Ngày 14-12-2009
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Yêu người
Lm. Anphong Trần Đức Phương
08:11 14/12/2009
YÊU NGƯỜI

(CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG, NĂM C)

Trong Chúa Nhật tuần này, Bài Đọc I trích trong sách Tiên Tri Mica (5: 1-4) nói rõ về việc một Trinh Nữ sẽ sinh con là Đấng đã có từ nguyên thủy, từ muôn đời, và nơi Ngài sinh ra chính là thành phố nhỏ bé Bêlem (miền Nam nước Israel, cách thủ đô Giêrusalem 8 cây số về phía đông nam). Bài Đọc II trích trong thư Thánh Phaolô gởi tín hữu Do Thái (10: 5-10) nói đến việc Chúa Giêsu đã đến trần gian, mặc thân xác loài người, để “thi hành thánh ý Chúa, hiến dâng mình làm của lễ cứu độ trần gian. Bài Phúc Âm theo Thánh Luca (1: 39-45) ghi lại biến cố trọng đại “Trinh Nữ Maria vội vã đi lên miền núi, đến một thành thuộc chi tộc Giuđa để thăm viếng bà chị họ Elisabeth đã thụ thai một con trai trong tuổi già và nay đã đựợc 6 tháng.”

Chúng ta đang tiến gần ngày mừng kỷ niệm lễ Chúa Giáng Sinh. Trong những ngày cuối cùng của Mùa Vọng, Giáo Hội muốn hướng lòng chúng ta về Mẹ Maria, đặc biệt biến cố “Truyền Tin” và cuộc “Thăm Viếng” bà chị họ Elizabeth.

Trong Chúa Nhật IV Mùa Vọng, Năm B, Giáo Hội hướng lòng chúng ta về bién cố “Truyền Tin” qua Bài Phúc Âm theo Thánh Luca (1: 26-38). Hôm nay, Chúa Nhật IV Mùa Vọng, Năm C, Giáo Hội dẫn chúng ta nhớ về biến cố “Thăm Viếng” bà Thánh Elizabeth, bà chị họ của Đức Mẹ, qua Bài Phúc Âm theo Thánh Luca (1: 38-45).

Trong mầu nhiệm Mân Côi “Năm Sự Vui”, điều thứ nhất chúng ta suy gẫm: “Thiên Thần truyền tin cho Đức Bà chịu thai, ta hãy xin cho được lòng khiêm nhường”; điều thứ hai, chúng ta suy gẫm: “Đức Bà đi viếng bà Thánh Isave (Elizabeth), ta hãy xin cho được lòng yêu người.”

Ngay sau khi được diễm phúc “chịu thai bởi phép Đức Chúa Thánh Thần để sẽ hạ sinh Đấng mà muôn dân đang trông đợi,” và được Thiên Thần cho biết “bà chị họ của Trinh Nữ là Elizabeth cũng đã thụ thai trong tuổi già, tới nay đã được 6 tháng,” Đức Maria đã vội vã lên đường đi lên miền núi để thăm viếng bà chị họ Elizabeth và ở lại giúp bà 3 tháng trong lúc chuẩn bị sinh con trong tuổi già.”

Lòng “yêu người” của mẹ Maria đã thúc đẩy Mẹ. Mẹ quên đi ngay diễm phúc thật cao cả “được làm Mẹ Chúa Cứu Thế” để lo cho người chị họ đã lớn tuổi và sắp đến ngày sinh con cần một người thân thuộc để giúp đỡ. Vì thế, Mẹ đã quên mình, không quản ngại đường bộ xa xôi, núi đồi hiểm trở. Theo địa danh thì Mẹ phải đi từ làng Nagiaret miền Galilêa ở phía Bắc đến tận miền Giuđêa ở phía Nam, đường dài cả hàng trăm cây số. Chắc chắn Mẹ đã phải đi bộ một mình, vì Mẹ đâu có phương tiện nào khác, nhất là vào thời buổi bấy giờ. Đến nơi, Mẹ khổng phải chỉ thăm qua loa rồi đi về, nhưng Mẹ đã ở lại cả 3 tháng trường để giúp bao công việc cho bà chị họ trong lúc chuẩn bị sinh con. Hơn nữa, trong dịp này, Mẹ cũng đem đến một hồng phúc thật lới lao cho gia đình bà chị họ, đến nỗi bà đã phải thốt lên: “Bởi đâu tôi được diễm phúc Mẹ Chúa tôi đến thăm tôi! Vì này, tai tôi vừa nghe lời em chào, hài nhi trong lòng tôi đã nhảy mừng…”

Tại Hoa Kỳ, ngay sau ngày Lễ “Tạ Ơn” (Thanksgiving Day), rất nhiều gia đình đã chăng đèn và trưng bày cảnh Giáng Sinh ở trong nhà cũng như trước nhà rất huy hoàng, lộng lẫy. Tại các Thánh đường, quang cảnh càng huy hoàng, trịnh trọng hơn. Mỗi năm, vào mùa này tại Hoa Kỳ, hàng tỉ cây thông Giáng Sinh đã được bán ra cho dân chúng đem về nhà và các nơi để trang trí. Các phương tiện truyền thông như truyền thanh, truyền hình, báo chí, đạo cũng như đời thường đưa các bản tin về Đại Lễ Giáng Sinh và truyền đi những bản Thánh ca Giáng Sinh rất hay. Khi gặp gỡ, người ta thường chào nhau bằng câu “Chúc Mừng Giáng Sinh!” (Merry Christmas!)

Tuy nhiên, Mùa Giáng Sinh cũng là mùa chia sẻ (sharing season) tình thương với nhau, đặc biệt đối với những người nghèo khổ, đau yếu, cô đơn. Các tín hữu năm nào cũng rộng rãi đóng góp tiền bạc, quà, thực phẩm để giúp đỡ những người kém may mắn tại Hoa Kỳ cũng như khắp nơi trên thế giới. Điều này nhắc nhở chúng ta noi gương lòng thương người của Mẹ Maria, để chúng ta cũng nhớ chia sẻ hạnh phúc, và niềm vui Giáng Sinh với những người chung quanh. Cũng như Mẹ Maria, Thánh Giuse và Chúa Hài Nhi phải sống trong cảnh khó nghèo, không nhà cửa chính trong đêm Chúa giáng sinh, ngày nay vẫn có biết bao người nghèo khổ, đói khát, không nhà cửa, không đủ quần áo mặc ấm trong mùa đông lạnh giá, đang trông mong sự thăm viếng và giúp đỡ của chúng ta.

Chúng ta phải làm những gì để chuẩn bị mừng Đại Lễ Chúa Giáng Sinh sắp tới? Chúng ta phải làm gì khi chúng ta chiêm ngắm Chúa Hài Nhi, Mẹ Maria và Thánh Giuse trong cảnh nghèo khó tại hang Bêlem?

Trong Mùa Vọng, đa số chúng ta đã đi dự các buổi tĩnh tâm, lãnh nhận Bí Tích Hòa Giải để chuẩn bị tâm hồn xứng đáng đón mừng Lễ Chúa Giáng Sinh, nhưng chúng ta còn có bổn phận đem Chúa đến với những người chung quanh, có khi ngay trong gia đình chúng ta, ngay trong khu xóm chúng ta đang ở, và giúp đỡ những người đang cần sự thăm viếng và giúp đỡ của chúng ta.

Trong Thánh Lễ hôm nay, chúng ta cùng hiệp lời cầu nguyện chung, xin Chúa mở rộng tâm hồn chúng ta để đón Chúa giáng sinh vào lòng chúng ta, vào gia đình chúng ta, và noi gương thương người của Mẹ Maria, chúng ta cũng “vội và lên đường” đem Chúa đến cho những người chung quanh chúng ta, đặc biệt cho những người nghèo khó, qua món quà tình thương trong mùa Giàng sinh này.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:00 14/12/2009
RỪNG RẬM

N2T


Trước đây có một khu rừng rậm, ban ngày thì tiếng chim hót líu lo, ban đêm thì tiếng côn trùng kêu ri ri, cây cối xanh tươi um tùm, trăm hoa đua nở đẹp đẽ, loài chim loài thú mỗi loài đều tự do tự tại thủng tha thủng thẳng trong nó.

Bất cứ người nào đi vào trong rừng rậm đều có thể tìm thấy một nơi yên tĩnh cho tâm hồn. Như chính là nơi ngụ của Thiên Chúa, Ngài thường nghiêng mình xuống trong vẽ đẹp và yên tĩnh của vũ trụ.

Nhưng tiềm ẩn ý thức thời đại mà đến, con người ta chỉ trong một tháng ngắn ngủi mà chận đứng giòng suối nhỏ, san bằng núi rừng, xây dựng những tòa nhà cao tầng, những cây và đá tảng trong rừng thì làm nơi lễ bái. Thoáng một thời gian, thì nào là tháp nhọn, mộ tròn sừng sửng chân trời, tiếng chuông vang, tiếng cầu nguyện, âm thanh hợp xướng, tiếng giảng đạo vang khắp vũ trụ...

(Lắng nghe của loài ếch)

Suy tư:

Thiên Chúa hiện diện trong khắp cả vũ trụ, bởi vì vũ trụ chính là do Ngài dựng nên.

Con người ta phá rừng bạt núi để xây dựng các công trình mưu ích cho con người, nhưng đồng thời cũng phá hoại môi trường thiên nhiên là nơi đẹp nhất, náo nhiệt nhất và cũng là yên tĩnh nhất mà con người ta khi vào trong môi trường thiên nhiên ấy, thì nhận ra công trình vĩ đại của Thiên Chúa toàn năng, và ngơi ca danh Ngài.

Con người ta san đồi bạt núi phá rừng để xây cất cung điện nguy nga đồ sộ cho Thiên Chúa ngự, nhưng tâm hồn của họ thì xa cách Chúa, bởi vì khi họ xây dựng đền đài và các công trình thì họ không nhìn thấy được kỳ công và quyền năng của Thiên Chúa nữa, mà chỉ nhìn thấy công trình vĩ đại của mình mà thôi.

Vũ trụ bao la chứa đựng một thông điệp của Thiên Chúa, đó là tình yêu; vũ trụ bao la loan báo một tin vui, đó là Thiên Chúa hiện hữu trong thế giới, chính Ngài là Đấng tạo dựng, bảo tồn và an bài mọi sự...

Ai hiểu thì cám tạ hồng ân của Thiên Chúa.

----------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:01 14/12/2009
N2T


38. Đức nhẫn nại giáo huấn người tội lỗi, và khiến họ sớm hối cải để được tha tội.

(Thánh Cyprianus)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:08 14/12/2009
N2T


315. Chuyên tâm đọc sách cũng có chỗ khuyết điểm, cho nên cần phải tiếp xúc với xã hội, khiến cho tất cả các sách đã đọc được “sống lại”.

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Cuộc bách hại Giáo Hội tại Nga dưới thời Xô viết
Linh Tiến Khải
09:29 14/12/2009
Phỏng vấn cha Fiorenzo Emilio Reati về cuộc bách hại Giáo Hội công giáo tại Nga dưới thời xô viết

Cách đây 6 năm cha Fiorenzo Emilio Reati, dòng Phanxicô đã cho xuất bản cuốn sách tựa đề “Thiên Chúa sẽ nói lời cuối cùng. Cuộc bách hại Giáo Hội công giáo tại Nga trong thời xô viết”. Cuốn sách là kết qủa việc tra cứu các văn khố cất giữ hồ sơ của mật vụ KGB liên quan tới các cuộc bách hại hàng giáo sĩ công giáo tại Nga. Hồi năm 1997 cha Reati sang thăm nhà thờ Thánh Tâm tại San Pietroburgo và dâng thánh lễ tại bàn thờ, nơi linh mục Epifanio Akulov đã bị bắn chết trong khi cử hành thánh lễ. Nhà thờ này đã được xây cất do mồ hôi nước mắt của 15.000 tín hữu Ba Lan làm việc trong xưởng chế tạo đồ gốm gần đó. Nhưng nó đã không bao giờ được hoàn thành, vì ba linh mục coi sóc nhà thờ từ năm 1919 đến 1939 đều đã bị chính quyền cộng sản bắt giữ nhiều lần. Vị linh mục cuối cùng là cha Epifanio Akulov đã bị bắn chết trong khi dâng thánh lễ.

Chính trong dip viếng thăm này cha Reati đã tìm đọc các tài liệu mật liên quan tới cuộc bách hại hàng giáo sĩ công giáo tại Nga trong các thập niên ấy. Theo tài liệu tựa đề ”Niên biểu các cuộc đàn áp tôn giáo tại Liên Xô” đăng trên hai địa chỉ liên mạng ”Các tác phẩm. Các vị tử đạo Nga” và ”Nga Kitô”, trước khi người cộng sản lên nắm quyền tại Nga năm 1917 Giáo Hội chính thống có khoảng 210.000 linh mục trong đó có 100.000 đan sĩ và hơn 110.000 linh mục giáo phận. Giữa các năm 1919-1941 đã có 130.000 linh mục chính thống bị xử bắn. 250 Giám Mục trên 300 vị cũng chịu chung số phận này trong năm 1917. Tất cả các vị còn lại đều bị bắt bị nhốt trong các nhà tù hay trại tập trung. Năm 1941 Giáo Hội chính thống tại Nga đã chỉ còn có 4 Giám Mục. Năm 1917 Giáo Hội công giáo tại Nga được khoảng 2 triệu tín hữu với 1.000 linh mục, 600 nhà thờ, 600 nhà ngyuyện, 2 chủng viện và một phân khoa thần học. Nhưng năm 1940 đã chỉ còn lại 2 nhà thờ không bị đóng cửa vì thuộc tòa đại sứ Pháp: một trong thủ đô Matscơva và một tại San Pietroburgo. Giữa các năm 1938-1939 đã có 120 linh mục công giáo bị xử bắn.

Trong các năm từ 1917 đến 1920 khi người bônxêvích lên nắm quyền tại Nga đã có các vụ cướp phá các nhà thờ và xử bắn các linh mục. Năm 1918 chính quyền cộng sản ban hành sắc lệnh tách biệt Giáo Hội Nhà Nước và tịch thu tất cả mọi tài sản đất đai và cơ sở của Giáo Hội. Năm sau đó có sắc lệnh giải tán việc tôn sùng các thánh tích. Chỉ nội trong năm 1918 đã có 19.000 vụ đàn áp bắt giữ và đã có hơn 16.000 linh mục và tín hữu chính thống bị xử bắn. Làn sóng bách hại Kitô giáo đặc biệt gia tăng trong các năm 1921-1923. Chỉ nội trong năm 1923 đã có 2.691 linh mục, 1.962 đan sĩ và 3.447 nữ tu bị xử bắn. Trong hai năm 1923-1924 đã có thêm 2.469 linh mục khác bị xứ bắn. Và làn sóng bách hại tiếp diễn với chương trình ”ngũ niên của chế độ vô thần” 1932-1936 nhằm loại bỏ mọi nhà thờ và tín hữu Kitô. Trong năm 1937 đã có 200.000 vụ bắt giữ và phân nửa bị xử bắn. Hồi năm 1917 Giáo Hội chính thống có 1.000 đan viện, 55.000 nhà thờ và 30.000 nhà nguyện. Năm 1939 mọi đan viện đều bị đóng cửa và số nhà thờ còn được mở cửa chỉ vào khoảng 100. Giáo Hội công giáo latinh tại Nga cũng chịu chung số phận mãi cho đến năm 1991 hàng giáo phẩm mới được tái lập.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn cha Fiorenzo Emilio Reati, người Ý, dòng Phanxicô, về cuộc bách hại Giáo Hội công giáo tại Nga trong mấy thập niên đầu dưới thời xô viết.

Hỏi: Thưa cha, tín hữu công giáo Nga đã sống thế nào dưới thời Nga hoàng?

Đáp: Dưới thời các Nga hoàng Công giáo là tôn giáo của các công dân bị áp bức. Các cuộc nổi dậy đòi quyền tự do dân sự và chính trị của họ bị đàn áp bằng vũ lực. Và giới lãnh đạo Giáo Hội là các Giám Mục và linh mục cũng đã gặp khó khăn vất vả trong việc duy trì sự tự trị của mình cũng như trong các liên lạc với Tòa Thánh Vaticăng.

Hỏi: Vào thời các Nga hoàng số tín hữu công giáo được tất cả là bao nhiêu thưa cha?

Đáp: Dưới thời Nga hoàng Giáo Hội công giáo có khoảng 5 triệu tín hữu được 27 Giám Mục và 2.194 linh mục coi sóc, và Giáo Hội có 1.500 nhà thờ.

Hỏi: Nhưng cuộc cách mạng tháng 10 năm 1917 đã đưa đảng Bônxêvích lên nắm quyền và cùng với chế độ cộng sản là lãnh tụ Lenin, có đúng thế không thưa cha?

Đáp: Đúng thế. Biến cố này cũng đã được tín hữu công giáo chào mừng với niềm hy vọng. Vì họ nghĩ rằng chính quyền xô viết có khuynh hướng thăng tiến thiện ích của các công nhân, nên lẽ nào lại đàn áp Giáo Hội, như đã vẫn từng xảy ra tại Nga cho tới khi đó.

Hỏi: Nhưng niềm hy vọng ấy thật ra đã vô ích như chưa từng thấy....

Đáp: Vâng, qủa vậy. Chính quyền bônxêvích đã cho thấy thái độ chống tôn giáo của mình một cách rất nhanh chóng. Với một vài sắc lệnh Lenine đã tịch thu tài sản, đất đai, các học viện thần học, các dòng tu và chủng viện của Giáo Hội. Việc dậy tôn giáo là một tội phạm, hôn nhân tôn giáo là điều bất hợp pháp. Các nhà thờ cũng bị trưng dụng, các cộng đoàn tôn giáo phải thuê lại Nhà nước, với điều kiện là nhận được phép của chính quyền. Và giấy phép này thường không bao giờ tới. Các linh mục công giáo và các cộng sự viên đều mất quyền đầu phiếu. Thế rồi còn có các biện pháp khác mở màn cho một cuộc chiến công khai chống lại việc tôn kính các thánh tích. Khi bị khám phá ra thì chúng bị thất tán, còn một phần khác thì bị tịch thu và để trong các viện bảo tàng của nhà nước.

Hỏi: Như thế các tín hữu công giáo đã tự bảo vệ mình như thế nào thưa cha?

Đáp: Trong nhiều giáo xứ đã nảy sinh ra các ”ủy ban giáo dân giáo xứ” bảo vệ Giáo Hội và các linh mục. Nhưng rất tiếc là trong nhiều trường hợp, có các người cộng tác với chính quyền len lỏi vào các ủy ban này.

Hỏi: Sau Đệ nhất thế chiến đã có các quốc gia độc lập mới nảy sinh. Đó là các nước nào thưa cha?

Đáp: Đó là các nước Ba Lan, Lituania, Lettonia và Estonia. Nhiều tín hữu công giáo trốn sang các nước đó vì đói hay vì nỗi kinh hoàng do người bônxêvích gây ra. Đối với họ cuộc sống tại Nga đã trở thành điều không thể nào chịu đựng nổi nữa. Vào tháng 3 năm 1923, chính quyền đã xử án Đức Tổng Giám Mục Cepliak và 14 linh mục của giáo phận San Pietroburgo, trong số đó có cha Costantin Budkievicz, là linh mục rất được dân chúng thương mến vì nổi tiếng thánh thiện. Đây đã là phiên tòa xử tập thể hàng giáo sĩ công giáo. Cha Budkevicz đã chết trong hầm của công an mật vụ, gọi tắt CEKA. Và ngài đã trở thành vị tử đạo thứ nhất trong lịch sử các vị tử đạo công giáo thời ấy. Đã có nhiều vụ xử án sơ sài hàng giáo sĩ công giáo và các tu sĩ các cộng đoàn đan tu trong các năm sau đó. Hiện đang có án phong chân phước cho 12 linh mục thuộc nhóm 14 vị của tổng giáo phận San Pietroburgo nói trên.

Hỏi: Sau khi Lenine qua đời, Josif Dzugasvili, tức Staline, lên nắm quyền. Đã có thay đổi nào hay không?

Đáp: Đối với tín hữu công giáo, đã không có thay đổi nào cả. Nhưng mặc cho tất cả mọi hạn chế các linh mục đã tiếp tục làm việc một cách bí mật. Chế độ mới nghĩ tới chuyện triệt hạ Giáo Hội công giáo cả trên bình diện văn hóa, qua hoạt động tuyên truyền vô thần. Thế là ”Liên minh chiến sĩ vô thần” ra đời. Đây là một nhà xuất bản vô thần. Và một nhật báo cũng ra đời có tên gọi là ”Nhật báo vô thần”, được in trong tất cả mọi thứ tiếng của các dân tộc sống bên Liên Xô và được phổ biến với 44 triệu ấn bản mỗi số. Thế rồi nhà nước cho mở cửa hàng ngàn viện bảo tàng của chủ thuyết vô thần. Và để phổ biến nền văn hóa vô thần trong nước Nga mới, nhà nước cho tổ chức các buổi biểu tình rầm rộ, và đưa vào trong các trường học môn học về chủ nghĩa vô thần khoa học.

Hỏi: Đức Giáo Hoàng hồi đó đã phản ứng ra sao thưa cha?

Đáp: Đức Giáo Hoàng Piô XI tìm cách tái xây dựng hàng giáo phẩm của Giáo Hội, nhưng đã không thành công, vì các Giám Mục mới được chỉ định liền bị đàn áp ngay lập tức. Ngày mùng 9 tháng hai năm 1930 Đức Pio XI đã viết một bức thư tố cáo tình trạng này. Thư được đăng trên báo Quan Sát Viên Roma và đã gợi lên được sự đồng thuận và ủng hộ từ khắp nơi trên thế giới. Chính quyền Nga phản đối, nhưng trong một thời gian họ đã giảm bớt các phương pháp dã man trong việc chống tôn giáo. Nhưng giai đoạn này không kéo dài được lâu. Giữa các năm 1937-1939 trong thời kinh hoàng của Staline đã có 150 linh mục bị xử bắn. Tại Levashova gần San Pietroburgo, tại Sandormock gần trung tâm Cariglia, và nhất là trong các trại tập trung Gulag của đảo Solovki, đã có rất nhiều linh mục chính thống phải thiệt mạng. Vào năm 1941 tại Nga chỉ có 2 nhà thờ được mở cửa, một trong thủ đô Matscơva một tại Leningrad. Hai nhà thờ này đã không bị đóng cửa vì thuộc Tòa Đại Sứ Pháp. Và trong toàn nước Nga chỉ có mỗi một Giám Mục sống sót, nhưng lại là người nước ngoài và có tất cả 20 linh mục được tự do.

Hỏi: Tình trạng bắt bớ căng thẳng này đã chỉ giảm bớt vào thập niên 1980 và sẽ kết thúc với chính sách ”perestroika” của tổng thống Gorbaciov, là người đã ký sắc lệnh cho tự do tôn giáo, tự do phụng tự. Tình trạng sức khỏe của Giáo Hội công giáo tại Nga hiện nay ra sao?

Đáp: Nhiều nhà thờ đã được mở cửa trở lại. Số tín hữu công giáo được khoảng 1,2 triệu, đa số là người già cả. Các linh mục được chừng 200 vị hầu như tất cả là người ngoại quốc. Tóm lại các hậu qủa của các cuộc bách hại trong bao thập niên sống dưới chế độ vô thần ngày nay người ta vẫn còn cảm thấy. Nhưng chúng ta phải hy vọng vào tương lai, vì các đại chủng viện đã mở cửa và đào tạo các linh mục trẻ cho Giáo Hội địa phương.

(Avvenire 10-11-2009)
 
Một số tin tức liên quan đến cuộc gặp giữa ĐGH Benedictô XVI và chủ tịch Nguyễn Minh Triết
Alfonso Hoàng Gia Bảo tóm lược
10:45 14/12/2009
Trong tuần qua một sự kiện quan trọng liên quan đến tương lai của 6 triệu tín đồ công giáo đang sống trong nước, đó là chuyến công du Vatican và yến kiến Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI của chủ tịch VN Nguyễn Minh Triết vào hôm 11/12 vừa qua. Sự kiện này thật ra đã không được nhận được nhiều sự quan tâm của các hãng tin quốc tế lớn. Họ chỉ đưa tin và hầu như không bình luận gì nhiều, ngoại trừ các báo có liên quan đến đạo như tờ Spero News, Asianews.it, Earthtimes… xin phép trích đăng lại đây hầu giúp mọi người trong giáo hội có thêm tin tức về sự kiện quan trọng này.

1. Tờ SPERO NEWS: Vietnamese President Triet’s visit to the Pope raises hopes and fears among Vietnamese Catholics

Chuyến viếng thăm giáo hoàng Benedicto XVI của chủ tịch Việt Nam Nguyễn Minh Triết tại Vatican vào ngày mai nuôi hy vọng lẫn cả lo sợ đối với nhiều người Công giáo VN.

Ngoài thông báo để thúc đẩy quan hệ ngoại giao, có lẽ còn có cả việc Giáo hoàng sẽ sang thăm đất nước này, nhiều hy vọng giáo hội sẽ có thêm tự do hơn sau quá nhiều khổ đau đã phải chịu đựng cả trong quá khứ lẫn cho đến hôm nay.

Đồng thời có một số lo ngại rằng nhà cầm quyền VN sẽ có lợi hơn trong sự đánh giá của cộng đồng quốc tế nhờ có quan hệ tốt hơn với Vatican nhưng họ lại không phải đưa ra bất cứ điều gì để trao đổi.

Kể từ năm 1989, khi phái đoàn Vatican bắt đầu gần như hàng năm thăm viếng Việt Nam, tự do tôn giáo đã được mở rộng thêm một số phạm vi.

Một bài báo gần đây của Hồng y Phạm Minh Mẫn của TP Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng sau những sự hạn chế hành đạo bị áp đặt sau ngày thống nhất đất nước dưới sự cai trị cộng sản vào năm 1975, nay giáo phận đã có thể được tái thiết lại và hiện đã có hơn 190 cơ sở, bao gồm nhà trẻ, trường dạy nghề, và nhiều cơ sở từ thiện khác mở cửa. Ngoài ra, giáo hội cũng vui mừng vì đã có thêm 180 chủng sinh và 300 dự tập.

Tuy nhiên, hai năm qua các phương tiện truyền thông nhà nước cũng đã ‘tấn công’ một số giám mục tội “gây rối", buộc tội họ "kích động bạo loạn, xuyên tạc chính sách chính phủ và lôi kéo giáo dân tham gia phá hoại khối đoàn kết quốc gia”. Những cáo buộc tương tự đã lại xảy ra trước cuộc yết kiến giáo hoàng của chủ tịch Nguyễn Minh Triết.

Hơn nữa, sự việc không chỉ dừng lại ở đó. Nhiều lần linh mục và giáo dân đã bị đe dọa hoặc thậm chí bị tấn công dữ dội, trong khi các yêu cầu về tài sản bị nhà nước tịch thu lại không được chính quyền quan tâm giải quyết.

Quan hệ nhà nước-Giáo Hội đã được thảo luận tại hội thảo được tổ chức bởi các giáo phận Sài Gòn ngày 28 tháng 11. Nhân dịp này, khái niệm được cổ vũ trên các phương tiện truyền thông cho rằng người Công giáo chọn sự đối đầu hơn là đối thoại với nhà nước, đã bị công khai bác bỏ.

"Chúng ta cần những hướng dẫn cụ thể từ Tòa Thánh khi đối đầu với các vấn đề nhạy cảm mà trong đó một sai lầm nhỏ sẽ gây ra thiệt hại to lớn cho Giáo Hội và đất nước” Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc của Mỹ Tho cho biết tại hội thảo.

Để tồn tại và phát triển, Giáo Hội tại Việt Nam không có sự chọn lựa nào khác nhưng để tìm kiếm "một sự hợp tác lành mạnh" với Nhà nước thông qua đối thoại, như điều đã được ĐGH Benedict XVI lưu ý trong bài phát biểu của mình với các giám mục Việt Nam trong chuyến thăm Limina tháng 6 vừa qua. Tuy nhiên một câu hỏi cũng cần được đặt ra là chính quyền VN hiểu sự hợp tác này như thế nào?

Sau khi thống nhất đất nước, Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam được hậu thuẫn bởi chính quyền đã được thiết lập. Trong Thánh lễ Giáng sinh năm 1976, các linh mục trong Ủy ban này bỏ qua các cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng. Rõ ràng, mục tiêu (hợp tác) của họ là muốn tách Giáo Hội Việt Nam khỏi Rome giống như ở Trung Quốc.

Và cho cả đến hôm nay, trong khi giáo hội không có lấy một tờ báo riêng của mình, thì Ủy ban Đoàn kết này vẫn tiếp tục được công khai tài trợ để cho ra các ấn phẩm đi ngược lại với đường lối của Tòa thánh Vatican và Đức Giáo Hoàng như là tiếng nói đại diện cho toàn thể giáo hội.

Một phát sinh khác đã ảnh hưởng đến “sự hợp tác” giữa Nhà nước và Giáo Hội là liên quan đến khối tài sản của giáo hội (bị tịch thu). Quyết định của chính phủ VN chấp nhận nền kinh tế thị trường đã giúp cho kinh tế phát triển nhanh chóng. Điều này đã khiến cho giá trị bất động sản gia tăng theo cấp số nhân (khiến cho việc trả lại càng trở nên khó khăn hơn). Đã không ít lần đặc phái viên tòa thánh đến Hà Nội nêu vấn đề này nhưng nhà cầm quyền tỏ ra vẫn cố chiếm giữ các tài sản của giáo hội

Khi các giám mục và giáo dân kêu gọi chính quyền phải giữ lời hứa trong khi đối thoại như là một yếu tố quan trọng, thì họ đã đáp trả lại các cuộc tụ tập cầu nguyện bất bạo động bằng vũ lực, sự phá hủy và trên hết, là họ đã lừa dối khi âm thầm đem bán những tài sản này chỉ vì tư lợi (private interests). Trong một số trường hợp, các tài sản của giáo hội bị tịch thu đã bị xử lý như những tài sản đã hiến cho nhà nước (gifts to the state) trong khi thực tế lại không phải như vậy.

Tuy nhiên, giữa màn đêm đâu đó vẫn có vài tia ánh sáng le lói cuối chân trời như tại tỉnh Sơn La, cuối cùng, giáo hội cũng đã có thể tổ chức cho giáo dân than1h lễ Chúa nhật, mừng lễ Giáng Sinh và Phục sinh. Hồng y Phạm Minh Mẫn đã mô tả điều này như là bước tiến đáng kể về tình trạng của giáo hội.

Năm 1975, giáo phận Sàigon (như tên gọi hồi ấy) đã có vào khoảng 400 cơ sở giáo dục và chăm sóc y tế. Nhưng theo thời gian chúng đã “biến mất” cùng với việc đóng cửa các trường dòng. Kết quả là giới trẻ được dạy không gì ngoài học thuyết (chính trị) và sự trung thành với chế độ.

Tương tự như vậy, nhiều bệnh viện cùng các cơ sở từ thiện được quản lý bởi giáo hội cũng đã bị đóng cửa và các cơ quan quản lý chúng bị giải thể. Do đó, các hoạt động mục vụ (lúc ấy) cũng phải thay đổi. Giáo hội lấy “Chúa Giêsu Kitô như là trung tâm và đỉnh của đời sống Kitô hữu". Trong các gia đình và cộng đồng mọi người bắt đầu dành thêm thời gian để cầu nguyện nhiều hơn.

Dần dần, sự khiêm nhường của những chứng nhân Tin Mừng đã bắt đầu làm thay đổi cách nhìn trong quan hệ với Giáo Hội. Cho đến nay nhìn từ bên ngoài mặc dù như còn có vẻ ‘thù địch’ nhau, nhưng giáo hội đã được xem như là một tổ chức có thể phục vụ nhân dân và giúp đỡ trong sự phát triển của quốc gia.

Ngày nay, giáo phận có tới 200 giáo xứ với 5.289 thành viên tham gia hội đồng mục vụ, 6.254 tình nguyện viên, 900 ca đoàn, 25 hiệp hội tông đồ với 90.000 thành viên”

“Khoảng 90 phần trăm giáo dân tham dự Thánh lễ Chủ Nhật và 100 phần trăm trẻ em được rửa tội theo học giáo lý. Đại chủng viện có 180 thầy và một khóa dự bị cho 300 tu sinh”.

“Giáo phận có 85 dòng tu, hội tu và học viện với tổng cộng 5.040 tu sĩ nam nữ"

"Thời gian qua, giáo phận chúng tôi đã có thể mở lại 190 cơ sở, bao gồm nhà trẻ, trường dạy nghề và tổ chức từ thiện. Bằng cách này, họ có thể giúp đất nước phát triển trong khi phải đối chọi lại với những bi quan "
(Spero News http://www.speroforum.com/a/24080/Vietnam---Vietnamese-President-Triets-visit-to-the-Pope-raises-hopes-and-fears-among-Vietnamese-Catholics)

2. Tờ ASIA NEWS: Chuyến thăm của chủ tịch nước Việt Nam với Giáo hoàng thăm là một "giai đoạn quan trọng" trong quan hệ ngoại giao

Ông Nguyễn Minh Triết đã có cuộc “thảo luận thân mật” kéo dài bất thường với ĐGH Benedict XVI. Những hy vọng cho thấy "những vấn đề tồn tại" (outstanding questions) có thể sẽ được giải quyết ngay khi có thể. Những cái đã gây nên những căng thẳng gữa giáo hội và nhà nước. Theo một chuức sắc cao cấp “cần có thêm thời gian” để bình thường hóa quan hệ

Vatican (AsiaNews) – Tòa thánh Vatican gọi buổi “thảo luận thân mật" sáng nay giữa chủ tịch Việt Nam Nguyễn Minh Triết và Pope Benedict XVI (ảnh) là "một giai đoạn quan trọng quá trình quan hệ song phương" giữa Tòa Thánh và Việt Nam. Tại Vatican, ông Triết cũng đã gặp Quốc vụ khanh Tòa thánh, Hồng Y Tarcisio Bertone, và Bộ trưởng Ngoại giao Hồng y Dominique Mamberti.

Hiện không có thông báo đã được đưa ra về việc thiết lập quan hệ ngoại giao hoặc về chuyến thăm của đức giáo hoàng đến Việt Nam như nhều người công giáo VN đang trông đợi có hy vọng.

Tuy nhiên, theo bản phát hành báo chí thì "Tòa Thánh bày tỏ niềm vui về chuyến thăm viếng lần đầu tiên của một người đứng đầu nhà nước Việt Nam’. Và cũng bày tỏ hy vọng rằng “những tồn tại sẽ sớm được giải quyết ".

Đây là dấu chỉ rõ ràng cho thấy quyền tự do tôn giáo, bao gồm cả giáo hội công giáo VN, tại quyốc gia này vẫn còn nhiều sự hạn chế. (Nguồn http://www.asianews.it/index.php?l=en&art=17102&geo=5&size=A )

3. Tờ EARTHTIMES: Pope receives Vietnamese President Nguyen Minh Triet

Vatican – Hôm Thứ 6, Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã đón tiếp chủ tịch nước Việt Nam ông Nguyễn Minh Triết, trong một cuộc họp có thể sẽ mở đường cho quan hệ ngoại giao giữa Vatican và Nam Cộng sản-quốc gia Đông Á. Hai nhà lãnh đạo, kèm theo thông dịch viên, gặp nhau khoảng 40 phút tại dinh thự của Đức Giáo Hoàng, hãng tin ANSA cho biết..

Vào cuối cuộc đàm phán của hai bên đã trao đổi quà tặng. Chủ tịch VN dâng tặng (presenting) ĐGH một tấm vải lụa còn ĐGH ban tặng (giving) lại cho ông chủ tịch kỷ niệm chương triều đại của mình.

Vào hôm trước chuyến đi, Nguyễn Minh Triết đã nói với một tờ báo tiếng Ý mà chính phủ của ông đang làm việc để mở quan hệ ngoại giao với Vatican.

Việt Nam có khoảng 6 triệu tín đồ Công giáo La Mã và cộng đồng Công giáo lớn thứ hai ở châu Á sau Philippin.

Năm 2008, giáo dân đã tổ chức buổi cầu nguyện và cuộc biểu tình trên mảnh đất ở Hà Nội mà giáo hội cho rằng đã bị nhà nước tịch thu trái phép từ khi chính thể cộng sản mới lên nắm chính quyền.

Một số nhà quan sát tin rằng Vatican đã làm trung gian can thiệp chấm dứt các cuộc biểu tình sau khi một số người phản đối bị bắt giữ. (Nguồn: http://www.earthtimes.org/articles/show/298886,pope-receives-vietnamese-president-nguyen-minh-triet.html)

4. Và cuối cùng là đoạn video ĐGH đón tiếp ông Nguyễn Minh Triết từ website romereport.com:

http://www.romereports.com/palio/modules.php?t=Pope-receives-Nguy%EA-n-Minh-Tri%EA-t--President-of-Vietnam&name=News&file=article&newlang=english&sid=1329
 
Ngày Hòa Bình Quốc Tế 2010: Điện văn của Đức Thánh Cha Benedict XVI
Bùi Hữu Thư
20:22 14/12/2009
“Nếu bạn muốn có hòa bình, hãy bảo vệ tạo vật”

Rôma, Thứ Hai ngày 14 tháng 12, 2009 (Le Monde vu de Rome) – “Nếu bạn muốn có hòa bình, hãy bảo vệ tạo vật”: đây là chủ đề của điện văn Đức Thánh Cha Benedict XVI gửi Ngày Hòa Bình Quốc Tế lần thứ 43 (ngày 1 tháng 1, 2010,) sẽ được Đức Hồng Y Martino trình bầy ngày mai tại Vatican.

Đức Hồng Y Renato Raffaele Martino, Chủ Tịch Danh Dự của Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hòa Bình sẽ được tháp tùng bởi Đức Cha Mario Toso, s.d.b., thư ký của hội đồng; ngài mới được Đức Hồng Y Tarcisio Bertone truyền chức Giám Mục ngày thứ bẩy tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô.

Điện văn này sẽ được phổ biến vào buổi trưa trên gia trang của Tòa Thánh bằng tiếng Pháp, Đức, Ý, Anh, Tây Ban Nha, và Bồ Đào Nha.

Việc phổ biến điện văn này trùng hợp với Hội Nghị Quốc Tế tại Copenhague về sự gia tăng nhiệt độ của khí hậu. Tòa Thánh có sự đaị diện của một phái đoàn do Đức Cha Celestino Migliore, Khâm Sứ Tòa Thánh, và Quan Sát Viên Thường Trực của Tòa Thánh tại Văn Phòng Liên Hiệp Quốc tại Nữu Ước (xem bản tin ngày 10 tháng 12, 2009).
 
Úc châu sắp có vị thánh đầu tiên?
Trần Mạnh Trác
23:07 14/12/2009
Những ngày gần đây toàn thể Úc Châu hớn hở với hy vọng là toà thánh Vatican sẽ công bố vị thánh đầu tiên cuả châu lục này sau khi tin tức loan ra rằng các thủ tục kiểm tra kết quả phép lạ thứ hai cuả chân phước Mary MacKillop đã hoàn tất. Ngay cả thủ tướng Úc Kevin Rudd, một ngưòi Tin lành, cũng bất ngờ tới tham dự thánh lễ tại thánh đường Mary MacKillop tại bắc Sydney trong ngày Chuá Nhật trưóc đó. Hành động cuả ông thủ tướng làm cho những tin đồn càng nở rộ, nhưng đồng thời một cơn bão chính trị cũng bùng phát với các đối thủ, nhất là đối thủ hàng đầu Tony Abbott, tố cáo liú lo rằng ông thủ tướng “thấy người quen nhận quàng làm họ” lợi dụng tôn giáo cho mưu đồ chính trị cuả mình.

Riêng về phần người Công giáo Úc, họ đã chú ý tới từng chi tiết chuẩn bị nhỏ cuả tu viện dòng Thánh Giuse (Sisters of St Joseph). Nhất là sau khi phát ngôn viên cuả nhà dòng tuyên bố rằng tin mừng sắp “đến nơi rồi” (the announcement is imminent), và các tờ báo đã được cấp báo là hãy chuẩn bị cho việc công bố vào thứ Bảy.

Việc công bố cuả toà thánh sẽ đồng thời kết thúc một thập kỷ vận động hành lang cho một người phụ nữ đáng tôn kính, đã làm việc không mệt mỏi để giúp đỡ trẻ em và người nghèo. Năm triệu người Công giáo Úc sẽ hân hoan đón nhận tin mừng như một tia lửa thắp sáng Giáo Hội và đức tin, đặc biệt là tại Nam Úc, nơi Mẹ Mary MacKillop là đồng sáng lập dòng Thánh Giuse.

Hội đồng Giám Mục Úc - với Đức Tổng Giám Mục Adelaide Philip Wilson làm chủ tịch - đã thành lập một nhóm đặc nhiệm để giám sát việc chuẩn bị cho dự kiến phong thánh.

Các giám mục đã cam kết làm việc với các nữ tu dòng Thánh Giuse để đảm bảo cho việc phong thánh đầu tiên của Úc Châu sẽ là một thời gian đầy ân huệ cho Giáo Hội tại Úc.

Đức Tổng Giám Mục Wilson nói mẹ Mary MacKillop là một nguồn cảm hứng cho tất cả người dân Úc qua sự cống hiến đời mình cho tha nhân và sự tin tưởng tuyệt vời trong tình yêu Thiên Chúa.

Tuy nhiên, nguồn tin mới nhất cho biết cuộc hội kiến với Đức Giáo Hoàng đã bị hoãn lại, và vị đại sứ Úc tại Vatican ông Tim Fischer đã bầy tỏ hy vọng rằng việc công bố vẫn sẽ có thể xẩy ra trước Tết dương lịch, trong muà Giáng Sinh.

Nếu một thông báo được thực hiện trong muà Giáng Sinh năm nay, thì đây chắc chắn là món quà Giáng Sinh vô giá mà người dân Úc được nhận và nó sẽ đánh dấu một thế kỷ sau khi chân phước Mary MacKillop qua đời.

Mary MacKillop là ai?

Thời thơ ấu:

Mary McKillop sinh ra tại Melbourne năm 1842. Cha cô, Alexander, đã học chương trình linh mục nhưng trước khi được thụ phong thì có bất đồng với bề trên và đã xin nghỉ. Âu đó cũng là một điển hình cho Mary sau này. Ông là một học sinh xuất sắc và rất thông minh nhưng cũng là.... một tên “ưa quậy” (ratbag), ưa cải nhau, thích khẩu chiến, không chịu nhường nhịn. Mary học được các đức tình thẳng thắn và kiên quyết cuả bố. Nhưng ông cũng là người không thiết thực và ưa tranh cãi. Kết quả là, ông luôn luôn bị phá sản hoặc bị sa thải khỏi công ăn việc làm, và Mary và các em lớn lên nghèo khó. Rất nghèo. Nghèo đến nỗi nếu thỉnh thoảng ông bà nội đã không giúp, thì các chị em sẽ đói. Bà Flora, mẹ Mary, luôn luôn hỗ trợ chồng qua mọi tình huống.

Mary đã học về yêu thương và tha thứ từ mẹ, và các giá trị của lòng từ bi và hảo tâm từ người cha. Nếu không chứng kiến những tranh cãi thường xuyên cuả người cha, có thể Mary đã chọn cách khác khi có tranh cãi xẩy ra trong cuộc đời mình sau này.

Khi Mary được chín tuổi, cha cô từ giã gia đình để về lại Scotland, mục đích là đưa một người bạn sắp chết về nhà theo như lời đã hứa. Đó là bản tính điển hình của Alexander, ông đặt nhu cầu của một người bạn hơn gia đình mình. Ông đã đi xa mười bảy tháng và gia đình MacKillop đã vỡ nợ, bị đuổi khỏi nhà.

Khi ông về lại, bà vợ sẽ kêu ca? Nhưng không, bà Flora là một phụ nữ rất khoan dung, và mười tháng sau lại sinh ra em trai của Mary, bé Donald.

Ơn gọi lập dòng:

Khi Mary lên 14, cô là gia trưởng làm việc để nuôi sống gia đình, cô làm cai (foreman) tại một nhà máy bán văn phòng phẩm và bản đồ. Từ đó, cô đã đi đến Penola, một thị trấn nhỏ ở Nam Úc. Tại đây Mary đã gặp Cha Julian Woods và cảm thấy có ơn gọi tu trì, nhưng không thể tìm thấy một dòng nào phù hợp. Năm 1866, Mary và cha Woods thành lập một tu hội lấy tên là ‘dòng Thánh Giuse’ ('The Sisters of St Joseph') lấy mục đích là giáo dục trẻ em nghèo.

Nhà dòng bắt đầu tại Adelaide với Mary và ba nữ tu; Rose, Josephine và Clare và một tập viên Blanche. Tất cả nhà dòng đều trẻ. Mary lúc đó mới lên 26 tuổi, các nữ tu khác còn trẻ hơn. Tuy không có tiền, họ vẫn mở một trường học, một viện mồ côi, một nhà tạm cư cho những người vô gia cư, cho phụ nữ bị bạo hành, hoặc cho những người vừa ra khỏi tù, và một nhà tế bần (Providence,) mà mọi người có thể đến để được trợ giúp thực phẩm, tiền hoặc chữa bệnh.

Nhà dòng sống “bằng từ thiện” và có một phương châm là không để ai có thể bị từ chối giúp đỡ. Cho nên những gì họ xin được trên đường phố, thì trước nhất dùng làm thức ăn và quần áo cho người dân trong ‘nhà tạm cư’ và ‘nhà tế bần’, còn các nữ tu hưởng phần sau cùng. Thường thì các nữ tu đi ngủ bụng đói.

Tu hội phát triển nhanh chóng, lây lan quanh vùng Adelaide và các phần khác của Nam Úc. Các nữ tu sống với nông dân, thợ mỏ, công nhân đường sắt tại các miền đất cô lập. Khi dân chịu nạn, các nữ tu sẽ chịu chung số phận với họ.

Bị rút phép thông công:

Dù là cực kỳ từ bi, Mẹ bề trên Mary cũng rất cứng rắn. Mẹ tranh đấu cho những xác tín cuả mình và do đó đã dẫn tới nhiều cuộc xung đột với cấp lãnh đạo tôn giáo. Mẹ khấn khó nghèo, có nghĩa là phải đi ăn xin. Mẹ tin rằng Chuá sẽ cung cấp cho chị em bất cứ nơi nào. Nhưng các vị lãnh đạo Giáo hội không thích xin ăn, mà mẹ Mary lại từ chối thay đổi cách sống.

Năm 1871 những căng thẳng leo thang thành xung đột về vấn đề giáo dục với Đức Giám mục bản quyền, là người đã từng mời nhà dòng làm việc tại Adelaide, và kết quả là Mẹ Mary bị Đức Giám mục Shiel rút phép thông công vì lý do 'Mẹ đã xúi giục các chị em bất tuân và thách thức đấng bản quyền”. ĐGM Shiel cũng phàn nàn rằng học sinh của nhà dòng thích hát hỏng quá mức. Nhưng 6 tháng sau, khi vị giám mục hấp hối trên giường bệnh, ngài đã hối hận và tha vạ cho Mẹ Mary.

Năm 1883, Mẹ Mary lại có mâu thuẫn với việc xin phê chuẩn luật dòng, Mẹ nhấn mạnh vào một chế độ bình đẳng hơn là một tổ chức theo cấp bậc, và muốn có một qui chế quôc tế trực thuộc Toà Thánh giống như dòng Tên. Đức Giám mục Reynolds đã đuổi Mẹ ra khỏi giáo phận và Mẹ Mary đã phải chuyển trụ sở nhà dòng qua Sydney. Mẹ Mary qua đời tại Sydney ngày 08 tháng Tám 1909.

Mẹ Mary không bao giờ trở nên cay đắng đối với các nhà lãnh đạo Giáo Hội. Thái độ khoan dung này được bổ sung bằng các công việc xuất sắc của nhà dòng. Những người Tin Lành cũng như người Công giáo đều lớn tiếng ca ngợi tổ chức từ thiện của nhà dòng cho người nghèo mà không có chủ đích dụ dỗ nhập đạo.

Năm 1973, Mẹ đã trở thành người đầu tiên của châu Úc được chính thức đề nghị lên Roma là một ứng viên phong chức thánh và Mẹ đã được ĐGH John Paul II phong chân phước tại nhà thờ St Francis ngày 27 tháng 11 năm 1994.
 
Top Stories
VIETNAM: Après la visite du chef de l’Etat vietnamien au pape Benoît XVI
Eglises d'Asie
08:21 14/12/2009
En fin de matinée, le 11 décembre 2009, le président du Vietnam, Nguyên Minh Triêt, a rendu visite au pape Benoît XVI au Vatican. La rencontre, qui a eu lieu dans le cadre d’un voyage du chef de l’Etat vietnamien dans trois pays européens, l’Italie, l’Espagne et la Slovaquie, a duré 40 minutes. Le dirigeant vietnamien s’est entretenu ensuite avec le secrétaire d’Etat, le cardinal Tarcisio Bertone.

En annonçant cette visite, le 3 décembre précédent, la porte-parole des Affaires étrangères du Vietnam avait expliqué qu’il s’agissait d’accélérer le processus de normalisation des relations bilatérales. D’autres communiqués et déclarations avaient insisté sur ce point. Le 7 décembre, un article du journal électronique Vietnam.net avait rappelé que cette rencontre faisait suite à une série d’autres démarches visant ce même objectif. Le 9 décembre, avant de quitter Hanoi pour Rome, le chef de l’Etat avait déclaré au journal milanais Corriere della Sera: « Nous cherchons les moyens d’établir des relations diplomatiques avec le Saint-Siège. » Pour sa part, la diplomatie vaticane s’était abstenue de toute déclaration.

Cette référence au rétablissement des relations diplomatiques était beaucoup moins appuyée dans les comptes rendus respectifs de la visite, que les deux parties ont fait publier à l’issue de cette première rencontre entre un chef d’Etat vietnamien et le Souverain Pontife. Le récit présenté par le bureau de presse du Vatican était bref et conciliant (1). Le compte rendu vietnamien reprenait dans le détail l’allocution prononcée par le président du Vietnam au cours de l’audience, un véritable plaidoyer pour la politique religieuse menée par la République socialiste du Vietnam (2).

Le communiqué du bureau de presse du Vatican explique, sur un ton irénique, qu’il s’agit « d’une étape importante dans la progression des relations bilatérales ». Certes, des questions « restent en suspens » mais elles seront réglées dans l’avenir. La coopération entre l’Eglise et l’Etat et les directives données par Benoît XVI à l’Eglise du Vietnam à l’occasion de l’ouverture de l’année sainte ont fait l’objet d’une discussion qualifiée de « cordiale » (3).

L’allocution de Nguyên Minh Triêt au pape rapportée par les comptes rendus vietnamiens est d’un autre style. Le chef de l’Etat vietnamien a commencé par affirmer que son pays était prêt à « promouvoir des relations avec le Vatican, respectueuses des principes du droit international et contribuant positivement à la paix, à la collaboration et au développement dans le monde ». Pendant la rencontre avec le pape, ce fut, du moins selon le compte rendu, la seule allusion aux relations entre les deux Etats, des relations qui ne sont pas qualifiées de « diplomatiques ». Elles furent aussi mentionnées dans les mêmes termes dans l’entretien avec le cardinal Tarcisio Bertone qui a suivi. Nguyên Minh Triet s’est ensuite, surtout, employé à faire l’éloge de la politique religieuse pratiquée par son gouvernement. Il a cité, entre autres, l’aide apportée par celui-ci à l’Eglise catholique du Vietnam pour l’organisation des cérémonies d’ouverture de l’année sainte 2010. Il a souligné ensuite l’attention toute particulière portée par lui et les responsables des Affaires religieuses aux messages du pape, en particulier lorsque ceux-ci s’adressent à ses compatriotes vietnamiens. Il s’est montré très élogieux à l’égard des directives contenues dans la locution de Benoît XVI adressé aux évêques du Vietnam venus en visite ad limina à Rome au mois de juin 2009 et dans le message envoyé par le pontife romain aux catholiques vietnamiens à l’occasion de l’année sainte 2010. Il a même souhaité que ces directives soient appliquées avec ferveur et traduites en actes par l’ensemble des catholiques vietnamiens.

La hiérarchie de l’Eglise au Vietnam s’est réjouie de cette visite. Successivement, dans des interviews accordées à l’agence Fides à la veille de cette rencontre, le cardinal-archevêque de Saigon, Mgr Jean-Baptiste Pham Minh Mân, et le président de la Conférence épiscopale, Mgr Pierre Nguyên Van Nhon, ont exprimé publiquement leur satisfaction et leur fierté de voir le président de leur pays s’entretenir avec le dirigeant suprême de leur Eglise. Chacun d’eux s’est montré prudent sur les résultats que l’on peut attendre de cette visite historique.

(1) Comunicato: udienza al Presidente della Repubblica socialista del Viêt Nam, 11 décembre 2009.
(2) Ce récit émanant de l’agence officielle vietnamienne a été repris, entre autres, sur le site de Vietnam plus, dans la soirée du 11, et sur celui de Saigon Giai Phong, dans la nuit qui a suivi.
(3) Voir le texte intégral dans le « Pour approfondir » intitulé: « Allocutions et messages lus ou prononcés à l’occasion des cérémonies d’ouverture de l’année sainte », diffusé le 27 novembre 2009

(Source: Eglises d'Asie, le 14 décembre 2009)
 
VIETNAM: Vinh Long: des religieuses, dépouillées de leurs biens en 1977, attendent que les autorités reviennent sur leurs erreurs passées
Eglises d'Asie
08:22 14/12/2009
Dans une lettre adressée aux autorités provinciales de Vinh Long, la communauté des religieuses de Saint-Paul de Chartres demande l’arrêt immédiat des travaux de construction d’une place publique, entrepris sur un terrain considéré comme leur appartenant. Elles dépassent même cette revendication immédiate et invitent les autorités à revenir à ce qui est à l’origine de cette affaire, à savoir les accusations injustes et calomnieuses portées contre elles en 1977 et les actions policières qui les ont dépouillées de leurs biens. Elles proposent aux responsables locaux de procéder à des rectifications à ce sujet.

Le 25 octobre dernier, le journal officiel de la ville de Vinh Long avait annoncé que le Comité populaire municipal avait ordonné, pour la fin du mois, l’ouverture des travaux de construction d’une place publique au 3 de la rue Tô Thi Huynh, où se trouvaient le couvent et l’orphelinat des religieuses de Saint-Paul de Chartres, des biens que les religieuses considèrent toujours comme étant propriété de leur congrégation. Dans une lettre pastorale, la troisième écrite sur ce sujet, l’évêque du lieu s’était élevé contre cet accaparement. Dans une interview mise en ligne sur le site Internet de la Conférence épiscopale du Vietnam (1), la supérieure provinciale avait fait entendre sa plainte et sa volonté de ne pas céder. Malgré cela, la municipalité de Vinh Long avait jugé bon d’entamer et de poursuivre les travaux. Sans se décourager, la supérieure provinciale, Sœur Huynh Thi Bich Ngoc, a fait entendre à nouveau les protestations de sa communauté, dans une lettre qu’elle a envoyée le 6 décembre au président du Comité populaire de la province de Vinh Long (2).

Après avoir déploré de voir se prolonger l’injustice commise à l’égard de la communauté, la supérieure provinciale rappelle que le terrain où s’édifie aujourd’hui une place publique abritait le couvent des religieuses, propriété du diocèse de Vinh Long, construit en 1871 grâce au labeur de plusieurs générations de religieuses, qui est à la fois un lieu de culte et l’endroit où, pendant plus d’un siècle, les religieuses se sont mis au service des plus déshérités de la société, les enfants orphelins, pauvres, handicapés, illettrés ainsi que les personnes âgées, malades et isolées.

La lettre rappelle ensuite les événements du 7 septembre 1977, date à laquelle les religieuses furent expulsées des lieux et emprisonnées, les bâtiments confisqués, les pensionnaires dispersés. Elles n’avaient commis aucune action illégale et elles apprirent plus tard que la décision ordonnant cette intervention avait été prise parce que l’orphelinat était « un établissement d’une congrégation étrangère, construit grâce à des fonds de l’étranger et destiné à transformer de jeunes enfants déshérités en forces hostiles à la révolution » (3).

La religieuse responsable de la province religieuse de My Tho mentionne ensuite que, malgré les très nombreuses plaintes envoyées aux autorités depuis 2002, les bâtiments du couvent ont été abattus en 2003. En 2004 et 2005, le pouvoir local projeta, un temps, de construire un hôtel de luxe, trois ou quatre étoiles. A la fin de l’année 2008, ce projet fut abandonné, mais, au lieu de rendre leur propriété aux religieuses, la municipalité décida de transformer les lieux en « poumon vert » de la ville, en y construisant le parc public de Vinh Long.

La lettre souligne le caractère totalement illégal et immotivé de cette usurpation d’une propriété religieuse par la municipalité, ainsi que la légitimité des revendications présentées par les religieuses. Elle déplore en particulier que les autorités aient osé entamer les travaux sur les lieux alors que les plaintes qui leur étaient adressées n’avaient reçu aucune véritable réponse raisonnable.

En conséquence, continue la lettre, la communauté des religieuses de Saint-Paul de Chartres exprime sa protestation devant la construction de cette place publique. Elle demande aux autorités, conformément à l’éthique du peuple vietnamien, de rectifier les erreurs commises par les responsables de la province du Mékong en 1977, à savoir les accusations injustes portées contre les religieuses et la confiscation de leur couvent. Leur honneur bafoué doit être restauré et leurs propriétés légales restituées.

En attendant qu’une solution soit trouvée, la supérieure provinciale demande à la municipalité d’arrêter immédiatement les travaux. Elle appelle également l’ensemble des mass media au Vietnam à s’efforcer de rendre compte de l’évolution de cette affaire avec fidélité.

(1) On pourra lire le compte rendu de la lettre de l’évêque de Vinh Long, la traduction de l’interview de la sœur provinciale, ainsi que l’historique de cette affaire, dans EDA 515.
(2) La lettre a été mise en ligne sur le site Internet de la Conférence épiscopale à l’adresse: http://hdgmvietnam.org/News.aspx?Type=8&Act=Detail&ID=1178&CateID=63
(3) Voir EDA 515

(Source: Eglises d'Asie, 14 décembre 2009)
 
Der vietnamesische Präsident Nguyen Minh-Triet erstmals im Vatikan (tiếng Đức)
Zenit
09:22 14/12/2009
Vatikan ist bereit, diplomatische Beziehungen mit Vietnam aufzunehmen

ROM, 14. Dezember 2009 (ZENIT.org/Fides.org).-Die Entwicklungen in den Beziehungen zwischen dem Heiligen Stuhl und der Sozialistischen Republik Vietnam sind von vielen schmerzlichen Etappen und schwierigen Momenten aber auch von Zeichen der Öffnung und neuer Hoffnung gekennzeichnet.

Dem Besuch des sich auf einer Europareise befindenden vietnamesischen Präsidenten Nguyen Minh-Triet im Vatikan am Freitag, der bis zuletzt ungewiss blieb, war bereits ein Besuch des Premierministers Nguyen Tan Dung im Jahr 2007 vorausgegangen, mit dem der mühsame Weg der Annäherung angetreten wurde.

Der Besuch im Vatikan am 11. Dezember fügte sich in einen Rahmen des Austausches, des Dialogs und der fruchtbaren Begegnungen ein, der in den vergangenen Jahren geschaffen wurde und zum Prozess der Normalisierung der Beziehungen zwischen dem Heiligen Stuhl und Vietnam führen soll. Bisher unterhalten Vietnam und der Vatikan keine diplomatischen Beziehungen.

Das Verhältnis hat sich zwar verbessert, doch der Weg zu einer endgültigen Normalisierung der Beziehungen ist noch lang. Der Heilige Stuhl hat unterdessen mehrmals betont, dass man offen und bereit sei, diplomatische Beziehungen mit Vietnam aufzunehmen.

Der Heilige Stuhl betonte in einem Kommuniqué seine Zufriedenheit über den Besuch, der eine Etappe des Fortschritts in den bilateralen Beziehungen zu Vietnam kennzeichnet und äußerte den Wunsch, dass die offenen Fragen immer schneller gelöst werden können.

Im Verlauf des herzlichen Gesprächs wurden einige Themen angeschnitten, die die Zusammenarbeit zwischen Kirche und Staat in Vietnam betreffen, auch im Licht der Botschaft, die der Heilige Vater der Kirche in Vietnam zur Eröffnung des Jubiläumsjahres sandte.

Es fehlte auch nicht die Erwähnung der aktuellen internationalen Situation, besonders die Bemühungen Vietnams und des Heiligen Stuhls im multilateralen Bereich.

Damit dies geschehen kann ist jedoch der feste Wille beiderseits notwendig und eine gegenseitige Anerkennung und Würdigung. Dies wünscht sich insbesondere der Heilige Stuhl, dem das Leben der Kirche in Vietnam und das Wohl der ganzen Nation sehr am Herzen liegt.

Bisher hat der Staat die Kirche von oben aus einer unumstrittenen Machtposition behandelt und im Laufe der Zeit – dank eines schwierigen und schrittweise vorangekommenen Wegs der Öffnung und des Vertrauens – Zugeständnisse im Hinblick auf die Freiheit, die Ausübung des Kultus und die pastorale Tätigkeit gemacht. Doch Würde, Freiheit und Menschenrechte sollten nicht „von menschlichen oder staatlichen Autoritäten“ zugestanden werden müssen, denn sie sind ein Erbe, auf das jeder Mensch Anspruch hat und sind in dessen Wesen eingeschrieben, da er nach dem Abbild Gottes geschaffen wurde.

Von der Begegnung zwischen dem Papst und dem vietnamesischen Präsidenten erwartet man deshalb nicht nur Prinzipienerklärungen – die oft leere Worte bleiben – sondern konkrete Fortschritte bei grundsätzlichen Fragen für das Leben der Kirche im Land, wie zum Beispiel die Verkündigung des Evangeliums. Und man hofft dabei auf das beiderseitige Engagement. Der Weg sei offen – so die Beobachter – und heute bestehe die Gelegenheit rasch voranzuschreiten und zwar durch das Bemühen um Dialog und Verständigung und mit gutem Willen.

"Die vietnamesischen Katholiken hoffen allgemein, dass die 'beiden Familienvorsteher im globalen Dorf' einander sympathisch sind und gemeinsam ein Klima der Übereinstimmung für alle Familien im Dorf schaffen und sich mit vereinten Kräften um eine ganzheitliche Entwicklung der ganzen Gemeinschaft bemühen", so Kardinal Pham Minh Man im Vorfeld des historischen Besuches. "Alle wünschen sich, dass dieses „Dorf“ sich zu einer neuen Menschheitsgemeinschaft entwickelt, in der Wahrheit, Liebe, Gerechtigkeit und Frieden herrsche".

Die Gefahr – so der Beobachter – bestehe darin, dass die vietnamesische Regierung die Begegnung mit Papst Benedikt XVI. nur zu Propagandazwecken nutzen wird und die tatsächliche Situation und die wichtigsten noch offenen Fragen in den immer noch kritischen und kontroversen Beziehungen zur katholischen Kirche ungelöst bleiben.

Jüngste Ereignisse, wie die Umwandlung des Priesterseminars in Dalat in einen öffentlichen Park, die weiterhin bestätigte Beschlagnahme des Grundstücks der Apostolischen Delegation in Hanoi, das strenge Vorgehen gegen den Erzbischof gegen die Redemptoristen und gegen Erzbischof Joseph Ngo Quang Kiet von Hanoi lassen Zweifel offen: die katholische Kirche in Vietnam wünscht sich die Überwindung dieser Probleme, damit klare Verhältnisse geschaffen werden können und ein konstruktiver Dialog mit der Regierung entstehen kann.

Nach einer Kampagne gegen seine Person – zu der es infolge von Äußerungen von Erzbischof Joseph Ngo Quang Kiet kam, der auf die Ansprüche und Rechte der Kirche im Hinblick auf beschlagnahmte kirchliche Güter gepocht hatte – entschied dieser sich für eine öffentliche Selbstverteidigung, bei der er seine Motive erläuterte. Diese Stellungnahme wurde in der Folge instrumentalisiert und benutzt, um in der Öffentlichkeit ein negatives Bild von ihm entstehen zu lassen: dies führte in katholischen Kreisen zu Bestürzung und Verbitterung.

Bei einem Gottesdienst mit Erzbischof Joseph Ngo Quang Kiet zur Eröffnung des Jubeljahres brachte Kardinal Etchegaray seine Wertschätzung und Verbundenheit mit dem Kirchenvertreter zum Ausdruck.

Wenige Tage zuvor hatte der Erzbischof seinen Priestern mitgeteilt, er habe trotz seines jungen Alters (57 Jahre) beim Heiligen Stuhl sein Rücktrittsgesuch aus gesundheitlichen Gründen eingereicht. Wie der Fidesdienst von Beobachtern in Vietnam erfährt, soll sich der Erzbischof mit großer Demut zu diesem Schritt entschlossen haben. Er wolle kein „Hindernis“ auf dem Weg der Beziehungen zwischen Vietnam und dem Heiligen Stuhl sein.

(Source: http://www.zenit.org/article-19341?l=german)
 
Menschenrechtler: Vietnam und Vatikan müssen noch viele Hürden überwinden (tiếng Đức)
Michaela Koller
18:29 14/12/2009
FRANKFURT, 14. Dezember 2009 (ZENIT.org).-Die Internationale Gesellschaft für Menschenrechte (IGFM) sieht eine Reihe von Hürden auf dem Weg zu „wirklich guten Beziehungen" zwischen Vietnam und dem Heiligen Stuhl. Nicht nur die noch immer ausstehende Rückgabe oder Entschädigung im Fall des beschlagnahmten Priesterseminars von Dalat sowie des Grundstücks der Apostolischen Delegation in Hanoi sei ein Problem. Insgesamt sind der IGFM zufolge 2000 Gebäude der katholischen Kirche nach der Machtübernahme der Kommunisten im Norden des Landes im Jahr 1954 und im Süden im Jahr 1975 enteignet worden. „Da muss sich etwas bewegen, wenn man gewillt ist, gut miteinander auszukommen", kommentiert Vu Quoc Dung die Vorgänge.

Der Vietnamexperte kritisiert auch die Haltung des Regimes gegenüber Erzbischof Joseph Ngo Quang Kiet von Hanoi. „Weil er die Rückgabe von Kircheneigentum gefordert hat, versuchen sie ihn jetzt aus der Stadt herauszudrängen", ist Vu Quoc Dung überzeugt. Ein katholischer Priester sitze wegen seines Glaubens in Haft, der zudem auch noch infolge eines Schlaganfalls gelähmt ist. Erkenntnissen der IGFM zufolge dulde die Polizei auch systematisch Übergriffe auf Christen, in dem sie bei Gewaltakten von Schlägertrupps weder eingreife noch ernsthaft ermittle. „Wir können das beweisen", sagt der Asienreferent.

Für die Angriffe, die auf katholische, aber noch häufiger auf nicht-registrierte, freikirchlich-evangelische Gemeinden erfolgen, machen die Behörden die „aufgebrachte Bevölkerung" verantwortlich. Auffallend dabei sei, dass häufig die Gemeinden Opfer dieser Ausschreitungen sind, die ohnehin schon Schwierigkeiten mit den Behörden haben, weil diese sich weigern, sie zu registrieren und so zu legalisieren.

Nicht einmal die anteilsmäßig stärkere Gemeinschaft der Buddhisten genieße Religionsfreiheit. Als akut bedroht beschreibt Vu Quoc Dung die Lage von rund 200 Buddhisten in der Stadt Bao Loc. Seit Tagen umzingelten Mobs eine Pagode, um die Novizen des Zenmeisters Thich Nhat Hanh zu vertreiben. Polizisten und Beamten schauten zu, ohne in das Geschehen einzugreifen. In den letzten Wochen hatten bereits 200 Mönche und Nonnen die Pagode verlassen müsse.

Vu Quoc Dung hofft nun auf den Einsatz des Heiligen Stuhls für eine umfassende und allgemeine Religionsfreiheit in dem südostasiatischen Land, in dem 8,3 Prozent Christen, darunter 6 Millionen Katholiken im Vergleich zu 49,5 Prozent Buddhisten leben. Der Anteil der Religionslosen beträgt offiziellen Angaben zufolge 20,5 Prozent.

(Source: http://www.zenit.org/rssgerman-19346)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ chầu lượt và ban bí tích Thêm Sức tại giáo xứ Làng Anh
Hạt Cửa Lò
08:09 14/12/2009
VINH - Sáng ngày 13/12 chúa nhật III mùa vọng, một ngày mà phải nói “Thiên thời, địa lợi, nhân hoà”.

Hình ảnh Thánh Lễ

Vâng trời hôm nay không nắng, không mưa, trên một không gian rộng đẹp trước quảng trường mặt tiền nhà thờ giáo xứ Làng Anh gần thành phố Vinh, Nghệ An. Giáo dân, bà con các giáo xứ khắp nơi trong và ngoài giáo phận nô nức, hân hoan tụ tập về mảnh đất “anh cả” hạt Cửa Lò để hiệp dâng thánh lễ của ngày cao điểm tuần chầu Thánh Thể thay cho toàn giáo phận và để cầu nguyện cho 70 em “Tân binh” của Chúa Thánh Thần trong ngày chịu phép Bí Tích Thêm Sức.

Trước lễ, cha quản xứ Raphaen Trần Xuân Nhàn chào và giới thiệu, cảm tạ tri ân Cha Phanxicô Võ Thanh Tâm (cha Chính giáo phận), các cha trong và ngoài giáo hạt, đội nhạc hơi giáo xứ Thượng lộc quê hương của cha, đặc biệt là 70 em hôm nay chịu phép Thêm Sức và đông đảo cộng đoàn dân Chúa; Một tràng pháo tay hưởng ứng chúc mừng.

Tiếp đến là cha chủ tế thánh lễ Phanxicô Võ Thanh Tâm trước giờ khai lễ, Ngài đã có những lời chúc tốt đẹp tới cộng đoàn dân Chúa, cảm tạ tri ân Ngài đã tụ họp đông đảo mọi người với một ngày thật đẹp trời của Chúa nhật III mùa vọng, để hiệp đâng thánh lễ tạ ơn bằng câu thơ rằng:

Hôm nay không nắng, không mưa
chỉ hưu hưu gió cho vừa thương nhau.
Thật là: Thiên thời, địa lợi, nhân hoà.

Vâng! Giáo xứ Làng Anh là một giáo xứ đón nhận hạt giống Tin Mừng từ những ngày các vị thừa sai đặt chân lên mảnh đất giáo phận Vinh trước những năm 1853, và từ giáo xứ này đã sinh ra các xứ: Lập Thạch, Lộc Mỹ, Tân Lộc, La Nham, Trang Cảnh, Yên Đại, Làng Nam, Mỹ Dụ, Cầu Rầm, Gia Hoà, Cam Lâm và Phù Long… Đến hôm nay có hơn 1.830 giáo dân gồm 4 giáo họ, giáo dân sống thuần nghề nông nghiệp và một số ít làm nghề tre đan mỹ nghệ. Giáo xứ có nguồn gốc về đời sống chứng tá Tin Mừng, tuy nằm phía bắc một bên thành phố Vinh, nhưng cuộc sống êm đềm thanh toát của mọi người, mọi nhà hiền lành gia giáo, không đến nỗi nhiễm phải các tiêu cực thói hư do phong trào tục hoá của thời mở cửa lây nhiễm.

Nền giáo lý so với trong giáo hạt Cửa Lò hầu như năm nào cũng được giải nhất toàn giáo hạt, các em thông minh chăm học, cha mẹ phụ huynh có trách nhiệm cộng tác với Cha xứ và các ban ngành. HĐ Mục vụ và Ban giáo lý, các giáo lý viên trẻ, năng động có trí thức và kinh ngiệm, các em học sinh ham học vâng lời, vì vậy giải nhất giáo lý giáo hạt năm 2009 lại về tay giáo xứ là kết quả cho sự hy sinh vươn lên.

Thánh lễ chầu lượt tuần III mùa vọng của giáo xứ Làng Anh trong bài giảng hôm nay, Cha chủ tế nói đến sự chờ mong và hy vọng của dân Chúa ngày xưa trông đợi 4000 năm Chúa đến, và một trẻ thơ đã sinh ra trong máng cỏ chính là Thiên Chúa đã đến để giãi vây chúng ta, Chúa đến để bẻ gãy xiềng xích ma quỷ, để giải thoát chúng ta. Ngài tiếp “ Chúa dẫn chúng ta đi trên con đường chân lý của Ngài và Ngài dẫn đưa chúng ta về hưởng hạnh phúc muôn đời… Thiên Chúa ban cho chúng ta tình yêu, một tình yêu vĩ đại, tình yêu vĩnh cửu, không phải như tình yêu của thế gian, một tình yêu luôn bị chia sẻ bởi nhiều động cơ và nhiều khi con người bị quạnh đau do tình yêu bị chia sẻ mang lại”. Ngài tiếp “ Chúng ta hảy vui mừng lên vì chúng ta được tình yêu vị đại của Thiên Chúa, tình yêu không chia sẻ.

Thánh lễ được diễn tiến trong trang nghiêm và sốt mến, đội nhạc hơi của giáo xứ Thượng Lộc thỉnh thoảng cất lên những khúc nhạc hoành tráng hoà quyện với những bài thánh ca du dương của anh chị em ca viên giáo xứ, cùng với những tâm tình nguyện cầu của đông đảo cộng đoàn, để ca tụng Thiên Chúa, tri ân Giáo Hội và nguyện cầu cho 70 em thiếu nhi là “ chiến sĩ Tân binh” của Chúa Thánh Thần, là tương lai của giáo hội đặc biệt là tương lai của giáo xứ Làng Anh.

Sau thánh lễ các cha đoàn đồng tế và cộng đoàn giáo dân chầu trước Thánh Thể Chúa khoảng 15 phút để cảm tạ tri ân cầu xin và phó dâng. Nguyện xin Chúa chúc lành trên giáo hội, trên các Linh Mục nhất là giáo dân và Cha Raphaen Trần Xuân Nhàn, một linh mục mang trong mình mầm bệnh ung thư đã quá hạn, xin Chúa thương cho Ngài luôn khoẻ để làm tròn bổn phận Chúa giao.

Trời mùa đông hôm nay không nóng, không lạnh “Trời” thật nhiều lòng người, giữa quảng trường trước tiền nhà thờ, đoàn con cái trùng điệp chấp tay nguyện cầu trước Thánh Thể Chúa, xin cho giáo hội Việt Nam luôn được an bình, phát triển, xin cho công lý hoà bình đi vào và ở lại trong từng cõi lòng, để dân Việt sớm hưởng được một nền tự do dân chủ đích thực hầu đem lại hạnh phúc cho mọi người.
 
Hành hương TàPao: Lửa mến và một giờ với Mẹ
Xuân Thái
08:29 14/12/2009
PHAN THIẾT - Trong tinh thần sống Năm Thánh hồng ân 2010 và đón chào ngày Giáng sinh đang đến, một chuyến hành hương Đức Mẹ TàPao đã được thực hiện bởi Ban biên tập Lửa Mến của Gia đình Phạt Tạ Thánh Tâm. Thành phần tham dự có 32 người, gồm các cộng tác viên cùng với Ban chấp hành Gia đình PT Thánh Tâm Việt Nam và 2 vị khách thân hữu.

Hình ảnh cuộc hành hương

Chuyến hành hương ngoài ý nghĩa chính tạ ơn và cầu nguyện, còn là dịp để nói lên lòng biết ơn và tạo sự gắn bó đoàn kết giữa quý bà, quý chị là những hậu phương vững chắc, luôn âm thầm ủng hộ, động viên và khuyến khích người chồng, người cha của họ trong việc tông đồ phục vụ.

Họ ở phía sau lặng lẽ, âm thầm thôi, nhưng sự đóng góp và những hy sinh của họ không hề là nhỏ. Họ làm rất nhiều những việc không tên, nhưng nếu thiếu các việc không tên ấy, việc tông đồ sẽ gặp không ít khó khăn.

Hiểu rất rõ những điều ấy, nên từ lâu, cha Tổng linh hướng và quý vị Ban chấp hành đã mong muốn có dịp tập họp để bày tỏ tâm tình này. Nhưng thật không dễ, điều này vẫn chưa thể thực hiện vì nhiều lý do, nhưng hôm nay, điều ấy đã diễn ra vì các quý bà, quý chị đã có dịp quây quần gặp nhau, họ đã có mặt.

Chuyến hành hương bắt đầu lúc 8 giờ tối ngày 11/12/2009, khởi hành từ Giáo xứ Trung Bắc.

Những kẻ một mình và “chuyện lạ”

Độc thân và một mình ý nghĩa không giống nhau, trong lần gặp mặt này, đã có đủ cả hai điều không giống nhau ấy.

Người đầu tiên xin được nhắc đến, đó là chị Hòa, cháu Ly. Chị Hòa là cây viết giữ chuyên mục của Lửa Mến, cứ đến hẹn lại lên, chị luôn có bài thường trực. Chị và cháu Ly phụ trách Văn phòng Tân Định, một công việc không thể dứt ra, nhưng khi được anh Trưởng xin phép, cha Tổng linh hướng đã vui vẻ chấp thuận. Ai cũng biết Tân Định là một Giáo xứ lớn bậc nhất của Giáo phận, với đủ thượng vàng hạ cám những công việc, đi một người ở lại trực một người đã là một điều khó khăn, lần này, cả 2 người cùng đi, ai đó đã nói vui, đây đúng là chuyện lạ. Họ là những người độc thân. Nghe biết điều này, ai dám nói cha Tổng linh hướng của PT Thánh Tâm là người khó tính.

Người độc thân tiếp theo, xin được nói về cô Lệ Hằng, người Phóng viên của Lửa Mến luôn rất tích cực trong các chuyến đi khi được phân công. Trước đó, trong lần gặp “trù bị” để thông báo chuyến đi tại nhà anh chị Quang Hằng, có người đã mong được “nâng khăn sửa túi” cho người phóng viên đáng mến này.

Sẽ là một thiếu sót lớn, nếu không nói về một người độc thân nhiều ấn tượng, đó là chị Yến, người phụ trách những việc, mà theo cách nói của chị đó là “những chuyện linh tinh”. Thực ra, nhiều công việc đã phải cần đến chị, từ vận động bác ái xã hội đến “hậu cần Lửa Mến” và nhiều việc khác, chị đều luôn năng nổ đóng góp và chu toàn. Người độc thân ấn tượng này đã có nhiều cháu ngoại.

Cuối cùng, phải nói đến người không độc thân, nhưng lại đi một mình, đó là Bác Nghiêm. Đã gần 80, nhưng sức khỏe, lòng nhiệt thành và sự năng động của bác đã làm nhiều người trẻ phải nghĩ ngợi và ghen tỵ. Từ Nam ra Bắc và nhiều vùng miền khác, bác đều có mặt trong những dịp phát triển và quảng bá Thánh Tâm Chúa. Phu nhân nội tướng của bác không kịp có mặt hôm nay vì được thông báo quá trễ, nhưng vị nội tướng khả kính ấy vẫn chuẩn bị chuyến đi cho bác hết sức chu đáo, từ thuốc men, vật dụng, đồ dùng, chu đáo đến cả cái tăm và những chiếc khăn giấy như thói quen luôn chu đáo vốn có của bác.

Giờ Thánh ở độ cao 800 mét với Mẹ TàPao

Khởi hành từ 8 giờ tối, gần 2 giờ sáng thì đến vùng rừng núi Tánh Linh. Sàigòn – Tánh linh, một đoạn đường không xa nhưng cũng chẳng thể nói là gần. Phải ngồi co chân, bó gối trên đoạn đường gần 6 giờ đồng hồ, là một thử thách lớn với những mái tóc không còn xanh, những cái lưng không còn thẳng của tuổi thanh xuân.

Chỉ với 2 giờ nghỉ ngơi, ngay 4 giờ sáng, mọi người đã được hướng dẫn lên núi viếng Đức Mẹ trong màn đêm. Bóng tối mênh mông phủ trùm cảnh vật rừng đêm. Thật là mừng, khi thấy Tàpao lúc này đang phát triển với nhiều kinh ngạc. Chỉ ít năm trước đây, nơi này còn là một chốn đèo heo hiu hắt, nhưng hôm nay nhà cửa đã san sát, với rất nhiều cơ sở dịch vụ và đường cũng đã được trải nhựa nhiều nơi.

Trong bóng đêm, từng bước, lại từng bước thận trọng dò dẫm chậm chạp của mỗi bàn chân, mọi người cũng đã vượt qua được nhiều bậc thang của 3 con dốc để lên được độ cao 800 mét, nơi có linh đài Đức Mẹ Tàpao.

Nhiều bước chân đã được ánh đèn pin soi chiếu từ Phó Ban tổ chức là ông Trần Cường. Với mái tóc bạc ấn tượng, tất nhiên, ông cũng không còn trẻ, nhưng vẫn cố gắng luôn vượt lên phía trước để chiếu đèn hướng dẫn, điều ấy đã làm nhiều người xúc động.

Trong bóng đêm, trên linh đài, mọi người đã đứng quây quần dưới chân Tượng Mẹ để dâng lên những lời kinh tiếng hát với một giờ Thánh đầy tâm tình được soạn công phu.

Giây phút thinh lặng kéo dài, cũng là dịp để mỗi người có thể nói lên những tâm sự riêng, cùng với hoàn cảnh và khó khăn riêng của từng người đã được dâng lên Thiên Chúa trên trời cao, qua Thánh tượng Mẹ Maria đang ở dưới đất trên đỉnh TàoPao lúc này.

Sau những phút thinh lặng nhiều ý nghĩa, anh Trưởng Huỳnh Bá Song, đã thay mặt cộng đoàn dâng lời cầu nguyện chung. Đầy tâm tình, anh đã dâng lời cầu nguyện cho các ân nhân, cho các đoàn viên Thánh Tâm còn sống và đã qua đời, anh nói với Đức Mẹ về những thao thức và trăn trở trên bước đường tông đồ nhiều trở ngại. Với những lời đơn sơ khiêm tốn, anh đã cảm tạ và biết ơn về tất cả mọi điều, anh xin Đức Mẹ nâng đỡ, phù hộ và luôn được soi sáng hướng dẫn từ các Đấng Bậc bề trên.

Một điều đặc biệt cần ghi nhận, ngay khi trời còn đang rất tối ấy, có nhiều người không phải là Công giáo đã có mặt trên Linh Đài Mẹ. Rất tự nhiên, họ nói, chúng tôi là những người ngoại đạo, nhưng tín nhiệm Bà này, trong số họ, có nhiều người chưa biết rõ hoặc không thể gọi cho đúng tên Maria.

Biển xanh Phan Thiết.

Vì xe bị nổ bánh nên 11 giờ 30 đoàn mới đến Phan Thiết như dự liệu.

Mũi Né là một điểm du lịch với vô số cơ sở, dịch vụ nhà hàng, nhưng Thùy Trang là nơi đã được chọn, vì nơi này có giá cả phù hợp, nghĩa là, rẻ nhất nhưng lại có những điều kiện phục vụ tốt nhất. Tuy vậy, trước khi ghé vào, Ban tổ chức vẫn thận trọng và yêu cầu mọi người cứ ngồi trên xe, để cử người vào liên lạc trước, phòng ngừa việc bị cứa cổ hoặc chém đẹp như chuyện vẫn thường xảy ra ở các điểm du lịch xưa nay.

Trong làn nước biển xanh trong, mọi người đã thỏa sức bơi lội đùa giỡn.

Lúc này, tuổi tác đã không còn, mọi làn ranh xa lạ như cũng biến mất. Chỉ còn lại những tiếng cười lanh lảnh giòn tan sảng khoái vang xa như muốn thi đua với tiếng sóng biển ầm ào.

Bao nhiêu điều không thể trao đổi, lúc này đã được nói ra.
Bao nhiêu chuyện khó nói, lúc này đã được bày tỏ.
Mọi khoảng cách đã được thu lại, thật ngắn.
21 phát đại bác, nối vòng tay lớn và “Trung tâm rắc rối”.

14 giờ 50, ngồi quanh những chiếc bàn kê lại gần nhau, mọi người đã được nghe anh Trưởng Huỳnh Bá Song, thay mặt cha Tổng linh hướng, ngỏ lời cám ơn quý anh chị ân nhân và đặc biệt, anh đã nói nhiều về các tấm lòng của quý bà, quý chị trong việc đã hỗ trợ tích cực mọi người trong việc tông đồ Nước Chúa. Lần lượt anh giới thiệu từng người, từng đôi đang có mặt hôm nay.

Để làm gương, anh giới thiệu về người bạn đời của mình: “Đây là bà xã tôi, sau những lần tôi đi công tác trở về, bà ấy là người thường xuyên nhận được những món quà là cái balô với bên trong đựng đầy quần áo bẩn, trong những thứ “quà” ấy, có cái đưa vào máy giặt được, nhiều cái còn lại phải giặt bằng tay,….”

Lần lượt anh giới thiệu từng người, yêu cầu họ nói đôi điều về các nội tướng của họ. Cũng là một người viết, anh rất đồng cảm với việc thao thức đêm hôm khuya khoắt, những ly cà phê lúc nửa đêm của người vợ.

Dịp này, mọi người được nghe vài nét đặc thù của những người viết. Nếu ngồi lâu giờ trên máy vi tính mắt sẽ bị khô võng mạc, thoái hóa xương khớp và bệnh về khớp sống cổ cùng nhiều nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn khác, nên sau mỗi giờ phải tạm nghỉ và vận động 15 phút. Những người viết biết rất rõ điều này, nhưng thật khốn khổ cho họ, tuy biết rõ, nhưng ít người thực hiện được, vì một lẽ đơn giản rằng, khi tập trung, họ quên tất cả xung quanh, dù ngay cả ngoài trời có đổ mưa đôi khi họ cũng không biết, nói gì đến việc đứng lên vận động 15 phút. Vì ngồi quá lâu như thế, có người đã không ăn được cơm, người vợ lúc đầu rất khó chịu, nhưng dần dần, thấy tội nghiệp thì pha chọ họ ly sữa để uống thay cơm. Người lớn tuổi làm việc trên vi tính lâu giờ, nguy cơ bệnh tật càng cao, cộng thêm làm việc chậm, tập trung kém, đó là tình trạng chung của họ.

Anh Phó Ngoại Vụ Trần Công Bình kể về nội tướng của mình: “Mỗi lần đi công tác, trước khi đi, anh phải báo cáo rõ với “chính quyền địa phương” và sau khi về, phải trình diện với “chính quyền vợ”, bà xã tôi đón tiếp long trọng như đón một nguyên thủ quốc gia với 21 phát đại bác chào mừng đàng hoàng”.

Với kiểu nói rất tếu táo như thế, anh chỉ muốn nói, sau mỗi khi làm việc tông đồ gần xa, khi về nhà, vợ anh luôn rất ân cần và tận tụy lo lắng mọi điều. Anh Tiến, thường nhận mình là “Bác sĩ của Khu nhà Vĩnh biệt”, còn được đón tiếp long trọng hơn với 22 phát đại bác chào mừng, anh cho biết như thế ngay khi đang đứng bên cạnh bà xã mình lúc ấy.

Kiến trúc sư Đức Quang (Hằng), Tổng thư ký, nói về “một nửa” của mình: Mỗi khi sinh hoạt và làm những công tác đoàn thể bà xã anh luôn nhiệt tình ủng hộ và thường xuyên khuyến khích.

Lần lượt, ai cũng được giới thiệu, mỗi người đều có dịp giới thiệu về một nửa của mình.

16 giờ mọi người lên xe ra về. Sau khi nguyện kinh chiều lúc 18 giờ, “khu nhà lá” phía cuối xe, gồm anh Trưởng và một vài vị khác đã nói lên cảm nghĩ của mình, thật là xúc động, khi được nhìn thấy các bà, các chị khi tắm biển đã đan tay nhau làm thành một vòng tròn trong biển nước. Hình ảnh ấy đã làm tôi liên tưởng đến lời kêu gọi gắn bó và đoàn kết yêu thương trong bản nhạc quen thuộc “Nối vòng tay lớn” của người nhạc sĩ không mấy xa lạ, Trịnh Công Sơn.

Từ quý ông, đã có rất nhiều cách nói để chỉ về vợ mình, khi gần chia tay, một ai đó đã nói vui trên xe rằng, vợ là một ”Trung tâm rắc rối”, nhưng thiếu cái trung tâm rắc rối ấy, mọi chuyện sẽ tệ hại biết bao.

Rao giảng Lời Chúa, không chỉ là nói được những điều thông thái cao siêu. Làm tông đồ Chúa, chẳng nhất thiết chỉ là làm được những việc cao cả vĩ đại, nhưng còn đơn giản như Mẹ Thánh Têrêsa thường nói: “Bạn hãy giiới thiệu Chúa Giêsu qua nụ cười của Bạn”

Với ý nghĩa này, ai cũng dễ thấy hình ảnh “Nối vòng tay lớn” của các “Trung tâm rắc rối” lúc ấy, Chúa Giêsu đang thực sự có mặt qua những nụ cười của họ. Hình ảnh ấy chẳng cần được ai ghi nhận, dù là từ những ống kính chuyên nghiệp, vì hình ảnh này đã được khắc họa và in sâu trong lòng mỗi người.

Sau khi cùng ăn một tô phở, mọi người đã chia tay trong bịn rịn lưu luyến,

Buổi hành hương kết thúc hồi 9 giờ tối ngày 12/12/2009, hơn 24 giờ họ có mặt bên nhau, trong tình yêu của Thánh Tâm Chúa Giêsu đang ngập tràn nơi trái tim mỗi người.
 
Sinh viên Mai Khôi tĩnh tâm Mùa Vọng
Fx. Trần Kim Ngọc, OP.
08:42 14/12/2009
BIÊN HÒA - Sinh viên Mai Khôi – Tú Xương đã sum họp tại nhà Maisan để tĩnh tâm Mùa Vọng trong hai ngày 12-13/12/2009 trong bầu khí bên ngoài thì rộn ràng của Thánh Lễ Tạ Ơn 25 năm của Huynh Đoàn Giáo Dân Đa Minh Giáo Phận Xuân Lộc, nhưng bên trong căn phòng nhỏ thì tâm hồn các bạn lại lắng đọng để nghe tiếng thì thầm mời gọi tỉnh thức của Mùa Vọng.

Mở đầu cho dịp tĩnh tâm, các bạn đã sốt sắng ngồi bên nhau trước Thánh Thể cầu nguyện sốt sắng. Màn đêm buông xuống, các bạn chia sẻ với nhau những vui buồn của đời sống sinh viên cũng như những thao thức về đời sống đức tin của giới trẻ dưới ánh đèn lung linh trong một cái chòi canh ngoài vườn cây.

Sáng ngày 13.12, các bạn lắng nghe chia sẻ tĩnh tâm với đề tài “Làm mới lại trong tình thương của Thiên Chúa”, hay nói theo cách của chính các bạn là “tuốt” lại tất tần tật, cứ như là đi làm thẩm mỹ vậy! Thầy giảng tĩnh tâm lúc thì đưa các bạn vào một bầu khí trang nghiêm, lúc lại đưa các bạn vào bầu khí hài hước, làm cho buổi chia sẻ tĩnh tâm sống động và rất ý nghĩa.

Sau buổi chia sẻ tĩnh tâm, các bạn hồi tâm sám hối, trút bỏ mọi gánh nặng của kiếp người hèn yếu hay sa ngã phạm tội qua bí tích giao hoà để đón nhận ơn tha thứ của Thiên Chúa.

Thánh Lễ kết thúc diễn ra trong căn nhà nguyện nhỏ nhưng ấm cúng, các bạn sốt sắng trong niềm vui của Chúa Nhật III Mùa Vọng: “Anh em hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa”. Bài giảng lễ xoay quanh đề tài “niềm vui”. Vui vì được làm con Chúa, vui vì Chúa đang ngự giữa cộng đoàn phụng vụ, vui vì sắp được đón mừng Mầu Nhiệm Ngôi Lời nhập thể. Vui vì các bạn có nhiều cơ may hơn những người khác cùng trang lứa, được học hành, được biết Chúa. Điểm qua chừng ấy niềm vui, tinh thần vui mừng của Phụng Vụ Lời Chúa hôm nay mời gọi các bạn sinh viên lên đường để đưa niềm vui cứu độ được thực hiện nơi Ngôi Lời Nhập Thể cho các bạn sinh viên, cho những ngườio khác chưa biết Chúa.

Phảng phất một chút gì đó sau hai ngày tĩnh tâm trong bầu khí huynh đệ và cầu nguyện, các bạn ra về trong một tinh thần mới, một quyết tâm mới và một con tim mới hướng về ngày Đại Lễ Chúa Giáng Sinh.
 
Chương trình hợp xướng Thánh ca giáo phận Xuân Lộc
Giuse Hoàng Thiên Quốc
15:01 14/12/2009
Xuân Lộc – 14-12-2009: Bắt đầu từ Chúa nhật thứ I mùa Vọng đến những ngày qua, Giáo Phận Xuân Lộc đã trải qua những ngày tràn ngập niềm vui, niềm hân hoan trong tinh thần chuẩn bị chào đón ngày Chúa Giáng sinh và năm Thánh 2010.

Hình ảnh các Ca đoàn trình diễn

Theo chương trình của Ban Thánh Nhạc Giáo Phận Xuân Lộc, năm nay, để đón mừng đại lễ Chúa Giáng Sinh, mừng năm Thánh 2010, năm Thánh Linh Mục, các Giáo hạt trong Giáo phận sẽ luân phiên tổ chức chương trình hội diễn Thánh Ca.

Chương trình Hội diễn bắt đầu từ Chúa Nhật thứ nhất Mùa vọng và diễn ra trong suốt Mùa vọng. Giáo hạt Biên Hòa là nơi khai mào (vào lúc 18 giờ 30 Chúa nhật 29/11/2009) mở đầu cho một mùa vọng đầy thánh ân của Giáo phận. Chương trình được quy tụ gồm các ca đoàn trong Giáo hạt như: Ca đoàn Giáo xứ (CĐGX) Nghĩa Sơn – CĐGX Phúc Hải – CĐGX Bình Hải – CĐGX Đông Hoà – CĐGX Bến Gỗ – CĐGX Thái Hiệp. Xen kẽ các tiết mục hợp xướng còn có các tiết mục đơn ca của các ca sĩ như: LM Nguyễn Sang Xuân Trường – Diệu Hiền – Thanh Sử… Đêm Thánh Nhạc diễn ra trong không khí ấm áp và tràn ngập hồng ân.

Tiếp sau, Giáo hạt Biên Hòa là các Giáo hạt Hố Nai, Giáo hạt Tân Mai, Giáo hạt Túc Trưng, Giáo hạt Phương Lâm, Giáo hạt Long Thành,… lần lượt tổ chức Hợp xướng Thánh Ca ở từng Giáo hạt. Các chương trình đều có sự quan tâm ân cần của các Cha, các Nhạc sĩ, các Ca trưởng: Cha Vinh Sơn Phạm Liên Hùng Giám đốc Thánh nhạc Giáo phận Xuân lộc, Cha Đaminh Đaminh Trần Công Hiển Thư ký Ban Thánh nhạc Giáo Phận XL, Các Cha trưởng ban Thánh nhạc Giáo Hạt, Nhạc sĩ Nguyên Nhung, Nhạc sĩ Thế Thông, Nhạc sĩ Xuân Vỹ, Nhạc sĩ Nguyên Dũng, Nhạc sĩ Ngọc Tuyên, Ca trưởng Khương Huệ,….

Mỗi Giáo hạt đều mang những màu sắc riêng, nhưng nổi bệt riêng, những ý nghĩa riêng, ( Giáo xứ Thạnh Lâm - Giáo hạt Phương Lâm: lần đầu tiên trong Giáo phận có một ca trưởng là người dân tộc) nhưng tất cả đểu nhắm đến một mục đích chung đó là: Tôn Vinh Chúa bắng lời ca tiếng hát của con tim chân thành.

Ngoài ra, Hội diễn Thánh Ca năm nay của Giáo phận Xuân lộc còn mang nhiều mục đích khác:đó là cơ hội để giao lưu, học hỏi kinh nghiệm hợp xướng và cổ võ tinh thần những người hoạt động Thánh Nhạc của các Giáo xứ. Sau mỗi chương trình Hội diễn ở từng Giáo hạt, Các Giáo xứ đều được trao tặng bằng khen của Đức Cha Đaminh Giám mục Giáo phận Xuân lộc. Bằng khen đó không chỉ là biểu dương cho công cuộc Thánh nhạc của các Giáo xứ mà còn nói lên sự quan tâm hết lòng của Đức Cha đến Thánh Nhạc Giáo phận.

Khi tham gia các chương trình Hợp Xướng Thánh Ca của Giáo phận, không chỉ những người quan tâm đến Thánh Nhạc mà ngay cả những giáo dân cũng cảm thấy một niềm hạnh phúc khôn tả, những tiếng ca, điệu đàn du dương hợp thành những bài ca dâng Chúa thật hoàn mỹ. Ước chi những chương trình Thánh Ca luôn được nhân rộng, để mọi người có thể dùng lời ca tiếng hát mà ca tụng Thiên Chúa một cách toàn vẹn hơn.

“ Hát bằng hai lần cầu nguyện”.
 
Đại Hội Mục Vụ Lần Thứ 53 Tại Giáo Xứ Việt Nam Paris
Trần Văn Cảnh
18:19 14/12/2009
ĐAI HỘI MỤC VỤ LẦN THỨ 53 - GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS

Paris. Ngày chủ nhật 13 tháng 12 năm 2009, các đại biểu của các địa điểm mục vụ và đơn vị mục vu, các thành viên Ban Thường Vụ, các vị Cố Vấn và các nhân viên Ban Giám Đốc Giáo Xứ Việt Nam Paris đã đến tham dự Đại Hội Mục Vụ lần thứ 53 của Hội Đồng Mục Vụ. Đây là Đại Hội thường niên lần thứ hai của năm 2009. Bốn điểm đã được Đại Hội lần lượt duyệt qua.

A. Hướng đi mục vụ của Giáo Xứ cho năm 2009-2010

Mở đầu Đại Hội, Đức Ông Giám Đốc Mai Đức Vinh đã nhắc lại lời nhắn nhủ của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI gởi Giáo Hội Việt Nam nhân dịp lễ khai mạc năm thánh 2010 tại Sơ Kiện: «Chúng ta phải quyết tâm đào sâu và phong phú hóa sự hiệp thông trong Giáo Hội». Và trong tinh thần hiệp thông này Đức Ông đã « gửi đến Đại Hội lời chào thân ái, lời cầu chúc Đại Hội được mọi hồng ân để xây dựng sự hiệp thông trong Giáo Hội mà trước tiên là hiệp thông trong Giáo Xứ chúng ta. Hiệp thông để sống yêu thương và liên đới, sống đức tin và truyền giáo ».

Rồi trong tinh thần hiệp thông, ngài đã trình bày bốn điềm định hướng cho hướng đi mục vụ của giáo xứ trong năm 2009-2010:

1. Thay đổi một số công việc trong Ban Giám Đốc:

Vì có thêm thày Gioan Nguyễn Sơn mới chịu chứ phó tế vĩnh viễn (10.10.09), nên thành viên của Ban giám Đốc hiện nay là 10 người. Thày Inhaxiô Nguyễn Văn Thạch, đã 78 tuổi và sức khoẻ yếu, xin nghỉ một số công tác. Công tác mục vụ của Thày Sơn: lo việc thăm viếng các tù nhân Việt Nam, Cao Miên, Lào, Trung Hoa…- làm linh giám cho hai tiểu đội Legio: Đức Mẹ Việt Nam và Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp - Phụ tá lo Hội Tobia - Đồng hành với nhóm Xây Dựng – Công tác Phụng Vụ chủ nhật- giảng lễ tuần thứ V. Thày Anrê Tạ Đình Chung thay thày Thạch lo hồ sơ Dự Tòng – lo bìa Báo Giáo Xứ - Giảng lễ chủ nhật tuần thứ II. Cha Nguyễn Thanh Điển linh giám tiểu đội Đức Mẹ yên ủi kẻ âu lo. Cha Trần Anh Dũng làm linh giám cho curia Đức Mẹ Việt Nam thay cha Nguyễn Văn Cẩn. Cha Mai Đức Vinh lo Hội Yểm Trợ Ơn Gọi thay cha Trần Anh Dũng.

2. Tiếp tục năm ‘Cầu nguyện cho các Linh Mục’ và Năm ‘Thánh 2010 của Giáo Hội Mẹ Việt Nam’ : Như chương trình đã được thông báo trước, chúng ta đang thể hiện 5 việc: 1) Củng cố lại Hội Yểm trợ Ơn gọi. 2) Đọc kinh cầu cho các linh mục mỗi chủ nhật sau rước lễ. 3) Làm giờ thánh ‘cầu cho ơn kêu gọi’ và ‘cầu cho các linh mục’. 4) Thực hiện cuốn lịch Phụng vụ 2010 với chủ đề ‘Cầu nguyện cho các linh mục’. 5) Thực hiện bảng triển lãm về Linh mục, về cha Jean Marie Vianney, về Giáo Hội Việt Nam….

3. Nỗ lực cộng tác vào chương trình của Tuyên Úy Đoàn vào cuối tuần 02-04.07. 2010 đặc biết vào các ban: Tiếp Tân, Phụng Vụ, giới trẻ, Diễn Nguyện Thánh Ca, Thuyết Trình, Tài Liệu, Y tế, trang trí, Báo chí, Vệ Sinh. Lý do vì giáo xứ paris là Trung Tâm và là Cộng Đoàn tiếp đón. Chương trình đại cương: thứ sáu 02.07.10, các Cộng Đoàn về Paris. Thứ bảy, - 03.07.10, 10g, lễ khai mạc tại Giáo Xứ việt Nam, cơm trưa, chiều viếng Phòng các Thánh tử Đạo, tối Diễn Nguyện Thánh Ca tại Giáo Xứ. – 10g tại Giáo Xứ, chầu Mình Thánh, Lễ nghi sám hối, cơm trưa, - 15g thánh lễ tại Notre Dame de Paris, Thánh lễ, lãnh ơn toàn xá, bế mạc.

4. Về Cơ Sở: vì cơ sở đang xử dụng hiện nay được coi như một ‘cơ sở xử dụng công cộng’ nên theo luật mới về an ninh chúng ta phải có một thang máy để đáp ứng nhu cầu của người cao niên và người khuyết tật. Hạn chót phải thực hiện là 2015. Mọi sự còn ở trong chương trình nghiên cứu ‘phương cách thực hiện’. Điều chắc chắn là tốn kém. Người ta ước lượng trên dưới 200.000euros.

B. Lịch mục vụ 2009-2010

Tiếp lời Đức Ông Giám Đốc, Ông Chủ Tịch HĐMV đã giới thiệu một số công việc đã thực hiện từ tháng 09/2009, của các Ủy Ban thuộc Ban Thường Vụ, như lịch mục vụ của Ủy viên Phụng Vụ Thánh Ca, việc tổ chức lại quầy bánh nước tại Giáo Xứ của Ủy viên Tài Chính, việc thay thế các bàn tiệc của Ủy Viên Xây Dựng, việc tổ chức thi hang đá đang được Ủy Viên Văn Hóa chuẩn bị và bố trí,… Ông cũng nhắc đến những sinh hoạt nổi bật của các phong trào và đơn vị mục vụ: hai khóa tĩnh huấn của Phong trào Curisillo, Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập của Hội Yểm Trợ Ơn Gọi, Thánh lễ và Giờ Thánh hàng tháng, hành hương Ars, Taizé, Paray-le-Monial của giới trẻ, Hiện diện y khoa của các chuyên gia Nha Y Dược trong các thánh lễ chủ nhật và lễ trọng, thuyết trình về cảm cúm cho các bậc cao niên của Nhóm Chuyên Gia,…

Rồi hướng về tương lai, ông Chủ Tịch đặc biệt nhấn mạnh đến Năm Thánh 2010. Ông nói: Qua truyền thông, Năm Thánh Việt Nam 2010 đánh dấu kỷ niệm 350 năm (1659-2009) thành lập hai Giáo Phận Tông Tòa đầu tiên Đàng Trong - Đàng Ngoài và 50 năm (1960-2010) thiết lập Hàng Giáo Phẩm Công Giáo Việt Nam, với 3 Giáo Tïnh Hà Nội, Huế và Sài gòn.

Để cùng sống hiệp thông, Tuyên Úy Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp đã quyết định tổ chức Đại Hội ‘’Mừng Năm Thánh Việt Nam 2010‘’ vào tuần lễ đầu tiên của tháng 7/2010 tại Paris (3/7/2010 tåi Giáo Xứ và 4 /7/2010 tại Notre Dame de Paris).

Bởi thế, con xin kính mời quí vị hãy dự trù dịp nghỉ hè 2010 vào đầu tháng 7 để có thể tham dự đông đû với các cộng đoàn Việt Nam tại Pháp ‘’Sống và chia sẻ với Giáo Hội Việt Nam’’.

Và để Đại Hội có cái nhìn tổng quát về các sinh hoạt đã được dự trù cho niên khóa 2009-2010, ông Chủ Tịch đã giới thiệu lịch mục vụ.

Lịch Mục vụ 2009-2010

05/09/2009 Ngày Tĩnh Tâm Ban Thường Vụ tại Orsay.
15/11/2009 Đại Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Thánh Lễ chung các Cộng Đoàn vùng Paris.
Đại Hội Yểm trợ Ơn gọi, kỷ niệm 20 năm thành lập.
29/11/2009 Ngày Gia Nhập Cộng Đoàn của các Dự Tòng.
13/12/2009 Đại Hội Mục Vụ Kỳ II /2009
18/12/2009 Hạn chót nộp Thi Hang đá
24/12/2009 Lễ Giáng Sinh (20g00)
27/12/2009 Lễ Thánh Gia - Mừng kỷ niệm Hôn phối và Thượng thọ
03/01/2010 Lễ Hiển Linh – Tuyên bố kết quả Thi Hang đá
31/01/2010 Tiệc Xuân Giáo Xứ Canh Dần
07/02/2010 Tết Giới trẻ Giáo xứ
13/02/2010 Thánh Lễ Giao Thừa (20g00)
14/02/2010 Tết Nguyên Đán Canh Dần.
20/02/2010 Thỉnh mời của các dự tòng với ĐHY André Vingt-Trois
21/02/2010 Tết Thiếu Nhi Thánh Thể.
28/02/2010 Tết Cao niên
28/03/2010 Chúa Nhật Lễ Lá Thánh lễ chung các Cộng đoàn vùng Paris
04/04/2010 Lễ Phục Sinh. Ngày Gia Nhập Giáo Hội của các Tân Tòng.
01/05/2010 Đại Hội Liên Đới Nghề Nghiệp kỳ X.
22-23/05/2010 Hai Ngày Thân Hữu Giáo Xứ.
30/05/2010 Ngày họp mặt các Ca đoàn
13/06/2010 Đại Hội Mục Vụ Kỳ I / 2010.
03/07/2010 Đại hội các cộng đoàn Việt-Nam tại Pháp:
“Mừng Năm Thánh 2010 với Giáo Hội Việt Nam”
04/07/2010 Thánh Lễ tại Notre-Dame de Paris

C. Báo cáo của Các Đại Diện Địa Điểm Mục Vụ

Sau ông chủ tịch, sáu Đại Diện Địa Điểm Mục Vụ (họ lẻ) đã báo cáo về các hoạt động trong năm qua 2009 và dự án cho năm tới 2010.

C1. Antony ( 92 ) : một đại diện trẻ của cộng đoàn đã đọc bài tường trỉnh của Ô. Nguyễn-Tính-Nghĩa. 4 sinh hoạt đả được thực hiên trong Cộng đoàn Antony: Thánh lễ mỗi chủ nhật thứ 3 trong tháng, lúc 10 giớ 30, qui tụ khoảng từ 60 đến 80 người, với sự hiện diện của một ca đoàn hát lễ rất chu đáo. Mỗi năm cộng đoàn tổ chức 3 lần chầu Thánh Thể sau thánh lễ. Trong năm phụng vụ 2009-2010, Cộng đoàn dự trù tổ chức 3 ngày học hỏi, từ 14 đến 16 giờ, để đào sâu về đức tin và học hỏi với Giáo Hội Việt Nam, nhân dịp Nam Thánh 2010. Cộng đoàn dự trù tổ chức ăn Tết 2010 vào chủ nhật 24/01/2010 cho mọi người lương giáo.

C2. Cergy-Pontoise ( 95 ): Ô. Vũ-Ngọc-Châu cho biết:

Năm mục vụ 2009-2010 đã được bắt đầu bằng cuộc Hành Hương tại Vương Cung Thánh Đường của thành phố Reims hôm chủ nhật 30/08/2009, với sự tham dự của trên 120 người và sự hướng dẫn của cha tuyên úy Đinh Đồng Thượng Sách.

Ngày Cộng đoàn Cergy năm nay đã được tổ chức vào thứ bảy 03/10/2009 với thánh lễ đồng tế có cha tuyên úy, cha sở Cergy và cha Michael Nguyễn Khắc Minh, và được tiếp theo với một bữa cơm thân mật huynh đệ.

Đoàn Têrêxa hài đồng Giêsu: Năm nay có hơn 40 em sinh hoạt dưới sự dẫn dắt của 3 trưỏng. Đoàn cũng đang huấn luyện và đào tạo thêm 5 trưởng mới. Có một số em đang theo học khóa giáo lý chuẩn bị rước lễ lần đầu.

Để chuẩn bị mừng Chúa Giáng Sinh 2009, Cộng Đoàn Cergy đã ghi tên hưởng ứng cuộc thi hang đá. Ca đoàn Bảo Lộc sinh hoạt tập hát cho Mùa Vọng và mừng Chúa Giáng Sinh

C3. Ermont ( 95 ): Ô. Nguyễn-Hữu-Thủy, đại diện, đã trình bày 3 điểm:

Sinh hoạt thường xuyên của cộng đoàn: Chủ nhật hàng tháng, tuần 3, lúc 15g30: thánh lể VN. Chiều thứ bảy, tuần thứ 3, lúc 15 giờ, đọc kinh kính Đức Mẹ. Sau đó, tập hát thánh ca cho chủ nhật. Trong các tháng 5 và 10, mỗi chiều thứ bảy lúc 15g, đọc kinh kính Đức Mẹ. Chủ nhật đầu tháng, lúc 10 giờ, sinh hoạt Nhóm Cursillo và sau đó tham dự thánh lễ với gia đình Anphong Ermont tại nhà nguyện cha Quy.

Sinh hoạt với Giáo Xứ Việt Nam Paris: thông báo, đôn đốc giáo dân tham dự mọi sinh hoạt, các thánh lễ, ngày thân hữu, góp tiền cứu trợ nạn nhân bão lụt, thi hang đá,.… tại Giáo Xứ Paris. Hội Yểm trợ Ơn gọi qui tụ 58 người, chia làm 2 nhóm: 27 người vùng Ermont và 31 người vùng Montigny-les-Cormeilles. Tham dự 3 ngày mục vụ giới trưởng thành hồi tháng 5: 2009 tại Orsay-ville.

C4. Marne-la-Vallée ( 77 ) : Ô. Nguyễn-Anh-Hải: Số giáo dân tăng; 180 gia đình khoảng 500 người. Thêm 1 phó ngoại vụ “ủy ban Mục vụ Ngoại kiều Giáo phận Meaux “ họp 4 lần một năm.

Có 82 em theo học các lớp giáo lý thường xuyên tại Trung tâm Thánh Phaolô, từ 13g30 đến 14g30 trước thánh lễ cộng đoàn. 4 em lãnh nhận bí tích Thêm Sức, tại GXBVN Paris ngày 06/06/2009, 11 em rước Chúa lần đầu và 15 em tuyên xưng Đức Tin vào lễ Chúa Nhật 21/06/2009. Các em giáo lý, giáo lý viên và phụ huynh tham dự ngày tĩnh tâm tại Dan Viện Biển Đức Solesmes ngày 30-31/05/2009. Ban lễ sinh gồm 8 em thuộc lớp giáo lý và hướng đạo sinh, luân phiên giúp thánh lễ cộng đoàn.

Liên đoàn Hướng đạo Thuận Hóa có 56 hướng đạo sinh thuộc 4 ngành Ấu, Thiếu, Thanh và Tráng, với 8 huynh trưởng sinh hoạt từ 15g30 đến 17g30, sau thánh lễ. Tổ chức tuần lễ trại hè và trại Toussaints tại đất trại Jambville thuộc Hội Nam Nữ Hướng Đạo Công Giáo Pháp.

Cộng đoàn có 2 Ca đoàn; Ca đoàn Vào Đời và ca đoàn Thiếu Nhi vừa thành lập trong năm qua. Nhóm Gia đình trẻ, qui tụ 10 gia đình, luân phiên rước Đức Mẹ Fatima vào mổi chiều thứ bảy đầu tháng. Nhóm Cursillo Marne-la-Vallée, khoảng từ 06 đến 12 người hoạt động đều đặn, họp nhóm 2 lần trong tháng, sau thánh lễ chúa nhật. Hội đạo binh Đức Mẹ, tiểu đội Đức Mẹ Môi khôi 12 ngườI. Hội Ỷêm Trợ ơn gọi có 3 chi hội, tổng cộng 56 hội viên. Chi Hội Tobia vừa mới khai sinh cũng đã cầu nguyện dâng 9 lễ cho 3 linh hồn Maria, Augustinô và linh hồn thân phụ chị Bạch Mai. Tài chánh năm 2008-2009: Thu 10.892,00 euros; Chi: 6.844,00 euros; Còn lại: 4.088,00 euros.

Đầu năm mục vụ mới, đầu tháng 09/2009, cộng đoàn tín nhiệm, tái cử « Tân Ban Đại Diện » cho nhiệm kỳ 2009-2012.

Nhìn về linh địa Sở Kiện, hướng đến tương lai Đại Hội Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp vào 2 ngày 03 và 04/07/2010, cộng đoàn Marne-la-Vallée mời gọi các gia đình tình nguyện ghi danh đón tiếp các anh chị em thuộc cộng đoàn Montpellier về thủ đô tham dự Đại Hội 2010.

C5. Sarcelles ( 95 ): Ô. Nguyễn-Hữu-Nhơn, vì tình trạng sức khỏe, không đến tham dự Đại Hội được, nhưng đã biên mèột thư tường trình tóm lược. Chị Tổng Thư Ký đã đọc thư tường trình này. Sáu sinh hoạt đã được ông đại diện nêu lên: Mừng Tết Kỷ Sửu 2009 với thánh lễ đồng tế do cha Trần-Anh-Dũng và 2 cha sinh viên và thầy phó tế Girard Xavier. Sayu thánh lễ có tiệc vui văn nghệ,… khoảng 200 người đã đến tham dự. Thăm viếng những người cao niên. Tham gia tiệc xuân của Giáo Xứ Paris và của Nhóm Taxi. Quyên góp chương trình Yểm Trợ Ơn Gọi. Tặng quà Noël cho các con em của cộng đoàn vào chủ nhật 13/12/2009. Chuẩn bị mừng Tết Canh Dần 2010.

C6. Villiers-le-Bel ( 95 ) : Ô. Nguyển-văn-Ân liệt kê một sổ sinh hoạt rất phong phú, từ Tết Kỷ Sửu 2009 đến lễ Thưông Thọ 27/12/2009. Các sinh hoạt sầm uất của cộng đoàn, cũng như những cộng đoàn khác, xoay quanh hai trục chính.

Những sinh hoạt riêng của cộng đoàn Villiers-le-Bel, đặc biệt năm nay cộng đoàn đã tổ chức lễ ăn mừng Thầy Sáu Vĩnh Viễn Gioan Sơn. Và những sinh hoạt chung góp phần với Giáo Xứ Paris: tiệc xuân giáo xứ, Liên đới nghề nghiệp, Kermesse giáo xứ, Khóa huấn luyện giới trưởng thành, Các khóa Cursillo, Hội Yểm Trợ Ơn Gọi, Chương trình « Lá Lành đùm lá rách », thi làm hang đá, Lễ thượng Thọ,…

D. Phần thảo luận

Sau khi đã nghe 8 bản báo cáo; của Đức Ông Giám Đốc, của ông Chủ Tịch và của 6 đại diện địa điểm, theo lời mời của anh Phó Tổng Thư Ký, một số ý kiến đã được đưa ra trao đổi và thảo luận.

Về vấn đề làm thang máy trước năm 2015, Đức Ông Giám Đốc cho biết rằng đó là một việc luật định, ta sẽ phải làm, nhưng còn quá sớm để biết các chi tiết cụ thể về trách nhiệm đóng góp, về kỹ thuật thực hiện. Các thông tin liên hệ sẽ được phổ biến dần dần, theo tiến triển của công việc.

Về sáng kiến của địa điểm Marne-la-Vallée tiếp đón các giáo dân Montpellier vào dịp cử hành Năm Thánh vào tháng 07/2010, nhiều đại diện và Đức Ông cho rằng đó là sáng kiến hay, ta nên bắt chước và tổ chức qui mô hơn cho các địa điểm mục vụ khác nữa. Và với một lực lượng 56 hướng đạo sinh, đoàn Hướng Đạo Thuận Hóa của Marne-la-Vallée sẽ rất hữu ích trong việc tiếp tân và trật tự vào tháng 07/2009.

Một vị nhận xét rằng: »Báo cáo của sáu địa điểm mục vụ làm nổi lên một nét rất tích cực về sinh hoạt công giáo tiến hành. Ở đâu cha tuyên úy tích cực, thì ở đó sinh hoạt công giáo tiến hành khởi sắc và tìm được môi trường phong phú để đâm chồi nảy mộc. Nếu giáo xứ muốn các pgong trào và hội đoàn phát triển, thì phải vận động các tuyên úy thiết lập các đoàn nhóm này trong các địa điểm mục vụ địa phương».

Về vấn đề gây quĩ giúp GHVN tổ chức Năm Thánh, có nhiều ý kiến khác nhau. Vị thì muốn phát động một chiến dịch mạnh bạo hơn để giúp GHVN. Vị lại e dè, không biết có nên làm không, vì từ hơn năm nay, không nghe ai nói gì đến Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam Hải Ngoại trong việc tham gia Năm Thánh 2010.

Một sồ ý kiến xoay quanh vấn đề vệ sinh và các nhà vệ sinh cần phải được săn sóc kỹ hơn. Một số ý kiến xoay quanh việc làm hang đá.

Không còn những vấn đề quan trọng cần bàn thảo, Đại hội đã chấm dứt vào lúc 16g30. Đức Ông Giám đốc đã ban phép lành cho Đại hội sau khi cùng tất cả hát kinh Hòa bình.

Paris, ngày 14 tháng 12 năm 2009
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Ao Sau Vườn
Joseph Ngọc Phạm
23:08 14/12/2009

AO SAU VƯỜN



Ảnh của Joseph Ngọc Phạm.

Cuối năm thôi việc, ở nhà

Làm quen đất đá cỏ hoa trong vườn.

Cái gì cũng thấy dễ thương. /.

(Thơ Trầm Tĩnh Nguyện)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền