Ngày 08-12-2021
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Con đang ở đâu ?
Lm. Minh Anh
03:09 08/12/2021

CON ĐANG Ở ĐÂU?
“Thiên Chúa đã gọi Ađam và phán bảo ông, ‘Con đang ở đâu?’”.

Rollo May nói, “Một thói quen mỉa mai cũ rích của con người, là chúng ta thường chạy nhanh mỗi khi lạc đường!”. Đúng thế, mỗi khi phạm tội, con người thường chạy nhanh hơn để lẩn trốn Thiên Chúa; và Ngài lại phải la lên, “Con đang ở đâu?”.

Kính thưa Anh Chị em,

Nhận định của Rollo May thật sâu sắc! Sau khi ăn trái cấm, xem ra Ađam đã chạy nhanh hơn khỏi Thiên Chúa; vì thế, tiếng của Ngài hẳn đã vang vọng khắp cả một góc vườn Êđen, “Con đang ở đâu?”. Đó cũng là những gì chúng ta đọc thấy ở những dòng đầu tiên của sách Sáng Thế hôm nay nhân ngày kính Đức Trinh Nữ Maria, Vô Nhiễm Nguyên Tội. Và sẽ rất thú vị khi chúng ta dám đoan chắc rằng, Thiên Chúa không cần phải hỏi Đức Mẹ, “Con đang ở đâu?” bao giờ! Tại sao?

Bởi lẽ, Đức Mẹ luôn ở đó, trong sự hiện diện của Thiên Chúa; Mẹ sẵn sàng đáp lại mọi ý muốn của Ngài trong toàn bộ cuộc sống của Mẹ. Niềm tin và lòng yêu mến Mẹ dành cho Chúa, cũng như chính mối quan hệ độc nhất vô nhị của Mẹ với Đấng Mẹ sẽ cưu mang làm cho Mẹ trở thành một vị thánh vĩ đại nhất trong tất cả các vị thánh, những con người đã cho phép ánh sáng Thiên Chúa chiếu rọi qua mình một cách trọn vẹn. Trong một bài thơ về Đức Trinh Nữ Maria, thi sĩ Dòng Tên, Hopkins, viết, “Đây là công việc duy nhất phải làm. Hãy để mọi vinh quang Thiên Chúa chiếu qua! Vinh quang Thiên Chúa đi qua Mẹ, từ dòng chảy của Mẹ; và không thể nào khác hơn!”. Ánh sáng Thiên Chúa đã chiếu qua Mẹ một cách trọn vẹn hơn bất kỳ vị thánh nào; bởi lẽ, không gì trong Mẹ có thể ngăn cản dòng ánh sáng đó. Trong Mẹ, không có dấu vết của bất cứ một chút bóng tối tội lỗi nào; vì thế, không bao giờ Thiên Chúa cần lên tiếng với Mẹ, “Con đang ở đâu?”.

Trong tình yêu, Thiên Chúa muốn chúng ta vui sống trước thánh nhan Ngài như một đứa trẻ nô đùa hồn nhiên trước cha mẹ, và thi thoảng nhìn về phía họ; ngược lại, cha mẹ đôi lúc cũng liếc nhìn sang đứa con của mình. Một khi không nhìn thấy chúng ta, như đã không thấy Ađam, Ngài sẽ lên tiếng, “Con đang ở đâu?”. Khác với Ađam; rõ ràng, Mẹ Maria đã hoàn toàn cởi mở với ý định của Thiên Chúa trên cuộc đời Mẹ. Mẹ đã nói với sứ thần Gabriel rằng, “Tôi xin vâng như lời thiên thần truyền”; nghĩa là, ‘Hãy để những gì ngài nói được thực hiện! Hãy cứ để vinh quang Thiên Chúa chảy qua, chiếu qua!’. Ý muốn và vinh quang Chúa được thực hiện và chiếu qua Mẹ khi Mẹ phó mình hoàn toàn cho thánh ý Ngài. Từ đó, Mẹ trở thành đấng cưu mang chính Con của Ngài. Thật thú vị, không ai chọn cho mình một người mẹ để được sinh ra! Với Chúa Giêsu thì có! Ngài là người duy nhất đã từng ‘chọn mẹ cho mình’, và người phụ nữ ấy thật hoàn hảo!

Ý nghĩa biết bao với lời Kinh Cầu, “Đức Bà như Hòm Bia Thiên Chúa vậy!”. Hòm Bia Thiên Chúa là chiếc hòm được trang hoàng lộng lẫy, chứa những vật thiêng thánh nhất của người Do Thái; Mẹ Maria là Hòm Bia, không phải là một chiếc hòm nạm vàng, chứa các vật thánh, nhưng còn hơn thế nhiều! Mẹ cưu mang Đấng Thánh, Chúa Giêsu Kitô. Ngày lễ hôm nay kỷ niệm sự thụ thai không chút bợn nhơ của Mẹ như là một sự chuẩn bị từ xa của Thiên Chúa để hình thành một dinh thự hoàn hảo cho Con của Ngài, Đấng mà bất cứ một vết tích tội lỗi nào, dù nhỏ nhất cũng thật gớm ghiếc; cũng là Đấng mà Mẹ đã hưởng trước công nghiệp cứu độ của Con Thiên Chúa do cái chết và sự phục sinh của Ngài sau này! Mẹ quả thật đúng với sự “thánh thiện và tinh tuyền trước nhan Thiên Chúa” như thánh Phaolô nói trong thư Êphêsô hôm nay.

Anh Chị em,

Đừng bao giờ chạy nhanh để lẩn trốn Thiên Chúa mỗi khi sa ngã! Hãy dừng lại, thống hối trước Ngài. Tốt nhất hãy học như Đức Mẹ, hãy để cho dòng chảy ý muốn và vinh quang của Ngài đi qua đời mình; và đó là công việc duy nhất phải làm! Được như thế, chúng ta sẽ luôn làm điều đẹp lòng Thiên Chúa như Mẹ và điều kỳ diệu cũng sẽ xảy ra. Và cùng Mẹ, chúng ta sẽ cất lên tâm tình Thánh Vịnh đáp ca hôm nay, “Hãy ca tụng Chúa một bài ca mới, vì Người đã làm nên những điều huyền diệu”. Như thế, Thiên Chúa sẽ không bao giờ cần phải nói với chúng ta, “Con đang ở đâu?”.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Mẹ Maria, xin giữ gìn con, xin giúp con luôn làm điều đẹp lòng Chúa như Mẹ; nhờ đó, Chúa cũng sẽ không bao giờ cần lên tiếng tìm con, “Con đang ở đâu?”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Việc làm cụ thể
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
03:36 08/12/2021

Chúa Nhật 3 Vọng C
Việc Làm Cụ Thể

Phụng vụ Chúa nhật III Mùa Vọng có hai điều lạ: một là nơi màu áo lễ, màu hồng hy vọng, hai là những lời mời gọi hãy vui lên: “Reo vui lên hỡi thiếu nữ Sion” (bài đọc 1), “Anh em hãy vui luôn” (bài đọc 2) và dân chúng kéo đến gặp Gioan xin chỉ giáo phải làm gì, họ muốn tìm niềm vui đích thực sau khi đã dọn con đường tâm hồn bằng việc hoán cải (bài Phúc âm).

1. "Chúng tôi phải làm gì?"

Tin Mừng hôm nay kể chuyện, lời của Gioan đạt kết quả cụ thể là có nhiều người phục thiện, sẵn sàng cải đổi nếp sống cũ. Nhiều người đến xin Gioan những lời khuyên thiết thực: "Chúng tôi phải làm gì đây?". Họ xin ngài chỉ dẫn cách phải sống và việc phải làm.Tùy từng người mà Gioan khuyên bảo việc làm cụ thể:
- Đối với dân chúng: “Ai có hai áo, hãy cho người không có, ai có của ăn cũng hãy làm như vậy”.
- Đối với người thu thuế: “Các ngươi đừng đòi gì quá mức đã ấn định cho các ngươi”.
- Đối với các quân nhân: “Đừng ức hiếp ai, đừng cáo gian ai, các ngươi hãy bằng lòng với số lương của mình”.

Các lời khuyên của Gioan khuyến khích mọi người thực hiện công bằng bác ái và sống chính trực. Công bằng là sống đúng luật pháp: “Đừng đòi hỏi quá mức ấn định”; Chính trực “Chớ dùng vũ lực, cũng đừng vu khống mà tống tiền người ta”; Bác ái là chia sẻ: “Ai có hai áo, thì chia cho người không có, ai có gì ăn, thì cũng làm như vậy”.

Thánh Gioan rất thực tế và có những giải pháp thích ứng với từng hoàn cảnh, từng hạng người. Gioan không bảo mọi người hãy sống như ngài hoặc gia nhập nhóm của ngài. Gioan không yêu cầu ai phải làm gì khác thường, cũng không đòi hỏi họ phải đổi nghề nghiệp hay đổi chỗ ở, nhưng ngài khuyên : dù ở hoàn cảnh nào cũng phải biết thắng dẹp tính vị kỷ, bằng cách làm việc bác ái, chia sớt với anh em mình, đó là cách sám hối tốt nhất. Gioan khuyên họ phải bằng việc làm cụ thể mới trở thành người biết yêu thương và đáng mến.

Những điều Gioan nói quả thật không giống với những gì người ta quen hiểu về hai chữ “hy vọng”: người ta hy vọng là hy vọng rằng mình sẽ được thêm. Còn Gioan thì dạy phải bỏ bớt: đừng đòi thêm, đừng chiếm đoạt vào, hãy đem những gì mình đang có mà chia sẻ. Mặt khác, người ta hy vọng là thu thêm cho mình những gì từ bên ngoài vào. Còn theo Gioan, hy vọng là mong giải thoát bớt những thứ cồng kềnh đang chất nặng trong lòng mình. Sứ điệp của Gioan là: Hãy chia sẻ; Đừng đòi hỏi quá mức ấn định; Hãy biết bằng lòng.

“Chúng tôi phải làm gì?”. Dân chúng hỏi Gioan Tẩy Giả ở bờ sông Giođan. Sau lễ Hiện Xuống, đám đông cũng đặt câu hỏi ấy với thánh Phêrô: “Chúng tôi phải làm gì?”. Đó cũng là một cách nhắc lại rằng, đức tin phải thực tiễn và sống động. Chúa Giêsu dạy: “Không phải những người nói lạy Chúa, lạy Chúa mà được vào Nước Trời đâu, nhưng là những người thực hiện ý muốn của Cha Ta” (Mt 7,21). Ngài luôn đòi hỏi bằng việc làm cụ thể: “Đức Giêsu vừa lên đường, thì có một người chạy đến, quỳ xuống trước mặt Người và hỏi: Thưa Thầy nhân lành, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp? …Đức Giêsu đáp: Anh chỉ thiếu có một điều, là hãy đi bán những gì anh có mà cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi”. (x.Mc 10, 17-27). Người nghe mà không làm thì giống như người xây nhà không nền móng (Lc 6,49).Trong cuộc đối thoại với một luật sĩ, Ðức Giêsu đã bảo ông: “Hãy làm như vậy và ông sẽ được sống” (Lc 10,28). Sau dụ ngôn người Samaria nhân hậu, Ngài còn dặn ông: “Hãy đi và làm như vậy” (Lc 10,37).

“Lạy Chúa, con phải làm gì?”. Đây là câu nói đầu tiên của thánh Phaolô sau cú ngã ngựa trên đường đi Đamát (x.Cv 9,1-19). Phaolô được biến đổi và trở thành vị Tông đồ chuyên lo rao giảng Tin Mừng cho dân ngoại. Từ đây cuộc đời của thánh nhân đã viết nên thiên anh hùng ca, sống và chết cho Đức Kitô.

Đối với chúng ta ngày nay, lời khuyên của thánh Gioan rất thiết thực trong những ngày chờ đón Chúa giáng sinh. Mỗi người hãy tự đặt câu hỏi: “Còn tôi, tôi phải làm gì?”. Cách trả lời của Gioan còn nguyên giá trị: mỗi người hãy sống đúng cương vị của mình, hãy hoàn thành trách nhiệm của mình, hãy thực thi tình bác ái huynh đệ và sống trong tương giao tốt đẹp với mọi người. Gioan không đòi những điều kì diệu, nhưng rất đơn giản và thực tế. Người dấn thân phục vụ thì sống đời tận hiến.Người có gia đình được mời gọi sống yêu thương, trung thành. Người thương gia ngay thẳng, người quản lý tín trung.Người làm công chu toàn bổn phận, người chủ quảng đại khoan dung.Người có hai áo thì chia cho người không có áo mặc.Người có quyền thì yêu thương đùm bọc kẻ dưới. Ai nấy sống đúng chức phận của mình trong công lý và tình yêu. Đó là thay đổi lối sống: nhân đạo hơn, công bình hơn, liên đới hơn…

“Chúng tôi phải làm gì?” là câu hỏi mà mỗi Kitô hữu phải đặt ra cho mình. Gioan đã gợi ý ba điều: - một cuộc sống luôn biết chia sẻ; - một thái độ biết an vui với những gì hiện có; - một nỗ lực không để cho sự dữ và giả dối thống trị. Ba điều này vừa chung nhưng cũng áp dụng riêng cho từng đối tượng tùy theo hoàn cảnh riêng. Nếu tôi đến với Gioan, tôi sẽ nhận được đề nghị nào, và từ đó có những quyết tâm cụ thể nào tùy thuộc vào hoàn cảnh của riêng tôi, để giúp tôi thay đổi đời sống hầu đón Chúa đến?

2. Niềm vui Tin Mừng

Chủ đề Phụng vụ Chúa nhật III là ‘niềm vui’. Bài đọc 1 và bài đọc 2, mời gọi dân Chúa hãy vui lên. Vui vì Thiên Chúa sắp đến thực hiện ơn cứu độ. Người đến để tha thứ, để hòa giải, để cứu thoát dân khỏi nô lệ tội lỗi và ma quỷ.Thánh Phaolô khẳng định niềm vui đó là niềm vui trong Chúa : Anh em hãy vui luôn trong Chúa. Niềm vui trong Chúa là niềm vui có được từ nơi Thiên Chúa. Hãy vui và vui luôn mãi trong niềm vui của Chúa. Niềm vui này không chỉ là một tình cảm, nhưng phát sinh những hoa trái cụ thể trong cuộc đời: sống hiền hòa rộng rãi với mọi người; không phải lo lắng gì cả, vì có điều gì thì cứ trình bày với Chúa; lòng trí luôn được bình an.

Niềm vui là nét tiêu biểu của người Kitô hữu, là mong ước của mọi người. Sống ở đời ai cũng mong mình có được niềm vui sống và nỗ lực đi tìm niềm vui. Người Kitô hữu xác tín rằng, niềm vui đích thực chỉ có nơi Thiên Chúa. Một khi biết mình đã có Chúa thì mọi âu lo buồn phiền sẽ không còn. Càng khám phá ra sự hiện diện của Thiên Chúa trong cuộc đời, càng gia tăng niềm vui sống. Càng gặp gỡ Chúa trong cuộc sống, niềm vui sống càng sâu sắc bền vững. Niềm vui trong Chúa luôn là một niềm vui gia tăng sức mạnh cho tâm hồn trước những nghịch cảnh, đau khổ của kiếp người. Niềm vui trong Chúa cũng là niềm vui biến đổi đau thương thành hạnh phúc. Niềm vui trong Chúa giúp cho mỗi người có nghị lực vươn lên vượt qua nghịch cảnh.

Là con người, ai cũng mơ ước và đi tìm niềm vui sống. Ngày nay, có nhiều người mải miết tìm kiếm những thú vui xác thịt, thú vui thụ hưởng vật chất. Có những niềm vui mà sau đó người ta cảm thấy trống rỗng buồn phiền và chán nản. Có những niềm vui mà sau đó người ta mệt mỏi và thất vọng. Có những niềm vui mà sau đó người ta lo âu hối hận. Còn người Kitô hữu đi tìm niềm vui trong Chúa. Niềm vui này là dấu hiệu của bình an nội tâm, của sự hài lòng, của tự tín, là dấu hiệu cho thấy rằng người ta đang cảm thấy được an toàn, được đón nhận, được yêu mến. Một người Kitô hữu mà sống bi quan chán chường, thất vọng buông xuôi, ấy là dấu hiệu có điều gì đó không ổn về đức tin.

Hạnh phúc là niềm vui. Khi người ta vui thì hạnh phúc. Khi người ta hạnh phúc thì người ta vui. Rất đơn sơ, thật dễ hiểu. Hạnh phúc là niềm vui của mỗi người và mọi người trong gia đình chung sống với nhau. Những niềm vui làm thành cuộc đời. Niềm vui làm cho mỗi tâm hồn trở nên ấm cúng.

Niềm vui chỉ thực sự có khi có tình yêu. Khi không có tình yêu thì không có niềm vui thực sự. Và đặc biệt khi được tình yêu của Thiên Chúa tiếp sức, con người ta lúc nào cũng có thể rạng rỡ tươi cười, mặc dù có khó khăn mặc dù có đau khổ, gương mặt luôn biểu lộ hạnh phúc bởi vì lúc nào trái tim cũng dào dạt yêu thương.

Niềm vui Tin Mừng không phải là niềm vui của những thành công, của những thanh thế, của những hoạt động. Càng không phải là niềm vui do có nhiều phương tiện vật chất và được nâng đỡ của xã hội. Niềm vui Tin Mừng là có trong lòng mình chính Chúa Giêsu khiêm nhường tự hạ và yêu thương để cứu chuộc loài người. Niềm vui Tin Mừng ấy là động lực chính khiến chúng ta can đảm làm chứng cho Chúa qua chính con người và cuộc sống của chúng ta. Con người chúng ta sẽ là con người hiền lành khiêm nhường đầy yêu thương tự hạ. Cuộc sống của chúng ta sẽ là cuộc sống hy sinh, phấn đấu, để được phục vụ như Chúa Hài nhi Giêsu và như Chúa Giêsu chịu đóng đinh trên thánh giá.

"Chúng tôi phải làm gì?". Mùa Vọng này, mong sao những thao thức sẽ biến thành việc làm cụ thể, đời sống chúng ta sẽ luôn màu hồng và tâm hồn chúng ta chan chưa niềm vui Tin Mừng.
 
Ngày 9/12: Chưa ai lớn hơn Gioan Tẩy Giả. Linh mục Phanxicô Vũ Viết Phương
Giáo Hội Năm Châu
04:54 08/12/2021

PHÚC ÂM: Mt 11, 11-15

“Chưa từng có ai cao trọng hơn Gioan Tẩy Giả”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân chúng rằng: “Ta bảo thật các ngươi, trong các con cái người nữ sinh ra, chưa từng xuất hiện một ai cao trọng hơn Gioan Tẩy Giả, nhưng người nhỏ nhất trong nước trời lại cao trọng hơn ông. Từ thời ông Gioan Tẩy Giả đến giờ, nước trời phải dùng sức mạnh mà chiếm lấy, và những kẻ mạnh mẽ can đảm mới chiếm được. Tất cả các tiên tri và lề luật đã tuyên sấm cho đến Gioan và nếu các ngươi muốn hiểu, thì chính Gioan là Elia, kẻ phải đến. Ai có tai, thì hãy nghe!”

Ðó là lời Chúa.
 
Êlia Đã Đến
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
10:05 08/12/2021
Êlia Đã Đến

(Thứ Năm sau Chúa Nhật II Mùa Vọng – Mt 11,11-15)

Chúa Giêsu đã nói về Gioan Tẩy Giả: “Thế anh em đi xem gì? Một vị ngôn sứ chăng? Đúng thế đó; mà tôi nói cho anh em biết, đây còn hơn cả ngôn sứ nữa. Chính ông là người Kinh Thánh đã nói tới khi chép rằng: Này Ta sai sứ giả của Ta đi trước mặt Con, người sẽ dọn đường cho con đến.” (Mt 11,9-10). Dân Do Thái thời bấy giờ tin rằng để chuẩn bị cho Đấng Thiên Sai đến thì ngôn sứ Êlia sẽ lại đến trước, vì ngôn sứ này không chết nhưng chỉ được rước lên trời (x.2V 2,11). Và Chúa Giêsu đã khẳng định “Gioan chính là Êlia, người phải đến” (Mt 11,14).

Sách Các Vua quyển thứ nhất kể chuyện ngôn sứ Êlia, người được Thiên Chúa tuyển chọn để thanh lọc đức tin của dân Israel thời vua Akhap. Bấy giờ vua Akhap sủng ái hoàng hậu Dêgiaben, một người gốc dân ngoại. Hoàng hậu đã đem tôn giáo thờ thần Baal của xứ sở bà du nhập vào Israel và dân chúng nhiều người đã lầm đường lạc lối. Họ như người bắt cá hai tay. Họ không minh nhiên từ bỏ Thiên Chúa nhưng lại vẫn thờ cả thần Baal. Khi thách thức các sư sãi thần Baal làm cuộc tế lễ trên núi Cácmen để xem thừ thần minh nào mới là thần thật phải tôn thờ, nếu thần minh ấy cho lửa từ trời xuống thiêu hủy lễ vật, thì Êlia đã nói với chúng rằng: “Các người nhảy khập khiễng hai chân cho tới bao giờ? Nếu Đức Chúa là Thiên Chúa thì hãy theo Người, còn nếu là Baal thì cứ theo nó. Nhưng dân chúng không đáp lại lời nào” (1V 18,21).

Xưa Êlia đã dùng những lời lẽ đanh thép để kêu gọi dân Chúa dứt khoát trong sự chọn lựa Đấng phải tôn thờ, thần phục. Nay Gioan Tẩy Giả cũng dùng trực ngôn để kêu gọi dân Chúa sám hối, thay đổi lối sống của mình để xứng đáng đón chào Đấng Thiên Sai. Dân Israel thời bấy giờ dù rằng vẫn khát khao mong chờ Đấng Thiên Sai nhưng họ vẫn sống kiểu hàng hai. Đa số trong giới lãnh đạo của Do Thái giáo thì thỏa hiệp với Chính Quyền Rôma đang đô hộ nước nhà. Số làm việc công chức như thu thuế thì trục lợi đủ cách, nhiều kiểu. Binh lính thì hống hách, lộng quyền. Dân chúng thì sống ích kỷ, thụ động. Êlia mới là Gioan Tẩy Giả kêu gọi tất cả hãy đổi thay cách triệt đễ, như xoay ngược 180 độ lối sống của mình qua hạn từ “hãy ăn năn sám hối” (metanoia). Đây chính là cách thế biểu lộ sự dứt khoát chọn Chúa làm gia nghiệp, đón chào Đấng Người sai đến.

Mùa Vọng đã qua gần nửa thời gian. Ngày chúng ta kỷ niệm mầu nhiệm Chúa Giáng trần sắp đến. Dù hoàn cảnh dịch bệnh, nhưng bầu khí Giáng Sinh đang dần tưng bừng nhiều nơi trên thế giới với các tổ chức sinh hoạt, các trang trí cây thông, máng cỏ, đèn hoa muôn màu. Tuy nhiên nếu chỉ dừng lại ở đó thì quả là đáng tiếc nếu chúng ta không chuẩn bị tâm hồn cách nào đó cho tương xứng. Một sự phân định cách ý thức, trưởng thành và ngay thẳng sẽ giúp chúng ta biết mình đang thỏa hiệp với những gì, mình đang sống đức tin kiểu đi khập khiễng, hàng hai ra sao. Phải thay đổi thôi, nếu chúng ta tin nhận Đấng đã giáng trần năm xưa, Giêsu Kitô là Đấng Cứu Độ.

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
 
Nguồn Gốc Của Sự Kiêu Ngạo Độc Tôn: Nạn Độc Quyền
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
10:10 08/12/2021
Nguồn Gốc Của Sự Kiêu Ngạo Độc Tôn: Nạn Độc Quyền

Thứ Sáu sau Chúa Nhật II Mùa Vọng – Mt 11,16-19

Xưa lẫn nay, các hình thái kiêu ngạo độc tôn vẫn xuất hiện và tồn tại một thời gian khá dài. Chúng xuất hiện chủ yếu nơi hàng lãnh đạo. Ngoài xã hội thì chúng hiện diện nơi các loại hình xã hội toàn trị, chuyên chế. Trong các tập thể tôn giáo thì chúng dễ ngự trị lâu dài nơi các tôn giáo có tổ chức, cơ chế chặt chẽ. Một vài khẩu hiệu các nhà lãnh đạo độc tôn, kiêu ngạo thích dùng đó là “vạn vạn tuế, muôn năm, bất diệt, không thể sai lầm, thay trời hành đạo..”

Thực tiễn cho thấy một khi đã xuất hiện thì sự độc tôn cao ngạo của nhiều nhà lãnh đạo lại tồn tại với thời gian không ngắn. Trong nhiều lý do thì chúng ta cần chân nhận lý do chủ yếu này đó là nạn độc quyền. Khi quyền bính của mình lên hàng tuyệt đối mà không một ai, không một tập thể nào có thể cạnh tranh và không một cơ chế nào có thể kìm giữ thì những người nắm quyền tuyệt đối rất dễ rơi vào chước cám dỗ tự tôn.

Những lời nhận xét của Chúa Giêsu về giới lãnh đạo Do Thái giáo thời bấy giờ xem ra ở vào trường hợp này. Đế quốc Rôma đô hộ các nước bị trị bằng chính sách khôn khéo hơn các đế quốc Hy Lạp, Ba Tư …trước đó. Họ không thẳng tay tiêu diệt tôn giáo các nước bị trị nhưng lại sử dụng các lãnh đạo tôn giáo nước bị trị làm công cụ hợp tác để cai trị dân chúng. Họ trao cho giới lãnh đạo tôn giáo nhiều quyền hành không chỉ trong các sinh hoạt tôn giáo mà cả nhiều lãnh vực ngoài xã hội. Họ cũng cho giới lãnh đạo tôn giáo có lực lượng chuyên chế riêng (quân đội) dĩ nhiên là dưới sự kiểm soát của họ. Khi có được quyền tối cao trong đạo và nhiều quyền khác ngoài xã hội thì người ta rất dễ cao ngạo, độc tôn. Một hình thái của sự độc tôn cao ngạo là không thể chấp nhận một ai đó, những ai đó khác mình mà được dân chúng mến mộ.

Chúa Giêsu đã nói rõ điều này: “Gioan đến, không ăn không uống (sống nhiệm nhặt), thì họ nói: “Ông ta bị quỷ ám! Con Người đến, ăn uống như thường, thì họ nói: “Đó là người mê ăn mê uống, là bạn của quân thu thuế và những kẻ tội lỗi.”(Mt 11,18-19a). Để bảo vệ sự độc tôn, các nhà lãnh đạo thường dùng sự độc quyền. Sự độc quyền tồn tại chủ yếu dựa vào bạo lực chuyên chế, và công cụ hỗ trợ đắc lực đó là nguồn thông tin đại chúng. Tin Mừng Phục Sinh cũng đã từng bị các binh lính nhận tiền hối lộ từ các Thượng tế, thông tin xuyên tạc mà thánh sử Matthêu ghi rằng nó tồn tại khá lâu dài (x.Mt 28,11-15).

Là con cái Chúa, chúng ta phải kiên trì sống đức ái và bền bỉ loan truyền chân lý, vì: “Sự khôn ngoan được biện minh bằng các công việc của mình” (Mt 11,19b). Bên cạnh đó chúng ta cũng cần chung tay loại bỏ dần các hình thái độc quyền. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã mở ra Thượng Hội Đồng mời gọi đoàn dân Chúa “Đồng Nghị - Hiệp Hành”. Trong cuộc họp báo trên đường từ Athens về Rôma, ngày 06/12/2021, Ngài nói: “Tính đồng nghị là bản chất của Kitô giáo, bắt nguồn từ Thiên Chúa Ba Ngôi và là kết quả của tiếng nói chung của Giáo hội trên thế giới… về mặt con người, Giáo hội là giáo sĩ và giáo dân, trong khi đối với Thiên Chúa, tất cả chúng ta đều là đoàn chiên của Người. Năng động tính giữa những khác biệt trong Giáo hội là tính đồng nghị: nghĩa là, lắng nghe nhau và đồng hành với nhau”. Thiết tưởng rằng việc biết lắng nghe nhau là tiền đề của việc đồng hành. Bề dưới biết lắng nghe bề trên xem ra không quá khó. Tại nhiều Giáo hội địa phương, trong đó có Việt Nam thì việc bề trên biết lắng nghe bề dưới quả là không dễ. Vấn đề trước tiên thật đơn giản đó là bề trên phải tạo điều kiện cho bề dưới biết “mở miệng” cách chân thành và thẳng thắn.

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
 
Anh em hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa
LM. Antôn Nguyễn Văn Độ
10:12 08/12/2021
Anh em hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa

Suy niệm Chúa Nhật III Mùa Vọng - C

(Lc 3, 10 - 18)

Lời mời 'hãy vui lên' là đặc điểm của Mùa Vọng. Mong đợi Chúa giáng trần, mong đợi mà chúng ta đang sống là niềm vui. Và Chúa nhật thứ III Mùa Vọng, chiều kích của niềm vui này đặc biệt nổi bật trong ca nhập lễ với những lời khích lệ của Thánh Phaolô "Anh em hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa" (Pl 4,4). Tại sao chúng ta vui? Câu trả lời là vì Chúa sắp ngự đến rồi (x.Pl 4, 5).

Hôm nay Phụng vụ Giáo hội đang màu tím chuyển sang hồng thể hiện rõ nét của niềm vui, vui vì những gì đã đạt được trong chặng đường thứ nhất của Mùa Vọng, nay nghỉ một chút để nhìn lại chặng đường đã qua với niềm vui, và lấy thêm đà mới chuẩn bị mừng (Chúa Giáng Sinh), nên Giáo hội mời gọi con cái mình “Gaudete - Hãy vui lên”.

Với lời thánh ca du dương phỏng theo lời của thánh Phaolô : Anh em hãy vui lên trong niềm vui của Chúa. Vui như Isaia nói :“Tôi hớn hở vui mừng trong Chúa, và lòng tôi hoan hỉ trong Chúa tôi” (Is 61, 10). Lời nguyện nhập lễ hôm nay đưa chúng ta vào chính niềm vui thiêng thánh ấy: “Lạy Chúa, xin đoái xem, này dân Chúa đem tất cả niềm tin đợi chờ ngày lễ Sinh Nhật Đấng Cứu Thế. Xin hướng niềm vui chúng con về chính nguồn hoan lạc của mầu nhiệm Giáng Sinh cao cả để tâm hồn chúng con hoàn toàn đổi mới mà họp mừng ngày cứu độ đã gần kề” (Lời nguyện nhập lễ Cn III Mùa Vọng).

Những lời trên làm tâm hồn chúng ta rạo rực hẳn lên, dẫn chúng ta bước vào mầu nhiệm của niềm vui ơn cứu độ. Nghe những lời loan báo của Xôphônia chúng ta không thể không vui : “Hỡi thiếu nữ Sion, hãy cất tiếng ca! Hỡi Israel, hãy hoan hỉ! Hỡi thiếu nữ Giêrusalem, hãy hân hoan và nhảy mừng hết tâm hồn!” (Xp 3, 14-15). Cũng sứ điệp của niềm vui, Thiên Thần chào Đức Maria : “Hỡi Bà đầy ơn phúc, hãy vui lên” (Lc 1,26). Lý do chính để thiếu nữ Sion vui là có : “Chúa là Thiên Chúa ngươi, là Đấng mạnh mẽ ở giữa ngươi, chính Người cứu thoát ngươi. Người hân hoan vui mừng vì ngươi. Người cảm động yêu thương ngươi, và vì ngươi, Người sung sướng reo mừng” (Xp 3, 16-18).

Xôphônia muốn chúng ta phải vui mừng, không có lý do gì để thất vọng, nản chí, buồn sầu, dù tình trạng ta phải đương đầu có thế nào đi nữa, chúng ta chắc chắn về sự hiện diện của Chúa, nguyên sự hiện diện ấy cũng đủ để làm cho tâm hồn ta hân hoan.

Trong thư gửi tín hữu thành Philiphê, thánh Phaolô mời gọi con cái mình vui lên trong niềm vui của Chúa, và ngài đưa ra lý do tại sao phải vui mừng. Thưa vì “Chúa đang đến gần!” (Pl 4,5).

Chúa sắp ngự đến rồi, vậy để đón Chúa, chúng ta làm gì đây? Cám ơn những người thu thuế, các quân nhân và những người đã đến hỏi Gioan về cách thức chuẩn bị đón Chúa đến, vì nhờ họ chúng ta mới có câu trả lời, Thiên Chúa không đòi điều gì ngoại thường, nhưng Chúa muốn mỗi người sống theo các tiêu chuẩn liên đới và công bằng; nếu không có những đức tính này thì ta không thể chuẩn bị tốt đẹp để gặp gỡ Chúa.

Khi dân chúng đến hỏi Gioan Tẩy Giả, ông khuyên : “Ai có hai áo, hãy cho người không có; ai có của ăn, cũng hãy làm như vậy” (Lc 3, 11). Thật là phù hợp với tinh thần Đạo Chúa, bởi đức bác ái được đề cao, yêu thương được chú trọng phải thực hành như Thiên Chúa. Bác ái thúc đẩy quan tâm đến người khác và đáp ứng nhu cầu của họ. Công lý đòi phải vượt thắng sự chênh lệch giữa người có của dư thừa và người thiếu những điều tối cần thiết. Công lý và bác ái không đối nghịch nhau, nhưng cả hai chắp lại thành đôi cánh để con người thăng tiến trong yêu thương. Theo Đức Nguyên Giáo hoàng Bênêđitô XVI thì, “Tình thương luôn là điều cần thiết, cả trong một xã hội công bằng nhất, vì luôn luôn có những tình trạng thiếu thốn về vật chất trong đó sự trợ giúp là điều tối cần thiết trong sự yêu thương cụ thể đối với tha nhân” (Trích Deus caritas est, số 28)

Đối với người làm nghề thu thuế, họ thường bị khinh rể bởi lợi dụng địa vị. Gioan không bảo họ phải đổi nghề, nhưng đừng đòi thêm điều gì khác ngoài mức đã được ấn định (x. Lc 3,13). Theo Gioan, tiên vàn hãy chu toàn nghĩa vụ của mình một cách lương thiện. Hãy tuân giữ các giới răn (x. Xh 20,15).

Đến lượt các quân nhân, hạng người dễ bị cám dỗ lạm quyền. Thánh Gioan nói: “Đừng ức hiếp ai, đừng cáo gian ai; các ngươi hãy bằng lòng với số lương của mình” (Lc 3,14). Cả trong trường hợp này, sự hoán cải bắt đầu bằng sự lương thiện và tôn trọng tha nhân: chỉ dẫn này có giá trị đối với mọi người, nhất là những người có trách nhiệm lớn hơn.

Israel vui vì có Chúa, để có được niềm vui đích thực, niềm vui trong Chúa và có Chúa ở cùng. Mượn lời các quân nhân, chúng ta hỏi Gioan Tiền Hô : Còn chúng tôi, chúng tôi phải làm gì? Chắc ngài sẽ chỉ cho chúng ta những việc phải làm. Chỉ dẫn của Gioan Tẩy Giả vẫn luôn thời sự: cả trong thế giới đại dịch chúng ta đang sống, tình thế sẽ khá hơn nếu mỗi người tuân giữ các qui luật hành xử này.

- Đừng xét đoán để khỏi bị xét đoán, hãy tha thứ và cho đi, tránh tật nói hành nói xấu, tránh lời nói ghen tương, phân bì, đón nhận điều tốt lành ở nơi mỗi người.

- Cởi mở tâm hồn đối với những người đang sống trong tình trạng bấp bênh, đau khổ; những anh chị em bị tước đoạt phẩm giá. Hãy phá vỡ hàng rào của sự dửng dưng lãnh đạm là thái độ đang lan tràn, che đậy sự giả hình và ích kỷ.

- Vui mừng thực thi những công việc bác ái về thể lý và tinh thần, “để thức tỉnh lương tâm ngái ngủ của chúng ta trước thảm trạng nghèo đói” và đừng quên rằng “vào cuối đời, chúng ta sẽ bị phán xét về đức bác ái” (lời Thánh Gioan Thánh Giá).

Ước chi Lễ Giáng Sinh nay đã gần, thôi thúc chúng ta khắp nơi trên trần thế canh tân niềm tin của mình vào Thiên Chúa và vào Con của Ngài là Đức Giêsu Kitô, đồng thời chuẩn bị một nơi xứng đáng để đón tiếp Chúa Kitô.

Lạy Mẹ Maria, xin giúp chúng con chuẩn bị tâm hồn để đón rước Chúa Giêsu. Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
 
Vui Lên !
Lm. Thái Nguyên
15:15 08/12/2021
SUY NIEM VA CAU NGUYEN CN 3 MV C

https://www.youtube.com/watch?v=ttDUkypf3XI&t=618s

VUI LÊN!

Chúa Nhật 3 Mùa Vọng năm C: Lc 3, 10-18

Suy niệm

Chúa nhật thứ III Mùa vọng thường được gọi là Chúa nhật của niềm vui. Đó là niềm vui ơn cứu độ mà chúng ta được lãnh nhận từ Đức Kitô, chứ không từ bất cứ quyền lực nào; đó là niềm vui siêu việt mang tính vĩnh cửu, chứ không phải niềm vui phàm tục chóng qua. Lời kêu gọi “Hãy vui lên!” được lặp đi lặp lại trong các bài đọc. Ngôn sứ Xôphônia kêu gọi "thiếu nữ Sion", tức là dân Chúa, hãy vui lên vì Thiên Chúa đang ngự đến giữa họ. Thánh Phaolô hô hào: “Vui lên anh em!...Anh em hãy vui trong niềm vui của Chúa”: Gaudete in Domino. Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã ban hành Tông huấn “Gaudete et exultate” (Hãy vui mừng và hoan hỉ). Đó là niềm vui nên thánh, niềm vui của những người sống trong Chúa và sống cho mọi người.

Nhưng vui sao được nếu lòng ta vẫn còn xa cách Chúa và tha nhân, vẫn còn đầy những bon chen và rối ren trần tục, vẫn còn những ngổn ngang, bất hòa và tranh chấp, vẫn còn vô tâm trước những tình cảnh khốn khó của người khác. Cần phải thay đổi một lối sống mới, ta mới có thể đón nhận niềm vui ơn cứu độ. Bởi vậy, khi dân chúng đến với Gioan nhận phép rửa sám hối thì họ đã hỏi ông: “Chúng tôi phải làm gì đây?”. Phải làm gì, là điều quan trọng và thực tế nhất đối với ai muốn thực tâm hoán cải. Khi bị ngã ngựa trên đường Đamas, Phaolô cũng đã thân thưa: “Lạy Chúa, con phải làm gì?” (Cv 22, 10).

Gioan đã chỉ cho dân chúng những điều cụ thể là phải chia cơm sẻ áo cho người túng thiếu; tránh mọi thứ tham lam vơ vét; càng không được dùng quyền hành để đè nén hay áp bức người khác, luôn an vui với phận mình, không bị lệ thuộc vào tiền tài vật chất mà đánh mất nhân cách. Thật ra, sám hối theo ý nghĩa của Kinh Thánh, không chỉ ở chiều kích luân lý (bỏ điều dữ làm điều lành), nhưng cơ bản là chiều kích thần học: Thiên Chúa mới chính là nền tảng và mục đích của việc sám hối. Ta không chỉ đơn thuần sửa chữa những lầm lỗi thiếu sót, mà cơ bản là sự trở về với Thiên Chúa, nhận ra thân phận thụ tạo của mình và qui hướng tuyệt đối về Ngài, vì ân ban cứu độ là chính Chúa chứ không phải chỉ là một ơn lành nào đó để giải quyết tình trạng cụ thể.

Thế nhưng việc trở về với Thiên Chúa phải được diễn tả qua việc trở về với anh em, đòi ta phải chỉnh đốn lại đời sống mình trong tương quan với tha nhân. Gioan không bắt những người thu thuế bỏ cái nghề bị coi là xấu xa; cũng không đòi những người lính Do thái bỏ phục vụ Hêrôđê; càng không đòi họ phải tu tập và sống nhiệm nhặt như ông, nhưng đòi họ sống một tinh thần mới, là tinh thần của con cái Thiên Chúa và anh em với nhau, trong việc thực thi công bình và bác ái.

Những chỉ dẫn của Gioan vẫn còn nguyên giá trị cho chúng ta hôm nay, đặc biệt là các bạn trẻ đang bước vào đời, đang tìm một định hướng sống và một thái độ sống có ý nghĩa. Chỉ với trái tim yêu thương đi vào đời ta mới làm nên cuộc đời mình. Cũng vậy, chỉ có thể sống trong niềm vui của Thiên Chúa khi ta biết cho đi, biết chia sẻ, biết dâng tặng thời giờ, công sức, tiền của và có khi cả danh giá của mình. Niềm vui của ta không phải là niềm vui của thế gian chạy theo danh lợi, hay thỏa mãn những đam mê trần tục, mà là niềm vui của những người dám bỏ ý riêng mình để sống theo ý Chúa, có khả năng đem lại ích lợi và an vui cho anh chị em xung quanh mình hằng ngày.

Mùa vọng là thời gian ta chờ Chúa đến, nhưng đừng quên chính Chúa đã chờ đợi ta trước khi ta chờ đợi Ngài; Đấng đã hy vọng về ta để ta biết hy vọng vào Ngài. Thiên Chúa không bao giờ thất vọng về con người, cho dù con người có sa ngã, phản bội. Ngài vẫn lớn hơn mọi tội lỗi của chúng ta. Cho dù con người có tệ bạc thế nào thì vẫn mang trong mình hình ảnh và sự sống của Thiên Chúa, Đấng mời gọi con người bức phá mọi trói buộc của tội lỗi để sống thuộc về Ngài.

Nếu ta đặt hy vọng vào Thiên Chúa và nếu trái tim ta biết rung động trước tình yêu vô vàn của Ngài, thì ta cũng sẽ trở nên người gieo hy vọng cho người khác. Người gieo hy vọng không thể mang tính cách nào ngoài tính cách của Đức Kitô: tính cách của con người dấn thân phục vụ và dám hy sinh chính mình vì tha nhân.

Cầu nguyện

Lạy Chúa!

Thú vui hôm nay thật quá nhiều,

đang từng ngày lên tiếng vẫy gọi con,

nhiều bạn trẻ đang chạy theo nô nức,

bản thân con cũng háo hức nôn nao.

Nhưng rồi những niềm vui ngoài Chúa,

chỉ làm cho hồn thêm trống vắng,

để lại những cay đắng lỡ làng,

càng làm cho con phải hoang mang.

Con quyết tâm gạn lọc bản thân mình,

khỏi những đam mê phàm tục,

khỏi những thú vui phàm hèn,

để giữ tâm hồn thanh tịnh,

với những niềm vui thanh khiết.

Xin cho con luôn thanh thản vui cười:

nụ cười trong sáng và hồn nhiên,

nụ cười an bình và hạnh phúc,

vì đời con luôn có Chúa ở cùng.

Xin cho con đừng ngại ngùng tiến bước,

giữa gian nan và thử thách trên đường,

để đem lại niềm vui và hy vọng,

cho bao người đang sống kiếp long đong.

Xin cho con cứ khơi sâu nới rộng,

niềm vui của Chúa ở trong lòng,

lan tỏa đến những người đang khát mong,

để ai gặp con cũng có thể tìm gặp Chúa,

là niềm vui sự sống của đời mình.

Xin cho con biết sống thân tình với Chúa,

đừng chạy theo những lôi kéo bên ngoài,

đừng đoái hoài đến những cái mau qua,

đừng ham thích những gì là mới lạ,

nhưng khám phá ra chính Chúa là tất cả,

để con luôn trong tâm thế sẵn sàng,

đón chờ Chúa đến trong niềm hân hoan. Amen.
 
Chúa Nhật III Mùa Vọng C
Lm. Jude Siciliano, OP
15:29 08/12/2021

CHÚA NHẬT III M. VỌNG -C
Xôphônia 3: 14-18a; Tvịnh 11; Philipphê. 4: 4-7; Luca 3: 10-18

Trong Mùa Vọng, các ngôn sứ có vẻ khá cứng rắn phải không? Các ngôn sứ cũng rất lạc quan, nhất là trong Mùa Vọng. Trong bài đọc thứ nhất của chúa nhật Mùa Vọng này, các ngôn sứ có vẻ không đưa ra những cáo trạng về những bất công và sự đạo đức giả trong tôn giáo, mặc dù phần sau những bản văn này họ vẫn đề cập đến những phán xét này. Thay vào đó, trong các tuần này chúng ta nghe được một nét khác của lời ngôn sứ, đó là lời hứa và sự an ủi dành cho những người nghèo khổ và bị bỏ rơi. Thật thế, ngôn sứ Xôphônia hôm nay hầu như nói về niềm vui sướng và hân hoan, trong khi phần còn lại của sách ngôn sứ khá u ám và đáng ngại khi nó lên án những suy đồi về đạo đức trong tôn giáo của con người.

Trước đó, ngôn sứ Xôphônia đã hứa rằng: Ngày Đức Chúa đến thì Thiên Chúa sẽ trừng phạt tội của con người. Trong đoạn văn đọc trước bài đọc hôm nay (3:11-13), ngôn sứ nói: Thiên Chúa sẽ để lại một nhóm dân ít ỏi vẫn còn trung thành với Thiên Chúa, gọi là nhóm "Anawim". Những người nghèo hèn và bé nhỏ sẻ tìm nương ẩn nơi danh Đức Chúa. Khi "ngày của Đức Chúa" (“vào ngày đó”) đến, những người còn tuân giữ lời giao ước với Thiên Chúa không có gì phải khiếp sợ. Thiên Chúa sẽ ở giữa họ, như Thiên Chúa đã thường làm. "Ngày đó" sẽ là một dịp để vui mừng vì ngay cả những người công chính cũng sẽ được đổi mới trong tình yêu Thiên Chúa.

Khi Thiên Chúa đến "vào ngày đó", Thiên Chúa sẽ làm gì đối với người tội lỗi và người vấp phạm? Đó sẽ là tin buồn cho người có tội phải không? Không đâu, đó là tin vui nói như trong thơ thánh Phaolô gởi cho tín hữu ở Philipphê và trong phúc âm thánh Luca đọc hôm nay, đó là nói về tin xấu cho tội lỗi, nhưng là tin vui cho các tội nhân. (Hãy chú ý là trong mùa đặc biệt như là Mùa Vọng, và Mùa Chay, cả 3 bài đọc Chúa Nhật điều hợp với nhau. Điều này không có trong mùa thường niên, khi bài đọc thứ 2 phải theo một trình tự khác có tính độc lập. Vì vậy, người giảng phải gắng tìm một "chủ đề chung" trong cả 3 bài đọc nên rất dễ chán nản và mất thì giờ!)

Trong những ngày theo lịch phụng vụ Latin, thì hôm nay được gọi là "Chúa Nhật hân hoan". Lời văn có thể thay đổi, nhưng ý nghĩa của ngày lễ không thay đổi. Ở giữa Mùa Vọng, sứ điệp chủ đạo là lời mời gọi, Hãy "mừng vui lên". Trong thơ thánh Phaolô gởi tín hữu Philipphê, ông đã chú thích lời ngôn sứ Xôphônia, kêu gọi chúng ta hãy vui mừng. Vì sao? Vì nơi Chúa Kitô chính là "ngày Đức Chúa" đã đến. Thiên Chúa đã đánh bại tội lỗi và ban cho tội nhân lòng thương xót và sự tha thứ. Đó là tin vui và một lý do chính đáng để "luôn luôn vui mừng trong Đức Chúa". Thánh Phaolô có phải chỉ là một người "có tinh thần lạc quan", một người sống trong thế giới riêng của mình xa rời với thực tế? Không đâu, vì Phaolô viết thơ này cho tín hữu ở Philipphê trong lúc ông ta đang ở trong tù. Phaolô biết là các tín hữu ở Philipphê đang gặp khó khăn, như ông đã nói trước đó trong thơ: “Vì anh em được nhận phần của Đức Kitô. Không chỉ để tin vào Ngài, mà còn để cùng chịu đau khổ với Ngài...” Sự đau khổ của anh em cũng như của tôi là phải "chiến đấu cho đức tin".

Khi thánh Phaolô mời gọi các tín hữu ở Philipphê là anh em hãy "luôn luôn vui mừng trong Đức Chúa", Phaolô nói với họ, cả với chúng ta nữa là hãy nhắm mắt trước nỗi khổ của sự bất công và "hãy tỏ vẻ vui mừng". Nói một cách khác, chúng ta không phải là một tôn giáo của “miếng bánh vẽ trên trời”. Trái lại, Phaolô nhìn vào các sự kiện một cách tỉnh táo để bước vào cuộc chiến của các tín hữu và kêu gọi họ hãy vui mừng lên, cho dù đó là cuộc chiến tranh, sự bạo lực, dịch COVID, diệt chủng, sự nghèo đói, nội chiến trong đất nước, sự lạm dụng trong gia đình, những tin xấu trong giáo hội v.v… Lý do vì sao Thánh Phaolô vẫn còn khuyến khích nên vui mừng là một lý do ngắn gọn vì "Đức Chúa đã đến" Ngài biết an ủi, tạo sức mạnh và hy vọng, không phải vì Ngài có giải pháp để khắc phục những vấn đề của đời sống, nhưng vì chính lòng tin Ngài, chúng ta sẽ vượt qua mọi khó khăn vì "Đức Chúa đã đến gần".

Có phải đức tin này mời gọi chúng ta hãy bỏ qua các vấn đề của cuộc sống chăng? Cuộc sống sẽ tự lo lấy phải không? Quá khắc nghiệt. Không đâu, Đó không phải là cách sống đức tin của Phaolô. Trái lại, hãy như Phaolô chúng ta phải có can đảm dấn thân đem ánh sáng đến cho những ai đang "sống trong bóng tối âm u của sự chết”. Với sự che chở của Thiên Chúa và “lòng trí trong Chúa Giêsu Kitô”, người Kitô hữu không cần phải e ngại khi gặp phải vấn đề: Ngay cả tội lỗi của bản thân, và cũng không vì những tội lỗi đã ăn sâu vào nền văn hóa trong thế giới và của cả chúng ta. Phaolô mời gọi chúng ta hãy quan tâm đến sự giao tiếp với Thiên Chúa trong lời kinh nguyện. “Lời cầu nguyện phải luôn đồng hành với lời tạ ơn”. Chỉ còn 2 tuần nữa là đến Lễ Giáng Sinh, và mọi sự khá bận rộn, và có thể vượt quá tầm tay chúng ta. Thông điệp của thánh Phaolô khuyên chúng ta hãy tập trung đến ý nghĩa chính của mùa này: Chúa Kitô đã gần đến; sự buông thả của thế giới và của tội lỗi sẽ không làm cho chúng ta nên tốt đâu. Hãy tập trung vào Đức Kitô; luôn bày tỏ lòng hy vọng và cảm tạ Thiên Chúa trong lời cầu nguyện và Phaolô bảo chúng ta hãy bày tỏ “lòng tử tế… của chúng ta với mọi người".

Thánh Luca nói rất rõ về chủ đề chúng ta cần phải làm gì. Trong những câu trước đoạn phúc âm hôm nay, ông Gioan Tẩy Giả, là một sứ giả không bao giờ dịu dàng, đã kêu gọi những người đang nghe ông là bầy rắn độc. Ông buộc tội những người đó đang cố gắng tìm cách thoát khỏi cơn thịnh nộ sắp đổ ập đến thay vì phải ăn năn thống hối. Điều đó mới khiến họ chú ý đến vì vậy họ hỏi ông Gioan "Vậy chúng tôi phải làm gì?" Có thể họ nghĩ ông Gioan sẽ đặt tất cả các gánh nặng lên vai họ, kêu gọi sự ăn năn thống hối kèm theo một sự thay đổi sâu đậm cuộc sống. Các người này phải làm gì để nên thật sự là dân Thiên Chúa. Nhóm trung thành ít ỏi còn lại mà ngôn sứ Xôphônia nói đến là những con người thật đã cảm nhận được Thiên Chúa đang ở giữa họ là "Đấng Cứu Chuộc Tối Cao" của họ?

Ông Gioan đã trả lời câu hỏi đầy lo lắng của họ: "Chúng tôi phải làm gì?" Rất đơn giản: Ông ta kêu gọi họ sống trung thực và thật tốt. Như thí dụ: Trong những việc bình thường của cuộc sống hằng ngày, chúng ta cần nên quan tâm và để ý đến nhu cầu của những người nghèo: “Ai có hai cái áo choàng thì nên chia một cái với người không có”. Và người nào có thực phẩm cũng nên làm như vậy. Không có sự tự mãn, hoặc sai sót khi chia sẻ ở đây! Thánh Gioan nói nếu bạn có hai áo choàng, hãy chia sẻ; đây là chia một nửa của những gì mà bạn có.

Thật ra ông Gioan đang nói với chúng ta rằng hãy trung tín thực hiện bổn phận của chúng ta trong cuộc sống. Hãy trở nên những phụ mẫu tốt, và là người lao động chân chính, đối xử công bình với mọi người. Nếu chúng ta có quyền hành và thế lực đối với người nào (Như “người thu thuế”), không nên lợi dụng quyền hạn. Hãy ngay thật và giúp đỡ những người cần được giúp đỡ. Tôn giáo của chúng ta không phải là một đạo ở trên núi, hay ở một thế giới khác. Chúng ta phải là người trung thật, có một đời sống liêm chính. chúng ta không nên lợi dụng bất kỳ ai và nên đối xử với họ với lòng tôn trọng. Ông Gioan kêu gọi chúng ta hãy bằng lòng với những điều gì chúng ta có, và làm điều gì cho ngưới khác chưa có.

Ông Gioan Tiền Hô có vai trò quan trọng trong phúc âm thánh Luca. Điều gì ông ta làm và nói có ý nghĩa mạnh trong bài phúc âm hôm nay. Những ai nghe ông Gioan không chỉ nghe thông điệp của ông ta. Họ cần phải thể hiện bằng hành động của họ, để chứng tỏ họ đã nghe đến tận trong thâm tâm lời ông ta nói. Họ không thể đòi hỏi đặc quyền tiếp cận với Thiên Chúa chỉ vỉ họ là những người được Thiên Chúa chọn. Thế nên người Kitô hữu cũng không thể mong đợi một một vị trí đặc biệt với nhiều ưu ái chỉ vì họ thuộc một giáo xứ. Như ông Gioan nói hôm nay, chúng ta cần phải làm việc để phản ánh những điều chúng ta đã nhận được và tin nhận. Chúng ta không nên bỏ qua việc kiểm điểm hành vi của bản thân theo thời gian sống. Nên cẩn thận xét mình về điều ông ta đòi hỏi. Ông ta nói với một cách cấp tập rằng Đấng sẽ đến đã sẵn sàng dọn sân đập lúa, và tách hột lúa ra khỏi vỏ lúa, Không có thì giờ để lãng phí!

Ông Gioan nói rằng ông chỉ “làm phép rửa với nước, nhưng một Đấng mạnh hơn tôi sẽ đến”. Ông ta kêu gọi chúng ta nên thay đôi hành vi của mình, bẳt đầu với lòng ăn năn thống hối và sau đó mới hành động. Ông nói với dân chúng rằng họ cần phải chuẩn bị để gặp Đấng Mêsia bằng một sự thay đối đời sống. Đức Kitô sẽ theo dõi và mang đến cho chúng ta sức mạnh của sự chết và sự sống lại của Ngài. Trong Đức Kitô, tất cả chúng ta sẽ nên mới và phép rữa của Ngài là phép rữa trong “Chúa Thánh Thần và lửa”. Đó là những gì chúng ta cần nếu chúng ta muốn giử vững lòng trung thành với Đức Kitô trong một chặng đường dài, “Chúa Thánh Thần và lửa”. Vậy chính những hành vi yêu thương và phục vụ của chúng ta vì phúc âm là cớ để Thiên Chúa yêu thương. Đúng hơn, "Ngày Đức Chúa” đã đến, và Thiên Chúa đang ở giữa chúng ta. Chúa Thánh Thần “đốt cháy” lòng mong ước của chúng ta, quyết tâm và nghị lực củ chúng ta để phục vụ toàn thời gian và trọn cuộc sống. Thánh Luca sẽ không nói đên ông Gioan trong câu chuyện, bởi vì trọng tâm thực sự của chúng ta không phải là Gioan và lời mời gọi của ông là hướng về Chúa Giêsu và Chúa Thánh Thần, Ngài mới ban cho chúng ta sức sống để giúp chúng ta trở nên những tôi tớ trung thành với Đức Kitô và cho phép chúng ta luôn tỉnh thức để mong chờ ngày Ngài trở lại.

Trong thế giới chúng ta có rất nhiều đau khổ. Trên 5 triệu người đã qua đời vì đại dịch Covid. Các vấn đề trong thế giới và đất nước của chúng ta thật ngập tràn khó khăn. Chúng ta chắc chắn sẽ không thể giải quyết tất cả các vấn đề mà chúng ta đã thấy và đã nghe nói đến. Nhưng chúng ta có thể làm điều đó! Hôm nay chúng ta được mời gọi nhận biết Thiên Chúa là ai, và Ngài đã làm việc gì cho chúng ta qua Đức Kitô. Bí tích Thánh Thể hôm nay là dịp để chúng ta tạ ơn và ca ngợi mọi việc Thiên Chúa đã làm cho chúng ta. Sau đó, chúng ta sẽ ra về đem tin mừng về những điều gì chúng ta đã nghe và đã trải nghiệm cho thế giới. Chúng ta làm những điều đó trong cuộc sống thường ngày qua lời nói và việc làm cuộc sống đời thường của mình. Chúng ta thấy điều gì sai ở đâu? Ai là những người cần được giúp đỡ và bị đau khổ? Ai có thể nói lời an ủi, ai có kiên nhẫn lắng nghe với lòng yêu thương ở người đang đau khổ? Chúng ta làm sao để được gọi là người có lòng yêu thương của Thiên Chúa trong thế giới của chúng ta? Liệu những người quen biết và thường gặp chúng ta có nghiệm ra được ngày Đức Chúa đã đến không? Họ có lý do gì để tin lời các ngôn sứ và các tác giả phúc âm – rằng Đức Chúa của họ đang ở gần và chúng ta có đủ lý do để "Vui Mừng!" "Hân Hoan!"?

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


3rd SUNDAY OF ADVENT -C-
Zephaniah 3: 14-18a; Psalm 12; Philippians 4: 4-7; Luke 3: 10-18

During Advent the prophets are rather persistent, aren’t they? They are also very upbeat—at least during Advent. In our first readings this Advent the prophets don’t level indictments against injustice and religious hypocrisy – though the rest of their writings have no lack of such judgments. Instead, these weeks we hear the other side of prophecy, the promise and consolation offered to a needy and devastated people. Indeed, today’s Zephaniah reading practically dances with joy, while the rest of the book of Zephaniah is rather gloomy and ominous in its condemnation of the people’s moral and religious failures.

Earlier Zephaniah promised that the Day of the Lord was coming when God would punish the people’s sinfulness. In the passage immediately preceding today’s (3:11-13), the prophet says God will leave a small group of those who have been faithful to God – the "anawim." These simple and lowly ones are the recipients of Zephaniah’s good news. When the "Day of the Lord" ("On that Day") does come, those who have kept the covenant have nothing to fear. God will be in their midst, as God has always been. That "day" will be an occasion for rejoicing because even the just will be renewed in God’s love.

When God does come, "on that day," how will God deal with sin and sinners? Will it be bad news for sinners? No, the good news announced in both Philippians and the Lucan passage today is about bad news for sin, but good news for sinners. (Note that during special seasons, such as Advent and Lent, all three Sunday readings blend. This is not the case during Ordinary time when the second reading follows a different and independent sequence – so, preachers trying to find a "common theme" in the three readings during that time are going to be frustrated!)

In the days of Latin liturgy, today was called "Gaudete Sunday." The language may have changed, but the sense of today hasn’t. In the midst of Advent the dominant message is an invitation to "Rejoice." In the Philippians reading Paul picks up Zephaniah’s message and calls us to rejoice. Why? Because in Christ the "day of the Lord" has arrived. God has dealt with sin by defeating it and offering sinners mercy. That is good news and a firm reason to "Rejoice in the Lord always." Is Paul just a "cockeyed optimist," someone living in a world of his own, detached from reality? Hardly, since he writes to the Philippian church from prison. He knows the Philippians are in a difficult time, as he says earlier in the letter, "...for it is your special privilege to take Christ’s part – not only to believe in him but also to suffer for him. Yours is the same struggle as mine..." (1:29-30). Both Paul and the Philippians are in "the same struggle."

When Paul invites them to "Rejoice in the Lord always," he is not telling them, or us, to close our eyes to pain and injustice and to "put on a happy face." To use one more cliché, ours is not a "pie-in-the-sky" religion. Rather, Paul casts a sober eye at the struggles Christians endure and calls for rejoicing even in a world of war, violence, pandemic, genocide, poverty, civil war, domestic abuse, church scandal, etc. The reason he can still encourage rejoicing is succinctly stated, "The Lord is near." He knew consolation, strength and hope, not because he had an easy solution to life’s problems, but because in the midst of them he trusted, "The Lord is near."

Does this faith invite a laissez faire approach to life – life will take care of itself? Hardly. That wasn’t Paul’s mode of living his faith. Instead, like him, we can have courage to try to bring light to those who "dwell in the shadow of death." With God guarding "your hearts and minds in Christ Jesus," there is nothing the Christian need fear to address: neither personal sin, nor the sin that is ingrained in our culture and world. Paul invites us to take our concerns to God in "prayer and petition with thanksgiving." There are two weeks till Christmas and things are quite hectic and may even have gotten out of hand. Paul’s message keeps us focused on the basics of the season: Christ is close at hand; the world’s excesses and sin will not get the best of us; we must keep our focus on Christ; express our hope and gratitude to God in prayer and, Paul tells us, express our "kindness...to all."

On the subject of what we must do, Luke is very clear. In the verses preceding today’s gospel, John the Baptist, never a smooth diplomat, has called those listening to him a brood of vipers. He charged them with trying to escape from the wrath that was soon to come, rather than repenting. That got their attention, so they now ask John, "What should we do?" Perhaps they expected John to put a heavy burden on them, call for repentance accompanied by highly visible and arduous proofs of a change of heart. What must these people do to truly be God’s people, the faithful remnant Zephaniah addressed, who would experience God in their midst as their "mighty savior?"

John’s response to their anxious question, "What must we do?", is disarmingly simple: he calls them and us to live good and faithful lives. So, for example, in the ordinary events of daily life we must include concern and response to the needs of the poor: "Whoever has two cloaks should share with the person who has none." And, whoever has food should do likewise. No complacency, or miserly giving here! One can never say, "I’ve done my share for the poor," for John says, if you have two cloaks – share. In this case that’s half of what one has!

Basically the Baptist is telling us to be faithful to our roles in life – be good parents and honest workers; treat people justly. If we have authority and power over someone ("tax collectors") don’t take advantage of them. Be fair and help those in need. Ours is not an other-worldly, mountaintop religion. We are to be honest people, characterized by lives of integrity; we should not take advantage of anyone and must treat them with respect. John calls us to be satisfied with what we have – and to do something for those who have not.

John the Baptist plays a strong role in Luke’s narrative. He and what he says, certainly dominate today’s gospel reading. Those who hear John cannot just listen to his message, they must show by their actions that they have internalized it. They cannot claim privilege and access to God merely because they are among the chosen people. Nor can Christians expect a special place or favor merely because we belong to a church. As John tells us today, we must do deeds that reflect what we have received and what we believe. We cannot put off to another time the serious self examination he is asking us to do. He speaks with urgency – the one who is coming is ready to clear the threshing floor and separate the wheat from the chaff. No time to waste!

John says he is only, "baptizing you with water, but one mightier than I is coming." He is calling for a change of behavior, starting with repentance and following through with actions. He tells people they must prepare for the coming messiah by a change of life. Christ will follow up and bring to us the power of his death and resurrection. In Christ all will be new and his baptism will be with "the Holy Spirit and fire." That’s what we need if we are to sustain our commitment to Christ for the long haul – "the Holy Spirit and fire." Then our acts of love and service for the sake of the gospel will not be done just to curry favor from God. Rather, "the day of the Lord" has arrived and God is in our midst. The Holy Spirit "fires" our desire, determination and energies to full time and life long service. Luke will soon remove John from the scene because our true focus is not John and his ethical call; but it is Jesus and the life-giving Spirit he gives us that will keep us faithful servants to Christ and enables us to vigilantly watch for his return.

There’s a lot of pain in our world. Over 5 million people have died from the pandemic. The problems in our world and nation feel overwhelming. We certainly aren’t going to solve all the problems we see or hear about. But we can do something! Today we are invited to acknowledge who God is and what God has done for us in Christ. Today’s Eucharist is an opportunity to give thanks and praise for God’s wonderful works on our behalf. Then we will leave here to take the good news of what we have heard and experienced into the world. We do that mostly in our ordinary lives, by words and actions that form the stuff of our everyday living. Where do we see wrong? Who are those in need and in pain? Who can use a kind word, a patient ear, a comforting presence? How are we being called to reflect the nearness of the Lord in our world? Will those who meet or know us experience that the day of the Lord has arrived? Will they have reason to believe the prophets and evangelists – that their Lord is near and we have plenty of reason to "Rejoice!"–"Gaudete!"?
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:42 08/12/2021

7. Khi hướng dẫn tha nhân thì không nên theo ý riêng mình hoặc đường đi của mình, nhưng nên làm theo con đường mà Đức Chúa Giê-su đã chỉ cho chúng ta.

(Thánh nữ Terese of Lisieux)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:46 08/12/2021
32. ĂN THỊT ĐÔNG PHA

Có một thư sinh học văn chương của Tô Đông Pha, học rất lâu mà không đạt thành quả, anh ta rất là bực dọc, bèn mua thịt heo về nấu cho thật nhừ rồi ăn miếng nào miếng nấy thật bự.

Bạn bè hỏi anh ta ăn cái gì vậy, anh ta nói:

- “Thịt Đông Pha !”

Bạn bè cười nói:

- “Anh hận Tô Đông Pha đến thế sao?”

(Khán Sơn Các Nhàn bút)

Suy tư 32:

Không phải học trò đòi ăn thịt thầy, nhưng là vì học trò dốt quá, nên mới tưởng tưởng ăn thịt thầy cho…bớt giận mình, người ta gọi đó là giận cá chém thớt.

Có những cặp vợ chồng hễ giận nhau thì lại đánh con cái, làm cho chúng nó sợ hãi nên bỏ nhà đi chơi với chúng bạn mà hư người; có những ông chủ hễ giận vợ thì đánh đầy tớ, làm cho bản thân mình mang tiếng là ở ác với người làm; có những người đem chuyện ở đâu ngoài đường về trong nhà, rồi đến bữa ăn thì “lên lớp” với vợ con, làm cho họ ăn uống không ngon và mất đi tình hòa khí trong gia đình…

Có một vài giáo dân hễ giận ông cha sở thì không đi lễ, ai có hỏi tại sao thì nói: tại ông cha sở hết cả (!), họ giữ đạo là giữ cho ông cha sở chứ không vì niềm tin của mình, họ đi lễ là vì ông cha sở chứ không vì Chúa và Mẹ gì cả, họ giận ông cha sở rồi chém luôn…Chúa, bởi vì họ không học giáo lý, mà nếu có học thì cũng học như vẹt, hahahaha.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


--------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Trở về thôi !
Lm.Anphong Nguyễn Công Vinh
22:24 08/12/2021
Trở về thôi !

Lm.Anphong Nguyễn Công Vinh

Đời con như một chuyến đi dài,

Dọc hành trình, con âu yếm trên tay

Những hạt mầm cho tương lai rực rỡ,

Con gieo xuống trên vệ đường đất đỏ

Thật trìu mến như muốn ngỏ tình yêu,

Để một sớm, để một trưa, để một chiều,

Để thêm mưa, để thêm nhiều giọt nắng,

Đường con qua sẽ rực thắm muôn hoa.

1.Đời là một cuộc hành trình. Ra khỏi lòng mẹ là nhập cuộc và bước đi không ngừng.Tuổi thơ và thanh niên được dệt đầy bằng những sự năng động để không ngừng lao tới phía trước. Ở tuổi trung niên, thành công tràn ngập, nhưng thất bại cũng giăng đầy lối đi. Trong tuổi nầy, có những người bạn chợt đến rồi cũng chợt đi. Bao lần vui tươi hớn hở nhưng cũng bao phen thất vọng ê chề. Rồi tuổi già vụt đến, chúng ta mới nhận ra rằng tất cả mọi sự trên đời chỉ là tạm bợ chóng qua.

2.Vị vua Hồi giáo nổi tiếng nhất của Tây Ban Nha là Abder Rahman Đệ Tam, đã biến đất nước Tây Ban Nha thành trung tâm khoa học của Châu Âu vào thế kỷ thứ 10. Ông đã tuyên bố về cuối đời rằng: Ta đã ngồi trên ngai vàng 50 năm, đã kinh nghiệm chiến thắng và hòa bình, được thần dân mến phục, kẻ thù sợ hãi, và đồng minh kính nể. Danh lợi, quyền quý và tất cả các thú vui trên trần gian ta đều có cả. Nhưng khi ngồi tính thật kỹ số ngày ta được hoàn toàn hạnh phúc, thì con số đó quá ít ỏi, chỉ vỏn vẹn có 14 ngày. Chúng ta vẫn tưởng rằng danh vọng, giàu có, quyền thế là hạnh phúc, nhưng thật ra những thứ đó đều không thể hoàn toàn đem lại hạnh phúc. Những ngày hạnh phúc do trần thế mang lại rất là ít ỏi và chóng qua!

3.Đời là một cuộc hành trình. Đức Giêsu Kitô đã trải qua cuộc đời trần thế với không biết bao nhiêu cuộc hành trình. Sinh ra trong một cuộc hành trình, vừa mở mắt chào đời đã phải vội vã ra đi như một người tỵ nạn. Năm 12 tuổi lại bị lạc mất mẹ cha trong một cuộc hành trình. Dấn thân vào đời hoạt động công khai, Người lại cũng không ngừng rảo bước khắp mọi nẻo đường xứ Palestina, bằng đôi chân sưng cháy. Và cuối cùng, Giêrusalem, đồi Canvê là điểm đến của toàn bộ chuyến đi, lúc ấy mới có 33 tuổi. Qua cuộc hành trình không hề ngơi nghỉ ấy, Đức Giêsu Kitô đã tuyên bố với mọi người: “Chính Thầy là con đường, là sự thật, và là sự sống” (Ga 14,6). Như vậy, chỉ trong Người, qua dấu chân của Người, chúng ta mới thật sự tìm được hướng đi cho cuộc hành trình của chúng ta. Người là Con Đường dẫn chúng ta về Cõi phúc vinh quang.

4.Nhưng Con Đường của Người chính là Con Đường của Yêu Thương và Phục Vụ. Hãy tin tưởng rằng: khi chúng ta sống yêu thương và sống phục vụ, thì cũng chính là lúc chúng ta đang đi trên Con Đường của Giêsu. Cuộc đời linh mục hay tu trì là cuộc đời tận hiến cho Chúa để yêu thương phục vụ tha nhân, các linh hồn, chứ không phải để làm những điều gì khác của người đời. Bạn đã thực hiện nhiều cuộc hành trình từ thời tu học, cho đến khi làm cha phó, cha xứ. Bao nhiêu nơi bạn đã đến, bao nhiêu khó khăn vất vả, đau khổ, thử thách bạn đã trải qua, nhiều khi thật cô đơn và cay đắng. Giờ phút nầy bạn đang thực hiện đoạn cuối của cuộc hành trình đi về, không phải là đi về Nhà Hưu Dưỡng, không phải là về một ngôi nhà xinh xắn với khu vườn cây trái để mỗi sáng mỗi chiều sưởi ấm tuổi già, nhưng là về đời sau, về cõi ấy. Có gì nữa đâu mà lo sợ, chùn bước. Hãy can đảm, chút xíu nữa là về đến nơi rồi!

5.Vì thế, hãy lo tiếp tục dọn chỗ cho đời sau.

Một buổi chiều nọ, có một lữ khách nghèo tìm đến trước một dinh thự nằm ở ven khu rừng để xin trọ qua đêm vì lỡ đường. Không ngờ đây lại là nơi nghỉ chân sau những chuyến đi săn của một nhà quý tộc giàu có, nhưng nổi tiếng keo kiệt, ích kỷ. Thế là đích thân chủ nhà ra xua đuổi không thương tiếc: “Đây là dinh thự của ta chứ không phải là nhà trọ mà ai muốn vào ở cũng được!”.

Cánh cửa đóng sập lại ngay, nhưng người khách vẫn kiên nhẫn đập cửa mãi cho đến khi nhà quý tộc lại phải ra mở cửa quát tháo to tiếng. Người khách vẫn từ tốn đề nghị: “ Thưa ngài, xin bình tĩnh bớt giận, xin phép cho tôi hỏi ngài ba câu, nếu như ngài là một người thông minh trả lời được, thì tôi sẽ xin đi khỏi đây ngay!”.

Nhà quý tộc nổi máu tự ái nên nhận lời, chắc chắn mình sẽ thắng. Người khách bắt đều hỏi câu thứ nhất: “Ai đã ở trong dinh thự nầy trước ngài?”. Nhà quý tộc trả lời được ngay: “Cha ta đã ở đây chứ ai!”. Người khách lại hỏi câu thứ hai: “Thế ai đã ở đây trước ông thân sinh của ngài?”. Nhà quý tộc ngẩn ngơ không biết trả lời thế nào, vì cha con ông ta chỉ mới làm chủ toà dinh thự nầy sau khi người chủ quý tộc trước đây đã bị phá sản rồi tự tử chết. Đến đây thì người khách mới nói: “Nếu vậy thì cha ngài và cả ngài nữa, cũng chỉ là những người khách trọ ở đây trong một thời gian nào đó, rồi đến một ngày, chính ngài cũng phải nhường lại cho một chủ nhân khác. Hoá ra cái dinh thự nầy cũng chẳng khác gì một thứ quán trọ…”.

Người khách lạ nhận ra ông quý tộc bị đánh động sâu xa, ông ta ngỏ lời: “Vì vậy tôi thành thật khuyên ngài đừng quá phung phí tiền bạc để ăn chơi và chỉ bo bo giữ lấy cho riêng mình một cái quán trọ tạm bợ chóng qua thế nầy. Ngược lại, tôi nghĩ ngài nên cởi mở tấm lòng để giúp đỡ những người nghèo khổ và lỡ đường thiếu thốn. Và như thế, chính là ngài đã biết chuẩn bị cho mình một chỗ ở vĩnh cửu đời sau trên trời…”.

Lm.Anphong Nguyễn Công Vinh

(Vinh An, mùa Covid 21)

*Xin chia sẻ cho người khác.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các bác sĩ Công Giáo cảm ơn tổng thống Bồ Đào Nha vì đã phủ quyết dự luật trợ tử
Đặng Tự Do
05:28 08/12/2021


Hiệp hội các bác sĩ Công Giáo Bồ Đào Nha hôm thứ Ba đã cảm ơn Tổng thống Marcelo Rebelo de Sousa vì đã phủ quyết dự luật về trợ tử được Quốc hội Bồ Đào Nha thông qua vào tháng 11, đồng thời tái khẳng định rằng với tư cách là những nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, họ không thể là tác nhân gây tử vong.

Quốc hội Bồ Đào Nha đã thông qua phiên bản đầu tiên của dự luật an sinh vào đầu năm 2021. Nhưng vào tháng 3, tổng thống Rebelo de Sousa đã phủ quyết văn bản này và gọi đó là một văn bản vi hiến. Quốc hội đã thông qua phiên bản thứ hai vào ngày 5 tháng 11, sau đó lại bị tổng thống phủ quyết vào ngày 29 tháng 11.

Các bác sĩ Công Giáo đã cảm ơn tổng thống trong một tuyên bố ngày 30 tháng 11, tái khẳng định rằng tính mạng con người phải được bảo vệ “trong mọi hoàn cảnh” và nhấn mạnh rằng “các bác sĩ không thể là tác nhân của cái chết.”

“Là các bác sĩ Công Giáo, chúng tôi muốn tiếp tục chăm sóc cho tất cả những người bệnh, kể cả những người đang ở giai đoạn cuối của cuộc đời, những người mong manh hơn bình thường. Chúng tôi sẽ tiếp tục chiến đấu vì họ, chữa trị cho họ và mang lại ý nghĩa cho từng khoảnh khắc trong cuộc sống của họ, cũng như mang lại ý nghĩa cho lời thề mà chúng tôi đã thực hiện với tư cách là những người chuyên nghiệp và làm sáng tỏ đức tin Kitô mà chúng tôi tin tưởng”

Khi phủ quyết dự luật lần thứ hai, Rebelo de Sousa yêu cầu quốc hội làm rõ “những gì xem ra là mâu thuẫn trong luật về một trong những lý do để viện đến cái chết được hỗ trợ.”

Quốc hội Bồ Đào Nha đã thông qua luật trợ tử trong phiên họp cuối cùng trước khi bị giải tán vì không thông qua được ngân sách nhà nước năm 2022.

Theo hiệp hội, kể từ năm 2015, các nhà lập pháp “đã cố tình không lắng nghe các phản đối của xã hội dân sự, Hội đồng Quốc gia về Đạo đức Khoa học Đời sống và các hiệp hội đạo đức sinh học khác, tuyên bố chung của các tôn giáo và sự nhất trí lên án các Bác sĩ và các hiệp hội chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác”.
Source:Catholic News Agency
 
Đường sắt Viêng Chăn-Côn Minh, cơ hội và rủi ro nợ nần cho người Lào
Đặng Tự Do
05:28 08/12/2021


Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, cho biết một tuyến đường sắt cao tốc nối Lào và Trung Quốc đã được khánh thành hôm mùng 2 tháng 12 tại Viêng Chăn. Dự án trị giá 5,3 tỷ euro là một phần của Sáng kiến Vành đai và Con đường, do Tập Cận Bình đưa ra vào năm 2013 nhằm tăng cường liên kết cơ sở hạ tầng giữa gã khổng lồ Trung Quốc và phần còn lại của thế giới. Đó thực ra là một cách để tăng cường vị trí trung tâm thương mại của Bắc Kinh.

Lào là một trong những quốc gia nghèo nhất ở Á Châu. Người Lào hy vọng dự án sẽ mang lại những cơ hội kinh tế mới, nhưng có những lo ngại nghiêm trọng về chi phí của nó.

Tuyến đường sắt mới chạy khoảng 1,000 km từ Viêng Chăn đến thành phố Côn Minh thuộc tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Người Trung Quốc muốn liên kết nó với Singapore, thông qua Thái Lan và Mã Lai Á. Bắc Kinh có 70% trong liên doanh vận hành tuyến đường sắt mới.

Các nhà phân tích chỉ ra rằng người Trung Quốc không mong đợi lợi nhuận từ sáng kiến này; nó sẽ có ý nghĩa chiến lược-địa chính trị nhiều hơn, cho phép Bắc Kinh mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình ở Đông Nam Á.

Trái lại, chính quyền Lào coi dự án là một bước tiến hiện đại. Đối với chính quyền cộng sản ở Viêng Chăn, tuyến đường sắt có nghĩa là hội nhập kinh tế nhiều hơn với Trung Quốc, một yếu tố chính đối với một quốc gia nhỏ không giáp biển. Hiện tại, tuyến đường sắt này chỉ vận chuyển hàng hóa; nó sẽ được mở cho khách du lịch và các hành khách khác khi tình trạng khẩn cấp Covid-19 giảm xuống.

Việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng đã gây ra một chi phí kinh tế và xã hội to lớn đối với một bộ phận người dân Lào. Các nhà chức trách ở Viêng Chăn đã buộc khoảng 4,400 nông dân từ bỏ đất đai của họ. Nhiều người trong số những người bị tịch thu đã không nhận được khoản bồi thường như đã hứa, trong khi những người khác nhận được ít hơn những gì đã được thỏa thuận.

Theo một số chuyên gia kinh tế, việc ra mắt tuyến đường sắt mới sau đó có thể làm cho Lào lún sâu hơn vào vũng lầy nợ nước ngoài, trong đó chủ yếu là nợ của Trung Quốc. Đối với các đối tác Vành đai và Con đường, từ lâu người ta đã nói đến một “cái bẫy nợ”: rủi ro phải bán tài sản của họ cho Bắc Kinh, đặc biệt là cơ sở hạ tầng như bến cảng, trong trường hợp không trả được các khoản vay và lãi liên quan.

Theo AidData, 40 trong số 50 khoản vay lớn nhất được phân bổ bởi các chủ nợ nhà nước Trung Quốc đã nhận được “tài sản thế chấp” từ các chính phủ khách hàng.
Source:Asia News
 
Ngoại trưởng Tòa Thánh lạc quan vì Công Giáo và Chính thống Serbia xích lại gần nhau
Đặng Tự Do
05:29 08/12/2021


Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher, Ngoại trưởng Tòa Thánh, tỏ ra lạc quan vì sự xích lại gần nhau giữa Chính thống và Công Giáo tại Cộng hòa Serbia.

Đức Tổng Giám Mục Gallagher, gốc người Anh, đã đến viếng thăm tại Serbia từ ngày 20 đến 23 tháng Mười Một vừa qua. Ngoài các cuộc tiếp xúc với chính quyền nước này, ngài còn gặp gỡ các vị lãnh đạo Giáo hội Chính thống địa phương, và đặc biệt đã chủ sự thánh lễ truyền chức giám mục cho Đức cha Fabijan Svalina, Giám mục Phó giáo phận Srijem, ngày 21 tháng Mười Một.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho tuần báo Công Giáo Glas Koncila, Tiếng nói Công đồng, tại Croatia, Đức Tổng Giám Mục Gallagher cho biết trong dịp lễ truyền chức giám mục cho Đức cha Svalina, ngài đã gặp được đông đảo các giám mục Công Giáo tại vùng Balkan, không những từ Croatia và Serbia, nhưng còn từ các nước khác trong vùng.

Đức Tổng Giám Mục Ngoại trưởng cũng được mời dùng bữa tối với Đức tân Thượng phụ Porfirije Peric của Chính thống Serbia và “hiển nhiên đây là một dấu hiệu tốt về cuộc đối thoại và cuộc đối thoại này cần phải tiếp tục tiến hành. Có một lịch sử cần được đương đầu”. Đức Tổng Giám Mục cho biết ngài rất lạc quan về vấn đề này và nói rằng: “Tôi thấy có những dấu hiệu rất tích cực và những bình luận của Đức tân Thượng phụ Chính thống cũng theo chiều hướng này. Tôi có thể nói Đức Thánh Cha rất tôn trọng và quí mến Đức tân Thượng phụ và coi người như một người anh em trong Giáo hội Kitô hoàn vũ”.

Trong quá khứ có những tương quan không tốt giữa các tín hữu Chính thống Serbia và Công Giáo Croatia, đặc biệt trong thời chiến tranh vùng Balkan, hồi đầu thập niên 1993. Giáo hội Chính thống Serbia cũng chống đối dự án phong hiển thánh cho chân phước Hồng Y Stepenac, vì cho rằng Đức Hồng Y đã đứng về chế độ phát xít Ustascia để bách hại các tín hữu Chính thống, điều mà Giáo Hội Công Giáo Croatia luôn phủ nhận.

Trong bài giảng thánh lễ truyền chức giám mục cho Đức cha Svalina, Đức Tổng Giám Mục Ngoại trưởng Tòa Thánh cũng nói rằng quan hệ giữa Giáo Hội Công Giáo tại Croatia và Giáo hội Chính thống Serbia có ảnh hưởng lớn đối với tương quan nói chung giữa hai Giáo hội. Và theo ngài, hiển nhiên con đường cần theo là con đường hòa giải: “Chúng ta cần nhìn đến lịch sử chung tại vùng Balkan. Chúng ta cần củng cố căn tính của chúng ta, trước tiên như Kitô hữu, và giải thích lịch sử, hiện tại và tương lai dưới ánh sáng ý muốn của Chúa Kitô. Đó thực sự là điều quan trọng. Có nhiều điều khác như những vết thương, lịch sử và những vấn đề khác. Xét cho cùng, điều quan trọng đối với các môn đệ của Chúa Kitô là thi hành thánh ý của Chúa”.
Source:Catholic News Agency
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Bắc Hà: Mừng lễ bổn mạng ngày 8.12.2021
Văn Minh
22:30 08/12/2021
Giáo xứ Bắc Hà: Mừng lễ bổn mạng ngày 8.12.2021

“Chúng ta hãy chạy đến cùng Đức Mẹ để được biến đổi và trở nên thánh thiện hơn”.

Trên đây là lời chia sẻ của linh mục (Lm) Giuse Lê Hoàng Tuấn – Phó xứ Bắc Hà – trong Thánh lễ mừng kính Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội - Bổn mạng và kỷ niệm 11 năm Cung hiến ngôi thánh đường giáo xứ Bắc Hà - giáo hạt Phú Thọ - diễn ra lúc 17g thứ Tư ngày 8.12.2021 tại thánh đường giáo xứ Bắc Hà.

Thánh lễ trọng thể do Lm Anphongsô Hoàng Ngọc Bao - Chánh xứ Bắc Hà chủ tế. Đồng tế với ngài có Lm Giuse Lê Hoàng Tuấn - Phó xứ Bắc Hà và Lm Carôlô Vũ Anh Quốc – Dòng Đaminh.

Vì tình hình dịch bệnh Covid-19 chưa chấm dứt và để đảm bảo an toàn cho mọi người nên chỉ có đại diện các đoàn thể trong giáo xứ đến tham dự Thánh lễ.

Xem Hình

Sau bài Tin Mừng, Lm Giuse Lê Hoàng Tuấn chia sẻ đôi nét về thư Mục vụ của Thượng Hội đồng Giám mục thế giới lần thứ XVI là: Hướng đến một Giáo hội hiệp hành, hiệp thông, tham gia và sứ vụ. Hiệp hành là chúng ta cùng đi với Chúa và cùng đi với nhau trên một con đường. Cũng vậy, Đức Maria xưa kia cũng đã đồng hành với Chúa Giêsu trong mọi biến cố của cuộc đời. Và cũng thật là đẹp khi giáo xứ Bắc Hà nhận tước hiệu Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội là quan thầy của giáo xứ. Đức Maria được Vô Nhiễm Nguyên Tội, bởi vì, ngay từ khi còn nằm trong cung lòng của người mẹ, Thiên Chúa đã chọn Đức Mẹ là trung gian trong chương trình cứu chuộc nhân loại, nên Ngài giữ gìn Mẹ khỏi mắc tội nguyên tổ.

Lm Giuse diễn giảng, mừng lễ hôm nay: Chúng ta hãy chạy đến cùng Đức Mẹ để được biến đổi và trở nên thánh thiện hơn, đồng thời, chúng ta cũng được đón nhận ân sủng của Chúa trên bàn tiệc Thánh Thể mỗi ngày.

Thánh lễ tiếp nối với phần phụng vụ Thánh Thể và kết thúc lúc 18g. Trước khi ban phép lành cuối lễ, Lm Chánh xứ Anphongsô ngỏ lời chúc mừng các bà, các chị cùng cộng đoàn giáo xứ nhân ngày mừng bổn mạng bằng một tràng pháo tay giòn giã của cộng đoàn.

 
Giáo xứ Tân Việt: Gia đình Con Đức Mẹ mừng bổn mạng
Vinh Sơn Trần Văn Đẩu
22:39 08/12/2021
Giáo xứ Tân Việt: Gia đình Con Đức Mẹ mừng bổn mạng

“ Hôm nay cùng với toàn thể Giáo Hội chúng ta long trọng mừng kính Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội bổn mạng Gia đình Con Đức Mẹ và nhiều quý cô và chị em trong cộng đoàn giáo xứ chúng ta, trong niềm vui chúng ta cùng chúc mừng nhau”. Đó là lời nhắn nhủ của Lm chủ tế trong Thánh lễ mừng kính Đúc Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, bổn mạng Gia đình Con Đức Mẹ (GĐCĐM) Giáo xứ (Gx) Tân việt diễn ra lúc 17g30 thứ tư 08/12/2021 tại Gx Tân Việt hạt Tân Sơn Nhì.

Xem Hình

Thánh lễ do Lm chánh xứ Đaminh Vũ Ngọc Thủ chủ tế cùng với sự hiện diện của quý chức, đại diện các đoàn thể cùng với sự hiện diện của cộng đoàn dân Chúa.

17g30 quý chức và đại diện GĐ CĐM đón Lm chủ tế lên Cung thánh bắt đầu Thánh lễ tạ ơn.

Qua bản văn Tin mừng Lm chủ tế chia sẻ: Mừng kính Đức Maria Vô Nhiêm Nguyên Tội có lẽ GĐ CĐM cũng nhớ tới cầu chuyện Thánh nữ Catherine Laboure đã dược Đức Mẹ hiện ra với chị và đồng thời tượng Đức Mẹ đứng trên quả địa cầu. chung quanh Đức Mẹ có một vòng tròn, ánh sáng bao bọc với lời cầu nguyện: Lạy Đức Mẹ Maria Trinh Nữ Vô Nhiễm Nguyên Tội, cầu cho chúng con.

Và từ việc lắng nghe Lời Chúa, Mẹ đã đáp trả bằng tiếng xin vâng trong biến cố truyền tin để rồi Ngôi Hai Thiên Chúa đến ngự trong tâm hồn Đức Maria, sau cùng dâng người con đó trên thập giá để hiệp thông trong đau khổ và Mẹ đã được gọi là Đấng Đồng Công Cứu Chuộc.

Thánh lễ tiếp tục với lời nguyện tín hữu, dâng của lễ và phụng vụ Thánh Thể.

Trước khi ban phép lành cuối lễ, Lm chủ tế chúc mừng bổn mạng GĐ CĐM và tất cả những ai nhận Đức Maria Vô Nhiễm làm bổn mạng.

Mừng kính Đức Maria Vô Nhiễm, xin cho chúng con biết hết lòng mến yêu và noi gương Mẹ, mẫu gương tuyệt vời giúp chúng con đi sâu vào tâm thức mùa Vọng là mùa mong chờ Chúa đén.

VInh sơn Trần văn Đẩu
 
Văn Hóa
Cổ Tích Tấm Lá Địa Đàng
Sơn Ca Linh
10:08 08/12/2021
Cổ Tích “Tấm Lá Địa Đàng”

Chút cảm nhận về “Hồng ân Vô Nhiễm của Mẹ Maria”

Ngàn năm khát vọng mây trời,
Giọt sương Công chính, giọt trời Cứu Tinh.
Xót thương vẫn một chuyện tình,
Trần gian đã chớm bình minh rạng ngời.

Mảnh đất thiêng, hạt giống rơi
“Hòm Bia” chứa Đấng “Ngôi Lời” thiên cung.
Xưa “ai dơ dáng thẹn thùng”,
Giờ “Ai diễm lệ muôn trùng cao sang”.

Xưa trần trụi giữa địa đàng,
Lá không che đủ thân tàn hồn xiêu.
Giờ châu ngọc sáng muôn chiều,
Xiêm y trang điểm mĩ miều hồng ân.

Cũng là “hạt bụi” trần gian,
Cũng là “phận gái” lầm than giữa đời !
Mẹ mang kiếp phận con người,
Mẹ chia đắng đót Mẹ cười hân hoan…

Cũng từ dòng giống A Đam,
Cũng tròn nữ tính mẫu thân E Và.
Nhan rạng rỡ, sắc ngọc ngà,
Kỳ công “Vô Nhiễm”, tinh hoa đất trời !

Một lời vâng, một tiếng thôi,
Chữ E-Va đã đổi dời “A-Ve”.
Thiên đàng, địa ngục lắng nghe,
Đất trời nối lại, duyên về từ đây.

Mẹ Vô Nhiễm, Mẹ Ngôi Hai,
Mẹ thay “tấm lá tàn phai E-và”.
Xiêm y tuyết trắng ngọc ngà,
“Mẹ đầy ơn phúc”, tình Cha thắm nồng !

Nghìn năm chuyện “cổ tích hồng”,
“E-va che lá” mùa đông lại về.
Chuyện người thiếu nữ chân quê,
Ân thiêng “Vô Nhiễm” sao nghe mới hoài !

Sơn Ca Linh
Vô Nhiễm 2021
 
Hans Urs von Balthasar: Kitô hữu là ai? Chương Ba, tính ưu việt của chiêm niệm
Vũ Văn An
17:13 08/12/2021

Tính ưu việt của chiêm niệm trong đức tin

Giờ đây, người ta có thể thấy đời sống chiêm niệm là trung tâm và không thể thiếu trong Giáo hội nói chung. Không có hành động bên ngoài nào mà không có sự chiêm niệm bên trong (vốn là chiều kích hiện sinh của chính đức tin), trong khi hoàn toàn có thể làm đầy cuộc sống bằng sự chiêm niệm bên trong mà không cần hành động bên ngoài. Vì hành vi chiêm niệm là hành vi liên tục nằm ở gốc rễ của mọi hành động bên ngoài; nó hoạt động tích cực và hữu hiệu, sinh hoa kết trái và có tính truyền giáo, vượt trên mọi nhiệm vụ bên ngoài của Giáo hội. Đối với Giáo hội, sẽ là một dấu chỉ nghèo nàn, theo nghĩa xấu, khi Giáo hội không còn hiểu điều này nữa và khi các nhà thần học của Giáo hội ngày càng quảng bá một cách trơ trẽn quan điểm cho rằng việc chiêm niệm, mà Giáo hội rất coi trọng, ngay cả dưới hình thức sống bên ngoài, kể từ thế kỷ thứ ba, thực sự là một thực hành xa lạ mà việc loại bỏ nó đầy khó khăn và cuối cùng đã thắng lướt nhưng đã mất hàng thiên niên kỷ mới đạt được. Vì vậy, Đức Hồng Y Suenens, chẳng hạn, trong cuốn Krise und Erneuerung der Frauenorden [Khủng hoảng và Canh tân Các Dòng Nữ], đã nói về “các giai đoạn biến hóa” (3), trong đó việc vây kín [cloistering] các nữ tu, điều mà ngài hiển nhiên hết sức hối tiếc, cuối cùng đã giảm bớt và cuối cùng đã bị bãi bỏ phần lớn. Các Thánh Angela Merici, Pierre Fournier, Francis de Sales, Jane Frances de Chantal, và Vincent de Paul đều là những giai đoạn trong “cuộc chiến giành tự do của Chúa Thánh Thần. Thánh Vincent đã thành lập một đầu cầu đổ bộ, nhưng ngài đã không chinh phục được toàn bộ địa hình” (4). Đối với thánh nhân, Đất Hứa này, nhìn một cách tổng thể, là sự tự do và mạnh dạn của cam kết bên ngoài trong việc phục vụ người lân cận. Theo ngài, trong mỗi trường hợp, cam kết này là động lực thành lập đầu tiên, và càng về sau, những nỗi sợ hãi rút vào tu viện và dòng kín thẩy đều là sự phản bội của nó ở một mức độ nào đó. Số phận việc thành lập của Thánh de Chantal có thể là một ví dụ ở đây. Đức Hồng Y Suenens chắc chắn thừa nhận (nhưng chỉ là một trường hợp hiếm hoi và ngoại lệ) một cuộc sống thuần túy chiêm niệm, chẳng hạn như cuộc sống mà các ẩn sĩ và các vị tu theo cộng đồng [cenobites] đầu tiên đã nỗ lực. Lối sống này trước hết hướng về Thiên Chúa, “chủ yếu tìm kiếm Thiên Chúa trong chính Người và cho chính Người. Nó tương ứng với nhiệm vụ thờ phượng trực tiếp và tập trung vào đời sống phụng vụ —Opus Dei [việc của Chúa] — và vào tác dụng của tôn giáo. Mặt khác, đời sống tông đồ được điều hướng về Thiên Chúa trong chính Người và phụng sự Thiên Chúa bằng cách phục vụ người lân cận...người tông đồ bỏ Thiên Chúa vì Thiên Chúa” (5).



Ở đây, lập luận nằm ở bên dưới là một đánh giá chiêm niệm hoàn toàn không chính xác về thần học và lịch sử, điều mà Đức Hồng Y Suenens, khi nhìn trở lui, đã sửa lại phần nào khi ngài mô tả sự bất khả phân giữa việc sống chuyên nhất cho Thiên Chúa và việc sẵn sàng có đó cho Giáo hội (6). Khi nói đến việc suy niệm trong đức tin của Kitô giáo, người ta không nên sử dụng thuật ngữ quen thuộc trong triết học Hy Lạp, là triết học chủ trương một sự “đi lên” rõ ràng một chiều từ tạm thời đến vĩnh cửu, rời xa thế giới để hướng về phía Thiên Chúa — một khái niệm lấp ló đâu đó trong bối cảnh không những của phong trào đơn tu Syria-Ai Cập (Thánh Evagrius và trường phái của ngài) mà ngay cả với Thánh Tôma Aquinô và khái niệm này chỉ có thể hướng ra bên ngoài và sau đó được liên kết với việc tông đồ đi vào thế giới. Thay vào đó, chúng ta phải tiếp cận việc chiêm niệm theo quan điểm chính là Kinh thánh, vì nhờ thế, nó mới bao hàm trong chính nó đáp ứng toàn diện của người tin vào Lời Thiên Chúa, tức là cam kết vô hạn đối với Lời này và ý định cứu chuộc thế giới của nó. Đây là cách mà Tổ Phụ của phong trào đơn tu, Thánh Antôn, đã thay mặt chúng ta đánh những trận đấu tích cực chống lại kẻ ác; đây là vai trò mà Origen cho rằng những nhà chiêm niệm nên đảm nhiệm bằng một cam kết lớn nhất, giống như Môsê, người, với đôi tay dang thẳng lên trời, phải được nâng đỡ, để từ trên núi cao, ông có thể tham gia trận chiến của dân Chúa; đây là cách Thánh Têrêsa cải tổ Dòng Cát Minh để có thể tiếp thêm sức mạnh cho Giáo hội, qua cầu nguyện và lễ hy sinh toàn thiêu, chống lại những tổn thất của cuộc Cải cách; cũng vậy, Thánh Têrêsa Hài Đồng đã hiểu việc chiêm niệm của mình còn toàn diện hơn như là trung tâm của công việc truyền giáo của Giáo Hội, và Giáo Hội, với sự xác nhận rõ ràng quan điểm của ngài, đã nâng ngài lên địa vị Bổn mạng của các Xứ Truyền giáo. Với tinh thần tương tự, Charles de Foucauld đấu tranh hàng ngày trước Nhà Tạm, trong sa mạc, để hoàn toàn đáp trả trong yêu thương, vì biết rõ ràng rằng ngài không thể giúp thế giới một cách sâu sắc hơn là bằng cách làm như vậy.

Khi mọi người tìm cách khuyến khích các nữ tu đan viện “kiểu cũ” với lập luận cho rằng, cùng với số lượng ngày càng tăng của các cộng đồng thế tục, họ vẫn được biện minh phần nào trong Giáo hội, ngay cả ngày nay, bởi vì họ “làm chứng (témoignage) hữu hình cho mọi người” (7), điều này tất nhiên là đúng, nhưng không hề đầy đủ. Tác dụng cốt yếu của việc chiêm niệm chân chính hoàn toàn nằm ở cõi vô hình, bất chấp tất cả các số liệu thống kê; đức tin tự đặt mình vào quyền sử dụng của Thiên Chúa, không tính toán và không suy tư, và Thiên Chúa có thể làm gì với nó rốt cuộc không phải là mối quan tâm của người tin. Họ là một tù nhân, một nô lệ bị bóc lột đến mức con đường chiêm niệm, nếu được theo một cách trung thực và không đi chệch hướng, thường dẫn đến một đêm đen, không còn thấy những gì mình đang cầu xin, những gì mình đã từ bỏ tất cả, không còn biết Chúa thậm chí có đang lắng nghe, còn muốn lễ hy sinh này, hoặc còn chấp nhận nó hay không...

Chúng ta hãy hy vọng rằng Giáo hội sẽ không bán những mầu nhiệm sâu xa nhất và những đặc ân cao cả nhất của mình đổi lấy nồi cháo hỗn độn là thỏa mãn với việc tông đồ bề ngoài; Giáo Hội sẽ không từ bỏ những hình thức táo bạo cuối cùng, chỉ có thể biện minh về mặt thần học, vì mọi cân nhắc tâm lý, xã hội học và thống kê. Đây có thể là một trong những việc san bằng được mô tả từ đầu. Không phải là lắng nghe Chúa Thánh Thần khi người ta bỏ ngoài tai các sứ điệp của Thánh Têrêsa thành Lisieux, của Edith Stein, và Charles de Foucauld. Vì “chứng tá” được họ đưa ra chủ yếu không phải là chứng tá của lối sống chuyên nhất chiêm niệm, vốn luôn luôn là công việc của một số ít, được chọn và được kêu gọi, mà là chứng tá của nền tảng chiêm niệm cho mọi cuộc sống Kitô hữu, như chúng ta đã cố gắng vạch ra.

Ai không chịu nghe Thiên Chúa trước hết thì không có gì để nói với thế giới. Giống như rất nhiều linh mục và giáo dân ngày nay, họ chỉ “lo lắng và phiền muộn về nhiều điều”, đến mức bất tỉnh và kiệt lực, và do đó sẽ bỏ lỡ điều duy nhất cần thiết; quả thật, họ sẽ tự nói với mình rất nhiều lời nói dối nho nhỏ để quên đi hoặc biện minh cho sự bỏ sót này. Ngày nay, ở khắp mọi nơi, chúng ta vẫn nghe thấy những lời biện minh như vậy, trên môi miệng của giáo dân và linh mục. Đủ khiến người ta phải rùng mình. Chúng ta được người ta cho biết thời chiêm niệm cuối cùng đã kết thúc. Việc chiêm niệm thuộc về một thời đại văn hóa đã qua, đây chỉ là bóng ma của khái niệm triết học cổ đại theoria [lý thuyết], trong đó điều cao quý (và tất nhiên, dành riêng cho những người cao quý có thời gian rảnh rỗi) là ngắm nhìn những vì sao và cảm thấy khao khát thể tuyệt đối. Bất cứ ai lãng mạn nhìn lên bầu trời hôm nay sẽ thấy ánh mắt của mình chỉ thấy những ống khói đang nhả khói. Chúng ta đang sống trong một thế giới làm việc thực tế, nơi dứt khoát đòi sự dấn thân của cả con người. Dù sao, ngay trong khu chung cư hiện đại, trong căn hộ gia đình hiện đại với những căn phòng thông qua nhau, đầy tiếng ồn ào của trẻ nhỏ, không còn một góc nào để chúng ta có thể tập trung tư duy và chìm đắm vào những giấc mơ không hạn chế. Và ít nhất đối với một linh mục nội thành bị quấy rối, bị bao vây cả ngày lẫn đêm: nếu ngài có thể lo liệu đọc được sách nguyện tóm tắt của mình, thì chắc chắn đó là điều tối đa người ta có thể mong đợi nơi ngài. Ngày nay, tất cả chỉ còn là việc gặp gỡ Thiên Chúa giữa hoạt động của chúng ta; nếu không, chúng ta sẽ để lỡ mất Người. Thế giới đang nổ máy và sẵn sàng tiến bước, và không ai có thể tắt máy nó lúc này.

Đó là cách người ta ăn nói, và họ không muốn nghe thêm bất cứ phản biện nào nữa. Họ đã tiến đến chỗ chấp nhận điều này và nghĩ rằng sự từ bỏ của họ (vốn thoải mái) có một điều gì đó có tính hết sức hiện thực, thậm chí còn có thể anh hùng nữa. Thánh Gioan d’Arc từng nói: “Phải phụng sự Thiên Chúa trước nhất”. Đúng vậy, nếu Thiên Chúa được phụng sự trước tiên, thì toàn bộ đời sống chúng ta trên thế gian này có thể mang ý nghĩa phụng sự Thiên Chúa, khi đó việc phục vụ nô dịch của chúng ta trong sưởng máy nhân loại có thể là một hành vi cam kết và chấp nhận tự do, rồi việc chúng ta gặp gỡ liên tục và không thể tránh khỏi với điều hoàn toàn trần gian có thể được nâng đỡ và hướng dẫn bởi cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa, một cuộc gặp gỡ sẽ càng đồng hành với cuộc gặp gỡ này một cách mạnh mẽ hơn, khi nó càng ghi nhớ một cách nhấn mạnh hơn việc nó đã được thiết lập ở tận nguồn gốc đời sống đức tin của chúng ta. Lựa chọn căn bản “Ý Cha thể hiện” sẽ thắng thế suốt trong mọi điều đang thách thức chúng ta, chính tại nơi nó cắt ngang ý chí của tôi và đòi hỏi ở nơi tôi nhiều hơn điều tôi đã dự tính. Theo nghĩa này, sống và hành động trong thế giới là một cuộc huấn luyện về chiêm niệm. Vì giờ đây, chúng ta không còn có Chúa ở phía sau nữa mà thay vào đó, chúng ta đang hớn hở sải bước tiến về phía Người.

Chúng ta chỉ có thể tiến về phía Thiên Chúa khi, vượt trên mọi vấn đề của chúng ta, vẫn còn có chỗ trống bên trong chúng ta dành cho tính bất ngờ của thánh ý Người và khi mọi chương trình, dự định và tính toán của chúng ta được khởi động và giữ cho sinh động bởi những mời gọi luôn lớn lao hơn của Người. Chỉ với thái độ vâng phục tuyệt đối, kiên quyết trước mọi điều khác như thế, người Kitô hữu mới có thể chiếm hữu hạn từ “yêu thương” cho cuộc sống và việc làm của mình. Nếu không, thái độ và sự cam kết của họ sẽ không vượt quá sự cam kết của con người trung bình, một cam kết, như chúng ta biết do kinh nghiệm, thường có thể đạt được nhiều điều hơn nữa và sẵn sàng cho những hy sinh lớn hơn là cam kết của nhiều Kitô hữu.

Ý nghĩa của một lần và mãi mãi

Tại thời điểm này, sự dè dặt thận trọng trong lời cam kết của họ mà người ta rất thường gặp nơi các Kitô hữu trẻ ngày nay đã trở nên đáng nghi ngờ. Họ muốn tự dấn thân nhưng đồng thời lại muốn tự tay hãm đà. Họ cũng muốn dấn thân trọn vẹn, nhưng chỉ trong một thời gian có hạn. Vì về lâu về dài, không thể chắc chắn liệu dấn thân của họ có đáng giá hay không và họ muốn được tự do thay đổi tâm trí một lần nữa, sử dụng năng lực của họ ở những nơi khác, dấn thân vào các mối liên hệ mới. Họ tưởng tượng rằng bằng cách đó họ sẽ tăng tổng thành quả của họ, vì họ chỉ luôn làm những gì xem ra tốt đẹp đối với họ và bao lâu theo ý kiến của họ vẫn là điều đáng giá, và chính họ vẫn còn kiểm soát được.

Nó hơi giống một cuộc hôn nhân tạm thời hoặc “hôn nhân thử”. Thực thế, ngày nay thậm chí còn có cả một thứ gọi là đời sống đan viện “tạm thời”. Mặc dù trên thực tế không thể có điều nào trong cả hai trường hợp. Một đàng là liên hệ giao hợp tình dục trên cơ sở thử nghiệm; đàng kia là không gian hít thở chiêm niệm cho những người bận rộn, trong một số trường hợp làm khách trong bốn bức tường đan viện. Cuộc hôn nhân được chính thức thiết lập bởi một lời thề hứa hỗ tương mãi mãi thế nào, người ta cũng chỉ có thể trở thành linh mục đời đời chứ không phải trong một thời gian, nên nó cũng như vậy, trong hình thức sống được điều hướng bởi các lời khuyên của Tin Mừng. Điều hiển nhiên là, trong mỗi trường hợp, chính tính cứu cánh của hành vi mang lại hình thức đặc thù cho đời sống Kitô hữu, và bên trong nó là mọi hành vi cá nhân của nó, mang lại sức nặng trọn vẹn của nó trước mặt Thiên Chúa.

Từ những điều trên, ta có thể dễ dàng thấy rằng tính cứu cánh của một đời dấn thân có liên hệ sâu xa với sự tuân phục đức tin của người Kitô hữu. Trong cả ba trường hợp, kết hôn, chức linh mục, đời sống tu trì, đời sống chúng ta được giao phó cho Thiên Chúa một cách bất phản hồi. Trong niềm hy vọng rằng trái banh chúng ta thẩy ra sẽ được bàn tay của Đấng toàn năng nắm bắt. Ngược lại, người nào chỉ cống hiến đời sống của mình từng chút một vẫn giữa lại quyền kiểm soát nó. Như thế, trên thực tế, họ đâu có cho nó đi đâu. Có lẽ họ có thể đi truyền giáo ba năm như là một người trợ giúp giáo dân, và rồi sau đó có thể xem xét lại. Hoặc họ trở thành một nữ tu với ý nghĩ đâu đó ẩn hiện trong đầu là, bằng mọi giá, họ vẫn có thể kết hôn. Dù sao, mọi điều đang thay đổi quá nhanh chóng trong những ngày này.

Nhưng mọi tính sinh hoa trái chân chính của đời người đều bắt nguồn từ một cam kết một lần và mãi mãi. Phương án thay thế là điều bị Kierkegaard gọi là cuộc hiện sinh thẩm mỹ (một điều, đối với ông, tìm thấy biểu thức thuần túy nhất nơi Don Juan), trong khi thứ cam kết trước được ông gọi là cuộc hiện sinh đạo đức (trong trường hợp kết hôn) và cuộc hiện sinh tôn giáo (trong trường hợp từ bỏ hôn nhân). Điều tồi tệ duy nhất là khi, lấy cớ đạo đức, ai đó chọn một hiện sinh thẩm mỹ. Ngày nay có rất nhiều bằng chứng về tệ nạn này, do việc lạm dụng một hạn từ đẹp đẽ nhưng bị biến thành một khẩu hiệu nguy hiểm, khẩu hiệu Kitô hữu “trưởng thành” hoặc “giải phóng”.

Ai là "Kitô hữu trưởng thành"?

Cách diễn đạt này thực sự có ý nghĩa gì trong bối cảnh mạc khải Kinh thánh? Chẳng hạn, trong Cựu Ước có những điều như “người Do Thái trưởng thành” không? Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã vâng lời Chúa Cha cho đến chết, đã trưởng thành chưa? Trong Giáo Hội, có khi nào một linh mục, một tu sĩ, một nữ tu được coi là trưởng thành không? Hay chúng ta chỉ áp dụng hạn từ này cho giáo dân, những người có lẽ chỉ trưởng thành một khi họ vuợt qua "phong thái cha chú" của các giáo sĩ? Để hiểu rõ hơn một chút, chúng ta cần mở Kinh thánh.

Chữ Hy Lạp chỉ trẻ vị thành niên, nepios, có thể chỉ có nghĩa là một đứa trẻ bình thường (“Khi còn là một đứa trẻ, tôi nói như một đứa trẻ, tôi nghĩ như một đứa trẻ, tôi lý luận như một đứa trẻ” [1Cr 13:11], hoặc : “ ‘Ngài sẽ cho miệng con thơ trẻ nhỏ cất tiếng ngợi khen’?” [Mt 21:16; Tv 8: 3]). Nhưng khi tình trạng thơ ấu tâm linh bị kéo dài quá mức, nó trở nên đáng trách, như trong thư gửi tín hữu Do Thái 5: 11–12: “Về vấn đề này, chúng tôi còn có nhiều điều phải nói, nhưng khó mà cắt nghĩa, vì anh em đã trở nên uể oải không muốn nghe. Quả thật, với thời gian, đáng lẽ anh em đã phải là những bậc thầy, thế mà anh em lại cần phải để cho người ta dạy anh em những điều sơ đẳng về các sấm ngôn của Thiên Chúa : thay vì thức ăn đặc, anh em lại phải cần dùng sữa”. Sự non nớt ở đây là sự thiếu hiểu biết, và điều này, ngược lại, bắt nguồn từ việc điếc, không nghe được Lời Chúa; kiểu nói được sử dụng ở đây có nghĩa đen: bạn là người lười biếng, những người làm việc tồi tệ với đôi tai của bạn. Thánh Phaolô nói rất giống như thế trong 1 Cr 3: 1–2. Trước đây, ngài từng tuyên bố rằng con người phàm trần không hiểu Thần Trí Thiên Chúa, cần phải là con người tâm linh mới làm được điều đó và ngài, Thánh Phaolô, có Chúa Thánh Thần. Rồi ngài nói tiếp: “Thưa anh em, về phần tôi, tôi đã không thể nói với anh em như với những con người sống theo Thần Khí, nhưng như với những con người sống theo tính xác thịt, như với những trẻ nhỏ trong Chúa Kitô. Tôi đã cho anh em uống sữa chứ không cho dùng thức ăn, vì anh em chưa chịu nổi”. Nếu chúng ta tìm cách hiểu, theo ngữ cảnh của bức thư, Thánh Phaolô muốn nói gì về những điều thuộc Chúa Thánh Thần, những điều chỉ những người tâm linh mới có thể hiểu được, thì đó (trong chương 1: 18—2: 5) chủ yếu là “logos [lời] của Thập giá”, là sự điên rồ đối với thế giới, nhưng là sự điên rồ vốn là sự khôn ngoan giấu ẩn của Thiên Chúa, thứ điên rồ kết án sự khôn ngoan của thế giới là điên rồ. Sự non nớt của người Côrintô hệ ở việc họ không thể vượt qua “tai tiếng” này, một điều chỉ có nó mới ban cho ta cái nhìn sâu sắc vào tận “tâm trí bên trong của Thiên Chúa”. Điều này càng được củng cố trong phân đoạn quan trọng nhất, thư Galát 4: 1–7, đồng thời là đoạn nghịch lý nhất.

Theo Giao ước Cũ, các tín hữu ở dưới Lề luật như thể dưới quyền một chủ nô lệ, nhưng giờ đây, nhờ đức tin nơi Chúa Giêsu Kitô, tất cả họ đều là con cái Thiên Chúa. Thánh Phaolô sử dụng một hình ảnh luật pháp:

“Tôi thiết nghĩ: bao lâu người thừa kế còn là thiếu niên thì không khác gì một nô lệ, mặc dù là chủ mọi tài sản. Nó phải ở dưới quyền những người giám hộ và quản lý, cho đến khi mãn hạn người cha đã định. Chúng ta cũng vậy, khi còn là thiếu niên, chúng ta phải làm nô lệ những yếu tố của vũ trụ. Nhưng khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm con một người phụ nữ, và sống dưới Lề Luật, để chuộc những ai sống dưới Lề Luật, hầu chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử. Để chứng thực anh em là con cái, Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con mình đến ngự trong lòng anh em mà kêu lên : “Áp-ba, Cha ơi!” Vậy anh em không còn phải là nô lệ nữa, nhưng là con, mà đã là con thì cũng là người thừa kế, nhờ Thiên Chúa”.

Ở đây, hình ảnh đứa trẻ không còn là một Kitô hữu chưa trưởng thành nữa mà đúng hơn là một tín hữu trước thời Chúa Kitô, tức người Do Thái, vì họ chỉ phụng sự Thiên Chúa qua trung gian của Lề luật, của một trong những “tinh thần căn bản” (do “ các thiên thần” cai quản, nghĩa là, bởi sức mạnh vũ trụ), và không phải trong tự do và trực tiếp gần gũi với Thiên Chúa. Sự giải phóng để trưởng thành như con cái đích thực đạt được là nhờ Con Thiên Chúa, nhưng kỳ lạ thay, chính là nhờ sự kiện Chúa Con, được sinh ra như một người chịu tuân phục quy luật vật lý của sự sinh hạ (“sinh ra bởi một người phụ nữ”), do đó chịu tuân phục "Lề luật". Vì vậy, chính nhờ Thần Khí của Chúa Con này mà các nô lệ được trở thành con cái và người thừa kế. Đó là Thần Khí của một tình yêu tự hạ, tự tuân phục, quên mình, vâng lời, như Thánh Phaolô mô tả chi tiết trong các chương tiếp theo (Gl 5–6). Đó là Thần Khí của những người “thuộc về Chúa Giêsu Kitô” và “đã đóng đinh tính xác thịt vao Thập giá cùng với các dục vọng và đam mê” (5:24).

Điểm chung của những đoạn văn trên là sự liên đới của trưởng thành và Thập giá. Điều này được làm sáng tỏ qua phần kết luận của Thư gửi tín hữu Do Thái đã đề cập ở trên: “Thật vậy, phàm ai còn phải dùng đến sữa, thì không hiểu gì về đạo lý liên quan đến sự công chính, vì người ấy vẫn là trẻ con. Thức ăn đặc thì dành cho những người đã trưởng thành, những người nhờ thực hành mà rèn luyện được khả năng phân biệt điều lành điều dữ” (Dt 5: 13–14). “Sự chính trực cuả Lời Thiên Chúa” từng xuất hiện trong Chúa Kitô cũng là một như “lời từ Thập giá” hoặc trong Thư gửi tín hữu Do Thái, là lời nói của chức thượng phẩm của Chúa Kitô. Đối với Kitô hữu chưa được dạy dỗ, điều này vẫn không mấy ngon miệng và tiêu hóa. Để tiêu hóa nó, người ta cần có cảm giác mùi vị của một người trưởng thành. Chỉ có người như vậy mới có thể “nếm được ân huệ bởi trời..., mới thưởng thức được Lời tốt đẹp của Thiên Chúa và được cảm nghiệm những sức mạnh của thế giới tương lai” (Dt 6: 4–5), vì chân lý hiện sinh của cái chết và sự Phục sinh của Chúa Kitô đã mặc lấy một tầm quan trọng lớn hơn trong sự hiện hữu của chính Người và trở thành tiêu chuẩn cho nhận thức về đúng và sai.

Khi nhận thức thuộc giác quan này về Thập giá đã được hình thành đầy đủ trong một cá nhân hoặc trong một cộng đồng, thì Thánh Tông đồ có thể coi nhiệm vụ vú nuôi của mình đã hoàn thành. Ngài nói với người Galát, “Được người ta tỏ lòng nhiệt thành là điều tốt, miễn là vì mục đích tốt và trong mọi trường hợp, chứ không phải chỉ khi nào tôi có mặt giữa anh em. Hỡi anh em, những người con bé nhỏ của tôi, mà tôi phải quặn đau sinh ra một lần nữa cho đến khi Chúa Kitô được thành hình nơi anh em” (Gl 4: 18–19). Sự “hình thành” này, phải diễn ra trong Kitô hữu, cũng y hệt như sự “hình thành” ban đầu được Giáo hội đóng dấu trên người ấy qua phép rửa tội, với hy vọng rằng nó sẽ thắng thế trước những vấn đề nổi loạn. Vì “Anh em không biết rằng : khi chúng ta được dìm vào nước thanh tẩy, để thuộc về Chúa Giêsu Kitô, là chúng ta được dìm vào trong cái chết của Người sao? Vì được dìm vào trong cái chết của Người, chúng ta đã cùng được mai táng với Người. Bởi thế, cũng như Người đã được sống lại từ cõi chết nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha, thì chúng ta cũng được sống một đời sống mới. Thật vậy, vì chúng ta đã nên một với Chúa Kitô nhờ được chết như Người đã chết, thì chúng ta cũng sẽ nên một với Người, nhờ được sống lại như Người đã sống lại. Chúng ta biết rằng : con người cũ nơi chúng ta đã bị đóng đinh vào thập giá với Chúa Kitô....Nếu chúng ta đã cùng chết với Chúa Kitô, chúng ta cũng sẽ cùng sống với Người” (Rm 6: 3–8).

Theo nghĩa này, trưởng thành là người chu toàn thực tại bí tích khách quan, một cách chủ quan và hiện sinh, trong chính mình. Ai không còn cần được thúc bách, hết lần này đến lần khác từ bên ngoài, để chết cho thế gian này, nhưng là người đã một cách tự do và có trách nhiệm và một lần cho mãi mãi “đóng đinh xác thịt mình với những đam mê và ham muốn của nó” và có thể nói chuyện với Thánh Tông đồ về “Thập giá Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta ! Nhờ thập giá Người, thế gian đã bị đóng đinh vào thập giá đối với tôi, và tôi đối với thế gian...; vì tôi mang trên thân mình những dấu tích của Chúa Giêsu”(Gl 6:14,17).

Để kết luận, nếu chúng ta phải tìm kiếm một điển hình cuối cùng về sự trưởng thành cũng có thể đóng vai trò như một thước đo cho mọi cá nhân, thì điều đáng suy gẫm là Công vụ 16: 6–7: “Các ông đi qua miền Phyghia và Galát, vì Thánh Thần ngăn cản không cho các ông rao giảng lời Chúa ở Axia. Khi tới sát ranh giới Myxia, các ông thử vào miền Bithynia, nhưng Thần Khí Chúa Giêsu không cho phép”. Thánh Phaolô và những người bạn đồng hành của ngài bèn lập kế hoạch, chắc chắn trong tinh thần vị tha Kitô giáo và vì lợi ích cao nhất của Nước Thiên Chúa, tuy nhiên, Chúa Thánh Thần có những kế hoạch khác, nhìn xa trông rộng hơn. Một kế hoạch đối đầu với một kế hoạch khác. Kitô hữu nào có khả năng, trong tinh thần mật thiết cầu nguyện và tin cậy với Thần khí luôn hiện diện, hướng dẫn và chỉ huy của Chúa Giêsu, sẽ hiểu rằng họ phải từ bỏ toàn bộ kế hoạch của mình để tiếp nhận kế hoạch của Thiên Chúa, một người như vậy có thể được coi là một Kitô hữu trưởng thành, như một người đã hoàn toàn trở thành materia [chất liệu] “vật chất” để tạo hình theo hình dạng của Chúa Kitô, một chất liệu được nâng lên từ sự xem ra “thụ động” lên mức độ hoạt động cao nhất của “Thể Mẹ” [Matrix] và “Mẫu Thân” của Chúa Giêxu. Vì họ “... là anh em, chị em và mẹ tôi ”(Mt 12:50).

Kỳ tới: Sống theo sứ mệnh

 
VietCatholic TV
Hoan hô Tổng thống Bồ Đào Nha anh hùng phò sinh. PIME cảnh báo người Lào sẽ khổ với người Tầu.
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:27 08/12/2021

1. Các bác sĩ Công Giáo cảm ơn tổng thống Bồ Đào Nha vì đã phủ quyết dự luật trợ tử

Hiệp hội các bác sĩ Công Giáo Bồ Đào Nha hôm thứ Ba đã cảm ơn Tổng thống Marcelo Rebelo de Sousa vì đã phủ quyết dự luật về trợ tử được Quốc hội Bồ Đào Nha thông qua vào tháng 11, đồng thời tái khẳng định rằng với tư cách là những nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, họ không thể là tác nhân gây tử vong.

Quốc hội Bồ Đào Nha đã thông qua phiên bản đầu tiên của dự luật an sinh vào đầu năm 2021. Nhưng vào tháng 3, tổng thống Rebelo de Sousa đã phủ quyết văn bản này và gọi đó là một văn bản vi hiến. Quốc hội đã thông qua phiên bản thứ hai vào ngày 5 tháng 11, sau đó lại bị tổng thống phủ quyết vào ngày 29 tháng 11.

Các bác sĩ Công Giáo đã cảm ơn tổng thống trong một tuyên bố ngày 30 tháng 11, tái khẳng định rằng tính mạng con người phải được bảo vệ “trong mọi hoàn cảnh” và nhấn mạnh rằng “các bác sĩ không thể là tác nhân của cái chết.”

“Là các bác sĩ Công Giáo, chúng tôi muốn tiếp tục chăm sóc cho tất cả những người bệnh, kể cả những người đang ở giai đoạn cuối của cuộc đời, những người mong manh hơn bình thường. Chúng tôi sẽ tiếp tục chiến đấu vì họ, chữa trị cho họ và mang lại ý nghĩa cho từng khoảnh khắc trong cuộc sống của họ, cũng như mang lại ý nghĩa cho lời thề mà chúng tôi đã thực hiện với tư cách là những người chuyên nghiệp và làm sáng tỏ đức tin Kitô mà chúng tôi tin tưởng”

Khi phủ quyết dự luật lần thứ hai, Rebelo de Sousa yêu cầu quốc hội làm rõ “những gì xem ra là mâu thuẫn trong luật về một trong những lý do để viện đến cái chết được hỗ trợ.”

Quốc hội Bồ Đào Nha đã thông qua luật trợ tử trong phiên họp cuối cùng trước khi bị giải tán vì không thông qua được ngân sách nhà nước năm 2022.

Theo hiệp hội, kể từ năm 2015, các nhà lập pháp “đã cố tình không lắng nghe các phản đối của xã hội dân sự, Hội đồng Quốc gia về Đạo đức Khoa học Đời sống và các hiệp hội đạo đức sinh học khác, tuyên bố chung của các tôn giáo và sự nhất trí lên án các Bác sĩ và các hiệp hội chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác”.
Source:Catholic News Agency

2. Đường sắt Viêng Chăn-Côn Minh, cơ hội và rủi ro nợ nần cho người Lào

Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, cho biết một tuyến đường sắt cao tốc nối Lào và Trung Quốc đã được khánh thành hôm mùng 2 tháng 12 tại Viêng Chăn. Dự án trị giá 5,3 tỷ euro là một phần của Sáng kiến Vành đai và Con đường, do Tập Cận Bình đưa ra vào năm 2013 nhằm tăng cường liên kết cơ sở hạ tầng giữa gã khổng lồ Trung Quốc và phần còn lại của thế giới. Đó thực ra là một cách để tăng cường vị trí trung tâm thương mại của Bắc Kinh.

Lào là một trong những quốc gia nghèo nhất ở Á Châu. Người Lào hy vọng dự án sẽ mang lại những cơ hội kinh tế mới, nhưng có những lo ngại nghiêm trọng về chi phí của nó.

Tuyến đường sắt mới chạy khoảng 1,000 km từ Viêng Chăn đến thành phố Côn Minh thuộc tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Người Trung Quốc muốn liên kết nó với Singapore, thông qua Thái Lan và Mã Lai Á. Bắc Kinh có 70% trong liên doanh vận hành tuyến đường sắt mới.

Các nhà phân tích chỉ ra rằng người Trung Quốc không mong đợi lợi nhuận từ sáng kiến này; nó sẽ có ý nghĩa chiến lược-địa chính trị nhiều hơn, cho phép Bắc Kinh mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình ở Đông Nam Á.

Trái lại, chính quyền Lào coi dự án là một bước tiến hiện đại. Đối với chính quyền cộng sản ở Viêng Chăn, tuyến đường sắt có nghĩa là hội nhập kinh tế nhiều hơn với Trung Quốc, một yếu tố chính đối với một quốc gia nhỏ không giáp biển. Hiện tại, tuyến đường sắt này chỉ vận chuyển hàng hóa; nó sẽ được mở cho khách du lịch và các hành khách khác khi tình trạng khẩn cấp Covid-19 giảm xuống.

Việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng đã gây ra một chi phí kinh tế và xã hội to lớn đối với một bộ phận người dân Lào. Các nhà chức trách ở Viêng Chăn đã buộc khoảng 4,400 nông dân từ bỏ đất đai của họ. Nhiều người trong số những người bị tịch thu đã không nhận được khoản bồi thường như đã hứa, trong khi những người khác nhận được ít hơn những gì đã được thỏa thuận.

Theo một số chuyên gia kinh tế, việc ra mắt tuyến đường sắt mới sau đó có thể làm cho Lào lún sâu hơn vào vũng lầy nợ nước ngoài, trong đó chủ yếu là nợ của Trung Quốc. Đối với các đối tác Vành đai và Con đường, từ lâu người ta đã nói đến một “cái bẫy nợ”: rủi ro phải bán tài sản của họ cho Bắc Kinh, đặc biệt là cơ sở hạ tầng như bến cảng, trong trường hợp không trả được các khoản vay và lãi liên quan.

Theo AidData, 40 trong số 50 khoản vay lớn nhất được phân bổ bởi các chủ nợ nhà nước Trung Quốc đã nhận được “tài sản thế chấp” từ các chính phủ khách hàng.
Source:Asia News

3. Ngoại trưởng Tòa Thánh lạc quan vì Công Giáo và Chính thống Serbia xích lại gần nhau

Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher, Ngoại trưởng Tòa Thánh, tỏ ra lạc quan vì sự xích lại gần nhau giữa Chính thống và Công Giáo tại Cộng hòa Serbia.

Đức Tổng Giám Mục Gallagher, gốc người Anh, đã đến viếng thăm tại Serbia từ ngày 20 đến 23 tháng Mười Một vừa qua. Ngoài các cuộc tiếp xúc với chính quyền nước này, ngài còn gặp gỡ các vị lãnh đạo Giáo hội Chính thống địa phương, và đặc biệt đã chủ sự thánh lễ truyền chức giám mục cho Đức cha Fabijan Svalina, Giám mục Phó giáo phận Srijem, ngày 21 tháng Mười Một.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho tuần báo Công Giáo Glas Koncila, Tiếng nói Công đồng, tại Croatia, Đức Tổng Giám Mục Gallagher cho biết trong dịp lễ truyền chức giám mục cho Đức cha Svalina, ngài đã gặp được đông đảo các giám mục Công Giáo tại vùng Balkan, không những từ Croatia và Serbia, nhưng còn từ các nước khác trong vùng.

Đức Tổng Giám Mục Ngoại trưởng cũng được mời dùng bữa tối với Đức tân Thượng phụ Porfirije Peric của Chính thống Serbia và “hiển nhiên đây là một dấu hiệu tốt về cuộc đối thoại và cuộc đối thoại này cần phải tiếp tục tiến hành. Có một lịch sử cần được đương đầu”. Đức Tổng Giám Mục cho biết ngài rất lạc quan về vấn đề này và nói rằng: “Tôi thấy có những dấu hiệu rất tích cực và những bình luận của Đức tân Thượng phụ Chính thống cũng theo chiều hướng này. Tôi có thể nói Đức Thánh Cha rất tôn trọng và quí mến Đức tân Thượng phụ và coi người như một người anh em trong Giáo hội Kitô hoàn vũ”.

Trong quá khứ có những tương quan không tốt giữa các tín hữu Chính thống Serbia và Công Giáo Croatia, đặc biệt trong thời chiến tranh vùng Balkan, hồi đầu thập niên 1993. Giáo hội Chính thống Serbia cũng chống đối dự án phong hiển thánh cho chân phước Hồng Y Stepenac, vì cho rằng Đức Hồng Y đã đứng về chế độ phát xít Ustascia để bách hại các tín hữu Chính thống, điều mà Giáo Hội Công Giáo Croatia luôn phủ nhận.

Trong bài giảng thánh lễ truyền chức giám mục cho Đức cha Svalina, Đức Tổng Giám Mục Ngoại trưởng Tòa Thánh cũng nói rằng quan hệ giữa Giáo Hội Công Giáo tại Croatia và Giáo hội Chính thống Serbia có ảnh hưởng lớn đối với tương quan nói chung giữa hai Giáo hội. Và theo ngài, hiển nhiên con đường cần theo là con đường hòa giải: “Chúng ta cần nhìn đến lịch sử chung tại vùng Balkan. Chúng ta cần củng cố căn tính của chúng ta, trước tiên như Kitô hữu, và giải thích lịch sử, hiện tại và tương lai dưới ánh sáng ý muốn của Chúa Kitô. Đó thực sự là điều quan trọng. Có nhiều điều khác như những vết thương, lịch sử và những vấn đề khác. Xét cho cùng, điều quan trọng đối với các môn đệ của Chúa Kitô là thi hành thánh ý của Chúa”.
Source:Catholic News Agency
 
Cảm động: 6g sáng ĐTC lặng lẽ đến kính viếng Đức Mẹ cầu cho mọi người bình an trước biến thể Omicron
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:30 08/12/2021


Sáng thứ Tư, khoảng 6:15 sáng giờ địa phương Rôma, tức là khoảng 11g15 sáng cùng ngày theo giờ Việt Nam, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến quảng trường Tây Ban Nha để lặng lẽ tôn kính Đức Mẹ, nhân Lễ Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội được Giáo hội cử hành vào ngày 8 tháng 12.

Một thông cáo của Văn phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết, trong khi trời còn rất tối, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đặt một bó hoa hồng trắng dưới chân cột nơi có tượng Đức Mẹ, và hướng về Đức Mẹ cầu nguyện, xin Mẹ chuyển cầu chữa khỏi bệnh cho các bệnh nhân và cho những dân tộc đang phải hứng chịu chiến tranh và khủng hoảng khí hậu.

Đức Thánh Cha cũng cầu nguyện cho sự hoán cải, làm tan chảy trái tim chai đá của những người xây bức tường ngăn cách mình khỏi nỗi đau của người khác.

Tuyên bố lưu ý rằng Đức Giáo Hoàng đã rời quảng trường Tây Ban Nha vào khoảng 6:20 sáng và đến Đền Thờ Đức Bà Cả. Tại đây, ngài đã cầu nguyện trước bức ảnh của Đức Mẹ là Phần Rỗi của dân Rôma trước khi trở về Vatican ngay sau 7 giờ sáng.

Cho đến nay, chính quyền Ý cho biết biến thể Omicron đã tràn vào Ý. Trong bối cảnh này, để tránh các cuộc tụ tập và nguy cơ lây lan, Đức Thánh Cha Phanxicô đã quyết định không thực hiện nghi lễ truyền thống trước công chúng tại quảng trường các bậc thềm Tây Ban Nha vào ngày 8 tháng 12.

Cũng vào ngày này năm ngoái, trước tình hình đại dịch coronavirus nguy ngập, Đức Thánh Cha cũng đã hủy bỏ việc tham dự sự kiện công cộng.

Nhưng cuối cùng, dưới cơn mưa tầm tã vào sáng sớm hôm đó, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến trung tâm thành phố Rôma để lặng lẽ kính viếng Mẹ Maria Vô nhiễm. Ở đó, Đức Thánh Cha đã giao phó thành phố và thế giới cho sự chăm sóc và bảo vệ của Đức Maria.

Truyền thống các chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng tới quảng trường Tây Ban Nha, diễn ra vào ngày 8 tháng 12 hàng năm nhân lễ Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội, chưa bao giờ bị gián đoạn kể từ khi được Đức Giáo Hoàng Gioan 23 khởi xướng. Thông thường, hành động sùng kính này diễn ra vào cuối ngày, trước sự chứng kiến của đông đảo người dân Rôma.

Đức Giáo Hoàng thường đi trước các vị đại diện của các thành phần khác nhau của xã hội Rôma. Theo phong tục, những người lính cứu hỏa sử dụng thang của họ để đặt một vòng hoa lên cánh tay của bức tượng Đức Mẹ Maria.

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội là một ngày lễ quốc gia và một ngày lễ ở Ý kể từ năm 1854. Nó được thiết lập theo yêu cầu của Đức Giáo Hoàng Piô thứ 9.
 
Kỳ diệu: Từ thanh niên vô thần trở thành Tổng Giám Mục Công Giáo. Hình ảnh nữ tu Việt tại Síp
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:25 08/12/2021


1. Đức Thượng phụ Giêrusalem phải xin giấy phép đặc biệt để sang Síp

Ngay sau khi có tin về biến thể Omicron, Nhật Bản và Do Thái đã cách ly với thế giới. Cụ thể tại Israel, Thủ tướng Naftali Bennett ra lệnh đóng cửa biên giới không cho du khách vào quốc gia này. Các thường trú nhân hay công dân Do Thái quay lại Israel phải tiến hành xét nghiệm trong vòng 72 giờ. Những ai bất tuân có thể bị phạt một số tiền lên đến 2,500 Shekel, tức là khoảng 790 Mỹ Kim.

Toàn bộ lãnh thổ Síp thuộc về Tòa Thượng Phụ Giêrusalem, vì thế Đức Tổng Giám Mục Pierbattista Pizzaballa, là Thượng phụ Công Giáo Latinh Giêrusalem, đã phải xin một giấy phép đặc biệt để có thể xuất ngoại trong điều kiện phong tỏa.

Gần một năm trước đây, ngài cùng với sáu cộng sự viên, bị nhiễm Coronavirus, nhưng không ai bị nặng phải vào nhà thương. Hôm 15 tháng 12 năm ngoái, ngài đã cho biết như trên trong một cuộc họp báo video với các ký giả ở Rôma. Đức Thượng phụ Pizzaballa, 55 tuổi, đã nhậm chức trước đó gần hai tuần, cụ thể là vào ngày 4 tháng 12, 2020 trong một thánh lễ tại Đền thờ Mộ Thánh ở Jerusalem. Ngài cho biết hầu hết các ca nhiễm không có triệu chứng hoặc chỉ có những triệu chứng nhẹ. Trong hàng ngũ linh mục thuộc tòa Thượng phụ cũng có hai mươi vị nhiễm virus, nhưng không có dấu hiệu bị bệnh.

Đức Thượng phụ nói: “Trong hai, ba tuần lễ gần đây, có một sự bộc phát các ca nhiễm, nơi các tín hữu cũng như nơi các linh mục, nhưng 99% không có triệu chứng hoặc chỉ bị nhẹ. Tôi bị dương tính, nhưng tôi vẫn cảm thấy khỏe mạnh”.

Tòa Thượng phụ Công Giáo Latinh Jerusalem phụ trách 320,000 tín hữu Công Giáo Latinh ở Israel, Vương quốc Giordani, đảo Síp và các lãnh thổ của người Palestine, với tổng cộng 71 giáo xứ, không kể các giáo đoàn nhỏ, gồm các tín hữu thuộc các ngôn ngữ khác.

2. Cựu thuyền nhân trở thành Tổng giám mục Tirana, thủ đô Albani

Đức Cha Arjan Dodaj 43 tuổi, một cựu thuyền nhân đã được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm Tổng giám mục giáo phận Tirana-Durazzo, bên Albani hôm 30 tháng Mười Một vừa qua. Ngài sẽ kế nhiệm Đức Tổng Giám Mục George Anthony Frendo, 75 tuổi, thuộc dòng Đa Minh người Malta, về hưu.

Năm 1993, cậu Arjan Dodaj, 16 tuổi đã vượt biên từ Albani sang Ý. Anh cho biết đã đặt nhiều hy vọng nơi Âu châu, các giá trị tự do, sự thật, bình đẳng và tình huynh đệ. Và sau đó anh mới biết đó là những giá trị Kitô. Trong chế độ cộng sản Albani, những người mang hy vọng và bênh vực các quyền con người bị loại trừ, nhất là các giáo sĩ.

Chế độ này, hồi năm 1967, đã tuyên bố Albani là quốc gia vô thần đầu tiên. Cho đến năm 1990, những ai thực hành tôn giáo đều bị bắt và cầm tù, lao động khổ sai hoặc bị kết án tử hình. Sau khi chế độ cộng sản sụp đổ, các cơ cấu của tôn giáo dần dần được tái thiết.

Tại Ý, anh Dodaj làm nghề thợ hàn và làm vườn mỗi ngày hơn mười tiếng đồng hồ. Anh được tiếp xúc lần đầu tiên với đức tin Kitô, nên đã xin rửa tội và nảy sinh ước muốn làm linh mục. Anh học triết và thần học và thụ phong linh mục, do Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong chức, trong Huynh đoàn Linh mục nam tử Thánh Giá (Fraternità Sacerdotale dei Figli della Croce), cộng đoàn Nhà Đức Maria ở Roma. Năm 2017, cha Dodaj trở về quê hương như linh mục “Hồng ân đức tin” (Fidei Donum) và chỉ ba năm sau được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm Giám Mục Phụ Tá Tổng giáo phận Tirana-Durazzo.

Trong cuộc viếng thăm mới đây tại Vienne và trả lời phỏng vấn của hãng tin Kathpress, Đức cha Dodaj cho biết trường hợp những người Albani tìm được đức tin Kitô như bản thân ngài, không phải là điều họa hiếm. Tại Albani ngày nay có nhiều người lớn xin trở lại. Ví dụ, tại Nhà thờ chính tòa Tirana, năm nay vào dịp vọng Phục sinh, có 60 người được rửa tội. Giáo Hội Công Giáo tăng trưởng nhanh tại Albani và đức tin rất sinh động. Nhiều người Albani di cư ra nước ngoài, đã học được nhiều khả năng và sau đó, khi hồi hương, họ đã góp phần kiến đạo các điều kiện sinh sống tốt đẹp hơn và họ trở thành những người mang hy vọng”.

Tổng giáo phận Tirana có gần 140,000 tín hữu Công Giáo trên tổng số 1,250.000 dân cư, với 19 giáo xứ và chỉ có 5 linh mục giáo phận và 31 linh mục dòng.
Source:Vatican News

3. Vài nét về Chợ Giáng sinh ở Âu Châu

Chợ Giáng sinh, tiếng Đức: Weihnachtsmarkt; tiếng Pháp: Marché de Noël, là một chợ đường phố kiểu truyền thống được tổ chức vào dịp Giáng sinh, thường bắt đầu khoảng một tháng trước Lễ Giáng sinh và kéo dài đến ngày 23 tháng 12. Phong tục này có nguồn gốc tại vùng đất ngày nay là nước Đức và Đông Bắc nước Pháp và bắt đầu xuất hiện từ cuối thời Thời kỳ Trung Cổ, tức là khoảng thế kỷ 14. Cho đến nay chợ Giáng sinh vẫn là nét văn hóa truyền thống đặc sắc của Đức, Áo và Đông Bắc Pháp trong dịp Giáng sinh cũng như được phổ biến đến nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Các chợ Giáng sinh bắt đầu xuất hiện ở vùng đất nay là nước Đức và Đông Bắc nước Pháp từ cuối thời kỳ Trung Cổ, các chợ thời kỳ đầu có thể kể tới chợ Giáng sinh Dresden, được tổ chức lần đầu năm 1434, hay chợ Giáng sinh Bautzen, được tổ chức lần đầu năm 1384.

Ngày nay các chợ Giáng sinh thường là dịp thu hút khách du lịch lớn trong mùa Giáng sinh, ví dụ chợ Giáng sinh Dresden thu hút từ 1.5 đến 2 triệu lượt khách mỗi năm, các thành phố khác của Đức có chợ Giáng sinh lớn là Nürnberg, Stuttgart và Augsburg. Tại Pháp, ba chợ Giáng sinh lớn nhất được tổ chức tại các thành phố vùng Đông Bắc là Strasbourg, Colmar và Reims. Chợ Giáng sinh Strasbourg được tổ chức ở xung quanh Nhà thờ lớn Strasbourg từ năm 1570 được kể là Chợ Giáng sinh lớn nhất nước Pháp.

Mô hình chợ Giáng sinh hiện nay cũng được phổ biến đến các quốc gia bên ngoài lục địa Âu Châu như ở Anh, cụ thể tại Leeds, Birmingham; hay Hoa Kỳ, do những người Mỹ gốc Đức tổ chức.

Các gian hàng trong chợ Giáng sinh thường có dạng những quầy hàng đóng bằng gỗ. Bên cạnh các mặt hàng trang trí cho Giáng sinh, những mặt hàng thường được bày bán tại chợ gồm các mặt hàng thủ công truyền thống, rượu vang nóng, tiếng Đức là glühwein; tiếng Pháp: vin chaud, các loại rượu hâm nóng được bán trong các cốc nhỏ để khách có thể vừa đi thăm chợ vừa uống, bratwurst, xúc xích nướng kiểu Đức, hay christstollen, là bánh mì kiểu Đức cho dịp Giáng sinh. Trong chợ cũng có cây thông Giáng sinh được trang trí rực rỡ cùng máng cỏ và hoạt cảnh Giáng sinh mô tả thời điểm Chúa Giêsu ra đời.
Source:Wiki