Ngày 20-11-2019
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Vị Vua trên Thập giá
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
05:27 20/11/2019

Lễ Chúa Giêsu Vua

Năm phụng vụ mở đầu bằng mầu nhiệm Nhập thể và kết thúc bằng vương quyền viên mãn của Đức Kitô. Đặt lễ Chúa Kitô Vua trong Chúa Nhật cuối cùng năm phụng vụ, Giáo Hội nhắc nhở rằng, Đức Kitô chính là Vua của vũ trụ, Ngài là Chủ của thời gian, Chủ của lịch sử nhân loại và là Chủ của lịch sử mỗi người chúng ta. Chúa Kitô vượt trên thời gian để mãi mãi là vị Vua vĩnh cửu.Chúa Giêsu đăng quang làm Vua khi bị đóng đinh trên Thập giá.

Ngày lễ hôm nay, Giáo Hội công bố bài Tin Mừng Chúa chịu đóng đinh. Giây phút Chúa được tuyên xưng là Vua chính là khi bị treo trên Thập giá, đầu gục xuống. Thật lạ lùng! Chính vào lúc hấp hối, mọi sự tưởng như sụp đổ, Vị Vua Bị Đóng Đinh lại hé lộ vương quyền của mình cho anh trộm lành có lòng thống hối, tin tưởng: “Hôm nay, anh sẽ được ở với Tôi trên Thiên Đàng” (Lc 23,43). Người trộm bên hữu đã nhận ra vị vua tình yêu, nên anh đã xin với Ngài nhớ đến anh khi vào vương quốc của Ngài. Anh đã tuyên xưng vị vua tình yêu chiến thắng.Tình yêu đã chiến thắng mọi trở ngại: từ những lời thách thức của những người đòi một vị vua uy quyền đến cái chết khổ đau. Trên Thập giá, Vua Giêsu đã mang lấy tất cả tội lỗi nhân loại, gánh chịu mọi khổ đau, nhục nhã. Chính tình yêu chiến thắng của Vua Giêsu đã cứu chuộc nhân loại, đã nối kết con người lại với Thiên Chúa như thánh Phaolô đã xác quyết: “Nhờ máu Chúa Giêsu đổ ra trên thập giá, Thiên Chúa đã giao hòa với mọi loài dưới đất và muôn vật trên trời”(Cl 1,20).

Trong tất cả những gì đã viết về Chúa Kitô, có lời nào bi đát hơn lời của Thánh Gioan ở lời tựa sách Tin Mừng: “Ngài đã đến nơi nhà Ngài mà người nhà đã không tiếp nhận” (Ga 1,11). Bêlem không có chỗ cho Ngài sinh hạ, Nadarét không có chỗ cho Ngài sinh sống, Giêrusalem không có chỗ cho Ngài chết.

Bốn mươi ngày sau khi Ngài sinh hạ, cụ già Simêon đã nói với Mẹ Maria: “Ngài sẽ là dấu gợi lên chống đối”(Lc 2,34). Đó là một kiểu nói khác chứng thực điều Thánh Gioan đã nói. Chưa được hai tuổi, Ngài đã bị binh lính Hêrôđê lùng sục để sát hại. Suốt những năm tháng rao giảng Tin Mừng, Ngài cũng bị hiểu lầm, bị ghen ghét, bị kết án loại trừ và bị đóng đinh khổ giá.

Chúa Giêsu Kitô đã chọn Thập giá làm phương thế thực hiện Ơn Cứu Rỗi. Thập giá được tạo nên do hai thanh gỗ, một nằm và một đứng. Thanh nằm tượng trưng cho sự chết và sự hận thù ghen ghét của thế gian; thanh đứng tượng trưng cho tình yêu và sự sống vươn cao. Hai thanh bắc ngang nhau tượng trưng cho sự tương phản giữa sự sống và sự chết; giữa vui và buồn; cười và khóc; hận thù và thứ tha; ghen ghét và yêu thương; giữa ý muốn của con người và ý muốn của Thiên Chúa. Đặt thanh sự sống và tình yêu lên thanh sự chết và oán thù là cách duy nhất để làm nên một thập giá.

Chúa Kitô lên Ngôi Vua vũ trụ trên Thập giá để thiết lập vương quyền Nước Thiên Chúa. Vì vậy Giáo hội đã chọn bài Tin Mừng Đức Giêsu bị đóng đinh trên Thập giá giữa hai người trộm cướp cho ngày lễ hôm nay.

Nói đến vua, chúng ta thường nghĩ đến con người uy quyền, đầu đội vương miện, mình mặc cẩm bào, ngồi trên ngai vàng xét xử trăm họ.Ngày nay, người ta còn nói đến vua xe hơi, vua bóng đá, vua dầu lửa, vua vi tính… Đó là những thần tượng giàu có, sang trọng của con người thời đại. Chúa Giêsu là vua không phải theo kiểu trần thế, vương quyền của Ngài không theo kiểu chính trị. Chúa Giêsu là vua sự thật, vua tình yêu, vua niềm tin.Vương quyền Chúa Giêsu là vương quyền yêu thương, bình an và hoan lạc trong Thánh Thần.

Bài Tin Mừng đưa chúng ta về với Chúa Giêsu trên Thập giá.Vị Vua bị lăng nhục, các thủ lãnh thế gian cười nhạo, lính tráng chế diễu, một trong hai kẻ gian phi cũng tranh thủ nhục mạ. Những lời chế diễu cũng là những thách thức và cám dỗ gay gắt. Chẳng lúc nào Chúa làm Vua rõ ràng bằng lúc này. Tấm bảng trên Thập giá ghi bằng tiếng Hípri, Latinh và Hylạp chữ INRI – Jesus Nazarenus Rex Judaeorum – Giêsu Nadarét là Vua dân Do Thái.

Nhưng kiểu làm Vua của Ngài thật khác thường: không có vương miện mà chỉ có vòng gai, không có cẩm bào mà chỉ có trần trụi nhơ nhuốc, không có câu tán tụng mà chỉ có lời nhạo báng khinh chê. Bị treo trên Thập giá, Đức Giêsu nghe những lời mời mọc rất ngọt ngào và tinh vi như các cơn cám dỗ của Satan buổi đầu: “Nếu ông là Đức Kitô thì hãy cứu lấy mình.Hãy xuống khỏi thập giá” (Mt 27,40). Chỉ cần xuống khỏi Thập giá là chinh phục được mọi người, từ giới lãnh đạo đến những người chưa tin.Chỉ cần xuống khỏi Thập giá là có ngay được một thành công rực rỡ. Nhưng Đức Giêsu đã không xuống khỏi Thập giá. Cứu lấy mình là điều Ngài chẳng hề nghĩ đến. Chính vì Ngài là Con của Chúa Cha, nên Ngài không tự ý xuống khỏi Thập giá, như xưa Ngài đã từ chối nhảy xuống từ nóc Đền Thờ.

Đức Giêsu không muốn chúng ta tin Ngài vì những màn trình diễn ngoạn mục. Ngài muốn chúng ta tin, vì Ngài đã buông mình cho Cha, đón nhận cái chết với niềm vâng phục tín thác.

Mừng Lễ Chúa Giêsu Kitô, Vua vũ trụ, người Kitô hữu muốn khước từ những thần tượng trần thế, muốn để Ngài làm vua của lòng mình.Người Kitô hữu muốn đưa Ngài đi vào mọi lãnh vực của cuộc sống: văn chương, khoa học nghệ thuật, kinh tế, chính trị, xã hội…để xây đắp hoà bình và tình thương cho trần thế.

Vương quốc Vua Giêsu không có sức mạnh của vũ khí và quân đội mà chỉ có sức mạnh của yêu thương và tha thứ, vương quốc ấy không có tên trên bản đồ thế giới, nhưng lại ở trong trái tim con người. Chỉ những ai tin và sống trong tình thương Thiên Chúa mới thuộc vương quốc của Ngài.

Chúa Giêsu là Vua Tình Yêu. Chính tình yêu là sức mạnh của Ngài và cũng chính tình yêu ấy đã khiến cho Ngài tuyên bố: “Khi nào Ta chịu treo trên thập giá, Ta sẽ kéo mọi người đến với Ta”.

Qua hơn hai ngàn năm, lời ấy vẫn mãi được ứng nghiệm. Ngoài Đức Kitô ra không có một vị vua nào trên trần gian này được nhân loại chọn làm trọng tâm của lịch sử. Chấp nhận hay không chấp nhận, tin hay không tin, ai cũng phải lấy ngày Giáng Sinh của Đức Giêsu làm cột mốc để tính thời gian. Có một thời gian trước Đức Kitô và có một thời gian sau Đức Kitô và dù có tránh tên của Ngài để nói trước hay sau Công nguyên thì con người, nói như Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II: “Con người sẽ không bao giờ loại bỏ Đức Kitô ra khỏi lịch sử của mình”. Đức Kitô đang lôi kéo mọi người về với Ngài, Ngài đang đồng hành trong lịch sử nhân loại và trong cuộc đời của mỗi người. Cuộc đời này có giá trị và ý nghĩa hay không là tùy thuộc ở thái độ tiếp nhận của mỗi người đối với Đức Kitô.

Tiếp nhận Ngài và tuyên xưng Ngài là Vua chính là mặc lấy thái độ tín thác của kẻ trộm lành, sẵn sàng trao phó tất cả cuộc đời trong tay Ngài và bước đi theo Ngài. Tiếp nhận và tuyên xưng Ngài là Vua là đi theo con đường phục vụ cho đến cùng. Tiếp nhận và tuyên xưng Ngài là Vua là cùng với Ngài xây dựng vương quốc của Ngài ngay trên trần gian này, vương quốc của huynh đệ, vương quốc của yêu thương, vương quốc của công lý và hòa bình. Và mỗi một lần chúng ta xây dựng vương quốc ấy bằng một cử chỉ yêu thương thì chắc chắn chúng ta cũng sẽ nghe được lời hứa của Ngài cho người trộm lành: “Hôm nay đây con sẽ ở cùng Ta trong vương quốc của Ta”.

Mỗi người tự xét mình xem Đức Giêsu đã thật sự là Vua của chính bản thân chưa? Ngài đã chiếm trọn vẹn trái tim ta chưa, đã thật sự ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi tư tưởng, lời nói và việc làm của ta chưa? Ngài là vua của tâm hồn ta, hay là tiền bạc, quyền lực, danh vọng, địa vị, lạc thú, hoặc chính bản thân ta? “Xin nhớ đến con”, chúng ta phải lập đi lập lại lời ấy mỗi ngày trong suốt cuộc sống mình.

Lạy Chúa Giêsu, Vua Tình yêu, Chúa đã yêu thế giới đến nỗi đã ban chính sự sống mình, xin Chúa chiếm trọn con người chúng con từ tư tưởng, lời nói đến việc làm, để chúng con không còn thuộc về thế giới của bóng tối, của tội lỗi, nhưng thuộc về vương quyền của Chúa, là vương quyền của sự sống và chân lý, của ân sủng và thánh thiện, của công lý và hoà bình. Amen.


 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:26 20/11/2019

88. Không nên lừa dối mình, nếu chúng ta không khiêm tốn thì cái gì cũng không có.

(Thánh Vincent de Paul)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


------------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:35 20/11/2019
68. ĐÔNG PHA NÓI HAY

Sau khi Tô Đông Pha bị giáng chức đổi đi xa và làm phó sứ huấn luyện đoàn ở Đồng châu, mỗi ngày đều thức dậy lúc sớm, nhưng không cần phải kêu người đến hầu chuyện với ông, mà là đi ra ngoài nói chuyện với khách đến thăm.

Khi nói chuyện với người thì cũng không vạch là tìm sâu, bất cứ người nào cũng đều có thể nói chuyện. Lúc nói chuyện thì pha trò cười thoải mái, không có chuyện gì mà không nói, mỗi chuyện mỗi ý. Nếu gặp người không thể nói chuyện thì Đông Pha cũng phải miễn cưỡng nói vài câu kinh hồn quỷ ma.

Gặp lúc không có gì để nói thì Tô Đông Pha khuyến cáo:

- “Anh phải tạm thời bịa ra một chuyện !”

(Cổ kim tiếu sử)

Suy tư 68:

Con người ta từ ở chức vụ cao mà bị giáng xuống chức vụ thấp hoặc bị cho về hưu non thì có hai thái độ: một là hận đời và hận mọi người, hai là dùng những lời trào phúng chề giễu để nói cho đỡ…tức tối, Tô Đông Pha thì lại khác người, ông ta không hận ai mà cũng chẳng dùng lời châm biếm để “chơi” ai cả, nhưng ông ta thích nói chuyện vui với mọi người để giải trí…

Dù là là linnh mục, dù là tu sĩ, dù là giáo dân hay là ông to bà lớn thì cũng đều có một cái sĩ diện trong người, cho nên khi bị giáng chức hoặc bị cho về hưu non thì lồng lộn tức tối hết chửi người này đến mắng người nọ, hết nói cấp trên ngu đến nói bề trên cà chớn, hết nói thằng cha ấy ngu con mẹ ấy lắm chuyện, và cuối cùng thì khi có dịp thì nói lời châm biếm để bôi xấu người khác. Những người này không có tinh thần Phúc Âm của Đức Chúa Giê-su…

Người có tinh thần Phúc Âm thì đều nhận ra được thánh ý Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh, người có đức tin mạnh thì biết đón nhận những thử thách vì đó là điều Thiên Chúa muốn nơi họ. Mà người có tinh thần Phúc Âm và đức tin thì không phải là người Ki-tô hữu sao ?

Thiên Chúa là Thiên Chúa tình yêu chứ không phải Thiên Chúa của sự dữ, nhưng vì để thanh luyện con người mà Thiên Chúa để cho sự dữ tấn công con người trong một thời gian, chứ sự dữ không thể trường tồn mãi mãi, cho nên ai bền đổ đến cùng thì sẽ được cứu là như vậy…

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Vua Phục Vụ
Lm Vũđình Tường
23:23 20/11/2019
Đức Kitô, vua nước trời xuống trần gian được đại đa số đón nhận và thiểu số cực lực chống đối. Đón nhận vua nước trời là những nghèo khó, kẻ bị áp bức, bị đối xử bất công, bị hành hạ, coi thường trong xã hội họ đang sống. Họ vui mừng đón nhận Ngài. Hàng hàng, lớp lớp đến lắng nghe, học hỏi và trở thành môn đệ. Họ là số đông nhưng không nắm quyền hành trong tay, số đông của thấp cổ, bé miệng. Họ đón nhận Ngài vì họ mong được giải thoát khỏi ách nô lệ, giã từ giai cấp bần cùng, bị ép buộc phục vụ. Đối nghịch thành phần nghèo hèn là thành phần kiêu căng, nhờ giầu sang, cậy trưởng giả, bám vào trí thức. Họ là thành phần thiểu số, họ cực lực phản đối, chống lại bởi họ có quyền trong tay, có chức, có lực, có kẻ theo hầu và họ thưởng đám đầy tớ này làm công cụ, phục vụ, nghe lời họ sai bảo, tìm cách trước là hạ nhục vua nước trời, Đức Kitô. Nếu số người ủng hộ vẫn đông đảo họ sẽ thi hành cách tàn bạo, đáng khinh bỉ hơn là thủ tiêu Vua nước trời. Họ thủ tiêu bằng cách mượn tay ngoại bang để tay họ khỏi dính máu người khác. Ngoại bang trong trường hợp này là sức mạnh của quân viễn chinh Roma.

Dù đón nhận hay chống đối cả hai nhóm nghèo, giầu đều hiểu sai í nghĩa phục vụ Vua nước trời giảng dậy.

Thứ nhất, Ngài không đến làm chính trị bởi nước của Ngài không thuộc về trần thế. Ngài không tổ chức đội quân, cảnh sát hay ngấm ngầm cộng tác với côn đồ. Môn đệ của Ngài được học về yêu tha nhân, tha thứ nếu lỡ có tránh tranh chấp. Trong mọi hoàn cảnh luôn tìm cách giúp đỡ, không phân biệt mầu da, thành phần, giai cấp. Ngài đến giải thoát họ khỏi ách nô lệ tội lỗi của chính họ, và tội lỗi của xã hội họ đang sống. Để khỏi chết muôn đời do tội lỗi gây ra, Ngài ban cho họ sự sống trường sinh. Tất cả những ai đón nhận với tâm tình đó đều được hưởng nước trời, sau khi họ hoàn thành cuộc lữ hành trần thế. Thành phần chống đối khởi đầu bằng việc ghen tị. Đám đông khen ngợi, ca tụng Vua nước trời khiến họ bực mình, ghen ghét. Đổ thêm dầu vào lửa là do giáo huấn của Ngài. Giáo huấn ngài hướng dẫn, kêu gọi sống công chính; nghịch điều nhóm lãnh đạo đang làm. Ngài kêu gọi tha thứ; chạm phải điều nhóm lãnh đạo chủ trương trả thù, tiêu diệt thành phần không chung chủ trương với họ. Ngài kêu gọi sống bình đẳng; trái với chủ trương giai cấp cai trị và bị cai trị. Vì những lí do trên mà họ quyết tâm chống lại. Bởi sống theo Ngài là họ mất quyền cai trị, quyền được ăn, được nói, được trọng vọng nơi công chúng. Điều này cho thấy giáo huấn của Vua nước trời không có gì sai. Giáo huấn này bị chống đối bởi nhóm thống trị đặt quyền lợi cá nhân trên công chúng. Họ không thể giết Vua nước trời vì giáo huấn của Ngài. Nhóm thống trị ghép cho Vua nước trời tội làm loạn, tụ tập đám đông chống lại nhóm lãnh đạo, tội phản nghịch xử tử hình.

Thứ hai, cả hai nhóm đều không hiểu Vua nước trời đến không phải để tỏ uy quyền mà để phục vụ và cứu chuộc. Vì hiểu lầm như thế nên khi xét xử Ngài họ luôn kêu Ngài là 'vua' theo nghĩa nhục mạ, xỉ nhục hơn là kính trọng. Ba nhóm người đại diện cho xã hội đều kêu gọi Vua nước trời tỏ quyền năng ra nhưng Ngài từ chối. Nhóm lãnh đạo các tôn giáo đứng từ xa nhìn khinh bỉ. Họ nói với nhau: 'Hắn đã cứu người khác, thì cứu lấy mình đi, nếu hắn thật là ĐẤng Kitô.' Lk 23,35. Gần Ngài hơn, dưới chân thập tự, nhóm lính nghe Ngài kêu khát. Chúng lấy dấm đưa cho và nói 'Nếu ông là vua dân Do Thái, thì cứu lấy mình đi'. c. 37. Gần hơn cả là tên trộm bị treo trên thập giá, lên tiếng 'Ông không phải là Đấng Kitô sao? hãy tự cứu mình đi, và cứu cả chúng tôi nữa c. 39'. Cả ba nhóm đều muốn Vua nước trời tỏ uy quyền. Vua nước trời đến để hoà giải, tha thứ nên Vua nước trời lên tiếng xin tha cho mọi người 'Lậy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm c. 34'. Tất cả đều muốn được cứu nhưng họ muốn Vua nước trời cứu theo phong cách của họ. Có nghĩa là biểu diễn uy quyền bằng cách tự xuống khỏi thập giá. Vua nước trời muốn cứu họ theo phong cách của Ngài, không phải cách của họ, vì thế họ từ chối.

Không phải tất cả đều từ chối giáo huấn của Vua nước trời. Trong cơn cùng cực một trong hai tên trộm nhận ra điều đó và anh ta đã nói với Vua nước trời. 'Ông Giêsu ơi, khi nào ông vào nước của ông, xin nhớ đến tôi c.43' . Vua nước trời hứa với anh ta 'Ngay hôm nay anh sẽ ở thiên đàng với Tôi c.43b'.

Sau khi Ngài tắt thở một số chứng kiến cảnh bất thường của đất trời liền đấm ngực ăn năn, thống hối. Người đầu tiên là thủ lãnh nhóm hành hình ông ta đấm ngực nói 'Người này đích thực là người công chính' c.47b. Đám đông cũng âm thầm ra về, không còn vung tay đả kích như trước.

'Ngay hôm nay anh sẽ ở thiên đàng với Tôi' chính là sứ mạng trần thế của Vua nước trời. Mục đích của Ngài đến trần gian là ban sự sống đời đời cho những ai đón nhận và tin vào Ngài.

TiengChuong.org

Introduction

For centuries kings and the royal family members run the country; today the title remains a symbol of the pass glory. We may question the validity of the Feast Christ the King of the universe. The kingdom that Jesus offers is everybody dream to have. His kingship is not to lord over others, but rather to serve, providing service and be with the underprivileged. We are called to serve others as our Lord, Jesus once declared 'I come to serve, not to be served'. Natural world's richness comes from the mother earth; Richness in God's kingdom comes from Jesus' heart which provides peace for our heart, justice for all and love embraces everyone. It is what we today celebrate.

Servant King

The poor welcomed Jesus' concept servant-king, but the powerful rejected it. The poor, the underprivileged and the marginalized flocked in to hear, and praise his teaching and wisdom. They wanted him to be their king, hoping he would liberate them from the mighty power of the Roman Empire. They were certain that he was their leader, and they were right. Jesus' mission was to lead them, not to liberate them from any political power, but to set them free from the power of darkness, and reward them with eternal life. The powerful and the learned hated Jesus out of jealousy, because he was popular among the people. They rejected his teaching, and criticised those who praised him. The problem was fuelled and spread further, when Jesus criticized their religious practices. The religious leaders united to eliminate him. To be sure to have an upper hand, they made up two plans: Plan A used their own power, and plan B used the Roman's. For plan A, they set up traps, hoping to catch him off guard on the ground of blasphemy against God, or showing disrespect for sacred traditions. If plan A failed, then plan B would be more certain. They employed the power of the Romans to carry it out. They labelled Jesus as a revolutionary, promoting an uprising against the Roman Empire. Jesus would certainly be arrested and executed by the Romans.

For any earthly king, once a person was elevated to be a member of a royal family, that person received a title and the title entails privileges accordingly for life enjoyment. Jesus' concept of a servant - king was foreign for them. Jesus told his apostles that:

'The Son of Man came not to be served but to serve, and to give his life as a ransom for many' Mat 20,28

Jesus' opponents could not share this teaching. For them, title, power and privilege are inseparable. Different classes of people challenged Jesus to show his power by coming down from the cross for them to believe. The leaders stood from afar and mocked him. 'Let him save himself if he is the Christ of God v.35. Under his cross were the soldiers who taunted him saying. 'They mocked him and offered him vinegar. 'Next to him was the criminal who abused him saying 'save yourself and save us as well'. v.39. They all addressed him 'king' but not to share his kingship's concept. They failed to understand his teaching. Jesus didn't abandon them but prayed for them, 'Father, forgive them; they do not know what they are doing' Lk 23, 34. Jesus' mission was to save. They wanted Jesus to save them, not by his way, but by their way, and that was by he himself coming down from the cross. To reject his kingship they nailed both him and his teaching on the cross. The sign 'King of the Jews' hung above his head, said it all. Jesus demonstrated his way of saving was giving hope for the hopeless. He promised the repentant thief: 'Today, you will be with me in paradise.' v.43. That is his mission- giving eternal life. After his death; his concept of servant-king unfolded when the centurion confessed, 'This was a great and good man' and the crowd went home beating their breasts. Lk 23, 48-49.

True followers of Jesus need not be nailed on the cross, but must carry their own cross, and help others in finding their purpose in life.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Ngày đầu tiên và cái ôm hôn của Đức Phanxicô tại Thái Lan theo A.P.
Vũ Văn An
20:54 20/11/2019
NICOLE WINFIELD của A.P. tường thuật ngày đầu tiên của Đức Phanxicô tại Thái Lan bằng cách không chú ý tới việc tiếp đón của chính quyền Thái cho bằng cuộc gặp gỡ của hai anh em họ Bergoglio và Sivori.



Thực vậy, Winfield không quên tường thuật rằng tại phi trường quân sự ở Bangkok, Đức Phanxicô được chào đón bởi Tướng Surayud Chulanont, cựu thủ tướng Thái Lan và hiện đứng đầu Hội Đồng Hoàng Gia (privy Council) của Vua Maha Vajiralongkorn. Nhưng cô cho hay: “việc đón tiếp ngài nồng hậu hơn phát xuất từ người em họ, Nữ Tu Ana Rosa Sivori, người từng là nhà truyền giáo tại Thái Lan từ thập niên 1960 và sẽ là thông dịch viên của ngài trong thời gian ở đây. Lúc đặt chân xuống từ máy bay, việc đầu tiên Đức Phanxicô làm, trước cả việc được đón tiếp chính thức từ Tướng Surayud, là ôm hôn người em họ của ngài”.

Winfield cũng tường trình rằng ngài gặp khoảng 12 trẻ em mặc quần áo truyền thống của dân miền thượng. Một em đội chiếc nón cầu kỳ đã tiến đến ngài với gương mặt tươi cười và ôm lấy ngài. Ngài cũng nhận được nhiều phát đại bác chào mừng theo quân cách.

Nhân dịp này, Winfield nhắc lại: vào 1 ngày trước chuyến đi của Đức Phanxicô, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, Đức Hồng Y Pietro Parolin, cho hay: các liên hệ liên tôn và việc nhấn mạnh tới phẩm giá mỗi người chắc chắn sẽ được nêu lên.

Đức Phanxicô đã lấy việc tranh đấu chống nạn buôn người làm chủ điểm của triều Giáo Hoàng của ngài. Người ta mong ngài sẽ nêu vấn đề này lúc ở Thái Lan, 1 đất nước vốn là điểm hẹn của nạn buôn người, lao động cưỡng bách và mãi dâm.

Dĩ nhiên, Đức Phanxicô cũng được chờ mong sẽ khích lệ cộng đồng Công Giáo, chỉ chiếm 0.58 phần trăm của 69 triệu dân, cũng như khuyến khích đất nước phần lớn theo Phật Giáo tiếp tục tiếp đón di dân và tỏ lòng khoan dung đối với người thuộc các tín ngưỡng khác. Sứ điệp của ngài cũng mong tới tai cộng đồng Hồi Giáo nhỏ bé với hoài bão nổi dậy ở vùng giáp giới Mã Lai.



Đức Phanxicô cần nghỉ ngơi sau chuyến bay dài giờ

Vatican News tường thuật cuộc tiếp đón Đức Phanxicô tại phi trường quân sự Bangkok còn ngắn gọn hơn A.P. nhiều. Chỉ cho biết “Một đại diện của Hội Đồng Hoàng Gia Thái Lan, và 6 nhà cầm quyền khác đại diện cho chính phủ Thái Lan, đã gặp Đức Giáo Hoàng
lúc ngài tới, cùng với các thành viên của Hội Đồng Giám Mục Thái Lan. Cũng ở đó để nghinh đón Đức Giáo Hoàng là 11 trẻ em đại diện các giáo phận của Thái Lan, nơi con số người Công Giáo vào khoảng 300,000 người”.

Một khi về đến tòa sứ thần, Đức Giáo Hoàng có thể nghỉ ngơi sau chuyến đi dài và cử hành Thánh Lễ một cách tư riêng.

Hãng tin Zenit khá hơn, nhưng cũng rất ít chi tiết về phía nhà cầm quyền Thái Lan, chỉ cho hay “khi đến, Đức Giáo Hoàng được nghinh đón bởi một thành viên của Hội Đồng Hoàng Gia, và bởi Nữ Tu Ana Rosa Sivori, một nữ tu thuộc Dòng Nữ Tử Đức Bà Phù Hộ Các Giáo Hữu và là em gái họ của Đức Giáo Hoàng, người sẽ là thông ngôn của Đức Giáo Hoàng trong một số cuộc gặp gỡ ở Thái Lan. Rồi Đức Giáo Hoàng chào thăm các nhà cầm quyền, các Giám Mục Thái Lan và 11 trẻ em vận y phục cổ truyền và duyệt qua Đoàn Vệ Binh Danh Dự. Các thành viên của Hội Đồng Hoàng Gia tháp tùng Đức Giáo Hoàng tới xe đưa ngài về Tòa Sứ Thần. Một nhóm tín hữu tụ tập tại phi trường; Đức Giáo Hoàng chào thăm họ trước khi rời phi trường”.

Zenit tường trình thêm: “Đức Giám Mục Rôma được nghinh đón tại Tòa Sứ Thần bởi các chủng sinh, tập sinh và tu sĩ và một ít người trẻ, từ giáo xứ cạnh Tòa Sứ Thần; họ ăn vận y phục truyền thống và ca múa. Hôm nay, Đức Thánh Cha dùng bữa trưa tại Tòa Sứ Thần, nơi ngài cử hành Thánh Lễ, và ăn tối. Tất cả các biến cố này có tính tư riêng”.



Sứ điệp gửi giới trẻ Thái

Dù không gặp được nhiều bạn trẻ Thái trong ngày đầu tiên trên đất Thái, Đức Phanxicô cũng đã gửi tới họ một sứ điệp ghi âm sẵn trên điện thoại thông minh. Nội dung như sau:

“Các bạn trẻ thân mến,

Tôi biết rằng tối nay các bạn tổ chức một buổi canh thức cầu nguyện, các bạn đang cầu nguyện. Và tôi biết rằng nhiều bạn khác vẫn đang trên đường, hành trình đến đây. Hai điều này thật đẹp đẽ xiết bao: cầu nguyện và hành trình!

Có hai điều mà chúng ta phải làm trong cuộc sống. Chúng ta phải giữ cho trái tim của chúng ta luôn cởi mở đối vớiThiên Chúa, vì chúng ta nhận được sức mạnh của mình từ Người, và chúng ta phải tiếp tục hành trình, bởi vì trong cuộc sống, người ta không bao giờ có thể đứng yên. Một người trẻ tuổi không thể nghỉ hưu ở tuổi hai mươi! Anh ấy hoặc cô ấy phải tiếp tục bước đi. Người đó phải luôn luôn tiến về phía trước, luôn luôn đi lên đồi cao.

Một trong các bạn có thể nói với tôi: “Vâng, thưa cha, nhưng đôi khi con yếu đuối và con gục ngã”. Điều đó không có gì khác lạ cả! Có một bài hát cổ xưa của vùng núi Alps nói rằng: “Trong nghệ thuật leo trèo, điều quan trọng không phải là không bị ngã, mà là không bao giờ nằm ì trên mặt đất”.

Tôi tặng các bạn hai lời khuyên. Không bao giờ nằm ì, hãy đứng dậy ngay lập tức; Hãy để một ai đó giúp bạn trỗi dậy. Đó là điều đầu tiên. Điều thứ hai là: Đừng dành cả cuộc đời để ngồi trên một chiếc ghế dài! Hãy sống cuộc sống của các bạn, xây dựng cuộc sống của các bạn, làm đi, tiếp tục tiến về phía trước! Tiếp tục tiến tới trên hành trình, tham gia và bạn sẽ tìm thấy hạnh phúc phi thường. Tôi có thể bảo đảm bảo với các bạn điều đó.

“Xin Thiên Chúa ban phước cho các bạn. Tôi đang cầu nguyện cho các bạn; các bạn hãy cầu nguyện cho tôi”
 
Đức Phanxicô đến thăm Đức Tăng Thống Phật Giáo Thái Lan
Vũ Văn An
23:45 20/11/2019
Trong ngày trọn vẹn đầu tiên trên Đất Thái Lan, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đến thăm Đức Tăng Thống Phật Giáo Thái Lan và xác nhận cam kết của Giáo Hội Công Giáo trong việc đối thọai cởi mở và tôn trọng nhau để phục vụ hòa bình.

Sau đây là nguyên văn bài nói chuyện của Đức Thánh Cha với Đức Tăng Thống Phật Giáo Thái Lan tại Đền Hoàng Gia Wat Ratchabophit Sathit Maha Simaram ở Bangkok lúc 10 giờ ngày 21 tháng 11:

Thưa Đức tăng thống,

Tôi cảm ơn ngài về những lời chào đón nhân từ của ngài. Ở đầu chuyến viếng thăm của tôi đến đất nước này, tôi rất vui được đến Đền thờ Hoàng gia này, một biểu tượng của các giá trị và giáo lý vốn lên đặc điểm cho dân tộc yêu dấu này. Phần lớn người Thái đã uống tận nguồn Phật giáo, những nguồn đã thấm nhuần cách họ tôn trọng sự sống và tổ tiên của họ, và sống một lối sống đạm bạc dựa trên sự chiêm niệm, sự thoát đời, làm việc chăm chỉ và kỷ luật (x. Ecclesia in Asia, 6). Những đường nét này nuôi dưỡng đặc điểm khác biệt của qúy vị như một “dân tộc tươi cười”.



Cuộc gặp gỡ của chúng ta diễn ra như một phần của hành trình qúy trọng và công nhận lẫn nhau được khởi xướng bởi những vị đi trước chúng ta. Tôi muốn chuyến viếng thăm này theo bước chân của họ, để gia tăng lòng tôn trọng và cả tình bạn giữa các cộng đồng của chúng ta. Gần năm mươi năm đã trôi qua kể từ khi Đức Tăng Thống thứ mười bảy, Somdej Phra Wanarat (Pun Punnasiri), cùng với một nhóm các nhà sư Phật giáo nổi tiếng, đến thăm Đức Giáo Hoàng Phaolô VI tại Vatican. Điều này thể hiện một bước ngoặt rất có ý nghĩa trong việc phát triển đối thoại giữa các truyền thống tôn giáo của chúng ta, là điều sau đó đã cho phép Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đến thăm Đền thờ này và Hoà Thượng Tối cao, ngài Tăng thống Somdej Phra Ariyavongsagatanana (Vasana Vasano). Bản thân tôi gần đây đã có vinh dự được chào đón một đoàn các nhà sư từ Đền Wat Pho; các vị này đã biếu tôi bản dịch một thủ bản Phật giáo cổ bằng ngôn ngữ Pali, hiện được lưu giữ tại Thư viện Vatican. Các bước nhỏ như vậy giúp chứng minh rằng nền văn hóa gặp gỡ là điều khả hữu, không chỉ trong cộng đồng của chúng ta mà còn trong cả thế giới của chúng ta nữa, một thế giới có quá nhiều xu hướng muốn tạo ra và loan truyền xung đột và loại trừ. Khi chúng ta có cơ hội đánh giá cao và qúy trọng lẫn nhau bất chấp các khác biệt của chúng ta (xem Evangelii Gaudium, 250), chúng ta sẽ cung hiến lời đầy hy vọng cho thế giới, một lời có thể khuyến khích và hỗ trợ những ai ngày càng phải chịu các tác động tàn hại của xung đột. Những dịp như thế này nhắc nhở chúng ta tầm quan trọng của việc các tôn giáo mỗi ngày càng phải trở nên những hải đăng của hy vọng, trong tư cách những nhà vận động và bảo đảm tình huynh đệ.

Về khía cạnh này này, tôi biết ơn nhân dân của lãnh thổ này, vì, từ khi Kitô giáo đến Thái Lan cách nay khoảng bốn thế kỷ rưỡi, người Công Giáo đã được hưởng tự do trong việc thực hành tôn giáo, mặc dù họ là thiểu số và trong nhiều năm đã sống hòa hợp với anh chị em Phật tử của mình.

Trên nẻo đường tin tưởng lẫn nhau và tình huynh đệ này, tôi mong muốn được nhắc lại cam kết bản thân của tôi và của toàn Giáo hội, sẽ đẩy xa hơn nữa cuộc đối thoại cởi mở và tôn trọng trong việc phục vụ hòa bình và phúc lợi của dân tộc này. Nhờ các trao đổi học thuật, các trao đổi đã dẫn đến sự hiểu biết lẫn nhau nhiều hơn, cũng như thực hiện chiêm niệm, lòng thương xót và biện phân – vốn là của chung của cả hai truyền thống của chúng ta - chúng ta có thể phát triển và sống với nhau như những “người hàng xóm” tốt bụng. Chúng ta cũng sẽ có thể cổ vũ nơi các tín đồ tôn giáo của chúng ta việc phát triển các dự án từ thiện mới, có khả năng tạo ra và nhân thừa các sáng kiến thực tế trên nẻo đường huynh đệ, nhất là đối với người nghèo và ngôi nhà chung bị lạm dụng quá nhiều của chúng ta. Nhờ cách này, chúng ta sẽ góp phần tạo nên nền văn hóa từ bi, huynh đệ và gặp gỡ, cả ở đây lẫn ở những nơi khác trên thế giới (x. Ibid.). Tôi chắc chắn rằng hành trình này sẽ tiếp tục sinh hoa trái dư tràn.

Một lần nữa, tôi cảm ơn ngài Tăng thống vì cuộc gặp gỡ này. Tôi cầu xin rằng ngài được ban mọi phước lành thần thiêng cho sức khỏe và hạnh phúc của chính ngài, và cho trách nhiệm cao qúy của ngài trong việc hướng dẫn các tín đồ Phật giáo theo các phương cách hòa bình và hòa hợp.

Cảm ơn ngài!
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tường trình ngày đầu tiên về phái đoàn Công Giáo VN sang Thái Lan tham dự chuyền tông du của Đức Giáo Hoàng
Maria Vũ Loan
13:11 20/11/2019
Vào ngày 18/11/2019, nhiều giáo dân Việt Nam đã qua Thái Lan với tâm tình “Đồng hành cùng Đức Thánh Cha Phanxico tại Thái Lan”. Chúng tôi đi cùng công ty Du lịch Việt với nhiều đoàn gần 3.000 giáo dân; đoàn chúng tôi gồm 100 người, chia thành ba nhóm; nhóm chúng tôi có 25 người, trong đó có đến năm linh mục. Mới chỉ gặp gỡ thoáng qua ngày đầu tiên trong hành trình năm ngày, chúng tôi mới thấy lòng mến mộ vị cha chung của dân Chúa đầy tràn biết bao!

Những ngày qua, truyền thông Công Giáo đưa tin nhiều và khá chi tiết về hành trình của Đức Thánh Cha trong chuyến viếng thăm này, chúng tôi xin phép ghi lại những cảm xúc của người tham dự sự kiện đặc biệt này.

Một khách sạn lớn đón đoàn chúng tôi và thêm mấy đoàn khác nên lượng người dùng bữa sáng, bữa tối đông quá mức, lúc nào cũng phải chen chân. Nhưng thánh lễ sáng thứ ba 19/11 thì lượng người tham dự thánh lễ đồng tế (ngay tại sảnh khách sạn) lại mang đến cho chúng tôi một cảm giác ấm áp vì khách hành hương từ nhiều giáo phận tham dự.

Hai ngày đầu tiên, chúng tôi cười giòn tan khi một cha dòng hoạt náo trên xe, còn hướng dẫn viên thuyết minh rất có duyên khi tham quan một số nơi trên đất Thái. Chúng tôi thấy có phần khác hơn so với năm 2004, song cơ sở vật chất ở Pattaya thì không khác và người dân bình thường thì vẫn vậy! Đoàn chúng tôi chụp hình cùng nhau trên chợ nổi “nhân tạo”; trầm trồ với tranh ghép đá và choáng ngợp với cửa hàng vật dụng bằng da; vừa ăn tối vừa xem người chuyển giới múa. Còn rợn người khi xem xiếc hổ và cá sấu nữa. Rộn ràng, lạ mắt, chúng tôi thầm nghĩ, nếu không tham dự chuyến này thì đáng tiếc biết bao!

Song ấn tượng là thánh lễ chiều ngày thứ tư, lúc 16 giờ00 ngày 20/11 tại nhà thờ thánh Don Bossco. Thánh lễ do Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, chủ tế. Và cùng đồng tế với Đức Tổng Giám Mục có Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân, Giáo phận Đà Nẵng, Đức Cha Mattheu Nguyễn Văn Khôi, giáo phận Qui Nhơn, Đưc Cha Phụ tá TGP Sài Gòn Giuse Đỗ Mạnh Hùng và hàng trăm linh mục là quí cha và cộng đoàn dân Chúa từ 27 giáo phận tại Việt Nam sang đây.

Một hướng dẫn viên du lịch nói đùa: “Đặc sản của Thái Lan là...kẹt xe!”, có lẽ vì thế mà thánh lễ được bắt đầu trễ hơn dự định là 30 phút.

Đức Cha chủ tế mở đầu thánh lễ bằng một nhận định về việc có đến 10.000 người sang Thái Lan để đồng hành cùng Đức Thánh Cha quả là một niềm vui, niềm kiêu hãnh của của Giáo hội Việt Nam và cách riêng với các phái đoàn hành hương. Ngoài ra, có bốn vị Giám mục miền bắc tối ngày hôm nay cũng sẽ đến Bangkok. Và một trong những biểu tượng lớn nhất của Giáo Hội Việt Nam là các Thánh Tử Đạo.... Xin cho chúng ta đi con đường của các Ngài với lòng can đảm và trung kiên.

Trong khi đó, qua bài giảng, Đức Cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng lại nhấn mạnh nội dung về câu chuyện về những nén bạc và việc sinh lợi; việc phong thánh cho hai Đức Cha Franc.ois Pallu (đại diện Tông Tòa Giáo phận Đàng Ngoài) và Đức Cha PierreLamberrt de la Motte (Đại diện Tông Tòa Giáo phận Đàng Trong) với công trình truyền giáo tại Thái Lan.

Thật xúc động khi đọc kinh Lạy Cha trong thánh lễ, tất cả người tham dự cùng nắm tay, làm cho ý nghĩa của việc hiệp thông được nổi bật.

Sau thánh lễ, từng nhóm trong các đoàn hành hương được chụp hình chung với quí Đức Cha. Cả khu vực quanh nhà thờ Don Bossco rộn rã vì sự kiện này. Sau đó, tất cả cùng đi đến một nơi để dự tiệc họp mặt với chủ đề “Đêm Gala Theo Chân Đức Thánh Cha”. (Xin được tường thuật sau).

Maria Vũ Loan
 
VietCatholic TV
Đức Thánh Cha Phanxicô đến Bangkok – Thái Lan bắn đại bác chào mừng
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
00:26 20/11/2019
Lúc 7 giờ tối, Thứ Ba, 19 tháng 11, Đức Thánh Cha đã khởi hành từ sân bay Fiumicino của Rôma để bay sang Bangkok, bắt đầu chuyến tông du thứ 32 của Đức Thánh Cha bên ngoài Italia.

Lúc 12:10 trưa thứ Tư 20 tháng 11, ngài sẽ đến Terminal 2 trong sân bay Bangkok là khu vực dành cho Không quân Thái và để tiếp các vị quốc khách.

Nhân dịp này gởi đến quý vị và anh chị em một vài nét về quốc gia này.

Thái Lan, trước gọi là Xiêm La, có tên chính thức là Vương quốc Thái Lan, là một quốc gia nằm ở vùng Đông Nam Á, phía bắc giáp Lào và Myanmar, phía đông giáp Lào và Campuchia, phía nam giáp vịnh Thái Lan và Malaysia, phía tây giáp Myanmar và biển Andaman.

Lãnh hải Thái Lan phía đông nam giáp với lãnh hải Việt Nam ở vịnh Thái Lan, phía tây nam giáp với lãnh hải Indonesia và Ấn Độ ở biển Andaman.

Thái Lan có diện tích 513,000 km2, lớn thứ 50 trên thế giới và dân số khoảng 67.8 triệu người đông thứ 20 trên thế giới. 75% dân số là người dân tộc Thái. Kế đó, 14% là người gốc Hoa và 3% là người Mã Lai, phần còn lại là những nhóm dân tộc thiểu số như Môn, Khmer và các bộ tộc khác. Hiện có khoảng 2.2 triệu người nhập cư hợp pháp và bất hợp pháp ở Thái Lan. Ngôn ngữ chính thức là tiếng Thái.

Năm 2015, viện Gallup hợp tác với tổ hợp thăm dò dư luận WIN đã phỏng vấn 64,000 người trên thế giới về quan điểm tôn giáo và việc thực hành niềm tin tôn giáo của họ. Kết luận được đưa ra cho thấy Thái Lan, nơi Phật Giáo chiếm đa số; và Armenia nơi Kitô Giáo chiếm đa số là hai quốc gia sùng đạo nhất.

93.6% trong tổng số 67.8 triệu dân Thái theo Phật giáo Nam Tông. Trong khi đó, trong 3 triệu người Armenia, 98% là các tín hữu Kitô, đông nhất là các tín hữu thuộc Giáo Hội Armenia Tông Truyền với 92.6%.

Chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Thái Lan vào ngày hôm nay là chuyến viếng thăm đầu tiên miền đất này của người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo kể từ chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II vào năm 1984. Như thế là 35 năm đã trôi qua. Theo nhận định của tờ Crux, có 5 điều sau chúng ta nên biết về chuyến viếng thăm này cũng như lịch sử của Giáo hội tại Thái Lan:

1. Chuyến viếng thăm này chủ yếu là để nâng cao tinh thần cộng đoàn Công Giáo tại đây.

Đức Phanxicô chắc chắn sẽ đề cập đến một số mối quan tâm xã hội mà ngài thường nêu bật, nhưng chuyến thăm này của ngài chủ yếu là nhằm tăng cường tinh thần cho cộng đồng Công Giáo. Thật thế, trong video gởi cho người dân Thái trước chuyến đi, Đức Thánh Cha nói rằng “Trong chuyến viếng thăm, tôi sẽ có cơ hội gặp gỡ cộng đoàn Công Giáo Thái Lan để củng cố họ trong đức tin và trong việc đóng góp cho xã hội Thái. Họ là những người Thái và phải hoạt động vì chính đất nước của họ.”

Ngài cũng nói rằng ngài muốn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của đối thoại và hợp tác liên tôn, đặc biệt là trong việc phục vụ người nghèo và chính nghĩa hòa bình.

2. Đạo Công Giáo có một lịch sử lâu dài tại Thái Lan

Số người Công Giáo tại Thái Lan không nhiều. Chỉ có khoảng 388,000 người trong tổng số 67.8 triệu dân. Tuy nhiên, Đạo Công Giáo có lịch sử lâu dài ở Thái Lan. Các nhà truyền giáo dòng Đa Minh được sự tài trợ của người Bồ Đào Nha đã đến Thái Lan - khi đó còn gọi là Xiêm La - vào năm 1567, và Giáo hội đã thành lập một phái bộ truyền giáo chính thức vào năm 1669 dưới sự chỉ đạo của Hội Truyền Giáo Étrangères de Paris, được coi là Hội Truyền Giáo hiện diện chính tại Đông Nam Á trong nhiều thế kỷ. Người Công Giáo bị ảnh hưởng bởi các cuộc đấu tranh quyền lực nội bộ và chủ nghĩa thực dân trong khu vực, đặc biệt là trong thời kỳ Thế chiến II, khi một chính phủ quốc gia tìm cách cải đạo tất cả mọi người Thái sang Phật giáo. Tình hình đã có sự thay đổi đáng kể từ khi Quốc vương Bhumibol Adulyadej lên ngôi vào năm 1946. Nhà vua cổ vũ cho Quan hệ hài hòa như là quy tắc ứng xử trong xã hội.

3. Giáo Hội Công Giáo tại Thái Lan ngày nay.

Thái Lan được coi là đất nước sùng đạo Phật nhất trên thế giới. Ngày nay có khoảng 388,000 người Công Giáo, tức là 0.58% trong số 67.8 triệu dân. Về cơ bản, có hai cộng đồng Công Giáo ở Thái Lan: cư dân đô thị của thủ đô có con cái học tại các trường tư thục và cao đẳng uy tín do Giáo hội điều hành, và các thành viên người dân tộc thiểu số ở phía đông bắc và phía bắc. Nhiều cộng đồng Công Giáo nông thôn bao gồm con cháu của những người tị nạn chạy trốn các cuộc bách hại tại Việt Nam.

4. Các tiêu điểm Đức Giáo Hoàng muốn nhắm đến

Đức Phanxicô thường điều chỉnh các thông điệp của mình cho phù hợp với các địa điểm nơi ngài nói. Ngài sẽ nói chuyện công khai tại hai Thánh lễ, một là tại sân vận động quốc gia trước đám đông dự kiến 50,000 người, nơi có lẽ ngài sẽ nói về nạn buôn người và việc bóc lột phụ nữ và trẻ em, cả hai đều là những vấn đề lâu dài trong khu vực. Người tị nạn là một mối quan tâm liên quan khác mà có thể ngài sẽ đề cập đến. 35 năm trước, vấn đề người tị nạn Việt Nam vượt biên tìm tự do đã là một trong những chủ đề chính trong chuyến tông du của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Khi ngài viếng thăm Thái Lan, lúc đó quốc gia này đang phải chăm sóc cho rất nhiều người tị nạn và vì thế, một hoạt động trong chương trình của ngài là thăm viếng một trại tị nạn tại Panasnikom. Điều đó đã khiến thế giới biết đến trách nhiệm của Thái Lan đối với những người tị nạn và từ đó nhiều trợ giúp quốc tế đã được trao ra.

Cha Bernardo Cervellera, tổng biên tập của Asia News, cho biết Đức Giáo Hoàng cũng có thể bày tỏ mối quan ngại về chủ nghĩa duy vật, là một trong những chủ đề thường xuyên của ngài, và thảo luận với các đối tác Phật giáo về vấn đề thế tục hóa trong xã hội.

5. Cuộc gặp gỡ với Vua Thái.

Đức Phanxicô sẽ gặp Quốc vương Maha Vajirusongkorn. Ông là một vị hoàng tử khi chào đón Thánh Gioan Phaolô II trong chuyến thăm của vị Giáo Hoàng Ba Lan vào năm 1984. Đức Thánh Cha cũng sẽ gặp Thủ tướng Prayuth Chan-ocha và người đứng đầu cộng đồng Phật giáo Thái Lan, là Đức Tăng Thống Somdet Phra Maha Muneewong Ariyavongsagatayana.

Các cuộc gặp gỡ riêng của ngài sẽ bao gồm một chuyến viếng thăm 40 người bệnh và tàn tật tại Bệnh viện Thánh Louis ở thủ đô Bangkok, cũng như một cuộc họp với các tu sĩ Dòng Tên đang làm việc tại Thái Lan. Đức Phanxicô là vị giáo hoàng đầu tiên xuất thân từ dòng Tên và luôn có những cuộc gặp gỡ như vậy với các linh mục, tu sĩ cùng dòng trong các chuyến đi của ngài.


Source:Crux
 
Truyền hình trực tiếp: Chào đón chính thức Đức Thánh Cha tại Toà Nhà Chính Phủ Thái
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:54 20/11/2019
 
Sứ điệp video của Đức Thánh Cha gởi cho giới trẻ Việt Nam
Giáo Hội Năm Châu
05:23 20/11/2019


Hôm nay thứ Tư 20 tháng 11, Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã công bố một sứ điệp video của Đức Thánh Cha gởi cho giới trẻ Việt Nam nhân dịp Đại Hội Giới Trẻ ở Miền Bắc.

Đức Thánh Cha nói:

Các bạn trẻ Việt Nam yêu quý,

Cha tin rằng các con đang sống trong khoảnh khắc đầy niềm vui và ý nghĩa trong kỳ Đại Hội Giới Trẻ Giáo Tỉnh Miền Bắc. Các con quy tụ đông đảo về một nơi, với tư cách là người Công Giáo: chúng ta cảm ơn Chúa về cơ hội này. Cha hiện diện bằng tất cả trái tim với các con. Cha cũng có một thông điệp gởi đến các con. Thông điệp này xoay quanh một chữ “nhà”, là chữ hàm ý trong câu chủ đề được chọn cho kỳ Đại Hội Giới Trẻ lần này: “Hãy về [nhà] với thân nhân” (Mc 5,19).

Trong văn hoá Việt Nam, cũng như trong những nền văn hoá Châu Á, có lẽ không có từ ngữ nào đẹp cho bằng chữ “nhà”. Chữ ấy gói ghém tất cả những gì là thân thương và quý giá nhất trong trái tim của một con người, bao gồm không chỉ gia đình, họ hàng thân thuộc, mà cả nơi chôn nhau cắt rốn, quê hương xứ sở. Dù đi bất cứ đâu, người ta cũng mang theo bên mình chữ “nhà”. Từ chữ “nhà” này đã sản sinh ra văn hoá của các con, vốn diễn tả truyền thống gia đình, cổ võ tình yêu thương dành cho những người thân cận, khuôn đúc nên nhân đức thảo kính cha mẹ, và nuôi dưỡng một sự kính trọng đặc biệt dành cho những bậc cao niên. Do vậy, “Hãy về nhà” nghĩa là một hành trình thúc đẩy các con trở về với cội nguồn của các con và đào sâu di sản văn hoá và truyền thống của các con. Những di sản ấy là những kho tàng quý giá của các con. Đừng bao giờ để mất kho tàng ấy.

Hơn nữa, là những người đã chịu Phép Rửa, các con được thừa hưởng một căn nhà khác lớn hơn, đó là Giáo Hội. Giáo Hội là một ngôi nhà. Là ngôi nhà của các con. Các con thật may mắn khi được sinh ra trong cung lòng của một Giáo Hội anh dũng với nhiều mẫu gương nhân chứng sáng ngời. Cha nghĩ đến Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Cha nghĩ đến thế hệ ông bà và bố mẹ của các con. Họ là đã chịu đau khổ vì chiến tranh loạn lạc, hầu như đã mất tất cả trừ đức tin, mà họ đã truyền lại cho các con như là di sản quý giá nhất. Vậy nên nơi chính căn nhà Giáo Hội này, các con luôn có thể trở về, để kín múc nguồn sức mạnh và cảm hứng cho đức tin các con. Nơi đây các con luôn có thể đào luyện lương tâm và nhân phẩm của các con. Nơi đây các con luôn tìm thấy con đường sự sống theo ơn gọi của Thiên Chúa.

Chúng ta không được quên rằng Giáo Hội của các con là một Giáo Hội đã được sinh ra từ những nhà truyền giáo quảng đại, từ những nhà truyền giáo nhiệt tâm. Trong Thư phúc trình gởi về Roma, nhà truyền giáo Dòng Tên Alexandre de Rhodes [Đắc Lộ], đã kể lại câu định nghĩa được những người Việt nói với nhau: “Những người Công Giáo là những người yêu thương nhau. Và Đạo Công Giáo là Đạo của Tình Yêu”. Ước gì những mẫu gương này của các Ki-tô hữu đầu tiên trên quê hương các con có thể dẫn bước các con. Ước gì lòng biết ơn đối với họ luôn là nguồn của lòng nhiệt thành truyền giáo đối với các con.

Do vậy, điều quan trọng là đừng nghĩ về câu chủ đề của các con, “hãy về nhà”, chỉ như một cuộc trở về. Đừng nghĩ về chữ “nhà” như một điều gì đó khép kín và giới hạn. Đúng hơn, mỗi hành trình mà Chúa chúng ta ban cho luôn là một bước đi truyền giáo “để loan báo cho họ biết những điều tốt đẹp mà Thiên Chúa đã làm cho anh, và Người đã thương anh như thế nào!” (Mc 5,19). Các con đừng quên rằng, các con vẫn là thiểu số giữa lòng dân tộc mình. Vẫn còn đa số có quyền và đang chờ đợi được nghe Lời Tin Mừng. Vì thế, lệnh truyền của Đức Ki-tô vẫn còn là một lệnh truyền khẩn thiết dành cho chính các con hôm nay. Bây giờ, chính các con phải đảm nhận nhiệm vụ xây dựng một Giáo Hội – Ngôi Nhà trẻ trung và vui tươi, đầy sức sống và đượm tình huynh đệ. Ước gì nhờ đời sống chứng tá của các con, những sứ điệp cứu độ của Thiên Chúa có thể chạm đến trái tim của những người thân cận và đồng bào của các con. Luôn phải là chứng tá chứ không bao giờ là lôi kéo.

Có thể các con sẽ hỏi Cha câu hỏi này: Làm cách nào để thực hiện nhiệm vụ ấy? Cha đề nghị với các con ba đức tính cho việc làm chứng của các con trong giai đoạn này, đó là (1) trung thực, (2) tinh thần trách nhiệm và (3) lạc quan. Cả ba đức tính này cần được hướng dẫn bởi tinh thần phân định.

Trong một xã hội tục hoá bị lèo lái bởi chủ nghĩa duy vật, rất khó để trung thành với căn tính và niềm tin tôn giáo của mình nếu không có khả năng phân định. Đây là điều xảy ra tại tất cả mọi thành thị và mọi đất nước trên thế giới. Việc sống trung thực có thể thường mang đến những thiệt thòi. Tinh thần trách nhiệm có thể khiến các con vất vả và đòi các con phải hy sinh. Tính lạc quan có thể trở nên kỳ dị trước thực tế lũng đoạn của xã hội tục hoá này. Nhưng đó chính là những giá trị mà xã hội và Giáo Hội của các con đang cần nơi các con. “Giữa một thế giới như vậy, các con hãy chiếu sáng như những vì sao” (x. Phil 2,15). Các con đừng sợ chiếu toả căn tính Công Giáo thật đẹp của các con. Điều này cũng sẽ làm cho các con trở thành người yêu nước hơn, thành người Việt Nam hơn: một tình yêu lớn dành cho đất nước của các con, một lòng trung thành tuyệt vời của một người yêu nước.

Cha khuyến khích các con đáp lại bằng sự sáng tạo và phát triển những chương trình mà Hội đồng Giám mục của các con dành ba năm này ưu tiên mục vụ giới trẻ. Mẫu gương của Tôi tớ Chúa, Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, chứng nhân vĩ đại của hy vọng, sẽ nâng đỡ các con.

Các bạn thân mến! Cha cầu chúc cho kỳ Đại hội Giới trẻ lần này trở nên như một cuộc hành hương giúp các con tìm về cội nguồn văn hoá và tôn giáo, giúp cho kinh nghiệm đức tin của các con nên vững mạnh, và giúp cho nhiệt huyết truyền giáo của các con được canh tân. Các con hãy yêu nhà của các con! Ngôi nhà gia đình và ngôi nhà tổ quốc. Các con hãy yêu dân tộc Việt Nam, yêu đất nước của các con! Các con hãy là những người Việt Nam đích thực, với tình yêu Tổ quốc.

Trước khi kết thúc, cha muốn cùng với các con, dâng lên Chúa, Cha giàu lòng thương xót, 39 nạn nhân Việt Nam di cư đã qua đời tại Anh trong tháng vừa qua. Thật rất đau lòng. Tất cả chúng ta cầu nguyện cho họ.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng con!

Chúc chúng con Ngày Đại Hội tốt đẹp.

Và chúng con đừng quên cầu nguyện cho cha.

Cha chào chúng con[Vi saluto]


Source:Holy See Press Office
 
Tiết lộ chung quanh việc đón tiếp Đức Thánh Cha tại phi trường hôm thứ Tư 20 tháng 11, 2019
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:52 20/11/2019
Phối hợp với Ủy Ban Truyền Thông của Hội Đồng Giám Mục Thái Lan, chương trình Thế Giới Nhìn Từ Vatican xin gởi đến quý vị và anh chị em những chi tiết liên quan đến ngày đầu tiên của Đức Thánh Cha tại Thái Lan.

Trong cuộc họp báo vào chiều thứ Tư 20 tháng 11, Đức Ông ViThanya-anan, phó Tổng Thư Ký Hội Đồng Giám Mục Thái Lan và ông Chainarong Monthienvichienchai đã cho biết các chi tiết sau liên quan đến ngày đầu tiên của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Thái Lan.

Máy bay của Đức Thánh Cha đã đáp xuống phi trường Don Mueang sớm hơn dự kiến 15 phút, tức là khoảng 12g15 theo giờ địa phương Bangkok, tức là trùng với giờ Việt Nam.

Khác với chuyến viếng thăm của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II 35 năm trước, không có thành viên gia đình hoàng gia nào có mặt tại sân bay hôm thứ Tư 20 tháng 11.

Người đầu tiên bắt tay Đức Thánh Cha là Cố vấn trưởng của Vua Thái, tướng Surayud Chulanont, Chủ tịch Hội đồng Cơ mật, với tư cách là đại diện của Vua Rama thứ 10.

Cha ViThanya-anan nói:

“Tướng Surayud Chulanont đã chào đón Đức Thánh Cha Phanxicô khi ngài đến thăm Thái Lan vào trưa thứ Tư thay mặt cho quốc vương”.

Ngài cho biết thêm:

“Phó Thủ tướng Somkid Jatusripitak, thay mặt cho chính phủ Thái đã chào Đức Thánh Cha ngay sau đó”.

Chainarong Monthienvichienchai nói tại cuộc họp báo rằng:

“Khi Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đến thăm Thái Lan vào năm 1984, ngài đã đến với tư cách là quốc khách của Đức vua Bhumibol và Nữ hoàng Sirikit. Quốc vương Bhumibol đã phái hoàng tử lúc bấy giờ là Vajirusongkorn, tức là vua Rama thứ 10 hiện nay, ra đón Đức Thánh Cha tại sân bay. Vị Giáo hoàng Ba Lan cũng được mời lên là một chiếc xe dành riêng cho quốc vương Thái Lan.”

Tuy nhiên, ông nói thêm là Đức Thánh Cha Phanxicô thích được đón tiếp đơn giản hơn nhiều.

Sau các nghi lễ vắn tắt tại phi trường, Đức Thánh Cha đã lên một chiếc Toyota Lexus đơn giản để về nghỉ tại Tòa Sứ Thần Tòa Thánh. Tại đây, đông đảo anh chị em giáo dân đã chào đón Đức Thánh Cha.

Ông Monthienvichienchai giải thích thêm:

“Sau 11 giờ bay vào thời điểm giờ nghỉ đêm của ngài tại Vatican, Đức Thánh Cha cần được nghỉ ngơi”

“Theo ý kiến của tôi, ngài rất vui khi được ở đây với chúng ta. Người đầu tiên ngài gặp gỡ là Sơ Ana Rosa, là người em họ mà ngài đã yêu cầu làm người phiên dịch cho ngài.”

Sơ Ana Rosa Sivori, 77 tuổi, là một nữ tu và là em họ của Đức Thánh Cha Phanxicô. Sơ đã sống ở Thái Lan từ năm 1966.

Một ký giả Thái Lan thạo tin cho chúng tôi biết theo sắp xếp ban đầu Thứ Phi Sineenat Wongvajirapakdi sẽ đại diện cho Hoàng Gia đón Đức Thánh Cha tại sân bay. Vì sắp xếp này, và cố nhiên vì những mâu thuẫn khác với Hoàng Hậu Suthida, Thứ Phi Sineenat đã bị giáng chức đánh xuống hàng thứ dân.

Apichart Intravisit, Giám đốc ủy ban Truyền thông xã hội Công Giáo Thái Lan, nói rằng được Chủ tịch Hội đồng Cơ mật ra đón tận sân bay cũng có thể coi là một vinh dự lớn.

Trong ngày thứ Năm 21 tháng 11, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ gặp Vua Rama X vào lúc 4:55 chiều trong một cuộc tiếp kiến riêng – khác với cuộc gặp gỡ chính thức như trong chuyến tông du của Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, vào năm 1984.

Sau cuộc gặp gỡ này, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự thánh lễ vào lúc 6 giờ tối tại Sân vận động Quốc gia.


Source:Khaosod
 
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, 20/11/2019: ĐTC đã đến Thái Lan
VietCatholic Network
17:59 20/11/2019

Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:

1- Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến Bangkok, Thái Lan, sau 11 giờ bay.

2- Giáo hội Thái Lan trước ngưỡng cửa chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha.

3- Sứ điệp Đức Thánh Cha gửi nhân dân Nhật Bản.

4- Đức Thánh Cha Phanxicô gởi sứ điệp video cho giới trẻ Việt Nam.

5- Đức Thánh Cha và thái tử Abu Dhabi ký tuyên ngôn chung về sức khỏe toàn cầu.

6- Đức Thánh Cha gặp nhân viên và bệnh nhân bệnh viện nhi đồng Bambino Gesù.

7- 1500 người nghèo dự thánh lễ và dùng cơm trưa với Đức Thánh Cha.

8- Đức Thánh Cha tiếp các nhóm Rao giảng Tin Mừng trong các Giáo xứ.

9- Đức Thánh Cha gửi sứ điệp cho Đại hội mục vụ giới trẻ châu Mỹ Latinh’.

10- Vương cung thánh đường Chúa Giáng sinh tại Bêlem sắp hoàn thành việc trùng tu.

11- Dòng Thừa sai thánh Claret xuất bản 200 triệu bản Kinh thánh bằng tiếng Trung Quốc.

12- Giới thiệu Thánh Ca: Chính Chúa Chọn Con.

Xin mời quý vị theo dõi phần tin chi tiết:
 
Chào đón chính thức Đức Thánh Cha tại Toà Nhà Chính Phủ Thái
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
22:01 20/11/2019
Như chúng tôi đã đưa tin, lúc 7 giờ tối Thứ Ba, 19 tháng 11, Đức Thánh Cha đã khởi hành từ sân bay Fiumicino của Rôma để bay sang Bangkok.

Lúc 12:30 trưa thứ Tư 20 tháng 11, ngài đã đến Terminal 2 trong sân bay Bangkok là khu vực dành cho Không quân Thái và để tiếp các vị quốc khách.

Những hình ảnh quý vị và anh chị em sắp sửa xem thấy đây là lễ nghi chào đón chính thức diễn ra tại vườn trong tòa nhà chính phủ vào lúc 9g sáng thứ Năm 21 tháng 11.

Trong khi chờ đợi, Thảo Ly xin trình bày với quý vị và anh chị em hai câu chuyện ngoài lề mà chúng tôi vừa biết được thông qua cuộc trao đổi với các ký giả Thái.

Câu chuyện thứ nhất diễn ra vào chiều ngày hôm qua khi các quân nhân trong đội quân danh dự của chính phủ Thái diễn tập chào đón Đức Thánh Cha trong ngày hôm nay. Quý vị và anh chị em có thể thấy trong đoạn video này các quân nhân rước cờ Tòa Thánh và cờ Thái Lan diễn hành trong sân tòa nhà chính phủ nơi lát nữa đây sẽ có các nghi thức chào đón chính thức Đức Thánh Cha.

Câu chuyện thứ hai là câu chuyện thay lá cờ mới nhân chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha. Một ký giả Thái cho chúng tôi biết chuyện thay lá cờ không phải là dễ dàng. Cả một tiểu đội lính được điều động để làm việc này.

Lá cờ được xếp kỹ lưỡng trong một tráp bằng bạc. Các quân nhân này kéo là cờ ra từ từ khỏi cái tráp bằng bạc đó và cột vào dây cờ bằng những động tác rất thành thạo, từ tốn và kính cẩn. Rồi không phải muốn kéo lên là kéo lên đâu. Cả tiểu đội phải chờ một hiệu lệnh. Thế rồi, họ phải nghiêm, nghỉ, chào đúng lễ nghi quân cách khi bài quốc ca được phát ra từ một chiếc loa gần đó trước khi hai người lính được phép kéo cờ lên cho tung bay trong gió.

Lan Vy cũng muốn đề cập đến nhân vật lãnh đạo sẽ tiếp Đức Thánh Cha trong buổi sáng hôm nay. Đó là thủ tướng Thái Prayut Chan-o-cha. Ông là người quyền thế nhất Thái Lan hiện nay. Uy quyền thực sự của ông vượt xa Vua Thái Rama thứ 10.

Đức Thánh Cha sẽ nói gì với ông này là điều nhiều người rất muốn biết. Diễn từ của Đức Thánh Cha với các nhà cầm quyền dân sự và ngoại đoàn là điều sẽ rất được chú ý tại Thái Lan, bất kể dù là người Công Giáo hay không.

Prayut nguyên Tổng Tư Lệnh quân đội Thái và là cựu chủ tịch Hội đồng hòa bình và trật tự quốc gia, gọi tắt là NCPO. Kể từ tháng 8 năm nay, ông giữ chức Thủ tướng Thái Lan, kiêm Bộ trưởng Quốc phòng, và Tư lệnh Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan. Ngoài ra, ông còn đảm nhận nhiệm vụ của Phó Thủ tướng Somkid Jatusripitak trong tư cách là người đứng đầu nhóm kinh tế của chính phủ và giám sát Cục Điều tra Đặc biệt của Bộ Tư pháp. Nói tắt một lời, Prayut Chan-o-cha là người có thể đảo chánh người khác chứ không muốn ai đó có thể đảo chánh được ông.

Phó Thủ tướng Somkid Jatusripitak là người đã ra tận chân thang máy bay để đón tiếp Đức Thánh Cha.

Trong tư cách là Tổng Tư Lệnh quân đội Thái Prayut luôn chứng tỏ mình là một người theo chủ nghĩa bảo hoàng cuồng nhiệt. Vì thế ông được hoàng gia hết lòng tin tưởng. Ông cũng được coi là người có bàn tay sắt trong quân đội, ông là một trong những người đề xướng hàng đầu các cuộc đàn áp quân sự chống lại các cuộc biểu tình áo đỏ vào tháng 4 năm 2009 và tháng 4 năm 2010.

Trong cuộc khủng hoảng chính trị bắt đầu vào tháng 11 năm 2013 và liên quan đến các cuộc biểu tình chống lại chính phủ Yingluck, thoạt đầu Prayut tuyên bố rằng quân đội là trung lập, và sẽ không tiến hành đảo chính. Tuy nhiên, vào tháng 5 năm 2014, Prayut đã tổ chức một cuộc đảo chính quân sự chống lại chính phủ và sau đó nắm quyền kiểm soát đất nước với tư cách là nhà lãnh đạo NCPO. Sau đó, ông đã ban hành một hiến pháp tạm thời trao cho mình quyền lực càn quét, trấn áp đối lập và tự ân xá cho mình vì đã dàn dựng cuộc đảo chính. Vào tháng 8 năm 2014, một cơ quan lập pháp quốc gia do quân đội thống trị, có các thành viên được Prayut tuyển chọn kỹ lưỡng, đã bổ nhiệm ông làm Thủ tướng. Ông ngồi vững trên quyền lực từ đó đến nay.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Nhân đây, Trúc Ly xin được điểm qua vài nét về lịch sử cận đại của Thái Lan.

Cũng như hầu hết các quốc gia trong vùng, trước đây, Thái Lan theo chế độ quân chủ chuyên chế. Quân Xiêm từng nhiều lần giao tranh với Việt Nam.

Giữa thế kỷ 19, hầu hết các quốc gia trong vùng Đông Nam Á bị thực dân đô hộ. Đế quốc Anh đã chiếm Ấn Độ, Miến Điện, Tích Lan, trong khi Pháp chiếm 3 nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Thái Lan vô tình trở thành vùng đệm địa lý giữa 2 thế lực thực dân đứng đầu thế giới khi đó là Anh và Pháp. Vì không muốn nổ ra xung đột với đối thủ, Anh và Pháp quyết định trung lập hóa Thái Lan, cả hai sẽ tự kiềm chế, không tiến quân xâm chiếm nước này.

Nhờ sự may mắn đó, cũng như biết lợi dụng mâu thuẫn giữa các cường quốc để họ tự kiềm chế nhau, Thái Lan đã tránh được các cuộc xâm lược và được hưởng thời gian độc lập, hòa bình tương đối lâu dài.

Tuy không bị đô hộ, Thái Lan đã phải cắt nhiều phần lãnh thổ nhường cho Pháp và Anh. Những phần lãnh thổ này bị mất luôn sau thời thực dân. Diện tích Thái Lan hiện nay chỉ còn 60% so với diện tích vào năm 1867.

Sau cuộc cách mạng tư sản năm 1932 do một nhóm sĩ quan trẻ lãnh đạo, Thái Lan chuyển từ chế độ quân chủ chuyên chế sang chế độ quân chủ lập hiến. Ngày 05 tháng 12 năm 1932 vua Prachadhipok (Rama VII) đã thông qua bản hiến pháp đầu tiên của Thái Lan. Hơn 60 năm qua Thái Lan đã thay đổi 16 hiến pháp sau nhiều cuộc đảo chính, nhưng Hiến pháp 1932 vẫn được coi là cơ sở.

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Thái Lan là đồng minh lỏng lẻo của Nhật Bản, cho Nhật đi qua đất Thái tiến đánh Mã Lai Á, và Miến Điện. Khi thấy quân Nhật suy yếu, một nhóm quân nhân Thái đã đảo chính vào ngày 1 tháng 8 năm 1944, lật đổ chính phủ thân Nhật và ngay lập tức chuyển nước Thái từ một đồng minh lỏng lẻo của Nhật trở thành đồng minh của Mỹ và nhờ đó tiếp tục giữ được độc lập và hòa bình.

Cuối cùng, vào thập niên 1980, Thái Lan chuyển hướng sang con đường nghị viện.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Quý vị và anh chị em đang theo dõi buổi lễ đón tiếp Đức Thánh Cha tại tòa nhà chính phủ Thái Lan.

Đức Thánh Cha vừa đi xe hơi đến. Ra đón Đức Thánh Cha, chúng tôi thấy có thủ tướng Thái Prayut Chan-o-cha. Ông là người quyền thế nhất Thái Lan hiện nay. Uy quyền thực sự của ông vượt xa Vua Thái Rama thứ 10. Khi Đức Thánh Cha vừa ra khỏi xe, chúng tôi thấy ông kính cẩn cúi gập người chào trong một cử chỉ rất tôn kính, mặc dù, ông là một Phật tử, không phải người Công Giáo.

Ông chào thêm một lần nữa trước khi bắt tay Đức Thánh Cha.

Đức Thánh Cha đang bước trên thảm đỏ trước hàng quân danh dự đại diện cho các quân binh chủng Thái Lan. Ngài được Đại tướng Apirat Kongsompong, Tổng Tư Lệnh quân đội Thái, từ ngày 1 tháng 10, năm ngoái 2018 đón tiếp.

Giờ đây hai vị cùng tiến lên lễ đài chào quốc kỳ Vatican và Thái Lan.

Chúng tôi thấy thủ tướng Thái Prayut cố ý đứng dưới bục thấp hơn như một cử chỉ tôn kính dành cho Đức Thánh Cha.

Quốc thiều Vatican.

Quốc thiều Thái Lan.

Sau buổi lễ chào quốc kỳ, hai vị đã giới thiệu những người hiện diện.

Thủ tướng Prayut giới thiệu với Đức Thánh Cha thành phần nội các của ông bao gồm 36 thành viên gồm 3 Phó Thủ tướng, 21 Bộ trưởng và 11 Thứ trưởng. Ngoài ra còn có một số Ủy ban của Chính phủ được lập ra để phối hợp thực hiện các chính sách chung.