Ngày 02-12-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Sửa Đường Nội Tâm
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
08:18 02/12/2011
Chúa nhật N II Mùa Vọng B

Thư HĐGMVN 2006 đã khẳng định: “ Đời sống đạo vừa cần găn bó với Thiên Chúa, vừa phải đi đến với anh em”.

Chúa nhật II Mùa vọng, Giáo hội giới thiệu cho chúng ta khuôn mặt Gioan Tiền hô, một ngôn sứ luôn gắn bó với Thiên Chúa, rất gần gũi với con người. Lời Chúa Gioan chiêm niệm trong hoang địa qua nhiều năm tháng đã giúp ông tiếp xúc, gặp gỡ với nhiều hạng người qua những vùng ven sông Giođan. Lời Chúa Gioan nghe đã trở thành lời Chúa ông công bố. Tiếng Chúa gọi Gioan đã trở thành tiếng ông mời gọi mọi người.Gioan trở nên trung gian làm người dọn con đường tâm hồn cho anh chị em mình đến với Chúa Cứu Thế.

Gioan là vị ngôn sứ cuối cùng của Cựu ước. Sau 5 thế kỷ vắng bóng ngôn sứ, nay Gioan xuất hiện với sứ mạng Tiền hô. Ông đáp lại tiếng Chúa gọi, ra đi rao giảng về Nước Trời, dọn đường cho Chúa Giêsu, Đấng Cứu Tinh nhân loại đến trần gian. Ông đã chu toàn ơn gọi cách nhiệt thành và đã chết anh hùng cho sứ vụ. (x. Mt 14,3012; Mc 6,17-19). Cuộc đời Gioan là một thiên anh hùng ca, bất khuất trước cường quyền, bao dung với tội nhân.

Gioan có một cuộc sinh ra kỳ lạ, một lối sống khác thường. Gioan chọn con đường tu khổ chế : ăn châu chấu và mật ong rừng, uống nước lã và mặc áo da thú. Sống trong hoang địa trơ trụi, vắng người, thiếu sự sống. Nhưng chính ở đó mà Gioan đã lớn lên và trưởng thành trong sự gặp gỡ thâm trầm với thiên Chúa.

Gioan nhắc lại lời tiên tri Isaia: “Mọi thung lũng phải lấp cho đầy, khúc quanh co phải uốn cho ngay, đường lồi lõm phải san cho phẳng” (Lc 3,5). Gioan mời dân chúng sám hối. Không thể tiếp tục sống như xưa nữa. Đã đến lúc phải đổi đời, đổi lối nhìn, đổi lối nghĩ. Như thế, Gioan kêu gọi hãy dọn đường cho Đấng Cứu Thế đến. Phải lấp cho đầy những hố sâu tham lam ích kỷ hẹp hòi. Phải uốn cho ngay những lối nghĩ quanh co, những tính toán lệch lạc. Phải san cho phẳng những đồi núi kiêu căng tự mãn. Phải bạt cho thấp những gồ ghề của bất công bất chính.

Đạo là con đường dẫn đến Thiên Chúa. Đạo là ngón tay chỉ mặt trăng. Nếu không có đường thì không đi đến đâu cả. Một đất nước có văn minh hay không là do hệ thống đường sá.

Đạo từ nguyên thuỷ luôn mang ý nghĩa trong sáng, ngay thẳng, công minh. Đạo dẫn đưa con người đến chân thiện mỹ.

Đạo là đường nên có thể nói sống đạo là sống ngoài đường, sống với người khác, sống với cuộc đời. Abraham khởi đầu cuộc sống thật bằng việc lên đường từ giã thành Ur để sang đất hứa. Và lịch sử Do thái là những chuyến xuất hành di cư, lang thang trong sa mạc, lưu đầy và mất quê hương trong một thời gian dài. Gioan rao giảng và làm phép rửa khắp mọi nẻo đường. Chúa Giêsu sống ở thế gian bằng những cuộc lên đường sang Ai cập, về Nazareth, lên sa mạc, vào đền thánh và trở lại Galilêa. Cuộc sống công khai của Chúa ít là có ba cuộc hành trình lên Giêrusalem. Và sau cùng Ngài lên đường về nhà cha.

Vì là đường nên nên đạo luôn mở ra nối kết và đón nhận cuộc sống, đón nhận mọi người, không phân biệt ai với tinh thần yêu thương của Thiên Chúa. Tin mừng chính là đạo, là con đường mà Chúa Giêsu vạch ra cho chúng ta đi theo ngài.

Đường quan trọng nhất là đường vào cõi lòng. Gioan đã chỉ cho thấy rằng, mỗi con người đều có ít nhiều đồi núi kiêu ngạo, thung lũng ích kỷ, ghồ ghề khúc khuỷu trong các mối quan hệ. Có bao lối nghĩ quanh co, có bao tính toán lệch lạc, có những lũng sâu tăm tối thiếu vằng ánh sáng tình yêu. Sửa đường theo Gioan là sám hối. Nhìn lại con đường mình đã đi qua, sửa lại những sai lệch nếu có. Những gì cong queo san cho thẳng. Những gì cao cần bạt xuống. Lúc đó mới nhìn thấy ơn cứu độ của Chúa. Sửa cho thẳng, lấp cho đầy, uốn cho ngay, san cho phẳng, bạt cho thấp. Đó là sứ điệp Gioan gởi tới chúng ta trong Mùa Vọng này, để chúng ta dọn lòng mình thành đại lộ thênh thang mở ra với Chúa Cứu Thế.

Con đường mà Gioan nói tới đây chinh là đường vào cõi lòng. Con đường nội tâm của mọi người. Sửa con đường nội tâm là thay đổi cõi lòng, thay đổi cuộc sống để xứng đáng đón tiếp Chúa Cứu Thế. Sửa đường cho Chúa đến là cần thiết và hợp lý. Khi đón tiếp một vị khách quý, người ta thường sửa sang đường sá, làm sạch đẹp nơi vị khách sẽ đến. Như thế là biểu lộ lòng kính trọng đối với vị khách. Thiên Chúa là vị khách cao trọng nhất. Người hạ mình đến thăm và ở lại cùng sống với thân dân của Người. Đó là hạnh phúc tuyệt vời nên cần phải dọn tâm hồn xứng đáng. Như con đường cho Chúa đi qua. Như căn nhà cho Chúa ngự tới. Chúa đứng ngoài cửa lòng và gõ cửa, ai mở thì Ngài đi vào. Con đường có thể có chông gai tội lỗi, có nổi đam mê tiền lợi danh, có những tính hư nết xấu. Cho nên trong cõi lòng đó phải có im lặng như cõi lòng Mẹ Maria ghi nhớ, suy niệm và không nói gì. Chỉ nói những lời để giúp đỡ người khác. Và tâm hồn ấy bình an nên nghe rõ tiếng Chúa và chỉ nghe được tiếng Chúa mà thôi. Như thế dọn đường chính là tạo im lặng cho tâm hồn để nghe được tiếng Chúa và chỉ nghe được tiếng Chúa mà thôi.

Dọn đường còn là tỉnh thức đợi chờ Chúa đi xa trở về. Như năm cô khôn ngoan có sẵn dầu đèn. Như những đầy tớ làm lợi những nén vàng cho chủ. Như tên lính canh thành luôn chú ý những biến chuyển chung quanh. Mỗi cá nhân, ai cũng có những tật xấu, những khuyết điểm, vị kỷ kiêu căng tham lam đố kỵ ghen ghét lười biếng hèn nhát… Xã hội nào cũng có bất công, những lạm dụng quyền bính, những hủ tục, những tệ đoan, những điều ấy làm cho con người đau khổ, trì trệ, không phát triển.

Dọn đường căn bản là ở trong nội tâm, sám hối để canh tân, sửa đổi để trở nên tốt lành thánh thiện hơn. Những con đường thường được làm bằng đất đá nhựa bê tông. Những con đường trên mặt đất, trên sông trên biển trên bầu trời là những con đường vật lý. Những con đường tâm lý, con đường tinh thần, con đuờng lòng người mới quan trọng hơn. Nguyễn Bá Học đã nói: đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà chỉ vì lòng người ngại núi e sông.

Sống đạo luôn là một thách đố đầy quyết liệt và phong phú. Hiểu đạo, tin đạo, giữ đạo xem ra khá dễ dàng vì thuộc lãnh vực cá nhân. Còn sống đạo thường khó khăn hơn vì liên quan đến tha nhân, đòi hỏi một sự quên mình, vượt thắng bản thân. Cũng như thực hiện việc dọn đường qua nghi thức sám hối bên ngoài như rửa tội, xưng tội khá dễ dàng, nhưng nếu mà trong lòng không thật tâm sám hối đưa đến canh tân bản thân, thì hành vi sám hối chỉ là việc làm lấy lệ hình thức mà thôi.

Sống đạo bao giờ cũng đòi hỏi nhiều cố gắng và tỉnh thức. Mùa Vọng , Giáo hội cho chúng ta chiêm ngắm mẫu gương của Gioan. Sống gắn bó với Thiên Chúa và gần gũi với con người. Như thế mỗi người sẽ sống đạo hôm nay với tất cả niềm vui hạnh phúc cho bản thân và cho tha nhân.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:10 02/12/2011
ĂN TRỘM NÓI CHUYỆN
N2T

Hai tên trộm hợp lực đào tường của nhà nọ, khi vào được trong nhà rồi thì mò mẫm một chặp, bổng một tên bị bọ cạp chích nên thất thanh la lớn: “Đau quá”. Tên trộm kia chỉ sợ chủ nhà nghe nên nhéo tên nọ một cái, tên nọ bị nhéo nên đánh lại, thế là hai tên trộm đánh nhau ầm ầm làm chủ nhà thức dậy, lập tức bắt hai tên trộm trói lại.
Tên trộm bị bọ cạp chích giận dữ, nói:
- “Thật tức cái ông này, có miệng không nói, tại sao lại lấy tay nhíu ta hử ?”
Tên trộm kia trả lời:
- “Đồ ngốc, mày vẫn không biết, ai đời đi ăn trộm mà còn mở miệng nói chuyện chứ ?”

Suy tư:
Nguyên tắc khi đi ăn trộm là không nói chuyện và không làm những gì gây ra tiếng động, chỉ nói chuyện bằng mắt hoặc bằng cách ra dấu hiệu, bằng không thì sẽ bị người khác phát hiện.
Ma quỷ khi cám dỗ con người thì không nói và không làm gì kinh động đến họ, nó chỉ dùng tiền bạc, những thứ trang sức đẹp, những cô gái đẹp, những chiếc xe đời mới, những đồng vàng lấp lánh, để cám dỗ con mắt và ăn trộm linh hồn của con người; nó cũng không dùng những “chiêu” dao to búa lớn để cám dỗ con người, nhưng nó chỉ im lặng quan sát và ra tay cám dỗ khi đã chin mùi.
Ma quỷ là tên trộm chuyên đi ăn trộm linh hồn của con người khỏi tình yêu của Thiên Chúa.
Ai hiểu thì !
-----------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 2 MV B)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:13 02/12/2011
CHỦ NHẬT 2 MÙA VỌNG

Tin mừng : Mc 1, 1-8
“Có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi quai dép cho NgườI”.


Anh chị em thân mến,
Thánh Gioan Tiền hô, trong mắt của người cùng thời với ngài, thì ngài là một vị đại tiên tri sống khắc khổ, nhưng đối với con người thời nay, thì ngài là một vị thánh biểu trưng cho sự can đảm, trung trực và tiết chế.

Thánh Gioan Tiền hô được gọi là người mở đường (dọn đường) cho Chúa, ngài không cầm dao cầm rựa để phát quang đường sá, ngài cũng không thuê xe ủi đất đề san bằng những chổ gồ ghề, nhưng ngài dọn đường cho Chúa bằng câu khai mào rất ấn tượng làm cho mọi người nghe phải kinh ngạc : “Có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người”. Ngài dọn đường cho Chúa không như chúng ta la người này hét kẻ nọ, chửi người kia để ai cũng biết là ta có quyền có thế ; ngài dọn đường cho Chúa không như chúng ta phê bình người này có tật xấu này cần phải khai trừ khỏi cộng đồn, người kia có khuyết điểm nọ cần phải đề phịng và không cho làm việc gì cả để khỏi gây ảnh hưởng xấu anh em (!?) Nhưng ngài dọn đường cho Chúa bằng sự khiêm tốn và đơn sơ của mình nơi hành động cũng như trong lời nói.

Thánh Gioan Tiền hô ra mắt cóng chúng với thái độ và lời nói rất khiêm tốn : “có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người”, người đó là ai, dân chúng không biết mặt mà cũng chẳng nghe tiếng, người đó là ai, chẳng một ai biết cả ngoại trừ ngài. Mặc dù dân chúng không ai biết người đó là ai, nhưng thánh Gioan Tiền hô không vì thế mà tự nâng cao mình lên khi mọi người nhìn nhận ngài là một vị tiên tri mới xuất hiện ; mặc dù không ai biết người đang đến sau ngài là ai, nhưng ngài không vì thế mà ba hoa khốt lác với dân đám đơng dân chúng đang ngưỡng mộ ngài... Thái độ của ngài khác hẳn với những người Pharisiêu và những thầy thông luật, họ dương dương tự đắc cho mình là thầy thiên hạ, họ nghênh ngang áo thụng tua dây rảo bước trước đám dơng dân chúng để được sự cung kính của mọi người...

Thái độ của ngài cũng khác hẳn với thái độ của chúng ta ngày hôm nay : ngài khiêm tốn và quả quyết nói là không xứng đáng cởi dây giày cho người đang đến sau mình, còn chúng ta thì luơn tìm dịp để nói xấu và hạ bệ người anh em của chúng ta khi họ có một chút tài năng hơn mình, và quả quyết với mọi người rằng : thằng cha đó không có chút tài cán gì, chỉ là chĩ ngáp nhằm ruồi mà thôi...

Anh chị em thân mến,
Mùa Vọng cũng là “mùa dọn đường” là mùa phát quang cho thống những nơi u tối trong tâm hồn chúng ta để đón nhận ánh sáng của ân sủng, làm sáng lại cuộc sống thần thiêng đáng bị tục hố trong chúng ta. Mùa Vọng cũng là mùa mà mỗi người Kitô hữu chúng ta nhìn lại bản thân mình, quyết tâm tìm cho ra những khuyết điểm của bản thân, chứ không phải là nhìn đến những khuyết điểm của người khác. Mùa Vọng cũng là mùa mà chúng ta dễ nhìn thấy Chúa Giêsu nhất nơi những người thân cận, bởi vì Thiên Chúa đã hố thân làm người như chúng ta.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:14 02/12/2011
N2T

23. Ở thế gian này chúng ta chỉ chuyên tâm làm một việc, đó là sự sống đời đời.

(Thánh Eucherius of Lions)
 
Mỗi tuần một ''Chuyện Rất Ngắn''
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:12 02/12/2011
KHI BÀ SƠ CÓ QUYỀN

Anh đem những bài hát rất thịnh hành trong lễ hôn phối mà anh rất tâm đắc cho bà sơ phụ trách ca đoàn bên nhà thờ (gp. Phan Thiết) của nhà gái (vợ anh), để xin hát trong thánh lễ hôn phối của mình.

Bà sơ coi xong thì phán một câu:

- “Bài hát ở Sài gòn khác, bài hát ở đây khác, không được”.

Đúng là khi bà sơ có quyền thì mất đi tấm lòng bác ái, mất đi sự khiêm tốn, mất đi sự hòa nhã của người nữ tỳ Thiên Chúa.

------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTC: Âm Nhạc giúp chúng ta quay lại với Thiên Chúa
Jos. Tú Nạc, NMS
08:08 02/12/2011
Vatican City – Tối 26/ 11 tại Sảnh đường Paul II Vatican, chính phủ Công quốc Asturias, Tây Ban Nha đã tổ chức một buổi hòa nhạc để tỏ lòng tôn kính Đức Thánh Cha. Dàn nhạc Giao hưởng của Công quốc đã trình tấu những tác phẩm của Falla, Rueda, Albeniz, Strauss và Rimsky-Korsakov. Kết thúc buổi trình diễn, ĐTC Benedict XVI đã đứng lên phát biểu đôi lời với các nhạc sỹ và công chúng.

“Tối nay,”Ngài nói, “một ‘tác phẩm’ Tây Ban Nha đã truyền vào sảnh đường này. Tôi đã nghe những nhạc phẩm được viết bởi những nhà soạn nhạc lừng danh của đất nước đó … cũng như Richard Strauss người Đức, và Rimsky-Korsakov người Nga, những người mà đã bị hấp dẫn bởi những gì … đã được xác định có vẻ ‘thiên Tây Ban Nha;’ đó là, phong cách tồn tại Tây Ban Nha, và của việc biên soạn và trình tấu âm nhạc. Đây là yêu tố mà những bản nhạc khác nhau đã nghe và đã phổ biến, họ chia sẻ đặc trưng căn bản của việc sử dụng âm nhạc để trao đổi tâm tư và tình cảm, hầu như tôi muốn nói đó là kết cấu của cuộc sống hàng ngày. Bởi vì đây là những nhà soạn nhạc theo ‘Tây Ban Nha hơn’ hầu hết dẫn đến một cách tự nhiên sự tổng hợp hài hòa của những yếu tố dân ca và ca khúc phổ biến, cái mà đến từ cuộc sống hàng ngày, với những gì mà chúng ta gọi là ‘nhạc cổ điển’”.

Đức Thánh cha nói tiếp: “Tuy nhiên, giai điệu chủ yếu được tái diễn đều đặn ‘thiên Tây Ban Nha’ của những sáng tác là yếu tố tôn giáo, với điều mà người dân Tây Ban Nha đã thấm sâu. Rimsky-Korsakov đã hiểu lối điều âm tuyệt vời này, trong ‘Capriccio Espagnol’ lẫy lừng của ông, những ca khúc và những vũ điệu dân gian Tây Ban Nha cùng những giai điệu tôn giáo phổ biến … đây là sự kỳ diệu được thực hiện bởi âm nhạc, ngôn ngữ phổ quát này có thể vượt qua mọi rào cản và cho phép chúng bước vào thế giới của người khác, của một dân tộc hay một nền văn hóa khác, đồng thời có thể cho phép chúng ta …đến với thế giới của Thiên Chúa.”
 
Cây Noel đã đến Vatican
Phạm Kim An
09:36 02/12/2011
Cây Noel đã đến Vatican

Cây Noel năm nay là quà tặng của Ukraine

ROMA - Cây Noel năm nay, do quốc gia Ukraine tặng, đã đến Quảng trường Thánh Phêrô sáng 1-12.

Đây là một cây thông đỏ, 60 năm tuổi, cao hơn 30 mét, và nặng khoảng 5 tấn. Nó được lấy từ rừng của tỉnh Transcarpathia, miền tây Ukraine.

Đức Tổng Giám mục Sviatoslav Shevchuk, Tổng giáo phận Kiev và Galicia, nói rõ rằng đây là “một sự kiện vô cùng quan trọng". Vị đứng đầu Giáo Hội Công Giáo Hi Lạp của Ukraine giải thích: “Đối với đất nước, đây còn là một bằng chứng bổ sung về cội nguồn châu Âu của mình, và sự thuộc về gia đình các quốc gia châu Âu".

Ngày 5-12 tới, cây thông sẽ được dựng lên, bên cạnh hang đá truyền thống. Hiện nay cây thông nằm dài, có các dây bảo vệ màu xanh chung quanh, dọc theo hàng cột của Đền thờ thánh Phêrô, sau hàng rào an ninh.

Cây thông sẽ được thắp sáng từ ngày 16-12, nhân dịp khánh thành việc dựng cây. Lễ này sẽ có chiều kích đại kết, vì nó sẽ qui tụ Đức Tổng Giám mục Giuseppe Bertello, Chủ tịch Phủ Thống đốc Vatican, các Giám mục Công giáo Ukraine theo nghi lễ Latinh và nghi lễ Byzantine, và đại diện của Giáo Hội Chính Thống Ukraine.

Mỗi năm, cây Noel được tặng bởi một khu vực hoặc một quốc gia châu Âu khác nhau. Truyền thống của cây Noel và máng cỏ trên Quảng trường Thánh Phêrô đã được khởi xướng bởi ĐTC Gioan Phaolô II vào năm 1982.

ĐTC Biển Đức XVI đã lấy lại truyền thống này, và nhấn mạnh giá trị của truyền thống Hang đá và cây Noel, khi nói: "Hang đá không chỉ là một yếu tố 'thiêng liêng', nhưng còn là 'văn hóa và nghệ thuật'".

Hang đá sẽ được khánh thành ngày 24-12, và vẫn toạ lạc trên Quảng trường Thánh Phêrô cho đến ngày 2-2, lễ Dâng Chúa Giêsu vào Đền Thờ Giêrusalem.

Cây Noel sau đó được tặng cho các hiệp hội hoặc các cộng đồng, để sử dụng nó cho công tác từ thiện của họ. Lúc ấy, cây thông của Toà thánh còn có một chức năng xã hội, trong sự tôn trọng môi trường (ZENIT.org 1-12-2011)

Phạm Kim An
 
Myanmar: Để chấm dứt cuộc chiến đấu, cần có giáo dục và tự do tôn giáo
Nguyễn Trọng Đa
09:37 02/12/2011
Myanmar: Để chấm dứt cuộc chiến đấu, cần có giáo dục và tự do tôn giáo

Một Tổng Giám mục yêu cầu Chính phủ gia tăng nhiều cải cách

ROMA - Ở Myanmar, Đức Tổng Giám Mục Công Giáo của Tổng Giáo phận Rangoon, Charles Bo, tuyên bố rằng các thay đổi được chính quyền đưa ra trong vài tháng qua là "rất quan trọng", nhưng Ngài nói thêm rằng chính phủ của tổng thống Thein Sein phải làm nhiều hơn nữa, để thuyết phục người dân Myanmar và dư luận quốc tế rằng "các cải cách dân chủ" là có thật và bền vững, theo hãng tin Eglises d’Asie (Các Giáo Hội châu Á) của Hội Thừa sai Paris (MEP).

Tổng Giám mục Charles, cũng là Tổng thư ký Hội Đồng Giám Mục Myanmar, muốn nhìn thấy ưu tiên ngay tức thì là sự chấm dứt cuộc chiến, đặc biệt là tại Bang Kachin, và các ưu tiên dài hạn là sự giáo dục và một sự tự do tôn giáo đích thực.

Trước ngày bà Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đến Rangoon (sau khi đến Nyapyidaw chiều ngày 30-11, nữ Ngoại trưởng làm việc tại thủ đô chính trị của Myanmar ngày 1-12, và ngày 2-12, bà đi Rangoon để gặp bà Aung San Suu Kyi), Đức Tổng Giám Mục Charles Bo tin rằng sự hiện diện của Ngoại trưởng Mỹ tại Myanmar là đủ chứng minh mức độ các thay đổi đã xảy ra trong nước. Ngài nói thêm rằng con đường để đi tới một chế độ thật sự dân chủ vẫn còn "là quan trọng”.

Đức Tổng Giám mục trả lời phỏng vấn của hãng tin UCA News: "Để chứng minh sự chân thành của mình trên con đường cải cách dân chủ, chính phủ phải giải phóng các tù nhân chính trị, vẫn còn ngồi tù". Tại Myanmar, mọi người chờ đợi là các cuộc trả tự do sẽ được thực hiện, trước khi cuộc bầu cử quốc hội một phần sẽ dự kiến diễn ra vào đầu năm tới. Ngoài ra, Giáo Hội mong muốn tiếp cận với các khu vực xung đột trong nước, để cung cấp hàng cứu trợ cho các nạn nhân của cuộc chiến. Đức Tổng Giám Mục Charles Bo nói đến bang Kachin, nơi các cuộc giao tranh giữa Quân đội và Đội quân Độc lập Kachin (KIA) đã làm cho hàng chục ngàn người phải dời chỗ ở, do cuộc đụng độ diễn ra hồi tháng Sáu. Báo cáo từ các Tổ chức phi chính phủ quốc tế gọi đây là "tội ác chiến tranh", do quân đội gây ra chống người dân Kachin.

Tuy nhiên, Tổng Giám mục đã không bình luận về các thỏa thuận gần đây, đã được ký kết vào ngày 19-11, giữa chính quyền Nyapyidaw và một số nhóm dân tộc có vũ trang. Chính phủ dường như đã từ bỏ một trong các điều kiện tiên quyết mới được đưa ra gần đây, để mở đàm phán với quân nổi dậy sắc tộc, cụ thể là đổi tên "nhóm nổi loạn" thành "dân quân biên giới". Ngoài ra, chính quyền còn đề nghị thành lập một "hội nghị quốc gia", để tìm kiếm giải pháp chính trị cho các chia rẽ sắc tộc.

Phát biểu với hãng tin Fides, Đức Tổng Giám Mục Charles Bo không những nhấn mạnh rằng Giáo Hội nhớ đến vết thương cho dân tộc, do sự tồn tại của cuộc xung đột sắc tộc, mà còn nhận thức "các liên lạc chính trị" nối kết chính quyền Nyapyidaw và các nhóm vũ trang nổi dậy. Tổng Giám mục khẳng định: “Một kế hoạch hòa giải dân tộc, công nhận các quyền và nhu cầu của các cộng đồng sắc tộc khác nhau ở Myanmar, là cần thiết”.

Còn về các ưu tiên dài hạn, Đức Tổng Giám Mục Tổng giáo phận Rangoon nói rằng, nếu hòa bình là một điều kiện cho sự phát triển của đất nước, cần có nỗ lực lớn được tiến hành trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Ngài cảnh báo: “Nếu chúng ta không tiến gần được các tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh vực này, chúng tôi sẽ không đạt được gì cả". Ngài nhấn mạnh tình trạng tồi tệ của hệ thống giáo dục quốc dân sau nhiều thập kỷ đầu tư quá kém.

Đức Tổng Giám Mục Charles Bo cũng đã bày tỏ hy vọng rằng chính phủ "nên mời gọi các nhà lãnh đạo tôn giáo cùng làm việc với nhau để phát triển đất nước". Ngài khẳng định: "Chúng ta phải rút ra các bài học từ quá khứ, và nhìn về tương lai: Hôm nay, Nhà nước phải cung cấp các quyền lợi, sự bảo vệ và cơ hội như nhau cho tất cả các tôn giáo. Chúng tôi đã phải chịu đựng quá lâu. Nhiều người chúng tôi đã mất mạng sống của mình. Chúng tôi mong muốn góp phần phát triển quốc gia, bằng cách đưa ra chứng tá đức tin Kitô giáo của chúng tôi". Ngài cho biết Giáo hội Công giáo chỉ chiếm hơn 1% dân số.

Tại Myanmar, nơi mà Phật giáo Tiểu thừa chiếm đa số (89% dân số), các Giáo hội Kitô giáo chiếm khoảng 4% dân số, chủ yếu là người dân tộc thiểu số, trong đó có người Karen, người Kachin và người Chin. Trong chính sách chống lại các vụ sắc tộc nổi dậy vũ trang, chính quyền Myanmar đã không ngần ngại khai thác tôn giáo cho mục đích chính trị, dẫn đến xung đột giữa Kitô hữu và Phật tử, để giúp làm suy yếu một số cuộc nổi loạn vũ trang. (ZENIT.org 1-12-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Lời phàn nàn về dây an toàn đã làm Đức Thánh Cha buồn cười
Jos. Tú Nạc, NMS
11:21 02/12/2011
VATICAN CITY – Vatican cho hay ĐTC Benedict đã chào với một nụ cười về tin một công dân Đức đã đưa ra lời phàn nàn về Ngài là đã không thắt dây an toàn trong chiếc xe giáo hoàng của Ngài.

Phát ngôn viên Vatican, Cha Fedirico Lombardi Dòng Tên, ngày 30/ 11 nói rằng lời phàn nàn này không nghiêm trọng với Vatican.

“Nó vẫn tiếp tục mang đến sự hiếu kỳ và những nụ cười tiêu khiển, đầu tiên là chính Đức Thánh Cha.,” Cha Lombardi nói.

Cha Lombardi nói điều đó thì ai cũng biết rằng xe giáo hoàng không di chuyển đường trường, di chuyển vận tốc rất chậm và thường không gặp những xe cộ khác trên đường di chuyển.

“Đức Thánh Cha luôn quay bên phải và bên trái đề ban Phép lành cho giáo dân. Ngài thường đứng và cánh tay Ngài đặc biệt để chúc phúc trước sự hân hoan chào đón của những người hiện diện. Tất cả những hành động để bày tỏ thiện ý này thể hiện một đặc quyền nào đó của sự hoạt động,” phát ngôn viên nói.

Cha Lombardi nói thêm rằng Vatican “thành thật biết ơn sự quan tâm trìu mến dành cho sự an toàn của Đức Thánh Cha,” nhưng ngài cũng nói thêm sự phàn nàn này có vẻ như không phản ảnh linh hoạt cho lắm để làm sáng rỏ ý nghĩa của luật pháp.

Những bản tường thuật tin tức ở Đức đã nói lời phàn nàn về Đức Thánh Cha đã đưa ra ở thành phố Dortmund sau chuyến viếng thăm quê hương của Ngài vào tháng Chín. Đức Thánh Cha thường đi lui tới bằng xe giáo hoàng của Ngài trong lúc dừng lại ở Berlin, Erfurt, Etzelsbach và Freiburg.

Lời phàn nàn này nói rằng tất cả những lý do mà Đức Thánh Cha vi phạm sử dụng dây an toàn vì đã được yêu cầu bởi luật pháp của Đức và rằng, khi một người vi phạm liên tục, sẽ phải bị phạt tối đa 2,500 euros ($3,400). Theo những lời tường thuật ở Đức, luật sư đưa ra lời phàn nàn nói rằng thân chủ của mình chủ yếu là quan tâm đến sự an toàn của vị giáo hoàng 84 tuổi.
 
Thoát vòng kiềm tỏa của Trung Quốc
Linh Tiến Khải
14:39 02/12/2011
Từ ngày 30-11-2011 bà ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đang viếng thăm nước Myanmar. Từ hơn 50 năm qua đây là lần đầu tiên một nhân vật cấp cao Hoa Kỳ đến thăm nước này.

Trong buổi hội kiến với tổng thống Thein Sein tại thủ đô Naypyidaw, ngoại trưởng Hillary Clinton đã nói: ”Hoa Kỳ được khích lệ bởi các nỗ lực cải cách tại Myanmar. Tôi tới đây vì tổng thống Obama và tôi cảm thấy được khích lệ bởi các biện pháp mà tổng thống đã đề ra cho dân tộc của tổng thống”. Đáp lời bà ngoại trưởng Hoa Kỳ, tổng thống Thein Sein bầy tỏ niềm vui và hạnh phúc vì chuyến viếng thăm này. Ông nói: ”Đây là một sự kiện lịch sử và nó sẽ là một chương mới trong các quan hệ giữa hai quốc gia của chúng ta. Tôi đánh giá cao bầu khí mà bà ngoại trưởng đã đem lại để tạo ra các tương quan thân hữu giữa Hoa Kỳ và Myanmar”.

Thật thế, từ hai năm qua Hoa Kỳ và Myanmar đã từ từ xích lại gần nhau hơn. Chính quyền Myanmar thì lo lắng tái chiếm sự tin tưởng của cộng đồng quốc tế, còn Hoa Kỳ thì sợ rằng mình đã tặng không một vùng đất chiến thuật cho kẻ thù là Trung Quốc. Với chuyến viếng thăm của ngoại trưởng Hillary Clinton, cuộc đối thoại giữa Hoa Kỳ và Myanmar trở thành chính thức, và nó diễn tả điểm cao của một thời kỳ, trong đó các cải cách do chính quyền Yagoon đề ra khiến cho người ta hy vọng vào một khởi đầu của sự thay đổi đích thật, đồng thời chấm dứt tình trạng bị cô lập kéo dài nửa thế kỷ qua của dân nước Myanmar.

Trong bức thư gửi tổng thống Thein Sein do ngoại trường Hoa Kỳ trao, tổng thống Barack Obama cũng khẳng định đây là một giai đoạn mới của việc chuyển biến dân chủ và tôn trọng các quyền con người. Chính quyền Hoa Kỳ muốn thăm dò phương cách ủng hộ và thăng tiến các nỗ lực của chính quyền Yangoon trong việc chuyển tiếp hướng tới nền dân chủ và việc thăng tiến các quyền con người.

Qủa vậy, các chuyên viên quan sát tình hình Myanmar nhận thấy trong hai năm qua tổng thống Thein Sein đã có can đảm hướng Myanmar tới bước chuyển tiếp dân chủ đích thật, bằng cách bắt đầu đối thoại với bà Aung San Suu Kyi đã bị ông và các tướng lãnh sợ hãi quản thúc 15 năm qua, và chấp nhận cho bà tham gia một cuộc bầu cử quốc hội bổ xung vào cuối năm nay, qua đó đảng đối lập của bà có thể chiếm được ghế trong quốc hội.

Tổng thống Thein Sein cũng đã bắt đầu tổ chức các cuộc họp báo thường xuyên để thông tin cho dân chúng biết các sáng kiến mới do chính quyền đề ra. Ông cũng đã trả tự do cho 6.359 tù nhân, trong đó có một nhóm tù nhân chính trị. Ngoài ra tổng thống Thein Sein cũng đã can đảm quyết định ngưng việc xây cất đập Myitsone, do Trung Quốc muốn và tài trợ. Lý do chính thức được đưa ra là vì sự phản đối của các nhóm bảo vệ môi sinh, nhưng trên thực tế là vì các lý do chiến lược và chính trị.

Hôm thứ năm 1-12-2011 ngoại trưởng Hoa Kỳ cũng đã gặp gỡ bà Aung San Suu Kyi giải Nobel Hoà Bình 1991, lãnh tụ đảng đối lập đã từng thắng cử, nhưng bị Hội Đồng quân quản phủ nhận, cướp tay trên, đàn áp và quản thúc tại gia. Tuy bị đàn áp và ngược đãi như thế, nhưng bà Aung San Suu Kyi vẫn kiên trì quyết tâm tranh đấu cho dân chủ, tự do và phát triển dân nước Myanmar.

Trong những ngày vừa qua bà tuyên bố tin tưởng nơi ý chí thay đổi của tổng thống Thein Sein. Đảng Liên minh quốc gia dân chủ của bà đã tẩy chay các cuộc bầu cử năm ngoái, đang chuẩn bị ra tranh cử với 40 thành viên trong đó chắc chắn có cả bà, trong cuộc bỏ phiếu bổ xung vào các ngày sắp tới.

Trên bình diện đối nội tổng thống Thein Sein và chính quyền Yangoon rất ý thức được các xung khắc vẫn âm ỉ tại Myanmar. Người dân Myanmar và toàn thế giới vẫn không quên các vụ tàn sát đẫm máu hàng ngàn sư sãi và thường dân biểu tình hồi tháng 8 năm 2007. Bên cạnh đó là chính sách đàn áp các nhóm dân thiểu số trong đó có hai bộ tộc Karen và Kachin.

Các lựa chọn trên đây của chính quyền Myanmar khiến cho Trung Quốc ”nhột nhạt” và ”chướng tai gai mắt”. Lý do là vì trong hai mươi năm qua lợi dụng sự thiếu cạnh tranh của Hoa Kỳ và các quốc gia Tây Phương, nhà nước cộng sản Bắc Kinh đã thành công trong việc lôi kéo Myanmar vào trong vòng ảnh hưởng của mình để ký các hợp đồng khai thác quặng mỏ, trong đó có mỏ dầu hỏa ngoài khơi Myanmar, nhưng nhất là dùng Myanmar để thỏa mãn tham vọng kiểm soát Ấn Độ Dương, cũng như dùng Việt Nam để kiểm soát biển Đông, Thái Bình Dương và toàn vùng Đông Nam Á.

Tuy nhiên, trước ”chủ trương bành trướng đế quốc thực dân” của Nhà nước Bắc Kinh, các cựu tướng lãnh và nhóm thiểu số làm giầu buôn bán quặng mỏ với Trung Quốc bắt đầu cảm thấy ”vòng tay yêu thương” của chính quyền Bắc Kinh ngày càng siết chặt đến nghẹt thở.

Vì thế phải mau chóng tìm mọi cách nối lại liên hệ với Hoa Kỳ và các nước Tây Phương, và muốn thế thì phải bắt đầu tiến trình dân chủ hóa đất nước. Ngoài ra Myanmar cũng mong muốn sẽ được giữ ghế chủ tịch khối Asian vào năm 2014.

Có lẽ đây cũng là lý do các chuyến công du nhiều nước Á châu của tổng thống Barack Obama hồi tháng 11 vừa qua, cũng như các chuyến viếng thăm hiện nay của ngoại trưởng Hoa Kỳ. Với hơn 50 liên hiệp quân sự ký kết với các nước trong vùng Thái Bình Dương và Đông Nam Á người ta đang chứng kiến cảnh Hoa Kỳ bao vây ”con cọp” Trung Quốc hiếu chiến.

Chuyến viếng thăm của ngoại trưởng Hillary Clinton chắc chắn không phải là chiếc đũa thần có thể lập tức thay đổi tình hình chính trị kinh tế Myanmar, nhưng nó có thể bảo đàm cho dân nước Myanmar tin tưởng bước vào con đường dân chủ hóa, và nhất là nó giúp Myanmar thoát khỏi vòng kiềm tỏa của chính quyền cộng sản Trung Quốc, đang đe dọa ”nuốt sống” các quốc gia toàn vùng Đông Nam Á. Không biết chừng nào các ”đỉnh cao trí tuệ” của chính quyền cộng sản Việt Nam mới theo kịp ông Thein Sein và chính quyền Myanmar nhỉ?
 
ĐTC cổ võ sự cởi mở và đối thoại giữa các nền văn hóa
LM . Trần Đức Anh OP
21:58 02/12/2011
VATICAN - ĐTC Biển Đức 16 cổ võ sự cởi mở và đối thoại giữa các nền văn hóa và đồng thời ngài kêu gọi tăng cường việc mục vụ cho các sinh viên quốc tế.

Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 2-12-2011 dành cho 130 đại biểu từc 36 nước về tham dự Hội nghị quốc tế kỳ 3 về mục vụ sinh viên quốc tế do Hội đồng mục vụ di dân và người lưu động tổ chức tại Roma từ ngày 30-11 đến 3-12-2011 với chủ đề ”các sinh viên quốc tế và cuộc gặp gỡ các nền văn hóa”.

Hiện diện tại buổi tiếp kiến có một số HY, và Đức TGM Antonio Maria Vegliò, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh mục vụ di dân và người lưu động, cùng với nhiều GM, LM, và các đại biểu sinh viên.

Lên tiếng trong dịp này, ĐTC khẳng định rằng ”Ngày nay hơn bao giờ hết sự cởi mở giữa các nền văn hóa với nhau là môi trường ưu tiên để đối thoại giữa những người dấn thân tìm kiếm một thuyết nhân bản chân chính. Vì thế, cần khích lệ và hỗ trợ cuộc gặp gỡ giữa các nền văn hóa trong lãnh vực đại học, với nền tảng là các nguyên tắc nhân bản và Kitô giáo, các giá trị phổ quát, để giúp tăng trưởng một thế hệ mới có khả năng đối thoại và phân định, dấn thân phổ biến sự tôn trọng và cộng tác vào viện kiến tạo hòa bình và phát triển. Các sinh viên quốc tế có tiềm năng trở thành những người xây dựng và giữ vai chính trong một thế giới có khuôn mặt nhân bản hơn. Vì thế, tôi nồng nhiệt mong ước có những chương trình giá trị trên bình diện đại lục và thế giới để cống hiến cơ hội đó cho nhiều người trẻ”.

ĐTC ghi nhận số sinh viên quốc gia ngày càng gia tăng trên thế giới, giữa một hiện tượng di dân rộng lớn hơn. Ngài nói:

”Điều quan trọng là cống hiến cho các sinh viên một sự chuẩn bị lành mạnh và quân bình về mặt trí thức, văn hóa và tinh thần, để họ không trở thành nạn nhân của sự ”xuất não”, nhưng họ thành một lớp người quan trọng về mặt xã hội và văn hóa, để khi trở về nước, như những người trách nhiệm tương lai ở quê hương, họ góp phần bắc những nhịp cầu văn hóa, xã hội và tinh thần với những quốc gia đã đón tiếp họ. Đại học và các học viện cao đẳng của Công Giáo được kêu gọi trở thành ”những phòng thí nghiệm về nhân bản”, cống hiến những chương trình và khóa học kích thích các sinh viên trở trong việc tìm kiếm những khả năng chuyên nghiệp, nhưng còn đáp lại đòi hỏi hạnh phúc, ý nghĩa và sự sung mãn vốn ở trong tâm hồn con người”.

Sau cùng, ĐTC mời gọi tăng cường việc rao giảng Tin Mừng trong giới sinh viên đại học, và ngài nhận xét rằng ”sự lan tràn các ý thức hệ 'yếu đuối' trong các lãnh vực xã hội phải thúc giục các tín hữu Kitô đẩy mạnh hoạt động trong lãnh vực trí thức để khích lệ giới trẻ tìm kiếm và khám phá chân lý về con người và về Thiên Chúa” (SD 2-12-2011)
 
Top Stories
Hanoi: Priests and parishioners brutally beaten and arrested by police
J.B. An Dang
05:07 02/12/2011
Hanoi police and militiamen attacked Catholics in broad daylight
Hundreds of priests and parishioners were attacked by an outnumbered of police and militiamen this mooring in the capital of Hanoi after they submitted their petition to suspend a construction on a land in dispute.

At 8:30 this morning, dozens of Hanoi Redemptorists led a group of hundreds of parishioners to the City’s People’s Committee to submit their urgent petition which asked for the suspension of a hospital sewage treatment system on a parish’ lot of land.

They could manage to hand in their petition. However, on the way home, an outnumbered of police and militiamen stopped them and brutally beat, and arrested dozens of priests and parishioners of Thai Ha Parish.

Among the detainees were Redemptorist Fr. Joseph Nguyen Van Phuong, the Pastor of Thai Ha Parish, Fr. Joseph Luong Van Long of Hanoi Redemptorist Monastery, some other clergy and at least 30 parishioners.

Vietnam Redemptorist Province has reported that Fr. Joseph Nguyen is still in a critical condition as a result of being beaten brutally with batons.

The incident again shows that the Vietnamese Government continues to ignore internationally agreed norms and continues to use fear and violence to excuse itself from observing principles in conformity with its own laws and the international agreements which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to.

It is worth recalling that on November 3rd, hundreds of thugs broke into the courtyard of the church of Thai Ha. They used loud speakers to insult and threaten to kill priests and parishioners. They even used sledgehammers to damage the monastery. These outrageous acts were carried out with the back of police and security agents; and then followed by distorted reports of the state-controlled media in Vietnam.

On November 21st, a uniformed man burst into the church of Thai Ha in front of indifferent police agents, scaring children who were attending a weekly Mass for Eucharistic groups, and insulted the priest who was celebrating the Mass threatening more terrorist actions against the church.

This violent attack bore resemblance to the 2008 surprise attack also aimed at Thai Ha parish. On Sunday September 21st, 2008 the monastery's chapel was ransacked with statues destroyed, and books torn to pieces. In addition, "the gang yelled out slogans threatening to kill priests, religious, faithful and even our archbishop,” wrote Fr. Matthew Vu Khoi Phung, Superior of Hanoi Redemptorist Monastery in a protest letter sent to People's Committee of Hanoi City and police agencies of Hanoi and Dong Da district, referring to then Archbishop of Hanoi Joseph Ngo Quang Kiet.

As a response to his complaint, on November 11th, a second attack came by an even larger crowd of thugs.
 
Vietnam: Les agents de la Sécurité de Hanoi brutalisent et interpellent plusieurs dizaines de manifestants catholiques
Eglises d'Asie
10:41 02/12/2011
Des informations mises en ligne le 2 décembre 2011 par le célèbre blog Nguoi buôn gio (‘le colporteur de vents’) (1) et par le site Internet des rédemptoristes du Vietnam (2) font état d’une brutale intervention de la Sécurité contre un groupe de manifestants de la paroisse de Thai Ha et de l’arrestation de plusieurs prêtres et d’une trentaine de fidèles. Détenues plusieurs heures dans un camp de « restauration de la dignité humaine » situé aux environs de la capitale, ...

... les personnes arrêtées ont été relâchées en fin de journée, à 17h30 heures locales.

Dans la matinée du 2 décembre, vers 9h30, un cortège formé par le curé de la paroisse de Thai Ha, le P. Joseph Nguyên Van Phuong, et plusieurs centaines de fidèles portant des banderoles où étaient inscrites leurs revendications s’est rendu au siège du Comité populaire de Hanoi pour y déposer une nouvelle plainte. Celle-ci réclamait, une fois de plus, l’arrêt immédiat des travaux de construction sur le domaine du couvent des rédemptoristes de Hanoi ainsi que la restitution du terrain spolié. Sur le chemin du retour, alors que le groupe se trouvait sur la berge du lac de l’Epée, de nombreux agents de la Sécurité de Hanoi ont attaqué le groupe avec des armes d’habitude utilisées pour la répression des malfaiteurs.

Plusieurs personnes ont été interpellées à cette occasion : le P. Joseph Nguyên Van Phuong, curé de la paroisse de Thai Ha, le P. Luong Van Long, le diacre Bang ainsi qu’une trentaine de paroissiens. L’attaque a été très brutale. Les personnes appréhendées ont ensuite été conduites en car au centre de « restauration de la dignité humaine » de Lôc Ha où elles ont été détenues plusieurs heures. Le camp se trouve dans le district de Dông Anh, près de la route nationale N° 3. Quelques heures après l’arrestation des paroissiens, un certain nombre de catholiques et sympathisants se sont rendus au camp de Lôc Ha pour exiger leur libération.

Tout le monde est ensuite rentré chez lui par ses propres moyens, à l’exception du P. Phuong qui a eu droit à une voiture. Dès la nouvelle de l’arrestation connue, le chancelier de l’archevêché avait immédiatement envoyé une lettre à la Sécurité publique pour demander la remise en liberté de toutes les personnes interpellées.

C’est la troisième manifestation organisée par la paroisse rédemptoriste de Hanoi depuis le début de cette affaire (3). Sans en avertir les responsables paroissiaux, l’hôpital de Dông Da avait décidé de faire construire une station d’épuration des eaux sur la propriété du couvent des rédemptoristes de Hanoi. Malgré le refus de ces derniers et leur demande de restitution de l’ensemble de leur propriété, les travaux ont été entamés, provoquant une première manifestation dans les rues de la capitale, suivie d’une autre quelques jours après.

Ce vendredi 2 décembre, c’est la première fois que la police intervient directement et que des prêtres sont arrêtés en pleine rue.

(1) Blog Nguoi buon gio : http://nguoibuongio1972.multiply.com/journal/item/460
(2) On pourra consulter dans l’agence VRNs les dépêches aux adresses suivantes : http://www.chuacuuthe.com/redemptorists/sos-thai-ha ou encore http://www.chuacuuthe.com/redemptorists
(3) Voir les dépêches EDA du 25 octobre 2011 ainsi que celles des 7, 9 16, 18 et 22 novembre 2011.

(Source: Eglises d'Asie, 2 décembre 2011)
 
Priests, lay people from Thái Hà parish who asked to speak to the authorities beaten and arrested
Asia-News
16:31 02/12/2011
Two Redemptorist priests, a religious and some 30 Catholics were mistreated and arrested by police for filing a complaint with the People’s Committee of Hanoi because of land illegally seized by local authorities from Thái Hà Parish. This is the first time priests are arrested.

Hanoi (AsiaNews) – This morning at 9.30 am, Fr Joseph Nguyễn Văn Phượng, vicar in the parish of Thái Hà, accompanied by hundreds of parishioners, went to the People’s Committee of Hanoi, to file an official complaint concerning his parish and Redemptorist-owned land seized by local authorities. The lay members of the group asked the authorities to stop illegal building on the disputed land. In the past, they had asked local authorities to return the land to the Redemptorist Order so that it could be used for pastoral and social activities to serve the 20,000 or so residents of the area.

After presenting their demand and asking to meet the People’s Committee of Hanoi, the group was stopped as it made its way towards Hanoi cathedral. Suddenly, police surrounded the group and arrested Fr Joseph Nguyễn Văn Phượng, Fr Lương Văn Long, religious Vũ văn Bằng and about 30 parishioners. The lay people arrested were taken by bus to the Đông Anh Humanity Rehabilitation Centre.

Other lay people walking near Hoàn Kiếm Lake were stopped by police and arrested by uniformed and plainclothes police wielding sticks and other tools to beat the Catholics.

“This is a violation of the law by police and Hanoi authorities against people exercising their right to complain against unfair treatment and demand redress, both of which are guaranteed under Vietnamese law,” one of the Redemptorist priests told AsiaNews.

This was the first time that the City of Hanoi ordered police to arrest priests from the Redemptorist Order. Increasingly, Vietnamese authorities are violating the country’s law and the violations are getting more serious.
 
Vietnam: picchiati e arrestati preti e laici di Thai Ha che chiedono udienza alle autorità
Asia-News
16:32 02/12/2011
Due sacerdoti dell’ordine dei Redentoristi, un religioso e una trentina di fedeli sono stati malmenati e arrestati dalla polizia dopo che avevano presentato un reclamo al Comitato del popolo della città di Hanoi perché le terre della parrocchia di Thài Hà sono state prese illegalmente dalle autorità locali. E’ la prima volta che i sacerdoti sono arrestati.

Hanoi (AsiaNews) – Questa mattina alle 9.30 padre Joseph Nguyễn Văn Phượng, vicario della parrocchia di Thái Hà, accompagnato da centinaia di parrocchiani si è recato al Comitato del popolo della città di Hanoi per registrare una lamentela ufficiale relativamente alla parrocchia di Thái Hà e alle terre dei Redentoristi di cui si sono impadronite le autorità locali. I laici hanno suggerito che le autorità locali fermino le costruzioni illegali in corso nelle terre dell’ordine dei redentoristi. Molte volte è stato chiesto alle autorità locali che rendessero le terre dei religiosi, così da poter essere utilizzate per attività pastorali e sociali, ad uso delle circa 20mila persone delle comunità dei dintorni.

Comunque, dopo che la richiesta è stata presentata e aver fatto domanda di essere ricevuti dal Comitato del popolo della città di Hanoi, mentre il gruppo era sulla strada per andare alla cattedrale, la polizia ha improvvisamente circondato il gruppo, e ha arrestato padre Joseph Nguyễn Văn Phượng, padre Lương Văn Long, il religioso Vũ văn Bằng e circa 30 parrocchiani. Tutti i laici sono stati spinti a forza su un autobus e portati al “Đông Anh Humanity Rehabilitation Centre”. Un gruppo di laici, che camminavano per conto loro vicino al lago di Hoàn Kiếm è stato fermato dalla polizia, e tutti sono stati arrestati da un gran numero di agenti in divisa e in borghese. La polizia ha usato manganelli e altri strumenti per picchiare molti cattolici.

Uno dei sacerdoti Redentoristi ha dichiarato ad Asianews che “questa è una violazione della legge da parte della polizia, e del governo di Hanoi, mentre il loro popolo esercita il diritto di lamentela verso un’ingiustizia e fa reclamo, azioni che sono entrambe ammesse dalla legge del Vietnam”. Questa è la prima volta che le autorità della città di Hanoi hanno ordinato alla polizia di arrestare sacerdoti dell’ordine dei Redentoristi. Le violazioni della legge del Vietnam compiute da parte delle autorità in questo caso stanno crescendo e diventano più gravi.
 
Vietnam: authorities launch violent attack on Catholic crowd
Independent Catholic News
19:06 02/12/2011
Hundreds of priests and parishioners were attacked by a large contingient of police and militiamen this morning (Friday) in the capital of Hanoi after they submitted a petition appealing for the authorities not to build a sewage treatment plant on church land.

At 8.30am, dozens of Hanoi Redemptorists led a group of hundreds of parishioners from Thai Ha to the City’s People’s Committee, to submit a petition asking for the suspension of the building work.

They managed to hand in their petition, but on the way home, were surrounded by police and militiamen who attacked them and arrested dozens of people. Among the detainees were Redemptorist Fr Joseph Nguyen Van Phuong, Pastor of Thai Ha Parish, Fr Joseph Luong Van Long of Hanoi Redemptorist Monastery, some other clergy and at least 30 parishioners.

The Vietnam Redemptorist Province has reported that Fr Nguyen is in a critical condition as a result of being beaten brutally with batons.

The incident again shows that the Vietnamese Government is continuing to ignore domestic and internationally agreed laws.

On 3 November, hundreds of thugs broke into the courtyard of the church of Thai Ha. They used loudspeakers to insult and threaten to kill priests and parishioners and sledgehammers to damage the monastery. These acts were carried out with the support of police and security agents. The state-controlled media did not report the incidents accurately.

On 21 November, a uniformed man burst into a children's Mass the church of Thai Ha in front of police agents shouting abuse.

On Sunday 21 September, 2008 the monastery's chapel was ransacked with statues destroyed, and books torn to pieces. In addition, "the gang yelled out slogans threatening to kill priests, religious, faithful and even our archbishop,” wrote Fr Matthew Vu Khoi Phung, Superior of Hanoi Redemptorist Monastery in a protest letter sent to People's Committee of Hanoi City and police agencies of Hanoi and Dong Da district, referring to then Archbishop of Hanoi Joseph Ngo Quang Kiet.

After the protest letter was sent there was a further attack on 11 November.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
TGM Leopoldo Girelli thăm viếng giáo phận Phát Diệm
Thùy Chi - Duy Phái
08:58 02/12/2011
PHÁT DIỆM - Đức cha Leopoldo Girelli, Tổng Giám mục hiệu tòa Capreae, làm Sứ Thần Tòa Thánh tại Singapore, kiêm Khâm Sứ Tòa Thánh tại Malaysia và Brunei, và làm Đại Diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam. Ngài đã bắt đầu chuyến đi mục vụ lần thứ năm tại Việt Nam. Trước tiên ngài tới Giáo phận Hưng Hóa 3 ngày, từ ngày 25 đến ngày 28 tháng Mười Một năm 2011 và ngày hôm nay, ngài tiếp tục kinh lý tới Giáo phận Phát Diệm cũng trong 3 ngày, từ ngày 28 đến ngày 30.11.2011.

Xem hình ảnh

Đức cha Leopoldo Girelli năm nay 58 tuổi, ngài sinh ngày 13-3-1953 tại làng Predore, thuộc giáo phận Bergamo, miền Bắc Italia. Năm cha Leopoldo Girelli 25 tuổi, ngài thụ phong linh mục vào ngày 17.6.1978. Sau đó theo học tại trường Ngoại giao Tòa Thánh 3 năm từ năm 1984 đến năm 1987. Khi ra trường, ở tuổi 28, ngài lần lượt phục vụ tại các Tòa Sứ Thần Tòa Thánh tại Camerun 4 năm từ năm 1987 đến năm 1991 và 2 năm tiếp theo tại New Zealand (1991-1993), sau đó được gọi trở về Bộ ngoại giao Tòa Thánh để phục vụ trong 8 năm, từ 1993 đến 2001, trước khi được gửi sang Tòa Sứ Thần tại Hoa Kỳ (2001-2006). Sau 5 năm mục vụ tại Hoa Kỳ, cha Leopoldo Girelli thụ phong Giám mục ngày 17.6.2006 do Đức Hồng y Angelo Sodano, Quốc vụ khanh Tòa Thánh chủ phong. Cùng năm 2006 ngài được bổ nhiệm làm Tổng Giám mục Sứ Thần Tòa Thánh tại Indonesia (13.4.2006) và Sứ Thần Tòa Thánh tại Đông Timor (10.10.2006). Đầu năm nay, sau 5 năm nhiệm kỳ mục vụ tại Indonesia và Đông Timor, ngày 13-1-2011, Đức Thánh Cha Benedicto 16 đã bổ nhiệm Đức cha Leopoldo Girelli làm Đại diện Tòa Thánh không thường trú đầu tiên tại Việt Nam.

Lần thứ năm tới Việt Nam và đi kinh lý tại Giáo phận Phát Diệm. Đức cha Leopoldo Girelli tới Phát Diệm đúng dịp giáo phận mừng 110 năm ngày thành lập. Ngày 15.4.1901 Địa phận Thanh – Le Tonkin Martitime (tức Giáo phận Phát Diệm ngày nay) có sắc chỉ thành lập giáo phận của Tòa Thánh. Cùng ngày, Tòa Thánh cũng ký sắc phong Đức cha Alexandre Macou, Giám mục phó Địa phận Tây Đàng Ngoài (ngày nay Tổng Giáo phận Hà Nội), làm Giám mục Đại diện Tông tòa Địa phận Thanh.

Ngay khi Đức cha Giuse Nguyễn Năng thông báo cho linh mục đoàn trong dịp tĩnh tâm năm về chuyến viếng thăm Việt Nam lần thứ năm của Đức cha Leopoldo Girelli thì từ những ngày đầu tháng Mười Một, anh chị em giáo dân giáo xứ Chính tòa Phát Diệm đã bắt đầu tập dượt văn nghệ để thực hiện chương trình Diễn nguyện qua ngôn ngữ của sân khấu như là món quà kỷ niệm gửi tặng Đức cha Leopoldo Girelli và cũng thay lời biết ơn tới các vị chủ chăn của Giáo phận Phát Diệm trong 110 năm qua. Cha Phê rô Nguyễn Hồng Phúc, Chính xứ Chính tòa Phát Diệm chia sẻ với chúng tôi: “Mùa Vọng chính là để cho chúng ta chuẩn bị về ý thức, về tinh thần, về tâm hồn. Chúng ta mở rộng lòng để đón Chúa. Cũng như hôm nay, giáo dân giáo phận Phát Diệm chúng ta đang chuẩn bị để đón Đức Tổng giám mục Leopoldo Girelli, sẽ viếng thăm Phát Diệm vào ngày 28 đến ngày 30 tháng Mười Một năm 2011, ngày kỷ niệm 110 năm thành lập giáo phận. Chúng ta đang chuẩn bị và những ngày chuẩn bị này cũng nằm trong sự đón tiếp. Mặc dù Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli chưa tới, nhưng lễ đài dựng, khẩu hiệu đã được treo lên và chúng ta đã được thông báo đầy đủ để chỉ chờ có giờ đó, ngày đó là chúng ta đi đón. Chúng ta đến để tham dự thánh lễ tạ ơn, để chào vị đại diện Tòa Thánh. Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli đến với giáo phận chúng ta đúng vào dịp kỷ niệm 110 năm thành lập giáo phận Phát Diệm để chúng ta cùng chung lời tạ ơn Thiên Chúa, hiệp thông với Đức Thánh Cha. Như vậy, những việc chúng ta đang làm đây trong ngày lễ kỷ niệm 110 năm thành lập giáo phận Phát Diệm nhằm cho chúng ta một ý thức đầy đủ sự đón tiếp vị đại diện Tòa Thánh”. Đêm Tổng duyệt Chương trình Diễn nguyện với chủ đề Nét Đẹp Phát Diệm đã diễn ra vào tối Chúa nhật ngày 27.11.2011.

Hôm nay, trời Phát Diệm sáng nay trời có mưa, nhiều mây, gió bấc cấp 2 – 3, và đến trưa thì cơn mưa đã nặng hạt hơn, mưa vẫn đang mưa. Nhưng tới đầu giờ chiều, khi các đoàn xe từ Tòa Giám mục Phát Diệm chuẩn bị lên đường đi Hà Nội thì cơn mưa đã tạnh. Chúng tôi thầm cầu nguyện vì đó sẽ là cơn mưa hồng ân của Thiên Chúa xuống trên Phát Diệm vì sự hiện diện của Đức cha Leopoldo Girelli là niềm hạnh phúc tràn trào thể hiện trên từng nụ cười, ánh mắt của mỗi người dân giáo phận Phát Diệm.

Chương trình đón Đức cha Leopoldo Girelli tại Nhà thờ Chính tòa Phát Diệm đã có các cha thuộc giáo hạt Phúc Nhạc, Cách Tâm, Tôn Đạo, Phát Diệm, Bạch Liên, Văn Hải tập chưng từ 16 giờ để đón đoàn. Phía hai bên đường từ cổng ngoài đường quốc lộ 10 vào đến cổng Đông Nhà thờ Chính tòa Phát Diệm thì có cả nghìn giáo dân ở khắp các giáo xứ về đón ngài, xếp thành hai hàng, ai ai cũng trật tự và nhẹ nhàng mỗi khi di chuyển. Giáo xứ Chính tòa với nhiệm vụ giữ trật tự. Xe ô tô của đoàn đi đón Giáo dân đứng đi đường giữa, rồi dừng lại cổng Đông. Ban kèn và ban trống đứng ở cổng Đông, khi xe dừng lại kèn cử bài mừng. Từ cổng phía Đông này, Đức cha Giuse Nguyễn Năng và Đức cha Leopoldo Girelli tiến vào Nhà thờ Chính tòa viếng Chúa Giê su Thánh Thể, sau đó là chào thăm quí cộng đoàn hiện diện trong nhà thờ. Khi hai đức cha cùng quì trước Cung thánh, ca đoàn cất xướng hát bài cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng Benedicto XIV. Sau những giây phút linh thiêng viếng Thánh Thể, Đức cha Giuse Nguyễn Năng chào mừng Đức cha Leopoldo Girelli và giới thiệu với ngài đôi nét về giáo phận Phát Diệm, và Đức cha Leopoldo Girelli có lời đáp từ.

Sau đây là lịch trình cuộc viếnt thăm các nơi:

Thứ Hai, ngày 28.11.2011

-Lúc 13g00: Đức cha Giuse Nguyễn Năng, Giám mục Giáo phận Phát Diệm cùng đại diện quí cha, quí vị chức trách trong giáo phận đi đón Đức cha Leopoldo Girelli, Tổng giám mục Sứ Thần Tòa Thánh tại Singapore, kiêm Khâm Sứ Tòa Thánh tại Malaysia và Brunei và làm Đại Diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam. Phái đoàn đón Đức cha Leopoldo Girelli bắt đầu đi từ Tòa Tổng Giám mục Hà Nội về Tòa Giám mục Phát Diệm.

-Đúng 14g00: Tại Nhà Hát Nam Thanh của Tòa Giám mục Phát Diệm, cuộc thi Chung kết Thánh ca khai mạc.

-Vào lúc 15g00: Đoàn xe của Đức cha Leopoldo Girelli dừng chân viếng Nhà thờ giáo xứ Mưỡu Giáp (xã Gia Xuân, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình). Đây là nhà thờ cửa ngõ địa phận Phát Diệm, sát ranh giới với địa phận Hà Nội.

-Khoảng 16g10': Đức cha Leopoldo Girelli cùng Đức cha Giuse Nguyễn Năng và quí cha viếng Đền Thánh Tử Đạo Phúc Nhạc trong khuôn viên Nhà thờ giáo xứ Phúc Nhạc (xã Khánh Nhạc, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình)

-Đúng 17g00: Đoàn xe của Đức cha Leopoldo Girelli về đến cổng Nhà thờ Chính tòa Phát Diệm. Ngài vui mừng vẫy tay chào quí cha, quí tu sĩ và giáo dân đang đón chờ vị Đại Diện Tòa Thánh đến thăm giáo phận Phát Diệm.

-Từ 19g30 đến 21g00: Diễn nguyện với chủ đề Nét Đẹp Phát Diệm do cha Phêrô Nguyễn Hồng Phúc đạo diễn. Chương trình Diễn nguyện chào mừng Đức cha Leopoldo Girelli, Tổng giám mục Sứ Thần Tòa Thánh tại Singapore, kiêm Khâm Sứ Tòa Thánh tại Malaysia và Brunei và làm Đại Diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam.

Thứ Ba ngày 29.11.2011

-Vào lúc 8g30: Đức cha Leopoldo Girelli gặp gỡ linh mục đoàn và phó tế tại Tòa giám mục Phát Diệm

-Lúc 9g45: Thánh lễ Tạ ơn Thiên Chúa, Kỷ niệm 110 năm Thành lập Giáo phận Phát Diệm tại lễ đài quảng trường Nhà thờ Chính tòa Phát Diệm. Đức cha Leopoldo Girelli chủ tế thánh lễ. Trước Thánh lễ Tạ ơn Thiên Chúa kỷ niệm 110 ngày thành lập Giáo phận Phát Diệm, đoàn đồng tế sẽ rước từ phòng áo đi theo đường kiệu phía Đông tiến vào Nhà thờ Chính tòa Phát Diệm

-Đúng 15g00: Đức cha Giuse Nguyễn Năng cùng quí cha đại diện giáo phận dẫn đưa Đức cha Leopoldo Girelli đi thăm Trung tâm mục vụ của Giáo phận tại Giáo xứ Trì Chính (xã Kim Chính, huyện Kim Sơn)

-16g30: Sau khi thăm Trung tâm mục vụ của Giáo phận, Đức cha Leopoldo Girelli tới thăm giáo xứ Hảo Nho (xã Yên Lâm, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình). Giáo xứ Hảo Nho là giáo xứ đầu tiên do cha Alexandre de Rhode thành lập từ năm 1627.

-17g30: Đức cha Leopoldo Girelli về thăm Hội dòng Mến Thánh Giá Phát Diệm (xã Lưu Phương, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình)

Thứ Tư, ngày 30.11.2011

-Đầu giờ sáng, đoàn xe của Đức cha Giuse Nguyễn Năng cùng quí cha đại diện giáo phận đưa Đức cha Leopoldo Girelli tới chào thăm Chính quyền tỉnh Ninh Bình.

-09g15: Đức cha Leopoldo Girelli cùng phái đoàn đi thăm giáo hạt Vô Hốt (tại Nhà thờ giáo xứ Vô Hốt trong xã Lạc Vân, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình)

-Lúc 10g30: Sau khi thăm anh chị em giáo dân hạt Vô Hốt, tại giáo xứ Ninh Bình, Đức cha Leopoldo Girelli dâng lễ tạ ơn và chia tay với giáo phận thứ hai trong chuyến đi mục vụ lần thứ năm này của ngài.

-13g30: Đức cha Nguyễn văn Đệ, Giám mục Giáo phận Thái Bình cùng quí cha đại diện giáo phận đón Đức cha Leopoldo Girelli đi thăm giáo phận Thái Bình. Giáo phận Thái Bình là giáo phận thứ ba ngài thực hiện chuyến thăm và mục vụ lần thứ năm tại Việt Nam.

Nhìn lại những mốc thời gian lịch sử của Giáo phận Phát Diệm trong 110 năm qua, chúng tôi thấy có một chi tiết ghi dấu ấn “Nét Đẹp Phát Diệm”. Đó là sau 22 năm Giáo phận Phát Diệm được thành lập trong thời của Đức cha Alexandre Marcou, Giám mục thứ nhất Giáo phận Phát Diệm (1857 – 1939) và tính đến năm nay, năm 2011 khi Đức cha Giuse Nguyễn Năng, Giám mục thứ mười coi sóc giáo phận là cách đây 88 năm thì vào ngày 14.2.1923, tại Tòa Giám mục Phát Diệm, Đức Khâm sai Tòa Thánh Henri Lecroart (1864 – 1919 - ?) đã cho triệu tập và chủ trì cuộc hội nghị các Giám mục tại miền Bắc Việt Nam. Như vậy, sự hiện diện của Đức cha Leopoldo Girelli, Tổng Giám mục Sứ Thần Tòa Thánh tại Singapore, kiêm Khâm Sứ Tòa Thánh tại Malaysia và Brunei, và làm Đại Diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam là niềm vinh hạnh lớn đối với Giáo phận Phát Diệm và tỉnh Ninh Bình.
 
Giáo phận Phát Diệm kỉ niệm 110 năm thành lập
Thùy Chi – Duy Phái
08:58 02/12/2011
PHÁT DIỆM – Trong lần tới Việt Nam vào trung tuần tháng Mười Một và đầu tháng Mười Hai năm 2011 này của Đức cha Leopoldo Girelli, Tổng Giám mục hiệu tòa Capreae, làm Sứ Thần Tòa Thánh tại Singapore, kiêm Khâm Sứ Tòa Thánh tại Malaysia và Brunei, và làm Đại Diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam. Ngài đã bắt đầu chuyến đi mục vụ lần thứ năm tại Giáo Hội Việt Nam. Trước tiên ngài tới Giáo phận Hưng Hóa 3 ngày, từ ngày 25 đến ngày 28 tháng Mười Một năm 2011 và ngày hôm nay, ngài tiếp tục kinh lý tới Giáo phận Phát Diệm cũng trong 3 ngày, từ ngày 28 đến ngày 30.11.2011. Đức cha Leopoldo Girelli tới Phát Diệm đúng dịp giáo phận mừng 110 năm ngày thành lập. Đây là niềm vinh hạnh rất lớn và vô cùng ý nghĩa đối với Giáo phận Phát Diệm vì ngài là biểu hiệu sự hiện diện của Đức Thánh Cha Benedicto XIV vô vàn kính yêu.

Ngày 15.4.1901 Địa phận Thanh – Le Tonkin Martitime (tức Giáo phận Phát Diệm ngày nay) có sắc chỉ thành lập giáo phận của Tòa Thánh. Cùng ngày, Tòa Thánh cũng ký sắc phong Đức cha Alexandre Macou, Giám mục phó Địa phận Tây Đàng Ngoài (ngày nay Tổng Giáo phận Hà Nội), làm Giám mục Đại diện Tông tòa Địa phận Thanh.

Cách đây hơn mười năm, ngày 24.9.2001, Đức cha Giuse Nguyễn văn Yến, nguyên Giám mục Giáo phận Phát Diệm đã tổ chức Thánh lễ Tạ Ơn Thiên Chúa trong chương trình Năm Thánh Kỷ niệm 100 năm Thành lập Giáo phận Phát Diệm. Năm Thánh Phát Diệm đã được diễn ra từ ngày khai mạc 24.9.2001 đến ngày bế mạc vào hôm mồng 8.2.2002. Một Năm Thánh đặc biệt đó đã qui tụ hơn 26.000 giáo dân trong và ngoài giáo phận Phát Diệm. Và đó luôn mãi là lời tạ ơn âm thầm trong trái tim Đức cha Giuse Nguyễn văn Yến theo đúng như khẩu hiệu”. Vâng lời và bình an” mà ngài đã chọn khi làm giám mục để dâng lên Thiên Chúa và Đức Mẹ Maria cùng các Thánh Tử Đạo của Phát Diệm. Trong Thánh lễ Tạ ơn hôm nay, ngài cũng hiện diện bên Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli, vị Đại Diện Tòa Thánh và Đức cha Giuse Nguyễn Năng, Giám mục Giáo phận Phát Diệm đương nhiệm.

Vào lúc 9g45, đoàn đồng tế tiến ra lễ đài tại quảng trường Nhà thờ Chính Tòa trong tiếng kèn, tiếng trống với những ánh mắt hạnh phúc và nụ cười rạng rỡ của hơn 15.000 giáo dân trong các giáo xứ thuộc giáo phận về dự lễ Tạ Ơn hôm nay. Và ngay khi đoàn đồng tế bước lên lễ đài thì trời đổ cơn mưa rào khiến ai ai cũng lo lắng. Nhưng thật kỳ diệu, cơn mưa không kéo dài quá lâu, chỉ 15 phút đồng hồ, sau khi Đức cha Giuse Nguyễn Năng niệm hương bên bàn thờ kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam thì trời quang mây tạnh. Trời nắng lên nhanh và nắng đẹp cho suốt cả chiều nay.

Thánh lễ đồng tế đã diễn ra trong yêu thương và hiệp thông. Cùng đồng tế với Đức cha Leopoldo Girelli có cả Đức cha Giuu se Nguyễn Chí Linh, nguyên giám quản giáo phận Phát Diệm và đông đảo linh mục của giáo phận Phát Diệm.

Nói về Phát Diệm, Đức cha Leopoldo Girelli nói với cộng đoàn: “Phát Diệm có nghĩa là phát triển và thịnh vượng”. Chúng tôi hiểu điều này cho thấy Giáo Hội là mỗi người chúng ta, Đức Thánh Cha Benedicto ở ngay đây và ngài ở bên chúng ta. Tình hiệp thông chính là như vậy. Là ý thức Chúa Giêsu ngự ở giữa chúng ta. Trong tuần đầu của mùa Vọng, không gì khác hơn là chúng ta làm nổi bật lên tinh thần hiệp thông đó. Chúng ta hãy có tâm tình tạ ơn Chúa hơn nữa và hãy làm những gì để đóng góp cho giáo phận. Đó là những gì để chúng ta cầu nguyện cách đặc biệt trong ngày hôm nay, ngày tạ ơn Thiên Chúa vì giáo phận Phát Diệm đã trải qua 110 năm. Cùng trong tâm tình cầu nguyện với cộng đoàn dân Chúa, mỗi người hiện diện nơi mảnh đất Phát Diệm đều thầm tưởng nhớ và biết ơn các vị tiền nhân, sẽ tiếp tục cầu nguyện cho sáu Đức Giám mục đã an nghỉ nơi Cung Thánh trong Nhà thờ Chính tòa Phát Diệm cùng với linh hồn cha Phê rô Trần Lục, người đã xây dựng nên ngôi Thánh Đường Phát Diệm. Nguyện xin Chúa ban triều thiên ân phúc xứng đáng cho các ngài.

Trước khi kết thúc thánh lễ, cha Giuse Trần Ngọc Văn, Tổng đại diện Giáo phận Phát Diệm đã đọc lời cảm ơn Đức cha Leopoldo Girelli, Đức ông Phanxico Borgia Trần văn Khả, quí cộng đoàn đang hiện diện xung quanh vị Đại Diện Tòa Thánh.

 
3 Giám mục Việt Nam hải ngoại gặp nhau tại Nam Cali có hy vọng làm lên lịch sử không?
LM Trần Công Nghị
14:16 02/12/2011
NAM CALI - Cuộc gặp gỡ phải nói là lịch sử đã diễn ra trong vài ngày qua khi 3 Giám mục tiên khởi Việt Nam tại 3 quốc gia Mỹ, Canada và Úc: Đức cha Dominicô Mai Thanh Lương, Giám mục phụ tá GP Orange, Hoa Kỳ, Đức cha Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu, GP Toronto, Gia nã đại, và Đức cha Vincent Nguyễn văn Long, GP Melbourne, Úc châu, đã có cuộc họp mặt thân hữu để chia sẻ kinh nghiệm về một số những vấn đề quan trọng liên quan đến mục vụ, tôn giáo, xã hội, giáo dục và nhận định về tình hình Giáo hội và Quê hương Việt Nam.

Những hình ảnh lịch sử

Từ Thứ Hai, ngày 28 tháng 11 đến Thứ Tư ngày 30 tháng 11, Đức Ông Joseph Trịnh Minh Trí, Chủ Tịch Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Tại Hoa Kỳ, Cha Phó Chủ Tịch Antthony Ngô Chính và Cha Tổng Thư Ký Peter Võ Sơn cũng đã có những ngày họp với các Đức Cha Việt Nam hiện đang phục vụ tại các giáo phận ở hải ngoại nhằm chia sẻ kinh nghiệm mục vụ.

Được biết qua cuộc họp nội bộ nêu trên, 3 vị Giám mục và lãnh đạo Liên Đoàn cũng ngỏ ý có cơ hội tìm hiểu thêm, lắng nghe, và chia sẻ những nguyện vọng, thao thức, những thách đố và những thành quả, và nhất là kinh nghiệm của các linh mục, nam nự tu sĩ, và giáo dân. Do vậy các vị đã mời thêm một số các linh mục thuộc Liên Đoàn CGVN ở Miền Tây Nam Hoa Kỳ, qúi thầy phó tế, các nữ tu và đại diện giáo dân đến họp mặt với các Vị vào sáng ngày 30.11.2011 tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam thuộc giáo phận Orange, Nam Cali.

Tham dự cuộc họp hôm nay (30.11.2011) từ 10:30 sáng tới 1:00 trưa ngoài sự hiện điện của 3 vị Giám mục nêu trên, Đức ông Trí, Cha Chính và Cha Sơn thuộc Liên Đoàn, còn có thêm Cha Trần Công Nghị, trưởng ban Thông tin Liên đoàn, Cha Mai khải Hoàn, chủ tịch Miền Tây Nam, Cha Nguyễn Văn Thái, phụ tá giám đốc Trung tâm CGVN Orange, Cha Đinh Ngọc Quế, cựu chủ tịch Miền Tây Nam, Cha Nguyễn tiến Bình, thư ký của GM Tod Brown, và một số các linh mục Việt Nam đang hoạt động trong Miền, các phó tế, nữ tu, và ông Mai Tuấn, Tổng thư ký Liên Đoàn Miền Tây Nam Hoa Kỳ, đại diện giáo dân.

Trước hết Đức Cha Mai Thanh Lương chào mừng tất cả các tham dự viên và nói nêu lên mục tiêu của cuộc họp, tiếp đến ngài giới thiệu Cha Thái trình bầy rõ hơn cho biết lý đo và mục đích tại sao lại có cuộc gặp gỡ của các Đức Giám Mục trong vài ngày qua, và cuộc gặp gỡ mở rộng hôm nay. Cha cho biết ước mong của 3 giám mục là có cơ hội chia sẻ với nhau về viện tượng mục vụ và muốn học hỏi lẫn nhau những kinh nghiệm mà các nơi đã giải quyết ổn thỏa những xung khắc giữa các cộng đoàn Việt nam với nhau, giữa các linh mục Việt nam trong các lãnh vực mục vụ khác nhau. Đâu là mô thức tông đồ hữu hiệu trong cơ cấu tổ chức mục vụ cho cộng đoàn Việt nam khắp nơi.

Sau đó, Đức Cha Vincent Liêm chia sẻ viễn tượng mục vụ và mô thức mục vụ cho người Việt Nam ở Toronto và Canada. Ngài nêu ra câu hỏi cách thế nào là hữu hiệu nhất cho việc hợp tác vì ích lợi chung của các cộng đoàn Công giáo Việt Nam và giữa các linh mục.

Đức cha Vincent Long cho biết tình hình ở bên Úc rất khả quan, và việc mục vụ cho người Việt Nam ở một số nơi rất là thành công, tuy nhiên có một vài nơi khác đang gặp một vài sự khó khăn, Ngài đan cử ra trường hợp như sau: có linh mục Việt Nam được bổ nhiệm làm chính xứ trong đó có giáo dân Việt nam, nhưng lại không coi sóc giáo dân Việt Nam vì cơ cấu Trung tâm Mục Vụ Việt Nam từ trước tới nay có qui chế gửi linh mục Việt nam tới cuối tuần cử hành thánh lễ và săn sóc mục vụ cho tín hữu Việt Nam. Vấn đề là phải tìm ra giải thích hợp để không gây ra tình trạng khó khăn giữa sự xung đột về quyền bính mục vụ của Cha Sở và qui chế mục vụ của Trung Tâm…

Cha Mai Khải Hoàn trình bầy về sinh hoạt và tổ chức của Liên Đoàn Công Giáo VN Miền Tây Nam Hoa Kỳ để các vị giám mục hiểu qua về các thức sinh hoạt của an hem linh mục, tu sĩ và giáo dân trong Miền.

Các Phó tế nêu lên những khó khăn trong sứ vụ mục vụ của Phó tế, hầu như đa số người Việt Nam chưa hiểu rõ về vai trò của phó tế và chưa ý thức về vai trò của các phó tế, nhiều khi còn xem thương và không mấy trọng dụng. Các thầy nói, để được thụ phong các thày phải được đào tào 5 năm, những có giáo dân nhận định rằng: Thầy chỉ đọc mấy tháng làm phó tế mà lại giảng dậy cho chúng tôi được không? Một cách nào đó, các phó tế cảm thấy vai trò của mình bị lu mờ trong các cộng đoàn Việt Nam. Tuy nhiên nhiều lãnh vực mà các phó tế có thể dấn hoạt động đắc lực và rất quan trọng như công tác xã hội bác ái, dậy giáo lý, hướng dân hôn nhân…

Các nữ tu nêu lên nhu cầu dậy giáo lý cho các em và nói về sách giáo khoa giáo lý song ngữ. Các Sơ chia sẻ rằng ngay tại giáo phận Orange có tới 5000 thiếu nhi Việt nam học giáo lý, có 16 nữ tu hướng dẫn và có tới mấy trăm giáo lý viên. Tuy nhiên nhu cầu vẫn càng ngày càng tăng trưởng và muốn tạo cơ hội trao đổi sách giáo khoa và phương pháp giảng dậy với các nơi khác…

Sau những chia sẻ về mục vụ, linh mục Trần công Nghị, trưởng ban thông tin của Liên đoàn nêu vấn đề với các Giám mục về tiếng nói của các Đức Cha trong các vấn đề nhậy cảm như: nhân quyền, tự do tôn giáo tại Việt Nam và vấn đề chủ quyền quốc gia, về lãnh thổ quê hương.

Cùng có những nhận định về vai trò quan trọng của các Giám mục Việt Nam tại hải ngoại, linh mục Mai khải Hoàn cũng như phó tế Nguyễn văn Luận đều mong ước và nhận định rằng các giám mục là những vị lãnh đạo tinh thần của tập thể Công giáo Việt Nam hải ngoại, tuy về mặt giáo luật và trách nhiệm thuộc năng quyền không bao gồm trách nhiệm này, nhưng xét về mặt là dòng máu Việt nam và trách nhiệm lương tâm, thì khi các ngài lên tiếng về những vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo cho Việt Nam sẽ được toàn thể giáo dân Việt Nam khắp nơi hỗ trợ và đó cũng là niềm mong đợi sâu xa nhất của giới Công giáo Việt Nam hải ngoại.

Các Đức Cha cũng đưa ra nhận định của các ngài là với trách nhiệm là giám mục phụ tá và chỉ hạn hẹp trong giáo phận được chỉ định, nên nhiều khi có những hạn chế, nhất là những vấn đề lien quan tới Giáo hội Việt Nam thì thuộc hoàn toàn thẩm quyền của Hội đồng giám mục Việt Nam. Tuy nhiên theo như lời Đức Cha Nguyễn Văn Long nhận định, xét về mặt lương tâm thì Ngài không thề không lên tiếng nếu thấy có những chà đạp về nhân quyền ở bất cứ đâu, nhất là tại Việt Nam, đồng thời Ngài nhận định, lý thuyết và đường lối Cộng sản nhất thiết là đi ngược lại với tôn giáo không chỉ là đối với Công giáo, nhưng là mọi tôn giáo, vì bản chất nó là vô thần.

Về những vấn đề nhân quyền, tự do tôn giáo, xâm phạm lãnh thổ ở Việt Nam được đưa ra mổ xẻ cách sâu rộng và được sự quan tâm của mọi người, một thời gian dài được dành cho những ý kiến đóng góp sôi nổi về những đề tài này.

Có linh mục hiện diện đã vấn đề với các giám mục như sau: Tuy dù những vấn đề nêu trên như nhân quyền, tự do tôn giáo, công lý, tài sản giáo hội, lãnh thổ quốc gia… là những vấn đế rất tế nhị và dĩ nhiên không chính thức thuộc về sứ vụ hoặc bài sai của Vị Giám mục khi được phong chức, nhất nữa cả 3 Đức cha đều là giám mục phụ tá, nhưng với tư cách là người có dòng máu Việt nam và trong vai trò là Giám mục đã được Đức Thánh Cha đặt làm lãnh đạo, thì trước những vấn đề liên quan tới Giáo hội quê hương và tổ quốc Việt Nam các Đức Cha gốc Việt Nam vẫn cần có tiếng nói hướng đạo cho giáo dân Việt Nam tiến theo, vì giáo dân Việt Nam mong chờ như vậy. Đó là trách nhiệm lương tâm và luân lý. Nhất nữa trong vai trò chủ chăn của các Ngài, giáo dân mong chờ các ngài có trách nhiệm lên tiếng về những quyền căn bản của con người, dù những vi phạm các quyền trên xẩy ra ở bất cứ nơi nào, nhất nữa lại xẩy ra trên quê hương Việt Nam.

Vì thì giờ giới hạn, nên buổi họp đã kết thúc với bữa cơm trưa thanh đạm. Tuy nhiên tất cả những vấn đề liên quan tới Giáo hội và tổ quốc Việt Nam là: nhân quyền, tự do tôn giáo, tài sản của giáo hội, và lãnh thổ quốc gia liên quan tới Trường sa và Hoàng Sa đã được các vị Giám mục khẳng định lập trường của mình một cách dứt khoát.

Muốn tìm hiểu thêm về lập trường của các Vị Giám Mục Việt Nam hải ngoại như thế nào xin mời nghe chương trình phóng sự của VietCatholic TV mà Linh mục Trần Công Nghị đã có dịp phỏng vấn các vị giám mục nêu trên và sẽ được phát hình trong ngày hôm nay và ngày mai trên hệ thống VietCatholic TV Network.

Trưởng Ban Thông Tin Liên Đoàn CGVNHK
 
Cuộc thăm viếng của TGM Leopoldo Girelli tại giáo phận Thanh Hóa
Maria Én Trần
13:00 02/12/2011
THANH HÓA - Sau khi tạm biệt điểm cực bắc giáo phận – giáo xứ Tam Tổng, đoàn tháp tùng Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli đưa Ngài đến với trái tim của giáo phận xứ Thanh – Tòa giám mục Thanh Hóa. Bất chấp cơn mưa và gió lạnh, các chú ứng sinh Tiểu chủng viện, cộng đoàn Dòng Mến Thánh Giá và rất đông giáo dân giáo xứ Chính tòa đã có mặt để chào đón Đức Tổng.

Xem hình ảnh tại Thanh Hóa

9 giờ 30 đoàn xe về tới Tòa Giám Mục trong tiếng vỗ tay, tiếng hát chào mừng của mọi người.

Đây là nơi Đức Tổng nghỉ ngơi sau một ngày với những sự kiện, với những biến cố, với những niềm vui và hạnh phúc chỉ có tại quê Thanh.

Chào đón tại giáo xứ Chính Tòa

Sáng ngày 02/12/2011, ngày thứ hai trong chuyến viếng thăm giáo phận Thanh Hóa của Đức Tổng, Đức Tổng đã đến thăm và chào hỏi chính quyền sở tại cùng với Đức Cha Giuse. Và Mặc dù Việt Nam chưa đặt quan hệ ngoại giao với tòa thánh Vatican, nhưng Đức Tổng và đặc biệt là Đức Thánh Cha vẫn mong muốn có thể đưa mối quan hệ ngoại giao giữa hai bên lên một bước mới. Với sự kiện Người đến chào chính quyền địa phương cho thấy thiện chí đó của tòa thánh, và cũng là nét đẹp trong lễ nghi của người có đạo.

Trong khi Đức Cha Giuse đưa Đức Tổng đi thăm cơ quan nhà nước tỉnh Thanh Hóa, thì tại giáo xứ Chính Tòa, cuộc đón tiếp đã được chuẩn bị chu đáo. Có lẽ bình minh đã bừng dậy tại giáo xứ mẹ Chính Tòa từ khi được biết Đức Tổng sẽ chủ tọa thánh lễ nơi đây. Mới sớm mai nhưng tiếng nhạc đã vang lên rộn ràng, người người kéo nhau đến với nhà Chúa trong tâm trạng hân hoan.

So với cuộc đón tiếp tại Tam Tổng thì đây mới là lần đón tiếp chính thức của giáo phận. Giáo xứ Chính Tòa – giáo xứ mẹ, trái tim, trung tâm của giáo phận đã mở rộng vòng tay liên đới để chào đón vị đại diện của Đức Thánh Cha. Và thêm một lần nữa những lá cờ Vatican tung bay trên tay của bà con giáo dân.

Trong đoàn đón có cả đội cồng chiêng của giáo xứ Phong Ý, gồm các bà các mẹ, các cô, các chị trong những bộ trang phục truyền thống của người Mường. Rồi đội kèn đồng Tam Tổng cả nam và nữ đều có mặt rất sớm. Như máu chảy về tim, những nét tinh túy của cả giáo phận chảy về với giáo xứ mẹ. Và rồi thánh lễ ngày hôm nay chính là thỏa niềm mong mỏi của tất cả chiên lành xứ Thanh.

Gần 9 giờ, đoàn xe đón Đức Tổng từ quốc lộ 1A tiến vào nhà thờ trong niềm vui, tiếng đàn, tiếng ca, tiếng kèn vang lừng và hàng nghìn lá cờ Vatican tung bay phấp phới. Đức Tổng, Đức Cha Giuse, đứng trên xe vẫy chào mọi người. Được tận mắt chứng kiến, tận mắt nhìn thấy Đức Tổng bằng da bằng thịt khiến cho nhiều người không tránh khỏi xúc động. Có nhiều người vì không cầm lòng được mà cố băng mình xuống, chỉ mong được gần Đức Tổng thêm một chút nữa. Có lẽ Đức Tổng cũng hiểu được những tình cảm đó, Người cười nhiều hơn, vẫy tay nhiều hơn tới tất cả mọi người.

Trước khi thánh lễ diễn ra, Đức Cha Giuse đã gói gọn những thông tin cần thiết về giáo phận Thanh Hóa, về niềm vui và tự hào vì được đón tiếp Đức Tổng của giáo dân xứ Thanh nói riêng và giáo dân xứ mẹ Chính Tòa nói riêng. Giáo phận Thanh Hóa đã trải qua quá trình phát triển gần 80 năm. Gần 80 năm đó có biết bao nhiêu biến cố, thăng trầm và có những giai đoạn tưởng chừng như gục ngã, nhưng giáo phận Thanh Hóa vẫn có được ngày hôm nay, với hơn 138 ngàn giáo dân, hơn 80 linh mục và còn biết bao nữ tu, chủng sinh đang chờ ngày được Chúa đón vào Nhà Chúa, vác thập giá mình vì Chúa. Đó là sự cố gắng hết mình, là sự nhiệt thành tin yêu Chúa và hơn hết là sức mạnh chân lý sự thật, sự đồng hành của Chúa Thánh Thần mà giáo phận Thanh Hóa có ngày hôm nay. Tuy nhiên, cũng còn đó “những khó khăn mà chúng con không khắc phục được. Chúng con chưa có được sự hiện diện đông đảo của các dòng tu trên cánh đồng truyền giáo của giáo phận. Hiện chỉ có một dòng giáo phận duy nhất là dòng Mến Thánh Giá và hai cộng đoàn dòng Saint Paul de Chartres đang hoạt động trong giáo phận. Tỷ lệ công giáo trên toàn tỉnh chỉ có 2,7 % nên sứ mệnh truyền giáo của chúng con còn rất lớn lao. Chúng con cũng phải đối phó với hiện tượng chảy máu nhân sự trẻ. Vì thu nhập kinh tế tại đây không đủ bảo đảm cuộc sống, hàng vạn người trẻ của giáo phận chúng con đành phải từ giã quê hương đi tìm công ăn việc làm ở miền Nam hoặc tại các thành phố công nghiệp, bỏ lại sau lưng gia đình, giáo xứ và bao nhiêu sinh hoạt mục vụ”.

Và Đức Cha Giuse cũng thay mặt cho cộng đoàn dân Chúa Thanh Hóa hi vọng Đức Tổng“thêm lời cầu nguyện cho chúng con, nhất là trong bối cảnh chúng con đang chuẩn bị tổ chức năm thánh kỷ niệm 80 năm thành lập giáo phận. Cùng với những tâm tình vui buồn sướng khổ chúng con vừa chia sẻ, chúng con xin hứa với Đức Tổng và qua Đức Tổng, chúng con xin hứa với Đức Thánh Cha, rằng chúng con vẫn son sắt giữ vững mối dây hiệp thông với Giáo Hội hoàn vũ, chúng con sẽ mãi trung thành với đức tin công giáo và sau cùng, chúng con xin thưa với Đức Tổng rằng chúng con luôn chờ đợi ngày Đức Tổng trở lại thăm giáo phận chúng con”.”.

Sau khi Đức Cha có đôi lời, Đức Tổng cũng có lời chào cộng đoàn bằng tiếng Việt. Những tiếng vỗ tay không ngứt biểu lộ xúc động khi được sứ thần tòa thánh nói tiếng Việt Nam. Điều đó nói lên sự trân trọng, yêu quí giáo hội Việt Nam của giáo hội hoàn vũ.

Sau lời chào mừng của Đức Cha Giuse, các em nhỏ của giáo xứ Chính tòa đã góp vui cho chương trình chào đón bằng tiết mục văn nghệ: “Em là bông hoa nhỏ”. Bông hoa các em dâng nhỏ bé, đơn sơ nhưng quí giá và trong sáng vô cùng. Đó cũng chính là tấm lòng của giáo dân giáo xứ Chính Tòa gửi tới Đức Tổng. Tuy rằng đơn sơ, bé nhỏ nhưng chúng con yêu Chúa và trung thành với Chúa suốt đời.

Xác tín điều đó, hàng ngàn giáo dân có mặt trong thánh lễ hôm nay, cùng với Đức Tổng, Đức Cha Giuse, quí cha, quí Sơ, quí chú Tiểu Chủng viện Lê bảo Tịnh hiệp thông dâng lên Thiên Chúa Ba Ngôi thánh lễ của sự hiệp nhất thiêng liêng.

Thánh lễ cầu cho sự hiệp nhất do Đức Tổng chử sự

“Xin cho mọi người hiệp nhất nên một” là câu linh hướng của giáo phận Thanh Hóa. Hôm nay trên lễ đài, hai dòng chữ hai bên ghi lại câu nói của Chúa Giêsu với các môn đệ khi xưa: “Các con hãy yêu thương nhau như Thầy yêu thương các con”. Tình yêu là sợi dây liên kết con người vững chắc nhất và bền bỉ nhất. Đó cũng là nguồn gốc của tình liên đới, của sự hiệp nhất. Có thể con người trên trái đất khác nhau về biên giới lãnh thổ, về màu da, về tiếng nói nhưng nụ cười thân thiện, hành động yêu thương, san sẻ khi khó khăn… thì ai cũng có thể hiểu được. Vì lẽ dĩ nhiên đó, tình yêu là ngôn ngữ chung của cả nhân loại. Đức Tổng thêm một lần nữa khẳng định điều đó trong bài giảng của Người. Đức Cha Giuse đã mang lời giảng của Đức Tổng đi vào lòng giáo dân bằng phiên bản Việt ngữ.

“Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần chỉ là một bởi vì Thiên Chúa là tình yêu, mà tình yêu là sức mạnh tuyệt đối bảo đảm sự sống. Sự hiệp nhất do tình yêu tạo ra thì cao sâu hơn sự hiệp nhất vật lý bình thường.

Chúa Cha thông ban mọi sự cho Chúa Con; Chúa con đón nhận mọi sự từ Chúa Cha với niềm tri ân và Chúa Thánh Thần là hoa quả tình yêu của Chúa Cha và Chúa Con… Đức tin của nhứng người mù trong câu chuyện Tin Mừng hôm nay đã mở mắt cho họ. Cũng thế, đức tin có thể mở mắt cho chúng ta thấy tình yêu của Thiên Chúa đang hoạt động giữa chúng ta.

Kho tàng thực sự của chúng ta đã là và sẽ mãi là đức tin. Đức tin đó tạo ra một cộng đoàn thực sự hiệp nhất… Giới răn yêu thương của Chúa Giêsu chính là con đường để đạt tới sự hiệp nhất trong đức tin như một lời đáp trả tình yêu Ba Ngôi của Thiên Chúa.

Trong bầu khí hiệp thông cao độ chung qua hy tế thánh lễ, chúng ta hãy cam kết với nhau một lần nữa rằng chúng ta sẽ hiệp nhất với nhau mãi mãi.



Xin Đức Mẹ La Vang và các Thánh Tử Đạo Việt Nam phù hộ cho Giáo phận Thanh Hóa. Amen”.

Thiên Chúa đã mỉm cười với giáo xứ Chính Tòa bằng ánh nắng chan hòa, bằng hơi ấm tỏa lan, bầu trời cao trong xanh, bóng bay lửng lơ với mây trắng.

Pháo giấy và pháo sáng làm cho không khí ngày hội thêm rạo rực lòng người.

Thay mặt cộng đoàn, Cha Tổng đại diện – Phêrô Vũ Tiến Phúc tri ân Đức Tổng, vì sự hiện diện của Người. Cảm tạ tình yêu và sự quan tâm của giáo hội hoàn vũ dành cho giáo hội Việt Nam. Và còn biết bao niềm hạnh phúc của chúng con – đoàn chiên mong mỏi được gặp đại diện tòa thánh, đại diện Đức Thánh Cha. Không lời nào có thể diễn tả hết được tình cảm và sự biết ơn của chúng con. Vì vậy, xin được gói trọn tâm tình vào những bông hoa tươi thắm và kỷ vật trống đồng Đông Sơn – đặc trưng của xứ Thanh kính dâng Đức Tổng. Hi vọng rằng chiếc trống này sẽ đồng hành cùng Đức Tổng như giáo dân Thanh Hóa, giáo phận Thanh Hóa luôn mãi bên Người và Người mãi ở lại trong trái tim chúng con.

Một lần nữa, Đức Tổng hô vang “Thanh Hóa tuyệt vời” bằng tiếng Việt. Lại thêm một ngày vui, một ngày ý nghĩa, một ngày tràn đầy hồng ân Chúa trên quê hương Thanh Hóa thân thương…

Nghi lễ chào mừng TGM Girelli đến Thanh Hóa

Như một cánh én báo hiệu mùa xuân, sự kiện Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli đến thăm Giáo phận Thanh Hóa trở thành một biến cố trọng đại, báo hiệu mùa vui, mùa hồng phúc tràn đầy trên cánh đồng Kitô hữu xứ Thanh. Thế là một xuân nữa lại sắp về với những ý nghĩa thiêng liêng, rộn ràng tiếng hát, tiếng ca, rợp cờ Vatican, và những nụ cười không bao giờ tắt…

Xem hình ảnh

Trong những ngày vừa qua, Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli đã có dịp ghé thăm các giáo phận Hưng Hóa, giáo phận Thái Bình, giáo phận Phát Diệm… và điểm dừng chân tiếp theo của Ngài chính là giáo phận Thanh Hóa. Đây là niềm mong chờ, háo hức của không biết bao giáo dân quê Thanh. Ngài sẽ thăm giáo phận Thanh Hóa từ ngày 01/12 – 03/12/2011. Điểm dừng chân đầu tiên sẽ là điểm cực bắc của giáo phận – giáo xứ Tam Tổng.

Xuất phát từ lúc 4 giờ sáng ngày 01/12, đoàn xe đi rước Đức Tổng bao gồm Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh – giám mục giáo phận Thanh Hóa, cha Tổng Đại Diện, quý cha Hạt và đại diện quý giáo dân đã lên đường tới với giáo phận Thái Bình. Sự tráng lệ và không kém phần long trọng của ngày đại lễ kỷ niệm 75 năm thành lập giáo phận Thái Bình kết hợp với lễ truyền chức linh mục và mừng thượng thọ bát tuần Đức Cha Phanxico đã để lại ấn tượng sâu sắc cho đoàn Thanh Hóa. Sự có mặt của Đức Cha Giuse không chỉ là nghi thức chào đón Đức Tổng mà còn là sự hiệp thông chân thành của giáo phận Thanh Hóa với giáo phận bạn, giáo phận chủ nhà. Những cơn mưa mang theo hơi lạnh của gió đông bất chợt đổ xuống, nhưng thánh lễ vẫn diễn rất trang nghiêm và sốt sắng.

Đúng 13 giờ, đoàn xe đã đón được Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, đưa Ngài về với quê Thanh. Trời vẫn mưa, và gió lạnh vẫn không ngừng thổi. Nhưng trong trái tim của đoàn rước, một ngọn lửa được nhen lên: ngọn lửa của niềm vui, niềm tự hào dẫn đường Đức Tổng tới với quê hương Thanh Hóa thân yêu. Ở nơi đó có hàng ngàn người đang chờ đợi sự hiện diện của Đức Tổng Giám mục đại diện của Đức Thánh Cha – Sứ giả ban phép lành cho giáo dân Thanh Hóa.

Chạm Dốc Xây, điểm giao giữa Ninh Bình và Thanh Hóa, khoảng 40 chiếc xe ô tô nối đuôi nhau đã đứng chờ ở đó với những lá cờ Vatican tung bay. 40 xe tháp tùng do cha Antôn Trịnh Đình Thiệu dẫn đầu nhanh chóng mở đường, để xe Đức Tổng tiến sâu vào địa phận Thanh Hóa.

Chưa bao giờ có một cuộc đón tiếp nào long trọng hơn thế. Dưới cơn mưa lạnh buốt, những chiên lành đứng dưới mưa, vẫy cao lá cờ Vatican chào đón Đức Tổng Giám Mục, đại diện không thường trú của Tòa thánh tại Việt Nam.

Trên đường tới Nga Sơn, đoàn xe tháp tùng đi qua giáo họ Đa Nam – mảnh đất có đạo đầu tiên trong cuộc viếng thăm Thanh Hóa của Đức Tổng. Cha quản họ Phaolo Trần Quang Kính cùng với giáo dân xếp thành hai hàng bên đường, trên tay giương cao ngọn cờ tòa thánh để chào đón Đức Tổng. Mọi người cố gắng chen lấn nhau chỉ vì muốn được một lần nhìn thấy sứ thần Tòa Thánh, một lần chạm tay Người.

Cửa ngõ đầu tiên in dấu chân Đức Tổng là Nga Sơn với cánh đồng cói, cánh đồng lúa đan xen. Đoàn xe gắn máy của giáo xứ Tam Tổng đã chờ sẵn tại thị trấn. Giữa cộng đoàn không cùng đức tin, tiếng kèn báo hiệu niềm vui vang lên. Người dân hai bên đường đổ ra xem, vẫy tay mặc dù không biết sự hiện diện của Đức Tổng mang đến những gì cho họ. Chỉ bởi vì không khí quá rộn ràng, có lẽ niềm vui cũng lan tỏa cùng không gian.

Suốt cả đoạn đường đi, Đức Tổng luôn dang rộng tay để chào người dân. Đó là một cử chỉ vô vùng thân thiện của Người. Đôi khi đi qua những người bên lương, họ đáp lại người với thái độ bỡ ngỡ. Nhưng nụ cười thì chẳng bao giờ tắt trên khuôn mặt Đức Tổng.

17 giờ, đoàn rước đã tới với giáo xứ Tam Tổng. Từ cầu Hói Đào cho đến nhà thờ giáo xứ, các bà, các mẹ trong tà áo dài thướt tha, cầm cờ đứng hai bên đường. Cái lạnh thấm vào khiến khuôn mặt trở nên kém tươi. Nhưng sự xuất hiện của Đức Tổng đã xóa đi tất cả. Hơi ấm được truyền ra, những khuôn mặt trở nên rạng rỡ, cơn gió lạnh kia trở thành phương tiện để ơn lành Chúa lan ra khắp mọi nơi.

Thánh lễ

Giáo xứ Tam Tổng là giáo xứ có số giáo dân lớn thứ hai của giáo phận Thanh Hóa với hơn 9 ngàn người. Nơi đây được coi là điểm cực Bắc của giáo phận. Thánh đường giáo xứ trở nên nhỏ bé trước biển người mênh mông. Không chỉ cộng đoàn giáo dân giáo xứ Tam Tổng mà còn có sự hiệp thông của toàn giáo hạt Nga Sơn, quí khách xa gần. Chưa bao giờ trong ngoài nhà thờ xứ lại có nhiều ô tô đến như vậy. Ngay cả những người bên lương cũng có mặt. Sự kiện Đức tổng thăm giáo xứ đã trở thành một sự kiện của cả huyện Nga Sơn. Trường học của xã Nga Liên cho phép các em nghỉ học ngày này. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của ngày đại lễ. Điều này đã được Đức Cha Giuse khái quát trong bài chào mừng của người:

“Nơi Đức Tổng hiện đang có mặt là Giáo xứ Tam Tổng, với 9500 tín hữu, là giáo xứ đông thứ nhì trong giáo phận. Giáo xứ này thuộc giáo hạt Nga Sơn, là giáo hạt có tỉ lệ công giáo đông nhất trong toàn tỉnh. Chúng con chọn nơi này làm trạm đầu tiên để đón tiếp Đức Tổng vì chúng con nghĩ rằng tại đây, con số người được may mắn gặp Đức Tổng sẽ đông nhất và như vậy lời chào đầu tiên của giáo phận Thanh hóa cũng hùng hậu nhất.”

Đức Cha cũng thay mặt toàn thể giáo dân có mặt trong thánh lễ “cám ơn Đức Tổng đã đem phép lành và hơi ấm của vị Cha Chung Giáo Hội hoàn vũ về cho chúng con” – đoàn chiên giáo hạt Nga Sơn nói chung và giáo xứ Tam Tổng nói riêng. “Với những tâm tình đó, chúng con xin kính dâng Đức Tổng Đại Diện Đức Thánh Cha lời chào quý trọng nhất, thân thương nhất và vui mừng nhất của 138.000 người con giáo phận Thanh hóa”.

Thánh lễ được mang tên “cầu cho sự hiệp nhất do Đức Tổng Leopoldo Girelli chủ sự”. Những câu nói Tiếng Việt còn ngọng ngịu nhưng đủ để nói lên sự quan tâm, trân trọng giáo hội Việt Nam của Đức Tổng. Và bấy nhiêu thôi cũng đủ làm ấm lòng cộng đoàn dân Chúa đang đội mưa để tham dự thánh lễ.

Trong thánh lễ hôm nay, bên cạnh niềm vui được chào đón Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, giáo xứ Tam Tổng còn vinh dự và vui mừng chào đón Đức Cha Giuse Nguyễn Năng – giám mục giáo phận Phát Diệm. Trên gian cung thánh của lễ đài, Đức Tổng sát cánh cùng hai Đức Cha dâng thánh lễ. Điều này không chỉ nói lên tình hiệp nhất của cộng đoàn dân Chúa với tòa thánh Vatican mà còn là tình hiệp nhất, tình huynh đệ của những cộng đoàn có cùng đức tin. Không phân biệt vị trí địa lý, ngôn ngữ hay màu da, chỉ cần có ánh sáng Chúa soi đường thì tất cả đều là bạn, đều là anh em của nhau.

Đức Cha Giuse thân yêu của giáo phận Thanh Hóa hôm nay trở thành người chuyển tải thông điệp bài giảng của Đức Tổng đến với cộng đoàn. Qua bài giảng, Đức Tổng đã bày tỏ niềm vui và tri ân quí Đức Cha, quí cha và cộng đoàn đã đón tiếp Ngài một cách “lịch thiệp”. Với ý nghĩa chủ đạo của thánh lễ, Đức tổng “mở rộng suy nghĩ chân tình” để chia sẻ tình hiệp thông của Giáo hội tới toàn thể cộng đoàn.

“Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nói rằng "tất cả mọi người lắng nghe lời nói và hành vi trên đó sẽ được giống như một người đàn ông hợp lý những người xây dựng nhà mình trên đá".

Ngôi nhà trên đá là Giáo Hội được thành lập bởi Chúa Giêsu trên Thánh Phêrô và các Tông Đồ khác, thống nhất trong một cộng đồng mạnh mẽ.

Hiệp thông và đoàn kết của họ là một điều kiện quan trọng để nâng cao độ tin cậy của Giáo Hội”.

Người cũng đã sơ qua lịch sử, tổ chức của Giáo hội công giáo. “Nó không phải là một cộng đồng được thành lập trên một thỏa thuận giữa các thành viên của nó cũng không phải chỉ đơn thuần là chia sẻ một dự án hay một lý tưởng mà là nó được thành lập trên sự hiệp thông sâu xa với Thiên Chúa. Đời sống của cộng đồng đầu tiên này, trên thực tế, được đánh dấu bằng Lời của Thiên Chúa được thông qua bởi các Tông Đồ”. Giáo hội có được sự hợp nhất là “sự hiện diện và hành động của Chúa Thánh Thần”.

Và trong thời đại có quá nhiều thách thức như hiện nay, khi mà sự thờ ơ, lạnh lùng trở nên phổ biến, Giáo hội là “một nhân chứng đáng tin cậy của đức tin và sự thống nhất khi đối mặt với những thách thức”. Giáo hội “phát huy các giá trị cơ bản như bảo vệ các sáng tạo, thúc đẩy lợi ích chung và hòa bình, sự thiêng liêng của cuộc sống và bảo vệ của các trung tâm của con người, các cam kết để vượt qua đói nghèo, mù chữ, và sự phân bố không đồng đều của hàng hoá”.

Giáo hội đánh giá cao vai trò của sự hiệp nhất, không chỉ của những người chăn chiên, của linh mục đoàn, của các thừa sai mà còn là toàn thể cộng đoàn dân Chúa. “Mỗi người trong chúng ta được kêu gọi đóng góp của mình để củng cố sự hiệp thông trong Giáo Phận Thân Hòa mà không bao giờ quên rằng sự hiệp nhất này là một món quà từ Thiên Chúa được gọi liên tục.

Anh em chị em thân mến, tin tưởng vào sự chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ của Chúa Kitô và Mẹ Giáo Hội, chúng ta do đó gọi món quà của sự hiệp nhất.Amen”.

Thánh lễ tiếp tục trong sự trang nghiêm, sốt sắng. Chút ánh sáng ban ngày đã vội tắt để nhường cho muôn ngàn ánh sáng lung linh trên những ngọn cây, trên lễ đài… Và có lẽ còn ở đó là ánh sáng đẹp nhất, sáng nhất, ánh sáng ấm cúng của tấm lòng con người, của trái tim cộng đoàn hướng về Đức Tổng – Người đại diện cho Đức Thánh Cha chia sẻ ơn lành cho họ. Những cơn mưa dai dẳng như muốn thách thức sức chịu đựng của con người, cứ mưa rồi lại tạnh, tạnh rồi lại mưa. Và những cơn gió mạnh mẽ không ngừng thổi tung những mảnh vụn pháo giấy lên cao.

Kết thúc thánh lễ, cha trưởng hạt Nga Sơn Giuse Trần Xuân Mạnh, thay mặt cộng đoàn nói lên tâm tình với Đức Tổng. Trong những lời nói giản dị đơn sơ của cha có ẩn chứa niềm vui sướng tột cùng, niềm hạnh phúc thiêng liêng của giáo dân trong hạt Nga Sơn khi được chào đón Đức tổng. Ngày hôm nay đã đi vào lịch sử giáo hạt, lịch sử giáo phận, lần đầu tiên được biểu lộ tình con thảo đối với Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI qua Đức Tổng.

Đáp lại, Đức Tổng có đôi lời với những ai tham gia thánh lễ. Người chào mọi người bằng tiếng việt. Người đã ngạc nhiên về sự đón tiếp nồng hậu của mọi người nơi đây. Người cảm thấy hạnh phúc khi đến thăm Tam tổng “ Tôi thấy lá cờ Vatican nhiều hơn cả ở Rôma”. Qua Tam Tổng, người thấy được cánh cửa trái tim Thanh Hóa mở rộng để chào đón Đức Cha, chào đón ơn lành của Thiên Chúa. “Gió rất lạnh nhưng trái tim thì rất ấm”. Và với Người, cơn gió lạnh vô tình trở thành điểm tựa cho sự tỏa lan ơn Chúa, cho nguồn nhiệt sưởi ấm chiều tối đông lạnh. Và cuối cùng, cùng với Đức Cha Giuse Người hô to: “Tam Tổng tuyệt vời”.

Như một dòng điện chạy qua, cả biển người cùng hò reo, cùng vỗ tay tán thưởng. Cảm ơn Đức Tổng vì thiện tình của Người. Chỉ một câu nói thôi đủ làm tan đi cái lạnh đang xâm lấn và làm sống dậy nguồn ân phúc dồi dào từ niềm tin Kitô giáo.

Những đôi mắt long lanh, những cái nhìn chứa chan tình cảm, những nụ cười, những tiếng vỗ tay, những câu ca, tiếng hát … vang lên không ngừng. Mọi người ra về với bị đầy hồng ân.

Diễn Từ Chào Mừng Của Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh Nhân Chuyến Viếng Thăm Giáo Phận Thanh Hóa của TGM Girelli Từ 01 Đến 03-12-2011.

Trọng kính Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli,

Đại Diện của Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI tại Việt Nam,

Chương trình viếng thăm giáo phận Thanh hóa của Đức Tổng chỉ kéo dài gần hai ngày, từ 15g ngày 01-12 đến 13g ngày 03-12-2011. Tuy thời gian chỉ vắn vỏi có thế, chúng con cũng cố gắng xếp đặt thế nào để Đức Tổng có thể đi xuyên qua và chúc lành cho khắp lãnh thổ giáo phận chúng con, ít là tại ba tụ địa điểm quan trọng nhất: hôm nay Đức Tổng thăm vùng cực Bắc, nơi giáp ranh với giáo phận Phát Diệm; ngày mai 02-12, Đức Tổng sẽ cử hành lễ tại nhà thờ chính tòa trung tâm giáo phận và ngày cuối cùng, ngày 03-12-2011, Đức Tổng sẽ thăm giáo xứ Ba Làng thuộc vùng cực nam của giáo phận.

Nơi Đức Tổng hiện đang có mặt là Giáo xứ Tam Tổng, với 9500 tín hữu, là giáo xứ đông thứ nhì trong giáo phận. Giáo xứ này thuộc giáo hạt Nga Sơn, là giáo hạt có tỉ lệ công giáo đông nhất trong toàn tỉnh. Chúng con chọn nơi này làm trạm đầu tiên để đón tiếp Đức Tổng vì chúng con nghĩ rằng tại đây, con số người được may mắn gặp Đức Tổng sẽ đông nhất và như vậy lời chào đầu tiên của giáo phận Thanh hóa cũng hùng hậu nhất.

Chúng con vô cùng biết ơn Đức Tổng đã nhận lời về thăm giáo xứ chúng con. Đây là một vùng nông thôn xa xôi, đa số chỉ làm những nghề khiêm tốn là ruộng nước và trồng cói dệt chiếu. Sự có mặt của Đức Tổng tại đây mang đầy tính Tin Mừng: Đức Tổng đã chọn người nghèo làm đối tượng thăm viếng ưu tiên.

Đây quả là một biến cố lịch sử cho giáo phận chúng con: lần đầu tiên chúng con được hân hạnh đón tiếp một vị đặc sứ của Đức Thánh Cha. Người Việt Nam chúng con vốn có truyền thống hiếu khách. Chúng con rất vui khi được ai đến thăm. Nhưng đối với Đức Tổng, chúng con không chỉ đón tiếp một vị thượng khách, chúng con còn đón tiếp vị đại diện của Đức Thánh Cha mà chúng con hết lòng yêu mến. Đã từ bao năm, chúng con ước mong Đức Thánh Cha đến thăm Việt Nam. Nhưng cho đến nay, do hoàn cảnh chưa thuận lợi, giấc mơ đó không biết đến bao giờ mới thành hiện thực. Đức Tổng quả là một món quà tinh thần bù đắp cho nỗi mong chờ của chúng con.

Chúng con vô cùng cám ơn Đức Tổng đã đem phép lành và hơi ấm của vị Cha Chung Giáo Hội hoàn vũ về cho chúng con. Chúng con muốn nói lên sự trân trọng, lòng biết ơn của chúng con đối với Đức Tổng và qua Đức Tổng, chúng con muốn biểu lộ tình con thảo của chúng con đối với Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI. Hơn bao giờ hết chúng con như sờ mó được tình hiệp thông rộng lớn, bền vững và tuyệt vời của một "Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền".

Với những tâm tình đó, chúng con xin kính dâng Đức Tổng Đại Diện Đức Thánh Cha lời chào quý trọng nhất, thân thương nhất và vui mừng nhất của 138.000 người con giáo phận Thanh hóa.

Chúng con đồng kính bái.
 
Xứ Thái Nguyên cầu cho các thai nhi và những người có ý định phá thai
Dom Tùng
10:31 02/12/2011
Xứ Thái Nguyên cầu cho các thai nhi và những người có ý định phá thai

Thai nhi là một con người
Tại sao lại bỏ cuộc đời bé thơ”


Hàng ngày, xung quanh cuộc sống của chúng ta biết bao nhiêu mạng sống bị tước đoạt dã man. Bao nhiêu người mắc vào cạm bẫy của tội ác. Tội ác khiến nhiều người đánh mất lương tâm, đánh mất đi cái bản tính tối thiểu của con người là yêu thương con cái. Chúng ta đều đã biết, các loài động vật tuy không biết suy nghĩ như con người. Tuy chúng không phát triển bằng con người. Nhưng mà bạn hãy để ý mà xem: Sự chăm sóc con ân cần của con gà, khi gà mẹ bới bới hạt đất để mong kiếm được chút gì cho đàn con. Cảnh nuôi con không mệt mỏi của những chim mẹ, chim bố, xuốt cả ngày bay tới bay lui kiếm mồi cho các con bé bỏng . . . Và các loài động vật khác thì sao ?

Xứ Thái Nguyên cầu cho các thai nhi và những người có ý định phá thai

Với cái thời tiết hơi se lạnh của mùa đông.Tại qua khu trang Thiên Thần thuộc giáo xứ Ngọc Lâm (Hạt Tây bắc – Giáo phận Bắc Ninh), từng cơn gió nhẹ khẽ lướt qua hơi lành lạnh gợi lên một cảm giác như tại nơi đó có sự hiện diện của các linh hồn.

Nghĩa trang Thiên Thần là một nơi chôn cất các em thai nhi có số phận không may mắn. Bị chính cha mẹ mình bỏ rơi. Và được xây dựng năm 2010.

Đúng 19g40 tối 30/11, tại nghĩa trang Thiên Thần. Vở kịch mang tên “Tiếng chuông sự sống” được các bạn giới trẻ( Sinh viên, giới trẻ Đaminh, Giáo lý viên) tái hiện lại một phần hiện trạng trong xã hội hiện nay. Chỉ kéo dài khoảng 30 phút nhưng với việc diễn kịch bản về một cô gái tên Xuân, nhà nghèo, lên Thành phố học tập. Do không chịu nổi những cám dỗ, Xuân đã đi vào con đường tội lỗi rồi dẫn đến hành động phá thai. Vở kịch đã làm rung động biết bao nhiêu con tim. Những tiếng khóc sụt sịt dần dần nổi lên bên cạnh phần mộ của các em.

Sau vở kịch, chuẩn bị Thánh lễ. Bên những phần mộ các em thai nhi là những ngọn nến lung linh làm nghĩa trang Thiên Thần bừng sáng lên giữa cánh đồng tối tăm, những bông hoa hồng trắng, những nén hương nghi ngút do toàn thể bà con giáo dân, anh chị em giới trẻ giành tặng cho các em.

Thánh lễ với sự hiện diện Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Đức Đại(Cha xứ Thái Nguyên), Cha Giuse Nguyễn Văn Tĩnh(Cha xứ Nà Phặc – Giáo Phận Bắc Ninh), Cha Giuse Nguyễn Quốc Toản(dòng Chúa Cứu Thế), các dì, Sơ thuộc các dòng Phaolô, Mến Thánh Giá, Tu Hội Hiệp Nhất và bà con giáo dân, các anh chị em giới trẻ cùng hiệp ý cầu cho những em có số phận không may mắn, cho các bậc cha mẹ, cho giới trẻ thành phần đáng báo động. Bài chia sẻ đầy tâm tình của Cha Giuse Nguyễn Quốc Toản và những lời cảm ơn đầy cảm xúc, có nghẹn ngào của Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Đức Đại nói thay cho những em bé chưa hề được nói một câu, sự thinh lặng của giáo dân. Cả Cha và đoàn con đều như có một thông điệp gì rất lớn gửi tới các em thai nhi, các bậc cha mẹ cách riêng và toàn thể xã hội nói chung.

Thánh lễ kết thúc vào khoảng 21h30 cùng ngày.

Một góc của việc nạo phá thai

Phần lớn các bạn sinh viên ngày nay đều sống xa nhà, xa gia đình. Phải sống trong môi trường rất nhiều người lạ. Mặt khác các trường đại học không thể quản lý, quan tâm tới sinh viên được nhiều. Vì vậy nên sinh viên có một cuộc sống buông thả, tự do thoải mái.

Sự thiếu quan tâm của gia đình. Khi mà bố mẹ đặt vật chất lên trên tất cả, con cái thiếu thốn tình cảm từ cha mẹ. Các bạn trẻ sẽ đi tìm nguồn tình cảm mới cho mình. Và khi không thắng nổi sự ham muốn về tính dục của bản thân thì . . .?

Đạo đức cá nhân của người đi phá thai hay gọi là đi giết thai nhi. Tại sao người đó lại coi thường sinh mạng con người vậy. Chúng ta nghĩ sao về ngành giáo dục ? Người dân đóng tiền cho con được tới trường, cho con được học những gì tốt đẹp từ nền giáo dục cả về đạo đức và kiến thức. Bởi theo từ điển tiếng Việt thì: Giáo dục: “Quá trình hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch nhằm bồi dưỡng cho người ta những phẩm chất đạo đức, những tri thức cần thiết về tự nhiên và xã hội, cũng như những kĩ năng, kĩ xảo cần thiết trong đời sống. . .”. Vậy giờ đây giáo dục trên các ghế nhà trường với mục đích gì?

Được biết, tình trạng nạo phá thai ở Việt Nam đang ở mức báo động. Là một nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới. Và có tới 20% số người nạo phá thai ở lứa tuổi vị thành niên, 25% người nữ phá thai khi chưa lập gia đình. Và mỗi ngày có khoảng trên 20 ca nạo phá thai(theo http://f.tin247.com/) .

Vậy trách nhiệm thuộc về ai đây: toàn xã hội, gia đình, cá nhân người đó, bản thân chúng ta hay là chỉ trách tội ác đã cám dỗ con người?

Tội ác diễn ra ngay trước mắt, nhưng chúng ta đã làm được gì? Chúng ta có giám lên tiếng cho công lý không? Chúng ta có giám nói lên nỗi lòng của các em thai nhi là nạn nhân của tội ác không ?

Và những lời cầu nguyện của những người theo Chúa Giêsu, những lời ước của những người không cùng tin ngưỡng ơi ! Những thân phận bé bỏng kia, những người bố mẹ, những bạn trẻ bị cám dỗ đến vô tâm kia có xuất hiện trong các bạn không vậy ?

Dom Tung
 
Hoạt cảnh Canh Thức Mừng Lễ Giáng Sinh - Năm Đức Tin
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
20:32 02/12/2011
CANH THỨC MỪNG LỄ GIÁNG SINH NĂM 2011 – NĂM ĐỨC TIN

CHỦ ĐỀ: Chúa Giêsu Kitô “là nguồn mạch và cùng đích của đức tin” (Dt 12, 2).

A. TỔNG QUÁT

* KHAI MẠC : Hát “Trời cao”- Tâm tình Mùa Vọng (Ca đoàn Giáo xứ)

* PHẦN 1: SÁNG THẾ: Thiên Chúa sáng tạo và phục vụ con người.
+ NHÂN VẬT: Ađam + Eva (G.L.V phụ trách)
Một số con vật, cây cối, mặt trời, mặt trăng, tinh tú… (Do các em Mẫu giáo Tuổi thơ hoá trang – các Dì phụ trách).
+ HÌNH THỨC : Ca vũ cảnh.
+ KHUNG CẢNH : Sân khấu để trống, chuẩn bị điện phối hợp ca cảnh.
+ THỰC HIỆN : Các Dì + G.L.V.

* PHẦN 2: Tổ phụ Abraham, mẫu mực đức tin: TRUNG THÀNH VÀ GẮN BÓ VỚI THIÊN CHÚA.
+ NHÂN VẬT : Giọng nói Thiên Chúa. Abraham, Sara, Isaác. 03 “Người của Thiên Chúa”.
+ HÌNH THỨC : Hoạt cảnh, gồm ba tiểu phẩm sau:
- Chúa gọi Abraham.
- Tiếp đón “Người của Thiên Chúa”
- Sát tế Isaác.
+ KHUNG CẢNH : cảnh vật tự nhiên, gia thất, đồi sát tế.
+ THỰC HIỆN : Gia trưởng và Hiền mẫu.
+ THÁNH CA PHỤ HOẠ : (Ca đoàn Hiền mẫu).

* PHẦN 3: ĐỨC MARIA: Gương mẫu Niềm Tin tuyệt vời.
+ NHÂN VẬT : Sứ thần, Maria, Giacaria, Êlisabet.
+ HÌNH THỨC : Hoạt cảnh, gồm 2 tiểu phẩm sau:
- Truyền tin.
- Thăm viếng.
+ KHUNG CẢNH : Cảnh gia thất Maria và Giacaria.
+ THỰC HIỆN : G.L.V.
+ THÁNH CA PHỤ HỌA : (Ca đoàn Gia trưởng).

* PHẦN 4: CHÚA GIÁNG SINH: MẦU NHIỆM ĐỨC TIN
+ Nhân vật: Giuse, Maria, các Thiên thần, mục đồng.
+ Hình thức: ca cảnh, diễn điệu, gồm các tiểu vũ sau:
- Giuse và Maria dìu nhau đến hang đá Bêlem.
- Thiên Thần múa hát mừng Chúa Giáng Sinh.
- Các mục đồng thờ lạy Chúa.
+ THỤC HIỆN : Quý Dì, các em mẫu giáo Tuổi thơ, Lễ sinh, GLV.


B. NỘI DUNG CỤ THỂ

KHAI MẠC :


* LỜI GIỚI THIỆU :

Kính thưa Quý Tu sĩ, cùng toàn thể Cộng đoàn!

Năm 2012 là năm thứ nhất trong kế hoạch ba năm triển khai Thư Chung của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam sau Đại Hội Dân Chúa 2010 để đào sâu và sống chiều kích Mầu Nhiệm của Giáo Hội.

Năm 2012 cũng là năm kỷ niệm lần thứ 50 khai mạc Công Đồng Vaticanô II.Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã ấn định từ ngày 11/10/2012 đến 24/11/2013 là "Năm Đức Tin" nhằm giúp toàn thể Giáo Hội khám phá và đào sâu đức tin như hồng ân của Thiên Chúa để giới thiệu đức tin cách mới mẻ trong một thế giới ngày càng tỏ ra xem thường các giá trị của đức tin Kitô Giáo. (x.Thư Mùa Vọng 2012, ĐTGM Phêrô Nguyễn Văn Nhơn).

Ngày Chúa nhật 16/10/2011, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã công bố thiết lập một “Năm Đức Tin” bắt đầu từ 11 tháng 10 năm 2012, kỷ niệm 50 năm Công Đồng Vaticanô II và 20 năm xuất bản Sách Giáo Lý Chung của Hội Thánh Công Giáo.

Chúng ta sẽ bước vào Năm Đức Tin, do Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI vừa công bố trong Tông Thư “Cánh Cửa Đức Tin”.

Đức Thánh Cha viết: Trong thời điểm này, chúng ta cần phải chăm chú ngắm nhìn thẳng vào Đức Giêsu Kitô, “là nguồn mạch và cùng đích của đức tin” (Dt 12,2): nơi Người mọi lo âu và khát vọng của tâm hồn con người đều được thỏa mãn. Niềm vui của tình yêu, câu trả lời cho thảm trạng khổ sở và đớn đau, sức mạnh của tha thứ trước những xúc phạm phải chịu, và chiến thắng của sự sống trên sự trống rỗng của sự chết: tất cả đều tìm được sự hoàn tất trong mầu nhiệm nhập thể của Người, trong việc Chúa làm người, trong việc Người chia sẻ sự yếu đuối của chúng ta để biến đổi nó bằng quyền năng phục sinh của Người. Trong Người, là Đấng đã chết và sống lại để cứu độ chúng ta, những gương đức tin đã ghi dấu hai ngàn năm lịch sử cứu độ của chúng ta được đưa ra ánh sáng chan hòa. (x. Tông Thư “Cánh Cửa Đức Tin”, số 13).

Chúng ta tin một Thiên Chúa là Cha Toàn Năng, Đấng tạo thành trời đất, muôn vật hữu hình và vô hình. Chúng ta tin Chúa Giêsu Kitô là Con Một của Thiên Chúa, sinh bởi Đức Chúa Cha từ trước muôn đời, đã sinh ra làm người bởi Đức Trinh nữ Maria, đã chết trên Cây Thánh giá để chuộc tội chúng ta và đã sống lại vinh hiển, ngự bên hữu Đức Chúa Cha. Chúng ta tin Chúa Thánh Thần là Đấng ban Sự Sống, Ngài bởi Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con mà ra, Ngài cùng được phụng thờ và tôn vinh với Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con.

Mỗi ngày, khi làm dấu Thánh giá “Nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần”, chúng ta ý thức mình tuyên xưng các mầu nhiệm cơ bản nhất trong đức tin Kitô giáo, là mầu nhiệm “Ba Ngôi Thiên Chúa”, và mầu nhiệm Thánh giá Chúa Kitô. Cả hai mầu nhiệm ấy đều là mầu nhiệm Tình yêu, vì như Thánh Gioan nói, “Thiên Chúa là Tình Yêu” (1 Ga 4, 8). Mầu nhiệm Ba Ngôi là mầu nhiệm Tình yêu nội tại ở trong Thiên Chúa: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần yêu nhau mật thiết đến nỗi là Một với nhau. Ba Ngôi chỉ là một Thiên Chúa Duy Nhất, dù không hề lẫn lộn với nhau. Thánh giá Chúa Giêsu biểu lộ cho chúng ta biết: Thiên Chúa muốn chia sẻ Tinh Yêu của Ngài cho chúng ta, mặc dù chúng ta là những kẻ có tội.

Tin vào Chúa Giêsu là tin Thiên Chúa là Tình Yêu và đã chia sẻ Tình Yêu cho chúng ta trong Chúa Giêsu, chính vì lẽ đó mà chúng ta hết sức hân hoan vui mừng. Niềm vui lớn nhất của cuộc đời chúng ta phát xuất từ niềm tin ấy. Tin Chúa Cha yêu thương chúng ta, đã ban Con Một của Ngài là Chúa Giêsu cho chúng ta. Tin Chúa Giêsu yêu thương chúng ta và đã chết vì ta, nhưng đã chiến thắng sự chết và đã sống lại cho chúng ta được sống. Tin Chúa Thánh Thần yêu thương chúng ta và ban Sự Sống cho ta, giúp ta gắn bó với Chúa Giêsu và Thiên Chúa.

Tâm hồn chúng ta tràn trề Hy vọng, vì tin cả Ba Ngôi Thiên Chúa đều yêu thương chúng ta và muốn cho chúng ta được hạnh phúc. Các Ngài muốn cho chúng ta đạt đến mục đích cao cả nhất, cũng là mục đích cuối cùng của cuộc đời chúng ta, là được chia sẻ Tình yêu và Sự Sống vĩnh hằng của các Ngài. Nhưng để đạt mục đích ấy, chúng ta phải trải qua cuộc sống trần gian, đầy những sóng gió và thử thách.(x.Thư Mùa Vọng 2012, ĐGM Phaolô Bùi Văn Đọc)

Sứ điệp ngày Truyền Giáo 2011, Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI nhắn nhủ: Tin Mừng không phải là một món quà độc chiếm được ban cho ai đó, nhưng còn là một tặng vật cần được chia sẻ, một tin vui phải được loan truyền. Đây là trách nhiệm không chỉ uỷ thác cho một vài người, nhưng nhắm đến tất cả những ai đã được lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy”.

Trong Thư chung 2011, HĐGMVN ước mong “mỗi giáo phận, dòng tu, giáo xứ, gia đình, sẽ triển khai thành những hành động và việc làm cụ thể trong đời sống đức tin, góp phần thi hành sứ mệnh loan báo Tin Mừng trong xã hội hôm nay cách thiết thực và hiệu quả”. Mỗi người tùy vị trí và khả năng, “hãy góp phần tích cực vào việc xây dựng nền văn hóa sự sống và văn minh tình thương trên quê hương đất nước chúng ta” (số 48).

Những lời giáo huấn trên đây hướng về chân lý: Thiên Chúa là Tình yêu, tình yêu ấy đã hướng tới việc phục vụ con người qua công trình sáng tạo vĩ đại, qua lịch sử Cứu độ và qua cuộc nhập Thể Cứu thế nơi Chúa Giêsu Kitô mà chúng ta sẽ mừng kính Mầu nhiệm Giáng sinh của Ngài trong đêm nay.

Lần giở lại một vài đoạn Kinh thánh được diễn nguyện trong đêm Canh thức hôm nay, chúng ta cùng chiêm ngắm hai mẫu mực đức tin. Tổ phụ Abraham và Đức Trinh Nữ Maria. Chúng ta hãy dâng lên Thiên Chúa tình yêu lời cảm mến tri ân, lòng hân hoan vui mừng nhân biến cố mừng Chúa Giáng sinh để ban Ơn Cứu độ cho chúng ta không chỉ trong Đêm cực Thánh này, không chỉ trong Mùa Giáng sinh hồng phúc, mà trong suốt hành trình của Giáo hội, trong suốt cuộc đời chúng ta.

Giờ đây, để cho đêm Hoạt cảnh – Canh thức được bắt đầu, Cộng đoàn chúng ta hãy hiệp lời cùng Ca đoàn để diễn tả tâm tình mong chờ Chúa đến.

* Cộng đoàn đứng lên, mỗi người thắp nến sáng đưa cao và cùng hát bài “Trời Cao”.

I. PHẦN MỘT : SÁNG THẾ: Thiên Chúa sáng tạo và chia sẽ hạnh phúc cho con người.

(Sân khấu để tối, chỉ cần đủ ánh sáng cho người dẫn).

* LỜI DẪN :

Kính thưa cộng đoàn!

Câu đầu tiên của sách Sáng thế đã viết: “Lúc khởi đầu, Thiên Chúa sáng tạo trời đất, đất còn trống rỗng chưa có hình dạng, bóng tối bao trùm vực thẳm” (St 1,1-2).

Vâng, khi Thiên Chúa chưa sáng tạo muôn vật, vũ trụ này chỉ là hư vô, trống rỗng, chỉ có một mình Thiên Chúa ngự trị. Thiên Chúa là Tình yêu, Ngài không muốn gói gọn tình yêu trong Trái tim của Ngài, Ngài chỉ muốn mở Tình yêu ra, trao ban tất cả; mà sáng kiến đầu tiên của Tình yêu ấy là công trình tạo dựng trời đất muôn vật cách quyền năng và lạ lùng khôn tả. Sách Sáng thế ghi rằng: Thiên Chúa đã dùng Lời quyền năng và Thần khí để sáng tạo ra ánh sáng xoá tan đêm tối (Bật điện sáng), Người phân rẽ ánh sáng bóng tối (Tắt điện một chút rồi bật sáng ngày), Người tạo nên vũ trụ bao la với đầy đủ tinh tú (Bật các bóng trang trí), Người phân rẽ đất nước và sinh ra trên đó biết bao sinh vật (Các em hoá trang nhảy ra). Thiên Chúa thấy mọi sự rất tốt đẹp. Tuy nhiên, Thiên Chúa thấy vẫn còn thiếu một cái gì đó, Ngài nhìn muôn vật bơ vơ chưa có ai cai quản, Ngài liền nghĩ và thực hiện ngay ý định: “Ta hãy làm ra con người theo hình ảnh Chúng Ta, giống như Chúng Ta để con người làm bá chủ chim trời, cá biển và mọi giống vật trên mặt đất” (St 1,26); và thế là con người, tạo vật cuối cùng và cao trọng nhất đã được dựng nên để thay Chúa cai quản mọi vật (Ađam, Eva nắm tay nhau hạnh phúc bước ra trong làn nhạc êm). Và thế là công trình tuyệt diệu của Tình yêu đã hoàn tất. Đối với muôn vật, tình yêu của Chúa đã được phủ đều, tuy nhiên Tình yêu ấy hầu như được kết tụ nơi con người khi ban cho họ hai đặc ân tuyệt hảo đó là được giống Chúa, mang hình ảnh của Ngài và được cai quản muôn vật.

Như thế đấy, muôn vật, mọi trật tự kỳ diệu của vũ trụ và cả loài người cao trọng chúng ta đã được hình thành từ trong quyền năng và Tình yêu của Chúa. Tình yêu muốn được chia sẻ, Tình yêu để phục vụ. Chúng ta hãy hiệp cùng Ông bà Nguyên tổ, cùng muôn vật, vũ trụ hát lên lời ca tụng Chúa, cùng loan tin vui sáng tạo cho muôn người ở khắp mọi nơi.

* Vào vũ khúc: Muôn tạo vật ơi. (Thiếu nhi)

II. PHẦN HAI : Abraham, cha những kẻ tin.

* LỜI DẪN:

Thế rồi, theo lời Kinh thánh tường thuật, bản hoan ca phượng thờ của con người và muôn loài thụ tạo ở chốn địa đàng xưa dành cho Thiên Chúa tình yêu tưởng như là bất tận ấy đã mau chóng bị ngắt quãng mà nguyên nhân lại xuất phát từ phía con người – tạo vật lý tưởng của Thiên Chúa: nguyên tổ sa ngã, lòng ghen tương đố kỵ, tính ích kỷ, kiêu căng … đã đẩy con người đi vào con đường của ma quỷ: bội phản lại Thiên Chúa – Đấng vì yêu thương đã tạo dựng và phục vụ mình. Tuy nhiên, mặc cho con người tiếp tục dấn bước trên con đường bội phản, Thiên Chúa vẫn kiên trì tự mặc khải như một Đấng Thiên Chúa vô cùng chung thuỷ và thường hằng bất biến qua việc tuyển chọn và tinh luyện mà Ngài đã liên lỉ thực hiện dọc theo lịch sử Cứu độ để lôi kéo con người về lại với niềm tin đích thực.

Và trong dòng dõi bội phản, vẫn còn đó và sáng chói lên những khuôn mặt đã được Thiên Chúa tuyển chọn và tinh luyện, để qua đó, Ngài làm sáng tỏ những mẫu gương Đức Tin vào Thiên Chúa thật tuyệt hảo cho muôn đời hậu thế dọc theo lịch sử Cứu độ. Chúng ta hãy chiêm ngắm Abraham, một mẫu gương niềm tin sáng chói bằng sự trung thành và gắn bó với Thiên Chúa giữa cuộc đời.

Tổ phụ Abraham có quê hương miền Lưỡng Hà. Chúa gọi ông tại Haran, lúc ông 75 tuổi. Chúa hứa cho ông có một dòng dõi đông đúc như sao trên trời, như cát bãi biển (St 12,1-5). Chờ đợi mãi, dài đến 25 năm sau, bà Sara mới sinh cho ông được một người con duy nhất. Abraham bước vào tuổi 100, lời hứa của Thiên Chúa được thực hiện. Niềm vui quá lớn ngày con trẻ chào đời (St 21,1-7). Bồng ắm con trẻ, ông thấy một tương lai của cả một dân tộc hùng mạnh. Vợ chồng già hạnh phúc ngập tràn trong tiếng khóc tiếng cười trẻ thơ. Isaac là đứa con của lời hứa, là cây gậy nương tựa tuổi già. Hai ông bà yên tâm an hưởng những ngày còn lại trên trần thế.

Thế rồi vào một ngày kia, Chúa phán với ông: "Abraham, Abraham! Ngươi hãy đem Isaac, đứa con một yêu dấu của ngươi, và đi đến đất Moria, ở đó, ngươi sẽ dâng nó làm của lễ toàn thiêu trên núi Ta sẽ chỉ cho ngươi ". Tiếng sét ngang tai làm ông chết lặng. Lệnh truyền sát tế Isaac, vượt quá tầm nghĩ của con người. Lời chúc phúc của Thiên Chúa cho ông làm tổ phụ các dân tộc, sẽ thành mây khói. Lệnh truyền làm ông đau nhói ruột gan. Nhưng với niềm tin mãnh liệt, Abraham thi hành lập tức lệnh truyền ấy. Ngay khi ông đang giơ cao con dao để hạ sát con trai, Thiên Chúa đã ngăn cản bàn tay ông và mạng sống của Isaac được dành lại. Chúa phán: "Đừng giết con trẻ và đừng động đến nó, vì giờ đây Ta biết ngươi kính sợ Chúa, đến nỗi không từ chối dâng đứa con duy nhất cho Ta ".

Thư Do Thái viết: “Bởi tin, Abraham được kêu gọi vâng lời ra đi đến xứ ông sẽ lấy làm cơ nghiệp, ông ra đi mà chẳng biết mình đi đâu” (Dt 11,8). Tin là sẵn sàng làm theo lời Chúa dạy, hy vọng Chúa sẽ thực hiện điều Người hứa, dù trước mắt chưa thấy chút gì là hiện thực cả. Vâng lời Chúa, ông đã bỏ quê cha đất tổ lên đường, đã dám dâng Isaac làm lễ tế Thiên Chúa. Đức tin của ông quả là vững chắc, không do dự, không mặc cả. Vì một dạ tín trung với Chúa, Abraham đã nên “bạn thân của Thiên Chúa” (Gc 2,23) và Chúa gọi ông là “Tôi Tớ của Ta” và “Ta ở với ngươi” (St 26,24). Vì Chúa “Chúc lành cho các dân tộc trong dòng giống ông và dòng giống ông sẽ nên đông như cát biển” (Hc 44,21), nên ông là cha chúng ta trong đức tin.

* VÀO HOẠT CẢNH :

a) MÀN 1: CHÚA GỌI ABRAHAM.

(Màn mở, cảnh cánh đồng với đàn súc vật, Abraham đang cầm gậy, đứng quan sát đàn súc vật, bỗng có ánh sáng loá từ trời, Abraham giật mình hoảng sợ, lùi lại vài bước và sụp quỳ xuống, dần dần ngước đầu lên nhìn về phía ánh sáng chói).

Tiếng Chúa: Abram! Abram!

Abraham: Dạ, dạ, …, tôi đây!

Tiếng Chúa: Abram hãy nghe đây, hãy rời bỏ xứ sở, họ hàng và nhà cha ngươi, mà đi tới đất Ta sẽ chỉ cho ngươi. Ta sẽ làm cho ngươi thành một dân lớn, Ta sẽ chúc phúc cho ngươi, Ta sẽ cho tên tuổi ngươi được lừng lẫy và ngươi sẽ là một mối chúc lành. Ta sẽ chúc phúc cho ai chúc phúc cho ngươi; ai nhục mạ ngươi, Ta sẽ nguyền rủa. Nhờ ngươi, mọi gia tộc trên mặt đất sẽ được chúc phúc!

Abraham: (Vẻ bất ngờ, ngơ ngác, bàng hoàng; ánh sáng lịm dần) – Vâng, tôi xin nghe, lạy Chúa! (Hấp tấp đứng dậy và vội vã lùa súc vật đi vào).

Lời dẫn: Bất ngờ, bàng hoàng, khó chấp nhận … nhưng thái độ của Abraham lại hoàn toàn ngược lại: Ông mau mắn hiểu ra Thánh ý tốt lành của Thiên Chúa – Đấng ông hằng tôn thờ mà thực thi không tính toán (Nhạc êm, Abraham cùng Sara, Lot, một số giai nhân, một số súc vật hồ hởi đi ra vẻ rất vui và háo hức. Cả nhà cùng đứng lại vẻ ngắm nhìn vùng đất, bỗng có tiếng gọi từ trời)

Tiếng Chúa: Abram, ngươi hãy coi, đây là phần đất mà Ta sẽ ban cho dòng dõi ngươi. Trên phần đất này, Ta sẽ là khiên thuẫn đỡ cho ngươi và dòng dõi ngươi.

Abraham: (Hấp tấp quỳ xuống, ngước mắt lên trời, mọi người làm theo) – Lạy Đức Chúa là Chúa thượng, Chúa sẽ ban cho con cái gì, con ra đi mà không có con cái? Chẳng lẽ kẻ gia nhân lại là người thừa tự của con hay sao?

Thiên Chúa: Không, kẻ đó không là người thừa kế mà là người do chính ngươi sinh ra mới là thừa kế của ngươi. Ngươi hãy nhìn lên trời mà xem, ngươi có đếm nổi hết số sao đó không, rồi đây, dòng dõi ngươi sẽ đông như sao trên trời, như cát bãi biển, sẽ sở hữu phần đất này làm gia nghiệp. Trên phần đất này, Ta sẽ làm cho ngươi thành cha của nhiều dân tộc, Ta sẽ gọi ngươi là Abraham vì ngươi sẽ là cha của nhiều dân tộc. Hãy nghe đây, Ta là Thiên chúa toàn năng, ngươi hãy bước đi trước mặt ta và hãy sống hoàn hảo. Ta sẽ đặt giao ước của Ta giữa Ta với ngươi, và Ta, Ta sẽ cho ngươi trở nên đông thật đông, ngươi hãy tuân giữ giao ước của ta.

Abraham: (Cúi sấp mình xuống, mọi người cùng làm theo) – Lạy Thiên Chúa toàn năng, con tin và cảm tạ Ơn Người! (Mọi người ngẩng lên, đưa hai tay lên cao, ngước mặt lên trời).

b) MÀN 2: TIẾP ĐÓN NGƯỜI CỦA THIÊN CHÚA

(Màn mở, cảnh túp lều, một bụi cây, Sara ngồi trong lều, Abraham đang ngồi nghỉ mát nơi gốc cây, trong tiếng nhạc nền, bỗng có ba người chợt xuất hịên trước mặt Abraham).

Abraham: (giật mình, hốt hoảng đứng bật dậy, chạy vội ra và sụp lạy) – Thưa Ngài, nếu tôi được đẹp lòng Ngài, thì xin Ngài đừng đi qua mà không ghé thăm tôi tớ Ngài. Để tôi cho lấy chút nước, mời các Ngài rửa chân rồi nằm nghỉ dưới gốc cây. Tôi xin đi lấy ít bánh, để các ngài dùng cho chắc dạ, trước khi tiếp tục đi, vì các ngài đã ghé thăm tôi tớ các ngài đây!

Ba vị khách: (Vẻ hân hoan) – Xin chào người công chính của Đức Chúa, xin Ông cứ làm những gì như ông vừa nói! (Vui vẻ ngồi vào các cục đá nơi gốc cây)

Abraham: (Hối hả chạy vào lều, vừa chạy vừa gọi): - Bà Sara ơi, người của Đức chúa đến viếng thăm chúng ta đây! (Abraham vào lều, nói vọng ra) – Bà mau lấy ba thúng tinh bột mà nhồi và làm bánh – (gọi tiếp) – Giai nhân đâu? – (Có tiếng thưa vọng ra) – Dạ! – Mau bắt một con bê sữa làm thịt ngay để nhà ta đãi khách quý! – Dạ!

(Trong tiếng nhạc, cảnh giai nhân chạy qua chạy lại tất bật, Abraham ngồi tiếp chuyện Người của Chúa, cảnh dọn cơm, ba người khách ngồi vào bàn, Abraham ngồi tiếp).

Abraham: (Xởi lởi) - Xin mời, xin mời, bữa cơm đạm bạc này xin được làm ấm lòng các vị, chúc các vị ngon miệng! – (Bốn người cụng ly, vui vẻ).

Người của Chúa: (Như chợt nhớ ra) – À, Abraham này, bà Sara vợ ông đâu rồi?

Abraham: Thưa các vị, nhà tôi hay ngại lắm, bà ấy ở trong lều.

Người của Chúa: (Dí dỏm) – Ông có tin hay không thì tùy, nhưng sang năm, khi chúng tôi ghé lại đây, thì ông bà đã có một cu cậu con trai để bế rồi đấy! – (Cười)

Abraham: (Cười khẩy) – Các Ngài khéo đùa, tôi đã gần trăm tuổi, nhà tôi cũng đã là bà lão chín mươi, chuyện sinh đẻ ai lại dám mơ nữa!

(Bỗng văng vẳng tiếng cười khúc khích và tiếng nói vọng ra: Ôi dào, mình đã là một bà lão cằn cỗi, còn hưởng thú vui nữa sao? Ông ấy còn là một ông lão già nua, có mà chuyện lạ!)

Người của Chúa: (Nghiêm nét mặt) – Kìa Abraham, tại sao bà ấy lại không tin, lại cười chúng tôi mà nghĩ là người già mà sinh con có là chuyện lạ?

Abraham: (Ngạc nhiên, lúng túng, vẻ ngơ ngác)

Người của Chúa: Abraham, ông hãy nhớ một điều, Đức Chúa đã hứa với ông, mà Ngài thì luôn trung tín; vả lại, có điều gì kỳ diệu mà vượt được sức Đức Chúa hay không! Ông hãy nhớ kỹ điều này là: bằng giờ sang năm, khi chúng tôi ghé lại đây thì Bà Sara đã có cho ông một cậu con trai đấy, thôi, cơm no rượu say rồi chúng tôi xin phép ra đi! (lục tục đi)

Sara: (ra khỏi lều, vẻ ngại ngùng) – Xin các Ngài hãy lưu lại đã, lúc nãy có vị bảo là tôi cười, nhưng nào tôi dám cười!

Người của Chúa: Bà đã cười, bà hãy nhờ lời chúng tôi đấy nhé! Thôi, chúng tôi đi!

Cả hai ông bà: Vâng, tạ ơn Đức Chúa, kính chúc các vị bằng an (Hai người nhìn nhau trìu mến, màn đóng).

c) MÀN 3 : SÁT TẾ ISAÁC.

(Màn mở, cảnh túp lều, trời nhá nhem tối, Abraham ngồi bên ngoài như nghỉ ngơi, bỗng có ánh chớp loè, Abraham hoảng hốt, ngơ ngác).

Tiếng chúa: Abraham, Abraham!

Abraham: (Vội vàng quỳ sụp xuống) – Lạy Đức Chúa, này con đây!

Tiếng Chúa: Này Abraham, Ta rất hài lòng về ngươi, vì ngươi luôn giữ giao ước với Ta. Ta chỉ còn một việc duy nhất muốn ngươi làm đó là sáng sớm mai, ngươi hãy đem Isaác – đứa con mà Ta đã ban cho ngươi đi đến xứ Môrigia mà dâng nó làm của lễ toàn thiêu, ở trên một ngọn núi mà Ta sẽ chỉ cho ngươi!

Abraham: (Sụp ngồi xuống thất vọng) – Ôi, lạy chúa … (lại quỳ thẳng lên kiên quyết) – Vâng, lạy Đức Chúa, điều gì Đức Chúa muốn con xin thi hành! (Lại ngồi thụp xuống đau khổ, trời tối hẳn. Một lát sau, trời tảng sáng, tiếng gà gáy, có tiếng Abraham gọi trong lều)

Abraham: Bà ơi, Isaác ơi! Trời đã sáng rồi, dậy mau!

Sara: (Vẻ ngái ngủ) – Sao hôm nay ông lại dậy sớm thế!

Abraham: Dậy đi bà ơi, con trai ơi, tối hôm qua, Đức Chúa đã muốn tôi cùng Isaác đi tế lễ cho Người!

Sara: Vậy à, tôi dậy đây – (Gọi vọng) – Isaác ơi, dậy đi con, hôm nay con được cùng cha đi tế lễ cho Đức Chúa đấy!

Isaác: (Vẻ rất tỉnh) – Ôi, vậy à, con sướng quá, hôm nay thế là đã được đi tế lễ cùng cha rồi!

(Có tiếng Abraham thở dài, tiếng lục đục một lúc, trời tảng dần, Abraham cầm con dao cùng Isaác đeo bó củi bước ra. Abraham vẻ buồn rười rượi, Isaác vui vẻ vô tư, Sara bước ra có vẻ lo lắng vì thấy chồng không vui).

Sara: Ông ơi, sao hôm nay ông có vẻ hơi lạ, ông mệt à, hay là để tôi cho gia nhân đi cùng ông!

Abraham: Thôi bà, có gì đâu! Tôi đi đây – (Cao giọng) – Ta đi thôi con trai!

Isaác: Vâng! (ngoảnh lại) – Con đi mẹ nhé!

Sara: Được rồi, hai cha con đi bằng an! (Hai cha con vẫy chào đi thẳng, Sara vẫn đứng nhìn theo chưa hết vẻ lo ngại, cảnh dừng).

Dạo đàn và hát bài: tổ phụ Abraham sát tế con trai.(Hậu trường chuẩn bị sân khấu phần tế lễ Isaac).

(Sân khấu tối một chút rồi sáng hẳn, cảnh tự nhiên, đã có một bàn thờ kê sẵn, hai cha con đang xếp củi lên bàn thờ, Abraham cặm cụi làm vẻ đau khổ, Isaác ngược lại hết sức vui vẻ, vô tư).

Isaác: Cha ơi, mình xếp củi xong rồi nhưng con có thấy lễ vật đâu Cha? – (Cười dí dỏm) – Không lẽ cha chỉ đốt củi xông khói cho Đức Chúa thôi sao! – (Giật mình vì thấy Cha sầu não, vội chuyển thái độ ân cần) – Cha, con xin lỗi vì đã vô ý đùa với Cha! Nhưng mà … nhưng mà sao hôm nay con thấy cha có vẻ gì … kỳ lạ lắm! Cha, cha có chuyện gì buồn, hay cha không khoẻ, hay cha đang giận con … hả cha?

Abraham: (Nhìn con trìu mến) - !!!

Isaác: (Vẻ lấy lòng) – Cha, con chỉ đùa có tí thôi mà, cha đừng giận con nữa nhé, thôi bây giờ để con chất nốt mấy cây củi này nữa là xong, rồi cha con ta đi bắt lấy một con dê núi làm của lễ cho Đức Chúa! (Cúi xuống nhặt củi).

Abraham: (Thả dao, ôm chầm lấy con) – Isaác con ơi, cha chẳng buồn con đâu, cha cũng chẳng đau bệnh gì hết, cha rất thương con vì con là cả cuộc đời của cha! Nhưng con ơi, hôm nay, Thánh ý của Đức Chúa là muốn cha dùng con làm của lễ toàn thiêu kính dâng lên Ngài …!

Isaác: (Hoảng sợ, dẫy ra khỏi tay cha, lùi lại hai ba bước) – Cha! …

Abraham: (Đau khổ, nói trong nước mắt) – Con yêu, cha thương con hơn bản thân cha – (Bước đến ôm con) – nhưng ý của Đức Chúa làm sao cha dám làm trái lại. Con ơi, Cha rất thương con, thương con lắm nhưng cha phải vâng lệnh Đức Chúa thôi con ơi!

(Abraham khóc nức lên, Isaác rời khỏi tay cha, lùi lại vài bước nữa rồi quỳ sụp xuống. Abraham với lấy con dao tiến vài bước đến gần Isaác lưỡng lự, sau đó dứt khoát vung dao lên, bỗng có ánh sáng chói loà, tiếng Thiên Chúa vang lên dứt khoát)

Tiếng Chúa: Abraham, Abraham, hãy dừng ngay lại!

(Abraham giật mình dừng tay, còn để nguyên vị trí, hai cha con ngước lên trời ngơ ngác)

Tiếng Chúa: Ngươi đừng giơ tay làm hại đứa trẻ, đừng đụng đến nó! Bây giờ Ta đã biết ngươi là kẻ hết lòng kính sợ Đức Chúa. Đối với Ta, đến đứa con đầu lòng duy nhất mà ngươi cũng chẳng tiếc. Hãy nghe đây, hỡi Abraham, vì ngươi đã làm điều đó nên Ta sẽ lấy Danh Ta mà thề rằng: Ta sẽ thi ân giáng phúc cho ngươi, sẽ làm cho dòng dõi ngươi nên đông như sao trên trời, như cát bãi biển, dòng dõi ngươi sẽ chiếm được các thành trì của giặc. Mọi dân tộc trên địa cầu này sẽ cầu chúc cho nhau được phúc như dòng dõi ngươi, chính bởi ngươi đã vâng lời Ta!

(Tiếng Chúa dứt, hai cha con bàng hoàng một lát rồi ôm chầm lấy nhau sung sướng, bỗng có tiếng dê kêu, hai cha con cùng chạy đi và quay lại với con dê trong tay, đặt dê lên đàn tế lễ, châm lửa rồi quỳ sụp xuống)

Hai cha con: Lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của con, chúng con tạ ơn Ngài! (Màn đóng).

III. PHẦN III : ĐỨC MARIA: MẪU MỰC ĐỨC TIN

* LỜI DẪN :

Kính thưa Cộng đoàn!

Chúng ta vừa chiêm ngắm Abraham – Tổ phụ dân tộc Thánh, dân riêng của Chúa. Abraham đã nêu cho chúng ta gương mẫu một ĐỨC TIN TUYỆT HẢO: Ông luôn tín thác, tin tưởng và trung thành với Đức Chúa – Đấng đã làm cho ông biết bao điều kỳ diệu. Ông đã được mệnh danh là “Cha các kẻ tin”. Đức tin và lòng vâng phục của Abraham trở nên gương mẫu. Ông luôn đón nhận lời Chúa và đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa, ngay cả những khi đức tin của ông bị thử thách vượt qua mọi giới hạn. Đi dọc Lịch sử Cứu độ, chúng ta còn được chiêm ngắm biết bao gương mẫu nữa nơi các Tổ phụ Israel, như Maisen, như các thủ lãnh, Các Vua Do thái … và, vào thời viên mãn, chúng ta cũng sẽ được chiêm ngắm một mẫu gương tuyệt vời nữa nơi Đức Maria – người nữ tì của Thiên Chúa – bóng dáng của Lời hứa Cứu độ. Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, được tuyên xưng là “người diễm phúc vì Mẹ đã tin” (Lc 1,45).(x. Cánh Cửa Đức Tin số 14). Đức Maria đã nên gương mẫu ĐỨC TIN SỐNG ĐỘNG cho chúng ta như thế nào, hai đoạn hoạt cảnh ngắn sau đây sẽ chỉ ra cho chúng ta một bài học ĐỨC TIN thật quý giá.

* MÀN 1: TRUYỀN TIN

(Cảnh nội thất, Maria đang ngồi bên bàn đọc sách vẻ chăm chú, nhạc du dương êm đềm. Bỗng ánh chớp loà, ánh sáng quay cuồng, một Thiên thần xuất hiện uy nghi trước mặt Maria; Maria bàng hoàng, thả sách, đứng bật dậy lùi lại vài bước…)

Thiên thần: (Trịnh trọng chắp tay) – Kính chào trinh nữ đầy ân sủng! Trinh nữ hãy vui mừng lên vì Thiên Chúa luôn ở cùng trinh nữ!

Maria: (Từ sợ sệt ra bối rối) – Người … người là… ai, và … lời chào vừa rồi của người có ý gì mà phận nữ nhi của tôi không thấu hiểu được!

Thiên thần: Hỡi Trinh nữ Maria, xin đừng sợ! Ta là Thiên sứ Gabriel của Thiên Chúa; Ta được sai đến để báo cho Trinh nữ một tin vui mừng trọng đại: Trinh nữ rất đẹp lòng Thiên Chúa! Và này đây Trinh nữ sẽ thụ thai, sinh một con trại, đặt tên là Giêsu! Chính Người sẽ nên cao trọng và sẽ được gọi là Con Đấng Tối cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng Đavít Tổ phụ, Người sẽ trị vì nhà Giacóp đến muôn đời và Triều đại Người sẽ vô cùng vô tận!.

Maria: (Ngạc nhiên, bối rối hơn) – Thiên sứ đáng kính, việc mà Thiên sứ vừa nói xảy ra thế nào được, vì phận nữ tôi tuy đã đính hôn với Giuse nhưng nào đã biết đến việc vợ chồng?

Thiên thần: Trinh nữ hãy an tâm, người con mà trinh nữ sẽ cưu mang không bởi huyết tộc của Giuse, người bạn trăm năm của trinh nữ đâu!

Maria: Vậy thì chuyện Sứ thần nói càng không thể có!

Thiên thần: Không, có đấy! Chính Thánh thần sẽ ngự xuống trên Trinh nữ và quyền năng của Đức Chúa tối cao sẽ rợp bóng trên Trinh nữ. Vì vậy, Đấng mà Trinh nữ cưu mang và sinh ra chính là Đấng Thánh, là Con thiên Chúa!

Maria: Nhưng … !

Thiên thần: (Cắt ngang) – Trinh nữ hãy an tâm và vững tin! Kìa bà Elisabét, người chị họ của Trinh nữ tuy đã già rồi mà cũng đang cưu mang một người con trai. Người đã từng mang tiếng là hiếm hoi, vậy mà đã mang thai sáu tháng rồi! Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được!

Maria: (Từ từ quỳ gối, còn do dự, lo lắng …)

Thiên thần: Trinh nữ thân yêu, đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được!

Maria: (Tự tin hơn, ngẩng lên nhìn Thiên thần) – Vâng, phận tôi là nữ tì bất xứng! Xin Chúa cứ làm cho tôi như lời Thiên thần vừa nói! (Cúi đầu, cung kính).

(Nhạc nổi du dương, Thiên thần cung kính cúi chào Maria rồi biến đi trong ánh chớp, Đức Maria thinh lặng)

* MÀN 2: THĂM VIẾNG.

Lời dẫn:

Trước khi nói lời Xin Vâng, Mẹ Maria đã trải qua một hành trình đức tin. Xin Vâng không có nghĩa là thấy rõ con đường trước mặt Chúa muốn mình đi. Xin Vâng là mềm mại, buông mình cho Thiên Chúa dẫn đi, yên tâm không phải vì mình làm chủ được tương lai, nhưng vì tương lai của mình nằm trong tay Chúa. Xin Vâng không phải vì mọi sự đều sáng sủa và trơn tru, nhưng Xin Vâng ngay giữa đêm tối tăm gập gềnh. Xin Vâng là để cho Chúa sử dụng con người mình, là chấp nhận để cho những dự tính và ước mơ của mình bị tan vỡ. Nếu Đức Maria chấp nhận ý Thiên Chúa, chấp nhận cưu mang Con Thiên Chúa ngay khi chưa về chung sống với thánh Giuse, thì Mẹ cũng phải chấp nhận những hậu quả xảy ra sau đó. Có thể đã có những hiểu lầm suýt gây tan vỡ, nhưng quan trọng hơn cả là từ sau lời Xin Vâng đầu tiên, Đức Maria hiểu rằng tình yêu giữa mình và thánh Giuse đã đổi khác. Mẹ được mời gọi để dâng hiến trọn vẹn con người mình - cả hồn lẫn xác - cho Thiên Chúa, cho kế hoạch cứu độ của Ngài, cho Đức Giêsu Con Mẹ.

Sau tiếng Xin Vâng đầu tiên, Ngôi Hai Thiên Chúa đã làm người trong lòng Mẹ. Mầu nhiệm nhập thể đã bắt đầu ngay từ giây phút này. Chúng ta nhìn ngắm Con Thiên Chúa lớn lên từ từ như bao thai nhi khác. Cần 9 tháng 10 ngày để có thể mở mắt chào đời, cất tiếng khóc hạnh phúc.

Cưu mang Con Thiên Chúa trong lòng, hồng ân ấy thôi thúc Mẹ hân hoan và mang niềm vui đến với người chị họ cũng đang tràn đầy hạnh phúc, chia sẻ khó khăn với chị mình tuổi cao mà mang thai. …”Hồi ấy, bà Maria vội vã lên đường, đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giuđa. Bà vào nhà ông Dacaria và chào hỏi bà Êlisabét.Bà Êlisabét vừa nghe tiếng bà Maria chào, thì đứa con trong bụng nhảy lên, và bà được đầy tràn Thánh Thần, liền kêu lớn tiếng và nói rằng: "Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc. Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này? Vì này đây, tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng đã nhảy lên vui sướng. Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em." (Lc 1,39-45).

“Đức tin hoạt động qua đức ái” (Gl 5,6) trở thành một tiêu chuẩn mới để hiểu biết và hành động, thay đổi toàn thể cuộc sống của con người (x. Rm 12,2; Cl 3,9-10; Ep 4,20-29; 2 Cr 5,17). Đức tin không có đức ái thì không sinh hoa kết quả, và đức ái mà không có đức tin thì sẽ là một tình cảm luôn bị sự nghi ngờ chi phối. Đức tin và đức ái cần nhau, đến nỗi đức này giúp đức kia đi trọn con đường của mình. Quả thật, có nhiều Kitô hữu hiến đời mình để yêu thương phục vụ những người cô đơn, bị gạt ra ngoài lề xã hội hoặc bị tẩy chay, coi họ như những người đầu tiên cần phải chú ý đến và như người quan trọng nhất cần được nâng đỡ, vì chính nơi họ phản ảnh dung nhan của Đức Kitô. (x.Cánh Cửa Đức Tin, số 14).

Đức tin đi với lòng mến. Lòng mến càng nhiều thì đức tin càng mạnh. Làm thế nào chúng ta có thể yêu mến Chúa, nếu chúng ta không dành thời giờ để tìm hiểu về Chúa qua Kinh Thánh, qua sự cầu nguyện, qua sách báo hay qua các phần thuyết giảng? Và khi yêu mến Chúa, chúng ta phải cố gắng thực hành lời Chúa vì Chúa Giêsu đã nói "ai yêu mến Thầy thì hãy giữ lời Thầy", và điều Chúa mong muốn là "anh chị em hãy yêu mến nhau, như Thầy yêu mến anh chị em".

Hát bài: vì yêu Isave (múa phụ họa).

(Cảnh nhà Giacaria. Giacaria đang thẩn thơ quanh sân, Maria đi vào)

Maria: (Cao giọng) – Ôi, anh Giacaria! Nghe tin anh chị có tin vui nên em vội vã lên thăm đây!

Giacaria: (Vẻ mừng rỡ, chỉ diễn tả bằng tay và nét mặt vì bị câm) …

Elisabet: (Từ trong nhà chạy ra, vẻ mừng rỡ, bỗng chững lại xoa bụng ngạc nhiên) – Ôi, Maria, em của chị!

Maria: (Ôm choàng lấy Êlisabet) – Maria, em là người thật có phúc giữa các người phụ nữ và người con em cưu mang cũng được chúc phúc!

Maria: (Ngại ngùng) – Kìa, chị nó gì vậy?

Êlisabet: (Cầm chặt tay Maria, rạng rỡ, xúc động) – Chị nói thật lòng đấy, chị cũng thật diễm phúc! Bởi đâu chị được Mẹ Thiên Chúa viếng thăm? Vì này tai chị vừa nghe lời em chào thì hài nhi đã nhảy mừng trong lòng chị! Em thật có phúc vì đã luôn tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em! (Cười sung sướng và gật đầu dí dỏm với Giacaria)

Giacaria: (Cười vui vẻ, ra hiệu rồi đi vào nhà)

Maria: Chị ơi, em thật hạnh phúc vì phận em hèn mọn mà Đức Chúa vẫn thương tuyển chọn. Không biết rồi đây em phải làm sao cho xứng đáng?

Êlisabet: Em không phải lo, Đức Chúa đã chọn em, Ngài sẽ lo lắng mọi sự cho em thôi!

Maria: Ôi, em sung sướng quá, sung sướng cho cả chị! Thôi, Chị ơi, Đức Chúa đã thương chị em ta, Ngài không kể đến phận hèn mọn của chị em ta, chị em ta hãy dâng lên Ngài lời tri ân và ngợi khen chị nhé!

(Hai chị em nhìn nhau trìu mến, quỳ xuống ngửa mặt lên, nghiêm trang sốt sắng hát kinh Magnificát)

Maria: (Đến nâng Êlisabet dậy) – Thôi, dậy đi chị, chị em ta cùng vào nhà xem anh Giacaria làm gì để đãi chị em ta!

Êlisabet: (Như chợt nhớ ra điều gì) – Thế em định ở chơi với chị có lâu không?

Maria: (Cười dí dỏm trêu) – Đã sợ tốn cơm à? Em nghe Thiên thần báo tin là chị đã có thai sáu tháng rồi, chị đã lớn tuổi, anh Giacaria lại lâm căn bệnh khó hiểu … nên em đã xin anh Giuse cho em lưu lại giúp đỡ chị cho tới lúc chị mãn nguyệt khai hoa thì em xin về!

Êlisabet: Đúng em là người của Thiên Chúa, chị cám ơn em nhiều lắm. Thôi ta đi vào thôi!

(Hai chị em dìu nhau vào nhà trong nền nhạc).

IV. PHẦN 4 : CHÚA GIÁNG SINH: ĐỈNH CAO CỦA NIỀM TIN

* LỜI DẪN :

Kính thưa cộng đoàn!

Cách đây 2012 năm, một Hài Nhi rất đặc biệt được sinh ra. Người là Thiên Chúa – Thiên Chúa trở thành con người. Hài nhi này là Chúa Giêsu Kitô. Nhưng Thiên Chúa được ra đời không phải là chốn cung vàng điện ngọc. Người được sinh ra trong một gia đình nghèo khó. Người đã trải qua những điều kiện và những hoàn cảnh khó khăn nhất.

Tin mừng Lc 2,1-20, kể lại một câu chuyện tầm thường nhất nhưng cũng là vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại.

1) Một biến cố tầm thường nhất :

Một gia đình nghèo khổ không tìm ra chỗ trọ trong lữ quán. Số người Do thái trở về Giêrusalem để làm sổ khai sinh quá đông. Hai ông bà Giuse, Maria không có tiền để vào khách sạn, vào các nhà nghỉ đắt tiền. Các quán trọ đã hết chỗ. Mùa tăng giá và bắt chẹt khách hàng. Tăng giá để loại trừ người nghèo. Ở đó không có chỗ trống cho tình người. Hai ông bà đành phải qua đêm ngoài đồng hoang tại Bêlem, trong một hang đá nơi dành riêng cho chiên bò nghỉ ngơi. Đêm đông hôm ấy trong cảnh sương tuyết gió lạnh, Maria đã hạ sinh một con trai. Bà đặt con trẻ trong máng cỏ. Bạn hữu thân nhân chẳng có ai. Chỉ có vài mục đồng đến thăm viếng. Sự kiện chỉ có thế. Thật đơn giản.

2) Một biến cố vĩ đại nhất.

Thế nhưng, em bé ra đời trong cảnh nghèo hèn đó lại là một vị Thiên Sai. Ngài đã cắt đôi dòng lịch sử loài người thành hai phần, trước công nguyên và sau công nguyên, trước và sau ngày giáng sinh của Ngài. Em bé ấy không phải là một nhà bác học, không phải là một nhạc sĩ mà chính là Thiên Chúa, là Ngôi Lời vĩnh cửu của Chúa Cha, Đấng cao sang, quyền năng, Đấng sáng tạo vũ trụ hôm nay đã làm người. Ngài giáng sinh làm người trong thân phận một em bé yếu ớt nằm trong máng cỏ hang lừa chứ không phải trong một cung điện sang trọng lầu son gác tía. Thiên Chúa đã chọn làm một người nghèo, sinh ra trong một gia đình nghèo chứ không phải quyền quý giàu sang.

Bởi vậy, biến cố Giáng sinh hôm nay bên ngoài xem ra thật tầm thường nhưng lại là một biến cố vĩ đại. Quá vĩ đại đến nổi nhiều người đã không tin. Ngay trong số những người tin có Thiên Chúa cũng đã có người không dám nghĩ rằng Thiên Chúa đã xuống thế làm người. Tin vào một Thiên Chúa là Đấng thần linh thì hầu hết các tôn giáo đều tin nhận; nhưng tin vào một Thiên Chúa nhập thể làm người, chấp nhận thân phận con người thì còn rất nhiều tranh luận. Làm sao một Thiên Chúa lại có thể làm những chuyện quá tầm thường như được cưu mang, được sinh ra ? Một sự kiện táo bạo, táo bạo đến độ sững sờ sợ hãi,chẳng phải vì khó tin giật gân cho bằng vì không dám tin vào điều vượt tầm quan niệm.Thiên Chúa Đấng khôn tả của triết học bỗng dưng trở thành diễn tả được,Thiên Chúa Đấng vô hình của tôn giáo đã chọn cho mình một thể thức xuất hiện hữu hình,và Thiên Chúa Đấng cứu độ trước đây chỉ muốn bày tỏ với con người khốn khổ qua trung gian của các thụ tạo được tuyển chọn,giờ đây lại ngõ lời trực tiếp với con người qua Hài Nhi bé bỏng nắm trong máng cỏ.Quả là sự kiện táo bạo.

Giáo hội chúng ta suốt hơn 2000 năm qua luôn kiên trì bảo vệ niềm tin vững chắc vào mầu nhiệm Nhập Thể của Đức Giêsu.

Đã là mầu nhiệm thì con người chẳng có thể nào suy cho cùng được. Nhưng mầu nhiệm cao vời lại không phải là một cách cửa đóng kín không cho ai bước vào; mà ngược lại, mầu nhiệm đức tin Kitô giáo luôn là một mầu nhiệm của mạc khải, nghĩa là một chân trời bao la, mời gọi, rộng mở để con người có thể mặc sức tung hoành, khám phá mà không bao giờ có thể tát cạn được. Có thể nói được mầu nhiệm là một sự phong phú tự bản chất, nghĩa là luôn sống và luôn triển nở mà khi nào không còn phong phú và triển nở nữa thì mầu nhiệm cũng không còn là mình nữa.

Như thế, mầu nhiệm nhập thể cũng thực sự là chân trời bao la của hành trình yêu thương; hành trình “mầu nhiệm”, nghĩa là hành trình không bao giờ có thể hoàn tất nhưng luôn phong phú và mở ra mãi.

Ngôi Hai Thiên Chúa đã nhập thể, đã đến với thế gian trong cung lòng Trinh nữ Maria. Ngôi lời đã sinh ra làm người và ở giữa chúng ta.

Giờ đây, kính mời cộng đoàn cùng chiêm ngắm Mầu nhiệm Nhập thể của Chúa và hãy xác định thái độ sống Đạo hôm nay của mình như thế nào ở giữa thế gian dựa theo những tiểu phẩm hoạt cảnh sau đây.

* VÀO HOẠT CẢNH.

(Màn đêm bao trùm cảnh vật. Khung cảnh thành Bêlem hiện ra. Giuse tay cầm gậy, đeo hành trang trên vai. Đi sau là Maria đang nặng nề cất bước).

Giuse: Maria trông kìa: Bêlem kinh thành vua Đavít. Ta tiến vào để cho kịp ghi tên. Chiếu chỉ vua nào dám trái lệnh trên, phải đăng kí khắp mọi miền đất nước! (Quay lại Maria) – Maria! Chắc đường xa mình đã mệt.

Maria: Giuse ơi! Tới đâu rồi anh nhỉ! Lữ quán nào ta đến để nghỉ chân. Đường đi xa, mệt mỏi khắp châu thân, và có lẽ… như đã gần… anh ạ!

Giuse: (Giật mình lo ngại) – Ôi! Lạy Chúa! Đường xa xôi vất vả, lại đến ngày mình mãn nguyệt khai hoa, giữa đêm đông giá buốt lại không nhà, tìm đâu được chỗ cho nàng trú ngụ (Im lặng trầm tư trong chốc lát) – Kìa, lữ quán xa xa ta đến liều hỏi thử (đưa tay chỉ) – Chỉ mong rằng được lưu ngụ qua đêm! (Cả hai người dìu nhau tới gõ cửa lữ quán, cửa mở, chủ quán bước ra, vẻ đon đả).

Chủ quán 1: Ồ, hân hạnh, thật hân hạnh, xin chào ông bà! Chắc ông bà cần quán trọ?

Giuse: Xin chào ông, chúng tôi là lữ khách, đường đi xa đêm tối lại không nhà, xin rộng lòng giúp đỡ bước can qua, cho trú tạm trong nhà qua đêm vắng.

Chủ quán 1: (Khoác lác, vừa nói vừa làm cử điệu) – Quán của tôi có tên là ánh sáng, cứ bước vào sang trọng lắm đi thôi, mọi tiện nghi có đầy đủ khắp nơi. Khỏi lo sợ, khỏi ngại ngùng băng giá. Quán của tôi khắp vùng đều biết cả, mấy hôm nay khách tất cả về đây mà hễ đến là có chỗ ở ngay! (Cười hề hề) – Nhưng… cũng phải có đầy túi bạc!

Giuse: Thưa ông chủ quán… chúng tôi xin ông… (ngập ngừng).

Chủ quán 1: (Ngắt lời, chăm chú ngắm nhìn hai ông bà từ đầu đến chân rồi lắc đầu bĩu môi) – Ồ, không được, không được! Ông có biết là kinh thành ánh sáng, lữ quán đây dành cho kẻ có tiền, chứ ông bà kẻ đói khó nghèo hèn, sao cả dám mon men mà gõ cửa… Thôi! Đi đi, đi mà kiếm nơi khác!

Maria: (Tiến lên một bước nói xen vào) – Ông chủ quán, xin làm ơn giúp đỡ…

(Chủ quán không trả lời, đóng ập cửa lại. Giuse và Maria lủi thủi đi ra không ai nói với ai lời nào. Bước sang quán thứ hai gõ cửa).

Chủ quán 2: (Mở cửa bước ra xum xoe đon đả) – Xin chào ông bà! Quý hoá quá, mời ông bà vào quán trọ chúng tôi! Quán chúng tôi lừng tiếng khắp nơi nơi, đã tìm đến không thể rời chân bước!

Giuse: Bà chủ quán! Giữa mùa đông giá buốt, bà làm phúc cho trú tạm đêm nay, ơn cao dày ghi khắc mãi từ đây, xin mở rộng lòng nhân từ giúp đỡ…

Chủ quán 2: (Nói kéo dài giọng, nguýt mắt, hai tay chống nạnh) – Ôi dào, vậy mà tôi cứ ngỡ ông bà đây là những kẻ có tiền… trời ơi! Nhìn đói khổ thế này, mà dám đến làm phiền, lếu láo thật, đi! Đi liền cho khuất mắt! (Giuse và Maria cúi đầu lủi thủi bước ra, Giuse ngao ngán ngước mắt nhìn trời, giọng tư lự)

Giuse: Đêm thanh vắng, bốn bề sương giá buốt, đường gập ghềnh thêm mỏi bước chồn chân. Thương cho nàng, lòng tôi thật phân vân, ngày mãn nguyệt lại trăm phần đau khổ… (Nhìn Maria âu yếm, lo lắng) – Trong kinh thành không tìm ra chỗ trọ, nơi hoang vu nào biết ngỏ cùng ai (Ngước mắt nhìn lên trời xướng cao giọng) – Cảnh khốn cùng xin trợ giúp Chúa ơi!

Maria: Này anh ơi, ta hãy kíp đi thôi, đằng xa ấy hình như là ánh sáng (Đưa tay chỉ về phía hang đá).

Giuse: (Nhìn theo hướng Maria chỉ) – Ồ, đúng rồi! Cánh đồng xa bát ngát! Xa xa kia, từng ánh lửa lập loè, trẻ mục đồng chắc đốt lửa đêm khuya, để sưởi ấm giữa bốn bề sương tuyết.

Maria: Thôi nhanh lên! Trong mình tôi cảm biết, sắp đến rồi, giờ mãn nguyệt khai hoa. Hang bò lừa ta trú ngụ làm nhà, cho qua khỏi giờ khai hoa mãn nguyệt.

Giuse: Nào ta đi thôi. (Giuse dìu Maria từ từ vào hậu trường trong tiếng gió rít).

* LỜI DẪN NỐI :

Kính thưa Cộng đoàn!

Chúng ta không nên để ý nhiều đến thái độ của những người đại diện cho dân Israel, cũng chỉ nên đồng cảm và trầm lắng lòng mình lại một chút thôi trước hoàn cảnh hết sức nghiệt ngã của Thánh gia Nazarét trên cánh đồng Bêlem năm xưa… chúng ta hãy để tâm trí chúng ta đi ngược thời gian, đi đến tận thành Bêlem xa xôi của xứ Palestin năm xưa để cùng say sưa với vũ trụ, với muôn loài, với Israel, với toàn nhân loại và với muôn ngàn Cơ binh Thiên quốc trong niềm hân hoan sung sướng vì Ngôi Lời – Đấng Cứu độ của chúng ta đã Giáng sinh – Tin mừng trong đại của muôn dân.

(Bật điện hang đá, giật chuông, tấu nhạc, phát tiếng khóc của trẻ sơ sinh, có thể mời Cộng đoàn đứng, vỗ tay).

* Vũ khúc Thiên thần.

* Múa Giáng Sinh.

VI. LỜI KẾT :

Kính thưa cộng đoàn!

Phần hoạt cảnh mà chúng ta vừa theo dõi trong đêm canh thức mừng Chúa Giáng sinh năm nay, hướng chúng ta về hai mẫu mực đức tin trong Thánh Kinh. Tổ phụ Abraham thời Cựu ước và Đức Maria thời Tân ước.

Tin là đáp lại một tiếng gọi để vươn xa hơn, cao hơn chính bản thân; là bước đi rộng hơn lãnh vực khả giác, khả tri và khả nghiệm.

Tin là một thái độ của con người toàn diện quyết định vượt xa hơn mọi thực tại hữu hình, mọi lý luận phàm trần, để dấn thân trọn vẹn cho một lẽ sống mới, trong tương quan huyền nhiệm với Đấng Tuyệt Đối.

Đức tin là hạt giống thiên ân. Hạt giống đức tin vun trồng nhờ ơn thánh và sự nỗ lực của từng cá nhân. Tin là đòi hỏi chúng ta chấp nhận những điều vượt trên sự lý giải của lý trí. “Tin là chấp nhận vô điều kiện và bước theo” (ĐHY Nguyễn văn Thuận).

Đối với Kitô giáo, đức tin mang một tính chất lịch sử đặc biệt, vì Lời của Thiên Chúa đã thực sự trở thành Ngôi Lời, sống giữa nhân loại (x. Ga 1, 9-10). Vì thế, tin có nghĩa là tin ở, tin vào Đức Kitô. “Những ai đón nhận và tin vào danh Người, thì Người cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa” (Ga, 1, 12), nghĩa là ngay từ đời này người tín hữu đã được tham dự vào nguồn sống vô biên của Thiên Chúa, nhờ Đức Kitô. (x. Ga 3, 16.36). Do đó mà Thánh Phaolô đã xác quyết một cách mạnh mẽ: “Tôi biết tôi tin vào ai” (2Tm 1, 12). Đó là một đức tin hoàn toàn sáng suốt và chắc chắn đối với chính mình. Hơn nữa, trong Đức Kitô, những kẻ tin Người “được ơn hiểu biết các mầu nhiệm Nước Trời” (Mt 13, 11). Thực sự họ “đã trở nên phong phú về mọi phương diện, phong phú vì được nghe Lời Chúa và hiểu biết mầu nhiệm của Người” (1Cr 1, 5). Đó mới là sự hiểu biết vượt trên mọi hiểu biết, đưa con người đến ơn cứu độ muôn đời.

Và giờ đây Giáng Sinh đã đến. Niềm vui đã oà vỡ trong tim của mỗi người chúng ta. Một niềm vui thánh thiện, sâu lắng vì chúng ta thật sự đã cảm nhận được thế nào là vị Thiên Chúa ở cùng chúng ta, thế nào là Giêsu cứu thế, thế nào là “Thiên Chúa yêu thế gian đến nổi đã ban Con Một, để ai tin vào Con cùa Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3,16). Quả thật với mỗi người chúng ta đêm nay, niềm vui Giáng Sinh, Phụng vụ Giáng Sinh không phải chỉ là một lễ hội bình thường, mà là một Tin Mừng đích thực như Tin Mừng mà các thiên sứ đã báo cho các mục đồng thuở xưa nơi đồng vắng Bêlem: “Trong vùng ấy có những người chăn chiên sống ngoài đồng…bổng sứ thần Chúa trong vinh quang sáng láng hiện ra loan báo rằng: “Anh em đừng sợ. Nầy tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là niềm vui cho toàn dân: là hôm nay, trong thành vua Đavít, Đấng Cứu thế đã giáng sinh…”.

Giờ đây, chúng ta hãy hiệp cùng các em thiếu nhi lời reo mừng, lòng hân hoan mừng Chúa Giáng sinh 2012 với tất cả lòng tin và mến yêu.

VII. Kiệu Chúa Hài Đồng

VIII. Kiệu đến trước lễ đài, đặt Chúa Hài Đồng vào máng cỏ, bắt đầu thánh lễ ĐÊM GIÁNG SINH.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Công an Hà Nội tấn công giáo dân Thái Hà, bắt đi hai linh mục
Dòng Chúa Cứu Thế
03:51 02/12/2011
Xin nhấn vào đây để xem nhiều hình hơn

Sáng nay, 02/12/2011 vào hồi 8h30’ các linh mục, tu sĩ và giáo dân đi đến nộp đơn khiếu kiện tại UBND Thành phố Hà Nội.

Sau khi nộp đơn xong, khoảng hơn 9h, các linh mục và giáo dân đi bộ về ngang qua hồ Hoàn Kiếm thì bị công an bao vây bắt bớ và đánh đập.

Họ đã bắt cha Giuse Nguyễn Văn Phượng, chính xứ Giáo xứ Thái Hà, cha Giuse Lương Văn Long, Tu sĩ Vinhsơn Vũ Văn Bằng, các chú Đệ Tử và khoảng 30 giáo dân. Tất cả bị bắt lên xe buýt đưa về trại Lộc Hà.

Hiện nay tình trạng sức khoẻ của cha Phượng do những người theo dõi trực tiếp gọi điện thoại cho chúng tôi biết là rất nguy kịch. Hiện chưa rõ nguyên nhân. Chúng tôi không ngoại trừ nguyên nhân, có thể cha Phượng và những người bị bắt đã bị tấn công bằng vũ lực.

VRNs xin chuyển đến quý vị âm thanh trả lời phỏng vấn của thầy Antôn Tặng, một người bị đánh trọng thương trong vụ Đồng Chiêm. Cùng phản ứng trật đường rầy của phóng viên báo Năng lượng mới, cùng với sự giả bộ không nghe chất vấn của công an Hà Nội.

Hiện nay nhiều giáo dân và các anh chị em lương dân yêu chuộng công lý-sự thật đã lên xe đi ra Lộc Hà, huyện Đông Anh đòi chính quyền trả cha chính xứ Giuse Nguyễn Văn Phượng.

Được biết Trung tâm lưu trú Lộc Hà – thôn Lộc Hà – xã Mai Lâm – huyện Đông Anh trên đường QL3, qua cầu Đuống, rẽ trái đi 4km sẽ tới. Dân ở Hà Nội có thể đón xe buýt theo tuyến số 15 – số 17 – số 47 để đến Trung tâm Phục hồi nhân phẩm Lộc Hà. Xe buýt số 15 sẽ dừng ngay cổng Trung tâm. (Khi đi xe buýt mọi người nói cho xuống trung tâm Lộc Hà phụ xe sẽ chỉ đường xuống đúng bến đỗ).

Chúng tôi cực lực phản đối hành động bắt bớ và đánh đập của nhà cầm quyền. Xin anh chị em tiếp tục đồng hành và cầu nguyện cho Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội và Giáo xứ Thái Hà.



Nghe thầy Antôn Nguyễn Văn Tặng tường trình từ Thái Hà



Đức Thánh Cha kêu gọi hội nghị tại Durban đưa ra những đáp trả có trách nhiệm về môi sinh

Trong buổi đọc kinh truyền tin trưa Chúa Nhật 27 tháng 11, Đức Thánh Cha đã gởi một thông điệp đến các tham dự viên của 200 quốc gia đang nhóm tại Durban về sự thay đổi khí hậu địa cầu. Ngài kêu gọi họ hãy đưa ra những quyết định có trách nhiệm để giúp giải quyết những vấn đề môi sinh.

“Tôi hy vọng các thành viên của cộng đồng quốc tế đưa ra một đáp trả có trách nhiệm, khả tín và xây dựng cho hiện tượng đáng báo động và phức hợp này, trong đó chú ý; đến nhu cầu của các tầng lớp dân chúng nghèo nhất và các thế hệ tương lai.”

Chúa Nhật 27 tháng 11 cũng là Chúa Nhật thứ Nhất Mùa Vọng, ngày các tín hữu Công Giáo bắt đầu dọn mình đón Giáng Sinh. Do đó, Đức Thánh Cha đã kêu gọi suy tư về biến cố Ngôi Hai Thiên Chúa giáng thế làm người và canh tân niềm hy vọng của chúng ta nơi Ngài. Đức Thánh Cha nói:

“Hôm nay chúng ta bắt đầu Mùa Vọng, là mùa khích lệ chúng ta cử hành biến cố Thiên Chúa ngự xuống trên miền đất của chúng ta, và đổ tràn hy vọng của chúng ta với vinh quang ngự đến của Ngài. Mầu nhiệm này mời gọi chúng ta nhìn đến ngôi nhà của Thiên Chúa, là thế giới”.

Đức Thánh Cha cũng ghi nhận rằng biến cố Giáng Sinh giúp chúng ta nhìn thấy Thiên Chúa không phải như một nhà lãnh đạo nhưng như một người cha nhân từ và một bằng hữu.

Đức Thánh Cha đã gặp gỡ một nhóm các Giám Mục Hoa Kỳ đang dự adlimina

Đức Thánh Cha đã gặp gỡ một nhóm các Giám Mục Hoa Kỳ đang viếng mộ các thánh Tông Đồ và thăm Tòa Thánh. Đức Thánh Cha đã đề cập đến vấn đề tai tiếng lạm dụng tính dục trong Giáo Hội. Trước hết, ngài ghi nhận những đau khổ của các nạn nhân và nói rằng Giáo Hội cần phải đáp trả những cáo buộc này “một cách thích đáng, và minh bạch”. Ngài nói:

“Tôi hy vọng rằng những nỗ lực sáng suốt để đương đầu với thực tại này sẽ giúp cộng đồng rộng lớn hơn nhận thức nguyên nhân, mức độ thực sự và những hậu quả tàn hại của việc lạm dụng tính dụng và đáp trả hiệu quả đối với cái tai ương đang ảnh hưởng mọi lãnh vực của xã hội này”.

Đề cao Tân Phúc Âm Hoá cần phải là một ưu tiên với các Giám Mục, đặc biệt giữa trào lưu thế tục hóa. Đức Thánh Cha ghi nhận rằng đây là một thách đố nghiêm trọng đối với cả các tín hữu.

“Chìm đắm trong nền văn hóa này, các tín hữu hàng ngày bị tấn kích bởi những bài bác, những vấn nạn nan giải và chủ nghĩa hoài nghi của một xã hội dường như đã đánh mất đi căn cội bởi một thế giới trong đó tình yêu dành cho Thiên Chúa đang trở nên nhạt dần trong biết bao con tim. Phúc Âm Hóa vì thế không đơn giản là một nghĩa vụ hướng ngoại đến tha nhân; chính chúng ta đây là những người cần được tái phúc âm hóa“.

Trước tình trạng các bối cảnh tôn giáo và xã hội của Mỹ Châu đã thay đổi, Đức Thánh Cha nói rằng Giáo Hội có một bổn phận phải cung ứng sự khôn ngoan, hiểu biết và dẫn dắt sáng suốt cho những ai tìm kiếm.

“Họ thấy một sự sụp đổ trong những nền tảng học thuật, văn hóa và luân lý của đời sống xã hội và một ý thức bất ổ và bất an ngày càng lớn dần, đặc biệt nơi những người trẻ khi phải đối diệm với những thay đổi sâu rộng trong xã hội”.

Đức Thánh Cha đã cám ơn các Giám Mục vì nỗ lực bảo vệ hôn nhân và điều gọi là ‘công dân tín hữu’.

Nhóm hành hương này của các Giám Mục Hoa Kỳ do Đức Hồng Y Timothy Dolan, Tổng Giám Mục New York dẫn đầu.

“Hoa Kỳ đã cử hành ngày đại lễ quốc gia là lễ Tạ Ơn. Đối với chúng con các Giám Mục của New York, được kề cận với Đức Thánh Cha hôm nay thật đúng là một dịp để Tạ Ơn”.

Các Giám Mục Hoa Kỳ được chia thành 15 nhóm sẽ tiếp tục đến Rôma cho đến cả sau đầu năm 2012 để viếng mộ các thánh Tông Đồ và thăm Tòa Thánh. Diễn văn này của Đức Thánh Cha là diễn văn đầu tiên trong số 5 diễn từ ngài sẽ đề cập với các Giám Mục Hoa Kỳ.

Huynh Đoàn Thánh Piô X bác bỏ đề nghị của Tòa Thánh

Lên tiếng hôm thứ Ba 29 tháng 11 tại Rôma, Giám Mục Bernard Fellay, bề trên tổng quyền của Huynh Đoàn Thánh Piô X, đã bác bỏ đề nghị mới nhất của Tòa Thánh về việc huynh đoàn tái hội nhập hoàn toàn với Giáo Hội.

Từ đầu tháng 11, 28 nhà lãnh đạo trong Huynh Đoàn Thánh Piô 10 đã nhóm họp tại Albano, một thị trấn trên một quả đồi bên ngoài thành Rôma để xem xét liệu họ có quay về hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội hay không.

Hôm 14/9, Đức Hồng Y Willam Levada đã tổ chức một cuộc họp báo cho biết Huynh Đoàn Thánh Piô 10 có thời hạn vài tháng để chấp nhận hay bác bỏ những điều kiện mà Tòa Thánh đưa ra. Quan trọng nhất là Huynh Đoàn phải chấp nhận “những tiền đề đạo lý” nhằm bảo đảm sự trung thành với Huấn quyền của Hội Thánh và cảm thức cùng Giáo Hội (sentire cum Ecclesia).

Nếu Huynh Đoàn chấp nhận tuyên ngôn về đạo lý thì có thể bắt đầu nói về vấn đề cơ cấu pháp lý để hội nhập Huynh Đoàn này vào Giáo Hội Công Giáo. Theo cha Lombardi, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, giải pháp cho vấn đề cơ cấu và pháp lý, có thể là Đức Thánh Cha sẽ thành lập một Giám hạt tòng nhân và quốc tế, tựa như Giám hạt Opus Dei. Tuy nhiên, Giám Mục Bernard Fellay đòi hỏi phải có những thay đổi sâu xa trong tiền đề đạo lý đã được Đức Hồng Y Levada trao cho họ ngày 7 tháng 10.

Đức Thánh Cha lên án việc phiến quân cộng sản Colombia giết chết 4 con tin

Đức Thánh Cha đã bày tỏ sự đau buồn sâu xa của ngài sau khi phiến quân cộng sản Colombia giết chết 4 con tin đang khi những nỗ lực trung gian của Giáo Hội địa phương vẫn đang được ráo riết tiến hành.

Trong điện văn gởi đến vị đại sứ của Colombia cạnh Tòa Thánh là ông Cesar Mauricio Velasquez, Đức Thánh Cha đã cho biết ngài cảm thấy đau buồn trước tin này và hứa cầu nguyện cho gia đình các nạn nhân và đất nước Colombia trong lúc thử thách này. Đức Thánh Cha cũng nhân dịp này kêu gọi chấm dứt bạo lực tại Colombia.

Trong thời gian qua, Đức Thánh Cha đã liên tục đưa ra những lời kêu gọi hòa bình cho vùng đất này và đã cầu nguyện để cuộc chiến “đã gây quá nhiều đau thương có thể kết thúc càng sớm càng tốt hầu dân chúng có thể an hưởng một nền hòa bình công chính”.

Tôn trọng thiên nhiên là tôn trọng sự sống bất khả xâm phạm của con người

Sáng ngày 28-11-2011, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã tiếp kiến 10 ngàn học sinh và phụ huynh người Italia dấn thân trong dự án bảo vệ môi sinh do hiệp hội Sorella Natura, nghĩa là “Chị Thiên Nhiên” đề xướng.

Đức Thánh Cha nói:

“Cha ngưỡng mộ quyết định của các con muốn trở thành ‘người bảo vệ thiên nhiên’ và các con biết là cha ủng hộ các con”.

Đức Hồng Y Rodriguez Maradiaga đã trình lên Đức Thánh Cha bản sao của Codex 338, tức là thủ bản của thánh Phanxicô thành Assisi và cũng là Kinh Nguyện về Thiên Nhiên.

Hiệp hội Sorella Natura có linh đạo gần gũi với các tư tưởng về môi sinh của dòng Phanxicô. Đức Thánh Cha đã muốn gặp gỡ các thành viên của hiệp hội đúng vào ngày 29 tháng 11 vì đó là dịp kỷ niệm việc Tòa Thánh công bố thánh Phanxicô thành Assisi là bổn mạng các nhà môi sinh học và là ngày Bảo Vệ Môi Trường.

Đức Thánh Cha nhắc nhở rằng tôn trọng thiên nhiên cũng là tôn trọng con người và giúp họ khám phá căn tính sâu xa của nhân tính. Ngài nhấn mạnh:

“Ngày nay hơn bao giờ hết, chúng ta thấy rõ sự tôn trọng môi sinh không thể thiếu đi sự nhìn nhận giá trị nhân vị và đặc tính bất khả xâm phạm của con người, trong mọi giai đoạn của cuộc sống và trong bất kỳ hoàn cảnh nào”.

Đức Thánh Cha nói với các nhà giáo rằng Trái Đất không còn tương lai nếu chúng ta không giúp trẻ em nhận lãnh nhiều trách nhiệm hơn đối với thiên nhiên.

“Về điểm này, các bạn trẻ thân mến, cha tin tưởng rằng cha tìm thấy những người chung chí hướng nơi chúng con là những bảo vệ sự sống và thiên nhiên”.

Hiệp hội Sorella Natura cổ vũ ý thức bảo vệ môi sinh dựa trên việc bảo vệ sự sống con người.

Đức Thánh Cha được mời viếng thăm Li Băng

Thủ tướng Li Băng ông Najib Mikati đã mời Đức Thánh Cha đến thăm nước này trong buổi tiếp kiến kéo dài 35 phút để trao đổi các quan hệ song phương giữa Tòa Thánh và Li Băng.

Trong buổi tiếp kiến trên hai vị đã đề cập đến những quan hệ hòa bình giữa các tín hữu Kitô và các tín hữu Hồi Giáo tại nước này, cũng như tình trạng tự do tôn giáo trong vùng Trung Đông. Dịp này Đức Thánh Cha đã bày tỏ sự lo ngại của ngài trước làn sóng các Kitô hữu phải bỏ nước ra đi khiến dân số Công Giáo trong vùng giảm sút rõ rệt.

Thủ tướng Li Băng đã mời Đức Thánh Cha sang thăm nước này vào tháng Chín năm tới. Nếu chuyến đi này được thực hiện thì đó sẽ là chuyến viếng thăm thứ hai của ngài tại Trung Đông. Tưởng cũng nên nhắc lại là Đức Thánh Cha đã viếng thăm Jordan, Israel và các lãnh thổ Palestine vào năm 2009.

Trong buổi tiếp kiến hôm thứ Hai 28 tháng 11, Đức Thánh Cha cũng đã gặp gỡ gia đình thủ tướng Najib Mikati và các thành viên trong phái đoàn.

Sau cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha, ông Najib Mikati đã được Đức Hồng Y Tarcisio Bertone /Ta-si-si-ô Bẹc-tô-nê/ tiếp kiến. Trong buổi gặp gỡ này hai vị đã nhắc lại nhận xét của Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II theo đó Li Băng là mẫu gương cho các nước về sự chung sống hòa bình giữa các tín hữu thuộc các niềm tin khác nhau.
 

© 2024 - VietCatholic News - Designed by VietCatholic News