Phụng Vụ - Mục Vụ
Vua Yêu Thương Nước Thiên Đàng
Lm Nguyễn Xuân Trường
02:47 20/11/2022
Thời của những hạt giống
Lm Minh Anh
02:58 20/11/2022
THỜI CỦA NHỮNG HẠT GIỐNG
“Mọi sự đã hoàn tất!”.
Trong bối cảnh giữa hai cuộc chiến tranh thế giới vốn đã lấy đi hàng chục triệu sinh mạng con người, ngày 11/12/1925, Đức Piô XI đã thiết lập lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ. Với lễ này, Đức Thánh Cha muốn Giáo Hội năm châu cầu nguyện cho loài người biết suy phục vương quyền của Chúa Kitô và xây dựng Vương Quốc Tình Yêu của Ngài; may ra nhờ đó, con người có thể không còn đối xử với nhau tựa loài lang sói, “Homo homini lupus”, như một triết gia nhận định.
Kính thưa Anh Chị em,
Thế nhưng, không như các vua chúa trần gian, vương quyền của Đức Kitô thực thi một cách hoàn toàn khác. Ngài không quản cai bằng quyền lực, nhưng bằng tình yêu; không cưỡng bách bằng áp chế nhưng bằng nhẫn nhịn, không triệu hồi bằng mệnh lệnh nhưng bằng tìmkiếm. Đường lối của Ngài là phục vụ; hiến pháp của Ngài là Bát Phúc; phong cách của Ngài là tự hiến. Thập giá lànơi vương quyền Ngài tỏ lộ rõ nét hơn cả, thẳm sâu hơn cả. Ngài đã yêu thương đến cùng, đến chết; một cái chết mà Ngài có thể nhẹ nhõm thưa lên, “Mọi sự đã hoàn tất!”. Như một bông hoa đã khoe hết sắc hương và nay là ‘thời của những hạt giống’, hơn cả nở hoa!
Tin Mừng hôm nay nói đến những phút cuối của bông hoa Giêsu trên thập giá; ở đó, Ngài tỏ lộ vương quyền tình yêu qua một lời hứa long trọng cho anh trộm lành, ban cho anh điều vượt quá mong ước, “Ngay hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên thiên đàng”. “Hôm nay!”.Ôi, nhanh biết mấy; “ở với tôi”, thân tình biết bao; “thiên đàng”, ủi an nhường nào! Như thế anh trộm là người đầu tiên hưởng ơn cứu độ; kẻ gian phi, người trước nhất hưởng phúc thiên đường. Sau khi Ngài tắt thở, viên đại đội trưởng nhìn nhận Ngài là người công chính, dân chúng đấm ngực ra về; và đó là lúc bông hoa Giêsu thực sự đi vào ‘thời của những hạt giống’, hơn cả nở hoa!
Anh Chị em,
Cha Ron Rolheiser đặt câu hỏi, vậy nếu bạn là một bông hoa, thì khi nào bạnđi vào ‘thời của những hạt giống?’. Henri Nouwen cho rằng, với một số người, đó là khi họ tận hưởng hào quang của danh tiếng; số khác, khi năng lực sáng tạo triển nở; số khác nữa, khi họ đạt đến tột đỉnh quyền lực. Ngược lại, với những người khác, khi họ yếu đuối và bất lực; số khác, khi họ mất hết tự tin; số khác nữa, khi họ được hoàn toàn quên lãng!Với Chúa Giêsu, đó là lúc nào?Ngay sau những phép lạ khiến dân chúng kinh ngạc? Khi Ngài đi trên mặt nước? Hoặc khi danh Ngài vang dậy khắp cõi Israel đến nỗi dân chúng muốn tôn Ngài lên làm vua? Không! Với Chúa Giêsu, mọi sự đến hồi viên mãn, khi Ngài mất hết tất cả, mất hết quyền uy để lên tiếng và chữa lành, mất hết thành công và ảnh hưởng, mất môn đệ và những người thân, thậm chí là mất cả Chúa Cha. Chính xác là khi Ngài bị đóng đinh trên thập giá, bị tước hết nhân phẩm, tước hết những gì thế gian ban tặng; chính xác là khi Ngài nói, “Mọi sự đã hoàn tất!”.
Anh Chị em,
“Mọi sự đã hoàn tất!”. Bông hoa Giêsu chết đi để tạo thành hạt giống thật hợp lý khi đây là lời cuối cùng của Ngài. Trên thập giá, Ngài trung tín đến cùng,trung tín với Cha, trung tín với những ai đã nghe lời Ngài giảng dạy; trung tín với cả nhân loại mà Ngài muốn cứu. Đó là lúc Ngài thôi sống và bắt đầu chết, là khi thần khí của Ngài bắt đầu ngấm vào thế giới và Ngài đạt đến tâm điểm thâm sâu nhất của mình, cuộc đời Ngài đã viên mãn và thật sự đi vào ‘thời của những hạt giống!’. Phần chúng ta, vậy thìkhi nào chúng ta đi từ đoá hoa hé nụ đến tạo thành hạt giống? Nhìn qua lăng kính cuộc đời Chúa Giêsu, chúng ta thấy, chính khi mờ nhạt như một bông hoa đã qua thời nở rộ, chúng ta mới bắt đầu tạo ra một điều gì đó còn hấp dẫn hơn cả nở hoa. Đó là khi chúng ta cũng có thể nói, “Mọi sự đã hoàn tất!”. Chớ gì cuộc sống chúng ta là cuộc sống của ‘một Giêsu khác’; và chúng ta cũng có một hoàn tất viên mãn trước khi chết như Ngài.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, chiều đã xuống, hoa đã tàn, nhuỵ đã phai… nhưng hạnh phúc cho con biết bao, vì sau một đời dâng hiến, ngay giờ này, con đã nhìn thấy. Kìa, ‘thời của những hạt giống’ của con!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Ngày 21/11: Mẹ Maria âm thầm theo bước chân của Chúa – Lm. Vinh-sơn Nguyễn Văn Định, CS
Giáo Hội Năm Châu
03:17 20/11/2022
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.
Khi ấy, Đức Giê-su còn đang nói với đám đông, thì có mẹ và anh em của Người đứng bên ngoài, tìm cách nói chuyện với Người. Có kẻ thưa Người rằng : “Thưa Thầy, có mẹ và anh em Thầy đang đứng ngoài kia, tìm cách nói chuyện với Thầy.” Người bảo kẻ ấy rằng: “Ai là mẹ tôi? Ai là anh em tôi?” Rồi Người giơ tay chỉ các môn đệ và nói: “Đây là mẹ tôi, đây là anh em tôi. Vì phàm ai thi hành ý muốn của Cha tôi, Đấng ngự trên trời, người ấy là anh em chị em tôi, là mẹ tôi.”
Đó là lời Chúa
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:13 20/11/2022
3. Đức Chúa Giê-su kêu gọi chúng ta -trong tất cả mọi việc- bất luận tốt hay xấu, đều tìm cách để có lợi tức, tức là dạy chúng ta giống như người kinh doanh ngân hàng, kinh doanh lợi tức tình yêu.
(Thánh Terese of Avila)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:19 20/11/2022
56. SUY NGHĨ CHU ĐÁO
Cháu nhỏ hỏi:
- “Cô cô, cô ở Đài Bắc thì làm những việc gì?”
Bà cô trả lời:
- “Ban ngày làm việc, ban đêm đến lớp”.
Cháu nhỏ nghiêng đầu nói:
- “Vậy…, lúc nào thì cô đi ngủ?”
(Tiếu thoại đại tập hợp)
Suy tư 56:
Cháu thật thà hỏi và bà cô cũng thật thà trả lời.
Nhưng suy nghĩ của trẻ con không giống với người lớn, trong câu trả lời của bà cô thì người lớn ai cũng hiểu là học hành, làm việc, giải trí và ngủ, đều có giờ giấc của nó. Trẻ con chỉ biết một mà không biết hai, thế giới của trẻ con ngủ và giải trí là chính, cho nên không thấy bà cô nói đến ngủ thì thắc mắc liền, đó là suy nghĩ tự nhiên của trẻ con.
Đại dịch covid-vuhan làm cho nhà trường đóng cửa, nhà thờ đóng cửa, chợ búa, siêu thị đóng cửa, nhưng cánh cửa tâm hồn của những người có lòng bác ái thì mở rộng ra để giúp đỡ người khốn cùng trong đại dịch covid-vuhan. Người người ở nhà, nhà nhà đóng cửa và không đi ra đường vì sợ lây nhiễm, và gia đình trở thành trường học, trở thành nhà thờ, cha mẹ trở thành thầy cô và mục tử cho con cái mình, lâu dần trở thành thói quen dự lễ trực tuyến…
Cho nên gia đình là nơi mà con trẻ lớn lên và trưởng thành trong nhân cách cùa nó; gia đình là trường học đầu tiên của con trẻ và là nơi an toàn nhất cho con cái của mình.
Cha mẹ nào biết suy nghĩ như thế thì thật là “suy nghĩ chu đáo” rồi vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Cháu nhỏ hỏi:
- “Cô cô, cô ở Đài Bắc thì làm những việc gì?”
Bà cô trả lời:
- “Ban ngày làm việc, ban đêm đến lớp”.
Cháu nhỏ nghiêng đầu nói:
- “Vậy…, lúc nào thì cô đi ngủ?”
(Tiếu thoại đại tập hợp)
Suy tư 56:
Cháu thật thà hỏi và bà cô cũng thật thà trả lời.
Nhưng suy nghĩ của trẻ con không giống với người lớn, trong câu trả lời của bà cô thì người lớn ai cũng hiểu là học hành, làm việc, giải trí và ngủ, đều có giờ giấc của nó. Trẻ con chỉ biết một mà không biết hai, thế giới của trẻ con ngủ và giải trí là chính, cho nên không thấy bà cô nói đến ngủ thì thắc mắc liền, đó là suy nghĩ tự nhiên của trẻ con.
Đại dịch covid-vuhan làm cho nhà trường đóng cửa, nhà thờ đóng cửa, chợ búa, siêu thị đóng cửa, nhưng cánh cửa tâm hồn của những người có lòng bác ái thì mở rộng ra để giúp đỡ người khốn cùng trong đại dịch covid-vuhan. Người người ở nhà, nhà nhà đóng cửa và không đi ra đường vì sợ lây nhiễm, và gia đình trở thành trường học, trở thành nhà thờ, cha mẹ trở thành thầy cô và mục tử cho con cái mình, lâu dần trở thành thói quen dự lễ trực tuyến…
Cho nên gia đình là nơi mà con trẻ lớn lên và trưởng thành trong nhân cách cùa nó; gia đình là trường học đầu tiên của con trẻ và là nơi an toàn nhất cho con cái của mình.
Cha mẹ nào biết suy nghĩ như thế thì thật là “suy nghĩ chu đáo” rồi vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Kéo dài sự sống
Lm Minh Anh
23:58 20/11/2022
KÉO DÀI SỰ SỐNG
“Bà đã dâng tất cả những gì mình có để nuôi sống”.
Kính thưa Anh Chị em,
“Cái để nuôi sống” là cơm bánh; nhưng “cái để nuôi sống”còn là máu! Đúng thế, máu là cái làm nên sự sống; máu ‘kéo dài sự sống’, là chính sự sống! Bà goá này là ai? Là đại diện cho tất cả những ai quảng đại dám tặng trao sự sống. Và xét cho cùng, Thiên Chúa là ‘Bà Goá đầu tiên’ cho đi sự sống của chính Ngài; sách Sáng Thế tóm tắt công trình cho đi của Ngài trong sáu ngày qua “những buổi chiều và những buổi sáng”; Ngài thấy mọi sự là tốt đẹp! Và sự sống quý báu nhất của Ngài là chính Con Một, Đấng ban sự sống, “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Người Con ấy thì được sự sống đời đời”.
Thứ đến, chính Chúa Giêsu cũng là ‘phiên bản’của Thiên Chúa Cha, Đấngtrao nguồn sống, “Vì họ, Con xin thánh hiến mình Con”, “Này là mình Thầy”. Như hạt lúa gieo vào lòng đất chết đi, thối đi, sinh nhiều bông hạt; Ngài cũng chết đi để làm trổ sinh sự sống. Sự sống đó là một Dân Thánh, một Hội Thánh. Noi gương Chúa Giêsu, các thánh tử đạo và những tâm hồn thánh thiện còn sống hay đã qua đời hiến dâng mạng sống để ‘kéo dài sự sống’ của Thầy mình. Và hôm nay, con cái Hội Thánh, trong đó có chúng ta, những con người đang tiếp tục làm công việc ‘kéo dài sự sống’ ấy bằng những hy sinh, cầu nguyện và cho đi.
Một người đi lạc trong sa mạc, đang lúc sắp chết vì khát, anh phát hiện một túp lều xa xa. Lê bước tới, anh mừng rỡ tìm thấy một bơm nước đã hoen rỉ. Cố sức cầm lấy cần bẫy, anh bơm một hồi, không một giọt chảy ra. Tuyệt vọng, anh ngã xuống. Bỗng, anh thấy ở góc lều, một chai nước có nắp kín, bên ngoài ghi dòng chữ, “Nếu muốn sử dụng chiếc bơm này, trước hết, bạn phải đổ hết chai nước này vào bơm. Trước khi rời đi, hãy làm đầy nó, dành cho người đến sau!”. Anh phân vân! Nếu uống hết chai nước, anh có thể sống thêm một thời gian và sẽ chết; hoặc mạo hiểm đổ hết nước vào bơm, có thể nước sẽ trào tràn hoặc cũng có thể không có giọt nào và cũng sẽ chết. Sau một hồi đắn đo, anh quyết định đổ nước vào bơm; và khởi động. Điều kỳ diệu đã xảy ra, nước vọt lênh láng. Anh mừng rỡ uống từng ngụm, đổ đầy các bình; trước khi rời đi, anh đổ đầy nước vào chai,và không quên ghi thêm, “Hãy tin tôi. Sự thật là thế!”.
Anh Chị em,
“Bà đã dâng tất cả những gì mình có để nuôi sống”. Bà goá kia đã dâng tất cả những gì bà có để nuôi sống lại trở thành người ‘kéo dài sự sống’ khi bà bắt chước Thiên Chúa, bắt chước Chúa Giêsu như những mẫu mực ban sự sống. Cả chúng ta, để kéo dài sự sống của Chúa Kitô, chúng ta không chỉ cho đi những gì mình có để nuôi sống phần xác nhưng còn phải cho đi cả những gì thuộc tinh thần; cho đi khối óc lẫn con tim; cả tri thức lẫn lòng xótthương, sự tha thứ… Và trong tất cả những gì chúng ta cho đi, không có sự cho đi nào lớn hơn, quý giá hơn là cho đi chính Chúa Giêsu, một quà tặng bậc nhất trong các quà tặng mỗi người có thể tặng trao. Để được vậy, trước hết, bạn và tôi phải được lấp đầy bởi Ngài, trào tràn Ngài bằng cách dám mạo hiểm đánh cược đổ vào ‘đài phun Giêsu’ những gì chúng ta có, những gì chúng ta là. Đôi khi điều này còn đòi hỏi nhiều hơn một “chai nước”; đó là cái tôi, ý riêng, những ích kỷ hẹp hòi!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, ích kỷ làm con co quắp; quảng đại làm con cao thượng. Cho con biết ‘kéo dài sự sống’ của Chúa bằng các chứng tá yêu thương mà con dám mạo hiểm cho đi mỗi ngày!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Bà đã dâng tất cả những gì mình có để nuôi sống”.
Kính thưa Anh Chị em,
Trong Tin Mừng hôm nay, Luca tường thuật một chuyện khó tin; rằng, có người ngồi trong đền thờ và dường như chỉ một việc, là để nhìn thiên hạ bỏ tiền vào hòm cúng. Người ấy tò mò đến nỗi có thể thấy một bà goá kia bỏ vào đó chỉ hai đồng kẽm với chi tiết là “một phần tư xu” theo Marcô. Thật thú vị, không ai khác, người ấylại là Chúa Giêsu! Không chỉ thấy bên ngoài, Ngài thấy cả bên trong, “Bà này đang túng thiếu, đã dâng tất cả những gì mình có để nuôi sống”.
“Cái để nuôi sống” là cơm bánh; nhưng “cái để nuôi sống”còn là máu! Đúng thế, máu là cái làm nên sự sống; máu ‘kéo dài sự sống’, là chính sự sống! Bà goá này là ai? Là đại diện cho tất cả những ai quảng đại dám tặng trao sự sống. Và xét cho cùng, Thiên Chúa là ‘Bà Goá đầu tiên’ cho đi sự sống của chính Ngài; sách Sáng Thế tóm tắt công trình cho đi của Ngài trong sáu ngày qua “những buổi chiều và những buổi sáng”; Ngài thấy mọi sự là tốt đẹp! Và sự sống quý báu nhất của Ngài là chính Con Một, Đấng ban sự sống, “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Người Con ấy thì được sự sống đời đời”.
Thứ đến, chính Chúa Giêsu cũng là ‘phiên bản’của Thiên Chúa Cha, Đấngtrao nguồn sống, “Vì họ, Con xin thánh hiến mình Con”, “Này là mình Thầy”. Như hạt lúa gieo vào lòng đất chết đi, thối đi, sinh nhiều bông hạt; Ngài cũng chết đi để làm trổ sinh sự sống. Sự sống đó là một Dân Thánh, một Hội Thánh. Noi gương Chúa Giêsu, các thánh tử đạo và những tâm hồn thánh thiện còn sống hay đã qua đời hiến dâng mạng sống để ‘kéo dài sự sống’ của Thầy mình. Và hôm nay, con cái Hội Thánh, trong đó có chúng ta, những con người đang tiếp tục làm công việc ‘kéo dài sự sống’ ấy bằng những hy sinh, cầu nguyện và cho đi.
Một người đi lạc trong sa mạc, đang lúc sắp chết vì khát, anh phát hiện một túp lều xa xa. Lê bước tới, anh mừng rỡ tìm thấy một bơm nước đã hoen rỉ. Cố sức cầm lấy cần bẫy, anh bơm một hồi, không một giọt chảy ra. Tuyệt vọng, anh ngã xuống. Bỗng, anh thấy ở góc lều, một chai nước có nắp kín, bên ngoài ghi dòng chữ, “Nếu muốn sử dụng chiếc bơm này, trước hết, bạn phải đổ hết chai nước này vào bơm. Trước khi rời đi, hãy làm đầy nó, dành cho người đến sau!”. Anh phân vân! Nếu uống hết chai nước, anh có thể sống thêm một thời gian và sẽ chết; hoặc mạo hiểm đổ hết nước vào bơm, có thể nước sẽ trào tràn hoặc cũng có thể không có giọt nào và cũng sẽ chết. Sau một hồi đắn đo, anh quyết định đổ nước vào bơm; và khởi động. Điều kỳ diệu đã xảy ra, nước vọt lênh láng. Anh mừng rỡ uống từng ngụm, đổ đầy các bình; trước khi rời đi, anh đổ đầy nước vào chai,và không quên ghi thêm, “Hãy tin tôi. Sự thật là thế!”.
Anh Chị em,
“Bà đã dâng tất cả những gì mình có để nuôi sống”. Bà goá kia đã dâng tất cả những gì bà có để nuôi sống lại trở thành người ‘kéo dài sự sống’ khi bà bắt chước Thiên Chúa, bắt chước Chúa Giêsu như những mẫu mực ban sự sống. Cả chúng ta, để kéo dài sự sống của Chúa Kitô, chúng ta không chỉ cho đi những gì mình có để nuôi sống phần xác nhưng còn phải cho đi cả những gì thuộc tinh thần; cho đi khối óc lẫn con tim; cả tri thức lẫn lòng xótthương, sự tha thứ… Và trong tất cả những gì chúng ta cho đi, không có sự cho đi nào lớn hơn, quý giá hơn là cho đi chính Chúa Giêsu, một quà tặng bậc nhất trong các quà tặng mỗi người có thể tặng trao. Để được vậy, trước hết, bạn và tôi phải được lấp đầy bởi Ngài, trào tràn Ngài bằng cách dám mạo hiểm đánh cược đổ vào ‘đài phun Giêsu’ những gì chúng ta có, những gì chúng ta là. Đôi khi điều này còn đòi hỏi nhiều hơn một “chai nước”; đó là cái tôi, ý riêng, những ích kỷ hẹp hòi!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, ích kỷ làm con co quắp; quảng đại làm con cao thượng. Cho con biết ‘kéo dài sự sống’ của Chúa bằng các chứng tá yêu thương mà con dám mạo hiểm cho đi mỗi ngày!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
World Cup: Những điều người Công Giáo không được làm nếu đến Qatar
Đặng Tự Do
17:02 20/11/2022
Hôm Chúa Nhật 20 tháng 11, Giải Túc Cầu thế giới đã bắt đầu tại Qatar, một quốc gia Hồi giáo được điều hành bởi luật Sharia, với những hình phạt nghiêm khắc đối với những người vi phạm các quy tắc tôn giáo của nước này. Người Công Giáo tham dự World Cup ở Qatar phải tránh tham gia các hoạt động tôn giáo công khai, không được công khai tuyên xưng tôn giáo của họ và bất kỳ nỗ lực nào để chuyển đổi người khác sang đức tin Công Giáo. Nếu không, họ có thể phải đối mặt với những hình phạt nặng nề đến mức có thể bị tử hình.
Hình phạt tử hình được áp dụng cho những ai xúc phạm Allah, cho dù bằng văn bản, bằng hình vẽ, cử chỉ hoặc bằng bất kỳ cách nào khác. Hình phạt này cũng dành cho ai xúc phạm kinh Koran, xúc phạm tôn giáo Hồi giáo hoặc bất kỳ nghi thức hoặc mệnh lệnh nào của Hồi Giáo. Xúc phạm một trong những nhà tiên tri bằng văn bản, bằng hình vẽ, cử chỉ hoặc bằng bất kỳ cách nào khác cũng phải chịu hình phạt tương tự.
Hình phạt 10 năm tù dành cho bất cứ ai thành lập hoặc tổ chức các cuộc gặp gỡ, hay các tổ chức chống lại nền tảng và nguyên tắc của Hồi giáo, hoặc quảng bá tôn giáo hoặc giáo phái khác.
Hình phạt 5 năm tù dành bất kỳ ai đóng góp cho bất kỳ tổ chức nào chống lại nền tảng và nguyên tắc của Hồi giáo, hoặc quảng bá tôn giáo hoặc giáo phái khác.
Hình phạt 2 năm cho những ai ai mang theo sách Kinh Thánh, các tài liệu, ảnh tượng, các bản ghi âm hoặc bất kỳ tài liệu kỹ thuật số khác nhằm quảng bá cho các tôn giáo khác.
Nói tóm lại, những người Công Giáo nên ngồi ở nhà theo dõi World Cup qua truyền hình; và nếu có tham dự World Cup ở Qatar thì cần phải tránh tham gia các hoạt động đức tin công khai, những hình thức công khai tuyên xưng tôn giáo của mình và bất kỳ nỗ lực nào để chuyển đổi người khác sang đức tin Công Giáo, nếu không sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc.
Source:religiondigital.org
Giáo dân ngỡ ngàng khi vị Giám Mục đã 84 tuổi xin Đức Thánh Cha huyền chức để kết hôn
Đặng Tự Do
17:03 20/11/2022
Đức Cha Howard Hubbard đã thỉnh cầu Đức Thánh Cha Phanxicô cho huyền chức thành người giáo dân bình thường trong một tuyên bố hôm thứ Sáu.
Đức Cha Hubbard, 84 tuổi, đã phải đối mặt với cáo buộc cố ý bổ nhiệm lại các linh mục lạm dụng và không báo cáo các trường hợp lạm dụng cho cơ quan thực thi pháp luật.
Vị giám mục cho biết quyết định xin huyền chức thành giáo dân của ngài được đưa ra vì những hạn chế đối với thừa tác vụ linh mục của ngài – một tuyên bố mà giáo phận Albany đã bác bỏ là không đúng sự thật vào hôm thứ Bảy.
Các nguồn tin của giáo phận Albany đã nói với tờ The Pillar rằng vị giám mục đã bày tỏ hy vọng được kết hôn nếu ngài được Vatican cho phép huyền chức. The Pillar đã liên lạc với Đức Cha Hubbard nhưng không được trả lời.
Vị giám mục đã thông báo qua một tuyên bố vào ngày 18 tháng 11 rằng ngài đã yêu cầu Vatican cho rời bỏ tình trạng giáo sĩ, một động thái bất thường đối với một giám mục, đặc biệt là một giám mục đã nghỉ hưu.
Tuyên bố của Đức Cha Hubbard không đưa ra bất kỳ dấu hiệu nào về kế hoạch tương lai của ngài ngoài hy vọng “phục vụ Chúa và những người trong cộng đồng của tôi với tư cách là một giáo dân”.
Các nguồn tin từ giáo phận Albany đã nói với The Pillar rằng Đức Cha Hubbard đã yêu cầu một sự miễn trừ cụ thể khỏi nghĩa vụ sống độc thân của giáo sĩ, và dự định kết hôn sau khi được cho phép.
Các nguồn tin tương tự nói với The Pillar rằng vị giám mục đã bắt đầu mối quan hệ với một phụ nữ kém ngài vài chục tuổi.
Đức Cha Hubbard điều hành giáo phận Albany của thành phố New York từ năm 1977 đến năm 2014 khi ngài nghỉ hưu.
Source:Pillar Catholic
Các giám mục Đức bảo đảm với Vatican sẽ không có ly giáo nhưng thề sẽ phong chức cho phụ nữ
Đặng Tự Do
17:04 20/11/2022
Các giám mục Công Giáo của Đức hôm thứ Bảy nhấn mạnh rằng quá trình cải cách của họ sẽ không dẫn đến ly giáo và thề sẽ tiến hành các cải cách, sau các cuộc họp căng thẳng với các quan chức Vatican, những người muốn có một lệnh cấm đối với các đề xuất phong chức cho phụ nữ, chúc lành cho các cặp đồng giới và thay đổi giáo huấn của Giáo Hội về tính dục.
Người đứng đầu Hội Đồng Giám Mục Đức, Đức Giám Mục Georg Bätzing, đã thông báo cho các phóng viên về chuỗi cuộc gặp kéo dài một tuần giữa ngài và 60 giám mục Đức khác với Đức Thánh Cha Phanxicô và những người đứng đầu các cơ quan trung ương Tòa Thánh. Chuyến thăm định kỳ 5 năm một lần lần này có tầm quan trọng lớn hơn rất nhiều do Giáo Hội tại Đức đang tiến hành cái gọi là Tiến Trình Công Nghị. “Tiến Trình Công Nghị” của Đức là một quá trình tập hợp giáo dân và giám mục để thảo luận về bốn chủ đề chính: quyền lực được thực thi như thế nào trong Giáo hội; luân lý tình dục; chức tư tế; và vai trò của phụ nữ.
Tóm tắt quan điểm của Đức, Bätzing cho biết Giáo Hội Đức sẽ không đưa ra các quyết định mà chính Vatican phải đưa ra, và nói rằng những người bên ngoài, những người lo ngại về quá trình cải cách, chẳng hiểu gì về những gì thực sự đang được tranh luận.
“Chúng tôi là người Công Giáo,” Bätzing nói trong một cuộc họp báo. “Nhưng chúng tôi muốn trở thành người Công Giáo theo một cách khác.”
Hàng giáo phẩm ở Đức và nhóm giáo dân Công Giáo có ảnh hưởng của đất nước cho biết họ đưa ra các cải cách sau khi một báo cáo năm 2018 cho thấy hàng ngàn tội lỗi lạm dụng đã được các nhà lãnh đạo Giáo Hội Đức che đậy một cách có hệ thống. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc rằng tuy tội lỗi lạm dụng tính dục là một vấn đề nghiêm trọng của Giáo Hội,nhưng tại sao để giải quyết tội lỗi lạm dụng tính dục cần phải cho người Tin lành được rước lễ trong các thánh lễ Công Giáo? Tại sao phải chúc lành và công nhận các kết hiệp đồng tính, phong chức linh mục cho phụ nữ, bãi bỏ luật độc thân linh mục, thay đổi giáo huấn về tính dục, giải thích lại Kinh Thánh về đồng tính luyến ái, tái định nghĩa lại hôn nhân? Họ nghi ngờ rằng tai tiếng lạm dụng tình dục giáo sĩ chỉ là chiêu bài cho các Giám Mục Đức tung ra những nghị trình mà họ đã ấp ủ từ lâu.
Cũng có những quan ngại về tính hiệu quả của các đề xuất được đưa ra. Tất cả các đề xuất của Hồng Y Marx, và Giám Mục Georg Bätzing như chúc lành và công nhận các kết hiệp đồng tính, phong chức linh mục cho phụ nữ, bãi bỏ luật độc thân linh mục, thay đổi giáo huấn về tính dục, giải thích lại Kinh Thánh về đồng tính luyến ái đều là những vấn đề đã được anh em Tin lành chấp nhận nhưng tỷ lệ bỏ đạo còn cao hơn.
Các đề xuất của các Giám Mục Đức hiện nay cũng sẽ tạo ra những kỳ vọng nào đó đối với một số thành phần giáo dân Đức. Một khi những kỳ vọng này trở thành thất vọng, mà chắc chắn sẽ là như thế, người ta sẽ chứng kiến một làn sóng lũ lượt rời bỏ Giáo Hội.
Source:AP
Tin Giáo Hội Việt Nam
Bổn Mạng Giáo Đoàn KiTô Vua Lakemba-Sydney
Diệp Hải Dung
13:52 20/11/2022
Bổn Mạng Giáo Đoàn KiTô Vua Lakemba-Sydney
Sau hơn 2 năm bị giới hạn vì dịch cúm Tàu Corona Virus. Chiều Chúa Nhật 20/11/2022 các Đoàn thể, Quan Khách Úc Việt và các Giáo đoàn bạn đã đến nhà thờ St. Therese Lakemba Sydney tham dự Lễ mừng kính Đức KiTô Vua Quan Thầy của Giáo Đoàn, Ca đoàn, Xứ đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể và Lòng Chúa Thương Xót Lakemba Sydney.
Xem Hình
Trước khi cử hành Thánh Lễ, mọi người tập trung trong khuôn viên nhà thờ, Cha Tuyên úy Trưởng Remy Bùi Sơn Lâm Đặc trách Giáo đoàn Lakemba ngỏ lời chào mừng mọi người và sau đó Cha làm phép tượng mới Chúa KiTô Vua, Giáo đoàn đã đặt mua từ Việt Nam. Đồng thời Cha xông hương kiệu Thánh tượng Chúa KiTô Vua và sau đó Thánh Tượng được cung nghinh rước vào nhà thờ rất long trọng và trang nghiêm, đi đầu Thánh Giá nến cao, cờ Úc Việt, cờ Hội Thánh, Thiếu Nhi Thánh Thể, Legio Mariae, Phong Trào Lòng Chúa Thương Xót, Hội Các Bà Mẹ Công Giáo, quan khách Úc Việt và Giáo dân.
Khi Thánh Tượng được rước vào nhà thờ và an vị trên cung Thánh. Tất cả mọi người cùng quỳ và dâng lên Chúa KiTô lời kinh cảm tạ. Nguyện xin Chúa KiTô Là Vua của Vũ Trụ trời đất chúc lành Giáo đoàn, cho Gia đình và bản thân.
Sau nghi thức cung nghinh Phúc m do các em Thiếu Nhi Thánh Thể phụ trách. Trong bài giảng Cha Tuyên úy Trưởng Bùi Sơn Lâm hỏi các em Thiếu Nhi Thánh Thể có biết về ngày Good Friday là ngày gì không? Các em trả lời là ngày Chúa chết và Cha cũng vê bài Phúc m hôm nay có một trong hai tên trộm đã tìm được sự an lành của ngày cuối cùng trong cuộc đời mình là đã bám víu vào tình yêu của Chúa Giêsu KiTô. Ngài là Vua, không phải là Vua dùng uy quyền để thống trị mà là tình yêu và lòng thương xót của Ngài. Ngai vàng của Ngài chính là Thập Giá cứu độ.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, anh Nguyễn Ngọc Khiêm Chủ tịch CĐCGVN TGP Sydney lên ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Giáo đoàn, Ca đoàn, Xứ đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể và Lòng Chúa Thương Xó, đặc biệt cám ơn quý thành viên Ban Mục Vụ Giáo đoàn, đã góp sức đồng hành với những sinh hoạt trong Giáo đoàn và Cộng Đồng mỗi ngày thăng tiến hơn. Sau cùng ông Trần Đăng Cao Phó Ban Mục Vụ Giáo Đoàn Lakemba lên ngỏ lời cám ơn Cha Tuyên uý Trưởng Bùi Sơn Lâm, qúy Sơ, quý Quan Khách và mọi người đã đến tham dự Thánh lễ mừng kính Bổn Mạng Giáo Đoàn. Đặc biệt anh cũng cám ơn quý ân nhân đã góp công góp của giúp cho Giáo Đoàn có đủ phương tiện tổ chức mừng Bổn Mạng được tốt đẹp. Sau cùng ông cám ơn Ca đoàn đã giúp cho Thánh lễ thêm phần sốt sắng.
Sau Thánh lễ mọi người cùng ở lại tham dự tiệc liên hoan mừng Bổn Mạng bên sân trường của nhà thờ.
Diệp Hải Dung
Sau hơn 2 năm bị giới hạn vì dịch cúm Tàu Corona Virus. Chiều Chúa Nhật 20/11/2022 các Đoàn thể, Quan Khách Úc Việt và các Giáo đoàn bạn đã đến nhà thờ St. Therese Lakemba Sydney tham dự Lễ mừng kính Đức KiTô Vua Quan Thầy của Giáo Đoàn, Ca đoàn, Xứ đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể và Lòng Chúa Thương Xót Lakemba Sydney.
Xem Hình
Trước khi cử hành Thánh Lễ, mọi người tập trung trong khuôn viên nhà thờ, Cha Tuyên úy Trưởng Remy Bùi Sơn Lâm Đặc trách Giáo đoàn Lakemba ngỏ lời chào mừng mọi người và sau đó Cha làm phép tượng mới Chúa KiTô Vua, Giáo đoàn đã đặt mua từ Việt Nam. Đồng thời Cha xông hương kiệu Thánh tượng Chúa KiTô Vua và sau đó Thánh Tượng được cung nghinh rước vào nhà thờ rất long trọng và trang nghiêm, đi đầu Thánh Giá nến cao, cờ Úc Việt, cờ Hội Thánh, Thiếu Nhi Thánh Thể, Legio Mariae, Phong Trào Lòng Chúa Thương Xót, Hội Các Bà Mẹ Công Giáo, quan khách Úc Việt và Giáo dân.
Khi Thánh Tượng được rước vào nhà thờ và an vị trên cung Thánh. Tất cả mọi người cùng quỳ và dâng lên Chúa KiTô lời kinh cảm tạ. Nguyện xin Chúa KiTô Là Vua của Vũ Trụ trời đất chúc lành Giáo đoàn, cho Gia đình và bản thân.
Sau nghi thức cung nghinh Phúc m do các em Thiếu Nhi Thánh Thể phụ trách. Trong bài giảng Cha Tuyên úy Trưởng Bùi Sơn Lâm hỏi các em Thiếu Nhi Thánh Thể có biết về ngày Good Friday là ngày gì không? Các em trả lời là ngày Chúa chết và Cha cũng vê bài Phúc m hôm nay có một trong hai tên trộm đã tìm được sự an lành của ngày cuối cùng trong cuộc đời mình là đã bám víu vào tình yêu của Chúa Giêsu KiTô. Ngài là Vua, không phải là Vua dùng uy quyền để thống trị mà là tình yêu và lòng thương xót của Ngài. Ngai vàng của Ngài chính là Thập Giá cứu độ.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, anh Nguyễn Ngọc Khiêm Chủ tịch CĐCGVN TGP Sydney lên ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Giáo đoàn, Ca đoàn, Xứ đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể và Lòng Chúa Thương Xó, đặc biệt cám ơn quý thành viên Ban Mục Vụ Giáo đoàn, đã góp sức đồng hành với những sinh hoạt trong Giáo đoàn và Cộng Đồng mỗi ngày thăng tiến hơn. Sau cùng ông Trần Đăng Cao Phó Ban Mục Vụ Giáo Đoàn Lakemba lên ngỏ lời cám ơn Cha Tuyên uý Trưởng Bùi Sơn Lâm, qúy Sơ, quý Quan Khách và mọi người đã đến tham dự Thánh lễ mừng kính Bổn Mạng Giáo Đoàn. Đặc biệt anh cũng cám ơn quý ân nhân đã góp công góp của giúp cho Giáo Đoàn có đủ phương tiện tổ chức mừng Bổn Mạng được tốt đẹp. Sau cùng ông cám ơn Ca đoàn đã giúp cho Thánh lễ thêm phần sốt sắng.
Sau Thánh lễ mọi người cùng ở lại tham dự tiệc liên hoan mừng Bổn Mạng bên sân trường của nhà thờ.
Diệp Hải Dung
Diễn Văn Khai Mạc Công Nghị Tổng Giáo Phận Hà Nội
+ TGM. Giuse Vũ Văn Thiên
18:25 20/11/2022
Diễn Văn Khai Mạc Công Nghị Tổng Giáo Phận Hà Nội
Canh Tân Đời Sống Đức Tin là lời mời gọi của Chúa Giêsu. Lời mời gọi này trải dài trong nội dung giáo huấn của Người. Đây cũng là sứ mạng chính yếu của Giáo Hội qua mọi thời đại. Thiên Chúa là Đấng Canh tân mọi loài: Chúa Cha không ngừng sáng tạo và quan phòng muôn loài tạo vật; Chúa Con nhập thể, thiết lập một kỷ nguyên cứu độ; Chúa Thánh Thần là Đấng đổi mới mọi sự và canh tân bộ mặt trái đất. Ở bất kỳ thời đại nào, những ai muốn trở nên môn đệ Chúa Giêsu đều cần phải được canh tân, vì “rượu mới phải chứa trong bầu da mới” (Lc 6,37).
Kính thưa Cộng đoàn, những lời trên đây đã được long trọng tuyên bố, cũng tại nhà thờ Chính toà này, ngày 24-11-2021, trong thánh lễ trọng thể công bố triệu tập Công nghị của Tổng Giáo phận Hà Nội.
Lý do tổ chức Công nghị giáo phận, cũng như nội dung và diễn tiến của Công nghị đã được đệ trình Toà Thánh. Trong văn thư phúc đáp số 3882/21, đề ngày 10 tháng 11 năm 2021, Đức Hồng Y Antôn Giuse Tagle, Bộ trưởng Bộ rao giảng Tin Mừng cho các dân tộc đã khích lệ: “Tôi cầu nguyện để Công nghị của Tổng Giáo phận Hà Nội trở thành một cơ hội quý báu, nhờ đó mọi thành phần dân Chúa của Tổng Giáo phận dấn thân nhiệt thành hơn nữa trong sứ vụ thánh thiêng là loan báo Tin Mừng. Nhờ lời chuyển cầu của Đức Trinh nữ Maria và các thánh Tử đạo Việt Nam, tôi thành khẩn cầu xin Thiên Chúa chúc lành cho toàn thể Tổng Giáo phận”.
Trong suốt thời gian một năm qua, Gia đình Tổng Giáo phận đã đồng lòng nỗ lực chuẩn bị Công nghị. Những cuộc hội thảo tiền Công nghị đã thu hút sự quan tâm của mọi thành phần dân Chúa. Đây là tín hiệu cho thấy chủ đề canh tân đời sống Đức tin phù hợp và đáp ứng sự mong mỏi của mọi người. Dưới ánh sáng Lời Chúa, dựa trên giáo huấn của Giáo Hội, những cuộc hội thảo tiền Công nghị đã đề cập tới nhiều chủ đề khác nhau, nhằm giúp người tín hữu hiểu biết hơn vai trò của mình trong Giáo Hội và trong xã hội. Những cuộc hội thảo này cũng là dịp đặc biệt để tôi lắng nghe ý kiến xây dựng Giáo phận của mọi thành phần dân Chúa. Rất nhiều anh chị em đã nói lên tiếng nói của mình, trong đó có những đóng góp ý kiến rất chân thành, nêu lên thực trạng của những bất cập còn tồn tại trong việc sống và tuyên xưng đức tin; và cả những bức xúc trước những điều chưa hợp lý nơi một số vị chủ chăn. Chưa bao giờ trong Tổng Giáo phận lại có những buổi gặp gỡ như thế.
Sự chuẩn bị của chúng ta trong suốt một năm qua cũng đáp lại lời mời gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô, trong tiến trình chuẩn bị Thượng Hội đồng Giám mục thế giới, khởi đi từ cấp Giáo Hội địa phương, tức là cấp giáo phận, để hướng tới một Giáo Hội hiệp hành. Trong sứ điệp gửi cộng đoàn dân Chúa, các Giám mục Á Châu khẳng định: “Ngàn năm thứ Ba có thể được gọi là kỷ nguyên của người giáo dân”.[1] Lối nói ấy không phải cách diễn tả một lật ngược tình thế trong tương quan so sánh giữa hàng giáo sỹ với giáo dân, nhưng cùng với cảm thức của Công Đồng Vatican II, các Giám mục Á Châu nhận ra vai trò quan trọng của người tín hữu giáo dân trong việc cộng tác điều hành các cộng đoàn và tham gia loan báo Tin Mừng của Đức Kitô. Tính trần thế là nét đặc thù, vì nó giúp người giáo dân đến với mọi nẻo đường của cuộc sống, gặp gỡ mọi người để chia sẻ vui buồn và kể cho họ nghe về Chúa Giêsu và về giáo huấn của Người.
Sau khi đã lắng nghe ý kiến của dân Chúa qua các buổi hội thảo tiền công nghị, ban Thư ký đã tổng hợp các ý kiến, hệ thống các nội dung và soạn thảo Tài liệu làm việc chính thức cho Công nghị.
Theo Giáo Luật, Điều 460, “Công nghị giáo phận là cuộc hội họp các đại biểu linh mục và các Kitô hữu khác của Giáo Hội địa phương nhằm mục đích giúp đỡ Giám mục giáo phận trong việc mưu ích cho toàn thể cộng đồng giáo phận”. Đây là dịp để chúng ta bàn bạc, đóng góp ý kiến và lắng nghe. Trong ba ngày sắp tới, chúng ta lắng nghe Chúa Thánh Thần và lắng nghe nhau. Qua những bài thuyết trình, tham luận và ý kiến hội thảo, một lần nữa, chúng ta nhìn lại đời sống Đức tin của cộng đoàn Giáo phận và của cá nhân mỗi người, từ đó đề ra những hướng đi đồng bộ và cụ thể cho tương lai.
Tham dự viên Công nghị là đại diện các linh mục, các dòng tu, các hội đoàn trong Tổng Giáo phận. Các tham dự viên là thành phần tiêu biểu của hơn 350 ngàn tín hữu Tổng Giáo phận, đến từ nhiều vùng miền khác nhau, mang theo những thao thức để xây dựng một Giáo Hội hiệp thông, tham gia và sứ vụ. Tài liệu làm việc đã được gửi trước cho các tham dự viên. Những gì được thảo luận trong Công nghị sẽ được đúc kết và trở thành văn bản có tính luật pháp, là chuẩn mực chung áp dụng cho cả gia đình Giáo phận trong đời sống Đức tin cũng như cơ cấu tổ chức ở mọi cấp độ.
Công nghị của chúng ta được cử hành vào dịp kỷ niệm 110 năm Công đồng Kẻ Sở (1912-2022). Công đồng Kẻ Sở là điểm nhấn quan trọng cho Giáo Hội tại miền Bắc Việt Nam, đồng thời là kim chỉ nam cho mọi hoạt động truyền giáo tại quê hương thân yêu của chúng ta. Công đồng Kẻ Sở đã mang lại nhiều hoa trái thiêng liêng cho cộng đoàn Kitô hữu, khi vừa thoát ra khỏi những cuộc cấm đạo khốc liệt của các vua quan triều nhà Nguyễn.
Như chúng ta đã đề cập nhiều lần, canh tân đời sống Đức tin là sự nghiệp chung của mọi thành phần dân Chúa, đặc biệt là các linh mục. Linh mục là người lãnh đạo các cộng đoàn Đức tin. Nếu Linh mục nhiệt thành thánh thiện thì cộng đoàn tín hữu mới hưởng nhờ được nhiều ơn ích và những điều thiện hảo. Công đồng Vaticanô II trong Sắc lệnh Đời sống và sứ vụ Linh mục đã viết: “Trong công cuộc canh tân Giáo Hội, hàng Linh mục giữ một vai trò tối quan trọng”. Thư chung hậu Đại Hội dân Chúa Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã khẳng định: “Công cuộc canh tân Giáo Hội phải khởi đi từ các linh mục” (Sứ điệp Đại hội dân Chúa, số 5). Đương nhiên, sự nghiệp canh tân cũng là trách nhiệm của mọi người tín hữu, vì chỉ khi nào mỗi cá nhân chấp nhận đổi mới, thì cộng đoàn và xã hội mới được canh tân. Hy vọng Công nghị giáo phận sẽ như một cuộc lên đường mới, giúp chúng ta thực hiện công cuộc Tân Phúc-âm-hoá. Thánh Gioan Phaolô II đã giải thích thuật ngữ Tân Phúc-âm-hoá không có nghĩa là loan báo một thứ Phúc âm khác, mà là nỗ lực loan truyền Phúc âm với sự mới mẻ: mới trong sự nhiệt thành, trong phương pháp và trong lối diễn tả”.
Ngay từ ngày công bố khai mở, chúng ta đã phó thác Công nghị cho sự bảo trợ hiền mẫu của Đức Trinh nữ Maria, Thánh cả Giuse và Thánh Phêrô Trương Văn Đường. Hôm nay, một lần nữa, chúng ta kêu cầu sự trợ giúp thiêng liêng của các ngài, với hy vọng Công nghị sẽ là một điểm nhấn quan trọng trong lịch sử Tổng Giáo phận, giúp chúng ta có thể sống Đức tin và chia sẻ Đức tin cho những anh chị em đồng bào.
Với lời khẩn cầu xin ơn Chúa Thánh Thần, với tâm tình cầu nguyện tha thiết và với ước mong Công nghị sẽ đem lại nhiều hoa trái thiêng liêng, hôm nay, thời điểm đã đến, dưới tác động của Chúa Thánh Thần và trong tinh thần Đức tin, tôi xin long trọng tuyên bố khai mạc Công nghị Tổng Giáo phận Hà Nội.
Hà Nội, ngày 20-11-2022
+Giuse Vũ Văn Thiên
Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Hà Nội
Canh Tân Đời Sống Đức Tin là lời mời gọi của Chúa Giêsu. Lời mời gọi này trải dài trong nội dung giáo huấn của Người. Đây cũng là sứ mạng chính yếu của Giáo Hội qua mọi thời đại. Thiên Chúa là Đấng Canh tân mọi loài: Chúa Cha không ngừng sáng tạo và quan phòng muôn loài tạo vật; Chúa Con nhập thể, thiết lập một kỷ nguyên cứu độ; Chúa Thánh Thần là Đấng đổi mới mọi sự và canh tân bộ mặt trái đất. Ở bất kỳ thời đại nào, những ai muốn trở nên môn đệ Chúa Giêsu đều cần phải được canh tân, vì “rượu mới phải chứa trong bầu da mới” (Lc 6,37).
Kính thưa Cộng đoàn, những lời trên đây đã được long trọng tuyên bố, cũng tại nhà thờ Chính toà này, ngày 24-11-2021, trong thánh lễ trọng thể công bố triệu tập Công nghị của Tổng Giáo phận Hà Nội.
Lý do tổ chức Công nghị giáo phận, cũng như nội dung và diễn tiến của Công nghị đã được đệ trình Toà Thánh. Trong văn thư phúc đáp số 3882/21, đề ngày 10 tháng 11 năm 2021, Đức Hồng Y Antôn Giuse Tagle, Bộ trưởng Bộ rao giảng Tin Mừng cho các dân tộc đã khích lệ: “Tôi cầu nguyện để Công nghị của Tổng Giáo phận Hà Nội trở thành một cơ hội quý báu, nhờ đó mọi thành phần dân Chúa của Tổng Giáo phận dấn thân nhiệt thành hơn nữa trong sứ vụ thánh thiêng là loan báo Tin Mừng. Nhờ lời chuyển cầu của Đức Trinh nữ Maria và các thánh Tử đạo Việt Nam, tôi thành khẩn cầu xin Thiên Chúa chúc lành cho toàn thể Tổng Giáo phận”.
Trong suốt thời gian một năm qua, Gia đình Tổng Giáo phận đã đồng lòng nỗ lực chuẩn bị Công nghị. Những cuộc hội thảo tiền Công nghị đã thu hút sự quan tâm của mọi thành phần dân Chúa. Đây là tín hiệu cho thấy chủ đề canh tân đời sống Đức tin phù hợp và đáp ứng sự mong mỏi của mọi người. Dưới ánh sáng Lời Chúa, dựa trên giáo huấn của Giáo Hội, những cuộc hội thảo tiền Công nghị đã đề cập tới nhiều chủ đề khác nhau, nhằm giúp người tín hữu hiểu biết hơn vai trò của mình trong Giáo Hội và trong xã hội. Những cuộc hội thảo này cũng là dịp đặc biệt để tôi lắng nghe ý kiến xây dựng Giáo phận của mọi thành phần dân Chúa. Rất nhiều anh chị em đã nói lên tiếng nói của mình, trong đó có những đóng góp ý kiến rất chân thành, nêu lên thực trạng của những bất cập còn tồn tại trong việc sống và tuyên xưng đức tin; và cả những bức xúc trước những điều chưa hợp lý nơi một số vị chủ chăn. Chưa bao giờ trong Tổng Giáo phận lại có những buổi gặp gỡ như thế.
Sự chuẩn bị của chúng ta trong suốt một năm qua cũng đáp lại lời mời gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô, trong tiến trình chuẩn bị Thượng Hội đồng Giám mục thế giới, khởi đi từ cấp Giáo Hội địa phương, tức là cấp giáo phận, để hướng tới một Giáo Hội hiệp hành. Trong sứ điệp gửi cộng đoàn dân Chúa, các Giám mục Á Châu khẳng định: “Ngàn năm thứ Ba có thể được gọi là kỷ nguyên của người giáo dân”.[1] Lối nói ấy không phải cách diễn tả một lật ngược tình thế trong tương quan so sánh giữa hàng giáo sỹ với giáo dân, nhưng cùng với cảm thức của Công Đồng Vatican II, các Giám mục Á Châu nhận ra vai trò quan trọng của người tín hữu giáo dân trong việc cộng tác điều hành các cộng đoàn và tham gia loan báo Tin Mừng của Đức Kitô. Tính trần thế là nét đặc thù, vì nó giúp người giáo dân đến với mọi nẻo đường của cuộc sống, gặp gỡ mọi người để chia sẻ vui buồn và kể cho họ nghe về Chúa Giêsu và về giáo huấn của Người.
Sau khi đã lắng nghe ý kiến của dân Chúa qua các buổi hội thảo tiền công nghị, ban Thư ký đã tổng hợp các ý kiến, hệ thống các nội dung và soạn thảo Tài liệu làm việc chính thức cho Công nghị.
Theo Giáo Luật, Điều 460, “Công nghị giáo phận là cuộc hội họp các đại biểu linh mục và các Kitô hữu khác của Giáo Hội địa phương nhằm mục đích giúp đỡ Giám mục giáo phận trong việc mưu ích cho toàn thể cộng đồng giáo phận”. Đây là dịp để chúng ta bàn bạc, đóng góp ý kiến và lắng nghe. Trong ba ngày sắp tới, chúng ta lắng nghe Chúa Thánh Thần và lắng nghe nhau. Qua những bài thuyết trình, tham luận và ý kiến hội thảo, một lần nữa, chúng ta nhìn lại đời sống Đức tin của cộng đoàn Giáo phận và của cá nhân mỗi người, từ đó đề ra những hướng đi đồng bộ và cụ thể cho tương lai.
Tham dự viên Công nghị là đại diện các linh mục, các dòng tu, các hội đoàn trong Tổng Giáo phận. Các tham dự viên là thành phần tiêu biểu của hơn 350 ngàn tín hữu Tổng Giáo phận, đến từ nhiều vùng miền khác nhau, mang theo những thao thức để xây dựng một Giáo Hội hiệp thông, tham gia và sứ vụ. Tài liệu làm việc đã được gửi trước cho các tham dự viên. Những gì được thảo luận trong Công nghị sẽ được đúc kết và trở thành văn bản có tính luật pháp, là chuẩn mực chung áp dụng cho cả gia đình Giáo phận trong đời sống Đức tin cũng như cơ cấu tổ chức ở mọi cấp độ.
Công nghị của chúng ta được cử hành vào dịp kỷ niệm 110 năm Công đồng Kẻ Sở (1912-2022). Công đồng Kẻ Sở là điểm nhấn quan trọng cho Giáo Hội tại miền Bắc Việt Nam, đồng thời là kim chỉ nam cho mọi hoạt động truyền giáo tại quê hương thân yêu của chúng ta. Công đồng Kẻ Sở đã mang lại nhiều hoa trái thiêng liêng cho cộng đoàn Kitô hữu, khi vừa thoát ra khỏi những cuộc cấm đạo khốc liệt của các vua quan triều nhà Nguyễn.
Như chúng ta đã đề cập nhiều lần, canh tân đời sống Đức tin là sự nghiệp chung của mọi thành phần dân Chúa, đặc biệt là các linh mục. Linh mục là người lãnh đạo các cộng đoàn Đức tin. Nếu Linh mục nhiệt thành thánh thiện thì cộng đoàn tín hữu mới hưởng nhờ được nhiều ơn ích và những điều thiện hảo. Công đồng Vaticanô II trong Sắc lệnh Đời sống và sứ vụ Linh mục đã viết: “Trong công cuộc canh tân Giáo Hội, hàng Linh mục giữ một vai trò tối quan trọng”. Thư chung hậu Đại Hội dân Chúa Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã khẳng định: “Công cuộc canh tân Giáo Hội phải khởi đi từ các linh mục” (Sứ điệp Đại hội dân Chúa, số 5). Đương nhiên, sự nghiệp canh tân cũng là trách nhiệm của mọi người tín hữu, vì chỉ khi nào mỗi cá nhân chấp nhận đổi mới, thì cộng đoàn và xã hội mới được canh tân. Hy vọng Công nghị giáo phận sẽ như một cuộc lên đường mới, giúp chúng ta thực hiện công cuộc Tân Phúc-âm-hoá. Thánh Gioan Phaolô II đã giải thích thuật ngữ Tân Phúc-âm-hoá không có nghĩa là loan báo một thứ Phúc âm khác, mà là nỗ lực loan truyền Phúc âm với sự mới mẻ: mới trong sự nhiệt thành, trong phương pháp và trong lối diễn tả”.
Ngay từ ngày công bố khai mở, chúng ta đã phó thác Công nghị cho sự bảo trợ hiền mẫu của Đức Trinh nữ Maria, Thánh cả Giuse và Thánh Phêrô Trương Văn Đường. Hôm nay, một lần nữa, chúng ta kêu cầu sự trợ giúp thiêng liêng của các ngài, với hy vọng Công nghị sẽ là một điểm nhấn quan trọng trong lịch sử Tổng Giáo phận, giúp chúng ta có thể sống Đức tin và chia sẻ Đức tin cho những anh chị em đồng bào.
Với lời khẩn cầu xin ơn Chúa Thánh Thần, với tâm tình cầu nguyện tha thiết và với ước mong Công nghị sẽ đem lại nhiều hoa trái thiêng liêng, hôm nay, thời điểm đã đến, dưới tác động của Chúa Thánh Thần và trong tinh thần Đức tin, tôi xin long trọng tuyên bố khai mạc Công nghị Tổng Giáo phận Hà Nội.
Hà Nội, ngày 20-11-2022
+Giuse Vũ Văn Thiên
Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Hà Nội
Đại hội Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam lần thứ VII - Nhiệm kỳ 2022-2025
Lm. Giuse Phan Trọng Quang, MF
22:55 20/11/2022
Đại hội Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam lần thứ VII - Nhiệm kỳ 2022-2025
WHĐ (19.11.2022) - Sau một năm bì trì hoãn vì đại dịch Covid-19, Đại hội Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam lần thứ VII nhiệm kỳ 2022-2025 đã được tổ chức tại Tòa giám mục Phát Diệm từ ngày 14 đến 18 tháng 11 năm 2022, với chủ đề: Lượng định và định hướng hoạt động của Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam (LHBTTCVN).
1. Tham dự Đại Hội có 139 đại biểu là Bề trên và đại diên Bề trên của các Dòng tu, Tu hội, Tu đoàn trên toàn quốc.
2. Đại Hội chào đón và lắng nghe:
2.2. Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Năng, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh; Giám quản Tông Tòa giáo phận Phát Diệm; Chủ tịch Hội Đồng giám mục Việt Nam đã đến chủ sự Thánh lễ khai mạc và huấn dụ với Đại Hội về: Việc cần thiết phải trở về với Tin Mừng, sự hiệp thông trong Hội Thánh và việc thi hành sứ mạng Loan báo Tin Mừng của những người sống đời thánh hiến.
2.3. Đức Tổng Giám Mục Giuse Vũ Văn Thiên, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Hà Nội; Phó Chủ tịch Hội Đồng giám mục Việt Nam đã đến chia sẻ với Đại Hội về tiến trình Hiệp Hành và cách sống tinh thần Hiệp Hành của các Tu sĩ.
2.4. Đức Cha Tôma Vũ Đình Hiệu, giám mục giáo phận Bùi Chu – Chủ tịch Ủy Ban Bác ái Xã hội- Caritas thuộc Hội Đồng giám mục Việt Nam đã đến chủ sự Thánh lễ Bế mạc Đại Hội và trình bày với Đại Hội về: Đời sống thánh hiến sống tinh thần Hiệp Hành trong công tác bác ái xã hội và tầm quan trọng về việc bảo vệ môi trường theo Thông điệp Laudato Si của Đức Thánh Cha Phanxicô.
3. Đại hội đã lắng nghe:
3.1. Cha Giuse Phan Trọng Quang, Tổng thư ký Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam, đại diện Ban Điều Hành báo cáo tổng kết hoạt động và quỹ của Liên hiệp cũng như những hoạt động của Ban Điều Hành nhiệm kỳ 2018-2022;
3.2. Cha Giuse Trần Hòa Hưng, Tổng Thư ký Ủy Ban Tu sĩ thuộc HĐGM VN thông tin về tình hình các Dòng tu, Tu Hội, Tu Đoàn trên cả nước;
3.3. Cha Giuse Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch LHBTTCVN lượng định về hoạt động của nhiệm kỳ 2018-2022, cũng như gợi ý những định hướng cho nhiệm kỳ 2022-2025.
3.4. Nữ tu Maria Đỗ Thị Thư Dòng Mến Thánh Giá Hà Nội - Trung tâm nghiên cứu hoạt động Tông đồ tại Hoa Kỳ - trình bày kết quả khảo sát về các Dòng Nữ tại Việt Nam.
4. Đại hội đã dành nhiều thời gian để các đại biểu thảo luận nhóm và đúc kết những đề tài đã được trình bày trong Đại hội và các vấn đề liên quan đến chủ đề của Đại hội.
5. Đại hội Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam lần VII đã bầu Ban Thường vụ của Ban Điều hành cho nhiệm kỳ mới 2022-2025 gồm 04 thành viên như sau:
* Ban Thường vụ
1) Chủ tịch: Cha Tôma Aquinô Nguyễn Trường Tam- Giám tỉnh Dòng Đaminh
2) Phó Chủ tịch I: Nữ tu Maria Lý Thị Bích Quyên – Giám tỉnh Dòng Đức Bà Truyền giáo
3) Phó Chủ tịch II: Cha Barnaba Lê An Phong- Giám tỉnh Dòng Don Bosco
4) Tổng Thư ký: Cha Phanxicô Xavie Nguyễn Thanh Lý – Giám tỉnh Tu hội Truyền giáo Vinh Sơn.
* Các khối đã bầu các Đại diện khối tham gia Ban Điều hành:
5) Đại diện khối Dòng Nam thuộc quyền Giáo hoàng: Thầy Giuse Vương Hoài Đức – Giám tỉnh Dòng Gioan Thiên Chúa.
6) Đại diện khối Dòng Nữ thuộc quyền Giáo hoàng: Sr Maria Hoàng Thị Thu Hà – Giám tỉnh Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ.
7) Đại diện khối Dòng Nam thuộc quyền Giáo phận: Cha Louis M. Vũ Minh Nhiên – Tổng Phục vụ Dòng Mẹ Đấng Cứu Chuộc.
8) Đại diện khối Dòng Nữ thuộc quyền Giáo phận: Sr. Anna Nguyễn Thị Ngọc Hiệp – TPT Dòng MTG Thủ Đức.
9) Đại diện khối Tu hội, Tu đoàn Nam: Cha Giuse Nguyễn Mai Thành – Bề trên Hội Thừa Sai Việt Nam.
10) Đại diện khối Tu hội, Tu đoàn Nữ: Sr Maria Nguyễn Ngọc Thanh – Bề trên Tu Hội Dâng Truyền.
6. Đại hội Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam lần thứ VII nhiệm kỳ 2022 – 2025 đã ghi nhận và quyết nghị những định hướng:
Ghi nhận
a. Tình hình ơn gọi tại Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu giảm sút.
b. Trước những thực trạng đầy thách đố liên quan đến căn tính đời tu, cảm thức thuộc về, cơ cấu đào tạo và thi hành sứ mạng, các dòng tu, Tu hội, Tu đoàn cũng như các Bề trên và các Tu sĩ đã có nhiều ưu tư về phẩm chất đời sống thánh hiến và thao thức tìm kiếm những phương thế để điều chỉnh theo đúng những định hướng của Hội Thánh, nhằm hướng đến việc canh tân và thăng tiến đời sống thánh hiến.
c. Thành phần các Bề trên trẻ gia tăng đáng kể trong Đại hội lần thứ VII cũng là một tín hiệu đáng mừng về một sức sống mới đầy nhiệt tâm và năng động cho đời sống thánh hiến tại Việt Nam.
d. Có nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho việc đào tạo các Tu sĩ trẻ và cũng đồng thời có nhiều vận hội mới trong việc thi hành sứ mạng theo đặc sủng riêng của mỗi Dòng tu, Tu hội, Tu đoàn.
Định hướng
Từ những ghi nhận trên, Đại hội Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam lần VII đề ra những định hướng hoạt động của nhiệm kỳ 2022-2025:
1) Tiếp tục thực hiện những mục đích được quy định trong số 1 của Quy chế LHBTTCVN:
- Nghiên cứu và học hỏi những vấn đề các thành viên của Liên Hiệp cùng quan tâm
- Cổ võ sự hợp tác hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên trên bình diện tu trì và tông đồ
- Thiết lập sự cộng tác thích đáng với Hội Đồng Giám Mục cũng như với mỗi Giám Mục (GL 708)
- Cổ võ sự hợp tác giữa các thành viên của mỗi đơn vị thuộc Liên Hiệp với hàng Giáo Phẩm
- Tạo thuận lợi cho những liên lạc và cổ võ tương giao giữa các thành viên của mỗi đơn vị thuộc Liên Hiệp với các giới thẩm quyền dân sự.
2) Cổ võ và thúc đẩy các Dòng tu, Tu Hội, Tu Đoàn thực hiện sứ mạng Loan báo Tin Mừng theo đặc sủng riêng của đơn vị mình.
3) Được tình yêu Đức Kitô thúc bách (x. 2 Cr 5,14), các Dòng Tu, Tu Hội, Tu Đoàn tiếp tục liên kết chặt chẽ và thực hiện các công tác bác ái xã hội, vì lòng yêu mến tha nhân và vì lợi ích các linh hồn.
4) LHBTTCVN tiếp tục hỗ trợ và đồng hành cùng quý bề trên và các Dòng Tu, Tu Hội, Tu Đoàn, trong việc tổ chức và hướng dẫn các khóa tĩnh tâm thường niên, để giúp các Dòng Tu, Tu Hội, Tu Đoàn, trở về nguồn cội đời sống thánh hiến, khi thực hiện sâu sắc ba chiều kích thánh hiến, là “chiều kích Thần Nghiệm, chiều kích chứng tá Tin Mừng trong đời sống Hiệp thông Cộng đoàn, chiều kích Tôi tớ phục vụ trong đức Ái”, được trình bày trong Tông Huấn Thư Vita Consecrata của Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, nhưng vẫn đảm bảo sự tinh ròng và trung thành trong Linh Đạo, đặc Sủng và Tinh Thần của mỗi Dòng Tu, Tu Hội và Tu Đoàn.
5) Ban Điều Hành tiếp tục định kỳ tổ chức các khóa thường huấn và bồi dưỡng cho các Dòng Tu, Tu Hội và Tu Đoàn tại ba giáo Tỉnh, theo một chủ đề thống nhất và liên tục, nhằm giúp nhau thăng tiến đời sống thánh hiến, trong sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, qua giáo huấn của Giáo Hội, giáo huấn của các Đức Thánh Cha, bảo đảm sự trung thành với Tin Mừng, với giáo huấn của Công Đồng Vatican II.
6) Cộng tác với các Dòng Tu, Tu Hội, Tu Đoàn, bằng cách hỗ trợ và đồng hành trong các khóa thường huấn và bồi dưỡng, bảo đảm sự cập nhật liên tục, với “tầm nhìn chiến lược và phát triển lâu dài”, nhưng vẫn trung thành với Đặc Sủng và Sứ mạng của mỗi Dòng Tu, Tu Hội, Tu Đoàn, phù hợp với con người thời đại.
7) LHBTTCVN cổ võ các Dòng Tu, Tu Hội, Tu Đoàn cần lưu ý đến phẩm chất của các cộng đoàn trong Hội Dòng mình, đặc biệt về đoàn sủng, nhân sự và sứ vụ, kể cả sứ vụ linh mục. Phẩm chất Đời sống Thánh Hiến tại VN cần được tăng triển. Các Dòng tu, Tu Hội, Tu Đoàn cần lưu tâm nhiều đến đoàn sủng của Hội Dòng mình.
8) Đào tạo tu sĩ vẫn là trọng tâm của đời sống thánh hiến và tương lai của các Hội Dòng. Cần chú trọng đến việc đào tạo sự trưởng thành toàn diện cho người Tu sĩ theo hướng dẫn của Tòa Thánh qua bản định hướng “Rượu mới bầu da mới”, để giúp các Tu sĩ sống ơn gọi nên thánh ngày một tốt hơn.
9) LHBTTCVN nghiên cứu, có kế hoạch để từng bước cập nhật, áp dụng hệ thống số hóa trong việc quản trị của các Dòng tu, Tu hội, Tu Đoàn.
7. Đại hội Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam lần VII đã khép lại trong niềm vui của tiến trình sống Hiệp Hành, với những thành quả của sự hiệp thông cũng như niềm vui và niềm hy vọng cho một nỗ lực hoán cải, canh tân và đổi mới trong đời sống Thánh hiến theo những chuẩn mực của Tin mừng, để hướng tới việc góp phần tích cực và trách nhiệm của các Dòng tu, Tu hội, Tu đoàn vào công cuộc Loan báo Tin Mừng của Hội Thánh, cách riêng tại Việt Nam.
Tòa giám mục Phát Diệm ngày 18-11-2022
Lm. Giuse Phan Trọng Quang, MF
Tổng Thư ký Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam
Hình: Truyền thông GP Phát Diệm
WHĐ (19.11.2022) - Sau một năm bì trì hoãn vì đại dịch Covid-19, Đại hội Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam lần thứ VII nhiệm kỳ 2022-2025 đã được tổ chức tại Tòa giám mục Phát Diệm từ ngày 14 đến 18 tháng 11 năm 2022, với chủ đề: Lượng định và định hướng hoạt động của Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam (LHBTTCVN).
1. Tham dự Đại Hội có 139 đại biểu là Bề trên và đại diên Bề trên của các Dòng tu, Tu hội, Tu đoàn trên toàn quốc.
2. Đại Hội chào đón và lắng nghe:
2.1. Đức Tổng Giám Mục Marek Zalewski – Đại diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam- đã đến chủ sự Thánh lễ và hướng dẫn Đại Hội về: Tự sắc của Đức Thánh Cha Phanxicô “Các con là ánh sáng thế gian”; Những quy định của Tòa Thánh liên quan đến đời sống thánh hiến và các quỹ hỗ trợ của Tòa Thánh cho các Dòng tu, Tu hội, Tu đoàn.
2.2. Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Năng, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh; Giám quản Tông Tòa giáo phận Phát Diệm; Chủ tịch Hội Đồng giám mục Việt Nam đã đến chủ sự Thánh lễ khai mạc và huấn dụ với Đại Hội về: Việc cần thiết phải trở về với Tin Mừng, sự hiệp thông trong Hội Thánh và việc thi hành sứ mạng Loan báo Tin Mừng của những người sống đời thánh hiến.
2.3. Đức Tổng Giám Mục Giuse Vũ Văn Thiên, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Hà Nội; Phó Chủ tịch Hội Đồng giám mục Việt Nam đã đến chia sẻ với Đại Hội về tiến trình Hiệp Hành và cách sống tinh thần Hiệp Hành của các Tu sĩ.
2.4. Đức Cha Tôma Vũ Đình Hiệu, giám mục giáo phận Bùi Chu – Chủ tịch Ủy Ban Bác ái Xã hội- Caritas thuộc Hội Đồng giám mục Việt Nam đã đến chủ sự Thánh lễ Bế mạc Đại Hội và trình bày với Đại Hội về: Đời sống thánh hiến sống tinh thần Hiệp Hành trong công tác bác ái xã hội và tầm quan trọng về việc bảo vệ môi trường theo Thông điệp Laudato Si của Đức Thánh Cha Phanxicô.
3. Đại hội đã lắng nghe:
3.1. Cha Giuse Phan Trọng Quang, Tổng thư ký Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam, đại diện Ban Điều Hành báo cáo tổng kết hoạt động và quỹ của Liên hiệp cũng như những hoạt động của Ban Điều Hành nhiệm kỳ 2018-2022;
3.2. Cha Giuse Trần Hòa Hưng, Tổng Thư ký Ủy Ban Tu sĩ thuộc HĐGM VN thông tin về tình hình các Dòng tu, Tu Hội, Tu Đoàn trên cả nước;
3.3. Cha Giuse Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch LHBTTCVN lượng định về hoạt động của nhiệm kỳ 2018-2022, cũng như gợi ý những định hướng cho nhiệm kỳ 2022-2025.
3.4. Nữ tu Maria Đỗ Thị Thư Dòng Mến Thánh Giá Hà Nội - Trung tâm nghiên cứu hoạt động Tông đồ tại Hoa Kỳ - trình bày kết quả khảo sát về các Dòng Nữ tại Việt Nam.
4. Đại hội đã dành nhiều thời gian để các đại biểu thảo luận nhóm và đúc kết những đề tài đã được trình bày trong Đại hội và các vấn đề liên quan đến chủ đề của Đại hội.
5. Đại hội Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam lần VII đã bầu Ban Thường vụ của Ban Điều hành cho nhiệm kỳ mới 2022-2025 gồm 04 thành viên như sau:
* Ban Thường vụ
1) Chủ tịch: Cha Tôma Aquinô Nguyễn Trường Tam- Giám tỉnh Dòng Đaminh
2) Phó Chủ tịch I: Nữ tu Maria Lý Thị Bích Quyên – Giám tỉnh Dòng Đức Bà Truyền giáo
3) Phó Chủ tịch II: Cha Barnaba Lê An Phong- Giám tỉnh Dòng Don Bosco
4) Tổng Thư ký: Cha Phanxicô Xavie Nguyễn Thanh Lý – Giám tỉnh Tu hội Truyền giáo Vinh Sơn.
* Các khối đã bầu các Đại diện khối tham gia Ban Điều hành:
5) Đại diện khối Dòng Nam thuộc quyền Giáo hoàng: Thầy Giuse Vương Hoài Đức – Giám tỉnh Dòng Gioan Thiên Chúa.
6) Đại diện khối Dòng Nữ thuộc quyền Giáo hoàng: Sr Maria Hoàng Thị Thu Hà – Giám tỉnh Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ.
7) Đại diện khối Dòng Nam thuộc quyền Giáo phận: Cha Louis M. Vũ Minh Nhiên – Tổng Phục vụ Dòng Mẹ Đấng Cứu Chuộc.
8) Đại diện khối Dòng Nữ thuộc quyền Giáo phận: Sr. Anna Nguyễn Thị Ngọc Hiệp – TPT Dòng MTG Thủ Đức.
9) Đại diện khối Tu hội, Tu đoàn Nam: Cha Giuse Nguyễn Mai Thành – Bề trên Hội Thừa Sai Việt Nam.
10) Đại diện khối Tu hội, Tu đoàn Nữ: Sr Maria Nguyễn Ngọc Thanh – Bề trên Tu Hội Dâng Truyền.
6. Đại hội Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam lần thứ VII nhiệm kỳ 2022 – 2025 đã ghi nhận và quyết nghị những định hướng:
Ghi nhận
a. Tình hình ơn gọi tại Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu giảm sút.
b. Trước những thực trạng đầy thách đố liên quan đến căn tính đời tu, cảm thức thuộc về, cơ cấu đào tạo và thi hành sứ mạng, các dòng tu, Tu hội, Tu đoàn cũng như các Bề trên và các Tu sĩ đã có nhiều ưu tư về phẩm chất đời sống thánh hiến và thao thức tìm kiếm những phương thế để điều chỉnh theo đúng những định hướng của Hội Thánh, nhằm hướng đến việc canh tân và thăng tiến đời sống thánh hiến.
c. Thành phần các Bề trên trẻ gia tăng đáng kể trong Đại hội lần thứ VII cũng là một tín hiệu đáng mừng về một sức sống mới đầy nhiệt tâm và năng động cho đời sống thánh hiến tại Việt Nam.
d. Có nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho việc đào tạo các Tu sĩ trẻ và cũng đồng thời có nhiều vận hội mới trong việc thi hành sứ mạng theo đặc sủng riêng của mỗi Dòng tu, Tu hội, Tu đoàn.
Định hướng
Từ những ghi nhận trên, Đại hội Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam lần VII đề ra những định hướng hoạt động của nhiệm kỳ 2022-2025:
1) Tiếp tục thực hiện những mục đích được quy định trong số 1 của Quy chế LHBTTCVN:
- Nghiên cứu và học hỏi những vấn đề các thành viên của Liên Hiệp cùng quan tâm
- Cổ võ sự hợp tác hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên trên bình diện tu trì và tông đồ
- Thiết lập sự cộng tác thích đáng với Hội Đồng Giám Mục cũng như với mỗi Giám Mục (GL 708)
- Cổ võ sự hợp tác giữa các thành viên của mỗi đơn vị thuộc Liên Hiệp với hàng Giáo Phẩm
- Tạo thuận lợi cho những liên lạc và cổ võ tương giao giữa các thành viên của mỗi đơn vị thuộc Liên Hiệp với các giới thẩm quyền dân sự.
2) Cổ võ và thúc đẩy các Dòng tu, Tu Hội, Tu Đoàn thực hiện sứ mạng Loan báo Tin Mừng theo đặc sủng riêng của đơn vị mình.
3) Được tình yêu Đức Kitô thúc bách (x. 2 Cr 5,14), các Dòng Tu, Tu Hội, Tu Đoàn tiếp tục liên kết chặt chẽ và thực hiện các công tác bác ái xã hội, vì lòng yêu mến tha nhân và vì lợi ích các linh hồn.
4) LHBTTCVN tiếp tục hỗ trợ và đồng hành cùng quý bề trên và các Dòng Tu, Tu Hội, Tu Đoàn, trong việc tổ chức và hướng dẫn các khóa tĩnh tâm thường niên, để giúp các Dòng Tu, Tu Hội, Tu Đoàn, trở về nguồn cội đời sống thánh hiến, khi thực hiện sâu sắc ba chiều kích thánh hiến, là “chiều kích Thần Nghiệm, chiều kích chứng tá Tin Mừng trong đời sống Hiệp thông Cộng đoàn, chiều kích Tôi tớ phục vụ trong đức Ái”, được trình bày trong Tông Huấn Thư Vita Consecrata của Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, nhưng vẫn đảm bảo sự tinh ròng và trung thành trong Linh Đạo, đặc Sủng và Tinh Thần của mỗi Dòng Tu, Tu Hội và Tu Đoàn.
5) Ban Điều Hành tiếp tục định kỳ tổ chức các khóa thường huấn và bồi dưỡng cho các Dòng Tu, Tu Hội và Tu Đoàn tại ba giáo Tỉnh, theo một chủ đề thống nhất và liên tục, nhằm giúp nhau thăng tiến đời sống thánh hiến, trong sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, qua giáo huấn của Giáo Hội, giáo huấn của các Đức Thánh Cha, bảo đảm sự trung thành với Tin Mừng, với giáo huấn của Công Đồng Vatican II.
6) Cộng tác với các Dòng Tu, Tu Hội, Tu Đoàn, bằng cách hỗ trợ và đồng hành trong các khóa thường huấn và bồi dưỡng, bảo đảm sự cập nhật liên tục, với “tầm nhìn chiến lược và phát triển lâu dài”, nhưng vẫn trung thành với Đặc Sủng và Sứ mạng của mỗi Dòng Tu, Tu Hội, Tu Đoàn, phù hợp với con người thời đại.
7) LHBTTCVN cổ võ các Dòng Tu, Tu Hội, Tu Đoàn cần lưu ý đến phẩm chất của các cộng đoàn trong Hội Dòng mình, đặc biệt về đoàn sủng, nhân sự và sứ vụ, kể cả sứ vụ linh mục. Phẩm chất Đời sống Thánh Hiến tại VN cần được tăng triển. Các Dòng tu, Tu Hội, Tu Đoàn cần lưu tâm nhiều đến đoàn sủng của Hội Dòng mình.
8) Đào tạo tu sĩ vẫn là trọng tâm của đời sống thánh hiến và tương lai của các Hội Dòng. Cần chú trọng đến việc đào tạo sự trưởng thành toàn diện cho người Tu sĩ theo hướng dẫn của Tòa Thánh qua bản định hướng “Rượu mới bầu da mới”, để giúp các Tu sĩ sống ơn gọi nên thánh ngày một tốt hơn.
9) LHBTTCVN nghiên cứu, có kế hoạch để từng bước cập nhật, áp dụng hệ thống số hóa trong việc quản trị của các Dòng tu, Tu hội, Tu Đoàn.
7. Đại hội Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam lần VII đã khép lại trong niềm vui của tiến trình sống Hiệp Hành, với những thành quả của sự hiệp thông cũng như niềm vui và niềm hy vọng cho một nỗ lực hoán cải, canh tân và đổi mới trong đời sống Thánh hiến theo những chuẩn mực của Tin mừng, để hướng tới việc góp phần tích cực và trách nhiệm của các Dòng tu, Tu hội, Tu đoàn vào công cuộc Loan báo Tin Mừng của Hội Thánh, cách riêng tại Việt Nam.
Tòa giám mục Phát Diệm ngày 18-11-2022
Lm. Giuse Phan Trọng Quang, MF
Tổng Thư ký Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam
Hình: Truyền thông GP Phát Diệm
Văn Hóa
Xin một lần đổi chủ
Sơn Ca Linh
13:51 20/11/2022
Câu chuyện cuối đời của anh chàng trộm bên hữu – Lc 23, 39-43
Ta cứ tưởng…
Đời sẽ dài lâu, và sông sâu biển rộng…
Để một đời trai thỏa chí tang bồng !
Để ta thả giàn, mặc kệ, cuồng ngông,
Đời mãi huy hoàng… không bao giờ “chợt tắt” !
Mặc ai bảo, ai tin:
Có ông Trời… tào lao, có đời sau… láo khoét,
Dưới vòm trời nầy ta chỉ biết… mình ta,
Thiên đàng là hiện tại, là sung sướng, xa hoa,
Là mạnh được yếu thua, may nhờ rủi chịu…
Ta chỉ thờ cái “hầu bao”, vàng, bạc tỉ bạc triệu,
Là “cái bụng”, là giai nhân, là sinh sát quyền uy…
Là tự do “tứ đổ tường” khắp chốn ba kỳ,
Là kẻ cả, là chủ nhân ông…
Giữa một đám nô lệ cùng đinh mạt hạng…
Nhưng bây giờ,
Đã hết rồi những đêm truy hoan, những ngày rỡ rạng,
Những toan tính âm mưu, những sát phạt tranh hùng….
Ai chết chẳng gớm tay, vứt bỏ chẳng ngại ngùng,
Giờ là cõi âm u vọng tiếng oan hồn đang tru tréo…
Thân xác bỏ ta, linh hồn xa ta… theo từng giọt máu,
Tên tử tội xác xơ nầy còn ai dám về phe?
Trên cao kia, Ông Trời đóng cửa chẳng thèm nghe !
Đưới đất nầy, đám đông không tiếc lời nguyền rủa !
Thì ra cuộc đời,
Đâu mãi tươi xanh mà phải có ngày tàn úa,
Hết “lên voi” rồi lại đến thời “xuống chó”, thế thôi.
“Nhân” với “quả” như hình với bóng sánh đôi,
Khi ẩn khi hiện cuối cùng “chung hữu báo” !
Một đời gian manh mang đầy tội lỗi,
n đền oán trả cán cân của trời !
Giờ mới lo, biết thế nào bên “cái cõi xa khơi”,
Nghe tới địa ngục… chợt hoang mang kinh hãi !
“Ta khát” !
Thì ra tiếng của “Người bị đóng đinh bên chính giữa”,
Nghe đâu… chỉ là Người Công chính bị hàm oan !
Nghe đâu, Ngài là Đấng Tiên tri vướng chuyện đa đoan,
Là Đấng được xức dầu
Chọn đứng bên những kẻ cùng đinh, khổ nghèo bạc phận…
Ngài khát ai bây giờ?
Có phải ta? Môt tên đầu trộm đuôi cướp lao đao lận đận,
Một tội đồ đã đến hồi thập tử nhất sinh?
Nghe đâu, Ngài đã từng ra tay tế độ, quyền linh,
Thương bọn thu thuế, kẻ phung cùi,
Thương ngoại đạo, kẻ đui mù, cả chị em thuộc hàng gái điếm…
Nghe đâu,
Trước tòa án Philatô Ngài hiên ngang tỏ bày chính kiến:
“Ta là Vua, và để làm chứng cho sự thật mà Ta đến thế gian…”
Nước của Ngài, làm sao có ta, một con chiên lạc đàn,
Biết đâu được: “Ngài là Mục tử, bỏ chín chín con đi tìm kiếm” !
Phải “đổi chủ” thôi,
Quyền thế, giàu sang, bạc vàng… giờ hạ màn đã điểm,
May ra còn Ngài, Đấng Cứu Tinh, Vị Vua đến tự trời,
Hy vọng đoàn dân trong Vương quốc của Ngài bên cõi xa khơi,
Đâu phân biệt bậc thánh nhân hay phường tội lỗi !
Và trời đất lặng câm,
Gom hết sức lực tàn,
Cùng một chút tin yêu, một niềm thống hối,
Hướng về Người tử tội đang hấp hối gần bên:
“Ông Giêsu ơi ! Khi về Nước Ngài, tôi đây xin chớ quên” !
Lời cuối cùng,
May mắn làm sao, tên trộm đã tìm được chủ mới !
Thì ra,
Cho tới phút cuối cùng Ngài vẫn còn khát, còn mong, còn đợi…
Khát con chiên lạc đàn về sum họp trong Vương quốc Nhà Cha.
Bởi Vua Kitô, vua của tình yêu, của lòng thương xót bao la,
Nên Lời Ngài vẫn mãi vang lên:
“Hôm nay, anh sẽ ở trên thiên đang cùng Ta, anh nhé !”
Sơn Ca Linh (Lễ Chúa Kitô Vua 2022)
Ta cứ tưởng…
Đời sẽ dài lâu, và sông sâu biển rộng…
Để một đời trai thỏa chí tang bồng !
Để ta thả giàn, mặc kệ, cuồng ngông,
Đời mãi huy hoàng… không bao giờ “chợt tắt” !
Mặc ai bảo, ai tin:
Có ông Trời… tào lao, có đời sau… láo khoét,
Dưới vòm trời nầy ta chỉ biết… mình ta,
Thiên đàng là hiện tại, là sung sướng, xa hoa,
Là mạnh được yếu thua, may nhờ rủi chịu…
Ta chỉ thờ cái “hầu bao”, vàng, bạc tỉ bạc triệu,
Là “cái bụng”, là giai nhân, là sinh sát quyền uy…
Là tự do “tứ đổ tường” khắp chốn ba kỳ,
Là kẻ cả, là chủ nhân ông…
Giữa một đám nô lệ cùng đinh mạt hạng…
Nhưng bây giờ,
Đã hết rồi những đêm truy hoan, những ngày rỡ rạng,
Những toan tính âm mưu, những sát phạt tranh hùng….
Ai chết chẳng gớm tay, vứt bỏ chẳng ngại ngùng,
Giờ là cõi âm u vọng tiếng oan hồn đang tru tréo…
Thân xác bỏ ta, linh hồn xa ta… theo từng giọt máu,
Tên tử tội xác xơ nầy còn ai dám về phe?
Trên cao kia, Ông Trời đóng cửa chẳng thèm nghe !
Đưới đất nầy, đám đông không tiếc lời nguyền rủa !
Thì ra cuộc đời,
Đâu mãi tươi xanh mà phải có ngày tàn úa,
Hết “lên voi” rồi lại đến thời “xuống chó”, thế thôi.
“Nhân” với “quả” như hình với bóng sánh đôi,
Khi ẩn khi hiện cuối cùng “chung hữu báo” !
Một đời gian manh mang đầy tội lỗi,
n đền oán trả cán cân của trời !
Giờ mới lo, biết thế nào bên “cái cõi xa khơi”,
Nghe tới địa ngục… chợt hoang mang kinh hãi !
“Ta khát” !
Thì ra tiếng của “Người bị đóng đinh bên chính giữa”,
Nghe đâu… chỉ là Người Công chính bị hàm oan !
Nghe đâu, Ngài là Đấng Tiên tri vướng chuyện đa đoan,
Là Đấng được xức dầu
Chọn đứng bên những kẻ cùng đinh, khổ nghèo bạc phận…
Ngài khát ai bây giờ?
Có phải ta? Môt tên đầu trộm đuôi cướp lao đao lận đận,
Một tội đồ đã đến hồi thập tử nhất sinh?
Nghe đâu, Ngài đã từng ra tay tế độ, quyền linh,
Thương bọn thu thuế, kẻ phung cùi,
Thương ngoại đạo, kẻ đui mù, cả chị em thuộc hàng gái điếm…
Nghe đâu,
Trước tòa án Philatô Ngài hiên ngang tỏ bày chính kiến:
“Ta là Vua, và để làm chứng cho sự thật mà Ta đến thế gian…”
Nước của Ngài, làm sao có ta, một con chiên lạc đàn,
Biết đâu được: “Ngài là Mục tử, bỏ chín chín con đi tìm kiếm” !
Phải “đổi chủ” thôi,
Quyền thế, giàu sang, bạc vàng… giờ hạ màn đã điểm,
May ra còn Ngài, Đấng Cứu Tinh, Vị Vua đến tự trời,
Hy vọng đoàn dân trong Vương quốc của Ngài bên cõi xa khơi,
Đâu phân biệt bậc thánh nhân hay phường tội lỗi !
Và trời đất lặng câm,
Gom hết sức lực tàn,
Cùng một chút tin yêu, một niềm thống hối,
Hướng về Người tử tội đang hấp hối gần bên:
“Ông Giêsu ơi ! Khi về Nước Ngài, tôi đây xin chớ quên” !
Lời cuối cùng,
May mắn làm sao, tên trộm đã tìm được chủ mới !
Thì ra,
Cho tới phút cuối cùng Ngài vẫn còn khát, còn mong, còn đợi…
Khát con chiên lạc đàn về sum họp trong Vương quốc Nhà Cha.
Bởi Vua Kitô, vua của tình yêu, của lòng thương xót bao la,
Nên Lời Ngài vẫn mãi vang lên:
“Hôm nay, anh sẽ ở trên thiên đang cùng Ta, anh nhé !”
Sơn Ca Linh (Lễ Chúa Kitô Vua 2022)
Những cái chết thánh thiện, tiếp theo
Vu Van An
18:15 20/11/2022
4.Cái chết thánh thiện của Thánh Polycarp
Ngày 8 tháng Ba, năm 2019, Trang mạng đăng tải bài nói tới cái chết thánh thiện của Thánh Polycarp:
Có lẽ bạn nghĩ rằng người ta không quan tâm. Không có nhiều Kitô hữu cho lắm và các Kitô hữu này không có bất cứ ảnh hưởng thực sự nào. Họ là một nhóm nhỏ nực cười trong một đế quốc có rất nhiều nhóm nhỏ nực cười như thế. Tuy nhiên, vào năm 156, quần chúng ở Smyrna muốn giết các Kitô hữu của thành phố. Quần chúng gọi họ là “những người vô thần”, bởi vì họ không tin vào các vị thần của người La Mã, đặc biệt là hoàng đế. Đám đông coi đó là một cử chỉ thách thức.
Họ bắt một số Kitô hữu và giết họ. Họ thực sự muốn giết người lãnh đạo của họ, giám mục Polycarp. Những người lính La Mã bắt đầu một cuộc săn lùng. Ngài đã được đưa ra khỏi thành phố, nhưng những người lính cuối cùng đã tìm thấy ngài. Ngài cho những người đến bắt ngài ăn uống và nói chuyện với họ. Ngài xin được một giờ để cầu nguyện trước khi họ bắt ngài, và họ đã đồng ý.
Trên đường đến sân vận động nơi ngài sẽ bị hành quyết, các quan chức của nhà nước đã cố gắng thuyết phục ngài gọi Caesar là “Chúa” và dâng cho Caesar một lễ vật hy sinh nhỏ. Điều này dường như là một việc nhỏ đối với họ và nó sẽ giúp nhà nước tránh được việc rắc rối phải giết ngài. Thậm chí, nó còn có thể là một nỗ lực thể hiện lòng tốt. Polycarp từ khước. Họ thử một lần nữa khi đến sân vận động. Ngài lại từ khước một lần nữa. “Tám mươi sáu năm tôi hầu việc Người, Người chưa hề làm hại tôi: làm sao tôi có thể phạm đến Vua tôi và Cứu Chúa tôi được?”
Các đe dọa của nhà cai trị
Rõ ràng bực tức, nhà cai trị đe dọa ngài sẽ bị thú hoang ăn thịt. Polycarp trả lời: “Vậy thì hãy gọi chúng đến, vì chúng ta không quen ăn năn về điều vốn tốt để chấp nhận điều vốn xấu. Điều tốt cho tôi là được thay đổi từ điều vốn xấu xa thành điều vốn công chính”. Nhà cai trị đe dọa ngài sẽ bị thiêu sống. Polycarp trả lời: “Ngài đe dọa tôi bằng ngọn lửa cháy trong một giờ và sau một thời gian ngắn sẽ tắt, nhưng ngài không biết về ngọn lửa của sự phán xét sắp tới và hình phạt vĩnh viễn dành cho những kẻ vô đạo. Nhưng tại sao ngài còn chần chừ? Ngài hãy mang tới những gì ngài muốn”.
Lạy Chúa, ngọn lửa tình yêu của Chúa đã đổ tràn trên thánh Polycarp tử đạo lòng can đảm dám bất chấp sự chết vì Tin Mừng. Xin ban cho mọi người dân Chúa ân sủng để yêu như ngài đã yêu, để sống như ngài đã sống và chết trong đức tin mà vì nó, ngài đã chết, nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con. Amen.
— Kinh nhật tụng ngày lễ Thánh Polycarp
— Kinh nhật tụng ngày lễ Thánh Polycarp
Quần chúng háo hức muốn thấy Polycarp chết, đã đi vào các cửa hàng và nhà tắm để tìm củi đốt lửa. Các lính canh bắt đầu đóng đinh ngài cho yên, nhưng ngài bảo họ đừng làm vậy. “Hãy để tôi như tôi hiện tại, vì Đấng ban cho tôi sức mạnh để chịu đựng ngọn lửa, cũng sẽ giúp tôi không di chuyển trong đống lửa, không cần các ông đóng đinh tôi”. Một cách ngạc nhiên, họ đồng ý. Thay vào đó, họ trói ngài lại. Bấy giờ Polycarp cầu nguyện:
Lạy Chúa là Thiên Chúa toàn năng, là Cha của Chúa Giêsu Kitô, Con yêu dấu và diễm phúc của Chúa, nhờ Người mà chúng con được nhận biết Chúa, là Thiên Chúa của các thiên thần và các quyền thần, và của mọi thụ tạo, và của toàn thể dòng dõi những người công chính đang sống trước mặt Chúa, Con tạ ơn Ngài vì Ngài đã kể con, xứng đáng với ngày này và giờ này, để con được dự phần vào số các vị tử đạo của Ngài, vào chén của Đấng Kitô của Ngài, để được sống lại sự sống đời đời, cả hồn lẫn xác, nhờ sự không hư nát do Chúa Thánh Thần ban cho. Xin cho con được chấp nhận vào số họ ngày hôm nay trước mặt Ngài như một lễ hy sinh béo tốt và đáng chấp nhận, như Ngài, Thiên Chúa hằng chân thật, đã định trước, đã mạc khải trước cho con và giờ đây đã ứng nghiệm. Vì vậy, con cũng xin ngợi khen Ngài về mọi sự, con xin chúc tụng Ngài, con xin tôn vinh Ngài, cùng với Chúa Giêsu Kitô vĩnh cửu và ở trên trời, Con yêu dấu của Ngài, Vinh danh Người, cùng với Ngài và Chúa Thánh Thần, bây giờ và muôn đời. Amen.
Cuộc hành hình
Ngọn lửa đã được thắp lên. Chứng từ cổ xưa tiếp tục cho biết: “Ngọn lửa, tự tạo thành hình vòm, giống như cánh buồm của một con tàu khi căng gió, bao quanh thi thể của người tử vì đạo như một vòng tròn. Và ngài hiện hình bên trong không phải như thịt bị cháy, mà như bánh nướng, hay như vàng và bạc sáng rực trong lò lửa. Hơn nữa, chúng tôi còn ngửi thấy một mùi ngọt ngào như thể nhũ hương hoặc một số hương liệu rất quý giá đã bốc ra từ đó”. Thất vọng, nhà cai trị đã ra lệnh cho đao phủ đâm ngài. Khi anh ta làm thế, “có một con bồ câu bay ra, và rất nhiều máu, đến nỗi lửa tắt đi; và tất cả mọi người đều ngạc nhiên trước sự kiện có sự khác biệt như thế giữa những người không tin và những người được tuyển chọn”.
Những nhà cầm quyền, muốn ngăn cản các Kitô hữu thu thập các di vật về cái chết của vị lãnh đạo họ, đã đốt xác ngài. Các đồ đệ của ngài viết, “Thành thử, sau đó, chúng tôi đã thu lấy xương của ngài, như bảo vật quý hơn cả những viên ngọc quý nhất, và tinh khiết hơn vàng, và đặt chúng vào một nơi thích hợp, ở đó, tụ tập với nhau, khi có cơ hội, một cách vui mừng và hân hoan, Chúa sẽ ban cho chúng tôi để cử hành lễ kỷ niệm cuộc tử đạo của ngài, vừa để tưởng nhớ những người đã hoàn thành đường đời của họ, vừa để rèn luyện và chuẩn bị cho những người sẽ bước theo chân họ”.
5.Cái chết thánh thiện của Thánh Monica, mẹ Thánh Augustinô
Ngày 25 tháng Hai, 2019, Trang mạng đăng tải cái chết thánh thiện của Thánh Monica, mẹ Thánh Augustinô:
Sau đây là những điều mà hai vị thánh nói khi họ nói chuyện với nhau. Đứng bên cửa sổ nhìn ra khu vườn trong ngôi nhà của họ ở Ostia, bến cảng của Rome, Augustinô và mẹ của ngài là Monica nói về cuộc sống mà các thánh sẽ có trên Thiên Đàng. Họ đồng ý với nhau, trong cuốn Tự Thú của ngài, Augustinô nói với chúng ta rằng những niềm vui trần thế cao nhất thậm chí không đáng nhắc đến so với cuộc sống trên Thiên đàng.
Rồi, Monica chuyển đề tài, “Con ạ, về phần mẹ, mẹ không còn hứng thú với bất cứ điều gì trên đời này nữa. Tại sao mẹ ở lại đây lâu hơn nữa, và tại sao mẹ ở đây, mẹ không biết, giờ đây những hy vọng của mẹ ở thế giới này đã được hoàn thành”.
Ôi Sự Ngợi khen và Sự Sống của con, ôi Thiên Chúa của lòng con: Bỏ qua một bên những việc lành của mẹ con, mà vì chúng con vui mừng cảm tạ Ngài, giờ đây con cầu xin Ngài vì tội lỗi của mẹ con. Xin lắng nghe con, con cầu xin Ngài, vì Thuốc trị vết thương của chúng con, Đấng bị treo trên thập giá, và hiện đang ngồi bên hữu Ngài, “cầu bầu cho chúng con”.
Mẹ con xử sự một cách đầy xót thương, và từ trái tim, mẹ con đã tha thứ cho những con nợ của mẹ. Xin Chúa tha thứ những món nợ của mẹ, bất cứ điều gì mẹ có thể mắc phải trong nhiều năm, kể từ khi lãnh nhận nước cứu rỗi. Lạy Chúa, con cầu xin Chúa tha thứ cho mẹ con. Xin đừng phán xét mẹ con. Hãy để lòng thương xót của Ngài được đề cao hơn công lý của Ngài, vì những lời của Ngài là sự thật, và Ngài đã hứa ban lòng thương xót cho những người hay thương xót.
Nữ tì của Chúa đã cột chặt linh hồn mẹ bằng sợi dây đức tin vào Bí tích giá chuộc chúng con. Đừng để ai cắt lìa mẹ khỏi sự bảo vệ của Ngài. Đừng để sư tử hay con rồng xen vào bằng vũ lực hoặc gian lận. Vì mẹ sẽ không trả lời rằng mẹ không mắc nợ gì, kẻo mẹ bị kết án và bị bắt giữ bởi kẻ tố cáo xảo quyệt. Mẹ sẽ trả lời rằng tội lỗi của mẹ đã được tha cho mẹ bởi Đấng mà không ai có thể trả được cái giá mà Người, Đấng không mắc nợ gì, đã trả thay cho chúng con.
— Lời cầu nguyện của Thánh Augustinô cho mẹ ngài, Thánh nữ Monica
Mẹ con xử sự một cách đầy xót thương, và từ trái tim, mẹ con đã tha thứ cho những con nợ của mẹ. Xin Chúa tha thứ những món nợ của mẹ, bất cứ điều gì mẹ có thể mắc phải trong nhiều năm, kể từ khi lãnh nhận nước cứu rỗi. Lạy Chúa, con cầu xin Chúa tha thứ cho mẹ con. Xin đừng phán xét mẹ con. Hãy để lòng thương xót của Ngài được đề cao hơn công lý của Ngài, vì những lời của Ngài là sự thật, và Ngài đã hứa ban lòng thương xót cho những người hay thương xót.
Nữ tì của Chúa đã cột chặt linh hồn mẹ bằng sợi dây đức tin vào Bí tích giá chuộc chúng con. Đừng để ai cắt lìa mẹ khỏi sự bảo vệ của Ngài. Đừng để sư tử hay con rồng xen vào bằng vũ lực hoặc gian lận. Vì mẹ sẽ không trả lời rằng mẹ không mắc nợ gì, kẻo mẹ bị kết án và bị bắt giữ bởi kẻ tố cáo xảo quyệt. Mẹ sẽ trả lời rằng tội lỗi của mẹ đã được tha cho mẹ bởi Đấng mà không ai có thể trả được cái giá mà Người, Đấng không mắc nợ gì, đã trả thay cho chúng con.
— Lời cầu nguyện của Thánh Augustinô cho mẹ ngài, Thánh nữ Monica
Lý do duy nhất khiến thánh nữ muốn sống là để thấy con trai trở thành một Kitô hữu Công Giáo. “Thiên Chúa của mẹ đã làm điều này cho mẹ nhiều hơn mẹ yêu cầu. Bây giờ mẹ thấy con, coi thường hạnh phúc trần gian, trở thành tôi tớ của Người. Tại sao mẹ còn ở lại đây?”
Thánh nữ mắc bệnh
Thánh nữ sẽ không ở lại lâu hơn nữa. Vài ngày sau, bà bị sốt. Bà nói với Augustinô và anh trai của ngài, “các con sẽ chôn cất mẹ của các con ở đây”.
Augustinô phải ở im lặng để không bật khóc, nhưng anh trai của ngài đã nhảy xổ vào. Anh ấy nói với bà rằng anh hy vọng bà sẽ chết ở nhà chứ không phải ở một vùng đất xa lạ như Rome. Nhìn vào Augustinô, bà nói với họ: “Hãy đặt xác này ở bất cứ đâu. Đừng để việc quan tâm đến điều đó làm các con lo lắng bất cứ cách nào. Mẹ chỉ yêu cầu điều này: các con nhớ đến mẹ ở bàn thờ của Chúa, cho dù các con ở đâu”.
Augustinô, một cách bất ngờ, hân hoan khi nghe mẹ nói điều đó. Ngài giải thích ngài biết rằng mẹ vốn hết sức lo lắng được chôn cất bên cạnh chồng mình, tại nhà của họ ở phía bắc Châu Phi. Sau một cuộc hôn nhân hết sức thân thiết, bà muốn có thêm niềm hạnh phúc của con người khi biết cơ thể của họ lại được hợp nhất dưới lòng đất. Ngài hài lòng vì bà không còn muốn điều này nữa.
Sau đó, ngài nghe một số người bạn của ngài ở Ostia hỏi bà rằng liệu bà có sợ phải bỏ xác khi xa nhà không. Bà trả lời, “Không có gì là xa đối với Thiên Chúa, Chúng ta không nên sợ rằng vào ngày tận thế, Người sẽ không nhận ra nơi Người muốn phục sinh mẹ”.
Vào ngày thứ chín của cơn sốt, khi bà năm mươi sáu tuổi và Augustinô ba mươi ba tuổi, bà qua đời.
Một vết thương tươi
Augustinô nhắm mắt lại. Ngài cảm thấy rất buồn và gần như bắt đầu khóc. Ngài gọi phản ứng của mình là "một cảm giác trẻ con" và cố gắng không khóc. Con trai ngài, Adeodatus, bắt đầu khóc, nhưng dừng lại khi những người khác kiểm tra cậu.
Augustinô giải thích: “Chúng tôi nghĩ điều không thích hợp là tổ chức tang lễ đó bằng những lời than khóc và rên rỉ đầy nước mắt. Vì, những người nghĩ rằng những người đã khuất không hạnh phúc hoặc hoàn toàn đã chết, bày tỏ sự đau buồn cho họ cách ấy. Mẹ không bất hạnh trong cái chết của mình, cũng không phải chết hoàn toàn. Về điều này, chúng tôi đã được bảo đảm dựa trên những cơ sở chính đáng: chứng từ cuộc đàm luận tốt đẹp của mẹ và đức tin của mẹ không giả tạo”.
Ngài biết mẹ còn sống. Tại sao ngài lại cảm thấy bị tan nát cõi lòng như vậy? Ngài tự hỏi. Bởi vì ngài đã mất sự đồng hành của mẹ. “Lúc ấy, bị mất niềm an ủi lớn lao nơi mẹ, tâm hồn tôi bị tổn thương. Cuộc sống đó như bị chia cắt, của mẹ và của tôi cùng nhau, cuộc sống vốn là một.”
VietCatholic TV
Đói chiến thắng, tuyên bố sớm, Trung Đoàn Nga bi đát. Sợ Ukraine tấn công, dân Nga lũ lượt bỏ Crimea
VietCatholic Media
03:19 20/11/2022
1. Số phận bi thảm của Trung Đoàn 5 Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng ở Horlivka
Horlivka là một thành phố có tầm quan trọng đặc biệt trong khu vực Donetsk, Ukraine. Năm 2001, dân số thành phố là 292,000 người nhưng sau cuộc xâm lược của Nga ước tính chỉ còn 239,800. Hoạt động kinh tế chủ yếu là khai thác than và công nghiệp hóa chất.
Thành phố đã bị tàn phá nặng nề trong Chiến tranh Donbas và kể từ đó chủ yếu nằm dưới sự kiểm soát của các lực lượng thân Nga của cái gọi là Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng. Tuy nhiên, kể từ năm 2016, vùng ngoại ô Horlivka vẫn nằm dưới sự kiểm soát của quân đội Ukraine.
Quân Nga đánh hoài không chiếm được một thành phố nào trong vùng Donbas, mà còn mất thêm nhiều lãnh thổ. Đói khát chiến thắng, ngày 14 tháng 11 vừa qua, Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov tuyên bố Lực lượng Vũ trang Nga đã buộc các đơn vị còn lại của Quân đội Ukraine rút lui khỏi quận Mayors phía bắc. Tuyên bố này đã bị bác bỏ bởi phát ngôn nhân của Bộ Tư lệnh Chiến dịch Đông Ukraine Serhii Cherevatyi.
Trong bản báo cáo sáng Chúa Nhật 20 tháng 11, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết giao tranh đang diễn ra ác liệt trong cố gắng tái chiếm hoàn toàn thành phố Horlivka. Trong ngày thứ Bẩy 19 tháng 11, Trung Đoàn 5 của quân Cộng hòa Nhân dân Donetsk đã bị đánh bại ở Mayorsk, tàn quân bỏ chạy về trung tâm thành phố Horlivka, bỏ lại 6 xe tăng, 7 thiết giáp và 2 hệ thống pháo.
Các nguồn tin tình báo của Ukraine cho biết bệnh viện Horlivka đang phải điều trị cho ít nhất 500 binh sĩ Nga tăng cường cho Trung Đoàn 5 của quân Cộng hòa Nhân dân Donetsk sau khi bị thương trong các cuộc giao tranh ở khu vực Mayorsk. Trong khi đó, Denis Pushilin, lãnh đạo của cái gọi là Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng nhận định rằng tình hình là “khó khăn”.
Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Trung Tá Oleksandr Motuzianyk, cho biết trong ngày thứ Bẩy 19 tháng 11, 420 binh sĩ Nga đã bị loại khỏi vòng chiến cùng với 6 xe tăng, 7 thiết giáp, và 2 hệ thống pháo.
Tính chung, từ ngày 24 tháng 2 đến ngày 19 tháng 11, Lực lượng Phòng vệ Ukraine đã loại khỏi vòng chiến gần 83,880 binh sĩ Nga.
Quân phòng thủ Ukraine cũng đã phá hủy 2,885 xe tăng Nga, 5,815 thiết giáp, 1,867 hệ thống pháo, 393 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 209 hệ thống phòng không, 278 máy bay chiến đấu, 261 máy bay trực thăng, 1,536 máy bay không người lái cấp tác chiến và chiến thuật, cùng 480 hỏa tiễn hành trình. Ngoài ra, còn có 16 tàu chiến của đối phương đã bị phá hủy, cũng như 4,368 xe chuyển quân và nhiên liệu, cùng 161 đơn vị thiết bị chuyên dụng.
2. Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Anh cho biết có những chỉ dấu rõ ràng Putin không chấp nhận thỏa thuận đầu hàng
Theo Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Anh, Putin vừa đi đến một biện pháp rất tốn kém để có tiền trang trải cho chi phí quốc phòng trong năm 2023. Biện pháp này gọi là “Debt issuance” hay “Phát hành nợ”.
Phát hành nợ là một phương pháp được cả chính phủ và các công ty đại chúng sử dụng để huy động vốn bằng cách bán trái phiếu cho các nhà đầu tư bên ngoài. Đổi lại, các nhà đầu tư kiếm được tiền lãi định kỳ trên số tiền đầu tư.
Ví dụ, chính phủ có thể bán trái phiếu kho bạc ra công chúng như một cách huy động tiền để tài trợ cho các dự án phát triển như xây dựng đường xá và bệnh viện, cũng như trả lương cho nhân viên chính phủ. Trong trường hợp này, Putin muốn tài trợ cho cuộc chiến tại Ukraine để bảo vệ mạng sống của chính ông ta, sau các thất bại nghiêm trọng. Các nhà đầu tư kiếm được các khoản thanh toán lãi định kỳ trong thời hạn của trái phiếu, cộng với mệnh giá của trái phiếu khi đáo hạn. Đây là một biện pháp rất tốn kém. Nó cho thấy ít nhất hai điều: Putin không còn nhiều lựa chọn; và ông ta quyết tâm theo đuổi cuộc chiến.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy bản tin của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Anh.
Vào ngày 16 tháng 11 năm 2022, Nga đã phát hành khoản nợ lớn nhất từ trước đến nay chỉ trong một ngày, huy động được 820 tỷ tiền rúp Nga hay 13.6 tỷ Mỹ Kim. Điều này rất quan trọng đối với Nga vì phát hành nợ là một cơ chế chính để duy trì chi tiêu quốc phòng, vốn đã tăng lên đáng kể kể từ cuộc xâm lược Ukraine.
Chi tiêu 'quốc phòng' được tuyên bố của Nga cho năm 2023 được lên kế hoạch vào khoảng 5 nghìn tỷ rúp Nga hay 84 tỷ Mỹ Kim, tăng hơn 40% so với ngân sách sơ bộ năm 2023 được công bố vào năm 2021.
Phát hành nợ là biện pháp tốn kém trong thời kỳ không chắc chắn. Quy mô của cuộc vay mượn này rất có thể cho thấy Bộ Tài chính Nga nhận thấy các điều kiện hiện tại là tương đối thuận lợi nhưng đang dự đoán một môi trường tài chính ngày càng không chắc chắn trong năm tới.
3. Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine ước tính cuộc tấn công ở Crimea có thể diễn ra vào cuối tháng 12
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine Volodimir Havrilov đã tiên đoán rằng quân đội Ukraine có thể bắt đầu cuộc tấn công vào bán đảo Crimea vào cuối tháng 12 như một phần của cuộc tiến công của họ ở phía đông đất nước.
“Chúng tôi có thể đặt chân đến Crimea vào cuối tháng 12” Vị Thứ trưởng giải thích như trên trong một cuộc phỏng vấn dành cho Sky News được đưa ra sau chuyến viếng thăm bất ngờ của Thủ tướng Anh hôm thứ Bẩy.
Havrilov, một vị tướng đã nghỉ hưu, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của bán đảo Crimea, bị Nga sáp nhập vào năm 2014 bằng vũ lực.
Vị Thứ trưởng cũng cho biết các cuộc đàm phán hòa bình với Điện Cẩm Linh chỉ có thể diễn ra khi Nga từ bỏ “từng tấc đất của Ukraine”, bao gồm cả bán đảo Crimea.
Một số nhân vật chủ hòa ở phương Tây đang tìm cách ép buộc Kyiv chấp nhận một hình thức ngưng bắn giữ nguyên hiện trạng như hiện nay. Đó là điều rất đẹp lòng Putin vì nó cho phép người Nga tái tổ chức các lực lượng, chỉnh đốn hậu cần, nhập cảng hay sản xuất thêm các khí tài chiến tranh, để sau đó tấn công Ukraine quyết liệt hơn.
Havrilov nói: “Mọi người đã đổ rất nhiều máu, rất nhiều nỗ lực cho những gì chúng tôi đã đạt được và mọi người đều biết rằng bất kỳ sự chậm trễ nào cũng chỉ là sự tiếp tục của cuộc chiến chống lại sự tồn tại của Ukraine với tư cách là một quốc gia”
Ông nói: “Sự đồng thuận hiện có trong xã hội Ukraine là chúng tôi phải đi đến cùng, bất kể loại kịch bản nào được đưa ra trên bàn”.
Khi đề cập đến việc Nga có thể sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt, Havrilov cho rằng lựa chọn hạt nhân của là “xa vời, nhưng vẫn là một khả năng có thể xảy ra”.
4. Báo cáo cho thấy người Nga chạy trốn khỏi Crimea trong bối cảnh lo ngại về sự tiến công của Ukraine
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russians Fleeing Crimea Amid Fears of Ukrainian Advance—Report”, nghĩa là “Báo cáo cho thấy người Nga chạy trốn khỏi Crimea trong bối cảnh lo ngại về sự tiến công của Ukraine”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Truyền thông địa phương đưa tin người Nga đang chạy trốn khỏi Crimea trong bối cảnh lo ngại rằng Ukraine sẽ sớm tiến công chiếm lại khu vực mà Vladimir Putin đã sáp nhập bất hợp pháp vào năm 2014.
Emil Ibragimov, người đứng đầu dự án Crimean và nền tảng giáo dục Q-Hub, nói với Radio NV trong một video được công bố hôm thứ Sáu rằng người Nga đang chạy trốn khỏi Crimea đến vùng Krasnodar lân cận của Nga vì họ sợ Ukraine cuối cùng sẽ giải phóng bán đảo Hắc Hải.
Ibragimov nói rằng nhiều công dân Nga định cư ở Crimea sau khi nó bị chiếm đóng 8 năm trước đã rời đi.
“Chúng tôi đã xem một đoạn video và theo người dân địa phương, nhiều người đã rời khỏi Crimea sau các cuộc tấn công của Lực lượng Vũ trang Ukraine. Và chúng tôi biết về việc di dời của quân xâm lược Nga hoặc các quan chức chiếm đóng đến vùng Krasnodar của Nga, nơi họ hiện đang thuê nhà ở, trong cố gắng chuyển đến đó sinh sống,” ông nói.
“Chúng tôi thấy rõ xu hướng này và có thể kết luận rằng tất nhiên đây là sự hoảng loạn và lo sợ rằng Lực lượng Vũ trang Ukraine sẽ có thể giải phóng Crimea trong tương lai gần,” Ibragimov nói thêm.
Nhận xét của ông trùng khớp với đánh giá của Bộ Quốc phòng Anh vào thứ Sáu. Điều này kết luận rằng Nga đang tập hợp lại lực lượng của mình để chuẩn bị cho một cuộc tấn công tiềm năng của Ukraine vào Crimea và các khu vực do Nga chiếm đóng khác của Ukraine sau khi quân đội Nga rút khỏi phần phía tây của khu vực phía nam Kherson vào ngày 10 tháng 11.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy tuyên bố sẽ giành lại Crimea trong bài phát biểu trên truyền hình ngày 29/8, nói rằng quân đội Ukraine đã “giữ mục tiêu” tái chiếm Crimea kể từ khi nước này sáp nhập.
“Cuộc chiến này, bắt đầu với việc Nga chiếm đóng Crimea của chúng tôi, với nỗ lực chiếm Donbas, phải kết thúc chính xác ở đó – ở Crimea được giải phóng, ở các thành phố Donbas được giải phóng, với quân đội của chúng tôi tiến đến biên giới quốc gia Ukraine, “ Zelenskiy nói. “Chúng tôi luôn ghi nhớ mục tiêu này. Chúng tôi không quên điều đó.”
“Điều này sẽ xảy ra. Các mảnh đất này là của chúng ta. Và cũng như xã hội của chúng ta hiểu điều đó, tôi muốn quân xâm lược Nga cũng hiểu điều đó. Sẽ không có chỗ cho họ trên đất Ukraine… Quân xâm lược nên biết: chúng tôi sẽ hất cẳng họ ra khỏi biên giới. Chúng tôi sẽ bảo vệ biên giới của chúng tôi, quyết tâm này không thay đổi. Những kẻ xâm lược phải biết rõ điều đó.”
Zelenskiy cũng cảnh báo quân đội Nga bỏ chạy hoặc đầu hàng “nếu họ muốn sống sót”.
Vào tháng 10, một vụ nổ đã làm sập một phần cây cầu nối Nga với Crimea, khiến Putin tức giận và khiến ông phát động một loạt cuộc tấn công bằng hỏa tiễn trên khắp Ukraine nhắm vào cơ sở hạ tầng quan trọng và gây ra cái chết cho dân thường.
Vụ nổ trên cây cầu bắc qua eo biển Kerch đã làm hỏng một tuyến đường tiếp tế quan trọng cho các lực lượng của Nga. Các quan chức Ukraine ăn mừng vụ nổ, nhưng không nhận trách nhiệm.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga để xin bình luận.
5. Thủ tướng Đức Olaf Scholz tuyên bố hòa bình không thể bị “ra lệnh”
Hôm thứ Ba 15 tháng 11, trong cuộc nói chuyện với các nhà lãnh đạo đang tham dự G20 tại Bali, Indonesia, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã phác thảo 10 điều kiện tiên quyết để đàm phán với Nga, trong đó điều kiện tiên quyết là Nga phải rút quân khỏi các lãnh thổ chiếm đóng trái phép của Ukraine.
Đáp lại, cựu tổng thống Nga Dmitry Medvedev, hiện là phó chủ tịch Hội Đồng An Ninh Quốc Gia ngạo nghễ tuyên bố rằng 10 điều kiện là nhiều quá, phía Nga chỉ đưa ra một điều kiện với người Ukraine là hãy đầu hàng ngay lập tức.
Bình luận về các diễn biến này, thủ tướng Đức Olaf Scholz nói tại hội nghị đảng SPD rằng Putin phải rút quân khỏi Ukraine và chấm dứt chiến tranh vì hòa bình không thể ra lệnh như kiểu nói chuyện của Dmitry Medvedev.
Tuyên bố của thủ tướng Đức Olaf Scholz phù hợp với các điều kiện gần đây cho các cuộc đàm phán hòa bình do Tổng thống Ukraine Zelenskiyy vạch ra.
Theo Der Spiegel, ngày 19 tháng 11, Thủ tướng Đức Scholz nói với người Nga rằng:
“Hãy chấm dứt cuộc chiến này, rút quân của các bạn và dọn đường cho các cuộc đàm phán về hòa bình mà Nga không thể ra lệnh cho hòa bình đối với Ukraine… Không ai được phép chiếm đoạt lãnh thổ của người khác”.
6. Podolyak nhận định Nga sẽ cạn kiệt tài nguyên vào mùa xuân
Mykhailo Podolyak, cố vấn của người đứng đầu Văn phòng Tổng thống, tin rằng Nga sẽ cạn kiệt hoàn toàn các nguồn tài nguyên của mình vào mùa xuân năm 2023.
Ông bày tỏ ý kiến của mình trong một cuộc phỏng vấn với Radio NV.
“Tôi muốn nhấn mạnh rằng vào mùa xuân, Nga sẽ hoàn toàn cạn kiệt tài nguyên, bất kể Iran hay một số quốc gia khác sẽ giúp đỡ.”
Ông nhấn mạnh rằng Nga không cung cấp cho quân đội của mình các thiết bị phù hợp để tiến hành các hoạt động quân sự trong thời kỳ mùa đông, điều này sẽ dẫn đến xã hội Nga bị mất tinh thần và các nguồn lực sẽ cạn kiệt vào mùa xuân, trong khi xung đột sẽ nảy sinh giữa giới tinh hoa Nga.
Ông cố vấn lưu ý rằng Ukraine hiện đang giữ thế chủ động quân sự, nhưng diễn biến của cuộc chiến phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm phạm vi viện trợ quân sự đến từ các đối tác nước ngoài.
Podolyak cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Der Standard rằng Nga không đề nghị đàm phán hòa bình với Ukraine, nhưng tiếp tục đưa ra các tối hậu thư, và hy vọng mùa đông mang đến cho họ cơ hội tạm dừng hoạt động để tập hợp lại quân đội và củng cố hệ thống phòng thủ ở các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng.
7. Thủ tướng Anh Rishi Sunak đã có chuyến thăm bất ngờ tới Kyiv
Thủ tướng Anh Rishi Sunak đã có chuyến thăm bất ngờ tới Kyiv vào hôm thứ Bảy để gặp tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskiy, trong chuyến thăm đầu tiên của ông tới đất nước này kể từ khi nhậm chức.
Zelenskiy cho biết: “Trong cuộc họp hôm nay, chúng tôi đã thảo luận về những vấn đề quan trọng nhất đối với cả hai quốc gia của chúng tôi và an ninh toàn cầu”
Phát ngôn nhân của phủ Thủ tướng Anh cho biết:
Thủ tướng có mặt ở Ukraine hôm nay trong chuyến thăm đầu tiên tới Kyiv để gặp Tổng thống Zelenskiy và xác nhận sự hỗ trợ tiếp tục của Vương quốc Anh.
Theo bước chân của Boris Johnson và Liz Truss, Sunak đã cam kết rằng sự hỗ trợ của Vương quốc Anh dành cho Ukraine trong cuộc chiến chống lại Nga sẽ vẫn kiên định.
Tân Thủ tướng Anh, người đã nói chuyện với Zelenskiy hơn một lần kể từ khi bước vào Phố Downing, đã sử dụng sự xuất hiện của mình tại G20 tuần này để cùng với các đồng minh và các nhà lãnh đạo phương Tây khác lên án cuộc xâm lược của Vladimir Putin.
Sự xuất hiện của Sunak đi kèm với thông báo về gói viện trợ quốc phòng trị giá 50 triệu bảng bao gồm 125 khẩu súng phòng không và công nghệ để giúp Ukraine chống lại máy bay không người lái do Iran cung cấp, bao gồm cả radar và công nghệ chống máy bay không người lái.
Rishi Sunak cho biết ông “vô cùng khiêm tốn” khi có mặt ở Kyiv trong chuyến thăm bất ngờ tới Ukraine ngày hôm nay.
Ông nói rằng ông “tự hào về cách Vương quốc Anh sát cánh với Ukraine ngay từ đầu”, và nói thêm:
“Tôi ở đây hôm nay để nói rằng Vương quốc Anh và các đồng minh của chúng tôi sẽ tiếp tục sát cánh cùng Ukraine, khi nước này chiến đấu để chấm dứt cuộc chiến tranh man rợ này và mang lại một nền hòa bình công bằng.”
“Trong khi các lực lượng vũ trang của Ukraine thành công trong việc đẩy lùi các lực lượng Nga trên mặt đất, dân thường đang bị ném bom tàn bạo từ trên không. Hôm nay, chúng tôi cung cấp hệ thống phòng không mới, bao gồm súng phòng không, radar và thiết bị chống máy bay không người lái, đồng thời tăng cường hỗ trợ nhân đạo cho mùa đông lạnh giá, khắc nghiệt phía trước.”
“Thật vô cùng khiêm tốn khi có mặt ở Kyiv ngày hôm nay và có cơ hội gặp gỡ những người đang làm rất nhiều và phải trả giá đắt như vậy.”
Trong một cuộc họp báo chung với Zelenskiy, nhà lãnh đạo Anh công bố gói phòng không mới trị giá 50 triệu bảng Anh hay 60 triệu Mỹ Kim.
Điều này bao gồm “125 khẩu súng phòng không và công nghệ để chống lại các máy bay không người lái chết người do Iran cung cấp, bao gồm hàng chục radar và khả năng tác chiến điện tử chống máy bay không người lái”
Diễn biến này theo sau hơn 1,000 hỏa tiễn phòng không mới được Bộ trưởng Quốc phòng Anh công bố hồi đầu tháng.
Sunak nói thêm:
“Trong những năm tới, chúng tôi sẽ kể cho cháu của chúng tôi nghe về câu chuyện của các bạn, rằng những người dân tự hào và có chủ quyền đã đứng lên trước một cuộc tấn công kinh hoàng như thế nào, các bạn đã chiến đấu như thế nào, các bạn đã hy sinh ra sao, các bạn đã chiến thắng như thế nào.”
Đáp lại, Zelenskiy ca ngợi “chuyến thăm có ý nghĩa và hữu ích cho cả hai nước chúng ta”, sau khi thảo luận với Sunak về “khả năng bảo vệ an ninh năng lượng của Âu Châu và Ukraine” và “khả năng của chúng tôi trong việc bảo vệ bầu trời Ukraine, cũng như hợp tác quốc phòng nói chung”..
Zelenskiy cho biết “với những người bạn như bạn ở bên cạnh, chúng tôi tự tin vào chiến thắng của mình”.
Thánh Lễ tại Đền Thờ Đức Bà Cả cầu cho Ukraine. Nga vẫn buộc Ukraine đầu hàng nếu muốn hòa bình
VietCatholic Media
04:53 20/11/2022
1. Đức Thánh Cha tiếp các Giám Mục Đức trong bối cảnh có các quan ngại về Tiến Trình Công Nghị
Hội đồng Giám mục Đức cho biết trong một tuyên bố được công bố sau cuộc gặp gỡ, buổi tiếp kiến với Đức Giáo Hoàng Phanxicô kéo dài khoảng hai giờ đồng hồ, mô tả cuộc gặp gỡ như một “vòng đàm phán cởi mở”, trong đó “các giám mục có thể nêu lên các câu hỏi và vấn đề của họ, và Đức Giáo Hoàng đã trả lời riêng từng người”.
Tuyên bố đã đề cập ngắn gọn rằng “các khía cạnh của Tiến Trình Công Nghị của Giáo hội ở Đức, và diễn trình đồng nghị trên toàn thế giới cũng được đưa ra trong cuộc đàm luận”.
Như CNA Deutsch, đối tác tin tức tiếng Đức của CNA, đã đưa tin, thông cáo báo chí cũng nói rằng Đức Giáo Hoàng và các giám mục đã trao đổi “những suy nghĩ về việc chăm sóc mục vụ trong thời đại đang thay đổi, việc tự hiểu về thừa tác vụ linh mục và giám mục, việc dấn thân của người giáo dân trong Giáo hội, cũng như thách thức về việc làm thế nào để việc truyền giáo có thể thành công trong bối cảnh một thế giới tục hóa”.
Tuyên bố tiếp tục viết, “Ngoài ra, các giám mục đã có thể báo cáo về kinh nghiệm của các ngài trong các giáo phận.
“Câu hỏi về trách nhiệm chính trị, sự gắn kết xã hội và viễn cảnh hòa bình khi đối đầu với các xung đột hoàn cầu và khu vực đã lên khuôn cho cuộc họp.”
Sáu mươi ba giám mục người Đức đang ở Rôma trong tuần này cho chuyến viếng thăm ad limina của họ, kết thúc vào ngày 18 tháng 11. Mỗi giám mục giáo phận trên thế giới phải thực hiện chuyến viếng thăm “ad limina apostolorum” với Đức Giáo Hoàng để cung cấp thông tin cập nhật về tình trạng của giáo phận mình.
Vào thứ Sáu, các giám mục Đức sẽ gặp gỡ những vị đứng đầu một số thánh bộ của Vatican để thảo luận về Tiến Trình Công Nghị.
Theo hãng thông tấn KNA, các giám mục cũng đã thảo luận về tiến trình gây tranh cãi trong cuộc gặp gỡ với Đức Hồng Y Mario Grech, người chịu trách nhiệm về Thượng Hội Đồng Giám Mục về Tính Đồng nghị, hôm Thứ Tư.
Trong một cuộc phỏng vấn đăng trên trang mạng của giáo phận trước chuyến viếng thăm, người đứng đầu hội đồng giám mục Đức, Đức Cha Georg Bätzing, cho biết ngài tin rằng “không phải ngẫu nhiên mà các giám mục chúng tôi hiện được mời đến Rôma”.
Vị giám mục người Đức nói rằng có “rất nhiều sự thiếu hiểu biết về tiến trình của chúng tôi ở Rôma.”
“Đó là lý do tại sao tôi rất biết ơn vì chúng tôi thực sự có nhiều thời gian để nói về điều này với nhau. Đây là một cơ hội thực sự.”
CNA Deutsch đưa tin, một sáng kiến của những người Công Giáo Đức chỉ trích Tiến Trình Công Nghị trong tuần này đã kêu gọi Đức Thánh Cha Phanxicô can thiệp vào diễn trình này.
Những người tổ chức của “Khởi đầu mới” (Neuer Anfang) nói rằng “Hãy dũng cảm can thiệp! Hãy chấm dứt việc tái cấu trúc Giáo hội một cách dân chủ giả tạo! Hãy bảo vệ đức tin chung! Và bảo vệ kẻ yếu trước bạo lực của bộ máy”.
Theo CNA Deutsch, cùng một lúc, những người ủng hộ tiến trình gây tranh cãi cho biết họ mong đợi từ Vatican “cuối cùng sẽ có một dấu hiệu rõ ràng về việc đánh giá cao Tiến Trình Công Nghị của Đức”.
Tiến Trình Công Nghị, Synodaler Weg trong tiếng Đức, là một diễn trình gây tranh cãi với mục đích được tuyên bố là tranh luận và thông qua các nghị quyết về bốn chủ đề: cách thức thực thi quyền lực trong Giáo hội, chức linh mục, vai trò của phụ nữ và đạo đức tình dục.
Viết về quá trình này, Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào năm 2019 đã cảnh cáo về sự mất đoàn kết trong một bức thư gửi người Công Giáo Đức.
Gần đây hơn, vào đầu tháng 11, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói về việc bảo đảm “không đánh mất cảm thức đức tin của người dân”.
Ngài nói, quả thật “nước Đức đã có một Giáo Hội Tin Lành vĩ đại rồi. Tôi không muốn một Giáo Hội Tin Lành khác không tốt bằng Giáo Hội hiện hữu. Tôi muốn người Công Giáo đoàn kết huynh đệ với Giáo hội Tin Lành”.
Những người chủ trương Tiến Trình Công Nghị Đức cho rằng cần phải có những thay đổi sâu sắc cả trong kỷ luật của Giáo Hội lẫn trong tín lý để đối phó với tội lỗi lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ.
Tội lỗi lạm dụng tính dục là một vấn đề nghiêm trọng của Giáo Hội. Nhưng tại sao để giải quyết tội lỗi lạm dụng tính dục cần phải cho người Tin lành được rước lễ trong các thánh lễ Công Giáo? Tại sao phải chúc lành và công nhận các kết hiệp đồng tính, phong chức linh mục cho phụ nữ, bãi bỏ luật độc thân linh mục, thay đổi giáo huấn về tính dục, giải thích lại Kinh Thánh về đồng tính luyến ái, tái định nghĩa lại hôn nhân? Hay tai tiếng lạm dụng tình dục giáo sĩ chỉ là chiêu bài cho các Giám Mục Đức tung ra những nghị trình mà họ đã ấp ủ từ lâu.
Tất cả các đề xuất của Hồng Y Marx, và Giám Mục Georg Bätzing như chúc lành và công nhận các kết hiệp đồng tính, phong chức linh mục cho phụ nữ, bãi bỏ luật độc thân linh mục, thay đổi giáo huấn về tính dục, giải thích lại Kinh Thánh về đồng tính luyến ái đều là những vấn đề đã được anh em Tin lành chấp nhận nhưng tỷ lệ bỏ đạo còn cao hơn.
Hơn thế nữa, các đề xuất của các Giám Mục Đức hiện nay sẽ tạo ra những kỳ vọng nào đó đối với một số thành phần giáo dân Đức. Một khi những kỳ vọng này trở thành thất vọng, mà chắc chắn sẽ là như thế, người ta sẽ chứng kiến một làn sóng lũ lượt rời bỏ Giáo Hội.
2. Đức Hồng Y Parolin chủ sự thánh lễ cầu cho hòa bình tại Ukraine
Chiều thứ Năm, ngày 17 tháng Mười Một vừa qua, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, đã chủ sự thánh lễ cầu nguyện cho hòa bình tại Ukraine, nhân dịp kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh và nước này.
Trong số các vị đồng tế với Đức Hồng Y, cũng có hai giám mục Ukraine là Đức Cha Mokrzycki, Tổng giám mục giáo phận Lviv và vị Giám Mục Phụ Tá của ngài.
Trong số những người hiện diện đầy thánh đường, có các đại diện của 60 nước cạnh Tòa Thánh, đặc biệt là đại sứ Andrii Yurash của Ukraine. Ông đã đích thân chào đón các nhà ngoại giao của các nước khác.
Trong bài giảng, dựa vào các bài đọc Kinh thánh, Đức Hồng Y Parolin đã ví Ukraine đau thương như “sa mạc”, biểu tượng của những gì có vẻ là mất mát, nhưng cũng từ những đống gạch vụn, từ một tình trạng dường như không lối thoát, những người của Chúa không nản chí thất vọng, vì biết rằng sa mạc cũng có thể trổ hoa. Đức Hồng Y nói: “Hòa bình là một loan báo đến từ chính Thiên Chúa. Chính Chúa là Đấng biến đổi những gì dường như đã mất mát. Không có tình trạng nào không thể được Thiên Chúa chữa lành. Cả sa mạc cũng có thể hy vọng”.
Đề cập đến thực trạng của Ukraine hiện nay, Đức Hồng Y Quốc vụ khanh Tòa Thánh nhận định rằng những thất bại trong các nỗ lực hòa bình ảnh hưởng trên dân chúng, trong khi máu và nước mắt tiếp tục đổ ra, nhưng cho dù những cố gắng của con người bị thất bại, hòa bình vẫn là điều có thể, nó có thể nếu chúng ta muốn. Thiên Chúa yêu cầu sự sẵn sàng của chúng ta. Bạo lực và bất công không những tạo nên một thiệt hại bên ngoài, nhưng cả bên trong: thiệt hại bên ngoài cho người đón nhận, và thiệt hại bên trong cho người gây ra. Chính từ đó nảy sinh những oán hận. Vì thế, cần bảo vệ một thiện ích lớn hơn, và giơ má bên kia, không có nghĩa là khuất phục trước bất công, trái lại, đó chính là sự thực thi công lý. Chúa không đòi những sự bất công. Giơ má bên kia có nghĩa là noi gương Chúa Giêsu tố giác sự ác để không chấp nhận nó.
Đức Hồng Y Parolin cũng cảnh giác rằng: “Điều hợp pháp là tự vệ chống lại kẻ cường quyền, nhưng nhất là những kẻ muốn oán ghét và bất công. Nhưng không thể chấm dứt sự ác bên ngoài nếu nó lan tỏa trong tâm hồn chúng ta. Qua đó, Đức Hồng Y ngụ ý kêu gọi chính quyền Ukraine hãy tỏ ra sẵn sàng đối với hòa bình, như Chúa yêu cầu chúng ta. Đó là một yêu cầu rõ ràng và trực tiếp của Chúa”.
Tuy nhiên, như Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk nêu rõ với Tòa Thánh, cho đến nay phía Nga không đưa ra bất cứ đề nghị thương thảo nào.
Trong diễn biến mới nhất, phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov nói với các nhà báo hôm thứ Năm rằng cuộc xâm lược của Mạc Tư Khoa vào Ukraine sẽ tiếp tục bất kể điều kiện thời tiết như thế nào, khi tuyết và nhiệt độ lạnh giá tấn công đất nước.
Khi được hỏi về việc hàng triệu người không có điện sau các cuộc tấn công lớn vào Ukraine trong tuần này do nhiệt độ dự kiến sẽ giảm hơn nữa ở nước này, Peskov cho biết: “Chiến dịch quân sự đặc biệt vẫn tiếp tục và việc nó có tiếp tục không phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, thời tiết”.
Theo Peskov, chính quyền Kyiv không sẵn sàng đàm phán nữa. Và nếu có, họ muốn các cuộc đàm phán phải “công khai”, là điều mà Mạc Tư Khoa không thể chấp nhận.
“Thật khó để tưởng tượng các cuộc đàm phán công khai, không có chuyện đó. Và thậm chí còn hơn thế nữa với các cuộc đàm phán công khai phải xảy ra trong các tình huống như vậy,” Peskov nói.
Nhấn mạnh thêm về lý do tại sao hàng triệu dân thường đang phải chịu cảnh không có điện và nhiệt, ông Peskov đề cập đến “sự không sẵn lòng của phía Ukraine trong việc giải quyết các vấn đề, không chịu tham gia vào các cuộc đàm phán”.
Một số bối cảnh: Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã nhiều lần nói trong nhiều tháng chiến tranh rằng Ukraine sẵn sàng tham gia các cuộc đàm phán ngoại giao với người Nga. Nhưng ông đã ký một sắc lệnh vào đầu tháng 10 loại trừ bất kỳ cuộc đàm phán nào với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Sắc lệnh đó được đưa ra để đáp trả việc Nga tự tuyên bố sáp nhập các vùng lãnh thổ ở miền đông Ukraine sau các cuộc trưng cầu dân ý giả tạo ở đó.
Hôm thứ Ba, trong cuộc nói chuyện với các nhà lãnh đạo đang tham dự G20 tại Bali, Indonesia, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã phác thảo 10 điều kiện tiên quyết để đàm phán với Nga. Đáp lại, cựu tổng thống Nga Dmitry Medvedev, hiện là phó chủ tịch Hội Đồng An Ninh Quốc Gia ngạo nghễ tuyên bố rằng 10 điều kiện là nhiều quá, phía Nga chỉ đưa ra một điều kiện với người Ukraine là hãy đầu hàng ngay lập tức.
Đầu hàng chắc chắn không thể gọi là thương thảo.
Đánh bại hai Lữ Đoàn Dù, Ukraine giải phóng 12 thị trấn Luhansk. Khôi hài: Lính Nga giơ tay hàng UAV
VietCatholic Media
15:46 20/11/2022
1. Cờ Ukraine tung bay trên 12 khu định cư ở vùng Luhansk sau khi hai Lữ Đoàn Dù Nga tổn thất nặng nề.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều Chúa Nhật 20 tháng 11, Thống Đốc Luhansk là ông Serhiy Haidai cho biết 12 khu định cư đã được giải phóng khỏi quân xâm lược Nga ở vùng Luhansk chỉ trong vòng 24 giờ từ trưa thứ Bẩy đến trưa Chúa Nhật.
“Người Nga đã tung một lực lượng rất lớn ở mặt trận phía đông, ở Donbas. Tuy nhiên, quân xâm lược Nga đã không thể phá vỡ được các tuyến các phòng thủ của chúng ta, ngay cả tại Bakhmut và Avdiivka là những nơi chúng đã tấn công trong hơn bốn tháng qua. Tất nhiên, điều này đòi hỏi chúng ta phải tập trung một lực lượng đáng kể ở đó. Tuy vậy, chúng ta vẫn có đủ lực lượng để giải phóng khu vực Luhansk. Mười hai khu định cư hiện đang dưới cờ Ukraine chỉ trong 24 giờ qua.”
Theo lời của ông, sau những thất bại ở nhiều địa phương và sự thất bại của các kế hoạch chiến lược, Nga muốn giành chiến thắng ít nhất ở một nơi nào đó, bất kể chỗ nào miễn thắng là được.
“Sau khi các kế hoạch chiến lược của kẻ thù thất bại, chúng không thể chiếm được Kyiv, chịu thất bại ở các hướng Kharkiv, Lyman và Kherson, tất cả những gì còn lại là cố gắng đạt được một số chiến thắng chiến thuật. Vì trong chiến tranh và thậm chí trước đó, một trong những câu chuyện tuyên truyền của Nga là 'giải phóng người dân Donbas', nên rõ ràng là họ muốn tiếp cận biên giới hành chính của các vùng Luhansk và Donetsk. Nhưng, nếu họ đến được những biên giới này, họ sẽ muốn chiếm toàn bộ khu vực Zaporizhzhia”, Thống Đốc Serhiy Haidai nhấn mạnh.
Ông Haidai ghi nhận các Lữ Đoàn Dù được tăng phái từ phía Nam cho chiến trường vùng Luhansk phần đông đã kiệt sức và mặc dù họ là các đơn vị thuộc loại thiện chiến nhất của Nga, họ vẫn bị thua dễ dàng vì không có tinh thần chiến đấu, không có thời gian dưỡng quân và đã mất nhiều khí tài chiến tranh quan trọng khi rút lui khỏi Kherson. Tối thiểu hai Lữ Đoàn Dù của Sư Đoàn Dù Tấn Công Miền Núi số 7 đã bị tổn thất nặng khi bị điều động vào vùng Luhansk.
Liên tiếp trong tuần qua, Nga đã tung ra các cuộc tấn công hỏa tiễn rất ồ ạt vào các lãnh thổ khác nhau của Ukraine. Phát ngôn nhân Lực lượng Không quân Ukraine Yurii Ihnat nhận định rằng bằng các cuộc tấn công hỏa tiễn lớn, người Nga muốn Ukraine đàm phán theo các điều khoản của họ.
Ông nhận định rằng những trận chiến khốc liệt đang diễn ra ở Donbas, nhưng còn quá sớm để nói về một cuộc tấn công trực diện trên diện rộng
“Lý do đầu tiên biện minh cho các cuộc tấn công hỏa tiễn ồ ạt là họ muốn đánh bại chúng tôi. Rõ ràng là họ muốn áp đặt một số điều kiện nhất định, họ muốn bắt chúng ta đàm phán theo những điều kiện của họ,” Ihnat nói.
“Có lẽ còn quá sớm để nói về một cuộc tấn công đáng chú ý. Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy rằng các cuộc chiến khốc liệt đang diễn ra ở Donbass. Chiến tuyến phía trước đã phần nào ổn định.”
Theo Ihnat, người Nga đang sử dụng lực lượng mà họ có sau khi rút ra khỏi thành phố Kherson. Quân xâm lược đang triển khai lại các đơn vị này theo hướng đông, cũng như một số đơn vị khác từ Belarus.
2. Lính Nga đầu hàng trước máy bay không người lái của Ukraine. Điều này đã xảy ra trước đây.
Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ có bài tường trình nhan đề “Russian Soldiers Are Surrendering To Ukrainian Drones. This Has Happened Before”, nghĩa là “Lính Nga đầu hàng trước máy bay không người lái của Ukraine. Điều này đã xảy ra trước đây”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân
Bắn hỏa tiễn, thả bom nhỏ và phát hiện mục tiêu cho pháo binh, máy bay không người lái của quân đội Ukraine chắc chắn là đóng một vai trò quan trọng cho hàng trăm, nếu không muốn nói là hàng ngàn thương vong của Nga khi cuộc chiến rộng lớn hơn của Nga với Ukraine đang bước vào tháng thứ mười.
Trong ví dụ mới nhất về một người lính bằng xương bằng thịt đầu hàng một robot bằng nhựa và kim loại, một người lính Nga dường như đang ở đâu đó ở vùng Donbas, miền đông Ukraine, đã bỏ vũ khí và giơ tay lên khi một máy bay không người lái kiểu máy bay trực thăng 4 cánh quạt của Lữ đoàn cơ giới 54 quân Ukraine xuất hiện trên đầu anh ta.
Giơ tay lên trời, người lính Nga đi theo máy bay không người lái về phía phòng tuyến của Ukraine. “Máy bay không người lái là kẻ thù khốc liệt nhất của quân xâm lược,” Bộ Quốc phòng Ukraine tuyên bố trên mạng xã hội. “Nhưng hóa ra, không phải tất cả đều như thế. Chiếc máy bay không người lái này đã giúp người lính xâm lược nhận ra rằng đầu hàng là cơ hội sống sót duy nhất cho anh ta”.
Binh lính đầu hàng máy bay không người lái là điều đã xảy ra trước đây. Nhiều lần, trên thực tế.
Máy bay không người lái điều khiển bằng sóng vô tuyến đầu tiên đã bay trên bầu trời vào năm 1917. Đến những năm 1960, máy bay không người lái đã được sử dụng rộng rãi trong quân sự. Máy bay không người lái động cơ phản lực Lightning Bug của Không quân Hoa Kỳ đã thực hiện hàng nghìn nhiệm vụ trinh sát tầm xa trong Chiến tranh Việt Nam.
Truyền thông vệ tinh, GPS và phát trực tuyến video khiến máy bay không người lái trở nên hữu ích hơn rất nhiều bắt đầu từ cuối những năm 1980. Quân đội Hoa Kỳ, Hải quân Hoa Kỳ và Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đã bay máy bay không người lái Pioneer điều khiển bằng cánh quạt như một phần của chiến dịch không kích ở Kuwait và Iraq vào năm 1991. Đó rõ ràng là khi máy bay không người lái bắt được tù nhân chiến tranh đầu tiên của họ.
Một máy bay không người lái Pioneer của Hải quân, phóng từ boong tàu chiến USS Missouri, đã phát hiện ra các mục tiêu cho các khẩu pháo 16 inch của Missouri. Bảo tàng Hàng không và Vũ trụ Quốc gia lưu ý rằng trong khi một chiếc Pioneer khác đang đánh giá thiệt hại do cuộc bắn phá của hải quân nhắm vào các vị trí của Iraq trên đảo Faylaka gần Thành phố Kuwait, một số binh sĩ Iraq đã “ra hiệu ý định đầu hàng máy bay khi chiếc Pioneer xà xuống họ”. Lực lượng bộ binh của liên minh đổ bộ lên đảo và bắt giữ những người Iraq.
Bảo tàng giải thích: “Đó là lần đầu tiên quân địch đầu hàng một phương tiện bay không người lái. Đó không phải là lần cuối cùng. Riêng vào năm 1991, một nhóm khoảng 40 người Iraq đã đầu hàng một chiếc Pioneer khác.
31 năm sau, các lực lượng vũ trang Ukraine và Nga đã triển khai hàng ngàn máy bay không người lái. Các mô hình nhỏ, bán sẵn có giá vài nghìn đô la cũng như các mô hình lớn kiểu Predator có giá hàng triệu đô la. Cả hai bên đã sử dụng máy bay không người lái của mình để dụ quân địch đầu hàng.
Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov, cho biết: “Các nhà khai thác máy bay không người lái... gửi tin nhắn SMS kêu gọi hạ vũ khí tới các điện thoại thuê bao của các nhà khai thác di động mà những người theo chủ nghĩa dân tộc đang sử dụng”
Không có bằng chứng nào cho thấy máy bay không người lái “nhắn tin đầu hàng” của Nga đã thành công. Ngược lại, máy bay không người lái bắt tù binh của Ukraine đã đạt được một số thành công đáng kể.
Các lực lượng Ukraine ở khu vực Kherson ở miền nam Ukraine được cho là đã trang bị một máy bay không người lái có loa và phát đi lời kêu gọi đầu hàng, trong cuộc phản công của Ukraine bắt đầu ở vùng này vào cuối tháng 8.
Ba người Nga ném vũ khí xuống và giơ tay lên trời. “Điều này cho thấy cách máy bay không người lái có thể được sử dụng không chỉ để cứu mạng người Ukraine mà còn để bắt giữ binh lính Nga”, một nhà điều hành máy bay không người lái Ukraine nói với Đại hội Thế giới về máy bay không người lái tại Ukraine.
Mười tuần sau, người lính Nga đơn độc đó đã theo một chiếc máy bay không người lái quadcopter của Ukraine để ra đầu hàng. Với tốc độ ngày càng tăng mà những người lính Nga đang chết đói, bỏ cuộc và đầu hàng người Ukraine, sẽ không ngạc nhiên nếu máy bay không người lái trong những tuần và tháng tới bắt được nhiều tù binh hơn nữa.
3. Chánh văn phòng tổng thống Ukraine xác nhận Nga không hề muốn thương thảo với Ukraine
Mạc Tư Khoa chưa chính thức liên lạc với Kyiv về các cuộc đàm phán hòa bình, nhưng Nga sẽ phải rút hoàn toàn lực lượng của mình để các cuộc đàm phán diễn ra
Andriy Yermak, chánh văn phòng tổng thống Ukraine, cho biết:
“Chúng tôi không có tin tức chính thức nào từ phía Nga về việc đàm phán.”
Ông nói thêm rằng bất kỳ cuộc đàm phán nào không dựa trên chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine trong giới hạn biên giới được quốc tế công nhận là “không thể chấp nhận được”
Yermak nói thêm:
“Bước đầu tiên cần làm từ phía Nga là rút toàn bộ quân đội Nga khỏi lãnh thổ Ukraine”.
Ông cho biết như trên bằng tiếng Anh qua liên kết video tại Diễn đàn An ninh Quốc tế Halifax đang diễn ra ở Canada.
Nhận xét của ông được đưa ra một ngày sau khi tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskiy, bác bỏ ý tưởng về một “thỏa thuận ngừng bắn ngắn” với Nga, nói rằng điều đó sẽ chỉ khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn.
4. Nga không kích tại trung tâm nhân đạo Kherson, 5 người bị thương
Khi cư dân Kherson đang nhận bánh mì tại một trung tâm nhân đạo ở Kherson, người Nga đã nổ súng vào địa điểm này, khiến 5 người bị thương.
Phó Chánh Văn phòng Tổng thống Ukraine, Kyrylo Tymoshenko, cho biết
“Những kẻ khủng bố Nga đã nổ súng vào một điểm nhân đạo khi bánh mì đang được trao cho mọi người. Điều này đã xảy ra ở Bilozerka, vùng Kherson. Do một cuộc tấn công đê hèn, năm người đã bị thương”.
Tymoshenko cũng báo cáo rằng vào ngày hôm qua, 18 tháng 11, một phương tiện đã trúng mìn trên đoạn đường cao tốc giữa Beryslav và Zmiyivka, khiến một người thiệt mạng và một người khác bị thương.
Theo báo cáo của Ukrinform, Phó Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine Kyrylo Tymoshenko cho biết 3 người đã bị thương ở vùng Kherson do cuộc tấn công của Nga vào ngày 18 tháng 11.
5. Các đơn vị Nga hoàn thành huấn luyện ở Belarus. Putin tăng quân cho vùng Luhansk
Trong bản báo cáo hôm Chúa Nhật 20 tháng 11, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết trên lãnh thổ Belarus, các cuộc tập trận quân sự của các đơn vị riêng lẻ thuộc lực lượng vũ trang Nga đã được hoàn thành. Theo báo cáo của Bộ tổng tham mưu quân đội Nga, hôm Chúa Nhật 20 tháng 11, cuộc huấn luyện quân sự của Sư đoàn súng trường cơ giới hóa số 2 với Tập đoàn quân xe tăng 1 diễn ra ở vùng Brest, Belarus đã kết thúc.
Quân đội Nga đã thực hiện hai cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và 12 cuộc tấn công bằng hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt vào thứ Bảy. Các cơ sở hạ tầng dân sự ở Sviatohirsk, vùng Donetsk, đã bị hư hại do một trong những cuộc tấn công.
Theo Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine sự gia tăng số lượng các đơn vị Nga đã được ghi nhận ở Luhansk. Tuy nhiên, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov nhận định rằng các quân nhân được triệu tập trong cái gọi là chiến dịch động viên một phần có tinh thần rất thấp, ở trong tình trạng tâm lý kém, và hỗ trợ hậu cần không đạt yêu cầu. Một số quân nhân đã được cấp đồng phục lỗi thời và thiết bị đã hết thời hạn sử dụng hợp lý. Khí tài quân sự phần lớn ở tình trạng kỹ thuật kém, thường xuyên phải sửa chữa.
6. Zelenskiy cho biết các khu vực Kyiv, Odesa và Kharkiv đang gặp hầu hết các vấn đề về điện
Trong bài phát biểu hàng đêm của mình, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy nói rằng công việc khôi phục điện vẫn tiếp tục ở các khu vực bị Nga tấn công vào cơ sở hạ tầng trong tuần này.
“Chúng tôi đang làm việc trên khắp đất nước để ổn định tình hình,” ông nói.
“Các vấn đề về điện nhiều nhất là ở thành phố Kyiv và vùng Kyiv, thành phố Odesa và vùng Odesa, thành phố Kharkiv và vùng Kharkiv. Vinnytsia, Ternopil, Cherkasy, Chernihiv và các khu vực khác – các công nhân năng lượng đang làm mọi thứ có thể để mang lại cho mọi người một cuộc sống bình thường”.
Zelenskiy cũng cảm ơn Thủ tướng Vương quốc Anh Rishi Sunak vì đã gặp ông ở Kyiv.
“Cảm ơn Rishi, ngài Thủ tướng, vì ngài sẵn sàng bảo vệ tự do mạnh mẽ hơn nữa với chúng tôi. Chúng tôi cũng có một số quyết định rất cần thiết – chúng tôi đã đồng ý về chúng ngày hôm nay,” Zelenskiy nói.
7. Nga tung ra video cho thấy những người lính Nga thiệt mạng sau khi đã đầu hàng lực lượng Ukraine
Nga cáo buộc Ukraine phạm tội ác chiến tranh trong một video được tung lên mạng xã hội mà Mạc Tư Khoa nói cho thấy các binh sĩ Nga thiệt mạng sau khi đã đầu hàng lực lượng Ukraine. Video này được tung ra trong bối cảnh có các báo cáo về tình trạng quân Nga trong vùng Donbas ra đầu hàng tập thể quân Ukraine.
Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov, cho biết video được quay ở ngoại ô làng Makiivka, thuộc vùng Luhansk phía đông, cách thành phố Lyman khoảng 40 km về phía đông bắc.
Video được cho là được quay vào ngày 12 tháng 11. Ngôi làng được tuyên bố giải phóng khỏi sự kiểm soát của Nga trong một thông báo của chính quyền quân sự khu vực Luhansk vào ngày 13 tháng 11.
Theo CNN, video clip này đã được chỉnh sửa nhằm mục đích chiếu cảnh những người lính Nga đang đầu hàng, một số người đàn ông nằm trên mặt đất với hai tay che đầu. Nhiều binh sĩ khác được nhìn thấy từng người một bước ra từ một tòa nhà và nằm xuống cạnh họ trong sân.
Có thể nghe thấy một giọng nói dường như chỉ đạo việc đầu hàng hét lên: “Ra ngoài, từng người một. Ai trong số các bạn là sĩ quan? Mọi người đã ra chưa? Đi ra ngoài!”
Một đoạn clip thứ hai được quay sau đó từ một máy bay không người lái phía trên cùng một địa điểm cho thấy thi thể của những người có vẻ giống những người lính Nga trong sân, hầu hết chỉ cách nơi họ nằm trong đoạn clip đầu tiên vài mét. Có thể nhìn thấy rõ những vũng máu ở một số nơi.
CNN đã không thể xác minh chính xác những gì đã xảy ra trong video clip đầu tiên và không rõ chính xác điều gì đã xảy ra trong khoảng thời gian trôi qua giữa clip đầu tiên và clip thứ hai.
Marta Hurtado, phát ngôn viên của Văn phòng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, cho biết “Chúng tôi biết về các video và chúng tôi đang xem xét chúng. Các cáo buộc về các vụ hành quyết tập thể những người tham chiến cần được điều tra nhanh chóng, đầy đủ và hiệu quả, và bất kỳ thủ phạm nào cũng phải chịu trách nhiệm.”
Trung tướng Konashenkov đã tố cáo điều mà ông gọi là “vụ giết hại có chủ ý và có phương pháp đối với hơn 10 quân nhân Nga đang nằm bất động bằng những phát đạn trực tiếp vào đầu”, và cáo buộc đây là tội ác chiến tranh mới nhất do Lữ Đoàn Dù số 80 của Ukraine gây ra trong cuộc chiến.
Một phát ngôn viên của lữ đoàn Dù số 80 của Ukraine nói với CNN rằng anh ta không nhận ra bất kỳ người đàn ông nào trong clip.
Hành quyết tù binh chiến tranh là một tội ác chiến tranh theo Công ước Geneva, cũng như hành động giả vờ đầu hàng.
Đầu tuần, trong một cuộc họp báo với các nhà báo trước khi các video về câu chuyện ở Makiivka được phổ biến rộng rãi, người đứng đầu Phái bộ Giám sát Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc tại Ukraine, Matilda Bogner, nói rằng Liên Hiệp Quốc đã nhận được các báo cáo đáng tin cậy về việc tra tấn và ngược đãi tù nhân chiến tranh của cả Nga và Ukraine.
Khi được yêu cầu so sánh mức độ lạm dụng đã xảy ra, Bogner cho biết việc người Nga ngược đãi tù nhân Ukraine là “khá có hệ thống”, trong khi bà nói rằng việc Ukraine ngược đãi binh lính Nga là “không có hệ thống”.
Một nhóm chuyên gia của Liên Hiệp Quốc cho biết vào tháng 9 rằng cuộc điều tra của họ đã tìm thấy bằng chứng cho thấy tội ác chiến tranh đã được thực hiện trong cuộc chiến của Nga ở Ukraine, bao gồm các trường hợp hãm hiếp và tra tấn trẻ em.
8. Những người lính Nga đang chạy trốn đang bỏ lại phía sau ngày càng nhiều những khẩu pháo tốt nhất của họ
Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ có bài tường trình nhan đề “Fleeing Russian Troops Are Leaving Behind More And More Of Their Best Howitzers”, nghĩa là “Những người lính Nga đang chạy trốn đang bỏ lại phía sau ngày càng nhiều những khẩu pháo tốt nhất của họ”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân
2S19 là tăng pháo tự hành chủ lực của quân đội Nga. Nga có khoảng 850 khẩu pháo bánh xích 42 tấn trong kho khi mở rộng cuộc chiến với Ukraine vào cuối tháng 2.
Chín tháng sau, người Nga đã mất 91 chiếc 2S19 mà các nhà phân tích bên ngoài có thể xác nhận. Tồi tệ hơn, ít nhất 34 chiếc 2S19 mà Nga mất vẫn còn nguyên vẹn và nằm trong tay quân Ukraine. Thế là đủ để Ukraine có thể trang bị cho cả một lữ đoàn pháo binh.
Điều kỳ lạ là những chiếc 2S19 lẽ ra rất khó bị bắt sống như thế. Súng 152 ly của họ bắn đạn xa tới 22 dặm, tùy thuộc vào loại đạn. Điều đó sẽ đặt các khẩu đội 2S19 đủ xa phía sau tiền tuyến để kẻ thù gần như không thể đến gần và bắt sống chúng.
Việc người Nga mất quá nhiều 2S19 đang hoạt động là minh chứng cho hai điều: thứ nhất, tốc độ tiến công của Ukraine ngày càng nhanh; và thứ hai là sự cẩu thả ngày càng tăng của giới lãnh đạo Nga.
Không thiếu những bằng chứng bằng hình ảnh và video về những chiếc 2S19 gặp phải những số phận bất hạnh. Lần gần đây nhất, từ thứ Năm, cũng có thể mang tính biểu tượng nhất. Một chiếc 2S19 bị mắc kẹt trong một con mương bên đường ở đâu đó trong tỉnh Luhansk ở miền đông Ukraine, một người lính Ukraine vui vẻ ăn mừng trên tháp pháo khi một chiếc xe chở quân M-113 của quân đội Ukraine lao qua.
Chiếc 2S19 với tổ lái năm người rõ ràng đang đi cùng hướng với chiếc M-113 khi nó lao xuống mương. Đó là lúc nó đang rời khỏi mặt trận khi các lực lượng Ukraine tiến lên. Nhưng nó phóng không đủ nhanh.
Chiếc tăng pháo đặc biệt đó không phải là chiếc duy nhất gặp số phận đáng xấu hổ như vậy. Sau nhiều tháng bắn phá chuẩn bị, quân đội Ukraine vào cuối tháng 8 và đầu tháng 9 đã tiến hành hai cuộc phản công ở phía đông và phía nam. Cuộc phản công phía đông nhanh chóng giải phóng một nghìn dặm vuông của vùng Kharkiv trước khi xông vào khu vực Luhansk lân cận.
Các trung đoàn Nga tan vỡ và bỏ chạy, bỏ lại phía sau hàng trăm xe tăng, xe chiến đấu và tăng pháo - nhiều chiếc trong số chúng vẫn còn hoạt động rất tốt. Trong sáu tháng chiến đấu kết thúc vào ngày 1 tháng 9, quân Nga đã mất 61 chiếc 2S19. Hai tháng sau, số lượng tăng pháo bị xóa sổ đã tăng lên một phần ba. Rõ ràng là các khẩu đội Nga đang cho đi ngày càng nhiều khí tài chiến tranh khi họ rút lui.
Đối với quân đội Ukraine, đó là một vận may trời cho. Trước cuộc chiến tranh rộng lớn hơn, người Ukraine chỉ có 35 chiếc 2S19 và thay vào đó trang bị hầu hết các khẩu đội pháo binh của họ bằng những chiếc 2S1 và 2S3 cũ hơn. Những tổn thất gần đây bao gồm ba chiếc 2S19, nhưng 34 tăng pháo mà người Ukraine đã chiếm được từ người Nga nhiều hơn số cần thiết để bù đắp cho những tổn thất đó.
Quân đội Ukraine cơ động nhanh cho đến nay đã giảm một phần mười lực lượng 2S19 của Nga, trong khi tăng gần gấp đôi kho tăng pháo mạnh mẽ của chính họ. Và đây không phải là một hiện tượng cá biệt. Quân đội Ukraine cũng đã cân bằng lợi thế trước chiến tranh của quân đội Nga về xe tăng, bằng cách chiếm được nhiều xe tăng từ quân Nga hơn số xe tăng bị mất vào tay quân Nga.
Ngỡ ngàng: GM đã 84 tuổi xin ĐTC huyền chức để kết hôn. World Cup: Những điều không được làm ở Qatar
VietCatholic Media
17:01 20/11/2022
1. World Cup: Những điều người Công Giáo không được làm nếu đến Qatar
Hôm Chúa Nhật 20 tháng 11, Giải Túc Cầu thế giới đã bắt đầu tại Qatar, một quốc gia Hồi giáo được điều hành bởi luật Sharia, với những hình phạt nghiêm khắc đối với những người vi phạm các quy tắc tôn giáo của nước này. Người Công Giáo tham dự World Cup ở Qatar phải tránh tham gia các hoạt động tôn giáo công khai, không được công khai tuyên xưng tôn giáo của họ và bất kỳ nỗ lực nào để chuyển đổi người khác sang đức tin Công Giáo. Nếu không, họ có thể phải đối mặt với những hình phạt nặng nề đến mức có thể bị tử hình.
Hình phạt tử hình được áp dụng cho những ai xúc phạm Allah, cho dù bằng văn bản, bằng hình vẽ, cử chỉ hoặc bằng bất kỳ cách nào khác. Hình phạt này cũng dành cho ai xúc phạm kinh Koran, xúc phạm tôn giáo Hồi giáo hoặc bất kỳ nghi thức hoặc mệnh lệnh nào của Hồi Giáo. Xúc phạm một trong những nhà tiên tri bằng văn bản, bằng hình vẽ, cử chỉ hoặc bằng bất kỳ cách nào khác cũng phải chịu hình phạt tương tự.
Hình phạt 10 năm tù dành cho bất cứ ai thành lập hoặc tổ chức các cuộc gặp gỡ, hay các tổ chức chống lại nền tảng và nguyên tắc của Hồi giáo, hoặc quảng bá tôn giáo hoặc giáo phái khác.
Hình phạt 5 năm tù dành bất kỳ ai đóng góp cho bất kỳ tổ chức nào chống lại nền tảng và nguyên tắc của Hồi giáo, hoặc quảng bá tôn giáo hoặc giáo phái khác.
Hình phạt 2 năm cho những ai ai mang theo sách Kinh Thánh, các tài liệu, ảnh tượng, các bản ghi âm hoặc bất kỳ tài liệu kỹ thuật số khác nhằm quảng bá cho các tôn giáo khác.
Nói tóm lại, những người Công Giáo nên ngồi ở nhà theo dõi World Cup qua truyền hình; và nếu có tham dự World Cup ở Qatar thì cần phải tránh tham gia các hoạt động đức tin công khai, những hình thức công khai tuyên xưng tôn giáo của mình và bất kỳ nỗ lực nào để chuyển đổi người khác sang đức tin Công Giáo, nếu không sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc.
Source:religiondigital.org
2. Giáo dân ngỡ ngàng khi vị Giám Mục đã 84 tuổi xin Đức Thánh Cha huyền chức để kết hôn
Đức Cha Howard Hubbard đã thỉnh cầu Đức Thánh Cha Phanxicô cho huyền chức thành người giáo dân bình thường trong một tuyên bố hôm thứ Sáu.
Đức Cha Hubbard, 84 tuổi, đã phải đối mặt với cáo buộc cố ý bổ nhiệm lại các linh mục lạm dụng và không báo cáo các trường hợp lạm dụng cho cơ quan thực thi pháp luật.
Vị giám mục cho biết quyết định xin huyền chức thành giáo dân của ngài được đưa ra vì những hạn chế đối với thừa tác vụ linh mục của ngài – một tuyên bố mà giáo phận Albany đã bác bỏ là không đúng sự thật vào hôm thứ Bảy.
Các nguồn tin của giáo phận Albany đã nói với tờ The Pillar rằng vị giám mục đã bày tỏ hy vọng được kết hôn nếu ngài được Vatican cho phép huyền chức. The Pillar đã liên lạc với Đức Cha Hubbard nhưng không được trả lời.
Vị giám mục đã thông báo qua một tuyên bố vào ngày 18 tháng 11 rằng ngài đã yêu cầu Vatican cho rời bỏ tình trạng giáo sĩ, một động thái bất thường đối với một giám mục, đặc biệt là một giám mục đã nghỉ hưu.
Tuyên bố của Đức Cha Hubbard không đưa ra bất kỳ dấu hiệu nào về kế hoạch tương lai của ngài ngoài hy vọng “phục vụ Chúa và những người trong cộng đồng của tôi với tư cách là một giáo dân”.
Các nguồn tin từ giáo phận Albany đã nói với The Pillar rằng Đức Cha Hubbard đã yêu cầu một sự miễn trừ cụ thể khỏi nghĩa vụ sống độc thân của giáo sĩ, và dự định kết hôn sau khi được cho phép.
Các nguồn tin tương tự nói với The Pillar rằng vị giám mục đã bắt đầu mối quan hệ với một phụ nữ kém ngài vài chục tuổi.
Đức Cha Hubbard điều hành giáo phận Albany của thành phố New York từ năm 1977 đến năm 2014 khi ngài nghỉ hưu.
Source:Pillar Catholic
3. Các giám mục Đức bảo đảm với Vatican sẽ không có ly giáo nhưng thề sẽ phong chức cho phụ nữ
Các giám mục Công Giáo của Đức hôm thứ Bảy nhấn mạnh rằng quá trình cải cách của họ sẽ không dẫn đến ly giáo và thề sẽ tiến hành các cải cách, sau các cuộc họp căng thẳng với các quan chức Vatican, những người muốn có một lệnh cấm đối với các đề xuất phong chức cho phụ nữ, chúc lành cho các cặp đồng giới và thay đổi giáo huấn của Giáo Hội về tính dục.
Người đứng đầu Hội Đồng Giám Mục Đức, Đức Giám Mục Georg Bätzing, đã thông báo cho các phóng viên về chuỗi cuộc gặp kéo dài một tuần giữa ngài và 60 giám mục Đức khác với Đức Thánh Cha Phanxicô và những người đứng đầu các cơ quan trung ương Tòa Thánh. Chuyến thăm định kỳ 5 năm một lần lần này có tầm quan trọng lớn hơn rất nhiều do Giáo Hội tại Đức đang tiến hành cái gọi là Tiến Trình Công Nghị. “Tiến Trình Công Nghị” của Đức là một quá trình tập hợp giáo dân và giám mục để thảo luận về bốn chủ đề chính: quyền lực được thực thi như thế nào trong Giáo hội; luân lý tình dục; chức tư tế; và vai trò của phụ nữ.
Tóm tắt quan điểm của Đức, Bätzing cho biết Giáo Hội Đức sẽ không đưa ra các quyết định mà chính Vatican phải đưa ra, và nói rằng những người bên ngoài, những người lo ngại về quá trình cải cách, chẳng hiểu gì về những gì thực sự đang được tranh luận.
“Chúng tôi là người Công Giáo,” Bätzing nói trong một cuộc họp báo. “Nhưng chúng tôi muốn trở thành người Công Giáo theo một cách khác.”
Hàng giáo phẩm ở Đức và nhóm giáo dân Công Giáo có ảnh hưởng của đất nước cho biết họ đưa ra các cải cách sau khi một báo cáo năm 2018 cho thấy hàng ngàn tội lỗi lạm dụng đã được các nhà lãnh đạo Giáo Hội Đức che đậy một cách có hệ thống. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc rằng tuy tội lỗi lạm dụng tính dục là một vấn đề nghiêm trọng của Giáo Hội,nhưng tại sao để giải quyết tội lỗi lạm dụng tính dục cần phải cho người Tin lành được rước lễ trong các thánh lễ Công Giáo? Tại sao phải chúc lành và công nhận các kết hiệp đồng tính, phong chức linh mục cho phụ nữ, bãi bỏ luật độc thân linh mục, thay đổi giáo huấn về tính dục, giải thích lại Kinh Thánh về đồng tính luyến ái, tái định nghĩa lại hôn nhân? Họ nghi ngờ rằng tai tiếng lạm dụng tình dục giáo sĩ chỉ là chiêu bài cho các Giám Mục Đức tung ra những nghị trình mà họ đã ấp ủ từ lâu.
Cũng có những quan ngại về tính hiệu quả của các đề xuất được đưa ra. Tất cả các đề xuất của Hồng Y Marx, và Giám Mục Georg Bätzing như chúc lành và công nhận các kết hiệp đồng tính, phong chức linh mục cho phụ nữ, bãi bỏ luật độc thân linh mục, thay đổi giáo huấn về tính dục, giải thích lại Kinh Thánh về đồng tính luyến ái đều là những vấn đề đã được anh em Tin lành chấp nhận nhưng tỷ lệ bỏ đạo còn cao hơn.
Các đề xuất của các Giám Mục Đức hiện nay cũng sẽ tạo ra những kỳ vọng nào đó đối với một số thành phần giáo dân Đức. Một khi những kỳ vọng này trở thành thất vọng, mà chắc chắn sẽ là như thế, người ta sẽ chứng kiến một làn sóng lũ lượt rời bỏ Giáo Hội.
Source:AP