Phụng Vụ - Mục Vụ
Người Khác Là Hồng Ân - Lễ Chúa Kitô Vua A.22.11.2020
Lm Francis Lý văn Ca
03:25 20/11/2020
Thay lời tựa:
Bài suy niệm nầy được ‘thâu lượm’ từ nhiều nguồn hoặc bài viết trong nhiều năm. Nhận thấy bài Tin Mừng của ngày Chủ Nhật Lễ Chúa Giêsu là Vua cuối năm Phụng Vụ - về Ngày Chung Thẩm - Phán Xét - ám hạp với các sự việc xảy ra chung quanh chúng ta hằng ngày mà đôi lúc vì quá bận lo toan chúng ta ‘quên đi’ những gương mặt đó là của chính ‘Thầy Chí Thánh Giêsu - Người Khác Là Hồng Ân’… Francis Lý văn Ca
Trong suốt năm phụng vụ, Giáo Hội đã lần lượt trình bày với chúng ta những mầu nhiệm của Thiên Chúa trong tương quan với ơn cứu rỗi. Hôm nay, Giáo Hội như muốn tóm tắt sứ điệp của toàn năm phụng vụ bằng cách long trọng mừng lễ Chúa Kitô Vua. Chúa Kitô là Vua, là danh hiệu mà những người lên án Chúa gán cho Ngài khi xử tử Ngài. Họ sợ Ngài xưng hùng dấy động, phá rối trị an trong một xã hội đang bị đế quốc Lamã thống trị. Quả thực sự dấy động đó cũng có, nhưng không trên bình diện chính trị hay quân sự mà là trên bình diện sâu thẳm của con người: Chúa Giêsu đã đảo lộn tất cả những hiểu biết của chúng ta về Thiên Chúa, về sự tương qua của Ngài với những kẻ nhỏ bé thấp hèn trong xã hội và về cái chung cuộc của đời ta trong kiếp sống con người. Chúa Giêsu đã đồng hóa Ngài với những người có tên tuổi, có màu da, có khuôn mặt mà chúng ta từng gặp qua trong cuộc sống. Một khi Chúa Kitô nói đến những người đó, chúng ta sẽ nhận diện họ là ai ngay. Nhưng chỉ kẹt một điều, như những người dữ đã phân bua với Chúa trong bài Tin Mừng chúng ta nghe hôm nay, chúng ta đâu có ngờ Chúa lại đồng hoá chúng ta với những người đó. Nếu biết trước, chắc là chúng ta sẽ cho nếu chưa cho, nếu cho rồi chắc sẽ cho thêm nhiều hơn:
NGÀI LÀ AI???
* Ngài là người đàn bà góa bụa, sức học chẳng là bao, ở nhà thuê, lãnh trợ cấp sống qua ngày. Ngài là cụ già không tên tuổi, sớm đau chiều ốm, ở nương nhờ con cháu, không nói được một câu tiếng Anh.
* Ngài là anh học trò nghèo, ngoài những giây phút trên ghế nhà trường, giờ rãnh rỗi cuối tuần đi làm thêm kiếm tiền gởi về nuôi mẹ già cha đang tù tội ở quê nhà.
* Ngài là em thiếu nhi sống bên những người bảo trợ, vì một lý do nào đó mà em sẽ không bao giờ bảo lãnh được cha mẹ em sang, đang cần sự nâng đỡ của Cộng Đoàn-Xứ Đạo.
* Ngài là một anh thanh niên đang yếu đau liệt lào cô quạnh nơi căn gác mướn.
* Ngài là người đang ở giữa những bức tuờng của trại giam cần sự thăm nuôi của bạn bè mà lúc thiếu thời gắn bó keo sơn chí tình.
* Ngài cũng có thể là gương mặt của một gia đình bị chủ đuổi nhà gấp rút mà đã nài van chúng ta cho ở đỡ, tạm ít hôm để tìm nhà mà chúng ta đã từ chối khéo…
Chúa sẽ nói với chúng ta về những gương mặt đó trong ngày thẩm phán: Ta góa bụa, thất học, yếu đau, nghèo túng, bị giam cầm mà chúng ta đã gặp mỗi tuần nơi thánh đường-trung tâm nầy, trong xã hội, quốc gia đang sống mà không một lần mỉm cười thân thiện, rộng tay giúp đỡ hoặc một lần thăm viếng khi yếu đau tù tội hay cho trú nhờ nhà khi phải cơn ngặt nghèo...
Nếu xét về những khía cạnh tình người trên đây thì chúng ta thấy Chúa sao quá gần, khiến chúng ta không thể chạy tội được. Trong cuộc sống giữa xã hội hôm nay, Chúa muốn liên kết cuộc đời của chúng ta với tha nhân, nhất là những người kém may mắn. Chính họ sẽ làm cho cuộc đời của chúng ta có ý nghĩa hay không ý nghĩa. Chính cách chúng ta đối xử với người cô thân cô thế, những người sống bên lề xã hội hay bị xã hội ruồng bỏ sẽ làm cho địa vị, bằng cấp, sự học vấn, đạo đức của chúng ta trở nên có ý nghĩa. Đó là điều mà mỗi người Công Giáo chúng ta phải lo lắng khắc khoải thực hành trong đời sống. Vì bộ mặt của Chúa Giêsu đang ẩn hiện, kêu mời chúng ta sau cái dáng dấp không hấp dẫn, xấu xí, tật nguyền, bị người đời khinh khi, tẩy chay, kỳ thị và bỏ rơi mà chúng ta đang thấy và gặp gỡ họ hằng ngày.
Hôm nay, Giáo Hội mời mỗi người trong chúng ta thử kiểm điểm, có bao giờ chúng ta cung cấp, giúp đỡ cho những người nghèo túng không? Trong cuộc sống nơi đây, có lẽ chúng ta chưa bao giờ gặp thấy một người chết vì đói. Tuy nhiên, qua báo chí, truyền thanh, truyền hình, chúng ta nghe thấy có biết bao trẻ em, người đói khát phải chết mỗi ngày ở các quốc gia đệ tam. Chẳng hạn như Lũ Lụt trong những tháng ngày qua trên Quê Hương Đất Nước của chúng ta…
Trước mhững cảnh tượng đó, đức ái Công Giáo đòi buộc chúng ta phải tỏ lộ lòng quảng đại, Anh Chị Em có giúp đỡ gì qua các cơ quan từ thiện không? Anh Chị Em có bớt được thời giờ nhàn rỗi để đi thăm viếng những người già lão, bệnh tật, cố thế, cô thân. Có bao giờ Anh Chị Em đi thăm những người tù tội chưa? Còn một hạng người tù nữa, không phải là ở trong bốn bức tường của một trại giam nhưng là những người già lão, cô đơn, sầu buồn trong những ngôi nhà không có ai là bạn để hàn huyên hay là những nạn nhân của Covid-19.
Trong ngày Chủ Nhật Lễ Chúa Kitô Vua hôm nay, Giáo Hội muốn ôn lại lời của Đức Kitô và nghĩa vụ chính yếu của chúng ta, những người Công Giáo. Giáo Hội muốn để cho những lời Chúa Kitô nói hôm nay làm giao động tâm hồn và cách sống của chúng ta. Hạnh phúc cho chúng ta vì là môn đệ của Chúa. Hôm nay, chúng ta khám phá ra, Chúa không xa chúng ta, Ngài ở bên chúng ta, không phải chỉ ở trong ngôi thánh đường hay Trung Tâm của Cộng Đoàn nầy, không chỉ ở trên trời nhưng là ở giữa anh chị em mà chúng ta đã, đang và sẽ tiếp xúc trong đời sống. Nếu chúng ta tìm đến gặp gỡ và nâng đỡ nhau trong cuộc sống thì chúng ta đã gặp gỡ được chính Chúa, như thế thì thiên đàng đang ở giữa chúng ta, và chúng ta đang sống trong một vương quốc của tình yêu và sự bình an.
Để kết thúc bài chia sẻ Lễ Chúa Kitô Vua, tôi muốn ghi lại bài viết: “Người Khác Là Hồng Ân” của một tác giả ‘Vô Danh’ mà tôi đã lượm lặt được khá lâu trên mạng lưới Internet, bài viết nầy rất thích hợp cho chủ đề mà tôi chia sẻ trong ngày Chủ Nhật cuối năm Phụng Vụ dịp lễ kính Chúa Kitô Vua hôm nay:
Người Khác Là Hồng Ân
Khi mở mắt chào đời trong tiếng khóc
Cạnh bên con đã có bóng người
Tiếng mẹ hiền ru khẽ nhẹ bên nôi
Cho con nhỏ an lòng trong giấc điệp.
Dần lớn lên con lại càng cảm nghiệm
Không có người con sẽ sống với ai?
Và nhờ ai mà có tấm hình hài?
Không người khác con trở thành vô dụng.
Cúi lạy Cha, xin cho con hiểu đúng
Quà Cha trao người khác đến cùng con
Là hồng ân thật to lớn vô cùng
Trong người khác, Đức Kitô có mặt.
Vì người khác, Đức Kitô cứu độ
Như cho con, Người ban hiến mạng mình
Nhận anh em là con nhận Thần Linh
Nhận sức sống, suối trường sinh Cha tặng.
Không một ai con có quyền xa cách
Vì Cha mong con đón nhận mỗi người...
Mỗi ưu tư, mỗi tiếng khóc, mỗi tiếng cười,
Mỗi nhịp sống của con người đồng loại.
Càng đón nhận, con lại càng biến đổi
Tấm lòng con bỏ ngỏ rộng thênh thang
Đón anh em là con sống Thiên Đàng
Vì người khác là đường đưa tới đích.
Vì người khác là Mùa Xuân Bất Diệt.
Bởi nhờ người, con biết cảm biết yêu
Bởi nhờ người, con được hưởng niềm vui
Và trao tặng niềm vui cho người khác.
Là tìm kiếm niềm vui cho người khác.
Là tôn kính, là phục vụ anh em
Là tha thứ, là yêu mến thảo hiền
Là đón nhận hồng ân Cha trao tặng.
Là sống đúng ý Cha hiền căn dặn
Con cùng Cha lo hạnh phúc cho đời.
Con cùng Cha lo hạnh phúc cho người
Hạnh phúc Cha con là YÊU NGƯỜI KHÁC.
Lễ Chúa Kitô Vua
Thornlie, Tây Úc 22.11.2020
Lm Francis Lý văn Ca
Bài suy niệm nầy được ‘thâu lượm’ từ nhiều nguồn hoặc bài viết trong nhiều năm. Nhận thấy bài Tin Mừng của ngày Chủ Nhật Lễ Chúa Giêsu là Vua cuối năm Phụng Vụ - về Ngày Chung Thẩm - Phán Xét - ám hạp với các sự việc xảy ra chung quanh chúng ta hằng ngày mà đôi lúc vì quá bận lo toan chúng ta ‘quên đi’ những gương mặt đó là của chính ‘Thầy Chí Thánh Giêsu - Người Khác Là Hồng Ân’… Francis Lý văn Ca
Trong suốt năm phụng vụ, Giáo Hội đã lần lượt trình bày với chúng ta những mầu nhiệm của Thiên Chúa trong tương quan với ơn cứu rỗi. Hôm nay, Giáo Hội như muốn tóm tắt sứ điệp của toàn năm phụng vụ bằng cách long trọng mừng lễ Chúa Kitô Vua. Chúa Kitô là Vua, là danh hiệu mà những người lên án Chúa gán cho Ngài khi xử tử Ngài. Họ sợ Ngài xưng hùng dấy động, phá rối trị an trong một xã hội đang bị đế quốc Lamã thống trị. Quả thực sự dấy động đó cũng có, nhưng không trên bình diện chính trị hay quân sự mà là trên bình diện sâu thẳm của con người: Chúa Giêsu đã đảo lộn tất cả những hiểu biết của chúng ta về Thiên Chúa, về sự tương qua của Ngài với những kẻ nhỏ bé thấp hèn trong xã hội và về cái chung cuộc của đời ta trong kiếp sống con người. Chúa Giêsu đã đồng hóa Ngài với những người có tên tuổi, có màu da, có khuôn mặt mà chúng ta từng gặp qua trong cuộc sống. Một khi Chúa Kitô nói đến những người đó, chúng ta sẽ nhận diện họ là ai ngay. Nhưng chỉ kẹt một điều, như những người dữ đã phân bua với Chúa trong bài Tin Mừng chúng ta nghe hôm nay, chúng ta đâu có ngờ Chúa lại đồng hoá chúng ta với những người đó. Nếu biết trước, chắc là chúng ta sẽ cho nếu chưa cho, nếu cho rồi chắc sẽ cho thêm nhiều hơn:
NGÀI LÀ AI???
* Ngài là người đàn bà góa bụa, sức học chẳng là bao, ở nhà thuê, lãnh trợ cấp sống qua ngày. Ngài là cụ già không tên tuổi, sớm đau chiều ốm, ở nương nhờ con cháu, không nói được một câu tiếng Anh.
* Ngài là anh học trò nghèo, ngoài những giây phút trên ghế nhà trường, giờ rãnh rỗi cuối tuần đi làm thêm kiếm tiền gởi về nuôi mẹ già cha đang tù tội ở quê nhà.
* Ngài là em thiếu nhi sống bên những người bảo trợ, vì một lý do nào đó mà em sẽ không bao giờ bảo lãnh được cha mẹ em sang, đang cần sự nâng đỡ của Cộng Đoàn-Xứ Đạo.
* Ngài là một anh thanh niên đang yếu đau liệt lào cô quạnh nơi căn gác mướn.
* Ngài là người đang ở giữa những bức tuờng của trại giam cần sự thăm nuôi của bạn bè mà lúc thiếu thời gắn bó keo sơn chí tình.
* Ngài cũng có thể là gương mặt của một gia đình bị chủ đuổi nhà gấp rút mà đã nài van chúng ta cho ở đỡ, tạm ít hôm để tìm nhà mà chúng ta đã từ chối khéo…
Chúa sẽ nói với chúng ta về những gương mặt đó trong ngày thẩm phán: Ta góa bụa, thất học, yếu đau, nghèo túng, bị giam cầm mà chúng ta đã gặp mỗi tuần nơi thánh đường-trung tâm nầy, trong xã hội, quốc gia đang sống mà không một lần mỉm cười thân thiện, rộng tay giúp đỡ hoặc một lần thăm viếng khi yếu đau tù tội hay cho trú nhờ nhà khi phải cơn ngặt nghèo...
Nếu xét về những khía cạnh tình người trên đây thì chúng ta thấy Chúa sao quá gần, khiến chúng ta không thể chạy tội được. Trong cuộc sống giữa xã hội hôm nay, Chúa muốn liên kết cuộc đời của chúng ta với tha nhân, nhất là những người kém may mắn. Chính họ sẽ làm cho cuộc đời của chúng ta có ý nghĩa hay không ý nghĩa. Chính cách chúng ta đối xử với người cô thân cô thế, những người sống bên lề xã hội hay bị xã hội ruồng bỏ sẽ làm cho địa vị, bằng cấp, sự học vấn, đạo đức của chúng ta trở nên có ý nghĩa. Đó là điều mà mỗi người Công Giáo chúng ta phải lo lắng khắc khoải thực hành trong đời sống. Vì bộ mặt của Chúa Giêsu đang ẩn hiện, kêu mời chúng ta sau cái dáng dấp không hấp dẫn, xấu xí, tật nguyền, bị người đời khinh khi, tẩy chay, kỳ thị và bỏ rơi mà chúng ta đang thấy và gặp gỡ họ hằng ngày.
Hôm nay, Giáo Hội mời mỗi người trong chúng ta thử kiểm điểm, có bao giờ chúng ta cung cấp, giúp đỡ cho những người nghèo túng không? Trong cuộc sống nơi đây, có lẽ chúng ta chưa bao giờ gặp thấy một người chết vì đói. Tuy nhiên, qua báo chí, truyền thanh, truyền hình, chúng ta nghe thấy có biết bao trẻ em, người đói khát phải chết mỗi ngày ở các quốc gia đệ tam. Chẳng hạn như Lũ Lụt trong những tháng ngày qua trên Quê Hương Đất Nước của chúng ta…
Trước mhững cảnh tượng đó, đức ái Công Giáo đòi buộc chúng ta phải tỏ lộ lòng quảng đại, Anh Chị Em có giúp đỡ gì qua các cơ quan từ thiện không? Anh Chị Em có bớt được thời giờ nhàn rỗi để đi thăm viếng những người già lão, bệnh tật, cố thế, cô thân. Có bao giờ Anh Chị Em đi thăm những người tù tội chưa? Còn một hạng người tù nữa, không phải là ở trong bốn bức tường của một trại giam nhưng là những người già lão, cô đơn, sầu buồn trong những ngôi nhà không có ai là bạn để hàn huyên hay là những nạn nhân của Covid-19.
Trong ngày Chủ Nhật Lễ Chúa Kitô Vua hôm nay, Giáo Hội muốn ôn lại lời của Đức Kitô và nghĩa vụ chính yếu của chúng ta, những người Công Giáo. Giáo Hội muốn để cho những lời Chúa Kitô nói hôm nay làm giao động tâm hồn và cách sống của chúng ta. Hạnh phúc cho chúng ta vì là môn đệ của Chúa. Hôm nay, chúng ta khám phá ra, Chúa không xa chúng ta, Ngài ở bên chúng ta, không phải chỉ ở trong ngôi thánh đường hay Trung Tâm của Cộng Đoàn nầy, không chỉ ở trên trời nhưng là ở giữa anh chị em mà chúng ta đã, đang và sẽ tiếp xúc trong đời sống. Nếu chúng ta tìm đến gặp gỡ và nâng đỡ nhau trong cuộc sống thì chúng ta đã gặp gỡ được chính Chúa, như thế thì thiên đàng đang ở giữa chúng ta, và chúng ta đang sống trong một vương quốc của tình yêu và sự bình an.
Để kết thúc bài chia sẻ Lễ Chúa Kitô Vua, tôi muốn ghi lại bài viết: “Người Khác Là Hồng Ân” của một tác giả ‘Vô Danh’ mà tôi đã lượm lặt được khá lâu trên mạng lưới Internet, bài viết nầy rất thích hợp cho chủ đề mà tôi chia sẻ trong ngày Chủ Nhật cuối năm Phụng Vụ dịp lễ kính Chúa Kitô Vua hôm nay:
Người Khác Là Hồng Ân
Khi mở mắt chào đời trong tiếng khóc
Cạnh bên con đã có bóng người
Tiếng mẹ hiền ru khẽ nhẹ bên nôi
Cho con nhỏ an lòng trong giấc điệp.
Dần lớn lên con lại càng cảm nghiệm
Không có người con sẽ sống với ai?
Và nhờ ai mà có tấm hình hài?
Không người khác con trở thành vô dụng.
Cúi lạy Cha, xin cho con hiểu đúng
Quà Cha trao người khác đến cùng con
Là hồng ân thật to lớn vô cùng
Trong người khác, Đức Kitô có mặt.
Vì người khác, Đức Kitô cứu độ
Như cho con, Người ban hiến mạng mình
Nhận anh em là con nhận Thần Linh
Nhận sức sống, suối trường sinh Cha tặng.
Không một ai con có quyền xa cách
Vì Cha mong con đón nhận mỗi người...
Mỗi ưu tư, mỗi tiếng khóc, mỗi tiếng cười,
Mỗi nhịp sống của con người đồng loại.
Càng đón nhận, con lại càng biến đổi
Tấm lòng con bỏ ngỏ rộng thênh thang
Đón anh em là con sống Thiên Đàng
Vì người khác là đường đưa tới đích.
Vì người khác là Mùa Xuân Bất Diệt.
Bởi nhờ người, con biết cảm biết yêu
Bởi nhờ người, con được hưởng niềm vui
Và trao tặng niềm vui cho người khác.
Là tìm kiếm niềm vui cho người khác.
Là tôn kính, là phục vụ anh em
Là tha thứ, là yêu mến thảo hiền
Là đón nhận hồng ân Cha trao tặng.
Là sống đúng ý Cha hiền căn dặn
Con cùng Cha lo hạnh phúc cho đời.
Con cùng Cha lo hạnh phúc cho người
Hạnh phúc Cha con là YÊU NGƯỜI KHÁC.
Lễ Chúa Kitô Vua
Thornlie, Tây Úc 22.11.2020
Lm Francis Lý văn Ca
Thứ Bẩy 21/11: Ai thi hành ý muốn Cha Ta, thì là anh chị em, và mẹ Ta.– Lm. Phêrô Nguyễn Văn Cao, SJ
Giáo Hội Năm Châu
05:35 20/11/2020
Phúc Âm: Mt 12, 46-50
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Mátthêu
Một hôm, khi Đức Giêsu đang nói với đám đông, thì có mẹ và anh em của Người đứng bên ngoài, tìm cách nói chuyện với Người. Có kẻ thưa Người rằng: Thưa Thầy, có mẹ và anh em Thầy đang đứng ngoài kia, tìm cách nói chuyện với Thầy. Người bảo kẻ ấy rằng: Ai là mẹ tôi? Ai là anh em tôi? Rồi Người giơ tay chỉ các môn đệ và nói: Đây là mẹ tôi, đây là anh em tôi. Vì phàm ai thi hành ý muốn của Cha tôi, Đấng ngự trên trời, người ấy là anh chị em tôi, là mẹ tôi.
Ðó là lời Chúa.
Vương quốc Tình Yêu
Jos. Hoàng Mạnh Hùng
16:38 20/11/2020
VƯƠNG QUỐC TÌNH YÊU
Trong thời đại tự do, dân chủ ngày nay, khái niệm vua theo đúng nghĩa của nó hầu như chỉ còn trong sử sách; còn chăng chỉ mang tính tượng trưng, hình thức. Qua rồi cái thời quân chủ với các vị vua “cha truyền, con nối” dùng uy lực để cai trị dân chúng. Tôn vinh Chúa Giêsu Kitô là Vua vũ trụ, Giáo Hội không chủ trương đi ngược với trào lưu tự do, dân chủ đó mà chỉ muốn xác định một chân lý, đó là địa vị tuyệt đối của Đức Giêsu Kitô trong chương trình sáng tạo và cứu chuộc của Thiên Chúa.
Đức Giêsu Kitô với bản tính là Ngôi Hai Thiên Chúa đã tham dự vào công cuộc sáng tạo vạn vật. Mọi vật và muôn loài được tạo dựng nên bởi Ngài và vì Ngài. Vì lòng yêu thương, Ngài đã vâng lệnh Chúa Cha xuống thế để cứu chuộc nhân loại. Ngài đã chiến thắng ma quỉ, tội lỗi và sự chết để thành lập một vương quốc mới khác biệt với tất cả mọi vương quốc trần thế.
Vương quốc của Vua Giêsu Kitô là vương quốc của Tình Yêu vì Ngài là Thiên Chúa, mà “Thiên Chúa là Tình yêu” (1Ga 4,8). Ngài yêu thương con dân và đã hi sinh mạng sống mình trên thập giá một cách khổ nhục để cứu họ thoát khỏi ách thống trị của sự chết. Ngài dùng tình thương để cai trị đồng thời đòi hỏi các thần dân của Ngài cũng phải biết yêu thương như chính Ngài đã yêu thương họ. Ngài không đòi hỏi phải được phục vụ như một vị vương đế: “Con người không đến để được phục vụ, nhưng để phục vụ và hiến mạng sống mình làm giá chuộc cho nhiều người” (Mc 10,45).
Như một mục tử nhân hậu chăn dắt đàn chiên, biết rõ từng con và sẵn sàng hy sinh mạng sống vì lợi ích của con chiên (x Ga 10,45). Ngài không để một con chiên nào phải lạc đàn. Con nào ốm đau, bị thương tích thì được chăm sóc, chữa trị. Ngài đưa đàn chiên đến nơi đồng cỏ xanh mượt với suối nước mát trong để chúng ăn uống thỏa thuê và nằm nghỉ dưới bóng cây râm mát.
Chúa là mục tử chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì.
Trong đồng cỏ xanh tươi, Người cho tôi nằm nghỉ.
Người đưa tôi tới dòng nước trong lành và bổ sức cho tôi.
Người dẫn tôi trên đường ngay nẻo chính vì danh dự của Người.
(TV 23,1-3)
Muốn là công dân Nước Trời, chúng ta phải lắng nghe và thực hành Lời Ngài. Ngày cuối cùng của năm phụng vụ 2020, chúng ta lại được mời gọi lắng nghe Lời Chúa theo thánh Matthêu nói về ngày tận thế và cuộc phán xét chung (x Mt 25, 31-46). Ngày đó Chúa sẽ đến trong vinh quang của Người, có tất cả các thiên sứ theo hầu, bấy giờ Người sẽ ngự lên ngai vinh hiển của Người. Các dân thiên hạ sẽ được tập hợp trước mặt Người, và Người sẽ tách biệt người lành - kẻ dữ, như mục tử tách biệt chiên với dê.
Đức Giêsu Kitô vừa là vua tình yêu, nhưng vừa là thẩm phán anh minh để phân xử con người theo lẽ công bằng. Người sẽ tuyển chọn những người lành làm công dân ưu tú của Nước Trời và cho họ hưởng sự sống muôn đời. Sự tuyển chọn đó đầy tình thương yêu một cách hoàn hảo và bất ngờ đến nỗi họ phải thốt lên : “Lạy Chúa, có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói mà cho ăn, khát mà cho uống; có bao giờ đã thấy Chúa là khách lạ mà tiếp rước; hoặc trần truồng mà cho mặc? Có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đau yếu hoặc ngồi tù, mà đến hỏi han đâu? "
Còn lại là những người bị chúc dữ sẽ bị tống vào chốn cực hình muôn kiếp “Vì xưa Ta đói, các ngươi đã không cho ăn; Ta khát, các ngươi đã không cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã không tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã không cho mặc; Ta đau yếu và ngồi tù, các ngươi đã chẳng thăm viếng." Và lẽ đương nhiên họ cũng kêu gào, nêu những lý lẽ tương tự để biện minh cho việc họ đã không làm cho những người anh em đồng loại!
Ngài đã tự đồng hóa mình với những kẻ bé nhỏ, những kẻ đau ốm, những kẻ tù đầy, những kẻ đói khát, trần truồng. Mỗi khi chúng ta làm một nghĩa cử yêu thương cho tha nhân là chúng ta làm cho chính Chúa như lời Ngài đã phán: ”Mỗi lần các ngươi làm cho một người bé mọn nhất của Ta đây, là các ngươi làm cho chính Ta“ (Mt 25, 40).
Khi nhận lãnh bí tích Thanh tẩy, chúng ta cũng đã được tham dự vào vương quyền của Đức Giêsu Kitô. Là người thừa kế, là chi thể của Ngài, chúng ta có nhiệm vụ bảo vệ và làm cho vương quyền của Ngài được mở rộng để tất cả mọi nguời nhận biết Đức Giêsu Kitô là vua vũ trụ và hết lòng tin theo Ngài. Nói cách khác, chúng ta phải củng cố và hoàn thiện vương quốc mà Đức Đức Giêsu Kitô đã thiết lập khi Ngài còn ở duơng thế bằng chính cuộc sống trần gian của chúng ta.
Sống theo lương tâm ngay chính, hoà thuận, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, làm những việc lành phúc đức… để ngày càng có thêm nhiều người sống như ta. Qua đó, Nước Chúa ngày càng được mở rộng cho đến khi nào tất cả loài người đều biết sống như thế thì vương quốc Tình Yêu sẽ tỏ hiện dưới ánh quang Thiên Chúa.
Lạy Chúa, trong những ngày cuối cùng của năm phụng vụ, Giáo Hội cho chúng con nhìn lại những chân giá trị của cuộc phán xét chung ngày tận thế. Giáo Hội cũng đặc biệt nhắc nhở chúng con về vương quyền của Ðức Giêsu Kitô và mối tương quan giữa hành vi của chúng con với vương quyền ấy. Xin cho chúng con luôn xác tín rằng chỉ vương quốc của Chúa là bền vững và đem lại hạnh phúc trường cửu cho chúng con.
Xin cho mọi thành phần trong Giáo Hội luôn nêu gương bác ái yêu thương cho mọi người. Xin cho các Kitô hữu biết nhìn thấy Chúa trong anh chị em nghèo khổ, bất hạnh xung quanh để tận tình hy sinh, thương yêu giúp đỡ họ cả phần hồn lẫn phần xác. Và xin cho chúng con biết chuẩn bị ngay từ đời này những gì cần thiết, để xứng đáng được vào vương quốc Tình Yêu là “Vương quốc vĩnh cửu và vô biên, vương quốc tràn đầy sự thật và sự sống, đầy tràn ân sủng và thánh thiện, đầy tràn tình thương, công lý và bình an”.
Trong thời đại tự do, dân chủ ngày nay, khái niệm vua theo đúng nghĩa của nó hầu như chỉ còn trong sử sách; còn chăng chỉ mang tính tượng trưng, hình thức. Qua rồi cái thời quân chủ với các vị vua “cha truyền, con nối” dùng uy lực để cai trị dân chúng. Tôn vinh Chúa Giêsu Kitô là Vua vũ trụ, Giáo Hội không chủ trương đi ngược với trào lưu tự do, dân chủ đó mà chỉ muốn xác định một chân lý, đó là địa vị tuyệt đối của Đức Giêsu Kitô trong chương trình sáng tạo và cứu chuộc của Thiên Chúa.
Đức Giêsu Kitô với bản tính là Ngôi Hai Thiên Chúa đã tham dự vào công cuộc sáng tạo vạn vật. Mọi vật và muôn loài được tạo dựng nên bởi Ngài và vì Ngài. Vì lòng yêu thương, Ngài đã vâng lệnh Chúa Cha xuống thế để cứu chuộc nhân loại. Ngài đã chiến thắng ma quỉ, tội lỗi và sự chết để thành lập một vương quốc mới khác biệt với tất cả mọi vương quốc trần thế.
Vương quốc của Vua Giêsu Kitô là vương quốc của Tình Yêu vì Ngài là Thiên Chúa, mà “Thiên Chúa là Tình yêu” (1Ga 4,8). Ngài yêu thương con dân và đã hi sinh mạng sống mình trên thập giá một cách khổ nhục để cứu họ thoát khỏi ách thống trị của sự chết. Ngài dùng tình thương để cai trị đồng thời đòi hỏi các thần dân của Ngài cũng phải biết yêu thương như chính Ngài đã yêu thương họ. Ngài không đòi hỏi phải được phục vụ như một vị vương đế: “Con người không đến để được phục vụ, nhưng để phục vụ và hiến mạng sống mình làm giá chuộc cho nhiều người” (Mc 10,45).
Như một mục tử nhân hậu chăn dắt đàn chiên, biết rõ từng con và sẵn sàng hy sinh mạng sống vì lợi ích của con chiên (x Ga 10,45). Ngài không để một con chiên nào phải lạc đàn. Con nào ốm đau, bị thương tích thì được chăm sóc, chữa trị. Ngài đưa đàn chiên đến nơi đồng cỏ xanh mượt với suối nước mát trong để chúng ăn uống thỏa thuê và nằm nghỉ dưới bóng cây râm mát.
Chúa là mục tử chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì.
Trong đồng cỏ xanh tươi, Người cho tôi nằm nghỉ.
Người đưa tôi tới dòng nước trong lành và bổ sức cho tôi.
Người dẫn tôi trên đường ngay nẻo chính vì danh dự của Người.
(TV 23,1-3)
Muốn là công dân Nước Trời, chúng ta phải lắng nghe và thực hành Lời Ngài. Ngày cuối cùng của năm phụng vụ 2020, chúng ta lại được mời gọi lắng nghe Lời Chúa theo thánh Matthêu nói về ngày tận thế và cuộc phán xét chung (x Mt 25, 31-46). Ngày đó Chúa sẽ đến trong vinh quang của Người, có tất cả các thiên sứ theo hầu, bấy giờ Người sẽ ngự lên ngai vinh hiển của Người. Các dân thiên hạ sẽ được tập hợp trước mặt Người, và Người sẽ tách biệt người lành - kẻ dữ, như mục tử tách biệt chiên với dê.
Đức Giêsu Kitô vừa là vua tình yêu, nhưng vừa là thẩm phán anh minh để phân xử con người theo lẽ công bằng. Người sẽ tuyển chọn những người lành làm công dân ưu tú của Nước Trời và cho họ hưởng sự sống muôn đời. Sự tuyển chọn đó đầy tình thương yêu một cách hoàn hảo và bất ngờ đến nỗi họ phải thốt lên : “Lạy Chúa, có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói mà cho ăn, khát mà cho uống; có bao giờ đã thấy Chúa là khách lạ mà tiếp rước; hoặc trần truồng mà cho mặc? Có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đau yếu hoặc ngồi tù, mà đến hỏi han đâu? "
Còn lại là những người bị chúc dữ sẽ bị tống vào chốn cực hình muôn kiếp “Vì xưa Ta đói, các ngươi đã không cho ăn; Ta khát, các ngươi đã không cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã không tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã không cho mặc; Ta đau yếu và ngồi tù, các ngươi đã chẳng thăm viếng." Và lẽ đương nhiên họ cũng kêu gào, nêu những lý lẽ tương tự để biện minh cho việc họ đã không làm cho những người anh em đồng loại!
Ngài đã tự đồng hóa mình với những kẻ bé nhỏ, những kẻ đau ốm, những kẻ tù đầy, những kẻ đói khát, trần truồng. Mỗi khi chúng ta làm một nghĩa cử yêu thương cho tha nhân là chúng ta làm cho chính Chúa như lời Ngài đã phán: ”Mỗi lần các ngươi làm cho một người bé mọn nhất của Ta đây, là các ngươi làm cho chính Ta“ (Mt 25, 40).
Khi nhận lãnh bí tích Thanh tẩy, chúng ta cũng đã được tham dự vào vương quyền của Đức Giêsu Kitô. Là người thừa kế, là chi thể của Ngài, chúng ta có nhiệm vụ bảo vệ và làm cho vương quyền của Ngài được mở rộng để tất cả mọi nguời nhận biết Đức Giêsu Kitô là vua vũ trụ và hết lòng tin theo Ngài. Nói cách khác, chúng ta phải củng cố và hoàn thiện vương quốc mà Đức Đức Giêsu Kitô đã thiết lập khi Ngài còn ở duơng thế bằng chính cuộc sống trần gian của chúng ta.
Sống theo lương tâm ngay chính, hoà thuận, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, làm những việc lành phúc đức… để ngày càng có thêm nhiều người sống như ta. Qua đó, Nước Chúa ngày càng được mở rộng cho đến khi nào tất cả loài người đều biết sống như thế thì vương quốc Tình Yêu sẽ tỏ hiện dưới ánh quang Thiên Chúa.
Lạy Chúa, trong những ngày cuối cùng của năm phụng vụ, Giáo Hội cho chúng con nhìn lại những chân giá trị của cuộc phán xét chung ngày tận thế. Giáo Hội cũng đặc biệt nhắc nhở chúng con về vương quyền của Ðức Giêsu Kitô và mối tương quan giữa hành vi của chúng con với vương quyền ấy. Xin cho chúng con luôn xác tín rằng chỉ vương quốc của Chúa là bền vững và đem lại hạnh phúc trường cửu cho chúng con.
Xin cho mọi thành phần trong Giáo Hội luôn nêu gương bác ái yêu thương cho mọi người. Xin cho các Kitô hữu biết nhìn thấy Chúa trong anh chị em nghèo khổ, bất hạnh xung quanh để tận tình hy sinh, thương yêu giúp đỡ họ cả phần hồn lẫn phần xác. Và xin cho chúng con biết chuẩn bị ngay từ đời này những gì cần thiết, để xứng đáng được vào vương quốc Tình Yêu là “Vương quốc vĩnh cửu và vô biên, vương quốc tràn đầy sự thật và sự sống, đầy tràn ân sủng và thánh thiện, đầy tràn tình thương, công lý và bình an”.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:38 20/11/2020
28. Nếu nói vớ vẫn thì người nói không cần phải nói, vì người nghe cũng không được ích lợi gì cả.
(Thánh Gregory)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:44 20/11/2020
87. PHÂN NƠI CỬA MIỆNG
Có một học trò hỏi thầy giáo:
- “Chữ “phân (屎)” viết như thế nào?”
Thầy giáo nhất thời không nhớ được, trầm ngâm rất lâu mới nói:
- “Chà chà, rõ ràng là nơi cửa miệng, nhưng lại nói không ra”.
(Thời Hưng tiếu thoại)
Suy tư 88:
Có những câu hỏi bất chợt của học trò mà thầy cô nhất thời không trả lời được, nên có những thầy cô phớt lờ lãng sang chuyện khác; có những câu hỏi chợt đến của trẻ em mà người lớn nhất thời lúng túng không trả lời được, nên người lớn nạt nộ để che lấp cái lúng túng của mình...
Lúng túng thì trả lời không đúng làm học trò không thỏa mãn và thế là không nể thầy cô; nạt nộ để “vú lấp miệng em” thì làm cho trẻ em thêm bực tức mà nói tầm bậy. Cái hay nhất trong trường hợp này thì Đưc Chúa Giê-su đã dạy cho chúng ta biết đó là có thì nói có mà không thì nói không, cũng có nghĩa là biết thì nói biết, không thì nói không biết, đó là câu trả lời hay nhất không những làm cho người hỏi bằng lòng, mà còn làm cho họ nể nang, bởi vì sự thành thật thì lúc nào và thời nào cũng được mọi người yêu mến và kính nể.
Chữ “phân” nơi cửa miệng của thầy nhưng nói không ra, thì đó là cái dở của thầy giáo, nhưng cái dở hơn của mọi người là không nhìn thấy khả năng có hạn và đức độ kém cõi của mình.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một học trò hỏi thầy giáo:
- “Chữ “phân (屎)” viết như thế nào?”
Thầy giáo nhất thời không nhớ được, trầm ngâm rất lâu mới nói:
- “Chà chà, rõ ràng là nơi cửa miệng, nhưng lại nói không ra”.
(Thời Hưng tiếu thoại)
Suy tư 88:
Có những câu hỏi bất chợt của học trò mà thầy cô nhất thời không trả lời được, nên có những thầy cô phớt lờ lãng sang chuyện khác; có những câu hỏi chợt đến của trẻ em mà người lớn nhất thời lúng túng không trả lời được, nên người lớn nạt nộ để che lấp cái lúng túng của mình...
Lúng túng thì trả lời không đúng làm học trò không thỏa mãn và thế là không nể thầy cô; nạt nộ để “vú lấp miệng em” thì làm cho trẻ em thêm bực tức mà nói tầm bậy. Cái hay nhất trong trường hợp này thì Đưc Chúa Giê-su đã dạy cho chúng ta biết đó là có thì nói có mà không thì nói không, cũng có nghĩa là biết thì nói biết, không thì nói không biết, đó là câu trả lời hay nhất không những làm cho người hỏi bằng lòng, mà còn làm cho họ nể nang, bởi vì sự thành thật thì lúc nào và thời nào cũng được mọi người yêu mến và kính nể.
Chữ “phân” nơi cửa miệng của thầy nhưng nói không ra, thì đó là cái dở của thầy giáo, nhưng cái dở hơn của mọi người là không nhìn thấy khả năng có hạn và đức độ kém cõi của mình.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Lễ Chúa Ki-tô - Vua vũ trụ
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:46 20/11/2020
LỄ ĐỨC CHÚA KI-TÔ VUA VŨ TRỤ
(CHÚA NHẬT 34 THƯỜNG NIÊN)
Tin mừng: Mt 25, 31-46.
“Con người sẽ ngự lên ngai vinh hiển của Ngài, và Ngài sẽ tách biệt họ với nhau”.
Anh chị em thân mến,
Năm Phụng Vụ của Giáo Hội được kết thúc bằng việc cử hành trọng thể lễ “Đức Chúa Ki-tô vua vũ trụ”, để cho chúng ta thấy rằng: chính là Khởi Đầu và Chung Kết, nên Ngài là vua vũ trụ và là Đấng xét xử loài người; là Đấng hôm qua, hôm nay và ngày mai, nên Ngài là Đấng ngự trị trường tồn, bất diệt.
Đức Chúa Giê-su xét xử như thế nào?
Ngày phán xét chung, ngày tội lỗi và sự thánh thiện của mỗi người sẽ được bày ra ánh sáng và tất cả mọi người từ nguyên tổ A-dong và E-và cho đến người sau cùng trên thế giới sẽ thấy; ngày mà những việc lành chúng ta thực hiện trong âm thầm thì nay sẽ được mọi người biết; ngày mà những tội ác chúng ta thực hành trong bóng đêm thì nay sẽ được bày tỏ giữa ban ngày cho mọi người biết...
Ngày phán xét, Đức Chúa Giê-su không hỏi chúng ta:
- Khi còn ở thế gian con tậu được mấy căn nhà?
- Khi còn ở thế gian con học hành đến đâu và có bao nhiêu văn bằng tiến sĩ, thạc sĩ...?
- Khi còn ở thế gian con gởi nhà băng (bank) được bao nhiêu triệu đồng?...
- Khi còn ở thế gian con có địa vị to lớn nào trong xã hội, trong Giáo Hội?
Nhưng Đức Chúa Giê-su sẽ hỏi chúng ta:
- Con có giúp đỡ tha nhân không?
- Con có hy sinh cho người khác không?
- Con có yêu người như mình vậy không?
- Con có làm tròn bổn phận của con không?...
Và thật vô phúc cho chúng ta, khi chúng ta không có một liên hệ bác ái nào với tha nhân, và như thế cũng có nghĩa là chúng ta bị tách khỏi những người lành thánh, phải đứng bên tay tả của Đức Chúa Giê-su với những người được gọi là bè lũ của ma quỷ...
Anh chị em thân mến,
Có nhiều lúc chúng ta tuyên xưng Đức Chúa Giê-su là Vua vũ trụ, nhưng chúng ta chưa tuyên bố và chưa tuyên xưng Ngài là vua trong gia đình, và là vua đang ngự trong tâm hồn của chúng ta, cho nên danh hiệu “gia đình Ki-tô hữu” chưa hấp dẫn được người khác, và danh hiệu “người Ki-tô hữu” của mình chưa thực sự tỏa sáng cho người khác thấy trong cuộc sống của chúng ta, cho nên vẫn có rất nhiều người thờ ơ với Chúa chúng ta.
Lạy Đức Chúa Giê-su,
Chúng con tuyên xưng Chúa là Vua và là Chúa của chúng con bằng những thánh lễ trọng thể và bằng những cuộc rước kiệu thật náo nhiệt, để biểu dương sức mạnh đức tin của mình và của Giáo Hội. Nhưng khi thánh lễ kết thúc và cuộc rước kiệu đã xong, nhà thờ là nơi ngai vàng hữu hình của Chúa ngự giữa giáo xứ lại trống vắng, lạnh lùng, Chúa là vua ngự trong nhà tạm lại càng cô đơn hơn chẳng một ai đến thờ lạy, kể cả chúng con là những linh mục –công thần của Chúa- đang coi sóc giáo xứ ở sát ngay bên cạnh nhà Chúa.
Chúng con tôn thờ Chúa là vua đang ngự giữa chúng con trong nhà tạm, nhưng hàng ngày chúng con chỉ thích đến viếng các nhà hàng nhậu nhẹt, ôm ấp các kỹ nữ hơn là đến nhà thờ để thờ lạy Chúa; chúng con tuyên nhận Chúa là vua vũ trụ đang ngự trong nhà tạm, nhưng chúng con cảm thấy mất thời giờ khi đến thờ lạy và ca tụng Chúa nơi nhà thờ...
Xin Chúa thương xót chúng con là những người tội lỗi, thường bất trung với Chúa và bất nhẫn với tha nhân trong cuộc sống của mình hôm nay. Amen
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
(CHÚA NHẬT 34 THƯỜNG NIÊN)
Tin mừng: Mt 25, 31-46.
“Con người sẽ ngự lên ngai vinh hiển của Ngài, và Ngài sẽ tách biệt họ với nhau”.
Anh chị em thân mến,
Năm Phụng Vụ của Giáo Hội được kết thúc bằng việc cử hành trọng thể lễ “Đức Chúa Ki-tô vua vũ trụ”, để cho chúng ta thấy rằng: chính là Khởi Đầu và Chung Kết, nên Ngài là vua vũ trụ và là Đấng xét xử loài người; là Đấng hôm qua, hôm nay và ngày mai, nên Ngài là Đấng ngự trị trường tồn, bất diệt.
Đức Chúa Giê-su xét xử như thế nào?
Ngày phán xét chung, ngày tội lỗi và sự thánh thiện của mỗi người sẽ được bày ra ánh sáng và tất cả mọi người từ nguyên tổ A-dong và E-và cho đến người sau cùng trên thế giới sẽ thấy; ngày mà những việc lành chúng ta thực hiện trong âm thầm thì nay sẽ được mọi người biết; ngày mà những tội ác chúng ta thực hành trong bóng đêm thì nay sẽ được bày tỏ giữa ban ngày cho mọi người biết...
Ngày phán xét, Đức Chúa Giê-su không hỏi chúng ta:
- Khi còn ở thế gian con tậu được mấy căn nhà?
- Khi còn ở thế gian con học hành đến đâu và có bao nhiêu văn bằng tiến sĩ, thạc sĩ...?
- Khi còn ở thế gian con gởi nhà băng (bank) được bao nhiêu triệu đồng?...
- Khi còn ở thế gian con có địa vị to lớn nào trong xã hội, trong Giáo Hội?
Nhưng Đức Chúa Giê-su sẽ hỏi chúng ta:
- Con có giúp đỡ tha nhân không?
- Con có hy sinh cho người khác không?
- Con có yêu người như mình vậy không?
- Con có làm tròn bổn phận của con không?...
Và thật vô phúc cho chúng ta, khi chúng ta không có một liên hệ bác ái nào với tha nhân, và như thế cũng có nghĩa là chúng ta bị tách khỏi những người lành thánh, phải đứng bên tay tả của Đức Chúa Giê-su với những người được gọi là bè lũ của ma quỷ...
Anh chị em thân mến,
Có nhiều lúc chúng ta tuyên xưng Đức Chúa Giê-su là Vua vũ trụ, nhưng chúng ta chưa tuyên bố và chưa tuyên xưng Ngài là vua trong gia đình, và là vua đang ngự trong tâm hồn của chúng ta, cho nên danh hiệu “gia đình Ki-tô hữu” chưa hấp dẫn được người khác, và danh hiệu “người Ki-tô hữu” của mình chưa thực sự tỏa sáng cho người khác thấy trong cuộc sống của chúng ta, cho nên vẫn có rất nhiều người thờ ơ với Chúa chúng ta.
Lạy Đức Chúa Giê-su,
Chúng con tuyên xưng Chúa là Vua và là Chúa của chúng con bằng những thánh lễ trọng thể và bằng những cuộc rước kiệu thật náo nhiệt, để biểu dương sức mạnh đức tin của mình và của Giáo Hội. Nhưng khi thánh lễ kết thúc và cuộc rước kiệu đã xong, nhà thờ là nơi ngai vàng hữu hình của Chúa ngự giữa giáo xứ lại trống vắng, lạnh lùng, Chúa là vua ngự trong nhà tạm lại càng cô đơn hơn chẳng một ai đến thờ lạy, kể cả chúng con là những linh mục –công thần của Chúa- đang coi sóc giáo xứ ở sát ngay bên cạnh nhà Chúa.
Chúng con tôn thờ Chúa là vua đang ngự giữa chúng con trong nhà tạm, nhưng hàng ngày chúng con chỉ thích đến viếng các nhà hàng nhậu nhẹt, ôm ấp các kỹ nữ hơn là đến nhà thờ để thờ lạy Chúa; chúng con tuyên nhận Chúa là vua vũ trụ đang ngự trong nhà tạm, nhưng chúng con cảm thấy mất thời giờ khi đến thờ lạy và ca tụng Chúa nơi nhà thờ...
Xin Chúa thương xót chúng con là những người tội lỗi, thường bất trung với Chúa và bất nhẫn với tha nhân trong cuộc sống của mình hôm nay. Amen
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Lễ Chúa Kitô Vua
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
22:04 20/11/2020
Lễ Chúa Kitô Vua
(Chúa Nhật XXXIV TN A – Mt 25,31-46)
Tin Mừng thánh Matthêu chương 25 mẹ Hội Thánh đưa vào trong Thánh Lễ cuối năm Phụng vụ, hình như hơi gai chướng. Sự gai chướng này không nguyên chỉ vì tước hiệu Vua vũ trụ mà Hội Thánh suy tôn Thầy Chí Thánh và còn cả nơi nội dung lời giảng dạy của Người qua dụ ngôn “cuộc phán xét chung”.
Hình ảnh của một minh quân trong lịch sử quá hiếm hơi so với nhiều ông vua gian ác, độc tài, chuyên chế. Nghĩ đến thể chế phong kiến người ta dễ có tâm tình không mấy thiện cảm. Đã là quân chủ với một ông vua cai trị kiểu cha truyền con nối thì sự chuyên chế hà khắc thường xảy ra. Thế mà Hội Thánh vẫn không ngần ngại suy tôn Chúa Kitô với danh hiệu Vua vũ trụ. Qua danh hiệu này Hội Thánh không chỉ nhìn nhận quyền tối thượng của Đức Kitô trên mọi vật mọi loài thọ tạo, hữu hình và vô hình, mà còn tuyên bố với mọi người về niềm hạnh phúc và vinh dự của mọi loài thọ tạo khi có Đức Kitô làm vua của mình.
Đã là loài thọ tạo thì phải thần phục Đấng dựng nên mình. Tuy nhiên chúng ta không sống tâm tình thần phục như nguời nô lệ. Đấng xứng đáng là Vua, là chủ tể chúng ta đã tự nguyện làm anh cả giữa loài người. Đấng tạo thành đã tự nguyện trở nên con của loài người. Và đặc biệt Người đã chọn hạnh phúc của con người, của từng người làm vinh quang của chính Người. Có thể nói không ngoa ngữ chút nào: Người tự nhận số phận của con người, của từng người, nhất là những người yếu thế, kém phận, làm số phận của chính Người.
Chúa Kitô làm vua của một vương quốc mà trong đó mọi người từ cổ chí kim đều là con dân của Người. Chúng ta hãnh diện và vui mừng vì vương quốc mà Chúa Kitô thống trị là một vương quốc mà trong đó “dân vi quý, dân vạn đại”. Chúng ta vui mừng và hãnh diện trong vương quốc này vì vị Vua cai trị chúng ta là Đấng có thể nói theo kiểu phàm nhân rằng “luôn lo trước cái lo của thiên hạ và vui sau cái vui của thiên hạ”. Chúng ta lại càng hãnh diện và vui mừng vì vương quốc Chúa Kitô thiết lập là một vương quốc mà trong đó không một ai là đáng bỏ đi, không một ai là thành phần hạ đẳng.
Khi các người làm hay không làm điều tốt cho một trong những kẻ bé mọn này là các ngươi đã làm hay không làm cho chính Ta (x.Mt 25,31-46). Hiến pháp, luật lệ của vương quốc này thật đơn giản. Đó là phải sống cho có lòng, có tâm với nhau, đặc biệt với người anh chị em yếu thế, kém may mắn cận kề chúng ta.
“Thầy bảo thật cho anh em biết, nếu anh em không ăn ở công chính hơn các kinh sư và người Pharisêu thì sẽ chẳng được vào Nước Trời” (Mt 5,20). Và Chúa Giêsu đã quảng diễn sự phải “công chính hơn” là không được phép loại bỏ bất cứ một ai dù chỉ là trong cung cách hành xử, trong tâm trí. Không loại bỏ tha nhân chưa đủ, Người còn đòi hỏi phải biết liên đới với tha nhân trong hạnh phúc của họ. “Nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hòa với người em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình” (Mt 5,23-24). Dĩ nhiên, nếu vì lỗi của ta thì việc bỏ của lễ lại để đi làm hòa trước đã, là điều dễ hiểu. Còn nếu không phải do lỗi của ta mà do lỗi của người anh em, thì ta cũng phải làm như thế. Nếu không, ta sẽ mắc phải món nợ tình yêu, khi ta thờ ơ với số phận của người anh em mình. Người có lỗi, người có tội là một trong những bé mọn mà ta cần quan tâm nâng đỡ. Mẹ Hội Thánh đã hiểu chân lý này khi dạy chúng ta những mối thương người: “Lấy lời lành mà khuyên người; Mở dạy kẻ mê muội; An ủi kẻ âu lo; Răn bảo kẻ có tội…”
Không ai có thể lên trời “một mình”. Không ai có thể làm con dân Nước trời với sự ích kỷ, với thái độ bàng quan, hững hờ trước người anh em. Mặc dù vẫn có đó sự gai chướng của hình ảnh Vị Quân Vương do quá khứ lịch sử nhân loại. Thế nhưng đã đón nhận chân lý trong niềm tin thì chúng ta cùng với toàn thể thụ tạo phải thần phục tuyệt đối Đấng tạo thành nên mình. Đã con thần dân của vương quốc tình yêu thì ta phải sống theo thể chế và luật lệ của vương quốc mà thôi. Luật lệ và thể chế ấy không gì hơn là sự hiệp thông liên đới huynh đệ trong tình yêu của Vị Vua trên các vua đã yêu thương chúng ta. Đã có biết bao người xưa lẫn nay đã đón nhận sự gai chướng ấy và rồi họ đã cảm nghiệm nó thật là “êm ái và nhẹ nhàng”(x.Mt 11,28-30).
Lm. Giuse Nguyễn văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
(Chúa Nhật XXXIV TN A – Mt 25,31-46)
Tin Mừng thánh Matthêu chương 25 mẹ Hội Thánh đưa vào trong Thánh Lễ cuối năm Phụng vụ, hình như hơi gai chướng. Sự gai chướng này không nguyên chỉ vì tước hiệu Vua vũ trụ mà Hội Thánh suy tôn Thầy Chí Thánh và còn cả nơi nội dung lời giảng dạy của Người qua dụ ngôn “cuộc phán xét chung”.
Hình ảnh của một minh quân trong lịch sử quá hiếm hơi so với nhiều ông vua gian ác, độc tài, chuyên chế. Nghĩ đến thể chế phong kiến người ta dễ có tâm tình không mấy thiện cảm. Đã là quân chủ với một ông vua cai trị kiểu cha truyền con nối thì sự chuyên chế hà khắc thường xảy ra. Thế mà Hội Thánh vẫn không ngần ngại suy tôn Chúa Kitô với danh hiệu Vua vũ trụ. Qua danh hiệu này Hội Thánh không chỉ nhìn nhận quyền tối thượng của Đức Kitô trên mọi vật mọi loài thọ tạo, hữu hình và vô hình, mà còn tuyên bố với mọi người về niềm hạnh phúc và vinh dự của mọi loài thọ tạo khi có Đức Kitô làm vua của mình.
Đã là loài thọ tạo thì phải thần phục Đấng dựng nên mình. Tuy nhiên chúng ta không sống tâm tình thần phục như nguời nô lệ. Đấng xứng đáng là Vua, là chủ tể chúng ta đã tự nguyện làm anh cả giữa loài người. Đấng tạo thành đã tự nguyện trở nên con của loài người. Và đặc biệt Người đã chọn hạnh phúc của con người, của từng người làm vinh quang của chính Người. Có thể nói không ngoa ngữ chút nào: Người tự nhận số phận của con người, của từng người, nhất là những người yếu thế, kém phận, làm số phận của chính Người.
Chúa Kitô làm vua của một vương quốc mà trong đó mọi người từ cổ chí kim đều là con dân của Người. Chúng ta hãnh diện và vui mừng vì vương quốc mà Chúa Kitô thống trị là một vương quốc mà trong đó “dân vi quý, dân vạn đại”. Chúng ta vui mừng và hãnh diện trong vương quốc này vì vị Vua cai trị chúng ta là Đấng có thể nói theo kiểu phàm nhân rằng “luôn lo trước cái lo của thiên hạ và vui sau cái vui của thiên hạ”. Chúng ta lại càng hãnh diện và vui mừng vì vương quốc Chúa Kitô thiết lập là một vương quốc mà trong đó không một ai là đáng bỏ đi, không một ai là thành phần hạ đẳng.
Khi các người làm hay không làm điều tốt cho một trong những kẻ bé mọn này là các ngươi đã làm hay không làm cho chính Ta (x.Mt 25,31-46). Hiến pháp, luật lệ của vương quốc này thật đơn giản. Đó là phải sống cho có lòng, có tâm với nhau, đặc biệt với người anh chị em yếu thế, kém may mắn cận kề chúng ta.
“Thầy bảo thật cho anh em biết, nếu anh em không ăn ở công chính hơn các kinh sư và người Pharisêu thì sẽ chẳng được vào Nước Trời” (Mt 5,20). Và Chúa Giêsu đã quảng diễn sự phải “công chính hơn” là không được phép loại bỏ bất cứ một ai dù chỉ là trong cung cách hành xử, trong tâm trí. Không loại bỏ tha nhân chưa đủ, Người còn đòi hỏi phải biết liên đới với tha nhân trong hạnh phúc của họ. “Nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hòa với người em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình” (Mt 5,23-24). Dĩ nhiên, nếu vì lỗi của ta thì việc bỏ của lễ lại để đi làm hòa trước đã, là điều dễ hiểu. Còn nếu không phải do lỗi của ta mà do lỗi của người anh em, thì ta cũng phải làm như thế. Nếu không, ta sẽ mắc phải món nợ tình yêu, khi ta thờ ơ với số phận của người anh em mình. Người có lỗi, người có tội là một trong những bé mọn mà ta cần quan tâm nâng đỡ. Mẹ Hội Thánh đã hiểu chân lý này khi dạy chúng ta những mối thương người: “Lấy lời lành mà khuyên người; Mở dạy kẻ mê muội; An ủi kẻ âu lo; Răn bảo kẻ có tội…”
Không ai có thể lên trời “một mình”. Không ai có thể làm con dân Nước trời với sự ích kỷ, với thái độ bàng quan, hững hờ trước người anh em. Mặc dù vẫn có đó sự gai chướng của hình ảnh Vị Quân Vương do quá khứ lịch sử nhân loại. Thế nhưng đã đón nhận chân lý trong niềm tin thì chúng ta cùng với toàn thể thụ tạo phải thần phục tuyệt đối Đấng tạo thành nên mình. Đã con thần dân của vương quốc tình yêu thì ta phải sống theo thể chế và luật lệ của vương quốc mà thôi. Luật lệ và thể chế ấy không gì hơn là sự hiệp thông liên đới huynh đệ trong tình yêu của Vị Vua trên các vua đã yêu thương chúng ta. Đã có biết bao người xưa lẫn nay đã đón nhận sự gai chướng ấy và rồi họ đã cảm nghiệm nó thật là “êm ái và nhẹ nhàng”(x.Mt 11,28-30).
Lm. Giuse Nguyễn văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha nhắn nhủ các chủng sinh Châu Mỹ Latinh: Hãy cứu chữa thế giới khỏi cái ác đang gây nên đau khổ!
Thanh Quảng sdb
17:45 20/11/2020
Đức Thánh Cha nhắn nhủ các chủng sinh Châu Mỹ Latinh: 'Hãy cứu chữa thế giới khỏi cái ác đang gây nên đau khổ!'
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp các thành viên của Đại học Giáo hoàng dành cho Châu Mỹ Latinh ở Rome, và nhắc nhở họ về sự phong phú của nền văn hóa mà họ đang đóng góp cho các cộng đồng Kitô giáo trên khắp thế giới.
(Tin Vatican)
Đức Thánh Cha nói: “Mặc dù lịch sử minh chứng có những chia cắt giữa các dân tộc, nhưng nó không thể phá hủy được gốc rễ gắn kết tất cả lại trong công cuộc truyền bá Phúc âm lớn lao tại Châu Mỹ.”
Đức Thánh Cha Phanxicô mở đầu những lời nhắn nhủ đó cho phái đoàn của Đại học Giáo hoàng châu Mỹ Latinh. Ngài giải thích rằng chính trên tiền đề này mà Đại học đã ra đời: "Một cam kết sẽ hợp nhất tất cả các Giáo hội cụ thể của chúng ta và đồng thời mở ra cho Giáo hội Hoàn vũ, tại thành phố Rome này."
Hãy mở lòng đón nhận những gì người khác có thể cống hiến
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục lưu ý rằng kinh nghiệm hiệp thông và cởi mở của các chủng sinh là một thách thức lớn và có thể “giúp chữa lành thế giới”.
ĐTC nói: “Tin Mừng và thông điệp của nó đã được gieo trồng khắp nơi trên thế giới qua những chứng nhân con người... và Lời của họ được loan truyền đến mọi nơi trên các lục địa”, ngài giải thích rằng “phép lạ” này đã xảy ra cho “những người ra đi rao giảng và những người tiếp nhận đã rộng mở tâm lòng đón nhận” những gì nhà truyền giáo có thể mang lại.
Sự phong phú toàn cầu
Sau đó, Thánh Cha cho biết sự hiện diện của những sắc dân châu Mỹ Latinh đã cống hiến những đóng góp to lớn cho các cộng đồng Kitô giáo trên thế giới: từ Bắc và Trung Âu đến tận phương Đông. ĐTC cho biết các cộng đồng này đã tìm thấy “một sức sống mới và một động lực mới” từ ảnh hưởng phát xuất từ châu Mỹ Latinh.
ĐTC nêu ví dụ về những lễ hội mừng kỷ niệm các Phép lạ của Chúa Kitô và Đức Mẹ Guadalupe. “Sự pha trộn văn hóa phong phú giúp việc truyền giáo có thể được tái hiện một lần nữa hôm nay. Các dân tộc châu Mỹ Latinh gặp gỡ giữa họ với các dân tộc khác nhờ tính năng động xã hội và các phương tiện giao tế, giúp họ cũng được giàu có phong phú từ các cuộc gặp gỡ này."
Đức Thánh Cha nói tiếp, đây là điều mà thời gian đào luyện của chúng con phải hướng đến “gieo trồng Lời Chúa một cách quảng đại” như Chúa đã vãi đã gieo...
ĐTC chia sẻ ba tiêu điểm hành động cụ thể như: "mở rộng cánh cửa trái tim của các con và của những người lắng nghe các con; thúc đẩy và kêu gọi người khác làm như vậy với các con vì lợi ích của tất cả mọi người; để chữa lành thế giới này trước sự dữ đang gây ra và nguồn gốc cơn đại dịch đã được phơi bày ra ánh sáng!" ĐTC tiếp tục, mỗi chuyển động - "cá nhân và cộng đồng" – đều hỗ tương với nhau.
Hướng dẫn đoàn chiên của các con,
Hãy trở nên những người chăn chiên nhân hậu
"Chắc chắn, trong đầu chúng con có nhiều sáng kiến mà Cha không bao giờ nghi ngờ rằng qua việc chăm chỉ học tập, chúng con sẽ thực hiện được nhiều điều tốt lành, giúp ích cho nhiều người, nhưng sứ mệnh của chúng ta sẽ không hoàn hảo, nếu chúng ta chỉ dừng ở đó". ĐTC kêu gọi các thành viên của Trường "hãy phấn đấu chống lại một nền văn hóa lãng phí, phân biệt xã hội, ngờ vực và thành kiến chủng tộc, văn hóa hoặc đức tin", để cảm tính huynh đệ có thể chiếm ưu thế hơn bất kỳ sự khác biệt nào.
Chữa lành thế giới
“Hãy chữa lành thế giới khỏi điều dữ to lớn đang làm khổ nó!” Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục.
"Đại dịch đã đặt chúng ta trước một sự dữ lớn lao đang làm ảnh hưởng đến xã hội của chúng ta. Sự Toàn cầu hóa đã vượt qua mọi ranh giới, nhưng không vượt qua tâm trí và trái tim chúng ta! Con Vi rút đang lây lan chưa thể kiểm soát được làm chúng ta phải cùng nhau đối phó. Thế giới tiếp tục đóng cửa những cánh cửa, từ chối đối thoại và cộng tác, từ chối mở những cánh cửa chân thành cho những cam kết chung vì lợi ích của mọi người, mà không có sự phân biệt."
Đức Thánh Cha kết luận: Việc chữa lành những tệ nạn này phải xuất phát từ tâm lòng của chúng ta. Nó phải xuất phát "từ trái tim và linh hồn chúng ta, với những đề xuất cụ thể trong lĩnh vực giáo dục, giáo lý, dấn thân vào xã hội, có khả năng làm thay đổi tâm hồn và mở rộng tâm hồn ra để xua trừ sự dữ và đưa về cho Thiên Chúa một dân tộc hiệp nhất!"
Cuối cùng, Đức Thánh Cha Phanxicô cầu xin cùng Đức Mẹ Đồng Trinh Guadalupana, Đấng Bảo Trợ của Châu Mỹ Latinh, "nâng đỡ niềm hy vọng" giữa bao sóng gió, để mỗi thành viên có thể đáp lại tiếng gọi của Thiên Chúa" và trở nên nhân chứng cho tình huynh đệ nhân loại, những người con cái của Thiên Chúa."
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp các thành viên của Đại học Giáo hoàng dành cho Châu Mỹ Latinh ở Rome, và nhắc nhở họ về sự phong phú của nền văn hóa mà họ đang đóng góp cho các cộng đồng Kitô giáo trên khắp thế giới.
(Tin Vatican)
Đức Thánh Cha nói: “Mặc dù lịch sử minh chứng có những chia cắt giữa các dân tộc, nhưng nó không thể phá hủy được gốc rễ gắn kết tất cả lại trong công cuộc truyền bá Phúc âm lớn lao tại Châu Mỹ.”
Đức Thánh Cha Phanxicô mở đầu những lời nhắn nhủ đó cho phái đoàn của Đại học Giáo hoàng châu Mỹ Latinh. Ngài giải thích rằng chính trên tiền đề này mà Đại học đã ra đời: "Một cam kết sẽ hợp nhất tất cả các Giáo hội cụ thể của chúng ta và đồng thời mở ra cho Giáo hội Hoàn vũ, tại thành phố Rome này."
Hãy mở lòng đón nhận những gì người khác có thể cống hiến
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục lưu ý rằng kinh nghiệm hiệp thông và cởi mở của các chủng sinh là một thách thức lớn và có thể “giúp chữa lành thế giới”.
ĐTC nói: “Tin Mừng và thông điệp của nó đã được gieo trồng khắp nơi trên thế giới qua những chứng nhân con người... và Lời của họ được loan truyền đến mọi nơi trên các lục địa”, ngài giải thích rằng “phép lạ” này đã xảy ra cho “những người ra đi rao giảng và những người tiếp nhận đã rộng mở tâm lòng đón nhận” những gì nhà truyền giáo có thể mang lại.
Sự phong phú toàn cầu
Sau đó, Thánh Cha cho biết sự hiện diện của những sắc dân châu Mỹ Latinh đã cống hiến những đóng góp to lớn cho các cộng đồng Kitô giáo trên thế giới: từ Bắc và Trung Âu đến tận phương Đông. ĐTC cho biết các cộng đồng này đã tìm thấy “một sức sống mới và một động lực mới” từ ảnh hưởng phát xuất từ châu Mỹ Latinh.
ĐTC nêu ví dụ về những lễ hội mừng kỷ niệm các Phép lạ của Chúa Kitô và Đức Mẹ Guadalupe. “Sự pha trộn văn hóa phong phú giúp việc truyền giáo có thể được tái hiện một lần nữa hôm nay. Các dân tộc châu Mỹ Latinh gặp gỡ giữa họ với các dân tộc khác nhờ tính năng động xã hội và các phương tiện giao tế, giúp họ cũng được giàu có phong phú từ các cuộc gặp gỡ này."
Đức Thánh Cha nói tiếp, đây là điều mà thời gian đào luyện của chúng con phải hướng đến “gieo trồng Lời Chúa một cách quảng đại” như Chúa đã vãi đã gieo...
ĐTC chia sẻ ba tiêu điểm hành động cụ thể như: "mở rộng cánh cửa trái tim của các con và của những người lắng nghe các con; thúc đẩy và kêu gọi người khác làm như vậy với các con vì lợi ích của tất cả mọi người; để chữa lành thế giới này trước sự dữ đang gây ra và nguồn gốc cơn đại dịch đã được phơi bày ra ánh sáng!" ĐTC tiếp tục, mỗi chuyển động - "cá nhân và cộng đồng" – đều hỗ tương với nhau.
Hướng dẫn đoàn chiên của các con,
Hãy trở nên những người chăn chiên nhân hậu
"Chắc chắn, trong đầu chúng con có nhiều sáng kiến mà Cha không bao giờ nghi ngờ rằng qua việc chăm chỉ học tập, chúng con sẽ thực hiện được nhiều điều tốt lành, giúp ích cho nhiều người, nhưng sứ mệnh của chúng ta sẽ không hoàn hảo, nếu chúng ta chỉ dừng ở đó". ĐTC kêu gọi các thành viên của Trường "hãy phấn đấu chống lại một nền văn hóa lãng phí, phân biệt xã hội, ngờ vực và thành kiến chủng tộc, văn hóa hoặc đức tin", để cảm tính huynh đệ có thể chiếm ưu thế hơn bất kỳ sự khác biệt nào.
Chữa lành thế giới
“Hãy chữa lành thế giới khỏi điều dữ to lớn đang làm khổ nó!” Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục.
"Đại dịch đã đặt chúng ta trước một sự dữ lớn lao đang làm ảnh hưởng đến xã hội của chúng ta. Sự Toàn cầu hóa đã vượt qua mọi ranh giới, nhưng không vượt qua tâm trí và trái tim chúng ta! Con Vi rút đang lây lan chưa thể kiểm soát được làm chúng ta phải cùng nhau đối phó. Thế giới tiếp tục đóng cửa những cánh cửa, từ chối đối thoại và cộng tác, từ chối mở những cánh cửa chân thành cho những cam kết chung vì lợi ích của mọi người, mà không có sự phân biệt."
Đức Thánh Cha kết luận: Việc chữa lành những tệ nạn này phải xuất phát từ tâm lòng của chúng ta. Nó phải xuất phát "từ trái tim và linh hồn chúng ta, với những đề xuất cụ thể trong lĩnh vực giáo dục, giáo lý, dấn thân vào xã hội, có khả năng làm thay đổi tâm hồn và mở rộng tâm hồn ra để xua trừ sự dữ và đưa về cho Thiên Chúa một dân tộc hiệp nhất!"
Cuối cùng, Đức Thánh Cha Phanxicô cầu xin cùng Đức Mẹ Đồng Trinh Guadalupana, Đấng Bảo Trợ của Châu Mỹ Latinh, "nâng đỡ niềm hy vọng" giữa bao sóng gió, để mỗi thành viên có thể đáp lại tiếng gọi của Thiên Chúa" và trở nên nhân chứng cho tình huynh đệ nhân loại, những người con cái của Thiên Chúa."
Đức Cha Oscar Cantú của San Jose cho biết sẽ hợp tác toàn diện với cuộc điều tra của Vatican
Đặng Tự Do
22:23 20/11/2020
Đức Cha Oscar Cantú, Giám Mục San Jose, cho biết ngài sẽ hợp tác với các nhà điều tra và ngài hoàn toàn ủng hộ một quy trình do Đức Thánh Cha Phanxicô đưa ra nhằm điều tra các giám mục không kỷ luật nghiêm minh các giáo sĩ phạm vào tội lỗi lạm dụng tính dục.
Trong một tuyên bố được đăng trên trang Web của giáo phận San Jose, hôm 18 tháng 11, Đức Cha Oscar Cantú, cho biết như sau:
“Hôm Thứ Ba, Cơ quan Thông tấn Công Giáo (CNA) đã đăng một bài báo về một cuộc điều tra có thể xảy ra của Vatican về việc xử lý các hành vi sai trái của giáo sĩ trong thời gian tôi làm Giám mục Giáo phận Las Cruces. Tôi ủng hộ các giao thức của Tông thư Vos Estis nhằm bảo đảm trách nhiệm giải trình của các giám mục, và mang lại công lý cũng như sự chữa lành cho những nạn nhân bị lạm dụng tính dục, và tôi dự định hợp tác toàn diện với bất kỳ cuộc điều tra nào”
Tuyên bố của Đức Cha Cántú được đưa ra sau khi CNA báo cáo rằng Bộ Giám mục của Vatican đã ra lệnh điều tra cách thức ngài xử lý các cáo buộc lạm dụng tình dục và các hành vi sai trái khác của hàng giáo sĩ. Cuộc điều tra đang được thực hiện theo các quy định của Tông thư dưới dạng tự sắc Vos estis lux mundi, do Đức Thánh Cha Phanxicô công bố năm 2019 về việc yêu cầu các giám mục phải chịu trách nhiệm trong việc xử lý các vụ lạm dụng tình dục.
Các nguồn tin cao cấp ở Vatican nói với CNA rằng cuộc điều tra đã được Đức Hồng Y Marc Ouellet, tổng trưởng Bộ Giám Mục, ra lệnh vào tháng 10 và các cáo buộc liên quan đến việc Đức Cha Cantú giải quyết các trường hợp lạm dụng và các hành vi sai trái khác ở giáo phận cũ của ngài là giáo phận Las Cruces, New Mexico. Đức Cha Cantú hiện là Giám Mục của San Jose, California.
Một quan chức cao cấp trong bộ Giám Mục của Vatican, là người đã nói chuyện với CNA với điều kiện ẩn danh vì cuộc điều tra là bí mật, nói rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã áp dụng chính sách “không khoan nhượng” đối với việc giải quyết các hành vi sai trái liên quan đến tình dục của các Giám Mục Mỹ.
“Đức Thánh Cha hoàn toàn nhất quyết rằng các trường hợp lạm dụng sẽ không được dung thứ. Ngài cũng khẳng định chắc chắn rằng các Giám Mục phải đối xử nghiêm túc với tất cả những trường hợp này,” quan chức này nói.
Quan chức này nói thêm rằng mặc dù báo cáo được công bố gần đây về sự nghiệp của cựu Hồng Y Theodore McCarrick đã vấp phải những chỉ trích từ một số phương tiện truyền thông, nhưng sẽ là sai lầm nếu cho rằng không có bài học nào được rút ra từ trường hợp của McCarrick.
Ông nói: “Báo cáo về Theodore McCarrick rất dài: dài cả về nội dung báo cáo, lẫn thời gian thực hiện báo cáo. Ý tưởng rằng những thất bại trong quá khứ không được xác định và rút kinh nghiệm đơn giản là không đúng - công việc đang được thực hiện, quy trình mới đang được áp dụng.”
Cuộc điều tra đối với Giám Mục Cantú liên quan đến những gì ngài đã làm hoặc đã không làm trong các trường hợp các giáo sĩ thuộc quyền có hành vi sai trái tình dục ở Giáo phận Las Cruces, nơi Đức Cha Cantú làm Giám Mục từ năm 2013 đến năm 2018.
Các quan chức Vatican xác nhận với CNA rằng cuộc điều tra đang được thực hiện theo các điều khoản của Điều 1, triệt 1, b của Tông thư dưới dạng tự sắc Vos estis, liên quan đến “các hành động hoặc thiếu sót nhằm can thiệp hoặc tránh các cuộc điều tra dân sự hoặc điều tra giáo luật, dù là hành chính hay hình sự, chống lại một giáo sĩ hoặc một tu sĩ trong các trường hợp lạm dụng tình dục”.
Một quan chức Vatican thứ hai nhấn mạnh với CNA rằng các cuộc điều tra Vos estis là sơ bộ và chưa có cáo buộc chính thức nào được đưa ra.
“Đây không phải là một phiên tòa - không phải là một phiên tòa,” ông nhấn mạnh. “Vị Giám Mục hoàn toàn được giả định là vô tội và vẫn tại vị, bao lâu còn thích hợp. Quá trình này sẽ tiếp tục và phát triển khi phù hợp”.
Cả hai quan chức đều từ chối bình luận về những cáo buộc cụ thể chống lại Đức Cha Cantú, hoặc liệu các cáo buộc ấy có liên quan đến bất kỳ giáo sĩ nào còn tại chức hay không.
Cả hai quan chức nói với CNA rằng cuộc điều tra đang được giám sát bởi Đức Cha Thomas Olmsted của Phoenix. Tông thư Vos estis quy định rằng, thông thường, tiến trình điều tra này là do vị Tổng Giám Mục chính tòa của địa phương, trong trường hợp này là Đức Tổng Giám Mục John Wester của Santa Fe.
Không rõ tại sao Đức Tổng Giám Mục Olmsted lại được chọn thay vì Đức Tổng Giám Mục John Wester; Cả hai quan chức Vatican đều không bình luận với CNA về lý do của quyết định này, nhưng các vị xác nhận Đức Tổng Giám Mục Olmsted đã được thông báo về quyết định này vào cuối tháng 10 qua sứ thần Tòa thánh ở Washington, D.C.
Trả lời các câu hỏi liên quan đến cuộc điều tra và vai trò của Đức Cha Olmsted trong cuộc điều tra này, Giáo phận Phoenix nói với CNA rằng họ “không có bất kỳ thông tin nào để chia sẻ về vấn đề này”.
Một phát ngôn viên của Giáo phận San Jose nói với CNA vào tối thứ Hai rằng “Đức Cha Cantú chưa được thông báo về bất kỳ cuộc điều tra nào liên quan đến vấn đề này.”
Vos estis lux mundi cung cấp thẩm quyền cho các cơ quan của Vatican được quyết định giai đoạn nào mới thông báo cho một vị Giám Mục đang bị điều tra về tiến trình này. Một nguồn tin thân cận với cuộc điều tra về Đức Cha Cantú nói với CNA rằng vị Giám Mục dự kiến sẽ không được thông báo chính thức trong trường hợp này cho đến khi kết thúc cuộc điều tra sơ bộ, lúc đó Đức Cha Cantú sẽ được phép đưa ra lời bào chữa cho các cáo buộc chống lại ngài.
Giáo phận Las Cruces đã phải đối mặt với nhiều cáo buộc lạm dụng tình dục đối với các giáo sĩ, có từ nhiều thập kỷ trước.
Vào tháng 2 năm 2019, sau khi Đức Cha Cantú chuyển về San Jose, giáo phận đã ra lệnh công bố công khai hàng nghìn trang hồ sơ của giáo phận liên quan đến 28 linh mục đã bị cáo buộc một cách đáng tin cậy về tội lỗi lạm dụng tình dục.
Cũng vào tháng 2 năm ngoái, giáo phận thông báo rằng các viên chức giáo phận đã tự nguyện giao nộp hồ sơ nhân sự của giáo phận cho Bộ trưởng Tư pháp New Mexico, và họ đã phát hiện ra thêm 13 linh mục là đối tượng bị cáo buộc đáng tin cậy đang ở các giáo phận khác.
Giáo phận Las Cruces được hình thành vào năm 1982; nhiều linh mục đã từng phục vụ trong giáo phận đã được gửi đến đó theo diện di chuyển tạm thời hoặc vĩnh viễn từ các giáo phận khác của Hoa Kỳ, hoặc theo các dòng tu.
Giáo phận duy trì một danh sách cập nhật các giáo sĩ bị cáo buộc lạm dụng một cách đáng tin cậy và gần đây nhất là vào tháng 8, Đức Cha Peter Baldacchino đã loại bỏ thừa tác vụ linh mục của một cha đã nghỉ hưu do bị cáo buộc lạm dụng từ rất lâu, vào những năm 1990.
Một phát ngôn viên của Giáo phận Las Cruces từ chối bình luận về vấn đề này.
Đức Cha Cantú, năm nay 53 tuổi, trở thành giám mục vào năm 2008, khi ngài được bổ nhiệm làm Giám Mục Phụ Tá tại Tổng giáo phận San Antonio. Ngài trở thành Giám mục của Las Cruces vào năm 2013, và là Giám Mục Phụ Tá của San Jose vào năm 2018. Ngài chính thức lãnh đạo giáo phận đó vào tháng 5 năm 2019. Đức Cha Cantú, người gốc Houston, được thụ phong linh mục của tổng giáo phận Houston vào năm 1994.
CNA đã yêu cầu bình luận về cuộc điều tra từ Sứ thần Tòa thánh tại Hoa Kỳ, nhưng không nhận được phản hồi trước thời hạn.
Các Giám mục Michael Hoeppner của Crookston và Nicholas DiMarzio của Brooklyn cũng đang bị điều tra theo Tông thư Vos estis lux mundi.
Source:Catholic News AgencyBishop Cantu will 'cooperate fully' with Vatican investigation
Trong một tuyên bố được đăng trên trang Web của giáo phận San Jose, hôm 18 tháng 11, Đức Cha Oscar Cantú, cho biết như sau:
“Hôm Thứ Ba, Cơ quan Thông tấn Công Giáo (CNA) đã đăng một bài báo về một cuộc điều tra có thể xảy ra của Vatican về việc xử lý các hành vi sai trái của giáo sĩ trong thời gian tôi làm Giám mục Giáo phận Las Cruces. Tôi ủng hộ các giao thức của Tông thư Vos Estis nhằm bảo đảm trách nhiệm giải trình của các giám mục, và mang lại công lý cũng như sự chữa lành cho những nạn nhân bị lạm dụng tính dục, và tôi dự định hợp tác toàn diện với bất kỳ cuộc điều tra nào”
Tuyên bố của Đức Cha Cántú được đưa ra sau khi CNA báo cáo rằng Bộ Giám mục của Vatican đã ra lệnh điều tra cách thức ngài xử lý các cáo buộc lạm dụng tình dục và các hành vi sai trái khác của hàng giáo sĩ. Cuộc điều tra đang được thực hiện theo các quy định của Tông thư dưới dạng tự sắc Vos estis lux mundi, do Đức Thánh Cha Phanxicô công bố năm 2019 về việc yêu cầu các giám mục phải chịu trách nhiệm trong việc xử lý các vụ lạm dụng tình dục.
Các nguồn tin cao cấp ở Vatican nói với CNA rằng cuộc điều tra đã được Đức Hồng Y Marc Ouellet, tổng trưởng Bộ Giám Mục, ra lệnh vào tháng 10 và các cáo buộc liên quan đến việc Đức Cha Cantú giải quyết các trường hợp lạm dụng và các hành vi sai trái khác ở giáo phận cũ của ngài là giáo phận Las Cruces, New Mexico. Đức Cha Cantú hiện là Giám Mục của San Jose, California.
Một quan chức cao cấp trong bộ Giám Mục của Vatican, là người đã nói chuyện với CNA với điều kiện ẩn danh vì cuộc điều tra là bí mật, nói rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã áp dụng chính sách “không khoan nhượng” đối với việc giải quyết các hành vi sai trái liên quan đến tình dục của các Giám Mục Mỹ.
“Đức Thánh Cha hoàn toàn nhất quyết rằng các trường hợp lạm dụng sẽ không được dung thứ. Ngài cũng khẳng định chắc chắn rằng các Giám Mục phải đối xử nghiêm túc với tất cả những trường hợp này,” quan chức này nói.
Quan chức này nói thêm rằng mặc dù báo cáo được công bố gần đây về sự nghiệp của cựu Hồng Y Theodore McCarrick đã vấp phải những chỉ trích từ một số phương tiện truyền thông, nhưng sẽ là sai lầm nếu cho rằng không có bài học nào được rút ra từ trường hợp của McCarrick.
Ông nói: “Báo cáo về Theodore McCarrick rất dài: dài cả về nội dung báo cáo, lẫn thời gian thực hiện báo cáo. Ý tưởng rằng những thất bại trong quá khứ không được xác định và rút kinh nghiệm đơn giản là không đúng - công việc đang được thực hiện, quy trình mới đang được áp dụng.”
Cuộc điều tra đối với Giám Mục Cantú liên quan đến những gì ngài đã làm hoặc đã không làm trong các trường hợp các giáo sĩ thuộc quyền có hành vi sai trái tình dục ở Giáo phận Las Cruces, nơi Đức Cha Cantú làm Giám Mục từ năm 2013 đến năm 2018.
Các quan chức Vatican xác nhận với CNA rằng cuộc điều tra đang được thực hiện theo các điều khoản của Điều 1, triệt 1, b của Tông thư dưới dạng tự sắc Vos estis, liên quan đến “các hành động hoặc thiếu sót nhằm can thiệp hoặc tránh các cuộc điều tra dân sự hoặc điều tra giáo luật, dù là hành chính hay hình sự, chống lại một giáo sĩ hoặc một tu sĩ trong các trường hợp lạm dụng tình dục”.
Một quan chức Vatican thứ hai nhấn mạnh với CNA rằng các cuộc điều tra Vos estis là sơ bộ và chưa có cáo buộc chính thức nào được đưa ra.
“Đây không phải là một phiên tòa - không phải là một phiên tòa,” ông nhấn mạnh. “Vị Giám Mục hoàn toàn được giả định là vô tội và vẫn tại vị, bao lâu còn thích hợp. Quá trình này sẽ tiếp tục và phát triển khi phù hợp”.
Cả hai quan chức đều từ chối bình luận về những cáo buộc cụ thể chống lại Đức Cha Cantú, hoặc liệu các cáo buộc ấy có liên quan đến bất kỳ giáo sĩ nào còn tại chức hay không.
Cả hai quan chức nói với CNA rằng cuộc điều tra đang được giám sát bởi Đức Cha Thomas Olmsted của Phoenix. Tông thư Vos estis quy định rằng, thông thường, tiến trình điều tra này là do vị Tổng Giám Mục chính tòa của địa phương, trong trường hợp này là Đức Tổng Giám Mục John Wester của Santa Fe.
Không rõ tại sao Đức Tổng Giám Mục Olmsted lại được chọn thay vì Đức Tổng Giám Mục John Wester; Cả hai quan chức Vatican đều không bình luận với CNA về lý do của quyết định này, nhưng các vị xác nhận Đức Tổng Giám Mục Olmsted đã được thông báo về quyết định này vào cuối tháng 10 qua sứ thần Tòa thánh ở Washington, D.C.
Trả lời các câu hỏi liên quan đến cuộc điều tra và vai trò của Đức Cha Olmsted trong cuộc điều tra này, Giáo phận Phoenix nói với CNA rằng họ “không có bất kỳ thông tin nào để chia sẻ về vấn đề này”.
Một phát ngôn viên của Giáo phận San Jose nói với CNA vào tối thứ Hai rằng “Đức Cha Cantú chưa được thông báo về bất kỳ cuộc điều tra nào liên quan đến vấn đề này.”
Vos estis lux mundi cung cấp thẩm quyền cho các cơ quan của Vatican được quyết định giai đoạn nào mới thông báo cho một vị Giám Mục đang bị điều tra về tiến trình này. Một nguồn tin thân cận với cuộc điều tra về Đức Cha Cantú nói với CNA rằng vị Giám Mục dự kiến sẽ không được thông báo chính thức trong trường hợp này cho đến khi kết thúc cuộc điều tra sơ bộ, lúc đó Đức Cha Cantú sẽ được phép đưa ra lời bào chữa cho các cáo buộc chống lại ngài.
Giáo phận Las Cruces đã phải đối mặt với nhiều cáo buộc lạm dụng tình dục đối với các giáo sĩ, có từ nhiều thập kỷ trước.
Vào tháng 2 năm 2019, sau khi Đức Cha Cantú chuyển về San Jose, giáo phận đã ra lệnh công bố công khai hàng nghìn trang hồ sơ của giáo phận liên quan đến 28 linh mục đã bị cáo buộc một cách đáng tin cậy về tội lỗi lạm dụng tình dục.
Cũng vào tháng 2 năm ngoái, giáo phận thông báo rằng các viên chức giáo phận đã tự nguyện giao nộp hồ sơ nhân sự của giáo phận cho Bộ trưởng Tư pháp New Mexico, và họ đã phát hiện ra thêm 13 linh mục là đối tượng bị cáo buộc đáng tin cậy đang ở các giáo phận khác.
Giáo phận Las Cruces được hình thành vào năm 1982; nhiều linh mục đã từng phục vụ trong giáo phận đã được gửi đến đó theo diện di chuyển tạm thời hoặc vĩnh viễn từ các giáo phận khác của Hoa Kỳ, hoặc theo các dòng tu.
Giáo phận duy trì một danh sách cập nhật các giáo sĩ bị cáo buộc lạm dụng một cách đáng tin cậy và gần đây nhất là vào tháng 8, Đức Cha Peter Baldacchino đã loại bỏ thừa tác vụ linh mục của một cha đã nghỉ hưu do bị cáo buộc lạm dụng từ rất lâu, vào những năm 1990.
Một phát ngôn viên của Giáo phận Las Cruces từ chối bình luận về vấn đề này.
Đức Cha Cantú, năm nay 53 tuổi, trở thành giám mục vào năm 2008, khi ngài được bổ nhiệm làm Giám Mục Phụ Tá tại Tổng giáo phận San Antonio. Ngài trở thành Giám mục của Las Cruces vào năm 2013, và là Giám Mục Phụ Tá của San Jose vào năm 2018. Ngài chính thức lãnh đạo giáo phận đó vào tháng 5 năm 2019. Đức Cha Cantú, người gốc Houston, được thụ phong linh mục của tổng giáo phận Houston vào năm 1994.
CNA đã yêu cầu bình luận về cuộc điều tra từ Sứ thần Tòa thánh tại Hoa Kỳ, nhưng không nhận được phản hồi trước thời hạn.
Các Giám mục Michael Hoeppner của Crookston và Nicholas DiMarzio của Brooklyn cũng đang bị điều tra theo Tông thư Vos estis lux mundi.
Source:Catholic News Agency
Tân Hồng Y Raniero Cantalamessa xin Đức Thánh Cha miễn việc tấn phong Giám Mục cho ngài
Đặng Tự Do
22:59 20/11/2020
Trong thánh lễ tưởng niệm cuộc thương khó Chúa Kitô vào các ngày Thứ Sáu Tuần Thánh tại Đền Thờ Thánh Phêrô, chúng ta thường thấy một vị linh mục giảng trước sự hiện diện của Đức Thánh Cha, giáo triều Rôma, cùng các tín hữu. Vị linh mục ấy là Cha Raniero Cantalamessa, giảng thuyết viên Phủ Giáo Hoàng.
Trong hơn 60 năm, Cha Raniero Cantalamessa đã rao giảng Lời Chúa với tư cách là một linh mục - và Ngài có kế hoạch sẽ tiếp tục làm như vậy, ngay cả sau khi ngài nhận chiếc mũ đỏ Hồng Y vào ngày thứ Bẩy 28 tháng 11.
“ Sự phục vụ duy nhất của tôi đối với Giáo hội là công bố Lời Chúa, vì vậy tôi tin rằng việc tôi được bổ nhiệm làm Hồng Y là một sự công nhận tầm quan trọng thiết yếu của Lời Chúa đối với Giáo hội, hơn là sự công nhận con người của tôi,” vị linh mục dòng Phanxicô Capuchin nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, hôm 19 tháng 11.
Vị Tân Hồng Y 86 tuổi sẽ là một trong 13 vị Tân Hồng Y được Đức Thánh Cha Phanxicô tấn phong trong một công nghị vào ngày 28 tháng 11. Theo thông lệ, một linh mục phải được tấn phong giám mục trước khi nhận chiếc mũ đỏ, Cha Cantalamessa đã xin Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho phép vẫn đơn giản là “một linh mục”.
Vì đã hơn 80 tuổi, Đức Tân Hồng Y Cantalamessa, người đã từng đưa ra các bài giảng trước các mật nghị bầu Giáo Hoàng năm 2005 và 2013, sẽ không tự mình bỏ phiếu trong mật nghị tương lai.
Việc được chọn vào Hồng Y Đoàn được coi là một vinh dự và sự công nhận cho sự phục vụ trung thành của ngài trong hơn 41 năm với tư cách là Giảng Thuyết Viên Phủ Giáo Hoàng.
Đức Tân Hồng Y đã từng giảng trước 3 vị Giáo Hoàng, Nữ hoàng Elizabeth II, nhiều giám mục và Hồng Y, cùng vô số giáo dân và các tu sĩ. Ngài cho biết sẽ tiếp tục chừng nào Chúa cho phép.
Khi không ở Rôma, và những khi không thuyết giảng, ngài sống trong Tu viện ẩn tu Tình yêu Thương xót ở Cittaducale, Ý. Đức Tân Hồng Y nói trong một cuộc phỏng vấn, qua email với CNA từ tu viện này, rằng việc loan báo đức tin luôn đòi hỏi một điều là Chúa Thánh Thần.
“Vì thế, nhu cầu của mỗi sứ giả là phải nuôi dưỡng một sự cởi mở lớn đối với Chúa Thánh Linh. Chỉ như thế, chúng ta mới có thể thoát khỏi lý trí của con người, vốn luôn cố gắng khai thác Lời Chúa cho các mục đích ngẫu nhiên, cá nhân hoặc tập thể”.
Lời khuyên của ngài là để rao giảng tốt chúng ta hãy bắt đầu bằng cách quỳ gối và hỏi Chúa rằng những lời Ngài muốn làm vang dội cho dân Ngài là những gì.
Khi được hỏi về yêu cầu xin được miễn không tấn phong giám mục trước khi được phong Hồng Y, Cha Cantalamessa cho biết:
“Vâng, tôi đã xin Đức Thánh Cha cho phép miễn tấn phong giám mục theo quy định của giáo luật dành cho những người được tấn phong Hồng Y. Có hai lý do. Giám mục, như chính danh xưng này, chỉ định sứ vụ của người chịu trách nhiệm trông coi và nuôi dưỡng một phần đàn chiên của Chúa Kitô. Bây giờ, trong trường hợp của tôi, tôi không có trách nhiệm mục vụ, vì vậy chức danh giám mục sẽ là một chức danh không có dịch vụ tương ứng mà danh xưng này ngụ ý. Thứ hai, tôi muốn vẫn là một tu sĩ Capuchin, theo thói quen và phần đời còn lại. Sự thánh hiến giám mục, e rằng một cách hợp pháp, sẽ đặt tôi ra ngoài dòng.
Đã có một số tiền lệ cho quyết định của tôi. Một số tu sĩ trên 80 tuổi, đã được tấn phong Hồng Y với tước hiệu danh dự giống như tôi, đã yêu cầu và được phê chuẩn miễn tấn phong giám mục, tôi nghĩ vì những lý do tương tự như của tôi”.
[Các vị Cha Cantalamessa đề cập đến bao gồm các Hồng Y Henri De Lubac, Paolo Dezza, Roberto Tucci, Tomáš Špidlík, Albert Vanhoye, Urbano Navarrete Cortés, Karl Josef Becker].
Source:Catholic News Agency‘A simple priest of the Church’: Papal preacher prepares to be made a cardinal
Trong hơn 60 năm, Cha Raniero Cantalamessa đã rao giảng Lời Chúa với tư cách là một linh mục - và Ngài có kế hoạch sẽ tiếp tục làm như vậy, ngay cả sau khi ngài nhận chiếc mũ đỏ Hồng Y vào ngày thứ Bẩy 28 tháng 11.
“ Sự phục vụ duy nhất của tôi đối với Giáo hội là công bố Lời Chúa, vì vậy tôi tin rằng việc tôi được bổ nhiệm làm Hồng Y là một sự công nhận tầm quan trọng thiết yếu của Lời Chúa đối với Giáo hội, hơn là sự công nhận con người của tôi,” vị linh mục dòng Phanxicô Capuchin nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, hôm 19 tháng 11.
Vị Tân Hồng Y 86 tuổi sẽ là một trong 13 vị Tân Hồng Y được Đức Thánh Cha Phanxicô tấn phong trong một công nghị vào ngày 28 tháng 11. Theo thông lệ, một linh mục phải được tấn phong giám mục trước khi nhận chiếc mũ đỏ, Cha Cantalamessa đã xin Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho phép vẫn đơn giản là “một linh mục”.
Vì đã hơn 80 tuổi, Đức Tân Hồng Y Cantalamessa, người đã từng đưa ra các bài giảng trước các mật nghị bầu Giáo Hoàng năm 2005 và 2013, sẽ không tự mình bỏ phiếu trong mật nghị tương lai.
Việc được chọn vào Hồng Y Đoàn được coi là một vinh dự và sự công nhận cho sự phục vụ trung thành của ngài trong hơn 41 năm với tư cách là Giảng Thuyết Viên Phủ Giáo Hoàng.
Đức Tân Hồng Y đã từng giảng trước 3 vị Giáo Hoàng, Nữ hoàng Elizabeth II, nhiều giám mục và Hồng Y, cùng vô số giáo dân và các tu sĩ. Ngài cho biết sẽ tiếp tục chừng nào Chúa cho phép.
Khi không ở Rôma, và những khi không thuyết giảng, ngài sống trong Tu viện ẩn tu Tình yêu Thương xót ở Cittaducale, Ý. Đức Tân Hồng Y nói trong một cuộc phỏng vấn, qua email với CNA từ tu viện này, rằng việc loan báo đức tin luôn đòi hỏi một điều là Chúa Thánh Thần.
“Vì thế, nhu cầu của mỗi sứ giả là phải nuôi dưỡng một sự cởi mở lớn đối với Chúa Thánh Linh. Chỉ như thế, chúng ta mới có thể thoát khỏi lý trí của con người, vốn luôn cố gắng khai thác Lời Chúa cho các mục đích ngẫu nhiên, cá nhân hoặc tập thể”.
Lời khuyên của ngài là để rao giảng tốt chúng ta hãy bắt đầu bằng cách quỳ gối và hỏi Chúa rằng những lời Ngài muốn làm vang dội cho dân Ngài là những gì.
Khi được hỏi về yêu cầu xin được miễn không tấn phong giám mục trước khi được phong Hồng Y, Cha Cantalamessa cho biết:
“Vâng, tôi đã xin Đức Thánh Cha cho phép miễn tấn phong giám mục theo quy định của giáo luật dành cho những người được tấn phong Hồng Y. Có hai lý do. Giám mục, như chính danh xưng này, chỉ định sứ vụ của người chịu trách nhiệm trông coi và nuôi dưỡng một phần đàn chiên của Chúa Kitô. Bây giờ, trong trường hợp của tôi, tôi không có trách nhiệm mục vụ, vì vậy chức danh giám mục sẽ là một chức danh không có dịch vụ tương ứng mà danh xưng này ngụ ý. Thứ hai, tôi muốn vẫn là một tu sĩ Capuchin, theo thói quen và phần đời còn lại. Sự thánh hiến giám mục, e rằng một cách hợp pháp, sẽ đặt tôi ra ngoài dòng.
Đã có một số tiền lệ cho quyết định của tôi. Một số tu sĩ trên 80 tuổi, đã được tấn phong Hồng Y với tước hiệu danh dự giống như tôi, đã yêu cầu và được phê chuẩn miễn tấn phong giám mục, tôi nghĩ vì những lý do tương tự như của tôi”.
[Các vị Cha Cantalamessa đề cập đến bao gồm các Hồng Y Henri De Lubac, Paolo Dezza, Roberto Tucci, Tomáš Špidlík, Albert Vanhoye, Urbano Navarrete Cortés, Karl Josef Becker].
Source:Catholic News Agency
Tài Liệu - Sưu Khảo
Sáu việc bác ái ngày phán xét
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
12:05 20/11/2020
Hằng năm vào Chúa nhật 34. thường niên, cuối năm phụng vụ, Giáo Hội mừng kính lễ Chúa Kitô Vua vũ trụ.
Phụng vụ ngày lễ mừng kính nhấn mạnh đến việc bác ái của con người trong ngày phán xét sau cùng, như phúc âm Thánh Mattheo (25,31-46) thuật lại.
Hình ảnh này không là sự đe dọa, nhưng muốn nói đến sự thể những việc làm trong đời sống của con người cho con người với nhau. Công việc bác ái tình người không chỉ nói đến khía cạnh lòng nhân đạo, nhưng còn diễn tả chiều sâu tâm linh: Ubi caritas et amor, deus ibi est - Nơi đâu có nếp sống bác ái tình yêu thương, ở đó có Thiên Chúa.
1. Ta đói các ngươi đã cho Ta ăn - Cho kẻ đói ăn.
Trong đời sống luôn hằng có những người gặp bước đường bất hạnh. Họ thiếu thốn cả những thứ cần thiết nhất cho đời sống, thực phẩm. Hình ảnh những nạn nhân sống trong thiên tai lũ lụt bên miền Trung Việt Nam rất nóng bỏng thời sự lúc này về sự thiếu thốn.Họ cần sự giúp đỡ chia sẻ miếng cơm bánh.
Người nghèo khó thiếu thốn không chỉ luôn cần đến miếng cơm bánh để cho qua khỏi cơn đói của bao tử, nhưng còn cần điều gì khác hơn nữa. Khi Chúa Giêsu Kitô nói đến sự nghèo đói, Ngài muốn nói đến cơn đói sự công chính.
Con người đói khao khát tình yêu thương, sự được an ủi nhìn nhận. Họ đói khát điều gì về tinh thần mang đến cho tâm hồn có sức sống niềm vui, như lời khuyến khích phấn chấn an ủi.
2. Ta khát các người đã cho uống - Cho kẻ khát uống.
Nước là nhu cầu căn bản cho đời sống trong thiên nhiên cho cây cối hoa trái, cho thú động vật và cho con người. Không có nước sự sống sẽ dần héo khô tàn lụi. Khng có nước, hay thiếu nước sự sống không phát triển nảy sinh lên được.
Nước mang đến cho cây cỏ, cho thú động vật cho con người sức bồi dưỡng. Và khi có đầy đủ nước uống, chúng ta còn nhận ra phép lạ làm cho sự sống được toàn vẹn tròn đầy.
Vì thế cho người khát uống nước thiên nhiên là dẫn đưa họ đến nguồn mạch nước sự sống tâm linh phát xuất từ nơi Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa.
3. Ta là khách lạ các người đã tiếp rước cho trú ngụ -
Cho khách đỗ nhà!
Lòng hiếu khách là một nhân đức cao qúi trong đời sống xã hội con người. Không gì hạnh phúc bình an cho đời sống hơn, khi trong bước đường bơ vơ tỵ nạn mà được quốc gia đất nước nào nhận cho vào sinh sống.
Không gì an ủi tăng thêm sức khoẻ cho thể xác lẫn tâm hồn hơn, khi đến nơi xa lạ mà có người đón tiếp cho trú ngụ, cho ăn uống, cho tắm rửa.
Không gì mừng rỡ qúy hơn cho người mất mát nhà cửa, vì thiên tai, khi họ nhận được sự che chở cho tạm trú ở một nơi an toàn.
Vào những dịp Đại hội giới trẻ thế giới, Giáo Hội nơi tổ chức Đại hội thường kêu gọi các gia đình nơi đó mở rộng cánh cửa đón tiếp các bạn trẻ tham dự đại hội, cho họ ngủ nghỉ ăn uống. Người mở rộng cánh cửa tiếp đón cảm nhận có niềm vui. Vì họ đã có dịp thực hành hiến chương nước trời: Cho khách đỗ nhà!
Lòng hiếu khách còn diễn tả một chiều sâu tâm linh nữa, như Kinh Thánh nói đến: „Anh em đừng quên tỏ lòng hiếu khách, vì nhờ vậy, có những người đã được tiếp đón các thiên thần mà không biết.“ ( Thư gửi Do Thái 13,2)
4. Ta trần truồng các người đã cho quần áo mặc-
Cho kẻ rách rưới ăn mặc.
Quần áo mặc để che thân, như trong Kinh thánh thuật lại, Ông Bà Adong Evà của chúng ta sau khi lỗi luật Thiên Chúa cấm ăn qủa trái cấm, bỗng Ông Bà thấy mình trần truồng. Xấu hổ qúa nên trốn vào bụi cây lấy lá cây làm quần áo che thân thể. ( Sách Sáng Thế 3, 7-10 ).
Thấy tình cảnh đó, Thiên Chúa đã làm cho Ông bà, con cháu „ quần áo để mặc che bảo vệ thân thể“ Sách Sáng Thế 3, 21)
Quần áo ngoài công dụng trang điểm cho đẹp theo nếp sống văn hóa trong dòng thời gian, còn có nhiệm vụ căn bản bảo vệ cho khỏi bị mưa gío rét lạnh, nắng nóng tạt thấm vào thân thể gây bệnh họan.
Quần áo che đậy phần thân thể bên ngoài con người. Nhưng qua đó bảo vệ tôn trọng nhân vị phẩm gía của con người, mà Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa ban cho mỗi con người: Được tạo dựng hình ảnh giống Thiên Chúa. ( Sách Sáng Thế 1,27).
Vì thế xưa nay khi đi cứu trợ tai nạn thiên tai nơi đâu, ngoài thực phẩm cần dùng, các cơ quan bác ái còn mang theo quần áo nữa để phân phối cho những nạn nhân gặp hoàn cảnh thiếu quần áo mặc.
5. Ta đau yếu bệnh nạn, các người đã thăm viếng -
Viếng kẻ liệt
Từ khi vườn địa đàng bị Thiên Chúa cất khỏi trần gian, vì Ông Bà nguyên Tổ Adong-Evà lỗi luật Chúa, hậu qủa là con người phải sống với bệnh tật, không trừ một ai trên trần gian ( Sách Sáng Thế 3, 16-18).
Nhiều em bé bị bệnh ngay từ cung lòng mẹ. Rồi trong suốt dọc đời sống nhiều người xưa nay hầu như cả đời sống chịu đựng bệnh tật trong chính cơ thể mình. Con người xưa nay ai cũng mắc bệnh không nặng thì nhẹ, không lúc tuổi còn trẻ thì vào lúc tuổi gìa cao niên.
Nền y khoa trên thế giới hằng có những phát minh mới cập nhật chữa trị các thứ bệnh nạn, mong giúp đời sống con người được khoẻ mạnh.
Cơn khủng hoảng đại dịch do vi trùng Corona lây lan đang đe dọa sức khoẻ gây ra sự khủng hoảng sâu rộng làm cho mọi sinh hoạt đời sống con người trên thế giới bị ngưng đình trệ, gây tử vong khủng hoảng lo sợ cùng đi tới khánh tận.… Hơn lúc nào hết nhân loại trông mong chờ có thần dược thuốc chủng chữa trị bài trừ bệnh đại dịch C ovid 19 lúc này.
Tình cảnh những người mắc bệnh đại dịch Covid 19, hay những người gìa cao niên trong nhà riêng hoặc nơi nhà hưu dưỡng phải sống cách ly một mình gây ra tình trạng cô đơn hoang mang cho thể xác lẫn tinh thần họ rất sâu rộng. Họ hằng mong có người đến thăm hỏi.
Người bị bệnh cần có thần dược chữa trị, nhưng họ cũng cần sự thăm viếng an ủi. Sự thăm viếng người bệnh nói lên tâm tình: Trong khủng hoảng cô đơn vì bị bệnh, Ông, Bà, anh chị, con…không bị quên lãng. Không cô đơn đâu. Có chúng tôi bên cạnh!
Sự thăm viếng người bệnh mang đến niềm an ủi khác gì một „thần dược „ tâm linh cho người bệnh có niềm hy vọng và có lại sức khoẻ.
6. Ta bị giam cầm, các ngươi đã đến với ta - Thăm người tù rạc.
Bị tù tội không ai muốn bị vướng mắc vào. Nhưng trong đời sống xưa nay ở khắp nơi trên thế giới vào mọi thời gian, đều có những người bị vướng mắc vào hoàn cảnh bị tù tội. Lý do có nhiều, cùng khác nhau.
Bị vướng vào tù tội, sự tự do bị giới hạn cả thân xác thể lý cùng cả tinh thần. Họ bị sống trong giới hạn về không gian cùng thời gian chỗ ở, về giao tiếp thông thương bị ngăn cách. Vì thế người bị tù tội sống trong cô đơn lẻ loi.
Họ mong ngày được bước ra sống trong không khí ánh sáng tự do. Họ mong được có nếp sống giao tiếp thông thương. Vì thế, sự thăm viếng họ là biểu hiệu một tình thương yêu cao đẹp, mang đến cho tâm hồn đang sống trong cô đơn lẻ loi niềm an ủi lớn lao.
Giáo Hội hằng quan tâm đến hoàn cảnh của họ. Nên đã cắt đặt những người lo việc mục vụ thăm viếng an ủi họ. Chính Đức Giáo Hoàng Phanxicô rất quan tâm việc mục vụ cho họ. Ngài đã nhiều lần vào nhà tù bên Roma thăm các người bị tù tội.
Ngày phán xét trước tòa Thiên Chúa, như kinh thánh thuật lại lời Chúa Giêsu Kitô nói đến trong dụ ngôn ( Mt 25, 31-46) về những việc bác ái của con người làm cho nhau là thước đo cho sự thưởng phạt linh hồn con người ngày chung thẩm trước tòa Thiên Chúa, Đấng tạo dựng nên vũ trụ cùng con người..
Việc bác ái tuy nhỏ thôi cho người cần tình yêu lòng thương xót, nhưng lại là nếp sống đạo đức tinh thần rất cần thiết, và trở thành quan trọng có gía trị lớn lao cho sự sống đời sau.
„ Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy.“ ( Mt 25, 40)
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Phụng vụ ngày lễ mừng kính nhấn mạnh đến việc bác ái của con người trong ngày phán xét sau cùng, như phúc âm Thánh Mattheo (25,31-46) thuật lại.
Hình ảnh này không là sự đe dọa, nhưng muốn nói đến sự thể những việc làm trong đời sống của con người cho con người với nhau. Công việc bác ái tình người không chỉ nói đến khía cạnh lòng nhân đạo, nhưng còn diễn tả chiều sâu tâm linh: Ubi caritas et amor, deus ibi est - Nơi đâu có nếp sống bác ái tình yêu thương, ở đó có Thiên Chúa.
1. Ta đói các ngươi đã cho Ta ăn - Cho kẻ đói ăn.
Trong đời sống luôn hằng có những người gặp bước đường bất hạnh. Họ thiếu thốn cả những thứ cần thiết nhất cho đời sống, thực phẩm. Hình ảnh những nạn nhân sống trong thiên tai lũ lụt bên miền Trung Việt Nam rất nóng bỏng thời sự lúc này về sự thiếu thốn.Họ cần sự giúp đỡ chia sẻ miếng cơm bánh.
Người nghèo khó thiếu thốn không chỉ luôn cần đến miếng cơm bánh để cho qua khỏi cơn đói của bao tử, nhưng còn cần điều gì khác hơn nữa. Khi Chúa Giêsu Kitô nói đến sự nghèo đói, Ngài muốn nói đến cơn đói sự công chính.
Con người đói khao khát tình yêu thương, sự được an ủi nhìn nhận. Họ đói khát điều gì về tinh thần mang đến cho tâm hồn có sức sống niềm vui, như lời khuyến khích phấn chấn an ủi.
2. Ta khát các người đã cho uống - Cho kẻ khát uống.
Nước là nhu cầu căn bản cho đời sống trong thiên nhiên cho cây cối hoa trái, cho thú động vật và cho con người. Không có nước sự sống sẽ dần héo khô tàn lụi. Khng có nước, hay thiếu nước sự sống không phát triển nảy sinh lên được.
Nước mang đến cho cây cỏ, cho thú động vật cho con người sức bồi dưỡng. Và khi có đầy đủ nước uống, chúng ta còn nhận ra phép lạ làm cho sự sống được toàn vẹn tròn đầy.
Vì thế cho người khát uống nước thiên nhiên là dẫn đưa họ đến nguồn mạch nước sự sống tâm linh phát xuất từ nơi Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa.
3. Ta là khách lạ các người đã tiếp rước cho trú ngụ -
Cho khách đỗ nhà!
Lòng hiếu khách là một nhân đức cao qúi trong đời sống xã hội con người. Không gì hạnh phúc bình an cho đời sống hơn, khi trong bước đường bơ vơ tỵ nạn mà được quốc gia đất nước nào nhận cho vào sinh sống.
Không gì an ủi tăng thêm sức khoẻ cho thể xác lẫn tâm hồn hơn, khi đến nơi xa lạ mà có người đón tiếp cho trú ngụ, cho ăn uống, cho tắm rửa.
Không gì mừng rỡ qúy hơn cho người mất mát nhà cửa, vì thiên tai, khi họ nhận được sự che chở cho tạm trú ở một nơi an toàn.
Vào những dịp Đại hội giới trẻ thế giới, Giáo Hội nơi tổ chức Đại hội thường kêu gọi các gia đình nơi đó mở rộng cánh cửa đón tiếp các bạn trẻ tham dự đại hội, cho họ ngủ nghỉ ăn uống. Người mở rộng cánh cửa tiếp đón cảm nhận có niềm vui. Vì họ đã có dịp thực hành hiến chương nước trời: Cho khách đỗ nhà!
Lòng hiếu khách còn diễn tả một chiều sâu tâm linh nữa, như Kinh Thánh nói đến: „Anh em đừng quên tỏ lòng hiếu khách, vì nhờ vậy, có những người đã được tiếp đón các thiên thần mà không biết.“ ( Thư gửi Do Thái 13,2)
4. Ta trần truồng các người đã cho quần áo mặc-
Cho kẻ rách rưới ăn mặc.
Quần áo mặc để che thân, như trong Kinh thánh thuật lại, Ông Bà Adong Evà của chúng ta sau khi lỗi luật Thiên Chúa cấm ăn qủa trái cấm, bỗng Ông Bà thấy mình trần truồng. Xấu hổ qúa nên trốn vào bụi cây lấy lá cây làm quần áo che thân thể. ( Sách Sáng Thế 3, 7-10 ).
Thấy tình cảnh đó, Thiên Chúa đã làm cho Ông bà, con cháu „ quần áo để mặc che bảo vệ thân thể“ Sách Sáng Thế 3, 21)
Quần áo ngoài công dụng trang điểm cho đẹp theo nếp sống văn hóa trong dòng thời gian, còn có nhiệm vụ căn bản bảo vệ cho khỏi bị mưa gío rét lạnh, nắng nóng tạt thấm vào thân thể gây bệnh họan.
Quần áo che đậy phần thân thể bên ngoài con người. Nhưng qua đó bảo vệ tôn trọng nhân vị phẩm gía của con người, mà Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa ban cho mỗi con người: Được tạo dựng hình ảnh giống Thiên Chúa. ( Sách Sáng Thế 1,27).
Vì thế xưa nay khi đi cứu trợ tai nạn thiên tai nơi đâu, ngoài thực phẩm cần dùng, các cơ quan bác ái còn mang theo quần áo nữa để phân phối cho những nạn nhân gặp hoàn cảnh thiếu quần áo mặc.
5. Ta đau yếu bệnh nạn, các người đã thăm viếng -
Viếng kẻ liệt
Từ khi vườn địa đàng bị Thiên Chúa cất khỏi trần gian, vì Ông Bà nguyên Tổ Adong-Evà lỗi luật Chúa, hậu qủa là con người phải sống với bệnh tật, không trừ một ai trên trần gian ( Sách Sáng Thế 3, 16-18).
Nhiều em bé bị bệnh ngay từ cung lòng mẹ. Rồi trong suốt dọc đời sống nhiều người xưa nay hầu như cả đời sống chịu đựng bệnh tật trong chính cơ thể mình. Con người xưa nay ai cũng mắc bệnh không nặng thì nhẹ, không lúc tuổi còn trẻ thì vào lúc tuổi gìa cao niên.
Nền y khoa trên thế giới hằng có những phát minh mới cập nhật chữa trị các thứ bệnh nạn, mong giúp đời sống con người được khoẻ mạnh.
Cơn khủng hoảng đại dịch do vi trùng Corona lây lan đang đe dọa sức khoẻ gây ra sự khủng hoảng sâu rộng làm cho mọi sinh hoạt đời sống con người trên thế giới bị ngưng đình trệ, gây tử vong khủng hoảng lo sợ cùng đi tới khánh tận.… Hơn lúc nào hết nhân loại trông mong chờ có thần dược thuốc chủng chữa trị bài trừ bệnh đại dịch C ovid 19 lúc này.
Tình cảnh những người mắc bệnh đại dịch Covid 19, hay những người gìa cao niên trong nhà riêng hoặc nơi nhà hưu dưỡng phải sống cách ly một mình gây ra tình trạng cô đơn hoang mang cho thể xác lẫn tinh thần họ rất sâu rộng. Họ hằng mong có người đến thăm hỏi.
Người bị bệnh cần có thần dược chữa trị, nhưng họ cũng cần sự thăm viếng an ủi. Sự thăm viếng người bệnh nói lên tâm tình: Trong khủng hoảng cô đơn vì bị bệnh, Ông, Bà, anh chị, con…không bị quên lãng. Không cô đơn đâu. Có chúng tôi bên cạnh!
Sự thăm viếng người bệnh mang đến niềm an ủi khác gì một „thần dược „ tâm linh cho người bệnh có niềm hy vọng và có lại sức khoẻ.
6. Ta bị giam cầm, các ngươi đã đến với ta - Thăm người tù rạc.
Bị tù tội không ai muốn bị vướng mắc vào. Nhưng trong đời sống xưa nay ở khắp nơi trên thế giới vào mọi thời gian, đều có những người bị vướng mắc vào hoàn cảnh bị tù tội. Lý do có nhiều, cùng khác nhau.
Bị vướng vào tù tội, sự tự do bị giới hạn cả thân xác thể lý cùng cả tinh thần. Họ bị sống trong giới hạn về không gian cùng thời gian chỗ ở, về giao tiếp thông thương bị ngăn cách. Vì thế người bị tù tội sống trong cô đơn lẻ loi.
Họ mong ngày được bước ra sống trong không khí ánh sáng tự do. Họ mong được có nếp sống giao tiếp thông thương. Vì thế, sự thăm viếng họ là biểu hiệu một tình thương yêu cao đẹp, mang đến cho tâm hồn đang sống trong cô đơn lẻ loi niềm an ủi lớn lao.
Giáo Hội hằng quan tâm đến hoàn cảnh của họ. Nên đã cắt đặt những người lo việc mục vụ thăm viếng an ủi họ. Chính Đức Giáo Hoàng Phanxicô rất quan tâm việc mục vụ cho họ. Ngài đã nhiều lần vào nhà tù bên Roma thăm các người bị tù tội.
Ngày phán xét trước tòa Thiên Chúa, như kinh thánh thuật lại lời Chúa Giêsu Kitô nói đến trong dụ ngôn ( Mt 25, 31-46) về những việc bác ái của con người làm cho nhau là thước đo cho sự thưởng phạt linh hồn con người ngày chung thẩm trước tòa Thiên Chúa, Đấng tạo dựng nên vũ trụ cùng con người..
Việc bác ái tuy nhỏ thôi cho người cần tình yêu lòng thương xót, nhưng lại là nếp sống đạo đức tinh thần rất cần thiết, và trở thành quan trọng có gía trị lớn lao cho sự sống đời sau.
„ Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy.“ ( Mt 25, 40)
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
VietCatholic TV
Bi thảm: Kitô hữu Armenia bị phản bội lần thứ hai trước mắt chúng ta. Xin cầu nguyện cho họ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:07 20/11/2020
1. Lại một lần nữa dân tộc Armenia bị phản bội
Xung đột giữa Armenia và Azerbaijan có vẻ như đã kết thúc sau gần bảy tuần giao tranh, nhưng nhiều người cho rằng Armenia đã bị phản bội một lần nữa khi phải khuất phục nhường đất cho những kẻ xâm lược để đạt được một nền hòa bình mong manh và tạm thời.
Trong thế chiến thứ nhất, ước tính từ 1 triệu đến 1.5 triệu người Armenia đã bị giết chết từ ngày 23/4/1915 đến khi kết thúc chiến tranh trong các vụ thảm sát, trong các trại tập trung, và trong các cuộc cưỡng bức trục xuất ra sa mạc cho chết đói... Tuy nhiên, do những dàn xếp chính trị lắt léo, không ai trong chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã phạm vào tội ác chống nhân loại nghiêm trọng như thế bị đưa ra xét xử sau chiến tranh. Nhà cầm quyền Thổ Nhĩ Kỳ, do đó, luôn phủ nhận tội ác này, coi như chưa từng xảy ra. Biến cố này thường được nhắc đến như vụ phản bội dân tộc Armenia lần thứ nhất.
Vụ phản bội dân tộc Armenia lần thứ hai vừa diễn ra trước mắt chúng ta. Thật vậy, một thỏa thuận hòa bình được ký kết bởi Thủ tướng Nikol Pashinyan của Armenia, Tổng thống Vladimir Putin của Nga và Tổng thống Ilham Aliyev của Azerbaijan đã hình thành nên một lệnh ngừng bắn được ban hành vào ngày 10 tháng 11. Theo thỏa thuận này, lãnh thổ Artsakh độc lập của người Armenia, được người Azerbaijan gọi là Nagorno-Karabakh, sẽ phải trao cho quân đội Azerbaijan và lực lượng lính đánh thuê của Thổ Nhĩ Kỳ và Syria.
Armenia một dân tộc đau thương
Sự mất mát về người và đất là nguồn gốc gây đau đớn rất lớn cho người Armenia, những người có cùng lịch sử với dân tộc Do Thái. Cả hai đều là những chủng tộc cổ đại có nguồn gốc từ các nhân vật quan trọng trong Kinh thánh - Abraham là tổ phụ của người Do Thái, còn ông Noê là tổ phụ của người Armenia.
Sau cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu, các Thánh Tông Đồ Bácthôlômêô và Tađêô đã rao giảng khắp vương quốc Armenia, sau đó mở rộng sang miền trung Thổ Nhĩ Kỳ, Li Băng và Bắc Iran.
Vào đầu thế kỷ thứ tư, dưới thời vua Tiridates Đệ Tam, Armenia trở thành quốc gia đầu tiên chấp nhận Kitô Giáo làm quốc giáo. Quốc gia này tách khỏi Giáo hội Hoàn vũ sau Công đồng Chalcedon vào năm 451, khi Giáo hội Armenia bị buộc tội theo thuyết độc tôn dị giáo, vốn dạy rằng Chúa Kitô chỉ có một bản tính duy nhất là bản tính Thiên Chúa trái với xác tín của Công đồng Chalcedon cho rằng Chúa Kitô là Thiên Chúa thật và là người thật. Ngay từ thưở ban đầu, đức tin Kitô giáo luôn tuyên xưng Đức Kitô “vốn dĩ là Thiên Chúa” và đã “trở nên giống phàm nhân”. Trong dòng lịch sử, Hội Thánh đã phải thường xuyên chiến đấu để bảo vệ sự toàn vẹn của lời tuyên xưng này. Khi này khi khác, vẫn có những cám dỗ chối từ hoặc nhân tính hoặc thần tính nơi Đức Giêsu Kitô (GLHTCG số 465-468).
Armenia sơ khai, giống như các vương quốc nhỏ hơn khác, là đối tượng của các đế chế lớn hơn, như người Byzantine, người La Mã và người Ba Tư. Nhưng phải đến cuộc chinh phục của Hồi giáo, người Armenia mới bị tàn sát và tàn phá.
Sau khi người Thổ Ottoman chiếm được Anatolia, người Armenia bị phân sáp và sống như một dân tộc thiểu số ở những vùng đất đã lần lượt thuộc về Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và Nga. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, người Ottoman lo sợ rằng người Armenia dưới sự cai trị của họ sẽ đứng về phía Nga và các lực lượng Armenia kháng chiến cho nên Thổ Nhĩ Kỳ đã phát động một chiến dịch trục xuất và thảm sát hàng loạt, dẫn đến cái chết của 1,5 triệu người Armenia.
Azerbaijan chỉ là một chính thể, không phải một dân tộc
Các nhà sử học và nhân chủng học cho rằng không có cái gọi là dân tộc Azerbaijan. Trong cùng khoảng thời gian lịch sử cổ đại với người Armenia, vùng đất Azerbaijan ngày nay là nơi sinh sống của người Albania trong vùng Cáp Ca, tiếng Anh là Caucasus. Về mặt tôn giáo, người Albania ở Cáp Ca trải qua một chu kỳ tương tự như người Armenia, nghiã là cũng chuyển đổi từ ngoại giáo sang Kitô Giáo. Nhưng họ không bao giờ có thể giữ được một bản sắc dân tộc riêng biệt.
Thời gian trôi qua, các cư dân của Azerbaijan ngày nay đã trở thành một nơi tập trung các lực lượng xâm lược đa dạng của các dòng máu Ba Tư, hay còn gọi là Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Mông Cổ. Người Ba Tư và Thổ Nhĩ Kỳ lần lượt tiêu diệt người Albania và trở thành những người chiếm đa số trong vùng.
Azerbaijan là danh xưng được những người theo chủ nghĩa dân tộc Hồi giáo cực đoan đặt cho đất nước để quảng bá bản sắc Ba Tư và Thổ Nhĩ Kỳ của những người sinh sống ở đó. Danh từ này chỉ xuất hiện sau khi người Thổ Ottoman tấn công thủ đô Baku và cho phép người Azerbaijan địa phương tiêu diệt các nhóm lãnh đạo của người Armenia và người Nga.
Sau chiến tranh Nga với Ba Tư 1826–28, cả Armenia và Azerbaijan ngày nay đều bị nhập vào Liên bang Nga.
Dưới sự cai trị của Liên Sô, lãnh thổ tranh chấp Artsakh, hay còn gọi là Nagorno-Karabakh, nơi bao gồm đa số người Armenia trong nhiều thế kỷ, đã được trao cho Azerbaijan.
Với sự sụp đổ của Liên bang Xô viết, cả Armenia và Azerbaijan đều tuyên bố là các nước cộng hòa độc lập và xung đột giữa các quốc gia Kitô Giáo và Hồi giáo lại tiếp tục bùng phát.
Vào năm 1994 và 2016, hai quốc gia đã chiến đấu vì Artsakh, vùng này tuyên bố độc lập khỏi Azerbaijan và từ đó hoạt động như một lãnh thổ của Armenia dù chưa được quốc tế công nhận.
Cuộc chiến 7 tuần vừa qua
Trong cuộc chiến 7 tuần vừa qua, Azerbaijan được hỗ trợ bởi các khí tài chiến tranh của Thổ Nhĩ Kỳ, bao gồm máy bay không người lái, tên lửa và pháo binh. Người Azerbaijan cũng được tăng cường bởi những người lính đánh thuê Syria do Thổ Nhĩ Kỳ thuê mướn. Những người lính đánh thuê này được lệnh “tàn sát” mọi người Armenia mà họ gặp – dù là bính lính hay dân thường.
Trong khi đó người Nga, những người thường bảo vệ cho người Armenia, đã không làm gì để hỗ trợ quốc gia này về mặt quân sự và nhanh chóng thúc đẩy thỏa thuận hòa bình, gây bất lợi cho Armenia.
Sau khi thỏa thuận hòa bình được công bố, người ta có thể thấy các đám đông cổ vũ trên các đường phố ở thủ đô Baku của Azerbaijan, trong khi ở thủ đô Yerevan của Armenia, người dân náo loạn vì điều mà họ cho là sự nhượng bộ hèn nhát của Thủ tướng Armenia, Nikol Pashinyan.
Các nhà quan sát của hiệp định hòa bình tin rằng nó chỉ là tạm thời, suy đoán rằng cả hai bên sẽ chiến đấu để đòi hoặc đòi lại những gì họ cảm thấy là của họ. Nhiều người Armenia cảm thấy việc thiếu các đồng minh nước ngoài của họ sẽ dẫn đến việc mất nhiều đất hơn và người Armenia tiếp tục bị tàn sát.
Source:Church Militant