Ngày 07-12-2009
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:00 07/12/2009
SƯỞI ẤM, NHẬN LẠNH

N2T


Một hôm sư phụ hỏi đệ tử trong lòng có chuyện gì khó khăn không.

- “Nghèo khó.” Đệ tử nói tiếp: “Hoàn cảnh gia đình con quá túng thiếu nên hình như con không thể học hành và cầu nguyện được.”

Một ngày mùa đông nọ, sư phụ và các đệ tử ngồi quanh lò sưởi,

- “Giống như gặp thời tiết gió lạnh, thì tôi biết phải nên làm gì.” một đệ tử nói như thế để trả lời dạy của sư phụ.

- “Cái gì ?” một đệ tử khác hỏi.

- “Sưởi ấm, nếu không sưởi ấm được, thì tôi vẫn còn biết phải nên làm gì.”

- “Làm như thế nào ?”

- “Nhận cái lạnh.”


(Lắng nghe của loài ếch)

Suy tư:

Con người ta vì cố chấp hoặc vì tự ái mà không thay đổi quan niệm sống của mình cho phù hợp với thực tại; con người ta vì là cứ sống với những thành công trong quá khứ hoặc cứ nghĩ về những cái đẹp trong quá khứ, mà không chịu nhìn thấy những thực tế đang thay đổi từng giây phút trong cuộc sống của xã hội, của người chung quanh mình.

Nghèo khó không phải là một cản trở cho việc cầu nguyện, nhưng vì cứ nghĩ đến sự nghèo khó mà không thể cầu nguyện, đó là lỗi ở tại bản thân mình. Nếu chấp nhận cái nghèo đang có để chuyên tâm cầu nguyện hoặc vươn lên trong cuộc sống, thì cuộc sống sẽ thảnh thơi thoải mái.

Khi không được sưởi ấm mà vui vẻ chấp nhận cái lạnh thì cái lạnh sẽ biến thành sự ấm áp, đó là sự thật dành cho những ai biết để tư tưởng và suy nghĩ chảy theo hoàn cảnh biến hóa trong cuộc sống của mình.

Cũng vậy, khi người Ki-tô hữu biết chấp nhận nghèo khó, đau khổ và hiểu lầm, thì nghèo khó biến thành hạnh phúc, đau khổ biến thành niềm vui và hiểu lầm biến thành yêu thương.

--------------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:00 07/12/2009
N2T


33. Đức nhẫn nại lãnh đạo chúng ta, bảo vệ chúng ta ở với Thiên Chúa.

(Thánh Cyprianus)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:02 07/12/2009
N2T


310. Lý tưởng cần phải được con người ta thực hiện nó, đó không những là phải có quyết tâm và dũng khí, mà còn phải có tri thức nữa.

 
Vui sống trong Chúa - Chúa Nhật thứ 3 Mùa Vọng, Năm C
LM. Anphong Trần Đức Phương
22:37 07/12/2009
Chúa Nhật III Mùa Vọng được gọi là “Chúa Nhật Hãy Vui Lên!” (Gaude/Rejoice Sunday). Chủ Tế có thể mặc Áo Lễ mầu hồng. Lý do là vì chúng ta đã sống được một nửa thời gian đặc biệt hy sinh, hãm mình, tĩnh tâm và cầu nguyện để chuẩn bị Đại Lễ Chúa Giáng Sinh, và “Ngày Chúa Đến” đã gần tới.

Mở đầu Thánh Lễ Chúa Nhật hôm nay, trong lời Ca Nhập Lễ, Giáo Hội trích lời Thánh Phaolô kêu gọi tín hữu Philiphê “Hãy vui lên trong Chúa; tôi nhắc lại, anh em hãy vui lên, vì Chúa đã đến gần!” (Philiphê 4: 4-5). Đây cũng là những lời mở đầu của Bài Đọc II (Philiphê 4:4-7) trong Thánh Lễ hôm nay.Trong đoạn này, Thánh Phaolô khuyến khích chúng ta hãy vui luôn trong Chúa với tâm tình cầu nguyện, cảm tạ, tri ân và sống an hòa với mọi người; rồi phó thác mọi nỗi lo âu cho Chúa, Chúa sẽ lo liệu mọi sự cho chúng ta, và lòng chúng ta sẽ được an vui trong Chúa với niềm phó thác tuyệt đối.

Ngay trong Bài Đọc I, trích trong sách Tiên Tri Sophonia (3: 14-18), chúng ta đã đọc được những lời phấn khởi vui mừng: “Hỡi thiếu nữ Sion, hãy cất tiếng ca! Hỡi Israel, hãy hân hoan! Hỡi thiếu nữ Giêrusalem, hãy vui lên…!” Tiên Tri Sophonia (Zephaniah) sống vào thế kỷ 7 trước Chúa Giáng Sinh. Tiên tri có nhiệm vụ cảnh tỉnh và kêu gọi dân chúng hãy sám hối lỗi lầm, ăn năn sửa đổi đời sống “vì ngày của Giavê đã tới gần!”, và sau cùng, Tiên Tri cũng đem lại niềm vui cho Dân Chúa “Vì Chúa đã đến gần… Chúa yêu thương dân của Người… ngày của Chúa là ngày giải thóat!”

Cũng như các Tiên Tri khác trong Cựu Ước, Tiên Tri Sophonia có nhiệm vụ kêu gọi Dân Chúa đừng bỏ đường lối Chúa, và đừng quên đi niềm mong chờ “Đấng Thiên Sai” (“Đấng Được Xức Dầu” - “The Messiah” - “Đấng Kitô”) mà Thiên Chúa đã hứa sẽ đến để cứu độ Dân Chúa. Đó là “Ngày của Chúa.” Ngày đó đã thực sự đến, là ngày Chúa Giêsu Kitô Giáng Sinh, và nhân loại đang sửa soạn mừng kỷ niệm ngày đại lễ đó – LỄ CHÚA GIÁNG SINH!

Vị tiên tri sau cùng của Cựu Ước chuẩn bị lòng người chờ đón “Ngày Chúa Đến” là Thánh Gioan Baotixita. Ngài thường được gọi là Gioan Baotixita hay Gioan Tẩy Giả, vì ngài ban Phép Rửa thống hối dọn lòng dân đón Đấng Kitô. Ngài cũng còn được gọi là Gioan Tiền Hô, vì Ngài “đi trước để dọn đường” cho Chúa đến. Trong bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần trước (Luca 3: 1-6), chúng ta đã nghe Thánh Gioan nhắc lại lời của Tiên tri Isaia kêu gọi “Hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng…” Chúa Nhật tuần này, trong Bài Phúc Âm (Luca 3: 10-18), Thánh Gioan thẳng thắn xác định Ngài không phải là Đấng Kitô, Ngài chỉ làm phép rửa thống hối để dọn lòng dân chúng đón “Đấng uy quyền hơn tôi đang đến… Ngài sẽ ban phép Thanh Tẩy cho anh em trong Chúa Thánh Thần và lửa.” Thánh Gioan cũng chỉ cho mọi người phải làm gì để dọn lòng đón Chúa đến. Đó là chia cơm sẻ áo cho người nghèo khó. Mỗi người, tùy theo nghề nghiệp, phải làm gì cụ thể để sửa đổi đời sống: “người thu thuế” hay “quân nhân” hay các ngành nghề nào khác, tất cả đều cần phải chu toàn bổn phận, sống theo lương tâm ngay thẳng.

Mỗi người chúng ta hôm nay cũng cần lắng đọng tâm hồn và thưa với Chúa: Chúng con phải làm gì để dọn lòng chúng con đón Chúa đến trong dịp Lễ Giáng Sinh sắp tới? Chúng con phải làm gì để luôn sẵn sàng đón Chúa đến với chúng con trong bất cứ biến cố nào xảy ra trong cuộc đời chúng con; nhất là khi Chúa đến gọi chúng con ra khỏi cuộc đời này?

Trong thinh lặng và cầu nguyện, chúng ta sẽ được Chúa chỉ bảo phải làm gì, tùy theo cương vị chúng ta là Chủ Chăn, Linh Mục, Tu sĩ hay cha mẹ trong gia đình, hay giới trẻ đang lớn lên trong một xã hội đầy xáo trộn này.

“Mừng vui lên Sion! Này đây Chúa ngươi đến rồi!

Mừng vui lên Sion, Ngài khấng nghe lời ngươi đó!

Ngài dẫn đưa ngươi qua những hố sâu, qua núi đồi,

Về nơi an vui, nơi suối mát đẹp tươi…”

(Thành Tâm: Thánh ca “Vui lên, Sion”).
 
Vui sống trong Chúa
Lm. Anphong Trần Đức Phương
08:10 07/12/2009
VUI SỐNG TRONG CHÚA

CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG, NĂM C

Chúa Nhật III Mùa Vọng được gọi là “Chúa Nhật Hãy Vui Lên!” (Gaude/Rejoice Sunday). Chủ Tế có thể mặc Áo Lễ mầu hồng. Lý do là vì chúng ta đã sống được một nửa thời gian đặc biệt hy sinh, hãm mình, tĩnh tâm và cầu nguyện để chuẩn bị Đại Lễ Chúa Giáng Sinh, và “Ngày Chúa Đến” đã gần tới.

Mở đầu Thánh Lễ Chúa Nhật hôm nay, trong lời Ca Nhập Lễ, Giáo Hội trích lời Thánh Phaolô kêu gọi tín hữu Philiphê “Hãy vui lên trong Chúa; tôi nhắc lại, anh em hãy vui lên, vì Chúa đã đến gần!” (Philiphê 4: 4-5). Đây cũng là những lời mở đầu của Bài Đọc II (Philiphê 4:4-7) trong Thánh Lễ hôm nay.Trong đoạn này, Thánh Phaolô khuyến khích chúng ta hãy vui luôn trong Chúa với tâm tình cầu nguyện, cảm tạ, tri ân và sống an hòa với mọi người; rồi phó thác mọi nỗi lo âu cho Chúa, Chúa sẽ lo liệu mọi sự cho chúng ta, và lòng chúng ta sẽ được an vui trong Chúa với niềm phó thác tuyệt đối.

Ngay trong Bài Đọc I, trích trong sách Tiên Tri Sophonia (3: 14-18), chúng ta đã đọc được những lời phấn khởi vui mừng: “Hỡi thiếu nữ Sion, hãy cất tiếng ca! Hỡi Israel, hãy hân hoan! Hỡi thiếu nữ Giêrusalem, hãy vui lên…!” Tiên Tri Sophonia (Zephaniah) sống vào thế kỷ 7 trước Chúa Giáng Sinh. Tiên tri có nhiệm vụ cảnh tỉnh và kêu gọi dân chúng hãy sám hối lỗi lầm, ăn năn sửa đổi đời sống “vì ngày của Giavê đã tới gần!”, và sau cùng, Tiên Tri cũng đem lại niềm vui cho Dân Chúa “Vì Chúa đã đến gần… Chúa yêu thương dân của Người… ngày của Chúa là ngày giải thóat!”

Cũng như các Tiên Tri khác trong Cựu Ước, Tiên Tri Sophonia có nhiệm vụ kêu gọi Dân Chúa đừng bỏ đường lối Chúa, và đừng quên đi niềm mong chờ “Đấng Thiên Sai” (“Đấng Được Xức Dầu” - “The Messiah” - “Đấng Kitô”) mà Thiên Chúa đã hứa sẽ đến để cứu độ Dân Chúa. Đó là “Ngày của Chúa.” Ngày đó đã thực sự đến, là ngày Chúa Giêsu Kitô Giáng Sinh, và nhân loại đang sửa soạn mừng kỷ niệm ngày đại lễ đó – LỄ CHÚA GIÁNG SINH!

Vị tiên tri sau cùng của Cựu Ước chuẩn bị lòng người chờ đón “Ngày Chúa Đến” là Thánh Gioan Baotixita. Ngài thường được gọi là Gioan Baotixita hay Gioan Tẩy Giả, vì ngài ban Phép Rửa thống hối dọn lòng dân đón Đấng Kitô. Ngài cũng còn được gọi là Gioan Tiền Hô, vì Ngài “đi trước để dọn đường” cho Chúa đến. Trong bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần trước (Luca 3: 1-6), chúng ta đã nghe Thánh Gioan nhắc lại lời của Tiên tri Isaia kêu gọi “Hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng…” Chúa Nhật tuần này, trong Bài Phúc Âm (Luca 3: 10-18), Thánh Gioan thẳng thắn xác định Ngài không phải là Đấng Kitô, Ngài chỉ làm phép rửa thống hối để dọn lòng dân chúng đón “Đấng uy quyền hơn tôi đang đến… Ngài sẽ ban phép Thanh Tẩy cho anh em trong Chúa Thánh Thần và lửa.” Thánh Gioan cũng chỉ cho mọi người phải làm gì để dọn lòng đón Chúa đến. Đó là chia cơm sẻ áo cho người nghèo khó. Mỗi người, tùy theo nghề nghiệp, phải làm gì cụ thể để sửa đổi đời sống: “người thu thuế” hay “quân nhân” hay các ngành nghề nào khác, tất cả đều cần phải chu toàn bổn phận, sống theo lương tâm ngay thẳng.

Mỗi người chúng ta hôm nay cũng cần lắng đọng tâm hồn và thưa với Chúa: Chúng con phải làm gì để dọn lòng chúng con đón Chúa đến trong dịp Lễ Giáng Sinh sắp tới? Chúng con phải làm gì để luôn sẵn sàng đón Chúa đến với chúng con trong bất cứ biến cố nào xảy ra trong cuộc đời chúng con; nhất là khi Chúa đến gọi chúng con ra khỏi cuộc đời này?

Trong thinh lặng và cầu nguyện, chúng ta sẽ được Chúa chỉ bảo phải làm gì, tùy theo cương vị chúng ta là Chủ Chăn, Linh Mục, Tu sĩ hay cha mẹ trong gia đình, hay giới trẻ đang lớn lên trong một xã hội đầy xáo trộn này.

“Mừng vui lên Sion! Này đây Chúa ngươi đến rồi!
Mừng vui lên Sion, Ngài khấng nghe lời ngươi đó!
Ngài dẫn đưa ngươi qua những hố sâu, qua núi đồi,
Về nơi an vui, nơi suối mát đẹp tươi…”

(Thành Tâm: Thánh ca “Vui lên, Sion”)
 
Hãy thực thi Công Bình và Bác Ái
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
22:55 07/12/2009
Sám hối là nhu cầu cần thiết của tất cả mọi người. Nhìn lại mình trong mối quan hệ với Thiên Chúa, với tha nhân và với chính mình để có những hành động đúng đắn và cụ thể nhằm mang lại một ý nghĩa đích thực cho năm tháng và cho cả cuộc đời mình sống. Con người thời xưa cũng như thời nay đều cần đến việc làm này. Tin mừng thánh Luca thuật lại rằng tất cả dân chúng lũ lượt kéo đến xin Gioan làm phép rửa bằng nước để giục lòng sám hối và đều đặt cùng một câu hỏi với ông: « Chúng tôi phải làm gì ? ».

Thánh Gioan đã đề nghị họ thể hiện bằng những hành động cụ thể. Đối với dân chúng trong đám đông nói chung, ông mời gọi chia sẻ cơm áo với những người đang thiếu thốn nhu cầu này. Mọi người không trừ một ai, đều cần đến sự chia sẻ và giúp đỡ của những người bên cạnh mình. Ngay cả khi nhu cầu của người khác chưa đến mức quá khẩn thiết, thì việc giúp đỡ và chia sẻ mà họ nhận được cũng làm họ cảm động nhiều, vì họ cảm thấy vẫn còn có nhiều người quan tâm đến mình. Người Việt chúng ta vẫn thường nói rằng « có đi có lại mới toại lòng nhau ». Tiềm ẩn trong việc chia sẻ vật chất cho nhu cầu cần thiết của thân xác, lời mời gọi của thánh Gioan hướng đến việc xây dựng một bầu khí của tình tương thân tương ái.

Với những người thu thuế, ông nhắc nhở họ không được đòi hỏi quá mức ấn định. Bổn phận nộp thuế nhằm đóng góp cho công ích xã hội là việc làm chính đáng. Tuy nhiên, ở đây Gioan Tẩy giả đã khuyến cáo những người thi hành công việc này là cần phải tính đến đời sống của dân chúng. Những lời lãi từ các công việc làm ăn của họ trước hết giúp họ có được cuộc sống ổn định, sau đó là chu toàn bổn phận của họ trong gia đình đối với vợ, chồng, con cái, bố mẹ và với những người mà họ có trách nhiệm chăm sóc. Ngoài ra họ cũng còn phải đầu tư vốn liếng trong việc xoay vòng cho những năm tiếp theo. Chính vì thế, việc thu thuế vượt mức cho phép sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công việc làm ăn cũng như cuộc sống của dân chúng. Câu trả lời của Gioan đã tính cả đến những hệ lụy này.

Có cả những binh lính cũng đến để nghe Gioan Tẩy Giả khuyên bảo. Ông đã nhắc nhở họ là không được hà hiếp dân chúng, không được tống tiền và hãy bằng lòng với mức lương của mình. Một điều thường thấy trong xã hội, con người muốn chứng tỏ sức mạnh và quyền uy của mình đối với những kẻ khác. Như một lẽ thường tình, khi có một ai đó nắm chức vị quan trọng và được nhiều người cần đến thì rất dễ quên đi nhiệm vụ của mình là phục vụ. Thậm chí cố tình chần chừ hay tìm cách gây khó dễ đối với những đề nghị chính đáng của những người có quyền đòi hỏi. Đấy là chưa kể đến những thủ đoạn mờ ám khi địa vị của mình bị đe dọa hay các cuộc thanh trừng để củng cố chiếc ngai của mình.

Chính Chúa Giêsu cũng đã cảnh báo với các môn đệ của ngài là thủ lãnh của các dân các nước dùng quyền uy mà thống trị và người làm lớn thì dùng uy mà cai quản dân. Còn đối với môn đệ đích thực thì phải trở nên người phục vụ anh em đồng loại (x. Mt20, 25-26).

Câu trả lời của Gioan Tẩy giả cho mỗi lớp người có khác nhau nhưng chung quy đều hướng đến một đối tượng đó là thực thi công bình và bác ái với tha nhân. Quy luật này được áp dụng triệt để cho tất cả mọi người. Công bình là chuẩn mực để thiết lập hòa bình và sự tôn trọng lẫn nhau. Bác ái là thứ ngôn ngữ phát xuất trực tiếp từ phía con tim. Đi từ trái tim đến trái tim, hoa trái của bác ái quả là dịu ngọt đối với cả người cho lẫn người nhận. Trong mối quan hệ gia đình, xã hội, và Giáo Hội, mỗi chúng ta cùng một lúc đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau. Là người chồng, và là người cha gia đình nhưng cũng là một công dân trong đất nước và một giáo dân trong một giáo xứ. Đôi khi có thứ bậc cao trong xã hội nhưng chỉ là phận con cháu hoặc em út trong nhà. Lời mời gọi của Gioan Tẩy giả vẫn mang tính khẩn thiết chừng nào cộng đồng nhân loại vẫn còn tồn tại trên mặt đất này.

Mùa Vọng là thời gian các Kitô hữu chuẩn bị tâm hồn để mừng kỷ niệm ngày Đức Giêsu giáng trần ngay chốn chuồng chiên bò trong đêm đông lạnh giá. Ngài là Món Quà quý giá mà Thiên Chúa đã tặng cho con người. Mỗi chúng ta hãy trở nên một hang đá đơn sơ để cho Vị Hoàng Tử của Bình An và Tình Yêu ngự trị, đồng thời hãy trở nên món quà dễ thương cho anh em đồng loại.
 
Lễ Mẹ Vô Nhiễm 8.12.2009
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
22:59 07/12/2009
LỄ ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM – Ngày 8 Tháng 12

Lạy Mẹ là Ngôi Sao Sáng, soi lối cho con lúc vượt biển thế gian. Lạy Mẹ…soi lối cho con thẳng về nơi phúc nhàn…

1- Sách sáng thế nói về Đức Mẹ: Ta sẽ gây mối thù giữa mi và người đàn bà, giữa dòng giống mi và dòng giống người ấy, dòng giống đó sẽ đánh vào đầu mi, và mi sẽ cắn vào gót nó. (St 3, 15) Đức Mẹ sẽ là kẻ thù của con rắn, Mẹ sã chiến thắng con rắn là ma quỉ, được nhấn mạnh bởi cụm từ: “mi phải bò bằng bụng- ăn buị đất” mọi ngày trong đời mi”. ( St 3, 14)

2- Đức Mẹ chịu thai: là do quyền năng của Chúa Thánh Thần, mà Thiên sứ đã tiên báo sự đồng trinh của Đức Maria không bị tì vết bởi việc thụ thai Đấng Emmanuen, là Chúa Giêsu.

Ngôn sứ thứ bốn quy chiếu đến Đức Maria được tìm thấy trong Giêrêmia như sau: “ Hãy cắm mốc, dựng cột chỉ đường..Trở về đi thôi, trinh nữ It-ra-en hỡi. “Thiên Chúa tạo ra đều mới lạ trên mặt đất: đó là đàn bà bao quanh đàn ông.” (Gr 31, 21-22)

3- Tước hiệu Giáo hội: Ban tặng cho Bà Diễm Phúc của chúng ta trong Kinh cầu Đức Bà như Sao Mai Sáng vậy “Ave Maris Stella”. Hình ảnh Đức Maria sinh con mình mà không mất sự đồng trinh cho thấy: “Thiên sứ của Đức Chúa hiện ra với ông trong đám lửa từ giữa bụi cây. Ông Mô-sê nhìn lại thấy bụi cây đang cháy bừng; nhưng bụi cây không bị thiêu rụi.” (Xh 3, 2)

4- Đối ca thứ hai: Kinh Ca Ngợi của Kinh Thần Vụ cho thấy mớ lông cừu của ông Ghít-on ướt đẫm sương: “thì này đây con đặt một mớ lông cừu: nếu chỉ có sương trên lông cừu mà thôi, còn tất cả mặt đất đều khô, thì con biết Ngài sẽ dùng tay con để cứu It-ra-en như Ngài đã phán...” (Thủ lãnh 6, 37-38) là một điển hình của Đức Maria đang nhận vào dạ mình Ngôi Lời Nhập Thể mà vẫn còn đồng trinh.

5- Sách Diễm ca: Dành cho Đức Mẹ nhiều đoạn văn liên quan đến vị hôn thê: “Này em gái của anh, người yêu anh sắp cưới. em là khu vườn cấm, là dòng suối anh canh phòng nghiêm mật, là giếng nước niêm phong.” (Diễm ca 4, 12) Đức maria còn là của tất cả những người đang sống trong trật tự ân sủng: “Con người đặt tên cho vợ là E-và, vì bà là mẹ của chúng sinh.” (St 3, 20)

6- Bài Tin Mừng hôm nay được kể như sau: “Khi ấy, bà Êl-sa-beth có thai được sáu tháng, thì Thiên Chúa sai sứ thần Gáp-ri-en đến một thành miền Galilê, gọi là Nadaret, gặp một trinh nữ đã thành hôn với một người tên là Giu-se, thuộc dòng dõi vua Đavít. Trinh nữ ấy tên là Maria. (Lc 1, 26-27) Tất cả điều này hoàn toàn đều phù hợp với ngôn ngữ của các tác giả Tin Mừng Luca gọi Đức Maria là một trinh nữ đã thành hôn với một người tên là Giuse. Tin mừng Matthêu cũng nói bà Maria đã thành hôn với ông Giuse. Nhưng trước khi hai ông bà về chung sống, bà đã có thai do quyền năng của Chúa Thánh Thần. (Mt 1, 18)

Cũng xin khẳng định là ông bà Gioakim và Anna dâng con trẻ Maria vào đền thờ khi được ba tuổi và đã khấn đồng trinh. Đức Maria đã ở lại trong đền thờ để được cùng giáo dục với các trẻ Do thái. Ở đó, bà Maria đã được hưởng những thị kiến xuất thần và những viếng thăm hàng ngày của các thiên thần.

Khi Maria đã được 14 tuổi, vị thượng tế muốn gời Maria về nhà để kết hôn., thì Đức Maria nhắc lại cho vị này nhớ lại lời khấn đồng trinh của mình, và trong cơn bối rối, vị thượng tế đã xin ý kiến Thiên Chúa. Lúc bấy giờ, ông gọi tất cả những thanh niên thuộc dòng Đavit để hứa gả Maria cho người nào mà cây gậy (que) của người ấy đâm chồi (hoa huệ) và trở thành nơi nghỉ ngơi của Chúa Thánh Thần với hình dạng chim bồ câu. Vậy chính ông Giuse là người có được đặc quyền kỳ lạ này, mà hôm nay ta thấy tượng Thánh Giuse đang cầm cây gậy có hoa nở.

* Chữ Trinh Nữ là tước hiện chính của Mẹ Vô Nhiễm, là sao Bắc Đẩu định hướng, là Sao Sáng Nhất cho nhân loại và tôi noi theo.

* Tôi sùng kính và yêu mến Mẹ Vô Nhiễm, nên tôi quyết noi gương Đức Maria để tập các nhân đức như Mẹ đã sống:

1/ Học sống khiếm tốn luôn. 2/ Tập sống bác ái bằng việc làm.

3/ Sống đức tin bằng hành động. 4/ Tập lắng nghe nhiều, nói ít.

5/ Luôn có niềm vui và hy vọng. 6/ Quan tâm đến người khác.

7/ Hy sinh trong các việc nhỏ. 7/ Thăm viếng người nghèo khổ.

Phó tế: Gioan B. Maria Nguyễn Định / Huyền Đồng
 
Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm - Ngày 8 Tháng 12
Phó tế Gioan B. Maria Nguyễn Đinh/Huyền Đồng
23:18 07/12/2009
Lạy Mẹ là Ngôi Sao Sáng, soi lối cho con lúc vượt biển thế gian. Lạy Mẹ…soi lối cho con thẳng về nơi phúc nhàn…

1- Sách sáng thế nói về Đức Mẹ: Ta sẽ gây mối thù giữa mi và người đàn bà, giữa dòng giống mi và dòng giống người ấy, dòng giống đó sẽ đánh vào đầu mi, và mi sẽ cắn vào gót nó. (St 3, 15) Đức Mẹ sẽ là kẻ thù của con rắn, Mẹ sã chiến thắng con rắn là ma quỉ, được nhấn mạnh bởi cụm từ: “mi phải bò bằng bụng- ăn buị đất” mọi ngày trong đời mi”. ( St 3, 14)

2- Đức Mẹ chịu thai: là do quyền năng của Chúa Thánh Thần, mà Thiên sứ đã tiên báo sự đồng trinh của Đức Maria không bị tì vết bởi việc thụ thai Đấng Emmanuen, là Chúa Giêsu.

Ngôn sứ thứ bốn quy chiếu đến Đức Maria được tìm thấy trong Giêrêmia như sau: “ Hãy cắm mốc, dựng cột chỉ đường..Trở về đi thôi, trinh nữ It-ra-en hỡi. “Thiên Chúa tạo ra đều mới lạ trên mặt đất: đó là đàn bà bao quanh đàn ông.” (Gr 31, 21-22)

3- Tước hiệu Giáo hội: Ban tặng cho Bà Diễm Phúc của chúng ta trong Kinh cầu Đức Bà như Sao Mai Sáng vậy “Ave Maris Stella”. Hình ảnh Đức Maria sinh con mình mà không mất sự đồng trinh cho thấy: “Thiên sứ của Đức Chúa hiện ra với ông trong đám lửa từ giữa bụi cây. Ông Mô-sê nhìn lại thấy bụi cây đang cháy bừng; nhưng bụi cây không bị thiêu rụi.” (Xh 3, 2)

4- Đối ca thứ hai: Kinh Ca Ngợi của Kinh Thần Vụ cho thấy mớ lông cừu của ông Ghít-on ướt đẫm sương: “thì này đây con đặt một mớ lông cừu: nếu chỉ có sương trên lông cừu mà thôi, còn tất cả mặt đất đều khô, thì con biết Ngài sẽ dùng tay con để cứu It-ra-en như Ngài đã phán...” (Thủ lãnh 6, 37-38) là một điển hình của Đức Maria đang nhận vào dạ mình Ngôi Lời Nhập Thể mà vẫn còn đồng trinh.

5- Sách Diễm ca: Dành cho Đức Mẹ nhiều đoạn văn liên quan đến vị hôn thê: “Này em gái của anh, người yêu anh sắp cưới. em là khu vườn cấm, là dòng suối anh canh phòng nghiêm mật, là giếng nước niêm phong.” (Diễm ca 4, 12) Đức Maria còn là của tất cả những người đang sống trong trật tự ân sủng: “Con người đặt tên cho vợ là E-và, vì bà là mẹ của chúng sinh.” (St 3, 20)

6- Bài Tin Mừng hôm nay được kể như sau: “Khi ấy, bà Êl-sa-beth có thai được sáu tháng, thì Thiên Chúa sai sứ thần Gáp-ri-en đến một thành miền Galilê, gọi là Nadaret, gặp một trinh nữ đã thành hôn với một người tên là Giu-se, thuộc dòng dõi vua Đavít. Trinh nữ ấy tên là Maria. (Lc 1, 26-27) Tất cả điều này hoàn toàn đều phù hợp với ngôn ngữ của các tác giả Tin Mừng Luca gọi Đức Maria là một trinh nữ đã thành hôn với một người tên là Giuse. Tin mừng Matthêu cũng nói bà Maria đã thành hôn với ông Giuse. Nhưng trước khi hai ông bà về chung sống, bà đã có thai do quyền năng của Chúa Thánh Thần. (Mt 1, 18)

Cũng xin khẳng định là ông bà Gioakim và Anna dâng con trẻ Maria vào đền thờ khi được ba tuổi và đã khấn đồng trinh. Đức Maria đã ở lại trong đền thờ để được cùng giáo dục với các trẻ Do thái. Ở đó, bà Maria đã được hưởng những thị kiến xuất thần và những viếng thăm hàng ngày của các thiên thần.

Khi Maria đã được 14 tuổi, vị thượng tế muốn gời Maria về nhà để kết hôn., thì Đức Maria nhắc lại cho vị này nhớ lại lời khấn đồng trinh của mình, và trong cơn bối rối, vị thượng tế đã xin ý kiến Thiên Chúa. Lúc bấy giờ, ông gọi tất cả những thanh niên thuộc dòng Đavit để hứa gả Maria cho người nào mà cây gậy (que) của người ấy đâm chồi (hoa huệ) và trở thành nơi nghỉ ngơi của Chúa Thánh Thần với hình dạng chim bồ câu. Vậy chính ông Giuse là người có được đặc quyền kỳ lạ này, mà hôm nay ta thấy tượng Thánh Giuse đang cầm cây gậy có hoa nở.

* Chữ Trinh Nữ là tước hiện chính của Mẹ Vô Nhiễm, là sao Bắc Đẩu định hướng, là Sao Sáng Nhất cho nhân loại và tôi noi theo.

* Tôi sùng kính và yêu mến Mẹ Vô Nhiễm, nên tôi quyết noi gương Đức Maria để tập các nhân đức như Mẹ đã sống:

1/ Học sống khiếm tốn luôn. 2/ Tập sống bác ái bằng việc làm.

3/ Sống đức tin bằng hành động. 4/ Tập lắng nghe nhiều, nói ít.

5/ Luôn có niềm vui và hy vọng. 6/ Quan tâm đến người khác.

7/ Hy sinh trong các việc nhỏ. 7/ Thăm viếng người nghèo khổ.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thánh lễ đêm Giáng Sinh tại Vatican được cử hành sớm hơn thường lệ.
Nguyễn Long Thao
10:00 07/12/2009
VATICAN 6/12/09.- Theo thông lệ, lễ vọng Giáng Sinh được cử hành vào đúng 12 giờ đêm ngày 24 tháng 12, nhưng năm nay theo thông cáo của Tòa Thánh, Lễ Vọng Giáng Sinh sẽ được cử hành sớm hơn 2 giờ, tức vào lúc 10 giờ đêm và kết thúc vào lúc 12 giờ đêm, tức 0 giờ ngày 24 tháng 12.

Theo cha Federico Lombardi, Giám Đốc Văn Phòng Báo Chí Tòa Thánh thì việc thay đổi giờ lễ nhằm mục đích để Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI có thời giờ nghỉ ngơi nhiều hơn.

Báo Time nói rằng vì sức khỏe yếu kém của ĐTC nên giờ lễ đã được thay đổi. cha Federico Lombardi bác bỏ tin này và cho biết việc thay đổi giờ lễ đã được dự trù từ lâu, trước đó cả 2 tháng, không phải vì sức khỏe của ĐTC hiện nay mà giờ lễ được bắt đầu sớm hơn.

Cũng theo cha Federico Lombardi, giờ lễ được cử hành sớm hơn để ĐTC có giờ nghỉ vì ngày hôm sau vào lúc 12 giờ trưa, Ngài phải đọc bài diễn văn Chúc Mừng Giáng Sinh cho thế giới tại quảng trường Thánh Phêrô

Cha Lombardi cũng nhấn mạnh “không có điều gì phải quan ngại cho tình trạng sức khoẻ của ĐTC”. Từ ngày Ngài giữ nhiệm vụ cai quản giáo hội toàn cầu, Tòa Thánh vẫn dành nhiều thì giờ cho Ngài nghỉ ngơi. Năm nay ĐTC Bênêđictô XVI được 82 tuổi.

Dù sao, giới quan sát cạnh tòa thánh Vatican cũng ngạc nhiên trước việc thay đổi giờ lễ vì vào lúc cuối đời, ĐGH Gioan Phaolô II có bị đau yếu nhưng thánh lễ đêm Giáng Sinh vẫn được cử hành vào đúng lúc 12 giờ đêm.
 
Chúa Giêsu là nhân vật lịch sử trong câu chuyện Tin Mừng xác thực
Nguyễn Hoàng Thương
13:13 07/12/2009
Vatican (AsiaNews) – Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin hôm Chúa Nhật 06/12/2009, Đức Thánh Cha Bênêđictô Xvi đã khẳng định rằng "Tin Mừng không phải là một huyền thoại, nhưng là một câu chuyện lịch sử có thật" và "Chúa Giêsu thành Nagiarét là một nhân vật lịch sử". Trước hơn 30.000 người hành hương tràn ngập Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha cũng nhắc đến Hội nghị về khí hậu Liên Hiệp Quốc khai mạc ngày 07/12 tại Copenhagen.

Giải thích Tin Mừng của Thánh Luca (3,1-6) trong Chúa Nhật thứ hai Mùa Vọng, Đức Thánh Cha cho hay: "Tác giả Tin Mừng chỉ ra điểm nổi bật nơi Gioan Tẩy Giả, vị tiền hô cho Đấng Mêsia, và mô tả chính xác những góc độ về thời gian - không gian nơi những bài giảng của ông". Đức Giáo Hoàng lưu ý đến đoạn văn "hoàn toàn ám chỉ đến thẩm quyền chính trị và tôn giáo của Palestine vào năm 27-28 sau Chúa Giáng Sinh"( hoàng đế Tibêriô, tổng trấn Phongxiô Philatô, Hêrôđê, Philippê, Lisania, thượng tế Khanna và Caipha) là những trích dẫn phong phú. Ngài cho hay thêm: "Tác giả Tin Mừng muốn loan báo đến tất cả những người đọc hoặc người nghe Tin Mừng rằng đó không phải là một huyền thoại, nhưng là một câu chuyện lịch sử có thật, mà Chúa Giêsu Nazareth là một nhân vật lịch sử đan xen vào bối cảnh chính xác đó ".

Những liên quan phong phú cũng có một lý do thứ hai: "Sau phần giới thiệu bao quát mang tính lịch sử này, đối tượng trở thành 'Lời Chúa', được trình bày như là một sức mạnh từ trời cao sà xuống nơi ông Gioan Tẩy Giả". "Lời Chúa làm biến chuyển lịch sử, truyền cảm hứng cho các tiên tri để dọn đường cho Đấng Mêsia, quy tụ Hội Thánh. Chính Chúa Giêsu là Ngôi Lời trở thành xác phàm trong cung lòng của Trinh Nữ Maria: nơi Chúa Kitô, Thiên Chúa đã mạc khải chính mình trọn vẹm, Ngài đã dạy dỗ và ban cho chúng ta mọi điều, mạc khải cho chúng ta kho báu của sự thật và ân sủng của Ngài. Thánh Ambrôsiô viết tiếp trong chú giải của mình: "Vì thế Lời Chúa tuôn đổ xuống, để thế gian, trước khi trở thành sa mạc, sinh hoa trái cho chúng ta"(ibid).

Nhắc lại rằng Ngày 08 Tháng 12 là ngày Lễ trọng kính Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Đức Thánh Cha cho hay: "Đức Maria thì Vô Nhiễm... [nhưng] Hội Thánh cần phải được thanh luyện không ngừng, bởi vì tội lỗi ngấm ngầm hủy hoại mọi thành viên trong Hội Thánh. Trong Hội Thánh vẫn luôn có một cuộc đấu tranh không ngừng giữa sa mạc và vườn cây, giữa tội lỗi làm khô cằn mặt đất và ân sủng tưới trên mặt đất làm nó trổ sinh nhiều hoa trái thánh thiện. Vì thế chúng ta hãy cầu nguyện cùng Mẹ Thiên Chúa giúp chúng ta trong Mùa Vọng này, để 'làm cho thẳng' lối đi của chúng ta, để chúng ta được Lời Chúa soi dẫn".

Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nhắc đến Hội nghị Biến đổi khí hậu Liên Hiệp Quốc, khai mạc ngày 7/12 tại Copenhagen, mà cộng đồng quốc tế muốn học cách để chống lại sự ấm lên toàn cầu: "Tôi hy vọng rằng công việc này sẽ giúp xác định các hành động tôn trọng sáng tạo và thúc đẩy sự phát triển chung dựa trên phẩm giá con người và vì lợi ích chung. Tính toàn vẹn của sáng tạo đòi buộc chọn cách sống nghiêm túc và có trách nhiệm, nhất hướng đến người nghèo và các thế hệ tương lai. Trên góc độ này, để đảm Hội nghị thành công hoàn toàn, tôi mời tất cả mọi người thiện chí tôn trọng quy luật mà Thiên Chúa đã xếp đặt trong thiên nhiên và tái khám phá chiều kích đạo đức của sự sống con người".
 
Đức Thánh Cha và Tổng Thống Đức nhắc lại việc xụp đổ của bức tường Bá Linh
Bùi Hữu Thư
21:30 07/12/2009
Rôma, Thứ hai ngày 7 tháng 12, 2009 (Le Monde vu de Rome) – Trong buổi tiếp kiến Đức Thánh Cha Benedict XVI dành cho ông Horst Köhler, Tổng Thống Cộng Hoà Liên Bang Đức, ngày 5 tháng 12 tại Vatican, hai vị đã thảo luận “về nhiều đề tài” như “về buổi nhạc hòa tấu nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập Nước Cộng Hòa Liên Bang và đệ nhị thập ngũ chu niên ngày Bức Tường bá Linh bị xụp đổ.”

Theo một thông cáo của Văn Phòng Truyền Thông của Tòa thánh ngày 7 tháng 12, Tổng Thống Đức sau đó đã tiếp xúc với Đức Hồng y Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh, và Đức Giám Mục Dominique Mamberti, Bộ Trưởng Ngoại Giao Tòa Thánh.

Trong các buổi tiếp xúc này, “họ cũng đề cập đến vấn đề khủng hoảng kinh tế và các hậu quả đối với tình hình quốc tế, nhất là tại Âu Châu và Phi Châu.”

Ông Horst Köhler sanh năm 1943, được bầu làm Tổng Thống thứ Chín của Nước Cộng Hòa Liên Bang Đức vào tháng 5 năm 2004, và được tái đắc cử vào tháng 5 năm 2009. Từ năm 1998 đến năm 2000, ông là chủ tịch Ngân Hàng Âu Châu về Tái Thiết và Phát Triển. Cuối cùng, vào năm 2000, ông được bổ nhiệm làm chủ tịch Uỷ Ban Điều Hành và Tổng Giám Đốc Qũy Tiền Tệ Quốc Tế.

Với dân số trên 82 triệu người, nước Đức có gần 34% người theo đạo Tin Lành, 34% Công Giáo, và 3,7% người Hồi Giáo.
 
Chính Thống Giáo Nga đặt điều kiện với Tòa Thánh Vatican
Nguyễn Long Thao
23:14 07/12/2009
MOSCOW 7/12/09.- Trả lời cuộc phỏng vấn truyền hình vào ngày 6 tháng 12 tại Moscow, Đức TGM Hilarion, phát ngôn viên giáo hội Chính Thống Giáo Nga cho biết Đức Thượng Phụ Giáo Chủ Chính Thống Giáo Nga sẵng sàng gặp Đức Giáo Hoàng “nếu Vatican có những hành động cụ thể chứng tỏ muốn hợp tác.”

Đức TGM Hilarion phát biểu tiếp: “Lập trường của chúng tôi trước sau vẫn như một, không thay đổi từ nhiều năm qua. Cuộc họp giữa hai vị Giáo Chủ chỉ có thể diễn ra nếu được sự chuẩn bị thích đáng”,

Đức TGM Hilarion giải thích từ ngữ “chuẩn bị thích đáng” là Vatican phải bảo đảm không tiếp tục công việc quyến dũ cải đạo giáo dân Chính Thống Nga và các người tại các lãnh thổ lân cận.

Trong khi đó Tòa Thánh Vatican vẫn nói việc “quyến dũ cải đạo” là không chấp nhận được, nhưng Công Giáo phải được tự do và có quyền rao giảng Tin Mừng cho người Nga chưa theo một tôn giáo nào.

Đức TGM Hilarion cũng tuyên bố là Vatican nên giảm bớt căng thẳng giữa các cộng đồng Chính Thống Giáo và Công Giáo tại Ukraine. Đức TGM cáo buộc là hơn 500 giáo xứ của Chính Thống Giáo tại Ukraine đã bị Công Giáo theo nghi lể Đông Phương “cưỡng chiếm” sau khi chế độ cộng sản sụp đổ.

Thực ra, dưới thời Cộng sản các cơ sở giáo xứ Công Giáo đều bị nhà cầm quyền tịch thu và trao cho Chính Thống Giáo quản lý. Nay chế độ cộng sản không còn nữa, Công Giáo theo nghi lễ Đông Phương nổi dậy đòi lại các giáo xứ ngày xưa đã mất. Do vậy giữa Chính Thống Giáo Nga và Công Gíao tại Ukraine vẫn xảy ra các cuộc xung đột, tranh tụng về quyền sở hữu tài sản giáo xứ.
 
Đại hội toàn quốc thứ XI của phong trào công nhân công giáo Italia
Linh Tiến Khải
07:47 07/12/2009
Phỏng vấn ông Carlo Costalli, Chủ tịch phong trào công nhân công giáo Italia về đại hội toàn quốc của phong trào và tương quan mới giữa luân lý và kinh tế

Trong các ngày từ 11 tới 13 tháng 12 năm 2009 Phong trào Công nhân công giáo Italia nhóm đại hội toàn quốc lần thứ XI tại Roma, về đề tài ”Quyền tối thượng của lao động, việc tham gia và tinh thần trách nhiệm”. Tham dự dại hội có 704 đại biểu đại diện cho 318.000 thành viên trong đó có 40% là nữ giới và một số đông các người trẻ. 42 trên tổng số các đại biểu tham dự đến từ nước ngoài, đặc biệt là Pháp, Đức, Bỉ, Thụy Sĩ, Anh quốc, Rumania cũng như từ Hoa Kỳ, Canada và Australia. Ngoài ra còn có khoảng 100 khách mời, với các phái đoàn đại diện cho các phong trào công nhân công giáo đến từ các nước Âu châu và Nam Mỹ. Cũng có một phái đoàn đại diện cho hơn 1.000 công sở địa phương có tương quan với phong trào. Phong trào công nhân công giáo Italia hiện có hơn 3.000 nhóm và trụ sở hoạt động trên toàn nước, bảo đảm sự trợ giúp của phong trào cho mọi thành viên.

Cùng tham dự đại hội cũng có nhiều giới chức của Tòa Thánh và của Hội Đồng Giám Mục Italia. Chiều 11-12-2009 Đức Hồng Y Angelo Comastri, Giám quản quốc gia thành Vaticăng diễn thuyết khai mạc về đề tài ”Việc loan báo Kitô”. Trong số các vị phát biểu sau ông Costalli, Chủ tịch phong trào công nhân công giáo Italia, có Đức Hồng Y Giovanni Battista Re, Tổng trưởng Bộ các Giám Mục. Đức Hồng Y nói về đề tài: ”Ý nghĩa Kitô của lao động”. Phát biểu trong ngày thứ hai của đại hội có Đức Ông Francesco Rosso, tuyên úy phong trào công nhân công giáo Italia, Đức Cha Arrigo Miglio, Chủ tịch Ủy ban đặc trách các vấn đề xã hội và lao động của Hội Đồng Giám Mục Italia, kiêm Chủ tịch Ủy ban khoa học và đặc trách tổ chức các Tuần lễ xã hội công giáo Italia. Đức Cha thuyết trình về đề tài ”Hướng tới các Tuần lễ xã hội”. Ngoài ra Đức Hồng Y Ennio Antonelli, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về gia đình, nói về ”Căn tính và sứ mệnh của gia đình”. Thánh lễ kết thúc đại hội sáng Chúa Nhật 13-12-2009 sẽ do Đức Cha Mariano Crociata, Tổng thư ký Hội Đồng Giám Mục Italia chủ sự.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn ông Carlo Costalli, Chủ tịch phong trào công nhân công giáo Italia về đại hội toàn quốc lần thứ XI của phong trào.

Hỏi: Thưa ông Costalli, trong các năm qua những gì xảy ra tại Italia xem ra cho thấy có một sự lẫn lộn nào đó giữa các ý niệm tính cách đời và chủ trương duy đời. Ông nghĩ sao?

Đáp: Chúng ta đang chứng kiến một tấn kích liên tục chống lại các giá trị nền tảng của con người. Chúng ta phải ý thức được một tiến trình tàn phá văn hóa đang tiến lên một cách nham hiểm, và nó bắt nguồn từ một kiểu giải thích cố ý bóp méo và làm sai lạc nguyên tắc của tính cách đời. Người ta liên tục lập lại với chúng ta rằng nhà nước phải đời, rồi trường học, chính trị, gia đình và quan niệm về cuộc sống cũng phải có tính cách đời. Nhưng người ta đã làm sai lệch ý nghĩa nguyên thủy của từ tính cách đời, họ nói tính cách đời nhưng hiểu là chủ trương duy đời.

Trong nhãn quan đó cả nguyên lý sự tự do của con người cũng cũng bị biến thành việc tự do quyết định như mình muốn và thực thi một sự thống trị tuyệt đối và vô giới hạn trên cuộc sống. Nhưng bảo vệ sự sống từ khi thụ thai cho tới khi chết tự nhiên không phải là việc thực thi một giáo lý công giáo, mà đó là suy tư một cách duy nhân bản.

Hỏi: Như thế phải đặt để các giá trị lên hàng đầu: đây có phải là nhiệm vụ của tín hữu công giáo ngày nay hay không thưa ông?

Đáp: Chắc chắn rồi. Trong các năm sau này người ta thấy lộ hiện một vấn đề xã hội nghiêm trọng: đó là vấn đề nhân chủng học, kết qủa của các khả thể lèo lái con người một cách chưa từng thấy. Tái chiếm lại chân lý tràn đầy về con người, vị thế của nó trong vũ hoàn và trong lịch sử, bản chất siêu hình và căn tính nhân chủng của nó là con đường giúp định hướng một cách đúng đắn toàn vấn đề xã hội. Phong trào công nhân công giáo coi dấn thân bảo vệ sự sống và gia đình như là phần trọn vẹn chương trình hành động của mình, và phong trào đã dồn nhiều năng lực cho việc bảo vệ này trên bình diện trung ương cũng như trong các sinh hoạt địa phương. Chúng tôi không nghi ngờ chút nào, khi coi đó là nhiệm vụ của mình: đó là dấn thân và huy động sức lực để thực thi nhiệm vụ ấy trong Ngày Gia Đình, trong chiến dịch phát động nhân dịp trưng cầu dân ý liên quan tới khoản luật 40 về việc thụ thai trong ống nghiệm, trong trường hợp trợ tử của ông Welby, trong việc tổ chức các cuộc chạy đua đường trường nhằm tranh đấu bảo vệ quyền sống và được sinh ra của các thai nhi, trong trường hợp của cô Eluana, tranh đấu cho quyền được cung cấp thực phẩm và nước uống cho các người bệnh không tự ăn uống được, và trong chiến dịch ”Tự do sống” để bảo vệ quyền được sống của con người mà không bị các áp lực nào điều kiện hóa. Tất cả đều là các bằng chứng cụ thể cho thấy sự dấn thân của chúng tôi mà không phủ nhận được.

Sự lựa chọn của chúng tôi là một sự lựa chọn hiện diện và đó phải là dấn thân của tín hữu công giáo được mời gọi đáp trả lại một ơn gọi, lãnh lấy các trách nhiệm xã hội của mình chứ không chủ trương trung lập về luân lý và khước từ liệt chiều kích tôn giáo vào lãnh vực riêng tư của cuộc sống.

Hỏi: Thưa ông Costalli, ông hay nói về nền kinh tế xã hội thị trường như là câu trả lời cho cuộc khủng hoảng toàn cầu hiện nay. Ông có thể giải thích một cách rõ ràng hơn không?

Đáp: Tôi không phải là người duy nhất xác tín về điều này: trong các thời gian qua từ nhiều phía người ta đã đưa ra đề nghị xem đâu là con đường giúp thế giới thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng tài chánh kinh tế này. Nhưng nền kinh tế xã hội thị trường không được chỉ là một khẩu hiệu, nhưng từ đó phải đưa ra các đường nét cụ thể, các định hướng, và các dự trù. Một tương quan mới giữa luân lý và kinh tế là điều nền tảng, nhưng cũng có một con đường khác như hiệu qủa của một tương quan khác giữa tư bản và lao động, các hình thức của nền kinh tế xã hội và hợp tác xã, trách nhiệm xã hội của các hãng xưởng kinh doanh, các tương quan kỹ nghệ mới, việc thực thi tốt tình liên đới và phụ đới, mối dây liên lạc với vùng miền, quyền tối thương của lao động, việc lãnh trách nhiệm từ phía tất cả các ”tác nhân”. Sự sống và gia đình, hòa bình và liên đới: đó là các vấn đề của Giáo Hội, của các Kitô hữu, cũng như nền kinh tế và lao động. Chúng ta phải tránh thực thi một thứ Kitô giáo chỉ chú ý tới luân lý, vì như thế là có nguy cơ bị gạt ra bên lề cuộc sống.

Hỏi: Thưa ông, trong định nghĩa của nó phong trào công nhân công giáo đặc trách về công ăn việc làm, về lao động là một chiều kính đang gặp khủng hoảng rõ ràng ngày nay. Làm thế nào để thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng này?

Đáp: Tái khẳng định, thăng tiến và đề nghị giá trị và trung tâm tính của lao động, của công ăn việc làm là các vấn đề nền tảng đối với phong trào công nhân công giáo. Nó khiến cho chúng tôi coi là chiến thuật việc soạn thảo một chương trình văn hóa, kinh tế và xã hội của một nền nhân bản mới về lao động, dựa trên luân lý của tinh thần trách nhiệm và dấn thân của từng người trong công việc của mình, dựa trên ưu tiên tuyệt đối của sự an ninh, để cho cuộc sống và sức khỏe luôn luôn được bảo vệ qua việc đề phòng và bảo trợ, dựa trên việc thực thi tích cực các quyền hợp đồng và các bảo vệ xã hội đối với các công nhân và các gia đình, dựa trên nền văn hóa sự tham gia của giới công nhân vào hãng xưởng kinh doanh trong đó họ làm việc.

Cần phải có một nền văn hóa tham gia mới, dẫn đưa tới chỗ định nghĩa trong thời gian ngắn hạn một ”quy chế lao động”, được thỏa thuận giữa chủ và thợ; dẫn đưa tới chỗ xây dựng một lộ trình nhân bản hóa lao động trong các bối cảnh và môi trường làm việc khác nhau, và theo đuổi mục tiêu tham vọng là gia tăng công ăn việc làm theo chiến thuật đã được đề ra trong thỏa hiệp Lisboa, khiến cho một hệ thống trợ cấp xã hội có thể chịu đựng được, làm sao để bảo đảm các quyền công dân căn bản.

Hỏi: Nhưng mà thưa ông Chủ tịch Phong trào công nhân công giáo Italia, ai là người có nhiệm vụ đối với các vấn đề đó, đối với vấn đề xã hội đang chờ đợi các câu trả lời độc đáo?

Đáp: Từ nhiều năm qua chúng tôi ủng hộ vai trò nòng cốt của các cơ cấu trung gian: hơn bao giờ hết ngày nay chúng ta cần tới việc nắm giữ vai trò mới của các hiệp hội, được gợi hứng từ nền dân chủ xã hội công giáo để tái hồi sinh phẩm chất của hoạt động xã hội và chính trị, để tái xây dựng ”hệ thống các giá trị”, nơi đó việc phát triển đất nước được tháp nhập. Vì thế chúng tôi coi ”Diễn đàn của các người và các hiệp hội” được linh hứng theo tinh thần công giáo trong thế giới lao động như là một người đối thoại định đoạt đối với thế giới công giáo.

Lộ trình các cải tổ cần thiết cho một ”liên minh xã hội” bao gồm các nhà cải cách xác tín. Italia cần có các luật lệ chung sống hợp lý đối với một sự phát triển dân chủ, có trách nhiệm, có tinh thần liên đới, biết đặt để bản vị con người vào trung tâm. Cần củng cố chiều kích ”chúng ta”, xây dựng các căn tính chung, củng cố chiều kích tham gia vào tất cả mọi bình diện. Chúng ta phải tự hỏi phải làm sao để tham gia vào các tiến trình đang hoạt động hiện nay, đặt nền cho một dự án có trật tự với các cải cách cơ cấu. Trong một xã hội bị chia rẽ và rách nát để có thể bay cao, một vài cải cách cơ cấu đòi hỏi phải có một khối xã hội mạnh mẽ để trước hết chúng được định hướng rồi được nâng đỡ hầu đạt đích.

Tư tưởng của chúng tôi đó là để leo dốc lên cao trở lại, cần phải tạo ra bầu khí tin tưởng, bắt đầu một tiến trình hòa giải giúp tái chiếm lại tính cách trung tâm của lao động và vai trò của các cơ cấu trung gian.

(Avvenire 28-11-2009)
 
Tương quan giữa khoa học, đức tin và luân lý
Linh Tiến Khải
07:49 07/12/2009
Phỏng vấn khoa học gia Claude Cohen Tannoudji về tương quan giữa khoa học, đức tin và luân lý

Trong hai ngày 20 và 21 tháng 11 năm 2009 tổ chức ”Khoa học cho hòa bình” đã nhóm hội nghị quốc tế lần đầu tiên tại đại học Bocconi Milano Bắc Italia, với sự tham dự của hàng chục khoa học gia thuộc nhiều bộ môn đến từ nhiều nước khác nhau. Trong số các thuyết trình viên của hội nghị có nhiều khoa học gia từng được giải thường Nobel như Luc Montagnier, Nobel hóa học, Shirin Ebadi, Nobel hòa bình, Đức Cha Marcelo Sanchez Sorondo, Chưởng ấn Hàn lâm viện khoa học giáo hoàng và Hàn lâm viện khoa học xã hội của Tòa Thánh. Ngoài ra cũng có nhà vật lý người Pháp Claude Cohen Tannoudji, Nobel vật lý 1997.

Đề tài ngày đầu tiên của hội nghị là ”Các nền tảng văn hóa cho việc phát triển ý niệm về hòa bình”. Các bài thuyết trình và thảo luận bàn tròn xoay quanh các tiểu đề như ”Khoa học như dụng cụ cho việc chung sống hòa bình”, ”Chiến thuật đa phương cho thế giới hòa bình”, ”Sự gây hấn, chiến tranh và an ninh”, ”Các tổ chức quốc tế, các lực lượng hòa bình bất bạo động và việc bảo hòa”, ”Nguồn gốc và việc phòng ngừa các xung đột tôn giáo”.

Ngày thứ hai của hội nghị có đề tài “Các viễn tượng cho một việc phòng ngừa các xung đột”. Các bài thuyết trình đã xoay quanh các tiểu đề như ”Các quyền con người: sức khỏe, giáo dục và khả năng chịu đựng được”, ”Tưởng tượng ra và xây dựng thế giới hòa bình”, ”Khả thể đạt thực phẩm”, “Hướng về một chính trị Âu châu chung về đối ngoại và an ninh”, ”Kinh tế hòa bình và việc giải trừ võ trang”, ”Hướng tới một thỏa hiệp thương mại quốc tế”.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của giáo sư vật lý người Pháp Claude Cohen Tannoudji về tương quan giữa khoa học, đức tin và luân lý. Giáo sư Tannuodji đã được giải thưởng Nobel vật lý vì các nghiên cứu liên quan tới việc dùng tia hồng ngoại để bắt các nguyên tử. Giáo sư cũng là thành viên của Hàn lâm viện khoa học Tòa Thánh và nhiều tổ chức khoa học khác.

Hỏi: Thưa giáo sư việc dấn thân của giáo sư cho tổ chức ”Khoa học cho hòa bình” đã nảy sinh như thế nào?

Đáp: Tôi tin rằng khoa học có thể khiến cho hòa bình giữa các dân tộc đang xung khắc với nhau trở thành dễ dàng hơn, vì nó tạo thuận lợi cho việc trao đổi và đối thoại. Khoa học là một ngôn ngữ đại đồng mà tất cả mọi người có thể hiểu được. Khi gặp nhau để thảo luận về khoa học, thì người ta học hiểu biết nhau và ít nghi ngờ người khác hơn.

Hỏi: Thưa giáo sư các nhà vật lý, vẫn được coi như là các khoa học gia ưu hạng, ngày nay có nhậy cảm đối với các đòi buộc của luân lý không?

Đáp: Các nhà vật lý ngày càng chú ý hơn tới các hậu qủa các khám phá của họ và họ hy vọng rằng các khám phá đó có thể khiến cho cuộc sống con người được tiện nghi hơn và có luân lý đạo đức hơn. Tôi thấy ngày nay đó là điều đặc biệt đúng thật trong lãnh vực của các vấn đề môi sinh và các nguồn năng lượng. Nhưng không phải chỉ có khoa vật lý, mà cả y khoa và các khoa học liên quan tới thực phẩm nữa.

Hỏi: Hơn 60 năm năm đã trôi qua kể từ khi trái bom nguyên tử đầu tiên nổ tại Hiroshima và Nagasaki bên Nhật Bản. Đâu là các hình ảnh vẫn còn kêu gọi lương tâm của các khoa học gia?

Đáp: Khi khoa học gia Einstein xin tổng thống Hoa Kỳ suy nghĩ chín chắn về vấn đề này, thì ông đã hoàn toàn có lý. Đôi khi tôi tự hỏi ngày nay nhân loại sẽ ra sao, nếu Hitler đã phát triển bom nguyên tử trước. Rất tiếc là chúng ta không thể là những người chủ hòa bằng mọi gía, khi các kẻ độc tài đe dọa nhân loại.

Hỏi: Việc tách nguyên tử vẫn là biểu tượng tốt nhất của một khám phá mà các hậu qủa có thể vượt thoát mọi sự kiểm soát, giáo sư nghĩ sao?

Đáp: Các hàng rào duy nhất có thể giúp tránh các nguy hiểm đó là giáo dục ý thức trách nhiệm. Các hiểu biết tiến triển, và tôi tin rằng việc tách nguyên tử đã là một khám phá trong mọi trường hợp. Ngày nay chúng ta cũng thấy là các hiệu qủa của nó có thể góp phần cho thiện ích của nhân loại. Còn lâu lắm trước khi đạt tới năng lượng mặt trời một cách thực sự hữu hiệu, thì nguyên tử năng sẽ là lựa chọn tốt nhất thay thế cho các nguồn năng lượng gây ô nhiễm hơn như than đá và dầu hỏa.

Hỏi: Thưa giáo sư, trong thời chiến tranh lạnh, vài khoa học gia Tây Âu đã để cho mình bị chính quyền Mastcơva quyến rũ. Hai mươi năm sau khi bức tường Berlin sụp đổ, khoa học còn có thể bị sập bẫy của ý thức hệ hay không?

Đáp: Thật rất khó mà nói được, và cũng đúng thật là không phải tất cả mọi khoa học gia đã thành công trong việc duy trì một tinh thần độc lập tối thiểu. Cần phải luôn luôn phân biệt khoa học với chính trị. Khoa học trước hết là một sinh hoạt trí thức nhằm tìm hiểu thế giới bao quanh chúng ta. Còn chính trị, trái lại, luôn luôn giản lược vào một ý kiến về kiểu cai trị.

Hỏi: Bên Iran vấn đề năng lượng nguyên tử vẫn nóng bỏng, có đúng thế không thưa giáo sư?

Đáp: Chắc chắn rồi. Nguy hiểm luôn luôn hiện diện. Nhưng để tránh các thảm cảnh mới, không thể chỉ hướng tới các khoa học gia. Cần phải làm cho liên minh tiến tới và các nước dân chủ phải cùng hoạt động với nhau.

Hỏi: Giáo sư có lập trường nào liên quan tới cuộc đối thoại giữa các lý lẽ của khoa học và đức tin?

Đáp: Cả hai lãnh vực đều rất là quan trọng đối với con người. Nhưng giữa hai bên có sự khác biệt định đoạt. Khoa học sẽ không bao giờ có thể chứng minh sự không hiện hữu của Thiên Chúa, tôn giáo sẽ không thể đem lai các câu trả lời cho các vấn nạn mà các nhà nghiên cứu đặt ra.

Hỏi: Xung khắc giữa hai lãnh vực này có ý nghĩa hay không thưa giáo sư?

Đáp: Ai tìm cách dưỡng nuôi các tranh luận giữa hai lãnh vực là sai lầm. Trong qúa khứ chúng ta đã chứng kiến vài lệch lạc trong các tranh luận này. Cần phải tránh đừng để cho một lãnh vực thống trị lãnh vực kia. Các lệch lạc của Giáo hội trong vụ án Galileo Galilei là điều không thể chấp nhận được. Đồng thời các yêu sách của một vài khoa học gia vô thần sẵn sàng kiểm duyệt kinh tin kính hay đức tin cũng là điều không thể chấp nhận được.

Hỏi: Thưa giáo sư người ta nói tới sự xung khắc có thể có giữa việc tìm tòi khoa học thuần túy và khoa học kỹ thuật, giáo sư nghĩ sao?

Đáp: Chỉ có một sự tìm tòi duy nhất tìm hiểu các hiện tượng và sau đó thấy các áp dụng có thể thực hiện được. Đây là sự liên tục và không thể quy định một hàng rào, một ranh giới. Chỉ có sự tìm tòi có phẩm chất là quan trọng thôi.

Hỏi: Nhưng mà cũng có người cho rằng ngày nay các nhà khoa học qúa kết đoàn với nhau, giáo sư nghĩ sao?

Đáp: Chúng tôi có gặp nguy cơ này thật, bởi vì khởi đầu với việc quy định các mục tiêu qúa chính xác là một sai lầm. Cần phải hướng việc nghiên cứu tới mục tiêu phát triển. Khi đã hoàn thành một khám phá, cần phải tiếp nhận các khía cạnh kinh tế của nó. Nhưng óc sáng tạo của các nhà nghiên cứu không luôn luôn được đánh giá cao, và nói chung người ta thường quên rằng trước khi có các áp dụng, thì phải có các khám phá đã.

Hỏi: Giáo sư thường tự định nghĩa mình là một người nghiên cứu tìm tòi ”hứng khởi”. Giáo sư có tìm thấy sự hăng say đó nơi các nhà nghiên cứu ngày nay hay không?

Đáp: Có chứ. Các nhà nghiên cứu trẻ được động viên rất nhiều và cảm thấy có các lý do để nghiên cứu tìm tòi. Nhưng công việc này ngày nay trở thành khó khăn hơn. Bên Âu châu các điều kiện vật chất cho việc nghiên cứu rất là bấp bênh. Do đó nó hạn hẹp số người muốn đầu tư vào lãnh vực này. Đây thật là một mâu thuẫn lớn, nếu chúng ta nghĩ tới các ranh giới hấp dẫn của lãnh vực tìm tòi nghiên cứu đang rộng mở trước mắt: từ vật lý không gian cho tới các ngành khoa học giúp tiến sâu vào các lãnh vực hiểu biết khác nhau.

(Avvenire 19-11-2009)
 
Top Stories
BIRMANIE: La crise financière contraint les séminaristes à mettre la main à la pâte pour financer leur formation
Eglises d'Asie
08:08 07/12/2009
Les séminaires catholiques de Birmanie (Myanmar) font face à une crise financière importante alors que l’aide étrangère continue de chuter, amenant l’Eglise locale, très minoritaire dans le pays (1), à trouver des solutions alternatives pour subvenir à ses besoins par ses propres moyens.

C’est la vingtaine de petits séminaires du pays qui subit l’essentiel du contrecoup de la diminution des aides venant des pays étrangers, l’unique grand séminaire, éclaté géographiquement en trois lieux distincts, ayant été moins touché, reconnaît le P. Hyginus Myint Soe, recteur du grand séminaire catholique St Joseph, à Rangoun (Yangon). Le prêtre ajoute toutefois que le grand séminaire devra lui aussi rapidement « mettre en place des moyens lui permettant d’être indépendant... parce que les aides financières diminuent d’année en année ».

Le P. John Saw Yaw Han, recteur du petit séminaire St Joseph (qui fait office d’établissement supérieur et pré-universitaire pour ceux qui se préparent à la prêtrise) dans l’archidiocèse de Rangoun, précise quant à lui que les contributions des donateurs étrangers ont diminué de 50 % environ ces deux dernières années, et la chute s’est encore aggravée du fait de la crise financière mondiale. « Les prêtres ont le devoir de faire quelque chose pour assurer la survie de leur séminaire, dit-il. Il ne peut y avoir de prêtres sans séminaires et, sans prêtres, il est impossible à une communauté catholique de grandir spirituellement. »

Les dépenses pour la formation d’un séminariste s’élèvent à environ 450 000 kyats par an (environ 300 euros). De leur côté, les 51 jeunes séminaristes de l’établissement St Joseph doivent fournir une contribution de 100 000 kyats (67 euros) annuel chacun, afin de couvrir leurs frais d’entretien et de formation. Afin de réduire les dépenses, le séminaire St Joseph a mis en place une forme d’agriculture vivrière, ayant pour but, à terme, de rendre l’établissement auto-suffisant au plan alimentaire. Les séminaristes consacrent donc une partie de leur temps à l’élevage des porcs ou à la culture des fruits et légumes. «Dans l’avenir, nous avons l’intention de faire pousser des manguiers, des durians et des jacquiers », prévoit déjà le P. Yaw Han.

Mais au-delà de cette participation active demandée aux futurs prêtres pour assurer leur subsistance, les dons des fidèles de l’Eglise de Birmanie restent le soutien principal des séminaires. L’établissement St Joseph a ainsi commencé à distribuer des enveloppes afin de recueillir les dons des paroissiens à Noël, un temps traditionnellement propice à la générosité. Le P. Han rappelle que la collecte de Noël 2008 avait couvert l’équivalent d’un mois de dépenses pour le séminaire, soit 2 millions de kyat (1 250 euros).

Dans l’archidiocèse de Mandalay, au centre du pays, les séminaires font face aux mêmes difficultés de financement et de recherche de fonds. Une association locale, la St Aloyius Family Asssociation, créée en 2005 pour apporter son soutien aussi bien matériel que spirituel aux séminaristes de la région (essentiellement les deux petits séminaires St Aloysius et St Thomas), envisage aujourd’hui d’élargir son aide aux autres séminaires du pays et tente, dans ce but, de recruter de nouveaux membres motivés.

L’archevêque de Mandalay, Mgr Paul Zinghtung Grawn, a lui-même encouragé les fidèles de tout l’archidiocèse à rejoindre l’association, expliquant que ce soutien était, pour les laïcs, une façon de participer à la mission d’évangélisation et que l’Eglise de Birmanie, pouvant de moins en moins compter sur l’aide étrangère, devait se donner les moyens de devenir financièrement autosuffisante (2).

(1) Au Myanmar, nom officiel de la Birmanie donnée par la junte, les chrétiens représentent 4 % (dont seulement un quart de catholiques) d’une population bouddhiste à 89 %. L’Eglise catholique y compte 13 diocèses parmi lesquels on compte trois archidiocèses.

(2) Ucanews, 13 juillet 2009 et 3 décembre 2009.

(Source: Eglises d'Asie, 7 décembre 2009)
 
Church-State Relations in Vietnam: On the road to dialogue
J.B. An Dang
09:45 07/12/2009
During the last two years, state media in Vietnam have often portrayed some bishops and priests as “troublemakers” who have been “inciting riots, falsely accusing the government, disrespecting the nation, breaking and ridiculing the law, and instigating followers to violate it” [1]. Such accusations boom again on the eve of the meeting between Pope Benedict XVI and Vietnamese communist leader Nguyen Minh Triet on Dec. 11 as justification for all recent crackdowns against the Church in the country.

Is it true that there has been a growing tendency among Vietnamese Catholics in which the path of confrontation is preferred over dialogue? A seminar on Church-State Relations in Vietnam held in Saigon Archdiocese on Nov. 28 frankly rejected the idea.

Confrontation means DEATH

The case of Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet of Hanoi can shed some light on the issue. Among all bishops in Vietnam, the outspoken prelate stands out as a leader with more conflicts with the government than the others. However, labelling him as someone who would opt for the path of confrontation is absurd, a type of baseless allegation only surfacing when someone wants nothing other than to incriminate his adversary?

As stated by the Episcopal Conference of Vietnam in response to accusations of the People’s Committee of Hanoi last year, Archbishop Ngo Quang Kiet did nothing wrong when urging his faithful to pray peacefully in front of Hanoi nunciature as a way to seek a sincere yet resolute dialogue with the government on a legitimate aspiration of Catholics when they were left with no other option: getting back their properties that had been seized illegally by the government.

Instead of listening to its citizen, at first, the government chose to ignore, then created more heat than light, further entrenched combatants in defending its position while violently attacking Catholics. At a point, under international pressure, it had promised to return the nunciature before turning around to betray its words outright by starting demolition on the property in dispute with the aid of a great mass of police and security forces, militiamen, and police dogs instead of giving it back to its rightful owner.

Soon after that, a smearing campaign against the prelate in all of state media took place. The archbishop's office had to be locked down for months. His staff locked the gate outside the office to prevent sudden attacks by the pro-government mobs that gather regularly outside, yelling slogans in praise of Communism and questioning the prelate's patriotism. This had not only been a terrifying personal experience for the prelate and his faithful, but also a major disruption to his pastoral duties. The prelate's safety and even his life during this period of time was obviously in jeopardy had there not been unyielding support from his faithful, and the watchful eyes of the worldwide Christian community.

The smearing campaign against the prelate had lasted for months before fading away. But the attempt to kick him out of his post never ends. Quietly yet steadily, they seem already mount to the point that the heroic prelate believes that he should go for the benefit of the Church as recruitment of seminarians has been restricted along with severe restrictions on the ordination, appointment and transfer of priests; and enormous obstacles in carrying out of the Church's normal activities, involving travel, holding meetings, developing new pastoral initiatives.

Facing all odds against him, has the archbishop ever called for a counter demonstration to point fingers at those who wronged him? Has he accepted any interview from international news agencies to set the record straight?

Like Our Lord Jesus Christ in the court of Pilate, the battered prelate chose to remain silent.

All who take the sword will perish by the sword”, Mt 26, 25. It’s not only a biblical warning for Christians, but in the context of Vietnam’s society, it’s also a practical reminder for Catholics to survive. For them, confrontation means nothing other than committing suicide.

One can see that Church leaders in Vietnam have been very careful in dealing with the dictatorial regime.

We need concrete instructions from the Holy See when being confronted with sensitive issues in which a tiny mistake would cause enormous damages to the Church and the country,” [2] said Bishop Paul Bui Van Doc of My Tho in the above said seminar.

A tiny mistake would cause enormous damages”. How true can this warning be under such a brutal regime as that of in Vietnam whose extreme reactions taken against its critics, and adversaries have been well documented throughout history.

It is the government who has chosen the path of confrontation in order to gain a total submission of individuals and communities.

The road to dialogue

In order to survive and develop, the Church in Vietnam has been left with no other alternative than seeking “a healthy collaboration” between the Church and the State through dialogue as reiterated by Pope Benedict XVI in his speech to Vietnamese bishops during their Ad Limina visit in June this year [3].

However, the road to a fruitful dialogue with the atheist government is so uphill and challenging with an enormous amount of obstacles.

Seven days before Christmas 1976, at the Mass to conclude the first congress of the so-called “Committee for Solidarity of Vietnamese Catholics”, concelebrating priests shocked thousands of attendances by intentionally ignore the Prayer for the Pope, an act seen as a symbol of the intention to break the tie with Vatican, a subtle warning of the Church's future under the control of the Party. These priests, most of them were members of the Communist Party, have been warmly praised by the Party as “typical examples” of “good collaborators” much needed for bridging the gap between the Church and the State of Vietnam.

Bishop Francis Nguyen Van Sang of Thai Binh, in his article published on VietCatholic News [4] on Sep. 10, 2008, recalled another shocking story. When Pope John Paul II decided to canonise 117 Vietnamese Martyrs on June 19, 1988, the author and other bishops including Cardinal Joseph Mary Trinh Van Can, then archbishop of Hanoi, were summoned to the Ministry Of National Security to be subject to Police General Mai Chi Tho's unleashing his fury on Vietnamese Martyrs, depicting them as treasors, and criminals. “The cardinal had to kneel down on his knees crying out his plea for the General to stop his smearing discourse,” Bishop Francis Sang wrote. Later, a bishop in South Vietnam was forced to write a letter to His Holiness John Paul II to protest the canonisation. However, despite the strong pressure of communists, the ceremony went ahead in the joy of Vietnamese Catholics around the world.

These examples highlight the fact that Vietnam government tends to identify the “good collaboration” between the Church and the State with the total submission of the Church to the rule of the Communist Party. In this regard, it sees in the loyalty of Catholics to the Holy See a threat to the nation's unity, and often interprets Vatican’s decisions relating to the Church in Vietnam as acts that trample on the sovereignty of the country and its internal affairs under the pretext of religious freedom.

It’s worth noting that there have been repeating attempts to set up a Church under directives of the Party. Both the “Liaison Committee for Patriotic and Peace-Loving Catholics”, born in March 1955, and the “Committee for Solidarity of Vietnamese Catholics” born in June 1975, were tasked to set up a state-controlled Catholic Church. Up to now, while the Church does not allow having its own magazines, these committees have been subsidised by the State to publish their magazines in the name of the Church yet carrying a series of anti-Vatican articles to lay harsh criticisms on Vatican and the Pope in order to prove their loyalty to the Party.

On its road to a fruitful dialogue with Vietnam government, there remains a challenging task for Catholics in the country to dismiss the dark cloud of prejudices and suspicions in their government mentality while not compromise their loyalty to Christ and His Universal Church, their Catholic identities, and their missions.

One also must recognise a major obstacle that Vietnamese officials at all levels seem not be ready for such a dialogue.

The New Hanoi newspaper, the mouthpiece of Communist Party in Hanoi, and other Sate media have repeatedly put forward to Catholics the question “What they [Catholics] think they are in order to ‘dialogue’ with our government?

Having so much power, Vietnamese authorities seem not be ready in coming to term with “dialogue” as a method of choice for settling dispute with its citizens regardless of whom. Adopting their Chinese mentor and backer's policy on dealing with domestic conflicts or disputes, they opted for harassment, threat, violence, crackdown, and imprisonment as ways to silence and punish dissidents and critics.

On Monday morning July 27, Fr. Paul Nguyen Dinh Phu parish priest of Du Loc was beaten brutally by a group of plain-clothed police and thugs when he was on his way to Tam Toa parish. Bishop’s Office of Vinh Diocese made an urgent complaint to the People’s Committee of Quang Binh and asked Fr. Peter Nguyen The Binh, pastor of Ha Loi, the nearest parish, to accompany with Tran Cong Thuat, deputy governor of Quang Binh, to visit Fr. Paul Nguyen.

At the hospital, Thuat secretly withdrew. As soon as he went away, the gang jumped to Fr. Peter Nguyen and beat him cruelly before throwing him from the 2nd floor of the building.

As the tension boiled, Bishop Paul Marie Cao Dinh Thuyen of Vinh called for peaceful dialogue. His call was ignored while army and police were put in high alert and deployed by great mass in the area. Neither dialogue nor apology came from the People’s Committee of Quang Binh. Instead, a few months later, it spent a huge amount of money to demolish a large statue of Our Lady at Bau Sen Parish’s cemetery, while threatening more extreme actions.

Along with the unwillingness to dialogue with churchmen of state officials, their unending demands on Church properties have caused boiling tensions in recent years.

In the era of open markets, land values have increased at a dizzying rate. As values of religious properties being reassessed, their economic potentials turn out to be so great that the authorities must find ways to claim them for personal gains. Citing the Communist system where “all land belongs to the people and is managed by the State on behalf of the people”, local governments throughout Vietnam have forced religious leaders to “donate” religious properties. In most cases, before the victims can react, demolition would start soon to convert these properties into hotels, restaurants, and night clubs.

In the same fashion, a wave of churches, monasteries, seminaries, schools, hospitals, and other social centres throughout the country have one by one slip into the hands of local authorities.

In a series of robbing Church properties, the 79,200m2 Dalat Collegium Pontificium is the latest incident. Bishop Peter Nguyen Van Nhon, President of the Episcopal Conference of Vietnam was forced to “donate” the largest and dearest seminary to the heart of many bishops and priests in Vietnam to local authorities of Dalat. “Fourteen priests who had graduated from there were ordained as bishops,” said the prelate on Nov. 25, 2009 [5].

Help from the Holy See

With the collapse of Communism in Eastern Europe, the introduction to open market, the gradual opening to the West, especially to the United States, beginning with the lifting of the U.S. trade embargo in February 1994, the normalization of relations in July 1995, and the accession into WTO in November 2006; it is fair to say that there has been a modest improvement in terms of religious freedom. However, one cannot deny that religious freedom is still a far cry from reality in today's Vietnam, and outright persecutions happen every now and then.

Since the first Holy See visit in 1989, the situation of the Church in Vietnam has been improved due in good part to the persistent efforts of the Holy See to maintain an official dialogue with the authorities, including a more or less annual visit to Vietnam of a Vatican delegation.

In this perspective, on the eve of the meeting between Pope Benedict XVI and Vietnamese communist leader Nguyen Minh Triet on Dec. 11, Vietnamese Catholics have expressed both hope and fear.

Facing so many persecutions in recent years, they hope the Holy See can take this opportunity to defend for the Church in Vietnam and grant them more supports.

On the other hand, they know well that Triet’s visit has been carefully designed to take place at the time when Vietnam needs more than ever to mask its notorious records of human and religious rights abuse. With due respect to the Pope and the Holy See, to which they are always unwaveringly faithful even at the cost of grave suffering, Vietnamese Catholics do not want to see the most trusted universal Church become the latest casualty of Vietnam government’s deception.

On Jan. 25, 2007, Vietnam PM Nguyen Tan Dung paid a landmark visit to Pope Benedict XVI and Vatican officials. Three weeks later, on Feb. 19, 2007, security police surrounded and raided Hue Archdiocese to ransack the office, confiscated computers, electronic equipments, and arrested Father Nguyen Van Ly, a Roman Catholic priest who had been imprisoned for 14 years for allegedly disseminating material criticizing the government's limitations on religious and political freedom.

The rage did not end there. The Church in Vietnam has since then been suffering more than ever. Masses have been denied for Catholics of Son La, and of numerous towns in the Central Highlands, even celebrations on major holidays such as Christmas and Easter. Monasteries at Thien An - Hue, Vinh Long, Long Xuyen, and Nha Trang were in turn seized and bulldozed to build hotels and tourist resorts. Redemptorists in Thai Ha and their faithful have continually suffered from physical attacks. They were even tried in criminal court for holding peaceful protests which ended up with unjust verdicts. Even Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet was not immune to malicious attempt, either.

Amid outright persecutions on these days, what would happen to the Church in this country after this visit?

[1] Letter of Chairman Nguyen The Thao to Bishop Peter Nguyen Van Nhon, President of the Episcopal Conference of Vietnam - September 23, 2008
[2] Bishop Paul Bui Van Doc - Church-State Relations in Vietnam - http://vietcatholic.net/News/Html/73996.htm
[3] Pope Benedict XVI ADDRESS OF HIS HOLINESS BENEDICT XVI TO BISHOPS OF THE EPISCOPAL CONFERENCE OF VIETNAM ON THEIR "AD LIMINA" VISIT - Saturday, June 27, 2009
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2009/june/documents/hf_ben-xvi_spe_20090627_ad-limina-viet-nam_en.html
[4] Bishop Francis Nguyen Van Sang - http://vietcatholic.net/News/Html/58310.htm
[5] Bishop Peter Nguyen Van Nhon – November 25, 2009 http://vietcatholic.net/News/Html/73866.htm
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo Hạt Đông Hưng-Hưng Hà khai mạc Năm Thánh 2010
Trường Giang
15:00 07/12/2009
16h00 chiều nay 07/12/2009, giáo hạt Đông Hưng - Hưng Hà khai mạc Năm Thánh Giáo Hội Công Giáo Việt Nam 2010, tại giáo xứ Bồ Ngọc. Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, Giám mục Thái Bình chủ tế cùng với 12 linh mục thuộc giáo hạt Đông Hưng, trước sự hiện diện của các nam nữ tu sỹ và nhiều giáo dân xứ Bồ Ngọc và những xứ lân cận.



Chào mừng chủ chăn giáo phận

Trước khi cử hành thánh lễ khai mạc Năm Thánh, cha xứ và con dân giáo xứ Bồ Ngọc chào mừng Đức Cha với những lẵng hoa tươi, những lời chào mừng của cha xứ đại diện cộng đoàn, kèm theo những điệu múa mềm mại của các em thiếu nhi và một màn múa thật đặc sắc của các chị em hội hiền mẫu và anh em hội gia trưởng, với tựa đề “cùng Mẹ ra khơi”. Một vị đại diện giáo xứ đọc đôi dòng tiểu xứ giáo xứ Bồ Ngọc, một giáo xứ có bề dày lịch sử - đón nhận Tin Mừng từ năm 1638; đồng thời cũng là giáo xứ có đông anh hùng Tử Đạo nhất giáo phận. Giáo xứ Bồ Ngọc đã góp vào vườn vạn tuế Thái Bình 3 vị Tử Đạo trong tổng số 19 vị, và trong 117 vị Tử Đạo Việt Nam, cùng 20 tôi tớ Chúa (họ Nhà Xứ 15 vị, họ giáo Bái Đông 5 vị) đang chờ ngày Giáo Hội tuyên phong, hài cốt các ngài hiện đang được lưu giữ tại quê nhà. Số giáo dân toàn giáo xứ hiện nay có khoảng 1000 người, với 5 giáo họ trực thuộc: Họ Nhà Xứ, họ Bái Đông, họ Giáo Thiện, họ Sơn Đồng và họ Đồng Tâm. Đức cha rất vui mừng và cảm kích tinh thần và sự sốt sáng của cộng đoàn Bồ Ngọc dành cho ngài và thánh lễ khai mạc Năm Thánh hôm nay thật trang trọng và chu đáo.



Đoàn rước

Đúng 16h00, một đoàn rước thật đông đảo và trang nghiêm khởi đi từ khuôn viên nhà xứ, vòng theo đường làng, với ba kiệu thánh Tử Đạo quê hương: thánh Augustinô Nguyễn Văn Mới, thánh Thomas Nguyễn Văn Đệ và thánh Têphanô Nguyễn Văn Vinh; kèm theo là 6 đội kèn và một đội trống trắc thuộc các giáo xứ trong giáo hạt, các em thiếu nhi Thánh Thể, hội hiền mẫu, hội gia trưởng, huynh đoàn Đaminh, ca đoàn giáo xứ cùng chung tâm tình tạ ơn Thiên Chúa trong ngày lễ khai mạc Năm Thánh.

Nghi thức khai mạc Năm Thánh

Tại quảng trường cuối nhà thờ, khi đoàn rước đã tề tự đầy đủ, cha xứ Đaminh Nguyễn Văn Lương tuyên bố khai mạc Năm Thánh, trong khi tiếng chuông nhà thờ đổ hồi dài, đội trống và các đội kèn cùng cử lên bài chào mừng khai mạc Năm Thánh của giáo dân hạt Đông Hưng-Hưng Hà. Những trái bóng bay được kết thành chùm bay lên không trung mang theo dòng chữ “Giáo hạt Đông Hưng – Hưng Hà khai mạc Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam 2010” thật đẹp và có ý nghĩa.



Nghi thức tưởng nhớ Tổ Tiên

Cộng đoàn dành một phút tưởng niệm tỏ lòng thành kính và biết ơn các bậc tổ tiên và ba thánh Tử Đạo đã đón nhận hạt giống Tin Mừng, vì mến yêu Thiên Chúa sẵn sàng chấp nhận hiến thân mình làm của lễ dâng lên Thiên Chúa. Sau đó cha xứ và đoàn dâng hương tiến lên cúi đầu vái hương ba lần trước tượng ba thánh Tử Đạo quê hương.



Nghi thức sám

Cha Đaminh Lương chủ sự nghi thức sám hối. Trước nhất cộng đoàn xin lỗi Chúa, sau đó xin lỗi anh em đồng đạo và xin lỗi đồng bào của mình, vì những điều bất xứng hay vô tình đã gây ra sự chia rẽ, hiểu lầm trong cuộc sống hằng ngày. Cộng đoàn cùng giơ cao tay và hát: “Lạy Chúa xin thương xót con là kẻ có tội. Xin Ngài đoái thương đời con tội lỗi ngập tràn. Xin Ngài thứ tha lòn con thống hối ăn năn”.

Thánh lễ khai mạc Năm Thánh

Kết thúc nghi thức khai mạc, đoàn đồng tế và cộng đoàn tiến vào trong thánh đường dâng thánh lễ khai mạc. Trong bài giảng Đức cha đặt vấn đề và gợi lên những câu hỏi chúng ta phải làm thế nào, và sống như thế nào để tỏ lòng tôn kính các bậc tổ tiên? Và chúng ta là con cháu, hậu duệ của các ngài đang sống trong thời đại văn minh và hưởng thụ, chúng ta phải làm thế nào để các bậc tổ tiên hài lòng?

Trước khi nhận phép lành thánh lễ, một vị đại diện cộng đoàn giáo xứ Bồ Ngọc nói riêng và giáo hạt Đông Hưng – Hưng hà nói chung cám ơn Đức cha, quý cha và quý cộng đoàn đã đến hiệp thông trong thánh lễ khai mạc Năm Thánh hôm nay, được diễn ra hết sức sốt sáng và tốt đẹp, mang nhiều ơn Chúa xuống cho từng cá nhân, gia đình và cộng đoàn.
 
Giáo Hạt Đông Hưng-Hưng Hà khai mạc Năm Thánh điểm thứ hai tại Giáo Xứ Bồ Ngọc
Trường Giang
15:29 07/12/2009
16h00 chiều nay 07/12/2009, giáo hạt Đông Hưng - Hưng Hà khai mạc Năm Thánh 2010, điểm thứ hai tại giáo xứ Bồ Ngọc. Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, Giám mục Thái Bình chủ tế cùng với 12 linh mục thuộc giáo hạt Đông Hưng, trước sự hiện diện của các nam nữ tu sỹ và nhiều giáo dân xứ Bồ Ngọc và những xứ lân cận.



Chào mừng chủ chăn giáo phận

Trước khi cử hành thánh lễ khai mạc Năm Thánh, cha xứ và con dân giáo xứ Bồ Ngọc chào mừng Đức Cha với những lẵng hoa tươi, những lời chào mừng của cha xứ đại diện cộng đoàn, kèm theo những điệu múa mềm mại của các em thiếu nhi và một màn múa thật đặc sắc của các chị em hội hiền mẫu và anh em hội gia trưởng, với tựa đề “cùng Mẹ ra khơi”. Một vị đại diện giáo xứ đọc đôi dòng tiểu xứ giáo xứ Bồ Ngọc, một giáo xứ có bề dày lịch sử - đón nhận Tin Mừng từ năm 1638; đồng thời cũng là giáo xứ có đông anh hùng Tử Đạo nhất giáo phận. Giáo xứ Bồ Ngọc đã góp vào vườn vạn tuế Thái Bình 3 vị Tử Đạo trong tổng số 19 vị, và trong 117 vị Tử Đạo Việt Nam, cùng 20 tôi tớ Chúa (họ Nhà Xứ 15 vị, họ giáo Bái Đông 5 vị) đang chờ ngày Giáo Hội tuyên phong, hài cốt các ngài hiện đang được lưu giữ tại quê nhà. Số giáo dân toàn giáo xứ hiện nay có khoảng 1000 người, với 5 giáo họ trực thuộc: Họ Nhà Xứ, họ Bái Đông, họ Giáo Thiện, họ Sơn Đồng và họ Đồng Tâm. Đức cha rất vui mừng và cảm kích tinh thần và sự sốt sáng của cộng đoàn Bồ Ngọc dành cho ngài và thánh lễ khai mạc Năm Thánh hôm nay thật trang trọng và chu đáo.



Đoàn rước

Đúng 16h00, một đoàn rước thật đông đảo và trang nghiêm khởi đi từ khuôn viên nhà xứ, vòng theo đường làng, với ba kiệu thánh Tử Đạo quê hương: thánh Augustinô Nguyễn Văn Mới, thánh Thomas Nguyễn Văn Đệ và thánh Têphanô Nguyễn Văn Vinh; kèm theo là 6 đội kèn và một đội trống trắc thuộc các giáo xứ trong giáo hạt, các em thiếu nhi Thánh Thể, hội hiền mẫu, hội gia trưởng, huynh đoàn Đaminh, ca đoàn giáo xứ cùng chung tâm tình tạ ơn Thiên Chúa trong ngày lễ khai mạc Năm Thánh.



Nghi thức khai mạc Năm Thánh

Tại quảng trường cuối nhà thờ, khi đoàn rước đã tề tự đầy đủ, cha xứ Đaminh Nguyễn Văn Lương tuyên bố khai mạc Năm Thánh, trong khi tiếng chuông nhà thờ đổ hồi dài, đội trống và các đội kèn cùng cử lên bài chào mừng khai mạc Năm Thánh của giáo dân hạt Đông Hưng-Hưng Hà. Những trái bóng bay được kết thành chùm bay lên không trung mang theo dòng chữ “Giáo hạt Đông Hưng – Hưng Hà khai mạc Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam 2010” thật đẹp và có ý nghĩa.

Nghi thức tưởng nhớ Tổ Tiên

Cộng đoàn dành một phút tưởng niệm tỏ lòng thành kính và biết ơn các bậc tổ tiên và ba thánh Tử Đạo đã đón nhận hạt giống Tin Mừng, vì mến yêu Thiên Chúa sẵn sàng chấp nhận hiến thân mình làm của lễ dâng lên Thiên Chúa. Sau đó cha xứ và đoàn dâng hương tiến lên cúi đầu vái hương ba lần trước tượng ba thánh Tử Đạo quê hương.



Nghi thức sám hối

Cha Đaminh Lương chủ sự nghi thức sám hối. Trước nhất cộng đoàn xin lỗi Chúa, sau đó xin lỗi anh em đồng đạo và xin lỗi đồng bào của mình, vì những điều bất xứng hay vô tình đã gây ra sự chia rẽ, hiểu lầm trong cuộc sống hằng ngày. Cộng đoàn cùng giơ cao tay và hát: “Lạy Chúa xin thương xót con là kẻ có tội. Xin Ngài đoái thương đời con tội lỗi ngập tràn. Xin Ngài thứ tha lòn con thống hối ăn năn”.

Thánh lễ khai mạc Năm Thánh

Kết thúc nghi thức khai mạc, đoàn đồng tế và cộng đoàn tiến vào trong thánh đường dâng thánh lễ khai mạc. Trong bài giảng Đức cha đặt vấn đề và gợi lên những câu hỏi chúng ta phải làm thế nào, và sống như thế nào để tỏ lòng tôn kính các bậc tổ tiên? Và chúng ta là con cháu, hậu duệ của các ngài đang sống trong thời đại văn minh và hưởng thụ, chúng ta phải làm thế nào để các bậc tổ tiên hài lòng?

Trước khi nhận phép lành thánh lễ, một vị đại diện cộng đoàn giáo xứ Bồ Ngọc nói riêng và giáo hạt Đông Hưng – Hưng hà nói chung cám ơn Đức cha, quý cha và quý cộng đoàn đã đến hiệp thông trong thánh lễ khai mạc Năm Thánh hôm nay, được diễn ra hết sức sốt sáng và tốt đẹp, mang nhiều ơn Chúa xuống cho từng cá nhân, gia đình và cộng đoàn.
 
Ngày Hội Giới Trẻ Di dân tại Đền thánh Martinô
Fx. Trần Kim Ngọc, OP.
17:25 07/12/2009
BIÊN HÒA - Chúa Nhật ngày 06.12.2009, 1.000 bạn trẻ di dân gồm sinh viên và công nhân, ngoài ra gần 200 người thiện nguyện phục vụ trong các ban, đã tập họp về Đền Thánh Martin – Biên Hoà tham dự Ngày Hội Giới Trẻ Di Dân trong bầu khí vui tươi và yêu thương với chủ đề “Thắp Sáng Niềm Tin”.

Ngày Hội Giới Trẻ Di dân

Chương trình Ngày Hội Giới Trẻ Di Dân bắt đầu từ 07g00 – 16g00 gồm: sinh hoạt vòng tròn, thuyết trình-trao đổi về “Sự Sống Con Người”, giao lưu văn nghệ, trò chơi vận động, trò chơi thi đua và đỉnh cao là Thánh Lễ.

Các bạn trẻ là sinh viên đang học tại các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp đã nhiệt tình đến với Ngày Hội với một nhiệt huyết trẻ trung và sôi động; còn các bạn trẻ công nhân đến từ nhiều khu công nghiệp khác nhau với một tình thần hăng say và hết mình cho niềm vui thắm đậm tình huynh đệ trong Giêsu.

Các bạn trẻ đã chơi vui một ngày trong Giêsu. Chia tay nhau, các bạn trẻ như vẫn còn muốn kéo dài thời gian để chơi cho đã; nhưng ánh nắng chiều nhẹ buông, êm ái đưa nhịp bước chân các bạn ra về với quyết tâm ra đi “thắp sáng niềm tin” cho tương lai thêm tươi vui, niềm tin thêm rạng ngời trong môi trường học tập, nơi ở trọ cũng như tại khu làm việc.
 
Thánh Lễ: Món ăn tinh thần
Phước Lộc
17:37 07/12/2009
Thánh lễ là một “món ăn tinh thần” không thể thiếu của người Kitô hữu. Nhưng ngày nay rất nhiều người Kitô hữu đã cảm thấy chán “ món ăn thiêng liêng” này, có phải do họ ăn nhiều quá nên chán không? Có phải do “món ăn” không còn hấp dẫn và lôi cuốn nữa? Trong số những người Kitô chán ăn đó có lẽ thành phần chán trường, ngán ngẩm không muốn ăn lại chính là giới trẻ. Vậy thì tại sao giới trẻ lại không muốn ăn?

Nguyên nhân đầu tiên là do giới trẻ có quá nhiều thứ để ăn nên no rồi không muốn ăn nữa. Người trẻ có rất nhiều thứ để ăn như: Các bạn nam thì có thể ăn bóng đá ngủ bóng đá, các quán nhậu, các quán cà phê, các quán bar, vũ trường…Còn các bạn nữ thì đến các thẩm mỹ viện, tiệm làm tóc làm móng tay móng chân, rồi những siêu thị mua sắm giải trí, các sân khấu ca nhạc…Cuộc sống mà có hằng trăm thứ để ăn như vậy thì “bụng” đâu mà chứa nữa, có nhiều món ăn thay đổi như vậy thì làm sao mà chán được.

Với cuộc sống ngày nay, thời buổi kinh tế thị trường vật giá leo thang quá nhiều khó khăn và cám dỗ, vòng xoáy “ cơm áo gạo tiền” sẵng sàng cuốn tôi và nhấn chìm tất cả. Dù biết rằng vòng xoáy cuộc đời hung dữ và nguy hiểm biết dường nào nhưng giới trẻ vẫn phải lao vào để kiếm tìm từng hạt cơm từng tấm áo. Vòng xoáy đó có thể đưa chúng ta tới vinh hoa phú quý nơi mà có thể “hưởng thụ” quên cả lối về, cũng với vòng xoáy này có thể đưa mình tới “sa mạc khô cằn sỏi đá, vực sâu của tột lỗi”. Do phải vật lộn với vòng xoáy nghiệt ngã của cuộc đời nên không còn thời gian, không còn hứng thú không còn sức để ăn “món ăn tinh thần” nữa.

Món ăn nào dù có ngon đến đâu ngon cỡ nào thì ăn hoài cũng chán. Nếu muốn ăn không chán thì phải thay đổi cách chế biến, cách nêm nếm cách trình bày đi thì tạo thành một món ăn mới khi đó ăn lại ngon miệng thôi mà! Một món ăn ngon phải ăn và cảm nhận bằng tất cả cá giác quan thì mới cảm thấy món ăn đó ngon như thế nào. Còn với “món ăn tinh thần” thì cũng vậy cũng phải thay đổi và làm mới lại để cho người ăn không thấy chán, để cho người ăn phải “ nhỏ dãi thèm thuồng” và muốn được ăn nữa ăn nữa ăn hoài không biết chán.

Đầu tiên “món ăn tinh thần” phải nhìn cho thật đẹp mắt, thật trang trọng nhưng không cứng nhắc. Khi đi tham dự thánh lễ thì phải thật nghiêm trang, không nên mặc những bộ quần áo để đi mua “mớ rau mớ cá” ngoài chợ. Điều đáng lưu ý nhất là các bạn nữ tránh diện những bộ cánh “khiêu gợi”, áo thì hở cổ còn váy thì xẻ lên cao đến chỗ không còn cao hơn được nữa làm chia trí cả thánh đường. Chúng ta phải lưu ý một điều là mình đi lễ là để gặp Đức Kitô chứ không phải là một buổi khiêu vũ hay một buổi dạ hội.

Thứ hai, chính chúng ta là những hương thơm là “hương hoa tình yêu” là “gia vị” để làm cho “món ăn tinh thần” trở nên hấp dẫn và lôi cuốn.

Thứ ba, đến với thánh lễ là được tham dự bàn tiệc thánh được “ăn mình và uống máu Chúa Giêsu” là món ăn nuôi dưỡng linh hồn.

Thứ tư, trong thánh lễ chúng ta được nghe tiếng Chúa đồng thời Chúa cũng muốn nghe tâm tình của con chiên Người. Vậy nên trong thánh lễ cần phải dành thời gian ít nhất là 1 phút để cho con chiên cất lên tiếng tâm tình và dâng lên Chúa những bệnh tật, ưu phiền, lo lắng, khó khăn vất vả của cuộc sống.

Thứ năm, một món ăn nếu ăn “bốc” sẽ rất ngon thì tại sao “món ăn tinh thần” không được ăn “bốc”.

Vậy nên trong thánh lễ khi chúc bình an cho nhau thì nên thay những cái gật đầu bằng những cái bắt tay hoặc bằng một cái ôm nhẹ nhàng kết hợp với một nụ cười mến thương thì ăn sẽ ngon biết mấy.

Ngoài ra một yếu tố cũng rất quan trọng đó là “thời gian chế biến”, đừng để cho “món ăn” chế biến quá nhanh quá sơ sài làm cho “thức ăn” chưa kịp thấm chưa kịp chín. Nhưng cũng đừng có “nấu” quá lâu kẻo làm cho “thức ăn mất chất”. Chính các Cha là những “nghệ sĩ” nấu ăn, chúng con xin và ao ước được ăn “món ăn tinh thần” thật thơm thật ngon thật bổ dưỡng Cha ơi!

(Người con xa quê lên Sài Gòn đi học va tham dự Lớp KNS Thứ 6)
 
Những cái được và mất của người Giáo Lý Viên
Anna Nguyễn Tin Yêu
17:41 07/12/2009
Là 1 người đã gắn bó với công tác dạy Giáo Lý cho các em vừa tròn 10 năm, bản thân con đã cảm nhận được rất nhiều những niềm vui và cũng không ít nỗi buồn, nỗi bức xúc trong suốt chặng đường phục vụ của mình. Khi Sr lên chương trình cho buổi chuyên đề và giao việc cho các bạn trong lớp KNS làm về đề tài: “Để nhà thờ hấp dẫn giới trẻ” và đặc biệt là mảng: “Làm thế nào để các lớp Giáo lý thu hút người trẻ?”, con đã cùng các bạn tham gia thảo luận và rất vui khi nghe phần thuyết trình của bạn Ngô Hải - Rất chân tình và phản ánh đúng những tâm tư thao thức của GLV chúng con muốn gửi đến các Cha, các anh chị GLV, Cấp Trên và quý phụ huynh.

Bên cạnh những thao thức, mong muốn của người trẻ đối với các Cha, với Giáo Hội thì con mong những người trẻ cũng nên nhìn nhận lại vai trò của mình. Nếu nghiệm lại chặng đường đã qua, mỗi người sẽ nhận ra được rằng cái mình mất đi sẽ ít hơn những gì mình nhận được.

Cuộc sống của con không được “suôn sẻ” như nhiều bạn nhưng con thấy mình nhận được rất nhiều hồng ân từ Thiên Chúa. Sinh ra và lớn lên trong môi trường thiếu tình thương và sự quan tâm của bố mẹ, tuổi dậy thì với nhiều những biến đổi tâm lý cộng với tính cách ngang bướng, lì lợm và những cám dỗ ngoài xã hội, con hoàn toàn có thể trở thành 1 người hư hỏng. Thế nhưng nhờ vào tình yêu của Giêsu, Ngài đã đưa con đến gần bên Ngài qua Ca đoàn thiếu nhi, các lớp Giáo Lý và nhờ đó mà con tìm được lẽ sống cho cuộc đời mình. Con vui trong mỗi công việc phục vụ con làm và Nhà thờ là nơi cho con dừng chân lại mỗi khi con mệt mỏi, chồn chân trên bước hành trình sống của mình. Trong mắt bố mẹ, bạn bè và nhiều người thì GLV chúng con là những người “khùng” vì “ăn cơm nhà rồi chuyên đi lo chuyện bao đồng”. Là 1 GLV chúng con “mất” nhiều lắm chứ!

Mất thời gian: Chúa Nhật là ngày nghỉ ngơi, người ta có thể ngủ, có thể đi chơi, … còn GLV thì ở lì trên nhà thờ dạy Giáo lý cho thiếu nhi và làm các công tác khác. Mất tiền bạc: Giáo viên đi dạy thì có lương nhưng GLV thì không nhận được 1 đồng thù lao nào trái lại còn phải bỏ tiền túi ra mua quà cho các em, mua dụng cụ học tập, dẫn các em đi uống nước, …

Mất chất xám: Nếu ngoài xã hội người ta bỏ tiền ra mua chất xám thì ở đây chúng con mang cho không chất xám của mình. Chúng con phải học hỏi, trau dồi kiến thức cho mình rồi lại đem kiến thức ấy truyền đạt lại cho các em, động não suy nghĩ ra các chương trình cho các em vui chơi.

Mất tự do: Phải cố gắng sửa chữa những mặt chưa tốt của mình, vì trước khi dạy các em điều gì thì chính GLV phải sống điều đó đã. Tác phong phải chững trạc và phải từ bỏ 1 số sở thích của mình.

Trở thành 1 đứa con bất hiếu: Cha mẹ không cho tham gia GLV nhưng nhất định không nghe và cãi lại. Mất công sức, mất bạn bè, … và nhiều khi mất cả người yêu chỉ vì không dành thời gian cho người ấy vào ngày Chúa Nhật hay các ngày lễ khác bởi lo cho thiếu nhi hihihi…Và điều có lẽ làm cho chúng con đau buồn nhất và khó vượt qua nhất đó là

Mất đi cái tôi của mình: Bị Cha, các anh chị GLV cấp trên hay các bậc phụ huynh hiểu lầm, la mắng, trách móc, … hay những mâu thuẫn nội bộ giữa các anh chị với nhau, … Chúng con phải ném bỏ cái tôi của mình đi, phải nhẫn nhịn, tha thứ và vượt qua để tiếp tục thực thi sứ mạng GLV của mình. Nếu nói “mất” nhiều thì cái “được” lại là rất rất nhiều.

Là 1 GLV con nhận được sự tôn trọng, yêu mến, tin tưởng của các em và của phụ huynh. Nhận được rất nhiều niềm vui và sự bình an từ các em thiếu nhi và từ những công việc phục vụ của mình. Học hỏi được rất nhiều kiến thức từ công việc, từ các em thiếu nhi và những người khác. Đối với con, nhờ các em thiếu nhi và công việc phục vụ của mình mà con đã vượt qua được những đớn đau mà tưởng chừng như có thể quật ngã mình. Và nếu TIN thì tất cả những ơn lành bạn nhận được trong cuộc sống đều xuất phát từ Tình yêu của Thiên Chúa thì những gì bạn bỏ ra để phục vụ cho Người chẳng thấm vào đâu đâu. Chính vì vậy, theo con nghĩ việc quan trọng của các Cha, các anh chị GLV đi trước là làm thế nào để giúp cho giới trẻ - các em tân GLV có được 1 cái tâm GLV hay nói khác đi là 1 niềm hăng say yêu mến phục vụ. Khi các em có được niềm yêu mến đó thì chẳng cần ai nói gì hay đòi hỏi gì, các em sẽ tự mình trau dồi và hoàn thiện bản thân mỗi ngày để trở thành 1 GLV chứng nhân đem Tình yêu của Chúa đến với các em thiếu nhi và các bạn trẻ.

Một vài chia sẻ của con với mọi người, đặc biệt là những bạn GLV khác. Mình hy vọng mỗi người trẻ chúng ta cùng nhau góp sức để xây dựng Giáo Hội ngày càng tốt đẹp hơn. Chúng ta hãy cùng chung tay làm giàu hơn với những nén vàng Chúa trao nhé! Tạ ơn Chúa vì đã cho chúng con diễm phúc được tham gia lớp KNS và được thay mặt các bạn trẻ nói lên tiếng nói của chúng con với Giáo Hội. Chúng con cũng cám ơn cho Hai Sư Phụ của con rất nhiều. Xin Chúa thương ban nhiều hồng ân cho những người hướng dẫn chúng con. Amen!

(Giáo lý viên 25 tuổi, học lớp KNS thứ 5 tại giáo xứ Tân Hưng)
 
Chảy máu chất xám trong giới trẻ
Xương Rồng
17:44 07/12/2009
Giới trẻ là trụ cột tương lai của Giáo Hội, tuy nhiên một điều đáng buồn là chất xám trong giới trẻ đang bị chảy máu. Ngày nay các bạn trẻ xây dựng đất nước là điều phải làm nhưng các bạn trẻ lại quên mất một việc cực kỳ quan trọng là xây dựng Giáo Hội.

Một số bạn trẻ rất thành công trong cuộc sống nhưng đối với giáo xứ, Giáo Hội thì phần lớn chẳng có đóng góp gì nếu có thì không đáng kể.

Tại sao giới trẻ lại không đóng góp xây dựng Giáo Hội?

Vậy thì nguyên nhân do đâu:

Do Giáo Hội? Do Giáo Phận? Do Giáo Hạt? Do Giáo Xứ? Do gia đình? Do hoàn cảnh?... Chẳng do đâu cả mà là do chính bản thân các bạn trẻ do “ cha chung không ai khóc”.

Vậy thì phải làm sao đây, làm sao đây, làm sao đây…?

Một lực lượng giới khác phải đi học đi làm xa nhà, xa giáo xứ thân yêu của mình. Trong các bạn trẻ này có cả huynh trưởng, giáo lý viên, trong ban điều hành giới trẻ… Khi phải đi xa tạm thời phải ngưng phục vụ nơi Giáo Xứ, liệu sau 1 năm, 3 năm, 5 năm, 10 năm… họ có còn quay trở lại tiếp tục phục vụ nữa hay không? Trong thời gian đi xa đó nơi mà họ đến các bạn trẻ có cơ hội để phục vụ, Giáo Xứ ở đó có tạo điều kiện cho các bạn tham gia phục vụ hay không?

Vì sao lại như thế có phải tại vì:

Vì các bạn trẻ chỉ muốn phục vụ cho Giáo Xứ của mình và vì Giáo Xứ đó là Giáo Xứ lạ.

Vì các bạn trẻ nghĩ mình không có trách nhiệm và bổn phận phục vụ nơi giáo xứ bạn.

Vì sợ Giáo Xứ bạn sẽ phát triển hơn Giáo Xứ mình chăng.

Vì giữa các Giáo Xứ, các Giáo Hạt, các Giáo Phận chưa có tiếng nói chung.

Vì cách quản lý và giáo dục của chúng ta có vấn đề chăng

….

Những dòng chất xám vẫn đang tiếp tục tiếp tục chảy nếu như Giáo Hội không có biện pháp ngăn chặn.

(Người con xa quê lên Sài Gòn đi học)
 
Khánh thành nhà thờ Thành Triệu tỉnh Bến Tre
GB Vương Nghi
07:59 07/12/2009
Mùa Vọng 2009, khánh thành bốn nhà thờ trên đất Bến Tre

Bây giờ, đường từ Mỹ Tho qua Bến Tre đã hoàn toàn khác xưa.

Chiếc cầu dây văng vượt sông Tiền với hai cù lao nổi lên giữa mặt nước mênh mang, đã không chỉ nối hai bờ xa xôi thành gần gũi, mà còn nối kết và đẩy nhanh dòng sống của cư dân đất bồi duyên hải Bến Tre hòa vào nhịp lưu chuyển cuồn cuộn của “tiểu lục địa” miền Tây Nam bộ và Sài Gòn – Bến Nghé – Đồng Nai…

Hội Thánh Chúa dường như cũng đang thay da đổi thịt, sắc diện hồng hào tươi tắn, khác những ngày tháng chiến tranh và lúc mới hòa bình.

Sự đạo thong dong hơn. Bốn giáo hạt của giáo phận Vĩnh Long trên đất Bến Tre, gồm Bến Tre, Bình Đại, Cái Mơn, Thạnh Phú, với 28 họ chánh và 38 họ lẻ, đang hình thành một gương mặt mới của Giáo Hội trên đất Bến Tre thời hội nhập và phát triển.

Ngay khi Giáo Hội Việt Nam nói chung và giáo phận Vĩnh Long nói riêng vừa khai mạc Năm Thánh 2010 được hơn hai tuần, vào tháng 12 này, trong tỉnh Bến Tre đã chứng kiến sự ra đời của bốn ngôi nhà thờ mới được xây dựng: nhà thờ Cái Sơn (Giồng Trôm, hạt Bến Tre) nhà thờ An Điền (Cái Bông, hạt Bến Tre), nhà thờ Giồng Giá (Ba Tri, hạt Bến Tre) và nhà thờ Thành Triệu (Châu Thành, hạt Bình Đại).

Bốn ngôi thánh đường mới trên đất Bến Tre, một ghi dấu đầy ấn tượng của những ngày đầu tiên của Năm Thánh kỷ niệm 350 năm thành lập hai giáo phận tiên khởi Đàng Trong và Đàng Ngoài và 50 năm thiết lập hàng giáo phẩm Việt Nam.

Ngôi nhà thờ Thành Triệu và những dấu tích xưa trên gỗ cây Thánh giá

Thuộc xã Thành Triệu, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, họ đạo Thành Triệu với gần 900 tín hữu, đã hiện diện từ rất sớm trên đất giồng Bến Tre.

Trong Sổ Rửa tội còn ghi phép Rửa đầu tiên, được ghi số hiệu 001, được ban vào năm 1875.

Cha sở đương nhiệm, linh mục Phaolô Khổng Đức Ý, kể lại hồi cuối thế kỷ XIX, họ Thành Triệu vẫn do các cha từ Bến Tre qua giúp mục vụ. Nhà thờ đầu tiên bằng cây lá tọa lạc trên đất chợ hiện nay. Đến khoảng 1913 – 1916, các linh mục Bến Tre xây một ngôi thánh đường vững chãi bằng gạch (nhưng bom đạn đã phá hủy ngôi nhà thờ này) Đến giữa thập niên 30 của thế kỷ XX, Thành Triệu có linh mục được bề trên đia phận Sài Gòn bổ nhiệm phụ trách mục vụ, quản xứ.

Những năm tháng ác liệt nhất của cuộc chiến tranh Mỹ - Việt, họ đạo Thành Triệu phải chuyển nhà thờ của mình ra ngoài lộ, gạt nước mắt để khuôn viên nhà thờ và nhà cha sở oằn mình trong bom đạn. Mãi đến cuối thập niên 70 của thế kỷ trước, lúc chiến tranh kết thúc được vài năm, cha sở và bổn đạo mới bàn nhau về lại mái nhà xưa của họ đạo.

Ngày về, đầy nỗi xúc động. Không ai không rưng rưng trước cảnh hoang tàn thê lương của cảnh xưa chốn cũ.

Hỏi cha sở về những dấu tích chiến tranh, được ngài kề chuyện cây me được xẻ làm Thánh giá vừa được trưng nơi cung thánh nhà thờ mới.

Ngài kể, hồi đó, trong sân nhà thờ có một cây me cổ thụ. Sau 1975, cây me chết. Cha sở nói bổn đạo hạ cây me già, dìm xuống ao, giữ gỗ me trong bùn nước, chờ lúc làm nhà thờ mới sẽ đưa lên xẻ lấy gỗ.

Khi xẻ lấy gỗ me, nghệ nhân phát hiện trong thân me chi chít những miểng đạn. Đầu đạn, miểng bom mìn găm vào thân cây, lâu ngày lẩn vào trong thớ. Các thợ mộc thu được cả túi ni lông những mảnh đồng chì, dấu vết của chiến tranh.

Vậy là, ngay chính giữa ngôi nhà thờ mới, có một cây Thánh giá làm bằng gỗ me chi chít miểng đạn.

Người viết bỗng miên man nghĩ đến cái ý nghĩa biểu tượng của sự hồi sinh mà bản thân gỗ cây Thánh giá gợi lên khi mang trong mình dấu vết của đau thương, chết chóc. Còn từ nay, hằng ngày, trong những buổi quy tụ cộng đoàn làm việc thờ phượng, mọi người sẽ nhìn lên cây Thánh giá mà suy ngắm sự Phục sinh của Chúa Giêsu.

Ngôi nhà thờ mới và những ước nguyện mới của người Thành Triệu

Người Thành Triệu vừa có ngôi nhà thờ mới.

Gần nửa thế kỷ đã qua, cộng đoàn Thành Triệu cử hành việc thờ phượng trong ngôi nhà thờ được dựng tạm, bé nhỏ và mong manh. Nay ngôi thánh đường vững chãi đã được xây dựng xong. Kiểu dáng của công trình kiến trúc thánh đường như muốn điểm thêm một nét vào phong cách kiến trúc hiện đại của miền đất Bến Tre đang trên đường hội nhập và phát triển. Nhìn từ xa, ngôi nhà thờ như đồng hành với phong cách tân kỳ của chiếc cầu dây văng Rạch Miễu.

Nhưng không chỉ đơn thuần là phong cách và kiểu dáng, mà còn như một diễn đạt không thành lời về một ước nguyện sâu xa của người tín hữu Thành Triệu.

Đó là nguyện ước được đồng hành với đồng bào, đồng hương Bến Tre của mình trên mọi nẻo đường cuộc sống, thực hiện lời hướng dẫn của vị mục tử giáo phận, Đức cha Tôma Nguyễn Văn Tân, trong ngày Khai mạc Năm Thánh 2010 tại giáo phận Vĩnh Long, cộng đoàn tín hữu Thành Triệu trở thành “cộng đoàn sống đức tin và loan báo Tin Mừng, và mong cho mọi người đón nhận Chúa Kitô, được quy tụ trong Nước Chúa, là Nước của sự thật và sự sống, yêu thương và an bình”.

Lễ khánh thành ngôi nhà thờ mới sẽ diễn ra vào ngày 9-12 sắp tới, nhưng từ lâu người Thành Triệu đã “khánh thành” trong lòng mình một đức Tin sâu xa, gắn kết trong niềm hy vọng giữa bao gian truân, và một đức ái chân thành với mọi anh chị em.

GB Vương Nghi
 
Ngày ra mắt nhóm đối thoại Liên Tôn Tổng Giáo Phận Saigòn
Xuân Thái & Ngọc Đức
08:02 07/12/2009
WGPSG - Vào 9giờ sáng Thứ bảy ngày 05/12/2009, tại phòng hội của Trung tâm Mục vụ Sài Gòn số 6 bis Tôn Đức Thắng, P. Bến Nghé, Q. I, buổi họp mặt chính thức ra mắt Nhóm Đối thoại liên tôn với sự hiện diện của Đức Hồng y GB. Phạm Minh Mẫn.

Giới thiệu thành phần tham sự: có sự hiện diện của cha Long, cha Vinh, quý thầy Dòng Tên, Dòng Đa Minh, Dòng Chúa Cứu Thế… Đặc biệt, sự hiện diện của Sơ Mai Thành, người đã có hơn 30 năm nghiên cứu và kinh nghiệm đối thoại tôn giáo cùng một số nữ tu và giáo dân. Trong buổi ra mắt, linh mục Phêrô Giuse Hà Thiên Trúc (GX Thị Nghè) thuyết trình về đề tài: Quan niệm “Thiên nhân hiệp nhất” dưới hai cái nhìn của đạo Cao đài và đạo Công giáo. Sau đó là lời huấn từ của Đức Hồng y nói lên tâm tình thân ái từ vị chủ chăn cao nhất và cũng là người cha chung của Giáo phận nhà.

Những bông hoa tư tưởng quen thuộc của Mohamed, của Đức Cao Triều Phát, của Rabindranath Tagore và của Thánh Phêrô được viết trên giấy đỏ hình trái tim dán trên tường phòng hội, làm buổi họp mặt tăng thêm nhiều ý nghĩa. Mọi người được chiêm ngắm những bông hoa ấy: “Nếu Bạn đóng cửa lại, không cho một sai lầm nào vào được, thì Chân lý cũng sẽ bị ở ngoài” (Tagore). “Khoa học giúp con người đạt Địa, đạo lý sẽ giúp con người thông Thiên. Thế gian không còn là sông mê, bể khổ” (Đức Cao Triều Phát). “Người nào làm cho bạn hữu của mình cười vui, người đó xứng đáng được lên Thiên đàng” (Mohamed). “Vàng bạc thì chúng tôi không có, nhưng cái chúng tôi có, chúng tôi cho các bạn đây, nhân danh Đức Giêsu Kitô, Bạn hãy chỗi dạy” (Cv 3,6).

* Nhóm Đối thoại liên tôn gần 20 thành viên gồm giáo dân, quý linh mục và tu sĩ nam nữ
- Đặc trách: Lm Phanxicô Xaviê Bảo Lộc
- Phó nhóm: Anh Bùi Văn Hòa ( GX Bùi Phát)
- Thư ký – Liên lạc: Chị Lý Ngọc Anh ( GX Gò Vấp)

* Tổ chuyên trách
- Phật giáo: Lm. Đặng Chí San OP (Gx Tam Hà)
- Cao đài: Lm. Phêrô Giuse Hà Thiên Trúc (Gx Thị Nghè) + Thầy Đỗ Quang Dũng (Sj)
- Tài liệu: Anh Xuân – Ái Thiên – Sr Ngọc Lan (Fmm), Lm Đinh Ngọc Lâm (CSSR)

Mục đích
1/ Nhóm Đối thoại liên tôn quy tụ những Kitô hữu tha thiết và muốn dấn thân trong việc tìm hiểu, gặp gỡ các tín đồ thuộc các tôn giáo khác, theo hướng dẫn của Hội Thánh Công giáo, nhằm thực hiện Giáo huấn của Công Đồng Vat II (Nostra Aetate)
2/ Học hỏi Giáo huấn và kinh nghiệm của Hội Thánh về đối thoại liên tôn, đồng thời tìm hiểu về giáo thuyết và thực hành của các cộng đồng tôn giáo lớn đang có mặt trong Giáo phận.
3/ Thăm viếng, tiếp xúc và trao đổi với các tôn giáo khác để xây dựng tình bằng hữu, huynh đệ, gia tăng hiểu biết lẫn nhau và nếu có thể được, cộng tác với nhau trong lãnh vực từ thiện và ích lợi cộng đồng.
4/ Tổ chức và sinh hoạt các cuộc gặp gỡ liên tôn. Đây cũng là cơ hội để trao đổi kinh nghiệm sống đạo và chia sẻ niềm tin Kitô giáo cho những người khác đạo.
5/ Sưu tầm và chia sẻ kinh nghiệm gặp gỡ liên tôn cũng như hiểu biết về các tôn giáo khác. Phổ biến thời sự và tài liệu liên quan đến mục vụ và đối thoại liên tôn.

Sinh hoạt
1/ Lần đầu: 15 giờ 30 – 17 giờ 30, ngày 10/9/2009 tại TTMV.
2/ Định kỳ: 1 lần / Quý, tại TTMV vào Thứ bảy, Tuần thứ hai các tháng 3,6,9,12.
Riêng vào Thứ bảy 5/12 này, sẽ có sự hiện diện của Đức Hồng y trong ngày ra mắt.
3/ Bất định kỳ: khi có nhu cầu tổ chức, thăm viếng hoặc gặp gỡ liên tôn.

Dự kiến
- Tìm hiểu về đối thoại liên tôn tại Việt Nam.
- Thăm chùa Kỳ Quang II 454/4 A Lê Hoàng Phái, do Thượng Tọa Thích Thiện Chiếu trụ trì (đã thực hiện)
- Thăm Chùa Hoằng Pháp, Quốc lộ 22, Thành Ông Năm Hóc Môn (ĐĐ Thích Chân Tính)
- Tiếp đón đại diện các tôn giáo trong ngày cầu nguyện cho các bệnh nhân trong Giáo phận nhân dịp Năm Thánh 2010 (11/2/2009)

Ngày ra mắt nhóm đối thoại Liên Tôn TGP


* Quan niệm về “Thiên Nhân hiệp nhất” giữa hai cái nhìn của đạo Cao đài và đạo Công giáo

Cha Phêrô Nguyễn Văn Hiền, đại diện Đức cha Phụ Tá và cũng là Phó Giám đốc Trung tâm MV, đã khai mạc với những lời ngắn gọn: không thể sống tốt nếu không biết mọi người xung quanh, không thể rao giảng hữu hiệu, nếu thiếu đối thoại tôn giáo. Nhưng đối thoại còn phải diễn ra ở góc độ cao hơn, trong các hôn nhân khác đạo. Giáo Hội phải chuẩn bị thế nào, trong hôn nhân khác đạo đang diễn ra tại nhiều gia đình ngay trong giáo phận?... Vì thế, buổi ra mắt của Nhóm Đối thoại liên tôn lúc này là rất kịp thời nhằm đáp ứng những nhu cầu thực tế của Giáo Hội.

Sau phát biểu khai mạc là phần thuyết trình đề tài “Thiên nhân hiệp nhất” do Cha Phêrô Giuse Hà Thiên Trúc trình bày. Bài thuyết trình đã được soạn công phu, chiếu trên Slide Show thật khúc chiết rõ ràng. Cha Hà Thiên Trúc đã có quá trình đối thoại liên tôn “tại gia” từ rất sớm, vì cha được sinh ra và trưởng thành từ một gia đình có 3 tôn giáo, ông cố theo đạo Cao đài. Hoàn cảnh đặc biệt hiếm có đã trở thành một cái duyên rất lớn cho cả cử tọa được nghe.

Đạo Cao đài là một đạo có tính dân tộc rất lớn, vì do người Việt Nam sáng lập, trên cái nôi khai sinh là đất Sài Gòn miền Nam vào cuối năm 1926, từ đó đã lan tỏa đi khắp nơi trong và ngoài nước. Ba nhân vật trọng yếu đã góp phần quyết định sự ra đời của đạo Cao đài là các ông:
- Ngô Minh Chiêu, sinh năm 1878, tại Chợ Lớn.
- Lê Văn Trung, sinh năm 1875, tại Chợ Lớn.
- Phạm Công Tắc, sinh năm 1893, tại Tân An.

Theo thống kê năm 2004, số tín đồ hiện nay vào khoảng từ 3,5 đến 4 triệu người.

* Ý nghĩa hai chữ Cao đài
- Cao đài, nghĩa đen là cái đài cao, cái tháp cao ám chỉ cao nhất vũ trụ, là đích tiến hóa sau cùng của chúng sinh.
- Cao đài là tá danh của Đức Thượng đế khi mở Đạo kỳ thứ 3, nhằm nêu lên thiên ý là Đấng Tối cao đang đến dìu dắt nhân loại quay về nguồn gốc của mình là Thượng đế.
- Cao đài cũng chính là chỗ cao nhất trong tâm linh con người, đạo pháp gọi là Nê hoàn cung trong não bộ.

* Biểu tượng của Thượng đế và cơ bút

Đạo Cao đài thờ Con Mắt, gọi là Thiên Nhãn là mắt trời. Thờ Thiên Nhãn là thờ Trời, là trung tâm thần lực của vũ trụ, là Thái cực hay Chúa tể càn khôn, hay Thượng đế tức Đức Cao đài.

Cơ bút trong đạo Cao đài là phương pháp thông công giữa các đấng thiêng liêng cõi vô hình và các chức sắc Hội Thánh tại thế gian. Cơ là dụng cụ đặc biệt để một hoặc hai đồng tử cầm, nương vào đó viết ra thánh ngôn khi tiếp điển thiêng liêng. Bút là loại dụng cụ khác tựa như cây viết. Đồng tử đứng cơ gọi là “thủ cơ”, dùng bút gọi là “chấp bút”

Mục đích hay cứu cánh của đạo Cao đài là Nhân hòa và Thiên nhân hiệp nhất.

Thiên nhân hiệp nhất là sự phối kết giữa Người và Trời thành một cơ cấu duy nhất, quyền năng duy nhất, trong một sứ mạng duy nhất, điều ấy được thực hiện ngay chính nội tâm con người.

Nhiều điểm tương đồng và khác biệt giữa 2 đạo đã được vị thuyết trình chỉ rõ.

Lúc này đã là 10 giờ. Đức Hồng y đến đúng giờ và dự thuyết trình phần cuối của cha Hà Thiên Trúc.

Buổi thuyết trình kết thúc bước qua phần thảo luận. Dịp này, Đức Hồng y hỏi kinh nghiệm của cha Hà Thiên Trúc đã cư xử ra sao khi người cha theo đạo Cao đài, mẹ theo đạo Phật và có những khó khăn gì, cha Thiên Trúc chia sẻ: không có nhiều khó khăn, vì ba mẹ của ngài thương yêu nhau thực sự, tôn trọng sự khác đạo của nhau, đến năm 19 tuổi, khi vừa kịp trưởng thành, cha đã có sự lựa chọn độc lập của riêng mình. Lần lượt, cha Long, cha Vinh và nhiều vị khác đã chia sẻ suy nghĩ về bài thuyết trình và kể lại những hoàn cảnh thực tế khi cọ sát, chung đụng với các tôn giáo khác. Sơ Mai Thành nói đến trường hợp “Ba tôn giáo, một trái tim” trong một lần các tôn giáo cùng chung lo việc từ thiện và xã hội.

Huấn từ của Đức Hồng y nói đến sự cần thiết phải tôn trọng những khác biệt trong hoàn cảnh đa nguyên về văn hóa hiện nay. Văn hóa là những tấm áo được thể hiện qua hành vi ngôn ngữ. Trong mọi nền văn hóa đều có những hạt giống lời Chúa tiềm ẩn, làm sao phát hiện ra hạt giống ấy để phát huy và nhân rộng.

Huấn từ của Đức Hồng y cũng là những lời tâm tình, cùng với nhiều mẩu chuyện ngài kể về Đối thoại liên tôn mà ngài đã kinh qua đó đây, nhất là về những lời nhắn nhủ liên quan đến đối thoại liên tôn của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, cùng với mẫu gương sống động của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ngài đã nhắc nhở, còn thiếu người phụ trách về Islam (Hồi giáo) và đạo BaHai. Ngài lưu ý Nhóm Đối thoại liên tôn hãy cố gắng bổ sung điều ấy.

11giờ45, buổi gặp mặt ra mắt của Nhóm kết thúc, mọi người cùng dự bữa cơm thân mật với Đức Hồng y tại nhà ăn của Trung tâm Mục vụ.

(Nguồn: http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20091206/3273)
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Hồi Ký: Những câu chuyện về một thời: Trường Lê Bảo Tịnh
+GM. Phaolô Lê Đắc Trọng
09:16 07/12/2009
Trường Lê Bảo Tịnh

Chính thể mới, nhiều người sợ hãi. Thành phố Nam Định đông đầy ắp người. Bình thường độ 100 ngàn người, lúc ấy có đến năm sáu trăm người. Sau 20-7, người ta đi vợi, có khi 10 chỉ còn một. Nhà thờ mọi khi ba bốn lễ, người đứng trong, người đứng ngoài chật như nêm. Nay ngồi không hết ghế. Phần đi Nam, phần về quê.

Vào năm 1948-1949, vừa chịu chức xong, tôi ở Hà Nội một năm, dạy tiếng Việt cho hai cha Sulpice mới sang: cha Liêu và cha Theuret. Cha học được một tháng đã bắt đầu đi giảng ở nhà thờ Hàm Long, còn cha Theuret trẻ hơn, nhưng miệng nói khó uốn theo giọng Việt Nam, cha thôi học, bỏ cả hội Sulpice rồi đi làm tuyên uý cho quân đội Pháp. Còn cha Liêu làm Bề Trên Sulpice, dạy thần học ở trường Sulpice đặt tại tràng Bảy ngày trước tại Nhà Chung. Mấy năm sau, ngài đi tắm biển ở Bãi Cháy, Hòn Gai rồi chết đuối ở đó, được mai táng ngay ở Bãi Cháy.

Ở Nam Định trước đấy mấy tháng đã có cha Căn (Cantaloube) làm cha xứ, cha Thư phụ tá mấy tháng rồi về Hà Nội. Cha Khâm thuộc Bùi Chu, chạy Việt Minh lên Hà Nội, cha đứng lên chống Cộng, bị Việt Minh cứa cổ nhưng không nguy hiểm.

Cha Thư ở với cố Căn ít lâu, về Hà Nội. Cha Căn ở một mình, cha Khâm đang mở phong trào chống Cộng ở Nam Định, ngày ngày vào chuyện trò với cha Căn, nhân thể tập nói tiếng Pháp. Tuy cha Khâm đứng đầu phong trào chống Cộng, người Pháp dù đánh Việt Cộng, cũng không ưa cha Khâm, bởi cha Khâm tuy chống Cộng, nhưng lại hoạt động cho độc lập. Mà người Pháp đâu chịu cho Việt Nam độc lập.

Khi tôi về Nam Định, cha Khâm ra trụ sở ở phố không vào nhà xứ Nam Định. Cha hiểu ý là Hà Nội sai tôi về Nam Định, để đưa cha Khâm ra khỏi nhà xứ. Lúc đó Hà Nội – Nam Định phải đi bằng máy bay. Ra khỏi sân bay, lúc bước chân vào thành phố, chỉ thấy hoang tàn là hoang tàn, trên đường phố, họa mới còn một ngôi nhà vừa được dựng nên sơ sài. Còn tất cả đã bị chính sách tiêu thổ kháng chiến san bằng. Ngoại trừ phố Khách (Fransois Garnier) còn nguyên vẹn, và người Tàu lúc đó thuộc phe đồng minh Anh – Mỹ – Nga - Tàu (Tưởng Giới Thạch), nên nhà người Tàu được tôn trọng.

Những ngày tiếp theo, cũng vẫn cảnh đường phố vắng vẻ. Những người trong nhà xứ vẫn chưa ai dám đi lại bình thường.

Về Khoái Đồng:

Tuần lễ trước 20-7, những xe cam-nhông nhà binh chở các đồ đạc của Khoái Đồng đi: của Đại Chủng Viện, của Tu Viện Đôminicô, của xứ Khoái Đồng. Rồi từ đó không biết tin tức về Khoái Đồng.

Ba ngày sau, tôi đưa anh Chính là cựu học sinh của trường Lê Bảo Tịnh, nay bỗng chốc là cán bộ. Anh thu xếp cho tôi có giấy thông hành. Nhờ đó tôi dám một mình sang Khoái Đồng. Nhà cửa vắng teo, tìm mãi ra được thày Uyển. Chỉ còn có mình thày, cha Tự, cha xứ Khoái Đồng, tôi gặp mấy hôm trước cũng đã nhờ người đưa đi. Còn lại cha Thư ở Tu Viện. Ngài không dám bước ra khỏi nhà. Tôi rủ mãi, ngài cùng tôi làm đơn mở trường tư thục Công giáo. Cũng nộp đơn, một tháng sau, ngài được giấy mở lại trường Xanh Tôma, còn tôi mở trường Lê Bảo Tịnh. Được giấy rồi, vài ngày sau, cha Thư cũng biến mất, trường Thánh Tôma thế là biến hẳn khỏi thành phố Nam Định.

Trường Lê Bảo Tịnh 1953-1957

Trường Lê Bảo Tịnh mở lại từ sau hè 1955. Trường có các trẻ từ vỡ lòng đến lớp nhất, tức là các lớp tiểu học. Cũng có hai ban nam và nữ. Nam có ông Thường (mới) ông Tuệ (cũ) và mấy thày nữa, tôi quên tên, họ ở cơ sở cũ. Nữ có cô Phương, cô Thục, mà hai lớp ở cơ sở trường Thánh Tâm cũ. Mở trường vừa để giữ vai trò giáo dục, vừa để giữ nhà giữ đất. Khu vực các Sơ ở phố Hàng Xũ. Sau vì nữ sinh ít quá, nên hai cô đem số học sinh sát nhập vào bên nam ở Lê Bảo Tịnh.

Tôi vẫn giữ chức hiệu trưởng. Công việc bận rộn lúc này là tối nào hiệu trưởng cũng phải đi họp để lấy bài về dạy. Dĩ nhiên là mọi bài dạy vẫn theo chế độ mới bấy giờ. Mục đích mở trường theo ý tôi, là cốt có cơ hội để dạy giáo lý. Tôi dạy giáo lý theo chương trình của tôi, từ lớp vỡ lòng đến lớp nhất. Viết bài chứ không chỉ “miệng không”. Lớp nào có bài lớp ấy. Học sinh cũng đông lắm, vì chúng vừa phải đóng tiền học, vừa ít quyền lợi hơn trường công. Chỉ có trường Công giáo mà nhiều người còn tin tưởng, mới đứng vững, còn các trường khác bị xẹp hết. Dù vậy số học phí học sinh đóng không đủ trả lương các thầy. Làm hiệu trưởng thật vất vả, tôi trao lại cho thầy Tuệ điều khiển, thu được bao nhiêu, các thầy chia với nhau. Phần tôi có thứ gì bán được, tôi bán hết để cho các thầy: nào tăng âm của trường, máy chiếu hình, kèn saxophon và các nhạc cụ khác tôi đã sắm để tổ chức một ban nhạc cho nhà trường, nay bán hết với giá rẻ mạt, và cũng để trả lương các thầy.

Nay thầy Tuệ đứng làm hiệu trưởng, ông Thường chán nhà trường, đi học lớp sư phạm để dạy trường nhà nước. Dạy ít lâu cũng chán, lại trở về trường Lê Bảo Tịnh.

Năm 1959, các trường tư thục được học tập để trở thành trường công. Như thế, trường Lê Bảo Tịnh nếu cứ tiếp tục có thể bị “sung công”. Tôi cho đóng cửa trường lại, không dùng làm trường, bàn ghế phá đi lấy gỗ. Ghế nào tốt đưa lên nhà thờ. Các đồ cồng kềnh của nhà thờ mang để trong đó, như cái hòm để kiệu. Nhà trường thế là bị b•i hẳn.

Các giáo viên chia làm hai phe: ông Tuệ, cô Phương đứng về phe đóng cửa trường. Ông Thường, cô Thục đứng về phe đòi mở cửa. Phe này là tay sai của chính quyền. Các cửa được cài then, khoá xích. Phe ông Thường, được sự thúc đẩy của cán bộ, nằng nặc đòi mở cửa. Và một tháng sau đó, vào một buổi sáng, một đoàn người có cờ đỏ sao vàng dẫn đầu, gồm ông Thường, ông Thược, cô Thục và mấy chục người, hình như là phụ huynh học sinh, tiến vào phá cửa sau, bên cổng nhà thờ, bọn thợ khoá có cưa sắt, búa kìm đến cửa xích phá khoá. Mở cửa xong, họ đưa cờ “chiến thắng” lên cắm trên nóc phía cửa trường.

Để bảo đảm cho cuộc “tiến quân” được an toàn còn thêm những ông bà trong hàng xứ có uy tín đều được mời ra ngoài mỗi người mỗi nhà, để cuộc tiến công không một tiếng chống lại, ngăn cản. Và họ đã thành công êm thấm. Chiều đến, vào buổi chầu ở nhà thờ, tôi tuyên bố: Nhà trường hôm nay bị người ta đến phá khoá, cưa xích và mở cửa chiếm đoạt, tôi phản đối việc đó, chứ không trao chìa khoá cho họ. Nói thế để ai nấy vững vàng giữ vị trí của mình. Người ta dùng bạo lực, mình không làm gì được, chứ không phải mình tự ý đưa chìa khóa. Nhà trường tư thục Công giáo Lê Bảo Tịnh, từ đây không còn nữa.

Trở về nhà xứ

Sau ngày 20-7, các cha vẫn ở lại Nam Định khá đông, nhưng rồi dần dần về các xứ: Cha Thùy về Trình Xuyên, cha Hoá về Đồng Chuối, cha Nến về Khoan Vỹ, cha già Am về Kẻ Nấp (Vỉ Nhuế). Còn lại cha Kỳ vẫn giúp việc xứ. Cha Chung, cha ứng ở Anphong. Cha Thùy về Trình Xuyên ít lâu, thì về Phùng Khoang là quê của ngài và qua đời ở đó. Cha Hạnh vẫn ngụ ở xứ Nam Định.

Năm 1958, Đức Cha Khuê làm một cuộc thuyên chuyển ở miền Nam Định. Cha Kỳ, quyền chính xứ Nam Định sau khi cha già Vượng qua đời, và tôi được đặt làm quyền chính xứ. Cha Chung làm chính xứ Vĩnh Trị, cha ứng làm chính xứ Gia Trạng. Cha Khoát ở Phú ốc lên làm chính xứ Động Linh.

Cha Antôn Đinh Lưu Nhân về Nam Định từ năm 1952, cùng lúc đó tôi trở lại Nam Định. Giờ đây ngài vẫn giữ chức cha chính – Vicarius delegatus. Ban đầu, ngài say mê tinh thần hoà hợp, dân chủ. Trong các buổi họp giữa cán bộ và những thân hào, lần nào ngài cũng có mặt với bộ quần áo nâu, đi dép lốp cao su. Nằm chung chạ với mọi người. Bà con cảnh cáo ngài cẩn thận kẻo người ta xếp nằm gần phụ nữ đấy. Tính ngài hay phát biểu và nói thì dài dòng. Được cái là chỉ theo lối đạo, với lối nói cổ xưa và cả những danh từ Công giáo cổ xưa.

Trong những cuộc họp Công giáo của cả tỉnh Hà Nam Ninh có tới 3; 4 trăm đại biểu, trong đó linh mục có, Chánh trương Trùm trưởng có, đại biểu giáo dân nam nữ. Dĩ nhiên nhóm đại biểu giáo dân, là những người làm việc hoặc cảm tình với chế độ hơn. Họ phát biểu theo đường lối chính sách nhà nước. Là những người Công giáo tiến bộ, họ phát biểu theo đường lối của Đảng, chứ không theo đường lối Giáo Hội và còn đi ngược lại là khác.

Khi có một chính sách mới, đường lối mới, chỉ thị mới là phải có họp. Họp để hiểu, hiểu rồi lấy quyết định thực hành. Đúng là đường lối của Công Giáo Tiến Hành trước đó: nhìn xem - phân tích - lấy quyết định.

Lúc đó bà con nói, đường lối chính sách sao mà giống với các hoạt động của Công giáo chúng ta thế! ở khu phố thì có những cuộc họp ở khu phố, có thể cả tuần, có thể mỗi tuần mấy buổi. Đó là họp nhân dân, nhà nào cũng phải có một đại biểu. Nhà xứ cũng thế, thường là các cha sai ông trùm ông quản, hay người làm đi thay.

Chẳng hạn học về chính sách hộ khẩu. Mỗi nhà phải có một sổ hộ khẩu. Trước khi làm sổ, các gia đình ở một đường phố, hay khu phố phải hội họp. Trước hết là học hỏi về chính sách đường lối hộ khẩu là thế nào. Rồi mỗi gia đình phải khai tình trạng gia đình. Không phải chỉ về kinh tế, nhất là về chính trị. Có bao nhiêu người? Tuổi mỗi người? Nghề nghiệp làm ăn? Làm chức việc gì? Có quan hệ thế nào? ĐÃ công tác với chế độ nào? Có ngụy quân ngụy quyền? Tất cả phải đưa ra trước hội nghị. Phải nói hết, nếu không, bà con chung quanh sẽ “bổ sung”. Mà đã bị “bổ sung” thì không tốt, thiếu thật thà.

Không hiểu làm sao tính bà con hàng xóm láng giềng lúc đó khác hẳn. Người ta luôn nói đến “tình nghĩa xóm làng” thế nhưng lại dễ dàng bới móc ra như giữa những thù địch với nhau. Đến nỗi hội họp là như để bới móc nhau.

Còn đối với cuộc họp các linh mục cũng có thể xảy ra tình trạng đó. ở Phát Diệm, có một linh mục trẻ, em cha Tùng, đi học Pháp, quê ở Cổ Liêu, hay diễu cợt cách thức cán bộ. Trong một hội nghị linh mục Hà Nam Ninh, cha chính địa phận Phát Diệm phát biểu về hành vi của cha trẻ kia, và như muốn gợi ý bắt giam ông linh mục trẻ này. Và linh mục trẻ này bị bắt và chết trong tù. Không hiểu cái tinh thần ma quái ở đâu đến khơi lên những thứ hận thù như thế.

Không họp, không ký

Cũng như linh mục Nhân, tuy không hăng hái như linh mục Nhân, những năm đầu tôi cũng đi họp, họp về nhà trường, họp về các linh mục. Người ta rất quí tôi. Cha Kỷ, khi nói với người khác về tôi là con ngài. Khi có nhiều người “nói xấu” về tôi: linh mục có tên lý lịch tốt mà sao thế?.

Thuở ban đầu người ta quí trọng tôi: một là trong các thời trước, tôi không dính dáng đến chính trị gì cả: Pháp, Quốc gia, tôi chẳng thân mật với ai; hai là tôi chỉ làn việc giáo dục mở trường, không tham gia chính trị bao giờ, tất cả bà con anh em nhà tôi đều thế. Nên tôi được coi là người “trong sạch”. Người ta nể tôi vì thế. Ông Chủ Tịch Uỷ Ban Mặt Trận, ông Liên, trong thời kỳ lánh nạn chiến tranh Pháp Việt, có đến nhà tôi ở Kim Lâm Hà Đông, ông biết tôi, và khi làm Chủ Tịch Nam Định, ông nhân danh tình quen biết và mời tôi tham gia. Tôi đã từ chối ngay. Cha Kỷ cũng nói với các cấp, lý lịch tôi rất trong sạch. Tôi không chịu ai làm áp lực, nên tôi luôn giữ tư thế độc lập. Tôi đã nói với ông Chủ Tịch Mặt Trận Nam Định: “Ông làm nhà chính trị, xin ông cứ việc làm chính trị, giúp bà con có đời sống tốt – tôi làm linh mục, xin ông cứ để tôi làm linh mục giúp bà con sống tốt, thế là chúng ta cùng làm việc tốt cho người dân. Tôi không dám tham dự vào công việc của ông, xin ông cũng để tôi cứ làm việc trong chức linh mục của tôi. Cả hai chúng ta cũng vì lợi ích người dân”.

Suýt nữa phải ra toà

Một buổi sáng nọ, vào tháng Ba, năm 1957. Người ta đưa một người thanh niên, có vẻ là học sinh hay cán bộ gì đó, đến xin tôi làm phép xức dầu cho anh. Anh ta yếu, không còn đi lại được. Khi làm phép xức dầu sau hết cho anh. Tôi biết anh là thanh niên lao động từ Cộng sản.

Theo quy định Toà Giám Mục, khi làm phép giải tội cho một Đảng viên hay đoàn viên, phải có phép của Bề Trên Toà Giám Mục. Thời đó ai là Đ.V.C.S. lập tức “ipso facto” bị vạ “suspensio”, không được chịu các phép, có khi cả “Excommunicatio”. Trong trường hợp bình thường là thế, nghĩa là giải vạ để làm phép giải tội, thì phải có phép Bề Trên giải vạ. Nhưng trong trường hợp khẩn cấp, thì không có phép spetialis (đặc biệt) linh mục cũng được tha vạ và làm các phép. Sau khi làm các phép cho anh này, tôi tuyên bố với họ hàng, những người dẫn anh đi, rằng: trong trường hợp bình thường, nghĩa là khoẻ mạnh, tôi không được làm, nếu không có phép Bề Trên. Nhưng đây là trường hợp khẩn cấp nên tôi được làm.

Câu chuyện tưởng thế là xong, y như mọi khi. Một tháng sau, tôi bị gọi ra Viện Kiểm Sát Nhân Dân làm việc. Viện Kiểm Sát có chức năng điều tra xác minh dữ kiện để đưa ra Toà án. Lần đầu tiên và cả đời tôi chỉ có lần này mới biết Viện Kiểm Sát.

Ngồi đối diện với ông Viện Trưởng gì đó và viên thư ký Mặt Trận Tổ Quốc trước cửa nhà thờ. Tôi được ngồi trên một ghế đẩu, tức là ghế các bị cáo quen ngồi, không có tựa. Chung quanh tôi độ ba chục giáo gian, tôi quen mặt một số vẫn đến nhà xứ đấu tranh. Ông Viện Trưởng cất tiếng hỏi:

- Ông có làm phép đạo cho anh này không (tôi không nhớ tên).

- Tôi thưa: Có.

- Khi làm phép thì ông đã nói thế nào?

- Điều này luật đạo chúng tôi không được phép nói.

- Ông phải nói, vì đây là pháp luật đòi hỏi.

- Tôi không được phép nói, vì luật chúng tôi dạy rằng: khi giải tội thì không bao giờ được nói điều người ta nói với tôi, dù có phải chết cũng không được nói: đó là bí mật toà giải tội, chúng tôi phải giữ với giá mạng sống chúng tôi.

Họ cứ hỏi đi hỏi lại mãi, tôi vẫn chỉ thưa có một câu:

- Tôi không được phép nói.

Rồi họ hỏi hàng mấy chục câu hỏi vu vơ, trong đó có một câu quan trọng:

- Ông có tôn trọng chính quyền không?

- Có - luật đạo chúng tôi dạy điều ấy.

Cả một ngày thẩm vấn, chỉ có lời hỏi đáp đó là đàng hoàng.

Ông Viện Trưởng đọc lại biên bản để tôi ký. Khi đọc đến câu: ông có tôn trọng “chính quyền” không? thì ông ta lại hỏi: ông có tôn trọng luật pháp nhà nước không? Tôi ngắt lời ông ngay và nói: Ông không hỏi tôi thế. Nếu ông hỏi tôi “có tôn trọng luật pháp không, thì tôi thưa khác”.

- Ông thưa khác thế nào?

- Nếu ông hỏi có tôn trọng chính quyền thì tôi thưa có và không điều kiện. Vì luật đạo dạy dù chính quyền là thế nào đi nữa, cũng phải tôn trọng.

- Còn nếu hỏi: Có tôn trọng luật pháp nhà nước không, thì tôi thưa khác.

- Thưa thế nào?

Rồi ông ta giơ cao cuốn Hiến pháp lên:

- Đây luật pháp nhà nước, dù là Tổng thống, dù là Chủ tịch nước cũng phải tuân theo. Và ông ta trịnh trọng hơn nữa, hỏi khi dằn từng tiếng:

- Ông có tuân theo pháp luật nhà nước không?

- Tôi cũng trịnh trọng và dằn từng tiếng: Tôi tôn trọng luật pháp nhà nước, khi luật pháp đó không ngược đạo lý chúng tôi.

- Ông ta lại nói to hơn và dằn từng tiếng:

- Đây! Pháp luật nhà nước! Ông có tôn trọng không?

- Tôi cũng tôn trọng và dằn từng tiếng: Tôi tôn trọng khi luật pháp đó không có gì đi ngược với đạo lý chúng tôi. Còn nếu có điều gì ngược với đạo lý chúng tôi, lương tâm tôi không buộc phải theo.

- Thế nào là không hợp với lương tâm?

- Tôi ví dụ: Ngày xưa vua chúa ra luật cấm đạo, thì dù có chết cũng không tuân luật vua chúa. Đó là cái chết của các Thánh Tử Đạo chúng tôi đó.

Ông Viện trưởng không còn gì mà nói. Tôi cũng thế. Thế là cuộc họp được giải tán.

Mục đích cuộc gặp gỡ chỉ là để chỉnh huấn, răn đe, nhưng không ngờ lại biến sang cuộc tranh luận. Và như thế là chưa đạt mục đích. Ông cho tạm ngừng, để có cuộc gặp gỡ sau vào ngày mai.

Hôm sau, giọng diễn ra khác hẳn. Không còn là cuộc tranh luận, nhưng là xét xử. Lần này quang cảnh xảy ra như một phiên toà. Có bàn ghế ông Thẩm phán, Thư ký - người tố cáo không là ai khác, mà là bố ông Rò, chuyên tố cáo, con ông làm cán bộ tại Uỷ Ban Mặt Trận trước cửa nhà thờ Nam Định.

Ông tố cáo tôi nào là xuyên tạc chính sách, phản động tay sai cho Mỹ Diệm.

Hết bài nói của ông, đến lượt bọn chống đối là những người Công giáo bị lợi dụng, xuyên tạc việc đạo, tố cáo các linh mục, những người làm việc đạo như Chánh trương Trùm trưởng, vu khống cho những người đạo đức hay đi nhà thờ. Anh Khanh con ông Bùi Chu, đánh đàn ở nhà thờ, ông Niêm trưởng ban hát, ông Hàm làm nghề xe bò, dạy kinh bổn cho trẻ em, là những vụ tố cáo họ vẫn đưa ra.

Ông ta tố cáo xong. Bọn tay sai ngồi chung quanh tôi lên tiếng:

- Ông Trọng lên toà giảng xuyên tạc chính sách nhà nước.

- Ông Trọng đi với Mỹ Ngụy: Mỹ Ngụy cài lại.

Họ bầy đặt đủ các chuyện. Còn tôi ngồi trên cái ghế đẩu ở giữa họ, hễ họ nói bầy đặt, tôi chỉ quay ra họ và nói:

- Chỉ nói bậy.

Cuộc tố cáo xỉ vả tôi kéo dài hơn một tiếng đồng hồ, ông Viện Trưởng kết luận: nào là chính sách tôn giáo, nào là chính sách khoan hồng, chính sách giáo dục hơn là trừng trị, v.v… và kết luận:

- Ông Trọng vi phạm nghiêm trọng chính sách tôn giáo của nhà nước. Nhưng là lần đầu, nên Chính phủ khoan hồng, chỉ cảnh cáo ông. Còn tiếp tục vi phạm thì có tù mọt gông.

Tôi đứng lên ra về, trong bộ áo thâm dài đàng hoàng. Không một lời chào hỏi hay cảm ơn. Bắt chước Chúa Giêsu im lặng.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Vấn đề gia đình: Nợ đại học làm hại các gia đình trẻ
Trần Mạnh Trác
09:05 07/12/2009
"Gánh nặng nợ nần" của sinh viên đại học làm chậm trễ việc lập gia đình, việc sinh con và khuyến khích tình trạng “góp gạo thổi cơm chung”, đó là ý kiến cuả chuyên gia về chính sách gia đình, ông Allan Carlson, Chủ tịch trung tâm Howard Center for Family, Religion & Society, tại hội đồng nghiên cứu về gia đình (Family Research Council) tại Washington, D.C. Ông kêu gọi thành lập một chương trình xóa nợ để giúp giảm nhẹ áp lực tài chính cho sinh viên.

"Trong nhiều nền văn hoá trên thế giới và trong suốt giòng lịch sử đã được ghi chép, việc sử dụng ‘cuả hồi môn’ (dowries, tài sản của phụ nữ trẻ mang vào cuộc hôn nhân của họ) là phổ biến và những quà cưới khác đã cung cấp cho cặp tân hôn một số vốn ngay từ những ngày đầu của cuộc sống chung," Carlson viết trong một bài báo năm 2005. "Chiến lược văn hoá này có mục đích khuyến khích hôn nhân, ổn định đời sống, cung cấp nhà cửa, và khuyến khích sinh con đẻ cái."

Tuy nhiên gần đây, việc thực hành vay nợ chồng chất để đi học của thanh niên đã ngăn cản việc kết hôn và việc sinh con một cách đáng kể.

Tại hội đồng nghiên cứu về gia đình (FRC), Carlson trích dẫn một cuộc điều tra năm 2002 cho thấy rằng 14 phần trăm sinh viên mắc nợ trì hoãn kết hôn, còn trong số đã kết hôn thì 21 phần trăm trì hoãn có con. Năm 1988, những con số tương ứng là 9 và 12 phần trăm.

Nợ cũng có thể gây ra các vấn đề trong cuộc hôn nhân. Một cuộc khảo sát kiểm tra 41 ‘vấn đề hôn nhân’ cho thấy rằng “nợ đưa vào hôn nhân" là vấn đề lớn thứ ba mà các đôi tân hôn phải đối mặt. Trong số những người không có con, nợ là vấn đề lớn thứ hai. Trong lứa tuổi 29 trở xuống, nợ là vấn đề lớn nhất.

Carlson kết luận nợ gây cho sinh viên tránh kết hôn.

Tính từ năm 1984 tới năm 2004, tỷ lệ kết hôn cuả phụ nữ tuổi 20-24 giảm 41.4 phần trăm. Tỷ lệ kết hôn cuả phụ nữ tuổi 25-29 giảm 19.4 phần trăm. Đối với nam giới, tỷ lệ giảm tương ứng là 45.5 phần trăm và 29.6 phần trăm.

Cohabiting (góp gạo thổi cơm chung, sống chung tạm bợ) đã tăng từ 1.6 triệu vào năm 1980 lên tới 5.1 triệu vào năm 2004. Điều này có ảnh hưởng quan trọng tới gia đình, vì các cặp cohabiting ít ổn định, dễ bị bạo lực gia đình và nhiều hơn nữa dễ ngoại tình ngay cả sau khi kết hôn. Con cái của các cặp cohabiting có cùng một mức độ sống như con cái của các bà mẹ độc thân, tức là thấp hơn nhiều so với những trẻ em có cha mẹ đàng hoàng.

Carlson thêm rằng những phụ nữ có văn bằng ‘cao học hay cao hơn’ có xu hướng không có con nhiều hơn những phụ nữ không có văn bằng đại học. Một người phụ nữ càng có trình độ cao, thì cô ấy càng ít có khả năng kết hôn hoặc cohabitate.

Nếu những phụ nữ đó lập gia đình, họ thuờng lập gia đình với những người nam có trình độ đại học. Điều này có nghĩa là món nợ chung của họ là gấp đôi so với nợ cá nhân.

Nợ sinh viên cũng có tác dụng trên chi phí chăm sóc sức khỏe. Các bác sĩ ra trường với món nợ lớn phải tìm cách thu nhập lớn để trả nợ. Điều này áp lực họ tìm những lĩnh vực chuyên môn trả nhiều tiền hơn so với môn tổng quát.

Ông thêm rằng nhiều cặp vợ chồng trẻ có những 'kỳ vọng không thực tế’, như sự cần thiết phải có một đám cưới tốn kém $ 40.000 hay có một căn nhà đắt tiền lần đầu tiên, đó là những việc không khuyến khích hôn nhân. Tuy nhiên, ông hy vọng, sự suy giảm giá nhà đất có thể giúp cải thiện tốc độ kết hôn.

Để hỗ trợ các cặp vợ chồng trẻ lập gia đình và khuyến khích sinh đẻ, Carlson đề nghị rằng hễ một cặp cha mẹ sinh con hoặc xin con nuôi, chính phủ liên bang trả 25 phần trăm ‘nợ giáo dục còn tồn đọng’ cho họ, lên đến $ 5,000 cho mỗi người (mẹ và cha.)
 
Tin Đáng Chú Ý
Gây qũy yểm trợ Dân biểu Cao Quang Ánh tại New Orleans thành công tốt đẹp
Vương Kỳ Sơn
07:52 07/12/2009
NEW ORLEANS - Một bữa cơm gây qũy tái tranh cử cho Dân Biểu Cao Quang Ánh đã gặt hái thành công tốt đẹp tại New Orleans vào tối Chủ Nhật ngày 06/12/2009 tại nhà hàng Panda King.

Đã có gần 500 quan khách tham dự gồm quan khách Việt, Mỹ tham dự mà đa số là người Việt Nam. Cũng đã có sự hiện diện của nhiều viên chức chính quyền tiểu bang và thành phố, đặc biệt có nhiều Linh mục người Việt đến tham dự. Về phía người Mỹ da màu, người ta nhận thấy có Giám mục Jarn Barnes (New Orleans Diocese of the Communion of Evangilical Episcopal Churches)

Dân biểu Cao Quang Ánh đã nói chuyện trong vòng 30 phút và được vỗ tay nhiều lần, trong đó ông nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của một người có mặt thường xuyên và trở thành bạn của các Dân Biểu Quốc Hội Liên Bang Hoa Kỳ. Với vai trò đó, ông cho biết, ông đã gặp gỡ hằng ngày và nói chuyện nhiều với các Dân Biểu đồng viện và họ đều hứa làm những gì mà vị Dân biểu người Việt Cao Quang Ánh yêu cầu, đó là các dự luật Nhân Quyền, danh các nước đáng quan tâm về sự phạm quyền Tự Do Tôn Giáo v.v...

Ông cũng cám ơn Cộng Đồng Người tại Hoa Kỳ cũng như hải ngoại đã yểm trợ ông, cũng như người Việt New Orleans, và đặc biệt nhất là người Việt trong Second Congressional District Louisiana.
 
Dư luận xôn xao chuyện tiền lương ở SCIC
BBC
08:50 07/12/2009
Dư luận xôn xao chuyện tiền lương ở SCIC

SCIC là tổng công ty nhà nước

Kiểm toán nhà nước Việt Nam vừa phát hiện lương tháng của lãnh đạo Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) lên tới trên 78 triệu đồng (4.500 đôla Mỹ).

Báo cáo của kiểm toán cho hay thu nhập bình quân của lãnh đạo SCIC khi xây dựng kế hoạch trình Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội là 40 triệu đồng/tháng, nhưng thực tế, năm 2008 lên tới 78,5 triệu đồng/tháng, cao gấp 1,96 lần so với kế hoạch.

Thí dụ, lương cựu Thứ trưởng Tài chính Trần Văn Tá, người hiện là Tổng giám đốc SCIC là 942 triệu đồng/năm (trên 52.000 đôla Mỹ).

Lý do là vì trong cách tính lương, hệ số lương của SCIC cao đột biến so với các công ty, tập đoàn nhà nước. Số lao động của tổng công ty này cũng thấp hơn nhiều so với kế hoạch.

Quỹ tiền lương của HĐQT và Tổng giám đốc SCIC được duyệt là hơn 1,473 tỷ đồng; nhưng thực tế năm 2008 SCIC đã trả lương đối với các thành viên HĐQT chuyên trách và tổng giám đốc là trên 2,642 tỷ đồng, vượt quỹ lương so với kế hoạch gần 1,169 tỷ đồng.

Một điều khiến dư luận xôn xao nhất là việc ban lãnh đạo của SCIC bao gồm nhiều quan chức đương quyền.

Chủ tịch HĐQT (gồm bảy vị) là Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh. Ba ủy viên HĐQT khác là các thứ trưởng Công thương, Kế hoạch-Đầu tư và Tài chính.

Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) được thành lập theo Quyết định số 151/2005/QĐ-TTg ngày 20/06/2005 của Thủ tướng Chính phủ, nhằm tập trung cổ phần của Nhà nước vào một mối để quản lý và điều phối cho hiệu quả.

Tầm nhìn của SCIC đăng tải trên website của tổng công ty này là: "Trở thành nhà đầu tư chiến lược của Chính phủ Việt Nam thông qua việc đem lại giá trị tối đa và sự tăng trưởng bền vững cho các khoản đầu tư".

Tính minh bạch

SCIC có hai chức năng chính là quản lý và đầu tư vốn của Nhà nước; và nguồn vốn duy nhất của tổng công ty này là số cổ phần của Nhà nước trong các doanh nghiệp được cổ phần hóa.

Một số chuyên gia đánh giá SCIC hướng tới mô hình tập đoàn Temasek của Singapore, về cơ bản là một dạng quỹ đầu tư lớn.

Tuy nhiên SCIC là công ty nhà nước, và phát hiện về tiền lương tại đây đã làm nảy sinh nhiều câu hỏi về tính minh bạch và tuân thủ pháp luật trong hoạt động của công ty này.

Được biết, kiểm toán Nhà nước đã đề nghị Bộ Tài chính chỉ đạo HĐQT, Ban Tổng giám đốc SCIC kiểm điểm làm rõ trách nhiệm trong việc xây dựng đơn giá tiền lương, quyết toán và phân phối tiền lương.

Điều này chắc chắn không thể diễn ra nếu có cơ chế công khai minh bạch tiền lương, thưởng, chi tiêu của các lãnh đạo công ty, tập đoàn nhà nước, trong đó có SCIC.

Kinh tế gia Lê Đăng Doanh

Đài BBC đã nói chuyện với tiến sỹ kinh tế Lê Đăng Doanh tại Hà Nội về đề tài này:

BBC: Một trong các lý do chúng tôi được biết SCIC đã viện dẫn để xin hệ số lương cao bất thường là do đặc thù công việc phức tạp, đòi hỏi chuyên môn cao. Liệu biện giải đó có chấp nhận được không, thưa ông?

TS Lê Đăng Doanh: SCIC là một thử nghiệm nhằm giải quyết tình trạng chủ sở hữu nhà nước bị phân tán ra các bộ, ngành và các cấp địa phương chịu trách nhiệm bổ nhiệm nhân sự còn Bộ Tài Chính thì lo quản lý tài sản. Mô hình đó có rất nhiều sơ hở và kém hiệu quả, phân tán vốn nhà nước.

Sau khi nghiên cứu và tử nghiệm nhiều mô hình, Việt Nam đã thành lập SCIC theo mô hình Temasek của Singapore với tham vọng sẽ giải quyết được mâu thuẫn trên.

SCIC tự đặt ra sứ mệnh trở thành nhà quản lý và đầu tư chuyên nghiệp có tầm cỡ quốc tế và dấy lên nhiều kỳ vọng.

Việc SCIC tự đưa ra các lý do để biện minh cho lương cao thì doanh nghiệp nào cũng đưa ra được với những lý do tương tự.

Sau khi bị phát hiện, đồng loạt lãnh đạo các tổng công ty, tập đoàn nhà nước được hưởng lương khoảng 10-15 triệu/ tháng đã ngỡ ngàng và bất bình về mức lương quá cao, nay lại bị lạm chi lên đến 78 triệu VND/tháng.

Các tổng công ty, tập đoàn đều đưa ra các dẫn chứng họ quản lý hàng chục ngàn lao động, tỷ suất lợi nhuận cao, tính chất kinh tế - kỹ thuật phức tạp hơn SCIC nhiều.

Việc ấn định lương cho lãnh đạo SCIC này hẳn không thể thực hiện được nếu như không có sự đồng ý của Bộ Tài chính, cơ quan quản lý nhà nước đối với SCIC và chuyên quản về tài chính các doanh nghiệp nhà nước.

Song, ông Bộ trưởng Bộ Tài Chính lại đồng thời là Chủ tich HĐQT của SCIC, dẫn đến xung đột lợi ích giữa công (quản lý nhà nước) và tư (lương cho bản thân mình và các cộng sự trong SCIC).

Điều này chắc chắn không thể diễn ra nếu có cơ chế công khai minh bạch tiền lương, thưởng, chi tiêu của các lãnh đạo công ty, tập đoàn nhà nước, trong đó có SCIC.

Sai phạm này cho thấy cơ chế giám sát của Ban Giám Sát, Hội Đồng Quản trị v.v. ở các doanh nghiệp nhà nước cần được hoàn thiện vì chưa có vụ việc nào được tự nội bộ phát hiện mà chỉ được phát hiện nhờ có kiểm toán, thanh tra hay tố cáo từ nội bộ ra bên ngoài.

BBC: Một số thành viên SCIC, kể cả trong HĐQT, nhận hai lương cùng một lúc. Chuyện này có hay xảy ra tại Việt Nam, thưa ông?

TS Lê Đăng Doanh: Việc nhận hai lương hay một lương chính thức và thù lao chức vụ ở các nơi khác đang diễn ra. Vì vậy việc điều tiết thu nhập phải do thuế thu nhập cá nhân đảm trách để bảo đảm công bằng xã hội.

BBC: SCIC được nhiều người cho là có thể phát triển thành công ty quản lý vốn một cách hiệu quả theo mô hình Temasek ở Singapore. Ông đã đi Singapore nghiên cứu và thuyết trình nhiều lần, xin ông nhận xét về mô hình này.

TS Lê Đăng Doanh: Temasek là một công ty chuyên nghiệp, có tinh công khai minh bạch cao, có năng lực cạnh tranh quốc tế được thừa nhận rộng rãi.

Temasek định kỳ được kiểm toán độc lập, công bố công khai.

Temasek có rất nhiều nhân viên quốc tế các cấp khác nhau, kể cả chuyên viên Việt Nam.

Tôi đã đến thuyết trình ở Temasek và có ấn tượng tốt về tính chuyên nghiệp của họ.

Vậy mà trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2009, Temasek đã mất đến 30% tài sản do đầu tư vào các định chế tài chính quốc tế, chủ yếu là Mỹ, bị phá sản, dẫn đến việc bà Ho Ching, Chủ tịch Temasek, phu nhân Thủ tướng Lý Hiển Long phải từ chức.

Mới đây, bà Ho Ching được tái bổ nhiệm vào chức vụ Chủ tịch Temasek. Điều đó cho thấy tính phức tạp và khó dự báo của hoạt động đầu tư tài chính.

So với Temasek thì SCIC không công khai minh bạch, không được kiểm toán độc lập định kỳ và cũng không công bố kết quả kiểm toán. SCIC hoạt động như một thể chế đóng kín, ngay cán bộ Việt Nam ở cơ quan khác cũng không dễ tiếp cận thông tin.

Trong điều khiển học có một định luật là: Trong một hệ thống đóng kín, entropie -thước đo cho sự hỗn loạn- sẽ liên tục tăng lên.

Đó là lý do mọi hệ thống khỏe mạnh, muốn tăng trưởng và thích nghi được với môi trường phải hội nhập, trao đổi thông tin, tiếp nhận nhân sự bên ngoài, phải công khai minh bạch. Tôi rất hy vọng, vì lợi ích của đất nước Chính phủ sẽ chấn chỉnh tổ chức và hoạt động của SCIC sau vụ việc này.
 
Văn Hóa
Ta tiếc cho em!
LM. Anmai, CSsR
16:52 07/12/2009
Vội vã vào bến cho kịp chuyến xe cuối xuôi về miền quê nghèo để chia sẻ chút tâm tình mùa Vọng như đã hứa với “cố nhân”. “Cố nhân” coi xứ gần gần Sài Thành thì cũng đỡ cho chuyện đi lại đàng này “Cố nhân” lại ở cái xứ khỉ ho cò gáy nên tìm đến cũng khá vất vả.

Có lẽ là chuyến cuối nên hành khách lưa thưa lớt thớt hơn những chuyến bình thường. Chờ mãi, chờ mãi cuối cùng bác tài cũng cho xe lăn bánh dù nán đợi dăm ba hành khách để kiếm chút xăng giữa cái thời vật giá bay bay. Đang miên man nghĩ về vùng miền Tây sông nước thì xe dừng lại để rước thêm một người khách. Vì bên cạnh còn trống nên người phụ nữ ấy được chú lơ chỉ vào.

Dăm ba phút qua lại thì người nữ ấy cho biết là sáng giờ đi khám sức khoẻ, chờ mãi, chờ mãi vừa mới xong nên ra bắt xe cũng khá muộn.

Tính tình bộc trực, cô chẳng giấu gì về sức khoẻ của mình. Cô nói lần trước “cấn” một cái được bốn tháng, do đường dưới quê trơn trợt nên bị té và “nó” bị “xẩy”. Cô nói luôn là tiếc lắm nhưng chẳng biết làm sao cả. Lần này đi khám để về chuẩn bị tinh thần cho ra đời “con mén” hay “thằng cu” vì hai bên nội ngoại mong lắm rồi.

Trình bày lý do bị “xẩy” là do khách quan nhưng lòng cô cảm thấy làm sao ấy với sinh linh nhỏ bé đang lớn dần trong bụng. Cô cảm thấy thương lắm, cảm thấy tiếc lắm cho lần không may ấy. Cô cũng nói thẳng rằng giờ đang cầu xin ơn trên cho có thai chứ sống trong cảnh này cũng chán lắm …

Có lẽ do chầu chực trong bệnh viện từ sáng đến giờ đã quá mệt nên sau khi “trút bầu tâm sự” với người đồng hành cô đã thiếp đi lúc nào không biết.

Cô thiếp đi thì câu chuyện về sinh linh nhỏ bé không may bị chết của cô chấm dứt nhưng hình ảnh những sinh linh nhỏ bé bị giết hại một cách cố tình, một cách vô lương cứ đâu đó quanh quẩn trong tâm và trong trí.

Nghe câu chuyện của cô hành khách này lại nhớ đến hình ảnh của bé học trò giáo lý thuở nọ.

Lâu lắm mới gặp lại Em nhưng chỉ qua điện thoại. Em nghe tôi đang làm việc ở trường khuyết tật Em mừng lắm vì như đã tìm được chiếc phao. Đầu dây bên kia cứ ngỡ rằng Em sẽ chia sẻ một chút gì đó cho những em kém may mắn nhưng giọng Em chùn lại. Em nói là Em có đứa con trai bị khiếm thị bẩm sinh … Em sẽ mang xuống gửi chỗ cha đang phục vụ. Lòng người nghe cũng chùn theo khi nghe thấy cô học trò nhỏ của mình năm xưa sinh phải đứa bé kém may mắn. Lặng đi một chút để nghe Em trút bầu tâm sự.

Em mới kể lại kỷ niệm của ngày xa xưa cách đây 4 năm khi cha còn là thầy. Ngày ấy Em cùng ông xã ngồi ở dưới còn thầy ở trên truyền đạt một chút kiến thức để bước vào đời sống hôn nhân gia đình …

Em nhớ lại: Hôm ấy, thầy dạy Em rất kỹ về sinh sản có trách nhiệm. Thầy còn nhấn đi nhấn lại chuyện bảo vệ sự sống, chuyện phá thai … Thầy còn dặn học viên là nếu ai có “lỡ” thì cứ phone cho thầy để thầy gửi đến nơi an toàn để sinh nở. Học xong, Em tính liên lạc với thầy nhưng ngại vì Em đã “lỡ” với anh ấy.

Khi ấy, với danh giá của gia đình, cộng thêm sự chỉ vẽ của gia đình chồng nên Em đã đi phá thai. Lúc ấy Em muốn gọi cho thầy để thầy về can thiệp với gia đình nhưng em sợ người cha quá khắc nghiệt. Khắc nghiệt đến độ bắt con rể tương lai phải theo đạo dẫu rằng không biết người ấy có tin hay là không. Chàng rể tương lai biết không còn cách nào khác nên cũng ù ù cạc cạc theo đạo cho bố vợ yên lòng.

Em nói rằng bi đát hết sức bi đát là chàng rể ngày xưa ngoan nguỳ theo đạo cho vừa lòng bố vợ ấy nay cũng chẳng còn lui tới nhà thờ nữa. Đau lòng hơn khi nguyền rủa đứa con trai bị mù ấy là do mẹ bởi chàng dựa theo câu nói “con trai nhờ đức mẹ”. Chồng em đay nghiến là do Em ăn ở làm sao đó nên mới sinh ra đứa con trai mù. .. Em không ngần ngại rằng có những lúc Em muốn gieo mình xuống dòng sông Bình Lợi cho xong chuyện … Cuối cùng, Em mới nhìn nhận rằng đứa con Em đang cưu mang đây phải chăng là hậu quả của cái ngày xưa đã hơn một lần phá thai và nhiều lần uống thuốc ngừa thai.

Em chia sẻ với tôi là Em cũng cảm thấy hối tiếc nhưng giờ thì quá muộn !

Em cũng chẳng giấu diếm rằng từ ngày làm cái tên đao phủ ấy thì lòng của Em chẳng thể nào bình an được. Lòng của Em nó làm sao ấy khi Em đã phạm cái tội tày đình.

Nghe Em nói và nghĩ đến đứa con trai đầu lòng của Em bị khiếm thị lòng của người thầy năm xưa cảm thấy làm sao ấy. Dẫu rằng ngày xưa đã rút ruột ra mà nói để ngăn đe chuyện phá thai, chuyện giết người nhưng Em lại phớt lờ với lời ngăn đe ấy.

Miên man suy nghĩ về Em một lát tôi cũng chìm vào giấc ngủ vùi trên chiếc xe cà tàng mới sơn phết.

Vừa tỉnh giấc thì xe cũng vừa cập bến. Vội vã xuống võ lãi để vào trong vùng nước nổi kẻo “cố nhân” sốt ruột. ..

Hình ảnh người phụ nữ ngồi bên cạnh trên chuyến xe dài và hình ảnh của Em sao mà bi đát quá.

Người nữ ấy mong có con nhưng lại mất và khả năng có lại hơi bị khó vì sức khoẻ khá yếu. Còn Em, Em được Chúa ban cho có phúc là có sinh linh đang tượng hình trong lòng em thì Em lại cam tâm để phá huỷ.

Dẫu phải bận tâm cho những bài chia sẻ ở xứ của “cố nhân” coi sóc nhưng hình ảnh của Em vẫn còn. Ta tiếc cho Em, ta tiếc cho gia đình Em.

Chỉ vì một chút danh giá mà Em đã giết người. Chỉ vì một chút sĩ diện mà cha em đã bắt người không tin theo đạo.

Em có lỗi hay cha Em có lỗi, chồng Em mắc tội hay gia đình chồng Em mắc tội ?

Chỉ tiếc cho đứa bé đang hình thành trong em vô tội mà Em đã vội giết cũng như những đứa bé khác chưa kịp hình thành mà Em đã huỷ diệt không có cơ may cất tiếng khóc chào đời. Với cái kinh nghiệm hết sức hiện sinh, không biết rằng Em còn “can đảm” để giết hại những thiên thần nhỏ bé của Chúa hay không.

Nguyện xin ơn Thánh Chúa luôn ở mãi trên Em cũng như bao nhiêu người nữ khác để Em cũng như nhiều phụ nữ khác đừng bao giờ phạm cái tội kinh khủng là giết hại những thiên thần của Chúa. Và cũng xin mọi người đừng bao giờ phạm cái tội giết người để rồi một ngày nào đó cứ mang trong mình cái ám ảnh, cái bất an của kẻ sát nhân.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Phút Tịnh Nguyện - Prayer
Nguyễn Đức Cung
23:19 07/12/2009

PHÚT TỊNH NGUYỆN - Prayer



Ảnh của Nguyễn Đức Cung

Giáo đường im, lòng dâng cung thánh

Quên bả công danh, sạch bụi phiền !..

(nđc)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền