Ngày 12-12-2019
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Đêm Tối Của Đức Tin Ấy Là Kiếp Người
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
10:30 12/12/2019
Dữ kiện “đêm tối đức tin” có lẽ là chuyện thường tình trong cuộc đời của nhiều vị thánh như thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu, Têrêxa Avila hay thánh Gioan Thánh Giá và gần đây thông tin cho hay rằng nó hiện diện cả trong cuộc đời của mẹ Têrêxa Calcutta. Và dù rằng được chúc phúc vì đã tin nhưng ngay cả Mẹ Maria cũng không tránh được những thời điểm hay giai đoạn phải lần bước trong đêm tối.

Bài trích Tin Mừng theo thánh Matthêu của Chúa Nhật III mùa Vọng năm A mà Hội Thánh giới thiệu cho chúng ta một cách nào đó nói đến đêm tối đức tin của thánh Gioan Tẩy giả. Ý thức mình được kêu gọi làm tiếng hô trong sa mạc để dọn đường cho Đấng Cứu Thế, Gioan Tẩy Giả nhiệt thành, hăng say mời gọi mọi người, mọi thành phần dân Chúa xưa sám hối ăn năn. Dân chúng tuôn đến với Ngài trên bờ sông Giođan nhiều khôn xiết. Dân nghèo hay người thất học có đó. Kẻ giàu sang hay người quyền quý cũng không thiếu. Người thu thuế hay binh lính vẫn có mặt. Thậm chí đến các vị đang được xem là đạo đức như người biệt phái hay các vị tinh thông lời Chúa như các luật sĩ vẫn hiện diện. Tất cả dường như nghe theo lời khuyên bảo của Gioan, cho dù Ngài thỉnh thoảng nói với họ những lời chói tai, khó nghe.

Mình chỉ là người dọn đường, người tiền hô cho Đấng Cứu Thế. Và kìa, Đấng Cứu Thế, Con Chiên Thiên Chúa, Đấng gánh tội trần gian đã đến. Đã như xong phận vụ, giờ thì cần Người phải lớn lên còn mình thì phải nhỏ lại (x.Ga 3,30). Người mà lớn lên thì triều đại nước Thiên Chúa sẽ hiển trị. Và chắc chắn nhiều sự sẽ có đổi thay, dĩ nhiên là theo hướng tốt đẹp, đặc biệt những gì Ngôn Sứ Isaia loan bào sẽ trở thành hiện thực. Mình đã thấy Thần Khí Thiên Chúa ngự xuống trên Người. Chắc chắn Người sẽ “loan báo tin mừng cho người nghèo khó, băng bó những tâm hồn đau thương, giập nát, giải thoát những kẻ bị giam cầm…” (x.Is 61,1-2). Thế mà cớ sao mình vẫn mãi chịu cảnh chôn chân trong bốn bức tường ngục tù? Không lẽ Đấng Cứu Thế lại thua một bạo vương Hêrôđê? Ngài có phải là Đấng phải đến chăng, hay mình còn phải đợi Đấng nào khác? Không được gặp trực tiếp với Người thì mình đành nhờ các môn đệ gửi lời nhắn hỏi.

Tuy nhiên, theo nhiều nhà chú giải Thánh Kinh hiện nay, chính Gioan cũng đã phải trải qua sa mạc đức tin. Quả vậy, nhiều khi vì quá lo bảo vệ sự tinh tuyền của đức tin của Gioan Tẩy giả nên nhiều nhà tu đức đã từng cắt nghĩa rằng thánh nhân tận dụng dịp thuận tiện để củng cố đức tin cho các môn đồ. Không thể tiên thiên loại trừ giả thiết này. Tuy nhiên nhiều khi vì qua lo chuyện bao đồng mà ta vô tình hay hữu ý lãng quên một hiện thực của kiếp người. Đang còn lữ thứ trần gian thì chúng ta mãi vẫn còn thấy cách “lờ mờ” về các thực tại. Và đêm tối đức tin là một sự thật luôn tồn tại với kiếp người trần gian lữ thứ.

Vào trần gian, mang lấy kiếp người Đức Kitô cũng không là ngoại lệ cho dù Người là Con Chiên tinh tuyền, vẹn sạch. Cơn xao xuyến bồi hồi của Chúa Giêsu là rất thật. Máu của Người đã rỉ ra theo các tuyến mồ hôi không phải là kiểu nói phóng đại. “Lạy Thiên Chúa, Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?”(Mc 15,34). Những lời than thở của Người trên cây thập giá, phút giây hấp hối minh chứng cho ta sự thật này: Dù là Con Thiên Chúa, Đức Giêsu Kitô vẫn phải trải qua nhiều thử thách. Dù luôn tín thác vào Cha nhưng Người cũng đã trải qua những đau khổ, một cách nào đó giống như những cuộc thử thách đức tin mà chúng ta phải chịu.

Trong số các Tông đồ thì dường như thánh tông đồ dân ngoại là người chịu thử thách lớn lao hơn cả. Hăng say, nhiệt tình loan báo tin mừng thế mà số phận của Ngài thật lắm truân chuyên: “năm lần bị người Do thái đánh bốn mươi roi bớt một; ba lần bị đánh đòn; một lần bị ném đá; ba lần bị đắm tàu; một đêm một ngày lênh đênh trên biển khơi.” (2Cr 11,24-25). Ngục tù là nơi thường đón đợi thánh nhân. Những khó khăn bên ngoài do hoàn cảnh, do tha nhân mà Ngài phải chịu thì đã đành, thế mà ngay cả cái dằm trong thân xác của Ngài cũng chẳng để Ngài yên. Thánh Phaolô cảm nghiệm rằng Chúa không để ta chịu thử thách quá sức đâu. Ơn Người luôn đủ cho ta. Và ai bền đổ đến cùng, người ấy sẽ được cứu độ.

Hãy bền chí trong gian truân và kiên nhẫn trong đêm tối, rồi Chúa sẽ đến cứu thoát chúng ta. Đây là những lời động viên của thánh Giacôbê tông đồ, qua bài đọc thứ hai (x.Gc 5,7-10), đã nói với đoàn tín hữu thời sơ khai cũng như với chúng ta mọi thời.

Tuy nhiên, Thiên Chúa lại muốn bày tỏ sự hiện diện của Người qua con người, qua chính chúng ta. “Hãy làm cho mạnh mẽ những bàn tay rời rã, và hãy làm tăng sức những đầu gối mõi mòn. Phải nói cho những người nhát đảm rằng: Hãy can đảm lên, đừng sợ hãi” (Is 35, 3-4). Làm sao để nâng đỡ tinh thần những người đang chao đảo? Làm sao giúp họ thêm vững tin vào Chúa Kitô là Đấng Thiên sai mà Thánh Kinh đã loan báo? Tiên tri Isaia đã phác họa những việc làm cụ thể của đấng Thiên sai bằng những hình ảnh: “người mù sẽ thấy; người điếc sẽ được nghe và người què sẽ nhảy như nai” (Is 35,5-6).

Trước sự chao đảo của Gioan Tiền Hô, Chúa Kitô cũng đã nhắn gửi các môn đệ ông rằng: “Hãy về thuật lại cho Gioan những gì các ông nghe và thấy: người mù được thấy, người què đi được, người phong hủi được khỏi, người điếc được nghe, người chết sống lại, và tin mừng được loan báo cho kẻ nghèo khó” (Mt 11,5).

Đức Kitô đã thắng thế gian, nhưng cuộc chiến vẫn đang tiếp diễn, nghĩa là chưa chấm dứt nơi con cái loài người. Thần dữ và những kẻ đồng minh với nó vẫn đang ra sức hoạt động, hòng làm lung lay niềm tin chúng ta. Với sự công phá của thế lực đen tối, không ít Kitô hữu hôm nay như mất phương hướng. Thậm chí có người dám tuyên bố là đã đến thời kỳ hậu Kitô giáo. Thiết nghĩ không gì hơn là kiên trì thực thi những dấu chỉ của Nước Trời: Loan báo tin mừng cho người nghèo khó, băng bó những tâm hồn đau thương, làm cho người câm nói được, người què lại nhảy như nai… Chính khi ta góp phần với Chúa một tay dù là bé nhỏ để làm cho mạnh mẽ những bàn tay rời rã, làm tăng sức cho những đầu gối mõi mòn thì chúng ta lại được vững vàng và mạnh mẽ trong đức tin. Trong tình yêu, có nhiều điều như nghịch lý mà rất hiện thực, như lời thánh Phanxicô Axidi trong lời “Kinh hoà bình”. Quả thật, chính khi trao ban là lúc lãnh nhận và chắc chắn sẽ lãnh nhận gấp muôn ngàn lần.

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột

 
Chúa Nhật III Vọng A
Lm Jude Siciliano, OP
17:19 12/12/2019


Isaia 35: 1-6a, 10; T.vịnh 145; Giacôbê 5: 7-10; Matthêu 11: 2-11

Mỗi khi gặp người đang đau khổ, chúng ta thường tìm lời để an ủi họ như "Đâu cón có đó mà, mọi sự sẽ không sao đâu!" Có thể người đó sẽ cám ơn lời thông cảm và an ủi của bạn. Nhưng, thật ra trong trường hợp thật sự khó khăn hay gặp thiên tai đau thương thì không có gì có thể chỉnh sữa được. Thế nên chúng ta có thể nói lên bằng lời chân thành nhất là cầu cho mọi sự sẽ không sao. Bởi thế khi chúng ta nói với người gặp đau khổ lời an ủi mà chúng ta có thể nói được, nhưng, từ trong thâm tâm chúng ta và từ trong suy nghỉ của người đau khổ, đều nghĩ đó chỉ là một mong ước thôi. Họ không có cách nào giải quyết và thoát ra được vấn đề. Chúng ta chỉ nói lời an ủi và mong đợi sự tốt lành sẽ đến.

Dân Israel đang bị lưu đày ở Babylon. Mọi thứ không thể nào tệ hơn được nữa, và những lời nói không thể nào đem đến sự tốt lành hơn. "Đâu cón có đó mà, mọi sự sẽ không sao". không làm gì hơn được nữa. Một quốc gia lớn mạnh trên thế giới đã đưa dân Ísrael đi lưu đày, nên không lời nói nào có thể đem họ ra khỏi cảnh lưu đày, và cả lời hứa rỗng tếch cũng không cho họ hy vọng được giải thoát.

Nhưng, ngôn sứ Isaia không tự mình nói với họ. Ngôn sứ nói vời họ nhân danh Đức Chúa, lời ông ta hứa và đang thực hiện có Thiên Chúa hổ trợ. Ngôn sứ nói với người đang bị lưu đày dùng những hình ảnh nhắc lại cuộc Xuất Hành khi xưa. Thiên Chúa, Đấng Tạo Dựng họ đã đem họ ra khỏi cảnh lưu đày ở Ai Cập, và cho họ trở nên một dân tộc do Ngài chọn. Và bây giò Ngài sẽ làm lại điều đó một lần nữa cho họ như là một Xuất Hành khác. Thiên Chúa. Đấng cứu thoát đang đến cứu họ, dù họ không tin tưởng và muốn từ bỏ Thiên Chúa, họ sẽ được trải nghiệm lòng thương xót đầy yêu thương cúa Thiên Chúa đã dành riêng cho họ.

Dân Israel đang ở trong tình trạng suy kiệt, và Thiên Chúa sẽ đem họ ra khỏi chốn lưu đày một cách dễ dàng. Sa mạc hoang vu khô cằn sẽ trở nên màu mỡ cho họ và tưng bừng nở hoa như khóm huệ. Dân chúng sẽ được thêm đông số: những bàn tay yếu đuối sẽ được nên mạnh mẻ, và đầu gối lỏng lẻo sẽ được vững chắc. Họ sẽ được tăng thêm sức mạnh thể xác. Lòng dạ yếu đuối sẽ được thêm vững mạnh. Như thế thì những người đang ở nơi lưu đày lại được khuyến khích. Họ sẽ được Thiên Chúa, Đấng Tạo dựng họ đồng hành với họ. Ngôn sứ loan báo Thiên Chúa đang đến, các ngươi không có gì phải lo sợ.

Ngôn sứ hứa sẽ có sự cứu rỗi cho dân chúng. Hãy để cách diễn tả hình ảnh đã nói ra sự sống lại từ bên trong tâm thức. Sự cứu rỗi sẽ bao gồm tất cả các tạo vật. Môi trường thiên nhiên sẽ được thay đổi. Cơ thể yếu đuối của dân chúng sẽ được mạnh mẻ và thêm năng lực hoàn toàn: mắt người mù sẽ mở ra, tai người điếc sẽ được nghe, và miệng lưỡi người câm sẽ hát ca.

Lối thoát ra khỏi nơi lưu đày là một cao tốc thần thánh. Một con đường ngay thẳng, không quanh co trì trệ. Người lưu đày được giải thoát sẽ nhảy múa trên đường mà Đúc Chúa đã an bài. Trông như một đám rước đang hớn hở tươi cười đi theo Đức Chúa là Đấng đang dẫn dắt họ về đến nơi an lạc với một tương lai mới.

Chúng ta thường gọi Chúa Nhật này là "Chúa Nhật mừng vui" (Gaudete) Hãy để ý bài ca nhập lễ được trích từ thơ thánh Phao lô gởi cho giáo hữu Phillipphê (4:4-5) "Hãy vui luôn trong Chúa; tôi nhắc lại, một lần nữa, anh em hãy vui lên. Vì Chúa đã đến gần" Nếu chúng ta sống một mình trong tội lỗi và bị giam cầm, chúng ta có thể tuyệt vọng. Vậy chúng ta có thể làm gì cho chính mình? Nhưng, chúng ta có thể vui mừng ngày "Chúa Nhật mừng vui" vì "Chúa đã đến gần", Hoặc như ngôn sứ Isaia nói "Thiên Chúa của anh em đây rồi; sắp tới ngày báo phục..." Thiên Chúa công chính của chúng ta sẽ làm mọi sự nên ngay chính. Điều đó sẽ cho chúng ta hy vọng và quyết tâm tiếp tục (hay bắt đầu) Bằng nổ lực của chúng ta thiết đặt mọi sự nên ngay chính trong thế giới xung quanh chúng ta. Không dựa vào sức mình, mà vào Thiên Chúa vì Ngài đã đến đây rồi "Thiên Chúa của anh em đây rồi".

Chúa Giêsu biết trích dẫn cụ thể lời ngôn sứ Isaia, khi Ngài đề cập đến lời đó khi trả lời cho các môn đệ của ông Gioan Tẩy Giả lúc hỏi Ngài "Thưa Thầy, Thầy có đúng là Đấng phải đến hay không, hay là chúng tôi còn đợi ai khác?" Chúa Giêsu không chỉ trích dẫn lời trong kinh thánh, mà Ngài còn chỉ rõ dấu chỉ chính xác cho thấy đó chính là Ngài. Dân chúng thời đó, và bây giờ cũng vậy, không cần lời thánh thiện và lời hoan chúc để cứu họ thoát khỏi cảnh lưu đày, họ cần bằng chứng rỏ ràng là lời hứa của Thiên Chúa qua ngôn sứ Isaia đã được thực hiện.

Một điều làm cho tôi vui nhất mỗi khi đi giảng tĩnh tâm là tôi được gặp những người giáo dân. Họ là những người đang cố gắng sống đạo nên như dấu chỉ của ngôn sứ về triều đại Thiên Chúa đang hiện diện trong thế giới, mặc dù họ không xưng họ là ngôn sứ. Trong những giáo xứ đó, bạn có thẻ gặp: một người mẹ trung niên, ở góa đang săn sóc một người em trai độ 50 tuổi đang mắc bệnh tâm thần; một luật sư cắt giảm phần lớn thu nhập của mình để bênh vực cho người nhập cư bất hợp pháp. Một phụ huynh tình nguyện đưa 3 đứa con đi đến phòng chứa thực phẩm của giáo xứ nhận nhiệm vụ phát thực phẩm cho người nghèo. Và còn hơn nữa, những người hằng ngày sống như người Samari nhân hậu như trong dụ ngôn Chúa Giêsu. Khi họ gặp được người có nhu cầu cần giúp đở, họ cảm thông là làm hết lòng để giúp người đó.

Những người đó, giống như Chúa Giêsu, chứng tỏ những dấu chỉ rõ ràng là ngày ngôn sứ Isaia hứa đã đến khi: mắt người mù được mở ra, tai người điếc được nghe, kẻ què nhảy nhót như nai, và miệng lưởi người câm sẽ reo hò. Trong khi tất cả các điều ngôn sứ Isaia hứa chưa được thực hiện, Chúa Giêsu đã bắt đầu dẫn đưa chúng ta trên "thánh lộ" trên chặng đường về nhà với Thiên Chúa của chúng ta. Trên hành trình đó, Thần Khí Thiên Chúa đang ở với chúng ta và giúp chúng ta thấy được những dấu chỉ rõ ràng về sự cứu thoát đã bắt đầu cho chúng ta. Qua Chúa Giêsu chúng ta được lời hứa là chúng ta sẽ vào thành thánh "nhảy nhót như nai" để được hưởng sự vui vẻ đời đời. Đau khổ và khóc than của chúng ta sẽ biến mất.

Vậy chúng ta có thể tin vào những lời đó, và tin tưởng rằng chính Thiên Chúa đã đở nâng lời hứa đó để hướng dẫn chúng ta đi trên "thánh lộ" trong đường đời, và đời sống không chỉ thấy "thánh thiện" đâu, nhưng, trái lại, còn đầy ổ gà và vết nứt như đường phố ở Chicago sau một mùa đông giá lạnh hay chăng?

Các môn đệ của ông Gioan Tẩy Giả hỏi Chúa Giêsu về dấu chỉ chính xác chứng tỏ Ngài Đấng sẽ đến và là Đấng mà ông Gioan Tẩy Giả đã loan báo. Chúng ta, là một thành phần trong nhiệm thể của Chúa Kitô được mời gọi làm nhân chứng của Đấng Mesia đã đã thể hiện dùng lời hứa của ngôn sứ và của Chúa Giêsu một cách trung thật và thực hiện trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Chúng ta phải chứng tỏ là lời của Chúa Giêsu và của ngôn sứ Isaia đáng được tín nhiệm và sống được, không chỉ là những lời nói thánh thiện sáo rỗng vổ về sau lưng mà thôi.

Giống như Chúa Giêsu trung thành với sứ mệnh của Ngài, Chúa Thánh Thần làm cho chúng ta nên những nhân chứng trung kiên. Cũng như Chúa Giêsu, chúng ta có thể mang lại một sự thay đổi lớn lao về tư duy, về suy xét, và về hành động một cách không bạo lực. Chúng ta có thể phục vụ trong yêu thương cho nhau, thậm chí có thể phải chấp nhận nổi khổ đau, hay chết chóc khi phục vụ. Chúng ta có thể gặp những tệ nạn trong thế giới, và chữa lành chúng trong kiên trì và hy vọng; ngay cả khi những dấu chỉ không rõ ràng về việc trở nên môn đệ cho Chúa của chúng ta hay khi thực hiện hành vi bị thất bại.

Chúng ta là những nhân chứng cho Đức Mesia cầu xin trở nên dấu chỉ trung kiên cho thế giới biết về sự khát khao mong đợi từ xa xưa của một dân tộc sống trong lưu đày đã được thực hiện trong Chúa Giêsu Kitô. Chúng ta cố gắng theo gương Chúa Giêsu để chúng ta có thể nói xác định với người khác là những lời của Chúa Giêsu nói là sự thật "Hãy ra đi và nói với ké khác điều gì anh em đã nghe và đã thấy là mắt người mù được mở ra.... v.v."

Dân chúng sẽ không bao giờ tin chúng ta cho đến khi họ thấy đời sống của chúng ta là dấu chỉ chính thật sự hiện diện của Chúa Giêsu trong thế giới; cho đến khi họ thấy chúng ta hướng dẫn từng bước đi của người mù, hay đưa chuyển người què đi đến nơi họ được giúp đở; hay khi chúng ta tìm cách truyền đạt tiếng nói của người nghèo đến nơi có hiệu quả trợ giúp. Để trả lời cho người đặt câu hỏi: "Vậy Thầy có phải là Đáng phải đến hay không?". Việc làm nhân chứng của chúng ta phải bằng một tiềng trả lời lớn "Đúng rồi".

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP

3rd SD OF ADVENT (A)

Isaiah 35: 1-6a, 10; Psalm 146; James 5: 7-10; Matthew 11: 2-11

When people are going through a hard time we sometimes search for words to comfort them. "There, there, everything is going to be okay." They probably appreciate our attempts to commiserate with and comfort them. After all, in a truly difficult situation or calamity there often is not much we can do to fix things. So, we speak the most heart-felt and assuring words we can. But in the back of our minds we and the person we are trying to encourage, know they are just words. They don’t have the power to get rid of, or solve the problem. We speak our words and hope for the best.

The Israelites are in Babylonian captivity. Things couldn’t be worse and mere words could not bring much relief. "There, there, everything is going to be okay" – doesn’t cut it. The most powerful nation in the world has enslaved them and mere words are not going to get them out; nor will empty promises give them much to hope for.

But the prophet Isaiah is not speaking to them on his own. He is speaking for God and the promises he is making have God to back them up. He addresses the exiles in images reminiscent of the Exodus. Their Creator God, who led them out of Egyptian bondage and formed them into a chosen people, will do it again for them – another Exodus. God, the Liberator, is coming and going to free them from their oppression. Once again, despite their doubts and temptations to give up on God, they will experience God’s personal love for them.

The people are in a weakened condition, so God is going to make the trip as easy as possible. The parched desert will be transformed for them and bloom. The people will be restored; feeble hands strengthened and weakened knees steadied. More than physical strength will be given them, for the frightened-of-heart will be emboldened. How could the enslaved exiles not be encouraged, they will have their mighty Creator accompanying them! God is coming, the prophet announces, you have nothing to fear!

The prophet is promising salvation for the people. Notice what is envisioned, not just an inner spiritual rebirth. Salvation will encompass all of creation; nature will be transformed; people’s flagging bodies restored and they will be made fully whole. The blind will see, the deaf hear and the mute will sing.

The way out of slavery is a holy highway, a direct and freeing road with no detours, or delays. You can almost see the jumping, skipping freed slaves on that God-prepared road. It looks like a jubilant religious procession and so it is, with God leading the way home to safety and a new future.

We used to call today "Gaudete (Rejoice) Sunday." Note the Entrance Antiphon from Philippians (4:4-5): "Rejoice in the Lord always; again I say, rejoice! The Lord is near." We might despair if we were left on our own in our own guilt and captivity. What could we do for ourselves? But we can celebrate, "Rejoice Sunday" because, "The Lord is near." Or, as Isaiah points out, "Here is your God, who comes with vindication...." Our just God is going to set things right. That should give us hope and determination to continue (or, begin!") our efforts to set right the things in the world around us. We are not relying on our own efforts, because God is close, "Here is your God."

Jesus obviously knew today’s quote from Isaiah for he referred to it when he responded to the question put to him by the emissaries of John the Baptist: "Are you the one who is to come, or should we look for another?" Jesus doesn’t just quote biblical passages, he points to the tangible signs that give him authenticity. People then and now, didn’t need pious words and best wishes to free them from their captivity: they needed visible proof that the promises God made through the prophet were actually coming to pass.

One of my chief delights in giving parish retreats is the people I meet – good people who are trying to live as prophetic signs of the kingdom of God’s presence in the world. Though they would probably not describe themselves in such terms! In any of these parishes one might meet: a middle aged, single mother who is also caring for her mentally challenged 50-year-old brother; a lawyer who took a huge pay cut to take cases for undocumented immigrants; a mother and father who take their three children to the parish pantry to give food to the poor. Plus, all the many every-day good people who like the Good Samaritan in Jesus’ parable, see a person in need, are moved with compassion and do something to help.

They, like Jesus, manifest visible signs that the day Isaiah promised has begun when: the eyes of the blind would be opened, the ears of the deaf cleared, the lame leap like a stag, and the tongue of the mute sing. While all that Isaiah promised has not yet come to fulfillment, Jesus has begun to lead us along the "holy highway" on our journey home to our God. Along the processional way, God’s Spirit is with us and so we have already seen visible results that salvation has begun for us. In Jesus we have the promise that we will enter the holy city, "leaping like stags" to be "crowned with everlasting joy." Our sorrow will be no more.

Can we trust those words and our God who backs them up, to sustain us when the "highway" we travel in life doesn’t feel so "holy" but, instead, filled with potholes and cracks like a neighborhood street in Chicago after a particularly cruel winter?

John the Baptist’s disciples asked Jesus for authenticating signs to prove he is the one whose arrival they have been anticipating and whom John has been announcing in his preaching. We, the members of Christ’s body, are called to be a messianic people who take the prophet’s and Jesus’ promises seriously enough to put flesh on them in our daily lives. We demonstrate that their words are believable and livable and not just pious and pat-on-the back empty words.

Just as Jesus was faithful to his mission, the Spirit makes us faith-filled witnesses. Like Jesus we can bring about a revolution in thinking, judging and acting in a non–violent way. We can offer loving service to one another, even to accepting the pain and many dyings that accompany such service. We can meet the evils of the world and heal them and persevere in hope – even when the concrete signs of our discipleship are not always obvious, or when they seem defeated.

We are a messianic people who pray today to be faithful signs to the world that the ancient longings of an exiled people have been fulfilled in Jesus Christ. We try to follow Jesus’ example so that we can also say to others what Jesus said to validate his witness, "Go and tell [others] what you hear and see, the blind see... etc."

People will never believe us until they can see our lives as authentic sign of Jesus’ on-going presence in the world: until they see us guiding the footsteps of the blind; carrying, or car-pooling the crippled to places where they can receive help; finding ways to help the voice of the poor be heard. To the question of inquirers, "Was Jesus the one who was to come?" The witness of our lives should be a resounding, "Yes!"
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:38 12/12/2019

9. Để chúng ta được tất cả từ trong tay Thiên Chúa, thì Ngài tất sẽ chú ý đến sự kiên nhẫn của chúng ta.

(Thánh Gioan Bosco)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(trích dịch từ tiếng Hoa trong"Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:44 12/12/2019
87. ÔM VÒ RƯỢU

Thời Tấn Võ đế giải tán chức kỵ thường hầu, lúc Dương Cồ nấu rượu ở Đông Nguyệt, thường ra lệnh cho mọi người ôm vò rượu, dùng nhiệt độ cơ thể của người mà ủ rượu. Qua một lúc thì đổi cho người khác, rượu lập tức có mùi vị thơm.

(Cổ kim tiếu sử)

Suy tư 87:

Ngày xưa người ta thường có những phương pháp hay và đơn giản để làm cho rượu nóng, ngày nay càng có nhiều phương pháp nấu rượu cách tân kỳ hơn và vệ sinh hơn, đó là tiến bộ của khoa học.

Ngày xưa người Ki-tô hữu dễ dàng đem của riêng mình làm của chung và giúp đỡ lẫn nhau (Cv 4, 32-36). vì họ sống đức ái rất sống động và tâm hồn họ chân thành khi đối xử với nhau, đó là hiệu quả của việc yêu mến và tin tưởng vào Thiên Chúa, vàchắc chắn là họ học theo gương các thánh tông đồ. Ngày nay rất hiếm người Ki-tô hữu đem của mình bố thí cho người nghèo, và càng hiếm hơn khi đem của cải mình bỏ làm của chung, bởi vì con người ta càng ngày càng sống hưởng thụ, và nhất là vì sự ích kỷ đã làm cho con người ta ngày càng xa dần tha nhân.

Phương pháp dùng thân nhiệt của con người để làm cho rượu nóng là phương pháp đơn sơ nhưng hiệu quả của người xưa.

Mở rộng tấm lòng và giang rộng tay đón nhận tất cả mọi người là phương pháp hữu hiệu nhất, dễ dàng nhất và đầy tính nhân ái nhất của người Ki-tô hữu trong thời đại ngày nay, bởi vì họ đã dùng con tim để sưởi ấm tình người…

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)

--------------

http://www.vietcatholic.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các chuyên gia cho hay các liên hệ chính thức giữa Vatican và Trung Quốc vẫn là một hy vọng xa xôi
Vũ Văn An
18:52 12/12/2019
Theo ký giả Elise Harris của tạp chí Crux (https://cruxnow.com/church-in-asia/2019/12/experts-say-formal-vatican-china-ties-are-a-distant-hope/), cuối tuần qua, Đức Cha Marcelo Sanchez Sorondo, viện trưởng Hàn Lâm viện Khoa học của Tòa Thánh, khiến nhiều người cau mày khi ngài cho rằng bước kết tiếp đối với Vatican và Trung Quốc là thiết lập các liên hệ ngoại giao chính thức và đề cập đến chuyến đi có thể có của Đức Giáo Hoàng tới Trung Hoa.



Nhận định trên được tờ Thời Báo Hoàn Cầu (Global Times), một tờ báo do Nhà nước Trung Hoa điều hành, tường trình, khi vị giáo phẩm tới thăm nước đông dân nhất thế giới này.

Các nhận định của Đức Cha Sorondo được chính phủ Trung Quốc nhiệt liệt hoan nghinh. Họ nói rằng họ mong đợi “các trao đổi hỗ tương” với Vatican.

Tuy nhiên, một số chuyên gia về Á Châu sự vụ nói rằng dù các liên hệ chính thức với Trung Quốc là điều Vatican, đặc biệt dưới thời Đức Phanxicô, hết sức hy vọng muốn có, nhưng khó có thể xẩy ra nay mai.

Cha Bernardo Cervellera, chủ nhiệm Asia News và là một chuyên gia về Trung Hoa sự vụ, nói với Crux: “điều Đức Cha Sorondo nói có tính hy vọng nhiều hơn là thực tại”. Theo Cha, đây là một nhận định “vì lịch thiệp” nhưng “xem ra không có nhiều dấu hiệu” cho thấy bất cứ điều gì sắp sửa xẩy ra nay mai.

Để các mối liên hệ chính thức được thiết lập, Cervellera cho biết có rất nhiều vấn đề cần được giải quyết, bao gồm cả việc phác thảo chức năng của Hiệp hội Yêu nước Trung Quốc – 1 hiệp hội đang giám sát Giáo Hội Công Giáo chính thức Trung Quốc, được chính phủ hậu thuẫn - và vai trò của điều gọi là Giáo Hội “hầm trú”, vẫn cam kết trung thành với Rôma chứ không trung thành với Hiệp hội Yêu nước.

Cha nói, cũng cần phải thảo luận về cách cho phép các nhà thờ có không gian để tăng trưởng và khai triển các dự án nhằm xây dựng công lý và hòa bình; cha nói thêm rằng ngài tin Đức Cha Sorondo “đã thúc đẩy Trung Quốc bước thêm vài bước nữa”.

Tương tự như vậy, Paolo Affatato, người đứng đầu văn phòng châu Á của Fides News, nói rằng theo quan điểm cá nhân của Ông, “Tôi không thấy (các liên hệ ngoại giao) là điều sắp xẩy ra”.

Nhìn nhận đã có một số “dấu hiệu đáng khích lệ” trong mối liên hệ giữa Vatican và Trung Quốc, Affatato nhấn mạnh rằng dù các liên hệ ngoại giao có thể chưa diễn ra nay mai, nhưng những gì đang xảy ra là một phần “của diễn trình mà nếu nó càng tiến bước, chúng ta càng có thể nói tới các liên hệ ngoại giao nhiều hơn”.

Ông cho hay “Người ta không nên nhìn quá xa về phía trước”; ông nói thêm rằng hiện có rất nhiều thiện chí trong diễn trình, nhưng việc thực sự cho thấy tiến bộ sẽ phát xuất từ phẩm chất cuộc sống hàng ngày của người Công Giáo ở Trung Quốc, điều mà theo Ông Affatato sẽ được hoàn thành trong “những bước nhỏ”, nhưng ông tin là đang được cải thiện.

Theo Thời báo Hoàn cầu, Đức Cha Sorondo hiện đang viếng thăm Trung Quốc để tham dự một hội nghị hiến tặng và cấy ghép nội tạng ở Côn Minh, thủ phủ tỉnh Vân Nam, phía tây nam Trung Quốc: tại đây, ngài nói rằng, “Đức Giáo Hoàng Phanxicô yêu mến và tin tưởng Trung Quốc; và Trung Quốc tin tưởng Đức Giáo Hoàng Phanxicô”.

Ngài nói thêm “Trong tính năng động này, bước tiếp theo là đạt được [một thỏa thuận về việc thiết lập] liên hệ ngoại giao”; ngài bày tỏ sự lạc quan về một chuyến viếng thăm Trung Quốc có thể có của Đức Phanxicô và viếng thăm Vatican của các nhà cầm quyền Trung Quốc.
Mặc dù những gì ngài nói không hoàn toàn nằm ngoài lãnh vực khả thể trong tương lai, Đức Cha Sorondo đã gây xôn xao nơi các chuyên gia vào năm ngoái vì đã tỏ ra tô vẽ một bức tranh sai lạc về Trung Quốc, khi, trong một cuộc phỏng vấn của tờ Vatican Insider, đã cho rằng Trung Quốc không có vấn đề nghiêm trọng nào về nghèo đói và nhấn mạnh rằng chính phủ nước này là một nhà lãnh đạo trong việc bảo vệ nhân quyền.

Kể từ khi Đức Phanxicô được bầu năm 2013, Đức Cha Sorondo đã có một sở trường gây tranh cãi và đôi khi tỏ ra có óc bè phái trong vai trò của ngài tại các hàn lâm viện giáo hoàng, khi mời Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Bernie Sanders và các đảng viên Đảng Dân chủ khác đến dự các hội nghị khác nhau tại Vatican.

Đức Phanxicô thường nói lên mong muốn đến thăm Trung Quốc; gần đây nhất là trên đường trở về từ Nhật Bản, ngài nói với các phóng viên trong một cuộc họp báo trên chuyến bay rằng “tôi yêu mến Trung Quốc” và ngài muốn đến thăm Bắc Kinh.

Đức Phanxicô tỏ ra tránh né một câu hỏi về các cuộc biểu tình đã làm tê liệt Hồng Kông trong sáu tháng qua, bằng cách nhấn mạnh rằng các cuộc biểu tình xảy ra ở các quốc gia khác trên khắp thế giới, kể cả Châu Mỹ Latinh.

Đức Phanxicô nói, “Tôi yêu cầu hòa bình ở những quốc gia đang có vấn đề này”, và ngài thúc giục đối thoại.

Theo Ông Affatato, các nỗ lực của Đức Phanxicô trong việc lôi kéo Trung Quốc đang xây dựng trên công trình của các vị tiền nhiệm của ngài, một công trình “đang mang lại các thành quả tích cực”, dựa vào sinh hoạt Công Giáo ở Trung Quốc, mà theo ông đang được cải thiện.

Tuy nhiên, Cha Cervellera có một cái nhìn bi quan hơn về tình hình; ngài nói rằng “không có gì thay đổi” kể từ khi Vatican và Trung Quốc đạt được thỏa thuận bí mật về việc bổ nhiệm các giám mục vào năm ngoái.

Thay vào đó, ngài nói “tình hình đối với người Công Giáo đã trở nên tồi tệ hơn”, nhưng ngài thừa nhận rằng các chuyến viếng thăm chính thức Vatican của các viên chức Trung Quốc là điều có thể có, bởi vì Vatican “luôn chào đón bất cứ ai”.

Theo ngài, vấn đề ở đây, là Trung Quốc vẫn phải đối đầu với sự chia rẽ nội bộ về việc phải tương tác ra sao với Đức Phanxicô, với một số người nói rằng Giáo Hội Công Giáo có thể tồn tại miễn là nó được kiểm soát, và những người khác nói rằng cần phải loại bỏ nó hoàn toàn.
Cha Cervera nói, “tính năng động này có thể tạo thêm nhiều chia rẽ hơn nữa”; cha nói thêm rằng Đức Phanxicô muốn mời các viên chức Trung Quốc đến Vatican. Trong lúc này, “ngài có thể mời họ không phải trong tư cách đứng đầu Giáo Hội Công Giáo, mà là đứng đầu Vatican”.

Cả Ông Affatato lẫn Cha Cervellera đều nói rằng họ tin việc bổ nhiệm Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle của Manila gần đây làm người đứng đầu thánh bộ truyền giáo của Vatican có thể giúp các cuộc đàm phán với Trung Hoa lục địa.

Đức Hồng Y Tagle, 62 tuổi, là tân bộ trưởng mới của Thánh Bộ Truyền giảng Tin mừng của Vatican, cũng được gọi là Propagande Fidei, và cũng là người đứng đầu tổ chức từ thiện giáo hoàng quốc tế, Caritas Internationalis. Ông ngoại của ngài di cư từ Trung Quốc đến Phi Luật Tân khi còn nhỏ.

Ông Affatato cho biết ông tin rằng trong vai trò mới của mình, Đức Hồng Y Tagle “có thể giúp đỡ trong việc tạo thuận lợi” cho vấn đề Trung Quốc của Vatican. Theo ông, cuộc bổ nhiệm này có thể cung cấp “nhiều cánh cửa mở rộng hơn”, xét về nguồn gốc của Đức Hồng Y Tagle, và kiến thức của ngài về các vấn đề mà lục địa châu Á đang phải đương đầu; một trong các vấn đề này là Kitô giáo, dù tập trung cao độ ở một số khu vực, nhưng vẫn là một thiểu số.

Ông chp hay, “theo chiều hướng này, một Hồng Y châu Á hướng dẫn văn phòng truyền giáo... cũng có thể nắm bắt được thực tế Trung Quốc”.

Tương tự như vậy, Cha Cervellera bày tỏ niềm tin rằng Đức Hồng Y Tagle có thể giúp thúc đẩy các liên hệ với Trung Quốc, “không phải vì dòng máu Trung Quốc, mà vì trí thông minh và thái độ của ngài”.

Cha nói, “Việc truyền giáo ở châu Á có tầm quan trọng của nó trong thế giới giáo hội”; ngài nói thêm rằng theo quan điểm của ngài, Đức Hồng Y Tagle không những có khả năng, mà còn có kinh nghiệm làm cho sự việc diễn ra.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo Phận Phan Thiết: Thánh Lễ Nhậm Chức Của Đức Giám Mục Giuse Đỗ Mạnh Hùng
Lm. Giuse Nguyễn Hữ An
10:19 12/12/2019
Giáo Phận Phan Thiết: Thánh Lễ Nhậm Chức Của Đức Tân Giám Mục Giuse Đỗ Mạnh Hùng

Trong những ngày này, Giáo phận Phan thiết có nhiều sự kiện lịch sử đáng ghi nhớ.

1. Ngày 10.12, Đức Cha Tôma dâng thánh lễ tạ ơn kết thúc sứ vụ Giám quản Tông Tòa Giáo phận Phan Thiết.

Trước Thánh lễ, cha Giuse Hồ Sĩ Hữu,Tổng Đại Diện thay mặt Giáo phận dâng lời tri ân và chúc mừng sinh nhật lần thứ 78 của Đức Cha Tôma.

Xem Video GP Phan Thiết đón Đức Giám Mục

“Trọng kính Đức Cha Tôma,

“Hiền lành và khiêm nhường” là sứ điệp Đức Cha muốn để lại cho chúng con. Chúng con xin mượn khẩu hiệu Giám mục của Đức Cha để bày tỏ tâm tình tạ ơn với Đức Cha qua hai hình ảnh sau đây: như con chiên hiền lành và như vị mục tử nhân lành.

1-Như con chiên hiền lành:

Ngay từ những ngày đầu đến với đoàn chiên Phan Thiết, chúng con đã thấy nơi Đức Cha hình ảnh của một con chiên hiền lành mà Thánh Phaolô diễn tả khi khẳng định: “Chúng tôi rao giảng một Đức Kitô chịu đóng đinh!”. Vì thế, chúng con cùng với Đức Cha chiêm ngắm cuộc khổ nạn hồng phúc của Đức Giêsu Kitô. Chúa Giêsu Kitô, mục tử nhân lành hiến mình vì đoàn chiên, như một tử tội, bị đóng đinh trên thánh giá, bị nhạo báng, phỉ nhổ, tra tấn. Nhưng từ trên Thánh Giá trong không gian đầy tử khí đó, Chúa Giêsu đã thốt lên với Chúa Cha: “Lạy Cha, xin tha cho chúng, vì chúng không biết việc chúng làm.” Và thật tuyệt vời trong giây phút cuối, Ngài phong thánh cho tên tử tội bên cạnh Ngài: “Tôi nói thật với anh, hôm nay anh sẽ ở trên thiên đàng với Tôi”. Đúng như Chúa Giêsu đã nói: “Tôi đến để chúng được sống và sống dồi dào”.

Xem Hình

Ba năm ở với chúng con, Đức Cha đã bảo vệ sự sống cho đoàn chiên chúng con thật tuyệt vời như một mục tử nhân lành. Đức Cha luôn luôn trên từng cây số của những hành trình dài, bất kể sớm tối, để đến bên chúng con trong nỗi vui hoặc nỗi buồn. Như một mục tử nhân lành, Đức Cha luôn hiện diện chia vui sẻ buồn với chúng con.

2-Như mục tử yêu thương đoàn chiên

Là mục tử nhân lành, Đức Cha nghĩ ngay đến việc đào tạo Linh mục ngay từ lúc ban đầu, nên đã ưu tiên tăng cường nhân sự cho Chủng viện Nicôla. Đức Cha chăm lo cho lợi ích mục vụ của các Linh mục, cũng như giáo dân: việc thuyên chuyển hầu hết các Linh mục trong ba năm vừa qua đã cho chúng con thấy điều đó. Nhất là Đức Cha đã chú ý đến đờì sống thánh thiện của các Linh mục, Đức Cha luôn luôn nhắc nhở các Linh mục ưu tiên cho việc tĩnh tâm hàng tháng và hàng năm. Vì thế, Đức Cha đã lo lắng tân trang phòng ốc, nhà nguyện, nhà ăn, cũng như cảnh quan của Tòa Giám Mục, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho đời sống thiêng liêng và huynh đệ của các linh mục.

Hướng về Mẹ Maria, Mẹ của Giáo phận, Đức Cha đã để ý ngay đến điểm độc đáo này của GP Phan Thiết, đó là Trung Tâm Thánh Mẫu Tàpao, mà như Đức Cha đã nói trong Đại Hội Đân Chúa lần II vừa qua tại Tàpao: “Tàpao là vinh dự cho GP Phan Thiết”. Nối tiếp ước nguyện của các Đấng tiền nhiệm, nhất là của Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, là làm cho Trung Tâm Thánh Mẫu ngày càng xứng đáng để cổ vũ lòng sùng kính Đức Mẹ, Đức Cha đã tăng cường nhân sự cho Tàpao và từng bước theo sát tình hình xây dựng cùng với Ban Điều hành Trung Tâm. Về chiều sâu của lòng sùng kính Đức Mẹ, Đức Cha đã lo lắng tổ chức Năm Thánh 60 năm Đức Mẹ Tàpao, đồng thời lợi dụng cơ hội quí báu này, Đức Cha đã cho học Kinh Đức Mẹ Tàpao, nhằm hiểu rõ tương quan của Mẹ Maria đối với Thiên Chúa Ba Ngôi và từ đó hướng dẫn chúng con “Qua Mẹ mà đến với Chúa Giêsu”.

Ba năm qua, Đức Cha đã hoàn thành tốt đẹp nhiệm vụ coi sóc ngôi nhà GP Phan Thiết chúng con và để lại cho chúng con hình ảnh tuyệt vời của một mục tử “hiền lành và khiêm nhường”. Khẩu hiệu Giám mục của Đức Cha là một sứ điệp Đức Cha để lại cho chúng con. Đức Cha đã gắn bó với TTTM Tàpao, chúng con mong rằng Tàpao sẽ là nhịp cầu để Mẹ dẫn Đức Cha về thăm Giáo phận chúng con.

Thương mến Đức Cha thật nhiều, kính chúc Đức Cha an hưởng tuổi già trong hạnh phúc và bình an. Cuối cùng ngày 13/12 sắp tới là sinh nhật lần thứ 78 của Đức Cha, lợi dụng dịp gặp gỡ thân thương hôm nay của đại gia đình giáo phận, chúng con kính chúc Đức Cha ‘‘Sinh Nhật Hạnh Phúc”. Lẵng hoa tươi thắm chúng con kính dâng Đức Cha đây sẽ gói ghém bao tâm tình tri ân cám tạ và những nguyện chúc tốt đẹp nhất cho Đức Cha quí mến của chúng con. Kính xin Đức Cha vui lòng đón nhận.”

Trong phần bài giảng, Đức Cha đã chia sẻ rất thân tình cùng cộng đoàn. Ngài đã nói mình rất hạnh phúc khi sống giữa lòng Giáo phận Phan Thiết, đã rất vì được các linh mục sẵn sàng vâng phục cộng tác thi hành sứ vụ chăm sóc đoàn chiên. Ngài cám ơn Cha Tổng Đại Diện, quý Cha, quý chủng sinh, tu sĩ nam nữ và toàn thể mọi người đã đồng hành cùng ngày trong suốt những tháng ngày qua. Ngài ước mong mọi thành phần dân Chúa tiếp tục tích cực cộng tác với Đức Tân Giám Mục Giáo Phận. Ngài nói: “Mỗi người là một thợ dệt chung sức với nhau dệt nên tấm chăn Giáo phận. Tấm chăn ấy có đẹp, có tốt, có sáng tỏ rạng ngời hay không là do mỗi người chúng ta dệt nên. Các vị tiền nhiệm đã có công thêu dệt nên bức tranh Giáo phận, chúng ta hãy cố công thêu dệt cho Giáo phận chúng ta mỗi ngày thêm rạng rỡ, tươi đẹp hơn. Noi gương Chúa Giêsu là người đến để phục vụ và Đức Maria – nữ tỳ của Thiên Chúa, chúng ta tích cực phục vụ Chúa và Giáo Hội, hãy trở nên lời ca chúc tụng tình thương của Thiên Chúa…

Thánh lễ kết thúc lúc 10 giờ 45’. Giáo phận Phan thiết chúng con thương mến Đức Cha thật nhiều, kính chúc Đức Cha an hưởng tuổi già trong hạnh phúc và bình an.

Sau thánh lễ sáng 13.12 tại Trung tâm Thánh Mẫu Tàpao, Đức cha Tôma về nghỉ hưu tại Giáo phận Bà rịa.

2. Giáo phận chào đón Đức tân Giám Mục

Sau thánh lễ nhậm chức TGM Sài gòn, của Đức cha Giuse Nguyễn Năng ban sáng, chiều ngày 11.12.2019, Đức Cha Giuse đã về với giáo phận trong niềm hân hoan và chờ đón của cộng đoàn dân Chúa. Qua chặng đường gần 200km, đoàn xe đón Đức Tân Giám Mục Giuse Đỗ Mạnh Hùng và phái đoàn từ TGP Sài Gòn đã tới trước Tòa Giám Mục. Đức Cha Giuse bước vào Tòa Giám Mục trong tiếng vỗ tay của đại diện các thành phần dân Chúa trong giáo phận; Đức Cha Tôma Nguyễn Văn Trâm đã chờ đón, tặng hoa chúc mừng và sau đó dẫn Đức Cha Giuse đến trước tượng đài Đức Mẹ. Tại đây, Đức Cha và cộng đoàn đã dâng lên Mẹ Thiên Chúa: xin Mẹ gìn giữ, hướng dẫn, nâng đỡ và đồng hành mỗi người con của giáo phận trong trang sử mới này.

Đức Cha Tôma tiếp tục dẫn Đức Giuse đến trước tiền sảnh nhà khách Tòa Giám Mục. Ngài gửi lời chào và giới thiệu đại diện thành phần dân Chúa đang hiện diện đến Đức Cha Giuse. Rồi ngài tiếp tục giới thiệu Đức Tân Giám Mục Giuse đến với cộng đoàn.

Ngài cũng giới thiệu về sự hiện diện đặc biệt của Đức Tổng Giám Mục Marek Zalewski - Đại diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam, Đức ông Alesso Derju - Tham tán Tòa Thánh tại Singapore cùng các Đức Tổng Giám Mục và các Đức Giám Mục.

Tiếp đó, Đức Cha Giuse đã gửi lời chào thân thương đầu tiên đến với cộng đoàn. Ngài bày tỏ sự vui mừng giờ đây đã là thành viên mới của đại gia đình Phan Thiết. Ngài còn triều mến gọi tên từng nhóm thành phần, từ các bậc cao niên cho đến các em thiếu nhi.

Kết thúc phần đón tiếp, phái đoàn nghỉ ngơi và chuẩn bị cho giờ kinh chiều. Riêng Đức Cha Giuse đi gặp gỡ và trò chuyện cùng quý Cha trong giáo phận.

3. Đức Giám Mục Giuse Đỗ Mạnh Hùng tuyên xưng đức tin.

Đức Giám Mục Giuse Đỗ Mạnh Hùng - Tân Giám mục Giáo phận Phan Thiết tuyên xưng đức tin và thề hứa trung thành với Giáo Hội Công Giáo và Đức Giáo Hoàng trong giờ Kinh Chiều được cử hành lúc 18g30 ngày 11.12.2019 tại Nhà nguyện Tòa Giám mục Phan Thiết, do Đức Giám quản Tôma Nguyễn Văn Trâm chủ sự.

Hiện diện trong buổi tuyên xưng đức tin có Đức Tổng Giám Mục Marek Zalewski - Đại diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam, Đức ông Alesso Derju - Tham tán Tòa Thánh tại Singapore, quý Giám mục đến từ các Giáo phận, các linh mục, tu sĩ, chủng sinh, các thân nhân và đại diện các đoàn thể Công Giáo Tiến hành trong Giáo phận.

Sau các bài Thánh Thi, Ca vịnh và Lời Chúa, ĐGM Giuse bắt đầu tuyên xưng đức tin qua Kinh Tin Kính và tuyên thệ sẽ chăm lo chu toàn cách cần mẫn nhất những nhiệm vụ tông đồ được giao phó cho các Giám mục, đó là giảng dạy, thánh hóa và lãnh đạo dân Chúa, trong sự hiệp thông phẩm trật với Vị đứng đầu Tông đồ đoàn và các thành viên của ngài. Sau cùng, ĐGM Giuse đặt tay trên Sách Thánh và đọc: "Vì vậy xin Thiên Chúa và các sách Tin Mừng tôi đặt tay đây giúp sức cho tôi".

Sau nghi thức tuyên xưng đức tin và tuyên thệ, ĐGM Giuse đã ký tên trên các văn bản trước sự hiện diện của Đức TGM Marek Zalewski, và cùng với Đức TGM Marek Zalewski, Đức Giám quản Tôma ký xác nhận vào các văn bản này.

Giờ Kinh Chiều được nối tiếp với Thánh ca Tin Mừng Magnificat, Kinh Lạy Cha và lời nguyện.

Sau phép lành kết thúc, bài hát “Lời cầu cho Giáo phận” được cộng đoàn cất lên với tâm tình nguyện xin Mẹ Maria - Mẹ Thiên Chúa - thương kết hợp đoàn chiên được luôn hiệp nhất với chủ chiên.

Nghi thức tuyên xưng đức tin kết thúc lúc 19g15.

4. Thánh lễ Nhậm Chức

Lúc 9 giờ sáng nay, ngày 12.12.2019, mọi thành phần dân Chúa hân hoan đến Nhà thờ Chính Tòa dự lễ nhậm chức của Đức Tân Giám Mục Giáo phận Phan Thiết – Giuse Đỗ Mạnh Hùng.

Cùng hiện diện trong đoàn đồng tế có Đức Tổng Giám Mục Marek Zalewski - Đại diện không thường trú của Tòa Thánh Tại Việt Nam, Đức ông Alesso Derju - Tham tán Tòa Thánh tại Singapore, Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, các Đức Tổng Giám Mục Huế - Sài Gòn - Hà Nội, 26 Đức Giám Mục và gần 200 Linh mục trong và ngoài Giáo phận. Với sự tham dự rất đông của nam nữ tu sĩ và cộng đoàn dân Chúa khoảng 1.500 giáo dân. Thánh lễ được truyền hình trực tiếp.

Trước khi Đức Tân Giám Mục bước vào nhà thờ, cha sở Chánh Tòa trao cho ngài một Thánh giá để ngài hôn kính. Kế đó, ngài rảy nước thánh và ghi Dấu Thánh Giá trên mình, rồi rảy nước thánh trên những người hiện diện chung quanh.

Sau phần giới thiệu và chào mừng của cha phụ trách văn phòng TGM, Đức Tổng Marek chủ sự nghi thức nhậm chức. Ngài trao Tông sắc của Tòa Thánh về việc bổ nhiệm Đức Cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng làm Giám Mục Phan Thiết. Đức Cha Giuse đưa cho Cha thư ký TGM - Gioan Vianney Dương Nguyên Kha công bố.

Sau khi các bên ký nhận vào Biên bản nhậm chức, Vị Đại diện Tòa Thánh đã trao gậy mục tử cho Đức Tân Giám Mục Chính Tòa Giáo Phận và hướng dẫn ngài đến ngồi tại ngai tòa. Hành động này diễn tả ý nghĩa việc Thiên Chúa đặt để và trao phó đàn chiên trong tay Vị mục tử mà Ngài đã tuyển chọn và sai phái.

Nghi thức nhậm chức kết thúc với phần bày tỏ sự tuân phục. Cha Giuse Hồ Sĩ Hữu đại diện giáo phận đọc diễn văn chào mừng.

“Là môn đệ của Chúa, tôi luôn luôn sẵn sàng ra đi”, đó là tâm tình của Đức Cha với phái đoàn Giáo Phận Phan Thiết đến chào và báo tin cho Đức Cha biết: “Mọi sự đã sẵn sàng, xin Đức Cha đến với xứ biển chúng con”. Theo khẩu hiệu Giám mục “Hợp nhất trong đức tin”, Đức Cha đã sẵn sàng đến với chúng con. Sẵn sàng là nét đẹp trong tiếng thưa “Fiat” của Đức Mẹ. Chúng con, đại diện cho linh mục đoàn, các nam nữ tu sĩ, chủng sinh và giáo dân GP Phan Thiết, vui mừng bày tỏ tâm tình với Đức Cha hôm nay qua hai mối dây thiêng liêng của sự “hiệp thông” và tình bạn.

1-Hiệp thông : Đức Cha đã sẵn sàng. Trước hết, Đức Cha là người luôn đề cao sự hiệp thông. Như Mẹ Maria, ngày truyền tin, nhận được tin vui, Mẹ đã mau mắn thưa tiếng “xin vâng” để đất trời được giao hòa. Mẹ là con người của sự hiệp thông. Trong bài giảng lễ tạ ơn kết thúc sứ vụ tại Saigon, khi nói về nguồn gốc của Thánh Tượng Đức Mẹ Hòa Bình trước Nhà thờ Chính Tòa Saigon, Đức Cha đặc biệt diễn tả sự hiệp thông này qua việc liên kết đặc ân Vô Nhiễm và ơn Hòa Bình, mà nền tảng là tương quan hiếu thảo với Thiên Chúa.

Đức Cha là Giám Mục Chính Tòa thứ ba của GP Phan Thiết xuất thân từ TGP Saigon, sau Đức Cố Giám Mục Nicôla Huỳnh Văn Nghi và Đức Cố Giám Mục Giuse Vũ Duy Thống. Đức Cha đã sẵn sàng đón nhận sứ vụ để đến với GP Phan Thiết như một sự hiệp thông theo truyền thống tốt đẹp giữa TGP Saigon và GP Phan Thiết, một mối dây hiệp thông đặc biệt. Hơn nữa, chúng con tin Đức Mẹ sẽ đồng hành với Đức Cha, vì Đức Cha vừa tổ chức kỷ niệm 60 năm Thánh tượng Đức Mẹ Hòa Bình tại Saigon. Ngày mai đây, Đức Cha lại cùng với GP Phan Thiết thân yêu kỷ niệm 60 năm Thánh Tượng Đức Mẹ Tàpao. Cám ơn Đức Cha đã sẵn sàng trong sự hiệp thông thánh thiêng này.

2-Tình bạn: Đây là mối dây liên hệ với Đức Cố GM Giuse Vũ Duy Thống : Đức Cha đã sẵn sàng đến với chúng con trong mối dây tình bạn thân thương. Là bạn với nhau, Quí Đức Cha đã từng sát cánh bên nhau, đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi trong những tháng ngày lao động đổ mồ hôi ở nông trường Củ Chi. Là bạn học với nhau, Quí Đức Cha đã cùng chí hướng, lên đường đi du học cùng năm, cùng nhau dùi mài kinh sử tại Đại Học Công Giáo Paris và về lại Việt Nam trong cùng một ngày. Rồi cùng làm giáo sư tại Đại Chủng Viện Thánh Giuse Saigon. Và trên đỉnh cao của sứ vụ, Đức Cố GM Giuse Vũ Duy Thống là Giám Mục Phụ phong trong lễ phong chức Giám Mục cho Đức Cha. Đức Cha lại là người cử hành các nghi thức tại phần mộ trong lễ an táng của Đức Cố GM Giuse Vũ Duy Thống tại nhà thờ Chính Tòa Phan Thiết. Chính hôm nay tình bạn được thăng hoa. Chúng con vui mừng tạ ơn Chúa quan phòng và đón nhận tin vui: Đức Cha đã sẵn sàng kế nhiệm Đức Cố GM Giuse Vũ Duy Thống trong chức vụ Giám Mục Chính Tòa GP Phan Thiết. Cám ơn Đức Mẹ, ngày mai tại Trung Tâm Thánh Mẫu Tàpao, chúng con lại vui mừng thấy Đức Cha trong Đại lễ Bế Mạc Năm Thánh 60 năm Đức Mẹ Tàpao, và cảm động nhớ lại hình ảnh thân thương 10 năm trước, khi Đức Cố GM Giuse đã kịp về nhận GP Phan Thiết và cử hành lễ Bế Mạc Năm Thánh 50 năm Đức Mẹ Tàpao.

Với sự hiệp nhất trong đức tin và sẵn sàng trong sứ vụ, qua mối dây hiệp thông với TGP Saigon và tình cảm thắm thỉết với Đức Cố Giám Mục Giuse tiền nhiệm, Đức Cha đã đến với Giáo phận Phan Thiết. Chúng con xin thành kính mến yêu và vâng phục Đức Cha.

Kính chúc Đức Cha đầy tràn sức khỏe để chu toàn sứ mạng nơi GP Phan Thiết thân yêu của chúng con. Cùng với nắng, gió, cát, biển, những đóa hoa thanh long trắng ngần, thuần khiết, khoe sắc trong nắng mai và những danh lam thắng cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp của tỉnh Bình Thuận, chúng con hân hoan chào đón Đức Cha.

Sau đó đại diện linh mục đoàn, chủng sinh, các bề trên dòng tu và đại diện giáo dân Giáo phận Phan Thiết hân hoan chào mừng và bày tỏ sự vâng phục với Đức Tân Giám Mục bằng lời hứa: “…Chúng con thành kính mến yêu và vâng phục Đức Cha, kính chúc Đức cha đầy tràn sức khỏe để chu toàn sứ vụ Chúa trao tại giáo phận Phan Thiết thân yêu của chúng con”.

Đáp lại tất cả những tâm tình quý mến đó, Đức Tân Giám Mục đã cám ơn cộng đoàn hiện diện và ngỏ lời với mọi thành phần dân Chúa trong giáo phận. Ngài nói: “...kể từ hôm nay, tôi chính thức thuộc về gia đình Giáo phận Phan Thiết. Cám ơn tất cả mọi người đã đón nhận và sẵn sàng vâng phục để cùng với tôi, giúp tôi thực hiện sứ vụ mục tử tại Giáo phận Phan Thiết này, cùng nhau xây dựng Giáo phận…”. Ngài còn quãng diễn Lời Chúa trong câu Thánh vịnh 61 của giờ Kinh Chiều hôm qua để mời gọi mọi người trong Giáo phận Phan Thiết: “hãy tin tưởng vào Chúa, chạy đến với Chúa khi gặp những khó khăn thử thách trong gia đình, trong giáo xứ, trong giáo phận”. Ngài nói tiếp: “Điều tôi ước mong và muốn ngỏ với mọi người trong ngày đầu tiên tại Giáo phận Phan Thiết là chúng ta cùng phó thác Giáo phận cho Thiên Chúa, lắng nghe sự hướng dẫn của Thiên Chúa qua Lời Chúa, qua Giáo Hội, qua HĐGMVN và trong những lúc khó khăn chúng ta cùng chạy đến với Chúa, nương náu nơi Chúa. Chúng ta sẽ cùng nhau xây dựng Giáo phận Phan Thiết đặt nền tảng trong niềm yêu mến Thiên Chúa, trong sự hiệp thông với Giáo hội, trong sự yêu thương đoàn kết giữa mọi thành phần dân Chúa tại Phan Thiết…”

Trong bài chia sẻ sau Tin Mừng, Đức Tân Tổng Giám Mục Sài Gòn – Giuse Nguyễn Năng còn diễn tả cho cộng đoàn về sự hiện diện của Giám Mục Chánh Tòa là nguyên lý và dấu chỉ của sự hiệp nhất để làm cho khả tín của Giáo hội tăng lên. Đức Tổng cầu chúc và cầu nguyện cho sự hợp nhất của Giáo phận được gặt hái được nhiều thành quả tốt đẹp như lòng Chúa mong ước.

Thánh lễ tiếp tục diễn ra rất long trọng, trang nghiêm và sốt sắng.

Sau lời nguyện hiệp lễ, Đức TGM Marek gửi lời chúc mừng cho Đức Tân Giám Mục và Giáo phận Phan Thiết.

Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh - Chủ tịch HĐGM Việt Nam – với lối nói dí dỏm cũng hân hoan chúc mừng niềm vui này.

Trước khi nhận phép lành cuối lễ từ Đức Tân Giám Mục, cha Phêrô Võ Tấn Luật – Hạt trưởng hạt Phan Thiết dâng lời cám ơn Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức Tổng Giám Mục Marek Zalewski, Đức ông Alesso Derju, các Đức Tổng Giám Mục, Đức Hồng Y, các Đức Giám Mục, các cấp chính quyền và mọi thành phần dân Chúa.

Thánh lễ nhậm chức kết thúc lúc 11 giờ cùng ngày. Kể từ hôm nay, Giáo phận Phan Thiết được tiếp bước sang một trang sử mới trong vườn xuân Giáo Hội Việt Nam qua sự dẫn dắt của Vị chủ chăn thứ tư – Đức Tân Giám Mục Giuse Nguyễn Mạnh Hùng.

Gió biển làm dịu lại cái nắng trưa đang gay gắt. Mọi người ra về trong hân hoan mang theo bao niềm vui và tâm tình của vị chủ chăn mới.

5. Thánh lễ bế mạc Năm Thánh 60 Năm Đức Mẹ Tàpao

Sau cơm trưa, quý Đức cha và quý cha lên đường đi Tàpao.

Sau 2 giờ xe, quý ngài đã đến Trung tâm Thánh Mẫu, nghỉ ngơi và chuẩn bị tham dự chương trình tối nay và sáng mai.

- Tối 12: 19g: Cung nghinh Đức Mẹ Tàpao, sau đó là chương trình diễn nguyện với chủ đề “Đức Maria Người Nữ Thánh Thể”.

- Sáng 13: 6g30: Thánh lễ bế mạc Năm Thánh.

Lm Giuse Nguyễn Hữu An
 
Văn Hóa
Tiếng Gọi Belem
Đinh Văn Tiến Hùng
17:44 12/12/2019
“Trong vùng ấy có mục đồng ở ngoài trời và đêm khuya canh giữ đàn vật . Thiên Thần Chúa bỗng hiện đến với họ và vinh quang Chúa rạng ngời bao quanh họ, làm họ kinh sợ. Nhưng Thiên Thần nói với họ: Đừng sợ! Này ta đem tin mừng cho các ngươi về một niềm vui to tát, là niềm vui cho toàn dân: Hôm nay Vị Cứu Chúa là Đức Ki-tô, đã sinh ra cho các ngươi trong thành Đa-vít. Đây là dấu cho các ngươi sẽ gặp một Hài-Nhi vấn trong tã, đặt nằm trong máng cỏ” (Lc.2: 8- 12)

*Chiên Thiên Chúa đã từ nơi thượng giới,
Xuống cõi trần đền tội vạ chúng ta,
Nào cùng nhau chạy đến lượng hải hà,
Xin tha thứ bằng lời kinh thấm lệ. (*)

Chúa Giáng thế như lời tiên báo trước,
Một đêm đông sương tuyết phủ đầy trời,
Hang Bê-lem máng cỏ đó là nơi,
Người sinh xuống mang xác thân nghèo khó,
Đem tình thương cùng nguồn ơn cứu độ,
Cho muôn loài cuộc sống mới hồi sinh


Từ không trung vang khúc nhạc thiên đình,
Trời sáng rực với muôn ngàn tinh tú,
Cả đất trời đầy hồng ân bao phủ,
Đêm thần diệu thật tràn ngập anh linh.
Từ trời cao Thần Thánh cúi nghiêng mình
Thờ lạy Chúa đã hạ sinh trần thế
Đấng nhân loại đợi trông bao thế kỷ,
Nơi Hài Nhi nhập thể giữa đêm đông
Các mục tử đang yên giấc ngoài đồng,
Chợt bừng tỉnh khi Thiên thần báo gọi:
“Hỡi các ngươi thức đậy mau đi tới
Để tôn thờ Con Thiên Chúa Giáng Sinh,
Cho các ngươi này dấu chỉ tôn vinh
Một Con Trẻ bọc mình trong máng cỏ”
Nơi chân trời một vì sao sáng tỏ,
Soi dẫn đường ba đạo sĩ phương đông,
Hành trình vạn dặm nhất quyết một lòng,
Tìm được Đấng mà muôn dân mong đợi,
Dâng tôn kính vàng,nhũ hương,mộc dược.
Lửa tin yêu đốt cháy cả tấm lòng,
Đấng Cứu Thế mà nhân loại chờ mong ,
Đã sinh xuống qua Hài Nhi Nhập Thể.



Nay Chúa đến đổi tâm hồn nhân thế,
Luôn tâm thành mến Chúa,yêu tha nhân.
Tiếng Bê-lem vang vọng khắp thế trần,
Lời Thiên sứ truyền tin trong Đêm Thánh :
“Vinh danh Thiên Chúa trên trời,
Bình an dưới thế cho người thiện tâm”

ĐINH VĂN TIẾN HÙNG

Ghi chú (*) Trích Thánh Thi Phụng Vụ


 
Ảnh Nghệ Thuật
Ảnh nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chào Buổi Sáng/Good Morning
Robert Helfman
23:15 12/12/2019
CHÀO BUỔI SÁNG/GOOD MORNING
Ảnh của Robert Helfman

Nắng mai biển sớm hiền hòa
Xin chào buổi sáng rì rào sóng êm
(bt)
 
VietCatholic TV
Đức Hồng Y Tagle nói về sứ vụ của Giáo Hội trong thế giới đương đại
Giáo Hội Năm Châu
16:04 12/12/2019
Tại lễ khánh thành Học viện Truyền thông Xã hội Veritas ở thủ đô của Phi Luật Tân, Đức Tổng Giám Mục Manila nói về công việc truyền giáo, phác thảo những thách thức mục vụ của truyền thông và truyền giáo trong thế giới kỹ thuật số. “Mỗi Kitô hữu được kêu gọi để giao tiếp, qua cuộc đời của mình, sự hiện diện và lòng trắc ẩn của Chúa Kitô”, ngài nói.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle làm TổngTrưởng Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc hôm Chúa Nhật 8 tháng 12, lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.

Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Quan Sát Viên Rôma của Vatican, Đức Hồng Y Tagle đã nói về vị trí mới của mình rằng “nếu đây là thánh ý Thiên Chúa - và tôi tin chắc như vậy - tôi rất vui khi bắt đầu sứ vụ mới này. Đức Thánh Cha đã gởi cho tôi một tin nhắn, giao cho tôi một trách nhiệm mới. Tôi biết ơn ngài vì sự tin tưởng ngài đã đặt nơi tôi”.

Đức Hồng Y cho biết ngài nhận được rất nhiều thư điện tử và tin nhắn từ khắp nơi trên thế giới, sau khi tin tức về việc bổ nhiệm ngài được công bố. Từ Phi Châu, từ Trung Đông, từ các nước Á Châu như Nhật Bản và Campuchia và từ nhiều quốc gia khác. Ngài nói thêm rằng, “điều này cũng cho tôi thấy nhiệt tình của các tín hữu trong công cuộc truyền bá Tin Mừng”.

Trong bài phát biểu tại lễ khánh thành học viện mới, tại Manila, Đức Hồng Y Tagle đã nhân cơ hội này để tập trung vào chủ đề truyền giáo. Ngài lưu ý rằng mặc dù cần phải có nhân sự có trình độ cao trong các lĩnh vực hình thành và giao tiếp xã hội khác nhau, việc loan báo Tin Mừng bắt đầu bằng một “linh đạo lắng nghe”.

Chúng ta được kêu gọi “lắng nghe tiếng Chúa và lắng nghe nhau với sự kiên nhẫn, quan tâm và chú ý để thực thi nghĩa vụ truyền giáo,” Đức Hồng Y Tagle nói. “Rất thường khi chúng ta nói về giao tiếp, chúng ta vội vàng và chúng ta không lắng nghe người khác. Chúng ta không chú ý lắng nghe người khác bằng trái tim, trong khi, đó mới là bước đầu tiên cần thiết trong việc truyền giáo.”

Đức Hồng Y Tagle nói thêm rằng “Trong công việc truyền giáo và đặc biệt, trong công tác truyền thông xã hội, cần có sự tham gia của ngày càng nhiều người trẻ và phụ nữ. Những người trẻ tuổi biết thế giới kỹ thuật số tốt hơn chúng ta.”

“Phụ nữ cũng có khuynh hướng tự nhiên đối với giao tiếp giữa các cá nhân. Khi tôi gọi điện cho bố mẹ và nói chuyện với họ, bố tôi nói rất ít câu, rồi đưa điện thoại cho mẹ tôi, và nói: nói chuyện với mẹ đi. Phụ nữ và đặc biệt các bà mẹ là những chuyên gia về truyền thông.”

Bài phát biểu của Đức Hồng Y sau đó mở rộng đến những thách thức mục vụ của truyền thông trong thời đại kỹ thuật số: “Chúng ta đang sống trong thời đại của trí tuệ nhân tạo, ngày nay Internet ở khắp mọi nơi và mọi người kết nối hai mươi bốn giờ một ngày.”

Ngài nhận xét rằng một sự thay đổi về văn hóa đang diễn ra ảnh hưởng đến cơ thể và tâm trí của con người, và trong thời đại toàn cầu hóa này, được đánh dấu bằng trí tuệ nhân tạo, Kitô hữu chúng ta được kêu gọi phát triển các loại hình hoặc trí thông minh khác, như trí thông minh quan hệ, là điều kích thích việc hình thành các mối quan hệ tin cậy lẫn nhau.”

“Trong thế giới của chúng ta ngày nay, rất nhiều nỗi sợ hãi, nghi ngờ và định kiến. Chúng ta không biết ai là người có thể tin tưởng được,” Đức Hồng Y nói. “Chúng ta cần những người có thể tạo ra bầu không khí tin cậy đó.”

Đức Hồng Y Tagle tiếp tục xây dựng khái niệm về niềm tin và lưu ý rằng bầu không khí tin tưởng là điều kiện thiết yếu cho sứ mệnh chung của chúng ta là loan báo Tin Mừng”.

“Như Chúa đã uỷ thác cho chúng ta, hãy đi và loan báo Tin Mừng trong giao tiếp và lắng nghe, nhấn mạnh sự hiện diện an ủi và lòng trắc ẩn của Chúa Giêsu Kitô”.

Đức Tổng Giám Mục Manila, tân Tổng trưởng Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, xác định rằng đây không phải là một nhiệm vụ có thể tự làm một mình, mà là một nhiệm vụ phải hoàn thành với những người khác, đặc biệt là với Chúa Kitô.

Đức Hồng Y giải thích rằng sứ vụ truyền bá Tin Mừng được thực hiện trong cộng đồng, đó là giáo hội: Toàn bộ Giáo hội đang trong sứ vụ truyền bá Tin Mừng.

“Mỗi người được rửa tội, được Chúa Kitô và Giáo hội phái đi truyền giáo: mọi người được rửa tội sống cuộc sống mình trong Chúa Kitô, tham gia vào cái chết và sự phục sinh của Ngài, là một nhà truyền giáo”.

Do đó, theo Đức Hồng Y, một cuộc gặp gỡ cá nhân với Chúa Giêsu Kitô là cần thiết, vì không có sứ mệnh, không có việc loan báo Tin Mừng nếu không có cuộc gặp gỡ Chúa Giêsu, Đấng là Tin Mừng.

Và nhiệm vụ của chúng ta, ngài nhắc lại, là làm chứng cho Chúa Kitô, điều đó có nghĩa là vác thập giá với Chúa Kitô và sống trong lòng mến của Ngài, chia sẻ điều đó với thế giới, đặc biệt là với những người cần đến.


Source:Vatican News
 
Hàng triệu người biết và yêu mến ĐTGM Sheen cử hành thánh lễ để ủng hộ việc phong chân phước cho ngài
Giáo Hội Năm Châu
16:20 12/12/2019
Washington, D.C. – Ngày mồng 3 tháng 12, Địa phận Peoria Illinois đã công bố rằng Vatican đã quyết định hoãn việc phong chân phước của Đức Tổng Giám Mục Fulton J. Sheen. Điều này đã dẫn đến một nổ lực từ những giáo dân để cử hành thánh lễ trên toàn thế giới hầu cầu nguyện cho việc phong chân phước của Đức Tổng Giám Mục được tiến hành.

Những người tổ chức của phong trào này hy vọng có ‘một triệu’ thánh lễ cử hành vào ngày mồng 9 tháng 12, nhân dịp 40 năm qua đời của Đức Tổng Giám Mục.

“Chúng tôi quyết định đáp lại bản tin đầy thất vọng của Vatican về việc dừng phong chân phước cho Đức Tổng Giám Mục Sheen bằng một cách thức tích cực nhất và với cầu nguyện, Lo Anne Mayer, một người Công Giáo ở New Jersey nói với Catholic News Service vào ngày mồng 5 tháng 12. “Các linh mục dâng những thánh lễ này và những giáo dân tham dự sẽ lay động thiên đàng để kết thúc tình trạng không may mắn này.”

Nghi thức phong chân phước cho Sheen đã được dự định vào ngày 21 tháng 12 ở Peoria tại Nhà Thờ Chánh Toà St. Mary. Địa phận Peoria đã công bố rằng địa phận đã được báo cho biết việc hoãn này từ ngày mồng 2 tháng 12.

Hàng triệu người biết và yêu mến Đức Tổng Giám Mục Sheen và nhớ đến lòng sùng kính của ngài dành cho Thiên Chúa và Đức Thánh Cha,” Mayer nói, là một trong những người biết và rất ngưỡng mộ Đức Tổng Giám Mục.

“Bất kỳ ai chứng kiến thánh lễ được Đức Tổng Giám Mục cử hành có thể nhìn thấy và cảm nhận một cách sâu xa lòng sùng kính ngài có với Bí Tích Thánh Thể,” bà ta thêm. “Có cách thức nào khác tốt hơn để cầu xin ơn lành của Thiên Chúa hơn là mời gọi mọi người cùng chúng ta tham dự thánh lễ với ý chỉ cho việc phong thánh của ngài?”

Năm 2017 Mayer là một trong số những người tổ chức một phong trào kêu gọi các nhà thờ Công Giáo chung quanh thế giới cử hành một thánh lễ đặc biệt vào ngày mồng 8 tháng 5 nhân dịp sinh nhật của Đức Tổng Giám Mục, là một người rao giảng trên Tivi đã được giải thưởng Emmy, là người đã rao giảng sứ điệp Tin Mừng rộng và xa như là người đứng đầu của Hiệp Hội Loan Báo Đức Tin từ năm 1950 đến 1966.

“Những ai trong chúng tôi đã làm việc nhiều năm cho án phong thánh của Đức Tổng Giám Mục Sheen biết rằng Đức Tổng Giám Mục sống một cuộc sống chìm trong cầu nguyện,” bà Mayer nói với CNS [Catholic News Service] ngày mồng 5 tháng 12. “Đời sống cầu nguyện của ngài được biết đến như việc rao giảng và giảng dạy của ngài và thường được đề cập đến trong 66 cuốn sách ngài viết. Ngài khuyến khích tất cả chúng tôi cầu nguyện để xin ơn lành của Thiên Chúa.”

“Có thể là một phước lành cho nhiều người trên thế giới nếu Đức Tổng Giám Mục được phong thánh, vì vậy, chúng tôi quyết định lay động thiên đàng với lời cầu nguyện từ nhiều người trên toàn thế giới, những người mà ngài đã truyền cảm hứng,” Mayer nói thêm.

Lý do của việc hoãn phong chân phước cho Sheen được đưa ra trong một bản văn từ Địa Phận Rochester, New York, vào ngày mồng 5 tháng 12, nơi Đức Tổng Giám Mục làm việc từ tháng 10 năm 1966 cho đến khi ngài nghỉ hưu vào tháng 10 năm 1969, khi ngài nhận danh hiệu tổng giám mục.

Địa phận đã nêu lên mối quan tâm về vai trò của Đức Tổng Giám Mục trong việc thuyên chuyển các linh mục và đưa các mối quan tâm đó lên cho Bộ Phong Thánh. Kết quả là các uỷ viên của Vatican nói họ muốn duyệt xét lại cách kỹ lưởng hơn về những văn thư này trước khi việc phong chân phước được tiến hành.

Trong hoàn cảnh hiện tại của chúng ta, điều quan trọng cho người tín hữu là biết rằng đã chưa bao giờ, hoặc ngay bây giờ, có bất kỳ chứng cớ gì chống lại Đức Tổng Giám Mục Sheen liên quan đến việc lạm dụng trẻ em,” địa phận Peoria nói trong bản tuyên bố của mình.

Các diễn đàn truyền thông xã hội của Catholic Connect và những đài phát thanh Công Giáo truyền thông mạng bắt đầu loan truyền tin về nỗ lực dâng các thánh lễ cho án phong thánh của Sheen vào trưa ngày mồng 5 tháng 12 và chỉ trong vài giờ đã có đến 300,000 người hứa dâng thánh lễ trong các địa phận.

Chương trình Tivi Eternal Word Television Netword, National Catholic Register và nhiều chương trình truyền thông Công Giáo khác đã đăng tải điều này lên trang Facebook.

“Các linh mục có thể dâng thánh lễ, giáo dân có thể tham dự và những người đau ốm có thể lần chuỗi mân côi vào ngày mồng 9 tháng 12,” Mayer nói.

Fulton John Sheen, một người dân bản địa thuộc El Paso, Illinois, được truyền chức linh mục vào ngày 20 tháng 9 năm 1919 tại Nhà Thờ Chánh Toà St. Mary ở Peoria. Ngài tiếp tục dạy tại Đại Học Công Giáo Mỹ ở Washington và lãnh đạo Hiệp Hội Truyền Bá Đức Tin. Có lẽ, ngài được nhớ đến nhiều nhất với chương trình Tivi “Cuộc Sống thì Đáng Sống” nổi tiếng của ngài.

Đức Tổng Giám Mục qua đời năm 1979 thọ 84 tuổi. Án phong thánh của ngày được mở cách chính thức năm 2003. Giáo Hội đã tuyên bố những nhân đức anh hùng của ngài và ngài đã được ban cho tước hiệu “Bậc Đáng Kính” năm 2012 bởi Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI.

Vào tháng bảy, Đức Giám Mục của Peoria Daniel R. Jenky đã công bố Đức Thánh Cha Phanxicô đã chuẩn nhận phép lạ được quy cho sự chuyển cầu của Sheen, điều này đã mở đường đến việc công bố ngài sẽ được phong chân phước.


Source:Crux
 
Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ kêu gọi cầu nguyện cho Đức Thánh Cha Phanxicô
Cộng đồng Công Giáo Việt Nam Nam Úc
22:34 12/12/2019


Ngày 13 tháng 12, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ kỷ niệm 50 năm thụ phong linh mục, một sứ vụ mà ngài xem như là mục tử đồng hành với đàn chiên và mong muốn tìm những con chiên lạc.

Bốn ngày sau đó là ngày 17 tháng 12, Đức Thánh Cha sẽ mừng sinh nhật 83 tuổi.

Đức Tổng Giám Mục Jose H. Gomez, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, đã gửi thư cho các giám mục và xin các ngài khuyến khích giáo dân mừng dịp kỷ niệm này bằng những lời cầu nguyện đặc biệt và những ý cầu nguyện trong các Thánh lễ.

Hai ý cầu nguyện được Đức Tổng Giám Mục đưa ra trong thư là:

- Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha Phanxicô khi chúng ta cử hành 50 năm linh mục của ngài. Xin Chúa Giêsu Thượng Tế tiếp tục canh tân gia tăng và củng cố nơi ngài các ơn đã nhận được trong ngày chịu chức linh mục khi ngài thực hiện thừa tác vụ thánh trong Giáo hội.

- Xin cho gương mẫu của nhiều năm trung thành trong chức linh mục của Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ là nguồn cảm hứng cho tất cả các linh mục, và thức tỉnh nơi giới trẻ lời kêu gọi phục vụ trong Giáo hội để cứu rỗi các linh hồn

Thư của Đức cha chủ tịch cũng được đính kèm với một lời cầu nguyện sau đây có thể được sử dụng trong Thánh lễ hay trong giờ Kinh Phụng vụ. Đức cha cũng khuyến khích các tín hữu dùng bất cứ lời cầu nguyện nào khác thích hợp để cầu nguyện cho Đức Thánh Cha.

Lạy Cha là Đấng thương xót, / chúng con đến trước Cha với lòng biết ơn / vì 50 năm linh mục của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, / người mà Cha đã chọn làm đấng kế vị thánh Phêrô. / Xin ban ơn Thánh Thần trợ giúp ngài / để ngài có thể tiếp tục rao giảng Tin Mừng với lòng nhiệt thành linh mục / và lãnh đạo giáo hội với sự khôn ngoan, sức mạnh và lòng can đảm. / Xin cho tấm gương phục vụ lâu dài và trung thành của ngài / là nguồn cảm hứng cho các linh mục và tất cả tín hữu của Cha. / Chúng con cầu xin nhờ Chúa Kitô, Chúa chúng con.

Đức cha chủ tịch nhấn mạnh rằng việc cử hành Thánh lễ “sẽ là rất thích hợp để mừng 50 năm linh mục của Đức Thánh Cha Phanxicô.”