Ngày 13-12-2023
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 14/12: Gương mẫu của sự mong chờ – Lm. Antôn Nguyễn Thế Nhân, SSS
Giáo Hội Năm Châu
02:38 13/12/2023

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu,

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân chúng rằng: “Tôi nói thật với các ngươi: trong số phàm nhân đã lọt lòng mẹ, chưa từng có ai cao trọng hơn ông Gio-an Tẩy Giả. Tuy nhiên, kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời còn cao trọng hơn ông. Từ thời ông Gio-an Tẩy Giả cho đến bây giờ, Nước Trời phải đương đầu với sức mạnh, ai mạnh sức thì chiếm được. Cho đến ông Gio-an, tất cả các ngôn sứ cũng như Lề Luật đều đã nói tiên tri. Và nếu anh em chịu tin lời tôi, thì ông Gio-an chính là Ê-li-a, người phải đến. Ai có tai thì nghe.”

Đó là lời Chúa
 
Lắm phúc
Lm. Minh Anh
13:50 13/12/2023

LẮM PHÚC
“Kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời còn cao trọng hơn Gioan!”.

Trong đoản thơ “Shadows”, “Những Chiếc Bóng Đổ”, tác giả chia sẻ, “Thật tuyệt vời khi bạn chạy và ‘những chiếc bóng đổ’ chạy! Khi bạn hạnh phúc, ‘những chiếc bóng đổ’ reo ca; khi bạn ngân nga, ‘những chiếc bóng đổ’ nhại lại. ‘Những chiếc bóng đổ’ chạy theo khi cuộc sống của bạn ngập tràn ánh nắng và hân hoan. Bạn quả là ‘lắm phúc!’”.

Kính thưa Anh Chị em,

Nếu nữ thi sĩ Martha Wadsworth không tiếc lời để nói về ‘những chiếc bóng đổ’ của một người mẹ, thì với Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu làm điều tương tự với Gioan Tẩy Giả, người Ngài ngưỡng mộ. Tuy nhiên, Ngài bất ngờ kết luận, “Kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời còn cao trọng hơn Gioan!”. Vậy sẽ có người ‘lắm phúc’ hơn Gioan?

Đúng thế! Chúa Giêsu thường ít khen ai ngoài một vài đối tượng có lòng tin mạnh! Dẫu vậy, ở đây, Ngài nức tiếng khi nói về Gioan, “Trong trong số phàm nhân đã lọt lòng mẹ, chưa từng có ai cao trọng hơn Gioan!”. Ngài coi Gioan như đại ngôn sứ Êlia tái thế, người dọn đường cho Đấng Messia. Nhưng bất chợt, Ngài đảo ngược nhận định khi nói về “Kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời”. Tại sao? Hạng nhỏ nhất này là ai? Nước Trời ở đây là gì?

Những kẻ nhỏ nhất ở đây là những người ‘lắm phúc’ hơn Gioan; trong đó có chúng ta. Một ngạc nhiên đầy thú vị! Rõ ràng, Gioan vĩ đại, nhưng sự vĩ đại của Gioan chỉ để chuẩn bị cho một Đấng Vĩ Đại. Gioan ‘biết’ Ngài, nhưng không biết Ngài về sau, sẽ làm gì! Gioan chỉ tay về phía Chúa Giêsu và nói cho các đồ đệ, “Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xoá tội trần gian!”, nhưng Gioan không sống để chứng kiến ‘sự xoá tội’ của Ngài bằng cách nào! Giao Ước mới được đóng ấn bằng máu Chúa Kitô trên thập giá, Gioan chưa bao giờ nhìn thấy điều đó; Gioan cũng chưa bao giờ hoàn toàn là môn đệ của Ngài. Gioan không thể chia sẻ sự sống dồi dào được giải thoát qua cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô như mọi Kitô hữu có đức tin có thể làm.

Không hưởng nhận Thánh Thần của Chúa Kitô, Gioan mù tịt về Giáo Hội; đang khi chúng ta được ngụp lặn giữa biển ân sủng. Gioan không biết Vương Quốc Chúa Kitô thiết lập là gì, Nước Trời, và những ai thuộc về nó. Và Nước Trời không gì khác, chính Ngài! Đó là lý do tại sao Chúa Giêsu đã nói những điều đó.

Anh Chị em,

“Kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời còn cao trọng hơn Gioan!”. Những gì Gioan không biết lại là những gì chúng ta đang trải nghiệm. Được Thánh Thần tưới gội qua phép Rửa Tội và các Bí tích, chúng ta sống trong hiện diện tràn đầy của Đấng thiết lập các Bí tích. Bên cạnh đó, chúng ta sở hữu Phúc Âm, các thư Phaolô và các tài liệu làm nên Tân Ước vốn là Lời Hằng Sống. Như vậy, chúng ta ‘lắm phúc’ hơn Gioan bội phần; không vì làm được nhiều, nhưng được ban thật nhiều! Rõ ràng, bạn và tôi không hề tầm thường chút nào. Vậy, hãy sống cho xứng tầm với ân sủng, mang lấy sức mạnh của Thần Khí để dám sống, dám nói và dám chết như Gioan hầu có thể làm chứng cho Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô và mở rộng Vương Quốc Ngài!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, ước gì con là ‘chiếc bóng đổ’ của Chúa. Những ngày Mùa Vọng, cho con biết chia sẻ ân phúc, nụ cười và ‘ánh nắng’ cho những ai ‘vận xúi, vô phúc!’”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Vui Lên Anh Em
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
14:07 13/12/2023

SUY NIỆM CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG – B
Vui Lên Anh Em
(Ga 1, 6-8. 19-28)

Bước vào Chúa nhật III Mùa Vọng, từ các bài đọc, thánh ca, đến màu sắc phụng vụ kèm theo cảnh trang trí hang đá, cây thông, ánh đèn, ngọn nến… khiến cả tâm hồn và thể xác chúng ta rạo rực niềm vui.

Gaudete – Hãy vui lên, Thánh Phaolô khích lệ chúng ta : “Anh em hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa” (Pl 4,4). Tại sao chúng ta vui? Câu trả lời là vì Chúa sắp ngự đến rồi (x.Pl 4, 5).

Hôm nay Phụng vụ Giáo hội đang màu tím chuyển sang hồng thể hiện rõ nét của niềm vui, vui vì những gì đã đạt được trong chặng đường thứ nhất của Mùa Vọng, nay nghỉ một chút để nhìn lại chặng đường đã qua với niềm vui, và lấy thêm đà mới chuẩn bị mừng (Chúa Giáng Sinh), nên Giáo hội mời gọi con cái mình “Gaudete – Hãy vui lên”.

Lời của thánh Phaolô viết cho giáo đoàn Thessalonika ngày xưa được phổ nhạc với điệu ca du dương, nay được Giáo hội công bố với niềm vui. Vui như Isaia nói :“Tôi hớn hở vui mừng trong Chúa, và lòng tôi hoan hỉ trong Thiên Chúa tôi” (Is 61, 10).

Lời nguyện nhập lễ đưa chúng ta vào chính niềm vui thiêng thánh ấy: “Lạy Chúa, xin đoái xem, này dân Chúa đem tất cả niềm tin đợi chờ ngày lễ Sinh Nhật Đấng Cứu Thế. Xin hướng niềm vui chúng con về chính nguồn hoan lạc của mầu nhiệm Giáng Sinh cao cả để tâm hồn chúng con hoàn toàn đổi mới mà họp mừng ngày cứu độ đã gần kề” (Lời nguyện nhập lễ Chúa nhật III Mùa Vọng). Những lời trên làm tâm hồn chúng ta sáng hẳn lên, dẫn chúng ta bước vào mầu nhiệm của niềm vui ơn cứu độ.

Theo kinh nghiệm thông thường, ta vui khi ta ước một điều gì đó mà nay được toại nguyện; hay khi ta thành công trong một nỗ lực hoặc một dự tính; khi quyền lợi của ta bị tước đoạt mà nay được phục hồi; và vui nhất là khi ta được gặp lại những người thân yêu sau một thời gian xa vắng. Tắt một lời, ta vui khi lòng ta đang trống mà được lấp đầy.

Làm sao không thể không vui khi nghe những lời loan báo đầy niềm vui của Isaia : “Thánh Thần Chúa ngự trên tôi: vì Chúa đã xức dầu cho tôi; Người đã sai tôi đem tin mừng cho người nghèo khó, băng bó những tâm hồn đau thương, báo tin ân xá cho những kẻ bị lưu đày, phóng thích cho những tù nhân, công bố năm hồng ân của Thiên Chúa” (Is 61, 1-2). Ðó là những quyền căn bản của con người : quyền được sống xứng đáng với nhân phẩm của mình và được tôn trọng, quyền được hưởng niềm vui làm người tự do và bình đẳng. Và làm sao không thể không mừng “vì Người đã mặc cho tôi áo phần rỗi, và choàng áo công chính cho tôi, như tân lang đầu đội triều thiên, như tân nương trang sức bằng ngọc bảo. Như đất đâm chồi, như vườn nảy lộc, Chúa cũng làm phát sinh công chính và lời ca tụng trước mặt muôn dân” (Is 61, 10-11).

Nhưng điều quan trọng và niềm vui cả thể vẫn là Thiên Chúa muốn sống giữa loài người. Niềm vui Chúa Giêsu Kitô mang đến cho chúng ta, chính là niềm vui của người tự do được làm con Thiên Chúa.

Niềm vui là một đặc tính thiết yếu của đức tin. Cảm thấy được Thiên Chúa yêu thương, viếng thăm và cứu độ là động lực làm cho chúng ta vui mừng; chúng ta biết Chúa Giêsu Kitô đã xuống thế, tự hiến thân mình vì chúng ta là lý do chính để người tín hữu mừng vui. Người Kitô hữu buồn, bởi họ không nhìn thấy những điều Thiên Chúa đã làm cho họ, và vì thế, sẽ không có sự hiệp thông. Niềm vui của người Kitô hữu phát xuất từ tâm tình tạ ơn, nhất là vì tình yêu thương của Thiên Chúa thể hiện nơi chúng ta.

Trong mùa vọng này, chúng ta hãy củng cố xác tín Chúa đã đến giữa chúng ta và chúng ta hãy tín thác nơi Chúa; như thánh Augustinô với kinh nghiệm của ngài đã quả quyết: “Chúa gần chúng ta hơn chúng ta gần chính mình” (Le Confessioni, III, 6,11).

Trong lúc chờ đợi Chúa Kitô đến, chúng ta phải tỉnh thức, phải lắng nghe tiếng Chúa kêu gọi. Chính tiếng Người đem lại niềm vui cho ta, như Gioan Tẩy giả chứng nhân của niềm vui. Ông nói : "Niềm vui của tôi là được nghe tiếng Ngài. Niềm vui của tôi đã sung mãn. Ngài phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ dần đi" (x. Ga 3,29-30).

Khi kêu gọi ta vui lên, thánh Phaolô cũng nói thêm: "Anh em hãy cầu nguyện không ngừng" (1Thes 5,16). Ðó là điều kiện cần thiết mang lại niềm vui sâu xa cho tâm hồn con người tràn đầy Thánh Linh Thiên Chúa. Và ai có những lần đã thực sự cầu nguyện, thì cũng đã cảm nghiệm được niềm vui thiêng liêng, niềm vui của người Kitô hữu.

Chúng ta hãy phó thác hành trình của chúng ta cho Ðức Maria, thần trí của Mẹ đã vui mừng trong Chúa là Ðấng Cứu Thế. Xin Mẹ hướng dẫn tâm hồn chúng ta trong sự vui mừng chờ đợi Chúa Giêsu đến, một sự chờ đợi đầy kinh nguyện và việc lành. Amen.
 
Làm chứng về ánh sáng
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
23:03 13/12/2023

LÀM CHỨNG VỀ ÁNH SÁNG
(Chúa Nhật III Mùa Vọng B)

“Có một người được Thiên Chúa sai đến, tên là Gioan. Ông đến để làm chứng, và làm chứng về ánh sáng, để mọi người nhờ ông mà tin.” (Ga 1,6-7).

Ánh sáng là gì? Một câu hỏi không dễ dàng trả lời. Ánh sáng ở đâu? Dường như người ta hơi khó khăn khi muốn trực tiếp chỉ cho kẻ khác thấy ánh sáng, mặc dù ai cũng công nhận là có ánh sáng. Vì trong thực tế người ta chỉ thấy vật này, người kia, cảnh nọ nhờ có ánh sáng. Trái lại, khi hỏi bóng tối ở đâu thì người ta dễ hình dung ngay là khi ta mở mắt mà không thấy gì cả, chỉ thấy một màu đen bao trùm không gian trước mặt.

Không kể các vật phát sáng như mặt trời, bóng đèn điện…, người ta biết có ánh sáng nhờ thấy các sự vật mà đúng hơn nhờ các sự vật phản chiếu ánh sáng. Như thế nhờ có ánh sáng mà các sự vật (cũng như con người) xuất hiện như chúng là. Và ngược lại khi các sự vật một cách nào đó được thấy như chúng là, thì người ta nhận biết có ánh sáng. Chúng ta có thể kết luận rằng ánh sáng là cái làm cho con người, sự vật được nhìn thấy, nghĩa là hiện hữu như chính mình.

Gioan được sai đến để làm chứng về ánh sáng. Chúng ta dễ dàng tin nhận ánh sáng ở đây chính là Đức Kitô. Chúa Kitô là ánh sáng, Ngài đến thế gian để soi sáng cho mọi vật mọi loài, nhất là cho con người thấy mình là ai trong các mối tương quan. Chúa Kitô cũng chính là ánh sáng soi dẫn con người bước đi trên chính lộ. Như thế Ánh sáng đến thế gian là để cho con người biết mình là ai và phải sống như thế nào cho đúng với ý Đấng Sáng Tạo đã dựng nên nó từ thuở ban đầu.

Gioan đã làm chứng cho ánh sáng là làm chứng cho Đức Kitô qua việc tự biết mình là ai và đã sống đúng phận vụ của mình. Dù được dân chúng tín nhiệm và tuôn đến đông đảo, dù được nhiều người, thuộc nhiều thành phần xã hội kính trọng và nghe lời khuyên bảo, Gioan đã thẳng thắn tuyên bố rằng ngài không phải là Đấng Kitô, cũng không phải là Êlia hay một ngôn sứ nào đó mà chỉ là người dọn đường cho Đấng Thiên Sai. Ngài ý thức phận vụ của Ngài là làm phép rửa bằng nước để kêu gọi sự sám hối còn Đấng Thiên Sai mới thanh tẩy dân bằng Thánh Thần, nghĩa là Đấng Thiên Sai mới là Người thông ban ơn lành. Đấng Thiên Sai là Đấng được Thánh Thần “xức dầu, sai đi loan báo tin mừng cho kẻ nghèo khó, băng bó những tấm lòng tan nát, công bố lệnh ân xá cho kẻ bị giam cầm, ngày phóng thích cho những tù nhân…” (Is 61,1).

Phận vụ của người dọn đường là làm cho con đường nên ngay thẳng và sạch đẹp. Khi đã hoàn tất công việc thì người dọn đường phải rút lui để cho Đấng phải đến, bước đi. Gioan nhìn nhận mình chỉ là phù rể, hân hoan thấy ngày của tân lang bừng sáng (x.Ga 3,29), thậm chí không đáng cởi dây giày cho tân lang (x.Ga 1,27). Và Đức Kitô cần lớn lên còn ngài, Gioan thì phải nhỏ lại (x.Ga 3,30). Hiện diện và sống như mình là, đồng thời vuông tròn sứ mệnh đã lãnh nhận là cách thế minh chứng về ánh sáng.

Ánh sáng đã đến thế gian, nhưng thế gian lại không thích ánh sáng, không đón nhận ánh sáng (x.Ga 1,11). Quả thật, một khi đã vương phải vòng tội luỵ thì con người thích ẩn mình đi (x.St 3,10). Ánh sáng làm con người thật của chúng ta bị phơi bày và chúng ta sẽ bị trách cứ, bị tố cáo, bị xét xử, nếu chúng ta lỗi lầm, phạm tội. Tuy nhiên đây chính là tiền đề của sự hối cải, ăn năn. Làm sao chúng ta có thể ăn năn, hối cải nếu tiên vàn chúng ta không nhận ra con người thật của mình, không nhận ra tội lỗi mà mình đã phạm?

Đối với những người khiêm nhu, muốn vươn lên, thoát khỏi ách nô lệ thần dữ, nô lệ tội lỗi thì việc ánh sáng đến là một hồng ân vô bờ, là một tin vui khôn xiết. Trái lại với những người cao ngạo, cố chấp, thì ánh sáng đến sẽ trở thành lời tuyên cáo dứt khoát và rõ ràng. Vì họ cố chấp hoặc kiêu ngạo chối từ ánh sáng, nên họ mãi vẫn chìm ngập trong bóng tối tội lỗi. “Tôi đến thế gian này chính là để xét xử: cho người không xem thấy được thấy, và kẻ xem thấy lại nên đui mù” (Ga 9,39).

Là Kitô hữu, chúng ta tuyên xưng Chúa Kitô là ánh sáng thế gian. Cũng như Gioan Tẩy giả, chúng ta có bổn phận làm chứng về ánh sáng. Việc trang trí đèn hoa, máng cỏ, cây thông, việc tổ chức lễ lạc linh đình…vào dịp kỷ niệm mừng ngày Chúa Giáng Sinh quả là một việc nên làm và đáng làm. Tuy nhiên, để làm chứng về ánh sáng chỉ bằng những việc ấy mà thôi thì chưa đủ và hầu chắc sẽ ít hữu hiệu. Không gì hơn, noi gương vị Tiền Hô, hãy sống thật cái căn tính và ơn gọi của mình. Bà con lương dân, anh em khác đạo và cả anh em vô thần sẽ có cơ may nhận ra ánh sáng khi chúng ta hiện diện, sống như là những người Kitô hữu, những người đang có Chúa Kitô trong mình. Đồng thời chúng ta cần vuông tròn giới lệnh căn bản và cũng là sứ vụ nền tảng mà Chúa Kitô đã trao ban đó là “yêu thương nhau như Người đã yêu thương chúng ta” (x.Ga 15,12).

Giáng Sinh sắp lại về, mỗi người chúng ta đã, đang và sẽ làm gì đây để cho người anh chị em xóm giềng, lân cận, nhận ra Chúa Kitô là ánh sáng trần gian, là ánh sáng chân lý, ánh sáng cứu độ? Không dám ước mơ có nhiều người, chỉ cần có một người, nhờ tôi mà tin Chúa Giêsu Kitô chính là ánh sáng chân lý, nhờ tôi mà đón nhận ánh sáng cứu độ, thì tôi đang sống Mùa Vọng đượm đầy ý nghĩa.

Ban Mê Thuột
 
Làm chứng
Lm. Thái Nguyên
23:07 13/12/2023



LÀM CHỨNG
Chúa Nhật 3 Mùa Vọng A.
Ga 1, 6-8; 19-28

Suy niệm

Theo tâm lý chung, ai cũng có nhu cầu muốn khẳng định về chính mình để được người khác công nhận, được quí trọng, nhất là nhu cầu thể hiện bản thân (self – actualization). Đây là nhu cầu cao nhất trong năm nhu cầu cơ bản được hệ thống hóa do Abraham Maslow. Tuy nhiên, nhu cầu này có thể đi quá đà, tạo nên một sự lệch lạc nhân cách, có thể trở thành bệnh hoạn trong thế giới ảo, vì không nhận ra sự thật về chính mình cũng như những giá trị cốt lõi làm nên cuộc sống.

Cách riêng là tuổi trẻ, những người thích đánh bóng và tạo hào quang cho mình: hay thổi phồng bản thân mình, muốn nêu cao hơn những gì mình có, muốn biểu hiện hơn những gì mình là, để được mọi người nể nang và khâm phục. Tuổi trẻ sợ nhất và ghét nhất là thấy người khác coi thường mình, nên càng cương cố để thể hiện bản lãnh và đẳng cấp của mình bằng mọi giá. Nhưng càng làm thế lại càng không trung thực với lòng mình, càng trở nên giả tạo với người khác.

Nói chung, ai cũng dễ bị áp lực tâm lý do chính mình tạo nên, là sự thúc đẩy muốn thổi phồng bản thân để tìm sự công nhận của người khác. Đó là thái độ “ăn gian”, vì sợ mình không được yêu, không được đánh giá cao, nên cứ phải “trang điểm” cho mình bằng những cung cách hay những thứ bên ngoài như tài năng, bằng cấp, địa vị... thậm chí bằng cả đức độ. Dùng những thứ ngoại thân để thay thế bản thân là điều giả tạo. Sống như vậy là sống ảo. Triết học gọi đó là “vong thân”.

Bài Phúc Âm hôm nay cho ta thấy một con người trung thực và thẳn thắn trong tính cách và sứ mạng làm chứng cho Đức Giêsu, đó là Gioan Tẩy Giả. Vì thấy ông làm phép rửa trong nước, một nghi thức sám hối đặc biệt, khác với nhiều nghi thức thanh tẩy bên ngoài của các giáo phái thời đó, khiến giới lãnh đạo Do Thái ở Giêrusalem phải sai các vị tư tế và mấy thầy Lêvi đến chất vấn ông: Ông là ai? Ông có phải là ông Êlia hay một vị ngôn sứ không? Gioan cho họ biết mình chẳng là ai cả, càng không phải là Đấng Kitô, mà chỉ “là tiếng người hô trong hoang địa: Hãy sửa đường cho thẳng để Đức Chúa đi”, và còn cho họ biết có Đấng cao trọng sẽ đến sau ông.

Câu trả lời đã thực phá tan sự hiểu lầm của giới lãnh đạo Do Thái giáo, đồng thời giới thiệu về Đấng cứu thế. Như chúng ta biết, Gioan Tẩy Giả, một con người có uy thế lớn lao trước mặt dân chúng. Đáng lẽ ông phải thừa cơ hội này để lãnh đạo dân Do thái, là những người đang suy tôn và ngưỡng mộ ông như một Đấng cứu thế. Ông đã không làm như thế, trái lại, còn khiêm tốn nói lên sự thật rất nhỏ bé về bản thân mình. Trước bao nhiêu tước hiệu cao quí và lòng kính trọng mà người ta dành cho ông, ông đều phủ nhận. Ông còn tự nhận mình không đáng cởi quai dép cho Đấng đến sau ông là Đức Giêsu.

Qua lối sống khổ hạnh, qua tính cách thẳng thắn, và qua lời chứng chân thật. Gioan cho người khác thấy được giá trị chân thực của mình, chỉ là người dọng đường cho Đấng đến. Hành động như thế, ông mất đi vị thế của mình trong lòng người khác, nhưng ông biết đó chỉ là vị thế mà dân chúng gán cho. Là người sống chân thật nên Gioan mới có thể làm chứng cho sự thật. Sự thật đã giải thoát ông khỏi định kiến của dân chúng và đưa họ đến với sự thật là Đức Giêsu. Khi Ngài xuất hiện, Gioan liền rút lui vào hậu trường. Ông biết mình phải nhỏ xuống để Đức Giêsu lớn lên. Ông nhận mình là tôi tớ để Đức Giêsu là người chủ. Ông đặt mình vào vị trí của cây đèn, để Đức Giêsu là ánh sáng. Ông cho mình là tiếng kêu để Đức Giêsu là Lời hằng sống.

Như Gioan, ơn gọi của mỗi người chúng ta cũng chính là chứng nhân cho Đức Kitô. Không thể làm chứng nếu không sống trung thực với chính mình và tha nhân. Do tính muốn thể hiện hơn những gì mình có, muốn sống hơn những gì mình là, nên chúng ta dễ có khuynh hướng nói quá về bản thân mình, và như thế không còn khả năng phản ảnh về sự thật. Đời Kitô hữu chúng ta cũng cũng chỉ những áng mây trong bầu trời Thiên Chúa, nhưng khi“Ánh sáng xuyên qua những áng mây, người ta đoán biết là có mặt trời trên đó. Nhìn vào đời sống chúng ta, mọi người cũng đoán biết được có Đức Kitô”. (Teilhard de Chardin).

Ước chi đời nhân chứng của chúng ta cũng giống như Goan Tẩy giả, dám sống hồn nhiên, đơn sơ, chân thật, nhất là dám nhỏ xuống để Đức Kitô được lớn lên trong lòng người. Ta đừng sợ phải nhỏ xuống, vì khi Đức Kitô lớn lên trong ta thì ta lại được lớn lên trong Ngài. Nhờ vậy, khuôn mặt Đức Kitô lại càng chiếu sáng trên cuộc đời của chúng ta, và qua chúng ta, niềm vui ơn cứu độ lại tỏa lan đến mọi người.

Cầu nguyện

Lạy Chúa!
Con thấy Gio-an Tẩy Giả thật tuyệt vời,
đã vào đời bằng nếp sống khổ tu,
một thanh niên không màng gì vui thú,
không chạy theo danh vọng hay thành đạt,
không bon chen như bao người trẻ khác,
mà chuyên chăm sống ơn gọi đời mình.
Gio-an dám dấn thân cho lý tưởng,
là hiến mình để loan báo tình thương,
nhờ cầu nguyện tìm ra một con đường,
đó chính là con đường làm nhân chứng,
cho Đấng mà ông biết sẽ đến sau,
Đấng đem lại ơn cứu rỗi nhiệm mầu.
Lẽ sống của Gio-an là làm chứng,
nên ông đã phủ nhận mọi danh hiệu,
và mọi điều mà người ta gán cho ông,
ông đã tự xưng ra trước đám đông,
mình chỉ là tiếng hô trong hoang địa,
để dọn đường cho Đấng Ki-tô đến.
Dù ông được bao nhiêu người ngưỡng mộ,
không vì thế mà biểu lộ uy quyền,
không chớp lấy cơ hội cách ngang nhiên,
không lợi dụng mọi người như phương tiện.
Gio-an còn từ bỏ cách hồn nhiên,
khi để các môn đệ mình theo Chúa,
ông đã sống khiêm nhu và trung thực,
nên lời chứng của ông càng đáng tin.
Chúa cũng đã gọi con làm nhân chứng,
nhưng đời con chưa khiêm nhường trung thực,
nên con nói về Chúa chẳng ai tin,
xin cho con tu tập lại đời mình,
biết lo sống một cuộc đời ngay chính,
để danh Chúa được mãi mãi tôn vinh. Amen.


 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bài Giáo lý hàng tuần của Đức Phanxicô. Niềm đam mê truyền giáo: lòng nhiệt thành tông đồ của người tín hữu. 30. Effata, Giáo Hội, hãy mở cửa!
Vũ Văn An
13:44 13/12/2023

Theo tin Tòa Thánh, nhân buổi yết kiến chung tại Đại sảnh Phaolô VI, hôm thứ Tư ngày 6 tháng 12, Đức Phanxicô đã tiếp tục loạt bài giáo lý của ngài về lòng nhiệt thành truyền giáo, nhấn mạnh đến việc hãy mở lòng mình ra công bố Tin Mừng. Sau đây là bài giáo lý của ngài, dựa vào bản tiếng Anh do Tòa Thánh cung cấp:



Anh chị em thân mến,

Hôm nay chúng ta sẽ kết thúc chu kỳ dành riêng cho lòng nhiệt thành tông đồ, trong đó chúng ta để cho Lời Chúa linh hứng chúng ta, giúp nuôi dưỡng niềm đam mê công bố Tin Mừng. Và điều này liên quan đến mọi Kitô hữu. Chúng ta hãy nghĩ đến sự kiện trong Bí tích Rửa tội, vị chủ tế nói khi chạm vào tai và môi của người được rửa tội: “Xin Chúa Giêsu, Đấng đã làm cho người điếc được nghe và người câm được nói, ban cho con nhanh chóng lắng nghe lời Người và tuyên xưng đức tin của con”. (Xem Mc 7:31-35)

Và chúng ta đã nghe phép lạ của Chúa Giêsu. Thánh sử Máccô tiếp tục mô tả chi tiết nơi phép lạ xảy ra: “Hướng tới biển hồ Galilê…” (Mc 7:31). Những vùng này có điểm gì chung? Là sự kiện chúng chủ yếu là nơi sinh sống của người ngoại giáo. Đó không phải là vùng lãnh thổ có người Do Thái sinh sống mà chủ yếu là người ngoại giáo. Các môn đệ cùng ra đi với Chúa Giêsu, Đấng có khả năng mở tai và mở miệng, tức là hiện tượng câm điếc, mà trong Kinh Thánh cũng mang tính ẩn dụ và chỉ việc khép lại những lời kêu gọi của Thiên Chúa. Có cái điếc thể lý, nhưng trong Kinh thánh, người điếc trước lời Chúa là người câm, người không truyền đạt Lời Chúa.

Một dấu chỉ khác cũng mang tính chỉ dẫn: Tin Mừng tường thuật lời có tính quyết định của Chúa Giêsu trong tiếng Aramaic, effata, có nghĩa là “hãy mở ra”, tai hãy mở ra, lưỡi hãy mở ra. Và đó là một lời mời gọi ít được ngỏ với người câm điếc, những người vốn không thể nghe, cho bằng với chính các môn đệ thời đó và mọi thời đại. Cả chúng ta nữa, những người đã nhận được effata của Chúa Thánh Thần trong Bí tích Rửa tội, cũng được mời gọi cởi mở chính mình. “Hãy mở ra”, Chúa Giêsu nói với mọi tín hữu và với Giáo hội của Người: hãy mở ra vì thông điệp Tin Mừng cần anh chị em làm chứng và công bố! Và điều này cũng khiến chúng ta suy nghĩ về thái độ của người Kitô hữu: người Kitô hữu phải cởi mở với Lời Chúa và phục vụ người khác. Những Kitô hữu khép kín luôn có kết cục tồi tệ, bởi vì họ không phải là Kitô hữu, họ là những nhà ý thức hệ khép kín. Người Kitô hữu phải cởi mở trong việc công bố Lời Chúa, và chào đón anh chị em. Và đây là lý do tại sao effata, việc “mở ra” này, là một lời mời gọi tất cả chúng ta hãy mở ra.

Ngay cả ở cuối các Tin Mừng, Chúa Giêsu cũng ngỏ với chúng ta ước muốn truyền giáo của Người: hãy đi xa hơn, đi làm mục tử, đi rao giảng Tin Mừng.

Anh chị em thân mến, tất cả chúng ta hãy cảm thấy mình được mời gọi, như những người đã được rửa tội, để làm chứng và loan báo Chúa Giêsu, và chúng ta cầu xin ân sủng, trong tư cách một Giáo hội, để có thể thực hiện một cuộc hoán cải mục vụ và truyền giáo. Chúa trên bờ biển Galilê hỏi Thánh Phêrô có yêu mến Người không rồi bảo ông chăn các con chiên của Người (xem câu 15-17). Chúng ta cũng hãy tự hỏi mình, mỗi người chúng ta hãy tự hỏi câu hỏi này, chúng ta hãy tự hỏi: tôi có thực sự yêu mến Chúa đến mức muốn loan báo Người không? Tôi muốn trở thành nhân chứng của Người hay tôi bằng lòng làm môn đệ của Người? Tôi có ghi nhớ trong lòng những người tôi gặp không, tôi có đưa họ đến với Chúa Giêsu trong lời cầu nguyện không? Tôi có muốn làm điều gì đó để niềm vui Tin Mừng, niềm vui đã biến đổi cuộc đời tôi, làm cho cuộc sống của họ trở nên tươi đẹp hơn không? Chúng ta hãy suy nghĩ điều đó, suy nghĩ những câu hỏi này và theo đuổi lời chứng của chúng ta.

Kêu gọi

Tôi tiếp tục theo dõi cuộc chiến ở Israel và Palestine với sự quan tâm sâu sắc.

Tôi xin nhắc lại lời kêu gọi ngừng bắn nhân đạo ngay lập tức. Ở đó có rất nhiều đau khổ. Tôi khuyến khích tất cả các bên liên quan nối lại đàm phán và tôi yêu cầu mọi người thực hiện cam kết khẩn cấp để đảm bảo rằng viện trợ nhân đạo sẽ đến tay người dân Gaza, những người đang kiệt sức và rất cần nó.

Cầu mong tất cả con tin được giải thoát. Họ đã nhìn thấy một số hy vọng trong thỏa thuận ngừng bắn gần đây. Cầu mong nỗi đau khổ to lớn của người Israel và người Palestine chấm dứt.

Xin vui lòng: nói không với vũ khí, nói có với hòa bình!
 
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ thăm Bỉ năm 2024 và nói rằng ngài muốn được chôn cất tại Vương cung thánh đường Đức Mẹ trong cuộc phỏng vấn mới
Vũ Văn An
14:06 13/12/2023

Theo Courtney Mares của hãng tin CNA, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói rằng ngài muốn được chôn cất tại Vương cung thánh đường Đức Bà Cả ở Rôma vì lòng sùng kính của ngài đối với Đức Trinh Nữ Maria.



Thực vậy, trong một cuộc phỏng vấn mới được phát sóng trên chương trình truyền hình Mexico “N+” vào tối thứ Ba, Đức Giáo Hoàng tiết lộ rằng ngài đã lên kế hoạch cho tang lễ và chôn cất của mình.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô, người sẽ tròn 87 tuổi vào Chúa nhật, cho biết ngài đang làm việc với người chủ trì nghi lễ của Vatican, Đức Tổng Giám Mục Diego Ravelli, để đơn giản hóa các nghi thức an táng giáo hoàng của Giáo hội.

“Chúng tôi đã đơn giản hóa chúng khá nhiều,” Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói với nhà báo Mexico Valentina Alazraki.

Ngài nói rằng “một nơi đã được chuẩn bị sẵn” để an táng ngài tại một trong những đền thánh Đức Mẹ lâu đời nhất và quan trọng nhất ở phương Tây.

“Tôi muốn được chôn cất tại Nhà Thờ Đức Bà Cả,” Đức Phanxicô nói như thế. “Bởi vì lòng sùng kính to lớn của tôi.”

Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ là vị giáo hoàng đầu tiên được chôn cất bên ngoài hầm mộ của Vatican ở Vương cung thánh đường Thánh Phêrô trong hơn một thế kỷ. (Đức Giáo Hoàng Lêô XIII được chôn cất tại Vương cung thánh đường Thánh Gioan Latêranô vào năm 1903.)

Vị giáo hoàng cuối cùng được chôn cất tại Nhà thờ Đức Bà Cả là Đức Clêmentê IX, qua đời năm 1669. Ngài là một trong sáu vị giáo hoàng được chôn cất tại Vương cung thánh đường Đức Mẹ.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã thực hiện hơn 100 chuyến viếng thăm Vương cung thánh đường Đức Bà Cả kể từ khi trở thành giáo hoàng. Ngài đến thăm vương cung thánh đường để tôn kính biểu tượng được biết đến với tên gọi “Salus Populi Romani” – “Đức Maria, Đấng Bảo vệ Dân Rôma” – trước và sau mỗi chuyến đi quốc tế. Gần đây, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đặt một bông hồng vàng trước biểu tượng này vào ngày 8 tháng 12.

Trong cuộc phỏng vấn, Đức Phanxicô nhắc lại ngài cũng thường xuyên đến thăm Vương cung thánh đường Đức Mẹ trước khi làm giáo hoàng vào các Chúa nhật khi ngài ở Rôma, nhấn mạnh mối liên hệ chặt chẽ của ngài với vương cung thánh đường.

Cuộc phỏng vấn, được ghi hình vào ngày 12 tháng 12 trước khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô chủ trì Thánh lễ đánh dấu lễ Đức Mẹ Guadalupe, là cuộc phỏng vấn đầu tiên của Đức Giáo Hoàng kể từ khi ngài phải hoãn lịch trình do một cơn viêm phế quản cấp tính.

“Tôi cảm thấy tốt, tôi cảm thấy được cải thiện. Đôi khi tôi bị cho là thiếu thận trọng vì tôi thích làm mọi việc và di chuyển xung quanh. Nhưng tôi đoán đó là những dấu hiệu tốt, phải không? Tôi khá khỏe,” Đức Phanxicô nói thế.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng giờ đây ngài phải đối đầu với một số “hạn chế” về khả năng du hành của mình và các chuyến đi quốc tế của ngài phải được “suy nghĩ lại”. Đức Giáo Hoàng xác nhận rằng ngài dự định đến thăm Bỉ vào năm 2024 để kỷ niệm 600 năm thành lập hai trường đại học Công Giáo chính của đất nước. Ngài nói thêm rằng các chuyến đi đến một nơi nào đó ở Polynesia và quê hương Argentina của ngài cũng “đang chờ quyết định”.

Trong cuộc phỏng vấn, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng ngài chưa bao giờ nghĩ đến việc từ chức như vị tiền nhiệm Bênêđictô XVI nhưng vẫn để ngỏ khả thể.

Ngài nói, “Tôi cầu xin Chúa để có thể nói đủ rồi, vào một lúc nào đó, nhưng tùy Người muốn tôi nói hay không”.

Khi được hỏi liệu ngài có trở nên “cứng cáp hơn” kể từ khi Đức Bênêđíctô XVI qua đời hay không, Đức Giáo Hoàng trả lời: “Không” nhưng nói thêm rằng đôi khi người cha phải khiển trách con cái mình, “nhưng không bao giờ khiển trách thẳng vào mặt”.

Đức Giáo Hoàng nói thêm “Đôi khi một lời khiển trách là cần thiết… Tôi phức tạp và đôi khi hơi thiếu kiên nhẫn, nhưng họ đã chịu đựng tôi”.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tuần tĩnh tâm của Hội đoàn giáo họ Đông Mỹ Tgp. Hà nội
BTTGx. Tụy Hiền
06:00 13/12/2023
Các hội đoàn giáo họ Đông Mỹ Tgp. Hà nội bế mạc tĩnh tâm

Khởi đầu năm phụng vụ mới 2023, năm Canh Tân Đời Sống Đức Tin Hội Đoàn. Ý thức được tầm quan trọng ấy, Cha xứ An-tôn Nguyễn Văn Độ đã tổ chức tĩnh tâm cho các hội đoàn trong giáo xứ. Khởi đi từ giáo họ Đông Mỹ là một giáo họ lớn nhất trong xứ Tuỵ Hiền, với 1.700 giáo dân có 15 hội đoàn và ban. Cha xứ đã bắt đầu từ Chúa nhật thứ I Mùa Vọng và kết thúc vào sáng Chúa nhật thứ II Mùa Vọng. Ban Chiều khai mạc tĩnh tẫm cho các hội đoàn tại giáo họ Hà Đoạn.

Khai mạc lúc 16 giờ Chiều ngày 03/12 bằng Kinh xin ơn Chúa Thánh Thần, liền sau đó là giờ xét mình cho các em thiếu nhi, giúp lễ, ca đoàn, tiếp theo là Chầu Thánh Thể, và Thánh lễ do Cha An-tôn Nguyễn Quang Hưng Dòng Chúa Cứu Thế chủ sự.

Diễn ra trong suốt cả tuần, mỗi ngày mấy hội chia đều theo lịch đến xét mình xưng tội, Chầu Thánh Thể, làm giờ khấn, Thánh lễ. Những giờ thăm hỏi các gia đình, xức Dầu bệnh nhân được xen kẽ.

Chiều tối ngày thứ Bẩy 09/12 có nghi thức thắp sáng cây thông và cuộc cung nghinh linh ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp chung quanh nhà thờ và quanh làng, sau Thánh lễ rước về các xóm và đón đến các gia đình để đọc kinh, với ước mong Chúa đến các gia đình qua sự chuyển cầu của Đức Mẹ để giúp họ canh tân đời sống đức tin.

8 giờ 00 Chúa nhật ngày 10/12 là giờ Chầu Thánh Thể, Thánh lễ Tạ ơn tuần tĩnh tâm các hội đoàn. Trước lễ có phần trưởng các hội đoàn đọc bản thống kể của hội mình, liệt kê ra các điểm tích cực và tiêu cực để phấn đấu nhắm tới ngày đại hội các đoàn thể trong toàn giáo xứ.

Xem Hình
 
Church Documents
Lan Vy News 13 Dec 2023
VietCatholic Media
00:11 13/12/2023
BRK4LV-News14Dec2023

[Lan Vy]

Laudetur Iesus Christus

Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô

VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria.

Lan Vy cám ơn quý vị và anh chị em theo dõi chương trình này.

Chương trình của chúng tôi đến đây là hết.

Xin quý vị và anh chị em giúp phổ biến rộng rãi chương trình này đến với gia đình, thân quyến và bạn bè xa gần như một cách thức để truyền giáo.

Xin cám ơn và hẹn gặp lại quý vị và anh chị em trong lần phát hình tới.

Laudetur Iesus Christus

Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Trong gần 100 năm qua, các Đức Giáo Hoàng đã dành thời gian cho một khóa tĩnh tâm hàng năm kéo dài gần một tuần. Đầu tiên là đầu Mùa Vọng, sau này được đổi lại là vào đầu Mùa Chay. Khoá tĩnh tâm này chỉ dành cho Đức Thánh Cha và các nhà lãnh đạo các cơ quan trung ương Tòa Thánh.

Bên cạnh đó, mỗi thứ Sáu hàng tuần trong Mùa Vọng và Mùa Chay còn có một sinh hoạt khác có nhiều người tham dự hơn là nghe giảng thuyết viên Phủ Giáo Hoàng trình bày các bài suy niệm. Những người được mời tham dự là các Hồng Y, các giám mục, thành viên của Giáo triều Rôma, của Phủ Giáo hoàng, của giáo phận Rôma, Bề trên Tổng quyền của các Dòng tu.

Giảng thuyết viên Phủ Giáo Hoàng hiện nay là Đức Hồng Y Raniero Cantalamessa.

Đức Hồng Y Raniero Cantalamessa sinh ra tại Colli del Tronto, Ý vào ngày 22 tháng 7 năm 1934. Ngài được thụ phong linh mục dòng Phanxicô Capuchin vào năm 1958. Ngài có bằng tiến sĩ về thần học và văn học cổ điển. Trước đây, ngài từng là giáo sư lịch sử Kitô giáo cổ đại và là giám đốc của Khoa Khoa học Tôn giáo tại Đại học Cattolica del Sacro Cuore ở Milan, cho đến khi được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II chọn là giảng thuyết viên phủ Giáo Hoàng vào năm 1980. ngài cũng từng là thành viên của Ủy ban Thần học Quốc tế từ năm 1975 đến năm 1981.

Năm 1980, Cha Cantalamessa được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm làm Giảng Thuyết Viên Phủ Giáo Hoàng. Ngài giữ vị trí này suốt 3 triều giáo hoàng của Đức Gioan Phaolô II, Đức Bênêđíctô XVI và Đức Phanxicô. Trong chức vụ này, ngài thuyết giảng các bài suy niệm cho Đức Giáo Hoàng và các vị lãnh đạo cũng như tất cả các viên chức khác trong giáo triều Rôma vào mỗi Thứ Sáu trong Mùa Chay và Mùa Vọng, và là “người duy nhất được phép giảng cho Đức Giáo Hoàng.”

Trong buổi Phụng Vụ tưởng niệm Chúa chịu chết vào ngày thứ Sáu Tuần Thánh tại Đền Thờ Thánh Phêrô, Đức Giáo Hoàng chủ sự các nghi lễ, nhưng ngài là người thuyết giảng.

Danh tiếng ngài lừng lẫy đến mức ngày 24 tháng 11, 2015 ngài đã được mời giảng tại Thượng Hội Đồng Anh Giáo.

Trong dịp này, cha Cantalamessa đã nói một câu để đời với các nhà lãnh đạo Anh giáo nhóm họp tại Westminster rằng “chúng ta không bao giờ có thể để cho một vấn đề luân lý chẳng hạn như vấn đề tính dục có thể chia rẽ chúng ta đến mức là cả tình yêu đối với Chúa Giêsu Kitô cũng không còn có thể liên kết được chúng ta nữa.”

Theo dự trù, Đức Hồng Y Cantalamessa sẽ giảng tĩnh tâm cho Giáo triều Rôma trong Mùa Vọng năm nay, nhưng cuối cùng ngài không thực hiện được. Đây là lần đầu tiên điều này xảy ra. Chúng ta hãy cầu nguyện cho ngài.

Đồng thời, Lan Vy Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ bài suy niệm Mùa Vọng năm ngoái của ngài có nhan đề: “Cửa Đức Cậy – Niềm hy vọng đời đời”

Urbi et Orbi

Laudetur Iesus Christus

Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô

VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria.

Lan Vy cám ơn quý vị và anh chị em theo dõi chương trình này.

Chương trình của chúng tôi đến đây là hết.

Xin quý vị và anh chị em giúp phổ biến rộng rãi chương trình này đến với gia đình, thân quyến và bạn bè xa gần như một cách thức để truyền giáo.

Xin cám ơn và hẹn gặp lại quý vị và anh chị em trong lần phát hình tới.

Laudetur Iesus Christus

Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Lúc 12g trưa ngày Lễ Giáng Sinh 25/12, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ban phép lành kèm theo ơn toàn xá cho tất cả các tín hữu hiện diện tại quảng trường thánh Phêrô cũng như những anh chị em tín hữu trên thế giới, theo dõi qua các đài phát thanh, truyền hình và các phương tiện truyền thông mới, miễn là họ giữ các qui tắc và hội đủ các điều kiện luật định, nghĩa là xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha và từ bỏ mọi quyến luyến đối với tội lỗi.

Từ bao lơn chính giữa đền thờ Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha đã đọc sứ điệp Urbi et Orbi, gởi dân thành Rôma và Thế giới.

Mở đầu sứ điệp Đức Thánh Cha nói:

Bây giờ là nghi thức ban phép lành URBI ET ORBI cho Roma và toàn thế giới, kèm theo ơn toàn xá cho tất cả các tín hữu hiện diện tại quảng trường thánh Phêrô cũng như những anh chị em tín hữu trên thế giới, theo dõi qua các đài phát thanh, truyền hình và các phương tiện truyền thông mới.

Xin quý vị và anh chị em cùng hiệp ý để đón nhận ơn toàn xá:

Mở đầu nghi thức, Đức Hồng Y trưởng đẳng phó tế, tuyên bố chủ ý của Đức Thánh Cha ban ơn toàn xá cho những người nói trên, miễn là họ giữ các qui tắc và hội đủ các điều kiện luật định, nghĩa là xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha và từ bỏ mọi quyến luyến đối với tội lỗi.

Đức Thánh Cha đã long trọng đọc lời nguyện xin Thiên Chúa nhân lành, vì lời cầu bầu của Mẹ Maria, của các thánh tông đồ Phêrô, Phaolô và toàn thể các thánh, mà xá giải mọi tội lỗi và hình phạt bởi tội lỗi cho các tín hữu.

Ngài đọc như sau:

Xin các thánh tông đồ Phêrô và Phaolô là những vị mà chúng tôi dựa vào quyền bính và uy thế, cầu khẩn cho chúng ta trước Thiên Chúa. Amen.

Nhờ lời cầu bầu và công nghiệp của Đức Trinh nữ Maria, của tổng lãnh thiên thần Micae, của thánh Gioan Baotixita, của các thánh tông đồ Phêrô Phaolô cùng toàn thể các thánh, xin Thiên Chúa toàn năng thương xót anh chị em và xin Chúa Kitô tha tội cho anh chị em cùng dẫn đưa anh chị em về cõi trường sinh. Amen.

Xin Thiên Chúa toàn năng lân tuất ban ân xá, tha thứ tất cả tội lỗi của anh chị em, cho anh chị em được hưởng thời gian để làm việc đền tội thành tâm và có công hiệu, một tấm lòng thống hối và hoán cải đời sống, được ơn thánh và sự an ủi của Chúa Thánh Thần, cùng được sự kiên trì làm việc thiện cho đến cùng. Amen.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Đức Thánh Cha đang giơ tay ban phép lành kèm ơn toàn xá.

Thánh lễ Vọng Giáng Sinh tại Bethlehem

Laudetur Iesus Christus

Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô

VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria.

Lan Vy cám ơn quý vị và anh chị em theo dõi chương trình này.

Chương trình của chúng tôi đến đây là hết.

Xin quý vị và anh chị em giúp phổ biến rộng rãi chương trình này đến với gia đình, thân quyến và bạn bè xa gần như một cách thức để truyền giáo.

Xin cám ơn và hẹn gặp lại quý vị và anh chị em trong lần phát hình tới.

Laudetur Iesus Christus

Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô

Cuộc chiến của Do Thái chống lại nhóm khủng bố Hamas bắt đầu vào ngày 7 tháng 10 vẫn tiếp tục từ đó cho đến nay. Đã có một cuộc ngưng bắn tạm thời kéo dài trong một tuần nhưng sau đó chiến tranh bùng phát còn kinh hoàng hơn nữa.

Theo phân tích của tờ New York Time qua hình ảnh vệ tinh cho thấy rằng hơn một nửa các toà nhà tại phía bắc của dải Gaza đã bị hư hại hoặc tàn phá kể từ khi cuộc chiến bắt đầu.

Hàng trăm năm nay, nhiều Kitô hữu trên toàn thế giới đã đến hành hương cầu nguyện tại những khu vực thánh ở Israel và Palestine. Nhiều người lo lắng những khu vực thánh này có bị tàn phá hay hư hại trong cuộc chiến hay không.

Theo thông tấn xã Reuters, quân khủng bố Hamas làm chủ nhiều hoả tiển có khả năng bắn xa khoảng 150 dặm. Mặc dầu những hoả tiễn này theo lý thuyết có thể bắn tới những khu vực thánh ở Giêrusalem và xa hơn nữa, nhưng với hệ thống bảo vệ phòng không của Israel đã chặn được hầu hết những hoả tiễn tấn công đến từ Gaza; và ở phía bắc từ Li Băng, bởi nhóm khủng bố Hezbollah được hậu thuẫn bởi Iran, đồng minh của Hamas.

Dòng Phanxicô từ 800 năm qua đã được Đức Giáo Hoàng Clementê VI giao trách nhiệm cai quản những nơi thánh cho Giáo Hội Công Giáo tai Thánh địa. Hiện nay các cha đang cai quản 65 khu vực thánh thiêng nhất tại Thánh địa, bao gồm Đền thờ Giáng Sinh, vườn Giếtsêmany, và nhà thờ Mộ Chúa, nơi mà Chúa chết và sống lại. Thêm vào đó cùng với nhiều khu vực thánh khác trải dài từ Isreal đến Palestine, Syria, Lebanon, Jordan và Ai Cập.

Cha David Grenier, dòng Phanxicô, đại diện thánh địa tại Hoa Kỳ, cho biết hiện nay không có khu vực nào dưới quyền cai quản của dòng bị đe doạ vì chiến tranh, như dội bom hoặc hoả tiển một cách trực tiếp. Chúng tôi rất may mắn bởi vì không có sự đe doạ trực tiếp từ chiến tranh. Chúng tôi phải nói rằng chúng tôi may mắn chúng tôi không có bất cứ đền thánh nào bị hư hại hoặc có nguy cơ bị hư hại.” Thay vào đó ngài nói, đe doạ đang dối diện các khu vực thánh tại đây là những điều không thể nhìn thấy được, một sự thiếu hụt tài chánh ủng hộ từ khách hành hương quốc tế.

Tại Bêlem, có khoảng 90% tín hữu sống ở đó làm việc trực tiếp với việc phục vụ các nhóm hành hương, làm việc tại nhà hàng, khách sạn, tiệm bán đồ lưu niệm, hướng dẫn viên hoặc tại các đền thánh.

Việc giới nghiêm và những hạn chế trong đại dịch Covid đã đánh mạnh vào các nhân viên này trong nhiều năm, và hiện tại những con đường ở Giêrusalem lại một lần nữa trống vắng. Cuộc chiến hiện tại đã buộc phải huỷ bỏ những cử hành Giáng Sinh tại thành phố nơi Chúa Giêsu sinh ra. Những cử hành này được chuẩn bị rất cẩn thận cho một lượng lớn kỷ lục khách hành hương, và với Giáng Sinh đang đến… người dân cảm thấy chán nản.

Nhiều Kitô hữu, đặc biệt những người trẻ nói rằng, “đâu là ly do để ở lại đây? Tốt hơn đi và sống ở một nơi khác.” Đó là một điều rất buồn bởi vì dầu sao đây vẫn là nơi mà Giáo hội được sinh ra. Và nếu để nơi đó không có một cộng đòan Kitô hữu địa phương sinh sống là một điều rất đáng buồn.”

Hằng năm các cha Phanxicô nhận được tiền từ việc quyên góp vào Thứ Sáu Tuần Thánh trên toàn thế giới. Theo truyền thống, các cha Phanxicô cai quản Thánh địa nhận được 65% số tiền này và 35% còn lại được trao cho bộ các Giáo hội Đông Phương để trợ giúp các chủng sinh và linh mục cũng như các hoạt động giáo dục và văn hoá. Năm 2022 số tiền quyên góp được khoảng hơn 9 triệu đôla.

Hiện nay, các cha Phanxicô tại Thánh Địa đang xúc tiến một chiến dịch gây quỹ khẩn cấp để trợ giúp các Kitô hữu tại Thánh Địa và những khu vực thánh mà họ đang quản thủ.

Trong bối cảnh đáng buồn đó, Tối ngày 24 tháng Mười Hai vừa qua, Đức Thượng phụ Pierbattista Pizzaballa của Công Giáo Latinh ở Giêrusalem, đã chủ sự thánh lễ Vọng Giáng Sinh tại nơi cực thánh là hang Bêlem, nơi Con Thiên Chúa xuống thế làm người.

Đồng tế với Đức Thượng phụ có ba Giám Mục Phụ Tá và các cha dòng Phanxicô quản thủ Thánh Mộ và nhiều linh mục thuộc giáo phận địa phương.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Trong bài giảng, Đức Thượng Phụ nói:

Anh chị em thân mến,
 
Thủy News 13 Dec 2023
VietCatholic Media
04:11 13/12/2023
1. Ukraine nói với Liên Hiệp Âu Châu: Đừng đợi Mỹ đưa ra quyết định

Ký giả Claudia CHIAPPA của tờ Politico có trụ sở ở Washington DC có bài tường trình nhan đề “Ukraine to Liên Hiệp Âu Châu: Don’t wait on US to make decisions”, nghĩa là “Ukraine nói với Liên Hiệp Âu Châu: Đừng đợi Mỹ đưa ra quyết định”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Khi các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu chuẩn bị đưa ra các quyết định lịch sử về Ukraine, Ngoại trưởng Kyiv kêu gọi khối đừng đợi cho đến khi có quyết định về viện trợ quân sự và nhân đạo từ Hoa Kỳ, nơi sự hỗ trợ dành cho Ukraine đang chao đảo.

Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba nói với các phóng viên báo chí trong cuộc phỏng vấn tại Brussels hôm thứ Ba: “Âu Châu cung cấp rất nhiều hỗ trợ và có khả năng tiếp tục cung cấp sự hỗ trợ đó”. “Nhưng kiểu phụ thuộc tâm lý này vào vị thế của Hoa Kỳ cũng là một yếu tố của trò chơi.”

Trong khi sự hỗ trợ từ Mỹ là huyết mạch quan trọng đối với Ukraine, Kuleba kêu gọi Âu Châu đừng đánh giá thấp chính mình, ám chỉ xu hướng của lục địa này là “theo dõi chặt chẽ” những gì xảy ra ở Mỹ khi đưa ra quyết định.

Trong nỗ lực vào phút cuối nhằm bảo đảm sự ủng hộ của các nhà lập pháp, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã tới Washington trong tuần này khi 60 tỷ Mỹ Kim viện trợ quân sự và nhân đạo cho Ukraine đang bị mắc kẹt tại Quốc hội, nơi những bất đồng của Đảng Cộng hòa về chính sách biên giới của Mỹ đã khiến dự luật không được tiến triển.

Các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu vào thứ Năm và thứ Sáu sẽ quyết định kế hoạch bắt đầu các cuộc đàm phán về việc Ukraine gia nhập Liên Hiệp Âu Châu và cung cấp khoản viện trợ 50 tỷ euro cho Kyiv. Càng ngày, một số quan chức Liên Hiệp Âu Châu càng lo ngại việc thiếu bất kỳ quyết định mang tính lịch sử nào vì sự phản đối từ Hung Gia Lợi, ngày càng có nhiều lời bàn tán về sự mệt mỏi và thất vọng của chiến tranh trước sự bế tắc của Kyiv trên chiến trường.

Đối với Kuleba, việc mất đà và không thể hiện sự thống nhất trên toàn Liên Hiệp Âu Châu để ủng hộ việc mở rộng sẽ gây ra “hậu quả chiến lược tàn khốc” cho khối. Nó sẽ cho phần còn lại của thế giới biết rằng có điều gì đó không ổn trong Liên Hiệp Âu Châu, gửi đi thông điệp chia rẽ vào thời điểm cần có “sự nhất quán và bền vững”.

Ông nói: “Nga và các chủ thể khác đang theo dõi chặt chẽ quá trình này vì họ cần một Liên minh Âu Châu yếu kém”. “Vì vậy, họ quan tâm đến sự chậm lại, sự chậm trễ, chứng tỏ sự bất lực trong việc đưa ra các quyết định mang tính lịch sử.”

Kuleba bác bỏ những lo ngại về sự mệt mỏi của chiến tranh, đồng thời nói thêm rằng không có giải pháp thay thế khả thi nào cho Ukraine cũng như Liên Hiệp Âu Châu cho việc chiến đấu.

Ông nói: “Quốc gia tiếp theo mà Nga có thể tấn công sẽ là một quốc gia Âu Châu, chứ không phải một nơi nào khác”. “Vì vậy, Âu Châu phải tự tin hơn vào khả năng tự vệ của mình”.

Ông nói thêm: “Nếu một bên chớp mắt thì đó sẽ là thời điểm rất tồi tệ cho bên đó”. “Và không phải chúng tôi chớp mắt, chúng tôi phải khiến Nga chớp mắt”.

2. Tổng thống Zelenskiy bất ngờ tới thăm Na Uy

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã đến Na Uy vào hôm thứ Tư trong chuyến thăm không báo trước để thảo luận về việc hỗ trợ quốc phòng của đất nước ông trước cuộc xâm lược của Nga.

Chính phủ Na Uy cho biết điều này trong một tuyên bố trong đó cho biết Zelenskiy và Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Stoere sẽ tổ chức các cuộc họp về việc Na Uy tiếp tục hỗ trợ Ukraine, cùng những vấn đề khác.

Các nhà lãnh đạo từ Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan và Iceland cũng sẽ gặp nhau tại Oslo vào thứ Tư để dự hội nghị thượng đỉnh Bắc Âu.

“Na Uy sẽ tiếp tục hỗ trợ cuộc chiến tự vệ của Ukraine. Chúng tôi đang cung cấp sự hỗ trợ lâu dài, có mục tiêu để hỗ trợ Ukraine trong cuộc chiến vì tự do và dân chủ”, ông Stoere nói trong một tuyên bố.

Ông nói thêm: “Những nỗ lực của Ukraine cũng rất quan trọng trong việc bảo vệ tự do và an ninh cho Na Uy”.

Hôm thứ Hai, Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết họ sẽ nhận hai tàu rà phá bom mìn, 23 tàu đột kích và 20 phương tiện đổ bộ Viking từ Anh và Na Uy, nhằm củng cố sức mạnh của Hải quân Ukraine.

Bộ Quốc phòng Anh cho biết Luân Đôn và Oslo, thành lập một Liên minh Năng lực Hàng hải mới, sẽ giúp “tăng cường khả năng hoạt động trên biển của Ukraine” và tạo tiền đề cho việc Kyiv hội nhập NATO trong tương lai.

Chính phủ Anh cho biết thêm: “Điều này sẽ mang tính lâu dài để giúp Ukraine chuyển đổi lực lượng hải quân của mình, khiến lực lượng này tương thích hơn với các đồng minh phương Tây, tương tác tốt hơn với NATO và tăng cường an ninh ở Hắc Hải”.

Viking là những chiếc xe thiết giáp lội nước hoạt động trên mọi địa hình và tàu chống mìn lớp Sandown là những con tàu được thiết kế đặc biệt nhằm mục đích phá mìn trên biển.

3. Du kích Ukraine chọc quê các chỉ huy quân đội Nga bằng cách đăng ảnh từ bên trong căn cứ quân sự

Quân du kích Ukraine đã lẻn vào được căn cứ của Trung đoàn xung kích cận vệ số 56 của Nga ở Feodosia, Crimea, nơi bị tạm chiếm. Sergei Aksyonov, Thống đốc khu vực bán đảo Crimea, do Nga dựng nên, đã cho biết như trên và kêu gọi đề cao cảnh giác.

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều thứ Tư 13 Tháng Mười Hai, phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Thượng Úy Andriy Yusov, cho biết:

“Đặc vụ của chúng tôi đã thu thập dữ liệu về nhân sự, thiết bị hạng nặng và vũ khí của đơn vị. Đáng chú ý là trực thăng Mi-8 dùng để di tản người bị thương”.

Yusov cho biết trung đoàn Nga này đã chịu tổn thất nặng nề trong các cuộc giao tranh dữ dội, bao gồm cả do các nhiệm vụ tấn công được lên kế hoạch kém.

Ông nói: “Bộ chỉ huy bù đắp tổn thất với cái giá phải trả là những người bị kết án, điều này làm suy yếu mạnh mẽ tinh thần của đơn vị, trước hết gây ra sự bất mãn trong số các chỉ huy cấp thấp hơn trên thực địa, vì các tù nhân này không được đào tạo bài bản, chống lệnh hành quân và tỏ ra bất cần cũng như hay xô xát với đồng đội”.

4. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh

Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đã đưa ra các nhận định liên quan đến điểm phóng máy bay không người lái mới của Nga.

Vào ngày 12 tháng 12 năm 2023, Nga đã phóng ít nhất 15 máy bay không người lái tấn công một chiều Shahed từ quận Balaklava của Crimea. Đây là địa điểm phóng máy bay không người lái tấn công một chiều mới ở phía nam Sevastopol.

Vào ngày 5 tháng 12, các quan chức Nga tuyên bố đã ngăn chặn 41 cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine nhằm vào cơ sở hạ tầng quân sự của Nga ở Crimea, bao gồm cả khu vực lân cận Mũi Chauda.

Mũi Chauda, phía đông nam Crimea, là bãi phóng Shahed nổi tiếng được người Nga sử dụng từ đầu tháng 9 năm 2023.

Balaklava hiện là địa điểm phóng máy bay không người lái tấn công một chiều thứ năm được xác nhận đang được sử dụng trong các hoạt động của Nga chống lại Ukraine cùng với các địa điểm ở Mũi Chauda, Yeysk, Primorsko và Kursk.

Nga rất có thể sẽ phân tán khả năng phóng máy bay không người lái tấn công một chiều của mình tới một số địa điểm vừa là biện pháp bảo vệ lực lượng vừa làm phức tạp các nỗ lực phòng không của Ukraine.

Nga có thể sẽ sử dụng thêm các địa điểm phóng để đáp trả các cuộc tấn công của Ukraine, buộc Ukraine phải thích ứng với các hành lang quá cảnh mới của các hệ thống này.

5. Liên Hiệp Âu Châu nên mở đàm phán gia nhập Ukraine – Thủ tướng Estonia và Phần Lan

Lãnh đạo các nước thành viên Liên Hiệp Âu Châu dự kiến sẽ nhóm họp tại hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Âu Châu tại Brussels trong tuần này để thông qua hỗ trợ tài chính và quân sự cho Ukraine và cho phép bắt đầu đàm phán với Ukraine về việc nước này gia nhập khối.

Thủ tướng Kaja Kallas của Estonia và Petteri Orpo của Phần Lan nói với các phóng viên báo chí rằng:

“Khi chúng tôi tham dự Hội đồng Âu Châu vào tuần này, việc thể hiện sự kiên quyết ủng hộ lâu dài không ngừng cho Ukraine là điều tối quan trọng. Mọi con mắt của thế giới đang dõi theo chúng ta và vào thời điểm quan trọng này, hành động của chúng ta phải phản ánh lời nói của chúng ta. Thời điểm này đòi hỏi cam kết kiên định của chúng ta phải phù hợp với cam kết của chúng ta về sự ủng hộ dành cho Ukraine bao lâu còn cần thiết. Phản ứng của Âu Châu sẽ gửi tín hiệu qua Đại Tây Dương, tới những người bạn của chúng ta ở Ukraine, cũng như tới Nga - một tín hiệu cho thấy chúng ta đã chuẩn bị cho giai đoạn kéo dài của cuộc chiến và không phải chúng ta là người mệt mỏi trước tiên. Do đó, điều bắt buộc là Hội đồng phải khẳng định sự hỗ trợ quân sự và ngân sách mạnh mẽ đang diễn ra, đồng thời quyết định mở các cuộc đàm phán gia nhập với Ukraine, từ đó nhấn mạnh cam kết kiên quyết của chúng tôi đối với tương lai Âu Châu của nước này”

Theo Kallas và Orpo, Liên minh Âu Châu nên tiếp tục giúp Ukraine tự vệ.

Họ nói thêm: “Lịch sử sẽ phán xét chúng ta dựa trên những hành động mà chúng ta thực hiện hiện nay - liệu chúng ta hậu tạ cho sự gây hấn hay tiếp tục đi theo chính nghĩa và bảo đảm quyền tự do phải chiếm ưu thế”.

Vào ngày 14-15/12, Brussels sẽ tổ chức cuộc họp nguyên thủ quốc gia và chính phủ các nước Liên Hiệp Âu Châu để xem xét quyết định chiến lược về việc khởi động đàm phán tư cách thành viên Liên Hiệp Âu Châu với Ukraine và Moldova.

Vào ngày 12 tháng 12, Hội đồng Liên Hiệp Âu Châu đã công bố kết luận về việc mở rộng Liên Hiệp Âu Châu, trong đó đặc biệt ghi nhận những tiến bộ mà Ukraine đã đạt được trên con đường cải cách cần thiết để trở thành thành viên đầy đủ của Liên Hiệp Âu Châu.

Trong một diễn biến gây ngạc nhiên cho nhiều người, Hung Gia Lợi đã ra giá để rút lại sử phủ quyết của họ. Giám đốc chính trị của Thủ tướng Viktor Orbán cho biết Budapest sẵn sàng rút lại quyền phủ quyết đối với gói viện trợ mới của Liên Hiệp Âu Châu dành cho Ukraine nếu Brussels đồng ý dỡ bỏ tất cả các khoản tiền đã bị khối này đóng băng vì lo ngại về luật pháp ở nước này.

Những bình luận từ trợ lý của nhà lãnh đạo Hung Gia Lợi được đưa ra khi Ủy ban Âu Châu chuẩn bị giải tỏa 10 tỷ euro tiền của Liên Hiệp Âu Châu như một phần thưởng cho những cải cách tư pháp mà Budapest đã thực hiện nhằm giải quyết những lo ngại của Brussels về tính độc lập của cơ quan tư pháp của nước này.

Nhưng phần còn lại của quỹ bị phong tỏa – khoảng 11,7 tỷ euro – dự kiến sẽ vẫn bị đóng băng do các vấn đề liên quan đến bảo vệ nhân quyền, trao giải các hợp đồng công và tình trạng tự do học thuật ở nước này.

Song song đó, Budapest cũng đang chờ tiếp cận khoản tài trợ trị giá 10,4 tỷ euro và các khoản vay giá rẻ từ quỹ phục hồi sau đại dịch của Liên Hiệp Âu Châu, quỹ này cũng sẽ bị chặn cho đến khi Hung Gia Lợi thực hiện một loạt cải cách chống tham nhũng.

Tuy nhiên, trợ lý của thủ tướng cho biết Budapest sẽ dỡ bỏ quyền phủ quyết nếu Brussels bàn giao toàn bộ số tiền mặt bị phong tỏa, trị giá khoảng 30 tỷ euro.

6. Nga tấn công Kyiv làm hàng chục người bị thương

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều thứ Tư 13 Tháng Mười Hai, phát ngôn nhân cảnh sát quốc gia Ukraine, Đại Úy Alyona Lyutnytska cho biết một cuộc tấn công hỏa tiễn của Nga trong đêm nhắm vào thủ đô Ukraine đã làm hư hại một bệnh viện nhi, làm ít nhất 51 người bị thương.

Phát ngôn nhân của lực lượng không quân Ukraine, Đại Tá Yurii Ihnat, cho biết hệ thống phòng không của Ukraine đã bắn hạ tất cả 10 hỏa tiễn đạn đạo nhắm vào thủ đô vào khoảng 3 giờ sáng.

Đại Úy Alyona Lyutnytska nhận xét rằng các mảnh vỡ rơi xuống đã gây thương tích và tàn phá bốn quận của Kyiv dọc theo sông Dnipro chảy qua thủ đô. Các mảnh vỡ rơi trúng một số tòa nhà dân cư ở quận Dniprovskyi, làm ít nhất 51 người bị thương, trong đó có 6 trẻ em.

Thượng Tướng Serhiy Popko, Thống Đốc Biệt khu Thủ đô Kyiv, nguồn cung cấp nước cho bệnh viện và khu vực xung quanh cũng bị hư hỏng.

Đây là cuộc tấn công hỏa tiễn thứ hai của Nga vào Kyiv trong tuần này. Hỏa tiễn đạn đạo nhắm vào Kyiv vào sáng sớm thứ Hai đã làm 4 người bị thương.
 
Lan Vy News Ukraine 13 Dec 2023
VietCatholic Media
04:42 13/12/2023
1. Phản ứng của Tổng thống Zelenskiy về cuộc tấn công của quân Nga Kyiv, tàn phá một bệnh viện nhi đồng

Trong một tuyên bố về cuộc tấn công của Nga vào Kyiv qua đêm, Tổng thống Ukraine Voldymyr Zelenskiy nói: “Sẽ có phản ứng. Chắc chắn.”

Nga đã cố gắng tấn công Kyiv bằng 10 hỏa tiễn đạn đạo vào lúc 3 giờ hôm Thứ Tư, 13 Tháng Mười Hai, theo giờ địa phương.

Tổng thống Zelenskiy nói: “Tất cả đều bị bắn hạ. Tôi biết ơn Lực lượng Phòng không và các đối tác của chúng ta. Tôi cảm ơn tất cả các dịch vụ của chúng ta đã giúp đỡ các nạn nhân của các mảnh vỡ rơi xuống. Chúng ta tiếp tục làm việc để nâng cao năng lực của mình và chúng ta có những thỏa thuận mới mạnh mẽ. Chúng ta đang làm việc để đẩy nhanh việc thực hiện của họ.”

“Tổng thống Biden và tôi vừa đồng ý hợp tác để tăng số lượng hệ thống phòng không ở Ukraine, và nhà nước khủng bố đã chứng minh quyết định này quan trọng như thế nào. Mỗi hệ thống và hỏa tiễn bổ sung đều quan trọng đối với Ukraine, các thành phố và người dân của chúng ta. Chúng đang cứu mạng sống.”

“Nga một lần nữa chứng minh mình là quốc gia tàn ác bắn hỏa tiễn vào ban đêm, cố gắng tấn công các khu dân cư, nhà trẻ, cơ sở năng lượng trong mùa đông. Sẽ có phản ứng. Chắc chắn.”

2. Cuộc họp báo của Ngũ Giác Đài về viện trợ cho Ukraine

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Pentagon Skirts Ukraine Counteroffensive Question”, nghĩa là “Ngũ Giác Đài miễn cưỡng bình luận về cuộc phản công của Ukraine.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Lan Vy.

Hoa Kỳ tỏ ra miễn cưỡng bình luận về tiến trình phản công của Ukraine mà họ cam kết hỗ trợ, khi các câu hỏi xoay quanh số phận của các lực lượng Ukraine trong suốt mùa đông và về sự ủng hộ của Quốc hội đối với viện trợ mới cho Kyiv.

Thư ký báo chí Ngũ Giác Đài, Thiếu tướng Pat Ryder, nói với các phóng viên trong cuộc họp báo về các chiến binh của Ukraine đang chiến đấu chống lại hệ thống phòng thủ kiên cố của Nga ở phía nam và phía đông đất nước bị chiến tranh tàn phá này.

Tướng Ryder nói: “Ukraine đang đạt được một số tiến bộ và người Nga cũng đang đạt được những tiến bộ.”

Ukraine đã đạt được một số lợi ích dọc theo các chiến tuyến gần như tĩnh lặng kể từ khi nước này phát động cuộc phản công vào mùa hè vào đầu tháng 6, giành lại một số thị trấn và thoáng thấy một chút chiến thắng xung quanh thị trấn Robotyne bị tàn phá ở phía nam.

Tuy nhiên, tốc độ thúc đẩy có phối hợp phần lớn đã không đáp ứng được hy vọng của phương Tây và Ukraine, không thể tạo ra những vùng lãnh thổ được giải phóng theo kiểu phản công chớp nhoáng năm 2022 của Kyiv. Nó cũng đặt ra những câu hỏi ngày càng đáng lo ngại cho Ukraine về việc liệu Mỹ - quốc gia đóng góp nhiều viện trợ quân sự nhất cho Kyiv - sẽ duy trì nguồn cung cấp vũ khí và hỗ trợ quan trọng cho nỗ lực chiến tranh trong bao lâu.

Trước sự thất vọng của Kyiv, Nga cũng đã có những bước tiến tuy rất hạn chế quanh thị trấn Avdiivka của Donetsk, một thành trì của Ukraine đã trải qua gần một thập kỷ ở tiền tuyến và điều đó sẽ đánh dấu một chiến thắng mang tính biểu tượng và chiến thuật quan trọng cho Nga nếu lực lượng của họ thành công trong việc chiếm được thị trấn Avdiivka.

Ukraine đã nhanh chóng làm dịu đi những kỳ vọng. Vào đầu tháng 7, chỉ vài tuần sau khi bắt đầu các hoạt động phản công, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy nói với CNN rằng Kyiv muốn cuộc tấn công “xảy ra sớm hơn nhiều”.

Vào thời điểm đó, ông nói qua một phiên dịch viên: “Chúng ta cho đối phương của mình thời gian và khả năng để đặt thêm mìn và chuẩn bị tuyến phòng thủ cho họ”.

“Chúng tôi muốn có kết quả nhanh hơn,” Zelenskiy phản ánh vài tháng sau đó, phát biểu trong cuộc phỏng vấn với Associated Press vào đầu tháng 12. “Xét từ góc độ đó, thật đáng tiếc là chúng tôi đã không đạt được kết quả như mong muốn”.

Khi được hỏi chi tiết về cách Mỹ đánh giá cuộc phản công của Ukraine sẽ diễn ra, Tướng Ryder nói với giới truyền thông rằng việc “xác định những gì họ đang cố gắng đạt được” là tùy thuộc vào Kyiv.

Tướng Ryder cho biết, Nga đã xâm chiếm hơn một năm rưỡi trước và Ukraine “tiếp tục giữ vững phòng tuyến, họ đã lấy lại được hơn 50% lãnh thổ đã bị tạm chiếm”.

Nhận xét của Ryder gần giống với nhận xét của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken, phát biểu vào tháng 7 trong “những ngày tương đối đầu của cuộc phản công”. Khi đó, Blinken cho biết Ukraine đã đòi lại khoảng một nửa lãnh thổ bị Nga chiếm giữ ban đầu.

Nhưng có rất ít thay đổi trong những tháng kể từ đó, mặc dù Kyiv đã nắm quyền kiểm soát một số thị trấn ở tiền tuyến khi những tháng hè chuyển sang mùa thu. Giờ đây, cả Nga và Ukraine đều đang phải đối mặt với toàn bộ lực lượng trong những tháng mùa đông và áp lực phải duy trì các hoạt động cơ giới hóa, bắn pháo binh và cung cấp đạn dược trong khi Ukraine chống lại các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay không người lái ngày càng gia tăng của Nga.

“Một cuộc chiến tranh mùa đông thật khó khăn,” Zelenskiy nói vào đầu tháng 12. “Mùa đông nói chung là một giai đoạn mới của chiến tranh.”

Tướng Ryder cho biết thêm hôm thứ Hai rằng giúp người Ukraine vượt qua mùa đông, giành lại lãnh thổ trong tháng 12 và trong năm mới là ưu tiên hàng đầu của Mỹ.

Ông cho biết, Washington sẽ “tập trung” vào các yêu cầu quân sự của Kyiv, cả vì mục tiêu ngắn hạn là giành lại lãnh thổ dọc tiền tuyến do Nga nắm giữ và nhu cầu an ninh lâu dài của Ukraine. Ryder cho biết đây có thể là thiết giáp, pháo binh, hệ thống phòng không hoặc hỗ trợ công nghệ thông tin.

Tướng Ryder sau đó đã gật đầu với nhận xét của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin hồi đầu tháng này, trong đó Austin cho biết Hoa Kỳ hy vọng hỗ trợ một “Ukraine tự do và có chủ quyền, có thể tự vệ ngày hôm nay - và ngăn chặn sự xâm lược của Nga trong tương lai”.

Nhưng cuộc họp báo hôm thứ Hai đã kết thúc đột ngột mà không có thêm dấu hiệu nào cho thấy Mỹ đánh giá tiến bộ của Ukraine như thế nào và năm mới sẽ báo trước điều gì cho Kyiv.

Duy trì dòng viện trợ có thể sẽ là ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của Zelenskiy khi ông đến thăm các nhà lập pháp Hoa Kỳ trong tuần này.

Putin và “bè lũ bệnh hoạn” của ông ta được hưởng lợi từ “những vấn đề chưa được giải quyết trên Đồi Capitol”, ông Zelenskiy nói trong bài phát biểu tại Đại học Quốc phòng Hoa Kỳ hôm thứ Hai.

Tướng Ryder nhận xét rằng Tổng thống Zelenskiy đã đến thăm Tòa Bạch Ốc vào hôm thứ Ba để thể hiện “cam kết không thể lay chuyển của Hoa Kỳ trong việc hỗ trợ người dân Ukraine khi họ tự vệ trước cuộc xâm lược tàn bạo của Nga”.

3. Tổng thống Zelenskiy cho biết về quân số của quân Ukraine

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Zelensky Reveals Number of Ukraine Troops Fighting Against Russia”, nghĩa là “Tổng thống Zelenskiy tiết lộ số lượng quân Ukraine chiến đấu chống lại Nga.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Lan Vy.

Trong lời chúc mừng quân đội nước mình nhân Ngày Lực lượng Lục Quân được đánh dấu vào ngày 12 tháng 12, tổng thống Ukraine nói rằng có gần 600.000 binh sĩ “thuộc nhiều nhánh khác nhau của quân đội”.

“Anh hùng dũng cảm. Mạnh mẽ,” ông cho biết như trên bên cạnh hình ảnh binh lính Ukraine ở nhiều địa điểm khác nhau, bên cạnh xe tăng và một số mang theo vũ khí.

Con số của Tổng thống Zelenskiy khác với ước tính 500.000 quân Ukraine được nền tảng thu thập và phân tích dữ liệu Statista liệt kê và đây là con số mới nhất được một trong những quan chức Ukraine tiết lộ về quy mô quân đội của nước này.

Vào tháng 11, cựu giám đốc cơ quan báo chí của Bộ Tổng tham mưu Lực lượng vũ trang Ukraine, Vladislav Seleznev nói với hãng tin TSN của Ukraine rằng có 1,3 triệu người trong Lực lượng vũ trang Ukraine “tất cả đều cần vũ khí và đạn dược”.

Lực lượng vũ trang Ukraine bao gồm nhiều nhánh, trong đó Lực lượng Lục Quân chỉ là một. Những lực lượng khác bao gồm Không quân, Hải quân, Lực lượng Dù, Thủy quân lục chiến, Lực lượng hoạt động đặc biệt và Lực lượng phòng thủ lãnh thổ hay Địa Phương Quân.

Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov hồi tháng 9 cho biết Lực lượng vũ trang Ukraine đã tăng hơn gấp ba lần kể từ tháng 2 năm 2022, từ 261.000 lên hơn 800.000 người.

Về phía Nga, đầu tháng 12, Putin đã ra lệnh tăng quân số thêm 170.000 lên tổng số 1,32 triệu.

Zelenskiy bày tỏ lòng kính trọng đối với những người lính Ukraine. “Nhiều người sẽ luôn được đồng đội ghi nhớ vì sức mạnh và sự giúp đỡ của họ trong trận chiến. Nhân dân chúng ta biết ơn nhiều người vì đã giải phóng đất đai, thành phố và làng mạc của chúng ta, để có cơ hội tự hào về sức mạnh của quân đội Ukraine.

“Hôm nay chúng ta tưởng nhớ rất nhiều người khi tôn vinh những anh hùng Ukraine đã hy sinh mạng sống vì đất nước và nhân dân chúng ta,” Zelenskiy viết, “Vinh quang cho những người bảo vệ chúng ta! Cảm ơn mọi người lính, mọi trung sĩ, mọi chỉ huy vì sức mạnh mà các bạn đã trao cho quốc gia của chúng tôi.”

Thông điệp của Tổng thống Zelenskiy được đăng vào ngày ông gặp các nhà lãnh đạo chính trị ở Washington, DC, trong bối cảnh Tòa Bạch Ốc cảnh báo rằng viện trợ của Mỹ dành cho Ukraine có thể cạn kiệt khi các cuộc đàm phán về viện trợ mới đã bị đình trệ tại Quốc hội.

Tổng thống Joe Biden đã yêu cầu khoảng 60 tỷ Mỹ Kim viện trợ mới cho Ukraine như một phần của gói khẩn cấp lớn hơn, bao gồm cả hỗ trợ cho Israel.

Hôm thứ Hai, Tổng thống Zelenskiy đã gặp Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Ajay Banga để thảo luận về việc củng cố hệ thống tài chính của Ukraine. Ông cũng tổ chức các cuộc đàm phán với các đồng minh chủ chốt để tiếp tục bảo đảm sự hỗ trợ quân sự bổ sung.

Thư ký Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraine, Oleksii Danilov, nói với BBC rằng hy vọng của Ukraine về cuộc phản công được phát động vào tháng 6 đã không được thực hiện đầy đủ nhưng điều đó không có nghĩa là Kyiv sẽ không giành được chiến thắng trong cuộc chiến.

Ông nói hôm thứ Hai: “Vào tháng 5, mọi người dân ở đất nước chúng tôi đều muốn chiến tranh kết thúc nhanh chóng”. “Có những hy vọng nhưng chúng đã không thành hiện thực.” Ông nói thêm rằng đất nước của ông “sẽ không dừng lại” và sẽ tiếp tục “đấu tranh vì tự do, vì độc lập của chúng tôi”.
 
Bích Ngọc 13 Dec 2023
VietCatholic Media
04:52 13/12/2023
Liên Hiệp Âu Châu thực hiện bước đi đầu tiên để huy động tiền cho Ukraine từ tài sản bị đóng băng của Nga

Ký giả GREGORIO SORGI của tờ Politico có trụ sở ở Washington DC có bài tường trình nhan đề “EU takes first step to raise money for Ukraine from Russian frozen assets”, nghĩa là “Liên Hiệp Âu Châu thực hiện bước đi đầu tiên để huy động tiền cho Ukraine từ tài sản bị đóng băng của Nga”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Bích Ngọc.

Kyiv muốn có tiền ngay bây giờ, nhưng kế hoạch Brussels sẽ chỉ thành hiện thực một cách chậm chạp.

Hôm thứ Tư, Ủy ban Âu Châu đã trình bày một kế hoạch nhằm chuyển số tiền thu được từ tài sản của Nga bị đóng băng ở Liên Hiệp Âu Châu để giúp tái thiết Ukraine.

Nhưng đề xuất này – phải được các nước Liên Hiệp Âu Châu đồng thanh thông qua – chỉ là bước đầu tiên trong một quá trình có thể sẽ kéo dài, có nghĩa là quốc gia bị chiến tranh tàn phá này khó có thể sớm nhận được tiền.

Vấn đề này gắn liền với một cuộc thảo luận rộng rãi hơn về một quỹ dành riêng cho Ukraine sẽ được các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu tổ chức trong hội nghị thượng đỉnh vào thứ Năm và thứ Sáu.

Trong nhiều tháng, các quan chức Liên Hiệp Âu Châu đã tìm mọi cách để hớt váng số tiền kiếm được từ các tài sản trị giá khoảng 200 tỷ euro bị giữ ở Liên Hiệp Âu Châu kể từ khi Vladimir Putin xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm 2022.

Khi chứng khoán của Nga đến hạn và được các trung gian tài chính tái đầu tư, chúng sẽ tạo ra lợi nhuận. Một quan chức Liên Hiệp Âu Châu được giấu tên cho biết Liên Hiệp Âu Châu muốn tấn công vào những khoản thu đó.

Đề xuất ban đầu của Ủy ban sẽ buộc số tiền thu được từ tài sản đầu tư phải được gửi vào một tài khoản riêng của cơ quan thanh toán bù trừ - là tổ chức tài chính hỗ trợ giao dịch - nơi chúng được giữ.

Sau khi điều đó được thống nhất, cơ quan điều hành Liên Hiệp Âu Châu sẽ phải đưa ra đề xuất thứ hai để kích hoạt việc chuyển tiền mặt vào ngân sách Liên Hiệp Âu Châu và sau đó đến Ukraine.

Ngân hàng Trung ương Âu Châu đã bày tỏ lo ngại về kế hoạch sử dụng số tiền thu được từ tài sản bị phong tỏa, cảnh báo rằng nó có thể gây bất ổn cho đồng tiền euro. Theo đuổi các “khoản lợi nhuận thu được” là một lựa chọn an toàn hơn về mặt pháp lý so với việc bàn giao tài sản toàn diện.

Vladyslav Vlasyuk, cố vấn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy, nói với POLITICO: “Cuộc thảo luận tích cực xoay quanh lãi suất… từ quan điểm pháp lý, lãi suất không thuộc về Nga”. “Nói đúng ra thì đây không phải là quỹ có chủ quyền,” Ông ước tính rằng động thái này sẽ tạo ra khoảng 3 tỷ euro mỗi năm.

Dự trữ ngoại hối của Nga đã bị đóng băng bởi các quốc gia tham gia lệnh trừng phạt khi bắt đầu cuộc chiến của Mạc Tư Khoa với Ukraine và phần lớn nằm trong Liên Hiệp Âu Châu. Đề xuất của Ủy ban sẽ nhắm tới tài sản bị phong tỏa trị giá 180 tỷ euro tại Euroclear của Bỉ, một cơ quan thanh toán bù trừ đóng vai trò là người giám sát các khoản dự trữ của Nga.

Chủ tịch Ủy ban Ursula Von der Leyen nhấn mạnh rằng số tiền thu được từ các quỹ bị đóng băng của Nga sẽ tài trợ cho việc tái thiết lâu dài ở Ukraine, vốn được Ngân hàng Thế giới ước tính trị giá 411 tỷ Mỹ Kim.

Quỹ Ukraine rộng hơn do Liên Hiệp Âu Châu đề xuất đã được thiết kế để cung cấp khoản vay 33 tỷ euro và 17 tỷ euro tài trợ cho Ukraine cho đến năm 2027, nhưng hiện bị Hung Gia Lợi chặn.
 
Ánh Tuyết 14 Dec 2023
VietCatholic Media
17:10 13/12/2023
1. Kyiv thắp sáng cây thông Giáng Sinh theo lịch mới

Đám đông đã đổ về một trong những quảng trường được yêu thích nhất ở Kyiv để xem cây Giáng Sinh chính của Ukraine được thắp sáng để đánh dấu Ngày Thánh Nicholas theo lịch mới kỷ niệm Giáng Sinh vào ngày 25 tháng 12.

Với việc quân đội của họ đang bị mắc kẹt trong cuộc chiến kéo dài 21 tháng chống lại Nga, đây là lần đầu tiên nhiều người Ukraine đánh dấu ngày lễ theo lịch mới được Giáo hội Chính thống chính của đất nước thông qua để tránh xa các hoạt động ở Nga.

Người nội trợ Olesia Polyarosh, 29 tuổi, cho biết: “Ngay cả trong những thời điểm khó khăn này, chúng tôi vẫn có cơ hội đến xem cây thông Noel ở trung tâm thủ đô của chúng tôi”.

“ Có thể không phải để ăn mừng, nhưng để cảm nhận tinh thần Giáng Sinh bất chấp mọi thứ, mà chúng tôi vẫn có thể cử hành ở đất nước mình.”

Tiếng reo hò vang lên khi đèn được bật trên cây ở quảng trường ngay bên ngoài Nhà thờ St. Sophia từ thế kỷ 11, trong khi các gia đình nếm thử bánh kếp và rượu ngâm ở các ki-ốt liền kề.

Hầu hết người Ukraine theo Chính thống giáo và giáo hội chính của nước này hồi đầu năm nay đã đồng ý thay đổi lịch Giuliô, theo đó lễ Giáng Sinh được tổ chức vào ngày 25 Tháng Mười Hai, thay vì ngày 7 Tháng Giêng.

Hầu hết các quốc gia chủ yếu theo Chính thống giáo đều tổ chức Lễ Giáng Sinh vào ngày 25 tháng 12, nhưng Nga và Serbia nằm trong số những quốc gia vẫn tổ chức lễ Giáng Sinh vào ngày muộn hơn.

Nhiều người tại quảng trường cho biết họ đồng ý với ngày thay đổi.

Polyarosh nói: “Chúng ta không nên có bất kỳ điểm chung nào với đất nước đó. “Nicholas và các chàng trai của chúng ta ngày nay đang cùng nhau giữ vững đất nước. Cái cây tỏa sáng rực rỡ, không quá lớn, chính xác là thứ chúng ta cần trong thời điểm này.”

Kỹ sư Kateryna Didyk, 32 tuổi, cho biết đây là lần đầu tiên cô đánh dấu ngày Thánh Nicholas sớm như vậy, thay vì vào ngày 19 tháng 12, nhưng thừa nhận: “Thực ra, trong bảy năm qua tôi đã tổ chức lễ Giáng Sinh vào ngày 25”.

Didyk cho biết cảm thấy hơi sớm để tổ chức lễ Giáng Sinh nhưng cô đã mua một cây thông vào thứ Ba và bắt đầu trang trí nó.

Thị trưởng Kyiv Vitali Klitschko đã thắp sáng cây thông một cách tượng trưng và nói rằng các khoản quyên góp tư nhân đã tài trợ cho cây thông này để tiền công được dành cho quân đội.

2. Đức Thánh Cha kêu gọi sự hiệp nhất và tuân phục khi nhà lãnh đạo Giáo hội Syro-Malabar từ chức

Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp nhận đơn từ chức của Đức Hồng Y George Alencherry, 78 tuổi, Tổng Giám mục trưởng của Giáo Hội Công Giáo Syro-Malabar, và cảnh báo rằng sự bất đồng chính kiến trong Tổng giáo phận Ernakulam-Angamaly có thể dẫn đến các biện pháp trừng phạt theo giáo luật.

Đức Thánh Cha cũng chấp nhận đơn từ chức của Đức Tổng Giám Mục Andrews Thazhath, người mà ngài đã bổ nhiệm vào tháng 7 làm Giám Quản Tông Tòa của tổng giáo phận đang gặp khó khăn trong nỗ lực giải quyết một tranh chấp gay gắt về phụng vụ. Đức Giám Mục Sebastian Vaniyapurackal, Giám Mục Phụ Tá từ năm 2017, sẽ giữ chức vụ Giám Quản Tông Tòa cho đến khi bầu được một Tổng Giám mục cao cấp mới.

Trong thư gửi Đức Hồng Y Alencherry, Đức Thánh Cha Phanxicô viết:

Vì yêu mến Chúa phục sinh và Giáo hội của Người, vào năm 2019, Đức Hồng Y đã đề nghị rời bỏ quyền quản lý mục vụ của Giáo hội Syro-Malabar thân yêu khi phải đối mặt với sự chia rẽ và phản đối. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, Tòa thánh đã chấp nhận phán quyết của Thượng hội đồng Giám mục Syro-Malabar, không coi đây là thời điểm thích hợp. Tuy nhiên, Thượng hội đồng không thể không nhìn nhận lời cầu xin của Đức Hồng Y với tấm lòng của một Mục tử, người đặt sự hiệp nhất và sứ mệnh của Giáo hội lên trên hết mọi thứ khác... Luôn quan tâm đến lợi ích và sự hiệp nhất của dân Chúa, tôi bây giờ đã quyết định chấp nhận việc từ chức của Đức Hồng Y như một dấu hiệu cho thấy sự cởi mở và ngoan ngoãn của chư huynh đối với Chúa Thánh Thần.

Trong một thông điệp video bằng tiếng Ý gửi tới người Công Giáo Syro-Malabar, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cầu xin sự chấp nhận quyết định của thượng hội đồng giáo hội về việc thực hiện phương pháp thống nhất để cử hành phụng vụ thánh.

Phương pháp đồng nhất là người chủ tế quay về phía tín hữu trong các nghi thức ban đầu nhưng sau đó quay về phía bàn thờ trong Hy lễ Thánh Thể. Tuy nhiên, ở một số giáo phận đông phương, bao gồm cả Giáo phận chính thống Ernakulam–Angamaly, toàn bộ phụng vụ đã được cử hành quay về phía giáo dân trong những thập kỷ gần đây – và quyết định ủng hộ việc thờ phượng ad orientem đã dẫn đến bất đồng chính kiến lan rộng và đôi khi xung đột bạo lực.

Đức Thánh Cha nói: “Tôi cũng đã nhiều lần kêu gọi anh chị em hãy ngoan ngoãn với Giáo hội của anh chị em. Làm sao có thể là Bí tích Thánh Thể nếu sự hiệp thông bị phá vỡ, nếu có sự thiếu tôn trọng Bí tích Thánh Thể, giữa những trận đánh và cãi vã?”

Xin hãy cẩn thận! Hãy cẩn thận đừng để ma quỷ dẫn dắt anh chị em theo một giáo phái nào đó. Anh chị em là nhà thờ, đừng trở thành giáo phái. Đừng ép buộc cơ quan có thẩm quyền của Giáo hội phải lưu ý rằng anh chị em đã rời bỏ Giáo hội, bởi vì anh chị em không còn hiệp thông với các mục tử của mình và với Người kế vị Thánh Phêrô Tông đồ, người được kêu gọi củng cố tất cả anh chị em trong đức tin và bảo tồn anh chị em trong sự hiệp nhất của Giáo Hội. Khi đó, với nỗi đau lớn, các biện pháp trừng phạt liên quan sẽ phải được thực hiện. Tôi không muốn nó đến mức đó.
 
Thảo Ly 14 Dec 2023
VietCatholic Media
17:52 13/12/2023
BRK4TL-News15Dec2023
[Thảo Ly]
Laudetur Iesus Christus
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria.
Thảo Ly cám ơn quý vị và anh chị em theo dõi chương trình này.
Chương trình của chúng tôi đến đây là hết.
Xin quý vị và anh chị em giúp phổ biến rộng rãi chương trình này đến với gia đình, thân quyến và bạn bè xa gần như một cách thức để truyền giáo.
Xin cám ơn và hẹn gặp lại quý vị và anh chị em trong lần phát hình tới.
Laudetur Iesus Christus
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Trong gần 100 năm qua, các Đức Giáo Hoàng đã dành thời gian cho một khóa tĩnh tâm hàng năm kéo dài gần một tuần. Đầu tiên là đầu Mùa Vọng, sau này được đổi lại là vào đầu Mùa Chay. Khoá tĩnh tâm này chỉ dành cho Đức Thánh Cha và các nhà lãnh đạo các cơ quan trung ương Tòa Thánh.
Bên cạnh đó, mỗi thứ Sáu hàng tuần trong Mùa Vọng và Mùa Chay còn có một sinh hoạt khác có nhiều người tham dự hơn là nghe giảng thuyết viên Phủ Giáo Hoàng trình bày các bài suy niệm. Những người được mời tham dự là các Hồng Y, các giám mục, thành viên của Giáo triều Rôma, của Phủ Giáo hoàng, của giáo phận Rôma, Bề trên Tổng quyền của các Dòng tu.
Giảng thuyết viên Phủ Giáo Hoàng hiện nay là Đức Hồng Y Raniero Cantalamessa.
Đức Hồng Y Raniero Cantalamessa sinh ra tại Colli del Tronto, Ý vào ngày 22 tháng 7 năm 1934. Ngài được thụ phong linh mục dòng Phanxicô Capuchin vào năm 1958. Ngài có bằng tiến sĩ về thần học và văn học cổ điển. Trước đây, ngài từng là giáo sư lịch sử Kitô giáo cổ đại và là giám đốc của Khoa Khoa học Tôn giáo tại Đại học Cattolica del Sacro Cuore ở Milan, cho đến khi được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II chọn là giảng thuyết viên phủ Giáo Hoàng vào năm 1980. ngài cũng từng là thành viên của Ủy ban Thần học Quốc tế từ năm 1975 đến năm 1981.
Năm 1980, Cha Cantalamessa được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm làm Giảng Thuyết Viên Phủ Giáo Hoàng. Ngài giữ vị trí này suốt 3 triều giáo hoàng của Đức Gioan Phaolô II, Đức Bênêđíctô XVI và Đức Phanxicô. Trong chức vụ này, ngài thuyết giảng các bài suy niệm cho Đức Giáo Hoàng và các vị lãnh đạo cũng như tất cả các viên chức khác trong giáo triều Rôma vào mỗi Thứ Sáu trong Mùa Chay và Mùa Vọng, và là “người duy nhất được phép giảng cho Đức Giáo Hoàng.”
Trong buổi Phụng Vụ tưởng niệm Chúa chịu chết vào ngày thứ Sáu Tuần Thánh tại Đền Thờ Thánh Phêrô, Đức Giáo Hoàng chủ sự các nghi lễ, nhưng ngài là người thuyết giảng.
Danh tiếng ngài lừng lẫy đến mức ngày 24 tháng 11, 2015 ngài đã được mời giảng tại Thượng Hội Đồng Anh Giáo.
Trong dịp này, cha Cantalamessa đã nói một câu để đời với các nhà lãnh đạo Anh giáo nhóm họp tại Westminster rằng “chúng ta không bao giờ có thể để cho một vấn đề luân lý chẳng hạn như vấn đề tính dục có thể chia rẽ chúng ta đến mức là cả tình yêu đối với Chúa Giêsu Kitô cũng không còn có thể liên kết được chúng ta nữa.”
Theo dự trù, Đức Hồng Y Cantalamessa sẽ giảng tĩnh tâm cho Giáo triều Rôma trong Mùa Vọng năm nay, nhưng cuối cùng ngài không thực hiện được. Đây là lần đầu tiên điều này xảy ra. Chúng ta hãy cầu nguyện cho ngài.
Đồng thời, Thảo Ly Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ bài suy niệm Mùa Vọng năm ngoái của ngài có nhan đề: “Cửa Đức Mến”
BRK4TL-ChristmasVigil
Laudetur Iesus Christus
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria.
Thảo Ly cám ơn quý vị và anh chị em theo dõi phóng sự đặc biệt về Lễ Vọng Giáng Sinh tại Đền Thờ Thánh Phêrô.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Mặc dù Ý không còn lệnh giới nghiêm 10 giờ tối như một phần trong các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của COVID-19, nhưng Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành “Thánh lễ Vọng Giáng Sinh” tại Đền Thờ Thánh Phêrô vào lúc 7:30 tối, như ngài đã làm từ năm 2020.
Đồng tế với Đức Thánh Cha có các Hồng Y, Tổng Giám Mục và Giám Mục và khoảng 7,000 tín hữu.
Trong khi Đức Thánh Cha và đoàn đồng tế đang tiến lên bàn thờ, ca đoàn cùng cộng đoàn hát bài “The First Noel - Noel đầu tiên” bằng tiếng Ý là “Nella notte”
Mùa Giáng Sinh đầu tiên, các thiên thần kể lại rằng
Là khi có một nhóm người chăn cừu nghèo trên cánh đồng
Nơi mà họ thường chăn dắt những chú cừu
Vào một đêm mùa đông lạnh giá
Noel, noel, noel, noel
Vua dân Do Thái đã ra đời!
Họ đã nhìn và thấy một ngôi sao
Rực chói cả bầu trời phương Đông xa kia
Và khi đó mặt đất bừng toả sáng
Thế là liên tục như vậy cả ngày và đêm
Noel, noel, noel, noel
Vua dân Do Thái đã ra đời!
Nhờ ánh sáng của ngôi sao ấy
Từ đất nước phương xa có ba người đàn ông đã đến
Vì mục đích tìm kiếm một vì vua
Thế là họ dõi theo ngôi sao ấy
Noel, noel, noel, noel
Vua dân Do Thái đã ra đời!
Ngôi sao kia di chuyển mãi gần đến hướngTây Bắc
đến vùng Bethlehem, nó dừng lại
Dừng và nghỉ hẳn tại nơi
Chính nơi đây, nơi Chúa Giêsu đã ra đời
Noel, noel, noel, noel
Vua dân Do Thái đã ra đời!
Và ba người đàn ông ấy bước đến
Họ cung kính quỳ xuống
Dâng lên vì vua của mình
Nào là vàng bạc, nhũ hương và mộc dược qúy giá
Noel, noel, noel, noel
Vua dân Do Thái đã ra đời!
Nào thì chúng ta cùng hợp tiếng
Ngợi ca Thiên Chúa
Đã làm cho Trời và Đất giao hoà
Với tất cả tình thương nhân loại
Noel, noel, noel, noel
Vua dân Do Thái đã ra đời!
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Một ca trưởng đang hát bài công bố Tin Mừng Giáng Sinh, thường được gọi là Kalenda
Ngày thứ bảy trong tháng âm lịch. Nhiều thời đại đã qua kể từ khi Chúa tạo thành Trời Đất và hình thành nên con người theo hình ảnh của Người; nhiều thế kỷ đã trôi qua sau trận Đại Hồng Thủy, khi Đấng Chí Thánh đặt một cầu vồng trên trời như một dấu hiệu của giao ước và hòa bình;
Bao năm đã trôi qua sau cuộc di cư của Ápraham, là tổ phụ trong đức tin của chúng ta, từ miền Ur của người Chanđê, và hai mươi mốt thế kỷ sau đó là cuộc di cư của dân Do Thái ra khỏi Ai Cập, dưới sự hướng dẫn của Môise, mười ba thế kỷ sau khi Ða-vít được xức dầu phong vương, một ngàn năm sau đó; trong tuần lễ thứ sáu mươi lăm theo lời tiên tri Ða-ni-ên; vào năm thứ một trăm chín mươi bốn triều Olympiad; sau khi thành Rôma được thành lập năm bảy trăm năm mươi hai, vào năm thứ 40 dưới thời cai trị của Caesar Octavian Augustus, khi toàn thế giới đang sống trong hòa bình: Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống đã đến trong thế gian.
Người là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, Ánh Sáng bởi Ánh Sáng, Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật, được sinh ra mà không phải được tạo thành, đồng bản thể với Ðức Chúa Cha: nhờ Người mà muôn vật được tạo thành. Vì loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta, Người đã từ trời xuống thế.
Bởi phép Ðức Chúa Thánh Thần, Người đã nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria, và đã làm người.
Đầu thánh lễ, Đức Thánh Cha đã đặt tượng ảnh Chúa Hài Đồng Giêsu vào trong máng cỏ, ở trên ngai nhỏ trước bàn thờ chính.
Khi bài ca Vinh Danh được xướng lên, tất cả các chuông của Đại Vương cung Thánh đường được đánh lên cùng với đàn phong cầm.
Cạnh máng cỏ ở trước Bàn thờ Tuyên Xưng đức tin, có một ngai nhỏ trên đó có đặt một sách Tin Mừng, để nói lên rằng trong biến cố vĩ đại của đêm Giáng Sinh: Lời của Thiên Chúa đã làm người.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Chương trình của chúng tôi đến đây là hết.
Xin quý vị và anh chị em giúp phổ biến rộng rãi chương trình này đến với gia đình, thân quyến và bạn bè xa gần như một cách thức để truyền giáo.
Xin cám ơn và hẹn gặp lại quý vị và anh chị em trong lần phát hình tới.
Laudetur Iesus Christus
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
BRK4TL-Tedeum
Laudetur Iesus Christus
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria.
Thảo Ly cám ơn quý vị và anh chị em theo dõi phóng sự đặc biệt về buổi hát Kinh Chiều Tạ Ơn Tối Giao Thừa tại Đền Thờ Thánh Phêrô.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Vào lúc 5h chiều Chúa Nhật 31 tháng 12, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự buổi hát kinh chiều tạ ơn Te Deum bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô cùng với tất cả các vị trong giáo triều Rôma trong đó có 36 Hồng Y, đặc biệt là Đức Hồng Y Agostino Vallini, Giám Quản Roma, 7 Giám Mục Phụ Tá và 40 Giám Mục khác, 150 linh mục và khoảng 8 ngàn tín hữu. Hiện diện trong buổi lễ cũng có đông đảo các vị trong Ngoại Giao Đoàn cạnh Tòa Thánh.
Đây là một truyền thống đã được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 giải thích như sau: “Giáo Hội gợi ý rằng chúng ta không nên kết thúc năm cũ mà không bày tỏ lời cám tạ Chúa, vì những ơn lành Ngài ban cho chúng ta”.
Phụng Vụ ngày hôm nay nhắc nhớ chúng ta những lời của Thánh Gioan Tông đồ: “Hỡi các con, giờ đã tận” (1 Ga 2:18), và lời của Thánh Phaolô về “sự viên mãn của thời gian” (Gl 4: 4). Và tất cả điều này khiến chúng ta suy tư về sự kết thúc của cuộc hành trình dương thế, sự kết thúc cuộc lữ hành của chúng ta. Đã có bắt đầu tất sẽ có hồi kết thúc, “một thời để được sinh ra và một thời để chết” (Quoleth 3: 2). Sự thật này rất đơn giản và cơ bản nhưng lại thường bị lờ đi và lãng quên, Mẹ Thánh Giáo Hội dạy chúng ta kết thúc một năm và mỗi ngày trong đời chúng ta với một sự tự vấn lương tâm, trong đó chúng ta nhìn lại những gì đã xảy ra: chúng ta cảm ơn Chúa vì mọi điều thiện hảo chúng ta đã nhận được hay đã có thể làm được, đồng thời chúng ta cũng suy nghĩ về những thất bại và tội lỗi của chúng ta - để biết ơn Chúa và cầu xin sự tha thứ của Ngài.
Đó cũng là những gì chúng ta làm hôm nay vào ngày cuối năm này. Chúng ta ca ngợi Chúa với Thánh Thi Te Deum và đồng thời chúng ta cầu xin Ngài tha thứ. Thái độ tạ ơn của chúng ta dẫn chúng ta đến tấm lòng khiêm cung, để nhận biết và đón nhận ân sủng của Thiên Chúa.
Trong bài giảng Đức Thánh Cha nói:
Chương trình của chúng tôi đến đây là hết.
Xin quý vị và anh chị em giúp phổ biến rộng rãi chương trình này đến với gia đình, thân quyến và bạn bè xa gần như một cách thức để truyền giáo.
Xin cám ơn và hẹn gặp lại quý vị và anh chị em trong lần phát hình tới.
Laudetur Iesus Christus
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
 
Thu Trinh 14 Dec 2023
VietCatholic Media
19:50 13/12/2023
1. Thủ tướng Na Uy công bố viện trợ 1,8 tỷ Mỹ Kim cho Ukraine

Na Uy sẽ viện trợ 1,8 tỷ Mỹ Kim cho Ukraine vào cuối năm nay và sẽ tiếp tục hỗ trợ nước này từ những tháng đầu năm 2024.

Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Stoere đã tuyên bố điều này tại cuộc họp báo chung với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy ở Oslo.

Theo Thủ tướng Stoere, Na Uy có cơ hội hỗ trợ 1 tỷ Mỹ Kim cho năm 2023c. Ông nói: “Chúng tôi cũng đang tăng cường hỗ trợ tài chính và nhân đạo thêm khoảng 800 triệu Mỹ Kim trong năm nay”.

Thủ tướng Na Uy nhấn mạnh nước ông sẽ hỗ trợ Ukraine vào năm 2024 ngay từ những tháng đầu tiên. Điều này sẽ bao gồm hỗ trợ kinh tế trực tiếp cho các dịch vụ quan trọng ở Ukraine để không bị chậm trễ trong việc cung cấp cho người Ukraine.

Thủ tướng Stoere nói thêm rằng Na Uy đang cố gắng tăng cường bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng bằng cách cung cấp thiết bị phòng không và đang tăng tài trợ cho ngành công nghiệp quốc phòng với các đối tác Âu Châu để sản xuất thêm đạn dược cho Lực lượng vũ trang Ukraine.

Như chúng tôi đã đưa tin, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã tới Na Uy để tham gia Hội nghị thượng đỉnh Ukraine-Bắc Âu lần thứ hai. Trước đó, ông đã có chuyến thăm làm việc tại Hoa Kỳ, nơi ông gặp Tổng thống Joe Biden và các thượng nghị sĩ.

Các nguồn thạo tin cho biết Na Uy đã cam kết hỗ trợ Ukraine với số tiền khoảng 7 tỷ EUR trong vòng 5 năm tới.

2. Tổng thống Zelenskiy khẳng định với các nhà lãnh đạo Bắc Âu rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục giúp Ukraine

Volodymyr Zelenskiy cho biết ông đã nhận được một “tín hiệu tích cực” trong chuyến đi tới Washington tuần này rằng Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ và giúp đỡ Ukraine - bất chấp những gợi ý rằng nước này có thể mất đi sự hỗ trợ từ đồng minh trung thành nhất của mình.

Phát biểu tại Oslo trong cuộc gặp với các nhà lãnh đạo Bắc Âu hôm thứ Tư, Tổng thống Ukraine thừa nhận có thể có các vấn đề về thời gian và chính trị nội bộ, nhưng ông tin tưởng vào sự hỗ trợ của Mỹ.

Bình luận của ông được đưa ra sau khi ông thực hiện một chuyến công du đến Hoa Kỳ nhằm thuyết phục Quốc Hội Mỹ ủng hộ gói viện trợ quân sự trị giá 61 tỷ Mỹ Kim cho Ukraine. Hoa Kỳ cho đến nay vẫn là nhà cung cấp viện trợ quân sự lớn nhất cho Ukraine.

Zelenskiy cho biết ông tin tưởng vào sự ủng hộ của Mỹ. Trích dẫn các cuộc trò chuyện với “các nghị sĩ, thượng nghị sĩ, đại diện của cả hai đảng, với chính quyền của tổng thống và cá nhân chủ tịch Hạ Viện Hoa Kỳ”, ông nói: “Tôi đã nhận được tín hiệu tích cực liên quan đến sự hỗ trợ của Ukraine và sự hỗ trợ từ phía Hoa Kỳ.”

Phát biểu cùng với các thủ tướng Na Uy, Thụy Điển, Iceland, Phần Lan và Đan Mạch, ông nói thêm: “Có vấn đề về khung thời gian, có vấn đề về tình hình chính trị nội bộ, nhưng tôi có thể xác tín vào sự ủng hộ không lay chuyển của Hoa Kỳ.”

Đáp lại những lời chỉ trích rằng Ukraine nên tự vệ thay vì tấn công, ông nhấn mạnh rằng đất nước của ông không gặp khủng hoảng trong cuộc chiến với Nga.

Ông nói: “Xét về tuyên bố của các tướng lĩnh Hoa Kỳ và một số nhân vật, một số quân nhân, tôi nên nói rằng trong mọi trường hợp, đó không phải là vấn đề khủng hoảng”. “Đó là về mùa đông. Và trong suốt mùa đông, chúng tôi luôn có sự chậm lại trong hoạt động này hay hoạt động khác, phản công hay phòng thủ. Tuy nhiên, đó không thành vấn đề.”

Ông nói Ukraine đã đạt được “thành công to lớn” trên biển, đồng thời nhấn mạnh hoạt động quân sự của Ukraine trên Hắc Hải và nói thêm: “Vì vậy, chúng tôi phải chuẩn bị cho các hoạt động tiếp theo”.

Ông nói rằng phần còn lại của Âu Châu nên noi gương các nước Bắc Âu trong việc hỗ trợ Ukraine, đồng thời nói: “Những gì Âu Châu có thể làm, hãy làm giống như những gì các nước Bắc Âu làm”.

Các nhà lãnh đạo Bắc Âu nhấn mạnh đây là một “điểm quan trọng” trong cuộc chiến khi họ công bố cách họ sẽ gửi các gói hỗ trợ mới tới Ukraine cũng như cam kết tiếp tục hỗ trợ trong “những năm” tới.

Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Støre cho biết các nước đã thảo luận về cách họ có thể “xác nhận, duy trì và tăng cường hỗ trợ cho Ukraine vào thời điểm rất quan trọng này trong cuộc đấu tranh giành độc lập và tự do của Ukraine”. Ông cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ “lâu dài” và nói thêm: “Tổng thống Zelenskiy, chúng tôi ủng hộ công thức hòa bình của ông.”

Petteri Orpo, thủ tướng Phần Lan, kêu gọi nhiều nước Âu Châu coi trọng việc sản xuất vũ khí công nghiệp, khi đất nước của ông tuyên bố sẽ tăng gấp đôi sản lượng của chính mình. Ông nói: “Thời thế đã thay đổi”, đồng thời kêu gọi Âu Châu thích nghi.

Zelenskiy đang đến thăm Na Uy để hội đàm với lãnh đạo các nước Bắc Âu về việc giúp đỡ nhiều hơn cho Ukraine cũng cho biết, các hoạt động trên chiến trường luôn diễn ra chậm hơn vào mùa đông.

Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen cho biết chính phủ của bà sẽ trình quốc hội gói hỗ trợ mới trị giá 1 tỷ euro cho Ukraine vào thứ Năm.

3. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết ưu tiên quan trọng của ông là tăng cường phòng không Ukraine.

Phát biểu trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Stoere và các nhà lãnh đạo Bắc Âu khác ở Oslo, ông Zelenskiy nói: “Hôm nay chúng tôi đã và sẽ nói về những điều cụ thể có thể cứu sống hàng nghìn, hàng nghìn người Ukraine, cũng như gia tăng áp lực đối với kẻ xâm lược”. Tổng thống Zelenskiy đã đưa ra lập trường trên khi ông kêu gọi hỗ trợ nhiều hơn cho Kyiv trong cuộc chiến với Nga.

Nga đã tấn công thủ đô Kyiv của Ukraine bằng hỏa tiễn đạn đạo trong cuộc tấn công thứ hai như vậy trong tuần này. Zelenskiy nói rằng Nga đã tấn công vào cơ sở hạ tầng dân sự trong cuộc tấn công qua đêm.

Stoere cho biết Na Uy sẽ tặng 1.8 tỷ Mỹ Kim cho Ukraine. Khoản tiền này là một phần của gói đã được quốc hội Na Uy đồng ý trước đó, trị giá 7 tỷ Mỹ Kim trong 5 năm.

“Na Uy sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine chiến đấu để tự vệ. Chúng tôi đang cung cấp sự hỗ trợ lâu dài, có mục tiêu để hỗ trợ Ukraine trong cuộc chiến vì tự do và dân chủ”, Thủ tướng Stoere nói.

“Những nỗ lực của Ukraine cũng rất quan trọng trong việc bảo vệ tự do và an ninh ở Na Uy.”

4. Ủy ban giải tỏa 10,2 tỷ euro cho Hung Gia Lợi khi Liên Hiệp Âu Châu cố gắng thuyết phục Viktor Orbán về Ukraine

Đó là tựa đề một báo cáo của Nicolas Camut trên tờ Politico có trụ sở ở Washington DC. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thu Trinh.

Ủy ban Âu Châu hôm thứ Tư đã giải tỏa 10,2 tỷ euro trong quỹ gắn kết Liên Hiệp Âu Châu bị đóng băng dành cho Hung Gia Lợi, một ngày trước khi các nhà lãnh đạo Âu Châu chuẩn bị thảo luận về viện trợ mới cho Ukraine và việc mở các cuộc đàm phán gia nhập cho Kyiv, điều mà Thủ tướng Viktor Orbán đã kịch liệt phản đối.

Ủy ban cho biết trong một thông cáo báo chí: “Sau khi đánh giá kỹ lưỡng và có một số trao đổi với chính phủ Hung Gia Lợi, Ủy ban cho rằng Hung Gia Lợi đã thực hiện các biện pháp mà họ cam kết thực hiện”, cho phép cơ quan điều hành Liên Hiệp Âu Châu giải phóng tiền.

Tuyên bố cho biết: “Điều này có nghĩa là một phần nguồn tài trợ cho chính sách gắn kết sẽ không còn bị chặn nữa và do đó Hung Gia Lợi có thể bắt đầu yêu cầu khoản hỗ trợ lên tới khoảng 10,2 tỷ euro”.

Chính phủ của Orbán đã bị lôi kéo vào một cuộc tranh chấp kéo dài với Brussels, nơi đã đóng băng hàng tỷ Mỹ Kim từ quỹ của Liên Hiệp Âu Châu dành cho Hung Gia Lợi vì lo ngại về nhân quyền và luật pháp ở nước này.

Vào tháng 12 năm 2022, Ủy ban đã quyết định phong tỏa khoảng 22 tỷ euro vào các quỹ gắn kết của Liên Hiệp Âu Châu, nhằm giúp các nước thành viên Liên Hiệp Âu Châu nghèo hơn đầu tư vào nền kinh tế của họ. Phần lớn các quỹ này được thanh toán dưới dạng hỗ trợ cho số tiền mà chính phủ các quốc gia đã chi cho các chương trình trong nước.

Ủy ban đã đặt ra các điều kiện mà Budapest phải đáp ứng để tiếp cận được nguồn tiền mặt.

Những biện pháp này bao gồm việc thực hiện một loạt các biện pháp nhằm tăng cường tính độc lập của ngành tư pháp.

Kể từ đó, chính quyền Hung Gia Lợi đã thực hiện một số thay đổi pháp lý nhằm tăng cường vai trò và quyền hạn của Hội đồng Tư pháp Quốc gia – là cơ quan giám sát việc điều hành các tòa án Hung Gia Lợi - và tính độc lập của Tòa án Tối cao.

Những thay đổi này đủ để giải phóng một số, chứ không phải tất cả các quỹ bị đóng băng, vì Hung Gia Lợi vẫn cần thực hiện một loạt cải cách khác liên quan đến bảo vệ nhân quyền và tự do học thuật. Song song đó, họ cũng đang chờ đợi để tiếp cận được 10,4 tỷ euro tiền tài trợ và các khoản vay giá rẻ từ Liên Hiệp Âu Châu, do đó họ sẽ phải thực hiện một loạt các biện pháp chống tham nhũng.

Tuyên bố của Ủy ban cho biết: “Nhìn chung, nguồn tài trợ vẫn bị khóa đối với Hung Gia Lợi lên tới khoảng 21 tỷ euro”.

Quyết định từ cơ quan điều hành Liên Hiệp Âu Châu được đưa ra ngay trước hội nghị thượng đỉnh lớn của Âu Châu tại Brussels vào cuối tuần này, tại đó các nhà lãnh đạo sẽ thảo luận về việc mở các cuộc đàm phán gia nhập cho Ukraine.

Nhà lãnh đạo Hung Gia Lợi, người đang đe dọa chặn thêm viện trợ của Liên Hiệp Âu Châu cho Ukraine, được biết đến là người có quan điểm gần Mạc Tư Khoa và thân thiết với Tổng thống Vladimir Putin.

Viễn cảnh Orbán làm hỏng hội nghị thượng đỉnh đã làm dấy lên cảnh báo ở các thủ đô Âu Châu và khiến Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phải tổ chức bữa tối cho nhà lãnh đạo Hung Gia Lợi ở Paris vào tuần trước, trong nỗ lực tìm kiếm một thỏa hiệp về Ukraine.

Khi được hỏi về thời điểm Ủy ban quyết định cho phép Hung Gia Lợi tiếp cận nguồn vốn ngay trước hội nghị thượng đỉnh Âu Châu, Phó Chủ tịch Ủy ban về Giá trị và Minh bạch Věra Jourová hôm thứ Ba tuyên bố rằng có một “thời hạn thủ tục mà chúng tôi phải tuân thủ”.

Jourová nói với các phóng viên ở Strasbourg: “Đó hoàn toàn là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi thời điểm diễn ra trùng với thời điểm diễn ra Hội đồng Âu Châu.

Tuy nhiên, động thái của Ủy ban có thể sẽ gây ra phản ứng dữ dội từ Nghị viện Âu Châu, vốn từ lâu đã chỉ trích Chủ tịch Ủy ban Ursula von der Leyen vì quá mềm mỏng trong các vấn đề pháp quyền.

Trong một lá thư dự thảo được POLITICO xem hôm thứ Tư, các nhà lãnh đạo của bốn nhóm chính trị lớn nhất ở Âu Châu – Đảng Nhân dân Âu Châu, Đảng Xã hội và Dân chủ, Đổi mới Âu Châu và Đảng Xanh – đã cảnh báo không nên giải ngân quỹ này trước sự tống tiền của Hung Gia Lợi.

Theo quan điểm của họ, các nhà lãnh đạo cho biết các điều kiện đặt ra cho Hung Gia Lợi “chưa được đáp ứng”.

Petri Sarvamaa, một thành viên của Nghị Viện Âu Châu của Phần Lan thuộc nhóm EPP, cho biết quyết định giải tỏa quỹ là “thảm họa”.

Sarvamaa, phát ngôn nhân của EPP về chương trình nghị sự ngân sách, cho biết trong một tuyên bố bằng văn bản cho POLITICO: “Bây giờ chúng tôi đã đưa ra cho Orbán một tín hiệu rõ ràng: khi bạn chơi đủ cứng rắn, bạn sẽ trở thành người chiến thắng”.
 
Thảo Ly Ukarine 14 Dec 2023
VietCatholic Media
21:00 13/12/2023
1. Lính Nga sử dụng những người Ukraine bị bắt làm lá chắn sống

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Video Shows Russian Soldiers Using Captured Ukrainians as Shields”, nghĩa là “Video cho thấy lính Nga sử dụng những người Ukraine bị bắt làm lá chắn.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thảo Ly.

Một tổ chức truyền thông do chính phủ Mỹ tài trợ đưa tin rằng họ đã nhận được đoạn video cho thấy binh lính Nga sử dụng các thành viên quân đội Ukraine bị bắt làm lá chắn.

Đài Âu Châu Tự do, gọi tắt là RFE, đã lấy được đoạn video từ lực lượng vũ trang Ukraine và chia sẻ chi tiết về đoạn phim trên Radio Svoboda, dịch vụ tin tức tiếng Nga. RFE cũng đưa tin rằng họ đã yêu cầu luật sư và thành viên quân đội phân tích đoạn video và các chuyên gia cho biết họ tin rằng nó cung cấp bằng chứng cho thấy quân đội Nga đã phạm tội ác chiến tranh chống lại quân đội Ukraine.

Đoạn video được cho là được quay gần làng Robotyne ở tỉnh Zaporizhzhia của Ukraine. Robotyne là địa điểm thường xuyên xảy ra giao tranh trong cuộc chiến mà Putin phát động vào tháng 2 năm 2022. Vào cuối tháng 8, Kyiv tuyên bố họ đã giải phóng khu định cư, được cho là một vị trí chiến lược quan trọng, từ lực lượng của Putin.

RFE đã đăng phiên bản cô đọng của video trên kênh YouTube của mình. Trong phiên bản rút gọn, một người được xác định là lính Nga có vũ trang được nhìn thấy đứng đằng sau một người được cho là quân nhân Ukraine. Người Nga dường như đang dẫn người đàn ông kia đi trước để anh ta có thể đang lẩn trốn. Những người lính Nga khác theo sau họ.

RFE mô tả âm thanh của súng máy Nga được nghe thấy khi quân Nga dẫn người đàn ông Ukraine đi trên một con đường. Ngay sau đó, quân nhân Nga ném thứ có vẻ là lựu đạn về phía vị trí của Ukraine. Có một vụ nổ và quân đội Ukraine có thể được nhìn thấy đang chạy.

Các thành viên quân đội Ukraine cung cấp video cho RFE nói với hãng tin này rằng Nga đang sử dụng chiến thuật lá chắn như một cách để “trinh sát chiến trường” nhằm phát hiện các vị trí bắn của lực lượng Ukraine.

RFE cho biết quân đội Ukraine không có thông tin gì về tình trạng của người lính đội Ukraine trong video.

Khi nhà báo RFE cho xem phiên bản video, Dmytro Lubinets, người giữ chức vụ ủy viên nhân quyền trong quốc hội Ukraine, cho biết nếu các sự kiện được mô tả trong clip là chính xác thì đó sẽ là vi phạm Công ước Geneva.

Lubinets cho biết: “Nghiêm cấm sử dụng tù nhân chiến tranh để tham gia chiến sự”. “Tức là, tù binh chiến tranh phải ở trong một trại được thành lập đặc biệt dành cho tù binh chiến tranh ở xa nơi xảy ra chiến sự và chờ làm thủ tục trao đổi.”

2. Đan Mạch viện trợ hàng tỷ Mỹ Kim cho Ukraine

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “NATO Ally to Give Ukraine Billion-Dollar Booster”, nghĩa là “Đồng minh NATO viện trợ hàng tỷ Mỹ Kim cho Ukraine.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thảo Ly.

Đan Mạch, thành viên NATO, đã trao cho Ukraine khoản viện trợ hàng tỷ đô la một ngày sau khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đến thăm Washington, DC, trong một nỗ lực không có kết quả nhằm bảo đảm viện trợ bổ sung của Mỹ.

Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen hôm thứ Tư tuyên bố rằng chính phủ của bà sẽ cam kết 7,5 tỷ kroner Đan Mạch, tương đương khoảng 1,1 tỷ Mỹ Kim Mỹ, để giúp Ukraine trong cuộc chiến tiếp tục xâm lược lực lượng Nga.

Gói viện trợ của Đan Mạch bao gồm xe tăng, máy bay không người lái, đạn dược và các thiết bị, khí tài quân sự khác. Thông báo này được đưa ra khi Frederkisen và các nhà lãnh đạo Bắc Âu khác gặp Zelenskiy ở Oslo, Na Uy, nhân Hội nghị thượng đỉnh Ukraine-Bắc Âu thường niên lần thứ hai.

Theo The Kyiv Independent, Frederiksen nói trong cuộc họp báo chung tại hội nghị thượng đỉnh: “Chúng ta đang ở thời điểm quan trọng của cuộc chiến và chúng ta phải bảo đảm rằng Ukraine có những gì cần thiết để tiếp tục cuộc chiến”. Đó là lý do tại sao chúng tôi hợp tác với các đối tác và đồng minh vì an ninh lâu dài cho Ukraine”.

Đan Mạch đã cung cấp cho Ukraine khoảng 3 tỷ Mỹ Kim viện trợ quân sự kể từ khi Nga tiến hành xâm lược vào ngày 22 tháng 2 năm 2022. Chính phủ Đan Mạch trước đó đã công bố gói viện trợ trị giá 520 triệu Mỹ Kim vào cuối tháng 10.

Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Store cũng tuyên bố trong hội nghị thượng đỉnh rằng đất nước của ông đang giúp đỡ Kyiv bằng cách “tăng hỗ trợ tài chính và nhân đạo thêm khoảng 800 triệu Mỹ Kim trong năm nay” Như thế trong năm 2023, Na Uy đã viện trợ cho Kyiv 1,8 tỷ Mỹ Kim. Khoản viện trợ này là một phần của gói viện trợ trị giá 6,8 tỷ Mỹ Kim kéo dài 5 năm đã được phê duyệt vào tháng 2.

Mặc dù viện trợ từ các quốc gia Bắc Âu là đáng kể nhưng vẫn còn khiêm tốn so với khoản viện trợ mới trị giá 60 tỷ Mỹ Kim cho Ukraine đã được đề xuất như một phần trong dự luật tài trợ trị giá 110 tỷ Mỹ Kim mà Tổng thống Joe Biden yêu cầu.

Hôm thứ Ba, Zelenskiy đã tới Mỹ và gặp gỡ các nhà lãnh đạo của cả hai đảng lớn trong nỗ lực tăng cường hỗ trợ cho viện trợ. Bộ Ngoại giao đã thông báo phát hành gói viện trợ trị giá 200 triệu Mỹ Kim nhỏ hơn nhiều sử dụng số tiền đã được phê duyệt trước đó vào thứ Ba, đồng thời lưu ý rằng đây “sẽ là một trong những gói hỗ trợ an ninh cuối cùng mà chúng tôi có thể cung cấp cho Ukraine” nếu Quốc hội không phê duyệt nguồn tài trợ mới..

Tổng thống Biden cũng báo hiệu rằng có thể có giới hạn đối với viện trợ của Mỹ, khi nói trong cuộc họp báo chung với Zelenskiy rằng chính phủ sẽ “tiếp tục cung cấp cho Ukraine những vũ khí và thiết bị quan trọng miễn là chúng tôi có thể “ nhưng khả năng của chúng tôi để giúp đỡ Ukraine sắp kết thúc nhanh chóng do sự bế tắc tại Quốc hội”.

Mỹ hiện là nước đóng góp viện trợ quân sự lớn nhất thế giới cho Ukraine, cam kết hỗ trợ khoảng 47 tỷ Mỹ Kim cho Kyiv kể từ khi chiến tranh bắt đầu.
 
VietCatholic TV
Cộng Hòa ủng hộ Kyiv tới cùng. Có ngay 200 triệu. Vũ khí Putin: Bắn ra, xạ thủ bay, hỏa tiễn ở lại
VietCatholic Media
02:43 13/12/2023


1. Kỹ thuật cao cấp của Nga: Hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt nổ tung tại chỗ.

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Video shows devastating aftermath of Russian rocket launcher malfunction”, nghĩa là “Video cho thấy hậu quả tàn khốc của một bệ phóng hỏa tiễn bị trục trặc của Nga.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Đoạn phim đầy ám ảnh về một bệ phóng hỏa tiễn dường như bị phát nổ tại thời điểm nó bị phá hủy đã lan truyền trên mạng.

BM-21 Grad do Liên Xô thiết kế là Hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt được gắn trên một chiếc xe tải, nhưng hệ thống trong video bị biến dạng gần như không thể nhận dạng được sau khi gặp trục trặc. Nó bị cháy đen và bệ phóng của xe bị xoắn về phía sau. Các nòng hỏa tiễn cong queo làm cả hệ thống gần giống như một bông hoa cúc hoặc một tác phẩm điêu khắc theo chủ nghĩa hiện đại.

Grad là tiếng Nga có nghĩa là “mưa đá”.

Nga đã đạt được một số lợi ích ở miền đông Ukraine trong những ngày gần đây, nhưng điều đó kéo theo một chuỗi tổn thất nặng nề về người và các vấn đề về trang thiết bị quân sự khác đối với Mạc Tư Khoa.

Putin đã gây phẫn nộ toàn cầu khi tấn công Ukraine vào ngày 24/2/2022, tự tin sẽ thành công trong cái mà ông gọi là chiến dịch quân sự đặc biệt. Thay vào đó, một cuộc chiến tranh tiêu hao khốc liệt đã xảy ra sau đó và Mỹ cùng các đồng minh khác đã cung cấp vũ khí và viện trợ tài chính cho Ukraine. Quân đội Nga đã bị tiêu hao, trong khi Mạc Tư Khoa cũng chứng kiến sự thất bại của các cuộc tấn công hỏa tiễn và những hành động hớ hênh đáng xấu hổ, chẳng hạn như một phi công trực thăng Nga dường như đã vô tình tấn công, làm nổ tung những chiếc xe tăng của phía mình.

Đoạn phim mới nhất, được chia sẻ trên trang mạng xã hội X, đã được hàng trăm người chia sẻ và đã xem 190.000 lần.

Khi cảnh quay nhắm vào chiếc Grad bị phá hủy, một người đàn ông nói tiếng Nga đứng sau máy quay cười một cách buồn bã. “Ồ, xin chào bé nhỏ, hahaha,” anh nói. “Mọi thứ đều thối nát. Trong thời tiết này, mọi thứ đều mục nát nhanh chóng. Có vẻ như bạn đã nạp đầy đủ khi nổ tung.” Anh ta nói thêm: “Tôi hy vọng tổ lái có mặt ở bên trong.”

Không rõ liệu người đàn ông này là kẻ phá hoại hay kẻ đào tẩu người Nga hay anh ta là người Ukraine nói tiếng Nga, mặc dù anh ta không có phương ngữ và có giọng nói đặc trưng của người Nga.

Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga và Bộ Quốc phòng Ukraine bằng email để yêu cầu bình luận.

2. Tổng thống Biden cho biết ông đã ký khoản rút viện trợ khẩn cấp 200 triệu Mỹ Kim khi gặp Zelenskiy tại Phòng Bầu dục

Tổng thống Zelenskiy đã đưa ra những bình luận khá dài về thời gian ở Washington, cảm ơn tất cả những người đã gặp ông cho đến nay.

Tổng thống Biden đã nói với Zelenskiy đừng từ bỏ hy vọng vào cuộc chiến chống lại Nga và nói rằng Quốc hội nên cung cấp thêm viện trợ. Ông đã yêu cầu các phóng viên im lặng, trước khi cho biết ông vừa ký “một khoản rút thêm 200 triệu Mỹ Kim từ Bộ Quốc phòng cho Ukraine”.

Việc sử dụng Quyền rút vốn của Tổng thống nhằm cung cấp hỗ trợ quân sự theo mục 506 của Đạo luật Hỗ trợ Nước ngoài là một công cụ có giá trị trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong các tình huống khủng hoảng.

Nó cho phép vận chuyển nhanh chóng các mặt hàng và dịch vụ quốc phòng từ kho của Bộ Quốc phòng tới các nước và các tổ chức quốc tế để ứng phó với các trường hợp khẩn cấp không lường trước được. Sự hỗ trợ như vậy có thể bắt đầu đến trong vòng vài ngày - hoặc thậm chí vài giờ - sau khi được phê duyệt.

3. Cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Joe Biden và Tổng thống Zelenskiy trong phòng Bầu dục

Theo tờ Newsweek, các phóng viên báo chí đã được dẫn vào Phòng Bầu dục lúc 2h31 chiều thứ Ba 12 Tháng Mười Hai, sau cuộc gặp gỡ riêng giữa hai vị Tổng thống. Tổng thống Biden và Tổng thống Zelenskiy ngồi trước lò sưởi. Tổng thống Biden lên tiếng trước.

Ông nói: “Chúng ta đang đứng ở một điểm uốn thực sự trong lịch sử.

Ông nói: “Quốc hội cần thông qua quỹ bổ sung” để cung cấp thêm viện trợ cho Ukraine.

Tổng thống Biden cũng cảnh báo rằng Vladimir Putin đang lên kế hoạch bắn phá lưới điện của Ukraine vào mùa đông này.

“Chúng ta không được để ông ta thành công”

Tổng thống Zelenskiy cảm ơn Mỹ và các đồng minh khác đã hỗ trợ Ukraine.

“Ukraine có thể thắng,” Zelenskiy nói và nhấn mạnh rằng ông muốn tăng cường hệ thống phòng không của Ukraine.

Zelenskiy đã nói trong khoảng ba phút bằng tiếng Anh, đại ý “Chúng tôi đã đặc biệt đánh bại Nga ở Hắc Hải,” và nói rằng Quỹ tiền tệ thế giới và Ngân hàng Thế giới đã “ ấn tượng với tốc độ tăng trưởng kinh tế của Ukraine, gần 5%”.

Sau đó, ông nói: “Chúng ta cũng phải tiến nhanh hơn với tài sản bị phong tỏa của Nga - hơn 300 tỷ Mỹ Kim tài sản bị phong tỏa từ những kẻ khủng bố và chúng ta nên sử dụng nó trong cuộc chiến chống lại Nga”.

4. Viện trợ của Hoa Kỳ dành cho Ukraine sớm muộn sẽ được thông qua.

Tờ The Guardian có bài tường trình nhan đề “Zelenskiy struggles to get US Republicans to back $61bn Ukraine military aid package” nghĩa là “Zelenskiy nỗ lực thuyết phục đảng Cộng hòa Hoa Kỳ ủng hộ gói viện trợ quân sự trị giá 61 tỷ Mỹ Kim cho Ukraine.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã phải vật lộn để thuyết phục đảng Cộng hòa Hoa Kỳ ủng hộ gói viện trợ quân sự trị giá 61 tỷ Mỹ Kim cho Ukraine trong chuyến đi tới Washington DC, trong khi những người phản đối yêu cầu Tòa Bạch Ốc nhượng bộ về an ninh biên giới như một điều kiện cho một thỏa thuận.

Tổng thống Ukraine đã phát biểu trước các thành viên Thượng viện trong cuộc họp kín kéo dài 90 phút vào sáng thứ Ba.

Trái với các nguồn tin tỏ ra bi quan ở Âu Châu cho rằng Hoa Kỳ muốn chấm dứt tức khắc hỗ trợ quân sự cho Ukraine, các đảng viên Cộng hòa chủ chốt nhắc lại rằng họ kiên quyết hỗ trợ cho cuộc chiến dành tự do của Ukraine, nhưng họ muốn thấy những hạn chế nhập cư giữa Mỹ và Mễ Tây Cơ để đổi lấy việc hỗ trợ gói này.

Phát biểu sau đó, Lindsey Graham, thượng nghị sĩ của Nam Carolina, người nhiệt tình ủng hộ Ukraine, nói với các phóng viên rằng ông đã nói với Zelenskiy rằng vấn đề “không liên quan gì đến bạn”. Graham nói thêm: “Tôi đã nói: 'Bạn đã làm được mọi thứ mà mà mọi người có thể yêu cầu nơi bạn. Chuyện này không phải là vấn đề của bạn.'“

Các thành viên cao cấp của Đảng Cộng hòa tiếp tục cáo buộc Tòa Bạch Ốc đã không giải quyết được vấn đề biên giới phía Nam và kêu gọi “tổng tư lệnh” – là Tổng thống Joe Biden – đích thân tham gia vào các cuộc đàm phán.

Đảng Cộng hòa tại Thượng viện tuần trước đã chặn gói viện trợ khẩn cấp chủ yếu dành cho Ukraine và Israel sau khi những người bảo thủ phàn nàn về việc loại trừ những thay đổi chính sách nhập cư mà họ yêu cầu như một phần của gói.

Mike Rounds, một đảng viên Đảng Cộng hòa, nói với CNN rằng Zelenskiy đã tìm cách trấn an các thượng nghị sĩ lo ngại về việc liệu viện trợ quân sự của Mỹ có bị lãng phí vì tham nhũng hay không, và rằng Ukraine cần thêm hệ thống phòng không để hỗ trợ các cuộc phản công của mình.

Trong khi đó, các đảng viên Đảng Dân chủ cao cấp bày tỏ sự thất vọng trước tình trạng thiếu tiến bộ. Chuck Schumer, lãnh đạo Thượng viện đảng Dân chủ, cho biết “Người hạnh phúc nhất hiện nay về tình trạng bế tắc ở Quốc hội là Vladimir Putin. Ông ấy vui mừng trước thực tế là các chính sách biên giới đang phá hoại viện trợ quân sự cho Ukraine.”

Tổng thống Ukraine sau đó chuyển sang cuộc gặp với Hakeem Jeffries, lãnh đạo phe thiểu số trong Hạ viện, và sau đó với Chủ tịch Hạ viện mới được bầu của đảng Cộng hòa, Mike Johnson, người tương đối hoài nghi về việc hỗ trợ tài chính thêm cho Ukraine.

Sau cuộc gặp, Johnson phàn nàn rằng Tòa Bạch Ốc đang yêu cầu Quốc hội phê duyệt việc chi hàng tỷ Mỹ Kim “mà không có sự giám sát thích hợp, không có chiến lược rõ ràng để giành chiến thắng”.

Johnson nói thêm rằng “điều kiện đầu tiên của chúng tôi đối với bất kỳ gói chi tiêu bổ sung an ninh quốc gia nào là an ninh quốc gia của chính chúng ta trước tiên” nhưng ông cũng nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ đã sát cánh cùng Zelenskiy “chống lại cuộc xâm lược tàn bạo của Putin”.

Zelenskiy đã đăng một bức ảnh lên X, cho thấy ông đang nói chuyện với các thượng nghị sĩ, nói rằng ông đã có “một cuộc trò chuyện thân thiện và thẳng thắn”. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của viện trợ quân sự Mỹ trong cuộc chiến chống Nga của đất nước ông.

Mạc Tư Khoa cho biết họ đang theo dõi chặt chẽ diễn biến. Dmitry Peskov, phát ngôn nhân của Điện Cẩm Linh, nói rằng “hàng chục tỷ Mỹ Kim” do Washington cung cấp đã không thể xoay chuyển tình thế chiến tranh và nhiều tiền hơn cũng chẳng tạo ra nhiều khác biệt. Ông nói thêm, quyền lực của Zelenskiy đang bị suy yếu do những thất bại.

Quốc hội sẽ nghỉ thường niên vào ngày thứ Sáu và có rất ít triển vọng về một bước đột phá cho phép một gói tài trợ được thông qua trước đó - có nghĩa là các cuộc đàm phán sẽ phải diễn ra trong năm mới vào thời điểm mà Ukraine đang thiếu hụt.

Tuần trước, Shalanda Young, giám đốc văn phòng quản lý và ngân sách của Tòa Bạch Ốc, cho biết Ngũ Giác Đài đã sử dụng hết 97% trong số 62,3 tỷ Mỹ Kim phân bổ cho Ukraine trước đây đã được Quốc hội cho phép, trong khi Bộ Ngoại giao không còn lại gì trong số 4,7 tỷ Mỹ Kim.

Tổng thống Zelenskiy có một cuộc gặp riêng với Tổng thống Biden và một cuộc họp báo chung vào buổi chiều. Tòa Bạch Ốc trước đó đã ra hiệu rằng họ sẵn sàng nhượng bộ về vấn đề biên giới Mễ Tây Cơ khi cố gắng thông qua gói tài trợ.

Adrienne Watson, phát ngôn nhân của Hội đồng an ninh quốc gia Tòa Bạch Ốc, cho biết Nga tin rằng “sự bế tắc quân sự trong suốt mùa đông sẽ làm cạn kiệt sự hỗ trợ của phương Tây dành cho Ukraine”, cuối cùng mang lại lợi thế cho Mạc Tư Khoa.

Tình báo Mỹ mới được giải mật kết luận rằng cuộc chiến đã khiến Nga thiệt mạng và bị thương 315.000 quân, chiếm gần 90% nhân lực mà nước này có trước chiến tranh, bắt đầu vào tháng 2 năm 2022.

Tại Ukraine, mạng điện thoại di động lớn nhất nước này, Kyivstar, đã bị ảnh hưởng nặng nề hôm thứ Ba bởi vụ tấn công mạng được cho là lớn nhất trong cuộc chiến với Nga cho đến nay. Tín hiệu điện thoại, internet và một số hệ thống cảnh báo trên không của khu vực Kyiv đã bị đánh sập, trong một cuộc tấn công mà giám đốc điều hành của công ty cho là “kết quả của” cuộc chiến với Nga.

Các nguồn tin Ukraine chỉ ra rằng cuộc tấn công không có động cơ tài chính mà mang tính chất phá hoại và không rõ ai là người chịu trách nhiệm chính xác. Cơ quan tình báo SBU của nước này cho biết họ đang điều tra xem liệu cuộc tấn công có phải do một trong các cơ quan tình báo Nga chỉ đạo hay không.

5. Cuộc họp báo tại Washington: Vấn đề từ bỏ lãnh thổ để đổi lấy hòa bình với Nga

Zelenskiy đưa ra câu trả lời mạnh mẽ cho câu hỏi về quan điểm từ bỏ lãnh thổ để đạt được hòa bình với Mạc Tư Khoa.

Zelenskiy nói rằng ông đã nói chuyện với các đảng viên Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa và họ đã đưa ra sự hỗ trợ chính thức.

Từ Mike Johnson, chủ tịch Hạ viện và các thành viên Đảng Cộng hòa khác trong Quốc hội, Zelenskiy nói, ông “nhận được tín hiệu này… họ rất tích cực nhưng chúng tôi biết rằng chúng tôi có hai thế giới riêng biệt và các mục tiêu cụ thể”.

Ông nói thêm: “Chúng ta sẽ thấy, nhưng cho đến nay, chúng tôi vẫn luôn tin tưởng vào đối tác chiến lược của mình là Hoa Kỳ”.

Tổng thống Biden nói Ukraine là một quốc gia có chủ quyền, độc lập và việc ngăn chặn hành vi gây hấn vẫn là mục tiêu của Mỹ.

Tổng thống Biden nói rằng việc từ bỏ lãnh thổ sẽ gửi một thông điệp “khủng khiếp” với rất nhiều hệ lụy vì nó khích lệ các tham vọng lãnh thổ từ nhiều cường quốc trên thế giới.

6. Cuộc họp báo tại Washington: Vấn đề gia nhập NATO

Một phóng viên Ukraine hỏi về NATO: Tổng thống Zelenskiy mong đợi điều gì từ hội nghị thượng đỉnh Washington vào năm tới và ông có hy vọng trở thành thành viên và Tổng thống Biden có ủng hộ việc trở thành thành viên như vậy không?

Zelenskiy trả lời: “Tôi sẽ trả lời rất nhanh về câu hỏi rất phức tạp này. Chúng tôi là đồng minh của NATO nhưng chúng tôi chưa phải là thành viên của NATO. Vì vậy, tôi sẽ chuyển câu hỏi rất phức tạp này cho người bạn lớn của chúng ta, Tổng thống Biden.”

Tổng thống Biden cho biết “Nato sẽ có mặt trong tương lai của Ukraine, không nghi ngờ gì nữa… nhưng các điều kiện phải được đáp ứng và ngay bây giờ chúng tôi muốn chắc chắn rằng Ukraine sẽ thắng trong cuộc chiến này.”

Sau đó, Tổng thống Biden nói: “Cảm ơn tất cả các bạn rất nhiều”, bắt đầu bằng những câu hỏi bổ sung khi hai nhà lãnh đạo rời khỏi phòng.

7. Tòa Bạch Ốc nhấn mạnh rằng việc không nhanh chóng tiếp tục tài trợ cho Kyiv sẽ làm suy yếu khả năng tự vệ của Ukraine

Cố vấn an ninh quốc gia của Tòa Bạch Ốc Jake Sullivan cảnh báo rằng việc không bổ sung kinh phí cho chiến dịch quân sự của Kyiv nhằm đẩy lùi Nga sẽ làm suy yếu khả năng tự vệ của Ukraine.

Phát biểu tại diễn đàn Wall Street Journal, ông nói nếu sự hỗ trợ của Mỹ không còn nữa thì điều đó sẽ gây tổn hại đến khả năng nắm giữ lãnh thổ của Ukraine.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã bay tới Washington DC trong nỗ lực giải cứu gói viện trợ quân sự quan trọng trị giá 61 tỷ Mỹ Kim.

Sullivan đặc biệt cảnh cáo rằng nếu Putin thắng tại Ukraine, tình hình thế giới sẽ hết sức phức tạp.

8. Các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu nhóm họp khẩn cấp để đối phó với Hung Gia Lợi

Tờ Financial Times cho biết các nhà ngoại giao Liên Hiệp Âu Châu đang thảo luận về các đề xuất kỹ thuật nhằm tăng nguồn tài trợ khẩn cấp cho Ukraine ngoài ngân sách chung của khối, vì Hung Gia Lợi tuyên bố sẽ không chịu áp lực từ bỏ quyền phủ quyết đối với gói hỗ trợ quan trọng đối với Kyiv.

Hôm thứ Tư 13 Tháng Mười Hai,, các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu sẽ tập trung tại một hội nghị thượng đỉnh, nơi thủ tướng Hung Gia Lợi, Viktor Orbán, có kế hoạch ngăn cản nỗ lực của Brussels nhằm cung cấp gói viện trợ tài chính quan trọng trị giá 50 tỷ euro cho Ukraine và phê chuẩn các cuộc đàm phán chính thức về việc nước này gia nhập Liên Hiệp Âu Châu.

Lập trường của Orbán được đưa ra bất chấp những nỗ lực thuyết phục ông ta của tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskiy và các thủ đô Liên Hiệp Âu Châu khác. Các quan chức Ukraine và Âu Châu đã cảnh báo việc Liên Hiệp Âu Châu không đồng ý gói tài trợ được đề xuất sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự ổn định tài chính của Ukraine.

Nó cũng sẽ đánh dấu sự đảo ngược nghiêm trọng nhất trong sự hỗ trợ của Brussels kể từ khi Nga xâm lược toàn diện Ukraine vào đầu năm 2022, trong bối cảnh không chắc chắn về gói tài trợ có quy mô tương tự ở Mỹ.

Các quan chức Liên Hiệp Âu Châu đang nghiên cứu các giải pháp khả thi để lật ngược lệnh cấm của Hung Gia Lợi đối với gói này, vốn đòi hỏi sự đồng thanh, bao gồm cả việc giải phóng các quỹ của khối dành cho Budapest nhưng hiện đang bị đóng băng vì những lo ngại về pháp quyền.

Các nhà ngoại giao cũng đã bắt đầu các cuộc đàm phán riêng về gói tài chính tiềm năng giữa 26 thành viên còn lại, những người nắm rõ về các cuộc thảo luận nói với Financial Times. Nói cách khác, thay vì đóng góp vào quỹ chung rồi phân phối cho Ukraine, các nước thành viên sẽ viện trợ trực tiếp cho Ukraine. Điều này sẽ cung cấp cho Kyiv nguồn tài trợ khẩn cấp trong ít nhất một năm.

9. Hung Gia Lợi đã ngã giá với Brussels.

Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC có bài tường trình nhan đề “Trợ lý Orbán: Hung Gia Lợi có thể dỡ bỏ quyền phủ quyết của quỹ Ukraine nếu Liên Hiệp Âu Châu dỡ bỏ tất cả tiền mặt bị đóng băng”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thu Trinh.

Giám đốc chính trị của Thủ tướng Viktor Orbán cho biết Budapest sẵn sàng rút lại quyền phủ quyết đối với gói viện trợ mới của Liên Hiệp Âu Châu dành cho Ukraine nếu Brussels đồng ý dỡ bỏ tất cả các khoản tiền đã bị khối này đóng băng vì lo ngại về luật pháp ở nước này.

Các nhà lãnh đạo Âu Châu chuẩn bị đưa ra quyết định lịch sử tại hội nghị thượng đỉnh vào cuối tuần này về việc mở các cuộc đàm phán gia nhập với Ukraine và cung cấp gói viện trợ 4 năm trị giá 50 tỷ euro mà Kyiv rất cần để hỗ trợ nền kinh tế chiến tranh đang lao đao trước sự xâm lược của nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin - nhưng đầu tiên, họ cần vượt qua sự phản đối của Hung Gia Lợi về cả hai chủ đề.

Balazs Orbán nói với Bloomberg trong một cuộc phỏng vấn được công bố vào cuối ngày thứ Ba: “Nguồn tài trợ của Liên Hiệp Âu Châu cho Hung Gia Lợi và nguồn tài chính của Ukraine là hai vấn đề riêng biệt.”

Ông Cố vấn nói thêm: “Nhưng nếu Liên Hiệp Âu Châu nhất quyết rằng nguồn tài chính của Ukraine phải đến từ ngân sách Liên Hiệp Âu Châu, thì hai vấn đề sẽ trở nên liên kết với nhau”.

Những bình luận từ trợ lý của nhà lãnh đạo Hung Gia Lợi được đưa ra khi Ủy ban Âu Châu chuẩn bị giải tỏa 10 tỷ euro tiền của Liên Hiệp Âu Châu như một phần thưởng cho những cải cách tư pháp mà Budapest đã thực hiện nhằm giải quyết những lo ngại của Brussels về tính độc lập của cơ quan tư pháp của nước này.

Nhưng phần còn lại của quỹ bị phong tỏa – khoảng 11,7 tỷ euro – dự kiến sẽ vẫn bị đóng băng do các vấn đề liên quan đến bảo vệ nhân quyền, trao giải các hợp đồng công và tình trạng tự do học thuật ở nước này.

Song song đó, Budapest cũng đang chờ tiếp cận khoản tài trợ trị giá 10,4 tỷ euro và các khoản vay giá rẻ từ quỹ phục hồi sau đại dịch của Liên Hiệp Âu Châu, quỹ này cũng sẽ bị chặn cho đến khi Hung Gia Lợi thực hiện một loạt cải cách chống tham nhũng.

Tuy nhiên, trợ lý của thủ tướng cho biết Budapest sẽ dỡ bỏ quyền phủ quyết nếu Brussels bàn giao toàn bộ số tiền mặt bị phong tỏa, trị giá khoảng 30 tỷ euro.

Quyết định của Ủy ban có thể được đưa ra sớm nhất là vào thứ Tư - ngay trước khi các nhà lãnh đạo Âu Châu chuẩn bị thảo luận về gói viện trợ mới cho Kyiv cũng như việc mở các cuộc đàm phán gia nhập Liên Hiệp Âu Châu cho Ukraine, hai đề xuất mà Thủ tướng Orbán đã phản đối quyết liệt.

Cố vấn của thủ tướng nói rằng tư cách thành viên Liên Hiệp Âu Châu của Ukraine vẫn là “lằn ranh đỏ” đối với Budapest, đồng thời cho biết Kyiv thay vào đó nên được đề nghị quan hệ đối tác chiến lược với khối vì nước này vẫn chưa đáp ứng các tiêu chí để mở các cuộc đàm phán gia nhập.

10. Liên Hiệp Âu Châu muốn thuyết phục Hung Gia Lợi hơn là đi đường vòng

Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock cho biết, Liên Hiệp Âu Châu đặt mục tiêu thuyết phục Hung Gia Lợi về khoản viện trợ trị giá 50 tỷ euro được đề xuất cho Kyiv tại hội nghị thượng đỉnh vào cuối tuần này để gửi tín hiệu rõ ràng tới Nga.

Cô nói trong một cuộc họp ngắn ở Berlin rằng tất cả 26 quốc gia thành viên của khối 27 quốc gia đều ủng hộ gói viện trợ 50 tỷ Euro cho Ukraine, trừ Hung Gia Lợi.

“Mục đích rõ ràng của chúng tôi là thuyết phục quốc gia này rằng viện trợ cho Ukraine trong tư cách Liên Hiệp Âu Châu là công cụ phù hợp để thể hiện sự đoàn kết của chúng ta và gửi cho Nga một tín hiệu rõ ràng, đồng thời cũng để hỗ trợ những nỗ lực của Tổng thống Mỹ Joe Biden trong việc huy động thêm sự hỗ trợ cần thiết”.

Khi được hỏi liệu có phương án B hay không, Baerbock nói: “Chúng tôi đang đặt cược vào phương án A”.

Một số nhà ngoại giao Âu Châu cho rằng Victor Orbán, thủ tướng Hung Gia Lợi, đang trì hoãn hỗ trợ Ukraine để gây áp lực buộc Brussels giải phóng hàng tỷ euro hỗ trợ của Liên Hiệp Âu Châu cho Budapest đang bị đóng băng vì tranh chấp pháp quyền.

11. Hung Gia Lợi hứa sẽ phê chuẩn cho Thụy Điển gia nhập NATO nhưng không nói rõ khi nào

Ngoại trưởng Thụy Điển Tobias Billström cho biết Hung Gia Lợi đã lặp lại lời hứa rằng nước này sẽ không phải là quốc gia NATO cuối cùng phê chuẩn đơn xin gia nhập liên minh của Thụy Điển.

Billström đã gặp Ngoại trưởng Hung Gia Lợi, Péter Szijjártó, tại Brussels vào hôm thứ Hai, một phần để thảo luận về việc Thụy Điển gia nhập Nato - một sự thay đổi lớn trong chiến lược an ninh của nước này sau cuộc xâm lược Ukraine của Nga – là điều mà Hung Gia Lợi và Thổ Nhĩ Kỳ đã ngăn chặn.

Billström hỏi liệu Hung Gia Lợi có giữ lời hứa không phải là người cuối cùng chấp thuận Thụy Điển hay không:

Thông điệp rõ ràng của anh ta là, vâng, chúng tôi làm vậy. Chúng tôi sẽ không phải là người cuối cùng.

Thổ Nhĩ Kỳ vào cuối tháng 11 cho biết nước này có thể sẵn sàng chấp thuận Thụy Điển làm thành viên NATO trong vòng vài tuần. Nhưng Tổng thống Tayyip Erdoğan đã liên kết quá trình này với hy vọng mua chiến đấu cơ F-16 từ Hoa Kỳ của Thổ Nhĩ Kỳ, là một thỏa thuận mà Quốc hội Hoa Kỳ đã trì hoãn.

12. Phản ứng của Điện Cẩm Linh trước các lo ngại về tình trạng của thủ lĩnh phe đối lập Nga Alexei Navalny

Điện Cẩm Linh mô tả những bình luận của Mỹ bày tỏ lo ngại về tình trạng của thủ lĩnh phe đối lập Nga Alexei Navalny đang bị bỏ tù là sự can thiệp không thể chấp nhận được vào công việc nội bộ của Nga, Reuters đưa tin.

Phát ngôn nhân của Điện Cẩm Linh, Dmitry Peskov cho biết ông không biết tung tích của Navalny, người đã được chuyển từ nơi giam giữ hình sự của mình đến một địa điểm không được tiết lộ.

Phát ngôn nhân an ninh quốc gia của Tòa Bạch Ốc, John Kirby, đã kêu gọi thả Navalny ngay lập tức, nói rằng “lẽ ra ngay từ đầu anh ta không bao giờ nên bị bỏ tù”.

Peskov cho biết Mạc Tư Khoa “rất chăm chú” theo dõi cuộc gặp giữa Tổng thống Joe Biden và Volodymyr Zelenskiy diễn ra vào hôm thứ Ba.

Peskov nói rằng “hàng chục tỷ Mỹ Kim” mà Washington cung cấp cho Kyiv đã không thể xoay chuyển tình thế chiến tranh và các viện trợ tiếp theo cũng sẽ không thể làm được điều đó.

Trong một tuyên bố hôm Chúa Nhật, Tòa Bạch Ốc cho biết cuộc gặp vào thứ Ba giữa Tổng thống Biden và Zelenskiy nhằm “nhấn mạnh cam kết không thể lay chuyển của Hoa Kỳ trong việc hỗ trợ người dân Ukraine khi họ tự bảo vệ mình trước cuộc xâm lược tàn bạo của Nga”.

“Khi Nga tăng cường các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay không người lái chống lại Ukraine, các nhà lãnh đạo sẽ thảo luận về các nhu cầu cấp thiết của Ukraine và tầm quan trọng sống còn của việc Mỹ tiếp tục hỗ trợ vào thời điểm quan trọng này.”
 
Tin Vui: Từ Mỹ, Zelenskiy bay đến Na Uy, 5 nước Bắc Âu ủng hộ chiến hạm. Du kích xuất quỷ nhập thần
VietCatholic Media
16:46 13/12/2023


1. Tổng thống Zelenskiy bất ngờ tới thăm Na Uy

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã đến Na Uy vào hôm thứ Tư trong chuyến thăm không báo trước để thảo luận về việc hỗ trợ quốc phòng của đất nước ông trước cuộc xâm lược của Nga.

Chính phủ Na Uy cho biết điều này trong một tuyên bố trong đó cho biết Zelenskiy và Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Stoere sẽ tổ chức các cuộc họp về việc Na Uy tiếp tục hỗ trợ Ukraine, cùng những vấn đề khác.

Các nhà lãnh đạo từ Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan và Iceland cũng sẽ gặp nhau tại Oslo vào thứ Tư để dự hội nghị thượng đỉnh Bắc Âu.

“Na Uy sẽ tiếp tục hỗ trợ cuộc chiến tự vệ của Ukraine. Chúng tôi đang cung cấp sự hỗ trợ lâu dài, có mục tiêu để hỗ trợ Ukraine trong cuộc chiến vì tự do và dân chủ”, ông Stoere nói trong một tuyên bố.

Ông nói thêm: “Những nỗ lực của Ukraine cũng rất quan trọng trong việc bảo vệ tự do và an ninh cho Na Uy”.

Hôm thứ Hai, Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết họ sẽ nhận hai tàu rà phá bom mìn, 23 tàu đột kích và 20 phương tiện đổ bộ Viking từ Anh và Na Uy, nhằm củng cố sức mạnh của Hải quân Ukraine.

Bộ Quốc phòng Anh cho biết Luân Đôn và Oslo, thành lập một Liên minh Năng lực Hàng hải mới, sẽ giúp “tăng cường khả năng hoạt động trên biển của Ukraine” và tạo tiền đề cho việc Kyiv hội nhập NATO trong tương lai.

Chính phủ Anh cho biết thêm: “Điều này sẽ mang tính lâu dài để giúp Ukraine chuyển đổi lực lượng hải quân của mình, khiến lực lượng này tương thích hơn với các đồng minh phương Tây, tương tác tốt hơn với NATO và tăng cường an ninh ở Hắc Hải”.

Viking là những chiếc xe thiết giáp lội nước hoạt động trên mọi địa hình và tàu chống mìn lớp Sandown là những con tàu được thiết kế đặc biệt nhằm mục đích phá mìn trên biển.

2. Thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orbán quyết liệt không chấp nhận đàm phán cho Ukraine gia nhập

Thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orbán cho biết Hung Gia Lợi sẽ giữ vững lập trường của mình rằng Liên Hiệp Âu Châu không được bắt đầu các cuộc đàm phán về tư cách thành viên với Ukraine mà thay vào đó nên hướng tới mối quan hệ đối tác chiến lược.

Ông cũng nhắc lại rằng vấn đề này nên được đưa ra khỏi chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu tại Brussels vào thứ Năm và thứ Sáu, vì Hung Gia Lợi sẽ không chấp thuận việc bắt đầu các cuộc đàm phán gia nhập với Ukraine.

Hung Gia Lợi cũng phản đối việc cấp thêm viện trợ tài chính cho Ukraine và đe dọa phủ quyết kế hoạch thúc đẩy nỗ lực trở thành thành viên Liên Hiệp Âu Châu của nước này.

Orbán là đồng minh thân cận nhất của Putin trong số các nhà lãnh đạo Liên minh Âu Châu.

Ông nói trong một cuộc phỏng vấn với các phóng viên báo chí vào hôm thứ Tư: “Liên Hiệp Âu Châu đang chuẩn bị phạm phải một sai lầm khủng khiếp và chúng tôi phải ngăn chặn điều đó ngay cả khi 26 thành viên muốn phạm sai lầm. Nếu chúng ta muốn hỗ trợ Ukraine, như một tín hiệu địa chiến lược thì chúng ta nên làm vậy, nhưng đây không phải là tư cách thành viên”, Reuters đưa tin.

Chủ tịch Ủy ban Âu Châu, Ursula von der Leyen, nói với quốc hội Âu Châu trước hội nghị thượng đỉnh: “Khi chiến tranh kéo dài, chúng ta phải chứng minh ý nghĩa của việc hỗ trợ Ukraine trong thời gian dài”.

Ủy ban của cô muốn hội nghị thượng đỉnh đưa ra quyết định trong tuần này để bắt đầu các cuộc đàm phán về tư cách thành viên Liên Hiệp Âu Châu với Ukraine sau khi nước này đáp ứng bốn điều kiện nổi bật đã đặt ra trước đó.

Để nâng cao tư cách thành viên Liên Hiệp Âu Châu, Ukraine cần có sự ủng hộ đồng thanh của tất cả 27 quốc gia trong khối.

Reuters đưa tin, Orbán nói với quốc hội hôm thứ Tư rằng việc Ukraine gia nhập nhanh chóng không phục vụ lợi ích của Hung Gia Lợi cũng như lợi ích của Liên Hiệp Âu Châu.

“Xem xét các con số, phân tích kinh tế và xem xét nghiêm chỉnh rằng các cuộc đàm phán với Ukraine sẽ nhằm mục đích cấp tư cách thành viên - chúng ta không được sử dụng nó như một động thái chính trị - vì tư cách thành viên không nhằm mục đích đó… vì thế, chúng tôi phải nói rằng suy nghĩ như thế là vô lý, lố bịch và không nghiêm chỉnh.”

3. Nga tấn công Kyiv làm hàng chục người bị thương

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều thứ Tư 13 Tháng Mười Hai, phát ngôn nhân cảnh sát quốc gia Ukraine, Đại Úy Alyona Lyutnytska cho biết một cuộc tấn công hỏa tiễn của Nga trong đêm nhắm vào thủ đô Ukraine đã làm hư hại một bệnh viện nhi, làm ít nhất 51 người bị thương.

Phát ngôn nhân của lực lượng không quân Ukraine, Đại Tá Yurii Ihnat, cho biết hệ thống phòng không của Ukraine đã bắn hạ tất cả 10 hỏa tiễn đạn đạo nhắm vào thủ đô vào khoảng 3 giờ sáng.

Đại Úy Alyona Lyutnytska nhận xét rằng các mảnh vỡ rơi xuống đã gây thương tích và tàn phá bốn quận của Kyiv dọc theo sông Dnipro chảy qua thủ đô. Các mảnh vỡ rơi trúng một số tòa nhà dân cư ở quận Dniprovskyi, làm ít nhất 51 người bị thương, trong đó có 6 trẻ em.

Thượng Tướng Serhiy Popko, Thống Đốc Biệt khu Thủ đô Kyiv, nguồn cung cấp nước cho bệnh viện và khu vực xung quanh cũng bị hư hỏng.

Đây là cuộc tấn công hỏa tiễn thứ hai của Nga vào Kyiv trong tuần này. Hỏa tiễn đạn đạo nhắm vào Kyiv vào sáng sớm thứ Hai đã làm 4 người bị thương.

4. Phản ứng của Tổng thống Zelenskiy về cuộc tấn công của quân Nga Kyiv, tàn phá một bệnh viện nhi đồng

Trong một tuyên bố về cuộc tấn công của Nga vào Kyiv qua đêm, Tổng thống Ukraine Voldymyr Zelenskiy nói: “Sẽ có phản ứng. Chắc chắn.”

Nga đã cố gắng tấn công Kyiv bằng 10 hỏa tiễn đạn đạo vào lúc 3 giờ hôm Thứ Tư, 13 Tháng Mười Hai, theo giờ địa phương.

Tổng thống Zelenskiy nói: “Tất cả đều bị bắn hạ. Tôi biết ơn Lực lượng Phòng không và các đối tác của chúng ta. Tôi cảm ơn tất cả các dịch vụ của chúng ta đã giúp đỡ các nạn nhân của các mảnh vỡ rơi xuống. Chúng ta tiếp tục làm việc để nâng cao năng lực của mình và chúng ta có những thỏa thuận mới mạnh mẽ. Chúng ta đang làm việc để đẩy nhanh việc thực hiện của họ.”

“Tổng thống Biden và tôi vừa đồng ý hợp tác để tăng số lượng hệ thống phòng không ở Ukraine, và nhà nước khủng bố đã chứng minh quyết định này quan trọng như thế nào. Mỗi hệ thống và hỏa tiễn bổ sung đều quan trọng đối với Ukraine, các thành phố và người dân của chúng ta. Chúng đang cứu mạng sống.”

“Nga một lần nữa chứng minh mình là quốc gia tàn ác bắn hỏa tiễn vào ban đêm, cố gắng tấn công các khu dân cư, nhà trẻ, cơ sở năng lượng trong mùa đông. Sẽ có phản ứng. Chắc chắn.”

5. Du kích Ukraine chọc quê các chỉ huy quân đội Nga bằng cách đăng ảnh từ bên trong căn cứ quân sự

Quân du kích Ukraine đã lẻn vào được căn cứ của Trung đoàn xung kích cận vệ số 56 của Nga ở Feodosia, Crimea, nơi bị tạm chiếm. Sergei Aksyonov, Thống đốc khu vực bán đảo Crimea, do Nga dựng nên, đã cho biết như trên và kêu gọi đề cao cảnh giác.

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều thứ Tư 13 Tháng Mười Hai, phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Thượng Úy Andriy Yusov, cho biết:

“Đặc vụ của chúng tôi đã thu thập dữ liệu về nhân sự, thiết bị hạng nặng và vũ khí của đơn vị. Đáng chú ý là trực thăng Mi-8 dùng để di tản người bị thương”.

Yusov cho biết trung đoàn Nga này đã chịu tổn thất nặng nề trong các cuộc giao tranh dữ dội, bao gồm cả do các nhiệm vụ tấn công được lên kế hoạch kém.

Ông nói: “Bộ chỉ huy bù đắp tổn thất với cái giá phải trả là những người bị kết án, điều này làm suy yếu mạnh mẽ tinh thần của đơn vị, trước hết gây ra sự bất mãn trong số các chỉ huy cấp thấp hơn trên thực địa, vì các tù nhân này không được đào tạo bài bản, chống lệnh hành quân và tỏ ra bất cần cũng như hay xô xát với đồng đội”.

6. Một hỏa tiễn đã bắn trúng trực tiếp xe tăng T-62 của Nga - Một trong số hàng chục phương tiện mà quân Ukraine đã phá hủy xung quanh Krynky

Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh bài nhận định của tờ Forbe.

Quân đội Nga và lực lượng không kích ở tả ngạn sông Dnipro ở Kherson, miền nam Ukraine đang ném mọi phương tiện và binh lính họ có vào đầu cầu của thủy quân lục chiến Ukraine ở Krynky.

Nga đã đặt mìn, phóng máy bay không người lái và bắn hỏa tiễn, nhưng người Ukraine cho đến nay đã chặn đứng được mọi cuộc tấn công. Một trong những cuộc tấn công gần đây nhất của Ukraine cũng là cuộc tấn công ấn tượng nhất. Do may mắn hay do kỹ năng, tổ lái của một bệ phóng hỏa tiễn BM-21 của Ukraine được tường trình đã bắn trúng trực tiếp một chiếc T-62 của Nga đang húc tới, nghiền nát chiếc xe tăng bốn người nặng 41 tấn.

Trận chiến kéo dài hai tháng ở đầu cầu Krynky thách thức câu chuyện truyền thông thống trị: rằng Ukraine đột nhiên “thua” trong cuộc chiến kéo dài 22 tháng của Nga đối với đất nước này.

Đúng là cuộc phản công năm 2023 của Ukraine chỉ tiến được khoảng 10 dặm dọc theo một số trục, thay vì 40 hoặc 50 dặm mà các nhà lập kế hoạch ở Kyiv đã hy vọng. Các bãi mìn của Nga dày đặc hơn nhiều so với dự đoán của mọi người; các bãi mìn đó cùng với pháo binh và máy bay không người lái đã làm chậm bước tiến của Ukraine và buộc các chỉ huy phải bỏ lại các phương tiện để tấn công bằng bộ binh.

Cũng đúng là quân đội Nga đã đạt được những thành tựu khiêm tốn - khoảng một dặm - dọc theo sườn Avdiivka, một thành trì quan trọng của Ukraine ở khu vực Donbas phía đông Ukraine.

Nhưng cuộc tấn công vào Avdiivka đã chùn bước vì những lý do tương tự khiến cuộc phản công của Ukraine chùn bước: đó là mìn, pháo binh và máy bay không người lái có hiệu quả phòng thủ hơn là tấn công. Các chỉ huy Nga dường như hiện đang cố gắng cắt đứt đường tiếp tế từ trên không của quân phòng thủ Ukraine Avdiivka như một giải pháp thay thế ít tốn kém hơn cho các cuộc tấn công trên bộ.

Nhưng ở Krynky, tình hình rất lỏng lẻo. Thủy quân lục chiến Ukraine đã điều động thêm quân qua Dnipro và cũng chiếm giữ nhiều hòn đảo trên sông từng do thủy quân lục chiến Nga nắm giữ. Không ai trong bộ chỉ huy Ukraine nghiêm chỉnh đề xuất một cuộc tấn công lớn dọc theo trục Krynky - nghĩa là không sớm có một cuộc tổng phản công. Nhưng đầu cầu Krynky ít nhất cũng mang lại cơ hội cho một số cuộc tấn công sâu hơn vào phía nam tỉnh Kherson trong tương lai.

Krynky quan trọng. Người Ukraine biết điều đó. Và người Nga biết điều đó. Không phải vô cớ mà Điện Cẩm Linh giao cho một tư lệnh mới, Thượng Tướng Mikhail Teplinsky, đứng đầu nhóm lực lượng Dnipro - đồng thời tổ chức và triển khai đến tả ngạn một Sư Đoàn Dù mới, sư đoàn 104.

Nhóm Tình báo Xung đột độc lập lưu ý: “ Mục tiêu có thể là loại bỏ đầu cầu Ukraine bằng bất cứ giá nào”.

Nhưng quyền chỉ huy của Teplinsky đã bị cản trở bởi thông tin sai lệch, một binh sĩ của Sư đoàn 104 đã viết trong một bức thư lan truyền trên mạng xã hội. “Không có sự hiểu biết lẫn nhau giữa cấp dưới và cấp trên.”

Trong khi người Nga đang dò dẫm thì người Ukraine tấn công. Máy bay không người lái, bao gồm máy bay ném bom Baba Yaga bay đêm và máy bay không người lái tốc độ cao với góc nhìn thứ nhất, quấy rối quân đội Nga dọc theo các con đường dẫn đến Krynky. Và pháo binh Ukraine – các loại pháo và bệ phóng hỏa tiễn – đang tấn công lực lượng Nga sâu hơn trong tỉnh.

Các máy bay BM-21 của Ukraine đã tấn công lực lượng Nga, bao gồm cả chiếc T-62, cách con sông 5 dặm về phía nam. Hệ thống hỏa tiễn pháo binh cơ động cao của Ukraine thậm chí còn có tầm bắn xa hơn, ghi được những cú đánh được xác minh cách Dnipro 10 dặm.

Trận chiến còn lâu mới kết thúc. Không có gì bí mật rằng các lực lượng Ukraine đang phải vật lộn để duy trì nguồn cung cấp đạn dược cho các khẩu đội pháo binh của họ. Quốc hội Mỹ đã trì hoãn, nếu không muốn nói là vĩnh viễn hủy bỏ gói viện trợ trị giá 61 tỷ Mỹ Kim của Mỹ dành cho Ukraine. Trong khi đó, Viktor Orbán, thủ tướng Hung Gia Lợi, đồng minh của Nga, đã phủ quyết viện trợ của Liên minh Âu Châu cho Ukraine.

Lực lượng Nga ở tả ngạn Dnipro cho đến nay vẫn chưa thể đẩy được thủy quân lục chiến Ukraine ra khỏi Krynky. Nếu người Nga có thể đợi cho đến khi thủy quân lục chiến Ukraine hết đạn vì bị phản bội, họ có thể không cần phải nỗ lực nhiều như vậy.

7. Cuộc họp báo của Ngũ Giác Đài về viện trợ cho Ukraine

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Pentagon Skirts Ukraine Counteroffensive Question”, nghĩa là “Ngũ Giác Đài miễn cưỡng bình luận về cuộc phản công của Ukraine.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Lan Vy.

Hoa Kỳ tỏ ra miễn cưỡng bình luận về tiến trình phản công của Ukraine mà họ cam kết hỗ trợ, khi các câu hỏi xoay quanh số phận của các lực lượng Ukraine trong suốt mùa đông và về sự ủng hộ của Quốc hội đối với viện trợ mới cho Kyiv.

Thư ký báo chí Ngũ Giác Đài, Thiếu tướng Pat Ryder, nói với các phóng viên trong cuộc họp báo về các chiến binh của Ukraine đang chiến đấu chống lại hệ thống phòng thủ kiên cố của Nga ở phía nam và phía đông đất nước bị chiến tranh tàn phá này.

Tướng Ryder nói: “Ukraine đang đạt được một số tiến bộ và người Nga cũng đang đạt được những tiến bộ.”

Ukraine đã đạt được một số lợi ích dọc theo các chiến tuyến gần như tĩnh lặng kể từ khi nước này phát động cuộc phản công vào mùa hè vào đầu tháng 6, giành lại một số thị trấn và thoáng thấy một chút chiến thắng xung quanh thị trấn Robotyne bị tàn phá ở phía nam.

Tuy nhiên, tốc độ thúc đẩy có phối hợp phần lớn đã không đáp ứng được hy vọng của phương Tây và Ukraine, không thể tạo ra những vùng lãnh thổ được giải phóng theo kiểu phản công chớp nhoáng năm 2022 của Kyiv. Nó cũng đặt ra những câu hỏi ngày càng đáng lo ngại cho Ukraine về việc liệu Mỹ - quốc gia đóng góp nhiều viện trợ quân sự nhất cho Kyiv - sẽ duy trì nguồn cung cấp vũ khí và hỗ trợ quan trọng cho nỗ lực chiến tranh trong bao lâu.

Trước sự thất vọng của Kyiv, Nga cũng đã có những bước tiến tuy rất hạn chế quanh thị trấn Avdiivka của Donetsk, một thành trì của Ukraine đã trải qua gần một thập kỷ ở tiền tuyến và điều đó sẽ đánh dấu một chiến thắng mang tính biểu tượng và chiến thuật quan trọng cho Nga nếu lực lượng của họ thành công trong việc chiếm được thị trấn Avdiivka.

Ukraine đã nhanh chóng làm dịu đi những kỳ vọng. Vào đầu tháng 7, chỉ vài tuần sau khi bắt đầu các hoạt động phản công, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy nói với CNN rằng Kyiv muốn cuộc tấn công “xảy ra sớm hơn nhiều”.

Vào thời điểm đó, ông nói qua một phiên dịch viên: “Chúng ta cho đối phương của mình thời gian và khả năng để đặt thêm mìn và chuẩn bị tuyến phòng thủ cho họ”.

“Chúng tôi muốn có kết quả nhanh hơn,” Zelenskiy phản ánh vài tháng sau đó, phát biểu trong cuộc phỏng vấn với Associated Press vào đầu tháng 12. “Xét từ góc độ đó, thật đáng tiếc là chúng tôi đã không đạt được kết quả như mong muốn”.

Khi được hỏi chi tiết về cách Mỹ đánh giá cuộc phản công của Ukraine sẽ diễn ra, Tướng Ryder nói với giới truyền thông rằng việc “xác định những gì họ đang cố gắng đạt được” là tùy thuộc vào Kyiv.

Tướng Ryder cho biết, Nga đã xâm chiếm hơn một năm rưỡi trước và Ukraine “tiếp tục giữ vững phòng tuyến, họ đã lấy lại được hơn 50% lãnh thổ đã bị tạm chiếm”.

Nhận xét của Ryder gần giống với nhận xét của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken, phát biểu vào tháng 7 trong “những ngày tương đối đầu của cuộc phản công”. Khi đó, Blinken cho biết Ukraine đã đòi lại khoảng một nửa lãnh thổ bị Nga chiếm giữ ban đầu.

Nhưng có rất ít thay đổi trong những tháng kể từ đó, mặc dù Kyiv đã nắm quyền kiểm soát một số thị trấn ở tiền tuyến khi những tháng hè chuyển sang mùa thu. Giờ đây, cả Nga và Ukraine đều đang phải đối mặt với toàn bộ lực lượng trong những tháng mùa đông và áp lực phải duy trì các hoạt động cơ giới hóa, bắn pháo binh và cung cấp đạn dược trong khi Ukraine chống lại các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay không người lái ngày càng gia tăng của Nga.

“Một cuộc chiến tranh mùa đông thật khó khăn,” Zelenskiy nói vào đầu tháng 12. “Mùa đông nói chung là một giai đoạn mới của chiến tranh.”

Tướng Ryder cho biết thêm hôm thứ Hai rằng giúp người Ukraine vượt qua mùa đông, giành lại lãnh thổ trong tháng 12 và trong năm mới là ưu tiên hàng đầu của Mỹ.

Ông cho biết, Washington sẽ “tập trung” vào các yêu cầu quân sự của Kyiv, cả vì mục tiêu ngắn hạn là giành lại lãnh thổ dọc tiền tuyến do Nga nắm giữ và nhu cầu an ninh lâu dài của Ukraine. Ryder cho biết đây có thể là thiết giáp, pháo binh, hệ thống phòng không hoặc hỗ trợ công nghệ thông tin.

Tướng Ryder sau đó đã gật đầu với nhận xét của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin hồi đầu tháng này, trong đó Austin cho biết Hoa Kỳ hy vọng hỗ trợ một “Ukraine tự do và có chủ quyền, có thể tự vệ ngày hôm nay - và ngăn chặn sự xâm lược của Nga trong tương lai”.

Nhưng cuộc họp báo hôm thứ Hai đã kết thúc đột ngột mà không có thêm dấu hiệu nào cho thấy Mỹ đánh giá tiến bộ của Ukraine như thế nào và năm mới sẽ báo trước điều gì cho Kyiv.

Duy trì dòng viện trợ có thể sẽ là ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của Zelenskiy khi ông đến thăm các nhà lập pháp Hoa Kỳ trong tuần này.

Putin và “bè lũ bệnh hoạn” của ông ta được hưởng lợi từ “những vấn đề chưa được giải quyết trên Đồi Capitol”, ông Zelenskiy nói trong bài phát biểu tại Đại học Quốc phòng Hoa Kỳ hôm thứ Hai.

Tướng Ryder nhận xét rằng Tổng thống Zelenskiy đã đến thăm Tòa Bạch Ốc vào hôm thứ Ba để thể hiện “cam kết không thể lay chuyển của Hoa Kỳ trong việc hỗ trợ người dân Ukraine khi họ tự vệ trước cuộc xâm lược tàn bạo của Nga”.

8. Ukraine nói với Liên Hiệp Âu Châu: Đừng đợi Mỹ đưa ra quyết định

Ký giả Claudia CHIAPPA của tờ Politico có trụ sở ở Washington DC có bài tường trình nhan đề “Ukraine to Liên Hiệp Âu Châu: Don’t wait on US to make decisions”, nghĩa là “Ukraine nói với Liên Hiệp Âu Châu: Đừng đợi Mỹ đưa ra quyết định”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Khi các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu chuẩn bị đưa ra các quyết định lịch sử về Ukraine, Ngoại trưởng Kyiv kêu gọi khối đừng đợi cho đến khi có quyết định về viện trợ quân sự và nhân đạo từ Hoa Kỳ, nơi sự hỗ trợ dành cho Ukraine đang chao đảo.

Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba nói với các phóng viên báo chí trong cuộc phỏng vấn tại Brussels hôm thứ Ba: “Âu Châu cung cấp rất nhiều hỗ trợ và có khả năng tiếp tục cung cấp sự hỗ trợ đó”. “Nhưng kiểu phụ thuộc tâm lý này vào vị thế của Hoa Kỳ cũng là một yếu tố của trò chơi.”

Trong khi sự hỗ trợ từ Mỹ là huyết mạch quan trọng đối với Ukraine, Kuleba kêu gọi Âu Châu đừng đánh giá thấp chính mình, ám chỉ xu hướng của lục địa này là “theo dõi chặt chẽ” những gì xảy ra ở Mỹ khi đưa ra quyết định.

Trong nỗ lực vào phút cuối nhằm bảo đảm sự ủng hộ của các nhà lập pháp, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã tới Washington trong tuần này khi 60 tỷ Mỹ Kim viện trợ quân sự và nhân đạo cho Ukraine đang bị mắc kẹt tại Quốc hội, nơi những bất đồng của Đảng Cộng hòa về chính sách biên giới của Mỹ đã khiến dự luật không được tiến triển.

Các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu vào thứ Năm và thứ Sáu sẽ quyết định kế hoạch bắt đầu các cuộc đàm phán về việc Ukraine gia nhập Liên Hiệp Âu Châu và cung cấp khoản viện trợ 50 tỷ euro cho Kyiv. Càng ngày, một số quan chức Liên Hiệp Âu Châu càng lo ngại việc thiếu bất kỳ quyết định mang tính lịch sử nào vì sự phản đối từ Hung Gia Lợi, ngày càng có nhiều lời bàn tán về sự mệt mỏi và thất vọng của chiến tranh trước sự bế tắc của Kyiv trên chiến trường.

Đối với Kuleba, việc mất đà và không thể hiện sự thống nhất trên toàn Liên Hiệp Âu Châu để ủng hộ việc mở rộng sẽ gây ra “hậu quả chiến lược tàn khốc” cho khối. Nó sẽ cho phần còn lại của thế giới biết rằng có điều gì đó không ổn trong Liên Hiệp Âu Châu, gửi đi thông điệp chia rẽ vào thời điểm cần có “sự nhất quán và bền vững”.

Ông nói: “Nga và các chủ thể khác đang theo dõi chặt chẽ quá trình này vì họ cần một Liên minh Âu Châu yếu kém”. “Vì vậy, họ quan tâm đến sự chậm lại, sự chậm trễ, chứng tỏ sự bất lực trong việc đưa ra các quyết định mang tính lịch sử.”

Kuleba bác bỏ những lo ngại về sự mệt mỏi của chiến tranh, đồng thời nói thêm rằng không có giải pháp thay thế khả thi nào cho Ukraine cũng như Liên Hiệp Âu Châu cho việc chiến đấu.

Ông nói: “Quốc gia tiếp theo mà Nga có thể tấn công sẽ là một quốc gia Âu Châu, chứ không phải một nơi nào khác”. “Vì vậy, Âu Châu phải tự tin hơn vào khả năng tự vệ của mình”.

Ông nói thêm: “Nếu một bên chớp mắt thì đó sẽ là thời điểm rất tồi tệ cho bên đó”. “Và không phải chúng tôi chớp mắt, chúng tôi phải khiến Nga chớp mắt”.

9. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh

Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đã đưa ra các nhận định liên quan đến điểm phóng máy bay không người lái mới của Nga.

Vào ngày 12 tháng 12 năm 2023, Nga đã phóng ít nhất 15 máy bay không người lái tấn công một chiều Shahed từ quận Balaklava của Crimea. Đây là địa điểm phóng máy bay không người lái tấn công một chiều mới ở phía nam Sevastopol.

Vào ngày 5 tháng 12, các quan chức Nga tuyên bố đã ngăn chặn 41 cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine nhằm vào cơ sở hạ tầng quân sự của Nga ở Crimea, bao gồm cả khu vực lân cận Mũi Chauda.

Mũi Chauda, phía đông nam Crimea, là bãi phóng Shahed nổi tiếng được người Nga sử dụng từ đầu tháng 9 năm 2023.

Balaklava hiện là địa điểm phóng máy bay không người lái tấn công một chiều thứ năm được xác nhận đang được sử dụng trong các hoạt động của Nga chống lại Ukraine cùng với các địa điểm ở Mũi Chauda, Yeysk, Primorsko và Kursk.

Nga rất có thể sẽ phân tán khả năng phóng máy bay không người lái tấn công một chiều của mình tới một số địa điểm vừa là biện pháp bảo vệ lực lượng vừa làm phức tạp các nỗ lực phòng không của Ukraine.

Nga có thể sẽ sử dụng thêm các địa điểm phóng để đáp trả các cuộc tấn công của Ukraine, buộc Ukraine phải thích ứng với các hành lang quá cảnh mới của các hệ thống này.

10. Liên Hiệp Âu Châu nên mở đàm phán gia nhập Ukraine – Thủ tướng Estonia và Phần Lan

Lãnh đạo các nước thành viên Liên Hiệp Âu Châu dự kiến sẽ nhóm họp tại hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Âu Châu tại Brussels trong tuần này để thông qua hỗ trợ tài chính và quân sự cho Ukraine và cho phép bắt đầu đàm phán với Ukraine về việc nước này gia nhập khối.

Thủ tướng Kaja Kallas của Estonia và Petteri Orpo của Phần Lan nói với các phóng viên báo chí rằng:

“Khi chúng tôi tham dự Hội đồng Âu Châu vào tuần này, việc thể hiện sự kiên quyết ủng hộ lâu dài không ngừng cho Ukraine là điều tối quan trọng. Mọi con mắt của thế giới đang dõi theo chúng ta và vào thời điểm quan trọng này, hành động của chúng ta phải phản ánh lời nói của chúng ta. Thời điểm này đòi hỏi cam kết kiên định của chúng ta phải phù hợp với cam kết của chúng ta về sự ủng hộ dành cho Ukraine bao lâu còn cần thiết. Phản ứng của Âu Châu sẽ gửi tín hiệu qua Đại Tây Dương, tới những người bạn của chúng ta ở Ukraine, cũng như tới Nga - một tín hiệu cho thấy chúng ta đã chuẩn bị cho giai đoạn kéo dài của cuộc chiến và không phải chúng ta là người mệt mỏi trước tiên. Do đó, điều bắt buộc là Hội đồng phải khẳng định sự hỗ trợ quân sự và ngân sách mạnh mẽ đang diễn ra, đồng thời quyết định mở các cuộc đàm phán gia nhập với Ukraine, từ đó nhấn mạnh cam kết kiên quyết của chúng tôi đối với tương lai Âu Châu của nước này”

Theo Kallas và Orpo, Liên minh Âu Châu nên tiếp tục giúp Ukraine tự vệ.

Họ nói thêm: “Lịch sử sẽ phán xét chúng ta dựa trên những hành động mà chúng ta thực hiện hiện nay - liệu chúng ta hậu tạ cho sự gây hấn hay tiếp tục đi theo chính nghĩa và bảo đảm quyền tự do phải chiếm ưu thế”.

Vào ngày 14-15/12, Brussels sẽ tổ chức cuộc họp nguyên thủ quốc gia và chính phủ các nước Liên Hiệp Âu Châu để xem xét quyết định chiến lược về việc khởi động đàm phán tư cách thành viên Liên Hiệp Âu Châu với Ukraine và Moldova.

Vào ngày 12 tháng 12, Hội đồng Liên Hiệp Âu Châu đã công bố kết luận về việc mở rộng Liên Hiệp Âu Châu, trong đó đặc biệt ghi nhận những tiến bộ mà Ukraine đã đạt được trên con đường cải cách cần thiết để trở thành thành viên đầy đủ của Liên Hiệp Âu Châu.

Trong một diễn biến gây ngạc nhiên cho nhiều người, Hung Gia Lợi đã ra giá để rút lại sử phủ quyết của họ. Giám đốc chính trị của Thủ tướng Viktor Orbán cho biết Budapest sẵn sàng rút lại quyền phủ quyết đối với gói viện trợ mới của Liên Hiệp Âu Châu dành cho Ukraine nếu Brussels đồng ý dỡ bỏ tất cả các khoản tiền đã bị khối này đóng băng vì lo ngại về luật pháp ở nước này.

Những bình luận từ trợ lý của nhà lãnh đạo Hung Gia Lợi được đưa ra khi Ủy ban Âu Châu chuẩn bị giải tỏa 10 tỷ euro tiền của Liên Hiệp Âu Châu như một phần thưởng cho những cải cách tư pháp mà Budapest đã thực hiện nhằm giải quyết những lo ngại của Brussels về tính độc lập của cơ quan tư pháp của nước này.

Nhưng phần còn lại của quỹ bị phong tỏa – khoảng 11,7 tỷ euro – dự kiến sẽ vẫn bị đóng băng do các vấn đề liên quan đến bảo vệ nhân quyền, trao giải các hợp đồng công và tình trạng tự do học thuật ở nước này.

Song song đó, Budapest cũng đang chờ tiếp cận khoản tài trợ trị giá 10,4 tỷ euro và các khoản vay giá rẻ từ quỹ phục hồi sau đại dịch của Liên Hiệp Âu Châu, quỹ này cũng sẽ bị chặn cho đến khi Hung Gia Lợi thực hiện một loạt cải cách chống tham nhũng.

Tuy nhiên, trợ lý của thủ tướng cho biết Budapest sẽ dỡ bỏ quyền phủ quyết nếu Brussels bàn giao toàn bộ số tiền mặt bị phong tỏa, trị giá khoảng 30 tỷ euro.
 
Thánh Ca
Thánh Ca Mùa Vọng: Để Chúa Đến. Sáng tác: Lm. Nguyễn Duy, Trình bày: Ca Sĩ Kim Thúy. Hòa âm: Đỗ Tùng
Kim Thúy
17:34 13/12/2023