Ngày 13-12-2021
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Thuận theo Thần Khí
Lm. Minh Anh
02:33 13/12/2021

THUẬN THEO THẦN KHÍ
“Chúng tôi không biết!”.

Wilson Tozer nhận định, “Thánh Kinh không công nhận một đức tin nào mà không dẫn đến sự mềm mỏng, cũng như không công nhận một sự mềm mỏng nào mà không bắt nguồn từ đức tin! Thánh Thần là tác nhân của chuyển động kép đó. Để khôn ngoan, bạn hãy ‘thuận theo Thần Khí!’”.

Kính thưa Anh Chị em,

Sẽ khá trùng hợp với lời khuyên của Wilson Tozer, Lời Chúa hôm nay nói đến việc mềm mỏng ‘thuận theo Thần Khí!’. Phù thuỷ ngoại giáo Balaam không thể làm gì khác hơn điều mà Thánh Thần buộc ông phải làm; các thượng tế và kỳ lão không có được sự mềm mỏng đó khi họ phủ nhận Chúa Giêsu, chất vấn Ngài; và khi Ngài đặt vấn đề thì họ bảo, “Chúng tôi không biết!”.

Sách Dân Số tường thuật câu chuyện đầy thú vị của phù thuỷ Balaam. Sau 40 năm lang thang, Israel tiến vào đất hứa; họ vấp phải sự phản kháng gay gắt của Balak, vua Canaan. Balak sai Balaam đi nguyền rủa Israel. Với người Canaan, lời nguyền của các thầy sãi có giá trị như lời của các thần minh. Trên đường đi, đột nhiên, con lừa của Balaam không chịu đi xa hơn, thiên thần Chúa chặn đường nó. Balaam đánh con vật thậm tệ, nó vẫn không nhúc nhích! Cuối cùng, qua miệng con lừa, Thiên Chúa lên tiếng, mắt Balaam mở ra; ông phải ‘thuận theo Thần Khí’, chúc phúc dân Chúa thay vì chúc dữ, “Thánh Thần Chúa ngự xuống trên ông, ông liền tuyên sấm và nói: ‘Lời sấm của Balaam, lời sấm của người nghe lời Thiên Chúa. Hỡi nhà Giacóp, doanh trại của ngươi đẹp biết bao! Hỡi Israel, chỗ cư ngụ của ngươi tốt dường nào!’”. Chưa hết, Balaam còn nói đến sự xuất hiện của một vị lãnh đạo, “Một ngôi sao từ Giacóp mọc lên. Một phủ việt từ Israel xuất hiện”. Rõ ràng, dẫu là người ngoại giáo, Balaam vẫn là một con người mềm mỏng với Thánh Thần!

Như Balaam, đã bao lần, cách này cách khác, Thiên Chúa cũng chặn đường các lãnh đạo tôn giáo; thế nhưng, họ vẫn không ‘thuận theo Thần Khí’. Khi Gioan rao giảng sự xuất hiện của Đấng Messia, họ đã chống lại lời ông và bắt bớ ông. Chúa Giêsu cũng gặp phải sự thù địch từ phía họ. Họ công khai chất vấn Ngài để làm mất uy tín Ngài; chẳng hạn hôm nay, sau khi Ngài đuổi những người buôn bán ra khỏi đền thờ, họ đặt vấn đề, “Ông lấy quyền nào mà làm các điều ấy?”. Ngài điềm tĩnh trả lời họ bằng một câu hỏi như là điều kiện để Ngài nói cho họ nguồn gốc thẩm quyền của Ngài, “Phép lạ của Gioan bởi đâu mà có, bởi trời hay bởi người ta?”. Ngài biết, nhận định đúng đắn của họ về Gioan, buộc họ phải nhìn nhận Ngài; nếu ủng hộ hay chống lại Gioan, họ cũng sẽ ủng hộ hay chống lại Ngài. Sau khi suy nghĩ, họ trả lời, “Chúng tôi không biết!”.

“Chúng tôi không biết!”. Họ không biết vì họ lờ đi tất cả hiểu biết Thánh Kinh mà họ rất am tường; vì lẽ, mọi điều trong Thánh Kinh đều ám chỉ Chúa Giêsu là Đấng Thiên Sai. Họ không biết vì họ sợ mất quyền lợi nếu công nhận Đấng Thiên Sai chính là Ngài. Đang khi Chúa Giêsu không chỉ là Đấng Thiên Sai, Ngài còn là nguồn gốc của sự sống đời đời và sự thật! Ai đến với Ngài, sự thật giải phóng họ; người ấy sẽ tìm thấy niềm vui, tự do và hạnh phúc. Thật ý nghĩa với Thánh Vịnh đáp ca, “Lạy Chúa, nẻo đường Ngài, xin dạy cho con biết!”.

Anh Chị em,

“Chúng tôi không biết!”. Rồi đây, cùng với Philatô, các thượng tế và kỳ lão sẽ ‘rửa tay’ và lặp lại những lời đó; để rồi chính họ sẽ đưa Ngài đến cái chết thập giá. Và cả chúng ta, “Chúng tôi không biết!”, một câu trả lời chúng ta nghe quá thường và cũng nói quá thường. Chúng ta không biết vì không muốn biết, cũng như không bao giờ nhận mình biết. Bởi lẽ, một khi biết, chúng ta phải thay đổi cách sống. Những ngày cuối Mùa Vọng, Lời Chúa cho chúng ta biết Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế, Ngài đang ở giữa chúng ta; Ngài đến, ban Thần Khí, Đấng hướng dẫn chúng ta trên mọi nẻo đường. Chính Thánh Thần soi sáng, cho thấy những ràng buộc của cái tôi nơi mỗi người, khiến chúng ta đang lạnh lùng trước Thiên Chúa và trước tha nhân. Lắng nghe Lời Chúa, là lắng nghe Thần Khí và sống thuận theo ý Ngài.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, xin nung đốt trái tim con và tâm trí con, để con luôn mềm mỏng ‘thuận theo Thần Khí’, hầu con có thể làm mọi điều Chúa muốn; bấy giờ, con sẽ tìm được niềm vui và tự do”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Ngày 14/12: Sống đức tin là hoán cải tâm hồn. Thầy Phêrô Trần Ngọc Đức, SDB
Giáo Hội Năm Châu
05:30 13/12/2021

PHÚC ÂM: Mt 21, 28-32

“Gioan đến và những kẻ tội lỗi tin ngài”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các thượng tế và các kỳ lão trong dân rằng: “Các ông nghĩ sao? Người kia có hai người con. Ông đến với đứa con thứ nhất và bảo: “Này con, hôm nay con hãy đi làm vườn cho cha!” Nó thưa lại rằng: “Con không đi”. Nhưng sau nó hối hận và đi làm. Ông đến gặp đứa con thứ hai và cũng nói như vậy. Nó thưa lại rằng: “Thưa cha, vâng, con đi”. Nhưng nó lại không đi. Ai trong hai người con đã làm theo ý cha mình?” Họ đáp: “Người con thứ nhất”. Chúa Giêsu bảo họ: “Quả thật, Ta bảo các ông, những người thu thuế và gái điếm sẽ vào nước Thiên Chúa trước các ông. Vì Gioan đã đến với các ông trong đường công chính, và các ông không tin ngài; nhưng những người thu thuế và gái điếm đã tin ngài. Còn các ông, sau khi xem thấy điều đó, các ông cũng không hối hận mà tin ngài”.

Ðó là lời Chúa.
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:25 13/12/2021

12. Người có thể khống chế tình dục là chủ nhân của thế giới, nếu chúng ta không khống chế tình dục thì sẽ bị tình dục khống chế. Làm cái búa thì lúc nào cũng hơn làm cái đinh.

(Thánh Dominicus)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:30 13/12/2021
37. “THI NHÂN” LUẬN THƠ

Ở thôn Thiên Thủy có một người thường tự phong cho mình là nhà thơ, động một tí là bình luận cao thấp thơ của người khác.

Một hôm, có một người bạn thơ cầm bài thơ đến nhờ ông ta chỉ giáo, ông ta bình luận rằng:

- “Trước tiên không cần nói đến thơ, chỉ nhìn chữ này, a, từng nét từng nét vang dội khác thường. Thơ hay, thơ hay !”

Nói xong, thì lấy ra tác phẩm thư pháp mà ông ta thường ngày rất thích, bày ra nói:

- “Anh coi, thơ này kỳ diệu lắm, nét chữ nắn nót xinh xắn, nếu luận về cách dùng mực, thì nó sáng bóng biết bao, tươi đậm biết bao !”

(Khán Sơn Các Nhàn bút)

Suy tư 37:

Người tự khoe mình là người thấy rất rõ những khuyết điểm của người khác, nhưng lại nhìn không thấy ưu điểm của tha nhân; người tự khoe mình là người ưa thích bình luận cái tốt xấu bên ngoài của người khác, nhưng lại không thấy cái tài cái giỏi bên trong của tha nhân; người tự khoe mình là người đi “lòng vòng” bên ngoài để nhìn chứ không dám đi vào bên trong để thấy, cho nên họ khen chê cách phiếm diện...

Cái khó làm nhất của người kiêu ngạo là khen người khác cách thật lòng, cho nên họ thường tìm lý do xa xa như “chữ đẹp mực sáng” vô tội vạ, để chối bỏ bài thơ hay của người khác.

Cái khó làm nhất của người Ki-tô hữu là tự khoe mình, bởi vì họ rất hiểu lời dạy của Chúa Giê-su: “Ai tôn mình lên, sẽ bị hạ xuống”(Mt 23, 12a), không những hạ xuống ở đời này, mà cả đời sau trong hỏa ngục nữa.

Khiếp thật !

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Thật không thể tin được
Lm. Minh Anh
22:42 13/12/2021

THẬT KHÔNG THỂ TIN ĐƯỢC
“Những người thu thuế và gái điếm sẽ vào Nước Thiên Chúa trước các ông!”.

Nói đến nghịch lý của Thiên Chúa, Anthony Fortosis viết, “Con Thiên Chúa ăn uống tiệc tùng với các tội nhân để họ không chết đói vì tội lỗi của mình; Đấng thanh khiết nhất bị gọi là tên bất hợp pháp, báng bổ, sâu rượu, háu ăn và là kẻ mạo danh. Ngài bị Cha bỏ rơi một thời gian để các tội nhân có thể tiếp cận với Chúa Cha. Ngài đã chết như Đấng vô tội để kẻ có tội được tuyên bố là vô tội. Vinh quang Chiên Con, Nghịch Lý của Đức Chúa Trời. ‘Thật không thể tin được!’”.

Kính thưa Anh Chị em,

Những nghịch lý ‘thật không thể tin được’ Fortosis đề cập, một lần nữa, được gặp thấy trong Lời Chúa hôm nay. Bài đọc Cựu Ước cho biết, Thiên Chúa sẽ hạ bệ người quyền thế, và nâng cao hạng bần tiện; bài đọc Tân Ước ghi lại câu nói rất khó tin Chúa Giêsu dành cho giới lãnh đạo tôn giáo lúc bấy giờ, “Những người thu thuế và gái điếm sẽ vào Nước Thiên Chúa trước các ông!”.

Qua miệng ngôn sứ Sôphônia, Thiên Chúa hứa một điều lạ lùng: người nghèo khó, được ban ơn cứu độ; kẻ uy quyền, Ngài dìm xuống đất đen, “Ta sẽ cất xa khỏi ngươi những kẻ chiến thắng kiêu căng; sẽ để lại giữa ngươi một dân tộc nghèo khó, thiếu thốn và họ sẽ tin tưởng vào danh Chúa”. Thánh Vịnh đáp ca cũng bày tỏ một tâm tình, “Kẻ nghèo hèn kêu xin, và Chúa đã nhậm lời!”.

Với bài Tin Mừng, tuyên bố của Chúa Giêsu với các thượng tế và kỳ lão thật gây sốc. Có thực sự Chúa Giêsu đã nói như thế không? Phải chăng Ngài muốn nói, sự thánh thiện của những cô gái điếm và những người thu thuế vượt trội bội phần so với các lãnh đạo tôn giáo? Đúng, Ngài đã nói thế! Thật là một “cái tát vào mặt” các chức sắc nhà đạo, ‘thật không thể tin được!’. Nhưng “thuốc đắng ‘đã’ tật”; đó là một cái tát mà họ cần vì lợi ích của chính linh hồn họ.

Chính sự kiêu ngạo của các bậc vị vọng này đã khiến họ không bao giờ cho những lời này là đúng. Họ đánh giá cao bản thân và mong người khác cũng đánh giá cao về họ. Họ bị thuyết phục về việc tự cho mình là công chính và đó là một sai lầm nghiêm trọng! Thế nhưng, Chúa Giêsu đã gạt bỏ thứ ‘công chính’ này, bằng cách nâng những cô gái điếm và những người thu thuế lên tận Nước Trời. Những người này là đứa con thưa “Không” với cha, nhưng sau đó ân hận và đi làm vườn nho; đang khi các lãnh đạo tôn giáo là đứa con thưa “Vâng” với cha, nhưng lại từ chối làm việc.

Trong hai nhóm này, chúng ta thuộc nhóm nào? Các chức sắc tôn giáo hay các cô gái điếm và hạng thu thuế? Có lẽ thật khó để mỗi người chúng ta thừa nhận dứt khoát mình thuộc về một trong hai nhóm! Chúng ta có xu hướng muốn tự nhận mình thuộc nhóm chính trực; tuy nhiên, cũng phải thừa nhận đôi chút khiếm khuyết hoặc một tội lỗi cá nhân nào đó. Thế nhưng, đây không phải là ‘nhóm lưng chừng’ mà Chúa Giêsu muốn nói. Sự thật là chúng ta cần thấy mình thuộc hẳn về nhóm thu thuế và gái điếm. Tại sao? Bởi lẽ, tất cả chúng ta đều là tội nhân! Không, chúng ta có thể không mắc phải tội lỗi như họ, nhưng chúng ta có tội và phải thừa nhận điều đó. Và trên thực tế, nếu không thể thừa nhận sự yếu đuối và tội lỗi của mình, chúng ta chẳng khác gì các thượng tế và kỳ lão cả. Chúng ta cũng mắc kẹt trong niềm kiêu hãnh khi tự cho mình là công chính!

Anh Chị em,

“Những người thu thuế và gái điếm sẽ vào Nước Thiên Chúa trước các ông!”. Đức Thánh Cha Phanxicô gọi nền văn hoá chúng ta đang sống là “Văn hoá son phấn”. Sống chung với văn hoá này, chúng ta khó nhận ra con người thật của mình. Mùa Vọng, mùa Giáo Hội mời chúng ta trầm tĩnh để nhìn thấy ‘tôi đang thuộc về nhóm nào’. Thiên Chúa đang làm những điều ‘thật không thể tin được’ nơi Chúa Giêsu! Nhìn lên hang đá, kìa, sự chật hẹp của lòng người và sự khiêm tốn vô song của Thiên Chúa; nhìn lên thánh giá, kìa, sự khủng khiếp của tội lỗi và sự vĩ đại của tình yêu Ngài. Mùa Vọng, không chỉ là mùa cần thấy tội lỗi mình; nhưng còn là mùa để thấy sự khao khát của linh hồn đối với Thiên Chúa; cũng là mùa trải nghiệm niềm vui và tự do từ sự chữa lành!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, xin giúp con nhận ra con người thật của con, cho dù phải đau đớn khi nghe những lời ‘thật không thể tin được’ Chúa dành cho con!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Hồng Y Chánh Tòa Ân Giải Tối Cao kêu gọi các linh mục nhấn mạnh đến hiệu quả chữa lành của bí tích hòa giải trong mùa Giáng Sinh này
Đặng Tự Do
05:41 13/12/2021


Bí tích hòa giải có khả năng chữa lành mà các linh mục nên đặc biệt nhấn mạnh để giúp mang tình yêu và sự an ủi của Thiên Chúa đến cho một thế giới bị thiệt hại bởi đại dịch coronavirus kéo dài hai năm. Đó là lời khuyên dành cho các cha giải tội từ Đức Hồng Y Mauro Piacenza, khi ngài nhấn mạnh tính cấp thiết trong công việc của các cha giải tội đối với nhân loại.

Đức Hồng Y Piacenza, Chánh Tòa Ân Giải Tối Cao nói: “Trong Mùa Vọng, mọi cha giải tội đều được kêu gọi để hướng nhìn, và với ân sủng siêu nhiên, theo một cách nào đó đồng nhất với Gioan Tẩy Giả, lặp lại với thế giới: ‘Đây là Chiên Thiên Chúa’”.

Văn phòng của ngài là một tòa án của Tòa Thánh có thẩm quyền đối với các ân xá và việc xá giải những tội lỗi nặng nhất.

Trong một thông điệp gửi đến các cha giải tội cho Lễ Giáng sinh năm nay, Đức Hồng Y cho biết Lễ Giáng sinh là thời điểm để “nhấn mạnh hơn nữa những khía cạnh chữa lành đó” của Bí tích Hòa giải.

“Cha giải tội, với lòng khiêm tốn và trung thành thi hành chức vụ của mình, phải cho thế giới thấy rằng Chúa đang hiện diện: ngài hiện diện như một vòng tay nhân hậu, như tình yêu và công lý, như sự thật và ân sủng, như sự an ủi và dịu dàng. Tình trạng mất phương hướng của thời đại chúng ta đang tạo ra sự cô đơn hiện sinh mà khi này khi khác rất bi thảm. Điều cấp bách và cần thiết là cho thấy sự hiện diện của Chúa cùng nhân loại trong thế giới. Làm chứng cho sự hiện diện của Chúa với tư cách là Đấng Cứu Rỗi duy nhất, trở nên cấp bách và cần thiết hơn bao giờ”.

Thời gian kéo dài của đại dịch có nghĩa là càng có nhiều cha giải tội sẽ phải thi hành “chức vụ an ủi”, bản thân nó là một tên gọi khác của lòng thương xót. Đồng thời, các ngài phải sẵn sàng dành nhiều thời gian hơn cho các hối nhân xưng tội.

“Sự hiện diện và sẵn có của chúng ta sẽ khuyến khích các tín hữu muốn tiếp cận bí tích hòa giải hoặc những người, khi nhìn thấy chúng ta, nhận được từ chúng ta một số hiểu biết siêu nhiên. Người ta hành động và chuyển đổi chỉ vì sự hiện diện, chứ không bao giờ vì sự vắng mặt!”

Người tín hữu cũng có thể nhận được sự nâng đỡ tinh thần từ Đức Trinh Nữ Maria. “Ánh sáng của Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, trên con đường dẫn đến Lễ Giáng Sinh, được phản chiếu và làm mới lại thành quả của hành trình Mùa Vọng và trấn an các tâm hồn trong một thời kỳ mờ mịt về tương lai, và không dễ dàng cho cuộc sống của tất cả mọi người.”

Đức Hồng Y Piacenza nhấn mạnh rằng: Đức tin Kitô không loan báo một vị thần là “người ngoài hành tinh” hay “xa cách” với các vấn đề của con người. Đúng hơn, “Thiên Chúa đã chọn để mạc khải chính mình, đi vào lịch sử, trở thành một người tham gia vào câu chuyện nhân loại, để cứu chúng ta trong chính câu chuyện này”. Thiên Chúa thực hiện điều này “bằng cách tồn tại trong thời gian, qua mầu nhiệm của Giáo hội, qua căn tính và hành động bí tích của Giáo hội.”

Ngài nói thêm: “Tính duy nhất của Chúa Kitô trong ơn cứu rỗi” làm cho ơn cứu rỗi trở nên khả thi và hiện thực “nếu Chúa Giêsu thành Nazareth không phải là Đấng Cứu Rỗi duy nhất, thì đơn giản là sẽ không có sự cứu rỗi.”

“Thừa tác vụ hòa giải được kêu gọi để công bố tính duy nhất cứu độ này, trong những hoàn cảnh mà ‘những lời hô hào mất phương hướng’ đang được nhân lên, và nghịch lý thay, ngay trong bối cảnh đó, khát khao chân lý và công lý, khát khao tự do và giải phóng thực sự, đang bùng phát trong nhân loại”

Cha giải tội phải giúp tiết lộ “sự hiện diện của Chiên Con của Thiên Chúa trong thế giới.” Linh mục giải tội, qua Bí tích Truyền Chức Thánh, cũng được kêu gọi để đồng nhất với sự hiện diện này. Nhờ quyền năng tha tội của Chúa Giêsu Kitô, mỗi cha giải tội mở rộng “chính sứ mệnh của Chúa Giêsu: đó là hòa giải loài người với Thiên Chúa, trong công lý và sự thật, là điều mà trong Chúa Cha được gọi là Lòng Thương Xót.”

Đức Hồng Y hỏi: “Anh em có thể tưởng tượng ra sứ mệnh nào là cần thiết và cấp bách hơn đối với nhân loại không? Nếu những sự dữ của thế gian luôn liên kết với tội lỗi theo một cách nào đó, thì điều gì có thể hữu ích và cần thiết hơn là việc ‘giải thoát khỏi sự dữ’, thông qua sứ vụ hòa giải?”

“Trong việc thực thi sứ vụ quý giá này, một sứ vụ đang bị phớt lờ và thậm chí bị tấn công bởi một thế giới tục hóa đến mức không còn hiểu được bản chất và nhu cầu thiết yếu của chính mình, cha giải tội biết rõ rằng mình đang tham gia vào cuộc cách mạng đích thực duy nhất: đó là lòng thương xót và lòng nhân hậu, sự thật và công lý. Đó là cuộc cách mạng của tình yêu tiết lộ cho chúng ta thấy rằng chính Thiên Chúa là Tình yêu”.

Đức Hồng Y đặc biệt nhấn mạnh rằng: “Chúng ta phải có quan điểm rõ ràng lấy Chúa Kitô làm trung tâm, vì bên ngoài điều đó mọi lời hứa cứu rỗi đều là chuyện không tưởng, mọi sự phân tâm khỏi quan điểm này đều là dối trá, và đến từ kẻ lừa dối. Chỉ có sự hoán cải cá nhân theo Chúa Kitô mới xây dựng Giáo hội và thế giới.”

Đức Hồng Y nói lên “lòng biết ơn sâu sắc nhất” của mình đối với tất cả các cha giải tội vì “sự phục vụ siêu nhiên của các ngài đối với Chúa Kitô và Giáo hội, đối với các linh hồn và toàn thể xã hội.” Ngài phó dâng các vị cho Đức Trinh nữ Maria và chúc các vị một Mùa Giáng sinh thánh thiện.
Source:Catholic News Agency
 
Colombo để tang doanh nhân bị đánh chết ở Pakistan
Đặng Tự Do
05:41 13/12/2021


Hài cốt của Priyantha Kumara, một công nhân Công Giáo bị giết ở Silkiot, Pakistan, trong những ngày gần đây, đã đến Sri Lanka trên chuyến bay của Sri Lankan Airlines từ Lahore. Chờ anh ở sân bay quốc tế Bandaranaike là vợ anh Nilushi và các thành viên khác trong gia đình.

Đức Hồng Y Malcolm Ranjith, Tổng Giám Mục của Colombo, đã bày tỏ lời chia buồn và lên án vụ giết người. “Các nhà lãnh đạo của mọi quốc gia phải làm việc cần mẫn để ngăn chặn những hành động tàn bạo khủng khiếp được gây ra dưới vỏ bọc đức tin. Không có khoảnh khắc nào bi thảm hơn trên thế giới khi những kẻ cực đoan giết người nhân danh tôn giáo để đạt được mục tiêu chính trị cá nhân. Đó là một sự xúc phạm đối với tất cả các tôn giáo”.

Hoàn cảnh xảy ra cái chết của anh Priyantha Kumara, 48 tuổi, như sau: Ngày 3 tháng 12 vừa qua anh đến xưởng thợ ở Sialkot, Pakistan nơi anh làm đốc công. Trong lúc dọn dẹp anh quăng một số giấy tờ anh nghĩ là những quảng cáo vào trong xọt rác. Tuy nhiên, một số công nhân theo đạo Hồi đứng gần đó bắt đầu la hét phản đối. Bất chấp lời bênh vực của một công nhân nói rằng anh ta không biết chữ Urdu, đám đông xúm lại và bắt đầu tấn công anh. Anh nhảy lên mái nhà cố gắng thoát thân nhưng bị đám công nhân nhào lên theo và dùng gậy, kéo để đánh và đâm anh nhiều nhát. Sau đó, họ thiêu sống anh.

Shantha Kumara Diyawadana, em của Priyantha, đã nói về nỗi đau của chính mình với AsiaNews. “Anh trai tôi bị buộc tội báng bổ để kẻ có tội có thể trốn tránh pháp luật,” anh nói. “Người không có tội thậm chí không con nguyên hình hài, nhưng thân thể của anh tôi đã được trả lại cho chúng tôi từng mảnh một. Dù tôi nói hay làm gì thì anh tôi cũng không còn nữa”.

Hài cốt của Priyantha Kumara đã được đưa đến bệnh viện Negombo, nơi khám nghiệm tử thi. Thi thể sau đó được bàn giao cho gia đình.

Việc xúm lại đánh chết người doanh nhân này đã gây ra các cuộc biểu tình phản đối ở Pakistan và Sri Lanka. Hàng chục nhóm xã hội dân sự đã tổ chức một cuộc biểu tình im lặng trước phái đoàn ngoại giao Pakistan ở Colombo. Các nhà lãnh đạo của các cộng đồng tôn giáo khác nhau đã gửi một lá thư cho đại sứ Pakistan tại Sri Lanka kêu gọi Islamabad tiến hành một cuộc điều tra khách quan. Liên quan đến vụ giết người, cảnh sát Punjab cho đến nay đã bắt giữ hơn 130 người.

Một số thành viên trong hàng giáo sĩ sau đó đã gặp phái đoàn ngoại giao Pakistan để thảo luận thêm về quan hệ song phương giữa hai nước và đề xuất hỗ trợ kinh tế cho gia đình doanh nhân. Hôm nay, Hội đồng Bộ trưởng đã thông qua đề xuất tặng 2.5 triệu rupee (gần 11 triệu euro) cho vợ và các con, ghi nhận đóng góp của Kumara với tư cách là một doanh nhân nhập cư tại Pakistan, nơi anh đã sống và làm việc 11 năm.
Source:Asia News
 
Cảnh sát thủ đô Hoa Thịnh Đốn công bố video cho thấy cuộc tấn công vào tượng Đức Mẹ bên ngoài đền thánh Đức Mẹ Quốc gia
Đặng Tự Do
16:25 13/12/2021


Cảnh sát đang yêu cầu công chúng giúp đỡ trong việc xác định một kẻ phá hoại bị ghi hình trên camera giám sát làm hư hại bức tượng Đức Mẹ Fatima bên ngoài đền thánh Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn vào ngày 5 tháng 12.

Cảnh sát đã công bố đoạn phim giám sát đen trắng về vụ việc cho thấy một người đàn ông đeo mặt nạ đến gần tượng Đức Mẹ lúc 10:58 tối. Người đàn ông bước lên tượng, rút một cây búa hay một công cụ tương tự, và dường như tấn công vào tay của Đức Mẹ. Hắn ta leo xuống rồi sau đó bước lên một lần nữa và liên tục đánh mạnh vào mặt tượng Đức Mẹ, làm bay những mảnh đá cẩm thạch. Hắn định bỏ đi, nhưng không thấy ai thì quay lại để nhặt và mang đi đôi bàn tay bị chặt của bức tượng.

Lúc 6 giờ chiều Thứ Năm, ngày 9 tháng 12, ngay sau Thánh lễ 5:15 chiều tại đền thánh Đức Mẹ, anh chị em giáo dân đã tập trung đọc kinh Mân Côi để phạt tạ vụ tấn công.

Cảnh sát cho biết vụ việc hiện chưa được coi là một tội ác vì lòng thù hận đức tin.

Người phát ngôn của Sở Cảnh sát thủ đô nói với CNA: “Tại thời điểm này, vụ việc không được điều tra theo hướng một tội ác thù hận. Tuy nhiên, việc phân loại có thể thay đổi nếu cuộc điều tra của chúng tôi xác định được động cơ một cách rõ ràng.”

Bản sao báo cáo của cảnh sát do CNA nhận được ghi rằng bàn tay trong tư thế cầu nguyện, khuôn mặt và cây thánh giá trên vương miện của bức tượng đã bị hư hại. Cảnh sát liệt kê hai tội danh: hủy hoại tài sản như một trọng tội và xâm nhập trái pháp luật. Theo báo cáo của cảnh sát, bức tượng có giá trị được khai báo là 250,000 Mỹ Kim.

Sở Cảnh sát thủ đô Hoa Thịnh Đốn yêu cầu bất kỳ ai có thể xác định được cá nhân này hoặc có kiến thức về vụ việc, hãy gọi cho cảnh sát theo số (202) 727-9099 hoặc nhắn tin cho đường dây cung cấp thông tin của họ theo số 50411.

Bức tượng, được làm từ đá cẩm thạch Carrara và trị giá 250,000 đô la, nằm trong Khu vườn Đi bộ Đọc Kinh Mân Côi của đền thánh Đức Mẹ Quốc Gia. Nhân viên an ninh đã phát hiện ra thiệt hại khi mở cửa đền thánh Đức Mẹ vào sáng thứ Hai, ngày 6 tháng Mười Hai.

“Chúng tôi đã liên hệ với các cơ quan chức năng và mặc dù rất đau buồn trước sự việc này, chúng tôi cầu nguyện cho hung thủ qua lời cầu bầu của Đức Trinh Nữ Maria dưới danh hiệu là Đức Mẹ Fatima,” Đức ông Walter Rossi, Giám đốc đền thánh Quốc Gia cho biết như trên.
Source:Catholic News Agency
 
Cuộc họp của Đức Giáo Hoàng với người dân bản địa Canada bị hoãn lại
Đặng Tự Do
16:26 13/12/2021


Theo dự trù, phái đoàn người bản xứ Canada sẽ đến thăm Vatican và có những cuộc gặp gỡ với Đức Giáo Hoàng từ ngày 17 đến ngày 20 tháng 12. Tuy nhiên kế hoạch này đã bị hoãn lại do Covid-19.

Hội đồng Giám Mục Công Giáo Canada đã thông báo rằng do cuộc khủng hoảng Covid-19 ngày càng tồi tệ, một phái đoàn của các thổ dân, thường được gọi là First Nations được dự trù đến thăm Vatican vào tuần tới đã hoãn chuyến đi của họ.

Phái đoàn người bản địa dự kiến sẽ đến Vatican từ ngày 17 đến ngày 20 tháng 12 để gặp Đức Thánh Cha Phanxicô và thảo luận về những thảm kịch đã xảy ra tại các trường nội trú dành cho người bản địa do Giáo hội điều hành ở đất nước này.

Chuyện gì đã xảy ra?

Các trường nội trú dành cho người bản địa là hệ thống trường do chính phủ tài trợ. Nhiều trường trong số đó do các tổ chức Kitô Giáo điều hành. Chúng được thành lập để hòa nhập trẻ em bản địa vào nền văn hóa Âu-Canada. Chúng hoạt động từ những năm 1880 đến những thập kỷ cuối của thế kỷ 20 và nhằm mục đích giáo dục và chuyển đổi thanh niên bản địa và hòa nhập họ vào xã hội Canada chính thống. Hệ thống này cưỡng bức tách trẻ em ra khỏi gia đình trong một thời gian dài và cấm chúng thừa nhận di sản và văn hóa bản địa của chúng hoặc nói ngôn ngữ của chúng. Các học sinh cũ kể về tình trạng lạm dụng rộng rãi và có hệ thống trong hệ thống.

Trong một tuyên bố được công bố trên trang web của các ngài, các Giám Mục viết rằng “sau khi đánh giá cẩn thận về sự không chắc chắn và rủi ro sức khỏe tiềm ẩn xung quanh việc đi lại quốc tế trong bối cảnh sự lan rộng gần đây của biến thể Omicron, các Giám Mục Canada, Hội đồng First Nations, Hội đồng quốc gia Métis và Inuit Tapiriit Kanatami đã cùng quyết định dời một phái đoàn đến Vatican vào tháng 12 năm 2021 sang cơ hội sớm nhất vào năm 2022”.

Các Giám Mục giải thích rằng quyết định này là “một sự đau lòng” nhưng nó được đưa ra sau khi “tham vấn kỹ lưỡng với các đại biểu, các thành viên trong gia đình, các nhà lãnh đạo cộng đồng, các quan chức y tế công cộng và lãnh đạo của mỗi trong ba Tổ chức Bản địa Quốc gia”. Họ giải thích rằng việc xem xét đặc biệt đã được đưa ra đối với hoàn cảnh của các đại biểu cao tuổi cũng như những người sống trong các cộng đồng xa xôi, những người mà “nguy cơ nhiễm trùng và tính chất lưu động của tình hình toàn cầu đang phát triển là mối đe dọa quá lớn vào thời điểm này”.

Tuyên bố viết tiếp rằng các Giám Mục cảm thấy “an ủi trước sự chấp thuận, được Tòa thánh truyền đạt cho chúng tôi, rằng vì sự an toàn của phái đoàn nên Tòa Thánh ủng hộ mọi quyết định hoãn lại”.

Hoãn chứ không bị hủy bỏ

Các Giám Mục nhấn mạnh rằng cuộc gặp gỡ của phái đoàn với Đức Giáo Hoàng tại Rôma đã bị “hoãn lại chứ không bị hủy bỏ”.

Khi có thêm thông tin về biến thể Omicron hiện tại, các Giám Mục nhấn mạnh rằng các ngài sẽ tiếp tục đánh giá tính khả thi của các kế hoạch du lịch trong tương lai, dựa trên hướng dẫn của chính phủ Canada và các cơ quan quốc tế có liên quan.

Kết thúc tuyên bố của mình, các Giám Mục bày tỏ “cam kết chung của các ngài để cùng nhau tiến tới việc chữa lành và hòa giải vẫn rất mạnh mẽ”. Cuối cùng, các ngài nói, “chúng tôi hiểu rằng Tòa thánh sẵn sàng sắp xếp lại chuyến thăm này vào năm mới và chúng tôi mong muốn có cơ hội cho Người cao tuổi bản địa, những người gìn giữ kiến thức, những người sống sót trong các trường nội trú dành cho người bản địa và thanh niên tham gia vào các cuộc họp riêng với Đức Thánh Cha Phanxicô”.
Source:Vatican News
 
Đức Hồng Y Tagle thánh hiến nhà thờ Đức Mẹ Arabia ở Bahrain
Đặng Tự Do
16:27 13/12/2021


Hôm thứ Sáu 10 tháng 12, Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle, tổng trưởng Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc đã thánh hiến nhà thờ chính tòa Đức Mẹ Ả Rập ở Bahrain, và mô tả đây là “dấu hiệu sống động cho thấy sự chăm sóc của Thiên Chúa dành cho đàn chiên của Ngài”.

Đức Hồng Y Tổng trưởng Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc đã cử hành một thánh lễ được truyền trực tiếp tại nhà thờ được thiết kế theo hòm bia Thiên Chúa, một ngày sau khi được khánh thành bởi Hamad bin Isa Al Khalifa, Quốc vương Bahrain, người đã ban mảnh đất để xây dựng nhà thờ như một món quà cho cộng đồng Công Giáo.

“Anh chị em thân mến của tôi, chúng ta hãy ca ngợi Chúa về món quà là Nhà thờ Đức Bà Ảrập. Đó là một dấu hiệu sống động cho thấy sự chăm sóc của Thiên Chúa dành cho đàn chiên của Ngài,” Đức Hồng Y nói.

“Đức Thánh Cha Phanxicô và cộng đồng Công Giáo ở Bahrain cảm ơn Quốc vương Hamad bin Isa bin Salman Al Khalifa vì đã duy trì truyền thống hoàng gia ủng hộ Giáo Hội Công Giáo và hiến tặng mảnh đất mà ngày nay là nhà thờ chính tòa.”

Nhà vua đã đích thân tặng Đức Giáo Hoàng một mô hình nhà thờ vào năm 2014.

Cuối tháng 11 vừa qua, Đặc phái viên của nhà vua, Sheikh Khalid bin Ahmed Al Khalifa, đã có buổi tiếp kiến Đức Thánh Cha Phanxicô vào ngày 25 tháng 11. Theo thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, đặc phái viên này đã thay mặt nhà vua mời Đức Giáo Hoàng đến thăm đất nước.

Việc thánh hiến là sự kết thúc của một cuộc hành trình bắt đầu vào ngày 11 tháng 2 năm 2013, lễ Đức Mẹ Lộ Đức, khi quyết định xây dựng nhà thờ được thực hiện.

Đức Cha Camillo Ballin, vị Đại diện Tông Tòa lúc bấy giờ của miền Bắc Ả Rập, đã quyết định rằng nhà thờ phải được dành riêng cho Đức Mẹ Ả Rập.

Nhà thờ là một phần của khu phức hợp rộng khoảng 95,000 feet vuông, tức là 8825 m2 ở Awali, một đô thị ở trung tâm của đất nước, có dân số 1.7 triệu người và nằm ở phía đông của Ả Rập Saudi và phía tây của Qatar.

Trang web của nhà thờ chính tòa Bahrain cho biết ngay sau khi Đức Cha Camillo Ballin, Đại diện Tông Tòa của Bắc Ả Rập, nghe tin nhà vua đã ban đất cho một nhà thờ, “phản ứng ngay lập tức của ngài khi nghe tin mừng này là cảm ơn Đức Mẹ của chúng ta vì đã làm phép lạ, ngài quyết định rằng nhà thờ mới sẽ được dành riêng cho Đức Mẹ Ả Rập”.

Một tâm điểm của nhà thờ sẽ là một bức tượng nhiều màu của Đức Mẹ Ả Rập.

Danh hiệu Đức Mẹ Ả Rập, tiếng Anh là Our Lady of Arabia, được chấp thuận vào năm 1948. Một nhà nguyện nhỏ ở Ahmadi, Kuwait, đã được cung hiến để vinh danh Mẹ vào ngày 8 tháng 12 năm đó.

Năm 1957, Đức Piô XII ban hành sắc lệnh công bố Đức Mẹ Ả Rập là vị thánh bảo trợ chính của lãnh thổ và của Vị Đại diện Tông Tòa của Kuwait.

Năm 2011, Vatican đã chính thức tuyên bố Đức Mẹ Ả Rập là vị thánh bổn mạng của giáo phận Kuwait và Saudi.

Cuối năm đó, Tòa thánh tổ chức lại Hạt Đại diện Kuwait, đặt tên mới là Hạt Đại diện Tông Tòa Bắc Ả Rập, và bao gồm các lãnh thổ Qatar, Bahrain và Ả Rập Xê Út.

Tòa giám mục của Ballin đã chuyển từ Kuwait đến Bahrain, nơi có sự hiện diện của người Công Giáo đáng kể, ước tính chiếm khoảng 15% dân số.

Ước tính có khoảng 80,000 người Công Giáo ở Bahrain, nhiều người trong số họ là những người di cư từ Á Châu, đặc biệt là Phi Luật Tân và Ấn Độ.

Buổi lễ thánh hiến đã thiếu vắng một nhân vật đáng chú ý: đó là Đức Giám Mục Ballin. Ngài đã qua đời vào ngày 12 tháng 4 năm ngoái, 2020, ở tuổi 75, trước khi ngài có thể thấy ước mơ của mình về một nhà thờ dành riêng cho Đức Mẹ Ả Rập ở Bahrain.

Trong một cuộc phỏng vấn năm 2014 với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, vị giám mục Ý đã yêu cầu mọi người ủng hộ “cầu nguyện cho chúng tôi và đời sống tinh thần của chúng tôi và xin Đức Trinh Nữ Maria sẽ gửi các nhà hảo tâm đến tài trợ cho việc xây dựng nhà thờ”.

Đức Hồng Y Tagle, 64 tuổi đến từ Phi Luật Tân, đã bày tỏ lòng kính trọng đối với vị cố giám mục người Ý trong bài giảng của mình, cũng như Đức cha Paul Hinder, Đại diện Tông tòa Nam Arập, là người hiện diện trong thánh lễ.

Đức Hồng Y Tagle nói: “Chúng ta ghi nhớ với lòng biết ơn cố Giám mục Camillo Ballin, người đã khởi xướng dự án này, nay đã được Đức Cha Paul Hinder kết thúc thành công, người mà chúng tôi cũng rất biết ơn.”

“Chúng tôi ghi nhận công sức của nhóm dự án, các kiến trúc sư, nhà xây dựng, nghệ sĩ và nhiều nhà hảo tâm. Xin Chúa chúc lành và ban thưởng cho anh chị em gấp trăm lần. Việc cung hiến nhà thờ biểu thị rằng tòa nhà này giờ đây được dành cho các hoạt động thiêng liêng, cho sự vinh hiển của Thiên Chúa và sự thánh hóa dân Thiên Chúa”

“Vì lý do này, nhà thờ thường được gọi là‘ Nhà của Thiên Chúa ’và do đó, là ngôi nhà của gia đình Thiên Chúa. Ngôi nhà của Chúa và ngôi nhà của gia đình Chúa... Hỡi gia đình của Chúa, xin hãy thường xuyên đến nhà thờ này để gặp gỡ và trò chuyện, hàn huyên với Cha nhân từ của chúng ta. Hãy về nhà thường xuyên”.

Kết thúc bài giảng của mình, Đức Hồng Y Tagle nói: “Với việc cung hiến nhà thờ, chúng ta cũng hiến dâng mỗi người trong anh chị em, gia đình và cộng đồng, cho cuộc sống và sự phục vụ của Chúa Giêsu Kitô.”

“Xin Mẹ diễm phúc của chúng ta, Đức Maria, Đức Mẹ Ả Rập, là môn đệ mẫu mực của Con Mẹ, Chúa Giêsu, gìn giữ tâm hồn chúng ta trong Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ. Cầu mong những viên đá sống động của cộng đồng Công Giáo góp phần vào việc tăng cường tình đoàn kết, thống nhất và tình huynh đệ ở Bahrain”.
Source:Catholic News Agency
 
Mùa Vọng: Đức Hồng Y Bo kêu gọi tái tạo hòa bình cho Myanmar
Thanh Quảng sdb
18:01 13/12/2021
Mùa Vọng: Đức Hồng Y Bo kêu gọi tái tạo hòa bình cho Myanmar

Đức Hồng Y Charles Maung Bo của Yangon tập chú Thông điệp Mùa Vọng của mình vào “bạo lực thống trị” đã tàn phá Myanmar kể từ cuộc đảo chính quân sự ngày 1/2/2021 và kêu gọi các tín hữu hãy vững trông hy vọng.

(Tin Vatican - Lisa Zengarini)

Khi cuộc đàn áp quân sự tàn bạo với phe đối lập dân chủ còn đang tiếp diễn ở Myanmar, trong bối cảnh kinh tế và xã hội ngày càng khó khăn, Đức Hồng Y Charles Maung Bo của Yangon một lần nữa tha thiết kêu gọi hòa bình và hòa giải cho đất nước.

Thung lũng nước mắt

”Bạo lực không ngừng bùng phát trong mười tháng qua đã thấu tới toàn thế giới. Tuy vậy, chúng ta không bao giờ chấp nhận cái ác của sự tuyệt vọng và thù ghét. Với Chúa Giêsu, chúng tôi muốn công bố rằng: hãy để cho hòa bình ngự trị.” Vị Chủ tịch của Hội đồng Giám mục Công Giáo Myanmar (CBCM) đã viết trong Thông điệp Mùa Vọng như thế.

Thông điệp của Đức Hồng Y có tựa đề "Hỡi người dân Myanmar, Chiến tranh tàn khốc đã quá đủ!" Ngài muốn nêu lên những trách nhiệm nghiêm trọng của quân đội đã đảo chính Chính phủ dân sự vào ngày 1/2/2021

“Những người đảo chính đã khuấy động bạo lực và dùng tra tấn và giết chóc dã man biến đất nước thành một thung lũng đầy nước mắt! Ngay cả với họ, chúng tôi kêu gọi: 'Hãy để cho sức mạnh của tình yêu thống trị'. Đó là thông điệp của Chúa Giêsu và của Lễ Giáng sinh.” Đức Hồng Y Bo viết.

Bạo lực chỉ dẫn đến bạo lực

Đức Hồng Y bày tỏ mối quan tâm đặc biệt của mình đối với giới trẻ Myanmar, những người "bị bóp nghẹt bởi bạo lực vô nhân đạo", nên có thể bị cám dỗ để tìm cách trả thù.

Tuy nhiên, “chiến thắng không phải bằng súng đạn” và “bạo lực chỉ dẫn đến bạo lực”, Đức Hồng Y Bo nói, đồng thời Ngài xác tín “luôn có một con đường bất bạo động, một giải pháp hòa bình”, như Mahatma Gandhi đã đề ra.

Hy vọng vào Chúa Kitô

Kế tiếp, Thông điệp khuyến khích các tín hữu ở Myanmar hãy cầu nguyện với Chúa Kitô, Ngài nhắc lại cho ta Chúa cũng đã đến “trong một bối cảnh hỗn loạn và hận thù tương tụ…”

“Máng cỏ của Bethlehem cuối cùng đã chiến thắng sức mạnh của đế quốc Roma! Và đó là hy vọng của chúng ta” Đức Hồng Y Bo nói.

Do đó, Đức Tổng Giám Mục Yangon nhắc lại lời kêu gọi hòa bình và hòa giải của đất nước, Ngài nhấn mạnh rằng không thể có “hòa bình lâu dài nếu không có công lý”.

Hãy trở nên những người cầu nguyện

Thông điệp kết thúc với lời mời gọi cầu nguyện cho tất cả mọi người, đặc biệt là cho những người trẻ.

“Chúng ta hãy cầu nguyện cho mọi người biết tiếp tục nuôi dưỡng hy vọng và hòa bình. Đừng để chúng ta vì tuyệt vọng mà thôi không đi tìm kiếm một giải pháp nào nữa. Chúng ta cũng hãy cầu nguyện cho những kẻ tìm cách thống trị dân tộc chúng ta bằng súng đạn. Xung đột không chỉ là chống lại kẻ thù xâm lăng biên giới của chúng ta, mà là những gì chống lại nhân dân của chúng ta. Chúng ta có thể giải quyết những khác biệt của chúng ta”.

Vi phạm nhân quyền phổ biến

Kể từ cuộc đảo chính lật đổ chính phủ được dân bầu ra của bà Aung San Suu Kyi vào tháng Hai, tình hình nhân quyền đã tệ đến mức độ chưa từng thấy và đất nước phải đối diện với vòng xoáy đàn áp, bạo lực và suy sụp kinh tế, trầm trọng hơn bởi đại dịch COVID-19.

Theo Tổ chức Ân xá Quốc tế cho hay đã có hơn 1.300 người bị giết và hơn 10.000 người bị bắt kể từ tháng Hai. Các vi phạm nhân quyền nghiêm trọng đã được báo cáo, bao gồm cả việc sử dụng rộng rãi các hình thức tra tấn và thủ tiêu hàng loạt.

Một trong những vụ việc mới nhất là vụ thảm sát kinh hoàng thường dân ở Salingyi, thuộc Sagaing, vào ngày 7/12/2021 vừa qua, khi lực lượng an ninh đã thiêu sống 11 người, trong đó có 5 trẻ em. Trong khi đó, tuần trước, tòa án nhà nước đã kết án nhà lãnh đạo dân chủ Suu Kyi hai năm tù giam vì tội kích động chống lại quân đội và đưa ra những hạn chế về coronavirus trong cuộc bầu cử, giúp cho đảng của bà giành được chiến thắng vào năm ngoái.

Lời kêu gọi của ĐTC Phanxicô

Trong mười tháng qua, ĐTC Phanxicô, người đã đến thăm viếng đất nước vào năm 2017, đã nhiều lần kêu gọi một giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng ở Myanmar.

Trong một thánh lễ đặc biệt tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô dành cho cộng đồng Myanmar ở Rome, vào ngày 16 tháng 5, ngài đã mời gọi các tín hữu hiện diện đừng mất hy vọng, nhắc lại lời cầu nguyện của ngài là "Chúa sẽ biến mọi trái tim thành người xây dựng hòa bình."
 
Viên chức Vatican xin lỗi đã lấy trang mạng LGBTQ khỏi danh sách tham khảo của Văn phòng Tổng thư ký Thượng Hội Đồng Giám Mục
Vũ Văn An
20:34 13/12/2021


Cả A.P. lẫn CNA, ngày 14 tháng 12, cùng loan tin một viên chức của Tòa Thánh vừa chính thức lên tiếng xin lỗi một nhóm vận động cho LGBTQ Công Giáo hàng đầu vì đã loại bỏ trang mạng của họ khỏi trang mạng của Tòa Thánh. Nhóm này, ngay sau đó, đã lên tiếng ca ngợi động thái có tính “lịch sử” này nhằm hàn gắn sự chia rẽ giữa hàng giáo phẩm Công Giáo và cộng đồng đồng tính.

Trang mạng của nhóm trên có tên là New Ways Ministry, một tổ chức đặt trụ sở ở Hoa Kỳ nhằm vận động để những người đồng tính được chấp nhận rộng rãi hơn trong Giáo Hội Công Giáo. Thoạt đầu, Văn phòng Thượng Hội Đồng có liệt kê một cuốn video hội thảo do nhóm này thực hiện vào danh sách các “nguồn tài liệu” tham khảo của mình. Cuốn video này thúc giục người Công Giáo LGBTQ tham gia diễn trình tham khảo nhằm mục đích làm cho Giáo Hội Công Giáo trở thành chào đón hơn, đáp ứng hàng ngũ giáo dân nhiều hơn và bớt trung ương tập quyền nhiều hơn. Bên cạnh trang mạng này, người ta còn thấy các trang mạng của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ và của 2 Tổng giáo phận Hoa Kỳ là Boston và Newark.

Không hiểu vì sao, đầu tháng này, trang mạng New Ways Ministry đã bị lấy khỏi danh sách tham khảo. Có người hoài nghi cho rằng do áp lực của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ mà các vị lãnh đạo hiện nay có khuynh hướng bảo thủ vốn giữ thái độ dè dặt đối với New Ways Ministry.

Tuy nhiên, cuối tuần qua, Văn phòng tổng Thư ký Thượng Hội Đồng, cơ quan đang lo tổ chức diễn trình tham khảo trong hai năm mọi người Công Giáo trên thế giới cho cuộc họp các Giám Mục tại Vatican vào năm 2023, đã phục hồi trang mạng này trở lại danh sách tham khảo của mình.

Thierry Bonaventura, giám đốc truyền thông của Văn phòng Thượng Hội Đồng tuyên bố rằng ông muốn xin lỗi “mọi người LGBT và các thành viên của New Ways Ministry vì các đau lòng đã gây ra” khi loại bỏ trang mạng khỏi danh sách tham khảo. Ông kêu gọi họ đóng góp suy tư vào diễn trình đồng nghị.

Ông viết trong tờ thông tin của Thượng Hội Đồng rằng “nhờ cùng nhau bước đi, đôi khi người ta có thể vấp ngã, điều quan trọng là chỗi dậy với sự giúp đỡ của anh chị em mình”.

Lời xin lỗi trên lập tức được New Ways Ministry ca ngợi. Họ nồng nhiệt chấp nhận điều họ gọi là sự nhìn nhận “lịch sử” của Giáo Hội về “sự thiệt hại do một sự khinh thường như thế đã tạo ra cho người LGBTQ và toàn thể Giáo Hội”.

Francis DeBernardo, giám đốc điều hành của nhóm, nói rằng “lời xin lỗi rất mạnh trong khả năng xây dựng những cây cầu hoà giải và công lý”. Ca ngợi Bonaventura đích danh, ông nói hành động như vậy “là một điển hình của ơn thánh diệu kỳ, một ơn thánh có thể mang đến cho đời khi người ta biết thực hành lòng trung thực và đức khiêm nhường và biết quan tâm tới việc hành động của mình có thể gây hại cho người khác”.

Ông viết thêm trong một bản tuyên bố “Các viên chức Vatican ít khi xin lỗi ai, và hầu như chắc chắn họ không bao giờ xin lỗi người LGBTQ hay một thừa tác vụ LGBTQ Công Giáo”.

Việc loại bỏ rồi phục hồi trang mạng New Ways Ministry trên trang mạng của Thượng hội đồng cho thấy các thông điệp hỗn hợp mà Tòa thánh trong những năm qua, và chính Đức Giáo Hoàng Phanxicô, đã gửi đi về lập trường của Vatican đối với người đồng tính và vị trí của họ trong Giáo hội.

Đức Phanxicô đã khiến quốc tế lưu ý vào năm 2013 khi ngài tuyên bố "Tôi là ai mà dám phán xét?" về một linh mục bị coi là đồng tính. Trong những năm qua, ngài đã liên tiếp có những cử chỉ chưa từng thấy trong việc tiếp cận với cộng đồng người đồng tính và chuyển giới, và, trong khi còn làm Tổng giám mục Buenos Aires, ngài từng ủng hộ việc mở rộng các biện pháp bảo vệ pháp lý - nhưng không phải hôn nhân - đối với các cặp đồng tính có mối quan hệ ổn định.

Nhưng ngài cũng đã ủng hộ giáo huấn chính thức của Giáo Hội và chấp thuận vào đầu năm nay việc công bố một tài liệu của bộ giáo lý Vatican khẳng định rằng Giáo Hội Công Giáo không thể và sẽ không chúc lành cho các mối quan hệ đồng tính vì Thiên Chúa “không thể chúc lành cho tội lỗi”.

Sau khi Thượng Hội đồng xóa video hội thảo khỏi danh sách tham khảo, New Ways Ministry tiết lộ rằng Đức Phanxicô đã viết cho nhóm hai lá thư trong năm nay để khen ngợi công việc của họ. Điều đó rất có ý nghĩa kể từ khi Bộ giáo lý của Vatican, vào năm 1999, chính thức kiểm duyệt hai người sáng lập New Ways Ministry vì từ chối chấp nhận các giáo lý trọn vẹn của Giáo Hội về đồng tính luyến ái.

Trong một bức, lần đầu tiên, Đức Phanxicô đã ca ngợi một trong những người đồng sáng lập, Sơ Jeannine Gramick, như là “một phụ nữ dũng cảm” đã chịu đau khổ vì thừa tác vụ của mình.

Trong tuyên bố hôm thứ Hai, DeBernardo cho biết các bức thư trên cho thấy rõ “Đức Giáo Hoàng Phanxicô muốn thừa tác vụ LGBTQ phát triển mạnh mẽ” và sự thay đổi của Thượng hội đồng có nghĩa là Vatican muốn nghe ý kiến từ những người Công Giáo đồng tính.

Hannah Brockhaus của CNA đưa tin thêm, ngày 7 tháng 12, Bonaventura cho CNA hay lý do loại bỏ cuốn video hội thảo của New Ways Ministry đúng là vì năm 2010, Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ bày tỏ việc các ngài không chấp nhận thừa tác vụ nối vòng tay lớn của LGBT. Ông cũng cho hay việc loại bỏ nối kết này là do quyết định cá nhân dựa vào “các lý do thủ tục nội bộ”.

Giám đốc điều hành của văn phòng Thượng Hội Đồng, dịp này cho hay mong muốn của ông và của toàn thể Văn phòng Tổng thư ký Thượng Hội Đồng là “không muốn loại bỏ những ai muốn thực thi diễn trình đồng nghị này với một tâm hồn thành thực và một tinh thần đối thoại và biện phân đích thực”.

CNA cũng cho biết New Ways Ministry được thiết lập năm 1977 ở Tổng giáo phận Washington D.C. bởi Nữ tu Jeannine Gramick và Cha Robert Nugent, người vốn là đối tượng cho một thông tư của Bộ Tín Lý vào năm 1999.

Thông tư trên do Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, tức Đức Bênêđíctô XVI trong tương lai, ký, nói rằng lập trường của họ “liên quan đến sự xấu nội tại của các hành vi đồng tính luyến ái và rối loạn khách quan của khuynh hướng đồng tính luyến ái là không thể chấp nhận được về mặt tín lý vì chúng không truyền đạt một cách trung thực giáo huấn rõ ràng và liên tục của Giáo Hội Công Giáo trong phạm vi này”.

Năm 2010, Đức Hồng Y Francis George, khi đó là chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ, đã ra một tuyên bố nhấn mạnh rằng New Ways Ministry “không có sự chấp thuận hoặc công nhận của Giáo Hội Công Giáo và họ không thể nói thay mặt cho các tín hữu Công Giáo ở Hoa Kỳ".

Bonaventura nói với CNA vào ngày 7 tháng 12, sau khi nối kết đã bị xóa, rằng “nhóm của ông không biết gì về tình hình của tổ chức New Ways Ministry và sự minh xác của Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ vào năm 2010”.

Ông nói rằng trang mạng Sydresources.org là một sáng kiến của văn phòng Tổng Thư ký của Thượng Hội đồng Giám mục để chia sẻ các nguồn lực giữa các giáo phận, hội đồng giám mục và các tổ chức Công Giáo chính thức.

Nhưng ông lưu ý rằng địa chỉ của trang web không kết thúc bằng “.va”, tên miền cấp cao nhất của mã quốc gia internet dành cho Thị quốc Vatican.

Ông giải thích: “Có nghĩa là nội dung được công bố không nói lên quan điểm của Tổng Thư ký Thượng Hội đồng hoặc của Vatican.

“Đồng thời, ngay cả khi chúng tôi sẵn sàng tiếp nhận bất cứ nguồn tài nguyên hữu ích nào mà không có sự kiểm duyệt đặc thù về tài liệu, chúng tôi mong muốn hoan nghênh các ý kiến đóng góp từ các tổ chức chính thức được Giáo Hội Công Giáo công nhận”.

Các tài nguyên hiện được nối kết trên trang mạng của Thượng Hội đồng Giám mục bao gồm sổ tay, video, tài liệu đào tạo, hội thảo trên web và các sự kiện ở các quốc gia trên thế giới. Hầu hết các tài nguyên được đưa vào trang kể từ ngày 13 tháng 12 đến từ các giáo phận và hội đồng giám mục Công Giáo.

New Ways Ministry là một trong bốn nhóm duy nhất được phân loại là “các tổ chức phi chính thức” được nêu trên trang mạng, được nối kết với tổng số 99 tài nguyên tính đến ngày 13 tháng 12.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Cộng Đoàn Thánh Linh Tempe Tiểu Bang Arizona Tĩnh Tâm Mùa Vọng Năm 2021.
Phan Hoàng Phú Qúy
17:21 13/12/2021
Cộng Đoàn Thánh Linh Tempe Tiểu Bang Arizona Tĩnh Tâm Mùa Vọng Năm 2021.

(Tempe-Arizona) Trong tâm tình chuẩn bị mừng Chúa Giáng Sinh, cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại thành phố Tempe thuộc tiểu bang Arizona đã tổ chức 2 ngày Tĩnh Tâm Mùa Vọng 10-11 tháng 12 năm 2021, do linh mục An Bình đến từ California giảng thuyết, với chủ đề : Thánh Giuse và Đức Mẹ Bên Máng Cỏ.

Xem Hình

Thánh Giuse được mệnh danh là người khôn ngoan và trung tín, Ngài luôn đọc được thánh ý của Thiên Chúa trong từng hoàn cảnh của cuộc đời, tuy rằng Thánh Nhân ít được nhắc đến trong kinh thánh, nhưng có rất nhiều Kitô hữu, nhiều hội đoàn Công Giáo, nhiều dòng tu chọn Ngài làm quan thầy, như là : Quan thầy Hội Thánh, quan thầy các linh mục, quan thầy các nữ tu, quan thầy các gia trưởng, quan thầy các thai nhi, quan thầy của những người lao động, v.v.

Những mẫu gương nhân đức mà chúng ta cần học hỏi và noi theo Thánh Giuse đó là:

Lòng Quảng Đại. Ngài không quản ngại mọi gian nguy, mọi lao nhọc, mọi đàm tiếu, mọi thử thách, và luôn khoan dung độ lượng, sẳn sàng vâng theo thánh ý Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh.

Sự Tự Tin. Đánh giá đúng vào chính bản thân mình, Ngài tin tưởng rằng, Ngài có thể bao bọc, chở che lo toan mọi công việc để chu toàn trách nhiệm dưỡng nuôi và gìn giữ con Đức Chúa Trời.

Tinh Thần Kỹ Luật. Sống đời sống nề nếp, đạo đức, học quan sát, học lắng nghe, học chiêm niệm và cầu nguyện, và những kỷ luật thiêng liêng cho chính mình.

Trách Nhiệm. Trách nhiệm là việc mà mọi người cần phải làm và phải có ý thức về việc làm đó, chúng ta ai cũng có trách nhiệm, trách nhiệm với chính bản thân mình, với gia đình, với xã hội, trong lời nói cũng như trong việc làm.

Đức Tính Công Bằng. Công bằng có nghĩa là mọi người có quyền và lợi ích ngang nhau trong cùng một hoàn cảnh hay một khía cạnh nào đó, chúng ta cần kiên nhẫn và cầu nguyện, thận trọng và học hỏi để khỏi sai lầm khi phải hành động hay phê phán một việc gì đó mà kết quả có thể là một sự đáng tiếc vì sự lầm lẫn của chúng ta.

Khiêm Nhường và Hiền Lành. Nhân Đức Hiền Lành là nền tảng để đưa con người đến gần nhau hơn, người khiêm tốn là người biết lắng nghe, và luôn tìm thấy cái tốt nơi người khác.

Sự Vâng Lời. Vâng lời là bài học đầu tiên mà bậc cha mẹ cần dạy cho con cái, chính Chúa Giêsu đã vâng lời Thiên Chúa Cha từ bỏ ngai vàng để nhập thể làm người cứu độ chúng ta, do đó Vâng Lời cao trọng hơn của lễ.

Chúng ta cũng noi gương Đức Mẹ, học hỏi được với Đức Mẹ đó là đi theo Chúa đến cùng, phục vụ Chúa, phục vụ tha nhân, đem Chúa đến với mọi người.

Trong đời sống vợ chồng, cha mẹ phải biết cọng tác để vun đắp hạnh phúc gia đình, biết yêu thương và tôn trọng nhau, biết cảm thông và chia sẽ hầu nêu gương sáng cho con cái học hỏi, noi theo, để cho gia đình trở nên tốt đẹp và thánh thiện. như ca dao tục ngữ có câu:

Người trồng cây Hạnh mà chơi

Ta trồng cây Đức để đời cho con.

Ước gì Mùa Giáng Sinh năm nay mỗi gia đình sẽ là một Hang Bêlem để cho Hài Nhi Giêsu ngự vào, hầu cho chúng ta được nhìn ngắm và tôn thờ Ngài, như Thánh Cả Giuse và Đức Mẹ đã nhìn ngắm Chúa năm xưa. Amen !

Phan Hoàng Phú Quý.
 
VietCatholic TV
Tuyệt đẹp: Những hình ảnh ngoạn mục tại quảng trường Thánh Phêrô trong Chúa Nhật Hồng
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:33 13/12/2021

Chúa Nhật 12/12, Giáo Hội trên toàn thế giới cử hành Chúa Nhật thứ Ba Mùa Vọng. Bài Tin Mừng trình bày với chúng ta lời khuyên của Thánh Gioan Tẩy Giả đối với các thành phần khác nhau trong xã hội.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, dân chúng hỏi Gioan rằng: “Vậy chúng tôi phải làm gì?” Ông trả lời: “Ai có hai áo, hãy cho người không có; ai có của ăn, cũng hãy làm như vậy”. Cả những người thu thuế cũng đến xin chịu phép rửa và thưa rằng: “Thưa Thầy, chúng tôi phải làm gì?” Gioan đáp: “Các ngươi đừng đòi gì quá mức đã ấn định cho các ngươi”. Các quân nhân cũng hỏi: “Còn chúng tôi, chúng tôi phải làm gì?” Ông đáp: “Ðừng ức hiếp ai, đừng cáo gian ai; các ngươi hãy bằng lòng với số lương của mình”. Vì dân chúng đang mong đợi và mọi người tự hỏi trong lòng về Gioan rằng: “Có phải chính ông là Ðức Kitô chăng?” Gioan trả lời cho mọi người rằng: “Tôi lấy nước mà rửa các ngươi, nhưng Ðấng quyền năng hơn tôi sẽ đến, – tôi không xứng đáng cởi dây giày cho Người, – chính Người sẽ rửa các ngươi trong Chúa Thánh Thần và lửa. Người cầm nia trong tay mà sảy sân lúa của Người, rồi thu lúa vào kho, còn rơm thì đốt đi trong lửa không hề tắt!” Ông còn khuyên họ nhiều điều nữa khi rao giảng tin mừng cho dân chúng.

Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến, chào anh chị em,

Bài Tin Mừng trong Phụng vụ hôm nay, Chúa nhật thứ Ba Mùa Vọng, giới thiệu cho chúng ta nhiều nhóm người khác nhau – dân chúng, những người thu thuế và binh lính - là những người cảm động trước lời rao giảng của Gioan Tẩy Giả, hỏi ngài: “Vậy thì chúng tôi phải làm gì?” (Lc 3,10). Chúng tôi nên làm gì? Đây là câu hỏi mà họ đã đặt ra. Hãy suy ngẫm một chút về câu hỏi này.

Nó không xuất phát từ ý thức trách nhiệm. Đúng hơn, từ trái tim được Chúa cảm động. Chính lòng nhiệt thành đối với sự quang lâm của Ngài khiến họ đặt câu hỏi: chúng tôi phải làm gì? Sau đó, Thánh Gioan nói: “Chúa đã đến gần. Chúng ta nên làm gì?” Chúng ta hãy đưa ra một ví dụ: hãy nghĩ về một người thân yêu đang đến thăm chúng ta. Chúng ta vui mừng và thậm chí nóng lòng chờ đợi người đó. Để chào đón người ấy, chúng ta sẽ làm những việc cần làm: dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị bữa tối ngon nhất có thể, có lẽ là một món quà… Tóm lại, có những việc chúng ta sẽ làm. Với Chúa cũng vậy. Niềm vui về sự quang lâm của Ngài khiến chúng ta tự hỏi: chúng ta phải làm gì? Nhưng Thiên Chúa nâng câu hỏi này lên một tầm cao hơn: tôi nên làm gì với cuộc đời mình? Tôi được mời gọi để làm gì? Tôi sẽ trở thành gì?

Khi đưa ra câu hỏi này, Tin Mừng nhắc nhở chúng ta một điều quan trọng: cuộc sống có một nhiệm vụ cho chúng ta. Cuộc sống không vô nghĩa; nó không được phó mặc cho tình cờ. Không! Đó là một món quà mà Chúa ban cho chúng ta, và Người nói với chúng ta rằng: hãy khám phá con là ai, và làm việc chăm chỉ để biến ước mơ của cuộc đời con thành hiện thực! Anh chị em đừng quên điều này: Mỗi chúng ta đều có một sứ mệnh phải hoàn thành. Vì vậy, chúng ta đừng ngại hỏi Chúa: Lạy Chúa con phải làm gì? Chúng ta hãy hỏi Chúa câu hỏi này nhiều lần. Điều này cũng được kể lại trong Kinh thánh: trong sách Tông Đồ Công Vụ, một số người khi nghe Thánh Phêrô công bố sự sống lại của Chúa Giêsu, “đã xúc động và nói với Phêrô và các môn đệ khác rằng: anh em ơi, chúng tôi phải làm gì?”(2:37). Chúng ta cũng hãy tự hỏi: điều gì sẽ tốt cho tôi nếu tôi thực hiện điều ấy cho chính tôi và cho anh chị em của tôi? Làm thế nào tôi có thể đóng góp vào việc này? Làm thế nào tôi có thể đóng góp cho thiện ích của Giáo Hội, cho lợi ích của xã hội? Mùa Vọng có ý nghĩa như thế này: dừng lại và tự hỏi mình làm thế nào để chuẩn bị cho Lễ Giáng sinh. Chúng ta rất bận rộn với tất cả các công việc chuẩn bị, với những món quà và những thứ phù du. Nhưng chúng ta hãy tự hỏi mình xem chúng ta nên làm gì cho Chúa Giêsu và cho những người khác! Chúng ta nên làm gì?

Sau câu hỏi, “chúng tôi phải làm gì?”, Phúc âm liệt kê các câu trả lời khác nhau của Thánh Gioan Tẩy Giả đối với mỗi nhóm. Thánh Gioan khuyên rằng những ai có hai áo nên chia sẻ với những người không có; với những người thu thuế, thánh nhân nói: “Đừng thu thuế quá mức quy định” (Lc 3:13); với những người lính: “Đừng ngược đãi hoặc moi tiền của bất kỳ ai (xem câu 14). Ngài hướng dẫn bằng những chỉ dẫn cụ thể cho mỗi người để đáp ứng với tình hình thực tế trong cuộc sống của họ. Điều này cung cấp cho chúng ta một lời dạy quý giá: đức tin được nhập thể trong cuộc sống cụ thể. Nó không phải là một lý thuyết trừu tượng. Đức tin không phải là một lý thuyết trừu tượng, một lý thuyết tổng quát hóa - không! Đức tin chạm vào cá nhân chúng ta và biến đổi cuộc sống của mỗi chúng ta. Chúng ta hãy nghĩ về tính cụ thể trong đức tin của chúng ta. Đức tin của tôi là trừu tượng, một cái gì đó mơ hồ hay cụ thể? Nó có dẫn tôi đến việc phục vụ người khác, giúp đỡ người khác không?

Và vì thế, để kết luận, chúng ta hãy tự hỏi: chúng ta nên làm gì cụ thể trong những ngày này khi chúng ta gần đến lễ Giáng sinh? Tôi có thể làm phần việc của mình như thế nào? Hãy chọn một điều gì đó cụ thể, cho dù nhỏ bé, phù hợp với hoàn cảnh của chúng ta trong cuộc sống, và hãy tiếp tục làm việc đó để chuẩn bị cho Giáng sinh này. Ví dụ: Tôi có thể gọi cho một người đang cô đơn, thăm người già hoặc người bị bệnh, làm điều gì đó để phục vụ một người nghèo, một người đang gặp khó khăn. Cả những điều này nữa: tôi cần cầu xin sự tha thứ, trao ban sự tha thứ, làm rõ một tình huống, trả một món nợ. Có lẽ tôi đã bỏ bê việc cầu nguyện và sau rất nhiều thời gian đã trôi qua, đã đến lúc cầu xin Chúa tha thứ. Anh chị em hãy tìm những việc cụ thể và thực hiện nhé! Cầu xin Đức Mẹ, Đấng cưu mang Chúa trong lòng, giúp chúng ta.

Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói thêm như sau:

Anh chị em thân mến,

Tôi muốn bảo đảm với anh chị em về những lời cầu nguyện của tôi cho Ukraine thân yêu, cho tất cả các Giáo Hội và cộng đồng tôn giáo của quốc gia này, và cho tất cả người dân ở đó để những căng thẳng mà nước này đang trải qua có thể được giải quyết thông qua một cuộc đối thoại quốc tế nghiêm túc chứ không phải bằng vũ khí. Một thống kê tôi đọc gần đây khiến tôi rất buồn: năm nay nhiều vũ khí được sản xuất hơn năm ngoái. Vũ khí không phải là con đường đúng đắn. Cầu mong mầu nhiệm Giáng Sinh của Chúa mang lại hòa bình cho Ukraine.

Tôi cũng cầu nguyện cho các nạn nhân của cơn lốc xoáy đã tấn công Kentucky và các khu vực khác của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.

Và bây giờ, cho phép tôi đổi sang tiếng Tây Ban Nha để tôi có thể nhiệt liệt chào các cộng đồng của toàn bộ lục địa Mỹ Latinh và Phi Luật Tân- có biết bao lá cờ từ các nước Mỹ Latinh - những người đã tụ tập ở đây tại quảng trường Thánh Phêrô để đọc kinh Mân Côi để vinh danh Đức Trinh nữ Guadalupe và để dâng mình cho Mẹ, xin chúc mừng! Tôi chúc mừng các bạn, những người, bằng cách này, đã liên kết mình với những người từ Alaska đến Patagonia đang kỷ niệm Đức Mẹ Guadalupe, Mẹ của Thiên Chúa thật mà chúng ta đang sống, vào ngày 12 tháng 12 hàng năm. Xin Đức Trinh Nữ Guadalupe và Thánh Juan Diego dạy chúng ta cách luôn cùng nhau bước đi từ vùng ngoại vi hướng về trung tâm trong sự hiệp thông với đấng Kế vị các Tông đồ, và các Giám mục, để báo tin vui cho mọi người. Trải nghiệm này phải được lặp đi lặp lại nhiều lần. Theo cách này, Thiên Chúa, Đấng hiệp thông, sẽ thúc đẩy chúng ta tiến tới sự hoán cải và canh tân Giáo Hội và xã hội, là điều mà chúng ta cần rất nhiều ở Mỹ Châu - tình hình ở nhiều nước Mỹ Châu Latinh rất đáng buồn - trên khắp thế giới cũng vậy. Tôi rất vui vì thông qua các hành động đức tin, và chứng tá công khai như những gì anh chị em đang làm hôm nay, chúng ta bắt đầu chuẩn bị cho Năm Thánh Guadalupe vào năm 2031, và Năm Thánh Cứu chuộc vào năm 2033, chúng ta luôn phải tiếp tục mong đợi, phải không? Mọi người hãy cùng nhau hô vang - Viva la Virgen de Guadalupe!

Tôi cũng gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến Caritas Quốc tế nhân kỷ niệm 70 năm thành lập. Đó là một cô gái bé nhỏ! Caritas cần phải lớn lên và trở nên mạnh mẽ hơn! Trên khắp thế giới, Caritas là cánh tay yêu thương của Giáo Hội dang rộng ra với những người nghèo và dễ bị tổn thương nhất, những người mà Chúa Kitô đang hiện diện. Tôi mời anh chị em thực hiện dịch vụ của mình với sự khiêm tốn và sáng tạo để tiếp cận những người bị thiệt thòi nhất và thúc đẩy sự phát triển toàn diện như liều thuốc giải độc cho một nền văn hóa “vứt bỏ” và sự thờ ơ. Đặc biệt, tôi khuyến khích “Chiến dịch Chúng Ta Cùng Nhau” trên phạm vi quốc tế của anh chị em, được thành lập dựa trên sức mạnh của cộng đồng trong việc thúc đẩy việc chăm sóc sáng tạo và người nghèo. Những vết thương gây ra cho ngôi nhà chung của chúng ta cũng có tác động tàn phá đối với những người yếu thế. Nhưng các cộng đồng có thể đóng góp vào việc chuyển đổi sinh thái cần thiết. Vì lý do này, tôi mời anh chị em tham gia vào chiến dịch của Caritas Quốc tế. Và đối với anh chị em, những người bạn thân yêu của Caritas Quốc tế, hãy tiếp tục công việc của mình trong việc sắp xếp hợp lý tổ chức để tiền không đến tay tổ chức mà đến tay người nghèo. Hãy sắp xếp hợp lý tổ chức.

Và tôi chào tất cả anh chị em, những người dân thành phố Rôma và những người hành hương; đặc biệt là các con, những chàng trai và cô gái đã đến với các bức tượng nhỏ của Chúa Giêsu Hài Đồng để được ban phép lành. Cuối cùng, tôi sẽ chúc phúc cho tất cả các hình tượng của Chúa Giêsu Hài Đồng. Tôi cảm ơn Nhà Nguyện Trung Tâm Rôma, và tôi xin anh chị em mang những lời chúc Giáng sinh của tôi đến ông bà và tất cả những người thân yêu của anh chị em.

Tôi chào các tín hữu đến từ Leiria (Bồ Đào Nha) và những người từ giáo xứ Thánh Aloysius Gonzaga ở Rôma. Tôi chào các trẻ em từ Civitavecchia đang chuẩn bị được Rước lễ lần đầu, và các trẻ em từ Ngôi sao Truyền giáo của Đức Mẹ ở Rôma, những người đang chuẩn bị cho Bí tích Thêm sức. Tôi chào các Hướng đạo sinh trưởng thành từ Rimini và từ San Marino-Montefeltro và nhóm công nhân từ trường học ở Sondrio, cũng như những người từ các làng vùng Ardea mà tôi khuyến khích việc dấn thân đối thoại để chăm sóc lãnh thổ của họ. Tôi cũng chào nhóm đến từ Senigallia (Marche).

Và tôi chúc tất cả anh chị em một ngày Chúa Nhật tốt lành. Một lần nữa, chúng ta hãy kính chào Đức Mẹ Guadalupe. Viva la Virgen de Guadalupe ! Xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và xin chào tạm biệt.
Source:Holy See Press Office
 
Bi ai: Lời cuối gây xúc động của vị TGM tài ba bị hãm hại. Những tràng pháo tay và những giọt lệ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:39 13/12/2021

1. Bài giảng đầy kịch tính của Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit trong thánh lễ chia tay với tổng giáo phận Paris

Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit đã chủ sự thánh lễ tiễn biệt giáo phận của mình và tạ ơn trong nhà thờ Thánh Xuân Bích (Sulpice) nghẹt người. Hơn 2,000 người đã chen chân trong ngôi thánh đường, trong khi một số đông khác phải chịu đứng ngoài trong cái lạnh giá và gió lớn vào tối 10 tháng Mười Hai. Bên cạnh anh chị em giáo dân Paris, còn có cả những người đến từ các vùng ngoại ô, thậm chí là từ Nanterre nơi Đức Cha Aupetit từng làm giám mục.

Nhiều linh mục và giám mục từ khắp vùng Ile de France, chứ không chỉ trong phạm vi Paris, và những nơi khác, chẳng hạn như Đức Cha Luc Crepy, giám mục Versailles, Đức Cha Antoine de Romanet, giám mục tổng giáo phận Quân đội Pháp, Đức Cha Jean-Yves Riocreux, cựu giám mục của Pontoise và giám mục hiệu tòa của Basse-Terre, Đức Cha Jacques Benoit-Gonnin, giám mục của Beauvais.

Những tràng pháo tay tự phát vang lên, là một điều không bình thường đối với các cử hành phụng vụ ở Pháp, khi đoàn đồng tế tiến lên bàn thờ. Những tràng pháo tay này gần như không dứt, cho đến khi Đức Tổng Giám Mục Aupetit xoay người lại, ra dấu bằng cách đặt một ngón tay trên môi xin anh chị em đừng vỗ tay nữa.

Đức Cha Georges Pontier, giám quản tông tòa của Paris trong khi chờ Tòa Thánh bổ nhiệm tân giám mục đã chào đón Đức Cha Aupetit.

Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit nguyên là một bác sĩ Y khoa, cho đến năm 39 tuổi ngài mới bước vào cuộc sống tu trì. Vì thế, ngài có một kiến thức uyên bác về đạo đức sinh học.

Những sách bán rất chạy của ngài như “La mort, et après? Un prêtre médecin témoigne et répond aux interrogations”, “L'homme, le sexe et Dieu: Pour une sexualité plus humaine”, “Qu'est ce que l'homme?”, “L'embryon, quels enjeux?” và “Contraception: la réponse de l'Eglise” tạo ra một ảnh hưởng rất lớn trong Giáo Hội Pháp.

Nếu không có cơ hội đọc những tác phẩm của ngài, chỉ cần đọc các bài giảng thánh lễ đã được chúng tôi dịch ra Việt Ngữ, quý vị và anh chị em cũng có thể thấy ngài là một Giám Mục thuộc hàng kiệt xuất trên thế giới.

Ngay bài giảng thánh lễ này cũng là một ví dụ điển hình.

Bài Phúc Âm được đọc theo Phụng Vụ trong ngày Thứ Sáu Tuần thứ 2 Mùa Vọng. Khắp nơi trong thế giới Công Giáo đều đọc bài Phúc Âm ấy. Một cách thật ngẫu nhiên, bài Phúc Âm này thật phù hợp với hoàn cảnh của Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit.

Bài trích Phúc Âm theo Thánh Matthêu (Mt 11:16-19)

Khi ấy Chúa Giêsu nói với đám đông dân chúng rằng:

“Tôi phải ví thế hệ này với ai? Họ giống như lũ trẻ ngồi ngoài chợ gọi lũ trẻ khác, và nói:

“Tụi tôi thổi sáo cho các anh,

mà các anh không nhảy múa;

tụi tôi hát bài đưa đám,

mà các anh không đấm ngực khóc than.”

Thật vậy, ông Gioan đến, không ăn không uống, thì thiên hạ bảo: “Ông ta bị quỷ ám.” Con Người đến, cũng ăn cũng uống như ai, thì thiên hạ lại bảo: “Đây là tay ăn nhậu, anh chị em bè với quân thu thuế và phường tội lỗi.” Nhưng đức Khôn Ngoan được chứng minh bằng hành động.”


Mở đầu bài giảng, Đức Tổng Giám Mục nói:

Những lời Chúa Giêsu nói về thói đời hay chê bai thật rõ ràng biết chừng nào! Thánh Gioan Tẩy Giả là một người khổ hạnh, và người ta nói ngài bị quỷ ám. Còn Chúa Giêsu ăn uống bình thường thì họ nói Ngài là một kẻ háu ăn và say xỉn. Giải thích thế nào đây cho thói đời ngang trái này? Chúng ta phải hiểu thế nào về sự càm ràm thường xuyên này của nhân loại chúng ta? Chúa Giêsu không đưa ra câu trả lời cho câu hỏi đó. Người chỉ nói về sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Sự khôn ngoan này là của Thiên Chúa, Đấng chỉ ra cho chúng ta thấy Thánh Gioan Tẩy Giả là người vĩ đại nhất trong số những phàm nhân đã lọt lòng mẹ. Và là Đấng xác định với chúng ta, Chúa Giêsu, là Con yêu dấu của Ngài.

Đúng là chúng ta thường cố gắng làm hài lòng con người bằng cách cố gắng vượt qua những mâu thuẫn với họ. Đặc biệt là khi chúng ta cố giành cho được lá phiếu của họ như chúng ta có thể thấy ngay bây giờ trong cuộc bầu cử tổng thống sắp diễn ra. Đó không phải là những gì Chúa Giêsu đã làm. Chúa Giêsu không phải là một chính trị gia cố gắng khéo léo luồn lách giữa các thầy thượng tế, những người Sađốc, và sau đó là những người Pharisêu nghiêm khắc, vụ luật. Nếu Chúa Giêsu là chính trị gia, tình cảnh Ngài chắc sẽ khá hơn. Không! Chúa Giêsu là người tự do, là tình yêu giải phóng anh chị em.

Tình yêu khiến anh chị em tự do, nhưng tình yêu khiến anh chị em chấp nhận rủi ro. Rủi ro khi đi ăn với người tội lỗi: với ông Giakêu, với Matthêu và phường thu thuế của ông ấy. Tại sao lại có rủi ro này? Thưa: Để cứu họ. Nguy cơ khi được rửa chân một cách kính cẩn bởi một người phụ nữ có cuộc sống khét tiếng. Tại sao? Thưa: Để cứu cô ấy. Nguy cơ tiết lộ căn tính thần thánh của mình khi tha thứ cho một người bại liệt đến chỉ để xin được chữa lành. Tại sao? Thưa: Để cứu anh ấy. Rủi ro khi nói chuyện một mình với một người phụ nữ, một người nước ngoài, một phụ nữ Samaritanô. Tại sao? Thưa: Để cứu cô ấy và những đồng bào của cô ấy. Nguy cơ mở ra Thiên đường cho một tên trộm bị đóng đinh ở bên cạnh mình. Tại sao? Thưa: Để cứu anh ấy.

Đó là một xì căng đan! Đúng, đó là một xì căng đan. Tất nhiên rồi, nhưng tình yêu là một rủi ro, một rủi ro thường trực.

Nếu chúng ta vẫn đứng trong vòng những rào cản của các nguyên tắc thận trọng tâm linh, câu hỏi sẽ là liệu chúng ta có thực sự yêu hay không, chúng ta có yêu như Chúa Giêsu yêu không.

Một nhà báo đã viết: “Đức Tổng Giám Mục Paris đã thua vì tình yêu”. Đúng rồi! Đúng như thế! Nhưng cô ấy quên những từ ngữ ở cuối câu rồi! [Cộng đoàn vỗ tay nhiệt liệt, Đức Tổng Giám Mục khoát tay để ngăn chặn tiếng vỗ tay tiếp tục] Câu đầy đủ là thế này: “Đức Tổng Giám Mục Paris đã thua vì tình yêu của Chúa Kitô! “Hôm qua! [Cộng đoàn lại vỗ tay nhiệt liệt, Đức Tổng Giám Mục ra hiệu xin cộng đoàn cho ngài nói tiếp] Hôm qua, tôi đã thua vì tình yêu của Chúa khi tôi vào chủng viện. Hôm nay, tôi đang thua vì tình yêu của Chúa Kitô! Ngày mai tôi sẽ lại thua vì tình yêu của Chúa Kitô. Bởi vì tôi nhớ lời này của Chúa: “Ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm được mạng sống ấy”. [Cộng đoàn vỗ tay nhiệt liệt, nhiều người ứa nước mắt, Đức Tổng Giám Mục phải ra hiệu để xin cộng đoàn yên lặng]

Tình yêu, tình yêu để cứu rỗi. Chúng ta, tất cả chúng ta, những người đã được thụ phong, đứng ở vị trí của mình để tỏ bày ơn cứu rỗi này do Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta ban cho. Và chúng ta phải mạo hiểm yêu thương như Chúa Giêsu ngõ hầu mở ra cho tất cả anh chị em chúng ta ơn cứu rỗi mà Ngài ban tặng. Câu hỏi duy nhất nảy sinh là: chúng ta có tin vào ơn cứu rỗi không? Chúng ta có thực sự tin vào cuộc sống vĩnh cửu không? Chúng ta có tin chắc rằng Chúa sẽ đến, Chúa sẽ mang đến cho chúng ta sự viên mãn, rằng Chúa nhìn xa hơn chúng ta không?

Kitô Hữu, tất cả Kitô Hữu biết rằng họ có một tương lai, rằng cuộc sống của họ không kết thúc trong hư vô. Câu hỏi duy nhất là tôi có đam mê vĩnh cửu không? Những ước mơ của tôi, những chân trời của tôi là gì? Phải chăng là thành công nghề nghiệp, sự nghiệp lên cao như diều gặp gió? Phải chăng là một tình yêu chớm nở? Phải chăng là sức khỏe hoàn hảo? Ồ, tất cả những điều đó, quả thực là những điều tốt đẹp thật đấy, nhưng chỉ cần nhìn vào thế giới, chúng ta nhận ra ngay có mấy người thực sự đạt được những điều đó. Và rồi những người thủ đắc được những điều đó cuối cùng thấy cái gì khi họ phải đối mặt với câu hỏi về cái chết, là điều nhất thiết khiến chúng ta phải đặt vấn đề: được như thế để làm gì? Tất cả những thứ ấy có ích gì?

Nhưng hương vị của sự dang dở này mở ra cho chúng ta một niềm hy vọng: Chúa Kitô đã đi qua con đường của chúng ta. Ngài đã đến Vương quốc của cái chết và chinh phục nó. Những người chỉ chờ đợi Ngài cho thế giới này sẽ thất vọng. Nhưng những ai chờ đợi Ngài cho vĩnh hằng biết rằng Đấng thiên sai được chờ đợi này đã làm cho sự phục sinh của Ngài tỏa sáng, và mở ra một tương lai cho chúng ta, khiến chúng ta đi vào cõi vĩnh hằng. Với Ngài, một thông lộ đã được mở ra và đó là niềm hy vọng, đó là đặc thù của những người tin. Tuy nhiên, hy vọng này không làm cho chúng ta chạy trốn khỏi thế giới, trái lại là khác. Khác rất xa với việc gạt chúng ta ra khỏi thế giới, nó kích thích chúng ta, nó khuyến khích chúng ta xây dựng ở đây ngay dưới thế này, một thế giới công bằng và huynh đệ. Bởi vì cuộc sống trên trái đất là một “prologue”, một khúc dạo đầu, một khoảng thời gian nhất định để chúng ta học “bảng chữ cái thần thánh”.

Tôi thực sự thích cụm từ “l’alphabet divin” – “bảng chữ cái thần thánh” - này vì nó không phải của tôi: nó là của Đức Cha Favreau người tiền nhiệm của tôi ở giáo phận Nanterre. Ngài nói rằng cuộc sống của chúng ta trên trái đất này là để “học bảng chữ cái thần thánh”. Và bảng chữ cái thần thánh là bảng chữ cái của tình yêu. Vâng, khi nghĩ về từ đẹp đẽ này, từ người tiền nhiệm của tôi ở Nanterre, tôi tự nhủ rằng chúng ta phải học toàn bộ bảng chữ cái này. Đúng thế, hãy bắt đầu bằng chữ A.

Chữ A, tôi sẽ nói đó là sự tự ái. Nhưng điều đó không cần phải nói! Ai trong chúng ta không yêu chính mình? Trừ khi người ấy mắc một chứng bệnh như trầm cảm… ngoài ra, mọi người đều yêu bản thân. Chữ cái đầu tiên, “A”: “Tôi yêu bản thân mình”.

Thứ hai: “B”. À, “B” có thể là tình yêu của cha mẹ chúng ta khi chúng ta được họ yêu thương từ khi mới sinh ra. Một cách tự nhiên, rất tự nhiên, tình yêu này đến với chúng ta.

Chữ “C” là khi chúng ta mở rộng tình yêu của mình đến những người xa hơn, đến anh chị em bạn bè của chúng ta chẳng hạn. Anh chị em thấy rằng trong bảng chữ cái này, tất cả các chữ A, B, C đều có thể đạt được. Nhưng trong một bảng chữ cái, anh chị em còn nhiều chữ lắm: A, B, C, D… Z! Chữ cái “Z” là gì? Hỡi anh chị em, chúng ta cần phải đi xa đến tận chữ “Z” và chữ “Z”, tôi tin rằng, bao gồm việc yêu thương kẻ thù của anh chị em như Chúa Giêsu đã làm.

Đối mặt với mầu nhiệm của sự dữ và hận thù, trước những hiểu lầm, trước sự oán giận vì những bất công, không có cách khắc phục nào khác, không có cách chữa trị nào khác hơn là đi thật xa đến chữ “Z”. Và cầu xin Thiên Chúa ban cho chúng ta sức mạnh của Ngài để yêu thương như Chúa Giêsu đã yêu kẻ thù của Ngài. Nếu không, chúng ta đã không tuân giáo huấn của Ngài.

Và điều khiến chúng ta có thể hiểu được những từ trong bảng chữ cái này là làm chứng cho Tin Mừng. Chính tình yêu của Chúa cho phép chúng ta hiểu mọi thứ, nắm bắt mọi thứ và sống những điều đó.

Anh chị em thấy đấy, thường có một quan niệm sai lầm về cuộc sống thành công là gì hay cuộc sống thất bại là như thế nào. Một cuộc sống thành công là thành quả của việc học bảng chữ cái thần thánh này, vốn chuẩn bị cho chúng ta vào cuộc sống mai hậu, cuộc sống dồi dào, cuộc sống mà cá nhân tôi đã hiến dâng cuộc đời mình cho Chúa Kitô và cho Giáo Hội của Người. Và tôi đã lấy đó làm phương châm giám mục, mà chúng ta tìm thấy trong Phúc âm của Thánh Gioan, từ miệng Chúa Giêsu: “Ta đến để họ có được sự sống, sự sống dồi dào”, chứ không phải sự sống tù túng, sự sống dồi dào là sự sống dành cho những ai đã học được bảng chữ cái thần thánh đến vần cuối cùng.

Chúng ta đang chờ đợi sự trở lại của Chúa Kitô và chúng ta đang ở trong Mùa Vọng, và sự quang lâm của Chúa Kitô sẽ kết thúc mọi thứ trong tình yêu.

Hai nghìn năm trước, than ôi, một số người đã không nhận ra Đấng Mêsia mà họ mong đợi. Chúng ta, anh chị em và các bạn bè thân yêu, đừng chạy trốn sự hiện diện của Người, đừng bỏ lỡ sự trở lại của Người. Ngài đến giữa lòng thế giới, đến với trái tim dân Chúa, đến với cây thập tự giá đức tin của các tín hữu. Những ai đã được rửa tội thì Nước Trời “đã đến rồi”, cũng thế, những người thánh hiến làm chứng bằng đời sống của họ cho Nước Trời. Và chúng ta, những linh mục, thừa tác viên được truyền chức, phó tế, giám mục, chúng ta ở vị trí của mình khi phục vụ, khi mang lại và ban phát những ân lành của Thiên Chúa.

Vâng, tôi tin điều đó, chính trong sự kín nhiệm của tất cả con tim, Chúa đến trong thế giới và chính ở đó tôi đã khám phá ra Người. Trong tâm hồn của những người yếu đuối, dễ bị tổn thương, nghèo khổ nhất, tôi đã nhận ra sự hiện diện của Chúa. Tôi nhận ra điều đó nơi mỗi người trong anh chị em, những người mở rộng tâm hồn mình để đón nhận sự hiện diện của Chúa, ở đây, ngay bây giờ. Mong chúng ta thực sự trải nghiệm nó và giúp nhau cùng trải nghiệm.
Source:KTO TV

2. Đức Hồng Y Chánh Tòa Ân Giải Tối Cao kêu gọi các linh mục nhấn mạnh đến hiệu quả chữa lành của bí tích hòa giải trong mùa Giáng Sinh này.

Bí tích hòa giải có khả năng chữa lành mà các linh mục nên đặc biệt nhấn mạnh để giúp mang tình yêu và sự an ủi của Thiên Chúa đến cho một thế giới bị thiệt hại bởi đại dịch coronavirus kéo dài hai năm. Đó là lời khuyên dành cho các cha giải tội từ Đức Hồng Y Mauro Piacenza, khi ngài nhấn mạnh tính cấp thiết trong công việc của các cha giải tội đối với nhân loại.

Đức Hồng Y Piacenza, Chánh Tòa Ân Giải Tối Cao nói: “Trong Mùa Vọng, mọi cha giải tội đều được kêu gọi để hướng nhìn, và với ân sủng siêu nhiên, theo một cách nào đó đồng nhất với Gioan Tẩy Giả, lặp lại với thế giới: ‘Đây là Chiên Thiên Chúa’”.

Văn phòng của ngài là một tòa án của Tòa Thánh có thẩm quyền đối với các ân xá và việc xá giải những tội lỗi nặng nhất.

Trong một thông điệp gửi đến các cha giải tội cho Lễ Giáng sinh năm nay, Đức Hồng Y cho biết Lễ Giáng sinh là thời điểm để “nhấn mạnh hơn nữa những khía cạnh chữa lành đó” của Bí tích Hòa giải.

“Cha giải tội, với lòng khiêm tốn và trung thành thi hành chức vụ của mình, phải cho thế giới thấy rằng Chúa đang hiện diện: ngài hiện diện như một vòng tay nhân hậu, như tình yêu và công lý, như sự thật và ân sủng, như sự an ủi và dịu dàng. Tình trạng mất phương hướng của thời đại chúng ta đang tạo ra sự cô đơn hiện sinh mà khi này khi khác rất bi thảm. Điều cấp bách và cần thiết là cho thấy sự hiện diện của Chúa cùng nhân loại trong thế giới. Làm chứng cho sự hiện diện của Chúa với tư cách là Đấng Cứu Rỗi duy nhất, trở nên cấp bách và cần thiết hơn bao giờ”.

Thời gian kéo dài của đại dịch có nghĩa là càng có nhiều cha giải tội sẽ phải thi hành “chức vụ an ủi”, bản thân nó là một tên gọi khác của lòng thương xót. Đồng thời, các ngài phải sẵn sàng dành nhiều thời gian hơn cho các hối nhân xưng tội.

“Sự hiện diện và sẵn có của chúng ta sẽ khuyến khích các tín hữu muốn tiếp cận bí tích hòa giải hoặc những người, khi nhìn thấy chúng ta, nhận được từ chúng ta một số hiểu biết siêu nhiên. Người ta hành động và chuyển đổi chỉ vì sự hiện diện, chứ không bao giờ vì sự vắng mặt!”

Người tín hữu cũng có thể nhận được sự nâng đỡ tinh thần từ Đức Trinh Nữ Maria. “Ánh sáng của Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, trên con đường dẫn đến Lễ Giáng Sinh, được phản chiếu và làm mới lại thành quả của hành trình Mùa Vọng và trấn an các tâm hồn trong một thời kỳ mờ mịt về tương lai, và không dễ dàng cho cuộc sống của tất cả mọi người.”

Đức Hồng Y Piacenza nhấn mạnh rằng: Đức tin Kitô không loan báo một vị thần là “người ngoài hành tinh” hay “xa cách” với các vấn đề của con người. Đúng hơn, “Thiên Chúa đã chọn để mạc khải chính mình, đi vào lịch sử, trở thành một người tham gia vào câu chuyện nhân loại, để cứu chúng ta trong chính câu chuyện này”. Thiên Chúa thực hiện điều này “bằng cách tồn tại trong thời gian, qua mầu nhiệm của Giáo hội, qua căn tính và hành động bí tích của Giáo hội.”

Ngài nói thêm: “Tính duy nhất của Chúa Kitô trong ơn cứu rỗi” làm cho ơn cứu rỗi trở nên khả thi và hiện thực “nếu Chúa Giêsu thành Nazareth không phải là Đấng Cứu Rỗi duy nhất, thì đơn giản là sẽ không có sự cứu rỗi.”

“Thừa tác vụ hòa giải được kêu gọi để công bố tính duy nhất cứu độ này, trong những hoàn cảnh mà ‘những lời hô hào mất phương hướng’ đang được nhân lên, và nghịch lý thay, ngay trong bối cảnh đó, khát khao chân lý và công lý, khát khao tự do và giải phóng thực sự, đang bùng phát trong nhân loại”

Cha giải tội phải giúp tiết lộ “sự hiện diện của Chiên Con của Thiên Chúa trong thế giới.” Linh mục giải tội, qua Bí tích Truyền Chức Thánh, cũng được kêu gọi để đồng nhất với sự hiện diện này. Nhờ quyền năng tha tội của Chúa Giêsu Kitô, mỗi cha giải tội mở rộng “chính sứ mệnh của Chúa Giêsu: đó là hòa giải loài người với Thiên Chúa, trong công lý và sự thật, là điều mà trong Chúa Cha được gọi là Lòng Thương Xót.”

Đức Hồng Y hỏi: “Anh em có thể tưởng tượng ra sứ mệnh nào là cần thiết và cấp bách hơn đối với nhân loại không? Nếu những sự dữ của thế gian luôn liên kết với tội lỗi theo một cách nào đó, thì điều gì có thể hữu ích và cần thiết hơn là việc ‘giải thoát khỏi sự dữ’, thông qua sứ vụ hòa giải?”

“Trong việc thực thi sứ vụ quý giá này, một sứ vụ đang bị phớt lờ và thậm chí bị tấn công bởi một thế giới tục hóa đến mức không còn hiểu được bản chất và nhu cầu thiết yếu của chính mình, cha giải tội biết rõ rằng mình đang tham gia vào cuộc cách mạng đích thực duy nhất: đó là lòng thương xót và lòng nhân hậu, sự thật và công lý. Đó là cuộc cách mạng của tình yêu tiết lộ cho chúng ta thấy rằng chính Thiên Chúa là Tình yêu”.

Đức Hồng Y đặc biệt nhấn mạnh rằng: “Chúng ta phải có quan điểm rõ ràng lấy Chúa Kitô làm trung tâm, vì bên ngoài điều đó mọi lời hứa cứu rỗi đều là chuyện không tưởng, mọi sự phân tâm khỏi quan điểm này đều là dối trá, và đến từ kẻ lừa dối. Chỉ có sự hoán cải cá nhân theo Chúa Kitô mới xây dựng Giáo hội và thế giới.”

Đức Hồng Y nói lên “lòng biết ơn sâu sắc nhất” của mình đối với tất cả các cha giải tội vì “sự phục vụ siêu nhiên của các ngài đối với Chúa Kitô và Giáo hội, đối với các linh hồn và toàn thể xã hội.” Ngài phó dâng các vị cho Đức Trinh nữ Maria và chúc các vị một Mùa Giáng sinh thánh thiện.
Source:Catholic News Agency

3. Colombo để tang doanh nhân bị đánh chết ở Pakistan

Hài cốt của Priyantha Kumara, một công nhân Công Giáo bị giết ở Silkiot, Pakistan, trong những ngày gần đây, đã đến Sri Lanka trên chuyến bay của Sri Lankan Airlines từ Lahore. Chờ anh ở sân bay quốc tế Bandaranaike là vợ anh Nilushi và các thành viên khác trong gia đình.

Đức Hồng Y Malcolm Ranjith, Tổng Giám Mục của Colombo, đã bày tỏ lời chia buồn và lên án vụ giết người. “Các nhà lãnh đạo của mọi quốc gia phải làm việc cần mẫn để ngăn chặn những hành động tàn bạo khủng khiếp được gây ra dưới vỏ bọc đức tin. Không có khoảnh khắc nào bi thảm hơn trên thế giới khi những kẻ cực đoan giết người nhân danh tôn giáo để đạt được mục tiêu chính trị cá nhân. Đó là một sự xúc phạm đối với tất cả các tôn giáo”.

Hoàn cảnh xảy ra cái chết của anh Priyantha Kumara, 48 tuổi, như sau: Ngày 3 tháng 12 vừa qua anh đến xưởng thợ ở Sialkot, Pakistan nơi anh làm đốc công. Trong lúc dọn dẹp anh quăng một số giấy tờ anh nghĩ là những quảng cáo vào trong xọt rác. Tuy nhiên, một số công nhân theo đạo Hồi đứng gần đó bắt đầu la hét phản đối. Bất chấp lời bênh vực của một công nhân nói rằng anh ta không biết chữ Urdu, đám đông xúm lại và bắt đầu tấn công anh. Anh nhảy lên mái nhà cố gắng thoát thân nhưng bị đám công nhân nhào lên theo và dùng gậy, kéo để đánh và đâm anh nhiều nhát. Sau đó, họ thiêu sống anh.

Shantha Kumara Diyawadana, em của Priyantha, đã nói về nỗi đau của chính mình với AsiaNews. “Anh trai tôi bị buộc tội báng bổ để kẻ có tội có thể trốn tránh pháp luật,” anh nói. “Người không có tội thậm chí không con nguyên hình hài, nhưng thân thể của anh tôi đã được trả lại cho chúng tôi từng mảnh một. Dù tôi nói hay làm gì thì anh tôi cũng không còn nữa”.

Hài cốt của Priyantha Kumara đã được đưa đến bệnh viện Negombo, nơi khám nghiệm tử thi. Thi thể sau đó được bàn giao cho gia đình.

Việc xúm lại đánh chết người doanh nhân này đã gây ra các cuộc biểu tình phản đối ở Pakistan và Sri Lanka. Hàng chục nhóm xã hội dân sự đã tổ chức một cuộc biểu tình im lặng trước phái đoàn ngoại giao Pakistan ở Colombo. Các nhà lãnh đạo của các cộng đồng tôn giáo khác nhau đã gửi một lá thư cho đại sứ Pakistan tại Sri Lanka kêu gọi Islamabad tiến hành một cuộc điều tra khách quan. Liên quan đến vụ giết người, cảnh sát Punjab cho đến nay đã bắt giữ hơn 130 người.

Một số thành viên trong hàng giáo sĩ sau đó đã gặp phái đoàn ngoại giao Pakistan để thảo luận thêm về quan hệ song phương giữa hai nước và đề xuất hỗ trợ kinh tế cho gia đình doanh nhân. Hôm nay, Hội đồng Bộ trưởng đã thông qua đề xuất tặng 2.5 triệu rupee (gần 11 triệu euro) cho vợ và các con, ghi nhận đóng góp của Kumara với tư cách là một doanh nhân nhập cư tại Pakistan, nơi anh đã sống và làm việc 11 năm.
Source:Asia News
 
Đau buồn: Cảnh sát Mỹ công bố video kẻ điên cuồng đập phá tượng Đức Mẹ ở đền thánh Quốc gia
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:22 13/12/2021

1. Cảnh sát thủ đô Hoa Thịnh Đốn công bố video cho thấy cuộc tấn công vào tượng Đức Mẹ bên ngoài đền thánh Đức Mẹ Quốc gia

Cảnh sát đang yêu cầu công chúng giúp đỡ trong việc xác định một kẻ phá hoại bị ghi hình trên camera giám sát làm hư hại bức tượng Đức Mẹ Fatima bên ngoài đền thánh Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn vào ngày 5 tháng 12.

Cảnh sát đã công bố đoạn phim giám sát đen trắng về vụ việc cho thấy một người đàn ông đeo mặt nạ đến gần tượng Đức Mẹ lúc 10:58 tối. Người đàn ông bước lên tượng, rút một cây búa hay một công cụ tương tự, và dường như tấn công vào tay của Đức Mẹ. Hắn ta leo xuống rồi sau đó bước lên một lần nữa và liên tục đánh mạnh vào mặt tượng Đức Mẹ, làm bay những mảnh đá cẩm thạch. Hắn định bỏ đi, nhưng không thấy ai thì quay lại để nhặt và mang đi đôi bàn tay bị chặt của bức tượng.

Lúc 6 giờ chiều Thứ Năm, ngày 9 tháng 12, ngay sau Thánh lễ 5:15 chiều tại đền thánh Đức Mẹ, anh chị em giáo dân đã tập trung đọc kinh Mân Côi để phạt tạ vụ tấn công.

Cảnh sát cho biết vụ việc hiện chưa được coi là một tội ác vì lòng thù hận đức tin.

Người phát ngôn của Sở Cảnh sát thủ đô nói với CNA: “Tại thời điểm này, vụ việc không được điều tra theo hướng một tội ác thù hận. Tuy nhiên, việc phân loại có thể thay đổi nếu cuộc điều tra của chúng tôi xác định được động cơ một cách rõ ràng.”

Bản sao báo cáo của cảnh sát do CNA nhận được ghi rằng bàn tay trong tư thế cầu nguyện, khuôn mặt và cây thánh giá trên vương miện của bức tượng đã bị hư hại. Cảnh sát liệt kê hai tội danh: hủy hoại tài sản như một trọng tội và xâm nhập trái pháp luật. Theo báo cáo của cảnh sát, bức tượng có giá trị được khai báo là 250,000 Mỹ Kim.

Sở Cảnh sát thủ đô Hoa Thịnh Đốn yêu cầu bất kỳ ai có thể xác định được cá nhân này hoặc có kiến thức về vụ việc, hãy gọi cho cảnh sát theo số (202) 727-9099 hoặc nhắn tin cho đường dây cung cấp thông tin của họ theo số 50411.

Bức tượng, được làm từ đá cẩm thạch Carrara và trị giá 250,000 đô la, nằm trong Khu vườn Đi bộ Đọc Kinh Mân Côi của đền thánh Đức Mẹ Quốc Gia. Nhân viên an ninh đã phát hiện ra thiệt hại khi mở cửa đền thánh Đức Mẹ vào sáng thứ Hai, ngày 6 tháng Mười Hai.

“Chúng tôi đã liên hệ với các cơ quan chức năng và mặc dù rất đau buồn trước sự việc này, chúng tôi cầu nguyện cho hung thủ qua lời cầu bầu của Đức Trinh Nữ Maria dưới danh hiệu là Đức Mẹ Fatima,” Đức ông Walter Rossi, Giám đốc đền thánh Quốc Gia cho biết như trên.
Source:Catholic News Agency

2. Cuộc họp của Đức Giáo Hoàng với người dân bản địa Canada bị hoãn lại

Theo dự trù, phái đoàn người bản xứ Canada sẽ đến thăm Vatican và có những cuộc gặp gỡ với Đức Giáo Hoàng từ ngày 17 đến ngày 20 tháng 12. Tuy nhiên kế hoạch này đã bị hoãn lại do Covid-19.

Hội đồng Giám Mục Công Giáo Canada đã thông báo rằng do cuộc khủng hoảng Covid-19 ngày càng tồi tệ, một phái đoàn của các thổ dân, thường được gọi là First Nations được dự trù đến thăm Vatican vào tuần tới đã hoãn chuyến đi của họ.

Phái đoàn người bản địa dự kiến sẽ đến Vatican từ ngày 17 đến ngày 20 tháng 12 để gặp Đức Thánh Cha Phanxicô và thảo luận về những thảm kịch đã xảy ra tại các trường nội trú dành cho người bản địa do Giáo hội điều hành ở đất nước này.

Chuyện gì đã xảy ra?

Các trường nội trú dành cho người bản địa là hệ thống trường do chính phủ tài trợ. Nhiều trường trong số đó do các tổ chức Kitô Giáo điều hành. Chúng được thành lập để hòa nhập trẻ em bản địa vào nền văn hóa Âu-Canada. Chúng hoạt động từ những năm 1880 đến những thập kỷ cuối của thế kỷ 20 và nhằm mục đích giáo dục và chuyển đổi thanh niên bản địa và hòa nhập họ vào xã hội Canada chính thống. Hệ thống này cưỡng bức tách trẻ em ra khỏi gia đình trong một thời gian dài và cấm chúng thừa nhận di sản và văn hóa bản địa của chúng hoặc nói ngôn ngữ của chúng. Các học sinh cũ kể về tình trạng lạm dụng rộng rãi và có hệ thống trong hệ thống.

Trong một tuyên bố được công bố trên trang web của các ngài, các Giám Mục viết rằng “sau khi đánh giá cẩn thận về sự không chắc chắn và rủi ro sức khỏe tiềm ẩn xung quanh việc đi lại quốc tế trong bối cảnh sự lan rộng gần đây của biến thể Omicron, các Giám Mục Canada, Hội đồng First Nations, Hội đồng quốc gia Métis và Inuit Tapiriit Kanatami đã cùng quyết định dời một phái đoàn đến Vatican vào tháng 12 năm 2021 sang cơ hội sớm nhất vào năm 2022”.

Các Giám Mục giải thích rằng quyết định này là “một sự đau lòng” nhưng nó được đưa ra sau khi “tham vấn kỹ lưỡng với các đại biểu, các thành viên trong gia đình, các nhà lãnh đạo cộng đồng, các quan chức y tế công cộng và lãnh đạo của mỗi trong ba Tổ chức Bản địa Quốc gia”. Họ giải thích rằng việc xem xét đặc biệt đã được đưa ra đối với hoàn cảnh của các đại biểu cao tuổi cũng như những người sống trong các cộng đồng xa xôi, những người mà “nguy cơ nhiễm trùng và tính chất lưu động của tình hình toàn cầu đang phát triển là mối đe dọa quá lớn vào thời điểm này”.

Tuyên bố viết tiếp rằng các Giám Mục cảm thấy “an ủi trước sự chấp thuận, được Tòa thánh truyền đạt cho chúng tôi, rằng vì sự an toàn của phái đoàn nên Tòa Thánh ủng hộ mọi quyết định hoãn lại”.

Hoãn chứ không bị hủy bỏ

Các Giám Mục nhấn mạnh rằng cuộc gặp gỡ của phái đoàn với Đức Giáo Hoàng tại Rôma đã bị “hoãn lại chứ không bị hủy bỏ”.

Khi có thêm thông tin về biến thể Omicron hiện tại, các Giám Mục nhấn mạnh rằng các ngài sẽ tiếp tục đánh giá tính khả thi của các kế hoạch du lịch trong tương lai, dựa trên hướng dẫn của chính phủ Canada và các cơ quan quốc tế có liên quan.

Kết thúc tuyên bố của mình, các Giám Mục bày tỏ “cam kết chung của các ngài để cùng nhau tiến tới việc chữa lành và hòa giải vẫn rất mạnh mẽ”. Cuối cùng, các ngài nói, “chúng tôi hiểu rằng Tòa thánh sẵn sàng sắp xếp lại chuyến thăm này vào năm mới và chúng tôi mong muốn có cơ hội cho Người cao tuổi bản địa, những người gìn giữ kiến thức, những người sống sót trong các trường nội trú dành cho người bản địa và thanh niên tham gia vào các cuộc họp riêng với Đức Thánh Cha Phanxicô”.
Source:Vatican News

3. Đức Hồng Y Tagle thánh hiến nhà thờ Đức Mẹ Arabia ở Bahrain

Hôm thứ Sáu 10 tháng 12, Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle, tổng trưởng Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc đã thánh hiến nhà thờ chính tòa Đức Mẹ Ả Rập ở Bahrain, và mô tả đây là “dấu hiệu sống động cho thấy sự chăm sóc của Thiên Chúa dành cho đàn chiên của Ngài”.

Đức Hồng Y Tổng trưởng Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc đã cử hành một thánh lễ được truyền trực tiếp tại nhà thờ được thiết kế theo hòm bia Thiên Chúa, một ngày sau khi được khánh thành bởi Hamad bin Isa Al Khalifa, Quốc vương Bahrain, người đã ban mảnh đất để xây dựng nhà thờ như một món quà cho cộng đồng Công Giáo.

“Anh chị em thân mến của tôi, chúng ta hãy ca ngợi Chúa về món quà là Nhà thờ Đức Bà Ảrập. Đó là một dấu hiệu sống động cho thấy sự chăm sóc của Thiên Chúa dành cho đàn chiên của Ngài,” Đức Hồng Y nói.

“Đức Thánh Cha Phanxicô và cộng đồng Công Giáo ở Bahrain cảm ơn Quốc vương Hamad bin Isa bin Salman Al Khalifa vì đã duy trì truyền thống hoàng gia ủng hộ Giáo Hội Công Giáo và hiến tặng mảnh đất mà ngày nay là nhà thờ chính tòa.”

Nhà vua đã đích thân tặng Đức Giáo Hoàng một mô hình nhà thờ vào năm 2014.

Cuối tháng 11 vừa qua, Đặc phái viên của nhà vua, Sheikh Khalid bin Ahmed Al Khalifa, đã có buổi tiếp kiến Đức Thánh Cha Phanxicô vào ngày 25 tháng 11. Theo thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, đặc phái viên này đã thay mặt nhà vua mời Đức Giáo Hoàng đến thăm đất nước.

Việc thánh hiến là sự kết thúc của một cuộc hành trình bắt đầu vào ngày 11 tháng 2 năm 2013, lễ Đức Mẹ Lộ Đức, khi quyết định xây dựng nhà thờ được thực hiện.

Đức Cha Camillo Ballin, vị Đại diện Tông Tòa lúc bấy giờ của miền Bắc Ả Rập, đã quyết định rằng nhà thờ phải được dành riêng cho Đức Mẹ Ả Rập.

Nhà thờ là một phần của khu phức hợp rộng khoảng 95,000 feet vuông, tức là 8825 m2 ở Awali, một đô thị ở trung tâm của đất nước, có dân số 1.7 triệu người và nằm ở phía đông của Ả Rập Saudi và phía tây của Qatar.

Trang web của nhà thờ chính tòa Bahrain cho biết ngay sau khi Đức Cha Camillo Ballin, Đại diện Tông Tòa của Bắc Ả Rập, nghe tin nhà vua đã ban đất cho một nhà thờ, “phản ứng ngay lập tức của ngài khi nghe tin mừng này là cảm ơn Đức Mẹ của chúng ta vì đã làm phép lạ, ngài quyết định rằng nhà thờ mới sẽ được dành riêng cho Đức Mẹ Ả Rập”.

Một tâm điểm của nhà thờ sẽ là một bức tượng nhiều màu của Đức Mẹ Ả Rập.

Danh hiệu Đức Mẹ Ả Rập, tiếng Anh là Our Lady of Arabia, được chấp thuận vào năm 1948. Một nhà nguyện nhỏ ở Ahmadi, Kuwait, đã được cung hiến để vinh danh Mẹ vào ngày 8 tháng 12 năm đó.

Năm 1957, Đức Piô XII ban hành sắc lệnh công bố Đức Mẹ Ả Rập là vị thánh bảo trợ chính của lãnh thổ và của Vị Đại diện Tông Tòa của Kuwait.

Năm 2011, Vatican đã chính thức tuyên bố Đức Mẹ Ả Rập là vị thánh bổn mạng của giáo phận Kuwait và Saudi.

Cuối năm đó, Tòa thánh tổ chức lại Hạt Đại diện Kuwait, đặt tên mới là Hạt Đại diện Tông Tòa Bắc Ả Rập, và bao gồm các lãnh thổ Qatar, Bahrain và Ả Rập Xê Út.

Tòa giám mục của Ballin đã chuyển từ Kuwait đến Bahrain, nơi có sự hiện diện của người Công Giáo đáng kể, ước tính chiếm khoảng 15% dân số.

Ước tính có khoảng 80,000 người Công Giáo ở Bahrain, nhiều người trong số họ là những người di cư từ Á Châu, đặc biệt là Phi Luật Tân và Ấn Độ.

Buổi lễ thánh hiến đã thiếu vắng một nhân vật đáng chú ý: đó là Đức Giám Mục Ballin. Ngài đã qua đời vào ngày 12 tháng 4 năm ngoái, 2020, ở tuổi 75, trước khi ngài có thể thấy ước mơ của mình về một nhà thờ dành riêng cho Đức Mẹ Ả Rập ở Bahrain.

Trong một cuộc phỏng vấn năm 2014 với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, vị giám mục Ý đã yêu cầu mọi người ủng hộ “cầu nguyện cho chúng tôi và đời sống tinh thần của chúng tôi và xin Đức Trinh Nữ Maria sẽ gửi các nhà hảo tâm đến tài trợ cho việc xây dựng nhà thờ”.

Đức Hồng Y Tagle, 64 tuổi đến từ Phi Luật Tân, đã bày tỏ lòng kính trọng đối với vị cố giám mục người Ý trong bài giảng của mình, cũng như Đức cha Paul Hinder, Đại diện Tông tòa Nam Arập, là người hiện diện trong thánh lễ.

Đức Hồng Y Tagle nói: “Chúng ta ghi nhớ với lòng biết ơn cố Giám mục Camillo Ballin, người đã khởi xướng dự án này, nay đã được Đức Cha Paul Hinder kết thúc thành công, người mà chúng tôi cũng rất biết ơn.”

“Chúng tôi ghi nhận công sức của nhóm dự án, các kiến trúc sư, nhà xây dựng, nghệ sĩ và nhiều nhà hảo tâm. Xin Chúa chúc lành và ban thưởng cho anh chị em gấp trăm lần. Việc cung hiến nhà thờ biểu thị rằng tòa nhà này giờ đây được dành cho các hoạt động thiêng liêng, cho sự vinh hiển của Thiên Chúa và sự thánh hóa dân Thiên Chúa”

“Vì lý do này, nhà thờ thường được gọi là‘ Nhà của Thiên Chúa ’và do đó, là ngôi nhà của gia đình Thiên Chúa. Ngôi nhà của Chúa và ngôi nhà của gia đình Chúa... Hỡi gia đình của Chúa, xin hãy thường xuyên đến nhà thờ này để gặp gỡ và trò chuyện, hàn huyên với Cha nhân từ của chúng ta. Hãy về nhà thường xuyên”.

Kết thúc bài giảng của mình, Đức Hồng Y Tagle nói: “Với việc cung hiến nhà thờ, chúng ta cũng hiến dâng mỗi người trong anh chị em, gia đình và cộng đồng, cho cuộc sống và sự phục vụ của Chúa Giêsu Kitô.”

“Xin Mẹ diễm phúc của chúng ta, Đức Maria, Đức Mẹ Ả Rập, là môn đệ mẫu mực của Con Mẹ, Chúa Giêsu, gìn giữ tâm hồn chúng ta trong Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ. Cầu mong những viên đá sống động của cộng đồng Công Giáo góp phần vào việc tăng cường tình đoàn kết, thống nhất và tình huynh đệ ở Bahrain”.
Source:Catholic News Agency