Ngày 14-12-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Hãy đi và thuật lại những gì mắt tai nghe
Lm Jude Siciliano OP
00:23 14/12/2013
Chúa Nhật III VONG - A-
Isaia 35: 1-6a, 10; T,vịnh 146; Giacôbê 5: 7-10; Mátthêu 11: 2-11


HÃY ĐI VÀ THUẬT LẠI NHỮNG GÌ MẮT THẤY TAI NGHE

Mùa Vọng là mùa của hy vọng. Đây chính là thời gian chúng ta làm mới lại những ước mơ và hâm nóng tâm hồn mình. Những bài sách thánh chọn đọc trong mùa này góp phần giữ cho những ước mơ của ta luôn tươi mới; hướng dẫn chúng ta tìm đúng nơi, ngõ hầu ước mơ của mình được trọn vẹn. Vậy tại sao lại chọn đọc bài Tin Mừng hôm nay, một câu chuyện nói đến sự thất vọng?

Ông Gioan Tẩy Giả đã bị bắt vì dám lên tiếng chống lại mối quan hệ giữa Vua Hêrôđê và chị dâu của ông ta là bà Hêrôđia. Ông Gioan bị cầm tù sau khi đã rao giảng thành công trong sa mạc về “Đấng đang đến”. Bài Tin Mừng tuần trước (Mt 3,1-12) nói về việc ông rao giảng cho một đám đông nhiệt huyết và những phê phán của ông về cơ cấu tôn giáo.

Dù ông Gioan ở trong tù, nhưng có người cho rằng, ít ra ông cũng cảm thấy mãn nguyện và thậm chí vui mừng vì sự xuất hiện của Đức Giêsu, cũng như việc rao giảng và chữa lành của Người. Thế nhưng, khi ngồi trong nhà tù của vua Hêrôđê, ông Gioan tỏ ra nghi hoặc. Ông đã rao giảng về Đấng Mêsia đang đến và hình ảnh nước trời. Nhưng đó không hẳn là một tin vui; đó là một cơn phẫn nộ của Thiên Chúa sắp giáng xuống. Những kẻ làm điều ác sẽ bị quẳng vào lửa mà Thiên Chúa đã chuẩn bị sẵn cho chúng (3,10).

Chúng ta có thể cảm nhận sự hào hứng và mãn nguyện của những người được nghe thông điệp của ông Gioan. Cuối cùng, Thiên Chúa đã đến để thực thi công lý: quân đàn áp Rôma sẽ bị xua đuổi, và những nhà lãnh đạo tôn giáo, những kẻ thông đồng với chúng, cũng sẽ bị trừng trị. Những người ngay lành sẽ được quy tụ vào trong cộng đoàn của Thiên Chúa – nước trời. Ông Gioan đã nói rất rõ ràng: Đấng đang đến sẽ cầm nia trong tay: “Người sẽ rê sạch lúa trong sân: thóc mẩy thì thu vào kho lẫm, còn thóc lép thì bỏ vào lửa không hề tắt mà đốt đi” (Mt 3,12).

Khi ngồi trong tù và nghe về Đức Giêsu, ông Gioan có lẽ phải thắc mắc: “Vậy, đâu là cái nia? Đâu là ngọn lửa không hề tắt? Chẳng phải đấng Mêsia đến để phán xét chung thẩm và mang ơn cứu độ sao? Ông Gioan cũng có thể đã băn khoăn: “Đức Giêsu có phải là đấng Mêsia mà ta loan báo không, còn ta, ta sẽ làm gì trong nhà giam này? Sao Người không đến để giải thoát ta và những tù nhân khác ra khỏi ngục? Sao Người không giáng cơn thịnh nộ của Thiên Chúa trên những kẻ gian ác này?”

Những tín hữu đang phải gánh chịu những bệnh tật, vấn nạn gia đình hay bị đàn áp, cũng có những nghi hoặc như ông Gioan. Chẳng phải Thiên Chúa đứng về phía người ngay lành đó sao? Thiên Chúa đã đến để cứu ta chưa? Nếu không phải là từ sức mạnh của ma quỷ - vậy thì những sự dữ này từ đâu mà đến? Chúng ta cùng chung đường với các môn đệ của ông Gioan, những kẻ cũng băn khoăn như ông và đến hỏi Đức Giêsu: “Thầy có phải là Đấng mà chúng tôi nên đặt niềm phó thác hay không? Thầy có phải là Đấng mà tôi có thể hiến dâng mạng sống và đi theo đường lối của Ngài chăng? Ngài có phải là Đấng cứu thế, và nếu đúng như vậy, thì Ngài cứu chúng tôi khỏi điều gì?”

Đức Giêsu không đưa ra một câu trả lời suông nào. Nhưng, Người chỉ ra những dấu chứng cụ thể mà Người đã nói, đã làm, rồi để cho ông Gioan và các môn đệ của ông tự đưa ra kết luận: “Các anh cứ về thuật lại với ông Gioan những điều mắt thấy tai nghe…”

Chúng ta có thể hiểu được vì sao bài đọc thứ I hôm nay được chọn. Ngôn sứ Isaia thấy được thời mà sa mạc bừng lên sự sống – một mối lo âu cho những ai sống trong vùng hoang cỏ cháy – và lúc mà những gian lao khốn khó được chữa lành. Ngôn sứ Isaia nhận được mệnh lệnh: ông phải loan tin vui này cho những kẻ khốn khổ, yếu nhược và tâm hồn sợ hãi. Ông nói với dân bị lưu đày từ chính quê hương của họ. Dấu hiệu đầu tiên cho thấy họ sắp được giải cứu là thiên nhiên khô cằn sẽ trổ sinh sự sống. Ngôn sứ Isaia như thể nói rằng Thiên Chúa sắp tái thiết thế giới.

Những ai nhận ra các dấu chỉ Thiên Chúa đang đến thì không còn phải sợ hãi như những kẻ chứng kiến sự hiển dung của Thiên Chúa. Vị ngôn sứ khích lệ: “Hãy mạnh mẽ, đừng sợ hãi!” Những kẻ trung tín với Thiên Chúa không có gì phải sợ khi Thiên Chúa, vị thẩm phán, ngự đến.

Lời hứa của ngôn sứ Isaia và câu trả lời của Đức Giêsu cho môn đệ ông Gioan được nối kết với nhau. Vị ngôn sứ nhìn thấy kẻ yếu đuối được cứu chữa: mắt người mù mở ra, tai người điếc nghe được. Bấy giờ kẻ què sẽ nhảy nhót như nai, miệng lưỡi người câm sẽ reo hò. Dân chúng tin rằng Thiên Chúa làm nên mọi sự hoàn hảo, vì vậy, tất cả những gì là thiếu sót, bất toàn trong tự nhiên và nơi con người là do hậu quả của tội lỗi. Thế nên, khi đấng Mêsia đến, thiên nhiên và con người sẽ được hoàn trả về “tình trạnh tốt đẹp”. Tội lỗi không còn khả năng làm suy yếu những thụ tạo của Thiên Chúa nữa. Thiên Chúa đến cứu con người bằng cách phục hồi tình trạng nguyên thủy như ý định và thiết lập của Thiên Chúa lúc tạo thành. Con người phải làm gì để được phục hồi? Chẳng phải làm gì cả, nhưng chỉ cần khát khao và ao ước được phục hồi. Mùa Vọng diễn tả nỗi chờ mong để được phục hồi.

Vì thế, câu trả lời của Đức Giêsu với các môn đệ của ông Gioan là có chủ tâm và phản ánh bài đọc trích sách ngôn sứ Isaia hôm nay. Liệu ông Gioan và cả chúng ta nữa có đón nhận vai trò của Đức Giêsu là không phải dùng vũ lực để lật đổ, mà dùng sức mạnh để chữa lành và thậm chí tha thứ cho kẻ thù hay không?

Ông Gioan một mình trong ngục và đối diện với cái chết. Hình ảnh mà ông Gioan vẽ lên trong lời rao giảng của mình lại khác xa với bản chất sứ vụ của Đức Giêsu. Ông Gioan đã nêu thắc mắc để tìm hiểu về Đức Giêsu. Khi môn đệ của ông trở về với câu trả lời của Đức Giêsu, liệu ông và nhiều người khác nữa, có chờ đợi điều đó từ Đấng Mêsia và chấp nhận Đức Kitô Đấng phải đến hay không?

Mùa Vọng là thời gian chúng ta chờ đợi Đức Kitô đến. Nhưng chúng ta có tiên liệu được điều gì xảy ra khi Người đến một lần nữa trong đời ta hay không? Những người nào là chúng ta mong đợi? Nhân danh Người, chúng ta làm được gì cho đời? Lời nguyện cầu của chúng ta sẽ tác động ra sao khi Đức Kitô ngự đến trong hình dạng mới mẻ? Nhờ được canh tân bởi sự sống của Đức Kitô trong Mùa Vọng này, chúng ta chịu ảnh hưởng như thế nào trong các mối tương quan?

Đức Giêsu đề cao ông Gioan. Ông không phải là cây sậy phất phơ trước gió, chiều theo quan điểm và mong ước của đám đông. Đức Giêsu nói với ta rằng, ông Gioan là còn hơn cả một ngôn sứ nữa. Vai trò ngôn sứ của ông là loan báo việc ngự đến của Đấng mà tất cả các ngôn sứ khác đã nói đến. Ông Gioan có được vị trí cao trọng nhất trong lịch sử cứu độ vì ông mở ra cánh cửa cho chúng ta bước vào thời đại mới.

Tuy nhiên, Đức Giêsu nói, dù ông Gioan là người rất cao trọng “nhưng kẻ nhỏ nhất trong nước trời còn cao trọng hơn ông”. Như thế, liệu ai trong chúng ta có thể so sánh với ông Gioan về việc dấn thân hết mình để thi hành thánh ý của Thiên Chúa? Ai có thể kiên quyết nói lên sự thật dù cho có bị chống đối hay phải chết? Vị giảng thuyết nào có thể cuốn hút người ta như ông Gioan đã làm được? Làm thế nào ta có thể trở nên thành viên nước trời, là kẻ nhỏ nhất, và cao trọng hơn ông Gioan?

Nhiệm vụ của ông Gioan là người tiên phong của Đấng được Chúa xức dầu. Ông là tiếng hô trong hoang địa: “Hãy dọn đường cho Đức Chúa”. Nhưng khi ông loan báo việc Đức Giêsu đến, ông không phải là kẻ đi theo lối ấy. Ông là người chuyển tiếp qua thời mới, nhưng chính ông lại không thuộc về thời ấy. Ông Gioan đến trước Đức Giêsu, nay phải học cách để đi theo Người.

Trong Tin Mừng theo thánh Mátthêu, kẻ nhỏ nhất là tất cả những ai lắng nghe và mau mắn đi theo Đức Kitô. Trước mặt Thiên Chúa, họ là những kẻ cao trọng, thực hiện nghiêm chỉnh điều Thiên Chúa mong muốn cho cả người Do Thái lẫn Dân Ngoại. Giờ đây, cộng đoàn những người tin trở thành dân ngôn sứ. Chúng ta là những kẻ nhỏ nhất trong nước trời, và vẫn được mời gọi để thực hiện điều Đức Giêsu nói với các môn đệ của ông Gioan rằng: “Hãy đi và thuật lại… những điều mắt thấy tai nghe”.

Trong truyền thống phụng vụ, hôm nay được gọi là “Chúa Nhật Hãy vui lên”, còn gọi là “Chúa Nhật mừng vui”. Chúng ta đã đi qua một nửa Mùa Vọng và dừng lại để lấy hơi. Bài Tin Mừng vẽ lên một bức tranh về mục đích của chúng ta; về thời mà thiên nhiên và con người cư ngụ trong một vương quốc của hòa bình. Đó là lời hứa của Thiên Chúa và Đức Giêsu đã tỏ cho chúng ta: khởi đầu cho một lối sống mới mà Người gọi là nước trời. Chúng ta luôn để viễn cảnh và vương quốc hòa bình của Người trước mắt, ngay cả khi chúng ta phải chống chọi với những gì là bất toàn trong cuộc sống và thế giới.

Cái chết đã bị hủy diệt. Chúng ta mong chờ chấm dứt khỏi đau đớn, khóc than và cái chết muôn đời. Chúng ta vui mừng, vì hôm nay niềm tin giúp chúng ta cảm nghiệm được sự sống đang chờ ta ở phía trước. Nay chúng ta nhận biết đâu là chốn khô cằn và đầy những lời dối gian để tránh xa, và nhận ra đâu là điều mang đến giá trị vĩnh cửu để chúng ta cần giữ lấy.

Chuyển ngữ: Anh em HV Đaminh Vò Vấp


3rd SUNDAY OF ADVENT (A)
Isaiah 35: 1-6a, 10; Psalm 146; James 5: 7-10; Matthew 11: 2-11


It’s Advent – a season of hope. It’s a time when we hold our dreams for renewal and reinvigoration close to our hearts. The Scriptures chosen for the season help us keep hope fresh; guide us to look in the right places for our dreams taking flesh. So, why did the designers of our a lectionary choose today’s gospel, a tale of disappointed hopes?

John the Baptist has been arrested for speaking out against Herod’s relationship to his sister-in-law Herodias. He’s in prison after his successful desert preaching about "the one who is coming." Last week’s gospel (3:1-12) told of his preaching, the excited crowds and his criticisms of the religious establishment.

Even though John is in prison one would think he would at least have a feeling of satisfaction, even delight, over Jesus’ appearance, preachings and healings. Instead, sitting in Herod’s prison, John is showing signs of doubt. He preached about the coming Messiah and the appearance of the kingdom of heaven. But the message wasn’t a cheery one; it was about God’s coming wrath. Evildoers would be cast into the fire God had prepared for them (3:10).

We can appreciate the excitement and relief those hearing John’s message must have had. Finally, God was going to straighten things out: the Roman oppressors would be expelled, and the religious leaders, who collaborated with them, would be punished. The good people would be gathered into God’s community – the kingdom of heaven. John put it more vividly: the anticipated one would come with winnowing fan in hand. "He will clear his threshing floor and gather his wheat into his barn, but the chaff he will burn with unquenchable fire" (3:12).


Hearing about Jesus while he was sitting in prison, John might have asked: "So, where’s the winnowing fan? Where’s the unquenchable fire fueled by those evildoers? Wasn’t the messiah’s arrival supposed to be about final judgment, along with salvation? John also might have wondered, "If Jesus is the Messiah and I am his forerunner, what am I doing here in prison? Why doesn’t he come to set me and other prisoners free? Why isn’t he bringing down God’s wrath on these villains?"

People of faith, who are the stressed from illness, family problems or oppression, might share John’s confusion. Isn’t God supposed to be on the side of the good? Has God come to save us? If not from the evil forces of the world – then from what? We travel with John’s disciples, who probably shared his confusion, to Jesus and ask, "Are you the one in whom I should put my trust? Are you the one to whom I should give my life and whose way I should follow? Are you my savior, and if you are, from what are you saving me?"

Jesus doesn’t give a theoretical answer. Instead, he points to tangible evidence of what he has done and said and leaves it up to John and his followers to draw their own conclusions, "Go tell John what you hear and see…"

We can appreciate why those who designed the lectionary chose today’s first reading. Isaiah anticipated a time when the desert would bloom with life – a wonder to behold for people living in dry terrain – and when those suffering infirmities would be healed. Isaiah is receiving his work orders: he is to announce this good news to those who suffer, the feeble, weak and frightened of heart. He is to speak to those exiled from their homeland. The first signs that their deliverance is at hand would be that lifeless nature will abound with fruit. Isaiah makes it sound as if God is set to re-create the world.

Those who perceive these signs of God’s coming need not be frightened as one might be in the presence of God’s manifestations. The prophet encourages, "Be strong, fear not!" God’s faithful ones have nothing to fear when God, the vindicator, comes.

Isaiah’s promise and Jesus’ response to John’s disciples, are linked. The prophet’s vision is that the infirmed would be healed: blind will see, deaf ears will hear, the lame will walk and the mute speak. People believed that God made everything perfect, so any lacking or disorder in nature or humans, was somehow a result of our sins. Hence, when the Messiah came nature and humans would be put back "in good working condition." Sin would no longer have debilitating effects on all God’s creatures. God’s coming would save the people by restoring us to God’s original intention and design at creation. What do humans have to do to earn this restoration? Nothing, but have need for it and then desire it. Advent expresses this longing and waiting for restoration.

Jesus’ answer to John’s disciples then is very intentional and reflects today’s Isaiah text. Can John and we accept that Jesus’ role is not to overturn by force, but to use his powers to persuade by healing and by even forgiving his enemies?

John is alone in prison facing death. The picture John painted in his preaching of the coming one is radically different from the nature of Jesus’ ministry. John had questions to pose to Jesus. When his disciples returned with Jesus’ answer would he be able to let go of what he, and many others, expected from the messiah and accept the Christ who-has-come?


Advent is our time of waiting for the coming of Christ. But what do we anticipate when he enters our lives anew? What kind of person are we expecting? What service shall we do in his name in the world? How will our prayer be affected by Christ’s new presence when he arrives? How will our relationships be affected by Christ’s life renewed in us this Advent?

Jesus’ estimation of John is high. He is no reed blown hither and yarn by the wind, adapting to public opinion and the crowd’s expectations. John, Jesus tells us, is a prophet and more. His prophetic role was to announce the coming of the one all the prophets anticipated. John holds an esteemed place in the history of salvation as he opens the door for us into a new age.

Still, Jesus says, as great as John was, "the least in the kingdom of heaven is greater than he." But who among us could measure up to John’s intense dedication to doing God’s will? Who could be as a resolute, even in the face of opposition and death, to telling the truth? Which preacher among us could draw crowds to our preaching the way John did? How could we members of the kingdom, especially the least, be greater than John the Baptist?

John’s task was to be the precursor of God’s anointed One. He was a voice crying out in the desert, "Prepare the way of the Lord." But while he announced Jesus’ coming, he did not become a follower of the way. He was a transition to the new age, but did not belong to it himself. John, who came before Jesus, must now learn to follow after him.

The least, in Matthew’s Gospel, are all the simple ones who hear and eagerly accept the invitation to follow Christ. Before God these are the great ones, doing exactly what God hoped for both Jews and Gentiles. The believing community of disciples now are the messianic people. We are the least in the kingdom and still, are called to do what Jesus told John’s disciples to do, "Go and tell… what you hear and see."

In our liturgical tradition today was called, "Gaudete Sunday" – "Rejoice Sunday." We are halfway through Lent and we pause to catch our breath. The Scriptures paint a picture for us of our goal; of a time when nature and humans will dwell in a kingdom of harmony and peace. It’s a promise God has made and Jesus revealed to us: the beginnings of that new way of living he called the kingdom of heaven. We keep his vision of the peaceable kingdom before us even as we struggle with what is so incomplete in our lives and in the world.

Death has been overcome. We look forward to an end to pain, mourning and death forever. We rejoice because even now our faith enables us to experience something of the life that awaits us. Now we can discern what is barren and filled with false promises and recognize what we must embrace that has lasting value.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:29 14/12/2013
TRUYỆN CỨU CÁ.
N2T

Tôi nhìn thấy một con khỉ, cầm một con cá từ dưới nước đi lên, đem bỏ trên cành cây. Tôi hỏi nó: “Rốt cuộc mày làm gì đây ?”
Nó trả lời: “Tôi đang cứu cái anh chàng này sắp chết chìm trong nước đấy”.

Suy tư:
Nước là giang sơn và là sự sống của cá và các loài thủy tộc, bắt cá ra khỏi nước thì cá sẽ chết chứ không thể sống được. Con khỉ là loài thông minh, nhưng dù thông minh đến cở nào chăng nữa thì cũng vẫn chỉ là con khỉ.
Giáo Hội Công Giáo được sinh ra bởi nước và máu của Đức Chúa Giê-su, tức là từ trong đau khổ, chết và sự phục sinh của Ngài, cho nên đau khổ và bị bách hại là mảnh đất tốt để cho Giáo Hội ngày càng lớn mạnh và trưởng thành, bởi chính Đức Chúa Giê-su –Đấng sáng lập Giáo Hội- cũng đã đi qua chặng đường đau khổ ấy, cho nên, như cá sống trong nước thế nào, thì Giáo Hội cũng sẽ vui sống trong đau khổ như thế...
Đức tin của người Ki-tô hữu được trưởng thành là nhờ đau khổ, cho nên khi xin cất khỏi mọi đau khổ ra khỏi họ thì đức tin của họ sẽ chết, chẳng khác gì con khỉ bắt cá bỏ trên cây để cứu sống nó !
Người Ki-tô hữu có đức tin thì không cầu xin Chúa cho mình không bị đau khổ, nhưng luôn cầu xin cho mình ơn can đảm và khôn ngoan để đón nhận đau khổ và thử thách trong cuộc sống của mình.
------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:30 14/12/2013
Chúa Nhật 3 MÙA VỌNG

Tin mừng: Mt 11, 2-11.
“Thầy có thật là Đấng phải đến không, hay là chúng tôi còn phải đợi ai khác ?”


Anh chị em thân mến,
Hôm nay Chúa Nhật thứ ba mùa vọng, cũng được gọi là Chúa Nhật vui mừng. Vui mừng vì ngày cứu độ sắp đến, vui mừng vì nhân loại đang đi trong bóng đêm sắp được nhìn thấy ánh sáng của Đấng Cứu Độ, đó chính là Đức Chúa Giê-su. Chúng ta càng vui mừng hơn vì chúng ta tin rằng Đấng Cứu Độ đã đến trần gian và đang hiện diện với Giáo Hội mọi ngày trong bí tích Thánh Thể.

1. Thầy có thật là Đấng phải đến không ?
Thánh Gioan Tiền Hô -một tù nhân của bạo chúa Hê-rô-đe- đang ngồi trong tù bị bốn bức tường sắt che mất với thế giới bên ngoài, nhưng vẫn cứ trông đợi Đấng mà thiên hạ đợi chờ như lời loan báo của các tiên tri, Đấng mà chính ngài đã làm phép rửa nơi song Gio-đan: Đức Chúa Giê-su Ki-tô.

Thầy có thật là Đấng phải đến không ? – Vâng Ngài đã đến rồi, đến cách đây hơn hai ngàn năm trong hang lừa máng cỏ nơi thành Bê-lem: nghèo nàn, bé nhỏ và tội nghiệp. Ngài đã đến nhưng người ta đã xua đuổi Ngài, không cho Ngài trú ngụ, và ba mươi ba năm sau họ lại đóng đinh Ngài vào thập giá, và coi Ngài như tên trộm cướp...

Thầy có thật là Đấng phải đến không ? – Vâng Ngài đã đến và đang ở giữa chúng ta, nơi những người nghèo như Ngài năm xưa, không phải nơi hang đá Bê-lem nhưng là nơi các viện mồ côi, nơi những trại phong cùi, những trại điều trị bệnh si da. Ngài đang cần đến những tâm hồn quảng đại của các mục-đồng-thời-đại chia sẻ với Ngài những lời nói động viên an ủi, những bó củi sưởi ấm những tâm hồn đang lạnh vì thiếu tình yêu đồng loại, tình yêu gia đình, bè bạn...

Thánh Gioan Tiền Hô ở trong ngục nhưng vẫn đợi chờ Đấng sẽ phải đến để ban ơn cứu độ cho nhân loại; chúng ta không ở trong ngục như thánh Gioan Tiền Hô, nhưng những vật chất danh vọng và xác thịt của thế gian là ngục tù nhốt chúng ta trong bể khổ của cuộc đời.

2. Anh em xem gì trong hoang địa ?
Trong hoang địa thì có gì mà xem chứ, chỉ có thánh Gioan Tiền Hô mà thôi, nhưng ngài đang bị cầm tù và sắp bị chém đầu.

Anh em xem gì trong hoang địa ? – Có người vào hoang địa để cảm nghiệm cái tịch mịch của nó, có người vào hoang địa để tìm gặp Thiên Chúa, lại có người vào hoang địa để ngắm cảnh. Thời nay hoang địa đã có người ở, rừng sâu cũng có người ở, nhưng hoang địa mà người Ki-tô hữu biết chính là những nơi vắng bóng tình yêu Thiên Chúa. Đến mà xem cho biết để gieo tình yêu Phúc Âm cho họ.

Anh em xem gì trong hoang địa ? – Thời nay hoang địa thì không có nhiều, nhưng hoang địa nơi mỗi tâm hồn thì có nhiều, đó là những tâm hồn thiếu bóng dáng tình yêu của Thiên Chúa, đó là những tâm hồn thiếu tình người khi họ đang sống giữa xã hội chỉ có hưởng thụ và bất công.

Anh chị em thân mến,
Đừng để tâm hồn mình biến thành hoang địa thiếu vắng tình yêu đích thực của Thiên Chúa, đừng để tâm hồn mình trở nên khô cằn như hoang địa vì thiếu tình người, nhưng hãy làm cho tâm hồn mình ấm áp hơn bằng những phục vụ hy sinh cho người bất hạnh và khốn khó, đó là hoa đẹp trổ bông trong sa mạc của thời hiện nay...

Chúa Nhật màu hồng là Chúa Nhật của vui mừng, màu hồng của tình yêu thương đang tô đẹp tâm hồn của người tín hữu, màu hồng là niềm vui chờ đợi ngày viên mãn của Con Thiên Chúa giáng trần với mỗi người trong chúng ta. Hãy dọn lòng cho trong trắng để chờ đón Ngài. Alleluia.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
-----------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:33 14/12/2013
N2T

9. Trước hết xin nguôi giận rồi tự vấn chút xíu, nên nhớ người mà con phê bình là anh em của con, và họ bây giờ đang trên đường được cứu, Thiên Chúa có thể làm cho họ nên thánh, dù trước mắt, họ có nhược điểm của họ.

(Thánh Thomas of Villanova)
-------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi tuần một “Chuyện Rất Ngắn”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:35 14/12/2013
RAY RỨT
Trong buổi họp, cha sở tuyên bố nhà thờ năm nay bỏ ra trăm triệu đồng để trang hoàng nhà thờ và làm máng cỏ, mọi người vỗ tay vui vẻ, có người nói cha sở chịu chơi hết ý. Một hội viên hội Vinh Sơn của giáo xứ hỏi cha sở:
- “Thưa cha, còn quà cho những gia đình nghèo thì sao ? ”
Trong lúc còn vui vẻ, ngài trả lời: “Có Chúa lo cho họ.”
Nói xong ngài cảm thấy ray rứt trong lòng...
----------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Toàn văn Sứ điệp hòa bình của Đức Thánh Cha
Nguyễn Minh Triệu sj chuyển ngữ
12:03 14/12/2013
Toàn văn Sứ điệp hòa bình của Đức Thánh Cha

TÌNH HUYNH ĐỆ, NỀN TẢNG VÀ LÀ CON ĐƯỜNG DẪN TỚI HÒA BÌNH

Trong sứ điệp Ngày Thế Giới Hòa Bình đầu tiên của mình, tôi ước ao gửi đến mọi người, cá nhân cũng như các dân tộc, ước mong về một đời sống được đổ đầy với niềm vui và hy vọng. Trong trái tim của mỗi người nam và người nữ luôn thường trực một nỗi khao khát về một đời sống sung mãn, bao gồm khao khát không thể kìm nén được về tình huynh đệ vốn là điều lôi kéo chúng ta đến với người khác và giúp chúng ta đối xử với họ không như là kẻ thù hay người đối địch, nhưng như là anh chị em được đón nhận và ôm ấp.

Vì chúng ta là một hữu thể tương quan, tình huynh đệ là một phẩm chất thiết yếu của con người. Một ý thức sống động về mối tương quan này giúp chúng ta nhìn và đối xử với nhau như là anh chị em đích thực. Không có tình huynh đệ thì không thể xây dựng một xã hội công bình và một nền hòa bình bền vững và viên mãn. Chúng ta nên nhớ rằng tình huynh đệ cách chung được học biết tại gia đình, trên hết là nhờ vào vai trò trách nhiệm và sự giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên, đặc biệt là người cha và người mẹ. Gia đình là nguồn mạch của tình huynh đệ, và như thế gia đình chính là nền tảng và là con đường đầu tiên dẫn đến hòa bình, vì ơn gọi của gia đình chính là thông truyền tình yêu cho thế giới xung quanh.

Việc gia tăng về các mối liên hệ nối kết với nhau và truyền thông trong thế giới hôm nay khiến chúng ta ý thức nhiều hơn về sự hiệp nhất và số phận chung của các quốc gia. Trong sự năng động của lịch sử, trong sự đa dạng của các nhóm chủng tộc, xã hội và văn hóa, chúng ta nhìn thấy những hạt giống, là ơn gọi hình thành một cộng đoàn gồm những anh chị em biết đón nhận và chăm sóc lẫn nhau. Nhưng ơn gọi này vẫn thường xuyên bị khước từ và lờ đi trong một thế giới bị ghi dấu bởi “sự toàn cầu hóa dửng dưng”, điều làm cho chúng ta dần quen với sự đau khổ của người khác và khép mình lại.

Tại nhiều nơi trên thế giới, những tội ác chống lại những quyền nền tảng của con người dường như không kết thúc, đặc biệt là quyền sống và quyền tự do tôn giáo. Những thảm cảnh về tệ nạn buôn bán người, mà trong đó đời sống và nỗi tuyệt vọng của người khác là miếng mồi ngon của những kẻ vô đạo đức, là một ví dụ điển hình cho vấn đề này. Cùng với các cuộc xung đột vũ trang công khai là các cuộc chiến tranh ít nhìn thấy hơn, nhưng không kém phần độc ác, đó là các cuộc chiến trong các lĩnh vực kinh tế và tài chính, chúng phá hủy cuộc sống, phá hủy gia đình cũng như doanh nghiệp.

Toàn cầu hóa, như ĐTC Biển Đức 16 chỉ ra, làm cho chúng ta trở thành “hàng xóm” nhưng không giúp chúng ta trở thành anh chị em của nhau.[1] Nhiều tình huống bất bình đẳng, nghèo đói và bất công không chỉ là dấu chỉ của việc thiếu tình huynh đệ sâu sắc mà còn là dấu chỉ của sự vắng mặt một nền văn hóa liên đới. Những ý thức hệ mới, được đặc trưng bởi sự lan tràn của chủ nghĩa cá nhân, việc tự coi mình là trung tâm và chủ nghĩa tiêu thụ vật chất, làm suy yếu đi các mối tương quan xã hội và làm nảy sinh não trạng “thải bỏ” dẫn đến thái độ xem thường và loại bỏ những người yếu đuối nhất và những người bị xem là “vô dụng”. Trong cách này, sự đồng tồn tại của con người ngày càng có xu hướng trở thành một hành vi “có qua có lại” (do ut des) đầy thực dụng và ích kỷ.

Đồng thời, rõ ràng là hệ thống đạo đức đương đại không có khả năng tạo ra những mối tương quan huynh đệ đích thực, vì tình huynh đệ này không muốn tham chiếu đến một vị Cha chung là nền tảng tội hậu giúp nó tồn tại.[2] Tình huynh đệ đích thực giữa con người giả thiết và đòi hỏi một Tình Phụ tử siêu vượt. Nếu đặt nền tảng trên việc thừa nhận tình phụ tử này, tình huynh đệ nhân loại sẽ được củng cố: Mỗi người trở thành một “bạn hữu” để chăm lo cho người khác.

“Em ngươi đâu?” (St 4,9)

2. Để hiểu đầy đủ hơn về ơn gọi của con người đối với tình huynh đệ, để nhận ra một cách rõ ràng hơn những cản trở trên bước đường hiện thực hóa ơn gọi này và để nhận ra những con đường nhằm vượt qua những cản trở ấy, điều quan trọng nhất là chúng ta hãy để cho mình hiểu biết kế hoạch của Thiên Chúa, một kế hoạch được trình bày trong một cách thức trổi vượt trong Kinh Thánh.

Theo tường thuật Thánh Kinh về sáng tạo, tất cả con người có nguồn gốc từ một cha mẹ, Adam và Eve, đôi bạn được Thiên Chúa sáng tạo theo hình ảnh Ngài và giống như Ngài (xem St 1,26), từ họ, Cain và A-ben được sinh ra. Trong lịch sử của gia đình đầu tiên này, chúng ta nhìn thấy nguồn gốc của xã hội và sự tiến triển của các mối tương quan giữa các cá nhân và dân tộc.

A-ben là một người chăn cừu, Cain là một người trồng trọt. Căn tính sâu sắc của họ và ơn gọi của họ chính là anh em bất chấp sự đa dạng trong hoạt động và văn hóa, trong cách thức họ tương quan với Thiên Chúa và tạo vật. Việc Cain đã giết em mình là A-ben cho thấy một thảm kịch của sự khước từ triệt để ơn gọi làm anh em của Cain. Câu chuyện của họ (xem. St 4,1-16) chỉ ra nhiệm vụ khó khăn mà mọi người nam và nữ được mời gọi, để sống như một, mỗi người phải quan tâm đến người khác. Cain vì không thể chấp nhận việc Thiên Chúa yêu mến A-ben hơn, vì A-ben đã dâng cho Ngài lễ vật tốt nhất, - “Ðức Chúa đoái nhìn đến A-ben và lễ vật của ông, nhưng Ca-in và lễ vật của ông thì Người không đoái nhìn. Ca-in giận lắm, sa sầm nét mặt (St 4,4-5) – nên đã giết A-ben vì ghen tị. Theo cách này, ông từ chối xem A-ben là anh em, có mối liên hệ đúng đắn với A-ben và sống trong sự hiện diện của Thiên Cháu bằng cách đón nhận trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ người khác. Khi Thiên Chúa hỏi Cain “Em ngươi đâu?” (St 4,9), Thiên Chúa muốn Cain giải thích điều ông đã làm. Ông trả lời: "Con không biết. Con là người giữ em con hay sao? "
. Sau đó, sách Sáng Thế nói cho chúng ta biết, “Ông Cain đi xa khuất mặt Ðức Chúa” (4:16).

Chúng ta tự hỏi đâu là lý do đích thực khiến Cain xem thường mối tương quan huynh đệ và, đồng thời, mối tương quan hỗ tương và huynh đệ nối kết ông với em mình là A-ben. Chính Thiên Chúa đã kết án và quở trách Cain vì ông đã thông đồng với sự dữ: “tội lỗi đang nằm phục ở cửa” (St 4,7). Nhưng Cain đã khước từ, ông đồng lõa với sự dữ và quyết định “xông đến giết A-ben, em mình.” (St 4,8), như thế là ông xem thường kế hoạch của Thiên Chúa. Và như thế, ông đã phá vỡ lời mời gọi ban sơ của mình để trở nên con cái Thiên Chúa và sống trong tình huynh đệ.

Câu chuyện của Cain và A-ben dạy cho chúng ta biết rằng chúng ta có một lời mời gọi huynh đệ, nhưng nó cũng có thể trở thành thảm kịch khi phản bội lại lời mời gọi này. Điều này được chứng thực bởi những hành động ích kỷ hàng ngày của chúng ta, chúng là nguồn gốc của quá nhiều chiến tranh và bất công: nhiều người nam và người nữ đã chết dưới bàn tay của anh chị em mình, những người không có khả năng để nhận ra nơi người khác như chính họ là, nghĩa là như là những hữu thể được dựng nên trong mối tương quan với người khác, trong sự hiệp thông và trao ban.

“Tất cả anh em đều là anh em với nhau” (Mt 23:8)

3. Một câu hỏi tự nhiên nảy sinh là: Người nam và người nữ trên thế giới này có khả năng để đáp trả một cách trọn vẹn khao khát tình huynh đệ mà Thiên Chúa là Cha đã đặt để trong họ không? Họ sẽ tự mình nỗ lực bởi chính khả năng của họ để vượt qua sự khác biệt, ích kỷ và ghen ghét và đón nhận những khác biệt chính đáng nơi anh chị em mình không?

Nhờ vào việc diễn giải lời của Đức Giê-su, chúng ta có thể tóm tắt câu trả lời mà Ngài đã đưa ra: “Phần anh em, thì đừng để ai gọi mình là "rápbi", vì anh em chỉ có một Thầy; còn tất cả anh em đều là anh em với nhau” (xem Mt 23,8-9). Nền tảng của tình huynh đệ được dựa trên tình phụ tử của Thiên Chúa. Chúng ta không nói về tình phụ tử giống loài, đầy mơ hồ và bất toàn trong lịch sử, nhưng đúng hơn là một tình yêu cụ thể đầy trổi vượt và đặc biệt của Thiên Chúa dành cho mỗi người nam và nữ (xem Mt 6,25-30). Vì thế, chính tình phụ tử ấy làm nảy sinh một cách hiệu quả tình huynh đệ, bởi vì tình yêu Thiên Chúa, một khi được đón nhận, trở thành một phương tiện lớn lao biến đổi đời sống chúng ta và các mối tương quan của chúng ta với người khác, giúp chúng ta mở mình ra với tình liên đới và sự chia sẻ đích thực.

Trong một cách cụ thể, tình huynh đệ nhân loại được tái tạo trong và qua Đức Giê-su Ki-tô, qua cái chết và phục sinh của Người. Thánh giá chính là điểm nền tảng cuối cùng mà con người không thể tự mình tái tạo nên. Đức Giê-su Ki-tô, Đấng đã mặc lấy bản chất con người để cứu độ nó, yêu mến Chúa Cha cho đến chết trên Thập Giá (xem Pl 2,8), qua sự phục sinh của mình đã biến chúng ta thành một nhân loại mới, trong sự hiệp thông trọn vẹn với ý muốn của Thiên Chúa, với kế hoạch của Người, bao gồm một sự hiện thực hóa trọn vẹn ơn gọi làm huynh đệ.

Từ khởi đầu, Đức Giê-su đã đón nhận kế hoạch của Cha, thừa nhận tính ưu việt của nó trên mọi sự. Nhưng Đức Ki-tô, khi từ bỏ chính mình cho đến chết vì tình yêu dành cho Cha, Ngài đã trở thành nguyên lý chung kết và mới mẻ dành cho tất cả chúng ta; trong Ngài, chúng ta được mời gọi để đối xử với nhau như anh chị em, bởi vì chúng ta là con cái của cùng một Cha. Chính Ngài là Giao ước; nơi Ngài, chúng ta được hòa giải với Thiên Chúa và với nhau như anh chị em. Cái chết của Đức Giê-su trên Thập giá cũng chấm dứt sự chia cách giữa mọi người, giữa dân của Giao ước và Dân Ngoại, những người cho đến giây phút đó không còn hy vọng, vì họ không phải là một phần của Lời hứa. Như chúng ta đọc thấy trong thư gửi Tín hữu Ê-phê-sô, Đức Giê-su Ki-tô là Đấng hòa giải mọi người nơi chính Ngài. Ngài chính là sự bình an, vì Ngài làm hai người trở nên một, phá vỡ bức tường phân cách chia rẽ họ, là sự thù nghịch giữa họ. Ngài đã tạo nên nơi chính mình một dân, một con người mới, một nhân loại mới (xem 2,14-16).

Tất cả những ai đón nhận đời sống của Đức Ki-tô và sống nơi Ngài biết rằng Thiên Chúa là Cha và họ sẽ trao ban trọn vẹn thân mình cho Ngài, bằng cách yêu mến Ngài trên hết mọi sự. Một người đã được hòa giải sẽ nhận ra Thiên Chúa là Cha của mọi người, và kết quả là, họ được mời gọi để sống đời sống đệ huynh dành cho hết mọi người. Nơi Đức Ki-tô, người khác được chào đón và được yêu thương như người con trai hay con gái của Thiên Chúa, như một người chị, một người anh, chứ không phải như người xa lạ, hay tệ hơn là như một kẻ đối địch và thậm chí là kẻ thù. Trong gia đình của Thiên Chúa, nơi mọi người con trai và con gái có cùng một Cha, và vì họ được tháp nhập vào Chúa Ki-tô, những người con trai và con gái này sẽ ở trong Người Con, không phải là “đời sống đáng vứt đi”. Tất cả người nam và nữ chung hưởng một phẩm giá như nhau và không ai có thể xâm phạm được. Mọi người đều được Thiên Chúa yêu mến. Mọi người đều được cứu chuộc bởi máu của Đức Ki-tô, Đấng đã chết trên Thập giá và đã sống lại vì hết thảy chúng ta. Đây chính là lý do tại sao không ai có thể tiếp tục dửng dưng trước số phận của anh chị em mình.

Tình huynh đệ, nền tảng và là con đường dẫn đến hòa bình

4. Điều này muốn nói rằng, thật dễ để nhận ra rằng tình huynh đệ chính là nền tảng và con đường dẫn đến hòa bình. Liên quan đến vấn đề này, các thông điệp xã hội mà các vị tiền nhiệm của tôi đã viết trở nên hữu ích. Có lẽ chỉ cần trích dẫn lại những định nghĩa về hòa bình trong các Thông điệp Populorum Progressio của Đức Thánh Cha Phaolô VI và Sollicitudo Rei Socialis của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II thì đã khá đầy đủ. Qua thông điệp thứ nhất, chúng ta biết rằng sự phát triển hội nhất của các dân tộc là một danh xưng mới của nền hòa bình.[3] Từ thông điệp thứ hai, chúng ta kết luận rằng hòa bình là thành quả của sự liên đới (Opus solidaritatis pax).[4]

Đức Phaolô VI đã trình bày rằng, không chỉ cá nhân mà các quốc gia cũng phải gặp gỡ nhau trong tình huynh đệ. Ngài nói: “Trong tình bạn và trong sự hiểu biết lẫn nhau, trong sự hiệp thông thánh này, chúng ta cũng phải… cùng nhau lao tác để xây dựng tương lai chung cho nhân loại”.[5] Trước hết, nhiệm vụ này dành cho những người được ưu tuyển. Trách nhiệm của họ được cắm rễ sâu trong tình huynh đệ nhân loại và mang tính siêu vượt, và được biểu lộ trong ba cách: bổn phận liên đới, vốn đòi hỏi các nước giàu hơn trợ giúp các nước kém phát triển hơn; bổn phận công bình xã hội, cần tổ chức lại các mối tương quan giữa kẻ mạnh hơn và người yếu thế hơn để có sự công bằng hơn; và bổn phận đức ái chung, bao gồm sự thăng tiến một thế giới nhân bản hơn dành cho mọi người, một thế giới mà nơi ấy mỗi người có một điều gì đó để trao và nhận, mà không xem sự thăng tiến của người này là sự cản trở cho sự phát triển của người khác.[6]

Vậy, nếu chúng ta xem hòa bình là thành quả của sự liên đới, chúng ta không thể không ý thức rằng tình huynh đệ chính là nguyên lý nền tảng của nó. Hòa bình, như ĐTC Gioan Phaolô II khẳng định, là một sự thiện không thể phân chia. Nó là một sự thiện dành cho tất cả và nó cũng là một sự thiện không thuộc về ai. Hòa bình chỉ có thể đạt được và được hưởng dùng, như là một phẩm chất cao nhất của đời sống và một sự phát triển bền vững của nhân loại, nếu tất cả mọi người được hướng dẫn bởi tình liên đới như “là một quyết tâm mạnh mẽ và bền bỉ trong việc dấn thân cho lợi ích chung”.[7] Điều này có nghĩa là đừng để mình được hướng dẫn bởi “ham hố lợi nhuận” hay “khao khát quyền lực”. Điều cần thiết là khao khát “từ bỏ chính mình” vì lợi ích của người khác hơn là khai thác họ, và “phục vụ họ” thay vì áp bức họ vì lợi ích của bản thân mình. “Tha nhân” – cho dẫu là một người hay một quốc gia – không được xem như một loại công cụ, với khả năng làm việc hay sức mạnh thể lý được khai thác với chi phí rẻ mạt, và rồi loại bỏ khi không còn hữu dụng, nhưng là như “đồng loại của chúng ta”, một “trợ tá.”[8]

Tình liên đới Kitô giáo giả thiết rằng tha nhân cần được yêu mến không chỉ “là một con người với những quyền lợi và sự bình đẳng căn bản đối với mọi người, mà còn trở nên hình ảnh sống động của Thiên Chúa Cha, được máu Đức Kitô cứu chuộc và là đối tượng hoạt động của Chúa Thánh Thần”,[9] như biết bao nhiêu anh chị em khác. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II lưu ý: “Lúc đó ý thức về tình phụ tử chung của Thiên Chúa, về tình huynh đệ của mọi người trong Đức Kitô, ‘những người con trong Chúa Con’, về sự hiện diện và họat động ban sự sống của Chúa Thánh Thần, đem lại cho cái nhìn của chúng ta về thế giới một tiêu chuẩn mới để giải thích nó,”[10] để thay đổi nó.

Tình huynh đệ, một đòi hỏi cho cuộc chiến chống đói nghèo

5. Trong Thông Điệp Bác ái trong Chân Lý, vị tiền nhiệm của tôi đã nhắc nhở thế giới về sự thiếu hụt tình huynh đệ giữa các dân tộc và giữa người nam và nữ là một nguyên nhân quan trọng của nghèo đói.[11] Trong nhiều xã hội, chúng ta kinh nghiệm về một sự nghèo nàn về các mối tương quan là kết quả của việc thiếu các mối tương quan vững chắc trong gia đình và xã hội. Chúng ta bận tâm nhiều đến các khó khăn, bị gạt ra bên lề, cô lập và các chứng phụ thuộc bệnh lý ngày càng gia tăng. Loại nghèo khó này chỉ có thể vượt qua nhờ vào việc tái khám phá và tôn trọng các mối tương quan huynh đệ trong trái tim của các gia đình và cộng đoàn, thông qua sự chia sẻ niềm vui và nỗi buồn, những thất bại cũng như thành công, vốn là một phần của đời sống con người.

Hơn nữa, nếu như một mặt chúng ta đang chứng kiến một sự giảm sút trong nghèo khó thuần túy, thì mặc khác, chúng ta cũng không thể không nhận ra rằng có một sự gia tăng rất nghiêm trọng về tình trạng nghèo đói tương đối, nghĩa là những bất công giữa những người và giữa các nhóm cùng chung sống trong một vùng cụ thể hay trong một bối cảnh văn hóa lịch sử xác định. Trong ý nghĩa này, các chính sách hiệu quả cần thăng tiến nguyên lý huynh đệ, nhằm đảm bảo cho con người – những người bình đẳng trong phẩm giá và trong các quyền nền tảng – có thể tiếp cận đến các nguồn vốn, các dịch vụ, hệ thống giáo dục, sức khỏe và kỹ thuật để mỗi người có cơ hội diễn tả và hiện thực hóa dự án đời sống mình và có thể phát triển một cách trọn vẹn như một con người.

Một người cũng thấy rất cần có những chính sách nhằm giảm thiểu một sự bất công quá lớn trong thu nhập. Chúng ta đừng quên rằng Giáo huấn của Giáo Hội về điều được gọi là khế ước xã hội, mà cho rằng, như thánh Tôma Aquinô nói, điều hợp luật và thực sự cần thiết là “người ta có quyền sở hữu”,[12] trong những gì liên quan đến việc sử dụng của mình, “họ sở hữu chúng không giống như tài sản của mình nhưng cũng là tài sản chung cho người khác, nghĩa là chúng có thể mang lại lợi ích cho người khác cũng như chính bản thân họ”.[13]

Cuối cùng, có một cách thức khác để thăng tiến tình huynh đệ - và thực sự đánh bại sự nghèo đói – mà cũng là nền tảng của tất cả những điều khác. Nó là sự tách mình ra của những người chọn một lời sống đơn sơ và đích thực, của những người mà, bằng cách chia sẻ tài sản của mình, họ thực sự đang cố gắng để kinh nghiệm sự hiệp thông huynh đệ với người khác. Đây chính là nền tảng cho việc theo Đức Ki-tô và trở nên Ki-tô hữu đích thực. Đây không chỉ là trường hợp của những người sống đời sống thánh hiến, những người tuyên khấn lời khấn nghèo khó, nhưng là của biết bao nhiêu gia đình và người dân đầy trách nhiệm, những người xác tín rằng, chính mối tương quan huynh đệ của họ với tha nhân mới hình thành nên sự thiện quý giá nhất.

Tái khám phá tình huynh đệ trong nền kinh tế

6. Các cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính nghiêm trọng trong thời gian gần đây – mà nhận ra gốc rễ của chúng chính là con người dần lạc xa Thiên Chúa và tha nhân, một mặt là do việc theo đuổi những của cải vật chất, và mặt khác là do sự bần cùng hóa các mối tương quan liên vị và cộng đoàn – đã thúc đẩy con người tìm kiếm sự thỏa mãn, hạnh phúc và an toàn trong việc tiêu thụ và lợi lộc từ tất cả những gì liên quan đến các nguyên lý của một nền kinh tế vững mạnh. Vào năm 1979, ĐTC Gioan Phaolô II đã mời gọi mọi người lưu ý tới “một lối nhận thức thật sự nguy hại là, trong khi sự thống trị của con người trên thế giới sự vật đang có những bước tiến lớn lao, thì trong sự thống trị của mình, con người đang dần đánh mất những mối dây thiết yếu và trong những cách thế khác nhau, bản tính nhân loại đang bị lệ thuộc vào thế giới và tự mình trở nên một điều phụ thuộc và bị sử dụng, và thậm chí việc sử dụng này không được nhận thức một cách đúng đắn – thông qua toàn thể tổ chức đời sống cộng đoàn, qua hệ thống sản xuất và áp lực từ các phương tiện truyền thông xã hội.”[14]

Các cuộc khủng hoảng kinh tế nối tiếp nhau nói cho chúng ta biết chúng ta cần suy nghĩ lại về những khuôn mẫu phát triển kinh tế của chúng ta và tiến tới một sự thay đổi trong cách sống. Các cuộc khủng hoảng ngày nay, thậm chí với những hậu quả nghiêm trọng cho đời sống con người, cũng cung cấp cho chúng ta một cơ hội quý giá để tái khám phá các nhân đức khôn ngoan, tiết độ, công bình và can đảm. Các nhân đức này có thể giúp chúng ta vượt qua những thời khắc khó khăn để tái khám phá mối dây huynh đệ nối kết chúng ta với người khác, với một niềm tin tưởng sâu sắc rằng con người cần và có khả năng đạt được điều gì lớn hơn là việc tối đa hóa lợi ích cá nhân. Trên hết, các nhân đức này cần thiết để xây dựng và giữ gìn một xã hội hợp với phẩm giá con người.

Tình huynh đệ dập tắt chiến tranh

7. Trong năm qua, nhiều anh chị em của chúng ta tiếp tục phải gánh chịu kinh nghiệm hủy hoại của chiến tranh, gây nên một vết thương sâu và nghiêm trọng ảnh hưởng đến tình huynh đệ. Nhiều cuộc xung đột đang diễn ra giữa sự thờ ơ chung. Với những anh chị em đang sống trong những vùng đất nơi đó vũ khí áp đặt khủng bố và sự hủy diệt, tôi đảm bảo sự gần gũi cá nhân tôi và sự gần gũi của toàn thể Giáo Hội, sứ mạng của Giáo Hội là mang tình yêu của Chúa Ki-tô đến với những nạn nhân không có khả năng tự vệ, bị lãng quên bởi chiến tranh thông qua lời cầu nguyện cho sự hòa bình, qua sự phục vụ cho những người bị thương tích, đói kém, di dân, những người phải thay đổi nơi ở và tất cả những người đang sống trong sợ hãi. Giáo Hội cũng sẽ lên tiếng để giúp các vị lãnh đạo lắng nghe được tiếng khóc than của những người đang gặp đau khổ và đặt một dấu chấm hết cho mọi hình thức của hận thù, lạm dụng và bạo lực đối với các quyền nền tảng của con người.[15]

Vì lý do này, tôi mạnh mẽ khuyến cáo những ai gieo rắc bạo lực và cái chết bằng sức mạnh của vũ khí: Trong con người mà hôm nay bạn chỉ thấy đơn thuần là một kẻ thù bị đánh đập, hãy khám phá ra rằng họ là anh chị em của bạn, và hãy ôm họ vào vòng tay bạn! Hãy từ bỏ những con đường của vũ khí và đi ra ngoài để gặp gỡ người khác trong đối thoại, tha thứ và hòa giải, để tái xây dựng hòa bình, tin tưởng và hy vọng xung quanh bạn! “Từ quan điểm này, rõ ràng là, đối với các dân tộc trên thế giới, xung đột vũ trang luôn luôn là một sự phủ định có chủ ý đối với sự hòa hợp quốc tế, và tạo ra sự chia rẽ sâu sắc và những vết thương sâu đòi hỏi nhiều năm để chữa lành. Chiến tranh là một sự khước từ cụ thể trong việc theo đuổi các mục tiêu kinh tế và xã hội to lớn mà cộng đồng quốc tế đã đề ra".[16]

Dầu vậy, bao lâu vẫn còn lượng vũ khí rất lớn đang lưu hành như hiện nay, những cái cớ mới có thể luôn được tìm thấy để bắt đầu hận thù. Vì lý do này, chính bản thân tôi cũng như các vị tiền nhiệm của tôi khẩn khoản mời gọi hạn chế sử dụng vũ khí giết người hàng loạt và các bên cần giải trừ quân bị, bắt đầu với việc giải trừ vũ khí hạt nhân và hóa học.

Tuy chúng ta không thể không nhận ra rằng các thỏa thuận và các luật lệ quốc tế - là điều cần thiết và rất đáng ao ước – nhưng tự chúng không đủ để bảo vệ con người ra khỏi những rủi ro của xung đột vũ trang. Một cuộc hoán cải con tim cần thiết sẽ cho phép mỗi người nhận ra nơi người khác là người anh người chị cần chăm sóc, và để cùng làm việc với nhau trong việc xây dựng một đời sống viên mãn cho mọi người. Chính tinh thần này đã gợi hứng cho nhiều sáng kiến trong xã hội dân sự, bao gồm các tổ chức tôn giáo trong việc thăng tiến hòa bình. Tôi bày tỏ hy vọng rằng các cam kết hàng ngày sẽ tiếp tục đơm hoa kết trái và áp dụng hiệu quả trong luật pháp quốc tế về quyền đối với hòa bình, như là một quyền cơ bản của con người và điều kiện tiên quyết cần thiết cho tất cả các quyền khác.

Tham nhũng và tội ác có tổ chức đe dọa tình huynh đệ

8. Chiều kích huynh đệ là điều cần thiết cho sự hoàn thiện của mỗi người nam và nữ. Những tham vọng hợp lý của con người, đặc biệt nơi những người trẻ, không nên bị cản trở hay chống đối, người ta cũng không nên bị cướp đi niềm hy vọng hiện thực hóa những tham vọng này. Dầu vậy, tham vọng không được lẫn lộn với việc lạm dụng quyền lực. Trái lại, mọi người cần thương mến nhau với tình huynh đệ (xem Rm 12,10). Trong những bất đồng, là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống, chúng ta luôn nhớ rằng chúng ta là anh chị em, và do đó cần khuyên nhủ người khác và khuyên nhủ nhau để không xem tha nhân là kẻ thù hay một địch thủ cần bị loại trừ.

Tình huynh đệ tạo ra bình an cho xã hội bởi vì nó tạo ra một sự quân bình giữa tự do và công bình, giữa trách nhiệm cá nhân và liên đới, giữa lợi ích cá nhân và ích chung. Và vì thế, một cộng đồng chính trị cần hoạt động trong một cách thức rõ ràng và trách nhiệm để hỗ trợ cho điều này. Các công dân phải cảm thấy mình là người đại biểu của chính quyền công cộng liên quan đến tự do của mình. Nhưng lợi ích của các bên đã chen vào giữa công dân và các tổ chức và phá vỡ mối quan hệ đó, điều này đã thúc đẩy tạo ra một bầu khí xung đột lâu dài.

Một tình huynh đệ đích thực vượt qua sự ích kỷ cá nhân, điều vốn xung đột với khả năng con người sống trong tự do và hòa hợp với nhau. Sự ích kỷ như thế phát triển về mặt xã hội – cho dẫu nó ở dưới nhiều hình thức của tham nhũng, rất phổ biến ngày nay, hay trong sự huấn luyện của các tổ chức tội ác, từ những nhóm nhỏ đến những nhóm được tổ chức trên phạm vi toàn cầu. Các nhóm này phá vỡ các luật lệ và công bình, đụng chạm đến trái tim của phẩm giá con người. Các tổ chức này chống lại Thiên Chúa một cách nghiêm trọng, họ làm tổn thương người khác và làm hại đến công trình sáng tạo, điều này càng nghiêm trọng hơn khi chúng có âm điệu tôn giáo.

Tôi cũng nghĩ về thảm kịch đau lòng về việc lạm dụng thuốc nhằm mang về lợi nhuận mà xem thường các luật luân lý và dân sự. Tôi nghĩ về sự tàn phá các nguồn lực tự nhiên và sự ô nhiễm vẫn còn tiếp diễn, và thảm kịch bóc lột lao động. Tôi cũng nghĩ đến nạn buôn tiền bất hợp pháp và sự đầu cơ tài chính, là điều thường minh chứng cho việc bóc lột cũng như gây thiệt hại cho toàn thể hệ thống kinh tế xã hội. Tôi nghĩ về tệ nạn mãi dâm, mỗi ngày thu lợi từ những nạn nhân vô tội, đặc biệt là người trẻ, cướp đi tương lai của họ. Tôi nghĩ về sự kinh tởm của nạn buôn người, các tội ác, và lạm dụng chống lại các dân tộc thiểu số, nỗi kinh hoàng của tình trạng nô lệ vẫn con hiện diện ở nhiều nơi trong thế giới hôm nay; thảm kịch của người di dân thường bị xem nhẹ, họ là những nạn nhân thường xuyên của việc đối xử bất công và bất hợp pháp. Như Đức Thánh Cha Gioan 23 đã viết: “Con người không thể tồn tại trong một xã hội chỉ dựa trên các mối tương quan quyền lực. Thay vì khích lệ sự thành tựu và phát triển của con người như nó nên làm, quyền lực thường cản trở và hạn chế tự do của con người”.[17] Nhưng con người có thể hoán cải; họ sẽ không bao giờ phải thất vọng vì họ có thể thay đổi cuộc sống của mình. Tôi ước mong điều này trở thành một sứ điệp hy vọng và tin tưởng cho mọi người, kể cả những ai đang phạm những tội ác tày trời, vì Thiên Chúa không muốn tội nhân phải chết, nhưng muốn họ hoán cải và được sống (xem Ed 18,23).

Trong bối cảnh rộng lớn của các mối liên hệ xã hội, khi chúng ta nhìn vào tội ác và hình phạt, chúng ta không thể giúp gì ngoại trừ việc nghĩ về những điều kiện thiếu tình thương trong các nhà tù, nơi đó, những người bị giam giữ thường bị giản lược vào một tình trạng không giống người (subhuman status), vi phạm đến phẩm giá con người và cướp khỏi họ niềm hy vọng và khao khát phục hồi. Giáo Hội đã dấn thân nhiều trong môi trường này, hầu như là trong thầm lặng. Tôi khích lệ mọi người tiếp tục dấn thân, và hy vọng rằng những nỗ lực được thực hiện trong môi trường này của biết bao nhiêu người nam và người nữ đầy can đảm sẽ dần được các chính quyền dân sự hỗ trợ trong sự công bằng và chân thật.

Tình huynh đệ giúp giữ gìn và nuôi dưỡng tự nhiên

9. Gia đình nhân loại đã đón nhận một quà tặng chung từ Đấng Sáng Tạo: đó là tự nhiên. Quan điểm Ki-tô giáo về sáng tạo bao hàm một lối đánh giá tích cực về những can thiệp hợp lý vào tự nhiên nếu những sự can thiệp này đem lại lợi ích và được thực thi với tinh thần trách nhiệm, nghĩa là ý thức về “ngữ pháp” được khắc ghi trong tự nhiên và sử dụng một cách khôn ngoan các nguồn lực để mang lại lợi ích cho hết thảy mọi người, trong sự tôn trọng vẻ đẹp, cùng đích và sự hữu ích của mọi hữu thể sống và vị trí của nó trong hệ sinh thái. Tóm lại, tự nhiên được dành sẵn cho chúng ta và chúng ta được mời gọi để trở nên một người quản lý đầy trách nhiệm trên nó. Nhưng quá thường xuyên, bị thúc đẩy bởi lòng tham và khao khát thống trị, sở hữu, sử dụng và khai thác; chúng ta không gìn giữ tự nhiên, chúng ta cũng không tôn trọng hay xem tự nhiên như một quà tặng nhưng không mà chúng ta cần phải chăm sóc và dành để phục vụ cho anh chị em mình, kể cả thế hệ tương lai.

Cụ thể, lĩnh vực nông nghiệp là lĩnh vực sản xuất quan trọng nhất, với ơn gọi quan trọng là nuôi dưỡng và bảo vệ các nguồn lực tự nhiên để nuôi sống con người. Trong lĩnh vực này, nỗi hổ thẹn về nạn đói vẫn tiếp diễn khiến tôi muốn chia sẻ với anh chị em câu hỏi này: Chúng ta đang sử dụng các nguồn lực của trái đất này như thế nào? Các xã hội đương đại cần phản tỉnh về trật tự ưu tiên mà sản phẩm hướng đến. Nó là một nhiệm vụ thực sự áp lực để sử dụng các nguồn lực trên trái đất này sao cho mọi người được giải phóng khỏi nạn đói. Các sáng kiến và các giải pháp khả thi thì rất nhiều, và không chỉ giới hạn trong việc gia tăng sản phẩm. Ai cũng biết rằng sản phẩm hiện nay đang đủ dùng, nhưng một tỉ người tiếp tục chịu đau khổ và chết vì đói, và đây là một điều đáng xấu hổ thực sự. Vì vậy, chúng ta cần tìm kiếm những con đường mà ngang qua đó mọi người có thể hưởng được ích lợi từ hoa trái của đất đai, không chỉ để tránh sự gia tăng khoảng cách giữa người có nhiều hơn và những người hài lòng với những mảnh vụn của mình, nhưng trên hết nó là vấn đề công bình, bình đẳng và tôn trọng mỗi người. Liên quan đến vấn đề này, tôi ước mong nhắc nhở mọi người về mục đích chung tất yếu của tất cả tài sản là một trong những nguyên lý nền tảng trong học thuyết xã hội của Giáo Hội. Tôn trọng nguyên lý này chính là điều kiện thiết yếu giúp người ta dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với những tài sản thiết yếu và quan trọng, là điều mọi người cần và là quyền lợi của mỗi người nam và người nữ.

Kết luận

10. Tình huynh đệ cần được khám phá, yêu mến, kinh nghiệm công bố và làm chứng. Nhưng chỉ có tình yêu, là một quà tặng từ Thiên Chúa, mới có thể giúp chúng ta đón nhận và kinh nghiệm một cách trọn vẹn tình huynh đệ này.

Chủ nghĩa duy thực thiết yếu là điều phù hợp với chính trị và kinh tế không thể được giảm thiểu đến những bí quyết kỹ thuật đầy lý tưởng mà không quan tâm đến chiều kích siêu việt của con người. Khi thiếu việc mở ra với Thiên Chúa, mỗi hoạt động của con người trở nên nghèo nàn và con người bị giản lược thành đối tượng có thể bị khai thác. Chỉ khi các thể chế chính trị và kinh tế mở ra để chuyển động trong một không gian rộng lớn được đảm bảo bởi Đấng duy nhất yêu mến mỗi người nam và người nữ, khi ấy chúng mới có thể đạt được một trật tự đặt nền tảng trên tinh thần đức ái đích thực và trở nên những khí cụ hữu hiệu trong việc phát triển hội nhất và hòa bình của nhân loại.

Chúng ta, những người Ki-tô hữu tin rằng trong Giáo Hội, chúng ta là các chi thể của một thân thể duy nhất, hỗ trợ nhau, bởi vì mỗi người được trao ban một ân sủng theo tiêu chuẩn quà tặng của Đức Ki-tô, vì lợi ích chung (xem Eph 4,7.25; 1 Cor 12,7). Đức Ki-tô đã đến thế gian để mang cho chúng ta ân sủng thần linh, nghĩa là khả năng chia sẻ đời sống trong Ngài. Điều này đòi hỏi một sự thêu dệt một cơ cấu các mối tương quang huynh đệ được đánh dấu bởi mối tương quan hỗ tương, sự tha thứ và sự trao ban trọn vẹn, theo chiều sâu và chiều rộng của tình yêu Thiên Chúa được trao ban cho con người nơi Đấng Duy Nhất, đã chịu chết và sống lại, để lôi cuốn mọi người đến với Ngài: “Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. Ở điểm này, mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy: là anh em có lòng yêu thương nhau" (Ga 13, 34-35). Đây chính là một tin tốt lành đòi hỏi mỗi người bước về phía trước, thực thi lòng thương xót vô hạn, lắng nghe những đau khổ cũng như hy vọng của người khác, kể cả những người ở xa tôi, và bước đi trên con đường đầy đòi hỏi của tình yêu, một tình yêu biết trao ban và tiêu tốn chính mình một cách tự do cho lợi ích của anh chị em chúng ta.

Đức Ki-tô ôm trọn tất cả nhân loại và mong muốn không ai bị hư mất. “Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của người, mà được cứu độ” (Ga 3,17). Ngài làm điều ấy mà không đàn áp hay cưỡng bức bất cứ ai mở cánh cửa trái tim và tâm hồn ra với Ngài. “Anh em thì không như thế, trái lại, ai lớn nhất trong anh em, thì phải nên như người phục vụ. Bởi lẽ, giữa người ngồi ăn với kẻ phục vụ, ai lớn hơn ai? Hẳn là người ngồi ăn chứ? Thế mà, Thầy đây, Thầy sống giữa anh em như một người phục vụ” (Lc 22, 26-27). Do đó, mọi hành động cần được nhận ra bởi thái độ phục vụ con người, đặc biệt là những người ở xa nhất và không được biết đến. Phục vụ chính là linh hồn của tình huynh đệ, điều xây dựng hòa bình.

Lạy Mẹ Maria, Mẹ Chúa Giê-su, xin giúp chúng con hiểu và sống mỗi ngày tình huynh đệ xuất phát từ trái tim Con Mẹ, để chúng con mang bình an đến với mỗi người trên trái đất thân yêu của chúng con.

Từ Vatican, 8 tháng 12 năm 2013

Nguyễn Minh Triệu sj chuyển ngữ

[1] Xem Thông Điệp Caritas in veritate (29 tháng 6 năm 2009), 19: AAS 101 (2009), 654-655.
[2] Xem ĐTC Phanxicô, Thông Điệp Lumen fidei (29 tháng 6 2013), 54: AAS 105 (2013), 591-592.
[3] Xem ĐTC Phaolô VI, Thông Điệp Populorum progressio (26 tháng 3 năm 1967), 87: AAS 59 (1967), 299.
[4] Xem ĐTC Gioan Phaolô II, Thông Điệp Sollicitudo rei socialis (30 tháng 12 năm 1987), 39: AAS 80 (1988), 566-568.
[5] Thông Điệp Populorum progressio (26 tháng 3 năm 1967), 43: AAS 59 (1967), 278-279).
[6] Xem ibid., 44: AAS 59 (1967), 279.
[7] Thông Điệp Sollicitudo rei socialis (30 tháng 12 năm 1987), 38: AAS 80 (1988), 566.
[8] Ibid., 38-39: AAS 80 (1988), 566-567.
[9] Ibid., 40: AAS 80 (1988), 569.
[10] Ibid.
[11] Xem Thông Điệp Caritas in veritate (29 tháng 5 năm 2009), 19: AAS 101 (2009), 654-655.
[12] Summa Theologiae II-II, q. 66, art. 2.
[13] Conc. Ecum. Vat. II, Cost. past. sulla Chiesa nel mondo contemporaneo Gaudium et spes, 69. Cfr Leone XIII, Lett. enc. Rerum novarum (15 maggio 1891), 19: ASS 23 (1890-1891), 651; Giovanni Paolo II, Lett. enc. Sollicitudo rei socialis (30 dicembre 1987), 42: AAS 80 (1988), 573-574; Pontificio Consiglio della Giustizia e della Pace, Compendio della Dottrina sociale della Chiesa, n. 178.
[14] Thông Điệp Redemptor hominis (4 tháng 3 năm 1979), 16: AAS 61 (1979), 290.
[15] Ủy ban Công Lý và Hòa Bình, Tóm lược Giáo Thuyết xã Hội Công Giáo, số 159.
[16] ĐTC Phanxicô, Thử gửi Tổng thống Putin, 4 tháng 9 năm 2013: L’Osservatore Romano, 6 tháng 9 năm 2013, trang 1.
[17] Thông Điệp Pacem in terris (11 tháng 4 năm 1963), 17: AAS 55 (1963), 265.
 
Đức Thánh Cha viếng thăm bệnh xá nhi đồng tại Vatican
Lm. Trần Đức Anh OP
12:04 14/12/2013
VATICAN. Sáng 14-12-2013, ĐTC Phanxicô đã viếng thăm bệnh xá nhi đồng Thánh Marta gần nhà trọ nơi ngài cư ngụ.

Đến nơi vào lúc gần 12 giờ, ĐTC đã được mọi người tiếp đón nồng nhiệt. Trong lời chào ĐTC, nữ tu Antonietta Collacchi, dòng Nữ Tử bác ái, Bệnh xá trưởng, đã nhắc lại lai lịch của cơ sở này được Đức Piô 11 thành lập cách đây hơn 90 năm, tức là vào năm 1922, sau thế chiến thứ I và giao cho các nữ tử bác ái thánh Vinh Sơn Phaolô đảm trách. Cho đến nay hàng ngàn trẻ em đã được giúp đỡ với sự cộng tác của các bác sĩ và nhân viên y tế khác, cũng như những người thiện nguyện.

Bệnh xá này chuyên săn sóc các trẻ em sơ sinh, con của những người ngoài Liên hiệp Âu Châu, phần lớn là Mỹ châu la tinh và Bắc Phi. Các em được trợ giúp các vật dụng cần thiết cũng như săn sóc về y khoa và nâng đỡ tâm lý. Ngoài ra, bệnh xá cũng tổ chức những ngày nghỉ mùa hè ở biển và phân phát miễn phí các xe chở trẻ em, y phục và đồ chơi.

Năm ngoái có khoảng 360 gia đình thuộc nhiều nước và nhiều tôn giáo được tiếp đón và săn sóc tại bệnh xá Thánh Marta ở Vatican. Mới đây có 27 gia đình đến từ Ai Cập, 20 gia đình từ Marốc, 10 từ Libia, sau mùa xuân Arập và phần lớn là người Hồi giáo. Cũng có những gia đình đến từ Moldavia, Nigeria, Thổ nhĩ kỳ và Ấn độ.
Một bà mẹ người Peru, có người con nhỏ đang được trợ giúp, đã đại diện mọi người khác chào mừng ĐTC và kể lại những may mắn vì được trợ giúp tại bệnh xá này, và cám ơn ngài vì cuộc viếng thăm. Bà gọi đây là món quà giáng sinh đẹp nhất mà những người ở đây có thể nhận được.

Các em cũng tặng ĐTC một bánh sinh nhật với những lời chúc mừng ngài nhân dịp sinh nhật thứ 77 của ngài vào thứ ba, 17-12 tới đây.

Sau khi viếng thăm bệnh xá, ĐTC đã gặp chung tất cả gồm 800 người, các em và gia đình, các nhân viên, bác sĩ, y tá và những người thiện nguyện tại đại thính đường Phaolô 6. (SD 14-12-2013)
 
Top Stories
Archbishop Parolin greets the Diplomatic Corps
VIS
13:26 14/12/2013
Vatican City, 13 December 2013 (VIS) – This morning in the Vatican Apostolic Palace Archbishop Pietro Parolin, secretary of State, met with the Diplomatic Corps accredited to the Holy See, greeting again the ambassadors he has already met during his service in the Secretariat of State, and introducing himself to those he had not yet met.

After thanking the Diplomatic Corps for their congratulations upon his nomination as secretary of State, and extending his Christmas and New Year greetings, the archbishop gave an address in French, extensive extracts of which are published below:

“In a time in which many parts of the world are faced with numerous forms of violence and the persistence of social inequality, I would like to renew before you the guarantee of my willingness to collaborate in the search for peace and respect for the dignity of every human being”.

“We must show that peace is possible, that it is not a utopia … but rather a real asset that comes from God, and which we are able to contribute to building through personal and joint commitment. … For this, it is necessary to work together for the establishment of a true culture of peace, courageously responding to the challenges that imperil the authentic co-existence of people and populations. To do this, we answer to one of the deepest aspirations of man, the aspiration to well-being. Is the mission of diplomats not that of working for a better world, for the establishment or strengthening of ever-more fraternal relations?”

“As Pope Francis has expressed many times, the human being - every man and every woman living in our world - is created to experience joy and seeks … true joy. Certainly, in the many circumstances encountered along the way, that joy is often obscured. It is not always apparent. However, it is present in the good that is done every day, in the beauty of nature, of people, of events … It is also found in progress towards peace and towards mutual understanding between peoples, fragile and limited though this may seem. It is the joy of encounter and exchange, of dialogue and reconciliation”.

“This is the humanity that we seek to build together! A humanity that it a true family, a humanity in which dialogue prevails over war for the resolution of disagreements, a humanity in which the strength of the powerful compensates for the frailty of the weak, and where the force of the weak compensates for the fragility of the powerful”.

“We know that many of today's men and women are in need, along their path, of encounter with profoundly human and brotherly people able to give them hope for the future. Pope Francis wants Christians to be these people, and hopes that the Church will proclaim, witness and bring joy, as he repeated in the Apostolic Exhortation Evangelii Gaudium, which can ideally be read in conjunction with the letter that he addressed to his faithful as Archbishop of Buenos Aires, at the opening of the Year of Faith. From the beginning, it speaks of a Church whose doors are open, a symbol of light, friendship, joy, freedom and trust. To conclude the Year of Faith, in a letter addressed to the universal Church, Pope Francis repeated his wish for a Church that is less concerned with strengthening her confines, instead seeking encounter and communicating the joy of the Gospel”.

“For Christians, this joy is fundamental to the person of Jesus, whose birth we celebrate a few days from now. May joy and peace help your people to grow and advance towards a better future!”.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Sơn Trang: Thánh lễ ban bí tích Thêm Sức trong tuần chầu đền tạ
Pv Vĩnh Nghĩa
11:44 14/12/2013
VINH - Vào lúc 15h30 ngày 13/12/2013 Đức Cha Phaolô maria Cao Đình Thuyên Đã chủ sự thánh lễ ban bí tích Thêm Sức cho 71 em thuộc giáo xứ Sơn Trang. Đồng tế với ngài có cha quản hạt Antôn Nguyên Văn Đính và quý cha trong ngoài giáo hạt.

Hình ảnh

Nằm trên địa bàn xã Quỳnh Trang thuộc phía tây huyện Quỳnh Lưu, Sơn Trang là một giáo xứ trẻ được tách ra từ giáo xứ Yên Hoà từ năm 2008. Mặc dầu còn non trẻ và chỉ với hơn 2000 giáo dân, nhưng Sơn Trang đang chứng tỏ mình là một giáo xứ với sức sống đạo mãnh liệt và đang vươn lên biến đổi từng ngày.

Tuần chầu đền tạ của giáo xứ Sơn Trang năm nay diễn ra vào trung tâm của Mùa Vọng. Hồng phúc lớn lao đó được nhân lên khi giáo xứ vừa chào đón linh mục Giuse Nguyễn Xuân Vinh là cha quản xứ mới.

Thánh lễ ban bí tích Thêm Sức hôm nay diễn ra trong bầu khí vui tươi trước sự tham dự của cộng đoàn trong toàn giáo xứ. Đức Cha Phaolô Maria đã chia sẻ trong thánh lễ: “Cử hành thánh lễ ban bí tích Thêm Sức hôm nay là chúng ta đang cử hành một thánh lễ Hiện Xuống. Mặc dù Chúa Thánh Thần không hiện hình lưỡi lửa, nhưng qua việc đặt tay của giám mục, các con sẽ được tràn đầy ơn Chúa Thánh Thần và được Ngài sai đi làm chứng cho Tin Mừng Phục Sinh như các tông đồ ngày xưa”.

Niềm vui đón nhận ơn cả Chúa Thánh Thần được biểu lộ rõ nét trên 71 khuôn mặt rạng ngời. Đây là ân thưởng xứng đáng dành cho các em sau thời gian miệt mài học hỏi giáo lý và khát khao chờ đợi.
 
Thánh lễ Tiên Khấn của Cộng Đoàn Thiên Phúc
Mỹ Nhã
11:37 14/12/2013
SAIGÒN - Sáng Chúa Nhật ngày 08.12.2013, lúc 09g00, tại nguyện đường Fatima của Cộng Đoàn Thiên Phúc, Tổng Giáo phận Sài Gòn, đã diễn ra Thánh lễ tiên khấn của năm anh chị em. Thánh Lễ do Cha Đaminh Đoàn Đức Hạnh, phụ trách Cộng Đoàn Thiên Phúc Việt Nam chủ sự. Cùng đồng tế với ngài có quý Cha bề trên và các Linh mục thân hữu. Hiện diện trong thánh lễ còn có các Tu sĩ, thân nhân của các anh chị Tân Khấn sinh.

Hình ảnh

Đáp lại lời mời gọi yêu thương của Chúa: “Hãy theo Thầy”, các anh chị đã hăng say bước theo Ngài trong ơn gọi Cộng Đoàn Thiên Phúc. Ngày tuyên khấn hôm nay cũng là ngày mà cách đây một năm các anh chị chính thức gia nhập tập viện của Cộng Đoàn dành riêng cho từng Nhánh thánh hiến. Sau khi cầu nguyện, cân nhắc một cách ý thức, trước sự chứng kiến của Cộng Đoàn, các anh chị đã mạnh dạn nói lên ước muốn chọn Chúa làm gia nghiệp duy nhất của đời mình, quyết bước theo Ngài qua việc tuyên giữ ba lời khuyên Phúc âm: Nghèo khó, Khiết tịnh và Vâng phục theo đặc sủng và linh đạo của Cộng Đoàn Thiên Phúc.

Trong bài giảng Lễ hôm nay, hai hình ảnh đã được sử dụng. Trước hết, Thánh Gioan Baotixita được ví như là một vị giáo tập. Thánh nhân đã kêu gọi mọi người từ bỏ con đường cũ để mở rộng vòng tay đón chờ Chúa đến. Ngài đã huấn luyện các môn đệ, để rồi khi Chúa Giêsu đến, cũng chính ngài sẽ giới thiệu với các môn đệ: “Đây là Chiên Thiên Chúa”. Còn Mẹ Maria chính là gương mẫu của đời sống thánh hiến, vì Mẹ luôn có Chúa trong lòng và luôn biết đem Chúa đến cho tha nhân.

Thánh lễ được diễn ra trong bầu khí thánh thiện, chan hòa tình Chúa và đầy tình người.

Nguyện xin Chúa luôn đồng hành với các anh chị, để các anh chị luôn được hạnh phúc với hồng ân vừa lãnh nhận hôm nay qua ba lời Giao Ước Thánh.
 
Hành Hương Đức Mẹ Tàpao Mùa Vọng 2013
Hồng Hương
11:47 14/12/2013
Sáng ngày 13/12/2013, hàng ngàn khách hành hương đã quy tụ về Trung Tâm Thánh Mẫu Tàpao, Gp Phan Thiết cùng với Đức Giám Mục Giuse Vũ Duy Thống, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan và linh mục đoàn mừng Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Màu xanh tươi của thảm cỏ đã trở về trên quảng trường Trung tâm Thánh Mẫu Tàpao như món quà của Mẹ Maria trong Mùa Vọng 2013, đáp lại bao công sức và công lao đóng góp của Đức Giám Mục Phan Thiết, Ban điều hành Trung tâm và quý khách hành hương khắp nơi.

Hình ảnh

Tâm tình Mùa Vọng đón chờ đại lễ Mừng Chúa Giáng Sinh được thể hiện sốt sắng trong giờ lần chuỗi mân côi chung, Chầu và cung nghinh Thánh Thể tối 12.12.2013 do Đức Giám Mục GP Phan Thiết chủ sự. Tiếp đó, suốt đêm cho đến sáng là giờ kinh và canh thức của các đoàn hành hương trên linh đài Mẹ Tàpao.

Sáng 13.12.2013, giờ khấn Đức Mẹ Tàpao do cha Đaminh Nguyễn Văn Hoàng chủ sự. Các ý khấn trong tháng gồm: xin được như ý: 6.511, xin được khỏi bệnh: 7.438, xin chừa bỏ tật xấu: 8.243, xin cho gia đình hạnh phúc: 6.203, xin cho các linh hồn: 1.407, xin cho thế giới an bình: 971, xin sớm có việc làm: 3.041, cầu cho các linh mục: 1.042.

Thánh lễ Mẹ Vô Nhiễm diễn ra sốt sắng trong khí trời se lạnh của thời gian giao mùa. Ba tâm tình cầu nguyện Đức Cha Giuse mời cộng đoàn hiệp dâng trong thánh lễ là tâm tình Tạ ơn Chúa của những ngày cuối năm Dương lịch 2013; Kỉ niệm 54 năm ngày đặt thánh tượng Đức Mẹ Tàpao; Và mừng Bổn Mạng Trung Tâm Thánh Mẫu Tàpao. Đức Cha cũng chúc mừng lễ Quan Thày quý bà quý chị nhâp dịp lễ Mẹ Vô Nhiễm và Thánh nữ Lucia.

Trong bài giảng lễ, Đức Cha Giuse nhắc lại tông hiến Ineffabilis Deus, Đức Giáo Hoàng Piô IX công bố ngày 8.12.1854 việc Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội là một điều phải tin trong giáo lý Công Giáo với 3 nét gợi ý suy niệm:

1. Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên tội:
Mầu nhiệm vô nhiễm đã có căn bản tiềm ẩn trong Thánh Kinh và dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, Giáo Hội càng ngày càng ý thức hơn để long trọng tuyên bố thành tín điều, như nụ hồng đầu xuân hé nở thành đóa hoa thơm ngát xinh tươi. Nội dung tín điều muốn trình bày: Đức Maria được gìn giữ khỏi mọi tỳ ố nguyên tội ngay từ lúc tượng thai. Mẹ là Evà mới trong cuộc tạo dựng mới.

2. Do ân sủng và tình thương của Thiên Chúa toàn năng
Hơn bất cứ thụ tạo nào khác, Chúa Cha đã thi ân giáng phúc, chọn Mẹ trước cả khi tạo thành vũ trụ, để trước thánh nhan và nhờ tình thương của Người, Mẹ trở nên tinh tuyền thánh thiện. Đồng thời Chúa Cha cũng cho Mẹ hưởng muôn vàn ân phúc của Thánh Thần, từ cõi trời, để Mẹ không nhiễm vương tội và cũng chẳng phải gánh chịu hậu quả do tội tổ tông truyền lại. “Kính mừng Maria đầy ơn phúc”.

3. Nhờ công nghiệp của Đức Giêsu Kitô, Đấng Cứu Độ
Nhưng Mẹ có được sự thánh thiện tuyệt vời có một không hai ngay từ lúc tượng thai như thế là do Đức Giêsu Kitô, Đấng Cứu Chuộc muôn loài. Mẹ đã được cứu chuộc cách kỳ diệu nhờ công nghiệp của chính Con Mẹ, trước khi người Con ấy xuống thai trong lòng Mẹ và trước khi người Con ấy thực hiện ơn cứu độ. Chính vì thế trong kinh Magnificat Mẹ đã thốt lên: “Chúa đã làm cho tôi những việc lạ lùng”.

Đức Cha nhắn nhủ cộng đoàn rằng lễ Vô Nhiễm như cánh cửa mở sang lễ Giáng Sinh, ta hãy xin Mẹ giúp chuẩn bị tâm hồn xứng đáng đón rước Đấng Cứu Thế sắp đến. Ngài kết thúc phần chia sẻ với với vần thơ ngẫu hứng tặng cộng đoàn:

“Lễ Mẹ Vô Nhiễm nay về,
Tàpao khắp nẻo tràn trề niềm vui.
Hồn con theo Mẹ sẵn rồi,
Để mai mừng đón Vua Trời hạ sinh”.


Sau Thánh lễ, Cha GB Trần Văn Thuyết, trưởng ban điều hành trung tâm chúc mừng Lễ Giáng Sinh Quý Đức Cha, Quý Cha và Quý khách hành hương. Ngài thông báo tối 31/12/2013, tại Trung Tâm Tàpao lúc 20g00 sẽ có Thánh lễ Tạ ơn tất niên và mừng Năm Mới 2014.
 
Ngoại trưởng Mỹ John Forbes Kerry tham dự Thánh lễ tại Nhà thờ Chính tòa Đức Bà Sài Gòn
Sơn Nữ SPC
21:30 14/12/2013
SAIGÒN - 14g24: Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đến khuôn viên trước tượng Đức Mẹ. Ngài Ngoại trưởng Mỹ John Forbes Kerry cùng với phái đoàn của ông đã đến Nhà thờ Chính tòa Đức Bà Sài Gòn vào lúc 14g20 hôm thứ Bảy 14/12/2013, để tham dự Thánh lễ.

Tại khuôn viên trước Thánh đường, Cha Tổng đại diện Gioan Baotixita Huỳnh Công Minh cùng với Cha Chánh văn phòng Tòa Giám mục Ignatio Hồ Văn Xuân và Cha Giuse Vương Sỹ Tuấn đã ra chào và đón vị Ngoại trưởng vào Nhà thờ. Sau đó, trước khi dâng Thánh lễ, Cha Tổng đại diện - thay mặt Đức Hồng Y Tổng Giám mục Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn - chúc ngài Ngoại trưởng mọi sự tốt đẹp.

Đức Giám Mục phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Khảm đã chủ tế Thánh lễ. Đồng tế với ngài có linh mục Tổng Đại diện cùng với hai linh mục phụ tá Nhà thờ Chánh tòa là Cha Giuse Vương Sỹ Tuấn và Cha Phêrô Đỗ Duy Khánh.

Sau Bài Tin Mừng, Đức Cha Phêrô chia sẻ về việc cử hành lòng thương xót của Đấng Cứu Thế trong Mùa Vọng như lời nhắc nhở của Bài Tin Mừng vừa nghe: “Người mù xem thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết sống lại, kẻ nghèo được nghe Tin Mừng”. Đức Cha nhắc đến hai tấm gương hiện đại của lòng thương xót bao dung là Đức Giáo Hoàng Phanxicô (mới được tạp chí Time chọn là nhân vật của năm 2013) và Tổng thống Nelson Mandela (mới qua đời với một tang lễ có gần 100 lãnh đạo các nước tham dự). Vị chủ tế mời gọi cộng đoàn hãy sống lòng thương xót của Chúa theo hai mẫu gương vừa kể.

Ngài Ngoại trưởng đã tham dự Thánh lễ và rước lễ sốt sắng. Cuối lễ, ĐGM. Phêrô Nguyễn văn Khảm đến bắt tay chào Ngoại trưởng Mỹ và một số người trong phái đoàn. Vị ngoại trưởng đã đặc biệt diễn tả với Giám mục chủ tế về niềm cảm xúc dâng tràn khi được tham dự Thánh lễ tại đây.

Thánh lễ kết thúc lúc 15g20. Trước khi ra khỏi nhà thờ, Ngoại trưởng Mỹ đã đến tận nơi cảm ơn ca đoàn và chụp hình chung với các ca viên.
 
Thông Báo
Phân ưu: Thân mẫu LM Vũ Minh Đức, SJ, vừa qua đời tại San José
Đức Ông Giuse Trịnh Minh Trí
10:51 14/12/2013

PHÂN ƯU
Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ
vừa nhận được tin:
Bà Cố Maria Vũ Thị Côi
Sinh ngày 15 tháng 5 năm 1920 tại Hưng Yên, Thái Bình, Việt Nam
Đã về an nghỉ trong Chúa vào lúc 9:00 giờ sáng ngày 10 tháng 12 năm 2013
tại San Jose, California
Hưởng Thọ 93 tuổi.

Bà Cố Maria là thân mẫu của Linh mục Vũ Minh Đức, SJ
đang phục vụ tại Giáo Xứ Most Holy Trinity, Giáo Phận San Jose, California

Trong niềm tin vào Chúa Kitô Phục Sinh,
xin hiệp thông cầu nguyện với Cha Vũ minh Đức và Tang Quyến

CHƯƠNG TRÌNH TANG LỄ

Thứ Năm ngày 19 tháng 12 năm 2013

tại Nhà Quàn Darling Fischer-Garden Chapel, 471 E. Santa Clara Street, San Jose, California 95112
4:00 chiều đến 9;00 giờ tối: Cầu Nguyện và Thăm Viếng

Thứ Sáu, ngày 20 tháng 12, 2013 tại Nhà Quàn Darling Fischer-Garden Chapel
4:00 giờ chiều - 7:00 giờ tối: Cầu Nguyện và Thăm Viếng.

Thứ Bảy, ngày 21 tháng 12, 2013
Thánh Lễ An Táng: Lúc 10:00 giờ sáng tại Thánh Đường Most Holy Trinity, 2040 Nassau Dr. San Jose, California 95122

Xin Thiên Chúa đón nhận linh hồn Bà Cố Maria
vào chốn bình an và hạnh phúc muôn đời.

Thành Kính Phân Ưu
Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ
 
Văn Hóa
Mùa Xuân Mới Giáo Hội
Đinh Văn Tiến Hùng
11:23 14/12/2013
Mùa Xuân Mới Giáo Hội

*Tạp chí TIME nổi tiếng trong giới truyền thông báo chí ngày 1/12 đã bình chọn Đức Giáo Hoàng Phanxicô là

‘Nhân Vật Năm 2013’- Trước đây, tạp chí này đã bình chọn ĐGH Gioan 23 năm 1962 và ĐGH Gioan Phaolô II

Năm 1996, cả Hai Vị đã được phong Chân Phước.


*Xuân Mới Giáo Hội đang về,
Bừng lên sức sống tràn trề tình thương,
Phúc Âm lan tỏa bốn phương,
Tin yêu hoa nở dâng hương đất trời (*)

Thuyền Giáo Hội lướt bập bềnh trên sóng,
Bủa vây quanh bao ngọn gió hung thần,
Ngăn cản Mục tử hăng hái dấn thân,
Cho người nghèo bị bỏ rơi đau khổ.

Vị Thuyền Trưởng vươn cao không khiếp sợ,
Bọn vô thần, kẻ khuấy động chiến tranh,
Nấp sau danh nghĩa : công lý – hòa bình,
Cố che dấu bao mưu đồ tham vọng.

Nhưng hành động Ngài mọi người xúc động,
Vì chủ trương Giáo Hội của người nghèo,
Mục tử nêu gương cho mọi người theo,
Sống đơn sơ, chân thành và dâng hiến.

Đời sống Ngài mọi người đã chứng kiến,
Phương tiện bình dân, nơi ở tầm thường,
Chuyển hóa Giáo triều, gần gũi thân thương,
Với mọi người trong tinh thần nhân ái.

Đức Phan-xi cô vì sao sáng chói,
Giữa mây mù bao phủ chốn bụi trần,
Gieo ánh sáng Tin Mừng cho thế nhân,
Sống tin yêu đừng bao giờ thất vọng.

Ngài không phải siêu sao nhờ cổ động,
Cũng không phải nhà chính trị ham danh,
Cũng chẳng phải người lèo lái đấu tranh,
Nhưng là Phan-xi-cô người nghèo khổ.

Triều đại mới Giáo Hội đang rộng mở,
Giang hai tay ôm ấp cả thế trần,
Quì gối xuống hôn chân nữ tù nhân,
Gương bài học khiêm nhường Chúa đã dạy.

Vầng trán trẻ thơ đáng yêu biết mấy,
Khuôn mặt dị hình sao nỡ chối từ,
Tất cả là huynh đệ Chúa Giê-su,
Được ấp ủ trong tình yêu cao cả.

Ngài dấn thân nơi hang cùng ngõ hẻm,
San sẻ với bao cuộc sống khó nghèo,
Sống kiếp người như sóng vỗ bọt bèo,
Thiếu ăn, áo rách che thân còm cõi,

Những cuộc đời sống đợi chờ mòn mỏi,
Nơi góc trời thiếu ánh sáng tự do,
Thuyền mong manh vượt thoát đến bến bờ,
Được an bình sống một đời hy vọng.

Xuân Mới Giáo Hội đang về,
Bừng lên sức sống tràn trề tình thương,
Phúc Âm lan tỏa bốn phương,
Tin yêu hoa nở dâng hương đất trời.

ĐINH VĂN TIẾN HÙNG

(*) Ghi chú : Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm ( Evangelii Gaudium ) do ĐGH Phanxicô ban hành 24/12/ trong ngày Lễ Chúa Kitô Vua, kết thúc Năm Đức Tin.

 
Làm thế nào để được hạnh phúc?
Lm. Nguyễn Hữu Thy
15:12 14/12/2013
Làm thế nào để được hạnh phúc?

Những lời cầu chúc cho nhau được may mắn hạnh phúc là câu điệp khúc luôn được lặp đi lặp lại trên môi miệng mỗi người chúng ta trong mọi dịp thuận tiện của cuộc sống: Các đại lễ tôn giáo, dịp đầu năm, dịp cưới hỏi, dịp sinh nhật mỗi người, dịp thi cử, tốt nghiệp, hành nghề, mở công ty, khai trương tiệm buôn bán, v.v…! Trong dịp đại lễ Giáng Sinh, từ các đường phố cho đến các ngõ hẻm, người ta dù vội vã đến đâu đi nữa cũng vẫn chúc mừng nhau mỗi khi gặp mặt: «chúc mừng lễ Giáng Sinh vui vẻ!»

Vâng, ai nấy đều chúc cho nhau được hạnh phúc vui vẻ! Và những lời cầu chúc may mắn hạnh phúc thường trở thành một thứ ngôn ngữ không thể thiếu trong các dịch vụ thương mại, buôn bán hay giao lưu nghề nghiệp. Nhưng trong những dịp như thế, lời cầu chúc may mắn hạnh phúc thường chỉ là những lời nói xã giao đầu môi chóp lưỡi, chứ ít khi có chủ ý hay thành tâm thực sự. Vì thế, chúng không đưa lại niềm vui dài lâu bền vững. Trong khi đó, tất cả mọi người chúng ta - từ cụ già đến em bé, từ đàn ông đến đàn bà - ai nấy đều mong muốn được hạnh phúc, được sống một cuộc sống thực sự có hạnh phúc. Nhưng nhiều người đã ngã lòng buông xuôi, không dám nghĩ tới hay đeo đuổi chạy theo ước muốn được hạnh phúc nữa, hoặc cho mình hoặc cho người khác. Sau bao nhiêu chán nản và thất vọng ê chề, mọi ước muốn và mọi tìm kiếm hạnh phúc đã biến thành những tang tóc, những khổ đau đầy cay đắng!

Thật ra, những thất vọng hay những mơ ước hạnh phúc bất thành, chắc chắn mỗi người trong chúng ta ít hay nhiều đều đã hơn một lần trải qua. Nhưng bất hạnh nhất là những người bất đắc dĩ phải đối mặt với cái số phận quá nghiệt ngã cay đắng, phải gánh chịu những thách đố hầu như quá sức. Ở đây, tôi nghĩ tới những gia đình mà vì một chút sơ suất của một ai đó, đã để xảy ra tai nạn và cướp đi cuộc sống đang bất đầu chớm nở của những đứa con thân yêu. Tôi cũng nghĩ tới người bạn trẻ, sau một cuộc tình đầu đời sâu đậm bị tan vỡ, và nay một mình phải vật lộn với nỗi cô đơn trống trải trong một cuộc sống đầy hoang vắng. Tôi nghĩ tới đôi vợ chồng trẻ đã từng lạc quan và tin tưởng nhìn về tương lai, nên đã đi vay nợ ngân hàng và bạn bè thân quen để hiện thực những hoài vọng và dự định về kế hoạch kinh tế của mình. Nhưng bỗng nhiên người chồng bị trọng bệnh. Ðời sống gia đình rơi vào cảnh chật vật, thêm vào đó nợ nần chồng chất, bất khả thanh toán. Hay tôi nghĩ tới những người giáo dân, vì nỗi trăn trở lo lắng cho miếng cơm manh áo hằng ngày, đã bỏ quên kinh nguyện sớm tối và cả đến thánh lễ ngày Chúa Nhật. Sau cùng, tôi nghĩ tới hàng triệu đứa trẻ khắp nơi trên thế giới, chỉ một vài ngày sau khi được mở mắt chào đời, đã bị chết đói, hay nghĩ tới hàng triệu đứa bé khác đang khi còn êm đềm nằm trong dạ mẹ đã bị giết chết một cách đầy dã man: Chúng bị những chiếc kềm sắt cắt ra từng mảnh trước khi bị lôi ra khỏi bụng mẹ chúng.

Vâng, có biết bao nhiêu người thật quá bất hạnh, cả đời không hề biết hạnh phúc là gì, dù một chút xíu bé tẻo teo và chỉ trong giây lát cũng không. Thực tại đau buồn và phũ phàng đó chụp xuống trên đời con người trong suốt năm, ngay cả trong mùa Giáng Sinh, một thực tại đã làm cho nhiều người luôn cảm thấy mình hoàn toàn vô phúc và chỉ muốn tìm kiếm một sự kết liễu!

Chính số phận chàng thanh niên Giuse thành Na-da-rét, một người thợ mộc trẻ, cũng không may mắn hơn. Chàng không có may mắn và hạnh phúc như bao người khác. Chưa lâu, chàng đã đính hôn với Maria, một người con gái cùng xóm, nết na, trẻ trung và xinh đẹp. Cả hai cùng mơ ước một tương lai hạnh phúc. Nhưng bỗng chốc, giấc mơ đó đã như chiếc bong bóng nổ tan tành trước mắt Giuse khi chàng phải đối mặt với một sự thật quá phũ phàng: Maria, người hôn thê yêu dấu của chàng đã mang thai trước khi hai người cùng chung chăn gối. Trong thất vọng và đau khổ tột độ, chàng tự mỉa mai chính mình: Người con gái mà mày yêu thương đã ăn nằm và mang thai với người đàn ông khác.

Thật vậy, khi một người đã một lần thực sự yêu, yêu thật lòng, sẽ hiểu rõ được nỗi lòng của Giuse tan nát như thế nào! Sự thách đố đối với chàng to lớn và nặng nề biết bao! Hơn nữa, chàng cũng chỉ là một con người và là một con người thanh niên, mới lớn lên. Thêm vào đó còn một nỗi đau khổ phụ khác là Giuse chỉ muốn âm thầm ôm bụng chịu đựng một mình, chứ chàng không muốn hở môi, không muốn cho bất cứ ai biết nỗi lòng của chàng để được chia sẻ và ủi an, vì lòng chàng vẫn luôn yêu quí và kính trọng Maria trước sau như một. Nhưng cũng chỉ vì không muốn bộc lộ câu chuyện ra cho ai khác biết, chàng chỉ suy đi nghĩ lại trong lòng một mình và không được ai góp ý kiến cả, nên chàng càng cảm thấy mình bị chạm tự ái, bị hạ nhục và trở thành trò cười cho thiên hạ. Giuse hoàn toàn mất hết can đảm để làm lại từ đầu. Do đó, chàng đã quyết định âm thầm chia tay Maria. Chàng không muốn mình hoặc Maria phải mang lấy tiếng xấu suốt đời, bị miệng đời xì xèo dèm pha. Cuộc tình duyên hạnh phúc giữa chàng và Maria kể là chấp dứt. Theo ngôn ngữ ngày nay, người ta có thể nói rằng Giuse là người thanh niên đáng nể, chàng đã dàn xếp sự việc thật khôn ngoan khéo léo. Mặc dù cảm thấy bị người hôn thê phản bội, chàng vẫn bình tĩnh, sáng suốt và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định một cách hợp lý. Dĩ nhiên sự quyết định đó không hề làm chàng hạnh phúc. Toàn bộ sự cố còn tiếp tục dằn vặt trái tim chàng.

Thật ra, qua Phúc Âm chúng ta đã không hề biết được Giuse trong thực tế đã xử trí ra sao. Phúc Âm cũng không kể lại là đã xảy ra những cuộc cãi cọ hay đã nói những lời phàn nàn, như thường tình vẫn xảy ra trong các cuộc tình đổ vỡ khác! Cũng vậy, chúng ta cũng biết được rất ít về những giọt nước mắt và nỗi đau buồn của Giuse. Thánh sử chỉ tường thuật lại giấc mộng của Giuse mà thôi. Vâng, thánh Giuse luôn là con người khiêm tốn âm thầm, âm thầm như những giọt nước mắt và nỗi khổ đau của mình, và âm thầm như sứ mệnh làm người đứng sau hậu trường của «màn kịch cứu độ» mà Thiên Chúa đã giao phó cho ngài.(x. Mt 1,18-24)

Còn nói về các giấc mộng hay chiêm bao. Tại sao thánh sử lại tường thuật giấc chiêm bao của Giuse?

Trong thời đại khoa học tân tiến ngày nay, những giấc mộng không còn mang mấy giá trị nữa. Và những người mộng mị chiêm bao thường bị thiên hạ mỉa mai trêu chọc! Có nhiều câu phương ngôn đã nói lên thái độ coi khinh những người hay mơ mộng, như: «Mơ màng chỉ đàng chết đói» hay: «ngồi mơ mộng khi bụng rỗng mới hay», ý muốn nói những người thích mơ mộng là những người thiếu thực tế, xa lạ với cuộc sống cụ thể; «Cứ ngồi đó mà mơ mộng», ý muốn nói đến những người mà người ta cho là loại người khờ, dại dột!

Giáo sư Carl Gustav Jung (1875-1961), một nhà tâm lý học người Thụy Sỹ nổi danh trên khắp thế giới, đã khám phá được ý nghĩa của thế giới chiêm bao. Ông gọi giấc mơ là ngôn ngữ của vô thức. Ngày nay các nhà chuyên môn về phân tâm học đều đồng ý cho rằng các giấc mơ rất cần thiết cho cuộc sống con người. Ai không mơ, ít là thỉnh thoảng, người đó sẽ chết, không thể sống được. Nếu một người luôn luôn bị quấy phá giấc mơ trong khi đang ngủ, người đó từ từ sẽ sinh bệnh và chết. Giấc mơ rất quan trọng cho cuộc sống.

Chính giấc mơ của Giuse đã cứu được cuộc đời anh. Giấc mơ đã mang lại cho anh niềm vui và sự hạnh phúc. Vâng, nhờ giấc mơ anh đã giải quyết được cơn khủng hoảng tình cảm và gia đình của mình. Nhờ giấc mơ anh đã tìm lại được nghị lực và sự can đảm cần thiết để vượt qua được cơn thử thách đầy nguy hiểm của đời mình. Nhờ giấc mơ anh đã được giải thoát khỏi mọi nỗi lo sợ hằng dằn vặt tâm hồn anh từ bao tháng ngày qua: lo sợ mình bị cắm sừng, bị cười chê, lo sợ Maria không còn yêu mình nữa, lo sợ thiếu vắng ơn Chúa trong cuộc sống. Thật vậy, giấc mơ đã chữa lành tâm hồn Giuse, đã hàn gắn và nối kết chàng lại với Maria trong tình yêu thương thủa đầu. Nhờ giấc mơ hạnh phúc của Giuse đã được cứu vãn. Trong cơn cùng khổ của tâm hồn Giuse, «Thiên-Chúa-ở-với-chúng-tôi» đã trở nên sống động và lớn mạnh trong cung lòng Maria. Và trong chính «Thiên-Chúa-ở-với-chúng-tôi» chứa ẩn trọn hạnh phúc của Giuse.

Ai không hề mơ, người đó sẽ chết! Ai được hạnh phúc trào dâng, người đó chẳng cần đến những lời cầu chúc may mắn hạnh phúc nữa. «Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-tôi» sẽ trở nên sống động cho những ai đói khát hạnh phúc. Ai hằng mơ ước một thế giới tươi đẹp hơn, thì người đó sẽ tìm gặp nơi «Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-tôi» như là Ðấng Cứu Giúp quyền năng. Nhưng không một ai có thể chứng minh và hiểu thấu được Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-tôi. Người hiện diện cụ thể và gần gũi trong những ai đang phải trải qua cảnh khốn cùng và sự đau khổ cùng quẫn mà vẫn có thể mơ ước. Người ở với những ai còn luôn biết hy vọng và chờ đợi một điều gì đó. Giuse đã tìm lại được sự tự tín và hạnh phúc hằng mơ ước của mình vì chàng đã hoàn toàn phó thác vào sự an bài vô cùng khôn ngoan và đầy yêu thương của Thiên Chúa. Tôi xin cầu chúc cho tất cả các bạn những giấc mơ có khả năng cứu vớt, thăng tiến và làm tốt được cuộc đời, tình yêu và sinh kế làm ăn của các bạn. Tôi cầu chúc cho tất cả chúng ta sự hạnh phúc chân thật của «Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-tôi» trong Đại Lễ Giáng Sinh!

(Giáng Sinh 2013)

Lm. Nguyễn Hữu Thy