Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 09/12: Từ Ánh Mắt đến Trái Tim – Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ.
Giáo Hội Năm Châu
02:34 08/12/2023
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Luca,
Khi ấy, Chúa Giêsu đi rảo khắp các thành phố làng mạc, dạy dỗ trong các hội đường, rao giảng Tin Mừng Nước Trời, và chữa lành mọi bệnh hoạn tật nguyền. Thấy đoàn lũ dân chúng, Người động lòng xót thương họ, vì họ tất tưởi bơ vơ như những con chiên không có người chăn, Người liền bảo môn đệ rằng: "Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt thì ít. Các con hãy xin chủ ruộng sai thợ đi gặt lúa".
Và Người triệu tập mười hai môn đệ, ban cho họ quyền năng trên các thần ô uế, để họ xua đuổi chúng, và chữa lành mọi bệnh hoạn tật nguyền. Người bảo: "Các con hãy đi đến cùng chiên lạc của nhà Israel trước đã, và rao giảng rằng: Nước Trời đã đến gần. Hãy chữa lành người liệt, phục sinh kẻ chết, chữa lành người phung, và xua trừ ma quỷ. Các con đã lãnh nhận nhưng không, thì hãy cho nhưng không".
Đó là lời Chúa
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:25 08/12/2023
11. Trong Giáo Hội có hai con đường để cứu linh hồn: con đường thứ nhất là có liên quan với tất cả các giáo hữu, tức là tuân giữ giới răn của Thiên Chúa; con đường thứ hai là gia nhập vào một tu viện để nghe khuyến dụ của Đức Chúa Giê-su.
(Thánh Ignatius de Loyola)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:28 08/12/2023
22. KÍNH HAI TRĂM DẶM
Có một viên quan triều đình, trong nhà kho có một tấm kính cổ xưa, và khoe rằng tấm kính này có thể nhìn thấy xa được hai trăm dặm, và đem nó đến tặng cho thừa tướng Lữ Mông Chính.
Lữ Mông Chinh nói:
- “Khuôn mặt của ta lớn không như ngọn lá, sao lại dùng kính chiếu hai trăm dặm để soi hử”.
Viên quan ấy bị nhạo nên mặt đỏ au.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 22:
Khoa học ngày càng tiến bộ, con người đã phát minh ra được những tấm kính soi xa hàng triệu dặm để nhìn vào khoảng không gian vô tận, tìm kiếm những bí ẩn trong vũ trụ bao la, nhưng con người tìm hoài tìm mãi mà cũng vẫn không hiểu được trong vũ trụ không gian có những gì, bởi vì trí óc con người không phải là Thiên Chúa.
Cái mặt người tuy lớn hơn ngọn lá, cái đầu con người tuy không lớn hơn trái banh bóng rổ, óc não con người tuy bỏ không đầy một tô phở, nhưng chưa có một loại kính thiên văn nào chiếu tới nơi tới chốn những suy nghĩ thầm kín trong tâm hồn của con người ta, thế mới biết con người là một tiểu vũ trụ trong đại vũ trụ bao la...
Không có loại kính thiên văn nào có thể chiếu vào tận tâm hồn và khối óc của con người, nhưng Lời Chúa có thể chiếu soi vào tận tâm can của mỗi một con người, chỉ cần họ biết và mở rộng tâm hồn đón nhận Lời của Thiên Chúa, thì tất cả những thầm kín sâu thẳm nơi tâm hồn của họ sẽ được soi sáng.
Tấm kính chiếu soi được hai trăm dặm không là gì với loại kính thiên văn soi xa hàng triệu dặm, nhưng loại kính hiện đại ấy cũng thua xa người Ki-tô hữu, vì người Ki-tô hữu là những người sở hữu một tấm kính “thông thiên đạt địa” vĩ đại, không những có thể “phục ma hàng yêu” mà còn làm cho họ được sống đời đời, đó chính là tấm kính Lời Chúa vậy !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một viên quan triều đình, trong nhà kho có một tấm kính cổ xưa, và khoe rằng tấm kính này có thể nhìn thấy xa được hai trăm dặm, và đem nó đến tặng cho thừa tướng Lữ Mông Chính.
Lữ Mông Chinh nói:
- “Khuôn mặt của ta lớn không như ngọn lá, sao lại dùng kính chiếu hai trăm dặm để soi hử”.
Viên quan ấy bị nhạo nên mặt đỏ au.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 22:
Khoa học ngày càng tiến bộ, con người đã phát minh ra được những tấm kính soi xa hàng triệu dặm để nhìn vào khoảng không gian vô tận, tìm kiếm những bí ẩn trong vũ trụ bao la, nhưng con người tìm hoài tìm mãi mà cũng vẫn không hiểu được trong vũ trụ không gian có những gì, bởi vì trí óc con người không phải là Thiên Chúa.
Cái mặt người tuy lớn hơn ngọn lá, cái đầu con người tuy không lớn hơn trái banh bóng rổ, óc não con người tuy bỏ không đầy một tô phở, nhưng chưa có một loại kính thiên văn nào chiếu tới nơi tới chốn những suy nghĩ thầm kín trong tâm hồn của con người ta, thế mới biết con người là một tiểu vũ trụ trong đại vũ trụ bao la...
Không có loại kính thiên văn nào có thể chiếu vào tận tâm hồn và khối óc của con người, nhưng Lời Chúa có thể chiếu soi vào tận tâm can của mỗi một con người, chỉ cần họ biết và mở rộng tâm hồn đón nhận Lời của Thiên Chúa, thì tất cả những thầm kín sâu thẳm nơi tâm hồn của họ sẽ được soi sáng.
Tấm kính chiếu soi được hai trăm dặm không là gì với loại kính thiên văn soi xa hàng triệu dặm, nhưng loại kính hiện đại ấy cũng thua xa người Ki-tô hữu, vì người Ki-tô hữu là những người sở hữu một tấm kính “thông thiên đạt địa” vĩ đại, không những có thể “phục ma hàng yêu” mà còn làm cho họ được sống đời đời, đó chính là tấm kính Lời Chúa vậy !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Gioan Tẩy Giả, Ngài là ai ?
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
05:28 08/12/2023
CHÚA NHẬT II MÙA VỌNG NĂM B
GIOAN TẨY GIẢ, NGÀI LÀ AI?
Được tuyển chọn để nâng lên từ thân phận tầm thường trở thành người phục vụ ơn cứu độ của Thiên Chúa, đã là ơn gọi đặc biệt lạ thường, quý giá. Vì thế, được chọn trở thành người dọn đường cho chính Chúa Cứu Thế, ơn gọi ấy càng lớn vô song, càng trọng, càng khó có thể có gì sánh ví.
Thánh Gioan Tẩy giả chính là người nhận được tất cả vinh dự ấy. Nhưng một khi được tuyển chọn để trở thành người dọn đường cho chính Chúa Cứu Thế, những vinh dự và nhiệm lạ nơi thánh Gioan, không chờ đến ngày thực thi ơn gọi đặc biệt ấy, mới diễn ra. Cả cuộc đời làm người nơi dương thế của thánh Gioan là một đời nhiệm lạ, một đời sống trong những biến cố thậm chí còn trên mức lạ thường.
Để chuẩn bị tâm hồn giúp bản thân sống mùa Vọng thật chu đáo, ích lợi, chúng ta cùng chiêm ngắm hành trình ơn gọi đầy nhiệm lạ của thánh Gioan mà Tin Mừng lưu dấu:
- Ngoài Đức Maria được truyền tin để lãnh nhận Ngôi Hai nhập thể, chỉ có một mình ông Giacaria, cha của thánh Gioan được nhận lời truyền tin từ thiên thần Chúa.
- Cùng Đức Maria, trong ngày được Đức Maria thăm viếng, một mình thánh Gioan được tràn đầy Thánh Thần (Lc 1, 15).
- Chỉ một mình thánh Gioan cùng với Đức Maria được thoát vết nhơ nguyên tổ truyền. Hội Thánh nhìn nhận, hồng ân "tràn đầy Thánh Thần" cũng là hồng ân giải thoát khỏi tội tổ truyền.
- Chỉ một mình thánh Gioan được sinh ra trong dấu chỉ lạ lùng để chứng minh quyền năng của Chúa, đó là người cha ruột của ngài phải chịu câm tạm thời, vì một chút nghi nan của ông.
- Trong cả loài người, chỉ một mình thánh Gioan được thành thai trong lòng mẹ theo cách thức giống Chúa Giêsu: Được Thiên Chúa chuẩn bị và loan báo trước.
- Chỉ một mình thánh Gioan và gia đình của ngài được Chúa đến viếng thăm trong buổi đầu làm người, ngay khi Chúa vừa mới tượng thai trong lòng Đức Mẹ.
- Chỉ có một mình thánh Gioan, ngay từ khi còn là bào thai, đã nhận ra hạnh phúc được Chúa viếng thăm, nên được Chúa cho ơn lạ nhảy mừng trong dạ mẹ mình. Đây cũng lại là dấu chỉ lạ thường của tình thương và quyền năng của Chúa.
- Thánh Gioan được sinh ra từ người cha và người mẹ già nua, đã qua thời kỳ sinh nở từ lâu.
- Chỉ một mình thánh Gioan, sau khi ra đời, làm cho dấu chỉ bị câm nơi người cha già hoàn tất. Ngày con sinh ra cũng chính là ngày tư tế Giacaria được phép mở miệng ca khen Thiên Chúa: “Chúc tụng Đức Chúa là Thiên Chúa Israel, đã viếng thăm cứu chuộc dân Người…” (Lc 1, 68tt).
- Lớn lên trong hoang địa, trở thành người cất tiếng đòi mọi người chuẩn bị tâm hồn đón Chúa Cứu Thế, thánh Gioan hoàn tất lời tiên tri Isaia, từ ngàn xưa, loan báo về mình: "Có tiếng hô từ nơi hoang địa: hãy dọn sẵn con đường của Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Ngài đi. Mọi thung lũng phải lấp cho đầy, mọi núi đồi phải bạt cho thấp, khúc quanh co phải uốn cho ngay, đường lồi lõm phải san cho phẳng. Rồi hết mọi người phàm sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa" ( Is 40, 3- 5).
- Chỉ thánh Gioan được nhìn nhận là người "đi trước Chúa": "Này Ta sai sứ giả của Ta đi trước mặt con, người sẽ dọn đường cho con đến để làm lòng cha ông quay về với con cháu" ( Ml 3, 1-24). Hoặc: "Em sẽ đi trước mặt Chúa và chuẩn bị một dân sẵn sàng đón Chúa" (Lc 1, 17). Hoặc: "Hài Nhi hỡi, con sẽ đi trước Chúa, mở lối cho Người, bảo cho dân Chúa biết, Người sẽ cứu độ và tha thứ cho họ hết mọi tội khiên" (Lc 1, 76-77).
- Chúa sẽ còn dùng thánh Gioan như dấu chỉ lạ thường cho toàn dân Chúa trong ơn gọi mà thánh Gioan lãnh nhận qua cách sống, cách rao truyền lòng thống hối, cách thanh tẩy để nói lên lòng thống hối… Thánh Gioan thật sự làm chủ nước sông Giordan trong việc đòi mỗi chúng ta phải thanh tẩy tâm hồn cho Thiên Chúa và cho Chúa Cứu Thế.
- Thánh Marcô còn gọi thánh Gioan là thiên thần của Thiên Chúa. Tin Mừng Chúa nhật hôm nay cho thấy điều đó: "Ðây Ta sai Thiên Thần của Ta đến trước mặt ngươi để dọn đường cho ngươi" (Mc 1, 2).
- Với vai trò giới thiệu Chúa Cứu Thế cho muôn dân, chỉ một mình thánh Gioan được đặt làm cầu nối giữa Cựu và Tân ước.
- Chỉ một mình thánh Gioan được chính Đấng mà mình dọn đường cho, xác nhận là tiên tri Êlia thời đại: "Ông Gioan chính là Êlia, người phải đến" (Mt 11, 14).
- Một mình thánh Gioan là vị tiên tri được Chúa khen ngợi đích danh: "Trong các con cái người nữ sinh ra, chưa từng một ai cao trọng hơn Gioan Tẩy giả" (Lc 7, 28).
- Đời sống, ơn gọi và sứ mạng ngôn sứ của thánh Gioan diễn ra trong giai đoạn đất nước đang hết sức khó khăn và nhiễu nhương. Lúc đó, Palestine bị Roma xâm lăng và đặt nền thống trị hà khắc. Nhiều phe nhóm lợi dụng tình hình khó khăn phân chia bè phái và nổi loạn. Đời sống dân chúng nơi nơi lầm than... Chính thánh Gioan cũng mang trong tâm tư mình nhiều khắc khoải trong tinh thần đợi chờ đấng Cứu Thế, Đấng mà chính ngài nhọc công rao giảng sẽ đến kiện toàn lòng người. Lòng trĩu nặng đến nỗi thánh nhân phải thốt lên: "Thầy có phải là Đấng phải đến chăng, hay chúng tôi còn phải đợi Đấng nào khác?" (Mt 11, 3).
- Cuối đời, vì lương tâm ngôn sứ thúc đẩy, thánh Gioan can đảm ngăn cản mối tình loạn luân giữa vua Hêrôđê với chị dâu của ông ta.
Nhưng bạo chúa Hêrôđê, thay vì nhận ra tội lỗi của mình, đã cho giết chết thánh nhân.
Có thể nói, thánh Gioan là vị tiên tri đặc biệt trên dòng lịch sử cứu độ: Xuất hiện ngay trước Chúa Giêsu, trở thành người dọn đường tâm hồn nhân loại, và là vị tiền hô của Chúa có một không hai trong lịch sử.
Vậy để thật sự trở thành người đã được biến đổi, chúng ta hãy ý thức và khắc sâu lời dạy của thánh Gioan, luôn biết chuẩn bị tâm hồn mình đón Chúa đến. Con đường tâm hồn mà mỗi người phải lo dọn đó là:
- Nhìn lại chính mình để xem mình có đang đi trên con đường quanh co, thiếu trung thực với người bên cạnh, nhiều lần sống trong gian dối...?
- Hay sống bên nhau mà vẫn đầy thói kiêu căng, thiếu bác ái, thiếu xây dựng môi trường sống cho thật tương thân tương ái?
Chúng ta cũng không giữ gìn lòng yêu thương trong cách ăn nết ở, trong lời nói, trong cách hành xử, để rồi chỉ luôn chỉ trích nhau, thiếu hoà nhã với mọi người, không khiêm tốn, không quên đi những thiếu sót của người bên cạnh...?
Áp dụng tinh thần mùa Vọng và ý thức thật cao để sống lời dạy "HÃY DỌN ĐƯỜNG" của thánh Gioan, chúng ta hãy chỉnh sửa lại đời mình. Hãy làm cho tâm hồn mình thực sự là tâm hồn rộng mở đón chờ Chúa Đấng Cứu Thế.
Kín đáo và thầm lặng
Lm. Minh Anh
15:24 08/12/2023
KÍN ĐÁO VÀ THẦM LẶNG
“Thấy đoàn lũ dân chúng, Ngài động lòng xót thương họ!”.
Từ nhật ký của một tử tù, người ta đọc được những lời này, “Lạy Chúa, Ngài làm con bầm dập; nhưng con vô cùng mãn nguyện, vì việc con phải bầm dập đến từ tay Ngài! Chúa kín đáo sửa phạt con, nhưng thầm lặng chữa lành con! Ôi, Đấng ‘kín đáo và thầm lặng’ yêu thương con miên viễn!”.
Kính thưa Anh Chị em,
“Đấng ‘kín đáo và thầm lặng’ yêu thương con miên viễn!”. Sẽ khá bất ngờ khi tâm tình của người tử tù được gặp lại qua hai bài đọc hôm nay. Lời Chúa phản ánh rõ nét một trong những tính cách của Thiên Chúa, ‘kín đáo và thầm lặng!’. Ngài kín đáo sửa dạy, Ngài thầm lặng chữa lành! Matthêu viết, “Thấy đoàn lũ dân chúng, Ngài động lòng xót thương họ!”.
Bài đọc Isaia tiết lộ, Thiên Chúa âm thầm chữa lành dân, một dân ngỗ nghịch đã bị Ngài đánh phạt, “Ngươi sẽ không còn phải khóc nữa. Khi ngươi kêu cứu, Người sẽ thi ân giáng phúc!’”. Đó là ngày “Chúa băng bó vết thương cho dân, và chữa lành những chỗ nó bị đánh”. Thánh Vịnh đáp ca viết, “Hạnh phúc thay mọi kẻ đợi chờ Chúa!”; họ chờ đợi Ngài hồi hương, băng bó và chữa lành!
Với bài Tin Mừng, lời Thiên Chúa hứa trở nên hiện thực. Matthêu cho biết, Chúa Giêsu thường xuyên di chuyển! “Ngài đi khắp các thành thị, làng mạc, giảng dạy trong các hội đường, rao giảng Tin Mừng Nước Trời và chữa hết các bệnh hoạn tật nguyền”. Ngài bày tỏ lòng trắc ẩn sâu xa đối với tất cả những ai bị loại trừ, những kẻ mất phương hướng. Đó là những ai đang “lầm than vất vưởng, như bầy chiên không người chăn”. Ngài là vị mục tử dẫn dắt họ về nơi họ thuộc về.
Thứ đến, Chúa Giêsu kín kẽ thổ lộ với các môn đệ về một mùa gặt lớn đang đợi họ. Có thể nói, Ngài cần sự giúp đỡ. Vụ mùa vẫn bội thu và nhu cầu thợ gặt vẫn lớn hơn bao giờ hết. Đó không là công việc của riêng ai, nhưng là sứ vụ chung của mọi Kitô hữu. Từ ngày lãnh nhận Bí tích Rửa Tội, mỗi chúng ta là thợ gặt vốn có thể đến một góc của cánh đồng vốn không ai có thể thay thế. Những người này bao gồm gia đình tôi, hàng xóm, đồng nghiệp và những con người bước vào đời tôi. Tôi có thể là người duy nhất âm thầm mang sự chữa lành và lòng trắc ẩn của Chúa vào cuộc sống họ.
Anh Chị em,
“Ngài động lòng xót thương họ!”. Để có thể ‘ra tận cánh đồng’, nhất định chúng ta phải có một tấm lòng thương xót như Chúa Giêsu! Thật tuyệt vời, Ngài còn tiết lộ cho chúng ta một bí quyết ‘ra tận cánh đồng’ không kém hiệu quả khác. Đó là cầu nguyện, “Hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về!”. Lửa truyền giáo còn được khám phá trong việc âm thầm cầu nguyện. Nhờ cầu nguyện mỗi ngày, bạn gần Chúa Giêsu hơn; và Ngài cũng nói với bạn như đã nói với các môn đệ, “Hãy chữa lành người đau yếu, làm cho kẻ chết sống lại, cho người phong hủi được sạch bệnh, và khử trừ ma quỷ!”. Với bạn, ai là người bại liệt; ai là người chết, phong hủi và quỷ ám? Rất có thể họ là những người chung quanh bạn, ở mức độ này hay mức độ khác. Hãy tìm họ, ‘kín đáo và thầm lặng’ tiếp cận họ, chia sẻ Chúa Kitô với họ, và ở đó vì họ!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, gửi con ‘ra tận cánh đồng’ cho những ai bầm dập nhất. Cho con xác tín, Chúa đang ‘kín đáo’ dõi mắt nhìn họ, đang ‘thầm lặng’ ngước mắt nhìn con!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN2 MV)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:17 08/12/2023
CHÚA NHẬT 2 MÙA VỌNG
Tin mừng: Mc 1, 1-8
“Có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi quai dép cho NgườI”.
Anh chị em thân mến,
Thánh Gioan tiền hô, trong mắt của người cùng thời với ngài, thì ngài là một vị đại tiên tri sống khắc khổ, nhưng đối với con người thời nay, thì ngài là một vị thánh biểu trưng cho sự can đảm, trung trực và tiết chế.
Thánh Gioan Tiền hô được gọi là người mở đường (dọn đường) cho Chúa, ngài không cầm dao cầm rựa để phát quang đường sá, ngài cũng không thuê xe ủi đất đề san bằng những chỗ gồ ghề, nhưng ngài dọn đường cho Chúa bằng câu khai mào rất ấn tượng làm cho mọi người nghe phải kinh ngạc: “Có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người”. Ngài dọn đường cho Chúa không như chúng ta la người này hét kẻ nọ, chửi người kia để ai cũng biết là ta có quyền có thế; ngài dọn đường cho Chúa không như chúng ta phê bình người này có tật xấu này cần phải khai trừ khỏi cộng đoàn, người kia có khuyết điểm nọ cần phải đề phòng và không cho làm việc gì cả để khỏi gây ảnh hưởng xấu anh em (!?) Nhưng thánh Gioan tiền hô dọn đường cho Chúa bằng sự khiêm tốn và đơn sơ của mình nơi hành động cũng như trong lời nói.
Thánh Gioan tiền hô ra mắt công chúng với thái độ và lời nói rất khiêm tốn: “Có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người”, người đó là ai, dân chúng không biết mặt mà cũng chẳng nghe tiếng; người đó là ai, chẳng một ai biết cả ngoại trừ ngài. Mặc dù dân chúng không ai biết người đó là ai, nhưng thánh Gioan tiền hô không vì thế mà tự nâng cao mình lên khi mọi người nhìn nhận ngài là một vị tiên tri mới xuất hiện; mặc dù không ai biết người đang đến sau ngài là ai, nhưng ngài không vì thế mà ba hoa khoác lác với dân đám đông dân chúng đang ngưỡng mộ ngài... Thái độ của ngài khác hẳn với những người Pha-ri-siêu và những thầy thông luật, họ dương dương tự đắc cho mình là thầy thiên hạ, họ nghênh ngang áo thụng tua dây rảo bước trước đám đông dân chúng để nhận được sự cung kính của mọi người...
Thái độ của ngài cũng khác hẳn với thái độ của chúng ta ngày hôm nay: ngài khiêm tốn và quả quyết nói với mọi người là mình không xứng đáng cởi dây giày cho người đang đến sau mình, còn chúng ta thì luôn tìm dịp để nói xấu và hạ bệ người anh em của chúng ta khi họ có một chút tài năng hơn mình, và quả quyết với mọi người rằng: thằng cha con mẹ đó không có chút tài cán gì, chỉ là chó ngáp nhằm ruồi mà thôi...
Anh chị em thân mến,
Mùa Vọng cũng là “mùa dọn đường” là mùa phát quang cho thông thoáng những nơi u tối trong tâm hồn chúng ta để đón nhận ánh sáng và ân sủng của Chúa, làm sáng lại cuộc sống thần thiêng đáng bị tục hóa trong tâm hồn và cuộc sống của chúng ta.
Mùa Vọng cũng là mùa mà mỗi người Ki-tô hữu chúng ta nhìn lại bản thân mình, quyết tâm tìm cho ra những khuyết điểm của bản thân chứ không phải là nhìn đến những khuyết điểm của người khác. Mùa Vọng cũng là mùa mà chúng ta dễ dàng nhìn thấy Đức Chúa Giê-su nơi những người thân cận, bởi vì Thiên Chúa đã hóa thân làm người như chúng ta.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin mừng: Mc 1, 1-8
“Có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi quai dép cho NgườI”.
Anh chị em thân mến,
Thánh Gioan tiền hô, trong mắt của người cùng thời với ngài, thì ngài là một vị đại tiên tri sống khắc khổ, nhưng đối với con người thời nay, thì ngài là một vị thánh biểu trưng cho sự can đảm, trung trực và tiết chế.
Thánh Gioan Tiền hô được gọi là người mở đường (dọn đường) cho Chúa, ngài không cầm dao cầm rựa để phát quang đường sá, ngài cũng không thuê xe ủi đất đề san bằng những chỗ gồ ghề, nhưng ngài dọn đường cho Chúa bằng câu khai mào rất ấn tượng làm cho mọi người nghe phải kinh ngạc: “Có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người”. Ngài dọn đường cho Chúa không như chúng ta la người này hét kẻ nọ, chửi người kia để ai cũng biết là ta có quyền có thế; ngài dọn đường cho Chúa không như chúng ta phê bình người này có tật xấu này cần phải khai trừ khỏi cộng đoàn, người kia có khuyết điểm nọ cần phải đề phòng và không cho làm việc gì cả để khỏi gây ảnh hưởng xấu anh em (!?) Nhưng thánh Gioan tiền hô dọn đường cho Chúa bằng sự khiêm tốn và đơn sơ của mình nơi hành động cũng như trong lời nói.
Thánh Gioan tiền hô ra mắt công chúng với thái độ và lời nói rất khiêm tốn: “Có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người”, người đó là ai, dân chúng không biết mặt mà cũng chẳng nghe tiếng; người đó là ai, chẳng một ai biết cả ngoại trừ ngài. Mặc dù dân chúng không ai biết người đó là ai, nhưng thánh Gioan tiền hô không vì thế mà tự nâng cao mình lên khi mọi người nhìn nhận ngài là một vị tiên tri mới xuất hiện; mặc dù không ai biết người đang đến sau ngài là ai, nhưng ngài không vì thế mà ba hoa khoác lác với dân đám đông dân chúng đang ngưỡng mộ ngài... Thái độ của ngài khác hẳn với những người Pha-ri-siêu và những thầy thông luật, họ dương dương tự đắc cho mình là thầy thiên hạ, họ nghênh ngang áo thụng tua dây rảo bước trước đám đông dân chúng để nhận được sự cung kính của mọi người...
Thái độ của ngài cũng khác hẳn với thái độ của chúng ta ngày hôm nay: ngài khiêm tốn và quả quyết nói với mọi người là mình không xứng đáng cởi dây giày cho người đang đến sau mình, còn chúng ta thì luôn tìm dịp để nói xấu và hạ bệ người anh em của chúng ta khi họ có một chút tài năng hơn mình, và quả quyết với mọi người rằng: thằng cha con mẹ đó không có chút tài cán gì, chỉ là chó ngáp nhằm ruồi mà thôi...
Anh chị em thân mến,
Mùa Vọng cũng là “mùa dọn đường” là mùa phát quang cho thông thoáng những nơi u tối trong tâm hồn chúng ta để đón nhận ánh sáng và ân sủng của Chúa, làm sáng lại cuộc sống thần thiêng đáng bị tục hóa trong tâm hồn và cuộc sống của chúng ta.
Mùa Vọng cũng là mùa mà mỗi người Ki-tô hữu chúng ta nhìn lại bản thân mình, quyết tâm tìm cho ra những khuyết điểm của bản thân chứ không phải là nhìn đến những khuyết điểm của người khác. Mùa Vọng cũng là mùa mà chúng ta dễ dàng nhìn thấy Đức Chúa Giê-su nơi những người thân cận, bởi vì Thiên Chúa đã hóa thân làm người như chúng ta.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Đường khiêm nhường
Lm. Nguyễn Xuân Trường
19:56 08/12/2023
ĐƯỜNG KHIÊM NHƯỜNG
Chúa Nhật thứ 2 Mùa Vọng luôn vang lên lời Kinh Thánh mời gọi mở đường sửa lối để Chúa đến. Đường lối nào? Đường hàng không hay đường cao tốc? Phúc Âm chỉ cho đường khiêm nhường thú tội và khiêm nhường trước Chúa.
1. Khiêm nhường thú tội. Thánh Gioan Tẩy Giả kêu gọi người ta “chịu phép rửa tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội.” Mọi người đã kéo đến thú tội với ông. Thực tế trong đời không ai tránh được tội, ít nhiều đều có tội, thế nhưng người ta thường giấu tội, chối tội, chạy tội, đổ tội, chứ ít khi nhận tội. Người kiêu ngạo không nhận mình có tội. Phải thật lòng khiêm nhường thì mới sẵn lòng nhận mình có tội, thú tội.
2. Khiêm nhường trước Chúa. Theo ngôn ngữ thời nay thì Thánh Gioan là người của công chúng, có nhiều “fan” hâm mộ, vậy mà Ngài lại rao giảng Chúa là Đấng quyền thế sắp đến, ông không đáng cúi xuống cởi dép cho Người. Lời rao giảng và lối sống của Gioan là gương cho mọi người noi theo, đó là sống khiêm nhường đặt Chúa lên trên bản thân mình, để Chúa làm chủ đời mình. Khiêm nhường sẽ giúp con người sẵn lòng từ bỏ ý riêng để vâng lời làm theo ý Chúa.
Cần có đường để người ta đến gặp gỡ nhau. Nhưng nhiều lúc có đường rồi mà vẫn không đến gặp được nhau vì đường bị kẹt, bị tắc, bị nghẽn. Thế nên luôn cần để ý mở lối để không bị ách tắc giao thông. Con đường tâm linh cũng thế, Chúa muốn đến với con người, nhưng nhiều khi đường cũng bị kẹt, bị tắc vì lòng người bề bộn ngổn ngang trăm thứ sự đời, vì lòng người khép kín đóng lại. Thế nên cần sám hối sửa lối yêu thương, mở đường khiêm nhường. Khiêm nhường là nền tảng mọi nhân đức. Khiêm nhường là nền đường, là con đường để Chúa đến với con người và con người đến với nhau. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Sắc Lệnh Ban Ơn Toàn Xá của Tòa Ân Giải Tối Cao
Lm. Phan Du Sinh dịch
16:16 08/12/2023
TÒA ÂN GIẢI TỐI CAO, để gia tăng lòng đạo đức của các tín hữu và vì phần rỗi các linh hồn, do năng quyền một cách đặc biệt nhất được ban bởi Đức Thánh Cha Phanxicô, làm giáo hoàng theo ý Chúa Quan phòng, ân cần lắng nghe lời thỉnh cầu gần đây do các Tổng Phục vụ mang đến từ Hội nghị Gia đình Phan sinh, nhân dịp kỷ niệm 800 năm Máng cỏ, mà vào năm 1223 Thánh Phanxicô Assisi là người đầu tiên thực hiện ở Greccio, vui lòng ban ơn Toàn xá từ kho tàng thiêng liêng của Giáo hội, với các điều kiện (xưng tội, rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng) cho các Kitô hữu thật lòng ăn năn thống hối và làm các việc thể hiện lòng bác ái, kể từ lễ trọng kính Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Đức Trinh Nữ Maria, vào ngày 8 tháng 12 năm 2023) cho đến lễ Dâng Chúa vào Đền thánh ngày 2 tháng 2 năm 2024, họ cũng có thể chuyển Ơn Toàn Xá cho linh hồn các tín hữu còn bị giam cầm nơi Luyện tội dưới hình thức cầu bầu, khi họ viếng thăm bất cứ nơi thờ phượng nào (templum) của toàn thể Gia đình Phan sinh trên khắp thế giới, viếng thăm theo nhóm hoặc cá nhân dưới hình thức một cuộc hành hương và sốt sắng tham gia các nghi thức Năm Thánh, hoặc ít nhất dành một khoảng thời gian thích hợp để chiêm niệm đạo đức trước hang đá được chuẩn bị ở đó, kết thúc bằng Kinh Lạy Cha, Kinh Tin kính và lời khẩn cầu với Thánh Gia, Chúa Giêsu, Đức Mẹ Maria, Thánh Giuse, và Thánh Phanxicô Assisi.
Những người già yếu, bệnh tật và tất cả những ai vì lý do chính đáng không thể rời khỏi nơi mình ở, vẫn có thể lãnh Ơn Toàn Xá, bao gồm việc ghét bỏ tội lỗi và có ý định thực hiện, càng sớm càng tốt, ba điều kiện thông thường, nếu họ hiệp thông thiêng liêng với các nghi lễ mừng Năm Thánh, và dâng những kinh nguyện, những đau khổ hoặc những khó khăn của cuộc sống lên Thiên Chúa nhân từ.
Do đó, để việc tiếp cận với ơn tha thứ của Thiên Chúa qua quyền đóng mở của Giáo hội trở nên hữu hiệu hơn nhờ đức ái mục tử, Tòa Ân giải tha thiết mời gọi các linh mục của Gia đình Phan sinh, với tinh thần nhanh nhẹn và quảng đại, sẵn sàng cử hành Bí tích Thống hối.
Những gì được ban hành đây có giá trị chỉ cho lần này. Bất cứ điều gì trái ngược với sắc lệnh này đều vô giá trị.
Được ban hành tại Roma, từ Trụ sở Tòa Ân Giải, ngày 15 tháng 11 năm 2023 của Chúa.
Những người già yếu, bệnh tật và tất cả những ai vì lý do chính đáng không thể rời khỏi nơi mình ở, vẫn có thể lãnh Ơn Toàn Xá, bao gồm việc ghét bỏ tội lỗi và có ý định thực hiện, càng sớm càng tốt, ba điều kiện thông thường, nếu họ hiệp thông thiêng liêng với các nghi lễ mừng Năm Thánh, và dâng những kinh nguyện, những đau khổ hoặc những khó khăn của cuộc sống lên Thiên Chúa nhân từ.
Do đó, để việc tiếp cận với ơn tha thứ của Thiên Chúa qua quyền đóng mở của Giáo hội trở nên hữu hiệu hơn nhờ đức ái mục tử, Tòa Ân giải tha thiết mời gọi các linh mục của Gia đình Phan sinh, với tinh thần nhanh nhẹn và quảng đại, sẵn sàng cử hành Bí tích Thống hối.
Những gì được ban hành đây có giá trị chỉ cho lần này. Bất cứ điều gì trái ngược với sắc lệnh này đều vô giá trị.
Được ban hành tại Roma, từ Trụ sở Tòa Ân Giải, ngày 15 tháng 11 năm 2023 của Chúa.
Đức Thánh Cha Phanxicô thiết lập Ngày Thế giới Trẻ em đầu tiên
Thanh Quảng sdb
16:22 08/12/2023
Đức Thánh Cha Phanxicô thiết lập Ngày Thế giới Trẻ em đầu tiên
Vào cuối giờ Truyền Tin hôm thứ Sáu (8/12/2023), Đức Thánh Cha Phanxicô công bố Ngày Thế giới Trẻ em đầu tiên sẽ diễn ra vào tháng 5 năm 2024. Sáng kiến này đang được Thánh Bộ Văn hóa và Giáo dục triển khai.
(Tin Vatican)
Ngày Thế giới Trẻ em, sau Ngày Giới trẻ Thế giới, sẽ được tổ chức tại Rome vào những ngày 25-26 tháng 5 năm 2024. Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra thông báo này “với niềm vui hân hoan” trong giờ Truyền Tin nhân dịp lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Sáng kiến này nhằm trả lời câu hỏi: Chúng ta muốn để lại cho thế giới những trẻ em rao sao? Đó chính là những trẻ em đang lớn lên lúc này. “Giống như Chúa Giêsu, chúng ta muốn đặt trẻ em làm trọng tâm và chăm sóc chúng”.
Dự án được tài trợ và triển khai bởi Thánh Bộ Văn hóa và Giáo dục
Sự kiện này sẽ thu hút hàng nghìn trẻ em trai và gái từ khắp nơi trên thế giới đổ về Rome, được tài trợ bởi Thánh Bộ Văn hóa và Giáo dục. Bộ đã đề nghị bảo trợ vào tháng 11, tại sự kiện “Hãy học từ trẻ em”, ngày tập trung khoảng 7.500 trẻ em từ khắp nơi trên thế giới về quanh Đức Thánh Cha Phanxicô tại Hội trường Phaolô VI. Một cuộc gặp gỡ tuyệt vời giữa âm nhạc và chứng nhân, sự kiện này có thể được coi là chương trình khởi đầu cho Ngày Thế giới Trẻ em năm 2024.
Tư tưởng được đề xuất bởi bé Alessandro, 9 tuổi
Ý tưởng về một Ngày hoàn toàn dành riêng cho trẻ em đã được đệ trình lên Đức Thánh Cha vào tháng 7 bởi một cậu bé, Alessandro 9 tuổi, nhân cuộc Hội thoại truyền thanh với ĐTC (Popecast), podcast thứ hai do Vatican Media thực hiện với sự tham gia của Đức Thánh Cha Phanxicô trong ĐHGTTG ở Lisbon.
Đức Thánh Cha đã trả lời Aleesandro sau khi nghe em phát biểu, ĐTC nói: "Cha rất thích lời đề nghị của em! Chúng ta có thể nhờ ông bà tổ chức… Một ý tưởng hay, Cha sẽ suy nghĩ và xem xét thực hiện”.
Vào cuối giờ Truyền Tin hôm thứ Sáu (8/12/2023), Đức Thánh Cha Phanxicô công bố Ngày Thế giới Trẻ em đầu tiên sẽ diễn ra vào tháng 5 năm 2024. Sáng kiến này đang được Thánh Bộ Văn hóa và Giáo dục triển khai.
(Tin Vatican)
Ngày Thế giới Trẻ em, sau Ngày Giới trẻ Thế giới, sẽ được tổ chức tại Rome vào những ngày 25-26 tháng 5 năm 2024. Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra thông báo này “với niềm vui hân hoan” trong giờ Truyền Tin nhân dịp lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Sáng kiến này nhằm trả lời câu hỏi: Chúng ta muốn để lại cho thế giới những trẻ em rao sao? Đó chính là những trẻ em đang lớn lên lúc này. “Giống như Chúa Giêsu, chúng ta muốn đặt trẻ em làm trọng tâm và chăm sóc chúng”.
Dự án được tài trợ và triển khai bởi Thánh Bộ Văn hóa và Giáo dục
Sự kiện này sẽ thu hút hàng nghìn trẻ em trai và gái từ khắp nơi trên thế giới đổ về Rome, được tài trợ bởi Thánh Bộ Văn hóa và Giáo dục. Bộ đã đề nghị bảo trợ vào tháng 11, tại sự kiện “Hãy học từ trẻ em”, ngày tập trung khoảng 7.500 trẻ em từ khắp nơi trên thế giới về quanh Đức Thánh Cha Phanxicô tại Hội trường Phaolô VI. Một cuộc gặp gỡ tuyệt vời giữa âm nhạc và chứng nhân, sự kiện này có thể được coi là chương trình khởi đầu cho Ngày Thế giới Trẻ em năm 2024.
Tư tưởng được đề xuất bởi bé Alessandro, 9 tuổi
Ý tưởng về một Ngày hoàn toàn dành riêng cho trẻ em đã được đệ trình lên Đức Thánh Cha vào tháng 7 bởi một cậu bé, Alessandro 9 tuổi, nhân cuộc Hội thoại truyền thanh với ĐTC (Popecast), podcast thứ hai do Vatican Media thực hiện với sự tham gia của Đức Thánh Cha Phanxicô trong ĐHGTTG ở Lisbon.
Đức Thánh Cha đã trả lời Aleesandro sau khi nghe em phát biểu, ĐTC nói: "Cha rất thích lời đề nghị của em! Chúng ta có thể nhờ ông bà tổ chức… Một ý tưởng hay, Cha sẽ suy nghĩ và xem xét thực hiện”.
Cựu Thủ tướng Israel Ehud Olmert: Gaza cần một lực lượng duy trì hòa bình đa quốc gia
Vũ Văn An
16:50 08/12/2023
Theo Roberto Cetera, trong cuộc phỏng vấn của L'Osservatore Romano ngày 5 tháng 12, Ehud Olmert, cựu thủ tướng Israel đã chia sẻ quan điểm của ông về tương lai của Gaza và sự cần thiết của những chân trời chính trị mới cho giải pháp hai nhà nước.
Ehud Olmert từng giữ chức Thủ tướng Israel từ năm 2006 đến năm 2009. Ông rất có thể là nhà lãnh đạo Israel đã tiến gần nhất đến việc đạt được một nền hòa bình dứt khoát và lâu dài với người Palestine.
Ông đã từ chức sau khi dính vào một vụ tai tiếng tài chính, nhưng ông vẫn là một trong những tiếng nói chính trị được lắng nghe nhiều nhất trong nước nhờ sự rõ ràng và tầm nhìn hướng tới tương lai của ông.
Trong cuộc phỏng vấn sau đây với L’Osservatore Romano, ông Olmert đưa ra quan điểm của mình về cuộc chiến Israel-Hamas và tương lai của Gaza.
Hỏi: Điều gì thực sự đã xảy ra vào ngày 7 tháng 10? Cuộc tấn công dữ dội của Hamas có thể xảy ra chỉ do sự thất bại của quân đội Israel, hay đó là kết quả của sự khiếm khuyết tổng thể hơn trong chiến lược chính trị?
Từ vị trí hiện tại của tôi, tôi không thể biết từng chi tiết nhỏ nhất, nhưng tôi cảm thấy tự tin khi nói rằng Israel đã sở hữu đủ thông tin trong những tuần trước cuộc tấn công để thấy trước điều đó. Tình báo của chúng tôi đã biết chi tiết và quá trình huấn luyện các chiến binh trong những tuần gần đây. Tại sao sau đó những thông tin này không được tính đến?
Câu trả lời nằm ở đầu óc cao ngạo vốn là đặc điểm của nền chính trị Israel, chứ không phải chỉ mới đây thôi. Nó không liên quan đến quân sự hay tình báo mà là chính trị. Đó chính là giả định cao ngạo tương tự đã thể hiện vào ngày 6 tháng 10, 50 năm trước khi Chiến tranh Yom Kippur bùng nổ. Chỉ riêng sự trùng hợp tạm thời này thôi đã có thể gây ra một số nỗi sợ hãi và nghi ngờ. Vào thời điểm đó, chúng tôi có đủ thông tin về cuộc tấn công sắp xảy ra từ cả Ai Cập và Syria. Nhưng, giống như năm 1973, sự cao ngạo tương tự vẫn chiếm ưu thế, xuất phát từ cảm thức không nhất quán về sự vượt trội so với người Ả Rập: “Rốt cuộc thì người Ả Rập là ai? Tại sao chúng ta phải lo lắng về họ? Chúng ta đã đánh bại họ, vào năm '48 và sau đó là vào năm '67." Đây là suy nghĩ phổ biến trước Chiến tranh Yom Kippur, dẫn đến thất bại ban đầu chỉ có thể đảo ngược sau nhiều tuần tổn thất cay đắng, cướp đi sinh mạng của hơn 3,000 binh sĩ Israel.
Kịch bản tương tự lặp lại vào ngày 7 tháng 10: "Người Ả Rập? Những người Palestine này không có vũ khí tinh vi, không công nghệ, không máy bay, không tên lửa tầm xa, không xe tăng, không sư đoàn bộ binh, không có gì; vậy tại sao chúng ta phải lo lắng?" Đây là lý do thực sự khiến Hamas không gặp phải sự kháng cự thực sự nào và có thể gây ra nỗi kinh hoàng cho các ngôi làng của Israel bên ngoài biên giới. Không gì khác hơn là kết quả của một thái độ cao ngạo tự cao, tự mãn. Nhưng thái độ này đến từ đâu? Về cơ bản là từ chính phủ, từ chính phủ này.
Hỏi: Israel nên có thái độ như thế nào khi đối mặt với một cuộc tấn công như vậy?
Hãy nhìn xem, bạn biết lịch sử của tôi. Bạn biết về những giao dịch trước đây của tôi với Abu Mazen và chúng tôi đã tiến gần đến giải pháp dứt khoát "hai quốc gia cho hai dân tộc" như thế nào. Mới sáng hôm nọ, những người thân cận với tổng thống Palestine đã liên lạc với tôi và hỏi liệu tôi có sẵn lòng gặp lại ông ấy để đưa ra tuyên bố chung về cách thoát khỏi cuộc khủng hoảng này hay không. Mahmoud Abbas và tôi đã biết nhau nhiều năm và luôn có những cuộc đối thoại căng thẳng, ngay cả khi những cuộc đối thoại của chúng tôi không dẫn đến điều gì cụ thể và cuối cùng khiến tôi không hài lòng.
Chúng tôi đã đạt được thỏa thuận tốt nhất mà ông ấy có thể đạt được vào thời điểm đó và không ai sau ông ấy có thể đạt được. Nhưng ông đã để nó trôi đi. Tôi đã đề xuất ý tưởng về một nhà nước Palestine với đường biên giới năm 1967 và dựa trên đề xuất của Tổng thống Bush về một giải pháp dứt khoát, được tích hợp bằng cách xác định ba khu vực dân cư bị chiếm đóng năm 1967 để sáp nhập vào Israel: khu vực Gush Etzion (đã có người Do Thái sinh sống và sau đó bị Jordan chiếm đóng vào năm 1948), Maale Ha Adumim (ở ngoại ô Jerusalem) và Ariel. Cả ba khu vực này chiếm 4.4% lãnh thổ West Bank bị Israel chiếm đóng vào năm 1967. Đổi lại, chúng tôi sẽ từ bỏ các lãnh thổ vốn đã là một phần của Israel trước năm 1967.
Trước đề nghị của tôi, Abu Mazen nói không: "Chúng tôi muốn chính xác và toàn bộ các vùng lãnh thổ đã bị chiếm đóng trong cuộc chiến kéo dài sáu ngày." Tôi trả lời: "Được rồi, nếu đó là điều bạn muốn, bạn nên biết rằng Gaza sẽ vẫn tách biệt khỏi West Bank vì vào năm 67 không có sự kết nối giữa hai khu vực. Mặt khác, chúng tôi sẵn sàng xây dựng một khu vực đường cao tốc nối Gaza với phần còn lại của Nhà nước Palestine nếu bạn chấp nhận trao đổi." Tôi cũng nói thêm rằng Đông Jerusalem sẽ được công nhận là thủ đô của nhà nước Palestine mới, tách nó ra khỏi Jerusalem của người Do Thái, nhưng Israel sẽ từ bỏ chủ quyền đối với Thành cổ và Núi Đền, nếu người Palestine cũng làm như vậy.
Chúng tôi đề xuất thành lập ủy ban gồm 5 quốc gia: Ả Rập Saudi, Jordan, Palestine, Israel và Hoa Kỳ để quản lý Thành cổ và Núi Đền, dưới sự bảo trợ của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, nhằm bảo đảm việc thực hành tôn giáo của ba tôn giáo theo nguyên trạng. Cuối cùng, về vấn đề người tị nạn, tôi đề xuất rằng vấn đề này sẽ được giải quyết trong khuôn khổ các nghị quyết được Liên đoàn Ả Rập thông qua năm 2002 và được tái khẳng định tại hội nghị thượng đỉnh Riyadh năm 2007. Tôi cũng đề xuất một kế hoạch hợp tác chung về nước, năng lượng, môi trường, v.v.
Hỏi: Tại sao lúc đó Abu Mazen lại từ chối?
Abu Mazen thực sự không từ chối. Đơn giản là ông ấy không nói có. Chúng tôi đã gặp nhau nhiều lần nhưng ông ấy chưa bao giờ từ chối thẳng thừng. Ông ấy yêu cầu được xem bản đồ về tình huống mà tôi đang đề xuất. Tôi trả lời: "Abu Mazen, tôi sẽ chỉ đưa cho bạn những bản đồ nếu bạn ký vào chúng. Bởi vì tôi biết bạn, nếu tôi đưa chúng cho bạn, bạn sẽ xuất hiện lại sau 5 năm và nói rằng, 'Bạn đã đồng ý với điều này rồi, bây giờ tôi muốn điều khác!'" Tất nhiên, đây là những kiểu nói đùa được dùng để làm nhẹ bớt cuộc đàm phán kéo dài và mệt mỏi.
Hỏi: Và nó đã kết thúc như thế nào?
Nó kết thúc bằng thỏa thuận để các chuyên gia tương ứng của chúng tôi nghiên cứu bản đồ, với cam kết sẽ gặp lại sau vài ngày. Nhưng sau vài ngày, tôi nhận được cuộc gọi từ một trong những trợ lý của ông ấy nói với tôi rằng Abu Mazen phải đi Jordan. “Được rồi,” tôi nói, “tôi sẽ đợi bạn gọi lại cho tôi.” Nhưng tôi chưa bao giờ được gọi lại. Có lẽ ý định tốt của ông đã bị người khác cản trở.
Q: Và ông không gặp trở ngại nào từ phía ông?
Tất nhiên là có. Nhưng tôi tự tin rằng mình có thể vượt qua chúng. Nhưng tôi chắc chắn đã có nhiều kẻ thù vào thời điểm đó. Nếu không... [ông suy nghĩ một lúc trước khi tiếp tục, chủ biên], nếu không, tôi đã không dính vào vụ tai tiếng bị cáo buộc buộc tôi phải từ chức. Những người tìm kiếm hòa bình đôi khi gặp nhiều rủi ro hơn những người muốn chiến tranh. Nhưng cuối cùng, tôi lại làm tốt hơn Rabin...
Nhưng ngoài khía cạnh bản thân này, điều quan trọng là khi Netanyahu lên nắm quyền, mọi khả năng đối thoại đều chấm dứt. Ông ta bắt đầu coi Abu Mazen như một kẻ thù, một tên Đức Quốc xã, một kẻ ủng hộ chủ nghĩa khủng bố, do các nhóm Do Thái theo chủ nghĩa thiên sai điều khiển. Vì vậy, ông tuyên bố rằng ông sẽ không đàm phán bất cứ điều gì với Abu Mazen, và thay vào đó, ông làm việc để thúc đẩy, trên thực tế, vai trò của Hamas chống lại Fatah và PA [Chính quyền Palestine, biên tập]. Trong các chiến dịch tranh cử của mình, Netanyahu hứa hẹn sẽ tiêu diệt Hamas, nhưng khi đã nắm quyền, ông bắt đầu tán tỉnh tổ chức này. Và điều này đơn giản là vì nếu bạn không muốn đàm phán hòa bình với người Palestine thì Hamas là người đối thoại lý tưởng. Ai sẽ ngồi xuống với Hamas?
Hỏi: Và làm thế nào mà ông ấy nghĩ mình vẫn có thể giải quyết được vấn đề Palestine?
Đơn giản là ông ấy không nghĩ về điều đó. Giải pháp cho vấn đề Palestine chưa bao giờ nằm trong chương trình nghị sự của ông Netanyahu. Ông ta nghĩ, như thực tế đã xảy ra, về một cuộc trao đổi pháo binh định kỳ sẽ cho phép ông ta nói: "Tôi đang chiến đấu với Hamas." Sự thật là Bibi Netanyahu đã giải quyết được vấn đề Palestine. Nhưng ông ta đã tính toán sai do suy đoán của mình, và vào ngày 7 tháng 10, ông ta đã nhận được một cú hích bất ngờ. Nhưng nó đã tấn công 1,200 người Israel vô tội và ôn hòa.
Hỏi: Và bây giờ tình hình phức tạp hơn nhiều.
Chắc chắn. Bây giờ vấn đề Palestine đã mạnh mẽ quay trở lại chương trình nghị sự. Bây giờ là lúc quay lại thực tế và hiểu rằng vấn đề cần có giải pháp. Chắc chắn, tôi không có gì để phản đối việc Hamas phải bị ngăn chặn ngay lập tức khỏi việc làm hại bất cứ công dân Israel nào. Hamas là một tổ chức khủng bố, giống như ISIS, giống như Al Qaeda, và nó phải bị tiêu diệt.
Nhưng chúng ta không thể bỏ qua rằng có hơn hai triệu người Palestine ở Gaza, và thậm chí còn nhiều hơn ở West Bank. Ở vùng đất này, tổng số người Palestine ngang bằng với người Do Thái. Thật phi thực tế khi nghĩ - như một số người tưởng tượng - rằng họ có thể bị trục xuất hoặc thậm chí bị phân biệt đối xử về các quyền dân sự, chính trị và xã hội căn bản.
Hỏi: Phải chăng khả năng hội nhập vào một định chế nhà nước chung cũng không thực tế? Rốt cuộc, một số hình thức hội nhập đã xảy ra ở Galilee, miền bắc Israel.
Chắc chắn. Những vấn đề giữa người Do Thái và người Ả Rập ở phía bắc đất nước là những vấn đề nhỏ, không khác gì những vấn đề mà nhiều quốc gia khác đã trải qua. Và tôi không nghĩ nhiều người Israel gốc Ả Rập sẽ sẵn sàng chuyển đi nơi khác trong tương lai.
Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng hoàn cảnh của người Ả Rập sống ở các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng là khác nhau và họ xứng đáng có những điều kiện và quyền sống khác nhau. Ở phía bắc, chúng tôi gặp một loại vấn đề khác với vấn đề hội nhập; chúng tôi gặp vấn đề về mối đe dọa thường xuyên đến từ Iran. Hezbollah là cánh tay vũ trang của Iran, cũng như lực lượng dân quân Shiite ở Iraq, Houthis ở Yemen, cũng như chính Hamas, vốn nhận được sự hỗ trợ quân sự của Iran.
Iran đang mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình trên toàn bộ Trung Đông và điều này không chỉ khiến chúng tôi lo ngại. Số lượng tên lửa tích lũy mà Hezbollah nhắm vào biên giới phía bắc của chúng tôi là khá lớn và đây là những vũ khí nguy hiểm hơn nhiều so với những loại vũ khí mà Hamas sử dụng, xét về sức mạnh và tầm bắn.
Hỏi: Nếu ông vẫn là thủ tướng, ông sẽ phản ứng thế nào trước vụ tấn công ngày 7 tháng 10? Ông vẫn có thể xổ lồng chiến tranh?
Vâng, hãy để tôi nói rằng nếu tôi còn là thủ tướng, chúng tôi đã không phải chịu ngày 7 tháng 10. Sẽ có một cuộc thảo luận hoàn toàn khác về mối quan hệ với người Palestine.
Hãy nhìn xem, tôi không nghi ngờ gì rằng tổ chức quân sự của Hamas phải bị tiêu diệt. Nhưng Hamas không chỉ là một nhóm khủng bố. Đó cũng là một hệ tư tưởng. Và các hệ tư tưởng không bị phá hủy bằng vũ khí. Nhưng việc tiêu diệt sức mạnh quân sự của Hamas lúc này là cấp thiết.
Hỏi: Ngay cả khi phải trả giá bằng cái chết của 15,000 thường dân?
Tôi không biết có thực sự là 15,000 hay không, vì như bạn biết đấy, chiến tranh cũng diễn ra bằng tuyên truyền. Và tôi không muốn thảo luận về những con số bởi vì, đối với tôi, không phải 15,000, không phải 10,000 hay 5,000, mà chỉ một nạn nhân dân sự vô tội thôi cũng khiến tôi phải chịu trách nhiệm. Dù nạn nhân đó là ai.
Chắc chắn, sinh ra và sống ở Gaza không phải là một cái lỗi. Nhưng tôi có thể đảm bảo với bạn rằng, với tư cách là thủ tướng, tôi đã biết IDF [Lực lượng Phòng vệ Israel, biên tập], những người lính, sĩ quan của chúng tôi; họ không bao giờ theo đuổi việc giết hại thường dân vô tội. Đối với tôi, một đứa trẻ Palestine bị giết do hành động của binh lính chúng tôi vẫn là một bi kịch.
Thật không may, đây là những điều xảy ra trong chiến tranh. Không chỉ ở Israel. Hãy nghĩ đến hàng ngàn nạn nhân vô tội do quân Đồng minh gây ra trong Thế chiến thứ hai để giải phóng châu Âu khỏi chủ nghĩa phát xít Đức Quốc xã. Nó đã xảy ra với các vụ đánh bom ở Đức; nó đã xảy ra ở Rome, thành phố của Giáo hoàng vào năm 1943.
Hỏi: Nhưng khi đi dạo quanh đây ở Tel Aviv, cũng như ở Jerusalem, tôi liên tục nghe thấy chữ “trả thù” được nói trên đường phố. David Grossman nói rằng Israel sẽ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng này với tình cảm không khoan dung, chủ nghĩa dân tộc-tôn giáo, cực đoan thậm chí còn lan rộng hơn đối với người Ả Rập.
Tôi hy vọng Grossman đã sai. Thay vào đó, tôi nghĩ rằng cái giá cao mà chúng ta đã phải trả sẽ khiến người dân Israel nhận thức rõ hơn rằng cần phải bảo đảm một cuộc sống hòa bình và nền hòa bình lâu dài, rằng chúng ta không thể sống liên tục trong chiến tranh. Nhận thức được rằng vấn đề Palestine không thể tiếp tục bị bỏ qua.
Tôi thực sự không tin rằng dư luận Israel sau thời điểm này sẽ càng phân cực hơn về các lập trường tôn giáo-dân tộc chủ nghĩa. Thay vào đó, tôi thấy rất nhiều sự mệt mỏi, một mong muốn mãnh liệt là chấm dứt câu chuyện bi thảm đã kéo dài 75 năm nay. Chúng ta sẽ đánh bại Hamas về mặt quân sự, cố gắng hạn chế thiệt hại cho dân thường nhiều nhất có thể. Nhưng cam kết quân sự này không làm cạn kiệt chiến lược của chúng tôi, mà thiên về việc đặt nền móng cho một giải pháp dứt điểm cho cuộc xung đột.
Hỏi: Chiến tranh sẽ kéo dài bao lâu?
Ngày nay vẫn khó nói. Tôi tin rằng càng có nhiều thương vong dân sự thì cộng đồng quốc tế sẽ càng chịu nhiều áp lực về việc nhanh chóng kết thúc các hoạt động quân sự. Cho đến nay, chúng tôi đã nhận được sự hỗ trợ từ nhiều nước phương Tây, từ Biden, từ Sunak, thậm chí từ Scholz và từ Meloni. Bây giờ chúng tôi phải cho những người ủng hộ chúng tôi thấy rằng chúng tôi không chỉ có khả năng tự bảo vệ mình mà còn có khả năng bình định.
Tôi nhớ rằng sau cuộc chiến ở Lebanon, vấn đề thành lập lực lượng can thiệp đa quốc gia đã nảy sinh. Tôi tin rằng giải pháp ngày nay có thể tương tự: chúng ta phải thuyết phục Biden, NATO, Châu Âu gửi lực lượng can thiệp quốc tế tới Gaza. Trong một khoảng thời gian giới hạn, tôi sẽ nói là một năm. Và trong lúc chờ đợi, hãy thành lập một chính quyền dân sự mới ở Gaza. Và một khi điều này được thực hiện, hãy nghiêm túc tiếp tục đàm phán giải pháp hai nhà nước.
Chúng tôi phải xây dựng một chiến lược hiện chưa có và có tầm nhìn chính trị. Nếu chúng tôi xây dựng chân trời chính trị này và tuyên bố cam kết nối lại đàm phán giữa hai nước, các đối tác phương Tây của chúng ta sẽ hài lòng và sẽ cho phép chúng tôi hoàn thành chiến dịch quân sự nhằm loại bỏ Hamas khỏi Gaza. Nếu không, chúng tôi sẽ phải đối mặt với áp lực mạnh mẽ phải rút lui khi chưa hoàn thành chiến dịch và thậm chí chưa đưa hết con tin về nhà.
Hỏi: Tuy nhiên, đây dường như không phải là định hướng của chính phủ Netanyahu.
Tôi muốn biết lúc đó nó là gì. Bởi vì, bạn thấy đấy, tôi nhắc lại, vấn đề của Israel ngày nay là xác định một chiến lược, một tầm nhìn. Người ta không tiến hành chiến tranh mà không có mục tiêu chiến lược. Chúng ta có nhiệm vụ không nghĩ đến những cuộc diễn tập quy mô nhỏ vào ngày mai mà là về tương lai của con cháu chúng ta. Chúng ta có nhiệm vụ chuẩn bị cho họ một tương lai hòa bình.
Bạn thấy đấy, ngay cả trong số những người phản đối Netanyahu ngày nay, tôi không nghe thấy ai nói về “hai quốc gia”. Tôi thấy không ai hình dung được chân trời chiến lược cho đất nước. Khi tôi đàm phán hai năm liên tiếp với Abu Mazen, tôi nhớ có một ngày tôi đã nói với ông ấy, "Thưa ngài Chủ tịch, chúng ta không bàn về việc chia vài km2 đất ở đây; chúng ta đang làm nên lịch sử bởi vì những gì ngài và tôi xác định sẽ quyết định mạng sống của hàng triệu người. Và hơn thế nữa, bởi vì ngài biết rằng lợi ích của các cường quốc trên thế giới đang bị đe dọa trên vùng đất nhỏ bé và đầy tranh chấp này."
Hỏi: Và sẽ vẫn còn vấn đề về người lập cư và các khu lập cư.
Hãy nhìn xem, với kế hoạch mà chúng ta đang thảo luận với Abu Mazen, và việc xác định ba khu vực đó sẽ sáp nhập để đổi lấy lãnh thổ khác. Theo lý thuyết mà tôi đã đề cập trước đó, vấn đề người lập cư sẽ giảm xuống còn hơn 100,000 đơn vị một chút và việc di dời sẽ không phức tạp.
Nhưng tôi nhắc lại một lần nữa: vấn đề không nằm ở kỹ thuật; vấn đề không phải là bản đồ địa lý mà là vấn đề tầm nhìn chính trị, tầm nhìn. Và tầm nhìn này chỉ có thể là tầm nhìn về hòa bình.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lm Giuse Ngô Đình Thông, CSsR, Giám đốc Toàn quốc Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể tại Hoa Kỳ
Giuse Đặng Văn Kiếm
16:31 08/12/2023
http://vietcatholic.com/Media/PadreThongRectorUSACatholicYouth.pdf
Mạng lưới Cầu nguyện Toàn cầu của Đức Thánh Cha bổ nhiệm Linh mục Giuse Ngô Đình Thông, CSsR, làm Giám đốc Toàn quốc Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể tại Hoa Kỳ
VATICAN CITY - Văn thư ngày 6 tháng 12 năm 2023 từ Vatican Cìty của Linh mục Frédéric Fornos, S.J., Giám đốc Quốc tế Mạng lưới Cầu nguyện Toàn cầu của Đức Thánh Cha, bổ nhiệm Linh mục Giuse Ngô Đình Thông, CSsR, làm Giám đốc Toàn quốc Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể tại Hoa Kỳ.
Trước đó, qua thư đề ngày 30 tháng 10 năm 2023 gửi Cha Fornos, Đức Tổng Giám mục Timothy P. Broglio, Chủ tịch Hội Đồng Giám mục Công giáo Hoa Kỳ (HĐGMCGHK), chấp thuận việc đề cử Cha Thông đảm nhiệm chức vụ National Director of Eucharistic Youth Movement USA.
Cha Thông mới được các Linh mục trong Hội Đồng Lãnh Đạo Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam tại Hoa Kỳ (PT/TNTTVN/HK) bầu cử làm Tổng Tuyên úy (nhiệm khóa 2023-2029), thay thế Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Thanh Bình, SVD, mãn nhiệm sau 10 năm phục vụ, và đã tuyên thệ trong Thánh Lễ phong nhậm ngày 26 tháng 8 năm 2023 tại Riverside, California, dưới sự chứng giám của Đức Cha Lary Silva, Chủ tịch Ủy ban Á Châu Thái Bình Dương trực thuộc HĐGMCGHK.
PT/TNTTVN/HK hiện nay có 11 Liên Đoàn (Giáo phận hoặc Liên Giáo phận) với 135 Đoàn địa phương sinh hoạt tại các Giáo xứ hay Cộng đoàn liên hệ. Được biết, PT/TNTTVN/HK mừng kỷ niệm 40 năm thành lập vào năm 2024, mà cao điểm là Đại Hội Về Đất Hứa dự kiến sẽ diễn ra tại bang Florida từ ngày 8 đến 12 tháng 8.
Thật ra, nhiều địa phương Hoa Kỳ đã có sinh hoạt TNTT từ những năm cuối thập niên 70, và sau thời gian liên lạc nối kết, qúy Linh mục Tuyên úy cùng các Huynh trưởng mới họp mặt biểu quyết chính thức thành lập PT/TNTTVN/HK (Vietnamese Eucharistic Youth Movement in the USA) dịp Đại hội Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ (LĐCGVNHK) vào tháng 7 năm 1984 ở New Orleans, Louisiana, bầu cử Trưởng Phêrô Nguyễn Văn Liêm làm Chủ tịch Ban Chấp Hành đầu tiên để cộng tác với vị Tổng Tuyên úy (TTU) tiên khởi là Cha Đaminh Vũ Thanh Tường.
Cha Đaminh Tường đột ngột qua đời chỉ sau 8 ngày nhận nhiệm vụ; Đức Ông Francis Phạm Văn Phương tiếp nối phục vụ tới năm 2002 khi ngài được Cộng đồng Giáo sĩ và Tu sĩ bầu cử làm Chủ tịch LĐCGVNHK; các vị TTU tiếp theo là Cha Gioan Baotixita Chu Vinh Quang (Gp Orange), Cha Phanxicô Xaviê Trần Quốc Tuấn (Tgp Atlanta), Cha Bình (dòng Ngôi Lời), và hiện nay là Cha Thông (dòng Chúa Cứu Thế).
Trong thư bổ nhiệm Cha Thông làm National Director of Eucharistic Youth Movement USA (EYM), Cha Fornos nhấn mạnh: “Mội thách đố cho Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể tại Hoa Kỳ là cập nhật phương pháp và nội dung kho tàng tinh thần từ Nghĩa Binh Thánh Thể ở thế kỷ 20. Sứ mệnh từ bi đối với thế giới này tập trung hàng tháng vào Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha, những thách thức mà nhân loại và sứ mạng của Giáo hội phải đối mặt. Chúng ta phải chuẩn bị cho trẻ em và giới trẻ trước những thử thách của thế giới này, để trở thành những Tông Đồ mà Chúa cần. Điều quan trọng nữa là phải liên kết và làm việc với các EYM khác trên thế giới. Thách thức là làm sao PT/TNTTVN/HK trở thành nguồn sống cho giới trẻ từ các cộng đồng khác ở Hoa Kỳ. Việc liên hệ với EYM bằng tiếng Mỹ Latinh có thể giúp ích cho sứ mệnh của cha vì ở đất nước cha có rất nhiều người Mỹ Latinh.”
Riêng Đức TGM Timothy P. Broglio, Chủ tịch HĐGMCGHK ghi nhận trong thư gửi Cha Fornos: “Xin hãy biết sự đánh giá cao của các Giám mục đối với công việc và mục vụ của Mạng lưới Cầu nguyện Toàn cầu của Đức Thánh Cha và các Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể liên quan. Công việc sau được đặc biệt đánh giá cao vì nó hỗ trợ rất tốt cho công cuộc Phục hưng Thánh Thể Quốc gia hiện nay.”
Chứng kiến sự hiện diện sống động của PT/TNTTVN trong những năm qua, nhiều Giám mục chúc lành và khuyến khích giới thiệu sinh hoạt TNTT cho việc mục vụ thiếu nhi và giới trẻ nơi các Giáo phận liên hệ. Đây là một thách thức cần được quan tâm và là sứ mệnh thật cao cả, cách riêng đối với các Giáo sĩ Tu sĩ và Huynh trưởng / Giáo lý viên đang phục vụ tại các Giáo xứ và Giáo đoàn Công giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ.
Giuse Đặng Văn Kiếm
-------
Kính đính hậu 2 Lá Thư:
1/ Thư ngày 6/12/2023 của Lm. Frédéric Fornos, S.J., bổ nhiệm Lm. Giuse Ngô Đình Thông, CSsR., làm National Director of Eucharistic Youth Movement USA.
2/ Thư ngày 30/10/2023 của Đức TGM Timothy P. Broglio, gửi cho Cha Frédéric Fornos, S.J., chấp thuận việc bổ nhiệm Lm. Giuse Ngô Đình Thông, CSsR.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh Thánh Gioan, người mở đường.
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long.
03:04 08/12/2023
Hình ảnh Thánh Gioan, người mở đường.
Ngày xưa cách đây hơn 500 năm nhà thám hiểm Christoph Columbus ( 1451-1506) đã dùng thuyền buồm vượt biển từ Âu châu khám phá ra các quốc gia đất nước vùng châu mỹ Latinh ( Nam Mỹ).
Nhà vạn vật học Charles Darwin ( 1809-1882) sau nhiều năm tìm hiểu nghiên cứu động vật và thực vật thiên nhiên, đã suy tìm khám phá ra lý thuyết tiến hóa nơi sự sống của các giống nòi„On the origin of species by means of natural selection, or the preservation of favoured races in the struggle for life“.
Nhà vật lý học Albert Einstein ( 1879-1955) đã nghiên cứu tìm ra thuyết tương đối trở thành nền tảng trong khoa học vật lý về không gian và thời gian.
Có hình ảnh người dọn đường khám phá như thế trong đời sống đạo giáo tâm linh không?
Xưa nay cũng có những người như vậy trong lãnh vực tâm linh đạo gíao. Giáo Hội Công Giáo tôn kính Ông Thánh Gioan tiền hô là người có cung cách nếp sống thám hiểm dọn đường cho Thiên Chúa đến trần gian trong lãnh vực tâm linh như thế.
Có thể nói những nhà thám hiểm trong lãnh vực khoa học như trên là những người dấn thân nỗ lực tiên phong đi trước hàng đầu tìm cách xây dựng con đường, bắc cây cầu cho những nghiên cứu tìm hiểu phát triển tiếp theo sau.
Những thành qủa nghiên cứu mở đường của họ mở ra chân trời mới cho nghiên cứu khám phá mới. Việc làm khám phá của họ là đà cho bước nhảy vọt tiến về phía trước.
Thánh Gioan, người anh em với Chúa Giêsu Kitô, theo kinh thánh thuật lại, con trai thầy cả thượng phẩm ông Zacharia và Bà Elisabeth, sinh ra đời sáu tháng trước Chúa Giêsu.
Gioan có danh hiệu tiền hô. Vì ông sau khi đã thành người trưởng thành, từ bỏ nếp sống hàng tư tế thời lúc đó của cha mẹ ở nhà vùng En Karim, chỗ ở của những nhà vị vọng vương giả quyền qúi. Ông tự nguyện lui đi vào vùng sa mạc hoang vắng sống cuộc đời ẩn dật khắc khổ, chay tịnh nghèo khó một mình, xa tránh nơi thành thị có lối sống nhộn nhịp tranh đua.
Sa mạc như Kinh thánh diễn tả về địa lý không chỉ là nơi chốn âm thầm vắng vẻ cô đơn, chỉ toàn cát cùng nắng nóng, gía lạnh buốt ban đêm, thiếu vắng cây cỏ, nước và sức sống … nhưng cũng còn là nơi chốn nhuốm mầu tâm linh tốt thuận lợi cho gặp gỡ giữa con người với Thiên Chúa nữa.
Theo kinh thánh cựu ước, dân Do Thái ngày xa xưa đã hai lần sống trong sa mạc hoang vu. Đầu tiên họ đã trải qua cuộc sống người di cư trong sa mạc ròng rã 40 năm trên đường từ đất nước nô lệ bên Aicập trở về quê hương đất nước Thiên Chúa hứa ban cho. Và sau này họ cũng phải đi băng qua sa mạc hoang vu từ cuộc sống lưu đày thành Babylon ( nước Irac) trở về quê hương nước Do Thái.
Phúc âm nhắc nhớ đến sách Cựu ước viết về vai trò của người đi trước mở dọn đường cho Chúa trong sa mạc hoang vu:”Hãy dọn sẵn con đường của Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi.” (Isaia 40,3).
Xây dọn mở đường trong sa mạc hoang vu tựa giống như xây xa lộ đường cao tốc, để lưu thông được mau chóng dễ dàng thuận lợi.
Núi đồi thung lũng san cho bằng phẳng ( Isaia 40,4) vang vọng một con đường rộng để đón tiếp khách tới.
Có thế Thiên Chúa mới có thể vượt qua đến với trong sự vui mừng.
Những lời cùng chỉ dẫn trong kinh thánh cựu ước trên được thể hiện thành hiện thực với lời rao giảng công khai của Ông Gioan tiền hô trong sa mạc, bên bờ sông Jordan. Ông rao giảng kêu gọi con người phải thay đổi lối sống bất chính cũ, ăn năn trở về với Thiên Chúa. Phải sẵn sằng cho nếp sống thanh sạch không tội lỗi. Xưa kia đã sống sai phạm, cần thành tâm hối lỗi sửa đổi lại. Hãy tỉnh thức cố gắng đừng để đời sống đi lạc lối, nhưng theo con đường chân chính thẳng lối!
Rất ngạc nhiên, lời rao giảng đanh thép của Gioan không rơi vào thinh không, nhưng được mọi người nghe theo từ người sốt sắng đạo đức tới người tội lỗi, người dân bình thường và cả những người trí thức học giả:” Dân cả miền Giuđêa và Giêrusalem tuôn đến với người, thú tội và chịu phép rửa trong sông Giođan.” ( Mc 1,5).
Phép Rửa do Ông Gioan tiền hô thực hiện theo nghi thức được ấn nhận chìm trong dòng nước sông Jordan diễn tả lại hình ảnh ngày xa xưa dân Do Thái trên đường từ Ai Cập trờ về quê hương đất nước Do Thái cũng đã đi qua lòng Biển Đỏ, cùng nói lên từ bỏ những gì là cũ để có khả năng thu nhận cái mới. Điều mới mang lại sự cứu rỗi bình an cho tâm hồn đời sống của con người.
Gioan tiền hô không dừng lại nơi lời rao giảng cùng việc làm của mình đang nổi tiếng được mọi người kính trọng yêu mến. Ông không đứng lại cản đường, cản lối cho Thiên Chúa đến.Trái lại Ông mở đường lấy ngón tay chỉ về hướng con đường khác phía trước: "Đấng đến sau tôi, quyền năng hơn tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi dây giày Người. Phần tôi, tôi lấy nước mà rửa các ngươi, còn Ngài, Ngài sẽ rửa các ngươi trong Chúa Thánh Thần". ( Mc1,8).
Gioan tiền hô không phủ nhận hay hạ gía phép Rửa do ông thực hiện. Nhưng ông nhấn mạnh đến vai trò người mở đường của mình muốn làm nổi bật rõ nghĩa sự chính yếu đang đến: Phép Rửa do Chúa Giêsu Kitô thực hiện.
Thánh Gioan tiền hô không như những nhà khoa học mở đường trong lãnh vực nghiên cứu phát minh như Christoph, Darwin, Einstein…Nhưng Ông có nếp sống theo con đường chay tịnh cầu nguyện trở về với Thiên Chúa nguồn sự thánh thiện.
Thánh Gioan tiền hô cũng không nhận lãnh giải thưởng Nobel vì lời rao giảng cùng công việc cho Thiên Chúa. Nhưng dẫu vậy Ông là người chỉ đường mở lối khám phá ra con đường mới xây dựng đời sống tâm linh cho con người hướng về Thiên Chúa, Đấng là cội nguồn đời sống.
Cung cách thái độ sống khiêm nhượng của Gioan tiền hô luôn có gía trị thần thánh cao cả trước Thiên Chúa và con người xưa nay.
Ngày xưa cách đây hơn 500 năm nhà thám hiểm Christoph Columbus ( 1451-1506) đã dùng thuyền buồm vượt biển từ Âu châu khám phá ra các quốc gia đất nước vùng châu mỹ Latinh ( Nam Mỹ).
Nhà vạn vật học Charles Darwin ( 1809-1882) sau nhiều năm tìm hiểu nghiên cứu động vật và thực vật thiên nhiên, đã suy tìm khám phá ra lý thuyết tiến hóa nơi sự sống của các giống nòi„On the origin of species by means of natural selection, or the preservation of favoured races in the struggle for life“.
Nhà vật lý học Albert Einstein ( 1879-1955) đã nghiên cứu tìm ra thuyết tương đối trở thành nền tảng trong khoa học vật lý về không gian và thời gian.
Có hình ảnh người dọn đường khám phá như thế trong đời sống đạo giáo tâm linh không?
Xưa nay cũng có những người như vậy trong lãnh vực tâm linh đạo gíao. Giáo Hội Công Giáo tôn kính Ông Thánh Gioan tiền hô là người có cung cách nếp sống thám hiểm dọn đường cho Thiên Chúa đến trần gian trong lãnh vực tâm linh như thế.
Có thể nói những nhà thám hiểm trong lãnh vực khoa học như trên là những người dấn thân nỗ lực tiên phong đi trước hàng đầu tìm cách xây dựng con đường, bắc cây cầu cho những nghiên cứu tìm hiểu phát triển tiếp theo sau.
Những thành qủa nghiên cứu mở đường của họ mở ra chân trời mới cho nghiên cứu khám phá mới. Việc làm khám phá của họ là đà cho bước nhảy vọt tiến về phía trước.
Thánh Gioan, người anh em với Chúa Giêsu Kitô, theo kinh thánh thuật lại, con trai thầy cả thượng phẩm ông Zacharia và Bà Elisabeth, sinh ra đời sáu tháng trước Chúa Giêsu.
Gioan có danh hiệu tiền hô. Vì ông sau khi đã thành người trưởng thành, từ bỏ nếp sống hàng tư tế thời lúc đó của cha mẹ ở nhà vùng En Karim, chỗ ở của những nhà vị vọng vương giả quyền qúi. Ông tự nguyện lui đi vào vùng sa mạc hoang vắng sống cuộc đời ẩn dật khắc khổ, chay tịnh nghèo khó một mình, xa tránh nơi thành thị có lối sống nhộn nhịp tranh đua.
Sa mạc như Kinh thánh diễn tả về địa lý không chỉ là nơi chốn âm thầm vắng vẻ cô đơn, chỉ toàn cát cùng nắng nóng, gía lạnh buốt ban đêm, thiếu vắng cây cỏ, nước và sức sống … nhưng cũng còn là nơi chốn nhuốm mầu tâm linh tốt thuận lợi cho gặp gỡ giữa con người với Thiên Chúa nữa.
Theo kinh thánh cựu ước, dân Do Thái ngày xa xưa đã hai lần sống trong sa mạc hoang vu. Đầu tiên họ đã trải qua cuộc sống người di cư trong sa mạc ròng rã 40 năm trên đường từ đất nước nô lệ bên Aicập trở về quê hương đất nước Thiên Chúa hứa ban cho. Và sau này họ cũng phải đi băng qua sa mạc hoang vu từ cuộc sống lưu đày thành Babylon ( nước Irac) trở về quê hương nước Do Thái.
Phúc âm nhắc nhớ đến sách Cựu ước viết về vai trò của người đi trước mở dọn đường cho Chúa trong sa mạc hoang vu:”Hãy dọn sẵn con đường của Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi.” (Isaia 40,3).
Xây dọn mở đường trong sa mạc hoang vu tựa giống như xây xa lộ đường cao tốc, để lưu thông được mau chóng dễ dàng thuận lợi.
Núi đồi thung lũng san cho bằng phẳng ( Isaia 40,4) vang vọng một con đường rộng để đón tiếp khách tới.
Có thế Thiên Chúa mới có thể vượt qua đến với trong sự vui mừng.
Những lời cùng chỉ dẫn trong kinh thánh cựu ước trên được thể hiện thành hiện thực với lời rao giảng công khai của Ông Gioan tiền hô trong sa mạc, bên bờ sông Jordan. Ông rao giảng kêu gọi con người phải thay đổi lối sống bất chính cũ, ăn năn trở về với Thiên Chúa. Phải sẵn sằng cho nếp sống thanh sạch không tội lỗi. Xưa kia đã sống sai phạm, cần thành tâm hối lỗi sửa đổi lại. Hãy tỉnh thức cố gắng đừng để đời sống đi lạc lối, nhưng theo con đường chân chính thẳng lối!
Rất ngạc nhiên, lời rao giảng đanh thép của Gioan không rơi vào thinh không, nhưng được mọi người nghe theo từ người sốt sắng đạo đức tới người tội lỗi, người dân bình thường và cả những người trí thức học giả:” Dân cả miền Giuđêa và Giêrusalem tuôn đến với người, thú tội và chịu phép rửa trong sông Giođan.” ( Mc 1,5).
Phép Rửa do Ông Gioan tiền hô thực hiện theo nghi thức được ấn nhận chìm trong dòng nước sông Jordan diễn tả lại hình ảnh ngày xa xưa dân Do Thái trên đường từ Ai Cập trờ về quê hương đất nước Do Thái cũng đã đi qua lòng Biển Đỏ, cùng nói lên từ bỏ những gì là cũ để có khả năng thu nhận cái mới. Điều mới mang lại sự cứu rỗi bình an cho tâm hồn đời sống của con người.
Gioan tiền hô không dừng lại nơi lời rao giảng cùng việc làm của mình đang nổi tiếng được mọi người kính trọng yêu mến. Ông không đứng lại cản đường, cản lối cho Thiên Chúa đến.Trái lại Ông mở đường lấy ngón tay chỉ về hướng con đường khác phía trước: "Đấng đến sau tôi, quyền năng hơn tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi dây giày Người. Phần tôi, tôi lấy nước mà rửa các ngươi, còn Ngài, Ngài sẽ rửa các ngươi trong Chúa Thánh Thần". ( Mc1,8).
Gioan tiền hô không phủ nhận hay hạ gía phép Rửa do ông thực hiện. Nhưng ông nhấn mạnh đến vai trò người mở đường của mình muốn làm nổi bật rõ nghĩa sự chính yếu đang đến: Phép Rửa do Chúa Giêsu Kitô thực hiện.
Thánh Gioan tiền hô không như những nhà khoa học mở đường trong lãnh vực nghiên cứu phát minh như Christoph, Darwin, Einstein…Nhưng Ông có nếp sống theo con đường chay tịnh cầu nguyện trở về với Thiên Chúa nguồn sự thánh thiện.
Thánh Gioan tiền hô cũng không nhận lãnh giải thưởng Nobel vì lời rao giảng cùng công việc cho Thiên Chúa. Nhưng dẫu vậy Ông là người chỉ đường mở lối khám phá ra con đường mới xây dựng đời sống tâm linh cho con người hướng về Thiên Chúa, Đấng là cội nguồn đời sống.
Cung cách thái độ sống khiêm nhượng của Gioan tiền hô luôn có gía trị thần thánh cao cả trước Thiên Chúa và con người xưa nay.
Văn Hóa
Tiếng hát Thiên Thần
Đinh văn Tiến Hùng
16:48 08/12/2023
* Tiếng hát Thiên Thần *
http://vietcatholic.com/Media/AngelsVoice.pdf
“Trong vùng ấy, có những người chăn chiên sống ngoài đồng và thức đêm canh giữ đàn vật. Bỗng sứ thần Chúa đứng bên họ, và vinh quang của Chúa chiếu toả chung quanh, khiến họ sợ hãi kinh hoàng. Nhưng sứ thần bảo họ: “Anh em đừng sợ. Này tôi loan báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng sẽ là niềm vui cho toàn dân: Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đa-vít, Người là Đấng Ki-tô, là Đức Chúa. Anh em cứ dấu này mà nhận ra Người: anh em sẽ gặp thấy một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ.” Bỗng có đạo binh thiên quốc đông đảo hợp với sứ thần cất tiếng ca tụng Thiên Chúa rằng:
‘Vinh danh Thiên Chúa trên trời,
Bình an dưới thế cho người thiên tâm’
“Cloria in Excelsis Deo, et in terra pax hominibus voluntatis.” ( Lc.2: 14 )
VINH quang Thánh Tử giáng trần,
Từ trời đổ xuống hồng ân cứu đời,
Đêm đông sương tuyết tuôn rơi,
Vương Nhi sinh xuống làm người vì ta.
DANH Ngài tỏa sáng chan hòa,
Không trung Thánh nhạc hòa ca nhiệm mầu,
Mục đồng chỗi dậy cho mau,
Lên đường vội vã cùng nhau chào mừng.
THIÊN thần bay lượn trên không,
Ánh sao rực sáng cánh đồng hoang sơ,
Ngẩn ngơ cả những chiên bò,
Chạy theo mục tử cũng vừa tới nơi.
CHÚA trong máng cỏ xinh tươi,
Song Thân trìu mến mỉm cười yêu thương,
Khó nghèo không chút vấn vương,
Từ đây khai mở con đường cứu nhân.
TRÊN trời Thần Thánh hoan ca,
Loài người dưới thế muôn phần ghi ân,
Thánh Tử bỏ chốn cao sang,
Hạ sinh nghèo khó trong hang bò lừa.
TRỜI đêm đồng vắng hoang sơ,
Dâng dâng tuyết phủ bơ vơ thôn nghèo,
Nhưng được diễm phúc bao nhiêu,
Chúa Trời lại chọn thương yêu chốn này.
*BÌNH minh cứu chuộc khởi đầu,
Xua tan bóng tối, địa cầu sáng trưng,
Muôn loài bừng tỉnh reo mừng,
Thỏa lòng mong đợi chờ trông đêm ngày.
AN hòa khởi sự từ đây,
Đất trời say đắm ngất ngây diệu vời,
Tin Mừng gieo khắp muôn nơi,
Thế nhân hồng phúc cuộc đời đổi thay.
DƯỚI hỏa ngục chốn lưu đầy,
Sa-tan chạy trốn sợ quay về trần
Thời điểm tận diệt đã gần,
Quyền năng Vương Tử giáng ân cứu đời.
THẾ nhân hối cải đi thôi,
Tin Mừng loan báo Chúa Trời hạ sinh,
Chịu bao cay đắng nhục hình,
Để cho ta sống hiển vinh đời đời.
CHO con tuân giữ những lời,
Xưa Chúa truyền dạy ngàn đời còn đây,
Tâm niệm lời Chúa đêm ngày,
Hãy vác Thánh Giá theo Thày mà đi.
NGƯỜI ơi đeo đuổi những gì !
Đừng ham chém giết, duy trì chiến chinh.
Hãy đem no ấm an bình,
Và ta sẽ thấy chính mình an vui.
THIỆN tâm là ở lòng người,
Ý thành tâm đức Chúa thời độ cho,
Sông sâu còn có thể dò,
Lòng người nham hiểm sao đo cho tường.
TÂM thành nhân thế xót thương,
Trên cao Thiên Chúa luôn thường giúp ta,
Bình an trần thế gần xa,
Vinh danh Thiên Chúa ngợi ca muôn đời.
*Suy niệm:
Chẳng ai có thể hiểu thấu tại sao Thiên Chúa toàn năng cao cả, Đấng cả đất trời không thể chứa nổi, lại hạ cố đến cư ngụ giữa nhân loại trong hình hài một trẻ thơ yếu ớt, được sinh ra trong cảnh cơ hàn. Tuy nhiên, điều không thể hiếu thấu nơi mầu nhiệm Thiên Chúa làm người ấy, chẳng những cho thấy tư tưởng, đường lối của Thiên Chúa vượt xa suy tưởng của con người, mà còn tỏ lộ trọn vẹn tình yêu tuyệt đối của Thiên Chúa đối với con người. Nơi Hài nhi Giê-su, Thiên Chúa không còn là Đấng mà con người chỉ được đứng xa cung kính chiêm ngắm bái thờ, nhưng đã trở nên một con người thực sự, một Thiên Chúa ở cùng con người để gần gũi, chung chia bao vui buồn sướng khổ của phận người, mang lấy vào chính thân mình bao tội lỗi yếu đuối của con người, cũng như để ban cho con người bình an, niềm vui, được Thiên Chúa cứu chuộc trở nên con cái Chúa.
*Cầu nguyện:
LẠY CHÚA GIÊ-SU. Cách đây hơn 20 thế kỷ, Chúa đã giáng sinh làm người trong âm thầm lặng lẽ giữa đêm khuya. Chúa đã đến với chúng con để ban ơn cứu độ cho chúng con. Chúa đến để dạy loài người con đường lên trời là đường chật hẹp, gai chông và ít người chịu đi, nhưng lại là đường duy nhất dẫn đến sự sống đời đời. Chúa đến để nối kết mọi người trên trần gian lại với nhau, trở thành anh chị em của nhau vì cùng có một Cha Chung trên trời. Hôm nay mùa Giáng Sinh lại đến: Trần gian rực sáng, cờ xí giăng đầy, người người nô nức mừng Chúa giáng sinh trong những bữa tiệc vui vẻ sang trọng. Xin cho chúng con biết nhìn thấy Chúa đang hiện thân trong những người nghèo khó, những cụ già neo đơn không người chăm sóc, những trẻ em mồ côi bụi đời… để chúng con ân cần thăm hỏi và sẵn sàng khiêm nhường phục vụ họ như phục vụ chính Chúa. Nhờ đó chúng con sẽ nên môn đệ đích thực và chứng nhân của Chúa.- AMEN.
*Phụ dẫn:
Kinh Vinh Danh ( Gloria ) – Tiếng hát Thiên Thần dịch sang tiếng Anh và Pháp:
*The English Translation (Angels We Have Heard on High)
Angels we have heard on high
Sweetly singing o'er the plains,
And the mountains in reply
Echoing their joyous strains.
Refrain
Gloria, in excelsis Deo!
Gloria, in excelsis Deo!
Shepherds, why this jubilee?
Why your joyous strains prolong?
What the gladsome tidings be
Which inspire your heavenly song?
Refrain
Come to Bethlehem and see
Him whose birth the angels sing;
Come, adore on bended knee,
Christ the Lord, the newborn King.
Refrain
See Him in a manger laid,
Whom the choirs of angels praise;
Mary, Joseph, lend your aid,
While our hearts in love we raise.
Refrain
*The French Version (Les Anges Dans Nos Campagnes)
Les anges dans nos campagnes
Ont entonné l'hymne des cieux;
Et l'écho de nos montagnes
Redit ce chant mélodieux.
Gloria, in excelsis Deo,
Gloria, in excelsis Deo.
Bergers, pour qui cette fête?
Quel est l'objet de tous ces chants?
Quel vainqueur, quelle conquête
Mérite ces cris triomphants?
Gloria, in excelsis Deo,
Gloria, in excelsis Deo.
Ils annoncent la naissance
Du libérateur d'Israël,
Et pleins de reconnaissance
Chantent en ce jour solennel.
Gloria, in excelsis Deo,
Gloria, in excelsis Deo.
Bergers, loin de vos retraites
Unissez-vous à leurs concerts
Et que vos tendres musettes
Fassent retentir dans les airs:
Gloria, in excelsis Deo,
Gloria, in excelsis Deo.
Cherchons tous l'heureux village
Qui l'a vu naître sous ses toits,
Offrons-lui le tendre hommage
Et de nos coeurs et de nos voix!
Gloria, in excelsis Deo,
Gloria, in excelsis Deo.
+ Bài thơ ‘ Tiếng hát Thiên Thần ‘
-Thơ Đinh văn Tiến Hùng
- NS Trần văn Huyến phổ nhạc
Đinh văn Tiến Hùng- Tổng hợp
http://vietcatholic.com/Media/AngelsVoice.pdf
“Trong vùng ấy, có những người chăn chiên sống ngoài đồng và thức đêm canh giữ đàn vật. Bỗng sứ thần Chúa đứng bên họ, và vinh quang của Chúa chiếu toả chung quanh, khiến họ sợ hãi kinh hoàng. Nhưng sứ thần bảo họ: “Anh em đừng sợ. Này tôi loan báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng sẽ là niềm vui cho toàn dân: Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đa-vít, Người là Đấng Ki-tô, là Đức Chúa. Anh em cứ dấu này mà nhận ra Người: anh em sẽ gặp thấy một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ.” Bỗng có đạo binh thiên quốc đông đảo hợp với sứ thần cất tiếng ca tụng Thiên Chúa rằng:
‘Vinh danh Thiên Chúa trên trời,
Bình an dưới thế cho người thiên tâm’
“Cloria in Excelsis Deo, et in terra pax hominibus voluntatis.” ( Lc.2: 14 )
VINH quang Thánh Tử giáng trần,
Từ trời đổ xuống hồng ân cứu đời,
Đêm đông sương tuyết tuôn rơi,
Vương Nhi sinh xuống làm người vì ta.
DANH Ngài tỏa sáng chan hòa,
Không trung Thánh nhạc hòa ca nhiệm mầu,
Mục đồng chỗi dậy cho mau,
Lên đường vội vã cùng nhau chào mừng.
THIÊN thần bay lượn trên không,
Ánh sao rực sáng cánh đồng hoang sơ,
Ngẩn ngơ cả những chiên bò,
Chạy theo mục tử cũng vừa tới nơi.
CHÚA trong máng cỏ xinh tươi,
Song Thân trìu mến mỉm cười yêu thương,
Khó nghèo không chút vấn vương,
Từ đây khai mở con đường cứu nhân.
TRÊN trời Thần Thánh hoan ca,
Loài người dưới thế muôn phần ghi ân,
Thánh Tử bỏ chốn cao sang,
Hạ sinh nghèo khó trong hang bò lừa.
TRỜI đêm đồng vắng hoang sơ,
Dâng dâng tuyết phủ bơ vơ thôn nghèo,
Nhưng được diễm phúc bao nhiêu,
Chúa Trời lại chọn thương yêu chốn này.
*BÌNH minh cứu chuộc khởi đầu,
Xua tan bóng tối, địa cầu sáng trưng,
Muôn loài bừng tỉnh reo mừng,
Thỏa lòng mong đợi chờ trông đêm ngày.
AN hòa khởi sự từ đây,
Đất trời say đắm ngất ngây diệu vời,
Tin Mừng gieo khắp muôn nơi,
Thế nhân hồng phúc cuộc đời đổi thay.
DƯỚI hỏa ngục chốn lưu đầy,
Sa-tan chạy trốn sợ quay về trần
Thời điểm tận diệt đã gần,
Quyền năng Vương Tử giáng ân cứu đời.
THẾ nhân hối cải đi thôi,
Tin Mừng loan báo Chúa Trời hạ sinh,
Chịu bao cay đắng nhục hình,
Để cho ta sống hiển vinh đời đời.
CHO con tuân giữ những lời,
Xưa Chúa truyền dạy ngàn đời còn đây,
Tâm niệm lời Chúa đêm ngày,
Hãy vác Thánh Giá theo Thày mà đi.
NGƯỜI ơi đeo đuổi những gì !
Đừng ham chém giết, duy trì chiến chinh.
Hãy đem no ấm an bình,
Và ta sẽ thấy chính mình an vui.
THIỆN tâm là ở lòng người,
Ý thành tâm đức Chúa thời độ cho,
Sông sâu còn có thể dò,
Lòng người nham hiểm sao đo cho tường.
TÂM thành nhân thế xót thương,
Trên cao Thiên Chúa luôn thường giúp ta,
Bình an trần thế gần xa,
Vinh danh Thiên Chúa ngợi ca muôn đời.
*Suy niệm:
Chẳng ai có thể hiểu thấu tại sao Thiên Chúa toàn năng cao cả, Đấng cả đất trời không thể chứa nổi, lại hạ cố đến cư ngụ giữa nhân loại trong hình hài một trẻ thơ yếu ớt, được sinh ra trong cảnh cơ hàn. Tuy nhiên, điều không thể hiếu thấu nơi mầu nhiệm Thiên Chúa làm người ấy, chẳng những cho thấy tư tưởng, đường lối của Thiên Chúa vượt xa suy tưởng của con người, mà còn tỏ lộ trọn vẹn tình yêu tuyệt đối của Thiên Chúa đối với con người. Nơi Hài nhi Giê-su, Thiên Chúa không còn là Đấng mà con người chỉ được đứng xa cung kính chiêm ngắm bái thờ, nhưng đã trở nên một con người thực sự, một Thiên Chúa ở cùng con người để gần gũi, chung chia bao vui buồn sướng khổ của phận người, mang lấy vào chính thân mình bao tội lỗi yếu đuối của con người, cũng như để ban cho con người bình an, niềm vui, được Thiên Chúa cứu chuộc trở nên con cái Chúa.
*Cầu nguyện:
LẠY CHÚA GIÊ-SU. Cách đây hơn 20 thế kỷ, Chúa đã giáng sinh làm người trong âm thầm lặng lẽ giữa đêm khuya. Chúa đã đến với chúng con để ban ơn cứu độ cho chúng con. Chúa đến để dạy loài người con đường lên trời là đường chật hẹp, gai chông và ít người chịu đi, nhưng lại là đường duy nhất dẫn đến sự sống đời đời. Chúa đến để nối kết mọi người trên trần gian lại với nhau, trở thành anh chị em của nhau vì cùng có một Cha Chung trên trời. Hôm nay mùa Giáng Sinh lại đến: Trần gian rực sáng, cờ xí giăng đầy, người người nô nức mừng Chúa giáng sinh trong những bữa tiệc vui vẻ sang trọng. Xin cho chúng con biết nhìn thấy Chúa đang hiện thân trong những người nghèo khó, những cụ già neo đơn không người chăm sóc, những trẻ em mồ côi bụi đời… để chúng con ân cần thăm hỏi và sẵn sàng khiêm nhường phục vụ họ như phục vụ chính Chúa. Nhờ đó chúng con sẽ nên môn đệ đích thực và chứng nhân của Chúa.- AMEN.
*Phụ dẫn:
Kinh Vinh Danh ( Gloria ) – Tiếng hát Thiên Thần dịch sang tiếng Anh và Pháp:
*The English Translation (Angels We Have Heard on High)
Angels we have heard on high
Sweetly singing o'er the plains,
And the mountains in reply
Echoing their joyous strains.
Refrain
Gloria, in excelsis Deo!
Gloria, in excelsis Deo!
Shepherds, why this jubilee?
Why your joyous strains prolong?
What the gladsome tidings be
Which inspire your heavenly song?
Refrain
Come to Bethlehem and see
Him whose birth the angels sing;
Come, adore on bended knee,
Christ the Lord, the newborn King.
Refrain
See Him in a manger laid,
Whom the choirs of angels praise;
Mary, Joseph, lend your aid,
While our hearts in love we raise.
Refrain
*The French Version (Les Anges Dans Nos Campagnes)
Les anges dans nos campagnes
Ont entonné l'hymne des cieux;
Et l'écho de nos montagnes
Redit ce chant mélodieux.
Gloria, in excelsis Deo,
Gloria, in excelsis Deo.
Bergers, pour qui cette fête?
Quel est l'objet de tous ces chants?
Quel vainqueur, quelle conquête
Mérite ces cris triomphants?
Gloria, in excelsis Deo,
Gloria, in excelsis Deo.
Ils annoncent la naissance
Du libérateur d'Israël,
Et pleins de reconnaissance
Chantent en ce jour solennel.
Gloria, in excelsis Deo,
Gloria, in excelsis Deo.
Bergers, loin de vos retraites
Unissez-vous à leurs concerts
Et que vos tendres musettes
Fassent retentir dans les airs:
Gloria, in excelsis Deo,
Gloria, in excelsis Deo.
Cherchons tous l'heureux village
Qui l'a vu naître sous ses toits,
Offrons-lui le tendre hommage
Et de nos coeurs et de nos voix!
Gloria, in excelsis Deo,
Gloria, in excelsis Deo.
+ Bài thơ ‘ Tiếng hát Thiên Thần ‘
-Thơ Đinh văn Tiến Hùng
- NS Trần văn Huyến phổ nhạc
Đinh văn Tiến Hùng- Tổng hợp
Church Documents
Thủy - News 08 Dec 2023
VietCatholic Media
03:44 08/12/2023
1. Ủy ban quốc phòng Quốc Hội Bulgaria ủng hộ viện trợ phòng không, và huấn luyện F-16 cho Ukraine
Đài phát thanh quốc gia Bulgaria đưa tin, Ủy ban quốc phòng của Quốc hội Bulgaria đã phê chuẩn vào ngày 7/12 việc cung cấp các hệ thống phòng không cũ hơn, có những khiếm khuyết cho Ukraine, cũng như hỗ trợ huấn luyện F-16.
Năng lực phòng không rất quan trọng đối với Ukraine khi mùa đông đang đến. Nga dự kiến sẽ áp dụng chiến lược của mình từ năm ngoái bằng cách tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng của nước này trên quy mô lớn.
Đại diện của ba đảng chính trị (bao gồm cả GERB và PP-DB cầm quyền) đề xuất cung cấp cho Ukraine các hệ thống phòng không di động, lỗi thời và các loại hỏa tiễn phòng không.
Theo trang tin Novinite của Bulgaria, hỏa tiễn phòng không có thể bao gồm S-300 do Liên Xô sản xuất.
Ủy ban quốc phòng tiếp tục phê duyệt việc đào tạo phi công Ukraine trên máy bay F-16, bao gồm cả việc sử dụng không phận Bulgaria.
Kho dự trữ Liên Xô của Bulgaria và ngành công nghiệp quốc phòng lớn có thể là chìa khóa thành công của Ukraine
Sofia cũng nên huấn luyện tối đa 4 đại đội bộ binh hoặc cơ giới với tổng số 160 binh sĩ Ukraine mỗi năm.
Quyết định hiện chuyển sang các cuộc thảo luận tại toàn thể Quốc Hội với sự hỗ trợ của các nhà lập pháp thân chính phủ.
Nếu được thông qua, chính phủ Bulgaria sẽ có nhiệm vụ đàm phán với các đối tác NATO về việc triển khai hệ thống phòng không và chống hạm ven biển ở Bulgaria nhằm tăng cường khả năng phòng thủ trong nước.
Đến Tháng Giêng hoặc tháng 2, Bộ Quốc phòng sẽ chuẩn bị danh sách thiết bị có thể được chuyển đến Kyiv.
Bulgaria đã cung cấp cho Ukraine nhiều hỗ trợ quân sự khác nhau khi chính phủ hiện tại dưới thời Thủ tướng Nikolai Denkov có lập trường kiên quyết ủng hộ Ukraine.
Điều này khiến liên minh của Denkov mâu thuẫn với Tổng thống Bulgaria Rumen Radev, người nhiều lần chỉ trích viện trợ quân sự cho Kyiv.
Tổng thống gần đây đã phủ quyết việc cung cấp 100 xe thiết giáp cho Ukraine, nhưng thủ tướng bày tỏ tin tưởng rằng quốc hội sẽ có thể bác bỏ quyền phủ quyết này.
2. Phòng không hoạt động gần Kyiv trong bối cảnh có các cảnh báo hỏa tiễn trên khắp Ukraine
Phòng không đang hoạt động ở ngoại ô Kyiv, Thượng Tướng Serhiy Popko, Thống Đốc Biệt khu Thủ đô Kyiv, cho biết như trên vào sáng ngày 8/12 trong bối cảnh có cảnh báo về mối đe dọa hỏa tiễn hành trình trên khắp Ukraine.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều thứ Sáu 8 Tháng Mười Hai, Phát ngôn nhân của lực lượng không quân Ukraine, Đại Tá Yurii Ihnat, cho biết một nhóm hỏa tiễn khác đang hướng tới tỉnh Dnipropetrovsk qua tỉnh Kharkiv.
Các lực lượng Nga được cho là đã tấn công Kharkiv vào đêm ngày 7 rạng sáng 8 tháng 12 bằng sáu hỏa tiễn S-300, làm ít nhất một người bị thương và tấn công vào cơ sở hạ tầng dân sự ở các quận Kholodnohirskyi và Shevchenkivskyi.
Nga cũng đã triển khai 7 máy bay không người lái “kamikaze” Shahed tấn công tỉnh Dnipropetrovsk, 5 chiếc trong số đó đã bị bắn hạ, Không quân cho biết.
Thủ đô trước đó đã bị tấn công hỏa tiễn vào ngày 11 tháng 11 lần đầu tiên sau 52 ngày tạm ngưng. Một hỏa tiễn đạn đạo bắn vào thành phố vào ngày hôm đó được cho là đã bị hệ thống phòng không Patriot bắn hạ.
Các quan chức Ukraine cảnh báo rằng Nga có thể sẽ tăng cường tấn công hỏa tiễn khi nhiệt độ giảm xuống.
3. Reuters: Tòa Bạch Ốc sẵn sàng đàm phán vấn đề biên giới với các đảng viên Cộng hòa ở Thượng viện để xúc tiến dự luật tài trợ cho Ukraine
Một nguồn tin quen thuộc với vấn đề này nói với Reuters rằng chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden sẵn sàng thỏa hiệp các điều khoản an ninh biên giới với các đảng viên Đảng Cộng hòa ở Thượng viện, với hy vọng bảo đảm nguồn tài trợ bổ sung cho Ukraine và Israel.
Thượng viện Hoa Kỳ đã bỏ phiếu 51-49 chống lại gói tài trợ trị giá 110 tỷ Mỹ Kim vào ngày 6 tháng 12, trong đó có khoảng 61 tỷ Mỹ Kim viện trợ cho Ukraine, cùng với tài trợ cho Israel, các quốc gia ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và an ninh biên giới Hoa Kỳ. Tất cả các đảng viên Đảng Cộng hòa đã bỏ phiếu chống lại đạo luật này, bày tỏ rằng nó không bao gồm đủ các biện pháp để giảm lượng người di cư qua biên giới Mễ Tây Cơ và Mỹ.
Tổng thống Biden cho biết ông sẽ sẵn sàng nhượng bộ về chính sách biên giới, bao gồm nâng cao tiêu chuẩn sàng lọc người tị nạn, thực hiện điều khoản “nước thứ ba an toàn” và mở rộng quy trình trục xuất nhanh chóng.
Một nhóm thượng nghị sĩ lưỡng đảng đang thảo luận về giới hạn số lượng đối với yêu cầu tị nạn và các cuộc đàm phán đang diễn ra để tìm ra điểm chung.
Khung thời gian lập pháp chặt chẽ trước kỳ nghỉ lễ của quốc hội đã tạo thêm áp lực để đạt được một thỏa thuận, điều mà cho đến nay vẫn chưa thể đạt được do những bất đồng đáng kể giữa các bên về chính sách nhập cư.
Tòa Bạch Ốc cảnh báo rằng quỹ hỗ trợ Ukraine sẽ cạn kiệt trong những tuần tới trừ khi Quốc hội hành động kịp thời.
4. Mỹ buộc tội hai công dân Nga hack vào máy tính của NATO
Hôm 8/12, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã công bố bản cáo trạng cáo buộc các công dân Nga Ruslan Peretyatko và Andrei Korinets giám sát chiến dịch đột nhập vào máy tính ở các quốc gia thành viên NATO thay mặt cho Mạc Tư Khoa.
Bộ trưởng Tư pháp Merrick Garland cho biết: “Chính phủ Nga tiếp tục tấn công vào các mạng quan trọng của Hoa Kỳ và các đối tác của chúng tôi, như được nhấn mạnh trong bản cáo trạng được đưa ra ngày hôm nay”.
Washington cáo buộc các hoạt động mạng được thực hiện bởi nhóm Star Blizzard, còn được gọi là Tập đoàn Callisto, một thực thể liên kết với Trung tâm 18 của Nga. Nhóm này có liên kết với một đơn vị FSB đứng đằng sau nhiều cuộc tấn công trực tuyến nhắm vào các nước NATO.
“ Bản cáo trạng hôm nay là một phần trong phản ứng phối hợp quốc tế nhằm gửi thông điệp tới những kẻ âm mưu rằng toàn bộ chính phủ Hoa Kỳ sát cánh cùng nhau và với các đối tác quốc tế của chúng tôi để xác định và ngăn chặn các tác nhân gián điệp mạng, đặc biệt là những kẻ tìm cách lấy thông tin của chính phủ và cố gắng tạo ra sự hỗn loạn trong các quá trình dân chủ”
Washington cho biết hai công dân Nga bị buộc tội âm mưu lừa đảo trên máy tính và lừa đảo qua mạng chống lại Mỹ. Nếu bị kết tội, các bị cáo phải đối mặt với mức án tối đa lên tới 20 năm tù.
Bloomberg đưa tin vào tháng 5, một nhóm tội phạm nói tiếng Nga có tên CL0P đã xâm phạm địa chỉ email của 632.000 nhân viên từ Bộ Tư pháp và Quốc phòng Hoa Kỳ vào tháng 5.
Các hãng hàng không, trường đại học và các cơ quan liên bang khác của Mỹ cũng bị ảnh hưởng bởi các cuộc tấn công mạng có liên quan đến Nga.
Quy mô và độ sâu của các cuộc tấn công mạng có liên quan đến Nga nhằm vào các cơ quan chính phủ Mỹ vẫn chưa được biết rõ.
“Chúng tôi đã hợp tác chặt chẽ… với FBI và với các đối tác liên bang của chúng tôi để hiểu mức độ phổ biến trong các cơ quan liên bang”, một quan chức an ninh mạng Hoa Kỳ nói với Politico vào đầu năm nay.
5. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gặp Thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orbán
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã gặp thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orbán trong nỗ lực phá vỡ thế bế tắc trước hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Âu Châu sau khi nhà lãnh đạo Hung Gia Lợi đe dọa ngăn chặn các cuộc đàm phán gia nhập Ukraine. Theo Tổng thống Pháp, Macron đã chào đón Orban tại Điện Élysée trong một bữa tối làm việc để thảo luận về “một số chủ đề” trong chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Âu Châu vào tuần tới, bao gồm “các khía cạnh khác nhau của sự hỗ trợ của Âu Châu dành cho Ukraine”.
Cuộc gặp gỡ diễn ra sau khi Orbán yêu cầu hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo Liên minh Âu Châu vào tuần tới tránh bất kỳ quyết định nào liên quan đến việc bật đèn xanh cho các cuộc đàm phán thành viên Liên Hiệp Âu Châu.
Trong một bức thư gởi Charles Michel, Orbán gợi ý rằng Budapest có thể sử dụng quyền phủ quyết của mình để ngăn chặn việc giải ngân khoản viện trợ trị giá 50 tỷ euro theo kế hoạch cho Ukraine – đó là số tiền cần thiết để tài trợ cho chính phủ Ukraine trong khi các lực lượng vũ trang của nước này chống lại một cuộc tấn công toàn diện của Nga.
Ngoài 50 tỷ euro, Orbán còn đe dọa sẽ chặn 500 triệu euro viện trợ quân sự theo kế hoạch cho Ukraine, cũng như chặn đứng việc mở các cuộc đàm phán chính thức để Kyiv gia nhập liên minh gồm 27 thành viên, là điều mà các nhà lãnh đạo hy vọng sẽ thông qua vào thời điểm tới trong cuộc họp của Hội đồng Âu Châu vào ngày 14 và 15 tháng 12.
Nhiều người cho rằng việc Orbán công bố ý định phủ quyết của mình cho thấy ông ta không thực tâm muốn phủ quyết, nhưng muốn dùng quyền phủ quyết để tống tiền Liên Hiệp Âu Châu. Nếu ông ta thực tâm nghĩ rằng không nên viện trợ cho Ukraine và cũng không nên cho Ukraine vào Liên Hiệp Âu Châu, ông ta sẽ lặng lẽ đợi đến cuộc họp của Hội đồng Âu Châu và đưa ra ý kiến của mình.
Liên Hiệp Âu Châu có chính sách tài trợ cho các nước thành viên để tránh tình trạng chênh lệch giữa các nước. Một số tiền khoảng 27 tỷ euro dành cho Hung Gia Lợi đang bị giữ lại vì những động thái của chính phủ Hung Gia Lợi trong những năm gần đây nhằm làm suy yếu các thể chế độc lập trong nước, cũng như những lo ngại về tham nhũng và cáo buộc lạm dụng các quỹ của Âu Châu.
Orbán muốn nhân dịp này để tống tiền Liên Hiệp Âu Châu; buộc Liên Hiệp Âu Châu phải giải ngân ít nhất là 10 tỷ euro.
6. Ukraine tìm thấy căn cứ trực thăng bí mật của Nga bên trong một khu nghỉ dưỡng trên bãi biển, sau đó tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay không người lái
Khi lực lượng Ukraine chọc thủng phòng tuyến của Nga ở miền nam Ukraine vào cuối năm 2022 và chạy về phía sông Dnipro, người Nga đã tranh nhau di dời các trực thăng tấn công quý giá của họ.
Căn cứ trực thăng chính của lực lượng không quân Nga, ở Chaplynka, cách Dnipro 25 dặm về phía nam, sẽ sớm nằm trong tầm bắn của máy bay không người lái và bệ phóng hỏa tiễn của Ukraine. Để bảo vệ các máy bay trực thăng này, người Nga đã phân tán chúng đến các căn cứ nhỏ hơn, ẩn giấu xa mặt trận hơn.
Bây giờ người Ukraine đang tìm kiếm và tấn công những căn cứ đó. Nhưng việc thiếu vũ khí tấn công sâu có thể hạn chế các cuộc đột kích.
Thiệt hại mà một số hỏa tiễn nhắm tốt có thể gây ra cho những chiếc trực thăng mỏng manh là đáng kinh ngạc. Ngay sau khi nhận được khoảng 20 hỏa tiễn M39 cũ từ kho của Quân đội Hoa Kỳ vào mùa thu, quân đội Ukraine đã bắn một số hỏa tiễn nặng 2 tấn, tầm bắn 100 dặm vào các căn cứ trực thăng của Nga ở Berdyansk và Luhansk, phá hủy hoặc gây thiệt hại nặng nề cho 21 chiếc trực thăng.
Mỗi chiếc M39 có thể phóng ra hàng nghìn quả bom cỡ lựu đạn, bất kỳ quả nào trong số đó đều có thể vô hiệu hóa một máy bay trực thăng tinh vi.
Để giảm thiểu rủi ro này ở phía nam, lực lượng không quân Nga đã bố trí lại một số máy bay trực thăng có trụ sở tại Chaplynka ở Strilkove, một thị trấn nghỉ mát trên Arabat Spit gần Crimea, cách tiền tuyến Dnipro một trăm dặm.
Nhóm phân tích Frontelligence Insight đã xem xét kỹ lưỡng hình ảnh vệ tinh và tìm thấy bằng chứng cho thấy khoảng 20 máy bay trực thăng đang hoạt động từ một bãi đất có hàng rào bên trong khu nghỉ mát bãi biển. Frontelligence Insight lưu ý: “Việc di tản và di dời căn cứ không quân Chaplynka… cho thấy sự cần thiết của Nga trong việc thiết lập các địa điểm bí mật mới do lo ngại về khả năng bị tấn công”.
Nhưng quân đội Ukraine có quyền truy cập vào hình ảnh giống như các nhà phân tích độc lập, cộng với hình ảnh quân sự có độ chính xác cao hơn từ NATO cũng như các chỉ số tình báo khác, chẳng hạn như hoạt động chặn sóng vô tuyến. Tất nhiên người Ukraine đã tìm thấy căn cứ Strilkove.
Đầu tháng trước, máy bay ném bom Sukhoi Su-24M của không quân Ukraine được cho là đã bắn hỏa tiễn hành trình Storm Shadow vào trụ sở ở Strilkove. Một tháng sau, vào ngày 5 tháng 12, cơ quan tình báo Ukraine đã phóng máy bay không người lái mang chất nổ vào căn cứ, được cho là đã tấn công radar P-18, dàn hỏa tiễn phòng không và phi trường trực thăng.
Hệ thống phòng không của Nga rõ ràng đã không ngăn chặn được các cuộc tấn công, điều này không có gì đáng ngạc nhiên. Trở lại mùa thu, người Ukraine đã tiến hành một chiến dịch chuyên sâu nhằm vào các radar và khẩu đội phòng không trong và xung quanh Crimea, đầu tiên khiến người Nga nhầm lẫn với các mồi nhử do Mỹ sản xuất, sau đó tấn công họ bằng máy bay không người lái và hỏa tiễn hành trình phóng từ trên không và trên mặt đất.
Các cuộc tấn công này đã tấn công 2 trong số 5 tổ hợp S-400 tầm xa của Nga ở Ukraine, mở ra những lỗ hổng trong hệ thống phòng thủ của Nga mà Ukraine hiện có thể khai thác để tấn công các mục tiêu có giá trị nhất trên Crimea và các vùng lân cận. Các mục tiêu có giá trị như căn cứ trực thăng Strilkove.
Frontellect Insight cho biết: “Với phạm vi ngày càng tăng của vũ khí Ukraine, mô hình này sẽ tiếp tục”. Nhưng phạm vi không phải là vấn đề. Vấn đề là nguồn cung.
Có lẽ một nửa số vũ khí tấn công sâu của Ukraine đến từ các đồng minh của nước này. Vương quốc Anh đã tặng hỏa tiễn hành trình Storm Shadow. Pháp đã tặng hỏa tiễn SCALP-EG tương tự. Hoa Kỳ đã cam kết sử dụng M39 và bom đường kính nhỏ phóng từ mặt đất.
Rõ ràng là từ tốc độ chậm của các cuộc tấn công sâu, chúng ta có thể hiểu rằng tất cả các loại đạn dược này đều đang bị thiếu hụt. Người Ukraine dường như đã không bắn một quả M39 nào trong sáu tuần, có thể cho thấy họ đã sử dụng hết toàn bộ lô hỏa tiễn đầu tiên và không có lô thứ hai nào được tung ra.
Các loại vũ khí tấn công sâu trong nước của Ukraine – máy bay không người lái cộng với hỏa tiễn đạn đạo S-200 và Tochka phóng từ mặt đất và hỏa tiễn hành trình Neptune – đều có hiệu quả, nhưng chúng không phong phú hơn số vũ khí được tài trợ. Đó là một tin tức lớn khi quân đội Ukraine gần đây đã nhận được một lô Tochka mới sau 6 tháng thiếu hụt năng lực cụ thể đó.
Sự xuất hiện sắp xảy ra nhưng muộn màng của những quả bom đường kính nhỏ phóng từ mặt đất đầu tiên sẽ thúc đẩy kho vũ khí tấn công sâu của Ukraine, nhưng có lẽ chỉ sử dụng được trong thời gian ngắn.
Và đừng mong đợi một sự gia tăng lớn từ người Mỹ sớm, hoặc có lẽ là không bao giờ. Chỉ trong tuần này, các thành viên thân Nga tại Quốc hội Mỹ đã bỏ phiếu bác bỏ yêu cầu của Tòa Bạch Ốc chi 60 tỷ Mỹ Kim mua vũ khí cho Ukraine vào năm tới.
7. 'Mỹ có thể sẽ không đến cứu chúng tôi.' Tại sao và bằng cách nào Âu Châu có thể phải tự mình chiến đấu với Nga
Nga đang huy động lực lượng vũ trang và nền kinh tế của mình cho cuộc chiến kéo dài nhiều năm ở Ukraine. Và nếu đánh bại được Ukraine, Nga có thể tiếp tục tấn công về phía Tây về phía các nước vùng Baltic, Ba Lan và các nước khác dọc biên giới NATO.
Và Hoa Kỳ, thành viên quyền lực nhất của NATO, có thể sẽ không làm gì để ngăn chặn những thảm họa này. Nhà phân tích Justin Bronk viết trong khi công bố nghiên cứu mới của mình cho Viện Dịch vụ Thống nhất Hoàng gia ở Luân Đôn: “Mỹ có thể sẽ không đến cứu chúng ta”.
Để ngăn chặn sự tiếp quản độc tài và khả năng phá hủy nền dân chủ ở Âu Châu, các thành viên khác của NATO phải ngay lập tức tăng cường sản xuất đạn dược và chuẩn bị lực lượng không quân của họ cho nhiệm vụ nguy hiểm là tiêu diệt hệ thống phòng không của Nga.
Hiện tại, người Mỹ chủ yếu đáp ứng những nhu cầu quân sự quan trọng này thay mặt cho phần còn lại của NATO. Nhưng viễn cảnh chiến tranh sắp xảy ra với Trung Quốc có thể chấm dứt sự hào phóng của Mỹ.
Nếu Trung Quốc xâm chiếm Đài Loan và Hoa Kỳ can thiệp, Ngũ Giác Đài có thể cần phải chuyển lực lượng đóng ở Âu Châu sang Á Châu để có cơ hội chiến thắng.
“Giai đoạn rủi ro cao nhất mà quân đội Trung Quốc tìm cách phong tỏa hoặc xâm chiếm Đài Loan hoặc các vùng lãnh thổ tranh chấp quan trọng ở Biển Đông hoặc Biển Hoa Đông có thể là từ năm 2026 đến năm 2028”, Bronk viết.
Vào khung thời gian đó, quân đội Trung Quốc có thể sở hữu những lợi thế đáng kể về không quân và hải quân so với các lực lượng đóng tại Thái Bình Dương của Mỹ. Bronk giải thích: “Các khả năng rất có vấn đề của Trung Quốc phần lớn sẽ trưởng thành và được đưa vào sử dụng, nhưng nhiều câu trả lời của Mỹ” – đặc biệt là các chiến đấu cơ và máy bay ném bom tàng hình mới – “sẽ chưa sẵn sàng”.
“Do đó, trong trường hợp xảy ra bế tắc nguy hiểm hoặc xung đột quân sự thực sự ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trong giai đoạn này, Mỹ sẽ bị căng thẳng rất nhiều,” Bronk nói tiếp.
Và nếu nhà độc tài Nga Vladimir Putin có thể đạt được mục tiêu tiêu diệt Ukraine tự do trước bất kỳ cuộc tấn công nào có thể xảy ra của Trung Quốc vào Đài Loan, ông ta có thể chọn thời điểm đó để tiếp tục tấn công vào Âu Châu dân chủ. Theo Bronk, lục địa này “sẽ dễ bị tổn thương trước sự xâm lược quân sự đồng thời của Nga và Trung Quốc”.
Báo cáo của Bronk không nói rõ rằng Hoa Kỳ có thể chấm dứt hỗ trợ quân sự cho những người được cho là bạn bè và đồng minh của mình ngay cả khi không xảy ra chiến tranh với Trung Quốc.
Hãy xem xét điều đó chỉ trong tuần này, Quốc hội Hoa Kỳ đã bỏ phiếu từ chối viện trợ quân sự cho Ukraine, Israel và Đài Loan vì họ yêu cầu, như một điều kiện tiên quyết, rằng chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden về cơ bản phải chấm dứt chính sách cung cấp nơi tị nạn cho người tị nạn kéo dài hàng thập kỷ.
Mỹ có thể đáp trả sự xâm lược của Trung Quốc và Nga bằng cách… không làm gì cả. Trong cả hai trường hợp, các nền dân chủ của Âu Châu sẽ tự hoạt động.
Nhưng họ chưa sẵn sàng để tự vệ một mình. Ngay cả sau 22 tháng Nga tàn bạo ở Ukraine, các thành viên Âu Châu lớn nhất của NATO - ngoại trừ Ba Lan - thậm chí vẫn chưa được huy động một phần để tự vệ tập thể.
Chi tiêu quốc phòng của Đức thực sự đã giảm sau khi Nga tấn công Ukraine vào tháng 2 năm 2022. Trong khi đó, các kiểm toán viên ở Vương quốc Anh đã xác định được khoản thiếu hụt 21 tỷ Mỹ Kim trong nguồn tài trợ cho các chương trình quốc phòng quan trọng của Vương quốc Anh.
Cách rẻ nhất để ngăn chặn một cuộc chiến tranh rộng lớn hơn ở Âu Châu là giúp Ukraine đánh bại Nga.
Âu Châu phải sẵn sàng chiến đấu một mình, gián tiếp thông qua Ukraine hoặc trực tiếp sau sự sụp đổ của Ukraine. Nhưng chiến đấu một mình có nghĩa là thay thế tất cả những khả năng quân sự mà Hoa Kỳ hiện đang cung cấp.
Bronk khuyên: “Các nước Âu Châu - bao gồm cả Vương quốc Anh - phải khẩn trương đầu tư vào việc tăng cường đáng kể năng lực sản xuất đạn pháo, phụ tùng thay thế và hỏa tiễn phòng không cần thiết để duy trì Ukraine tiếp tục chiến đấu, đồng thời bổ sung lại kho dự trữ đã cạn kiệt đến mức nguy hiểm của họ”.
Và lực lượng không quân Âu Châu phải huấn luyện và trang bị cho nhiệm vụ phức tạp, nguy hiểm là trấn áp và tiêu diệt hệ thống phòng không của Nga.
Cuối cùng, Bronk viết, “khả năng đáng tin cậy để đẩy lui các lực lượng thông thường của Nga ở Âu Châu phụ thuộc vào việc đạt được ưu thế trên không, vì các cường quốc Âu Châu của NATO thiếu năng lực tuyển dụng hoặc tài trợ để triển khai quy mô và phẩm chất của lực lượng Lục Quân cũng như hỏa lực trên bộ cần thiết để đánh bại Nga mà không có ưu thế trên không.”
Người Âu Châu và các nhà lãnh đạo của họ phải hiểu sự nguy hiểm của thời điểm này trong lịch sử. Chiến tranh đã đến với Âu Châu và ngày càng có nhiều khả năng nó cũng sẽ đến Á Châu. Bằng cách hỗ trợ Ukraine trong cuộc đấu tranh sinh tồn chống lại Nga, họ có thể ngăn chặn sự lây lan của chiến tranh.
Nhưng giả vờ như không có chiến tranh thì cũng giống như đầu hàng trước. Bronk kết thúc nghiên cứu của mình bằng cách trích dẫn Winston Churchill, người vào năm 1936 đã cầu xin Quốc hội tái vũ trang cho quân đội Anh vì điều mà ông hiểu chính xác là một cuộc chiến không thể tránh khỏi với Đức.
“Liệu có thời gian để sắp xếp lại hàng phòng thủ của chúng ta… hay những lời khủng khiếp 'quá muộn' sẽ được ghi lại?” Churchill nhấn mạnh.
Đài phát thanh quốc gia Bulgaria đưa tin, Ủy ban quốc phòng của Quốc hội Bulgaria đã phê chuẩn vào ngày 7/12 việc cung cấp các hệ thống phòng không cũ hơn, có những khiếm khuyết cho Ukraine, cũng như hỗ trợ huấn luyện F-16.
Năng lực phòng không rất quan trọng đối với Ukraine khi mùa đông đang đến. Nga dự kiến sẽ áp dụng chiến lược của mình từ năm ngoái bằng cách tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng của nước này trên quy mô lớn.
Đại diện của ba đảng chính trị (bao gồm cả GERB và PP-DB cầm quyền) đề xuất cung cấp cho Ukraine các hệ thống phòng không di động, lỗi thời và các loại hỏa tiễn phòng không.
Theo trang tin Novinite của Bulgaria, hỏa tiễn phòng không có thể bao gồm S-300 do Liên Xô sản xuất.
Ủy ban quốc phòng tiếp tục phê duyệt việc đào tạo phi công Ukraine trên máy bay F-16, bao gồm cả việc sử dụng không phận Bulgaria.
Kho dự trữ Liên Xô của Bulgaria và ngành công nghiệp quốc phòng lớn có thể là chìa khóa thành công của Ukraine
Sofia cũng nên huấn luyện tối đa 4 đại đội bộ binh hoặc cơ giới với tổng số 160 binh sĩ Ukraine mỗi năm.
Quyết định hiện chuyển sang các cuộc thảo luận tại toàn thể Quốc Hội với sự hỗ trợ của các nhà lập pháp thân chính phủ.
Nếu được thông qua, chính phủ Bulgaria sẽ có nhiệm vụ đàm phán với các đối tác NATO về việc triển khai hệ thống phòng không và chống hạm ven biển ở Bulgaria nhằm tăng cường khả năng phòng thủ trong nước.
Đến Tháng Giêng hoặc tháng 2, Bộ Quốc phòng sẽ chuẩn bị danh sách thiết bị có thể được chuyển đến Kyiv.
Bulgaria đã cung cấp cho Ukraine nhiều hỗ trợ quân sự khác nhau khi chính phủ hiện tại dưới thời Thủ tướng Nikolai Denkov có lập trường kiên quyết ủng hộ Ukraine.
Điều này khiến liên minh của Denkov mâu thuẫn với Tổng thống Bulgaria Rumen Radev, người nhiều lần chỉ trích viện trợ quân sự cho Kyiv.
Tổng thống gần đây đã phủ quyết việc cung cấp 100 xe thiết giáp cho Ukraine, nhưng thủ tướng bày tỏ tin tưởng rằng quốc hội sẽ có thể bác bỏ quyền phủ quyết này.
2. Phòng không hoạt động gần Kyiv trong bối cảnh có các cảnh báo hỏa tiễn trên khắp Ukraine
Phòng không đang hoạt động ở ngoại ô Kyiv, Thượng Tướng Serhiy Popko, Thống Đốc Biệt khu Thủ đô Kyiv, cho biết như trên vào sáng ngày 8/12 trong bối cảnh có cảnh báo về mối đe dọa hỏa tiễn hành trình trên khắp Ukraine.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều thứ Sáu 8 Tháng Mười Hai, Phát ngôn nhân của lực lượng không quân Ukraine, Đại Tá Yurii Ihnat, cho biết một nhóm hỏa tiễn khác đang hướng tới tỉnh Dnipropetrovsk qua tỉnh Kharkiv.
Các lực lượng Nga được cho là đã tấn công Kharkiv vào đêm ngày 7 rạng sáng 8 tháng 12 bằng sáu hỏa tiễn S-300, làm ít nhất một người bị thương và tấn công vào cơ sở hạ tầng dân sự ở các quận Kholodnohirskyi và Shevchenkivskyi.
Nga cũng đã triển khai 7 máy bay không người lái “kamikaze” Shahed tấn công tỉnh Dnipropetrovsk, 5 chiếc trong số đó đã bị bắn hạ, Không quân cho biết.
Thủ đô trước đó đã bị tấn công hỏa tiễn vào ngày 11 tháng 11 lần đầu tiên sau 52 ngày tạm ngưng. Một hỏa tiễn đạn đạo bắn vào thành phố vào ngày hôm đó được cho là đã bị hệ thống phòng không Patriot bắn hạ.
Các quan chức Ukraine cảnh báo rằng Nga có thể sẽ tăng cường tấn công hỏa tiễn khi nhiệt độ giảm xuống.
3. Reuters: Tòa Bạch Ốc sẵn sàng đàm phán vấn đề biên giới với các đảng viên Cộng hòa ở Thượng viện để xúc tiến dự luật tài trợ cho Ukraine
Một nguồn tin quen thuộc với vấn đề này nói với Reuters rằng chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden sẵn sàng thỏa hiệp các điều khoản an ninh biên giới với các đảng viên Đảng Cộng hòa ở Thượng viện, với hy vọng bảo đảm nguồn tài trợ bổ sung cho Ukraine và Israel.
Thượng viện Hoa Kỳ đã bỏ phiếu 51-49 chống lại gói tài trợ trị giá 110 tỷ Mỹ Kim vào ngày 6 tháng 12, trong đó có khoảng 61 tỷ Mỹ Kim viện trợ cho Ukraine, cùng với tài trợ cho Israel, các quốc gia ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và an ninh biên giới Hoa Kỳ. Tất cả các đảng viên Đảng Cộng hòa đã bỏ phiếu chống lại đạo luật này, bày tỏ rằng nó không bao gồm đủ các biện pháp để giảm lượng người di cư qua biên giới Mễ Tây Cơ và Mỹ.
Tổng thống Biden cho biết ông sẽ sẵn sàng nhượng bộ về chính sách biên giới, bao gồm nâng cao tiêu chuẩn sàng lọc người tị nạn, thực hiện điều khoản “nước thứ ba an toàn” và mở rộng quy trình trục xuất nhanh chóng.
Một nhóm thượng nghị sĩ lưỡng đảng đang thảo luận về giới hạn số lượng đối với yêu cầu tị nạn và các cuộc đàm phán đang diễn ra để tìm ra điểm chung.
Khung thời gian lập pháp chặt chẽ trước kỳ nghỉ lễ của quốc hội đã tạo thêm áp lực để đạt được một thỏa thuận, điều mà cho đến nay vẫn chưa thể đạt được do những bất đồng đáng kể giữa các bên về chính sách nhập cư.
Tòa Bạch Ốc cảnh báo rằng quỹ hỗ trợ Ukraine sẽ cạn kiệt trong những tuần tới trừ khi Quốc hội hành động kịp thời.
4. Mỹ buộc tội hai công dân Nga hack vào máy tính của NATO
Hôm 8/12, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã công bố bản cáo trạng cáo buộc các công dân Nga Ruslan Peretyatko và Andrei Korinets giám sát chiến dịch đột nhập vào máy tính ở các quốc gia thành viên NATO thay mặt cho Mạc Tư Khoa.
Bộ trưởng Tư pháp Merrick Garland cho biết: “Chính phủ Nga tiếp tục tấn công vào các mạng quan trọng của Hoa Kỳ và các đối tác của chúng tôi, như được nhấn mạnh trong bản cáo trạng được đưa ra ngày hôm nay”.
Washington cáo buộc các hoạt động mạng được thực hiện bởi nhóm Star Blizzard, còn được gọi là Tập đoàn Callisto, một thực thể liên kết với Trung tâm 18 của Nga. Nhóm này có liên kết với một đơn vị FSB đứng đằng sau nhiều cuộc tấn công trực tuyến nhắm vào các nước NATO.
“ Bản cáo trạng hôm nay là một phần trong phản ứng phối hợp quốc tế nhằm gửi thông điệp tới những kẻ âm mưu rằng toàn bộ chính phủ Hoa Kỳ sát cánh cùng nhau và với các đối tác quốc tế của chúng tôi để xác định và ngăn chặn các tác nhân gián điệp mạng, đặc biệt là những kẻ tìm cách lấy thông tin của chính phủ và cố gắng tạo ra sự hỗn loạn trong các quá trình dân chủ”
Washington cho biết hai công dân Nga bị buộc tội âm mưu lừa đảo trên máy tính và lừa đảo qua mạng chống lại Mỹ. Nếu bị kết tội, các bị cáo phải đối mặt với mức án tối đa lên tới 20 năm tù.
Bloomberg đưa tin vào tháng 5, một nhóm tội phạm nói tiếng Nga có tên CL0P đã xâm phạm địa chỉ email của 632.000 nhân viên từ Bộ Tư pháp và Quốc phòng Hoa Kỳ vào tháng 5.
Các hãng hàng không, trường đại học và các cơ quan liên bang khác của Mỹ cũng bị ảnh hưởng bởi các cuộc tấn công mạng có liên quan đến Nga.
Quy mô và độ sâu của các cuộc tấn công mạng có liên quan đến Nga nhằm vào các cơ quan chính phủ Mỹ vẫn chưa được biết rõ.
“Chúng tôi đã hợp tác chặt chẽ… với FBI và với các đối tác liên bang của chúng tôi để hiểu mức độ phổ biến trong các cơ quan liên bang”, một quan chức an ninh mạng Hoa Kỳ nói với Politico vào đầu năm nay.
5. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gặp Thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orbán
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã gặp thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orbán trong nỗ lực phá vỡ thế bế tắc trước hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Âu Châu sau khi nhà lãnh đạo Hung Gia Lợi đe dọa ngăn chặn các cuộc đàm phán gia nhập Ukraine. Theo Tổng thống Pháp, Macron đã chào đón Orban tại Điện Élysée trong một bữa tối làm việc để thảo luận về “một số chủ đề” trong chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Âu Châu vào tuần tới, bao gồm “các khía cạnh khác nhau của sự hỗ trợ của Âu Châu dành cho Ukraine”.
Cuộc gặp gỡ diễn ra sau khi Orbán yêu cầu hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo Liên minh Âu Châu vào tuần tới tránh bất kỳ quyết định nào liên quan đến việc bật đèn xanh cho các cuộc đàm phán thành viên Liên Hiệp Âu Châu.
Trong một bức thư gởi Charles Michel, Orbán gợi ý rằng Budapest có thể sử dụng quyền phủ quyết của mình để ngăn chặn việc giải ngân khoản viện trợ trị giá 50 tỷ euro theo kế hoạch cho Ukraine – đó là số tiền cần thiết để tài trợ cho chính phủ Ukraine trong khi các lực lượng vũ trang của nước này chống lại một cuộc tấn công toàn diện của Nga.
Ngoài 50 tỷ euro, Orbán còn đe dọa sẽ chặn 500 triệu euro viện trợ quân sự theo kế hoạch cho Ukraine, cũng như chặn đứng việc mở các cuộc đàm phán chính thức để Kyiv gia nhập liên minh gồm 27 thành viên, là điều mà các nhà lãnh đạo hy vọng sẽ thông qua vào thời điểm tới trong cuộc họp của Hội đồng Âu Châu vào ngày 14 và 15 tháng 12.
Nhiều người cho rằng việc Orbán công bố ý định phủ quyết của mình cho thấy ông ta không thực tâm muốn phủ quyết, nhưng muốn dùng quyền phủ quyết để tống tiền Liên Hiệp Âu Châu. Nếu ông ta thực tâm nghĩ rằng không nên viện trợ cho Ukraine và cũng không nên cho Ukraine vào Liên Hiệp Âu Châu, ông ta sẽ lặng lẽ đợi đến cuộc họp của Hội đồng Âu Châu và đưa ra ý kiến của mình.
Liên Hiệp Âu Châu có chính sách tài trợ cho các nước thành viên để tránh tình trạng chênh lệch giữa các nước. Một số tiền khoảng 27 tỷ euro dành cho Hung Gia Lợi đang bị giữ lại vì những động thái của chính phủ Hung Gia Lợi trong những năm gần đây nhằm làm suy yếu các thể chế độc lập trong nước, cũng như những lo ngại về tham nhũng và cáo buộc lạm dụng các quỹ của Âu Châu.
Orbán muốn nhân dịp này để tống tiền Liên Hiệp Âu Châu; buộc Liên Hiệp Âu Châu phải giải ngân ít nhất là 10 tỷ euro.
6. Ukraine tìm thấy căn cứ trực thăng bí mật của Nga bên trong một khu nghỉ dưỡng trên bãi biển, sau đó tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay không người lái
Khi lực lượng Ukraine chọc thủng phòng tuyến của Nga ở miền nam Ukraine vào cuối năm 2022 và chạy về phía sông Dnipro, người Nga đã tranh nhau di dời các trực thăng tấn công quý giá của họ.
Căn cứ trực thăng chính của lực lượng không quân Nga, ở Chaplynka, cách Dnipro 25 dặm về phía nam, sẽ sớm nằm trong tầm bắn của máy bay không người lái và bệ phóng hỏa tiễn của Ukraine. Để bảo vệ các máy bay trực thăng này, người Nga đã phân tán chúng đến các căn cứ nhỏ hơn, ẩn giấu xa mặt trận hơn.
Bây giờ người Ukraine đang tìm kiếm và tấn công những căn cứ đó. Nhưng việc thiếu vũ khí tấn công sâu có thể hạn chế các cuộc đột kích.
Thiệt hại mà một số hỏa tiễn nhắm tốt có thể gây ra cho những chiếc trực thăng mỏng manh là đáng kinh ngạc. Ngay sau khi nhận được khoảng 20 hỏa tiễn M39 cũ từ kho của Quân đội Hoa Kỳ vào mùa thu, quân đội Ukraine đã bắn một số hỏa tiễn nặng 2 tấn, tầm bắn 100 dặm vào các căn cứ trực thăng của Nga ở Berdyansk và Luhansk, phá hủy hoặc gây thiệt hại nặng nề cho 21 chiếc trực thăng.
Mỗi chiếc M39 có thể phóng ra hàng nghìn quả bom cỡ lựu đạn, bất kỳ quả nào trong số đó đều có thể vô hiệu hóa một máy bay trực thăng tinh vi.
Để giảm thiểu rủi ro này ở phía nam, lực lượng không quân Nga đã bố trí lại một số máy bay trực thăng có trụ sở tại Chaplynka ở Strilkove, một thị trấn nghỉ mát trên Arabat Spit gần Crimea, cách tiền tuyến Dnipro một trăm dặm.
Nhóm phân tích Frontelligence Insight đã xem xét kỹ lưỡng hình ảnh vệ tinh và tìm thấy bằng chứng cho thấy khoảng 20 máy bay trực thăng đang hoạt động từ một bãi đất có hàng rào bên trong khu nghỉ mát bãi biển. Frontelligence Insight lưu ý: “Việc di tản và di dời căn cứ không quân Chaplynka… cho thấy sự cần thiết của Nga trong việc thiết lập các địa điểm bí mật mới do lo ngại về khả năng bị tấn công”.
Nhưng quân đội Ukraine có quyền truy cập vào hình ảnh giống như các nhà phân tích độc lập, cộng với hình ảnh quân sự có độ chính xác cao hơn từ NATO cũng như các chỉ số tình báo khác, chẳng hạn như hoạt động chặn sóng vô tuyến. Tất nhiên người Ukraine đã tìm thấy căn cứ Strilkove.
Đầu tháng trước, máy bay ném bom Sukhoi Su-24M của không quân Ukraine được cho là đã bắn hỏa tiễn hành trình Storm Shadow vào trụ sở ở Strilkove. Một tháng sau, vào ngày 5 tháng 12, cơ quan tình báo Ukraine đã phóng máy bay không người lái mang chất nổ vào căn cứ, được cho là đã tấn công radar P-18, dàn hỏa tiễn phòng không và phi trường trực thăng.
Hệ thống phòng không của Nga rõ ràng đã không ngăn chặn được các cuộc tấn công, điều này không có gì đáng ngạc nhiên. Trở lại mùa thu, người Ukraine đã tiến hành một chiến dịch chuyên sâu nhằm vào các radar và khẩu đội phòng không trong và xung quanh Crimea, đầu tiên khiến người Nga nhầm lẫn với các mồi nhử do Mỹ sản xuất, sau đó tấn công họ bằng máy bay không người lái và hỏa tiễn hành trình phóng từ trên không và trên mặt đất.
Các cuộc tấn công này đã tấn công 2 trong số 5 tổ hợp S-400 tầm xa của Nga ở Ukraine, mở ra những lỗ hổng trong hệ thống phòng thủ của Nga mà Ukraine hiện có thể khai thác để tấn công các mục tiêu có giá trị nhất trên Crimea và các vùng lân cận. Các mục tiêu có giá trị như căn cứ trực thăng Strilkove.
Frontellect Insight cho biết: “Với phạm vi ngày càng tăng của vũ khí Ukraine, mô hình này sẽ tiếp tục”. Nhưng phạm vi không phải là vấn đề. Vấn đề là nguồn cung.
Có lẽ một nửa số vũ khí tấn công sâu của Ukraine đến từ các đồng minh của nước này. Vương quốc Anh đã tặng hỏa tiễn hành trình Storm Shadow. Pháp đã tặng hỏa tiễn SCALP-EG tương tự. Hoa Kỳ đã cam kết sử dụng M39 và bom đường kính nhỏ phóng từ mặt đất.
Rõ ràng là từ tốc độ chậm của các cuộc tấn công sâu, chúng ta có thể hiểu rằng tất cả các loại đạn dược này đều đang bị thiếu hụt. Người Ukraine dường như đã không bắn một quả M39 nào trong sáu tuần, có thể cho thấy họ đã sử dụng hết toàn bộ lô hỏa tiễn đầu tiên và không có lô thứ hai nào được tung ra.
Các loại vũ khí tấn công sâu trong nước của Ukraine – máy bay không người lái cộng với hỏa tiễn đạn đạo S-200 và Tochka phóng từ mặt đất và hỏa tiễn hành trình Neptune – đều có hiệu quả, nhưng chúng không phong phú hơn số vũ khí được tài trợ. Đó là một tin tức lớn khi quân đội Ukraine gần đây đã nhận được một lô Tochka mới sau 6 tháng thiếu hụt năng lực cụ thể đó.
Sự xuất hiện sắp xảy ra nhưng muộn màng của những quả bom đường kính nhỏ phóng từ mặt đất đầu tiên sẽ thúc đẩy kho vũ khí tấn công sâu của Ukraine, nhưng có lẽ chỉ sử dụng được trong thời gian ngắn.
Và đừng mong đợi một sự gia tăng lớn từ người Mỹ sớm, hoặc có lẽ là không bao giờ. Chỉ trong tuần này, các thành viên thân Nga tại Quốc hội Mỹ đã bỏ phiếu bác bỏ yêu cầu của Tòa Bạch Ốc chi 60 tỷ Mỹ Kim mua vũ khí cho Ukraine vào năm tới.
7. 'Mỹ có thể sẽ không đến cứu chúng tôi.' Tại sao và bằng cách nào Âu Châu có thể phải tự mình chiến đấu với Nga
Nga đang huy động lực lượng vũ trang và nền kinh tế của mình cho cuộc chiến kéo dài nhiều năm ở Ukraine. Và nếu đánh bại được Ukraine, Nga có thể tiếp tục tấn công về phía Tây về phía các nước vùng Baltic, Ba Lan và các nước khác dọc biên giới NATO.
Và Hoa Kỳ, thành viên quyền lực nhất của NATO, có thể sẽ không làm gì để ngăn chặn những thảm họa này. Nhà phân tích Justin Bronk viết trong khi công bố nghiên cứu mới của mình cho Viện Dịch vụ Thống nhất Hoàng gia ở Luân Đôn: “Mỹ có thể sẽ không đến cứu chúng ta”.
Để ngăn chặn sự tiếp quản độc tài và khả năng phá hủy nền dân chủ ở Âu Châu, các thành viên khác của NATO phải ngay lập tức tăng cường sản xuất đạn dược và chuẩn bị lực lượng không quân của họ cho nhiệm vụ nguy hiểm là tiêu diệt hệ thống phòng không của Nga.
Hiện tại, người Mỹ chủ yếu đáp ứng những nhu cầu quân sự quan trọng này thay mặt cho phần còn lại của NATO. Nhưng viễn cảnh chiến tranh sắp xảy ra với Trung Quốc có thể chấm dứt sự hào phóng của Mỹ.
Nếu Trung Quốc xâm chiếm Đài Loan và Hoa Kỳ can thiệp, Ngũ Giác Đài có thể cần phải chuyển lực lượng đóng ở Âu Châu sang Á Châu để có cơ hội chiến thắng.
“Giai đoạn rủi ro cao nhất mà quân đội Trung Quốc tìm cách phong tỏa hoặc xâm chiếm Đài Loan hoặc các vùng lãnh thổ tranh chấp quan trọng ở Biển Đông hoặc Biển Hoa Đông có thể là từ năm 2026 đến năm 2028”, Bronk viết.
Vào khung thời gian đó, quân đội Trung Quốc có thể sở hữu những lợi thế đáng kể về không quân và hải quân so với các lực lượng đóng tại Thái Bình Dương của Mỹ. Bronk giải thích: “Các khả năng rất có vấn đề của Trung Quốc phần lớn sẽ trưởng thành và được đưa vào sử dụng, nhưng nhiều câu trả lời của Mỹ” – đặc biệt là các chiến đấu cơ và máy bay ném bom tàng hình mới – “sẽ chưa sẵn sàng”.
“Do đó, trong trường hợp xảy ra bế tắc nguy hiểm hoặc xung đột quân sự thực sự ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trong giai đoạn này, Mỹ sẽ bị căng thẳng rất nhiều,” Bronk nói tiếp.
Và nếu nhà độc tài Nga Vladimir Putin có thể đạt được mục tiêu tiêu diệt Ukraine tự do trước bất kỳ cuộc tấn công nào có thể xảy ra của Trung Quốc vào Đài Loan, ông ta có thể chọn thời điểm đó để tiếp tục tấn công vào Âu Châu dân chủ. Theo Bronk, lục địa này “sẽ dễ bị tổn thương trước sự xâm lược quân sự đồng thời của Nga và Trung Quốc”.
Báo cáo của Bronk không nói rõ rằng Hoa Kỳ có thể chấm dứt hỗ trợ quân sự cho những người được cho là bạn bè và đồng minh của mình ngay cả khi không xảy ra chiến tranh với Trung Quốc.
Hãy xem xét điều đó chỉ trong tuần này, Quốc hội Hoa Kỳ đã bỏ phiếu từ chối viện trợ quân sự cho Ukraine, Israel và Đài Loan vì họ yêu cầu, như một điều kiện tiên quyết, rằng chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden về cơ bản phải chấm dứt chính sách cung cấp nơi tị nạn cho người tị nạn kéo dài hàng thập kỷ.
Mỹ có thể đáp trả sự xâm lược của Trung Quốc và Nga bằng cách… không làm gì cả. Trong cả hai trường hợp, các nền dân chủ của Âu Châu sẽ tự hoạt động.
Nhưng họ chưa sẵn sàng để tự vệ một mình. Ngay cả sau 22 tháng Nga tàn bạo ở Ukraine, các thành viên Âu Châu lớn nhất của NATO - ngoại trừ Ba Lan - thậm chí vẫn chưa được huy động một phần để tự vệ tập thể.
Chi tiêu quốc phòng của Đức thực sự đã giảm sau khi Nga tấn công Ukraine vào tháng 2 năm 2022. Trong khi đó, các kiểm toán viên ở Vương quốc Anh đã xác định được khoản thiếu hụt 21 tỷ Mỹ Kim trong nguồn tài trợ cho các chương trình quốc phòng quan trọng của Vương quốc Anh.
Cách rẻ nhất để ngăn chặn một cuộc chiến tranh rộng lớn hơn ở Âu Châu là giúp Ukraine đánh bại Nga.
Âu Châu phải sẵn sàng chiến đấu một mình, gián tiếp thông qua Ukraine hoặc trực tiếp sau sự sụp đổ của Ukraine. Nhưng chiến đấu một mình có nghĩa là thay thế tất cả những khả năng quân sự mà Hoa Kỳ hiện đang cung cấp.
Bronk khuyên: “Các nước Âu Châu - bao gồm cả Vương quốc Anh - phải khẩn trương đầu tư vào việc tăng cường đáng kể năng lực sản xuất đạn pháo, phụ tùng thay thế và hỏa tiễn phòng không cần thiết để duy trì Ukraine tiếp tục chiến đấu, đồng thời bổ sung lại kho dự trữ đã cạn kiệt đến mức nguy hiểm của họ”.
Và lực lượng không quân Âu Châu phải huấn luyện và trang bị cho nhiệm vụ phức tạp, nguy hiểm là trấn áp và tiêu diệt hệ thống phòng không của Nga.
Cuối cùng, Bronk viết, “khả năng đáng tin cậy để đẩy lui các lực lượng thông thường của Nga ở Âu Châu phụ thuộc vào việc đạt được ưu thế trên không, vì các cường quốc Âu Châu của NATO thiếu năng lực tuyển dụng hoặc tài trợ để triển khai quy mô và phẩm chất của lực lượng Lục Quân cũng như hỏa lực trên bộ cần thiết để đánh bại Nga mà không có ưu thế trên không.”
Người Âu Châu và các nhà lãnh đạo của họ phải hiểu sự nguy hiểm của thời điểm này trong lịch sử. Chiến tranh đã đến với Âu Châu và ngày càng có nhiều khả năng nó cũng sẽ đến Á Châu. Bằng cách hỗ trợ Ukraine trong cuộc đấu tranh sinh tồn chống lại Nga, họ có thể ngăn chặn sự lây lan của chiến tranh.
Nhưng giả vờ như không có chiến tranh thì cũng giống như đầu hàng trước. Bronk kết thúc nghiên cứu của mình bằng cách trích dẫn Winston Churchill, người vào năm 1936 đã cầu xin Quốc hội tái vũ trang cho quân đội Anh vì điều mà ông hiểu chính xác là một cuộc chiến không thể tránh khỏi với Đức.
“Liệu có thời gian để sắp xếp lại hàng phòng thủ của chúng ta… hay những lời khủng khiếp 'quá muộn' sẽ được ghi lại?” Churchill nhấn mạnh.
Thu Trinh News 09 Dec 2023
VietCatholic Media
21:13 08/12/2023
1. Quân đội Israel cho biết hai binh sĩ của họ đã bị thương nặng trong nỗ lực giải thoát các con tin Israel bị giam giữ ở Gaza nhưng thất bại.
Phát ngôn nhân của Lực Lượng Phòng Vệ Israel, Tướng Daniel Hagari, cho biết trong cuộc họp báo chiều thứ Sáu 8 Tháng Mười Hai, rằng Israel đã tiêu diệt nhiều chiến binh trong chiến dịch qua đêm, nhưng không thể giải cứu bất kỳ con tin nào.
Cánh vũ trang của Hamas cho biết một binh sĩ Israel đang bị bắt làm con tin đã thiệt mạng trong cuộc đụng độ giữa phiến quân và một đơn vị lực lượng đặc biệt của Israel đang tiến hành chiến dịch giải cứu. Họ xác định người lính bị bắt là Sa'ar Baruch, 25 tuổi.
Tướng Daniel Hagari cho biết ông không có bình luận gì về tuyên bố này.
Kể từ khi bắt đầu các hoạt động trên bộ ở Dải Gaza, binh sĩ Lực Lượng Phòng Vệ Israel đã xác định được hơn 800 miệng đường hầm dẫn đến các đường hầm dưới lòng đất của Hamas. Khoảng 500 miệng đường hầm đã bị phá hủy bằng nhiều phương pháp khác nhau, bao gồm cả bằng thuốc nổ và lựu đạn. Một số đường hầm kết nối các tài sản chiến lược của Hamas thông qua mạng lưới đường hầm dưới lòng đất. Ngoài ra, nhiều dặm đường hầm đã bị phá hủy.
Các đường hầm được đặt tại các khu vực dân sự, nhiều trong số đó nằm gần hoặc bên trong các tòa nhà và công trình dân sự, chẳng hạn như trường học, nhà trẻ, đền thờ Hồi giáo và sân chơi. Hamas đã đặt một lượng lớn vũ khí bên trong một số hầm. Những phát hiện này là bằng chứng nữa về cách Hamas cố tình sử dụng dân thường và cơ sở hạ tầng làm vỏ bọc cho hoạt động khủng bố của mình ở Gaza.
Sau khi xác định được vị trí của các đường hầm, Lực Lượng Phòng Vệ Israel tiến hành điều tra kỹ lưỡng để hiểu đặc điểm của các đường hầm và sau đó phá hủy nó.
2. Nga cho rằng Mỹ và Anh 'đồng lõa trong vụ tắm máu tàn nhẫn của Israel'
Nga gay gắt chỉ trích Mỹ và Anh lần lượt bỏ phiếu chống và bỏ phiếu trắng ủng hộ nghị quyết ngừng bắn ở Gaza, đồng thời cho rằng “lịch sử sẽ phán xét hành động của Washington DC”.
Tuyên bố sau khi Mỹ đã phủ quyết nghị quyết ngừng bắn ở Gaza, và Anh đã bỏ phiếu trắng, phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Nga Maria Zakharova nói
Người ta có thể nói một cách cay độc bằng những lời lẽ sáo rỗng hay ho về dân chủ, nhân quyền, phụ nữ, hòa bình, an ninh, luật lệ, trật tự, bao nhiêu tùy thích. Tuy nhiên, giá trị thực sự của những điều chúng ta vừa chứng kiến khi hai thành viên Hội đồng Bảo an vẫn ưa tiếp tục đồng lõa với vụ tắm máu tàn nhẫn của Israel.
Tôi tin tưởng rằng kết quả cuộc bỏ phiếu của chúng ta đã vang dội một cách đau đớn trong lòng những người dân bình thường ở Mỹ và Anh, những người mà những lời kêu gọi hòa bình và lẽ phải thông thường đã không được giới tinh hoa cầm quyền của những quốc gia đó phớt lờ. Tôi tin chắc rằng họ vẫn sẽ bày tỏ quan điểm của mình.
Nga là quốc gia xâm lược, gây ra biết bao nhiêu tai họa cho người dân Ukraine, nhưng thường xuyên tự cao như thể mình là gương sáng cho lương tâm thế giới.
3. Mỹ đổ lỗi cho Hamas về quyết định phủ quyết nghị quyết ngừng bắn ở Gaza
Hoa Kỳ đổ lỗi cho việc Hamas từ chối tuân thủ thỏa thuận thả các con tin, đặc biệt là các phụ nữ trẻ và việc Liên Hiệp Quốc không lên án các cuộc tấn công của nhóm này nhằm vào Israel, đã dẫn đến quyết định của Hoa Kỳ phủ quyết nghị quyết của hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc kêu gọi ngừng bắn ở Gaza.
Phái đoàn Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc, vừa nói với hội đồng rằng lệnh ngừng bắn sẽ “gieo hạt giống cho cuộc chiến tiếp theo”:
Ngay cả khi chúng ta ủng hộ quyền của một quốc gia thành viên khác được bảo vệ người dân của mình trước những tội ác tàn bạo và hành động khủng bố, Hoa Kỳ ở cấp cao nhất đã thực hiện chính sách ngoại giao sâu rộng để cứu mạng sống và đặt nền móng cho hòa bình lâu dài.
Ngoại giao Mỹ mở đường cho những chiếc xe tải đầu tiên tràn vào Gaza. Với viện trợ hợp tác với Qatar và Ai Cập, Hoa Kỳ đã giúp đoàn tụ hơn 100 con tin với người thân của họ và mở rộng đáng kể viện trợ cho dân thường ở Gaza trong thời gian tạm dừng nhân đạo kéo dài bảy ngày.
Tuy nhiên, Hamas có một loạt mục tiêu khác. Việc từ chối thả con tin phụ nữ trẻ đã dẫn đến sự gián đoạn trong việc tạm dừng và tiếp tục cuộc giao tranh. Việc hội đồng này không lên án các cuộc tấn công khủng bố ngày 7 tháng 10 của Hamas, bao gồm cả các hành vi bạo lực tình dục và những tội ác không thể tưởng tượng được khác, là một sự thất bại nghiêm trọng về mặt đạo đức.
Hoa Kỳ nhấn mạnh sự mất kết nối cơ bản giữa các cuộc thảo luận mà chúng ta đang có trong phòng này và thực tế tại hiện trường. Một phần không thể phủ nhận của thực tế đó là nếu Israel đơn phương hạ vũ khí ngày hôm nay như một số quốc gia thành viên đã kêu gọi, Hamas sẽ tiếp tục bắt giữ con tin.
Hamas tiếp tục gây ra mối đe dọa cho Israel và vẫn nắm quyền ở Gaza. Đó không phải là mối đe dọa mà bất kỳ chính phủ nào của chúng ta sẽ cho phép tiếp tục ở lại biên giới của chúng ta.
Vì lý do đó, mặc dù Mỹ ủng hộ mạnh mẽ một nền hòa bình lâu dài, trong đó cả người Israel và người Palestine đều có thể sống trong hòa bình và an ninh, nhưng chúng tôi không ủng hộ lời kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức. Điều này sẽ chỉ gieo mầm mống cho cuộc chiến tiếp theo.
4. Người theo chủ nghĩa dân tộc Nga đang bị bỏ tù Igor Girkin lo sợ bị tận diệt như Prigozhin của Wagner
Kẻ sát nhân MH17 giờ đây lo sợ bị chính mình giết chết.
Igor Girkin, một người Nga theo chủ nghĩa dân tộc ủng hộ chiến tranh bị bỏ tù vì thách thức Tổng thống Vladimir Putin, lo lắng rằng ông sẽ gặp số phận tương tự như ông trùm lính đánh thuê Yevgeny Prigozhin của Wagner, người đã chết trong một vụ tai nạn máy bay hồi đầu năm nay sau khi nổi dậy chống lại nhà lãnh đạo Nga.
“Việc bắt giữ tôi xảy ra một tháng sau cuộc nổi dậy của Prigozhin,” Girkin nói với truyền thông Nga Baza trong một cuộc phỏng vấn công bố hôm thứ Năm.
“Nỗi sợ hãi lớn nhất của tôi là thay vì bị trừng phạt hình sự thông thường, tôi sẽ được 'ân xá' giống như anh chàng đầu bếp,” Girkin nói, ám chỉ Prigozhin, người được mệnh danh là “đầu bếp của Putin” sau khi gần gũi với nhà lãnh đạo Nga, là người đã cho phép anh ta bảo đảm các hợp đồng cung cấp dịch vụ ăn uống béo bở cho chính phủ.
Girkin, một cựu đại tá 52 tuổi của cơ quan tình báo Nga, bí danh Strelkov, nghĩa là “xạ thủ”, nổi tiếng với việc chỉ huy lực lượng bán quân sự Nga tiến vào vùng Donbas của Ukraine vào năm 2014, và nhanh chóng trở thành bộ trưởng quốc phòng của Cộng hòa Nhân dân Donetsk, một quốc gia bù nhìn của Nga.
Năm 2022, anh ta bị kết tội giết người vắng mặt vì vụ bắn rơi máy bay chở khách của Hãng hàng không Malaysia trên bầu trời Ukraine vào năm 2014, khiến 298 người thiệt mạng.
Sau Donbas, Girkin tự tái tạo mình thành một nhà bình luận quân sự theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan, người liên tục chỉ trích các chiến thuật và chiến lược của Nga trong cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine.
Giống như những người theo chủ nghĩa dân tộc ủng hộ chiến tranh khác, ông đã chỉ trích sự vụng về của quân đội Nga trong cuộc xâm lược, gọi các tướng lĩnh hàng đầu là kém hiệu quả và chỉ trích tổng thống cũng như các quan chức hàng đầu khác.
Tình hình đã trở nên nghiêm trọng đối với anh ta khi Girki thay đổi chiến thuật từ việc chỉ trích các quyết định quân sự của Bộ Quốc Phòng Nga chuyển sang vấn đề lãnh đạo đất nước của Putin nói chung. Hôm 19 Tháng Bẩy, Girkin cho biết Nga sẽ không chịu nổi thêm một nhiệm kỳ tổng thống nào nữa của Putin.
Girkin nói: “Đất nước sẽ không thể tồn tại thêm sáu năm nữa dưới sự nắm quyền của tên tầm thường hèn nhát này.”
Hai ngày sau đó, hôm 21 Tháng Bẩy, ông ta đã bị “tên tầm thường hèn nhát” bắt giam cho đến nay.
Một tấm hình từ nhà tù lọt ra ngoài cho thấy một Girkin thật nhục nhã bị đánh máu me đầy mặt. Vài ngày sau, Girkin quyết định ra tranh cử. Nhiều người cho rằng quyết định ra tranh cử của Girkin là một cách để anh ta không bị đánh chết trong tù.
Với quyết định mới nhất của tòa án, Girkin không thể ra tranh cử và nhiều người dự đoán Putin sẽ sớm đánh chết ông ta trong tù.
Phát ngôn nhân của Lực Lượng Phòng Vệ Israel, Tướng Daniel Hagari, cho biết trong cuộc họp báo chiều thứ Sáu 8 Tháng Mười Hai, rằng Israel đã tiêu diệt nhiều chiến binh trong chiến dịch qua đêm, nhưng không thể giải cứu bất kỳ con tin nào.
Cánh vũ trang của Hamas cho biết một binh sĩ Israel đang bị bắt làm con tin đã thiệt mạng trong cuộc đụng độ giữa phiến quân và một đơn vị lực lượng đặc biệt của Israel đang tiến hành chiến dịch giải cứu. Họ xác định người lính bị bắt là Sa'ar Baruch, 25 tuổi.
Tướng Daniel Hagari cho biết ông không có bình luận gì về tuyên bố này.
Kể từ khi bắt đầu các hoạt động trên bộ ở Dải Gaza, binh sĩ Lực Lượng Phòng Vệ Israel đã xác định được hơn 800 miệng đường hầm dẫn đến các đường hầm dưới lòng đất của Hamas. Khoảng 500 miệng đường hầm đã bị phá hủy bằng nhiều phương pháp khác nhau, bao gồm cả bằng thuốc nổ và lựu đạn. Một số đường hầm kết nối các tài sản chiến lược của Hamas thông qua mạng lưới đường hầm dưới lòng đất. Ngoài ra, nhiều dặm đường hầm đã bị phá hủy.
Các đường hầm được đặt tại các khu vực dân sự, nhiều trong số đó nằm gần hoặc bên trong các tòa nhà và công trình dân sự, chẳng hạn như trường học, nhà trẻ, đền thờ Hồi giáo và sân chơi. Hamas đã đặt một lượng lớn vũ khí bên trong một số hầm. Những phát hiện này là bằng chứng nữa về cách Hamas cố tình sử dụng dân thường và cơ sở hạ tầng làm vỏ bọc cho hoạt động khủng bố của mình ở Gaza.
Sau khi xác định được vị trí của các đường hầm, Lực Lượng Phòng Vệ Israel tiến hành điều tra kỹ lưỡng để hiểu đặc điểm của các đường hầm và sau đó phá hủy nó.
2. Nga cho rằng Mỹ và Anh 'đồng lõa trong vụ tắm máu tàn nhẫn của Israel'
Nga gay gắt chỉ trích Mỹ và Anh lần lượt bỏ phiếu chống và bỏ phiếu trắng ủng hộ nghị quyết ngừng bắn ở Gaza, đồng thời cho rằng “lịch sử sẽ phán xét hành động của Washington DC”.
Tuyên bố sau khi Mỹ đã phủ quyết nghị quyết ngừng bắn ở Gaza, và Anh đã bỏ phiếu trắng, phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Nga Maria Zakharova nói
Người ta có thể nói một cách cay độc bằng những lời lẽ sáo rỗng hay ho về dân chủ, nhân quyền, phụ nữ, hòa bình, an ninh, luật lệ, trật tự, bao nhiêu tùy thích. Tuy nhiên, giá trị thực sự của những điều chúng ta vừa chứng kiến khi hai thành viên Hội đồng Bảo an vẫn ưa tiếp tục đồng lõa với vụ tắm máu tàn nhẫn của Israel.
Tôi tin tưởng rằng kết quả cuộc bỏ phiếu của chúng ta đã vang dội một cách đau đớn trong lòng những người dân bình thường ở Mỹ và Anh, những người mà những lời kêu gọi hòa bình và lẽ phải thông thường đã không được giới tinh hoa cầm quyền của những quốc gia đó phớt lờ. Tôi tin chắc rằng họ vẫn sẽ bày tỏ quan điểm của mình.
Nga là quốc gia xâm lược, gây ra biết bao nhiêu tai họa cho người dân Ukraine, nhưng thường xuyên tự cao như thể mình là gương sáng cho lương tâm thế giới.
3. Mỹ đổ lỗi cho Hamas về quyết định phủ quyết nghị quyết ngừng bắn ở Gaza
Hoa Kỳ đổ lỗi cho việc Hamas từ chối tuân thủ thỏa thuận thả các con tin, đặc biệt là các phụ nữ trẻ và việc Liên Hiệp Quốc không lên án các cuộc tấn công của nhóm này nhằm vào Israel, đã dẫn đến quyết định của Hoa Kỳ phủ quyết nghị quyết của hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc kêu gọi ngừng bắn ở Gaza.
Phái đoàn Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc, vừa nói với hội đồng rằng lệnh ngừng bắn sẽ “gieo hạt giống cho cuộc chiến tiếp theo”:
Ngay cả khi chúng ta ủng hộ quyền của một quốc gia thành viên khác được bảo vệ người dân của mình trước những tội ác tàn bạo và hành động khủng bố, Hoa Kỳ ở cấp cao nhất đã thực hiện chính sách ngoại giao sâu rộng để cứu mạng sống và đặt nền móng cho hòa bình lâu dài.
Ngoại giao Mỹ mở đường cho những chiếc xe tải đầu tiên tràn vào Gaza. Với viện trợ hợp tác với Qatar và Ai Cập, Hoa Kỳ đã giúp đoàn tụ hơn 100 con tin với người thân của họ và mở rộng đáng kể viện trợ cho dân thường ở Gaza trong thời gian tạm dừng nhân đạo kéo dài bảy ngày.
Tuy nhiên, Hamas có một loạt mục tiêu khác. Việc từ chối thả con tin phụ nữ trẻ đã dẫn đến sự gián đoạn trong việc tạm dừng và tiếp tục cuộc giao tranh. Việc hội đồng này không lên án các cuộc tấn công khủng bố ngày 7 tháng 10 của Hamas, bao gồm cả các hành vi bạo lực tình dục và những tội ác không thể tưởng tượng được khác, là một sự thất bại nghiêm trọng về mặt đạo đức.
Hoa Kỳ nhấn mạnh sự mất kết nối cơ bản giữa các cuộc thảo luận mà chúng ta đang có trong phòng này và thực tế tại hiện trường. Một phần không thể phủ nhận của thực tế đó là nếu Israel đơn phương hạ vũ khí ngày hôm nay như một số quốc gia thành viên đã kêu gọi, Hamas sẽ tiếp tục bắt giữ con tin.
Hamas tiếp tục gây ra mối đe dọa cho Israel và vẫn nắm quyền ở Gaza. Đó không phải là mối đe dọa mà bất kỳ chính phủ nào của chúng ta sẽ cho phép tiếp tục ở lại biên giới của chúng ta.
Vì lý do đó, mặc dù Mỹ ủng hộ mạnh mẽ một nền hòa bình lâu dài, trong đó cả người Israel và người Palestine đều có thể sống trong hòa bình và an ninh, nhưng chúng tôi không ủng hộ lời kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức. Điều này sẽ chỉ gieo mầm mống cho cuộc chiến tiếp theo.
4. Người theo chủ nghĩa dân tộc Nga đang bị bỏ tù Igor Girkin lo sợ bị tận diệt như Prigozhin của Wagner
Kẻ sát nhân MH17 giờ đây lo sợ bị chính mình giết chết.
Igor Girkin, một người Nga theo chủ nghĩa dân tộc ủng hộ chiến tranh bị bỏ tù vì thách thức Tổng thống Vladimir Putin, lo lắng rằng ông sẽ gặp số phận tương tự như ông trùm lính đánh thuê Yevgeny Prigozhin của Wagner, người đã chết trong một vụ tai nạn máy bay hồi đầu năm nay sau khi nổi dậy chống lại nhà lãnh đạo Nga.
“Việc bắt giữ tôi xảy ra một tháng sau cuộc nổi dậy của Prigozhin,” Girkin nói với truyền thông Nga Baza trong một cuộc phỏng vấn công bố hôm thứ Năm.
“Nỗi sợ hãi lớn nhất của tôi là thay vì bị trừng phạt hình sự thông thường, tôi sẽ được 'ân xá' giống như anh chàng đầu bếp,” Girkin nói, ám chỉ Prigozhin, người được mệnh danh là “đầu bếp của Putin” sau khi gần gũi với nhà lãnh đạo Nga, là người đã cho phép anh ta bảo đảm các hợp đồng cung cấp dịch vụ ăn uống béo bở cho chính phủ.
Girkin, một cựu đại tá 52 tuổi của cơ quan tình báo Nga, bí danh Strelkov, nghĩa là “xạ thủ”, nổi tiếng với việc chỉ huy lực lượng bán quân sự Nga tiến vào vùng Donbas của Ukraine vào năm 2014, và nhanh chóng trở thành bộ trưởng quốc phòng của Cộng hòa Nhân dân Donetsk, một quốc gia bù nhìn của Nga.
Năm 2022, anh ta bị kết tội giết người vắng mặt vì vụ bắn rơi máy bay chở khách của Hãng hàng không Malaysia trên bầu trời Ukraine vào năm 2014, khiến 298 người thiệt mạng.
Sau Donbas, Girkin tự tái tạo mình thành một nhà bình luận quân sự theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan, người liên tục chỉ trích các chiến thuật và chiến lược của Nga trong cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine.
Giống như những người theo chủ nghĩa dân tộc ủng hộ chiến tranh khác, ông đã chỉ trích sự vụng về của quân đội Nga trong cuộc xâm lược, gọi các tướng lĩnh hàng đầu là kém hiệu quả và chỉ trích tổng thống cũng như các quan chức hàng đầu khác.
Tình hình đã trở nên nghiêm trọng đối với anh ta khi Girki thay đổi chiến thuật từ việc chỉ trích các quyết định quân sự của Bộ Quốc Phòng Nga chuyển sang vấn đề lãnh đạo đất nước của Putin nói chung. Hôm 19 Tháng Bẩy, Girkin cho biết Nga sẽ không chịu nổi thêm một nhiệm kỳ tổng thống nào nữa của Putin.
Girkin nói: “Đất nước sẽ không thể tồn tại thêm sáu năm nữa dưới sự nắm quyền của tên tầm thường hèn nhát này.”
Hai ngày sau đó, hôm 21 Tháng Bẩy, ông ta đã bị “tên tầm thường hèn nhát” bắt giam cho đến nay.
Một tấm hình từ nhà tù lọt ra ngoài cho thấy một Girkin thật nhục nhã bị đánh máu me đầy mặt. Vài ngày sau, Girkin quyết định ra tranh cử. Nhiều người cho rằng quyết định ra tranh cử của Girkin là một cách để anh ta không bị đánh chết trong tù.
Với quyết định mới nhất của tòa án, Girkin không thể ra tranh cử và nhiều người dự đoán Putin sẽ sớm đánh chết ông ta trong tù.
Thủy News 09 Dec 2023
VietCatholic Media
23:04 08/12/2023
1. Đức Thánh Cha nhóm họp với Hội đồng Hồng Y Cố vấn
Trong hai ngày 04 và 05 tháng Mười Hai vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhóm họp Hội đồng các Hồng Y Cố vấn của ngài, quen gọi là Hội đồng C-9.
Trước đó, hôm 30 tháng Mười Một, trong buổi tiếp kiến Ủy ban Thần học quốc tế, ngài cho biết một trong những đề tài suy tư trong Hội đồng Hồng Y Cố vấn này, là vai trò của phụ nữ trong Giáo hội. Trong dịp gặp gỡ với các thần học gia quốc tế, Đức Thánh Cha mong rằng số nữ thần học gia trong Ủy ban thần học quốc tế sẽ được tăng cường, thay vì chỉ có năm người trong số ba mươi thành viên của Ủy ban như hiện nay. Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh chiều kích nữ của Hội thánh.
Đây là cuộc họp cuối cùng của Hội đồng Hồng Y Cố vấn trong năm nay. Lần họp trước đây tiến hành trong hai ngày 26 và 27 tháng Sáu, và trong số các đề tài được bàn đến có cuộc xung đột tại Ukraine, việc áp dụng tại các Giáo hội địa phương Tông hiến “Các con hãy loan báo Tin mừng” (Praedicate Evangelium), cải tổ Giáo triều Roma. Ngoài ra, các vị cũng bàn tới công việc của Ủy ban Tòa Thánh bảo vệ trẻ vị thành niên, nhóm khóa họp toàn thể hồi hạ tuần tháng Sáu năm nay.
Hội đồng C-9 hiện nay được Đức Thánh Cha bổ sung các thành viên vào ngày 07 tháng Ba năm nay, trong đó Đức Hồng Y Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, Đức Hồng Y Fernando Vérgez Alzaga, người Tây Ban Nha, thuộc Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), hiện là Chủ tịch Ủy ban Tòa Thánh về Quốc gia thành Vatican. Các vị còn lại đến từ Congo Dân chủ, Tây Ban Nha, Hoa Kỳ, Canada, Luxemburg, Brazil. Từ Á châu, vẫn là Đức Hồng Y Oswald Gracias, Tổng giám mục Giáo phận Bombay bên Ấn Độ. Hội đồng có một vị Tổng thư ký, là Đức Cha Marco Mellino, thuộc Phủ Quốc vụ khanh Tòa Thánh.
2. Giáo hội Chính thống Nga và Chiến dịch gây ảnh hưởng ngầm của Điện Cẩm Linh ở phương Tây
Vào ngày 23 tháng 7, một trong những nhà thờ lớn nhất Ukraine, nhà thờ Chính thống giáo ở Odessa, đã bị hư hại nghiêm trọng do một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Nga. Cuộc tấn công nêu bật một trong những bí ẩn còn sót lại về cuộc xâm lược tàn bạo của Putin vào Ukraine: Mạc Tư Khoa đã tiến hành chiến tranh không chỉ với một dân tộc láng giềng mà còn với một dân tộc, giống như chính họ, phần lớn là những người theo Kitô giáo Chính thống. Trên thực tế, chính phủ Nga đã buộc phải nhắm vào tôn giáo của chính mình trong chiến dịch chinh phục Ukraine. Tuy nhiên, bất chấp điều này, các giáo sĩ Chính thống giáo của Nga vẫn nằm trong số những người ủng hộ chiến tranh mạnh mẽ nhất, và những lời chỉ trích từ các nhà lãnh đạo Chính thống giáo ở các quốc gia khác tương đối im lặng.
Ở một khía cạnh nào đó, điều này không có gì đáng ngạc nhiên, do mối quan hệ nổi tiếng giữa Giáo hội Chính thống Nga và chế độ Putin. Kể từ những năm đầu trong nhiệm kỳ nắm quyền của Putin, Chính thống Nga đã có được ảnh hưởng ngày càng tăng trong xã hội Nga và được củng cố các mối liên hệ lịch sử với nhà nước Nga và quân đội Nga. Trong một năm rưỡi kể từ khi cuộc xâm lược bắt đầu, Chính Thống Giáo Nga cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ chiến tranh, với Thượng phụ Kirill, nhà lãnh đạo Giáo hội Chính thống Nga, trở thành cơ quan ngôn luận nổi bật cho các mục tiêu quân sự của Điện Cẩm Linh.
Nhưng bên cạnh sự ủng hộ trong nước này còn có một hiện tượng khác ít được chú ý hơn: sự ủng hộ mạnh mẽ mà Putin nhận được từ các cộng đồng Chính thống giáo ở nước ngoài. Ngoài biên giới Nga, Giáo hội Chính thống Nga duy trì 38,649 giáo xứ, 474 tu viện dành cho nam và 498 tu viện dành cho nữ. Nhiều trong số này nằm ở phương Tây: tại Hoa Kỳ, Giáo hội Chính thống Nga có 2,380 giáo xứ, cùng với 41 tu viện nam và 38 nữ tu. Mặc dù tổng số tín hữu của giáo hội vẫn còn nhỏ—ở Hoa Kỳ, theo một ước tính gần đây, có 25,000 thành viên—số lượng lớn các giáo xứ mang lại cho Chính thống Nga sự hiện diện rộng rãi về mặt địa lý, kể cả ở nhiều thành phố lớn ở phương Tây.
Sau cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine vào năm 2022, một nhà lãnh đạo Chính thống giáo ở Bắc Mỹ đã kêu gọi các tín hữu trên khắp thế giới ủng hộ; ở Âu Châu, một trong những giám mục Chính thống nổi tiếng nhất của phương Tây đã lên án chính quyền Ukraine, chứ không phải quân đội Nga, vì những hành động tàn bạo đã gây ra đối với các Kitô hữu trong chiến tranh. Đáng chú ý hơn nữa là một chiến dịch đầy tham vọng nhằm thu phục trái tim và khối óc của Chính thống giáo Nga – bao gồm cả ở Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác – được lãnh đạo bởi một nhánh của Chính thống Nga có liên hệ với tình báo Nga và chính phủ Nga.
Mức độ hiện tại của những nỗ lực này đã thu hút được sự chú ý của chính phủ Hoa Kỳ. Đầu năm nay, FBI đã cảnh cáo riêng với các thành viên của cộng đồng Chính thống ở Hoa Kỳ rằng Nga có thể đang sử dụng Chính thống Nga để giúp thu thập các nguồn tin tình báo ở phương Tây. Các thành viên của cộng đồng đã đưa cho chúng tôi bản sao các tài liệu FBI đã được chia sẻ giữa các giáo xứ Chính thống giáo Nga và Chính thống giáo Đông Phương. Các tài liệu xác định và nêu bật các hoạt động của một thành viên cao cấp trong bộ phận đối ngoại của Giáo hội Chính thống Nga mà FBI nghi ngờ có quan hệ với tình báo Nga. Cảnh cáo của FBI cho thấy rằng Chính thống Nga thậm chí có thể có mối liên hệ chặt chẽ với chế độ Putin hơn nhiều nhà quan sát giả định, với những tác động tiềm ẩn đáng kể đối với ảnh hưởng ở nước ngoài của Điện Cẩm Linh. Với sự hiện diện lâu dài của Chính thống Nga ở các nước phương Tây, những mối liên kết này cũng có thể làm phức tạp thêm những nỗ lực nhằm xây dựng một phe đối lập hữu hiệu của Nga ở nước ngoài.
3. Mối liên hệ chặt chẽ với nhà nước Nga của Chính Thống Giáo
Không có gì đáng ngạc nhiên khi Chính Thống Giáo Nga có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các lợi ích chiến lược của Nga. Trong nhiều thế kỷ, Chính thống Nga vốn có mối liên hệ chặt chẽ với nhà nước Nga, một mối quan hệ kéo dài từ thời Đế quốc Nga đến Liên Xô cho đến nước Nga của Putin. Từ thế kỷ 18 cho đến Cách mạng Nga, sa hoàng Nga là nhà lãnh đạo Giáo hội Chính thống Nga, từ đó mang lại tính hợp pháp cho sự cai trị của đế quốc Nga; Thương hiệu chính thống của Nga dựa trên khái niệm rằng Mạc Tư Khoa là “Rôma thứ ba” – người kế thừa các đế quốc Thiên chúa giáo của Rôma cổ đại và Byzantine Constantinople. Ảnh hưởng của Chính thống Nga cũng được chống đỡ và được bênh vực bởi ý thức hệ quốc gia-coi Nga đế quốc của chủ nghĩa phi thường Nga, cho rằng sứ mệnh của Chính thống Nga là phục vụ sa hoàng và bảo vệ quê mẹ thánh thiêng.
Trớ trêu thay, sự cai trị của cộng sản đã không thay đổi định hướng này nhiều, bất chấp sự đàn áp có hệ thống của Liên Xô đối với các nhà lãnh đạo Chính thống Nga, tịch thu tài sản của Chính thống Nga và việc xóa bỏ ảnh hưởng của Chính thống Nga nói chung sau Cách mạng Bolshevik. Trong Thế chiến thứ hai, khi nhà lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin yêu cầu Chính thống Nga giúp tập hợp dân chúng để bảo vệ Liên Xô. Các nhà lãnh đạo đã hưởng ứng lời kêu gọi của ông—không phải vì chủ nghĩa cơ hội mà vì họ nhận ra rằng ý thức hệ của đất nước đang nhanh chóng chuyển từ tầm nhìn về sự cai trị vô sản và chủ nghĩa cộng sản phổ quát sang một ý thức hệ dân tộc chủ nghĩa đổi mới dựa trên quá khứ huy hoàng của Đế quốc Nga. Stalin hiểu rằng chủ nghĩa dân tộc truyền cảm hứng nhiều hơn cho những người lính đang liều mạng trong cuộc chiến tàn khốc với Đức Quốc xã, và Chính thống Nga sẵn sàng chấp nhận quan điểm đó.
Trong những thập niên sau của Chiến tranh Lạnh, bất chấp luận điệu vô thần chính thức của chính phủ Liên Xô, Chính thống Nga vẫn gần gũi với nhà nước. Soldatov, có ông nội là viên chức quân sự cao cấp ở Mạc Tư Khoa vào đầu những năm 1980, cho biết ông rất tự hào được mời đến dự lễ Phục sinh của Chính thống giáo tại Nhà thờ Yelokhovo ở Mạc Tư Khoa. Hồi đó, đây là nhà thờ chính của đất nước và lời mời là biểu tượng của địa vị ưu tú. KGB giám sát chặt chẽ nhà thờ nhưng không chỉ vì mục đích giám sát: các đặc vụ còn đánh giá sâu sắc các giáo sĩ và giáo dân là những đặc vụ và nguồn cung cấp tiềm năng.
Ngay từ đầu, Putin đã muốn đặt cộng đồng người Nga ở hải ngoại dưới sự kiểm soát của mình.
Một phần, điều này là do KGB và Chính thống Nga có chung niềm tin rằng đất nước này thường xuyên bị phương Tây đe dọa và bị bao vây bởi vô số đối phương đang tìm cách phá hoại Mạc Tư Khoa. Hơn nữa, quay trở lại thế kỷ 13, Giáo hội Chính thống Nga đã nghi ngờ về sự mở rộng về phía đông của đạo Công Giáo, điều mà họ coi là nỗ lực của phương Tây nhằm áp đặt tôn giáo của mình lên nền văn minh Slav. Đối với KGB, mối bận tâm lịch sử của Chính thống Nga với mối đe dọa ảnh hưởng từ bên ngoài có nghĩa là Chính thống Nga có thể tham gia vào các nỗ lực của Liên Xô nhằm tạo ra một bức tường thành tư tưởng chống lại phương Tây.
Mối quan hệ chặt chẽ giữa Chính thống Nga và bộ máy an ninh không kết thúc với sự sụp đổ của Liên Xô. Những thay đổi dân chủ trong những năm 1990 đã tác động đến nhiều lĩnh vực của xã hội Nga, nhưng chúng để lại hai thể chế gần như hoàn toàn nguyên vẹn: KGB, vẫn tiếp tục hoạt động như trước dù bị chia thành nhiều bộ phận, và Chính thống Nga. Mặc dù các nhà cải cách dân chủ và các linh mục theo chủ nghĩa tự do kêu gọi cải cách sâu rộng Giáo hội Chính thống Nga, nhưng nỗ lực của họ chẳng mang lại kết quả gì. Thay vào đó, dưới thời Putin, Chính thống Nga đã tìm được người ủng hộ và bảo vệ mới.
Trong những năm đầu tiên dưới quyền của Putin, FSB, cơ quan kế nhiệm của KGB, đã có những hành động để bảo vệ phạm vi ảnh hưởng của Chính thống giáo. Năm 2002, năm linh mục Công Giáo đã bị FSB trục xuất khỏi Nga với lý do tội gián điệp. Đổi lại, Chính thống Nga đã ban phước lành cho FSB: cuối năm đó, Nhà thờ Saint Sophia được mở cửa trở lại ngay gần Quảng trường Lubyanka, cách trụ sở Mạc Tư Khoa của FSB một dãy nhà. Đích thân Thượng phụ Alexy II đã chúc phúc cho lễ khai trương thánh đường trong một buổi lễ có sự tham dự của Nikolai Patrushev, lúc đó là giám đốc FSB, người hiện nay giữ chức vụ đứng đầu hội đồng an ninh của Putin.
4. Nga phóng loạt hỏa tiễn mùa đông mới vào Kyiv
Thủ đô của Ukraine bị tấn công bằng hỏa tiễn hành trình lần đầu tiên sau gần ba tháng, nhà lãnh đạo quân đội cho biết.
Mùa đông ở thủ đô Kyiv của Ukraine giữa lúc Nga xâm lược
Nga đã ném bom Ukraine hôm thứ Sáu, bắn hỏa tiễn hành trình vào Kyiv lần đầu tiên sau nhiều tháng và nhắm vào các cơ sở hạ tầng.
Tổng cộng có 7 máy bay phản lực Nga đã bắn 19 hỏa tiễn hành trình X-101 và X-555 vào Ukraine từ vùng Saratov phía tây nam nước Nga, Không quân Ukraine hôm thứ Sáu cho biết. Mười bốn hỏa tiễn đã bị bắn hạ nhưng một số đã tấn công mục tiêu.
Lực lượng không quân cho biết: “Một số hỏa tiễn của đối phương nhằm vào các cơ sở hạ tầng ở khu vực Dnipro” trong khi những hỏa tiễn khác nhắm vào Kyiv.
Serhiy Popko, nhà lãnh đạo cơ quan quản lý quân sự Kyiv, cho biết trong một tuyên bố rằng tại khu vực Kyiv, tất cả các hỏa tiễn của Nga đều bị bắn hạ.
Popko nói: “Sau một thời gian dài tạm dừng 79 ngày, đối phương lại bắt đầu sử dụng không quân chiến lược để tấn công các thành phố yên bình”. Các mảnh vỡ rơi xuống đã làm hư hại một số ngôi nhà và một đường ống dẫn khí đốt, cảnh sát khu vực Kyiv cho biết.
Vào tháng 11, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cảnh báo rằng Nga sẽ tăng cường tấn công hỏa tiễn vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine trong mùa đông. Tình báo quân sự Ukraine cũng cho biết lực lượng Điện Cẩm Linh đã chuẩn bị hơn 800 hỏa tiễn các loại để tấn công Ukraine khi nhiệt độ giảm xuống.
Tại Pavlohrad, một thành phố thuộc vùng Dnipro, miền đông Ukraine, một doanh nghiệp công nghiệp, hơn chục ngôi nhà riêng và một nhà thờ bị hư hại do một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn.
Serhiy Lysak, thống đốc vùng Dnipropetrovsk, cho biết trong tuyên bố ban đầu rằng một người đã thiệt mạng. Sau đó, ông xác nhận có 8 người bị thương ở Pavlohrad, tất cả đều là nam giới từ 32 đến 66 tuổi.
“Hai người trong số họ sẽ hồi phục ở nhà. Những người còn lại đang ở bệnh viện. Hai trong số những người bị thương vẫn đang trong tình trạng nghiêm trọng. Ông nói: “13 người dân đã được hỗ trợ tâm lý”.
Thiệt hại về cơ sở hạ tầng năng lượng cũng được báo cáo ở khu vực Kharkiv và Kherson.
Sáng thứ Bẩy, Ukrenergo đưa tin hơn 400 thị trấn ở Ukraine hiện không có điện hoặc hệ thống sưởi vì các cuộc tấn công của Nga.
5. Những dấu hiệu cho thấy quyền lực của Putin đang trượt dốc vì cuộc xâm lược Ukraine
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin's Inner Circle Shows Signs They're Worried About His Power Slipping”, nghĩa là “Vòng trong thân cận của Putin cho thấy dấu hiệu họ lo lắng về việc quyền lực của ông bị trượt dốc.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Các quan chức Điện Cẩm Linh đang ngày càng có những động thái cho thấy họ lo ngại về sự phản kháng ngày càng tăng đối với cuộc chiến của Nga ở Ukraine, đặc biệt là từ người thân của những người lính chiến đấu ở đó.
Các báo cáo cho thấy các quan chức Nga lo ngại rằng những biểu hiện bất đồng chính kiến công khai này có thể làm giảm uy tín của Putin và khả năng nắm giữ quyền lực của ông ta.
Cùng với việc tổ chức các cuộc biểu tình công khai, các thành viên gia đình quân nhân Nga đã kêu gọi đưa người thân của họ về nước thông qua các video và văn bản tuyên bố đăng trên các nền tảng mạng xã hội. Một trong những kênh nổi tiếng nhất được thân nhân bất mãn của các binh sĩ sử dụng là kênh Telegram có tên “Đường về nhà”.
Cuối tuần trước, Bộ Quốc phòng Vương quốc Anh báo cáo rằng Điện Cẩm Linh có thể đã cố gắng dập tắt những tiếng nói này bằng cách đề nghị trả tiền cho họ. Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, cũng đã viết về những nỗ lực của Điện Cẩm Linh nhằm chống lại các tin nhắn từ những người dùng “Đường về nhà” bằng cách sử dụng hồ sơ giả để bôi nhọ họ trên mạng.
ISW đưa tin thêm rằng mối quan ngại lớn nhất của Điện Cẩm Linh đối với những người thân giận dữ có thể là cuộc biểu tình của họ có thể tác động tiêu cực đến chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2024 của Putin, mà ông đã chính thức công bố hôm thứ Sáu.
ISW viết: “Chiến dịch tranh cử tổng thống của Putin được cho là sẽ không tập trung vào cuộc chiến ở Ukraine và Điện Cẩm Linh có thể coi người thân của các quân nhân bị gọi nhập ngũ là một nhóm xã hội có thể gây ra một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với chiến dịch tranh cử của ông”.
Tuy nhiên, những nỗ lực của Điện Cẩm Linh nhằm dập tắt sự bất đồng chính kiến từ thân nhân các binh sĩ đã không thành công.
Đầu tuần này, trang điều tra độc lập của Nga có tên “Những câu chuyện quan trọng” đã mô tả một bức thư có chữ ký của khoảng 100 thành viên gia đình những người lính chiến đấu ở Avdiivka. Lá thư của họ yêu cầu Putin ngừng đưa lực lượng của mình vào “các cuộc tấn công máy xay thịt” chống lại quân đội Ukraine.
WarTranslation—một dự án truyền thông độc lập chuyên dịch các tài liệu về cuộc chiến sang tiếng Anh—đã chia sẻ một video trên X về một video ban đầu được đăng trên “Đường về nhà”. Đoạn clip cho thấy một nhóm đông đảo vợ và người thân của các quân nhân cầm biểu ngữ có thông điệp phản chiến.
Một người phụ nữ trong video nói: “Chúng tôi quyết tâm đưa những người đàn ông của mình trở lại bằng bất cứ giá nào”.
Giáo sư Mark N. Katz, Trường Chính sách và Chính phủ của Đại học George Mason, Mark N. Katz, nói với Newsweek rằng mối lo ngại của các quan chức xung quanh Putin có thể vượt ra ngoài cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 3.
“ Điện Cẩm Linh thực sự tỏ ra lo ngại rằng người thân (đặc biệt là mẹ và vợ) của các binh sĩ có thể làm suy yếu sự ủng hộ của công chúng Nga đối với nỗ lực chiến tranh chỉ bằng cách kể những câu chuyện về những gì đang xảy ra với những người thân yêu của họ,” Katz nói trong một email.
Vì cuộc bầu cử tổng thống ở Nga bị nhiều người cho là có gian lận, Katz cho biết ông không nghĩ rằng bản thân Putin lo lắng về kết quả cuối cùng. Ông cũng lưu ý rằng “Mạc Tư Khoa có thể tạo ra số liệu” nếu tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu thấp do người dân ở nhà như một hình thức phản kháng.
Katz nói: “Tuy nhiên, tác động lâu dài của những câu chuyện về điều kiện khủng khiếp mà binh lính Nga phải đối mặt là điều có thể làm cơ sở làm suy yếu sự ủng hộ của công chúng đối với Putin, hoặc ít nhất là đối với nỗ lực chiến tranh của ông ta”.
David Silbey, phó giáo sư lịch sử tại Cornell và là giám đốc giảng dạy và học tập tại Cornell ở Washington, cũng đồng tình với những quan điểm đó.
“Tôi không nghĩ Putin thực sự lo lắng về tình trạng bất ổn nội bộ vào lúc này, ông ấy thường thành công khi đi trước xu hướng, vì vậy tôi có cảm giác rằng giới lãnh đạo Nga đang cố gắng bảo đảm rằng điều này không dẫn đến bất cứ điều gì,” Silbey nói với Newsweek.
Ông nói thêm: “Điều họ không muốn thấy là những cuộc biểu tình trên đường phố rất rõ ràng.”
Igor Girkin - còn được gọi là Igor Strelkov - bị truy nã ở phương Tây vì vụ bắn hạ chuyến bay MH17 ở miền đông Ukraine vào năm 2014; và hiện nay đang ngồi tù vì chỉ trích Putin.
Girkin thường xuyên chọc giận Putin bằng cách đề cập đến nhà độc tài Gaddafi vì người ta đều rõ về phản ứng của Putin trước cái chết của viên đại tá này. Người ta tin rằng Putin bị ám ảnh bởi những cảnh mà nhà độc tài Gaddafi bị hành quyết trước khi bị giày xéo bởi một đám đông.
Tất cả đều được ghi lại trên video, điều này càng làm cho Putin lo lắng, và coi đó là một phát súng cảnh cáo đối với chế độ của chính mình.
Theo The Atlantic, Putin được cho là đã bị “chấn động” khi xem đoạn video hàng quyết Gaddafi. Ông ta đã tức giận lên án cái chết của Gaddafi và trực tiếp đề cập đến đoạn phim đáng lo ngại tại một cuộc họp báo vào năm 2011.
Ông nói: “Gần như toàn bộ gia đình của Gaddafi đã bị giết, xác chết của ông ấy được chiếu trên tất cả các kênh truyền hình toàn cầu, không thể xem mà không ghê tởm.”
“Người đàn ông bê bết máu, vẫn còn sống và anh ta đang bị đám đông cuồng nộ kết liễu mạng sống.”
Putin đã tỏ ra tàn bạo hơn rất nhiều sau biến cố này, có lẽ ông ta học được từ cái chết của Gaddafi rằng “sự yếu đuối và thỏa hiệp không phải là một lựa chọn.” Lo âu nhất của Putin ngày nay là bị giày xéo bởi một đám đông trong khi đôi mắt vẫn đang mở trừng trừng.
6. Quân đội Nga đang tấn công Avdiivka bằng chân. Xe tăng Ukraine đang chờ đợi họ.
Khi cuộc chiến rộng lớn hơn của Nga ở Ukraine bước sang năm thứ ba, xe tăng của cả hai nước hầu như không chiến đấu như xe tăng. Bị truy đuổi bởi máy bay không người lái và pháo binh, bị bao vây bởi mìn, xe tăng Ukraine và Nga có xu hướng lùi lại phía sau chiến tuyến một hoặc hai dặm, chĩa súng chính lên cao và bắn vào các mục tiêu mà tổ lái của họ không thể nhìn thấy. Giống như những khẩu pháo nhỏ cứng rắn.
Đó không phải là những gì đang xảy ra trong một khu vực quan trọng. Trong hai tháng nay, Điện Cẩm Linh đã tấn công mọi trung đoàn và lữ đoàn hiện có tại Avdiivka, một cứ điểm quan trọng của Ukraine ngay phía tây bắc thành phố Donetsk ở vùng Donbas phía đông Ukraine.
Để bắt quân Nga phải trả giá cho mỗi thước tiến quân, quân Ukraine đã triển khai xe tăng. Và họ đang chiến đấu khi những chiếc xe tăng—lăn tới gần các nhóm tấn công của Nga để bắn đại bác trong khi hỏa tiễn Nga nổ tung xung quanh họ.
“Chúng tôi giữ được tuyến phòng thủ nhờ xe tăng”, một binh sĩ Ukraine nói với thông tấn xã Anadolu.
Một video máy bay không người lái lan truyền trực tuyến trong tuần này mô tả một trong những cuộc phản công bằng thiết giáp này. Một chiếc xe tăng Ukraine thuộc Lữ đoàn cơ giới 116 – có vẻ như là một chiếc T-64 – lao tới một đội bộ binh Nga đang trú ẩn trong một ngôi nhà ngay phía đông nhà máy than cốc rộng lớn neo đậu ở sườn phía bắc của Avdiivka.
Tiến nhanh rồi rút lui rồi lại tiến nhằm làm phức tạp mục tiêu của quân Nga, tổ lái ba người của T-64 bắn nhiều phát đạn từ pháo chính 125 ly và phá hủy một số công trình. Thứ có vẻ là hỏa tiễn chống tăng của Nga đã suýt bắn trượt xe tăng. Cuối cùng nhận ra mình đã thua, bộ binh Nga hốt hoảng bỏ chạy.
Cuộc giao tranh làm nổi bật điểm mạnh của xe tăng: tính cơ động, hỏa lực và khả năng bảo vệ. Nó cũng nêu bật mức độ dễ bị tổn thương của bộ binh trước các cuộc tấn công của xe tăng khi bộ binh không có cơ hội tiến sâu và không được xe tăng hỗ trợ.
Không phải là các trung đoàn và lữ đoàn Nga xung quanh Avdiivka, tổng cộng khoảng 40.000 quân, không có xe tăng và các phương tiện bọc thép khác. Họ có. Gần đây chúng tôi đã quan sát thấy, ở phía bắc Avdiivka, một trận chiến xe tăng hiếm gặp.
Nhưng người Nga đã học được một cách khó khăn rằng những đoàn xe dài rất dễ bị tổn thương khi dàn dựng một cuộc tấn công. Trong tháng đầu tiên của chiến dịch Avdiivka, người Nga đã gửi từng đoàn xe tăng về phía Avdiivka, chỉ để đụng phải các khu vức tiêu diệt xe tăng mà quân Ukraine đã bố trí trước ở phía nam, phía đông và phía bắc thành phố.
Bị nổ tung bởi mìn, pháo binh và máy bay không người lái, những đoàn xe này đã mất hàng trăm xe tăng, xe chiến đấu bộ binh và các phương tiện khác. Vào giữa tháng 11, các chỉ huy Nga đã thay đổi phương pháp của họ. Có lẽ nhận thấy những thành công mà người Ukraine đạt được trong mùa hè này khi triển khai các đội bộ binh nhỏ xuống ngựa, người Nga bắt đầu bỏ lại phương tiện của họ.
Nhóm phân tích Frontelligence Insight của Ukraine đưa tin vào ngày 24 tháng 11: “Các lực lượng Nga đang sử dụng ít phương tiện hơn với số lượng nhỏ hơn”. “Có sự gia tăng đáng chú ý trong việc sử dụng các nhóm chiến thuật nhỏ”.
Khi không được hỗ trợ, những bộ binh này sẽ trở thành nguồn thức ăn cho các đội xe tăng giàu kinh nghiệm. Và các chỉ huy Ukraine dường như đánh giá cao điều đó. Họ đã triển khai tới hai bên sườn Avdiivka một số hoặc tất cả không dưới năm lữ đoàn. Bốn lữ đoàn cơ giới, mỗi lữ đoàn có một đại đội hoặc tiểu đoàn tương ứng khoảng 10 hoặc 30 xe tăng. Một lữ đoàn xe tăng thực sự với một số tiểu đoàn xe tăng.
Không rõ chính xác Ukraine đã triển khai bao nhiêu xe tăng để bảo vệ Avdiivka. Có thể là vài chục, có thể là một trăm? Bất chấp điều đó, đó là sự kết hợp lộn xộn giữa các loại: T-64 cũ và mới hơn, T-72, một số Leopard 2 và thậm chí có thể là một vài chiếc T-90 cũ của Nga. Nhưng bất kỳ chiếc xe tăng nào trong số này cũng là nỗi khiếp sợ đối với một đội bộ binh không được hỗ trợ.
Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng chiến thuật xe tăng của quân Ukraine xung quanh Avdiivka không bảo đảm sự sống còn của thành phố. Người Nga có nhiều nghìn quân ở khu vực Avdiivka hơn người Ukraine. Và mặc dù được cho là mất hàng trăm người mỗi ngày, người Nga không có dấu hiệu nhượng bộ.
Theo Bộ Quốc phòng Anh, quyết định tấn công Avdiivka của Điện Cẩm Linh đã khiến tổn thất của Nga trên toàn chiến tuyến dài 600 dặm tăng 90%.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh ở Washington, DC kết luận: “Các lực lượng của Nga có thể phải chịu tổn thất trên toàn bộ mặt trận ở Ukraine với tốc độ gần bằng tốc độ mà Nga hiện đang xây dựng lực lượng mới”.
Số lượng quân mới đến mỗi ngày cũng gần bằng số lượng quân có kinh nghiệm bị giết hoặc bị thương. Điện Cẩm Linh có thể duy trì chiến dịch Avdiivka của mình “miễn là Vladimir Putin sẵn sàng và có khả năng gánh chịu những hậu quả trong nước.
Nhưng khi sử dụng toàn bộ nhân lực mới được huy động cho những mục đích cho đến nay chỉ mang lại lợi ích không đáng kể xung quanh Avdiivka, Điện Cẩm Linh có thể đang từ bỏ cơ hội tấn công ở nơi khác, bây giờ hoặc trong tương lai gần.
Theo ISW, “thương vong cao của Nga có thể sẽ ngăn cản Nga bổ sung và tái thiết đầy đủ các đơn vị hiện có ở Ukraine cũng như hình thành lực lượng dự trữ chiến lược bổ sung hoạt động mới nếu nỗ lực xây dựng lực lượng của Nga tiếp tục với tốc độ hiện tại trong khi quân đội Nga tiếp tục gánh chịu những thương vong kinh hoàng”.
Để xây dựng lực lượng cho những nỗ lực khác, người Nga sẽ phải thành công trong việc chiếm Avdiivka - hoặc rút lui khỏi đó. Điều đầu tiên nói thì dễ hơn làm khi xe tăng của quân đội Ukraine tiếp tục cản đường.
Trong hai ngày 04 và 05 tháng Mười Hai vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhóm họp Hội đồng các Hồng Y Cố vấn của ngài, quen gọi là Hội đồng C-9.
Trước đó, hôm 30 tháng Mười Một, trong buổi tiếp kiến Ủy ban Thần học quốc tế, ngài cho biết một trong những đề tài suy tư trong Hội đồng Hồng Y Cố vấn này, là vai trò của phụ nữ trong Giáo hội. Trong dịp gặp gỡ với các thần học gia quốc tế, Đức Thánh Cha mong rằng số nữ thần học gia trong Ủy ban thần học quốc tế sẽ được tăng cường, thay vì chỉ có năm người trong số ba mươi thành viên của Ủy ban như hiện nay. Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh chiều kích nữ của Hội thánh.
Đây là cuộc họp cuối cùng của Hội đồng Hồng Y Cố vấn trong năm nay. Lần họp trước đây tiến hành trong hai ngày 26 và 27 tháng Sáu, và trong số các đề tài được bàn đến có cuộc xung đột tại Ukraine, việc áp dụng tại các Giáo hội địa phương Tông hiến “Các con hãy loan báo Tin mừng” (Praedicate Evangelium), cải tổ Giáo triều Roma. Ngoài ra, các vị cũng bàn tới công việc của Ủy ban Tòa Thánh bảo vệ trẻ vị thành niên, nhóm khóa họp toàn thể hồi hạ tuần tháng Sáu năm nay.
Hội đồng C-9 hiện nay được Đức Thánh Cha bổ sung các thành viên vào ngày 07 tháng Ba năm nay, trong đó Đức Hồng Y Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, Đức Hồng Y Fernando Vérgez Alzaga, người Tây Ban Nha, thuộc Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), hiện là Chủ tịch Ủy ban Tòa Thánh về Quốc gia thành Vatican. Các vị còn lại đến từ Congo Dân chủ, Tây Ban Nha, Hoa Kỳ, Canada, Luxemburg, Brazil. Từ Á châu, vẫn là Đức Hồng Y Oswald Gracias, Tổng giám mục Giáo phận Bombay bên Ấn Độ. Hội đồng có một vị Tổng thư ký, là Đức Cha Marco Mellino, thuộc Phủ Quốc vụ khanh Tòa Thánh.
2. Giáo hội Chính thống Nga và Chiến dịch gây ảnh hưởng ngầm của Điện Cẩm Linh ở phương Tây
Vào ngày 23 tháng 7, một trong những nhà thờ lớn nhất Ukraine, nhà thờ Chính thống giáo ở Odessa, đã bị hư hại nghiêm trọng do một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Nga. Cuộc tấn công nêu bật một trong những bí ẩn còn sót lại về cuộc xâm lược tàn bạo của Putin vào Ukraine: Mạc Tư Khoa đã tiến hành chiến tranh không chỉ với một dân tộc láng giềng mà còn với một dân tộc, giống như chính họ, phần lớn là những người theo Kitô giáo Chính thống. Trên thực tế, chính phủ Nga đã buộc phải nhắm vào tôn giáo của chính mình trong chiến dịch chinh phục Ukraine. Tuy nhiên, bất chấp điều này, các giáo sĩ Chính thống giáo của Nga vẫn nằm trong số những người ủng hộ chiến tranh mạnh mẽ nhất, và những lời chỉ trích từ các nhà lãnh đạo Chính thống giáo ở các quốc gia khác tương đối im lặng.
Ở một khía cạnh nào đó, điều này không có gì đáng ngạc nhiên, do mối quan hệ nổi tiếng giữa Giáo hội Chính thống Nga và chế độ Putin. Kể từ những năm đầu trong nhiệm kỳ nắm quyền của Putin, Chính thống Nga đã có được ảnh hưởng ngày càng tăng trong xã hội Nga và được củng cố các mối liên hệ lịch sử với nhà nước Nga và quân đội Nga. Trong một năm rưỡi kể từ khi cuộc xâm lược bắt đầu, Chính Thống Giáo Nga cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ chiến tranh, với Thượng phụ Kirill, nhà lãnh đạo Giáo hội Chính thống Nga, trở thành cơ quan ngôn luận nổi bật cho các mục tiêu quân sự của Điện Cẩm Linh.
Nhưng bên cạnh sự ủng hộ trong nước này còn có một hiện tượng khác ít được chú ý hơn: sự ủng hộ mạnh mẽ mà Putin nhận được từ các cộng đồng Chính thống giáo ở nước ngoài. Ngoài biên giới Nga, Giáo hội Chính thống Nga duy trì 38,649 giáo xứ, 474 tu viện dành cho nam và 498 tu viện dành cho nữ. Nhiều trong số này nằm ở phương Tây: tại Hoa Kỳ, Giáo hội Chính thống Nga có 2,380 giáo xứ, cùng với 41 tu viện nam và 38 nữ tu. Mặc dù tổng số tín hữu của giáo hội vẫn còn nhỏ—ở Hoa Kỳ, theo một ước tính gần đây, có 25,000 thành viên—số lượng lớn các giáo xứ mang lại cho Chính thống Nga sự hiện diện rộng rãi về mặt địa lý, kể cả ở nhiều thành phố lớn ở phương Tây.
Sau cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine vào năm 2022, một nhà lãnh đạo Chính thống giáo ở Bắc Mỹ đã kêu gọi các tín hữu trên khắp thế giới ủng hộ; ở Âu Châu, một trong những giám mục Chính thống nổi tiếng nhất của phương Tây đã lên án chính quyền Ukraine, chứ không phải quân đội Nga, vì những hành động tàn bạo đã gây ra đối với các Kitô hữu trong chiến tranh. Đáng chú ý hơn nữa là một chiến dịch đầy tham vọng nhằm thu phục trái tim và khối óc của Chính thống giáo Nga – bao gồm cả ở Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác – được lãnh đạo bởi một nhánh của Chính thống Nga có liên hệ với tình báo Nga và chính phủ Nga.
Mức độ hiện tại của những nỗ lực này đã thu hút được sự chú ý của chính phủ Hoa Kỳ. Đầu năm nay, FBI đã cảnh cáo riêng với các thành viên của cộng đồng Chính thống ở Hoa Kỳ rằng Nga có thể đang sử dụng Chính thống Nga để giúp thu thập các nguồn tin tình báo ở phương Tây. Các thành viên của cộng đồng đã đưa cho chúng tôi bản sao các tài liệu FBI đã được chia sẻ giữa các giáo xứ Chính thống giáo Nga và Chính thống giáo Đông Phương. Các tài liệu xác định và nêu bật các hoạt động của một thành viên cao cấp trong bộ phận đối ngoại của Giáo hội Chính thống Nga mà FBI nghi ngờ có quan hệ với tình báo Nga. Cảnh cáo của FBI cho thấy rằng Chính thống Nga thậm chí có thể có mối liên hệ chặt chẽ với chế độ Putin hơn nhiều nhà quan sát giả định, với những tác động tiềm ẩn đáng kể đối với ảnh hưởng ở nước ngoài của Điện Cẩm Linh. Với sự hiện diện lâu dài của Chính thống Nga ở các nước phương Tây, những mối liên kết này cũng có thể làm phức tạp thêm những nỗ lực nhằm xây dựng một phe đối lập hữu hiệu của Nga ở nước ngoài.
3. Mối liên hệ chặt chẽ với nhà nước Nga của Chính Thống Giáo
Không có gì đáng ngạc nhiên khi Chính Thống Giáo Nga có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các lợi ích chiến lược của Nga. Trong nhiều thế kỷ, Chính thống Nga vốn có mối liên hệ chặt chẽ với nhà nước Nga, một mối quan hệ kéo dài từ thời Đế quốc Nga đến Liên Xô cho đến nước Nga của Putin. Từ thế kỷ 18 cho đến Cách mạng Nga, sa hoàng Nga là nhà lãnh đạo Giáo hội Chính thống Nga, từ đó mang lại tính hợp pháp cho sự cai trị của đế quốc Nga; Thương hiệu chính thống của Nga dựa trên khái niệm rằng Mạc Tư Khoa là “Rôma thứ ba” – người kế thừa các đế quốc Thiên chúa giáo của Rôma cổ đại và Byzantine Constantinople. Ảnh hưởng của Chính thống Nga cũng được chống đỡ và được bênh vực bởi ý thức hệ quốc gia-coi Nga đế quốc của chủ nghĩa phi thường Nga, cho rằng sứ mệnh của Chính thống Nga là phục vụ sa hoàng và bảo vệ quê mẹ thánh thiêng.
Trớ trêu thay, sự cai trị của cộng sản đã không thay đổi định hướng này nhiều, bất chấp sự đàn áp có hệ thống của Liên Xô đối với các nhà lãnh đạo Chính thống Nga, tịch thu tài sản của Chính thống Nga và việc xóa bỏ ảnh hưởng của Chính thống Nga nói chung sau Cách mạng Bolshevik. Trong Thế chiến thứ hai, khi nhà lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin yêu cầu Chính thống Nga giúp tập hợp dân chúng để bảo vệ Liên Xô. Các nhà lãnh đạo đã hưởng ứng lời kêu gọi của ông—không phải vì chủ nghĩa cơ hội mà vì họ nhận ra rằng ý thức hệ của đất nước đang nhanh chóng chuyển từ tầm nhìn về sự cai trị vô sản và chủ nghĩa cộng sản phổ quát sang một ý thức hệ dân tộc chủ nghĩa đổi mới dựa trên quá khứ huy hoàng của Đế quốc Nga. Stalin hiểu rằng chủ nghĩa dân tộc truyền cảm hứng nhiều hơn cho những người lính đang liều mạng trong cuộc chiến tàn khốc với Đức Quốc xã, và Chính thống Nga sẵn sàng chấp nhận quan điểm đó.
Trong những thập niên sau của Chiến tranh Lạnh, bất chấp luận điệu vô thần chính thức của chính phủ Liên Xô, Chính thống Nga vẫn gần gũi với nhà nước. Soldatov, có ông nội là viên chức quân sự cao cấp ở Mạc Tư Khoa vào đầu những năm 1980, cho biết ông rất tự hào được mời đến dự lễ Phục sinh của Chính thống giáo tại Nhà thờ Yelokhovo ở Mạc Tư Khoa. Hồi đó, đây là nhà thờ chính của đất nước và lời mời là biểu tượng của địa vị ưu tú. KGB giám sát chặt chẽ nhà thờ nhưng không chỉ vì mục đích giám sát: các đặc vụ còn đánh giá sâu sắc các giáo sĩ và giáo dân là những đặc vụ và nguồn cung cấp tiềm năng.
Ngay từ đầu, Putin đã muốn đặt cộng đồng người Nga ở hải ngoại dưới sự kiểm soát của mình.
Một phần, điều này là do KGB và Chính thống Nga có chung niềm tin rằng đất nước này thường xuyên bị phương Tây đe dọa và bị bao vây bởi vô số đối phương đang tìm cách phá hoại Mạc Tư Khoa. Hơn nữa, quay trở lại thế kỷ 13, Giáo hội Chính thống Nga đã nghi ngờ về sự mở rộng về phía đông của đạo Công Giáo, điều mà họ coi là nỗ lực của phương Tây nhằm áp đặt tôn giáo của mình lên nền văn minh Slav. Đối với KGB, mối bận tâm lịch sử của Chính thống Nga với mối đe dọa ảnh hưởng từ bên ngoài có nghĩa là Chính thống Nga có thể tham gia vào các nỗ lực của Liên Xô nhằm tạo ra một bức tường thành tư tưởng chống lại phương Tây.
Mối quan hệ chặt chẽ giữa Chính thống Nga và bộ máy an ninh không kết thúc với sự sụp đổ của Liên Xô. Những thay đổi dân chủ trong những năm 1990 đã tác động đến nhiều lĩnh vực của xã hội Nga, nhưng chúng để lại hai thể chế gần như hoàn toàn nguyên vẹn: KGB, vẫn tiếp tục hoạt động như trước dù bị chia thành nhiều bộ phận, và Chính thống Nga. Mặc dù các nhà cải cách dân chủ và các linh mục theo chủ nghĩa tự do kêu gọi cải cách sâu rộng Giáo hội Chính thống Nga, nhưng nỗ lực của họ chẳng mang lại kết quả gì. Thay vào đó, dưới thời Putin, Chính thống Nga đã tìm được người ủng hộ và bảo vệ mới.
Trong những năm đầu tiên dưới quyền của Putin, FSB, cơ quan kế nhiệm của KGB, đã có những hành động để bảo vệ phạm vi ảnh hưởng của Chính thống giáo. Năm 2002, năm linh mục Công Giáo đã bị FSB trục xuất khỏi Nga với lý do tội gián điệp. Đổi lại, Chính thống Nga đã ban phước lành cho FSB: cuối năm đó, Nhà thờ Saint Sophia được mở cửa trở lại ngay gần Quảng trường Lubyanka, cách trụ sở Mạc Tư Khoa của FSB một dãy nhà. Đích thân Thượng phụ Alexy II đã chúc phúc cho lễ khai trương thánh đường trong một buổi lễ có sự tham dự của Nikolai Patrushev, lúc đó là giám đốc FSB, người hiện nay giữ chức vụ đứng đầu hội đồng an ninh của Putin.
4. Nga phóng loạt hỏa tiễn mùa đông mới vào Kyiv
Thủ đô của Ukraine bị tấn công bằng hỏa tiễn hành trình lần đầu tiên sau gần ba tháng, nhà lãnh đạo quân đội cho biết.
Mùa đông ở thủ đô Kyiv của Ukraine giữa lúc Nga xâm lược
Nga đã ném bom Ukraine hôm thứ Sáu, bắn hỏa tiễn hành trình vào Kyiv lần đầu tiên sau nhiều tháng và nhắm vào các cơ sở hạ tầng.
Tổng cộng có 7 máy bay phản lực Nga đã bắn 19 hỏa tiễn hành trình X-101 và X-555 vào Ukraine từ vùng Saratov phía tây nam nước Nga, Không quân Ukraine hôm thứ Sáu cho biết. Mười bốn hỏa tiễn đã bị bắn hạ nhưng một số đã tấn công mục tiêu.
Lực lượng không quân cho biết: “Một số hỏa tiễn của đối phương nhằm vào các cơ sở hạ tầng ở khu vực Dnipro” trong khi những hỏa tiễn khác nhắm vào Kyiv.
Serhiy Popko, nhà lãnh đạo cơ quan quản lý quân sự Kyiv, cho biết trong một tuyên bố rằng tại khu vực Kyiv, tất cả các hỏa tiễn của Nga đều bị bắn hạ.
Popko nói: “Sau một thời gian dài tạm dừng 79 ngày, đối phương lại bắt đầu sử dụng không quân chiến lược để tấn công các thành phố yên bình”. Các mảnh vỡ rơi xuống đã làm hư hại một số ngôi nhà và một đường ống dẫn khí đốt, cảnh sát khu vực Kyiv cho biết.
Vào tháng 11, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cảnh báo rằng Nga sẽ tăng cường tấn công hỏa tiễn vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine trong mùa đông. Tình báo quân sự Ukraine cũng cho biết lực lượng Điện Cẩm Linh đã chuẩn bị hơn 800 hỏa tiễn các loại để tấn công Ukraine khi nhiệt độ giảm xuống.
Tại Pavlohrad, một thành phố thuộc vùng Dnipro, miền đông Ukraine, một doanh nghiệp công nghiệp, hơn chục ngôi nhà riêng và một nhà thờ bị hư hại do một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn.
Serhiy Lysak, thống đốc vùng Dnipropetrovsk, cho biết trong tuyên bố ban đầu rằng một người đã thiệt mạng. Sau đó, ông xác nhận có 8 người bị thương ở Pavlohrad, tất cả đều là nam giới từ 32 đến 66 tuổi.
“Hai người trong số họ sẽ hồi phục ở nhà. Những người còn lại đang ở bệnh viện. Hai trong số những người bị thương vẫn đang trong tình trạng nghiêm trọng. Ông nói: “13 người dân đã được hỗ trợ tâm lý”.
Thiệt hại về cơ sở hạ tầng năng lượng cũng được báo cáo ở khu vực Kharkiv và Kherson.
Sáng thứ Bẩy, Ukrenergo đưa tin hơn 400 thị trấn ở Ukraine hiện không có điện hoặc hệ thống sưởi vì các cuộc tấn công của Nga.
5. Những dấu hiệu cho thấy quyền lực của Putin đang trượt dốc vì cuộc xâm lược Ukraine
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin's Inner Circle Shows Signs They're Worried About His Power Slipping”, nghĩa là “Vòng trong thân cận của Putin cho thấy dấu hiệu họ lo lắng về việc quyền lực của ông bị trượt dốc.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Các quan chức Điện Cẩm Linh đang ngày càng có những động thái cho thấy họ lo ngại về sự phản kháng ngày càng tăng đối với cuộc chiến của Nga ở Ukraine, đặc biệt là từ người thân của những người lính chiến đấu ở đó.
Các báo cáo cho thấy các quan chức Nga lo ngại rằng những biểu hiện bất đồng chính kiến công khai này có thể làm giảm uy tín của Putin và khả năng nắm giữ quyền lực của ông ta.
Cùng với việc tổ chức các cuộc biểu tình công khai, các thành viên gia đình quân nhân Nga đã kêu gọi đưa người thân của họ về nước thông qua các video và văn bản tuyên bố đăng trên các nền tảng mạng xã hội. Một trong những kênh nổi tiếng nhất được thân nhân bất mãn của các binh sĩ sử dụng là kênh Telegram có tên “Đường về nhà”.
Cuối tuần trước, Bộ Quốc phòng Vương quốc Anh báo cáo rằng Điện Cẩm Linh có thể đã cố gắng dập tắt những tiếng nói này bằng cách đề nghị trả tiền cho họ. Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, cũng đã viết về những nỗ lực của Điện Cẩm Linh nhằm chống lại các tin nhắn từ những người dùng “Đường về nhà” bằng cách sử dụng hồ sơ giả để bôi nhọ họ trên mạng.
ISW đưa tin thêm rằng mối quan ngại lớn nhất của Điện Cẩm Linh đối với những người thân giận dữ có thể là cuộc biểu tình của họ có thể tác động tiêu cực đến chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2024 của Putin, mà ông đã chính thức công bố hôm thứ Sáu.
ISW viết: “Chiến dịch tranh cử tổng thống của Putin được cho là sẽ không tập trung vào cuộc chiến ở Ukraine và Điện Cẩm Linh có thể coi người thân của các quân nhân bị gọi nhập ngũ là một nhóm xã hội có thể gây ra một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với chiến dịch tranh cử của ông”.
Tuy nhiên, những nỗ lực của Điện Cẩm Linh nhằm dập tắt sự bất đồng chính kiến từ thân nhân các binh sĩ đã không thành công.
Đầu tuần này, trang điều tra độc lập của Nga có tên “Những câu chuyện quan trọng” đã mô tả một bức thư có chữ ký của khoảng 100 thành viên gia đình những người lính chiến đấu ở Avdiivka. Lá thư của họ yêu cầu Putin ngừng đưa lực lượng của mình vào “các cuộc tấn công máy xay thịt” chống lại quân đội Ukraine.
WarTranslation—một dự án truyền thông độc lập chuyên dịch các tài liệu về cuộc chiến sang tiếng Anh—đã chia sẻ một video trên X về một video ban đầu được đăng trên “Đường về nhà”. Đoạn clip cho thấy một nhóm đông đảo vợ và người thân của các quân nhân cầm biểu ngữ có thông điệp phản chiến.
Một người phụ nữ trong video nói: “Chúng tôi quyết tâm đưa những người đàn ông của mình trở lại bằng bất cứ giá nào”.
Giáo sư Mark N. Katz, Trường Chính sách và Chính phủ của Đại học George Mason, Mark N. Katz, nói với Newsweek rằng mối lo ngại của các quan chức xung quanh Putin có thể vượt ra ngoài cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 3.
“ Điện Cẩm Linh thực sự tỏ ra lo ngại rằng người thân (đặc biệt là mẹ và vợ) của các binh sĩ có thể làm suy yếu sự ủng hộ của công chúng Nga đối với nỗ lực chiến tranh chỉ bằng cách kể những câu chuyện về những gì đang xảy ra với những người thân yêu của họ,” Katz nói trong một email.
Vì cuộc bầu cử tổng thống ở Nga bị nhiều người cho là có gian lận, Katz cho biết ông không nghĩ rằng bản thân Putin lo lắng về kết quả cuối cùng. Ông cũng lưu ý rằng “Mạc Tư Khoa có thể tạo ra số liệu” nếu tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu thấp do người dân ở nhà như một hình thức phản kháng.
Katz nói: “Tuy nhiên, tác động lâu dài của những câu chuyện về điều kiện khủng khiếp mà binh lính Nga phải đối mặt là điều có thể làm cơ sở làm suy yếu sự ủng hộ của công chúng đối với Putin, hoặc ít nhất là đối với nỗ lực chiến tranh của ông ta”.
David Silbey, phó giáo sư lịch sử tại Cornell và là giám đốc giảng dạy và học tập tại Cornell ở Washington, cũng đồng tình với những quan điểm đó.
“Tôi không nghĩ Putin thực sự lo lắng về tình trạng bất ổn nội bộ vào lúc này, ông ấy thường thành công khi đi trước xu hướng, vì vậy tôi có cảm giác rằng giới lãnh đạo Nga đang cố gắng bảo đảm rằng điều này không dẫn đến bất cứ điều gì,” Silbey nói với Newsweek.
Ông nói thêm: “Điều họ không muốn thấy là những cuộc biểu tình trên đường phố rất rõ ràng.”
Igor Girkin - còn được gọi là Igor Strelkov - bị truy nã ở phương Tây vì vụ bắn hạ chuyến bay MH17 ở miền đông Ukraine vào năm 2014; và hiện nay đang ngồi tù vì chỉ trích Putin.
Girkin thường xuyên chọc giận Putin bằng cách đề cập đến nhà độc tài Gaddafi vì người ta đều rõ về phản ứng của Putin trước cái chết của viên đại tá này. Người ta tin rằng Putin bị ám ảnh bởi những cảnh mà nhà độc tài Gaddafi bị hành quyết trước khi bị giày xéo bởi một đám đông.
Tất cả đều được ghi lại trên video, điều này càng làm cho Putin lo lắng, và coi đó là một phát súng cảnh cáo đối với chế độ của chính mình.
Theo The Atlantic, Putin được cho là đã bị “chấn động” khi xem đoạn video hàng quyết Gaddafi. Ông ta đã tức giận lên án cái chết của Gaddafi và trực tiếp đề cập đến đoạn phim đáng lo ngại tại một cuộc họp báo vào năm 2011.
Ông nói: “Gần như toàn bộ gia đình của Gaddafi đã bị giết, xác chết của ông ấy được chiếu trên tất cả các kênh truyền hình toàn cầu, không thể xem mà không ghê tởm.”
“Người đàn ông bê bết máu, vẫn còn sống và anh ta đang bị đám đông cuồng nộ kết liễu mạng sống.”
Putin đã tỏ ra tàn bạo hơn rất nhiều sau biến cố này, có lẽ ông ta học được từ cái chết của Gaddafi rằng “sự yếu đuối và thỏa hiệp không phải là một lựa chọn.” Lo âu nhất của Putin ngày nay là bị giày xéo bởi một đám đông trong khi đôi mắt vẫn đang mở trừng trừng.
6. Quân đội Nga đang tấn công Avdiivka bằng chân. Xe tăng Ukraine đang chờ đợi họ.
Khi cuộc chiến rộng lớn hơn của Nga ở Ukraine bước sang năm thứ ba, xe tăng của cả hai nước hầu như không chiến đấu như xe tăng. Bị truy đuổi bởi máy bay không người lái và pháo binh, bị bao vây bởi mìn, xe tăng Ukraine và Nga có xu hướng lùi lại phía sau chiến tuyến một hoặc hai dặm, chĩa súng chính lên cao và bắn vào các mục tiêu mà tổ lái của họ không thể nhìn thấy. Giống như những khẩu pháo nhỏ cứng rắn.
Đó không phải là những gì đang xảy ra trong một khu vực quan trọng. Trong hai tháng nay, Điện Cẩm Linh đã tấn công mọi trung đoàn và lữ đoàn hiện có tại Avdiivka, một cứ điểm quan trọng của Ukraine ngay phía tây bắc thành phố Donetsk ở vùng Donbas phía đông Ukraine.
Để bắt quân Nga phải trả giá cho mỗi thước tiến quân, quân Ukraine đã triển khai xe tăng. Và họ đang chiến đấu khi những chiếc xe tăng—lăn tới gần các nhóm tấn công của Nga để bắn đại bác trong khi hỏa tiễn Nga nổ tung xung quanh họ.
“Chúng tôi giữ được tuyến phòng thủ nhờ xe tăng”, một binh sĩ Ukraine nói với thông tấn xã Anadolu.
Một video máy bay không người lái lan truyền trực tuyến trong tuần này mô tả một trong những cuộc phản công bằng thiết giáp này. Một chiếc xe tăng Ukraine thuộc Lữ đoàn cơ giới 116 – có vẻ như là một chiếc T-64 – lao tới một đội bộ binh Nga đang trú ẩn trong một ngôi nhà ngay phía đông nhà máy than cốc rộng lớn neo đậu ở sườn phía bắc của Avdiivka.
Tiến nhanh rồi rút lui rồi lại tiến nhằm làm phức tạp mục tiêu của quân Nga, tổ lái ba người của T-64 bắn nhiều phát đạn từ pháo chính 125 ly và phá hủy một số công trình. Thứ có vẻ là hỏa tiễn chống tăng của Nga đã suýt bắn trượt xe tăng. Cuối cùng nhận ra mình đã thua, bộ binh Nga hốt hoảng bỏ chạy.
Cuộc giao tranh làm nổi bật điểm mạnh của xe tăng: tính cơ động, hỏa lực và khả năng bảo vệ. Nó cũng nêu bật mức độ dễ bị tổn thương của bộ binh trước các cuộc tấn công của xe tăng khi bộ binh không có cơ hội tiến sâu và không được xe tăng hỗ trợ.
Không phải là các trung đoàn và lữ đoàn Nga xung quanh Avdiivka, tổng cộng khoảng 40.000 quân, không có xe tăng và các phương tiện bọc thép khác. Họ có. Gần đây chúng tôi đã quan sát thấy, ở phía bắc Avdiivka, một trận chiến xe tăng hiếm gặp.
Nhưng người Nga đã học được một cách khó khăn rằng những đoàn xe dài rất dễ bị tổn thương khi dàn dựng một cuộc tấn công. Trong tháng đầu tiên của chiến dịch Avdiivka, người Nga đã gửi từng đoàn xe tăng về phía Avdiivka, chỉ để đụng phải các khu vức tiêu diệt xe tăng mà quân Ukraine đã bố trí trước ở phía nam, phía đông và phía bắc thành phố.
Bị nổ tung bởi mìn, pháo binh và máy bay không người lái, những đoàn xe này đã mất hàng trăm xe tăng, xe chiến đấu bộ binh và các phương tiện khác. Vào giữa tháng 11, các chỉ huy Nga đã thay đổi phương pháp của họ. Có lẽ nhận thấy những thành công mà người Ukraine đạt được trong mùa hè này khi triển khai các đội bộ binh nhỏ xuống ngựa, người Nga bắt đầu bỏ lại phương tiện của họ.
Nhóm phân tích Frontelligence Insight của Ukraine đưa tin vào ngày 24 tháng 11: “Các lực lượng Nga đang sử dụng ít phương tiện hơn với số lượng nhỏ hơn”. “Có sự gia tăng đáng chú ý trong việc sử dụng các nhóm chiến thuật nhỏ”.
Khi không được hỗ trợ, những bộ binh này sẽ trở thành nguồn thức ăn cho các đội xe tăng giàu kinh nghiệm. Và các chỉ huy Ukraine dường như đánh giá cao điều đó. Họ đã triển khai tới hai bên sườn Avdiivka một số hoặc tất cả không dưới năm lữ đoàn. Bốn lữ đoàn cơ giới, mỗi lữ đoàn có một đại đội hoặc tiểu đoàn tương ứng khoảng 10 hoặc 30 xe tăng. Một lữ đoàn xe tăng thực sự với một số tiểu đoàn xe tăng.
Không rõ chính xác Ukraine đã triển khai bao nhiêu xe tăng để bảo vệ Avdiivka. Có thể là vài chục, có thể là một trăm? Bất chấp điều đó, đó là sự kết hợp lộn xộn giữa các loại: T-64 cũ và mới hơn, T-72, một số Leopard 2 và thậm chí có thể là một vài chiếc T-90 cũ của Nga. Nhưng bất kỳ chiếc xe tăng nào trong số này cũng là nỗi khiếp sợ đối với một đội bộ binh không được hỗ trợ.
Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng chiến thuật xe tăng của quân Ukraine xung quanh Avdiivka không bảo đảm sự sống còn của thành phố. Người Nga có nhiều nghìn quân ở khu vực Avdiivka hơn người Ukraine. Và mặc dù được cho là mất hàng trăm người mỗi ngày, người Nga không có dấu hiệu nhượng bộ.
Theo Bộ Quốc phòng Anh, quyết định tấn công Avdiivka của Điện Cẩm Linh đã khiến tổn thất của Nga trên toàn chiến tuyến dài 600 dặm tăng 90%.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh ở Washington, DC kết luận: “Các lực lượng của Nga có thể phải chịu tổn thất trên toàn bộ mặt trận ở Ukraine với tốc độ gần bằng tốc độ mà Nga hiện đang xây dựng lực lượng mới”.
Số lượng quân mới đến mỗi ngày cũng gần bằng số lượng quân có kinh nghiệm bị giết hoặc bị thương. Điện Cẩm Linh có thể duy trì chiến dịch Avdiivka của mình “miễn là Vladimir Putin sẵn sàng và có khả năng gánh chịu những hậu quả trong nước.
Nhưng khi sử dụng toàn bộ nhân lực mới được huy động cho những mục đích cho đến nay chỉ mang lại lợi ích không đáng kể xung quanh Avdiivka, Điện Cẩm Linh có thể đang từ bỏ cơ hội tấn công ở nơi khác, bây giờ hoặc trong tương lai gần.
Theo ISW, “thương vong cao của Nga có thể sẽ ngăn cản Nga bổ sung và tái thiết đầy đủ các đơn vị hiện có ở Ukraine cũng như hình thành lực lượng dự trữ chiến lược bổ sung hoạt động mới nếu nỗ lực xây dựng lực lượng của Nga tiếp tục với tốc độ hiện tại trong khi quân đội Nga tiếp tục gánh chịu những thương vong kinh hoàng”.
Để xây dựng lực lượng cho những nỗ lực khác, người Nga sẽ phải thành công trong việc chiếm Avdiivka - hoặc rút lui khỏi đó. Điều đầu tiên nói thì dễ hơn làm khi xe tăng của quân đội Ukraine tiếp tục cản đường.
VietCatholic TV
2 vụ hành thích khiến Moscow hoảng hốt. F18 và THAAD sẽ thay đổi bàn cờ. Igor Girkin khó thoát Putin
VietCatholic Media
02:38 08/12/2023
1. Hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối và F-18 có thể giúp Ukraine đánh bại Nga chính xác như thế nào
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “How Exactly THAADs and F-18s Can Help Ukraine Defeat Russia”, nghĩa là “THAAD và F-18 có thể giúp Ukraine đánh bại Nga chính xác như thế nào.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Ukraine đang thúc đẩy sự hỗ trợ quân sự nhiều hơn của Hoa Kỳ khi nước này bắt đầu một mùa đông được cho là khó khăn và khi nhiều thành phần trong Quốc Hội Hoa Kỳ ngày càng kêu gọi cắt giảm viện trợ của Mỹ sau một mùa hè và mùa thu với những diễn biến đáng thất vọng trên chiến trường.
Reuters hôm thứ Tư đưa tin rằng yêu cầu mới nhất của Kyiv về vũ khí Mỹ bao gồm một số hệ thống phức tạp chưa được cung cấp, bao gồm chiến đấu cơ F-18 Hornet, máy bay trực thăng Apache và khả năng phòng không tầm cao.
Reuters trích dẫn một danh sách do các quan chức Bộ Quốc phòng Ukraine đưa ra “để đáp ứng nhu cầu của lực lượng quốc phòng Ukraine” trong cuộc họp kín với các quan chức chính phủ và giám đốc điều hành ngành công nghiệp quốc phòng.
Một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Ukraine nói với Newsweek rằng họ không thể bình luận về báo cáo của Reuters.
Một phát ngôn viên của Ngũ Giác Đài nói với Newsweek: “Mặc dù chúng tôi thường xuyên liên lạc với Ukraine về nhu cầu hỗ trợ an ninh của họ, nhưng chúng tôi sẽ không thảo luận về các yêu cầu cụ thể của Ukraine đối với các hệ thống”. “Sự hỗ trợ của chúng tôi tập trung vào các thiết bị phù hợp cho cuộc chiến hiện tại.
“Chúng tôi vẫn cam kết thực hiện các yêu cầu hỗ trợ an ninh ưu tiên của Ukraine, cung cấp vũ khí từ kho của Mỹ khi chúng sẵn có và tạo điều kiện cho các đồng minh và đối tác cung cấp vũ khí khi hệ thống của họ phù hợp hơn với nhu cầu của Ukraine.”
Reuters đưa tin, danh sách này bao gồm các kho vũ khí bổ sung đã được cung cấp cho Ukraine, bao gồm xe tăng chiến đấu chủ lực Abrams và đạn pháo 155 ly. Các quan chức Ukraine cũng một lần nữa yêu cầu các loại vũ khí như chiến đấu cơ F-16 và hệ thống hỏa tiễn đạn đạo chiến thuật ATACMS vốn từ lâu đã nằm trong danh sách ưu tiên hàng đầu của Kyiv.
Những yêu cầu hoàn toàn mới cũng được đưa vào. Trong số đó có máy bay vận tải C-17 Globemaster và C-130 Super Hercules, trực thăng tấn công Apache và trực thăng Black Hawk.
Với việc các quan chức Ukraine đang thúc giục giúp đỡ nhiều hơn để đóng cửa bầu trời mùa đông trước cuộc tấn công bằng hỏa tiễn đạn đạo và máy bay không người lái mới của Nga, Kyiv cũng đang tìm kiếm F-18, ba loại máy bay không người lái, bao gồm MQ-9B Sky Guardian và hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối, gọi tắt là THAAD, Reuters đưa tin.
Các nhà lãnh đạo Ukraine đã thúc đẩy việc bảo vệ trên không tốt hơn kể từ những ngày đầu cuộc xâm lược toàn diện của Nga. Các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn đạn đạo và máy bay không người lái của Mạc Tư Khoa vào các thành phố và cơ sở hạ tầng quan trọng trên toàn quốc của Ukraine đã không buộc nổi Kyiv phải phục tùng Putin, nhưng đã làm trầm trọng thêm những tai ương kinh tế sâu sắc của Ukraine và khủng bố người dân nước này.
Các quốc gia NATO đang dần dần mở rộng hệ thống phòng không của Ukraine, bổ sung vào kho vũ khí thời Liên Xô trước chiến tranh. Kyiv hiện đang trang bị một số lượng đáng kể các hệ thống Patriot PAC-3 của Mỹ và Eurosam SAMP/T của Pháp-Ý để phòng thủ tầm xa; MIM-23 HAWK của Mỹ, NASAMS của Mỹ-Na Uy và IRIS-T SLM của Đức cho các mối đe dọa tầm trung; cộng với hệ thống Gepard của Đức và Avenger của Mỹ ở tầm ngắn.
Việc cung cấp THAAD sẽ mở rộng phạm vi hoạt động của hệ thống phòng không Ukraine, tầm bắn hiệu quả của nó khoảng 125 dặm và ở độ cao tối đa là 93 dặm vượt quá tầm 43 dặm và độ cao tối đa là 15 dặm của hỏa tiễn Patriot PAC-3 trong kho vũ khí của Kyiv. Hệ thống THAAD di động, theo Dự án phòng thủ hỏa tiễn của CSIS, “đã chứng tỏ khả năng chống lại hỏa tiễn đạn đạo tầm ngắn, tầm trung và tầm xa”.
Lần đánh chặn đầu tiên của THAAD là vào Tháng Giêng năm 2022, khi một hỏa tiễn đạn đạo tầm trung do lực lượng Houthi ở Yemen bắn về phía Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã bị phá hủy.
Ukraine đã cân nhắc việc mua F-18 được một thời gian và thảo luận về khả năng cung cấp loại máy bay này của cả Phần Lan và Úc Đại Lợi. Kyiv đã chọn ưu tiên cung cấp chiến đấu cơ F-16 vì nước này vừa tìm cách tăng cường khả năng phòng không của mình, vừa giành được lợi thế trước lực lượng không quân của Nga. vượt trội về số lượng nhưng hoạt động rất hạn chế.
Ở mặt trận, các lực lượng Ukraine đã nhiều lần phàn nàn về việc thiếu lực lượng yểm trợ trên không, vốn là trọng tâm trong học thuyết của NATO mà Kyiv đã mất nhiều năm cố gắng thực hiện. Việc thiếu sức mạnh không quân là một lý do được các chỉ huy và quan chức Ukraine viện dẫn để giải thích cho cuộc phản công thất bại gần đây của họ ở miền nam đất nước.
Cả F-16 và F-18 đều sẽ cải thiện tình hình cho Kyiv và hiện đại hóa lực lượng không quân vẫn còn phụ thuộc vào các máy bay thời Liên Xô. Cả hai đều có thể được sử dụng trong vai trò tiêm kích và tấn công mặt đất, trên bộ và trên biển.
F-18 được thiết kế để sử dụng trên biển từ các Hàng Không Mẫu Hạm của Mỹ và có khả năng cơ động cao ở tốc độ thấp. Nó có tốc độ tối đa thấp hơn F-16, nhưng được coi là mạnh mẽ hơn, đặc biệt khi đối phó với không khí mặn của các hoạt động hải quân.
F-18 cũng có thể hoạt động từ những đường băng ngắn hơn, ít phức tạp hơn. Điều này có thể khiến nó trở nên phù hợp với các căn cứ không quân tương đối cũ của Ukraine và với đường lối của Kyiv trong việc phân tán các chiến đấu cơ nhằm giảm thiểu nguy cơ bị Nga tấn công.
Phái đoàn cao cấp của Kyiv tới Mỹ trong tuần này nhấn mạnh Ukraine cần có sức mạnh không quân tốt hơn.
“Chúng tôi cần rất nhiều thứ,” Andriy Yermak — nhà lãnh đạo văn phòng của Tổng thống Volodymyr Zelenskiy — phát biểu tại một sự kiện của Viện Hòa bình Hoa Kỳ hôm thứ Ba.
“Chúng tôi vẫn cần phòng không, nó cực kỳ quan trọng. Nhưng bạn có thể thấy, nếu chúng tôi nhận được nó, bạn có thể thấy kết quả”, ông nói. “Nếu chúng tôi có phòng không, người dân của chúng tôi có thể quay trở lại Ukraine. Nếu mọi người quay trở lại Ukraine, điều đó sẽ giúp nền kinh tế của chúng tôi phát triển. Nếu chúng tôi có lực lượng phòng không, các hành lang ngũ cốc sẽ hoạt động. Nếu chúng tôi có lực lượng phòng không tốt hơn, chúng tôi sẽ tăng cường xuất khẩu, điều đó có nghĩa là chúng tôi có thể bắt đầu trở nên mạnh mẽ hơn về mặt kinh tế.”
Yermak nói thêm: “Chúng tôi là nhà quảng bá tốt nhất cho nhiều loại vũ khí của Mỹ. “Trước khi người Ukraine bắt đầu sử dụng Patriot, không ai có thể chắc chắn rằng Patriot… tiêu diệt được bất kỳ loại hỏa tiễn nào.”
Yermak nói thêm, hiệu quả hoạt động của vũ khí phòng thủ của Mỹ đã vạch trần “lời nói dối” của Putin, người từ lâu đã coi các loại vũ khí tiên tiến nhất của Mạc Tư Khoa là bất khả chiến bại.
2. Mạc Tư Khoa hoảng loạn sau khi hai đồng minh của Putin bị hành thích chỉ cách nhau vài giờ
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Two Putin Allies Killed Within Hours of Each Other”, nghĩa là “Hai đồng minh của Putin bị hành thích chỉ cách nhau vài giờ.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Hôm thứ Tư, khi cuộc chiến giữa Nga và Ukraine vẫn đang tiếp diễn, hai đồng minh của Putin đã thiệt mạng cách nhau vài giờ đồng hồ
Các quan chức Kyiv đã nhận trách nhiệm về vụ sát hại cựu chính trị gia Ukraine Illia Kyva, nguyên tổng bí thư của Đảng Cộng sản Ukraine, một chính trị gia thân Nga 46 tuổi, thi thể của ông ta được tìm thấy ở một vùng ngoại ô gần Mạc Tư Khoa với một con dao găm được cắm vào thái dương. Theo báo cáo của Agence France-Presse, một quan chức của ngành quốc phòng Ukraine nói rằng Cơ quan An ninh Ukraine, gọi tắt là SBU, đã dàn dựng vụ ám sát. Ủy ban Điều tra Nga cũng nói với hãng tin này rằng một “kẻ lạ mặt đã nổ súng” vào cựu nghị sĩ và một vụ án đã được mở ra về cái chết của ông.
Tờ New York Times đưa tin Kyva đã bị đuổi khỏi quốc hội Ukraine vài tuần sau khi Nga tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022 và chuyển đến Nga. Một tòa án Ukraine vào tháng 11 đã kết án vắng mặt Kyva 14 năm tù vì tội phản quốc và âm mưu lật đổ chính phủ bằng bạo lực.
Phát biểu với các đài truyền hình quốc gia hôm thứ Tư, phát ngôn viên tình báo quân đội Ukraine Andriy Yusov ám chỉ sự liên quan của Kyiv trong cái chết của Kyva.
Yusov nói: “Chúng tôi có thể xác nhận rằng Kyva đã bị thanh lý. Số phận như vậy sẽ xảy đến với những kẻ phản bội Ukraine khác, cũng như những tay sai của chế độ Putin.”
Yusov cũng gọi Kyva là “một trong những kẻ lừa đảo, kẻ phản bội và cộng tác viên lớn nhất”, theo báo cáo của Agence France-Presse.
Các cơ quan truyền thông Nga cũng đưa tin rằng Oleg Popov, cựu phó chủ tịch quốc hội của cái gọi là Cộng hòa Nhân dân Luhansk bị Nga tạm chiếm, đã thiệt mạng trong một vụ nổ xe hôm thứ Tư. Cộng hòa Nhân Dân Luhansk được thành lập từ năm 2014 và là một trong 4 vùng mà Putin đã sáp nhập bất hợp pháp vào mùa thu năm 2022.
Các cơ quan thực thi pháp luật nói với hãng truyền thông nhà nước TASS của Nga rằng Popov đã bị giết gần sân vận động Avangard ở thành phố Luhansk. Yurov Yurov, phó chủ tịch quốc hội LPR, cũng xác nhận cái chết của Popov trên kênh Telegram của mình.
“Sau một vụ nổ xe hơi gần sân vận động Avangard ở Lugansk, đồng nghiệp của chúng tôi, một đại biểu Hội đồng Nhân dân Cộng hòa Nhân Dân Luhansk... một thành viên của Dân quân Nhân dân Donbass, người đã đứng lên bảo vệ nền Cộng hòa ngay từ đầu, Oleg Nikolaevich Popov đã chết,” Yurov viết.
Theo bài đăng của Yurov, một cá nhân làm việc cho SBU Ukraine đã bị bắt giữ vào tháng 9 năm 2022, bị buộc tội cố gắng ám sát Popov. Các quan chức Ukraine chưa chịu trách nhiệm về cái chết của Popov vào thời điểm này.
Kyiv trước đây đã nhận trách nhiệm về vụ ám sát một số quan chức thân Nga kể từ khi bắt đầu cuộc chiến ở Ukraine. Các quan chức được Mạc Tư Khoa hậu thuẫn cũng nhiều lần bị các đảng phái Ukraine nhắm tới ở các khu vực bị Nga tạm chiếm ở Ukraine.
Tháng trước, nhà lập pháp Cộng hòa Nhân Dân Luhansk Mikhail Filiponenko đã thiệt mạng trong một vụ đánh bom xe ở thành phố Luhansk. Phát ngôn nhân của cơ quan tình báo quân sự Kyiv sau đó nói với Politico qua điện thoại rằng vụ ám sát do Ukraine tổ chức.
Andriy Cherniak, đại diện Tổng cục Tình báo Quân đội Ukraine cho biết: “Đúng, đó là hoạt động của chúng tôi.
Một email cũng đã được gửi tới Bộ Ngoại giao Nga để bình luận vào tối thứ Tư.
3. Ngoại trưởng Anh David Cameron cảnh báo Mỹ rằng chặn viện trợ Ukraine sẽ khích lệ rất lớn cho Putin
Ký giả Matt Honeycombe-Foster của tờ Politico có trụ sở ở Washington DC có bài tường trình nhan đề “Blocking Ukraine aid would be ‘Christmas present’ for Putin, UK’s David Cameron warns US”, nghĩa là “Ngoại trưởng Anh David Cameron cảnh báo Mỹ rằng chặn viện trợ Ukraine sẽ là 'món quà Giáng Sinh' cho Putin”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Ngoại trưởng Anh David Cameron đã khẳng định mạnh mẽ về việc Hoa Kỳ tiếp tục hỗ trợ cho Ukraine khi ông đi thăm Washington hôm thứ Năm.
Phát biểu tại Diễn đàn An ninh Aspen, Cameron thừa nhận rằng các chính trị gia ở cả hai bờ Đại Tây Dương đang hỏi tại sao họ nên tập trung vào “những thách thức ở nước ngoài” trong bối cảnh bất ổn ở trong nước.
Tuy nhiên, phát biểu sau khi Thượng viện Hoa Kỳ chặn nguồn tài trợ mới cho Ukraine, cựu thủ tướng Anh cho biết việc Vladimir Putin xâm chiếm Ukraine đã đánh dấu “ví dụ tồi tệ nhất về việc một quốc gia xâm lược và phá hoại chủ quyền của một quốc gia khác mà chúng ta từng thấy kể từ chiến tranh thế giới thứ hai.”
Và ông kêu gọi người Mỹ “nhận ra rằng an ninh Âu Châu cũng là an ninh của Mỹ” - hoặc có nguy cơ trao một món quà cho Nga và Trung Quốc.
“Chúng ta nên chuyển số tiền này cho người Ukraine, chúng ta nên ủng hộ họ và bảo đảm rằng Putin sẽ thua cuộc - bởi vì nếu số tiền đó không được bỏ phiếu thông qua, chỉ có hai người sẽ mỉm cười: Một trong số họ là Vladimir Putin ở Nga,” Cameron nói.
“Người còn lại là Tập Cận Bình ở Bắc Kinh. Và tôi không biết bạn nghĩ thế nào, nhưng tôi sẽ không muốn tặng quà Giáng Sinh cho một trong hai người đó.”
Cameron là người được tái bổ nhiệm bất ngờ vào chính phủ Anh vào tháng trước khi người kế nhiệm ông là Rishi Sunak cố gắng chấn chỉnh một chính phủ đang gặp khó khăn trong các cuộc bầu cử.
Ông chỉ là nhân vật cao cấp mới nhất của Anh được phái đến Hoa Kỳ để tăng cường hỗ trợ cho Ukraine, cùng với các cựu Thủ tướng Liz Truss và Boris Johnson cũng thực hiện các chuyến đi trong những tháng gần đây nhằm củng cố sự ủng hộ cho Ukraine.
4. Ukraine báo cáo về cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào cảng Odesa
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Sáu 8 Tháng Mười Hai, phát ngôn nhân cảnh sát quốc gia Ukraine, Đại Úy Alyona Lyutnytska cho biết cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Nga vào khu vực Odesa làm hư hại cơ sở hạ tầng ngũ cốc, giết chết một người
“Một tài xế đã thiệt mạng và cơ sở hạ tầng ngũ cốc bị hư hại do cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Nga nhằm vào cơ sở hạ tầng ngũ cốc của Ukraine gần sông Danube,” cô nói.
Mạc Tư Khoa đã tấn công cơ sở hạ tầng cảng Danube bằng làn sóng tấn công sử dụng một số lớn máy bay không người lái vào tháng 8 và tháng 9. Cuộc tấn công mới nhất diễn ra sau khi các cuộc tấn công như vậy tạm lắng.
Lực lượng không quân Ukraine cho biết 18 chiếc Shaheds đã được phóng tới khu vực phía nam Odesa và Khmelnytskyi ở phía tây Ukraine. Mười lăm chiếc đã bị bắn hạ.
5. Ngoại trưởng Anh: chúng tôi đang vạch trần 'những nỗ lực ác ý' của Nga nhằm 'đe dọa các tiến trình dân chủ của chúng tôi'
Ngoại trưởng Vương quốc Anh, David Cameron, đang có mặt tại Washington, nơi ông dự kiến sẽ tổ chức một cuộc họp báo cùng với Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Antony Blinken.
Cameron, cựu thủ tướng Anh, đã đưa ra tuyên bố về cáo buộc của chính phủ Anh về các nỗ lực hack của Nga. Ông nói:
Những nỗ lực của Nga nhằm can thiệp vào chính trị Vương quốc Anh là hoàn toàn không thể chấp nhận được và đang tìm cách đe dọa các tiến trình dân chủ của chúng tôi. Dù đã cố gắng nhiều lần nhưng họ vẫn thất bại.
Khi trừng phạt những người chịu trách nhiệm và triệu tập đại sứ Nga ngày hôm nay, chúng tôi đang vạch trần những nỗ lực gây ảnh hưởng ác ý của họ và làm sáng tỏ một ví dụ khác về cách Nga lựa chọn hoạt động trên trường toàn cầu.
Chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác với các đồng minh của mình để vạch trần hoạt động mạng bí mật của Nga và buộc Nga phải chịu trách nhiệm về các hành động của mình”.
Reuters báo cáo rằng Hoa Kỳ cũng đã áp đặt các biện pháp trừng phạt liên quan đến an ninh mạng đối với Andrey Korinets và Ruslan Aleksandrovich Peretyatko, hai người đàn ông đã bị văn phòng đối ngoại của Vương quốc Anh nêu tên vào hôm nay vì có liên quan đến các cuộc tấn công mạng có chủ đích nhằm vào các nhân vật nổi bật trong chính trường Anh. Andrey Korinets còn được gọi là Alexey Doguzhiev.
6. Cảnh báo của Kyiv dành cho các chiến hạm của Hạm Đội Hắc Hải
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia's Warships Face 'Big Trouble' in Black Sea, Kyiv Says”, nghĩa là “Kyiv cho biết tàu chiến Nga phải đối mặt với 'rắc rối lớn' ở Hắc Hải.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Cố vấn hàng đầu của Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết, lực lượng hải quân Nga ở Hắc Hải đang phải đối mặt với “rắc rối lớn” khi Ukraine tìm cách tấn công bất đối xứng nhằm vào cơ sở hạ tầng và vận chuyển quân sự của Mạc Tư Khoa trong khu vực.
Andriy Yermak - nhà lãnh đạo văn phòng tổng thống ở Kyiv - nói với những người tham dự Ukraine vẫn đang giành được những chiến thắng bất chấp kết quả không mấy ấn tượng của hoạt động phản công bị đình trệ ở miền nam đất nước đã được tiến hành từ đầu tháng Sáu.
“Chúng tôi đã giải phóng 50% lãnh thổ bị tạm chiếm kể từ khi cuộc xâm lược toàn diện bắt đầu vào ngày 24 tháng 2 năm 2022,” Yermak nói. “Trên thực tế, ngày nay chúng tôi đang gây rắc rối lớn cho các hạm đội Nga ở Hắc Hải.”
Những thành công lặp đi lặp lại của Ukraine ở Hắc Hải trong năm qua hoàn toàn trái ngược với những khó khăn trên đất liền của nước này. Ukraine đã liên tục sử dụng thuyền không người lái của hải quân, hỏa tiễn hành trình do các đối tác phương Tây cung cấp và máy bay không người lái để tấn công các tài sản hải quân quan trọng của Nga.
Theo trang web tình báo nguồn mở Oryx, ít nhất 19 tàu quân sự của Nga đã bị tấn công kể từ tháng 2 năm 2022, trong đó 12 chiếc đã bị phá hủy. Trong số đó có cựu soái hạm Moskva của Hạm đội Hắc Hải, tàu ngầm tấn công Rostov-on-Don và tàu hộ tống Askold.
Các cuộc tấn công của Ukraine cũng đã phá hủy các cơ sở ụ tàu quan trọng ở cảng Sevastopol của Crimea và phá hủy một phần tòa nhà trụ sở của Hạm đội Hắc Hải trong thành phố, nơi trong nhiều thập kỷ là trung tâm ảnh hưởng của Mạc Tư Khoa trong khu vực.
Một số tàu tiên tiến nhất của Nga hiện được cho là đã rời Sevastopol để đến vùng biển an toàn hơn. Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga qua email để yêu cầu bình luận.
Đáng chú ý là Ukraine không có lực lượng hải quân thông thường, nhưng kho vũ khí máy bay không người lái, hỏa tiễn chống hạm và hỏa tiễn hành trình của nước này đã buộc các tàu Nga phải rời khỏi bờ biển phía nam của đất nước. Kyiv đã dập tắt mọi nguy cơ về một chiến dịch đổ bộ chống lại Odesa, và các đơn vị hoạt động đặc biệt của nước này thậm chí còn có thể giải phóng các tiền đồn chiến lược ở Hắc Hải.
Andriy Zagorodnyuk, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine và hiện là cố vấn của Bộ Quốc phòng, trước đây nói với Newsweek: “Mục tiêu của người Nga về cơ bản là bóp nghẹt chúng tôi về mặt kinh tế”. “Cách duy nhất để thoát khỏi tình trạng này là tiêu diệt Hạm đội Hắc Hải, phá hủy khả năng theo đuổi việc xâm lược Hắc Hải và khôi phục tự do hàng hải của chúng tôi.”
Zagorodnyuk - hiện là chủ tịch của Trung tâm Chiến lược Quốc phòng ở Kyiv - nói thêm: “Điều duy nhất chúng tôi có thể làm là tiêu diệt Hạm đội Hắc Hải và nói rằng bất kỳ tàu mới nào trong khu vực sẽ đi theo những chiếc trước đó”.
Việc Nga phong tỏa Hắc Hải – kết hợp với các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và hỏa tiễn nhằm vào cơ sở hạ tầng cảng của Ukraine – đã tạo ra một cuộc khủng hoảng xuất khẩu nghiêm trọng. Nhưng Ukraine vẫn có thể mở các hành lang vận chuyển mới.
Yermak cho biết hôm thứ Ba: “Sau khi Nga từ bỏ sáng kiến ngũ cốc đã được giải quyết với sự giúp đỡ của Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Hiệp Quốc, chúng tôi đang tạo ra các hành lang mới”. “Những hàng lang mới này đang hoạt động và được mọi người công nhận, kể cả Thổ Nhĩ Kỳ.”
Yermak đã tới Washington, DC trong tuần này với tư cách là thành viên của phái đoàn cao cấp Ukraine đang tìm cách khôi phục sự hỗ trợ của Mỹ dành cho Kyiv khi mùa chiến đấu năm 2023 sắp kết thúc mà không có dấu hiệu nào cho thấy Nga sắp sụp đổ.
“Ukraine có một kế hoạch cụ thể và chúng tôi hiện đang làm việc với các đồng minh và đối tác để hoàn thiện kế hoạch này cho năm tới”, Yermak nói, đồng thời kêu gọi mở rộng hỗ trợ tài chính và quân sự của Mỹ cho Ukraine. Ông nói thêm: “Chúng tôi muốn chiến tranh kết thúc và chúng tôi muốn giành chiến thắng càng sớm càng tốt”. “Mọi chuyện rất khó khăn với người dân chúng tôi, nhưng người Ukraine vẫn rất có động lực…mọi người tin tưởng và chắc chắn rằng chúng tôi sẽ giành chiến thắng.”
Tuy nhiên, sự thiếu tiến bộ của Kyiv đã làm dấy lên những lời kêu gọi đàm phán ở nước ngoài với chế độ đạo tặc ở Điện Cẩm Linh, mặc dù Tổng thống Vladimir Putin không có dấu hiệu hạ thấp mục tiêu chiến tranh của mình hoặc giảm bớt sự đối đầu với “tập thể phương Tây”.
Các quan chức Ukraine coi bất kỳ giải pháp nào không giải phóng hoàn toàn lãnh thổ theo đường biên giới năm 1991 của nước này chỉ là sự tạm dừng chứ không phải là kết thúc cuộc xung đột kéo dài hàng thập kỷ với Mạc Tư Khoa vốn đã trở nên nóng bỏng vào năm 2014.
Yermak cho biết hôm thứ Ba: “Chúng ta cần điều trị căn bệnh chứ không phải các triệu chứng của nó. “Các cuộc đàm phán với những kẻ khủng bố luôn chỉ kết thúc bằng một lệnh ngừng bắn mong manh. Chìa khóa của hòa bình nằm ở việc tước bỏ quyền lực của những nhà độc tài.”
7. Ukraine tìm cách vượt qua sự phong tỏa biên giới của các tài xế xe tải Ba Lan
Ukraine đặt mục tiêu vượt qua sự phong tỏa biên giới của các tài xế xe tải Ba Lan bằng cách chở các xe tải bằng xe lửa, hãng thông tấn Interfax Ukraine dẫn lời một quan chức của công ty hỏa xa quốc gia cho biết hôm thứ Năm.
Các cuộc biểu tình của các tài xế xe tải Ba Lan đã bắt đầu vào tháng trước nhằm phản đối các điều khoản cho phép xe tải Ukraine vào Liên Hiệp Âu Châu mà không cần giấy phép. Họ đã chặn các hành lang đất liền chính vào Ukraine, dẫn đến giá nhiên liệu và một số mặt hàng thực phẩm tăng cao cũng như sự chậm trễ trong việc giao máy bay không người lái cho quân đội Ukraine.
“Bây giờ chúng tôi có một đoàn tàu chở đầy hàng đang đậu ở giao lộ với Hrubeshuv (ở biên giới Ukraine-Ba Lan). Chúng tôi đã có 23 toa xe container chất đầy xe tải”, Valeriy Tkachov, phó giám đốc bộ phận thương mại của hỏa xa, cho biết.
Reuters đưa tin ông cho biết phía Ukraine và Ba Lan đang hòa giải các vấn đề kỹ thuật. Tkachov cho biết: “Ngay sau khi chuyến tàu thử nghiệm này vượt qua và mọi việc đều ổn, chúng tôi sẽ triển khai nó trên quy mô lớn”.
8. Các thành viên của Nghị Viện Âu Châu tuyên bố không cho phép Viktor Orbán “tống tiền”
Các thành viên của Nghị Viện Âu Châu cho biết không thể cho phép Viktor Orbán “tống tiền” phần còn lại của Liên Hiệp Âu Châu bằng cách đe dọa ngăn chặn các cuộc đàm phán về tư cách thành viên Ukraine trừ khi nước này giải phóng số tiền bị giữ lại cho Hung Gia Lợi.
Pedro Marques, phó chủ tịch của nhóm Xã hội và Dân chủ đại diện cho 142 thành viên của Nghị Viện Âu Châu, cho biết: “Đây là thời điểm mang tính quyết định đối với Liên Hiệp Âu Châu.
“ Đó là lời cảnh tỉnh cho các nhà lãnh đạo rằng chúng ta không thể tiếp tục cho phép mình bị tống tiền bởi một nhà lãnh đạo độc tài nào đó”.
“Tại thời điểm mà Quốc hội Hoa Kỳ vừa bỏ phiếu bác bỏ đề xuất của Tổng thống Biden về việc tiếp tục hỗ trợ Ukraine, chúng ta không thể đặt mình vào tình thế mà người Ukraine thấy rằng chúng ta cũng không có khả năng tiếp tục hỗ trợ họ.”
“Theo quan điểm của tôi, cũng không thể chấp nhận được rằng bất cứ ai cũng có quan niệm rằng vào cuối tuần tới, Orbán sẽ đạt được mục đích của mình và nhận được 30 tỷ euro để đổi lấy việc cho phép Liên Hiệp Âu Châu tiếp tục hỗ trợ Ukraine.. Rất đơn giản: chúng ta không thể đánh đổi tiền để lấy giá trị. Nó không thể chấp nhận được.”
Bình luận của ông được đưa ra trước cuộc gặp giữa Emmanuel Macron và Orbán ở Paris trong bữa tối hôm thứ Năm.
Ông dự kiến sẽ nói với Orbán rằng việc ngăn chặn việc mở các cuộc đàm phán với Ukraine sẽ làm suy yếu chiến lược của Liên Hiệp Âu Châu nhằm chống lại Vladimir Putin.
Một nguồn tin ngoại giao cho biết: “Đây là một phép thử về quyền tự chủ chiến lược của Âu Châu”. Sự bất đồng quan điểm của Orbán sẽ gửi một tín hiệu tới Putin “và cả người Mỹ”.
Marquez cho biết Liên Hiệp Âu Châu cũng cần phải từ bỏ quy tắc của mình rằng các quyết định về mở rộng phải được đồng thanh, điều này được các quốc gia thành viên khác ủng hộ.
“Khi bạn gia nhập Liên Hiệp Âu Châu, điều đó có nghĩa bạn là một quốc gia dân chủ. Tôi đoán là chúng ta đã không lường trước được rằng nền dân chủ có thể bị băng hoại từ bên trong,” ông nói.
9. Tòa án quyết định giam giữ Igor Girkin thêm sáu tháng để ngăn ông ta ra tranh cử với Putin
Một tòa án ở Mạc Tư Khoa cho biết, người theo chủ nghĩa dân tộc Nga Igor Girkin, người từng nói rằng ông muốn thách thức Vladimir Putin trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 3, đã bị gia hạn giam giữ trước khi xét xử thêm sáu tháng vào thứ Năm.
Reuters đưa tin Girkin bị buộc tội “kêu gọi công khai thực hiện hoạt động cực đoan”.
Girkin bị bắt vào tháng Bảy. Ông là cựu chỉ huy chiến trường của lực lượng ủy quyền của Nga ở miền đông Ukraine, người đã bị tòa án Hà Lan kết án về vụ bắn hạ MH17. Sự can thiệp vũ trang của ông, được Nga hậu thuẫn, đánh dấu sự khởi đầu của cuộc xung đột ở Ukraine.
Girkin đã trở thành một blogger và nhà bình luận nổi tiếng trên Telegram về cuộc chiến. Giống như những người theo chủ nghĩa dân tộc ủng hộ chiến tranh khác, ông đã chỉ trích sự vụng về của quân đội Nga trong cuộc xâm lược, gọi các tướng lĩnh hàng đầu là kém hiệu quả và chỉ trích tổng thống cũng như các quan chức hàng đầu khác.
Tình hình đã trở nên nghiêm trọng đối với anh ta khi Girki thay đổi chiến thuật từ việc chỉ trích các quyết định quân sự của Bộ Quốc Phòng Nga chuyển sang vấn đề lãnh đạo đất nước của Putin nói chung. Hôm 19 Tháng Bẩy, Girkin cho biết Nga sẽ không chịu nổi thêm một nhiệm kỳ tổng thống nào nữa của Putin.
Girkin nói: “Đất nước sẽ không thể tồn tại thêm sáu năm nữa dưới sự nắm quyền của tên tầm thường hèn nhát này.”
Hai ngày sau đó, hôm 21 Tháng Bẩy, ông ta đã bị “tên tầm thường hèn nhát” bắt giam cho đến nay.
Một tấm hình từ nhà tù lọt ra ngoài cho thấy một Girkin thật nhục nhã bị đánh máu me đầy mặt. Vài ngày sau, Girkin quyết định ra tranh cử. Nhiều người cho rằng quyết định ra tranh cử của Girkin là một cách để anh ta không bị đánh chết trong tù.
10. Liên Hiệp Âu Châu cảnh báo nguy cơ lớn các tấn công khủng bố trước Giáng Sinh
Ký giả Pierre Emmanuel Ngendakumana của tờ Politico có trụ sở ở Washington DC có bài tường trình nhan đề “EU warns of ‘huge risk’ of terrorist attacks before Christmas”, nghĩa là “Liên Hiệp Âu Châu cảnh báo nguy cơ lớn các tấn công khủng bố trước Giáng Sinh”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Âu Châu đang tưng bừng đón Giáng Sinh với các hội chợ như quý vị và anh chị em đang xem thấy đây. Tuy nhiên, Ủy viên Nội vụ Âu Châu Ylva Johansson cảnh báo hôm thứ Ba rằng có “nguy cơ rất lớn” xảy ra các cuộc tấn công khủng bố ở Liên Hiệp Âu Châu trước Giáng Sinh, đồng thời liên kết mối đe dọa này với cuộc chiến đang diễn ra ở Trung Đông.
Cô nói với các phóng viên trước khi bắt đầu phiên họp Tư pháp và Nội vụ: “Với cuộc chiến giữa Israel và Hamas, và sự phân cực mà nó gây ra trong xã hội chúng ta, cùng với kỳ nghỉ lễ sắp tới, có nguy cơ rất lớn xảy ra các cuộc tấn công khủng bố ở Liên minh Âu Châu”.
Theo một công tố viên người Pháp, bình luận của Johansson được đưa ra sau một cuộc tấn công gần Tháp Eiffel ở Paris vào cuối tuần trước, trong đó một người đàn ông Đức đã thiệt mạng và những người khác bị thương bởi một người đàn ông đã cam kết trung thành với nhóm Nhà nước Hồi giáo. Johansson nói: “Gần đây chúng tôi đã thấy nó ở Paris, thật không may là chúng tôi cũng đã thấy nó sớm hơn.
Vào tháng 10, một giáo viên người Pháp đã bị đâm chết trong một vụ tấn công bằng dao tại một trường học ở Arras mà chính quyền Pháp coi là một vụ khủng bố. Vào cuối tháng 11, cơ quan tình báo nội địa của Đức cũng cho biết cuộc chiến giữa Israel và Hamas đã làm gia tăng nguy cơ xảy ra các cuộc tấn công của những kẻ Hồi giáo cực đoan bên trong nước Đức.
Một số quốc gia Âu Châu đã chứng kiến sự gia tăng số lượng tội ác chống Do Thái kể từ khi nhóm chiến binh Palestine Hamas phát động cuộc tấn công chống lại Israel vào ngày 7 tháng 10, giết chết 1.200 người và bắt hàng trăm con tin. Điều đó đã gây ra một cuộc trả đũa lớn của Israel chống lại Hamas ở Gaza, khiến hơn 15.000 người Palestine thiệt mạng cho đến nay, theo cả Chính quyền Palestine và Bộ Y tế do Hamas điều hành tại Gaza.
11. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh
Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đã đưa ra các nhận định liên quan đến Học viện Bộ Tổng tham mưu Nga.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Phương Thảo.
Vào ngày 1 tháng 12 năm 2023, một nhóm sĩ quan Nga mới bắt đầu học tại Học viện Bộ Tổng tham mưu Nga.
Bộ Quốc phòng Nga thông báo rằng hơn 60% số người tiếp nhận đều có kinh nghiệm chiến đấu. Mặc dù không được nêu cụ thể nhưng phần lớn có thể đã tích lũy được kinh nghiệm này ở Ukraine kể từ năm 2022.
Sinh viên tại học viện thường được xếp hạng từ Thiếu tá đến Thiếu tướng (tương đương với Tướng một sao trong hệ thống NATO) và được đánh giá là có tiềm năng chỉ huy cao cấp.
Trong khi tỷ lệ cao một số chuyên gia, chẳng hạn như phi công, được triển khai hoạt động ở Syria, thì cuộc chiến ở Ukraine cho thấy kinh nghiệm chiến đấu giờ đây được phổ biến rộng rãi hơn trong đội ngũ sĩ quan cấp trung của Nga.
Trong những năm tới, thế hệ này có thể sẽ có ảnh hưởng lớn đến định hướng tương lai của quân đội Nga và liệu lực lượng này có thực hiện được những bài học rút ra từ cuộc chiến ở Ukraine hay không.
Tin vui Ukraine: Nga thảm bại, mất 18 xe tăng, 26 thiết giáp, Mi-8 nổ tung. Xả súng trường học Nga
VietCatholic Media
15:43 08/12/2023
1. HIMARS tấn công tiêu diệt trực thăng Mi-8 của Nga ở Donetsk
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “HIMARS Strike Destroys Russian Mi-8 Helicopter in Donetsk: Video”, nghĩa là “Video cho thấy HIMARS tấn công tiêu diệt trực thăng Mi-8 của Nga ở Donetsk.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Quân đội Ukraine cho biết lực lượng Ukraine đã hạ gục một trực thăng vận tải Mi-8 của Nga ở phía đông đất nước, đồng thời chia sẻ đoạn phim ấn tượng ghi lại khoảnh khắc vũ khí do Mỹ sản xuất bắn trúng trực thăng.
Nền tảng liên lạc quân sự của Kyiv cho biết trong một tuyên bố trên mạng xã hội rằng lực lượng vũ trang Ukraine đã “phá hủy chức năng” chiếc trực thăng Mi-8 gần thành phố Lyman, ở khu vực phía đông Donetsk, hôm thứ Tư.
Lyman không xa nơi giao tranh ở tiền tuyến ở dải Donetsk kéo dài tới thành phố Kupiansk của Kharkiv từ thành phố Bakhmut bị phá hủy. Trong cuộc phản công chớp nhoáng của Kyiv vào mùa thu năm 2022, lực lượng Ukraine đã chiếm lại Lyman từ tay quân đội Nga, mặc dù trung tâm hỏa xa quan trọng bị thiệt hại đáng kể.
Kyiv cho biết các máy bay không người lái trinh sát của Ukraine đã phát hiện ra chiếc trực thăng trước khi HIMARS, hay Hệ thống hỏa tiễn pháo binh cơ động cao do Mỹ cung cấp, thực hiện vụ tấn công. Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, cho đến nay, Washington đã cung cấp 39 HIMARS cho Ukraine.
Trong một đoạn video ngắn, có thể thấy một chiếc trực thăng với các cánh quạt quay chậm rãi giữa một cánh đồng tưởng chừng như vắng vẻ. Đoạn phim sau đó cho thấy một quả cầu lửa và khói xung quanh chiếc trực thăng.
Bộ Tổng tham mưu Ukraine cho biết thêm trong bản cập nhật hoạt động rằng hỏa tiễn Ukraine đã bắn trúng một trực thăng Nga trong 24 giờ qua. Kyiv cũng đã tiêu diệt một hệ thống hỏa tiễn phòng không của Nga, hai hệ thống pháo binh và một kho đạn vào ngày hôm qua.
Ukraine thường xuyên chia sẻ các cảnh quay về các cuộc tấn công trên chiến trường, bao gồm cả các cuộc tấn công vào phi đội trực thăng của Nga. Vào giữa tháng 10, Đại tướng Oleksandr Syrskyi, Tư Lệnh Lục Quân Ukraine, đã đăng một đoạn video cho thấy Lữ đoàn dù biệt lập số 25 của Ukraine phá hủy một trực thăng Mi-8 của Nga.
Ngay sau đó, Ukraine cho biết họ đã tấn công vào các căn cứ không quân của Mạc Tư Khoa ở Ukraine bị Nga tạm chiếm bằng hệ thống hỏa tiễn chiến thuật lục quân, gọi tắt là ATACMS, và phá hủy 9 máy bay trực thăng. Sau cuộc tấn công, các báo cáo tình báo nguồn mở sau đó cho rằng Ukraine có thể đã phá hủy tới 21 máy bay trực thăng của Nga.
Trực thăng Mi-8 được quân đội nhiều nước trên thế giới sử dụng, trong đó có cả quân đội Nga và Ukraine, và được thiết kế để vận chuyển quân đội đến các địa điểm khác nhau trên chiến trường. Nó có một số biến thể, chẳng hạn như máy bay trực thăng tác chiến điện tử Mi-8MTPR-1, trong đó Nga được biết đã mất một số chiếc trong các hoạt động ở Ukraine.
2. Nga mất 26 xe tăng xe thiết giáp chuyển quân, 18 xe tăng và hơn 1.000 binh sĩ trong một ngày
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Loses 26 APVs, 18 Tanks and Over 1,000 Soldiers in a Day: Kyiv”, nghĩa là “Kyiv cho biết Nga mất 26 xe tăng xe thiết giáp chuyển quân, 18 xe tăng và hơn 1.000 binh sĩ trong một ngày.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Kyiv cho biết, các lực lượng Nga đang chiến đấu trong điều kiện mùa đông khắc nghiệt ở Ukraine đã mất hơn 1.100 chiến binh chỉ trong một ngày, cùng với gần 20 xe tăng và 26 xe thiết giáp chở quân.
Quân đội Kyiv hôm thứ Năm cho biết Nga đã mất 1.120 quân trong 24 giờ qua, khiến tổng số tổn thất về nhân sự của Nga kể từ tháng 2 năm 2022 lên 336.230 binh sĩ.
Tổn thất thiết bị của Nga trong suốt ngày thứ Tư còn bao gồm 18 xe tăng, 26 xe thiết giáp chở quân và 21 hệ thống pháo binh, Bộ Tổng tham mưu quân đội Ukraine cho biết trong một bản cập nhật tình hình chiến sự.
Mặc dù Newsweek không thể xác minh độc lập các số liệu của Bộ Tổng tham mưu, nhưng chúng là dấu hiệu mới nhất về tổn thất nặng nề sau 21 tháng chiến tranh và sự tiêu hao đang tiếp tục đè nặng lên quân đội Nga. Bất chấp cuộc phản công vào mùa hè của Ukraine, các chiến tuyến xuyên qua các vùng lãnh thổ do Nga sáp nhập phần lớn vẫn đứng yên, với tổn thất và thương vong đặc biệt cao được báo cáo xung quanh thành phố Avdiivka của Donetsk kể từ đầu tháng 10.
Theo Bộ Tổng tham mưu Ukraine, quân đội Nga đã mất 5.618 xe tăng kể từ khi Mạc Tư Khoa tiến hành cuộc xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm 2022. Kyiv cho biết, nước này cũng mất 10.482 xe thiết giáp chở quân. Nga hôm thứ Năm phản bác bằng thông tin cập nhật về báo cáo tổn thất xe cộ của Ukraine, cho biết Kyiv đã mất 13.870 xe tăng và các phương tiện chiến đấu bọc thép khác trong suốt nhiều tháng chiến tranh.
Các chuyên gia trước đó đã gợi ý với Newsweek rằng số liệu của Ukraine về tổn thất của Nga có thể gần như chính xác.
Tuy nhiên, “rất khó xác định thương vong trong một cuộc xung đột đang diễn ra vì cả hai bên sẽ cố gắng giữ bí mật dữ liệu và làm tăng số lượng thương vong của đối phương”, Marina Miron, nhà nghiên cứu sau tiến sĩ tại Khoa Nghiên cứu Chiến tranh tại Đại học King's Luân Đôn nói với Newsweek vào đầu năm nay.
Cuối tuần qua, cơ quan cố vấn của Mỹ, Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, cho biết thời tiết xấu đang tiếp tục cản trở các hoạt động chiến đấu của cả Mạc Tư Khoa và Kyiv trên toàn bộ chiến tuyến.
Tuy nhiên, ISW đánh giá hôm thứ Bảy rằng các điều kiện bất lợi đã “không dừng hoàn toàn” mọi hoạt động.
Nhưng thay vì tấn công bằng các phương tiện cơ giới quy mô lớn phù hợp với điều kiện mùa hè, Ukraine đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công mùa đông của hỏa tiễn và máy bay không người lái tấn công của Nga.
Và những dự đoán đáng ngại không hề đặt nhầm chỗ. Lực lượng không quân Ukraine hôm thứ Năm cho biết họ đã bắn hạ 15 trong số 18 máy bay không người lái tấn công Shahed do Iran thiết kế phóng từ Crimea trong đêm, nhằm vào khu vực Khmelnytskyi phía tây Ukraine và khu vực cảng phía nam xung quanh Odesa. Ngày hôm trước, Nga đã phóng 48 máy bay không người lái Shahed vào Ukraine, Kyiv cho biết.
3. Truyền hình Nhà nước Nga đề xuất đế chế mới ở Âu Châu
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian State TV Suggests New Empire in Europe”, nghĩa là “Truyền hình Nhà nước Nga đề xuất đế chế mới ở Âu Châu.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh
Các nhà tuyên truyền của Điện Cẩm Linh đã đề xuất trên truyền hình nhà nước rằng chính quyền Nga sẽ thành lập một đế chế mới ở Âu Châu.
Ý tưởng này được đưa ra bởi Vladimir Solovyov, một trong những nhân vật khét tiếng nhất trong giới truyền thông được Điện Cẩm Linh hậu thuẫn, và một trong những khách mời của ông trong một chương trình phát sóng trên kênh Russia-1. Một đoạn trích được đăng trên X bởi Anton Gerashchenko, cố vấn của Bộ trưởng Nội vụ Ukraine.
Các nhà tuyên truyền trên truyền hình nhà nước thường xuyên đưa ra ý tưởng tấn công hoặc chiếm giữ lãnh thổ của các thành viên NATO trong bối cảnh cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine.
Gerashchenko viết: “Các nhà tuyên truyền Nga thảo luận về việc tái tạo một 'lãnh thổ Áo-Hung' được bảo vệ bởi đội quân Nga.
Solovyov nói: “Chúng tôi, với tư cách là một xã hội khoa học quân sự, đang nhìn vào tương lai Âu Châu sau chiến thắng của chúng ta. Và chúng tôi có thể nói: à, nhìn này, có một đất nước tốt đẹp, Áo, có vẻ trung lập, có Slovakia, nước này nói rằng họ cảm thấy không thoải mái khi ở gần Ukraine đang có chiến tranh và tốt hơn hết là không nên giúp đỡ nó, có Hung Gia Lợi, nước này cũng vậy không muốn liên quan gì đến nó, và sau đó là toàn bộ khu vực Nam Tư cũ, Serbia, v.v.,”
Ông nói thêm: “Chúng ta hãy tạo ra một lãnh thổ trung lập ở trung tâm Âu Châu này, một nơi rất tốt, chúng ta hãy tạo ra một lãnh thổ Áo-Hung,” ông nói thêm, đề cập đến Đế quốc Áo-Hung, từ năm 1867 đến năm 1918, là một chế độ quân chủ lập hiến đa quốc gia ở Trung Âu.
“Hãy hồi sinh nước Áo-Hung vĩ đại…từ Ba Lan đến Địa Trung Hải, đến vùng Balkan,” ông nói thêm rằng Nga sẽ không “tấn công” các nước này.
“Chúng tôi sẽ nói, 'Các bạn, chúng tôi sẽ không tấn công các bạn'“, anh ta nói.
Solovyov nói thêm: “Chúng tôi thậm chí sẽ cử quân của mình đến đó để không ai có thể tấn công họ”.
Chỉ vài ngày trước đó, Solovyov và Margarita Simonyan, tổng biên tập tổ chức truyền thông nhà nước RT, cho rằng Nga có thể tấn công các bang Alaska, California hoặc Hawaii của Mỹ.
Alaska từng là một phần của Nga. Năm 1867, nó được bán cho Mỹ với giá 7,2 triệu Mỹ Kim sau khi Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Andrew Johnson ký Hiệp ước Alaska. Nó được Nga chính thức chuyển giao cho Mỹ vào ngày 18 tháng 10 năm 1867 và trở thành một tiểu bang vào ngày 3 Tháng Giêng năm 1959.
Trong một cuộc thảo luận vào tháng trước về lý do tại sao Nga muốn chiếm Bồ Đào Nha, Solovyov đã nói đùa rằng Lisbon chưa bao giờ là của Nga, và Simonyan nói thêm rằng Alaska đã có lúc là như vậy.
“Và California thì có. Nhưng tại sao chúng ta lại cần Lisbon?” một người đồng dẫn chương trình khác hỏi.
Bất chấp khẳng định này, California chưa bao giờ là một phần của Nga, mặc dù vào đầu thế kỷ 19, Nga đã thành lập tiền đồn Pháo đài Ross ở khu vực ngày nay là Quận Sonoma, California, với những người thực dân Nga sống ở đó từ năm 1812 đến năm 1841.
Nga đã thành lập ba pháo đài tồn tại trong thời gian ngắn trên đảo Kauai của Hawaii vào năm 1817. Hawaii là một vương quốc cho đến năm 1893 và trở thành một nước cộng hòa vào năm 1894, trước khi nhượng lại cho Hoa Kỳ vào năm 1898 và trở thành một tiểu bang vào năm 1959.
4. Liên Hiệp Âu Châu trình bày thẳng thắn với Tập Cận Bình danh sách các công ty Trung Quốc có liên kết với Nga
Ký giả Stuart Lau của tờ Politico có trụ sở ở Washington DC có bài tường trình nhan đề “Liên Hiệp Âu Châu puts list of Chinese firms with Russia links on Xi’s table”, nghĩa là “Liên Hiệp Âu Châu đưa danh sách các công ty Trung Quốc có liên kết với Nga lên bàn của Tập Cận Bình”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Phương Thảo.
Nhà lãnh đạo Hội đồng Âu Châu Charles Michel hôm thứ Năm đã cảnh báo nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình phải giải quyết ngay “danh sách các công ty” liên quan đến việc cung cấp hàng hóa lưỡng dụng cho Nga, và cho thấy rằng các nước Liên Hiệp Âu Châu sẽ sớm thảo luận xem có nên trừng phạt những thực thể này hay không.
Khoảng 13 công ty có trụ sở tại Trung Quốc nằm trong tầm ngắm của Liên Hiệp Âu Châu khi khối này tìm cách thắt chặt tình trạng rò rỉ hàng hóa công dụng kép đang được xuất khẩu sang Nga, điều mà Kyiv và các đồng minh phương Tây cho rằng đang tạo điều kiện cho cuộc chiến xâm lược Ukraine. Nếu không có sự bảo đảm đầy đủ từ Bắc Kinh, cuộc họp của các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu tại Brussels vào tuần tới có thể quyết định nêu tên và chỉ trích các công ty.
“Chúng tôi đã xác định danh sách các công ty bị nghi ngờ có vai trò trong việc lách các biện pháp trừng phạt của chúng tôi và nhân dịp này... trong hội nghị thượng đỉnh, chúng tôi đồng ý rằng điều quan trọng là phải đi sâu vào chi tiết hơn,” Michel nói với các phóng viên sau cuộc hội đàm thượng đỉnh với Tập ở Bắc Kinh. “Chúng tôi chân thành hy vọng rằng ngày hôm nay chúng tôi được lắng nghe và sau đó Trung Quốc sẽ có hành động thích hợp.”
Michel nói thêm: “Chúng tôi cũng sẽ trình bày với các quốc gia thành viên của mình vì các quốc gia thành viên sẽ phải quyết định những hành động tiếp theo sẽ được thực hiện”.
Chủ tịch Ủy ban Âu Châu Ursula von der Leyen, người chịu trách nhiệm soạn thảo gói trừng phạt sắp tới, cho biết cô đã nói với ông Tập “ngăn chặn bất kỳ nỗ lực nào của Nga nhằm làm suy yếu tác động của các lệnh trừng phạt”.
Bản tin tiếng Trung của Tân Hoa Xã không cho biết ông Tập phản ứng thế nào trước những lo ngại đó, mặc dù ông nói rằng hai bên nên “tăng cường hiểu biết và giải quyết đúng đắn những khác biệt thông qua đối thoại mang tính xây dựng”.
Hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Âu Châu-Trung Quốc, lần đầu tiên diễn ra trực tiếp sau 4 năm, trong bối cảnh giới lãnh đạo Bắc Kinh đang tăng cường can dự ngoại giao vì kinh tế suy thoái, một phần do căng thẳng địa chính trị ngày càng gia tăng và lời kêu gọi giảm rủi ro của phương Tây từ quốc gia nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới
Ông Tập, trong cuộc gặp với cặp đôi Liên Hiệp Âu Châu, đã gián tiếp gạt bỏ nhu cầu giảm rủi ro và thay vào đó coi Trung Quốc là đối tác trong lĩnh vực thương mại và công nghệ của Âu Châu - khi Mỹ mở rộng hạn chế xuất khẩu công nghệ sang đối thủ cạnh tranh lớn nhất của mình.
Ông Tập cho biết, Bắc Kinh “sẵn sàng coi Liên Hiệp Âu Châu là đối tác quan trọng trong hợp tác kinh tế và thương mại, đối tác ưu tiên trong hợp tác công nghệ và đối tác đáng tin cậy trong chuỗi công nghiệp và giá trị”.
Phiên họp tiếp theo với Thủ tướng Lý Cường đã chứng kiến những lời lẽ cứng rắn hơn chống lại chương trình nghị sự ngày càng quyết liệt của Liên Hiệp Âu Châu đối với Trung Quốc.
“Trung Quốc phản đối việc vi phạm các nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế thị trường, và việc chính trị hóa cũng như chứng khoán hóa các vấn đề kinh tế và thương mại,” Lý Cường nói và nhấn mạnh thêm rằng Bắc Kinh “hy vọng rằng Âu Châu sẽ thận trọng trong việc đưa ra các chính sách thương mại hạn chế và sử dụng các biện pháp trừng phạt”
Von der Leyen, khi được hỏi về cuộc điều tra của Liên Hiệp Âu Châu về trợ cấp của nhà nước đối với xe điện sản xuất tại Trung Quốc, chỉ nói rằng vấn đề này sẽ xuất hiện trong hội nghị thượng đỉnh.
Về câu hỏi thâm hụt thương mại của Liên Hiệp Âu Châu so với Trung Quốc - vốn đã tăng gấp đôi lên gần 400 tỷ euro từ năm 2020 đến năm 2022 - von der Leyen mô tả tình hình là “mất cân bằng nghiêm trọng”. Cô nói, đã có những cuộc thảo luận “căng thẳng” với ông Tập và “chúng tôi đã đồng ý rằng hiện chúng tôi có một danh sách các yếu tố khác nhau mà chúng tôi muốn cùng nhau đi sâu vào cuộc đối thoại cao cấp”.
“Và tất nhiên, điều này sẽ quyết định tương lai mối quan hệ của chúng ta… Và do đó, tôi nghĩ điều quan trọng là phải xem tiến độ thực tế hiện nay,” cô nói.
Von der Leyen nói thêm rằng cô kỳ vọng sẽ thấy kết quả của việc Trung Quốc thực hiện các bước cụ thể để giải quyết vấn đề luồng dữ liệu xuyên biên giới, việc thiếu khả năng tiếp cận thị trường cho các thiết bị y tế và luật hạn chế đối với ngành mỹ phẩm, là một mối lo ngại lớn đối với Pháp.
5. Nga tấn công gián điệp mạng hàng trăm nhân vật quan trọng ở Vương Quốc Anh
Thứ trưởng Ngoại giao Leo Docherty nói rằng các nỗ lực mạo danh và “tài khoản giả” đã được thực hiện để xâm phạm các tài khoản email trong khu vực công và xã hội dân sự rộng hơn nhằm tạo ra “một đường lối đáng tin cậy nhằm tìm cách xây dựng mối quan hệ trước khi gửi một liên kết độc hại”.
Hàng trăm nạn nhân trong các vụ tấn công do Nga cố gắng thực hiện trên khắp Vương quốc Anh, nhiều người là những cái tên được biết đến rộng rãi – với các tài khoản email cá nhân đang bị tấn công, chứ không chỉ các tài khoản email chính thức.
Các nghị sĩ ở Luân Đôn được thông báo rằng các lệnh trừng phạt sẽ được áp dụng đối với hai thành viên của nhóm gián điệp mạng Star Blizzard sau cuộc điều tra của Cơ quan Tội phạm Quốc gia. Họ được Bộ Ngoại giao nêu tên là Andrey Stanislavovich Korinets, còn được gọi là Alexey Doguzhiev, và sĩ quan tình báo FSB Ruslan Aleksandrovich Peretyatko.
Docherty cho biết đại sứ Nga đã được triệu tập tới Bộ Ngoại giao để được thông báo rằng “những hành động này sẽ gây ra hậu quả”. Được biết, đại sứ đã không có mặt khi được triệu tập và thay vào đó, các quan chức đã gặp một thành viên cao cấp của chính phủ Nga để bày tỏ lo ngại về những nỗ lực can thiệp vào các tiến trình dân chủ.
Đại sứ quán Nga ở Luân Đôn vẫn chưa bình luận về những cáo buộc này, mặc dù hôm qua họ đã đưa ra một tuyên bố gay gắt lên án một đợt trừng phạt mới đối với những người Nga có liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine, gọi những biện pháp này là “những hạn chế đơn phương bất hợp pháp” và mô tả thông báo này là “một hành động khác”, một vở kịch được dàn dựng kém cỏi” của Vương quốc Anh.
6. Cô gái Nga cầm súng ngắn nổi cơn thịnh nộ đẫm máu ở trường học
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Girl With Shotgun Goes on Bloody Rampage in School”, nghĩa là “Cô gái cầm súng ngắn nổi cơn thịnh nộ đẫm máu ở trường.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Một nữ sinh lớp 8 đã nổ súng tại một trường học ở thành phố Bryansk của Nga, bắn chết một học sinh và làm bị thương nhiều người khác trước khi tự sát, Alexander Bogomaz, Thống đốc khu vực Bryansk của Nga, cho biết như trên vào chiều Thứ Năm, 7 Tháng Mười Hai.
Ông cho biết: “Theo dữ liệu điều tra sơ bộ, một cô gái 14 tuổi đã mang một khẩu súng ngắn đến trường và bắn vào các bạn cùng lớp”.
Hậu quả vụ việc khiến 2 người thiệt mạng (một trong số đó là kẻ xả súng), 5 người bị thương và hiện đã được đưa đến cơ sở y tế.
Trước đó, ông cho biết cho biết có 2 người thiệt mạng và 4 người bị thương trong vụ xả súng vào sáng thứ Năm. Ông nói:
“Một học sinh lớp 8 mang súng đến nhà thi đấu Bryansk, làm bị thương 4 nam sinh và tự sát. Những đứa trẻ đã được di tản”.
Bộ nội vụ khu vực Bryansk đưa ra tuyên bố nói rằng một học sinh đã mang súng vào trường và bắn nhiều phát.
Phó Duma Quốc gia Nga Alexander Khinshtein cho biết rằng một cô gái 14 tuổi “đã lén lấy khẩu súng săn Bekas-3 của cha cô đến trường”, giấu nó trong một cái ống.
Ủy ban điều tra cho biết động cơ của vụ nổ súng đang được xác định.
Bogomaz cho biết thêm: “Các dịch vụ đặc biệt đang hoạt động tại chỗ. Tất cả học sinh cùng với người lớn đều được đưa về nhà. Trường học đã bị cảnh sát phong tỏa”.
Văn phòng công tố khu vực cho biết họ đang tiến hành kiểm tra an ninh tại trường học để bảo đảm “điều kiện an toàn cho học sinh và giáo viên”. Tất cả học sinh, cùng với người lớn, đã được đưa về nhà và tòa nhà đã bị cảnh sát phong tỏa.
Kênh Telegram tiếng Nga Baza, được liên kết với các cơ quan an ninh của Nga, đưa tin rằng nữ sinh này đã nổ súng vào các bạn cùng lớp trong giờ học sinh học. Cô ấy được cho là đã lên tầng 4 của trường và bắn một khẩu súng ngắn.
Hãng tin Mash đưa tin kẻ xả súng đã bị bắt nạt ở trường từ khi còn học tiểu học.
Theo Mash, “Các giáo viên đã cố gắng lý luận với cô gái nhưng không có tác dụng gì”.
Bogomaz gọi vụ nổ súng là một “thảm kịch khủng khiếp” và cho biết 5 người bị thương đều là trẻ em bị thương nhẹ hoặc trung bình.
Một vụ xả súng khác ở trường học ở thành phố Izhevsk miền trung nước Nga vào tháng 9 năm 2022 khiến 13 người thiệt mạng, trong đó có 7 trẻ em và ít nhất 21 người khác bị thương.
Ủy ban điều tra Nga xác định tay súng là Artem Kazantsev, sinh năm 1988, quê ở Izhevsk, tốt nghiệp trường này. Ủy ban cho biết anh ta mặc một chiếc áo phông đen có “biểu tượng của Đức Quốc xã”.
7. Ủy viên nhân quyền Ukraine: có hơn 19.540 trẻ em Ukraine được xác nhận chính thức bị bắt cóc
Ủy viên nhân quyền của quốc hội Ukraine cho biết số trẻ em Ukraine bị Nga bắt cóc được xác nhận chính thức hiện là hơn 19.540.
Ukrinform báo cáo rằng, phát biểu trong hội nghị nhân quyền quốc tế “Tự do hay sợ hãi” được tổ chức tại Kyiv, Dmytro Lubinets nói:
Hiện tại, có con số hơn 19.540 trẻ em Ukraine được xác nhận chính thức bị bắt cóc. Nếu mỗi ngày chúng ta nhận lại được một đứa trẻ thì chúng ta sẽ phải mất 55 năm. Và điều này đi ngược lại với thực tế là Liên bang Nga đang tiếp tục bắt cóc ngày càng nhiều nhóm trẻ em Ukraine khỏi quốc gia của chúng ta mỗi ngày. Thật không may, chúng ta không có nhiều công cụ để trả lại tất cả trẻ em Ukraine bị bắt cóc.
Vào tháng 3, tòa án hình sự quốc tế ở The Hague đã ban hành lệnh bắt giữ Putin và ủy viên Nga về quyền trẻ em Maria Alekseyevna Lvova-Belova liên quan đến việc cưỡng bức trục xuất trẻ em từ Ukraine sang Nga, nơi nhiều người đã bị bắt và các gia đình Nga nhận nuôi.
8. Nga tăng cường bảo vệ yếu nhân sau vụ ám sát Illia Kyva
Thượng nghị sĩ Konstantin Kosachev nói với hãng truyền thông nhà nước Nga RIA Novosti vào ngày 7/12 rằng các ủy ban của Hội đồng Liên bang, thượng viện của Quốc hội Nga, đã được “chỉ đạo chuẩn bị các đề xuất để bảo vệ các nhân vật chính trị và công chúng” khỏi các cuộc tấn công của Ukraine.
Illia Kyva, một cựu nghị sĩ thân Nga trong quốc hội Ukraine, được phát hiện đã chết ở Mạc Tư Khoa vào ngày 6/12. Theo nguồn tin thực thi pháp luật của Kyiv Independent, ông này đã bị Cơ quan An ninh Ukraine, gọi tắt là SBU, ám sát.
SBU chưa bình luận chính thức về cái chết của nhà lập pháp, người bị tòa án ở Lviv kết tội phản quốc vào ngày 13/11, sau khi phiên tòa xét xử vắng mặt ông ta được tiến hành. Kyva đã trốn khỏi Ukraine ngay trước khi Nga tiến hành cuộc xâm lược toàn diện.
Kyva công khai ủng hộ việc Nga xâm lược Ukraine, phổ biến tuyên truyền của Nga thông qua kênh Telegram của mình. Ông đã xuất bản một bài đăng vào tháng 4 năm 2022 nói rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin nên sử dụng một “cuộc tấn công phủ đầu” vào Ukraine, được một số người hiểu là một sự khuyến khích ngầm sử dụng vũ khí hạt nhân.
“Số phận như vậy sẽ xảy ra với những kẻ phản bội Ukraine khác”, phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Thượng Úy Andriy Yusov, cho biết như trên ngay sau khi tin tức về cái chết của Kyva được loan tải trên các phương tiện truyền thông Nga.
Ủy ban Điều tra Nga đã mở một vụ án hình sự về vụ giết người mà họ cho rằng xảy ra khi Kyva đang đi dạo trong công viên ở Mạc Tư Khoa.
Các nhà điều tra Nga đã tìm thấy một hộp đạn tại hiện trường, đồng thời cũng tiến hành khám xét xe hơi và phòng khách sạn của Kyva, vốn là nhà của anh ta “trong những tháng gần đây”, các nhà điều tra cho biết vào ngày 7/12.
Hai phát súng được tìm thấy trên cơ thể anh ta và anh ta “chết tại chỗ vì vết thương”.
Các nhà điều tra cho biết họ đang thẩm vấn các nhân chứng và kiểm tra bằng chứng pháp y.
Trong các báo cáo ban đầu trên các phương tiện truyền thông Nga, và được các nguồn tin trên thế giới trích dẫn, Kyva được tin là bị một con dao cắm vào thái dương. Tuy nhiên, chi tiết đó có lẽ không đúng sự thật. Kyva là một người giỏi võ. Tương truyền trong thời gian còn làm cảnh sát, ông ta đã đánh bại một lúc 10 người xông vào cùng một lúc. Cho nên, có lẽ biệt kích Ukraine đã hạ sát ông ta bằng súng rồi nhanh chóng rút lui.
9. Cựu giám đốc MI6 bị điện tặc Nga tấn công
Các phương tiện truyền thông cho biết cựu giám đốc MI6, Richard Dearlove, là một trong những người được tường trình là mục tiêu tấn công của Nga. Trong một tuyên bố, Dearlove nói:
Tôi đã trải qua nhiều điều kịch tính và tồi tệ hơn cả việc bị hack. Tôi không đặc biệt quan tâm đến nó. Chính phủ đã sẵn sàng đứng lên chống lại nó.
Chúng ta đang ở trong tình trạng chiến tranh xám xịt với người Nga, tuy chưa đến mức gây hấn và xung đột công khai. Họ sẽ làm bất cứ điều gì để phá hoại cơ sở hạ tầng quan trọng, an ninh quốc gia và tấn công bất kỳ tổ chức nào của chúng ta không thân thiện với người Nga.
Họ đã gây ra một sự gián đoạn rất lớn. Tôi đã thay đổi tất cả phần cứng, thay đổi email, việc đó đã gây gián đoạn trong một thời gian.
Dearlove giữ vai trò là nhà lãnh đạo Cơ quan Tình báo Bí mật Anh từ năm 1999 đến năm 2004.
Vào tháng 5 năm ngoái, tờ Guardian đã đưa tin rằng một nhóm tin tặc Nga được cho là đứng sau việc phát hành các email thu được từ Dearlove và những người ủng hộ Brexit khác không hài lòng với việc Thủ tướng Theresa May không đàm phán một thỏa thuận rời khỏi Liên Hiệp Âu Châu.
10. Cuộc bầu cử tổng thống Nga năm 2024 được xác nhận vào ngày 17 tháng 3
Hội đồng Liên bang Nga đã xác nhận ngày bầu cử tổng thống năm 2024 ở nước này là ngày 17 tháng 3, đưa Vladimir Putin đến gần hơn với nhiệm kỳ thứ năm và trao cho ông cơ hội duy trì quyền lực cho đến ít nhất là năm 2030.
Putin, 71 tuổi, vẫn chưa công bố ý định tranh cử nhưng hãng thông tấn AP đưa tin ông được nhiều người mong đợi sẽ làm như vậy trong những ngày tới vì thời điểm đã được ấn định.
Với việc kiểm soát chặt chẽ cơ chế bầu cử ở Nga, Putin gần như chắc chắn giành chiến thắng. Những đối thủ nổi bật nhất của ông đều đang ở trong tù hoặc ở nước ngoài, và hầu hết các phương tiện truyền thông độc lập ở Nga đều bị cấm.
Theo cuộc cải tổ hiến pháp mà ông giám sát, Putin có đủ điều kiện để tìm kiếm thêm hai nhiệm kỳ sáu năm nữa sau khi nhiệm kỳ hiện tại của ông hết hạn.
Tass cho biết quyết định này đã được thượng viện quốc hội Nga đồng thanh đưa ra, với 162 thượng nghị sĩ bỏ phiếu tán thành.
Liên quan đến diễn biến này, lãnh đạo phe đối lập Nga đang bị cầm tù Alexei Navalny trong một tuyên bố trực tuyến hôm thứ Năm kêu gọi những người ủng hộ ông hãy bỏ phiếu cho bất kỳ ai trừ Putin trong cuộc bầu cử tổng thống vào năm tới.
“Putin coi cuộc bầu cử này như một cuộc trưng cầu dân ý về việc chấp thuận các hành động của mình. Hắn ta coi đó là một cuộc trưng cầu dân ý về việc chấp thuận chiến tranh. Hãy phá vỡ kế hoạch của hắn ta và biến nó thành hiện thực để không ai vào ngày 17 tháng 3 quan tâm đến kết quả gian lận, nhưng tất cả người Nga đều nhìn thấy và hiểu: ý chí của đa số là Putin phải ra đi”
ĐTC ban phép lành cho cậu bé đi bộ 11km để được Thêm sức. Nguy cơ khủng bố trong Mùa Giáng Sinh
VietCatholic Media
16:52 08/12/2023
1. Cậu bé đi bộ 11km trên con đường lầy lội để lãnh nhận Bí tích Thêm sức, đã nhận Phép lành từ Đức Thánh Cha
Một cậu bé người Á Căn Đình gần đây đã thực hiện nỗ lực đặc biệt để đi bộ 11 km trên những con đường lầy lội để lãnh nhận bí tích Thêm Sức, và tin này đã đến tai Đức Thánh Cha Phanxicô. Ngài đã gửi phép lành cho cậu.
Maximiliano Pavillaux, 11 tuổi, sống cùng bố mẹ và 4 anh chị em ở vùng nông thôn xung quanh Suipacha, một thị trấn nhỏ thuộc Buenos Aires, kể từ tháng 12/2022.
Trong suốt một năm, cậu bé đã chuẩn bị lãnh nhận bí tích Thêm Sức, dự kiến vào ngày 11 tháng 11.
Để giúp cậu chuẩn bị, tuần này qua tuần khác, giáo lý viên Eva của cậu đã gửi tài liệu học tập đến nhà cậu. Tuy nhiên, khi ngày Tiệc Thánh đến gần, điều kiện thời tiết ngày càng xấu đe dọa việc nhận lãnh bí tích Thêm Sức của cậu.
Đêm trước ngày lễ Thêm Sức, giữa cơn mưa không ngớt, Carola và Rolando, cha mẹ của Maximiliano, bắt đầu lo lắng vì xe của gia đình sẽ không thể đến thị trấn trên những con đường quê lầy lội và chiếc máy kéo mà họ sử dụng cho công việc đồng ánh đã bị hư hỏng trong cùng tuần đó.
Có một giải pháp thay thế: Đi bộ 11km trong bùn. Trước sự ngạc nhiên của cha mẹ, Maximiliano đã đồng ý.
Cậu bé và bố mẹ rời đi lúc 7 giờ sáng để có thể đến nhà thờ kịp giờ cho buổi lễ sẽ bắt đầu lúc 10:30 sáng
“Ủng của chúng tôi chìm trong bùn; chúng tôi đã trượt,” Maximiliano nhớ lại, nói chuyện với ACI Prensa, đối tác tin tức tiếng Tây Ban Nha của CNA. Trên đường đi, người cha nói đùa với cậu bé: “Khi lớn lên con sẽ có chuyện hay để kể”. Nhưng họ không ngờ câu chuyện của cậu lại đến được với nhiều người đến vậy.
Khi đến giáo xứ Đức Mẹ Mân Côi ở Suipacha, giáo lý viên của cậu đang đợi cậu – trong nước mắt: “Bà ấy rất hạnh phúc”.
Vị linh mục dâng thánh lễ đã nhắc đến chiến công này như một tấm gương để noi theo, và sau đó nhiều người đã đến chúc mừng cậu bé 11 tuổi.
Sau buổi lễ, mẹ cậu bé nói: “Chúng tôi nhẹ nhõm ra về. Tôi như 'trên chín tầng mây' cả tuần. Chúng tôi không hối tiếc bất cứ điều gì; chúng tôi đã hạnh phúc.”
Nhưng tác động không kết thúc ở đó. Trong những ngày gần đây, câu chuyện của Maximiliano đã đến tai Đức Thánh Cha Phanxicô, người đã gửi cho cậu phép lành Tòa Thánh và một món quà từ Rôma.
Phép lành Tòa thánh được đóng khung và những món quà của Đức Thánh Cha đã được trao cho Maximiliano trong Thánh lễ Chúa Nhật tuần trước, được cử hành bởi Đức Giám Mục Mauricio Landra, Giám Mục Phụ Tá của Mercedes-Luján, người đã thực hiện chuyến đi đặc biệt đến Suipacha để được trao tận tay phép lành của Đức Giáo Hoàng vào tay cậu bé.
Mẹ anh nói với ACI Prensa: “Tôi không thể ngừng khóc”, nhấn mạnh sự ấm áp của cộng đồng Suipacha, những người đã đến thăm con trai bà và cũng mang quà cho cậu. “Đó là một thiên đường,” bà nói.
Nhân vật chính của câu chuyện chia sẻ với ACI Prensa rằng “mọi người đều rất vui vẻ”, ngay cả những người bạn cùng lớp ở trường nông thôn của cậu cũng “trầm trồ”.
Đối với những đứa trẻ khác đang chuẩn bị lãnh nhận bí tích Thêm Sức, Đức Cha Mauricio Landra nhắc nhở các em “rằng Chúa Giêsu đang chờ đợi các con và sẽ luôn ở bên các con, cũng như Ngài sẽ ở với Maximiliano”.
Source:National Catholic Register
2. Nhật Ký Trừ Tà số 269: Cảm Xúc Của Ác Quỷ
Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #269: The Emotions of Demons”, nghĩa là “Nhật Ký Trừ Tà số 269: Cảm Xúc Của Ác Quỷ”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Khi bắt đầu một lễ trừ tà gần đây, như một điển hình, ma quỷ bắt đầu biểu hiện và ý thức của người bị ảnh hưởng mờ dần. Nhìn vào khuôn mặt của người đó, giờ đã trở thành khuôn mặt của quỷ dữ, ánh mắt và khuôn mặt lộ rõ vẻ giận dữ. Khi phiên trừ tà kéo dài một giờ diễn ra, vẻ mặt giận dữ biến thành nỗi kinh hoàng. Đến cuối phiên, vẻ mặt chuyển sang trạng thái hoàn toàn tuyệt vọng.
Có một số dấu hiệu chính của sự chiếm hữu được biết rõ như nói những ngôn ngữ không xác định hoặc kiến thức huyền bí, nhưng cũng có những dấu hiệu phụ. Đây không phải là kết luận chắc chắn về sự hiện diện của ma quỷ nhưng có thể là dấu hiệu của sự hiện diện đó. Trong trường hợp này, những cảm xúc giận dữ, kinh hoàng và tuyệt vọng đến thẳng từ địa ngục.
Khi bắt đầu quá trình trừ tà, lũ quỷ, giống như bất kỳ kẻ tự ái nào, đầy kiêu ngạo và ngạo mạn. Nhưng đó là một màn trình diễn trống rỗng và che đậy sự hèn nhát và yếu đuối bên trong của chúng. Khi buổi trừ tà tiếp tục và chúng phải đối mặt với Sự thật, nỗi sợ hãi và khủng bố tiềm ẩn của chúng hiện lên. Chúng sợ Chúa Giêsu và tất cả những gì thánh thiện. Vào cuối phiên, khi cúng đối mặt với thất bại và sự diệt vong cuối cùng, sự tuyệt vọng của chúng có thể được cảm nhận rõ ràng.
Ma quỷ không có cơ thể nên không có cảm xúc giống như con người. Cảm xúc của chúng không được lọc bởi cơ thể và do đó hoàn toàn mang tính tâm linh. Tôi tin rằng những cảm xúc như vậy trong đời sống thuần tâm linh sẽ mạnh mẽ hơn, trong sáng hơn và chân thực hơn. Trong trường hợp này, cơn thịnh nộ, kinh hoàng và tuyệt vọng của ma quỷ tràn ngập và tiêu diệt chúng.
Tôi nghe nói rằng cảm xúc của những người được chúc phúc trong Nước Trời cũng rất mạnh mẽ, trong sáng và chân thực. Nhưng người được chúc phúc thì tràn ngập niềm vui, bình an và tình yêu. Những cảm xúc thiêng liêng này tự nhiên tuôn trào thành một bài thánh ca ca ngợi Thiên Chúa xinh đẹp của chúng ta, một bài hát độc đáo cho mỗi tâm hồn hát lên.
Tôi đã là một nhà trừ tà trong nhiều năm. Đối mặt với tất cả những điều ác đó đã tự động hướng mắt tôi lên thiên đường. Giữa cuộc chiến tâm linh, những luồng niềm vui và sự sống vĩnh cửu lướt qua các phiên trừ tà của chúng tôi - một điềm báo về những gì sắp xảy ra.
Source:Catholic Exorcism
3. Nhà nước Belarus gia tăng hạn chế tự do tôn giáo
Nhà nước Belarus xúc tiến việc thi hành một dự luật mới gia tăng hạn chế hoạt động của các tổ chức tôn giáo.
Các điều khoản quan trọng trong dự luật này đã được thông qua đợt hai, hôm 29 tháng Mười Một vừa qua tại Hạ viện, theo đó có thêm một số cấm đoán, và kéo dài danh sách các trường hợp các cộng đồng tôn giáo có thể bị giải thể.
Luật mới nhắm thay thế luật về “tự do lương tâm và các tổ chức tôn giáo”, ban hành cách đây 21 năm, ngày 31 tháng Mười năm 2002, đồng thời du nhập một số thay đổi dân luật của Belarus.
Theo luật mới, các tổ chức tôn giáo không còn được phép dùng các biểu tượng tôn giáo tại các nơi thờ phượng, và cũng không thể trưng những văn bản hoặc hình ảnh nhắm kích thích những tranh luận và đố kỵ tôn giáo. Họ cũng không được thi hành những hoạt động “chống lại chủ quyền của Belarus, hệ thống hiến pháp và sự hòa hợp xã hội”, hoặc dấn thân trong các hoạt động chính trị hay tham gia các đảng phái chính trị.
Trong danh sách các hoạt động có thể đưa tới sự giải thể các cộng đoàn tôn giáo, có những trường hợp như: các hoạt động tôn giáo không phù hợp với những đường hướng cơ bản của chính sách đối ngoại và đối nội của nhà nước, làm mất uy tín chính quyền quốc gia Belarus, cổ võ chiến tranh, sự đố kỵ về mặt xã hội, quốc gia, tôn giáo và chủng tộc, chủ nghĩa cực đoan, xúc phạm đến danh dự và phẩm giá của quốc gia, làm hại sức khỏe và luân lý của các công dân, cản trở nền giáo dục tổng quát bó buộc và những nhân tố khác”.
Các quy luật mới cũng thay đổi thủ tục ghi danh các tổ chức tôn giáo với các cơ quan nhà nước, giới hạn các hoạt động truyền giáo và hành hương, dự kiến những trường hợp các tổ chức tôn giáo có thể thiết lập các thực thể theo luật và các đơn vị, cơ cấu để cung cấp các dịch vụ xã hội, các viện cô nhi cạnh các tu viện. Trách vụ và hoạt động của các tổ chức này sẽ được bộ giáo dục xác định.
Trước khi được tổng thống ký và công bố, luật này còn phải được Thượng viện Belarus thông qua.