Ngày 27-11-2009
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Đặc sủng về ơn lạ: Cứu cánh không biện minh cho phương tiện
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
12:55 27/11/2009
ĐẶC SỦNG VỀ ƠN LẠ.

CỨU CÁNH KHÔNG BIỆN MINH CHO PHƯƠNG TIỆN.

Chúng ta biết nguyên tắc luân lý trong lời giáo huấn của Giáo Hội: Cứu cánh không biện minh cho phương tiện. Có nghĩa là không thể lấy phương tiện xấu để đạt mục đích tốt. Không thể đi ăn cắp tiền của người giầu mà cho người nghèo. Cũng không nên nói rằng đi đánh bài và cá độ để có tiền dâng cúng cho nhà thờ. Bởi vậy mọi phương tiện không chính đáng, không thể đưa đến hậu qủa tốt được. Có khi chúng ta được một mà lại mất mười. Đôi khi còn mất cả chì lẫn chài.

Trong thời điểm hiện tại, con người chúng ta rất nhậy bén với những sự kiện lạ. Khi nghe ở đâu có sự lạ như Đức Mẹ hiện ra nơi này nơi kia, hoặc có linh mục hay vị nào có đặc sủng chữa bệnh là tự nhiên mọi người ùn ùn kéo tới. Có những người ở rất xa, phải ngày đêm lặn lội chờ đợi đến nơi mà vẫn không ngại ngùng. Họ rất dễ bị quần chúng lôi kéo và cả tin. Chúng ta đang trong thời đại “Mì ăn liền hay thời của Fast food”. Chúng ta chỉ cần đạt được mục đích mà chúng ta mong muốn, bất chấp niềm tin đã bao nhiêu năm trau dồi và hun đúc.

Thật tội nghiệp cho nhiều giáo dân. Họ không được học hỏi nhiều về Kinh Thánh và Giáo Lý đức tin của Giáo Hội. Lòng tin thì bị chi phối mọi mặt trong cuộc sống mới. Phải nói là đức tin chưa được vững vàng và còn non yếu. Trong khi nhu cầu của con người thì vô kể. Ai mà không muốn được khỏe mạnh về thân xác, mong tâm hồn thư thái và cuộc sống bình an. Vả nữa, ai trong chúng ta lại không có chút bệnh trong người. Bởi thế, chữa trị qua sức thiêng liêng và sự đặt tay của linh mục đã là một đốc thúc mời gọi mọi người tuôn về chờ lãnh nhận ơn lạ.

Có một vài chi tiết trong cuộc tĩnh tâm Canh Tân Đặc Sủng, tôi không biết đúng hay sai. Thí dụ: Trong tất cả những giờ sinh hoạt trong ba buổi, lúc nào linh mục cũng đặt Mình Thánh Chúa trong Mặt Nhật trên bàn thờ nơi Nhà Hội. Trong khi mọi người tập trung vào nhiều thứ sinh hoạt khác hơn là chầu Mình Thánh Chúa. Tôi đọc lại Giáo Luật cũng như kỷ luật Phụng vụ các Bí Tích, phần về bí Tích Thánh Thể, tác vụ của linh mục là đặt MìnhThánh Chúa để mọi người làm giờ thánh cầu nguyện và linh mục sẽ ban phép lành Mình Thánh Chúa cho cộng đoàn. Còn việc linh mục tự động mang Mình Thánh Chúa đến từng người để linh mục đặt tay, tôi không hiểu việc làm này. Có thể đây là một lạm dụng.

Tôi muốn nói về sư kiện linh mục mang Mặt Nhật có Mình Thánh Chúa đến trước mặt mỗi người và linh mục đặt tay cầu nguyện, rồi người ta té ngửa. Đây là một hiện tượng giả. Linh mục dùng Mặt Nhật như là nguồn linh thiêng có Chúa hiện diện, chứng dám cho việc đặt tay của mình. Và nghĩ rằng sự té ngửa là do ơn Chúa tràn đổ choáng ngợp. Tôi thật nghi ngờ về hành động lẫn lộn và hỏa mù này. Thế là linh mục được tiếng là có đặc sủng chữa bệnh và ban ơn lạ. Xưa kia, khi Chúa Giêsu tỏ quyền lực thì ma quỉ cũng như mọi người phải ngã sấp xuống. Khi Chúa Giêsu biến hình trên núi Tabor, có ba môn đệ đi theo Chúa, thấy Chúa biến hình và Lời Chúa Cha phán, các môn đệ ngã sấp. Phúc âm thánh Matthew viết: “Nghe vậy, các môn đệ kinh hoàng, ngã sấp mặt xuống đất (Mt 17:6)”. Hay khi người ta đem người bị qủy ám đến xin Chúa chữa lành, Chúa đã chữa. Thánh Marcô viết rằng: “Người ta đem nó lại cho Người. Vừa thấy Người, quỷ liền lay nó thật mạnh, nó ngã xuống đất, lăn lộn, sùi cả bọt mép (Mk 9:20)”. Thánh Gioan diễn tả nhóm quân dữ đến bắt Chúa, khi nghe danh Chúa, chúng liền ngã: “Khi Người vừa nói: "Chính tôi đây", thì họ lùi lại và ngã xuống đất (Jn 18:6)”.

Hành động té ngã trong Canh Tân Đặc Sủng lại là té ngửa, Xin tìm đọc lại bài: “Đặt tay và sự Té Ngã.” Có người sẽ nói rằng: Các Nhóm Canh Tân Đặc Sủng thực hành đặt tay chữa bệnh cả bao nhiêu năm nay, có ai nói là hiện tượng giả đâu chứ. Người ta bị choáng ngợp bởi ơn của Chúa và tự động té ngửa. Có người trong Nhóm Thánh Linh nói rằng những người không tin, họ là ma qủy chung quanh quấy phá. Đúng vậy, có ma qủy chung quanh mà chúng ta không biết. Vì ma qủy rình mò trong đêm tối.để kéo lôi chúng ta. Hãy mở đèn sáng lên và làm việc như con cái sự sáng nơi giữa ban ngày. Điều này có thể làm cho nhiều người trong nhóm mất đi cảm giác mạnh và ngại ngùng. Bóng tối dễ thực hiện hơn.

Có nhiều người rất thích linh mục đến giảng tĩnh tâm và đặt tay chữa bệnh. Phần tĩnh tâm thì không cần thiết lắm. Phần nhận ơn và chữa lành mới là phần quan trọng. Chính tôi đã thấy, gần giờ kết thúc các buổi tĩnh tâm, có nhiều người tìm đến chỉ để được chữa bệnh và xin ơn. Có một cô gái đã trở lại đạo ít năm trước đây dẫn bà mẹ ngọai đạo vào nhà thờ và hỏi tôi: Linh mục đã chữa bệnh chưa? Tôi trả lời chắc chưa đâu, hình như ngày mai. Trả lời xong, tôi thấy ngộ ngộ, tại sao tôi lại trả lời thế! Đây đâu có phải là bệnh viện. Ai đến tĩnh tâm cũng mong được ơn này ơn kia. Mà ơn lạ cần có ngay như “Mì ăn liền”. Cần nhất là mình được khỏi bệnh nè. Và tôi tự hỏi nếu sau khi người ta được té ngã và bệnh tình vẫn còn y nguyên, không biết họ nghĩ thế nào về đạo. Có nhiều người không phải công giáo cũng được mời tới dự, tôi nghe có một số người được ơn. Điều này không ai phủ nhận. Họ thiết tha cầu xin và tin tưởng nơi Chúa, Chúa sẽ ban cho họ. Nhưng chúng ta cũng phải rất thận trọng trong vấn đề này kẻo làm cho nhiều người hoang mang. Không biết mình có ơn thật không? Không biết có khỏi bệnh không? Trong người thì cảm thấy khi này khi kia? Chẳng biết tình trạng ra thế nào?

Tôi nghe có nhiều người được ơn chữa khỏi bệnh mà hầu hết là bệnh đau nhức hay phong thấp thôi. Còn những bệnh như mù, điếc, câm, què hay phong cùi thì chẳng thấy chữa. Cũng lạ thật. Ngày xưa, Chúa chữa mọi loại bệnh họan tật nguyền và các thánh Tông đồ cũng thế, khi bóng của Thánh Phêrô đi ngang qua, họ cũng được chữa khỏi các loại bệnh. Bấy giờ ông Phêrô nói: "Vàng bạc thì tôi không có; nhưng cái tôi có, tôi cho anh đây: nhân danh Đức Giêsu Kitô người Nadarét, anh đứng dậy mà đi!" Rồi ông nắm chặt lấy tay mặt anh, kéo anh chỗi dậy. Lập tức bàn chân và xương mắt cá của anh trở nên cứng cáp (TĐCV 3:6-7).” Còn linh mục chữa lành các bệnh đau nhức, phong thấp hay một vài loại bệnh thông thường hàng ngày của chúng ta gặp khi trời trở gió, thì biết đâu mà lần. Chúng ta cứ cho là phép lạ, thì đâu còn sự lạ gì nữa. Chúng ta phải tiếp tục theo dõi và xem coi có phải dùng thuốc gì nữa không? Trong khi chúng ta cứ giữ điều độ thuốc nhức hằng ngày, ngoài miệng thì nói là được ơn khỏi bệnh.

Chúng ta không thể vì đạt mục đích mà dùng sai những phương tiện. Chúng ta không thể tạo hiện tượng và nghĩ rằng Chúa Thánh Thần phải xuống ban ơn. Khi giờ đã định, linh mục đặt tay cầu nguyện là phải có hiệu qủa ngay, người ta sẽ té ngửa vì đã có sự sắp xếp cho nhiều người đỡ sau lưng. Rồi khi giờ đã điểm, linh mục cầu nguyện muốn Chúa Thánh Thần ban cho ơn nói tiếng lạ, mọi người được nói tiếng lạ. Họ tự xác nhận đó chính là ơn Chúa Thánh Thần ban cho họ nói. Mọi người giơ tay lên, miệng rầm rì ngôn ngữ lạ, và cho đó là tác động của Chúa Thánh Thần. Thật là xúc phạm. Đây chính là kiểu thời đại thu hút những người cả tin. Như thế ơn lạ đến với mọi người cách qúa dễ dàng sao. Tôi không thể tưởng tượng nổi!

Một linh mục đã từng tham gia phong trào và đã tổ chức các cuộc tĩnh tâm CanhTân Đặc Sủng đã viết cho tôi những chia sẻ như sau: “ Tuy nhiên, bây giờ mình hơi lo ngại cho Phong Trào (Ngành Tiếng Việt) vì một cảm nhận được một số Đấng đang đi có thể là sai… Hình như, theo cảm nghiệm của mình gần đây, trong nhiều khóa mình đi giúp, các Đấng Bậc chú trọng nhiều về việc chữa lành và hiện tượng té ngã, mình hơi bị dị ứng với những cách thức làm đó”. Chúng ta không thể dùng các phương cách không chính đáng để lôi kéo nhiều người. Đừng lợi dụng lòng tin yếu kém của giáo dân để dẫn họ đi vào con đường lầm lạc. Đạo Chúa không phải là đạo của “mì ăn liền” nhưng là một sự chiến đấu kiên trì không mệt mỏi, luôn phải tỉnh thức và giữ vững đức tin.

Mùa Vọng là Mùa tỉnh thức và hy vọng. Tỉnh thức đón chờ Chúa đến với tâm hồn mỗi người và Chúa sẽ đến lần thứ hai trong vinh quang. Chúa không đến nơi những hiện tượng giả do con người sắp đặt. Chúng ta hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn để có thể đứng vững trước mặt Con Người.

Lm. Giuse Trần Việt Hùng

Bronx, New York
 
Thức mà không tỉnh - Tỉnh mà không thức
Lm. Minh Anh
13:19 27/11/2009
THỨC MÀ KHÔNG TỈNH - TỈNH MÀ KHÔNG THỨC

Chúa Nhật I C Mùa Vọng.

“Lạy Chúa, con nâng hồn lên tới Chúa.

Lạy Chúa, con nâng hồn lên tới Ngài”.

Các bạn trẻ thân mến,

Thánh Vịnh đáp ca của Phụng vụ Lời Chúa Chúa Nhật hôm nay là một lời cầu nguyện khẩn thiết, cũng là tâm tình đúng đắn để chúng ta đi vào Mùa Vọng, khởi đầu một năm phụng vụ mới. Bởi lẽ, là những người đang sống trên đất, dường như chúng ta đang quá lo lắng những chuyện ngang đất. Đi giữa ban ngày, nhưng lắm lúc chúng ta đang lần khần trong đêm tối; trừng trừng mắt mở, nhưng không ít lần chúng ta lại hoá đang ngủ mê. Ấy thế, khởi đầu Mùa Vọng, Lời Chúa hôm nay nói với chúng ta: “Hãy tỉnh thức, hãy cầu nguyện”.

Và thật ý nghĩa, theo Tin Mừng Luca, khi “Hãy tỉnh thức, hãy cầu nguyện” chính là câu nói cuối cùng trong Diễn Từ Chung Luận của Chúa Giêsu trước khi Ngài ra đi chịu chết. Vậy thì tại sao “lời cuối cho nhau” lại là tỉnh thức và cầu nguyện mà không là một lời nào khác?

Phải chăng, bởi Chúa Giêsu biết có nhiều người thức mà không tỉnh; hay ngược lại, nhiều người tỉnh mà không thức?

Thức mà không tỉnh nghĩa là mê. Ở đây không nói đến mê ngủ nhưng nói đến mê lầm, mê muội, mê đắm: tức là mê danh, mê tiền, mê việc, mê đất, mê người… mê đến nỗi quên tất cả, quên cả Chúa, quên cả người, quên cả bà con ruột rà anh em và nhất là quên cả nhân cách, quên luôn cả linh hồn mình. Thức mà không tỉnh là vậy!

Còn tỉnh mà không thức là thấy điều lành nhưng lại không ao ước, mà có ao ước cũng không dám thực hiện. Vì lẽ, thực hiện thì phải cố gắng, cố gắng lại phải hy sinh, hy sinh hẳn phải bỏ mình. Bởi thế, sẽ không ngạc nhiên khi có người định nghĩa: “Hoả ngục là nơi được lát bằng những thiện chí”. Tỉnh mà không thức là thế!

Kho tàng ngụ ngôn Ấn Độ kể rằng: Cụ già kia có cô cháu ngoại 12 tuổi với khuôn mặt thật xinh xắn, đôn hậu; nhưng rủi thay, cô bé bị mù từ thuở mới sinh. Bởi thế, ngày ngày cô thầm khóc vì tủi thân và nét mặt bao giờ cũng trầm buồn. Cho đến một hôm, cụ già gọi cô lại và bảo: “Cháu ơi, trên đời này người ta khổ vì mê, người ta bất hạnh vì lầm. Vì mê, nên người ta so; vì lầm, nên người ta sánh. Phần cháu, cháu không mê, cũng không lầm; cháu không so, cũng không sánh nên thật hạnh phúc”.

Cô bé xem ra không hiểu nên ngoại em nói tiếp: “Người ta so sánh cái này với cái kia, người này với người nọ. Chính cái hơn thua làm cho người ta đau khổ, chính cái đua đòi làm cho người ta u mê, để rồi họ miên man chạy theo danh, hụt hơi tìm theo lợi, rong ruổi theo cái phù hoa, bất chấp phải xâu xé, không ngại phải dẫm đạp… Thế mà đang khi đó, mấy ai nhớ rằng, tất cả mọi sự đang qua đi, tất cả mọi sự đang tan chảy; có cái tan nhanh như bọt nước, có cái tan chậm như địa cầu. Mỗi người quên rằng, chính thân xác họ đang tan, cuộc đời họ cũng đang chảy. Sống thêm một ngày là một ngày bước tới gần bên huyệt mộ của mình”.

Nghe xong lời giải thích, cô cháu lặng người, những giọt lệ từ đôi mắt mù loà lăn dài trên đôi má; nhưng cũng từ đó, khuôn mặt cô bắt đầu rạng rỡ. Cô cảm nhận mình đang thật hạnh phúc.

Các bạn thân mến,

Khởi đầu Mùa Vọng, là những lữ khách trên chốn trần ai, chúng ta không được đề nghị hãy quên những chuyện dưới thấp để sống lỏng bỏng hỏng chân cho những chuyện trên trời, nhưng mỗi người đang được mời gọi hướng lên cao đang khi chu toàn những công việc dưới thấp, mỗi người được mời gọi làm những việc bình thường một cách phi thường, nghĩa là được mời gọi nâng tâm hồn lên tới Chúa.

Mỗi người hãy ao ước thưa lên: “Lạy Chúa, con nâng hồn con lên tới Chúa, con nâng hồn con lên tới Ngài”. Muốn được vậy, chớ gì chúng ta cũng biết tỉnh thức và cầu nguyện luôn để không phải là người lừng khừng đi giữa ban ngày mà thực tế, đang lầm lũi trong đêm; để không là những người quá quen với bóng tối đến nỗi không biết ở bên kia vẫn còn sự hiện diện của ánh sáng.

Vậy mà, tự sức chúng ta, tỉnh thức và cầu nguyện lại không dễ chút nào. Hãy đến với Chúa Giêsu mỗi ngày trong phép Thánh Thể, vì Thánh Thể không chỉ là của ăn linh hồn nhưng còn là mặt trời cho mỗi ngày sống của chúng ta.

Càng đến với Chúa Giêsu Thánh Thể, chúng ta càng được mạnh sức; càng đến với Ngài, chúng ta càng được khôn ngoan, tỉnh táo. Tâm có tỉnh, trí mới khôn; lòng có cầu, ý mới nguyện. Tỉnh thức và cầu nguyện là vậy, là ước ao nên tốt hơn mỗi ngày, là biết sống như những người con sẵn sàng đứng thẳng và ngẩng đầu lên một khi ra trước mặt Chúa.

Mỗi người chúng ta có thể cầu nguyện: “Lạy Chúa, dù làm việc, dù học hành…, mỗi chúng con cũng đang bôn tẩu ngược xuôi giữa chợ đời. Xin hãy dừng bước chân con, xin hãy dừng bước chân con… để con cũng có thể nâng hồn lên tới Chúa; cho tim con đang trĩu nặng được thư thái, cho trí xôn xao của con được lặng yên, cho thần kinh căng thẳng của con được dịu lại, cho gân cốt mệt nhoài được ngơi nghỉ. Cho con thật tỉnh thức và chuyên chăm nguyện cầu.

Giữa bao công việc thường ngày, xin dạy con biết dừng lại năm mười phút, trầm sâu xuống lòng mình để nghe cho được tiếng Chúa, tiếng tha nhân và cả tiếng lòng con.

Xin cho con mỗi tuần, ít nữa ngày Chúa Nhật, biết dành thời giờ cho Chúa, cho linh hồn con nhiều hơn. Từ đó, con có thể rút ra nguồn sáng mới, sức mạnh mới và lòng dũng cảm mới. Và lạy Chúa, cho dẫu trời có sập xuống, đất có vỡ đôi khi mà mọi người phải hồn xiêu phách lạc, thì phần con, lạy Chúa, Chúa có thể gọi con bất cứ lúc nào vì con đang tỉnh thức và cầu nguyện để luôn sẵn sàng; sẵn sàng khi thức, sẵn sàng cả lúc ngủ, nhất là giấc ngủ không bao giờ chỗi dậy, giấc ngủ sau cùng, Amen”.

Lm. Minh Anh (Gp. Huế).
 
Quá nhiều nguy cơ nên cần tỉnh thức
Gioan Lê Quang Vinh
14:32 27/11/2009
QUÁ NHIỀU NGUY CƠ NÊN CẦN TỈNH THỨC

Người Công Giáo chúng ta hạnh phúc hơn nhiều người khác vì ngoài tứ thời bát tiết của thiên nhiên, chúng ta còn được sống hy vọng, hăng say và sốt mến với các mùa phụng vụ của Hội Thánh. Mùa Vọng lại về, và Lời Chúa lại vang lên thiết tha “hãy tỉnh thức và cầu nguyện”. Trong bối cảnh xã hội hôm nay, người Công giáo như phải ngồi vào chiếc xe chạy rất nhanh mà tay thì bị trói, chân người nào ngồi bên cạnh cứ nhấn ga, cho nên lời mời gọi tỉnh thức lại trở nên cấp bách và thôi thúc mạnh mẽ.

Dĩ nhiên thời nào và ở đâu cũng vậy, con người cần lắng nghe Lời Chúa để tỉnh thức trước những cám dỗ của ma quỉ, ghê rợn lắm nhưng nhiều khi ma quỉ vẫn còn cái dáng dấp của “ánh chớp từ trời sa xuống” (Lucifer), hấp dẫn cuốn hút, nên con người cứ mải mê mà quên bổn phận làm con Chúa.

Và ngoài ma quỉ, thế gian này cũng đáng sợ không kém. Khi nói “thế gian này”, hiển nhiên không phải chúng ta nói đến “muôn vật hữu hình” Chúa Toàn năng đã tạo thành, vì trong công cuộc tạo dựng, “mọi sự tốt đẹp”. Nhưng ấy là ta nói về cái thế gian mà trong đó những mưu toan, gian xảo và hiểm độc cứ muốn bủa xuống trên dân Chúa như người ta bủa lưới. Nhiều người thích cách diễn tả thế gian một cách rất ấn tượng của Cha Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế: “thế gian điêu ngoa”. Vâng, cái thế gian điêu ngoa ấy có quá nhiều những cạm bẫy mà chỉ sơ hở, những con chiên hiền lành có thể bị xén lông ngay tức khắc.

Cái điêu ngoa lớn nhất của thế gian này chính là nó dám ngang nhiên kết tội người công chính. Từ ngàn xưa, người công chính bao giờ cũng gắn liền phận mình với một chiếc bẫy hay một vòng gai nào đó. Thánh Cả Giuse, Đấng công chính của Tân Ước đã phải bôn ba lao nhọc không cùng vì Ngài sống hết mình cho Thiên Chúa là Chúa của công lý. Đấng là Mặt Trời công chính, là Lời quyền năng vậy mà rồi cũng bị thế gian kết án không thương tiếc. Cái thế gian ấy kết án Con Chúa Trời bằng cái tội dám gọi Cha của mình là Cha! Người môn đệ Chúa hôm nay cũng vậy thôi. Khi cầu nguyện, thưa chuyện với Cha của mình, họ phải cảnh giác, phải tỉnh thức vì tội danh “cầu nguyện” có thể bay đến với mình bất cứ lúc nào.

Cái điêu ngoa thứ hai thấy rõ của thế gian này chính là thuộc tính lớn của nó. Ấy là sự chia rẽ. Ấy là sự phân hoá. Thế gian vỗ tay khi tưởng môn đệ Chúa đứng hai chỗ khác nhau mà thật ra là đang tìm cho nhau lối đi thích hợp nhất. Cái thế gian ấy len lỏi cả vào trong những diễn đàn đạo đức để đề cao đó rồi đạp đổ ngay đó, để nặng lời phê phán không e dè, không cần biết đúng sai, bởi vì chỉ cần cái nick giống Tây Tàu không ai biết ai là ai thì thiên hạ đã tha hồ vung vẩy. Cái thế gian ấy níu áo vị này, vuốt ve đấng nọ rồi nhảy nhót cười đùa. Ấy là cái thế gian mà Chúa Giêsu bảo chúng ta phải tỉnh thức để nhận dạng và phải cầu nguyện để khỏi bị nó cuốn hút. Mà cái thế gian bị Satan nắm đầu thì chúng ta còn phải nghe Lời Chúa mà ăn chay mới trừ nổi!

Điêu ngoa thuộc hàng siêu đẳng nhưng ngu dại là loại thế gian tung hoả mù để chống đối chính Đấng Tạo Thành trời đất này. Khi các tâm hồn nhỏ bé hướng về Đấng Tối Cao thì có lời hô vang “Chúa chúng nó ở đâu?” như dân ngoại thời Cựu Ước chế nhạo dân thánh Israel. Mãi cho đến lúc Chúa đã “xé tầng trời mà ngự xuống”, chia sẻ kiếp người để cứu độ con người, thì vẫn còn những Herôđê dám đi tìm mà giết Người. Chỉ cần một tia lửa thôi, Chúa cũng có thể thiêu tàn cái thế gian kiêu căng vô lối ấy. Nhưng Đức Giêsu nhân hiền vẫn gọi mời “hãy tỉnh thức và cầu nguyện”.

Tỉnh thức chính là luôn nhận ra cái đúng cái sai, tỉnh thức để cầu nguyện với Chúa là Cha, và ngược lại, phải nhờ lời cầu nguyện mới tỉnh thức nổi. Trong Vườn Cây Dầu, khi Chúa Giêsu cầu nguyện và lo sợ đến đổ mồ hôi máu, thì chính những người Chúa yêu dấu đang theo Chúa vào tận khu vườn, vẫn thấy mắt mình nặng trĩu. Huống chi chúng ta, những con người đang đi giữa thế gian và còn nhiều lệ thuộc vào thế gian.

Tiếng lóng bây giờ có mấy từ rất lạ “biết chết liền”. Thế gian điêu ngoa nên giấu nhẹm những mưu mô. Người công chính khó lòng nhận biết,”biết chết liền”. Mà khi nhận ra rồi thì lắm khi đã bị lôi vào mê cung, khi biết cũng phải chết liền với nó. Chúng ta nhận dạng để cùng cầu xin cho nhau được tỉnh thức và con cái Chúa hãy cùng lay nhau, gọi nhau và thậm chí xô đẩy nhau để đừng ai mê ngủ.

Lạy Mẹ Maria, Mẹ dạy chúng con rằng tỉnh thức là Xin Vâng, cầu nguyện là Xin Vâng, và sống cũng là Xin Vâng. Xin Mẹ cầm tay chúng con mà dẫn chúng con đi con đường gần nhất đến với Chúa, như Mẹ đã sống với Người và trong Người suốt Mùa Vọng của đời Mẹ. Amen.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:14 27/11/2009
CHUYÊN MÔN CỦA THIÊN CHÚA

N2T


Các tín hữu Công Giáo có một thói quen như thế này: họ đi xưng tội với các linh mục, đón nhận sự tha thứ của các ngài chính là sự tha thứ của Thiên Chúa. Nhưng như thế thường thường có một nguy hiểm: người hối tội thường đem bí tích Hòa Giải biến thành một bảo chứng, một loại chứng minh có thể che chở khỏi sự khiển trách của trời. Như thế thường thường tin tưởng thới quá về quyền tha tội của linh mục, mà không tín nhiệm lòng từ bi của Thiên Chúa.

Đây cũng là sự cám dỗ trong lúc lâm chung của nhà họa sĩ người Ý Pietro Purigino thời trung cổ, ông ta cho rằng, nếu căn bản chỉ là sợ hãi muốn cứu cái thân bị thịt này, thì ông ta không muốn lãnh bí tích Giải Tội, bởi vì đó không phải là sự xúc phạm lớn với Thiên Chúa.

Vợ của ông ta không biết gì trong nội tâm của ông ta, nên một hôm bèn hỏi ông ta có phải sợ chưa xưng tội mà chết không, Pietro Purigino trả lời:

- “Em yêu, thì tạm nói như thế đi, nghề nghiệp của anh là hội họa, anh cũng tinh thông về con đường này. Chức vụ của Thiên Chúa là tha thứ, mà nếu Ngài cũng tinh thông con đường này, thì giống hệt như anh giỏi nghề vẽ vậy, nên anh không thấy có gì là phải sợ cả.”

(Lắng nghe của loài ếch)

Suy tư:

Thiên Chúa là tình yêu, từ tình yêu này mà Thiên Chúa tạo dựng nên vũ trụ, tạo dựng nên con người giống hình ảnh của Thiên Chúa Ba Ngôi; tình yêu này được thể hiện rõ ràng nhất nơi Chúa Giê-su khi Ngài xuống thế làm người, chịu nhiều đau khổ, chịu đánh đòn, chịu đóng đinh và chết trên thập giá và đã sống lại...

Tình yêu này được thể hiện hằng ngày trong bí tích Thánh Thể nơi mỗi thánh lễ được linh mục cử hành, để thông ban ơn sủng cho những người tin tưởng vào Thiên Chúa.

Tình yêu này được thể hiện nơi bí tích Giải Tội khi chúng ta –người Ki-tô hữu- muốn thật lòng làm hòa với Thiên Chúa và với anh chị em; tình yêu này cũng được thể hiện nơi mỗi linh mục ngồi trong tòa Giải Tội, bởi vì các ngài cũng là những con người vì nhiều khuyết điểm và tội lỗi, nhưng Thiên Chúa đã nhờ các ngài mà tha tội cho những ai đã xúc phạm đến Chúa...

Có một vài người Ki-tô hữu ỷ lại vào bí tích Giải Tội để phạm tội, họ cho rằng cứ đi xưng tội là Chúa sẽ tha thứ cho họ, cho nên họ coi bí tích Giải Tội như là một bảo bối –mà đúng là bảo bối thật- để họ vịn vào đó mà cứ phạm tội. Thế thì lầm to, bởi vì Thiên Chúa rất yêu thương và nhân từ, nhưng Ngài cũng là Đấng công bằng.

Trông cậy thới quá vào tình yêu của Thiên Chúa thì sẽ dễ dàng trở thành đứa con hư và tội lỗi...

-----------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN I MV năm C)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:18 27/11/2009
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.


MỖI TUẦN

MỘT SUY NIỆM

CHỦ NHẬT VÀ LỄ TRỌNG


(Năm C )



CHỦ NHẬT 1 MÙA VỌNG

Tin mừng: Lc 21, 25-28; 34-36

“Anh em sắp đựoc ơn cứu độ”.


Bạn thân mến,

Hôm nay chủ nhật thứ nhất mùa vọng, tức là bắt đầu một năm phụng vụ mới, năm C.

Mùa vọng là mùa trông đợi, ai đã từng trông đợi thì đều cảm nghiệm được sự bồn chồn lo lắng, hồi hộp pha lẫn niểm vui của đợi chờ:

- như em bé đợi mẹ đi chợ về,

- như người yêu đợi người tình,

- như nhà nông đợi ngày thu hoạch,

- như ruộng khô hạn trông mưa.


Chúa Giê-su trong bài Tin Mừng hôm nay đã đưa ra cho chúng ta thấy một viễn cảnh tương lai ngày Con Người đến trong vinh quang, Ngài mời gọi chúng ta hãy tỉnh thức và đợi chờ, trong lúc đợi chờ ngày trọng đại ấy đến thì sẽ có nhiều điềm thiêng dấu lạ xuất hiện trên mặt trời, mặt trăng và các vì sao, nhân loại sẽ lo âu và sợ hãi khi ngày ấy đến.

1. Dấu hiệu của thời đại.

Dấu hiệu của thời đại ngày càng rõ rệt hơn, ứng nghiệm với lời cảnh báo của Chúa Giê-su trong bài tin mừng hôm nay, dấu hiệu trước tiên mà nhân loại có thể thấy được, sờ được, đó chính là chiến tranh, đói khát và ôn dịch, với dấu hiệu ấy, người Ki-tô hữu chỉ có một thái độ duy nhất là ngẫng đầu lên vì ơn cứu độ đã đến.

Nhưng thực ra, ơn cứu độ đã đến hơn hai ngàn năm nay rồi, và thời viên mãn của nó cũng đang đến gần khi những điềm thiêng dấu lạ mà Chúa Giê-su đã loan báo đã và đang xảy đến.

Người Ki-tô hữu là những người nhạy bén nhất trước những hiện tượng xảy ra của thời đại, bởi vì hằng ngày họ đều được nghe và suy gẫm lời dạy của Chúa Giê-su, và vì thế họ từng giây từng phút tỉnh thức và chuẩn bị ngày quang lâm của Ngài.

2. Tỉnh thức và đề phòng

Chúa Giê-su mời gọi chúng ta tỉnh thức và cầu nguyện, tức là Ngài muốn chúng ta phải sẵn sàng luôn trong mọi hoàn cảnh và tình huống, bởi vì:

- Có những người tỉnh thức nhưng không đề phòng, đó là những người ăn thua đủ bên canh bạc thâu đêm.

- Có những người tỉnh thức nhưng không đề phòng, đó là những người đang say đắm trong đam mê xác thịt, thân xác thì thức để chờ đợi và thỏa mãn cơn khát vọng của nhục dục, nhưng tâm hồn thì đã ngủ mê trong tội lỗi.

- Có những người tỉnh thức nhưng không đề phòng cảnh giác, đó là những người kiêu ngạo, họ tỉnh thức trong kiến thức hạn hẹp của mình khi ai đó phê bình góp ý cho việc làm của mình, nhưng tâm hồn thì đã thoả mãn trong sự đắc thắng của mình...

Người Ki-tô hữu không thức tỉnh để ăn thua với canh bạc, vì đó là chuyện của con cái tối tăm; người Ki-tô hữu cũng không tỉnh thức để chờ đợi cuộc nhậu thâu đêm, bởi vì đó là chuyện của con cái ma quỷ, nhưng người Ki-tô hữu tỉnh thức để chờ đợi ngày sum họp với Chúa Giê-su, Đấng đã và đang đến trong cuộc sống của họ...

Bạn thân mến,

Mùa vọng không những giúp cho chúng ta biết thức tỉnh và chờ đợi ngày Chúa đến trong vinh quang để phán xét, mà còn thức tỉnh chờ đợi Chúa đến với mỗi người chúng ta nữa, bởi vì dấu hiệu của thời đại trước hết không ở đâu xa, mà nó ở ngay trong con người của mình, chính là:

- Khi chúng ta sung sướng hưởng thụ vật chất là dấu hiệu của những ngày đói khổ của linh hồn.

- Khi chúng ta phê bình chỉ trích anh em chị em, là dấu hiệu ngày phán xét công thẳng và kinh khiếp đối với linh hồn và thân xác.

- Khi chúng ta kiêu căng ngạo mạn với mọi người, là dấu hiệu của người bị hạ xuống tận cùng vực sâu.

- Khi chúng ta vu oan giá hoạ cho người, thì đó là dấu chỉ cơn thịnh nộ của Thiên Chúa lên án trong ngày chung thẩm...


Người biết chờ đợi, tỉnh thức và nhìn dấu chỉ của thời đại là người khôn ngoan và hạnh phúc, bởi vì họ đã sẵn sàng...

Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.

----------------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:21 27/11/2009
N2T


24. Thế gian là luyện ngục tốt nhất, người kiên nhẫn có thể đền những tội lỗi của mình.

(sách Gương Chúa Giê-su)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:25 27/11/2009
N2T


302. Ngoại trừ bạn cam tâm chấp nhận sự thất bại, nếu không thì tuyệt đối sẽ không bị đánh bại.

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hồng Y Bertone kêu gọi một chủ nghĩa nhân bản mới
Phụng Nghi
08:31 27/11/2009
ROME (Zenit.org).- Bác ái, sự thật và công lý là những từ ngữ chính yếu nối kết nhau trong một chủ nghĩa nhân bản mới về kinh tế và xã hội. Đó là lời tuyên bố tuần này trước các sinh viên và giáo sư trường Đại học Âu châu tại Rome của vị Bộ trưởng ngoại giao Tòa thánh, Đức Hồng y Tarcisio Bertone, trong bài diễn văn khai mạc niên học mới của trường. Ngài đã dùng thông điệp gần đây nhất của Đức giáo hoàng Benedict XVI - "Caritas in Veritate" - làm điểm tham chiếu trong diễn từ.

Sau đây là những ý chính trong bài diễn văn:

Thông điệp "Caritas in Veritate" đưa con người trở về trọng tâm của một chủ nghĩa nhân bản mới, mà các giá trị là bác ái và chân lý.

Đức giáo hoàng đã nhấn mạnh bác ái và chân lý như là “hai thực tại căn bản” không phải thuộc bản chất cố hữu của con người, lại càng không phải được áp đặt trên con người nhân danh một viễn kiến về ý thức hệ nào đó.

Trong chủ nghĩa nhân bản về kinh tế, hành vi của con người “không phải được thôi thúc bởi chủ nghĩa chủ quan, dẫn đến ích kỷ bằng những tính toán duy khoái lạc, nhưng trái lại, bằng tình đồng cảm dựa căn bản trên công ích.”

Cuộc cách mạng

Hồng y Bertone cho rằng chủ nghĩa nhân bản về kinh tế này phát sinh khoảng giữa thế kỷ 14 và 15 – ở trọng tâm của “phong trào văn hóa Âu châu vừa phong phú vừa mãnh liệt”; trong phong trào này “con người được tái khám phá, được lại đem đặt vào trung tâm của thế giới, nghĩa là, vào trung tâm của mọi lợi ích tinh thần và luân lý.”

Hồng y gọi thời gian nằm cuối thời đại Trung cổ này là “cuộc cách mạng lớn lao nhất, sau cuộc tiến hóa thuộc thời kỳ đồ đá và trước cuộc cách mạng kỹ nghệ, mà châu Âu là sân khấu xảy ra.” Ngài cũng chú ý tới “những sức thu hút quần chúng về tâm linh”, đặc biệt là Thiên Chúa giáo, đã có một vai trò tối cần thiết trong việc đem lại cuộc cách mạng đó.

“Châu Âu sẽ không được như chúng ta biết tới ngày nay […] nếu không có phong trào khởi động bởi các dòng tu Biển đức và Phanxicô, nơi phong trào này, nhưng sự canh tân căn bản đã phát xuất, cũng nhờ đó sau này trở thành nền kinh tế thị trường.”

Hồng y giải thích rằng sau năm 1000, sự phát triển nhanh chóng các tu viện Biển đức đã tạo ra vấn đề, cũng đã được Thánh Bernard ở Clairvaux đề cập tới, đó là “nguy cơ tích lũy đất đai và tài sản không bằng phương tiện sản xuất.”

Trong hiến pháp "Carta Caritatis" (của Dòng Xitô) năm 1098, hai nguyên tắc đã được phác họa: “Một mặt, hiến chế nói rằng “xây dựng trù phú bằng cách làm nghèo đi những người khác là điều bất hợp pháp.”

Bố thí

Hơn thế nữa, cũng hiến pháp này đã thay thế từ ngữ “bố thí” bằng “việc thiện, việc làm phúc” và giải thích rằng “nhu cầu của người xin giúp đỡ phải được đánh giá bằng sự trí thông minh.”

“Phải hiểu những lý do tại sao người nghèo bị nghèo túng, và việc làm phúc không được gây nên tính lười biếng nơi người cần giúp đỡ.”

Hồng y Bertone kêu gọi một “chủ nghĩa nhân bản thứ hai” để đáp ứng cho những vấn nạn của nền kinh tế hiện nay có các đặc tính ghi dấu đậm nét bởi “toàn cầu hóa, giải phóng, tài trợ, những kỹ thuật mới, di dân trong toàn cầu, bất bình đẳng về xã hội, xung đột căn tính và các nguy cơ về môi trường.”

Ngài nói rằng Cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay gây ra một phần là bởi thiếu “chiều kích đạo đức” trong thương trường, và kêu gọi “trở về với luân lý, nghĩa là, trước nhất, với trách nhiệm của cá nhân – hơn là trách nhiệm của các chính quyền.”

Không thề lơ là vấn đề đạo đức trong thương trường – trong nền kinh tế toàn cầu hóa – nghĩa là các thương vụ phải không ngừng hướng đến đạo đức và ít đến lợi nhuận.

Liên quan đến vấn đề đó, Hồng y Bertone trưng dẫn thông điệp "Caritas in Veritate", ngoài việc chỉ đơn thuần phân biệt giữa lợi nhuận và phi lợi nhuận, còn mô tả “một thực tế mới, rộng rãi và phức tạp, liên hệ cả đến các lãnh vực công và tư, tuy không gạt lợi nhuận ra ngoài, nhưng còn coi đó là một phương tiện để đạt đến các mục tiêu nhân bản và xã hội.”
 
Việt Nam: Năm Thánh, thời gian để hòa giải với Thiên Chúa và tha nhân
Bùi Hữu Thư
10:26 27/11/2009
Điện văn của Đức Thánh Cha Benedict XVI gửi Hội Đồng Giám Mục Việt Nam

Rôma, ngày thứ năm 26 tháng 11, 2009 (Le Monde vu de Rome) - Đức Thánh Cha Benedict XVI viết trong điện văn gửi Đức Cha Nguyễn Văn Nhơn, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Viêt Nam, giám mục giáo phận Đà Lạt nhân dịp khai mạc Năm Thánh để kỷ niệm 350 thành lập hai giáo phận tông tòa và 50 năm thiết lập hàng giáo phẩm Việt Nam.

Đức Thánh Cha viết: “Năm Thánh là thời kỳ ân sủng thích hợp cho việc hòa giải với Thiên Chúa và tha nhân. Trong chiều hướng này, cần nhận thức những thiếu sót trong quá khứ và hiện tại đã vi phạm đối với Thiên Chúa và tha nhân. Đức Thánh Cha cũng đề nghị: “đào sâu và phong phú hóa sự hiệp thông trong giáo hội và xây dựng một xã hội công chính, hợp quần và hợp lý qua việc đối thoại chân thật, tương kính và hợp tác lành mạnh.”

Đức Thánh Cha Benedict XVI cũng khuyến khích việc truyền giáo: “Năm Thánh cũng là một thời kỳ đặc biệt để tái công bố Tin Mừng Phúc Âm cho đồng bào và để luôn luôn trở nên một Giáo Hội hiệp thông và truyền giáo nhiều hơn.”

Đức Thánh Cha Benedict nhấn mạnh hai sự kiện đánh dấu việc khai mạc Năm thánh, trước hết là ngày Lễ Mừng Kính các Thánh Tử Đạo: “Quý vị đã muốn việc cử hành được khởi sự trùng hợp với ngày lễ vinh danh một trăm mười bẩy vị tử đạo của quốc gia quý vị. Sự tưởng niệm các nhân chứng cao quý của họ sẽ giúp cho toàn thể Dân Chúa tại Việt Nam thực hành đức bác ái, gia tăng niềm hy vọng và củng cố đức tin đôi khi bị thử thách hàng ngày.”

Đặc biệt ngài nhắc đến Thánh Anrê Dũng-Lạc “các nhân đức của vị linh mục này là gương sáng cho các linh mục và chủng sinh, tu sĩ và giáo dân.” Đức Thánh Cha đã cầu chúc trong Năm Thánh rằng họ sẽ “kín múc được từ gương sáng của ngài và các bạn tử đạo một nghị lực mới được cải tiến.”

Một sự kiện khác: “việc khai mạc Năm Thánh tại Sở Kiện được tổ chức trong tổng giáo phận Hà Nội, “nơi đã là trụ sở của Giáo Phận Tông Tòa đầu tiên tại Việt Nam, và là nơi còn gìn giữ những thánh tích quý giá của các thánh tử đạo.”

Đức Thánh Cha cầu chúc: “Chớ gì điạ điểm quý giá này sẽ nằm tại trọng tâm của một công cuộc truyền giáo sâu xa, để đem lại cho toàn thể xã hội Việt Nam những giá trị Phúc Âm về bác ái, chân lý, công bình và chính trực.”

Cuối cùng, Đức Thánh Cha Benedict đã nhắc đến linh điạ Đức Mẹ La Vang, ngài xin Mẹ La Vang đồng hành với người Công Giáo Việt Nam “với tình mẫu tử dịu hiền của Mẹ trong suốt Năm Thánh này.”
 
Đức tin trong thời đại tục hóa
Phụng Nghi
11:17 27/11/2009
WASHINGTON, D.C. (Zenit.org).- Có thể nào làm cho đức tin trở thành “dễ tin hơn” đối với cả những người tín hữu lẫn người đang đi tìm kiếm niềm tin?

Đó là câu hỏi mà Hồng y Francis George giáo phận Chicago, chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa kỳ, và giáo sư Charles Taylor, dạy triết học tại các trường Đại học McGill và Northwestern, được giải thưởng Templeton năm 2007, đã cùng ngồi xuống để thảo luận tại trường Đại học Công giáo Mỹ (Catholic University of America ) chiều tối hôm thứ Năm vừa qua.

Diễn đàn công cộng này là để khởi động một dự án nghiên cứu nhằm xem xét lại vai trò tôn giáo và đức tin trong thời đại tục hóa này.

Được Hội đồng Nghiên cứu các Giá trị và Triết học của trường Đại học Công giáo tài trợ, dự án “Đức tin trong Thời đại Tục hóa” sẽ được khai triển, với sự cộng tác của Trung tâm Nghiên cứu về Văn hóa và các Giá trị của trường, và Trung tâm Thần học Woodstock thuộc Dòng Tên tại Georgetown.

Diễn đàn hôm thứ Năm đã lôi cuốn một số thính giả rất đông – chỉ đủ chỗ đứng – tới sảnh đường trường đại học, gồm các linh mục, tu sĩ, giới học thuật, giáo dân và sinh viên đại học. Phát biểu của một nghệ sĩ Công giáo chuyên nghiệp cũng là cựu sinh viên trường Đại học Công giáo: “Tôi đến tham dự bởi vì những sáng kiến đổi mới trong việc truyền bá đức tin phù hợp với những gì tôi đang làm để sinh sống.”

Thế giới những người tìm kiếm

Giáo sư Taylor trong bài diễn từ đã giải thích: “Chúng ta sống trong một thế giới những người kiếm tìm. Những người nghĩ rằng họ chưa đi đến chỗ biết Thiên Chúa, nhưng đang trên đường tìm kiếm. Có vô tận những con đường nhờ đó những người tìm kiếm trở thành người tin theo.

“Người ta đến được với đức tin bằng những con đường và những biến cố khác nhau, mỗi cách đều để lại một dấu vết.”

“Hiệp thông Kitô giáo có nghĩa là chúng ta từ những nơi chỗ khác biệt đến được đất đứng chung, nơi chúng ta hy vọng cảm nghiệm được sự hiệp thông.” Giáo sư Taylor nói thêm như thế. Ông là tác giả cuốn sách “The Secular Age (Thời đại Thế tục)” (Nhà xuất bản trường Đại học Harvard, 2007) trong đó ông khai thác hiện tượng tìm kiếm tôn giáo trong thế giới tân tiến.

Hồng y George cũng có một cuốn sách riêng, cuốn "The Difference God Makes: A Catholic Vision of Faith, Communion and Culture (Khác biệt do Thiên Chúa tạo ra: Viễn kiến Công giáo về Đức tin, Hiệp thông và Văn hóa)” mới được xuất bản hồi tháng 10 vừa qua (Crossroads Publishing, 2009). Ngài nhấn mạnh rằng “con người ta quan tâm đến việc trở thành thánh thiện.”

“Một trong những điều tốt đẹp nhất khi làm giám mục là tôi được đi hết từ giáo xứ này tới giáo xứ khác, nơi nào tôi cũng gặp được nhiều người thánh thiện. Những người đó là tín hữu, ít ra là công khai, nhưng trong nội tâm họ nhiều người thú nhận vẫn còn đang đi tìm kiếm – không chỉ về những vấn đề ngoại vi, nhưng còn về những điều trọng yếu hơn nữa.

“Vậy mà họ là những người thánh thiện. Họ nên thánh bằng hành động tuyên xưng Tin Mừng, bằng việc cử hành các nhiệm tích, bằng cách qui tụ trong các cộng đoàn, nơi đó họ được yêu thương không chỉ trong gia đình mà còn do các vị linh mục quản xứ yêu thương họ nhân danh Chúa Kitô.”

“Điều đó có thật. Người ta thánh thiện trong thời đại này cũng như ở những thời kỳ khác. Nhưng họ nên thánh bằng nhiều cách khác biệt, chắc chắn là thế.”

Một nghệ thuật

Hồng y George cho biết rằng Giáo hội đã đối thoại suốt nửa thế kỷ trước về vấn đề làm sao làm cho đức tin trở thành dễ tin tưởng hơn trong thế giới hiện đại.

Ngài nhắc lại cách thức Công đồng Vatican II đã làm cho Giáo hội có thể đáp ứng lại một thế giới đã bị chia rẽ sâu xa sau hai cuộc thế chiến: “ĐGH Gioan XXIII nghĩ rằng sự hiệp nhất cao cả tuyệt vời của Giáo hội có thể đủ sức thuyết phục khi nói với một thế giới chia rẽ, và có thể mang lại sự hàn gắn trong một thế giới bị đổ vỡ.”



ĐGH Phaolô VI còn đi xa hơn nữa, đã nhấn mạnh rằng Giáo hội không chỉ mở rộng cửa cho cả thế giới mà còn tự canh tân nhằm có thể nói với thế giới tân tiến một cách thành công hơn.

“Câu trả lời của ĐGH Gioan Phaolô II không phải chỉ về Giáo hội của mọi thời đại không thôi, mà còn về sức mạnh biến đổi của đức tin, qua việc đem đức tin vào một thế giới đặt ưu tiên vào thực nghiệm.”

Hồng y nói thêm, đề cập đến việc tuyên hiển thánh của vị giáo hoàng này cho nhiều vị thánh nhân trong triều đại giáo hoàng của mình hơn tất cả các triều đại giáo hoàng khác cộng lại: “Hơn hết cả là ngài biểu hiện đức tin bằng cách chỉ ra và đề cao những chứng nhân của đức tin.”

“Đức thánh cha hiện này, Benedict XVI, cảm thấy rằng đức tin phải được ổn định thích đáng trong sự toàn vẹn, nhằm để kêu gọi trở lại tôn giáo một thế giới đã bị phân mảnh. Vì thế ngài nhấn mạnh đến tính cách liên tục của Giáo hội trong lịch sử, chính xác là để trở thành một điểm qui chiếu vững vàng ổn định.

“Khi tôi nói chuyện với những người trong lớp tuổi 20 và 40, họ muốn Giáo hội trở thành một điểm qui chiếu vững vàng trong thế giới, ngay cả khi họ không muốn trở thành một phần tử trong chính Giáo hội.

“Đức thánh cha biết rõ điều đó. Vì thế ngài muốn trình bầy cho thế giới một lần nữa thấy Giáo hội của mọi thời đại.”

Một thách đố



Giáo sư Taylor tiếp tục đặt câu hỏi: nếu chúng ta làm cho đức tin thành dễ tin tưởng hơn, vậy chúng ta cũng làm cho đức tin dễ hấp dẫn, mời gọi hơn chăng?

Ông nhấn mạnh: “Có những lúc chúng ta chẳng may làm cho sự hiện diện của Đức Kitô, đáng lẽ phải trong sáng, lại mờ đục kinh khủng. Tôi không nghĩ là lúc nào người ta cũng nhìn thấy chúng ta cư xử với nhau giống như lời mời gọi những người khác hiệp thông với chúng ta, chẳng hạn khi họ thấy có những chia rẽ hay đánh phá nhau chính trong phạm vi Giáo hội.”

Ông nêu ra câu hỏi: “Liệu chúng ta, những người tín hữu, có biểu lộ đức tin trong cung cách mời gọi những người tìm kiếm đến tham gia hiệp thông với chúng ta? Hay chúng ta làm những việc như muốn bảo họ “Bạn chẳng cần xin gia nhập làm gì”? Khi người ta nhìn chúng ta, họ có thấy rằng hiệp thông với các tín hữu là điều hấp dẫn?”

Công tác trước mặt

Trong 15 tháng sắp tới đây, hai nhóm học giả sẽ tận tâm dò tìm những câu hỏi đó, dưới sự chỉ dẫn của Linh mục Dòng Tên John Haughey thuộc Trung tâm Thần học Woodstock của Dòng Tên, và Tiến sĩ William Barbieri, giáo sư dậy môn nghiên cứu về thần học và tôn giáo tại trường Đại học Công giáo Mỹ.

Một nhóm sẽ tập chú vào việc tìm kiếm của cá nhân đi tìm ý nghĩa đức tin trong thời đại thế tục chúng ta hiện nay. Nhóm thứ hai sẽ xem xét vai trò của tâm linh trong trật tự kinh tế và xã hội toàn cầu. Một diễn đàn được tổ chức vào tháng 2 năm 2012 sẽ qui tụ hai nhóm để xem xét những gì họ khám phá được.

Một vị trong nhóm tổ chức gợi ý: “Nhiệt tâm của các học giả tôn giáo hàng đầu này cho chúng ta niềm hy vọng có cơ sở rằng nhiều ánh sáng hơn sẽ được soi rọi vào vấn đề đức tin trong thế giới hôm nay.”
 
Top Stories
Władze Wietnamu niszczą Papieskie Kolegium (tiếng Ba Lan)
Ekai.pl
07:46 27/11/2009
Władze Wietnamu już od roku systematycznie niszczą i wyburzają budynek Papieskiego Kolegium w Dala. Oficjalnie chcą tam stworzyć publiczny park, a faktycznie chodzi o sprzedaż kościelnego terenu pod dochodowe inwestycje.

W wywiadzie opublikowanym na kościelnych stronach internetowych bp Piotr Nguyen Van Nhon, Przewodniczący Konferencji Episkopatu Wietnamu ujawnił, że ani jemu ani innym biskupom łącznie z arcybiskupami Hanoi, Hue i Sajgonu nie udało się powstrzymać władz reżimowych od zburzenia Papieskiego Kolegium w Dalat. Władze chcą tymczasowo przekształcić je w publiczny park.

W 1956 r. biskupi w Południowym Wietnamie zwrócili się do Rzymu z prośbą o ustanowienie Papieskiego Kolegium w Dalat – w mieście położonym na centralnym płaskowyżu Wietnamu. Papieskie Kolegium rozpoczęło działalność 13 września 1958 r. Służyło jako główne seminarium duchowne, kształcąc księży wietnamskich aż do czasu, gdy komunistyczny rząd zawłaszczył obiekt w 1980 r.

„Papieskie Kolegium jest bardzo drogie sercu księży biskupów i kapłanów w Wietnamie. Jest ono żywą pamiątką dla wielu z nas” – powiedział biskup Piotr Nguyen. „Czternastu księży, którzy tutaj studiowali, osiągnęło godność biskupią. Z wyjątkiem biskupa Piotra Nguyen Van Nho, wszyscy nadal zarządzają swoim diecezjami” – dodał.

W warunkach wolnego rynku wartość gruntów wzrosła niepomiernie. W miarę jak korupcja staje się wszechobecna, lokalni urzędnicy reżimowi stają się coraz bardziej zachłanni w poszukiwaniu bezprawnego, osobistego zysku. Wymyślają nierealne projekty tylko po to, aby mieć pretekst do przymusowego konfiskowania wieśniakom ich ziemi, albo do odkupienia jej za symboliczne pieniądze. Następnie, gdy prawowici właściciele zostaną już usunięci ze swej własności, urzędnicy państwowi odsprzedają te grunty po dużo wyższych cenach lub budują tam hotele, restauracje czy nocne kluby, traktując te inwestycje jako źródło swoich dochodów.

W liście do prezydenta i do premiera Wietnamu w lipcu 2008 biskup Michał Hoang Duc Oanh z Kontum napisał: „W tym kraju wielu rolników i biednych ludzi od wielu lat prosiło o zwrot swojej własności, ale wszystko na darmo, gdyż władze wybrały politykę prześladowań i represji zamiast zaopiekować się nimi!”

Władze zaczęły również oglądać się na nieruchomości zagarnięte Kościołowi w minionych latach. Tak było w przypadku gruntów kościelnych w Thai Ha, byłej nuncjatury Papieskiej w Hanoi, licznych szkół i klasztorów na Południu Wietnamu. W tym kontekście obszar 79 tys. 200 metrów kwadratowych należący do Papieskiego Kolegium nie uniknął chciwych zapędów lokalnych urzędników.

22 listopada 2008 r., część budynków seminaryjnych zburzono. Wówczas biskup Peter Nguyen zaprotestował. Jego protest ze względu na gorącą atmosferę protestów w innych miejscach kraju spowodował spowolnienie dzieła wyburzania.

Obecnie władze lokalne, postępując według taktyki zastosowanej w przypadku nuncjatury Hanoi, parafii Thai Ha i konwentu Sióstr św. Pawła z Chartres w diecezji Vinh Long, zdecydowały się na „tymczasowe rozwiązanie” by najpierw stworzyć w tym miejscu park publiczny i następnie odczekać na stosowny moment, by powrócić do prywatyzacji terenu.

„Ja, osobiście, wielokrotnie zwracałem się do władz w prowincji Lam Dong” – powiedział biskup Piotr Nguyen. „Władze w odpowiedzi domagały się ode mnie, abym to ja przekazał im seminarium!”. Biskup ujawnił list władz rządowych Nr 8860/UBND-DC z dnia 4 grudnia 2008, zawierający to żądanie.

„W dniu 2 listopada 2009 po raz kolejny napisałem wniosek do premiera i do przewodniczącego Prowincji Lam Dong” – dodał hierarcha. Po upływie prawie miesiąca nie ma żadnej odpowiedzi ze strony władz, natomiast prace przy budowie parku na miejscu Kolegium nabierają tempa.

Mówi się o biskupach w Wietnamie, że nie są zdolni do znalezienia skutecznych sposobów, aby obronić kościelne instytucje. Rezultatem tego jest rosnący krytycyzm wobec nich w kręgach kościelnych.

„Być biskupem w Wietnamie dzisiaj jest wielkim wyzwaniem” – zauważył ks. Józef Nguyen z Hanoi. „Jeśli, sprzeciwiając się rabunkowi własności kościelnej, biskup protestuje łagodnie, to nie jest w stanie uchronić Kościoła, a to spotyka się z silną krytyką ze strony wiernych” – wyjaśnił duchowny.

A z drugiej strony, „Gdy biskup protestowałby w sposób zdecydowany i mocny, aby ochronić Kościół i swoich wiernych, wtedy państwowe środki przekazu przez długie miesiące publikują obraźliwe artykuły przeciw niemu, prorządowe bojówki oblegają dom biskupa, grożą mu śmiercią, używają wulgarnego słownictwa, przyjmowanie nowych alumnów do seminarium jest ograniczone, święcenia kapłańskie są wstrzymywane, przeznaczenia i przeniesienia duszpasterzy spotykają się z utrudnieniem, normalna działalność Kościoła - jak spotkania duszpasterskie, rozwijanie nowych inicjatyw kościelnych - napotyka na przeszkody. Wszystko po to, żeby wmówić biskupowi, że ulegając rządowym naciskom działa dla dobra Kościoła.”
 
VIETNAM: Les fêtes d'ouverture de l’année sainte à So Kiên ont été profondément marquées par le souvenir des martyrs et l’histoire de l’Eglise dans le pays.
Eglises d'Asie
12:44 27/11/2009
VIETNAM: Les fêtes d'ouverture de l’année sainte à So Kiên ont été profondément marquées par le souvenir des martyrs et l’histoire de l’Eglise dans le pays.

Les 23 et le 24 novembre, à So Kiên, qui fut au XIXe siècle le cœur même de la chrétienté du Tonkin occidental, la foule des catholiques vietnamiens était au rendez-vous de l’année sainte, prête à accomplir son pèlerinage à l’intérieur de l’histoire de leur Eglise, comme le soulignera Mgr Nguyen Chi Linh dans son homélie. Les estimations de l’affluence ont été différentes, mais le nombre des participants devait s’approcher des 100 000 fidèles attendus (1).

Venus de partout, mais en particulier des diocèses du Nord, en empruntant toutes sortes de moyens de locomotion, les catholiques remplissaient la vaste place de 1,1 hectare spécialement aménagée pour la circonstance devant les ruines de la chapelle de l’ancien grand séminaire. Au centre, se dressait l’estrade où l’on pouvait lire les trois mots d’ordre de l’année sainte: « Mystère, Communion, Mission ». C’est là que se sont déroulées la veillée du 23 novembre et la messe solennelle du lendemain. Bon nombre des participants étaient là depuis plusieurs jours. C’était aussi le cas du cardinal Roger Etchegaray qui, dans une allocution prononcée avant la messe du 24 novembre, a rappelé que lors d’un voyage effectué en 1989, il avait renoué les liens entre le Vatican et le Vietnam. Le cardinal-archevêque de Paris, Mgr André Vingt-Trois, le cardinal Bernard Law, archevêque émérite de Boston, Mgr Brown, évêque du comté d’Orange, le P. Jean-Baptiste Etcharren, supérieur des Missions étrangères de Paris, étaient, eux aussi, présents depuis deux jours. Trente-et-un évêques vietnamiens, plus de 400 prêtres, tous présents depuis la veille, concélébraient cette messe solennelle, présidée par le cardinal-archevêque de Saigon, Mgr Jean-Baptiste Pham Minh Mâm, haut responsable du Comité de l’année sainte. On pouvait voir aussi dans les premiers rangs, 11 représentants des ambassades étrangères à Hanoi, des représentants des autorités vietnamiennes ainsi que de hauts dignitaires du bouddhisme vietnamien (2).

Avant la messe, divers messages ont été lus et plusieurs allocutions prononcés. Le secrétaire adjoint de la Conférence, Mgr Vo Duc Minh, a donné lecture de la Lettre du pape Benoît XVI et du message du préfet de la Congrégation pour l’évangélisation des peuples, le cardinal Ivan Diaz. Après une allocution chaleureuse du cardinal Etchegaray, le président de la Conférence des évêques prononçait le discours d’ouverture. Il a souligné le moment historique, le « Kairos », a-t-il précisé, vécu en ce début de l’année sainte par l’Eglise du Vietnam. II a commencé par une méditation sur l’itinéraire historique de l’Eglise au Vietnam et a ensuite commenté les trois grands thèmes de l’année sainte: mystère, communion et mission. L’homélie de Mgr Nguyen Chi Linh, lue après l’Évangile, a savamment associé les thèmes de l’année sainte et de la fête des 117 martyrs vietnamiens. Débutant avec une courte histoire de la paroisse de So Kiên, qui fut pendant un temps le cœur de la chrétienté tonkinoise, l’homélie s’est ensuite poursuivie par une méditation sur le sens de la persécution dans l’Eglise. Elle s’est achevée par un vivant appel à la réconciliation de tous les Vietnamiens, trop longtemps séparés par la méfiance et opposés par des violences, des idéologies, des préjugés…. Cette conclusion qui reprenait un appel au pardon et à la communion contenu dans le message du pape Benoît XVI, a provoqué de vifs applaudissements de la part des fidèles (3).

La veille, avait eu lieu une veillée très spectaculaire organisée par l’ensemble des dix diocèses du Nord, dont le mérite principal était de rappeler les diverses étapes de l’itinéraire historique du christianisme au Vietnam. La soirée avait débuté par une série de gestes symboliques. Il y eut d’abord une procession aux flambeaux en l’honneur des saints martyrs du Vietnam, à laquelle participaient des représentants de huit des 26 diocèses du pays. Ces gestes symboliques se succédèrent ensuite: embrasement du flambeau de la foi, vénération des ancêtres dans la foi, rite de réconciliation…

Après une allocution du président du Comité de l’année sainte, le cardinal Pham Minh Mân, puis un discours du vice-président du Front patriotique du Vietnam, commença la veillée proprement dite. Celle-ci, sur le thème de « Si le grain ne meurt… », évoqua les grands événements de l’histoire de l’Eglise au Vietnam.

(1) Radio Free Asia (émissions en vietnamien) parle en effet de 100 000 participants. Voir également EDA 518.

(2) Les informations utilisées dans cet article sont empruntées à diverses dépêches diffusées par le site de la Conférence épiscopale du Vietnam.

(3) On pourra lire l’intégralité de la plupart des documents cités ici dans un dossier publié séparément, intitulé « Allocutions et messages, lus ou prononcés à l’occasion de l’ouverture de l’année sainte ».
 
Allocutions et messages, lus ou prononcés à l’occasion des cérémonies d’ouverture de l’année sainte
Eglises d'Asie
13:01 27/11/2009
VIETNAM

Allocutions et messages, lus ou prononcés à l’occasion des cérémonies d’ouverture de l’année sainte

NDLR - Au cours des cérémonies d’ouverture de l’année sainte 2010, qui se sont déroulées à So Kiên dans l’archidiocèse de Hanoi, les 23 et 24 novembre 2009, de nombreux messages, déclarations et allocutions ont été lues ou prononcés. Nous avons rassemblé ci-dessous les textes les plus importants. Ils ont tous été prononcés ou lus avant et pendant la messe solennelle du 24 novembre.

Il s’agit du message du pape Benoît XVI daté du 17 novembre, de la lettre du cardinal Ivan Diaz, Préfet de la congrégation pour l’évangélisation des peuples, envoyée le 14 novembre, du discours d’ouverture de Mgr Pierre Nguyên Van Nhon, président de la Conférence épiscopale, et de l’homélie de la messe rédigée par Mgr Joseph Nguyên Chi Linh, évêque de Thanh Hoa.

Message du pape Benoît XVI à Mgr Pierre Nguyên Van Nhon, évêque de Dalat, président de la Conférence épiscopale du Vietnam

Alors que commence la célébration jubilaire du trois cent cinquantième anniversaire de la création des Vicariats apostoliques du Tonkin et de la Cochinchine, et des cinquante ans de l’établissement de la Hiérarchie catholique au Vietnam, je m’unis de tout cœur à la joie et à l’action de grâce des Evêques de votre pays, que j’ai eu la joie de rencontrer en juin dernier, et de l’ensemble de leurs diocésains.

Vous avez désiré que le début de cette célébration coïncide avec la fête des glorieux cent dix-sept saints martyrs de votre pays. Le souvenir de leur noble témoignage aidera l’ensemble du peuple de Dieu au Vietnam à activer sa charité, accroître son espérance et à consolider sa foi que le quotidien éprouve parfois. Parmi ces martyrs émerge la figure singulière d’André Dung-Lac dont les vertus sacerdotales sont des modèles lumineux pour les prêtres et les séminaristes, séculiers et réguliers, de votre pays. En cette Année Sacerdotale, puissent-ils puiser dans son exemple et dans celui de ses compagnons une énergie spirituelle renouvelée qui les aidera à vivre leur sacerdoce dans une fidélité plus grande à leur vocation, dans la communion fraternelle, dans la digne célébration des Sacrements de l’Eglise et dans un apostolat dynamique et intense.

Pour l’ouverture de votre célébration, vous avez choisi So-Kiên, dans l’archidiocèse de Hanoi, lieu emblématique qui parle particulièrement à cotre cœur. Il fut le siège du premier Vicariat apostolique du Vietnam et il garde encore des vestiges précieux de vos saints martyrs ainsi que leurs nobles reliques. En cette Année Jubilaire, puisse ce lieu qui vous est si cher être au cœur d’une évangélisation approfondie qui portera à l’ensemble de la société vietnamienne les valeurs évangéliques de la charité, de la vérité, de la justice et de la rectitude. Ces valeurs, vécues à la suite du Christ, prennent une dimension nouvelle qui dépasse leur sens moral traditionnel, lorsqu’elles s’ancrent en Dieu qui désire le bien de tout homme et qui veut son bonheur.

L’Année Jubilaire est un temps de grâce propice à la réconciliation avec Dieu et avec le prochain. Dans ce but, il convient de reconnaître les manquements du passé et du présent commis contre les frères dans la foi et contre les frères compatriotes et d’en demander pardon. En même temps, il convient aussi de prendre comme résolution d’approfondir et d’enrichir la communion ecclésiale et d’édifier une société juste, solidaire et équitable par le dialogue authentique, le respect mutuel et la saine collaboration. Le Jubilé est aussi un temps spécial offert pour renouveler l’annonce de l’Evangile aux concitoyens et devenir toujours davantage une Eglise qui est communion et mission.

L’ensemble de l’Eglise du Vietnam s’est préparée à la célébration du Jubilé par une neuvaine de prière afin que cet évènement exceptionnel trouve grâce aux yeux de Dieu, contribue au progrès spirituel de tous les fidèles et consolide la mission de l’Eglise. Ma pensée va tout naturellement vers les religieux et les religieuses dont la vie désire témoigner de la radicalité évangélique à travers le charisme de leurs fondateurs respectifs. Puissent-ils continuer à grandir en Dieu par l’approfondissement de leur vie spirituelle dans la fidélité à leur vocation et par un apostolat fructueux dans la suite du Christ. Mon affection paternelle va également vers l’ensemble des fidèles laïcs vietnamiens. Ils sont présents dans mon souvenir et dans ma prière quotidienne. Puissent-ils s’engager plus profondément et activement dans la vie et la mission de l’Eglise.

Chers frères dans l’Episcopat, je demande à Dieu de vous éclairer et de vous guider afin que vous soyez, à l’exemple de Notre Seigneur et Maître, des bons pasteurs (Cf. Jn 10, 11-16) qui se consacrent à faire paître leurs brebis, les encourager et les soigner lorsqu’il faut, et des Evêques qui témoignent avec courage et persévérance de la grandeur de Dieu et de la beauté de la vie dans le Christ.

Que Notre Dame de La Vang, chère aux chrétiens de votre nation, vous accompagne de sa tendresse maternelle au long de cette année. Je vous adresse, Monseigneur, mon affectueuse Bénédiction apostolique que j’étends volontiers aux Evêques, aux prêtres et aux séminaristes, aux religieux et religieuses ainsi qu’à tous les fidèles du Vietnam et à toutes les personnes qui s’associent de près ou de loin à la joie de vos célébrations.

Du Vatican, le 17 novembre 2009

Signé: Benedictus XVI

Lettre du cardinal Ivan Dias, Préfet de la Congrégation pour l’évangélisation des peuples à Mgr Pierre Nguyên Van Nhon, Evêque de Dalat, Président de la Conférence Episcopale du Vietnam

Le 14 novembre 2009

Excellence Révérendissime,

A l’occasion de l’ouverture de l’Année Sainte 2010 pour commémorer les 350 ans de la création de deux premiers Vicariats Apostoliques de « Dang Trong » et « Dang Ngoai », et les 50 ans de l’établissement de la Hiérarchie catholique au Vietnam, je suis très heureux de transmettre à Votre Excellence, aux Evêques, prêtres, religieux, religieuses, séminaristes et à tout le peuple de Dieu qui est au Vietnam les salutations et les félicitations les plus chaleureuses de la Congrégation pour l’Evangélisation des Peuples. Je me réjouis de vous manifester notre communion dans l’action de grâce et notre participation spirituelle à cet évènement religieux qui sera certainement vécu avec ferveur et grande solennité.

C’est particulièrement significatif que l’ouverture de l’Année Sainte soit célébrée précisément en la fête des 117 martyrs vietnamiens. Cette occasion nous invite en effet à élever notre prière en communion de cœur pour remercier ces héros de la foi, qui ont témoigné de leur fidélité et de leur amour à Notre Seigneur Jésus Christ, en versant leur sang. Ce sang versé en terre vietnamienne, uni au sang du Christ sur la croix, a fait naître aujourd’hui une Eglise catholique florissante, en rapide croissance et pleine de promesses, au milieu d’innombrables difficultés et épreuves. L’Année Sainte 2010 nous invite à regarder avec gratitude l’histoire de près de 500 ans de l’évangélisation du Pays où la Providence miséricordieuse a envoyé en 1533, le premier missionnaire pour y semer les premiers germes de l’Evangile qui se sont merveilleusement développés, à travers les vicissitudes de l’histoire. L’Année sainte 2010 marque aussi l’étape d’un demi-siècle de l’histoire depuis l’établissement, en 1960, de la Hiérarchie catholique et la décision du pape, le Bienheureux Jean XXIII, de confier la direction pastorale des Eglises particulières au Vietnam aux Evêques autochtones. Regardant cette histoire comblée de grâces et de bénédictions divines nous n’avons qu’à rendre grâces à Dieu et à chanter sa louange; « car il est bon, et éternel est son amour ! » (Ps 136, 1).

Je souhaite de tout cœur que soit réalisé concrètement l’objectif proposé par la Conférence Episcopale du Vietnam pour la célébration de l’Année sainte, à savoir: encourager et stimuler le peuple de Dieu à correspondre à l’amour immense de Dieu et rénover l’Eglise qui est au Vietnam en la triple dimension: Mystère, Communion, Service. Cet objectif est une heureuse réponse au programme général indiqué par Jean-Paul II à l’Eglise universelle pour le Troisième Millénaire: « Repartir du Christ », un Christ qu’il faut « connaître, aimer, imiter, pour vivre en lui la vie trinitaire et pour transformer avec lui l’histoire jusqu’à son achèvement dans la Jérusalem céleste » (NMI, 29). Aussi, je prie Notre Seigneur afin que l’Année sainte soit une année de grâces et une occasion propice pour que chaque membre du Peuple de Dieu s’engage à vivre pleinement et personnellement ce qui est proposé par les vaillants Pasteurs du pays et par le Pasteur de l’Eglise universelle, et à poursuivre surtout « la plénitude de la vie chrétienne » et « la perfection de la charité » (LG, 40), la « sainteté », qui doivent être notre première préoccupation en ce monde. J’invite donc tous à répondre généreusement à ce commandement de Notre Seigneur: « Allez…, proclamez la Bonne Nouvelle à toute la création » (Mc 16, 15). Le peuple et la société vietnamiennes attendent la Bonne Nouvelle qui leur annonce la Voie, la Vérité et la Vie éternelle. « Avancez en eau profonde, et lâchez vos filets pour la pêche » (Lc 5, 4). Oui, c’est maintenant le temps d’agir et de dire avec Simon en cette ère nouvelle de l’histoire: « Maître… sur ta parole je vais lâcher les filets » (Lc 5,5).

Avec ses sentiments, j’invoque de tout cœur sur tous et sur chacun l’abondance des bénédictions divines et la protection maternelle de Notre Dame de La Vang, et je vous prie d’agréer, Excellence Révérendissime, l’expression de mes sentiments fraternels et respectueux in Corde Mariae.

Signé: Ivan Card. Dias

Préfet

Discours d’ouverture par Mgr Pierre Nguyên Van Nhon,

Président de la Conférence épiscopale du Vietnam

Eminences, Excellences,

Chers Hôtes Distingués de notre Eglise,

Chers Frères et Sœurs,

En ce moment historique, la paroisse de So Kiên de l’Archidiocèse d’Hanoi est vraiment devenue le cœur de l’Eglise au Vietnam. La Conférence Episcopale du Vietnam tout entière est ici. Nos Hôtes distingués venant de différents horizons sont aussi présents. Des centaines de Prêtres, de Religieux et Religieuses, des milliers de Fidèles laïques représentant tous les diocèses du pays sont là. Et des millions de fidèles catholiques présents dans toutes les régions du pays et à l’étranger tournent également leurs cœurs vers ce lieu. Oui, en ce moment historique, la Paroisse de So Kiên est assurément le cœur de notre Eglise. Jamais auparavant nous n’avons eu la grâce de vivre le mystère ecclésial de cette manière spéciale en ce lieu, c’est-à-dire de vivre le mystère du Peuple de Dieu unifié et rassemblé. Il convient donc tout d’abord de nous serrer la main en échangeant le souhait de paix ainsi que des sourires amicaux pour saluer ce grand Jour de grâce.

Chers Frères et Soeurs,

1. De partout nous nous sommes rassemblés ici pour célébrer l’Ouverture de l’Année Jubilaire 2010. Ce “Kairos” nous invite à jeter un regard sur l’itinéraire historique parcouru par l’Eglise du Christ dans notre chère patrie: c’est lorsque les premiers Missionnaires entamèrent leurs pas aventureux sur le sol vietnamien il y a à peu près cinq cents ans, que la Bonne Nouvelle du Christ fut proclamée pour la première fois sur notre terre natale, et qu’elle se propagea de jour en jour grâce à Dieu jusqu’en 1659, où, il y a exactement 350 ans, deux premiers Vicariats Apostoliques furent créés au Vietnam. Puis, s’appuyant toujours sur le cours de l’histoire, l’Eglise se développa de plus en plus jusqu’au 24 novembre 1960, date où le Bienheureux Pape Jean XXIII établit la Hiérarchie Catholique au Vietnam par une Constitution Apostolique. Il marquait ainsi la maturité de l’Eglise du Christ dans notre pays.

C’est par un tel regard embrassant notre itinéraire historique que nous découvrons combien le mystère de l’Eglise est contenu en germe dans le tout petit grain de sénevé (cf. Lc 13, 18-19): jeté en terre, il enfonce profondément ses racines dans l’humus de la foi, il ne cesse de croître dans l’espérance pour devenir un grand arbre. Il couvre de son ombre d’amour d’une fraîcheur inouïe des millions d’êtres humains et devient ainsi l’une des Eglises les plus peuplées d’Asie. Ce mystère s’origine en Dieu Lui-même, qui nous a donné son Fils bien-aimé, Jésus-Christ, comme étant le Bien inestimable, et qui nous a envoyé son Esprit tout-puissant pour guider les pas des Missionnaires en les incitant à semer la Bonne Nouvelle dans notre terre natale. Ce rappel du passé historique de notre Eglise locale nous invite à entonner à haute voix le chant du psalmiste: “Rendez grâce à Dieu, car il est bon, car éternel est son amour” (Ps 118,1).

2. Parallèlement aux actions de grâces envers le Seigneur, nous voulons témoigner notre gratitude à l’égard de nos Ancêtres, de nos Bienfaiteurs et des Témoins héroïques de la Foi. Si le petit grain de sénevé bourgeonne et se lève sous les rayons de la grâce divine, il est en même temps arrosé du sang des Martyrs, tel un jet d’eau pure et féconde. Il est aussi arrosé des gouttes de sueur de nos Ancêtres et de nos Bienfaiteurs comme preuve de leurs sacrifices. C’est pour cette raison, que d’une part, sur proposition de Monseigneur l’Archevêque d’Hanoi, la Conférence Episcopale du Vietnam a consenti au choix de ce lieu pour organiser la Fête d’Ouverture de l’Année Jubilaire, car c’est ici, à la Paroisse de So Kiên que l’on conserve de nombreuses reliques des Saints Martyrs du Vietnam. C’est d’autre part pour exprimer notre gratitude envers nos Bienfaiteurs que nous avons invité à cette fête les Cardinaux et les Evêques représentant tous les pays qui ont contribué et contribuent encore à l’édification et au développement de notre Eglise.

3. C’est en exprimant notre profonde reconnaissance envers nos Ancêtres que nous prenons conscience du don inestimable de la Foi que Dieu nous a accordé par amour et dans Son Fils Unique bien-aimé et que le sang des Saints Martyrs a fait croître. Il s’ensuit que nous devons tenir en haute estime ce don de la Foi et construire ensemble l’Eglise en vue d’un développement selon le cœur de Dieu.

Le Seigneur veut en effet que nous fassions de l’Eglise une famille de Dieu, dont les membres s’aiment et vivent en paix et dans l’unité comme frères et sœurs. Le cadre de cette Fête d’Ouverture de l’Année Jubilaire exprime plus que jamais ce sens ecclésial. Venant des vingt-six diocèses répartis dans toutes les provinces et les villes du pays, et représentant tous les états de vie dans le Peuple de Dieu, nous formons une communauté nombreuse et unie. Nous sommes nombreux à communier au même Pain et au même Calice Eucharistiques, et nous formons tous un seul Corps, unis entre nous et unis au Christ (cf. 1Cor 10,17). Cette communion Eucharistique doit s’exprimer concrètement dans la vie quotidienne sur le modèle de l’Eglise primitive dans laquelle la multitude de ceux qui étaient devenus croyants n’avait qu’un cœur et qu’une âme; et ils étaient tous assidus à l’approfondissement de la doctrine de la Foi, à la fraction du pain et aux prières; et ils partageaient toutes choses ensemble (cf Ac 2,42-46; 4,32). C’est ce que nos Ancêtres ont vécu de toutes leurs forces. Cette célébration qui a lieu dans l’Archidiocèse d’Hanoi, rappelle à notre mémoire la première communauté chrétienne de Thang Long, où les croyants vivaient dans une telle unité et une telle charité que leurs concitoyens non-chrétiens les appelaient “les adeptes de la Religion de ceux qui s’aiment”.

La célébration de l’Année Jubilaire nous invite et nous incite en même temps à construire ensemble une Eglise de communion: une Eglise dans laquelle chaque membre est prêt à “sentir avec l’Eglise” (sentire cum Ecclesia) en accueillant les joies et les souffrances de son Eglise comme siennes; une Eglise dans laquelle chaque membre se sent tout autant aimé et pris en charge qu’il se sent lui-même responsable des autres et de l’intérêt commun de l’Eglise tout entière. C’est de cette manière qu’il concrétise sa condition de disciple authentique du Seigneur qui a dit: “Aimez-vous les uns les autres comme je vous ai aimés” (Jn 15, 12) et “à ceci tous vous reconnaîtront pour mes disciples: à l’amour que vous aurez les uns pour les autres” (Jn 13, 35).

4. Par ailleurs, le don de la Foi que le Seigneur nous a accordé, doit être aussi partagé aux autres, particulièrement à nos concitoyens qui vivent avec nous dans le même pays, partagent avec nous la même histoire et la même destinée liée à la terre natale. Pour autant que nous ayons conscience du grand don de la Foi et que nous aimions sincèrement nos concitoyens, nous nous sentons poussés à leur annoncer Jésus-Christ et son Evangile, à imprégner la réalité de notre vie quotidienne des valeurs évangéliques, selon le commandement du Seigneur Lui-même: “Vous êtes le sel de la terre …, vous êtes la lumière du monde” (Mt 5,13-14).

Le meilleur moyen qui nous aide à accomplir cette mission consiste à construire notre vie sur le fondement évangélique. Pour parler concrètement, et selon l’exhortation de Sa Sainteté le Pape Benoit XVI, que chaque famille catholique devienne à partir de cette Année Jubilaire tout autant une école de foi et d’amour qu’un foyer de valeurs et de vertus humaines. Que chaque fidèle catholique s’efforce de mener une vie en accord avec une conscience droite, une vie basée sur la charité, l’honnêteté et l’amour du bien commun, contribuant ainsi à construire une société juste, solidaire et équitable, pour répondre à l’aspiration de tous et leur montrer la beauté et les valeurs positives de la Religion Chrétienne.

Chers Frères et Sœurs,

L’Eglise du Christ sur terre est une Eglise itinérante, une communauté en route vers le Royaume des Cieux comme étant son but ultime mais pas encore atteint. C’est ce qui explique le fait que nous, catholiques, aussi bien individuellement que communautairement, nous n’avons pas réussi à éviter toutes les fautes et les omissions. Nous reconnaissons donc humblement ces fautes et ces omissions et nous en demandons sincèrement pardon à Dieu et à tous, afin de pouvoir avancer, avec un cœur serein et un esprit rempli de force, sur le chemin missionnaire qui nous mène jusqu’à nos concitoyens, nos frères et nos sœurs, pour leur annoncer Jésus-Christ et son Evangile.

Avec les sentiments de gratitude et le ferme propos de construire l’Eglise selon le cœur de Dieu, et avec le regard plein de confiance tourné vers l’avenir, au nom de la Conférence Episcopale du Vietnam, je déclare solennellement l’OUVERTURE DE L’ANNÉE JUBILAIRE 2010 DE L’ÉGLISE CATHOLIQUE AU VIETNAM.

So Kiên, le 24 novembre 2010

En la Fête des Saints Martyrs du Vietnam

Homélie pour la messe d’ouverture de l’année sainte 2010

à So Kien, Hanoi, le 24 novembre 2009, jour de la fête des Martyrs du Vietnam


(Rédigée par Mgr Joseph Nguyen Chi Linh, Evêque de Thanh hoa, Vice-président de la Conférence épiscopale du Vietnam)

Messieurs les cardinaux, messeigneurs les évêques, chers hôtes distingués, mes pères, mes sœurs, et vous tous mes compatriotes chrétiens et non chrétiens,

Nous nous retrouvons tous aujourd’hui à So Kiên, aussi appelée Ke So, l’une des grandes paroisses du diocèse de Hanoi avec ses quelque 8 000 paroissiens.

Bon nombre d’entre nous peut-être s’interrogent: pourquoi avoir choisi ce lieu pour l’ouverture de l’année sainte ? Est-ce parce qu’on rencontre ici des ouvrages architecturaux célèbres ou de remarquables paysages ? Non ! Si So Kien a été choisi, c’est parce que ce lieu évoque à lui seul de nombreux souvenirs de l’histoire de l’Eglise du Vietnam et tout particulièrement de l’Eglise du Vietnam du Nord…

Après que l’église de Ke Vinh (Vinh Tri aujourd’hui) eut été détruite en 1858 par les troupes impériales et que, plus tard, en 1862, un accord établissant la liberté religieuse eut été signé, Mgr Hubert Jeantet a choisi So Kiên comme centre du vicariat apostolique du Tonkin occidental. Au fil du temps, un évêché, un séminaire, une école de latin, une école de catéchistes, un économat, une imprimerie, un couvent de la congrégation des Amantes de la croix, une école, un hôpital ont été construits en ces lieux. En 1867, Mgr Puginier a commencé les travaux de construction de la première cathédrale du vicariat apostolique. Il s’agit précisément de l’Eglise qui s’élève ici devant vous. De nombreux évêques y ont été ordonnés; beaucoup y ont été aussi enterrés. So Kiên est également le lieu où Mgr Gendreau convoqua le deuxième synode du Tonkin qui continua l’œuvre du premier synode du Tonkin, convoqué par Mgr Lambert de La Motte en 1670. Beaucoup plus récemment, le 17 décembre 2008, l’archevêque, Mgr Joseph Ngô Quang Kiêt a élevé l’église de So Kiên au rang de basilique des martyrs, centre de pèlerinage de l’archidiocèse de Hanoi.

Voilà donc qu’aujourd’hui, So Kiên écrit une nouvelle page de son histoire, un fait peut-être sans précédent dans le passé. En effet, jamais encore cette paroisse n’avait accueilli, venant des quatre coins du monde, un nombre d’hôtes aussi élevé qu’aujourd’hui. Jamais encore la population de So Kiên n’avait été témoin d’un rassemblement de l’Eglise du Vietnam aussi complet et aussi impressionnant qu’aujourd’hui. Cardinaux, évêques, prêtres, religieux et religieuses, laïcs, venus de tous les coins du pays, se pressant les uns les autres pour célébrer, solennellement et d’un seul cœur, la messe d’action de grâces sous les drapeaux flottant au vent des 26 diocèses de notre patrie.

Mais il ne s’agit pas seulement aujourd’hui d’un rassemblement de caractère régional. Bénéficiant déjà de l’attention toute paternelle que lui portent le père commun de l’Eglise, le pape Benoît XVI, et le cardinal Ivan Diaz, préfet de la Congrégation pour l’évangélisation des peuples, So Kiên a le grand honneur de recevoir aujourd’hui des cardinaux et les évêques venantdu Saint-Siège, et de diocèses appartenant aux cinq continents. Peut-il y avoir une plus belle image de la communion dans l’Eglise que celle de So Kiên aujourd’hui ? Quel est le catholique vietnamien qui ne serait pas bouleversé devant ce spectacle grandiose ?

Chers frères et sœurs,

Ensemble, les uns près des autres, en ce lieu rempli de vestiges des temps anciens, nous entamons notre pèlerinage dans le passé de l’Eglise du Vietnam. Ce pèlerinage est destiné à reconnaître pour en rendre grâces, les dons que le Seigneur nous a accordés dans l’intimité et le silence, mais aussi à explorer la route de ces 350 ans d’histoire depuis le jour de la naissance du vicariat apostolique du Tonkin, le diocèse originel du Vietnam du Nord. L’occasion d’accomplir ce pèlerinage nous a été donnée par le 50e anniversaire de l’établissement de la hiérarchie catholique au Vietnam. Cette période d’histoire de cinquante années fut remplie de bouleversements, mais jamais, ne nous a manqué l’amour et la protection de Dieu.

Mes bien chers frères,

Voici donc notre première eucharistie officielle de l’année sainte 2010. Nous la célébrons devant les reliques des martyrs du Vietnam exposées ici. La lettre de proclamation de l’année sainte rédigée par la Conférence épiscopale du Vietnam contenait ces lignes: « les martyrs ont déployé tant d’ardeur à porter témoignage de leur foi qu’ils sont allés jusqu’à donner leur vie. Le sang versé par eux a fécondé le sol de notre patrie. Ils ont été la semence qui a donné naissance à de nombreuses communautés de croyants sur la terre du Vietnam ».

En réalité, tout ceci n’est pas particulier au Vietnam. D’une façon générale, l’histoire de l’Eglise est l’histoire des persécutions. Le Seigneur Jésus, le fondateur du christianisme, a été lui-même victime de la persécution. Par la suite, presque tous ses disciples sont morts en suivant ses traces. Les premiers chrétiens de Rome ont subi la persécution pendant trois cents ans. Le christianisme a toujours été l’objet de soupçons et de discriminations. L’Eglise du Vietnam, dès sa naissance a dû traverser des heures obscures, dans la sueur, les larmes et le sang versé. Les dépouilles qui aujourd’hui reposent dans le silence de la basilique de So Kiên sont les éloquents témoignages de ces pages d’histoire écrites dans la douleur.

L’histoire humaine nous apprend qu’un peuple ou une nation ne peuvent subsister que s’ils ont assez de force militaire ou économique pour faire face à l’invasion extérieure et à la violence intérieure. L’Eglise elle, n’est pas un régime politique et, moins encore, une force militaire. Des persécutions féroces et successives se sont appliquées à maltraiter les chrétiens, les interner, les déporter, leur faire subir discrimination et exclusion. On a même voulu les éliminer, voire même effacer le nom de chrétien des cartes de la géographie humaine. Mais avec 1,4 milliard de croyants, un sixième de la population du monde, le catholicisme reste actuellement la plus grande religion sur notre planète.

De nombreuses personnes sont tombées à cause de la persécution, mais l’Eglise a subsisté. Les chrétiens, pour parler dans les termes de la première lecture que nous venons d’entendre, sont des personnes qui n’ont pas peur de la souffrance et de la mort. Cela ne signifie pas qu’ils s’exposent à la mort par entêtement pour s’opposer aux détenteurs du pouvoir. Leur mort est une mort volontaire. Ne pouvant observer la « loi » de leur pays, ils acceptent volontairement de mourir pour rester fidèles à leur Seigneur. Ils ne meurent pas par faiblesse. Le signe distinctif des martyrs est qu’ils meurent dans l’amour. Ils sont les uniques condamnés à mort qui ne haïssent pas ceux qui les condamnent et les forcent à livrer leur vie.

L’Eglise n’est pas une organisation de ce monde. L’Eglise fondée par le Seigneur est un royaume appartenant au monde divin. Telle est la dimension du mystère de l’Eglise. Parce qu’elle est un mystère, les lois de son développement ne sont pas celles qui s’appliquent ailleurs, mais celles que son fondateur a exprimées d’une manière décisive dans le passage de l’Evangile lu aujourd’hui: « Si le grain semé en terre ne meurt pas, il se dessèche… S’il meurt, il donnera naissance à beaucoup d’autres grains » Le premier à s’être plié à cette loi d’une façon radicale, c’est le Seigneur Jésus. Sa crucifixion et sa mort ont donné naissance à l’Eglise et ont constitué le thème central de la prédication de ses disciples. Les gens du monde considèrent la croix comme une folie, comme une faiblesse, mais selon les paroles de saint Paul dans la seconde lecture d’aujourd’hui, elle est « la force même de Dieu ». C’est là le secret de la force des martyrs héroïques. C’est aussi la clé d’explication de l’histoire de l’Eglise au Vietnam. Mais le chemin de la croix sera encore celui sur lequel nous marcherons dans l’avenir pour entretenir et développer l’Eglise.

Pour conclure, au nom de l’Eglise catholique du Vietnam, au nom du président de la Conférence des évêques du Vietnam, je tiens à adresser quelques mots à tous ceux qui ne partagent pas notre croyance religieuse.

Chers amis,

Nous avons été touchés par la bienveillance que nous ont manifesté les représentants des autorités à tous les niveaux, du corps diplomatique et des autres religions amies, ainsi que nos compatriotes non chrétiens, présents ici avec nous. On se méprend lorsqu’on pense que les catholiques ont l’esprit de clocher. En réalité, votre présence et les événements qui ont eu lieu ici témoignent du contraire. À cause de circonstances historiques et sociales complexes, du fait de l’inconscience ou de la mauvaise volonté de tel ou tel, à cause du style de vie aberrant d’un certain nombre de croyants, l’image du christianisme a été déformée et l’Eglise catholique a été mal comprise.

En ce jour d’ouverture de l’année sainte, nous voulons adresser à tous ceux qui ne partagent pas notre foi, le message du Christ, celui qui a fondé notre religion, le message de la communion sans frontières, de la communion de « tous les peuples, tous les pays, toutes les langues et toutes les couleurs de peau… ». Nous voulons partager avec vous le rêve de l’Eglise catholique, à savoir ouvrir plus largement le cercle de l’amitié. Nous voulons demander pardon à tous ceux qui d’une manière ou d’une autre, ne sont pas satisfaits des catholiques et de leur Eglise. Le temps est venu où les Vietnamiens doivent reconnaître qu’ils se sont fait trop souffrir les uns les autres, par la violence, leurs opinions et leurs préjugés, leur esprit partisan, la recherche de leurs intérêts. Il faut mettre un terme à un passé de suspicion réciproque et de méfiance, pour que les futures générations ne nous reprochent pas notre attitude. Ensemble, partageons un rêve commun pour notre pays, notre peuple, notre société, afin que notre jeunesse, le cœur en paix, s’avance avec confiance vers son avenir.

En un mot, portant en eux le cœur du Vietnam, qu’ils se trouvent sur la terre de leur patrie bien-aimée ou à n’importe quel autre endroit, les Vietnamiens sont les frères et sœurs d’une même famille. Amen.

Merci à tous.

Les textes originaux des deux premiers messages ainsi que la traduction du discours d’ouverture de Mgr Nhon ont été mis en ligne sur le site de la Conférence épiscopale du Vietnam. La traduction de l’homélie de Mgr Linh a été publiée sur le site du diocèse de Thanh Hoa. http://hdgmvietnam.org/; http://tgmth.com/
 
À propos de l’Institut pontifical Pie X de Dalat: Interview de Mgr Pierre Nguyên Van Nhon, évêque de Dalat et président de la Conférence épiscopale du Vietnam
Eglises d'Asie
13:04 27/11/2009
VIETNAM

À propos de l’Institut pontifical Pie X de Dalat: Interview de Mgr Pierre Nguyên Van Nhon, évêque de Dalat et président de la Conférence épiscopale du Vietnam

[NDRL. Le 26 novembre 2009, au lendemain des cérémonies d’ouverture de l’année sainte qui ont rassemblé près d’une centaine de milliers de catholiques, le président de la Conférence épiscopale, Mgr Pierre Nguyên Van Nhon, qui est aussi évêque de Dalat, élève la voix pour réclamer la fin des travaux entrepris par les autorités vietnamiennes sur la propriété de l’Institut pontifical Saint Pie X à Dalat. Cet établissement fondé en 1959 et animé par les jésuites a formé de très nombreux prêtres et une bonne partie de l’épiscopat actuel. Il avait arrêté ses activités au cours de l’été 1977 et était passé au pouvoir de l’État en 1980. Il a été la première propriété d’Eglise dont la restitution a été demandée officiellement par la Conférence épiscopale. Dès 1993, les évêques ont signifié au gouvernement leur intention de recouvrer cette propriété, Ils ont ensuite répété cette demande à plusieurs reprises. Les autorités de Dalat ont entrepris des travaux visant à transformer une partie de la propriété en parc public de la culture de la ville de Dalat. En tant qu’évêque de Dalat où est situé l’Institut pontifical et en tant que président de la Conférence épiscopale, Mgr Nguyên Van Nhon a déjà protesté auprès des autorités de tous les niveaux. Il affirme dans son interview, que la Conférence épiscopale continuera ses efforts pour récupérer ce centre de formation du clergé. Le texte vietnamien a été mis en ligne sur le site de la Conférence épiscopale du Vietnam (1). La traduction française a été réalisée par la rédaction d’Eglises d’Asie]

Introduction

L’Institut pontifical Pie X était un lieu de formation pour les prêtres des diocèses de l’Eglise au Sud-Vietnam avant 1975. Or, un parc public de la culture de la ville de Dalat est en train d’être construit sur ce terrain. Pour éclairer cette affaire et fournir des informations à nos lecteurs, à l’occasion des fêtes d’ouverture de l’année sainte à So Kiên, le 24 novembre 2009, le responsable de l’information pour le site de la Conférence a rencontré Mgr Pierre Nguyên Van Nhon, évêque de Dalat, président de la Conférence épiscopale et il l’a interviewé au sujet de l’Institut pontifical Pie X.

Q - Nous sommes récemment allés à Dalat. En passant devant l’Institut pontifical, nous avons aperçu de nombreux ouvriers s’activant à des travaux sur cette propriété. À nos questions, il a été répondu que, très prochainement, un jardin public de la culture de la ville de Dalat allait ouvrir ses portes sur cette propriété. Pouvez-vous nous nous dire quelle est votre opinion sur cette affaire ? En premier lieu, pouvez-vous nous faire connaître quelle a été l’origine de l’Institut pontifical ?

R - Il y a un an, au début du mois de décembre 2008, les anciens de l’Institut pontifical se sont rassemblés à Dalat pour célébrer le 50e anniversaire de sa naissance. C’est avec une grande joie que nous nous sommes rencontrés et avons partagé ensemble de nombreux souvenirs dans un esprit de fraternité entre maîtres et élèves. A cette occasion nous avons eu la chance d’accueillir notre ancien directeur spirituel, le P. Paul Deslierres. Il a été présent à l’Institut depuis les premières années jusqu’au jour où il a quitté le Vietnam à la fin du mois d’août 1975. L’Institut pontifical est resté un souvenir vivant dans l’esprit de beaucoup.

Les évêques du Sud-Vietnam avaient demandé au Saint-Siège de fonder un grand séminaire au Vietnam qui puisse délivrer des diplômes de niveau universitaire. Le Saint-Siège accepta et confia à la Compagnie de Jésus la tâche d’accomplir cette œuvre. Le 3 septembre 1958, la première classe de 24 séminaristes issus de huit diocèses était rassemblée dans un bâtiment cédé par l’université de Dalat et portant le nom de Séminaire pontifical du Cœur immaculé de Marie. L’encadrement était composé de quatre personnes appartenant à quatre nationalités différentes, française, italienne, espagnole et canadienne. L’année suivante, l’institution change de nom pour s’appeler « Institut pontifical Saint Pie X».

Q - Quand les bâtiments de l’Institut pontifical furent-ils construits ?

R - Dans les années 60, une nouvelle construction fut entreprise. C’était un bâtiment à étages, imposant et vaste, conçu par l’architecte Tô Công Van et édifié sous la surveillance du P. de Lauzon, jésuite. Le délégué apostolique Mario Brini posa la première pierre le 1er août 1961, et ce fut Mgr Francesco De Nittis, représentant de la Délégation apostolique, qui présida l’inauguration le 23 avril 1964.

Q - Monseigneur, veuillez nous indiquer quel était le statut légal de cette institution lorsqu’elle fut construite ?

R - Le 21 septembre 1964, le décret intitulé N° 604-BCTN/GND/HTC.3 a donné à la délégation du Saint-Siège au Vietnam la propriété perpétuelle du terrain (N° 54, page 20) dans la ville Dalat. La superficie de la propriété s’élevait à 79 200 m².

Q - Pouvez-vous nous informer des activités de l’Institut pontifical après son inauguration ?

R - Chaque année, il a accueilli de grands séminaristes choisis dans les diocèses du Sud Vietnam, pour être formés dans la faculté de théologie. Chaque étudiant suivait un programme d’études de huit ans, un an de propédeutique, trois ans de philosophie et quatre ans de théologie. Au total, 18 classes ont suivi ce programme et, à partir de 1967, chaque année, une classe de prêtres sortait de cet établissement.

Q – Connaît-on le nombre d’évêques et de prêtres qui sont sortis de l’Institut pontifical ?

R - Quatorze prêtres formés dans cette institution ont été ordonnés évêques. Dans ce nombre, à l’exception de Mgr Pierre Nguyên Van Nho décédé, 13 exercent encore aujourd’hui leur ministère dans l’Eglise du Vietnam. Les prêtres issus de l’Institut pontifical sont au nombre de 306 (227 prêtres séculiers et 79 religieux).

Q - Pouvez-vous nous faire connaître à quel moment cette Institution a cessé ses activités et pourquoi ?

R - Dans le cadre de la situation politique de notre pays après le 30 avril 1975, situation qui était celle de l’ensemble des grands séminaires au Vietnam, l’Institut pontifical a cessé ses activités au cours de l’été 1977. Au début de l’année 1980, l’établissement a été transmis (bàn giao) à l’État.

Q - Mais à l’époque où le Vietnam adhérait à l’OMC (Organisation mondiale du commerce), à l’ASEA (Association des Nations de l’Asie du Sud-Est), au moment où s’ouvraient des relations diplomatiques entre le Vatican et l’État vietnamien, quelles ont été les initiatives de la Conférence épiscopale du Vietnam ?

R - Lorsque notre pays est entré dans la période dite de « renouvellement » (Dôi Moi), pour répondre aux besoins de la formation d’un clergé de haut niveau dans l’Eglise, à partir de la fin de l’année 1993, la Conférence épiscopale a adressé à l’État vietnamien des requêtes lui proposant de restituer l’établissement de l’Institut pontifical à l’Eglise. Depuis lors, chaque fois que l’occasion s’en est présentée, la Conférence épiscopale ainsi que le diocèse de Dalat ont rappelé aux autorités cette proposition.

Q - Quelle est la réaction de la Conférence épiscopale en constatant qu’une partie du terrain de cet établissement est transformée en parc public de la culture de la ville de Dalat ?

R - Quand il a constaté que des travaux étaient et seraient entrepris sur une partie de la propriété pour construire un parc public de la culture, l’évêché de Dalat, au nom de la Conférence épiscopale, a adressé une requête aux diverses instances du pouvoir dans la province de Lâm Dông, proposant d’arrêter les travaux. Par la suite, l’évêché de Dalat a reçu du Comité populaire de la province de Lâm Dông, la lettre N° 8860/UBNG-DC, début décembre 2008. Elle demandait à l’évêché d’approuver les travaux de construction d’un parc public de la culture de la ville de Dalat.

Ensuite, au nom de la Conférence épiscopale du Vietnam, le 19 décembre 2008, j’ai adressé une lettre au directeur du Bureau gouvernemental des Affaires religieuses pour lui faire connaître les besoins de l’Eglise et l’informer de la requête envoyée le 22 novembre 2008 par l’évêché aux diverses instances du pouvoir de la province de Lâm Dông qui leur proposait d’arrêter les travaux déjà entrepris ou encore à entreprendre pour édifier un parc public de la culture de la ville Dalat sur une partie de la propriété de l’Institut pontifical. Je l’ai aussi informé de la lettre 8860/UBND.DC, dans laquelle le Comité populaire de la province proposait à l’évêché de donner son accord aux travaux…

Tout récemment, lorsque je me suis aperçu que les travaux entrepris sur la propriété de l’Institut pontifical redoublaient d’intensité, au nom de la Conférence épiscopale, le 2 novembre 2009, j’ai envoyé une requête au chef du gouvernement pour qu’il examine, une fois encore, le désir de la Conférence épiscopale, qui est de pouvoir utiliser à nouveau cet établissement en vue de former des prêtres. L’Institut pontifical étant situé sur le territoire de la province de Lam Dông, j’ai également envoyé une lettre au président du comité populaire de la province, lettre dans laquelle je mentionnais la requête ci-dessus pour que le président prenne en compte notre légitime aspiration.

Nous sommes très désireux de former de futurs prêtres pour l’Eglise. Dans les années passées, les autorités ont créé les conditions nécessaires pour que, sur l’ensemble du pays, les grands séminaires reprennent leurs activités normales. Nous avons apprécié ces efforts. Cependant, en dehors des grands séminaires existants, un établissement comme l’Institut pontifical reste nécessaire à l’Eglise, car conformément à l’orientation de la Conférence des évêques du Vietnam, ce lieu devrait élever les études et les recherches spécialisées à un niveau analogue à celui des grandes universités de l’Eglise dans le monde. Je pense qu’à une époque où notre pays se transforme et ouvre ses portes au monde dans l’espoir de se développer dans tous les domaines, la création des conditions nécessaires au développement de l’Eglise est une chose entièrement raisonnable.

C’est pour cela que, à la proposition du Bureau permanent de la Conférence épiscopale et des trois archevêques de Hanoi, Huê et Ho Chi Minh-Ville, nous allons continuer d’exposer au Chef du gouvernement cette très ardente aspiration de l’Eglise catholique du Vietnam.

J’espère avoir répondu à vos questions.

(1) l’interview a été mise en ligne le 26 novembre 2009 sur le site de la Conférence épiscopale du Vietnam à l’adresse: http://hdgmvietnam.org/News.aspx?Type=8&Act=Detail&ID=1103&CateID=63
 
Pope writes to Vietnamese bishops
Palio News / RomeReport
17:35 27/11/2009
November 26, 2009. For the 350th anniversary of the creation of the first Catholic diocese in the country, Benedict XVI wrote a letter to the bishops of Vietnam.

Video report the 350th anniversary of Evangelization in Vietnam

The Pope wishes that the anniversary serves to strengthen their faith, because, the Pope says "sometimes it has been tested.”

Benedict XVI also requests that the celebrations lead to reconciliation with one another and God. In particular, Benedict XVI calls for recognition of "the faults of the past and present committed against fellow countrymen."

The Pope also encouraged the bishops to be united and work for a just society, solidarity and equality through genuine dialogue, mutual respect and healthy cooperation.

The letter sets the stage for a possible meeting between the pope and the president of Vietnam in the coming weeks.

The anniversary coincides with the resignation of the bishop of Hanoi. 57 year old Monsignor Joseph Ngo Quang Kiet, has said he resigned for health reasons. But many Vietnamese Catholics believe it’s due to pressure from the Vietnamese government. In fact, the president of the Hanoi People's Committee asked for his resignation for allegedly "not respecting or cooperating with authorities" to end protests by Catholics for the sale of land expropriated from the Church.
 
Hanoi archbishop submits resignation
Asia-News
17:41 27/11/2009
As the Vietnamese church marks the opening of its Jubilee Year, Hanoi Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet has reportedly submitted his resignation to the Pope under pressure from the government.

On Monday Nov. 23, Cardinals Roger Etchegaray, André Vingt-Trois and Bernard Francis Law joined Vietnamese bishops, priests and an estimate of 120,000 faithful of northern dioceses in the grand opening ceremony of the Holy Jubilee in Vietnam, Viet Catholic reports.

The joy on the opening day, however, was overshadowed by news that Archbishop of Hanoi had submitted his resignation to Pope Benedict.

At the annual retreat of priests in Hanoi Archdiocese concluded on Nov. 14, Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet told his priests that he had submit his resignation to Pope Benedict due to his deteriorating health.

However, Archbishop Ngo, 57, is among the youngest bishops in Vietnam leqding to speculation that the underlying cause of his resignation is the persistent pressure from Vietnam government after a series of Church land disputes in recent years, Viet Catholic says.

Nguyen The Thao, chairman of Hanoi’s People Committee has repeatedly called for the prelate’s resignation. On Oct. 15 2008, Thao met with foreign diplomats and charged that “a number of priests, led by Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet, took advantage of parishioners’ beliefs and their own low awareness of the law to instigate unrest, intentionally breaking the law and acting contrary to the interests of both the nation and the Church” trying to gauge diplomats’ attitude toward possible government action Church officials.

The next day, the Saigon Liberated reported Thao’s insistence that “the Hanoi archbishop must be transferred out of Hanoi as he has neither reputation nor creditability with the city’s citizens, including Catholic faithful.”

Since then, Thao has repeatedly called for Archbishop Ngo’s transfer.

Rumors of Archbishop’s departure have circulated since the “Ad Limina” visit of Vietnamese bishops on June 27, 2009. However, the official announcement of his resignation by the prelate himself still caused shock.

Observers also noted that during his Jubilee speech, Cardinal Roger Etchegaray solemnly gave his crosier to Archbishop Joseph Ngo as a gift saying that he did not want to bring it back to Rome with him.

Some interpreted this as a symbolic gesture that Rome wanted Archbishop Joseph Ngo to stay in Hanoi, VietCatholic says.

(Source: http://www.cathnewsasia.com/2009/11/24/hanoi-archbishop-submits-resignation/)
 
Aberto Ano Jubilar da Igreja Vietnamita (tiếng Bồ Đào Nha)
Radio Vaticana
17:45 27/11/2009
HANOI, 24 nov (RV) - Foi aberto nesta terça-feira, com uma celebração eucarística em So Kien, na Arquidiocese de Hanói, o Ano Jubilar da Igreja vietnamita. O evento celebra os 350 anos dos Vicariatos apostólicos de Tonchino e da Cochinchina, e os 50 anos do estabelecimento da hierarquia eclesiástica no país.

A abertura do Ano Santo, proclamada pelo arcebispo de Thành-Phô Hô Chí Minh, Cardeal Jean-Baptiste Pham Minh Mân, coincide com a memória dos Santos Mártires vietnamitas, hoje celebrada.

Na audiência concedida aos bispos vietnamitas, no dia 27 de junho passado, Bento XVI se deteve sobre a importância desse evento jubilar.

Trata-se de uma Igreja mártir que olha com renovada esperança para o futuro.

O Ano Santo da Igreja no Vietnã foi aberto com uma sugestiva procissão iluminada por milhares de velas carregadas pelos fiéis e com uma solene santa missa com uma dezena de bispos e uma centena de sacerdotes e religiosos. Um evento jubilar centralizado no tema: "A Igreja Católica no Vietnã: mistério, comunhão e ministério".

Esta celebração – ressaltou Bento XVI recebendo os bispos vietnamitas em junho passado – poderá permitir à Igreja "partilhar com entusiasmo a alegria da fé com todos os vietnamitas".

Em tal ocasião – acrescentara – o povo de Deus deve ser convidado a render graças pelo dom da fé em Jesus Cristo:

"Este dom foi acolhido generosamente, vivido e testemunhado por muitos mártires que quiseram proclamar a verdade e a universalidade da fé em Deus" – foi a reflexão do pontífice.

Por isso, a Igreja no Vietnã celebra a abertura do Ano Jubilar justamente no dia em que se recordam os 117 mártires vietnamitas canonizados por João Paulo II em 1988. Mártires como o sacerdote André Dung-Lac e Pedro Thi, assassinados em 1839, que preferiram morrer a renegar Cristo.

Mártires como Paulo Le Bao-Thin, recordado por Bento XVI na encíclica Spe salvi como exemplo de homem que não fugiu diante da dor, mas que, com a força da fé, transformou o sofrimento em esperança.

Diante desses testemunhos heróicos, a Igreja no Vietnã pode encontrar a força para enfrentar os desafios atuais – foi a sua exortação:

"A Igreja jamais pode eximir-se do exercício da caridade", observou o Santo Padre acrescentando que, por outro lado, "jamais existirá uma situação na qual não se terá necessidade da caridade de todo cristão, porque o homem, para além da justiça, sempre precisará do amor".

Um amor que fecunda. De fato, nos últimos cinco anos as vocações sacerdotais no Vietnã aumentaram quase 50%. Um crescimento permitido pela suavização das restrições impostas à Igreja pelo regime comunista.

Os bispos vietnamitas fazem votos de que o Ano Santo seja uma ocasião de "arrependimento, renovação e reconciliação, de modo que produza abundantes frutos às famílias, às comunidades e a toda a Igreja do Senhor no Vietnã".

Segundo informa a agência missionária AsiaNews, também participaram da abertura do Ano Jubilar os cardeais Roger Etchegaray, André Vingt-Trois e Bernard Law. (RL)

(Source: http://www.oecumene.radiovaticana.org/BRA/Articolo.asp?c=337053)
 
Tienduizenden Vietnamese Katholieken vieren Jubileum (tiếng Hòa Lan)
KerkNet
17:47 27/11/2009
BRUSSEL (KerkNet/Asianews/Fides) – Dinsdagavond startte in de Vietnamese stad So-Kien, op 70 kilometer van Hanoi, het jubileum van de Vietnamese katholieke Kerk, met een plechtigheid die hulde bracht aan 117 Vietnamese martelaars.

Tienduizenden katholieken hielden onder leiding van mgr. Peter Nguyen Van Nhon, voorzitter van de Vietnamese bisschoppen, een processie door de straten. Onder de aanwezigen 30 bisschoppen uit de 26 bisdommen, 250 priesters en 600 religieuzen. De plechtigheid was de drukst bijgewoonde katholieke manifestatie sinds de communistische machtsovername.

Er bestaat geen zekerheid over het begin van de kerstening van Vietnam, maar historisch staat vast dat de eerste systematische evangelisatie in 1627 gestart werd door de jezuïet Alessandro de Rodhes. Tijdens de daaropvolgende verkondiging door de jezuïeten en enkele andere congregaties steeg het aantal bekeerlingen in nauwelijks dertig jaar tot 200.000. Vietnam telt vandaag 3.000 priesters, 15.750 religieuzen en 6,2 miljoen gelovigen.

(Source: Kerknet)
 
La Iglesia en Vietnam comienza hoy un Año Jubilar (tiếng Tây Ban nha)
Cope.es
17:48 27/11/2009
Con motivo del 350 aniversario de la creación de los vicariatos apostólicos de Tonkín y la Conchinchina y el 50 aniversario de la institución de la jerarquía católica en Vietnam, la Iglesia allí celebra un Año Jubilar.

Hoy es un día grande para la Iglesia en Vietnam: se celebra la solemnidad de los 117 mártires vietnamitas canonizados por Juan Pablo II en 1988 y beatificados en cuatro grupos: 64 en 1900 por León XIII; 8 en 1906 y 20 en 1909 por San Pío X y 25 en 1951 por Pío XII.

No es extraño por tanto que sea esta la fecha escogida para la apertura del Año Sacerdotal que se realizará en So Kien, localidad a 70 kilómetros de Hanoi, donde fue bendecida la primera Catedral del Vicariato Apostólico de Tonkin. La Iglesia local festeja los 350 años del nacimiento de los dos primeros Vicariatos Apostólicos de Tonkin y Cochinchina (1659-2009) y, al mismo tiempo, celebra los 50 años de la institución de la jerarquía en Vietnam (1960-2010).

La celebración se extenderá hasta el próximo 6 de enero del año 2011, donde concluirá en el Santuario mariano de Lavang.

En la carta dirigida a la comunidad católica vietnamita para proclamar el Jubileo, los obispos recuerdan que para desarrollar el espíritu de comunión en el seno de la Iglesia, el Papa les ha exhortado a dedicar una atención particular en algunos ámbitos, sobre todo en la caridad y en el cuidado de los jóvenes.

Los Vicariatos Apostólicos de Tonkin y de la Cochinchina fueron erigidos el 9 de septiembre de 1659, a partir del territorio de la diócesis de Macao. El primer Vicario Apostólico de Tonkin (Vietnam) fue Mons. Francesco Pallu, y el primer Vicario Apostólico de Cochinchina Mons. Pietro de la Motte Lambert.

Para proveer a los misioneros de estas tierras, los dos Vicarios Apostólicos trabajaron juntos para fundar en París el seminario para las Misiones Extranjeras. Son muchos los futuros mártires que se formaron en este seminario y que diversos Pontífices canonizaron: entre ellos, los santos Agustín Schoeffler (1822-1851) y Luis Bonnard (1824-1852), ambos sacerdotes de las Misiones Extranjeras de París.

“En este Año Jubilar, como Pueblo de Dios, queremos hacer memoria de la gracia que el Señor nos ha dado en tantos siglos. Queremos también agradecerle a Dios y a los mártires misioneros que han dado su vida para el nacimiento y el crecimiento de nuestra Iglesia”, declaró a la Agencia Fides el Cardenal Jean Baptiste Pham Min Man, Arzobispo de Ho Chi Minh, explicando el significado del Año Santo.

(Source: http://www.cope.es/religion/24-11-09--iglesia-vietnam-comienza-hoy-un-ano-jubilar-108736-1)
 
Jubileusz wietnamskich katolików (tiếng Ba Lan)
Radio Watykánskie
17:52 27/11/2009
Uroczyste otwarcie Wielkiego Jubileuszu wietnamskiego Kościoła zgromadziło 23 listopada sto dwadzieścia tysięcy katolików. Centralne uroczystości jubileuszowe odbyły się So Kien 70 km na południe od stolicy kraju Hanoi. Po wieczornej Eucharystii zorganizowano nocny festiwal wiary i kultury inspirowany historią Kościoła męczenników. Zebrani przeszli w procesji światła w towarzystwie 400-osobowej orkiestry trębaczy i doboszy.

Uroczystości jubileuszowe upamiętniają 117 wietnamskich męczenników, których Jan Paweł II kanonizował w 1988 r. mimo zdecydowanego sprzeciwu komunistycznego reżimu. Chrystianizacja tego azjatyckiego kraju od początku napotykała na prześladowania. W ciągu pierwszych wieków (1625-1886) chrześcijaństwa dynastie panujące w Wietnamie wydały 53 edykty o prześladowaniach, w wyniku których zgładzono ponad 130 tys. chrześcijan. Początkowo w kraju pracowali misjonarze portugalscy. Szybko zdecydowano się na powierzenie misji dominikanom i jezuitom (XVII wiek). Wielu z misjonarzy przypłaciło pracę w Wietnamie męczeństwem.

Jubileusz potrwa przez cały rok 2010. Upamiętnia on utworzenie przed 350 laty dwóch pierwszych wikariatów apostolskich Północnego i Południowego Wietnamu (1659-2009) oraz 50. rocznicę ustanowienia stałej struktury kościelnej w tym azjatyckim kraju.

Radość wiernych z jubileuszu przyćmiła wiadomość o rezygnacji ordynariusza Hanoi. 57-letni hierarcha przekazał prośbę w tej sprawie na ręce Ojca Świętego, motywując ją problemami zdrowotnymi. Nieoficjalnie wiadomo jednak, że abp. Josepha Ngô Quang Kiêta zmusiły do rezygnacji komunistyczne władze. Niestrudzony pasterz jest solą w oku walczącego z Kościołem ateistycznego reżimu. Sprzeciwiał się on regularnie komunistycznej nomenklaturze, która chciała się uwłaszczyć na ziemiach od wieków należących do katolickich parafii.
 
Das Heilige Jahr in Vietnam im Zeichen der Verkündigung und der Versöhnung (tiếng Đức)
Zenit
17:54 27/11/2009
ROM, 26. November 2009 (ZENIT.org).- Zum Beginn des heiligen Jubiläumsjahres der Kirche in Vietnam, das am vergangenen Dienstag, 24. November, in So Kein (Erzdiözese Hanoi) feierlich eröffnet wurde, ruft Papst Benedikt XVI. in einer heute veröffentlichten Botschaft dazu auf, die Verkündigung des Evangeliums im Land zu erneuern, um eine gerechte, solidarische und gerechte Gesellschaft aufzubauen.

Mit dem Heiligen Jahr gedenkt die Kirche dem 350. Jahrestag der Vikariate von Tonchino und Cocincina sowie dem 50. Jahrestag der Errichtung der kirchlichen Hierarchie im Land.

Absicht der Botschaft des Papstes ist es, in einem Land, „in dem der Alltag bisweilen den Glauben auf die Probe stellt“, dazu anzuregen, sich für die Hoffnung offen zu machen. Benedikt XVI. lädt die Bischöfe dazu ein, „mutig und standhaft die Größe Gottes und die Schönheit des Glaubens an Christus zu bezeugen“. Der Papst ermahnt die Ordensleute, „die dem Evangelium entsprechende Radikalität“ zu leben. Die Laien bittet er, sich „tiefer und aktiver im Leben und in der Sendung der Kirche einzusetzen“.

Das Ziel müsse sein, zu einer einschneidenderen Verkündigung der Frohen Botschaft zu gelangen, um in die Gesellschaft die dem Evangelium entspringenden Werte der Liebe, der Wahrheit, des Rechts und der Gerechtigkeit hineinzutragen. Dadurch sollen die Christen den Dialog, den gegenseitigen Respekt und die Zusammenarbeit fördern.

„Das Jubeljahr ist eine Zeit der Gnade, die der Versöhnung mit Gott und dem Nächsten dient“, so der Papst. In diesem Sinn sei es notwendig, die Verfehlungen der Vergangenheit und der Gegenwart anzuerkennen, die gegen die Brüder und Schwestern im Glauben sowie gegen die Mitbürger begangen worden sind, und um Vergebung zu bitten.

Abschließend ermahnt Benedikt XVI. dazu, Hoffnung und Mut aus dem „leuchtenden Beispiel“ der vietnamesischen Märtyrer zu schöpfen, und bittet mit der Versicherung seines täglichen Gebets für alle Gläubigen Vietnams um den Schutz Unserer Lieben Frau von La Vang.

(Source: http://www.zenit.org/rssgerman-19187)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ tạ ơn các tân linh mục giáo xứ Tân Hòa, Sài gòn
Martin Lê Hoàng Vũ
07:37 27/11/2009
SÀGÒN - Chiều ngày 26.11.2009 tại giáo xứ Tân Hòa, giáo hạt Phú Nhuận, Sài gòn đã diễn ra thánh lễ tạ ơn của hai tân linh mục Giuse Nguyễn Công Thành, và Tađêô Nguyễn Quang Trung. Hai tân linh mục thuộc giáo phận Phan Thiết được Đức cha Giuse Vũ Duy Thống trao ban tác vụ linh mục hôm 11.11.2009 vừa qua. Thánh lễ tạ ơn diễn ra trong bầu khí trang nghiêm thân tình của gia đình giáo xứ Tân Hòa. Cùng đồng tế trong thánh lễ có cha Giuse Hoàng Kim Toan,cha phó Tân Hòa, cha Gioan B Vũ Mạnh Hùng, và quý cha cùng đông đảo cộng đoàn giáo xứ tham dự.

Trong phần chia sẻ sau bài Tin Mừng, tân linh mục Giuse Nguyễn Công Thành đã nói về việc Chúa gọi những tông đồ đi theo Ngài năm xưa và cụ thể là các linh mục ngày hôm nay.Chúa gọi họ dựa trên tình yêu thương nhưng không của Ngài, dù họ có hèn kém yếu đuối và bất xứng với sứ vụ được giao phó Chúa vẫn chọn gọi.Thiên chức linh mục là một hồng ân Chúa ban mà người được lãnh nhận phải cảm tạ Chúa liên tục trong suốt cả cuộc đời Cho nên, công đoàn giáo xứ cần phải cầu nguyện thật nhiều cho các linh mục luôn được trung thành với sứ mạng Chúa giáo phó.

Cuối thánh lễ là những giây phút chia sẻ tâm tình thật gần gũi của cộng đoàn giáo xứ với hai tân linh mục. Ông đại diện HĐGX và hai tân linh mục nói lên lòng biết ơn cha sở Bùi Minh Sơn đã luôn vun xới cho ơn gọi linh mục để ngày hôm nay có được thánh lễ tạ ơn. Ông nhấn mạnh đến sự chung vui với
hai tân linh chứ không phải là chia vui. Đây là niềm vui không những của hai tân linh mục mà là niềm vui chung của cả cộng đoàn giáo xứ Tân Hòa. Hai tân linh mục đã từng trọ học những năm trước đây tại giáo xứ Tân Hòa, được cha sở Tân Hòa cưu mang nâng đỡ động viên trong bước được ơn gọi. Trong phần đáp từ, Cha sở Tân Hòa dù lớn tuổi đau yếu cũng nói có vài lời để ôn lại những kỷ niệm yêu thương mà trước đây hai tân linh mục đã từng gắn bó với giáo xứ Tân Hòa và với cha sở.
 
Ca đoàn Cung Việt Atlanta tĩnh tâm và mừng Lễ Bổn Mạng
Pt Giuse Nguyễn Hòa Phú
07:54 27/11/2009
ATLANTA - Hàng năm, trời vào thu, ngoại cảnh thiên nhiên Atlanta Georgia mang nét đẹp độc đáo với lá đổi mầu và ‘có lá vàng rơi.’ Từ trên cao nhìn xuống, những rừng cây bao la bát ngát nay trông tựa hồ như tấm thảm mầu vĩ đại, bức tranh vạn dậm với muôn mầu muôn sắc. Bốn câu thơ của “Tiếng thu” là một phần trong muôn ngàn vạn bức tranh sống động, phản ánh thực trạng cảnh vật và nét đẹp thiên nhiên tuyệt vời mà Thiên Chúa đã tạo dựng nên cả đất trời.

Hình ảnh Ca đoàn Cung Việt mừng lễ

Hòa điệu với vạn vật và với khí trời lành lạnh, Ca đoàn Cung Việt vào thời điểm này cũng bận rộn với chương trình sinh hoạt hằng năm, như: cấm phòng tĩnh tâm, mừng kính lễ Các Thánh tử đạo Việt Nam, cũng là Lễ Bổn Mạng của Ca đoàn.

Ngày 20 tháng 11, 2009 theo chương trình ấn định và để chuẩn bị mừng kính Lễ Bổn mạng, hơn 40 anh chị em ca viên đã có mặt trong buổi tĩnh tâm.
Chủ đề buổi tĩnh tâm là “Tinh Thần Phục Vụ” và “Phụng Vụ Thánh”, hai trọng đề đã được thầy Phú và Cha Linh hướng Phêrô Vũ Ngọc Đức chia sẻ và hướng dẫn.
“Tri kỷ tri bỉ”, thấy người thì dễ, nhưng thấy chính mình thì thật là khó. Người Ả-rập thường nói: ‘mỗi người thường mang trên mình hai giỏi rác, giỏ phía trước là của người khác, còn giỏ sau lưng là của chính mình.’
Trong tâm tình suy tư và cầu nguyện, tất cả ca viên đều lắng đọng tâm hồn và tự kiểm. Phải công tâm và nhìn nhận, anh chị em ca viên là thành phần trẻ trong Giáo xứ. Tất cả các anh chị đã đến với Ca đoàn với “mẫu số chung” là lý tưởng phục vụ với tinh thần hăng say và quảng đại.

“Đồng thanh tương ứng, đồng chí tương cầu”, ngoài lý tưởng phục vụ, anh chị em còn cùng sở thích: thích hát, thích ca và thích khôi hài.
Quyết tâm của anh chị em sau phần hội luận là cố vượt lên mọi thách đố để hoàn thiện. Hơn thế nữa, tinh thần dấn thân phục vụ của Ca đoàn được biểu lộ qua khẩu hiệu treo trên tường với lời của Thánh Agustinô: “Hát hay là cầu nguyện hai lần.”

Riêng năm nay, Ban Điều Hành nhiệm kỳ đã hết, do đó sau giờ tĩnh tâm, anh chị em ca viên đã có dịp “bầu đúng, cử xứng.”
Và kết quả, anh Đặng Quốc Hưng được anh chị em tín nhiệm trong vai trò Đoàn Trưởng nhiệm kỳ 2010- 2012.
Một cử chỉ gây ngạc nhiên và phản ánh thân tình huynh đệ: chị Vũ đã đại diện ca viên ngỏ lời cám ơn tinh thần hy sinh phục vụ và tặng quà lưu niệm cho anh Hoàng Minh Đạt, Cựu Đoàn trưởng và quý anh chị trong Cựu Ban Điều Hành.

Anh Đạt cũng tha thiết mời gọi các bạn trẻ trong Giáo xứ tham gia Ca đoàn. Tuổi trẻ sẽ qua nhanh và Ca đoàn là môi truờng thuận tiện để:

“Vòng trời đất dọc ngang, ngang dọc
Nợ tang bồng vay trả, trả vay
Chí làm trai nam bắc đông tây
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể...”
(Nguyễn Công Trứ)

Ngày 24 tháng 11, hôm nay Giáo hội Công giáo mừng kính lễ Các Thánh Tử Đạo VN. Năm nay lễ kính nhằm ngày Thứ Ba trong tuần, do đó Giáo xứ dời và mừng lễ Các Thánh tử đạo VN vào ngày Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving). Tự hậu, theo lời Đức Ông Chánh xứ, tại Giáo Xứ Đức Mẹ VN, Lễ Tạ Ơn cũng sẽ là ngày mừng kính trọng thể Các Thánh tử đạo Việt Nam và đó cũng là ngày Lễ mừng kính Bổn mạng Ca đòan Cung Việt.

Ngày 26 tháng 11, thời tiết ngày Lễ Tạ Ơn năm nay đẹp tuyệt vời. Trời trong sáng với nắng thu chan hòa. Thánh lễ mừng kính Các Thánh tử đạo Việt Nam, do Đức Ông Phanxicô Xaviê Phạm Văn Phương chủ tế, đồng tế có quý Cha và quý Thầy Sáu, đã được cử hành trọng thể tại Hội trường Giáo xứ. Chương trình lễ bắt đầu với cuộc rước kiệu Xương Các Thánh tử đạo VN do bốn ca viên Ca đoàn phụ trách khiêng kiệu. Thời tiết đẹp nên giáo dân tham dự đông đảo, phía các hội đoàn người ta thấy: Đoàn Liên Minh Thánh Tâm, Bà Mẹ Công Giáo và Ca đoàn với đồng phục đẹp. Đặc biệt Hội Đồng Mục Vụ trong bộ quốc phục cổ truyền khiến buổi lễ tăng phần long trọng để kính nhớ các Thánh Tiền Nhân.

Nét vui tươi rạng rỡ hiện rõ trên gương mặt của anh chị em ca viên trong ngày Lễ kính Thánh Bổn Mạng. Ban Điều Hành và một số đông anh chị em đã có mặt sớm tại Giáo xứ để sẵn sàng coi lại phần thánh ca và phụng vụ Thánh lễ. Thật đúng với câu:

“Nơi nào đông, thanh niên có
Nơi nào khó, có thanh niên.”


Là ngày trọng đại của Ca đoàn, nên mọi ca viên đều cố gắng và tinh thần trách nhiệm của anh chị em đã được bộc lộ qua gương mặt vui tươi và phục vụ.

Bình thường, Ca đoàn đã hát hay, hôm nay Cung Việt hát còn hay hơn nữa. Các bản thánh ca với giọng nữ cao vút hòa cùng giọng nam trầm hùng, tạo nên những khúc nhạc du dương và nâng tâm hồn tín hữu tới gần Chúa hơn. Phần hợp xướng thánh nhạc đã làm Thánh lễ thêm trang trọng. Bộ đồng phục mầu hồng của Ca đoàn đã điểm thêm nét rực rỡ hân hoan của ngày mừng kính Thánh bổn mạng.

Nhân dịp này, thiết tưởng cũng nên tìm hiểu đôi nét về Ca đoàn Cung Việt:

Khởi đầu, Ca Ðoàn mang tên Ca Ðoàn Hương Việt, được hình thành vào năm 1986 và chọn Thánh Bổn Mạng là Các Thánh Tử Ðạo Việt Nam, do một số anh chị em tha thiết dùng tiếng hát để ca ngợi Thiên Chúa được sự hướng dẫn của cha Phaxicô Phạm Văn Phương.
"Tre già măng mọc", lớp trẻ đã thay thế các bậc tiền bối và đổi tên thành Ca Ðoàn Cung Việt để mang được chút âm hưởng nhạc Việt Nam.

Qua dòng thời gian, hiện nay Ca Ðoàn Cung Việt có 42 anh chị em ca viên dưới sự hướng dẫn của Ban Điều Hành:
-Đoàn Trưởng: anh Đặng Quốc Hưng
-Đoàn Phó: anh Trần Khắc Tuệ
-Thủ Quỹ: chị Nguyễn Phương Uyên
*Ca trưởng: Anh Hoàng Minh Đạt và cố vấn kỹ thuật anh Phạm Huy Thuật.

Lịch Tập Hát như sau:
-Thứ Bảy từ 8:30 tối - 10:30 tối
-Chúa Nhật từ 10:30 sáng – 11:30 sáng
-Hát Lễ: Phụ trách hai Thánh lễ Chúa Nhật 8:30 sáng và 12:30 trưa.

Ca Ðoàn còn phụ trách hát các Thánh Lễ Trọng trong năm cũng như các Thánh lễ Hôn phối và An táng.
Về nhu cầu tâm linh và để giúp anh chị em ca viên trên đường tu đức, Ca Ðoàn có các giờ Phụng Vụ và Chầu Thánh Thể vào mỗi “Thứ Bảy đầu tháng”.

Sinh Hoạt: “Một tâm hồn trong sáng trong một thân thể tráng kiện”, để củng cố tinh thần phấn khởi hăng say phục vụ và để giữ chặt mối dây huynh đệ, Ca Ðoàn thường tổ chức các buổi “picnic” ngoài trời vào dịp Lễ Phục Sinh, Đại Hội Đức Mẹ Lavang, Lễ Ðộc Lập (July 4th), Lễ Tưởng Niệm (Memorial Day)...

Thêm vào đó, hàng năm Ca Ðoàn tổ chức các cuộc xuất du xa như Orlando, FL; Savannah, GA; Chattanooga, TN và Myrtle Beach, SC...

Ngoài việc đảm nhiệm các Thánh lễ, Ca Ðoàn cũng giúp phụ trách các phần văn nghệ vào những dịp Lễ Giáng Sinh, Tết Nguyên Đán, Lễ Phục Sinh và Đại Hội Đức Mẹ Lavang.
 
Giáo phận Đà Nẵng hân hoan khai mạc Năm Thánh 2010
Paul Maria
08:05 27/11/2009
ĐÀ NẴNG - Như tâm tình của mọi tín hữu sau ngày cử hành Đại Lễ Khai mạc Năm Thánh 2010 Giáo Hội Công Giáo Việt Nam tại Sở Kiện TGP Hà Nội, mà tác giả P. H Nhung đã diễn tả:

Hình ảnh khai mạc Năm Thánh tại Đà Nẵng

"Tạm biệt nhé ngày Khai Mạc Năm Thánh

Đã khắc ghi dấu ấn mãi trong đời

Dẫu ấn ấy vẫn là Tình Yêu Chúa

Là điểm nhìn, điểm tới của nơi nơi... "

Hôm nay, ngày 27/11/2009, Giáo Phận Đà Nẵng long trọng và hân hoan khai mạc Năm Thánh 2010 tại Nhà thờ Chính Tòa.

Về tham dự Thánh lễ Khai mạc do Đức Giám Mục Giáo Phận Giuse Châu Ngọc Tri chủ tế cùng Linh Mục Đoàn, còn có ĐC Fx. Nguyễn Quang Sách, nguyên Giám Mục Giáo Phận, đông đảo Tu Sĩ nam - nữ, Dự tu và bà con Giáo dân.

Mở đầu là Nghi thức Công bố Năm Thánh diễn ra trước tiền đường Nhà thờ.

Đoàn rước gồm Thánh giá, đèn chầu, đại biểu Giáo dân của 46 Giáo xứ mặc quốc phục, Đoàn Linh Mục đồng tế với lễ phục đỏ, bàn kiệu Xương Thánh CTTĐVN, cờ Tử Đạo và Đức Giám Mục chủ tễ ( với lễ phục mà các Đức Hồng Y, các Đức Giám Mục đã mặc trong Đại Lễ Khai mạc tại sở Kiện ngày 24/11/2009 vừa qua ) tiến lên trong tiếng kèn vang lên hùng tráng.

Sau lời công bố khai mạc Năm Thánh trong toàn Giáo phận Đà Nẵng của Đức Cha Giuse, màn che kéo xuống chậm rãi, lôgô Năm Thánh xuất hiện trên đỉnh cao tiền đường, cửa Nhà thờ Chính Tòa mở rộng ra, chuông Nhà thờ đổ hồi và cộng đoàn Phụng vụ cất cao bài ca Năm Thánh:

Đây Mùa Hồng Ân, trời mới đất mới chói chang, Giáo Hội Việt Nam hân hoan đón mừng Năm Thánh.

Muôn tâm hồn kết giao tình thân, hiệp nhất sống đời Chứng nhân... "

Trong tiếng ca rộn rã, Đoàn rước tiếp tục tiến lên Cung Thánh Nhà thờ để bắt đầu Thánh lễ.

Chia sẻ sau bài Tin Mừng
( Lc.9, 23-26 ),

Đức Cha Giuse nói: " Ngày 24/11/2009 vừa qua, các Đức Hồng Y, các Đức Giám Mục, quý linh Mục, Tu sĩ, Giáo dân, Lương dân trong và ngoài nước, các quan khách... đã tề tụ đông đảo tại Sở Kiện để long trọng khai mạc Năm Thánh của toàn thể Giáo Hội Việt Nam. Một rừng màu đỏ thắm: Màu máu của hàng trăm ngàn vị Tiền Bối của chúng ta, đặc biệt của 117 Thánh Tử Đạo, đã đổ xuống trên mảnh đất Việt Nam thân yêu này. Gương sáng CTTĐVN phản ảnh chân thực gương của Chúa Kitô, mà Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã đề cập trong Chương trình bao quát cho Giáo Hội toàn cầu trong Thiên niên kỷ Thứ Ba: " Xuất phát lại từ Chúa Kitô ". Từ Chúa Kitô mà chúng ta cần hiểu biết, yêu mến và noi theo, để sống đời sống Ba Ngôi Thiên Chúa trong Người, và để cùng Người biến đổi lịch sử cho đến khi lịch sử được hoàn tất nơi thành Thánh Giêrusalem Thiên quốc...

" Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo ". Đó là điều kiện để theo Chúa, đó là bảo đảm trung thành với Chúa. Thánh giá hôm nay chúng ta sẽ vác hằng ngày là tránh xa những gì nghịch lại với Chúa, nghịch lại Đức Tin Công Giáo, nghịch lại với luân lý, đạo đức Kitô Giáo.. trong âm thầm và liên lĩ suốt cả đời sống chúng ta...

" Kính sợ Chúa hơn sợ người phàm ". CTTĐVN xưa đã dỏng dạc tuyên bố: " Chúng tôi không phạm pháp, chúng tôi không chống lại Vua, chúng tôi không coi nhẹ và yêu thích sự chết. Chúng tôi chết vì Tin vào Chúa Kitô..., Chúng tôi chết để làm chứng cho Tình Yêu..., Chúng tôi lấy tình yêu để đấp đền tình yêu, lấy mạng sống để đáp đền mạng sống...

Thực tế ngày nay, tưởng chừng như khó khăn đã qua đi, nhưng người đời, thế gian, ma quỷ...vẫn còn trăm phương ngàn kế để tấn công Giáo Hội, để lôi kéo con cái Hội Thánh xa rời Thiên Chúa, chống lại Thiên Chúa, họ muốn chúng ta đạp lên Tin Mừng của Chúa Kitô để sống với những phù phiếm thế gian: tiền tài, danh vọng, lạc thú, ích kỷ, tỵ hiềm... Chúa Giêsu đã nói: " Thế gian đã ghét Thầy, họ cũng ghét các con...
"

Khai mạc Năm Thánh cũng là dịp để cho mỗi người chúng ta sám hối: Sám hối với Chúa, với đồng loại, với đồng bào và với anh em...để rồi chúng ta cùng chung tấm lòng sống tích cực Năm Thánh 2010 này hầu mang lại diện mạo mới của người có Đạo, để góp phần xây dựng Giáo Hội và xã hội như lòng Chúa ước mong... "

Trước khi ban Phép lành với ơn Toàn xá, Đức Giám Mục phát động Chương trình Giáo Lý Cộng đồng khắp Giáo phận.

Đại diện các Giáo xứ, các Cộng Đoàn Nữ tu nhận lôgô Năm Thánh và sách Giáo Lý Cộng đồng (Giáo lý Công Giáo yếu lượt) từ tay Đức Giám Mục.

Tùy vào hoàn cảnh mỗi Giáo xứ, hằng tuần sẽ tổ chức dạy Giáo lý cho tất cả mọi thành phần Dân Chúa, đặc biệt cho các vị Giáo chức, các Giảng viên, BCH các Đoàn Thể, các Ban, các ca viên Ca đoàn v v. ..

Trong niềm vui ngày Đại lễ, Đức Cha, quý Cha, Quý Tu sĩ nam - nữ, đại diện các Giáo xứ, Ca đoàn Phạm Ngọc Chi, Ban Trật tự, Âm thanh, Lễ sinh... cùng tham dự buổi liên hoan buffé sau Thánh lễ. Mọi người dành những tràng pháo tay nồng nhiệt chúc mừng 20 Linh Mục của Đức Cha Giuse, 70 năm tuổi đời của Cha Tổng Fx Đặng Đình Canh và đựoc xem cuốn DVD Khai Mạc Năm Thánh 2010 tại Sở Kiện được Đức Cha đem về từ Hà Nội.

Một Thánh lễ khai mạc thật trang trọng, sốt sắng và chắc chắn mang lại nhiều ơn ích cho mỗi ngưòi, mỗi gia đình và từng Giáo xứ trong đại gia đình Giáo phận Đà Nẵng thương yêu.
 
Khai mạc Đại hội Giới trẻ Giáo Tỉnh Hà Nội lần thứ VIII
Giuse Trần Ngọc Huấn
08:27 27/11/2009
ĐỀN HÙNG - Trong những ngày này, liên tiếp diễn ra những sự kiện trọng đại của giáo hội Công giáo Việt Nam, cách riêng đối với giáo tỉnh Hà Nội. Trong ngày 23-24 tháng 11 vừa qua, hàng trăm ngàn tín hữu khắp nơi đã tham dự Thánh lễ khai mạc Năm Thánh 2010 của Giáo hội Việt Nam. Hôm nay, ngày 26 tháng 11 năm 2009, theo chương trình đã hoạch định, các bạn trẻ thuộc 8 giáo phận của Giáo tỉnh Hà Nội đã quy tụ hết sức đông đảo trong ngày khai mạc ĐẠI HỘI GIỚI TRẺ GIÁO TỈNH HÀ NỘI LẦN THỨ VIII do giáo phận Hưng Hóa đăng cai tổ chức.

Đại hội được tổ chức tại Trung tâm lễ hội Đền Hùng – một địa danh có nhiều ý nghĩa đối với mỗi người dân Việt. Một không gian rộng lớn được dành để làm nơi các bạn trẻ Công giáo miền Bắc quy tụ bên nhau trong ngày đại hội thường niên đầy ý nghĩa này.

Đại hội giới trẻ Giáo tỉnh Hà Nội được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2002 do sáng kiến của Đức Cha Phanxico Xavier Nguyễn Văn Sang – Giám mục giáo phận Thái Bình. Đây là những ngày hội thực sự đối với giới trẻ Công giáo miền Bắc Việt, đó là ngày của sự gặp gỡ với tình thân thương, chia sẻ cho nhau và cùng đồng hành với nhau trong những hoạt động ý nghĩa như học hỏi Lời Chúa, Giáo Lý, nghị lực sống, những sinh hoạt sôi động, những giờ cầu nguyện Taizé thật trang nghiêm…

Ước tính đã có khoảng 16.000 bạn trẻ tham dự ngày khai mạc Đại Hội Giới Trẻ lần thứ VIII. Theo ban tổ chức, cho đến ngày 15 tháng 11, con số chính thức đăng ký từ các giáo phận như sau: Giáo phận Vinh 150 bạn trẻ, giáo phận Thanh Hóa 2500 bạn trẻ, giáo phận Thái Bình 500 bạn trẻ, giáo phận Hà Nội 300 bạn trẻ, giáo phận Hải Phòng 220 bạn trẻ, giáo phận Bắc Ninh 1200 bạn trẻ, giáo phận Bùi Chu 530 bạn trẻ giáo phận Lạng Sơn 140 bạn trẻ, giáo phận Hưng Hóa 4100 bạn trẻ. Ngoài ra còn rất đông đảo quý nam nữ tu sỹ, chủng sinh, dự tu, và hàng ngàn bạn trẻ khác tham dự.

Trong nghi thức khai mạc đại hội có sự hiện diện của: Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt, Đức Cha Antôn Vũ Huy Chương, Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt, Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên, Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, Đức Cha Giuse Nguyễn Năng, và Đức Cha Vinhsơn Nguyễn Văn Bản (giáo phận Ban Mê Thuột) và đông đảo quý Cha từ khắp các giáo phận trong Giáo tỉnh Hà Nội; quý khách đại diện chính quyền địa phương.

Đại hội lần thứ VIII của giới trẻ Công giáo miền Bắc do giáo phận Hưng Hóa đăng cai với chủ đề THẮP SÁNG TÌNH YÊU GIA ĐÌNH. Chủ đề này mang nhiều ý nghĩa, nhất là năm Giáo dục gia đình Kitô giáo. Giữa lòng xã hội đầy hỗn dung hôm nay, gia đình cũng bị những xáo trộn, ảnh hương nghiêm trọng đến truyền thống đạo đức và giáo dục. Do đó, việc củng cố và thăng tiến đời sống mỗi gia đình về mọi phương diện, nhất là luân lý, đạo đức và đức Tin cho là điều hết sức quan trọng. Gia đình phải làm tổ ấm yêu thương, nơi đào luyện nhân cách và giáo dục đức tin chân chính cho giới trẻ hôm nay.

Không khí đại hội được hâm nóng bởi trên 400 bạn trẻ linh hoạt viên với những cử điệu và vũ khúc sinh hoạt sôi động, ý nghĩa, mang đậm tinh thần giới trẻ Công Giáo.

Mở đầu chương trình đại hội là một phút tưởng nhớ tới công ơn của các vua Hùng đã có công khai công lập quốc, đây là một hành động ý nghĩa, mang tính hướng về cội nguồn dân tộc, nhất là tại chính nơi được coi là đất tổ của non sông Việt Nam.

Tiếp theo là những hoạt động chính của lễ khai mạc. Thánh giá luân lưu của đại hội giới trẻ miền Bắc đã được cung kính rước lên lễ đài. Trong những ngày đại hội, Thánh Giá đã thực sự trở nên trung tâm điểm quy tụ muôn con tim, muôn tấm lòng và lý tưởng của các bạn trẻ, để rồi sau khi rời đại hội, các bạn mang trong mình ánh sáng và sức mạnh của Thánh Giá Chúa để hăng say sống đạo và giữ vững niềm tin, loan truyền ơn Cứu Độ cho muôn dân. Đức Cha giáo phận Hưng Hóa – Antôn Vũ Huy Chương đã đại diện mọi thành phần dân Chúa lên hôn kính và dâng hoa lên Thánh Giá.

Đức Tổng Giám mục giáo tỉnh Hà Nội Giuse Ngô Quang Kiệt đã long trọng tuyên bố khai mạc Đại Hội. Ngày nhắn nhủ tâm tình với các tham dự viên: Thánh Giá Chúa phải là tâm điểm và quy chiếu mọi hành vi đời sống giới trẻ.

Đại diện các cấp chính quyền địa phương, bà phó chủ tịch tỉnh Phú Thọ đã tặng hoa cho Đức Cha của giáo phận Hưng Hóa – đăng cai tổ chức đại hội.

Sau đó là chương trình văn nghệ của các đoàn đến từ các giáo phận trong giáo tỉnh Hà Nội. Mỗi giáo phận đều đem đến những tiết mục mang đậm chất dân ca đặc sắc của các dân tộc trong giáo phận: điệu múa hát của các thiếu nữ dân tộc Mường, Tày Nùng từ giáo phận Lạng Sơn, điệu quan họ từ giáo phận Bắc Ninh,… trong đó đều nhấn mạnh đến chủ đề chính của đại hội – Thắp sáng tình yêu gia đình. Đặc biệt, xen kẽ giữa các tiết mục văn nghệ, các tham dự viên được lắng nghe những chứng từ rất chân thực và cảm động của một số bạn trẻ: chứng từ về sự cố gắng vươn lên từ vũng lầy sa ngã nhờ ơn Chúa và sự chở che của gia đình, chứng từ về lòng tín thác vào Chúa trong mọi sự…

Vào lúc 17h30, chương trình khai mạc kết thúc, các bạn trẻ quy tụ bên nhau trong giờ cơm chiều để đến 19h45 lại tập trung về lễ trường để tham dự chương trình văn nghệ và cầu nguyện Taize.



 
Khánh thành trung tâm hành hương các Thánh Tử Đạo Sở Kiện
Giuse Trần Ngọc Huấn
08:55 27/11/2009
SỞ KIỆN - Vào trưa ngày 24 tháng 11 năm 2009, sau Thánh lễ khai mạc Năm Thánh Giáo Hội Công Giáo Việt Nam 2010, cộng đồng dân Chúa đã hân hoan tham dự nghi thức làm phép và cắt băng khánh thành Trung tâm hành hương các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Sở Kiện, thuộc Tổng giáo phận Hà Nội. Tất cả các vị hồng y, giám mục, linh mục và quý nam nữ tu sỹ cùng hàng trăm ngàn bà con giáo dân đã tham dự nghi thức trọng thể này.

ĐC Nguyễn văn Nhơn làm phép Trung Tâm
Trung tâm hành hương các Thánh Tử Đạo được xây dựng và tôn tạo từ chính những tòa nhà cổ kính mà trước đây là Tòa Giám mục của giáo phận Tây Đàng Ngoài, khi Sở Kiện được chọn làm thủ phủ của giáo phận. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, sự khắc nghiệt của thời gian và mưa nắng, những ngôi nhà này đã bị xuống cấp trầm trọng, từ năm 2008, Đức Tổng Giám mục Giuse đã triển khai công tác tôn tạo để làm trung tâm hành hương của Tổng giáo phận Hà Nội.

Hòa với niềm vui của ngày đại lễ khai mạc Năm Thánh, trung tâm hành hương các Thánh Tử Đạo Sở Kiện đã được long trọng cắt băng khánh thành và làm phép. Nơi đây sẽ trở nên một điểm hành hương để mọi thành phần dân Chúa hướng về các bậc tiền nhân cha ông để cảm phục và noi gương đức tin kiên trung của các ngài, sống năm thánh và trong suốt cuộc đời làm chứng nhân cho đức tin kiên trung ấy.

Trung tâm hành hương Sở Kiện nổi bật với khu trưng bày thánh tích của các vị Tử Đạo. Ở chính giữa quảng trường là bức tượng chân dung thánh Anrê Trần An Dũng Lạc, được tạc bằng đá cẩm thạch, cao 2,5m với đôi tay cầm ngành vạn tuế và cuốn Phúc Âm. Bức tượng này đã được Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn – chủ tịch HĐGM Việt Nam long trọng làm phép hôm nay, trong ngày lễ khai mạc Năm Thánh.

Tượng thánh Anrê Dũng Lạc
Sau nghi thức làm phép và cắt băng khánh thành, quý Đức Hồng y, các Đức Cha và mọi người đã tiến vào khu trưng bày thánh tích của các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Ba ngôi nhà chính tòa Tòa Giám mục xưa nay được dùng làm nơi trưng bày thánh tích vô cùng quý giá của các vị chứng nhân đức tin. Trong các ngôi nhà có trưng bày xiềng xích, gông cùm, các vật dụng tra tấn, bia đá mộ… của các vị Tử Đạo. Đặc biệt, có trưng bày sợi dây trói thánh Phêrô Lê Tùy, hũ đất thấm máu cố thánh Ven và thánh Dũng Lạc, các thẻ ghi án lệnh,… 14 bức tranh vẽ lại cảnh Tử Đạo được các họa sỹ Việt Nam cùng thời đó vẽ lại, nay đang được lưu giữ tại hội thừa sai Balê bên Pháp cũng được sao chụp nguyên vẹn và trưng bày ở đây. Có thể nói, bước vào khu di tích này, mọi người có thể chiêm ngưỡng và tôn kính thánh tích hết sức quý báu của các vị Tử Đạo, để từ đó thôi thúc lòng yêu mến Chúa nhờ noi gương các vị anh hùng ấy.

Một phần của khu di tích Tử đạo là nhà nguyện Trái Tim Đức Mẹ, nguyên trước đây là một trong hai nhà nguyện của khu Tòa Giám mục. Trong nhà nguyện này có hào quang lớn gắn 117 hào quang nhỏ có đựng 117 mẩu xương của các Thánh Tử Đạo trên khắp đất nước Việt nam. Đặc biệt, có trưng bày để mọi thành phần dân Chúa tôn kính: hộp sọ còn nguyên vẹn của cố thánh Ven, xương của thánh Dũng Lạc.

Trung tâm các Thánh Tử Đạo này cùng với quần thể nhà thờ Sở Kiện sẽ thực sự trở thành một điểm hành hương lớn với nhiều ý nghĩa trong Năm Thánh 2010 của Giáo Hội Việt Nam. Đó là cuộc hành hương trở về nguồn và về với những giá trị đức tin cao đẹp của các bậc tiền nhân, để từ đó sống đức tin kiên trung và loan báo giá trị Cứu Độ của Tin Mừng Đức Kitô cho muôn dân.
 
Hình ảnh chuẩn bị cho Ngày Khai Mạc Năm Thánh tại Tổng giáo phận Saigòn
Sr. Minh Nguyên
09:08 27/11/2009
SAIGÒN - Đây là những tấm hình mà chúng tôi chụp được lúc 10g sáng ngày 27 tháng 11 năm 2009 tại trung tâm Mục Vụ Công Giáo của Tổng Giáo Phận Saigon, nơi sẽ diễn ra ngày khai mạc năm thánh lúc 18g30 chiều hôm nay.

Quý Cha, Quý Soeurs va cac anh chị trong ban tổ chức đang ráo riết hòan thành những chuẩn bị cuối cùng cho buổi tối hôm nay. Từ bộ phận âm thanh, ánh sáng, quay phim, chụp hình cho đến bộ phận nhỏ nhất là dọn vệ sinh…ai ai cũng khẩn trương.

Cũng sáng nay ĐHY Bernard Law, nguyên Tổng giám mục Boston (Hoa Kỳ), đương kim Tổng quản Đền thờ Đức Bà Cả Rôma, người mà trong bài cảm ơn Đức Tổng GM Hà Nội đã phát biểu rằng: “người luôn quan tâm giúp đỡ Giáo hội và người Việt nam”. Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến quý vị về thánh lễ ngày khai mạc trong phần tin tới.









 
Đài RFA phỏng vấn LM. Trần Công Nghị về việc ĐTGM. Ngô Quang Kiệt xin từ chức
Khánh An / RFA
10:29 27/11/2009
WASHINGTON DC 27/11/2009 - Tin tức về việc Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt của Giáo Phận Hà Nội xin từ chức đang làm xôn xao dư luận Công Giáo trong nước và hải ngọai, cũng như tất cả những người quan tâm và họat động đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam. Khánh An thuộc đài RFA - Á Châu Tự Do phỏng vấn Linh mục Trần Công Nghị, Giám Đốc VietCatholic, xung quanh thông tin Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt.

Trách nhiệm-Sức khỏe-Áp lực

Khánh An: Trước hết, liên quan đến những tin tức về việc từ chức của Đức TGM Ngô Quang Kiệt, Lm Trần Công Nghị cho biết:

LM Trần Công Nghị: Về diễn tiến của việc Đức Tổng Giám Mục xin từ chức thì nó ở cái điểm như thế này: bởi vì Ngài là con người có tự trọng và có trách nhiệm, và thực tế ra đây không phải đây là lần thứ nhất Ngài xin từ chức mà Ngài đã có ý định từ mấy năm trước là vì vần đề sức khoẻ. Ngài bị chứng bệnh gọi là cái thiếu dưỡng khí (oxygène) không đủ để chuyển lên óc, thành ra đôi khi nó không chuyển đủ thì người bị choáng váng và không thể ngủ được. Ngay thời kỳ mới làm tổng giám mục thì Ngài đã cảm thấy như vậy. Thế rồi khi sang Mỹ khám bệnh thì có bác sĩ người Việt Nam ở đây thấy như bình thường, và có lẽ là Ngài bị pressure nên mới cảm thấy như vậy.

Đồng thời chính cộng sản cũng áp lực muốn đổi Ngài đi thì chỗ khác... Một cách nào đó Ngài cảm thấy có lẽ mình là người trách nhiệm là vị chủ chăn, như vậy thì mình cũng phải nên tìm con đường nào có thể lợi cho giáo hội hơn. Trong cái chiều hướng đó thì vấn đề bệnh tình là có thật.

Trong chuyến đi Vatican hồi tháng 6 thì Ngài sang bên đó gặp Đức Giáo Hoàng thì Ngài đã thưa với Đức Giáo Hoàng là vấn đề Ngài yếu và bệnh như vậy thì có thể là vì ích lợi cho Giáo Hội thì Ngài đề nghị là có thể nghỉ được không, thì lúc bấy giờ Ngài đã không có đề nghị theo cái đường lối chính thức của Giáo Hội -- một khi một vị giám mục từ chức vì bất kỳ lý do gì -- thì phải làm đơn, phải qua cái "process" (tién trình) để các Bộ người ta xét. Đức TGM chỉ nói miệng thôi, vì vậy nói là Ngài xin từ chức thì cũng có, và có từ chức thực sự hay không và có nộp đơn hay không thì chưa thấy.

Rồi cái vấn đề người ta xét thế nào thì đó lại là vấn đề khác, và khi chỉ nói từ chức khơi khơi thì nó lại khác. Về cái diễn tiến có thực sự đã xảy ra hay chưa thì vấn đề Roma xét định. Mình cũng không biết được Roma sẽ xét định bằng cách nào bởi vì không biết là về sau có đơn nữa hay không, hay là chỉ bẩm báo bằng miệng. Nhưng mà như vậy, cái vấn đề quan trọng bây giờ: dù Toà Thánh có làm cái gì thì cũng hỏi Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, thành thử trong tình huống này mình cũng không biết chuyện xảy ra nữa.

Cái vấn đề chính thức là từ những điều mà tôi biết thì tôi nói như vậy. Bởi vì từ nguồn tin từ Vatican cũng nói với tôi như vậy. Nhưng mà mình thấy những dấu chỉ bên ngoài thì chắc là không có đâu. Bởi vì kỳ vừa rồi Ngài làm trưởng ban tổ chức và những dấu chỉ thì không thấy như vậy.

Chúng tôi đã tìm hiểu vần đề này rất nhiều: chúng tôi cũng đã hỏi Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn hoặc là sự xác nhận của Đức Cha Nhơn và cả Vatican nữa, thì chúng tôi không nắm vững trăm phần trăm nhưng mà chúng tôi nghĩ rằng có lẽ là ơn Chúa sẽ đánh động là những dấu hiệu cho thấy có thể là Đức Tổng Giám Mục (Ngô Quang Kiệt) thì chắc là Ngài sẽ nghĩ lại và sẽ ở tại vị. Tuy vậy có thể nói việc Ngài xin từ chức là có thật, cái áp lực của Hà Nội là có thật.

Nhưng mà cái vấn đề, cái tiến trình từ chức đến đâu thì chúng ta không rõ, nhất là từ cái hôm (14/11) khi mà Đức Tổng Giám Mục tường trình cho các linh mục (Hà Nội), trong đó nói là Ngài tường trình về "cái tiến trình từ chức" chứ không nói tới vấn đề đơn xin từ chức hay là Ngài đã từ chức hay là gì khác, nhưng mà khi mà chúng ta đọc qua thì chúng ta không để ý câu văn, do vậy làm cho chúng ta cũng rất là bỡ ngỡ!

Không có yếu tố chính trị

Khánh An: Vâng, thưa Linh Mục, nhưng dư luận nhiều người đặt câu hỏi là liệu Vatican có thể vì lý do muốn thiết lập quan hệ ngọai giao với Việt Nam mà “hy sinh” Đức TGM Ngô Quang Kiệt, đồng ý để cho Ngài từ chức không ạ?

LM Trần Công Nghị: Giáo Hội đâu có đánh đổi cái lợi ích chóng qua! Giáo hội là trường kỳ, Giáo Hội lo phần linh hồn, Giáo Hội lo cho sự tốt đẹp của giáo hội, do vậy không thể nào Giáo Hội Vatican đi trên đầu trên cổ Giáo Hội Việt Nam đang khi người Việt Nam ở khắp nơi đều mong muốn một giáo hội có sự yên bình. Giả sử như Đức Tổng Giám Mục từ chức -- thì dù cái vấn đề đó là vô tình, hữu lý, hay bất kỳ một lý do nào -- đương nhiên ngay bây giờ Ngài từ chức người ta sẽ đổ tội ngay cho Vatican bị mua chuộc bởi vì muốn ngoại giao quá gấp mà phải bị chế độ cộng sản chèn ép.

Mà ngay cả bây giờ mà có bang giao thì có lợi ích gì đâu! Nếu phải đánh đổi cả một giáo hội thì mang tiếng mãi là mình bị áp chế mà mình phải bỏ một tổng giám mục được mọi người yêu mến như vậy. Nguyên cái điều đó đã không có hợp lý rồi.

Cái điều thứ hai nữa là bây giờ giả sử Vatican có đánh đổi Đức Cha (Kiệt) cho Ngài chịu từ chức đi, thì Giáo Hội Việt Nam và Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cũng bị mang tiếng! Do vậy chắc chắn các đức cha cũng sẽ đệ trình lên Roma là không nên làm như vậy. Bởi vì hậu quả là các ngài dù không muốn đi chăng nữa mà chuyện đó xảy ra thì người ta vẫn đổ tội cho Hội Đồng Giám Mục Việt Nam là áp lực Đức Cha Kiệt.

Thứ ba, nếu mà bây giờ Đức Cha Kiệt từ chức thì chắc chắn là cộng sản họ sẽ để trống chỗ đó. Họ sẽ không đồng ý để Vatican muốn đặt ai thì đặt, họ sẽ không đồng ý! Lúc bấy giờ Tòa Tống Giám Mục sẽ trống ngôi có thể là 5 năm, có thể là 10 năm. Mà họ không có đồng ý thì mình đâu có đặt được! Và cứ để trống ngôi như vậy thì mệt lắm, phải không? Rút kinh nghiệm từ trước thì thấy có gì chắc chắn đâu!

Thành thử ra sau những phân tích thì mình thấy bây giờ chỉ có Vatican mới xác nhận được mà thôi, chứ còn ngay Đức Cha Kiệt cũng không xác nhận là Vatican sẽ làm gì. Nhưng mà mình suy luận từ những cái thực tế, từ những kinh nghiệm của Vatican, từ những sự kiện như vậy để mà kết luận. Còn những người bây giờ nhiều người nói rằng là Đức Cha Kiệt từ chức thì họ chỉ dựa vào một yếu tố mà họ nói theo đường suy luận của họ thôi, thì cái đó sẽ là phiến diện vô cùng.

Khánh An: Cũng vẫn là dư luận, có một số người cho là một phần lý do từ chức của Đức TGM Ngô Quang Kiệt là do đường lối của Ngài không có tương đồng với phương cách “đối thọai hài hòa” của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam hiện nay?

LM Trần Công Nghị: Giáo Hội cũng luôn luôn kêu gọi rằng giám mục là một vị mục tử luôn luôn phải nói tiếng nói của công lý, của chân chính, của sự thật, mà ví dụ phải chết chăng nữa để nói sự thật thì từ xưa đến nay vẫn nói vấn đề đó mà. Thành thử ra cái vấn đề đó rất đúng và do vậy Đức Tổng Giám Mục (Kiệt) không làm cái gì quá. Nhưng mà còn cách Ngài nhập cuộc như thế nào đó thì có thể là bây giờ đó là "confrontation" (trực diện) một cách công khai thì cũng có thể là một số đức cha khác không đồng tình. Nói một cách khác thì đó thể là quyền của mỗi đức cha ở mỗi địa phận, mỗi đức cha có cách làm khác nhau. Nhưng mà các đức cha cũng thấy rằng: thứ nhất là Đức Cha Kiệt có làm gì sai không, thì không có! Bởi vì năm ngoái Hội Đồng Giám Mục Việt Nam họp ở Xuân Lộc, lúc đó Hội Đồng Giám Mục đã trả lời rõ ràng là Đức Tổng Giám Mục không làm chuyện gì sai.

Còn nếu có thể đi vào chi tiết bảo rằng "tôi không đồng ý" thì đó là chuyện cá nhân mà không thuộc lãnh vực của các ngài bởi vì trong giáo phận của Đức Tổng Kiệt thì Đức Tổng Kiệt có toàn quyền, thành thử ra nhiều người cũng không hiểu được đường lối của Giáo Hội. Có giám mục Việt Nam nào lên tiếng nói rằng là Đức Cha Kiệt làm sai đâu? Và Toà Thánh cũng chưa lúc nào nói như vậy, thành thử ra mỗi người hành xử theo trách nhiệm của mình.

Những sự trùng hợp

Khánh An: Thưa Linh Mục, vụ việc xin từ chức của Đức TGM, có thể nói là được đưa ra ngay vào thời điểm tổ chức Đại Lễ Năm Thánh tại Hà Nội với sự tham dự của rất là nhiều vị Hồng Y, Giám Mục đến từ Vatican. Đây có thể coi là một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Thế nhưng câu hỏi đặt ra là dụng ý của Vatican là gì khi cử những vị rất có trọng lượng này sang Việt Nam để tham dự Đại Lễ?

LM Trần Công Nghị: Thực tế ra chị thấy là hoàn cảnh của Việt Nam thì nhiều người nhìn nhiều cách khác nhau lắm, chẳng hạn Giáo Hội đến bây giờ đã có mười mấy chuyến từ Vatican sang Việt Nam thăm viếng, rồi đã thay đổi nhân sự ít nhất là ba bốn thời mà các vị đại sứ hay đại diện Toà Thánh Vatican sang đó. Mỗi thời mỗi khác nhau, thành thử ra người đầu tiên đã khai sáng sang đầu tiên 20 năm trước đây tức là Đức Hồng Y Marie Etchegaray mà bây giờ là Phó Niên Trưởng Hồng Y Đoàn và mới sang VN kỳ vừa rồi. Đồng thời những vị hồng y mới sang VN kỳ vừa rồi là những vị rất là có trọng lượng. Những vị đó sang cũng nói lên một điều gì.

Tuy nhiên cũng có chuyện quan trọng khác mà chúng ta nhân thấy như sau: cũng có nhiều người đổ tội cho Giáo Hội là đang khi phải chiến đấu từ vấn đề Thái Hà, Tam Toà, Toà Khâm Sứ, rồi vấn đề Bàu Sen, vấn đề Vĩnh Long, mà tại sao- Giáo Hội lại tổ chức (lễ Khai Mạc Năm Thánh) lớn như thế này -- tổ chức quá lớn mà như vậy -- là người ta sẽ có cảm tưởng là Giáo Hội vẫn tự đo đó chớ đâu có phải không tự do. Tổ chức linh đình, cả gần trăm ngàn người tới dự.

Nhưng thực sự Giáo Hội với một kỷ niệm 350 năm, cũng muốn chứng tỏ là: dù còn những khó khăn, những vấn đề mình không nhượng bộ dù họ vẫn tỏ ra khó khăn, thì Giáo Hội vẫn muốn nêu cái sức sống của mình lên. Và khi mà các vị ngoại quốc và những vị quan trọng đến không chỉ thấy cái sức sống của Giáo Hội Việt Nam trong cuộc thử thách, đồng thời trong đó cũng muốn tìm hiểu thực tế đó là cái gì khi các ngài chuyện trò hay là đi xem như vậy thì thấy được rằng cái động lực, cái sức mạnh đó ở đâu, và những vấn đề đang gặp phải không chỉ là hình thức đâu.

Khánh An: Vâng, thưa Linh Mục, quay trở lại việc xin từ chức của Đức TGM Ngô Quang Kiệt, cho đến lúc này thì có thể thấy một dấu hiệu nào từ phía những vị đại diện của Vatican đến Việt Nam không ạ?

ĐHY Etchegaray trao trả lại Gậy Mục Tử cho TGM Kiệt
LM Trần Công Nghị: Đức Hồng Y Etchegaray là một người có thể nói rằng hiểu biết về tình hình chính trị không những ở Việt Nam mà toàn thế giới, mà còn là con người có thể nói là "quyền uy" của Vatican đấy, thì lần này Ngài được uỷ nhiệm sang Việt Nam thì chính Ngài cũng làm một cử chỉ rất là đặc biệt -- mình không biết vô tình hay hữu ý -- bởi vì chị biết là khi Ngài sang Việt Nam, Ngài đã làm lễ ở Nhà Thờ Chính Toà Hà Nội vào ngày 22/11 với Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt. Chúng ta biết khi Ngài đi như vậy thì một giám mục đi các nơi thì đâu có mang gậy đi, bởi vì khi mang gậy là chứng tỏ vị giám mục có quyền trên giáo phận đó. Cái gậy đó là của người chăn chiên giống như mục tử chăn chiên, cầm cái gậy tức là chăn chiên là chứng tỏ quyền bính của mình. Khi Ngài hành lễ thì Đức Tổng Kiệt nhường cho Ngài để Ngài chủ tế, thành thử đưa cái gậy đó cho Ngài mượn, thành thử ra khi mà Đức Hồng Y Etchegaray làm lễ xong thì trao cái gậy đó lại cho Đức Tổng Kiệt và nói rằng "Đây là cái gậy của Đức Cha, tôi không muốn đưa về Roma", thành thử không biết đó là lời nói vô tình hay hữu ý mà nó có nghĩa rằng "Cha cứ ở vị thế này mà chăn chiên đi, chứ không phải đi đâu hết. Và chúng tôi không muốn đưa gậy này về Roma nộp cho Đức Giáo Hoàng". Thì đó cũng là một biểu tượng nhưng mà không biết là cái đó có sắp đặt từ trước hay không, không ai biết được, nhưng mà đó là một biểu tượng.

Khánh An: Cảm ơn Linh mục Trần Công Nghị đã dành thời gian trả lời phỏng vấn của Đài Á Châu Tự Do...
 
Khai mạc Năm Thánh tại TGP Sàigòn
Nguyễn Quang Ngọc
14:26 27/11/2009
Tối 27.11.2009 Tổng Giáo Phận Saigòn đã khai mạc Năm Thánh 2010. Đông đảo bà con giáo dân trên toàn thành phố đã đến Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận (Quận 1) tham dự buổi khai mạc. Phần đầu chương trình là Diễn Nguyện với những lời ca, tiếng hát mừng 350 năm Giáo Hội Việt Nam được thành lập và mừng 50 năm lập hàng Giáo Phẩm Việt Nam. Xen kẽ vào các tiết mục văn nghệ là các video clip “Nhìn lại lịch sử”. Qua đó giới thiệu đôi nét về hai địa phận Tông Tòa đầu tiên: Đàng Trong và Đàng Ngoài. Rồi trải dài theo bước chân các vị chủ chăn và các Thánh Tử Vì Đạo, cho đến ngày thiết lập 3 Tổng Giáo Phận cùng các Giáo Phận mới.

Xem hình ảnh khai mạc Năm Thánh bấm vào đây

Sau phần diễn nguyện là tôn vinh các bậc tiền nhân. Đoàn rước kiệu Xương Thánh lên khán đài. Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn xông hương và cùng cộng đoàn cất lên “Tiếng nhạc oai hùng” tưởng nhớ cha ông đã hy sinh máu đào để làm chứng cho Đức Kitô, để hạt giống Đức Tin được nảy nở và lưu truyền mãi về sau.

Cao điểm của chương trình là Thánh Lễ. Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, người gia trưởng của Giáo Phận đã long trọng tuyên bố khai mạc Năm Thánh 2010 giữa tiếng vui mừng hoan hỉ của cộng đoàn dân Chúa hiện diện nơi đây. Cùng đồng tế với ngài, có Đức Cha Phụ Tá Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Cha Tổng Đại Diện Gioan Baotixita Huỳnh Công Minh và các linh mục trong giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh. Ca đoàn cất cao tiếng hát: Halleluia. Tạ ơn Chúa cho một Năm Hồng Ân bắt đầu. Trong phần giảng lễ, Đức Cha Phụ Tá Phêrô Nguyễn Văn Khảm đã dẫn cộng đoàn vào nội dung chính. Ngài nêu ra câu hỏi để mọi người trả lời “Năm Thánh là gì?”. Qua những câu chuyện ví von, Đức Cha đã khiến tất cả phải vỗ tay khen ngợi. Không chỉ là cái vui bên ngoài, Đức Cha Phụ Tá muốn nhắn nhủ mọi người hãy để Chúa làm chủ mình, gia đình và cả xã hội. Năm Thánh để mọi người sống công bằng, bình an, hạnh phúc suốt năm trong mối dây liên kết của tình hiệp thông.

Trước khi kết thúc Thánh Lễ, Cha Tổng Đại Diện đã thông báo chương trình hành hương Năm Thánh trong Giáo Phận Thành phố Hồ Chí Minh cùng những ngày lễ trọng có tổ chức những chương trình đặc biệt dành riêng. Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn ban phép lành Toàn xá đầu tiên cho cộng đồng dân Chúa đến dự buổi khai mạc Năm Thánh 2010. Mọi người hân hoan ra về trong niềm vui tràn đầy.
 
Giáo phận Đà Nẵng cử hành thánh lễ khai mạc Năm Thánh
Trương Văn Ân
14:46 27/11/2009
GIÁO PHẬN ĐÀ NẴNG CỬ HÀNH THÁNH LỄ KHAI MẠC NĂM THÁNH 2010

ĐÀ NẴNG, vào lúc 10 giờ sáng thứ sáu, 27 / 11 / 2009, ĐGM Giu Se Giám Mục Giáo Phận đã Chủ Sự Thánh Lễ khai mạc Năm Thánh 2010 tại Giáo Phận Đà Nẵng, Đồng Tế với hơn 60 Linh Mục Đoàn của giáo phận.

Đoàn kiệu Xương Thánh Tử Đạo Việt Nam, Linh Mục Bê na đô Võ Văn Duệ từ Tòa Giám Mục ra tiền đường nhà thờ Chính Tòa, gồm Quý Chủng Sinh, Quý Vị đại diện các giáo xứ mặc Quốc Phục, Quý Limh Mục và ĐGM giáo phận.

Trong Nghi thức khai mạc, Cộng Đoàn lắng nghe thư của HĐGM VN gửi cộng đồng Dân Chúa công bố Năm Thánh 2010, ghi dấu những sự kiện quan trọng trong lịch sử Giáo Hội Việt Nam: 350 năm thiết lập hai giáo phận tông tòa Đàng Ngoài và Đàng Trong ( 1659 – 2009 ), 50 năm thiết lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam ( 1960 – 2010 ).

Xem hình Năm Thánh bấm vào đây

ĐGM ban huấn từ, tuyên bố khai mạc Năm Thánh trong tiếng vỗ tay giòn giã của Cộng Đoàn, Ngài chỉ định nhà thờ Chính Tòa Đà Nẵng là một trong những điểm hành hương của giáo phận Đà Nẵng trong Năm Thánh này, sau đó băng rôn khai mạc Năm Thánh được kéo xuống, Logo Năm Thánh xuất hiện trên tháp nhà nhờ, chuông ngân vang, ĐGM mở cửa chính nhà thờ, đoàn kiệu và tất cả Cộng Đoàn tiến vào Thánh Đường trong bài ca MÙA HỒNG ÂN, như tăng thêm cung bậc dạt dào hân hoan của người Ki Tô Hữu Việt Nam cùng hiệp nhất sống đời Chứng Nhân. Tạ ơn Chúa, tri ân các Vị Thừa Sai, các Tiền Nhân đã lấy máu đào làm chứng cho Đức Tin và là hạt giống tốt cho giáo hội Việt Nam phát triển.

Trong bài giảng, ĐGM nhắc đến gương anh dũng các Thánh Tử Đạo Việt Nam, sống trọn hảo Đức Tin, như Á Thánh An Rê Phú Yên: “ lấy Tình Yêu đền đáp Tình Yêu, lấy mạng sống đáp đền mạng sống “.Các Ngài là những người dân tốt với xã hội, tránh xa những thù nghịch với luân lý và Đức Tin … không làm tay sai cho Ngoại Bang, không lỗi luật vua, sống hiếu thảo bác ái. Chính vì các Ngài tin tưởng Chúa sẽ ban lại sự sống vĩnh cửu, các Ngài sẵn sàng chấp nhận cái chết bình thản vui vẻ, lại còn cầu nguyện và tha thứ cho kẻ giết mình.

ĐGM cũng nhắc nhở Cộng Đoàn, ngày nay con cái Chúa cũng sống khó khăn vì có trăm vạn cách làm suy yếu Đức Tin, các thế lực đen tối tấn công Giáo Hội và con cái Chúa. “ Nếu thế gian ghét anh em, anh em hãy biết rằng nó đã ghét Thầy trước “ ( Ga 15,18 )

Người Tín Hữu ngày nay không có ai bị buộc phải bước qua Thập Giá, nhưng nhiều người đã bước qua Tin Mừng, sống cho đam mê dục vọng… làm mất linh hồn, Chúng Ta phải vác lấy Tin Mừng, sống và làm chứng cho Tin Mừng.” Ai muốn theo Ta, phải từ bỏ chính mình, vác Thập Giá mình hằng ngày mà theo.” ( Lc 9,23 ).

Năm Thánh là cơ hội để múc lấy ơn Chúa, nhờ ơn Chúa, chúng ta sống Tin Mừng truyền giáo Giáo Hội Việt Nam, và nhìn nhận thiếu sót lầm lỗi của mình đối với anh em ly giáo, với anh em trong xã hội … và đối với chính mình.

Cuối Thánh Lễ ĐGM phát động chương trình học giáo lý cộng đồng trong Bản Toát Yếu Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, bắt đầu từ 29 / 11 / 2009, Chúa Nhật I Mùa Vọng của năm Phụng Vụ 2010, khởi đầu NămThứ I trong tiến trình 3 năm chuẩn bị đón mừng Kim Khánh Giáo Phận vào năm 2013. Tất cả Quý Tu Sĩ, các giáo xứ, các hội đoàn, Dòng Tu, Ban Ngành Đoàn Thể trong giáo phận, các gia đình…phải quyết tâm giảng dạy, học hỏi, sống Tin Mừng, chuẩn bị kiến thức đầy đủ hơn để việc phục vụ của người Tín Hữu mang dấu ấn Đức Tin và xây dựng cộng đoàn Hội Thánh. Các vị đại diện đã đến nhận logo Năm Thánh và sách Giáo Lý Công Giáo từ tay ĐGM.

Trước lúc ban Phép Lành với ơn Toàn Xá, ĐGM và Cộng Đoàn hiện diện chúc mừng sinh nhật lần thứ 70 ( 22 / 11 / 1940 - 2009 ) của Cha Tổng Đại Diện Fx Đặng Đình Canh, ĐGM cũng giới thiệu Linh Mục Đoàn có thêm Cha Fx Nguyễn Thanh Hòa Sj, cũng cộng tác trên cánh đồng truyền giáo, dịp này cộng đoàn hân hoan mừng 20 năm Linh Mục của ĐGM Giu Se Giáo Phận( 21 / 11 / 1989 – 2009) một cách đặc biệt.

11 giờ 30: Thánh Lễ kết thúc, mọi người ra về trong niềm hân hoan, nhiều ơn thánh Chúa.

Tôma Trương Văn Ân
 
Lễ Lãnh nhận Thiên chức Linh mục cuả cha Peter Nguyễn Văn Tường SSS.
Trần Văn Minh
21:32 27/11/2009
Lễ Lãnh nhận Thiên chức Linh mục cuả cha Peter Nguyễn Văn Tường SSS.

Melbourne. Vào lúc 9.30 sáng Thứ Bảy, Ngày 28 Tháng 11 Năm 2009. Tại Thánh Đường Thánh Phanxico, Số 326 Lonsdale St. Melbourne. Một thánh lễ truyền chức Linh mục cho Thầy phó tế Peter Nguyễn Văn Tường SSS đã diễn ra trọng thể, do Đức cha Tim Costelloe DD Giám mục phụ tá Tổng Giáo phận Melbourne đặt tay.

Xem hình bấm vào đây

Vào một ngày trời Melbourne rất đẹp. Nắng nhẹ và gió mát. Tại Ngôi Thánh đường Thánh Phanxico cổ kính và bé nhỏ nằm giưã những toà nhà to lớn và sầm uất bởi các trung tâm thương mại cuả thành phố. Mọi người thuộc mọi sắc tộc trong giáo xứ giưã trung tâm Thành phố kéo về đây để tham dự Thánh lễ truyền chức đặc biệt này.

Trước khi cử hành Thánh lễ, đoàn rước từ bên nhà dòng tiến sang nhà thờ với Thánh giá nến cao, ca đoàn với đồng phục nâu cùng các cha, các thầy cùng với Đức cha chủ tế tiến vào Thánh đường trong sự chào đón cuả các giáo dân hiện diện.

Sau các nghi thức phụng vụ lời Chuá. Đức Giám mục ngồi chủ lễ và cha Giám tỉnh Vincent Hoa SSS Tỉnh dòng Việt Nam đã cùng lên tiếng mời gọi tân linh mục bước lên làm các nghi thức để đón nhận thiên chức linh mục cuả Chuá.

Sau kinh cầu Các Thánh. Đức cha chủ tế Tim Costelloe đã đặt tay truyền chức linh mục cho Linh mục Peter Nguyễn Văn Tường sau đó lần lượt các cha Giám tỉnh Graeme Duro, thuộc tỉnh dòng Úc và Cha Vincent Hoa thuộc Tỉnh dòng Việt Nam, các cha đồng tế trong đó có hơn 10 vị linh mục Việt Nam.

Linh mục Paul Vũ Chí Hỷ SSS trao và mặc áo lễ cho tân linh mục. Sau khi tân linh mục mặc áo, một nghi thức chúc mừng do Đức cha chủ tế, cùng tất cả các cha đồng tế lần lượt lên ôm chúc mừng tân linh mục.

Buổi lễ kết thúc lúc 11 giờ trong niềm vui hân hoan cuả toàn thể giáo dân hiện diện. Mọi người hân hoan vì được chào đón thêm một linh mục Việt Nam ở Tổng Giáo phận Melbourne.

Sau thánh lễ, mọi người cùng xin chụp hình kỷ niệm và cũng xin nhận phép lành từ tay tân linh mục. Sau đó mọi người cùng đến hội trường nhà xứ cũng là hội trường nhà dòng để chung vui với bưã ăn nhẹ.

Melbourne, 28/11/2009.
 
Tôi dự lễ khai mạc Năm Thánh 2010 của Tổng Giáo Phận Sài Gòn
Maria Vũ Loan
21:57 27/11/2009
TÔI ĐI THAM DỰ LỄ KHAI MẠC NĂM THÁNH

Tối ngày thứ sáu, 27/11/2009, tôi hớn hở đi về hướng quận 1 để dự lễ khai mạc mừng Năm Thánh 2010 của Tổng Giáo Phận Sài Gòn. Xin được ghi lại cảm xúc của tôi, vốn là một giáo dân sinh ra và lớn lên tại giáo phận này.

Trời chập choạng tối, đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ đua nhau rực sáng, xe cộ vẫn tấp nập như thường ngày, mọi việc không có gì lạ, nhưng có ai biết: lòng người giáo dân ở thành phố này đang hân hoan trước một mốc thời gian đáng nhớ, thời điểm cánh cửa ân sủng mở ra, toàn xá cho toàn dân Việt của Chúa.

Xem hình bấm vào đây

Nhiều người nối bước chân đi qua cổng Trung tâm Mục Vụ, náo nức như bước vào cổng Thiên Đàng. Có quá nhiều “thánh Phêrô” canh cổng nhưng chỉ có ai có “đuôi nheo”của thiệp mời gắn trên ngực áo thì mới được vào ngồi ở trước khu vực lễ đài, nếu không thì chỉ được ngồi khu vực bên hông “chính điện”!

Đợt khai mạc Năm Thánh tại Việt Nam, nhiều nhà báo Công giáo có vẻ bận rộn. Tối nay, hình như cánh phóng viên của các trang web nước ngoài đang được “cắm” tại Sài Gòn một cách thầm lặng cũng có mặt nhưng ít ai được đến gần lễ đài phần đầu trong lễ khai mạc.

Tôi tìm được một cái ghế có tầm nhìn không tốt lắm nhưng ngay chỗ kiệu các thánh tử đạo sẽ đi qua, thôi thì cũng an ủi lòng hâm mộ của tôi với các Ngài, nếu ở hoàn cảnh của các thánh ấy, tôi không chắc mình có can đảm như thế không vì thường ngày, nhìn con dao nhọn tôi đã sợ và khó chịu lắm rồi, huống chi…

Bài hát tập thể Hiệp Thông Năm Thánh rất hay, hay vì ý nghĩa hiệp thông bao giờ cũng cần thiết; ai dám nói chắc chắn rằng, tất cả mọi người Công giáo Việt Nam ở nhiều nơi trên thế giới đang cùng ý tưởng, chính kiến; nhưng chắc chắn điểm chung trong Năm Thánh này là “cùng để năm 2010 này là thời gian đặc biệt dành cho Chúa”, thời gian đón nhận ân sủng và cùng yêu thương từ đỉnh điểm Đức Kitô.

Hôm nay, Đức Hồng y, Đức cha phụ tá, cha Tổng đại diện, quí cha hạt trưởng, quan khách…xuất hiện không cùng một lúc, đến phần thánh lễ thì đầy đủ cả, cũng như khi người ta “về với Chúa” tuy không cùng một thời điểm nhưng qui về một mối là Chúa Kitô. Những người có chức vị trong hàng giáo phẩm luôn được chào đón nồng nhiệt từ lòng yêu mến của giáo dân; hình ảnh này làm cho lòng tôi ao ước, những người giáo dân đơn sơ nhiệt thành ấy, sau khi kết thúc chặng đường lữ thứ trần gian cũng được các thiên thần hân hoan đón vào Thiên Đàng như thế, một ước mong chính đáng, phải không?

Tôi rất thích đọc lịch sử để tìm những bài học khôn ngoan và khờ dại từ quá khứ, thế nên ba tiêu đề “nhìn lại lịch sử”của phần I lễ khai mạc hôm nay làm tôi rất thú vị.

Thật xúc động! Vùng đất mà chúng mà chúng tôi đang đứng là một Sài Gòn hoa lệ, mỹ miều hơn thì gọi là Hòn Ngọc Viễn Đông, xưa kia là vùng đất rậm rạp hoang sơ, đầy thú dữ, thế mà Tin Mừng, theo bước chân của các giáo sĩ, đã được gieo vãi từ lâu. Ngôi thánh đường có độ tuổi hơn 200 năm như Thị Nghè với lược sử thật thú vị; còn những ngôi nhà thờ có tuổi trên 100 năm như Thủ Thiêm, Hạnh Thông Tây, Gò Vấp, Chợ Quán, Tân Định, Chí Hòa, Huyện Sĩ, Xóm Chiếu, Thủ Đức thì có quá khứ gắn liền với niềm tin sống động, cuộc sống đơn sơ chân chất của những giáo dân trôi dạt từ miền trung vào Nam để tránh những ông vua phong kiến bức hại đạo Chúa, bắt bớ người theo đạo. Vì thế, tôi cảm kích khi Sài Gòn là vùng đất ghi những bước chân trong hành trình gian khổ của cha ông đã rất trung thành với Đức Kitô, mà chỉ có niềm tin mới vượt qua; chính sự cấm cách qua từng chặng đường lịch sử ấy càng làm cho trang sử của Giáo Hội thêm son. Tôi thầm nghĩ: nếu những ông vua phong kiến Việt Nam biết nhận ra giá trị Tin Mừng ở những thời điểm đó thì trang sử Giáo Hội Việt Nam sẽ có những nét son khác, còn nét đẹp tử đạo mang một phong thái riêng mà có lẽ Thiên Chúa ngạc nhiên khi thăm dò về lòng trung tín của con người.

“Nhìn lại lịch sử” của phần II dễ làm người ta phẫn uất; phải chăng việc gieo vãi Tin Mừng của đạo Công giáo, chỉ được thuận lợi hay gặp trăm bề khốn khổ luôn nằm trong nhận thức và tình cảm của những người có trách nhiệm điều hành trên đất nước qua từng thời kỳ lịch sử? Tại sao những người giáo dân phải chết? Nước Thiên Chúa đâu phải ở thế gian này! Không có ai theo Chúa để tranh giành quyền bính của trần thế, sao lại sợ hãi sức mạnh của niềm tin?

Cuộc đời của tám vị thánh tử đạo tiêu biểu được lướt qua trân phông màn chiếu như ngày tháng năm sinh, quê quán, bị tử đạo cách nào và lời nói để làm chứng nhân đức tin. Tôi thật xúc động khi tên của thánh Phêrô Hạnh được nêu lên, một vị thánh có một chút “giang hồ” trong cách sống, thế mà nhất quyết chết vì đạo. Tôi nghĩ, ai là người gieo vãi Tin Mừng vào lòng con người ấy cũng là một “nghệ nhân tuyệt tác” của niềm tin.

Sang phần thứ III của “Nhìn lại lịch sử” tôi rất thích vì cảm nhận được lịch sử giáo phận Sài Gòn song song với cuộc đời của mình. Khi tôi lẫm chẫm biết đi thì Hàng Giáo Phẩm Việt Nam và Tổng giáo phận Sài Gòn được thành lập. Con số 50 tròn đẹp, con số non của một đời người nhưng đẹp đậm đà của tuổi trung niên. Hàng Giáo Phẩm có những con người từ trong giáo dân, có tài năng đức độ, được chọn để phục vụ dân Chúa: kìa là một Đức cha tánh tình nghiêm khắc, nọ là Đức cha có nụ cười hiền hòa, có Đức cha cương quyết không thỏa hiệp với cái ác bằng đôi mắt sáng sắc sảo, có Đức cha mềm dẻo, trung dung mà vẫn có hiệu quả trong công việc và không thiếu những vị giám mục nhân ái như trong cuốn truyện “Những Kẻ Khốn Cùng” của văn hào Víc-to Huy- go…dù có khả năng gì, vị nào cũng nắm chắc bàn tay vào bánh lái của con thuyền Giáo Hội và tất cả đều trung thành với Hội Thánh Chúa Kitô, “trung thành” là nền tảng tạo nên “sự nghiệp” của Giáo Hội Việt Nam trong 50 năm qua.

Sang phần thánh lễ, lời mở đầu gợi ý sám hối theo ba lãnh vực: Giáo Hội mầu nhiệm – hiệp thông - sứ vụ rất hay. Đó là một lời xin lỗi Chúa; xin lỗi nhau; xin lỗi mọi người trong xã hội và các tôn giáo khác vì chưa đủ hòa đồng; xin lỗi người nghèo vì chưa biết quan tâm…Tôi trộm nghĩ: Quả thực, có những vấn đề còn lấn giữa tôn giáo và xã hội, phải nói sao đây? Một lời xin lỗi nhau có phải là hợp lý chưa? Hay là phải “công bằng, bác ái và hòa bình”?

Lời công bố khai mạc Nam Thánh của Đức hồng y rất khẳng khái, liền sau đó là tiếng trống và tiếng hát Ha-lê-lu-da làm bầu khí đêm nay ấm lại một cách thánh thiêng giữa lòng bao con người đang tham dự ở đây. Tôi thấy lòng mình trỗi dậy một quyết tâm nào đó trong một đời thường đầy đam mê và lôi cuốn.

Bài giảng của Đức giám mục phụ tá gây ấn tượng, có chắc gì tất cả mọi người trong đám đông này hiểu Năm Thánh là gì, nên lời định nghĩa về Năm Thánh làm người ta vui. Trong lúc giảng, đức cha kể câu chuyện vui về hàng chữ được in trên tờ Đô-la là IN GOD WE TRUST, nghĩa là chúng tôi tín thác vào Chúa về những sinh hoạt kinh tế, nhưng Đức hồng y lại nói toạc ra rằng, ngày nay nhiều người chỉ tín thác vào chính tờ Đô-la đó mà thôi! Tức là chỉ mê tiền!

“Năm Thánh là năm để Thiên Chúa làm chủ xã hội” Nhiều người nghĩ, việc của Chúa thì làm gì liên quan đến xã hội! Có chứ! Năm Thánh là năm tái lập BÌNH ĐẲNG - CÔNG BÌNH TRONG XÃ HỘI, và TÔN TRỌNG ĐẤT ĐAI – MÔI TRƯỜNG, nghĩa là chúng ta được mời gọi để xây dựng công bằng, bình đẳng và ý thức về vệ sinh môi trường tốt hơn.’

Tôi thấy đoạn bài giảng này trúng tin đen của nhiều người quá: sống chưa công bằng và bình đẳng thì chỉ có mỗi người tự vấn lương tâm, còn về vấn đề vệ sinh môi trường thì, Chúa ơi, tệ quá! Tôi nghĩ, mỗi người Công giáo phải làm gương giữ vệ sinh nơi công cộng để thành phố này sạch đẹp chứ! Làm chứng nhân cho Chúa mà sống dơ quá e Chúa “vẫn còn buồn!”

“Trong Năm Thánh, phải làm sao để Chúa làm chủ cuộc đời mình, gia đình và xã hội chúng ta đang sống; nếu không, Năm Thánh chỉ là năm của lễ hội!”. Không biết ý này có làm tổn thương những người siêng đi nhà thờ không vì siêng năng đến nhà thờ chỉ là hoa quả của niềm tin, còn thực sự cái gốc cái rễ là ở chỗ tôi có đi con đường của Chúa, làm theo Lời Chúa hay không mới là quan trọng!

Lời kết thúc bài giảng vừa dứt, tiếng vỗ tay vang lên. Tôi muốn, trong các thánh lễ thường ngày, khi linh mục giảng xong, mọi người đều vỗ tay thì tuyệt vời biết mấy! Một phép lịch sự pha lẫn niềm vui, đúng không?

Thánh lễ được tiếp diễn cho đến kết thúc trong trang nghiêm, trật tự. Tôi ao ước mỗi giáo phận đều có một Trung Tâm Mục Vụ như thế này để tổ chức lễ lạc, sinh hoạt tôn giáo một cách tốt lành như hôm nay thì thật tuyệt vời. Bao giờ những suy nghĩ của tôi thành hiện thực nhỉ!

Đêm đã vào khuya, tôi đứng trước cổng trung tâm để chờ người thân đón về. Một cha trong Ban Tổ Chức lại gần, hỏi tôi sẽ đi xe ôm hay taxi để về nhà, tôi trả lời là không muốn đi về, chỉ muốn thánh lễ kéo dài đến sáng mai, cha cười. Tôi nghĩ vui, dù về nhà hay tạm trú ở đâu, tôi cũng muốn Chúa làm chủ đời mình như ý nghĩa chủ đạo của Năm Thánh này mà thôi!
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Khi CSVN hiện nguyên hình- Anh hùng nghiã sĩ nước Việt đang ở đâu?
Lê Sáng
19:48 27/11/2009
KHI CSVN HIỆN NGUYÊN HÌNH – ANH HÙNG, NGHĨA SĨ NƯỚC VIỆT ĐANG Ở ĐÂU ?

Trong nền văn hóa, giáo dục của bất cứ quốc gia dân tộc nào đều có kho tàng chuyện cổ. Những câu chuyện kể về quỉ dữ… hoành hoành hại người bằng đủ cách lưu manh… Nhưng không bao giờ chúng thiếu phương cách đội lốt Người. Không phải ai cũng có thần nhãn để nhận diện được nó. Chỉ có số ít người là anh hùng, anh dũng, mới có khả năng nhận diện quỉ dữ khi nó còn đang “ngoan ngoãn” trong lốt Người. Những người anh hùng bắt đầu bằng việc đơn thân chiến đấu với nó, buộc nó phải hiện nguyên hình... Rồi đánh thức dân lành hợp lực tiêu diệt nó. Sức mạnh tổng lực tiêu diệt ác nhân quỉ dữ thuộc về nhân dân. Nên có một điều chắc chắn: Nếu chưa bắt được ác nhân, quỉ dữ hiện nguyên hình, không thể tập hợp được sức mạnh tổng lực của nhân dân – Tức là nó vẫn còn cơ hội tiếp tục sống, tiếp tục tác yêu tác quái …

Khi chiến đấu với chính nghĩa đến lúc gần thua, ác nhân quỉ dữ bắt đầu hiện nguyên hình. Nhưng khi đã hiện nguyên hình, ác nhân, quỉ dữ sẽ bị cô lập, và tự nó thu hút sự chống đối từ mọi phía… Khi quỉ dữ phải hiện nguyên hình thì cũng là lúc giờ định mệnh của nó đã điểm.

Lịch sử xã hội loài người chưa từng có chủ thuyết nào, thế lực chính trị nào lại có cách thức lừa bịp, đội lốt người tinh vi như chủ thuyết cộng sản – Như người cộng sản. Bản thân chủ thuyết cộng sản đã là một thứ chủ thuyết lòe bịp. Tư duy sai lạc tạo ra chân lý như ảo ảnh trong sa mạc – Một thứ chân lý luôn ở phía trước, không bao giờ tiệm cận được – Trong khi đi về phía chân lý đó, người ta phải chém giết, cướp bóc chứ tuyệt nhiên chẳng có lao động, sáng tạo gì đáng giá… Thật là thảm kịch của xã hội loài người. Đã thế, người cộng sản trong khi áp dụng chủ thuyết cộng sản lại cũng không làm nguyên mẫu. Họ sáng tạo, thêm thắt… Nhưng là thêm thắt phi nhân… Chứ chẳng có chút nhân bản nào, ngay cả chút nhân bản với chính đồng đảng của họ.

Cộng sản Việt Nam chưa bao giờ nhận mình sai lầm, nhìn ra tội lỗi. Cái mà họ gọi là nhận sai lầm, sửa sai, cải tổ cải cách này nọ… Thực chất là một hình thức lòe bịp, đội lốt người lần thứ hai thứ ba… để xoa dịu lòng dân, không để cho người dân nhân diện được bản chất của họ mà quay sang tìm cách diệt đại họa… Nếu thực sự nhận ra sai lầm tội lỗi thì nó sẽ tự giải tán, tự kết liễu như quan thầy Liên Xô – Đông Âu của nó.

Nhưng hôm nay, không biết csvn đang phải chiến đấu với những người anh hùng cụ thể nào ? mà họ đang hiện nguyên hình. Bản chất gian dối đội lốt người của csvn phơi bày một cách nhãn tiền. Cả bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương đang tự lột mặt nạ. Sự hung hãn của người cộng sản được đẩy lên cao trào. Bắt đầu là tấn công vào những người bất đồng chính kiến vì không bịt được tiếng nói của họ. Tiếp đến là tấn công vào các tôn giáo vì họ có đông đảo giáo dân quần chúng, và luôn là biểu tượng của đạo đức sáng láng trong cái xã hội đang rối ren, xuống cấp trầm trọng bởi các chính sách xảo quyệt cộng sản… Và đã đến mức “chó cùng dứt dậu” – csvn bắt đầu quay sang cắn xé nhau không thương tiếc, không còn kẻ nào nói được kẻ nào… Cũng không kẻ nào có sức mạnh vượt trội để trấn áp bạo lực giành quyền lực đen… Csvn đang hấp hối. Nhưng vì là ác quỉ, giờ hấp hối của nó không nhanh chóng, và không đơn thuần. Sẽ có nhiều máu và nước mắt dân lành người Việt cả trong và ngoài nước lại chảy …

1) TRẤN ÁP BẤT ĐỒNG CHÍNH KIẾN KHÔNG HIỆU QUẢ:

Trấn áp bất đồng chính kiến, là việc làm thường xuyên liên tục của cs và csvn. Người cộng sản biết rằng nếu để tiếng nói bất đồng chính kiến cất lên mạnh mẽ, người dân sẽ tỉnh khỏi cơn mê bánh vẽ “thiên đường XHCN” và nỗi sợ thường trực “chuyên chính vô sản” mà cộng sản bày đặt mấy chục năm qua. Nhưng khoảng từ 2002 đến nay, việc trấn áp này diễn ra mạnh mẽ hơn, và được cs dùng nhiều thủ đoạn đê hèn, nhắm vào sức khỏe, sinh mạng của các nhà bất đồng chính kiến. Làm sao để họ suy sụp sức khỏe, từ đó mà tê liệt hành động… Ý chí không thể chuyển tải… Thành ra sống mà như chết. Rồi lấy gương họ mà răn đe toàn dân …

Nhưng tre già măng mọc. Csvn bắt hết lớp này thì lại mọc ra lớp khác. Bây giờ bất đồng chính kiến không chỉ giới hạn ở mấy ông già đã nghỉ hưu, không giới hạn ở mấy ông “trí thức học hành trong chế độ cộng sản”, cũng không giới hạn ở nam giới. .. Bất đồng chính kiến hôm nay có cả các em sinh viên năm thứ nhất, mặt còn lông sữa, nhưng ý chí chẳng kém mấy ông già từng trải… Bất đồng chính kiến có cả giới công nhân, lao động, chẳng hiểu gì về các học thuyết chính trị rối rắm… Nhưng khảng khái chẳng kém mấy triết gia… Bất đồng chính kiến hôm nay có cả phụ nữ, đã có chồng, chưa có chồng con… Nhưng bất khuất chẳng kém các đấng “tu mi nam tử”, Thà ở tù chứ nhất quyết không nhận tội xin khoan hồng… Theo thời gian, csvn sẽ không đủ nhà tù, không đủ nhân lực để bắt giữ, tù đày bất đồng chính kiến…

2) TẤN CÔNG TRỰC DIỆN VÀO CÁC TÔN GIÁO – ĐIÊN RỒ:

Tấn công vào các tôn giáo một cách trực diện, bằng các sảo thuật lộ liễu, csvn dùng các thủ đoạn tuyên truyền lừa bịp, chụp mũ, chụp tội. Ngay sau đó, người dân nhận biết được sự thật thông qua sự hỗ trợ của các phương tiện truyền thông độc lập với cộng sản. Đằng khác, dùng thủ đoạn lưu manh lặp đi lặp lại trong thời gian ngắn, với nhiều tôn giáo, nhiều giáo hội, giáo phái khác nhau, thì đương nhiên là sẽ “bể mánh”. Và khi bể mánh, truyền thông csvn nói gì cũng chẳng ai tin. Ngay cả đảng viên cộng sản cũng ngao ngán và cảnh giác với các tin tức của bộ máy tuyên truyền cộng sản. Trong xã hội văn minh hôm nay, thứ tuyên truyền láo lếu của cộng sản như dòng nước xiết, xói mòn cái nền móng chế độ xây trên cát của nó. Càng tuyên truyền láo lếu, càng mất dần tác dụng tuyên truyền. Thậm chí tuyên truyền cộng sản, thành phản tuyên truyền cộng sản. Cộng sản tự giết mình mà không biết … Giấy phút chợt tỉnh, nó la lên rằng: đang có diễn biến hòa bình – tự diễn biến. Nhưng nó không thể hiểu được chính bộ máy tuyên truyền của nó đã đẩy người dân, và cả bộ phận đảng viên cộng sản tự đi tìm hiểu xác minh tin tức bộ máy tuyên truyền nó đã loan … Rồi sự thật đã làm họ bừng tỉnh. Diễn biến hòa bình chính là khi số đông con người bị lừa dối nay bừng tỉnh vì biết được sự thực chứ chẳng ai súi dục được họ.

Hỡi ôi ! từ trong học thuyết, cho đến thực tiễn hành động cánh mạng của cộng sản, đều tổng kết và răn dậy nó rằng: “Tuyên chiến với tôn giáo là một điều ngu xuẩn” – Nhẵn tiền trong lịch sử nhân loại, chưa có thế lực chính trị nào tuyên chiến với tôn giáo mà giành được chiến thắng. Vậy mà csvn lại hung hãn tuyên chiến với tôn giáo bằng hành động tấn công mang tính bạo lực vật chất. Thật không thể hiểu nổi. Tấn công vào tôn giáo bằng lưu manh xã hội đen công an cộng sản, csvn đã hiện nguyên hình là thế lực phản động, một nhà nước tổ chức tội phạm.

Nhưng có lẽ những ác nhân csvn hiện nguyên hình một cách “thuyết phục nhất” là nó hung hãn tấn công cắn xé nhau, và lóng ngóng để lòi cái đuôi làm tay sai cho bành trướng Bắc Kinh:

3) CHƠI TRÒ DÂN CHỦ TRONG ĐẢNG ĐỂ HẠ BỆ NHAU – LỢI BẤT CẬP HẠI:

Trong lịch sử cũng như trong thâm cung bí sử của chế độ nhà nước csvn, chưa từng có trường hợp một “nữ anh hùng” mà cơ quan tuyên truyền của nó từng dày công tô vẽ xây dựng anh hùng bố - anh hùng con… Lại bị truy tố công khai, bất chấp ý kiến của những nguyên thủ công thần… Về một cái tội mà ở Việt Nam, ai cũng biết rằng cơ quan, cán bộ nhà nước nào cũng có dính dáng: “Lập quỹ trái phép”. Vụ án anh hùng Trần Ngọc Sương là vụ án cười ra nước mắt. Một vụ án làm cho bất cứ kẻ nào đi theo cộng sản, cũng gật mình. Chẳng có gì đảm bảo là ngày mai, “bộ máy tư pháp” nó chừa mình ra. Chẳng ai an toàn trong chế độ cộng sản bất kể là làm đúng luật hay “năng động” đi tiên phong làm “hạt nhân” đổi mới…

Thật là mỉa mai, khi Nguyễn Tấn Dũng và các quan chức cộng sản đua nhau hót sau khi phiên tòa phúc thẩm vụ án chị Ba Sương vừa kết thúc: “Phải lắng nghe để xét xử công bằng” (http://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=178318&ChannelID=12)

Trong khi đó bao nhiêu là phiên tòa xét xử trong bóng tối, bịt mồm bịt miệng bị cáo, chặn bắt luật sư, cấm luật sư bén mảnh đến tòa, không cho luật sư đọc hồ sơ vụ án, không cho luật sư tiếp xúc với bị cáo… Công luận quốc tế không những lên tiếng mà con trưng bày cả bằng chứng… Thì những kẻ trơ trẽ này nói ráo hoảnh: Chúng tôi thi hành đúng luật pháp Việt Nam. Mọi công dân VN đều bình đẳng trước pháp luật… Có lẽ ông thủ tướng chưa học đến lớp 7 nhưng có bằng cử nhân luật này không đọc luật tố tụng hình sự VN ? Trong các nguyên tắc xét xử vụ án hình sự, mà chính cái nhà nước mà Nguyên Tấn Dũng đang làm thủ tướng đề ra, không có điều luật nào, qui định nguyên tắc xét xử phải “lắng nghe các luồng ý kiến, các thông tin nhiều chiều” cả. Việc xét xử là hoàn toàn độc lập. Các chứng cứ buộc tội và gỡ tội phải thể hiện trong hồ sơ mới được xem xét. Người ta chỉ xem xét chứng cứ chứ không xem xét dư luận.

Mặt khác, nếu muốn thì nguyên thủ quốc gia cộng sản khét tiếng độc tài, tàn ác như thủ tướng ở Việt Nam, Dũng có thể ra lệnh miệng buộc đám quan chức hàng tỉnh lẻ kia phải làm gì cũng được, kể cả làm con vật mua vua cho Dũng. Vậy mà ông ta để cho vụ việc thành án có hiệu lực rồi mới nói là nghĩa làm sao ??? Sau khi Dũng lên tiếng, lập tức các bộ trưởng trong chính phủ của ông ta cũng vào hùa thậm chí có kẻ kết án cả cấp ủy đảng của cái tỉnh miền tây Nam Bộ cách Sài Gòn mấy trăm cây số đó là can thiệp trái luật vào các hoạt động tư pháp nếu sảy ra on sai thì ai chịu trách nhiệm ???… Tấn công thẳng vào cấp ủy đảng bằng báo chí tuyên truyền công khai, là một việc làm chưa từng có trong nội bộ đảng csvn… Nó là dấu hiệu phe phái csvn đang huyết chiến, chưa phân thắng bại… Và trò chơi “dân chủ trong đảng” đang được các phe phái đem ra để cài bẫy, đấu tố, hạ bệ nhau… Nồi da xáo thịt.

Bản chất lưu manh, tính chất hai mặt của từng con người csvn bắt đầu được chính csvn cho lộ diện thông qua bộ máy tuyên truyền của nó. Những người phân tích chính trị độc lập trong nước Việt thì cho rằng, sự lộ diện bản chất lưu manh của từng quan chức csvn không phải là vấn đề chính yếu. Mà sự lộ diện bản chất lưu manh của cơ chế chính trị csvn mới là vấn đề to lớn mà có thể kẻ nào đó trong bộ máy quyền lực hắc ám của csvn đang tìm cách cho lộ diện… Quỷ dữ đang hiện nguyên hình, nhưng có lẽ không phải do các đối thủ bên ngoài tấn công lột mặt lạ… Mà chính từ bên trong, chính sự đau đớn bên trong, xuất phát từ cơ chế quyền lực bên trong đã làm cho từng cán bộ csvn đang nắm giữ quyền lực không chịu nổi, phải cho công khai để tìm cớ thay đổi.

Nhưng có lẽ cũng không phải thay đổi theo chiều hướng có lợi cho tiến trình phát triển của văn minh nhân loại, mà chỉ đơn thuần là để những kẻ nắm giữ quyền lực csvn được thuận tiện hơn trong việc thâu tóm và hành xử quyền lực đang nắm giữ theo ý riêng… Nhưng kiểm soát được cuộc phiêu lưu này là một việc không đơn giản. Với bản chất lưu manh, xuất phát từ cơ chế quyền lực lưu manh xã hội đen… Không ai dám khẳng định những việc làm này của những ông trùm csvn sẽ luôn trong tầm kiểm soát… Đây mới là cái tự diễn biến “rất nguy hiểm” sẽ đưa csvn tới chỗ sụp đổ trong chớp mắt.

4) TIẾT LỘ THỎA THUẬN BÍ MẬT ĐỂ GIẢI VÂY THOÁT HIỂM – CÓ THOÁT ĐƯỢC HIỂM ?

Trong ngoại giao với “đồng chí bành trướng bắc kinh” chưa bao giờ csvn lại lóng ngóng như mấy tháng cuối năm 2009. Lúc thì để cho đồng chí cộng sản cựu thù quản lý sever trang web thuộc chính phủ vn, đưa các tin tức như sỉ vào mặt quan chức chính phủ cs. Lúc thì tờ báo hàng đầu, cơ quan ngôn luận của đảng csvn đưa tin ca ngợi quân đội Trung Hoa đang bảo vệ lãnh thổ mới chiếm được của Việt Nam… Những việc làm lóng ngóng này, đẩy csvn vào thế thanh minh giải thích thế nào cũng vô ích, tự người cộng sản hiện nguyên hình là những kẻ tay sai cho bành trướng bắc kinh.

Những sự cố này, làm người ta nhớ lại thời kỳ 1990-1992 khi quan chức csvn phải sang cầu viện xin hàng “bành trướng bắc kinh” … Rồi từ chỗ ghi danh cstq là kẻ thù nguy hiểm ngay trước mắt trong hiến pháp 1980 của nhà nước csvn, bỗng dưng csvn lại quay ngoắt, dựng lên sáu chữ vàng… Thế hệ lãnh đạo kế tiếp của csvn sau khi tiếp quản chức vụ mới được biết những nội dung thỏa thuận “đi đêm” giữa BCT ĐCSVN năm 1990 với BCT ĐCSTQ tại Thành Đô – Trung Quốc. Cái thỏa thuận này đã bó tay tất cả những kẻ tiếp quản quyền lực muốn chống Trung Quốc dù là trong ý nghĩ. Csvn đã phải bán tất cả, từ đất đai, biển đảo, tài nguyên quốc gia, đến cả sinh mạng chính trị của Mai Chí Thọ - UVBCT Bộ trưởng công an (vì bị cstq liệt vào diện phải ra đi mới bình thường hóa quan hệ với csvn) … cho đến cả liêm sỉ của mấy triệu đảng viên cho quan thầy “bành trướng bắc kinh” để được sống sót qua cơn đại hồng thủy Liên Xô và cộng sản Đông Âu sụp đổ.

Sự lúng túng, sự bó tay trong quan hệ với quan thầy cstq - cái xiềng mà thế hệ lãnh đạo trước truyền lại cho thế hệ lãnh đạo csvn sau này có lúc làm nó phải điên đầu. Muốn tồn tại, thì phải phát triển, muốn phát triển phải dựa vào ngồn lực bên ngoài. Muốn dựa vào ngồn lực bên ngoài thì phải minh bạch hóa mọi tài liệu về đường lối chính sách, kể cả hiện tại lẫn quá khứ … Thoả thuận bí mật với bành trướng bắc kinh năm xưa lại không thể minh bạch. Vì minh bạch một thỏa thuận bán nước bán dân tộc để cứu đảng cộng sản thì còn chết nhanh hơn… Quan chức hàng đầu csvn bắt đầu tìm cách tiết lộ tin tức một cách không chính thức… Như để “mọi người thông cảm” cho tình thế hiện tại của nó, không phải do nó gây ra… Mà phải kế thừa di sản rách nát của thế hệ trước…

Một mặt csvn mời họp Việt Kiều để thanh minh về việc “không có chuyện mất đất mất biển cho Trung Quốc. Mặt khắc nó lại để cho Dương Danh Di – quan chức ngoại giao kỳ cựu của csvn với Trung Quốc trả lời phỏng vấn trên BBC và công khai nói rằng ông ta từng chứng kiến thế hệ cha ông bị Trung Quốc lợi dụng sự ngây thơ để lấn đất, bằng cách làm đường sắt vận chuyển hàng viện trợ sâu vào lãnh thổ Việt Nam – Rồi sau này thương lượng hiệp định biên giới thì kiên quyết rằng đường sắt của họ đến đâu đất họ đến đó tiêu chuẩn quốc tế đã công nhận…

Hé lộ tin tức kiểu này, dù là không chính thức, dù là truyền miệng, thì cộng sản con cũng đã lột mặt lạ cho cộng sản cha lộ nguyên hình. Cha nào con đấy, chứ chẳng ai lại “thông cảm” và hiểu cho khó khăn của cộng sản con vì bị cộng sản cha “ngây thơ” để mất đất cả … Người cộng sản nổi tiếng là nhiều mưu sâu kế độc, nhưng lắm lúc họ cũng rất ngây thơ và ấu trĩ.

Chỉ trong vòng hai năm qua, csvn để sảy ra biết bao nhiêu chuyện rõ ràng là ngoài tầm kiểm soát của nó. Sự lúng túng, bị động lộ rõ đến mức chúng hành động như những kẻ lục lâm thảo khấu, quân hồi vô phèng vậy… Mặc dù nó vẫn lớn tiếng này nọ, nhưng thực chất, csvn bị phá sản về lý tưởng, đang bế tắc về lý luận, bắt đầu rối loạn về hành vi, và hiện nguyên hình của ác nhân quỷ dữ không thể thu phục, không thể cải tạo thành Người. Csvn cũng hiểu được rằng nó bắt đầu bị người dân nhận diện, thậm chí bị chính đồng đảng của nó nhận diện tố cáo… Mọi thủ đoạn lừa bịp khi xưa không còn tác dụng… Nó đang tứ bề thọ địch cho nên nó rất hung hãn… Máu và nước mắt người dân Việt lại rơi. Quy luật ác quỉ hiện nguyên hình báo hiệu giờ hấp hối của nó đang diễn biến. Nước Việt xưa không thiếu anh hùng, dân Việt xưa không thiếu nghĩa sĩ – Bây giờ ở đâu ?
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Phúc âm Gioan và các tham chiếu tiềm ẩn của Ngũ Kinh
Vũ Văn An
23:52 27/11/2009
Trong các chương đầu của Phúc Âm Gioan, ta thấy có nhiều từ ngữ và kiểu nói xem ra tương tự như các thuật ngữ dùng trong Ngũ Kinh, nhất là ở các chương đầu của Sách Sáng Thế. Nhiều người coi đây là những tham chiếu tiềm ẩn hay mặc nhiên, nghĩa là không được phúc âm gia hay nhân vật nói chúng nhắc tới nguồn gốc hay tác giả. Trong bài này, chúng tôi nhắc đến một số từ ngữ và kiểu nói ấy và tìm hiểu xem tại sao chúng đã được dùng trong Phúc Âm này.

Cây vả và ơn gọi của Nathanien (Ga 1:45-51)

Lúc kêu gọi Nathanien, Chúa Giêsu đưa ra một chi tiết thoạt nghe hết sức tầm thường, nhưng lại có tính quyết định khiến Nathanien đi theo Người. Chi tiết ấy chính là việc Người “thấy Nathanien dưới cây vả”. Ta biết Nathanien là người vốn không có thiện cảm với vị tiên tri mà người ta nói quê ở Nadarét: “có cái gì tốt phát xuất từ Nadarét đâu?”. Có người cho rằng ông ta có óc kỳ thị. Dù sao, ông cũng tỏ ra không hào hứng lắm trước lời mời của Philip đi gặp Chúa Giêsu. Khi đã gặp nhau, thái độ niềm nở của Chúa Giêsu cũng không làm ông thay đổi thái độ bao nhiêu; nhưng khi Người bảo ông: “Tôi thấy anh dưới cây vải”, Nathanien bèn nhìn nhận Chúa Giêsu là con Thiên Chúa,Vua Israel. Chính Chúa Giêsu cũng cho rằng việc Người nói Người thấy Nathanien dưới cây vả đã làm ông tin (câu 50).

Tại sao thế? Tại sao Chúa Giêsu lại chỉ nhắc đến chi tiết “dưới cây vả” mà không nhắc đến các chi tiết khác chắc chắn có rất nhiều ngay trong khi Nathanien đứng dưới cây vả? Ta biết, trong mấy chương đầu, Phúc Âm Gioan có nhắc nhiều tới nguồn đệ nhất của mình là Ngũ Kinh. Mà trong Ngũ Kinh, khi nói tới việc sa ngã của Adong và Evà, Sách Sáng Thế (3:7) có nhắc đến việc “họ kết lá vả làm khố che thân” sau khi ý thức được sự trần truồng của mình do hậu quả tội lỗi gây ra. Lá vả như một phương tiện che đậy thân phận thấp hèn của Adong và Evà trước Đấng tối cao. Phải chăng Phúc Âm Gioan cũng muốn dùng cùng một cây vả ấy để nói lên thân phận thấp hèn của Nathanien trước Đấng Cao Cả đang đứng trước mặt mình. Lá vả che đậy sự trần truồng của Adong và Evà, nhưng với Đấng Cứu Thế, cây vả trở thành phương thế mở mắt cho Nathanien nhìn ra Đấng Kitô.

Lý thuyết khai mào

Linh mục Brian Byron, trên tập san The Australasian Catholic Record, số tháng Bẩy năm 2005, đã căn cứ vào yếu tố trên để đưa ra một nhận định rất hay về mục đích việc sử dụng những tham chiếu tiềm ẩn này. Theo ngài, phúc âm gia muốn nhắn nhủ những người rao giảng Kitô Giáo rằng họ không phải chỉ thuật lại câu truyện về Chúa Giêsu, mà còn cần phải có điều mà ngài gọi là tiền giáo lý, nghĩa là hậu cảnh dẫn tới câu truyện ấy. Bởi thế, những tham chiếu đại loại như trên không phải chỉ là những trau chuốt có tính văn phong hay bằng chứng của việc nên trọn các lời tiên tri hay loại hình (types) mà thôi, mà chúng là những nhắc nhở thực tiễn khiến giảng viên giáo lý phải trình bày những điều căn bản trong truyền thống Do Thái dù dưới nhãn quan Kitô Giáo. Những từ ngữ chủ yếu trong Phúc Âm khơi mào để ta chợt nhớ ra các biến cố hay học lý đặc biệt cần dùng làm hậu cảnh dẫn vào Phúc Âm. Nếu cây vả chỉ có nghĩa với Nathanien hay với Chúa Giêsu, thì nó là chi tiết vô ích không cần có trong bản văn Phúc Âm. Nhưng nếu nó hiện diện ở đó như một khơi mào (trigger) hay một nhắc nhở khiến ta nhớ đến câu truyện Sa Ngã, trong đó cây vả là biểu tượng của việc mất sự ngây thơ trong trắng, thì nó có ý nghĩa.

Thời đại ta vốn là thời đại viết lách dễ dàng nhờ máy vi tính, truyền bá dễ dàng nhờ liên mạng hay máy fax, sao chép dễ dàng nhờ máy photocopier, chưa kể các phương tiện in ấn khác. Những dễ dàng ấy dễ làm ta quên khuấy các khó khăn vật lý, kinh tế và cả giáo dục nữa mà các Kitô hữu đầu tiên gặp phải trong sứ mệnh truyền bá Phúc Âm. Khả năng biết đọc chỉ giới hạn đối với một bộ phận nhỏ dân chúng. Viết là một nghề chuyên môn rồi; giấy sậy, giấy da, nói chung các dụng cụ để viết, kể cả mực, rất mắc mỏ. Sao chép là một việc rất tốn công. Sách vở do đó rất quí giá, nhiều người phải dùng chung, bằng cách một ai đó phải đọc to lên cho nhiều người cùng nghe. Trong thế kỷ thứ nhất, sách vẫn dưới hình thức cuộn (scroll) rất cồng kềnh, khó tra cứu, mãi sau này mới được đóng thành bộ (codex). Thành ra, ‘tiết kiệm’ là nguyên tắc chủ yếu trong việc viết và sử dụng sách, làm thế nào sáng chế ra cách để tối đa hóa điều chứa trong các bản chép?

Các học giả từng ghi nhận tầm quan trọng của việc học thuộc lòng trong giai đoạn truyền khẩu các tư liệu phúc âm. Họ cũng đã giảng giải một số kỹ thuật dùng để giúp việc học thuộc lòng kia. Các nhà truyền giáo được gửi đi rao giảng phải du hành cách gọn nhẹ, không thể mang theo những sách cuộn cồng kềnh, nhất là các sách cuộn Cựu Ước rất khó tiện dụng đối với họ. Họ đành phải để mọi sự trong đầu, học thuộc lòng bằng nhiều phương thế. Các nhà chú giải có nhắc tới những phương thế như thể văn chiasmus (thể văn chuyển hóa ở câu thứ hai, song đối?). Họ không giải thích nhiều về các phương thế này, có thể là để có những sắc thái đa dạng về văn phong, nhưng rõ ràng là để giúp học thuộc lòng các nội dung cần thiết cho việc chuyển giao truyền khẩu.

Do đó, ta có thể cho rằng việc Thánh Gioan sử dụng các chữ chủ yếu, nhất là trong các chương đầu trong Phúc Âm của ngài, như những khai mào, nhắc cử tọa nhớ tới những câu truyện trước đó dùng làm phông cho câu truyện về Chúa Giêsu. Trong khi các cử tọa gốc Do Thái Giáo không cần giải thích dài dòng vì họ vốn quen thuộc với các câu truyện đó, thì người Dân Ngoại cần được giảng giải kỹ hơn. Bởi thế khi sử dụng Phúc Âm Gioan, các giảng viên giáo lý cần lưu ý tới những tham chiếu tiềm ẩn này.

Các yếu tố của lịch sử Thánh Kinh

‘Lúc khởi đầu’(Ga 1:1): Sáng thế, Chúa hiện hữu và bản tính của Người

Các chữ khởi đầu Phúc Âm Gioan “Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời” được mọi người nhìn nhận là tiếng vang của những lời đầu trong Sách Sáng Thế ‘Lúc khởi đầu, Thiên Chúa đã sáng tạo… ”. Theo như giả thuyết trên đây, chắc hẳn Thánh Gioan muốn người rao giảng phải trình bày cho các dự tòng các chân lý căn bản của tôn giáo rằng thế giới đã được Thiên Chúa dựng nên. Trí khôn con người bắt đầu tìm hiểu từ những điều nó biết, nghĩa là từ thế giới chung quanh. Giảng viên giáo lý dĩ nhiên sẽ giải đáp thắc mắc ấy bằng chân lý trình bày ngay ở đầu Sách Thánh. “Lúc khởi đầu, Thiên Chúa đã sáng tạo…”. Dĩ nhiên Người phải hiện hữu trước khi Người sáng tạo. Từ đó, có thể diễn dịch ít điều về bản tính Thiên Chúa: tự hữu, quyền năng vì Người dựng nên trời đất, khôn ngoan vì Người dựng nên đủ mọi loài khác nhau, tốt lành vì có sự hoà hợp giữa muôn loài. Và rồi trong Phúc Âm Gioan có một mạc khải mới: Thiên Chúa sáng tạo muôn loài qua Ngôi Lời.

‘Ngày’ (Ga 1:29, 35, 43; 2:1)

Chữ ‘ngày’ (ngày hôm sau), được nhắc đến nhiều lần trong các chương đầu của Phúc Âm Gioan, thường được các học giả liên kết với các ngày tạo dựng mô tả trong Sách Sáng Thế. Trong chiều hướng đã trình bày trên, các giảng viên giáo lý được yêu cầu nói đến giáo huấn về bẩy ngày trong tuần, nhu cầu cần một ngày để nghỉ ngơi, để thờ phượng.

‘Ngày thứ ba’ (Ga 2:1)

Ngày thứ ba trong Sách Sáng Thế nói về việc dựng nên cây cối thảo mộc cùng hạt giống của chúng. Nhưng ngày thứ ba cũng có thể nhắc tới ngày thứ ba trong Xuất Hành (19:10ff), trong đó, nó được mô tả như ngày để chuẩn bị, ngày thần hiện (theophany) vĩ đại trên Núi Xinai, ngày dân được thánh hiến cho Thiên Chúa và Môsê đem Mười Điều Răn xuống cho dân. Giáo lý viên được nhắc nhở đề cập tới các biến cố ấy trong lịch sử cứu rỗi.

‘Sự sống’ (Ga 1:4)

Câu 1:4 của Phúc Âm Gioan nói về ‘sự sống’ (môt chủ đề rất quan rọng sau này trong Phúc Âm) nhắc ta nhớ tới một ý niệm căn bản khác trong kinh nghiệm nhân bản và là một ý niệm có trong chương đầu Sách Sáng Thế, tức việc tạo dựng ‘những sinh vật’ trong nước, chim chóc trên trời và trên đất ‘các sinh vật tùy theo loại: gia súc, dã thú, và mọi giống vật bò dưới đất” (St 1:20-26).

‘Ánh sáng’ (Ga 1:4)

Thánh Gioan tức khắc liên kết sự sống và ánh sáng, và mô tả chức năng của nó theo cách thế khiến ta nhớ tới Sách Sáng Thế. Trái đất lúc Thiên Chúa mới dựng nên thì tối đen. Người bèn dựng nên ánh sáng, khiến ngày và đêm tách biệt nhau (St 1:14). Thiên Chúa thấy ánh sáng tốt đẹp, giống như mọi sự Người đã dựng nên trước đó. Đối với ngay những người nguyên khai, tầm quan trọng của ánh sáng đã hiển nhiên rồi. Những nhà khoa học thông thái nhất cũng phải nhìn nhận nó tốt lành. Nó chính là ý niệm nền tảng trong Phú Âm Gioan. Ngài sẽ dùng nó là biểu tượng cho đức tin, nhất là lúc nói tới người mù trong chương 9, nhưng ngay ở đây, ngài đã muốn chúng ta nhớ rằng ánh sáng tự nhiên là một hiện tượng vĩ đại và là hồng ân ban đầu của Đấng Hóa Công. Trình thuật Sáng Thế tiếp tục nói đến việc tạo dựng các nguồn sáng như tinh tú, mặt trời và mặt trăng. Thiên Chúa phân rẽ ánh sáng với bóng tối (St 1:14-19). Tự Ngôn của Thánh Gioan cũng nói tới bóng tối, gán cho nó một ý nghĩa thảm bại về luân lý (1:5).

‘Bên kia Sông Giođan’ (Ga 1:28)

Kiểu nói trên được dùng nhiều lần trong Ngũ Kinh. Tự nó, nó có thể chỉ bên này hay bên kia Sông Giođan, hay việc di chuyển từ bên này qua bên kia hay ngược lại Sông ấy. Tuy nhiên, phần lớn nó chỉ từ đông qua tây. Điều quan trọng hơn là: trong những đoạn có ý nghĩa nhất, nó chỉ phía tây Sông Giođan, tức Đất Hứa. Điều này nhắc giảng viên giáo lý nói tới câu truyện vào Đất Hứa, trước nhất như một biến cố quan trọng trong lịch sử cứu rỗi, thứ hai như chiếc phông cho hình loại học về Chúa Giêsu, một Giosuê mới vượt qua Sông Giođan để tiến về khu vực Giêrusalem, trung tâm của Đất Hứa.

‘Bêtania, bên kia Sông Giođan, nơi ông Gioan làm phép rửa’ nên được hiểu theo cách sau đây. Đây là một thành quen thuộc, chỉ cách Giêrusalem mấy cây số trên đường đi Giêrikhô. ‘Bên kia Sông Giođan’ phải được hiểu theo nghĩa hướng tây trong tiếng Hibálai cổ điển. Như vậy nó đồng nghĩa với ‘Đất Hứa’. Tác giả Phúc Âm Gioan không phân biệt nó với Bêtania vốn được người ta biết đến nhưng giới thiệu nó lần đầu tiên cho các độc giả không quen thuộc với địa dư Đất Thánh. Ta phải đặt mình vào vị trí của người đọc Phúc Âm lần đầu, một người chưa bao giờ nghe đến tên Bêtania. Như mọi tác giả, Thánh Gioan chủ yếu viết cho các độc giả lần đầu. Ngài không chủ ý viết cho những ai đã quen thuộc với ba phúc âm kia, cũng như cho những người từng miệt mài với Phúc Âm của ngài hết ngày này qua ngày nọ. Ngài sẽ còn nhắc tới Bêtania lần nữa trong Phúc Âm của mình khi không còn phân biệt nó với Bêtania đã nhắc đến vì cả hai chỉ là một. Bây giờ, ở đây (1:28), ngài giới thiệu nó và tuyên bố nó chính là Đất Hứa. Câu giải thích ‘nơi ông Gioan làm phép rửa’ chỉ có thể bổ túc nghĩa cho Giođan, chứ không bổ túc nghĩa cho ‘Bêtania, bên kia Sông Giođan’. Phép rửa của Gioan được liên tưởng với Sông Giođan, chứ không liên tưởng với một thị trấn. Thông tin đó chưa được phúc âm gia nhắc đến, nên nay là lúc ngài phải cho vào bản văn của mình. Nó cũng có thể là một khơi mào để ta nói đến tầm quan trọng của Sông Giođan như là đường phân ranh Đất Hứa, và như một câu truyện cảm kích về cuộc chiến thắng dưới sự chỉ huy của Giosuê. Tên Giêsu, như ta đã thấy, vốn là một cách thâu ngắn tên Giosuê.

‘Chiên Thiên Chúa’ (Ga 1:29, 36)

Phúc âm Gioan cho thấy vị Tẩy Giả dùng tước hiệu “Chiên Thiên Chúa’ hai lần để chỉ Chúa Giêsu. Hình loại học về chiên vượt qua hình như được đề cập ở đây và sẽ được tóm kết một cách minh nhiên khi Chúa Giêsu chết trên Thánh Giá: “không một chiếc xương nào của Người bị đánh giập” (19:36). Giảng viên giáo lý tất nhiên sẽ tình bày cho các tân tòng không thông thạo truyền thống Do Thái câu truyện về Chiên Vuợt Qua và cuộc Xuất Hành.

‘Một người It-ra-en, lòng dạ không có gì gian dối’; ‘dưới cây vả’(Ga 1:45-51)

Như đã thấy, phản ứng đầu tiên của Nathanien đối với Chúa Giêsu là một phản ứng tiêu cực. Dù vậy, Chúa Giêsu cũng đã nói một cách tích cực về ông và đã chinh phục được ông nhờ một lời khen và một tham chiếu hơi lạ. Theo chiều hướng của bài này, thì đó là dấu cho thấy tác giả muốn đề cập tới một sáng tạo mới, một con người mới trong một trạng thái ngây thơ trong trắng của Adong và Evà lúc tạo dựng, ‘một người Ít-ra-en lòng dạ không có gì gian dối’.

Việc nhắc tới cây vả có thể là một khơi mào khiến giảng viên giáo lý trình bày câu truyện thử thách, cám dỗ và sa ngã của Adong và Evà. Chữ ‘cây’ có thể có ý nhắc tới chữ “mọi thứ cây’ trong Vườn, nhất là cây biết tốt xấu. Cây vả nhắc người đọc nhớ tới việc dùng lá vả làm áo che thân cho Adong và Evà khi họ khám phá ra mình trần truồng và cảm thấy xấu hổ vì tội lỗi đã phạm. Họ đã đánh mất sự ngây thơ trong trắng vì bất tuân ăn trái cấm. Ngược lại, Chúa Giêsu sẽ qui tụ chung quanh Người những ai được hưởng một sáng tạo mới, ngây thơ trong trắng, không có gì gian dối.

Chi tiết Nathanien ở dưới cây vả là chi tiết hữu ích và khá lạ lùng đối với độc giả nếu không được giải thích thỏa đáng, từ nguồn bên ngoài câu truyện, như một phần của hệ thống khơi mào các bài học trong lịch sử Thánh Kinh. Có thể coi đây như điển hình mạnh nhất cho giả thuyết của bài này.

‘Các thiên thần của Thiên Chúa lên lên xuống xuống’ (Ga 1:51)

Đoạn nói về Nathanien chấm dứt với việc tham chiếu rõ chiếc thang của Giacóp (St 28:10), tuy không minh nhiên. Phúc âm gia muốn xa gần nhắc tới câu truyện Giacóp tại đây, dù sẽ nhắc đến nó một cách minh nhiên hơn tại Ga 4, trong cuộc truyện trò giữa Chúa Giêsu và người đàn bà Samaria bên giếng Giacóp. Câu truyện về chiếc thang Giacóp xa gần nhắc tới ở đây thật là thích hợp. Bởi vì lúc này là lúc Chúa Giêsu từ Bêtania gần Giêrusalem tiến lên phía bắc và chẳng bao lâu sẽ đến Cana miền Galilê. Trên đường, chắc chắn Người tới gần địa điểm Bết-ên (Bethel) hay đi băng qua nó. Giấc mộng của Giacóp đã xẩy ra tại Bết-ên này. Nơi ấy đã trở nên một đền thờ quan trọng. Việc tham chiếu tới chiếc thang có thể là cách để tiên đoán rằng nhờ Chúa Giêsu, “mọi gia đình trên thế gian” sẽ được chúc phúc.

‘Tiệc cưới tại Cana miền Galilê’ (Ga 2:1-11)

Trong câu truyện tiệc cưới tại Cana, ta thấy một số tham chiếu tiềm ẩn. Chỉ xin vắn tắt nói tới tham chiếu thứ nhất ‘Ngày thứ ba…’, vì nó đã được nói tới rồi. Trước khi đề cập đến tham chiếu kế tiếp, tưởng cũng nên nói qua các nét chính của câu truyện. Nó được dẫn khởi bằng những chữ này ‘Ngày thứ ba, có tiệc cưới tại Cana, miền Galilê và mẹ Chúa Giêsu cũng ở đó’ (động từ ở thì quá khứ không hoàn tất). Rồi sau đó câu truyện bắt đầu như sau: “Đức Giêsu và các môn đệ cũng được mời (động từ ở thì aorist). Thì quá khứ không hoàn tất đã đặt khung cảnh cho câu truyện, thì aorist kể đến diễn biến của câu truyện. Điều ấy có nghĩa: đám cưới đang diễn ra, và Mẹ Chúa Giêsu vốn đã ở đó từ đầu. Một cách mặc nhiên, Chúa Giêsu và các môn đệ thì chưa ở đó ngay, mặc dù nhiều bản dịch vẫn dịch là Người và các môn đệ đã được mời từ trước. Dịch như thế là làm hỏng tính liên tiếp (concatenation) của các biến cố. Thực vậy, có thể chính Đức Mẹ gợi ý mời Chúa Giêsu và các môn đệ tới tiệc cưới, lúc các ngài đang ở Cana. Moloney, trong The Gospel of John, cho rằng: chỉ có Mẹ Chúa Giêsu ở (thì không hoàn tất) đó thôi. Sau đó câu truyện khởi đầu bằng một động từ ở thì aorist: Chúa Giêsu và các môn đệ được mời tới sau. Và Đức Mẹ nói: ‘họ hết rượu rồi’. Tuy nhiên, câu nói bí hiểm nhất vẫn là câu: “thưa bà, chuyện đó can gì đến bà và tôi?”. Câu này chắc chắn muốn hàm ý: Chúa Giêsu là người làm chủ tình hình ở đây. Chính vì thế, Đức Mẹ đã chỉ thị cho các gia nhân phải làm theo lệnh của Chúa. Quả thực Chúa đã ra lệnh cho họ đổ nước đầy các chum lớn vốn đặt gần cửa ra vào nhà.

Quả là ngạc nhiên khi nghe Chúa Giêsu gọi mẹ của Người là ‘bà’ (tiếng Anh dịch là woman, người đàn bà ơi), khiến nẩy sinh nhiều lời chú giải khác nhau. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng nó tham chiếu câu 2:28 Sách Sáng Thế, trong đó, người đàn ông đầu tiên đã gọi người đàn bà ‘trợ tá’ vừa được tạo nên của mình là ‘đàn bà’. Và chữ này, sau đó, được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong trình thuật sa ngã và trong lời phán xét của Thiên Chúa. Cùng với ‘người đàn bà’ dưới chân thánh giá (Ga 19:26) và ‘người đàn bà’ của Sách Khải Huyền (Kh 12), người ta đã có thể khai triển ra một nền thần học về vai trò làm Evà mới và người mẹ mới của Đức Maria. Nhưng ta có thể coi câu truyện về người đàn bà trong sáng thế và trong sa ngã như là một phần của tiền sử (pre-history) đối với Phúc Âm.

Chính tiệc cưới cũng là một khai mào khiến ta nhớ lại ý định nguyên thủy của Thiên Chúa khi tạo ra cặp vợ chồng đầu hết (St 1:27ff và 2:24), là muốn họ sinh hoa kết trái, tăng số để tràn lan khắp mặt địa cầu, và để họ nên một thân xác. Có thể nhìn việc Chúa Giêsu chấp nhận lời mời tới dự tiệc cưới và bằng lòng làm phép lạ để giúp chú rể tránh cái bẽ bàng của việc thiếu rượu như là việc Thiên Chúa thiết lập ra định chế hôn nhân đầu hết và việc Người chấp thuận tình trạng thánh thiện và hân hoan của định chế ấy, vì rượu vốn là đồ uống trong các cử hành hân hoan. Vì thế, các nhà chú giải đã từ đoạn văn này rút tỉa ra biểu tượng tính về thiên sai.

Nhắc đến các kinh nghiệm sa mạc của Dân Ít-ra-en (Ga 6)

Điều đáng lưu ý là với câu truyện đám cưới tại Cana, các tham chiếu tiềm ẩn cũng không còn nữa. Từ đây, ta thấy các tham chiếu đều minh nhiên nhắc tới Ngũ Kinh. Thí dụ Giacóp và Giuse. Việc treo Con Người lên đã được so sánh với con rắn đồng trong sa mạc (3:14-15). Trong chương 6, có một mẫu khai triển chủ đề Bánh Sự Sống rõ ràng lấy kinh nghiệm Xuất Hành làm hậu cảnh, với việc minh nhiên nhắc tới manna. Những tham chiếu này đương nhiên cũng khai mào cho một giải thích lịch sử thánh đối với những ai không quen thuộc với lịch sử ấy. Tuy nhiên, những chữ “xầm xì” trong Ga 6:43, “lẩm bẩm” trong Ga 6:61 và “không tin” trong Ga 64 có thể là các âm vang của những lời xầm xì, lẩm bẩm nơi dân Israel trong sa mạc được kể lại trong Xuất Hành 15:24 và các chương kế tiếp.

‘Tôi Hằng Hữu’ (Ga 8:58) (1).

Theo thánh truyền, các từ ngữ tạo cao điểm (climactic) của Chúa Giêsu, nghĩa là những từ ngữ làm cho lời Người nói với người Do Thái đạt tới một kết thúc bi tráng, đều được hiểu như những âm vang của lời lẽ mà Giavê, từ bụi gai bốc lửa, đã phán ra trong Xuất Hành 3:14. Nếu lối giải thích này hợp lý, thì câu “Tôi Hằng Hữu” của Chúa Giêsu phải được coi là một tham chiếu tiềm ẩn, và rất quan trọng. Các chữ đó có được hiểu như lời chứng về thần tính, hay chỉ là lời chứng về tiền hữu (pre-existence) là điều ta không xét ở đây. Mục đích của bài này chỉ là muốn xét xem nó có tham chiếu Xuất Hành 3:14 hay không.

Các học giả từng liệt kê một số câu “Tôi là” (I am) của Chúa Giêsu trong Phúc Âm Gioan. Trong đa số các câu này, “là” được dùng như một liên hiệp tiếp từ (copula) nghĩa là đòi một thuộc từ (predicate), như “Tôi là bánh hằng sống”; “Tôi là người chăn chiên nhân hậu”; “Tôi là ánh sáng trần gian”; “Tôi là đường, là sự thật và là sự sống”. Trong một số câu, kiểu nói “ɛɤω ειμι” (tôi là, I Am) được dùng gần như ở hình thức liên hiệp liên từ, với nghĩa “chính là tôi (thầy)” (6:20). Trong một vài trường hợp, kiểu nói này được dùng một cách tuyệt đối, nghĩa là không cần thuộc từ. Đó là lối dùng động từ “là” theo lối danh từ (substantive use) với nghĩa là “hiện hữu”. Đó chính là lối dùng tại câu Ga 8:58 ở đây “Trước khi có Ápraham, tôi hiện hữu”.

Phần lớn các nhà chú giải coi đây là một tham chiếu tới câu truyện bụi gai bốc lửa trong Xuất Hành 3:14, dù hiện nay có một số vị thích coi nó như tham chiếu câu Is 51:12. Cái hiểu theo truyền thống hình như thắng thế hơn. Việc Thiên Chúa tự mạc khải cho Môsê từ bụi gai bốc lửa là một trong những giây phút có tính quyết định nhất trong lịch sử Israel. Thiên Chúa tự mô tả với Môsê như là Thiên Chúa của tổ tiên ông, của Ápraham, của Ixaác và của Giacóp. Theo yêu cầu của Môsê, Thiên Chúa mạc khải tên Người là: “Ta là Đấng hằng hữu”. ở đây, người Do Thái dùng một hình thức của động từ “là” giống như trong tên cực thánh Giavê. Tên này phải dịch ra sao là điều đã nhận được khá nhiều đáp ứng, nhưng đều không có động từ “là”. Bởi thế, câu nói của Chúa Giêsu “Tôi [là Đấng] Hằng Hữu” khi ngỏ lời với người Do Thái tại Đền Thờ đã gây nên một phản ứng rất mạnh. Họ tố cáo Người tội phạm thượng và mưu toan ném đá Người. Tuy nhiên, Người đã thoát được và ra khỏi Đền Thờ.

Theo dòng suy luận được dùng trong bài này, ta có thể cho rằng phúc âm gia muốn giảng viên giáo lý thuật lại cảnh thần hiện với Môsê từ bụi gai bốc lửa. Đó chính là khởi đầu việc Thiên Chúa can thiệp vào lịch sử dân của Người. Người sắp sửa giải thoát họ khỏi cảnh nô lệ khốn khổ bên Ai Cập và tái lập họ tại mảnh đất đã ban cho Ápraham. Người là Thiên Chúa toàn năng, nhiều quyền năng hơn Pharaô. Người là Đấng làm nhiều điều lạ lùng cho dân của Người, từng yêu thương họ nhưng vẫn trừng phạt họ và sau cùng đã đem họ về quê hương đích thật của họ.

Câu truyện này cung cấp cho ta một hậu cảnh mạnh mẽ để Chúa Giêsu tự cho mình là “Tôi là Đấng Hằng Hữu”. Hiểu theo thánh truyền, đó chính là lời tự xưng mình là Thiên Chúa và là sứ điệp trung tâm của Phúc Âm.

Các nhà chú giải gần đây đã không giải thích theo lối trên nữa. Bản văn Hy Lạp “ɛɤω ειμι” không hoàn toàn giống hệt như bản Bẩy Mươi đã dịch điều Giavê phán từ bụi gai bốc lửa trong Xuất Hành 3:14: ɛɤω ειμι ο ων = Ta là sự hiện hữu (I am the being) (2). Do đó, ta có thể biện luận rằng câu Ga 8:58 là lời cho rằng mình hiện hữu trước Ápraham chứ không hẳn cho rằng mình là Thiên Chúa.

Bởi thế, một số học giả hiện đại không tìm thấy âm vang của Xuất Hành 3:14 trong Gioan 8:58, nhưng đúng hơn là một âm vang của Đệ Nhị Isaia (Deutero-Isaiah). Việc xuất hiện trễ của kiểu nói “tôi là” này trong Phúc Âm có thể chỉ rằng nó không được kể vào nhóm tham chiếu tiềm ẩn như trong các chương đầu của Phúc Âm Gioan. Tuy nhiên, để quân bình hóa, thiển nghĩ nên kể chúng vào nhóm đó. Vì nó quả là một tham chiếu, dẫn ta tới một giai đoạn chủ yếu trong lịch sử cứu rỗi.

Gioan 8:24 cũng có kiểu nói ɛɤω ειμι mà không có thuộc từ: “… nếu các ông không tin rằng Tôi Hiện Hữu, các ông sẽ mang tội lỗi mình mà chết” (3). Nhiều người cho rằng sau “I am” còn có chữ “he” hiểu ngầm (tôi là đấng ấy), nên động từ “là” ở đây là một liên hiệp tiếp từ. Nhiều người khác lại cho nó có nghĩa tuyệt đối như trong Ga 8:58. Trong trường hợp này, người ta có thể coi nó như một âm vang của Xuất Hành 3:14.

Một trường hợp tương tự cũng có thể áp dụng cho kiểu nói ɛɤω ειμι là cảnh Chúa bị bắt trong Vườn Diệtsimani: “Khi Chúa Giêsu nói với họ: chính tôi đây, thì họ lùi lại và ngã xuống đất” (18:6) (4). Thiết tưởng đây cũng là một điển hình nữa của lối tham chiếu tiềm ẩn hay mặc nhiên.

Kết luận

Hiện tượng các tham chiếu hay ám chỉ tiềm ẩn tập trung cả ở hai chương 1 và 2 của Phúc Âm Gioan, ngoại trừ tham chiếu “Tôi Hằng Hữu” ở chương 8:58, cho thấy, ngay từ đầu, soạn giả của Phúc Âm này muốn người nghe phải được dẫn nhập trước (pre-introduction) vào câu truyện của Chúa Giêsu, nhất là các thính giả ngoại giáo. Điều cũng đáng lưu ý nữa là các ám chỉ ấy đều xa gần khiến người ta phải lưu ý tới Sách Sáng Thế và Xuất Hành, là hai sách vẫn rất được coi trọng trong Thánh Kinh Do Thái. Ta nên nhớ Ngũ Kinh hay Tôra là bộ duy nhất được chấp nhận một cách phổ quát, kể cả nhóm Xa-Đốc và người Samaria. Tất nhiên, những ám chỉ này bao giờ cũng tùy thuộc mục đích tổng quát của cả Phúc Âm Gioan, nhưng một mục tiêu khiêm nhường hơn, nhằm chuẩn bị, có tính mục vụ và thực tiễn hơn vẫn không bị loại trừ. Độc giả cần biết tới giao ước thứ nhất trước khi đạt được niềm tin rằng giao ước ấy đã được Chúa Giêsu vượt qua. Nếu những chữ và kiểu nói này đã được ‘vọ vạy’ cho vào bản văn để nhắc người ta nhớ một điều gì đó trong Sách Sáng Thế và Xuất Hành, thì chúng phải dọn đường để người ta biết đánh giá một cách có hiểu biết mục đích tối hậu vừa nói ở trên.

____________________________________________________________________________________________________________________________

(1) Lối dịch của Nhóm Phụng Vụ Các Giờ Kinh; Cha Nguyễn Thế Thuấn dịch là “Ta, chính là Ta!

(2) lối dịch của bài này. Nhóm PVCGK dịch là “Ta là Đấng Hiện Hữu”. Cha Nguyễn Thế Thuấn: “Ta có sao Ta có vậy” và xa hơn chút nữa “Ta có”.

(3) Lối dịch của bài này. Nhóm PVCGK dịch là: Nếu các ông khôn tin là Tôi Hằng Hữu. Cha Nguyễn Thế Thuấn dịch là: “Vì nếu các ông không tin: Chính là Ta…”.

(4) Lối dịch của PVCGK. Cha Nguyễn Thế Thuấn: “Vậy khi Ngài vừa nói với họ: Chính là Ta…”
 
Thông Báo
PHÂN ƯU: Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Hữu Hoà, DCCT Việt Nam qua đời
Lm Đaminh Đinh Minh Hải,
21:14 27/11/2009
PHÂN ƯU
Kính gửi: Cha Vincentê Phạm Trung Thành,
Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam

Đựơc tin:
Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Hữu Hoà
Dòng Chúa Cứu Thế tỉnh Dòng Sài Gòn Việt Nam,
sinh ngày 04 tháng 09 năm 1952, tại Hoà Ninh, Bình Trị Thiên, Việt Nam,
vừa được Chúa gọi về ngày 26 tháng 11 năm 2009, tại Rôma.

Anh Em Linh Mục Tu Sĩ Dòng Chúa Cứu Thế Hải Ngoại
xin được gởi đến Cha Giám Phụ Tỉnh, cùng toàn thể quý Cha, quý Thầy
Dòng Chúa Cứu Thế tỉnh Dòng Việt Nam tâm tình yêu mến,
chia sẻ và hiệp thông trong biến cố này.

Chúng con sẽ nhớ đặc biệt cách riêng Linh hồn Cha Phanxicô Xaviê
và Tỉnh Dòng trong lời kinh nguyện và Thánh Lễ hằng ngày.

Nguyện xin Chúa Cứu Thế là Cha Nhân Lành, qua lời chuyển cầu
của Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Thánh Cả Giuse, và Cha Thánh Anphong,
ban muôn phúc lành cho Cha Giám Tỉnh và quý Cha quý Thầy,
cùng sớm đưa linh hồn Cha Phanxicô Xaviê vào hưởng Lòng Thương Xót Chúa.

Anh Em Linh Mục Tu Sĩ Dòng Chúa Cứu Thế Hải Ngoại
Thành Kính Phân Ưu

Giám Phụ Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Hải Ngoại