Ngày 19-11-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Lễ Chúa Là Vua: ''...Để làm giá cứu chuộc''
Lm. JB. Nguyễn Minh Hùng
09:34 19/11/2013
LỄ CHÚA LÀ VUA NĂM 2013

“…ĐỂ LÀM GIÁ CỨU CHUỘC”


Hôm nay chúng ta tuyên xưng Vương quyền của Chúa Giêsu, một Vương quyền tuyệt đối: Người là Vua Vũ Trụ; Người là Vua của mọi tâm hồn; Người là Vua cứu độ, Vua nắm vận mệnh đời đời của từng người. Lẽ ra, với quyền cao cả như thế, khuôn mặt của Vua Giêsu sẽ đầy uy quyền, sẽ rạng rỡ, sẽ đáng khiếp sợ…

Nhưng không, trong khi tuyên xưng Vương quyền cao cả của Chúa, Hội Thánh lại trình bày khuôn mặt của một vị Vua đầy đau khổ, đầy chấp nhận, dù phải chịu roi đòn, dù phải chịu khổ hình thập giá, dù phải bị giết chết, dù phải cam chịu ruồng bỏ…

Đặc biệt, ngay phần mở đầu bài Tin Mừng, trong khi bị treo trên thánh giá, xung quanh Chúa Giêsu chỉ toàn những lời nhạo báng. Những lời nhạo báng ấy, đại diện cho mọi tầng lớp, mọi thành phần của loài người.

- Trước tiên là sự cười nhạo của các thủ lãnh. “Các thủ lãnh buông lời cười nhạo: ‘Hắn cứu được người khác, thì cứu lấy mình đi, nếu thật hắn là Đấng Kitô của Thiên Chúa, là người được Chúa tuyển chọn!’ ” .

- Lính tráng, chỉ là kẻ thừa lệnh, cũng lên tiếng cười nhạo Chúa: “Chúng lại gần, đưa giấm cho Người uống và nói: ‘Nếu ông là vua dân Do Thái thì cứu lấy mình đi!’ ”.

- Kẻ trộm cướp, dù mang thân phận đầy tội lỗi, cũng không đứng ngoài cuộc: “Một trong hai tên gian phi bị treo trên thập giá cũng nhục mạ Người: ‘Ông không phải là Đấng Kitô sao? Hãy tự cứu mình đi, và cứu cả chúng tôi nữa!’ ” .

Như vậy, với bài Tin Mừng chứa đầy lời nhạo báng, Hội Thánh không nhắm trình bày khuôn mặt Vua của Chúa Giêsu theo kiểu suy nghĩ của người trần thế, nhưng trình bày Vương quyền của Đấng đã từng phán: “Các con biết thủ lãnh của các dân tộc thì thống trị họ và những người làm lớn thì hành quyền trên họ. Giữa các con thì không được thế. Trong các con, ai muốn làm lớn, thì hãy phục vụ các con, và ai muốn cầm đầu trong các con, thì hãy làm tôi tớ các con. Cũng như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng để phục vụ và phó mạng sống làm giá chuộc cho nhiều người” (Mt 20.27-28).

Vì thế, nhìn vào khuôn mặt Vua của Chúa Giêsu, chúng ta không ngần ngại khẳng định: Chúa làm Vua là để phục vụ ơn cứu độ, phục vụ sự sống đời đời của loài người. Người làm Vua không phải để thống trị, không phải để thể hiện quyền bính, nhưng là “phó mạng sống làm giá cứu chuộc” loài người. Chính vì thế, trong kinh Tin Kính, chúng ta xác tín mạnh mẽ: “Vì loài người chúng ta, và để cứu độ chúng ta, Người đã từ trời xuống thế” nhập thể làm người, chịu khổ hình, chịu đóng đinh vào thánh giá, chịu chết và sống lại…

Vậy, đứng trước Vương quyền tình yêu của Vua cao cả, chúng ta phải sống làm sao cho xứng hợp?

Trọn bài Tin Mừng, không phải chỉ bao gồm những lời nhạo báng, mà còn có lời thú tội hết sức khiêm nhường của người trộm cùng bị chết treo với Chúa Giêsu: “Lạy Ngài, khi nào về nước Ngài, xin nhớ đến tôi”. Nếu có ba lời nhạo báng của ba hạng người, thì lời cầu xin ơn tha thứ của người trộm cũng gợi lên trong ta ba tâm tình giúp ta sống, nhằm khả dĩ đáp lại phần nào tình yêu của Đức Vua. Ba tâm tình đó là:

1. Như người trộm, chúng ta hãy chân nhận Vương quyền của Chúa trên cuộc đời mình. Lời cầu nguyện: “Khi nào về nước Ngài, xin nhớ đến tôi” của người trộm, cho thấy anh nhìn nhận Chúa có quyền trên mình. Bằng sự chân nhận nhận Vương quyền của Chúa, chúng ta trung thành và tận tụy từng giây phút của đời mình sống cho Chúa, vươn lên sự thánh thiện và biết thanh luyện nội tâm để luôn luôn được là người sống trong Chúa, sẵn sàng để Chúa làm chủ đời mình.

2. Như người trộm, chúng ta tin tưởng phó mình trong tay Chúa. Lời cầu xin: “Xin nhớ đến tôi” của người trộm, cho thấy anh một lòng tín thác cho Chúa. Cũng vậy, đã là người mang lấy đức tin, chúng ta hãy tin tưởng, hãy trọn vẹn tín thác cho Chúa đời mình, mọi hoàn cảnh xảy ra trong đời mình. Chúng ta không ngần ngại hiến dâng lên Chúa mọi ngày sống, mọi năng lực sống, mọi sức sống, mọi chiều kích sống trong suốt đời mình. Quyết một lòng để Chúa dẫn đưa đến bến bờ bình yên của ơn cứu độ do Chúa thực hiện.

3. Như người trộm, chúng ta chân thành nhìn nhận lỗi lầm của mình để ăn năn chừa tội. Trong lời đối đáp với người đồng bọn, người trộm khẳng khái: “Chúng ta chịu xứng với việc chúng ta làm”. Đó là bài học về lòng sám hối tội lỗi của chúng ta. Hãy mềm lòng để ơn hoán cải Chúa ban có thể thấm vào cuộc đời, thấm vào từng hành động, từng lời ăn tiếng nói, từng biểu hiện sống, từng mối tương quan… của chúng ta. Hãy để ơn hoán cải thấm sâu vào tâm hồn, để chúng ta luôn biết ăn năn tội thật lòng, và không ngần ngại dọn tâm hồn bằng bí tích hòa giải, bằng việc xin lỗi Chúa và xin lỗi nhau.

Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG
 
Lễ Chúa Kitô Vua: Những điều lạ lùng của vua tình yêu Giêsu
Jos. Vinc. Ngọc Biển
18:12 19/11/2013
NHỮNG ĐIỀU LẠ LÙNG CỦA VUA TÌNH YÊU GIÊSU

(LỄ CHÚA KITÔ VUA VŨ TRỤ)

Ngày nay, trên thế giới, chúng ta nhận thấy: cứ chuẩn bị đến dịp bầu cử là các ứng viên thường vận động cử tri bầu cho mình, và muốn được trúng cử thì đương sự phải đưa ra những kế hoạch mình sẽ làm trong nhiệm kỳ tới. Nếu lòng dân thấy thuận thì họ bầu cho. Rồi đến khi đắc cử, thường họ hay mở tiệc ăn mừng. Đến ngày ra mắt công chúng, đương sự phải có một bài diễn văn rất hay... như là một cách thức cám ơn dân chúng đã bầu cho mình. Và khi thi hành, người ta dùng quyền để cai trị con dân và giữ gìn an ninh quốc gia.

Hôm nay, kết thúc năm Phụng vụ với lễ Chúa Kitô Vua vũ trụ, Giáo Hội nhắc nhớ chúng ta có một vị Vua là Vua các vua, Chúa các chúa, nhưng lại không theo kiểu người đời, vị Vua ấy lại chọn cho mình một đời sống từ bỏ, khiêm hạ, yêu thương, khước từ vinh hoa phú quý, lợi lộc trần gian. Vị Vua ấy không cai quản và điều hành bằng quyền lực, mà bằng tình yêu. Rồi cuối cùng trở nên Đấng xóa tội trần gian qua cái chết (x. Ga 1,29). Vị Vua ấy chính là Đức Giêsu Kitô.

1. Đức Giêsu là vua cách lạ lùng

Nếu một vị vua theo kiểu trần gian, ngày đăng quang và xưng vương phải là một ngày trọng đại, có các lễ nghi trang trọng, có dân chúng reo hò chúc tụng, thì Đức Giêsu làm vua, lại là vị vua âm thầm, khiêm hạ, cả cuộc đời, không hề có kiểu “diễu sĩ dương oai” không kèn không trống.

Vương quyền của Ngài được tỏ lộ không phải qua một nghi thức trọng thể, mà lại qua một tấm bảng bêu xấu mà Philatô truyền lệnh đóng trên thập giá, phía đầu Ngài: "Ðây là Vua dân Do Thái". Ngai vàng không phải là một cái ghế được sơn son thiếp vàng lộng lẫy cao sang, mà là hai thanh gỗ được ghép lại với nhau thành hình thập tự để làm ngai cho Vua trời ngự giá. Đây là một hình khổ mà người Do thái thời bấy giờ dành cho những kẻ bị kết án tử.

Vương niệm của Ngài không phải là mũ làm bằng kim loại quý (thường là bằng Vàng) và được khảm những châu báu, ngọc ngà, đá quý, kim cương. Còn Đức Giêsu lại có một vương niệm đặc biệt, đó là một vòng gai được đội trên đầu. Vương trượng là cây sậy yếu ớt, được người ta đưa cho để nhằm chế giễu, chọc ghẹo. Các quan hầu cận là 12 tông đồ, ít học, kém hiểu biết và hoàn toàn không mảy may am tường về chuyện binh đao, họ còn là kẻ bán Chúa, trối Thầy, những kẻ khác thì chạy trốn,... Áo cẩm bào thì lại là thân hình ô nhục. Người thân dự lễ phong vương lại là kẻ thù, chỉ có một vài người vỏn vẹn là Mẹ Ngài, Gioan, mấy phụ nữ và 2 tên gian phi cùng chịu đóng đinh với Ngài. Lẽ ra thần dân tung hô “chúc tụng vạn tuế đức vua” thì lại là: “đóng đinh nói đi”, “đóng đinh nó vào thập giá”, đến nỗi ngay cả kẻ cùng chịu đóng đinh với Ngài cũng cất lên những lời nguyền rủa, nhục mạ, thách thức: "Nếu ông là Ðấng Kitô, ông hãy tự cứu ông và cứu chúng tôi nữa". Khung cảnh phong vương thì lại ở trên núi sọ, thay vì ở trong thành phố... Diễn từ khai mạc là: “Lạy Cha xin hãy tha cho họ” và sau cùng: “Mọi sự đã hoàn tất”.

Khi lập pháp thì lại hoàn toàn “Vâng theo ý Cha”. Khi truyền lệnh hành pháp thì lại chỉ có vỏn vẹn trong giới luật Yêu thương: "Đây là giới răn của Thầy là các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con". Và “Người đã bị đối xử tàn tệ, nhưng đã khiêm tốn chịu đựng, như một con chiên sắp bị đưa tới lò sát sinh. Người không hề thốt ra một lời. Người bị bắt, bị tuyên án, và vị dẫn tới chỗ chết… Người đã phải chết vì tội lỗi chúng ta”(Is 53,7-8). Suốt cả hành trình loan báo về Nước Trời, Ngài đã không ngồi yên, mà nay đây mai đó, miễn sao Tin Mừng cứu độ được loan báo và không hề có một dinh thự, lâu đài, mà là: “con cáo có hang, chim trời có tổ, nhưng con người không có chỗ dựa đầu”.

Như thế, triều đại của Đức Giêsu được kết thúc qua cái chết ô nhục trên thập giá.

2. Đức Giêsu là vua của Tình Yêu

Thế nhưng, đường lối của Thiên Chúa thì vượt xa trí hiểu của con người. Thật vậy, Người đã dùng hành động tưởng chừng như bêu xấu này để mặc khải một lần nữa về bản chất Tình Yêu của Thiên Chúa qua người Con Một của Người là Đức Giê su Kitô.

Ngài là Vua, nhưng lại là một vị vua khiêm nhường, nhân hậu, Ngài là Vua của Hoà bình, Vua Tình yêu. Một vị vua thiếu thốn đủ điều: "Con Người không có nơi tựa đầu", một vị Vua chết cho thần dân được sống. Ngài là một vị vua của lòng người, của nhân tâm. Ngài xử dụng quyền lực, nhưng là thứ quyền lực “mềm” chứ không phải là quyền lực “cứng” như các nhà lãnh đạo vẫn thường xử dụng.

Vị Vua ấy được ví như người mục tử nhân lành, biết và hiểu rõ từng con chiên trong đàn. Người Mục Tử ấy sẵn sàng bảo vệ đoàn chiên khi gặp sói dữ và chấp nhận hy sinh mạng sống vì đoàn chiên của mình (x. Ed 34,11-12.15-17). Thật vậy, người mực tử chân chính là người còn yêu thương cả những con chiên hư hỏng, đi lạc và tìm cách đưa nó về ràn: vị Vua ấy đến trần gian để cứu vớt những gì đã hư mất (x. Lc 19,1-10). Và vì yêu, Ngài đã “đền bù tội lỗi cả thế gian” (1 Ga 2,2), cũng vì yêu mà: “Đấng chẳng hề biết tội là gì, thì Thiên Chúa đã biến Người thành hiện thân của tội lỗi vì chúng ta, để làm cho chúng ta nên công chính trong Người” (2 Cr 5,21). Đức Vua ấy đã trở nên: “Người Tôi Tớ khổ đau của Giavê Thiên Chúa”, Đấng gánh lấy mọi tội lỗi của trần gian, và dùng chính cái chết của mình để mưu cầu ơn tha tội cho nhân loại. Ngài “đã hiến thân chịu chết, đã bị liệt vào hàng tội nhân; nhưng thực ra Ngài đã mang lấy tội muôn người và can thiệp cho những kẻ tội lỗi” (x. Is 53,2-12). Vì yêu, Ngài đã chấp nhận làm bạn với những ai bé nhỏ nghèo hèn, những kẻ tội lỗi, thu thuế, gái điếm, những người ốm đau, bệnh tật, thấp cổ bé họng... Vì thế, Ngài đã lên tiếng bênh vực những người cô thế cô thân. Và mời gọi mọi người hãy Yêu như Thầy là hy sinh mạng sống cho người mình yêu: "Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người hy sinh mạng sống vì bạn hữu" (Ga 15,13).

Và như một quy luật: sự sống, niềm vui và hạnh phúc nơi con người chính là vinh quang của Thiên Chúa. Vì thế, mới nghe người trộm lành cất tiếng kêu xin: "Lạy Ngài, khi vào Nước Ngài, xin nhớ đến tôi!" thì ngay lập tức, Ngài đã đưa anh ta vào vương quốc của mình qua lời tuyên bố: "Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng ".

3. Người Kitô hữu tham dự vào sứ vụ Vương Đế của Đức Giêsu

Mỗi người Kitô hữu đều được tham dự vào sứ vụ Vương Đế của Đức Kitô ngày ta lãnh nhận Bí tích Rửa tội. Qua Bí tích này, chúng ta được dìm vào trong một khuôn đúc mới, để xuất hiện một hình ảnh mới, hình ảnh của chính Đức Kitô, Đấng đã yêu mến, vâng phục Cha hết lòng và, cuối cùng đã chết vì yêu để làm vinh danh Đấng đã sai mình đến trần gian hầu biểu lộ tấm lòng từ ái của Thiên Chúa cho nhân loại.

Khi thông chia và được thừa tự sứ vụ đó của Đức Giêsu qua Giáo Hội, nơi Bí tích Rửa Tội, mỗi chúng ta đều có bổn phận thi hành sứ vụ đó trong cuộc đời Kitô hữu của mình.

Là người kitô hữu, chúng ta chỉ có thể chu toàn bổn phận này với một cách tốt đẹp khi noi gương và trở nên giống Đức Giêsu là dám chấp nhận khước từ những vinh hoa lợi lộc thuần túy trần thế. Ở điểm này, thánh Phaolô đã diễn tả: “Đức Kitô, Đấng vốn dĩ giàu sang, nhưng đã trở nên nghèo để làm cho chúng ta trở nên giàu có nhờ cái nghèo của Người (x. 2 Cr 8,9).

Thật vậy, muốn được cứu độ, ta phải sống thực sự với tinh thần nghèo như Chúa, vì nghèo thì mới dễ yêu và khi yêu mới mong được trọn vẹn. Nếu chúng ta là con người đúng nghĩa thì phải có cả hồn và xác trong một thân thể, thì nghèo và yêu được ví như hai mặt của cùng một tấm mề đai.

Lời mời gọi của Đức Giêsu: “Hãy đến với tôi, hỡi những ai vất vả mang gánh nặng nề, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. Anh em hãy mang lấy ách của tôi và hãy học cùng tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường” (Mt 11: 28-29). “Mang lấy ách” của Chúa là gì nếu không phải là: “Hãy yêu nhau như Thầy đã yêu anh em”. Ách này không thể mang vác được, nếu ta kiêu căng, ngạo mạn và tự mãn, nhưng chỉ với sự hiền lành, khiêm nhường và tình yêu phát xuất từ con tim chân thành.

Thật vậy, chúng ta không thể cùng lúc vừa là Kitô hữu vừa mang tinh thần thế tục. Nếu để hai yếu tố đó thường trực trong con người chúng ta cùng một thời điểm, thì mọi việc chúng ta làm và suy nghĩ sẽ rơi vào tình trạng hư ảo, ngạo mạn, tự đắc.

Ước gì sống tinh thần nghèo và đến với người nghèo bằng một trái tim yêu thương rộng mở sẽ là hướng đích của mỗi chúng ta khi noi gương của vị Vua tình yêu, đã sống và chết vì yêu.

Sống được như thế, chúng ta mới có hy vọng được hưởng lời chúc phúc của Chúa: “Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi” (Mt 25,34), nơi đó có Vua Tình Yêu ngự trị (x. Pl 2,6-11).

Lạy Đức Giêsu là Vua vũ trụ, xin cho danh Cha được cả sáng, Nước Cha được hiển trị đến tận cùng bờ cõi trái đất. Xin Chúa hãy thống trị lòng trí chúng con bằng tinh thần của Chúa. Xin cho chúng con được sống trong quỹ đạo của tình yêu, để sau cuộc đời này, chúng con được vào Vương Quốc của Chúa trên trời là nơi dành cho những người yêu và được yêu. Amen.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha kêu gọi tinh thần truyền giáo của các tín hữu
LM. Trần Đức Anh OP
10:37 19/11/2013
MEHICO - ĐTC Phanxicô kêu gọi các tín hữu Công Giáo hãy có tâm thức thừa sai và đặt việc truyền giáo lên hàng ưu tiên trong mọi hoạt động mục vụ.

Trên đây là nòng cốt sứ điệp Video ĐTC gửi đến các tham dự viên cuộc gặp gỡ về truyền giáo từ ngày 16 đến 19-11-2013 tại Đền thánh Đức Mẹ Guadalupe, Mêhicô, với sự tham dự của 80 GM, đông đảo các LM, tu sĩ nam nữ và giáo dân.

ĐTC nói: ”Một thái độ sinh tử đối với Giáo Hội là không khép kín, không mãn nguyện với những gì đã đạt được. Nếu có thái độ như thế thì Giáo Hội trở nên bệnh hoạn, thứ bệnh tưởng mình sống trong sung túc, dư thừa, và trở nên suy yếu.”

ĐTC mời gọi các tín hữu hãy có tinh thần truyền giáo ngay trong đời sống hằng ngày và gặp gỡ tha nhất bất kỳ tại nơi nào... Ngài cảnh giác chống lại sự hiểu lầm về truyền giáo, truyền giáo không phải là chiêu mộ tín đồ”. ĐTC cũng kêu gọi chống lại thái độ giáo sĩ trị và nói rằng thứ cám dỗ này gây thiệt hại cho Mỹ châu la tinh và ngăn cẳn việc huấn luyện một hàng ngũ giáo dân trưởng thành, các tín hữu Kitô có tinh thần trách nhiệm.

ĐTC cũng nhắc nhở rằng ”Thái độ của vị chủ chăn đích thực không phải là một thái độ của ông hoàng, hay của một công chức chỉ quan tâm ưu tiên tới vấn đề kỷ luật, luật lệ và những cơ cấu tổ chức. Thái độ như vậy làm cho chủ chăn xa vời dân, không có khả năng dẫn đến một cuộc gặp gỡ đích thực với Chúa Giêsu Kitô”.
ĐTC hai lần nhắc đến sứ điệp của Đại hội các GM Mỹ châu la tinh ở Aparecida hồi năm 2007. Đại hội này đặt Giáo Hội trong tình trạng truyền giáo truyền kỳ, thi hành những công việc có tính chất truyền giáo: mọi hoạt động bình thường của mỗi Giáo Hội đều có đặc tính truyền giáo” (CNS 18-11-2013)
 
Đức Thánh Cha kêu gọi tôn trọng ông bà và người già
LM. Trần Đức Anh OP
10:37 19/11/2013
VATICAN - ĐTC kêu gọi tôn trọng các ông bà và những người già. ”Dân tộc nào không tôn trọng các ông bà” thì không có ký ức và vì thế không có tương lai”.

Ngài đưa ra lời nhắn nhủ trên đây trong bài giảng thánh lễ sáng 19-11-2013 tại nguyện đường Nhà trọ Thánh Marta ở Vatican. ĐTC diễn giải bài đọc trích từ sách Macabê kể lại chuyện cụ Eleázaro thà chết chứ không bỏ đạo và không có thái độ mập mờ hoặc giả hình, trái lại quyết liệt trung thành và nghĩ đến các thế hệ trẻ, để lại cho họ nghĩa cử can đảm, để lại một gia sản cao thượng.

ĐTC nói: ”Chúng ta đang sống trong một thời đại mà người già không được coi trọng, bị gạt bỏ. Nhưng người già là những người mang lại cho chúng ta lịch sử, mang lại đạo lý và đức tin làm gia sản. Họ là những người - như rượu cũ là rượu ngọn, - có một sức mạnh nội tâm để cho chúng ta một gia sản cao quí”.

ĐTC nói thêm rằng ”Đôi khi tuổi già gây khó chịu vì những bệnh tật đi kèm, nhưng sự khôn ngoan mà các ông bà nội ngoại chúng ta có chính là một gia sản chúng ta phải đón nhận. Dân tộc nào không giữ gìn các ông bà, dân tộc nào không tôn trọng ông bà thì không có tương lai, vì không có ký ức, vì đã đánh mất ký ức.

ĐTC bày tỏ đau buồn vì nhiều ông bà bị con cháu bỏ rơi trong các nhà dưỡng lão. Họ thực là kho tàng của xã hội chúng ta. Chúng ta hãy cầu nguyện cho các ông bà chúng ta, bao nhiêu lần họ đã có một vai trò anh hùng trong việc thông truyền đức tin trong thời kỳ bách hại. (SD 19-11-2013)
 
Giáo Hội Công Giáo Hàn Quốc hỗ trợ cô dâu nước ngoài
Lê Phước
12:47 19/11/2013
Giáo Hội Công Giáo Hàn Quốc hỗ trợ cô dâu nước ngoài

Một cặp vợ chồng Hàn - Việt
Thời gian qua, tại Việt Nam, chuyện cô dâu Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc đã trở nên quen thuộc. Bên cạnh đó, chuyện cô dâu Việt Nam gặp khó khăn trên đất người trong hội nhập hoặc do bị chồng hành hạ cũng dần trở nên phổ biến.

Tuy nhiên, trên đất khách, các cô dâu Việt Nam nói riêng và cô dâu ngoại quốc nói chung đã bắt đầu được sự hỗ trợ của chính quyền sở tại, và của cả Giáo Hội Công Giáo. Nhìn nhận về sự giúp đỡ hiệu quả của Giáo Hội Công Giáo trong hồ sơ này, nhật báo La Croix đăng bài : « Tại Hàn Quốc, Giáo Hội hỗ trợ các bà vợ ngoại quốc ».

Người Hàn Quốc do bị ám ảnh bởi các cuộc chiến tranh xâm lược các nước lân cận, nên đã dần có tâm lý bài ngoại. Thế nhưng, dân số Hàn Quốc đứng trước nguy cơ lão hóa, tỷ lệ sinh hiện chỉ đạt 1,4 con/phụ nữ. Đàn ông Hàn Quốc, nhất là ở các vùng tỉnh lẻ, do thu nhập thấp, nên không thể cưới được vợ trong nước.

Hơn nữa, xã hội Hàn Quốc vẫn còn chịu ảnh hưởng nặng nề của văn hóa Nho Giáo là coi trọng vai trò của đàn ông trong việc phải có con để kế tục dòng họ. Tất cả những yếu tố trên khiến đàn ông Hàn Quốc có xu hướng đi kiếm vợ ở những nước nghèo hơn.

Tờ báo cho biết, các cô dâu lấy chồng Hàn Quốc thường có tuổi đời nhỏ hơn chồng rất nhiều, và phải chấp nhận hy sinh bản thân để giúp cha mẹ thoát nghèo. Thế nhưng, khi đến Hàn Quốc, những cô dâu này gặp nhiều trở ngại trong hội nhập do bất đồng ngôn ngữ và văn hóa. Vì thế họ bị gia đình chồng khinh rẻ và hành hạ. Ngay cả con cái của họ khi sinh ra cũng bị người Hàn Quốc nhìn bằng con mắt khác vì đó là những đứa con lai.

Để giúp đỡ cho những cô dâu ngoại quốc này, chính quyền Hàn Quốc đã nhập cuộc. Giáo Hội Công Giáo tại Hàn Quốc cũng tham gia. Tờ báo dẫn ra trường hợp một Trung tâm hỗ trợ gia đình đa văn hóa tại Seoul. Trung tâm này được sự hỗ trợ tài chính của chính quyền địa phương, hiện có hai linh mục Công Giáo quản lý cùng với nhiều tín hữu và người dân tình nguyện. Mỗi ngày trung tâm đều có lớp học miễn phí dành cho các bà vợ ngoại quốc.

Chương trình « đào tạo » của trung tâm kéo dài 5 năm, bao gồm 3 giai đoạn : 1) Lớp dạy tiếng Hàn và dạy nấu ăn cho những người mới bắt đầu ; 2) Lớp trung cấp dạy cách đảm bảo quan hệ tốt với gia đình chồng, và cách giáo dục Hàn Quốc ; 3) Lớp cao cấp thiên về những thủ tục hành chánh và tìm việc làm.

Trung tâm ra đời năm 2007. Từ đó đến nay, trung tâm này đã “đào tạo” được hơn 250 cô dâu nước ngoài. La Croix dẫn ra trường hợp một cô dâu Việt Nam đã nhận được sự giúp đỡ hiệu quả của trung tâm. Cô dâu này cũng đã gặp khó khăn trong hội nhập và đã từng bị chồng hành hạ, đánh đập.

Tuy nhiên, La Croix cũng cho biết thêm, Hàn Quốc còn phải làm nhiều hơn nữa để giúp đỡ các cô dâu ngoại quốc, vì ước tính hiện tại ở nước này có đến 270 000 cô dâu ngoại quốc và 160 000 đứa con ra đời từ những cuộc hôn nhân như trên. Thêm vào đó, hội nhập được vào xã hội Hàn Quốc không phải dễ dàng gì.

Tờ báo dẫn lời một linh mục của Trung tâm nói trên cho biết về những đòi hỏi như sau: “Các cô dâu ngoại quốc phải rành ngôn ngữ và văn hóa Hoàn Quốc, phải biết lịch sử và thời sự của đất nước, phải biết hát quốc ca…” Chỉ bấy nhiêu thôi đã không phải là chuyện dễ. La Croix cho hay, ngoài giáo phận Seoul , nhiều trung tâm theo kiểu nêu trên cũng đang được dự tính thành lập ở những giáo phận khác.
 
Đức Giáo Hoàng nói hãy nhớ rằng chủ nghĩa tiến bộ ngây thơ kéo dài những hy sinh của con người
Đặng Tự Do
17:01 19/11/2013
Trong Thánh lễ sáng thứ Hai 18 tháng 11 tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha đã nói về sự nguy hiểm của chủ nghĩa thế tục. Ngài đặc biệt lưu ý đến những cách thế tinh vi dẫn dụ các Kitô hữu đến chỗ đánh mất các giá trị và đức tin của họ.

Mong muốn ta đây cũng giống như tất cả mọi người khác thường dẫn đến thứ lý thuyết “tiến bộ vị thành niên”, nghĩa là suy nghĩ cho rằng hễ ta giống như muôn vàn những người khác thì là tiến bộ, là văn minh. Đức Giáo Hoàng nói điều này dẫn đến những hy sinh của con người, thậm chí còn được bảo vệ bởi pháp luật.

Tân Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh là Đức Tổng Giám Mục Pietro Parolin cũng tham dự trong Thánh Lễ

Đức Thánh Cha nói:

"Thiên Chúa trung thành với dân Ngài, mặc dù dân Ngài thường bất tín. Với tinh thần của trẻ thơ, chúng ta hãy xin cho Giáo Hội biết cầu nguyện với Chúa, để nhờ lòng nhân từ và thành tín của Ngài, Chúa sẽ cứu chúng ta khỏi tinh thần thế gian này, là thứ não trạng muốn thương lượng tất cả mọi thứ. Xin Ngài bảo vệ chúng ta và giúp chúng ta tiến về phía trước, giống như dân Ngài đã làm trong sa mạc khi xưa, khi Ngài cầm tay họ, như cha con tay trong tay. Trong tay Chúa, chúng ta sẽ tiến bước an toàn."

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng nói thêm rằng tinh thần của thế gian, nơi mà bất cứ điều gì cũng có thể thương lượng đang gây ra hiện tượng "thống nhất hoá toàn cầu" làm mất đi sự đa dạng phong phú của các nền văn hóa và vùi dập các giá trị tôn giáo bằng chủ nghĩa thế tục.
 
Top Stories
Philippines: A l’image du pays tout entier, l’Eglise catholique se mobilise pour les victimes du typhon Haiyan
Eglises d’Asie
10:46 19/11/2013
Plus de dix jours après le passage du typhon Haiyan sur les Visayas, au centre du pays, la phase d’urgence n’est pas refermée. Du fait de la nature archipélagique du territoire philippin, des îles et des zones isolées sont toujours dans l’attente d’une aide de première urgence, qu’il s’agisse de soins médicaux, de nourriture, d’eau potable ou d’abris temporaires. Les Nations Unies estiment que 13 millions de personnes ont été affectées par la catastrophe, dont quatre sont considérées comme des personnes déplacées, leurs habitations ayant été entièrement détruites.

Dans un contexte où même le décompte des morts et des blessés reste très largement incomplet, le pouvoir politique affirme sa mobilisation de tous les instants pour coordonner le travail de l’armée philippine et celui de la communauté internationale. Le défi logistique de l’acheminement sur place de l’aide qui afflue aux Philippines demeure toutefois considérable dans une région aux infrastructures détruites. Après s’être rendu pour la deuxième fois, dimanche 17 novembre, à Tacloban, le président Benigno Aquino a annoncé qu’il s’installait sine die dans cette ville, une des plus touchées par Yolanda, nom donné aux Philippines au typhon Haiyan. Il a déclaré vouloir veiller au plus près à ce que les secours soient mieux organisés. La presse philippine a ajouté que sa décision répondait aussi sans doute à deux autres motifs : ne pas laisser penser que l’Etat philippin était absent face aux grands acteurs internationaux de l’aide humanitaire, et corriger des propos maladroits tenus par lui peu après le passage du typhon où il sous-entendait que le nombre élevé des morts était dû à l’impréparation des élus locaux à l’approche du typhon.

Parallèlement aux initiatives présidentielles, l’Eglise catholique a appelé à la mobilisation générale pour venir en aide aux victimes de Yolanda. Dimanche 17 novembre, des messes ont été célébrées dans toutes les églises détruites ou endommagées par le typhon. Souvent l’eucharistie a été célébrée en plein air, sous la pluie qui tombait ce jour-là, les prêtres appelant les fidèles à la prière et à la communion, leur enjoignant, en ces temps d’épreuve, de résister à la tentation de rendre Dieu responsable de la catastrophe ou de voir dans le typhon un châtiment divin. Ailleurs, dans les régions non touchées par Yolanda, les évêques avaient donné pour consigne d’appeler à une « mobilisation générale » en faveur des victimes.

La Conférence épiscopale a ainsi invité chaque paroisse, organisation religieuse ou mouvement d’Eglise à « adopter » une paroisse ou une communauté affectée par la catastrophe. Mgr Socrates Villegas, archevêque de Lingayen-Dagupan, qui prendra ses fonctions de président de la Conférence épiscopale le 4 décembre prochain, a donné la liste de 32 paroisses du diocèse de Borongan et de 64 autres du diocèse de Palo, deux diocèses de l’île de Samar dont le territoire a été particulièrement touché, pour qu’elles soient jumelées avec d’autres paroisses du pays. « Face à la faim et aux maladies, on ne peut attendre. N’attendez pas le gouvernement. Nous devons tout essayer plutôt que de rester bloqués dans des impasses, face à des routes coupées ou des ponts effondrés. Nous devons être réactif et faire preuve de créativité pour faire parvenir notre aide », a expliqué l’évêque. Outre les secours matériels, des bibles ont été envoyées vers les Visayas.

A Manille, le cardinal Tagle a annoncé que ses diocésains avaient déjà réuni l’équivalent de 803 000 dollars US pour les secours aux régions centrales du pays. « Nous sommes unis à nos frères et sœurs qui souffrent », a-t-il déclaré, ajoutant à leur attention : « Vous n’êtes pas seuls et vous ne le serez jamais. » Dans la capitale philippine, où atterrissent nombre des avions qui évacuent depuis Tacloban des personnes qui ont tout perdu, les religieuses catholiques accueillent ceux qui ne peuvent trouver refuge auprès de proches ou des parents.

Localement, l’Eglise coordonne l’aide qui arrive du réseau Caritas. Le 17 novembre, le cardinal Theodore McCarrick, 83 ans, archevêque émérite de Washington DC, était à Palo pour célébrer la messe aux côtés de Mgr John Lu, archevêque de Palo, dans une cathédrale dont le toit avait été en grande partie arraché par le typhon. Président de Catholic Relief Services (CRS), la Caritas américaine, le cardinal a annoncé que l’aide de l’organisation, soit une vingtaine de millions de dollars, serait consacrée aux victimes de Palo et des localités avoisinantes. A Palo, ville de 63 000 habitants située au sud de Tacloban, les destructions sont considérables, et les infrastructures de l’Eglise n’ont pas été épargnées, que ce soit la cathédrale, la résidence épiscopale ou bien les séminaires.

Riches ou pauvres, tous les Philippins de la partie centrale du pays ont été touchés par la catastrophe, sans distinction. Ce 19 novembre, le quotidien The Philippine Daily Inquirer rend ainsi compte du désarroi du sénateur Ferdinand ‘Bongbong’ Marcos, fils de feu le dictateur Ferdinand Marcos (1917-1989) et de l’ex-Première dame Imelda Marcos, aujourd’hui membre de la Chambre des représentants, découvrant leur propriété détruite par Yolanda. Située au sud de Palo, sise au milieu d’un domaine de 42 hectares en front de mer, dotée d’un terrain de golf, la Grand Olot Mansion, dix-sept chambres, a été entièrement ravagée par les flots qui ont envahi les terres le 8 novembre dernier. Il y a trois ans, un jugement de la Cour suprême avait ordonné que cette propriété, suspectée de faire partie des biens mal acquis par l’ancien dictateur, au pouvoir de 1965 à 1986, soit rendue à sa propriétaire, Imelda Marcos. (eda/ra)

(Source: Eglises d’Asie, 19 novembre 2013)
 
Hanoi : un groupe de H’mongs revendique le droit de choisir librement sa religion
Eglises d’Asie
11:58 19/11/2013
Vers le milieu du mois d’octobre dernier, une centaine de H’mongs de quatre provinces montagneuses du nord-ouest sont venus jusqu’à Hanoi pour protester contre l’attitude des autorités régionales à leur égard. Celles-ci, affirment-ils, leur ont interdit de mener le nouveau mode de vie qu’ils avaient adopté en adhérant à une religion nouvelle. Plusieurs partisans de ce changement ont été arrêtés pour avoir résisté aux injonctions des cadres administratifs.

Dans la capitale, ils se sont installés dans les jardins qui, généralement servent de refuge aux paysans spoliés venant rencontrer les autorités et leur présenter leur requête. Ils ont été poursuivis et maltraités par la police, certains même arrêtés. Enfin, ils ont été expulsés de la capitale et renvoyés vers leur province d’origine. Mais le groupe était de retour quelques jours plus tard avec les mêmes revendications. Leur sort a ému la population de Hanoi, qui a beaucoup parlé d’eux dans les blogs, les sites Internet indépendants et sur les réseaux sociaux.

Vu Quôc Dung, ancien secrétaire général de la Ligue internationale des droits de l’homme, a mené une enquête personnelle sur cette affaire et a fait part de ses conclusions à Radio France Internationale (émissions en langue vietnamienne).

Selon lui, les H’mongs ont toujours évité les conflits avec les autorités. Dans les décennies 1980 et 1990, alors que les H’mongs de religion protestante étaient l’objet d’une persécution très sévère de la part des autorités, leurs représentants se contentaient de venir demander du secours à l’Eglise protestante de Hanoi. Cette fois-ci, ils s’adressent directement au gouvernement central. Leur plainte est précise. Les autorités locales ont détruit ce qu’ils appellent « les maisons funéraires » (nhà tang), et qui est aujourd’hui le symbole de leur récent changement de mode de vie. Plusieurs arrestations ont eu lieu.

Il y a environ 25 ans, dans quatre provinces du Nord, les H’mongs ont collectivement changé de coutumes dans le domaine des rites funéraires. Auparavant, le corps des défunts restait exposé pendant sept jours à l’intérieur de la maison où le reste de la famille continuait à vivre. Ce n’est qu’après ce délai qu’on le portait en terre. La réforme avait été motivée par des raisons de propreté et d’hygiène. Elle avait consisté à construire dans le village une maison funéraire pour y déposer le mort. Les parents et les proches pouvaient venir auprès de lui pendant deux jours. Il était ensuite enterré.

Les autorités se sont opposées à cette réforme des rites. Les maisons funéraires ont été détruites, les responsables arrêtés et emprisonnés, la population sommée de revenir aux anciennes coutumes.

Selon les informations recueillies par Vu Quôc Dung, ce changement de mode de vie revendiqué par les H’Mongs correspond à leur conversion, il y a une vingtaine d’années, à une religion appelée par eux « Duong Van Minh ». Il s’agit d’une religion syncrétiste dans laquelle sont associées le christianisme et certaines croyances ancestrales H’mongs. Certaines coutumes anciennes concernant les funérailles ou les mariages forcés ont ainsi été abandonnées. Mais les autorités ont interdit cette nouvelle religion qui ne se rattachait clairement ni au protestantisme, ni au catholicisme et ont proscrit toutes les nouvelles pratiques. Actuellement, au moins trois responsables sont en prison. Les pouvoirs publics régionaux ont engagé une campagne visant à faire disparaître la religion Duong Van Minh. Les H’mongs sont invités à apposer leurs signatures au bas de textes indiquant qu’ils renoncent à ces croyances. (eda/jm)

(Source: Eglises d’Asie, 19 novembre 2013)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ ban bí tích khai tâm Kitô giáo và bế mạc năm đức tin tại giáo xứ Bà trà
Nguyễn Quân
10:02 19/11/2013
Thánh Lễ Ban Bí Tích Khai Tâm Kitô Giáo Và Bế Mạc Năm Đức Tin Tại Giáo Xứ Bà Trà

Vào lúc 18 giờ ngày 16/11/2013, Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước – Giám Mục Giáo phận Phú Cường long trọng dâng Thánh Lễ Bế Mạc Năm Đức Tin và Khai Mạc Năm Hiệp Thông tại Giáo xứ Bà Trà. Cùng đồng tế với ngài có Cha Giuse Phan Trọng Quang – bề trên Giám Tỉnh Dòng Thừa Sai Đức Tin Việt Nam, Cha Micae Hoàng Đô Đốc – chánh xứ Bà Trà cùng bảy linh mục Dòng Thừa Sai Đức Tin Việt Nam. Cùng hiệp thông trong Thánh lễ có các tu sĩ nam nữ, đoàn thiếu nhi Thánh Thể, 35 dự tòng đang đợi được trao ban Bí tích Khai tâm và gần 2.000 giáo dân tham dự.

Xem Hình

Trong bài chia sẻ, Đức Cha Giuse đã nói: "Hôm nay quả là một ngày vui và trọng đại với Giáo Hội Việt Nam. Chúng ta hãnh diện, vui mừng để long trọng mừng các Thánh tử đạo Việt Nam là cha ông làm mầm móng để phát sinh đức tin cho tất cả chúng ta hôm nay. Nói cách khác, nhờ các Ngài mà chúng ta hôm nay sống trong hồng ân đức tin... Hôm nay cũng là ngày mà Giáo xứ chúng ta bế mạc Năm Đức Tin. Bế mạc không phải để kết thúc, nhưng là dịp nhìn lại và lượng giá về những hồng ân mà Chúa đã ban cho chúng ta cũng như trong thành quả mà chúng ta đã cố gắng sống đức tin một cách tích cực trong khắp nơi trong năm vừa qua. Và cũng qua đây, chúng ta vui mừng đón nhận những thành viên mới vào cộng đoàn Hội Thánh, đó là những anh chị em lãnh nhận Bí Tích Khai Tâm hôm nay đây. Chúng ta vui mừng vì hồng ân của Thiên Chúa, những ân huệ của Thiên Chúa, những thành quả đức tin của cha ông của chúng ta, những vị thánh tử đạo. Có thể nói ngay chính các anh chị em hôm nay là thành quả đức tin, trở thành phần tử của Giáo Hội, trở thành anh em của nhau trong Chúa Kitô. Trong sự đón nhận đó, chúng ta thấy mình có sự liên hệ đối với nhau và có trách nhiệm đối với nhau. Có trách nhiệm để chúng ta biết nương tựa và nâng đỡ cho nhau trong cuộc sống niềm tin. Và nhờ thế, chúng ta có thể nói dù mỗi người có một hoàn cảnh, có những khó khăn khách quan và chủ quan trong đời sống mình thì chúng ta cũng có quyền tin tưởng bởi vì có Chúa nâng đỡ chúng ta. Như thế chúng ta sẽ bước theo Chúa trong sự dắt dìu nhau, nâng đỡ nhau để sống ơn gọi của mình một cách tốt đẹp nhất".

Sau bài giảng chia sẻ của Đức Cha Giuse, Đức Cha Giuse ban các Bí Tích Khai Tâm cho 35 tân tòng. Các tân tòng đa phần là các bạn trẻ công nhân nhập cư. Các bạn Tân tòng cùng hướng lên Đức Cha tuyên xưng đức tin với Thiên Chúa. Nước Thánh được dội lên đầu từng tân tòng như gột rửa tất cả những tội lỗi trong quá khứ, từ nay họ được biến đổi nhờ hồng ân Đức tin để trở thành con cái Chúa, sống trong tình yêu Thiên Chúa. Chiếc áo trắng tuy nhỏ bé so với tấm thân đã trưởng thành của tân tòng nhưng đó chính là sự khởi đầu cho một tâm hồn trắng trong tinh tuyền, tâm hồn sống bằng lời Chúa. Các tân tòng nhận ngọn nến sáng lung linh từ cha/mẹ đỡ đầu trao cho trong nụ cười thật tươi với hạnh phúc được tái sinh trong Chúa đích thực. Vậy là từ nay, dấu ấn của Thiên Chúa đã được khắc lên mỗi anh chị em tân tòng, dấu ấn này sẽ suốt đời theo anh chị em này cho tới ngày về với Chúa. Niềm vui và cảm nếm trước hồng ân mà các anh chị lãnh nhận hôm nay thể hiện rõ trên từng gương mặt của các tân tòng sau nghi thức đặt tay Thêm Sức của Đức Cha, có vài người đã khóc. Những giọt nước mắt cảm động, vui sướng đã dâng trào theo cảm xúc hạnh phúc được làm con cái Chúa, được thực sự trở thành một Kitô hữu mà họ đã mong chờ từ rất lâu nay đã thành sự thật. Nụ cười hoan hỉ cũng lộ rõ trên mặt các cha/mẹ đỡ đầu.

Thánh lễ kết thúc trong niềm hân hoan của toàn thể cộng đoàn Phụng vụ và nhất là các anh chị Tân tòng. Xin lấy lời Đức Cha Giuse cuối Thánh Lễ thay cho lời kết: "Tôi vui mừng cầu chúc tất cả anh chị em, đặc biệt là những anh chị tân tòng của chúng ta hôm nay đây luôn sống niềm tin của mình trong tình hiệp thông huynh đệ để chúng ta có thể chia sẻ những hồng ân của Chúa luôn mãi và có thể sống xứng đáng với ơn gọi và sứ mạng làm Kitô hữu của chúng ta một cách tốt đẹp nhất. Hôm nay chúng ta có thể vững vàng trong cuộc sống dù vẫn còn bao thử thách và mai này chúng ta có thể họp nhau để chung hưởng niềm hạnh phúc Nước Trời là Thiên đàng mà mọi người chúng ta đã được Chúa chuẩn bị cho và đang mời gọi chúng ta tới đường hạnh phúc ấy. Ước mong sao điều ấy luôn luôn nâng đỡ và dìu dắt chúng ta trong suốt cuộc sống này".

Nguyễn Quân
 
Lễ mừng các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Gx Saint Barbara, GP Orange
Liên Nguyễn
09:45 19/11/2013
 
Giáo phận Phan Thiết bế mạc Năm Đức Tin
Hồng Hương
09:59 19/11/2013
PHAN THIẾT -Chúa Nhật 17/11/2013, tại Nhà thờ chính tòa Phan Thiết, trong màu đỏ rực của thánh lễ mừng kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Gia đình Giáo phận Phan Thiết hân hoan cử hành Thánh lễ bế mạc Năm Đức Tin 2012-2013. Đây cũng là ngày tĩnh huấn và mừng Bổn Mạng của Hội Đồng Mục Vụ các Giáo xứ.

Buổi sáng - Hội Đồng Mục Vụ tĩnh huấn

Hình ảnh

“Phục vụ Giáo Hội và giáo xứ bằng tình yêu với Thiên Chúa, bằng khả năng của mình với tất cả sự nhiệt thành – không so đo tính toán – khiêm tốn và luôn luôn tạo sự hiệp nhất giữa cha xứ và toàn thể giáo dân” là lời nhắn nhủ của Cha Tổng đại diện và cũng là và cũng là tâm tình của 350 thành viên Hội đồng Mục vụ (HĐMV) của 84 giáo xứ, giáo họ có mặt tại nhà thờ Chính Tòa Phan Thiết vào lúc 8g30 ngày 17/11/2013 trong dịp tĩnh huấn và mừng bổn mạng Các Thánh Tử Đạo Việt Nam.

Cha Tổng đại diện GB. Hoàng Văn Khanh khai mạc ngày tĩnh huấn với sự hiện diện của cha Fx. Phạm Quyền, Đặc trách HĐMVGX. Thay mặt Đức Giám Mục Giuse, Cha Tổng chào mừng toàn thể quý vị HĐMV của các giáo xứ trên khắp giáo phận hiện diện hôm nay. Ngài gợi lên 3 ý tưởng sống đức tin: Các Thánh Tử Đạo Việt Nam là gương sáng chiếu soi của đời sống đức tin vững vàng và sẵn sàng hiến thân để phục vụ Thiên Chúa, phục vụ Giáo Hội qua việc thể hiện tin tưởng – tín thác – tín trung hoàn toàn vào Thiên Chúa; Đức tin soi đường chúng ta trong cuộc lữ hành tiến về đất hứa; Chỉ có niềm tin mới dẫn chúng ta tới việc phục vụ như Chúa Giêsu đã dạy và làm gương. Điều đó thể hiện trong vai trò của mỗi vị HĐMVGX là cánh tay nối dài của cha xứ để phục vụ Giáo Hội và anh chị em trong giáo xứ bằng chính tình yêu của Thiên Chúa. Từng người phục vụ bằng khả năng của mình với tất cả sự nhiệt thành – không so đo tính toán – khiêm tốn và luôn luôn tạo sự hiệp nhất giữa cha xứ và toàn thể giáo dân.

Tiếp đó, Linh mục Gioan Trần Văn Thức, Giáo sư Tiến sĩ ĐCV Thánh Giuse Xuân Lộc, giới thiệu đề tài Tân Phúc Âm Hóa.

Sau khi giải lao, các tham dự viên trở lại hội trường để nghe linh mục Fx. Phạm Quyền, phụ trách HĐMVGX giới thiệu về Dự thảo quy chế HĐMVGX năm 2013 của Ủy ban Giáo dân, trực thuộc HĐGMVN để chuẩn bị cho cuộc bầu cử vào Mùa Chay 2014.

Sau nghỉ giải lao lần hai là những giây phút hồi tâm để các vị HĐMVGX dọn tâm hồn lãnh nhận bí tích hòa giải và cầu nguyện trước Thánh Thể Chúa. Chương trình buổi chiều lúc 13g30 với phần thảo luận và trao đổi giao lưu của các đại biểu do cha Đặc trách HĐMV hướng dẫn.

Thánh lễ bế mạc Năm Đức Tin 2012-2013

Thánh lễ do Đức Giám Mục Giuse Vũ Duy Thống chủ tế. Cùng đồng tế với ngài có Đức Cha Phaolô, Cha Tổng đại diện và các linh mục trong giáo phận. Tham dự Thánh lễ có đông đảo đại diện các tu sĩ, chủng sinh, Quý Hội Đồng Mục Vụ và giáo dân.

Lúc 15g00, đoàn đồng tế và đại diện giáo dân, tu sĩ chủng sinh hân hoan cung nghinh ảnh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam tiến vào thánh đường. Trước khi bắt đầu thánh lễ, Đức Cha Giuse xông hương ảnh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam.

Cha Tổng đại diện thay mặt Gia đình Giáo phận chào kính Đức Giám Mục và Đức Cha Phaolô. Tiếp đó, ngài đọc bản đúc kết những thành quả mà giáo phận đã nỗ nực thực hiện trong Năm Đức Tin theo tinh thần của Thư chung Đức Giám Mục gởi đến cộng đoàn dân Chúa trong dịp khai mạc Năm Đức Tin với 3 nhịp sống: Rà soát – Đào sâu – Thực hành Đức Tin trong đời sống hàng ngày.

Thánh lễ bắt đầu, Đức Cha Giuse mời gọi mọi người sốt sắng khởi sự Thánh lễ với 3 ý nguyện của ngày hôm nay: Tạ ơn Bế Mạc Năm Đức Tin; Cầu nguyện cho quý vị trong Hội đồng Mục vụ Giáo xứ nhân dịp Bổn Mạng; Xin Thiên Chúa chúc lành và gìn giữ giáo phận phát triển theo ý Chúa.

Trong bài giảng, Đức Cha thiết tha kêu gọi mọi thành phần Dân Chúa trong giáo phận nhà “hãy chứng tỏ đời sống hạnh phúc của mình trong ánh sáng đức tin bằng những việc cụ thể theo đòi hỏi của tình hiệp thông Kitô giáo, biết nâng đỡ người yếu đau về thể chất hoặc tinh thần, biết giúp đỡ người thiếu thốn về mọi mặt và biết bênh đỡ người bị thiệt thòi về nhiều phương diện trong cuộc sống. Chính trong ý hướng này, lời cảnh báo của thánh Giacôbê tông đồ năm xưa vẫn không mất đi tính thời sự: “Đức tin không có việc làm là đức tin chết” (x.Gc 2,14-18). Ngài nhấn mạnh : Khép lại Năm Đức Tin hôm nay không có nghĩa là khép lại đời sống đức tin, mà trái lại là mở rộng hơn nữa tấm lòng, tiếp tục đón nhận ánh sáng đức tin để thêm lớn mạnh mà chia sẻ lại cho ai chưa nhận biết tin theo Chúa. Các thánh Tử Đạo Việt Nam hôm qua đã luôn rộng mở tấm lòng để nhận lấy ánh sáng đức tin và can đảm hy sinh mạng sống để ánh sáng ấy được soi chiếu đến khắp mọi nơi. Xin nhờ lời chuyển cầu của các ngài, cho tín hữu chúng ta hôm nay, giữa những vất vả mưu sinh, cũng biết nêu cao gương sáng đức tin để vương quyền của Chúa Kitô được bền vững tỏa lan trên cả mọi miền”.

Sau lời nguyện hiệp lễ, Đức Cha Giuse, Đức Cha Phaolô và Cha Tổng trao phần thưởng của thi Giáo lý Năm Đức Tin do Ban Giáo Lý giáo phận tổ chức cho các giới: Gia trưởng, Bà mẹ, Thanh Niên và thiếu nhi.

Thánh lễ kết thúc với nghi thức thắp nến sai đi.
 
Linh mục đoàn giáo phận Phát Diệm tĩnh tâm năm 2013
GP. Phát Diệm
10:34 19/11/2013
Linh mục đoàn giáo phận Phát Diệm tĩnh tâm năm 2013

GP. PHÁT DIỆM - Trong các ngày 11 – 16/11/2013, Linh mục đoàn giáo phận Phát Diệm đã cùng nhau tham dự kỳ tĩnh tâm năm tại Tòa giám mục giáo phận.

Trong tổng số 76 cha của giáo phận, có 64 cha tham dự kỳ tĩnh tâm này. Số còn lại là các cha đang nghỉ hưu hoặc sức khỏe yếu hoặc đi du học.

Năm nay Đức Cha giáo phận đã mời Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, giám mục phụ tá giáo phận Xuân Lộc và là giám đốc Đại Chủng Viện Xuân lộc giảng phòng cho kỳ tĩnh tâm.

Để không ảnh hưởng đến bầu khí thinh lặng, suy gẫm và cầu nguyện của những ngày tĩnh tâm, ngày đầu tiên (11/11), linh mục đoàn cùng với Đức Cha giáo phận đã dành trọn vẹn để trao đổi, thảo luận về mục vụ. Lần lượt 14 Trưởng ban trong cơ cấu giáo phận trình bày những hoạt động trong năm vừa qua, phương hướng mục vụ cho năm 2014. Qua bản báo cáo của các ban có thể thấy rằng các hoạt động mục vụ của giáo phận vẫn đang tiến triển tích cực. Trong năm đức tin, giáo phận chú ý mục vụ xoay quanh chiều kích hiệp thông của Giáo Hội. Chú trọng đặc biệt đến công tác bồi dưỡng và đào tạo nhân sự cho toàn giáo phận nên năm vừa qua giáo phận đã mở các khóa huấn luyện, các ngày cử hành đức tin tại Tòa giám mục hoặc tại các giáo xứ trung tâm của giáo phận dành cho các ban, các giới như: Ban Chấp Hành các giáo xứ, giáo họ, Thừa tác viên Thánh Thể, gia trưởng, hiền mẫu, giới trẻ, thiếu nhi, ca đoàn, Ban kèn-trống…Tổ chức gặp mặt anh chị em di dân Phát Diệm tại Sài Gòn, củng cố quy chế Tiểu Chủng Viện của giáo phận, tổ chức tọa đàm về quần thể công trình Nhà thờ Phát Diệm của cha Trần Lục… Công tác dạy giáo lý tại các giáo xứ cũng được chú trọng đặc biệt. Chính các cha xứ là người dạy giáo lý trước hoặc sau thánh lễ ngày Chúa Nhật với lộ trình bốn năm dựa trên “Bản toát yếu giáo lý Giáo Hội Công Giáo” của Hội Đồng giám mục Việt Nam. Việc dạy giáo lý còn được quan tâm hơn qua việc huấn luyện và thành lập xứ đoàn Thiếu nhi Thánh Thể nơi các giáo xứ, tiến đến thành lập liên đoàn trong toàn giáo phận. Đây là các hoạt động nhằm củng cố đức tin và nâng cao khả năng công tác tông đồ và mục vụ của các thành phần dân Chúa trong giáo phận. Đi đôi với công tác củng cố đức tin là tinh thần bác ái được thể hiện cụ thể qua việc làm nhà bác ái, thăm hỏi, chia sẻ tinh thần và vật chất với những người có hoàn cảnh khó khăn, đau ốm, bệnh tật, thành lập các nhóm bảo vệ sự sống… Việc tu sửa và xây dựng các nhà thờ và công trình thờ tự đã xuống cấp cũng được toàn giáo phận chú trọng.

Tuy nhiên, nhận định của các ban cũng cho thấy còn nhiều điểm hạn chế trong công tác mục vụ. Điểm hạn chế chính yếu là còn thiếu nhân sự cũng như khả năng chuyên môn trong các ban để có thể thực hiện một cách phong phú hơn. Trong tinh thần trách nhiệm và nhiệt huyết tông đồ, các cha đã đóng góp những ý kiến rất thiết thực cho các ban trong buổi hội thảo này. Đức Cha giáo phận cùng với linh mục đoàn cũng đã thống nhất đưa ra phương hướng mục vụ cho năm 2014 với chủ đề chung của Giáo Hội Việt Nam “Phúc Âm hóa gia đình” và hướng tới Đại hội giới trẻ giáo tỉnh Hà Nội lần thứ 12 được tổ chức tại giáo phận Phát Diệm. Cụ thể, toàn giáo phận tiếp tục những hoạt động đào tạo nhân sự và công việc bác ái; cổ võ đọc và sống Lời Chúa trong mỗi gia đình. Đồng thời tổ chức các buổi gặp gỡ, đón Thánh giá giới trẻ vòng quanh các giáo xứ trong giáo phận…

Kết thúc ngày thảo luận mục vụ, các cha bước vào tuần tĩnh tâm với giờ chầu và giảng khai mạc lúc 19 giờ ngày 12/11 của Đức Cha phụ tá giáo phận Xuân Lộc. Đề tài được Đức Cha giảng phòng chia sẻ trong kỳ tĩnh tâm này là “CON HÃY KHƠI DẬY SỐNG ĐỘNG TRONG CON ƠN SỦNG CỦA CHÚA” (2Tm 1,6). Một để tài xem ra không mới nhưng chính sự xác tín của ngài, cùng với kinh nghiệm thiêng liêng, kinh nghiệm mục vụ và cách thức trình bày đã giúp tất cả các cha đều cảm nghiệm được những ơn ích thiêng liêng trong sứ vụ linh mục của mình. Dựa vào hành trình ơn gọi sứ vụ của các môn đệ trong Phúc Âm theo thánh Mac-cô, Đức Cha đã phân tích và gợi mở những điều thật ý nghĩa và hết sức nền tảng của đời sống linh mục. Nhờ sự suy niệm và trình bày, nói theo nhận xét của Đức Cha Giuse giáo phận Phát Diệm về các bài giảng của Đức Cha giảng phòng là vừa “sâu” vừa “sắc”: sâu vì nó đi vào tận cõi lòng của người nghe, sắc vì nó rất chi tiết và tế nhị nhưng đánh động vào tâm tưởng, thái độ của đời sống linh mục, đã giúp cho các linh mục thêm một lần suy nghĩ và định vị lại đời sống của mình theo đúng mẫu gương Chúa Giêsu linh mục. Lược đồ giảng phòng của Đức Cha đã được ghi nhớ rất dễ dàng. Có thể thấy điều này qua bản tóm tắt của cha Phêrô Nguyễn Hồng Phúc trong bài cảm nghiệm được chia sẻ trên trang mạng của giáo phận Phát Diệm sau cuộc tĩnh tâm dưới đây.

Ba sứ mệnh của tông đồ:

- Nhận thức Nước Thiên Chúa

- Sám hối.

- Tin vào Tin Mừng.

Mục đích: Để nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô ( Pl 3,10)

Phương tiện: Học với Chúa Kitô chiến thắng cám dỗ, thắng vượt khó khăn trong đời sống ơn gọi tông đồ bao hàm việc loại bỏ những thái độ:

1. Hời hợt nhìn Chúa như người xa lạ.

2. Sự cứng lòng ví như lăng kính dị dạng làm cho ta có thiên kiến không nhận ra Chúa.

3. Khủng hoảng ơn gọi do dục vọng lôi cuốn, địa vị, thành công, tư lợi ...

Lời khuyên thích hợp nhất là người tông đồ phải biết lựa chọn để gieo hạt giống tốt. Vì hạt giống Nước Trời đích thực thì "Đêm hay ngày, người ấy có ngủ hay thức, thì hạt giống vẫn nẩy mầm và mọc lên” ( Mc 4,27)

Từ nhận thức tới thực hành. Mầu nhiệm ơn gọi tông đồ phải được trở thành sự sống nơi các linh mục:

1. Vác Thánh giá mỗi ngày – một đòi hỏi theo sứ vụ.

2. Hiến mạng sống mình – một sứ điệp của mầu nhiệm ơn gọi tông đồ

3. Uống cạn Chén đắng của Thầy- chấp nhận đau khổ, sự chết.

Cuối cùng là đạt tới đời sống chứng nhân: làm tông đồ là để được sai đi.

Cùng với những bài giảng của Đức Cha phụ tá Xuân Lộc là những gợi ý xét mình của Đức Cha Giuse giáo phận trong ba ngày liên tiếp. Những gợi ý này giúp các cha lãnh nhận bí tích Giao Hòa được đầy đủ ý nghĩa và ân thiêng. Các buổi tĩnh tâm được phân chia thời gian thích hợp từ thánh lễ đến các giờ kinh, giờ nghe giảng, giờ suy gẫm, giờ chầu thánh thể và các sinh hoạt khác, đã tạo nên hiệu quả tích cực cho các cha tham dự.

Kỳ tĩnh tâm kết thúc với Thánh lễ đồng tế trọng thể vào sáng ngày 16/11 tại Nhà thờ chính tòa Phát Diệm. Sau bữa ăn sáng, các cha chia tay nhau trong bầu khí vui vẻ để trở về nhiệm sở của mình.

Ước gì với đức tin và ơn thánh mà các cha vừa được hun đúc và lãnh nhận qua tuần tĩnh tâm sẽ là động lực và sức mạnh để đời sống linh mục và công việc tông đồ của các ngài trổ sinh hoa trái dồi dào như lòng Chúa muốn.

Ban Truyền Thông giáo phận Phát Diệm
 
Gx Thuận Nghĩa mừng Ngày Nhà Giáo
Pv Thuận Nghĩa
10:58 19/11/2013
VINH - Hoà chung niềm vui cả nước, tối nay ngày 19 tháng 11 năm 2013, tại hội trường giáo xứ Thuận Nghĩa, quý thầy cô giáo được Cha quản xứ qui tụ để mừng ngày nhà giáo Việt Nam.

Hình ảnh

Hiện diện có Cha Quản xứ, 160 thầy cô giáo lý viên và 20 thầy cô thuộc giáo xứ nhưng dạy các trường nhà nước.

Đúng 7g30, chương trình gặp gỡ bắt đầu. Sau lời kinh khai mạc và giới thiệu thành phần, Cha quản xứ nói lên ý nghĩa của ngày nhà giáo Việt Nam, vai trò của quý thầy cô trong Giáo Hội và xã hội ngày hôm nay. Ngài nhấn mạnh : “tình thương yêu phải là nét đặc trưng và là phương pháp chính yếu của các Thầy cô giáo để dạy và giáo dục từng học sinh, sinh viên thân yêu của mình, theo cách của người Thầy tuyệt hảo nhất của nhân loại là Chúa Gieessu, Thiên Chúa tình yêu” (Trích thư gửi anh chị em giáo chức Công Giáo nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20.11.2013 của Ban giáo dục Công Giáo)

Sau khi chúc mừng và tặng hoa cho các Thầy cô là chương trình văn nghệ do ca đoàn giáo xứ và quý thầy cô giáo thể hiện. Các tiết mục văn nghệ đều có nội dung xoay quanh vấn đề nhà giáo và tinh thần phục vụ. Xen kẽ giữa các tiết mục văn nghệ là những câu hỏi giao lưu. MC khéo léo đưa các câu hỏi liên quan đến những khó khăn và thuận lợi của quý thầy cô trong việc dạy các em ở trường đời và trường đạo ? Làm thế nào để gần gũi với các em học sinh và giúp các em thoát khỏi những bế tắc trong cuộc sống ? Làm thế nào để dung hoà việc học văn hoá và giáo lý ? và nhiều câu hỏi khác được đặt ra và các thầy cô thay nhau trả lời một cách rôm rả làm cho quảng trường thêm nhộn nhịp và vui tươi.

Sau buổi giao lưu là một bữa liên hoan nhẹ. Đây là lần đầu tiên quý Thầy cô được Cha quản xứ tổ chức mừng ngày 20.11. Quý Thầy cô hết sức vui mừng và phấn khởi. Mong rằng, cuộc gặp gỡ giao lưu hôm nay là động lực để quý thầy cô dấn thân hơn nữa trong vài trò giáo dục cho thế hệtương lai giáo xứ.
 
Giáo xứ Việt Nam Seattle mừng lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam.
Nguyễn An Quý
22:34 19/11/2013
Giáo xứ Việt Nam Seattle mừng lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam.

SEATTLE. Chúa Nhật 33 Thường Niên Giáo Hội Việt Nam mừng kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, năm nay là năm mừng kỷ niệm 25 năm ngày Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong Hiển Thánh cho 117 vị Tử Đạo Việt Nam. Giáo xứ Việt Nam Seattle, mừng lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam bổn mạng của giáo xứ cũng là dịp mừng 25 năm ngôi thánh đường tại Trung Tâm Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Seattle nay là Giáo xứ Thể Nhân của người Việt Nam tại TGP Seattle.

Xem Hình

Tưởng cũng nên biết, kể từ sau biến cố năm 1975, khi những người Công Giáo Việt Nam đến tỵ nạn tại Seattle thì đã tìm kiếm nhiều nơi để lo việc phụng tự theo truyền thống đức tin Công Giáo Việt Nam, mãi đến tháng 9 năm 1984 mới dừng chân tại địa điểm toạ lạc 1230 East Fir St hiện nay. Nhờ sự nâng đỡ của Tòa Giám Mục cũng như toàn thể giáo dân trong Cộng Đồng kể cả những giáo dân cư ngụ từ Bellingham giáp Canada kéo dài đến tận Vancouver giáp Portland đã chung sức đóng góp và xây dựng được một ngôi thánh đường tương đối khang trang so với lúc bấy giờ. Vào ngày 10 tháng 7 năm 1988, ngôi nhà thờ này được Thánh Hiến với thánh lễ đại trào do TGM Hunthausen chủ tế với tước hiệu Các Thánh Tử Đạo Việt Nam.

Trong tâm tình tạ ơn và để ghi nhớ nơi cội nguồn mà các thế hệ đầu tiên đến tụ họp nơi đây và đã gầy dựng nên một Cộng Đồng Đức tin lớn mạnh như hôm nay, do vậy năm nay cha chánh xứ đặc biệt muốn mừng lễ Bổn mạng của giáo xứ tại ngôi thánh đường này chứ không thuê mướn nơi khác như mọi năm, để giáo dân cùng nhau tụ họp tại đây lần cuối trước khi di dời về cơ sở mới mà giáo xứ vừa tậu mãi được vào đầu năm vừa qua.

Thánh lễ mừng Bổn Mạng năm nay được cử hành trọng thề trong tất các giờ lễ cuối tuần của Chúa Nhật 33 mùa thường niên từ chiều thứ bảy và các thánh lễ ngày Chúa Nhật. Trước mỗi thánh lễ đều có phần diễn nguyện về các vị anh hùng Tử Đạo Việt Nam để giáo dân cùng hướng đến việc suy niệm, học hỏi theo gương đời sống chứng nhân đức tin của các Ngài. Phần diễn nguyện với lời dẫn như sau:

"Kính thưa cộng đoàn: Ngày 19 tháng 6 năm 2013 vừa qua, Giáo Hội Việt Nam long trọng mừng kỷ niệm 25 năm, ngày Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II tôn phong hiển Thánh cho 117 vị Thánh Tử Đạo Việt Nam.

Hòa chung niềm vui với Giáo Hội Mẹ Việt Nam, hôm nay Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Tổng Giáo Phận Seattle hân hoan mừng lễ Bổn Mạng và tôn kính các Vị Anh Hùng Việt Nam, chúng ta cùng học hỏi, suy niệm về sự can đảm và hy sinh của các vị tiền bối đã một đời làm chứng cho niềm tin của mình vào Thiên Chúa.

Đức Cha Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam - Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn đã nhắc nhở trong dịp này: Trong sự quan phòng của Thiên Chúa, việc kỷ niệm đặc biệt này lại trùng với năm Đức Tin.

Trong 25 năm qua, chúng ta đã đọc lại lịch sử của các Tổ Tiên anh hùng Tử Đạo, chiêm ngắm chân dung và đời sống đức tin, đức cậy và đức ái của các Ngài. Chúng ta hãnh diện và tự hào khi nói rằng: “ Từ dòng máu Tử Đạo, Giáo Hội Việt Nam đã được sinh ra và lớn lên !” Các Ngài qủa thật là những chứng nhân đức tin, một đức tin trong sáng và trọn vẹn vào Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng Cứu độ duy nhất của trần gian.

Dịp kỷ niệm 25 năm còn là cơ hội thuận tiện cho Giáo Hội Việt Nam chúng ta ngày nay sống chan hòa, trong tình hiệp thông và hiệp nhất. Tôn kính các bậc tổ tiên Anh hùng Tử Đạo, là thể hiện tinh thần đạo hiếu, và uống nước nhớ nguồn, vốn là những nét đẹp trong truyền thống và văn hóa đáng kính của Dân Tộc Việt Nam.

Các Ngài đã được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II phong thánh ngày 19 – 06 – 1988.

117 Vị Thánh TĐVN là cả một kho tàng châu báu của dân tộc Việt Nam, tiềm tàng chứa đựng cái gì là tinh hoa của Đạo Thiên Chúa, hơn 3 thế kỷ đã được truyền bá trên khắp giang sơn đất việt. Đức tin thuần túy, Đức tin sắt đá, Đức tin nồng nàn quảng đại của tổ tiên Việt Nam.

117 Vị Thánh Tử Đạo là 117 đoạn lịch sử oai hùng riêng biệt, không ai giống ai, trừ một điểm, ai cũng chết oanh liệt để làm chứng cho niềm tin vào Đức Giêsu Kitô.

Sau lời diễn nguyện là phần chiếu Slide show giới thiệu tượng trưng một số vị thánh tiêu biểu như: Thánh Phaolô Quí với những dòng thơ gởi Mẹ hiền:“Dù trăng trói, gông cùm tù rạc, chén ngục hình xiềng tỏa chi nề, miễn vui lòng cam chịu một bề, cho trọn đạo trung thần hiếu tử” Thánh Kim Thông đáp lại quan tỉnh rằng: “Thánh Giá tôi kính thờ, tôi giẫm lên sao được” (Thánh Anrê DũngLạc) “Đông qua tiết lại thì xuân tới, Khổ trảm mai sau hưởng phúc an, làm kẻ anh hùng chi quản khó, nguyện xin cùng gặp chốn thiên đàng” Thánh Phaolô Tịnh: “Thân xác tôi ở trong tay quan, quan muốn làm khổ thế nào tùy ý, nhưng linh hồn tôi là của Chúa, không có gì khiến tôi hy sinh nó được.” Một vị thánh khác thưa với quan tổng đốc rằng: “Tôi đã suy xét kỹ và tin nhận đạo Thiên Chúa,là đạo thật, nên tôi không chối bỏ bao giờ”

Từng đoàn lớp những người con Giáo Hội, đến pháp trường niềm vui mới trào dâng, mắt hướng cao, hồn tràn ngập Thánh thần, cùng tiến tới đỉnh vinh quang núi sọ.

Từng giọt máu các anh hùng tử đạo, ngàn đời sau còn thắp sáng trời nam,lòng trung kiên danh lợi thú đâu màng, được Thiên Chúa muôn đời là phần thưởng.

Sự hy sinh của các anh hùng Tử Đạo Việt Nam đã viết lên những trang sử thật vinh quang cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam.

Phần chiếu hình ảnh các vị anh hùng tử đạo Việt Nam đuợc dừng lại vơí lơì khẩn nguyện do một MC đọc chậm rãi để cùng nhau cầu xin Chúa nhậm lời: "Lạy Chúa, đọc lại những trang sử oai hùng của Giáo Hội Việt Nam, chúng con tạ ơn Chúa, vì nhờ dòng máu của các Thánh Tử Đạo đã xây đắp Giáo Hội tươi xinh và tốt đẹp, Giáo Hội Việt Nam đã phát sinh những nhân chứng thật kiên trung khi chịu biết bao những cực hình cay đắng và khốn khổ, các Ngài đã tin vào Lời Chúa: “Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất mà chết đi thì nó sẽ sinh nhiều bông hạt”.

Lạy Các Thánh Tử Đạo Việt Nam chúng con hãnh diện được làm con cháu các Ngài, xin các Thánh Tử Đạo Việt Nam cầu bầu cùng Chúa cho chúng con dũng khí, lòng kiên cường, đức hy sinh, lòng trung thành với niềm tin, để chúng con vượt thắng mọi trở ngại từ bên ngoài cũng như từ chính trong tâm hồn chúng con trong đời sống chứng tá hôm nay. Phần diễn nguyện được kết thúc sau: " kinh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam"do toàn thể dân Chúa hiện diện cùng đọc chung.

Người viết tham dự thánh lễ lúc 6 giờ chiều thứ bảy do linh mục phụ tá Nguyễn Sơn Miên chủ tế. Phần diễn nguyện trước thánh lễ vừa dứt, ca đoàn hát bài ca nhập lễ: Tiếng nhạc oai hùng do ca đoàn Cung chiều hát lễ. Nghi đoàn tiến lên bàn thờ. Bàn thờ các Thánh Tử Đạo với di ảnh của 117 vị anh hùng tử đạo Việt Nam được đặt ở vị trí trang trọng nơi cung thánh.

Bài chia sẻ trong thánh lễ, cha chủ tế đã nhấn mạnh: "Đời sống của con người có hai nơi: nơi trần thế và nơi chốn vĩnh cửu ở nước Trời. Các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã coi thường đời sống ở trần gian và các ngài đã chọn cuộc sống vĩnh cửu nơi nước Trời nên các ngài đã không sợ chêt vì đạo Chúa, chết vì đức tin, chết cho Chúa...Chúng ta là hậu duệ của các ngài, phải theo gương các ngài để sống trọn vẹn cho Chúa, vì Chúa và vỉ tha nhân.."

Sau thánh lễ, anh em đoàn Liên Minh Thánh Tâm phụ trách phần tiếp tân đã ân cần trao cho mỗi giáo dân một hộp bánh để chung vui với giáo xứ trong ngày mừng Bổn mạng. Đặc biệt thánh lễ lúc 12 giờ ngày Chúa Nhật, sau lễ có buổi tiệc mừng tại Hội trường giáo xứ với sự tham dự của các Cộng Đoàn, Hội Đoàn sum họp để cùng chung vui trong ngày trọng đại này.

Nguyễn An Quý
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Tiếp nhận Bánh và Rượu ở vị trí nào?
Nguyễn Trọng Đa
22:22 19/11/2013
Giải đáp phụng vụ: Tiếp nhận Bánh và Rượu ở vị trí nào?

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Đâu là vị trí thích hợp nhất cho việc tiếp nhận bánh và rượu của đoàn rước dâng lễ vật: trước bàn thờ, bờ ngăn cung thánh, hoặc một vị trí khác? - A. F., Novara, Ý.


Đáp: Việc rước dâng lễ vật được mô tả trong nhiều tài liệu. Sách Lễ Nghi Giám Mục mô tả nghi thức trong số 145:

"Xong lời cầu chung, Giám Mục ngồi, đội mũ mitra. [...]. Các Phó tế và các tá viên đem khăn thánh, khăn lau chén, chén thánh và Sách lễ đặt trên bàn thờ.

«Rồi mang của lễ lên. Tín hữu nên biểu thị sự tham gia của mình, bằng cách mang bánh và rượu để cử hành Thánh Thể, thậm chí cả những tặng phẩm khác có thể giúp ích cho yêu cầu của Giáo Hội và cho người nghèo. Của lễ các tín hữu mang, thì các Phó tế hoặc Giám Mục nhận ở chỗ nào thuận tiện. Bánh và rượu thì Phó tế mang lên bàn thờ ; còn các tặng phẩm khác thì đặt ở nơi xứng hợp đã dọn sẵn» (Bản dịch tiếng Việt của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).

Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM ) nói :

“139. Sau lời nguyện cho mọi người, mọi người ngồi và bắt đầu hát ca tiến lễ (x. số 74), nếu có rước lễ phẩm. Thầy giúp lễ hay một thừa tác viên giáo dân khác đem khăn thánh, khăn lau chén, chén thánh và Sách Lễ đặt trên bàn thờ.

“140. Nên để cho các tín hữu biểu lộ sự tham dự bằng việc tiến dâng bánh và rượu dùng vào việc tế lễ, hoặc những phẩm vật dùng để đáp ứng các nhu cầu của thánh đường và cứu trợ người nghèo. Vị tư tế, với sự trợ giúp của thầy giúp lễ hay một thừa tác viên khác, nhận lãnh các phẩm vật giáo dân dâng tiến. Bánh và rượu dùng trong Thánh Lễ, thì đem đặt trên bàn thờ, những phẩm vật khác thì đem để vào nơi thích hợp (x. số 73)” (Bản dịch tiếng Việt của Lm. Phanxicô Xaviê Nguyễn Chí Cần, giáo phận Nha Trang).

Tuy nhiên, nếu có một phó tế, thầy thực hiện các nhiệm vụ nêu tại số 139. Do đó, “thầy phó tế cùng với thầy giúp lễ đi dọn bàn thờ, nhưng chính thầy phải sửa soạn các bình thánh” (xem GIRM, số 178 và 190, bản dịch như trên). Thầy cũng giúp linh mục tiếp nhận lễ vật do giáo dân dâng tiến.

Năm 2004, Thánh Bộ Phụng Tự và Kỷ luật Bí Tích xuất bản huấn thị "Redemptionis Sacramentum" (Bí Tích Cứu Độ). Tài liệu này cung cấp chỉ dẫn chính xác về việc dâng lễ vật:

"70. Những lễ vật mà các tín hữu có thói quen dâng kính trong Thánh Lễ để cho Phụng Vụ thánh Thể, không nhất thiết chỉ là bánh và rượu, dùng để cử hành Thánh Thể, mà chúng cũng có thể là những tặng vật khác, được các tín hữu mang đến, nghĩa là tiền bạc hay của cải khác dùng để thi hành bác ái đối với người nghèo. Tuy nhiên, những lễ vật cụ thể phải luôn diễn tả được rõ ràng quà tặng thật sự mà Chúa trông chờ nơi chúng ta : đó là một tâm hồn thống hối ăn năn và lòng mến Chúa yêu người, làm cho ta xứng hợp với hy lễ của Đức Kitô, Đấng đã nộp chính mình vì chúng ta. Quả nhiên, chính trong Phép Thánh Thể mà mầu nhiệm đức ái này được sáng ngời ở điểm cao nhất, mầu nhiệm đức ái mà Đức Giêsu Kitô đã bày tỏ trong Bữa Tiệc Ly, bằng việc rửa chân cho các môn đệ của Người. Tuy nhiên, để bảo vệ phẩm giá của Phụng Vụ thánh, các lễ vật cụ thể phải được dâng tiến một cách xứng hợp. Cho nên tiền bạc, cũng như những tặng vật khác dành cho người nghèo, phải được đặt để vào một nơi thích hợp, ngoài bàn tiệc Thánh Thể. Để riêng tiền bạc và, nếu có, một phần nhỏ những tặng vật khác tượng trưng cho số lớn hơn, nên dâng những tặng vật này ngoài cử hành Thánh Lễ” (Bản dịch tiếng Việt của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).

Sau Hội nghị năm 2005 của Thượng Hội Đồng Giám mục về Bí tích Thánh Thể, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI tiếp tục phản ánh điều này trong Tông Huấn "Sacramentum Caritatis" (Bí tích Tình yêu):

"47. Các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng cũng đã đề nghị chú ý đến việc dâng lễ vật. Đây không đơn giản nói đến một “phần chuyển tiếp” giữa phụng vụ Lời Chúa và Thánh Thể. Hơn nữa, làm như thế là làm yếu đi ý nghĩa của một nghi lễ duy nhất được tạo nên bởi hai phần có liên quan. Cử chỉ khiêm tốn và đơn giản này thật sự rất có ý nghĩa : trong bánh và rượu chúng ta dâng lên bàn thờ mọi tạo vật đều được Đức Kitô, Đấng Cứu Độ, đón nhận để được biến đổi và dâng lên Thiên Chúa Cha. Trong cách nhìn này chúng ta cũng đưa lên bàn thờ tất cả những đau khổ và khốn cùng của thế giới, trong niềm xác tín rằng tất cả đều đáng quí trọng trước mặt Thiên Chúa. Để được sống đúng ý nghĩa của cử chỉ này không cần nhấn mạnh thêm bằng những hình thức rườm rà không thích hợp. Cử chỉ này làm cho chúng ta nhận ra Thiên Chúa mời gọi con người tham dự vào việc hoàn thành công trình của Ngài, và khi làm việc này, lao công của con người có được một ý nghĩa tràn đầy, bởi vì qua cử hành Thánh Thể, lao công của con người được kết hợp với hiến tế cứu độ của Đức Kitô” (Bản dịch tiếng Việt của Ủy ban Giáo lý Đức tin trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).

Mặc dầu có sự phong phú về tài liệu như thế, không tài liệu nào cung cấp bất cứ chỉ dẫn chính xác về vị trí tiếp nhận lễ vật. Hầu hết chỉ nói là “một nơi thích hợp".

Việc thiếu qui định chính xác này có lẽ là sự lựa chọn tốt nhất, vì người ta gần như không thể tiên liệu việc tổ chức sắp xếp của mỗi giáo xứ và mọi giáo xứ.

Một nơi thích hợp có nghĩa là một nơi mà các lễ vật có thể được trao cho linh mục, được chuyển qua phó tế hay thừa tác viên khác, và đem về bàn thờ trong một cách thức đơn giản và không gây trở ngại cho mọi người liên quan. Do đó, nơi thích hợp được xác định bởi cảm thức chung phụng vụ, có tính đến các yếu tố như số lượng các bậc cấp trong cung thánh, không gian đủ cho các thừa tác viên, và đường đi dẫn đến bàn thờ.

Trong hầu hết các trường hợp, điều này có nghĩa rằng linh mục và các thừa tác viên, sau khi bàn thờ đã được chuẩn bị, đi đến phía giữa của cung thánh và tiếp nhận lễ vật ở bậc cấp đầu tiên. Điều này có lợi thế: các tín hữu mang lễ vật không lo lắng về các trở ngại, chẳng hạn bậc cấp khó đi, và nó cho phép các thành viên của các cộng đoàn phụng vụ thuộc đủ lứa tuổi và tình trạng sức khỏe khác nhau, kể cả người sử dụng xe lăn, có thể tham gia vào việc dâng lễ vật.

Trong các trường hợp khác, cần phải thích ứng với điều kiện sức khỏe của linh mục, đặc biệt nếu ngài là cao niên hoặc có khó khăn về di chuyển.

Khi một Giám mục cử hành thánh lễ, hoặc trong thánh lễ trọng, các lễ vật có thể được đem tới vị chủ tế đang ngồi; ngài tiếp nhận và chuyển cho các phó tế hoặc thừa tác viên khác.

Nếu thực hiện việc này, điều khôn ngoan là nên chọn một cách cẩn thận các người dâng lễ vật, và nên tập nghi thức trước.

Và trong mọi trường hợp, tốt hơn là chính linh mục không tự mình cầm lễ vật nào tới bàn thờ. (Zenit.org 19-11-2013)

Nguyễn Trọng Đa
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Được Mùa
Nguyễn Ngọc Liên
22:23 19/11/2013
ĐƯỢC MÙA
Ảnh của Nguyễn Ngọc Liên
Một yêu em cố tăng gia
Hai yêu em có đàn gà đầy sân.
(Ca dao)