Ngày 26-11-2020
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Thứ Sáu 27/11: Lời Chúa tồn tại đến muôn đời - Suy Niệm của Lm. Anthony Nguyễn Ngọc Dũng sdb
Giáo Hội Năm Châu
04:22 26/11/2020

TIN MỪNG Lc 21:29-33

Khi thấy những điều đó xảy ra, anh em hãy biết là Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần.

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Luca.

Khi ấy, Đức Giê-su kể cho các môn đệ nghe một dụ ngôn: "Anh em hãy xem cây vả cũng như tất cả

những cây khác. Khi cây đâm chồi, anh em nhìn thì đủ biết là mùa hè đã đến gần. Anh em cũng vậy,

khi thấy những điều đó xảy ra, thì hãy biết là Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Thầy bảo thật anh em:

thế hệ này sẽ chẳng qua đi, trước khi mọi điều ấy xảy ra. Trời đất sẽ qua đi, nhưng những lời Thầy nói

sẽ chẳng qua đâu.

Đó là lời Chúa
 
Chúa Nhật 1 Vọng B
Lm. Jude Siciliano, OP
06:18 26/11/2020
CHÚA NHẬT I VỌNG –B
Isaia 63: 16b-17, 19b; 4: 2b-7; Tv 79; 1Côrintô 1: 3-9; Máccô 13: 33-37

Ngay cả khi bạn tham dự thánh Lễ trên máy vi tính hay trên TV trong những ngày Chúa Nhật này, bạn để ý sẽ thấy có sự thay đổi hôm nay. Tiết trời trở nên se lạnh hơn. Áo lễ của vị linh mục mặc khi dâng thánh lễ đổi từ màu xanh lá cây qua màu tím. Đây là Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng, và chúng ta nghe đọc lời Chúa theo thánh Máccô trong những Phúc âm thuộc lễ ngày Chúa Nhật. Phúc âm thánh Máccô là Phúc âm trước nhất trong 4 Phúc âm và là Phúc âm ngắn nhất, chỉ có dài 16 chương thôi, nhưng có nhiều ảnh hưởng sâu đậm trên các Phúc âm kia. Phúc âm thánh Máccô nhấn mạnh về sự thương khó và sự chết của Chúa Giêsu, và lời kêu gọi các thánh Tông đồ của Chúa Giêsu là hãy vác thánh giá của họ mà đi theo Ngài. Trong các sách Phúc âm khác, Chúa Giêsu hứa chúc phúc lành cho những ai bỏ nhà cửa và gia đình để theo Ngài. Chỉ có trong Phúc âm thánh Máccô mới ghi Chúa Giêsu nói rõ là với phúc lành sẽ có sự bắt bớ (Mc 10:30). Thánh Máccô viết Phúc âm trong những năm 70 sau công nguyên. Và ai cũng đồng ý là thánh Máccô viết Phúc âm cho Giáo hội ở Rôma trong thời vua Néro bách hại Giáo hội. Giống như những người đọc Phúc âm thánh Máccô đầu tiên, chúng ta thấy sức mạnh trong lời Thiên Chúa và Bí tích Thánh Thể là hành trang đi theo đường của Thầy, từ bỏ mình, vác thánh giá của mình bằng sự tự hiến.

Các bài đọc Kinh Thánh đọc trong Mùa Vọng và Mùa Chay đều có chủ đề. Hôm nay nhấn mạnh đến việc hãy coi chừng và chờ đợi. Nhất là trong cơn đại dịch covid đe dọa này trong khi chúng ta chờ đợi vắc- xin, chúng ta kêu lên "Khi nào Chúa đến, giải cứu chúng con? Chúa đang ở đâu? Sao Ngài lại trễ như thế?" Chúa Giêsu đã hướng dẫn chúng ta "Hãy coi chừng, hãy tỉnh thức" Cho việc gì? Chúa Giêsu thúc đấy chúng ta đừng nản lòng trước những chi tiết và câu hỏi dồn dập được nêu ra trong những ngày này, nhưng hãy sẵn sàng chào đón Ngài. Chúng ta làm sao làm được như thế? Làm thế nào chúng ta có thể thực hiện điều đó? trong lúc chúng ta đang chăm chú lắng nghe Lời Thiên Chúa. Lời cầu nguyện luôn để ý đến sự đáp lại những gì chúng ta đã nghe và tỉnh thức hằng ngày để biết Ngài sẽ bước vào đời sống chúng ta, trong khi chúng ta chờ đợi sự trở lại của Ngài ngày sau hết chăng?

Những quyền lực xung quanh chúng ta có thật thật sự quan tâm đến lợi ích tốt nhất cho chúng ta không? Nếu những ngày đau khổ này đã dạy chúng ta điều gì, thì đó chính là những tác động làm ảnh hưởng chán nản tới cuộc chiến của chính trị và những lợi ích riêng tư. Những uy lực đó hình như xuất phát từ ma quỷ với ý định xé tan những mối ràng buộc giữa chúng ta với nhau như: Sự thông cảm, sự hiểu biết, sự tha thứ, và những ích lợi chung của cộng đoàn. Chúa Giêsu khuyên chúng ta hãy tỉnh thức kẻo để cho những quyền lực sự dử đột nhập vào "nhà" chúng ta. Chúng ta có thể làm gì trong Mùa Vọng này để trở nên người tôi tớ trung thành có trách nhiệm đối với gia đình mà Chúa Giêsu đã để lại cho chúng ta chăm sóc?

Một điều thiếu sót lớn trong sự lớn lên trong linh hồn chúng ta là chúng ta "mê ngủ", nghĩa là chúng ta sống không để ý đến. Chúng ta lo lắng về những thói quen và đời sống hằng ngày, và không để ý đến những cơ hội lớn lên trong sự thật về những gì đang xãy ra trong thế giới chúng ta và ngay cả xung quanh gần nhất của chúng ta. Nếu cơn đại dịch covid có ảnh hưởng tốt, và có muốn chấp nhận điều gì tốt có thể xãy ra bởi sự đe dọa (!). Cơn đại dịch có thể làm thức tỉnh chúng ta và làm cho chúng ta luôn tỉnh thức hơn về khi nào và cách nào Thiên Chúa sẽ đến với chúng ta trong những ngày này - "Cho dù trong đêm tối, hay nửa đêm, hay lúc gà vừa gáy, hay trong buổi sáng".

Cách đây ít lâu, tôi đưa một thầy dòng vào phòng cấp cứu của bệnh viện. Sau khi đăng ký tên, người ta bảo chúng tôi ngồi đợi bác sĩ đến. Lúc đó có khá nhiều người đau ốm và thiếu thốn đang cần được giúp đở cùng chờ đợi với chúng tôi. Có bệnh nhân có nhu cầu rõ ràng cần được giúp đỡ ngay như có vết thương đang bị chảy máu, có người khuỷu tay bị dập nát v.v... Người khác bị bệnh mà không rõ nguyên nhân. Chúng tôi vẫn ngồi ở phòng cấp cứu đợi gặp bác sỉ chuyên môn để giúp chúng tôi.

Tôi nghĩ Mùa Vọng mang hình thức là một phòng chờ như thế. Một số người trong chúng ta cần được giúp đở ngay vì căn bệnh rất rõ nét, có những bệnh khác nằm ẩn ở bên trong nhưng có tầm ảnh hưởng đến người khác. Ở đây chúng tôi cùng chờ đợi, không biết khi nào có được sự giúp đở. Nhưng Đức Chúa hứa là Ngài sẽ đến cứu giúp, và điều đó làm chúng ta hy vọng. Trong lúc chờ đợi chúng ta sẽ cầu xin cho chúng ta, và cho mỗi người trong chúng ta, đừng để chúng ta bỏ cuộc và luôn tiếp tục chờ đợi và hy vọng.

Trong Mùa Vọng những ai có thể đến nhà thờ hát bài "Xin Chúa hãy đến, Emmanuel Ngài hãy đến". Lời cầu nguyện đó có vào những năm cuối của thế kỷ thứ 5 hay đầu thế kỷ thứ 6. Trong thời gian đó, có những người du mục man rợ Hung và những người mang rợ khác quậy phá Châu Âu thời trung cổ, chém giết và “phá hoại” các thư viện lớn ở Âu Châu. Đó là lời cầu nguyện của hàng triệu người bị bắt đi lưu đày. Bài hát gọi họ là "những người lưu đày cô đơn". Thời nay cơn đại dịch covid tàn phá và xâm chiếm các nước, các chủng tộc và các tầng lớp dân chúng. Chúng ta khao khát được trở về mái nhà thờ ấm áp và trong Mùa Vọng an toàn thoải mái. Nhưng, trái lại trong những ngày này, chúng ta cùng với tổ tiên của mình trong đức tin cùng cầu xin như họ cho được giải thoát khỏi đau khổ. Nay những người mang rợ bắc Âu Châu không còn ở đất nước chúng ta để tàn phá. Thay vào đó là những con virus tấn công gia đình chúng ta gây nên nổi sợ hãi và cảm thấy bất lực. Chúng ta phải làm gì? Chúng ta cầu nguyện như các tổ tiên chúng ta trong đức tin "Lạy Chúa hãy đến, xin Ngài hãy đến"

Tôi tin chắc lúc này trong năm, chúng ta đã nghe nhiều cảnh báo về chủ thuyết thương mãi và tiêu dùng. Chúng ta hãy nghĩ phần đông những khách hàng như chúng ta thường suy nghĩ để cố gắng né tránh những đe dọa đầy cạm bẩy của thị trường. Về đời sống thiêng liêng cũng vậy. Hãy nghĩ là chúng ta đã sẵn sàng tìm cách gìn giử, nuôi dưởng quan điểm thiêng liêng của mùa Giáng Sinh sắp tới. Đó là điều mà Mùa Vọng có thể giúp chúng ta có thời gian để suy ngẫm cuộc sống bản thân, và cho chúng ta thấy sự thay đổi mà chúng ta cần phải thực hiện. Các bài đọc trích từ Kinh Thánh trong suốt Mùa Vọng có thể giúp chúng ta trên việc tự xét mình để giúp chúng ta sẵn sàng đón Chúa đến.

Những chuyên viên trong ngành y cũng đã khuyên chúng ta: Hãy cảnh giác, đeo khẩu trang, hãy rửa tay. hãy giữ khoản cách xã hội v.v... Bây giờ Chúa Giêsu cũng đưa cho chúng ta những lời khuyên như thế: "hãy coi chừng, hãy tỉnh thức" Phần đông trong chúng ta đang bận rộn cố gắng giử việc làm hay tìm một việc làm khác, hay dạy trẻ ở nhà, hay mua sắm các thức ăn an toàn. Còn những việc gì khác chúng ta cần xem xét lại và thận trọng.

Mùa Vọng như thể là "chuyện xưa, tích cũ" chúng ta đã nghe những câu chuyện và hát những bài thánh ca này trước đây. Có lẻ vì thế nên bài Phúc âm thứ nhất của mùa mới này kêu gọi chúng ta nên tỉnh thức. Chúng ta sẽ cần được giúp đở để làm việc đó. Hôm nay bài Thánh Vịnh đáp lại là lời chúng ta cầu nguyện cho bắt đầu Mùa Vọng "Lạy Thiên Chúa, xin phục hồi chúng con, xin tỏa ánh tôn nhan rạng ngời để chúng con nhận được ơn cứu độ".

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


1st ADVENT (B)
Isaiah 63:16b-17,19b; 4: 2b-7;Ps 80; 1Corinthians1: 3-9; Mark 13: 33-37

Even if you are only live streaming Mass these Sundays have you noticed the changes today? Not just the cooler weather. Not the vestments from green to violet. It is the first Sunday of Advent and we have shifted to Mark for the Sunday gospel readings. Mark is the earliest of the four Gospels and the shortest. It is only 16 chapters long, but it had a profound effect on the others. There is a great deal of emphasis in Mark on the suffering and death of Jesus and the call for disciples to follow him by taking up their cross. In the other Gospels Jesus promises blessings for those who give up houses and family for his sake. Only in Mark does Jesus indicate that with blessings there will also be persecutions (e.g. 10:30). Mark wrote his gospel around 70 A.D. and the consensus is that he wrote it for the church in Rome during Nero’s persecution. Like Mark’s first readers we find strength in God’s Word and the Eucharist to follow the way of our Master, denying self and taking up his cross of self-giving love.

During Advent and Lent the Scripture readings are more thematic. Today’s emphasize watching and waiting. Especially during these pandemic-threatened days, as we wait for a vaccine, we call out, "When are you coming to rescue us O Lord? Where are you? Why do you delay?" Jesus directs us, "Be watchful! Be alert!" For what? He urges us not to get discouraged in the overwhelming details and questions raised by these days, but to be ready to welcome him. How can we do that? We are doing that already as we try to prayerfully be attentive to the Word, respond to what we hear and watch for his entrance into our lives as we wait for his final return?

Do the powers around us really have our best interests at heart? If these crisis days have taught us anything they have shown us the debilitating effects of political wrangling and selfish interests. Those powers seem demonic with intentions to rip apart the ties that should bind us to one another like: compassion, understanding, forgiveness and communal interests. Jesus urges us to keep awake lest we let those evil-intentioned powers break into our "house." What can we do this Advent to be faithful servants who have the responsibility for the household Jesus has left in our care?

A big handicap to our spiritual growth is that we "doze off," that is, we live almost unconsciously. We are preoccupied by our routine and habitual lives and don’t notice opportunities to grow in awareness of what is happening in our world and immediately around us. If the pandemic has any good side-effects, and who wants to admit anything good can come from this horror (!), it might have awakened us and made us more watchful for how and when the Lord is coming to us throughout the day – "whether in the evening, or at midnight, or at cock crow, or in the morning."

A while back I took a friar to the hospital emergency room. We checked in and were told to take a seat and wait for an available doctor. There was quite an assortment of sick and needy people waiting with us. Some of their needs were plainly visible, bleeding wounds, a smashed wrist, etc. Others had ailments that were not obvious, but there we all were in the emergency room waiting for a skilled doctor to come to help us.

I think Advent is a waiting room like that. Some of us need help for visible ailments, other needs lie below the surface, but affect others. Here we are waiting, not sure when help will come. But he did promise he would and that gives us hope. While we wait we’ll pray for ourselves and each other that we don’t give up and remain watchful and hopeful.

During Advent those able to gather in church will sing, "O Come, O Come, Emmanuel." The prayer goes back to the late fifth, or early sixth century. It was a time of marauding Vandals, Huns and other barbarians who were pillaging, killing and also "vandalizing" the great libraries of Europe. It was a prayer for the millions forced into exile – the hymn names them – "lonely exiles." Today another pillaging pandemic has invaded every country, race and class of people. We yearn to return to our Advent warm and comfortable churches. But instead these days we are joined to our ancestors in faith pleading, like them, for deliverance. Vikings are not at our gates coming to wreak havoc. Instead, the virus has forced its way into the very inner sanctums of our homes evoking fear and a sense of impotence. What shall we do? We pray as our ancestors in faith prayed, "O Come, O Come Emmanuel."

I am sure at this time of the year we have heard more than one warning about commercialism and consumerism. Let’s presume most of the readers of these reflections are trying to avoid the secular pitfalls the season presents. Let’s also presume we are already looking for ways to preserve, even nourish, the spiritual aspects of the coming Christmas season. That is what Advent can do for us, be a time of reflection on our lives and show us changes we must make. The scripture readings through this season can help us along our path of self examination and readiness for the Lord’s coming.

We have also been told by medical experts to: be alert, wear masks, wash our hands, keep social distance, etc. Now Jesus is giving a similar kind of advice, "Be watchful! Be alert!" Many of us are very busy trying to keep our jobs, or find new ones; teach the kids at home; shop safely for food. For what else do we need to watch and be vigilant?

Advent can seem like the "same old, same old." We’ve heard the stories and sung these hymns before. Maybe that is why the first gospel of this new season calls us to wake up. We will need help to do that. Today’s Psalm response can word our prayer for the beginning of Advent, "Lord make us turn to you: let us see your face and we shall be saved."
 
Chúa Nhật 1B Mùa Vọng: Tỉnh thức và tỉnh thức
Lm. Xuân Hy Vọng
09:53 26/11/2020
TỈNH THỨC và THỨC TỈNH

Kính thưa quý ông bà và anh chị em! Hôm nay chúng ta cùng với Mẹ Giáo Hội bước vào Mùa Vọng, khởi đầu một năm phụng vụ mới. Khi đến thời gian này, chúng ta thường được nghe qua Lời Chúa, qua các bài giảng huấn, cũng như trong những cuộc tĩnh tâm dọn lòng đón mừng lễ Chúa Giáng Sinh nơi cộng đoàn, giáo xứ, là: Hãy tỉnh thức và hãy sẵn sàng! Nhưng chúng ta hãy tự hỏi mình: Thế nào là tỉnh thức? Thức tỉnh để làm gì? Thế nào là sẵn sàng và sẵn sàng cho điều gì? Hai thái độ và hành vi ấy có liên quan gì đến đời sống đạo, đời sống đức tin và đời sống cộng đoàn của tôi?

Trước hết, chúng ta nên biết rằng tỉnh thức không có nghĩa là thức trắng đêm không ngủ, ngồi chờ bình minh để rồi ngày hôm sau ngủ bù! Cũng không có nghĩa là: chẳng làm gì mà cứ thức chờ ai hoặc điều gì đó! Và khi nói đến thái độ và hành vi tỉnh thức này, không ít người trong chúng ta mong muốn, vì chúng ta thích ở lại trong những cơn mê muội, chìm đắm trong thói đời, dục vọng của chính mình, ngày ngày đê mê trong cơn say cho quên đi bao nỗi oán than, cơ cực của cuộc đời này!

Đây không phải là hành vi thể lý thuần tuý, mà cho bằng là một thái độ đúng đắn của đời sống đức tin, một hành vi đạo đức của việc cải hối trường kỳ, tự suy xét mình trước Chúa và mọi người tất cả bản thân chúng ta, lời ăn tiếng nói, động thái, tư tưởng, hành động cũng như những điều nên làm mà chúng ta sao lãng, thiếu sót hoặc cố ý tránh né. Lời Chúa hôm nay đánh động, thúc giục mỗi một người chúng ta, dù sống ở địa vị, bậc sống nào, hay lứa tuổi nào, v.v… thì chúng ta cũng được mời gọi tỉnh thức luôn trước tất cả những gì đi ngược lại với Lời Hằng Sống, giáo huấn của Hội Thánh, đời sống đức tin, ‘anh em phải coi chừng, phải tỉnh thức, vì anh em không biết khi nào thời ấy đến’ (Mc 13, 33). Không những chúng ta được kêu mời tỉnh thức trước giờ nhắm mắt xui tay, trước ngày Cánh chung, mà chúng ta cũng phải tỉnh thức trong giây phút hiện tại, tỉnh thức trong đời sống đạo đúng nghĩa, tỉnh thức trước những thái độ khiến chúng ta xa rời Chúa và anh chị em, tỉnh thức trước hành vi vô luân, dửng dưng, xem thường đạo lý, giới răn yêu thương. Hơn nữa, tỉnh thức trước thói quen không tốt như dèm pha, xét đoán, kết án, chia rẽ, ngồi lê đôi mách, làm chứng gian, hiềm tị, ghen ghét, tự kiêu, tự mãn, khinh thường anh chị em, v.v…Người tỉnh thức và sống tỉnh thức là những ai bước đi trong ánh sáng Chúa (x. Is 2, 5) và biết mặc lấy cung cách, thái độ, hành vi, con người của chính Chúa Giê-su Ki-tô (x. Rm 13, 14; 1Cr 1, 9). Cụ thể hơn, họ là những người sống chân thật, chân thành, yêu mến, đón nhận mọi người, khiêm nhu, hạ mình và cầu tiến, không vui thoả với lời khen tặng, tâng bốc và cũng chẳng buồn khi đối diện với con người yếu hèn của chính bản thân! Họ chẳng bao giờ vui thích trước những người trót lưỡi đầu môi, và cũng chẳng buồn phiền khi nghe lời nhận xét, đánh giá. Họ đặt Lời Chúa là nền tảng sống, soi chiếu vào những ngõ ngách tâm hồn họ, và để Chúa thánh hoá, biến đổi, cũng như nỗ lực sống nhân đức, sống theo đường lối của ánh sáng (x. 1Cr 1, 5-7).

Khi chia sẻ về thái độ tỉnh thức sống đạo với các anh chị em giáo dân ở những vùng thường xuyên hứng chịu cảnh thiên tai, nhân tai như các nước Châu Phi, Trung Đông và tại đất nước Nhật Bản đây, hầu hết họ không thể hiểu được, và thường có thái độ ‘sống tới đâu hay tới đó’, ‘chẳng cần biết ngày mai ra sao’ hay cứ sống cho thoả dục vọng, ước muốn của bản thân vì dường như lối suy nghĩ ‘có tỉnh thức cũng đâu tránh được thiên tai’! Một trong những xu hướng thế tục ngày nay là loại bỏ Thiên Chúa, và cung phụng chính cái tôi của mình, và với thái độ như vậy dễ đưa chúng ta rơi vào cám dỗ: chẳng còn ai mình ta, và ta cứ sống cho thoả thích. Điều này không chỉ xuất hiện ở thời đại này, mà đã nhen nhúm từ trước kia, đến nỗi Thánh Phao-lô đã khuyến cáo mạnh mẽ các tín hữu thuộc giáo đoàn Rô-ma “đêm sắp tàn, ngày gần đến…bỏ những hành vi ám muội và mang khí giới ánh sáng…đi đứng đàng hoàng như giữa ban ngày, không ăn uống say sưa, không chơi bời dâm đãng, không tranh chấp ganh tị” (x. Rm 13, 12-13) và Ngài khuyên răn hãy tỉnh thức trước thói đời, lối suy nghĩ trần tục ấy; hãy trở về với ân sủng, đời sống làm con Thiên Chúa, con cái ánh sáng.

Sau cùng, thái độ sống sẵn sàng, luôn chuẩn bị mỗi giây phút trong ơn thánh Chúa mọi ngày, để rồi chúng ta có thể đứng vững trước mặt Con Người, “anh em phải canh thức, vì anh em không biết khi nào chủ nhà đến: lúc chập tối hay nửa đêm, lúc gà gáy hay tảng sáng…kẻo lỡ ra ông chủ đến bất thần, bắt gặp anh em đang ngủ” (Mc 13, 35-36). Chẳng phải khi ta không còn khoẻ nữa, ta mới lo về phần rỗi, đời sống thiêng liêng, mối tương quan với Chúa và với anh chị em! Không phải khi ta không thể nói được, không thể đi được, không thể kiểm soát được những hành động bình thường, thì ta mới tìm đến lòng vị tha, đến sự bao dung, tha thứ của Thiên Chúa, hoặc trở nên xót thương, thứ tha cho anh chị em, hay đi tìm dịp để nói lời xin lỗi, giải hoà v.v…! Chẳng phải khi ta ‘gần đất xa trời’, ta mới chạy đôn chạy đáo lo đời sống đức tin của mình! Và cũng không phải khi ta không còn thời gian nữa, thì lại hối hả, thúc bách, chạy đến cầu xin Chúa thương! Lời Chúa mời gọi chúng ta hãy sống sẵn sàng trong mọi giây phút, dù vui hay buồn, dù thành công hay thất bại, dù được khen ngợi hay bị chê bai, dù thời tiết đẹp hay khắc nghiệt, dù được hậu thuẫn hay bị chống đối, dù khi hy vọng tràn trề hay rơi vào thất vọng ê chề, dù giàu có hay nghèo khó, dù vinh hoa hay tủi nhục, dù được yêu thương hay bị ghét bỏ, dù được để ý hay chẳng được đoái hoài, v.v…Trong mọi lúc, Thiên Chúa muốn chúng ta hãy tỉnh thức và sẵn sàng bước theo đường lối Ngài, thực thi Lời Ngài, mặc lấy con người Chúa Giê-su Ki-tô, đón nhận tất cả với trọn tâm hồn tín thác.

Giờ đây, chúng ta cùng nhau dành ít giây phút ngắn ngủi đặt mình trước nhan Thánh Chúa để nhìn lại cách sống, thái độ, hành vi của mỗi chúng ta hầu ta được tỉnh thức sau cơn mê dài xa rời ơn Chúa, và sẵn sàng sống đạo đức trong ân sủng Chúa giữa bao thăng trầm, trào lưu, triết thuyết hưởng thụ, những thói đời, tiêu chuẩn chóng qua của xã hội ngày nay.

Giữa thế sự trôi nhanh vội vã
Dòng đời xô đẩy ngã xa Chúa ơi!
“Hãy tỉnh thức và giữ Lời”
Sẵn sàng nghênh đón gọi mời thiết tha.
Bao lâu nay vẫn mải mê
Thức mà không tỉnh, lê thê sầu buồn.
Tỉnh nhưng chẳng thức buồn hơn
Chạy theo phù phiếm, cô đơn một mình
Giờ đây thức tỉnh hy sinh
Kiên tâm tín thác, an bình yêu thương. Amen!



Lm. Xuân Hy Vọng
 
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật Thứ I Mùa Vọng Năm B.29.11.2020
Lm Francis Lý văn Ca
14:04 26/11/2020
ĐẦU LỄ: Anh Chị Em thân mến,
Hôm nay, cùng với Giáo Hội, chúng ta khai mạc Mùa Vọng Năm B với lời mời gọi Tỉnh Thức. Chỉ khi nào chúng ta tỉnh thức mới nhận thấy được sự hiện diện của Chúa ở giữa chúng ta. Xưa kia, Chúa đã sống giữa dân Dothái 30 năm mà dường như họ không hay biết gì, tệ hơn nữa là họ lại giết Ngài.
Trong thế giới chúng ta đang sống, không thiếu chi những người sống thờ ơ, họ đã chọn danh vọng, tiền tài và những đam mê làm cứu cánh của đời họ. Họ đang cố bám lấy những cái chóng qua mà bỏ đi những cái bền vững lâu dài đời sau. Họ đã cố sức đào thải Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống của họ, khỏi xã hội họ đang sống.
Chớ gì những tư tưởng chúng ta sẽ nghe trong các bài đọc nói về Ngày Cánh Chung - Ngày Thẩm Phán sẽ là tiếng chuông cảnh tỉnh đánh động thật mạnh vào tâm não mỗi người trong chúng ta, giúp chúng ta tỉnh thức kẻo Chủ Gia về bắt gặp chúng ta đang ngủ.
Giờ đây, cùng với Ca Đoàn… chúng ta hân hoan bắt đầu Mùa Xuân của Giáo Hội với Chủ Nhật Thứ I Mùa Vọng - Mùa Cứu Độ - bằng bài ca nhập lễ sau đây.

TRƯỚC BÀI I:
Các điều tiên tri Isaia tiên báo, đã thực hiện từng li từng tí. Lời cầu xin tha thiết của nhân loại, vang thấu tới trời, để rồi Chúa xé mây băng rừng đến cứu nhân loại. Hình ảnh Thiên Chúa nhân từ thể hiện nơi Ngôi Lời nhập thế trong tương lai.

TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô nhắc nhở mỗi ngưòi tín hữu sự bền đổ, trung thành với ơn Chúa trong cuộc sống thật là cần thiết, trong thế giới hôm nay.

TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Chúa Kitô quả quyết Ngài sẽ trở lại, như một người gia chủ vắng nhà một thời gian. Khi trở về, ông sẽ tưởng thưởng những tôi tớ trung thành, cần mẫn. Đồng thời, ông sẽ hỏi tội các tôi tớ bất trung.


LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN

Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Các tầng trời đã bị xé ra và nhân loại đã có Vị Cứu Tinh. Chúng ta cầu xin cho nhân loại nhận biết Vị Cứu Tinh đã đến và hiện đang ở giữa nhân loại.

1. Xin Chúa xé lòng chai đá của chúng ta, để nhận ra Chúa đang hiện diện bên chúng ta, qua các phép Bí Tích chúng ta năng lãnh nhận, qua hình ảnh anh chị em mà chúng ta gặp gỡ và phục vụ. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2. Khai mạc Mùa Xuân Mới của Giáo Hội hôm nay, qua lời mọi gọi tỉnh thức xin cho chúng ta biết quay trở về sống kết hợp với Chúa, đáp lại lời van xin khẩn thiết của Mẹ, qua những mệnh lệnh Mẹ đã và đang cho nhân loại trong thế kỷ chúng ta đang sống. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Mùa Xuân của Giáo Hội đang đến với 3 ý nghĩa rõ rệt: kỷ niệm việc Chúa đến lần thứ I, thể hiện việc Chúa đến trong cách sống chứng nhân và mong đợi Ngài lại đến trong vinh quang. Xin Chúa giúp chúng ta luôn sẵn sàng, tỉnh thức và cầu nguyện luôn. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Xin cho thế giới chúng ta đang sống đuợc an bình và thịnh vượng qua sự cố gắng kiến tạo hòa bình của mọi thủ lãnh quốc gia. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

5. Chúng ta tiếp tục cầu nguyện cho những thân bằng quyến thuộc đã yên nghỉ, những linh hồn chúng ta phải nhớ đến cách riêng, trong những ngày chuẩn bị bước vào Mùa Giáng Sinh và Năm Mới sắp đến, đặc biệt là những nạn nhân của Covid-19. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Linh mục:
Lạy Chúa, xin ban cho chúng con ơn bền đổ, trung thành gìn giữ gia sản Chúa trao phó trong tay chúng con, trong lúc chờ đợi Đức Kitô ngự đến trong vinh quang. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:22 26/11/2020

6. Người khác tán dương tôi khắp nơi, các anh thì phỉ báng tôi khắp nơi; người khác nói tôi thông minh khôn ngoan, các anh thì nói tôi là người ngu đần; người khác nói tôi là người có tài năng, các anh thì nói tôi là người ngốc nghếch.

(Thánh Francois de Assisi)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:32 26/11/2020
93. VIẾT NGƯỢC CHỮ “CÁT吉”

Ngày mồng một tết, có một người chuẩn bị đi chúc tết, tự nói một mình:- “Đi ngày thứ nhất thì nhất định phải được thuận lợi mới tốt”, bèn viết trên cái bàn bát tiên một chữ “cát 吉” (1) .

Nào ngờ, anh ta đi liên tục đến mấy nhà đều không có cơm ăn cũng không có nước uống, anh ta buồn bã trở về nhà mình, lấy chữ “cát” ra coi lại một chặp mới chợt hiểu ra:

- “Ái dà, mình viết hai chữ “miệng khô口干” (2), hèn gì không được người ta mời ăn uống gì cả !”

(Thời Hưng tiếu thoại)

Suy tư 94:

Ngày tết thì ai cũng muốn được may mắn, được thuận lợi và muốn được nghe những lời chúc may mắn, thậm chí có lời chúc tết như thế này: chúc anh, chị tiền vô như nước, tiền ra như “phin” cà phê, uống cà phê phin thì ai cũng biết, nó giọt từng giọt rất lâu...

Ngày tết ai cũng sửa soạn nhà cửa cho đẹp để đón tết, những câu đối, lời chúc thì đầy ý đầy tứ kẻo...bị xui, nhưng ít người chuẩn bị tâm hồn cho đẹp đẽ để đón mừng năm mới ! Ngày tết chuẩn bị nhiều, lo lắng nhiều cho cái ăn cái mặc, nhưng rồi vẫn bị đói rồi đổ tội là mình vì viết sai chữ “cát” thành chữ “khô miệng”...

Có những người Ki-tô hữu chuẩn bị nhà cửa sạch đẹp, thức ăn uống đầy đủ, “hồng bao” lì xì cũng như bì thư xin lễ bằng an đầu năm mới, nhưng vì nhậu nhẹt quắc cần câu đêm giao thừa nên không đi lễ đầu năm mới, ai có hỏi thì trả lời: tết nhứt mà, Chúa bỏ qua !

Sai sót thì ai cũng có, nhưng sai sót đến nỗi không được ăn uống gì trong ngày đầu năm mới là chuyện ít người có. Cũng vậy, đừng chú trọng quá đến những cái lo bên ngoài, nhưng hãy chú trọng cho tâm hồn trong những ngày tết thật vui tươi và bình an, bởi vì như thế thì không sợ không có gì ăn trong ngày đầu năm mới, đó là tham dự tiệc thánh đầu năm nơi bàn thờ.

(1) Chữ “cát吉” có khi đọc thành chữ “kiết”, tức là may mắn, thuận lợi…

(2) Chữ “cát, kiết” phải viết là吉 mới đúng, nếu viết tách rời ra 口và 干 ngược, thì thành ra hai chữ “khô miệng口干”.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


-----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Trời mới đất mới
Lm. Minh Anh
17:58 26/11/2020
TRỜI MỚI ĐẤT MỚI
“Trời đất sẽ qua đi; nhưng lời Thầy nói chẳng hề qua đâu”.

Kính thưa Anh Chị em,

“Trời đất sẽ qua đi”, đó là một sự thật; các sách Phúc Âm và Khải huyền đều nói về lẽ thật đó. Sắp kết thúc năm phụng vụ, Lời Chúa nói với chúng ta: Trong vinh quang, Chúa Giêsu sẽ trở lại, và Ngài sẽ làm mới mọi sự; Con Thiên Chúa, với tư cách Vua các vua, Chúa các chúa, sẽ vinh hiển trị vì trong thế giới mới, một thế giới mà Khải Huyền gọi là ‘trời mới đất mới’.

Kỳ vĩ và sống động biết bao những hình ảnh mà thị kiến Khải Huyền mô tả! Gioan nhìn thấy một thiên thần từ trời xuống, một tay cầm chìa khoá, một tay cầm sợi xích để xiềng con rắn xưa, Satan; Gioan thấy những ngai toà và cả đoàn người được cứu; Gioan còn nhìn thấy “một ‘trời mới đất mới’ vì trời cũ đất cũ đã qua đi, và biển cũng không còn”; một cách đặc biệt, Gioan nhìn thấy “thành thánh Giêrusalem mới, tự trời xuống, từ nơi Thiên Chúa, tề chỉnh như tân nương được trang điểm chờ đón tân lang”; và lạ lùng thay, Khải Huyền nói, “Đây là nhà tạm của Thiên Chúa ở với loài người” như lời đáp ca khẳng định; Giêrusalem mới chính là hình ảnh của Giáo Hội, tân nương.

Với bài Tin Mừng, Chúa Giêsu nói, “Trời đất sẽ qua đi”; đó là một sự thật nhắc chúng ta đừng quá dính bén vào những gì vốn đang qua đi. Của cải có thể mang lại dễ chịu tạm thời, nhưng không bao giờ là hạnh phúc vĩnh viễn; vì theo thời gian, mọi thứ trên trần gian sẽ biến mất; có cái tan nhanh như bọt nước, có cái tan chậm như địa cầu. Vậy thì cái gì mới tồn tại vĩnh cửu? Chúa Giêsu xác quyết, “Lời Thầy nói chẳng hề qua đâu”; đây là mấu chốt và đúng như thế, đã hơn 2,000 năm.

Chỉ Lời của Con Thiên Chúa mới là vĩnh cửu và là sự giàu có đích thực đáng cho con người tìm kiếm và giữ lấy; chúng ta nắm lấy Lời Chúa, bám vào Lời Chúa, đi vào Lời Chúa, tin vào Lời Chúa và nhất là, để Lời Chúa biến đổi; và như thế, chúng ta đang nắm lấy điều vĩnh cửu, cũng là điều chúng ta sở hữu cho đến đời đời. Chân lý này quan trọng biết bao! Tất cả những gì Chúa Giêsu đã nói và tỏ bày sẽ còn mãi đến muôn đời. Hãy hướng nhìn lên Chúa Giêsu và cố gắng hiểu sâu hơn ý nghĩa của Lời Ngài; hãy để Lời Ngài tan trong tim, khắc trong tâm và nhất là Lời được thực hành trong cuộc sống thì chắc chắn sẽ có biến đổi. Ai phó mình cho Lời Ngài, cho lòng thương xót Chúa, họ sẽ sống trong ‘trời mới đất mới’; và như thế, đang chuẩn bị tốt nhất cho ngày Ngài đến.

Một người đàn ông đi dạo trên bãi biển, thấy một cậu bé đi trước đang nhặt những cái gì đó và nhẹ nhàng ném chúng xuống biển. Tiến lại, ông hỏi, “Cháu đang làm gì thế?”; cậu bé trả lời, “Cháu đang ném sao biển xuống đại dương; những con sóng đang lên và thuỷ triều sắp xuống, nếu không ném chúng trở lại, chúng sẽ mắc cạn và sẽ chết”. Người đàn ông nói, “Này cháu, bãi biển thì dài thăm thẳm, từ dặm này đến dặm khác, sao biển thì hàng trăm con; cháu không thể tạo nên một sự khác biệt!”. Lắng nghe một cách từ tốn, cậu bé lại cúi xuống, nhặt lên một con sao biển khác, ném nó ra những con sóng; sau đó, mỉm cười với người đàn ông, cậu nói, “Cháu đã tạo nên một sự khác biệt cho con sao đó”.

Anh Chị em,

Dòng đời thì mênh mang, các linh hồn yếu nhược thì vô số và có thể chúng ta thuộc trong số đó; mỗi người chúng ta khác nào con sao biển mắc cạn trong vật chất, trong tình trường. Chính Chúa Thánh Thần sẽ tạo nên một sự khác biệt, nếu chúng ta để cho Lời Chúa thanh luyện, sửa dạy và nhất là mềm mỏng để Ngài ném trở lại đại dương lòng thương xót Chúa, thì chắc chắn thế giới này sẽ có một sự khác biệt và đó sẽ là một ‘trời mới đất mới’ cho những ai được Chúa yêu thương.
Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, yên ả trong cái dễ chịu của ‘trời cũ đất cũ’, con khác nào con sao xấu đang vùi mình dưới cát khi con sợ đối diện với Lời Chúa, đối diện với sự thật con người của con. Xin Thánh Thần Chúa lấy Lời Hằng Sống mà thanh luyện con, nhặt con lên, rửa sạch con và ném con trở lại những con sóng yêu thương, xô con vào ‘trời mới đất mới’ của đại dương thương xót Chúa”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Phản ứng của Đức Thánh Cha và các Giám Mục Á Căn Đình trước cái chết của danh thủ Diego Maradona
Đặng Tự Do
03:32 26/11/2020


Danh thủ Diego Maradona đã qua đời vào hôm thứ Tư theo giờ địa phương tại nhà riêng ở thành phố Tigre, Á Căn Đình, do nghi ngờ bị mắc chứng suy tim mãn tính.

Vatican News cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô tưởng nhớ Diego Armando Maradona trong lời cầu nguyện sau cái chết của nhà vô địch túc cầu Á Căn Đình ở tuổi 60.

Anh sinh ngày 30 tháng 10, 1960 và qua đời vào khoảng 12 giờ trưa giờ địa phương thứ Tư 25 tháng 11, tức là khoảng 10 giờ tối cùng ngày theo giờ Việt Nam.

Ở tuổi vừa quá sáu mươi một chút, anh để lại một khoảng trống không thể lấp đầy trong thế giới túc cầu, và thế giới đang thương tiếc một thiên tài thể thao mà chúng ta sẽ không bao giờ gặp lại.

Anh đã giúp đội Á Căn Đình đoạt giải Vô địch Túc cầu Thế giới năm 1986, hôn chiếc cúp, nâng niu nó và giơ nó trên cao trong Sân vận động Azteca khổng lồ của Mễ Tây Cơ. Đó là đỉnh cao trong sự nghiệp của Diego Maradona và là đó là lúc thể lực của anh đang ở đỉnh cao nhất trong cuộc đời thể thao mình.

Sinh ra trong hoàn cảnh nghèo khó, Diego đã tự vươn lên bằng những chiến tích của mình, mê hoặc các đối thủ và nhận được sự tôn trọng của người hâm mộ thể thao trên toàn thế giới.

Quả bóng như được dán vào bàn chân trái, gọi là bàn chân vàng của anh. Ở đỉnh cao của anh, Diego Maradona không có đối thủ nào sánh bằng.

Nhưng giống như những thiên tài khác, kỹ năng và sự sáng suốt của anh chỉ giới hạn trong một lĩnh vực cụ thể, và anh ấy phải vật lộn một cách khó khăn trong các khía cạnh khác của cuộc sống của mình, bị bủa vây bởi những vấn đề liên quan đến ma túy và rượu, là điều mà anh ấy không bao giờ tìm cách bào chữa hay che giấu, nhưng chiến đấu với chúng bằng tất cả sức lực của mình, và công khai chúng như một lời cảnh giác cho giới trẻ.

Cũng có những khi anh cùng đồng đội đã phải trải qua một số trận chiến không thể thắng được đối phương. Trong những tình huống như thế, chính cách họ dũng cảm chiến đấu đã làm cho chiến công của họ trở nên đáng nhớ.

Trong trận tứ kết giải Vô địch Túc cầu Thế giới năm 1986 đầy huyền thoại đó, anh đã khiến Đội tuyển Anh tức giận với bàn thắng nhờ “Bàn tay của Chúa”, nhưng vài phút sau đó đã khiến họ trải qua từ kinh ngạc này đến kinh ngạc khác, với bàn thắng vĩ đại nhất của mọi thời đại, khi anh chạy lắt léo vượt qua hàng tiền vệ và hàng hậu thủ, đánh bại sáu cầu thủ Anh và ghi bàn trong sự tuyệt vọng của thủ môn Peter Shilton.

Chỉ Diego Armado Maradona mới có thể ghi được bàn thắng đó. Chưa bao giờ có ai có thể ghi bàn trong một tình huống cam go như thế.

Gary Lineker, người đã từng là một ngôi sao và là thành viên của đội tuyển Anh, đã bày tỏ sự tôn kính sau cái chết của Maradona. Anh nói: “Diego là cầu thủ xuất sắc nhất trong thế hệ của tôi và được cho là vĩ đại nhất mọi thời đại”.

Pele, người cạnh tranh với Diego cho vị trí đầu bảng nói: “Tôi đã mất một người bạn tuyệt vời và thế giới đã mất đi một huyền thoại. Một ngày nào đó tôi hy vọng chúng ta có thể chơi bóng cùng nhau trên trời”.

Tổng thống Á Căn Đình, ông Alberto Fernandez nói: “Anh đã đưa đất nước chúng ta lên đỉnh cao thế giới, và anh đã khiến chúng ta vô cùng hạnh phúc. Anh là người vĩ đại nhất trong số các cầu thủ.” Tổng thống Alberto Fernández đã tuyên bố ba ngày quốc tang.

Liên đoàn túc cầu Á Căn Đình tuyên bố một cách đẹp đẽ và đơn giản: “Anh sẽ luôn ở trong trái tim chúng tôi.” Leonel Messi nói: “Diego rời bỏ chúng ta, nhưng anh ấy không rời bỏ chúng ta... bởi vì anh ấy vĩnh cửu.”

Diego đã gặp Đức Thánh Cha Phanxicô - một người hâm mộ anh - trong một số dịp, đáng chú ý nhất là vào ngày 4 tháng 9 năm 2014 tại Casa Santa Marta, trước một trận đấu để gây quỹ bác ái. Diego đã tặng Đức Giáo Hoàng chiếc áo số 10 nổi tiếng với chữ “Francisco” được thêu trên đó.

Họ gặp lại nhau một năm sau đó, vì các công việc liên quan đến phong trào Scholas Occurrents trên toàn thế giới của Đức Giáo Hoàng dành cho những người trẻ tuổi, những người là niềm hy vọng của thế giới chúng ta.

Ngày 2 tháng 11 vừa qua, Maradona phải nhập viện ở La Plata. Một ngày sau, anh được phẫu thuật não khẩn cấp để điều trị khối máu tụ trong não. Vatican News cho biết Đức Thánh Cha đã cầu nguyện cho anh trong thời gian căng thẳng này. Anh được xuất viện vào ngày 12 tháng 11 sau khi phẫu thuật thành công và được các bác sĩ giám sát như một bệnh nhân ngoại trú. Rồi đột nhiên có tin anh qua đời trong một cơn đau tim.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã cầu nguyện cho Diego trong thời gian anh gặp vấn đề sức khỏe gần đây và cuộc phẫu thuật để loại bỏ cục máu đông trong não, và giờ anh qua đời.

Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa thánh, Matteo Bruni, cho biết vào tối thứ Tư rằng Đức Giáo Hoàng “nhớ đến anh với tình cảm trìu mến những lần ngài và Maradona gặp nhau trong những năm gần đây, và nhớ đến anh trong lời cầu nguyện, như ngài đã làm trong những ngày gần đây sau khi biết về tình trạng sức khỏe kém của anh.”

Sau cái chết của Maradona, một giám mục người Á Căn Đình đã khuyến khích anh chị em giáo dân cầu nguyện cho linh hồn của siêu sao túc cầu này.

“Chúng ta hãy cầu nguyện cho anh ấy, để anh ấy được nghỉ yên muôn đời, xin Chúa đón nhận anh ấy vào lòng, xin Ngài trìu mến nhìn đến anh với tình yêu và lòng thương xót,” Đức Cha Eduardo Garcia, Giám Mục của San Justo nói với El Digital.

Câu chuyện của Maradona là “một tấm gương về sự vượt qua”, vị giám mục nói. Ngài lưu ý về hoàn cảnh khiêm tốn trong cuộc sống ban đầu của anh. “Đối với nhiều trẻ em đang gặp hoàn cảnh khó khăn, câu chuyện của anh khiến họ mơ về một tương lai tốt đẹp hơn. Anh ấy đã làm việc và đã đến những nơi quan trọng mà không quên cội nguồn của mình “.

Đức Cha Garcia ghi nhận công việc vì người nghèo đã chiếm hết thời gian của Maradona trong những năm cuối đời của anh.


Source:Vatican News
 
Tu sĩ Dòng Anh Em Hèn Mọn Viện Tu đầu tiên trở thành Hồng Y kể từ năm 1861
Đặng Tự Do
15:42 26/11/2020

Linh mục dòng Phanxicô Mauro Gambetti đã được tấn phong giám mục vào chiều Chúa Nhật 22 tháng 11 ở Assisi chưa đầy một tuần trước khi ngài trở thành Hồng Y.

Năm nay 55 tuổi, Đức Hồng Y Tân Cử Gambetti sẽ là thành viên trẻ thứ ba của Hồng Y Đoàn. Ngài nói tại lễ tấn phong giám mục của mình vào ngày 22 tháng 11 rằng ngài cảm thấy mình đang có một bước nhảy vào chỗ nước sâu.

“Có những bước ngoặt trong cuộc đời, đôi khi kéo theo những bước nhảy vọt. Những gì tôi đang trải qua bây giờ, tôi coi như một cú lặn từ bàn nhảy vào biển khơi, trong khi tôi nghe mình lặp lại: ‘duc in altum’”. Vị Hồng Y Tân Cử Gambetti nói khi trích dẫn mệnh lệnh của Chúa Giêsu cho Simon Phêrô là “hãy thả lưới chỗ sâu”.

Cha Gambetti đã được Đức Hồng Y Agostino Vallini, Đặc sứ của Đức Thánh Cha tại Vương cung thánh đường Thánh Phanxicô Assisi và tại Đền Thánh Đức Mẹ Nữ Vương Các Thiên Thần tấn phong giám mục vào ngày Chúa Nhật lễ Chúa Kitô Vua tại Vương cung thánh đường Thánh Phanxicô Assisi.

“Vào ngày chúng ta kỷ niệm sự khải hoàn của tình yêu Chúa Kitô, Giáo hội cho chúng ta một dấu chỉ đặc biệt của tình yêu này qua sự thánh hiến một tân giám mục,” Đức Hồng Y Vallini nói trong bài giảng của ngài.

Đức Hồng Y đã mời gọi vị tân Giám Mục Gambetti sử dụng ân sủng được thánh hiến giám mục của mình để “biểu lộ và làm chứng cho lòng nhân lành của Chúa Kitô”.

Ngài nói: “Lời thề mà cha thực hiện vào buổi tối hôm nay với Chúa Kitô, thưa Cha Mauro, là từ hôm nay cha có thể nhìn mọi người bằng con mắt của một người cha, một người cha tốt bụng, giản dị và luôn chào đón, một người cha mang lại niềm vui cho mọi người, là người sẵn sàng lắng nghe bất cứ ai muốn mở lòng với mình, một người cha khiêm tốn và kiên nhẫn; nói vắn tắt, một người cha thể hiện khuôn mặt của Chúa Kitô trên khuôn mặt của mình”.

“Vì vậy, xin Chúa luôn giữ cho cha, trong trách vụ giám mục và Hồng Y, một lối sống giản dị, cởi mở, cẩn trọng, đặc biệt nhạy cảm với những người đau khổ về tâm hồn và thể xác, một phong cách của một Phan sinh thực thụ”.

Đức Tân Giám Mục Gambetti là một trong ba người Pháp sẽ nhận được chiếc mũ đỏ từ Đức Thánh Cha Phanxicô tại công nghị tấn phong Hồng Y vào ngày 28 tháng 11. Ngài đã là bề trên tổng quyền của tu viện dòng Phanxicô gắn liền với Vương cung thánh đường Thánh Phanxicô ở Assisi kể từ năm 2013.

Hai tu sĩ Phanxicô khác được phong làm Hồng Y là Đức Cha Celestino Aós Braco, Tổng Giám Mục của Santiago de Chile, và cha Raniero Cantalamessa, giảng thuyết viên Phủ Giáo Hoàng. Cha Cantalamessa đã xin phép Đức Giáo Hoàng Phanxicô để được tiếp tục là “một linh mục giản dị” thay vì được tấn phong giám mục theo thông lệ trước khi nhận chiếc mũ đỏ.

Đức Hồng Y Tân Cử Gambetti sẽ là tu sĩ Dòng Anh Em Hèn Mọn Viện Tu đầu tiên trở thành Hồng Y kể từ năm 1861.

Sinh ra tại một thành phố nhỏ bên ngoài Bologna vào năm 1965, Đức Hồng Y Tân Cử Gambetti đã có bằng kỹ sư cơ khí tại Đại học Bologna – là trường đại học lâu đời nhất trên thế giới - trước khi gia nhập Dòng Phanxicô ở tuổi 26.

Ngài khấn trọn vào năm 1998 và thụ phong linh mục năm 2000. Sau khi được thụ phong, ngài phục vụ trong mục vụ giới trẻ ở vùng Emilia Romagna của Ý trước khi được bầu làm Bề trên Dòng Phanxicô ở tỉnh Bologna vào năm 2009.

Đức Hồng Y Tân Cử Gambetti sẽ là một trong 13 vị tân Hồng Y được Đức Thánh Cha Phanxicô tấn phong trong công nghị tấn phong Hồng Y ngày 28 tháng 11.

“Hôm nay tôi đã nhận được một món quà vô giá,” ngài nói sau khi được tấn phong giám mục. “Bây giờ, một chuyến lặn vào biển khơi đang chờ tôi. Nói thật, không phải là một cú lặn đơn giản, mà là một cú lộn nhào ba vòng thực sự”.


Source:Catholic News Agency
 
Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đứng về phía Đức Cha Nicholas DiMarzio trong vụ kiện chống tiểu bang New York
Đặng Tự Do
16:16 26/11/2020
Tối thứ Tư 25 tháng 11, Tối Cao Pháp Viện truyền rằng các hạn chế của tiểu bang New York trong thời gian xảy ra đại dịch coronavirus đã vi phạm sự bảo vệ của Tu chính án thứ nhất đối với hoạt động tự do tôn giáo. Sau phán quyết, Đức Giám Mục Brooklyn, là nguyên đơn trong vụ kiện, nói rằng việc thờ phượng cần phải được coi là điều thiết yếu trong đại dịch coronavirus.

“Đã đến lúc – lẽ ra phải nói trước đó - rằng, trong khi đại dịch đặt ra nhiều thách thức nghiêm trọng, thì không có chỗ nào trong Hiến pháp dung thứ cho các sắc lệnh hành pháp được vẽ vời nhằm mở lại các cửa hàng rượu và cửa hàng xe đạp nhưng lại đóng cửa các nhà thờ, hội đường Do Thái và đền thờ Hồi giáo,” Thẩm Phán Neil Gorsuch đã viết như trên trong phán quyết vào tối thứ Tư, trong đó tạm thời ngăn chặn các hạn chế đối với việc thờ phượng được ban hành vào ngày 6 tháng 10 bởi Thống đốc New York Andrew Cuomo.

Phán quyết của Tối Cao Pháp Viện là tạm thời, vì các vụ kiện do Giáo phận Brooklyn và các hội đường Do Thái ở New York sẽ tiếp tục, mặc dù quyết định của Tòa án Tối cao có thể sẽ ảnh hưởng nặng nề đến kết quả của những vụ kiện đó.

Các giới hạn của tiểu bang cấm hơn 10 người tham dự các buổi lễ tôn giáo trong các vùng được tiểu bang chỉ định là “vùng màu đỏ” và 25 người ở “vùng màu cam”.

“Ở các khu vực màu đỏ, trong khi một hội đường Do Thái hoặc một nhà thờ Công Giáo không được nhận quá 10 người, các doanh nghiệp trong vùng được xếp vào loại 'thiết yếu' có thể nhận bao nhiêu người tùy thích. Và danh sách các doanh nghiệp 'thiết yếu' như thế bao gồm những thứ như cơ sở châm cứu, khuôn viên cắm trại, nhà để xe, tất cả các nhà máy sản xuất hóa chất và vi điện tử và tất cả các phương tiện vận chuyển.”

“Những phân loại như thế dẫn đến kết quả đáng lo ngại,” phán quyết của Tối Cao Pháp Viện cho biết thêm.

“Không có một bằng chứng nào cho thấy những người nộp đơn đã góp phần vào việc lây lan COVID-19. Trái lại, họ còn có nhiều quy tắc khác được thông qua để giảm thiểu rủi ro cho những người tham dự các buổi lễ tôn giáo.”

Tối Cao Pháp Viện cũng phàn nàn rằng sức chứa của các nhà thờ Công Giáo và các hội đường Do Thái Giáo đã không được tiểu bang tính đến khi quy định số người tham dự tối đa tại một buổi lễ tôn giáo.

Phán quyết của Tối Cao Pháp Viện nhấn mạnh rằng:

“Ngay cả trong thời đại dịch, Hiến pháp không thể bị bỏ quên và lãng quên.”

Quyết định 5-4 cho thấy Thẩm phán mới được xác nhận Amy Coney Barrett đã đứng về phía Đức Cha Nicholas DiMarzio, trong khi Chánh án John Roberts đứng về phía tiểu bang New York cùng với ba thẩm phán cấp tiến.

Trong một tuyên bố hôm thứ Năm 26 tháng 11, Đức Cha Nicholas DiMarzio, Giám Mục Brooklyn cho biết ngài “hài lòng với quyết định của các Thẩm phán tại Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ, là những người đã công nhận sự vi phạm rõ ràng Tu chính án đầu tiên của tiểu bang New York và vấn đề cần được khắc phục khẩn cấp trong trường hợp này”.

“Tôi tự hào được lãnh đạo Giáo phận Brooklyn và đấu tranh cho quyền thờ phượng thiêng liêng và hợp hiến của chúng ta.”

“Các nhà thờ của chúng ta không phải là nguyên nhân của bất kỳ vụ bùng phát nào. Chúng ta đã thực hiện cuộc chiến pháp lý của mình đến mức này vì chúng ta phải được coi là thiết yếu.”


Source:Catholic News Agency
 
Hồng Y Tân Cử Wilton Gregory gây sóng gió khi tuyên bố sẽ cho Biden rước lễ, bất chấp giáo luật 915
Đặng Tự Do
17:13 26/11/2020


Đức Tổng Giám Mục Wilton Gregory của tổng giáo phận Washington DC, người sắp được tấn phong Hồng Y trong vài ngày sắp tới, đã gây thêm sóng gió mới. Trong một cuộc phỏng vấn qua Zoom vào ngày 24 tháng 11 từ nhà trọ Sanctae Marthae của Vatican, nơi ngài bị cách ly trong 10 ngày để đề phòng COVID-19, vị Hồng Y Tân Cử công khai tuyên bố rằng ngài sẽ cho ông Joe Biden được rước lễ trong tổng giáo phận của ngài.

JD Flynn, tổng biên tập của Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, có bài phân tích nhan đề: “Archbishop Gregory says he won’t deny Biden communion. How will Catholics respond?” – “Tổng Giám Mục Gregory nói ngài sẽ không cấm Biden rước lễ. Người Công Giáo sẽ phản ứng ra sao?” Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây.


Đức Tổng Giám Mục của Washington, người sẽ được phong Hồng Y vào cuối tuần này, đã nói với một nhà báo hôm thứ Ba rằng trong tổng giáo phận của ngài, ngài sẽ không từ chối Rước lễ đối với một chính trị gia đã cam kết bảo đảm quyền tiếp cận phá thai trong luật liên bang và cho phép liên bang tài trợ cho việc phá thai. Chính trị gia đó là Joe Biden, người được cho là đã đắc cử tổng thống.

Bình luận của Đức Tổng Giám Mục Wilton Gregory chắc chắn sẽ đặt ra vấn đề về chứng tá ủng hộ sự sống của Giáo hội. Nhưng đối với một số người Công Giáo, nhận xét này cũng có thể đặt ra những câu hỏi liên quan đến sự chân thành của các giám mục Hoa Kỳ đối với chủ đề cải cách giáo hội.

Năm 2004, Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, khi đó là tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin của Giáo Hội, nói với các Giám Mục Hoa Kỳ trong một bản ghi nhớ rằng một chính trị gia Công Giáo “kiên trì vận động và bỏ phiếu cho các dự luật phá thai và an tử” đang dự phần trong việc “thể hiện” và “hợp tác chính thức” với một trọng tội.

Trong trường hợp như vậy, “mục tử của chính trị gia ấy nên gặp anh ta, hướng dẫn anh ta về giáo huấn của Giáo Hội, và thông báo cho anh ta biết rằng anh ta không được lên Rước Lễ cho đến khi anh ta chấm dứt tình trạng tội lỗi khách quan này, và phải cảnh báo anh ta rằng nếu không chấm dứt, anh ta sẽ bị từ chối Thánh Thể,” Đức Hồng Y Ratzinger viết.

Nếu người Công Giáo ấy vẫn tiếp tục phạm tội trọng và vẫn lên rước lễ, “thừa tác viên Thánh Thể phải từ chối trao Mình Thánh Chúa”.

Bản ghi nhớ của Đức Hồng Y Ratzinger là một ứng dụng của điều 915 trong Bộ Giáo luật, trong đó nói rằng những người Công Giáo “cố chấp kiên trì phạm tội trọng thì không được phép rước lễ”.

Tóm lại, bản ghi nhớ của Đức Hồng Y Ratzinger đã hướng dẫn các giám mục cách áp dụng luật của Giáo hội. Hôm thứ Ba, Đức Tổng Giám Mục Gregory cho biết ngài không có kế hoạch làm như vậy.

Một số người Công Giáo sẽ sớm phản đối nhận xét của Đức Tổng Giám Mục Gregory.

Các nhà hoạt động ủng hộ cuộc sống sẽ nói rằng các giám mục nên bênh vực cho những đứa trẻ chưa chào đời và việc phân phát Thánh Thể cho các chính trị gia phò phá thai ngụ ý rằng phá thai không phải là một vấn đề đạo đức nghiêm trọng. Một số người sẽ buộc tội Tổng Giám Mục yêu thích sự chấp thuận của thế tục hơn là chứng tá Phúc âm không dễ dàng được đón nhận.

Tuy nhiên, như lịch sử đã chỉ ra, cũng sẽ có những người Công Giáo khác ca ngợi Đức Tổng Giám Mục Gregory như một nhân chứng cho sự lịch thiệp và khoan dung. Họ sẽ nói rằng không ai nên chính trị hóa Bí tích Thánh Thể, và việc từ chối Rước Lễ không có tính mục vụ, và cũng chẳng thận trọng.

Những người nói như thế sẽ không phải là những người đầu tiên sử dụng ngôn ngữ đó.

Năm 2004, khi các giám mục Hoa Kỳ thảo luận về các chính trị gia phò phá thai và Bí tích Thánh Thể, một Hồng Y trong số họ được giao nhiệm vụ tóm tắt bản ghi nhớ được gửi từ Đức Hồng Y Ratzinger cho các giám mục về chủ đề này, vì rất ít vị nhận được bản ghi nhớ này. Đức Hồng Y đã hạ thấp bản ghi nhớ, nói rằng việc giải quyết vấn đề là tùy thuộc vào quyết định của các giám mục Hoa Kỳ.

“Vấn đề đối với chúng ta không chỉ đơn giản là có thể từ chối không cho rước lễ hay không, nhưng vấn đề là mục vụ một cách khôn ngoan và thận trọng,” vị Hồng Y này nói.

Hồng Y đó là Theodore McCarrick.

Tại cuộc họp mùa xuân năm 2004 của các giám mục Hoa Kỳ, diễn ra ở Denver, McCarrick đã tóm tắt không chính xác các hướng dẫn của Vatican về Rước lễ, bỏ qua các hướng dẫn có tính nguyên tắc của Đức Hồng Y Ratzinger. Dưới ảnh hưởng của McCarrick, các giám mục quyết định cách tốt nhất để giải quyết vấn đề là tuỳ thuộc vào phán quyết cá nhân của các giám mục.

Thật trùng hợp là: Bản ghi nhớ của Đức Hồng Y Ratzinger chỉ được gửi trước cuộc họp cho hai giám mục Hoa Kỳ: McCarrick, và chủ tịch hội đồng giám mục Hoa Kỳ lúc bấy giờ, là Giám mục Wilton Gregory.

Đứng trước các tai tiếng gần đây của McCarrick, những người phò sinh sẽ không phải là những người duy nhất than thở về quyết định của Tổng Giám Mục Gregory đối với Biden. Những người Công Giáo quan tâm đến việc cải cách giáo hội cũng có thể có những lo ngại.

Tổng Giám Mục Gregory được giao nhiệm vụ lãnh đạo Tổng giáo phận Washington sau vụ tai tiếng McCarrick, và trước những câu hỏi nghiêm trọng được đặt ra liên quan đến người tiền nhiệm trực tiếp của ngài, là Đức Hồng Y Donald Wuerl, Tổng Giám Mục Gregory được giao trách nhiệm thúc đẩy tiến trình chữa lành, và ban hành các cải cách, và ngài đã cam kết làm như vậy.

Nhưng những người chỉ trích ngài có thể coi những nhận xét của ngài liên quan đến Biden là một bước lùi trong việc cải cách. Một số người sẽ lập luận rằng Tổng Giám Mục Gregory đang áp đặt phán đoán của chính mình lên trên luật của Giáo hội, và tỏ ra bất chấp đối với các hướng dẫn của Vatican liên quan đến việc áp dụng giáo luật. Họ sẽ nói rằng thực hành này là kiểu chủ nghĩa giáo sĩ khiến vụ tai tiếng McCarrick có thể xảy ra.

Tổng Giám Mục Gregory có thể không nhìn vấn đề đó theo hướng đó, hoặc cũng có thể tin rằng bản thân mình đang bất chấp giáo luật 915. Nhưng nếu các linh mục của ngài nghĩ rằng ngài không tuân thủ nghiêm túc luật giáo hội, chương trình cải cách của ngài có thể bị đe dọa nghiêm trọng.

Đức Tổng Giám Mục Jose Gomez tuần trước cho biết một nhiệm kỳ tổng thống của Biden hứa hẹn “những thách thức nhất định” cho các giám mục Hoa Kỳ. Khi Hồng Y Tân Cử Gregory bắt đầu tranh cãi giáo luật 915, thì tầm ảnh hưởng của những thách thức đó có thể sớm trở nên hiển nhiên.


Source:Catholic News Agency
 
Học thuyết xã hội của Giáo hội mời gọi chúng ta trở thành những tác nhân cho niềm hy vọng
Thanh Quảng sdb
23:51 26/11/2020
Học thuyết xã hội của Giáo hội mời gọi chúng ta trở thành những tác nhân cho niềm hy vọng

Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh tầm quan trọng của việc liên kết sự tưởng niệm, phép rửa và hy vọng, trong thông điệp của ngài gửi tới các tham dự viên của Đại hội hàng năm lần thứ 10 về Học thuyết Xã hội Giáo hội.
(Tin Vatican)

Thứ Năm (26/11/2020), Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một thông điệp video tới những người tham dự viên Đại hội lần thứ mười về Học thuyết Xã hội Giáo hội, diễn ra tại Verona, Ý từ ngày 26 - 29/11.

Gửi lời chào thân ái tới những tham dự viên hiện diện thể lý cũng như trực tuyến, Đức Thánh Cha nhấn mạnh tới phương pháp luận sáng tạo của Đại hội, nhằm thúc đẩy các cuộc gặp gỡ giữa "nhiều người khác nhau trước sự nhạy bén và hoạt động của họ, nhưng tất cả đều qui về một mối là xây dựng công ích."

Một Đại hội đặc biệt
Đức Thánh Cha đã qui sự chú ý đến các hoàn cảnh cụ thể của Đại hội kỷ niệm năm nay, nêu bật cuộc khủng hoảng về sức khỏe vẫn còn đang tiếp diễn gây nên "những vết thương nghiêm trọng cho cá nhân và xã hội."

ĐTC nhắc tới sự vắng mặt đặc biệt của cha Adriano Vincenzi, người điều hợp chín Đại hội trước đây, đã qua đời vào tháng 2 năm 2020.

Nhắc lại sự phục vụ dấn thân của cha Vincenzi, Đức Thánh Cha Phanxicô ca ngợi đặc điểm đặc biệt của ngài là bắt đầu các qui trình mà “người khác sẽ thu gặt thành quả” với niềm hy vọng được gieo vào mầu nhiệm của những điều thiện hảo được gieo trồng.

Hồi nhớ và tương lai
Đức Thánh Cha cho biết chủ đề của năm nay là - "Hồi nhớ về tương lai" - mời gọi mọi người hăng say đi vào lãnh vực sáng tạo hầu cho phép chúng ta "thăng tiến về tương lai."

Đối với các Kitô hữu, Đức Thánh Cha lưu ý, “tương lai có một danh xưng và danh xưng ấy là hy vọng”.

Hy vọng: nhân đức của con tim
Đức Thánh Cha giải thích, hy vọng là “đức tính của một trái tim không chịu khuất mình trong bóng tối”. Một trái tim không bị sa lầy trong quá khứ, không chỉ sống trong hiện tại, nhưng biết “hướng về ngày mai”.

ĐTC nói, ngày mai đối với các Kitô hữu là một “đời sống được cứu chuộc” - niềm vui của ân ban là được gặp gỡ trong tình yêu Ba Ngôi.

Theo ý nghĩa này, là Giáo hội có một triển vọng sáng tạo và hướng về cánh chung, không bị cám dỗ dừng lại trong ký ức, điều mà Đức Thánh Cha mô tả là “một tâm bệnh thiêng liêng”.

Hoài cổ
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: Để rõ thêm cái niềm xác tín và động lực của Kitô giáo không phải là hoài niệm quá khứ, mà là kín múc cái hồi nhớ vĩnh cửu của Thiên Chúa Cha mà sống “đời Bác ái yêu thương”.

ĐTC giải thích thêm: Theo tư tưởng của một văn hào Nga tên là Ivanovic Ivanov thì bản năng của những gì hồi nhớ về Chúa chính là sự Ngài hiện hữu.

Do đó, ký ức được liên kết với bản chất tình yêu và cảm nghiệm trở thành một trong những chiều kích thâm sâu nhất của con người - chứ không phải nỗi nhớ “làm bóp ngẹt khả năng sáng tạo, biến chúng ta thành những con người gỗ đá và độc đoán” - trong các lĩnh vực xã hội, chính trị và giáo hội.

Bí tích Thanh Tẩy, sự sống và kỷ niệm
Đức Thánh Cha Phanxicô khẳng định: Là Kitô hữu, chúng ta được mời gọi sống Bí tích Thanh Tẩy.

Đức Thánh Cha nói: Chúng ta đã “nhận được món quà sự sống hiệp thông với Thiên Chúa, với tha nhân và với các loài thụ tạo.” Cuộc sống của chúng ta chính “là sự sống của Chúa Kitô”, vì vậy chúng ta không thể sống là những kẻ tin vào Chúa, nếu chúng ta không biểu lộ chính sự sống của Ngài ra qua chính cuộc sống của chúng ta!

Vì vậy, được sát nhập vào đời sống tình yêu của Ba Ngôi, chúng ta có khả năng – hồi nhớ về Thiên Chúa. Vì vậy, chỉ có tình yêu mới không làm chúng ta lơ là che63ng mảng, vì chính tình yêu tìm được căn nguyên của nó, được phát sinh trong tình yêu của Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.

Đức Thánh Cha giảng giải: Nhìn theo cách thức này, thì một cách nào đó, toàn bộ cuộc sống của chúng ta phải là “một nghi lễ phụng vụ, một sự hồi nhớ, một kỷ niệm trường cửu về sự Phục sinh quang vinh của Chúa Kitô.”

Sống như những người tin
Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích rằng sống hồi nhớ về tương lai là cam kết với chính mình trong việc làm của Giáo hội là “trở thành sự khởi đầu và là hạt giống cho vương quốc của Thiên Chúa trong vũ hoàn”.

Điều này có nghĩa là sống như những người tín hữu hòa mình vào xã hội, đồng thời “biểu tỏ sự sống của Thiên Chúa mà ta đã lãnh nhận khi chịu Phép Rửa, để ngay từ bây giờ chúng ta có thể biểu tỏ sự sống mai hậu, một cuộc sống hiệp thông với Thiên Chúa Cha, Con và Thánh Thần.” Bằng cách này, chúng ta có thể thắng vượt được cơn cám dỗ không tưởng, làm giảm việc loan báo Tin Mừng, giảm thiểu chúng vào những giới hạn xã hội học, lý thuyết kinh tế hoặc cục bộ chính trị.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Chúng ta cần dấn thân vào thế giới, với sức mạnh và sự sáng tạo của sự sống của Thiên Chúa trong nội tâm chúng ta, để thu hút con tim mọi người và hướng dẫn họ về Tin Mừng của Chúa Giêsu. Bằng cách này, chúng ta có thể trở nên những hạt giống trổ sinh một nền kinh tế mới toàn diện và một thể chế chính trị có khả năng yêu thương”.

Kết thúc thông điệp, Đức Thánh Cha đề cập đến các tác nhân khác nhau của xã hội học tại Đại hội về Học thuyết Xã hội Giáo hội lần này, kêu gọi họ tiếp nối con đường mà cha Adriano Vincenzi đã vẽ vạch ra cho họ thông qua các kiến thức của cha về chủ đề này - một con đường mà Đức Thánh Cha xác tín sẽ đưa dẫn họ thành những con người xây dựng các nhịp cầu nối kết...
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Kitô giáo trong thời gian dịch bệnh
Tomáš Halík, LM Nguyễn Trung Điểm chuyển dịch
09:35 26/11/2020
Kitô giáo trong thời gian dịch bệnh

Thế giới của chúng ta bị bệnh

Tôi không chỉ hiểu là đại dịch của virus Corona, mà còn là tình trạng của nền văn minh của chúng ta. Hiện tượng toàn cầu của đại dịch Corona cho thấy rõ điều này. Nói theo kinh thánh, đây là một dấu chỉ của thời đại.

Vào đầu thời kỳ mùa Chay bất thường này, nhiều người trong chúng ta đã nghĩ rằng dịch bệnh này tạo ra sự cố mất điện ngắn hạn (Blackout), một rối loạn cho quá trình bình thường của xã hội. Chúng ta đã nghĩ rằng bằng cách nào đó chúng ta sẽ lướt thắng mọi thứ và có thể sớm quay lại cách sống cũ. Nhưng nó sẽ không xảy ra theo cách đó. Và sẽ rất tệ hại nếu chúng ta cố gắng làm điều đó. Sau trải nghiệm toàn cầu này, thế giới sẽ không còn như trước – và rõ ràng nó cũng không nên giống như trước nữa.

Điều tự nhiên là trong thời kỳ thảm họa, trước tiên chúng ta quan tâm tìm kiếm của vật chất cần thiết để sống còn. Nhưng "Con người không sống chỉ nhờ bánh", điều này vẫn tiếp tục có giá trị. Bây giờ là lúc để xem xét các mối liên hệ sâu sắc hơn của sự rung chuyển này đối với an ninh của thế giới chúng ta. Quá trình toàn cầu hóa tất yếu rõ ràng đã đạt đến đỉnh điểm: bây giờ chúng ta nhìn thấy „tính tổn thương toàn cầu“ của thế giới toàn cầu hóa.

Giáo hội như một bệnh viện dã chiến

Tình huống này đặt ra thách thức nào cho Kitô giáo, cho Giáo hội - một trong những „tác nhân chơi toàn cầu (Global player)“ đầu tiên - và cho thần học? Giáo hội phải là điều mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô muốn, đó là: "một bệnh viện dã chiến". Với ẩn dụ này, Đức Giáo Hoàng muốn nói Giáo hội không nên tách biệt khỏi thế giới trong "sự cô lập lộng lẫy" thuận tiện, nhưng mà nên vượt ra ngoài ranh giới của mình và giúp đỡ những người bị tổn thương về thể chất, tâm lý, xã hội và tinh thần.

Qua đó, Giáo hội có thể ăn năn thống hối, vì cho đến gần đây cả các đại diện của mình cũng đã gây tổn thương cho con người, nhất là những người yếu thế nhất. Tuy nhiên, chúng ta hãy tiếp tục suy tư về ẩn dụ này - và đối mặt nó với cuộc sống một cách sâu sắc hơn.

Nếu Giáo hội phải là một "bệnh viện", chắc chắn Giáo hội sẽ phải cung cấp các dịch vụ y tế, xã hội và từ thiện, như đã làm từ khi bắt đầu lịch sử Giáo Hội. Tuy nhiên, như một bệnh viện tốt Giáo hội cũng nên thực hiện các nhiệm vụ khác: chẩn đoán ("nhận ra dấu chỉ của thời đại"), phòng ngừa (phòng tránh cho xã hội khỏi nhiễm các loại virus độc hại của sự sợ hãi, thù hận, chủ nghĩa dân túy và chủ nghĩa dân tộc đang lan rộng) và dưỡng bệnh (dùng tha thứ để giải quyết những tổn thương trong quá khứ).

Nhà thờ trống rỗng như dấu chỉ và kêu gọi

Năm ngoái, Nhà thờ Đức Bà Paris đã bị thiêu rụi trước lễ Phục sinh. Mùa chay năm nay không có thánh lễ trong trăm ngàn nhà thờ ở nhiều châu lục và cả ở các hội đường Do Thái và đền thờ Hồi giáo. Là linh mục và nhà thần học, tôi suy tư về những nhà thờ trống rỗng và khép kín. Tôi xem đó là một dấu chỉ của Thiên Chúa và như một lời kêu gọi.

Để hiểu ngôn ngữ của Thiên Chúa trong các sự kiện trong thế giới của chúng ta, đòi hỏi nghệ thuật phân định tinh thần, và điều này đòi hỏi phải có một khoảng cách chiêm niệm đối với những cảm xúc và định kiến được khơi dậy của chúng ta, đối với những dự đoán về nỗi sợ hãi và mong muốn của chúng ta. Trong khoảnh khắc của thảm họa, nổi lên các "điệp viên nằm vùng của một vị Thiên Chúa xấu xa, báo thù"; họ gieo rắc nỗi sợ hãi và và tìm cách đánh bật vốn tôn giáo ra khỏi tình hình để có lợi cho họ. Từ nhiều thế kỷ, tầm nhìn của họ về Thiên Chúa đã như nước trên các máy xay của chủ nghĩa vô thần.

Trong thời kỳ thảm họa, tôi không tìm kiếm một Thiên Chúa đứng sau sân khấu thế giới của chúng ta như một đạo diễn giận dữ, nhưng tôi cảm nhận Ngài như nguồn sức mạnh hoạt động trong những người thể hiện tình yêu thương đoàn kết và hy sinh trong những tình huống như vậy - vâng, cả trong những người không có "động lực tôn giáo". Thiên Chúa là một tình yêu khiêm tốn và kín đáo.

Tuy nhiên, tôi không thể loại bỏ câu hỏi: liệu thời gian các nhà thờ trống rỗng và đóng cửa có nêu lên cho Giáo hội một cái nhìn cảnh báo qua kính viễn vọng vào một tương lai gần: Đây có thể là hình ảnh của phần lớn thế giới chúng ta trong một vài năm. Chẳng lẽ chúng ta chưa được cảnh báo đủ qua tình hình diễn biến ở nhiều quốc gia nơi các nhà thờ, tu viện và chủng viện tiếp tục trống rỗng và đóng cửa sao?

Cho hướng diễn biến này, tại sao chúng ta gán trách nhiệm quá lâu cho những ảnh hưởng bên ngoài ("cơn sóng thần của chủ nghĩa thế tục“) và không muốn thừa nhận là một chương khác trong lịch sử Kitô giáo sắp kết thúc và do đó cần phải chuẩn bị cho chương tiếp theo?

Có lẽ thời kỳ các nhà thờ trống rỗng này chỉ ra một cách tượng trưng sự trống rỗng ẩn giấu của Giáo hội và chỉ ra một tương lai có thể xảy ra nếu Giáo hội không nghiêm túc tìm cách trình bày cho thế giới một dung mạo Kitô giáo hoàn toàn khác.

Chúng ta đã quá lo lắng để „thế giới“ (những người khác) phải hoán cải, hơn là lo cho sự hoán cải của chính chúng ta - không chỉ là một cải tiến „cho tốt hơn“, nhưng là sự chuyển đổi từ quan niệm thụ động „là kitô hữu (être chrétien, Christ sein)“ sang quan niệm năng động "trở nên kitô hữu (devenir chrétien, Christ werden)".

Thời trung cổ, khi Giáo hội đã áp đặt hình phạt của bản án quá mức và hậu quả của "cuộc tổng đình công" toàn bộ guồng máy Giáo hội, ở nhiều vùng miền không có thánh lễ và không cử hành các bí tích, thì mọi người bắt đầu tìm kiếm mối quan hệ cá biệt với Thiên Chúa, "đức tin trần trụi" – các huynh đoàn giáo dân và ơn thần bí đã bùng nổ lớn lao. Sự bùng nổ trong ơn thần bí này chắc chắn đã góp phần cho các cuộc Cải Cách xuất hiện, cả Luther và Calvin, cũng như Cải Cách Công Giáo, liên quan đến Dòng Tên và các nhà thần bí Tây Ban Nha. Có lẽ ngay cả ngày nay, việc tái khám phá sự chiêm niệm có thể bổ sung cho „Tiến trình đồng nghị“ để dẫn đến một Công đồng Cải Cách mới.

Kêu gọi cải cách

Có lẽ chúng ta nên chấp nhận sự chay tịnh thánh lễ và sinh hoạt tôn giáo hiện tại như một kairos (thời gian thuận tiện), như một thời cơ để dừng chân và suy nghĩ sâu xa trước mặt Chúa và với Chúa. Tôi tin rằng đã đến lúc phải suy nghĩ về cách thức chúng ta muốn tiến hành con đường cải cách. Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói về sự cần thiết: không tìm cách trở lại một thế giới không còn tồn tại nữa và cũng không tin tưởng vào các cải cách bên ngoài đơn thuần về cấu trúc, nhưng phải chuyển hướng về cốt lõi của Tin Mừng, một "con đường xuống chiều sâu".

Tôi cho rằng không phải là một giải pháp tốt đẹp: trong thời gian bị cấm các thánh lễ công khai, chúng ta quá nhanh chóng sử dụng các sản phẩm thay thế nhân tạo dưới hình thức phát sóng truyền hình các Thánh lễ. Một chuyển hướng sang "lòng đạo đức ảo", sang "Tiệc ly từ xa" và quỳ gối trước màn hình... thực sự là một điều kỳ lạ. Có lẽ chúng ta nên cảm nghiệm sự thật của lời Chúa Giêsu: "Ở đâu có hai hoặc ba người nhân danh Ta họp lại, thì Ta hiện diện ở giữa họ" (Mt 18,20)

Chúng ta có thực sự nghĩ rằng có thể cân bằng nạn thiếu linh mục ở châu Âu bằng việc nhập khẩu "phụ tùng thay thế" từ các hoàn cảnh xem ra không được xem xét thấu đáo ở Ba Lan, Châu Á và Châu Phi, để giữ cho guồng máy Giáo hội hoạt động chăng? Chắc chắn chúng ta nên coi trọng những gợi ý của Thượng hội đồng Amazon, nhưng đồng thời chúng ta phải tạo ra một không gian rộng lớn hơn cho giáo dân phục vụ trong Giáo Hội. Đừng quên rằng trong nhiều vùng, Giáo hội đã tồn tại hàng thế kỷ mà không có linh mục.

Có lẽ "tình trạng khẩn cấp" này chỉ là một chỉ dẫn đưa đến một hình thức mới của Giáo hội, đã từng có tiền lệ trong lịch sử. Tôi xác tín rằng các cộng đồng Kitô giáo, các giáo xứ, các trường đào tạo, các phong trào Giáo hội và các dòng tu nên tiếp cận lý tưởng mà từ đó các trường đại học châu Âu đã được hình thành: một cộng đồng gồm sinh viên và giáo viên, một trường học khôn ngoan trong đó chân lý được tìm kiếm thông qua tranh luận tự do và chiêm niệm sâu xa. Từ những hòn đảo tu đức và đối thoại như vậy có thể nẩy sinh một sức lực phục hồi cho thế giới bệnh tật.

Một ngày trước khi đắc cử Giáo hoàng, Đức Hồng Y Bergoglio đã trích dẫn một tuyên bố từ sách Khải Huyền: Chúa Kitô đứng ở cửa và gõ cửa. Ông nói thêm: Tuy nhiên, ngày nay, Chúa Kitô gõ cửa từ bên trong Giáo hội và muốn đi ra ngoài. Có lẽ Ngài đang làm điều đó.

Miền Galilea của thời đại chúng ta ở đâu?

Trong nhiều năm, tôi đã suy nghĩ về văn bản nổi tiếng của Friedrich Nietzsche về "con người tuyệt vời" (một anh ngốc, người duy nhất được phép nói sự thật), người tuyên bố "cái chết của Thiên Chúa". Chương này kết thúc khi người tuyệt vời đó đi đến các nhà thờ để xướng bài hát cầu hồn „Requiem aeternam“ và hỏi: „Những nhà thờ này còn là gì nếu chúng không là mồ mả và bia mộ của Thiên Chúa?“. Tôi thừa nhận rằng từ lâu một số hình thức khác nhau của Giáo hội đã nhắc nhở tôi về những ngôi mộ lạnh lùng và tráng lệ của một Thiên Chúa đã chết.

Lễ Phục sinh năm nay, nhiều nhà thờ của chúng ta có thể rỗng người. Ở một nơi nào khác, chúng ta sẽ đọc Tin Mừng về ngôi mộ trống. Nếu sự trống rỗng của nhà thờ nhắc chúng ta nhớ đến một ngôi mộ trống, chúng ta không nên bỏ lỡ tiếng nói từ phía trên: „Ông ấy không có ở đây. Ông ấy đã sống lại. Ông ấy đi đến Galilêa trước các bạn". Gợi ý suy niệm cho lễ Phục sinh kỳ lạ này là: Galilêa của ngày hôm nay ở đâu, chúng ta có thể gặp gỡ Chúa Kitô sống động ở đâu?

Các nghiên cứu xã hội học cho chúng ta biết rằng trong thế giới của chúng ta, „người ở quê mình“ trở nên ít hơn (cả những người hoàn toàn đồng hóa mình với một hình thức tôn giáo truyền thống, cũng như những người theo thuyết vô thần giáo điều) và „người tìm kiếm“ trở nên nhiều hơn. Tuy nhiên, bên cạnh đó, gia tăng số lượng người „vô tín ngưỡng“ - những người dửng dưng với vấn đề tôn giáo và với những câu trả lời truyền thống.

Dòng phân rẽ chính không còn chạy giữa những người xưng mình là tín hữu và những người cho mình là người không tin. „Người tìm kiếm“ có trong những tín hữu (những người không xem đức tin là tài sản thừa kế, nhưng xem đức tin là một con đường), và họ cũng có trong số những người không tin, họ không chấp nhận tín ngưỡng tôn giáo trong môi trường xung quanh họ, nhưng họ vẫn khao khát một suối nguồn có thể làm dịu cơn khao khát ý nghĩa của họ.

Tôi tin chắc rằng "Galilêa của ngày hôm nay" chính là thế giới của những người tìm kiếm, là nơi con người đến để tìm kiếm Thiên Chúa, Đấng đã trải qua cái chết.

Việc tìm kiếm Chúa Kitô nơi những người tìm kiếm

Thần học giải phóng đã dạy chúng ta tìm kiếm Chúa Kitô nơi những người bên lề xã hội; tuy nhiên, cũng cần phải tìm kiếm Người nơi những người bên lề trong Giáo hội; nơi những người "không đi với chúng ta". Nếu chúng ta muốn vào đó với tư cách là môn đệ của Chúa Giêsu, trước tiên chúng ta phải từ bỏ nhiều việc.

Chúng ta phải từ bỏ những ý tưởng về Chúa Kitô trước đây. Qua kinh nghiệm cái chết, Đấng Phục sinh thay đổi tận gốc. Như chúng ta đọc trong Tin Mừng, ngay cả những người thân yêu của Chúa Giêsu cũng không thể nhận ra Người. Chúng ta không phải tin tất cả mọi điều được báo cáo lại cho chúng ta. Chúng ta có thể nhấn mạnh rằng chúng ta muốn chạm vào vết thương của Người. Ngày nay ở đâu chúng ta chắc chắn gặp Người hơn hết, nếu không ở nơi những vết thương của thế giới và nơi những vết thương của Giáo hội, nơi những vết thương của cơ thể mà Người đã tự mang vào mình?

Chúng ta phải từ bỏ ý định chiêu mộ tín đồ mới. Vì thế, chúng ta không được phép bước vào thế giới của những người tìm kiếm để „cải đạo“ họ và càng sớm càng tốt nhốt họ vào ranh giới về thể chế và tinh thần hiện có trong Giáo hội chúng ta. Chúa Giêsu, Đấng „đi tìm con chiên lạc của nhà Israel“, cũng đã không dẫn họ vào các cấu trúc thuở đó của đạo Do Thái. Người biết rằng rượu mới phải được đổ vào bình mới.

Từ kho tàng truyền thống được giao phó cho chúng ta, chúng ta muốn lôi ra những điều mới cũng như cũ, để biến chúng thành một phần của cuộc đối thoại với những người tìm kiếm; một cuộc đối thoại trong đó chúng ta có thể và nên học hỏi lẫn nhau. Chúng ta nên học cách mở rộng triệt để những giới hạn chúng ta hiểu biết về Giáo hội. Trong đền thờ của Giáo hội, nếu chỉ quảng đại mở cửa „sân trước cho người ngoại đạo“ thì không đủ nữa. Chúa đã gõ cửa "từ bên trong" và Người đã đi ra ngoài - và nhiệm vụ của chúng ta là tìm Người và theo Người. Chúa Kitô đã đi xuyên qua cánh cửa mà chúng ta đã khóa vì sợ người khác. Người đi ngang qua bức tường mà chúng ta ẩn náu phía sau, Người mở cho chúng ta một căn phòng có chiều rộng và độ sâu khiến chúng ta choáng váng.

Ngay khi bắt đầu lịch sử, Giáo hội sơ khai gồm người Do Thái và dân ngoại đã chứng kiến việc phá hủy đền thờ nơi Chúa Giêsu cầu nguyện và dạy dỗ các môn đệ của mình. Người Do Thái khi đó đã tìm thấy một câu trả lời can đảm và sáng tạo: bàn thờ của ngôi đền bị phá hủy được thay thế bằng bàn của gia đình Do Thái; các điều khoản hiến tế được thay thế bằng các điều khoản cho lời cầu nguyện riêng hoặc chung; của lễ hiến tế và của lễ đẫm máu được thay thế bằng của lễ của đôi môi, của tư tưởng và của con tim, của lời cầu nguyện và học hỏi Kinh thánh. Cũng trong khoảng thời gian đó, Kitô giáo sơ khai bị người ta đuổi ra khỏi hội đường, đang tìm kiếm căn tính mới. Trên sự đổ nát của các truyền thống, người Do Thái và Kitô hữu đã học hỏi để đọc lại và giải thích mới sách luật và các tiên tri. Phải chăng ngày nay chúng ta đang ở trong một tình huống tương tự?

Chúa trong tất cả mọi sự

Khi Roma sụp đổ vào ngưỡng cửa thế kỷ thứ năm, nhiều người đã có một lời giải thích nhanh chóng: đối với người ngoại giáo, sự sụp đổ của Roma là sự trừng phạt của các vị thần vì Roma đã chấp nhận Kitô giáo, và đối với Kitô hữu sự sụp đổ là hình phạt của Thiên Chúa đối với một Roma vẫn không ngừng là con điếm của Babylon. Thánh Augustinô đã bác bỏ cả hai cách giải thích trên: trong thời kỳ biến động này, ông đã phát triển thần học về cuộc đấu tranh vĩnh cửu của hai "đế quốc": không phải là Kitô hữu và người ngoại giáo, mà là hai "tình yêu" sống trong trái tim con người: lòng tự ái, làm cho con người vẫn khép kín trước siêu việt (amor sui usque ad contemptum Dei) và tình yêu hiến thân nhờ đó tìm thấy Thiên Chúa (amor Dei usque ad contemptum sui). Phải chăng thay đổi của thời đại văn minh này kêu réo một nền thần học mới của lịch sử hiện đại và một sự hiểu biết mới về Giáo Hội?

Nhà thần học chính thống Evdokimov dạy: "Chúng tôi biết Giáo hội ở đâu, nhưng chúng tôi không biết nơi nào không có Giáo Hội". Có lẽ các từ ngữ về Công Giáo và Đại kết được Công đồng cuối cùng nêu lên phải mang một nội dung mới và sâu sắc hơn: Thời gian đã đến cho một nền Đại Kết rộng hơn và sâu hơn, cho việc "tìm kiếm Thiên Chúa trong tất cả mọi sự" một cách can đảm hơn.

Chúng ta có thể xem mùa Chay với nhà thờ trống rỗng và thinh lặng này như một điều tạm thời ngắn ngủi, mà chúng ta sẽ sớm quên. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể xem nó như một kairos - như một thời gian "đi xuống chiều sâu" và tìm kiếm một bản sắc mới của Kitô giáo trong một thế giới đang thay đổi tận gốc trước mắt chúng ta. Đại dịch hiện nay chắc chắn không phải là mối đe dọa toàn cầu duy nhất mà thế giới của chúng ta đang đối mặt và sẽ phải đối mặt.

Chúng ta hãy xem thời gian Phục Sinh sắp tới như một lời mời gọi tìm kiếm Chúa Kitô cách mới mẻ. Chúng ta đừng tìm kiếm người sống giữa những người chết. Chúng ta hãy tìm kiếm Người một cách can đảm và kiên trì, và chúng ta đừng bị nhầm lẫn khi Người có vẻ như là một người xa lạ với chúng ta. Chúng ta sẽ nhận ra Người nơi những vết thương của Người, nơi giọng nói khi Người nói với chúng ta một cách quen thuộc, nơi Thần Trí của Người, Thần Trí mang lại hòa bình và xua tan nỗi sợ hãi.

Tomáš Halík (sinh năm 1948) là giáo sư xã hội học tại Karls-University ở Prague, chủ tịch của Học viện Kitô giáo Séc và là tuyên úy của cộng đồng đại học Prague. Thời cộng sản, ông đã hoạt động trong "Giáo hội hầm trú". Ông đã nhận được giải thưởng Templeton và bằng tiến sĩ danh dự của Đại học Oxford.
 
Chăm sóc Mục tử, đặc biệt quan tâm đến các Linh mục đang gặp khó khăn
Lm. Xuân Hy Vọng chuyển ngữ:
09:51 26/11/2020
Hội luận dành riêng cho toàn thể Giám mục Á Châu về việc: Chăm sóc Mục tử, đặc biệt quan tâm đến các Linh mục đang gặp khó khăn

(theo Tư liệu FABC số 122, trích chương V được phát hành vào tháng 11 năm 2007)

V. CÔNG BỐ CHUNG CUỘC

Văn phòng Giáo sĩ FABC đã tổ chức Hội thảo Quốc tế dành cho các Giám mục Á Châu từ 27/8 đến 31/8/2007 tại Trung tâm Dòng Chúa Cứu Thế, Pattaya, Thái Lan, nhằm thảo luận vai trò, trách nhiệm của Giám mục trong việc chăm sóc giáo sĩ, đặc biệt những linh mục đang trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. 74 tham dự viên, bao gồm một Hồng Y, 68 Tổng Giám mục và Giám mục, cùng với 7 diễn giả chuyên môn đã tham gia hội thảo. Hội thảo nêu ra ba mục tiêu: 1) giúp Giám mục suy tư về căn tính và tôn chỉ của sứ vụ linh mục trong bối cảnh Á Châu, 2) hỗ trợ các ngài xác định những trở ngại mà linh mục đang đối diện trong cuộc sống cũng như trong mục vụ, 3) giúp đỡ Giám mục trong việc quan tâm, săn sóc hơn nữa các linh mục trong tình cảnh khó khăn về những mối tương quan với bản thân, với giáo dân và người khác, với Giám mục, và với chính Thiên Chúa. Cuộc hội thảo được khai mạc do Đức Khâm sứ Toà Thánh, Tổng Giám mục Salvatore Pennacchio. Ngài nhắn gửi tình gắn kết thân thiết cũng như tinh thần hiệp nhất của Đức Thánh Cha đến với mọi tham dự viên, ngõ hầu cùng nhau cân nhắc các chủ đề hệ trọng đối với đời sống của Giáo hội.

Và sau đây là bản công bố chung cuộc từ tất cả Giám mục với vai trò tham dự viên:

Là những Giám mục, chúng tôi ý thức rõ vai trò chăn dắt đoàn chiên trong Giáo hội, xác định trách nhiệm của mình khi chăm sóc toàn thể Giáo phận nhằm diễn tả tình mến đặc biệt dành cho các linh mục, những cộng sự viên mục vụ gần gũi nhất của chúng tôi. Suốt buổi thảo luận, chúng tôi càng xác tín hơn về tính cấp bách của việc đào tạo trường kỳ diễn tiến dành cho các linh mục, ngõ hầu họ được thăng tiến trong ơn gọi và sống trung thành với lời cam kết thực thi sứ mệnh.

Chúng tôi hết lòng cảm kích các cộng sự viên-linh mục, nhiều vị trong số này đang phục vụ tại những nơi hoàn cảnh khó khăn và đầy cam go. Trong bối cảnh Châu Á hiện nay, nhu cầu đòi hỏi các linh mục ngày càng nhiều, và có thể dẫn tới kiệt sức, lao lực. Nhưng chúng tôi cảm thấy thôi thúc trong vai trò hỗ trợ mọi linh mục thực hiện sứ vụ một cách vui tươi và hữu hiệu, luôn noi theo gương sáng của Vị Mục Tử Tốt Lành.

1. Hoàn cảnh

Linh mục tại Châu Á đang phải nếm trải chung một nỗi lo âu lo, căng thẳng mà chính xã hội chúng ta cũng trải qua do sự thay đổi văn hoá nhanh chóng, do các thế lực thế gian, hoà lẫn trong chủ nghĩa khoái lạc và lối nhìn về cuộc đời mang tính chủ thuyết tiêu thụ chi phối. Hơn nữa, họ phải đối mặt với biết bao thử thách nảy sinh từ các quan niệm biến thiên về căn tính cũng như sứ mệnh của linh mục trong thế giới hiện đại, và tính phức tạp ngày càng tăng trong hoàn cảnh mục vụ. Không ít vị đã sống cô lập giữa nhiều bối cảnh xã hội khác nhau, chịu áp lực quá nhiều từ công việc, đôi khi rơi vào tình cảnh mâu thuẫn, thỉnh thoảng cảm thấy mọi đóng góp của bản thân không được công nhận xứng đáng.

Suy tư về tất cả nan giải của linh mục, chúng tôi đặc biệt chú ý đến các vị đang phục vụ trong tình cảnh bệnh hoạn, giữa những căng thẳng về thể lý/tâm lý/tâm linh, và một số hoàn cảnh nghiêm trọng khác. Những điều này có lẽ bắt nguồn từ thời niên thiếu hoặc do trải nghiệm cuộc sống trước đây, mà chưa thật sự được chữa lành trong suốt thời kỳ đào tạo, hoặc những tổn thương khi thực hiện sứ vụ vẫn còn hằn sâu trong tâm trí. Nạn nghiện ngập và thói quen tiêu cực mà đương sự day dưa, cho phép nó trói buộc họ như: nghiện rượu, ma tuý, xem TV, tích trữ thiết bị công nghệ, hoặc những mối quan hệ không lành mạnh; chúng sẽ vét hết nguồn lực tâm linh và lấy đi mọi hiệu năng cho công việc tông đồ. Các vấn nạn này xảy ra có thể do thiếu vắng tình thân gắn kết giữa linh mục với giám mục, cho dù thất bại đến từ phía nào đi chăng nữa.

2. Xác tín của Chúng tôi

Tuy nhiên, còn có rất nhiều cơ hội chữa lành và làm sáng tỏ căn tính-sứ mệnh nơi mỗi thời kỳ trưởng thành của linh mục. Vì thế, khởi đầu với việc chọn lựa ứng viên trẻ vào chủng viện thì cần phải thận trọng, và hết sức hợp tình khi tin rằng tâm lý của những ứng viên mới này chắc hẳn được quân bình, có động lực thiêng liêng để bước vào đời sống dấn thân phục vụ Chúa và dân Người.

Suốt nhiều năm đào tạo, họ chín chắn qua việc am hiểu đúng đắn về sứ vụ linh mục, sàn lọc mọi động lực, mỗi ngày thăng tiến trong niềm tín thác và gắn kết thân tình với Đức Ki-tô. Họ hướng nhìn lên Người như vị Thầy chí Thánh và là Đấng dẫn dắt, Người là nguồn linh hứng vững chắc và đầy quyền năng, nâng đỡ họ mỗi khi đối diện với mọi thách đố cuộc đời. Họ luôn phải khắc ghi lời trong Thư gửi tín hữu Do Thái:“Vị Thượng Tế của chúng ta chẳng phải là Đấng không biết cảm thương những nỗi yếu hèn của ta. Trái lại, Người đã chịu thử thách về mọi phương diện cũng như ta, nhưng không phạm tội”(Dt 4, 15). Linh mục không ngừng nỗ lực lớn lên để ngày càng trở nên giống Đức Ki-tô - người trọn hảo, cho tới khi Người trở thành tâm điểm của đời sống họ.

Các chủng sinh trẻ cần tạo điều kiện cho ban đào tạo huấn luyện, phải rõ ràng với chính mình, năng nỗ học hỏi trong mọi ngành cũng như truyền thống đạo đức của Giáo hội. Họ cần phát triển trí tuệ, cũng như thói quen đọc sách, mà nó sẽ giúp họ kiên định trong những năm sau này, ngay cả giữa các sinh hoạt căng thẳng và vẫn hết lòng phục vụ giáo dân hết mình.

Tuy nhiên, hầu hết chúng nhận ra rằng Giám mục và linh mục là những người của niềm hiệp thông. Trong suốt thời gian đào tạo ở chủng viện, họ biết tới cung cách sống và chia sẻ cộng đoàn, và nó đã giúp họ phát triển các kỹ năng suy luận, cũng như khả năng đối thoại. Để rồi họ biết vận dụng kỹ năng này cho đời sống gắn kết thân thiết với anh em linh mục mà họ cùng sống và làm việc. Bởi vì tình thân hữu ấm áp giữa Linh mục đoàn, với các linh mục và Giám mục luôn thấm đượm sức mạnh chữa lành, tiếp thêm động lực và nâng đỡ nhau. Trong Linh mục đoàn như một gia đình, các cha sẽ tìm thấy sự khích lệ, hỗ trợ, và góp ý sửa đổi trong tình đệ huynh mà họ cần đến trong mọi trạng huống sống. Tuy nhiên, bầu khí thân tình này phải được cần mẫn kiến tạo và không ngừng dưỡng nuôi, ngõ hầu kiên định chống lại mọi cám dỗ dẫn đến rạn nứt, chia rẽ tình huynh đệ và phá vỡ hiện trạng tự cô lập.

Sứ vụ linh mục ngày nay dấn thân sâu rộng vào nhiều hình thức phục vụ khác nhau, nhưng tính hợp lệ của nó phải được Giáo hội địa phương chuẩn nhận. Tuy vậy, đừng bao giờ thử tạo rủi ro tách biệt bản thân ra khỏi những việc thiêng liêng. Các nền văn minh Á Châu luôn mang bản sắc giá trị tinh thần, chú trọng đến mục đích thiêng liêng hơn vật chất, luôn hy sinh quên mình ở tầm mức cao và kiên trì chịu đựng mọi hình thái khổ hạnh khác nhau, nhưng vẫn nuôi dưỡng lòng kính trọng người lớn, gắn bó với cộng đoàn và những truyền thống. Các linh mục trẻ đảm nhiệm vai trò nào đó thường phớt lờ giới hạn khôn ngoan bản thân, và không tuân giữ kỷ luật thiêng liêng, hay bỏ qua những hướng dẫn của các bậc tiền bối dày dặn kinh nghiệm truyền lại. Trên thực tế, suốt thời gian đầu của sứ vụ, chính Giám mục là người đồng hành, gần gũi và trợ giúp linh mục trưởng thành trong niềm tận tuỵ, quảng đại phục vụ hơn.

Nhưng thời gian cứ thế trôi, họ phải chịu trách nhiệm lớn lao về mức độ chín chắn của mình qua các phẩm hạnh tư tế, gương chứng tá Tin Mừng, thái độ trầm tĩnh, giao tế xã hội, trong sạch, tinh thần cán đáng và có khả năng kết nối tự nhiên với mọi thành phần giáo dân, cũng như hăng hái rao truyền sứ điệp Phúc Âm với niềm xác tín. Các linh mục được khích lệ nỗ lực thực hiện tác vụ tông đồ, được hỗ trợ đánh giá bản thân cũng như các hoạt động của mình, và được giúp đỡ học hỏi ngay cả từ những kinh nghiệm tiêu cực.

Có lúc cá nhân linh mục sẽ cần trợ giúp chuyên môn nhằm vượt qua tổn thương mà họ đã tiếp nhận qua những hoàn cảnh gắng sức, cũng như mọi thứ dễ giải bước vào đời sống họ mà thiếu cảm thức trách nhiệm tương ứng. Gần đây, không thiếu những cáo buộc chống lại giáo sĩ đã khiến thế giới đảo điên. Vì vậy, thật hết sức quan trọng khi phải tận dụng mọi biện pháp thích hợp nhằm phòng tránh các sự cố chẳng mấy vui vẻ đó xảy ra, và đảm bảo tiếp tục chăm sóc những linh mục đang trong hoàn cảnh thất bại tương tự. Mọi suy tư từ tất cả chuyên khoa hành xử mang lại đều có giá trị lớn lao. Tuy nhiên, chúng ta tin chắn rằng những ứng viên được chọn dẫn dắt phải có nền tảng dựa trên tôn chỉ Ki-tô giáo về con người và tuân theo mọi giáo huấn của Giáo hội. Chúng ta cũng được thừa hưởng từ sự khôn ngoan thực tiễn dựa trên vô số cảm nghiệm của Giáo hội và những truyền thống đạo đức của cộng đoàn Ki-tô giáo.

3. Các Đề xuất của chúng tôi

1. Chủng viện là tâm điểm của Giáo phận, vì thế Giám mục nên thăm viếng chủng sinh định kỳ, tạo cơ hội gặp gỡ trực tiếp khi có thể được, động viên ban đào tạo và bàn thảo với họ về những vấn đề hệ trọng trong việc đào tạo chủng sinh.

2. Cám linh mục tìm đến sức mạnh thiêng liêng mà họ cần qua đời sống cầu nguyện, đặc biệt nơi Thánh Thể; để họ trung thành với Kinh Thần Vụ, và tập quán đạo đức truyền thống khác như suy niệm, đọc sách thiêng liêng, xét mình, lòng sùng kính Đức Mẹ bất kể lúc nào có thể thực thiện được trong cộng đoàn. Đôi lúc cần những khoảnh khắc cầu nguyện cá nhân mãnh liệt ngay cả giữa các hoạt động mục vụ; tạo địa điểm, thời gian thinh lặng nguyện cầu trong Giáo phận, ngõ hầu giúp các linh mục có mối thân tình sâu đậm với Thiên Chúa hơn. Về phần giáo dân, họ được khuyến khích cầu nguyện cho các linh mục.

3. Những buổi tĩnh tâm, gặp gỡ thiêng liêng, hội luận và thường huấn được tổ chức định kỳ cũng như mời các linh hoạt viên có năng lực tốt, điều phối những sự kiện mang lại lợi ích cho tham dự viên. Cần chuyên tâm học hỏi các văn kiện Giáo hội như Tông huấn Pastores Dabo Vobis, Pastores Gregis, và Kim chỉ nam cho Đời sống và Sứ vụ Linh mục.

4. Một khoá học đào tạo trường kỳ cần được chuẩn bị hết sức chu đáo và thiết thực giúp các linh mục canh tân trong đời sống tu đức, và khoá học này nên được tổ chức tại mỗi Giáo phận/giáo miền; các khoá học bồi dưỡng thần học cũng như chuyên ngành khác nên được tổ chức theo nhóm đối tượng khác nhau, dựa trên tuổi đời hay kinh nghiệm hay bản chất của sứ vụ, nhằm hỗ trợ các linh mục tự cập nhật, có thêm năng lực, cũng như tìm ra động lực mới mẻ trong sứ vụ của mình. Tại những nơi chưa có Liên hiệp Tông đồ Giáo sĩ thì cần được thiết lập, và Liên hiệp này tiếp sức cho những nơi đã-đang mất đi tính sinh động nguyên thuỷ của nó.

5. Phải tạo dịp lãnh nhận Bí tích Hoà giải thường xuyên và nên mời các cha giải tội đầy kinh nghiệm đến hỗ trợ.

6. Các cha linh hướng và Tư vấn viên chuyên môn phải có mặt sẵn sàng tại Giáo phận/Giáo tỉnh, để linh mục dễ dàng tiếp cận với những vị vừa trưởng thành về mặt tu đức mà còn sở hữu chuyên môn tương xứng. Cần nỗ lực huấn luyện nhân sự cho mọi nhu cầu khác nhau của Giáo phận như: kỹ năng quản trị, quan hệ giữa người với người, kinh nghiệm mục vụ phòng mạch, hoặc những linh mục có thể đồng hành tư vấn cho anh em linh mục khác.

7. Phải tổ chức các chương trình Định hướng Mục vụ dành cho tân linh mục trong suốt thời kỳ thuyên chuyển đến đời sống giáo xứ.

8. Linh mục nuôi dưỡng quan hệ thân thiết giữa họ, thăm viếng các anh em linh mục lân cận, hợp tác-động viên nhau trong sứ vụ, khi cần thì khuyên giải-sửa lỗi nhau; chia sẻ niềm vui cũng như nỗi buồn với nhau trong mọi trạng huống cuộc đời. Giám mục sẵn sàng có mặt mỗi khi linh mục trong Giáo phận liên lạc, thăm viếng họ, và dành thời giờ cho họ khi cần.

9. Phải soạn thảo sổ tay hướng dẫn cấp Giáo phận về những vấn đề nghiêm trọng liên quan đến các linh mục đang trải qua trong cuộc sống cũng như trong sứ vụ như: hành vi lạm dụng tình dục bất xứng, quản trị tài chính kém, những tình trạng nghiện ngập (rượu, ma tuý,…). Các linh mục mắc phải này cần được hỗ trợ tại điểm điểm thích hợp, nhằm giúp họ cải thiện tốt hơn.

10. Văn phòng Giáo sĩ trực thuộc FABC (FABC-OC) tổ chức các chương trình dành cho linh mục, nhà đào tạo và cho những ai có trách vụ giúp đỡ những linh mục trong mọi hoàn cảnh khó khăn.

● Thuyết trình viên chuyên môn bao gồm: ĐTGM Evarist Pinto từ Pa-kis-tan, ĐTGM Peter Fernando từ Ấn Độ, ĐTGM Ferdinando Capalla và Orlando Quevedo, OMI từ Phi-luật-tân, Gm. Vianney Fernando từ Sri Lan-ka, cùng với các cha Vimal Tirimanna, CSsR, Francis Jayapathy, SJ, và Lawrence Pinto, MSIJ, Thư ký điều hành Văn phòng Giáo sĩ trực thuộc FABC.


TƯ LIỆU FABC:
109. Missio Inter Gentes: Towards a New Paradigm in the Mission Theology of the Federation of Asian Bishops’ Conferences [tạm dịch: Sứ mệnh Truyền giáo Giữa các Dân tộc: Hướng tới một Hệ luận Mới trong Thần học Truyền giáo của Liên Hội đồng Giám mục Á Châu] do Jonathan Yun-ka Tan biên soạn, 2004.
110. Gia đình trong Truyền thông; Truyền thông trong Gia đình, do Văn phòng Truyền thông Xã hội trực thuộc FABC biên soạn, 2004.
111. Tài liệu Chung cuộc, Hội nghị Khoáng đại FABC lần thứ 8, “The Asian Family towards a Culture of Integral Life” [tạm dịch: “Gia đình Châu Á hướng tới một nền Văn hoá của Đời sống Đoan chính”], 2004.
112. Tự do Tôn giáo trong Bối cảnh Châu Á, được Văn phòng Quan tâm về Thần học trực thuộc FABC biên soạn, 2004.
113. Các Cộng đoàn Ki-tô giáo Nhỏ bé Thúc đẩy Đời sống Gia đình, do Lm. Arthur Pereira và Wendy Louis biên soạn, 2005.
114. Tổ chức khoá học cho việc Đối thoại với Hồi giáo, được Văn phòng Giáo dục và Tuyên uý Sinh viên trực thuộc FABC biên soạn, 2005.
115. Inculturation in Asia: Directions, Initiatives and Options [tạm dịch: Hội nhập văn hoá tại Á Châu: Định hướng, Sáng kiến và Lựa chọn], do James H. Kroeger, MM, biên soạn, 2005.
116. Vai trò của Tu sĩ trong việc Xây dựng Giáo hội Địa phương, được Văn phòng Đời sống Thánh hiến trực thuộc FABC biên soạn, 2005.
117. The Second Vatican Council and the Church in Asia [tạm dịch: Cộng đồng Va-ti-can II và Giáo hội tại Á Châu], do James H. Kroeger, MM, biên soạn, 2006.
118. Hôn nhân Liên tôn trong Bối cảnh Á Châu Đa thuyết: Những Thách đố, Suy tư Thần học và Phương thức tiếp cận Mục vụ, được Văn phòng Quan tâm về Thần học trực thuộc FABC biên soạn, 2006.
119. Jesus Christ the Way to the Father: The Challenge of the Pentecostals [tạm dịch: Đức Giê-su Ki-tô, Chính lộ đến với Chúa Cha: Thách đố của Giáo phái Hiện xuống], do John Mansfold Prior, SVD biên soạn, 2006.
120. Trân trọng Sự sống trong Bối cảnh Á Châu, được Văn phòng Quan tâm về Thần học trực thuộc FABC biên soạn, 2007.
121. Tư vấn mang đậm nét Á Châu về Tính Hoà hợp thông qua Hoà giải – Feisa VII, được Văn phòng Phát triển Con người trực thuộc FABC biên soạn, 2007.
 
Tân chỉ nam huấn giáo chương IV: Việc Đào Tạo Giáo Lý Viên
Phaolo Phạm Xuân Khôi
11:35 26/11/2020
CHƯƠNG IV: Việc Đào Tạo Giáo Lý Viên

1. BẢN CHẤT VÀ MỤC TIÊU CỦA VIỆC ĐÀO TẠO GIÁO LÝ VIÊN

130. Qua nhiều kỷ nguyên, Hội Thánh chưa từng bao giờ lơ là việc dành ưu tiên cho việc đào tạo giáo lý viên. Ngay từ thủa ban đầu của Kitô giáo, việc đào tạo, vốn dưới hình thức kinh nghiệm, xoay quanh cuộc gặp gỡ sống động với Đức Chúa Giêsu Kitô, được rao giảng cách xác thực và làm chứng trong đời sống. Phẩm cách của nhân chứng đã trở nên đặc điểm nổi bật của toàn thể tiến trình đào tạo, vốn từ từ giới thiệu người tín hữu vào mầu nhiệm đức tin của Hội Thánh. Trên hết mọi sự, ở một thời kỳ như hiện nay, điều quan trọng là cần phải nghiêm túc kể đến sự thay đổi nhanh chóng về xã hội và tính đa nguyên của các nền văn hóa, với những thách đố nảy sinh từ đó. Tất cả những điều này làm nổi bật sự kiện là việc đào tạo giáo lý viên đòi hỏi một sự chú ý đặc biệt bởi vì chất lượng của các sáng kiến mục vụ cần được liên kết với những người tạo ra chúng. Trước sự phức tạp và những đòi hỏi của thời đại mà chúng ta đang sống, việc các Hội Thánh địa phương phải dành đủ năng lực và tài nguyên cho việc đào tạo giáo lý viên là điều thích hợp.

131. Đào tạo là một tiến trình không ngừng mà, dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần và trong cung lòng sống động của cộng đồng Kitô hữu, giúp người đã được rửa tội thành hình, nghĩa là biểu lộ căn tính sâu sắc nhất của mình như một người con của Thiên Chúa trong sự hiệp thông sâu xa với anh em mình. Công việc của các hoạt động đào tạo như một sự biến đổi của con người, là kẻ nội tâm hóa sứ điệp Phúc Âm trong cuộc sống và bằng một cách nào đó để cho sứ điệp này trở thành ánh sáng và sự hướng dẫn cho đời sống trong Hội Thánh và sứ vụ của người mình. Nó là một tiến trình, xảy ra tận đáy lòng của giáo lý viên, chạm đến sự tự do của họ và không thể đơn thuần bị thu gọn thành lời chỉ dạy, khích lệ luân lý hay những kỹ thuật mục vụ được cập nhật hóa. Việc đào tạo, cũng là điều sẵn có về chuyên môn của con người, trước hết là một công việc khôn ngoan mở lòng ra cho Thần Khí của Thiên Chúa, là Đấng, nhờ việc sẵn lòng của các tham dự viên và quan tâm từ mẫu của cộng đồng, làm cho người đã được rửa tội trở nên đồng hình đồng dạng với Đức Chúa Giêsu Kitô, đúc trong tâm hồn họ dung nhan Người như Chúa Con (x. Gal 4:19), được Chúa Cha sai đến để rao giảng sứ điệp cứu rỗi cho người nghèo (x. Lc 4:18).

132. Việc đào tạo trước hết đặt ra mục tiêu của nó là làm cho các giáo lý viên ý thức rằng như những người đã được rửa tội họ là những môn đệ truyền giáo thật sự, nghĩa là những tham dự viên tích cực vào việc Phúc Âm hóa, và trên căn bản này, được Hội Thánh ban quyền để thông truyền Tin Mừng cùng đồng hành và giáo dục các tín hữu trong đức tin. Như thế, việc đào tạo các giáo lý viên giúp phát triển những kỹ năng cần thiết để thông truyền đức tin và để đồng hành với anh chị em mình trong sự phát triển của họ. Mục tiêu quy Kitô của huấn giáo hình thành toàn thể việc đào tạo giáo lý viên và đòi hỏi rằng họ có thể hướng dẫn cuộc hành trình dạy giáo lý một cách nào đó để làm nổi bật tính trung tâm của Đức Chúa Giêsu Kitô trong lịch sử cứu độ.

2. CỘNG ĐỒNG KITÔ HỮU LÀ NƠI ƯU TUYỂN CỦA VIỆC ĐÀO TẠO

133. “Cộng đồng Kitô hữu là nguồn gốc, địa điểm và mục tiêu của việc dạy giáo lý. Việc rao giảng Tin Mừng luôn luôn bắt đầu với cộng đồng Kitô hữu và mời gọi người ta hoán cải cùng đi theo Đức Kitô. Cũng chính cộng đồng này đón chào những người muốn biết Chúa hơn và thấm nhuần chính mình bằng đời sống mới”.[1] Đây là cung lòng mà ở đó, đối với một số phần tử, ơn gọi đặc biệt để phục vụ như giáo lý viên được phát sinh và lớn lên, là một cộng đồng thật sự, phong phú với những hồng ân và cơ hội, nhưng không tránh khỏi những giới hạn và yếu đuối. Trong thực tại của cộng đồng này, một người kinh nghiệm cụ thể về lòng thương xót của Thiên Chúa, thực thi việc chấp nhận lẫn nhau và sự tha thứ được làm cho khả thi. Cộng đồng vốn kinh nghiệm sức mạnh của đức tin và có thể sống cùng làm chứng cho tình yêu, rao giảng và giáo dục hoàn toàn cách tự nhiên. Như thế, nơi hoàn thành việc đào tạo giáo lý viên là cộng đồng Kitô hữu, trong sự đa dạng của các đặc sủng và tác vụ của nó, như môi trường thông thường trong đó một người học và sống đời sống đức tin.

134. Trong khung cảnh cộng đồng có một vai trò đặc biệt thuộc về một nhóm giáo lý viên: trong đó cuộc hành trình đức tin và kinh nghiệm mục vụ được chia sẻ cùng các linh mục; căn tính của giào lý viên được trưởng thành và nỗ lực Phúc Âm hóa được biết đến nhiều hơn. Việc lắng nghe các nhu cầu của con người, việc phân định mục vụ, việc chuẩn bị cụ thể, việc thi hành và lượng giá những con đường của đức tin tạo thành những thời điểm của tiến trình đào tạo liên tục cho từng cá nhân giáo lý viên. Nhóm giáo lý viên là bối cảnh thật sự trong đó mỗi người có thể được tiếp tục Phúc Âm hóa và tiếp tục mở lòng ra cho những đóng góp mới về đào tạo.

3. CÁC TIÊU CHUẨN CHO VIỆC ĐÀO TẠO

135. Trong việc đào tạo giáo lý viên phải nhớ kỹ một vài tiêu chuẩn được coi như linh hứng cho các chương trình đào tạo. Vì các giáo lý viên phải được đào tạo để Phúc Âm hóa trong thế giới hiện nay, nên sẽ cần phải sử dụng sự khôn ngoan để hòa hợp sự chú ý của con người với chân lý của đức tin, sự phát triển cá nhân và khía cạnh cộng đồng, chăm lo cho động lực tinh thần và việc dấn thân vào nỗ lực dành cho công ích. Một số ít tiêu chuẩn nên được kể đến một cách đặc biệt hơn.

a. Linh đạo truyền giáo và Phúc Âm hóa: điều sống còn là toàn thể tiến trình đào tạo phải được thấm nhuần bởi tính trung tâm của kinh nghiệm tâm linh trong một viễn cảnh truyền giáo. Để tránh nguy cơ rơi vào một tình trạng quá chú tâm đến việc mục vụ cằn cỗi, các giáo lý viên phải được đào tạo như môn đệ truyền giáo có khả năng khởi hành lại từ kinh nghiệm về Thiên Chúa của mình, là Đấng sai họ đi cùng với anh chị em trong cuộc hành trình của họ. Linh đạo truyền giáo này, được hiểu như một cuộc gặp gỡ với những người khác, một nỗ lực trong thế gian, và một đam mê trong việc Phúc Âm hóa nuôi dưỡng đời sống của giáo lý viên và cứu họ khỏi chủ nghĩa cá nhân, quá chú tâm đến mình, khỏi cuộc khủng hoảng bản sắc, và mất nhiệt tình.
b. Dạy giáo lý là một việc đào tạo toàn bộ: đây là một vấn đề “đào tạo giáo lý viên để có thể truyền thông không những một giáo huấn, mà một đào tạo toàn thể đời sống Kitô hữu, qua việc phát huy ‘nhiệm vụ khai tâm, giáo dục, và dạy dỗ’. Các giáo lý viên phải có khả năng, lập tức và đồng thời, trở thành các thầy giáo, nhà giáo dục và nhân chứng của đức tin.”[2] Vì lý do này, việc đào tạo giáo lý viên cũng phải được linh hứng từ kinh nghiệm dự tòng là điều, trong số các yếu tố khác của nó, được đặc trưng bởi cái nhìn toàn diện của đời sống Kitô hữu này.
c. Kiểu đồng hành: Hội Thánh cảm thấy nhiệm vụ đào tạo các giáo lý viên của mình về nghệ thuật đồng hành cá nhân, cả bằng cách đề ra cho họ kinh nghiệm đang được đồng hành để lớn lên trong việc làm môn đệ, lẫn giúp họ có khả năng và sai họ ra đồng hành với anh chị em mình. Kiểu này đòi hỏi phải sẵn lòng cách khiêm nhường để cho mình được chạm đến bởi các vấn đề và chạm trán bởi các hoàn cảnh của cuộc sống, với cái nhìn đầy trắc ẩn nhưng cũng kính trọng sự tự do của người khác. Sự phát triển mới mà các giáo lý viên được mời đến nằm ở sự gần gũi, sự chấp nhận vô điều kiện và vô vị lợi mà với nó họ sẵn sàng bước đi cạnh những người khác để lắng nghe họ và giải thích Thánh Kinh (x. Lc 24:13-35; Cv 8:26-39), mà không thiết lập lộ trình trước. không đòi hỏi thấy kết quả, cũng không giữ lại bất cứ điều gì cho mình.[3]
d. Sự nhất quán giữa các kiểu đào tạo: “Như một tiêu chuẩn chung, cần phải nhấn mạnh đến nhu cầu có một sự nối kết mạch lạc giữa phương pháp sư phạm tổng quát của việc đào tạo giáo lý viên và phương pháp sư phạm thích hợp với tiến trình dạy giáo lý. Rất khó cho một giáo lý viên trong một sinh hoạt giáo lý cải tiến cách dạy giáo lý và tính nhạy cảm nếu giáo lý viên ấy không được giới thiệu những cách ấy trong khi đào tạo.”
e. Một thái độ sẵn sàng học hỏi và tự đào tạo: các khoa học đào tạo cho thấy một số thái độ như điều kiện cho một cuộc hành trình đào tạo có kết quả. Trước hết, giáo lý viên cần phát huy khả năng sẵn sàng học hỏi, nghĩa là sẵn lòng để cho ân sủng, sự sống và những con người chạm đến với một thái độ bình thản hướng về thực tại ngõ hầu học cách học thế nào. Hơn nữa, việc sẵng lòng tự đào tạo là điều giúp cho giáo lý viên biến một phương pháp đào tạo thành của riêng mình và có khả năng áp dụng nó vào chính mình và việc phục vụ Hội Thánh của mình. Cụ thể mà nói, đây là vấn đề biết mình là một tham dự viên luôn được đào tạo và mở lòng ra cho những điều mới mẻ trong Thần Khí, có khả năng chăm sóc và nuôi dưỡng đời sống đức tin của chính mình cách độc lập, chấp nhận nhóm giáo lý viên như một nguồn lực cho việc học hỏi, chăm lo và cập nhật hóa.
f. Động năng của phòng thí nghiệm [4] trong bối cảnh nhóm, như một thực hành đào tạo trong đó đức tin được học bằng thực hành, nghĩa là đánh giá cao các kinh nghiệm, các đóng góp, và việc tái hình thành của mỗi người trong viễn cảnh học qua trong khi biến đổi.

4. CÁC CHIỀU KÍCH CỦA VIỆC ĐÀO TẠO

136. Việc đào tạo giáo lý viên bao gồm một số chiều khác khác nhau. Chiều kích sâu nhất liên quan đến việc là một giáo lý viên, thậm chí trước khi làm một giáo lý viên. Thực ra, việc đào tạo giúp một giáo lý viên trưởng thành như một tín hữu, và như một tông đồ. Chiều kích này ngày nay cũng được nhìn đến theo nghĩa “biết cách ở cùng”, là điều cho thấy đặc tính cá nhân luôn luôn là đặc tính liên hệ như thế nào. Hơn nữa, để cho một giáo lý viên thì hành nhiệm vụ của mình cách đầy đủ, việc đào tạo cũng chú ý đến khía cạnh kiến thức, ám chỉ hai chiều kích trung thành với sứ điệp và với con người trong bối cảnh mà họ sống. Cuối cùng, vì việc dạy giáo lý là một hoạt động truyền thông và giáo dục, việc đào tạo không bỏ qua chiều kích tài khéo (savoir-faire) về thực hành.

137. Không được coi các chiều kích của việc đào tạo giáo lý viên như độc lập với nhau, nhưng trái lại như liên hệ một cách mật thiết với nhau, như những bình diện của sự hợp nhất bất khả phân ly của một con người. Để sự phát triển của một giáo lý viên được hài hòa, thì điều thích hợp là công việc đào tạo phải cẩn thận không nhấn mạnh nhiều đến chiều kích này hơn chiều kích khác, nhưng thay vào đó tìm cách đẩy mạnh một sự phát triển cân bằng, chú tâm vào những chiều kích có vẻ thiếu sót nhất.

138. Mặt khác, nỗ lực đạt được những khả năng này không được dẫn đến việc nghĩ về các giáo lý viên như những nhân viên với tài chuyên môn trong nhiều lãnh vực khác nhau, nhưng chủ yếu như những người đã kinh nghiệm tình yêu của Thiên Chúa, và như những người, chỉ vì lý do này, tự nguyện phục vụ việc rao giảng Nước Trời. Việc ý thức về các giới hạn của mình không thể cản trở giáo lý viên trong việc đón nhận ơn gọi phục vụ; trái lại, họ có thể đáp lại ơn gọi ấy dựa trên mối liên hệ sống động của họ với Chúa và trên ước muốn sống đời Kitô hữu với lòng chân thành, quảng đại phân phát cho cộng đồng “năm chiếc bánh và hai con cá” (x. Mt 6:38) đặc sủng riêng của mình. “Chúng ta muốn được huấn luyện tốt hơn […] Sự bất toàn của chúng ta không phải là một lý do để thoái thác; trái lại, việc truyền giáo là một thôi thúc liên tục để không chìm vào tình trạng tầm thường và để tiếp tục lớn lên”.[5]

LÀ VÀ “BIẾT CÁCH Ở CÙNG”: SỰ TRƯỞNG THÀNH VỀ NHÂN BẢN VÀ KITÔ HỮU CÙNG Ý THỨC TRUYỀN GIÁO

139. Trong chiều kích là, giáo lý viên được đào tạo để trở thành một nhân chứng của đức tin và người gìn giữ kỷ niệm về Thiên Chúa. Việc đào tạo giúp giáo lý viên tái quan tâm đến hoạt động dạy giáo lý của mình như một cơ hội để phát triển về nhân bản và đời sống Kitô hữu. Dựa trên một sự trưởng thành nhân bản ban đầu, giáo lý viên được mời gọi liên tục lớn lên trong quân bằng tình cảm, cảm thức phê phán, sự hợp nhất và tự do nội tâm, những liên hệ sống vốn nâng đỡ và phong phú hóa đức tin. “Trên hết, việc đào tạo, nuôi dưỡng đời sống tâm linh của giáo lý viên, để hoạt động của họ nảy sinh trong sự thật từ chính đời sống làm nhân chứng của họ”.[6] Như thế, việc đào tạo nâng đỡ ý thức về truyền giáo của giáo lý viên, qua việc nội tâm hóa các đòi hỏi của Nước Trời mà Chúa Giêsu đã bày tỏ. Việc đào tạo để trưởng thành về nhân bản, đời sống Kitô hữu và truyền giáo đòi hỏi một sự đồng hành chắc chắn theo thời gian, bởi vì nó làm việc tận cốt lõi phát sinh ra hoạt động của con người.

140. Trên nền tảng mức độ nội tâm này, nảy sinh việc “biết cách ở cùng”, như một khả năng tự nhiên cần thiết cho việc dạy giáo lý vốn được hiểu như một hành vi giáo dục và truyền thông. Thực ra khả năng này có tính liên hệ, là điều gắn liền với chính bản chất con người (x. St 2:18), mà sự hiệp thông Hội Thánh được ghép vào. Việc đào tạo giáo lý viên cẩn thận tỏ bày và khuyến khích sự phát triển khả năng liên hệ này, là điều được cụ thể hóa trong việc sẵn lòng sống những mối liên hệ nhân bản và Hội Thánh một cách huynh đệ và bình thản.[7]

141. Khi nhắc lại quyết tâm cổ võ sự trưởng thành về nhân bản và đời sống Kitô hữu của các giáo lý viên, Hội Thánh nhắc nhở chúng ta về nhiệm vụ nhất định đảm bảo rằng, khi Hội Thánh thi hành sứ vụ của mình, mọi người, đặc biệt là trẻ em và những người dễ bị tổn thương, được bảo đảm một sự che chở tuyệt đối khỏi bất cứ hình thức lạm dụng nào. “Để cho các hiện tượng này, dưới tất cả mọi hình thức của nó, không bao giờ xảy ra nữa, cần có một sự hoán cải tâm hồn liên tục và sâu xa, được chứng minh bằng những hành động cụ thể và hữu hiệu liên quan đến tất cả mọi người trong Hội Thánh ngõ hầu sự thánh thiện cá nhân và quyết tâm về luân lý có thể đóng góp vào việc quảng bá tính hoàn toàn đáng tin cậy của sứ điệp Tin Mừng và hiệu quả của sứ vụ của Hội Thánh”.[8]

142. Giáo lý viên, vì việc phục vụ của họ, giữ một địa vị tương đối với những người mà họ đồng hành trong đức tin và được những người ấy coi như một điểm tham chiếu, vốn thực thi một số quyền hành nào đó. Cho nên vai trò này cần phải được thực hiện với sự tôn trọng lương tâm và nhân vị của người khác một cách tuyệt đối nhất, tránh mọi loại lạm dụng, dù là quyền hành, lương tâm, tài chánh, hoặc tính dục. Các giáo lý viên, trong các chương trình đào tạo của họ và qua một cuộc đối thoại chân thành với các vị linh hướng, phải được giúp đỡ để nhận ra những cách thực thi đúng đắn quyền hành với mục đích duy nhất là phục vụ anh chị em mình. Hơn nữa, để không phản bội niềm tin của những người được trao cho họ, họ cần phải biết phân biệt giữa tòa ngoài và tòa trong và phải học biết hết sức tôn trọng sự tự do thánh thiêng của tha nhân, mà không vi phạm hoặc thao túng nó cách này hay cách khác.

KIẾN THỨC: ĐÀO TẠO VỀ THÀN HỌC THÁNH KINH CÙNG SỰ HIỂU BIẾT VỀ CON NGƯỜI VÀ BỐI CẢNH XÃ HỘI

143. Giáo lý viên cũng là một thày giáo, người dạy về đức tin. Thực ra, trong khi nhận việc làm nhân chứng là đức tính chính của mình, họ không quên rằng họ cũng có trách nhiệm truyền lại đức tin của Hội Thánh. Cho nên việc đào tạo của họ phải dành chỗ cho việc học hỏi sứ điệp được truyền lại trong tương quan với bối cảnh văn hóa, Hội Thánh và đời sống của người nghe. Cần không được đánh giá thấp nhu cầu về bình diện này của việc đào tạo, là điều liên kết mật thiết với ao ước đào sâu sự hiểu biết về Đấng mà nhờ đức tin người giáo lý viên đã nhận là Chúa của mình. Việc thấu triệt nội dung đức tin như sự khôn ngoan của đức tin xảy ra trên hết nhờ quen thuộc với Thánh Kinh và học sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, sách giáo lý của Hội Thánh địa phương và các tài liệu Huấn Quyền.

144. Vì điều này mà giáo lý viên cần biết:

• Những phần chính của lịch sử cứu độ: Cựu Ước, Tân Ước, và lịch sử Hội Thánh, trong ánh sáng Mầu Nhiệm Vượt Qua của Đức Chúa Giêsu Kitô;
• Điểm chính thiết yếu của sứ điệp và kinh nghiệm Kitô giáo: Kinh Tin Kính, phụng vụ và các bí tích, đời sống luân lý và cầu nguyện.
• Các yếu tố chính của Huấn Quyền Hội Thánh về rao giảng Tin Mừng và dạy giáo lý.

Hơn nữa, ở một phần của thế giới, nơi mà các truyền thống Hội Thánh cùng chung sống, các giáo lý viên phải có những hiểu biết tổng quát về thần học, phụng vụ và kỷ luật bí tích của các anh em mình. Cuối cùng, trong những bối cảnh đại kết và đa nguyên về tôn giáo, cần phải chăm lo sao cho các giáo lý viên quen thuộc với những yếu tố thiết yếu của đời sống và thần học của các Hội Thánh và các cộng đồng Kitô hữu và các tôn giáo khác, ngõ hầu, với sự tôn trọng căn tính của mọi người, cuộc đối thoại có thể trở nên chân chính và có kết quả.

145. Trong việc trình bày sứ điệp, trong bất cứ trường hợp nào cũng phải chú ý đến việc phải được làm sao để sứ điệp có thể được đón chào và đón nhận một cách tích cực. Cho nên cần phải tổng hợp:

• Đặc tính chính xác và thuộc về lời rao giảng đầu tiên, đến nỗi các yếu tố khác nhau của đức tin có thể được trình bày theo một cái nhìn thống nhất và có hệ thống để có khả năng thu hút kinh nghiệm của con người.
• Đặc tính kể chuyện của tường thuật Thánh Kinh, là điều “luôn luôn đòi hỏi phải tiếp cận Thánh Kinh trong đức tin và trong Thánh Truyền của Hội Thánh để cho Lời của Thánh Kinh được lĩnh hội như sống động […] và như thế giúp cho mỗi tín hữu nhận ra rằng câu chuyện này cũng là một phần của chính đời sống họ”.[9]
• Một kiểu dạy giáo lý của nội dung thần học, vốn lưu tâm đến các điều kiện của đời sống con người,
• Một sự hiểu biết về khoa hộ giáo, là khoa cho thấy rằng đức tin không chống lại lý trí và làm nổi bật những chân lý về nhân học chính xác, được soi sáng bởi lý trí tự nhiên; vai trò của preambula fidei (dẫn nhập vào đức tin) được nhấn mạnh ngõ hầu “[khai triển] những tiếp cận và lý luận mới về tính đáng tin cậy, một hộ giáo đầy sáng kiến có thể khuyến khích mọi người mở lòng ra nhiều hơn với Tin Mừng”.[10]

146. Cùng với lòng trung thành với sứ điệp đức tin, giáo lý viên được mời gọi hiểu biết về con người trong sự cụ thể của bối cảnh văn hóa xã hội mà trong đó họ sống. Như tất cả mọi Kitô hữu, thậm chí hơn nữa là các giáo lý viên, phải “sống trong sự kết hợp rất mật thiết với những người khác của thời đại họ và chớ gì họ cố gắng hoàn toàn hiểu cách suy nghĩ và phán đoán của những người ấy, như được thể hiện trong văn hóa của họ” (GS 62). Sự hiểu biết này có được qua kinh nghiệm và không ngừng suy tư về nó, nhưng cũng nhờ sự đóng góp của các khoa học nhân văn, theo ánh sáng của học thuyết xã hội của Hội Thánh; Trong số những điều này, nên lưu ý cách đầy đủ đến khoa tâm lý học, xã hội học, sư phạm, các khoa học về giáo dục, đào tạo, và truyền thông. Hội Thánh cảm thấy được mời gọi để tham gia vào các khoa học này vì những đóng góp mà Hội Thánh có thể làm cho cả việc đào tạo giáo lý viên lẫn chính tiến trình dạy giáo lý. Thực ra, thần học và các khoa học nhân văn có thể phong phú hóa lẫn nhau.

147. Có một số tiêu chuẩn giúp xác định việc sử dụng các khoa học nhân văn trong việc đào tạo giáo lý viên:[11]

• Tôn trọng tính tự trị của các khoa học: Hội Thánh “khẳng định tính tự trị hợp pháp của nền văn hóa nhân loại và nhất là của các khoa học” (GS 59).
• Phân định và lượng giá các thuyết khác nhau về tâm lý, xã hội và sư phạm để có thể đánh giá cao giá trị và nhận ra những giới hạn của chúng.
• Sự đóng góp của các khao học nhân văn được tháp nhập vào quan điểm đức tin và dựa trên khoa nhân học Kitô giáo.

SAVOIR-FAIR (KỸ NĂNG): ĐÀO TẠO VỀ SƯ PHẠM VÀ PHƯƠNG PHÁP

148. Trên bình diện kỹ năng, giáo lý viên được đào tạo để lớn lên như một nhà giáo và người truyền thông. “Giáo lý viên là nhà giáo biết tạo điều kiện thuận lợi cho sự trưởng thành đức tin mà người dự tòng hay học viên giáo lý thực hiện với sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần. Điều đầu tiên phải quan tâm trong lãnh vực có tính quyết định này là tôn trọng khoa sư phạm nguyên thủy của đức tin”.[12] Giáo lý viên, khi nhận ra rằng thính giả của mình là một người tích cực tham gia mà trong họ ân sủng của Thiên Chúa làm việc cách năng động, sẽ tự cho mình là một người điều hợp cách kính trọng một kinh nghiệm đức tin mà mình không điều khiển.

149. Việc đào tạo về sư phạm của giáo lý viên phải phát triển một vài thái độ trong họ, kể cả:

a. Khả năng tự do nội tâm và vô vị lợi, sự tận tâm và kiên định để làm một nhân chứng đáng tin cậy cho đức tin.
b. Tài chuyên môn về truyền thông và kể chuyện về đức tin như khả năng trình bày lịch sử cứu độ một cách sống động để người ta có thể cảm thấy là một phần của lịch sự ấy.
c. Sự trưởng thành của một tinh thần giáo dục bao hàm việc sẵn lòng xây dựng các mối liên hệ trưởng thành với những con người và khả năng hướng dẫn các hoạt động nhóm, nuôi dưỡng việc linh hoạt hóa các tiến trình học hỏi cho cả cá nhân lẫn cộng đồng.
d. Việc xử lý cách bình thản những liên hệ giáo dục trong khả năng cảm thông của nó, hòa điệu với thế giới nội tâm của người khác và sẵn sàng diễn tả cảm xúc của mình.
e. Khả năng chuẩn bị một lộ trình đức tin hệ tại việc kể đến những hoàn cảnh văn hóa xã hội; sử dụng các ngôn từ, kỹ thuật, và công cụ với óc sáng kiến; lượng giá.

Tuy nhiên, tiến trình giáo dục, một khung cảnh giá trị cho việc phát triển và đối thoại, là điều cũng bao gồm kinh nghiệm về các sai lầm và các giới hạn, đòi hỏi phải kiên nhẫn và tận tâm. Thật là một ý tưởng tốt khi phát triển một sự sẵn lòng để cho mình được giáo dục trong khi giáo dục người khác; thực ra, chính kinh nghiệm là một phòng thí nghiệm của việc đào tạo mà trong đó việc học hỏi được thâm thúy nhất.

150. Như một nhà giáo dục, giáo lý viên cũng có chức năng là thành viên trung gian trong cộng đồng và thực thi tác vụ dạy giáo lý với một thái độ hiệp thông. Thực ra, giáo lý viên thực hành tiến trình dạy giáo lý này không phải như một cá nhân, nhưng cùng với cộng đồng và nhân danh cộng đồng. Vì lý do này, họ biết cách làm việc trong sự hiệp thông, tìm cách tham gia với nhóm giáo lý viên và những người làm mục vụ khác. Hơn nữa, họ được mời gọi chăm sóc cho phẩm chất của mối liên hệ và thúc đẩy các hoạt động trong nhóm học viên giáo lý.

5. VIỆC ĐÀO TẠO VỀ HUẤN GIÁO CHO CÁC ỨNG VIÊN CỦA BÍ TÍCH TRUYỀN CHỨC THÁNH

151. Trong quan tâm của Hội Thánh về việc dạy giáo lý, có một hình thức trách nhiệm thuộc về những người được đào tạo thành các thừa tác viên Lời Chúa qua bí tích Truyền Chức Thánh. Thực ra, phẩm chất của việc dạy giáo lý trong một cộng đồng tùy thuộc một phần vào các thừa tác viên có chức thánh là những người chăm sóc nó. Đó là lý do tại sao việc đào tạo các ứng viên của bí tích Truyền Chức Thánh không thể thiếu kiến thức đặc biệt về rao gỉảng và dạy giáo lý (x. OT 19). Một đào tạo đầy đủ cho các linh mục và phó tế vĩnh viễn tương lai trong lãnh vực này trở nên rõ ràng qua những dấu chỉ cụ thể: say mê rao giảng Tin Mừng; khả năng dạy giáo lý cho các tín hữu; khả năng đối thoại với nền văn hóa; tinh thần phân định; sẵn sàng đào tạo các giáo lý viên giáo dân và làm việc với họ; óc sáng tạo trong việc soạn thảo các lớp nhằm giáo dục đức tin; cùng những tiêu chuẩn về đào tạo đã được trình bày cũng áp dụng cho các ứng viên của bí tích Truyền Chức Thánh.

152. Cho nên trong các chủng viện và các viện đào tạo cần:

a. Thấm nhuần các ứng viên, qua việc đào tạo tâm linh, bằng một tinh thần truyền giáo thúc đẩy họ công khai rao giảng Tin Mừng cho những người không biết nó và cũng không bỏ bê việc giáo dục mọi người đã được rửa tội về đức tin;
b. Đảm bảo những kinh nghiệm về lời rao giảng ban đầu và thực tập nhiều hình thức dạy giáo lý khác nhau;
c. Dẫn nhập họ vào một sự hiểu biết chi tiết và sâu xa của sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo.
d. Khám phá Nghi Thức Khai Tâm Kitô giáo cho Người Trưởng Thành như một công cụ hữu ích cho việc dạy giáo lý và hiệp nhiệm;
e. Trình bày những chỉ dẫn của Hội Thánh địa phương tương ứng về việc dạy giáo lý;
f. Đảm bảo một chỗ trong học trình cho việc nghiên cứu về khoa giáo lý, [tài liệu của] Huấn Quyền về những vấn đề liên quan đến việc dạy giáo lý, về sư phạm và những khoa học nhân văn khác.

153. Các Giám mục phải lo sao cho những chỉ dẫn được nhắc đến ở trên được sát nhập vào các chương trình đào tạo các chủng sinh và các ứng viên phó tế vĩnh viễn. Các ngài cũng phải chú ý nhiều đến việc đào tạo về huấn giáo cho các linh mục, trên hết trong bối cảnh đào tạo liên tục của họ. Mục đích của chú ý này là quảng bá việc đương thời hóa huấn giáo và mục vụ cần thiết để thúc đẩy một sự kết hợp chặt chẽ hơn và trực tiếp hơn của các linh mục với sinh hoạt giáo lý đồng thời giúp họ cảm thấy liên hệ với hoạt động đào tạo giáo lý viên.

6. CÁC TRUNG TÂM ĐÀO TẠO

CÁC TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CĂN BẢN CHO GIÁO LÝ VIÊN

154. Các trung tâm đào tạo căn bản cho giáo lý viên, dù của giáo xứ, liên giáo xứ, hay giáo phận, có nhiệm vụ trình bày một chương trình đào tạo cơ bản có hệ thống. Thật là một ý tưởng tốt để cung cấp một chương trình đào tạo về những nội dung cơ bản, trình bày một cách đơn giản, nhưng với một kiểu đào tạo đầy đủ để thỏa mãn nhu cầu hiện tại. Việc đào tạo này, vốn có giá trị hệ thống bởi vì nó truyền đạt một cái nhìn tổng quát, phải có chất lượng cao và được đảm bảo bởi việc sử dụng các nhà đào tạo chuyên môn với một kinh nghiệm mục vụ tốt và nhạy cảm. Vì việc đào tạo cũng cung cấp các cơ hội để biết và chia sẻ tư tưởng với các giáo lý viên khác, nó cũng nuôi dưỡng sự hiệp thông của Hội Thánh.

CÁC TRUNG TÂM CHUYÊN NGHIỆP CHO CÁC NHÂN VIÊN VÀ LÃNH ĐẠO GIÁO LÝ

155. Các trung tâm chuyên nghiệp, dù là giáo phận, liên giáo phận, hay quốc gia có mục đích cổ võ việc đào tạo những người điều hành và các nhân viên của nghành dạy giáo lý, hoặc các giáo lý viên có ý định chuyên môn bởi vì họ dấn thân vào việc phục vụ này một cách vững chắc hơn. Mức độ đào tạo của các trung tâm này là mức độ đòi hỏi hơn và như thế việc tham dự cũng cường độ hơn và kéo dài trong một thời gian. Bắt đầu với một nền tảng đào tạo được chia sẻ giữa bản chất xã hội và nhân học để trở thành những phòng thí nghiệm của việc đào tạo có tinh thực nghiệm hơn, các trung tâm này vun trồng những ngành chuyên môn về huấn giáo coi như cần thiết cho các đòi hỏi riêng của các miền của Hội Thánh. Các trung tâm này phải có một khả năng đặc biệt để cổ võ việc đào tạo các nhân viên có khả năng để đến phiên họ đảm bảo việc đào tạo liên tục các giáo lý viên khác, và vì lý do này phải cảm thấy sự cần thiết của việc đồng hành cách cá nhân của các tham dự viên. Có thể thích hợp để các nguồn tài nguyên của các trung tâm này, với sự cộng tác của các văn phòng mục vụ khác của giáo phận hay của Hội Thánh địa phương, được cung cấp cho các nhân viên của các nghành mục vụ khác nhau, trở thành trung tâm đào tạo cho những người làm mục vụ.

CÁC HỌC VIỆN CAO ĐẲNG CHO CÁC NHÀ CHUYÊN MÔN VỀ HUẤN GIÁO

156. Các học viện cao đẳng cho các nhà chuyên môn về huấn giáo, dù thuộc về quốc gio hay quốc tế, cung cấp cho các linh mục, các phó tế, những người được thánh hiến, và giáo dân một chương trình đào tạo ở mức độ cao, nhằm mục đích chuẩn bị các giáo lý viên có khả năng điều hợp việc dạy giáo lý ở cấp giáo phận hoặc trong lãnh vực các hoạt động của các dòng tu. Các học viện cao đẳng này cũng đào tạo các giáo sư về huấn giáo cho các chủng viện, các viện đào tạo của dòng tu, hay các trung tâm đào tạo giáo lý viên, hoặc cổ võ việc nghiên cứu về huấn giáo. Các học viện này được cấu trúc như các học viện thật của đại học về tổ chức học trình, thời gian kéo dài của các môn học, và các điều kiện nhập học. Vì tầm quan trọng của chúng trong sứ vụ của Hội Thánh, hy vọng rằng các học viện đào tạo giáo lý hiện có được nâng cao và các học viện mới được phát sinh. Các Giám mục phải đặc biệt chăm lo trong việc chọn lựa những người được gửi đến và nâng đỡ những trung tâm học thuật này để không bao giờ thiếu những chuyên gia trong việc dạy giáo lý trong giáo phận của mình.


[1] GDC 254.
[2] GDC 237, cũng x. Thánh Bộ Giáo Sĩ, Chỉ Nam Chung về Huấn Giáo (11 tháng 4 năm 1971), 31.
[3] GDC 237. X. EG 171: “Hơn bao giờ hết, ngày nay chúng ta cần những người nam nữ là những người, dựa vào kinh nghiệm đồng hành với những người khác, quen thuộc với các tiến trình đòi hỏi phải có đức khôn ngoan cẩn trọng”.
[4] X. Gioan Phaolô II, Huấn từ trong Buổi Canh Thức Cầu Nguyện tại Tor Vergata cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới thứ XV (19 tháng 8 năm 2000): tiến trình kinh nghiệm cách cụ thể hành động đức tin như một yếu tố của việc biến đổi nội tâm được Đức Gioan Phaolô II trình bày như một phòng thí nghiệm của đức tin.
[5] EG 121.
[6] GDC 239.
[7] Về bình diện này, x, các số 88-89 (Giới thiệu vào đời sống cộng đồng) của Chỉ Nam này.
[8] Phanxicô, Tông Thư Vos estis lux mundi (7 tháng 5 năm 2019).
[10] EG 132; x. Thượng Hội Đồng Giám Mục, Đại Hội Đồng XIII, Tân Phúc Âm hóa để truyền thụ đức tin Kitô giáo. Danh sách những góp ý chung cuộc (22 tháng 10 năm 2012), 17.
[11] X. GDC 241.
[12] GDC 244.
 
Văn Hóa
Viết về Nhà Sử học Công Giáo: Lê Ngọc Bích
Nguyễn Đức Cung
11:47 26/11/2020
VIẾT VỀ NHÀ SỬ HỌC Công Giáo: LÊ NGỌC BÍCH (1933-2009)
Nguyễn Đức Cung

Nhà sử học mà chúng tôi muốn đề cập đến trong bài viết này có lẽ cũng không xa lạ gì với giới nghiên cứu biên khảo về lịch sử Công Giáo mà những tác phẩm của anh đã từng mở ra những chân trời với những cống hiến, tìm tòi rất chu đáo hướng về những đối tượng mà trước đây ít người chịu khó bõ công tìm hiểu. Đó là nhà sử học Lê Ngọc Bích mà các công
Tác giả NĐ Cung và Sử học LN Bích (SG 1991)
trình nghiên cứu sử học gồm trên chục đầu sách đã được in ấn dưới hình thức “lưu hành nội bộ”, in chui và hoặc với giấy phép công khai của nhà nước Việt Nam. Trong cuộc hội thảo chào mừng “Bốn trăm năm hình thành chữ Quốc Ngữ” tổ chức vào tháng 4 năm 2019 tại Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận Sài Gòn, một diễn giả, Linh Mục Px. Đào Trung Hiệu, OP đã nhắc đến nhà sử học Lê Ngọc Bích, đề cao sáng kiến của anh khi đề cập đến vai trò giáo dân trước tiên trong các tác phẩm biên khảo về một nền sử học Công Giáo Việt Nam. Việc nhấn mạnh đến sự quan trọng của các giáo dân Việt Nam trong bốn thế kỷ qua, phải chăng đó cũng là chấp hành những hướng dẫn tốt đẹp được Công Đồng Vatican II đề ra trong Sắc lệnh về Tông đồ giáo dân (Apostolicam actuositatem). Chính Đức Hồng Y Francis Cardinal Arinzé trong cuốn sách nhỏ nhan đề “Vai trò đặc biệt của người giáo dân” đã viết: “Bởi vậy, Công Đồng đã khẩn thiết đưa ra lời kêu gọi trong Chúa rằng người giáo dân hãy đáp trả vui tươi, quảng đại và mau chóng lời kêu khẩn nài đặc biệt của Thiên Chúa trong lúc này dưới sự thúc đẩy của Chúa Thánh Linh.” (The Layperson’s Distinctive Role, Ignatius, 2013, trang 15).

I.- GẶP NHAU TRONG MÔI TRƯỜNG CHỮ HÁN, NIỀM TRI ÂN ĐỐI VỚI TT NGÔ ĐÌNH DIỆM.

Cách đây hơn sáu mươi năm, với Nghị định số 389-GD do Tổng Thống Ngô Đình Diệm ký ngày 8/10/1959, Viện Hán Học Huế ra đời tại cố đô Huế với chương trình đào tạo sinh viên trong thời hạn 5 năm qua các bộ môn Hán Văn, Bạch Thoại, Triết Học, Quốc Văn, Sử Địa và Sinh Ngữ. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên Viện Hán Học sẽ được bổ dụng giáo sư Trung học, chuyên viên viện Khảo cổ, nhân viên các tòa đại sứ hay lãnh sự quán VNCH ở Đông Nam Á v.v… Một kỳ thi tuyển với trên 500 thí sinh toàn quốc mà chỉ chọn 40 người, thực tế chỉ có 30 người theo học trong khóa giảng đầu tiên 1959-1960 tổ chức tại Di Luân Đường tức Trường Quốc Tử Giám thời xưa. Tôi là một trong số những anh chị em theo học khóa đầu tiên của Viện Hán Học Huế trong đó có anh Lê Ngọc Bích và hai người bạn thân là GS Trần Vinh Anh (đã tử nạn vì công vụ năm 1967) và Nguyễn Lý Tưởng. Mục đích việc thành lập Viện Hán Học Huế, theo Linh Mục Cao Văn Luận, lúc bấy giờ là Viện Trưởng Viện Đại Học Huế kiêm Giám Đốc Viện Hán Học, trong diễn văn khai mạc khóa học đầu tiên thì “đây là mỹ ý của Tổng Thống Ngô Đình Diệm muốn bảo vệ nền cổ học và văn hóa đạo đức của nước nhà do tổ tiên để lại” (Nguyễn Lý Tưởng, Kỷ yếu Đại Học Huế, 2015, Viện Hán Học Huế sinh sau đẻ muộn, trang 129). Đây là một trường đào tạo chuyên biệt về Hán văn để phục vụ cho việc dạy chữ Hán, phiên dịch sử liệu và sách cổ (Hán Nôm) ngoài ra còn có ban nghiên cứu Đông y dược cũng là một bộ phận phụ thuộc của Viện.

Nếu ai là người đã từng để tâm theo dõi, nghiên cứu thì những việc làm mang tính chất văn hóa của gia đình Tổng Thống Ngô Đình Diệm được coi là những xây dựng căn bản trong lãnh vực tư tưởng cho con đường chính trị của nền Đệ I Cộng Hòa sau này. Từ những bài thơ của vua Tự Đức bằng chữ Hán do Thị Vệ Lang Đại Thần Ngô Đình Khả, (người đã có công nhiều trong việc thành lập Trường Quốc Học Huế, năm 1896) dịch ra tiếng Pháp đăng trên Tạp chí Đô Thành Hiếu Cổ (Bulletin Des Amis Du Vieux Huế) năm 1915, bài thi “Lên Núi Ngự Bình” của vua Tự Đức, đến bài dịch ra tiếng Pháp có tên “Đoàn sứ giả Trung Hoa sắc phong vua Tự Đức” do Ngô Đình Khôi chấp bút cũng xuất hiện trên Tạp chí Đô Thành Hiếu Cổ tập 3, năm 1916, nhật ký bằng chữ Hán của Phái Đoàn Phan Thanh Giản năm 1862 do Tổng Thống Ngô Đình Diệm thời gian còn là Học viên Trường Hậu Bổ dịch ra tiếng Pháp, bài nghiên cứu của TT Ngô Đình Điệm về cái nghiên Tức Mặc Hầu, đến tập tham luận của Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục mang tên “Việt-nam through Vietnamese Eyes” đăng trên Tạp chí World Mission, tháng Hai 1951 và một kiệt tác mang tên “Chính Đề Việt Nam” của ông Ngô Đình Nhu dưới bút danh Tùng Phong. Tất cả những công trình văn hóa đó dù ít hay nhiều và việc lựa chọn một cơ quan văn hóa có bề thế như Tạp chí Đô Thành Hiếu Cổ (BAVH) lúc bấy giờ lưu hành khắp Đông Dương và phát hành sang tận nước Pháp, để xuất hiện không phải là một việc làm ngẫu nhiên nhưng có tính toán. Ngoài ra khi đọc cuốn “Hồ Chí Minh, Ngô Đình Diệm và Mặt Trận Giải Phóng” của Hồ Sĩ Khuê, ta thấy TT Ngô Đình Diệm cũng lưu tâm đến các tác phẩm viết về thế giới thứ ba trong đó có sách của Alfred Sauvy, của Tibor Mende để biết rằng TT Ngô Đình Diệm muốn tổ chức một nền đại học hoàn bị, tiến bộ, hướng đến khoa học và chuyên môn từ những năm 1947-48 (Hồ Sĩ Khuê, Nhà xb. Văn Nghệ, 1993, tr. 161).

Về sau, so sánh các hoạt động văn hóa đó, ba sự kiện quan trọng nhất đó là việc thành lập Trường Quốc Gia Hành Chánh ở Sài-gòn, việc cải tổ Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt từ 2 năm lên 4 năm giai đoạn 1956-1965 được ghi lại “Thời gian này khởi đầu nền Đệ Nhất Cộng Hòa do Tổng Thống Ngô Đình Diệm lãnh đạo. Trường có những thay đổi quan trọng, ảnh hưởng nhiều do chủ trương của Tổng Thống Diệm cùng với các cuộc thăm viếng và học hỏi của các chỉ huy trưởng từ các trường võ bị như Võ Bị Lục Quân Hoa Kỳ, Võ Bị Đài Loan (Trường Võ Bị Quốc Gia Theo Dòng Lịch Sử, Nhà xuất bản Hương Quê, 2017, trang 87) rồi việc thành lập Viện Đại Học Huế năm 1957 trong đó về sau có Viện Hán Học Huế (1959) cũng nằm trong các quan điểm mang tính chiến lược của vị lãnh tụ nền Đệ nhất Cộng Hòa.

Qua cái mỹ ý của Tổng Thống Ngô Đình Diệm trong việc thành lập Viện Hán Học Huế vẫn hàm chứa một dụng ý chính trị muôn đời muôn thuở, một cái nhìn chiến lược của nhà lãnh tụ đó là dùng văn hóa làm vũ khí lợi hại trong công cuộc đối kháng với nền văn hóa vô sản của chế độ Miền Bắc. Việc chọn Giáo sư Võ Như Nguyện, (con trai nhà cách mạng Võ Bá Hạp, bạn tranh đấu của cụ Phan Bội Châu) và Giáo sư Nguyễn Hồng Giao để soạn sách giáo khoa cho Viện Hán Học theo yêu cầu của Bộ Giáo Dục cũng là việc làm có cân nhắc. Viện Đại Học Huế với nhiều phân khoa trực thuộc và một cơ quan ngôn luận uyên bác là Tạp chí Đại Học, Trường Đại Học Y khoa với cơ sở bề thế được xây dựng theo chương trình chuyển ngữ tiếng Việt, Viện Hán Học Huế chuyên ngành cổ học, bạch thoại, triết học và văn chương, các trường Nữ hộ sinh Quốc gia, Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật v.v với cơ sở trường ốc phát triển đều đặn là những thách thức đối với chế độ CS Miền Bắc chỉ cách Huế không đầy 100 km rằng “Có chúng tôi đây!”.

Theo nhận định của Tiến sĩ Nguyễn Tuấn Cường, một trí thức xuất thân từ miền Bắc, từng là nghiên cứu sinh thuộc Đại học Harvard, cho biết một chi tiết thú vị là Viện Hán Học ở Miền Nam Việt Nam được thành lập sớm hơn về thời gian (1959) và tổng hợp hơn về nhiệm vụ công tác so với Ban Hán Nôm (năm 1972) và Viện nghiên cứu Hán Nôm. Như thế Viện Hán Học Huế của VNCH ra đời trước Ban Hán Nôm và Viện Nghiên cứu Hán Nôm là 13 năm, nhờ viễn kiến của Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Nhận xét về Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Giáo sư Nguyễn Tuấn Cường, bây giờ là Viện Trưởng Viện Hán Nôm Hà Nội, trong bài Giáo dục Hán học tại Miền Nam Việt Nam trong bước chuyển văn hóa – xã hội: Viện Hán Học Huế (1959-1965), đã viết: “Nhân vật Ngô Đình Diệm (1901-1963) dù xuất thân trong một gia đình Công Giáo mộ đạo, bản thân ông cũng là người Công Giáo, nhưng lí lịch và cách hành xử của ông vẫn mang đậm tính chất của một con người Nho giáo, gắn với nền Hán học truyền thống.” Bài viết này trích từ một chuyên luận nghiên cứu về các hoạt động văn hóa Nho giáo –Hán học tại miền Nam Việt Nam [1955-1975] – Harvard-Yenching Institute. Viện Hán Học Huế, nơi mà thế hệ chúng tôi được đào tạo trong Khóa I, theo học trình dẫn trên, qua lời viết của GS Nguyễn Tuấn Cường, “được khai sinh năm 1959 bởi một “văn quan” 58 tuổi có tư tưởng Nho giáo truyền thống, tức Tổng Thống Ngô Đình Diệm (1901-1963), rồi được khai tử năm 1965 bởi một “võ tướng”trẻ, khi ấy mới 35 tuổi, tức Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương Nguyễn Cao Kỳ (1930-2011). Có thể thấy số phận Viện Hán Học gắn liền với sự thăng trầm của quyền lực chính trị. Viện được thành lập theo “mĩ ý” của Tổng Thống Ngô Đình Diệm năm 1959, và khó có thể nói rằng đó là một quyết định sai lầm. Trong một xã hội đang chuyển đổi theo hướng “Mĩ hóa”mạnh mẽ về nhiều mặt, thì việc thiết lập một đơn vị chuyên trách việc đào tạo và nghiên cứu văn hóa truyền thống là điều cần thiết, trước khi truyền thống ấy bị đứt gãy hoàn toàn với hiện tại do không còn có các nhân tố con người được đào tạo đến mức có đủ khả năng nối kết. Viện được thành lập ở Huế cũng là một sự lựa chọn đúng đắn nếu xét đến các khu vực trung tâm trong toàn bộ lãnh thổ VNCH khi ấy, bởi trong suốt gần 150 năm triều Nguyễn, đất Thần Kinh (神 京)là nơi hội tụ được nhiều nhà khoa bảng nổi tiếng, lưu giữ được nhiều di tích và tư liệu cổ, vẫn còn nhiều nhà cựu học tâm huyết với việc trao truyền văn hóa kinh điển Hán học.”

Thông qua bài viết này, chúng tôi có đôi dòng về Viện Hán Học Huế để muốn nói lên tấm lòng tri ân đối với Tổng Thống Ngô Đình Diệm, một bậc vĩ nhân của đất nước. Sở dĩ chúng tôi có cơ hội học được chữ Hán trong trong thời buổi Nho học đã suy tàn, qua khóa đầu tiên, cùng chung một lớp với rất nhiều bạn lớn tuổi lúc bấy giờ như quý anh Ngô Văn Lại, Phạm Liễu người Quảng Nam, Lê Ngọc Bích, Lê Nhất (người Huế), Nguyễn Lý Tưởng (Dương Lộc, Quảng Trị), Trần Vinh Anh (Hướng Hóa, Quảng Trị), Hoàng Xuân Minh (Huế), các anh La Cảnh Hùng, Dương Trọng Khương, Ngô Khôn Liêu v.v… đa số là người Hoa với vốn chữ Hán của họ lúc bấy giờ so với chúng tôi vốn rất trội xa, mà học trò lại có kẻ ngang tuổi với thầy… Nhờ Tổng Thống Ngô Đình Diệm rất coi trọng việc học và việc giáo dục nên qua Viện Đại Học Huế và Viện Hán Học cũng như các cơ sở giáo dục khác như Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật, Trường Nữ Hộ Sinh Quốc Gia, Trường Kỹ Thuật Huế v.v… được thành lập và phát triển, đã giúp ích rất nhiều cho sinh viên nghèo của Miền Trung hiếu học.

Cũng từ năm 1959, chúng tôi học môn triết học Trung Quốc với Giáo sư Tiến Sĩ Nguyễn Văn Dương (1932- 2017) qua tập giáo trình Đại cương triết học sử Trung Quốc của Phùng Hữu Lan 1895-1990 馮 友 蘭 (Fung Yu-lan) do thầy Dương dịch từ bản tiếng Pháp phối hợp với bản tiếng Anh (bản in ronéo năm 1966) sau này sách có in do Viện Đại Học Vạn Hạnh và Nhà xb Thanh Niên (1998). Phùng Hữu Lan là một triết gia rất có quyền uy trong lãnh vực lịch sử triết học Trung Hoa với trường phái Phùng học ngày nay có uy danh tại Hoa lục và khắp nơi trên thế giới. Một bộ “A History of Chinese Philosophy” gồm hai cuốn viết bằng tiếng Anh do Derk Bodde chuyển ngữ, Princeton University Press xuất bản với hơn 1330 trang, năm 1952. Mới đây ở Việt Nam, bộ sách khá đồ sộ “Lịch sử triết học Trung Quốc” gồm hai tập, tập I: Thời đại Tử học (560 trang) tập II: Thời đại Kinh học (808 trang) của triết gia Phùng Hữu Lan, do Lê Anh Minh dịch và in năm 2013, cũng rất cần thiết cho những ai muốn nghiên cứu về Hán học.

Công bình mà nói, ngành Hán học ở Miền Bắc không phải là đến năm 1972 mới có, như Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Tuấn Cường đã phát biểu trong bài tham luận viết về Viện Hán Học của Miền Nam Việt Nam được ông trình bày tại Hội nghị về ngành Hán học năm 2014 tại Philippines, mà đã được tổ chức từ cuối năm 1965 trong một phạm vi nhỏ hẹp. Một cuốn sách cho biết rằng, cuối thời điểm 1965 “ Thủ tướng phủ ký quyết định tổ chức một Lớp đại học Hán học giao cho Viện Văn học quản lý, và bổ nhiệm Giáo sư Cao Xuân Huy là Giáo sư chính.” (Cao Xuân Huy, Tư tưởng phương đông gợi những điểm nhìn tham chiếu, Nguyễn Huệ Chi soạn, chú, giới thiệu, Nhà xb. Văn Học, 1995, trang 55). Tài liệu vừa trích cho thấy không rõ ai là người trong phủ Thủ tướng ký quyết định (chắc là một cấp thừa hành nào đó, không phải Thủ tướng Phạm Văn Đồng) và bức hình chúng tôi có trong quyển sách của Cao Xuân Huy nói là lớp Hán học từ năm 1965-1968 có khoảng gần 30 người trong đó chưa kể gia đình cụ Cao Xuân Huy, cháu nội cụ Cao Xuân Dục và ba đứa trẻ có đứa còn bồng trên tay. Đọc qua tài liệu và xem bức hình, chúng tôi thấy rõ Miền Bắc lúc bấy giờ chưa ý thức rõ tầm mức quan trọng của Hán học trong nền văn hóa cổ truyền Việt Nam, như Tổng Thống Ngô Đình Diệm từng quan tâm đến trong viễn kiến chính trị của mình qua việc thành lập Viện Hán Học ở cố đô Huế năm 1959.

II.- LÊ NGỌC BÍCH VÀ THÂN PHẬN NỔI TRÔI CÙNG ĐẤT NƯỚC.

Khi chúng tôi gặp nhau tại khóa đầu Viện Hán Học Huế vào mùa thu 1959, anh Lê Ngọc Bích đã lớn hơn tôi đến tám tuổi, sinh ngày 6/9/1933 tại Hà Tĩnh. Quê anh vốn làng Thượng An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên, bố là cụ Lê Ngọc Bổng vốn là Giáo Sư Trường Trung Học Kỹ Thuật Huế dạy về môn Kỹ Nghệ Họa. Trường Kỹ Nghệ Huế (Ecole Professionnelle) cũng gọi là Trường Bá Công được thành lập ngày 12/9/1899 theo Chỉ dụ của vua Thành Thái (1889-1907) dưới ảnh hưởng thúc đẩy canh tân của Diên-Lộc Quận Công Nguyễn Thân (1853-1914), sau việc thành lập Trường Quốc Học Huế (Nguyễn Đức Cung, Diên-Lộc Quận-Công, Nhà xb. bản Nhật Lệ, 2002, trang 386). Đến đầu năm 1900, trường này xây cất trên sở đất bên bờ sông Phủ Cam và tồn tại đến ngày nay được 100 năm Năm 1921, Trường được chuyển giao cho chính quyền Bảo hộ Pháp quản lý và đổi tên thành Trường Kỹ nghệ Thực hành Huế Ecole Pratique Industrielle Hue. Cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ năm 1946, trường di tản ra Nghệ Tĩnh. (Lê Ngọc Bích, Nhân vật Giáo phận Huế, Tập I, trang 133). Sau này ở nhiều giai đoạn lịch sử Trường có tám tên gọi khác nhau cho đến ngày nay với tên Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế (Hue Industrial College – HUEIC).

Năm 1944, tức hồi 11 tuổi anh Lê Ngọc Bích được rửa tội tại Dòng Chúa Cứu Thế Huế với tên thánh Gérard rồi vào tu tại DCCT Huế. Nhân biến cố 19-12-1946, thân phụ anh kẹt ở Vinh không để tin tức gì lại cho gia đình. Cũng thời gian sau đó, Lê Ngọc Bích có lần về thăm quê mẹ ở làng Ngọc Anh và được một người cậu rủ Bích tham gia Vệ quốc đoàn của Việt Minh hoạt động trong Trung Đoàn 95 đóng tại chiến khu Nam Đông (Thừa Thiên) mà viên Trung Đoàn Trưởng là học trò của cụ Lê Ngọc Bổng, thân phụ anh Bích. Trong một lần tìm cách luồn rừng để đi xưng tội với linh mục ở một giáo xứ tên gọi Ngọc Hồ (Đá Hàn) gần Trung Đoàn bộ, anh Bích gặp Linh mục Tôma Trần Văn Dụ coi sóc giáo xứ này (ở thượng nguồn Sông Hương), và khai với cha Dụ rằng anh là con cụ Bổng vốn là bạn thân của cha ở Giáo xứ Phủ Cam (Huế) và nói ý muốn của anh là “dinh tê” (tức về lại vùng Quốc Gia) để nhờ Cha tìm cách giúp đỡ. Cùng theo với anh Bích trong Trung đoàn 95 còn có anh Nguyễn Văn Thuận (sau này là Bác sĩ và Dân biểu thời Đệ Nhị VNCH, em ruột của Phụ Tá Nguyễn Văn Ngân làm việc cho TT Nguyễn Văn Thiệu), anh Bác sĩ Nguyễn Văn Bách hiện ở Tiểu bang Pennsylvania) đều ở trong nhóm “nghĩa tử” của Cha Tôma Trần Văn Dụ. Nhóm nghĩa tử này được cha Dụ đưa về lại Huế an toàn. Lúc bấy giờ Bích xin theo vào học Trường Kỹ Thuật Huế ở trong khuôn viên Trường Canh Nông trong Thành Nội Huế, và làm thợ sắp chữ tại nhà in Thánh Tâm vốn là một cơ sở sinh hoạt của Dòng Thánh Tâm Huế, đường Phan Đình Phùng trên bờ sông Bến Ngự, còn hai người kia vào học Trường Khải Định. Năm 1953, anh Bích cũng lần mò ra được tới Vinh và tìm gặp được thân phụ lúc ấy đang dạy học tại Dòng Phanxicô Vinh. Dòng này được xây dựng từ năm 1931 trong một khu đất gần 4 mẫu, nằm ở ngoại ô thành phố, gần Trường Thi, giữa Vinh và Bến Thủy do cha Maurice Bertin phụ trách. Khu đất này ngày nay là Bệnh viện thành phố Vinh và một phần là Trường Mầm Non Hồng Sơn, nằm ở ba mặt đường: đường Lê Mao, đường Trần Phú và đường Ngô Đức Kế. (Vương Đình Chữ [chủ biên], Lịch sử Giáo Phận Vinh, tập I, 2015, trang 563).

Năm 1954, sau hiệp định Genève chia đôi đất nước, hai bố con trốn ra Hải Phòng và theo tàu há mồm vào Sài Gòn. Bích có chung mẹ với một em trai là Bưu và mẹ của Bích vốn là bà mẹ quê chơn chất, thật thà, là người theo đạo Ông Bà, sống ở làng Mỹ Lợi, huyện Phú Thứ, Thừa Thiên, quê hương của Đức Từ Cung, mẹ vua Bảo Đại. Hai ông bà (song thân của Bích) lấy nhau theo lời hứa của người lớn hai gia đình, không thích hợp đời sống tình cảm nên ly dị nhau từ khi Bích còn nhỏ. Sau này tục huyền với một bà họ Phạm thuộc giáo xứ Phủ Cam, cụ Bổng trở lại đạo Công Giáo, sinh được năm người con, trong số đó có hai người làm linh mục thuộc Tổng Giáo Phận Huế và một người con gái là nữ tu thuộc Dòng Mến Thánh Giá Huế. Bà họ Phạm này ở trong dòng dõi gia tộc của bà Phạm Thị Thân, vợ cụ Ngô Đình Khả và là thân mẫu của Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Bà họ Phạm này (kế mẫu của anh Bích) cũng có bà con với Cố Giám Mục Alexis Phạm Văn Lộc, nguyên Giám mục Giáo Phận Kontum. Hai người em của anh Lê Ngọc Bích là Linh mục Micae Hy Lê Ngọc Bửu thuộc Nhóm tu hội Hy vọng có liên hệ nhiều với Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận nên bị chính quyền CS làm khó dễ. Linh Mục Lê Phú Ngọc Trản được Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Như Thể phong chức tại Nhà thờ Phủ Cam năm 2000. Cả hai cũng có khi tá túc với Linh Mục Nguyễn Văn Ngọc tại Giáo xứ Phan-xi-cô (tục gọi Nhà thờ Nhà nước) nhưng cũng không được yên, nên Đức Cha Phạm Văn Lộc đã phong chức “chui” cho một trong hai vị linh mục này. Cả hai bị tiếp tục bị sách nhiễu, cấm cách đủ thứ suốt gần hai thập niên cho đến nay, nhờ sự can thiệp hữu hiệu của Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh, hai vị linh mục em của anh Bích đã có nhiệm sở để làm công tác mục vụ. Kể thêm những chuyện này để thấy chế độ CS luôn luôn là thế lực của tà thần nhưng đức tin và lý tưởng của người Công Giáo là sức mạnh giúp ta vượt thoát mọi khó khăn.

Từ năm 1959 đến 1962, chúng tôi ban đầu “kết” nhau trong một nhóm mà các bạn khác thường gọi là nhóm “ABCT” tức là Trần Vinh Anh, người gốc Minh Hương, quận Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, Lê Ngọc Bích (Thừa Thiên) và Nguyễn Đức Cung (Quảng Bình), sau có thêm Nguyễn Lý Tưởng (Triệu Phong, Quảng Trị) và Hoàng Văn Sự (dân Bắc, em ruột nhạc sư Hùng Lân). Tất cả cùng đồng ý giúp nhau học để lấy cho được Tú Tài I và II ban Cổ ngữ (Hán Văn) để liệu đường cho tương lai. Ngoài việc học hành, anh em chúng tôi là những người xông xáo nhất trong các hoạt động của Viện, thí dụ tổ chức các cuộc vui Tất Niên, khai giảng khóa học, chào đón các giảng viên mới. Niên khóa 1962-63, chúng tôi đồng thi đỗ vào Đại Học Sư Phạm ban Sử Địa chỉ trừ có Hoàng Văn Sự bị động viên vào quân đội và theo với cuộc sống binh ngũ cho đến năm 1975.

Theo học Viện Hán Học trong tinh thần của một nền giáo dục “dân tộc, nhân bản và khai phóng”, chúng tôi có dịp tiếp xúc với các vị giáo sư thuộc tầng lớp cựu học như cụ Nguyễn Duy Bột xuất thân từ trường Quốc Tử Giám, cụ Cử Nhân Hà Ngại, cụ Cử Nhân Lương Trọng Hối, Linh mục Sảng Đình Nguyễn Văn Thích, thầy Võ Như Nguyện, thầy Nguyễn Hồng Giao, nhà thơ tiền chiến Phan Văn Dật, học giả Bửu Kế, rồi với các vị tân học như Linh mục Giáo Sư Nguyễn Phương, Giáo sư Nguyễn Văn Dương, Giáo sư Vĩnh Quyền v.v… để thấy thế hệ chúng tôi đóng vai “bản lề” là được tiếp thu nền tinh hoa học thuật cũ từ các đấng bậc đi trước cho đến cái căn bản học thuật của nền giáo dục Miền Nam hôm nay.

Sau ba năm theo học tại Viện Hán Học, chúng tôi giã từ môi trường chữ Hán để bước vào một khung cảnh học thuật mới với hai lãnh vực văn khoa và sư phạm, rồi có dịp quen biết thêm bạn bè và được thụ huấn với các vị giáo sư nổi tiếng trên toàn Miền Nam như Giáo sư Trần Văn Toàn dạy Triết, GS Thanh Lãng dạy môn Văn Học Việt Nam, Linh mục Nguyễn Phương phụ trách môn Sử, GS Nguyễn Thế Anh môn sử Đông Nam Á, Linh mục Nguyễn Hòa Nhã dạy môn Địa Lý, GS Dương Đình Khôi dạy môn Dân Tộc Học, Linh Mục Lefas môn Sử Tây Phương, Linh mục Oxarango môn cổ sử Tây Phương v.v… Mùa hè năm 1965, chúng tôi tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm, và ở Trường Đại Học Văn Khoa; tôi và Trần Vinh Anh lấy xong Cử Nhân Giáo Khoa Sử Học, còn Lê Ngọc Bích cũng chỉ còn một chứng chỉ nữa để hoàn tất học vị này mà phải bỏ dở đi dạy học để sinh sống đã.

Sau khi tốt nghiệp Ban Sử Địa của Trường Đại Học Sư Phạm Huế, Lê Ngọc Bích đi nhận nhiệm sở là Trường Trung Học Nguyễn Huệ ở Tuy Hòa (Phú Yên), tôi và Trần Vinh Anh về Trường Trung Học Trần Quý Cáp Hội An.

Bẵng đi mấy năm Lê Ngọc Bích yên phận dạy học ở vùng tháp Nhạn sông Đà, chăm chú đời sống gia đình, rồi năm 1973 anh xin đổi vào Trường Trung Học Tân Bình ở gần nhà thờ Ba Chuông thuộc Giáo xứ Đa Minh.

Sau ngày 30-4-1975, Cộng Sản chiếm trọn Miền Nam đã làm thay đổi mọi nếp sống sinh hoạt của con người tại đây kể cả những người theo nghề dạy học như anh Lê Ngọc Bích.

Ngay sau khi Sài Gòn mới mất, một người tên Nguyễn Trường Liêm, Sư Phạm ban Toán ở Huế vào tiếp quản Trường Trung Học Tân Bình. Nguyễn Trường Liêm có người em là Nguyễn Trường Cổn vốn ly khai vào chiến khu VC trong nhóm Lê Hiếu Đằng. Một người khác tên Văn Đức Kim dạy học ở Trường Trung Học Nguyễn Thượng Hiền, quen biết với anh Nguyễn Lý Tưởng lúc bấy giờ (trước năm 1975) dạy học ở Trường Trung Học Hồ Ngọc Cẩn (Gia Định), cũng móc nối với Nguyễn Trường Liêm và nhỏ to tâng công, nói rằng Lê Ngọc Bích là “đảng viên” Đại Việt trốn học tập cải tạo, là “đồng chí” của Nguyễn Lý Tưởng và Nguyễn Đức Cung… Thế là Lê Ngọc Bích bị theo dõi, trù dập nhưng vì không có bằng chứng cụ thể nên chưa làm gì. Một hôm cụ Lê Ngọc Bổng ở Huế vào thăm con, anh Bích đưa câu chuyện ra giải bày với cụ. Cũng may cụ Bổng có một người học trò lúc bấy giờ làm Phó Giám Đốc Công An thành phố SG. Cụ Bổng đến thăm anh này và trình bày sự thật về anh Bích. Người Phó GĐCA này được ông thầy cũ đến nhà thăm cũng rất mừng và hãnh diện nên cho lục hồ sơ đảng phái ở Sài Gòn không thấy tên Lê Ngọc Bích, cả trong hồ sơ điện toán cũng không, nên đã yêu cầu trường Trung học Tân Bình đối xử tử tế với Lê Ngọc Bích. Sau vụ này, trường Tân Bình không còn làm khó dễ gì Bích và còn cho phép Bích trong những ngày nghỉ dạy có thể coi việc giữ xe cho học sinh để có thêm chút lợi nhuận trong sinh kế, bởi vì đời sống giáo chức lúc bấy giờ rất gieo neo, cơ cực. Kể ra trong cái rủi cũng có điều may (Providence).

3.- BƯỚC VÀO LÃNH VỰC NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ ĐẠO CHÚA…

Cho đến bây giờ tôi cũng không biết nguyên nhân nào đưa anh Lê Ngọc Bích bước vào lãnh vực nghiên cứu lịch sử đạo Công Giáo ở Việt Nam bởi vì theo lệ thường chỉ sau khi hoàn tất một học vị về sử học chẳng hạn Cử nhân Giáo Khoa Sử học (Bachelor of Art) hay Cao học Sử học (Master of Art) mà trong nước bây giờ người ta gọi là Thạc sĩ thì mới chọn một hướng nghiên cứu. Cuốn sách đầu tiên anh Lê Ngọc Bích tặng tôi có tên “Người Việt Công Giáo, Chứng Nhân Đức Tin (1630-1885) không thấy đề năm in. Tôi lật trang cuối tìm vào bản kê “tài liệu tham khảo” thấy có cuốn “Cuộc lữ hành đức tin” của Linh mục Đào Trung Hiệu, OP. do UBĐKCG Tp. Hồ Chí Minh tháng 6-1992 thì chắc rằng cuốn sách của Bích được viết sau cuốn sách. Viết về “chứng nhân đức tin” tức là viết về các Thánh Tử Đạo Việt Nam, được Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolồ II phong thánh ngày 19-6-1988 tức một phần cũng để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về danh thơm tiếng tốt của các bậc tiền nhân Việt Nam của người tín hữu, đồng thời cũng là phản ứng trước thái độ phá phách của chế độ CS đối với việc phong thánh lúc bấy giờ mà theo phương pháp sử học đó là “nguyên nhân gần, nguyên nhân gây sự” (Nguyễn Phương, Phương pháp sử học, Phòng nghiên cứu Sử, Viện Đại Học Huế, 1964, trang 156). Cho đến nay, vấn đề phong thánh ngày 19-6-1988 đã trở thành một biến cố lịch sử nhưng thiết tưởng cũng cần nhìn lại để thấy thực chất của vấn đề phản ánh đức tin của người Công Giáo và thái độ thù ghét đố kỵ của giới cầm quyền CS đối với tôn giáo này như thế nào.

Trước hết xin đọc vào hồi ký của một Giám Mục. Trong cuốn “ Chứng từ của một Giám Mục, những câu chuyện về một thời”, Giám Mục Phao Lô Lê Đắc Trọng, Cố Giám Mục Phụ Tá TGP Hà Nội đã viết: “Cho tới năm 1988, khi Tòa Thánh quyết định phong thánh cho 117 Chân Phúc Việt Nam. Một luồng sóng phẫn nộ chống đối việc phong thánh đó. Trong buổi khai mạc chống đối việc phong thánh được phát động, hai nhân viên Đoàn Kết được phái tới Nam Định, do ông Dương Văn Đàm và ông Vũ Thái hòa, mở cuộc họp các linh mục Hà-Nam-Ninh. Đã mấy chục năm, tôi không đi họp, hôm đó không hiểu sao rồi lại đi. Nhưng đó lại là cơ hội rất may. Sau khi hai ông chỉ trích chê bai chống lại việc phong thánh. Tôi lên tiếng thay cho mọi linh mục, nêu lên đề tài: Việc tôn sùng Các Thánh Tử Đạo và chế độ này đi đôi với nhau. Để chứng minh, tôi gợi lại sự kiện ngày 2-9-1945: Ngày thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, cả hội nghị nghe. Rồi tôi đặt câu hỏi: cuộc kết duyên ban đầu đằm thắm thế, vì lẽ gì việc tôn sùng Các Thánh Tử Đạo lại gặp khó khăn thế? Không ai trả lời. Và từ đó, riêng với tôi không ai nói về vấn đề tử đạo. Các linh mục tỉnh Hà-Nam-Ninh (Hà Nội, Phát Diệm, Bùi Chu), không còn bị đi họp để nghe “tố” Các Thánh Tử Đạo, như các nơi khác.” (Diễn Đàn Giáo Dân tái bản lần thứ nhất, Hoa Kỳ, Giáng Sinh 2009, trang 289).

Sau đây là một số thông tin từ hải ngoại:

“Đầu năm 1988, TT Vatican loan báo tổ chức lễ phong thánh cho 117 vị tử đạo VN vào ngày 19-6-1988. Việc này lập tức gây ra những phản ứng khác nhau từ phía các giới khác nhau trong nước.

Tại Hà nội, về phía Công Giáo, HĐGMVN cũng họp về vấn đề phong thánh, UBTV HĐGMVN thông cáo về phong thánh ngày 2-4/3/1988. Các nữ tu Sài gòn cũng đưa ra thỉnh nguyện về phong thánh ngày 10/3/1988. Nhưng HĐGMVN trong phiên họp thường niên tại Hà nội không tán đồng các hành vi và cung cách mang màu sắc chính trị trần thế liên quan đến việc phong thánh (17/3/1988)”.[Nguyệt san Diễn Đàn Giáo Dân, Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại Cơ sở Đức quốc, Ba Mươi Năm Công Giáo Việt Nam Dưới Chế Độ Cộng Sản, tháng 8-2005, Đỗ Hữu Nghiêm, trang 414).

Tác giả Lê Thiên cho biết: “Năm 1988, Cộng sản Việt nam tung chiến dịch ồn ào chống lại việc Giáo Hội Công Giáo quyết định phong thánh cho 117 Chân Phúc Tử Đạo Việt Nam. Một mặt chúng huy động các cây bút lý luận sắc bén về ý thức hệ Cộng sản, như Nguyễn Khắc Viện, Trần Bạch Đằng, viết bài xuyên tạc lịch sử Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Mặt khác, chúng dùng Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo Yêu Nước qua tờ Công Giáo và Dân Tộc với Trương Bá Cần viết bài phụ họa.” (Ba Mươi Năm Công Giáo… Sđd, trang 476).

Cũng trong tài liệu nói trên, tác giả Đỗ Mạnh Tri nói rõ: “Ngày 22.6.1987 Gioan Phao lồ II chủ trì buổi họp Cơ mật viện và quyết định phong Hiển thánh 117 Chân Phúc Tử Đạo Việt Nam. Ngày 19.6.1988, lễ Tuyên Thánh đã được cử hành tại Quảng trường Thánh Phê Rô ở Rô-Ma, trong bầu khí trang trọng, thuần túy tôn giáo, với sự tham dự của khoảng 15 ngàn người, trong đó rất nhiều người Công Giáo Việt Nam đến từ khắp thế giới, trừ Việt Nam. Thông cáo của Tòa Tgm Tp HCM: “Ngày 19.6.1988: các nhà thờ lớn nhỏ, các giáo xứ trong địa phận cử hành ngày Chúa nhựt này như các ngày Chúa nhựt khác, không tổ chức chi cả liên quan đến Lễ Phong Thánh”. Nguyễn Ngọc Lan bình phẩm: “Lễ ‘như các ngày Chúa nhựt khác’ là lễ gì? Thà làm thinh đi hoặc nói rõ là bị ngăn cấm để khỏi bị mấy anh Công Giáo yêu quái xuyên tạc như họ đã bi bô tối hôm qua trên màn ảnh truyền hình: vì thế nọ vì thế kia cho nên mới có Thông cáo của Tòa Tổng Giám mục. Những cái ‘vì’ hoàn toàn xa lạ với Đức cha Bình. Chính quyền cấm người Công Giáo không được làm gì liên quan đến Lễ Phong Thánh, cũng như đã cấm không cho HĐGMVN tham dự Lễ Phong Thánh bên Rôma. (Ba mươi năm Công Giáo, Đỗ Mạnh Tri, Sđd, trang 566; Nguyễn Ngọc Lan, Nhật Ký 1988, Nhà xb. TIN Paris, 1993, Chúa nhựt 19.6.88, tr. 93).

Cuốn tư liệu “Ba mươi năm…” ghi nhận thêm: “Ngày 24.11.1990, trong bài chào mừng Đức Thánh Cha nhân dịp viếng ad limina, Đc Nguyễn Minh Nhật, Chủ tịch HĐGMVN có nói: “Niềm vui sướng được quây quần chung quanh Đức Thánh Cha lại càng lớn lao hơn nữa vì nó bù đắp lại phần nào sự vắng mặt toàn diện của HĐGMVN trong ngày Lễ tấn phong Hiển Thánh cho 117 Chân phước Tử đạo Việt Nam tại Quảng trường Thánh Phê rô ở Rôma ngày 19.6.1988. Cử chỉ long trọng này của Tòa Thánh đã và sẽ ghi dấu trong niên giám của các thế hệ mai sau một ơn cao trọng mà Chúa Quan phòng đã muốn ban cho Giáo hội trẻ trung của chúng con.” (Đỗ Mạnh Tri, trang 567).

Một câu danh ngôn của Tertullian (155-222) văn sĩ La-Tinh và cũng là một nhà hộ giáo đã từng nói: “Máu của người tử đạo là hạt giống sinh người tín hữu” (Semen est sanguis christianorum! Apologeticus 50, 13) (Pope Benedict XVI, Great Christian Thinkers, from The Early Church through The Middle Ages, Fortress Press, 2011, trang 26). Biết đâu, giữa bầu khí chống báng đạo CG nhân vụ phong thánh lúc bấy giờ, đây chẳng phải là sự huyền diệu giúp Lê Ngọc Bích dấn thân nghiên cứu về lịch sử Công Giáo Việt Nam với nhiều tác phẩm giá trị về sau với ý hướng “hộ giáo” (apologetics) tiềm tàng trong anh?

Cuốn sách đầu tiên của Lê Ngọc Bích, “Người Việt Công Giáo, Chứng nhân Đức Tin, 1630-1885”, dày 189 trang dưới hình thức “Giáo trình lưu hành nội bộ” có lẽ là một tài liệu nhỏ dùng cho việc dạy học trong giáo xứ hay một học viện nào đó. Bìa sách in tương đối trang nhã, mẫu chữ lịch sự rõ ràng, ghi lại tiểu sử của 109 vị Thánh tử đạo Việt Nam theo thứ tự thời gian tuy nhiên việc đặt “Giáo dân PHANXICO” lên hàng tử đạo tiên khởi là vấn đề phải được xét lại.

Trong tác phẩm “Người Chứng Thứ Nhất”, nhà văn Phạm Đình Khiêm có viết: “Ở đây, chúng tôi tưởng cũng nên nhận định rõ về tước hiệu “Tiên khởi Tử đạo Việt Nam” dành cho ông An-rê Phú-yên. Đúng ra, thày giảng An-rê là “Tiên khởi Tử đạo” ở Xứ Nam (Đàng Trong). Còn nếu kể toàn quốc, thì ở Xứ Bắc (Đàng Ngoài), vào năm 1630, có một giáo hữu tên thánh là Phan-chi-cô, gia nhân của một vị quan lớn trong phủ Chúa Trịnh, đã bị quan này tự ý giết vì giữ đạo Thiên Chúa. Tài liệu của Cha Đắc-lộ, nguồn duy nhất, chỉ kể rất sơ lược về ông, khen ngợi ông đổ máu vì Chúa, tuy không dùng danh từ rõ rệt “Tử đạo” (Martyr). Về phần thày giảng An-rê, đời sống và cuộc tử đạo với những phép lạ sau khi chết, đã biểu dương rất rõ rệt với đầy đủ chi tiết, lại được lập hồ sơ để chờ ngày phong thánh, cho nên ta có thể kể người như vị Tử đạo vinh quang đầu tiên của Việt nam.” (Phạm Đình Khiêm, Người Chứng Thứ Nhất, Tinh Việt Văn Đoàn, Sài Gòn, 1959, trang 23).

Nói chung các tài liệu khác như “Các Thánh Tử Đạo Việt Nam trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo” của Linh mục Bùi Đức Sinh hoặc “ Việt Nam Giáo Sử” của Lm Phan Phát Huồn, “Lịch sử Truyền Giáo” của Lm Nguyễn Hồng, “Lịch sử Phát triển Công Giáo Việt Nam” của Lm Trương Bá Cần, và nhất là trong danh sách 117 vị Thánh Tử Đạo VN do Tòa Thánh tuyên phong không nhắc đến người giáo hữu tên thánh Phan-chi-cô này nên danh xưng đó cũng cần để lại như một vấn đề “tồn nghi”.

Nếu cuốn sách nhỏ “Người Việt Công Giáo, Chứng Nhân Đức Tin, 1630-1885” được viết do sự thúc đẩy của biến cố phong thánh 19-6-1988, thì bộ sách tiếp đồ sộ hơn, súc tích hơn và hoàn hảo hơn (gồm hai tập, tập I gồm 398 trang và tập II gồm 300 trang, in khổ lớn) nhằm kỷ niệm 150 năm thành lập Giáo phận Huế (1850-2000), có tên “Nhân vật Giáo phận Huế” phát hành dưới hình thức ‘lưu hành nội bộ’ tỏ ra xứng tầm với một nhà nghiên cứu sử học.

Về nội dung tập I,
tác giả Lê Ngọc Bích trình bày như sau:

PHẦN MỘT: GIÁO DÂN

Chương một: Giáo dân thế kỷ XVII-XVIII
- Thời Sãi Vương Nguyễn Phúc Nguyên (1613-1635)
- Thời Thượng Vương Nguyễn Phúc Lan (1635-1648)
- Thời Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần (1648-1687)
- Thời Ngãi Vương Nguyễn Phúc Thái (1687-1691)
- Thời Quốc Chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725)
- Thời Ninh Vương Nguyễn Phúc Thụ (1725-1738)
- Thời Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765)
- Thời Định Vương Nguyễn Phúc Thuần (1765-1777)
- Thời Cảnh Thịnh Tây Sơn (1783-1802)

Chương hai: Giáo dân thế kỷ XIX
-Thời Hoàng đế Minh Mạng (1820-1840)
-Thời Hoàng đế Tự Đức: Giai đoạn 1848-1860; Giai đoạn 1860-1862: Phân Sáp.
- Gian đoạn 1883-1886: Lực lượng Văn Thân “Bình Tây Sát Tả gồm Giai đoạn cuối năm 1883 và Giai đoạn 1885-1886.

Chương ba: Giáo dân thế kỷ XX

PHẦN HAI: CÁC VỊ CHỨNG NHÂN ĐỨC TIN ĐƯỢC GIÁO HỘI SUY TÔN
Chương một: Thời Cảnh Thịnh Tây Sơn 1798.
Chương hai: Các vị chứng nhân đức tin thời Hoàng đế Minh Mạng 1820-1840.
Chương ba: Các vị chứng nhân đức tin thời Hoàng đế Tự Đức 1857-1861.
Chương bốn: Các vị chứng nhân đức tin ngoài Giáo phận qua đời trên đất Giáo phận Huế.

PHẦN BA: CÁC VỊ TU SĨ VÀ LINH MỤC

Chương một: Các vị tu sĩ
-Tu sĩ thế kỷ XVII
-Tu sĩ thế kỷ XIX
-Tu sĩ thế kỷ XX

Chương hai: Các vị linh mục
-Các vị linh mục thế kỷ XVII-XVIII
-Các vị linh mục thế kỷ XIX: Thời kỳ trước “Phân Sáp”; Thời kỳ “Phân Sáp” 1860-1862; Thời kỳ Văn Thân “Bình Tây Sát Tả” 1883-1886.
-Các linh mục thế kỷ XX.

Chương ba: Các linh mục ngoài Giáo phận sống phục vụ Tổ quốc trên đất Giáo phận Huế.


Tập II “Nhân Vật Giáo Phận Huế” gồm:

PHẦN BỐN: CÁC VỊ THỪA SAI NGOẠI QUỐC TRUYỀN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN GIÁO PHẬN HUẾ
Chương một: Các vị thừa sai Dòng Tên
Chương hai: Các vị thừa sai thuộc Hội Truyền giáo Paris
Chương ba: Các vị thừa sai Dòng Chúa Cứu Thế

Chương bốn: Các vị thừa sai ngoại quốc lập dòng trên địa bàn Gia1o Phận Huế

PHẦN NĂM: CÁC VỊ GIÁM MỤC VÀ ĐAN VIỆN PHỤ
Chương một: Các vị giám mục thời kỳ Giáo Phận Đàng Trong qua đời trên đất Giáo Phận Huế
Chương hai: Các vị giám mục và đan viện phụ gốc Giáo Phận Huế
Chương ba: Vị giám mục khai sinh Giáo Phận Huế, Tephan Cuénot
Chương bốn: Các vị giám mục trực tiếp lãnh đạo Giáo phận Huế.


Phê bình bộ sách này trước hết chúng tôi đi vào phần nói về các tư liệu do soạn giả sử dụng, thiết nghĩ tạm chia làm hai loại đó là chính sử và dã sử. Chính sử ở đây gồm các bộ Đại Nam Thực Lục, Liệt Truyện, Địa bộ, Phủ Biên Tạp Lục v.v… nghĩa là những bộ sử do Quốc sử quán viết và dã sử nói chung là những tập tài liệu do tư nhân viết. Dĩ nhiên trong bộ sách này phần lớn tài liệu lấy từ các sách tư nhân hoặc do các cơ sở tôn giáo biên tập gồm nhiều loại ngôn ngữ Việt, Pháp, Anh, Hán văn được biên tập theo nhiều thể loại.

Tóm tắt, chính sử 正 史 là sử sách do cơ quan chính thức của triều đình quân chủ biên soạn thường gọi là Quốc sử quán do các viên chức khoa bảng của triều đình được chỉ dịnh đứng ra sưu tập tài liệu và biên soạn lịch sử các triều đại hay các biến cố của quốc gia. Dã sử 野 史 (dã là đồng nội, chốn dân gian – theo Đào Duy Anh) là sử sách do dân chúng ngoài xã hội viết về các biến cố quân sự, chính trị, văn hóa, kinh tế v.v... Sử gia Nguyễn Phương đã gọi một cách tổng quát hai nguồn sử liệu chính sử và dã sử là sử liệu công và sử liệu tư. (Nguyễn Phương, Phương pháp sử học, Phòng nghiên cứu Sử, Viện Đại Học Huế, 1964, trang 71.)

Dù sử dụng các loại tư liệu nào nhưng cần phải tôn trọng các nguyên tắc về trích dẫn khi dùng tới. Ở đây tác giả rất thận trọng khi tham khảo các sách vở, báo chí, tài liệu dịch thuật kể cả khi phải đọc vào các tư liệu Hán Văn hay tiếng La-Tinh hoặc các ngoại ngữ khác. Tuy nhiên, các sách của Lê Ngọc Bích ngoài phần ghi các tài liệu tham khảo đã không có mục sách dẫn (index) vốn là một trong những danh mục giúp tìm ra mau chóng tên các nhân vật được nói đến trong tác phẩm và mục sách dẫn này là một đòi hỏi nằm trong phạm trù của Phương pháp sử học.

“Nhân vật Giáo phận Huế” viết về con người của vùng đất này gồm ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên vốn là con cháu của những người dân thuộc Thanh Hóa, Nghệ An đi theo các chúa Nguyễn trong các đợt Nam tiến trước đây.

Theo sự nghiên cứu của Li Tana “vùng đất cực nam thoạt đầu đã được coi là nơi nhà Hậu Lê đầy các phạm nhân. Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí viết là từ năm 1474, chính quyền nhà Lê quyết định đưa các phạm nhân tới vùng đất trước đây thuộc Champa. Kẻ nhẹ tội thì được đưa đến Thăng Hoa (vùng Thăng Bình trong tỉnh Quảng Nam). Tội nặng hơn được đưa đến Tư Nghĩa (Quảng Ngãi), Hoài Nhơn (Quy Nhơn, Bình Định ngày nay) là vùng đất xa nhất để đày tù nhân”. (Xứ Đàng Trong, Lịch sử Kinh tế - Xã hội Việt Nam Thế kỷ 17 và 18, Nhà xb. Trẻ 1999, trang 29). Nếu Thuận Hóa được xem là một vùng đất đầy bất trắc, bấp bênh về một số lãnh vực như sự khẳng định của Li Tana (trang 38), thì việc chấp nhận định cư trên vùng đất ấy cũng nói lên tính can trường của người dân địa phương trước thử thách cùng với sự thiết lập chính quyền tại đây qua các đợt di dân ngày càng nhiều hơn với mục đích rõ ràng. Sử gia Trần Văn Giàu cũng từng cho biết “tính dọc ngang” của người dân Ngũ Quảng (Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Đức [Thừa Thiên], Quảng Nam, Quảng Ngãi góp sức mạnh cho các cuộc Nam tiến về sau (Trần Văn Giàu, Nam Bộ xưa và nay, 1999, trang 161). Người Huế là dân Đàng Trong vốn là những người có tư tưởng tự do, có “óc tò mò và cởi mở đối với những cái mới, với những tư tưởng mới, tính hồn nhiên và khoáng đạt hơn, thái độ không mấy dễ dàng để mình bị ràng buộc bởi lịch sử và truyền thống” (Li, Tana, Sách đã dẫn, trang 217). Đây cũng là những đức tính mà người dân ba tỉnh Bình Trị Thiên nói chung chấp nhận tinh thần Ki Tô Giáo từ những năm đầu thế kỷ XVII khi hạt giống phúc âm được các vị giáo sĩ Dòng Tên đến gieo vãi.

Tuy nhiên, đọc sách của Lê Ngọc Bích, người Công Giáo Bình Trị Thiên đã phải chịu biết bao đau khổ, nhục nhằn trong các cuộc bắt đạo của chín đời chúa, mười ba đời vua nhà Nguyễn, có lẽ nhiều người cũng như ông Nguyễn Gia Kiểng đã từng tự hỏi và đưa ra một lời giải đáp qua những dòng chữ sau đây: “Mặc dầu bị bách hại đẫm máu họ đã không vùng lên chống lại chính quyền, trong khi đó là một phản ứng tự vệ rất bình thường… Người Công Giáo ở Miền Bắc lúc đó rất đông đảo chiếm hơn 10% dân số, lại rất tập trung và rất gắn bó.. Nếu họ nổi loạn, nhờ người Pháp huấn luyện và giúp khí giới, họ đủ khả năng đánh bại được quân nhà Nguyễn lúc đó rất suy yếu về cả vật chất lẫn tinh thần. Một viên thiếu úy với bảy tên lính Pháp đã có thể nghênh ngang vào tỉnh Ninh Bình, bắt tất cả tuần phủ, án sát trói lại, tịch thu mấy chục khẩu đại bác, bắt quân Việt Nam hạ khí giới quỳ hai bên đường. Người Công Giáo, nếu muốn, thừa sức đánh bại thứ quân đội vô dụng đó. Nhưng họ vẫn chịu đựng thà chết vì đức tin chứ không nổi loạn. Ở vào thời buổi đó, đâu đâu cũng có nổi loạn, nhưng những người Công Giáo, có lý do nhất và có khả năng nhất để nổi loạn, lại không nổi loạn. Cái gì đã khiến người Việt Nam theo đạo Công Giáo đông đảo như vậy? Đó chính là thông điệp Ki-Tô. Vào buổi nhiễu nhương, con người chà đạp và chém giết lẫn nhau, còn gì an ủi hơn là được nghe một thông điệp hòa bình, bác ái, là được nghe những lời nhắn nhủ “ai thương xót người ấy là phúc thật, ai chịu khốn khổ vì lẽ phải ấy là phúc thật.” (Nguyễn Gia Kiểng, Tổ Quốc Ăn Năn, Paris, 2001, trang 193).

Vả lại Tin Mừng Mát-thêu đã viết: “Khi người ta bách hại anh em trong thành này, thì hãy trốn sang thành khác.” (Mát-thêu 10: 25, Sách đã dẫn, trang 91). Và sách Tin Mừng Lu-Ca cũng đã dạy: “Người ta sẽ tra tay bắt và ngược đãi anh em, nộp cho các hội đường và nhà tù, và điệu đến trước mặt vua chúa quan quyền vì danh Thầy. Đó sẽ là cơ hội để anh em làm chứng cho Thầy.” (Kinh Thánh Tân Ước, Nhóm Phiên dịch Các giờ kinh phụng vụ, Lu-ca 21: 12-13, 1994, trang 360). Kinh nghiệm giữ đạo của các Ki-Tô hữu thế kỷ I-II ở Rô-ma cho người giáo hữu Việt Nam một đường lối áp dụng đó là đoạn Tin Mừng Mát-thêu nói trên. Các hang toại đạo (Catacomb) ở Rô ma như Callixto với những đường hầm bí mật để giáo dân và các dự tòng có thể lên xuống hội họp, ngày nay trở thành các địa điểm du lịch hấp dẫn nhiều triệu du khách trên thế giới chứng tỏ tinh thần nhẫn nại chịu đựng của người Công Giáo để giữ vững đức tin của mình.

Nhận định về các sự ngược đãi (stimulus of penalizations) của các chính quyền đối với Thiên Chúa giáo, sử gia Nguyễn Thế Anh (vốn là thầy dạy của tôi và của Lê Ngọc Bích, Trần Vinh Anh và Nguyễn Lý Tưởng tại Trường Đại Học Văn Khoa Huế) đã viết rằng: “Thiên-chúa-giáo khi còn âm thầm hoạt động trong bóng tối, đã có một sinh hoạt cường mạnh gấp ngàn lần khi được chính thức nhìn nhận, đó là nhờ ở sự ngược đãi của các hoàng đế La Mã.” Và cũng theo vị sử gia này “… thử thách càng mạnh thì đáp ứng lại càng linh động. Nhưng sự kiện này cũng chỉ đúng đến một giới hạn nào đó mà thôi, chứ thử thách quá đáng thì cũng sẽ không đáp ứng nổi.” (Nguyễn Thế Anh, Nhập môn phương pháp sử học, Sài Gòn, 1974, trang 19).

Và ở một đoạn khác, sử gia Nguyễn Thế Anh ghi tiếp: “Thiên-chúa-giáo là một tôn giáo lịch sử: tín ngưỡng của nó đòi hỏi phải tin tưởng rằng những biến cố xảy ra trong đời Gia-Tô phải có thật, phải đã là những sự kiện lịch sử xảy ra trong thời gian và trong không gian, vì đây là sự can thiệp của Đức Chúa Trời trong lịch sử nhân loại để cứu nhân loại. Cho nên Thiên-chúa-giáo sẽ không bao giờ hờ hững với các vấn đề lịch sử: tín đồ của đạo này, cũng như kẻ thù của nó phải biện hộ cho nó, hay đả kích nó trên bình diện lịch sử, với những bằng chứng lịch sử, nghĩa là phải đặt câu hỏi xem các bằng chứng của tín ngưỡng truyền thuyết Thiên-chúa-giáo có giá trị lịch sử hay không.” (Nguyễn Thế Anh, Sách đã dẫn, trang 14).

Sự dấn thân của Lê Ngọc Bích vào việc nghiên cứu lịch sử Công Giáo bao gồm hai thái độ tinh thần mà sử gia H. I. Marrou gọi là óc phê bình và cảm tình. “Óc phê bình là đức tính đầu tiên mỗi người nghiên cứu sử cần phải có. Là một ngành học đi tìm chân lý, sử học phải là một khoa học phê bình: sử gia có phận sự phát giác những điều sai lầm, nhhững sự gian dối, những điều thiếu sót trong sử liệu. Nhưng đức tính thứ hai, cảm tình, sẽ bổ túc cho đức tính thứ nhất ấy. Sự hiểu biết bắt buộc phải có một phần lớn đồng tâm đồng ý giữa sử gia và sử liệu; sử gia phải có cảm tình với sử liệu để có thể hiểu sử liệu.” (Nguyễn Thế Anh, Sđd, trang 55).

Hai tập Nhân Vật Giáo Phận Huế gồm rất nhiều câu chuyện về đạo Công Giáo từ những ngày đầu tiên hạt giống Tin Mừng được gieo vãi tại đây, qua những năm tháng phát triển rồi chịu biết bao sóng gió thử thách trong suốt chiều dài của lịch sử dân tộc. Tác giả Lê Ngọc Bích đã chịu khó tìm tòi sử liệu, đọc và tham khảo nhiều sách vở, vùi đầu trong các thư viện, tìm hỏi nhiều nhân chứng. Một điểm đặc biệt là giữa trào lưu của kỹ thuật số trong thời đại hiện nay, Lê Ngọc Bích vẫn không biết sử dụng máy computer mà nỗ lực cặm cụi viết tay như các tác giả mấy chục năm về trước, hết cuốn sách này đến cuốn sách khác, bày tỏ lòng kiên nhẫn đến cùng.

Nhân vật khởi đầu cho tập I là một bậc mệnh phụ phu nhân, Bà Maria Mađalêna Minh Đức Vương Thái Phi, vị đứng đầu các bà “Phi của chúa Nguyễn Hoàng. Nhà văn Phạm Đình Khiêm đã có một tác phẩm nổi tiếng giá trị sưu khảo về cuộc đời của bà này nhan đề “Minh Đức Vương Thái Phi, lịch sử khai nguyên Công Giáo Việt Nam”, (Sài Gòn 1957). Bà Minh Đức Vương Thái Phi theo đạo Công Giáo khi bà 45 tuổi (khoảng năm 1625), là mẹ của hoàng tử Phúc Khê, và là chỗ dựa của giáo đoàn Châu Hóa. Bà sống thọ ngoài 80 tuổi. Hồi ký của Cha Đắc Lộ viết khá nhiều về cuộc sống thánh thiện của bà.

Trong tập I, Lê Ngọc Bích có viết về cha Đắc Lộ nhưng chỉ thuần viết về các hoạt động mục vụ của ngài mà không đề cập tới các tài liệu giáo lý như “Phép giảng tám ngày” là một cuốn sách vô cùng quan trọng, cũng như các nỗ lực nghiên cứu đóng góp vào việc hình thành chữ Quốc ngữ.

Đọc sách của Lê Ngọc Bích, độc giả theo dõi những sự đau thương của Giáo Hội dưới thời cấm đạo của vua chúa triều Nguyễn, chẳng hạn những gian lao vất vả của biết bao mục tử như Giám Mục Sohier (tên Việt là Bình), Giám mục Cuénot (Thể), sự giúp đỡ tận tình của các giáo hữu đối với các đấng chủ chăn, sự khôn ngoan của các linh mục như linh mục Mactino Nguyễn Văn Thanh (1802-1869) đã đóng vai phu gánh quan tài, người gánh nước mướn để đi nơi này qua nơi khác dò xét tình hình bắt đạo để báo cáo cho các đấng bề trên v.v… Hơn bảy trăm trang sách của Lê Ngọc Bích qua hai tập Nhân Vật Giáo Phận Huế đã cung cấp cho người đọc hình ảnh sinh động của một Giáo Hội Công Giáo trên dãi đất Miền Trung tuy nghèo nàn vật chất nhưng lúc nào cũng sẵn sàng mến thương đùm bọc những người đau khổ.

Đọc những trang sách viết về “Giáo dân Thế kỷ XX” khởi đầu là các ông Hường Tế, Hường Chức, Hường Thuyền vốn là các cháu nội của vua Minh Mạng, người được các sử gia Công Giáo gọi là “Néron Việt Nam”, vua Minh Mạng đã độc ác nhúng tay vào máu của các vị thánh tử đạo Việt Nam thì hậu duệ của ông lại có những người được hạnh phúc đón nhận Tin Mừng, trở thành những người tín hữu đạo đức, thánh thiện. Cuộc đời của cụ Ngô Đình Khả, Cố TT Ngô Đình Diệm, Họa sĩ cung đình Tôn Thất Sa, Quận Công Nguyễn Hữu Bài, Nam Phương Hoàng Hậu, Thi sĩ Hàn Mặc Tử, Giáo sư Bùi Xuân Bào v.v… xuất thân từ Giáo Phận Huế nhưng mang tầm vóc Việt Nam mà tài năng đức độ đã tỏ rõ trên nhiều phương diện.

Nếu Thomas Carlyle đã có lý khi nói rằng: “Lịch sử thế giới, lịch sử của những gì con người đã thực hiện trên thế gian này, kỳ thực là lịch sử của những nhân vật đã hoạt động ở đây. Các đại nhân vật này là những lãnh tụ của những người khác, là những người nặn họ, là gương mẫu của họ, và theo một nghĩa rộng, là những người sáng tạo tất cả những gì mà khối lớn các con người đó đã có thể gắng sức sáng tạo nên hay đạt đến…” (On heroes and Heroworship. Dẫn theo Nguyễn Thế Anh, Sđd, trang 37) thì trong lãnh vực tôn giáo, những “đại nhân vật” ấy có thể xuất thân từ những giai tầng khác nhau trong xã hội, với những trình độ hiểu biết khác nhau, có thể có nhiều vị đến từ những phương trời xa lạ nhưng cùng chung một đức tin Công Giáo, đã đổ máu đào ra để làm chứng đức tin của mình, đã thực hiện những công việc tốt đẹp nhất trên mảnh đất hình chữ S vì sứ điệp yêu thương của Đức Ki-Tô.

Với tập sách thứ ba của Lê Ngọc Bích, cuốn Nhân Vật Công Giáo Việt Nam thế kỷ XVIII-XIX-XX in theo khổ sách bình thường 14x20cm gồm 710 trang với hình bình thật vừa mắt mà bức ảnh mờ Nhà thờ đá Phát Diệm làm bối cảnh với hình chim vạc thường thấy trên trống đồng cho biết giá trị thoạt nhìn của tác phẩm và dòng chữ “Lưu hành nội bộ” được in rõ ở dưới. Bốn chữ này nhắc tôi một câu chuyện cũ, khi năm 1971, tôi đang chuẩn bị tư liệu để viết tiểu luận Cao học Sử học trình ở Đại Học Văn Khoa Huế, đề tài là chú dịch Vũ Man Tạp Lục Thư撫 蠻 雜 緑 書, tác giả là cụ Ôn-Khê Nguyễn Tấn người đã tình nguyện về quê nhà, bình định được người Mọi Đá Vách ở Quảng Ngãi năm 1863 dưới triều vua Tự Đức. Sau cuộc đánh dẹp vất vả này, Nguyễn Tấn viết cuốn Vũ Man Tạp Lục Thư bằng chữ Hán, trong đó ghi lại đầy đủ địa lý vùng cao nguyên, chiến thuật, chiến lược, phong tục tập quán, ngôn ngữ, sông ngòi, khe suối vùng cao v.v… của ba tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên. Cụ Nguyễn Tấn cất dấu kỹ sách này trong nhà (bí vu gia 祕 于 家) và chỉ truyền cho con cháu mà thôi. Sau này con của cụ Nguyễn Tấn là Diên-Lộc Quận Công Nguyễn Thân dựa vào sách này mà xây dựng lực lượng Sơn Phòng Nghĩa Định, giúp ông trấn giữ được người Mọi là nhờ có cẩm nang (vade mecum) quý trong tay. Bốn chữ “Lưu Hành Nội Bộ” trên tác phẩm Nhân Vật Công Giáo Việt Nam Thế Kỷ XVIII-XIX-XX của Lê Ngọc Bích ngoài thủ thuật “qua mặt” sự kiểm duyệt khắt khe dễ ghét của nhà nước Cộng Sản Việt Nam, nhưng tác phẩm này cũng là bảo vật “bí vu gia”, và dĩ nhiên có đọc vào mới thấy và sách quý chỉ truyền đạt cho những người trong dòng tu, học viện hay cơ sở riêng biệt mà thôi. Người ngoài lại ở xa như tôi nhưng cũng được “đọc ké” kể cũng là một điều may. Tôi nghĩ rằng các cuốn sách của anh Lê Ngọc Bích, như cuốn này chẳng hạn, thuộc loại văn hóa samizdat (tự in ấn ngoài luồng) đối chọi lại gosizdat (nhà nước xuất bản), và tamizdat (tư liệu được đưa lậu vào Liên Xô), một loại hình văn hóa chỉ có sau bức màn sắt, - và nếu vậy thì cũng tội nghiệp cho những người cầm bút chân chính đạo đức như anh Lê Ngọc Bích và một số rất ít các tác giả khác còn trong nước. Trước đây tôi có theo dõi các ấn phẩm của Nhà xuất bản Giấy Vụn với những bài văn, thơ của Bùi Chát, Lý Đợi, Bùi Chí Vinh v.v. và mới đây với các tác phẩm của Nhà xuất bản Tự Do với Phạm Đoan Trang hay Nhà xuất bản Tri Thức của Tiến Sĩ Chu Hảo. Đây là những hình thức tự cởi trói của giới văn nghệ sĩ trước cường quyền bạo lực!

Với tác phẩm Nhân Vật Công Giáo Việt Nam thế kỷ XVIII-XIX-XX, phải thành thật nói rằng tôi đã đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, cũng như rất tâm thành chia xẻ với nhà thơ Lê Đình Bảng qua những dòng ông viết sau đây trong bài tựa “Đốt lò hương cũ” in đầu cuốn sách này: “Nay được đọc tập NHÂN VẬT Công Giáo VIỆT NAM – trong điều kiện ồn ã, trong khung cảnh xô bồ, tất bật của cơm áo gạo tiền - chẳng hiểu mình có thất lễ không? Dù sao trong muôn một, tôi xin cảm ơn Ông Lê Ngọc Bích đã dành cho kẻ vô danh này cái vinh dự to lớn mà đáng lẽ người ấy phải là một bậc thức giả có uy tín được trọng thị giữa làng. Tôi biết ông (xin lỗi) – trong buổi hoàng hôn sinh lão bệnh tử của đời người, trong những thiếu thốn quay quắt về kinh tế và cả trong nỗi cô đơn của những người làm công việc văn hóa, của kẻ ngoại đạo trước computer - vẫn lặng lẽ miệt mài kiếm tìm, sao chép, viết lách… Nguyên một cái tình cảnh đa đoan, một nỗ lực bền bĩ “mài mực ru con” để viết và viết, ấy cũng quá đủ cho chúng ta ngả mũ chào." (trang 8).

Đối với tôi, mỗi trang sách là một gắn bó của tác giả với con đường đã chọn lựa, và với niềm tin tôn giáo đã được chắt chiu, gạn lọc qua thời gian cùng thử thách. Hơn bảy trăm trang sách, với hằng trăm nhân vật thuộc nhiều thế hệ và nhiều lãnh vực tài năng, thuộc đủ mọi đề tài, với những khám phá mới về con người, hình như chưa bao giờ Lê Ngọc Bích chịu dừng lại để thủ thường an phận như người ta thường nói “lão giả an chi”.

Tôi gặp thấy trong cuốn này nhiều vị giáo sư của mình đó là Linh Mục Nguyễn Phương, dạy môn Sử ở Đại Học Văn Khoa và Đại Học Sư Phạm, Linh Mục Sảng Đình Nguyễn Hy Thích dạy môn Hán Văn, Họa Sĩ cung đình Tôn Thất Sa dạy môn vẽ khi tôi còn ở trong Tiểu Chủng Viện Kim Long (Huế) nhưng tôi muốn dừng lại với một vị Giáo sư của Trường Đại Học Văn Khoa Huế (tuy không dạy tôi) nhưng tôi rất kính phục đó là Giáo Sư Đỗ Đình Thạch hay Pierre Đỗ Đình, với tôi là một nhân vật “kỳ bí” mà bây giờ, nhờ những trang sách của Bích, tôi được hiểu rõ hơn về thầy. Từ năm 1937, Pierre Đỗ Đình đã viết bài thơ bằng tiếng Pháp, Le Grand Tranquille, trong đó ‘ông nói lên sự luyến tiếc quá khứ văn hóa tôn giáo của ông, nhưng ông đã tìm được một niềm tin vững chắc.” (trang 177) Trong một đoạn được trích dẫn qua sách của Lê Ngọc Bích, tư tưởng của Pierre Đỗ Đình thật miên man khi ông đi tàu biển trở về quê hương VN năm 1932: “Nghe tiếng sóng ngày đêm, có lúc tôi tưởng mình là người thủy thủ. Nhưng tôi không phải là người đi câu cá. Tôi là con cá ở vực sâu. Mà Chúa Giêsu là người đi câu cá.” (trang 176, Bài “Ta là con cá” của Đỗ Đình trong tạp chí Đức Mẹ La Vang (Huế) số 1, tháng 8-1961, tr. 84-86). Ở trang 175, Lê Ngọc Bích cho biết: “Tại Pháp ông giao thân với nhiều danh sĩ như Daniel Rops, Léopold Dedar Senghor, nhà thơ nổi tiếng của Sénégal của Châu Phi.” Ông Senghor sau này từ 1960-1963, làm Tổng Thống Cộng hòa Sénégal (Châu Phi). Daniel-Rops (1901-1965) là Giáo sư sử học của Đại học Lyon, nhà văn và sử gia nổi tiếng của Pháp, Thành viên của Hàn Lâm Viện Pháp (Membre de l’Académie francaise, được bầu vào năm 1955), tác giả bộ sách gồm mười cuốn về lịch sử Giáo Hội Công Giáo và rất nhiều tác phẩm giá trị khác.

Một nhân vật khác tôi gặp trong cuốn sách này là Giáo sư Bùi Xuân Bào, Thứ Trưởng Bộ Quốc Gia Giáo Dục, Khoa trưởng Đại học Văn khoa Sài Gòn, người đã cùng chúng tôi bị bắt và đày ra trại tù Nam Hà (tỉnh Hà Nam Ninh) năm 1976 và có lần ở chung một buồng (buồng 1). Lúc bấy giờ tôi còn trẻ (khoảng 34 tuổi) và thấy Thầy Bào cũng đã lụ khụ, tôi thương cảm vô cùng tìm cách làm quen và được thầy cho mượn vài cuốn sách quý của Thầy để đọc. Có lần Thầy nói với tôi: “ Lúc này mà có bộ Histoire de L’Eglise của Daniel-Rops mà đọc lại thì thật tuyệt.” Năm 1978 Thầy được tha về vì bệnh tim đến thời kỳ trầm trọng (trang 167). Thầy sang Pháp điều trị bệnh và mất năm 1991 tại bệnh viện Villejuif, thọ 75 tuổi, nhắc lại câu nói cuối đời của Bernanos “Tout est grâce” (Tất cả đều là ân sủng).

Nếu những cuốn sách nói trên là các công trình nghiên cứu cá nhân thì với tác phẩm Giám Mục người nước ngoài qua chặng đường 1659-1975 với các giáo phận Việt Nam lại là một công trình mang tính tập thể do Lê Ngọc Bích (chủ biên) cùng Lê Đình Bảng và Lê Thiện Sĩ, do Nhà xuất bản Tôn giáo ở Hà Nội in năm 2009 gồm 480 trang có đề giá bán 40.000đ. Sách này là một bộ sưu tập gồm 126 vị Giám mục người nước ngoài mà cuộc đời và sự nghiệp đã hoàn toàn dâng hiến cho Giáo Hội Công Giáo Việt nam.

Lúc sinh thời Thánh Phaolô đã chọn Ti-mô-thê làm Giám mục và trong Thư 2 gửi ông này, thánh nhân đã viết: “Thiên Chúa đã đặt tôi làm người rao giảng Tin Mừng đó, làm tông đồ và thầy dạy… Vậy hỡi anh, người con của tôi, anh hãy nên mạnh mẽ trong ân sủng của Đức Ki-tô Giê-su. Những gì anh đã nghe tôi nói trước mặt nhiều nhân chứng, thì hãy trao lại cho những người tin cẩn, những người sẽ có khả năng dạy cho người khác. Anh hãy đồng lao cộng khổ như một người lính giỏi của Đức Ki-tô Giê-su.” (Kinh Thánh Trọn Bộ Cựu Ước và Tân Ước, Nhóm Phiên dịch Các giờ kinh phụng vụ, Nhà xb. TPHCM, 1999, trang 1537).

Trong Giáo Hội Công Giáo, Giám mục là người kế vị các Thánh Tông Đồ vốn do Chúa Giêsu chọn lựa. Thánh Augustino đã từng nói một câu về Giám Mục: “Vì anh chị em, tôi là giám mục; cùng với anh chị em, tôi là Ki-tô hữu.” (Vobis sum episcopus, vobiscum sum christianus) (Augustino, Sermo 340.1.)

Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong cuốn sách “Vượt qua ngưỡng cửa hy vọng” (Varcare la soglia della speranza tiếng Ý, bản tiếng Anh Crosssing The Threshold of Hope) với sự cộng tác của Vittorio Messori, có trích dẫn câu câu nói ở trên của Thánh Augustino với lời nhận định rằng “Suy nghĩ cho kỹ thì danh xưng Ki-tô hữu có ý nghĩa cao cả hơn danh xưng Giám mục, dù đó là Giám mục thành Rôma” (bản tiếng Việt của Nguyễn Thanh Lượng & Trần Văn Trí, Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại, Cơ sở San Diego, CA, USA, trang 26). Một lời dạy về đức khiêm nhượng cho hàng giáo phẩm đã trở thành danh ngôn cho hết mọi người.
Nhờ công lao và nỗ lực của Cha Đắc Lộ, hàng giáo phẩm Việt Nam được thành lập năm 1659.

Ngày 10-11-1659, Bộ Truyền Giáo khi cử hai giám mục đầu tiên Lambert de La Motte và Francois Pallu đến Đàng Trong và Đàng Ngoài, đã có chỉ thị rõ rệt như sau: “Các vị đừng tìm cách, đừng tìm lý lẽ để thuyết phục các dân tộc thay đổi nghi thức, tập tục và phong hóa của họ, ngoại trừ tất cả những gì rõ rệt trái ngược với tôn giáo và luân lý. Không có gì vô lý bằng đem nước Pháp, nước Tây Ban Nha, nước Ý Đại Lợi hay một nước Âu châu nào khác vào Trung quốc. Đừng đem đến cho các dân tộc ấy xứ sở của quý vị, mà chỉ đem đến đức tin, một đức tin không chối từ cũng không làm tổn thương các nghi thức, các tập tục của bất cứ một dân tộc nào, miễn là tất cả những cái đó không có gì là xấu, mà trái lại, đức tin của chúng ta muốn người ta cứ duy trì và bảo vệ các thứ đó. Có thể nói rằng tự bản chất con người luôn quý trọng, yêu mến và trân trọng tập tục của xứ sở mình hơn hết. Vậy nguyên nhân gây nên xa cách và hận thù là tìm cách thay đổi tập tục riêng của mỗi dân tộc, nhất là những tập tục đã có lâu đời. Vậy việc gì sẽ xảy ra, nếu các vị xóa bỏ các tập tục đó để thay thế bằng tập tục của xứ sở của các vị, đưa từ ngoài vào? Đừng bao giờ so sánh tập tục của các dân tộc đó với các tập tục của các nước Âu châu. Trái lại các vị hãy tìm cách làm quen với những tập tục đó. Hãy chiêm ngưỡng và tán dương những gì đáng tán dương. Những gì không đáng ca ngợi, nếu không nên ca ngợi om xòm như những kẻ nịnh hót, thì cũng nên khôn ngoan đừng phê phán hay đừng bao giờ kết án một cách thiếu suy xét hoặc quá đáng.” (Nguyễn Thái Hợp, O.P., Đường vào Thần học về Tôn giáo, Định Hướng Tùng Thư xb., 2004, trang 10).

Đọc tác phẩm Giám Mục Người Nước Ngoài… của ba tác giả họ Lê, chân dung mỗi vị Giám Mục được khắc họa với những nét khác nhau nhưng không đi ra ngoài những lời căn dặn của Thánh Phaolô với Giám mục Ti-mô-thê, câu nói của Thánh Augustino và nhất là với chỉ thị rõ rệt căn bản nói trên của Bộ Truyền Giáo ở Rôma.

Thật vậy, những lời tha thiết trong Thư 2 gửi Ti-mô-thê cũng là những thúc giục khôn ngoan của vị Tông Đồ cột trụ của Giáo Hội buổi sơ khai, đã trở thành những chỉ dẫn khích lệ cho các giám mục ngoại quốc trên bước đường truyền giáo ở Đông phương, dạy họ phải là “người lính giỏi của Đức Ki-tô”.

Ngoài ra những lời khôn ngoan tha thiết của Bộ Truyền Giáo từ thế kỷ XVII khi thiết lập hàng giáo phẩm Việt Nam (1659) đã là cẩm nang hành động của các vị Giám Mục mà khả năng đa diện của họ đã giúp cho đất nước Việt Nam trong nhiều lãnh vực văn hóa, tôn giáo, kinh tế, xã hội v.v…từ đó cho đến ngày nay.

Tinh thần dấn thân rõ rệt nhất đối với các vùng truyền giáo là các linh mục, giám mục đã tự chọn cho mình một tên Việt Nam, dấu chỉ hội nhập văn hóa nặng ký nhất của các ngài.

Về phương diện văn hóa, người ta không thể phủ nhận công ơn của các vị linh mục, giám mục đối với việc hình thành chữ Quốc ngữ, một công trình để đời cho dân tộc Việt Nam, một cố gắng mà ngay cả các dân tộc Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên dù muốn lúc bấy giờ mà không thể thực hiện được. Những nhà truyền giáo tiên khởi như Lm Francisco de Pina, Buzomi, Borri rồi sau này Lm Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ), Giám mục Pigneau du Béhaine (Bá Đa Lộc), Giám Mục Taberd (tên Việt là Từ) v.v…đã nỗ lực học tiếng Việt, chữ Hán và nhất là chữ Nôm để giảng đạo, viết sách giáo lý, tổ chức các công tác mục vụ, xây dựng giáo đường, trường học, bệnh viện, nghiên cứu văn hóa Việt Nam, đã để lại nhiều công trình văn học đáng kể như các sách tự điển Việt, Bồ, La, các sách nghiên cứu văn học, lịch sử v.v… Các vị thừa sai đã không coi chữ Nôm là “nôm na mách qué” mà chịu khó học và viết, không như các Văn thân trong phong trào “Bình Tây Sát Tả” khinh người, ngạo mạn và dốt nát đến độ viết sai chữ (Giê-su), hiểu sai nghĩa giáo lý Công Giáo (thuyết tam phụ, xem Trần Văn Toàn, Đạo trung tùy bút, Nhà xb. Tôn Giáo, 2008, trang 90-113 và 203).

Về văn học, Đức Cha Jean Baptiste Louis Taberd (tên Việt là Từ) đã để lại một cuốn tự vị trong đó có sự cộng tác của Thánh Philipphê Phan Văn Minh đó là cuốn Nam Việt Dương Hiệp Tự Vị (Dictionarium Anamitico-Latinum in năm 1838 tại Serampore (Calcutta?). Qua sự trao đổi với Giáo sư Ngô Thanh Nhàn dạy Hán Nôm tại Đại Học New York, tôi được biết sách này hiện được lưu giữ tại Thư viện Vatican. Giáo sư Trần Văn Toàn cho biết sách tự vị này là bản cũ của Giám mục Bá Đa Lộc soạn những năm 1772-1773 nhưng chưa xong hẳn. Đức Cha Bá Đa Lộc còn soạn một cuốn tự vị khác Hán-Việt-Latinh gồm hơn 900 trang.

Về tôn giáo và xã hội, các vị giám mục thừa sai đã đem đến cho dân tộc Việt Nam một tặng phẩm tinh thần là đạo Công Giáo đã và sẽ biến đổi đất nước và nhân dân này thành mỗi ngày một tốt đẹp hơn nhất là các ngài đã thể hiện tinh thần yêu thương giữa các cộng đồng dân tộc mà trường hợp Đức Cha Jean Baptiste Cassaigne là một tấm gương điển hình (trang 135-140). Năm 1929 cha lập làng phong Di Linh mời 21 người phong đến ở, rồi cha học tiếng Kơ Ho, biên soạn cuốn Từ điển Kơ-Ho - Pháp Việt, lập họ đạo Công Hinh ở Bảo Lộc, giáo xứ Kala dưới chân núi Yan Doan. Năm 1941, cha được bổ nhiệm làm Giám mục Đại diện Tông Tòa ở Địa phận Sài Gòn, tiếp đó gần một triệu người di cư ở Bắc vào trong đó đa số Công Giáo, khiến cho dân số giáo phận này từ 137.000 lên 500.000 người. Đức Cha bị lây nhiễm vi trùng Hansen và năm 1955 ngài xin Tòa Thánh nghỉ hưu. Đức Cha Cassaigne trở lại với làng cùi Kala và sống yêu thương giúp đỡ những người bất hạnh, chia xẻ với họ cho đến ngày 31-10-1973 thì ngài qua đời.

Các vị thừa sai giám mục là những nhà trí thức dấn thân, đã chuẩn bị học tiếng Việt, học nghề in, mua máy móc ở quê nhà trước khi lên đường sang truyền giáo ở Việt Nam, như trường hợp Đức cha Jacques de Bourges (tên Việt là Gia, trang 207), Đức cha Jacques Benjamin Longer (cũng tên Việt là Gia, trang 225) lập nhà in, cho khắc chữ Nôm rồi in sách đạo, thay các bản khắc gỗ bằng chữ rời, dựng nhà máy cắt và đóng sách, dạy kỹ thuật đúc và khắc chữ bằng đồng hay bằng chì, có vị như Giám mục Joseph Theurel phải sống dưới hầm nhiều năm mà soạn được cuốn “Tự vị Annam-Latinh” bổ sung cho cuốn tự điển của Đức Cha Taberd, rất nổi tiếng. Nét đặc biệt trong công tác mục vụ của các vị Giám mục Thừa sai là biên soạn các sách giáo lý để dạy dỗ cho giáo dân, như Đức Cha Joseph Theurel là tác giả “Sách lễ chữ Đỏ” (Kẻ Sở 1905), ngài còn dịch cuốn “Vũ trụ học” của Desdouits, bộ “Phụng vụ thực hành” của Falise (trang 240).

Nói chung các vị giám mục đều để lại nhiều sách soạn về giáo lý, thần học, văn học, lịch sử, ngôn ngữ, lập các chủng viện, các dòng tu nam nữ để đào tạo đội ngũ những người lo việc nhà Chúa, khuyến khích nhiều vị lo công tác ngoài xã hội như lập trường học, nuôi trẻ cô nhi, lo cấp dưỡng cho người già neo đơn, tàn tật bị xã hội bỏ bê quên lãng, có trách nhiệm giáo dục hướng dẫn giáo dân làm việc lành, việc thiện, chống các bất công và tệ đoan xã hội, tuân thủ pháp luật quốc gia, xã hội. Cuốn sách Giám Mục Người Nước Ngoài…” của ba tác giả họ Lê đề cập tới 126 vị giám mục ngoại quốc đã sống những cuộc đời hy sinh vì lý tưởng Công Giáo, vì môi trường xã hội VN trong suốt hơn 350 năm qua thật sự là một cuốn sách bổ ích, rất đáng đọc của mọi người Công Giáo Việt Nam, hơn nữa rất nên có trong các tủ sách gia đình của các bậc thức giả dù thuộc tôn giáo nào.

Nếu trong phần mở đầu của bài viết này, tôi đã nói lên niềm tri ân chân thành đối với TT Ngô Đình Diệm trong việc thành lập Viện Hán Học Huế trong năm 1959, mà chúng tôi cùng anh Lê Ngọc Bích và một số thân hữu có cơ hội thấm nhuần Hán học, thì cuốn sách Sưu tập Thơ-Văn-Nhạc-Họa của Linh mục SẢNG ĐÌNH NGUYỄN VĂN THÍCH của Lê Ngọc Bích in tại Sài Gòn năm 2003, “Lưu hành nội bộ” được coi như là một nén hương anh dâng lên để tưởng niệm một Vị Thầy đã khuất, một bậc chân tu, “là nghĩa tình của các môn sinh đối với người Thầy của mình” và một “hiền nhân của thời đại” (Nguyễn Lý Tưởng, Tam nguyệt san ĐỊNH HƯỚNG, số 6 Mùa đông 1994). Đây là một tác phẩm khổ lớn, hình bìa màu trắng trang nhã với bức tranh thủy mạc vẽ dòng suối nhỏ từ trên cao đổ xuống (chắc là tranh vẽ thác Bạch Mã) cùng với bốn chữ Hán viết theo lối chữ thảo Cao sơn lưu thủy 高 山 流 水 ở trang bìa trước và bìa sau là một bài thơ chữ Hán do thủ bút của Linh Mục Sảng Đình. Toàn bộ tập sách gồm 335 trang.

Đây là một cuốn “tập đại thành” viết về Linh mục Sảng Đình có lẽ tác giả đã tham khảo tập Sảng Đình Thi Tập của Giáo Sư Đoàn Khoách vốn cũng môn sinh và là người nhà của cha Thích được ấn hành tại California năm 2001. Trong cuốn Sảng Đình Thi Tập của Giáo sư Đoàn Khách, chúng tôi thấy có rất nhiều bài thơ bằng chữ Hán được in lại trong nguyên bản và chú thích so với cuốn sách của Lê Ngọc Bích. Cả hai cuốn sách này đều đề cập đến cuộc đời và sự nghiệp của Linh mục Sảng Đình Giuse Maria Nguyễn Văn Thích (1891-1978).

Linh mục Sảng Đình Nguyễn Văn Thích sinh giờ sửu (13 giờ đến 15 giờ) ngày 20 tháng 8 năm Tân mão (1891) tại làng An Thái, phủ An Nhơn, tỉnh Bình Định, khi than phụ ngài là cụ Phó bảng Tiểu Cao Nguyễn Văn Mại làm Tri phủ tại Bình Định. Mẹ ngài là bà Thân Thị Vỹ, con gái cụ Thân Trọng Đôn, người làng An Lỗ. huyện Phong Điền, Thừa Thiên, thuộc dòng thế phiệt trâm anh tại Huế. Cụ Nguyễn Văn Mại vốn gốc láng Niêm Phò (tục gọi làng Kẻ Lừ), tổng Phước Yên, huyện Quàng Điền, Thừa Thiên, là một nhà khoa bảng đã có nhiều công lao trong chốn hoạn trường thời nhà Nguyễn và nhất là đã góp công điều hành trường Quốc Học Huế trong giai đoạn sơ khởi của cơ sở giáo dục này.

Thuở nhỏ, Linh mục học chữ Hán với thân phụ, lớn lên theo đòi Nho học nhưng vì lận đận chốn trường ốc (hai lần thi rớt trường ba nên bỏ thi Hương) đành giã từ cái học nhà Nho đề theo đòi Tân học. Thời thanh niên, linh mục theo học tại trường Quốc Học và trường Pellerin của Dòng Sư Huynh Thiện Giáo tại Huế, tốt nghiệp Trung Học và Sư Phạm, được bổ Trợ giáo Pháp Việt trường tỉnh Khánh Hòa trong tháng 2 năm 1911. Ngày 29-61911, Sảng Đình trở lại đạo Công Giáo, chịu phép rửa tội tại nhà thờ Bình Cang (Nha Trang) mặc dù cụ thân sinh của ngài là Nguyễn Văn Mại phản đối với những biện pháp quyết liệt. Sau đó Sảng Đình xin đi tu tại Tiểu Chủng Viện An Ninh (Cửa Tùng, Quảng Trị) và được phong chức thánh linh mục ngày 18-12-1926.

Với sở trường là nghề dạy học nên linh mục Nguyễn Văn Thích được giáo quyền cử làm giáo sư tại các trường Công Giáo ở Huế như Trường Dòng Thánh Tâm, Trường Providence (Thiên Hựu) và năm 1937 làm giáo sư Tiểu Chủng Viện An Ninh, Quảng Trị. Năm 1942, ngài được điều về làm tuyên úy Trường Pellerin (Bình Linh), rồi Tổng tuyên úy Hướng Đạo Toàn Quốc.

Năm 1946, cha Thích làm chánh xứ Xuân Long (Huế). Ngài được giáo quyền ủy thác chuyên trách về giáo dục thiếu nhi, lập dòng “Ả Vườn Trẻ” mà lý thuyết được ngài trình bày trong sách L’ éducation Des Sens. Linh mục thiết lập Vườn Trẻ Hương Linh ở phía tay mặt trường Bình Linh. Từ năm 1959, linh mục Nguyễn Văn Thích dạy chữ Hán ở Viện Hán Học Huế và Trường Đại học Văn khoa mà chúng tôi là môn sinh của ngài.. Năm 1970, ngài về hưu trí nhưng vẫn tiếp tục dạy học tại Viện Đại Học Huế và Viện Đại Học Sài Gòn. Ngày 10-12-1978, linh mục Nguyễn Văn Thích qua đời và được an táng trên núi Thiên Thai.

Thuở sinh thời, linh mục Nguyễn Văn Thích sáng lập và làm chủ bút báo VÌ CHÚA là tuần báo tam ngữ Việt-Hán-Pháp số đầu ra ngày 18-9-1936, đăng đủ mọi bài các thể loại, có sự cộng tác của cụ Phan Bội Châu lúc này bị giam lỏng tại Huế. Tuần báo VÌ CHÚA được phát hành khá sâu rộng nhất là tại các tỉnh miền Trung và đã sống đến năm 1945 mới tự đình bản. Nhờ cơ quan ngôn luận này, các hoạt động tôn giáo, văn hóa được triển khai và nảy nở tốt đẹp.

Khi viết báo, linh mục Nguyễn Văn Thích thường ký tên J.M.T hoặc J.M.Thích hoặc Kẻ Lừ trên các bài luận văn, tạp thuyết. Trong khoảng năm 1945-1946, tạp chí Tổ Quốc xuất bản ở Huế cũng được cha Nguyễn Văn Thích cộng tác thường xuyên. Một số các tạp chí khác như nguyệt san Vinh-Sơn do linh mục Nguyễn Văn Lập (1911-2001) chủ trương từ năm 1949-1958 tại Huế và nguyệt san Nguồn Sống, khoảng năm 1958-1961 của giáo phận Huế cũng được linh mục Sảng Đình cộng tác rất nhiệt thành. Ngoài ra ngài cũng thường xuyên viết bài cho Cổ học quý san vốn là cơ quan ngôn luận của Hội Cổ Học được thành lập tại Huế.

Ngoài kỹ năng làm báo, linh mục Nguyễn Văn Thích còn là một họa sĩ có tài. Tại Tòa Giám Mục Huế hiện còn trưng bày bức họa “Từ Mẫu” (Mater Misericordiae) do ngài vẽ. Các bức họa như Thác lớn Bạch Mã, hoặc bức tự họa Trầm ngâm chiếc bóng dựa bên tường (báo VÌ CHÚA số 144, ra ngày 12-11-1939 đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng người xem. Ngoài ra ngọn bút tài hoa của ngài còn toát lộ trong rất nhiều câu đối bằng chữ Hán ngài viết tặng các giáo đường, các đại chủng viện như ở nhà thờ Tam Kỳ (Quảng Nam), đại chủng viện Xuân Bích (Huế), thí dụ hai câu tặng cho cơ sở này như:

Hậu ngô chi sanh giáng thế cánh thành ngô thánh lữ,
Bảo ngã dĩ đức tuẫn thân hoàn tác ngã thần lương.

厚 吾 之 生 降 世 更 成 吾 聖 旅
保 我 以 德 殉 身 還 作 我 神 糧

Dịch nghĩa là:
Vì rộng lòng thương chúng tôi Người đã sinh xuống thế mà trở nên bạn thánh đồng hành với chúng tôi.
Để nuôi sống chúng tôi Người đã hiến thân hy sinh mà làm nên lương thực (thần lương) cho chúng tôi.

Câu đối tặng nhà thờ Tam Kỳ như sau:

Thế giới đại đồng Thiên tác chủ
Tam kỳ hợp nhất Đạo vi quy.

世 界 大 同 天 作 主
三 期 合 一 道 爲 規

Dịch nghĩa là:

Thế giới này có đại đồng thì (do) Trời làm chủ,
Tam kỳ có hợp nhất thì (phải lấy) Đạo làm quy củ, phép tắc.

Trong lãnh vực thư pháp, nhiều người nhắc nhở đến nét bút rồng bay phượng múa của Linh mục Nguyễn Văn Thích và cho rằng nét bút của ngài không thua kém thủ pháp của tay đại danh bút Trung Hoa Vương Hy Chi đời nhà Tống. Trong một bài viết đăng trên báo Xuân Tuổi Trẻ cách đây mười mấy năm, Hoàng Phủ Ngọc Phan đã có nhắc đến một bức tranh thư pháp viết chữ Mẫu của linh mục Nguyễn Văn Thích tặng một gia đình hiện còn lưu giữ ở Pháp.

Thêm một tài năng nữa của linh mục Nguyễn Văn Thích là âm nhạc. Linh mục có thể sử dụng được các nhạc cụ dân tộc như đàn tranh, đàn bầu, sáo trúc, thong hiểu các thể loại dân ca miền Trung, đặc biệt là của Huế như các điệu đăng đàn cung, lưu thủy, hành vân, tứ đại cảnh. Linh mục cũng chơi thạo các nhạc cụ Tây phương như đàn violon, dương cầm, harmonium. Một số bài hát mang tính tôn giáo như bài Magnificat ca tụng Đức Mẹ được cha phổ nhạc, các bài Trời cao đất thấp gặp nhau, Bao giờ tôi được lên trời, Mười lăm cái mến, Lạy Đức Mẹ La Vang được nhiều người biết đến. Có những bài hát của linh mục Nguyễn Văn Thích mang tính giáo dục cao như bài Cái nhà là nhà của ta đã được đài BBC giới thiệu đế trong chuyên mục “Lịch sử âm nhạc Việt Nam qua các thời đại”. Nhiều bài hát về Hướng Đạo như bài Nguồn Thật, Chim Bay, Cầm Tay… do Cha sáng tác cũng được phổ biến khắp nơi.

Với cuốn sách viết về Linh Mục Sảng Đình Nguyễn Văn Thích, tác giả Lê Ngọc Bích đã phân chia rõ ràng sự nghiệp văn chương của Cha qua bốn phần đó là thơ, văn, nhạc, họa mà trong lãnh vực nào Ngài cũng tỏ ra rất là tài hoa. Tác phẩm này đã giúp cho các nhà nghiên cứu cùng bạn đọc tiếp cận được với các tư liệu cần thiết, thí dụ những bài văn của linh mục đăng trong báo VÌ CHÚA hay các tạp chí khác mà sách Sảng Đình Thi Tập của Giáo sư Đoàn Khoách đã không có.

Một giai thoại văn chương cũng được coi là giai thoại bang giao giữa VNCH với Đài Loan có liên hệ tới Linh mục Nguyễn Văn Thích đã được Lê Ngọc Bích (trang 132), GS Nguyễn Lý Tưởng (Định Hướng số 6 – 1994), GS Ngô Văn Lại (Đặc san 50 năm Viện Hán Học, trang 147-48) kể lại trong một số bài viết trước đây.

Năm 1958 người cháu 76 đời của Khổng Tử là Khổng Đức Thành được chính quyền của TT Ngô Đình Diệm mời sang thăm Sài Gòn, được Tổng Thống tiếp kiến, được Tổng hội Cổ học tiếp đãi long trọng do đó năm 1959 phía Đài Loan đáp lễ bằng cách mời Ban Trị sự Tổng hội Cổ học VN tham quan Trung Hoa Dân Quốc. Về phía Việt Nam Cộng Hòa có 3 nhà Nho nổi tiếng là Cụ Tiến sĩ Nguyễn Huy Nhu, Hội trưởng hội Khổng học Việt Nam, Cụ Cử nhân Lương Trọng Hối, Niên trưởng Quốc hội và Linh mục Nguyễn Văn Thích. Trong dịp này phía Đài Loan cũng nhiều vị học giả tiếng tăm như Hồ Thích, giáo sư đại học, triết gia, Hoàng Quý Lục, Quán trưởng Quốc sử quán, linh mục Phương Hào, giáo sư đại học, chủ tịch Hội Sử học Đài Bắc…Trên bàn tiệc có nhiều món ăn nhưng đặc biệt có món đề tên “Giá cô” tức chim đa đa, Linh mục Sảng Đình Nguyễn văn Thích chợt nhớ đến bài thơ “Qua Đèo Ngang” của bà Huyện Thanh Quan (Nguyễn Thị Hinh) bằng quốc âm:

Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá lá chen hoa.
Lom khom dưới núi tiều vài chú,
Lác đác bên sông chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
Dừng chân đứng lại trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng ta với ta.

Mượn ý của bài thơ trên, Linh mục Sảng Đình đã dịch ra bằng một bài thơ chữ Hán như sau:

Bộ đáo Hoành quan nhật dĩ tà,
Yên ba gian thạch, thạch gian hoa.
Tiều qui nham hạ ta ta tiểu,
Thị tập giang biên cá cá đa.
Đỗ vũ tâm thương thanh quốc quốc,
Giá cô hồn đoạn tứ gia gia.
Đình đình trữ vọng thiên, sơn, hải,
Nhất phiến cô hoài ta ngã ta.

步 到 橫 關 日 已 斜
煙 波 間 石 石 間 花
樵 歸 巖 下 些 些 小
市 集 江 邊 个 个 多
杜 宇 心 傷 聲 國 國
鷓 鴣 魂 斷 思 家 家
亭 亭 佇 望 天 山 海
一 片 孤 懷 嗟 我 嗟

Bài thơ đó, với lời dẫn giải của Linh mục làm cho các vị lãnh đạo trong chính phủ Đài Loan rất hoan hỉ và khen ngợi. Linh mục đã viết bài thơ lên phía sau thực đơn và chuyển trên bàn tiệc cho mọi người cùng xem.

Ngoài ra, Linh mục Nguyễn Văn Thích cũng là người rất nhạy bén trong vấn đề chính trị. Ngay từ năm 1927, khi đảng Cộng Sản Đông Dương chưa ra đời ở VN, linh mục Sảng Đình đã viết một cuốn sách nhỏ có tên Vấn Đề Cộng Sản [The Question of Communism] in tại Qui Nhơn cảnh giác về cái ý thức hệ tai hại này. (David G. Marr, Vietnamese Tradition on Trial 1920-1945, University of California Press, 1984, trang 84).

Một câu ngạn ngữ Nga ghi lại rằng: “Điều gì đã được viết bằng mực thì chẳng thể lấy búa mà đẽo đi được.” Lê Ngọc Bích là cây bút sử học Công Giáo khôn ngoan và nhất là chịu khó kiên nhẫn vốn dĩ là đức tính thường hằng của một sử gia. Anh chịu khó viết, viết ngày viết đêm (dĩ nhiên bằng tay), như chúng tôi thường học trong sách Luận Ngữ trước đây và hay đem ra giỡn nhau “viết xuân hạ, viết thu đông”, và nhờ vậy anh đã để lại nhiều tác phẩm giá trị có lợi ích trong lãnh vực truyền giáo và truyền thụ kiến thức.

Tháng 10 năm 2009, Lê Ngọc Bích mua vé đi Huế để tham dự kỷ niệm 50 năm thành lập Viện Hán Học nhưng chưa kịp đi thì ngày 28-11-2009 bị đột quỵ vào lúc 18 giờ và qua đời, hưởng thọ 76 tuổi. Tang lễ đồng tế được tổ chức ở Nhà thờ Vườn Xoài, tro cốt anh được gửi tại đây, và được biết lúc sinh thời anh tham gia Hội đồng Mục vụ giáo xứ này, thuộc Quận 3, Sài Gòn trong nhiều năm.

Lê Ngọc Bích còn để lại một số tác phẩm trong dạng bản thảo viết về: Địa danh lịch sử Công Giáo Việt Nam (bốn tập) và Các Trại Phong Công Giáo Việt Nam: Hình Thành và Phát Triển (bốn tập). Tôi viết bài này để đốt nén hương lòng tưởng niệm lần thứ 11 ngày lễ giỗ của Lê Ngọc Bích, một nhà sử học Công Giáo Việt Nam, bạn nối khố của tôi và GS Nguyễn Lý Tưởng.

Nguyễn Đức Cung
Ngày Lễ Tạ Ơn tại Hoa Kỳ
Philadelphia, November 26-2020
 
Chúa Giêsu trong lịch sử văn hóa, chương Dẫn nhập
Vũ Văn An
17:46 26/11/2020

Chúa Giêsu trong lịch sử văn hóa
Nguyên tác: Jaroslav Pelikan,
Bản tiếng Việt: Vũ Văn An





Chương Dẫn nhập

Chân,Thiện, Mỹ

Từ sự viên mãn của Người, ta đã nhận được tất cả, hết ơn thánh này đến ơn thánh nọ.

Bất kể ai đó đích thân nghĩ hay tin gì về Người, Chúa Giêsu thành Nadarét đều là khuôn mặt nổi bật trong lịch sử văn hóa Tây Phương gần 20 thế kỷ qua. Nếu, bằng một thỏi nam châm cực mạnh, ta có thể hút từ lịch sử này mọi mảnh kim khí mang tên Người, thì còn lại bao nhiêu? Chính từ ngày sinh của Người mà nhân loại đã đánh dấu các cuốn lịch của mình, chính bằng tên Người hàng triệu người nguyền rủa và bằng tên Người hàng triệu người cầu nguyện.

“Chúa Giêsu là một hôm qua, hôm nay và mãi mãi. Anh em đừng để mình bị dẫn đạo bởi các giáo huấn đa tạp và kỳ lạ” (Dt 13:8-9). Với những lời này, tác giả vô danh (và vẫn còn vô danh) của tài liệu thế kỷ thứ nhất mà sau này gọi là Thư Do Thái đã khuyên độc giả của mình, những người có lẽ mới từ Do Thái Giáo trở lại Kitô Giáo, hãy trung thành với kho ký thác truyền thống chân chính và có thẩm quyền của Chúa Kitô, vì nó đã được truyền đến họ qua các tông đồ của thế hệ Kitô hữu đầu tiên, mà một số vẫn còn đang sống.

“Là một hôm qua, hôm nay và mãi mãi” cuối cùng đã có một ý nghĩa siêu hình và thần học, vì “là một” được coi như muốn nói Chúa Giêsu Kitô, trong hữu thể đời đời của Người, là “hình ảnh của Thiên Chúa không thay đổi, và do đó cũng không thay đổi” (1). Nhưng vì mục đích của cuốn sách này, ý nghĩa lịch sử chứ không phải ý nghĩa siêu hình của câu nói khiến chúng ta lưu ý nhiều hơn. Vì, như sẽ trở nên hiển nhiên trong nhiều chi tiết, tuy là các chi tiết có thể gây bối rối, trước khi lịch sử các hình ảnh của Chúa Giêsu qua các thế kỷ hoàn tất, chính sự là một nhưng muôn hình muôn vẻ (kaleidoscopic) là nét nổi bật nhất. Há không chính xác sao khi ta thay thế công thức của thế kỷ thứ nhất “là một hôm qua, hôm nay và mãi mãi” bằng các lời lẽ thế kỷ 20 của Albert Schweitzer? Schweitzer viết rằng “mỗi thời đại nối tiếp nhau đều tìm thấy tư tưởng của riêng mình nơi Chúa Giêsu; đây quả là cách duy nhất trong đó có thể làm Người sống động”; vì, một cách đặc trưng, người ta “tạo ra Người phù hợp với cá tính riêng của họ”. Ông kết luận “không có trách vụ lịch sử nào biểu lộ bản ngã đích thực của người ta bằng việc viết về Cuộc Đời Chúa Giêsu” (2).

Cuốn sách này trình bầy lịch sử của các hình ảnh như thế về Chúa Giêsu như đã xuất hiện từ thế kỷ thứ nhất tới thế kỷ 20. Theo lời Schweitzer, chính vì đặc điểm của mỗi thời đại lịch sử là mô tả Chúa Giêsu phù hợp với các cá tính riêng của mình, nên phần quan trọng trong nhiệm vụ của chúng ta là đặt các hình ảnh này vào các ngữ cảnh lịch sử của chúng. Chúng ta cần biết mỗi thời đại đã đem những gì vào bức chân dung của họ về Người. Với mỗi thời đại, cuộc đời và giáo huấn của Chúa Giêsu tượng trưng cho một câu trả lời (hoặc thường xuyên hơn, câu trả lời duy nhất) cho những câu hỏi căn bản nhất của nhân sinh và nhân phận, và chính về khuôn dung Chúa Giêsu như đã được trình bầy trong các sách Tin Mừng mà các câu hỏi này đề cập. Nếu chúng ta muốn hiểu các câu trả lời mà các thế kỷ trước này đã tìm thấy ở đấy, chúng ta đi sâu vào các câu hỏi của họ, những câu hỏi phần lớn không phải là những câu hỏi của chúng ta và trong nhiều trường hợp thậm chí không minh nhiên là các câu hỏi của họ. Vì, trong một công thức khá khiêu khích của Alfred North Whitehead,
“Khi bạn phê phán (hay, ta có thể thêm, giải thích) nền triết lý của một thời đại, bạn đừng lưu ý tới những chủ trương trí thức được người trình bầy nó cảm thấy cần thiết một cách minh nhiên phải bảo vệ. Sẽ có một số giả định nền tảng được tất cả những người tin theo mọi hệ thống đa dạng của thời đại ấy tiền gỉa định một cách vô thức. Các giả định này tỏ ra hiển nhiên đến nỗi người ta không biết chúng giả định những gì vì không có cách nào khác đặt để sự vật từng xẩy ra cho chúng. Với những giả định này, một số có giới hạn các hệ thống triết lý đã trở nên khả hữu” (3).

Trong hai ngàn năm qua, ít có vấn đề nào, nếu có, đã trì chí cho thấy các “giả định nền tảng” này của mỗi thời đại như nỗ lực muốn hiểu ý nghĩa của khuôn mạo Chúa Giêsu thành Nadarét.

Tuy nhiên, chính vì lý do trên, đảo đề (converse) trong mối tương quan giữa điều Whitehead gọi là “nền triết lý của một thời đại” và hình ảnh của nó về Chúa Giêsu cũng lại đúng: cách một thời đại đặc thù mô tả Chúa Giêsu đôi khi chính là thiên tài của thời đại ấy. Bất kể như một sinh viên chuyên nghiệp hay một sinh viên tài tử về lịch sử, chúng ta, những người tìm cách hiểu và đánh giá bất cứ thành phần nào của quá khứ đều liên tục bị thất vọng, không những bởi việc không có sẵn những khoảnh khắc biểu lộ rõ nhất kinh nghiệm ấy (vì chỉ có những mãnh vụn chứ không nhất thiết là những mảnh có tính đại diện nhất, đã được truyền đến ta) mà còn bởi chúng ta thiếu những dây ăngten thích đáng để thu nhận các dấu hiệu của các thời và nơi chốn khác. Ta không thể, và cũng không nên, tín thác vào lương tri của mình để tự ban cho mình việc phiên dịch đúng các ngoại ngữ trong quá khứ - mọi ngôn ngữ quá khứ, theo định nghĩa, đều là ngoại ngữ, cho dù quá khứ nói tiếng Anh đi nữa. Một nhậy cảm đối với sự thất vọng này là một điều tiên quyết cần thiết, nhưng nó cũng có thể trở thành một thứ bệnh nghề nghiệp của nhà sử học nào kết cục thất vọng vì đã cố gắng và trở nên một nạn nhân của điều vốn được gọi là “sự tê liệt của phân tích” (paralysis of analysis).

Một yếu tố của bất cứ phương pháp nào để đương đầu với sự thất vọng trên hẳn phải là tìm tòi các điển hình liên tục ngay trong các thay đổi và đa dạng, và nếu có thể, tìm ra các vấn đề hay chủ đề làm tài liệu cho các thay đổi và liên tục tính ấy cùng một lúc. Ta có thể minh họa điểm vừa nói bằng cách tham chiếu lãnh vực nghiên cứu sử học khác hẳn các quan tâm của cuốn sách này. Không hề gián đoạn kể từ thời Thánh Kinh Do Thái và Homer, dầu ôliu là thành phần ăn uống, thuốc thang và giao thương chính của các dân tộc chung quanh Địa Trung Hải, đến nỗi, một trong các sử gia xã hội và kinh tế nổi tiếng nhất đương thời, Fernand Braudel, có thể định nghĩa vùng Địa Trung Hải về phương diện địa dư là “vùng trải dài từ giới hạn phía bắc của cây ôliu tới giới hạn phía bắc của cây cọ (palm). Cây ôliu đầu tiên trên đường đi nam đánh dấu điểm khởi đầu của vùng Địa Trung Hải và cây cọ chắc nịch mọc ở điểm cuối cùng” (4). Nhưng chỉ cần so sánh giữa Homer và Thánh Kinh Do Thái, ta vẫn thấy một số tính đa dạng cả theo nghĩa chiểu tự lẫn nghĩa phóng dụ trong việc sử dụng dầu ôliu. Do đó, nếu người ta phải nghiên cứu lịch sử của nó như một thứ thức ăn hay một chất thẩm mỹ, như một văn hóa hay một hàng hóa, thì người ta có thể khám phá ra nhiều tính liên tục, và nhiều tính bất liên tục trong 3 thiên niên kỷ qua của thế giới Địa Trung Hải.
Tương tự như thế, lịch sử các hình ảnh về Chúa Giêsu cũng minh hoạ nhiều tính liên tục và bất liên tục cùng một lúc trong hai thiên niên kỷ qua. Arthur O. Lovejoy, người sáng lập ra lịch sử ý niệm như một khoa trong nền bác học Hoa Kỳ hiện đại, đã dùng nó để chỉ minh họa các tính bất liên tục. Ông viết trong The Great Chain of Being (Chuỗi Hữu thể Vĩ đại), “Hạn từ ‘Kitô giáo’ không phải là tên chỉ bất cứ đơn vị đơn nhất nào của loại mà sử gia của các ý niệm chuyên biệt tìm kiếm”. Vì Lovejoy coi lịch sử Kitô giáo không hề như một đơn vị đơn nhất nhưng đúng hơn như “một loạt sự kiện mà nếu gọp chung như một toàn bộ thì gần như không có gì chung cả trừ cái tên”. Dù ông sẵn sàng thừa nhận, như loạt sự kiện này buộc ông phải thừa nhận, rằng một điều chúng có chung là “lòng sùng kính đối với một người nào đó”, con người của Chúa Giêsu Kitô, ông nói thêm: “bản tính và giáo huấn của Người... đã bị quan niệm hết sức đa dạng, đến nỗi sự thống nhất cả ở đây cũng phần lớn chỉ là một đơn vị tên mà thôi” (5). Ấy thế nhưng Lovejoy cũng từng buộc phải thừa nhận rằng mỗi cách giải thích gần như bất tận, và khác nhau một cách bất tận, tên ấy đều có thể có quyền đòi một chứng nhận đâu đó trong bức chân dung (hay các bức chân dung) về Chúa Giêsu trong các sách Tin Mừng. Và do đó, có một tính liên tục trong lịch sử ấy, đúng thế; nhưng đặc tính cũng không kém nổi bật trong các cách giải thích tên ấy xưa nay vẫn là tính bất liên tục của chúng.

Một hậu quả của tính bất liên tục là sự đa dạng lớn lao và không đồng đều trong các ý niệm và hạn từ từng được dùng để mô tả ý nghĩa này, từ ngây thơ và chất phác nhất tới sâu sắc và phức tạp nhất. Theo các sách Tin Mừng, Chúa Giêsu cầu nguyện "Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu kín không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn” (Lc 10:21). Những lời này dùng để nhắc nhở các nhà thần học và triết học rằng “sự biện phân của con người bị áp đảo đến nỗi bị ngăn cản không hiểu thấu các mầu nhiệm của Thiên Chúa, những điều chỉ ‘được mặc khải cho những người bé mọn’” (6). Nhưng những lời của Chúa Giêsu ở câu kế tiếp đưa ra tuyên bố này "Cha tôi đã giao phó mọi sự cho tôi. Và không ai biết người Con là ai, trừ Chúa Cha, cũng như không ai biết Chúa Cha là ai, trừ người Con, và kẻ mà người Con muốn mặc khải cho" (Lc 10:22). Cần đến hàng thế kỷ suy đoán và tranh cãi bởi một số tâm trí “khôn ngoan thông thái” trong lịch sử tư tưởng thăm dò các hệ luận của câu tuyên bố này (7).

Thành quả là một truyền thống siêu hình, từ Thánh Augustinô tới Hegel, giải thích Thiên Chúa Ba Ngôi như mầu nhiệm sâu sắc nhất của hữu thể. Do đó, một số hình ảnh được mô tả ở đây khá rõ ràng và đơn giản, một số khác khá tế vi và khó nắm được; nhưng các chương về cả hai khía cạnh này phải là thành phần của lịch sử. Trong phúng dụ ưa thích của các giáo phụ, các sách Tin Mừng là một con sông trong đó con voi có thể bị chết đắm nhưng con chuột lại có thể bơi lội được. Mặt khác, vì một số trong cùng những lý do này, các hình ảnh trong các chương sau của cuốn sách thường sẽ rườm rà hơn các chương trước rất nhiều; vì thiên niên kỷ thứ hai của lịch sử này là thời kỳ tiếng tăm của Kitô Giáo định chế từ từ suy giảm ở xã hội Tây Phương. Nhưng, nghịch lý thay, nó lại là một thời kỳ trong đó, vượt ra ngoài các biên giới của giáo hội có tổ chức, tầm cỡ của Chúa Giêsu như một cá nhân đã gia tăng và tiếng tăm của Người lan rộng.

Bất kể con số hỗn tạp các bức chân dung về Chúa Giêsu có tạo ra sự lu mờ nào về hình ảnh Người, đối với con mắt của một đức tin muốn quả quyết Người vẫn “là một hôm qua, hôm nay và mãi mãi”, chính sự đa dạng này là một kho báu cho lịch sử văn hóa, qua cách nó phối hợp cả tính liên tục lẫn tính bất liên tục. Mà chân dung Chúa Giêsu trong bất cứ thời kỳ nào cũng không bị giới hạn vào lịch sử đức tin mà thôi, dù nó quan trọng bao nhiêu đối với lịch sử này. Dĩ nhiên, điều thích đáng (hay, như kiểu nói trong Sách Cầu Nguyện Chung, “phù hợp, chính đáng và sinh ích”) là lịch sử đức tin ấy, nhất là lịch sử đức tin vào Chúa Giêsu Kitô, nên tạo thành một chất liệu chủ đề cho một cuộc nghiên cứu và trình bày bác học trong tư cách riêng của nó. Việc xuất hiện của khoa sử học về tín lý Kitô Giáo ở đầu thế kỷ 19 như một môn nghiên cứu lịch sử riêng, khác biệt với khoa lịch sử triết học, lịch sử giáo hội Kitô giáo, và khoa thần học tín lý, dù có liên hệ với cả ba khoa này, đã tạo thành một chương quan trọng trong lịch sử nền bác học hiện đại (8). Nhưng câu truyện nói về diễn biến phức tạp của tín lý về Chúa Kitô, được định nghĩa như “những gì giáo hội của Chúa Giêsu Kitô tin, giảng dậy, và tuyên xưng dựa trên lời Thiên Chúa” (9) vẫn chưa bắt đầu múc cạn lịch sử ý nghĩa mà Chúa Giêsu vốn có đối với việc phát triển văn hóa con người. Vì, theo lời Tin Mừng Gioan, “từ sự viên mãn [pleroma] của Người, chúng ta đã lãnh nhận được hết ơn thánh này đến ơn thánh nọ” (Ga 1:16), một sự viên mãn đã tự chứng tỏ là không thể múc cạn cũng như không thể bị giản lược vào bất cứ công thức nào, bất luận có tính tín điều hay phản tín điều. Nói theo sự phân biệt của Werner Elert, song song với “tín điều về Chúa Kitô”, luôn luôn có “hình ảnh về Chúa Kitô” (10). Cuốn Jesus Through the Centuries này là một lịch sử “hình ảnh [hay các hình ảnh] về Chúa Kitô”.

Nhưng đây không phải là cuộc đời Chúa Giêsu cũng không phải là lịch sử Kitô giáo như một phong trào hay một định chế. Việc phát minh ra văn thể tiểu sử dưới danh nghĩa Cuộc Đời Chúa Giêsu, nói cho đúng, là một hiện tượng của thời cận đại, lúc các học giả đã tiến tới chỗ tin rằng nhờ áp dụng phương pháp luận của khoa chép sử có phê phán vào các tư liệu nguồn trong các sách Tin Mừng, họ có thể tái dựng được lịch sử đời Người; cuốn Quest of the Historical Jesus (Truy Tầm Chúa Giêsu Lịch Sử) của Albert Schweitzer vẫn còn là trình thuật tiêu chuẩn về việc phát triển của văn thể này từ thế kỷ 18 tới thế kỷ 20. Dĩ nhiên, các cuộc tái dựng cuộc đời Chúa Giêsu ở bất cứ thời nào, bắt đầu với các tái dựng trong chính các sách Tin Mừng, sẽ được dùng như những tạo tác (artifacts) không thể thiếu về lịch sử Chúa Giêsu qua các thế kỷ. Nhưng ở đây, chúng ta không nên chỉ quan tâm tới lịch sử các ý niệm, bất luận là các ý niệm thần học hay không thần học, hay, các ý niệm phản thần học. Thí dụ, các cố gắng mô tả con người Chúa Giêsu dưới hình thức thị giác cũng là “các tạo tác” đối với câu truyện của chúng ta. Chúng sẽ thực hiện chức năng này không những lúc, như trong thời đế quốc Byzantine của các thế kỷ thứ 8 và thứ 9 và một lần nữa thời Cải Cách thế kỷ 16, tính hợp lệ của các cố gắng này đã trở thành chủ đề cho cuộc thảo luận mãnh liệt, với nhiều hệ luận sâu rộng đối với lịch sử nghệ thuật và mỹ thuật cũng như đối với lịch sử chính trị Âu Châu, cả đông lẫn tây. Nhưng trong mỗi chương, các mô tả về Chúa Kitô trong các công trình nghệ thuật này như các thập giá bên vệ đường ở Vùng Anglô Saxông Northumbria và các bức tiểu họa thời Charlemagne hoặc các bức tranh thời Phục Hưng cũng sẽ cung cấp cho chúng ta tư liệu thô cho một lịch sử văn hóa về Chúa Giêsu, và chúng ta thường tập trung vào một điển hình của các mô tả ấy. Tương tự như thế, suốt trong cuốn sách này, chúng ta sẽ khai thác đi khai thác lại các công trình văn chương, từ cuốn Dream of the Road (Giấc Mơ Con Đường) bằng tiếng Anh Cổ qua cuốn Divine Comedy (Thần Kịch) tới câu truyện về Quan Tòa Ly Giáo Vĩ Đại của Dostoesky trong Brothers Karamazov (Anh em Nhà Karamazov), để có thể đánh giá tác động của Chúa Giêsu đối với văn hóa.

Thế nhưng hạn từ văn hóa trong phụ đề “Chỗ đứng của Người trong Lịch sử Văn hóa” ở đây không hoàn toàn chỉ điều ngày nay người ta gọi là “văn hóa cao cấp” (high culture) được coi như những gì các thi sĩ, triết gia, và nghệ sĩ sáng tạo ra. Há không mỉa mai hay sao nếu một ai đó bị người cùng thời tấn công vì có liên hệ với những người bị xã hội lịch thiệp và đáng kính loại bỏ lại được giải thích hoàn toàn dựa trên sự đóng góp của họ vào việc cải thiện và làm đẹp cuộc đời và tư tưởng của giai cấp giầu có và có học? Tuy nhiên, vì văn hóa đã được dùng ở đây, nó có nghĩa gần như nó có trong khoa nhân học, bao gồm cả cuộc sống của xã hội và của nhà nước cũng như văn chương, triết học và mỹ thuật. Vì chúng ta sẽ lưu ý tới cả lịch sử chính trị, xã hội, và kinh tế của việc giải thích về Chúa Giêsu, và chúng ta phải lồng vào câu truyện của chúng ta các điển hình trong thực hành liên tiếp việc nại tới danh Chúa Giêsu để hợp pháp hóa hoạt động chính trị, vì thực hành này đã trở thành hiển thị trong lịch sử của cả các phong trào cực đoan lẫn phản động.

Cái khung ý niệm có tính bao gồm nhất của loạt hình ảnh này đã được cung cấp bởi cặp ba cổ điển Chân, Thiện, Mỹ, một cặp ba tự nó đã đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử tư tưởng Kitô Giáo (11). Tương ứng với cặp ba cổ điển, dù không hoàn toàn đồng nhất với nó, là cặp ba kinh thánh về Chúa Giêsu Kitô là Đường, Sự Thật và Sự Sống, như Người được mô tả là đã tự đồng nhất hóa với trong Tin Mừng Gioan (Ga 14:6). Công thức trong Tin Mừng Gioan này trở thành chủ đề quán xuyến (motif) cho hình ảnh tuyệt vời của Chúa Giêsu trong Nhà Nguyện Tổng Giám Mục ở Ravenna: “EGO SUM VIA VERITAS ET VITA” (12). Như một văn sĩ Kitô giáo thuở xưa đã viết ở thế kỷ đầu tiên: “Đấng nói ‘Ta là Đường’... định hình chúng ta một lần nữa giống hình ảnh riêng của Người” được phát biểu, như một tác giả tiên khởi khác đã viết, trong “phẩm tính cái đẹp” (13); Chúa Kitô như Sự Thật đã tiến đến chỗ được coi như sự hoàn tất và hiện thân của mọi điều Chân Thật, “ánh sáng chân thật soi sáng mọi con người” (Ga 1:9); còn Chúa Kitô như Sự Sống là “nguồn suối” cho mọi điều thiện hảo chân chính (14). Do đó, bức tranh ghép ở Ravenna đã tóm lược Chúa Kitô như là Đường, Sự Thật và Sự Sống, và đồng thời nó tóm lược Chúa Kitô như Chân Thiện Mỹ.

Trong một loạt các bài nói chuyện công cộng thực hiện ở Đại Học Bá Linh trong năm học 1899-1900, học giả nổi tiếng nhất của Đại Học này, Adolf von Harnack, đã nhận trả lời câu hỏi “Kitô giáo là gì?” Cuốn sách ghi lại các bài nói chuyện này đã đạt được một lưu hành trên 1 trăm ngàn bản ngay trong ấn bản đầu tiên, đã được dịch sang hơn một tá ngôn ngữ, và hiện vẫn còn đang được xuất bản bằng tiếng Đức và tiếng Anh (15). Phần dẫn nhập của Harnack bắt đầu bằng những lời lẽ có thể dùng làm kết luận cho phần dẫn nhập này:

“Triết gia vĩ đại người Anh, John Stuart Mill, có lần nhận định rằng nhân loại khó có thể bị quá nhắc nhở rằng có lúc đã có một người tên là Socrates. Điều ấy đúng, nhưng điều còn quan trọng hơn nữa là nhắc nhân loại nhớ rằng một người tên là Giêsu Kitô có lần đã đứng giữa họ” (16).

Các hình ảnh trong cuốn sách này đại diện cho hàng loạt các nhắc nhớ như thế “qua các thế kỷ”.
_________________________________________________________________________________________________________
Ghi chú

(1) Thánh Athanasius, Discourses Against the Arians, 1.10.36
(2) Albert Schweitzer, The Quest of the Historical Jesus, bản tiếng Anh của William Montgomery (1956, New York: McMillan, 1961) tr. 4
(3) Alfred North Whitehead, Science and the Modern World (1925; New York: Mentor Editions, 1952) tr. 49-50
(4) Fernand Braudel, The Mediterranean and the Mediterranean World in the Age of Philip II, bản tiếng Anh của Sian Reynolds, 2 vols. (New York: Harper and Row, 1972), 1:168
(5) Arthur Lovejoy, The Great Chain of Being: A Study of the History of an Idea (Cambridge, Mass.: Harvard University Press, 1936) tr.6
(6) John Calvin, Institutes of the Christian Religion 3.2.34. chủ biên John Thomas McNeill, 2 vols. (Philadelphia: Westminster Press, 1960) 1:581.
(7) Xem, chẳng hạn, Thánh Athanasius, On Luke 10:22; Thánh Gregory thành Nyssa, Against Eunomius 2.4. Cũng xin xem tr.41
(8) Jaroslav Pelikan, Historical Theology: Continuity and Change in Christian Doctrine (New York: Corpus Books, 1971) tr.33-67: “The Evolution of the Historical”.
(9) Jaroslav Pelikan, The Christian Tradition: A History of the Development of Doctrine, 4 vols. Cho đến nay (Chicago: University University Press 1971), 1:1.
(10) Werner Elert, Der Ausgang der altkirchlichen Christologie (Berlin Lutheriches Verlagshaus, 1957) các tr. 12-25: “Christusbild und Christusdogma”.
(11) Xem Jaroslav Pelikan, Fools for Christ: Essay on the True, the Good, and the Beautiful (Philadelphia: Muhlenberg Press, 1955)
(12) Về hình ảnh này trong tương quan với những hình ảnh tương tự tại Ravenna, xem Spiro K. Kostof, The Orthodox Baptistery of Ravenna (New Haven: Yale University Press, 1965) tr. 67-68.
(13) Thánh Gregory thành Nyssa, Against Eunomius 2.10; Thánh Augustine, On the Trinity 6.10.11
(14) Thánh Augustine, Tractates on the Gospel of John 22.8
(15) Agnes von Zahn-Harnack, Adolf von Harnack, 2nd ed. (Berlin: Walter de Gruyter, 1951) tr.181-188
(16) Adolf von Harnack, What is the Christianity? Bản tiếng Anh của Thomas Bailey Suanders (1900; New York: Harper Torchbooks, 1957) tr. 1; trích dẫn là từ John Stuart Mill, On Liberty, ch.2, trong The English Philosophers from Bacon to Mill do Edwin A. Burtt chủ biên (New York: Modern Library, 1939) tr. 967
 
VietCatholic TV
Hi hữu: Lần đầu tiên kể từ năm 1861, một tu sĩ dòng Phanxicô Viện Tu trở thành Hồng Y
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
15:40 26/11/2020

1. Thông báo Tòa Thánh liên quan đến công nghị tấn phong Hồng Y 28 tháng 11

Vatican đã xác nhận hôm thứ Hai 23 tháng 11 rằng hai vị Hồng Y Tân Cử sẽ không nhận mũ đỏ của các ngài từ Đức Thánh Cha Phanxicô tại Rôma vào ngày thứ Bảy 28 tháng 11 tới đây.

Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết Đức Hồng Y Tân Cử Cornelius Sim, Giám Quản Tông Tòa của Brunei, và Đức Hồng Y Tân Cử Jose F. Advincula của Capiz, Phi Luật Tân, sẽ không thể tham dự công nghị tấn phong Hồng Y ngày 28 tháng 11 vì những hạn chế liên quan đến đại dịch coronavirus.

Đức Tân Hồng Y Sim đã được bổ nhiệm làm Giám Quản Tông Tòa của Brunei Darussalam từ năm 2004. Ngài và ba linh mục phục vụ khoảng 20,000 người Công Giáo sống ở Brunei, một quốc gia nhỏ nhưng giàu có trên bờ biển phía bắc của đảo Borneo ở Đông Nam Á.

Trong một cuộc phỏng vấn với Vatican News, ngài đã mô tả Giáo hội ở Brunei như một “vùng ngoại vi của các vùng ngoại vi”.

Văn phòng báo chí nói rằng một đại diện của Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ trao tặng cho các ngài chiếc nhẫn, và mũ Hồng Y cũng như tước hiệu được liên kết với một giáo xứ Rôma “vào một thời điểm khác sẽ được xác định”.

Phòng Báo Chí Tòa Thánh nói thêm rằng các thành viên hiện tại của Hồng Y Đoàn không thể đến Rôma để tham dự tại chỗ, có thể theo dõi sự kiện này thông qua một buổi phát trực tiếp.

Công nghị tấn phong Hồng Y sẽ diễn ra vào lúc 4 giờ chiều, giờ địa phương Rôma, tại Bàn thờ Ngai Tòa bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô, với một cộng đoàn khoảng một trăm người. Theo phong tục, sau nghi thức tấn phong Hồng Y, các vị Hồng Y Tân Cử sẽ tiếp các khách và bạn bè thân thuộc đến chúc mừng sau buổi lễ. Tuy nhiên, vì những hạn chế liên quan đến coronavirus, phong tục này sẽ không diễn ra trong năm nay.

Các tân Hồng Y sẽ đồng tế thánh lễ với Đức Thánh Cha tại Đền Thờ Thánh Phêrô vào lúc 10 giờ sáng giờ địa phương vào ngày Chúa Nhật, 29 tháng 11, Chúa Nhật thứ Nhất Mùa Vọng.


Source:Catholic News Agency

2. Tiệm may Gammarelli ở Rôma chuẩn bị cho công nghị tấn phong Hồng Y sắp tới

Một tiệm may mang tính biểu tượng ở trung tâm Rôma đã sẵn sàng cho công nghị tấn phong Hồng Y vào ngày 28 tháng 11. Gammarelli, một cửa hàng quần áo giáo sĩ, đã may quần áo cho các linh mục, giám mục, Hồng Y và giáo hoàng từ năm 1798 đến nay.

Cửa hàng cũng thu hút sự chú ý của khách du lịch, vì trong các sự kiện đặc biệt như cơ mật viện bầu Giáo Hoàng và các công nghị tấn phong Hồng Y, nhiều người đến để xem các lễ phục trọng thể của hàng giáo sĩ.

Họ thực hiện tất cả các mặt hàng quần áo cơ bản, từ những chiếc vớ, những đôi giày và các sản phẩm chăm sóc cá nhân, cho đến các mũ Hồng Y, mũ giám mục, áo choàng, áo chùng thâm và thậm chí là những thứ ít phổ biến hơn như áo choàng đỏ có tên “Ferraiolo” hoặc “manteo romano” và áo khoác đỏ trang trọng được gọi là “tabarro.”

Cửa hàng cũng có những thứ đã thay đổi theo thời gian, giống như những chiếc tua bằng vàng trong thời cổ đại thường được dùng để trang trí một chiếc khăn quấn quanh thắt lưng, giờ đây được sửa đổi bằng những chiếc tua đơn giản hơn có màu đỏ.

Mũ chóp nhọn (Mitres), mũ sọ (zucchettos), khuy măng sét, găng tay và thánh giá ở ngực - tất cả các phù hiệu của các thành viên trong Hồng Y đoàn đều được tìm thấy ở đó. Ngoài ra, đối với những người tò mò hoặc những người thích sưu tầm, những mẫu thu nhỏ của các mũ vuông, và mũ sọ cũng được trưng bày.


Source:Net TV New York

3. Giới thiệu các vị Hồng Y Tân Cử

Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 25 tháng 10, Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố rằng ngài sẽ tấn phong cho 13 vị lên hàng Hồng Y mới, trong đó có Đức Tổng Giám Mục Wilton Gregory.

Đức Cha Gregory, người được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục của Washington vào năm 2019, sẽ trở thành Hồng Y người da đen đầu tiên của Hoa Kỳ.

Các vị Hồng Y khác được tấn phong bao gồm Đức Cha Mario Grech, Giám mục Malta, người vừa trở thành tổng thư ký của Thượng Hội đồng Giám mục vào tháng 9, và Đức Cha Marcello Semeraro, người Ý, được bổ nhiệm làm tổng trưởng Bộ Phong thánh vào tháng 10.

Cũng nhận được chiếc mũ đỏ là Cha Raniero Cantalamessa, người Ý, đã phục vụ với tư cách là Giảng thuyết viên Phủ Giáo Hoàng từ năm 1980. Ở tuổi 86, ngài sẽ không đủ điều kiện bỏ phiếu trong mật nghị tương lai.

Cha Cantalamessa nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, hôm 19 tháng 11 rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã cho phép ngài trở thành Hồng Y mà không tấn phong giám mục.

Cũng được bổ nhiệm vào Hồng Y Đoàn còn có Đức Tổng Giám Mục Celestino Aós Braco của Santiago, Chí Lợi; Đức Tổng Giám Mục Antoine Kambanda của Kigali, Rwanda; Đức Tổng Giám Mục Augusto Paolo Lojudice, nguyên Giám Mục Phụ Tá Rôma và là Tổng Giám Mục đương nhiệm của Siena-Colle di Val d'Elsa-Montalcino, bên Ý; và Cha Mauro Gambetti, Bề trên của Tu viện Assisi.

Cha Gambetti đã được tấn phong giám mục vào hôm Chúa Nhật 22 tháng 11 tại Nhà thờ Thượng của Vương cung thánh đường Thánh Phanxicô Assisi.

Cùng với Cha Cantalamessa, Đức Thánh Cha đã chọn ba vị khác quá tuổi 80 là Đức Cha Felipe Arizmendi Esquivel, Giám mục hiệu tòa của San Cristóbal de Las Casas, Chiapas, Mễ Tây Cơ; Đức Tổng Giám Mục Silvano Maria Tomasi, nguyên Quan sát viên Thường trực của Tòa Thánh tại Liên hợp quốc và các Cơ quan chuyên môn tại Geneva; và Cha Enrico Feroci, linh mục quản xứ Santa Maria del Divino Amore tại Castel di Leva, Rôma.

Cha Enrico Feroci đã được Hồng Y Angelo De Donatis, tổng đại diện của Giáo phận Rôma, tấn phong giám mục tại nhà thờ giáo xứ của ngài vào ngày 15 tháng 11.


Source:Catholic News Agency

4. Tu sĩ Dòng Anh Em Hèn Mọn Viện Tu đầu tiên trở thành Hồng Y kể từ năm 1861

Linh mục dòng Phanxicô Mauro Gambetti đã được tấn phong giám mục vào chiều Chúa Nhật 22 tháng 11 ở Assisi chưa đầy một tuần trước khi ngài trở thành Hồng Y.

Năm nay 55 tuổi, Đức Hồng Y Tân Cử Gambetti sẽ là thành viên trẻ thứ ba của Hồng Y Đoàn. Ngài nói tại lễ tấn phong giám mục của mình vào ngày 22 tháng 11 rằng ngài cảm thấy mình đang có một bước nhảy vào chỗ nước sâu.

“Có những bước ngoặt trong cuộc đời, đôi khi kéo theo những bước nhảy vọt. Những gì tôi đang trải qua bây giờ, tôi coi như một cú lặn từ bàn nhảy vào biển khơi, trong khi tôi nghe mình lặp lại: ‘duc in altum’”. Vị Hồng Y Tân Cử Gambetti nói khi trích dẫn mệnh lệnh của Chúa Giêsu cho Simon Phêrô là “hãy thả lưới chỗ sâu”.

Cha Gambetti đã được Đức Hồng Y Agostino Vallini, Đặc sứ của Đức Thánh Cha tại Vương cung thánh đường Thánh Phanxicô Assisi và tại Đền Thánh Đức Mẹ Nữ Vương Các Thiên Thần tấn phong giám mục vào ngày Chúa Nhật lễ Chúa Kitô Vua tại Vương cung thánh đường Thánh Phanxicô Assisi.

“Vào ngày chúng ta kỷ niệm sự khải hoàn của tình yêu Chúa Kitô, Giáo hội cho chúng ta một dấu chỉ đặc biệt của tình yêu này qua sự thánh hiến một tân giám mục,” Đức Hồng Y Vallini nói trong bài giảng của ngài.

Đức Hồng Y đã mời gọi vị tân Giám Mục Gambetti sử dụng ân sủng được thánh hiến giám mục của mình để “biểu lộ và làm chứng cho lòng nhân lành của Chúa Kitô”.

Ngài nói: “Lời thề mà cha thực hiện vào buổi tối hôm nay với Chúa Kitô, thưa Cha Mauro, là từ hôm nay cha có thể nhìn mọi người bằng con mắt của một người cha, một người cha tốt bụng, giản dị và luôn chào đón, một người cha mang lại niềm vui cho mọi người, là người sẵn sàng lắng nghe bất cứ ai muốn mở lòng với mình, một người cha khiêm tốn và kiên nhẫn; nói vắn tắt, một người cha thể hiện khuôn mặt của Chúa Kitô trên khuôn mặt của mình”.

“Vì vậy, xin Chúa luôn giữ cho cha, trong trách vụ giám mục và Hồng Y, một lối sống giản dị, cởi mở, cẩn trọng, đặc biệt nhạy cảm với những người đau khổ về tâm hồn và thể xác, một phong cách của một Phan sinh thực thụ”.

Đức Tân Giám Mục Gambetti là một trong ba người Pháp sẽ nhận được chiếc mũ đỏ từ Đức Thánh Cha Phanxicô tại công nghị tấn phong Hồng Y vào ngày 28 tháng 11. Ngài đã là bề trên tổng quyền của tu viện dòng Phanxicô gắn liền với Vương cung thánh đường Thánh Phanxicô ở Assisi kể từ năm 2013.

Hai tu sĩ Phanxicô khác được phong làm Hồng Y là Đức Cha Celestino Aós Braco, Tổng Giám Mục của Santiago de Chile, và cha Raniero Cantalamessa, giảng thuyết viên Phủ Giáo Hoàng. Cha Cantalamessa đã xin phép Đức Giáo Hoàng Phanxicô để được tiếp tục là “một linh mục giản dị” thay vì được tấn phong giám mục theo thông lệ trước khi nhận chiếc mũ đỏ.

Đức Hồng Y Tân Cử Gambetti sẽ là tu sĩ Dòng Anh Em Hèn Mọn Viện Tu đầu tiên trở thành Hồng Y kể từ năm 1861.

Sinh ra tại một thành phố nhỏ bên ngoài Bologna vào năm 1965, Đức Hồng Y Tân Cử Gambetti đã có bằng kỹ sư cơ khí tại Đại học Bologna – là trường đại học lâu đời nhất trên thế giới - trước khi gia nhập Dòng Phanxicô ở tuổi 26.

Ngài khấn trọn vào năm 1998 và thụ phong linh mục năm 2000. Sau khi được thụ phong, ngài phục vụ trong mục vụ giới trẻ ở vùng Emilia Romagna của Ý trước khi được bầu làm Bề trên Dòng Phanxicô ở tỉnh Bologna vào năm 2009.

Đức Hồng Y Tân Cử Gambetti sẽ là một trong 13 vị tân Hồng Y được Đức Thánh Cha Phanxicô tấn phong trong công nghị tấn phong Hồng Y ngày 28 tháng 11.

“Hôm nay tôi đã nhận được một món quà vô giá,” ngài nói sau khi được tấn phong giám mục. “Bây giờ, một chuyến lặn vào biển khơi đang chờ tôi. Nói thật, không phải là một cú lặn đơn giản, mà là một cú lộn nhào ba vòng thực sự”.


Source:Catholic News Agency
 
Thánh Ca
Có Tiếng Kêu Trong Hoang Địa - Trình Bày: Ca Sĩ Kim Thúy
VietCatholic Network
04:25 26/11/2020