Ngày 20-11-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Vua Vũ Trụ
Lm Vũđình Tường
05:15 20/11/2014
Sống trong một đất nước mà không biết người lãnh đạo mình là ai là một hững hờ đáng trách. Đáng trách hơn nữa khi không quan tâm đến đường lối chính sách của nhà lãnh đạo. Chính thái độ thờ ơ đó nói lên thiếu quan tâm đến cuộc sống của chính mình và của tha nhân. Người công dân có trách nhiệm nói lên tiếng nói trung thực của người dân, cảnh tỉnh người lãnh đạo. Nếu họ lãnh đạo tốt cần khuyến khích, cổ võ, nếu họ làm không tốt cần lên tiếng phản đối cho họ biết họ đang gây tai hại cho đại chúng và cho đất nước.

Ngày lễ Đức Kitô Vua vũ trụ nhắc chúng ta làm tròn trách nhiệm của người Kitô hữu. Trách nhiệm đó là tỏ lòng tôn kính với người lãnh đạo của mình. Tôn kính bằng cách khuyến khích nhau học hỏi đường lối Chúa. Tôn kính bẳng cách thi hành đường lối Chúa, sống đường lối Chứa trong cuộc sống hàng ngày. Đường lối vua Kitô là gì? Thưa là yêu Thiên Chúa hết sức, hết linh hồn và hết trí khôn và thương người đồng loại như chính mình. Ngoài ra không còn giới răn nào quan trọng hơn. Là vua vũ trụ vì thế quê hương thật của chúng ta không phải nơi trần thế mà là thiên quốc. Hành trình dương thế chấm dứt chúng tiến vào quê hương vĩnh cửu, Thiên quốc, căn nhà muôn đời của Kitô hữu. Trong thời gian tại thế mỗi Kitô hữu có nhiệm vụ cần làm bởi Kitô hữu chân chính không sống thụ động mà sống đời hoạt động, tích cực tham gia vào các công việc nơi xứ đạo mình đang sống.

Là thành viên của nước trời, quê hương thật của chúng ta trên trời vì thế chúng ta không cần chiến đấu bảo vệ lãnh thổ, bờ cõi hay phục vụ cho quyền lợi của vua, hoàng gia. Phục vụ không phải cho quyền lợi của vua mà ích lợi cho anh chị em khác. Việc làm của chúng ta mang lợi ích cho vua Kitô khi chúng ta coi trọng, quí mến và giúp nhau sống thảnh thơi vì đó là dấu chỉ của yêu thương. Cho kẻ đói ăn, khát uống, rách rưới cho mặc, bệnh tật thăm nom, cô đơn an ủi. Chính sách của vua Kitô là thế, chính sách hoàn vũ này không thay đổi cho tới khi không còn ai cô đơn, bệnh tật, đói khát. Vua Kitô mời gọi chúng ta thực hành với khả năng, thời gian mình có để chăm sóc họ. Những ai thực sự yêu mến vua Kitô, Đấng lãnh đạo tối cao của Kitô hữu, sống thực hành những điều đó. Thiếu thực hành những điều trên là yêu mến vua Kitô bằng môi miệng. Lời nói suông sẽ không làm đẹp lòng vua Kitô vì Ngài không muốn Kitô hữu sống vô tâm nhưng sống với lương tâm châm chính và thực hành những điều lương tâm kêu gọi thực hiện hàng ngày trong cuộc sống.

Lắng nghe tiếng nói, hướng dẫn của Thánh Thần Chúa để tìm công việc mục vụ, phục vụ thích hợp cho hoàn cảnh mình là điều các Kitô hữu cần thực hiện. Không có việc mục vụ nào quá nhỏ, cũng không có việc mục vụ nào bị bỏ quên khi chúng ta tiến vào thiên quốc. Tất cả đều đẹp, đều cao quí và đều tốt lành. Thay đổi thế giới là việc của vua Kitô; thay đổi con người là việc của Thánh Thần Chúa. Nhiệm vụ Kitô hữu là mang lại an ủi cho người cần an ủi, tình thương cho người thiếu tình thương, xoa bớt đau khổ cho kẻ đau khổ. Chính những công việc bác ái đó là mối giây liên kết việc làm của ta với vua Kitô và vua Kitô mong muốn những liên kết san sẻ tình yêu nho nhỏ đó. Mọi việc trọng đại khác Ngài tự lo. Công việc của Ngài không phải của ta.

Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
 
Lễ Kitô Vua A : Dụ ngôn hay mô tả thật.
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
09:12 20/11/2014
Lễ Kitô Vua A : Dụ ngôn hay mô tả thật.

Ngày lễ Kitô Vua, ta tưởng sẽ bắt gặp những đoạn sách thánh với đầy ắp những thuật ngữ của cung đình như Bệ Hạ, Bề tôi, Hạ thần, Triều thiên, Vương miện, thần dân, lãnh thổ, Vương Quốc … (bởi lẽ thời Cựu ước đầy dẫy các vị vua như Saule, Đavít, Salomon…). Nhưng Giáo Hội lại cho đọc trong bài I, Cựu Ước : một vị vua mục tử, tức vị vua đi chăn chiên. Trong bài đọc II, trích thư 1Cr, 15, có bóng dáng từ chiến thắng, vương quốc, nhưng lại là thắng xác chết (kẻ thù cuối cùng bị tiêu diệt là sự chết) và Vương quốc trao cho Chúa Cha thì mắt trần chẳng thấy đường biên lãnh thổ. Còn trong bài Phúc Âm, Giáo Hội cho xuất hiện một vị vua thẩm phán xét xử, nhưng lại xét xử dựa trên những chuyện nhỏ mọn bình thường, ba cái lặt vặt, chứ chẳng động gì đến những chuyện lớn lao như hằng trăm ngàn tỉ (cỡ Vinashin), hoặc buôn lậu trốn thuế vỡ nợ, bể hụi vv ; và một vị vua thẩm phán xét xử nhưng lại đồng hoá chính mình với kẻ ăn xin.

Câu hỏi mà chúng ta sẽ phải trả lời là : Bài Phúc Âm của Mt 25 nói về ngày phán xét chung, phân biệt 2 hạng người bên tả bên hữu, dê với chiên, đó là dụ ngôn nói bóng nói gió hay là mô tả trước ngày phán xét chung sẽ diễn ra như vậy.

Có 3 trả lời cho câu hỏi trên. Trả lời nào cũng có tên tuổi của các nhà chú giải Kinh thánh nổi tiếng cả.

1. Không phải là Dụ ngôn, nhưng là mô tả tiên tri, báo trước ngày chung thẩm: Đức Kitô Vua sẽ xét xử thần dân của muôn thiên hạ dựa trên những việc bác ái yêu thương mà họ làm cho nhau. Bởi vì cái cốt lõi của Kitô giáo, giới răn mới của Đức Kitô là Yêu thương. Mười điều răn cũng tóm về “hai này mà chớ”, trước mến Chúa, sau yêu người. Mà theo Tin Mừng Gioan, ai nói mến Chúa mà không yêu người là nói dối, vì thế Vua Kitô sẽ xét xử theo luật. Luật Tình yêu trong những việc cụ thể: cho kẻ đói ăn, kẻ khát uống…

Những chi tiết này rất khớp với “thương người có 14 mối: Thương xác 7 mối” : thứ nhất cho kẻ đói ăn, (2) khát uống, (3) rách rưới ăn mặc, (4) viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc, (5) cho khách đỗ nhà, (6) chuộc kẻ làm tôi, (7) chôn xác kẻ chết…

2. Chỉ là dụ ngôn

Nhưng lối giải đáp trên cũng gặp vài khó khăn lớn : Bởi nếu số phận đời đời của mình chỉ tuỳ thuộc vào những hành vi bác ái làm cho người khác mà mình làm cũng chẳng cần biết là làm cho chính Chúa, vẫn được vào hưởng Nước Trời, thì địa vị của Đức Tin nằm ở đâu. Trong khi Tin là một điểm Chúa Giêsu rất nhấn mạnh: Ai tin thì sẽ được cứu rỗi – Ai tuyên xưng Ta trước mặt người đời thì Ta sẽ tuyên xưng người ấy trước mặt Cha Ta.

Nếu phán xét chỉ nhắm vào các việc bác ái, thì ta cứ hùng hục giúp người đói khát đi. Chẳng cần vào Đạo làm chi, chẳng cần đến nhà thờ làm gì, vì Chúa Kitô Vua đâu có hỏi trong ngày phán xét : người đi nhà thờ tuần mấy lần. Một năm xưng tội mấy keo ?Ăn chay mỗi năm mấy bận ?

Lại còn những câu nói khác cũng của Vua Kitô thẩm phán. Ai tha thứ sẽ được thứ tha (tha thứ chứ đâu phải là cho ăn cho mặc). Anh em đừng xét đoán thì sẽ không bị xét xử (không xét đoán đâu phải là cho uống cho ăn), mà vẫn được trắng án, cho qua, không xét xử.

Lại còn những tội trong tư tưởng không bị Vua Kitô Đấng thấu suốt mọi tư tưởng trong tâm hồn, không xét xử các tội đó hay sao ? (Ngài nói : nhìn người nữ mà ước ao phạm tội là đã phạm tội rồi) … Tức là nếu ta cứ vung tiền ra cho kẻ đói ăn, khát uống, mà trong lòng ta chẳng thương người chút nào, thì có được xếp vào bên hữu không ?

Vì thế, người ta lại coi đoạn Tin Mừng này cũng chỉ là Dụ ngôn, nhằm nói lên một khía cạnh của Nước Trời như 3 dụ ngôn mà Matthêu kể liền trước đó: Chủ nhà và quản gia tỉnh thức, 10 trinh nữ, các nén bạc.

Dụ ngôn 1 là chủ nhà và quản gia tỉnh thức, vì chủ không biết giờ nào kẻ trộm đến, còn quản gia không biết giờ chủ trở về. Phải tỉnh thức kẻo chủ sẽ ném vào nơi khóc lóc nghiến răng.

Dụ ngôn 2 là Nước Trời giống 10 Trinh nữ đi đón chàng rể, trong đó 5 cô khờ dại và 5 cô khôn ngoan. 5 cô được gọi là khôn ngoan đâu có phải vì tỉnh thức, cũng ngủ cả, nhưng khôn vì có đem theo dầu. Dầu, chàng rể, đèn đều là những ẩn ý của dụ ngôn, chứ Nước Trời thật mà như vậy thì hãng dầu nhớt Castrol sẽ không còn dầu để bán, bới ai trước khi chết cũng sắm cho bằng được một can dầu lửa đốt đèn “Hoa Kỳ” !

Đến dụ ngôn 3: những nén bạc: Khi vua trở lại sẽ tính sổ: cho coi 10 thành, 5 thành, hay phải vào nơi khóc lóc. Nén bạc, 5 thành, 10 thành … đều là những ẩn ý của dụ ngôn. Câu cuối của dụ ngôn này (25, 30) khi vua nói với đầy tớ chôn nén bạc không sinh lợi: Hãy tống nó vào nơi tối tăm, ở đó chỉ toàn khóc lóc nghiến răng (câu 30). Thì câu 31 là khởi đầu bài Tin Mừng mà anh chị em nghe hôm nay: Khi Con người hiện đến trong vinh quang có thiên thần hầu cận để xét xử. Chính vì có một loạt các dụ ngôn liên tiếp nhau như vậy, mà một số các nhà chú giải coi đây cũng là một dụ ngôn chứ không phải miêu tả sự thật.

3. Dụ ngôn nghĩa rộng.

Nếu chỉ xem đoạn tả trong bài Tin Mừng hôm nay chỉ là một dụ ngôn thuần tuý, tức là một ví dụ cho dễ hiểu thì sẽ có nguy cơ xem thường các hành động yêu thương là cốt lõi của đạo Bác ái. Vì thế lời giải thứ ba cho câu hỏi: “Bài Tin Mừng này là dụ ngôn hay mô tả thật” sẽ là : Đây là Dụ ngôn theo nghĩa rộng.

-Bởi dụ ngôn có thể là lời tuyên phán long trọng : Những gì từ ngoài vào không làm cho người ta ra nhơ uế. Nhưng chính cái từ trong con người phát ra mới làm cho nhơ nhớp.

-Dụ ngôn cũng có thể là lời khuyên về cách xử thế: khi đi dự tiệc anh em đừng ngồi vào chỗ nhất.

-Dụ ngôn cũng có thể ám chỉ một hạng người nào đó. Có 2 người lên đền thờ cầu nguyện: Biệt Phái và người Thu Thuế.

-Dụ ngôn cũng có thể chỉ là một câu tục ngữ: Thầy thuốc hãy chữa lấy mình.

-Hay dụ ngôn thường là những so sánh, ví dụ, ví dầu cầu tre lắt lẻo. Nước Trời như hạt cải, như nắm men, mẻ lưới…

Vì thế dụ ngôn theo nghĩa rộng vừa là hình bóng ví von vừa là sự thật được mô tả.

Như dụ ngôn hôm nay: phân biệt Chiên và Dê là hình bóng. Xét xử về bác ái là sự thật. Nhưng cũng vì là dụ ngôn nên cũng chỉ nói lên một phần nào đó của Nước Trời của thời Cánh chung của ngày Phán xét, tức là Bác ái yêu thương cũng chỉ là một trong nhiều khía cạnh mà Vua Kitô sẽ dựa vào mà xét xử. Và có lẽ là để xét xử “muôn dân,” những người chưa biết Chúa : “Lạy Chúa có bao giờ con thấy Chúa…” Còn người Kitô hữu chúng ta, có nhiều con đường khác nữa để chúng ta có thể lọt vào của Nước Trời như can đảm tuyên xưng Ngài (10,30), thi hành ý Cha trên trời (7,21); sẵn sàng tha thứ (6,14), không đoán xét ai (7,1) v.v…

Một nét sự thật nữa trong dụ ngôn này là Vua Kitô đồng hoá mình với người mọn hèn nhất.

Mỗi lần anh em làm như thế cho kẻ bé nhỏ nhất của Ta là anh em làm cho chính Ta. Brewer Mattocks đã có một bài thơ đại ý như sau : Một cha xứ nọ muốn trèo lên tận ngọn tháp nhà thờ để gần với mây trời thì gặp được Chúa dễ hơn vì Ngài sẽ ngự đến trong mây trời. Cha xứ hi vọng giơ tay với được Lời Ngài để đem về cho Dân Chúa. Thế rồi một ngày từ tháp cao linh mục nghe tiếng Chúa. Cha xứ vội kêu lên “Lạy Chúa, Chúa ở đâu – Lạy Chúa, Chúa ở đâu” và cha xứ nghe vọng lại tiếng Chúa: “Ta ở ngay dưới kia, trong từng người Dân Ta”.

Một linh mục trông coi xứ nọ

muốn trèo lên ngọn tháp Nhà Thờ

để, càng cao dễ gặp Chúa Trời

đem Lời Người xuống cho Dân mong chờ

Một hôm nọ cha nghe tiếng Chúa,

cha vui mừng hỏi Chúa ở đâu

Lời Ngài vọng lại từ cao :

Con ơi Ta ở nơi từng người Dân Ta.

LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
 
Đức Giêsu, Vua của những tâm hồn nhân từ
Lm Jude Siciliano, OP
17:23 20/11/2014
CHÚA KITÔ VUA – A
Êdêkien.34: 11-12,15-17; Tvịnh.22; 1Côrintô15:20-26, 28; Mátthêu 25: 31-46

ĐỨC GIÊSU, VUA CỦA NHỮNG TÂM HỒN NHÂN TỪ

Khi tôi viết những dòng này, thì mọi người đang chuẩn bị đi tới các điểm bỏ phiếu bầu các nhà lãnh đạo. Quả là chúng ta đang ở trong tình trạng hỗn loạn! Nhiều người cảm thấy chính phủ quốc gia đang bế tắc, dù ai chiến thắng trong các cuộc bầu cử địa phương và quốc hội đi nữa, thì những khó khăn của chính phủ sẽ vẫn tiếp tục, khi mà những vấn đề quốc gia và quốc tế đang là áp lực cần phải giải quyết. Chúng ta muốn những vấn đề có câu giải đáp, nhưng dường như không có nhiều thay đổi sau mỗi kỳ bầu cử, “Mọi thứ vẫn như cũ”.

Nhiều người cho rằng chính phủ hiệu quả nhất là một chế độ độc tài ôn hòa. Một nhà độc tài biết đặt lợi ích của người dân trên hết, có thể vượt thắng được sự dửng dưng, ích kỷ và ham quyền lực, để thực hiện nhiều điều ích lợi cho dân chúng. Một nhà độc tài tốt bụng có thể nhanh chóng hành động, mang lại phúc lợi cho những người nghèo khổ nhất trong xã hội.

Nhưng, chúng ta biết rằng một chế độ độc tài tốt lành như thế không tồn tại. Thậm chí, một nhà độc tài khởi đầu với những ý định tốt lành nhất, nhưng rồi quyền lực làm ra hư hỏng và sự chuyên chế phá hoại hoàn toàn mọi thứ. Ích kỷ và tham sống sớm thay thế cho thiện chí ban đầu; và những lợi ích của người dân cũng bị gạt sang một bên. Với thực tế này, chúng ta có thể nói rằng chỉ Thiên Chúa mới là “nhà lãnh đạo tuyệt vời”, một nhà lãnh đạo biết đặt lợi ích của người dân trên hết – và làm mọi thứ để đem lại lợi ích cho dân chúng.

Bài đọc thứ nhất hôm nay cho thấy Thiên Chúa trực tiếp lãnh đạo dân Người. Hãy thử đếm số lần cách nói “ta phán” được dùng trong bản văn. Tôi ngại dùng quá nhiều danh xưng “tôi …” trong cả lúc nói cũng như viết, vì sợ rằng ra như tôi đang tập trung vào bản thân mình. Nhưng Thiên Chúa chúng ta thì lại dùng chính xác cách truyền đạt này thông qua ngôn sứ Êdêkien. Chỉ trong một bản văn ngắn, có những mười lần danh xưng “ta…” được sử dụng. Nếu ai đó thường xuyên dùng đại từ có tính quy chiếu về bản thân trong một không gian ngắn như thế, người đó sẽ bị gọi là ‘duy kỷ’, tự cao tự đại.

Ở đây, chúng ta không thể quy kết thái độ duy kỷ cho Thiên Chúa, bởi vì Người hoàn toàn ngược lại. Thiên Chúa biết rằng, vì dân chúng đang ở trong tình trạng buồn sầu, chán nản, nên cần được nghe một sứ điệp do chính Thiên Chúa phán và lặp đi lặp lại. Dân đang gặp phải khó khăn và cần biết rằng Thiên Chúa sẽ ra tay chăn dắt vì lợi ích của họ. Hơn nữa, tất cả các cụm “ta …” có trong bản văn, đều được kết nối với thì tương lai - “ta sẽ”. Điều này nghĩa là Thiên Chúa đảm bảo rằng, dù dân đang trong tình trạng khốn đốn, Người sẽ làm điều gì đó để cứu giúp dân.

Hôm nay là đại lễ Chúa Kitô Vua, nhưng khá lạ lẫm, vì bài đọc thứ nhất không đề cập Thiên Chúa như một vị vua, mà chỉ như một Mục tử. Tuy nhiên, điều đó cũng không quá lạ thường, vì đối với Israel, Thiên Chúa được mường tượng như một Mục tử lãnh đạo, bảo vệ, dẫn dắt và gìn giữ dân Người, với tấm lòng hiền hậu và nhân lành. Ngôn sứ Êdêkien được Thiên Chúa sai đến để lên án, kết tội những mục tử nhẫn tâm, không chăm lo cho đoàn chiên. Họ giống như những nhà lãnh đạo độc tài, ích kỷ, làm mọi thứ để duy trì quyền lực của mình. Do những nhà lãnh đạo tội lỗi, nên đàn chiên mà Ngôn sứ Êdêkien đang quan tâm ở đây, đã bị phân tán và lưu đày ở Babylon.

Thiên Chúa đặt quyền lợi lớn lao nhất của dân Israel trên hết mọi sự, và Người hứa sẽ cứu dân ra khỏi chốn lưu đày. Thiên Chúa sẽ không chỉ mang Israel trở về, nhưng còn tiếp tục đỡ nâng họ. “Con nào bị mất, Ta sẽ đi tìm; con nào đi lạc, Ta sẽ đưa về; con nào bị thương, Ta sẽ băng bó; con nào bệnh tật, Ta sẽ làm cho mạnh…” Thiên Chúa khiển trách những nhà lãnh đạo Israel (“cừu đực và con dê”), Người hứa sẽ dẫn dắt Israel, sẽ mang cả đàn ra khỏi chốn lưu đày. Sự trợ giúp của Thiên Chúa không dừng lại ở đấy, nhưng Người còn tiếp tục chăm sóc dân bằng cách cho xuất hiện một vị Mục tử công minh. Đó là lý do tại sao có quá nhiều cụm từ “ta sẽ” trong đoạn văn này. Một lần nữa, dân Israel cần được đảm bảo rằng Thiên Chúa sẽ ra tay, Người quyết định làm điều đã hứa – chính Người sẽ chăn dắt đoàn chiên.

Bài Tin Mừng hôm nay là dụ ngôn cuối cùng trong Tin Mừng theo thánh Mátthêu. Thiên Chúa hoàn trọn điều Người đã hứa với Israel. Đức Giêsu là Mục tử mà dân trông ngóng từ lâu. Người lên ngai xét xử, với các triều thần vây quanh. Bấy giờ, Người cho các bề tôi trung thành được chung hưởng vinh quang. Đây không phải là sự phân phát tài sản và ban thưởng các chức vụ cho bề tôi – như làm đại tướng, chiến binh anh hùng, quan chức triều đình, lãnh chúa, thành viên hoàng gia...

Các bề tôi trung thành của vị Vua là những tôi tớ biết hành động noi theo những gì vị Vua đã làm, biết tỏ lòng xót thương đối với người nghèo khổ, bệnh tật, vô gia cư, tù đày và khách lạ – những người Đức Giêsu gọi là “bé mọn nhất”. Cảnh tượng này không gây bất ngờ cho các thính giả của Đức Giêsu, những người đã am tường truyền thống ngôn sứ. Vị Mục tử nhà Israel được diễn tả trong sách Êdêkien là người luôn quan tâm đến “chiên mất …, chiên lạc …, chiên bị thương…, chiên đau yếu…”

Có một sự phân biệt giữa Giáo Hội và Vương Quốc của Thiên Chúa được ngụ ý trong dụ ngôn hôm nay. Người ta hy vọng rằng mọi thành viên của Giáo Hội sẽ là những chứng nhân cho sự quan tâm của Thiên Chúa đối với những người bé mọn nhất. Chúng ta, những người đã lãnh nhận phép rửa, được mời gọi trở nên dấu chỉ cụ thể cho Vương Quốc của Thiên Chúa trong trần gian. Nếu không trở nên những dấu chỉ cho sự hiện diện của Vương Quốc, chúng ta không thể đòi bất cứ một đặc ân nào hay tư cách công dân trong Vương Quốc này. Trong dụ ngôn hôm nay, hiển nhiên việc phán xét không căn cứ vào tên chúng ta được ghi trong sổ đăng ký của giáo xứ. Cảnh tượng phán xét của dụ ngôn cho thấy có nhiều người chưa bao giờ nghe biết Đức Kitô, thế nhưng họ lại được kể là thành phần của Vương Quốc Thiên Chúa, bởi vì họ hành động đầy lòng xót thương với những người được Thiên Chúa ưu tiên, những người nghèo.

Thánh Mátthêu cho thấy thế nào là một Giáo Hội đích thực của Đức Kitô. Dụ ngôn hôm nay mạnh mẽ thức tỉnh tâm trí chúng ta. Phải chăng chúng ta đang sống một thứ tin mừng đầy tiện nghi? Có lẽ xưa nay chúng ta chỉ xác định bổn phận tín hữu bằng những việc làm tại nhà thờ vào mỗi Chúa Nhật? Dù có thực hành tốt “tôn giáo trong nhà” đến mức nào chăng nữa, thì qua dụ ngôn hôm nay, chúng ta biết rằng ngoài thờ phượng Thiên Chúa trong Thánh đường và kinh nguyện gia đình, người tín hữu còn phải dấn thân cho Người trong thế giới nữa. Cảnh phán xét cho chúng ta biết đâu là những ưu tiên của Đức Giêsu.

Người được chúng ta yêu thương sẽ nói lên rằng chúng ta đang hành động thế nào với tư cách cá nhân và tư cách một Giáo Hội. Thiên Chúa yêu thương hết thảy mọi người, và chúng ta, những người được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa, cũng phải sẵn sàng chia sẻ tình yêu đó với tất cả mọi người, đặc biệt với những ai không thể đáp trả lại tình yêu đó.

Có một hành động tự phát trong dụ ngôn hôm nay. Những người được đón tiếp vào Vương Quốc đã không nhận ra bản thân họ đang làm mọi sự cho Đức Kitô, hoặc hành động nhân danh Người. Họ chia sẻ những điều họ có cho những người túng thiếu. Họ đơn giản làm những điều phù hợp với bản tính con người. Chúng ta biết rằng con người quy hướng về điều phù hợp với bản tính. Có thể, họ không ngồi chung ghế với chúng ta trong nhà thờ vào Chúa Nhật, nhưng họ lại cùng với chúng ta mang bánh cho những người lang thang đường phố vào thứ Hai.

Thêm nữa, thật hữu ích khi chúng ta ngồi cạnh nhau tại ghế nhà thờ này, chúng ta cùng với nhau, một lần nữa, để cho cặp mắt và đôi tai được mở ra nhờ các dụ ngôn tương tự như dụ ngôn được nghe đọc hôm nay.

Chuyển ngữ: AE.HV Đaminh Gò-Vấp



CHRIST THE KING (A)
Ez. 34: 11-12, 15-17; Ps. 23; 1Corinthians 15: 20-26, 28; Matthew 25: 31-46

As I write this the country is about to go to the polls to elect our leaders. What a mess we are in! Many feel the national government is in a log jam and no matter who wins in the congressional and local elections, the logs of government will still be jammed despite the extremely pressing national and international issues that need addressing. We want these issues addressed, but it doesn’t look like much is going to change after the election cycle, "Same ole, same ole."

Some people claim the most efficient government is a benign dictatorship. Such a ruler, with people’s best interests at heart, can cut through indifference, selfishness and powerful interests to get things done. A benevolent dictator can act quickly to the benefit of the neediest people in society.

Yes, and we know such dictatorships don’t exist. Even if such a leader started out with the best of intentions, eventually power corrupts and total power corrupts totally. Self-interest and survival soon take over and the people’s best interests are pushed to the side. In this light we can say that only God is the "benign ruler" who has our very best interests at heart – and is doing something about them.

In our first reading God addresses the people directly. Check out the number of "I statements" in the passage. I hesitate using too many "I’s" in speech and in writing, lest I appear to be focusing on myself. But that seems to be exactly the point our God is making through the prophet Ezekiel. In our short reading there are ten "I’s." If one of us made that many references to ourselves in such a short space we would be called egotistical.

We can’t level that charge at God because God is doing quite the opposite. God knows that, because of their desperate situation, the people need to hear a very personal and even repetitious message. They are in trouble and they need to know that, for their benefit, God is going to take charge. In addition, all the "I’s" are joined to the future tense, "I will." God is guaranteeing that, despite their current condition, God is going to do something to help them.

Today is the feast of Christ the King, but how unusual it is to have our first reading about God not as King, but as Shepherd. However, it is not so unusual since, for Israel, God was envisioned as a Ruler who was a Shepherd and who would protect, lead and defend the people with gentleness and compassion. Ezekiel was sent by God to condemn the kings of Israel who were the opposite of good shepherds. They were more like selfish dictators who would do anything to stay in power. As a result of their evil leaders the flock Ezekiel was addressing had been scattered and taken into Babylonian exile.

God has Israel’s best interests at heart and promises to rescue the people from their exile. Not only will God bring them back, but will continue to help them. "The lost I will seek out, the strayed I will bring back, the injured I will bind up, the sick I will heal .…" God rebukes Israel’s leaders ("rams and goats") and promises to take charge and tend to Israel’s future, promising to bring the flock back from exile. God’s help will not end there, but will continue to care for them by raising up a just shepherd. That is why there are so many "I will’s" in today’s passage. The people need assurance that God is in charge, determined to do what God promises – shepherd the flock of Israel once again.

Today’s gospel passage is the last parable in Matthew’s Gospel." God has fulfilled the promise God made to Israel: Jesus is their long-anticipated Shepherd King. He takes his place on the throne of judgment surrounded by his court. He now shares his glory with his loyal followers. This is not the typical distribution of treasures and bounty to people of rank – generals, war heroes, court officials, landed-gentry, members of the royal family, etc.

The loyal servants of this King are those whose deeds matched the deeds of the King; who acted with compassion towards the poor, sick, homeless, prisoners, and strangers – all those Jesus calls "the least." This scene should not come as a surprise to Jesus’ hearers who knew the prophetic tradition. The Shepherd of Israel, as exemplified in Ezekiel, was to be concerned about "the lost... the strayed… the injured… the sick."

There is a distinction suggested in the parable between the Church and the kingdom of God. One hopes members of the Church are witnesses to God’s concern for the least. We, the baptized, are called to be concrete signs of the kingdom in the world. If we fail to be these signs we cannot claim any special privilege or membership in the kingdom. It is clear in the parable that judgment is not based on whether our names are on a parish registry. There are many who will have never heard of Christ who will, according to the parable’s judgment scene, discover they have been part of God’s kingdom, because they acted mercifully towards God’s favorites, the poor.

Matthew has provided a vision of what Christ’s true Church looks like. This parable is stark and should rouse our attention. Are we living a gospel of convenience? Have we just defined our religious observance by what we do each Sunday in church? No matter how correctly we practice our "in-house religion," it’s clear from the parable that worshiping Jesus in church and saying prayers at home must be accompanied by devotion to him in the world. We know from the judgment scene where Jesus’ priorities are.

We can tell how we are doing as individual Christians and as a Church by whom we love. God loves all people and we, who were created in God’s image, must be willing to share that love with all, especially those who, because of this situations, are not able to return that love.

There is a spontaneity shown in the parable. Those who are welcomed into the kingdom did not recognize they were doing anything for Christ, or acting in his name. They shared what they had with those who did not have. They simply did what came naturally to them. We know people like that. They may not be in the pews with us on Sunday, but they are with us making sandwiches for street people on Monday.

Still, it helps to be shoulder to shoulder in the pews so that together we can have our eyes and ears opened again by parables like the one we have heard proclaimed this day.

 
Nước Đức Giêsu ở chốn nào
Jos. Vinc. Ngọc Biển
18:39 20/11/2014
NƯỚC CỦA ĐỨC GIÊSU Ở CHỐN NÀO?

(Chúa Nhật 34 THƯỜNG NIÊN A – LỄ CHÚA KITÔ VUA)
Ngày nay trên thế giới, rất ít nước còn chế độ quân chủ, vì thế, chỉ còn đếm trên đầu ngón tay mà thôi. Ấy vậy mà đạo Công Giáo hằng năm lại mừng lễ Chúa Kitô là Vua Vũ Trụ vào Chúa Nhật cuối cùng của năm Phụng Vụ! Tại sao vậy? Và, Đức Giêsu làm Vua như thế nào? Chúng ta có thuộc về dân trong đất nước của Ngài không?

1. Vị Vua Lạ Lùng

Mỗi khi mừng lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ, Giáo Hội mời gọi chúng ta hướng về Đức Giêsu như là điểm quy chiếu, như cái tâm trong vòng tròn; như cùng đích của con người. Bởi vì Ngài là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa. Ngài là khởi đầu và cùng đích, là Anpha và Ômêga. Là Chủ Vũ Trụ; là Vua các vua, Chúa các chúa. Ngài làm Vua trong sự toàn thiện, hoàn mỹ.

Tuy nhiên, khi nói đến Đức Giêsu là Vua, chúng ta thấy Ngài là một vị Vua không như các vua chúa trần gian! Ngài là Vua, nhưng là một vị lạ lùng!

Lạ lùng lúc sinh ra trong cảnh nghèo nàn. Rong ruổi bôn ba khắp ngả đường. Đến nỗi: “Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu” (Mt 8, 20). Không thành quách, cung điện ngọc ngà.

Khi tổ chức vương triều thì lại không binh lính, cũng chẳng có kẻ hầu người hạ, lại càng không dùng vũ khí, sử dụng quyền lực, binh đao.

Ngược lại, cung điện lại được đặt trong lòng mỗi con dân. Thành quách là sự liên đới. Lãnh đạo bằng tình yêu và tha thứ. Luôn phục vụ người khác thay vì được người khác phục vụ mình.

Nhưng có lẽ điều làm cho người ta chú ý nhất đến vị vua hy hữu có một không hai này chính là: khi được mọi người tôn vinh làm vua thì không muốn, nên tìm cách trốn tránh. Đến khi mọi người thù ghét, bôi nhọ, bêu dếu, chẳng ai bênh vực, đỡ nâng và không ai muốn trao Vương Quốc cho mình thì lại khẳng khái tuyên bố mình là Vua và đến thế gian này chỉ vì một mục đích là làm chứng cho sự thật (x. Ga 18, 36).

Tuy nhiên, ngược đời ở chỗ: Nước của Vị Vua ấy lại “không bao giờ cùng” “vô biên cương”, “không ranh giới” và “không thuộc thế gian này”.

Trong nước ấy, chỉ có sự thật, công lý, bình an và tình yêu ngự trị. Thần dân là tất cả những ai thuộc về đặc tính trên (x. Ga 18, 36).

Tất cả những điều lạ lùng đó, Đức Giêsu muốn mặc khải cho chúng ta biết: Ngài là Vua sự thật; đồng thời, Ngài mời gọi chúng ta đứng về phía sự thật để được gia nhập đoàn dân của những người yêu mến công lý.

2. Vua Sự Thật

Sự thật mà Đức Giêsu mang đến và mời gọi là gì? Thưa, đó là: mặc khải cho nhân loại biết sự thật, một sự thật được xây dựng trên tình yêu. Vì thế, Ngài đã chấp nhận đánh đổi ngay cả mạng sống của mình để biểu hiện tình yêu của Thiên Chúa cho nhân loại.

Thật vậy: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3, 16). Khi Ngài đến, Ngài đã yêu thương họ đến cùng và chấp nhận đánh đổi chính cái chết trên thập giá để làm chứng cho nhân loại biết tình yêu của Thiên Chúa dành cho những người tội lỗi, nghèo khó, bị áp bức, bóc lột... Vì tình yêu không giới hạn và vô biên, nên Đức Giêsu đã gọi những người đó là bạn hữu và chấp nhận chết cho bạn hữu của mình được sống và sống dồi dào (x. Ga 10,7-10; 15, 9-15). Quả thật: “Không ai có tình thương lớn hơn tình thương của người hy sinh mạng sống mình cho bạn hữu” (Ga 15, 13)

Sự thật ấy nhằm diễn tả đặc tính của tình yêu trong một Vương Quốc khác chứ không phải nơi trần gian.

Điều này đã được Đức Giêsu đã nói trước quan toàn quyền Philatô: “Nước tôi không thuộc về thế gian này. Nếu Nước tôi thuộc về thế gian này, thuộc hạ của tôi đã chiến đấu không để tôi bị nộp cho người Dothái. Nhưng nay Nước tôi không thuộc chốn này" (Ga 18, 36).

Vì thế, vinh hoa, phú quý, sung túc, sang giàu, quyền lực và ngay cả sự sống trần gian này chẳng đáng gì đối với sự sống vĩnh cửu trong Nước của Chúa.

Và, như một sự tất yếu, muốn vào được vương quốc của Chúa, phải biết từ bỏ tất cả, kể cả mạng sống nữa.

3. Sống sứ điệp Lời Chúa

Trong thời đại hôm nay, việc sống chứng nhân cho sự thật không phải là chuyện dễ! Lại càng khó hơn nữa khi trong một xã hội tình yêu luôn bị đánh cắp, nghi ngờ và bị lợi dụng!

Bởi vì:người ngay thẳng, trung thực thì thường thua thiệt, và bị coi là ngu dốt, còn kẻ gian dối lại được coi là khôn ngoan... Sống man trá mà thành công thì thì được tưởng thưởng, còn vì sự thật mà bị thất bại thì bị khiển trách...

Đứng trước một xã hội như thế, hẳn sống đời chứng nhân cho Chúa quả là khó! Tuy nhiên, dù khó, chúng ta vẫn phải thi hành vì đây là hành vi mang tính quyết định thuộc về hay khước từ... Khi sống như thế, ấy là lúc chúng ta chấp nhận lội ngược dòng để làm chứng cho sự thật và tình yêu của Thiên Chúa trong bối cảnh hiện nay.

Thật vậy, ngày chúng ta lãnh nhận Bí tích Rửa Tội, mỗi người được trở thành thần dân của Đức Giêsu và trở nên đồng hình đồng dạng với Ngài, đồng thời được mời gọi sống đặc tính của Nước ấy trong cuộc sống đời thường của mình. Vì thế, hẳn chúng ta phải mặc lấy Ngài và những tâm tình của Ngài như: từ bi, nhân hậu, hiền lành, nhẫn nại, bao dung, chết đi cho tính xác thịt, ý riêng và ra khỏi chính mình, từ bỏ tính kiêu ngạo, hóng hách để cúi xuống rửa chân cho cả kẻ thù. Sẵn sàng yêu thương, làm phúc cho kẻ đói ăn, khát uống. Nâng đỡ những người thấp cổ bé họng, chân yếu tay mềm, nhân phẩm bị trà đạp...

Quyết tâm đứng lên để bảo vệ những người không có tiếng nói... Chấp nhận vì sự thật mà bị bách hại, vu khống đủ điều xấu xa.

Nếu thế gian chống đối lại sự thật, vì sự thật làm cho họ thua thiệt, thì chúng ta, không bao giờ được thỏa hiệp với bất công dù dưới bất kỳ hình thức hay nhãn giới nào...

Khi làm chứng cho Đức Giêsu trong sự thật như thế, hẳn chúng ta sẽ không thể thoát được số phận phải chết như Thầy của mình, tuy nhiên: "... can đảm lên, Thầy đã thắng thế gian" (Ga 16,33). Thật thế, chỉ trong sự thật, chúng ta mới được vào Nước Trời và được Đức Giêsu tuyên bố nhận chúng ta trước mặt Chúa Cha và Triều Thần Thiên Quốc: "Hãy đến, hỡi những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy lãnh lấy phần gia nghiệp là Nước Trời đã chuẩn bị cho các ngươi từ khi tạo dựng vũ trụ. Vì xưa Ta đói, các ngươi cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta mình trần, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu các ngươi đã viếng thăm; Ta bị tù đày, các ngươi đã đến với Ta" (Mt 25, 34-37).

Lạy Chúa Giêsu, Chúa là Vua Vũ Trụ, xin cho con được yêu mến và ham thích đường lối sự thật và tình yêu của Chúa, đồng thời biết chia cơm sẻ bánh cho người nghèo khổ.

Ước gì khi làm những điều đó trong lòng mến, chúng con sẽ được vào Vương Quốc của tình yêu và sự thật để được sống đời đời. Amen.
 
Vua Giêsu Kitô - Vương quốc Tình Yêu
Jos. Hoàng Mạnh Hùng
22:08 20/11/2014
Vua Giêsu Kitô - Vương quốc Tình Yêu

Trong thời đại tự do, dân chủ ngày nay, khái niệm vua theo đúng nghĩa của nó hầu như chỉ còn trong sử sách; còn chăng chỉ mang tính tượng trưng, hình thức. Qua rồi cái thời quân chủ với các vị vua “cha truyền, con nối” dùng uy lực để cai trị dân chúng. Tôn vinh Chúa Giêsu Kitô là Vua vũ trụ, Giáo Hội không chủ trương đi ngược với trào lưu tự do, dân chủ đó mà chỉ muốn xác định một chân lý, đó là địa vị tuyệt đối của Đức Giêsu Kitô trong chương trình sáng tạo và cứu chuộc của Thiên Chúa.

Đức Giêsu Kitô với bản tính là Ngôi Hai Thiên Chúa đã tham dự vào công cuộc sáng tạo vạn vật. Mọi vật và muôn loài được tạo dựng nên bởi Ngài và vì Ngài. Vì lòng yêu thương, Ngài đã vâng lệnh Chúa Cha xuống thế để cứu chuộc nhân loại. Ngài đã chiến thắng ma quỉ, tội lỗi và sự chết để thành lập một vương quốc mới khác biệt với tất cả mọi vương quốc trần thế.

Vương quốc của Vua Giêsu Kitô là vương quốc của Tình Yêu vì Ngài là Thiên Chúa, mà “Thiên Chúa là Tình yêu” (1Ga 4,8). Ngài yêu thương con dân và đã hi sinh mạng sống mình trên thập giá một cách khổ nhục để cứu họ thoát khỏi ách thống trị của sự chết. Ngài dùng tình thương để cai trị đồng thời đòi hỏi các thần dân của Ngài cũng phải biết yêu thương như chính Ngài đã yêu thương họ. Ngài không đòi hỏi phải được phục vụ như một vị vương đế: “Con người không đến để được phục vụ, nhưng để phục vụ và hiến mạng sống mình làm giá chuộc cho nhiều người” (Mc 10,45).

Như một mục tử nhân hậu chăn dắt đàn chiên, biết rõ từng con và sẵn sàng hy sinh mạng sống vì lợi ích của con chiên (x Ga 10,45). Ngài không để một con chiên nào phải lạc đàn. Con nào ốm đau, bị thương tích thì được chăm sóc, chữa trị. Ngài đưa đàn chiên đến nơi đồng cỏ xanh mượt với suối nước mát trong để chúng ăn uống thỏa thuê và nằm nghỉ dưới bóng cây râm mát.

Chúa là mục tử chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì.

Trong đồng cỏ xanh tươi, Người cho tôi nằm nghỉ.

Người đưa tôi tới dòng nước trong lành và bổ sức cho tôi.

Người dẫn tôi trên đường ngay nẻo chính vì danh dự của Người.

(TV 23,1-3)

Muốn là công dân Nước Trời, chúng ta phải lắng nghe và thực hành Lời Ngài. Ngày cuối cùng của năm phụng vụ 2014, chúng ta lại được mời gọi lắng nghe Lời Chúa theo thánh Matthêu nói về ngày tận thế và cuộc phán xét chung (x Mt 25, 31-46). Ngày đó Chúa sẽ đến trong vinh quang của Người, có tất cả các thiên sứ theo hầu, bấy giờ Người sẽ ngự lên ngai vinh hiển của Người. Các dân thiên hạ sẽ được tập hợp trước mặt Người, và Người sẽ tách biệt người lành - kẻ dữ, như mục tử tách biệt chiên với dê.

Đức Giêsu Kitô vừa là vua tình yêu, nhưng vừa là thẩm phán anh minh để phân xử con người theo lẽ công bằng. Người sẽ tuyển chọn những người lành làm công dân ưu tú của Nước Trời và cho họ hưởng sự sống muôn đời. Sự tuyển chọn đó đầy tình thương yêu một cách hoàn hảo và bất ngờ đến nỗi họ phải thốt lên : “Lạy Chúa, có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói mà cho ăn, khát mà cho uống; có bao giờ đã thấy Chúa là khách lạ mà tiếp rước; hoặc trần truồng mà cho mặc? Có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đau yếu hoặc ngồi tù, mà đến hỏi han đâu? "

Còn lại là những người bị chúc dữ sẽ bị tống vào chốn cực hình muôn kiếp “Vì xưa Ta đói, các ngươi đã không cho ăn; Ta khát, các ngươi đã không cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã không tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã không cho mặc; Ta đau yếu và ngồi tù, các ngươi đã chẳng thăm viếng." Và lẽ đương nhiên họ cũng kêu gào, nêu những lý lẽ tương tự để biện minh cho việc họ đã không làm cho những người anh em đồng loại!

Ngài đã tự đồng hóa mình với những kẻ bé nhỏ, những kẻ đau ốm, những kẻ tù đầy, những kẻ đói khát, trần truồng. Mỗi khi chúng ta làm một nghĩa cử yêu thương cho tha nhân là chúng ta làm cho chính Chúa như lời Ngài đã phán: ”Mỗi lần các ngươi làm cho một người bé mọn nhất của Ta đây, là các ngươi làm cho chính Ta“ (Mt 25, 40).

Khi nhận lãnh bí tích Thanh tẩy, chúng ta cũng đã được tham dự vào vương quyền của Đức Giêsu Kitô. Là người thừa kế, là chi thể của Ngài, chúng ta có nhiệm vụ bảo vệ và làm cho vương quyền của Ngài được mở rộng để tất cả mọi nguời nhận biết Đức Giêsu Kitô là vua vũ trụ và hết lòng tin theo Ngài. Nói cách khác, chúng ta phải củng cố và hoàn thiện vương quốc mà Đức Đức Giêsu Kitô đã thiết lập khi Ngài còn ở duơng thế bằng chính cuộc sống trần gian của chúng ta. Sống theo lương tâm ngay chính, hoà thuận, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, làm những việc lành phúc đức… để ngày càng có thêm nhiều người sống như ta. Qua đó, Nước Chúa ngày càng được mở rộng cho đến khi nào tất cả loài người đều biết sống như thế thì Vương quốc Tình Yêu sẽ tỏ hiện dưới ánh quang Thiên Chúa.

Lạy Chúa, trong những ngày cuối cùng của năm phụng vụ, Giáo Hội cho chúng con nhìn lại những chân giá trị của cuộc phán xét chung ngày tận thế. Giáo Hội cũng đặc biệt nhắc nhở chúng con về Vương Quyền của Ðức Giêsu Kitô và mối tương quan giữa hành vi của chúng con với Vương Quyền ấy. Xin cho chúng con luôn xác tín rằng chỉ vương quốc của Chúa là bền vững và đem lại hạnh phúc trường cửu cho chúng con. Xin cho mọi thành phần trong Giáo Hội luôn nêu gương bác ái yêu thương cho mọi người. Xin cho các Kitô hữu biết nhìn thấy Chúa trong anh chị em nghèo khổ, bất hạnh xung quanh để tận tình hy sinh, thương yêu giúp đỡ họ cả phần hồn lẫn phần xác. Và xin cho chúng con biết chuẩn bị ngay từ đời này những gì cần thiết, để xứng đáng được vào Vương quốc Tình Yêu là “Vương quốc vĩnh cửu và vô biên , vương quốc tràn đầy sự thật và sự sống, đầy tràn ân sủng và thánh thiện, đầy tràn tình thương, công lý và bình an”.

Mừng kính lễ Đức Giêsu Kitô Vua vũ trụ 30/11/2014

Jos. Hoàng Mạnh Hùng
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thượng phụ Công Giáo nghi lễ La Tinh tại Giêrusalem lên án vụ thảm sát tại hội đường Do Thái
Đặng Tự Do
23:05 20/11/2014
Bàng hoàng, đau đớn và âu lo là phản ứng của Đức Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Latin tại Giêrusalem.

Đức Thượng phụ Fouad Twal nói:

"Trong tất cả các nhà thờ, tu viện và dòng tu, chúng tôi sẽ cầu nguyện nhiệt thành hơn bao giờ hết để cầu xin Chúa giúp chúng ta và giúp các nhà lãnh đạo chính trị biết cách tìm ra những con đường hòa bình và an ninh cho tất cả, tất cả mọi người".

Đức Thượng phụ Công Giáo nói rằng tăng cường các biện pháp an ninh ở Jerusalem "là một dấu hiệu cho thấy tình hình không bình thường." Ngài kêu gọi mọi người dừng lại đừng để mình bị cuốn vào trong "những vòng xoáy vô tận của sự trả thù."

Nhóm Hamas đã tuyên bố chịu trách nhiệm về cuộc tấn công hôm thứ Ba 18 Tháng 11 trong khi tổng thống Palestine là ông Mahmoud Abbas đã ra tuyên bố lên án cuộc thảm sát.
 
Đức Thánh Cha viếng thăm Tổ chức Lương Nông quốc tế
LM. Trần Đức Anh OP
11:59 20/11/2014
ROMA. Trong cuộc viếng thăm tổ chức Lương Nông quốc tế (FAO) sáng 20-11-2014, ĐTC kêu gọi các tổ chức quốc tế và các chính quyền đặt con người ở trung tâm mọi nỗ lực và đừng lấy lợi lộc và tiền bạc làm tiêu chuẩn quyết định mọi chính sách của mình.

ĐTC phát biểu tại Hội nghị quốc tế kỳ 2 về dinh dưỡng, diễn ra tại trụ sở của Tổ chức Lương nông quốc tế ở Roma, từ ngày 19 đến 21-11-2014 về đề tài ”Một sự dinh dưỡng tốt hơn, đó là một chất lượng tốt hơn cho cuộc sống”.
FAO là một cơ quan của LHQ và cũng là một tổ chức liên chính phủ được thành lập cách đây 69 năm, ngày 16-10-1945 tại thành phố Québec, Canada, và 6 năm sau, 1951, được di chuyển từ Washington Hoa Kỳ, về Roma. FAO hiện có 194 quốc gia thành viên, mỗi quốc gia đóng góp tùy theo khả năng của mình. Với các ngân khoản này, FAO hoạt động cho các nước thành viên. Một số quốc gia đóng góp thêm để nâng đỡ các dự án tại chỗ.
Sứ mạng của tổ chức FAO là làm việc để bảo đảm cho mọi người trên thế giới có đầy đủ lương thực, được an ninh về lương thực và tiến tới ngày mà không ai còn phải lo lắng vì nạn đói và suy dinh dưỡng. Ngoài ra, FAO cũng làm việc để ngăn cản sự phá hủy môi sinh nơi chúng ta sinh sống.

Vị Tổng giám đốc của tổ chức FAO hiện nay là Ông Jose Graziano da Silva, 65 tuổi, một nhà canh nông học người Brazil sinh tại Mỹ. Ông đảm nhận chức vụ này từ đầu tháng giêng năm 2012 và là người Mỹ la tinh đầu tiên làm Tổng giám đốc FAO.

Theo ông Tổng Giám đốc tổ chức Fao, José Graziano da Silva, trên thế giới hiện có hơn 840 triệu người suy dinh dưỡng, và tình trạng thiếu ăn như thế là nguyên nhân dân ra khoảng một nửa tất cả những vụ trẻ em chết yểu trước 5 tuổi, tức là mỗi năm có 3 triệu trẻ em chết vì suy dinh dưỡng. Trong cùng thời gian đó, có 500 triệu người trên thế giới bị bệnh mập phì.

GH Phanxicô là vị Giáo Hoàng thứ 4 viếng thăm tổ chức Fao. Vị đầu tiên là Đức Chân phước Giáo hoàng Phaolô 6 ngày 16-11 năm 1970 nhân dịp kỷ niệm 25 năm thành lập tổ chức quốc tế này. ĐGH Biển Đức 16 đã đến thăm tổ chức Fao hồi tháng 11 năm 2012 nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh về an ninh lương thực.

Diễn văn của ĐTC

Trong bài diễn văn bằng tiếng Tây Ban Nha, ĐTC Phanxicô cho biết Giáo Hội luôn quan tâm và ân cần đối với tất cả những gì có liên quan đến an sinh tinh thần và vật chất của con người, nhất là những người sống ngoài lề và bị loại trừ, để mọi người được bảo đảm an ninh và phẩm giả. Ngài cũng nói rằng:

1. Vận mệnh của mỗi quốc gia hơn bao giờ hết đang gắn liền với nhau, như các phần tử của cùng một gia đình, lệ thuộc nhau. Nhưng chúng ta đang sống trong một thời đại trong đó các quan hệ giữa các dân nước quá nhiều khi bị hư hỏng vì nghi kỵ lẫn nhau, đôi khi biến thành những hình thức gây hấn chiến tranh và kinh tế, làm thương tổn tình thân hữu giữa anh em, phủ nhận hoặc gạt bỏ những người đã bị loại trừ rồi. Những người thiếu cơm bánh thường nhật và công ăn việc làm xứng đáng biết rõ điều đó. Đó là khung cảnh của thế giới trong đó người ta phải nhìn nhận giới hạn của những xếp đặt dựa trên chủ quyền của mỗi quốc gia, được hiểu như một điều tuyệt đối, và trên những lợi lộc quốc gia, thường bị ảnh hưởng của những nhóm nhỏ nắm quyền lực. Chương trình nghị sự của quí vị giải thích rõ điều đó, một chương trình nhắm đề ra những qui luật mới và những cam kết mạnh mẽ hơn để nuôi sống thế giới. Trong viễn tượng này, tôi hy vọng rằng khi đề ra những cam kết dấn thân như thế, các quốc gia sẽ lấy hứng từ xác tín rằng quyền có lương thực chỉ được bảo đảm nếu chúng ta quan tâm đến chủ thể thực sự của quyền ấy, nghĩa là con người đang chịu những hậu quả của tình trạng đói và suy dinh dưỡng.

Ngày nay, người ta nói nhiều về các quyền, nhưng lại hay quên các nghĩa vụ; có lẽ chúng ta quá ít quan tâm đến những người đang bị đói. Ngoài ra thật là đau lòng khi nhận thấy rằng cuộc chiến chống nạn đói và suy dinh dưỡng bị cản trở vì ”ưu tiên thị trường”, và vì ”việc kiếm lợi nhuận chiếm ưu thế”, biến lương thực thành một thứ hàng hóa nào đó, bị đầu cơ, kể cả về mặt tài chánh. Và trong khi người ta nói về các quyền mới, thì người đói đứng đó ở góc đường, và xin quyền được là công dân, quyền được coi trọng trong thân phận của họ, quyền được lương thực cơ bản lành mạnh. Họ xin chúng ta phẩm giá, chứ không xin của bố thí.

2. Những tiêu chuẩn ấy không thể ở trong bóng tối của lý thuyết. Các cá nhân và các dân tộc đang yêu cầu thực thi công lý; không những công lý về mặt luật pháp, nhưng cả công lý trong việc đóng góp
và phân phối. Vì thế, các kế hoạch phát triển và công việc của các tổ chức quốc tế phải để ý đến ước muốn rất thông thường của người dân, mong được thấy các quyền cơ bản của con người được tôn trọng trong mọi trường hợp, và trong trường hợp chúng ta ở đây, đó là các quyền cơ bản của người bị đói. Khi điều ấy xảy ra, thì cả những can thiệp nhân đạo, những chiến dịch cứu trợ và phát triển khẩn cấp, sự phát triển thực sự toàn diện, sẽ được đẩy mạnh nhiều hơn và mang lại những thành quả mong muốn.

3. Sự quan tâm đến việc sản xuất, có lương thực sẵn sàng và sự đạt được lương thực ấy, sự thay đổi khí hậu, việc buôn bán nông sản chắc chắn phải theo những qui luật và những biện pháp kỹ thuật chuyên môn, nhưng quan tâm đầu tiên phải là chính con người, những người đang thiếu lương thực hằng ngày và không còn nghĩ đến cuộc sống, các quan hệ gia đình và xã hội, mà chỉ chiến đấu để sống còn. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2, tại hội trường này, khi khai mạc Hội nghị quốc tế đầu tiên về dinh dưỡng hồi năm 1992, đã cảnh giác cộng đồng quốc tế hãy chống lại nguy cơ ”mâu thuẫn của sự sung túc”: đó là lương thực có đủ cho tất cả mọi người, không không phải tất cả mọi người đều có thể được ăn uống, trong khi sự phung phí, sự gạt bỏ, tiêu thụ thái quá và sử dụng lương thực vào những mục tiêu khác đang diễn ra trước mắt chúng ta. Rất tiếc là điều ”mâu thuẫn” ấy tiếp tục là điều thời sự. Ít có những đề tài người ta áp dụng bao nhiêu thứ ngụy biện như đề tài nạn đói; trong những ngụy biện ấy, người ta lèo ái những dữ kiện và những con số thống kê, theo đòi hỏi của an ninh quốc gia, hoặc vì tham ô hay làm bộ nại đến lý do khủng hoảng. Đó là thách đố đầu tiên cần vượt qua.

Thách đố thứ hai cần phải đương đầu là tình trạng thiếu liên đới. Các xã hội chúng ta có đặc tính là ngày càng chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa cá nhân và chia rẽ; và điều này rốt cục làm cho những người yếu thế nhất không được một cuộc sống xứng đáng và tạo nên sự nổi loạn chống lại các tổ chức công quyền. Khi thiếu tình liên đới trong một nước, thì tất cả mọi người đều cảm thấy. Thực vậy, tình liên đới là thái độ làm cho con người có khả năng đi gặp người khác và thiết lập các quan hệ của mình trên tâm tình huynh đệ, vượt lên trên những khác biệt và giới hạn, thúc đẩy tìm kiếm công ích.

Con người, theo mức độ họ ý thức mình là thành phần trách nhiệm trong kế hoạch tạo dựng, thì có khả năng tôn trọng nhau, thay vì đánh nhau, gây thiệt hại là làm cho trái đất trở nên nghèo nàn. Cả các quốc gia, cũng như các cá nhân và các dân tộc, đều được yêu cầu hành động đồng thuận với nhau, sẵn sàng giúp đỡ nhau qua những nguyên tắc và qui luật của công pháp quốc tế. Một nguồn mạch vô tận soi sáng chính là luật tự nhiên, được ghi khắc trong tâm hồn con người, nói một thứ ngôn ngữ mà mọi người có thể hiểu, đó là tình thương, công lý, hòa bình, những yếu tố không thể tách rời nhau. Trong tư cách là những con người, cả các Quốc gia và các tổ chức quốc tế được kêu gọi đón nhận và vun trồng các giá trị ấy, trong tinh thần đối thoại và lắng nghe nhau. Như thế, mục tiêu nuôi dưỡng gia đình nhân loại trở thành điều có thể đạt tới được.

4. Mỗi người nam, nữ, trẻ em, người già ở các nơi phải được lương thực đúng đắn. Và nghĩa vụ của mỗi Nhà Nước là quan tâm đến an sinh của các công dân, chấp nhận các bảo đảm đó và quan tâm áp dụng chúng. Điều này đòi phải có sự kiên trì và nâng đỡ. Trong lãnh vực này, Giáo Hội Công Giáo cũng cố gắng công hiến phần của mình, qua sự liên lỷ chú ý đến đời sống của người nghèo ở các nơi trên thế giới; theo cùng đường hướng đó Tòa Thánh dấn thân hoạt động trong các tổ chức quốc tế và qua nhiều văn kiện và tuyên ngôn của mình. Qua đó Tòa Thánh muốn góp phần xác định và chấp nhận các tiêu chuẩn phải thực hiện sự phát huy một hệ thống quốc tế công chính. Đó là những tiêu chuẩn, trên bình diện luân lý đạo đức, dựa trên những cột trụ như sự thật, tự do, công lý và liên đới, đồng thời trong lãnh vực pháp lý, chính những tiêu chuẩn ấy bao gồm quan hệ giữa quyền được lương thực và quyền sống, và một cuộc sống xứng đáng, quyền được luật pháp bảo vệ, không luôn luôn gần thực tại của người đang chịu đói, và nghĩa vụ luân lý chia sẻ sự phong phú kinh tế của thế giới. Nếu ta tin nơi nguyên tắc gia đình nhân loại là một, dựa trên tình phụ tử của Thiên Chúa Đấng Tạo Hóa, và tình huynh đệ của con người, thì không ta không thể chấp nhận để cho việc có lương thực phải chịu những điều kiện về chính trị và kinh tế. Hơn nữa, không chế độ kỳ thị nào, - về mặt thực tế hoặc trên pháp luật, - trong việc đặt tới thị trường lương thực, có thể được được coi như kiểu mẫu trong việc thay đổi các qui luật quốc tế nhắm loại trừ nạn đói trên thế giới.
Trong khi chia sẻ những suy tư này với quí vị, tôi cầu xin Đấng Toàn Năng, Thiên Chúa giàu lòng xót thương, chúc lành cho tất cả những người, với trách nhiệm khác nhau đang phục vụ những người bị đói và biết giúp đỡ họ bằng những cử chỉ gần gũi cụ thể. Tôi cũng cầu nguyện để cộng đồng quốc tế biết lắng nghe lời kêu gọi của Hội nghị này và coi đó như một diễn đạt ý thức chung của nhân loại: cho kẻ đói ăn để cứu vãn đời sống của trái đất.

Khích lệ các nhân viên FAO

Sau bài diễn văn, ĐTC đã tiến sang một phòng nhỏ hơn để ký sổ vàng và chào thăm một số vị khách được mời, rồi ngài tiến vào một hội trường khác để chào thăm các nhân viên của tổ chức Fao.

Lên tiếng trong dịp này, ĐTC nhận xét rằng: qua công việc âm thầm nhưng quí giá, anh chị em tiếp xúc với nhưng biến cố khác nhau, thường nhật và ngoại thường, nhắm thăng tiếng các chính sách sản xuất trong lãnh vực nông nghiệp và chiến đấu chống nạn suy dinh dưỡng. Đặc biệt anh chị em có thể đến gần những vấn đề và những đau khổ của các dân tộc có quyền được thấy điều kiện sống của họ được cải tiến.

ĐTC cũng mời gọi các nhân viên của FAO hãy ân cần và liên đới với những người yếu thế nhất, theo gương Chúa Giêsu đã gánh lấu những đau khổ và tai ương của nhân loại. Ngài xin họ đứng nản chí đứng trước những khó khăn, và luôn sẵn sàng nâng đỡ nhau, hướng nhìn về tương lai trong niềm hy vọng.
 
Top Stories
Vietnam: L’Eglise catholique participe à la « traditionnelle » Journée des enseignants
Eglises d'Asie
11:11 20/11/2014
Depuis trente-deux ans, à la date du 20 novembre, le Vietnam célèbre la « Journée des enseignants ». Parmi les très nombreuses fêtes, commémorations, journées de mobilisation, introduites dans le calendrier vietnamien par les autorités communistes, la Journée des enseignants revêt une couleur toute particulière. Cette journée à la gloire des maîtres, pendant laquelle les élèves se tournent vers leurs enseignants pour leur manifester leur reconnaissance, est extrêmement populaire au sein de la société vietnamienne, même si, par ailleurs, les critiques de l’éducation nationale sont fréquentes.

Bien que de fondation plutôt récente, cette journée est placée par la population au rang des fêtes traditionnelles. La reconnaissance à l’égard des « maîtres » exprimée à cette occasion rejoint, en effet, le très ancien sentiment confucéen de respect et de vénération à l’égard de l’enseignant qui est au cœur même de la culture vietnamienne.

Pourtant même si cette manifestation trouve un accueil exceptionnel dans la société confucéenne du Vietnam, elle n’a pas son origine au Vietnam ni même en Asie. La création de la journée des enseignants est une initiative d’une organisation « progressiste », en lien avec le communisme européen. Elle est due à la Fédération internationale des syndicats enseignants (FISE). Celle-ci fut fondée à Paris en janvier 1946 dans l’intention de rassembler les enseignants progressistes du monde entier. En 1949, lors de son congrès international, qui se tenait à Varsovie en Pologne, l’association adoptait la Charte des enseignants, forte de 15 chapitres. Au mois d’août 1957, dans cette même ville de Varsovie, lors d’un congrès qui réunissait 57 nations, parmi lesquelles la République démocratique du Vietnam (Nord-Vietnam), il fut décidé que le 20 novembre serait désormais la Journée des enseignants.

Dans le Vietnam réunifié, c’est en 1982 que le 20 novembre fut officiellement proclamé « Journée des enseignants » dans le but de permettre aux élèves de faire connaître leur reconnaissance et leur respect aux instituteurs et aux professeurs. Depuis trente-deux ans, cette célébration de l’enseignement a toujours autant de succès. Cette journée est marquée non seulement par des manifestations dans les diverses écoles et lieux d’études, mais aussi par les discours des dirigeants et de multiples articles dans la presse, centrés sur l’éducation, contenant aussi quelquefois des critiques acerbes de l’école actuelle.

Depuis longtemps, l’Eglise catholique, laquelle se voit toujours refusé le droit d’ouvrir des écoles en son nom (en dehors des jardins d’enfants), s’associe aux manifestations prévues ce jour-là pour honorer la fonction enseignante. Plusieurs évêques en profitent pour adresser aux élèves et enseignants catholiques une lettre commune concernant l’éducation, avec quelquefois de vives critiques concernant le système éducatif actuel.

Depuis plusieurs années, la Commission épiscopale de l’éducation, placée sous la responsabilité de l’évêque auxiliaire de Xuân Lôc, Mgr Joseph Dinh Duc Dao, profite de l’occasion pour s’adresser directement aux élèves, étudiants et enseignants catholiques en poste dans l’éducation publique. Cette année, l’évêque s’associe au sentiment de reconnaissance des étudiants et des élèves et contient une courte recommandation à l’adresse des enseignants. Il leur suggère d’introduire dans leur enseignement des thèmes comme la sécurité routière et le respect de la vie humaine. Il recommande aussi aux maîtres de donner la priorité à l’éducation des consciences (1). (eda/jm)

(1) On pourra trouver le texte vietnamien de la lettre à l’adresse suivante : http://vietcatholic.net/News/Html/131764.htm

(Source: Eglises d'Asie, le 20 novembre 2014)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Một chuyến hành hương Lộ Đức
Trầm Hương Thơ
13:02 20/11/2014
MỘT CHUYẾN HÀNH HƯƠNG LỘ ĐỨC

Lộ Đức con về Mẹ rất xinh

Suối trong nước ngọt thắm ân tình

Uống ngụm linh thiêng đầy cảm mến

Ngây ngất linh hồn đấng Khiết Trinh.

Là người Công Giáo, nhất là người Công Giáo Việt Nam chắc hẳn chúng ta có ước mong được hành hương đến linh địa Lộ Đức một lần trong đời, hoặc hơn nữa nếu có cơ hội và điều kiện. Nơi đây Đức Mẹ đã 18 lần hiện ra với cô bé nhà quê Bernadette mà nay đã là thánh và xác không hư mất này.

Tôi cũng không ngoại lệ, đã may mắn được đến đây 4 lần rồi nhưng cách đây đã khá lâu rồi. Hôm nay bỗng dưng người con trai của tôi đang trên đại học trở về nhà thăm và nói là muốn đi đến Đức Mẹ Lộ Đức một chuyến vì chưa đến đó bao giờ. Nghe thế thì thấy cũng vui vì những lần trước rủ mà có bao giờ cậu ấy đi đâu, nay bỗng dưng lại muốn đi thì mình là cha mẹ cũng muốn cho con cái đến những nơi như thế chứ!, hơn nữa đây cũng là một phần bổn phận và trách nhiệm của mình mà. Thế là tôi lên mạng tìm khách sạn đặt luôn, giá cả cũng phải chăng thôi chứ không đắt. Cũng may là tôi làm nghề tự do nên đóng cửa mấy ngày không khó khăn lắm. Và đêm đó lúc 22h tối chúng tôi lái xe lên đường đi hành hương luôn. Từ nhà tới Lộ Đức là 1.500 Km hai cha con thay nhau lái xe suốt 18h mới đến nơi linh địa này. Đây cũng là lần đầu tiên mà tôi lái xe đi xa như vậy nhưng mọi sự phó thác trong tay Chúa và xin Đức Mẹ chở che cho chúng con đến được bình an.

Đến nơi đã 18h chiều nhưng vì khách sạn nằm sát bên đền thánh nên đường vào rất khó, tôi phải chạy lòng vòng hơn 30 phút mới vô được khách sạn, mấy con đường nhỏ hẹp vì khách hành hương và hàng quán đông nghẹt nên khó khăn và kiên nhẫn mãi thì cũng tìm tới được.

Nhận phòng xong là gia đình tôi ra viếng Đức Mẹ ngay, khi chúng tôi xếp hàng vào tới hang đá nơi Đức Mẹ hiên ra thì sắp tới giờ thánh lễ nên họ cho hai người đi trước vào và hai người đi sau họ chặn rào lại, tôi vội vàng giải thích với họ là bốn người nhà chúng đi chung thì họ cho vào luôn, như vậy chúng tôi là những người cuối cùng được vào nơi chính Đực Mẹ hiện ra này của buổi chiều hôm nay. Viếng Đực Mẹ và dâng thánh lễ luôn tại hang đá này, con trai tôi bảo là mình may mắn thật chắc Đức Mẹ muốn cho gia đình mình hôm nay được tới nơi đây dự thánh lễ chính nơi hang đá này.

Chính nơi đây từ ngày 11 tháng 2 đến ngày 16 tháng 7 năm 1858, Đức trinh nữ Maria đã hiện ra với cô Bernadette tất cả 18 lần. Mỗi lần Đức Mẹ hiện ra, Người đều khuyên Bernadette hãy siêng năng lần hạt và làm việc đền tội thay cho các người tội lỗi, yếu đuối.

Sau khi hiệp dâng thánh lễ xong tôi mới để ý đến tấm bảng hình bầu dục bằng tiếng Việt được gắn trên vách núi gần hang đá nơi Đức Mẹ hiện ra nhất ghi câu nói của Đức Mẹ với cô bé Bernadet "CON HAY ĐẾN UỐNG VÀ RỬA Ở SUỐI NÀY". Lẽ dĩ nhiên có rất nhiều tấm bảng như vậy và ghi bằng đủ thứ ngôn ngữ nhưng sao tấm bảng bằng tiếng Việt lại được gắn gần nhất??? Tôi tìm đến một ghế gần dòng sông Pau ngắm lên tượng Đức Mẹ ở ngay hang đá này và tâm sự với Mẹ những vui buồn của mình, cũng như thưa với Mẹ những lời nhắn gửi của những người thân.

Khoảng 21h tối thì thấy có rất đông người hàng hàng lớp lớp đi rước kiệu Đức Mẹ, muôn ngàn ánh nến lung linh dâng lên Đức Mẹ mỗi khị lập lại điệp khúc AVE AVE AVE MARIA... AVE AVE AVE MARIA...Gia đình tôi cũng hòa vào đoàn rước từ nơi hang đá Massabielle tiến dọc theo dòng sông Pau vòng ra chung quanh quảng trường, cứ mỗi chục kinh bằng một ngôn ngữ khác nhau, sau đó có ca đoàn hát những bài thánh Đức Mẹ xen kẽ, và lời nguyện cầu. Tôi thấy như mình được tỏa lan và hòa quyện vào với những lời nguyện cầu của tất cả mọi người, từ mọi nơi trên trái đất này hôm nay trở về đây với Mẹ.

Biết bao nhiêu ân tình

Vạn ánh nên lung linh

Hợp lòng dâng lên Mẹ

Mẹ Nữ Vương Đồng Trinh

Đi lần chuỗi hết một vòng như thế rồi tiến vào trước tiền đài Vương Cung Thánh Đường Lộ Đức, sau đó chầu Thánh Thể nữa là kết thúc. chúng tôi ra hang đá chào Mẹ rồi trở về khách sạn ăn tối và nghỉ đêm.

Sáng hôm sau tôi dậy sớm và đi lên núi 15 chặng "Đường Thánh Giá"

Ở đây họ tổ chức khá hay, mùa nào cũng có những Lm. tu sỹ và những tình nguyện viên tới đây để giúp đỡ hoặc hướng dẫn về nhiều lãnh vực. (Các bạn sinh viên thì có thể ghi danh giúp đỡ những bệnh nhân hay cầm những tấm bảng "Xin giữ yên lặng " v.v...) Tôi vào phòng hướng dẫn và hỏi họ muốn đi đường Thánh Giá chung với nhóm mà ngôn ngữ mình chọn họ chỉ cho đi theo một Lm và 2 chủng sinh hướng dẫn. Họ không đọc giống như Việt Nam mình những mẫu bài đã viết sẵn, nhưng một trạm Lm. đọc một đoạn Phúc Âm thích hợp và giải thích đôi chút sau đó gợi ý cho mình suy niệm. Tôi cảm nhận được nhiều khi suy gẫm suốt 15 "Mầu Nhiệm" cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu Kitô.

Tạ ơn Chúa! trời sáng hôm nay thật là tuyệt vời! nắng ấm áp khi mặt trời lên cao và ánh dương chiếu vào qua kẽ lá. Đường Thánh Giá trên đồi xanh um những tán cây, những ai đến được linh địa Lộ Đức thì không thể không viếng nơi đây, và suy gẫm 15 mầu nhiệm khổ nạn của Chúa Kitô thì chưa trọn vẹn ý nghĩa của chuyến hành hương nơi đây.

Con đường Thập Tự này luôn có người hành hương suốt ngày mùa hè thì các nhóm đi cả ban đêm nữa.

Tôi thấy có nhiều người đi một mình, cũng hay dễ suy niệm hơn vì họ muốn được yên tịnh để gẫm suy và cảm nhận.

Sau khi đi với đoàn xong hết tôi chia tay họ và thay vì đi xuống núi trở về trung tâm cho gần tôi quyết định đi ngược trở lại một mình và tôi bắt đầu từ trạm 15 trở lại trạm đầu tiên. Đi ngược lại như thế tôi mới thấy rất nhiều nhóm họ đến từ Nam Hàn, Đài Loan, Phi Châu, mỹ, Canada. v.v... Đúng Lộ Đức vẫn luôn là trung tâm hành hương của Âu Châu mỗi năm hơn 15 triệu lượt người đến đây với Mẹ. Tôi trở về Vương cung thánh đượng tham dự thánh lễ xong là trưa.

Về khách sạn ăn uống và nghỉ ngơi. Thật tiện lợi khi khách sạn chỉ cách quảng trường có khoảng 300m.

Tôi tới đây đã 4 lần nhưng đây là lần đầu tiên được ở gần như vậy mà giá cả cũng rất mềm nữa. 14h cả gia đình quyết định đi tắm suối Đức Mẹ để nhờ Mẹ tẩy đi hết những bụi bặm của tâm hồn cũng như thể xác. Bên phía phải của hang đá nơi Đức Mẹ hiện ra là những nơi để đốt nến và cũng ngay đó là nơi để được tắm trong bể nước để nhận ơn lành của Mẹ. Nam nữ chia ra hai bên để xếp hàng chờ đến lượt mình. Bệnh nhân và các trẻ em được ưu tiên có người dẫn vào thẳng
luôn. Vào bên trong bên nam thì tôi thấy có khoảng 5-6 bể nước, chia thành từng buồng riêng. Mỗi người được dẫn vào một buồng có 3 người phục vụ họ căng tấm ra trắng cho mình cởi đồ và cuốn qua người mình, họ có thể nói được nhiều thứ tiếng. Sau khi giải thích và cùng đọc kinh với mình cầu nguyện xong thì họ nói mình lội xuống hồ và nhúng hết người mình xuống xong nhấc lên mình khoác đồ vào và ra ngay tượng Đức Mẹ để tạ ơn và đi ra ngoài. Nước cũng hơi lạnh nhưng khi ngâm mình xuống hồ xong thấy thật thư thái và nhẹ nhõm như vừa trút đi tất cả những ưu tư nặng nhọc của cuộc sống vậy. Cũng chính tại nơi đây đã xảy ra rất nhiều "phép lạ" chữa lành, tê liệt, đui qùe, hầu như không thiếu thứ bệnh gì cũng đã được lành. Nhưng Mẹ đã chữa cho phần tâm hồn của biết bao nhiêu con người đã đến đây, trong một bài ngắn này thì tôi không thể nào kể ra đây hết được.

Tôi đi vòng qua bên kia giòng sông Pau nơi đây cũng có nhiều nhà thờ khá lớn, cũng như bệnh viện để cho bệnh nhân tới ở chữa bệnh và cầu nguyện. Có một nhà nguyện đặt Mình Thánh Chúa suốt ngày đêm để kính viếng. Từ bên đây dòng sông Pau tôi chụp một số ảnh Vương cung thánh đường Lộ Đức. Xong trở lại viếng vương cung thánh đường chính.

Nơi đây không phải một nhà thơ mà là 3 thánh đường chồng lên nhau.Nơi đây không phải một nhà thờ mà là 3 thánh đường chồng lên nhau.

Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (tầng trên) và Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Mân Côi (tầng dưới), được xây dựng ngay trên vách đá, nơi có hang đá Massabielle, Đức Maria đã hiện ra với thánh nữ Bernadette. Bên trái là đồi Calvaire, có 15 đường thánh giá dựng trên địa hình của núi đá tự nhiên giúp khách hành hương suy ngẫm cuộc Khổ nạn và Phục Sinh của Chúa Giêsu. Phía trước là quảng trường rộng lớn có đường rước kiệu bao quanh và Vương cung Thánh đường Piô X, do kiến trúc sư Pierre Vago thiết kế được xây ngầm dưới lòng đất với sức chứa có thể lên đến 30.000 người, hình thể tựa như hai chiếc thuyền lớn úp ngược lên nhau, khiến người ta có cảm giác đang ở trong một con tàu thực sự.

Vào kính viếng cả 3 thánh đường biết bao nhiêu bảng tạ ơn đã được ghi khắc ở đây cũng có những bảng viết bằng tiếng Việt Nam xem kẽ. Rất nhiều những bức tranh diễn lại cuộc đời Đức Mẹ trên tường đẹp qúa nên tôi mải mê ngắm nghía mãi mà quên cả giờ giấc đến khi trở ra thì đã chiều rồi. Sau khi ăn cơm chiều và nghỉ ngơi buổi tối gia đình lại ra đi rước kiệu như đêm hôm trước.

Ngày hôm sau chúng tôi đi thăm nơi ở của gia đình Bernadette. Ngày nay người ta cũng còn giữ lại hầu như tất cả những căn nhà hay căn hầm thô sơ và nghèo nàn của gia đình ông bà Francois và Louise Soubirous. với 8 người con trong đó Bernadette Soubirous là con lớn nhất. Vì gia đình nghèo qúa nên Bernadette không được đến trường nên khi 14 tuổi Đức Mẹ hiện ra cô vẫn chưa biết đọc chữ.

Những đồ đạc trong những nơi ở này của gia đình rất là thô sơ và nghèo nàn đủ nói lên những cơ cực trong thời gian này của gia đình. Đã thế cái tủi nhục của cha cô là bị vu cho là ăn trộm bột mì nên bị nhốt mất một thời gian. Đúng là trong cái xã hội nghèo đói thì người nghèo nhất vẫn là những người thiệt thói nhất, đôi khi bị vu cáo cho đử thứ tội.

Ngày hôm sau Chúa Nhật gia đình tôi tham dự thánh lễ tại Vương cung thánh đường Pio X . Đại thánh đường hầm này có thể chứa tới 30.000 (ba mươi ngàn người)

Trong thánh lễ Chúa Nhật hôm nay vô cùng trang trọng với khoảng 20 Gm. và khoảng 200 Lm. đồng tế. Hàng ngàn xe lăn hay xe bệnh nhân được đưa vào dâng lễ xếp hàng ngay ngắn nơi gần bàn thờ chính. Còn mấy mươi ngàn khách hành hương chiếm kín hết cả đại thánh đường này. Tôi hiệp ý dâng lời nguyện xin lên Thiên Chúa với sự bầu cử của Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm Nguyên Tội Maria cứu giúp đất nước Việt Nam của chúng con thoát khỏi những tôi lỗi phá thai, vì đây là sự giết người hoàng loạt có chủ đích của những con người vô thần, đang đầu độc đất nước của chúng con, Xin Mẹ gìn giữ chở che và cứu lấy dân tộc đất nước của chúng con đang bên bờ vực thẳm nguy khốn. Xin thức tỉnh những con người gian xảo đang nắm vận mệnh đất nước để khỏi đem đến chỗ diệt vong.

Thánh lễ xong chúng tôi ra hang đá chào Đức Mẹ và lấy 2 bình nước Đức Mẹ nơi suối nguồn này và lái xe trở về trong an vui.

Suối nguồn ơn sủng từ đây

Mẹ ban chan chứa đong đầy cõi tâm

Con chào dâng Mẹ lời thầm

Kính mừng danh thánh trên tầng trời xinh

Mẹ Vô Nhiễm, Mẹ Đồng Trinh

Ban cho Nước Việt bình minh tươi hồng.

--------*****---------

MỘT SỐ ĐIỂM CHÍNH VỀ ĐỨC MẸ LỘ ĐỨC:

- Ngày 11 tháng 02 năm 1858, một ngày mùa đông lạnh cóng, ba cô gái xanh xao gầy guộc đi kiếm củi về sưởi. Ba cô là Bernadette Soubirous, cô thứ hai là Toinette, em của Bernadette, cô thứ ba là Jeanne Abadie. Bernadette Maria: Ba cô tới chỏm Massabielle, nơi có chỗ lõm vào như hang động, trước cửa hang Massabielle: Bernadette Soubirous, lớn tuổi nhất tới đó kiếm củi. Khi hai cô kia tới cửa hang Massabielle để tìm thì thấy Bernadette đang quì trước cửa hang, mắt nhìn lên. Hai cô chạy tới bên Bernadette và thấy cô bất động, mắt mở lớn ngó trân trân. Hai cô lay Bernadette nhưng không thể nào làm cô nhúc nhích, cả đến lay chuyển cánh tay cô cũng không được. Hai cô la lên vì sợ, cho đến khi tỉnh lại, Bernadette nói cho hai cô kia biết sự việc xảy ra.

Thoạt tiên Bernadette thấy một bóng sáng mà cô đã thấy hai lần trước kia. Lần này một Vị Phụ Nữ đẹp mặc y phục trắng hiện ra trong bóng sáng. Vị Phụ Nữ gật đầu chào Bernadette, đồng thời đưa hai cánh tay ra, trên cánh tay phải có chuỗi Mân Côi. Bà đẹp mỉm cười dịu dàng, và như thể ra dấu gọi Bernadette tới gần hơn, nhưng cô sợ qúa, không đáp lời và tính bỏ chạy. Sau đó Bernadette bình tĩnh lại và lấy xâu chuỗi ra cầu nguyện kinh Mân Côi. Trong khi Bernadette cầu nguyện kinh Mân Côi, bà đẹp cũng lần từng hạt theo, môi không mấp máy, nhưng cúi đầu khi Bernadette đọc kinh Sáng Danh. Khi về nhà hai cô kia kể lại sự việc trên nên gia đình và những người trong xứ đạo nói rằng Bernadette chắc bị điên va cấm không cho cô đi tới hang Massabielle nữa.

- Ba hôm sau Chúa Nhật 14.02.1858, Bernadette xin được cha của cô cho phép tới Massabielle với hai cô cùng đi hôm trước và một số người khác. Có tất cả hai mươi người, trong đó có bảy người lớn, đi theo. Lần này Bernadette đem theo nước thánh. Bernadette quì cầu nguyện tại nơi cô đã quì lần trước, có hai người quì hai bên. Khi Bernadette và mọi người cầu nguyện xong chục kinh Mân Côi thứ nhất, Vị Phụ Nữ tuyệt đẹp hiện ra. Bernadette rảy nước thánh lên Vị Phụ Nữ, và nói:

"Nếu Người từ Thiên Chúa mà đến, thì xin ở lại!"

Bà đẹp mỉm cười. Lúc này Jeanne Abadie leo lên phía trên hang đá, vô tình làm lăn một cục đá lớn xuống ngay sát bên Bernadette. Nhưng Bernadette không hay biết gì vì cô đã bất động trong tình trạng xuất thần. Hai cô kia không làm cách nào cho Bernadette tỉnh lại khiến người khác sợ. Một số người chạy tới xưởng cưa nhờ người đưa Bernadette tới đó. Họ khiêng Bernadette tới xưởng cưa, trong khi đi đường cô vẫn đăm đăm nhìn và mỉm cười với thứ gì mà không ai khác ngoài cô có thể thấy, và cô bé dần dần tỉnh lại.

- Lần thứ ba: sớm ngày thứ ba 16.02.1858 Bernadette trở lại hang đá Massabielle và có nhiều người đi theo, những người này cầm trong tay chuỗi Mân Côi để xua trừ ma quỉ. Trong số này có bà Millet, bà này đem theo cây nến phép, giấy, bút và lọ mực để Bernadette xin Vị Phụ Nữ viết cho biết tên của Người. Bernadette quì xuống và lại xuất thần. Một lúc sau cô tỉnh lại và người ta hỏi cô: "tên của Vị Phụ Nữ đó là gì?" như bà Miller đã nhặn cô hỏi. Bernadette đáp: "Cháu đã hỏi, nhưng Người nói điều đó không cần thiết" và Người hỏi cháu: "Con có vui lòng đến đây mười lăm (15) ngày không? Mẹ không hứa làm cho con hạnh phúc ở trần gian này, nhưng ở đời sau."

"Được cha mẹ con cho phép, con sẽ tới."

- Lần thứ bốn vào ngày thứ Sáu, 19.02.1858

- Lần thứ năm 20.03.1858

- Lần thứ sáu vào Chúa Nhật I Mùa Chay, 21.12.1858. Hôm nay rất đông người đến Massabielle, có quân đội, cảnh sát, cả thị trưởng của Terbes cũng hiện diện để quan sát, nhưng không có hành động gì. Bác sĩ Dozous cũng hiện diện để theo dõi.

_ Lần thứ bảy 23.12.1858. Lần này có rất đông người tới Massabielle. Những người đàn ông đã mở nón, quì gối, khi họ thấy nét mặt Bernadette thay đổi tức là Vị Phụ Nữ đã tới. Trong thị kiến này, Bernadette được Đấng Hiện Ra ký thác ba bí mật và dạy một lời cầu nguyện, mà Bernadette giữ kín không hề tiết lộ. Tuy nhiên Bernadette nói cô được Đấng Hiện Ra cho biết cô sẽ sớm lìa bỏ trần thế.

-Lần thứ tám: 24.02.1858. Khi Bernadette ngây ngất vừa đứng lên vừa khóc tiếng cô nói trong ngất trí:

"Hãy ăn năn thống hối! ... Hãy ăn năn thống hối! .... Hãy ăn năn thống hối!" Có tới khoảng 500 người đến Massabielle với Bernadette và họ xúc động vì những gì họ nhìn và cảm thấy.

- Lần thứ chín: 26.02.1858. Hôm nay Bernadette đến hang Massabielle rất sớm, trước rạng đông, và Đấng Hiện Ra đến chỉ ngay sau khi Bernadette chưa hết một mầu nhiệm Mân Côi. Đấng Hiện Ra bảo cô:

"Con hãy đi uống nước suối và rửa mặt con trong đó."

Bernadette đang quì bỗng chỗi dậy, nhưng vẫn trong tình trạng xuất thần. Trước tiên cô quay lưng lại hang đá, nhìn về hướng GAVE DE PAU. Cô quay lại nhìn Đấng Hiện Ra, nhưng không ai khác nhìn thấy, như để xin chỉ dẫn. Cô lại bắt đầu bước đi, nhưng lần này đi vào trong hang đá một chút. Cô quì xuống một chỗ đất khô và bới đất bằng hai bàn tay. Lập tức một ít nước pha bùn phun lên trong chỗ đất trũng cô vừa mới bới. Bernadette vốc một chút nước đó thoa lên mặt, rồi bứt và ăn một vài cọng cỏ dọc theo rãnh nước bùn đó. Cô đứng lên bước đi ra ngoài hang, mặt còn dính bùn, miệng còn nhai cỏ. Một số người cho rằng cô điên và hô hào giữ cô. Bernadette được đưa tới một ngôi nhà ở phố Petites-Fosses trong thị trấn. Trước khi tới ngôi nhà này, Bernadette nói:

"Bà đẹp bảo con đào bới chỗ đất khô đó, uống nước và rửa mặt ở dòng suối, ăn những cọng cỏ con thấy mọc ở đó." Chiều hôm đó, người ta tới hang đá Massabielle và thấy một dòng suối chảy từ hang đá xuống Gave De Pau, dòng suối càng lúc càng rộng. Nhiều bệnh nhân, kẻ tật nguyền đến đây và được chữa lành nhờ nước từ dòng suối này.

- Lần thứ mười, 27.02.1858, lúc 6g30 sáng, khi Bernadette tới và quì xuống, mọi người đều im lặng. Lúc sau người ta thấy Bernadette trong tình trạng xuất thần, nhiều lần sụp xuống hôn đất. Về sau chị cho biết Đấng Hiện Ra bảo chị:

"hôn đất để đền bù cho những kẻ tội lỗi."

Và Đấng Hiện Ra trao cho chị sứ mệnh khác nữa:

"Con hãy đi xin các linh mục xây dựng một thánh đường tại đây."

- Lần thứ mười một: trước 7 giờ sáng Chúa Nhật, 28.02.1858. Lúc đó đã có độ chừng hai ngàn người hiện diện với cả một đại đội lính giữ trật tự, đám đông đã tới đây từ 3 hoặc 4 giờ sáng, bất chấp mưa lớn và lạnh cóng.

- Lần thứ mười hai: 01.03.1858, Bernadette tới Massabielle, có cha mẹ đi theo. Tại đó đã có khoảng 1.300 người và có cả cảnh sát hiện diện.

-Lần thứ mười ba: ngày 02.03.1858.

- Lần thứ mười bốn: ngày 03.03.1858. Khi Bernadette tới Massabielle lúc 7 giờ sáng, đã có khoảng ba ngàn người chờ sẵn.

- Lần thứ mười lăm: Lần này Đức Mẹ cho cô biết trước 04.03.1858, Đức Mẹ sẽhiện ra

Từ 11 giờ khuya đêm trước, chính quyền đã kiểm soát khu vực Massabielle. Lúc 5h sáng đã có những toán cảnh sát đến khu vực. Phái đoàn các bác sĩ y khoa tới nhà để thẩm vấn Bernadette. Khoảng 7 giờ, Bernadette tới hang đá thì đã có khoảng hai mươi ngàn người chờ sẵn.

- Lần thứ mười sáu: Ngày Lễ Truyền Tin, 25.03.1858, Bernadette thức giấc và cảm thấy hết sức ước ao tới hang đá. Nhưng cha mẹ cô bắt cô chờ đợi tới 5 giờ sáng để cả gia đình cùng đi. Bernadette kể lại, Bà đẹp nói:

"MẸ LÀ ĐẤNG VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI."

Rồi Đức Mẹ mỉm cười và biến đi."

Lập tức Bernadette chỗi dậy, mặt hân hoan, cùng với đoàn người đông đảo, vội vàng đi vào thị trấn, vừa đi cô vừa lớn tiếng nhắc lại để nhớ. Khi vào thị trấn, đám người đông đảo kéo tới nhà cha Peyramale. Bernadette đứng dưới nhìn lên, cha sở ở trên cao nhìn xuống và Bernadette chỉ vỏn vẹn nói:

"MẸ LÀ ĐẤNG VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI."

Cha Peyramale xúc động, vì đây không phải chỉ là vấn đề thuần túy tôn giáo, mà còn là những vấn đề trọng đại khác nữa, và ngài cũng biết Bernadette mù chữ có thể cô chẳng hiểu gì điều đó.

'MẸ LÀ ĐẤNG VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI.'

Đức Giám Mục giáo phận Tarbes thành lập một Ủy Ban điều tra vào tháng 11. 1858. Ủy ban này làm việc suốt bốn năm mới kết thúc. Đức Giám Mục Laurence, giáo phận Tarbes thông cáo:

" Chúng tôi nhìn nhận rằng Đức Maria là "ĐỨC MẸ VÔ NHIỂM NGUYỆN TỘI", Mẹ Thiên Chúa, thực sự đã hiện ra với Bernadette Soubirous ngày 11 tháng 2 năm 1858 và những lần sau đó, tất cả mười tám lần.

Các tín hữu có thể tin đây là sự thực. Chúng tôi cho phép thành lập lòng sùng kính Đức Mẹ ở hang đá Lourdes trong giáo phận chúng tôi. ... Và thể theo những ước nguyện của Đức Trinh Nữ được đưa ra hơn một lần trong những lần Người hiện ra, chúng tôi đề nghị thiết lập một linh địa tại khu đất hang đá, lúc này đã thuộc sở hữu của tòa giám mục."

Năm 1906, hang đá và Vương Cung Thánh Đường được Nước Pháp tặng cho Đức Giám Mục giáo phận Tarbes, đến năm 1910 thì quyền sở hữu được chuyển cho Lourdes. Đã có nhiều ĐGH. đã đến hành hương ở đây. Đức Gioan Phaolô II viếng Lourdes 3 lần

Hằng năm có trên mười lăm triệu khách hành hương đến viếng Lộ Đức và mỗi năm nhiều phép lạ được giáo quyền và hội đồng y khoa xác nhận xảy ra tại đây.

"CÁC PHÉP LẠ TẠI LỘ ĐỨC"

Năm 1882, một ủy ban khoa học với mục đích nghiên cứu và xác nhận các phép lạ tại Lourdes được thành lập. Tiếp đó, văn phòng quan sát y khoa do Giáo hoàng Piô X thành lập năm 1905. Văn phòng này dựa theo các tiêu chuẩn được định nghĩa bởi Hồng Y Lamberti, tức Giáo hoàng Bênêđictô XIV . Hoàn toàn được làm việc về mặt chuyên môn y khoa chứ không chịu quyền kiểm soát của Giáo Hội.

Làm việc trong văn phòng này có các bác sĩ chuyên môn không phân biệt tôn giáo. Họ quan sát ghi nhận các vụ khỏi bệnh lạ lùng và trình lên Ủy ban y khoa quốc tế xác nhận. Nếu thấy đó là các vụ khỏi bệnh không thể nào giải thích được trên bình diện y khoa theo các hiểu biết hiện thời. Tiếp đến sau khi có các thẩm định khác Giáo Hội có thể khẳng định việc lành bệnh là một phép lạ.

- Các điều kiện được đưa ra bao gồm: Việc chẩn bệnh ban đầu phải được kiểm thực và xác nhận không có sự nghi ngờ nào.

- Căn bệnh phải được coi là không thể chữa trị được nữa theo các hiểu biết y khoa hiện hành.

- Việc khỏi bệnh phải liên quan tới một lần viếng thăm Lourdes, có thể không đòi phải dìm mình trong nước suối Đức Mẹ.

- Việc khỏi bệnh phải tức khắc, với việc chấm dứt nhanh chóng các triệu chứng hay các dấu hiệu của bệnh.

- Việc khỏi bệnh phải hoàn toàn, không còn có các dấu vết khó chịu.

- Việc khỏi bệnh phải vĩnh viễn, không mắc lại.

- Cho tới nay trên tổng số 7.000 vụ khỏi bệnh không thể giải thích được trên bình diện y khoa, tuy nhiên chỉ có 68 trường hợp khỏi bệnh tại Lourdes được Giáo Hội chính thức thừa nhận là phép lạ.

- Các phép lạ được công nhận ở Lourdes là một trong những nơi ít gây tranh cãi nhất trong thế giới Công Giáo. Tất cả các bác sĩ phù hợp với chuyên môn có quyền truy cập không giới hạn vào các dữ liệu và các văn bản của Cục Y tế Lourdes bao gồm cả các trường hợp đã được công nhận chính thức là phép lạ và các trường hợp chưa.

- Các trường hợp khỏi bệnh đều được đưa ra thảo luận công khai và đưa lên các phương tiện truyền thông vào thời điểm đó. Tuy nhiên, có một vài trường hợp lúc đầu cơ quan y tế xác định chắc chắn là không thể lý giải được hóa ra không phải là phép lạ, bởi vì bệnh xuất hiện trở lại trong những năm sau đó.

CÁC ĐGH. VỚI LỘ ĐỨC

Trong 156 năm qua, các ĐGH. luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với sự kiện Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức.

Tín điều "Đức Maria Vô nhiễm nguyên tội" được Giáo hoàng Piô IX xác định vào ngày 08.12.1854 qua sắc chỉ Ineffabilis Deus Denzinger 2803"

- Năm 1907, ĐGH. Piô X lập lễ Đức Mẹ Lộ Đức khắp thế giới. Cũng trong năm đó ngài ban hành thông điệp Pascendi Dominici Gregis đặc biệt nhấn mạnh đến việc tôn kính Đức Maria tại Lộ Đức.

- ĐGH. Piô XI khi còn làm TGM. Milan đã đến viếng thăm Lộ Đức. Chính ngài đã tôn phong Bernadette lên hàng chân phước vào năm 1925 và lên hàng hiển thánh vào năm 1933.

- Năm 1958 kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức ĐGH.Piô XII đến Lộ Đức để cử hành thánh lễ nhân cuộc hành hương của Phong trào Công nhân Công Giáo tiến hành Pháp.

Gioan Phaolô II trong chuyến viếng thăm Lộ Đức năm 1983

ĐGH.Gioan Phaolô II đã đến thăm Lourdes ba lần đây cũng là nơi ngài đến tông du cuối cùng trước khi qua đời vào ngày 02.04.2004 trong cuộc viếng thăm Lourdes, ngài nói:

"Từ tảng đá ở động Massabielle, Đức Trinh Nữ Maria đã hiện ra với Bernadette. Tỏ mình ra như đấng đầy ơn phúc của Thiên Chúa, Mẹ đã kêu gọi thống hối và câu nguyện. Mẹ đã chỉ cho Bernadette một mạch nước , và xin em uống mạch nước này. Mạch nước mới mẻ ấy đã trở thành một trong những biểu hiệu của Lộ Đức, một biểu hiệu của sự sống mới được Chúa Kitô ban cho tất cả những ai hướng về Người. Kitô Giáo thực sự là một suối nước sự sống, và Mẹ Maria là bảo quản viên đầu tiên của suối nước này. Mẹ chỉ nó cho tất cả mọi người thấy, bằng cách kêu mời họ từ bỏ cái kiêu hãnh của mình mà học sống khiêm hạ, nhờ đó họ mới có thể kín múc được tình thương của Con Mẹ và từ đó mới cùng nhau hoạt động cho bừng lên một nền văn minh yêu thương"

Giáo hoàng Biển Đức XVI đến thăm Lourdes vào dịp kỷ niệm 150 năm Đức Mẹ hiện ra vào tháng 9 năm 2008.

Thanh Sơn 20.11.2014
 
Đại lễ các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại giáo xứ Việt NamParis
Thanh Hương
18:47 20/11/2014
ĐẠI LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM TẠI GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS

Giáo Xứ Việt Nam Paris, Chúa Nhật 16.11.2014: Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam vùng Paris đã cùng nhau mừng lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Chương trình xoay quanh ba việc:

Xem Hình

11 giờ 30: thánh lễ cho những ai không thể tham dự Đại Lễ Đồng Tế.

13 giờ 30 – 14 giờ 30: Giờ Chầu Mình Thánh, suy tôn Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Đồng thời có các cha ngồi tòa cho những ai muốn dọn mình đi vào Mùa Vọng và Lễ Giáng Sinh.

15 giờ 00: Thánh Lễ Đồng Tế.

Chia sẻ Lời Chúa

Chúa Nhật 16.11.2014 hôm nay, gần 30 linh mục và giáo sĩ, gồm các vị trong Ban Giám Đốc Giáo Xứ, một vài vị trong Ban Tuyên Úy vùng Paris và nhiều linh mục sinh viên tu học tại Học Viện Công Giáo Paris, đã cùng cha Vũ Minh Sinh rước xương thánh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Rồi mọi người hôn kính xương thánh. Sau đó Đại Lễ đồng tế đã được cử hành để ghi ơn và nêu gương các vị Tiến Nhân đã lấy máu đào tô thắm Giáo Hội Quê Hương Việt Nam. Đặc biệt bài chia sẻ Phúc Âm của cha chủ tế Vũ Minh Sinh năm nay rất độc đáo với đề tài “Các Thánh Tử đạo giáo dân trẻ Việt nam”.

Nhắc lại một vài con số, cha Vũ Minh Sinh ghi nhận hai sự kiện: 1- Trái với ngộ nhận thông thường cho rằng các thánh đa số là tu sĩ; Thực tế cho thấy các Thánh Tử Đạo người Việt Nam đa số là giáo dân: Trong 117 vị được phong thánh năm 1988, 21 vị là giáo sĩ Tây Ban Nha và Pháp. Trong số 96 vị người Việt nam, 42 là giáo dân, 37 là linh mục, 17 là thầy giảng và chủng sinh. 2- Và bình thường ta hay nghĩ rằng nên thánh chỉ dành cho những bậc lới tuổi; Thực tế có những Thánh Tử Đạo giáo dân Việt nam rất trẻ.

Giuse Phạm Quang Túc, 19 tuổi. Là Giáo dân Bắc Ninh, bị xử trảm ngày 1/06/1862 tại Nam Ðịnh dưới đời vua Tự Ðức. Bị bắt và giam tù, ngài nói: "Tôi an tâm, không lo lắng gì cả. Nếu Thiên Chúa cho tôi đổ máu vì đạo, tôi tin chắc sẽ được về trời. Còn thân xác này chôn được thì chôn, bằng không chôn được thì thôi”.

Stêphanô Nguyễn Văn Vinh, 25 tuổi, quê Hải Phòng. Khi bị bắt, ngài mới chỉ là dự tòng chưa được rửa tội. Ngài là một nông dân sốt sắng, khi vô tù mới chính thức gia nhập đạo, rồi thành hội viên dòng ba Đaminh, nhưng ngài không thua kém ai về lòng can đảm tuyên xưng niềm tin vào Thiên Chúa, bị xử giảo (thắt cổ) vì đức tin dưới đời vua Minh Mạng cùng với bốn người bạn, trong đó có Tôma Đệ.

Anrê Trần Văn Trông, 27 tuổi, sinh năm 1814 trong một gia đình Công Giáo ở Kim Long, Phú Xuân (Huế). Làm thợ dệt tơ với đồng lương ít ỏi không đủ nuôi sống gia đình, năm 20 tuổi, Anrê Trông đành giã từ mẹ lên đường nhập ngũ. Sau tám tháng phục vụ trong quân đội, tháng 11.1834, triều đình ra lệnh những binh sĩ Công Giáo phải ra trình diện. Không chút e dè, Anrê Trông với 12 đồng đội cùng ở khu Thợ Đúc đến trình diện quan. Quan yêu cầu các anh phải tuân lệnh nhà vua bỏ đạo và đạp lên Thánh Giá. Cả 13 chiến sĩ Công Giáo đều cương quyết khước từ. Các quan bèn dùng biện pháp tra tấn dã man… lần lượt 12 người bỏ cuộc, chỉ còn mình Anrê Trông vẫn trung kiên đến cùng. Sáng ngày bị xử hình là 28.11.1835, người chiến sĩ đức tin gặp được người anh họ mình. Anh ta hỏi có muốn ăn gì không ? Anrê Trông trả lời: "Em muốn ăn chay để dọn mình tử đạo", rồi nói tiếp: "Xin anh giúp đỡ mẹ em, chúng ta là anh em, mẹ em cũng sẽ yêu thương anh. Xin nhắn lời với mẹ em: Đừng lo gì cho em cả, cầu chúc bà mãi mãi thánh thiện, và sẽ hài lòng vì con trai mình luôn trung thành với Chúa cho đến chết".

Đa Minh Ninh, 27 tuổi; Giáo dân ở Trung Linh, Nam Ðịnh, bị xử trảm ngày 2/06/1862 tại An Triêm dưới đời vua Tự Ðức. Bị ép phải chối đạo nhưng ngài đã can đảm thưa lại với quan rằng: "Nếu con cái không được phép khinh dể cha mẹ mình thì làm sao người tín hữu dám dầy đạp hình ảnh Chúa tạo dựng trời đất. Quan hãy làm gì quan muốn, nhưng đừng bắt tôi phạm tội đạp thánh giá Chúa".

Thomas Nguyễn Văn Đệ, 29 tuổi; thợ may, Dòng Ba Ða Minh; sinh năm 1810, tại Bồ Trang, Nam Ðịnh. Ra đời trong một gia đình Công Giáo tại làng Bồ Trang, tỉnh Thái Bình, Tôma Nguyễn văn Đệ vì lý do sinh kế, theo cha mẹ về xứ Kẻ Mốt (Bắc Ninh) và ở ngay gần nhà thờ. Lớn lên anh theo nghề thợ may và được mọi người yêu chuộng. Anh rất nhiệt tình với việc trong xứ trong họ. Hầu hết cờ quạt, đồ trang hoàng trong nhà thờ và nhà xứ đều nhờ đến bàn tay khéo léo và sáng tạo của anh. Khi kinh tế gia đình ổn định, anh lập gia đình, ra ở riêng và sinh hạ được ba người con. Một người vợ ba người con, đó là mối ưu tư trắc trở của anh Tôma Đệ trong những ngày bị giam cầm. Không thể bỏ đức tin, nhưng tương lai của người vợ trẻ và đàn con dại sẽ ra sao? Trong nhiều ngày anh suy nghĩ và tha thiết cầu nguyện xin Chúa soi sáng. Cuối cùng anh tìm được an bình trong tâm hồn, phó thác tất cả trong bàn tay Chúa quan phòng. Anh nói với người vợ đến thăm: "Đừng khóc mình ạ. Mình về dạy dỗ các con nên người, dạy chúng thờ phượng Chúa. Tôi đã dâng mình và các con cho Ngài. Nhớ cầu xin Chúa cho tôi thêm sức mạnh để nhẫn nại đến cùng." Ngày 19/12/1839, tại Cổ Mễ dưới đời vua Minh Mạng, ngài bị xử giảo (thắt cổ) chết cùng với bốn người khác, trong đó có Ðaminh Úy, Phanxicô Xaviê Mậu, Stêphanô Vinh và Augustinô Mới.

Lời nguyện giáo dân

Cuộc đời các thánh tử đạo là một bài ca dâng về Thiên Chúa. Các ngài ca ngợi Thiên Chúa khi bình an, khi gian nan, khi dòng đời êm trôi và cả khi sóng gió ba đào. Các ngài ca ngợi Chúa trong bổn phận thường ngày, khi đầu hôm sớm mai nơi ruộng vườn, nơi phố xá. Các ngài ca ngợi Chúa khi đối đầu với sự bách hại vì tin mừng. Các ngài ca ngợi Chúa trong mọi nơi, trong mọi lúc. Các ngài đã chiến thắng gian nan, cùm gông, tù đầy. Các ngài đã vượt lên trên sự sợ hãi của đe doạ đến cả tính mạng để tôn vinh Thiên Chúa mà các ngài tôn thờ. Các ngài đã dùng cả cuộc đời để ca ngợi Chúa. Cho dù cuộc sống có nổi trôi, bất định, các ngài vẫn trung kiên tin thờ Thiên Chúa.

Tử đạo không chỉ là đổ máu. Tử đạo là dám chết đi con người ích kỷ của mình, chết đi cho thói đời tham sân si mù quáng. Chết đi những đam mê nhục dục để hèn. Tử đạo là dám sống vì tin mừng mà chịu thua thiệt, chịu mất mát. Tử đạo là yêu cho đến cùng và sống trọn vẹn những đòi hỏi của luật yêu thương.

Mừng kính các thánh tử đạo Việt Nam, xin cho chúng ta là con cháu biết noi gương để tiếp tục là bài ca ca ngợi Thiên Chúa. Ca ngợi Ngài mọi nơi, mọi lúc và trong mọi hoàn cảnh cuộc sống. Nguyện xin các thánh Tử đạo Việt Nam dẫn dắt chúng ta luôn bước đi trong tình yêu Chúa.

1. “Ai gieo trong lệ sầu, sẽ gặt trong hân hoan”. Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho quê hương Việt Nam thân yêu chúng ta, nơi đã thấm nhuần máu của các Thánh Tử đạo, luôn được hòa bình và thịnh vượng. Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2. “Đầy tớ không trọng hơn chủ, nếu thế gian đã bắt bớ Thầy thì họ cũng sẽ bắt bớ các con”. Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho mỗi người chúng ta biết noi gương anh dũng của tiền nhân, can đảm hy sinh trên con đường theo Chúa, bảo vệ đức tin và thực thi đức ái. Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. “Phúc cho các con là những kẻ bị bách hại vì công chính”. Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho những ai là nạn nhân của chiến tranh, bệnh tật, nghèo đói, áp bức và bất công, luôn tìm thấy trong sự khốn khó của đời họ ý nghĩa tròn đầy của đau khổ tác sinh phần phúc. Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. “Chúng ta toàn thắng nhờ Đấng yêu mến chúng ta”. Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho người Công Giáo Việt Nam luôn can đảm sống và tuyên xưng đức tin của mình, bằng lối sống phù hợp với Tin Mừng. Xin Chúa nhậm lời chúng con.

5. “Máu các thánh tử đạo làm nảy sinh các Kitô hữu”. Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho các bậc cha mẹ trong giáo xứ chúng ta biết quan tâm giáo dục đức tin cho con cái, để di sản đức tin của cha ông được rạng ngời và lưu truyền ở thế hệ mai sau. Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Sau Thánh Lễ, Đức Ông Mai Đức Vinh, Giám Đốc Giáo Xứ Việt Nam Paris, đã ngỏ lời cám ơn tất cả mọi người đã đóng góp vào Đại Lễ mứng các Thánh Tử Đạo Việt Nam hôm nay. Lời cám ơn đầu tiên Đức Ông đã gửi đến các Trưởng Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể, Giới Trẻ và Ca đoàn tổng hợp đã góp phần tổ chức, điều hợp Phụng vụ và Thánh ca, giúp Cộng Đoàn tham dự Thánh Lễ sốt sắng. Lời cám ơn tthứ hai, ngài gửi đến các cha sinh viên đã đến giúp giải tội và tham dự Đại Lễ. Lời cám ơn thứ ba, ngài gửi đến hết mọi người trong Cộng Đoàn, trước nhất là những người hiện diện đã đến đông đảo, làm cho Đại Lễ thêm trang trọng và sốt sắng, sau nữa là cả những người vắng mặt, vì đã kết hiệp bằng tinh thần với Giáo Xứ để mừng Đại Lễ. Xin các Thánh Tử Đạo Việt Nam cầu bầu cho chúng ta được theo gương các ngài, mà kiên trung và vững mạnh để sống và rao truyền Đức Tin. Đức Ông hẹn gặp mọi người vào Lễ Các Thánh Tử Đạo năm tới, 2015.

Paris, ngày 16 tháng 11 năm 2015

Thanh Hương
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Tuyên giáo Cộng Sản Việt Nam mắc bệnh tâm thần nặng
Phạm Trần
18:51 20/11/2014
TUYÊN GIÁO CSVN MẮC BỆNH TÂM THẦN NẶNG

Quân đội Nhân dân của đảng Cộng sản kỷ niệm 70 năm thành lập (22/12/1944 - 22/12/2014) là chuyện bình thường, nhưng Ban Tuyên giáo Trung ương do Ủy viên Bộ Chính trị Đinh Thế Huynh đứng đầu đã ngụy tạo thành tích cho là cờ Đỏ Sao Vàng để tuyên truyền và che giấu tội ác của quân đội CSVN đã gây cho nhân dân miền Nam trong 20 năm chiến tranh.

Tất cả những việc này đã thể hiện trong “Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam” ngày 07/11/2014 nhằm mục đích đề cao vai trò bảo vệ đảng, bảo vệ Tổ quốc và nhân dân của Quân đội qua các thời kỳ lịch sử, nhưng lại không dám nói đến những thành tích chống Trung Quốc trong hai cuộc chiến biên giới 1979-1989, cuộc chiến ở Trường Sa tháng 3/1988 và làm ngơ chủ quyền biển đảo.

CHUYỆN LÁ CỜ NGÀY 30-4-1975

Trước hết, khi nói về biến cố ngày 30/04/1975 tại Dinh Độc Lập ở Sài Gòn, Đề cương viết : “5 giờ sáng ngày 30/4/1975, quân ta mở đợt tiến công cuối cùng. Vào lúc 10 giờ 45 phút, phân đội xe tăng thọc sâu của Quân đoàn 2 tiến vào dinh Độc Lập. Quân ta bắt toàn bộ nội các của chính quyền Sài Gòn, buộc Tổng thống Dương Văn Minh phải tuyên bố đầu hàng không điều kiện. Cờ Tổ quốc tung bay trước tòa nhà chính của dinh Độc Lập lúc 11 giờ 30 phút.”

Nhưng “Cờ Tổ quốc” nào ?

Riêng chuyện nhỏ bé này thôi cũng đủ để vạch ra tính ngụy tạo lịch sử của Chính phủ Cộng sản miền Bắc mang tên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đối với cái gọi là “quân đội giải phóng” ở miền Nam Việt Nam sau Hiệp định đình chiến Geneve 1954 chia đôi đất nước.

Theo Chính phủ Việt Nam Cộng hòa thời Tổng thống Ngô Đình Diệm thì có khỏang 35,000 quân đội chính quy của Cộng sản vẫn ở lại miền Nam sau Hiệp định Geneve, nhưng không có tài liệu nào xác minh số quân thật sự của miền Bắc đã rời miền Nam.

Theo bài viết của Lê Liên (Phòng GDCC, Bảo tàng Lịch sử quốc gia)

ngày 31/10/2014 nhân kỷ niệm “60 năm ngày tập kết ra Bắc

- Cuộc chuyển quân lịch sử” (1954-2014) thì : “ Trong điều khoản của Hiệp định Genève đã quy định lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời để lực lượng hai bên tập kết, quân đội nhân dân Việt Nam tập kết ra phía Bắc, quân đội liên hiệp Pháp ở phía Nam. Giới tuyến quân sự chỉ có tính chất tạm thời, không có giá trị ranh giới hay lãnh thổ

Trước tình hình đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng đã có quyết định mang tầm chiến lược là đưa một số lượng không nhỏ con em cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc để tiếp tục học tập, nhằm đào tạo lực lượng cán bộ cho sự nghiệp cách mạng lâu dài của Đảng. Đợt chuyển quân tập kết ra Bắc này đã bắt đầu từ ngày 06/10/1954 và kết thúc 29/10/1954. Đây không chỉ là đợt chuyển quân thông thường mà còn là đợt chuyển quân mang trong đó những chủ trương, chính sách về quản lý, đãi ngộ, sử dụng và bồi dưỡng - đào tạo một đội ngũ cán bộ, chiến sĩ vừa góp phần cho công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc, vừa chuẩn bị lực lượng cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam sau này.”

Nhưng thành phần nào đã ra Bắc và người nào ở lại miền Nam ?

Lê Liên tiết lộ: “Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ, chỉ tập kết lực lượng quân sự, vì vậy để hợp lý hóa, cán bộ, học sinh và con em gia đình cách mạng đều phải mang quân trang, quân phục khi xuống tàu ra Bắc. Hiệp định cũng đã quy định rõ ba khu tập kết:

- Khu tập kết 80 ngày ở Hàm Tân (Bình Thuận), Xuyên Mộc Bà Rịa-Vũng Tàu).

- Khu tập kết 100 ngày ở Cao Lãnh, Đồng Tháp Mười (tỉnh Long Châu Sa) nay là tỉnh Đồng Tháp).

- Khu tập kết 200 ngày ở Chắc Băng, Cà Mau.

Tổng kết về việc thực hiện nhiệm vụ đón tiếp trao trả tù binh và cán bộ, chiến sĩ, đồng bào, học sinh miền Nam ra tập kết, Thanh Hóa đã đón nhận 1.869 thương, bệnh binh, 47.346 cán bộ, 5.922 học sinh và 1.443 gia đình cán bộ tập kết ra Bắc. Không kể số quân đội do Bộ Tư lệnh nhận, Thanh Hóa đã tiếp nhận ở Sầm Sơn 16.191 đồng bào và cán bộ bị giặc bắt và tù đày. Trong số này có 15.066 người thuộc miền Bắc vĩ tuyến và 1.125 người thuộc miền Nam vĩ tuyến.”

Như vậy rõ ràng số quân đội Cộng sản ở miền Nam đã không được thống kê đã thể hiện âm mứu đánh phá miền Nam sau này của Chính phủ Hồ Chí Minh.

Tài liệu tuyên truyền của Ban Tuyên giáo ghi trong Đề Cương (đã dẫn ở trên) xác nhận : “ Ở miền Nam, tháng 6/1954, Mỹ dựng chính phủ Ngô Đình Diệm và ráo riết thực hiện chính sách khủng bố tàn bạo, gây ra những tổn thất nặng nề cho cách mạng miền Nam. Trước tình hình đó, tháng 1/1959, Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) mở rộng đã xác định hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam và vạch rõ con đường cơ bản của cách mạng miền Nam là sử dụng bạo lực cách mạng.

Ngày 28/8/1959 nhân dân nhiều xã trong huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) nổi dậy giành chính quyền. Ngày 17/1/1960, nhân dân các huyện Mỏ Cày, Minh Tân, Thạnh Phú tỉnh Bến Tre nhất loạt nổi dậy, phá thế kìm kẹp, tạo nên phong trào “Đồng khởi” lan rộng ra nhiều tỉnh ở Nam Bộ, Khu 5. Từ phong trào “Đồng khởi”, lực lượng vũ trang và hệ thống chỉ huy quân sự các cấp của ta từng bước hình thành. Ngày 20/12/1960, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời. Ngày 15/2/1961, Quân ủy Trung ương quyết định thành lập Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, bộ phận trực tiếp của Quân đội nhân dân Việt Nam thực hiện nhiệm vụ chiến đấu ở miền Nam. “

Vậy mà trong các cuộc đàm phán với Mỹ và Chính phủ Việt Nam Cộng hòa tại Hội nghị Paris từ 1968 đến 1973, phiá Bắc Việt (Chính phủ VNDCCH) vẫn chối bai bải không có quân đội miền Bắc xâm lăng miền Nam và đòi cho bằng được quân Mỹ và quân đội đồng minh phải rút hết tòan bộ lực lượng ra khỏi miền Nam Việt Nam.

Sau khi Hiệp định “chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam” được 4 bên ký kết tại Paris ngày 27/01/1973 ( Mỹ,Việt Nam Cộng Hòa, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (miền Bắc) và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ( Mặt trận Giải phóng miền Nam, Việt Cộng) thì khỏang 300,000 quân miền Bắc và Cộng sản miền Nam (du kích miền Nam) vẫn đóng quân ở miền Nam.

NGỤY TẠO DANH NGHĨA

Nhưng trong suốt 20 năm chiến tranh xâm lăng VNCH thì lá cờ Đỏ Sao Vàng của miền Bắc không hề được trưng ra ở miền Nam. Quân lính Cộng sản chỉ mang lá cờ được “chế ra” gọi là của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam (MTDTGPMN ra đời ngày 20/12/1960 và đã bị đảng CSVN giải thể ngày 31/1/1977 để nhập vào Mặt trận Tổ quốc do đảng CSVN lãnh đạo).

Cờ của MTGP hình chữ nhật, chia đôi với phần trên mầu đỏ và phần dưới mầu xanh, ở giữa là ngôi sao 5 cánh mầu vàng.

Khi quân Cộng sản tấn công vào Sài Gòn thì trên nhiều xe tăng và xe chở lính đều có cắm cờ được gọi nôm na là “cờ Việt Cộng”, tuyệt nhiên không thấy bóng dáng lá cờ Đỏ Sao Vàng của miền Bắc.

Vì vậy không làm gì có chuyện “Cờ Tổ quốc tung bay trước tòa nhà chính của dinh Độc Lập lúc 11 giờ 30 phút.”

Hãy đọc Bách khoa toàn thư mở Wikipedia : “ Bùi Quang Thận (1948-2012) là người lính Quân đội Nhân dân Việt Nam đầu tiên cắm lá cờ chiến thắng của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trên nóc dinh Độc Lập vào lúc 11 giờ 30 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975.”

Trong số ra ngày Thứ Hai, 25/06/2012 báo Dân trí đưa tin: “ Ngày 24/6/2012, Đại tá Bùi Quang Thận, người cắm cờ trên Dinh Độc Lập vào ngày 30/4/1975 lịch sử, đã đột ngột qua đời tại quê nhà xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình….

…Trưa ngày 30/4/1975, ông chỉ huy xe tăng T54 mang số 843 đi đầu đội hình tiến vào Dinh Độc Lập. Khi xe tăng 843 bị kẹt lại tại cổng phụ và xe tăng 390 húc đổ cổng chính, Bùi Quang Thận nhảy xuống, mang cờ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam cắm trên nóc Dinh Độc Lập.

“Khi lên đến nơi, tôi hạ cờ ngụy xuống. Nhưng do cờ được buộc chắc chắn nên phải cắn bằng răng, sau đó treo cờ giải phóng vào. Kéo cờ mình lên, tôi lại hạ xuống, đưa tay xem đồng hồ. Tôi thận trọng ghi: 11h30 ngày 30/4 và ký tên Thận lên góc lá cờ Tổ quốc. Song, kéo cờ lên lại. Tôi quay đầu bước đi, rồi lại quay lại nhặt lá cờ của ngụy với ý định làm vật kỷ niệm trong cuộc đời chiến đấu”.

Theo lời kể này thì chính ông Thận cũng lầm tưởng lá cờ MTGPMN là “lá cờ Tổ quốc” vì nó đã được Chính ủy của đơn vị dậy lính như thế. Cũng như nếu có bị bắt thì cứ khai ngang là bộ đội quân “giải phóng” !

Tiếc thay cho lá cờ Tổ quốc” trá hình của ông Thận và hàng ngũ người miền Nam trong đòan quân du kích tay sai và Chính phủ bù nhìn Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời ngày 8/06/1969 (lãnh đạo then chốt :Nguyễn Hữu Thọ (Chủ tịch Mặt trận) -Huỳnh Tấn Phát (Thủ tướng) -Nguyễn Thị Bình (Bộ trưởng Ngọai giao), Trần Nam Trung (Bộ trường Quốc phòng), cùng với lá cờ hình chữ nhật “đỏ,xanh và ngôi sao vàng 5 cánh ở giữa ” đã bị “chôn sống tức tưởi” không kèn không trống khi Việt Nam chính thức chỉ còn một lá cờ “Đỏ Sao Vàng” duy nhất từ ngày Quốc hội bỏ phiếu thống ngày 02/07/1976.

Như vậy rõ ràng Ban Tuyên giáo Trung ương đã bịa ra chuyện “Cờ Tổ quốc tung bay trước tòa nhà chính của dinh Độc Lập lúc 11 giờ 30 phút” , khi trong thực tế bộ đội Cộng sản miền Bắc đã núp dưới lá cờ Việt Cộng để đánh phá và giết hại hàng triệu đồng bào miền Nam từ 1959 đến 30/4/1975.

Có lẽ cũng muốn tránh mang tiếng viết sai sự kiện lịch sử xâm lăng miền Nam không chối cãi được nên Nhà Thơ nổi tiếng Trần Đăng Khoa của Đài Tiếng nói Việt Nam mới nhập nhằng viết “

Chuyện đời thường - Người cắm cờ trên Dinh Độc Lập” ngày

01 Tháng Năm 2013: “Có lẽ trong chúng ta, ai cũng biết anh Đại Đội trưởng xe tăng Bùi Quang Thận, người đã cắm lá cờ trận mạc trên nóc Dinh Độc Lập buổi trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975. Nhưng xung quanh việc cắm cờ này, còn có khối điều thú vị mà không phải ai cũng có thể biết hết. Chính Bùi Quang Thận cũng không thể ngờ được mình đã làm nên kỳ tích lịch sử chỉ bằng có... hai bàn tay không….

…. Trước mặt anh, lố nhố những xe tăng, xe bọc thép tuyến phòng ngự cuối cùng của địch bảo vệ Dinh với bao nhiêu súng ống đạn dược tối tân, còn anh, chỉ có hai tay trắng và chiếc xe tăng lổng nhổng vỏ đạn. Bùi Quang Thận giật phắt lá cờ trận mạc cắm trên xe tăng, quay lại bảo lái xe Lữ Văn Hoá, pháo thủ Thái Bá Minh:

- Các cậu ở lại, mình vào Dinh nhé. Nếu không thấy mình quay ra, cũng không thấy lá cờ này nhô lên, thì tức là mình đã chết ở trong Dinh rồi!

Thế rồi, với hai bàn tay trắng, chỉ có lá cờ trận mạc ố xuộm khói đạn làm vũ khí, Bùi Quang Thận xông thẳng vào sào huyệt cuối cùng của kẻ thù.

Lên tầng thượng, hắn dẫn tôi đến cột cờ. Hoá ra cờ mình bé quá. Nó là cờ hiệu cắm trên nóc xe tăng. Trong không gian, ở trên đỉnh cái Dinh lồng lộng này, nó chỉ như cái mắt muỗi. Còn cờ địch to lắm, rộng đến mấy chục mét chứ chẳng ít, lại chằng buộc rất kỳ công bằng các nút dây thép, chừng hai mươi phân một nút. Tôi gỡ mãi mới được hai nút. Nhìn xuống dưới sân Dinh, xe tăng và quân ta bắt đầu tiến vào. Thế là tôi xé luôn lá cờ ấy, thay lá cờ của ta rồi kéo lên. Lúc bấy giờ là 11giờ 30 phút.”

Nhà Thơ nổi tiếng là “thần đồng” khi còn thơ ấu Trần Đăng Khoa mà cũng biết mánh mung không dám viết “lá cờ Tổ quốc” thì cũng đáng ghi thêm một nét ẩn ý với cái tên “lá cờ trận mạc” trong vụ treo cờ “của Việt Cộng miền Nam” trên dinh Độc Lập ngày 30/04/1975.

MẬU THÂN 1968 –VIỆT-TRUNG 1979-1989

Đến cái gọi là “thành tích” của Quân đội nhân dân (QĐND) trong cuộc tấn công đẫm máu Tết Mậu Thân 1968 ở miền Nam, Ban Tuyến giáo ba hoa : “ Giữa lúc cuộc chiến tranh leo thang của đế quốc Mỹ đến đỉnh cao nhất, Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) nhằm tạo bước ngoặt lớn, chuyển chiến tranh cách mạng miền Nam sang thời kỳ mới - thời kỳ giành thắng lợi quyết định. Chỉ trong một thời gian ngắn, quân và dân ta đã giành chiến thắng. Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt Xuân Mậu Thân 1968 trên toàn chiến trường miền Nam, cùng với việc đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ đối với miền Bắc đã giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của giới cầm quyền Mỹ, làm phá sản chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, buộc Mỹ chấp nhận đàm phán với ta tại Hội nghị Pari.”

Đúng là Hoa Kỳ đã tìm cách kết thúc cuộc chiến sau vụ Mậu Thân, nhưng lịch sử đã chứng minh Mậu Thân không phải là lý do duy nhất. Lịch sử cũng đã ghi đậm nét tội ác của quân đội CSVN đã gây ra cho nhân dân miền Nam trong nhiều vụ tàn sát người dân vô tội, trong đó bi thảm và tàn bạo nhất là cuộc hạ sát tập thể trên 5,000 thường dân và các viên chức chính phủ, đảng phái và tôn giáo tại cố đô Huế.

Vết đen này của QĐNDVN sẽ không bao giờ rửa được, cũng như Ban Tuyên giáo sẽ không chạy được tội tại sao chỉ biết lên án quân Khmer đỏ đã “gây ra nhiều cuộc thảm sát man rợ” khi “ tập đoàn Pôn Pốt - Iêngxari phát động cuộc chiến tranh xâm lược vùng biên giới Tây Nam” trong tháng 4/1977.

Trong khi đó thì trong tòan Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 70 năm chiến đấu bảo vệ Tổ quốc của quân đội không thấy, dù chỉ 1 chữ, lên án quân xâm lượcTrung Quốc đã tàn ác giết hại hàng ngàn dân vô tội, kể cả phụ nữ, cụ gìa và trẻ em khi chúng tràn qua biên giới đánh vào 6 tỉnh trong 2 cuộc chiến từ 1979 đến 1989 ?

Tuyên giáo viết : “Ở biên giới phía Bắc, ngày 17/2/1979, Trung Quốc đã huy động 60 vạn (600,000)quân tiến công trên toàn tuyến biên giới 6 tỉnh phía Bắc nước ta. Các lực lượng vũ trang địa phương, dân quân tự vệ đã phối hợp với một bộ phận bộ đội chủ lực cùng đồng bào các dân tộc vùng biên giới anh dũng chiến đấu, bảo vệ vững chắc từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc, buộc Trung Quốc phải rút hết quân vào ngày 16 tháng 3 năm 1979.”

Viết sơ sài như thế có ngụ ý gì là thắc mắc muốn hỏi ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trường Ban Tuyến giáo Trung ương ?

Bởi vì Đề Cương đã không điếm xủa gì đến tội ác “muôn đời không thể quên được” của nhân dân tại các mặt trận Lạng Sơn, Cao Bằng, Hòang Liên Sơn, Hà Tuyên và Qủang Ninh.

Hãy đọc một số đọan trích từ tài liệu của Việt Nam về cuộc chiến này : “Mặc dù Trung Quốc tuyên bố rút quân, chiến sự vẫn tiếp diễn ở một số nơi. Dân thường Việt Nam vẫn tiếp tục bị giết, chẳng hạn như vụ thảm sát ngày 9 tháng 3 tại thôn Đổng Chúc, xã Hưng Đạo, huyệnHòa An, Cao Bằng, khi quân Trung Quốc đã dùng búa và dao giết 43 người, gồm 21 phụ nữ và 20 trẻ em, trong đó có 7 phụ nữ đang mang thai, rồi ném xác xuống giếng hoặc chặt ra nhiều khúc rồi vứt hai bên bờ suối. Trong thời gian chuẩn bị rút quân, Trung Quốc còn phá hủy một cách có hệ thống toàn bộ các công trình xây dựng, từ nhà dân hay cột điện, tại các thị xã thị trấn Sapa, Đồng Đăng, Lạng Sơn….”

“…Tuy nhiên, quân Trung Quốc đã thực hiện nhiều hành động như giết chóc, đốt phá, ngay cả sau khi đã tuyên bố rút quân. Hầu hết các thị xã thị trấn mà Trung Quốc chiếm được đều bị phá hủy một cách có hệ thống.Tại thị xã Cao Bằng, quân Trung Quốc dùng thuốc nổ phá sập bất cứ công trình gì từ công sở đến bưu điện, từ bệnh viện đến trường học, từ chợ đến cầu. Tại Đồng Đăng, quân Trung Quốc lấy đi tất cả những gì có thể mang theo, từ xe đạp cho đến thanh ray tàu hỏa, những gì không mang được đều bị đập phá. Tại thị xã Cam Đường trên bờ sông Hồng, cách biên giới khoảng 10 km, ngoài việc phá hủy thị xã, quân Trung Quốc còn cho đốt cả mỏ apatit….”

“…Cuộc chiến cũng đã gây ra những thiệt hại nặng nề về kinh tế cho Việt Nam: các thị xã Lạng Sơn, Cao Bằng, thị trấn Cam Đường bị hủy diệt hoàn toàn, 320/320 xã, 735/904 trường học, 428/430 bệnh viện, bệnh xá, 41/41 nông trường, 38/42 lâm trường, 81 xí nghiệp, hầm mỏ và 80.000 ha hoa màu bị tàn phá, 400.000 gia súc bị giết và bị cướp. Khoảng một nửa trong số 3,5 triệu dân bị mất nhà cửa, tài sản và phương tiện sinh sống.”

Và ông Đinh Thế Huynh cũng phải trả lời tại sao tài liệu tuyên truyền đã không dám viết gì về cuộc kháng cự oanh liệt của bộ đội Việt Nam chống quân Trung Cộng xâm lược chiếm 8 đảo và đá ngầm của Việt Nam ở Trường Sa tháng 3/1988?

Đã có ít nhất 64 lính Hải quân Việt Nam hy sinh ở đó.

Thiếu tướng Lê Mã Lương là cựu giám đốc bảo tàng Lịch sử quân sự CSVN, từng tham chiến trong cuộc chiến tranh Việt Nam, chiến tranh biên giới Việt – Trung.

Ông tiết lộ tại cuộc hội thảo của Minh Triết Biển Đông hôm 14/6/2014: “ Trước khi xảy ra trận Hải chiến Trường Sa năm 1988, quân đội Việt Nam đã phải phải nhận lệnh ‘không được nổ súng’ trong trường hợp Trung Quốc đánh chiếm Gạc Ma hay bất kỳ một đảo nào ở Trường Sa.”

Ông nói : “Chính vì thế khi Trung Quốc tấn công vào đảo Gạc Ma, nó chỉ có hơn 40 lính với mấy cái xuồng bằng hợp kim nhôm đổ bộ vào. Trong khi bộ đội ta, trong đấy có một người sau này được truy tặng anh hùng là thiếu úy Trần Văn Phương chỉ có mỗi tay không và giữ chặt lá cờ trên đảo Gạc Ma. Không có súng.

Và rồi lính Trung Quốc bắn, nó đâm. Nó đâm hạ sỹ Nguyễn Văn Lanh nhiều nhát trọng thương. Anh em cứ quần lộn với lính Trung Quốc như vậy.”

Ông Lương không nói tên, nhưng Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh đã chỉ đích danh Đại tướng Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh thời kỳ này là thủ phạm đã ra lệnh “không được nổ súng” chống lại quân Trung Cộng.

Nhưng trên Anh còn có Tổng Bí thư đảng Nguyễn Văn Linh và Thủ tướng Đỗ Mười, hai người sau này đã dự Hội nghị bí mật đem bất lợi về cho Việt Nam ở Thành Đô (Trung Cộng) năm 1990.

Vậy chẳng lẽ Ban Tuyên giáo khi ra công tô son điểm phấn cho ngày kỷ niệm 70 năm thành lập Quân đội Nhân dân cũng đồng thời tạo dịp để xuyên tạc lịch sử về “lá cờ Tổ quốc” treo trên nóc dinh Độc lập ngày 30/04/1975 và chạy tội cho nước láng giềng Trung Cộng ?

Phạm Trần

(11/014)
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Đồng tế có đặc thù riêng
Nguyễn Trọng Đa
09:14 20/11/2014
Giải đáp phụng vụ: Đồng tế có đặc thù riêng

Giải đáp phụng vụ: Đồng tế có đặc thù riêng

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Đầu năm nay, tôi đến thăm một cộng đoàn tu sĩ tại các Quốc gia, và tôi thấy các linh mục đồng tế cao niên và ốm yếu chỉ mang dây các phép (stola) bên ngoài áo Dòng của họ để cử hành Thánh lễ. Kinh nguyện Thánh Thể, được sử dụng bởi bốn hoặc năm vị chủ sự Thánh lễ, thay đổi tùy theo tâm trạng của họ. Hầu như họ đọc gần hết các Kinh nguyện Thánh Thể. Tuy nhiên, không ai trong số các vị đồng tế có văn bản Kinh nguyện Thánh Thể trong tay. Tôi đã nghe nói rằng để cho việc cử hành Thánh lễ thành sự, chỉ cần họ đọc lời truyền phép trên bánh và rượu là đủ. Tuy nhiên, các lời đọc thay đổi trong các Kinh nguyện Thánh Thể khác nhau. Sau khi vị chủ tế Thánh Lễ rước Mình và Máu Thánh xong, ngài trao một mảnh Mình Thánh cho mỗi một trong hai thầy giúp lễ cho ngài. Sau đó, một thầy giúp lễ lấy bình thánh từ nhà tạm ra. Đứng ở một bên, đối diện với cộng đoàn, thầy trao Mình Thánh vào tay các linh mục, tu sĩ và giáo dân cùng lên rước lễ. Còn thầy giúp lễ kia, đứng ở phía đối diện, trao Chén thánh có máu Thánh cho các linh mục, tu sĩ và giáo dân đến gần thầy. Thưa cha, con muốn hỏi liệu Thánh lễ đồng tế như thế là thành sự và hợp pháp không? - H. H., Almaty, Kazakhstan

Đáp: Có nhiều điều cần được giải quyết ở đây. Có vấn đề thành sự, vấn đề các cử chỉ hợp pháp hay bất hợp pháp, và ở một khía cạnh khác, có thể có sự lạm dụng nghiêm trọng. Tôi sẽ cố gắng phân biệt các việc khác nhau và xem xét chúng cách riêng biệt.

Điều cần thiết là nhớ lại bối cảnh. Hình như đó là một cộng đoàn tu sĩ, mà trong đó hầu hết là các linh mục cao tuổi. Bối cảnh này có thể thay đổi câu trả lời đối với việc thực hiện một số qui định.

Trước hết, câu hỏi về mang dây các phép bên ngoài áo Dòng: huấn thị Redemptionis Sacramentum nói như sau về việc này:

"124. Ngoại trừ vị chủ tế phải luôn luôn mặc áo lễ theo màu ấn định, Sách Lễ Rôma cho quyền các linh mục đồng tế trong Thánh Lễ “khỏi mặc áo lễ, mà chỉ mang dây stola trên áo alba”, trước một lý do chính đáng, ví dụ như số các vị đồng tế quá đông và không có đủ lễ phục. Nhưng mà, nếu người ta có thể tiên liệu một trường hợp như thế, phải cố gắng hết sức cho có đủ lễ phục. Ngoại trừ vị chủ tế, các vị đồng tế có thể, khi cần, mặc áo lễ màu trắng nữa. Về phần còn lại, các ngài phải tuân thủ các quy tắc khác của những sách phụng vụ.

"126. Phải dứt khoát bài trừ lạm dụng sau đây, trái ngược với những quy định của các sách phụng vụ: dù chỉ có một người tham dự, các thừa tác viên có chức thánh không được phép cử hành Thánh Lễ mà không mặc lễ phục phụng vụ, hay chỉ mang dây stola trên áo thụng của tu viện, hay trên áo tu sĩ thường, hay nữa trên áo thường. Các Đấng Bản Quyền phải sửa chữa trong thời gian ngắn nhất những lạm dụng này, và các ngài phải theo dõi cung cấp cho tất cả các nhà thờ và các nhà nguyện thuộc quyền tài phán của mình, một số lễ phục phụng vụ, may đúng quy tắc” (Bản dịch Việt Ngữ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).

Mặc dù đây là một qui định nghiêm ngặt, Tòa Thánh có quyền ban phép miễn chuẩn vì lý do chính đáng. Chẳng hạn nếu các linh mục cao tuổi có xương giòn hoặc di động hạn chế nên gặp khó khăn khi mang áo dài trắng (alba), bề trên có thể xin phép chuẩn từ Tòa Thánh cho phép một linh mục đồng tế chỉ mang dây các phép, nếu có thể, áo lễ mỏng nhẹ bên ngoài áo Dòng. Trong trường hợp này, một hành vi bất hợp pháp trở thành hợp pháp.

Câu hỏi về việc đọc nhiều Kinh nguyện Thánh Thể sẽ không là một vấn đề của tính hợp pháp, miễn là các kinh khác nhau được sử dụng phù hợp với luật phụng vụ và không theo ý thích hoặc tâm trạng của chủ tế. Ba kinh nguyện Thánh Thể đầu tiên có thể được sử dụng trong bất kỳ ngày nào, còn Kinh nguyện thứ tư được dùng với mức độ hạn chế, và các lời nguyện hòa giải chỉ đọc khi thích hợp, chẳng hạn trong Mùa Chay hoặc trong một Thánh Lễ có chủ đề thống hối.

Còn các Kinh nguyện Thánh Thể cho các nhu cầu khác nhau chỉ có thể được sử dụng khi một Thánh Lễ cho các nhu cầu khác nhau được cử hành, và do đó chủ yếu là giới hạn cho các ngày trong tuần của mùa thường niên. Kinh nguyện Thánh Thể cho trẻ em là không được phép trong bối cảnh trên.

Trong tất cả lời nguyện trên, lời truyền phép là y như nhau, mặc dù đoạn mở đầu có thay đổi. Không có Kinh nguyện Thánh Thể nào đã được phê duyệt bằng tiếng Anh, mà trong đó lời truyền phép là khác nhau.

Sự gợi ý rằng thật là đã đủ cho các linh mục đọc với nhau lời truyền phép là vừa đúng vừa sai. Quả là đúng vì Thánh Lễ đã là thành sự. Nhưng quả là sai vì Thánh lễ cũng là bất hợp pháp. Qui chế Tổng quát Sách Lễ Rôma (GIRM) nói rõ ràng rằng các lời truyền phép là chưa đủ cho một vị đồng tế:

"218. Những phần mà các vị đồng tế cùng đọc, và nhất là mọi người buộc phải đọc các lời truyền phép, thì phải đọc nhỏ tiếng, để cho giọng của chủ tế được nghe rõ ràng. Bằng cách ấy, giáo dân mới lãnh hội bản văn dễ dàng hơn.

Những phần mà mọi vị đồng tế cùng đọc, mà có ghi dấu nhạc trong Sách Lễ, thì nên hát” (Bản dịch Việt Ngữ của Lm. Phanxicô Xaviê Nguyễn Chí Cần, giáo phận Nha Trang)

Số sau đây của Qui chế Tổng quát Sách Lễ Rôma mô tả một cách cẩn thận các việc đọc này cho mỗi Kinh Nguyện Thánh Thể. Chúng tôi xin tự giới hạn để chỉ nói những gì liên quan đến Lễ Quy Rôma:

"222. Từ kinh "Lạy Cha, xin thánh hóa" cho đến kinh "Lạy Cha, là Thiên Chúa toàn năng" (A "Quam oblationem" usque ad "Supplices"), chỉ một mình chủ tế làm các cử chỉ, tất cả các vị đồng tế cùng đọc chung, theo cách sau đây:

a. Kinh "Lạy Cha, xin thánh hoá", hai tay giơ về phía lễ phẩm;

b. Các kinh "Tối hôm trước ngày" (Qui pridie), "Cùng một thể thức ấy" (Simili modo): chắp tay;

c. Các lời của Chúa: tay phải, nếu thấy tiện, giơ về phía bánh và chén; mắt nhìn bánh thánh và chén khi nâng lên cho xem thấy và sau đó, thì cúi mình sâu;

d. Các kinh "Vì vậy, lạy Cha" (Unde et memores) và "Xin Cha đoái nhìn" (Supre quae): dang tay;

e. Kinh "Lạy Cha là Thiên Chúa toàn năng": cúi mình và chắp tay cho đến câu "tại bàn thờ này", rồi đứng thẳng lên và làm dấu khi đọc câu "tất cả chúng con được đầy tràn ơn phúc bởi trời" (Bản dịch như trên).

Nguyên tắc này có tầm quan trọng như vậy mà các hướng dẫn Redemptionis Sacramentum nói rằng nếu một linh mục không thể đọc chúng do khó khăn về ngôn ngữ, ông nên tránh đồng tế:

"113. Khi Thánh Lễ được nhiều linh mục đồng tế, Kinh Nguyện Thánh Thể phải được đọc trong ngôn ngữ mà tất cả các linh mục và dân chúng hiện diện trong buổi cử hành đều biết. Có thể xảy ra trường hợp, trong số các linh mục hiện diện, có vị không biết ngôn ngữ được dùng khi cử hành và không thể đọc các phần Kinh Nguyện Thánh Thể, dành riêng cho mình. Trong trường hợp này, các ngài không đồng tế, nhưng tốt hơn các ngài chỉ tham dự cử hành và mặc áo dành vào cung thánh, theo quy định” (Bản dịch Việt Ngữ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam)

Vì bác ái mục vụ, tôi nghĩ rằng sẽ là tốt hơn, khi không chỉ cung cấp cho các linh mục cao niên bản văn in sẵn, mà còn đừng đưa thêm gánh nặng cho các ngài với nhiều Kinh nguyện Thánh Thể khác nhau nữa.

Cuối cùng, đúng là một sự lạm dụng nghiêm trọng, khi để cho các linh mục đồng tế rước Mình Thánh Chúa được lấy từ nhà tạm. Một lần nữa huấn thị Redemptionis Sacramentum là rõ ràng:

"3. VIỆC RƯỚC LỄ CỦA LINH MỤC

97. Mỗi khi linh mục cử hành Thánh Lễ, ngài phải rước lễ tại bàn thờ, vào lúc do Sách Lễ ấn định. Ngược lại, các vị đồng tế phải rước lễ trước khi đi trao Mình Thánh Chúa. Linh mục chủ tế hay đồng tế không bao giờ đợi dân chúng rước lễ xong để mình mới rước lễ.

98. Việc các linh mục đồng tế rước lễ phải diễn tiến theo các quy tắc được các sách phụng vụ ấn định, bằng cách luôn luôn sử dụng những bánh lễ được truyền phép trong chính cử hành Thánh Lễ; vả lại, tất cả các vị đồng tế phải luôn luôn rước lễ dưới hai hình. Phải lưu ý rằng, khi linh mục hoặc phó tế trao mình thánh hay chén thánh cho các vị đồng tế, ngài không nói gì, nghĩa là không có đọc những lời: “Mình Thánh Chúa Kitô” hay “Máu Thánh Chúa Kitô”. (Bản dịch như trên).

Nếu có thể được, xin người đặt câu hỏi cho chúng tôi hãy trình bày câu chuyện với Giám mục sở tại và bề trên thượng cấp của cộng đoàn tu sĩ, nơi thánh lễ đồng tế như trên đã diễn ra. (Zenit.org 18-11-2014)

Nguyễn Trọng Đa

 
Văn Hóa
Đám Tang Tử Tế
Nguyễn Trung Tây
18:34 20/11/2014
□ Nguyễn Trung Tây
Đám Tang Tử Tế

□ Vào ngày cuối cùng của nhân gian, Chúa sẽ hỏi mọi người nhiều câu nhưng đều có chung một mẫu số: “Con có sống tử tế hay không?” (Matt 25:31-46). Tử tế thật sự ra mang tính trường sinh bất tử. Tôi sống tử tế, tôi sống muôn đời.


Sáng thứ Hai ngày 18 tháng 6. Phố Melbourne tấp nập thường lệ một ngày đô thị. Trên lề đường Flinder, tiếng chân nhanh nhanh bước tới công sở rộn ràng khua vang. Góc đường William, đèn xanh bật sáng, hàng xe hơi bám sát nối đuôi nóng nẩy gầm gừ phóng tới. Tháng 6, Úc Châu mùa Đông, mây xám dầy cộm che kín bầu trời. Vài khuôn mặt ngái ngủ, tay giơ cao, che miệng ngáp, mắt lơ đãng nhìn hai ba người ồn ào tại một góc phố. Tiếng người to tiếng chưa dứt, bất ngờ tiếng súng chát chúa nổ vang! Ngay tại góc đường William Street và Flinder Lanes, hai người đàn ông và một cô gái bật ngửa, té ngã. Vài người che miệng, có kẻ rú to! Mấy phút sau, xe cảnh sát nóng nảy chớp đèn phóng tới. Xe cứu thương bám sát theo sau hú còi khua vang. Một buổi sáng thứ Hai bận rộn dừng lại. Chưa ai hiểu chuyện chi đã xẩy ra.
Khoảng một tiếng đồng hồ sau, qua tin tức truyền hình và truyền thanh, cư dân Melbourne mới biết nguyên nhân dẫn đến tiếng súng. Nhận ra cô Kara Douglas bị hung thủ Christopher Hudson hành hung ngay giữa phố thị, Luật sư Brendan Keilar và anh Paul de Waard, hai người khách qua đường cùng nhảy vào can thiệp. Hung thủ Christopher lạnh lùng rút súng bắn trọng thương ông Brendan và anh Paul, đả thương trầm trọng cô Kara. Một tiếng đồng hồ sau, bệnh viện đưa tin anh Paul và cô Kara đang trong tình trạng hôn mê, nhưng riêng ông luật sư Brendan 43 tuổi đã trút hơi thở cuối cùng, để lại vợ và ba người con nhỏ.
Tiếng đạn nổ vang vào lúc 8:20 buổi sáng thứ Hai ngày 18 tháng 6 ngay giữa khu phố sầm uất Melbourne lấy đi một mạng người, gây thương tích trầm trọng hai người; nhưng tệ hại nhất, viên đạn sắt cũng đã đả thương trí mạng triết lý tử tế của nhân loại. Luật sư Brendan Keilar giờ đã ngủ yên trong nghĩa trang. Nhưng triết lý tử tế vẫn còn đang nằm hấp hối không biết sống chết lúc nào... Giờ này, có lẽ cư dân Melbourne còn đang thắc mắc tự hỏi không biết mình còn nên tiếp tục hành xử tử tế nữa hay không, bởi coi chừng có ngày mình dám mất mạng như ông luật sư Brendan! Bây giờ, nếu người vợ biết chồng mình có tính hào hiệp, giữa đường ưa nhào vào can thiệp chuyện thiên hạ, liệu người vợ có nên tiếp tục yên lặng? Bởi biết đâu, có ngày rồi chính mình và những đứa con cũng sẽ phải mặc áo tang đi theo sau quan tài của chồng và của bố …
Cẩn tắc vô ưu là thế!
I. Người Tử Tế: Coi Chừng!
Ngày hôm nay, bởi những luật lệ chằng chịt và ý thức hệ mới trong xã hội, người Tử Tế của những năm 2000 trước khi quyết định giúp ai cũng phải hết sức cẩn thận, kẻo không phước đâu chưa thấy mà lại thấy họa rước vào thân.
Khi gặp một em bé té ngã lăn quay nơi công cộng, người cẩn thận sẽ không vội vàng chạy lại bồng em đứng dậy. Chớ, chớ! Chớ có mà dại, bởi ai biết đâu đấy, bố mẹ em bé hoặc chính em sẽ đâm đơn kiện ngược lại người Tử Tế đã “cố tình” động chạm đến thân thể của em…
Tôi nhớ, trong một lần chạy bộ ngoài đường, vừa chạy được mấy bước, tự dưng tôi nhận ra thấp thoáng hai bóng người. Người phụ nữ khuôn mặt Á Châu đang hốt hoảng khua tay miệng kêu lớn,
Help! Help!
Trong khi đó bên cạnh bà ta, người phụ nữ Tây Phương khoảng bẩy mươi tuổi, khuôn mặt trầy trụa vết bầm, đang cầm khăn tay cố gắng bôi xóa dòng máu đỏ phun ra từ hai lỗ mũi. Tôi hốt hoảng dừng lại, miệng hỏi người đàn bà Á Đông, “What is happening?”, mắt nhìn theo những dòng máu đỏ tươi, trong đầu nghĩ ngay tới số điện thoại cấp cứu. Nhưng người đàn bà Úc khoác tay điệu bộ dứt khoát xua đuổi, chân bước tới, miệng nói,
I’m OK. I’m fine.
Trong khi đó, người phụ nữ Á Châu mặt mày hốt hoảng tiếng đực tiếng cái kể chuyện bà vừa mới thấy người đàn bà Úc xiêu vẹo té ngã sấp mặt xuống mặt đường xi măng… Nghe thủng lỗ tai câu chuyện, tôi chạy đuổi theo người đàn bà đang dần dần khuất dạng cuối đường. Nhận ra tôi, người đàn bà lập lại điệp khúc cũ, “I’m fine. I’m OK”, trong khi đó, một tay tiếp tục cầm khăn tay lau những dòng máu đang tuôn chảy, tay kia ra hiệu dáng vẻ dứt khoát xua đuổi!
Tôi dừng lại những bước chân, quay lại phân bua với người Tử Tế khuôn mặt Á Châu,
Sorry! What can we do?
Phải, chúng ta có thể làm được chi, nếu bạn đang sống trong một xã hội mà ý thức hệ về tự do cá nhân được tôn trọng, con người có quyền từ chối không chấp nhận sự giúp đỡ từ những người lạ mặt, và ngay cả những người thân trong gia đình.
II. Làm Được Chi?
Đúng là như thế, chúng ta có thể làm được chi, nếu người hàng xóm đã từng được chúng ta giúp đỡ trong cơn túng thiếu, giờ này tự dưng lạ mặt, không còn nhớ tới tình hàng xóm tối lửa tắt đèn và luôn cả số tiền mà họ đã nhăn mặt nói khó, chìa tay ra mượn năm xưa.
Mà nói có Ông Trời chứng giám, một lần gặp phải đốm đen trần thế như thế này, nhân gian có thể nhắm mắt nhịn nhục bỏ qua. Nhưng hai lần, rồi ba lần, lòng kiên nhẫn và lòng tử tế rồi cũng sẽ nổ tung như bọt bong bong căng phồng. Chẳng trách chi tâm hồn trần thế tiếp tục trở nên giá băng như tâm hồn cô gái đang tâm bỏ lại người con sơ sinh mới chào đời trước cửa bệnh viện Dandenong vào sáng sớm ngày 13 tháng 5 vừa qua. Mà mỉa mai thay, ngày 13 tháng 5 cũng chính là ngày Hiền Mẫu.
Bởi trái tim trần gian đã đóng băng, chẳng trách chi đàn ông Úc gốc Tây nhắm mắt làm ngơ, tỉnh bơ tiếp tục câu cá trước thân thể trương phềnh của thiếu nữ thổ dân Úc, nổi lềnh bềnh trên mặt hồ nước, như bộ phim Jindabyne trình chiếu tại Úc năm 2006 đã đặt vấn đề, đã từng chất vấn lương tâm của tất cả những người dân Úc trước thảm nạn của thổ dân Úc Châu.
III. Người Tử Tế: Đám Tang Tử Tế
Nói có thể phách hiển linh của ông luật sư Brendan chứng tha lỗi, lâu lâu mới có một người vớ vẩn như ông! Chẳng trách chi ông ngã gục. Chưa hết, ông luật sư lại còn tạo thêm môt cơ hội cho phe tà cầm kiếm sắc lụi thẳng vào ngực khiến mạng triết lý tử tế giờ này chỉ mành treo chuông. Có lẽ chẳng còn bao lâu nữa, thiên hạ sẽ lại sụt sùi, ngậm ngùi nước mắt mang xác triết lý tử tế đi chôn. Mà coi chừng đó, một khi nắp hòm triết lý tử tế đóng lại, đám tang tử tế đã cử hành, sự tử tế mồ yên mả đẹp, thiên hạ cũng sẽ thôi không còn đối xử tử tế với nhau nữa cho coi.
A. Thiên Hạ Đại Loạn
Mà nếu triết lý tử tế chết đi, thì thiệt tình là kẹt, bởi không biết lúc đó thiên hạ sẽ đại loạn tới cỡ thế nào?
Chồng không còn tử tế với vợ, con dâu không còn tử tế với mẹ chồng, hàng xóm không còn tử tế với láng giềng, nhà thờ không còn tử tế với giáo dân, chính phủ không còn tử tế với dân chúng!
Đại loạn! Thiên hạ đại loạn!
Thiệt tình là thế, trong một xã hội mà triết lý tử tế đã chết đi, mái ấm thân thương không còn ngọt ngào thân thương nữa; vợ chớ có cả tin mà thả lỏng dây cương, nhưng lo mà giữ chồng kè kè sát ngay bên, bởi ông bà mình đã từng dạy, “Đàn ông năm bẩy lá gan, lá ở cùng vợ lá toan cùng người”. Mẹ chồng lo mà cẩn thận giữ thân trước khi đưa vào miệng chén cơm trắng cá kho do cô con dâu vừa từ dưới bếp bưng lên, bởi câu chuyện dài mẹ chồng nàng dâu thì vẫn chưa tới hồi chung cuộc!
Đáng ngại là thế!
Trong một xã hội mà triết lý tử tế đã chết đi, hàng xóm láng giềng lo mà khóa cửa nhà cho chặt, bởi có ai mà tin được ai! Cẩn tắc vô ưu, đi ra ngoài đường là phải thủ sẵn trong người, nhẹ thì dao găm, nặng hơn súng lục. Vô tới nhà thờ rồi, giầy dép để ngoài sân, nhưng dao găm và súng lục nhét sâu trong người. Cha cụ cử hành thánh lễ trên cung thánh, ở dưới giáo dân miệng lẩm bẩm câu kinh, nhưng mắt lấm lét ngó trước nhìn sau, một tay chắp trước ngực, tay kia đặt trong túi quần nắm chặt chuôi dao găm, báng súng lục. Thánh lễ vừa tan, vừa bước ra khỏi nhà thờ, giáo dân tay dao tay súng kéo nhau tới nhà Thôn trưởng, nhẹ thì xin tí huyết, nặng thì bặp luôn, bởi tội ăn trên ngồi chốc áp bức dân làng từ bao năm nay. Thế là huyết lưu mãn địa! Cứ thế, Thôn này nối tiếp Huyện kia. Huyện kia cộng lại với Tỉnh khác, cả hai nhân lên hóa ra cả nước. Nước Úc nối tiếp nước Mỹ biến thành toàn cầu.
Đại loạn toàn cầu bởi triết lý tử tế đã chết đi, đám tang tử tế đã được cử hành, quan tài tử tế đã bị chôn sâu dưới ba thước đất là như thế!
B. Hiệp Định Copenhagen
Như vậy thì cần gì phải ồn ào kéo nhau về Copenhagen họp hành, đề nghị các quốc gia kỹ nghệ trên thế giới phải giảm thiểu tối đa lượng thán khí thải vào trong bầu khí quyển. Đằng nào thì cũng chết hết. Chết bởi global warming hay chết bởi đám tang tử tế thì cũng chỉ là một cái chết.
Mà coi chừng đó nghe! E rằng hiểm họa gây ra bởi đám tang tử tế tới nhanh hơn là hiểm họa gây ra bởi hiện tượng trái đất nóng dần. Thì cứ nhìn đi rồi sẽ thấy, cũng phải kéo dài trên dưới 200 năm từ những thời điểm khi kỹ nghệ cơ khí phát triển thải ra bao nhiêu thán khí vào bầu khí quyển cho tới những ngày gần đây, trái đất mới bắt đầu ho khan, ắt xì, chuyển mình nóng sốt. Nhưng hồi thế chiến thứ Hai, chỉ trong vòng trên dưới một năm, sát thủ Ninja Nhật Hoàng Hirohito đã gửi về âm phủ 2 triệu người Việt Nam chết đói xanh xao; Hitler chỉ trong có mấy năm cầm quyền mà đã giết đã đốt ra tro hơn 6 triệu người Do Thái trong những trại tập trung. Nhưng nếu đem con số của 2,000,000 nạn nhân bởi Ninja Hirohito hoặc 6,000,000 bởi phát xít Hitler ra so sánh với con số 61,911,000 nạn nhân bỏ mạng trong trại tù Gulag của Liên Sô từ những ngày Cách Mạng Tháng Mười năm 1917, và 35,236,000 bị giết chết tại Trung Hoa lục địa từ năm 1949, [1] thì sát thủ Hirohito và đồ tể Hitler còn phải nghiêng mình cúi đầu khiêm nhường vô lớp ngồi học dưới sự hướng dẫn của sư tổ Lenin, giảng sư Stalin, và đại sư phụ Mao Trạch Đông.
Thiên hạ đại loạn toàn cầu sau khi triết lý tử tế đã chết đi đã mồ yên mả đẹp là thế đó!
IV. Sự Tử Tế Đã Chết?
Nhưng có đúng là bởi những ràng buộc chằng chịt về luật pháp trong ngày hôm nay, bởi những đồ tể Lenin, Hitler, Hirohito, Stalin, Mao Trạch Đông, và gần đây nhất Christopher, triết lý tử tế đã chết đi, đã bị chôn sâu dưới lòng đất hay không?
Tôi dừng lại những hàng chữ, nhìn chung quanh. Văn phòng nơi tôi đang ngồi làm việc vào một buổi chiều, tất cả đang yên lặng. Người Thư ký văn phòng đang chăm chú ngồi đánh máy công văn. Qua khung cửa văn phòng, tôi nhận ra tia nắng vàng chiếu xiên xiên hàng cây phượng tím. Bây giờ đang là một buổi chiều tháng 6 Úc Châu. Bầu trời sa mạc xanh ngăn ngắt mặc dầu tháng 6 Úc Châu mùa đông. Tôi nhận ra tiếng hò hét của học sinh Tiểu học nơi sân trường, tiếng cười tiếng hát… Trong văn phòng, tôi ngồi cặm cụi ngồi viết những hàng chữ cuối cùng một bài ngăn ngắn gửi báo địa phương, một bài văn nửa tường trình nửa trình bày kinh nghiệm sau một lần công tác với thổ dân… Đời sống Úc Châu vẫn trôi qua trong êm ả và thanh bình. Đời sống riêng tôi tại sa mạc cháy đỏ bình an và hạnh phúc!
A. Khăn Rằn Ri và Lơ Xe
Không bù lại cho một khoảng thời gian cuối thập niên 70, khi đó tôi vào tù ra khám như cơm bữa bởi tội vượt biên. Tệ hại nhất là lần bị bắt giam tại trại tù Tiền Giang năm 1978. Khi tôi được thả, trên người thiếu niên mới lớn chỉ còn trơ trọi bộ quần áo tù và một tờ giấy Lệnh Tạm Tha. Không có một đồng lận trong người để mua vé xe về lại Sài Gòn, tôi không còn chọn lựa nào khác, đành phải chìa tay…ăn mày. Thấy tôi thiếu niên, mặt mày xanh xao đói khát chìa tay xin tiền, những bà bán hàng ở chợ Mỹ Tho nhanh nhanh quyên góp, bố thí cho tôi những đồng tiền tử tế để tôi mua vé xe đò quay về lại Sài Gòn. Câu chuyện tử tế chưa chấm dứt ở đó, bởi khi bước lên xe đò, người thanh niên lơ xe mặt còn trẻ măng, trong khi soát giấy chứng minh nhân dân và thâu tiền xe đò, thấy tôi ngần ngại chìa ra tờ giấy Lệnh Tạm Tha, lắc đầu cười nho nhỏ, không lấy tiền vé, nhưng chỉ cho tôi chiếc ghế gỗ của anh ta ngay phía sau lưng ghế bác tài.
Dòng thời gian trôi, bao nhiêu thăng trầm trôi nổi tôi đã nếm khá nhiều trong gần ba chục năm vừa qua; bao nhiêu mặn nhạt chua cay do trần gian mang lại, tôi “hưởng” đủ; và tôi cũng đã quên đi tất cả; nhưng vẫn không hiểu tại sao tôi vẫn còn nhớ rõ những khuôn mặt quấn khăn rằn ri của những bà hàng chợ Mỹ Tho và nụ cười anh chàng lơ xe đò Tiền Giang vào một buổi trưa tháng 5 năm 1979 tại phố chợ Mỹ Tho???
B. Công Nương Diana
Vào dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 46 của Công nương Diana do hoàng tử William và Henry tổ chức, hơn 70 ngàn người đã kéo về vận động trường Wembley thủ đô London để tưởng nhớ công nương Diana. Công chúa Diana có thể nổi tiếng bởi vì cô đẹp, lại còn là vợ hoàng tử nước Anh, và mẹ đương kim thái tử William; nhưng sau khi cô trút hơi thở cuối cùng, tưởng rằng có lẽ theo dòng thời gian người người rồi cũng sẽ quên đi người con gái xinh đẹp nhưng lại mệnh bạc. Nhưng không! Người ta vẫn nhắc nhở tới công nương Diana và những công tác bác ái xã hội của riêng cô. Nếu công nương Diana khi còn sống quyết định đóng khung trong tháp ngà vương giả như bao nhiêu công nương khác, có lẽ thiên hạ rồi cũng sẽ quên cô đi như thế gian đã từng quên đi bao nhiêu công nương. Nhưng Diana vẫn còn sống trong lòng, ít ra là 70 ngàn người, chính bởi vì tấm lòng tử tế của cô đối với người nghèo trên thế giới. Công nương đã lưu lại trong tâm khảm của nhiều người không phải bởi cô đẹp, hay bởi cô là công nương của hoàng gia Anh, nhưng chính bởi cô giàu lòng tử tế với những nạn nhân của bệnh Aids và những người nghèo khổ của lục địa Phi Châu.
C. Chuyện Bất Tử
Thật vậy, những đời người sống với và dạy dỗ nhân loại về sự tử tế đều đã trở thành vĩ nhân bất tử của thế giới, Đức Phật, Đức Khổng Tử, Đức Giêsu, Thánh Gandi, Mẹ Theresa...
Riêng về Đức Giêsu, chuyện kể rằng vào một buổi sáng thứ Hai, những người đàn bà đi tới ngôi mộ đá, và họ khám phá ra tảng đá đã lăn sang một bên, riêng xác Đức Giêsu đã biến mất. Để giải thích hiện tượng lạ kỳ này, có người nói nếu Đức Giêsu có khả năng hồi sinh cô con gái mười hai tuổi của ông Jairus (Mark 5: 41-42), con trai bà góa thành Nain (Luka 7:11-17), và ông Lazarô đã chôn trong mộ bốn ngày (John 11), thì làm sao Ngài lại không có khả năng để phục sinh chính thân xác của Ngài.
Suy luận trên đây có tính thuyết phục. Nhưng cũng vẫn có một lý do khác để giải thích tại sao Đức Giêsu đã sống lại; lý do này liên quan đến khái niệm bao gồm ba chữ: Sự Tử Tế. Nói một cách khác, Đức Giêsu đã sống dậy bởi vì Ngài là một người tử tế, Ngài là hiện thân của Sự Tử Tế. Và sự tử tế thì không bao giờ có thể chết thối trong mồ, hoặc bị lãng quên theo dòng thời gian. Nói một cách ngắn gọn, tử tế có tính bất tử
V. Ông Luật Sư Brendan: Sự Tử Tế
Bởi sự tử tế có tính bất tử, tôi bỗng dưng ngộ, hiểu ra tại sao đã gần ba chục năm trôi qua, tôi vẫn nhớ tới những khuôn mặt tử tế của những bà hàng quấn khăn rằn ri và anh chàng lơ xe đò của một buổi trưa tháng 5 năm 1979 tại phố chợ Mỹ Tho.
Bởi công nương Diana có tấm lòng tử tế, cho nên cô sẽ còn tiếp tục sống trong lòng nhiều người.
Bởi Đức Phật, Đức Khổng Tử, Đức Giêsu, Thánh Gandi, Mẹ Theresa là những người tử tế, các Ngài là hiện thân của Sự Tử Tế, các ngài sẽ còn tiếp tục sống mãi và sống muôn đời.
Sau hết, bởi tấm lòng tử tế, ông luật sư Brendan Keilar đã không chết, nhưng tiếp tục trở thành một nhân vật bất tử. Cái chết của ông không phải là một cái chết vớ vẩn, nhưng là một tấm gương soi cho thị dân Melbourne và người dân Úc, dù là Úc gốc Tây, hay Úc gốc Việt. Giờ này thể xác ông đã yên nghỉ, nhưng hồn phách tinh anh của ông vẫn sống với người dân thị trấn Melbourne, bởi nói theo hơi nhạc của Trần Thiện Thanh,
Anh không chết đâu anh,
Người anh hùng “Nhân Hậu” tên “Brendan”.
Anh vẫn sống thêng thanh
trong lòng muôn người
biết yêu “sự tử tế”.

Đúng như vậy, cuộc đời trăm năm ngắn ngủi sẽ trôi qua. Ngàn vạn thành quách cũng đã sụp đổ. Vĩ đại như Alexander hay Quang Trung đại đế cũng đã nằm xuống. Xinh đẹp sắc sảo như Nữ Hoàng Cleopatra hay Nam Phương Hoàng Hậu cũng đã ngủ yên. Cuộc đời tiếp tục trôi qua. Thiên hạ tiếp tục rủ nhau bốc hơi biến mất. Ngày mai nếu hiểm họa global warning xầm xập kéo tới bôi xóa phố phường Úc Châu và cả thế giới, lúc đó, sẽ chỉ còn sót lại trong tâm thức vũ trụ những nhân vật mang chân dung Tử Tế. Tất cả còn lại đều chỉ là một con số không to tướng mà thôi.
□ Nguyễn Trung Tây, SVD
www,nguyentrungtay.webs.com
____________________________
chú thích
[1] Lữ Giang, Con Số 100 Triệu Nạn Nhân (http://www.vietcatholic.net/News/Read.aspx?id=44936).
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Nơi Về Ngàn Thu
Joseph Nguyễn Tro Bụi
22:28 20/11/2014
NƠI VỀ NGÀN THU
Ảnh của Joseph Nguyễn Tro Bụi
Kiếp sống này, Chúa kể bằng không.
Đứng ở đời, thật con người chỉ như hơi thở,
Thấp thoáng trên đường tựa bóng câu.
(Trích Thánh vịnh của vua Đa-vít 39-38)
 
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 13/11 – 19/11/2014: Năm Đời Sống Thánh Hiến
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
07:42 20/11/2014
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Đức Thánh Cha lên tiếng bênh vực quyền của trẻ em được lớn lên trong gia đình có cha có mẹ

Sáng 17 tháng 11, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ tọa phiên họp đầu tiên của hội nghị quốc tế về gia đình truyền thống, nhóm tại Vatican từ ngày 17 đến 19 tháng 11 về chủ đề “sự bổ túc của người nam và người nữ cho nhau”.

Hội nghị do Bộ giáo lý đức tin tổ chức và diễn ra tại Hội trường Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới ở nội thành Vatican, với sự tham dự của 365 người, trong số này có hơn 30 diễn giả đến từ 23 quốc gia và thuộc nhiều hệ phái Kitô cũng như thuộc các tôn giáo như Do thái, Hồi giáo, Phật giáo, Ấn giáo, Lão giáo, Jaina và đạo Sikh. Trong số các tham dự viên, đặc biệt có Đức Cha Charles Chaput, Tổng Giám Mục giáo phận Philadelphia, Hoa Kỳ, là nơi sẽ diễn ra Đại hội các gia đình Công Giáo thế giới vào tháng 9 năm 2015.

Lên tiếng sau lời chào mừng của Đức Hồng Y Gerhard Mueller, Tổng trưởng Bộ giáo lý đức tin, Đức Thánh Cha nhận xét rằng “Trong thời đại chúng ta ngày nay, hôn nhân và gia đình đang bị khủng hoảng. Chúng ta sống trong một nền văn hóa tạm thời, trong đó càng ngày càng có nhiều người từ bỏ hôn nhân như một sự dấn thân công khai. Cuộc cách mạng này về phong tục và luân lý thường giơ cao lá cờ gọi là “tự do”, nhưng trong thực tế, nó đưa tới sự tàn phá về tinh thần và vật chất cho vô số người, nhất là những người dễ bị tổn thương nhất. Càng ngày người ta càng thấy rõ sự suy đồi của nền văn hóa hôn nhân đã đẩy nhanh sự gia tăng nghèo đói và một loạt các vấn đề xã hội, gây thiệt hại thái quá cho phụ nữ, trẻ em và người già”.

Đức Thánh Cha kêu gọi các tham dự viên nhấn mạnh tới những cột trụ cơ bản nâng đỡ một quốc gia, đó là những thiện ích tinh thần. Ngài nói: “Gia đình là nền tảng sự sống chung và là bảo đảm chống lại sự phân hóa xã hội. Các trẻ em có quyền được lớn lên trong gia đình, với một người cha và một người mẹ có khả năng kiến tạo một môi trường thích hợp cho sự tăng trưởng và trưởng thành tình cảm của các em. Vì thế, trong Tông Huấn “Niềm vui Phúc Âm, tôi đã nhấn mạnh đến sự đóng góp không thể thiếu được của hôn nhân cho xã hội, sự đóng góp này vượt lên trên bình diện cảm cúc và những nhu cầu nhất thời của đôi vợ chồng”

Cũng trong bài diễn văn, Đức Thánh Cha kêu gọi các tham dự viên làm nổi bật một chân lý liên quan tới hôn nhân, đó là sự dấn thân chung kết đối với tình liên đới, lòng chung thủy và tình yêu phong phú, đáp ứng những ước muốn sâu đậm nhất của tâm hồn con người.. Điều quan trọng là người trẻ đừng chiều theo não trạng tai hại của lối sống tạm thời, trái lại trở thành những người cách mạng, can đảm tìm kiếm một tình yêu mạnh mẽ và bền vững, nghĩa là đi ngược dòng.. Chúng ta cũng đừng để cho mình bị rơi vào một cạm bẫy, bị đánh giá theo các quan điểm ý thức hệ, bị coi là những gia đình cấp tiến hoặc gia đình bảo thủ. Không thể nói như vậy, gia đình là gia đình”.

2. Đền Thánh quốc gia Washington trở thành nơi thờ phượng của người Hồi Giáo

Hôm thứ Sáu 14 tháng 11, các tín hữu Kitô đã được Ban Quản Trị đền thánh mời đi chỗ khác chơi để dành chỗ cho hàng ngàn tín hữu Hồi Giáo tụ tập cầu nguyện theo nghi lễ Hồi Giáo tại Đền Thánh quốc gia Washington.

Điều may mắn là đền thánh ấy là của người Anh Giáo chứ không phải là Đền Thánh quốc gia Hoa Kỳ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội của Công Giáo cách đó 7km.

Đền Thánh quốc gia Washington của Anh Giáo là nơi thường xảy ra những buổi lễ liên quan đến các vị tổng thống Hoa Kỳ. Trong quá khứ, nơi đây đã diễn ra những buổi cầu nguyện đại kết trong đó có sự tham dự của đại diện các tôn giáo khác, trong đó có Hồi Giáo.

Tuy nhiên, bà mục sư Canon Gina Campbell, giám đốc các nghi lễ Phụng Vụ tại đền thánh này đã cho phép 5 nhóm Hồi Giáo trong vùng Washington và phụ cận được cử hành những nghi lễ ngày thứ Sáu Hồi Giáo từ 11:30 đến 13:30 bất chấp những phản ứng dữ dội của các tín hữu Anh Giáo.

Các tín hữu Hồi Giáo không thiếu những nơi thờ phượng của họ. Những ai sống ở Washington DC đều biết là gần đó, trên đường Massachusetts Avenue có một đền thờ Hồi Giáo rất hoành tráng.

Bà mục sư Canon Gina Campbell cho rằng “những buổi cầu nguyện tại một Vương Cung Thánh Đường Kitô giáo chứng tỏ sự thân thiện hơn. Nó thể hiện sự đánh giá cao những truyền thống cầu nguyện của người khác và là một cử chỉ mạnh mẽ hướng đến một quan hệ sâu đậm hơn giữa hai truyền thống Abraham”.

Tưởng cũng nên nói thêm là tại West Java, Nam Dương, hôm Chúa Nhật 9 tháng 11, hàng trăm tín hữu Hồi Giáo đã bao vây giáo xứ Thánh Odilia để ngăn cản các tín hữu Công Giáo cử hành thánh lễ trong nhà thờ của chính họ. Theo thông tấn xã AsiaNews, cha chánh xứ vì lo sợ nhà thờ bị đốt đã dọn hết đồ đạc ra bên ngoài nhà thờ và treo thông cáo nói rằng “sẽ không có thánh lễ nào được cử hành tại đây trong tương lai”.

Trong những năm gần đây đền thánh quốc gia Washington thường là đầu đề cho những tin giật gân trên báo chí Mỹ. Mới đây nhất, hôm 9 tháng Giêng năm 2013, Đền Thánh quốc gia Washington công bố rằng đền thánh được xây cách đây 107 năm, là nơi đầu tiên cử hành hôn nhân đồng tính. Cách đó không lâu, một phụ nữ giải phẩu đổi giống thành đàn ông rồi được phong chức mục sư đã được chào đón tưng bừng tại Đền Thánh quốc gia Washington.

Tại Hoa Kỳ, Anh Giáo có 77 triệu tín hữu so với 78.2 triệu người Công Giáo.

3. Lãnh tụ Hồi Giáo đe dọa tấn công Rôma

Trong một tuyên bố được phát thanh ngày 13 tháng 11, Abu Bakr al-Baghdadi, lãnh tụ của cái gọi là Nhà nước Hồi giáo, thề rằng phe đảng của ông sẽ tiếp tục cuộc chiến hiện nay và sẽ tấn công Rôma.

Y nói: "Các tên lửa của thập tự quân sẽ không ngăn được chúng tôi tiến về Rôma" trong khi kêu gọi người Hồi giáo trên thế giới "làm cho thánh chiến bùng nổ như núi lửa ở khắp mọi nơi."

Việc đề cập đến "các tên lửa của thập tự quân” rõ ràng là muốn ám chỉ đến một báo cáo cho rằng al-Baghdadi đã bị giết chết hoặc ít nhất là bị thương nặng trong một cuộc tấn công tên lửa của Hoa Kỳ. Thông điệp của al-Baghdadi dường như đã được đưa ra nhằm chứng minh rằng y vẫn còn sống.

Hôm 9 tháng 11, nhiều nguồn tin trên thế giới cho biết al-Baghdadi đã bị thương hay thậm chí là thiệt mạng trong cuộc không kích của Hoa Kỳ một ngày trước đó.

Nhà lãnh đạo Hồi giáo cũng đã nhắc tới quyết định của Tổng thống Mỹ Obama tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Iraq. Y nói: "Chẳng bao lâu người Do Thái và các thập tự quân sẽ bị buộc phải trực diện chiến đấu trên bộ và gửi các lực lượng bộ binh của họ đến với cái chết và sự hủy diệt."

4. Những thống kê bi đát về làn sóng bỏ đạo tại Mỹ Châu Latin

Trong khi 84% người dân ở châu Mỹ Latin nói rằng họ đã được sinh ra và lớn lên trong một gia đình Công Giáo, chỉ có 69% nhận mình là người Công Giáo. Nói cách khác 15% dân số ở châu Mỹ Latin đã bỏ đạo.

Một nghiên cứu của cơ quan Pew cho thấy ở mọi quốc gia thuộc châu Mỹ Latinh đều có một số lượng lớn người dân rời khỏi Giáo Hội Công Giáo. Tại Nicaragua, một phần tư dân số nước này là những người đã từng là người Công Giáo nhưng nay bỏ đạo; ở Brazil, con số này là một phần năm.

Các giáo phái Tin Lành trong khu vực đã phát triển đáng kể trong những thập kỷ gần đây, một phần nhờ vào sự gia nhập của những người Công Giáo. Ngày nay 19% dân số Mỹ Latinh là Tin Lành, mặc dù chỉ có 9% người dân được sinh ra trong các gia đình người Tin Lành. Cũng đã có một sự gia tăng mạnh số lượng người nói rằng họ không có niềm tin tôn giáo.

Khi được hỏi lý do họ đã thay đổi tôn giáo của họ, hầu hết những người từng là Công Giáo trước đây nói rằng Giáo Hội Tin Lành đã cho họ một cảm giác mạnh mẽ về một mối quan hệ cá vị với Chúa Giêsu Kitô. Về các vấn đề như phá thai và đồng tính luyến ái, những người cựu Công Giáo hiện nay thờ phượng trong giáo đoàn Tin Lành cho rằng họ ủng hộ và tuân giữ các giáo huấn luân lý Kitô giáo truyền thống mạnh hơn so với những người vẫn tự xưng là người Công Giáo.

Về phương diện lịch sử, châu Mỹ La tinh đã từng là một khu vực trong đó người Công Giáo chiếm đa số. Trong hầu hết các nước, cho đến thế hệ gần đây, người Công Giáo vẫn có thể chiếm đến 90% dân số. 40% dân số Công Giáo trên thế giới sinh sống trong khu vực này.

5. Lịch trình chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Sri Lanka và Philippines.

Hôm thứ Sáu 15 tháng 11, Tòa Thánh đã công bố lịch trình đầy đủ cho chuyến tông du vào tháng Giêng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Sri Lanka và Philippines.

Đức Thánh Cha sẽ rời Rôma vào tối thứ Hai 12 tháng Giêng, để bay đến Colombo, Sri Lanka, và sẽ đến nơi vào sáng thứ Ba. Sau buổi lễ chào đón tại phi trường, Đức Thánh Cha sẽ có một cuộc họp với các giám mục Sri Lanka trước khi có cuộc viếng thăm xã giao tại dinh tổng thống lúc 17h, và một cuộc họp với đại diện các tôn giáo bạn lúc 18h15.

Lúc 8h30 sáng thứ Tư 14 tháng Giêng, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự lễ phong thánh cho chân phước Joseph Vaz, và sau đó thăm đền thờ Đức Mẹ Mân Côi tại Madhu vào buổi chiều cùng ngày.

Sáng sớm ngày thứ Năm, 15 tháng Giêng, Đức Thánh Cha sẽ thăm đền thánh Đức Mẹ Lanka tại Bolawalana trước khi ra sân bay lúc 8h45 để lên đường sang Manila.

Lúc 17h45 cùng ngày, Đức Thánh Cha sẽ đến phi trường Villamor của thủ đô Manila.

Nghi thức chào đón sẽ được diễn ra vào lúc 9h sáng ngày thứ Sáu tại dinh tổng thống. Sau đó, ngài sẽ nói chuyện với các nhà lãnh đạo chính trị và ngoại giao. Lúc 11:15 Đức Thánh Cha sẽ dâng Thánh Lễ với các giám mục, linh mục, và tu sĩ nam nữ. Buổi chiều, ngài sẽ có một cuộc họp với các gia đình.

Vào ngày thứ Bảy, Đức Thánh Cha sẽ đi thăm các nạn nhân của cơn bão Hải Yến tại tổng giáo phận Palo, sau đó trở về Manila.

Trong ngày Chúa Nhật 18 tháng Giêng, Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ các nhà lãnh đạo tôn giáo, sau đó với người trẻ Phi Luật Tân, và cuối cùng cử hành Thánh Lễ tại công viên Rizal lúc 15:30.

Sáng thứ Hai, 19 tháng Giêng, Đức Giáo Hoàng sẽ rời Manila sau nghi lễ tiễn biệt lúc 9h45. Ngài dự kiến sẽ đáp xuống phi trường Ciampino lúc 17h40 cùng ngày.

6. Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhắc nhớ kỷ niệm 30 năm hiệp ước hòa bình giữa Chile và Á Căn Đình

Trong buổi triều yết chung hôm thứ Tư 12/11/2014, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhắc nhớ kỷ niệm 30 năm hiệp ước hòa bình được Chile và Á Căn Đình ký kết vào ngày 29 tháng 11 năm 1984 tại Vatican.

Vào năm 1978, cả hai quốc gia đang ở bờ vực chiến tranh do tranh chấp lãnh thổ Beagle. Tuy nhiên, Đức Gioan Phaolô II đã làm trung gian hòa giải cho cuộc xung đột và sau nhiều năm đàm phán, hai nước đã thoả thuận được đường biên giới cụ thể.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói:

"Tôi vui mừng chào đón nhóm các quân nhân Chile. Trong những ngày này chúng ta kỷ niệm 30 năm ngày ký kết hiệp ước hòa bình giữa Á Căn Đình và Chile.

Đường biên giới giữa hai nước hiện nay đã rõ ràng. Chúng ta sẽ không tiếp tục phải chiến đấu tại biên giới; chúng ta sẽ chiến đấu vì những điều khác, nhưng không vì đường biên giới nữa.

Nhưng có một điều tôi muốn lưu ý: điều này được thực hiện nhờ vào thiện chí đối thoại. Chỉ có thiện chí đối thoại mới có thể giải quyết vấn đề. Tôi muốn nêu lên lòng biết ơn Thánh Gioan Phaolô II và Đức Hồng Y Samore, những người đã làm rất nhiều việc để đạt được hòa bình giữa chúng ta. Cầu cho tất cả những người dù phải liên quan đến bất cứ loại xung đột nào, dù là biên giới hay văn hóa, đều có thể được khích lệ giải quyết xung đột trên bàn đối thoại chứ không phải trong sự tàn bạo của chiến tranh".

7. Hành hương kỷ niệm 500 ngày sinh Thánh Têrêsa Avila

Thánh Têrêsa Avila là một trong những phụ nữ có ảnh hưởng nhất trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo. Cuộc cải tổ của thánh nữ bắt đầu từ 17 đan viện Dòng Cát Minh đã lan rộng khắp Tây Ban Nha vào thế kỷ 16.

Ông Miguel Ángel García Nieto, Chủ tịch Tổ chức "Những bước chân của Têrêsa" cho biết: "Ngài viết cuốn sách mang tên ‘Các nền tảng’ trong đó ngài mô tả 17 địa điểm ở Tây Ban Nha mà ngài sẽ từng bước thiết lập nên điều ngài gọi là ‘những ngôi nhà chim’. Ngài gọi các nữ tu là ‘bồ câu’".

Thánh nữ Têrêsa sinh ngày 28 tháng Ba năm 1515 tại thành Avila, Tây Ban Nha. Để kỷ niệm 500 ngày sinh của Thánh Têrêsa Avila, 17 thành phố của Tây Ban Nha sẽ cùng nhau cổ vũ cuộc hành hương tôn giáo đồng hành cùng văn hóa.

Sáng kiến này được gọi là "Những bước chân của Têrêsa" và trong số các thành phố tham gia có Ávila, Burgos, Valladolid, Sevilla và Granada.

Ông Miguel Ángel García Nieto cho biết thêm: "Mục tiêu trước tiên là gần gũi Thánh Têrêsa hơn để chiêm ngưỡng ngài. Thứ hai là phải đi qua ít nhất bốn trong số những thành phố và kết thúc tại Ávila, nơi ngài sinh ra, nơi mọi thứ bắt đầu".

Đức Thánh Cha Phanxicô có thể sẽ tông du Ávila để cử hành dịp kỷ niệm này. Cho dù ngài đến thăm Tây Ban Nha hay không, các nhà tổ chức "Những bước chân của Teresa" tin rằng hàng ngàn khách hành hương từ khắp nơi trên thế giới sẽ đến tận nơi để học hỏi về vị Tiến sĩ Hội Thánh và nhà huyền bí này qua các thành phố mà ngài sinh sống.

8. Thông điệp của Đức Giáo Hoàng gởi các nhà lãnh đạo khối 20 nước giàu trên thế giới

Đức Giáo Hoàng Phanxicô kêu gọi các nhà lãnh đạo khối 20 nước giàu trên thế giới hãy chú ý đến người nghèo và theo đuổi hòa bình trong một thông điệp gởi tới cuộc họp được tổ chức tại Brisbane, Australia, từ 15 đến 16 tháng 11.

Trong thông điệp gửi đến Thủ tướng Australia Tony Abbott, người sẽ tổ chức cuộc họp G-20, Đức Giáo Hoàng nhắc nhở các nhà lãnh đạo của 20 quốc gia giàu nhất thế giới rằng "nhiều cuộc sống đang bị đe dọa đằng sau các cuộc thảo luận chính trị và kỹ thuật, và nó sẽ thực sự . đáng tiếc nếu các cuộc thảo luận chỉ dừng lại ở các tuyên bố xuông trên nguyên tắc

Ngài nói thêm:

Trên khắp thế giới, cả ở các nước thuộc khối G20, có quá nhiều những người nam nữ bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng theo đà gia tăng số lượng những người thất nghiệp. Ngài cảnh cáo rằng một tỷ lệ rất cao của những người trẻ tuổi không có việc làm và bị gạt ra ngoài lề xã hội có thể dẫn đến những hoạt động tội phạm và thậm chí cả việc tuyển dụng gia nhập những tổ chức khủng bố. Ngoài ra, có những cuộc tấn công liên tục về môi trường tự nhiên, kết quả của chủ nghĩa tiêu thụ không kiềm chế, và điều này sẽ có hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế thế giới.

Đức Thánh Cha nhắc nhở các nhà lãnh đạo G-20 rằng họ sẽ gặp nhau tại một thời điểm khi chiến tranh vẫn còn đe dọa hàng triệu người. Trong khi ca ngợi các nỗ lực gìn giữ hòa bình ngài nhấn mạnh rằng "các quốc gia còn phải làm nhiều hơn thế nữa." Ngài nói: "Các cuộc xung đột để lại những vết sẹo sâu xa và các tình huống nhân đạo không thể chấp nhận được trên toàn thế giới"

Đức Giáo Hoàng Phanxicô kêu gọi sự chú ý đặc biệt đến bạo lực đang tiếp diễn ở Trung Đông, và nhiệm vụ của các nhà lãnh đạo để ngăn chặn các vi phạm nghiêm trọng luật nhân đạo quốc tế.

Đức Thánh Cha cũng yêu cầu các nhà lãnh đạo thế giới thảo luận các vấn đề trong hệ thống tài chính toàn cầu đã dẫn đến cuộc khủng hoảng năm 2008 "và nguy cơ tổng quát của việc thiếu những ràng buộc chính trị hay pháp lý cần thiết, cũng như tâm lý tối đa hóa lợi nhuận như là tiêu chí cuối cùng của tất cả các hoạt động kinh tế."

9. Estela De Carlotta không có can đảm xin lỗi Đức Giáo Hoàng

Hầu hết người dân Mỹ Châu, đặc biệt là người Á Căn Đình, đã tỏ ra hết sức vui mừng khi thấy Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio được bầu vào ngôi Giáo Hoàng ngày 13 tháng Ba năm 2013.

Tuy nhiên, bà Estela De Carlotta, nhà tranh đấu cho nhân quyền, người sáng lập ra tổ chức Grandmothers of the Plaza de Mayo thì ngược lại. Bà chỉ trích dữ dội quyết định này của các vị Hồng Y trong Mật Nghị bầu Giáo Hoàng. Trong một loạt những bài báo với nhan đề "Bergoglio là một phần của cái Giáo Hội đã trải mây mù lên Á Căn Đình", bà cáo buộc Cha Jorge Mario Bergoglio trong tư cách là Giám Tỉnh Dòng Tên và nhiều giám mục khác đã hợp tác với chế độ quân sự và không phản đối việc đàn áp dã man những người chống đối.

Giới quân nhân đã nắm quyền tại Á Căn Đình từ năm 1976 và chỉ tái lập lại nền dân chủ sau khi đã thua trận trong cuộc chiến tại đảo Falklands. Ước lượng có khoảng 11,000 người bị giết trong thời kỳ này và 30,000 người được ghi nhận là “mất tích”.

Hôm 7 tháng 11, Đức Thánh Cha Phanxicô đã dành cho bà một buổi tiếp kiến và trả lời thẳng thắn những câu hỏi của bà.

Trong cuộc họp báo với các ký giả sau đó, bà Estela De Carlotta nói: “Tôi đã nhầm lẫn, và giờ đây tôi nhận ra rằng Cha Bergoglio, lúc đó trong cương vị giám tỉnh Dòng Tên, đã âm thầm vận động thả các tù nhân chính trị.”

Tuy nhiên, bà Estela De Carlotta nói thêm “Tôi không xin ngài tha thứ vì những lời chỉ trích của tôi trước đó bởi vì tôi đã được thông tin sai lạc bởi những gì tôi nghĩ là những nguồn đáng tin cậy”.

Nhiều người kinh ngạc trước cái luận lý của nhà đấu tranh nhân quyền Estela De Carlotta. Nhà tranh đấu cho nhân quyền này chẳng có chút khái niệm gì về những điều bà ta tranh đấu cho. Liệu chúng ta có thể mắng chửi bất cứ người nào rồi sau đó đổ thừa rằng mình đã được thông tin sai lạc bởi những gì mình nghĩ là những nguồn đáng tin cậy?

10. Thành lập Hội đồng đặc biệt tại Bộ giáo lý đức tin

Đức Thánh Cha đã quyết định thành lập một hội đồng đặc biệt tại Bộ Giáo Lý đức tin để đẩy mạnh việc xét xử mau lẹ hơn những vụ kháng án về những tội nặng thuộc quyền xử của Bộ này.

Vì con số cao những vụ kháng án được gửi về Bộ giáo lý đức tin và để bảo đảm cho Bộ này có thể xét xử nhanh chóng, qua phúc chiếu trong buổi tiếp kiến Đức Hồng Y Pietro Parolin ngày 3 tháng 11, Đức Thánh Cha quyết định thành lập tại Bộ giáo lý đức tin một Hội đồng đặc biệt gồm 7 Hồng Y hoặc Giám mục, các vị này có thể là thành viên hoặc là những người ở ngoài bộ. Vị chủ tịch Hội đồng này và các thành viên do Đức Thánh Cha bổ nhiệm.

Đức Thánh Cha cũng đề ra một số chi tiết về cách hoạt động của Hội đồng đặc biệt này đồng thời cho biết một qui luật nội bộ của Hội đồng sẽ xác định thêm các thể thức tiến hành. Ngoài ra, ngài quyết định rằng sắc luật điều hành này được đăng trên báo Quan sát viên Rôma của Tòa Thánh và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 11 tháng 11, sau đó sẽ được đăng trên Công báo của Tòa Thánh (Acta Apostolicae Sedis).

Cha Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh giải thích rằng: cho đến nay, mỗi tháng một lần vào ngày thứ tư, các thành viên của Bộ giáo lý đức tin nhóm họp và cứu xét trung bình 4, hay 5 vụ kháng án. Phần lớn những vụ này liên quan đến việc lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên.

Về những tội chống lại đức tin, thì thẩm quyền xét xử ở cấp I là Giám Mục giáo phận đối với các linh mục triều, và Bề trên cấp cao dòng đối với các tu sĩ. Nếu đương sự kháng án thì hồ sơ được Bộ giáo lý đức tin cứu xét trong khóa họp thường lệ. Từ nay Bộ có một Hội đồng đặc biệt để cứu xét các vụ kháng án. Nếu bị can là Giám Mục và là vụ đặc biệt tế nhị thì Bộ sẽ cứu xét trong khóa họp thường lệ, và trong trường hợp này các thành viên của Bộ có thể xin Đức Thánh Cha đích thân cứu xét những vụ đặc biệt tế nhị.

Tự sắc “Bảo vệ tính chất thánh thiêng của các bí tích” (Sacramentorum sanctitatis tulela) do Thánh Gioan Phaolô 2 Giáo hoàng ban hành năm 2001 và được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 cập nhật năm 2010, có liệt kê một số tội nặng thuộc quyền xét xử của Bộ giáo lý đức tin về mặt hình luật, tư pháp hoặc hành chánh, ví dụ tội lấy hoặc giữ Mình Thánh Chúa để xúc phạm hoặc phạm thánh, giải tội cho người đồng phạm về điều răn thứ 6, xúi giục hoặc dụ dỗ người khác phạm điều răn này trong khi hoặc nhân dịp giải tội cho đương sự, vi phạm ấn tích bí mật tòa giải tội, giáo sĩ phạm điều răn thứ 6 với một trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi, v.v.

Hồi tháng 7-2010, Bộ giáo lý đức tin đã công bố một văn kiện kỷ luật chứa đựng những qui luật mới liên quan đến những tội nặng. Bộ coi việc truyền chức linh mục cho phụ nữ như một “tội chống lại đức tin” và Bộ kéo dài thời hiệu (prescription) trong những vụ lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên từ 10 lên 20 năm (sau khi nạn nhân tròn 18 tuổi). Bộ cũng coi tội dâm ô trẻ em (pornographie infantile) là một tội nặng.

11. Đức Thánh Cha kêu gọi các bác sĩ Công Giáo

Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi các bác sĩ Công Giáo chống lại quan niệm ”thương xót giả tạo” ngày nay khiến người ta giúp phá thai, làm cho chết êm dịu và “sản xuất con cái”.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiếp sáng thứ Bẩy 15 tháng 11 dành cho 5 ngàn tham dự viên cuộc gặp gỡ của Hội bác sĩ Công Giáo Italia nhân dịp kỷ niệm 70 năm thành lập Hội. Hiện diện tại buổi tiếp kiến cũng có Đức Hồng Y Fiorenzo Angelini, nguyên Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh mục vụ y tế, bà Bộ trưởng sức khỏe của Italia, Beatrice Lorenzin, và nhiều trẻ em, bệnh nhân và thân nhân của họ.

Lên tiếng trong dịp này, Đức Thánh Cha khẳng định rằng “Tư tưởng thịnh hành ngày nay nhiều lần đề nghị một thứ lòng “thương xót giả tạo”: cho rằng phá thai là giúp đỡ phụ nữ, làm cho chết êm dịu là một hành vi hợp với phẩm giá con người, coi như một chinh phục khoa học khi “sản xuất” một đứa con mà người ta coi là một quyền thay vì đón nhận người con như một món quà, hoặc dùng sinh mạng con người như con vật trong phòng thí nghiệm, gọi là để cứu vớt những sinh mạng khác”.

Đức Thánh Cha minh định rằng: “Lòng thương xót theo tinh thần Tin Mừng là lòng từ bi tháp tùng trong lúc cần thiết, tức là lòng từ bi của người Samaritano Nhân Lành, nhìn thấy, cảm thương, lại gần và giúp đỡ cụ thể (Xc Lc 10,33).

Sứ mạng của anh chị em như bác sĩ đặt anh chị em hằng ngày tiếp xúc với bao nhiêu hình thức đau khổ: Tôi khích lệ anh chị em hãy trợ giúp những người khổ đau khi những người Samaritano nhân lành, đặc biệt quan tâm săn sóc những người già, bệnh nhân và người tàn tật.

Lòng trung thành với Tin Mừng sự sống và tôn trọng sự sống như hồng ân của Chúa, nhiều khi đòi anh chị em những chọn lựa can đảm và đi ngược dòng, và trong những hoàn cảnh đặc biệt, có thể đi tới độ phản kháng lương tâm”

12. Đại Học Giáo Hoàng Salêdiêng trao tặng Cha Federico Lombardi bằng tiến sĩ danh dự

Hôm thứ Sáu 14 tháng 11, Cha Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, đã được Khoa Truyền thông Xã hội tại Đại Học Giáo Hoàng Salêdiêng ở Rôma trao tặng bằng tiến sĩ danh dự (laurea honoris causa) trong buổi lễ kỷ niệm 25 năm thành lập nhà trường.

Dịp này nhà trường cũng tổ chức một cuộc hội thảo có tiêu đề "Xem xét lại Truyền thông, lý thuyết, kỹ thuật và giảng dạy."

Ngoài việc là Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh, Cha Lombardi cũng là Tổng Giám đốc Đài phát thanh Vatican.

Trong bài phát biểu nhân dịp này, Cha Lombardi nói, "Truyền thông cho Giáo Hội và cho con người ngày nay phải đồng hành cuộc sống và hoàn cảnh lịch sử của họ, phải diễn dịch được mong đợi và nhu cầu của họ. Nếu bạn thực sự yêu mến con người, hãy tiếp tục sánh bước với họ. "

Phát biểu về 25 năm kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực truyền thông, Cha Lombardi nhận xét rằng “Một trong những chủ đề của cuộc thảo luận này là dịch vụ đa ngôn ngữ của Giáo Hội cho các bộ phận khác nhau của thế giới. Đó là một khía cạnh rất căn bản của truyền thông đã làm tôi say mê trong hai mươi lăm năm qua. Hơn bao giờ hết, dịch vụ đa ngôn ngữ của Giáo Hội đã và đang mở rộng ra khắp các châu lục, và cho phép Giáo Hội tham gia vào cuộc đối thoại với các nền văn hóa đa dạng. Tôi biết rõ rằng từ Rôma, chúng ta không thể nói tất cả các ngôn ngữ trên thế giới, nhưng tôi tin rằng Giáo Hội có nghĩa vụ chứng tỏ cho thế giới thấy Giáo Hội biết cách làm thế nào để nói tất cả các ngôn ngữ ở khắp các châu lục. Giáo Hội quan tâm đến việc hội nhập văn hoá trong bối cảnh các tình huống và các nền văn hóa khác nhau. Các nền văn hóa khác nhau có thể cảm thấy như đang ở nhà tại Rôma này, và rằng Rôma không cảm thấy là ngoại kiều với bất kỳ nước nào. Sự đa dạng văn hóa là một hệ quả cần thiết của tính phổ quát của Giáo Hội, của sự chú ý thực sự của Giáo Hội đến các miền ngoại vi."

13. Khai mạc Năm Đời Sống Thánh Hiến

Lúc 10h sáng Chúa Nhật 30 tháng 11, là Chúa Nhật thứ I Mùa Vọng, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ khai mạc Năm Đời Sống Thánh Hiến với Thánh Lễ đại trào tại Đền Thờ Thánh Phêrô.

Đức Hồng Y João Braz de Aviz, Chủ tịch Thánh Bộ Đời Sống Thánh Hiến đã cho biết như trên hôm thứ Sáu 14 tháng 11.

Sau thánh lễ Đức Hồng Y cũng sẽ cùng tông du với Đức Thánh Cha Phanxicô tới Thổ Nhĩ Kỳ trong chuyến bay khởi hành cùng ngày hôm đó.

Tưởng cũng nên nhắc lại là 5 năm trước đây vào ngày 19 tháng 6 năm 2009, ngày cầu nguyện cho sự thánh hiến hàng giáo sĩ, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã khai mạc Năm Linh Mục kéo dài cho đến ngày 11 tháng 6 năm 2010.

Năm Linh mục đã mang lại niềm vui lớn lao cho Giáo Hội với vô số những sáng kiến của các Giáo Hội địa phương trên khắp thế giới nhằm mang lại hiệu quả cho Năm đặc biệt này. Năm Linh mục đã được đón nhận rất tốt, và cũng cho thấy Năm Linh mục đã đáp ứng khát vọng sâu xa của các linh mục cũng như toàn thể Dân Thiên Chúa. Đây là thời gian để quan tâm, nhìn nhận và gắn bó cách đặc biệt với hàng linh mục cao quý, tận tuỵ và không thể thay thế, cũng như với mỗi cá nhân linh mục trong Giáo Hội.

Nhận định về Năm linh mục, Đức Hồng Y Cláudio Hummes, Bộ trưởng Bộ Giáo sĩ lúc bấy giờ viết:

“Thực sự là, dù chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ nhoi, một vài linh mục đã phạm phải tội ác nghiêm trọng và đáng ghê tởm là lạm dụng tình dục trẻ em, những việc mà chúng ta phải lên án và trách cứ cách dứt khoát, không nhân nhượng. Những người này phải trả lẽ về hành động của mình trước mặt Chúa và trước toà án, kể cả toà án dân sự. Tuy nhiên, chúng ta cũng cầu nguyện cho họ để họ được ơn hoán cải thiêng liêng và đón nhận ơn tha thứ từ Thiên Chúa. Về phần mình, Giáo Hội quyết tâm không che giấu cũng không giảm thiểu những tội ác như thế. Trên hết mọi sự, chúng ta đứng về phía các nạn nhân và muốn hỗ trợ việc chữa trị cho họ cũng như những quyền lợi họ bị xúc phạm.

Đàng khác, tuyệt đối không thể chấp nhận việc sử dụng tội ác của một số ít để nhục mạ toàn thể hàng linh mục. Tất cả những ai đang làm như thế là đang phạm bất công nghiêm trọng. Trong Năm Linh mục, Giáo Hội tìm cách ngỏ lời với xã hội về vấn đề này. Bất cứ ai có lương tri và thiện ý đều thấy rõ đây là sự thật.

Anh em linh mục thân mến, sau khi đã trình bày những điều cần phải nói, giờ đây chúng tôi hướng đến anh em. Chúng tôi muốn lập lại với anh em một lần nữa rằng chúng tôi nhìn nhận căn tính và công việc của anh em trong Giáo Hội và trong xã hội. Giáo Hội yêu mến, ca tụng và tôn trọng anh em. Hơn thế nữa, anh em là niềm vui cho toàn dân Công Giáo khắp thế giới và Dân Chúa chào đón anh em, nâng đỡ anh em, nhất là trong những thời kỳ đau khổ này.”

14. Đức Giáo Hoàng Phanxicô chính thức xác nhận sẽ tham dự Hội nghị Thế giới các Gia đình ở Philadelphia vào năm tới.

Trong diễn từ khai mạc phiên đầu tiên của hội nghị quốc tế về gia đình truyền thống, Đức Thánh Cha đã cho biết như sau:

"Tôi muốn để xác nhận là theo ý Chúa muốn, vào tháng Chín năm 2015, tôi sẽ đến Philadelphia để dự Hội nghị Thế giới về Gia đình. Cảm ơn vì những lời cầu nguyện của anh chị em qua đó anh chị em đồng hành với tôi trong sứ vụ dành cho Giáo Hội. Chân thành cầu chúc cho anh chị em. "

Hội nghị Thế giới về Gia đình sẽ diễn ra từ 22 đến 27 tháng 9, năm 2015, tại Philadelphia, Pennsylvania, Hoa Kỳ, với chủ đề “Tình yêu là sứ mạng của chúng ta: Gia đình vui sống”

Trong phiên họp cuối hội nghị này, vào chiều ngày thứ Tư, 19 tháng 11, Đức Cha Charles Chaput, là Tổng Giám Mục Philadelphia, đã giới thiệu chương trình Đại hội kỳ 8 các gia đình thế giới.

15. Các Giám mục Hoa Kỳ công bố phiên bản trực tuyến của Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo

Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ vừa đưa lên mạng lưới điện toán toàn cầu bản dịch Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo dày hơn 700 trang, để giúp các tín hữu dễ dàng tiếp cận hơn với những giáo huấn của Giáo Hội.

Với phiên bản trực tuyến mới này, người dùng sẽ có thể lật đến trang mình muốn. Sách có mục lục rất rõ ràng, tiện dụng vào mọi lúc, và cũng có công cụ tìm kiếm có thể tìm mọi thứ liên quan đến một chủ đề cụ thể chỉ trong một vài giây.

Chương trình cũng cho phép đánh dấu các trang và thậm chí tạo các ghi chú ngắn. Người dùng có thể chia sẻ bất kỳ trang nào lên Facebook, Twitter và các trang mạng xã hội khác.

Người dùng có thể đọc Sách Giáo lý bằng tiếng Anh hay tiếng Tây Ban Nha. Phiên bản trực tuyến này là phiên bản sách Giáo lý của người Mỹ, phù hợp cho người Công Giáo tại Hoa Kỳ và được Tòa Thánh chuẩn y.

Sách có thể xem tại đây: http://www.usccb.org/beliefs-and-teachings/what-we-believe/catechism/us-catholic-catechism-for-adults/

16. Tổng thống Áo tặng Đức Giáo Hoàng Phanxicô một CD nhạc của Mozart

Hôm thứ Năm 13 tháng 11, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tiếp kiến Tổng thống Cộng hòa Áo Heinz Fischer tại Dinh Tông Tòa Vatican.

Trong buổi gặp gỡ thân mật, hai bên đã thảo luận một số chủ đề bao gồm tự do tôn giáo, nhân quyền, đối thoại liên tôn và liên văn hóa. Tổng thống Heinz Fischer giới thiệu với Đức Giáo Hoàng phu nhân Margit và các thành viên khác của chính phủ ông. Sau đó ông tặng Đức Giáo Hoàng một tác phẩm nghệ thuật là mô hình Nhà thờ Chánh tòa Stephen tại Vienna thu nhỏ và một đĩa CD nhạc các tác phẩm của nhà soạn nhạc người Áo, Wolfgang Amadeus Mozart.

Đáp lại, Đức Giáo Hoàng đã tặng cho ông một huy hiệu đánh dấu năm thứ hai triều giáo hoàng của ngài. Ngài cũng tặng ông một bản Tông huấn "Niềm vui Phúc Âm". Tổng Thống xin Đức Giáo Hoàng ký tặng vào bản Tông huấn.

Đây là cuộc hội kiến đầu tiên giữa tổng thống Áo đương nhiệm và Đức Giáo Hoàng Phanxicô.

17. Lắp đặt phòng tắm cho người vô gia cư gần Quảng trường Thánh Phêrô

Dưới sự chấp thuận của Đức Thánh Cha, Tòa Thánh Vatican đã đồng ý lắp đặt ba phòng tắm bên trong các nhà vệ sinh du lịch, ở ngay bên ngoài Quảng trường Thánh Phêrô. Bằng cách này, người vô gia cư ngủ xung quanh khu vực có nơi để tắm rửa.

Những người hành hương tại quảng trường Thánh Phêrô nhận xét như sau:

"Tôi nghĩ đó là ý tưởng tốt mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã đồng ý để lắp đặt một số phòng tắm cho người nghèo. Bởi vì Tòa Thánh Vatican có thể giúp đỡ người vô gia cư nhiều hơn chúng ta".

Một người khác nói:

"Tôi đã đi bộ quanh khu vực này và tôi nhận thấy rằng có rất nhiều người khốn khó và người nghèo, những người cần giúp đỡ".

"Tôi nghĩ đây là một ý tưởng tốt dành cho những người không có đủ tiền để thuê chỗ tắm".

Đức Thánh Cha đã đồng ý việc lắp đặt, sau khi 'Quan Phát Chẩn', là Đức Tổng Giám Mục Krajewski trình bày với ngài về trường hợp một người đàn ông vô gia cư địa phương. Vị linh mục mời ông ta đến một nhà hàng để ăn mừng sinh nhật thứ 50 của ông. Người đàn ông vô gia cư cho biết ông không muốn đi bởi vì ông nặng mùi và thấy xấu hổ. Ông cũng nói rằng trong khi có thể dễ dàng tìm kiếm thức ăn, nhưng tìm một nơi để tắm thì phức tạp hơn nhiều.

Vì vậy, ba phòng tắm sẽ được lắp đặt trong các nhà vệ sinh du lịch của Vatican. Không dừng lại ở đó, Tòa thánh Vatican đã kêu gọi mười giáo xứ lân cận cũng lắp đặt các phòng tắm. Chi phí cho công việc này sẽ được chi trả từ quỹ bác ái của Đức Giáo Hoàng.

18. Tòa Thánh phát hành bộ sưu tập các bài hát và các bài phát biểu của Cơ Mật Viện

Cơ Mật viện là một trong các cuộc họp bí mật nhất trên thế giới. Khi các cánh cửa của Nhà nguyện Sistine khép lại, chỉ có các vị Hồng Y và các bức bích họa của Michel Angelo chứng kiến cuộc bầu chọn Giáo Hoàng.

Giờ đây nhờ có một CD mới, do Đài phát thanh Vatican và Ban hợp xướng Nhà nguyện Sistina phát hành, mọi người có thể nghe âm nhạc, những giai điệu và những bài thánh ca được hát trong những ngày đánh dấu lịch sử của Giáo Hội.

Mirko Gratton, thuộc Universal Music cho hay: "Đây là lần đầu tiên bạn có thể nghe những bản nhạc của Cơ Mật Viện. Dĩ nhiên có bản thánh ca Gregorian, bởi vì đây là truyền thống của Giáo Hội chúng ta, nhưng nó không chỉ có bản thánh ca Gregorian mà thôi".

Với tựa đề 'Habemus Papam' (Chúng ta đã có Giáo Hoàng) hai phần của CD bao gồm những bản nhạc trong Thánh Lễ khai mạc mật nghị bầu Giáo Hoàng, từ khi bước vào Cơ mật viện và thậm chí có cả bài phát biểu nổi tiếng đầu tiên của Đức Giáo Hoàng.

Đức Ông Massimo Palombella là Người chỉ huy Ban hợp xướng của nhà nguyện Sistina nói rằng đĩa CD không chỉ là đĩa nhạc tốt. Về cốt lõi, đó là cách loan báo tin mừng. Đức Ông Massimo Palombella cho biết như sau:

"Ban hợp xướng Nhà nguyện Sistina có một sứ mạng của Giáo Hội. Nếu chỉ chơi nhạc tốt, Tòa Thánh không thể biện minh cho ngân sách để giữ cho ban hợp xướng hoạt động. Cốt lõi của Ban hợp xướng là loan báo Tin Mừng qua âm nhạc".

Hơn thế nữa, bộ sưu tập các bài hát và các bài phát biểu này được mô tả như là tài liệu âm nhạc đầu tiên của Cơ mật viện. Những bản ghi âm được Đài phát thanh Vatican thực hiện trực tiếp, vì vậy người ta có thể nghe thấy tiếng ồn xung quanh, tiếng bấm máy ảnh, và thậm chí cả tiếng máy bay trực thăng lượn nhiều vòng bên trên quảng trường Thánh Phêrô.

Mirko Gratton, thuộc Universal Music nói thêm: "Mang lại bầu khí này cho hàng triệu người là một điều gì đó mà chúng tôi tin là rất đặc biệt."

Việc phát hành này cũng có bản ghi âm chính thức do Ban hợp xướng Nhà nguyện Sistina thực hiện, trong đó bao gồm các bản nhạc được sáng tác nhiều thế ký trước đặc biệt dành cho những cử hành thuộc về Giáo Hoàng. CD này đã phát hành ở Ý và sẽ được phát hành trên toàn thế giới vào ngày 28 tháng 11.

19. Đừng đặt tiền bạc lên trên hết

Hôm thứ Sáu 14 tháng 11, Đức Thánh Cha đã tiếp kiến các tham dự viên của Đại hội Kế toán Thế giới. Nhóm này đại diện cho hơn 2 triệu kế toán chuyên nghiệp từ 124 quốc gia. Hàng trăm người đã đến Rôma để gặp gỡ Đức Thánh Cha Phanxicô.

Trong huấn từ của mình, Đức Thánh Cha nhắc nhở họ rằng nên phục vụ công ích trước khi kiếm tiền. Đức Thánh Cha Phanxicô nói: "Tôi yêu cầu tất cả các bạn, nhất là những người mà nghề nghiệp đòi hỏi sự thịnh vượng của hệ thống kinh tế của một quốc gia, hãy thể hiện vai trò tích cực và xây dựng trong công việc hàng ngày của bạn, hãy nhận thức rằng đằng sau mỗi tờ giấy, đằng sau mỗi câu chuyện, là một con người."

Ngài cũng kêu gọi hệ thống kinh tế đừng lợi dụng những người yếu thế và đừng đặt tiền bạc lên trên tất cả mọi thứ. Đức Thánh Cha Phanxicô nói:

"Kinh tế và tài chính là hai khía cạnh của hoạt động con người. Điều này có thể tạo nên một cơ hội gặp gỡ, thảo luận, hợp tác để công nhận các quyền, các dịch vụ và phẩm giá công việc của một người. Nhưng thật cần thiết để con người và phẩm giá của họ trở thành trung tâm điểm của quá trình này. Phương thức này có thể mất tác dụng khi mà sự năng động có xu hướng tiêu chuẩn hóa tất cả mọi thứ và đặt tiền lên trên hết".

Sau đó Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến sự cần thiết của đạo đức trong kinh tế, tài chính và lực lượng lao động.

20. Họp báo về hội nghị các phong trào giáo dân trong Giáo Hội

Hơn 300 vị lãnh đạo của các phong trào giáo dân lớn trong Giáo Hội sẽ gặp nhau ở Rôma từ ngày 20 – 22/11.

Mục đích của hội nghị là để trao đổi kinh nghiệm và suy tư về cách thức để thúc đẩy loan báo Tin Mừng trên thế giới, qua các đặc sủng của mỗi phong trào.

Đức Hồng Y Stanisaw Ryko, Chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân cho biết: "Các phong trào và cộng đoàn mới của Giáo Hội cảm thấy được Đức Thánh Cha mời gọi đặc biệt để trở thành những người giữ vai trò chủ đạo thực sự ở một giai đoạn mới trong sứ mạng truyền giáo của Giáo Hội".

Những người sáng lập của một số phong trào sẽ tham gia hội nghị. Vào ngày cuối cùng của hội nghị, họ sẽ gặp gỡ Đức Thánh Cha Phanxicô.

Cô Ana Cristina Villa, thuộc Hội Đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân thì cho hay: "Có rất nhiều nhóm đã được thành lập ở Âu châu, chẳng hạn như phong trào Con đường Tân Dự tòng, Phong trào Focolare, và Phong trào Hiệp thông và Giải phóng. Ngoài ra còn có một số phong trào khai sinh ở Mỹ Châu Latinh, như phong trào Nước Chúa Kitô và phong trào Đời sống Kitô".

Một số những phong trào này được thành lập trong những năm sau Công Đồng Vatican II nơi mà vai trò của người giáo dân được nêu bật.

Cô Ana cho biết thêm: "Các phong trào Giáo Hội là một trong những lĩnh vực mà người giáo dân đang phục vụ rất nhiều bởi vì họ tìm thấy đức tin Kitô giáo theo một cách mới và sau đó họ ra đi để truyền giáo. Đó là cách mà họ hiến thân cho công cuộc loan báo Tin Mừng của Giáo Hội, mỗi phong trào tùy theo đặc sủng của mình".

Đây là lần thứ ba đại diện của các phong trào gặp gỡ nhau. Hai lần trước vào năm 1998 với Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và vào năm 2006, với Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI.

21. Đức Giáo Hoàng khai mạc hội nghị về tầm quan trọng của hôn nhân giữa một người nam và một người phụ nữ

Chỉ một tháng sau khi Đức Thánh Cha kết thúc Thượng Hội đồng Giám mục về Gia đình, Tòa Thánh sẽ tổ chức một hội nghị liên tôn về tầm quan trọng của hôn nhân. Đó là cách để Giáo Hội dấn thân sâu sắc hơn vào cuộc đối thoại về tương quan giữa một người nam và một người nữ.

Cô Helen Alvaré, thành viên hội nghị cho biết: "Người ta nói về sự thất bại của mối tương quan này, họ nói rất nhiều về tính dục, nhưng họ không thực sự nói về bản chất hết sức cơ bản của nó".

Hội nghị có chủ đề là 'Humanum' diễn ra từ 17 đến 19/11, với sự tham dự của 350 người, đại diện cho 14 tôn giáo. Trong số 40 diễn giả có Đức Thánh Cha Phanxicô. Đó là một diễn đàn để xem xét quan hệ hôn nhân trong một xã hội lành mạnh, dưới cái nhìn nhân chủng học, và tôn giáo.

Cô Helen Alvaré cho biết thêm:

"Một số những khía cạnh chủ yếu của hôn nhân là vẻ đẹp, là những khó khăn trong cuộc sống hôn nhân, là thái độ cởi mở trong việc đón nhận con cái, là tầm quan trọng của hôn nhân đối với xã hội dân sự". "Những gì Thiên Chúa nói với chúng ta về chính Ngài, về bản thân chúng ta, về ý nghĩa của đời sống chúng ta khi Chúa dựng nên nhân loại với hai giới tính khác nhau và hấp dẫn lẫn nhau. Đây là một cuộc đối thoại sâu sắc hơn về hôn nhân".

Theo các nhà tổ chức, hội nghị không chỉ bàn đến những thuận lợi trong hôn nhân mà còn xem xét cả đến những thách đố thực tế đang có chiều hướng gia tăng trong đời sống vợ chồng. Hơn nữa, hội nghị cũng sẽ đi sâu vào lằn ranh ngày càng mờ nhạt giữa các giới tính.

Cô Helen Alvaré cho biết "Tôi có thể nói mối tương quan giữa một người nam và một người nữ đã trở nên mơ hồ và nhiều ngộ nhận. Người ta mất ý thức rằng điều cơ bản để có thể hiểu chính bản thân mình là phải xem xét mối tương quan với những người khác, kể cả người khác giới, cho dù là người kết hôn, sống độc thân hay đi tu".

Hội nghị không chỉ là dừng lại ở những cuộc thảo luận. Trên website về hội nghị www.humanum.it có một loạt các video về tầm quan trọng của hôn nhân giữa một người nam và một người nữ và lý do tại sao sự kết hợp này là rất quan trọng cho xã hội. Trong suốt thời gian hội nghị, các video sẽ được bổ sung thêm.

22. Nhóm Tenore: Ba giọng hát mạnh mẽ giúp trẻ em

Mark, Jason và Carlos thuộc nhóm Tenore, một nhóm hát Bắc Mỹ đi khắp thế giới hát các bài hát Kitô giáo truyền thống và cổ điển, như bài Kinh Lạy Cha.

Nhóm Tenore cho biết: "Chúng tôi tin rằng âm nhạc có sức mạnh hiệp nhất khi rất nhiều điều đang cố chia rẽ chúng ta... Vì vậy, các bài nhạc của chúng tôi, thực sự là nỗi khát khao muốn đem các Kitô hữu, Tin lành, Công Giáo, Do Thái, và những người không có đức tin đến với nhau qua những bài hát ".

Tenore cũng có mục tiêu: giúp đỡ trẻ em đang đau khổ trên khắp thế giới. Một trong những thành công lớn nhất của họ là một bài hát viết bằng tiếng Ý và tiếng Anh mang tên "Sempre Vicino" (Luôn luôn gần gũi). Người sáng lập nhóm, Jill Ann Siemens, đã viết bài hát khi cô phát hiện ra rằng 700 trẻ em trở thành trẻ mồ côi sau biến cố 11/9.

Nhóm Tenore cho biết thêm:

"Trong tất cả các buổi biểu diễn của chúng tôi, về cơ bản chúng tôi muốn đưa ra ánh sánh những người thiệt thòi và khó khăn trên khắp thế giới, và chúng tôi mang đến cho mọi người cơ hội ủng hộ tiền bạc để giúp đỡ trẻ em. Bằng cách đó, chúng tôi có phương tiện giúp cho trẻ em. Một phần lợi nhuận của hầu hết các đĩa CD của chúng tôi cũng dùng để giúp trẻ em”.

Nhóm Tenore vừa đến thăm Rôma để hát tại một hội nghị về phong trào đại kết.

Với hai album vừa phát hành và lịch trình các buổi biểu diễn dày đặc sắp tới, Mark, Jason và Carlos hy vọng sẽ tiếp tục làm những gì họ yêu thích nhất: ca hát và truyền cảm hứng cho dân chúng.

23. Đức Thánh Cha Phanxicô vinh danh sự phát triển của Giáo Hội tại Zambia và khuyến khích các giám mục nước này đề cao cuộc sống gia đình.

"Tôi tin rằng sự suy yếu của những quan hệ trong gia đình là đặc biệt nghiêm trọng bởi vì gia đình là tế bào cơ bản của xã hội, nơi mà chúng ta học cách sống chung với những người khác bất chấp những khác biệt và học cách thức thuộc về một người khác; gia đình cũng là nơi mà cha mẹ truyền lại đức tin cho con cái mình".

Đức Thánh Cha đã nói như trên hôm thứ Hai 17/11. Ngài nhấn mạnh với các Giám Mục rằng: "Anh em hãy luôn lo lắng hỗ trợ sự 'thánh thiêng của sự sống" đó là gia đình, vì chính nơi đây hạnh phúc của Giáo Hội tại Zambia được phát triển và duy trì. "

"Tôi xin anh em, cùng với các linh mục của mình, hãy tạo thành những gia đình Kitô mạnh mẽ, những người – nhờ huấn giáo của anh em - sẽ hiểu biết và yêu mến chân lý đức tin sâu sắc hơn, và do đó được bảo vệ khỏi những cám dỗ của thế giới này"

Zambia có 14,600,000 dân trong đó 20.2% là người Công Giáo. 75% dân số theo Tin Lành.
 
Giới thiệu chương trình Giáo Hội Năm Châu 14/11 – 20/11/2014
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:39 20/11/2014
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Kính thưa quý vị và anh chị em,

Quý vị và anh chị em đang theo dõi chương trình Giáo Hội Năm Châu nhằm giới thiệu với quý vị và anh chị em những tin tức trên thế giới có liên quan đến đời sống của Giáo Hội tại các địa phương trên toàn thế giới.

Chương trình này còn trong giai đoạn phát hình thử nên chưa thể phát hình thường xuyên. Chương trình chính thức sẽ do các phóng viên VietCatholic tại Melbourne thực hiện trong thời gian ngắn sắp tới.

Trong chương trình hôm nay chúng tôi xin gởi đến quý vị và anh chị em những bản tin sau đây:

• Một nữ tu Ấn Độ được phong thánh vào ngày 23 tháng 11

• Khủng bố Hồi Giáo thảm sát các tín hữu Do Thái, giết chết 4 rabbis tại Giêrusalem, chiến tranh bùng nổ

• Thượng phụ Công Giáo nghi lễ La Tinh tại Giêrusalem lên án vụ thảm sát tại hội đường Do Thái

• Những căng thẳng tại Núi Đền trong khu Cổ Thành Jerusalem

• Mễ Tây Cơ hợp tác với Tòa Thánh để đề cao nhân quyền

• Đức Tổng Giám Mục Prakash Mallavarapu nói: dân Ấn rất tức giận về cái chết của các phụ nữ triệt sản

• Tổng thống Iraq chính thức mời Đức Thánh Cha Phanxicô thăm nước này

• Các nhà lãnh đạo Kitô Giáo và Hồi Giáo họp tại Lahore đòi hỏi công lý cho hai vợ chồng bị thiêu sống

• Tìm thấy xác vị linh mục biến mất đột ngột tại Mễ Tây Cơ

• Khủng hoảng nhân đạo ngày càng tồi tệ tại Libya

• Người cao nhất thế giới gặp gỡ người lùn nhất thế giới

• Nhóm Tenore: Ba giọng hát mạnh mẽ giúp trẻ em

1. Một nữ tu Ấn Độ được phong thánh vào ngày 23 tháng 11

Nữ tu Euphrasia Eluvatingal, sinh năm 1877 và qua đời vào năm 1952, là thành viên của Hội Dòng Mẹ Carmel thuộc Giáo Hội Công Giáo Syro-Malabar, có trụ sở tại bang Kerala, miền nam Ấn Độ. Vị chân phước này sẽ được phong thánh vào ngày 23 tháng 11 tới đây.

Khi khấn dòng, sơ đã chọn tên là Euphrasia của Thánh Tâm Chúa Giêsu. Vị nữ tu thánh thiện này được tuyên phong chân phước vào tháng 12 năm 2006, và giờ đây chị sẽ được chính thức phong thánh tại Vatican trong lễ nghi phong thánh do Đức Thánh Cha cử hành cùng với đấng sáng lập Dòng Mẹ Carmel là chân phước Kuriakose Elias Chavara, và bốn vị người Ý.

2. Khủng bố Hồi Giáo thảm sát các tín hữu Do Thái, giết chết 4 rabbis tại Giêrusalem, chiến tranh bùng nổ

Trong cuộc tấn công được ghi nhận là tệ hại nhất trong suốt 6 năm qua, hai người Palestine vũ trang bằng súng và búa đã tấn công một hội đường Do Thái tại Giêrusalem, giết chết 5 người trong đó 4 rabbis Do Thái. Cả hai tên khủng bố đều bị giết chết tại chỗ.

Cuộc tấn công đã diễn ra vào hôm thứ Ba 18 tháng 11 theo giờ địa phương tại hội đường Do Thái Kehillat Bnei Torah trong lúc 25 tín hữu Do Thái Giáo đang cầu nguyện tại đây. Ngoài 5 người bị thiệt mạng còn có 7 người khác bị thương nặng.

Phát biểu trên đài truyền hình quốc gia, thủ tướng Do Thái Benjamin Netanyahu cho biết 4 tiểu đoàn cảnh sát dã chiến được điều vào Giêrusalem để bảo đảm an ninh trật tự trong khi ông ra lệnh cho quân Do Thái phá hủy một số mục tiêu để trả thù. Một số vụ tấn công những người Palestines đã diễn ra tại khu vực phía Tây Giêrusalem. Do đó, ông Netanyahu lên tiếng trấn an người Do Thái:

"Trong tư cách là một quốc gia, chúng ta sẽ đáp trả tất cả các hình thức khủng bố và những kẻ đã đưa ra những cuộc khủng bố này, và chúng ta đã chứng minh là chúng ta sẽ làm như vậy, nhưng không ai có thể tự tiện hành xử pháp luật, ngay cả khi tinh thần đang nổi giận và máu đang sôi.

Chúng ta đang ở trong một chiến dịch lâu dài của cuộc chiến tranh chống khủng bố. Có một số người muốn bứng chúng ta khỏi quốc gia và thủ đô của chúng ta. Họ sẽ không thành công. Chúng tôi đang ở trong một trận chiến giành giật Giêrusalem, là thủ đô muôn đời của chúng ta.

Tối nay, tôi đã ra lệnh phá hủy nhà của những người Palestine thực hiện vụ thảm sát này và tăng tốc độ phá hủy nhà cửa của những kẻ đã thực hiện các cuộc tấn công trước đó"

3. Thượng phụ Công Giáo nghi lễ La Tinh tại Giêrusalem lên án vụ thảm sát tại hội đường Do Thái

Bàng hoàng, đau đớn và âu lo là phản ứng của Đức Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Latin tại Giêrusalem.

Đức Thượng phụ Fouad Twal nói:

"Trong tất cả các nhà thờ, tu viện và dòng tu, chúng tôi sẽ cầu nguyện nhiệt thành hơn bao giờ hết để cầu xin Chúa giúp chúng ta và giúp các nhà lãnh đạo chính trị biết cách tìm ra những con đường hòa bình và an ninh cho tất cả, tất cả mọi người".

Đức Thượng phụ Công Giáo nói rằng tăng cường các biện pháp an ninh ở Jerusalem "là một dấu hiệu cho thấy tình hình không bình thường." Ngài kêu gọi mọi người dừng lại đừng để mình bị cuốn vào trong "những vòng xoáy vô tận của sự trả thù."

Nhóm Hamas đã tuyên bố chịu trách nhiệm về cuộc tấn công hôm thứ Ba 18 Tháng 11 trong khi tổng thống Palestine là ông Mahmoud Abbas đã ra tuyên bố lên án cuộc thảm sát.

4. Những căng thẳng tại Núi Đền trong khu Cổ Thành Jerusalem

Vụ thảm sát hôm 18 tháng 11 là hệ quả của những căng thẳng gần đây ở Núi Đền. Núi Đền (Temple Mount) trong khu Cổ Thành Jerusalem là nơi thánh đối với cả 3 tôn giáo độc thần: người Do thái coi đây là nơi Abraham sát tế con là Isaac và là địa điểm Đền thờ vua Salomon đã xây cất; người Hồi giáo coi đây là nơi thánh thứ 3 của đạo này, sau La Mecca và Medina bên Arập Sauđi, còn đối với các Kitô hữu, đây là nơi Chúa Giêsu đã tiên báo về sự phá hủy Đền thờ Jerusalem.

Trên núi Đền có một sân rộng hình thang dài gần 500 mét và rộng khoảng 300 mét, chiếm 1 phần 6 diện tích của Cổ Thành Jerusalem. Trên sân rộng này có 2 Đền Thờ lớn của Hồi giáo được kiến thiết: Thứ nhất là Đền thờ Mái Vòm đá tảng là đền Hồi giáo cổ kính nhất tại Thánh Địa, lần đầu tiên được xây hồi năm 640 và 47 năm sau đó được thay thế bằng Đền thờ như hiện nay, có hình bát giác, 8 phía đều được trang điểm bằng ngọc quí, và phần dưới bằng cẩm thạch đa sắc. Vật liệu xây cất Đền thờ này lấy từ các thánh đường và đền đài trước đó thời Bizantine và Roma. Thứ hai là Đền thờ Al-Aqsa được kiến thiết hồi thế kỷ thứ 8 và đã trải qua nhiều lần tái thiết.

Theo thoả ước Nguyên Trạng, do Hoàng Ðế Thổ Nhĩ Kỳ Osamn Ðệ Tam đưa ra vào năm 1853, khu vực Núi Đền thuộc quyền tài phán của Jordan. Kể từ khi Israel bắt đầu chiếm đóng vùng phiá Đông Jerusalem và khu Cổ Thành Jerusalem vào năm 1967, người Do Thái đã được phép đến thăm vùng này - nhưng không được cầu nguyện. Khu vực này được điều hành bởi các cơ quan chức năng Hồi giáo dưới sự giám hộ của Jordan.

Trong thời gian gần đây, nhiều nhóm Do Thái Giáo đã tụ tập ngày càng nhiều tại khu vực này khiến người Hồi Giáo lo sợ Do Thái đang âm thầm muốn chiếm khu vực này.

Trong cuộc đụng độ hôm thứ Tư 4 tháng 11, một đám đông người Palestine từ bên trong đền thờ Hồi giáo Al-Aqsa, đã ném đá và pháo vào các lực lượng an ninh trước chuyến thăm theo dự trù của một nhóm người Do Thái. Cảnh sát chống bạo Israel đáp trả bằng cách bắn lựu đạn cay để giải tán đám đông.

Azzam Khabib, viên chức Hồi Giáo tại núi Đền nói là các nhà lãnh đạo Hồi giáo đã kêu gọi Israel không cho phép người ngoài Hồi giáo vào khu vực vì tình hình đang căng thẳng. Tuy nhiên, ông cho biết khoảng 300 cảnh sát Israel đã đi vào khu vực vào sáng sớm, gây ra các vụ đụng độ.

Ngay sau khi cuộc đụng độ hôm 4 tháng 11, một tài xế người Palestine đã đâm chiếc xe van của mình vào một đám đông chờ đợi cho một chuyến tàu, giết chết viên cảnh sát và làm bị thương hơn một chục người khác. Một cuộc tấn công tương tự cũng đã diễn ra vào hai tuần trước.

Buổi tối cùng ngày, một người tài xế khác cũng bất ngờ tông vào một nhóm lính Do Thái làm 3 người bị thương. Hung thủ sau đó đã tự nộp mình cho lực lượng an ninh Do Thái vào ngày hôm sau.

5. Tổng thống Iraq chính thức mời Đức Thánh Cha Phanxicô thăm nước này

Phát biểu hôm thứ Hai 18 tháng 11 tại một hội nghị do thông tấn xã Asia News tổ chức về tình hình tự do tôn giáo tại Trung Đông, Đức Hồng Y Louis Sako là Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Chanđê đã tiết lộ rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhận được một lời mời chính thức tới thăm Iraq.

Đức Hồng Y cho biết trong cuộc gặp gỡ diễn ra hôm Chúa Nhật 9 tháng 11 với tổng thống Iraq Fuad Masur, vị đứng đầu nhà nước Iraq cho biết qua các kênh ngoại giao ông đã chính thức gởi lời mời Đức Thánh Cha Phanxicô đến thăm đất nước này.

Đức Thượng Phụ đã mời Đức Thánh Cha sang thăm Iraq vào năm ngoái, thay mặt cho cộng đồng Kitô hữu tại Iraq. Nhưng thông thường một chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha cần phải có một lời mời từ người đứng đầu nhà nước cũng như các giám mục Công Giáo.

Đức Hồng Y Sako nói với các tham dự viên hội nghị rằng chuyến thăm của Đức Thánh Cha là một trong những ước muốn ấp ủ bởi người dân Iraq.

Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 và Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 mỗi vị đều có ít nhất hai lần bày tỏ ước muốn thăm Iraq, nhưng kế hoạch đã bị hoãn vì những biến động của chiến tranh và những lo ngại rằng chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha sẽ bị khai thác cho mục đích tuyên truyền.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ tông du đến Thổ Nhĩ Kỳ vào cuối tháng này. Đầu năm nay, Đức Thượng Phụ Sako đã đưa ra lời thỉnh cầu Đức Thánh Cha xem xét để thêm chuyến thăm Iraq vào hành trình của ngài.

An ninh cho chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha là một vấn đề vì quân khủng bố IS chỉ cách thủ đô Baghdad chưa tới 25km, nghĩa là trong tầm bắn của một loạt các hỏa tiễn. Đồng thời, các vụ nổ xe bom tự sát tại Baghdad diễn ra rất thường xuyên.

6. Nhóm Tenore: Ba giọng hát mạnh mẽ giúp trẻ em

Mark, Jason và Carlos thuộc nhóm Tenore, một nhóm hát Bắc Mỹ đi khắp thế giới hát các bài hát Kitô giáo truyền thống và cổ điển, như bài Kinh Lạy Cha.

Nhóm Tenore cho biết: "Chúng tôi tin rằng âm nhạc có sức mạnh hiệp nhất khi rất nhiều điều đang cố chia rẽ chúng ta... Vì vậy, các bài nhạc của chúng tôi, thực sự là nỗi khát khao muốn đem các Kitô hữu, Tin lành, Công Giáo, Do Thái, và những người không có đức tin đến với nhau qua những bài hát ".

Tenore cũng có mục tiêu: giúp đỡ trẻ em đang đau khổ trên khắp thế giới. Một trong những thành công lớn nhất của họ là một bài hát viết bằng tiếng Ý và tiếng Anh mang tên "Sempre Vicino" (Luôn luôn gần gũi). Người sáng lập nhóm, Jill Ann Siemens, đã viết bài hát khi cô phát hiện ra rằng 700 trẻ em trở thành trẻ mồ côi sau biến cố 11/9.

Nhóm Tenore cho biết thêm:

"Trong tất cả các buổi biểu diễn của chúng tôi, về cơ bản chúng tôi muốn đưa ra ánh sánh những người thiệt thòi và khó khăn trên khắp thế giới, và chúng tôi mang đến cho mọi người cơ hội ủng hộ tiền bạc để giúp đỡ trẻ em. Bằng cách đó, chúng tôi có phương tiện giúp cho trẻ em. Một phần lợi nhuận của hầu hết các đĩa CD của chúng tôi cũng dùng để giúp trẻ em”.

Nhóm Tenore vừa đến thăm Rôma để hát tại một hội nghị về phong trào đại kết.

Với hai album vừa phát hành và lịch trình các buổi biểu diễn dày đặc sắp tới, Mark, Jason và Carlos hy vọng sẽ tiếp tục làm những gì họ yêu thích nhất: ca hát và truyền cảm hứng cho dân chúng.

7. Người cao nhất thế giới gặp gỡ người lùn nhất thế giới

Trong một diễn biến ngoạn mục, các nhà tổ chức của Guinness, cuốn sách ghi lại những kỷ lục trên thế giới đã mời hai người cao nhất thế giới và lùn nhất thế giới đến Luân Đôn để gặp nhau.

Sultan Kosen, 31 tuổi người Thổ Nhĩ Kỳ và Chandra Bahadur Dangi, 74 tuổi người Nepal, đã được mời đáp máy bay đến Luân Đôn để chụp hình chung với nhau.

Kosen tuổi, là một nông dân cao 2 thước 51 đã trở thành người đàn ông còn sống cao nhất thế giới vào năm 2009 khi anh vượt qua Xi Shun, người Trung Quốc, đứng ở vị trí thứ nhì với 2 thước 36.

Dangi chỉ cao có 54cm. Ông từng là một người thợ dệt và chăm sóc trâu, bò ở một ngôi làng ở miền núi xa xôi ở Reemkholi. Ông nặng chỉ có 32 kg.

8. Đức Tổng Giám Mục Prakash Mallavarapu nói: dân Ấn rất tức giận về cái chết của các phụ nữ triệt sản

Đức Tổng Giám Mục Prakash Mallavarapu, chủ tịch Ủy Ban Y Tế Hội Đồng Giám Mục Ấn, Giám Mục giáo phận Vishakhapatna, cho biết 83 phụ nữ đã phải đưa đi cấp cứu sau khi được một bác sĩ triệt sản, trong đó 13 phụ nữ đã thiệt mạng trong tuần qua và 16 người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.

Bác sĩ Gupta, là người đã triệt sản cho những phụ nữ này đã bị bắt giữ. Ông phủ nhận những cáo buộc cho rằng các dụng cụ y khoa do ông sử dụng bị rỉ sét, dơ dáy và ông đã ăn chặn thuốc men cấp cho những phụ nữ này.

Tuy nhiên, theo những báo cáo mới nhất người ta tìm thấy những độc chất được dùng trong thuốc diệt chuột trong trong thuốc triệt sản mà ông tiêm cho các phụ nữ.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho Radio Vatican, Đức Tổng Giám Mục Prakash Mallavarapu nói: “Người dân Ấn rất tức giận về chuyện này”.

Năm ngoái hơn 4 triệu phụ nữ Ấn đã được hay bị triệt sản trong cố gắng của chính quyền nước này nhằm kiểm soát dân số.

9. Tìm thấy xác vị linh mục biến mất đột ngột tại Mễ Tây Cơ

Tổng giáo phận Chilpancingo-Chilapa của Mễ Tây Cơ cho biết đã tìm thấy xác của cha John Ssenyondo, một nhà truyền giáo dòng Comboni quốc tịch Uganda, trong một ngôi mộ tập thể gần thị trấn Chilapa, cùng với nhiều xác chết khác.

Thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc đã cho biết như trên hôm thứ Sáu 14 tháng 11. Việc xác định thi thể là của cha John Ssenyondo đã được thực hiện nhờ một nha sĩ đã lưu những hồ sơ nha khoa của ngài.

Cha John Ssenyondo đã biến mất đột ngột vào ngày 30 Tháng Tư 2014. Cảnh sát vẫn chưa biết lý do dẫn đến cái chết của ngài. Giáo phận Chilpancingo-Chilapa phủ nhận giả thuyết do báo chí đưa ra là ngài bị giết vì từ chối không chịu cử hành bí tích rửa tội cho con gái một tên trùm buôn bán ma túy trong vùng.

Thông tấn xã Fides cho biết cơ thể ngài đã được tìm thấy vào ngày 29 tháng 10, nhưng đến hôm 13 tháng 11, các nhân viên điều tra sau khi thực hiện các kiểm định cuối cùng mới báo cho giáo phận.

Cha John Ssenyondo sinh tại Masaki, Uganda, thuộc Dòng Thừa Sai Comboni của Trái Tim Chúa Giêsu đã làm mục vụ tại Guerrero từ năm 2010 cho đến khi bị giết.

Ngày 30 tháng 4 vị linh mục đã biến mất sau khi cử hành một đám cưới tại Santa Cruz, Chilapa.

10. Mễ Tây Cơ hợp tác với Tòa Thánh để đề cao nhân quyền

Mễ Tây Cơ đang tích cực hoạt động để đáp ứng những thách đố tạo ra bởi dòng người nhập cư – trong đó có nhiều trẻ em và thanh thiếu niên - đặc biệt là từ Guatemala, Honduras và El Salvador. Họ đến Mễ Tây Cơ để từ đó nhập cư lậu vào Hoa Kỳ. Giáo Hội là một trong các đối tác quan trọng của Mễ Tây Cơ trong việc chăm sóc cho những người dễ bị tổn thương nhất trong các chuyến đi nguy hiểm này. Đại sứ Juan M. Gomez-Robledo, đã nói với Đài phát thanh Vatican hôm thứ Sáu 14 tháng 11.

Bên cạnh đó, Mễ Tây Cơ cũng đang phải đối phó với tình trạng băng đảng và nạn tham nhũng của chính quyền các địa phương. Trong một diễn biến tồi tệ, chính quyền Mễ Tây Cơ cho hay là cảnh sát tại Iguala đã giao 43 sinh viên biểu tình cho bọn buôn bán ma tuý mang đi thiêu sống. Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang thấy đây là những phụ huynh của các sinh viên bị giết đang mở cuộc biểu tình tuần hành trong cả nước bằng xe bus để tố cáo tình trạng tham ô và cấu kết với băng đảng của cảnh sát và các chính quyền địa phương.

Cảnh sát và sinh viên đã xô xát với nhau dữ dội trong cuộc biểu tình hôm 26 tháng 9. Cho đến buổi tối cùng ngày có 6 người bị thiệt mạng và 25 người bị thương và 43 sinh viên bị mất tích.

Một số thành viên của bọn buôn bán ma túy Guerreros Unidos bị cảnh sát liên bang bắt giữ sau đó đã khai ra ít nhất là 30 viên chức cảnh sát là những người đã lùa các sinh viên lên những chiếc xe tải và sau đó giao nộp họ cho bọn buôn bán ma túy nói rằng họ là những thành viên của một phe đảng ma túy khác đang cạnh tranh thị trường với bọn Guerreros Unidos. Phe đảng ma túy này đã thiêu sống các sinh viên và chôn họ trong các ngôi mộ tập thể. Đến nay người ta đã tìm thấy thi thể của 28 sinh viên. 15 sinh viên khác vẫn chưa biết sống chết ra sao.

Cảnh sát liên bang đã chiếm 13 đồn bót cảnh sát trong vùng bắt giữ 36 sĩ quan và cảnh sát viên địa phương bị tình nghi có liên quan trong vụ này. Hai vợ chồng viên thị trưởng thành phố là Jose Luis Abarca là người chỉ huy vụ đàn áp này đã lập tức bỏ trốn tại thủ đô Mexico City và bị bắt hôm thứ Ba 4 tháng 11.

Chỉ trong vòng 2 năm cầm quyền, hai vợ chồng Jose Luis Abarca đã là chủ nhân của 17 tòa nhà trong thành phố Iguala, kể cả một thương xá lớn. Cảnh sát liên bang không loại trừ khả năng hai vợ chồng Jose Luis Abarca chính là những kẻ cầm đầu nhóm buôn bán ma túy Guerreros Unidos chứ không phải chỉ lạm dụng quyền hành móc ngoặc với nhóm buôn bán ma túy này.

11. Khủng hoảng nhân đạo ngày càng tồi tệ tại Libya

Liên Hiệp Quốc đã cảnh báo rằng cuộc khủng hoảng nhân đạo ngày càng tồi tệ hơn ở Libya vì cuộc nội chiến kéo dài hơn 6 tháng qua. Khoảng 400,000 người đã phải tị nạn.

Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn cho biết chỉ riêng trong tháng 11, đến nay đã có ít nhất 106,000 người ở Libya phải rời bỏ nhà cửa của họ để tìm kiếm một nơi trú ẩn an toàn.

Các cộng đồng tiếp nhận người tị nạn đã phải vật lộn để đối phó với làn sóng người tản cư. Hầu hết các trường học đã bị biến thành nơi trú ẩn. Thậm chí nhiều người tị nạn bị buộc phải cắm trại bên ngoài các ngôi trường dưới những tấm bạt thô sơ.

Hàng ngàn người đã thiệt mạng kể từ năm 2011, khi nhà độc tài Moammar Gadhafi bị lật đổ và bị giết.

Hôm thứ Năm 13 tháng 11, các xe bom đã phát nổ bên ngoài đại sứ quán Ai Cập và United Arab Emirates ở Tripoli. Cả hai đại sứ quán, cùng với hầu hết các cơ quan đại diện ngoại giao Libya, đã bị đóng cửa trong nhiều tháng qua. Một ngày trước đó, 3 xe bom đã giết chết 6 người và làm bị thương 21 người khác.

12. Các nhà lãnh đạo Kitô Giáo và Hồi Giáo họp tại Lahore đòi hỏi công lý cho hai vợ chồng bị thiêu sống

Cảnh sát Pakistan đã bắt giữ 44 người liên quan tới một vụ giết người khủng khiếp. Những người chứng kiến cho biết hôm Chúa Nhật 2 tháng 11, trong khi dọn dẹp nhà chị Shama Bibi, 31 tuổi, tìm thấy những giấy tờ cũ của người cha chồng. Chị đem đốt những giấy tờ này thì một người làm chung là Muhammad Irfan la làng lên là chị đã đốt một bản sao của kinh Qu'ran. Một đám đông khoảng 300 người Hồi Giáo kéo đến vây quanh chị và chồng là anh Shahzad Bibi, 35 tuổi. Chúng bắt họ đưa đến một lò làm gạch. Tại đây chúng đánh đập hai vợ chồng què chân rồi quăng vào lò lửa nung gạch.

Chị Shama Bibi đang có thai và là mẹ của 4 người con nhỏ.

Shahbaz Sharif, Thống đốc bang Punjab và là anh trai của Thủ tướng Chính phủ Pakistan Nawaz Sharif-- đã cho mở một cuộc điều tra về trường hợp tử vong và ra lệnh cho cảnh sát bảo vệ các khu phố Kitô giáo để đề phòng bạo loạn.

Hôm thứ Năm 13 tháng 11, các nhà lãnh đạo Kitô giáo và Hồi giáo ở Pakistan đã họp tại Lahore để đòi hỏi công lý và cầu nguyện cho cặp vợ chồng Công Giáo bị thiêu sống tại Kasur.

Cuộc họp đã diễn ra tại Trung Tâm Hòa Bình ở Lahore là trung tâm đối thoại liên tôn được khởi xướng và điều hành bởi các tu sĩ dòng Đaminh. Trong một cuộc phỏng vấn với thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, cha James Channan, Giám đốc Trung tâm báo cáo rằng bên cạnh các nhà lãnh đạo Hồi Giáo như Abdul Khabir Azad, giáo trưởng đền thờ Hồi Giáo Lahore, Shafat Rasool, chủ tịch ủy ban Liên Tôn Pakistan về phía Công Giáo có cha Pascal Paulus, chủ tịch Hội Đồng các bề trên thượng cấp Pakistan, Cha Inayat Bernard, giám đốc của "The Christian Voice" và đông đảo các tạp chí Công Giáo tại Pakistan.

Hội nghị đã đồng thanh lên án vụ sát hại Shahzad và Shama và yêu cầu nhà cầm quyền Pakistan đưa những kẻ phạm tội ra trước công lý bao gồm cả giáo trưởng Hồi Giáo tại Kasur là người đã kích động những người Hồi Giáo đi giết hai vợ chồng người Công Giáo này.