ra những câu trả lời phù hợp với cái hướng đã định sẵn ấy thôi! Đố ai dám trả lời ngược lại. Mà giả dụ có ai gửi đến báo ANTĐ câu trả lời không thuận với mục đích tuyên truyền của đảng, tác giả câu trả lời có được cơ quan an ninh để yên không? Lại nếu có ai cắc cớ hỏi lại báo ANTĐ “ai miệt thị ai” thì liệu công cụ bạo lực của đảng có buông tha họ không?

Thật ra, báo ANTĐ đâu cần có người trả lời đúng ý đảng. Cò mồi thiếu gì! Thủ thuật tuyên truyền xã hội chủ nghĩa đó mà! Vả lại, nếu cần dương đông kích tây, cần một mũi tên hạ ba bốn con nhạn thì ngụy tạo câu trả lời và tên người trả lời đâu khó gì. Mánh khóe tráo trở là nghề của “chàng” mà! Xin đơn cử một điển hình:

Bên dưới bài viết “Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt miệt thị dân tộc – Bạn nghĩ sao?”, báo ANTĐ ngày 22/9/2008 trưng ra một loạt ý kiến với địa chỉ email và danh tánh người góp ý trong đó có cái e-mail ký tên ng van hung (loan_in2007@yahoo.com) trả lời rằng, ông Tổng Giám mục là “kẻ làm chính trị đội lốt tôn giáo phá hoại về an ninh chính trị, làm bất ổn đời sống xã hội...". Thế nhưng chỉ vài ngày sau, Nguyễn văn Hùng chính hiệu có hộp thư loan_in2007@yahoo.com, đã lên tiếng lật tẩy tờ ANTĐ ăn cắp địa chỉ email của anh, rồi bịa đặt một nội dung mà anh Hùng không hề viết và cũng chẳng hề gửi cho báo nào kể cả báo ANTĐ (Xin đọc tờ An Ninh Thủ Đô ngày 22/9/2008 và bài viết của chính Nguyễn Văn Hùng tức ng van hung (loan_in2007@yahoo.com) dưới nhan đề “Lật Tẩy An Ninh Thủ Đô” đăng trên nhiều blog và báo điện tử ngày 28/9/08).

Nguyễn Văn Hùng này là thành viên của một tổ chức đấu tranh cho dân chủ, dân quyền và nhân quyền tại Việt Nam. Cho nên, mưu mô xảo quyệt của tờ ANTĐ là dùng một cái email ngụy tạo, đánh gục một lúc 2 “kẻ thù” lợi hại - ĐTGM Ngô Quang Kiệt và anh Nguyễn Văn Hùng. Lại thêm một lợi thế khác là gây xáo trộn cho tổ chức đấu tranh của anh Hùng, tạo sự ngờ vực giữa họ với nhau để đẩy tổ chức ấy tới chỗ mâu thuẫn nhau và tan rã.

Dùng tuổi thơ truyền bá tà đạo

CSVN còn sử dụng một thủ đoạn hạ cấp ác độc khác bỉ ổi và đê hèn gấp bội, đó là phịa ra những mẩu đối thoại hỗn xược, xấc láo, đặt vào miệng trẻ em, đưa lên tờ báo dành cho thiếu niên, xúi giục trẻ con bôi nhọ, nói xấu nhà lãnh đạo tôn giáo hầu gieo rắc hận thù, hoang mang, đố kỵ chứa đầy tính mất dạy trong đầu óc tuổi trẻ. (Báo Thiếu Niên Tiền Phong số 79 (9-2008) trang 3, mục "câu chuyện thứ tư", tựa đề "Ông ấy có còn xứng đáng?"). Như vậy, sự ác độc không chỉ nhằm vào người Công giáo và Chủ chăn của họ, mà còn nhằm lái lệch hướng giáo dục tuổi thơ, bày vẽ cho con trẻ tập tò cái kiểu ăn ngang nói ngược hồ đồ, nhồi nhét trong đầu óc tuổi thơ cái óc hiềm thù, đố kỵ, hoàn toàn nghịch lại truyền thống dân tộc “Kính già, nhường trẻ”, chống lại lòng yêu chuộng sự công bằng và lẽ chân thật.

Vậy thì ai miệt thị dân tộc đây? Đã không dạy cho giới trẻ lòng trung thực thì chớ, CSVN còn dùng tuổi thơ quảng bá tà đạo, bất trung, bất tín, bất nghĩa và hỗn láo! Cố tình tiêm nọc độc bất lương vào đầu óc lớp trẻ một cách nham hiểm đê tiện, ấy chẳng phải chỉ là miệt thị dân tộc mà còn ám sát thủ tiêu dân tộc tính. Kế hoạch “trăm năm trồng người” là vậy sao?

Dân tộc Việt Nam vinh hay nhục trước một sách lược giáo dục đầy nọc độc như thế? Làm sao xã hội Việt Nam có thể tốt hơn lên được khi càng ngày các trò lươn lẹo xảo trá lưu manh càng lên ngôi bá chủ hoành hành khắp đất nước?

Nhà thơ Lê Thành Nghị trong bài viết Tín Hiệu Trung Thực nêu rõ: “Mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người bắt đầu từ tính trung thực. Niềm tin ban đầu cũng bắt nguồn từ đó, và rồi cội rễ của mọi sự quyết định, sắc thái của mọi hành vi cá nhân và sự bền chắc của tình cảm cũng bắt nguồn từ đó. Vì vậy giáo dục tính trung thực là then chốt đối với mỗi công dân. ”

Nhưng tiếc thay! Những bài viết như vậy có bao giờ các quan chức CSVN đọc tới đâu! Những người có trách nhiệm cầm đầu cai trị dân nước lại dạy con em không được làm người chân thật. Thế thì ai miệt thị dân tộc, ai phỉ báng Tổ quốc?

Hàng rào mảnh chai và mũi sắt nhọn hoắt

Có một thời (năm 2006), báo Thanh Niên mở ra một Diễn đàn với chủ đề “Nước Việt Nam nhỏ hay không nhỏ.” Diễn đàn kéo dài khoảng ba tháng xem ra sôi nổi và thu hút được nhiều tiếng nói. Dĩ nhiên, Diễn đàn có cái giới hạn của nó vì không phải tiếng nói nào cũng được “Diễn đàn” đón nhận, nhất là những tiếng nói đụng chạm tới đảng và nhà nước xã hội chủ nghĩa, những tiếng nói bất lợi cho việc tuyên truyền củng cố quyền lực. Tuy nhiên, vẫn có những tiếng nói “đối kháng” khéo “lách”, đã được đăng tải trên báo, sau đó lại được tập hợp trong cuốn sách có nhan đề “Nước Việt Nam nhỏ hay không nhỏ” tập 1 và tập 2. Không ít bài viết mà cả nhan đề lẫn nội dung rất dễ bị lên án là miệt thị dân tộc, là chống phá, may mắn vượt được cái truông nhà Hồ đầy cọp dữ để đến với người đọc. Có những nhan đề đại loại như: “Nước chưa lớn, mỗi người Việt phải tự xấu hổ” (tập 2, trang 45); “Không thể lớn nếu cứ mãi đi sau người khác” (tập 2, trang 63); “Văn hóa ‘biết ngượng’”; “Hãy nói thật và ngẩng đầu lên” (tập 2, trang 124)…

Lại cũng không ít nội dung chứa đựng những ý tưởng phê phán phản biện nghe rất nghịch nhĩ đối với lỗ tai của các quan chức CSVN hiện nay. Chẳng hạn, một tác giả “dám” viết: “Tôi đã đi hơn 50 nước trên thế giới, tôi sợ nhất ở Việt Nam là cái hàng rào. Hàng rào kiên cố cắm đầy mảnh chai và những mũi sắt nhọn hoắt…”

Đó là“những hàng rào, barrie tâm lý hết sức nguy hiểm, cản trở con người đến với nhau, hợp tác với nhau, dẫn đến nếp nghĩ và lối sống hạn hẹp, ích kỷ. ” Tác giả kết luận: “Tôi nghĩ, để đi tới chân lý, mọi ý kiến công dân đều bổ ích.”

Ý kiến của ĐTGM Ngô Quang Kiệt chẳng bổ ích lắm sao? Tại sao những kẻ có trách nhiệm trị nước lại hốt hoảng trước ý kiến đầy xây dựng của ngài, để vừa dựng lên cái “hàng rào kiên cố cắm đầy mảnh chai và những mũi sắt nhọn hoắt…” vừa đào thêm những cái hố sâu hoắm cốt chôn vùi uy tín của ngài và manh nha vùi chôn cả tôn giáo của ngài?

Bấm trúng huyệt

ĐTGM Hà Nội không nói bâng quơ giữa trời. Không nói với con chiên mình. Cũng không nói với quảng đại quần chúng. Thậm chí không nói với truyền thông. Ngài nói thẳng với người lãnh đạo thành phố trong khi hai bên trực diện với nhau trong một buổi “làm việc” nghiêm túc do chính quyền triệu tập (Công văn số 366-CV/TG ngày 29/10/08 của Ban Tuyên giáo Quận 3 Hà Nội nêu rõ buổi “làm việc” chứ không phải buổi họp). Điều này cho thấy Đức Tổng Giám mục đang ở vào tư thế nào. Ở giữa hang hùm mà ngài chẳng chút sợ hãi. Ngài bình tĩnh bộc bạch tấm lòng trung thực, dù biết lời thật chẳng những mất lòng mà còn nguy hiểm cho bản thân.

ĐTGM Ngô Quang Kiệt khẳng khái nhắm thẳng vào quan chức đầy quyền uy mà ngài đang đối diện là ông Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Thế Thảo: “Ông Chủ tịch nói rằng: Uỷ ban nhân dân thành phố đã tạo rất là nhiều điều kiện cho Giáo hội Công giáo trong những năm qua…”

Tiếp theo, ngài “phản biện” một cách ngoạn mục lời nói của ông Thảo: “Khi nói tạo điều kiện vẫn còn mang cái tâm lý xin cho. Tức là cái này là cái ân huệ tôi ban cho anh đó. Nhưng mà cái tôn giáo là cái quyền tự nhiên con người được hưởng. Và nhà nước vì dân cho dân phải có trách nhiệm tạo điều đó cho người dân, chứ không phải cái ân huệ chúng tôi xin. Không có. Tự do tôn giáo là quyền chứ không phải cái ân huệ ‘Xin Cho’.” Chắc ông Thảo và bộ tham mưu của ông phải cúi gầm mặt vì bất ngờ lãnh trận mưa pháo từ cú phản công không đoán trước này!

Vị Chủ chăn Công giáo còn nhắc nhở ông Thảo: “Hay như chúng ta phải làm theo pháp luật, thì cái gì cũng phải có cơ sở pháp lý.” Nguyên câu nói ngắn gọn này đã là một gáo nước lạnh tạt vào mặt đám lãnh lãnh đạo CS Hà Nội. Họ hay khoe khoang mình làm theo pháp luật, nhưng lại lách mình ra khỏi cơ sở pháp lý! Khoa trương rỗng tuếch, bộc lộ sự yếu kém (nếu không nói là dốt nát) về kiến thức pháp luật cũng như về cung cách thực thi luật pháp: Đem cái nhãn “pháp luật” ra mà lòe, hù dọa và áp chế người dân thấp cổ bé miệng. Lộ mất rồi cái phép trị nước bằng luật búa và liềm, luật dao găm và mã tấu!

Và như một quả bom nổ chậm, lời khẳng định sau đây của ĐTGM Ngô Quang Kiệt càng làm cho phía nhà cai trị trở nên điên tiết:

“Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế. Còn người Việt Nam chúng ta thì tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm và làm sao thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp, để cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng. Thế nhưng chúng ta không phải chỉ có tình cảm mong muốn là được mà phải có lý luận xây dựng thật là vững chắc trền nền tảng pháp lý. (Xin đọc Nguyên văn lời phát biểu của ĐTGM Ngô Quang Kiệt trong cuộc họp với UBND Hà Nội ngày 20/9/2008, Vietcatholic News ngày 21/9/2008).

Tất nhiên, cường quyền đâu thể nào chịu thua! Nhưng họ lại không có cả bản lãnh lẫn khả năng để đánh trả một cách nhã nhặn, nhẹ nhàng và sâu sắc như vị TGM. Sở trường của họ xưa nay là tuyên truyền xuyên tạc, bóp méo với đao to búa lớn kia. Từ một bài phát biểu đượm tình dân tộc của Đức TGM, tập đoàn CSVN chỉ rút ra vỏn vẹn có một mảng nhỏ trong câu nói của ngài, rằng “Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét”, để đánh lận con đen, chụp cho nhà lãnh đạo tôn giáo cái mũ “miệt thị dân tộc”.

Rồi thì cái slogan (khẩu hiệu quảng cáo) “ông TGM Ngô Quang Kiệt miệt thị dân tộc” từ đó cứ được nhai đi nhai lại trên các công cụ truyền thông. Cố tình che tai bịt mắt công luận không cho nghe thấy các phần khác trong toàn bài phát biểu của ĐTGM Kiệt.

Nạn nhân bị dạt bên lề

Ngoài những báo ANTĐ. Hà Nội Mới, Nhân Dân, chúng tôi hơi buồn cười về sự góp mặt, góp tiếng của tờ Thanh Niên. Tờ báo này năm 2006 cố cổ võ một Diễn đàn tranh biện về một “Nước Việt Nam nhỏ hay không nhỏ”, nay lại quay lưng với chính mình, tự phản bội lại mình để hoàn thành nhiệm vụ công cụ của đảng… đặt câu hỏi xách mé: "Sẽ nghĩ gì về một vị chủ chăn có thái độ hằn học lạc loài như vậy đối với chính đất nước sinh ra ông ta? Một TGM như vậy liệu có xứng đáng để các giáo dân, giáo sĩ tin tưởng” (báo Thanh Niên, Chủ nhật 21.09.2008 trang 5).

Có thật không ĐTGM Ngô Quang Kiệt “có thái độ hằn học”? Và thế nào là “lạc loài”? Báo Thanh Niên dùng nghiệp vụ thông tin trung thực hay sử dụng chiêu thức tuyên truyền bóp méo bịp bợm? Hãy mở lại băng hình buổi họp tại UBND hôm 20/9/2008 để xem và nghe vị TGM nói gì và nói với cung cách, thái độ nào đi đã.

Quả thật, báo Thanh Niên ngoảnh mặt với chính mình, nói ngược lại những gì nó đã cổ võ trên Diễn đàn mà nó đã đẻ ra với cuốn “Nước Việt Nam nhỏ hay không nhỏ” tập hợp từ các bài phát biểu “tiêu biểu” trên Diễn đàn ấy.

Báo Thanh niên có nhớ không ai đã bảo rằng “Viết về Việt Nam, về chính đất nước quê hương mình thì làm sao kìm nén những xúc động…, nhất là trong những bài tràn âm hưởng phê phán…”? (Sđd tập 2, trang 252).

Ai đã đưa ra những lời này trên giấy trắng mực đen: “Chỉ khi còn tình yêu, còn nỗi đau, còn biết ‘yêu với căm hai đợt sóng ào ào’… người ta mới thố lộ những nỗi niềm mà bình thường người ta không dễ đọc được”? (Tập 2, trang 252).

Báo Thanh Niên giả mù sa mưa để không nhìn thấy tình yêu, nỗi đau và niềm khát vọng của vị TGM khi ngài bày tỏ “chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật… tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm và làm sao thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp, để cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng” liền sau câu nói “rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam”?

Cái hộ chiếu không phản ảnh dân tộc, nó phản ảnh một chế độ và những cơ chế sinh sản từ chế độ đó, cái chế độ giật lùi đất nước làm cho Việt Nam trở nên nhỏ đi, “lùn đi”, yếu đi và “hèn đi” đến nỗi bị người nước ngoài khinh dễ, ai mà không nhục?

Báo Thanh Niên còn nhớ không ai đã viết: “Sự thiếu tự trọng, tham lam bất chấp nhân cách của một bộ phận quan chức, những ‘công bộc của dân’ là những vết hoen ố trên thân mình Tổ quốc chúng ta” (Sđd, trang 254).

Vậy những tên vô lại làm dơ nhớp thân mình Tổ quốc bằng những hành vi bất chính, mất nhân cách ấy hay ai khác là thủ phạm miệt thị dân tộc? ĐTGM Ngô Quang Kiệt đã chẳng cảnh giác như thế sao? Công hay tội?

Báo Thanh Niên đã chẳng báo động: “Điều đáng sợ nhất chính là khi cái xấu, cái ác trở nên ‘bình thường’ trong xã hội, còn những người lương thiện chính trực… lại thành ‘hiện tượng bất thường’, thành những người bị dạt ra bên lề của ‘cơ chế’” (Sđd, trang 254). Chẳng những chỉ một mình thầy Đỗ Việt Khoa (như báo Thanh Niên đã nêu đích danh) là nạn nhân bị “dạt ra bên lề” từ bao nhiêu năm nay chỉ vì dám làm người tiên phong tố cáo tiêu cực trong giáo dục ở Việt Nam, mà nhiều người thiện tâm, thiện chí có lòng với đất nước trong đó có ĐTGM Ngô Quang Kiệt cũng bị “dạt ra bên lề” như vậy.

Quá nhục? Ai nhục? Do ai?

Rõ ràng ĐTGM Ngô Quang Kiệt chẳng những là nạn nhân hàng đầu bị “dạt ra bên lề”, ngài còn bị phỉ nhổ, bị nhận xuống vũng bùn trong khi thủ phạm thì an nhiên tọa thị, rung đùi đắc thắng! Vậy thì cái ác không chỉ trở nên “bình thường”. Nó vượt hẳn lên trên mức bình thường để ngự trị trên đỉnh cao của quyền lực tuyệt đối cùng với những kẻ đã tác tạo ra cái ác và phát tán cái ác trên khắp đất nước lan ra cả ngoại quốc, như chuyện viên chức sứ quán Việt Nam tại Nam Phi buôn lậu sừng tê giác mới đây là một trong trăm ngàn thí dụ.

Theo đài BBC ngày 19/11/2008, người buôn lậu có tên là Vũ Mộc Anh, bí thư thứ nhất của sứ quán CSVN tại Nam Phi bị “quay phim đang nhận sừng tê giác từ một tay buôn lậu ngay trước cửa cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở thủ đô Pretoria.” Ban đầu, phía CSVN ngoan cố, một chối hai chối, chối bai bải. Nhưng khi hình ảnh quay phim được công chiếu trên truyền hình Nam Phi, đại sứ VN tại Nam Phi Trần Duy Thi mới thú nhận “đã xác định được danh tính người của đại sứ quán trong đoạn băng được coi là quay cảnh buôn lậu sừng tê giác.”

Ông Thi than thở: “Chuyện này rất nghiêm trọng. Người ta quay hình cả lá cờ Việt Nam như thế. Quá nhục nhã.”

TGM Kiệt chỉ nói nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu! Còn ông đại sứ CSVN tên Thi thì kêu lên “Quá Nhục nhã!” Vì cả “lá cờ cũng bị quay hình.” Thì ra cái biểu tượng của cái gọi là nước CHXHCN Việt Nam cũng đồng loã hay bảo trợ, bao che cho hoạt động buôn lậu ở xứ người?

Trước đó một ngày, ngày 18/11/08, đài BBC đã có một bản tin khác: “Đại sứ quán nước cộng hòa Czech (một quốc gia từ Tiệp Khắc, Đông Âu cũ) tại Hà Nội sẽ ngưng cấp thị thực cho công dân Việt Nam vì ‘tội phạm tăng’ trong cộng đồng Việt tại Czech.”

Theo BBC, thông tấn xã CTK của Czech trích lời Bộ trưởng Ivan Langer nói rằng "số vụ tội ác do người di dân từ Việt Nam tăng lên nhanh" và các vụ việc cũng "nghiêm trọng hơn". Như vậy có nhục nhã không cho dân tộc Việt Nam, và ai làm nhục dân tộc đây, nếu không phải là CSVN là kẻ có trách nhiệm “trồng người”?

Lại nữa, khi tấm hình Công an CSVN bịt miệng Lm Nguyễn Văn Lý giữa Tòa án được tung ra trên thế giới thì tự tấm hình đó nói lên gì? Ai làm nhục dân tộc Việt Nam đây?

Hay là, năm 1958, khi Phạm Văn Đồng vâng theo mệnh lệnh của Hồ Chí Minh và Bộ Chính Trị Đảng CSVN dâng Công hàm lên Trung cộng, công nhận chủ quyền của nước Trung Hoa Cộng sản trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, thì đó chẳng phải là hành động bán nước, hành động miệt thị dân tộc nghiêm trọng nhất sao?

Mới đây không biết do trùng hợp ngẫu nhiên hay do chủ tâm, Giáo sư Hoàng Tụy dù đang ở tuổi bát tuần, sức khỏe yếu kém, vẫn thốt lên: “Bệnh giả dối đang thành nổi nhục lớn”.

Trả lời cuộc phỏng vấn của Bùi Hoàng Tám, báo Khuyến học & Dân trí ngày 28/11/2008GS, giáo sư Hoàng Tụy nói: “Sự giả dối hiện nay đang có nguy cơ trở thành nỗi nhục trong khi truyền thống dân tộc Việt Nam không phải là dân tộc giả dối. Ngành giáo dục càng không thể là ngành giả dối. Thế nhưng đã có hơn một nhà khoa học nước ngoài nói thẳng với tôi rằng, điều thất vọng lớn nhất mà ông ta cảm thấy là sự giả dối đang bao trùm lên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội ở các tầng nấc.”

Nhìn sang lãnh vực giáo dục tại Việt Nam, giáo sư Hoàng Tụy phát biểu tiếp một cách quả quyết: “Bản chất của giáo dục là trung thực và sáng tạo. Nhưng sáng tạo thế nào khi mà mọi thứ đều phải theo một lề lối, khuôn phép đã quy định sẵn, gần như bất di bất dịch từ mấy chục năm - giữa một thế giới thường xuyên biến động. Rồi trung thực thế nào được khi mà người ta hàng ngày phải sống trong một môi trường giả dối.”

Người Việt xấu xí? Coi chừng: miệt thị dân tộc!

Trong bài “Anh em khinh trước, làng nước khinh sau”, trên báo Tiền phong ngày 26/05/2007, tác giả Nguyễn Hoàng Đức ghi nhận: Có một nhà tư tưởng nói: ‘Một dân tộc không biết xấu hổ về mình thì chẳng thể khiến mọi người tôn trọng… Loại người không biết xấu hổ, chỉ là hạng ‘vô sỉ’ – tức không biết sỉ nhục, thì chỉ là hạng ‘vô lại’- không thành người được, cũng không đáng để gặp lại.”

Ông Hoàng Đức nêu ra hàng loạt những nước thú nhận mình “xấu xí”: “Trung Quốc từng coi mình là thiên tử, trung tâm của thiên hạ, vậy mà họ cũng xét mình qua cuốn sách Người Trung Quốc xấu xí. Giàu như Nhật Bản vậy mà họ cũng xét mình qua cuốn sách Người Nhật xấu xí. Nước Mỹ, kinh tế hùng mạnh, khoa học tiên tiến hàng đầu, vậy mà họ cũng can đảm nhận ra nhiều cái xấu của mình trong cuốn Người Mỹ xấu xí. Ngay Paris kia, được mệnh danh là thành phố đẹp nhất thế giới, vậy mà các văn hào của họ, đặc biệt là Victor Hugo đã đua nhau dè bỉu một ‘vũng bùn hoa lệ’ bên dòng sông Seine ô uế, ẩn nấp đầy rẫy tội lỗi ghê tởm ở dưới cống ngầm.”

Hoàng Đức còn khéo léo nhắc nhở đừng ai kết tội những tác giả trên miệt thị dân tộc của họ. Ông Đức quả quyết: “Tất cả các tác giả của các cuốn sách đó, không phải những nhà vệ sinh lẩm cẩm, ‘bới bèo ra bọ’, chê bai quê hương, mà chính là, họ tìm cách lặn sâu vào sự ‘biết sỉ’ của dân tộc, mong dân tộc trở nên trong lành hơn, mạnh mẽ hơn, và kiêu hãnh hơn.”

Cuối cùng, Nguyễn Hoàng Đức đi tới kết luận: “Tự sỉ là con đường không thoát khỏi để có được lòng Tự trọng. Bởi nếu chúng ta không tự nhìn thấy mình, thì thiên hạ sẽ ‘chỉ tận tay day tận trán’ những cái xấu của ta”.

Có lẽ ông dè dặt khi dùng chữ “nếu”, thậm chí tuồng như không dám nói thẳng “Người Việt xấu xí” như các tác giả Mỹ, Pháp, Nhật, Nga, Trung Quốc nêu trên. Nhưng ĐTGM Ngô Quang Kiệt thì nói thẳng, huỵch tẹt “nhục nhã vì đi đâu cũng bị soi xét.”

Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn, khi được Tiền Phong phỏng vấn ngày 11/9/2006, đã trả lời: “Chỉ khi ta thấy thói xấu cắm rễ sâu ở trong ta như thế nào thì mới hy vọng thay đổi được. Không phải chỉ một người, hai người, anh hay tôi, mà cả xã hội phải tự nhận thức. Nói theo thuật ngữ y học là nhiều người cùng ‘hội chẩn’”.

Ông Vương Trí Nhàn cũng đề cập tới những nước Nga, Tàu đã “dám” soi rọi lại mình, nhìn nhận mình xấu xí. Ông viết: “Người Nga cũng viết về thói xấu của mình để thay đổi mình đấy chứ. Gần ta, tương đối giống ta là Trung Quốc. Họ có Người Trung Quốc xấu xí, Người Trung Quốc tự trào, Trung Quốc dân tộc tính, Trung Quốc nhân cách bệnh trạng phê phán. Tác phẩm nhiều người đã đọc hoặc biết là AQ chính truyện của Lỗ Tấn đã có từ lâu đấy thôi.”

Ông Vương Trí Nhàn có ý định viết về “người Việt xấu xí”, nhưng dường như ông chưa dám nói lên nhận xét của chính ông về “người Việt xấu xí” vì sợ bị lên án chăng? Nên ông đã phải ra công sưu tầm góp nhặt và trình làng những nhận xét của tiền nhân về “người Việt xấu xí” để dọn đường cho cuốn sách của riêng ông sau này như ông tâm sự. Chắc chắn Vương Trí Nhàn không có ý bêu xấu dân tộc, miệt thị dân tộc, ông chỉ mong muốn làm sao người Việt mình bớt xấu hơn thôi. Ông Vương Trí Nhàn không “đóng cửa bảo nhau”, ông mở toang cửa cho người ta nhìn thấy cái xấu trong nhà mình giống như người Mỹ, người Nga, người Nhật, người Tàu kia thôi!

Bài phát biểu của Đức Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt cũng nói lên ước nguyện làm sao cho người Việt mình bớt xấu đi. Ngài không mở toang cửa, mà thực hiện đúng cung cách “đóng của bảo nhau”, nói riêng với những người lãnh đạo thành phố Hà Nội: “Làm sao như một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế. Còn người Việt Nam chúng ta thì tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm và làm sao thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp, để cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng. Thế nhưng chúng ta không phải chỉ có tình cảm mong muốn là được mà phải có lý luận xây dựng thật là vững chắc trền nền tảng pháp lý.”

Thiết tưởng nếu những người làm báo Thanh Niên còn lương tri trong sáng, chính trực, hãy bỏ cái thói quen làm bồi bút đi mà đưa bài phát biểu của vị TGM vào vị trí trang trọng nhất của trang nhất cuốn sách “Nước Việt Nam nhỏ hay không nhỏ,” thay vì đánh trống khua chiêng om sòm bóp méo sự thật lên án, kết tội một cách bất công, bất minh, bất chính bằng giọng hằn học cá mè một lứa với báo Nhân dân, ANTĐ, Hà Nội Mới… cùng đài truyền thanh, truyền hình và các văn thư của đảng.

Ấu trỉ lắm! Hèn hạ lắm! Nhục nhã lắm!
 
Nguyễn Thế Thảo nhờ các đấng bậc đuổi hộ các linh mục ở Thái Hà ra khỏi Hà Nội
Nguyễn Thế Thảo
14:52 15/12/2008
 
Cảm nhận khi đọc bài thơ “Chốn Lao Tù” của chị Ngô Thị Dung
Nắng Sàigòn
16:33 15/12/2008
Cảm nhận khi đọc bài thơ “CHỐN LAO TÙ” của chị Ngô Thị Dung.

Chị là một trong tám giáo oan bị đưa ra tòa xét xử vào ngày 8/12/2008 vừa qua.


Khi nói đến cảnh tù đày, theo lẽ thường tình trong chúng ta ai cũng cảm thấy sợ hãi, không ai muốn phải đi tù cả, nhưng ở đất Thái Hà một sự kiện đã làm cho cả thế giới quan tâm khi mà các giáo dân Thái Hà sau bao nhiêu năm làm đơn khiếu nại và chờ đợi chính quyền giải quyết về mảnh đất ở số 178 Nguyễn Lương Bằng, đây là mảnh đất của cha ông họ đã có thời thời xưa để lại, nay đã bị một số kẻ có chức quyền đang có ý định chia sẻ, buôn bán hòng chiếm đoạt, nhưng chính quyền vẫn làm ngơ, tránh né giải quyết, khi không thể chờ đợi hơn được nữa, các giáo dân cùng nhau kéo ra mảnh đất này cầu nguyện và vào ngày 15/8/2008 để thuận lợi cho việc đi vào mảnh đất này để cầu nguyện, một số giáo dân đã đập phá bức tường dài khoảng 3 mét, hành động này chính quyền đã quy kết tội của họ với hai tội danh là “hủy hoại tài sản XHCN và gây rối trật tự công cộng”, chính quyền đã khởi tố và bắt giam một số người, trước những hành động đàn áp của chính quyền bằng dùi cui, hơi cay, cùng việc khủng bố tinh thần bằng cách bắt giam, ngồi tù cũng không làm cho các giáo dân này chùn bước.

Trong số giáo dân bị bắt giam và khởi tố đó có chị Ngô Thị Dung, chị đã can đảm, mạnh dạn đấu tranh đòi công lý cho dù có phải vào tù, trong thời gian ngồi tù chị có làm một bài thơ “Chốn lao tù” để nói lên ý chí kiên cường của chị trong việc đi tìm công lý, chị không hề sợ hãi, không sợ gian khổ dù phải chịu cảnh tù giam, ngay khổ thơ đầu chúng ta cũng nhận thấy tinh thần lạc quan của chị:

Tôi đi tu chứ không phải đi tù đâu nhé !
Tôi đi tù chẳng khắc gì đi tu,
Chỉ có khác tôi không được nhìn thấy Chúa
Nhưng tôi tin rằng Chúa đang ngự trong tôi.


Thật cảm kích biết bao trước một ý chí kiên cường của một người phụ nữ Công Giáo Việt Nam trong chốn lao tù cộng sản, chị không coi đó là một điều xấu, một tai họa, một cực hình mà cảm nhận đó như là một hồng ân của Thiên Chúa ban tặng cho những người con yêu quý của Ngài, chị đã biến cảnh lao tù thành nơi tu luyện để rèn luyện con người, để thể hiện tình yêu của con người đáp là tình yêu Thiên Chúa và tha nhân, những bước chân can đảm tiến vào nhà tù của chị chẳng khác nào như những bước chân của những tâm hồn thanh khiết muốn tận hiến cho Thiên Chúa khi bước vào cửa Tu viện.

Đi tù chẳng khác đi tu
Chữ tù liền với chữ tu một vần (xin mạn phép được mượn vần thơ của Nguyễn Du).


Một niềm tin sắt son vào Thiên Chúa, một tình yêu dành trọn cho Ngài, chị luôn tin rằng Chúa luôn ở bên chị và ở trong chị: “Nhưng tôi tin rằng Chúa đang ngự trong tôi”, một sự kết hợp thật trọn vẹn giữa chị và Thiên Chúa, đó chính là nguồn sức mạnh tạo cho chị lòng can đảm khi đứng trước cảnh đàn áp, bắt bớ, bất công, hoặc khi đứng trước cảnh ngục tù cũng không làm chị nao núng, và ngay khi đã bị rơi vào vòng lao lý, với đủ mọi chiêu bài đưa ra hòng dụ dỗ, đến những hành vi ép cung, nhục mạ, cũng không hề khuất phục được tinh thần kiên trung của chị, trong ngục tù chị thổn thức lời tâm sự:

Bọn quỷ dữ đêm ngày luôn rình rập
Lệnh bắt tôi truy nã đến cùng !
Khi tôi bị rơi vào tay quỷ dữ
Chúng nịnh bợ rồi lại ép cung

Nếu khai ra ai là người kích động
Việc phá tường là đúng hay sai ?
Nếu nhận sai cho về ngay lập tức !!!
Còn nhận đúng thì tống ngục vô tù

Nhưng tôi quyết một lòng tin theo Chúa,
Chứ không chịu rơi vào bẫy satan
Vào trong tù mỗi người mỗi tội
Kẻ si đa, ma tuý, mãi dâm


Chúa luôn ở cùng chị, ơn Thần Khí đã tuôn đổ trên chị soi sáng và tiếp sức cho chị không rơi vào bẫy của bọn cường quyền mà chị khẳng định đó là bẫy của satan, chúng muốn áp đảo tinh thần của chị khi nhốt chị chung với những can phạm ma túy, mại dâm có những người đã mắc căn bệnh AIDS của thế kỷ, chúng đã xếp chị vào loại tệ nạn của xã hội để chị hoảng sợ mà nhụt chí. Nhưng không, chúng đã lầm, chính lúc ấy chị lại trở thành một ánh lửa hồng soi sáng cho tất cả chị em cùng phòng bằng những lời kinh nguyện và những bài thánh ca hầu mong mọi người nhận ra công lý và tìm về với Thiên Chúa.

Thật anh dũng làm sao ! Chí khí của một Trang Anh Thư đất Thái Hà, không làm hổ thẹn các bậc tiền nhân đã gieo hạt giống Tin Mừng và đã đổ máu để vun tưới cho hạt giống đó nẩy mầm, trổ sinh trên đất nước Việt Nam, cũng với khí khái hiên ngang, chị đã nói về tội của mình:

Còn tội tôi là đi tìm công lý
Để đòi lại đất vốn của ông cha
Nhưng chúng không cho đó là sự thật
Kết tội tôi huỷ hoại của công

Rồi lại thêm cho tội gây rối
Rồi mai đây chúng lại kết cung
Nhưng tôi vẫn cậy trông phó thác
Sáng kinh cầu, tối hát thánh ca

Để chờ ngày ra toà xét xử
Xử oan sai cho tám dân lành
Bọn quan toà như bầy quỷ dữ
Chúng gầm gừ như quỷ satan


Tội của chị là đi tìm công lý, tội của chị là đã dám nói lên sự thật, tội của chị là đã dám chống tham nhũng, dám cản trở miếng mồi ngon của các kẻ có chức có quyền đang định nuốt trôi mà phải mắc nghẹn, chị thật to gan, chẳng nể nang gì đến ông to, bà lớn của một đất nước 4.000 năm văn hiến này, vì thế phải kết tội chị thôi, không làm cho có, bé xé cho to, để còn răn đe bao kẻ khác nữa chứ.

Nhưng dù có mưu ma chươc quỷ cũng chẳng làm cho chị phải cúi đầu, chị sẵn sàng chấp nhận mọi bản án mà chúng đưa ra, mặc dù chị cảm nhận được rằng phiên tòa này “lành ít dữ nhiều” vì nó được điều hành và tham gia bởi cả một guồng máy bạo lực như chị đã cảm nhận: “Bọn quan toà như bầy quỷ dữ, Chúng gầm gừ như quỷ satan”. Nhưng chị là con cái của Sự Thật, chị phải sống cho Sự Thật và sẵn lòng chết cho Sự Thật và lòng chị nôn nao chờ đợi ngày ấy đến trong sự tín thác cậy trông vào tình yêu thương của Thiên Chúa và Mẹ Maria Chí Ái.

Hòng kết tội con lành dân Chúa
Nhưng Thiên Chúa đã kịp chở che
Lạy Thiên Chúa đấng toàn năng hằng hữu
Nguyện xin Mẹ Thánh nữ Maria
Cho chúng con cậy trông phó thác


Hình ảnh ngày xử án đã khép lại nhưng dư âm của nó vẫn còn vang vọng tận trong sâu thẳm tâm hồn của chị và mọi người, hình ảnh ngẩng cao đầu, lời chất vấn và biện luận đanh thép của chị phủ nhận lời cáo buộc của tòa án đối với chị và các nạn nhân là bất công, phi lý, chị không chấp nhận bản án 13 tháng tù treo dành cho mình vì chị cảm thấy việc mình làm là đúng không hề sai trái và chị quyết tâm tiếp tục kháng án để tìm sự công bằng cho chị và công lý cho mọi người.

Đẹp quá! Một con tim quả cảm của người phụ nữ chân yếu tay mềm đáng cho chúng ta học hỏi và noi theo, chị đấu tranh tìm công lý không phải cho riêng chị mà cho mọi người, tiếng nói của chị là tiếng nói của người đại diện cho tầng lớp dân đen bị áp bức, chị sẵn sàng chấp nhận những thiệt thòi, chị hy sinh chấp nhận những khổ ải kể cả tù đày và kể cả cái chết hầu gióng lên tiếng chuông kêu cứu thay cho những tiếng nấc uất ức nghẹn ngào của kiếp sống dân oan đầy dẫy trên khắp mọi miền đất nước này.

Càng suy nghĩ tôi càng cảm phục và kính nể chị, chị đã cho chúng ta một bài học quý báu, một tinh thần đấu tranh vì công lý mà mấy chục năm qua nhân dân ta đã phải ngậm đắng nuốt cay.

Cám ơn chị, và 7 nạn nhân, cám ơn tập thể các Linh Mục, Tu Sĩ cùng toàn thể anh chị em giáo dân Thái Hà. Chị và tập thể Thái Hà đã đốt lên ngọn lửa mến yêu sưởi ấm tâm hồn bao năm băng giá của chúng tôi, chị và tập thể Thái Hà đã cất cao lời kinh Hòa Bình trong cuộc đấu tranh đi tìm công lý để mọi người chúng tôi trên khắp đất nước và cả hải ngoại có dịp cùng nhau hòa nhịp hát trọn lời kinh còn dang dở...
Chúng tôi và mọi người yêu chuộng Công Lý và Sự Thật trên khắp đất nước và trên khắp năm châu luôn ở bên chị và tập thể Thái Hà. Chúng ta cùng hiệp thông cùng nâng đỡ nhau đi trọn cuộc hành trình chị nhé.

Chúng con Tạ ơn Chúa, Tạ ơn Mẹ Maria. Nguyện xin Chúa và Mẹ Maria tiếp tục cùng đồng hành với chúng con.
 
Một điều nguyện ước
Công Dân
17:15 15/12/2008
Một điều nguyện ước

Hôm nay là ngày kỷ niệm chẵn một năm, ngày Đức Tổng Giám Mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt công bố lá thư đề ngày 15 tháng 12 năm 2007 để kêu gọi các linh mục, chủng sinh, tu sĩ nam nữ và các giáo dân trong giáo phận hiệp thông cầu nguyện cho công lý và sự thật liên quan đến vụ chiếm đoạt đầy bất công và việc sử dụng mờ ám Tòa Khâm sứ và khuôn viên bao quanh của chính quyền Hà Nội. Thật trùng lặp với tâm tình của Mùa Vọng, trong đó người tín hữu được sứ điệp của thánh Gioan Tiền Hô mời gọi sửa soạn tâm hồn cho ngay chính để mừng kỷ niệm ngày Đức Giêsu, vị Hoàng Tử của bình an và công lý giáng trần.

Đáp lại lời kêu gọi này, trong suốt một năm qua các linh mục, tu sĩ, chủng sinh và các giáo dân trong giáo phận đã thắp lên một ngọn lửa công lý tại Toà Khâm sứ cũng như giáo xứ Thái Hà và kiên quyết gìn giữ ngọn lửa ấy cháy sáng để đẩy lui màn đêm của bất công, dối trá, quyền lực của ác thần. Mặc dù gặp phải rất nhiều thử thách về tiết trời lạnh giá, những đe dọa khủng bố từ phía chính quyền với đầy đủ các chiêu thức, hay là cả một chiến dịch truyền thông quốc doanh nhằm bôi nhọ và bóp méo sự thật, tất cả đều tỉnh thức cầu nguyện. Tinh thần cầu nguyện và hiệp thông cầu nguyện được duy trì liên lỉ, tạo ra một sức mạnh to lớn làm đánh động nhiều tâm hồn hoán cải và đẩy lui được nạn tham nhũng đang lộng hành trong xã hội trong đó sự thật và công bằng vốn đã vắng bóng từ rất lâu.

Lời kinh tiếng hát của họ là tiếng kêu của Gioan Tiền Hô trong thời đại ngày nay để truyền đi một sứ điệp bất hủ cho những ai yêu chuộng công lý và sự thật trên toàn quốc cũng như trên toàn thế giới. Hơn bao giờ hết, Thái Hà và Tòa Khâm sứ đã trở thành một biểu tượng trong phong trào đấu tranh cho công lý và sự thật, và đã phát huy được sự hiệp nhất cho tất cả các phần chi thể của Giáo Hội Việt nam từ thành thị đến nông thôn, từ Bắc qua Trung đến Nam và vượt ra các cộng đồng Việt nam tại hải ngoại. Tinh thần của Thái Hà và Tòa Khâm sứ cũng chiếm được sự ngưỡng mộ của các tổ chức quốc tế và đặc biệt là nhận được sự hiệp thông chặt chẽ của các phần chi thể của Đức Kitô trên khắp hoàn cầu.

Một sứ điệp cách đây hơn hai ngàn năm đã được các sứ giả tại giáo xứ Thái Hà và Tòa Khâm sứ loan báo và làm chứng một cách hùng hồn, đặc biệt là qua tám gương mặt anh hùng trong vụ án xét xử vào ngày 8 tháng 12 vừa qua. Cũng phải nói đến cả bầu khí linh thiêng, oai phong và hoành tráng của hàng ngàn giáo dân bất chấp mọi hy sinh, nguy hiểm để trong tay, vai kề vai dõng dạc gióng lên hồi chuông công lý. Hình ảnh này đã tô đậm khuôn mặt của Vị Hoàng Tử đến để « biến gươm đao thành cuốc thành cày, rèn giáo mác thành liềm thành hái » và khai mở một triều đại hòa bình mà các ngôn sứ loan báo nay được các giáo dân làm chứng giữa lòng thủ đô vốn còn rất nhiều dối trá, bất công, súng ống và vũ khí đủ loại.

Những người giáo dân tay cầm nhành thiên tuế, miệng hát vang những bài thánh ca, tâm hồn được trang bị bằng một đức tin son sắt không gì lay chuyển tập hợp chung quanh khu vực xử án của phiên tòa hôm đã trở thành những chiến sỹ của Triều Đại Hòa Bình, Công Lý và Sự Thật. Những cành thiên tuế đã xóa nhòa hình ảnh lực lượng cảnh sát hùng hậu được trang bị hiện đại và đầy đủ đang bủa vây tứ bề trở thành những kẻ vô dụng. Những bài thánh ca vang dậy làm cho những lời sống sượng trên môi miệng của vị « quan tòa » đang diễn kịch trở nên kệch cỡm như một trò hề không hơn không kém. Một bầu khí tuyệt quá, một hình ảnh bất tử sao mà đẹp quá, thương lắm Thái Hà ơi.

Đẹp lắm Thái Hà ơi vì đã có một ngày lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội đầy hồng phúc, và vì có một Mùa Vọng vang dậy tiếng kêu của công lý và sự thật. Ước mong mọi giáo dân trên khắp đất nước Việt Nam đều như giáo dân Thái Hà. Ước gì các dòng tu của Giáo Hội Việt Nam đều như các linh mục tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà. Ước gì các giáo phận của Giáo Hội Việt Nam được như giáo phận Hà Nội. Ước gì các Giám mục của Hội Đồng Giám mục Việt nam đều như Đức Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt. Ước gì được như vậy.
 
LS Lê Trần Luật nói gì sau phiên tòa Thái Hà
Việt Long - RFA
20:36 15/12/2008
Phiên tòa Hà Nội hôm mùng 8-12 xử 8 giáo dân Thái Hà với 2 tội danh nặng nề, nhưng đã chỉ tuyên phạt án treo. Vị luật sư bào chữa cho các bị can, ông Lê Trần Luật, nhận định về bản án đó ra sao ? Trong phiên tòa cuộc tranh luận giữa LS và Viện Kiểm Sát diễn ra như thế nào, và chương trình làm việc sắp tới của ông là gì? LS Lê Trần Luật trả lời những câu hỏi đó trong bài phỏng vấn do Việt-Long thực hiện sau đây.

Thái Thanh Hải và Luật Sư Lê Trần Luật
Việt-Long: Khá đông thính giả của chúng tôi muốn được nghe luật sư nhận định về bản án tuyên phạt 8 giáo dân Thái Hà trong vụ xử ngày 8 tháng 12 vừa qua. Mời Luật Sư...

Nhà cầm quyền nhượng bộ ?

LS Lê Trần Luật: Tôi nêu nhận định về hai khía cạnh, luật pháp và chính trị, xã hội. Trước hết, tạm thời nói dưới góc độ pháp luật, thì bản án đó đã tự mâu thuẫn ở bên trong. Với hai tội danh là gây rối trật tự công cộng và tội hủy hoại tài sản, mà người ta chỉ tuyên mức hình phạt rất nhẹ. Nhẹ ở đây, tôi nói là nhẹ so với hai tội danh đã được thành lập. Tôi cũng có nghe một số báo đài trích lời tôi nói là “quá nhẹ”. Trích như thế là không chính xác. Dĩ nhiên quý thính giả cũng lưu ý rằng tôi là một luật sư bào chữa, đã bào chữa theo hướng vô tội. Tôi cũng đã chuẩn bị kháng cáo theo hướng vô tội. Cho nên ‘nhẹ’ không phải là nhẹ so với hành vi, mà là so với tội danh. Hành vi của các giáo dân này đương nhiên là vô tội, không thể có tội được.

Như vậy ở dưới khía cạnh chính trị xã hội, có thể nhìn nhận như sau: Với hai tội danh nhưng một hình phạt nhẹ, cho thấy dưới góc độ chính trị là nhà cầm quyền đã nhượng bộ. Đây là một lối thoát cho họ. Họ không đủ can đảm tuyên bố những người này vô tội, cũng không đủ can đảm tuyên bố một mức hình phạt tương xứng với tội mà họ đã kết án.

Việt-Long: Về tiến trình xử án tại tòa, LS có điều gì muốn trình bày với công luận?

Phiên tòa vi phạm pháp luật

LS Lê Trần Luật: Trước hết có thể thấy rằng người ta đã tổ chức một phiên tòa mà tôi có thể gọi là phiên tòa vi phạm pháp luật. Họ bảo rằng đây là một phiên tòa xử công khai, điều đó tương ứng với quyền được tham dự phiên tòa của tất cả mọi người. Nhưng khi tổ chức thì như thế là thiếu tính chất công khai. Vấn đề thứ hai, tôi nghĩ việc cách ly các bị cáo là không cần thiết. Nhưng đó là chuyện của họ. Vấn đề thứ ba, họ không cho tôi trình bày vấn đề nguồn gốc đất của Thái Hà. Tôi cho rằng như thế là tước đi quyền của luật sư. Bởi vì vấn đề cơ bản của nó là ở chỗ chuyện đất đai không được giải quyết một cách thấu đáo. Chính quyền đã kéo dài nhiều năm, dẫn đến việc người dân không còn tin vào pháp luật, và đã cầu nguyện để mong chính quyền nghĩ đến các quyền lợi của họ. Nhưng khi tôi trình bày về đất đai thì tòa không cho trình bày. Tôi cho rằng đây là điểm vi phạm.

Kế nữa, Viện Kiểm Sát đã không tranh luận tới cùng với tôi về những vấn đề tôi đặt ra. Tôi đặt nhiều vấn đề. Thứ nhất, tôi bảo rằng khi anh bảo là gây rối trật tự công cộng, chiếu theo luật lệ, theo hướng dẫn của tòa án tối cao Việt Nam, và tham chiếu cáo trạng thì nói những người này gây hậu quả nghiêm trọng, thì phải gây thiệt hại trên 10 triệu đồng. Tôi yêu cầu họ chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hành vi cầu nguyện và sự thiệt hại xảy ra. Thứ hai, là những thiệt hại đó có đúng là những thiệt hại do những cơ quan trưng cầu giải quyết hay chưa. Họ không chứng minh được vấn đề giữa sự cầu nguyện của giáo dân với sự thiệt hại xảy ra. Họ cũng không chứng minh được thiệt hại này là thiệt hại có thật. Vì khi tôi đặt câu hỏi với người đại diện công ty May Chiến Thắng, nói là “Thưa Bà, với thiệt hại trên một tỷ mấy, vì sao bà không yêu cầu bồi thường” thì Bà này nói là “Tôi thấy giáo dân đã nhận thấy lỗi lầm của mình nên tôi không yêu cầu bồi thường” Tôi nói: “Bà nói thế là sai. Tại phiên tòa này bà đã nhiều lần chứng kiến những giáo dân này nói là họ không có tội, như vậy bà có thay đổi yêu cầu không?” Bà ấy nói không, có nhận tội hay không nhận tội bà cũng không yêu cầu bồi thường.

Điều này chứng tỏ những tài liệu về thiệt hại mà người ta đưa ra là không có thật. Hai vấn đề này, Viện Kiểm Sát không tranh luận được với tôi. Một chuyện nữa; Tôi hỏi viện kiểm sát là đưa Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt vào trong cáo trạng để làm gì, phải nói rõ mục đích thì tôi mới tranh tụng được. Nếu không nói rõ được mục đích thì Viện Kiểm Sát phải bỏ ra bên ngoài. Họ cũng không tranh luận với tôi vấn đề này. Thêm nữa, tôi nói tôi đã có đầy đủ những tài liệu về những người xịt hơi cay, đánh những người già và trẻ em... rất nhiều, thì tại sao những người đó không bị khởi tố. Họ nói muốn khởi tố chuyện đó anh phải có tài liệu chứng minh, phải khiếu tố với cơ quan công an...

Việt-Long: Yêu cầu những điều kiện như vậy để khởi tố thì Luật Sư thấy có đúng không? Bởi vì nếu nói thuần tuý trên khía cạnh luật pháp thì phải có khiếu nại, có thưa kiện thì mới có xét xử?

LS Lê Trần Luật: Sai. Ở chỗ là đơn của các Cha bên Nhà Thờ đã gởi cho công an quận Đống Đa rất nhiều. Và nghĩa vụ đi chứng minh tội phạm là nghĩa vụ của cơ quan công an, không phải là nghĩa vụ của các Cha. Họ cũng không tranh luận điều đó.

Việt-Long: Thưa quý thính giả. LS Lê Trần Luật khi trả lời câu hỏi thêm của chúng tôi là trước khi tuyên án, tòa có cải tội danh của 8 người bị can để cho xứng hợp với khung hình phạt của bản án hay không. LS Lê Trần Luật nói rằng họ không cải đổi tội danh, mà chỉ tuyên bố phán quyết là những bản án treo.
 
Blogger: Thử thách lớn đối với chính quyền Việt Nam
VOA
22:42 15/12/2008
Thông tín viên Ben Stocking của AP cũng có một bài viết với nội dung tương tự, nói rằng những trang blog nở rộ trên internet đang tạo ra một thử thách lớn cho chính quyền Việt Nam.

Bài báo viết rằng mùa Thu vừa rồi, khi cảnh sát đụng độ giáo dân Công Giáo về vụ tranh chấp đất đai của giáo hội bị chính quyền tịch thâu, quần chúng đã đọc tất cả những tin tức liên quan tới vụ này trên những trang blog.

Hình ảnh, tin tức của các thông tấn xã tây phương liên quan tới các vụ cầu nguyện đã được đưa lên những trang blog, nơi tất cả các loại tin được loan tải, từ tin liên quan tới ma túy, hôn nhân, bệnh AIDS cho tới những lời chỉ trích chính phủ cộng sản.

Theo ông Ben Stocking, cho tới nay, nói một cách tổng quát, chính phủ vẫn giữ thái độ chưa đụng tay vào những trang blog này, nhưng các viên chức của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cho thấy đã mất kiên nhẫn. Các viên chức này nói rằng họ đang chuẩn bị những luật lệ mới để hạn chế các trang blog trong những vấn đề có tính cách cá nhân, có nghĩa là không được bàn cãi về chính trị.

Bài báo của phóng viên Ben Stocking cho biết cho tới nay Việt Nam chưa mạnh tay như Trung Quốc trong vụ đàn áp các trang blog có nội dung chính phủ không ưa thích.

Chính phủ hiện chỉ ngăn chặn một số trang web của người Việt hải ngoại mà chính phủ cho là một mối đe dọa về chính trị.

Bà Rebecca MacKinnon, giáo sư viện đại học Hồng Kông từng viết về các chính sách internet của Trung Quốc, cho rằng có thể chính phủ Việt Nam không muốn đương đầu với hậu quả của vụ đàn áp có thể xảy ra. Một số bloggers lại nói rằng chính phủ không theo kịp đà phát triển của những trang blog.

Thông Tấn Xã Vàng Anh, một trang blog được nhiều người đọc và tự phong cho mình danh hiệu thông tấn xã của quần chúng, cho rằng chính phủ không có kỹ thuật và nhân lực để kiểm soát mọi blogger.
 
Những cái rất “TO” của các quan lớn Hà Nội
Hà Long
22:45 15/12/2008
Những cái rất “TO” của các quan lớn Hà Nội

Tại thủ đô Hà Nội có nhiều chuyện đùa vui, hết chuyện này đến chuyện khác, mà chỉ loay hoay vào cách điều hành có trình độ "TO” tại một thành phố mang danh thủ đô Việt Nam. Các chuyện đùa cứ nhắc đến các bác đồng chí to lớn như đóc tờ Lê Quang Nghị với những phát biểu linh tinh phản cảm làm cho lũ đảng viên còn lại hoảng hốt vì sợ bác Nghị có nghi vấn tin vào ông Trời; rồi đến bác Thảo, chủ tịch TP Hà Nội, mang danh nghề kiến trúc sư, một nhà quy hoạch, người trực tiếp xây dựng có 2 vườn hoa tí teo thế kia mà phải sửa đi sửa lại đến 4 lần vẫn chẳng ra trò trống gì hết. Sau đấy bác Thảo lại cả gan họp các nhà ngoại giao rồi tuyên bố truất phế Tổng Giám Mục Kiệt, việc làm như thế thật "TO” vượt qua cả thẩm quyền bộ ngoại giao nước nhà. Khiếp! Tiếp theo là bản án của quận Đống Đa dành cho 8 Anh Hùng Thái Hà, điều ở đây cần nhắc đến là các đồng chí Thảo, Khanh và Thanh Hằng đều phủi tay cho bọn đàn em thực hiện như con rối trên sàn sân khấu. Đấy là một hành động của kẻ tiểu nhân, thiếu niềm tin, kẻ hèn, của kẻ trốn tránh trách nhiệm. Vì vụ gây rối cướp đất Toà Khâm Sứ và Thái Hà do bộ ba Thảo - Khanh - Hằng nhúng tay trực tiếp ăn chia với nhau. Họ nhục nhã phủi tay trốn tội!

Một bài thơ trào phúng đã được người bạn từ Hà Nội gửi sang phương Tây diễn tả tình trạng các quan lớn vĩ đại tại thủ đô Hà Nội như Nghị, Thảo, Khanh, Hằng như sau với tựa đề: ÔI VIỆT NAM TA!

Việt Nam!

Một đất nước rất nhỏ nhưng có những xếp hạng rất to.

Trong đất nước rất nhỏ đó có 1 thủ đô rất to.

Trong thủ đô rất to có những con đường rất nhỏ.

Bên những con đường rất nhỏ có những ngôi biệt thự rất to.

Trong những ngôi biệt thự rất to có những cô vợ nhỏ.

Những cô vợ nhỏ là của các ông quan to.

Những ông quan to có cái cặp rất nhỏ.

Trong những cái cặp rất nhỏ có những dự án rất to.

Những dự án rất to thì hiệu quả lại rất nhỏ.

Hiệu quả thì rất nhỏ nhưng thất thoát rất to.

Những thất thoát rất to thường phát hiện cực nhỏ.

Những phát hiện cực nhỏ đem ra xử thật to.

Những vụ xử rất to chết toàn anh “lính” nhỏ.

Ôi! Việt Nam ta đó. Suốt ngày chuyện nhỏ to...


Đọc những vần thơ trên, ai cũng nghĩ rất đúng tâm tư của các quan to tư bản đỏ, chỉ tội nghiệp cho những người nghèo thấp cổ bé họng.

Mới đây UBND thành phố Hà Nội lại thò ra thêm một vị quan TO khác, Đào Văn Bình, phó chủ tịch UBND Hà Nội đã “vả” cái đốp vào mặt các dân nghèo với lời tuyên bố thật TO vào ngày 11-12: “Dân không nên mua rau ở chợ!”. Cú vả má này làm cho tầng lớp dân nghèo chết điếng vì lấy tiền đâu ra vào siêu thị sang trọng mua rau để ăn. Được nhắc rõ rau là phần độn thêm vào cơm để no bụng cho giới dân nghèo và giới sinh viên. Muốn ăn rau an toàn, không nên mua tại các chợ cóc, chợ tạm, hàng rong. Thế đấy với lời tuyên bố này quan Bình muốn phủi tay trốn tránh trách niệm về an toàn thực phẩm, về dư lượng hóa chất trong rau gây bệnh tật tại thủ đô sau cơn lụt thế kỷ. Được chất vấn thành phố với 6 triệu dân có bao nhiêu cửa hàng rau sạch và đáp ứng được bao nhiêu phần trăm của dân chúng về rau cỏ (nhưng liệu có đúng sạch không?) thì ông Bình lúng túng câm họng. Chưa kể đến 80% dân nghèo tại thủ đô không đủ tiền mua rau trong siêu thị.

Chỉ nghe một ý kiến của một người dân thường tại thủ đô có thu nhập tương đối khá thì chúng ta tưởng tượng ra cái TO của ông Bình: „Sau khi đọc bài báo này tôi thực sự thất vọng bởi ông phó chủ tịch phát biểu ý kiến mà không có cơ sở thực tế. Thu nhập của dân Hà Nội bình quân đầu người là bao nhiêu? Giá bán rau trong siêu thị là bao nhiêu? Liệu một bữa ăn sẽ hết bao nhiêu tiền rau, trong khi đó tiền lương chúng tôi còn chi hàng tỷ tỷ thứ, phải chịu thuế thu nhập khi thu nhập từ 4 triệu đồng. Các vị vừa tính xong mức lương phải chịu thuế thu nhập là 4 triệu trở lên thì với thời giá hiện nay lương 4 triệu đồng chưa đủ chi phí trong gia đình và mua rau ngoài chợ cóc chứ đừng nói ăn thịt ăn cá. Đáng lẽ các vị phải có kế hoạch khoanh vùng trồng rau, hướng dẫn nông dân trồng rau sao cho thu hoạch nhanh mà vẫn đảm bảo vệ sinh an toàn.”

Đúng là lời tuyên bố của quan Bình thật to! Vị quan TO nhà ta chỉ quan tâm kiểu hình thức và nói xuông mặc kệ các tầng lớp nhỏ nhoi trong xã hội có ăn được rau hay không.

Chưa hết, cũng vào ngày 11-12 dân thủ đô lại đụng chạm đến quan TO nhất Nguyễn Thế Thảo. Thành phố Hà Nội quyết định xây dựng trung tâm thương mại trên nền chợ 19-12 cũ, đây là khu đất tam giác rất nhỏ nằm ngay trước nhà hát thành phố. Điều này đang gây bức xúc to lớn cho dân Hà thành vì đó là khu đất đặc biệt đã có bề dầy lịch sử gần 100 năm. Khu chợ 19-12 là một nơi tưởng niệm những anh hùng Hà Nội đã ngã xuống trong những ngày đầu chống lại thực dân Pháp, một nơi ghi lại lịch sử hào hùng của dân Hà thành. Trong những ngày qua người dân Hà thành tức giận vì lãnh đạo Hà Nội đã cho phép xây dựng trên nền chợ 19-12 một toà nhà 17 tầng làm văn phòng và các hoạt động dịch vụ thương mại.

Quan to Nguyễn Thế Thảo trí trá lập luận đàn áp quần chúng khi được hỏi đến việc đồi bại phản bội dân tộc này: “Dự án xây trung tâm thương mại kia đáp ứng nguyện vọng của đa số quần chúng nhân dân”. Thế là là vị quan to này bị người dân Hà nội vả ngay cho một bát tai nẩy lửa vì lừa dối quần chúng: „Tại sao trong suốt 4 năm liền, từ năm 2004, người dân thành phố Hà Nội, kể cả giới truyền thông báo chí, không hề được biết một chút tin tức nào về dự án này?” Căn cứ vào đâu để “nguyện vọng của nhân dân kia” được đánh giá và xem xét trong dự án này, trong khi người ta dễ dàng nhận thấy đó chỉ là quyết định vì lơi ích của một nhóm người, cụ thể ở đây là công ty TNHH Thủ Đô II (theo Vietnamnet ngày 15-12-2008). Có thể đồng chí chủ tịch Thảo đang nhúng chàm quá lớn hoặc ăn chia vào dự án này và không ngờ người dân Hà Nội (có thể đã noi gương của giáo dân Thái Hà) tranh đấu mãnh liệt cho sự thật. Đáng nể nhất là sự phản đối của vị đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc.

Trong lá thư ngỏ gửi chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo được công bố qua báo chí vào ngày 10-12, nhà sử học Dương Trung Quốc cũng là vị đại biểu quốc hội đã dạy ông Thảo hay đúng hơn muốn nhục mạ nghề nghiệp kiến trúc sư của ông Thảo: „Dư luận đã nêu, đơn từ của nhân dân đã gửi đến, nhưng quan trọng hơn là với con mắt nghề nghiệp của một kiến trúc sư, một nhà quy hoạch ông (Nguyễn Thế Thảo) đủ hiểu những bất hợp lý về công trình này. Nó đã làm mất đi một con đường đã tồn tại ngót một thế kỷ tạo nên sự hoàn chỉnh về quy hoạch đô thị khu vực xung quanh một kiến trúc có công năng cần đến sự uy nghi và uy nghiêm là toà án tối cao.”

Sau đấy được phỏng vấn trực tiếp về lý do viết lá thư trên, ông Quốc cho chúng ta thấy nhìn rõ những cái TO VĨ ĐẠI của Hà Nội như sau: „Tôi cảm thấy chạnh lòng khi Hà Nội mà ta vẫn tự hào là “thủ đô nghìn năm văn hiến” lại ít được quan tâm phát triển những thiết chế văn hoá và còn quá thực dụng trong tư duy lãnh đạo. Kỷ niệm 1.000 năm Hà Nội mới xây lại Thư viện mà qui mô của nó chỉ đáng là thư viện của một quận chứ không phải là một thủ đô giờ đây thuộc loại lớn nhất thế giới! Đến bây giờ Hà Nội mới đầu tư xây bảo tàng nhân 1.000 năm. Các không gian vốn là những không gian văn hoá có từ thời thuộc địa như rạp chiếu phim, rạp hát đến nay nhiều nơi đã chuyển công năng phi văn hoá. Nếu bạn đã thăm vườn thú của một doanh nghiệp tư nhân ở Bình Dương (Lạc cảnh Đại Nam) thì thấy xấu hổ khi đến thăm vườn thú thủ đô. Hở ra một không gian nào có thể phục vu công cộng (công viên, mặt hồ, bãi tập...) là lấp đi xây nhà hay cho thuê kinh doanh. Có bao nhiêu chợ truyền thống thì biến thành siêu thị cao ốc... Không gian mà tôi đề cập trong bức thư chỉ là một ví dụ và cũng là cái cớ để tôi muốn bày tỏ quan điểm của mình với lãnh đạo mà thôi.”

Ông Quốc trong ý tưởng phát biểu có phần nghi ngờ về tài năng kiến trúc sư của quan Thảo: „.. Với nhà lãnh đạo lại là một kiến trúc sư như ông Chủ tịch Hà Nội đương nhiệm thì chỉ với con mắt nghề nghiệp và trách nhiệm chính trị biết lắng nghe dân cũng đủ hiểu rằng tại không gian ấy Hà Nội cần một con đường, một không gian tưởng niệm những người đã chết cho Hà Nội phát triển hôm nay hay là cho thuê đất để xây một siêu thị cao tầng phá vỡ cảnh quan tại một không gian đã bị phá vỡ.”

Tầng lớp dân chúng Hà Nội đã công khai chống lại DỰ ÁN TO của chợ 19-12, khách quan so sánh về sự bức xúc này thấy không khác những gì giáo dân Thái Hà đã chống lại bọn tham quan cướp đất nhà thờ, theo độc giả Trần Minh từ Hà Tĩnh: „Tất nhiên đây là lợi ích của một nhóm người rồi, khỏi phải bàn nhiều. Tôi lấy làm lạ không hiểu các vị lãnh đạo HN đã bao giờ công khai việc xây dựng TTTM 19-12 cho dân chúng biết đâu mà có thể phát biểu: “đa số nhân dân đồng tình...” Chỉ có một số quan chức và nhân viên bộ máy công quyền của các cơ quan xét duyệt và cấp phép mới đồng tình thôi vì nghe nói chủ đầu tư đã phải tốn kém tới 11 tỷ VND cho công đoạn trước thi công cơ mà ! Xin đừng bán nốt lương tâm và tương lai, hậu quả sẽ không lường được đâu. Nhân dân không chấp nhận những kẻ mạo danh họ để tư lợi. Không bao giờ!”

Độc giả Vũ Thị Bích Hằng thuộc trường mầm non Bình Minh thao thức: „Nay phá chợ đi theo tôi nên trả lại thành một con đường như nó vốn có và dựng nên một đài tưởng niệm những chiến sỹ và đồng bào thủ đô đã ngã xuống trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến. Nếu không có trung tâm thương mại 19/12 thì cũng không thiếu nơi mua sắm và tiêu tiền, mà làm đường thì giữ nguyên giá trị con đường lịch sử cho Thủ đô vốn đã ít còn giữ được những nơi như vậy. Xin hãy lắng nghe ý kiến của những người thiết tha yêu mảnh đất này.”

Độc giả Đỗ Lễ tại Hà Nội phê bình nghiêm khắc hành động ru ngủ của các quan lớn: „Không thể đặt “đại đa số người dân” trước một sự việc “đã rồi” như vậy. Một trong những lập luận của những người lãnh đạo khi mong muốn mở rộng Hà Nội là “chống ùn tắc” và “mở rộng diện tích cây xanh”. Vậy ngày nay, Hà Nội đã được mở rộng rồi, người ta lại định làm ngược lại hay sao?„

Độc giả Lê Thị Kim Chi Ngọc Châu thách thức tài năng của ông Thảo: „Nếu có thể thành phố Hà Nội tổ chức một nơi ghi nhận chữ ký ghi đầy đủ thông tin, địa chỉ, nơi làm việc,... để ký về việc ủng hộ giữ lại con đường 19/12 và là nơi tưởng niệm các liệt sỹ đã không uổng công khi ngã xuống cho Hà Nội, thì tôi tin rằng các anh chị lãnh đạo Hà Nội sẽ thấy hết được lòng dân yêu Hà Nội như thế nào và đó mới là số lượng người Hà Nội chính xác có nguyện vọng giữ lại con đường là bao nhiêu.”

Ối chao! Đấy là những cái rất „TO” của các quan lớn Hà Nội đã nổ tung ra trong vài ngày qua tại thủ đô. Không biết khi nghe được những lời bình phẩm như thế ông Thảo có nhục nhã với cương vị chủ tịch thành phố hay không? Khi đọc được các tâm tư yêu quê hương, thành phố với lịch sử hào hùng chống thực dân Pháp, hay nói đúng hơn dân Hà Nội muốn tố cáo trực tiếp bọn tham quan Hà Nội đã tối mặt về đồng tiền, về cái lợi cho từng cá nhân của chúng mà bán rẻ các chứng tích lịch sử của người dân Hà thành. Nhục nhã lắm thay cho hành động phản bội lịch sử này!

Nơi đây chúng ta được biết các chức vị rất TO của các quan lớn của Hà Nội mở rộng:

- Đồng chí Nguyễn Thế Thảo, chủ tịch UBND TP lãnh đạo, quản lý, điều hành và chịu trách nhiệm toàn diện các mặt công tác của UBND TP trước chính phủ, thành ủy và HĐND TP; Trực tiếp theo dõi và chỉ đạo các Sở: kế hoạch - đầu tư, quy hoạch - kiến trúc, nội vụ.

- Đồng chí Vũ Hồng Khanh phụ trách lĩnh vực tài nguyên, môi trường; tư pháp, hộ tịch, hộ khẩu; chính sách GPMB, bồi thường hỗ trợ tái định cư; công tác đặc xá; công tác cải cách tư pháp, pháp chế, kỷ cương hành chính; chỉ đạo công tác tiếp dân, thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân trên địa bàn 14 quận, huyện Hà Nội.

- Đồng chí Đào Văn Bình phụ trách lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội, y tế, dân số, gia đình và trẻ em; tôn giáo, dân tộc; chỉ đạo công tác thanh tra, tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.

- Nữ đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng phụ trách lĩnh vực văn hóa, giáo dục-đào tạo, khoa học-công nghệ, thể dục-thể thao, du lịch, thông tin, truyền thông, báo chí, xuất bản; chỉ đạo thực hiện chương trình chính phủ điện tử của TP...
 
Tranh chấp tại Giáo xứ An Bằng thêm căng thẳng
Gia Minh, phóng viên RFA
22:50 15/12/2008
Vụ việc khu đất chừng 600 mét vuông tại xã Vinh An trên đó có bàn lễ và thánh giá của Ấp An Bắc, thuộc Giáo xứ An Bằng, Thừa Thiên-Huế đang trở nên căng thẳng.

Ngày càng nhiều các vụ tranh chấp đất đai giữa Chính quyền với Giáo hội Công Giáo.

Cuộc gặp với Phó đại sứ Mỹ

Vào hôm ngày 10 tháng 12 vừa qua, một phái đòan Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội do bà phó đại sứ Virginia Palmer dẫn đầu đã đến Huế gặp phía chính quyền và hai linh mục công khai lên tiếng đòi tự do tôn giáo đích thực, cũng như dân chủ nhân quyền cho Việt Nam là Linh mục Phan Văn Lợi và Linh mục Nguyễn Hữu Giải.

Trong cuộc gặp, một trong những thông tin được phía đòan Hoa Kỳ cho hai Linh mục này biết là việc tranh chấp tại khu đất ở xã Vinh An đã được giải quyết, như thuật lại của Linh mục Nguyễn Hữu Giải với đài Á Châu Tự Do:

“Phái đòan của bà Phó đại sứ cho tôi biết họ gặp phía chính quyền và chính quyền nói với họ là vụ đất An Bằng đã được giải quyết rồi.”

Hôm nay họ gửi cho chúng tôi một công văn và yêu cầu tháo dỡ, nếu không thì xã sẽ có quyết định cưỡng chế theo pháp luật, và thời hạn là trước ngày 28 tháng 2 năm 2009.

Tuy nhiên, vào ngày hôm nay thứ Hai 15 tháng 12 thì tình hình diễn ra tại khu đất có thánh giá và bàn lễ của Ấp An Bắc, giáo xứ An Bằng thuộc địa bàn xã Vinh An có những diễn biến mới như thuật lại của Linh mục chính xứ Nguyễn Hữu Giải:

“Sáng nay xe của cán bộ huyện và xã lên đài của chúng tôi và dựng hai trại sát vào đài, trước đây có một trại nhưng xa hơn.

Lâu nay hai phía có làm việc với nhau và cách đây hơn ba tuần Tòa Giám mục và tỉnh có làm việc với nhau và hai bên đồng ý là chính quyền sẽ cấp cho chúng tôi một mảnh đất đế chúng tôi dời đến đó vì mảnh đất hiện nay cần cho công ích hơn.

Trong thời gian qua thì xã có mời chúng tôi nhiều lần và yêu cầu tháo giở Thánh giá trước. Xã yêu cầu chúng tôi chỉ đất, nhưng chúng tôi nói chúng tôi chỉ có một mảnh đất đó còn không có mảnh đất khác. Nếu xã có đất thì chỉ cho chúng tôi, chứ chúng tôi làm sao có đất mà chỉ. Cứ thế đổ qua đổ về.

Hôm nay họ gửi cho chúng tôi một công văn và yêu cầu tháo dỡ, nếu không thì xã sẽ có quyết định cưỡng chế theo pháp luật, và thời hạn là trước ngày 28 tháng 2 năm 2009.

Như vậy là căng lại như văn thư của huỵện gửi về trước đây. Chúng tôi thấy họ không có thiện chí khi mà giáo dân đang nao nức mừng Chúa Giáng sinh.

Sáng nay có một sự kiện đau lòng là thuyền ngư dân bị lật, nhưng lực lượng chức năng có mặt nơi Đài chúng tôi thì không chạy ra để hỏi thăm hay cấp cứu gì.”

Đối với sự kiện một số dân đánh cá xã Vinh An bị nạn trước khi vào bờ mà lực lượng an ninh có mặt không cứu giúp khiến nguời dân bức xúc, được một nguời dân có mặt cho biết:

“Chúng tôi đang ngồi đây rất bức xúc, không hiểu họ điều động ngừoi về để giữ cái gì, mà khi ngư dân bị nạn thì không ra cứu.”

Chính quyền Xã… bận

Trước những diễn biến xảy ra trong ngày, thì chúng tôi đã điện thọai đến UBND Xã Vinh An để tìm hiểu sự việc; tuy nhiên ủy ban khước từ trả lời như trong cuộc điện đàm gửi đến quí thính giả sau đây:

Gia Minh: Tôi xin được phép gặp ông chủ tịch Phạm Bình Tịnh.

- Xin lỗi anh là ai?

Gia Minh: Tôi là Gia Minh, phóng viên Đài RFA từ nước ngòai.

- Chú Phạm Bình Tịnh không có ở văn phòng.

Gia Minh: Tôi xin được gặp người có trách nhiệm khác.

- Có ông phó Chủ tịch Trương Việt.

Gia Minh: Xin chào ông Việt, tôi gọi đến để hỏi tình hình về đất ở Ấp An Bắc.

Ô. Trương Việt: Tôi đang bận, lúc khác đi.

Gia Minh: Nhưng tình hình cấp bách.

Ô. Trương Việt: Anh phải đăng ký thời gian….

Alô…

Qua nói chuyện với một số giáo dân tại giáo xứ An Bằng, và giáo xứ Hà Úc lân cận, thì tất cả đều nói họ tiếp tục cầu nguyện không phải để đòi lại một mảnh đất nhỏ, nhưng để công lý được thực thi và sự thật phải được tôn trọng.
 
Ông Nguyễn Thế Thảo lại… lẩm cẩm và dối trá...
Người Hà Nội 2
22:59 15/12/2008
HÀ NỘI - Tưởng rằng đã đỡ lẩn thẩn qua trận lụt làm lấp mặt quan chức Hà Nội vừa xong để rút kinh nghiệm cho cuộc sống và công việc của mình - một quan chức đứng đầu Hà Nội, Nhưng ÔNG Nguyễn Thế Thảo đã lại tiếp tục làm trò hề cho thiên hạ qua một loạt hành động mới đây.

Nhân dân cả nước đang quan tâm đến bức thư của ông Dương Trung Quốc, một nhà sử học lại viết thư góp ý với ông Thảo về lĩnh vực kiến trúc (một lĩnh vực thuộc chuyên môn của ông Thảo) với ý tưởng xây dựng Trung tâm thương mại trên chợ 19-12.

Tưởng ông Quốc này đã múa rìu qua mắt thợ, đâu ngờ ý kiến của ông ấy được đông đảo nhân dân hết lòng ủng hộ. Hàng loạt ý kiến bạn đọc phản ứng về dự án này trên báo chí đã chứng minh.

Thế hoá ra cái ý định lập Trung tâm Thương Mại trên đất chơ 19-12 của ông Thảo lại là ý định rồ dại? Thật đáng tiếc là điều này lại đúng. Câu nói của ông khi trận lụt mới đây là ‘dự án làm xong vẫn ngập’ thế mới hiểu được trình độ của ông Thảo nó cao đến đâu.

Nhớ lại việc làm mới đây của ông Thảo là gửi đến Hội đồng Giám mục VN công văn đòi đưa ông TGM Ngô Quang Kiệt và mấy linh mục Thái Hà khỏi Hà Nội. Công văn của ông đã được HĐGMVN lịch sự trả lời là ‘những người này không vi phạm giáo luật’. Kèm theo là bản quan điểm của HĐGMVN về những vấn đề mà ai cũng biết thực chất là lên án thói bạo ngược của chính quyền HN về chính sách đất đai ăn cướp, thói bạo lực với nhân dân và sự dối trá gian ngoan bịt miệng người ngay thẳng để vu vạ.

Cũng ông Thảo này, đã mời Ngoại giao đoàn các nước đến thông báo ‘Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt không còn uy tín và đề nghị chuyển đi khỏi Hà Nội’ Lập tức đã nhận được câu trả lời của Liên hiệp Châu Âu. Liên hiệp Châu Âu đã thông qua Nghị quyết để nghị Uỷ ban và Hội đồng Châu Âu đặt tình trạng nhân quyền Việt Nam làm điều kiện để tiếp tục lý kết Hợp ước hợp tác với VN.

Đây là cú tát thẳng tay vào mặt nhà cầm quyền Hà Nội và câu trả lời đích đáng cho Nguyễn Thế Thảo.

Về nội dung ông Thảo đã nói với Ngoại giao đoàn rằng ‘ông Kiệt không đủ uy tín với giáo dân’? thì mời ông Thảo đọc đoạn này trong một lá thư của người dân gửi ông:

Thưa ngài, nghe tin này toàn dân cá độ vỉa hè khu phố Nhà Chung của chúng tôi nháo nhào, ơi ới đặt cược, một ăn mười, một ăn năm mươi, rồi đến một ăn một trăm là nếu Ngài, ông Thảo, chỉ cần mời gọi dụ dỗ cho tiền, thậm chí dọa bỏ tù, khen thưởng huân chương “vì Sự nghiệp của Đảng bộ và UBND Hà Nội”, tăng lương lên chức, 100 giáo dân thực thụ (không đánh tráo, không giả dạng) trong 282,886 giáo dân của Tổng Giáo phận Hà nội, chịu ký vào tâm nguyện thư mong muốn ông Ngô Quang Kiệt thuyên chuyển chổ khác, hoặc ngược lại cũng chỉ cần 100 giáo dân mong muốn ông Nguyễn Thế Thảo tiếp tục làm Chủ Tịch UBND tp Hà Nội thì một ăn một trăm, cá gì cũng cá, cược gì cũng cược, nhưng mãi đến hôm nay chẳng có ma nào dám bắt cược, may ra còn có ngài Chủ Tịch, tiến sĩ kinh tế và lý luận chính trị cao cấp, UV ban chấp hành TƯ Đảng, điếc và liều mạng có thể dám chơi!? Thực ra khi ngài Chủ Tịch sáng tạo ra cái chuyện tâm nguyện của giáo dân và chuyện thuyên chuyển ông Kiệt đi chổ khác thì cả cái khu phố Nhà Chung này từ dân đen như tôi, bác Hứa, Bí Thư Chi Bộ, Tổ Trưởng tổ dân phố cho đến Bí thư Hảo, Chủ tịch phường Huyền ở đây, và dư luận cả nước biết tỏng tòng tong là ngài Chủ Tịch đang thực sự sợ, ăn ngủ không yên”.

Đó là đoạn thư gửi ông Thảo tôi đọc được trên mạng ngay từ khi ông Thảo mới thổ ra cái câu lạ đời kia.

Tưởng những cái tát ấy làm ông sưng mặt và cái đầu biết nghĩ. Đâu ngờ chứng nào vẫn tật ấy, theo cách nói của dân Hà Nội 2 chúng tôi là ‘…khó đào tạo’.

Nay lại đến cái công văn ngày 12-12-2008 của ông đề nghị HĐGMVN và Giám tỉnh ‘sớm điều chuyển linh mục Vũ Khởi Phụng và các giáo sỹ (chắc ông Thảo không công nhận là linh mục?) khỏi địa phận Thành Phố Hà Nội’.

Không những thế, ông Thảo lại ca bài ca ‘Toà án xét xử công khai, đúng pháp luật…’ lại còn ‘với chính sách nhân đạo và khoan hồng của Nhà nước và Pháp luật (ông mắc lỗi với đảng là không kể ơn đảng vào đây) mà tuyên án treo… nhằm giáo dục người có tội trở thành công dân có ích’

Ai mà chẳng biết phiên toà xử tám vị anh hùng Thái Hà đã được xét xử công khai cỡ nào tận tầng 4 với cơ man nào là công an và chó cùng tiêu tốn biết mấy tiền bạc cho trang bị hôm đó. Hình như ông Thảo đang bị chứng mù thông tin nên không biết lên mạng mà đọc, mà xem. Cả thế giới tận Châu Phi người ta đã thấy ‘ơn Nhà nước và Pháp luật’ như thế nào khi kết án những người vô tội.

Chẳng ai cần Nhà nước và Pháp luật khoan hồng, chỉ cần xử theo đúng pháp luật thì ông đã tịt rồi.

Nói một cách nhanh gọn, ông chẳng có quyền gì đứng trên luật pháp để khoan hồng nếu họ có tội.

Nếu khoan hồng chắc ông đã không tiến hành phiên toà oai hùng có một không hai như thế chứ. Tự nhiên các ông Nhà nước mở lòng tốt để khoan hồng cho giáo dân mới là chuyện lạ. Ông chỉ khoan hồng cho những người như Mai Văn Dâu, Lương Quốc Dũng, Mai Văn Hạnh rồi Huỳnh Ngọc Sỹ, Nguyễn Việt Tiến mà thôi chứ?

Còn những vụ án, thì ông chỉ khoan hồng cho những vụ như New Century ngay trước mặt ông thôi. Ai chẳng biết ông khoan hồng cho ai. Mấy giáo dân đập mây hòn gạch này sao mà ông khoan hồng cho được.

Nhưng thôi, bệnh dối trá và gian ngoan là bệnh khó chữa của quan chức Hà Nội. Ông nói dối mãi nay nói thật có mà ngọng mồm hoặc chẳng lẽ lại phải hổ thẹn với lương tâm gian trá của ông lắm sao.

Nhiều người đọc công văn này, đã hỏi vì sao đoàn chèo Hà Nội không mời ông Thảo này về mà làm kép chính. Đất quê ông vốn đất chèo có truyền thống nên ông nhiễm thói diễn những vai dối trá thành nhập tâm.

Đọc công văn này, gẫm lại thấy vui vui, cung cách của ông Thảo đến trình độ nào. Nó chứng tỏ tư cách và sự dốt nát của một ông Chủ tịch Thủ đô.

Nói về tư cách công dân “có ích”, tám giáo dân kia lòng ngay dạ thẳng, đối mặt với tham nhũng dối trá để tìm công lý và sự thật thì họ còn là công dân có ích cho đất nước này hơn ông nhiều lần.

Nhưng thưa ông Thảo (tôi vẫn phải thưa, vì ông là chủ tịch cái TP Thủ đô ngoài bắc).

Ông không biết rằng, những linh mục này vẫn là những công dân như ông về phương diện pháp luật. Họ có quyền ở đâu hoàn toàn tự do được pháp luật bảo vệ. Về đạo đức, họ tốt hơn ông là chắc chắn mà không cần bàn cãi. Họ mới thực sự là những người ‘đầy tớ của nhân dân’ chứ không giống cái loại đầy tớ đểu của dân, chỉ lo ăn cắp của chủ.

Với lại Thành phố Hà Nội này không phải nhà riêng ông. Lẽ ra khi ông hư hỏng, dốt nát, con cái ông góp ý, bạn bè chân thành chỉ bảo cho ông phải lấy làm vui mà cảm ơn - Người chỉ cho ta sai trái là thầy ta. Đằng này, ông lại cứ thói hống hách, đe doạ như họ đang ăn nhờ ở đậu trong nhà ông không bằng.

Nếu họ có là con cái ông mà hư hỏng, thì ông cũng biết câu ‘Thượng bất chính, hạ tắc loạn’ ở đất nước này. Ông phải lấy đó làm gương mà sửa mình. Giá trị đạo đức xã hội đang bị những người dối trá và dốt nát như ông làm cho đảo lộn lên hết.

Thưa ông, một lần nữa dân phải nói với ông rằng: ‘Ông không phải là bố tôi’ - câu nói của nạn nhân Lưu Quang Vũ ngày trước nay chắc để giành cho ông.

Gẫm kỹ xem cái gì làm ông lại cay cú mấy ông linh mục như thế thì ai cũng hiểu là ông đã chỉ đạo phiên toà xét xử các giáo dân Thái Hà một cách bất công và mờ ám. Bản án và phiên toà đó là sự sỉ nhục luật pháp và lương tâm.

Ở phiên toà đó, đông đảo giáo dân và nhân dân đã thể hiện cho ông biết thế nào là lòng dân và ông biết rõ là trò đưa công an và chó cùng với súng đạn, dùi cui đã không khuất phục được nhân dân đòi công lý và sự thật. Họ đã không sợ ông khi ông phùng mang trợn mắt vì họ có lẽ phải và họ có công lý. Họ không sợ ông, vì vậy nên ông sợ và ông muốn bứng chúng nó đi cho ông yên tâm mà hưởng tài hưởng lộc trên cái ghế của mình.

Nhưng đời người ta đâu phải muốn sao được vậy. Dù ông có chơi trò bẩn đến mấy như cho công an giám sát, theo dõi, dùng du côn hay bọn nghiện làm gì ảnh hưởng đến họ, ai cũng biết là có bàn tay lông lá của chính quyền của ông thò vào.

Nếu bằng mọi cách ông đưa họ đi khỏi HN bằng bạo lực hay những trò ma mãnh, đâu có phải đến thế là yên.

Nếu ông dùng những cách hèn hạ đưa các linh mục đi nơi khác, đó lại là những ngọn lửa căm giận được đốt lên trong lòng giáo dân cho ông xem mức độ cháy của nó.

Lòng dân khi đã hiểu chính nghĩa ở đâu, thì họ luôn hướng về nơi đó. Người này đi, sẽ có những người khác kiên cường và vững mạnh hơn để bước tới cùng họ trên con đường đòi công lý và sự thật. Ông đừng hi vọng ba cái trò xỏ xiên có thể làm lòng dân thay đổi, nếu ông vẫn chứng nào tật ấy mà không sửa mình.

Điều cuối cũng nhắc ông là nên xử sự theo thói lịch sự tối thiểu và nên một lần đối diện với sự thật, dù sự thật đó làm ông đau.

Ngày 15-12-2008. Một năm tròn của phong trào cầu nguyện.
 
Sức mạnh Thái Hà: Lời cầu nguyện
Hiền Thạch
23:03 15/12/2008
SỨC MẠNH THÁI HÀ: LỜI CẦU NGUYỆN

Dù án tù đã bị tròng vào cổ
Vẫn tạ ơn ! dâng ước nguyện vô biên
Toàn Giáo Hội trực diện cơn thách đố
Đòi sự thật công lý từ bạo quyền

Việt Nam ơi! điên đảo vì quốc biến
Nạn nhũng tham gieo nhục khắp năm châu
Và bờ cõi bị nguy cơ xâm chiếm
Lời nguyện cầu thành khí cụ nhiệm mầu

Cùng cầu nguyện! thắp nến lên cầu nguyện
Cùng tiến lên! hiệp nhất cùng tiến lên
Với niềm tin núi đồi còn xoay chuyển
Nào sá chi cường đảng với ngoại xâm

Băm ba năm hòa bình đã lập lại
Sao Thánh Gióng vẫn chưa thể vươn vai
Bởi đỉnh cao là " trí tệ " của đảng
Làm sỏi, đá...còn ngao ngán thở dài !!

Lời nguyện cầu đã tạo nên phép lạ:
Sự hiệp nhất toàn giáo hội Việt Nam
Sự hiệp thông khắp nơi trên hoàn vũ
Đẩy "đảng ta" vào cuộc chết tối tăm

Mỗi giáo dân là mỗi một ngọn nến
Triệu triệu người ánh sáng đã bùng lên
Lửa sự thật, công lý vẫn tiếp diễn
Thiêu cháy dần lũ thống trị vô luân

Nhân dân ta đã đòi lại quyền sống
Kể từ khi lửa-Thái-Hà bừng lên
Và bạo lực đã đánh vào khoảng trống
Đẩy cọng sản lâm vào thế chênh vênh

Và Thần Khí đã ngày càng thể hiện
Cùng đồng hành với khát vọng nhân dân
Tạ ơn Chúa! chúng con thắp tiếp nến
Thắp sự thật, công lý xóa tối tăm. Amen
 
Phân tích một yếu tố làm sụp đổ tấn tuồng ''Vụ Án Thái Hà''
Lê Sáng
23:10 15/12/2008
PHÂN TÍCH MỘT YẾU TỐ LÀM SỤP ĐỔ TẤN TUỒNG "VỤ ÁN THÁI HÀ"

"Vụ án Thái Hà" đã qua giai đoạn sơ thẩm. Nhìn chung, các chứng nhân của công lý Kitô Giáo không ngạc nhiên với phiên toà "công khai", và bản án đã tuyên. Chuyện bắt bớ, chuyện vu cáo, chuyện tù đầy con người vì công lý, vì đạo nghĩa đã được Kinh thánh Cựu ước, tân ước của đạo Công Giáo tổng hợp từ cách nay cả chục ngàn năm. Chuyện không mới, nên chỉ xét một khía cạnh nhỏ của vấn đề, và dùng chính các nguyên tắc điều tra, truy tố xét xử, ra bản án của các cơ quan tiến hành tố tụng trong nhà nước Cộng sản Việt Nam để phân tích:

1) Sai sót rất cẩu thả trong quá trình điều tra:

Điều 143 bộ luật hình sự 1999 của nước CHXHCN Việt Nam qui định: "Người nào huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ năm trăm nghìn đồng… " - Như vậy yếu tố trị giá tài có tính bắt buộc phải xác định. Việc xác định trị giá tài sản cũng phải đúng qui trình. Trong trường hợp này, tài sản là vài m2 đoạn tường gạch có độ dày 10cm, dùng làm tường rào. Vài mét dây thép gai chăng phía trên đoạn tường rào. Cứ theo lập luận của cơ quan công quyền nhà nước cộng sản, thì đây đang là tài sản của công ty may Chiến thắng. Là tài sản của công ty, nghĩa là nó phải được mở sổ tài sản cố định để theo dõi và khấu hao theo đúng qui định của pháp luật Việt Nan.

Như thế qui trình điều tra đối với loại tài sản này phải là: Kiểm tra sổ tài sản cố định của công ty xem giá trị tài sản trên sổ là bao nhiêu? Đã khấu hao hết chưa? Nếu khấu hao hết thì đã định giá lại chưa, giá trị còn lại là bao nhiêu?… Nghĩa là cơ quan điều tra phải thu thập chứng cứ về giá trị tài sản của đoạn tường trên sổ quản lý. Tiếp theo, tài sản phải được định giá lại, bởi một hội đồng định giá. Hội đồng này phải căn cứ vào giá trị vật liệu tương đương, giá trị công xây dựng tương đương, giá trị hao mòn theo thời gian, giá trị sử dụng hiện tại, giá trị còn lại… để đưa ra mức giá…

Hãy xem cái hội đồng định giá tài sản mà cơ quan điều tra trưng cầu làm những gì? Tài liệu được tạo lập như thế nào? Hồ sơ tài liệu không có các tài liệu về tài sản cố định, giá trị sau khấu hao, giá các vật liệu, giá công xây dựng… cơ quan định giá tài sản dùng cảm quan kết luận đoạn rào tường mục nát đó có trị giá mấy triệu VNĐ? Thật không hiểu nổi?

Đoạn tường mục nát này, nếu công ty may Chiến thắng tiến hành xây cao ốc hỗn hợp như dự liệu. Nó sẽ phải thuê thêm tiền để người ta phá bỏ, chở đi. Đổ ra bãi phế thải còn phải thêm một lần trả tiền đóng phí nữa… Chứ nó bán được cho ai mua với giá mấy triệu VNĐ?

Ở góc độ khác, luật pháp csVN qui định những tình tiết liên quan đến vụ án có thể làm rõ được, thì dù nhỏ nhất cũng phải được cơ quan điều tra làm rõ, trường hợp không thể làm rõ được thì phải thể hiện bằng các tài liệu lưu trong hồ sơ để hội đồng xét xử xem xét quyết định. Nếu không, nó sẽ bị viện kiểm soát, toà án trả lại để điều tra bổ sung. Nên không thể lập luận rằng nội dung này nhỏ, không làm thay đổi bản chất vụ án, không làm cũng được như mấy cán bộ tư pháp csvn vẫn nói.

2) Hậu quả của sai sót này theo qui định pháp luật Cộng sản Việt Nam:

Theo qui định bộ luật tố tụng hình sự 2000 (BLTTHS-2000) của nước CHXHCN Việt nam, viện kiểm soát, toà án phải căn cứ điều 143a, hoặc 154 để trả hồ sơ cho công an điều tra bổ sung. Sau khi đã điều tra bổ sung, hoặc đã điều tra bổ sung mà không được, vụ án mới có thể được tiếp tục mang ra xét xử.

Các việc làm này căn cứ điều 11 BLTTHS-2000 đương nhiên thuộc trách nhiệm của viện kiểm soát và toà án, chứ không phải là loại việc khi có yêu cầu từ luật sư, từ bị can, bị cáo viện kiểm soát và toà án mới tiến hành. Nếu cấp sơ thẩm bỏ qua những việc này, thì cấp phúc thẩm, cấp giám đốc thẩm phải có trách nhiệm phát hiện, ra quyết định huỷ bản án sơ thẩm để bổ sung, rồi mới đưa ra xét xử sơ thẩm lại.

Thế mà quá trình ra cáo trạng truy tố, quá trình xét xử sơ thẩm "vụ án Thái Hà" các đảng viên cộng sản nhân danh công lý đã làm những gì? Sắp tới cấp trên của nó sẽ làm những gì? Ai cũng đã biết, và ai cũng đoán biết được. Người cộng sản cũng chẳng cần giấu diếm những "màn kịch" họ đã sắp đặt… Thậm chí nó còn tung tin để thăm dò dư luận…

Với các chứng nhân của đạo Công Giáo, họ không loại trừ khả năng sau khi cất nhắc suy tính, cấp phúc thẩm của hệ thông tư pháp cộng sản sẽ kháng nghị tăng nặng hình phạt đối với họ. Nói như bà Nguyễn Thị Nhi: Ý muốn cá nhân bà tử cho công lý của đạo cũng không được, mà không muốn cũng chẳng xong với cộng sản. - Xem ra của lễ hiến tế hy sinh vì lòng yêu Chúa của giáo dân Công Giáo Việt Nam còn nhiều dư vị cay đắng…

3) Điều tra sai sót có phải là nguyên nhân ra bản án sai trái?:

Có phải năng lực cán bộ tư pháp của cộng sản yếu kém mà không nhận ra vấn đề? Xin quí vị hãy xem lại vụ án xử cảnh cáo quan tham nhũng "ăn đất" trị giá hàng chục tỉ VNĐ tại Đồ Sơn Hải Phòng năm 2007; Vị phó chánh án toà án Hải Phòng chủ toạ phiên toà ngậm ngùi mà rằng: Thành uỷ đã chỉ đạo, tôi trái lệnh làm sao được? (*)

Dùng một sai lầm phía sau, để chôn lấp một sai lầm phía trước… Là việc làm của những kẻ gian trá… Người cộng sản từ xưa đến nay vẫn dùng biện pháp này, nếu như sai lầm đó gây thiệt hại cho người khác, mà họ hưởng lợi. Như nghị quyết 23/2003 của quốc hội ngụy quyền lực nhân dân, bù nhìn cho đảng cộng sản. Không xét lại chính sách… là vì chính sách sai lầm đó chỉ gây thiệt hại cho dân lành, còn quan chức, cán bộ cộng sản lại được lợi.

Thức tế, những sai lầm của người cộng sản nếu không sửa sẽ làm cộng sản thiệt hại hoặc chết, nó cũng sửa ngay như: Chính sách kinh tế tập chung bao cấp chỉ huy bằng hành chính nhà nước… Chính sách ngoại giao thù địch với phương tây…

Như thế nguyên nhân của mọi nguyên nhân bắt nguồn từ bản chất nhà nước cộng sản. Một nhà nước ngụy quyền lực nhân dân cho nên không ai có thể kiểm tra giám sát tính đúng sai của các đạo luật, tính đúng sai của các hành vi cán bộ cộng sản. Họ muốn làm gì tuỳ thích.

4) Kết luận:

Chỉ xét một yếu tố thôi, cộng sản đã vi phạm cả về hình thức lẫn nội dung của pháp luật về hình sự do chính nó đặt ra. Phương chi trong "vụ án Thái Hà" có hà sa số chứng cứ, lập luận chà đạp pháp luật, chà đạp lên công lý??? Chỉ xét một yếu tố thôi, đã làm sụp đổ cả một tấn tuồng "Vụ án Thái Hà" mà những người cộng sản dựng lên một cách vụng về… Thế mà người cộng sản vẫn còn huyênh hoang trước công luận.

Cũng như chỉ một lập luận thôi (**), đã làm sụp đổ cả một học thuyết máu me của cộng sản. Người cộng sản vẫn tự hào rằng chủ thuyết của họ là ngọn cờ hồng, là sao sáng dẫn đường cả thế giới đến đại đồng… Thực tiễn đã chứng minh ngược lại: Những người cộng sản là kẻ mù loà, đẩy thế giới vào cuộc chiến tàn khốc nhất, phi lý nhất trong lịch sử nhân loại. Mù mà lại dẫn đường, nên có biết bao nhiêu dân tộc phải "xuống hố" vì cộng sản.

AI CŨNG HIỂU, CHỈ CÓ NGƯỜI CỘNG SẢN KHÔNG HIỂU. CHO NÊN MỌI NỖ LỰC ĐỐI THOẠI VỚI NGƯỜI CỘNG SẢN CHỈ LÀ MẤT CÔNG VÔ ÍCH MÀ THÔI. DÙ LÀ GIÁO DÂN CÔNG GIÁO HAY BẤT CỨ AI, ĐÃ DẤN THÂN CHO CÔNG LÝ CỦA DÂN TỘC, HÃY CHUẨN BỊ TINH THẦN VÀ CHẤP NHẬN HY SINH.

(*) Xem thêm :

http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Phat-canh-cao-3-bi-cao-trong-vu-an-tham-nhung-dat-dai-o-Do-Son/40158779/218/

http://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=146605&ChannelID=2

(**) Chủ thuyết cộng sản lấy mục đích tốt đẹp chỉ có trên giấy, để biện minh cho các hành vi cướp bóc chém giết người vô tội không giới hạn… Nếu lấy mục đích tốt đẹp để biện minh cho phương pháp man rợ đó, "cách mạng cộng sản" sẽ không có điểm dừng, thế giới loài người sẽ đến chỗ diệt vong. Làm "cách mạng" để chuốc lấy diệt vong, người cộng sản lấy đâu ra chính nghĩa mà không ăn gian nói dối???
 
8 Thái Hà Chứng Tá Đức Tin
Long Giang
23:30 15/12/2008
8 Thái Hà Chứng tá Đức Tin



Hoan hô 8 vị HÙNG anh
Cồng chiêng nhịp bước chân thành Thị NHI
Một lòng phủ nhận tội ghi,
Công an ghép buộc vì đi phá tường !

Lòng tin tráng KIỆN phi thường,
Thái Hà, Chân Lý, thánh đường dâng hoa.
Khoan DUNG vững mạnh trước tòa.
Hăng say Thị HỢI xóa nhòa án treo.

Nói NĂNG Thanh HẢI cùng theo
Vô tội, tường gạch mốc meo giữa đồng.
Đất riêng nào phải đất công,
Tôi đập, tôi phá khai thông nguyện cầu.

Đức Bà Công Lý dẹp sầu
Con dân nước VIỆT khởi đầu Tự Do
Nhân quyền, Đạo Chúa ấm no dân lành.
Cành cây vạn tuế tan tành mưu mô!

13/12/08
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Ý nghĩa sâu xa của Hang đá Bê-lem
Lm Nguyễn Hữu Thy
13:16 15/12/2008
Ý nghĩa sâu xa của Hang đá Bê-lem

Biến cố lịch sử Chúa Giáng Sinh và Hang đá Bê-lem là hai sự kiện luôn gắn chặt với nhau bất khả tách rời, đến nỗi người ta không thể tưởng tượng được một Lễ Giáng Sinh mà lại thiếu sự hiện diện một Hang đá tại các Giáo đường cũng như tại đa số các gia đình. Nhưng một điều mà nhiều người chưa hiểu rõ được về Hang đá Bê-lem, nơi Chúa giáng sinh, đó là ý nghĩa đặc trưng của những hình tượng được trình bày trong đó.

Trước hết các kiểu cách và hình thức trưng bày Hang đá trên thế giới rất đa dạng và phong phú, tuỳ thuộc vào quan niệm và truyền thống văn hóa của các dân tộc. Nhưng tất cả mọi trưng bày về Hang đá đều mang một nội dung đồng nhất: Trình bày quang cảnh mầu nhiệm Chúa Giáng Sinh!

Về nguồn gốc sự trưng bày Hang đá Bê-lem người ta có thể nói được rằng, đó là một khám phá của thánh Phanxicô Assisi. Vào năm 1223 trước khi thuyết giảng ở Greccio về mầu nhiệm tình yêu Thiên Chúa giáng sinh làm người trong một hoàn cảnh cực kỳ khó khăn nghèo hèn, thánh nhân đã cho dàn dựng lần đầu tiên trong lịch sử Giáo Hội một Hang đá bằng gỗ, bên cạnh có các con bò lừa. Từ thế kỷ XV, các hình tượng bằng nhựa được tưng bày đầy đủ để mọi người có thể chiêm ngắm. Nhưng một điều mà nhiều người chưa biết rõ được là những hình tượng được trưng bày trong Hang đá Giángh Sinh còn mang những ý nghĩa rất sâu xa, chứ không chỉ dừng lại nơi hình thức trình diễn nghệ thuật mà thôi. Mỗi hình tượng có một ý nghĩa tượng trưng riêng biệt.

1) Chúa Hài Đồng

Hình tượng nhỏ nhất trong Hang đá phải kể là tượng Chúa Hài Đồng, và tuy nhỏ nhất nhưng lại là trọng tâm của Hang đá, được đặt nằm trong một chiếc máng ăn của loài vật lót đầy cỏ khô và được bọc một chiếc khăn trắng. Chiếc máng ăn của chiên bò và nắm cỏ khô lót trên đó là tượng trưng cho sự nghèo hèn tột độ, đến trở thành vô sản đúng nghĩa. Còn chiếc khăn trắng bọc lấy Hài Nhi Giêsu là dấu hiệu báo trước chiếc khăn trắng lượm xác Người sau cái chết thảm thương trên núi sọ vì tội lỗi nhân loại.

2) Mẹ Maria

Từ năm 1400 trở đi, tượng Mẹ Maria được trưng bày trong Háng đá như một người Mẹ đang chìm sâu vào trong sự thờ lạy và suy ngắm mầu Giáng sinh của Chúa Cứu Thế mà Mẹ đã từng được diễm phúc cưu mang và sinh hạ. Nhưng lòng Mẹ Maria cũng không tránh được những băn khoăn lo âu như bao người mẹ khác khi sinh con đầu lòng, với như tư tưởng buồn vui lẫn lộn, chẳng hạn như: rồi đây Con Mẹ sẽ lớn lên thế nào trong một gia đình vô sản như gia đình Mẹ và Thánh Giuse, trăm bề thiếu thốn nghèo nàn? Hay: Con Mẹ sẽ sống ra sao trong một thế giới thiếu tình người và chỉ biết ích kỷ, hận thù và ghen ghét? Đó là tất cả những điều được trình bày trên nét mặt đầy suy tư của tượng Mẹ Maria. Dĩ nhiên, tuy Mẹ băn khoăn suy nghĩ, nhưng Mẹ không buồn phiền thất vọng, vì Mẹ tín thác tất cả cho sự quan phòng của Thiên Chúa tình thương.

3) Thánh Giuse

Thánh Giuse mang một chiếc áo choàng rộng, tượng trưng cho sứ mệnh cao cả nhưng đầy khó khăn mà Thiên Chúa Cha đã giao phó cho thánh nhân. Đó là bảo vệ Con Một của Người, Ấu Chúa Giêsu, Đấng Cứu Thế của cả nhân loại cũng Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thánh của Người. Chiếc đèn thắp sáng mà thánh nhân cầm trong tay muốn nói lên sứ mệnh săn sóc gìn giữ Chúa Hài Đồng Giêsu, ánh sáng vĩnh cửu «chiếu soi mọi người đang nồi trong bóng tối sự chết». Tượng Thánh nhân được đặt đứng ở phía phải, bên cạnh các con bò và đang chiêm ngắn Chúa Hài Đồng với vẻ mặt vui sướng và tin tưởng.

4) Các Thiên thần

Trong đêm Thiên Chúa giáng sinh trong hang chiên lừa xa xôi hẽo lánh, thiếu bóng người qua lại thăm viếng, nhưng ca đoàn các Thiên Thần từ trời cao hiện đến thờ lạy và ca hát mừng Chúa Hài Đồng với những điệu nhạc thiên đàng du dương huyền diệu: «Gloria in excelsis Deo»: Vinh Thiên Chúa trên chốn trời cao thẳm! Chính các Thiên thần là những vị đã báo tin cho các chú mục đồng đang ngủ vùi trong đêm đông về tin vui hồng ơn cứu độ của nhân loại.

5) Các Mục đồng

Các chú mục đồng với nét mặt vô cùng vui mừng và ngạc nhiên chiêm ngắm Ấu Chúa Giêsu mới giáng sinh, họ là biểu tượng cho từng lớp nhân loại nghèo hèn mà Thiên Chúa đặc biệt quan tâm ưu ái. Chính họ là đối tượng được Chúa Cứu Thế sau này yêu thương, bảo vệ và đề cao, vì «họ sẽ chiếm hữu được Nước Thiên Chúa làm của mình». Chính Người đã muốn trở nên một người trong họ và hoàn toàn đứng vào hàng ngũ của họ qua sự sinh hạ trong cảnh cực kỳ thiếu thốn nghèo hèn. Hơn thế nữa, Người đã tự đồng hóa với họ khi tuyên bố: «Những gì các ngươi làm hay không làm cho một kẻ nghèo hèn bé mọn nhất, là các ngươi đã làm hay không làm cho chính Ta vậy.»

6) Các con bò và lừa

Các con loài vật thực sự là «các bầy tôi» dễ thương phục dịch cho Ấu Chúa Giêsu, Vua của các vua, ngay từ giờ phút đầu tiên khi Người cất tiếng chào đời. Những con bò tượng trưng cho Do-thái giáo đang phải gồng mình dưới sức nặng của Luật pháp, nhưng đồng thời cũng tượng trưng cho sức mạnh và quyền lực. Còn những con lừa tượng trưng cho dân ngoại đang phải mang kiếp con vật chuyên chở trên mình bao gánh nặng tội lỗi, trong đó có gánh nặng nề nhất là tội không nhìn nhận Thiên Chúa là Đấng Tối Cao duy nhất và Tạo Hoá muôn loài. Nhưng những con lừa cũng tượng trưng cho sự lao công và sự thờ tự. Sự hiện diện của những con bò và lừa trong Hang đá Bê-lem muốn nói lên rằng Đức Kitô gánh vác mọi tội lỗi nhân loại và sau cùng sẽ hiến tế thân mình làm lễ đền tội cho họ.

7) Ba Vua

• Melchior
quì gối dâng lên Ấu Chúa Giêsu vàng, tượng trưng cho quyền lực và sự giàu sang. Ông là một người Âu Châu.

Balthasar đứng ôm trên tay bình đựng nhũ hương, tượng trưng của lễ hiến tế và sự cầu nguyện. Ông là người Á Châu.

Caspar là vị đạo sĩ trẻ nhất, đứng sau hai vị kia và ôm trên tay bình đựng mộc dược, tượng trưng cho sự đau khổ và sự chết. Ông là người gốc Phi Châu với nước da đen sậm.

• Một vị vua thứ bốn tên là Artaban, ít khi được được nhắc đến và được trưng bày trong Hang đá, tượng trưng bằng viên đá quý.

Ở Đức quốc, hằng năm vào dịp Lễ Chúa Hiển Linh hay cũng được gọi là Lễ Ba Vua, tất cả các thiếu niên Công Giáo trong các Giáo Xứ và Giáo Họ trên toàn quốc tổ chức thành các nhóm nhỏ - gồm có ba em đóng vai ba vị vua, một em cầm ngôi sao lạ đi đầu và một em cầm bị đựng tiền - để đi thăm viếng tất cả mọi gia đình trong Giáo xứ, mang đến cho họ sứ điệp Giáng Sinh và đồng thời lạc quyên tiền bạc cho các trẻ em ở các nước nghèo, mỗi năm số tiền lên tới từ 40 đến 50 triệu Euro. Khi đến thăm các gia đình như thế, các em đã viết lên cửa nhà các gia đình dấu hiệu: 20+C+M+B +08. Đó là tên Ba Vua như đã nói trên. Nhưng ý nghĩa thực sự của ba chữ viết tắt đó là câu chúc lành bằng tiếng La-tinh: «Christus mansionem benedictat»-2008: xin Chúa Kitô chúc lành cho nhà này trong năm 2008.

8) Các hình tượng khác

Tuỳ theo quan niệm văn hóa và sở thích của mỗi nơi, mỗi miền, người ta còn trưng bày trong Hang đá những hình tượng khác nữa, mặc dù trên thực tế những tượng đó không có chỗ đứng chính thức và quen thuộc trong số các hình tượng của Hang đá, nhưng mỗi hình tượng cũng mang một ý nghĩa tượng trưng rất sâu sắc. Ví dụ: tượng bác nông phu đang cầm cày, tượng trưng cảnh thiên nhiên chốn thiên đàng trong Đêm Giáng Sinh. Bác tiều phu, tượng trưng cho người quản trị những mầu nhiệm nguyên thuỷ của nhân loại, mà ngày nay trong thời đại kỹ thuật đã bị đào thải. Bác ngư phủ tượng trưng cho sự cứu thoát đã được thực hiện. Và sau cùng là các nhạc công tượng trưng cho sứ mệnh đi loan báo Tin Mừng cho mọi người.

Nguyện xin Chúa Hài Đồng, qua lời bầu cử của Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse, ban cho quý vị và các bạn một Lễ Giáng Sinh đầy ơn phúc Thiên đàng và niềm vui tâm hồn.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Vọng Ước
Trầm Tĩnh Nguyện
06:09 15/12/2008

VỌNG ƯỚC



Ảnh của Trầm Tĩnh Nguyện, Việt Nam

Trời cao hãy đổ sương xuống

và ngàn mây hãy mưa Đấng chuộc tội.

Trời cao hãy đổ sương xuống

và ngàn mây hãy mưa Đấng cứu đời.

(Trích bài "Trời Cao" của nhạc sỹ Duy Tân)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền