Ngày 27-11-2017
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Chứng từ Sida
Lm GB Nguyễn Minh Hùng
15:58 27/11/2017
(Nhân ngày phòng chống AIDS - 1.12)

Còn nhớ hôm ấy là một ngày đại hội. Trong phần chia sẻ về bản thân, một thanh niên bị SIDA kể về đời mình cho các bạn trẻ nghe như một bằng chứng sống, một chứng từ cụ thể là chính bản thân anh.

Anh là con nhà giàu và quyền thế trong xã hội. Cha mẹ nuông chiều rất mực. Đó là những lý do làm cho anh trở thành kẻ hư đốn. Cũng được đi học như người ta, và học giỏi, nhưng anh đã sớm lêu lỏng. Được vào đại học đã là may. Anh không xem đó là dịp may trên đường tiến thân mà lại xem việc rời xa gia đình vào đại học là dịp may để anh thoát khỏi sự ràng buộc của gia đình, thoát khỏi sự kềm cập (anh nghĩ thế) của mẹ cha, một mình tự tung, tự tác khám phá thế giới đen tối của những người sợ ánh sáng như anh…

Vài năm sau, gia đình được đi Mỹ theo diện H.O., anh lại càng nhận thấy “trời cho” mình dịp may, từ nay cắt đứt hoàn toàn sự kiểm soát của cha mẹ, nhất là không còn phải lo chuyện cha mẹ hoặch họe tiền bạc mỗi lần anh xòe tay xin…

Thế rồi chuyện gì phải đến đã đến. Thế giới tội lỗi mà anh yêu thích, anh trầm mình với nó, đã tặng cho anh một cái tát nghiệt ngã: anh bị SIDA!

Ngày nhận giấy báo kết quả dương tính, anh thấy như cả bầu trời đổ sụp, đất dưới chân quay cuồng. Ngày nào khi anh có tiền, bạn bè bu quanh. Bây giờ thấy anh, ai cũng tránh thật xa. Không còn những độ nhậu, không còn những đêm trắng bên sòng bạc, không còn cảnh tượng đen tối của những con người thích sống theo bản năng hơn tự làm chủ chính mình…

Anh mất tất cả. Trước mặt mọi người, hình như anh còn bẩn thỉu hơn một cọng rác thối. Anh đang sống nhưng khác gì một thây ma. Anh đang thở nhưng hình như không còn sống nữa. Cái chết thể lý đang chiếm đoạt anh từng giây phút đã vậy, cái chết của tâm linh, của cô đơn, của mặc cảm, cái chết của sự khinh ghét mà mọi người dành cho anh còn lớn hơn, còn nặng nề và khủng khiếp hơn. Anh đã thua, đã trắng tay.

Quá tuyệt vọng, anh ra đường ray xe lửa ngồi đấy chờ trao gởi cuộc sống đang trên bờ vực thẳm của mình cho một chuyến tàu định mệnh nào đó.

Đúng là định mệnh! Đoàn tàu xấu số mà anh lao vào đã không chở anh sang thế giới bên kia. Anh hồi sức, dần dần nhận ra mình đang nằm trong bệnh viện.

Nếu trước khi tự tử, cuộc sống của anh đã là địa ngục, bây giờ, sau khi từ cõi chết trở về, cuộc sống ấy còn trở nên địa ngục gấp nhiều lần hơn. Thân thể của anh nằm gọn trên giường, chỉ còn phần trên, chi dưới vĩnh viễn gởi lại đường ray với dấu nghiềng nát của những chiếc bánh xe bằng sắt.

Đến nong nỗi này mà trong ánh mắt mọi người, anh vẫn là một con thú dữ, không ai dám đến gần, kể cả y bác sĩ. Có chăng, anh chỉ nhận được nơi họ lòng thương hại mà thôi. Đau khổ tột cùng. Anh chỉ còn biết nguyền rủa chính mình, và nguyền rủa những người đã đưa anh trở lại cuộc sống.

Thế rồi bóng dáng của một nữ tu xuất hiện. Chị là người đang phục vụ tại trung tâm M. ở một huyện ngoại thành Sài Gòn, thuộc giáo phận P., chuyên lo cho người nhiễm HIV và bị bệnh AIDS (SIDA). Quá bất mãn với cuộc đời, anh chẳng còn tin ai, kể cả họ là nữ tu đi nữa.

Nhưng sau nhiều lần được thuyết phục, anh đã siêu lòng. Theo người nữ tu khả ái về trung tâm mà lòng anh vẫn còn nghi nan. Rồi thời gian đã cho anh câu trả lời. Giờ đây, anh biết rằng, anh đã đến đúng địa chỉ. Những con người quên cả đời mình, dám hiến dâng cả tuổi thanh xuân cho lý tưởng tu trì, với một niềm mong muốn nên giống Chúa Kitô, thì còn lý do nào để họ có thể nghi ngại anh? Bây giờ anh mới hiểu được hai chữ LÀM NGƯỜI. Nó thiêng liêng và đáng yêu lắm.

Trước đây, khi ngụp lặn trong thế giới của mây mù, anh cứ ngỡ mình là một kẻ tự do. Nhưng anh lầm. Chính khi buông mình theo bản năng, bán mình cho sự nông cạn của lối suy nghĩ nhất thời, là lúc anh trở thành kẻ nô lệ tệ bạc nhất: nô lệ cho những sai lầm đáng lên án của chính mình, nô lệ cho chính những đam mê thấp kém mà anh yêu thích.

Giờ đây khi mà cuộc sống chỉ còn là những ngày tháng ngắn ngũi, anh mới biết rằng con người ta chỉ cao thượng, sự sống chất chứa muôn vàn hạnh phúc, và cuộc đời này đáng yêu, đáng quý chỉ có thể có được khi người ta biết sống theo một kỹ cương, biết trao ban tình yêu, biết đưa bàn tay để phục vụ.

Các nữ tu mà anh đã được gặp trên giường bệnh là những người như thế. Chính các chị đã trả lại cho anh, không phải tất cả cuộc sống, thì cũng là tất cả ý nghĩa của sự sống, tất cả niềm vui sống.

Nhờ đó mà lúc này anh mới có đủ can đảm nói về chính cuộc đời của mình cho mọi người trẻ đang hiện diện lắng nghe, không một chút e dè, không còn nỗi mặc cảm vì phải bày tỏ sự thật đời mình. Cảm nghiệm tất cả ý nghĩa của sự sống đã cho anh lòng quả cảm và can đảm.

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Giáo Hoàng đã tới Miến Điện
Vũ Văn An
05:32 27/11/2017
Theo tin Reuters, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tới Yangon, thủ đô cũ của Miến Điện, để chính thức viếng thăm Nước này trong 3 ngày kể từ ngày 27 tháng 11.

Sau khi rời Rôma, Đức Phanxicô nói với phóng viên trên chuyến máy bay rằng: “Người ta nói ở đó (Miến Điện) rất nóng. Tôi xin lỗi, nhưng ta hãy hy vọng ít nhất nó (chuyến đi) cũng sẽ sinh hoa trái”.

Lúc 6 giờ tối, Ngài sẽ gặp tướng tư lệnh quân đội Miến, Tướng Min Aung Hlaing, tại Nhà Thờ Chính Tòa Đức Bà ở Yangon.

Thành viên các nhóm sắc tộc thiểu số đã vận y phục cổ truyền để nghinh đón Đức Phanxicô tại phi trường Yangon, và các trẻ em đã dâng lên ngài những bó hoa lúc ngài từ phi cơ bước xuống.

Ngài vẫy tay qua cửa sổ mở với hàng chục trẻ em đang vẫy cờ Miến Điện và cờ Vatican và mặc aó thung với khẩ hiệu của chuyến đi “Tình yêu và hoà bình”, khi ngài khởi hành trong một chiếc xe Toyota mầu xanh nhạt để đến Nhà Thờ Đức Bà.

Hàng ngàn người Công Giáo đã đến Yangon bằng xe lửa và xe búyt và họ tham gia nhiều đám đông đang đứng dọc lộ trình từ phi trường vào thành phố mong được thóang nhìn thấy Đức Giáo Hoàng.

Ông Win Min Set, một lãnh tự cộng đồng hướng dẫn một nhóm gồm 1,800 người Công Giáo từ miền nam và miền tây tới, nói rằng “chúng tôi tới đây để được thấy Đức Thánh Cha. Chuyện cả đời mới có một lần”.

Ông nói tiếp cố ý ám chỉ chuyện nhậy cảm liên quan đến việc nhắc đến người Rohingya: “Ngài là người hiểu biết khi đụng tới các vấn đề chính trị.Ngài sẽ xử lý vấn đề một cách khôn ngoan”.

Một số lượng lớn cảnh sát dẹp bạo động được huy động ở Yangon nhưng không thấy dấu hiệu nào cho thấy có biểu tình bạo động cả.

Chuyến đi tế nhị đến nỗi một số cố vấn của Đức Giáo Hoàng khuyên ngài đừng dùng danh xưng “Rohyngya”, kẻo sẽ gây ra biến cố ngoại giao không đẹp khiến quân đội và chính phủ Miến có thể chống đối khối thiểu số Công Giáo.

Chính phủ Miến vốn không nhìn nhận nguời Rohingya là công dân mà nhóm này cũng không phải là thành viên của một nhóm sắc tộc dị biệt có căn tính riêng, và họ bác bỏ cả việc sử dụng hạn từ “Rohingya”.

Đức Phanxicô dự tính sẽ gặp một nhóm tỵ nạn Rohingya ờ Dhaka,thủ đô Bangladesh.

Những giây phút căng thẳng nhất của chuyến viếng thăm Miến chắc chắn là các buổi hội kiến riêng với tư lệnh quân đội Min Aung Hlaing và lãnh tụ dân sự Aung San Suu Kyi.

Theo phát ngôn viên của Giáo Hội Miến, Cha Mariano Soe Naing, hơn 150,000 người đã ghi danh tham dự Thánh Lễ Đức Phanxicô sẽ cử hành hôm thứ Tư tại Yangon.

Được hỏi liệu Đức Phanicô có sử dụng danh xưng Rohingya tại Miến Điện hay không, ông Greg Burke, phát ngôn viên của Tòa Thánh, trả lời: Đức Phanxicô coi trọng lời khuyên đừng sử dụng nó, nhưng nói thêm “chúng ta sẽ cùng nhau tìm ra trong chuyến đi này… nó đâu phải chử cấm”.
 
Đến Miến Điện, ĐGH được sắc dân thiểu số Kachin tặng thánh giá gỗ.
Nguyễn Long Thao
10:56 27/11/2017
Phụ nữ Kachin đón Đức Giáo Hoàng
Yangon (Agenzia Fides). - Trong chuyến tông du tới Miến Điện, ĐGH Phanxicô đã được người Công Giáo sắc tộc Kachin kính tặng cây thánh giá bằng gỗ. Ông Joseph Myat Soe, một người Kachin, cho biết những người làm cây thành giá này này đang trú ẩn tại trại tỵ nạn ở Winemaw. Sở dĩ họ phải ở trong trại tỵ nạn vì nhóm sắc tộc Kachin có vũ trang đang nổi dậy chống chính quyền Miến Điện..

Ông Myat Soe cho biết thêm: ”Người Công Giáo Kachin muốn tặng Đức Giáo Hoàng cây Thánh Giá vì họ muốn bày tỏ lòng ao ước được sống hòa bình trong một quốc gia Kachin vì chỉ ở đó họ mới có thể tham dự thánh lễ, còn nếu bị tuỳ thuộc vào Yangon sẽ không được tham dự thánh lễ vì hoàn cảnh nghèo khó của họ”

ĐGM phụ tá giáo phận Yangon John Saw Han cho biết, dù đang trong tình trạng chiến tranh và hoàn cảnh kinh tế nghèo khó, khoảng 5000 người Kachin cũng về Yangon để đón tiếp ĐGH và cùng cầu nguyện với Ngài cho nền hoà bình đất nước của họ.

Một bạn trẻ người Kachin cho cơ quan thông tấn Fides biết: “Chúng tôi sẽ làm mọi thứ để được gặp ĐGH vì đây là cơ hội độc nhất để được gặp Ngài”.

Được biết cuộc nổi dậy của người Kachin đòi độc lập khỏi sự cai trị của người Miến đã khởi sự từ năm 1965. Đến năm 2010, hai bên đạt được thỏa thuận ngừng bắn, nhưng đến năm 2015, chíến tranh giữa người Kachin và quân đội Miến Điện lại tái diễn. Do vậy, ngày nay hàng trăm ngàn người Kachin vẫn phải chạy trốn tìm nơi ẩn náu tại các trại tỵ nạn.
 
Tông du Miến Điện: Đức Phanxicô gặp Tướng Tư Lệnh Quân Đội
Vũ Văn An
16:27 27/11/2017
Theo Đài BBC, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gặp Tư Lệnh Quân Đội Miến Điện, Tướng Min Aung Hlaing, người bác bỏ việc kỳ thị tôn giáo trong chiến dịch quân sự tại tiểu bang Rakhine.

Đức Giáo Hoàng gặp Tướng Hlaing chỉ trong vòng vài giờ sau khi ngài đặt chân lên đất Miến Điện.

Theo đăng tải mới nhất trên Facebook, Tướng Hlaing nói với Đức Giáo Hoàng rằng “Không có bất cứ việc kỳ thị tôn giáo nào ở Miến Điện và có tự do tôn giáo (ở đây)”. Không có tường trình nào về câu đáp lễ của Đức Giáo Hoàng.

Miến Điện cho rằng họ làm cuộc tiễu trừ ở Rakhine để loại bỏ gốc rễ cuộc nổi loạn bạo động, dù dư luận quốc tế coi đó là điển hình thanh trừng sắc tộc.

Hãng tin Zenit cho biết cuộc gặp mặt Tướng Tư Lệnh Quân Đội Miến của Đức Phanxicô diễn ra tại Tòa Tổng Giám Mục Yangoon. Cuộc gặp gỡ riêng này, một cuộc gặp gỡ mới được thêm vào chương trình thăm viếng, và thoạt đầu được dự tính vào ngày 28 tháng 11, nhưng đã được đưa lên ngày 27, ngày đầu chuyến viếng thăm. Nó chỉ kéo dài chừng 15 phút từ 5 giờ 55 chiều giờ địa phương tới 6 giờ 10.

Theo Ông Greg Burke, phát ngôn viên Tòa Thánh, cuộc thảo luận là dịp để nhấn mạnh “trách nhiệm lớn lao của các nhà cầm quyền đất nước trong giờ phút chuyển tiếp này”. Qủa thực, Quân Đội Miến Điện hiện đang nắm giữ một phần quyền lực.

Cuộc gặp gỡ chấm dứt bằng nghi thức tặng quà: Đức Giáo Hoàng tặng Tướng Hlaing một huy chương của Cuộc Tông Du, trong khi Tướng Hlaing tặng Đức Giáo Hoàng một cây đàn hình chiếc thuyền và một bát gạo có trang trí.

Tướng Min Aung Hlaing được tháp tùng bởi một phái đoàn gồm bốn sĩ quan cao cấp: 3 vị thuộc Phòng Hành Quân Đặc Biệt: các Tướng Tun Tun Naung, Than Tun Oo và Soe Htut, vị thứ tư là Trung Tá Aung Zaw Lin.

Cuộc trao đổi diễn ra có sự hiện diện của một thông dịch viên của Giáo Hội Miến Điện, người sẽ tháp tùng Đức Phanxicô trong suốt chuyến tông du lần thứ 21 của ngài.

Chính Đức Hồng Y Charles Bo, Tổng Giám Mục Yangon, đã khuyến cáo cuộc gặp gỡ này khi ngài yết kiến Đức Phanxicô ngày 18 tháng 11 vừa qua. Đức Tổng Giám Mục giải thích: Mục đích “không phải để cổ vũ những gì [vị Tướng này] thực hiện, nhưng để đối thoại với ông… Có lẽ nó sẽ làm dịu trái tim ông và điều này, có lẽ, sẽ là bước đầu tiến tới hòa bình”.
 
Ngày đầu chuyến viếng thăm Miến Điện của Đức Phanxicô
Vũ Văn An
17:38 27/11/2017
Hãng Associated Press cung cấp bản tin ghi nhanh ngày 27 tháng 11 về chuyến viếng thăm Miến Điện của Đức Phanxicô:

12 giờ 30 trưa

Hàng ngàn người Công Giáo khắp Miến Điện đã tới thành phố lớn nhất của xứ sở là Yangon để nghinh đón Đức Giáo Hoàng Phanxicô tới viếng thăm.

Đức Giáo Hoàng sẽ tới đây vào buổi chiều thứ Hai. Chuyến viếng thăm của ngài sẽ bao gồm các cuộc hội kiến với các nhà lãnh đạo Miến Điện trước khi qua Bangladesh.

Cha Brang Htoi, từ tiểu bang Kachin tới đây, với 1,600 người Công Giáo để nghinh đón Đức Giáo Hoàng tại phi trường. Ngài nói: “chúng tôi rất phấn chấn được nghinh đón ngài”.

Người Công Giáo chỉ là một trong các nhóm tôn giáo thiểu số tại Miến Điện với hơn 660,000 người, chỉ hơn 1 phần trăm tổng số 52 triệu người dân.

1 giờ 30 chiều

Đức Giáo Hoàng đã tới Yangon trong chuyến viếng thăm để khuyến khích các cộng đồng Công Giáo bé nhỏ ở Miến Điện và Bangladesh.

Tại phi trường vào buổi chiếu, ngài đã được nghinh đón bởi các viên chức Công Giáo địa phương. Hàng ngàn người Công Giáo từ khắp nước đã dồn về Yangon, nhiều người vẫy cờ khi thấy xe ngài băng qua lộ trình, chơi các bản nhạc cổ truyền và mặc các trang phục thuộc sắc tộc của họ.

Đức Phanxicô sẽ gặp riêng nhà lãnh đạo dân sự, Aung San Suu Kyi, tư lệnh quân đội nhiều quyền hành và các tu sĩ Phật Giáo khi ở thăm Miến Điện.

2 giờ 00 chiều

Người Hồi Giáo Rohingya bị giới hạn ở một trại sơ tán ở Miến Điện nói rằng họ hy vọng Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ gọi tên họ như trước đây ngài đã làm lúc cầu nguyện cho người Rohingya như anh chị em.

Giáo Hội Công Giáo địa phương, trái lại, công khai khẩn khoản xin ngài đừng dùng tên gọi trên, là tên được dân chúng địa phương tránh dùng, vì người Rohingya không được thừa nhận là một thiểu số sắc tộc trong xứ sở.

Hơn 600,000 người Rohingya đã chạy trốn qua Bangladesh, nhưng hơn 100,000 người bị giới hạn trong các trung tâm sơ tán trông giống như trại tập trung tại thủ phủ Sittwe, tiểu bang Rakhine từ năm 2012.

Faizel, một người Rohingya 27 tuổi ở trại Sittwe, nói rằng các cư dân hy vọng chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng sẽ mang lại các hiệu quả tích cực. Nhưng anh sợ Đức Giáo Hoàng có thể không sử dụng danh xưng Rohingya vì bị áp lực.

Faizel nói: “Mọi người Rohingya đơn giản chỉ muốn được đối xử y hết các con người nhân bản khác mà thôi”.

7 giờ 00 tối

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gặp gỡ Tướng Tư Lệnh Quân Đồi nhiều quyền lực và nói về “trách nhiệm lớn lao” của các nhà cầm quyền trong thời gian chuyển tiếp của Miến Điện.

Vatican nói rằng cuộc hội kiến với Tướng Min Aung Hlaing và 3 sĩ quan cao cấp của Phòng Hành Quân Đặc Biệt Miến Điện diễn ra tối thứ Hai tại tòa Tổng Giám Mục Yangon và kéo dài 15 phút.

Phát ngôn viên Vatican, Greg Burke, không cung cấp các chi tiết của cuộc hội kiến riêng này, chỉ cho biết “các vị nói tới trách nhiệm lớn lao của các nhà cầm quyền đất nước vào giờ phút chuyển tiếp này”.

Tướng Min Aung Hlaing chịu trách nhiệm các cuộc hành quân tại tiểu bang Rakhine, nơi các lực lượng an ninh đã phát động một chiến dịch mạnh mẽ chống lại người Hồi Giáo Rohingya, một chiến dịch từng khiến hơn 600,000 người chạy qua lân bang Bangladesh trong điều Liên Hiệp Quốc gọi là chiến dịch “thanh trừng sắc tộc”.
 
Top Stories
Histoire Et Activités De La Mission Catholique Vietnamienne De Paris
Trần Văn Cảnh
18:33 27/11/2017
Ce petit texte sur « Histoire et Activités de la Mission Catholique Vietnamienne de Paris » a été rédigé, le 16.11.2017, à l’intention de tous les amis qui s’intéressent à la Mission Catholique Vietnamienne de Paris, à son histoire et à ses activités.

INTRODUCTION

En période de développement, La Mission Catholique Vietnamienne de Paris (MCVP) [ ] est en train de célébrer son 70ème anniversaire et vient d’accueillir solennellement, le dimanche 10 Septembre 2017, le Père Gilbert Nguyen Kim Sang, le 10ème et Nouveau Directeur De La MCVP. C’est le bon moment de se rappeler de la petite histoire de notre Mission.

La MCVP fut officiellement reconnue grâce à l’approbation de son règlement intérieur, le 01 Octobre 1947, par le Secrétaire général de l’Episcopat de France, Mgr CHAPPOULIE. Grâce à cette reconnaissance, la MCVP a pu s’accroître à partir de cette même année 1947 grâce au dévouement des prêtres étudiants Cao Văn Luận, Trần Văn Hiến Minh, Trần Thanh Giản,…et se développer à partir de 1980 sous la direction du père Joseph Mai Đức Vinh.

Son histoire réelle a été pourtant démarrée il y a 160 ans avant, depuis 1787, avec l’arrivée des explorateurs vietnamiens catholiques en France.

Cela dit, dans cette histoire de la Mission Catholique Vietnamienne de Paris, longue de 230 années, 1787-2017, trois périodes se sont reconnues: L’exploration, 1787-1947; puis la reconnaissance et la croissance, 1947-1980; et enfin le développement, 1980-2017.

1- LA PERIODE D’EXPLORATION, 1787-1947

C’est la période longue de 160 ans, 1787-1947, dans laquelle la MCVP n’est pas encore reconnue. Mais c’est une période importante, car grâce à l’arrivée des explorateurs, des communautés catholiques vietnamiens se sont formées au fur et à mesure, puis évoluées en des organisations solides. Cette période sera caractérisée par deux phases: l’arrivée des premiers explorateurs vietnamiens en France et la création des communautés et associations.

11- La phase de l’arrivée des premiers explorateurs catholiques vietnamiens en France, 1787-1942. Ce sont d’abord les diplomates qui ont été envoyés en France par les rois d’Annam. En 1787: La délégation Pierre Pigneau de Behaine envoyée par Nguyễn Phúc Ánh, avec le prince Nguyễn Phúc Cảnh, le père Hồ Văn Nghi, …; En 1824: Monsieur Chaigneau (son épouse Mme Hồ Thị Huệ fut décédée) avec ses 11 enfants et Monsieur Vannier avec son épouse Nguyễn Thị Sen et ses 10 enfants retournent s’installer définitivement en France. Ils créent ainsi la première communauté vietnamienne en France avec 22 catholiques vietnamiens; En 1840: la délégation Trần Viết Xương envoyée par Minh Mạng, avec Tôn Thất Thường, le séminariste Lê Húc,..; En 1863: la délégation Phan Thanh Giản envoyée par Tự Đức, avec Trương vĩnh Ký, le père Nguyễn Hoàng,.. En 1867: la délégation Nguyễn Trường Tộ envoyée par Tự Đức, avec Mgr Gauthier,…

Ensuite en 1914-1918 ce sont les 50.000 tirailleurs et travailleurs; et en 1939-1945, 34.000 autres recrutés par la France pour venir participer aux 2 guerres mondiales en France. Puis, entre les 2 guerres, autour de 1.500 jeunes étudiants vietnamiens qui sont partis en France pour perfectionner leurs études. Parmi ceux-ci, se trouvent le prince Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, le futur roi Bảo Đại, Mlle Nguyễn Hữu Thị Lan, la future impératrice Nam Phương.

12- La phase de la création des communautés et organisations catholiques vietnamiennes, 1942-1947. Parmi les vietnamiens qui sont venus en France depuis 1787, beaucoup sont repartis au Vietnam. Un nombre pourtant important reste en France et se regroupe en communautés et en organisations.

Trois organisations catholiques vietnamiens ont été créées: l’Association des catholiques vietnamiens de Paris, créée par le père Cao Văn Luận en 1942; l’Association du clergé vietnamien, créé en 1945 par les 17 prêtres membres: Lê văn Ấn*, Trịnh quốc Bồng (Thanh Hóa), Bửu Dưỡng, Hoàng văn Đoàn*, Nguyễn văn Hiền*, Đinh văn Hưởng, Nguyễn văn Khiết, Nguyễn văn Lập (Huế), Nguyễn huy Mai* (Hà Nội), Cao văn Luận (Vinh), Lê văn Lý (Hà Nội), Phạm văn Nhân (Hànội), Nguyễn ngọc Quang*, Trần văn Thiện*, Nguyễn hữu Tiến, Nguyễn thế Vinh (Hànội), Trần văn Triệu, (*deviendront évêques plus tard), et la Fédération catholique vietnamienne de France créée par le père Cao Văn Luận et M Trương Công Cừu en 1946 ( ). A cette date, 47 communautés catholiques vietnamiennes ont été formées, partout en France.

Dans cette période d’exploration, avec une organisation souple, chaque chrétien, prêtre aumônier engagé ou laïc pratiquant impliqué se débrouille et s’organise personnellement et souvent individuellement. Mais au fur et à mesure, un nombre d’activités collectives ont été proposées et organisées: les activités spirituelles, liturgiques et de sacrements, les activités de la charité chrétienne et d’évangélisation, etc….

2- LA PERIODE DE RECONNAISSANCE ET DE CROISSANCE, 1947-1980

Cette deuxième période est longue de 33 ans, 1947-1980, où la Mission Catholique Vietnamienne est officiellement reconnue par l’Archidiocèse de Paris sous les 3 noms différents. Ces trois noms marquent les trois phases de cette deuxième période: La Fédération Catholique Vietnamienne de France; la Mission Catholique Vietnamienne de France; et la Paroisse vietnamienne de Paris.

21- La phase de La Fédération Catholique Vietnamienne de France, 1947-1952 avec les 3 prêtres aumoniers: Le Père Trần Văn Hiến Minh, 1947-1950; Le père Trần Thanh Giản, 1950-1951; Le Père Nguyễn Quang Lãm, nommé aumonier par l’Episcopat du Vietnam, 1951-1952.

22- La phase de la Mission Catholique Vietnamienne de France, 1952-1977 avec les 3 mandats des 3 prêtres directeurs: Le Père Nguyễn Bình An, nommé Directeur par l’archevêque de l’archidiocèse de Paris, 1952-1955 (avec l’accord préalable de l’Episcopat du Vietnam); Le père Trần Thanh Giản, Directeur de la Mission (sans nomination officielle), 1955-1971; Le père Nguyễn Quang Toán, nommé Directeur par Mgr Daniel Pérézil, 1971-1977.

23- La phase de la Paroisse vietnamienne de Paris, 1977-1980 avec 2 mandats des 2 prêtres directeurs: Le Père Trương Đình Hòe, nommé par Mgr Daniel Pérézil, 1977-1979; Le père Lương Tấn Hoằng, nommé par Mgr Georges Gilson, 1979-1980.

Dans cette période de reconnaissance et de croissance, il y a une création importante des projets, des activités et des organisations.

Des projets: 1- Le projet de la reconnaissance de la Fédération Catholique Vietnamienne de France, lancé entre 1947 et 1950 par le père Trần Văn Hiến Minh; 2- Le projet de la nomination des aumoniers et directeurs, lancé en 1951-1952 par le père Trần Thanh Giản; 3- Le projet de la recherche d’un local pour la mission lancé en 1955-1971 par le père Trần Thanh Giản; et 4- Le projet de la définition du statut des prêtres travaillant à la Mission Catholique Vietnamienne de Paris, lancé en 1977-1979 par le père Trương Đình Hòe.

Des activités: spirituelles, de sacrements, prières, retraites, des publications, périodiques, conférences, études, actions sociales, accueil des réfugiés vietnamiens 1975-1985, aides, solidarité,. .

Des organisations nouvelles: Association des étudiants (1947), Association des travailleurs-salariés (1947), Association des femmes (1947), Association des fonctionnaires (1951); Légio Mariae (1970), Association des mères catholiques (1971), Des groupes de jeunes en différentes spécialités (1977), des chorales (1977),..

3- LA PERIODE DE DEVELOPPEMENT, 1980-2017

Cette troisième période est longue de 37 ans, 1980-2017, où la Mission Catholique Vietnamienne de Paris a fait un développement impressionnant de projets et d’activités, grâce à plusieurs associations pastorales et des lieux de culte. Ce développement a pu se réaliser grâce à un objectif collectif et à un résultat d’union chrétienne entre les membres de la mission que le père directeur Mai Đức Vinh a pu fixer et obtenir. En plus, il a bénéficié de la confiance des 3 cardinaux Marty, Lustinger et Vingt-Trois qui lui ont renouvelé plusieurs mandats, parcourant un temps long de 37 ans, 1980-2017.

Grâce à ces facteurs positifs, avec ses collaborateurs officiels des Conseils Pastoraux successifs et des volontaires en provenance de tous les milieux et générations de la Mission, le père Mai Đức Vinh a pu concevoir et réaliser 7 projets importants permettant des développements multi-dimensionnels. Presque tous les paroissiens participent aux activités de la paroisse; La paroisse est à chacun et à tous les paroissiens.

31- Création du système organisationnelle du Conseil Pastoral de la Mission, 1980-1983: 1- Création du Club de la théologie laïque (1980) permettant aux paroissiens de se rencontre et de se connaître; 2- Création et organisation des lieux de culte en banlieue (1981); 3- Création des associations, mouvements et groupes de l’action catholique (1982); 4- Rédaction du règlement intérieur et création du Conseil Pastoral (1983).

32- Développement de la culture et de l’éducation chrétienne, 1984-1989: 1- Création du Bulletin mensuel d’information de la Mission Catholique Vietnamienne (1984); 2- Réhabilitation des locaux et création du Livre d’Or des locaux (1984-1997); 3- Création du mouvement eucharistique de jeunes et création du repas du Tết (1986); 4- Formation du personnel ecclésiastique du 1er diacre permanent Girard Xavier (1987); 5- Assister à la canonisation des Saints Martyrs du Vietnam à Rome (1988); 6- Création de l’association de soutien des vocations à la vie consacrée (1989).

33- Développement de la vie spirituelle et familiale, 1990-1996: 1- Création de la bibliothèque (1990); 2- renforcement du personnel ecclésiastique de la direction (1991); 3- Développement de la vocation consacrée (1992); 4- Création du mouvement Cursillo (1993); 5- Stratégie à mobiliser les partenaires concernés à réaliser des travaux des locaux (1994); 6- Création de l’équipe pastoral de la famille (1995); 7- Création de la journée d’anniversaire du mariage (1996); .

34- Développement de la culture, des locaux et de la solidarité, 1997-2001: 1- Rédaction et publication des livres (1997); 2- Recherche du nouveau local, réception du local de la rue des Epinettes 75017 Paris et travaux de réhabilitation (1998-2004) 3- Transfert du local Boissonnade, 75014 Paris à la communauté Coréenne (1998); 4- Préparation à créer le mouvement de la solidarité professionnelle (1999); 5- Création du Mouvement de la Solidarité Professionnel dans les 5 métiers où il y a beaucoup de travailleurs et salariés vietnamiens: Experts, Taxi, Commerce, Service, Construction (2000); 6- Mise à jour du règlement intérieur du Conseil Pastoral (2001).

35- Développement de la gestion financière, 2002-2007: 1- Création du site internet de la paroisse http://giaoxuvnparis.com/ (2002); 2- Création du groupe « Denier du culte » et d’autonomie financière de la paroisse (2003); 3- Année d’évangélisation, rédaction et publication du livre « Culture et Foi » (2004); 4- Création du nouveau lieu de culte à Antony (2005); 5- Année de la solidarité de la Bonne Nouvelle, Rédaction et publication du livre « La culture familiale »(2006); 6- Année de grâce, 60ème anniversaire de la reconnaissance de la Mission Catholique Vietnamienne de Paris par l’Episcopat de France (1947-2007).

36- Développement de l’intégration de la Mission dans les activités pastorales du Diocèse de Paris, 2008-2013: 1- La solidarité de la Bonne Nouvelle: création de la semaine des malades, de la charité chrétienne, de l’évangélisation, de l’activité Tobia (2008); 2- L’année des prêtres: développer le groupe des jeunes serviteurs de la messe et l’association de la promotion des vocations (2009); 3- Célébration de l’Année de Grâce 2010 avec l’Eglise du Vietnam (2010); 4- L’année de la famille et de la jeunesse (2011); 5- L’année de la solidarité de la foi (2012); 6- L’année de la foi, 25ème anniversaire de la béatification des 117 saints martyres du Vietnam et 7- création du 8ème lieu de culte de la paroisse à Sevran (2013).

37- Recherche d’un nouveau local répondant aux besoins de la Mission, 2014-2017: 1- L’année de l’appel, l’ouverture du projet de recherche d’un nouveau local (2014); 2- L’année de l’évangélisation, la recherche active de local et de don pour le Livre d’Or (2015); 3- L’année de « l’annonce de la miséricorde », des difficultés de recherche du nouveau local (2016); 4- L’année pour « les 100 ans des apparitions de la Vierge », décision d’arrêter la recherche du nouveau local, de fermer la collecte de don du Cahier d’or, et de rester dans le local de Paris (2017).

Après 40 ans de travail pour la Mission Catholique de Paris, dont 37 ans comme directeur, Mgr Joseph Mai Đức Vinh a obtenu l’autorisation de partir à la retraite à partir du lundi, 03 Juillet 2017. Il y laisse une organisation bien conçue et bien réalisée, avec une multitude des activités, des lieux de culte, des organisations, des mouvements, des associations, des groupes pastoraux, et un capital important pour la Mission sur le compte du diocèse de Paris. Il s’agit d’une somme de 2.125.515,00€.

Un nouveau directeur de la Mission a été nommé par l’archidiocèse de Paris pour un mandat de 3 ans renouvelable. C’est le père Gilbert Nguyễn Kim Sang.

CONCLUSION

L’histoire de la Paroisse Vietnamienne de Paris se développe grandement, et évolue toujours autour des 3 pôles: Connaître le Christ; Se connaître soi-même; Connaître ce qu’il faut faire pour s’approcher de plus en plus du Christ.

Paris, le 27/11/2017,

Trần Văn Cảnh
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo Xứ Tân Phú – Ca Đoàn Cecilia Mừng Lễ Bổn Mạng
Phương Nga
09:08 27/11/2017
“ Ai nghẹn ngào ra đi gieo giống –Mùa gặt mai sau khấp khởi mừng”(TV 125)

Hàng năm,Giáo Hội Công Giáo đều dành riêng tháng 11 để kính nhớ các Thánh trên trời,các Thánh Tử đạo và cầu nguyện cho các linh hồn nơi Luyện ngục.Cùng trên tinh thần ấy,giáo xứ Tân Phú và đặc biệt ca đoàn Cecilia đã hân hoan mừng kính Thánh nữ Cecilia thành Roma Tử đạo (200-230) là bổn mạng của ca đoàn vào lúc 17g 30 ngày 22-11-2017 tại thánh đường của giáo xứ.

Xem Hình

Hiện diện có Cha Phó Giuse Phạm Công Minh chủ sự thánh lễ,Quý Sơ,Quý Ân nhân,Hội đồng Mục vụ Xứ họ,Đại diên các đoàn thể giáo xứ và nhất là các Cựu ca viên hôm nay cũng quy tụ về khá đông đủ.

Để chuẩn bị cho buổi lễ được long trọng ca đoàn Cecilia đã tập hát hàng tháng,trang trí bàn thờ Thánh nữ tại nhà thờ và cả phòng tiệc Hoa viên giáo xứ.Chị ca trưởng và các ca viên cũng trang trọng trong đồng phục áo dài xanh ngọc và cài hoa hồng trên áo.

Đúng 17g30,thánh lễ bắt đầu,ca đoàn hát ca khúc “Cung Đàn Cecilia”nghe thánh thót và êm dịu,Cha chủ sự trong lễ phục đỏ bước lên bàn thánh.Cha nói

” Hôm nay giáo hội,giáo xứ mừng kính Thánh nữ Cecilia Tử đạo,cách riêng với ca đoàn Cecilia của giáo xứ đã nhận ngài là bổn mạng.Xin cho ca đoàn Cecilia được noi gương Thánh Quan thày là không ngừng dâng lời ca tiếng hát lên Thiên Chúa với tất cả trái tim của mình và để dâng thánh lễ được Chúa thương nhận,chúng ta cùng ăn năn xám hối tội lỗi của mình.

Theo bài Tin mừng Thánh Luca(19,11-28) Cha chia sẻ:

Cả hai bài sách Thánh và bài Tin Mừng đều khá dài,đó là Chúa muốn chúng ta phải kiểm điểm lại cuộc sống của mình vào những ngày cuối năm phụng vụ này;là thần dân của Chúa chúng ta đã xử dụng những nén bạc như thế nào?xử dụng những thời gian của Chúa ra sao?Vì từ khi được chịu phép Rửa tội,là Chúa đã trao cho chúng ta những nén bạc với ơn siêu nhiên,dù ở bậc vợ chồng,con cái chúng ta đều có kho tàng để dành.

Trong bài Tin Mừng hôm nay, hai đày tớ đã biết xử dụng thời gian của cảo Chúa trao cho,vì biết sinh lợi ;họ là những Kitô hữu biết sống Đạo và giữ Đạo,còn tên đày tớ cuối cùng giữ nén bạc đem chôn giấu là chuyên viên giữ Đạo mà không sống Đạo như thánh Giacôbê nói “Đức Tin không có việc làm là đức Tin chết”

Mừng bổn mạng Thánh nữ Cecilia Tử đạo với hình ảnh Bà ngồi bên cây đàn.Không biết Thánh nữ có hát hay và sáng tác bài ca nào không?nhưng Thánh nữ là một cung nhạc diệu vợi dâng lên Chúa.

Cuộc đời Thánh nữ được kết dệt bằng những nốt nhạc từ trái tim,từ tình yêu và từ sự dâng hiến.Khi ra pháp trường mà hân hoan như đi dự tiệc và vui chơi.

Cung đàn cao vút của thái độ tín thác,cung đàn tuyệt diệu của thái độ yêu thương,cung đàn Cecilia còn vang vọng đến ngàn sau,cung đàn Cecilia nâng chúng ta thoát khỏi tục lụy.

Ca đoàn Cecilia nhận Thánh nữ làm bổn mạng với hai mục đích: Xin Thánh nữ cầu bầu cho chúng ta trước tòa Thiên Chúa và noi gương bắt chước Bà về những gương sáng lòng can đảm và đức Tin vững mạnh vào Thiên Chúa.Ca đoàn Cecilia sẽ không chỉ hát trong thánh đường thôi,mà còn hát trong cuộc đời,một đời sống dâng hiến trọn vẹn cho Chúa và cho giáo hội cùng anh chị em mình.

Cầu chúc cho ca đoàn Cecilia cất tiếng hát lên giúp cho cộng đoàn nâng tâm hồn lên cùng Chúa và giúp cho danh Chúa được cả sáng Amen.

Sau truyền phép Bánh và Rượu Cha chủ sự Giuse cũng cầu nguyện cho các linh hồn nơi luyện ngục ,các linh mục tu sĩ, thân nhân ân nhân của ca đoàn,các ca viên cùng những chị em hôm nay nhận Thánh nữ Cecilia làm bổn mạng.

Trước khi ban phép lành Cha mời cộng đoàn vỗ tay chúc mừng Ca đoàn Cecilia và những người có tên Thánh Cecilia được Chúa luôn tuôn đổ nhiều ơn lành mãi mãi.

Cha chủ sự Quý Ân nhân cùng Ca đoàn Cecilia chụp hình lưu niệm sau bài kết lễ “ Tình khúc Cecilia” do chính Ca trưởng Ngọc Anh sáng tác.Cộng đoàn ra về trong niềm tin yêu vào Chúa qua sự bầu cử của Thánh nữ Cecilia Tử đạo và quyết tâm noi gương Thánh nữ về sự can đảm và son sắt trong Đức Tin,đức Cậy và đức Mến.

LƯỢC SỬ CA ĐOÀN CECILIA :

Ca đoàn Cecilia là một trong những ca đoàn được thành lập đầu tiên của giáo xứ Tân Phú (khoảng năm 1967) do Cha cố Tiên khởi Đaminh Đinh Xuân Hải, và sinh hoạt qua các thời kỳ Cha cố Tiền nhiệm Gioan Baotixita Ngô Xuân Hảo,Cha cố Tôma Trần Quốc Phú ,Cha cố Đaminh Vũ Nguyên Thiều và cho đến nay là Cha xứ Đương nhiệm Giuse Lê Đình Quế Minh.

Trong thời kỳ Cha cố Đaminh Vũ Nguyên Thiều quản xứ các ca đoàn đều hoạt động và phát triển mạnh mẽ vì Cha cố Thiều là một nhạc công xử dụng thành thạo được nhiều loại nhạc cụ và rất yêu mến âm nhạc nên đã đầu tư khá công phu cho việc xây dựng các Ca đoàn của giáo xứ.

Ca trưởng đầu tiên của Ca đoàn là Chị Maria Nguyễn Thị Hoa( Con Bà quản Tuần)kế nhiệm là chị Anna.Cecilia Vũ Thị Nga (hiện nay là Biên tập tin Phương Nga của Tổng giáo phận Sài Gòn),chị Maria Đinh Thị Mây (U.S.A) và Đương nhiệm là chị Anna Nguyễn Thị Ngọc Anh (giáo xứ Tân Phú, từ năm 1990-2017)

Các nhạc trưởng đã dày công rèn luyện cho Ca đoàn là Cha Giuse Đinh Quang Thịnh (đã mất ngày 10-06-2017 tại giáo xứ Mai Khôi –Quận 5) nhạc sĩ Phêrô Alc Bùi Thế Thông( Hội nhạc sĩ Công Giáo Việt Nam- giáo xứ Gia Yên-Xuân Lộc –Đồng Nai )Chị Maria Lê Thị Bạch Yến( Ban Truyền thông TGP Sài Gòn ) Thày Giuse Hòa và Thày Nguyễn Công Hỷ(giáo xứ Tân Phú)

Với 25 nữ Ca viên,phụ trách hát lễ thứ Hai,thứ Tư và thứ Sáu lúc 5g (Lễ thứ 2) Ca đoàn được sự hướng dẫn của Ca trưởng kiêm Nhạc trưởng Anna Nguyễn Thị Ngọc Anh ( giáo xứ Tân Phú) được biết chị cũng sáng tác một số ca khúc để phục vụ hát lễ và một trong đó là “Tình Ca Cecilia” mà ca đoàn đã xử dụng trong thánh lễ bổn mạng hôm nay.

Phương Nga
 
Giáo Đoàn KiTô Vua Lakemba Sydney Mừng Kính Bổn Mạng
Diệp Hải Dung
09:14 27/11/2017
Chiều Chúa Nhật 26/11/2017 các Đoàn thể, Quan Khách Úc Việt và các Giáo đoàn bạn đã đến nhà thờ St. Therese Lakemba Sydney tham dự Lễ mừng kính Đức KiTô Vua Quan Thầy của Giáo Đoàn, Ca đoàn và Xứ đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể và Lòng Chúa Thương Xót Lakemba Sydney.

Xem Hình

Trước khi cử hành Thánh Lễ, mọi người tập trung trong khuôn viên nhà thờ, Cha Gary Rawson Chính xứ La kemba xông hương kiệu Thánh tượng Chúa KiTô Vua sau đó Thánh Tượng được rước vào nhà thờ. Cuộc kiệu rất long trọng và trang nghiêm, đi đầu Thánh Giá nến cao, cờ Úc Việt , cờ Hội Thánh, Thiếu Nhi Thánh Thể, Legio Mariae, Phong Trào Lòng Chúa Thương Xót, Hội Các Bà Mẹ Công Giáo, quan khách Úc Việt và Giáo dân.

Khi Thánh Tượng được rước vào nhà thờ và an vị trên cung thánh. Cha Nguyễn Văn Tuyết Đặc trách Giáo Đoàn Lakemba, Cha Gary Rawson Chính xứ Lakemba, Cha Tuyên úy Trưởng Bùi Sơn Lâm, Hoàng Tâm, dòng thánh Augustino và Cha Nguyễn Văn Thuyết cùng hiệp dâng Thánh lễ.

Sau nghi thức cung nghinh Phúc Âm do các em Thiếu Nhi Thánh Thể phụ trách. Trong bài giảng Cha Nguyễn Văn Tuyết nói về các bài đọc hôm nay mời gọi chúng ta suy niệm về vị Vua mà chúng ta sùng kính và đâu là bằng chứng đích thực để có thể tuyên xưng rằng chúng ta thuộc vào vương quốc của Người…Một trong những điều kiện để là thành viên của Vương quốc này việc giúp đỡ những người cần giúp đỡ: Khi ta đói các ngươi cho ăn, khi ta khát các người cho uống, …

Trước khi kết thúc Thánh lễ, Cha Gary Rawson ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Giáo Đoàn kế tiếp anh Nguyễn Ngọc Khiêm Phó Chủ tịch CĐCGVN TGP Sydney lên ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Giáo đoàn, Ca đoàn, Xứ đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể và Lòng Chúa Thương Xó, đặc biệt cám ơn quý thành viên Ban Mục Vụ Giáo Vu Giáo đoàn, đã góp sức đồng hành với những sinh hoạt trong Giáo đoàn và Cộng Đồng mỗi ngày thăng tiến hơn. Sau cùng Anh Nguyễn Ngọc Sinh Trưởng Ban Mục Vụ Giáo Đoàn Lakemba lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, qúy Sơ, quý Quan Khách và mọi người đã đến tham dự Thánh lễ mừng kính Bổn Mạng Giáo Đoàn. Đặc biệt anh cũng cám ơn quý ân nhân đã góp công góp của giúp cho Giáo Đoàn có đủ phương tiện tổ chức mừng Bổn Mạng được tốt đẹp. Sau cùng ông cám ơn Ca đoàn đã giúp cho Thánh lễ thêm phần sốt sắng.

Sau Thánh lễ mọi người cùng ở lại tham dự tiệc liên hoan mừng Bổn Mạng bên sân trường của nhà thờ và thưởng lãm văn nghệ.

Diệp Hải Dung
 
Cộng đồng CGVN Giáo phận Orange, Nam Cali mừng Đại Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
William Nguyễn
11:17 27/11/2017
Cộng đồng CGVN Giáo phận Orange, Nam Cali mừng Đại Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
Hình ảnh Đại Lễ tại Bren Events Center, Đại học UCI

 
Video Vũ đòan GP Orange và Trống Thiên Ân trong Đại Lễ mừng CTTĐVN tại UCI 26.1.2017
VietCatholic Network
13:02 27/11/2017
Cộng đồng CGVN giáo phận Orange Nam Cali mừng Đại lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam ngày 26.11.2017 tại Bren Events Center, Đại học UCI:
Xem hình ảnh Đại Lễ
Video: Các Vũ đòan CGVN Orange và Tiếng Trống Thiên Ân
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
 
Hội Dòng Ảnh Phép Lạ Kon Tum Mừng Kỷ Niệm 70 Năm Thành Lập Và Mừng Hồng Ân Khấn Dòng
Trương Trí
19:11 27/11/2017
Miền Truyền giáo Kon Tum là mãnh đất màu mở cho công cuộc truyền giáo ở Tây Nguyên. Khởi đầu từ năm 1842, theo chỉ thị của Đức Cha Cuenot, hai vị thừa sai đầu tiên là Miche và Duclos lên đường vượt qua núi rừng âm u và hiểm trở với đôi chân trần, khởi đầu cho cuộc hành trình đầy mạo hiểm và chông gai, cuối cùng cũng bất thành. Tiếp đó cũng thêm nhiều chuyến đi không thành công, nhiều vị thừa sai đã phải bỏ xác lại giữa núi rừng Tây Nguyên. Tuy nhiên, cuối cùng theo Thánh ý Chúa, các Ngài cũng đã tìm ra vùng đồng bằng bên bờ sông Đắc Bla để dựng lên một ngôi Nhà thờ bằng tranh tre đầu tiên, đó là Nhà thờ Tân Hương ngày nay.

Xem Hình

Khó khăn chồng chất khi các ngài phải đối mặt với nhiều sắc tộc, nhiều tiếng nói khác nhau. Tiếp xúc không cùng ngôn ngữ, nhưng các ngài vẫn bền tâm để cuối cùng miền đất Tây Nguyên gồm cả ba tỉnh Kon Tum, Gia Lai và Đăc Lắc được gieo mầm Đức Tin. Tính đến nay, riêng Giáo phận Kon Tum đã có trên 300 ngàn tín hữu, trong đó có đến trên 200 ngàn là sắc tộc thiểu số gồm các sắc dân: Bahnar, Sê Đăng, Rơ ngao, Jơ lơng, Jrai.v.v…

Người dân tộc thiểu số với bản tính như những con thú hoang giữa núi rừng, không chịu sự ràng buộc của bất cứ một điều gì. Do đó việc giáo dục và đưa họ vào khuôn khổ nề nếp là một điều cực kỳ khó khăn. Nhất là chế độ Mẫu hệ đã làm cho vai trò của người phụ nữ dân tộc đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc dạy dỗ con cái. Chính vì điều đó, Đức Cha Jean Sion Khâm đã thao thức rất nhiều để làm thế nào có thể giáo dục các thiếu nữ dân tộc có được một nền giáo dục và đạo đức nhân bản.

Ngài đã hội ý với các cha thừa sai cùng một số nữ tu dòng Nữ tử Bác ái để tìm ra giải pháp. Cuối cùng đề án thành lập một Hội Dòng dành riêng cho các thiếu nữ dân tộc được thành lập. Mãi đến năm 1947, sau khi Đức Cha Jean Sion Khâm gặp và tường trình với Đức Thánh Cha Pio XII thì mới được Tòa Thánh chấp thuận và phê chuẩn ngày 03 tháng 02 năm 1947. Đức Cha công bố thành lập Hội Dòng “Các Chị em Ảnh Phép lạ” ngày 06 tháng 04 năm 1947, chọn Đức Mẹ Ảnh Phép lạ làm bổn mạng vào ngày 27 tháng 11 hàng năm. Ngài chọn mãnh đất trống phía trước Nhà thờ Chính tòa bây giờ, nơi có một gốc sung lớn, cho đến nay gốc sung cổ thụ vẫn còn để chứng kiến những bước tiến đầy chông gai thử thách của Hội Dòng.

Hội Dòng được thành lập trong một bối cảnh đất nước loạn lạc, chiến tranh. Trải qua bao biến cố thăng trầm của thời cuộc, có lúc tưởng như Hội Dòng không thể đứng vững được. Nhưng ý Chúa nhiệm mầu, Hội Dòng Ảnh Phép lạ vẫn tồn tại và phát triển một cách khiêm tốn. Hiện nay chỉ có hơn 150 chị em đã tuyên khấn và phục vụ trên 32 cộng đoàn khắp Giáo phận Kon Tum. Các Yă (tiếng Bahnar gọi các nữ tu) chuyên lo việc chăm sóc những người nghèo khổ, những trẻ em mồ côi, những người già yếu bệnh tật, những người phong cùi .v.v…

Hôm nay, 27 tháng 11 năm 2017, kỷ niệm 70 năm thành lập Hội Dòng Ảnh Phép lạ, tạ ơn Thiên Chúa và Mẹ Maria, đồng thời tưởng nhớ và tri ân những bậc tiền nhân đã khai sang Hội Dòng, trong đó đặc biệt Đấng sang lập là Đức Cha Jean Sion Khâm và các nữ tu dòng Nữ tử Bác ái.

Tối 26 tháng 11, Hội Dòng lần đầu tiên tổ chức Đêm Diễn nguyện, diễn lại hoạt cảnh Đức Cha Jean Sion Khâm và các Cha thừa sai cùng các nữ tu dòng Nữ tử Bác ái bàn bạc việc mở Hội Dòng. Xen vào đó là những vũ điệu dân tộc mà các Ngài đã cố công gìn giữ cho những sắc tộc tồn tại đến hôm nay. Tham dự trong đêm Diễn nguyện có Đức Cha Aloisio Nguyễn Hùng Vị, Giám mục Kon Tum và quí Cha, quí Hội Dòng Nam Nữ, Hiệp sĩ Đại Thánh giá và quí ân nhân từ khắp nơi về chung chia niềm vui với Hội Dòng.

Dọc theo các bờ tường thành của Hội Dòng được trang trí những hình ảnh sinh hoạt của các Cộng đoàn. Chung quanh gốc Sung già gắn bó với Hội Dòng từ khi thành lập là một vườn hoa tươi sắc thắm.

Sáng ngày 27, Thánh lễ trọng thể mừng kỷ niệm 70 năm thành lập và mừng hồng ân Ngọc khánh, Kim khánh của những Yă từng đồng lao cộng khổ với Hội Dòng qua bao năm tháng.

Thánh lễ đồng tế do Đức Giám Mục Giáo phận chủ tế, cùng đồng tế có Đức Cha Phêrô Trần Thanh Chung, nguyên Giám mục Giáo phận và đông đảo linh mục từ khắp nơi về dự. Thánh lễ được diễn ra bằng hai thứ tiếng: tiếng Việt và tiếng Bahnar. Bài Tin mừng cũng được hai thầy Phó tế đọc bằng hai thứ tiếng.

Trong Thánh lễ này, Yă Mẹ Y Byut và các Yă mừng Ngọc khánh, Kim khánh và trên 100 Yă cùng lặp lại lời tuyên khấn.

Đức Giám Mục cũng trao Quyết định sửa đổi Hiến chương và Luật Dòng cho Cha Giám đốc Phê rô Nguyễn Đình Lộc, cũng là Linh hướng của Hội Dòng.

Sau Thánh lễ, Yă Mẹ Y Byut thay mặt Hội Dòng nói lời cảm ơn Đức Cha, quí Cha đã sốt sắng dâng Thánh lễ tạ ơn và cầu nguyện cho Hội Dòng. Cảm ơn các ân nhân, thân nhân đã luôn yêu thương nâng đỡ Hội Dòng trong bao năm qua. Cách riêng, cảm ơn Hiệp sĩ Đại Thánh giá đã luôn đồng hành, yêu thương và gắn bó với Hội Dòng để giúp Hội Dòng ngày càng phát triển.

Trương Trí
 
Đoàn Liên Minh Thánh Tâm Seattle mừng lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ 2017.
Nguyễn An Qúy
19:22 27/11/2017
Chúa Nhật 34 cuối năm phụng vụ, giáo hội mừng lễ Chúa Giêsu Kitô Vua Vũ Trụ. Đoàn Liên Minh Thánh Tâm thuộc giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Seattle long trọng mừng lễ Chúa Giêsu Kitô Vua Vũ Trụ Bổn mạng của Đoàn vào lúc 9:30 sáng Chúa Nhật ngày 26 tháng 11 năm 2017. Thánh lễ được cử hành trọng thể do linh mục Antôn Trần Hữu Lân chủ tế, cùng đồng tế thánh lễ có linh mục chánh xứ Gioakim Đào Xuân Thành và linh mục phụ tá Phanxicô Xaviê Nguyễn Sơn Miên, Ca đoàn Tin Yêu hát lễ. Đúng 9:30 lời dẫn lễ vừa dứt, anh em đoàn Liên Minh Thánh Tâm cùng với nghi đoàn và các linh mục cung nghinh thánh giá tiến lên bàn thánh theo tiếng hát của bài ca nhập lễ do ca đoàn Tin Yêu hát lễ.

Xem Hình

Mở đầu thánh lễ, cha chủ tế chào mừng cộng đoàn dâng lễ, ngài nói: hôm nay cùng với Giáo Hội chúng ta mừng lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ, Chúa là Vua trên hết các Vua, đặc biệt Đoàn Liên Minh Thánh Tâm mừng lễ bổn mạng của Đoàn, chúc mừng toàn thể các thành viên của Đoàn Liên Minh Thánh Tâm trong ngày trọng đại này, xin cho một tràng pháo tay để cùng chào đón nhau( tiếng vỗ tay kéo dài khá lâu)

Thánh lễ được tiếp nối qua phần phụng vụ Lời Chúa. Thánh Matthêu giới thiệu đoạn tin mừng mô tả ngày Chúa đến trong cảnh vinh quang để kết thúc năm phụng vụ: Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Khi Con Người đến trong vinh quang, có hết thảy mọi thiên thần hầu cận, Người sẽ ngự trên ngai uy linh của Người. Muôn dân sẽ được tập họp lại trước mặt Người, và Người sẽ phân chia họ ra, như mục tử tách chiên ra khỏi dê. Chiên thì Người cho đứng bên phải, còn dê ở bên trái.

"Bấy giờ Vua sẽ phán với những người bên hữu rằng: "Hãy đến, hỡi những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy lãnh lấy phần gia nghiệp là Nước Trời đã chuẩn bị cho các ngươi từ khi tạo dựng vũ trụ. Vì xưa Ta đói, các ngươi cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta mình trần, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu các ngươi đã viếng thăm; Ta bị tù đày, các ngươi đã đến với Ta".

"Khi ấy người lành đáp lại rằng: "Lạy Chúa, có bao giờ chúng con thấy Chúa đói mà cho ăn, khát mà cho uống; có bao giờ chúng con thấy Chúa là lữ khách mà tiếp rước, mình trần mà cho mặc; có khi nào chúng con thấy Chúa yếu đau hay bị tù đày mà chúng con đến viếng Chúa đâu?" Vua đáp lại: "Quả thật, Ta bảo các ngươi: những gì các ngươi đã làm cho một trong các anh em bé mọn nhất của Ta đây là các ngươi đã làm cho chính Ta".

"Rồi Người cũng sẽ nói với những kẻ bên trái rằng: "Hỡi phường bị chúc dữ, hãy lui khỏi mặt Ta mà vào lửa muôn đời đã đốt sẵn cho ma quỷ và kẻ theo chúng. Vì xưa Ta đói, các ngươi không cho ăn; Ta khát, các ngươi không cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi chẳng tiếp rước; Ta mình trần, các ngươi không cho đồ mặc; Ta đau yếu và ở tù, các ngươi đâu có viếng thăm Ta!"

"Bấy giờ họ cũng đáp lại rằng: "Lạy Chúa có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói khát, khách lạ hay mình trần, yếu đau hay ở tù, mà chúng con chẳng giúp đỡ Chúa đâu?" Khi ấy Người đáp lại: "Ta bảo thật cho các ngươi biết: những gì các ngươi đã không làm cho một trong các anh em bé mọn nhất của Ta đây, là các ngươi đã không làm cho chính Ta". Những kẻ ấy sẽ phải tống vào chốn cực hình muôn thuở, còn các người lành thì được vào cõi sống ngàn thu".

Bài chia sẻ tin mừng của Cha chủ tế khá ngắn gọn nói lên ý nghĩa của tin mừng hôm nay, ngài nhấn mạnh: xin cho chúng ta tin thật vững vàng Chúa Giêsu là Vua của vũ trụ càn khôn, chúng ta hãy tin tưởng vào quyền năng của Chúa để kiên vững theo Chúa trong cuộc hành trình nơi trần thế.., "khi đề cập đến ngày lễ bổn mạng của đoàn Liên Minh Tâm ngài nói: "xin cho anh em Đoàn Liên Minh Thánh Tâm theo chân Chúa Kitô Vua hầu mang lại sự yêu thương trong gia đình cũng như cộng đoàn giáo xứ..."

Trước khi kết thúc thánh lễ, cha chánh xứ ngỏ lời chúc mừng anh em Đoàn Liên Minh Thánh Tâm, ngài nói: mời tất cả anh em đoàn Liên Minh Thánh Tâm đứng dậy và ngài tiếp: anh em Đoàn Liên Minh Thánh Tâm là những thành viên trụ cột của từng gia đình đã đảm trách nhiều công tác giúp giáo xứ như lo việc phụng vụ thánh lễ, lo việc tiếp đón và nhiều công tác khác giúp giáo xứ, chúc mừng anh em Liên Minh Thánh Tâm trong ngày mừng bổn mạng, xin Chúa chúc lành cho tất cả đoàn viên Liên Minh Thánh Tâm và gia đình, mời quý cha cùng chúc lành cho Đoàn. Cả 3 cha cùng ban phép lành đặc biệt cho toàn thể anh em Đoàn viên hiện diện.

Sau thánh lễ là buổi họp mặt thân hữu của Gia đình Liên Minh Thánh Tâm. Đây là buổi họp mặt nội bộ của Đoàn viên cùng các phu nhân trong một gian phòng ấm cúng với nhũng thức ăn khá phong phú. Cha Trần Hữu Lân đã đến chúc mừng Gia Đình Liên Minh Thánh Tâm và chúc lành cho bữa tiệc thân hữu của Gia đình Liên Minh Thánh Tâm. Điểm son của Đoàn Liên Minh Thánh Tâm thuộc giáo xứ Các ThánhTử Đạo Việt Nam là sự liên kết Đoàn Viên với nhau trong tinh thần hiệp nhất bên cạnh các phu nhân của các Đoàn viên. Các phu nhân bao giờ cũng hổ trợ cho Đoàn một cách thiết thực nên thường được gọi là Gia Đình Liên MinhThánh Tâm trong sự thân thiện giữa các Đoàn Viên. Cha chánh xứ bận việc nhưng ngài cũng đến chúc mừng Đoàn trong ngày Họp mặt. Buổi Họp Mặt mang hình ảnh của một đại gia đình khá ấm cúng vơí những chia sẻ hữu ích. Anh Đoàn trưởng đã giới thiệu từng đoàn viên đứng dây bên cạnh phu nhân của mình để anh em nhận diện với những tràng pháo tay, đặc biệt Đoàn cũng chào đón 2 Đoàn Viên mới gia nhập là anh Hồ Đắc Chính và anh Nguyễn Phong với tiếng vỗ tay hoan hô chào đón khá nồng nhiệt. Buổi họp mặt kết thúc vào lúc 1giờ 30, mọi người chia tay trong tâm tình tạ ơn và ai cũng ao ước được có dịp gặp nhau trong sự thân thiện này.

Nguyễn An Quý
 
Giáo lý viên xứ Vĩnh Hòa tham dự khoá tập huấn.
Văn Minh
19:34 27/11/2017
“Nhằm nâng cao và biết liên kết giữa các nhóm lại với nhau được bền vững, cũng như chuẩn bị tâm hồn mừng lễ kính thánh Phanxicô Xaviê bổn mạng tới được sốt sắng”.

Vào lúc 9g00 sáng Chúa Nhật ngày 26.11.2017, gần 40 anh chị giáo lý viên (GLV), đại diện Ban Trợ tá, thuộc Đoàn TNTT xứ đoàn Vĩnh Hòa tham dự buổi tập huấn ngoại khóa (theo chân Thầy Giêsu) tại Học viện Phanxicô, số 42 đường Đình Phong Phú, phường Tăng Nhơn Phú B, quận 9, TPHCM.

Xem Hình

Tham dự buổi tập huấn, có sự hiện diện của thầy Giuse Phạm Đình Khương, và thầy Giuse Trần Vũ Thiện Long, ĐCV Thánh Giuse Sài Gòn.

Trước giờ khởi hành, các thành viên tập chung trước sân nhà thờ tạo thành một vòng tròn nắm tay nhau hát bài: “Bốn phương trời”. Sau đó, Đoàn được cha Gioakim Lê Hậu Hán, Tuyên Úy Đoàn TNTT ban phép lành và chúc cho mọi người đi đường được bình an, và học hỏi được nhiều kiến thức bổ ích, để khi trở về giáo xứ truyền dạy giáo lý cho các em thiếu nhi đạt kết quả.

Bằng các phương tiện cá nhân, Đoàn đi tới Học viện Phanxicô lúc 10g00, và ngay sau đó, anh Huynh trưởng đại diện đứng ra chia thành bốn nhóm tại khuôn viên bên cạnh nhà nguyện.

Nhóm 01 có tên là thương xót, nhóm 02 hiền lành, nhóm 03 trong sạch, nhóm 04 khiêm tốn. Kế tiếp, anh Huynh trưởng đưa cho mỗi nhóm một tấm hình để cùng nhau tham khảo lấy ý kiến chung, và nêu lên ý nghĩa của tấm hình sao cho đúng ý nhất.

-Trách nhiệm và nhiệt thành

-Khiêm tốn trong niềm vui

-Chia sẻ với mọi người

-Trau dồi kiến thức

Thầy Giuse Trần Vũ Thiên Long đã đúc kết phần sinh hoạt buổi sáng, Đoàn TNTT xứ đoàn Vĩnh Hòa chọn Chúa Giêsu Thánh Thể làm kim chỉ nam cho hướng đi Đoàn của mình. Vì thế, các anh chị GLV là những nhà truyền giáo, giảng dạy giáo lý cho các em là một việc làm cao quý và cần thiết, để có thêm nhiều người biết Chúa. Vì vậy, GLV phải luôn gắn kết mật thiết với Chúa Giêsu Thánh Thể trong mọi nơi và mọi lúc, để lửa nhiệt huyết ấy chiếu sáng đến cho nhiều người.

Sau đó, Ban tổ chức mời mọi người dùng bữa trưa nhanh gọn bằng ổ bánh mì và bánh hỏi ăn ngay tại nơi tập huấn.

Đúng 13g00, anh Martinô Trần Tuấn Huy, phó Ban giáo dục, GTS, KNS đến chia sẻ về kỹ năng và cách liên kết giữa các nhóm: Trước khi chia sẻ, anh trao mỗi nhóm một số ống hút bằng nhựa và đề nghị các anh chị làm sao cho những ống nhựa này nối dài và để đứng lên được. Các nhóm nhanh chóng bắt tay vào làm việc, và đem ra trình diện, nhưng chỉ ít phút các ống nhựa lần lượt đổ gục do tác động của gió và phần không có điểm tựa. Thật vậy, trong cuộc sống chúng ta cũng thế, một lúc nào đó chúng ta cũng sẽ bị gục ngã như thế, nếu chúng ta không có điểm tựa, và không biết liên kết lại với nhau thì sớm muộn cũng sẽ như những chiếc ống nhựa trên. Cũng vậy, để công việc truyền dạy giáo lý đạt kết quả cao và bền vững, các anh chị GLV phải có tinh thần sống liên đới với mọi thành phần trong đoàn thể, biết sử dụng sức mạnh tập thể, đoàn kết, và giúp đỡ lẫn nhau một cách chân thành. Bên cạnh đó, chúng ta phải biết trông cậy vào Chúa, và cầu nguyện với Chúa Giêsu Thánh Thể, để Ngài nâng đỡ và ban cho chúng ta thêm sức mạnh và lòng hăng say nhiệt huyết trong công việc truyền dạy giáo lý cho các em.

Buổi tập huấn kết thúc bằng 30 phút chầu Thánh Thể tại nguyện đường Học viện Phanxicô, cùng với sự hiện diện của cha Gioakim Lê hậu Hán, Tuyên Úy Đoàn TNTT xứ đoàn Vĩnh Hòa . Các thành viên lắng đọng dâng mình cho Chúa, và thầm nguyện dâng lên những gì mình có để đem tình yêu của Chúa được chiếu tỏa đến cho muôn nơi.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Lũ Lụt Miệt Quê
Tấn Đạt
09:54 27/11/2017
LŨ LỤT MIỆT QUÊ
Ảnh của Tấn Đạt
Miền Trung nắng cháy bão giông
Bao nhiêu cơn lũ mẹ còng... gánh qua
Lúa chìm nhà nổi xót xa!
Lũ về mẹ chạy như là... những năm
Biết bao vất vả nhọc nhằn
Mới xa bão đạn lại gần bão giông
Đau thương trên mỗi cánh đồng
Mong nhanh qua lũ thôi còng... mẹ ta!
(Trích thơ của Trần Tá)
 
VietCatholic TV
Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô 28/11/2017: Câu chuyện: Xin một chút ánh sáng
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
00:51 27/11/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Xin Thiên Chúa ban cho các linh mục ơn can đảm sống nghèo khó như Đức Kitô

Người dân không tha thứ cho các linh mục gắn chặt với tiền của. Đức Thánh Cha đã cảnh cáo như trên khi phân tích bài Tin Mừng mô tả việc Chúa Giêsu đánh đuổi những người đổi tiền ra khỏi Đền Thờ, vì những kẻ đổi chác tiền bạc đã làm cho Đền Thờ vốn là nhà Thiên Chúa là nơi cầu nguyện, lại biến thành “sào huyệt của bọn cướp”. Chúa làm cho chúng ta hiểu được rằng, mầm mống mà kẻ thù gieo rắc để hủy hoại Nước Trời chính là lòng tham lam tiền bạc. Một khi cõi lòng cứ gắn chặt lấy tiền bạc, thì cũng giống như đang thờ tà thần. Chúa Giêsu đã nói: Không ai có thể làm tôi hai chủ, không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi tiền của.

Đây là nhà Chúa, là nhà để cầu nguyện, là nơi gặp gỡ Thiên Chúa, Thiên Chúa của tình yêu. Và tiền bạc cứ luôn tìm cách để lẻn vào nhà của Thiên Chúa. Có những người vào nhà của Chúa mà luôn mua bán đổi chác và tìm cách thuê những vị trí này nọ? Họ đến với các linh mục để đặt chỗ để thuê và họ mang theo tiền bạc. Những người ấy sẽ phá hủy đời sống chúng ta và có thể dẫn chúng ta tới một cuộc sống gian dối và bất hạnh, không còn niềm vui phục vụ Thiên Chúa chân thật nữa. Chỉ có Thiên Chúa mới có thể ban cho chúng ta niềm vui đích thực.

dân Chúa có cảm thức tuyệt vời trong việc đón nhận, trong việc phong thánh, và cả trong việc lên án nữa. Bởi vì dân Chúa có khả năng lên án và tha thứ cho nhiều yếu đuối, nhiều tội lỗi của các linh mục, nhưng có hai điều dân Chúa không thể chấp nhận. Thứ nhất là sự dính chặt với tiền bạc. Khi dân Chúa nhìn thấy những linh mục tham tiền, thì họ không thể tha thứ cho vị linh mục ấy. Thứ hai là đối xử tệ hại với các tín hữu. Khi các linh mục ngược đãi con người, dân Chúa không thể chấp nhận được, không thể tha thứ. Có nhiều loại yếu đuối bất toàn khác, dân Chúa có thể hiểu và cảm thông.

Thật là buồn chán khi thấy một linh mục sắp qua đời trong tình trạng hôn mê và đau đớn, mà cháu chắt chỉ đăm đăm chăm chú tìm xem họ có thể lấy được những gì. Xin ban cho họ kho tàng đích thực là chính Chúa, là kho tàng mà những tâm hồn thành tâm thiện chí kiếm tìm. Chúng ta cầu nguyện “Lạy Chúa, Ngài là Chúa của con!” hay chúng ta lại có thần tiền nằm thầm kín trong thâm tâm? Hãy can đảm, hãy là người dũng cảm! Hãy lựa chọn!

Để kết luận, Đức Thánh Cha nói:

Xin Chúa ban cho chúng ta ơn sống nghèo khó như Chúa Kitô. Xin Chúa ban cho chúng ta ơn sống cái nghèo của người lao động, là những người làm việc và kiếm tìm điều chân thực và không muốn gì hơn.

2. Xin Một Chút Ánh Sáng

Triết gia Diogène nổi tiếng là người hạnh phúc nhất trên đời, thế nhưng cuộc sống của ông lại rất đơn sơ nghèo nàn. Ông sống trong một cái thùng, ngày ngày nằm đọc sách nhờ ánh sáng qua lỗ hỏng ở vách thùng. Cơ nghiệp của ông vỏn vẹn chỉ có một cái bát gỗ dùng để múc nước sông mà uống. Thế nhưng, một hôm ra sông để lấy nước, ông thấy có một em bé chăn cừu dùng hai tay để vục nước mà uống. Thế là ông ném cái bát đi và từ đó chỉ dùng tay mà uống nước.

Vua Hy Lạp nghe biết ông là người hạnh phúc nhất đời bèn tìm đến tận nơi để thăm. Thấy ông đang nằm đọc sách, nhà vua lại gần để hỏi xem ông có cần gì không. Diogène không trả lời. Nhà vua hỏi vặn nhiều lần, ông điềm tĩnh trả lời như sau: “Hạ thần chỉ xin bệ hạ một điều và chỉ một điều mà thôi: xin bệ hạ tránh ra để hạ thần có đủ ánh sáng mà đọc sách”. Diogène đã đuổi khéo nhà vua vì sợ bị sa vào tròng danh lợi mà mất cái niềm vui thảnh thơi trong cuộc đời thanh bần đơn sơ.

Ai trong chúng ta cũng muốn giàu có. Thế nhưng giàu có không hẳn đem lại hạnh phúc thật sự cho chúng ta. Chỉ có những ai có tinh thần nghèo khó, chỉ có những ai không coi tiền của như cứu cánh của cuộc đời, những người đó mới thực sự có hạnh phúc.

3. Thiên Chúa yêu mến chúng ta đến điên dại và Ngài khóc trước sự phản bội của chúng ta.

Một bên là tình yêu đến điên dại của Thiên Chúa, và bên kia là sự bất trung của chúng ta. Ðó là hai điểm then chốt trong bài Tin Mừng thuật lại việc Chúa Giêsu khóc cho thành Giêrusalem khi thành này không nhận ra thời giờ Thiên Chúa viếng thăm. Chúa khóc vì nhớ lại câu chuyện của dân Chúa. Vì một mặt là tình yêu vô biên của Thiên Chúa, nhưng mặt kia là sự đáp lại thờ ơ ích kỷ và phản bội của dân Ngài. Khi nói “Thiên Chúa yêu thương dân Ngài đến mức điên dại” có vẻ là nói quá, nhưng sự thật là Thiên Chúa yêu đến mức như thế. Chúa Giêsu nhớ lại những gì mà các ngôn sứ đã trải qua, nhớ lại cách thế mà ngôn sứ Hôsê và Giêrêmia diễn tả tình yêu của Thiên Chúa đối với dân Israel.

Ðó là điều làm cho trái tim Giêsu đau khổ. Ðó là câu chuyện của sự thờ ơ lạnh nhạt. Ðó là không nhận ra sự quan tâm chăm sóc của Thiên Chúa, của tình yêu Thiên Chúa, một tình yêu kiếm tìm bạn và muốn thấy bạn hạnh phúc. Trong giây phút ấy, nhìn với ánh mắt đợi chờ của Chúa Con, Chúa Giêsu đã khóc... vì “dân này không nhận ra thời giờ họ được viếng thăm”. Bi kịch ấy không chỉ xảy ra trong lịch sử và cũng không kết thúc vào ngày hôm đó. Bi kịch này tiếp tục xảy ra cho ngày hôm nay, cho từng ngày tôi sống. Mỗi người chúng ta có thể hỏi: Tôi có biết thời giờ tôi được Thiên Chúa viếng thăm không? Chúa viếng thăm tôi khi nào?

Mỗi người chúng ta có thể sa vào cùng một tội như dân Israel xưa. Cùng một tội. Ðó là không nhận ra thời giờ được Thiên Chúa viếng thăm. Từng ngày Chúa viếng thăm chúng ta. Từng ngày Chúa gõ cửa nhà chúng ta. Nhưng chúng ta phải học cho biết cách nhận ra tiếng của Ngài, để chúng ta có thể khép lại câu chuyện quá đau thương mà Thiên Chúa trải nghiệm: “Ta càng yêu thương chúng, càng gọi mời chúng, thì chúng lại càng chạy xa Ta.” Nhưng bạn nói: 'Tôi chắc chắn một điều là tôi đi lễ. Tôi chắc chắn một điều là...' Bạn hãy xét mình hằng ngày về những điều ấy. Hôm nay Chúa có viếng thăm tôi không? Tôi có từng nghe thấy những tiếng gọi, những điều gợi cảm hứng để bước theo Ngài sát hơn không, để làm những công việc bác ái, để cầu nguyện thêm một chút? Tôi không biết. Có rất nhiều điều để Chúa mời gọi chúng ta từng ngày, để gặp gỡ chúng ta.

Chúa Giêsu không chỉ khóc cho Giêrusalem mà còn cho tất cả chúng ta. Khi nhận ra cuộc thăm viếng của Người, Người sẽ trao ban sự sống của Người cho chúng ta. Thánh Augustin nói một cách mạnh mẽ rằng: “Con sợ Thiên Chúa đi ngang qua. Con sợ Chúa Giêsu đi ngang qua! Nhưng tại sao lại sợ? Tại vì con sợ rằng con không nhận ra cuộc thăm viếng của Ngài.” Nếu không chú tâm, nếu không có trái tim nhạy cảm, bạn chẳng thể nhận ra được Chúa Giêsu có thăm viếng bạn hay không.

Cuối cùng, Đức Thánh Cha nói:

Nguyện xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng ấy, để chúng ta nhận ra thời giờ chúng ta được Chúa viếng thăm, để chúng ta mở rộng cửa tâm hồn đón nhận Chúa Giêsu, để làm cho trái tim chúng ta rộng mở hơn nữa trong tình yêu và phục vụ với tình mến Giêsu.


4. Nhận ra tiếng gõ cửa của Thiên Chúa.

Hãy cẩn thận, đừng trở thành “những Kitô hữu hâm hẩm” vì khi ấy, chúng ta đánh mất ánh sáng của Chúa. Ðức Thánh Cha chỉ ra rằng, Thiên Chúa luôn cố gắng sửa lỗi chúng ta, để thức tỉnh tâm hồn chúng ta, để làm cho tâm hồn chúng ta nồng ấm. Ðức Thánh Cha cũng mời gọi mọi người hãy nhận ta ngày giờ Chúa gõ cửa tâm hồn.

Ðức Thánh Cha chia sẻ bài giảng khởi đi từ bài đọc trích sách Khải Huyền. Trong đó, thánh Gioan cảnh báo sự thờ ơ nửa vời trong cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi. Khi ấy, Chúa dùng ngôn từ rất mạnh để nói với “những Kitô hữu không nóng mà cũng chẳng lạnh” mà rằng: “Vì ngươi hâm hẩm, không nóng mà cũng chẳng lạnh, nên Ta mửa ngươi ra khỏi miệng Ta.”

Không có một loại bình an mà yên tĩnh đến lạnh lẽo. Ðiều gì làm nên sự ấm áp? Có thể là nghĩ mình giàu có! Có thể cho rằng, mình giàu rồi và chẳng cần gì nữa! Và thế là bình an. Ðây là sự bình an giả tạo. Khi linh hồn của giáo hội, của gia đình, của cộng đoàn luôn luôn yên tĩnh, thì không có Thiên Chúa.

Không thể rơi vào sự yên tâm giả tạo rằng, tôi không cần bất cứ điều gì và tôi cũng chẳng làm tổn thương bất kỳ ai. Chúa cảnh báo những người tự coi mình là giàu có theo kiểu tự đủ rằng, thực sự họ đang bất hạnh và đau khổ. Tuy nhiên, có một tình yêu có thể giúp họ khám phá sự phong phú và sức sống. Tình yêu ấy chỉ đến từ Thiên Chúa mà thôi.

Chẳng phải là tâm hồn lành mạnh khi nghĩ rằng mình giàu có bởi vì mình tốt lành, vì mình làm mọi việc đều tốt và tất cả đều êm đẹp. Có một thứ lành mạnh đến từ Thiên Chúa, Ðấng luôn vác thập giá, Ðấng luôn mang lấy bão tố, Ðấng làm cho tâm hồn con người thức tỉnh. Lời khuyên là: hãy mua áo trắng tinh tuyền để mặc, bởi vì bạn đang trần trụi và xấu hổ. Những người hâm hẩm không nhận ra là mình trần trụi, giống như câu chuyện về đứa trẻ nói với ông vua trần truồng rằng: ngài là vua nhưng là vua trần truồng. Với ông vua ấy, có một sự ấm áp sung túc nhưng lại trần trụi.

Loại sung túc đầy đủ ấy lấy mất khỏi chúng ta khả năng chiêm ngưỡng, khả năng nhìn thấy những điều tuyệt vời và vẻ đẹp của Thiên Chúa. Và khi ấy, Thiên Chúa cố gắng đánh thức lòng người, để giúp giúp họ thay lòng đổi dạ. Tuy nhiên, có một cách thức khác để Thiên Chúa hoạt động. Ðó là cách Ngài mời gọi chúng ta: “Này, Ta đứng trước cửa mà gõ.” Thật là quan trọng cho chúng ta khi có thể cảm nhận và nghe được tiếng gõ cửa của Thiên Chúa, vì Ngài muốn làm điều tốt cho chúng ta, vì Ngài muốn bước vào nhà chúng ta.

Có những Kitô hữu nói rằng, họ chẳng thể nhận ra được: khi nào Chúa gõ cửa. Vì với họ, mọi tiếng động đều như nhau. Thế nên, chúng ta cần biết được khi nào Chúa gõ cửa, khi nào Ngài mang lại niềm an ủi cho chúng ta. Có thể Chúa đứng trước chúng ta và muốn nhận lời mời từ chúng ta. Những gì đã xảy ra cho ông Zakêu trong bài Tin Mừng hôm nay? Cái tò mò muốn nhìn thấy Chúa Giêsu của ông, cách nào đó được tác động bởi Chúa Thánh Thần.

Đức Thánh Cha kết luận bài giảng của ngài như sau:

Sáng kiến và lời mời đến từ Thần Khí Thiên Chúa, đến từ Chúa Giêsu. Chúa Giêsu nhìn lên Zakêu và nói: Hôm nay Ta sẽ ở lại nhà ông. Chúa luôn ở lại ở lại trong tình yêu mến: hoặc là Ngài sửa lỗi chúng ta, hoặc là Ngài mời ta ăn tối hoặc là Ngài được ta mời. Ngài sắp nói với chúng ta: “Hãy thức dậy!”. Ngài sắp nói với chúng ta: “Hãy mở ra!”. Ngài sắp nói với chúng ta: “Hãy xuống đi!”. Luôn luôn là Ngài. Con có biết phân biệt hay không, trong trái tim con, khi nào Chúa muốn “đánh thức” con, khi nào Chúa nói với con là “mở ra”, khi nào Chúa nói với con là “hãy xuống đi”? Xin Chúa Thánh Thần ban cho con ân sủng để con có thể nhận ra những tiếng gọi của Chúa trong trái tim con.