Ngày 04-11-2014
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTC : Lòng yêu thương mở ra nhiều cửa cho niềm hy vọng .
Pt Huỳnh Mai Trác
14:35 04/11/2014

Những người Kitô hữu mà chú trọng quá nhiều vào những lề luật, đôi lúc quên đi sự công bình và những Kitô hữu mà có lòng yêu thương là luôn hòan tất được mọi lề luật : đó là lời của Đức Giáo Hòang Phanxicô .

“Trong bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu hỏi những người Pharisêu là chữa lành trong ngày thứ bảy, ngày Sabát có đúng lề luật không và họ đều câm lặng . Và Chúa đã cầm tay một người bệnh và đã chữa lành người đó . Những người Pharisêu đứng trước sự thật đã im lặng “nhưng họ lại nói xấu sau lưng Chúa và tìm cách hại Người” .

“Chúa Giêsu đã quở mắng những người chỉ có biết lề luật, nhưng bỏ qua sự công bình “ và khi họ từ chối giúp đỡ cha mẹ già yếu bằng cách giải thích là họ phải dành tiền để đóng góp cho Đền Thờ . Nhưng việc nào quan trọng hơn ? Điều răn thứ bốn hay Đền Thờ ?

“Việc chọn lựa giữ lề luật, nhưng bỏ qua lòng yêu thương và sự công bình . Họ quá chú trọng lề luật mà bỏ qua sự công bình . Họ tôn trọng lề luật, nhưng bỏ qua lòng yêu thương và họ tự cho đó là gương mẫu. Bởi vậy đối với những người đó, Chúa Giêsu chỉ có một lời là : những tên giả hình . Họ nhìn chung quanh và nghĩ rằng mọi người đều tầm thường và rồi thì họ đóng mọi cánh cửa lại . Họ là những kẻ chỉ biết đóng cửa lại, họ là những kẻ chỉ khư khư cứng ngắt với lề luật, không phải là lề luật của yêu thương, mà lề luật hiểu theo nghĩa đen từng chữ, lề luật này đóng lại mọi cửa của niềm hy vọng, của tình yêu thương và ơn cứu độ . . . Đó là những người chỉ có biết đóng cửa lại mà thôi “.

Con đường đi đến với tôn trọng lề luật mà bỏ qua tình yêu thương là con đường ngược lại với những điều sau đây: đó là tình yêu thương với sự ngay thẳng, yêu thương với sự lý luận là tình yêu thương tôn trọng lề luật “.

“Đó là con đường mà Chúa Giêsu dạy dỗ hướng dẫn chúng ta, trái ngược với các tiến sĩ lề luật . Và con đường của tình yêu thương sự công bình mở cửa đến với Thiên Chúa . Trái lại con đường chỉ tôn trọng lề luật mà thôi, hiểu theo từng chữ thì đóng lại mọi cửa và chỉ đưa đến lòng ích kỷ . Con đường từ lòng yêu thương đưa đến sự hiểu biết và lý luận, đi đến thực tại, đi đến sự thánh thiện, đến sự cứu rỗi, và đến gặp gỡ với Chúa Giêsu .

“Trái lại con đường chỉ dựa vào lề luật sẽ đưa đến lòng ích kỷ, tự kiêu căng vì cho rằng mình là công chính, bề ngòai tỏ ra thánh thiện và Chúa Giêsu nói với họ : Và như vậy các ngươi tỏ ra là những kẻ siêng năng cầu nguyện, bởi vậy Chúa Giêsu nói với dân chúng : Hãy làm điều họ nói, nhưng đừng làm theo điều họ làm”.

“ Đó là hai con đường và chúng ta nhìn thấy những cử chỉ khiêm tốn Chúa Giêsu đã làm đó là con đường dẫn đến lòng yêu thương tràn đầy sự hiểu biết và lý luận” . Chúa Giêsu đã cầm lấy tay và đã chữa lành chúng ta :
“Đức Chúa Giêsu đã đến với chúng ta : sự tiếp cận của Chúa chính là biểu hiệu chúng ta đang đi đúng đường . Bởi vì con đường Chúa chọn cho chúng ta là con đường đi đến với kẻ khác . Chúa đã đến với chúng ta . Chúa đã làm người và ở giữa chúng ta . Chúa đã mang một thân xác , đó là một dấu chỉ, thân xác của Chúa là một sự công chính .

Thiên Chúa đã làm người, một người như chúng ta, và đến lượt chúng ta phải trở thành như những kẻ chung quanh chúng ta, cũng có những nhu cầu như họ và họ đang cần sự giúp đỡ của chúng ta “.

Đức Giáo Hòang quả quyết, chính thân xác Chúa Giêsu đem chúng ta đến với Thiên Chúa chứ không phải những chữ trong lề luật! Không phải ! Trong thân xác của Chúa Kitô, mọi lề luật được hòan thành viên mãn “ và “thân xác của Chúa chịu đau khổ mang lại cho chúng ta sự sống”. “ Những gương mẫu của Chúa Giêsu, sự tiếp cận của Chúa Kitô, lòng yêu thương của Ngài làm cho lề luật trở nên hòan hảo, giúp chúng ta xa lánh sự giả hình . Thật là xấu xa cho một ngườ Kitô hữu giả hình . Xin Chúa giúp chúng ta xa lánh mọi cặm bẩy giả hình . (Nguồn Tin: News.va)

 
Phúc trình hay nhất trong các nhóm nhỏ, nhấn mạnh tới Tin Mừng Gia Đình
Vũ Văn An
19:43 04/11/2014
Phần đông tín hữu Công Giáo thở dài nhẹ nhõm khi đọc Bản Phúc Trình Sau Cùng của THĐ Đặc Biệt về Gia Đình năm 2014. Nói theo phương diện hiện tượng học, nó phản ảnh mọi khuynh hướng trong Giáo Hội Công Giáo hiện nay, kể cả thế mạnh yếu của các khuynh hướng này. Và điều rõ rệt là những trụ cột của Tin Mừng Gia Đình vẫn còn đó. Được như thế, là nhờ rất nhiều vị trong THĐ đã mạnh mẽ đứng lên bênh vực Tin Mừng Gia Đình. Trong đó, công lớn phải kể là Nhóm B nói tiếng Ý, dưới sự phối trí của Đức HY Angelo Bagnasco.

Phúc trình của Nhóm B nói tiếng Ý

"Chúng tôi tin rằng những người đầu tiên tiếp nhận các suy nghĩ của chúng tôi chính là các gia đình, những chủ thể khẩn thiết cần được hỗ trợ trong chứng từ của họ”.

Cuộc họp của Nhóm B nói tiếng Ý dành nhiều thì giờ cho việc thảo luận, chú trọng tới cả hai khía cạnh: tính thống nhất nền tảng của đối thoại và tính bổ túc của các quan điểm, vốn là hoa trái của kinh nghiệm địa phương và của sự đa dạng về văn hóa nơi các tham dự viên. Công việc thảo luận tại Nhóm gồm hai phần: bắt đầu thảo luận tổng quát về bản Phúc Trình Sau Thảo Luận (RPD) và sau đó phân tích bản văn để đưa ra các đề nghị sửa đổi. Tường trình viên, tuy thế, đã chỉ chú trọng tới các xem xét tổng quát. Sau đây là những điểm nổi bật.

Nhóm nghĩ rằng soạn lại phần hai của bản RPD nói về Tin Mừng Gia Đình là điều quan trọng, vì có thể dùng làm nền tảng để xây dựng toàn bộ tài liệu. Nhóm nhận định rằng có sự bất cân đối giữa phần nói tới Tin Mừng Gia Đình và phần nói tới các tình huống khủng hoảng khác nhau và các thực tại ngoại lai đối với Tin Mừng này, khiến ta không thể lập tức thu lượm được một viễn kiến tích cực về gia đình và vẻ đẹp của nó. Nhóm tin rằng những người đầu tiên tiếp nhận các suy nghĩ của chúng ta hẳn là chính các gia đình, những chủ thể đang khẩn thiết cần được hỗ trợ trong chứng từ của họ, ngõ hầu tìm được sức mạnh để tiếp tục các dấn thân hàng ngày, trong một bối cảnh không hề dễ dàng và thuận lợi cho họ. Do đó, ta không thể tự cho phép mình tạo nên ấn tượng cho rằng gia đình Kitô hữu bị lãng quên trong cuộc đối thoại của THĐ. Về phương diện này, không thể không xem xét việc chứng thực các hoàn cảnh mục vụ khác nhau trong các bối cảnh khác nhau. Nhóm nghĩ tới gia đình trong phạm vi các đô thị lớn và các thủ phủ, cũng như trong các nước nhỏ và làng mạc. Trong bối cảnh này, cũng là điều cực kỳ hữu ích nếu ta chịu suy nghĩ tới hoàn cảnh người cao niên trong man vàn hoàn cảnh sống của họ hiện nay. Việc kéo dài tuổi thọ đang tạo nên những tình huống cực kỳ khó khăn mà Giáo Hội không nên thiếu chuẩn bị, trái lại phải có cái nhìn xa rộng để đưa ra các cam kết mục vụ làm cho sự hiện diện và sự gần gũi của mình trở nên hiển hiện. Có rất nhiều gia đình cao niên đang lâm cảnh nghèo, có nhiều người cao niên đang cô đơn và bị bỏ xó xa khỏi gia đình nguyên thủy của họ, nhiều gia đình cao niên hiện mất hết hy vọng và chỉ còn niềm khao khát duy nhất là được chết đi cho xong. Những thực tế này đang thách thức chúng ta và đòi một giải đáp khả tín. Sự im lặng của chúng ta hết sức tai hại.

Nhóm cho rằng một số chủ đề của THĐ trình bày một tình thế quá phức tạp đòi phải được các chuyên viên suy nghĩ thêm. Vận tốc đưa ra một số kết luận không luôn luôn đem tới những kết quả mong muốn. Bởi thế, điều cần là phải đạt được một viễn kiến có tính gắn bó và thống nhất cho các vấn đề mà không rơi vào những viễn tượng độc chiều mất hết sự hỗ trợ cần hiết của sử học và thần học. Điều này đúng đối với cả các đề nghị liên quan tới diễn trình thống hối lẫn việc không hưởng ứng các tập tục của riêng các Giáo Hội Chính Thống. Muốn thấy chúng có thể được du nhập qua Giáo Hội La Tinh cách nào thì cần phải được nghiên cứu đắn đo, trình bày cách không tranh chấp và một giải pháp chung trong hiệp thông.

Nhóm cho rằng về phương diện này, bản văn sau cùng nhất thiết phải cho thấy có sự liên tục ra sao trong giáo huấn của Huấn Quyền. Một đàng, đặc điểm mục vụ của THĐ này phải chứng minh hơn nữa rằng không có cắt đứt nào giữa tín lý và mục vụ, trái lại, mục vụ phải dựa trên tín lý và nói lên sự thật trong cuộc sống hàng ngày của cộng đồng Kitô hữu. Như Thánh Grêgôriô Cả từng nói: “cam kết mục vụ là bằng chứng của yêu thương”. Chính vì vậy, điều quan trọng là phải lấy tâm điểm của Tin Mừng làm nền tảng. Điều này cũng hàm nghĩa: ta cần phải chứng tỏ rằng ta luôn đứng trước sự phát triển tiệm tiến của tín lý. Điều này là một bảo đảm đối với mục vụ để nó luôn mãi có tính năng động và không để mình chiều theo cơn cám dỗ của các sáng kiến, mà theo Đức GH Phanxicô, chỉ nói lên sự lười biếng về mục vụ. Bởi thế, Tin Mừng Gia Đình cần được trình bày trong mọi tính phức tạp cũng như khả tín của nó.

Một đề tài đáng lưu ý là trường hợp các người phối ngẫu đang phải sống trong hoàn cảnh hiếm muộn không con cái, nhưng chấp nhận hoàn cảnh của mình. Họ sẵn sàng mở lòng mình ra cho khả thể nhận những trẻ không gia đình làm con nuôi, một hành vi yêu thương đầy tự nguyện. Quyết định này cho thấy gia đình quả là định chế có khả năng tiếp nhận, sinh sản sự sống mới và đem hy vọng lại cho tương lai. Những gia đình như thế cần được lưu ý cách đặc biệt. Nhóm cũng được chứng kiến nhiều điển hình các gia đình tuy đã có con nhưng vẫn mở lòng ra nhận làm con nuôi nhiều trẻ không có gia đình tự nhiên. Những hình thức nhận con nuôi này cần được hỗ trợ, không những trên bình diện văn hóa vốn thích lối này hơn cái lối dễ dãi hơn là việc làm mẹ nhờ các trợ giúp y khoa. Mà còn vì đây là lời kêu gọi các chính phủ phải lắng nghe các thỉnh cầu này và tích cực hỗ trợ bằng cách ban hành các luật lệ làm dễ việc nhận con nuôi hơn là chặn đứng nó bằng những hình thức bàn giấy ngẹt thở.

Điều quan trọng là việc làm của THĐ phải tiếp tục khẳng định rằng hôn nhân và gia đình, trước nhất, không phải là một cấp bách đạo đức, như hay thấy ở một số điểm trong bản RPD, mà trước hết, là chiều kích hữu thể và bí tích, vốn là nền tảng của chiều kích đạo đức, chứ không ngược lại.

Xem ra có một sự sợ hãi không dám phát biểu bất cứ phán đoán nào đối với một số vấn đề vốn đã trở thành các biểu thức văn hóa đương thịnh. Điều này xem ra không nhất quán với sứ mệnh tiên tri của Giáo Hội. Điều quan trọng là bản văn phải nói lên, một cách tốt nhất, vai trò tiên tri của các Mục Tử và của Cộng Đồng Kitô hữu, vì biết rõ: ta không đi tìm cái thứ dân túy (populism) dễ dãi chuyên xoa dịu và ấp ủ mọi sự, trái lại ta có trách nhiệm phải phát biểu phán đoán, dựa vào Lời Chúa. Trong bối cảnh này, những lời phán với tiên tri Êdêkien đáng được nhắc lại: “Hỡi con người, Ta đã biến ngươi thành kẻ canh gác nhà Israel; bất cứ khi nào nghe được lời miệng Ta nói ra, ngươi phải đem đến cho chúng lời cảnh cáo của Ta. Nếu Ta nói với kẻ ác ‘ngươi chắc chắn phải chết’ mà ngươi không chịu cảnh cáo hắn, cũng không nói để cảnh cáo hắn từ bỏ cung cách xấu xa của hắn, ngõ hầu cứu được mạng sống hắn, thì kẻ ác ấy sẽ chết trong tội lỗi của hắn; nhưng ta sẽ đòi máu hắn từ tay ngươi. Nhưng nếu ngươi cảnh cáo kẻ ác, và hắn không quay mặt khỏi sự ác của hắn hay cách sống ác của hắn, thì hắn sẽ chết trong cái ác của hắn; nhưng ngươi sẽ cứu được mạng sống ngươi” (Ed 3:17-19). Điều này trở nên hiển nhiên nhất là trước các tình huống được coi như cách phá bỏ định chế hôn nhân và gia đình vì quyền lợi cá nhân. Chỉ đưa ra một hiện tượng học đơn thuần về sự kiện xem ra không phù hợp với chức năng tiên tri của Giáo Hội.

Điều cũng tốt là một tiếng nói phê phán đối với các phát biểu của nền văn hóa đương đại do internet chuyên chở. Trong bối cảnh đào tạo, ta cần đề cao các khuyến cáo cho rằng các gia đình và các định chế cần lưu tâm đánh giá nền văn hóa mới phát sinh từ các phương tiện này, đánh giá ngôn ngữ của chúng và các hình thức tác phong từ chúng phát sinh ra. Nghĩ rằng chúng chỉ là phương tiện sẽ không giúp ta đánh giá được chân tướng nền văn hóa mới vốn là nền tảng và điều kiện của các thế hệ trẻ ngay từ những năm đầu đời. Cần phải phục hồi các liên hệ liên bản ngã và, liên quan tới nền mục vụ gia đình, cần phải đổi mới năng động tính của mối liên hệ giữa các gia đình để gia đình yếu có thể tìm thấy sức mạnh nơi một gia đình khác mạnh hơn.
 
Top Stories
Philippines: Synode sur la famille : le cardinal Tagle critique la position des médias
Eglises d'Asie
10:41 04/11/2014
De retour à Manille après le Synode sur la famille qui s’est tenu à Rome du 5 au 19 octobre derniers, le cardinal Luis Antonio Tagle, archevêque de Manille, a vivement critiqué la couverture médiatique dont le synode a fait l’objet. Selon lui, celle-ci a été dominée par les médias occidentaux qui, en se focalisant sur quelques thèmes propres aux pays riches, ont largement ignoré les problèmes et questions soulevés par les situations variées que connaissent les familles dans les pays en développement.

Le cardinal, qui était l’un des trois présidents du synode (aux côtés du cardinal français André Vingt-trois et du cardinal brésilien Damasceno Assis), s’exprimait lors d’une conférence de presse le 30 octobre, à Manille, où il a répondu deux heures durant aux questions des journalistes. « Certaines personnes peuvent avoir l’impression que le seul sujet qui a été discuté au synode concernait le divorce et les personnes homosexuelles, a-t-il affirmé. Mais je peux vous assurer que ce n’est pas le cas et que bien d’autres problèmes ont été abordés. »

Parmi ces autres « sujets d’importance » discutés par les pères synodaux, Mgr Tagle a énuméré les mariages dont les deux conjoints ne professent pas la même foi, les violences domestiques, la pornographie, la pauvreté ou bien encore les migrations. « Quand vous parlez de pauvreté, vous évoquez des questions liées à l’emploi, à l’éducation ou encore à l’alimentation. Des thèmes qui n’appartiennent pas en propre à l’Eglise mais concernent la société toute entière », a précisé le cardinal.

Au sujet des migrations et de leur impact sur la vie des couples et des familles, Mgr Tagle a réitéré ce qu’il avait déclaré publiquement au tout début du synode, à savoir qu’il n’y avait pas que le divorce qui entraînait la séparation des couples et des familles. Il faut aussi, a-t-il poursuivi, compter avec les migrations qui constituent « un autre type de séparation » lorsque l’un des deux conjoints est contraint de s’expatrier durant de longues années pour trouver à s’employer et gagner l’argent nécessaire à l’entretien des siens.

« Les séparations [contraintes par la migration] ne sont pas des séparations ‘bon débarras’ mais des séparations vécues dans la peine et la douleur », a-t-il ajouté, posant la question de la pastorale à mettre en place par l’Eglise pour aider « ceux et celles qui partent, à rester fidèles à leur conjoint et à demeurer proches leurs enfants ». De même, le cardinal, citoyen d’un pays dont près d’un dixième de la population est expatriée, s’est interrogé sur ce qui était fait pour « ceux étaient laissés sur place ».

Interrogé sur la couverture médiatique du synode, le cardinal l’a jugée globalement « juste » mais il a exprimé sa déception face à ce qu’il a qualifié d’« ordre du jour » imposé par des journalistes trop exclusivement focalisés sur des questions concernant d’abord l’Occident, à savoir les divorcés remariés civilement et les personnes homosexuelles. « Disons que chacun souhaite communiquer quelque chose. Ce faisant, sans nier ce que disent les autres, on se concentre sur une chose en particulier, et les autres points sont seulement mentionnés en passant. Est-ce là une manière ‘juste’ de rendre compte de ce qui s’est dit dans l’assemblée synodale ? », a interrogé le cardinal, notant que des sujets importants soulevés durant les débats « n’avaient pas trouvé un juste écho » dans les médias.

Mgr Tagle a notamment épinglé le penchant de bon nombre de médias à « étiqueter » les pères synodaux, voyant là une pratique « peu constructive ». « Etiqueter quelqu’un du terme progressiste, conservateur ou traditionnaliste peut nuire à l’écoute profonde que l’on portera aux propos de la personne ainsi caractérisée », a expliqué le cardinal, soulignant qu’« une personne ne sera jamais réductible à une étiquette, tout particulièrement lorsque celle-ci s’exprime au sujet de mystères aussi profonds que l’amour, la relation, le mariage ».

Quant à la scène médiatique, Mgr Tagle a dénoncé le fait que « la presse était très nettement dominée par l’Occident ». « J’ai été plus que frappé par le fait qu’il n’y avait pas un seul journaliste asiatique parmi les centaines et les centaines de journalistes qui ont couvert ce synode. Et tout aussi attristé de voir qu’il n’y avait pas non plus de journalistes africains », a affirmé le cardinal, en ajoutant : « Qui peut donc rapporter les soucis qui sont ceux de l’Asie ? Qui rapportera le fait que des voix se sont élevées dans l’assemblée synodale pour faire entendre ce qui se vit en Asie ? ». (eda/ra)

(Source: Eglises d'Asie, le 4 novembre 2014)
 
Vietnam: La Lettre commune des évêques du Vietnam présente la paroisse comme une communauté familiale
Eglises d'Asie
10:45 04/11/2014
La deuxième assemblée annuelle de la Conférence épiscopale du Vietnam s’est tenue cette année dans le diocèse de Nha Trang, ville côtière du Centre-Vietnam et station balnéaire réputée. L’assemblée s’est déroulée du 27 au 30 octobre 2014 dans l’évêché du diocèse, dont les bâtiments ont été très récemment rénovés. Les ordinaires des 26 diocèses (archevêques, évêques, prêtres administrateurs) étaient présents au grand complet, à l’exception de l’évêque de Long Xuyên, absent pour raisons de santé.

Comme cela est devenu une coutume depuis sa nomination, le représentant du Saint-Siège, Mgr Leopoldo Girelli, est venu participer au premier jour de l’assemblée et s’est longuement entretenu avec les évêques. Les travaux des participants ont porté sur de très nombreux sujets. Le compte rendu publié par le secrétaire de la Conférence, Mgr Hoang Van Dat, évêque de Bac Ninh, en énumère un certain nombre (1).

L’assemblée annuelle des évêques a débuté avec un exposé de Mgr Bui Van Doc, archevêque de Saigon et président de la Conférence. Il venait de participer au Synode des évêques sur la famille, qui s’est tenu à Rome du 5 au 19 octobre 2014. Le débat qui a suivi a porté sur les questions soulevées lors de cette assemblée synodale à Rome. Les évêques ont ensuite préparé avec soin le prochain voyage au Vietnam du cardinal Fernando Filoni, préfet de la Congrégation pour l’évangélisation des peuples. Celui-ci aura lieu au mois de janvier 2015.

Par ailleurs, un groupe de travail a été fondé pour examiner diverses propositions concernant le culte des ancêtres. Un document à ce sujet avait déjà été publié par la Conférence avant l’assemblée. Beaucoup d’autres questions ont été abordées, comme la construction de la basilique de Notre-Dame de La Vang, la fondation d’un Institut catholique au Vietnam, les aménagements du carême en fonction du Nouvel An lunaire, la pastorale du mariage, etc.

Incontestablement, le gros œuvre de l’assemblée a été la rédaction et l’adoption de la Lettre commune annuelle. En effet, celle-ci n’est pas seulement une exhortation adressée aux fidèles du pays mais également le programme pastoral de l’année à venir pour l’ensemble des diocèses. Son thème principal est la nouvelle évangélisation dans son rapport avec la famille et la paroisse. Il s’énonce ainsi : « Evangéliser à nouveau la vie des paroisses et des communautés religieuses ». Pour le moment, seul le schéma de cette lettre est connu ; il a été présenté dans un compte rendu publié sur le site Internet de la Conférence épiscopale.

Une première partie de la lettre explique que la paroisse est elle-même une famille, constituée de l’ensemble des familles qui y vivent. Dans cette perspective, l’Eglise n’est pas autre chose que la famille de Dieu chez les hommes.

La lettre commune des évêques propose enfin un certain nombre d’exercices spirituels et d’attitudes à avoir afin de vivre pleinement cet esprit familial qui est au cœur de la paroisse et de l’Eglise.

Dans une seconde partie, les évêques expliquent que la famille paroissiale est composée à la fois des chrétiens vivants dans le mariage et des chrétiens ayant choisi le célibat et la consécration à Dieu pour témoigner du royaume de Dieu dans le monde. Les uns et les autres sont complémentaires au sein de la grande famille de l’Eglise. (eda/jm)

(1) Cf. le compte-rendu de l’assemblée publié sur le site Internet de la Conférence épiscopale du Vietnam : http://www.hdgmvietnam.org/hoi-nghi-thuong-nien-ky-ii-2014-hoi-dong-giam-muc-viet-nam-27–30102014/6449.63.8.aspx

(Source: Eglises d'Asie, le 4 novembre 2014)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ Cầu cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời tại Nghĩa Trang Thai Nhi Đồng Tiến - Lagi
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
09:29 04/11/2014
Tối hôm 2.11, có hơn 5.000 người quy tụ dâng lễ tại nghĩa trang Gx Đồng Tiến do cha xứ GB Nguyễn Trường Hải chủ tế, và cha Fx Hồ Định giảng lễ - ngài thuộc Dòng Biển Đức, Anh Quốc trở về quê hương Lagi nhân dịp lễ giỗ của bà cố.

Tối 3.11, các Nữ tu MTG Nha Trang thuộc Mái Ấm Tình Thương Lagi tổ chức thánh lễ cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời tại nghĩa trang thai nhi Đồng Tiến Lagi. Có khoảng 300 người tham dự. Cha Linh hướng Mái Ấm đã dâng lễ trong sự đầm ấm quây quần bên Chúa, bên nhau và bên hơn 22.000 thai nhi, 749 người lính, 247 mộ vô danh.

Hình ảnh

Người Việt Nam có câu: “ Sống có nhà, chết có mồ”. Được ơn Chúa Thánh Linh soi dẫn, từ năm 2003 quý Nữ tu MTG Nha Trang cùng quý ân nhân đã cải táng, di dời các phần mộ người lính, mộ vô danh và các thai nhi bị phá bỏ về nơi nghĩa tràng này, giúp cho họ có nơi an nghỉ, sớm tối có người đến đọc kinh cầu nguyện, lo hương hoa nhang nến, chăm sóc phần mộ.

Ngay từ buổi đầu của Kitô giáo, Hội Thánh lữ hành đã hết lòng kính nhớ, dâng lời cầu nguyện cho những người đã qua đời. Thực hiện điều này, các tín hữu không chỉ làm một hành vi được thúc đẩy bởi Đức Ái mà còn làm nghĩa vụ do đức công bình đòi buộc, đồng thời xác tín hơn về mầu nhiệm “Các Thánh Cùng Thông Công”.

Trong bài giảng lễ, cha Giuse suy niệm hình ảnh chiếc lá và ví von đời người như chiếc lá.

Những ngày cuối tháng 10, Đất Thánh các Giáo xứ đông người đi tảo mộ. Bên người thân yêu đang an nghĩ, con cháu, thân nhân thành kính đốt nến, thắp nhang cầu nguyện.

Mỗi chiều, tôi ra Đất Thánh của Giáo xứ cùng mọi người dọn dẹp cỏ rác, phát quang bụi rậm, sữa sang lễ đài, chuẩn bị cho ngày lễ các đẳng linh hồn.

Nhìn những chiếc lá vàng rơi rụng khắp Nghĩa Trang, tôi nghĩ về mùa thu, nghĩ về đời người và chiếc lá.

Nhớ bài thơ của thi sĩ Lưu Trọng Lư:
Em nghe không mùa thu.
Lá thu rơi xào xạc.
Con nai vàng ngơ ngác.
Đạp trên lá vàng khô.
(Tiếng thu)

Màu vàng của lá, màu úa của cỏ, nắng nhạt gió chiều là hình ảnh đặc trưng của mùa thu. Mùa “chịu tang” của những chiếc lá vàng. Ngồi nhìn lá rơi, mỗi chiếc lá chọn cho mình một cách “chia tay”. Có những chiếc lá ra đi trong sự quằn quại khổ đau, dùng dằng bịn rịn như thể không muốn lìa cành; có những chiếc lá “hấp hối” loạng choạng buông mình cách nặng nề nghiêng ngã trên mặt đất. Lại có những chiếc lá ra đi cách nhẹ nhàng trong dáng điệu thướt tha buông mình theo gió. Những chiếc lá khác không bàng hoàng hối hả mà chậm rãi, thanh thản, an nhiên rơi mình trên thảm cỏ xanh như thể một bông hoa say trong giấc ngủ yên lành. Một đời lá mong manh, chóng tàn phai rụng xuống. Mới đó, lá còn xanh tươi, mà nay đã úa vàng lìa cành.

Đời người có khác chi một chiếc lá cuối thu. Có những người ra đi trong bấn loạn, hối tiếc, khổ đau, nặng nhọc. Lại có người ra đi về với cội nguồn một cách thanh thản nhẹ nhàng thanh thản. “Lá rụng về cội”. Lá rơi bên gốc cây. Lá chờ đợi một quá trình sinh học để trở thành dinh dưỡng nuôi cây. Lá góp thân xác tàn úa để trả ơn cho cây. Đời lá ngắn ngũi mà đầy ý nghĩa nhân sinh.

Nhìn lá vàng rơi, ta nhớ lời Thánh Kinh: “Có thời sinh ra, có thời chết đi” (Gv 3,2). Mỗi loài thụ tạo đều có thời hạn của nó. Đời người như chiếc lá mỏng manh, ngắn ngủi. Chỗ dựa trần gian chẳng an toàn vững chắc.Tiền bạc vật chất, bằng cấp, kiến thức, chức quyền đều chóng tàn phai. Sức khoẻ, sắc đẹp hao mòn rồi rệu rã theo tuổi đời năm tháng.

Nhìn lá vàng rơi, ta nhận ra sự thật cay đắng nhất của đời người là sự chết. Nó chẳng từ ai, chẳng thương tiếc ai. Nó đến bất ngờ làm ta bang hoàng. Phải bỏ lại tất cả mọi thứ ta gắn bó và gom góp suốt đời để ra đi với hai bàn tay trắng. Cái chết của mỗi người là một chuyến đi cuối cùng. Một chuyến đi quyết định và quan trọng. Một chuyến đi vĩnh viễn không bao giờ trở lại. Một chuyến đi một vài tuần về thăm quê nhà, một chuyến đi nghỉ hè đôi ba ngày…tôi đã phải sắp xếp chuẩn bị nhiều ngày, có khi nhiều tuần …. Nhưng tôi đã chuẩn bị được những gì cho chuyến đi cuối cùng và thật quan trọng của cuộc đời tôi? Tôi có nỗ lực để xắp xếp chuẩn bị cho chuyến đi vĩnh viễn và không bao giờ trở lại này không?

Nhìn lá vàng rơi, ta nhớ lời Thánh Vịnh: “Đời sống con người giống như cây cỏ, như bông hoa nở trên cánh đồng, một cơn gió thoảng đủ làm nó biến đi, nơi nó mọc không còn mang vết tích” (Tv 102,15-16). Dù văn minh đến dâu, con người vẫn không thắng nổi cái chết bằng sức mạnh của khoa học kỹ thuật. Giàu nghèo sang hèn, trí thức hay bình dân, văn minh hay lạc hậu … ai ai rồi cũng phải chết. Đứng trước cái chết, mọi người đều bình đẳng. Sống là chuẩn bị cho con người đi về với cái chết. Suy tư về cái chết là suy tư về sự sống. Chết là một phần của sự sống bỡi lẽ trong sự sống đã có sự chết. Nó là cánh cửa nối liền hai thế giới như cửa sông đưa giòng nước vào nguồn biển rộng. Cứ theo định luật tự nhiên, con người được sinh ra, lớn lên, già đi và chết. Đó là định luật chung của con người. Không ai có thể sống mãi mà không chết. Các vua chúa ngày xưa đã cố công đi tìm thuốc trường sinh bất tử nhưng họ cũng chết. Để sống cách trọn vẹn, phải can đảm chấp nhận sự sống lẫn sự chết.

Đời người ngắn ngủi như chiếc lá như lời Thánh Vịnh:
Đời con là một kiếp phù du,
Loài người Chúa dựng nên thật mỏng manh quá đỗi.
Sống làm người ai không phải chết,
Ai cứu nổi mình thoát quyền lực âm ty ?
(Tv 88,48-49)

Con người không có quyền gì trên sự chết và sự sống. Sống và chết là kỳ công và đều bởi Thiên Chúa. Sự sống là mong manh, thế mà Thiên Chúa lại phải đánh đổi bằng máu của các tiên tri, bằng mạng sống của Con yêu dấu là Chúa Giêsu.

Nhìn lá vàng rơi ta nghĩ về cuộc đời lữ thứ. Xin đừng mưu mô tính toán mà làm gì. Xin đừng chia rẽ và thù ghét làm chi. Cuộc đời này thật ngắn, tiền bạc trên thế gian này nhiều lắm, bàn tay ta có tham mấy cũng chẳng vơ vét hết được. Rồi đến lúc bàn tay xuôi xuống, lạnh cóng, cô đơn, chẳng nắm giữ được gì.

Để có được sự ra đi trong thảnh thơi nhẹ nhàng và đong đầy niềm tin hy vọng ngày mai tươi sáng, ta hãy định nghĩa cuộc đời mình bằng sự “hiện hữu”, đừng bao giờ là sự “sở hữu”. Ta hãy chọn phương châm “sống với” chứ đừng “sống vì”. Thấu cảm được ý nghĩa về cuộc đời thì ta mới nhẹ nhàng, thanh thản ra đi mà không vướng bận, không ưu phiền. Như ai đó đã từng nói:“Ngày ta sinh ra đời, mọi người cười ta khóc. Hãy sống như thế nào để khi ra đi mọi người khóc ta cười”.

Sau thánh lễ, mọi người toả về các phần mộ thắp nhang và cầu nguyện, bầu khí thật ấm áp thiêng liêng. Quả là “người chết nối linh thiêng vào đời”.

Giáo Hội dành tháng 11 cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời, nên tháng 11 là tháng của niềm hy vọng Phục sinh. Đây là thời gian mà mỗi khi thắp nén nhang trên phần mộ người chết, nhìn theo làn khói nhẹ toả bay ta cũng nâng tâm hồn lên tới Chúa là nguồn sự sống của mình.Và mỗi khi đặt bó hoa tươi trên phần mộ người thân yêu, ta thấy được mùa xuân vĩnh cửu đang bừng lên từ khắp những nấm mồ chung quanh.Quả thật: sự sống thay đổi chứ không mất đi. Chết là cửa để bước vào cuộc sống vĩnh cửu. Chuyến đi đời đời ấy lại tùy thuộc vào những tích chứa, những công phúc đã lập trong cuộc sống tại thế này.

Những người đã an nghỉ vẫn ở với chúng ta trong Chúa, và dưới quyền năng của Thiên Chúa. Niềm tin linh hồn bất diệt và lòng thương xót của Thiên Chúa cùng với tâm tình báo hiếu, mời gọi mỗi tín hữu có trách nhiệm lập công phúc cho những người đã mất bằng việc sống tốt, làm việc lành phúc đức, dâng lời cầu nguyện và tham dự thánh lễ sốt sắng để những người thân đã ly trần đang được thanh luyện được sớm về hưởng nhan Thánh Chúa.

Nguyện xin Thiên Chúa cho các linh hồn đang an nghỉ được thanh luyện sớm hưởng kiến nhan Chúa. Amen
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Thu Về Phố Nhỏ
Nguyễn Ngọc Liên
22:24 04/11/2014
THU VỀ PHỐ NHỎ
Ảnh của Nguyễn Ngọc Liên
Đâu cần lội suối lên rừng
Thu về ngay lối bên đường nhà em.
(bt)