Ngày 06-12-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Nhân chứng
Lm Vũđình Tường
07:16 06/12/2011
Chúa nhật III Mùa Vọng Năm B

Ga 1, 6-8. 19-28


Để trở thành nhân chứng người chứng phải biết ít nhiều về điều sắp làm chứng nếu không thì chứng đó là chứng gian dối. Gian dối tự nó đã là tội. Tội làm chứng gian. Chứng có thể là mắt thấy, tai nghe hay nghe người trong cuộc thuật lại cho nghe. Có nhiều cách làm chứng khác nhau. Làm chứng bằng cách kể lại điều đã thấy, đã nghe. Làm chứng bằng cách viết trên giấy trắng mực đỏ xác định điều mình biết. Làm chứng bằng cách rao giảng điều được nghe, được biết. Làm chứng bằng cách kể lại chính kinh nghiệm cá nhân cảm nhận được. Làm chứng bằng cách, dù phải đổ máu hay chết cho sự thật người đó vẫn quyết tâm làm chứng. Làm chứng về đức tin Kitô hữu gọi là tử vì đạo. Làm chứng bằng cách sống thực hành điều được nghe giảng, dậy dỗ. Hai cách sau cùng thông dụng, phổ quát nhất cho các Kitô hữu: kể lại kinh nghiệm đức tin và sống yêu thương, tha thứ là dấu chỉ của môn đệ Đức Kitô.

Người làm chứng không thể nhập nhằng giữa cá nhân mình với điều mình làm chứng. Phải rất rõ ràng, mạch lạc trong việc làm chứng. Trường hợp cụ thể nhất là trường hợp của Gioan. Ông đến để làm chứng về Đức Kitô. Đấng đến sau ông nhưng quyền phép, cao trọng hơn ông. Gioan không lập loè khi dân chúng nghe ông giảng, tâng bốc ông là Đấng Cứu Thế. Gioan thẳng thắn từ chối mình không phải là Đấng Kitô rồi sau đó khẳng định ông là tiếng kêu trong hoang địa, dọn đường cho Chúa đi.

Tôi không phải là Đấng Kitô. Họ liền hỏi: "Thế là gì? Ông có phải là Elia chăng?" Gioan trả lời: "Tôi không phải là Elia". - "Hay ông là một đấng tiên tri?" Gioan đáp: "Không phải". Họ liền bảo: "Vậy ông là ai, để chúng tôi trả lời cho những người sai chúng tôi. Ông tự xưng là ai?" Gioan đáp: "Tôi là tiếng kêu trong hoang địa: Hãy sửa cho ngay đường Chúa đi, như tiên tri Isaia đã loan báo". Gn 1,6-8

Tiếng kêu trong hoang địa là tiếng kêu dóng lên rồi im bặt. Tiếng đó còn vang vọng, kéo dài bao lâu người đó còn cất tiếng kêu. Ngưng kêu chỉ một thời gian ngắn, gió mang tiếng kêu vào không trung, hoà tan trong gió và biến mất. Gioan tự ví mình như tiếng kêu trong hoang điạ, ông tự ví mình như tiếng kêu hoà trong làn gió, không tồn tại lâu dài, để báo trước là Đấng đến sau ông sẽ là vĩnh cửu, ông chỉ là nhất thời, tạm thời.

Dọn đường như thế nào? Dọn bằng cách giang tay đón chào người anh em. Đón chào như tiên tri Isaia liệt kê những trường hợp cụ thể.

Người đã sai tôi đem tin mừng cho người nghèo khó, băng bó những tâm hồn đau thương, báo tin ân xá cho những kẻ bị lưu đày, phóng thích cho những tù nhân, công bố năm hồng ân của Thiên Chúa. Is 61,1-2

Tất cả các công việc này đều làm để Sáng Danh Đức Kitô. Tất cả những điều trọng đại đó thực hiện được vì có Chúa trợ lực, ban ơn, giúp sức. Vì thế chứng nhân Đức Kitô vui mừng, hoan hỉ và cất cao lời cảm tạ Chúa trước mặt muôn dân. Chứng nhân Đức Kitô không tự cao, tự đại vì nhận biết thành quả tốt đẹp lời nói mang lại; hoa trái tốt lành của việc làm không phải do tài năng riêng, sức lực riêng, mình thực hiện mà tất cả đều là ơn Chúa ban. Không ơn Chúa ban mọi thành quả chúng ta có được sẽ tan nhanh như mây trời, sẽ biến nhanh như làn gió mang theo tiếng kêu trong sa mạc Gioan đã ví mình như thế. Chứng nhân Đức Kitô chân thành sống tinh thần khiêm nhu với tâm tình tạ ơn vì nhận biết con người là khí cụ trong tay Chúa, Ngài đã thực hiện điều cao cả, công trình lớn lao.

Sống tâm tình tạ ơn là sống tâm tình cầu nguyện liên tục, không ngừng vì biết rằng lúc tôi ngừng tạ ơn là lúc tâm hồn khô khan, nguội lạnh. Lúc đó tôi dễ sa vào cạm bẫy cám dỗ của quỉ ma. Ngưng cầu nguyện là ngưng liên kết với Thánh Thần Chúa Đấng đến chỉ đường, dẫn lối. Từ bỏ đường lối Chúa tôi chắc chắn sẽ đi đường lối riêng. Mà đường lối riêng thường dẫn đến sa đoạ, dẫn đến cùng đường là sự chết. Nhờ liên kết với Chúa mà tâm hồn tôi được kết hợp với Đức Kitô để thần trí, tâm hồn và thể xác tôi được vẹn toàn trong Chúa.

Chứng nhân Đức Kitô cần làm chứng thế nào để gây được sự tin tưởng nơi lời nói, việc làm và lối sống để qua đó mọi người nhận biết và tin vào Đức Kitô. Ngày nay còn nhiều người từ chối Chúa vì chúng ta Kitô hữu chưa làm tròn nhiệm vụ nhân chứng, chưa hết mình làm chứng cho Đức Kitô vì sao? Vì trong chúng ta vẫn còn chia rẽ, giữa chúng ta vẫn còn hằn thù, tranh chấp. Vì nơi chúng ta chưa toả ra ánh vinh quang của tha thứ và sống lại để trở thành con người mới, sẵn sàng sống trong trời mới, đất mới.

Lm Vũđình Tường

TiengChuong.org
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đặc sứ của đức Giáo hoàng sẽ đến Miến Điện
Thanh Phương
07:39 06/12/2011
Đặc sứ của Giáo hoàng sẽ đến Miến Điện

Theo hãng thông tấn tôn giáo I.Media hôm nay, 06/12, vào thứ năm tới, 8/12, một đặc sứ của Giáo hoàng Benedicto 16 sẽ được phái đến Miến Điện để dự lễ kỷ niệm 100 năm đại giáo đường Rangun và nhân dịp này sẽ gặp nhà đối lập Aung San Suu Kyi.

Hồng y Renato Raffaele Martino, cựu chủ tịch Hội đồng Công lý và Hòa bình của Vatican, vào tuần trước đã được chỉ định để đại diện Đức Giáo hoàng đến dự buổi lễ này.

Tham dự buổi lễ cũng sẽ có mặt nhà đối lập Aung San Suu Kyi, tuy bà là người Phật giáo và Bộ trưởng Bộ Tôn giáo Miến Điện. Toàn bộ các cộng đồng tôn giáo ở Miến Điện cũng được mời dự lễ kỷ niệm 100 năm đại giáo đường Rangun. Tại buổi lễ, Hồng y Martino sẽ đọc một thông điệp của Đức Giáo hoàng.

Theo chương trình dự kiến, đặc sứ của Giáo hoàng sẽ ăn trưa với các giám mục, linh mục Miến Điện và các “ khách mời đặc biệt”. Theo I.Media, không loại trừ khả năng là bà Aung San Suu Kyi sẽ dự buổi ăn trưa này.

Cộng đồng Công giáo ở Miến Điện chỉ chiếm khoảng 1% dân số tại quốc gia Phật giáo này. Tháng sáu vừa qua, một nhà truyền giáo người Ý, Clemente Vismara, đã được phong chân phước. Đây là vị chân phước đầu tiên từng sống ở Miến Điện.
 
Tòa Thánh gia nhập Tổ chức Di trú Quốc tế (IOM)
Nguyễn Trọng Đa
07:25 06/12/2011
Tòa Thánh gia nhập Tổ chức Di trú Quốc tế (IOM)

Geneva - Tòa Thánh đã trở thành một quốc gia thành viên đầy đủ của Tổ chức Di trú Quốc tế (IOM), cam kết dấn thân hỗ trợ tổ chức này và sứ mệnh của nó.

"Trên thế giới, sự di trú của những người đang tìm kiếm việc làm hoặc sống sót khỏi nạn đói, các xung đột và vi phạm nhân quyền cơ bản của họ, vẫn tiếp tục tăng", - Đức Tổng Giám Mục Silvano M. Tomasi, đại diện thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva, Thuỵ Sĩ, nói.

Ngài nói thêm, trách nhiệm của cộng đồng quốc tế là đáp ứng một cách "hiệu quả và nhân đạo".

Đức Tổng Giám Mục Tomasi đọc diễn từ tại Hội đồng của Tổ chức Di Trú Quốc tế, và ca ngợi "thành tích phục vụ tuyệt vời của Tổ chức cho những người di trú", và Ngài nói rằng tư cách thành viên của Tòa Thánh nhằm hỗ trợ truyền thống này.

Tòa Thánh chính thức gia nhập Tổ chức Di trú Quốc tế (IOM) ngày 5-12. Tổ chức đang mừng 60 năm ngày thành lập, và tổ chức cuộc họp Hội đồng lần thứ 100 từ ngày 5 đến ngày 7-12 tại Geneva, qui tụ khoảng khoảng 50 Bộ trưởng chính phủ, Phó Thủ tướng và Thứ trưởng từ khắp nơi trên thế giới.

Tổng Giám mục nói, khủng hoảng kinh tế không làm giảm số lượng người rời bỏ quê hương, nhưng còn làm phức tạp thêm cuộc sống của họ,.

Tình hình hiện nay dường như đòi hỏi sự thảo luận mới về những người đang cố gắng "chạy thoát" khỏi các nước của họ băng qua Địa Trung Hải, Biển Đỏ, sa mạc Arizona, hoặc quá cảnh các quốc gia như Ai Cập hoặc Indonesia.

Đức Tổng Giám Mục Tomasi nhấn mạnh sự cần thiết phải tập trung vào chiều kích đạo đức của việc di cư.

Ngài nói: “Khi phẩm giá con người và quyền sự sống đang bị đe dọa, các giá trị này cần phải được ưu tiên".

Kinh nghiệm của các tổ chức Công Giáo ở Geneva và trên toàn thế giới "được thành lập tốt và mở rộng". Sự đáp trả của họ được quyết định bởi nhu cầu của con người, và bao trùm “tất cả mọi người", bất chấp chủng tộc hay niềm tin tôn giáo của họ.

Các tổ chức này được thúc đẩy bởi niềm tin của họ vào "phẩm giá độc nhất" của mỗi con người, và sự phục vụ của họ kết hợp sự chăm sóc chuyên nghiệp và "tình yêu quảng đại".

"Do đó, đúng là chỉ có các cơ quan công quyền thừa nhận sự đóng góp này và, trong một ý nghĩa đích thực của nền dân chủ, dành chỗ cho sự phục vụ này dựa vào lương tâm, và đến phiên mình, sự phục vụ ấy trở thành một bảo đảm tự do cho tất cả mọi người".

Tổ chức Di trú Quốc tế (IOM) có hơn 130 quốc gia thành viên. (CNA/EWTN News 5-12-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Đài Loan: Một Bệnh viện Công Giáo phục vụ người nghèo và công nhân ở Đài Bắc
Nguyễn Trọng Đa
07:19 06/12/2011
Đài Loan: Một Bệnh viện Công Giáo phục vụ người nghèo và công nhân ở Đài Bắc

Đài Bắc – Một bệnh viện mới do Giáo Hội Công Giáo đang xây dựng ở ngoại ô Đài Bắc "sẽ giúp đỡ người nghèo và người lao động trong khu vực. Nó sẽ mang chứng tá về việc người Công Giáo chăm sóc các bệnh nhân ", - Hồng y Phaolô Đan Quốc Tỷ (Paul Shan Kuo-his), 88 tuổi, tổng Giám mục nghỉ hưu của Cao Hùng, nói như thế, khi Ngài làm phép viên đá đầu tiên của cơ sở chăm sóc sức khỏe mới, vốn sẽ làm việc chặt chẽ với Đại học Công giáo Phụ Nhân (Fu Jen) ở Tân Trang (Xinzhuang), cách Đài Bắc chỉ vài km.

Ngày 3-12, buổi lễ đầy màu sắc đã được tổ chức trước sự hiện diện của nhiều vị giám mục Đài Loan cũng như Đức Hồng y Zenon Grocholewski, Tổng Trưởng Thánh Bộ Giáo Dục Công Giáo, các chính trị gia địa phương và các nhà tài trợ cho cơ sở tương lai, nhiều người trong số họ là cựu sinh viên của Đại học Phụ Nhân.

Chương trình gồm một cuộc hòa nhạc của các nhạc cụ gõ, và múa sư tử của sinh viên đại học, sau đó là một thời khắc cầu nguyện và bài nói chuyện của Đức Hồng Y Phaolô Đan về giá trị của cơ sở mới. Sau khi Tổng Giám mục làm phép viên đá đầu tiên, các vị khách bổ sung một cách tượng trưng một số cát.

Bệnh viện 800 giường sẽ được xây dựng gần trường đại học. Dự kiến nó sẽ cung cấp các dịch vụ ngoại trú trong ngày cho khoảng 5.000 bệnh nhân mỗi ngày. Chi phí xây dựng bệnh viện này lên đến 4 triệu USD.

Ông Hou Youyi, Phó thị trưởng thành phố Đài Bắc (trong đó có Tân Trang), cho biết ông đánh giá cao quyết định dũng cảm của người Công Giáo, bởi vì khu vực có 12,4 giường bệnh cho mỗi 10.000 cư dân. Theo tiêu chuẩn quốc tế, nên có 30 giường bệnh cho mỗi 10.000 cư dân, do đó bệnh viện mới sẽ cung cấp một dịch vụ tốt.

Phát biểu với hãng tin AsiaNews, Hồng y Phaolô Đan nói rằng có các lý do khác đàng sau việc ra đời của bệnh viện. Ngài nói: “Trước tiên, các bạn có các nhu cầu cho các sinh viên y khoa tại đại học Công Giáo, để họ có nơi để thực hành các kỹ năng của họ. Đồng thời, các liên kết với Khoa Y của trường đại học giúp tăng cường nghiên cứu và điều trị trong bệnh viện".

Tương tự như vậy, "Tôi nghĩ rằng điều quan trọng là các sinh viên và bác sĩ thực hành nghề y, sau khi học phương pháp tiếp cận Công Giáo về y học và bệnh nhân. Từ quan điểm này, chúng tôi muốn bệnh viện này lấy cảm hứng từ các chỉ thị của Đức Giáo Hoàng về việc chăm sóc mục vụ cho người bệnh, là chủ yếu người nghèo và công nhân trong khu vực".

Chào mừng các người tham gia buổi lễ, Hồng y Grocholewski nói rằng Ngài hy vọng rằng bệnh viện sẽ vượt trội không chỉ về kỹ thuật, nhưng còn về cách thức “bệnh viện chào đón người bệnh, với với một tâm hồn tràn đầy tình thương, hoa quả của chứng tá Kitô giáo".

Bệnh viện dự trù khánh thành vào năm 2015. (AsiaNews 5-12-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Sri Lanka: Hồng y Ranjith yêu cầu thu hồi cáo buộc chống lại Nữ tu của Mẹ Têrêsa
Phạm Kim An
07:21 06/12/2011
Sri Lanka: Hồng y Ranjith yêu cầu thu hồi cáo buộc chống lại Nữ tu của Mẹ Têrêsa

Colombo – Đức Hồng y Malcolm Ranjith, Tổng Giám Mục tổng Giáo phận Colombo, kêu gọi tất cả các bên rút càng sớm càng tốt "các cáo buộc không có căn cứ" chống lại các nữ tu Thừa Sai Bác Ái, và tu viện Nivasa Prem ở Moratwa, và Ngài nói thêm rằng Ngài sẽ không tham dự bất kỳ cuộc lễ chính thức nào cho đến khi các vấn đề không được làm sáng tỏ.

Sau sự chờ đợi lâu dài, tổng giám mục của Colombo đã tổ chức một cuộc họp báo để nói lên sự phản đối của Ngài chống lại các cáo buộc bất công chống lại Nữ tu Mary Eliza, một nữ tu của Mẹ Têrêsa, người điều hành lưu xá Nivasa Prim dành cho các bà mẹ không chồng, vì nữ tu bị cáo buộc bán trẻ sơ sinh.

Đức Hồng Y cũng kêu gọi người Công giáo trong đất nước hãy cầu nguyện cho những “người sai lầm", người đã đưa ra các cáo buộc, và cầu nguyện cho "sứ vụ tốt của các nữ tu ở Sri Lanka".

Hồng y nói: “Các nữ tu Thừa sai ở Prem Nivasa không bao giờ bán bất kỳ trẻ em nào, và cũng không cho trẻ em làm con nuôi của các cặp vợ chồng nước ngoài hoặc người Sri Lanka, mà không có lệnh của tòa án và các quy định của Văn phòng Quản chế của Bộ Xã hội. Các quan chức Quản Chế thăm lưu xá Prem Nivasa thường xuyên để giúp đỡ các nữ tu trong công việc của họ với các trẻ mồ côi và các bà mẹ. Vị Giám đốc Văn phòng Quản Chế cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng công việc của các nữ tu là đúng trật tự".

Hồng y Ranjith chỉ trích một số bài báo xuất bản trong các phương tiện truyền thông địa phương, mà Ngài xem là phạm tội theo quan điểm của Ngài, vì đã bôi nhọ hình ảnh của các nữ tu Mẹ Têrêsa và sứ mạng của họ.

Hồng y nói thêm: "Một số bài báo viết rằng trẻ em được bán với giá 700.000 rupee (khoảng 6.000 USD). Một số bài khác nói trẻ em được bán với giá 35.000 rupee (300 USD). Họ đều nói dối. Nhật báo Lankadeepa bằng tiếng Sinhalese đăng bài có tiêu đề "cần tự hỏi liệu chỉ có trẻ em khuyết tật được đưa ra nước ngoài sao". Nó đưa ra một ấn tượng sai, gợi ý rằng trẻ em tàn tật đi ra nước ngoài cho các mục đích khác, chẳng hạn buôn bán nội tạng bất hợp pháp. Luôn có một khả năng hiểu lầm, và trong trường hợp này các cáo buộc là rất nghiêm trọng và nguy hiểm. "

Hồng y Tổng Giám mục cũng giải thích sự im lặng kéo dài của mình trong vụ việc này. Ngài nói: “Lúc đầu, tôi quyết định không lên tiếng về vấn đề này bởi vì nó đã được đưa ra tòa án. Tuy nhiên, sự chỉ trích của các phương tiện truyền thông nước ngoài đã làm cho tôi phải làm sáng tỏ lập trường của Giáo Hội tại Sri Lanka, và Ngài trích dẫn ví dụ một bài báo xuất hiện trong hãng tin AsiaNews (Melani Manel Perera, "Hoãn cuộc điều trần đầu tiên cho nữ tu Thừa sai Bác ái bị buộc tội bán trẻ em", trong AsiaNews, ngày 01-12-2011). (AsiaNews 5-12-2011)

Phạm Kim An
 
Vatican cử Hồng y thăm Miến Điện
Jos. Tú Nạc, NMS
08:32 06/12/2011
AFP - Tòa Thánh Vatican cử một Hồng y đến thăm Miến Điện và sẽ cử hành lễ kỷ niệm 100 năm Nhà thờ Chánh Tòa Yangoon với sự tham gia của Bà Aung San Suu Kyi.

Dù người Công Giáo chỉ chiếm khoảng một phần trăm dân số Miến Điện, nhưng sự kiện này được coi là dấu hiệu cởi mở của chính quyền dân sự tại liên bang Mianmar.

Đức Hồng y Renato Raffaele Martino sẽ chủ tế Thánh Lễ kỷ niệm vào ngày 8/ 12 tại Yangoon với sự tham dự của nhiều quan khách và đại diện các tôn giáo.

ĐHY Martino sinh năm 1932 tại Ý, từng làm Đặc sứ của Giáo Hoàng ở Á châu: Malaysia, Lào, Singapore, ngài đã nghỉ hưu nhưng vẫn giữ một số công việc của Tòa Thánh.

Đức Hồng y Martino sẽ đọc thông điệp của ĐTC Benedict XVI với chủ đề “Hòa bình và Thiện chí.”

Tin cho hay, Bà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo Phong trào Dân chủ Miến Điện người vừa được trả tự do sau nhiều năm bị quản thúc, sẽ tham dự Thánh Lễ dù bà là tìn đồ Phật Giáo.

Thông tấn AFP đựa tin rằng ĐHY Martino cũng sẽ dùng bữa trưa với các nhà lãnh đạo Công Giáo ở Yangoon, đô thị lớn nhất và từng là thủ đô của Miến Điện trước khi chính quyền quân đội dời đô về Pi Taw.
 
Nạn buôn bán cơ phận người trên thế giới
Linh Tiến Khải
12:20 06/12/2011
Phỏng vấn bà Debra Budiani Saberi, chuyên viên nghiên cứu tại Trung tâm luân lý sinh học của đại học Pensylvania, Hoa Kỳ

Vào tháng Giêng năm 2012 tổ chức phi chính quyền có tên gọi là ”Liên minh cho các giải pháp cơ phận thất bại”, chuyên điều tra về thị trường quốc tế buôn bán cơ phận người, sẽ công bố một bản tường trình tố cáo tệ nạn vô nhân và vô luân này. Bản tường trình gồm các chứng từ, phim ảnh và các tài liệu liên quan tới thảm cảnh của những người tị nạn Eritrea và Sudan bị bắt cóc trong sa mạc Sinai, bị lấy cơ phận để bán cho các mạng lưới con buôn quốc tế. Bà Debra Budiani Saberi, chuyên viên nghiên cứu tại Trung tâm luân lý sinh học của đại học Pensylvania, Hoa Kỳ, là người đồng sáng lập và hiện là giám đốc tổ chức phi chính quyền này. Tổ chức hiện có trụ sở tại Hoa Kỳ và bên Ai Cập. Mới đây đài truyền hình Liên A Rập Al Jazeera cũng đã nói tới tổ chức này trong một phóng sự về việc buôn bán cơ phận người trong vùng Trung Đông.

Như qúy vị và các bạn còn nhớ, cách đây một năm nhật báo Avvenire, cơ quan ngôn luận chính thức của Hội Đồng Giám Mục Italia, đã cho đăng một loạt bài mạnh mẽ tố cáo trước dư luận thế giới các vụ bắt cóc người tị nạn Eritrea và Sudan trong sa mạc Sinai. Những người này tìm trốn sang Âu châu và Israel để kiếm công ăn việc làm nuôi sống gia đình hay để tránh cảnh phải nhập ngũ và trở thành nạn nhân của chiến tranh. Phóng viên của nhật báo Avvenire đã cùng một số nhà báo và đài truyền hình điều tra, quay phim và theo dõi trong hơn một tháng trời thảm cảnh của 250 người Eritrea và Sudan bị bán cho các nhóm du mục Bedouin trong sa mạc Sinai. Phân nửa phát xuất từ Libia, những người khác đến từ trại tị nạn Shegarab tại miền đông Sudan. Đoàn người khốn khổ này đã cầu cứu Linh Mục Mosè Zerai, người Eritrea, và cha đã gióng lên lời kêu gọi cộng đồng quốc tế, các chính quyền và Giáo Hội tây phương trợ giúp các anh chị em khốn khổ này.

Trong sa mạc Sinai có khoảng 15 bộ lạc du mục tổng cộng gồm 150.000 người sinh sống. Từ bao thế kỷ nay họ di chuyển với các đoàn vật và sống nay đây mai đó trong bán đảo Sinai. Họ là con cháu của các bộ lạc A rập. Tên gọi ”Bedouin” của họ phát xuất từ từ vựng ”Bedu” trong tiếng A rập có nghĩa là “người sống trong sa mạc”.

Để trốn sang Âu châu hay Israel, những người di cư Eritrea và Sudan phải trả tiền cho người du mục Rashaida để được dẫn đường vượt biên giới và đến trại tị nạn Kassala, do Liên Hiệp Quốc điều hành. Từ đây, nếu muốn vào Israel, họ phải trả mỗi đầu người 3.000 mỹ kim nữa để vượt biên giới Sudan và Ai Cập, rồi đi tới Assuan là thành phố cảng có đập nước lớn trên sông Nil. Từ Assuan các đoàn xe chở không qúa 30 người tị nạn vượt kinh đào Suez. Sau đó các người du mục Rashaida bán các nhóm di cư cho các toán du mục khác, và người di cư được dẫn tới vùng ”Tam giác chết” gồm ba thành phố: El Arish, Rafah và Nakhl.

Trong vùng ”tam giác chết” này các người di cư Eritrea và Sudan bị bắt cóc và rơi vào tay các tổ chức buôn bán cơ phận người. Nếu muốn đựơc tự do, họ phải trả món tiền chuộc khoảng 11 hay 12 ngàn mỹ kim. Để tạo áp lực với thân nhân hay với các tổ chức nhân đạo muốn trợ giúp họ, các toán bắt cóc nói trên đánh đập tra tấn đàn ông và hãm hiếp phụ nữ. Những ai không trả được tiền chuộc thì bị họ giết chết, rồi lấy cơ phận bán cho các nhà thương Ai Cập hay các nhà thương Israel và nhiều nhà thương thuộc các nước khác trong vùng bán đảo A rập.

El Arish là thành phố cảng của Ai Cập. Trong nhà xác của nhà thương này phóng viên nhật báo Avvenire đã trông thấy nhiều xác chết mất thận, gan và mắt. Những người này có thể đã bị lính Ai Cập bắn chết khi vượt qua biên giới. Nhưng họ cũng có thể bị lính hay các tổ chức buôn cơ phận thủ tiêu để lấy cơ phận bán lại trên thị trường quốc tế. Xác các nạn nhân đáng thương này bị chôn trong các nấm mồ tập thể bên ngoài nghĩa trang, vì người hồi giáo không muốn cho tín hữu các tôn giáo khác được chôn chung với họ trong cùng một nghĩa trang.

Thế là giấc mơ có được một cuộc sống tốt đẹp hơn của nhiều người di cư Eritrea và Sudan đã kết thúc trong các nấm mồ này.

Trong nhóm 250 người tị nạn được nhật báo Tương Lai của Hội Đồng Giám Mục Italia theo dõi hồi năm 2010 đã chỉ có 170 người sống sót, còn 80 người khác hoàn toàn biệt tích. Người ta cũng được biết rằng trên tổng số 30.000 người tị nạn đến Israel trong các năm 2009-2011 đã có một phần ba bị bắt cóc trước đó. Và người ta đã khám phá ra rằng có khoảng 30% số người tị nạn biến mất không để lại dấu vết nào. Nghĩa là đã có khoảng 3.000 người tị nạn nghèo qúa không thể trả tiền chuộc, và gia đình họ không nhận được tin tức gì của họ nữa. Chắc chắn họ đã bị giết chết để cung cấp cơ phận cho thị trường quốc tế buôn bán cơ phận người.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn bà Debra Budiani Saberi, chuyên viên nghiên cứu tại Trung tâm luân lý sinh học của đại học Pensylvania, Hoa Kỳ, kiêm giám đốc tổ chức phi chính quyền chống nạn buôn bán cơ phận, về người tị nạn Eritrea và Sudan, nạn nhân của các tổ chức buôn cơ phận người.

Hỏi: Thưa bà Debra Budiani Saberi, có thật là các người tị nạn Eritrea và Sudan bị bắt cóc trong sa mạc Sinai đã là nạn nhân của các tổ chức buôn cơ phận người bên vùng Trung Đông hay không?

Đáp: Vâng, đúng như vậy. Mỗi một trái thận được bán từ 3.000 mỹ kim trở lên. Nhưng các nhà thương Ai Cập có thể trả tới 20.000 mỹ kim cho một trái thận theo giá chợ đen, trong những trường hợp cần thiết, và khi khách hàng sẵn sàng trả số tiền lớn đó để có cơ phận ghép cho chính mình hay cho người thân.

Hỏi: Vào đầu năm (2012) tới đây ”Liên minh cho các giải pháp cơ phận thất bại”, sẽ cho công bố bản tường trình về tệ nạn buôn bán cơ phận người trên thế giới. Bản tường trình sẽ bao gồm các bằng chứng xác thực về việc buôn bán cơ phận của các người tị nạn Eritrea và Sudan bị bắt cóc trong sa mạc Sinai, có phải vậy không thưa bà?

Đáp: Vâng, đúng thế. Chúng tôi có các bằng chứng rõ ràng và chúng tôi cũng có các nhân chứng nữa. Tuy nhiên, cũng cần tìm thêm nhiều bằng chứng và nhân chứng khác. Chúng tôi cũng có các chứng cớ và nhân chứng cho thấy nạn buôn bán cơ phận người có tầm mức quy mô rộng lớn hơn, và nó liên quan tới toàn nước Ai Cập. Liên Hiệp Quốc có ý cho điều tra cẩn thận về tệ nạn buôn bán cơ phận người này trong vùng sa mạc Sinai. Và chúng tôi đang xin sự cộng tác của tất cả mọi tổ chức phi chính quyền đã trợ giúp người tị nạn Eritrea và Sudan bị bắt cóc, và cùng nhau gây áp lực mạnh trên các tổ chức quốc tế để họ can thiệp chặn đứng tệ nạn này.

Hỏi: Như thế qúy vị đã tìm thấy các bằng chứng cho thấy có đường dây liên lạc giữa các nhà thương Ai Cập và các nhóm dân du mục Bedouin bắt cóc người tị nạn Eritrea và Sudan và bán các cơ phận của họ?

Đáp: Có sự liên hệ giữa các nhà thương Ai Cập và các toán du mục Bedouin bắt cóc người tị nạn Eritrea và Sudan. Và chúng tôi sẽ chứng minh cho thế giới thấy. Tuy nhiên, chúng tôi cũng biết được rằng nạn buôn bán cơ phận trong bán đảo Sinai cũng có thể hướng tới các nhà thương bên Israel nữa. Đây là một đường dây cần phải chú ý điều tra kỹ càng và không được lơ là bỏ qua.

Hỏi: Thưa bà Debra Budiani Saberi, nói chung thì nước Ai Cập nắm giữ vai trò nào trong thị trường buôn bán cơ phận người?

Đáp: Mặc dù việc buôn bán cơ phận người là điều trái nghịch với luật pháp, và luân lý tôn giáo cũng mạnh mẽ lên án, nhưng thị trường buôn bán cơ phận người rất mạnh và rất lớn. Ngoài ra chúng tôi cũng được biết giới mua cơ phận là những người thuộc các nước vùng Vịnh Ba Tư và A rập Sauđi. Thị trường buôn bán cơ phận lớn nhất thế giới hiện nay là Trung Quốc với mức rất cao; tiếp đến là thị trường Ấn Độ, nhưng Ai Cập cùng với Moldavia và Philippines nằm trong số 5 nước có thị trường buôn bán cơ phận đứng dầu danh sách thế giới.

Hỏi: Các cơ phận nào được mua nhiều nhất trên thị trường thưa bà?

Đáp: Bên Ai Cập thì người ta tìm mua thận nhiều nhất. Giá mỗi qủa thận từ 3.000 mỹ kim trở lên. Cũng có người mua một mảnh gan, còn nhãn cầu thì ít hơn, vì nó cũng dễ tìm hơn các cơ phận khác. Như các phim ảnh và tài liệu chứng minh cho thấy trong vùng Sinai việc lấy thận là mục tiêu chính của các tay buôn tại đây.

(Avvenire 11-11-2011)
 
Top Stories
Vietnam benefiting from closer ties with U.S. despite ‘Continued and worsening crackdown’ on dissent
Patrick Goodenough/CNS
14:24 06/12/2011
CNSNews December 6, 2011– As the Obama administration pursues its “Pacific century” vision, some critics worry that one country with which it seeks to develop a new partnership is continuing to get away with human rights abuses, despite some modest signs of improvement.

Vietnam’s communist government over the summer and fall arrested at least 15 religious activists – members of the Catholic and Presbyterian churches – charging most under a controversial “subversion” article of the country’s penal code that carries a range of punishments up to the death penalty.

Ahead of Human Rights Day later this week, several members of Congress plan to introduce a resolution condemning what they call a “continued and worsening crackdown” against Vietnamese bloggers and democracy activists. They are urging Hanoi to repeal two penal code articles in particular.

Article 79, “Carrying out activities aimed at overthrowing the people’s administration,” provides for jail terms ranging from 12-20 years, life imprisonment or capital punishment for “organizers, instigators and active participants” and 5-15 years’ imprisonment for “accomplices.” Legal analysts say it makes no distinction between acts of terrorism and the peaceful exercise of freedom of expression.

Article 88, “Conducting propaganda against the Socialist Republic of Vietnam,” provides for 3-12 years’ imprisonment for those convicted of activities including “spreading fabricated news in order to foment confusion among people” and “defaming the people’s administration.”

U.S. political, economic and military relations with Vietnam have improved significantly over the years since President Clinton in 2000 became the first president to visit the country since the Vietnam War.

Despite being a one-party state with a human rights record widely viewed as poor, Vietnam has benefited greatly from the developing ties. The U.S. in 2006 granted Hanoi permanent normal trade relations, paving the way for its accession to the World Trade Organization the following year.

The State Department in 2006 also removed Hanoi from a list of “countries of particular concern” for egregious abuses of freedom of religion, citing improvements. (Religious freedom advocacy groups opposed the move, pointing to ongoing abuses against Buddhists, Catholics and evangelicals.)

The deepening of bilateral relations has accelerated under the Obama administration, which is heavily promoting the Trans-Pacific Partnership (TPP), a pact in the making that President Obama last month described as “our most ambitious trade agreement yet.”

Vietnam is one of the TPP’s nine current negotiating partners. All the others are democracies, except for Brunei, an Islamic sultanate.

The U.S. last month hosted the Asia Pacific Economic Cooperation (APEC) summit in Honolulu. In a speech on the summit sidelines, Vietnamese President Truong Tan Sang said the two countries “want to take the relationship to the next level and move forward on this strategic partnership.”

‘Incorrect information’

The State Department acknowledges that Vietnam has been backsliding on human rights. Its latest annual human rights report says that the regime has “increased measures to limit citizens’ privacy rights and freedom of the press, speech, assembly, movement, and association.”

Critics of the Hanoi regime have long contended that the U.S. could use its leverage more effectively to push for improvements.

Last September 14 members of Congress from both parties wrote a letter to the new U.S. ambassador in Hanoi, David Shear, pressing for human rights to be an integral part of the bilateral relationship.

“Your appointment comes at a pivotal time as Vietnam pursues economic gains through its bilateral relations with the U.S. but continues to fail on what the United States regards as a priority: respect for the fundamental human rights of its citizens,” they wrote.

Beyond its borders, Vietnam’s performance in international forums has also not reflected its greatly improved relations with the West. At the U.N. it routinely votes with other non-democratic member states on issues of importance to the U.S.

Last year, on 13 key votes identified by the State Department as “issues which directly affected United States interests and on which the United States lobbied extensively,” Vietnam’s voting coincided with that of the U.S. only 18.2 percent of the time – less often than such countries as Libya, Zimbabwe and Burma, although more often than Iran and Cuba.

In an address on “America’s Pacific century,” delivered in Honolulu the same day as Sang’s speech, Secretary of State Hillary Clinton did make a reference to Vietnam’s human rights situation.

“As we engage more deeply with nations with whom we disagree on issues like democracy and human rights, we will persist in urging them to reform,” she said. “For example, we have made it clear to Vietnam that if we are to develop a strategic partnership, as both nations desire, Vietnam must do more to respect and protect its citizens’ rights.”

On the eve of the APEC meetings, the State Department held the 16th round of annual human rights talks with Vietnamese officials in Washington DC

The State Department did not release much information from the two-day dialogue, which State Department spokesman Mark Toner said “certainly touched on religious freedom” and involved “very frank, candid exchanges.”

Toner’s Vietnamese counterpart, Luong Thanh Nghi, told a briefing in Hanoi later that the talks had included “frank discussions to clarify the truth on incorrect information that had not reflected the real situation in Vietnam,” according to state media.

Nonetheless, two positive signs have been reported in recent days.

An appeals court late last month reduced by half a three year sentence for subversion handed down to a Vietnamese-French blogger in 2010. Pham Minh Hoang will still have to serve three years of house arrest after his release from prison next month.

Le Cong Dinh, a human rights lawyer who called for political reforms and was sentenced last year to five years’ imprisonment under article 79, is reportedly to be released soon, his sister told Radio Free Asia last week.

“We welcome Secretary Clinton's attention to human rights in Vietnam and would like to see human rights further integrated into the bilateral relationship,” Duy Hoang, a U.S.-based spokesman for the banned pro-democracy group, Viet Tan (Vietnam Reform Party) told CNSNews.com on Monday.

“The United States should pursue deeper engagement with the Vietnamese people, especially civil society groups. Ultimately, only a free Vietnam can be a responsible economic and security partner in the region.”

Hoang said the government labels public criticism “anti-state propaganda,” and what it calls subversion “is really just Vietnamese citizens exercising their freedom of association and wanting to help shape the future of their own country.”

(Source: http://cnsnews.com/news/article/vietnam-benefiting-closer-ties-us-despite-continued-and-worsening-crackdown-dissent)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ tạ ơn của một tân linh mục Dòng Tên tại giáo xứ đại Ơn
Lm. Giuse Nguyễn Văn Thành
11:06 06/12/2011
HÀ NỘI - Ngày 06.12.2011, tân linh mục Giuse Trịnh Duy Suýt, dòng Tên, chủ tế Thánh lễ Tạ ơn tại giáo họ Chúc Lý, giáo xứ Đại ơn, Giáo phận Hà Nội - thuộc xã Ngọc Hòa, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Cùng đồng tế với tân linh mục có hơn 20 linh mục trong và ngoài Giáo phận Hà Nội, trong đó có quí cha dòng Tên. Tham dự Thánh lễ còn có quí Thầy phó tế, quí Dì dòng Mến Thánh Giá Hà Nội, quí Sơ Phaolô, quí ân nhân, thân nhân và đông đảo giáo dân giáo xứ Đại Ơn cũng như các xứ lân cận miền Chương Mỹ.

Sau nhiều năm theo đuổi ơn gọi tu trì, theo linh đạo dòng Tên, thầy Giuse Trịnh Duy Suýt được truyền chức linh mục ngày 03.12.2011 tại Dòng Tên Thủ Đức. Và hôm nay, tân linh mục về quê dâng Thánh lễ đầu tay để cám ơn Chúa, cám ơn các ân nhân, thân nhân và giáo họ.

Được biết, tân linh mục là người thứ 5 trong giáo xứ Đại Ơn và là người thứ 2 trong giáo họ Chúc Lý được bước lên bàn thánh. Nhưng cha Giuse Trịnh Duy Suýt là linh mục dòng Tên đầu tiên của giáo họ quê hương. Đây là một niềm vui rất lớn đối với gia đình, giáo họ và giáo xứ. Hơn nữa, đây còn là sự khích lệ tích cực đối với việc sống đạo của miền Chương Mỹ trong bối cảnh hiện tại.

Giáo họ Chúc Lý thuộc giáo xứ Đại Ơn và có khoảng một ngàn nhân danh. Giáo dân sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp. Điểm đáng chú ý nhất đối với giáo họ này là sự nhiệt tình và lòng yêu mến Chúa. Được thừa hưởng nền tảng đạo đức và đức tin ngay từ gia đình và giáo họ, tân linh mục như được chắp cánh bay xa hơn. Điều làm cho tân linh mục xúc động nhất hôm nay chắc chắn phải là sự hiện diện của bố mẹ và ông bà nội vẫn còn nguyên vẹn. Đây là niềm vui khôn tả mà không phải linh mục nào cũng có thể có được trong ngày lễ mở tay.

Để đón chào sự kiện trọng đại này, gia đình, giáo họ và giáo xứ đã chuẩn bị rất chu đáo từ tổ chức, trang trí, hậu cần đến nghi lễ. Ca đoàn tập hát tiếng La Tinh nhiều ngày. Đội kèn tập luyện cả tháng. Vì thế, mọi sự diễn ra rất tốt đẹp và trang trọng.

Đúng 9g15, đoàn đồng tế bắt đầu từ khu nhà khách tiến lên nhà thờ trong bầu khí hân hoan. Khi quí cha hôn kính bàn thờ xong, cha Antôn Trịnh Duy Công thay mặt cho giáo họ giới thiệu quí cha đồng tế và mọi thành phần dân Chúa đến hiệp dâng Thánh lễ. Những tràng vỗ tay ròn rã. Những tiếng cười hạnh phúc. Ôi đẹp thay bước chân của những sứ giả Tin Mừng!

Trong bài giảng Thánh lễ, tân linh mục chia sẻ về hồng ân ơn gọi thánh hiến. Ngài nói: “Ơn gọi là điều đến từ Thiên Chúa. Có những điều con người muốn, nhưng Thiên Chúa không muốn thì điều ấy không đi đến đích, hoặc điều ấy không được thực sự hạnh phúc. Có những điều Thiên Chúa muốn nhưng con người không đón nhận, thì điều ấy cũng khó đi đến thành sự. Có những điều Thiên Chúa muốn, và con người đáp trả và làm theo ý Chúa, điều ấy sẽ đi đến thành tựu và thật hạnh phúc”.

Ý thức được những giới hạn của bản thân nên cha đã cậy dựa vào Thiên Chúa. Ơn gọi của tân linh mục hôm nay không phải là đi trên con đường bằng phẳng mà đi trên con đường có nhiều chông gai. Cha chia sẻ: “Điều con cảm nghiệm được nơi chính đời sống của mình là con được Chúa chạnh lòng thương. Chúa thương con khi kêu gọi con bước vào con đường theo Chúa.”

Sau Thánh lễ, ông Trùm thay mặt cho giáo họ Chúc Lý chúc mừng tân linh mục. Ông rất tự hào vì đã có thêm cha mới trong giáo họ. Đây là dấu chỉ Thiên Chúa yêu thương gia đình và giáo họ. Và các em giới trẻ đã tặng tân linh mục, quí cha đồng tế, những bó hoa tươi thắm để diễn tả niềm vui và hãnh diện.

Cuối cùng, tân linh mục có lời cám ơn quí cha đã tới dâng Thánh lễ Tạ ơn và mọi thành phần dân Chúa đã hiệp dâng Thánh lễ và chung chia niềm vui với tân linh mục và gia đình. Ngài cũng không quên cám ơn các ban ngành và mọi người đã nhiệt tình góp công, góp sức tổ chức Thánh lễ Tạ ơn hôm nay được trang nghiêm sốt sáng.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Niềm Đau Hy Vọng
Gioan Vinh
07:05 06/12/2011
NIỀM ĐAU HY VỌNG

Kính tặng Cha Giuse Nguyễn văn Phượng và DCCT Thái Hà

Khi Giêsu ra trước công đường gian trá,
Họ chê bai, phỉ nhổ rất hờn căm
Vút đòn roi trên thân Người xối xả.
Hả hê cười vì hạ nhục Đấng quyền năng.

Trên Thánh Giá, họ ghi tên Người, nhạo báng:
“Này Giêsu, Vua của nước Israel”
Một vì vua giữa hai người tội phạm
Một vì vua tức tưởi chết nhục hình !

Nhưng khi Giêsu trên đồi cao tắt thở,
Đất rung lên, tăm tối phủ vòm trời.
Quân gian phi phải cúi đầu trăn trở:
Đúng Người là Vua, là Chúa đến muôn đời.

Ngày hôm nay nơi mưu gian trần thế,
Môn đệ Người cũng cay đắng lầm than.
Giữa đêm trường phải ngậm ngùi rơi lệ
Trước gian hùng, man trá, phải hàm oan.

Những đòn roi là lời vu oan giáng hoạ
Những vòng gai là gian xảo điêu ngoa
Và vang vang tiếng ngăm đe hỉ hả
Cả giam cầm cùng với tiếng thét la

Nhưng bên Cha, bao tâm hồn tìm công lý,
Từ phương Đông cho đến tận trời Tây
Từ quê nghèo đến nẻo đường phố thị
Vẫn kính yêu Cha là đấng Chúa sai

Người sai Cha đứng lên làm nhân chứng
Để cuộc đời còn nhận biết đúng sai
Để trần gian vẫn chiếu ngời hy vọng
Để Lời Người vang đến tận ngày mai.

Như Giêsu phục sinh muôn đời vinh hiển
Môn đệ Người cầm thiên tuế bước lên
Dù hôm nay có phải chết trăm lần
Thì vinh thắng vẫn là lời Người hứa.

Gioan Vinh
 
Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam Everett bang Washington thắp nến cầu nguyện cho Thái Hà.
Nguyễn An Qúy
19:00 06/12/2011
Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam Everett bang Washington thắp nến cầu nguyện cho Thái Hà.

EVERETT. Biến cố về vụ Thái Hà trong thời gian qua đã làm cho hàng vạn con tim, nhất là những con tim Viêt Nam khắp nơi trên thế giới đều hướng lòng về Thái Hà để chia sẻ nổi đau mà cộng đoàn dân Chúa tại Hà đang gánh chịu bởi những sách nhiễu, những phỉ báng, bởi những đe doạ nhất là qua lối hành xử đầy man rợ của nhà nước csVN đối với giáo xứ Thái Hà trong những tuần lễ vừa qua các vụ hành hung tu sĩ, linh mục và giáo dân, chận bắt một cách vô cớ với thái độ hung bạo khi đoàn giáo dân và tu sĩ đi nạp đơn khiếu kiện một cách rất ư là có trật tự vào ngày 2 tháng 12 năm 2011.

Đứng trước tình trạng bi đát này, tại vùng Tây Bắc Hoa Kỳ, các cộng đoàn Cộng giáo Việt Nam nơi đây đã cùng nhau hiệp thông hướng về Thái Hà qua các đợt cầu nguyện từ Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Seattle/ Washington vào tối thứ bảy 26-11 đến Giáo xứ Đức Mẹ La Vang ở Portland Oregon vào chiều ngày 27-11 vừa qua, nay đến lượt cộng đoàn Công giáo Việt Nam tại Everett thuộc Tiểu bang Washington .

Hôm nay, chiều Chúa Nhật ngày 4 tháng 12 năm 2011, một buổi chiều khá đẹp trời, Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Everett tổ chức buổi thắp nến cầu nguyện cho Thái Hà tại một nhà thờ thuộc giáo xứ Mỹ có tên là Thánh Đường Immaculate Conception. Thánh Đường này toạ lạc gần Xa Lộ I-5 nằm về phía Bắc thành phố Seattle, cách nhà thờ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Seattle khoảng hơn 30 dặm. Tưởng cũng nên biết, Cộng Đoàn Giáo Dân Việt Nam nơi đây trước kia gọi là Cộng Đoàn Trinh Vương khi còn trực thuộc Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận Seattle. Vào trung tuần tháng 11 năm 2010, Trung Tâm Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tức nhà thờ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam hiện nay được nâng lên hàng Giáo xứ, nên những giáo dân Việt Nam tại Everett tuy trực thuộc vào giáo xứ Mỹ nhưng cũng được Toà Giám Mục Seattle cho phép có những nghi thức phụng vụ theo tinh thần người Công Giáo Việt Nam dưới sự coi sóc phụng vụ của một linh mục Việt Nam, tức Linh mục An Phong Trần Đức Phương. Được biết, Linh mục An phong Trần Đức Phương trước đây là vị Tuyên uý của trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, ngài thường có ưu tư lớn về Quê hương và Giáo Hội Việt Nam, khi linh mục Nguyễn Văn Lý phát động phong trào đòi tự do tôn giáo, tôi biết Lm Trần Đức Phương đã thường xuyên hiệp thông cầu nguyện. Hôm nay ngài đã chủ sự việc cầu nguyện cho Thái Hà.

Thánh lễ cầu nguyện được bắt đầu lúc 3 giờ 30 do Linh Mục Trần Đức Phương Chủ tế Thánh lễ. Cao điểm của buổi cầu nguyện là nghi thức Thắp Nến cho Thái Hà. Tôi xin được tường thuật vài nét chính về buổi Thắp nến cầu nguyện:

Trước hết, ông trưởng ban tổ chức đã nêu vài nét về biến cố Thái Hà qua vụ việc trước đây nhà nước csVN đã mượn cơ sở của tu viện DCCT Thái Hà dùng làm bệnh viện Đống Đa rồi lại muốn xóa hết tông tích, nên nhà cầm quyền Hà nội đã tiến hành cái gọi là xây dựng công trình trạm xử lý nước thải giữa ban đêm.

Nghi thức cầu nguyện được bắt đầu bởi vị điều khiển nghi thức cầu nguyện, với giọng nói đầy cảm động được ngân vang chậm rãi:

“Kính thưa cộng đoàn dân Chúa, Niềm tin của người công giáo luôn luôn biết chạy đến với Chúa bằng lời cầu nguyện, với niềm tin vững vàng là cầu nguyên liên lỉ chắc chắn Chúa sẽ nhậm lời. Hôm nay trong tinh thần đó, chúng ta cùng nhau hiện diện trong ngôi Thánh Đường này để cùng cầu nguyện cho đất nước Việt Nam trong cơn lâm nguy, cầu nguyện cho dân tộc Việt nam sớm thoát khỏi nạn cộng sản vô thần, cầu nguyện cho dân Chúa tại Thái Hà và những nơi khác đang phải trải qua thời kỳ bị bách hại khốc liệt. Tin tưởng và phó thác vào Mẹ Maria La Vang, xin Mẹ đoái thương đến quê hương Việt Nam chúng con.

Trân trọng kính Mời Công Đoàn cùng đứng dậy và cùng hát bài Mẹ rất Nhân từ, lập tức toàn thể Cộng Đoàn đều cất lên tiếng hát “Mẹ rất nhân từ Quốc gia Việt Nam rất lầm than…”

Bài hát Mẹ rất nhân từ vừa chấm dứt, vị điều khiển nghi thức cầu nguyện nói tiếp:

“ Kính thưa Quý vị, Đức TGM Ngô Quang Kiệt khi phát động phong trào cầu nguyện tại Toà Khâm sứ, ngài xác quyết, việc cầu nguyện ở đây không phải chỉ có ý nghĩa của việc đòi lại đất đai của Toà Khâm Sứ mà là đòi lại công lý và sự thật phải được nhà nước tôn trọng. Thật vậy, đất nước Việt Nam dưới ách thống trị của đảng CSVN, mọi người dân không được hưởng nền công lý và sự thật.

Kính mời Cộng Đoàn cùng theo dõi những hình ảnh đau thương đã diễn ra tại Thái Hà trong thời gian qua để cùng hiệp thông cầu nguyện.

Một chuổi những hình ảnh đầy đau thương mà dân Chúa Thái Hà qua những đàn áp của nhà cầm quyền Hà Nội được chiếu lên màn ảnh đã tạo cho giáo dân những bức xúc, có người khi xem hình ảnh mới thốt lên những chia sẻ đầy đau thương, có bà nói: “không ngờ lại có những cảnh kinh hoàng như vậy”. Các hình ảnh được chiếu lên kèm theo lời thuyết minh của vị hướng dẫn với giọng đọc đầy cảm động, đã đưa cộng đoàn giáo dân cầu nguyện sốt sắng hơn.

Kết thúc buổi thắp nến cầu nguyện là bài hát Kinh Hoà Bình : Lạy Chúa Từ nhân, xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người. Lạy Chúa xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa…

Mọi ngưòi chia tay ra về với tâm tình cầu nguyện sau lời cám ơn của ông trưởng ban tổ chức

Nguyễn An Quý
 
Đôi lời cần nói về bài báo “Lộ rõ tim đen”
Alf.Hoàng Gia Bảo
19:34 06/12/2011
Đôi lời cần nói về bài báo “Lộ rõ tim đen”

Tờ Hà Nội Mới vừa có bài “lộ rõ tim đen” đề cập dến việc giáo xứ Thái Hà tổ chức đi khiếu kiện đông người hôm 2/12.

Bài báo là công sức ‘động não’ của cả tập thể ‘nhóm phóng viên’, theo đó việc khiếu kiện tranh chấp đòi lại bệnh viện Đống Đa của Thái Hà không phải do bức xúc về nhu cầu tôn giáo, mà nhằm giúp “những thế lực thù địch bên ngoài chỉ chờ cơ hội để gây ra một sự cố nào đó, rồi lấy cớ vu khống, tạo cơ hội cho những hành động can thiệp, lật đổ?” và họ gọi đó là “lộ rõ tim đen”!

Kiểu lập luận ‘diễn biến hòa bình’ chẳng lạ gì đối với nhiều người vì tờ HNM vốn đã quá nhiều tai tiếng về cách đưa tin gian dối, là nơi những ‘chú vẹt’ phóng viên đang ngày ngày lập đi lập lại không biết mệt mỏi giáo điều ‘nhìn đâu cũng thấy kẻ thù’ của chủ nghĩa cộng sản đã bị nhân loại quẳng vào sọt rác hơn 20 năm qua!

Còn gì để lộ?

Sau hơn nửa thế kỷ phải chung sống với quá nhiều tai ương do nhà cầm quyền CSVN gây ra. Giờ đây, giữa nhóm thiểu số vẫn xưng mình là đại diện cho ‘nhà nước nhân dân’ và đại đa số người dân còn lại đều đã quá rõ về ruột gan nhau. Đi đến bất cứ đâu, sự nằm lòng câu nói “đừng tin những gì cộng sản nói…“ trong dân chúng cho thấy phần nào thực tế này.

Tuy nhiên lời khẳng định về sự chán ghét nhà cầm quyền của bài viết này không dựa vào câu nói bất hủ của ông cố tổng thống Thiệu nêu trên nhưng còn hơn thế, đó là từ chính miệng ông cựu chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết “bỏ điều 4 hiến pháp là tự sát!” mà khi mới thoạt nghe lần đầu cứ ngỡ ông ta nói đùa. Thế nhưng sự thật không phải vậy. Đây là lời nghiêm túc của ông ta trong buổi sinh hoạt cuối tháng 8/2007 với các giới chức Quân ủy trung ương tại Hà nội.

Sau đó ngày 18/9/2007 khi nói chuyện với Binh chủng Phòng không ông Triết vẫn nhắc lại ý này khi thuyết phục quân đội đừng nghe người ta “nói ngã nói nghiêng” mà chao đảo đòi bỏ điều 4 Hiến pháp.

Nhắc lại điều này để chúng ta thấy rằng giới lãnh đạo đảng CSVN hiện đã biết rất rõ đại đa số dân chúng VN ngày nay không còn muốn đảng CSVN tiếp tục cai trị họ nữa.

Lời ‘tự thú’ này có nghĩa nếu một cuộc thăm dò hay trưng cầu ý dân về quyền lãnh đạo đất nước được tổ chức một cách công khai minh bạch vào lúc này, đảng CSVN biết chắc họ sẽ bị loại khỏi cuộc chơi ngay từ vòng đầu.

Nhưng không phải đợi cho đến khi ông Triết nói ra thì đảng CSVN mới biết họ đang bị dân chúng oán ghét. Mà đã từ rất lâu, vì sợ bị dân chúng nổi lên lật đổ nên đã phải tìm cách phòng vệ.

Bản thân từng đi “cướp chính quyền” nên đảng CSVN hiểu rất rõ, không có biện pháp ngăn chận ‘nguy cơ’ để tuột mất quyền cai trị hữu hiệu cho bằng họ được quyền thẳng tay bắt bớ bỏ tù bất cứ ai manh nha chống đối.

Chính vì vậy mà các điều 4, điều 79, 88 v.v…. cùng không biết bao luật phi lý khác như nghị định 23/QH/2003 về quản lý đất đai theo thời gian đã lần lượt ra đời để đối phó với dân chúng.

Những điều luật ‘quái gở’ này chắc chắn sau này sẽ còn được lịch sử nhắc đến nhiều cùng với quốc hội ‘bù nhìn’, vì đã giúp cho đảng CSVN thêm vây thêm cánh, gây ra bao thống khổ cho người dân

Nhưng cho dù có giỏi che giấu cỡ nào thì sự thật vẫn luôn là sự thật và thực tế là khoảng chục năm trở lại đây, nhờ thông tin trung thực từ mạng internet dân chúng VN đã ngày càng nhận rõ ý đồ lợi dụng hiến pháp của CSVN để hạn chế nhiều quyền căn bản của người dân, và đã có rất nhiều tiếng nói đòi hủy bỏ chúng ngay từ trong nội bộ đảng này.

Chính vì lẽ đó mà ông Triết đã chẳng cần úp mở khi nói thẳng “bỏ điều 4 hiến pháp là tự sát!” dẫu sao qua đó cho thấy ông ta rất am hiểu tình thế: cái gọi là ‘chính quyền nhân dân’ hiện chẳng còn được nhân dân ưa, và ngược lại, chính quyền cũng vậy, sẵn sàng thẳng tay với người dân.

Cho nên chẳng phải vô cớ khi thời gian gần đây dân lành bị chính quyền bắt bớ giam cầm vô cớ ngang nhiên đánh chết trong đồn ngày một nhìều, nhưng đồng thời, hiện tượng công an lực lượng bảo vệ chủ chốt của chế độ cũng bị dân chúng hành hung ngày một tăng.

Đã không còn ưa nhau nữa chuyện ghét bỏ là đương nhiên. Vấn đề là cách thể hiện cái ‘sự ghét’ của mỗi bên ra sao?

Trong vụ Thái Hà nói riêng và với cộng đồng công giáo nói chung. Trong khi nhà cầm quyền biết sai nhưng vẫn chẳng chịu sửa, ‘mượn’ tài sản giáo hội nhiều nơi nhưng chẳng chịu trả khiến Thái Hà phải đi đòi, khiến vì lo lắng bị ‘lật đổ’ mà nhà cầm quyền phải nhẫn tâm đi làm những chuyện hết sức mất nhân tính, như cho ngươì xông lên bàn thánh, hành hung tu sĩ giáo dân v.v… thì kỳ diệu thay, trong các thánh lễ của ‘nạn nhân’ Thái Hà cùng nhiều nhà thờ khác vẫn vang lên những lời cầu nguyện “xin cho các nhà lãnh đạo VN được sáng suốt…” mà chẳng phải xin cho chế độ này nhanh sụp đổ!

Thái độ bình thản này của các cha DCCT và giáo dân Thái Hà so với nỗi sợ hãi ‘bị lật đổ’ cùng những hành vi tồi tệ của nhà cầm quyền khi Đời – Đạo chẳng còn ưa nhau, như vậy rõ ràng là khác nhau một trời một vực!

Nhìn vào riêng cách cư xử này thôi cũng đã đủ nhận ra đằng sau lá đơn và việc khiếu nại của Thái Hà hôm 2/12 chẳng có gì hơn là mong đi tìm cho bằng được Công Lý và Sự Thật.

Ngược lại, chính cái ý nghĩ ‘tự sát’ của ông Triết khi thấy ‘gót chân Achille’ Điều 4 của đảng đã bị phát hiện, những hành động hốt hoảng thi công giữa đêm khuya của chính quyền Hà Nội trong vụ bệnh viện Đống Đa, việc chận đánh bắt bớ tu sĩ giáo dân dọc đường v.v… mới đúng là thái độ của kẻ đang sống trong sự sợ hãi khi nhận ra việc làm xấu xa mình đang bị “lộ rõ tim đen”.

Alf. Hoàng Gia Bảo
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Phổ quát tính của Chân Lý và diễn từ của thánh Phaolô ở Arêôpagô
Hồng Y Albert Vanhoye S.J.
08:26 06/12/2011
PHỔ QUÁT TÍNH CỦA CHÂN LÝ VÀ DIỄN TỪ CỦA THÁNH PHAOLÔ Ở ARÊÔPAGÔ

(bài viết của Đức Hồng Y Albert Vanhoye S.J., L'Osservatore Romano, ngày 24 Tháng Hai 1999)

Mở đầu chương IV trong Thông điệp Fides et ratio, Đức Gioan Phaolô II viết: “Sách Tông Đồ Công Vụ chứng minh rằng ngay từ đầu sứ điệp Kitô giáo đã hoà nhập với các trào lưu triết học đang lưu hành trong thời đại ấy” (số 36). Theo quan điểm này, Ngài nói: “Ở Athens, Thánh Phaolô đã tranh luận với ‘các triết gia thuộc Chủ nghĩa khoái lạc và phái Khắc Kỷ’ (Cv 17, 18)”. Thật vậy, việc nhắc đến hai trường phái triết học này đã gây chú ý, đặt ra nhiều vấn nạn và mở ra những chân trời mới. Khi đọc Sách Công Vụ, ta sẽ thấy cuộc tranh luận là bối cảnh cho bài diễn từ lừng danh của Thánh Tông Đồ Phaolô tại Arêôpagô trong đoạn văn tiếp liền sau đó (Cv 17, 22-31). Rõ ràng Thánh sử Luca đã trình bày bài nói chuyện này như là một bài giảng thuyết truyền giáo trong môi trường ngoại giáo có một nền văn hoá ảnh hưởng triết học sâu sắc. Vì thế, thật đáng quan tâm và bổ ích khi chúng ta phân tích và nghiên cứu bài diễn từ này để thấy rõ quan điểm của Thánh Tông Đồ cũng như xác quyết của Ngài về tính phổ quát của chân lý.

Trước hết, cần phải phân biệt giữa diễn từ ở Arêôpagô và các bài giảng thuyết dành cho các thính giả người Do Thái và tân tòng. Khi nói với những thính giả Do Thái, Thánh Tông Đồ nói về Thiên Chúa của Israel và lịch sử cứu độ, dựa vào Kinh Thánh. Chẳng hạn, tại hội đường Antiokia Pisidia, những lời đầu tiên của Thánh Phaolô là: “Hỡi anh em Israel và là những người kính sợ Thiên Chúa, Thiên Chúa của dân Israel đã chọn cha ông chúng ta, đã làm cho dân này thành một dân lớn trong thời họ cư ngụ ở đất Ai cập, và đã giơ cánh tay mạnh mẽ của Người mà đem họ ra khỏi đó” (Cv 13, 16-17). Có thể nói rằng Thánh Tông Đồ đã trình bày Thiên Chúa như là một vị thần đặc thù được định nghĩa bằng mối quan hệ đặc thù với một dân tộc đặc thù là dân “Israel”, và tổ tiên của họ, “cha ông của chúng ta”.Trong khi đó, phần dẫn nhập của diễn từ ở Arêôpagô là một ý tưởng hoàn toàn khác về Thiên Chúa: “Thiên Chúa, Đấng tạo thành vũ trụ và muôn loài trong đó, Đấng làm Chúa Tể trời đất ...” (Cv 17, 24). Một Thiên Chúa phổ quát, được định nghĩa bằng mối quan hệ với toàn thể vũ trụ. Ta có thể thấy sự tiếp cận của Thánh Tông Đồ với quan niệm của người Hy Lạp về vũ trụ đã khiến Ngài lập tức tiếp nhận một quan điểm phổ quát phù hợp với tính phổ quát của chân lý.

Thánh Phaolô đứng cùng phía với các triết gia

Mặt khác, bài giảng ở Hội đường Antiôkia Pisidia trích dẫn các bản văn Cựu Ước, hầu hết là những ám chỉ (Cv 13, 17-23), nhưng đôi khi cũng rõ ràng như trong Cv 13, 27 khi Ngài nhắc lại rằng: “Dân cư thành Giêrusalem và các thủ lãnh của họ đã không nhận biết Đức Giêsu; khi kết án Người, họ đã làm cho ứng nghiệm những lời ngôn sứ đọc mỗi ngày Sabát”, hoặc trong Cv 13, 33 khi Ngài trích dẫn Thánh Vịnh 2 với công thức giới thiệu rằng: “Như được ghi chép trong Thánh Vịnh 2”, hoặc trong Cv 13, 34-35 khi Ngài trích đoạn Is 55, 3 và một đoạn trong Thánh Vịnh 16, 10, và cuối cùng là trong Cv 13, 41 có chứa đựng một đoạn trích của Ngôn sứ Khabacúc (Kb 1, 5) trong lời khuyến thiện cuối cùng.

Trái lại, diễn từ tại Arêôpagô không trích dẫn một đoạn Kinh Thánh nào. Bản văn duy nhất được trích dẫn ở đây là một câu cực ngắn của một tác giả ngoại giáo: “Vì chúng ta thật sự là dòng dõi của Thiên Chúa”, được giới thiệu bằng công thức: “Như một vài thi sĩ của các bạn đã nói”. Câu trích dẫn này đã được xác định: đó là một câu trong tập thơ Phaenomena của Aratus, một tác giả thuộc phái Khắc kỷ sống vào thế kỷ thứ III trước Công nguyên. Đây là lời viện dẫn rất có ý nghĩa đến nền văn hoá Hy Lạp, một nền văn hoá phong phú về triết học. Đây là sự nhìn nhận gián tiếp rằng khả năng con người có thể đạt đến chân lý phổ quát.

Việc giải thích chính xác bài diễn từ trong Cv 17, 22-31 dĩ nhiên là cần phải bàn cãi. Có người nói rằng “Thánh Phaolô không bắt đầu cuộc nói chuyện bằng các yếu tố của độc thần giáo triết lý của người Hy Lạp mà bằng các ý tưởng tôn giáo dân gian”, và rằng “Thông điệp của Thánh Phaolô là một lời loan báo chứ không phải là một lý luận bài bản”

Những xác quyết tiêu cực này cần phải bàn lại. Không mấy ngạc nhiên khi những khẳng định này không thấy xuất hiện trong lần xuất bản mới đây của tác phẩm này. Điều chính xác là: trong diễn từ, Thánh Tông Đồ không lưu tâm đến các triết gia mà chỉ đả kích vài khía cạnh nào đó trong tôn giáo ngoại giáo phổ thông coi trọng đền thờ, chú trọng đến các nghi thức trong đó cũng như thờ cúng các ngẫu tượng. Về đền thờ, Thánh Tông Đồ khẳng định rằng Thiên Chúa “không ngự trong những đền do tay con người làm nên” (Cv 17, 24); về việc thờ cúng “Người cũng không cần được bàn tay con người phục vụ, như thể Người thiếu thốn cái gì” (Cv 17, 25); và về các ngẫu tượng, “chúng ta không được nghĩ rằng thần linh giống như hình tượng do nghệ thuật và tài trí con người chạm trổ trên vàng, bạc hay đá” (Cv 17, 29).

Tuy nhiên, trong cuộc tranh luận này, ta thấy Thánh Phaolô đã đứng cùng phía với các triết gia, những người đi trước Ngài đã phê bình các niềm tin trong thời đại của họ nhằm làm thoả mãn “nhu cầu về lý trí phổ quát” (Fides et ratio, số 36). Thêm vào đó, Thánh Tông Đồ không chỉ đưa ra ba phủ nhận mà còn dựa vào những lý lẽ tích cực rất gần gũi với các tư tưởng của các một vài triết gia. Vậy thì “sứ điệp” của Thánh Phaolô không chỉ là “lời loan báo” nhưng chứa đựng một “lý luận bài bản”. Thật ra, lý luận của Thánh Phaolô không được triển khai đầy đủ như một chuyên luận triết học mà chỉ có một vài khẳng định ngắn gọn. Sự khái quát này chỉ vì cái được gọi là “diễn từ của Thánh Phaolô ở Arêôpagô” không phải là nguyên một bài diễn văn mà chỉ là những nét chính, chỉ nêu lên những chủ đề chính mà không cần phải khai triển ra.

Khi xem xét những chủ đề đã được trình bày ở trên, chúng ta thấy rằng Thánh Tông Đồ đã khéo léo nhào luyện những chân lý trong Kinh Thánh với những chân lý tương tự được các triết gia khám phá ra. Sự hoà quyện này cho thấy rằng Kinh Thánh không chỉ chứa đựng những yếu tố đặc thù của chân lý cứu rỗi và mạc khải về những mầu nhiệm mà lý trí con người khó đạt được, nhưng còn trình bày những chân lý phổ quát có thể với tới được qua việc suy tư có hệ thống và như vậy có thể được nhận biết cách chung chung.

Phê bình các thực hành tôn giáo dân gian

Nhằm chứng minh rằng Thiên Chúa “không ngự trong những đền do tay con người làm nên”, Thánh Phaolô nhắc lại rằng Thiên Chúa “đã tạo thành vũ trụ và muôn loài trong đó” (Cv 17, 24). Khẳng định này phù hợp với trình thuật về sự sáng tạo trong sách Sáng Thế (St 1, 1-31) và những kết luận của các triết gia Hy Lạp. Trong một cuộc đối thoại, triết gia Platon đã đặt vấn đề rằng vũ trụ này có khởi đầu và một đấng tạo hoá hay không, và rồi bằng các lý chứng thuần lý ông chứng minh rằng câu trả lời phải là có (cf. Timaeus, 28b-c). Về “đấng tạo hoá”, Platon dùng danh từ poietes, còn Thánh Phaolô dùng phân từ poiesas để áp dụng cho Thiên Chúa. Khi nói về “vũ trụ” (kosmos), Thánh Phaolô dùng một từ Hy Lạp không có từ tương đương trong tiếng Do Thái, vì từ kosmos trước tiên nói về một trật tự ngăn nắp và sau đó là nói đến sự trang hoàng. Nhưng khi thêm vào câu “và muôn loài trong đó”, Thánh Tông Đồ lấy cảm hứng từ Thánh Kinh mà trong đó thường đề cập đến “trái đất cùng muôn vật muôn loài” (Tv 24, 1; 50, 12; Gr 8, 16; etc.). “Trời và đất” cũng là cách diễn tả của Kinh Thánh (St 1, 1; 2, 1, 4; etc.; Tv 121, 2; 124, 8), nhưng nói rằng Thiên Chúa là “chủ tể của trời và đất” thì rất phù hợp với tư tưởng của những người thuộc phái Khắc Kỷ. Trong một bài ca tụng dâng lên Zeus, họ nói: “Hỡi Thần Zeus, nguyên lý của thiên nhiên, đấng cai trị mọi sự bằng luật lệ”; và “Cả vũ trụ này xoay vần chung quanh trái đất, luôn tuân lệnh dù ngài đưa dẫn đến nơi đâu, và sẵn lòng quy phục ngài”.

Đấng sáng tạo nên vũ trụ không thể bị đóng khung trong đền đài do con người tạo nên. Đây là suy tư triết học dù rằng nó được tìm thấy trong Kinh Thánh. Người nói lên ý tưởng này là vị vua “khôn ngoan” Solomon, ngay vào lúc đền thờ được cung hiến tại Giêrusalem: “Có thật Thiên Chúa cư ngụ dưới đất chăng? Này, trời cao thăm thẳm còn không chứa nổi Ngài, huống chi ngôi nhà con đã xây đây!” (1 V 8, 27). Sau khi Đền thờ bị phá huỷ, một ngôn sứ cũng đã nêu lên cùng một ý kiến như thế để phản đối kế hoạch xây dựng lại Đền thờ: “Đức Chúa phán thế này: “Trời là ngai của Ta, và đất là bệ dưới chân Ta. Các ngươi sẽ xây cho Ta nhà nào, và nơi nào sẽ là chốn Ta nghỉ ngơi? Tất cả những vật ấy, chính tay Ta đã làm” (Is 66, 1-2). Phần mình, triết học Hy Lạp đã có cùng một nhận thức như vậy. Người sáng lập ra phái Khắc Kỷ là Zeno đã khẳng định: “Các anh không nên xây dựng đền thờ; ngôi đền sẽ không xứng đáng với sự cao trọng dường ấy; nó không thánh thiện; cái gì do người thợ làm ra thì không xứng đáng với sự cao trọng như vậy”.

Sau khi phê bình đền thờ, bài diễn từ lập tức đả phá việc thờ cúng: Đấng Tạo Hoá “không cần được bàn tay con người phục vụ, như thể Người thiếu thốn cái gì”. Ý tưởng phục vụ Thiên Chúa trong đền thờ dĩ nhiên xuất phát từ tôn giáo dân gian và được Thánh Kinh chấp nhận. Thiên Chúa ngửi mùi thơm tho của những lễ vật (cf. St 8, 21); Mỗi tuần phải luôn đặt “bánh tiến” trước nhan Ngài (cf. Ex 25:30; Lv 24:5-9). Tuy nhiên, các ngôn sứ cũng chỉ trích việc thờ cúng này (cf. Is 1, 11-15; Gr 7, 22; Am 5, 25; Hs 6, 6), nhưng không triệt để cho lắm. Họ chỉ trích khi việc thờ cúng do những người có hành vi xúc phạm đến Thiên Chúa. Tuy nhiên, có một Thánh vịnh đưa ra lời chỉ trích bao quát hơn nhắm đến cả những người ngoan đạo đối với Thiên Chúa. Các hy lễ này không có giá trị, Thiên Chúa hoàn toàn không cần đến vì như Thánh vịnh đã nói: “thú rừng là của Ta hết thảy, cả ngàn muôn loài vật núi đồi.” (Tv 50, 10), và tiếp sau đó là: “Ta mà đói, Ta đâu cần nói ngươi hay, vì trái đất với mọi loài, chính Ta làm chủ. Thịt bò há là thức Ta ăn? Máu chiên há là đồ Ta uống? Hãy tiến dâng Thiên Chúa lời tạ ơn làm hy lễ, giữ trọn điều khấn nguyền cùng Đấng Tối Cao.” (ibid., 12-14). Vậy thì lời ngợi khen sẽ thay thế cho hy lễ. Một lần nữa chúng ta có thêm lời phê bình về tôn giáo dân gian, một lời phê bình tự thân nó (per se) là triết lý.

Thiên Chúa không xa cách mỗi người trong chúng ta

Thánh Phaolô còn đi xa hơn lý luận của Thánh vịnh. Ngài không chỉ dựa vào sự kiện là Thiên Chúa rất giàu có mà còn cho rằng Thiên Chúa hào phóng ban phát “mọi sự” cho “mọi người” (Cv 17, 25). Thật ngược ngạo khi nghĩ rằng chúng ta có thể cho Thiên Chúa một điều gì đấy: chúng ta hành động cứ như người ban ơn cho Thiên Chúa trong khi thực tế luôn là người hàm ơn. Các triết gia Hy lạp cũng có những kết luận tương tự và khẳng định rằng Thiên Chúa hoàn toàn tự túc. Triết gia Philodemus (thuộc triết phái Khoái lạc) đã sáng tạo ra một tĩnh từ mới là aprosdees để nói rằng Thiên Chúa hoàn toàn miễn trừ với mọi nhu cầu. Trước đó, Platon cũng nói lên cùng một ý tưởng bằng cách dùng những từ đơn giản hơn như ouk epideues (không có nhu cầu, Parmenides, 8, 33). Theo Philostratus, triết gia Apollonius Thành Tyana công kích mạnh mẽ việc thờ cúng hiến tế (Life of Apollonius, V, 25 and VIII, 7).

Sau khi phê phán các đền thờ và cúng tế, Thánh Tông Đồ bình phẩm về các ngẫu tượng khi nói về việc tìm kiếm Thiên Chúa của con người do Ngài tạo dựng nên (Cv 17, 26-28: “Từ một người duy nhất, Thiên Chúa đã tạo thành toàn thể nhân loại, để họ ở trên khắp mặt đất; Người đã vạch ra những thời kỳ nhất định và những ranh giới cho nơi ở của họ. Như vậy là để họ tìm kiếm Thiên Chúa; may ra họ dò dẫm mà tìm thấy Người, tuy rằng thực sự Người không ở xa mỗi người chúng ta. Thật vậy, chính ở nơi Người mà chúng ta sống, cử động, và hiện hữu, như một số thi sĩ của quý vị đã nói: “Chúng ta cũng thuộc dòng giống của Người”). Một lần nữa các cách nói này rất phù hợp với cả mạc khải Kinh Thánh và lời dạy của các triết gia. Khi Thánh Phaolô nói: “Từ một người duy nhất, Thiên Chúa đã tạo thành toàn thể nhân loại”, câu: “Từ một người duy nhất” ám chỉ đến trình thuật sáng thế (St 1, 27-28; 2, 21-23; 3, 20), nói về một tổ tiên duy nhất của toàn thể nhân loại, đây cũng là điều phù hợp với quan điểm của phái Khắc Kỷ luôn nhấn mạnh đến tính duy nhất của dòng giống nhân loại. Thật ra, từ ngữ này trong tiếng Hy Lạp là đa tính, nó thuộc giống đực (masculine) hoặc trung tính (neuter), và như vậy có thể chỉ “một người” hay một “dòng giống”. Chủ đề tìm kiếm Thiên Chúa cũng được tìm thấy trong Kinh Thánh, con người được mời gọi “kiếm tìm Chúa, Thiên Chúa của anh em, và anh em sẽ thấy nếu anh em hết lòng hết dạ kiếm tìm Người” (Dnl 4, 29), và thậm chí còn nói thẳng ra rằng “những ai tay sạch lòng thanh” thì thuộc về “dòng dõi những kẻ kiếm tìm Người” (Tv 24, 4-6; cf. 27, 8-9). Việc tìm kiếm của triết lý về Thiên Chúa có tính tri thức hơn, nhưng không dành riêng cho những ai. Platon đã nói cách sâu xa rằng: “Rất khó nhọc để kiếm tìm đấng tạo hoá và cha đẻ của vũ trụ này, và khi tìm được Ngài rồi thì không phải ai cũng nói được về Ngài” (Timaeus, 28c). Thánh Phaolô cũng đồng tình với triết gia vĩ đại này khi Ngài nói rằng con người phải “dọ dẫm” kiếm tìm Thiên Chúa (Cv 17, 27). Về phần mình, các triết gia Khắc Kỷ không tự giới hạn mình vào cuộc tìm kiếm tri thức về Thiên Chúa, chỉ gắn bó với các quy luật hết sức đòi hỏi của đời sống.

Khó khăn trong việc kiếm tìm Thiên Chúa không hệ tại khoảng cách. Kinh Thánh nói rằng Thiên Chúa ở rất gần với dân Ngài (cf. Dnl 4, 7) và có một lối giải thích rất tuyệt về sự hiện diện khắp mọi nơi của Ngài. “Ngài bao bọc con cả sau lẫn trước, bàn tay của Ngài, Ngài đặt lên con… Đi mãi đâu cho thoát thần trí Ngài, lẩn nơi nào cho khuất được Thánh Nhan?” (Tv 139, 5.7). Một vài triết gia cũng có kết luận như vậy. Dion Chrysostom, tác giả ở thế kỷ thứ I thuộc phái Khắc Kỷ, cũng dùng câu “(Thiên Chúa) ở không xa” như Thánh Phaolô. Thánh Tông Đồ nói rằng: “Thiên Chúa ở không xa mỗi người chúng ta” (Cv 17, 27), còn Dion Chrysostom thì nói: “Chúng ta không bị phân tán ra xa hoặc ở bên ngoài thiên tính, nhưng sống ở giữa và còn hơn nữa là cùng nhau lớn lên với thiên tính” (Dion Chrys., Disc., XII, 28). Thật ra câu nói này nhuốm mùi phiếm thần. Thánh Phaolô không hề chấp nhận phiếm thần, nhưng hoàn toàn đồng ý với ý tưởng về sự gần gũi của Thiên Chúa mà phái Khắc Kỷ diễn tả cũng như đưa ra ba khẳng định triết lý nền tảng: “Trong Ngài, chúng ta sống, cử động và hiện hữu”, và ngay lập tức xác quyết bằng câu trích dẫn từ thi sĩ Aratus: “vì chúng ta cũng thuộc dòng giống của Ngài” (Cv 17, 28).

Thi sĩ thuộc phái Khắc Kỷ này không phải là người đầu tiên khẳng định mối quan hệ thân thuộc giữa Thiên Chúa và con người. Thực sự, đây là ý tưởng rất cổ xưa trong thế giới Hy Lạp. Homer đã gán cho thần Zeus danh hiệu là “cha của con người và các thần thánh” (Iliad, 1, 554); Aeschylus cũng nói: “chúng ta được sinh ra do máu của Người (Thiên Chúa)” (Seven Against Thebes, 141-142). Các triết gia về sau đã chộp lấy chủ đề này, nói về mối quan hệ họ hàng (syngenea) của con người và linh hồn con người với Thiên Chúa. Ví dụ, Platon viết rằng: “Có mối quan hệ nào đó thu hút con người đến với người bà con của mình (nghĩa là Thiên Chúa), tôn vinh và tin tưởng vào Ngài” (Laws, X, 899d). Ông gọi con người “không phải là loài thực vật trên trái đất mà là ở trên trời và tâm hồn con người cứ vươn lên đến họ hàng của mình ở trên trời” (Timaeus, 90a). Chủ đề này của phái Khắc Kỷ có liên quan đến hệ thống triết học phiếm thần của họ. Thế nhưng điều đáng lưu ý là diễn từ của Thánh Phaolô ở Arêôpagô không trích dẫn từ triết lý của phái Khắc Kỷ mà là một bài thơ, chính xác hơn là một bài tụng ca Thiên Chúa dưới hình thức thi phú. Nên phân biệt giữa hệ thống triết lý Khắc Kỷ và một bài thơ ca ngợi. Trong bài tụng ca này, giống như Bài tụng ca dâng thần Zeus (Hymn to Zeus) của Cleanthes, người kế vị của nhà sáng lập triết phái Khắc Kỷ là Zeno, Zeus không xuất hiện như một tổng thể phiếm thần mà là một Thiên Chúa có ngôi vị, Đấng mà con người có thể dâng lời ngợi khen và cầu kinh. Ngay cả Bài tụng ca dâng thần Zeus cũng dựa vào mối liên hệ thân thuộc giữa con người với Thiên Chúa mà cho rằng con người có thể cầu nguyện: “Thật chính đáng khi con người thưa lời với Ngài, vì chúng tôi được Ngài sinh ra” (cc. 4-5). Câu cuối cùng này rất gần gũi với những lời của thi sĩ Aratus được trích dẫn trong Cv 17, 28: “Chúng ta cũng thuộc dòng giống của Người”. Có lẽ vì lý do này mà trước khi trích dẫn đoạn thơ trên, diễn giả Phaolô nhắc đến “một số thi sĩ” (nhiều người chứ không phải chỉ một mình thi sĩ Aratus). Cleanthes dâng những lời kinh rất tuyệt lên thần Zeus. Ông xin ngài “giải thoát con người khỏi sự bất tri” và ban cho họ “trí năng mà ngài dùng để điều hành mọi sự cho phù hợp với công lý không bao giờ cạn kiệt” (cc. 33-35). Không thể chối cãi rằng những vần thơ này diễn tả một mối liên hệ sâu đậm với một Thiên Chúa được nhìn nhận như một ngôi vị.

Thiên Chúa dựng nên con người theo hình ảnh Ngài, giống như Ngài

Như vậy, trong bài giảng của mình, không phải Thánh Tông Đồ chấp nhận phái Khắc Kỷ như một hệ thống triết lý mà là một phái Khắc Kỷ được tôi luyện bằng kinh nghiệm thiêng liêng. Nhận xét này gợi ý rằng chân lý phổ quát không thể chứa đựng trong một hệ thống thuần lý mà phải được cả lý trí lẫn tinh thần cùng nhau tìm kiếm. Có thể hiểu tinh thần là khả năng đi vào trong mối tương quan cá thể với người khác, đặc biệt là với Thiên Chúa. Lý trí tạo nên những trừu tượng để dựng nên hệ thống thuần lý. Những hệ thống này cố tương ứng với những khía cạnh nào đó của thực tại để có thể hiểu sự vận hành của thực tại. Còn tinh thần thì hướng về những tương quan sống động và ban truyền sức sống với các nhân vị khác. Phái Khắc Kỷ đã phát triển được một hệ thống triết học nhưng đồng thời họ cũng tạo nên một linh đạo siêu vượt hơn hệ thống triết học của họ và đó là một triết lý đích thực, một triết lý mở hướng về chân lý.

Vài tác giả nói rằng câu trích dẫn của thi sĩ Aratus không phù hợp với mạc khải Thánh Kinh, và chỉ là một phần ngoại lai trong Tân Ước. Ý kiến này không đếm xỉa gì đến nhận xét vừa nói trên về sự khác nhau giữa một bài thơ và một hệ thống triết lý. Những điều nói trong bài thơ không xung đột với mạc khải Kinh Thánh, dầu rằng không được diễn tả cùng một từ ngữ. Thật vậy, mối quan hệ họ hàng giữa Thiên Chúa với Thiên Chúa và con người đã được khẳng định trong Cựu Ước. Đúng ra, mối quan hệ này chỉ giới hạn trong dân được chọn. Chính dân Israel nói với Thiên Chúa rằng: “Ngài là Cha chúng tôi” (Is 63, 16). Con người không thuộc “dòng dõi” của Thiên Chúa tự thân (per se), nhưng là tạo vật của Ngài, được hình thành “từ bụi đất” (St 2, 7). Tuy nhiên, tạo vật này gắn bó chặt chẽ với Thiên Chúa hơn những tạo vật khác. Chỉ có con người thì Thiên Chúa mới “thổi sinh khí vào lỗ mũi” (St 2, 7). Chỉ có con người thì Thiên Chúa mới nói rằng: “Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta” (St 1, 26) và điều này đã làm nên quan hệ họ hàng giữa con người và Thiên Chúa. Về sau, lối nói này cũng được dùng để diễn tả mối quan hệ họ hàng giữa Ađam và con cái: “Khi ông Ađam được một trăm ba mươi tuổi, thì ông sinh ra một người con trai giống như ông, theo hình ảnh ông, và đặt tên là Sết” (St 5, 3). Trong Tân Ước, Thư gởi tín hữu Êphêsô tuyên xưng Thiên Chúa là “cha của mọi người” (Eph 4, 6) và công bố rằng “mọi cương vị làm cha trên trời dưới đất” đều là sự thông phần vào phụ tính (fatherhood) của Thiên Chúa (Eph 3, 14-15). Như vậy, không có gì là bất thường khi trích câu “Vì chúng ta thật sự là dòng dõi của Thiên Chúa” của Aratus và nó xứng đáng có một chỗ đứng trong bài diễn từ truyền giáo của Tân Ước. Nó xứng đáng là một phần của praeparatio evangelica (chuẩn Tin Mừng)

Đoạn kết của trình thuật Tông Đồ Công Vụ còn dạy chúng ta một điều nữa. Thánh Luca kể rằng khi Phaolô bắt đầu loan báo sự phục sinh của Đức Kitô thì các thính giả chặn ngài lại: “kẻ thì nhạo cười, kẻ thì nói: ‘Để khi khác chúng tôi sẽ nghe ông nói về vấn đề ấy’… Nhưng có mấy người đã theo ông và tin Chúa” (Cv 17, 32.34). Ở đây chúng ta thấy rằng một cách hiểu nào đó về chân lý phổ quát có thể là chướng ngại cho hành động đức tin. Nói cách khác, những thính giả chế nhạo Thánh Tông Đồ là những người đoan chắc rằng mình đã đạt được chân lý phổ quát qua lý luận của mình và vì thế họ không chấp nhận một điều gì khác không phù hợp với lý luận đó. Họ không muốn dựa vào mối tương quan giữa người với người để tiếp thu kiến thức mới. Chân lý phổ quát của họ bị đóng khung trong lý luận mà không mở ra trong tinh thần. Tuy nhiên, “một vài người” đã có sự cởi mở này. Trong các số 31 và 32 của Thông điệp Fides et ratio, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã giải thích tính chất đặc thù của kiến thức đạt được nhờ các mối tương quan liên vị và cho thấy nhu cầu cũng như tầm quan trọng của nó. Ngài nói: “Niềm tin thường được bộc lộ cách nhân bản và niềm tin ấy thường phong phú hơn là dựa vào chứng cứ đơn thuần, vì nó hàm súc một tương quan liên vị, và vận dụng chẳng những các khả năng nhận thức của một con người nhưng còn cả cái khả năng triệt để hơn: đó là tín nhiệm vào những nhân vị khác, cũng như đi vào trong tương quan bền vững và thân mật hơn với những nhân vị ấy”. Hiển nhiên, những suy tư này đặc biệt ứng dụng cho đức tin vào Đức Kitô.

Có thể kết luận rằng trình thuật trong sách Công Vụ 17, 16-34 cho thấy rõ ràng sự cởi mở của đức tin Kitô giáo và mối tương quan giữa đức tin này với công cuộc tìm kiếm chân lý phổ quát của các triết gia. Không hề chống đối cuộc tìm kiếm này, đức tin nhìn nhận nó như là một trợ lực để chỉnh sửa vài thiếu sót nào đó trong tôn giáo tự nhiên cũng như chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ đích thực với Thiên Chúa. Tuy nhiên đức tin không phụ thuộc vào một hệ thống tư tưởng thuần lý bởi vì đức tin mời gọi một sự cởi mở bao quát hơn, không chỉ về trí năng nhưng đặc biệt là về tinh thần. “Tính sâu sắc của sự khôn ngoan được mặc khải đã phá vỡ vòng vây của những khuôn mẫu suy tư quen thuộc, là những khuôn mẫu không thể giãi bày trọn vẹn sự khôn ngoan Thiên Chúa” (Fides et ratio, số 23).

(Lm. Phaolô Nguyễn Minh Chính chuyển ngữ)
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hát Giữa Rừng Thu – Singing In The Woods.
Nguyễn Đức Cung
22:34 06/12/2011
HÁT GIỮA RỪNG THU – Singing In The Woods
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Ngồi đây hát giữa trời thu, vắng
Gửi tiếng đàn, ca với núi, rừng.
(nđc)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền