Ngày 09-12-2008
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:27 09/12/2008
XA CÁCH

N2T


Ý kiến của đại sư thường thường không được chính phủ thích, các đệ tử hỏi ông ta có phải nhuốm đến nỗi buồn quê nhà không, đại sư nói: “Không.”

- “Một người, nếu như không biết nhớ quê hương là vi phạm đến tính người.” Các đệ tử phản bác như thế.

Thế là đại sư nói: “Nếu các con thật sự lấy thiên hạ làm nhà, thì các con vĩnh viễn sẽ không lưu lạc đến vận rủi của kiếp bị đày.”

(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)

Suy tư:

Có người lấy làm khó chịu –dù bất đắc dĩ- ngủ qua đêm nơi nhà bạn, vì không phải nhà mình; có người cảm thấy bất an khi ngủ một nơi khác không phải là nhà của mình; có người đi đâu thì đi nhưng nhất định phải về nhà mình ngủ mới được. Tất cả những cảm giác bất an khó ngủ ấy đều là vì: đó không phải là nhà của mình.

Quê hương thật và nhà thật của người Ki-tô hữu là ở trên trời, nơi đó có Thiên Chúa Ba Ngôi, Đức Mẹ Maria và các thánh đang sung sướng hưởng hạnh phúc bất diệt, cho nên, dù đang ở dưới thế gian này, nhưng người Ki-tô hữu vẫn luôn hướng lòng về quê thật trên thiên đàng, do đó mà họ:

- Sống thật chan hòa tình anh chị em trong xã hội hôm nay.

- Họ luôn chấp nhận những hy sinh để mọi người nhìn thấy tình yêu của Thiên Chúa đang trãi dài trong cuộc sống của họ.

- Vui với người vui, khóc với người khóc để chia sẻ tình yêu của Chúa Giê-su với tha nhân.

Có người nói thế gian là nơi lưu đày khổ ải, nhưng người Ki-tô hữu nói thế gian là nơi để họ lập công đền tội, để họ sống niềm vui trên trời, và để họ rao truyền tình yêu của Thiên Chúa cho mọi người.

Thế gian là khổ ải đối với những người không có đức tin; nhưng thế gian là nơi chuẩn bị cho cuộc sống hạnh phúc mai sau trên trời của những người theo Chúa Giê-su.

Khoảng cách giữa trời với đất sẽ rút ngắn lại theo thời gian, và theo việc lành dữ của chúng ta làm khi còn ở thế gian này.
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:29 09/12/2008
N2T


28. Thiên Chúa không thích người thờ ơ lãnh đạm.

(Thánh Augustinus)
 
Mừng Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội
Matthêu Vũ
01:56 09/12/2008
MỪNG LỄ ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM

Hôm nay trời gắn đầy sao.
Ngước nhìn Đức Mẹ tòa cao Thiên Đàng.
MARIA rất dịu dàng.
Con dâng lên Mẹ đôi hàng sắt son.
Mẹ là gió mát chiều hôm.
Sương mai tinh khiết cho hồn tốt tươi.
Mẹ là nước biển mây trời.
Gội nhuần ơn phúc cho đời nở hoa.
Mẹ là điệu nhạc lời ca.
Cho con vui vẻ chiều tà quạnh hiu.
Mẹ là Trinh Nữ mỹ miều.
Tay bồng bế Chúa sớm chiều mến thương.
Mẹ là Hoàng hậu,Công nương.
Đức Vua sủng ái,mười phương reo mừng.
Mẹ là Nữ Vương Thiên Đàng.
Cùng là hiền mẫu phi thường trần gian.
Mẹ là cửa son đền vàng.
Hòm bia Thiên Chúa,kho tàng Thánh Ân.
Mẹ là hoa đẹp mùa xuân.
Điểm tô trần thế muôn phần thắm tươi.
Mẹ là rạng rỡ đất trời.
Và là hạnh phúc những người thiện tâm.
Mẹ xinh Mẹ đẹp tuyệt trần.
Sáng ngời nhân đức,nghĩa ân dạt dào.
Mẹ là suối nước ngọt ngào.
Mẹ nguồn trông cậy của bao nhiêu người.
Nhất thơm là đóa hoa nhài.
Nhất xinh phải kể đến loài hồng nhung.
Đem so Mẹ Chúa cửu trùng.
Sắc hương trần thế vô cùng kém xa.
Mẹ là Ái Nữ Chúa Cha.
Mẹ là tuyệt phẩm Ngôi Ba Thánh Thần.
Một năm có một mùa xuân.
Chúng con có Mẹ trăm phần sáng tươi.
Con nay chẳng dám nhiều lời.
Noi gương Đức Mẹ thay lời ca khen.
Nhu chàng thi sĩ Claudel.
Tình trong yên lặng là tình thẳm sâu.
Quyền phép Mẹ rất nhiệm mầu.
Xin thương giúp kẻ khẩn cầu ơn thiêng.
Lạy MẸ VÔ NHIỄM TỘI TRUYỀN.
Mẹ là Mẹ Chúa uy quyền Ngôi Hai.
Đoàn con mến Mẹ đêm ngày.
Mỗi khi nhớ Mẹ con hay nguyện thầm.
Cúi xin Đức Mẹ khoan nhân
Doái thương phù giúp VIỆT NAM muôn đời...
 
Bất hiếu!!!
Anmai, CSsR
02:03 09/12/2008
BẤT HIẾU !!!

Niềm hạnh phúc của cha và mẹ là có đứa con. Đứa con ấy trước hết là để nối dòng nối dõi và kế đến là để hủ hỉ khi tuổi đà xế bóng. Hạnh phúc ấy quá bình dị, quá nhỏ nhoi nhưng đôi khi lại là xa xỉ với một số gia đình cá biệt. Hạnh phúc ấy chưa kịp đến khi chưa kịp nhắm mắt xuôi tay mà phải đau đớn nhìn thấy con mình phản phúc, bất kính đối với mẹ cha.

Trong tuần đại phúc gần đây, rời khỏi mái nhà nhỏ vùng ven biển lòng tôi quặn đau với người mẹ đang đau đớn nhìn những đứa con bất hiếu. Sinh được 3 thì hạnh phúc được 1 với người con cả biết suy và biết nghĩ. Hai con còn lại là nỗi ám ảnh của chị mỗi tối đêm về. Đứa con gái chưa bước qua tuổi đôi mươi đã bồng ẵm trong tay đứa con nhỏ vắng bóng cha. Đứa con trai còn lại bỏ học dở dang thời Trung Học để ăn chơi lêu lổng theo chúng bạn. Nguồn tin như sét đánh vào tai chị khi thằng con yêu quý ấy đã trở thành con nghiện thứ thiệt. Chồng chị cao huyết áp, ra đi đột ngột để lại chị một nỗi lo vô bờ bến. Trong nước mắt nghẹn ngào, chị mong được “đi theo chồng” cho rảnh nợ nhưng làm sao thoát được nỗi đau đang dày xéo chị từng đêm.

Chẳng có cha mẹ nào mong con cái sẽ nuôi mình sau bao ngày dài nuôi dạy chúng. Chỉ mong chúng lớn khôn nên người là niềm mơ nỗi ước của bao bậc làm cha làm mẹ.

Về lại với xứ nghèo truyền giáo, đi thăm được vài gia đình, nỗi đau của những đứa con bất hiếu ấy lại ám ảnh trong tôi.

Cái luân thường, đạo lý của xứ nghèo ven biển nay bỗng dưng “ô nhiễm” bởi lối sống đô thị lúc nào mà người ta không hề hay biết. Chuyện là có một cô gái nghèo vùng biển, vì hoàn cảnh gia đình phải tìm kế sinh nhai. Sau khi tìm được một chân may trong xưởng nọ tưởng chừng cô mang lại niềm vui cho gia đình sau khi thoát khỏi cảnh nghèo đói bấp bênh nhưng quá đau xót khi cô chấp nhận ở với một anh thợ điện kia đã có đến 2 đời vợ ! Con gái mới lớn mà phải vá víu cuộc tình của mình vào những người như vậy ta cảm thấy chua xót là dường nào. Cha mẹ còn đâu mặt mũi để nhìn bà con chòm xóm !

Thăm gia đình nghèo ấy trở về căn phòng của cộng đoàn mà ánh mắt chua cay mặn đắng của hai vợ chồng có người con gái bất hiếu ấy cứ vờn mãi trong tôi. Tôi chẳng thể nào hiểu được suy nghĩ của cô thợ may ấy ! Giả như cô bỏ đi theo một người thanh niên chưa vợ quả là điều đáng trách cho phận người thiếu nữ nhưng đàng này lại quá bi đát khi anh chàng thợ điện kia đã 2 đời vợ trong cảnh dở dang.

Người ta vẫn thường nói với nhau: “bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn?”. Theo thiển nghĩ của mình, tôi vẫn nghiêng về phần hiếu kính hơn. Là người, chắc chẳng có ai từ lỗ nẻ mà lên cả. Dẫu biết rằng tình yêu đôi lứa là đẹp, là thơ là mộng thật đấy nhưng nếu không có cha có mẹ thì làm gì có ta để ta được hưởng cái tình yêu đôi lứa. Dẫu biết rằng cái quan niệm, cái lối nghĩ “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” nay không còn nữa nhưng dẫu sao cái nhìn của cha mẹ vẫn sâu, vẫn rộng, vẫn cao hơn con cái.

Tưởng chừng thời nay không còn lối nghĩ, lối quan niệm xưa kia nữa nhưng vẫn còn đâu đó những gia đình mang đậm nét truyền thống cổ xưa để rồi con cái vẫn ngoan ngoãn thực thi quyết định của cha của mẹ. Xét về một khía cạnh nào đó nó cũng không hay vì cha mẹ xen vào quyết định của con cái nhưng nghĩ cho cùng có cha mẹ nào muốn con cái mình phải bất hạnh, phải chia ly đâu.

Tôi mãi miên man nỗi buồn của gia đình quê nghèo ấy. Giá như cô thợ may nhà quê ấy nghĩ lại một chút tình, một chút nghĩa, một chút ơn mà bao nhiêu năm qua cha mẹ cô đã đổ mồ hôi sôi con mắt để nuôi cô khôn lớn thì ắt hẳn cô đã không hành xử như vậy. Và nếu như cô đặt cô là người cha, người mẹ trong gia đình có đứa con gái như vậy thì cô nghĩ sao ? Cô có chấp nhận hành động của con cô hay không ?

Nuôi con khôn lớn, chẳng mong chúng đáp đền chi cả chỉ mong chúng thành người, ấy vậy mà … Không nỗi đau nào giống nỗi đau nào trên cuộc đời này cả. Trượt chân, té xe vết thương sẽ bình phục sau vài tháng băng bó. Bất hiếu, bất kính đến độ bỏ nhà ra đi theo anh chàng thợ điện hai vợ kia có lẽ là vết thương đang ngày mỗi ngày xoáy vào tâm khảm của cha mẹ cô thợ may nghèo. Vết thương lòng mà cô gây ra cho cha mẹ làm sao mà có thể lành được như vết thương của một lần ngã té. Chúng cứ âm ĩ mãi khôn nguôi vì lẽ làm sao mà cha mẹ cô dám ngẩng mặt lên nhìn bà con chòm xóm.

Chẳng hiểu tại sao ngày hôm nay người ta lại quá đơn giản để mà đến với nhau như thế ? Và kết cục của những mối tình chóng vánh, những mối tình bồng bột đó thì ai ai cũng biết nhưng rồi vẫn có kẻ lao đầu vào.

Nhìn lại gia đình, quá đơn chiếc với ba chị em. Phần mình tạm gọi là “yên bề gia thất” trong bốn bức tường của tu viện nhưng thi thoảng nhìn về anh chị và 4 đứa cháu nhỏ trong lòng nó nao nao núng núng làm sao đó. Chỉ biết thi thoảng nhắc nhở các cháu chịu khó ăn học và thêm lời cầu nguyện cho chúng mà thôi chứ biết làm chi bây giờ khi chọn con đường dâng hiến. Lo lắm khi chúng đang tuổi khôn tuổi lớn bước vào đời. Sợ lắm khi chúng vào đời với bước chân khập khiễng.

Chợt nhớ về bài hát báo hiếu cha mẹ quen thuộc được một em nhỏ ngân nga: “Cảm tạ Chúa đã ban cho con ngàn ngày vui một mái gia đình, cho con an bình nhờ tay cha mẹ. Ngọt ngào dòng sữa thơm từ vành môi, ngọt ngào từng bữa cơm lành tràn môi nước mắt mồ hôi những ngày tháng trôi. Xin cho những ai còn cha mẹ được vẹn tròn nghĩa hiếu tình son. Nguyện cầu Chúa xuống ơn cho mẹ cha, Chúa theo đường xa, giúp cho mẹ cha trung kiên niềm tin thiết tha. Nguyện cầu Chúa, dẫn đưa con thơ, dạy lòng con đền đáp ân tình, yêu thương gia đình và thương cha mẹ. Vì đời này có bao ngày dần qua một ngày nào đó không còn mẹ cha có nhớ tình sâu nghĩa hiếu tình son. Xin cho những ai còn cha mẹ được vẹn tròn nghĩa hiếu tình son.

Chữ hiếu xem ra vậy mà khó. Chỉ cần ta làm điều gì đó trái ý cha mẹ cũng đủ làm cho cha mẹ muộn phiền huống hồ chi bỏ nhà ra đi theo anh chàng thợ điện mang tên họ Sở.

Chiều về trong căn phòng nguyện nho nhỏ của cộng đoàn trong vùng truyền giáo nghèo, tôi thầm xin Chúa cho những ai còn cha còn mẹ sống sao cho trọn vẹn nghĩa hiếu tình son chứ đừng bất hiếu như ai đó đã từng bất hiếu. Cuộc đời này, làm gì thì làm chứ bất hiếu thì chẳng bao giờ bình an và thành công được.
 
Một vị thánh anh hùng bảo vệ đức trinh khiết
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
05:13 09/12/2008
LỄ THÁNH NỮ LUCIA, ngày 13/12

Mt 17, 10-13

Viết về thánh Lucia, trong tôi như có một cái gì đó thật xúc động và hết sức khâm phục một vị thánh nữ trẻ, tuổi còn rất xuân xanh đã biết yêu chuộng sự trong trắng tâm hồn để cuộc đời mình có thể hoàn toàn thuộc về Thiên Chúa. Với tuổi xuân xanh, ở đời, nhiều cô gái đã sớm đi vào con đường tội lỗi, tìm thú vui vật chất, xác thịt như để hưởng thụ vội những gì mà con người thường muốn thụ đắc, tận hưởng. Nơi thánh nữ Lucia thì hoàn toàn khác, thánh nhân đã biết đâu là việc phải làm, đâu là việc phải cân nhắc chọn lựa. Đây là sự chọn lựa nội tâm đòi hỏi con người phải kiên vững hết mình. Thánh Lucia đã làm được điều đó. Và đấy là con đường hẹp thánh nhân đã đi. Bởi vì, cuộc đời này ai chẳng thích dễ dãi, ai chẳng muốn thỏa hiệp để được hưởng lợi nhuận, hưởng lợi tức nhiều. Thánh nhân đã sống ơn gọi. Một ơn gọi xem ra dễ những không phải ai cũng có thể thực hiện được. Tôi nói ơn gọi xem ra dễ vì đối với người hoàn toàn yêu mến Chúa chẳng có gì họ không thực hiện được. Dó là mẫu gương thánh Lucia đã để lại…

MỘT CON ĐƯỜNG:

Ơn gọi có thể nói được là một con đường theo cảm nghĩ của tôi. Trong dòng suy tư của tôi, tôi luôn cảm thấy ơn gọi Thiên Chúa dẫn đưa mỗi người theo ý của Ngài. Ơn gọi là một ân sủng, là một hồng ân, là quà tặng vô giá Thiên Chúa trao ban cho con người. Nhưng để hiểu được ơn gọi phải nhờ tới sự tác động của Chúa Thánh Thần. Thánh nữ Lucia đã nghe một tiếng gọi và từ trong nội tâm của Ngài, một tiếng thưa xin vâng vang lên, diễn tả bằng sự từ khước những lời cám dỗ đường mật của một kẻ si tình, ham mê dục vọng, thích xác thịt hơn chọn lấy lời của Thần Khí và rồi thái độ cương quyết, vô cùng chí khí của thánh nữ Lucia đã làm cho kẻ si mê tình dục, say mê xác thịt không còn đủ lý trí để cầm hãm đời mình.Thánh nữ Lucia luôn tỉnh táo để hiểu rằng đức vâng phục của Chúa Giêsu trong vườn Cây Dầu: ” Xin đừng theo ý con mà xin theo ý Cha “. Và Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ “ Giờ đã đến “. Đồng thời, Chúa thêm: ” Những việc này xảy ra để ứng nghiệm các lời đã chép trong Kinh Thánh “. Thánh nữ Lucia đã cảm nghiệm sâu sắc lời của Thầy Giêsu chí thánh và rồi thánh nhân đã quyết định chọn con đường hẹp, con đường thập giá như là con đường của giao ước mới. Thánh nhân đã chọn sự vâng phục chấp nhận cái chết hơn là thỏa hiệp, dễ dãi làm mất lòng Chúa. Như thế, thánh nhân quả đã xác tín sâu xa sự vâng phục Thiên Chúa qua Đức Giêsu Kitô là của lễ quí giá nhất cho ơn gọi làm Kitô hữu của mình.

CÁI CHẾT CAN ĐẢM ANH HÙNG CỦA THÁNH NỮ LUCIA:

Đọc lại tiểu sử của thánh nhân chúng ta bắt gặp nhiều tình tiết ly kỳ về cuộc đời của Ngài, nhưng theo tôi đó không phải là điều chính yếu chúng ta muốn đề cập ở đây. Điều cốt yếu nhất đối với chúng ta là thánh nữ đã sống hoàn toàn cho Chúa. Thánh nhân đã khước từ tình yêu của một chàng thanh niên ngoại giáo, si mê nàng, do đó, cậu ta tố cáo với nhà cầm quyền lúc đó Lucia là người Công giáo. Chính sự ham mê xác thịt, ham mê sự đời, say mê Lucia, cậu thanh niên ngoại giáo đã thất vọng…thất vọng đến nỗi hận thù tố cáo Lucia. Thánh nhân đã nhất quyết không theo lời dọa nạt, cũng như dụ dỗ của quan Paschase, dâng hương tế thần. Vị quan này điên tiết vì không thể nào làm lung lay được đức tin của thánh nhân, nên ông đã ác độc truyền điệu thánh nhân đến nơi tội lỗi nhằm hủy diệt đức trinh khiết của Lucia. Tuy nhiên, Thiên Chúa đã gìn giữ thánh nhân khiến thân xác của Ngài trở nên nặng nề hơn cả đá, không ai có thể kéo Ngài đi được. Paschase tàn bạo đã cho tẩm dầu vào thánh nhân và truyền lệnh đốt thiêu hủy Ngài nhưng Thiên Chúa vẫn gìn giữ thân xác của Ngài toàn vẹn giữa ngọn lửa cháy bùng.

Thánh nhân cuối cùng đã được phúc chết tử vì đạo vào năm 304 dưới lưỡi gươm của lý hình dưới thời cấm cớ, bắt đạo của Điôclêtianô.

Cái chết can đảm anh hùng của thánh nữ Lucia luôn mãi là ánh sáng chiếu soi cho những con người đang gặp thử thách về đức tin, và làm vinh danh sáng láng những khuôn mặt của những thiếu nữ mang tên thánh Lucia.

Thánh nữ Lucia đã sống xứng đáng với cái tên được cha mẹ đặt cho mình bởi vì Lucia có nghĩa là ánh sáng.

Trước khi chết thánh nhân đã tiên báo Giáo Hội sắp được bình an. Xác của thánh nữ được chôn ngay tại quê hương của Ngài là nước Ý miền Syracusas.

RỒI VẪN CON ĐƯỜNG HẸP TA ĐI:

Thánh nữ Lucia đã không chọn đường rộng thênh thang, không chọn những con đường nhựa cao tốc, những con đường thẳng cánh cò bay. Thánh nhân đã chọn con đường hẹp, con đường tình yêu để bước theo Đức Giêsu Kitô. Ngài tin Đấng Thầy là Giêsu cũng đã chọn con đường thánh giá theo ý Chúa Cha, chết trên thập hình để mang lại ơn cứu độ cho mọi người. Thánh nhân đã theo lời Thánh vịnh: ” Bạn hãy ký thác đường đời cho Chúa…Chúa, Chúa chính Người, Người sẽ ra tay “. Phải, ơn gọi là con đường hẹp Lucia đã chọn, đã bước theo Thầy Chí Thánh Giêsu. Con đường hẹp là con đường tình yêu như Chúa Giêsu đã dạy: ” Không có tình yêu nào cao vời bằng tình yêu của người hiến mạng sống mình vì người mình yêu” ( Ga 15, 13 ). Con đường đó chúng ta hôm nay và mãi mãi vẫn đi bởi chỉ có đường hẹp mới giúp chúng ta gặp Chúa và đạt được chính con Người là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống.

Lạy thánh nữ Lucia, xin cầu thay nguyện giúp cho chúng con để chúng con luôn noi gương bắt chước thánh nữ và anh hùng can đảm giữ đạo, thực hành đạo với tất cà đức tin của mình. Amen.
 
Bên Mẹ Luôn Mãi Bình An
LM Phêrô Hồng Phúc
16:44 09/12/2008
Bên Mẹ Luôn Mãi Bình An
(Lễ kỷ niệm 150 năm Đức Mẹ hiện ra tại Lourdes 1858 – 2008)

Trong tất cả các danh từ và những đặc ân mà Chúa ban cho Đức Trinh nữ Maria, ơn Vô Nhiễm nguyên tội là ơn quan trọng nhất, vì động đến toàn bộ Chương trình Cứu độ của Đức Giêsu Kitô.

Chương trình Cứu độ này là tất cả những gì mà hôm nay chúng ta đang có. Không có Chương trình Cứu độ, chúng ta không có Chúa Kitô; không có Hội Thánh; không có ơn phần rỗi linh hồn. Và như vậy, ơn Vô Nhiễm nguyên tội của Mẹ đã là khởi đầu cho tất cả những gì mà chúng ta gọi là “Ánh sáng”. Bởi lẽ, nếu không có ơn cứu độ thì lời của Isaia gọi cả một dân tộc – dân riêng của Chúa - là “bước đi trong u tối” (Is 9,1). Bước đi trong u tối vì bị chi phối toàn bộ bởi tội “Tổ tông truyền”, tội đã làm đảo lộn tất cả vũ trụ, đã làm mất đi tất cả ân sủng của Thiên Chúa và khiến cho con người ở trong một tình trạng sa đọa xuống tận vực thẳm của tội lỗi. Khi đó, Thiên Chúa chỉ có thể hoạt động đơn phương trong tình yêu của Ngài để cứu độ con người.

* Đầu tiên là gia đình của Noe: Thiên Chúa định dùng một gia đình để cứu một dân tộc. Nhưng gia đình Noe sớm cho chúng ta thấy một gia đình cũng gồm những con người thánh, cũng gồm những con người tội lỗi và tội lỗi tiếp tục xông mùi trên trái đất khiến cho Thiên Chúa phải dùng trận lụt đại hồng thủy để thanh tẩy mặt đất. Cách thức đó không phải là lý tưởng, khiến cho Thiên Chúa phải tỏ ra ân hận, nói theo cách diễn tả nhân loại, Ngài quyết định không dùng một gia đình, mà kêu gọi một con người. Con người đó là Abraham!

* Thiên Chúa gọi Abraham, ông được mời gọi từ bỏ vùng Mesopotamia trù phú, từ bỏ thành Ur, từ bỏ gia đình họ hàng, để một mình ra đi đến một nơi vô định, nơi mà Thiên Chúa hứa là sẽ ban đất chảy sữa và mật. Ông ra đi với một niềm hy vọng: lời hứa của Chúa sẽ cho dòng dõi của ông “đông như sao trên trời, như cát bãi biển” (St 13,16.15,5)

Abraham tin thật vào lời hứa, ông trở thành cha của các kẻ tin, thành tổ phụ dân Israel, vì đã được Thiên Chúa cho ông những lời hứa quan trọng. Thế nhưng, trong dòng dõi tổ phụ Abraham, Isaac - người con của lời hứa rất đáng quý mến ấy đã tiếp tục có những dấu hiệu của con người.

Đó là hai dân tộc đã đánh nhau trong lòng mẹ Rebeca, vì bà Rebeca mang thai trong đau đớn và người ta nói rằng hai thai nhi đã đụng độ nhau ngay trong lòng mẹ. Rồi khi ra đời, Jacob và Exau thực sự đã có những lần tuyên chiến. Khi Jacob trở về quê hương xứ sở gặp được người cậu Laban trong dòng họ thì đã có dấu hiệu của sự lừa dối, Laban không gả ngay Rakhen cho Giacob, khiến ông phải dùng hết bảy năm này tới bảy năm kia để cưới Rakhen thay cho Lea - người chị đã đánh tráo. Những hình ảnh, những sự kiện đó đã cho chúng ta thấy sự lộn xộn từ ngay trong dòng họ, từ ngay trong miêu duệ của Abraham, Isaac. Vì thế làm sao có thể thực hiện được lời hứa: “Miêu duệ của người nữ sẽ đạp dập đầu con rắn.” (St 3, 15)

* Chúng ta phải chờ đến với Đức Trinh Nữ Maria: Mẹ không phải là danh sách nối dài xếp sau Noe, xếp sau Abraham. Mà Mẹ là người nữ tỳ xuất phát điểm từ ban đầu với Eva.

Thiên Chúa đã dựng nên những tạo vật tuyệt đẹp là Adam và Eva. Gọi là Eva, tên của Eva là “Mẹ của chúng sinh”. Họ đã được ơn ngoại nhiên và ơn đó được diễn tả cho chúng ta thấy Thiên Chúa đã tản bộ trong vườn, nói chuyện đàm đạo với họ thân tình biết bao nhiêu. Với ơn ngoại nhiên này, họ vượt khỏi đau khổ và họ không phải nếm sự chết. Thế nhưng, Eva đã làm đổ vỡ tất cả chỉ vì không vâng lời Thiên Chúa. Đó là nỗi đau xót nhất, khiến cho toàn thể vũ trụ bị chúc dữ và con người đi trong tối tăm.

Tuy nhiên, Đức Maria được đặt lại xuất phát điểm ban đầu với ơn ngoại nhiên và hơn nữa là ơn Vô Nhiễm nguyên tội. Với ơn này, Đức Trinh Nữ Maria thực sự đã bắt đầu mở sang một chương mới, mở sang một thế kỷ mới. Nói theo thời đại của chúng ta là “người ngoài hành tinh”. Đức Trinh nữ Maria đã thực sự không bị đặt dưới quyền cương tỏa của tội lỗi; không bước đi trong tăm tối; không thuộc về dòng dõi của con cháu Eva. Mẹ là tạo vật mới, Thiên Chúa dựng nên như buổi đầu sáng tạo vũ trụ. Tất nhiên, với một đặc ân vô cùng lớn lao như vậy thì cũng như Adam và Eva, Đức Trinh Nữ Maria cũng phải đối diện với một sự thách đố lớn, và thách đố đó đến khi sứ thần Gabriel nghiêng mình chào kính:

“Kính chào Trinh nữ đầy ơn phúc, Thiên Chúa ở cùng Trinh nữ” (Lc 1, 28).

Đức Trinh nữ bối rối, bởi vì Mẹ đối diện với ân huệ lớn lao, nguồn sự thánh thiện và nhất là trọng tâm của mầu nhiệm cứu độ. Mẹ còn bị đẩy lên tới tột cùng của thách đố này, của sự đối diện với trung tâm mầu nhiệm. Đó là Mẹ chấp nhận hay không chấp nhận làm Mẹ Đấng Mesia, Đấng Cứu thế. Trong khi đó, như là hình ảnh của vườn địa đàng được lặp lại, một đàng là Evà dưới cây trái cấm bất tuân lệnh Chúa thì đối lại, hôm nay Đức Trinh nữ Maria đã thưa “Xin vâng” với Thiên Chúa, với tất cả sự sáng suốt, sự tự do và yêu kính của Mẹ. Như vậy, một hình ảnh cảm động từ sự bất tuân của Eva qua hình ảnh nhân loại đắm mình trong tội lệ, trong tối tăm, thì hôm nay bằng tiếng “Xin vâng” chủ động chứ không phải thụ động, Đức Trinh nữ Maria đưa cả thế hệ của “người ngoài hành tinh” đi vào lịch sử cứu độ. Với lời “Xin vâng” ấy, Đức Trinh nữ Maria đã cho toàn thể nhân loại điều kỳ diệu:

“Ánh sáng bởi ánh sáng,
Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật,
được sinh ra mà không phải tạo thành” (kinh Tin Kính trong Thánh lễ).

Tất cả đã bắt đầu từ giây phút truyền tin quan trọng ấy. Và Đức Trinh nữ Maria đã gói gọn trong hai tiếng “Xin vâng”.

Như vậy, chúng ta thấy với Đức Trinh nữ Maria Vô Nhiễm nguyên tội, ơn cứu độ đã khởi sự từ đó và tiến trình được đẩy cao lên từ hai tiếng “Xin vâng”, đưa toàn bộ Chương trình Cứu độ vào trần gian và từ đó chúng ta thấy vai quan trọng của Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc:

- Những hình ảnh mà Mẹ ôm con sang Ai Cập;
- Những hình ảnh mà Mẹ thầm lặng dưới chân Thập giá;
- Những hình ảnh mà Mẹ ôm xác con trong lòng.

Bao nhiêu biến cố, bao nhiêu đau thương, Đức Trinh nữ Maria nhìn với cái nhìn của Đức Kitô, Đấng Cứu Thế. Mẹ chấp nhận tình yêu hiến tế: không phàn nàn không kết án, không xét đoán, bởi vì tiếng “Xin vâng” đã gói trọn tình yêu thương trong đời. Mẹ đã đến với mỗi người chúng ta để trao ban cho mỗi người một Đức Kitô và như vậy, ơn Vô Nhiễm của Mẹ hôm nay thực sự đã đem lại ơn ngoại nhiên từ thủơ sáng tạo trao ban cho con người. Không phải mỗi người chúng ta chiến thắng được đau khổ mà không phải nếm mùi sự chết. Nhưng với Đức Trinh nữ Maria, với Đức Giêsu Kitô – Con Mẹ, đau khổ từ nay có ý nghĩa để thánh hoá, để trở thành hiến tế. Sự chết cuối cùng bị đánh bại trong Đức Giêsu Kitô, chúng ta thấy niềm vui Phục sinh – Halelluia!

Như vậy, Đức Trinh nữ Maria đã trả lại cho chúng ta một vị trí làm con. Vị trí làm con Thiên Chúa, vị trí từ ban đầu Thiên Chúa muốn dựng nên; điều mà Noe đã làm hỏng trong gia đình mình vì trong đó có cả ánh sáng và bóng tối; điều mà Abraham trong tất cả sự đáng kính của mình cũng không thể thực hiện được vì là mang dòng máu của nguyên tội. Thì Đức Trinh nữ Maria đã mặc lại cho tất cả nhân loại chúng ta hình ảnh ban đầu đúng như ý Thiên Chúa muốn tạo dựng:

- Chúng ta nói lên để với tấm lòng biết ơn Mẹ;
- Chúng ta phân tích để thêm lòng yêu mến Mẹ;
- Chúng ta thốt lên để cùng với toàn thể Hội Thánh ca khen Tình yêu mà Thiên Chúa thực hiện điều vĩ đại nơi Mẹ, đúng như Mẹ nói: “Từ nay hết mọi người sẽ khen tôi là người có phúc” (Lc 1, 48).

Lạy Đức Mẹ Vô Nhiễm nguyên tội,
Mẹ đã trao lại cho chúng con cả trời và đất
Mẹ đã trao lại cho chúng con ơn nghĩa Cha – con
Mẹ đã ban cho chúng con
Người con yêu dấu cũng là Con Một của Thiên Chúa Cha.
Mẹ đã trao cả Thiên đàng vào trong trần gian
Mẹ đã cho chúng con cả sự sống đời đời phủ lên sự chết.

Chúng con biết ơn Mẹ
và chúng con ngợi khen tình yêu thương của Chúa đến muôn đời,
vì đã thực hiện nơi Mẹ một chương trình quý giá
và thực hiện lịch sử ơn cứu độ ngang qua một tạo vật đáng kính yêu như Mẹ.

Xin cho mỗi người chúng con hôm nay yêu mến Mẹ không chỉ bằng tình cảm tự nhiên nhưng mà bằng tất cả hành động chứng nhân Tin Mừng của một tạo vật được chúc phúc, được nhận lại quyền làm nghĩa tử qua ơn cứu độ của Đức Chúa Giêsu – Con Mẹ đã trao ban.

Và cuối cùng, trong cảm xúc riêng tư, tôi đã từng tuôn trào dâng ở Lourdes nơi cách đây 150 năm Đức Mẹ hiện ra với chị Benadeth để xưng “Ta là Đấng Vô Nhiễm nguyên tội”. Xin cho tôi được cùng quý cộng đoàn, những người nhận Mẹ làm Bổn mạng, những người biết ơn Mẹ, nói lên những tâm tình như người con Benadeth xưa ở Lourdes nhân kỷ niệm 150 năm Mẹ hiện ra tại đây:

Gọi Thủ đô Paris: Kinh thành ánh sáng
Không có gì là tô phóng lên hơn
Nước Pháp còn là trung tâm hành hương
Về Lộ Đức (Lourdes) hưởng nguồn ơn Đức Mẹ
Sông Gave xoáy theo dòng mạnh mẽ
Như ơn lành Mẹ chia sẻ đoàn con
Vách núi kia, hình Mẹ mãi vẫn còn
Nhắc sự kiện mười tám lần Mẹ hiện.

Nến lung linh suốt ngày đêm dâng tiến
Như tấm lòng bốn phương đến hành hương.
Mạch nước kia thành mạch nước tình thương
Bao tội nhân, bệnh nhân đương được khỏi.

Ba Nhà thờ tựa triều thiên sáng chói
Xếp thành tầng như vẫy gọi nguyện cầu.
Trải rộng dài, quảng trường mãi xa đâu
Gợi đồng cỏ xanh một mầu thuở trước.

Như bầy chiên nghỉ trên đồng cỏ mượt
Chúa chăn nuôi dân du mục It-ran
Mẹ hôm nay cũng chăm sóc, lo toan
Con cái Mẹ đang gian nan, hoạn nạn.

Con trở về trong bình an tỏa rạng
Ước vọng dài nay được mãn nguyện rồi
Vẫn thời gian năm tháng nặng nề trôi
Nhưng dòng đời con nhớ nơi Lộ Đức.

Như sông Gave đời con uốn khúc
Lúc dâng cao, lại có lúc cạn dòng;
Lúc sủi ngầu, lúc gạn đục khơi trong
Nhưng mãi chỉ chảy một dòng bên Mẹ.

Cũng có khi dòng đời con khô nẻ
Mẹ hiện lên và vẫn khẽ gọi con
Như Bernadette con theo đường mòn
Mẹ gọi lại chỉ cho con hang rộng.

Con khơi lên từ chính nơi con sống
Mạch tình thương Chúa hoạt động trong con.
Một trăm năm, ngàn năm mạch vẫn còn
Chữa tật bệnh cho linh hồn được mạnh.

Mẹ dạy con phải xây ngôi Đền thánh
Chính tâm hồn con hẻo lánh xưa nay
Chúa Thánh Thần đến trong ngôi Đền này
Con nhờ Mẹ, sống đêm ngày với Chúa.

Mẹ Lộ Đức nguồn cậy trông, nỗi nhớ
Tự nhiên như Mẹ hiện ở trong hang
Dù hôm nay con đã về Việt Nam
Nhưng tâm hồn mãi bình an bên Mẹ.

* Bài giảng lễ của Linh mục Hồng Phúc đã được Thùy Chi ghi âm trực tiếp trong Thánh lễ 5 giờ sáng ngày 08.12.2008 tại Nhà thờ Chính Toà Phát Diệm.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:15 09/12/2008
THAY ĐỔI

N2T


Một vị học giả chuyên về lịch sử đến thăm, ông ta có ý tìm đại sư để biện luận.

- “Nổ lực của chúng ta sẽ làm thay đổi lịch sử thế giới, có phải không ? ông ta chất vấn như thế.

- “Phải.” đại sư trả lời.

- “Sự nổ lực của con người đã cải biến địa cầu chúng ta, có phải không ?”

- “Đúng.” đại sư nói.

- “Vậy thì tại sao ngài vẫn nói: nổ lực của con người không thể xoay chuyển đại cuộc ?”

Đại sư nói: “Bởi vì, dù cho gió có ngừng, nhưng lá cây vẫn cứ rơi như thường.”

(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)

Suy tư:

Trên thế gian này, thuộc mọi thời đại, đều có những con người muốn thay đổi đại cuộc của thế giới, muốn cho thế giới có một bộ mặt mới theo quan niệm của họ, và thế là chiến tranh liên miên, chiến tranh diệt chủng tàn khốc, chiến tranh thanh trừng chủng tộc đẩm máu nồi da xáo thịt, chiến tranh sắc tộc rùn rợn, chiến tranh cấm vận kinh tế, chiến tranh văn hóa sự chết.v.v...nhưng họ không thể thay đổi được thế giới này, họ cũng không thể làm cho bộ mặt thế giới này đẹp hơn, hòa bình hơn, bởi vì họ là con người, không phải là Thiên Chúa.

Chúa Giê-su đã thay đổi bộ mặt thế giới này không phải bằng vũ khí hạt nhân, không phải bằng cấm vận kinh tế, nhưng là bằng tình yêu chết trên thập giá, bằng tình yêu hiến mạng sống cho người mình yêu.

Chúa Giê-su đã thay đổi bộ mặt thế giới này không phải bằng trang bị vũ khí hiện đại tận răng cho các môn đệ của mình, nhưng trang bị cho họ ân sủng và dạy họ biết cầu nguyện, bởi vì cầu nguyện chính là vũ khí siêu hiện đại, vượt qua mọi thời gian và không gian, và chính nhờ ạn sủng và sự cầu nguyện, mà mười hai tông đồ của Ngài đã thay đổi bộ mặt thế giới hôm qua, hôm nay và ngay mai.

Vận mệnh đại cuộc của thế giới không phải trong tay con người, mà là trong ý định của Thiên Chúa, nhưng con người có thể làm cho thế giới này đẹp hơn và tốt ơn bằng cách nghe và thực hành Lời Chúa dạy: Hãy yêu thương nhau.

Muốn thay đổi người khác, thì hãy thay đổi mình trước, đó là bí quyết truyền giáo của người Ki-tô hữu vậy.
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:17 09/12/2008
N2T


29. Phàm người coi thường việc nhỏ, thì không lâu sẽ trượt chân.

(Thánh Teresa of Avila)
 
Có những lời nói hay
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:19 09/12/2008
CÓ NHỮNG LỜI NÓI HAY (1)

Hy vọng thì đem lại thời gian cho người tích cực.

Thành công thì ban cho người biết kiên trì đến cùng.

Sức khỏe thì ban cho người đằm tính ở tinh thần và thể xác.

Tài phúc thì ban cho người cần kiệm có thể thu nhặt.

Hạnh phúc thì ban cho người có tâm địa biết cảm ơn.

Vui vẻ thì ban cho người trong lòng biết đủ.

Thanh tịnh thì ban cho người luôn luôn tự tại.

Tốt lành hòa thuận thì ban cho người biết trân quý mọi sự.

Khôn ngoan thì ban cho người biết khiêm tốn học tập.

Sứ mệnh thì ban cho người tự nguyện gánh vác.

Cơ hội thì ban cho người đã chuẩn bị hoàn toàn.

Tình yêu thì ban cho người tự nguyện yêu thương...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

Dịch từ tiếng Hoa

-----------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://360.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTC Bênêđictô XVI: Không thể tìm được Niềm Hy Vọng chân chính ở sự giải phóng chính trị hay xã hội
Phaolô Phạm Xuân Khôi
17:21 09/12/2008
Trong bài suy niệm trước Kinh Truyền Tin tại Quảng Trường Thánh Phêrô ngày 17 tháng 12, 2008 vừa qua, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã nói đến nguồn hy vọng mà các Kitô hữu có thể tìm thấy trong Mùa Vọng. Niềm hy vọng chân chính này đến từ Đức Kitô, là Đấng giải thoát con người, không những khỏi ách nô lệ chính trị và xã hội, mà còn tạo ra một nhân loại mới.

ĐTC giải thích rằng Mùa Vọng “vang vọng lại một sứ điệp đầy hy vọng, đồng thời mời chúng ta hướng mắt nhìn lên chân trời cuối cùng và nhận ra dấu chỉ Thiên Chúa hiện đang ở cùng chúng ta. ”

Rồi ĐTC trích dẫn sách Ngôn Sứ Isaiah, là sách công bố về cuộc giải phóng dân Israel: “Hỡi dân Ta, hãy an tâm, hãy an tâm! Hãy nói với Giêrusalem, và kêu gọi rằng: Thời nô lệ đã chấm dứt, tội lỗi đã được ân xá, Chúa đã ban ơn nhiều gấp hai lần tội lỗi.”

Trong Mùa Vọng, Chúa “nói với tâm hồn của Dân Người và với toàn thể nhân loại như thế để công bố ơn cứu độ.” Để nhận được sứ điệp này, chúng ta phải theo gương Thánh Gioan Tẩy Giả là vị nghe lời kêu gọi của Ngôn Sứ Isaiah: “Hãy dọn đươờg cho Chúa!”

ĐTC nói, hôm nay, Hội Thánh lên tiếng như Thánh Gioan Tẩy Giả đã làm. “Đối với dân chúng đang mệt mỏi vì đau khổ và đói khát, với những đám đông dân tỵ nạn, với những người mà quyền lợi của họ bị vi phạm cách trầm trọng và có hệ thống, Hội Thánh tự đặt mình như ngưởi lính canh trên núi cao của Đức Tin và công bố: “Đây là Thiên Chúa của anh chị em! Đây Chúa là Thiên Chúa đến với quyền năng”.

ĐTC nói rằng lời công bố tiên tri của ngôn sứ Isaiah đã được thể hiện nơi Đức Chúa Giêsu Kitô.

ĐTC giải thích, “Với lời giảng dạy cùng với cái chết và cuộc phục sinh của Người, [Đức Kitô] đã làm tròn lời hứa xưa, bằng cách tỏ bày một triển vọng sâu xa và phổ quát. Người bắt đầu một cuộc xuất hành không phải chỉ trên thế gian, trong lịch sử và tạm thời, nhưng một cuộc xuất hành tận gốc và dứt khoát: cuộc vượt qua từ thống trị của sự dữ đến vương quyền của Thiên Chúa, từ quyền năng của tội lỗi và tử thần sang tình yêu và sự sống.”

ĐTC giải thích rằng niềm hy vọng của các Kitô hữu “còn hơn cả ước mong chính đáng một cuộc giải phóng về xã hội và chính trị. Điều mà Chúa Giêsu đã bắt đầu là một nhân loại mới, một nhân loại vừa đến ‘từ Thiên Chúa’ và vừa nảy chồi trên thế gian, theo mức độ mà Thần Khí của Chúa vun trồng”.

ĐTC yêu cầu đoàn chiên của ngài hãy tin vào Thiên Chúa, vào chương trình cứu độ của Ngài, đồng thời, hãy dấn thân xây dựng Nước của Ngài.

“Thực ra, công lý và hoà bình là hồng ân của Thiên Chúa, nhưng cần có những con người là ‘đất tốt’ sẵn sàng thu lượm những hạt giống tốt của Lời Ngài.”

ĐTC tiếp: “Hoa quả đầu mùa của nhân loại mới này là Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa và con Đức Mẹ Maria. Mẹ, Đức Trinh nữ Maria, là ‘con đường’ mà chính Thiên Chúa sửa soạn để đi vào thế gian. Với tất cả lòng khiêm nhường, Đức Mẹ đã đi trước dân Israel mới trong cuộc xuất hành từ mọi cuộc lưu đày, áp bức, cùng nô lệ luân lý và vật chất, để đi đến một ‘trời mới và đất mới mà trong đó đức công chính ngự trị.”

ĐTC kết thúc bằng lời cầu nguyện: “Chúng con xin phó thác ước vọng hoà bình và cứu độ của con người thời đại chúng con cho sự bầu cử của Mẹ.”
 
ĐTC Bênêđictô XVI: Đức Mẹ giúp các Kitô hữu trở thành Linh Hồn của Thế Giới
Phaolô Phạm Xuân Khôi
17:27 09/12/2008
Vào chiều ngày 8 tháng 12, 2008, ĐTC Bênêđictô XVI đã đến Piazza di Spagna ở Rôma để kính viếng tượng Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên tội theo truyền thống.

Tại công trường, ĐTC đã nói về chuyến tông du Đền Thờ Đức Mẹ Lộ Đức ở Pháp quốc của ngài cách đây ba tháng, nhân dịp kỷ niệm 150 năm Đức Mẹ hiện ra với Thánh Bernadetta. Ngài nói: “Từ nhiều kỷ nguyên trước những cuộc hiện ra ở Lộ Đức đã có niềm tin vào Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, nhưng những cuộc hiện ra này xảy ra như là một cách chuẩn y của Thiên Chúa, sau khi Đấng Tiền Nhiệm của cha là Á Thánh Piô IX công bố tín điều Vô Nhiễm Nguyên Tội vào ngày 8 tháng 12 nắm 1854.”

ĐTC nói tiếp rằng ở nơi Đức Mẹ, chúng ra nhận ra “‘nụ cười của Thiên Chúa’, một sự phản chiếu vẹn toàn ánh sáng của Thiên Chúa, trong Mẹ chúng ta tìm được niềm hy vọng mới giữa những khó khăn và thảm trạng của thế giới.” Khi giải thích về việc dâng hoa hồng cho Đức Mẹ, ĐTC nói “tất cả hoa hồng đều có gai... những gai ấy đối với chúng ta là những khó khăn, đau khổ và sự dữ đã đánh dấu và tiếp tục đánh dấu cuộc đời của từng cá nhân và cộng đoàn chúng ta. Chúng ta dâng lên Mẹ những niềm vui của mình nhưng cũng phó thác cho Mẹ những lo âu, để chắc chắn tìm được nơi Mẹ niềm an ủi mà không sờn lòng và sự nâng đỡ để tiếp tục cuộc hành trình của chúng ta.”

Sau đó ĐTC dâng cho Mẹ “‘những người bé nhỏ nhất’ trong thành phố của chúng con: đầu tiên và trên hết là các trẻ em, đặc biệt là những em đau nặng, những người thiếu may mắn, và những người đang đau khổ vì hậu quả của những hoàn cảnh khó khăn trong gia đình”, cũng như “những người già cả đang sống cô đơn,... những người di dân đang vật lộn để điều chỉnh, những gia đình đang cố gắng kiếm ăn, và những người không tìm được việc làm hay đã mất việc làm.”

ĐTC tiếp: “Lạy Mẹ, xin dạy chúng con biết tỏ tình đoàn kết với những người đang gặp khó khăn, biết nối liền sự xa cách càng ngày càng gia tăng về xã hội; xin giúp chúng con biết vun trồng một ý thức sống động hơn về công ích, và tôn trọng an sinh công cộng,… và giúp chúng con đóng góp vào việc xây dựng một x hội công bằng và đoàn kết hơn.”

“Vẻ đẹp của Mẹ bảo đảm cho chúng con rằng tình yêu có thể chiến thắng, quả thật, đó là điều chắc chắn. Vẻ đẹp ấy bảo đảm với chúng con rằng ân sủng mạnh hơn tội lỗi, và như thế việc giải thoát khỏi mọi hình thức nô lệ là điều có thể. Lạy Mẹ, xin giúp chúng con tin vào sự nhân lành một cách tín thác hơn; Mẹ khuyến khích chúng con tỉnh thức và đừng xa vào chước cám dỗ của những hình thức tránh né dễ dàng, để chúng don đương đầu với thực tế… cách can đảm và trách nhiệm.”

ĐTC kết luận, “Xin Mẹ trở nên Mẹ Mến Yêu của những người trẻ, để các em có can đảm trở thành ‘những người lính canh của ngày mai’ và ban nhân đức này cho tất cả mọi Kitô hữu để họ có thể trở thành linh hồn của thế giới trong giây phút khó khăn này của lịch sử.”
 
Top Stories
Vietnam Catholics Avoid Jail In Land Dispute Trial
Tavno.com
01:11 09/12/2008
Vietnam Catholics Avoid Jail In Land Dispute Trial

More than 1,000 Vietnamese Catholics arrived to support the defendants, a rare expression of dissent against the ruling Communist Party.”

A Vietnamese court on Monday sentenced seven Catholics to suspended prison terms and gave another a warning for destroying property and damaging public order in a simmering land dispute with the government.

The verdict, however, amounted to a slap on the wrist for the Catholics, who say they have been trying for years to get back a large plot next to a church in Hanoi that the government took control of about five decades ago. They have staged several protests around the land in recent months.

Many expected some, if not all, of the defendants to go to jail.

Earlier, hundreds of Vietnamese police sealed off the street in front of the building where the trial took place.

More than 1,000 Vietnamese Catholics arrived to support the defendants, a rare expression of dissent against the ruling Communist Party.

When Monday's trial ended, Catholic supporters and the defendants headed to the Thai Ha church nearby, where they rang the church bell and chanted "One, two, three: Innocent!", "One, Two, Three: Hallelujah!" several times before a special mass to give thanks.

In August, state television showed pictures of people using hoes and hammers to break what it said was a section of the brick wall surrounding the plot, leading to police claims of "causing public disorder" and "intentional destruction of property".

Religion remains under state supervision in the mostly Buddhist country, although Vietnam has the second largest Catholic community in Southeast Asia after the Philippines, with about 6-8 million among the 86.5 million population.

"This result shows that senior government officials want good relations with the Church," said a Western diplomat who was allowed to attend the trial but who declined to be named.

The Hanoi government is working towards establishing formal diplomatic relations with the Vatican, and Prime Minister Nguyen Tan Dung visited the Pope there a year ago.

But even while the eight defendants avoided jail, church leaders felt the verdict was too harsh.

"Emotionally, we are very happy because all the accused are free. But theoretically, we don't think that this is finished because the accused are always considered as having violated the laws, and so we will continue our search for more justice," said Matthew Vu Khoi Phung, senior father at the Thai Ha church.

"We have some soul searching to do about justice in general. I don't know what we'll do, but we'll do something."

Peter Nguyen Van Khai, another priest at the church, maintained that he thought the eight were innocent and should appeal. "I think it is necessary that we appeal," he told Reuters.

(Source: Javno.com, December 08, 2008, http://www.javno.com/en/world/clanak.php?id=212420 )
 
Catholic protesters face court in Vietnam
Today Online
01:42 09/12/2008
Catholic protesters face court in Vietnam

Eight Vietnamese Catholics went on trial Monday charged with disturbing public order and destroying property in the communist country during rallies over a land dispute.

The defendants were among thousands who joined prayer vigils and peaceful rallies over the past year in the capital Hanoi demanding the return of Catholic church land seized by the state half a century ago.

The eight defendants -- four men and four women -- are accused of causing public disorder and destroying property, charges that each carry up to seven years' jail, at the height of the demonstrations in August.

To back the state's case, prosecutors in court showed video footage of Catholic protesters tearing down part of a brick wall around a disputed parcel of land adjacent to the Thai Ha Redemptorist parish.

Most church lands and many other buildings and farms were taken over by the state after communists took power in North Vietnam in 1954. The disputed Tai Ha property was used by a state textile factory that has since been demolished.

The Tai Ha property and another disputed plot of land in the centre of Hanoi -- the site of the former Vatican embassy adjacent to the main St Joseph's Cathedral -- were turned into public parks in recent months.

Several of the defendants in Monday's hearing acknowleged taking part in some of the unauthorised mass meetings held since before Christmas 2007, but they told the court they were doing so to protect church property.

"I know for sure the land belongs to the church," said 54-year-old Ngo Thi Dung, one of two women who has been held in detention for several months.

The other female detainee, Nguyen Thi Nhi, 46, admitted displaying posters and using a musical gong in the rallies, saying she also tried "to protect the land of the church."

Also on trial but earlier released on bail were two more women -- Nguyen Thi Viet, 59, and Le Thi Hoi, 61 -- and four men -- Le Quang Kien, 63, Pham Chi Nang, 50, Ngyen Dac Hung, 31, and Thai Thanh Hai, 21.

Hoi denied causing public disorder, saying "when we pray, we are quiet."

Access to Monday's hearing was restricted by officials who cited the small size of the courtroom in the Dong Da local government building.

Four foreign diplomats and two journalists for foreign news organisations were allowed to follow the hearing via closed-circuit television.

Vietnam's tightly controlled media has largely ignored the trial.

Thousands of Catholics in parishes across Vietnam, including southern Ho Chi Minh City, have held prayers and vigils to support the defendants, said the online Catholic news service vietcatholic.net.

More than 500 Catholic faithful, including priests holding religious icons, held a vigil and sang hymns outside the government building where the trial was being held, watched over by riot police and plain-clothed officers.

"We came here to ask for justice," said one supporter in the crowd, 67-year-old Nguyen Thi Hoa. "The Catholic detainees are all innocent."

Another Catholic, holding up a picture of the Virgin Mary, said "the charges are groundless because these people only protected the land of the church. They did not commit any violence against the authorities."

Vietnam, a former French colony and a unified communist country since the war ended in 1975, has Southeast Asia's largest Catholic community after the Philippines -- at least six million out of a population of 86 million. — AFP

Eight Vietnamese Catholics went on trial Monday charged with disturbing public order and destroying property in the communist country during rallies over a land dispute.

The defendants were among thousands who joined prayer vigils and peaceful rallies over the past year in the capital Hanoi demanding the return of Catholic church land seized by the state half a century ago.

The eight defendants -- four men and four women -- are accused of causing public disorder and destroying property, charges that each carry up to seven years' jail, at the height of the demonstrations in August.

To back the state's case, prosecutors in court showed video footage of Catholic protesters tearing down part of a brick wall around a disputed parcel of land adjacent to the Thai Ha Redemptorist parish.

Most church lands and many other buildings and farms were taken over by the state after communists took power in North Vietnam in 1954. The disputed Tai Ha property was used by a state textile factory that has since been demolished.

The Tai Ha property and another disputed plot of land in the centre of Hanoi -- the site of the former Vatican embassy adjacent to the main St Joseph's Cathedral -- were turned into public parks in recent months.

Several of the defendants in Monday's hearing acknowleged taking part in some of the unauthorised mass meetings held since before Christmas 2007, but they told the court they were doing so to protect church property.

"I know for sure the land belongs to the church," said 54-year-old Ngo Thi Dung, one of two women who has been held in detention for several months.

The other female detainee, Nguyen Thi Nhi, 46, admitted displaying posters and using a musical gong in the rallies, saying she also tried "to protect the land of the church."

Also on trial but earlier released on bail were two more women -- Nguyen Thi Viet, 59, and Le Thi Hoi, 61 -- and four men -- Le Quang Kien, 63, Pham Chi Nang, 50, Ngyen Dac Hung, 31, and Thai Thanh Hai, 21.

Hoi denied causing public disorder, saying "when we pray, we are quiet."

Access to Monday's hearing was restricted by officials who cited the small size of the courtroom in the Dong Da local government building.

Four foreign diplomats and two journalists for foreign news organisations were allowed to follow the hearing via closed-circuit television.

Vietnam's tightly controlled media has largely ignored the trial.

Thousands of Catholics in parishes across Vietnam, including southern Ho Chi Minh City, have held prayers and vigils to support the defendants, said the online Catholic news service vietcatholic.net.

More than 500 Catholic faithful, including priests holding religious icons, held a vigil and sang hymns outside the government building where the trial was being held, watched over by riot police and plain-clothed officers.

"We came here to ask for justice," said one supporter in the crowd, 67-year-old Nguyen Thi Hoa. "The Catholic detainees are all innocent."

Another Catholic, holding up a picture of the Virgin Mary, said "the charges are groundless because these people only protected the land of the church. They did not commit any violence against the authorities."

Vietnam, a former French colony and a unified communist country since the war ended in 1975, has Southeast Asia's largest Catholic community after the Philippines -- at least six million out of a population of 86 million.

(Source: AFP, Today Online, http://www.todayonline.com/articles/291322.asp)
 
Wietnam: skazano siedmiu katolików z parafii Thai Ha (tiếng Ba Lan)
Katolicka Agencja Informacyjna
01:45 09/12/2008
Wietnam: skazano siedmiu katolików z parafii Thai Ha (tiếng Ba Lan)

Na kary pozbawienia wolności od 12 do 15 miesięcy skazano dziś siedmiu katolików należących do parafii Thai Ha w stolicy Wietnamu Hanoi - podała agencja AsiaNews. Przed trybunałem, gdzie sądzono ośmiu wiernych oskarżonych o, ,niszczenie własności państwowej" oraz, ,zaburzanie ładu publicznego", protestowały tego dnia tysiące parafian.

Na zakończenie przewodu sądowego oskarżeni oświadczyli, że są niewinni. Zostali bowiem aresztowani za udział w czuwaniu modlitewnym, zorganizowanym przez parafię Thai Ha, by odzyskać należące do niej tereny, nielegalnie zajęte przez władze miasta. Podczas procesu oskarżeni zażądali od władz, by udowodniły, że nieruchomości te znajdują się w ich posiadaniu legalnie.

Choć nie przedstawiono żadnego dowodu winy, sąd skazał siedmiu oskarżonych na karę od 12 do 15 miesięcy więzienia, zaś jednego z nich uniewinnił. Wykonanie kary jest póki co zawieszone.

Tego dnia ponad 2 tysiące wiernych udało się po porannej Mszy św. pod gmach komitetu ludowego, gdzie miał się toczyć proces. Idąc odmawiali różaniec i nieśli gałęzie palmowe, wyrażające pewność, że każdy prześladowany z powodu wiary wejdzie do chwały niebieskiego Jeruzalem. Przed siedzibą trybunału, gdzie dotarli ok. godz. 7.00, czekało na nich ok. 100 policjantów z pałkami i psami, by nie pozwolić im wejść do sądu.

Około 700 wiernym udało się dotrzeć do drzwi sądu, gdzie urządzili, ,siedzący protest" naprzeciw dziennikarzy i przedstawicieli ambasad. Pozostałe tysiące wiernych stały daleko wznosząc transparenty i plakaty z napisami, ,niesprawiedliwość" i, ,prześladowanie". Dokoła nich chodzili funkcjonariusze urzędu bezpieczeństwa, którzy robili im zdjęcia i filmowali ich.

Duchowieństwo i świeccy wielokrotnie domagali się zwrotu położonych w dzielnicy Thai Ha nieruchomości należących do redemptorystów. Zakonnicy zwracali przy tym uwagę, że nigdy nie podpisywali żadnego dokumentu, który by przekazywał te ziemi rządowi, nawet pod przymusem. Protestując wobec działań władz, które na tych terenach postanowiły rozpocząć roboty budowlane, parafianie urządzali czuwania modlitewne. Podobne spotkania urządzano regularnie w intencji aresztowanych parafian.

(Source: Katolicka Agencja Informacyjna 2008-12-08 http://wyborcza.pl/1,91446,6039735,Wietnam__skazano_siedmiu_katolikow_z_parafii_Thai.html)
 
Catholics on trial in Vietnam receive suspended jail time
Catholic News Agency
01:48 09/12/2008
Hanoi, Dec 8, 2008 / 04:05 pm (CNA).- This morning in Vietnam eight Catholics charged with destroying property and disturbing the public order were found guilty but received suspended prison sentences. The news was greeted by cheers and flowers for the defendants from the hundreds of supporters gathered outside the courthouse.

Protestors outside the courthouse / Photo: VietCatholic
The court case was the result of a police crackdown on protests by Catholics who claim that the Communist government illegally seized their land when it took over in 1954. Over the past year and a half, Catholics have held mostly peaceful protests asking for the return of a former papal nunciature and about 14 acres of land at Thai Ha parish.

Seven of the eight Catholics, who range in age from 21 to 63, were charged with damaging public property during the protests, while Marie Nguyen Thi Nhi was charged with causing a social disturbance for playing a gong and praying at Thai Ha. According to Fr. An Dang, the property that was allegedly damaged by the Catholics amounts to around $200.

At 5:00 a.m. on Monday morning, thousands of Catholics gathered in Hanoi to celebrate Mass and show support for those on trial. Following the Mass, over two thousand parishioners processed behind the defendants saying the Rosary as they made their way to the office of People’s Committee of O Cho Dua precinct where the trial was held.

Along the one and half mile route Catholics encouraged their fellow believers with palm leaves, which have a twofold meaning. On Palm Sunday, the fronds are used to celebrate the Triumphal Entry of Jesus Christ into Jerusalem, but they are also used to accompany martyrs as they head to their executions or for persecuted Christians who are about to be tried for their faith. The gesture is meant to express the Christian belief that those who are persecuted for faith will enter gloriously into the Heavenly Jerusalem.

The protestors reached the court house at 7 o’clock where they were met with hundreds of police, armed with stun guns and trained dogs. According to Fr. An Dang, the police were attempting to block access to the courthouse and limit the number of people who could have access to the area surrounding the courthouse. Other security measures included a large metal detector and bomb-sniffing dogs.

Around 700 Catholic supporters were able to find their way around the police cordon and organize a sit-in protest in front of foreign journalists and representatives of various Western embassies.

The case has been overshadowed by Catholic claims of fabrication and manipulation by the Vietnamese government. One such instance was the court’s setting of December 5 as original date for the trial. Catholics complained that this was an attempt by the government to prevent protests and popular support for the eight accused Catholics since the Church was installing a new auxiliary bishop for Hanoi 50 miles away from the trial. The government then reset the trial date for December 8.

The trial concluded this morning with seven of the Catholics receiving suspended jail terms of 12 to 15 months, minus time already spent in custody, and administrative probation of up to two years. The sentence handed down also included a warning for one defendant.

(Source: http://catholicnewsagency.com/new.php?n=14554)
 
Thai Ha parishioners guilty but free
CathNews
01:51 09/12/2008
Thai Ha parishioners guilty but free

Eight parishioners from Hanoi's Thai Ha parish have walked free after seven of them received suspended sentences for disturbing public order and damaging property in an ongoing land dispute with the Vietnamese government.

ABS-CBN News reports the defendants were among thousands of parishioners who joined prayer vigils and peaceful rallies over the past year in the capital Hanoi demanding the return of Catholic Church land seized by the state half a century ago.

Hundreds of Catholic supporters outside the Hanoi court building greeted the eight defendants, four men and four women, with flowers as they left the building, which was guarded by rows of riot police, an AFP reporter saw.

Seven of the eight defendants denied the charges.

"Our vigils were a good thing for the government, because we prayed to God to enlighten the leaders' minds," defendant Le Quang Kien, 63, told the court.

Kien said parishioners staged the vigils because they had heard that authorities planned to sell the land to private buyers, Top News says.

One defendant, Nguyen Thi Nhi, 46, admitted she had incited "public disorder" during the vigils.

The trial was held at a local government meeting hall rather than the Dong Da District People's Court. Police surrounded the location to keep unauthorised visitors out, while a crowd of parishioners from Thai Ha parish held a demonstration outside.

Two foreign press agencies and several diplomats were allowed to attend the trial.

Seven defendants received suspended jail terms of between 12 and 15 months, minus time already served in police custody and probation periods of up to two years, and one received a warning, said the presiding judge.

(Source: CathNews, Published: December 09, 2008http://www.cathnews.com/article.aspx?aeid=10630 )
 
Bishop praises Catholic defendants as heroes
J.B. An Dang
12:46 09/12/2008
Eight parishioners who were tried on Monday have been admired by Catholics as heroes for their characters at the trial. A bishop wrote a letter to congratulate them, Redemptorists and parishioners of Thai Ha.

In a letter sent to Fr. Vincent Pham Trung Thanh, the Superior of Redemptorist province in Vietnam, Bishop Joseph Vu Van Thien of Hai Phong congratulated Redemptorists, parishioners of Thai Ha and especially the eight Catholic defendants describing them as heroes who dared to fight for justice and the truth even at the cost of their freedom.

Immediately after the trial, state-owned media reported falsely that Catholic defendants “admitted their sins” and therefore “received light sentences according to tolerant policies of the party and the government.”

However, both Fr. Peter Nguyen Van Khai, spokesperson of Hanoi Redemptorists, who attended the trial, and Mr. Le Tran Luat, the lawyer of the defendants said that again “state-owned media keep lying their audiences with fabricated stories.”

Peacefully but stubbornly, the defendants denied all charged accused on them by the government. Following the footsteps of Vietnamese martyrs, they spoke out the truth on their protests for the requisition of the land seized legally by local officials. Fr. Peter Nguyen stated in a letter published today.

Normally, when a judge orders a verdict of suspended jail term sentence, a defendant would thank him and express his happiness for being allowed to walk free from the court. The judge in the Monday trial was astonished when all of Catholic defendants stated that the sentences laid on them were unjust and they would appeal against the decision insisting that they were completely innocent and ready to fight for justice until it would prevail.

In the letter bishop Joseph Vu also asked for more intense prayers for the Church in Vietnam in this difficult time.
 
Wietnam: wyroki dla katolików (tiếng Ba Lan)
Radio Vaticana
14:17 09/12/2008
Wietnamski sąd skazał ośmiu katolików, zarzucając im zakłócanie porządku publicznego i niszczenie mienia podczas modlitewnych czuwań. Jedna osoba otrzymała 8 grudnia ostrzeżenie, a pozostałym upominającym się o zwrot zagarniętej własności kościelnej wymierzono kary od 12 do 15 miesięcy pozbawienia wolności w zawieszeniu na dwa lata.

Wietnamscy katolicy zaczęli upominać się o zwrot terenu w stołecznej parafii Thai Ha po tym, jak władze przeznaczyły go pod zabudowę. Rozpoczęto modlitewne czuwania. 31 sierpnia br. siły porządkowe zaatakowały procesję liturgiczną, w wyniku czego 20 osób trafiło do szpitala. Wietnamscy biskupi wezwali wówczas rząd do rozwiązywania spornych kwestii na drodze dialogu, a nie konfrontacji. Przyznali równocześnie, że rozwiązania nie ułatwia pełne sprzeczności wietnamskie prawo.

Spór o tereny należące do parafii Thai Ha nie jest w Wietnamie odosobnionym przypadkiem. Kościołowi nie zwrócono np. budynków nuncjatury apostolskiej, co zostało zapowiedziane w podpisanym niespełna rok temu porozumieniu. Po zaostrzeniu sporu władze ogłosiły, że na terenie parafii Thai Ha założą park publiczny, a w nuncjaturze otworzą bibliotekę.

Protestujący katolicy mają znaczne poparcie wiernych. W nocy z 7 na 8 grudnia, na modlitewne czuwanie przed ogłoszeniem wyroku przybyło tysiąc osób, niektórzy nawet z miejscowości odległych o 300 km od Hanoi. W niedzielę ponad dwa tysiące wiernych przyszło na Mszę, po której procesyjnie, z palmowymi gałązkami w ręku, przeszli w kierunku sądu, gdzie odbywała się rozprawa. Policja użyła pałek, jednak ok. 700 osób dotarło przed budynek sądu, by tam kontynuować milczący protest. Choć wyroki skazujące nie są surowe, obserwatorzy zauważają, że proces ma charakter polityczny, a skazano w nim niewinnych ludzi. Jeden z nich, 31-letni Nguyen Dac Hung, powiedział agencji Associated Press, że złoży odwołanie od niesprawiedliwego wyroku. Tzw. zniszczone mienie, o które oskarżono broniących kościelnej posesji katolików, to fragment rozebranego ogrodzenia, nie warty więcej niż 200 dolarów.

(Source: Radio Vaticana 08.12.2008 http://www.opoka.org.pl/aktualnosci/news.php?id=27217&s=opoka )
 
Vietnam: 7 peines de prison avec sursis et 1 avertissement pour les catholiques
Zenit
14:18 09/12/2008
Vietnam: 7 peines de prison avec sursis et 1 avertissement pour les catholiques

Ils n’ont cessé de proclamer leur innocence

ROME, Mardi 9 décembre 2008 (ZENIT.org) - A Hanoi, sept peines de prison avec sursis et un avertissement ont été prononcés, à l'issue du procès des huit catholiques de la paroisse de Thai Ha qui a eu lieu le 8 décembre, annonce « Eglises d'Asie » (EDA), l'agence des Missions étrangères de Paris.

Le 8 décembre, à 16 h 50 (heure locale), le Tribunal populaire de l'arrondissement de Dông Da (à Hanoi) a rendu son verdict: sept des fidèles jugés ont été condamnés à des peines de 12 à 15 mois de prison avec sursis; le huitième est seulement l'objet d'un avertissement. Mme Nguyên Thi Nhi, qui était internée, a écopé de la peine la plus lourde. L'avertissement concerne le plus jeune des accusés, M. Thai Thanh Ha.

Le procès, entamé à 8 h 30 du matin, après une pause à midi, s'était poursuivi dans l'après-midi. Au cours des interrogatoires de la matinée, aucun des huit accusés ne s'est reconnu coupable. A la sortie du tribunal, les huit militants pour la justice et la vérité, comme on les appelle sur place, et leur avocat ont été applaudis et acclamés à grands cris par le groupe de près d'un millier de catholiques massés devant le tribunal depuis le matin (1). On a également entendu, scandés longuement, les deux mots: « Acquittement... Innocence ».

Les huit fidèles comparaissaient devant le tribunal sous un double chef d'accusation: « Destruction de biens et troubles à l'ordre public », à l'exception de Mme Nguyên Thi Nhi, uniquement accusée de « troubles à l'ordre public » (2). La première accusation faisait référence à des faits ayant eu lieu le 15 août dernier. Les fidèles s'étaient frayé un passage dans une clôture et avaient pénétré dans une propriété de la paroisse accaparée par l'Etat. Les troubles de l'ordre public auraient été occasionnés par les rassemblements de prière organisés devant cette propriété, puis à l'intérieur, depuis le mois de janvier dernier. Selon les articles 345 et 543 du Code pénal vietnamien, ces infractions sont punies de deux ans à cinq ans de prison.

Les catholiques se sont très fortement mobilisés pour ce procès. Après la messe du matin à la paroisse de Thai Ha, l'ensemble de la communauté, les 14 religieux rédemptoristes en tête, a accompagné six des huit accusés (3) jusqu'au 55 de la rue Hoàng Câu, dans le quartier Ô Chi Dua. Là se trouve l'immeuble au quatrième étage duquel a eu lieu le procès. Chacun tenait une palme de cycas (insigne du martyr) à la main. D'importantes forces de police avaient été déployées et environ 300 catholiques ont pu parvenir jusqu'au lieu du procès. Les autres, des milliers, ont été arrêtés par des barrages de police, et tenus à l'écart en plusieurs endroits. Au bout de quelque temps, de nombreux manifestants sont arrivés à déjouer les barrages de police et sont venus grossir le groupe se tenant à proximité du lieu du procès. En certains endroits, des heurts sans gravité se sont produits entre la police et les catholiques qui, brandissant des pancartes portant des inscriptions du type: « Nous sommes innocents ! », ont essayé de forcer les barrages.

A 8 h 30, la salle du procès, de dimensions modestes, était déjà comble et n'acceptait plus personne. Les responsables n'ayant autorisé qu'un seul des 14 prêtres à participer au procès, aucun d'entre eux n'est entré. Seul le P. Nguyên Van Khai, qui avait reçu une invitation personnelle, a assisté au procès. Dans le public admis dans la salle d'audience, se trouvaient les parents des accusés (un seul par accusé), des représentants des ambassades des Etats-Unis, de France et de certains pays européen. Beaucoup de places étaient occupées par des délégués des associations patriotiques dont le Comité d'union du catholicisme et par des citoyens triés sur le volet.

Les autorités de la capitale se sont efforcées de limiter au maximum l'accès du public aux débats du procès. Deux jours avant le procès, la police avait commencé à transformer le quartier du tribunal populaire en place forte. Des barrières métalliques avaient été installées tout autour du siège du Comité populaire. Dans les divers quartiers de l'arrondissement, des réunions avaient été organisées pour informer la population. Des avis ont été affichés comme celui que l'on a pu lire dans le quartier de Trung Tu: « Lundi, 8 décembre, le Tribunal populaire de Hanoi juge huit accusés de la pagode (sic) de Thai Ha. Nous proposons à la population de ne pas venir. Aucun rassemblement n'est autorisé en quelque endroit que ce soit. » Bien que le Code de procédure pénale prévoie des débats publics pour ce genre de procès, une autorisation était nécessaire pour y assister. Celle-ci a été refusée à la plupart de ceux qui en ont fait la demande, en raison de l'exiguïté des locaux. Cela a été le cas, par exemple, pour les 13 religieux rédemptoristes de la paroisse de Thai Ha.

(1) Les informations exploitées dans cet article ont été recueillies sur les deux sites en langue vietnamienne: Dong Chua Cuu Thê et VietCatholic News, qui ont informé des développements du procès heure par heure.
(2) Cette dernière information n'a été connue que le 5 décembre par un communiqué de presse du président du parquet populaire, M. Dao Van Cuong.
(3) Les deux autres accusés, Mme Nguyên Thi Nhi et Mme Ngô Thi Dung, étant internées, elles ont été transportées directement par la police au tribunal.

(Source: http://zenit.org/article-19575?l=french )
 
Vietnamese political dissident Dr Nguyen Thanh Giang calling for help
Nguyễn Thanh Giang
14:42 09/12/2008
FOR IMMEDIATE RELEASE

To: International Human Rights Organizations
Democratic Governments
International Media and in Viet Nam
Fellow Vietnamese People inland and abroad

Nguyen Thanh Giang, PhD
Having been mentally terrorized by the Vietnamese Communist Party, I have resisted fiercely and criticized Party leaders in my own defense. In return, the Vietnamese Communist Party and the Government are implementing a campaign to attack me on media aiming at:

― Creating a bad image and humiliating me
― Arousing doubt and dissension between my democracy colleages and me to isolate me from those who are fighting for democracy in Viet Nam.
― Generating public waves against me; forcing confession from several arrested democracy activists to create false evidence in order to put me in jail.

Several articles published on the media of the Vietnamese Communist Party printed fabricated lies with the intentions mentioned above.

In the past ten years, in contributing to the nonviolent movement advocacy for democracy, freedom, freedom of speech, freedom of religion, I have expressed my personal political point of views with petitions for better change to the Vietnamese Communist Party. Thousand of pages of my political analysis have been supported and highly valued by the domestic and abroad Vietnamese People. However, the Vietnamese government not only refuses to acknowledge it, but also responds with severe vengeance. They have assaulted me with following actions:

― Searched my house five times, confiscating my documents, computer, photocopy machine…
― Stopped and arrested me on the street then put me detainment and interrogation six times.
― Put me ịn Jail for long duration without trial, unabling to make conviction after long duration of detainment, however, not any of attempt to appology or compensate for the losses and damages of reputation, personal possessions and mental health ever made.
― Organised local public denouncement to humiliate me ìn front of my local village people.
― Organised gangsters disguised as disabled veterans gathering at my house, assaulting and defaming me.
― Set-up traffic accident with gangster picking quarrent.
― Organized media campaign to humiliate me on the media of the Vietnamese Communist Party.
― Threaten me with anonymous black mail.
― Harassment with prank phone calls at nights
― Cut off phone service many times.
― After 1996, some invitations attending international workshop or conference on geophysics have sent to me but the authority hampered me to participate.

I live with honesty and discipline, and work diligently as a scientist. I was invited to join many international scientific organizations and participated in international conferences. My contributions to the country were highly valued, I was recommended as candidate for the medal for hero of labor..

Despites the on going watch and investigate but this regime can not find any wrong doing by my part, but they will not give up the persecution. Now, I am a 72 years old man yet they are continuing to oppress and violate my dignity with unjust.. On the house search on November 26, 2008, and the prolonged interrogation followed that had made I feel as if I was a worm being brutally stepped upon and at the verge of being murdered. Facing such circumstance, I urgently call for to your actions:

― Let me meet you at my resident or in prison (if I would put in jail) to allow me to explain the truth.
― Demand that my trial, if will be one, would be a public trial so that all those who have concern could participate.
― Advocate for the representation and defense of attorney from abroad. This is my official invitation to the attorneys with compassion.
― Support and introduce my online library: www.nguyenthanhgian g.com to understaningd philosophy, and therefore see the brutality and savageness of the Vietnamese Communist Party.

Your concern on my case would, hopefully, is the opportunity for you to share the burden of my country, my people on the struggle for democracy and human rights.
First, I would like to suggest you to print this letter from your computer and send this letter to the addressed stated above.

Sincerely,

Ha Noi, December 8, 2008

Nguyễn Thanh Giang, Ph.D
Geophysicist
Address: Số nhà 6 – Tập thể Địa Vật lý Máy bay
Trung Văn – Từ Liêm – Hanoi
Tel: ( 04 ) 35 534 370
Email: thanhgiang36@ yahoo.com
 
Des précisions sur les peines prononcées par le tribunal populaire contre les huit catholiques de la paroisse de Thai Ha
Eglises d'Asie
15:12 09/12/2008
Des précisions sur les peines prononcées par le tribunal populaire contre les huit catholiques de la paroisse de Thai Ha

Il a fallu quelque temps après la sortie des accusés hors de la salle d’audience et leur retour triomphant à travers les rues de Hanoi vers la paroisse de Thai Ha, pour connaître avec précision les détails de la sentence prononcée par le Tribunal populaire de l’arrondissement de Dông Da contre les huit fidèles impliqués dans le procès du 8 décembre. Un communiqué publié en fin de journée par la communauté de Thai Ha précise le contenu précis de la sentence pour chacun des accusés:

1. Mme Nguyên Thị Nhi, née en 1962, de la paroisse de Muong Cat (diocèse de Hanoi), est condamnée à 17 mois de prison avec sursis pour trouble à l’ordre public.
2. Mme Ngô Thi Dung, née en 1954, est condamnée à 13 mois de prison avec sursis pour destruction de biens et trouble à l’ordre public.
3. M. Lê Quang Kiên, née à en 1945, de la paroisse de Hàng Bột (diocèse de Hanoi), est condamné à 13 mois de prison avec sursis pour destruction de biens et trouble à l’ordre public.
4. Mme Nguyên Thi Viêt, née en 1949, de la paroisse de Thai Ha, est condamnée à 12 mois de prison avec sursis pour destruction de biens et trouble à l’ordre public.
5. Mme Lê Thi Hoi, née en 1947, de la paroisse de Thai Ha, est condamnée à 15 mois de rééducation sans détention pour destruction de biens et trouble à l’ordre public.
6. M. Giuse Phạm Tri Nang, né en 1959, de la paroisse de Thuong Lệ (diocèse de Bac Ninh), est condamné à 12 mois de rééducation sans détention pour destruction de biens et troubles à l’ordre public.
7. M. Nguyên Dac Hung, né en 1977, de la paroisse de Tình Lam (diocèse de Hưng Hoa), est condamné à 12 mois de rééducation sans détention pour destruction de biens et trouble à l’ordre public.
8. M. Thai Thanh Hai, né en 1987, de la paroisse se de Thai Ha, a fait l’objet d’un avertissement pour destruction de biens et trouble à l’ordre public.

On a aussi appris dans la soirée que les avocats feraient appel de la décision du tribunal. Bien que celle-ci ne prévoie que des peines avec sursis, elle ne reconnaît pas l’innocence des huit inculpés. Le communiqué affirme également que les peines prononcées, même avec sursis, sont profondément injustes. La paroisse continuera sa lutte pour que l’innocence des huit fidèles soit entièrement reconnue.

(Source: Eglises d'Asie, 9 décembre 2008)
 
Voorwaardelijke straffen voor Vietnamese katholieken (tiếng Hòa Lan)
Katholieknieuwsblad
17:04 09/12/2008
Voorwaardelijke straffen voor Vietnamese katholieken (tiếng Hòa Lan)

Dinsdag, 9 december 2008: Een rechtbank in de Vietnamese hoofdstad Hanoi heeft maandag zeven katholieken voorwaardelijke celstraffen opgelegd wegens “vernieling van staatseigendom en ordeverstoring”. Een achtste aangeklaagde kreeg een waarschuwing.

Maandagmorgen om vijf uur verzamelden zich duizenden katholieken rond het redemptoristenklooster in Hanoi, waar een Heilige Mis werd opgedragen voor de acht broeders en zusters die later op de ochtend voor de rechter zouden moeten verschijnen. Hen werd vernieling van staatseigendom en verstoring van de openbare orde ten laste gelegd.

Volgens verschillende katholieke bronnen ging het om een schijnproces, bedoeld om de katholieke gemeenschap schrik aan te jagen. Daarmee hoopt de Vietnamese overheid een einde te maken aan de aanhoudende gebedswaken die de gelovigen van de parochie Thai Ha al meer dan een jaar houden om teruggave te eisen van een stuk grond dat aan hun parochie toebehoort. Toen deze zomer een door de overheid opgetrokken muur bezweek na langdurige regenval hadden de autoriteiten een aanleiding om een aantal demonstranten “zwaar te straffen”.

Daarop werden acht katholieke leken opgepakt en in staat van beschuldiging gesteld. Afgelopen maandag moesten zij voorkomen.

Om hun beschuldigde medegelovigen een hart onder de riem te steken en bij te staan namen duizenden katholieken deel aan de Mis die ’s morgens werd opgedragen. Daarna trokken meer dan tweeduizend van hen te voet mee met de zes beklaagden en de paters redemptoristen richting rechtbank. Twee beklaagden worden sinds hun arrestatie gevangen gehouden.

Met palmtakken in de hand werd onderweg de rozenkrans gezongen. Voor Vietnamese katholieken, die een lange geschiedenis van vervolging achter zich hebben, zijn de palmtakken een verwijzing naar de overtuiging dat zij die omwille van het geloof vervolgd worden het hemels Jeruzalem zullen binnengaan.

De processie werd onderweg begroet met warm applaus en andere steunbetuigingen door voorbijgangers, mensen op weg naar hun werk en in de restaurants.

De processie bereikte tegen zeven uur het gerechtsgebouw, waar zij werden tegengehouden door honderden agenten met stroomstootwapens en honden. De paters redemptoristen en hun gelovigen wezen de agenten er vreedzaam op dat het om een openbare rechtszitting ging en dat zij het recht hadden het proces bij te wonen. Daarop werden zij door agenten met stroomstootwapens aangevallen. In de chaos die ontstond wisten enkele honderden demonstranten het gerechtsgebouw te bereiken. Daar hielden zij een zitdemonstratie, voor de neus van buitenlandse journalisten en vertegenwoordigers van westerse ambassades. Bij het herstelde politiekordon verzamelden zich meer dan tweeduizend gelovigen die ook daar spontaan een zitdemonstratie hielden. Op spandoeken protesteerden zij tegen de “beschamende ongerechtigheid” en de “openlijke vervolging’.

Grote aantallen agenten, zowel geüniformeerd als in burger, mengden zich onder de demonstranten en maakten uitgebreid foto- en filmopnamen.

Volgens AsiaNews heeft de Vietnamese overheid van alles geprobeerd om het proces te beïnvloeden. Zaterdagnacht werd een speciale gebedswake gehouden ter intentie van de acht beklaagden. Uit vrees voor ongeregeldheden begaven zich honderden agenten in burger zich onder de aanwezigen tot de Mis op zondagmorgen. Niet alleen verstoorden zij de bijeenkomst, maar uitten zij ook ernstige dreigementen aan het potentiële publiek bij de rechtbank.

Bij de rechtszaak hebben alle acht beklaagden verklaard onschuldig te zijn. Bovendien daagden zij de overheid uit te bewijzen dat zij het land van de parochie legaal heeft verkregen.

Hoewel de aanklagers er niet in slaagden te bewijzen dat de beklaagden schuldig zijn, deelde de rechtbank voorwaardelijke straffen uit van twaalf tot vijftien maanden. (KN)

(Source: Katholieknieuwsblad http://www.katholieknieuwsblad.nl/kort/index.php?id=5658 )
 
Vietnam: Bewährungsstrafen für Katholiken (tiếng Đức)
Radio Vatikan
17:05 09/12/2008
Vietnam: Bewährungsstrafen für Katholiken (tiếng Đức)

09/12/2008: Acht Mitglieder der katholischen Thai Ha Gemeinde in Hanoi sind von einem Gericht in der vietnamesischen Hauptstadt zu Bewährungsstrafen verurteilt worden. Die Anklage warf ihnen laut der Tageszeitung „Straits Times“ (Dienstag) die Teilnahme an Demonstrationen für die Rückgabe von enteignetem Kirchenland vor.

Beobachter bewerten das Urteil als überraschend milde. Sieben der Angeklagten wiesen die Vorwürfe gegen sie zurück, weil die friedlichen Zusammenkünfte keine Unruhe verursacht hätten. Ein Angeklagter sagte Medien, man habe lediglich für die „göttliche Erleuchtung“ der Staatsführung gebetet.

(Sosurce: Radio Vatikan http://www.oecumene.radiovaticana.org/ted/Articolo.asp?c=250984 )
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Dòng Phú Xuân Huế tôn vinh Đức Mẹ Vô Nhiễm để mừng Giáng Sinh 2008
Phêrô Nguyễn Ngọc Giáo
02:01 09/12/2008
Huế, Việt Nam ( 08-12-2008)- Không khí lạnh, mưa phùn, nhạc Thánh ca mùa đông vang lên từ các quầy bán thiệp Giáng Sinh, báo tin vui mùa Noel đang về. Dòng Phú Xuân Huế đang chào đón lễ hội Giáng Sinh bằng Thánh lễ tôn vinh Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội.

Các phụ huynh, thân nhân, bạn bè và ân nhân của các nữ tu dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế, đến từ các vùng khác nhau của giáo phận Huế, để dự ngày lễ lớn trong năm của hội dòng, được mừng vào hôm thứ bảy 6-12-2008 nhân lễ Đức Maria Vô Nhiễm nguyên tội, bổn mạng của hội dòng.

Đức Tổng giám mục Huế đã phát biểu tại buổi lễ. Ngài chào đón hơn 700 tham dự viên, ngài giải thích ý nghĩa mầu nhiệm Đức Trinh Nữ Maria, được Thiên Chúa giữ gìn khỏi tội Nguyên Tổ và mọi tội lỗi khác, để chu toàn sứ vụ làm Mẹ Đấng Cứu Thế. Đức cha nhắc lời thánh kinh (Luca 1,28): ”Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng Trinh Nữ”.

Mở đầu Thánh lễ bằng nghi thức tuyên khấn của 9 hội viên giáo dân gồm 3 nam, 6 nữ. Họ là phụ huynh, ân nhân của các nữ tu, thuộc hiệp hội con Đức Mẹ Vô nhiễm Tại thế. Trong tay mỗi người cầm nến cháy sáng, họ được một chỗ danh dự trước cung thánh để đọc lời tuyên khấn trước mặt nữ tu bề trên Ma-ri-a Con-so-la-ta Bùi Thị Bông.

Ông Giuse Nguyễn Đình Sung, 72 tuổi, một hội viên đến từ giáo xứ Tây Linh nói:’’ chúng tôi tham gia hiệp hội này với mục đích tôn vinh Đức Mẹ, truyền rao Tình yêu Chúa Kitô và cùng Mẹ tự nguyện bước theo Đức Kitô trên đường Thập Giá ‘’.

Trong bài giảng, đức cha Têphanô Nguyễn Như Thể, đề cao giá trị ân sủng của hội dòng Đức cha nói rằng Ân sủng, không chỉ dành riêng cho các nữ tu, nhưng cho mọi người khi họ tham gia vào các công việc phục vụ quên mình cho Đức Mẹ Maria, từ trong gia đình, thôn xóm và giáo xứ.

Hội Dòng Phú Xuân Huế, hiện nay (năm 2008), có 44 cộng đoàn với 353 thành viên trong 3 Giáo tỉnh Hà Nội, Huế, Sài Gòn.

Được biết, ngoài công tác giáo dục giới trẻ về đức tin và văn hoá như dạy giáo lý, giúp hộc bổng cho học sinh và sinh viên, mở trường mầm non. Ngoài ra, hội dòng còn tham gia công tác xã hội như bảo trợ trẻ mồ côi - khuyết tật, mở phòng khám từ thiện Đông và Tây y,để khám chữa bệnh miễn phí cho bệnh nhân nghèo, đến từ hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Đặc biệt các nữ tu còn chăm sóc tư vấn cho người nhiễm HIV tại cộng đồng địa phương.
 
Tường thuật Lễ Hành Hương Mùa Đông tại La Vang năm 2008
LM Nguyễn Vinh Gioang
04:22 09/12/2008
Tường thuật Lễ Hành Hương Mùa Đông tại La Vang năm 2008
Kính Đức Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội (08/12/2008)


LAVANG -Vào mùa đông, thời tiết tại tỉnh Quảng Trị thật khốc liệt: mưa dầm dề và gió buốt lạnh.

Đó cũng là tình trạng của ngày thứ bảy và ngày Chúa nhựt, hai ngày trước lễ hành hương kính Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.

Năm nay, ngày lễ trọng kính Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội là ngày thứ hai, mồng 8 tháng 12. Đây cũng là ngày hành hương mùa đông về Trung Tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc La Vang để mừng kính Đức Me Maria Vô Nhiễm.

Chiều Chúa Nhựt, áp Lễ Hành Hương Đức Mẹ Vô Nhiễm, trời vẫn lạnh và mưa vẫn đổ. Lúc 17g30 phút, bầu trời tuy âm u, nhưng chỉ còn những hạt mưa nhè nhẹ và lưa thưa.

Đúng 20giờ, cộng đoàn hành hương, gồm 300 người, có mặt tại Nhà Nguyện để tham dự buổi cầu nguyện và tôn vinh Mẹ Maria. Trong số người hành hương hôm nay đến từ xa, có đoàn hành hương gồm 60 người thuộc Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hoá.

Linh mục Giacôbê Lê Sĩ Hiền, Quản nhiệm Trung Tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc La Vang, sau khi cùng cộng đoàn cầu xin ơn Chúa Thánh Thần, trình bày lịch sử tín điều Đức Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội.

Tiếp đến, các nữ thanh tuyển Dòng Mến Thánh Giá Huế giúp cọng đoàn hành hương cầu nguyện và suy niệm Năm Sự Vui qua các màn trình diễn thánh thiện và sống động.

Sau buổi cầu nguyện tại nhà nguyện, linh mục quản nhiệm hướng dẫn cộng đoàn hành hương đi kiệu đèn ra Linh Đài Đức Mẹ La Vang để tôn vinh Mẹ nơi chính Mẹ hiện ra và cầu nguyện cho Giáo Hội và Tổ Quốc.

Đoàn hành hương, mỗi người cầm trong tay một cây nến sáng, vừa đi vừa sốt sắng hát những bài thánh ca.

Buổi cầu nguyện tại Linh Đài kết thúc lúc 21giờ, sau khi tất cả cùng nhau đọc kinh Lạy Thánh Mẫu La Vang.

Lúc 05 giờ sáng ngày Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, ngày 08 tháng 12 năm 2008, tiếng chuông Truyền Tin vang lên, báo cho mọi người biết ngày Đại Lễ Hành Hương đã đến.

Trời lạnh, im gió và không mưa. Ai cũng lấy làm lạ và hồi hộp đợi chờ thánh lễ hành hương sẽ được cử hành vào lúc 08 giờ tại Linh Đài.

Tín hữu hành hương tề tựu trước Linh đài và cùng nhau sốt sắng lần hột lúc 07giờ 30.

Thánh Lễ Hành Hương kính Đức Mẹ Maria Vô Nhiễm Tội Tổ Tông truyền.

Đúng 08 giờ, khai mạc thánh lễ do Đức Cha Stêphanô Nguyễn Như Thể, Tổng Giám Mục Tông Giáo Phận Huế chủ tế. Đức Cha Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng đồng tế với Đức Tổng Giám Mục Huế, cùng với 45 linh mục trong và ngoài giáo phận Huế. Hai ngàn tín hữu hành hương tham dự.

Trước khi Thánh Lễ khai mạc, Linh mục Quản Nhiệm trình bày lịch sử Linh Đài, nơi Đức Mẹ hiện ra. Ngài nhấn mạnh đến Ba Cây Đa nhân tạo bằng ximăng cốt sắt do kỹ sư Ngô Viết Thụ thực hiện thời Đức Tổng Giám Mục Phêrô Ngô Đình Thục. Trong cuộc chiến năm 1972, Trung Tâm Thánh Mẫu La Vang bị bom đạn gây thiệt hại nặng nề, chỉ trừ ba Cây Da còn nguyện vẹn như một dấu lạ. Đầu tháng 10 năm 2007, hai gia đình giáo dân gốc Bùi Chu, ở Saigon, là gia đình ông Giuse Vũ Thành Tâm và gia đình ông Giuse Nguyễn Xuân Tiệc, đã tự động dâng cúng công sức để hoàn thành công trình Linh Đài Đức Mẹ vào ngày 31 tháng 5 năm 2008.

Đức Tổng Giám Mục Huế công khai cám ơn hai giáo dân ân nhân nầy và trao kỹ vật lưu niệm Đức Mẹ La Vang cho họ.

Ngài xin cộng đoàn hành hương cầu nguyện cho tất cả những ân nhân của Trung Tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc La Vang, nhất là cho hai gia đình giáo dân vùa được nói đến.

Khai mạc Thánh Lễ Hành Hương kính Đức Mẹ Maria Vô Nhiễm, Đức Tổng Giám Mục chủ tế chào cộng đoàn hành hương và nói lên sự vui mừng của đoàn người hành hương hôm nay được về bên Mẹ La Vang để ca khen và cảm tạ Chúa về đặc ân vô nhiễm đã được Chúa ban cho Đức Mẹ. Chúng ta là những người mắc tội tổ tông truyền. Khi lãnh nhận bí tích Rửa Tội, chúng ta mới sạch tội tổ tông truyền. Dầu vậy, những di lụy vẫn còn có mặt trong con người yếu hèn của chúng ta. Về phần Đức Mẹ Maria, Ngài được đặc ân không vướng mắc tội tổ tông truyền trong một giây phút nào trong đời của mình. Đức Mẹ nhận được đặc ân nầy vì Ngài được hưởng trước hiệu quả của Ơn Cứu Chuộc của Con Thiên Chúa xuống thế làm người. Đức Tổng Giám Mục chủ tế thúc giục cộng đoàn hành hương cầu nguyện đặc biệt cho 8 anh chị em giáo dân Thái Hà hôm nay ra Toà Án, xin cho những anh chị em nầy được đầy ơn mạnh mẽ và khôn ngoan của Đức Chúa Thánh Thần để làm chứng Chúa trước mặt người đời.

Giảng trong Thánh lễ hành hương, Đức TGM Huế nói Đức Mẹ là Đấng đầy ơn phước. Dân Chúa luôn cầu nguyện và suy niệm về điểm nầy của Đức Mẹ, và đến năm 1854, Đức Giáo Hoàng Piô IX tuyên bố tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Bốn năm sau, năm 1858, Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức và tuyên bố Ngài là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội. Đức Mẹ có đặc ân vô nhiễm nguyên tội là do Ngài đã được hưởng trước Ơn Tử nạn và Phục Sinh của Chúa Giêsu một cách trọn vẹn. Đặc ân nầy của Đức Mẹ là kiệt tác của sự toàn năng của Thiên Chúa. Chúng ta hãy chạy đến với Đức mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội để được sức mạnh chống lại với tội lỗi và để được sống đạo đức thánh thiện. Tổng Thống Washington, mặc dầu bận rộn rất nhiều công việc, vẫn tìm cách đến thăm mẹ mình và ngồi với mẹ mình hằng giờ. Tổng thống cho rằng chính những lúc được hạnh phúc ngồi bên mẹ, nhìn ngắm mẹ, lắng nghe mẹ nói, mà tổng thống nhận được nhiều sức mạnh và can đảm để chu toàn công việc bổn phận năng nề của mình đối với đồng bào và dân tộc. Noi gương Mẹ Maria vô nhiễm và nhờ ơn Mẹ cầu Chúa ban cho chúng ta, chúng ta hãy trở nên nguồn vui mừng cho Giáo Hội, cho thế giới, cho toàn thể nhân loại. Chúng ta hãy đổi mới cách ăn nết ở cho xứng đáng để dọn lòng mừng Chúa Hài Đồng sắp đến trong Mùa Giáng Sinh năm nay.

Trước khi kết thúcThánh Lễ, Đức Tổng Giám Mục TGP Huế long trọng tuyên bố vấn đề Đất của Trung Tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc La Vang sẽ được giải quyết dứt khoát trước lễ Giáng Sinh năm nay.
 
Giáo xứ Bắc Hải, Hố Nai, mừng lễ quan thầy Mẹ Vô Nhiễm nguyên tội
Giuse Khổng Hữu Nguồn
04:29 09/12/2008
HỐ NAI - Chiều thứ hai mùng 8.12, Cộng đoàn Phụng Vụ Giáo Xứ Bắc Hải, Hạt Hố Nai, Giáo Phận Xuân Lộc, đã long trọng tổ chức kiệu rước Đức Mẹ, và thánh lễ đồng tế được cử hành tại lễ đài phía đông Thánh Đường.

Mở đầu thánh lễ, Cha xứ Đaminh Bùi Văn Án chánh xứ Bắc Hải, hân hoan dâng lời kính chào quý Cha, trong dịp này Ngài thay mặt công đoàn giáo xứ, bày tỏ lòng cảm ơn cha Anton Nguyễn Minh Thuấn, bề trên Dòng Thánh Thể tại giáo xứ Hải Dương, Cha đã giúp cho cộng đoàn trong những ngày tĩnh tâm chuẩn bị mừng lễ quan thầy, giờ đây Cha hiện diện dâng lễ Tạ ơn Chúa chung chia niềm vui với cộng đoàn. Tiếp đến Cha xứ dâng lời chào Quý Bề trên và chị em Hội Dòng Mến Thánh Gía Bắc Hải, qúy Cụ ông bà anh chị em !

Lời chào mừng vừa kết thúc thì tiếng vỗ tay của cộng đoàn vang lên như một niềm vui hiệp nhất.

Cha xứ ngỏ lời hướng ý lễ: “ Cùng với toàn thể Giáo Hội, hôm nay chúng ta mừng lễ kính Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, mà đặc biệt đối với Giáo Xứ Bắc Hải chúng ta, thì lễ này không nguyên chỉ là lễ trọng theo bậc lễ của Hội Thánh hoàn vũ nói chung; Nhưng còn mang một tầm mức đặc biệt khác trong năm Giáo Dục Gia Đình. Hôm nay mừng lễ kính Đức Mẹ, xin mọi người chúng ta, ngước nhìn lên Mẹ như là Mẹ đại gia đình Giáo Hội và cách riêng Mẹ là Mẹ của Giáo Xứ Bắc Hải chúng ta, bởi vì chúng ta đã đón nhận Mẹ làm Quan Thầy, nhờ lời bầu cử của Đức Mẹ, xin Chúa ban bình an cho Quê hương đất nước, cho Hội Thánh, đặc biệt cho Giáo Xứ, Giáo Họ các Gia đình và bản thân mỗi người chúng ta.

Trong dịp vui mừng, cộng đoàn chúng ta cũng không quên cầu nguyện tri ân đến Qúy Cha, Qúy Tu Sỹ nam nữ, Quý Ân nhân còn sống cũng như đã qua đời, Qúy chức, Qúy cụ ông bà anh chị em đã có công hình thành, xây dựng, phát triển Giáo Xứ trong hơn nửa thế kỷ qua “.

Trước khi kết thúc Thánh Lễ, Cha xứ công bố với cộng đoàn việc nhà Nước đã cấp giấy phép chấp thuận cho Giáo Xứ được sửa chữa Thánh Đường.

Đồng thời Ngài cũng chia sẻ những ưu tư lo lắng của Ngài với cộng đoàn, Ngài tâm sự: “ Ba bốn chục năm trước đây, ngôi Thánh Đường giáo xứ Bắc Hải của chúng ta có thể nói rằng đẹp nhất nhì trong vùng Hố Nai, nhưng bây giờ thì không được, mà là xấu nhất từ dưới đếm lên, và hôm nay công việc đại tu Thánh Đường của chúng ta gồm có mấy hạng mục sau: thiết kế lại Tháp chuông, xây nới thêm một gian nhà thờ là tám gian dành cho cộng đoàn tham dự, thiết kế mới và mở rộng gian cung thánh, làm lại trần nhà thờ, thay toàn bộ cửa bằng gỗ cho bền chắc, thay nền gạch men mới, tầng trệt của gian cung thánh là phòng chầu Thánh Thể cả ngày, nhà đặt Hài Cốt “.

Trong dịp này ! “ Ngài cũng tha thiết kêu gọi mỗi người, mỗi gia đình trong cộng đoàn, bà con gốc Bắc Hải hiện đang ở khắp nơi trong Nước cũng như ở Hải ngoại, các ân nhân, Quý vị gần xa có lòng hảo tâm, xin hãy cộng tác giúp đỡ các Cha, các Tu Sỹ nam nữ và cộng đoàn Giáo Xứ Bắc Hải sớm có kinh phí để khởi công đại tu Thánh Đường “.

Sau lễ, cộng đoàn và qúy Cha đồng tế hướng về Đức Mẹ, cùng với Ca đoàn sốt sáng hát lời Cảm tạ Tri ân, Phó thác, Trông cậy nơi Mẹ.
 
Hội Đồng Hương Tam Tòa tại Portland mừng kính Lễ Bổn Mạng
Phan Hoàng Phú Quý
14:14 09/12/2008
PORTLAND Oregon - Thứ bảy ngày 6 tháng 12 năm 2008 lúc 2 giờ chiều, Hội Đồng Hương Tam Tòa đã tổ chức mừng kính lễ bổn mạng Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội tại Nhà Thờ Đức Mẹ La Vang, Linh mục Giuse Vũ Hải Đăng và Giuse Nguyễn Đức Hậu đã hiệp dâng thánh lễ mừng kính Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, bổn mạng của Hội Đồng Hương Tam Tòa, Hiện diện trong thánh lễ nầy chúng tôi nhận thấy có Quý vị Nữ Tu thuộc dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt Miền Portland, Ông Hội Trưởng Hội Đồng Hương Quảng Trị Dương Sỹ, Ông Hội Trưởng Hội Liên Minh Thánh Tâm Nguyễn Lâm và gần 300 Đồng Hương Tam Tòa tham dự.

Hằng năm vào những ngày đầu của Lễ Giáng Sinh, Giáo hội đã dành ra một ngày để tôn kính Mẹ cách riêng và cũng nhắc nhở về tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm.Thiên Chúa muốn chuẩn bị một nơi xứng đáng để cưu mang con một của Ngài, nơi đó phải hoàn hảo,không vương mắc một vết nhơ tội lỗi nào.

Toàn thể con cái của tổ phụ Adong và Evà khi sinh ra phải lệ thuộc vào định luật tàn nhẫn, sinh ra với tội nguyên tổ, nhưng qua sự chết và phục sinh của Đức Kitô, nhân loại được phục hồi ơn thánh và nối lại tình giao hảo với Thiên Chúa. Đức Mẹ đã đi vào trần gian do sự bao bọc của Thiên Chúa,không vương mắc một vết nhơ nào và ơn thánh Chúa luôn đổ tràn trên Mẹ.

Là con cháu của Adong và Evà, qua bí tich rửa tôi, chúng ta trở nên con cái Thiên Chúa, nhưng đời sồng của chúng ta phải chiến đâú với tội lỗi triền miên, phải nhờ ơn Chúa giúp, với sự cầu bàu và che chở của Đức Mẹ Vô Nhiễm, chúng ta hy vọng sẽ dần dần tiến tới sự phục hồi toàn vẹn trong phúc vinh quang vĩnh cữu.

Hội Đồng Hương Tam Tòa đã chọn Đức Mẹ Vô Nhiễm làm bổn mạng của hội như thể ao ước được sống cuộc đời trong sạch vẹn tuyền, nhận đức và thánh thiện như Mẹ vậy !

Sau Thánh lễ mọi người được mời xuống hôi trường nhà xứ để dự tiệc trà thân mật và chia sẽ niềm vui trong ngày mừng kính bổn mạng. Chúng tôi nhận thấy hầu hết mọi người đến tham dự thánh lễ đều ở lại, đặc biệt là quý Cha và quý Nữ tu cũng tham dự bữa tiệc này, đây là một sự ưu ái mà quý Cha va quý Soeur dành cho Hội Đồng Hương Tam Tòa.

Được biết Hội Đồng Hương Tam Tòa là một xứ đạo lớn nhất trước năm 1954 ở tỉnh Quảng Bình thuộc Giáo Phận Huế. Tam Tòa là hậu thân của xứ đạo Sáo Bùn. Năm 1886.Xóm Bùn bị Văn Thân đốt phá giết hại nhiều giáo dân, nên giáo dân đã theo Cha xứ là Linh mục Bonin (tên Việt là Cố Ninh) chạy về giãi chết Luỹ Thông cách tỉnh lỵ Đồng Hới 2 cây số lập xứ đạo mới lấy tên Tam Tòa, phần đông giáo dân Tam Tòa là gốc Xóm Bùn, nhưng cũng có một số giáo dân từ các xứ đạo khác gia nhập đến như Mỹ Hương, An Định, Dinh Ngói v.v,

Biến cố năm 1954 chia đôi đất nước,lầy Vỹ tuyến 17 làm ranh giới phân ly. Toàn thể giáo dân Tam Tòa đã cùng với Linh mục Đổ Bá Ái bỏ xứ đạo di cư vào Nam lánh nạn cọng sản và định cư tại Đà Nẵng bên bờ biển thuộc làng Thạch Thắng. Có trên 200 gia đình sinh sống tại đây, trong số đó có một số giáo dân thuộc các xứ đạo Kẻ Sơn, Trung Quán, Phú Thọ, Hüu Niẹm, Thạch Xá Thượng, Văn La, Sào Cát, tất cả đều ở Tỉnh Quảng Bình di cư vào.

Biến cố năm 1975 đến, cọng sản Miền Bắc xua quân thôn tính Miền Nam, nhiều gia đình thuộc xứ đạo Tam Toà đã tìm đường vượt biên lánh nạn cọng sản thêm một lần nữa, lần nầy họ chạy ra nước ngoài và phần lớn định cư tại Hoa Kỳ, đông nhất là tại thành phố Portland thuộc tiểu bang Oregon.

Chúng tôi có cơ hội quen biết với nhiều giáo dân Tam Tòa từ năm 1975 đến nay, nhất là trong những năm 1978-1979 khi chúng tôi cùng với quý linh mục và quý thầy thuc Dòng Đồng Công từ Missouri đến để quảng bá Báo Nguyệt San Trái Tim Đức Mẹ, Giáo Dân Tam Tòa tại Portland đã tích cực yễm trợ tờ báo Mẹ một cách nhiệt tình và nồng hậu, cá nhân chúng tôi cũng như toàn thể quý cha, quý thầy thuộc Dòng Đồng Công sẽ không bao giờ quên được những nghĩa cử cao đẹp của giáo dân Tam Tòa dành cho.

Trong dịp nầy chúng tôi cũng gặp gở Ông Nguyễn Ly’ Hội Trưởng Hội Đồng Hương Tam Tòa và được ông cho biết thêm vài chi tiết liên quan đến Hội như sau:

Để nối kết tình thân, giúp nhau sống đạo trong hoàn cảnh tha hương nên hội đã lập ra Hội Gia Đình Đền Tạ Đức Mẹ và sinh hoạt kể từ ngày 15-9-1979 đến nay.

Đối với người Tam Tòa, thành phố Portland và vùng phụ cận như thể là nơi đất lành chim đậu, nên số người đến định cư ngày càng đông, theo diện đoàn tụ, diện H.O. tính đến nay có khoảng trên 100 gia đình.

Để sự sinh hoạt có tính cách đồng hương, họ đã lập nên hội với danh xưng Hội Đồng Hương Tam Tòa Oregon và một ban điều hành đưọc bầu lên với nhiệm kỳ làm việc 4 năm, mục đích của hội là tạo sự liên hệ giữa quý đồng hương Tam Tòa, trong tinh thần chia sẽ vui buồn, giúp nhau sống đạo, bảo vệ và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, góp phần vào công việc chung của giáo hội công giáo tại đîa phương, đồng thời đóng góp công của yểm trợ cho giáo xứ Tam Tòa tại quê nhà trong các công tác văn hóa, xã hội, tôn giáo và giáo dục.

Song song với các sinh hoạt của Hôi, các bạn trẻ cũng đã thành lập Đoàn Thanh Niên Tam Tòa hầu chia sẽ những kinh nghiệm sống nơi xứ người để thăng tiến bản thân và gia đình cũng như tìm cách giúp đở các bạn trẻ khác ở Việt Nam. Đoàn Thanh niên Tam Toà cũng tham gia nhiều công tác xã hội trong giáo xứ cũng như ngoài Cộng đồng, đăc biệt trong năm nay đoàn đã hăng say trong công tác xây dựng Hang Đá trong khuôn viên Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang, để chuẩn bị mừng lễ Giáng Sinh.

Ngoài ra Hội cũng cho phát hành Bản Tin Tam Tòa để tạo sự liên lạc và thông tin những sinh hoạt liên quan của hội đến quý đồng hương và quý thân hữu.

Khi nhìn vào tập thể Hội Đồng Hương Tam Tòa, một hôi đoàn có niềm tin sâu sắc,sống động, có tinh thần dấn thân phục vụ cao độ, Ông Chủ tịch BCH/HĐGX Đức Mẹ La Vang Pham Hoàng Ân đã phải công nhận đây là tương lai của giáo xứ Đức Mẹ La Vang, nhất là khi nhìn thấy sự lớn mạnh của Đoàn Thanh Niên Tam Tòa.

Chúng tôi cũng xin ghi thêm ở đây Hội Đồng Hương Tam Tòa cũng đã cống hiến cho Thiên Chúa và Giáo Hội nhiều linh mục và nữ tu trong những thập niên vừa qua,trong số những linh mục chịu chức ở Portland mà chúng tôi quen biết có Linh mục Nguyễn Văn Lâm, Linh mục Phạm Thể, và linh mục Hoàng Thái Bình

Nguyện xin Mẹ Vô Nhiễm Nguỳên Tội chúc lành và ban nhiều hồng ân xuống cho giáo dân Tam Tòa, cầu chúc quý hội mỗi ngày một lớn mạnh trên tinh thần tương thận tương ái trong hai lãnh vực Đạo và Đời.

Ngày Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm năm 2008
 
Chia tay nhà giáo trẻ
Anmai, CSsR
14:20 09/12/2008
CHIA TAY NHÀ GIÁO TRẺ

Ở vùng sâu vùng xa nên thông tin như trời khô hạn vậy. Thi thoảng về phố mới biết được những dòng chảy, những biến cố của cuộc đời. Trong dòng chảy, trong những biến cố ấy ắt hẳn có vui nhưng chẳng kém những nỗi buồn.

Tối qua, được tin báo người em ruột của một nữ tu quen biết về với Chúa sau những năm tháng chống chọi với căn bệnh ung thư quái ác. Vừa hiệp ý với nữ tu và gia đình cầu nguyện cho người thân xong thì một tin như sét đánh ngang tai vậy: Linh mục Giuse Phạm Trí Thức đã về nhà Cha.

Không được may mắn thụ giáo với Cha Giuse như các lớp đàn em nhưng hình ảnh, giọng nói của Ngài vẫn còn văng vẳng đâu đây.

Thiên Chúa ban cho Ngài được ơn khôn ngoan, sáng suốt và Hội Dòng Don Bosco cũng đã nhận ra điều ấy để rồi Ngài khăn gói lên đường đi tu học bên trời Tây. Sau những năm tháng dài tu học Cha Giuse Thức đã trở về quê nhà để góp phần phục vụ cho Hội Thánh, cho Hội Dòng của mình trong công cuộc “trồng người”. Không chỉ cho riêng Dòng Don Bosco mà thôi nhưng còn cho nhiều hội dòng và đặc biệt có anh em Dòng Chúa Cứu Thế chúng tôi.

Tạ ơn Chúa trong mọi hoàn cảnh. Có lẽ trong cái hoàn cảnh thiếu thầy giáo, thiếu giáo sư đặc biệt như thời hiện tại thì sự san sẻ “chất sám” là chuyện thường tình trong các Học Viện Công Giáo. Không còn quan niệm hay phân biệt Dòng nào lo cho Dòng đó nữa nhưng các Bề Trên, các vị hữu trách đã chia sẻ với nhau trong mức có thể được.

Vẫn biết là Dòng nào cũng có đặc sủng của Dòng đó để rồi anh em trong Dòng chỉ vẽ cho nhau là tốt nhưng tốt hơn khi những tinh hoa của Dòng khác chia sẻ với Dòng của mình.

Dòng nào cũng thế, ngoài những anh em loan báo Tin mừng cho những vùng nghèo, những vùng truyền giáo thì vẫn cần có những người đi học về để chuyển tải kiến thức cho thế hệ đàn em. Dòng Chúa Cứu Thế hay Dòng Don Bosco cũng vậy, vẫn có những “nhà giáo” về vấn đề này vấn đề kia về giúp cho anh em. Cha Giuse Thức là một trong những nhà giáo đã hết lòng lo cho các bạn trẻ trong những vấn đề mà Ngài nắm bắt, thụ hưởng được từ những vị “cao tăng”.

Cha Giuse cũng như nhiều Cha khác thuộc Dòng Don Bosco hay nhiều hội dòng khác đã không quản ngại đường xa cách trở để về với anh em Học Viện Chúa Cứu Thế. Mỗi Cha mỗi nét, mỗi cha mỗi vẽ thật phong phú và hẫp dẫn. Với Cha Giuse Phạm Trí Thức, Ngài đã để lại trong anh em Dòng Chúa Cứu Thế hình ảnh đẹp của một người anh, một người thầy hiền hậu và dễ thương. Giờ cơm, Ngài đã không “tìm chỗ nhất trong nhà ăn” nhưng Ngài hoà lẫn vào với anh em sinh viên trẻ. Nghỉ ngơi cũng thế, Ngài vui vẻ với hoàn cảnh khó khăn của Hội Dòng Chúa Cứu Thế chúng tôi. Đặc biệt, Cha Giuse dù bận bịu với biết bao nhiêu công việc của Hội Dòng nhưng đã thu xếp những khoản thời gian có thể để truyền lại cho anh em sinh viên trẻ những kiến thức cần thiết để sống, để làm mục vụ sau này.

Sau khi hoàn thành khoá học đầu tiên với Học Viện, Cha tạm chia tay với anh em sinh viên chúng tôi. Tưởng chừng lần chia tay ấy như những lần chia tay bình thường là đến hẹn lại lên, đến năm học mới Cha sẽ về với Học Viện chúng tôi nhưng lại không. Nào ngờ lần chia tay ấy như là lần chia tay cuối của Cha vì được tin Cha bị căn bệnh ung thư quái ác hành hạ. Hội Dòng, gia đình, bè bạn, người thân cũng đã cố gắng hết sức để giữ Cha lại để Cha giúp cho nhiều thế hệ trẻ nhưng cuối cùng đã phải vâng theo Thánh ý của Chúa.

Và cuối cùng, ngày 7 tháng 12 vừa qua, Cha đã chính thức chia tay với người thân, với bè bạn, với bao học trò thân thương để về nhà Cha. Ngài chia tay để lại trong lòng người thân, bạn hữu và nhất là anh em sinh viên đã từng được thụ huấn với Ngài lòng cảm thương sâu sắc về phận người. Lần chia tay cuối cùng này của Cha giáo còn khá trẻ trẻ này theo tôi nghĩ cũng chẳng phải là vô nghĩa, chẳng phải là vu vơ như nhiều người vẫn thường nghĩ.

Ngài ra đi chỉ với 43 năm làm con cái Chúa và 8 năm linh mục phải nói là rất trẻ, rất ngắn nhưng bài học nơi Cha Giáo Giuse để lại cho chúng ta là bài học lớn về cuộc đời. Tất cả mọi cố gắng, mọi nổ lực của con người đều nằm trong vòng tay quan phòng của Thiên Chúa. Biến cố đau thương này một lần nữa cho ta bài học lớn để đời đó là Thiên Chúa mời gọi con người về với Ngài bất cứ lúc nào Ngài muốn. Vậy thì ta luôn sẵn sàng chờ đón Chúa đến với cuộc đời ta bất cứ lúc nào như Chúa đến mời gọi Cha Giuse Thức vậy.

Chắc có lẽ bao ngày tháng đau đớn nằm trên giường bệnh Cha Giuse khắc khoải biết chừng nào về vị Thiên Chúa mà cả cuộc đời Cha mong gặp. Hôm nay, Cha đã được diện đối diện với một Thiên Chúa chậm bất bình và giàu lòng thương xót.

Nguyện xin Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót mở rộng vòng tay đón nhà giáo trẻ Giuse vào hưởng nhan Thánh Chúa.

Xin Cha chuyển cầu cho những người thân thương còn lại của Cha đang lần bước trên con đường lữ thứ trần gian.

Xin hẹn gặp Cha trên nước Trời – Nơi mà Thiên Chúa hứa ban cho những ai thành tâm tìm kiếm Ngài như Cha Giuse suốt cuộc đời đã tìm kiếm.
 
Lễ khai mạc Năm Thánh Đức Mẹ TàPao giáo phận Phan Thiết
LM Giuse Nguyễn Hữu An
15:26 09/12/2008
LỄ KHAI MẠC NĂM THÁNH ĐỨC MẸ TÀPAO
GIÁO PHẬN PHAN THIẾT 8.12.2008


Ngày 08. 12. 2008, Giáo hội kính trọng thể Đức Trinh Nữ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội. Tại Trung tâm hành hương Đức Mẹ TàPao, Giáo Phận Phan thiết tổ chức đại lễ khai mạc Năm Thánh Đức Mẹ TàPao. ĐGM Phaolô Nguyễn Thanh Hoan cùng đồng tế với 80 linh trong và ngoài giáo phận. Đông đảo tu sĩ chủng sinh và khoảng 30 ngàn khách hành hương cùng hiệp thông thánh lễ và chung lời tôn vinh Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm Nguyên Tội.

Thánh tượng Đức Mẹ TàPao là một trong năm thánh tượng Đức Mẹ được đặt rải rác từ miền Trung vào miền Nam và cao nguyên trung phần vào năm 1959. Ngày 8.12.1958 Đức Cha Marcello Piquet, Giám Mục Giáo phận Nha trang đã cử hành lễ Cung hiến và Khánh thành tượng đài Đức Mẹ TàPao, với sự hiện của đông đảo linh mục, tu sĩ và hàng chục ngàn tín hữu. Từ đó TàPao đã là một trung tâm hành hương kính Đức Mẹ. Do chiến tranh nên từ năm 1964 ít ai dám lui tới, TàPao dường như bị lãng quên. Sau 40 năm, khách hành hương từ mọi miền đất nước và những kiều bào trở lại kính viếng Mẹ TàPao. Mười năm trở lại đây Tà Pao thay da đổi thịt từng ngày và đã trở nên trung tâm hành hương.

Từ một địa danh trước đây chẳng mấy ai biết tới, nay Tượng đài Đức Mẹ TàPao, như mong ước của hai Đức Giám Mục Nicolas và Phaolô cùng toàn thể Giáo phận Phan thiết cũng như hàng triệu khách hành hương trong và ngoài nước, trong tương lai gần nhất có thể hội đủ điều kiện và yếu tố để trở thành một trong những Trung Tâm Thánh Mẫu ở Việt Nam.

Trong tiết trời se lạnh cuối thu sang đông, chan hoà dưới ánh nắng ấm áp ban mai của núi rừng TàPao, đoàn đồng tế tiến lên lễ đài trên núi cao. Đoạn đường dài chừng cây số băng qua khu ruộng mới gặt đi lên triền núi có 1.200 gia trưởng và 500 huynh trưởng cùng khách hành hương đứng hai bên đón chào. Đội kèn giáo họ Vũ Hoà đi trước tấu vang những giai điệu ngợi khen tán tụng. Ca đoàn tổng hợp với 1.000 ca viên tuyển chọn từ các ca đoàn trong giáo phận cùng cộng đoàn Dân Chúa hoà vang bài ca nhập lễ tôn vinh Đức Mẹ “Cung chúc Trinh Vương không hề nhiễm tội truyền”. Lễ đài mới xây trên trên núi, mọi người ngước nhìn lên trời cao xanh để thấy hồn mình cũng thênh thang theo, nâng cao lên với Đức Mẹ.

Mở đầu thánh lễ, cha Giuse Bùi Ngọc Báu, trưởng ban tổ chức công bồ “Sắc Lệnh của Toà Ân Giải Tối Cao”.

TOÀ ÂN GIẢI TỐI CAO
Prot.N.523/08/I

SẮC LỆNH


Toà Ân Giải Tối Cao, để thêm lòng đạo đức cho các tín hữu và ơn cứu rỗi cho các linh hồn, do quyền hạn đã được ban một cách rất đặc biệt trong Chúa Kitô là Cha và là Chúa chúng ta, cho Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, do sự quan phòng của Thiên Chúa, qua thỉnh nguyện mới đệ đạt của Đức Giám Mục đáng kính Phaolô Nguyễn Thanh Hoan, Giám Mục Giáo Phận Phan Thiết, nay quyết định mở kho tàng Giáo Hội trên trời mà sẵn lòng ban Ơn Toàn Xá, với những điều kiện thông thường ( xưng tội, rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng ) theo như lễ nghi đã chỉ định cho các tín hữu thật lòng thống hối tại chính Trung Tâm Thánh Mẫu TàPao, Ơn Toàn Xá này cũng có thể chỉ cho các linh hồn nơi luyện ngục, nếu họ sốt sắng tham dự việc cử hành Năm Toàn Xá này hoặc làm các việc đạo đức kính Đức Trinh Nữ Maria TàPao hoặc ít ra trong thời gian thích hợp, họ dục lòng đạo dức mà đọc Kinh lạy Cha, kinh Tin Kính theo công thức hợp pháp nào đó và khẩn cầu cùng Đức Mẹ TàPao:

-Trong những ngày 8/12/2008 và 2009 khi long trọng cử hành lễ Khai mạc và Bế mạc Năm Toàn Xá;
-Trong các ngày 13 mỗi tháng;
-Trong mọi nghi thức phụng tự kính nhớ Đức Trinh Nữ Maria.

Các người già, các bệnh nhân và mọi người có lý do quan trọng không thể ra khỏi nhà được vẫn có thể lãnh Ơn Toàn Xá này miễn là có lòng thống hối tội lỗi và quyết tâm thi hành trong thời gian sớm nhất ba điều kiện thông thường, nếu họ hiệp thông một cách thiêng liêng vào các việc cử hành Năm Toàn Xá và vào các cuộc hành hương, trong khi dâng lời nguyện và những nỗi khổ đau, những sự khó khăn trong cuộc sống riêng của họ cho lòng nhân từ của Thiên Chúa qua Mẹ Maria.
Sắc lệnh này chỉ có hiệu lực một lần. Triệt tiêu hoàn toàn mọi cản trở.


Ban hành tại Rôma do Toà Ân Giải Tối Cao ngày 28 tháng 7 năm 2008.
JACOBUS FRANCISCUS S.R.E. Hồng Y STAFFORD,
Paenitentiarius Maior.
Joannes Franciscus Girotti, O.F.M. Conv.
Ep. Tit. Metensis, Regens.
(Ấn ký)
(bản dịch của LM Phêrô Nguyễn Hữu Đăng).

Cả biển người vỗ tay không ngớt bày tỏ tấm lòng biết ơn Đức Thánh Cha và Toà Ân Giải qua Sắc lệnh vừa đựơc công bố.

Đức cha Phaolô gợi lên những tâm tình trong ngày lễ trọng đại của Giáo phận, tạ ơn Chúa, tri ân Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, hiệp ý cầu nguyện cho công lý và hoà bình trên quê hương Việt Nam thân yêu.

Trong bài giảng lễ, ngài đã suy niệm về con đường mới của đức tin theo mẫu gương Mẹ Maria.

Lời “xin vâng” là một quyết định từ niềm tin sâu xa của Đức Mẹ. Từ đó cuộc đời Đức Mẹ hoàn toàn gắn bó với cuộc đời Đức Giêsu, con Mẹ. Chính con Mẹ sẽ dẫn Mẹ đi vào con đường mới của Đức Tin: Con đường yêu thương cho đến cùng, con đường vâng lời Chúa Cha cho đến chết và chết trên thập tự, con đường cứu độ, đem cả nhân loại đi vào thế giới mới.

Đây là con đường vĩ đại, con đường phải trả bằng giá máu. Con đường ấy có nhiều gian truân thách đố có thể làm cho Đức tin chao đảo lung lay. Đức Mẹ cùng con song hành trong suốt cuộc đời, và Mẹ mãi còn hành trình với Giáo Hội trong suốt dòng lịch sử cho đến ngày tận thế trên đường mới của Đức Tin.

Đức Tin thì không mới, nhưng con đường biểu lộ Đức Tin đó thì hoàn toàn mới. Đức Mẹ là tinh hoa của truyền thống niềm tin của Cựu ước. Đó là niềm tin tuyệt đối vào Thiên Chúa quyền năng như ta thường thấy diễn tả trong các thánh vịnh, một niềm tin với tâm hồn khiêm tốn, khó nghèo, trân trọng tuyệt đối vào lòng thương và thánh ý của Thiên Chúa. Niềm tin này chính Chúa Giêsu đã chia sẽ khi ta nghe Ngài đọc thánh vịnh 22 trên thập giá: “Chúa ơi, Chúa ơi sao Người bỏ con”. Cận kề cái chết khổ nhục, Ngài vẫn tin Thiên Chúa Cha không bỏ rơi mình.

Trong những năm tháng rao giảng, Chúa Giêsu chỉ mong làm cho niềm tin đó thành niềm xác tín sâu xa nơi các môn đệ Ngài. Và Ngài đã tạo ra con đường mới, con đường của Tin Mừng tin yêu. Thánh Phaolô chiêm nghiệm con đường của Thầy để rồi xác quyết: “không có gì có thể tách rời chúng ta ra khỏi tình yêu Chúa Kitô”. Chúa đến với nhân loại trong thân phận con người con người và với trái tim Thiên Chúa. Vì thế Ngài đã yêu đến cùng.

Cần phải đọc hết các sách Tin Mừng thì mới nhận ra con đường mới của đức tin. Nhưng ở đây xin suy niệm một ít nét Đức Tin mà Đức Mẹ đã từng chia sẽ với Chúa Giêsu con Mẹ.

Khi truyền tin, sứ thần Gabriel đã nói với Mẹ “Con Mẹ là con Đấng Tối Cao, Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngôi báu của Đavit, triều đại người sẽ vô tận”. Vậy mà Con Thiên Chúa Tối Cao lại là một con người với thân phận nghèo hèn, yếu đuối, làm con của một trinh nữ nhà quê thiếu thốn. Thiên Chúa quyền năng cao cả, Đấng sáng tạo đất trời sông biển núi non, Con của Người lại thành đứa bé sinh ra nơi chuồng bò lừa tồi tàn, đứa bé sống nhờ từng giọt sữa mẹ, nhờ tình yêu vỗ về của mẹ cho đến ngày khôn lớn.

Trong lòng bàn tay Mẹ, một vì Thiên Chúa để cho con Ngài bị tước đoạt uy danh khả tôn, khả úy, trở nên bé nhỏ mong manh. Mẹ dâng con vào đền thờ với lễ vật tạ ơn là cặp chim gáy, lễ vật của người dân quê nghèo nàn. Con Thiên Chúa có hơn chi ai.

Mẹ có nhận ra thần tính nơi em bé Giêsu được không? Khó mà trả lời, nhưng Mẹ luôn sẳn sàng đón nhận những mâu thuẩn đó để suy đi nghĩ lại trong lòng. Điều này thánh Luca ghi chú đến hai lần: Khi các mục đồng đến thờ lạy Chúa Hài Nhi (Lc 2,18) và khi Mẹ tìm gặp con trong đền thánh (Lc 2,51).

Một điều mâu thuẫn là lời tiên tri của Simêon khi bồng em bé Giêsu trong tay, ông không ngừng chúc tụng tạ ơn Thiên Chúa và ca tụng em bé Giêsu là Hồng Ân cứu độ, là Ánh Sáng muôn dân, là vinh quang của Israen. Nhưng liền đó, ông lại nói đến tương lai quá bi đát: “Trẻ này đuợc đặt lên khiến cho nhiều người trong Israen phải sụp đổ hay đuợc đứng dậy, và cũng để làm mục tiêu cho người ta chống đối”.(Lc 2,34).Trong tâm trí Mẹ, Giêsu là con Đấng Tối Cao, là Đấng Thánh. Nhưng lời tiên tri cho Mẹ thấy những tình huống đau thương sẽ xảy đến cho con mình. Đó quả là một mầu nhiệm, một thách đố của niềm tin.

Cuộc đời Mẹ ra sao? Ai lại không mong một cuộc sống bình an vô sự. Ai không mong tuổi già của mình sẽ được nương nhờ con cái. Vậy mà lời tiên tri như sét đánh bên tai Mẹ: “Về phần bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà…”(Lc 2,35).

Mẹ đã nhận lấy lưỡi gươm đâm thâu trái tim mình theo thánh ý Thiên Chúa. Lời tiên tri đã ứng nghiệm khi lưỡi gươm đâm sâu vào trái tim Chúa Giêsu. Mẹ đứng đó dưới chân thập giá chứng kiến cái chết nhục hình của người con yêu quý. Mẹ đứng đó, Mẹ không khóc, không than, không ngất xỉu. Mẹ chia sẽ mọi nổi oan khiến nhục nhã của người con chí thánh. Dung mạo của Mẹ dưới chân thập giá tuyệt đẹp. Đó là hình ảnh của một đạo binh oai hùng xếp hàng vào trận. Đó là con đường mới của Đức Tin. Tước hiệu Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo là vậy đó.

Mẹ nhìn lên Chúa trên thập giá. Con Mẹ trải qua những giờ phút đau thương nhất, nhưng thật an bình, thật quảng đại, thật vững tâm, thật phó thác, vì Chúa Giêsu hoàn toàn tin tưởng vào Chúa Cha. Mẹ hiểu được mầu nhiệm phục sinh gắn liền với mầu nhiệm tử nạn. Mẹ cùng chia sẻ niềm tin đó với con mình. Chết là đi vào cõi sống đời đời. Đó là con đường mới của Đức tin.

Cuộc chiến trên thập giá giữa Thiên Chúa và con người. Hình như con người đã thắng khi đóng đinh Đấng Cứu Thế. Thế nhưng, Thiên Chúa lại chọn thập giá để biểu lộ tình yêu chiến thắng. Con đường của Thiên Chúa là con đuờng tình yêu. Tình yêu chiến thắng sự chết. Mẹ đã thông phần cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu. Mẹ dâng hiến con mình trong hy lễ cứu độ với niềm tin phục sinh. Vì thế, Mẹ là Nữ Vương Thiên Đàng.

Mẹ cũng là Mẹ Giáo Hội. Mẹ là thầy dạy đức tin. Mẹ thật tuyệt vời. Mẹ yêu thương chăm sóc đoàn con cái đang bước đi trong gian nan thử thách giữa dòng đời. Giáo Hội đi vào con đường thập giá Chúa đã đi. Giáo hội cùng có Mẹ đồng hành mỗi ngày như Thầy dạy đức tin.

Mẹ đang dừng lại nơi núi rừng Tà Pao này, Mẹ không mong gì hơn là chúng ta bắt chước Mẹ đi vào con đường đức tin mà Mẹ đã đi với Chúa giêsu, con Mẹ.

Mẹ đang vận dụng quyền năng Chúa ban để Mẹ đem đến cho chúng ta bao ơn lành phần hồn phần xác. Cuộc sống chúng ta đang bị đe dọa tứ bề. Mẹ bảo chúng ta đừng bị lung lay chao đảo trước một thế giới bất an đầy khủng hoảng.

Thiên Chúa dựng nên con người để con người đựoc sống và sống dồi dào. Câu chuyện cuộc đời Ông Giop cho thấy, tai ương đau khổ là từ ma quỹ mà đến. Thiên Chúa dựng nên chúng ta là để được hạnh phúc. Ngoài Thiên Chúa không còn đâu là điểm hẹn của hạnh phúc thật. Và vì nhân loại đang muốn gạt Thiên Chúa đi để tự mình làm Chúa lấy mình cho nên đã gặp phải một mặt đất đắng cay càng lâu càng cay đắng. Cũng như Ađam Evà xưa, cố đạt giấc mơ làm Chúa nên phải rơi vào đau khổ của sự chết. Sức lực, tài năng con người không vượt quá số phận mỏng manh vắn vỏi của mình.

Chúa mời gọi nhân loại hãy đi về trời mới đất mới của Ngài. Mẹ Maria là người đầu tiên sống niềm tin đó. Niềm tin phải đi trên con đường hẹp, con đường dẫn đến hạnh phúc vô biên trong Thiên Chúa.

Hôm nay chúng ta tạ ơn Chúa đã cho chúng ta người Mẹ thánh thiện vinh quang đầy quyền năng để dìu dắt chở che cuộc đời gian truân của chúng ta. Chúng ta tạ ơn Mẹ đã hiện diện ngày đêm nơi núi rừng hiền hòa, đơn sơ này để chờ, đề nghe từng nổi niềm đau khổ, từng tấm lòng sám hối ăn năn, từng nổi lòng yêu mến khao khát được làm con Mẹ. Mẹ nhận lấy tất cả không từ chối ai. Chỉ cần chúng ta có lòng tin, có sự khiêm tốn, có tình yêu thương bác ái trong cuộc sống. “Ai cho sẽ được cho lại” đó là nguyên tắc Chúa đã đặt ra khi chúng ta muốn cầu xin một ơn nào đó.

Trong Năm Thánh Đức Mẹ TàPao, Cầu chúc anh chị em biết học và sống niềm tin của Đức Mẹ.

Thánh lễ kết thúc lúc 9g30. Nắng rộn rã nhưng không gay gắt. Rừng xanh như tấm thảm hút nắng mặt trời lọc đi sức nóng rồi điều hoà khí trời trong mát dịu êm. Mọi người tiếp tục lên thánh tượng Đức Mẹ TàPao để cầu nguyện khấn xin.

Việc Chúa làm thật kỳ diệu. TàPao là vùng đất kính tế mới xa xôi, “khỉ ho cò gáy, đèo heo hút gió”. Ba mươi năm trước, dân tứ xứ đi kinh tế mới đến đây khai phá rừng làm nương rẫy. Bây giờ là trung tâm hành hương kính Đức Mẹ. Nhà cửa, quán xá xây dựng ngày càng nhiều làm thay đổi bộ mặt miền quê nghèo êm ả.

Giáo phận Phan Thiết tạ ơn Chúa đã ban cho Giáo phận một trung tâm hành hương thánh thiêng tuyệt vời. TàPao là nơi Đức Mẹ chọn để mọi người từ muôn phương đến được Mẹ bồi dưỡng bằng ơn lành hồn xác. Một khi đã đón nhận những ân ban, ai ai cũng được Mẹ mời gọi cải thiện đời sống, sống theo Tin mừng.

Cho xứng với lòng biết ơn đối với Đức Mẹ TàPao, Giáo phận đã tổ chức đêm 7.12, diễn nguyện và hát ca tôn vinh Mẹ. ĐGM giáo phận, Đức Ông Tổng đại diện, các linh mục tu sĩ chủng sinh và hơn 10.000 khách hành hương chung niềm vui ngợi khen Đức Mẹ TàPao. Với sự góp phần của 1.000 ca viên, hội dòng MTG Phan thiết, hội dòng MTG Nha trang, hội dòng Khiết tâm Đức Mẹ Nha trang, các ca sĩ, nghệ sĩ đến từ Sài gòn, đêm canh thức đã ghi nhiều dấu ấn thiêng liêng vào tâm hồn mọi người, gia tăng thêm lòng yêu mến Đức Mẹ. Nhiều đoàn hành hương tiếp tục leo núi lên với Mẹ để đọc kinh lần hạt cầu nguyện. Đêm rừng núi TàPao không còn âm u tăm tối nhưng rực sáng niềm tin, ấm áp tình yêu giữa Mẹ hiền và đoàn con cái.

Giáo hội đang ở giữa chặng đường Mùa Vọng, ở giữa thời gian chuẩn bị đón mừng mầu nhiệm Con Thiên Chúa đến trần gian. Vui mừng biết bao trong “màu tím đợi chờ và hy vọng” bừng lên “sắc trắng, sắc vàng của hoan vui ngày lễ Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm”, ngày lễ mà ý nghĩa phụng vụ đã gắn liền với thời điểm quan trọng của lịch sử cứu độ, liên quan đến số phận ngàn đời của nhân loại và như cánh cửa thiêng liêng mở ra để Dân Chúa đỉnh đạc bước tới cử hành mầu nhiệm Nhập Thể. Trong hai thế kỷ sau cùng của thiên niên kỷ thứ hai, có hai chân lý về Đức Maria đã đựơc Giáo hội định tín: tín điều “Vô Nhiễm Nguyên Tội” (8.12.1854) liên quan tới cuộc khai mở cuộc đời của Đức Mẹ; và tín điều “Đức Maria Hồn Xác Lên Trời” (1,11,1960) liên quan đến giây phút kết thúc cuộc sống trần gian trong vinh quang phục sinh của Đức Mẹ. Hai tín điều đó khái quát về toàn bộ chương trình cứu độ của Thiên Chúa ở hai mút cùng lịch sử: một khởi đầu sáng tạo với vẻ đẹp “Vô Nhiễm tuyệt vời” và một kết thúc với công trình Nhập Thể Cứu Độ của Chúa Con, toàn thể nhân loại đựơc nâng lên trong ánh quang phục sinh vĩnh hằng.

Đến với Đức Mẹ TàPao, sống Năm thánh Đức Mẹ TàPao, chúng ta hãy tin tưởng và noi gương Mẹ, sống vững tin và yêu thương như Mẹ.

Đến với Đức Mẹ TàPao, hãy siêng năng lần hạt như Mẹ dạy, mọi người sẽ được đầy hồng ân, hạnh phúc. Đức Mẹ TàPao cũng là Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Đức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu.

Lm Giuse Nguyễn Hữu An

-------------------------------------------------------------------------

BÀI SUY NIỆM ĐÊM CANH THỨC
ĐẠI LỄ KHAI MẠC NĂM THÁNH ĐỨC MẸ TÀPAO

( 08 – 12 – 2008 -à 08 – 12 – 2009 )

Anh chị em thân mến !

Tàpao, trường dạy tin cậy mến. Đó chính là sứ điệp không lời của Đức Mẹ cho những ai đến với Tàpao. Sứ điệp này được Đức Cha Phaolo Nguyễn Thanh Hoan, Đấng bản quyền sở tại công bố trong bài giảng lễ đặt viên đá xây dựng CÁC BẬC CẤP đi lên tượng đài Đức Mẹ Tàpao. Trong ít phút suy niệm này, ta hãy để cho Đức Mẹ giúp ta khám phá ra cách cụ thể hơn những bài học này trong ánh sáng của chính Lời Chúa, lời Mẹ đã ghi nhớ và suy niệm trong lòng

1 - Bài học về lòng tin mà Mẹ dạy chúng ta nơi này

“Đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể “

Bài học Mẹ đã học được từ Thiên Chúa qua lời của Sứ Thần Gabriel và qua suốt hành trình niềm tin của Mẹ

Những ngày đầu của phong trào tái hành hương Tàpao cách đây 9 năm, Nhạc sĩ Thiên Thanh khắc hoạ “ Tàpao núi rừng âm u, trời mùa thu nghe tiếng Mẹ ru. Ngọt rào lời ru khi sắp tàn thu “ ( nhạc phẩm này được viết vào trung tuần tháng 10/ 1999 và hoàn thành vào tháng 11/ 1999 )

Chín năm với biết bao khó khắn về mọi mặt. Chín năm trong thâm tâm không ai dám nghĩ đến khung cảnh của đêm nay, đêm rực rỡ, đêm hoa đăng của tin yêu cậy mến nơi hàng ngàn, hàng vạn con người.

Nhưng nhờ lời ru ngọt ngào của Mẹ, ân sủng và tình yêu đã nhuần thấm trên đất đai con người nơi đây và những ai đến đây với tấm lòng tin tưởng cậy trông vào Chúa, vào Mẹ. Tàpao hôm nay đã thay da đổi thịt. Tàpao âm u, nơi cư ngụ của miền thâm u sự chết hay đã thấy ánh sáng chứa chan, ánh sáng của Mặt Trời công chính là Chúa Giêsu Kitô. Maria chính là ánh sao dẫn đưa ta đến nơi này

Cha Cantalamessa khi suy niệm về Đức Maria đã viết: “ không gì làm trí óc con người phải kinh ngạc sững sờ bằng sự đơn giản trong các công trình của Thiên Chúa thực hiện trước mắt chúng ta, sánh với những hiệu quả phát sinh từ đó. Ở nơi Đức Maria là ví dụ cho cách hành động không cân đối của Thiên Chúa, không cân đối giữa điều nhìn thấy được từ bên ngoài và điều được thực hiện từ bên trong. Chính nới Đức Maria, sự kỳ vĩ của ân sủng và của ơn gọi đi đôi với sự đơn giản đến mức tuyệt đối. Thật thế, hành vi tin lớn lao nhất, quyết định nhất trong lịch sử nhân loại, hành vi để Thiên Chúa bước vào thế giới trong thân phận làm người hầu cứu chuộc nhân loại, lại được tỏ bày bằng những lời ngắn gọn và đơn sơ “ này tôi là tôi tớ Chúa, xin hãy thành sự nơi tôi theo lời Ngài “ và trong khung cảnh tầm thường là ngôi nhà nhỏ của làng quê và cô thôn nữ nghèo Maria.

Cũng thế, câu chuyện 4 em nhỏ học sinh ở Trúc Lâm lại khai mở cho một nhịp sống tâm linh của bao người để qua đó dòng sông ân sủng của Thiên Chúa tình yêu qua Mẹ Maria đến với mọi người nơi vùng đất bé nhỏ này. Chúng con xin chung lời tạ ơn Thiên Chúa cùng với Mẹ. Chúng con xin cám ơn Mẹ đã ru chúng con trong tiếng ru ngời ngọt ngào của ân sủng giữa lúc đời còn đắng cay. Chúng con tuyên xưng Thiên Chúa làm được mọi sự. Ngài làm mọi sự vì yêu. Ngài làm những việc lơn lao từ những gì con người cho là bé nhỏ hư vô. Chúng con tuyên xưng những gì thuộc về Chúa, về Hội Thánh sẽ không quyền lực nào có thể phá được. Xin Mẹ cầu bầu cùng Chúa ban thêm lòng tin cho chúng con, để chúng con thấy Chúa, tin Chúa và hành động với Chúa như Mẹ đã hành động trong hiến dâng, tin tưởng, chiêm ngắm Chúa Giêsu com Mẹ

2 – Bài học về niềm cậy trông

Niềm hy vọng của Đức Maria thật đặc biệt và nó làm thành biệt tính của niềm hy vọng Kitô giáo. Hy vọng của Đức Maria trước hết không phải là hy vọng vào những việc Chúa làm nhưng là hy vọng ở nơi chính Chúa. Chứng kiến con, tham gia vào hình thành sự sống và phát triển từng ngày của con mình, Đức Maria vẫn luôn hy vọng tuyệt đối “ chính Giêsu con mình sẽ cứu dân mình khỏi tội vì Ngài là Con Đấng Tối Cao, là Đấng muôn dân đợi trông “.

Chính vì cậy tin ở nơi Chúa, cho nên, cuộc đời Mẹ, dù đi trong gian nan thử thách, dù bao cơn sóng xô đẩy dập dồn, dù những bóng mây như giăng đầy muôn lối, nhất là khi bóng tối bao trùm mặt đất trong giờ Giêsu con Mẹ, Đấng Cứu Độ trần gian trút hơi thở cuối cùng và tảng đá lấp kín cửa mồ, ngay cả khi ấy, Mẹ vẫn hướng về nguồn ánh sáng Mặt Trời là chính Thiên Chúa, nhờ vậy Mẹ mãi mãi là ngôi sao hy vọng cho toàn thể nhân loại chúng con, nhất là trong lúc chúng con muốn buông xuôi, thất vọng, ngã gục trên đường đời

Chín năm trôi qua, dòng thời gian ấy cũng chứng kiến bao nhiêu thăng trầm trên vùng rừng núi Tàpao này và trên những con người đến đây và ở đây. Tàpao không thiếu những khó khăn chống đối, lạm dụng, phá hoại. Ánh sáng và bóng tối đan xen nhau, vàng thau lẫn lộn. Ngay trong mỗi bản thân chúng ta cũng hằn lên những vết thương của cuộc chiến giữa tội lỗi và ân sủng; hy vọng và thất vọng; giữa cái thiêng và cái tục, cái tôi và cái chúng ta… Và quả thực nếu không có ánh sao mai, ánh sao hy vọng của Mẹ sáng soi giữa đêm trường, chắc ta đã lạc lối và ngã gục bên lề cuộc đời. Chính nhờ Mẹ, mà niềm hy vọng của chúng ta từng ngày được tinh luyện để qua Mẹ, ta hướng về Chúa trọn vẹn

Thật vậy, từ chỗ hy vọng vào những việc Chúa làm cho ta, theo ý ta, Mẹ đã dạy ta hướng niềm hy vọng của ta đến chính Chúa cách trọn vẹn “ Người bảo gì, anh em cứ làm theo “. Chính nhờ niềm hy vọng này, ta không ngã lòng thất vọng khi Chúa không đáp lời ta, nhưng biết tìm ra bản chất của hy vọng Kitô chính là dâng hiến cho Chúa con tim, khối óc, ước muốn, niềm vui, hạnh phúc, mạng sống và toàn thể con người ta. Đó chính là điều Mẹ Maria đã thực hiện trong đời Mẹ “này thân con là trang giấy trắng tinh, xin Chúa muốn viết gì trên đó là tuỳ thánh ý Ngài “ và Thiên Chúa đã viết “ Maria, con hãy là ngôi sao hy vọng cho thế giới ta dựng nên biết tìm về cội nguồn ánh sáng “. Xin Mẹ dạy chúng con biết hy vọng như Mẹ, để giữa cuộc sống này, ngay trên mảnh đất Tàpao, chúng con biết sống niềm hy vọng ngày mai cách kiên vững hơn cho đến ngày chúng con ra trước toà Chúa đễ lãnh nhận phần thưởng dành cho người bền đỗ đến cùng trong tin yêu và hy vọng. Thánh Maria, Mẹ Chúa Trời, Ngôi sao hy vọng, xin cầu cho chúng con

3 – Bài học về lòng mến Chúa

“Chúa Thánh Thần sẽ đến trên bà và quyền năng Đấng Tối Cao rợp bóng trên bà “. Quyền năng Chúa Thánh Thần trước khi làm cho Mẹ Maria thụ thai Ngôi Lời Con Thiên Chúa làm người, đã đổ vào tâm hồn Mẹ lòng mến Thiên Chúa, chính lòng mến này, lôi kéo Mẹ, cuốn hút Mẹ thực hiện điều Thiên Chúa muốn. Chính lòng mến thần thiêng này mở rộng lòng Mẹ ra vô tận, để cung lòng của Mẹ có thể cưu mang đấng cả đất trời không chưa nổi. Chính nơi Mẹ, lòng mến trở thành luật, luật của Thần Khí. Chính nơi Mẹ Thiên Chúa không áp đặt ý muốn của Người, nhưng ban lòng mến cho để Mẹ thực thi thánh ý của Người với lòng mến bao la. Ta có thể nói không sai rằng Đức Maria đã yêu Thiên Chúa bằng con tim của chính Thiên Chúa.

Sự dâng hiến của Mẹ không xúât phát từ những đặc quyền đặc lợi, nhưng từ cảm nghiệm mình được Thiên Chúa yêu thương “Thiên Chúa làm cho tôi những việc kỳ diệu vì Ngài đoái thương đến phận nữ tỳ hèn mọn của tôi “. Chính ý thức khoảng cách vô biên giữa phận mình và phúc lành được hưởng, mà tình yêu của Đức Maria là một nỗ lực vươn lên không mỏi mệt để hiến dâng trọn vẹn cho Thiên Chúa và tha nhân. Thánh Augustino đã nói thật hay “ nơi đâu có tình yêu, nơi đó không có đau khổ, và nếu đó đau khổ, thì đau khổ ấy đáng được yêu mến “. Chính vì thế thánh nhân khuyên “ bạn hãy yêu Chúa đi rồi muốn làm gì hãy làm “

Chín năm qua, nơi vùng đất Tàpao này đã chứng kiến không biết bao nhiêu lượt người đến đây và bao người trong số họ đã nhận ra được tình thương Thiên Chúa qua tình thương Mẹ. Cũng giống như Chúa Giêsu Con Mẹ, địa chỉ ưu tiên là người nghèo. Tàpao là vùng quê nghèo, gồm những con người nghèo. Từ khi Mẹ đến, Tàpao trở thành nơi hội tụ của những người nghèo: nghèo hạnh phúc, nghèo niềm vui, nghèo tự do, nghèo Thiên Chúa…. để qua Mẹ, Thiên Chúa biến họ thành những người giàu tình yêu, giàu Thiên Chúa, giàu lòng quảng đại hy sinh, qua việc hiến tặng cho người khác cuộc sống của mình. Chính vì thế, Tàpao thành nơi hội tụ của tình yêu không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, tôn giáo, dân tộc, giai cấp. Ở nơi Tàpao, anh chị em Phật Giáo, Cao Đài, Hoà Hảo, Tin Lành, Công Giáo đã cùng đứng bên nhau ngước nhìn lên Mẹ. Ở Tàpao, người Kinh đứng bên người anh em dân tộc ít người, cùng chung công việc xây dựng công trình Tàpao kính Mẹ.

Bài học tình yêu mà Mẹ dạy chúng con nơi đây chính là “ chỉ khi ta yêu Chúa trọn tình ta mới yêu anh em cách vẹn nghĩa. Tình yêu sẽ giúp con người vượt qua tất cả để đạt tới hạnh phúc viên mãn “

Lạy Mẹ, xin tiếp tục quy chúng con lại nơi đây. Xin nguyện cầu Chúa ban Thánh Thần trên chúng con trong giờ canh thức này, Đấng phủ đầy trên Mẹ trong ngày truyền tin, để Mẹ trọn vẹn thuộc về Chúa và con người. Xin giúp chúng con biết thi thố tình yêu đối với Chúa và con người mỗi lần đến đây và trong từng giây phút cuộc đời. Xin cũng giúp chúng con chuẩn bị tốt tâm hồn bằng tin yêu cậy mến trong mùa vọng này, để cung lòng mỗi chúng con thành hang đá nhỏ cho Chúa Hài Nhi giáng sinh trong đêm hồng phúc. Amen

Lm Aug Nguyễn Đức Lợi.

----------------------------------

KINH ĐỨC MẸ TÀPAO

Lạy Thiên Chúa Ba Ngôi chí ái,

Chúng con chúc tụng Chúa / vì từ đời đời / Chúa đã chọn Đức Maria làm Mẹ / hạ sinh Con Thiên Chúa làm người cho chúng con, / và đã tôn vinh Người làm Nữ Vương và là Mẹ của chúng con, / để nhờ Mẹ, / Chúa yêu thương và chăm sóc đoàn con đang lữ hành dưới thế.

Chúng con tạ ơn Chúa / đã thương nhận núi rừng Tàpao này làm linh địa / để Mẹ gặp gỡ chúng con, / và qua Mẹ/ chúng con gặp gỡ được chính Thiên Chúa nơi tận sâu thẳm lòng mình, / và để tại nơi đây, / Mẹ chuyển trao lòng thương xót Chúa / cho tất cả những ai đang đau khổ tinh thần cũng như thể xác / biết hết lòng tin tưởng chạy đến khẩn cầu cùng Mẹ.

Lạy Đức Mẹ Tàpao, / giữa thế giới hôm nay / đang ngày càng có xu hướng tục hóa / sống hưởng thụ và vị kỷ, / lo âu sợ hãi vì bạo lực, hận thù, chiến tranh, / chúng con thành tâm chạy đến cùng Mẹ, / xin Mẹ dạy chúng con / biết hết lòng phụng thờ Chúa, / lắng nghe và thực hành Lời Chúa dạy, / yêu thương và phục vụ theo tinh thần Tin Mừng, / tôn trọng mạng sống và phẩm giá con người, / cùng nhau xây dựng Trời mới, Đất mới.

Lạy Thiên Chúa Ba Ngôi chí ái, / xin cho chúng con biết noi gương Mẹ / luôn luôn vâng theo Thánh Ý Chúa trong mọi hoàn cảnh ở đời / sống thanh sạch, khiêm tốn, vị tha, dấn thân phục vụ/ suốt cuộc đời hết lòng kính mến Chúa / và yêu thương tha nhân / để được cùng Mẹ hưởng hạnh phúc vĩnh hằng trong Chúa. AMEN.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Hí họa: Mẹ cháu vô tội
HK
00:16 09/12/2008
Hí họa: Mẹ cháu vô tội
 
Hí họa: Hồ cáo sợ lá Thiên Tuế
HK
00:20 09/12/2008
Hồ cáo kỵ lá thiên tuế
 
DCCT Thông cáo: về bản án và hình phạt đối với các nạn nhân vì công lý và sự thật ở gx Thái Hà
Lm Phêrô Nguyễn Văn Khải CSSR
01:05 09/12/2008


Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 2008


THÔNG CÁO

VỀ BẢN ÁN VÀ HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI CÁC NẠN NHÂN

VÌ CÔNG LÝ VÀ SỰ THẬT Ở GIÁO XỨ THÁI HÀ


Kính gửi: Quý ông bà anh chị em giáo dân và toàn thể những người yêu công lý

Ngày hôm nay, 08/12/2008, sau 1 ngày xét xử vội vàng, chóng vánh, từ 15h30 đến 16 h30, Toà án Nhân dân quận Đống Đa đã tuyên án 8 nạn nhân vì công lý và sự thật của Giáo xứ Thái Hà. Bản án và hình phạt cụ thể đi kèm đối với từng nạn nhân như sau:

1. Bà Nguyễn Thị Nhi, sinh năm 1962, quê ở Sơn Hà, Phú Xuyên, Hà Tây, thuộc Gx Hà Thao, sống tại Gx Mường Cắt, Hoà Bình, thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội, đã bị kết tội “gây rối trật tự công cộng” tại Thái Hà-Toà Khâm Sứ và bị phạt 17 tháng tù treo.

2. Bà Ngô Thị Dung, sinh năm 1954, địa chỉ 306, C3, tập thể Vĩnh Hồ, phường Ngã Tư Sở, thuộc Gx Thái Hà, Tổng Giáo phận Hà Nội, đã bị kết tội “hủy họai tài sản và gây rối trật tự công cộng” và bị phạt 13 tháng tù treo.

3. Ông Lê Quang Kiện, sinh năm 1945, hiện ở tại số 8 ngõ 162 A, phố Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội, thuộc Gx Hàng Bột, Tổng Giáo phận Hà Nội, đã bị kết tội “hủy họai tài sản và gây rối trật tự công cộng” và bị phạt 13 tháng tù treo.

4. Bà Nguyễn Thị Việt, sinh năm 1949, nhà A2 tổ 8, tập thể Thuỷ Tinh, phường Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nội, thuộc Gx Thái Hà, Gp Hà Nội, đã bị kết tội “hủy họai tài sản và gây rối trật tự công cộng” và bị phạt 12 tháng tù treo.

5. Bà Lê Thị Hợi, sinh năm 1947, địa chỉ số 8 ngách 62, ngõ Thổ Quan, phường Thổ Quan, Đống Đa, Hà Nội, thuộc Gx Thái Hà, Tổng Giáo phận Hà Nội, đã bị kết tội “hủy họai tài sản và gây rối trật tự công cộng” và bị phạt 15 tháng cải tạo không giam giữ.

6. Ông Giuse Phạm Trí Năng, sinh năm 1959, thường trú tại Thường Lệ, Đại Thịnh, Mê Linh, Hà Nội, thuộc Gx Thường Lệ, giáo phận Bắc Ninh, đã bị kết tội “hủy họai tài sản và gây rối trật tự công cộng” và bị phạt 12 tháng cải tạo không giam giữ.

7. Anh Nguyễn Đắc Hùng, sinh năm 1977, thường trú tại Thôn Đầm, xã Tân Hoà, huyện Quốc Oai, thuộc Gx Tình Lam, Giáo phận Hưng Hoá, đã bị kết tội “hủy họai tài sản và gây rối trật tự công cộng” và bị phạt 12 tháng cải tạo không giam giữ.

8. Anh Thái Thanh Hải, sinh năm 1987, thường trú tại 42 Nguyễn Lương Bằng, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, thuộc Gx Thái Hà, TGP Hà Nội, đã bị kết tội “hủy họai tài sản và gây rối trật tự công cộng” và bị phạt cảnh cáo.

Giáo xứ Thái Hà chúng tôi xác tín rằng 8 giáo dân bị kết án và bị hình phạt như trên đây là bất công, vì các giáo dân trên đây không làm điều gì vi phạm pháp luật. Do đó, Giáo xứ tiếp tục làm hết mức có thể để các giáo dân trên đây được bảo toàn danh dự.

Ngay khi phiên toà kết thúc, các luật sư bảo vệ các nạn nhân đã cho chúng tôi biết các nạn nhân sẽ tiếp tục kháng cáo kêu oan lên Toà Phúc thẩm.

Kính xin toàn thể quý ông bà anh chị em tiếp tục hiệp thông cầu nguyện cho 8 nạn nhân vì công lý và sự thật vừa bị kết án trên đây.

Chúng tôi xin chân thành cám ơn.



Lm Phêrô Nguyễn Văn Khải CSSR

Phát ngôn viên Giáo xứ Thái Hà

Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội
 
Vụ Thái Hà: Vài ghi nhận sau phiên sơ thẩm
J.B Nguyễn Hữu Vinh
01:28 09/12/2008
Vụ Thái Hà: Vài ghi nhận sau phiên sơ thẩm

Phiên toà sơ thẩm xử 8 giáo dân Thái Hà đã kết thúc, các bị cáo nhận những bản án treo, cải tạo không giam giữ và cảnh cáo. Bản án đã tuyên, những người dân vô tội đã về với gia đình. Thế nhưng chuyện đến đó là đã hết hay chưa? Nhiều suy nghĩ, ưu tư sau một phiên toà để lại cho mỗi người chúng ta một cách nghĩ khác nhau.

Phiên toà công phu khẩn trương và tốn kém - rất nghiêm trọng?

Sau những gì hệ thống chính quyền và các cơ quan pháp luật đã làm với mấy nạn nhân Thái Hà như kết tội trên báo chí, trên truyền hình, bắt họ như bắt tội phạm nguy hiểm. Cáo trạng viết đi viết lại mấy lần. Toà chưa xử đã cho rằng bỏ lọt tội phạm điều tra lại… diễn ra nhanh không ngờ. Phiên toà “công khai” được mở tận tầng 4 của UBND phường, những người tham dự phiên toà công khai phải có giấy phép, những người thân thích không được dự toà vì “hội trường không đủ chỗ”

Báo chí đã nói về “vụ án” này quá nhiều, có lẽ cũng không kém vụ án công an Vũ Xuân Trường buôn ma tuý là mấy. Vì vậy, nhiều người dân đã nghĩ: “Vụ này, mấy tay giáo dân ấy không què thì cũng bị thương, được các cơ quan quan tâm thế là hoạ đến nhà rồi. Mọt xác là cái chắc dù có tội thật hay không” .

Chưa hết, trước khi xử một vài ngày (dù đã lùi lại mất mấy ngày so với kế hoạch để… “sửa chữa”) cả hệ thống công an, công quyền phải chạy đôn chạy đáo thông báo cho các phường, tổ dân phố “Đề nghị ND không đến đó. Không được tụ tập đông người bất luận chỗ nào” … phải di chuyển bao nhiêu rào sắt ngăn chặn các ngõ phố, chốt chặn các đầu đường… để xử cho yên tâm.

Ngày xử, hàng trăm công an, cảnh sát cơ động, cảnh sát tôn giáo, cảnh sát điều tra thành phố, phường, quận… đày đặc bủa vây khu vực xử án. Người dân Thái Hà, Hoàng Cầu bảo nhau “nếu đợt lụt lội tháng trước, được lực lượng này đến để giúp đỡ thì phúc đức cho dân biết mấy, chắc sẽ không có đến mấy chục mạng ra đi oan uổng. Và chắc khi thấy họ, dân sẽ chạy đến ôm mà hôn, đâu có thái độ như bây giờ. Chẳng lẽ nhiệm vụ của đám này chỉ là để trấn áp nhân dân mà thôi?”!

Hệ thống máy móc dày đặc, tối tân, máy dò vũ khí, roi điện, dùi cui, bình xịt hơi cay… được trang bị không thiếu một thứ gì như chuẩn bị cho một cuộc chống khủng bố quốc tế.

Đường Hoàng Cầu, nơi có UBND phường dùng xử án vốn có nhiều ngõ ngách, bờ hồ rộng và thoáng. Nhiều người nghĩ ừ thì họ đưa ra đó xử công khai cũng được, thoáng và có chỗ cho dân xem xét xử như thế nào? Vậy nhưng tất cả đã nhầm lẫn. Toà không có bất cứ một tiếng vọng nào được lọt ra ngoài, không một chiếc loa hay màn hình cho dân chúng.

Đứng trước cửa khu vực xử án, tôi nói đùa với một công an rằng: “Xử tám giáo dân tay không, đập mấy hòn gạch mà huy động cả hệ thống tối tân như như sắp xử tội phạm chiến tranh nguy hiểm. Nếu Mỹ bắt được Bin Laden thì chắc phải sang Việt Nam học Quận Đống Đa cách bảo vệ?” . Tôi chưa bao giờ đi dự toà. Giờ nhìn cách bố trí bảo vệ phiên toà mấy cục gạch này, tôi không hiểu tại sao ở VN lại có phiên toà mà người nhà bị cáo xông vào đánh quan toà chạy tán loạn được.

Một người dân chép miệng: “Vẽ chuyện, ngân sách – tiền dân lại chi đấy chứ ai. Mấy ông bà giáo dân xưa nay vẫn hiền hoà, cả năm nay dù bị đánh, bị xịt hơi cay có bao giờ làm gì bạo động đâu mà vẽ lắm thế? Khốn khổ cái thằng dân” . Tôi đùa: “Bà này lại mất cảnh giác cách mạng rồi, biết đâu bọn xấu nó lẫn lộn trong đấy phá hoại, gây rối thì sao?” . Được lời như cởi tấm lòng, bà làm luôn một tràng như chưa bao giờ được xả: “Chú bảo ai gây rối? Chỉ có đám công an đứng chung với bọn thanh niên tình nguyện gào thét, đánh các cha, nhổ nước bọt chửi bới và xịt hơi cay chứ giáo dân tôi thì hoàn toàn không thèm chơi bài bẩn thỉu hèn hạ cắn trộm ban đêm đấy đâu nhé. Làm gì thì cũng làm cho đàng hoàng mới đáng tư cách con người, nhất là những thằng cán bộ như chú”.

Thật chẳng dại nào giống dại nào, thì ra bà ấy tưởng tôi là cán bộ ở đó, tôi vội đánh bài chuồn.

Trấn áp được lòng yêu nước của nhân dân, không đè bẹp được tinh thần của các tín hữu.

Vụ xử này để lại một chi tiết mà các cán bộ chính quyền cũng như công an hay các ban ngành liên quan cần suy nghĩ.

Cả tuần trước, khi được tin Trung Quốc đã có kế hoạch xâm chiếm biển đông của Việt Nam bằng kế hoạch khai thác dầu khí 30 tỷ đô la. Trên mạng có nhiều thông tin kêu gọi biểu tình tỏ lòng yêu nước khá công phu và rầm rộ vào ngày 6/12/2008.

Chiều hôm kia, lên mạng đọc blog của một vài người mới thấy ảm đạm thay cho lòng yêu nước hiện nay. Một bloger thuật lại rằng khi đến đó, chỉ có một nhóm 6 nam và một nữ với hàng mấy chục công an. Bó tay và chán nản, anh ta chạy về lên blog than phiền về tinh thần yêu nước của họ.

Vậy là qua mấy cuộc biểu tình bất thành vì bị trấn áp, thanh niên và nhân dân đã không mặn mà với việc đến để bị trấn áp nữa. Nhà nước đã thành công trong việc trấn áp biểu thị lòng yêu nước của người dân.

Nhưng sáng nay, khi thấy đoàn người nườm nượp kéo về Thái Hà và đi dự toà, chắc những người có tí đầu óc không thể bỏ qua mà không suy nghĩ. Dòng người tuốn về từ muôn phương, xa gần đều có mặt, đến từ sáng sớm đưa các nạn nhân đến toà. Các nạn nhân ra trước vành móng ngựa trong trang phục đẹp nhất: Nữ áo dài đỏ, nam comple thắt cà vạt. Ánh mắt đỏ hoe của các tín hữu bên những ánh mắt rạng rỡ của các nạn nhân đã là điều lạ.

Những tín hữu đến từ khắp nơi này đã từng nếm mùi hơi cay, roi điện, nay lại nhìn thấy tận nơi cách bố trí “hoành tráng” của nhà nước trong phiên toà xử nhân dân này, thì lẽ thường ai chẳng chạy “mất dép”? Nhưng ngược lại, họ vẫn bất chấp tất cả, không kể nắng nôi, khó khăn và vất vả nguy hiểm. Họ cũng không ngại những ống kính của công an cứ nhằm mặt họ mà quay, mà chụp như đe doạ. Họ vẫn đến để ngồi cả ngày chờ xem cổ vũ cho những tín hữu họ chưa quen, thậm chí có người còn chưa biết mặt. Đó là điều lạ lùng hơn.

Tôi nói với một cán bộ công an: “Những người này mới đúng là tự giác khác với những người dân tự phát hôm đến phá Đền Giêrađô hôm trước anh nhỉ?”. Cán bộ công an này trả lời “Hôm đó cũng là đoàn thanh niên, phụ nữ và quần chúng tự phát đấy chứ”. Tôi cười bảo: “Chính ông Phạm Quang Nghị đã nói dân bây giờ khác dân ngày xưa, ỷ lại nhà nước lắm chứ không tự giác đấy thôi? Khi lụt lội ngập nhà, chết người của nhà họ mà họ còn không tự giác, lấy đâu ra đám đi phá nhà người khác và hò hét gây rối ban đêm thế hả ông? Thử không thuê tiền, họ đâu thừa thời gian đi hò hét cả đêm, đâu dư sức đi phá nhà người khác? Nhưng ở đây ông thấy đấy, họ chẳng có tiền, cũng chẳng được gì cả ngoài sự nguy hiểm, vậy mà họ vẫn đến, thế mới là tự giác chứ”.

Nhiều chi tiết khá vui bên ngoài phòng xử án. Khi những tín hữu hát bài hát “Kinh Hoà bình” nhiều chiến sỹ cảnh sát cơ động còn lẩm nhẩm hát theo và nhịp tay, nhịp chân rất đúng điệu. Nhiều người ngạc nhiên, nhưng thật ra, các chiến sĩ này chắc đã từng túc trực Thái Hà một thời gian không ít nên thuộc lòng. Cũng có những chiến sĩ cười rất tươi với các em đến dự toà ngoài khoảng không này. Cuộc sống trong gian nan vẫn có những niềm vui nho nhỏ.

Như vậy, bạo lực và trấn áp, lực lượng cảnh sát dày đặc cũng đã không đè bẹp được tinh thần hiệp thông đồng trách nhiệm của các tín hữu công giáo. Thật kiên cường và bất khuất. Hàng ngàn nhành lá Thiên tuế vẫy chào đón các nạn nhân khi đi vào toà. Những bó hoa đẹp nhất và tươi nhất đã dành cho họ khi ra khỏi toà dù chưa biết sẽ bị kết án thế nào. Sự khẳng định họ đã vượt qua sợ hãi, vượt qua gian nan để nối kết với nhau nên một là điều không thể bàn cãi.

Cũng thú vị ở điều này, những hành động nhục mạ, bêu riếu những ngày qua của hệ thống loa phường đến truyền hình nhà nước đã không có tác dụng làm cho giáo nhụt chí như mong muốn. Ngược lại, biến cố Thái Hà đã làm cả khối người từ muôn nơi kết lại và gắn bó với nhau hơn. Chưa có lúc nào, những tín hữu công giáo thấy thân ái và đoàn kết như những lúc này.

Phiên toà đầu voi, đuôi chuột… nhắt

Những tưởng vụ án “nghiêm trọng” vì hậu quả là mấy viên gạch cũ này được chuẩn bị công phu và tốn kém, mệt nhọc cả hệ thống này sẽ bị tuyên án tử hình cũng nên. Nhưng đến khi toà đã tuyên một bản án nhẹ nhàng và “ngọt ngào” nữa, nếu những người này thực sự có tội.

Luật sư Lê Trần Luật cho biết:

Vui nhất là khi toà ra một câu hỏi “Viện kiểm sát đề nghị mức án nhẹ nhàng như vậy, nghĩa là không bị giam giữ, vậy các bị cáo thấy thế nào” ? Lẽ thường, với những bị cáo của nhà nước, khi nhận được bản án đơn giản thế, biết mình sẽ được về nhà và chấm dứt những ngày bị giam cầm khổ sở đa số sẽ bằng lòng mà vui mừng nói lời cảm ơn. Lời đề nghị một bản án nhẹ nhàng như một miếng mồi ngon để mong nhận được từ các giáo dân nạn nhân một lời cảm ơn và yên phận. Nhưng Toà đã nhầm, tất cả đều không chấp nhận và kêu oan, họ không chấp nhận bản án mà Toà đã cố tình đặt ra cho có. Vì sao vậy? Dù bản án đối với họ coi như không có, nhưng họ đã không chấp nhận. Họ đã xác quyết rằng việc đập hàng rào là hoàn toàn xác đáng vì đã xây bất hợp pháp trên đất của cha ông họ, của nhà thờ. Bà Việt, khi được hỏi là việc đập tường có vi phạm pháp luật không, đã hỏi lại toà: “Nếu tôi đưa gạch đến nhà ông để xây và ông đập đi thì có gọi là vi phạm pháp luật không”?

Truyền thông nhà nước - lại ma đưa lối quỷ dẫn đường

Tối 8/12, trên TH Hà Nội và VTV, cũng như các báo Hà Nội mới, Vietnamnet… có đăng bài về phiên toà này. Vẫn là câu chuyện “Ma đưa lối quỷ dẫn đường/Cứ lần theo bước đoạn trường mà đi” (Kiều – Nguyễn Du), tại các bản tin vẫn là luận điệu dối trá “các bị cáo đã cúi đầu nhận tội”. Luật sư Lê Trần Luật khi nghe đã phải thốt lên: “Làm gì có chuyện nhận tội” . Một blogger viết: “Chả trách có người ghét nhà báo vì hay nói sai sự thật” . Còn tôi, tôi nghĩ rằng, không chỉ là có người mà là rất nhiều người, nếu vẫn có những người muốn nghe sự thật.

Trên tờ Vietnamnet, PV Tuyết Nhung đã hành nghề kiểu “bán miệng nuôi trôn” bằng những lời lẽ hết sức ngớ ngẩn và ngu xuẩn: “Các bị cáo đã nhiều lần tập trung rất đông người, có lúc lên đến 1.000 người ở khu đất 178 Nguyễn Lương Bằng” – mặc dù ở đây chỉ có 8 bị cáo, và cáo trạng không hề có một dòng nào nói về việc họ tập trung ai cả.

Trên tờ Hà nội mới viết: “Tại phiên tòa, các bị cáo đều đã cúi đầu nhận tội, thừa nhận mình đã có các hành vi sai trái, vi phạm pháp luật” . Trong khi Vietnamnet viết: “Tại phiên tòa, nhiều bị cáo vẫn ngoan cố chối tội” . Còn VNExpress viết: “Trước tòa, các bị cáo thừa nhận có hành vi đập phá tường, cùng nhiều người tập trung cầu nguyện nhưng khẳng định họ không gây ồn ào, không gây rối trật tự công cộng và hủy hoại tài sản.

Quả thật, cha ông đã dạy rằng: “Nói dối hay cùng”.

Hệ thống truyền thông nhà nước đã tự vả vào mặt nhau đôm đốp!

Có lẽ cũng cần phải kết thúc câu chuyện này bằng một câu ngay trên Vietnamnet: “Một số phần tử quá khích đã lợi dụng tình hình xuyên tạc sự thật, gây chia rẽ, ảnh hưởng đến khối đại đoàn kết dân tộc” .

Vấn đề là ai đã lợi dụng tình hình giáo dân thấp cổ bé họng, không có tiếng nói để xuyên tạc sự thật gây chia rẽ, kỳ thị tôn giáo, làm ảnh hưởng đến khối đại đoàn kết dân tộc thì cần phải xác định rõ ràng và cần phải xử lý nghiêm?

Hà Nội, ngày lễ Mẹ Vô nhiễm nguyên tội, 8/12/2008
 
Ôi linh thiêng...
Tú Nạc
02:06 09/12/2008
ÔI LINH THIÊNG…
(Trân trọng kính tặng tám Ngừơi Hùng Giáo Hội Thái Hà
Anh Dũng Bội Tinh Với Nhành Thiên Tuế)


Kính lạy Thánh Mẫu Maria,
Mẹ Nữ Vương thiên đàng,
-Alleluia!
Lời thiết tha khấn nguyện,
Mẹ nhậm lời bao la.

Hôm nay ngày kính Mẹ,
Thánh Mẹ Đấng khiết trinh,
Con dâng muôn nhánh huệ,
Lòng thành kính ân tình.

Cũng chính ngày hôm nay,
Ngày tôn vinh Danh Mẹ,
Hà Nội khung trời xa,
Con Mẹ đứng trước "tà"

Tám người con hiền dịu,
Như nai vàng bên suối,
Trước nanh vuốt cáo gian,
Vẫn thảnh thơi suối ngàn.

Tám Người Hùng Giáo Hội,
Tim cháy bỏng niềm tin,
Tay cao nhành thiên tuế,
Miệng ngọt ngào nguỵên xin.

Cho Giáo Hội Việt Nam
Vinh quang trong chân lý,
Đời đời ánh hào quang,
Giữa vũ trụ diệu kỳ.

Tám Người Hùng Giáo Hội,
Trở về trong vinh quang,
Giữa thiếng hát khải hoàn,
Ngày mai tiếp dấn thân.

Con số Tám huyền thoại:
Mẹ Vô nhiễm ngày Tám,
Một phiên "tà" ngày Tám,
Xử vào hồi giờ Tám,
Những "can oan" người Tám,
Ôi linh thiêng số Tám.

"Gia đình con khi có người hoạn nạn,
Mẹ dẫn dắt qua những gian nguy.
- Xin Mẹ thống trị gia đình con."

Chiều về trong căn phòng nguyện nho nhỏ của cộng đoàn trong vùng truyền giáo nghèo, tôi thầm xin Chúa cho những ai còn cha còn mẹ sống sao cho trọn vẹn nghĩa hiếu tình son chứ đừng bất hiếu như ai đó đã từng bất hiếu. Cuộc đời này, làm gì thì làm chứ bất hiếu thì chẳng bao giờ bình an và thành công được.
 
Thái Hà - Hoa Ban Nở
Nắng Sài Gòn
02:15 09/12/2008
THÁI HÀ – HOA BAN NỞ
(Mến thương tặng đóa Hoa Ban xinh đẹp
của núi rừng Nguyễn Thị Nhi trước ngày ra tòa chịu xét xử)


Một loài hoa xinh tươi đến từ vùng núi đồi,
Hoa Ban tinh tuyền, ngọt ngào màu trinh trắng.
Vượt ngàn hiểm nguy, vượt qua ngàn cay đắng,
Trên đất Thái Hà vui múa điệu cồng chiêng.

Cồng chiêng vang lên đập tan mọi xích xiềng,
Vững chí kiêu hùng góp lời đòi Công Lý.
Bạo tàn, cuồng ngông, nêu cao lòng dũng khí,
Tươi thắm rạng ngời, thơm ngát hương Hoa Ban.

Hoa Ban Nguyễn Thị Nhi, người con của núi rừng,
Nở trên đất Thái Hà, vang lừng tiếng cồng chiêng.
Hoa Ban Nguyễn Thị Nhi, người con của Giáo Hội,
Rất xứng danh anh hùng, oai hùng tiếng cồng chiêng.

Một loài hoa yêu thương, khiêm nhu nét dịu hiền,
Hương thơm núi rừng, thơm ngát tình nhân ái.
Trọn tình thủy chung dù đời nhiều ngang trái,
Trên đất Thái Hà – Hoa Ban nở thơm hương.

Cồng chiêng hôm nay vang vọng nơi phố phường,
Trên đất Thái Hà quyết đi tìm Chân Lý.
Ngục tù, xiềng gông, không hao mòn ý chí,
Nơi chốn công đường, thơm ngát hương Hoa Ban.

Hoa Ban Nguyễn Thị Nhi, người con của núi rừng,
Luôn trung dũng, kiên cường, rộn rã tiếng cồng chiêng.
Hoa Ban Nguyễn Thị Nhi, người con của Giáo Hội,
Máu tử đạo anh hùng, sôi sục tiếng cồng chiêng.
 
Không thể chấp nhận sự bất công
Trần Công Lý
02:21 09/12/2008
KHÔNG THỂ CHẤP NHẬN SỰ BẤT CÔNG

Cảm tạ Thiên Chúa vì Người đã nhận lời cầu bầu của Nữ Vương Công lý và Hoà Bình mà bảo vệ, trở che cho các con cái của Người trong phiên toà xét xử bất công 8 Giáo dân. Với việc Toà án Nhân dân Quận Đống Đa đã tuyên một bản án cảnh cáo 01 người, tuyên phạt án treo từ 17 đến 18 tháng đối với 7 bị cáo khác đối với 8 giáo dân Giáo xứ Thái Hà hôm nay đã làm các bị cáo không giấu được vẻ vui mừng vì trút đi được phần nào nỗi lo âu về sự bất công mà toà án sẽ dành cho mình. Đối với những người thân và toàn thể cộng đồng dân Chúa đang đứng ngoài khu vực xét xử cũng như hàng nghìn, hàng vạn người khác trong cả nước và trên thế giới như vỡ oà trong niềm vui sướng vì phần nào đó sự bất công đã chùn bước trước ý chí kiên cường của 08 anh chị em bị truy tố cũng như toàn thể những người đang ngày đêm cầu nguyện đấu tranh cho Công lý và Hoà bình tại Việt Nam.

Phiên toà đã kết thúc trong niềm vui của mọi người. Thánh lễ tạ ơn đã được tổ chức ngay sau đó tại Giáo xứ Thái Hà. Xin tạ ơn Thiên Chúa và Mẹ Maria, cảm ơn sự quan tâm của các linh mục Giáo Xứ và DCCT Việt Nam cũng như các đấng các bậc và toàn thể các tín hữu Chúa đã hiệp thông cầu nguyện và giúp đỡ bằng nhiều hình thức. Đặc biệt là các linh mục và anh chị em đã không quản mọi vất vả, vượt qua mọi ngăn cản của chính quyền, đứng ngoài trời chịu nắng gió, chịu đau đầu vì sóng tần số cao (của Công an để phá sóng điện thoại) để đến dự phiên toà ngày hôm nay. Cảm ơn Luật sư Lê Trần Luật đã vất vả để giúp đơn các nạn nhân để bảo vệ công lý, sự thật.

Thế nhưng, với một bản án tuyên cảnh cáo 01 bị cáo (anh Thái Thanh Hải), còn các bị cáo khác thì bị tuyên phạt án treo với mức cao nhất là 17 tháng tù treo, cải tạo không giam giữ. Toà án đã thể hiện sự thiếu khách quan, thiếu sự công bằng bởi vì tất cả chúng ta đều biết 08 anh chị em bị truy tố cùng toàn thể Giáo dân giáo xứ Thái Hà đều không có tội. Chính quyền Hà Nộị nói chung và các cơ quan như Công an, Viện kiểm sát, Toà án nói riêng đều biết rất rõ rằng họ đang lợi dụng pháp luật để đàn áp các giáo dân. Họ đã xét xử và ra một bản án bất công đối với các anh chị em của chúng ta. Đứng trên phương diện pháp luật, chúng ta thử phân tích lại xem liệu Toà án kết tội như vậy có đúng không nhé:

1. Đối với tội Gây rối trật tự công cộng theo điều 245 BLHS. Điều luật qui định:

“Người nào gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”. Đặc điểm pháp lý của tội phạm này như sau:

1.1. Về chủ thể của tội phạm (người thực hiện hành vi phạm tội): Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự, đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và đã thực hiện hành vi phạm tội. Đối với 08 anh chị em của chúng ta thì họ đã không hề thực hiện hành vi phạm tội khi tham gia cầu nguyện. Vì cầu nguyện là trạng thái nói chuyện với Thiên Chúa. Pháp luật đã công nhận quyền tự do tôn giáo của người dân nên không thể qui hành vi cầu nguyện của các giáo dân là phạm tội được. Nếu cho cầu nguyện là phạm tội thì chẳng nhẽ bắt tất cả mọi người đến Linh địa Đức Bà vì họ đã vi phạm pháp luật. Cũng bắt luôn cả mấy ông UBND thành phố Hà Nội đi vì trước khi triển khai xây dựng công viện Hàng Trống mấy ông ấy cũng tổ chức cúng bái, cầu khấn ngay trong đêm tối làm mất trật tự khu phố đấy thôi.

1.2. Về Khách thể của tội phạm (quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại ):

Tội gây rối trật tự công cộng xâm hại trực tiếp đến trật tự chung, vi phạm nếp sống văn minh, quy tắc cuộc sống, gây ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của mọi người ở nơi công cộng. Có trường hợp tội gây rối trật tự công cộng còn gây khó khăn, trở ngại cho hoạt động của những người trong cơ quan Nhà nước và xã hội làm nhiệm vụ bảo vệ trật tự công cộng. Việc các giáo dân cầu nguyện với thái độ trật tự, ôn hoà trong khu vực mà họ cho là đất của Giáo xứ Thái Hà là được pháp luật công nhận và cho phép nên không thể coi là gây mất trật tự công cộng được. Việc giáo dân cầu nguyện trong khu đất của họ chứ không phải là nơi công cộng mà gây ảnh hưởng đến hoạt động chung của cộng đồng; cũng không làm mất mỹ quan, vi phạm nếp sống văn hoá văn minh. Vì vậy, không thể xác định được thiệt hại vì hành vi cầu nguyện gây ra nên không thể định tội như bản cáo trạng của Viện kiểm sát đã đưa ra chung chung những thứ bị xâm hại mà chẳng xác định chính xác là thế nào.

1.3. Mặt chủ quan của tội phạm (gồm lỗi, mục đích và động cơ phạm tội):

- Lỗi: Tội phạm này được thực hiện do cố ý: Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra; Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. Trường hợp muốn xử phạt vi phạm hành chính hành vi gây rối trật tự công cộng thì trước hết phải xác định được hành vi đó đủ yếu tố cấu thành tội gây rối trật tự công cộng theo Điều 245 BLHS, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu không cấu thành thì không thể xử phạt. Đối với các giáo dân Thái Hà, hành vi cầu nguyện của họ không thể gây phương hại đến yếu tố nào của xã hội, họ nhận thức rõ hành vi cầu nguyện chỉ là nói chuyện với Thiên Chúa để cầu cho công lý và hoà bình thì không thể có lỗi. Việc chính quyền cho rằng họ đã có lỗi trong cầu nguyện, đã gây ảnh hưởng đến trật tự an ninh, đã gây mất đoàn kết… là do Chính quyền tự suy luận ra nên không thể lấy sự suy luận không có căn cứ mà kết tội được.

- Mục đích phạm tội(kết quả mong đạt được): Mục đích của tội phạm là kết quả trong ý thức chủ quan mà người phạm tội đặt ra phải đạt được khi thực hiện hành vi phạm tội. Mục đích của các giáo dân khi cầu nguyện là quá rõ ràng là nói chuyện với Thiên Chúa để cầu xin cho Công lý và hoà bình, mong cho Quốc thái Dân an, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Vì vậy, Chính quyền không thể cho đó là mục đích của tội phạm được vì đó là các mục đích chính đáng mà là con người thì ai ai cũng mong muốn.

- Động cơ phạm tội: Động cơ phạm tội là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội cố ý. Cũng như mục đích khi cầu nguyện, động cơ để các giáo dân đến cấu nguyện tại Linh địa Đức bà là vì lòng yêu mến Thiên Chúa và Đức mẹ nên họ cần phải đến đó để bày tỏ tấm lòng của mình. Đối với các giáo dân thì Thiên Chúa là đấng tối cao thấu hiểu mọi tâm tư, tình cảm của họ nên họ không thể nói chuyện với Chúa bằng mục đích và động cơ xấu xa như gây mất đoàn kết, gây mất trật tự, gây chia rẽ hoặc mong muốn điều xấu cho những người khác được.

Chúng ta thấy, VKS cũng như Toà án sẽ né tránh vấn đề xác định lỗi, mục đích và động cơ vì trong trường hợp này thì rất khó chứng minh được việc cầu nguyện là vi phạm pháp luật. Vì vậy, trong toàn bộ Bản cáo trạng của mình, VKS chỉ nói chung chung rằng cầu nguyện đã gây mất trật tự và ảnh hưởng đến nọ kia nhưng chẳng thể chỉ ra chính xác được rằng các giáo dân có lỗi hay không.

1.4. Mặt khách quan của tội phạm:

Khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan. Người có hành vi gây rối trật tự công cộng là có lời nói, cử chỉ tiếp xúc với người khác ở nơi công cộng tỏ ra coi thường trật tự chung, gây mất trật tự hoặc là những hành vi càn quấy, hành hung người khác (nhưng không gây thương tích, nếu đã gây thương tích thì đó là tội khác), gây lộn xộn ở nơi công viên, rạp hát, vườn hoa, quảng trường, v.v… Đối với việc cầu nguyện của các giáo dân không có các hành vi như có lời nói, cử càm quấy, gây, hành hung người khác mà ngược lại họ đi lại có trật tự, có ý thức tôn trọng pháp luật, tôn trong sinh hoạt của người dân chung quanh. Họ cũng không dùng vũ khí nguy hiểm, không xúi giục người khác gây rối… nên không thể cho các hành vi của họ là có dấu hiệu của tội phạm. Việc VKS đưa vào BCTrạng của họ là các giáo dân hò hét và hành hung người khác khi cầu nguyện là điều hoà toàn bịa đặt và vi phạm pháp luật hình sự (tội vu khống) và không có căn cứ rõ ràng nên không thể lấy đó là chứng cứ để buộc tội.

Vì các yếu tố cấu thành tội phạm là mặt Chủ thể (người phạm tội có hành vi phạm tội); Khách thể(quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ); Chủ quan (Lội, mục đích và động cơ) Khách quan ( những hành vi biểu hiện của tội phạm) như phân tích ở trên thì chúng ta thấy trong không có cơ sở pháp lý, không đủ các chứng cứ để gán ghép tội Gây rối trật tự công cộng đối với các giáo dân chỉ có hành vi Cầu nguyện ôn hoà.

2. Đối với tội Huỷ hoại hặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo điều 143 BLHS.

Điều luật qui định: “1. Người nào huỷ hoại hặc có ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”. Đặc điểm pháp lý của tội phạm này như sau:

2.1. Về chủ thể của tội phạm (người thực hiện hành vi phạm tội):

Cũng giống như tội gây rối trật tự công cộng, chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự, đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và đã thực hiện hành vi phạm tội.

2.2. Về Khách thể của tội phạm (quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại):

Tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản đã xâm phạm vào quan hệ sở hữu được luật hình sự bảo vệ. Việc xâm phạm quan hệ sở hữu này không mang tính chất chiếm đoạt nhưng gây hậu quả là thiệt hại về tài sản cho chủ sở hữu. Đối với khu đất 178 Nguyễn Lương Bằng thì người chủ đích thực là của Giáo xứ Thái Hà và việc Công ty cổ phần may Chiến Thắng đã chiếm hữu, sử dụng và xây tường trên khu đất của người khác là không có căn cứ pháp luật. Vì vậy, với nhận thức là khu đất đó của giáo xứ những giáo dân đã tự mình dỡ bỏ bức tường (đã bị mưa làm xụp đổ do trời mưa) để có lối đi phục vụ cho việc đọc kinh cầu nguyện trên đất của mình thì không phạm vào tội này. Điều quan trọng trong tội phạm này là mức độ thiệt hại về tài sản. Như xác định thì giá trị thiệt hại chưa đến 3,5 triệu đồng mà chia ra thì mỗi bị cáo gây thiệt hai chưa đến 450.000 đồng, và cũng chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về tội này nên chưa đủ yếu tố để xác định thiệt hại cấu thành tội phạm. Hơn nữa, trước sau gì thì bức tường đó cũng đã bị phá đi để làm vườn hoa nên không phải xây dựng lại, phục hồi lại trạng thái ban đầu nên không cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự.

2.3. Mặt chủ quan của tội phạm (gồm lỗi):

- Lỗi: Tội phạm này được thực hiện do cố ý (cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp): Người phạm tội biết hành vi của mình có khả năng huỷ hoại hoặc làm hư hỏng tài sản như đã thực hiện hành vi đó vì mong muốn tài sản đó bị huỷ hoại hoặc đã có ý thức chấp nhận thiệt hại đó xảy ra để đạt được mục đích khác của mình. Các giáo dân khi thực hiện hành vi của mình họ đều xác tín rằng bức tường kia nằm trên khu đất của là Giáo xứ Thái Hà nên họ cùng nhau phá bỏ nó là hoàn toàn hợp lý. Họ không cố ý gây thiệt hại về tài sản cho bất ký ai nên không thể buộc hành vi của họ là có lỗi vì đã huỷ hoại tài sản của Công ty may chiến thắng.

2.4. Mặt khách quan của tội phạm:

- Có hành vi huỷ hoại hoặc làm hư hỏng tài sản thực tế xảy ra: Hành vi này phải làm cho tài sản mất giá trị sử dụng ở mức độ không còn hoặc khó có khả năng khôi phục lại được. Hành vi đó có thể là đập, phá…Trong trường hợp này, sau khi giáo dân đập 3m tường thì Nhà nước đã đập phá toàn bộ để xây công viên nên không cần phải xác định việc phá bức tường là một hành vi phạm tội.

- Hậu quả của hành vi phạm tội là thiệt hại thực tế về tài sản: Thiệt hại từ 500.000 đồng trở lên hoặc dưới 500.000 đồng nhưng đã bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi này.

- Mối quan hệ nhân quả: Người có hành vi vi phạm chỉ phải chịu trách nhiệm khi hành vi của họ gây ra thiệt hại về tài sản.

Theo kết quả định giá thì thiệt hại của 3m tường rào chia ra trên các bị cáo là chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự nên không thể kết tội họ được.

Như vậy, xét về nhân thân các bị cáo là nhân thân tốt (chưa có tiền án tiền sự); hành vi của họ cũng chưa đủ cơ sở để cấu thành tội phạm theo bất kỳ một qui định nào của BLHS nên Chính quyền, VKS và Toà án không thể mang tư tưởng hằn thù mà dẫn đến sự thiếu công minh, thiếu công bằng khi dựa trên các căn cứ không chính xác để luận tội và tuyên 08 anh chị em Giáo dân Giáo xứ Thái Hà phạm tội Gây rối trật tự công cộng theo điều 245 và tội Huỷ hoại hoặc có ý làm hư hỏng tài sản theo điều 143 BLHS được. Kính đề nghị mọi người hãy hết sức cẩn thận với mục đích của Chính quyền trong việc tuyên án các bị cáo chiều nay. Cộng sản rất gian xảo trong cách đối nhân xử thế. Qua việc tuyên mức án cho 08 giáo dân Thái Hà, họ đã chính thức tuyên toàn thể Giáo hội công giáo Việt Nam là có tội trong việc cầu nguyện đòi Công lý và sự thật. Đồng thời họ cũng chính thức cho họ là họ không vi phạm pháp luật trong tất cả mọi sự việc xảy ra từ trước đến nay.

Vì thế, xin gửi tới quí Cha và toàn thể các giáo dân hãy cẩn thận trong các bước đi của Cộng sản trong những ngày tới. Đồng thời để bảo vệ cho lẽ phải, cho sự thật, cho công lý vào Hoà bình chúng ta phải tiếp tục cầu nguyện trong tinh thần hiệp nhất. Chúng ta cũng không thể chấp nhận sự ra ơn của Cộng sản khi chúng tuyện án cho 08 anh chị em của chúng ta. Hãy thực hiện quyền kháng cáo của mình để buộc họ phải công nhận chúng ta vô tội. Hãy lên án sự bất công, sự vô sỉ của bè lũ bất lương.
 
Thông cáo báo chí: Một phiên tòa bất công và vô luân
Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam
10:12 09/12/2008
Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam


92 The River Rd - Revesby NSW 2212
Tel: (02) 9773 0933
Fax: (02) 9773 3998
paulvanchi@yahoo.com
THÔNG CÁO BÁO CHÍ

FOR IMMEDIATE RELEASE

Liên Lạc: Lm. Paul Van Chi Chu
Tel: (02) 9773 0933
Mob: 0410 552 650


Sydney ngày 9 tháng 12 năm 2008 - Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam phản đối trước cộng đồng thế giới và nghiêm khắc lên án việc nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam tiếp tục dùng hệ thống tư pháp như công cụ để trấn áp và đe nẹt ý chí đòi công lý và sự thật của anh chị em giáo dân Công Giáo Hà Nội.

Ngày 8/12/2008, tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã đưa ra xét xử 8 giáo dân giáo xứ Thái Hà về điều mà họ gán ghép cho là tội "phá hoại tài sản và phá rối trật tự nơi công cộng." Bẩy người trong số họ đã phải nhận những bản án bất công từ 12 đến 17 tháng tù treo.

Ngay lập tức các cơ quan truyền thông do nhà nước Việt Nam kiểm soát đã loan tin sai sự thật một cách có chủ ý rằng những người bị đưa ra xét xử đã “cúi đầu nhận tội” và đã được hưởng “chính sách khoan hồng của đảng và nhà nước Việt Nam.”

Chúng tôi tố cáo trước dư luận thế giới và đồng bào trong cũng như ngoài nước rằng những bản án trên hoàn toàn bất công, vô luân và áp đặt; và nhà nước cộng sản Việt Nam cũng chẳng có chính sách khoan hồng nào khi sử dụng một tài nguyên đông đảo gồm cả công an, mật vụ, lẫn du đảng, cả hệ thống truyền thông và nay cả hệ thống tư pháp vào việc tấn công những người dân nghèo sau khi đã cướp đất của họ.

Thực vậy, “tài sản” và “nơi công cộng” được đề cập đến trong cáo buộc của nhà nước Việt Nam thực ra là phần đất của giáo xứ đã được các cha Dòng Chúa Cứu Thế mua từ năm 1928 để xây nhà dòng và nhà thờ. Nhà dòng đã được khánh thành ngày 7/5/1929, và 6 năm sau nhà thờ cũng được khánh thành vào năm 1935.

Sau khi cộng sản chiếm được miền Bắc, nhà cầm quyền địa phương đã chiếm dần đất đai của nhà dòng và giáo xứ. Diện tích nhà dòng trước đây từ 61,455 thước vuông bây giờ chỉ còn 2,700 thước vuông.

Nhà nước Việt Nam luôn khẳng định phần đất này là tài sản do nhà nước quản lý. Tuy nhiên, họ không đưa ra được một văn bản pháp lý biện minh cho hành động cưỡng chiếm của họ vì tất cả việc chiếm đoạt đất đai đã diễn ra tùy tiện bởi các quan chức địa phương; và như thế là bất hợp pháp ngay cả đối với luật pháp của nhà cầm quyền Việt Nam, một thứ luật pháp vi phạm trầm trọng những công ước quốc tế về quyền tư hữu.

Tòa án Việt Nam lẽ ra đã phải truy tố những cán bộ nhà nước là những người đã chiếm dụng và xây dựng bất hợp pháp trên phần đất của giáo xứ Thái Hà thì nay lại kết án những người chủ hợp pháp của phần đất ấy.

Tòa án Việt Nam lẽ ra cũng phải truy tố những thành phần du đảng tấn công những nơi thờ tự của Giáo Hội Công Giáo và các tôn giáo khác mà cụ thể là 3 vụ tấn công vào giáo xứ Thái Hà trong các ngày 21/9, 15/11 và mới đây nhất là hôm 7/12.

Vào ngày 21 tháng 9, đền thánh Giêrađô này đã bị phá hoại, tượng ảnh bị đập phá và sách kinh bị quăng ra khỏi kệ, vương vãi dưới đất. Những kẻ côn đồ đã "la ó, đập phá, ném đá vào nhà dòng, đập vỡ cổng vào đền thánh Giêrađô, theo như bản tường trình gởi cho nhà chức trách thành phố Hà Nội của cha Matthêu Vũ Khởi Phụng bề trên nhà dòng. Thêm vào đó những kẻ du côn này còn hô khẩu hiệu sẽ giết các linh mục, tu sĩ, giáo dân và ngay cả Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt.

Đêm thứ Bẩy 15/11, hằng trăm người, dưới sự yểm trợ của Uỷ Ban Nhân Dân phường Quang Trung lại tấn công đền thờ Giêrađô của Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội. Bạo động đã nổ ra cùng lúc với việc Uỷ Ban Nhân Dân phường Quang Trung yêu cầu các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội có cuộc họp khẩn vào lúc 10 giờ đêm với ý đồ ngăn cản các linh mục và tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội tiếp cứu đền thờ của họ đang bị tấn công. Đây rõ ràng là một cuộc tấn công cố ý, có tổ chức xảy ra vào lúc đêm hôm do các cán bộ địa phương chỉ đạo.

Suốt buổi sáng ngày Chúa Nhật 7/12, hàng trăm phụ nữ lại đến la ó trong khuôn viên nhà dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội nhằm đe nẹt những ai có ý muốn tham gia vào cuộc biểu tình trước phiên tòa bất công sẽ diễn ra vào sáng ngày hôm sau tại trụ sở phường Ô Chợ Dừa. Trong khi đó, công an mời 6 bị cáo lên để dằn mặt, dụ dỗ và ép cung. Đó là chưa kể hai phụ nữ bị giam trong tù với những áp lực thường xuyên trong mấy tháng trời vừa qua.

Tất cả những kẻ tham gia vào những hành động bạo lực điên cuồng và hiển nhiên gây rối trật tự công cộng trầm trọng như thế lại không một ai bị trừng trị.

Trong khi đó những người dân nghèo tố cáo các cán bộ địa phương tham nhũng đất đai của họ bằng cách biểu tình trong ôn hòa, trong lời cầu nguyện thì lại bị giam cầm hàng tháng trời và nay lại bị tòa án kết án bất công và các cơ quan truyền thông phỉ báng gán ghép cho những điều không có thật.

Phiên tòa đã diễn ra dưới sự bảo vệ của hàng trăm cảnh sát cơ động, công an, và mật vụ trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Phiên tòa cũng đã diễn ra dưới sự la ó của hàng ngàn người Công Giáo biểu tình phản đối sự bất công và vô lý của nó.

Như vậy rõ ràng là bất chấp sự phản đối của người dân, nhà cầm quyền Việt Nam kiên quyết bảo vệ một phiên tòa bất công được dựng lên trong chiến lược đe dọa nhằm làm câm nín mọi nỗ lực đòi công lý và sự thật của người dân Việt Nam.

Tòa án, theo chức năng của mình phải là nơi công lý được thực thi, giờ đây lại bị biến thành đấu trường đấu tố người vô tội. Tòa án thay vì là nơi xiển dương công lý lại là chỗ phơi bày rõ nét nhất tình trạng mạnh được yếu thua, cá lớn nuốt cá bé khi nhà cầm quyền với đủ phương tiện trong tay quyết dành phần phải về cho mình bằng mọi giá. Chính vì thế, chúng tôi mạnh mẽ phản đối việc nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam tiếp tục dùng hệ thống tư pháp để đánh lừa dư luận thế giới và coi tòa án không gì khác hơn một công cụ để trấn áp nhân dân.

Điều đau lòng cho tất cả những ai thiết tha với vận mệnh dân tộc Việt Nam là qua phiên tòa này người ta thấy được tầm nhìn hạn hẹp, thiển cận, và hẹp hòi của một tầng lớp lãnh đạo Việt Nam. Họ là những kẻ trong khi sẵn sàng hiến hàng loạt đất đai của đất nước cho ngoại bang lại bằng mọi giá huy động một tài nguyên khổng lồ của đất nước vào việc quyết liệt ăn thua đủ với những người dân nghèo ở giáo xứ Thái Hà. Và như thế tiếp tục làm trò cười cho toàn thế giới.

Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam nghiêm khắc lên án những bản án bất công dành cho 8 nạn nhân tại giáo xứ Thái Hà và yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam:

1) Hủy bỏ ngay những bản án bất công dành cho 8 giáo dân giáo xứ Thái Hà.

2) Chấm dứt ngay cuộc vận động chống lại giáo dân và hàng giáo phẩm Công Giáo.

3) Chấm dứt việc đàn áp Giáo Hội Công Giáo và các tôn giáo khác. Bảo đảm an ninh cho các nơi thờ tự của tất cả các tôn giáo.

4) Nghiêm chỉnh tôn trọng luật pháp do chính quý vị ban hành và trả lại tất cả tài sản đã chiếm đoạt của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam và của các tôn giáo khác.

Liên hệ:
Đức Ông Phêrô Nguyễn Văn Tài
Giám Đốc Radio VERITAS Asia
Buick St. North Fairview,
Quezon City, Philippines
P.O. Box 2642
Email: rvaprogram@rveritas-asia.org

Lm. Gioan Trần Công Nghị
Giám Đốc Thông Tấn Xã Công Giáo VietCatholic
435 Berkeley Ave
Claremont, CA 91711, USA
Tel (909) 581-8888
Email: conggiao@gmail.com

Lm. Joachim Nguyễn Đức Việt Châu
Chủ Nhiệm Nguyệt San Dân Chúa Mỹ Châu
PO Box 1419 Gretna,
LA 70053-5440, USA.
Email: danchuausa@yahoo.com

Lm. Antôn Nguyễn Hữu Quảng
Chủ Nhiệm Nguyệt San Dân Chúa Úc Châu
715 Sydney Rd. Brunswick Vic 3056
Australia
Email: danchuaucchau@gmail.com

Lm. Stêphanô Bùi Thượng Lưu
Chủ Nhiệm Nguyệt San Dân Chúa Âu Châu
Magazine Catholique
Katholische Monatszeitschrift
Email: info@danchua.de

Lm. Paul Chu Văn Chi
Giám Đốc Đài Phát Thanh Tin Vui An Bình Sydney Australia
92 The River Rd - Revesby
NSW 2212
Australia
Email:paulvanchi@yahoo.com
 
Thư chúc mừng của ĐGM Giáo phận Hải Phòng
+ ĐGM Giuse Vũ Văn Thiên
12:05 09/12/2008
THƯ CHÚC MỪNG CỦA ĐGM GIÁO PHẬN HẢI PHÒNG

Kính gửi Cha Giám Tỉnh

Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam


Thưa Cha Giám Tỉnh,

Giáo phận Hải Phòng hiệp lời tạ ơn Chúa và chúc mừng Cha Giám Tỉnh, Quý Cha Dòng Chúa Cứu Thế tại Hà Nội và 8 anh chị em giáo dân can đảm anh hùng.

Xin tạ ơn Chúa và cầu nguyện cho Quê Hương – Giáo Hội Việt Nam thân yêu của chúng ta.

Kính chúc Cha Giám Tỉnh và Quý Cha, Quý Tu Sĩ luôn bình an trong ơn Chúa và Mẹ Maria.

Giuse Vũ Văn Thiên, Gm Hải Phòng

THƯ CẢM ƠN CỦA CHA GIÁM TỈNH DCCT VIỆT NAM

Trọng kính Đức Cha,

Chúng con đã nhận được thư hiệp thông và chúc mừng của Đức Cha cùng toàn thể Giáo phận Hải Phòng.

Chúng con rất vui mừng vì những điều vừa xảy ra đối với 8 anh chị em can đảm tại Hà Nội và nhất là lời chúc mừng, chia sẻ của Đức Cha dành cho chúng con. Chúng con tạ ơn Thiên Chúa và Đức Maria, Nữ Vương Công Lý đã che chở anh chị em chúng con.

Xin Đức Cha nhận nơi đây lòng biết ơn của tất cả anh em DCCT chúng con nói chung và anh em DCCT tại Hà Nội nói riêng, cũng như lòng biết ơn của anh chị em giáo dân Thái Hà.

Xin Đức Cha và Giáo phận tiếp tục yêu thương và cầu nguyện cho chúng con để chúng con làm hết sức mình bảo toàn danh dự của những anh chị em vô tội và danh dự của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam.

Với tất cả lòng biết ơn,

Lm Vinh Sơn Phạm Trung Thành,

Giám Tỉnh DCCT Việt Nam
 
Bài bào chữa cho bà Nguyễn Thị Việt
Luật sư Lê Trần Luật
13:01 09/12/2008
Luận cứ bào chữa này được trình bày tại phiên tòa sơ thẩm xét xử công khai 8 giáo dân Thái Hà lúc 8 giờ ngày 08/12/2008 tại UBND phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội.

LUẬN CỨ BÀO CHỮA CHO BÀ NGUYỄN THỊ VIỆT BỊ TRUY TỐ VỀ TỘI “GÂY RỐI TTCC” VÀ “HỦY HOẠI TÀI SẢN”

Kính thưa các vị Linh mục và toàn thể giáo dân có mặt tại trụ sở Tòa án quận Đống Đa để dự khán phiên tòa công khai hôm nay!

Nếu Tòa án công nhận lập luận của phía chính quyền Thành phố Hà Nội là đúng, tức công nhận người quản lý có quyền định đoạt số phận tài sản trên cả chủ nhân của tài sản, thì điều này chẳng những trái luật, mà còn công khai thừa nhận rằng: Chủ tịch nước, Thủ tướng hay ai đó cấp cao cao hơn một chút (có quyền quản lý đất nước) là có quyền “giao” lãnh thổ, lãnh hải, không phận nước Việt Nam cho nước ngoài mà không cần thông qua Quốc Hội hoặc không cần phải tổ chức trưng cầu ý dân?Tôi, Lê Trần Luật, là Luật sư bào chữa cho bà Nguyễn Thị Việt- người bị Viện Kiểm sát quận Đống Đa truy tố theo Cáo trạng số 178a/KSĐT ngày 11/11/2008 về tội “Gây rối TTCC” và “Hủy hoại tài sản” theo khoản 1 Điều 245 và khoản 1 Điều 143 BLHS. Trước khi trình bày luận điểm bào chữa của mình, tôi thấy cần thiết phải nhấn mạnh và khẳng định với HĐXX rằng: bà Việt và những giáo dân bị xét xử hôm nay là hoàn toàn vô tội. Bất công thay cho những con người cầu nguyện để hy vọng tìm thấy công lý đã bị truy tố và xét xử như những người phạm tội.

Theo cáo trạng, bà Nguyễn Thị Việt đã thực hiện hành vi như sau:

“Bản thân là một giáo dân thường xuyên đi lễ tại Nhà thờ Thái Hà. Trước đó trong các buổi lễ các Linh mục chủ lễ cũng nói về việc cầu nguyện đòi lại đất của Công ty Cổ phần May Chiến Thắng đang sử dụng về cho Giáo xứ Thái Hà. Sau các buổi lễ trong nhà thờ các Linh mục thường dẫn các giáo dân ra khu vực bãi đất để cầu nguyện, hát Thánh ca và Việt cũng thường xuyên ra khu vực tường rào của Công ty Cổ phần May Chiến Thắng để cầu nguyện.

Khoảng 9 giờ 30 phút ngày 15/8/2008, Việt đến nhà thờ Thái Hà để dự lễ. Sau đó Việt và một số giáo dân khác đi qua bức tường thấp đã bị phá trước đó vào trong khu đất để nhặt cỏ, dọn dẹp ở khu vực bể nước nơi đặt tượng Đức Mẹ. Khi có người đuổi, Việt đã đi ra ngoài theo lối cũ. Khi ra đến phía ngoài bức tường rào nơi đối diện bể nước, Việt nghĩ cần phải phá bỏ bức tường để đi vào khu vực bể nước cho tiện việc cầu nguyện. Sau đó Việt đã cùng các giáo dân khác đập phá bức tường rào. Bản thân Việt đã dùng tay, ván gỗ phá tường rào rộng khoảng 3m và còn khoảng 20cm nữa là đến chân tường và cùng khoảng 200-300 giáo dân khác tràn vào khu đất để cầu nguyện. Ngoài ra Việt đã nhặt gạch san lấp chổ trống tạo lối đi thuận tiện cho các giáo dân vào cầu nguyện, trừ những ngày không ở Hà Nội thì ngày nào Việt cũng ra khu đất của Công ty cổ phần may Chiến Thắng để cầu nguyện” (Cáo trạng, trang 9-10).

Thưa HĐXX!

1. Trước hết, tôi cần nói về nguồn gốc đất, lịch sử khiếu kiện của nhà thờ Thái Hà và mục đích cầu nguyện của bà Việt cùng các giáo dân:

Bà Nguyễn Thị Việt và các giáo dân cho rằng khu đất 178 phố Nguyễn Lương Bằng (tức số 116 phố Nam Đồng) là tài sản thuộc quyền sở hữu của Giáo xứ Thái Hà, nhưng thời gian qua đã bị các cơ quan quản lý Nhà nước chiếm đoạt trái phép, giao cho người khác sử dụng trái phép, phân lô bán đất trái phép, nhưng Giáo xứ khiếu nại đòi trả lại tài sản liên tục nhiều năm ròng không được cơ quan chức năng Nhà nước Việt Nam đáp ứng. Người dân mất lòng tin vào sự công minh của pháp luật nên buộc lòng phải cầu xin Thiên Chúa soi sáng mà trả lại cho họ sự công bằng.

Khu đất 178 phố Nguyễn Lương Bằng là tài sản của Giáo xứ Thái Hà bị Sở Quản lý nhà đất Hà Nội (nay là Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất) chiếm đoạt bất hợp pháp rồi ra Quyết định số 76/QL-NĐ đem giao cho Xí nghiệp thảm len Hà Nội sử dụng kể từ ngày 30/01/1961 đến nay.

Sở dĩ, tôi dám khẳng định 16.296m2 khu đất 178 phố Nguyễn Lương Bằng bị chiếm đoạt bất hợp pháp bởi lẽ:

* Nguồn gốc khu đất này là đất mua hợp pháp:

1.1. Năm 1928, Đức Giám Mục Francois Chaize, Giám quản Tông toà Giáo phận Hà Nội đứng tên mua giúp cho Dòng Chúa Cứu Thế (DCCT) khu đất khoảng 400 m x 150 m nằm trên quốc lộ 6, nay là phố Nguyễn Lương Bằng, tổng diện tích là 61.455 m2, tức là 6,1455 ha (Xin xem hình 3: Bản đồ của Conservation de la Propiété Foncière de Hà Nội- Sở Quản thủ Điền thổ Hà Nội- lập ngày 16.08.1944).

1.2. Ngày 22.05.1944, Đức Giám Mục Francois Chaize đã làm giấy tuyên bố nhượng quyền sở hữu đất đai và toàn bộ bất động sản trên khu đất này cho các linh mục DCCT. Cha Edmond Dionne, Giám tỉnh DCCT Việt Nam, đã đứng ra tiếp nhận sự chuyển nhượng này (Xin xem tài liệu Acte de Cession de Propriété)

1.3. Tu viện DCCT bắt đầu cư trú tại khu đất trên đây từ ngày 26.09.1928. Năm 1930 các linh mục DCCT xây dựng toà nhà thứ nhất. Năm 1939 xây dựng toà nhà thứ hai nối tiếp toà nhà thứ nhất. Năm 1935 Tu viện cũng xây dựng một ngôi nhà thờ tạm thời mà ngày nay vẫn còn đang sử dụng. Tu viện còn xây dựng nhà đệ tử, nhà hội quán, hồ bơi, nhà ở cho gia nhân, nhà kho, nhà chăn nuôi gia súc.

Tu viện vẫn sở hữu và sử dụng toàn bộ đất đai và nhà cửa nằm trên khu đất trên đây một cách bình thường cho đến năm 1954. Ngoài khu đất này, Tu viện còn sở hữu một số khu đất khác tại các làng Thái Hà (Xin xem hình 2: Bản chụp bằng khoán điền thổ của DCCT năm 1944 ) và tại các làng Nam Đồng, Khâm Thiên, Trung Tự, v.v.

* Căn cứ toàn bộ văn bản pháp luật điều chỉnh về đất đai giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1962 thì đất đai của Giáo xứ Thái Hà và nhà cửa trên diện tích đất này dùng vào mục đích phụng sự tôn giáo không thuộc đối tượng bị cải tạo, tịch thu hay trưng thu, trưng dụng mà còn phải được chính quyền mới tôn trọng và bảo bảo vệ; cụ thể như sau:

- Toàn bộ 38 Điều của Luật Cải Cách Ruộng Đất năm 1953 ghi rõ đối tượng cải tạo của Luật CCRĐ 1953 là ruộng đất để sản xuất nông nghiệp ở nông thôn, mà đất đai thuộc khuôn viên nhà thờ Thái Hà là đất ở Thành thị (Thủ đô Hà Nội) nên không thuộc đối tượng bị cải cách của Luật CCRĐ;

- Thông tư số 73/TTg ngày 07/07/1962 “về việc quản lý đất của tư nhân cho thuê, đất vắng chủ, đất bỏ hoang ở nội thành, nội thị”. Đối tượng điều chỉnh của Thông tư này là đất cho thuê, đất vắng chủ, đất bỏ hoang ở nội thành, nội thị;

Cái duy nhất mà Quyết định số 2476/QĐ-UBND ngày 30/6/2008 của UBND thành phố Hà Nội vịn vào là Thông tư số 73/TTg ngày 07/07/1962 để cho rằng “Đất cho thuê của các tôn giáo, các Hội dù diện tích cho thuê nhiều hay ít, đều do Nhà nước trực tiếp quản lý, Nhà nước không bồi hoàn cho họ một khoản tiền nào” thì UBND Thành phố Hà Nội đã tự mâu thuẫn với chính mình, bởi lẽ:

+ Cũng bằng Quyết định số 2476/QĐ-UBND ngày 30/6/2008, UBND Thành phố Hà Nội đã xác nhận tại thời điểm năm 1961 khu đất này do Linh mục Vũ Ngọc Bích quản lý, Linh mục không ký hợp đồng cho ai thuê đất; nên khu đất này chưa bao giờ bị bỏ hoang, cũng không vắng chủ, không cho ai thuê mướn nên không thuộc đối tượng điều chỉnh của Thông tư số 73/TTg ngày 07/07/1962;

+ Mặt khác, ngày 30/01/1961 Sở quản lý nhà đất Hà Nội (nay là Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất) có Quyết định số 76/QL-NĐ giao cho Xí nghiệp thảm len Hà Nội được sử dụng khu đất phố Nam Đồng, khu Đống Đa, Hà Nội với diện tích 16.296m2 để làm xí nghiệp sản xuất (trích Cáo Trạng). Vậy Sở Quản lý nhà đất Hà Nội lấy đâu ra 16.296m2 đất để giao cho Xí nghiệp thảm len?

Đất này không thể tự nhiên “mọc” ra, Sở Quản lý nhà đất Hà Nội cũng không thể tự “đẻ” ra 16.296m2 đất, mà đó chính là đất thuộc khuôn viên Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế được sử dụng vào mục đích phục vụ tín ngưỡng tôn giáo của giáo dân; nhưng đã bị Sở Quản lý nhà đất Hà Nội công nhiên chiếm đoạt một cách trái pháp luật trước khi có Thông tư số 73/TTg ngày 07/07/1962 ít nhất là 523 ngày (nếu tính từ ngày Sở Quản lý nhà đất Hà Nội ra Quyết định giao đất cho Xí nghiệp Thảm len).

Rõ ràng, việc UBND Thành phố Hà Nội viện dẫn Thông tư số 73/TTg ngày 07/07/1962 là để hợp pháp hóa hành vi chiếm đoạt đất một cách trái pháp luật của Sở quản lý nhà đất Hà Nội đối với Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế mà thôi. Nhưng việc “hợp pháp hóa” này cũng không hợp lý, không hợp pháp, bởi một lẽ đơn giản, như tôi đã phân tích và chứng minh ở trên, đất đai thuộc khuôn viên Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế chưa bao giờ là đối tượng bị tịch thu, quản lý của Thông tư số 73/TTg ngày 07/07/1962 cả.

- Sắc Lệnh của Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa do ông Võ Nguyên Giáp ký ngày 20/09/1945 ghi rõ: “Điều thứ 1: Đền chùa, lăng tẩm, nhà thờ, tất cả các nơi có tính cách tôn giáo, bất cứ tôn giáo nào, nhân dân đều phải tôn trọng không được xâm phạm”;

- Điểm 3 Nghị Quyết của Quốc Hội ngày 26/3/1955 về vấn đề Tôn giáo “Các nhà thờ, chùa, thánh thất được tôn trọng và bảo vệ”;

- Sắc lệnh số số 234/SL ngày Ngày 14 Tháng 06 năm 1955 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký: “Điều 6: Các nhà thờ, chùa, đền, miếu, thánh thật và các đồ thờ, các trường giáo lý của tôn giáo được luật pháp bảo hộ”;

Rõ ràng, từ cụ Võ Nguyên Giáp, cụ Hồ Chí Minh đến Quốc Hội đều có cùng quan điểm là luật pháp phải tôn trọng và bảo vệ các cơ sở thờ tự tôn giáo; nhưng thực tế các cấp chính quyền đã làm điều ngược lại, không căn cứ vào bất cứ điều luật nào vẫn ngang nhiên chiếm đoạt đất đai thuộc sở hữu nhà thờ Thái Hà rồi giao cho đơn vị khác sử dụng.

Phía UBND Thành phố Hà Nội viện lý do rằng:

“Ngày 24/10/1961 Linh mục Vũ Ngọc Bích (là người quản lý nhà, đất) đã ký biên bản “Hội nghị bàn giao nhà thống nhất quản lý vào Nhà nước” bàn giao toàn bộ nhà đất do Dòng Chúa Cứu Thế quản lý tại 116 Nam Đồng (trừ diệnt ích nhà thờ) gồm 3.905m2 nhà chính, 945m2 nhà phụ trên diện tích khoảng 60.000m2 đất giao sang cho Nhà nước quản lý, trong đó có khu đất do Xí nghiệp Thảm len (nay là Công ty cổ phần May Chiến Thắng) đang sử dụng”.

Lập luận này rất vô lý, người quản lý làm sao có quyền tự ý giao tài sản của chủ nhân cho người khác được, bởi theo pháp luật cũng như theo Giáo luật, không có ai, kể cả Giám Mục, được tự ý sang nhượng, chuyển đổi đất đai, tài sản Giáo Hội Công Giáo.

Bởi lẽ:

- Như tôi đã trình bày ở trên, đất đai thuộc sở hữu hợp pháp của Nhà thờ Thái Hà từ năm 1928, cho đến ngày 30/01/1961 bị Sở Quản lý nhà đất Hà Nội chiếm dụng trái phép thì diện tích nhà đất này chưa bao giờ thuộc diện bị cải tạo theo Luật Cải Cách Ruộng Đất và Thông tư số 73/TTg ngày 07/07/1962, cũng không hề có quyết định trưng dụng, trưng thu, trưng mua nào hết; mà diện tích nhà đất này thuộc diện bị quản lý không rõ lý do, được quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị quyết số 23/2003/QH11: “Quản lý nhà đất trong từng thời điểm nhất định và nhà đất của các đoàn hội, tôn giáo”.

Như vậy, UBND Thành phố Hà Nội phải vận dụng Nghị quyết 755/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02/4/2005 của Ủy Ban Thường vụ Quốc Hội “Quy định việc giải quyết đối với một số trường hợp cụ thể về nhà đất trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 07 năm 1991” và Nghị định 127/2005/NĐ-CP ngày 10/10/2005 “Hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội và Nghị quyết số 755/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02/4/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định việc giải quyết đối với một số trường hợp cụ thể về nhà đất trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 7 năm 1991” để giải quyết khiếu nại đòi nhà đất của Giáo xứ Thái Hà;

Điều 4 Nghị quyết 755/2005/NQ-UBTVQH11 quy định:

“Đối với nhà đất mà chủ sở hữu tuy thuộc diện thực hiện các chính sách quy định tại Điều 2 của Nghị quyết số 23/2003/QH11 nhưng đến ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành, cơ quan nhà nước chưa có văn bản quản lý, chưa bố trí sử dụng nhà đất đó thì Nhà nước không thực hiện việc quản lý theo quy định của các chính sách trước đây. Việc công nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định của pháp luật”.

“Chưa có văn bản quản lý, chưa bố trí sử dụng nhà đất đó” là như thế nào? Điểm b Điều 3 Nghị định 127/2005/NĐ-CP hướng dẫn thủ tục pháp lý được coi là có văn bản quản lý, chưa bố trí sử dụng nhà đất như sau:

“b) Đối với diện tích nhà đất đang do các cơ quan, tổ chức (trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này) quản lý, sử dụng vào mục đích không phải để ở thì giao cho các cơ quan, tổ chức đó quản lý, sử dụng theo quy định về quản lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước.

Trường hợp các cơ quan, tổ chức đang cho thuê quỹ nhà đất này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thu hồi để giao cho doanh nghiệp nhà nước có chức năng quản lý quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước của địa phương quản lý, sử dụng theo quy định về quản lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước.

Trong hồ sơ vụ án này, tôi không hề thấy có Quyết định của UBND Thành phố Hà Nội giao diện tích nhà đất của Giáo xứ Thái Hà cho Công ty May Chiến Thắng sau ngày Nghị quyết số 755/2005/NQ-UBTVQH11 có hiệu lực thi hành (ngày 22/04/2005), không thấy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho Công ty May Chiến Thắng, có nghĩa là Công ty May Chiến Thắng đã sử dụng diện tích nhà đất này bất hợp pháp. Mặt khác, Công ty May Chiến Thắng lại ký Hợp đồng không số ngày 01/6/2006 cho Công ty TNHH Bao Bì Đống Đa thuê lại diện tích nhà đất này (BL 750, 751) mà UBND Thành phố Hà Nội không hề có Quyết định thu hồi lại là Công ty May Chiến Thắng, Công ty TNHH Bao Bì Đống Đa đang sử dụng nhà đất trái phép và trái với quy định tại điểm b Điều 3 Nghị định 127/2005/NĐ-CP đã viện dẫn ở trên.

Vì Công ty May Chiến Thắng, Công ty TNHH Bao Bì Đống Đa đang sử dụng nhà đất trái phép của Giáo xứ Thái Hà, nên diện tích nhà đất này phải được xử lý theo Điều 4 Nghị định 127/2005/NĐ-CP là: “Đối với nhà đất tuy thuộc diện phải thực hiện các chính sách quy định tại Điều 2 của Nghị quyết số 23/2003/QH11 nhưng đến ngày Nghị quyết số 755/2005/NQ-UBTVQH11 có hiệu lực thi hành, Nhà nước chưa có văn bản quản lý, chưa bố trí sử dụng nhà đất đó thì Nhà nước không tiếp tục thực hiện việc quản lý theo các chính sách trước đây”.

Căn cứ vào các văn bản pháp luật tôi đã viện dẫn ở phần trên thì UBND Thành phố Hà Nội phải trả lại diện tích nhà đất của Giáo xứ Thái Hà, vì Giáo xứ Thái Hà mới chính là chủ sở hữu hợp pháp của tài sản đó; nhưng UBND Thành phố Hà Nội lại cố tình bỏ qua Nghị quyết số 755/2005/NQ-UBTVQH11, Nghị định 127/2005/NĐ-CP (hiệu lực thi hành ngày 01/11/2005) mà vận dụng Điều 1 Nghị quyết số 23/2003/QH11 để nại lý do không trả lại nhà đất cho Giáo xứ Thái Hà là chủ sở hữu có giấy tờ hợp pháp, cũng không bồi thường là rất vô lý và trái

Nếu Tòa án công nhận lập luận của phía chính quyền Thành phố Hà Nội là đúng, tức công nhận người quản lý có quyền định đoạt số phận tài sản trên cả chủ nhân của tài sản, thì điều này chẳng những trái luật, mà còn công khai thừa nhận rằng: Chủ tịch nước, Thủ tướng hay ai đó cấp cao cao hơn một chút (có quyền quản lý đất nước) là có quyền “giao” lãnh thổ, lãnh hải, không phận nước Việt Nam cho nước ngoài mà không cần thông qua Quốc Hội hoặc không cần phải tổ chức trưng cầu ý dân?

Đó là chưa kể đến việc UBND Thành phố Hà Nội không trưng ra được bản gốc và kết luận giám định chữ viết của Biên bản bàn giao, cái mà UBND Thành phố Hà Nội đưa ra chỉ là các bản photocopy chữ nghĩa mập mờ, không có giá trị pháp lý.

Từ những chứng cứ nêu trên, đã chứng minh được rằng:

Khu đất 178 phố Nguyễn Lương Bằng (tức số 116 phố Nam Đồng) là tài sản thuộc quyền sở hữu của Giáo xứ Thái Hà, nhưng đã bị các cơ quan quản lý Nhà nước chiếm đoạt trái phép, Giáo xứ đã khiếu nại đòi lại nhiều năm mà phía Nhà nước vẫn lờ đi nên bà Nguyễn Thị Việt và giáo dân phải cầu nguyện xin Thiên Chúa trả lại sự công bằng là lẽ tất nhiên và hoàn toàn đúng đắn.

Thưa HĐXX!

Có thể, HĐXX và VKS cho rằng nguồn gốc đất và lịch sử khiếu kiện của nhà thờ Thái Hà là vấn đề không nằm trong vụ án hôm nay, nhưng tôi xin được lưu ý rằng chính việc giải quyết khiếu nại của Thái Hà không đến nơi đến chốn, kéo dài nhiều năm của chính quyền Hà Nội đã dẫn đến sự bức xúc của các Linh mục và các giáo dân. Họ không còn tin vào công lý và sự công bằng của pháp luật, vì thế họ phải chọn giải pháp cầu nguyện để mong chính quyền quan tâm đến những lợi ích hợp pháp của ho.

(Phần lập luận về đất đai này HĐXX sơ thẩm nhiều lần cắt không cho Luật sư trình bày tại Tòa)

2. Về cáo buộc gây rối TTCC:

Cáo trạng đã nhầm lẫn giữa cầu nguyện và hành lễ, cố tình đánh tráo hai khái niệm này để buộc tội bà Việt và các giáo dân khác phạm tội gây rối TTCC:

Trước khi chứng minh bà Việt không phạm tội gây rối TTCC, tôi thấy cần thiết phải làm sáng tỏ sự khác nhau giữa “cầu nguyện” và “hành lễ”. Phân tích sự khác nhau này để HĐXX thấy rằng với hành vi “cầu nguyện”, bà Việt không thể phạm vào tội gây rối TTCC.

Cầu nguyện là việc tín đồ cầu xin đấng thiêng liêng mà mình tin tưởng ban cho họ một đặc ân, đáp ứng một ước muốn, nguyện vọng nào đó của họ. Cầu nguyện có thể nói lên bằng lời nói, có thể bằng việc đọc kinh, hát Thánh ca, hay đơn giản chỉ là sự im lặng thành kính, tập trung tinh thần liên thông tư tưởng với đấng tối cao, Thiên Chúa sẽ hiểu rằng tín đồ của mình muốn cầu xin điều gì. Người Công giáo có thể cầu nguyện ở bất cứ nơi nào, không pháp luật ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới này lại cấm tín đồ cầu nguyện cả, vì đó là vấn đề thuộc về tâm linh, về niềm tin tôn giáo trong tư tưởng con người, có muốn cấm cũng không thể cấm được.

“Lễ” là nghi thức tôn giáo của người Công giáo, trong đó có những điều kiện bắt buộc phải có, nếu thiếu điều kiện này thì không phải là “lễ” và không thể “hành lễ” được. “Hành lễ” tức là làm lễ, là tiến hành một cuộc “lễ”, nghi thức hành lễ được quy định trong Lễ nghi phụng vụ của Giáo Hội Công giáo (xem sách lễ Roma), không ai có quyền thay đổi.

Trong nghi thức hành lễ luôn luôn có cầu nguyện nhưng cầu nguyện không bao giờ là hành lễ cả.

Rõ ràng, thực tế giáo dân đến khu đất 178 phố Nguyễn Lương Bằng chỉ cầu nguyện, không hề “hành lễ”. Việc cáo trạng không hiểu (hay cố tình không hiểu), nhập nhằng các khái niệm “lễ” và “cầu nguyện” để xuyên tạc, bóp méo mục đích cầu nguyện của giáo dân nhằm thổi phồng sự việc, vu cáo cho giáo dân vi phạm Điều 25 Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo.

Ngược lại, hành vi cố tình cản trở giáo dân cầu nguyện mới chính là hành vi vi phạm pháp luật.

Khoản 1, Điều 245 BLHS về “Tội gây rối TTCC” qui định: “Người nào gây rối TTCC gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.

Hành vi gây rối TTCC quy định tại Điều 245 BLHS được hiểu là hành vi làm náo động trật tự nơi công cộng gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này, hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tuy nhiên, toàn bộ lời khai người làm chứng có trong hồ sơ vụ án (BL từ số 836 liên tục đến số 945) không có lời khai nào chỉ đích danh bà Nguyễn Thị Việt (hoặc bất kỳ bị cáo nào có mặt trong phiên xử sơ thẩm hôm nay) đã có hành vi cụ thể như thế nào để gây rối TTCC. Hồ sơ vụ án và Cáo trạng đã không chứng minh được bà Nguyễn Thị Việt (và các bị cáo Nguyễn Thị Nhi, Ngô Thị Dung, Lê Quang Kiện, Lê Thị Hợi, Phạm Trí Năng, Nguyễn Đắc Hùng, Thái Thanh Hải) đã có hành vi đuổi đánh nhau, hò hét gây náo loạn nơi công cộng, đập phá tài sản nơi công cộng, gây tắc ách giao thông…

Cáo trạng cũng ghi nhận bà Nguyễn Thị Việt chỉ có những hành vi sau: “nhặt cỏ, dọn dẹp ở khu vực bể nước nơi đặt tượng Đức Mẹ”, “nhặt gạch san lấp chổ trống”, “ngày nào Việt cũng ra khu đất của Công ty cổ phần may Chiến Thắng để cầu nguyện”, “dùng tay, ván gỗ phá tường rào rộng khoảng 3m và còn khoảng 20cm nữa là đến chân tường”.

Trước hết, phải thấy rằng bà Việt chưa bị xử lý hành chính và cũng chưa bị kết án về tội này. Như vậy vấn đề được đặt ra, liệu với hành vi nhặt gạch, nhổ cỏ, dọn dẹp và cầu nguyện có gây ra hậu quả nghiêm trọng nào thỏa mãn Điều luật của qui định không ?

Theo hướng dẫn tại điểm 5.1. Phần I Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội Đồng Thẩm Phán Tòa Án Nhân Dân Tối Cao thì hậu quả nghiêm trọng xảy ra trong các trường hợp sau:

a. Cản trở, ách tắc giao thông đến dưới 2 giờ;

b. Cản trở sự hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân;

c. Thiệt hại về tài sản có giá trị từ mười triệu đồng trở lên;

d. Chết người;

đ. Người khác bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật từ 31 % trở lên;

e. Nhiều người bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% trở lên;

g. Người khác bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm triệu đồng trở lên;

h. Nhiều người bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm triệu đồng trở lên.

Tham chiếu với Cáo trạng, có thể thấy rằng VKS quận Đống Đa, TP Hà Nội đã cho rằng hành vi của bà Việt gây ra thiệt hại về tài sản có giá trị trên 10 triệu đồng.

Thưa HĐXX!

Toàn bộ hồ sơ vụ án có thể thấy ngay rằng Cơ quan điều tra và VKS quận Đống Đa, TP Hà Nội không chứng minh được rằng hành vi nhặt gạch, nhổ cỏ và cầu nguyện của bà Việt có mối quan hệ nhân quả với thiệt hại đã xảy ra cho Công ty may Chiến Thắng.

Công ty May Chiến Thắng lập danh sách chi tiền cho 308 người với tổng số chi là 158.468.000 đồng với lý do “Chi tiền phụ cấp cho công nhân làm tại 178 Nguyễn Lương Bằng do giáo dân gây rối làm ảnh hưởng đến NSLĐ” (BL 810 đến 813), nhưng danh sách này không có quyết định tuyển dụng, quyết định bổ nhiệm (nếu là công chức) kèm theo; không có hợp đồng lao động (nếu là công nhân) kèm theo, không có danh sách đăng ký lao động (công nhân hợp đồng) với Phòng Lao động - Thương binh Xã hội quận Đống Đa; như vậy, danh sách này là do lãnh đạo Công ty May Chiến Thắng tự “đặt” ra. Vì vậy, con số chi 158.468.000 đồng là không có thật. Có thể thấy, Cty may Chiến Thắng tự ý thu chi một cách vô tội vạ. Chẳng lẽ Cty may Chiến Thắng làm ăn thua lỗ, “tham ô” rồi lấy lý do giáo dân cầu nguyện làm ảnh hưởng hay sao?

Mặt khác, Công ty May Chiến Thắng lấy tài liệu, chứng cứ gì chứng minh rằng 308 người có tên trong danh sách bị “ảnh hưởng đến NSLĐ” là do giáo dân chớ không phải do các nguyên nhân khác như: lười biếng, ăn cắp giờ công, đau ốm, bệnh tật, lo lắng việc riêng gia đình…? Tài liệu so sánh năng suất lao động trước và sau ngày 15/8/2008 ở đâu? Cơ quan, tổ chức chuyên môn nào giám định và kết luận giáo dân làm “ảnh hưởng đến NSLĐ”? “Báo cáo thiệt hại ảnh hưởng sản xuất tháng 8-9 năm 2008 tại cơ sở sản xuất 178 Nguyễn Lương Bằng” (BL 814) nhưng nội dung lại là doanh thu tháng 9/2008 bị giảm. Chẳng lẽ bà Nguyễn Thị Việt và các bị cáo phải chịu trách nhiệm về việc Công ty May Chiến Thắng bị giảm doanh thu do không có khách mua nên không bán được hàng hóa?

- Công ty May Chiến Thắng còn tự lập danh sách chi tiền trực bảo vệ cho 137 người với tổng số tiền 191.196.000 đồng (BL 808, 809) trái nguyên tắc tài chính kế toán giống như Danh sách chi tiền phụ cấp đã nêu ở trên. Việc bố trí bảo vệ là chuyện riêng của Công ty thì Công ty tự chịu chi phí, không thể đổ lỗi cho giáo dân bởi lẽ Cáo trạng cũng xác định rõ bà Nguyễn Thị Việt và các bị cáo không có người nào xông vào nơi sản xuất của công ty chửi bới, hăm dọa, đánh đập công nhân hay chiếm đoạt tài sản, công cụ sản xuất, nguyên vật liệu sản xuất, cản trở hoạt động sản xuất của Công ty, mà họ chỉ cầu nguyện ở khu đất trống bên ngoài.

Theo Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh số 1030006478 (đăng ký thay đổi lần thứ 3) ngày 27/4/20007 thì Công ty May Chiến Thắng là doanh nghiệp Nhà nước với 51% vốn điều lệ (chiếm 61.200/120.000 cổ phần), chủ đầu tư là Tổng công ty Dệt - May Việt Nam -“là tổng công ty Nhà nước hoạt động kinh doanh” được thành lập theo Quyết định số 253/TTg ngày 29/4/1995 của Thủ tướng Chính phủ. Việc Công ty cổ phần May Chiến Thắng chi đến 349.664.000 đồng không nằm trong danh mục chi thường xuyên, mà không có thủ tục đề nghị và ý kiến chuẩn y cho phép của Tổng công ty Dệt - May Việt Nam là trái quy định tại Quyết định số 52/2006/QĐ-BTC ngày 25/9/2006 về “Quy chế quản lý tài chính của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước”.

- Thêm vào đó, Cáo trạng cho rằng việc Cty may Chiến Thắng giảm doanh thu tháng 8, tháng 9 năm 2008 là 1.059.708.000 đồng. Việc giảm doanh thu là do năng lực lãnh đạo và tổ chức kinh doanh của CTy may Chiến Thắng quá kém, chứ hà cớ gì lại cho rằng nguyên nhân là do giáo dân cầu nguyện?

Với thiệt hại rất lớn như vậy mà Cty may Chiến Thắng lại không yêu cầu bồi thường thiệt hại là hết sức vô lý, mà bất kỳ ai cũng dễ dàng nhận ra. Tôi đề nghị HĐXX lưu tâm đến điểm này.

Rõ ràng các hành vi nhặt cỏ, dọn dẹp, nhặt gạch, cầu nguyện của bà Việt không gây ra thiệt hại, ảnh hưởng đến bất kỳ ai, không để lại hậu quả nào, tức không hề có hậu quả nghiêm trọng nào xảy ra.

Tôi không thể tin rằng: trong một xã hội mà ngay cả dọn dẹp, nhặt gạch, nhổ cỏ, cầu nguyện cũng là phạm tội thì thử hỏi còn hành vi nào không bị coi là phạm tội? Do đó, tôi khẳng định rằng, bà Nguyễn Thị Việt không phạm tội gây rối TTCC.

3. Về cáo buộc hủy hoại tài sản

Bị buộc tội vì đã phá hủy một thứ vật dụng được dựng lên bất hợp pháp và là đồ phế thải

Khoản 1 Điều 143 BLHS quy định: “Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm” thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Hủy hoại tài sản là hành vi làm cho tài sản bị mất hẳn giá trị sử dụng, không thể khôi phục lại được và toàn bộ giá trị tài sản không còn.

Như vậy, trước hết tội danh này đòi hỏi phải xác định được tài sản bị hủy hoại là tài sản có thật, hợp pháp, có giá trị sử dụng. Tài sản hợp pháp và có thật thì mới có thể hủy hoại và mới được pháp luật bảo vệ, tài sản không có thật thì không thể hủy hoại. Đồng thời, tài sản phải có giá trị sử dụng bằng số tiền cụ thể được quy định tại khoản 1 Điều 143 BLHS.

Từ điển tiếng Việt định nghĩa: Tài sản là “Của cải vật chất dùng để sản xuất hoặc tiêu dùng”. Trong Kinh tế học, tài sản là một “thuật ngữ kế toán kinh doanh chỉ tất cả những gì có giá trị tiền tệ thuộc sở hữu của một cá nhân, một đơn vị hoặc của Nhà nước; có thể được dùng để trả nợ, sản xuất ra hàng hoá hay tạo ra lợi nhuận bằng cách nào đó. Một tài sản có ba đặc tính không thể thiếu: lợi nhuận kinh tế có thể xảy ra trong tương lai; do một thực thể hợp pháp kiểm soát; thu được kết quả ngay từ hợp đồng kinh doanh hoặc giao dịch đầu tiên”.

Đối với bức tường mà Cáo trạng cho rằng đã bị bà Nguyễn Thị Việt hủy hoại, thì bức tường đó không phải là tài sản, bởi các lẽ sau:

- Bức tường đó là vật vô giá trị, không mang lại lợi nhuận kinh tế, không phải là vật tiêu dùng: Cáo trạng không chứng minh được bức tường lúc nó còn tồn tại thì nó mang lại giá trị kinh tế gì, cụ thể là bằng bao nhiêu tiền. Tôi khẳng định rằng bức tường này là vật vô giá trị và không phải là tài sản, bằng chứng là sau khi Nguyễn Thị Việt và các bị cáo khác bị khởi tố có 1 ngày thì 19/9/2008 UBND Thành phố Hà Nội đã cho xe cơ giới san bằng bức tường thành đống gạch vụn;

- Bức tường không được xây dựng hợp pháp: Như tôi đã chứng minh ở phần trên, khu đất 178 phố Nguyễn Lương Bằng bị Công ty May Chiến Thắng chiếm dụng bất hợp pháp thì mọi thứ được xây dựng phía trên khu đất ấy không được sự đồng ý của chủ nhân thật sự của khu đất đều là xây dựng bất hợp pháp, cần phải tháo dỡ.

- Căn cứ trình tự, thủ tục thu hồi đất quy định tại khoản 1, khoản 3, khoản 4 Điều 130 Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ, thì trước khi khởi công xây công viên ít nhất 180 ngày UBND Thành phố Hà Nội đã phê duyệt kế hoạch san bằng bức tường này rồi. Như vậy, về mặt pháp lý, bức tường đã bị chính UBND Thành phố Hà Nội xoá sổ 5 tháng trước ngày 15/8 (ngày giáo dân đập bức tường).

- Việc định giá bức tường chỉ hợp lý khi bức tường được xây dựng hợp pháp và có giá trị sử dụng, được sử dụng liên tục và cho đến thời điểm hiện nay vẫn còn nhu cầu sử dụng; còn đối với một vật đã bị chính UBND Thành phố Hà Nội san bằng vì không còn giá trị sử dụng thì không thể đem ra “định giá” để gán ghép cái tên “tài sản” cho nó được.

- Theo hồ sơ vụ án, bức tường được bắt đầu thi công vào ngày 15/1/2008 (BL 802) với tổng số tiền hơn 17 triệu đồng, đến thời điểm ngày 15/8/2008 là 7 tháng, tức bức tường còn rất mới, rất cứng; điều này mâu thuẫn với Cáo trạng là “bức tường thấp đã bị phá trước đó” (trang 4). Tôi được biết bức tường này đã tồn tại hơn mấy chục năm và đã mục nát, đã bị người nào đó phá vỡ từ trước (như Cáo trạng thừa nhận) nên một bà già như bà Nguyễn Thị Việt mới có thể dùng tay và mảnh ván gỗ phá vỡ dễ dàng như thế. Bà Nguyễn Thị Việt là phụ nữ, đã quá tuổi lao động 4 năm, lại có thể dùng tay và mảnh ván gỗ phá vỡ được bức tường xi măng mới dài đến 3m thì bà Việt phải là người có sức khỏe phi thường hoặc là hồ sơ (các BL 796 đến 807) đã được ngụy tạo để hợp pháp hóa nhằm “làm mới” một vật mục nát không có giá trị sử dụng.

Mặt khác, Cáo trạng không chứng minh được bà Việt dùng tay và mảnh ván gỗ phá vỡ bức tường rào rộng khoảng 3m còn khoảng 20cm nữa là đến chân tường thì cái đoạn 3m do bà Việt phá vỡ là bao nhiêu tiền trong tổng số 3.479.990 đồng của toàn bộ “bức tường gạch dài 6 mét * 1.3 mét” (BL 819)?.

Từ những lập luận trên, tôi cũng khẳng định rằng bà Việt không phạm tội hủy hoại tài sản.

4. Ngoài những lập luận cơ bản tôi đã trình bày, HĐXX nên lưu ý những vấn đề sau đây:

a- Vụ án không có vật chứng

Cáo trạng cho rằng ông Phạm Hải Dương - Cán bộ Thanh Tra xây dựng phường Quang Trung, ông Nguyễn Đức Hoàn, ông Đặng Tuấn Thảo- 2 cán bộ Đội An ninh Công an quận Đống Đa, là người trực tiếp quay phim, ghi hình những người đập phá bức tường. Tại sao ông Phạm Hải Dương, với chức vụ Thanh tra xây dựng của mình, lẽ ra lúc bà Việt và các bị cáo khác đập bức tường thì ông Dương phải lập tức ngăn chận và lập biên bản vi phạm (nếu có), nhưng ông Dương lại điềm nhiên đứng đó mà quay phim?

Hành vi gây rối TTCC và hủy hoại tài sản theo Pháp lệnh Tổ chức điều tra Hình sự thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan Cảnh sát, tại sao 2 vị cán bộ An ninh quận Đống Đa này cũng chen vào đó mà quay phim, chụp hình? 2 vị cán bộ An ninh quận Đống Đa này tự ý đến số 178 Nguyễn Lương Bằng quay phim chụp hình hay theo sự phân công, chỉ đạo của ai? Hóa ra cán bộ An ninh Công an quận chỉ làm có mỗi công việc là rình mò, theo dõi, “vạch lá tìm sâu” để bắt tội dân hay sao?

Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 720/2008/HSST-QĐ ngày 21/11/2008 của Tòa Án quận Đống Đa xác định chỉ có các ông bà Vũ Đức Lợi, Đặng Thúy Loan, Lại Thế Hiếu, Đinh Hồng Phong, Trần Tiến Hùng là người làm chứng. Tôi xin hỏi đại diện Viện Kiểm sát quận Đống Đa và Hội đồng xét xử sơ thẩm Tòa án quận Đống Đa: Trong vụ án này ông Phạm Hải Dương, ông Nguyễn Đức Hoàn, ông Đặng Tuấn Thảo tư cách tham gia tố tụng là gì? Là người làm chứng hay cán bộ của cơ quan tiến hành tố tụng?

Nếu 3 ông là người làm chứng thì tại sao phim ảnh do các ông Dương, Hoàn, Thảo quay không được giao nộp cho cơ quan điều tra và lập Biên bản tạm giữ đồ vật, tài liệu do người khác tự nguyện giao nộp theo quy định tại Quyết định số 1351/2004/QĐ-BCA (C11) ngày 18/11/2004 của Bộ Công An? Rõ ràng 3 ông Dương, Hoàn, Thảo không phải là Điều tra viên (không có tên trong Quyết định phân công điều tra vụ án) (BL 3, 4), cũng không phải người làm chứng, thì ai cho phép các ông này chen vào hoạt động của cơ quan tố tụng quận Đống Đa một cách trái luật?

Cáo trạng số số 178a/KSĐT ngày 11/11/2008 của Viện Kiểm sát quận Đống Đa ghi rõ “Tang vật: Không” (Trang 17), vậy 2 đĩa hình ghi trong Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 720/2008/HSST-QĐ ngày 21/11/2008 của Tòa Án quận Đống Đa lấy ở đâu ra? 2 đĩa hình này đã được cơ quan chuyên môn nào giám định tính trung thực, tính nguyên bản của nó chưa? Hay nó chỉ là những hình ảnh được dùng xảo thuật cắt xén, lắp ghép để vu vạ?

Những hành vi xịt hơi cay, đổ mắm tôm vào chốn linh thiêng của người có đạo, đánh đập người già, trẻ em không có khả năng tự vệ, làm náo loạn bên trong khuôn viên nhà thờ khi mọi người đang cầu nguyện, đòi đập phá đền Thánh…, xét về mặt tinh thần đó là hành vi hết sức vô đạo đức, mất hết tính người; xét về mặt pháp luật là hành vi hết sức lưu manh côn đồ, đáng bị khởi tố tội gây rối TTCC hay cố ý gây thương tích thì cơ quan điều tra quận Đống Đa lại im lặng, cho đến nay chưa có vụ án hay bị can nào thực hiện hành vi đó bị khởi tố cả; làm cho dư luận nghi ngờ rằng chính quyền quận Đống Đa đồng lõa, bao che cho nhóm côn đồ, lưu manh; rằng chính quyền lạm dụng quyền lực để trả thù những giáo dân tay không tấc sắt chỉ vì họ dám phơi bày cái sai trái của chính quyền và quyết tâm đòi hỏi sự công bằng? Khoản 1 Điều 64 BLTTHS quy định: “Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án”. 2 đĩa hình ghi trong Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 720/2008/HSST-QĐ của Tòa Án quận Đống Đa đã không được thu thập đúng quy định nhưng Tòa Án quận Đống Đa coi đó là “vật chứng cần đưa ra xem xét tại phiên tòa” là trái với khoản 1 Điều 64 BLTTHS. Vì vậy, 2 đĩa hình đó không phải là vật chứng.

Tất cả những khuất tất kể trên không được làm sáng tỏ tại phiên tòa này bắt buộc tôi phải nghĩ rằng vụ án này chỉ là một âm mưu từ phía nhà cầm quyền nhằm trả thù những người dám phản kháng đối với sai trái của chính quyền.

b-Những kẻ phạm tội thật sự đã không bị truy tố:

Điều đáng chú ý là khi những giáo dân cầu nguyện ôn hòa bị khởi tố vào các ngày 05/9, 09/9, 17/9/2008; thì trong khi đó, đêm 31/8/2008 có kẻ đã cố ý lẫn vào đám đông giáo dân đang cầu nguyện để xịt hơi cay gây náo loạn, đánh người già, trẻ em đổ máu; đêm 18 rạng 19/9/2008 có kẻ đã cố ý lợi dụng lúc tối trời hất mắm tôm trộn nhớt thải lên bàn thờ và tượng Đức Mẹ… (có hình ảnh rõ ràng). Gần đây nhất là đêm 15 rạng 16/11/2008, một nhóm người tự xưng là “thứ dân bức xúc”, chẳng hiểu “bức xúc” chuyện gì, mà nửa đêm xông vào nhà thờ Thái Hà đòi đập đền Thánh Giêrađô, họ hô hào và tự đuổi nhau, họ lao vào trong khuôn viên nhà thờ, giáo dân đã nhìn thấy những vị chính quyền phường Quang Trung và lực lượng Công an mặc cảnh phục lẫn thường phục cũng có mặt trong đám đông lộn xộn này.

Những hành vi xịt hơi cay, đổ mắm tôm vào chốn linh thiêng của người có đạo, đánh đập người già, trẻ em không có khả năng tự vệ, làm náo loạn bên trong khuôn viên nhà thờ khi mọi người đang cầu nguyện, đòi đập phá đền Thánh…, xét về mặt tinh thần đó là hành vi hết sức vô đạo đức, mất hết tính người; xét về mặt pháp luật là hành vi hết sức lưu manh côn đồ, đáng bị khởi tố tội gây rối TTCC hay cố ý gây thương tích thì cơ quan điều tra quận Đống Đa lại im lặng, cho đến nay chưa có vụ án hay bị can nào thực hiện hành vi đó bị khởi tố cả; làm cho dư luận nghi ngờ rằng chính quyền quận Đống Đa đồng lõa, bao che cho nhóm côn đồ, lưu manh; rằng chính quyền lạm dụng quyền lực để trả thù những giáo dân tay không tấc sắt chỉ vì họ dám phơi bày cái sai trái của chính quyền và quyết tâm đòi hỏi sự công bằng?

Tôi hy vọng rằng sau phiên tòa này, cơ quan tố tụng quận Đống Đa cũng nên khởi tố, truy tố, xét xử những kẻ côn đồ nói trên để trả lại niềm tin của nhân dân đối với chính quyền.

c- Việc đưa ông Ngô Quang Kiệt-Tổng Giám mục Giáo phận Hà Nội vào trong Cáo trạng là không cần thiết, không liên quan và hết sức vô duyên.

Cáo trạng nêu: “Do bức xúc, phẫn nộ trước những hành vi vi phạm pháp luật của Linh mục và giáo dân tại giáo xứ Thái Hà, đặt biệt là sau khi nghe những lời phát biểu của Tổng giám mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt phát biểu tại buổi làm việc với UBND Tp. Hà Nội vào ngày 20/09/2008.”

Tôi thấy cần thiết phải nhắc lại nguyên văn câu nói của Tổng giám mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt. Ngài nói như sau: “Do đó, chúng tôi xin nhắc lại, chúng tôi rất mong muốn xây dựng một khối đại đoàn kết dân tộc. Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế. Còn người Việt Nam chúng ta thì tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm và làm sao thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp, để cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng.”

Với câu nói nêu trên mà những kẻ quá khích tấn công vào cổng sau nhà thờ Thái Hà thì lẽ ra cần phải nghiêm trị. Mặt khác tôi thấy lời phát biều của Ngài không có mối liên hệ nào đến vụ án được xét xử ngày hôm nay.

d- Truy tố người vô tội để biện minh với dư luận

Việc cơ quan tố tụng quận Đống Đa nhiều lần thay đổi tội danh của các bị cáo cho thấy rằng tự bản thân cơ quan tố tụng đã có sự lấn cấn, phân vân về việc làm cách nào để buộc tội các bị cáo cho bằng được.Toàn bộ bản Kết luận điều tra và Cáo trạng từ đầu chí cuối, thay vì đi sâu vào nội dung chi tiết chứng minh được hành vi của bị cáo phạm tội như thế nào thì lại kể lể lê thê, dài dòng về hành động của đám đông- tức những cá nhân-công dân khác-không phải bị cáo, với phương pháp trình bày và hàng loạt lập luận nhằm để lý giải về cách hành xử của chính quyền với dư luận, hơn là để cáo buộc bà Nguyễn Thị Việt và các bị cáo khác.

Ví dụ: đoạn nói về những phụ nữ Mường hay đoạn nói về phát biểu của Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt (sau khi các nạn nhân đã bị khởi tố) chẳng liên quan gì đến hành vi bị Cáo trạng coi là phạm tội và cũng không liên quan đến các bị cáo đang có mặt trong phiên tòa hôm nay.

Việc cơ quan tố tụng quận Đống Đa nhiều lần thay đổi tội danh của các bị cáo cho thấy rằng tự bản thân cơ quan tố tụng đã có sự lấn cấn, phân vân về việc làm cách nào để buộc tội các bị cáo cho bằng được.

Kính thưa các Linh mục và toàn thể giáo dân!

Việc một số cơ quan Nhà nước đã cố tình vi phạm pháp luật, không tôn trọng sự thật khách quan, không tôn trọng những chứng cứ pháp lý, thiếu công tâm trong quá trình giải quyết vấn đề đất đai, tài sản của Giáo xứ Thái Hà, đã gây bất bình rất lớn trong lòng giáo dân. Lẽ ra chính quyền Thành phố Hà Nội phải nhận thấy rõ điều đó và nhanh chóng sửa sai, trả lại công bằng cho người dân; đằng này lại cố tình lạm dụng quyền lực, dùng mọi thủ đoạn để đối phó với dân, kể cả vu vạ, dựng đứng sự việc, nhằm mục đích đè bẹp mọi tiếng nói từ lương tri con người, dung túng kẻ phạm tội thật sự, nhường chổ cho bóng tối và tội ác hoành hành, thách thức lòng tin.

Bà Nguyễn Thị Việt là một con người có lòng tự trọng, có niềm tin vào lẽ phải và Thiên Chúa, thì không lý do gì khi cầu nguyện cho sự công bằng, lẽ phải bà lại tự cho mình là có tội và phải hèn nhát “nhận tội” để cầu xin ân huệ từ phía những người không biết tôn trọng lẽ phải. Vì vậy, bà Nguyễn Thị Việt đã không “nhận tội” cũng không có gì lạ.

Từ các chứng cứ và lập luận ở phần trên, tôi đề nghị Hội đồng xét xử tuyên bà Nguyễn Thị Việt không phạm tội “gây rối trật tự công cộng” và “hủy hoại tài sản”.

Xin cảm ơn mọi người đã chú ý lắng nghe tôi trình bày!
 
Phản ứng của các tôn giáo đối với phiên tòa
Gia Minh - RFA
14:13 09/12/2008
Sau khi phiên xử kết thúc vào chiều nay, giáo dân Xứ Thái Hà đã tập trung tại nhà thờ để dâng lễ tạ ơn. Tuy vậy, đối với án treo và cảnh cáo mà tòa tuyên cho 8 người trong cuộc, thì ý kiến của những người mà chúng tôi liên lạc được đều không đồng thuận.

Một giáo dân Xứ Thái Hà cho biết:

“Muốn là phải trắng án vì giáo dân không có tội. Nhưng nhà nước xử trắng án là không được.

Việc kháng án thì với một nhà nứơc như thế này thì sợ nguời ta lại tăng án lên, nên một số người cho biết đêm nay sẽ cầu nguyện để tính tíếp.

Giáo xứ thì nay cũng không gặp trở ngại gì.”

Mục sư Lê thị Phú Dung thuộc giáo hội Tin lành Menonite từ Thành phố Hồ chí Minh cũng có ý kiến liên quan:

“Việc đất đai mà nguời dân lên tiếng đòi lại thì chính quyền nên xem xét; nếu đúng thì nên trả lại cho họ. Nếu không đáp ứng cho nhu cầu thỏa đáng của họ thì họ bức xúc. Nếu có án như thế thì lòng dân các nơi lại bất bình nữa.”

Anh Tư Hiểu thụộc Phật giáo Hòa Hảo từ Đồng Tháp cũng có ý kiến:

“Vấn đề đòi lại tài sản của các giáo hội bị chính quyền tịch thu không có dữ kiện pháp lý là điều đúng đắn, những nguời bị kếu án là oan vì bị áp chế.

Giáo hội PGHH cũng có những giáo sản bị tịch thu và chúng tôi nhiều lần dâng kiến nghị đòi trao trả lại, nhưng cho đến giờ vẫn không xét và trả lại.

Trong thực tế thì nhà nước tuy có pháp chế qui định về tôn giáo nhưng chỉ là trên văn bản, còn thực tế thì nguợc lại.”

Thượng tọa Thích Viên Định, thuộc giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, cũng có ý kiến:

“Nhà nước đã trưng thu các tài sản, đất đai của các tôn giáo từ sau năm 75 đến nay là có thực. Các tôn giáo đòi lại là quyền chánh đáng, ở Việt Nam luật không rõ ràng, chuyện người bị nạn lên tiếng sao lại bị án, bị tù được. Hy vọng dư luận thế giới sẽ có tiếng nói để cảnh tỉnh chính quyền.”

Những người có tín ngưỡng tại Việt Nam đều bày tỏ mong muốn chính quyền hành xử theo những chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực tín ngưỡng.
 
Về một ngày lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội 8/12/2008
Xaviê Phanxicô
14:26 09/12/2008
VỀ MỘT NGÀY LỄ ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI: 8/12/2008

Có câu chuyện kể rằng:

Một hôm giữa mùa hè, con họa mi nghe lời chàng trai bên cửa sổ:
- Nếu em không kiếm được một bông hồng đỏ để anh cài áo trong buổi dạ hội đêm nay, em sẽ phải xa anh mãi mãi !

Họa mi hiểu rõ lời của chàng trai, nhưng tìm đâu ra một bông hồng đỏ giữa nắng cháy mùa hè này ? Nhưng nếu không tìm được, người tình sẽ chấp cánh bay xa. Họa mi không thể chịu nổi cảnh bi thương đó, nên đến nài nỉ cây bông hồng:

- Chị hồng ơi, chị làm ơn giúp em một bông hồng đỏ !
- Họa mi em, giữa nắng cháy mùa hạ này, làm sao chị có hoa hồng đỏ cho em ?
- Chị có phép mầu nào ? Cố gắng nở cho em một bông thôi.
- Nhưng họa mi ơi ! Muốn có phép mầu, phải có máu đỏ và sinh mạng.
- Em sẵn lòng bằng mọi giá chị ạ !
- Vậy em hãy đặt cổ em trên gai nhọn của chị.. Hãy đổ máu cho bông hồng nở. Hãy nhuộm máu cho bông hồng đỏ.

Họa mi đã đổ máu đến giọt cuối cùng, đã rũ chết trên cành, cạnh đóa hồng bí nhiệm đỏ thắm.

Đó là nét thực của tình yêu, của hy sinh. Tình yêu phải được nuôi dưỡng bằng hy sinh, bằng máu, bằng cả cuộc sống. Huyền thoại trên đây minh họa tuyệt vời giáo huấn của Chúa Giêsu: "Ai muốn theo ta, phải từ bỏ chính mình."

Đây là lời mời gọi hoàn toàn tự do. Con người hoàn toàn tự do lựa chọn. Nhưng một khi đã chọn từ bỏ thì phải hy sinh. Hy sinh là biết quên mình để nghĩ đến người khác.

Chiến tranh và sự sa đọa của con người mang lại cho chúng ta cảm tưởng sự dữ và tội ác đang lan tràn khắp mặt đất. Thế giới ngày nay không còn biết đến Thiên Chúa.

Không ít người mê muội nghĩ rằng: trà đạp nhân quyền, hủy diệt tự do, giết hại đồng bào vô tội, mà gọi là công trạng rồi bắt người khác phải "đền ơn đáp nghĩa", như cách làm hiện nay của cộng sản Việt Nam. Vì luật pháp ở trong tay họ. Thật cay nghiệt cho những ai từng có người thân bị giết hại ở Huế, tết Mậu Thân 1968. Theo thống kê của tác giả David T. Zabecki qua một bài viết đăng trong Encyclophedia of the Viet Nam War, tại Huế, số thi hài nạn nhân tìm được trong các mồ chôn tập thể là 2810 người và hàng ngàn người mất tích.(Saigon Echo) Giờ đây họ đang phải "trả ơn" cho những người từng giết chết cha ông mình. Phải chăng, đó là công bằng theo cách nghĩ của những người cộng sản ?

Nhìn hình ảnh hàng ngàn người, trên tay cầm cành vạn tuế tiến thẳng về nơi xử án, như những đoàn hùng binh xếp hàng vào trận, dưới màu áo Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, thật tuyệt vời ! Ta mới cảm nhận hết được sự can trường của những người làm chứng cho chân lý và sự thật. Và càng tin tưởng rằng Thiên Chúa đang ở giữa chúng ta.

Họ thật sự là những người theo gương Chúa Giêsu, quên mình để nghĩ đến muôn người khác. Họ là những chiến sĩ của Vua Kitô. Họ chiến đấu không cần súng đạn hay dùi cui, chỉ bằng một cành vạn tuế trên tay: dấu chỉ của tình yêu và sự hiệp nhất. Họ chiến đấu bằng lời ca hòa bình, bằng kinh nguyện.

Họ chiến đấu không vì một thể chế chính trị nào. Lại càng không phải để mong được hưởng lợi trên chính xương máu của đồng bào mình, như chế độ hiện nay, tìm mọi cách chiếm đoạt tài sản người khác, rồi che đậy dưới chiêu bài "sở hữu toàn dân". Họ sẵn sàng hy sinh bằng mọi giá, chỉ đơn giản vì công lý và hòa bình cho dân tộc Việt.

Thế giới có tội lỗi, có tang thương, hay nhiều bất công, bạo quyền hoành hành. Nhưng chúng ta vẫn tin rằng, Thiên Chúa đang thực hiện chương trình của Người dọc theo chiều dài lịch sử nhân loại. Một bên là sự sa ngã ở khởi đầu lịch sử và một bên là ngày tận cùng của thế giới, đã có cuộc nhập thể làm người của Con Thiên Chúa: Ngài làm người ngay giữa lòng một nhân loại tội lỗi của thời đại Ngài. Thì Thiên Chúa vẫn luôn có mặt trong lịch sử con người, vẫn tiếp tục yêu thương chúng ta.

Mừng lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, chúng ta chiêm ngắm mẹ với tất cả niềm hy vọng cậy trông. Rồi công lý và sự thật cũng ngự trị trên đất nước này. Thiên Chúa đã bày tỏ tình yêu không hề lay chuyển của Người cho nhân loại qua Mẹ Maria. Người cũng muốn chúng ta bước đi trong vâng phục và tin yêu. Nhìn lên Mẹ, chúng ta tiếp tục thưa xin vâng với Chúa, để chúng ta bước đi theo Chúa Giêsu đến cùng theo lời Người mời gọi: 'Ai muốn theo Ta, phải từ bỏ chính mính".
 
Cảnh cáo và Treo...
Hiền Thạch
14:31 09/12/2008
CẢNH CÁO và TREO...

Sự thật Công lý
Vẫn còn bị. .." cảnh cáo"
Sự thật Công lý
Vẫn còn bị. .."án treo"

Án treo cảnh cáo
Còn " trị vì" nơi đây:
Một Việt Nam điên đảo
Vì đảng đày dân gầy !!

Đã nghe và đã thấy
Qua vụ án này đây:
Kết án người vô tội
Trong khi mình dẫy đầy...
Là mặc nhiên thêm tội
Với Trời cao, đất dày !

Tạ ơn MẸ VÔ NHIỄM
Tỏ lộ cho loài người
Biết bao sự huyền nhiệm
Không thể thốt nên lời

Đoàn chúng con đi tới
Cành vạn tuế trên tay
Thánh Giá treo trước ngực
Bạt đồi, nắn đường ngay

Cả toàn cầu cần thấy
Khắp thế giới trông vào
Sự thật Công lý
Được hành xử ra sao ?

Và đảng đả tuyên cáo
Một bản án vô luân
Từ những kẻ trâng tráo
Coi thên hạ ngu đần

Càng tiếp tục nguyện khấn
Cho Sự thật lên ngôi
Cho Công lý bừng sáng
Ngày mai sớm rạng ngời

Giữa hoàng hôn chấp chới
Chúng con đã quay về
Mặc lấy con người mới
Không một chút chấp nê
Trong tay Chúa Cứu Thế
Chúng con ngập bình an
Trong tay Mẹ Cứu Giúp
Càng thanh thản muôn vàn

Xin thông hiệp bản án
Của Giáo Hội Việt Nam
Dù treo hay cảnh cáo...:
Vẫn cứ là...Thiên Ân. Amen
 
Kiên cường giữ vững niềm tin và can đảm
LM. Anphong Trần Đức Phương
14:40 09/12/2008
KIÊN CƯỜNG GIỮ VỮNG NIỀM TIN VÀ CAN ĐẢM

http://audio.freevietnews.com/20081124_lmtranducphuong.m3u

Chúng tôi xin hiệp một lòng một chí với mọi người ở Viêt Nam hay tại hải ngoại, gởi lời kính thăm quý Cha quý Tu Sĩ nam nữ, và toàn thể quý vị đang sống tại Thái Hà.

Từ ngày biến cố đau thương ở Thái Hà xảy ra, những người Viêt Nam có tâm hồn yêu chuộng hòa bình và công lý, đều hướng về Thái Hà để chia xẻ những đau khổ bất công, đe dọa, đàn áp, quý vị phải gánh chịu, để bảo vệ niềm tin, tự do tôn giáo và công bằng xã hội.

Chúng tôi từ ở hải ngoại xa xôi, nhưng lòng trí luôn hướng về quê hương Viêt Nam và thông cảm bao nhiêu những bóc lột bất công tàn ác ở khắp ba miền Đất Nước Viêt Nam, vì bị chiếm đoạt đất đai, tài sản, bị bóp nghẹt tiếng nói, bị đe đọa, bị tù đày...chỉ vì muốn bảo vệ sự công bằng xã hội, nhân quyền và tự do. Nhất là tự do tôn giáo.

Chúng tôi đã, đang, và sẽ làm gì có thể được, để toàn thể thế giới nhất là các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế biết đến những hoàn cảnh đau khổ mà quý vị đang phải gánh chịu. Để gây tiếng vang và kêu gọi nhà cầm quyền tại Viêt Nam phải chấm dứt những đàn áp dã man, những chiếm đoạt tài sản của dân một cách bất công. Đặc biệt là Thái Hà.

Chúng tôi cũng hiệp với quý vị và bao nhiêu những người trên thế giới, cầu xin Chúa nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria và các Thánh Tử Đạo Viêt Nam thương mến hoàn cảnh đau khổ quý vị đang phải chịu, và nâng đỡ quý vị luôn kiên cường giữ vững niềm tin và can đảm trong cuộc đấu tranh cho nhân quyền, cho công bằng xã hội tại Viêt Nam, đăc biệt tại Thái Hà.

Xin Chúa chúc lành cho mọi người chúng ta, nâng đỡ chúng ta trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống. Xin cám ơn quý vị, và gởi lời chào toàn thể quý vị.

Lm Trần Đức Phương
Tổng Giáo Phận Seattle, Washington Hoa Kỳ
 
Lá Thư kêu cứu của tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang
Nguyễn Thanh Giang
14:45 09/12/2008
Lá Thư kêu cứu của tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang

Kinh gửi: Các cơ quan Nhân quyền Quốc tế
Chính phủ các nước dân chủ
Các cơ quan thông tấn, báo chí trong và ngoài nước
Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước

Do bị khủng bố tinh thần thô bạo, tôi đã phản ứng gay gắt và mạnh mẽ phê phán các nhà lãnh đạo. Đáp lại, ĐCSVN và nhà cầm quyền Việt Nam đang tổ chức chiến dịch tấn công tôi trên các cơ quan thông tấn, báo chí nhằm:

Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang
― Bôi bẩn, hạ nhục tôi
― Gây nghi ngờ, hiềm khích nhằm ly gián tôi với các chiến hữu đang đấu tranh cho công cuộc dân chủ hóa Việt Nam
― Gây dư luận xã hội, ép cung, mớm cung cho một số người đang bị bắt giam để tạo chứng cứ giả nhằm tống tù tôi.

Một số bài viết trên các báo của ĐCSVN không ngần ngại bịa chuyện một cách rất trâng tráo, bỉ ổi đang bộc lộ rõ những âm mưu, thủ đoạn trên.
Hơn mười năm qua nhằm góp phần đấu tranh ôn hòa cho dân chủ, nhân quyền, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo … tôi chỉ phát biểu ý kiến cá nhân bầy tỏ quan điểm chính trị và nêu những kiến nghị đổi mới thực sự đối với ĐCSVN. Hàng nghìn trang chính luận của tôi được đông đảo người Việt Nam trong và ngoài nước biểu đồng tình và đánh giá cao. Tuy nhiên, nhà cầm quyền Việt Nam không những không thận trọng nhìn nhận mà còn tỏ thái độ thù địch nặng nề. Họ đã giáng trả tôi bằng những hành động sau:

― Năm lần khám nhà, tịch thu tài liệu, computer, máy photocopy …..
― Sáu lần chặn bắt dọc đường và câu lưu, tra vấn
― Giam cầm thời gian dài, không xét xử. không luận được tội mà không dền bù danh dự, thiệt hại vật chất và tinh thần
― Đưa ra đấu tố ở phường
― Cho đám đông côn đồ giả danh thương binh xông vào nhà thoá mạ, gây sự hành hung
― Cho côn đồ tông xe dọc đường, gây sự chửi bới
― Tổ chức cho bọn bồi bút viết bài hạ nhục trên các báo của ĐCSVN
― Tổ chức gửi thư nặc danh đến nhà chửi bới, đe dọa
― Khủng bố tinh thần và quấy nhiễu ban đêm qua điện thoại
― Nhiều lần cắt điện thoại
― Sau năm 1996, một số giấy mời dự hội nghị, hội thảo khoa hoc quốc tế dược gửi đến tôi nhưng đều bị nhà cầm quyền ngăn cản, không cho đi dự.
― ……..

Tôi vốn sống rất chân thực, nghiêm túc và là người làm khoa học rất cần cù nên đã được mời tham gia nhiều tổ chức khoa học nước ngoài và tham dự nhiều hội nghị, hội thảo quốc tế. Những đóng góp cho đất nước của tôi đủ lớn đến mức đã từng được đề nghị phong tặng danh hiệu anh hùng lao động.

Điều kỳ lạ là mặc dù đã liên tục giám sát, theo giõi, đã hàng chục lần khám xét mà không tháy được điều gì xấu xa, tội lỗi nơi tôi nhưng họ vẫn không buông tha. Nay tôi đã là một ông già 72 tuổi mà họ vẫn tiếp tục hành hạ, chà đạp con người tôi rất tàn nhẫn và vô lý. Lần khám nhà, tịch thu tài sản hôm 26 tháng 11 vừa qua và tiếp sau đó là cuôc tra vấn kéo dài đã làm tôi như con giun bị dày xéo dã man, không thể không quằn lên đến mức có nguy cơ sẽ bị bức tử. Trước thực trạng hiểm nghèo này tôi cầu xin các quý vị như sau:

― Hày cho tôi được gặp mặt các quý vị tại nhà riêng hoặc trong nhà tù để trình bầy rõ sự thực.
― Đấu tranh để phiên tòa xử tôi, nếu có, phải thực sự là phiên tòa công khai để tất cả những ai quan tâm đều được tham dự
― Đòi cho được các lụật sư nước ngoài phải được tham gia bào chữa. Đây có thể xem là lời mời chính thức của tôi đến các luật sư có tấm lòng nhân ái
― Quan tâm giúp đỡ quảng bá thư viện trên mang của tôi: www.nguyenthanhgian g.com để thấu hiểu được con người tôi, tư tưởng của tôi, từ đấy thấy được sự dã man, tàn bạo của ĐCSVN đến mức nao.

Sự quan tâm của quý vị đến số phận của tôi hy vọng cũng chính là cơ hội để quý vị chia sẻ được nỗi cay đắng của đất nước tôi, dân tộc tôi trước vần đề dân chủ và nhân quyền
Trước mắt, đề nghi quý vị in bức thư này từ computer và giúp gửi đến các địa chỉ mà bức thư này muốn gửi tới như đã nêu trên

Xin chân thành cảm ơn

Hanoi 8 tháng 12 năm 2008

Nguyễn Thanh Giang
Số nhà 6 – Tập thể Địa Vật lý Máy bay
Trung Văn – Từ Liêm – Hanoi
Điện thoại: ( 04 ) 35 534 370
Emaik: thanhgiang36@ yahoo.com
 
Xem Video Clip: Cảnh giáo dân mừng vui sau phiên tòa (1)
CVt Thái Hà
14:56 09/12/2008
 
Xem Video Clip: Diễn hành trên đường về giáo xứ Thái Hà (2)
CTV Thái Hà
15:03 09/12/2008
 
Xem Video Clip: Về giáo xứ Thái Hà tham dự Lễ Tạ Ơn (3)
CTV Thái Hà
15:04 09/12/2008
 
60 năm kỷ niệm Tranh Đấu cho Nhân Quyền
Dân Việt
16:56 09/12/2008
Trocadéro, Paris ngày 7.12.2008 - Trong bầu không khí ẩm ướt của một buổi chiều Chủ Nhật giá lạnh Mùa Đông, với từng cơn gió mạnh làm tung bay cả một rừng cờ của các quốc gia Á Châu, nơi đó nhân quyền còn bị chà đạp từ hàng chục năm nay, gần cả 600/700 người Tamoul (Sri Lanka), Tây Tạng, Miến Điện, Đài Loan, Việt Nam Tỵ nạn Cộng Sản và những người bạn Pháp đã tập hợp tại Place Trocadéro, Paris, để tố cáo trước dư luận thế giới nói chung, và người Pháp nói riêng, những vi phạm nhân quyền của các chế độ Trung Cộng, Việt Cộng, Miến Điện, Sri Lanka.

Để mở đầu, vào lúc 16g00, Ban tổ chức, gồm những người đại diện các hội đoàn cộng đồng nói trên, làm lễ chào Quốc Kỳ với quốc thiều Pháp La Marseillaise dẫn đầu, rồi lần lượt đến các quốc thiều của các Cộng Đồng hiện diện.

Kế tiếp, các diễn giả thay phiên nhau tố cáo những vi phạm nhân quyền của các chế độ độc tài Á Châu. Cuối cùng là một buổi đọc kinh cầu nguyện do các tăng sĩ phật giáo chủ lễ trước khi giải tán lúc 17g30 hơn.

Riêng đối với cộng đồng Việt Nam tỵ nạn Cộng Sản, chúng tôi nhận thấy hiện diện nhiều khuôn mặt quen thuộc tranh đấu từ trước đến giờ, vẫn bền lòng chưa bỏ cuộc và cạnh bên có những người trẻ đang tiếp nối cuộc chiến đấu vì tương lai dân tộc và đất nước.
 
VietCatholic kính mời qúy vị góp phần vinh danh giáo dân Hà Nội và 8 giáo dân Thái Hà
Vietcatholic
18:05 09/12/2008
Vietcatholic kính mời qúy vị góp phần VINH DANH GIÁO DÂN HÀ NỘI VÀ 8 GIÁO DÂN THÁI HÀ.

Kính gửi qúy vị độc giả và các vị văn nghệ sĩ yêu Công Lý và Sự Thật

Sự kiện 8 giáo dân Thái Hà bị đưa ra tòa xét xử về hành động dám đứng lên tranh đấu đòi nhà cầm quyền cộng sản thực thi Công Lý và Sự Thật đã là tấm gương rực sáng và là niềm hy vọng tuyệt vời cho nền dân chủ Việt Nam.

Do vậy, Vietcatholic trân trọng đề nghị qúy độc giả và qúy vị trong giới Văn Nghệ Sĩ góp phần với chúng tôi bằng cách sáng tác văn thơ, các bản nhạc, các bức tranh vẽ, các slideshows có nội dung ca ngợi tinh thần Giáo Dân Hà Nội và đặc biệt 8 giáo dân Thái Hà đã can đảm đứng lên đòi hỏi cộng sản phải thực thi công lý và sự thật cho toàn dân.

Những tác phẩm này được coi như là lời trân trọng ghi ơn của toàn thể giáo dân Công Giáo Việt Nam, và những người yêu công lý và sự thật, gửi đến giáo dân Hà Nội nói chung và 8 giáo dân Thái Hà nói riêng đã khơi dậy ngọn lửa đấu tranh đòi hỏi công lý và sự thật.

Các tác phẩm được chọn loc sẽ được công bố trên Vietcatholic và chúng tôi sẽ chuyển về để dâng tặng các giáo dân Hà Nội và 8 giáo dân đã hiên ngang tranh đấu cho công lý và sự thật ngay tại toà án cộng sản.

Sau đây là danh sách 8 giáo dân:

1. Bà Nguyễn Thị Nhi, sinh năm 1962, quê ở Sơn Hà, Phú Xuyên, Hà Tây, thuộc Gx Hà Thao, sống tại Gx Mường Cắt, Hoà Bình, thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội, đã bị kết tội “gây rối trật tự công cộng” tại Thái Hà-Toà Khâm Sứ và bị phạt 17 tháng tù treo.

2. Bà Ngô Thị Dung, sinh năm 1954, địa chỉ 306, C3, tập thể Vĩnh Hồ, phường Ngã Tư Sở, thuộc Gx Thái Hà, Tổng Giáo phận Hà Nội, đã bị kết tội “hủy họai tài sản và gây rối trật tự công cộng” và bị phạt 13 tháng tù treo.

3. Ông Lê Quang Kiện, sinh năm 1945, hiện ở tại số 8 ngõ 162 A, phố Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội, thuộc Gx Hàng Bột, Tổng Giáo phận Hà Nội, đã bị kết tội “hủy họai tài sản và gây rối trật tự công cộng” và bị phạt 13 tháng tù treo.

4. Bà Nguyễn Thị Việt, sinh năm 1949, nhà A2 tổ 8, tập thể Thuỷ Tinh, phường Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nội, thuộc Gx Thái Hà, Gp Hà Nội, đã bị kết tội “hủy họai tài sản và gây rối trật tự công cộng” và bị phạt 12 tháng tù treo.

5. Bà Lê Thị Hợi, sinh năm 1947, địa chỉ số 8 ngách 62, ngõ Thổ Quan, phường Thổ Quan, Đống Đa, Hà Nội, thuộc Gx Thái Hà, Tổng Giáo phận Hà Nội, đã bị kết tội “hủy họai tài sản và gây rối trật tự công cộng” và bị phạt 15 tháng cải tạo không giam giữ.

6. Ông Giuse Phạm Trí Năng, sinh năm 1959, thường trú tại Thường Lệ, Đại Thịnh, Mê Linh, Hà Nội, thuộc Gx Thường Lệ, giáo phận Bắc Ninh, đã bị kết tội “hủy họai tài sản và gây rối trật tự công cộng” và bị phạt 12 tháng cải tạo không giam giữ.

7. Anh Nguyễn Đắc Hùng, sinh năm 1977, thường trú tại Thôn Đầm, xã Tân Hoà, huyện Quốc Oai, thuộc Gx Tình Lam, Giáo phận Hưng Hoá, đã bị kết tội “hủy họai tài sản và gây rối trật tự công cộng” và bị phạt 12 tháng cải tạo không giam giữ.

8. Anh Thái Thanh Hải, sinh năm 1987, thường trú tại 42 Nguyễn Lương Bằng, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, thuộc Gx Thái Hà, TGP Hà Nội, đã bị kết tội “hủy họai tài sản và gây rối trật tự công cộng” và bị phạt cảnh cáo.

Vietcatholic mong được sự hợp tác của qúy vị

Xin gửi các sáng tác về địa chỉ e mail: tinconggiao@gmail.com.

Trân Trọng,
 
Tám Giáo Dân Vì Công Lý
Lê Dân Việt
21:32 09/12/2008
TÁM GIÁO DÂN VÌ CÔNG LÝ


Tám can phạm với phận hèn bé nhỏ
Yêu công lý, sự thật đã xuống đường
Dưới áp bức của bè lũ quỉ vương
Chiếm đất đạo, mọi đơn đều từ khước


Xứ Thái Hà, cha con lòng nguyện ước
Đòi lẽ phải cho dù phải gian nan
Chỉ đọc kinh, cầu nguyện lòng ngập tràn
Thế nhưng cộng, đã gây bao cay đắng


Đánh giáo dân bằng dùi cui, roi điện
Cả hơi cay, chúng cũng đâu có tha…
Nay bắt họ, ra xử lý trước tòa
Với tội danh, rất ư là phi lý


Tám giáo dân đã anh dũng kiên cường
Đâu cúi đầu, sợ kẻ ác bất lương
Dù tử đạo, tám giáo dân hiên ngang
Cành Thiên Tuế, là hùng hồn minh chứng


Tám giáo dân dã dũng cảm trước tòa
Đã minh chứng cho lẽ phải, công lý
Tám ngôi sao đã sáng chói huy hoàng
Cả trần gian đã ngưỡng mộ hân hoan


Xin chào đón, tám dũng sỉ của Chúa
Đã dấn thân bảo vệ cho chân lý
Cho dù đời có tan nát cỡ nào
Khiến lòng tôi cảm phục ứa lệ trào


Danh quí vị, đời đời được ghi nhớ
Chúa Cứu Thế, sẽ nâng đỡ quí vị
Tám bông hoa sao mà trân quí quá
Thay dân Việt xin cúi đầu ngưỡng mộ


Lê Dân Việt
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền:Thu bên Ghềnh
Nguyễn Anh Dzũng
17:04 09/12/2008

THU BÊN GHỀNH



Ảnh của Nguyễn Anh Dzũng

Để tôi về chỗ hương thề

Thấy thu ngây ngất còn về trong tay

Để tôi về chỗ hôm nay

Thấy thu ngoan nhé thêm say cuộc đời..

(Trích thơ Nguyễn Đăng Tuấn)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền