Ngày 19-11-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mong đợi Chúa đến
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
07:32 19/11/2011
CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG, năm B

Mc 13, 33-37

Cuộc đời của mỗi người đã có biết bao lần chờ đợi. Mong đợi nào cũng làm cho con người tiêu hao, mòn mỏi. Tuy nhiên, càng mong mỏi, đợi chờ thì cuộc gặp gỡ lại càng trở nên thắm thiết và sâu xa hơn. Về phía tôn giáo, Chúa nhắc nhở con người luôn phải có thái độ: ” Tỉnh thức và cầu nguyện “ để nhận biết thời gian Chúa đến viếng thăm.

Cái bất ngờ và kỳ diệu là con người không biết giờ nào, ngày nào Con Người sẽ đến. Do đó, Mùa vọng đưa chúng ta đi vào thái độ chờ đợi, trông mong. Chúng ta chờ đợi Chúa đến trong vinh quang. Chờ đợi Chúa đến như năm cô trinh nữ khôn ngoan vì không biết lúc nào tân lang sẽ đến. Chờ như người giữ cửa thức trắng đêm vì sơ kẻ trộm đào ngạch khoát vách. Chúng ta chờ đợi trong tư thế sẵn sàng: hoàn thành sứ mạng Ông Chủ trao phó là làm lợi ra mười nén hay năm nén bạc khác. Thái độ chờ đợi này là thái độ tỉnh thức, vuông tròn công việc Ông Chủ trao phó. Chúng ta không chịu thụ động để ngồi bó gối, khoanh tay, nhưng thái độ của người môn đệ Chúa là chóng vánh, mau mắn, nhanh nhẹn đón chờ Chúa đến.

Điều cốt yếu Bài Tin Mừng của Thánh Marcô 13, 33-37 nhắc nhở mọi người chúng ta dọn mình: đón nhận ơn Chúa trong mỗi khoảng khắc cuộc đời con người, chờ đón Chúa đến trong giờ chúng ta lìa khỏi cõi đời này, và trong ngày cùng tận của thế giới. Vì thế, mỗi người Kitô đều hiểu rằng Chúa dựng nên chúng ta và ban cho chúng ta niềm tin, hạnh phúc được sống ở cõi thế này, đây là ơn cao cả, Chúa ban cho con người bởi vì ơn Chúa đến bất cứ lúc nào, bất cứ trạng huống nào của cuộc đời. Giờ chết không ai biết được vì nó đến cách bất ngờ, đến như kẻ trộm, con người luôn phải cầu nguyện, tin tưởng và tỉnh thức. Ngày Quang lâm còn ở tương lai, không ai biết được. Tuy nhiên, tất cả là hồng ân, tất cả là ơn huệ cao siêu của Chúa miễn là chúng ta nhận ra được giờ Chúa đến viếng thăm.

Chúng ta đang sống ở thế kỷ thứ 21 với sự vươn cao của khoa học kỹ thuật, với sự nổ bùng của phương tiện kỹ thuật điện tử, vi tính, internet…Những phương tiện kỹ thuật cao này dễ ru ngủ con người, làm cho con người mê mệt, ngủ say trong những khám phá mới lạ của khoa học. Con người rất dễ ngủ mê vì những ngày làm việc mệt nhọc. Nhưng cái ngủ nguy hiểm vẫn là những tiện nghi, những phương tiện vật chất dư đầy ru ngủ con người làm cho con người chìm sâu trong tối tăm u mê… Sống ở gian trần có nhiều thứ mê hoặc, ru ngủ con người kinh khiếp như chất kích thích, ma túy, tiền tài, danh vọng, tính dục… Cha Charles de Foucauld đã viết 1 một câu thật chí lý: ” Bạn sẽ sống như bạn sẽ chết vào tối nay “.

Mùa vọng thúc giục chúng ta tỉnh thức, sẵn sàng đón chờ Chúa đến bất ngờ. Chúng ta đang làm gì, chúng ta đang sống thái độ cụ thể thế nào để đón chờ Chúa đến. Mỗi người chúng ta hãy thành thực trả lời trước Chúa và trước lương tâm: ” Chúng ta đã tỉnh thức chưa hay chúng ta đang sống cuộc sống ơ hờ, bất chấp lời nhắc nhở của Chúa ? “.

Lạy Chúa Giêsu, xin ban thêm đức tin cho chúng con và giúp chúng con luôn biết thức tỉnh, sẵn sàng chờ đón Chúa đến. Amen.

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ:

1.Mùa vọng là mùa gì ?

2.Thái độ tỉnh thức và sẵn sàng có cần thiết không ?

3.Ước mơ của Ông, Bà, Anh chị em là ước mơ nào trong cuộc sống ?

4.Ngày Quang Lâm là ngày nào ?
 
„Giêsu, Vua dân Do Thái“
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
09:23 19/11/2011
„Giêsu, Vua dân Do Thái“

Khi nhận xét về người nào đó sống như một vị „ vua“ , chúng ta có suy nghĩ, người đó có cùng chiếu tỏa nhân phẩm và tư cách cao thượng chú ý tới người khác rất đáng kính trọng nể vì. Một ấn tượng thán phục!

Nhưng khi đưa ra nhận xét người nào đó như một ông hay bà „hoàng“, lại gây ra suy nghĩ phản ứng không tốt đẹp về người đó. Một ấn tượng trái ngược không muốn biết đến! Vì vị được gọi là „hoàng „ đó có cung cách lối sống muốn luôn luôn mình là điểm trung tâm được chú ý tới, cùng muốn là chủ biết hết mọi sự.

Vị vua trong các truyện cổ tích thần thoại luôn luôn được diễn tả là hình ảnh một người cha tổ phụ cho toàn thể con người. Vị vua người cha tổ phụ này có nếp sống tự quyết, tự làm chủ lấy mình, chứ không để cho các thế lực khác làm chủ lèo lái.

Cũng trong truyện cổ tích thần thoại thuật lại ba người con trai của một vị vua từ gĩa hoàng cung ra ngoài xã hội sinh sống như mọi người đi tìm nước cho đời sống. Đây là hình ảnh nói về con người cũng phải thay đổi để tự tìm về chính bản thân đời sống mình. Vị triết gia người Hylạp, Platon đã nhìn thấy nơi vị vua này là một người khôn ngoan. Vì trí óc hiểu biết của vua này có những tư tưởng sáng tạo. Vị vua đó biết sự lên cao, xuống thấp của đời sống. Và đó là điều giúp khám phá nhận ra mầu nhiệm bí ẩn của ánh sáng cùng bóng tối trong đời sống.

Trong đời người Công giáo chúng ta tôn vinh Chúa Giêsu là vua. Nhưng Vua Giêsu của chúng ta như thế nào?

Trong Kinh Thánh có những dụ ngôn và bài thương khó nói đến xưng tụng Chúa Giêsu là một vị Vua.

Bài giảng dụ ngôn về ngày phán xét chung ( Mt 25,34), Chúa Giêsu đã nói mình là vị Vua đứng ra như vị thẩm phán: "Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa“

Trên đầu cây thập gía Chúa Giêsu bị đóng đinh có bản án do quan tổng trấn Philatô truyền viết: „ Giêsu, Vua dân Do Thái! ( Lc 23,37)

Dân chúng đi ngang qua thấy vậy, có người còn nói nhạo báng: Nếu Ông là Vua dân Do Thái, hãy tự cứu lấy mình đi!“ ( Lc 23,37. Với người Roma, Chúa Giêsu bị xử lên án đóng đinh, vì Chúa Giêsu có tước hiệu là Vua. Tước hiệu này cạnh tranh với Vua đế quốc Roma.

Còn với người Do Thái, hình ảnh Vua Giêsu không phù hợp ăn khớp với sự trông mong chờ đợi của họ. Nên họ có lý do để nhạo báng. Cây hình phạt thập gía đặt ra thắc mắc hoài nghi về bản chất của một vị vua bị đóng đinh treo trên đó.

Nhưng Chúa Giêsu là vị vua theo cách thế khác không như người Do Thái mong mỏi chờ đợi.

Trước mặt quan tổng trấn Philatô Chúa Giêsu đã trả lời khẳng định. „ Phải, tôi là Vua. Nhưng vương quốc tôi không thuộc về trần gian này. Nếu như vương quốc tôi thuộc về trần gian, chắc chắn thần dân tôi sẽ chiến đấu bảo vệ, để tôi không bị bắt trao nộp cho người Do Thái. Nhưng vương quốc tôi không ở nơi trần gian này!“ ( Gioan 18,36).

Với lời khẳng định đó, Chúa Giêsu nói đến vương quốc của ngài theo một cách thế hoàn toàn mới. Ngài là một người tự bản chất là vua rồi. Nhân tính tước hiệu vua của ngài không do con người tôn phong trao cho, nhưng thần thánh thiêng liêng là do Thiên Chúa. Vì thế không ai có thể tranh cãi về điều này được. Điều Chúa Giêsu nói về mình là điều hứa hẹn bảo đảm cho mỗi người tín hữu Chúa Kitô.

Mỗi người tín hữu Chúa Kitô cũng có thể nói được rằng „ vương quốc tôi không ở nơi đây“. Tại sao? Vì có một lãnh vực trong mỗi con người, mà trần gain không có quyền hành sức mạnh trên đó. Nơi mỗi người có nhân tính tước hiệu vua, mà không ai có thể lấy đi mất được. Đó là vương quốc ở tận trong tâm hồn. Nơi đó là lãnh vực riêng của mỗi người. Trong vương quốc thiêng liêng tâm hồn mỗi người, Chúa Giêsu Kitô có mặt cùng với uy quyền tước vị Vua của Ngài.

Hình ảnh Giêsu bị bắt, bị đánh đòn rồi bị lên án đóng đinh treo trên thập gía hoàn toàn trái ngược với một vị vua. Dẫu vậy, Chúa Giêsu vẫn là vua. Vua Giêsu không phải chỉ được tung hô vạn tuế. Nhưng vị Vua Giêsu đã chịu đựng bước vượt qua những khổ nhục, những thương tích nơi thể xác và tinh thần cách anh hùng can đảm trong cuộc đời thương khó của ngài.

Điều này nói lên một ý nghĩa về đời sống cho con người chúng ta. Dù có phải chịu đựng trải qua con đường vác thánh gía trong đời sống làm người, nhân phẩm tước vị vua của mỗi người trong tâm hồn vẫn luôn còn có đó, vẫn luôn sống trong họ.

Vương quốc của mỗi con người không thuộc nơi trần gian này là sự tự do, lòng tin tưởng, sức mạnh tâm hồn, sự bình an.

Ngày lãnh nhận làn nước Bí Tích Rửa tội, em bé hay người được rửa tội đưoc xức dầu Chrisam để „ mãi mãi là chi thể của Chúa Giêsu Kitô, là Tư tế, Tiên Tri và là Vua đến cõi sống muôn đời.“.

Lễ Chúa Kitô Vua

Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
 
Lịch Phụng Vụ Tháng 12/2011
Lm. Anphong Trần Đức Phương
12:09 19/11/2011
Lịch Phụng Vụ Tháng 12/2011

Chúng ta đã bước sang Năm Mới của Niên Lịch Phụng Vụ với Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Vọng (ngày 27/11/2011), chu kỳ Năm B.

Trong tháng 12 này chúng ta sẽ mừng các Chúa Nhật 2, 3, 4 Mùa Vọng (Chu kỳ Năm B) và Đại Lễ Giáng Sinh. Ngoài ra trong Tháng 12 chúng ta đặc biệt kính Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (ngày 8), Đức Mẹ Guadalupe (ngày 12), Lễ Thánh Gia Thất (ngày 30).

CHÚA NHẬT 2 MÙA VỌNG (Ngày 4/12): Các Bài Đọc Sách Thánh nhắc nhở chúng ta “Hãy sửa đổi đời sống để đón chờ Chúa đến: đến trong tâm hồn chúng ta, đến khi Chúa gọi chúng ta ra khỏi cuộc đời này, đến vào ngày phán xét chung, đến trong dịp kỷ niệm Đại Lễ Chúa Giáng sinh.”

Bài đọc 1 (Tiên Tri Isaia 40:1-5;9-11) nhắc nhở Dân Chúa dọn đường để Chúa đến, bằng đời sống trong sạch, ngay thẳng. Chúa đến với Dân Chúa để yêu thương che chở, săn sóc. Chúa đến trong tâm hồn mọi người để đem lại hạnh phúc và bình an. Bài Đọc 2 (2 Phêrô 3:8-14): Thánh Phêrô nhắc nhở chúng ta hãy ăn năn sám hối, chừa bỏ tội lỗi, sống thánh thiện, để sẵn sàng đón Chúa đến với chúng ta “bất chợt như kẻ trộm!” Chúa đến với chúng ta qua cái chết bất ngờ của mỗi người. Chúa đến với chúng ta vào ngày chung thẩm “khi mà các tầng trời bốc cháy tiêu tan, và ngũ hành bị thiêu hủy…” để chuyển sang một thế giới mới, “một trời mới và đất mới.” Bài Phúc Âm (Matcô 1:1-8) nói đến việc Thánh Gioan Tẩy giả hô hào mọi người hãy chuẩn bị tâm hồn cho Đấng Thiên Sai đến cứu chuộc Dân Người. Ngài nhắc lại lời Tiên tri Isaia “Hãy dọn đường Chúa; hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng…”

LỄ ĐỨC TRINH NỮ VÔ NHIỄM (Ngày 8/12): Hôm nay hợp với tòan thể Giáo Hội, chúng ta kính nhớ mầu nhiệm Đức Maria không mắc tội Tổ Tông Truyền (Vô Nhiễm Nguyên Tội) như mọi người chúng ta. Mầu Nhiệm này đã được chính thức tuyên bố là Tín Điều vào ngày 8/12/1854 thời Đức Giáo Hòang Pio IX. Vào năm 1858, khi Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức, Đức Mẹ đã xác nhận điều đó. Bài Đọc 1 (Sách Sáng Thế 3:9-15,20) nói đến tội Nguyên Tổ: Ông bà nguyên tổ Adong, Eva đã nghe theo “lời con rắn dụ dỗ và ăn trái cấm” không vâng lời Thiên Chúa, nên đã phạm tội phản nghịch cùng Thiên Chúa và truyền lại cho con cháu, đó là tội Tổ Tông Truyền (Nguyên Tội) mà mọi người chúng ta đều vướng mắc tội này (và được thanh tẩy khi chúng ta chịu Bí tích Rửa Tội). Bài Đọc 2 (Thơ Ephêsô 1:3-6,11-12): Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta hãy luôn cảm tạ Chúa vì Chúa đã “chọn chúng ta làm con yêu dấu của Chúa,” vì nhờ công cuộc cứu chuộc của Chúa Giêsu mà chúng ta được thanh tẩy khỏi mọi tội lỗi để nên trong sạch xứng đáng con cái của Chúa. Bài Phúc Âm (Thánh Luca 1:26-38) ghi lại việc Thiên Thần Gabriel được Thiên Chúa sai đến để loan tin cho Đức Maria biết là Ngài đã được Thiên Chúa chọn để cưu mang Đấng Cứu Thế do quyền năng của Chúa Thánh Thần, nên vẫn trọn đời đồng trinh, và Đức Maria đã thưa lời “Xin Vâng,” và “Ngôi Lời đã xuống thế làm người trong lòng Đức Trinh Nữ Maria.” Chúng ta để ý lời Thiên Thần Gabriel chào Đức Maria “Kính chào Bà Đầy Ơn Phúc” để nói lên việc Đức Maria hòan tòan trinh trong khỏi mọi vết nhơ tội lỗi.

CHÚA NHẬT 3 MÙA VỌNG (NGÀY 11/12): Chúa Nhật 3 mùa Vọng thường được gọi là Chúa Nhật “Hãy vui lên trong Chúa!” (Trong bản tiếng La Tinh gọi là “Gaudete in Domino”, tiếng Anh là “Rejoice in the Lord”); đó là lời mở đầu trong “Ca Nhập Lễ” Chúa Nhật hôm nay, trích lời của Thánh Phaolô trong thơ Philipphê 4:4-5 “Anh em hãy vui lên trong Chúa: tôi nhắc lại một lần nữa, anh em hãy vui lên,vì Chúa đã gần đến.” Bài Đọc 1 (Isaia 61:1-2,10-11) là lời tiên tri về Đấng Kitô “được Thiên Chúa xức dầu thánh và sai đi đem Tin Mừng cho người nghèo khó, băng bó những tâm hồn đau khổ, báo tin ân xá cho những người bị lưu đầy…” Bài đọc 2 (1 Thessalonica 5: 16-24): Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta hãy vui mừng luôn, hãy siêng năng cầu nguyện, và nhờ sức mạnh của Chúa Thánh Thần hãy xa tránh sự dữ dưới mọi hình thức… hãy thánh hóa bản thân… và gìn giữ thân xác vẹn tòan cho đến ngày Chúa đến.” Bài Phúc Âm (Gioan 1:6-8,19-28) ghi lại cuộc đời và vai trò của Thánh Gioan Tẩy Giả để dọn đường cho Chúa Kitô đến. Ngài mời gọi mọi người hãy ăn năn sám hối, sửa đổi đời sống cho ngay thẳng và chịu phép rửa thống hối do Ngài ban để tỏ lòng sám hối dọn cho Đấng sẽ đến… chính Đấng đó mới là Đức Kitô mà Thánh Gioan chỉ là người dọn đường.

LỄ ĐỨC MẸ GUADALUPE (NGÀY 12/12); Thánh Lễ hôm nay kỷ niệm việc Đức Maria đã hiện ra 4 lần với Juan Diego (1474 -may 30, 1548), người bản xứ, tại đồi Tepeyac (Guadalupe, gần thủ đô Mexico City) từ ngày 9/12/1531. Giáo Hội đã công nhận chính thức việc Đức Mẹ hiện ra tại Guadalupe và lập Lễ Kính vào ngày hôm nay 12/12(cũng như Giáo Hội đã chính thức công nhận và lập lễ kính việc Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức, Pháp và Fatima,Bồ Đào Nha). Guadalupe là nơi hành hương rất nổi tiếng. Rất nhiều khách hành hương đã đến để kính viếng, nhất là vào tháng 12. Hằng năm có nhiều triệu khách hành hương từ các nơi đến kính viếng. (Juan Diego đã được tôn vinh là Thánh do Đức Giáo Hòang Gioan Phaolô II vào ngày 31/7/2002 và lễ mừng là ngày 9/12). Các Bài Đọc: Bài đọc 1 (Sách Zechariah 2:14-17); Bài đọc 2 (Sách Khải Huyền 11:19; 12:1-6, 10); Bài Phúc Âm(Luca 1:39-47).

CHÚA NHẬT 4 MÙA VỌNG (Ngày 18/12): Chỉ còn một tuần nữa là chúng ta sẽ long trọng mừng Đại Lễ Giáng Sinh. Chúa Nhật hôm nay đặc biệt nói đến mầu nhiệm Giáng Sinh. Ngôi Lời đã xuống thế làm người nơi cung lòng Đức Trinh Nữ Maria, do quyền năng của Chúa Thánh Thần. Do sự quan phòng của Thiên Chúa, Đức Maria đã được thành hôn với Thánh Giuse thuộc chi tộc David, như lời các Tiên tri đã báo trước. Bài đọc 1 (2 Samuel 7:1-5,8-12,14,16): qua miệng tiên tri Nathan Thiên Chúa đã hứa ban cho Vua David “một triều đại bền vững mãi mãi.” Bài đọc 2 (Thơ Rôma 16: 25-27): Thánh Phaolô đề cập đến Mầu nhiệm Giáng Sinh của Đấng Kitô “đã được giữ kín từ đời đời và đã được tỏ ra qua việc Đức Kitô giáng sinh. Bài Phúc Âm (Luca 1:26-38) ghi lại việc Sứ Thần Gabriel được Thiên Chúa sai đến để truyền tin cho Đức Maria là bà đã được phúc Thiên Chúa chọn để cưu mang Đấng Kitô do quyền năng Chúa Thánh Thần, mà vẫn còn đồng trinh trọn đời. Đức Maria đã khiêm tốn nhận lời, và Ngôi Hai Thiên Chúa đã xuống thế làm người nơi cung lòng Đức Trinh Nữ Maria.

ĐẠI LỄ GIÁNG SINH (Ngày 25/12
): Năm nay Lễ Giáng Sinh được mừng vào chính ngày Chúa Nhật. Hôm nay hợp cùng tòan thể thế giới, chúng ta mừng việc Thiên Chúa Ngôi Hai được Đức trinh Nữ Maria sinh ra tại Bêlem nơi hang đá bò lừa có sự hiện diện của Thánh Giuse và có các mục đồng và các Thiên Thần đến thờ lậy(Xin xem bài viết riêng về Đại lễ Giáng Sinh).

Để mừng Đại Lễ Giáng sinh, ngòai Thánh Lễ Vọng vào chiều ngày 24/12, còn có Thánh Lễ Đêm, Thánh Lễ Rạng Đông và Thánh Lễ Ban Ngày.

Thánh Lễ Vọng: Bài Đọc 1 (Isaia 62:1-5); Bài Đọc 2 (Công Vụ Tông Đồ 3:16-17,22-25); Bài Phúc Âm (Matthêu 1:1-25). Thánh Lễ Đêm: Bài Đọc 1 (Isaia 9:1-6); Bài Đọc 2 (Titô 2:11-14); Bài Phúc Âm (Luca 2:1-14); Thánh Lễ Rạng Đông: Bài Đọc 1(Isaia 62:11-12); Bài đọc 2 (Titô 3:4-7); Bài Phúc Âm (Luca 2:15-20); Thánh Lễ Ban Ngày: Bài Đọc 1 (Isaia 52:7-10); Bài đọc 2 (Thơ Do Thái 1:1-6); Bài Phúc Âm (Gioan 1:1-18).

LỄ THÁNH GIA THẤT (Ngày 30/12): Hôm nay hợp cùng tòan thể Giáo Hội, chúng ta mừng Lễ Thánh Gia Thất, Gia Đình của Thánh Giuse, Mẹ Maria và Chúa Giêsu. Thánh Lễ hôm nay là Lễ Bổn Mạng của mỗi gia đình Công Giáo chúng ta, để chúng ta nhìn vào Thánh Giuse, Mẹ Maria và Chúa Giêsu để noi theo mà xây dựng gia đình chúng ta sao cho có sự hòa hợp yêu thương, sống đạo đức và chăm chỉ làm việc để chu tòan bổn phận vợ chồng, cha mẹ và con cái.

Chúng ta nên nhớ, Chúa Giêsu đã sống 30 năm trong gia đình lao động, nghèo khó tại làng Nagiaret, trước khi ra đi rao giảng. Ngài cũng đã dùng bàn tay mình để làm việc lao động (nghề thợ mộc) cùng với cha mẹ là Thánh Giuse và Đức Maria. Còn Thánh Giuse làm nghề thợ mộc, sống âm thầm, siêng năng cầu nguyện, vâng theo thánh ý Chúa trong mọi sự, luôn chu tòan bổn phận của người chồng và người cha gương mẫu và chăm chỉ làm việc để nuôi sống gia đình. Mẹ Maria là một người nội trợ, thích sống khiêm tốn và thầm lặng lo công việc nhà, và lo chu tòan mọi bổn phận của người vợ và người mẹ.

Các Bài Đọc: Bài đọc 1 (Sách Đức Huấn Ca 3:3-7,14-17) nhắc đến bổn phận của con cái là phải thảo kính cha mẹ, đặc biệt phải chăm lo nuôi dưởng cha mẹ khi ốm đau và trong tuổi già. Bài Đọc 2 (Thơ Côlôssê 3:12-21) ca ngợi đời sống hòa thuận trong gia đình, mọi người biết yêu thương, tha thứ cho nhau “nếu người này có điều gì làm mất lòng người kia.” Thánh Phaolô cũng nhắc nhở đến bổn phận giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và con cái, cũng như bổn phận con cái phải biết vâng lời và hiếu thảo với cha mẹ. Bài Phúc Âm (Luca 2:22-40) ghi lại việc Thánh Giuse và Đức Maria đưa Hài Nhi Giêsu lên Gierusalem để “hiến dâng cho Thiên Chúa theo luật Maisen.” Lúc đó Ông Simon và bà tiên tri Anna được diễm phúc gặp Chúa Giêsu và vui mừng chúc tụng Hài Nhi Giêsu và chúc phúc cho Thánh Giuse và Mẹ Maria; đồng thời nói tiên tri về cuộc đời đau khổ của Chúa Giêsu và Mẹ Maria để cứu chuộc nhân lọai.

Chúng ta hãy cùng cầu nguyện chung cho nhau trong suốt Mùa Vọng để mỗi người chúng ta biết ăn năn sám hối lỗi lầm, sửa đổi đời sống để sống xứng đáng mừng Đại Lễ Giáng Sinh. Xin Mẹ Maria, Thánh Giuse cầu nguyện cho chúng ta biết sống hạnh phúc gia đình, và cùng chung tay xây dựng Hòa Bình thế giới.
 
Người Sẽ Ngự Đến Trong Vinh Quang
LM. Phêrô Nguyễn Hồng Phúc
21:48 19/11/2011
NGƯỜI SẼ NGỰ ĐẾN TRONG VINH QUANG

Chúa Giêsu là Vua vũ trụ. Điểm thứ nhất là vì chính Ngài đã tuyên bố điều đó trước tổng trấn Philatô “Ông nói đúng. Tôi là vua” (Ga 18, 37). Điểm thứ hai là trong lời tuyên bố trước khung cảnh về Ngày phán xét chung, Chúa Giêsu cũng đã dùng từ Vua để phán xét người lành cũng như kẻ dữ. Danh hiệu này không phải là chỉ mình Đức Giêsu tuyên bố vì theo như thánh Phaolô nói với tín hữu Philipphê: “Khi vừa nghe danh thánh Giê-su, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ; và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng: 'Đức Giê-su Ki-tô là Chúa'” (Pl 2, 10 – 11). Danh hiệu Chúa Giêsu là Vua vũ trụ phải được mọi tầng lớp và mọi thế hệ tôn vinh. Philatô là người đang có quyền kết án Chúa Giêsu, thì chính ông cũng đã hỏi Chúa Giêsu rằng: “Thế ông là vua ư?”. Còn những người Do Thái, những kẻ đối nghịch lại với Chúa Giêsu thì chính họ cũng phải chấp nhận một danh hiệu mà Philatô đã cho treo lên phía trên đầu Chúa Giêsu: “Giêsu Nadareth – Vua dân Do Thái” (Lc 23, 38).

Chúa Giêsu làm vua, nhưng Ngài đã tuyên bố rõ với Philatô: “Nhưng nước tôi không thuộc về thế gian này” (Ga 18, 36). Vậy Nước Chúa ở đâu? Căn cứ vào khung cảnh phán xét, chúng ta thấy Nước Chúa hiện diện không phải ở đâu xa, chính là ở ngay trong cõi lòng của mỗi người. Bất ngờ đến nỗi cả người lành người dữ đều bất ngờ. “Lạy Chúa có bao giờ chúng con thấy Chúa đói mà cho ăn, khát mà cho uống, rách rưới mà cho mặc, tù rạc mà đến viếng thăm Chúa đâu” (x.Mt 25, 31 – 46). Nhưng Chúa Giêsu trả lời “Khi các con làm cho một trong những người bé mọn nhất của Ta đây là các con đã làm cho chính Ta”. Và ngược lại với kẻ dữ, “không làm cho họ là không làm cho chính Ta”. Nước Chúa hiện diện nơi những người nghèo khó, bé mọn và ở trong chính cõi lòng mỗi người. Nước Chúa được thể hiện hàng ngày trong gia đình, nên chúng ta mới đọc kinh Lạy Cha: “Nguyện cho danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến” . Gia đình đọc kinh để xin cho Nước Cha trị đến trong gia đình mình, khỏi hiểu lầm, khỏi đoán xét, khỏi kết án nhau. Khi Nước Cha trị đến sẽ đem tình yêu, tha thứ, quảng đại và đón nhận nhau trong chính gia đình của mình. Nước Chúa cũng hiện diện nơi những người tàn tật, yếu đuối thấp cổ bé họng, nơi những người bị coi là tầng lớp cuối cùng của xã hội, bởi vì “Ai làm cho những người đó là làm cho chính Ta”. Nước Chúa hiện diện vô hình mà rất hữu hình. Nước Chúa hiện diện một cách rất thầm lặng nhưng lại hết sức là công khai rõ ràng. Bởi vậy, chúng ta có thể nói rằng, Chúa Giêsu làm vua vừa ẩn vừa hiện. Vì Ngài sẽ xuất hiện trong ngày sau hết, nhưng Ngài ẩn dưới một danh hiệu là Chiên Thiên Chúa tế lễ cho Thiên Chúa Cha. Thế nên, cho dù những người lính kia có cố tình làm vương miện bằng gai đội lên đầu Chúa Giêsu, họ cố tình khoác áo đỏ để nhạo Ngài, cố tình trao cây gậy làm phủ việt cho Ngài để đập vào đầu Ngài cho gai lọt vào óc. Tất cả những cung cách đó đều đi vào trong lịch sử để cho chúng ta thấy một vị vua có đủ hoàng bào, có đủ mão gai, có đủ phủ việt cho dẫu bị kết án. Và bản án vẫn mang tên là Vua Do Thái. Vị vua ấy xuất hiện trong đau khổ nhưng lại sẽ tái hiện trong vinh quang. Vị vua ấy không phải cưỡi trên ngựa chiến nhưng cưỡi trên con lừa khiêm tốn và hòa bình. Vị vua ấy không phải là đến để định vị trên thế gian này nhưng là để những ai làm chứng, ai nghe theo sự thật thì nghe tiếng Chúa.

Nước Chúa đã có mặt ở trần gian này, đã đi vào trong mỗi gia đình và đã định vị trong cõi lòng của mỗi người nhưng nước ấy chưa viên mãn, chưa hoàn thành. Nước đó đang lớn lên cùng với thời gian cùng với mọi thời đại để rồi sẽ hoàn thành viên mãn trong ngày cánh chung. Do vậy, chúng ta tôn vinh Đức Giêsu Kitô là Chúa thì không phải chúng ta đã trở thành thần dân của Ngài trong vinh quang ngay từ hôm nay. Người Kitô hữu hôm nay cũng phải vác Thập Giá hàng ngày để đi theo Thầy mình. Người Kitô hữu hôm nay cũng đòi hỏi phải qua Thập Giá mới được tới vinh quang. Người Kitô hữu hôm nay cũng phải gieo trồng bằng máu đào của các vị tử đạo. Và chính bản thân chúng ta cũng được mời gọi gieo trồng bằng những giọt máu biểu hiện bằng hi sinh với hình tượng hóa bằng Thánh Giá.

Hôm nay Chúa làm Vua, vinh quang của Chúa cũng đang đến với mỗi người chúng ta. Khi người Kitô hữu chịu phép rửa tội họ đã được gia nhập vào hàng tư tế, tiên tri và vương đế. Họ cũng là dòng dõi vua, con của Vua, bởi vì họ là những người tự do, thoát khỏi ách nô lệ của ma quỉ, thoát khỏi quyền lực của thế gian. Họ dám nói sự thật, làm chứng cho sự thật và họ là những người thắp lên niềm hy vọng. Bởi vậy, người Kitô hữu nào hôm nay không tôn nhận vương quyền của Đức Giêsu Kitô; người Kitô hữu nào hôm nay đánh mất phẩm giá của mình là dòng dõi Vương đế thì tự bản thân họ đã đánh mất căn cước của mình. Cho nên, tôn vinh Đức Giêsu Kitô là vua vũ trụ cũng có nghĩa chúng ta là dòng dõi của vương đế. Chúng ta hãy tạ ơn Chúa. Không phải trong tự hào tự mãn, nhưng là trong khiêm tốn và biết ơn. Chúng ta hãy tôn vinh Chúa làm vua trong gia đình của mình, bởi vì Ngài đã xuất hiện và Ngài sẽ còn tái xuất hiện để hoàn thành Nước Chúa đã bắt đầu từ trần gian này, mà trần gian này không phải ở châu Mỹ, châu Âu nhưng bắt đầu từ trong mỗi gia đình chúng ta được gọi là Hội Thánh tại gia, hay là nhỏ hơn nữa, từ chính cõi lòng của chúng ta là đền thờ của Chúa Thánh Thần.

Chúa Giêsu Kitô không những làm vua của những người sống mà trên cả những kẻ chết. Đó là quyền lực thiêng liêng mà không vua chúa trần gian nào lại có thể dám sánh ví. Chính ở điểm đó mà chúng ta gọi Ngài là Vua Vũ Trụ. Hôm nay, Vua Vũ Trụ đến với chúng ta trong hình hài của một trẻ thơ. Tiếp theo đây, khi qua Chúa nhật cuối cùng trong năm Phụng vụ này, tuần sau chúng ta bước vào Mùa Vọng, bắt đầu một năm Phụng vụ mới của Giáo Hội, hướng về ngày Lễ Chúa Giáng Sinh, chúng ta sẽ thấy một trẻ thơ sinh ra nhưng nắm vương quyền trên vai và thiên hạ sẽ gọi Người là Vua Thái Bình. Chính là Đức Giêsu Kitô, Vua Vũ Trụ mà chúng ta tuyên xưng hôm nay.

Lạy Chúa Giêsu Kitô, Vua Vũ Trụ
Chúa đến trần gian với chúng con
trong hình hài một trẻ thơ hòa bình và đáng yêu.
Chúa cũng đã đi vào trong cõi lòng
của mỗi người chúng con êm đềm và hạnh phúc như vậy.
Xin cho mỗi cõi lòng chúng con,
mỗi gia đình chúng con đón nhận Chúa, tôn vương Chúa
để đến ngày chúng con được nhìn thấy Chúa trở lại
trong vinh quang trong vai trò của Vua Vũ Trụ
thì chúng con được ở trong số những người lành
cho Chúa ăn, cho Chúa uống, cho Chúa mặc
và Chúa tù rạc chúng con đến viếng thăm.
Xin cho chúng con được vào vương quốc tình yêu của Chúa,
hưởng sự sống đời đời trong vinh quang. Amen.


LM. Phêrô Nguyễn Hồng Phúc
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTC Benedictô XVI đã đến Benin
Jos. Tú Nạc, NMS
07:27 19/11/2011
ĐTC Benedictô XVI đã đến Benin bắt đầu chuyến Tông Du 48 giờ đồng hồ tới quốc gia Tây Phi này. Đây là bản chép lại đầy đủ bài phát biểu khi Ngài đến, được trình bày tại phi trường quốc tế của thủ đô, Cotonou:

Kinh thưa Tổng thống,

Nhà lãnh đạo tối cao, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Benin thân mến,

Qúy chinh quền dân sự, Quý tu sỹ và Quý Lãnh đạo Tôn giáo, các bạn thân mến,

Thưa ngài Tổng thống, tôi cảm ơn những lời chào mừng nồng nhiệt mà ngài đã dành cho tôi . Các bạn đã hiểu sự yêu thương mà tôi đã dành cho lục địa của các bạn và đất nước của các bạn. Tối lấy làm nô nức hứa trở lại Phi châu, và ba động cơ tác động đã mang đến cơ hội cho chuyến Tông Du này. Thứ nhất,và trên hết, thưa Tổng thống, là lời mời chân thành đến thăm viếng quốc gia của ngài. Sự đề xướng của ngài được chấp thuận cùng với Hội đồng Giám mục Benin. Những điều này đều thuận lợi, khi chúng được diễn ra vào năm mà Benin tổ chức lần thứ bốn mươi thiết lập mối bang giao với Tòa Thánh, cũng như kỷ niệm lần thứ một trăm năm mươi của công cuộc truyền giáo. Trong lúc ở cùng các bạn, tôi sẽ có cơ hội để gặp gỡ nhiều người, và tôi chờ đợi điều đó. Mỗi một trải nghiệm mỗi khác, và sẽ kết thúc bằng Lễ ban Phép Thánh Thể mà tôi sẽ cử hành trước lúc chia tay.

Chuyến Tông Du này cũng sẽ làm thỏa mãn những mong muốn của tôi mang lại cho vùng đất Phi châu Tông Huấn Thăng Tiến Tôn Giáo Africea Munus. Những phản hồi của nó sẽ hướng dẫn những hoạt động mục vụ của những cộng đồng Ki-tô giáo đông đúc trong những năm sắp đến. Xin cho tài liệu này đi vào vùng đất này và bén rễ, phát triển và sinh nhiều hoa trái “có người được gấp trăm lần, người sáu mươi lần, người ba mươi lần,” như Chúa Giê-su đã nói (Mt. 13: 230. Thêm vào đó, có sự hiện diện của lý do thứ ba mà nó mang tính cá nhân hơn, cảm tình hơn. Tôi hằng ấp ủ vơi tình cảm trân quí một người con của đất nước này, Hồng y Trợ lý Bernardin Gantin. Nhiều năm, cả hai chúng tôi cùng làm việc, tùy theo khả năng của mỗi người, làm việc trong cùng một lĩnh vực. Chúng tôi cả hai đều lấy làm hạnh phúc được giúp đỡ người tiền nhiệm, Chân Phước John Paul II, trong công việc thuộc nội các Phê-rô của Ngài. Chúng tôi đã có nhiều dịp gặp gỡ, tham gia vào những cuộc thảo luận sâu sắc và cùng nhau cầu nguyện. Hồng y Gartin đã thu hút được nhiều ngưỡng mộ, ưu ái. Nên điều đó muốn nói lên rằng tôi đến quê hương xứ sở của ngài, cầu nguyện trước mộ phần của ngài, và cảm ơn Benin đã cho Giáo Hội một người con ưu tú như vậy. Benin là đất nước cổ đại của những truyền thống khả kính. Lịch sử của nó đáng quan tâm. Tôi lấy làm vui mừng nắm bắt cơ hội này để gặp gỡ những yếu nhân truyền thống này. Sự đóng góp của họ quan trọng trong công cuộc xây dựng tương lai của đất nước. Tôi muốn cổ vũ họ để đóng góp, với sự khôn ngoan và hiểu biết của họ về những phong tục địa phương, trong sự chuyển biến tế nhị hiện tại đang xúc tiến từ truyền thống đến hiện đại. Hiện đại không phải là kích động sự sợ hãi, nó cũng có thể không được xây dựng bởi những xao lãng trong quá khứ. Nó cần phải được kèm theo sự thận trọng về chính trị cho lơi ích của tất cả để tránh những cạm bẫy còn tồn tại trên lục địa Phi châu và những nơi khác, chẳng hạn như sự đầu hàng vô điều kiện trước luật lệ thị trường hoặc tài chính, chủ nghĩa dân tộc hoặc tổ chức vô sinh mà có thể trở thành khuynh hướng hủy diệt, việc chính trị hóa những ức chế mối quan hệ tôn giáo trước những nguyên nhân tổn thất của lợi ích cộng đồng, hoặc cuối cùng là tình trạng xói mòn những giá trị thuộc con người, văn hóa, đạo đức và tôn giáo. Sự chuyển tiếp tới tính hiện đại phải được hướng dẫn bởi tính chuẩn mực chắc chắn trên căn bản nhận biết những phẩm hạnh đạo đức, đã được liệt kê trong châm ngôn thuần túy của các bạn, nhưng một cách công bằng điều mà được bén rễ một cách bình ổn trong phẩm cách con người, tầm quan trọng của gia đình và tôn trọng sự sống. Tất cả nhưng giá trị này tồn tại trong lợi ích cộng đồng, điều mà dâu tiên phải được thích ứng, và là điều phải được cấu thành sự quan tâm hàng đầu của tất cả trong những vị trí trách nhiệm. Thiên Chúa giao phó cho con người và khao khát những điều thiện của Người. Đó là nhiệm vụ của chúng ta để hưởng ứng, trung thực và công bằng, trước những mong đợi của Người.

Giáo Hội, về phần mình, mang đến những đóng góp đặc biệt của mình. Bằng sự hiện diện của mình, lời cầu nguyện của mình và những việc làm khác của lòng nhân từ, nhất là trong giáo dục và chăm sóc sức khỏe, Giáo Hội muốn đem đến cho mọi người những điều tốt lành nhất. Giáo Hội muốn được lại gần với những ai khó khăn, thiếu thốn; gần gũi với những ai tìm kiếm Thiên Chúa. Điều này hiện diện trong tình hữu nghị, tình bác ái mà tôi đến với đất nước của các bạn, thưa Tổng thống “Xin Chúa chúc phúc lành cho Benin".
 
Ấn Độ: Các trường học bang Madhya Pradesh có nguy cơ bị “Ấn Giáo hoá”
Phạm Kim An
09:12 19/11/2011
Ấn Độ: Các trường học bang Madhya Pradesh có nguy cơ bị “Ấn Giáo hoá”

Bhopal – Ông Shivraj Singh Chouhan, Thủ tướng bang Madhya Pradesh, Ấn Độ, đã tái khẳng định ý định của mình để đưa việc học Bhagavad-gita, sách thánh của Ấn giáo, vào tất cả các trường công lập.

Tuyên bố này đã gây ra nhiều sự phẫn nộ, và Đảng Quốc đại - phe đối lập ở bang Madhya Pradesh - xem động thái này như một nỗ lực để "Ấn giáo hoá" việc giáo dục. Theo Tổng Giám mục Leo Cornelio, tổng Giáo phận Bhopal, với động thái này, Thủ tướng muốn “làm hài lòng đảng của ông, là đảng Nhân dân Ấn độ (BJP), trong cuộc bầu cử sắp tới". Trong năm 2010, ông Chouhan đã đề nghị đưa sách Bhagavad-gita vào bản văn phải học.

Từ năm 2008, Chính phủ bang Madhya Pradesh do đảng Nhân dân Ấn độ (BJP) lãnh đạo, một đảng hỗ trợ các nhóm dân tộc cực đoan và các phong trào của các phần tử cực đoan Ấn giáo thuộc sự bảo trợ của Sangh Parivar, chẳng hạn Hội Đồng Ấn giáo thế giới (Vishwa Hindu Parishad, VHP), Tổ chức tình nguyện viên dân tộc (Rashtriya Swayamsevak Sangh, RSS) và Bajrang Dal (Nhóm thanh niên Ấn giáo cực đoan), chịu trách nhiệm cho nhiều vụ bạo lực, đàn áp chống Kitô giáo và phân biệt đối xử xảy ra ở Ấn Độ.

Tổng Giám mục Cornelius nói: “Nỗ lực này để ‘Ấn giáo hoá’ việc giáo dục là đáng báo động, bởi vì nó sẽ tạo ra sự nhầm lẫn và rối loạn. Nó sẽ gieo chia rẽ giữa tâm trí của những người trẻ tuổi dẫn đến các hậu quả mạnh mẽ".

Ngài nói rõ: “Trong khi thừa nhận các giá trị đạo đức tốt được dạy trong sách Bhagavad-gita, chúng ta tự hỏi tại sao lại chọn văn bản thiêng liêng này của Ấn giáo, vốn không được chấp nhận bởi tất cả mọi người. Nhưng trên hết, Ấn Độ là một quốc gia thế tục, và động thái trên đi ngược lại mọi nguyên tắc của đất nước thế tục chúng ta”. (AsiaNews 18-11-2011)

Phạm Kim An
 
ĐTC đến Benin để giúp vẽ ra tương lai của Giáo Hội tại Châu Phi
Nguyễn Trọng Đa
09:20 19/11/2011
ĐTC đến Benin để giúp vẽ ra tương lai của Giáo Hội tại Châu Phi

Cotonou, Benin - ĐTC Biển Đức XVI đã tới Benin, khởi đầu một chuyến đi ba ngày, nơi Ngài sẽ công bố văn kiện quan trọng của Ngài về tương lai của Giáo Hội tại Châu Phi, mang tên thông điệp "Africae Munus".

ĐTC Biển Đức XVI tuyên bố khi đến đất nước nhỏ ở miền Tây châu Phi: “Xin cho văn kiện nay rơi xuống đất và bén rễ, lớn lên và sinh hoa trái “có hạt thành một trăm, có hạt thành sáu mượi và có hạt thành ba mươi hạt’ như chính Chúa Kitô đã nói".

Tại sân bay Đức Hồng Y Bernardin Gantin ở Cotonou, ĐTC Biển Đức XVI đã được Tổng thống Thomas Boni Yayi Benin và Đức Tổng Giám mục Antoine Ganye, tổng giáo phận Cotonou, đón tiếp.

Hai nhân vật này cùng đi với một nhóm phụ nữ địa phương trong trang phục nhiều màu sắc, họ nhảy múa và hát khi ĐTC bước xuống máy bay thuê bao của hàng không Ý Alitalia. Nhiều phụ nữ vẫy khăn quàng cổ và ô dù mang hình ảnh của Đức Giáo Hoàng.

ĐTC giải thích rằng chuyến thăm của Ngài đánh dấu lễ kỷ niệm 40 năm ngày Tòa Thánh thiết lập quan hệ ngoại giao với Benin, và 150 năm ngày các nhà truyền giáo Công giáo đầu tiên đến đất nước này.

Tuy nhiên, Ngài nói thêm rằng Ngài có một lý do "cá nhân và tình cảm hơn" cho chuyến thăm Benin lần này, vì từ lâu Ngài muốn cầu nguyện tại ngôi mộ của Đức Hồng Y Bernadin Gantin. Hai vị đã làm việc với nhau trong nhiều năm tại Giáo Triều Rôma.

ĐTC nói: "Cả hai chúng tôi đều hạnh phúc trợ giúp vị tiền nhiệm của tôi, Chân Phước Gioan Phaolô II, trong việc thực hiện sứ vụ giáo hoàng của Ngài. Chúng tôi đã có nhiều dịp gặp gỡ, tham gia vào các cuộc thảo luận sâu sắc và cùng nhau cầu nguyện, "

"Đức Hồng Y Gantin giành được sự kính trọng và tình cảm của nhiều người. Vì vậy, thật là chính đáng khi tôi đến đất nước quê hương của Ngài, cầu nguyện trước mộ phần của Ngài, và cám ơn Benin đã trao cho Giáo Hội một người con xuất sắc như thế”.

Phác thảo các thách thức mà Benin phải đối mặt ngày nay, ĐTC Biển Đức XVI công nhận nước này là một "đất nước của truyền thống cổ đại và cao quý”, nơi cũng có "một quá trình chuyển đổi tinh tế hiện nay từ truyền thống đến hiện đại".

Tuy nhiên, tiến trình quá độ này "không cần phải gây sợ hãi, nhưng cũng không thể được xây dựng bằng cách từ bỏ quá khứ". Thay vào đó, “nó cần được đi kèm với sự thận trọng vì lợi ích của tất cả mọi người, để tránh các cạm bẫy đang tồn tại trên lục địa châu Phi và những nơi khác".

Sau đó, Ngài liệt kê các cạm bẫy này như “một sự đầu hàng vô điều kiện cho luật thị trường hoặc luật tài chính, chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa bộ tộc phóng đại và kém cõi, vốn có thể trở thành phá hoại, một sự chính trị hóa các căng thẳng liên tôn, để gây thiệt hại cho lợi ích chung, hoặc cuối cùng gây xói mòn các giá trị nhân bản, văn hóa, đạo đức và tôn giáo".

Ngài nói, trên hết, tiến trình quá độ đi đến hiện đại phải được "bắt nguồn từ phẩm giá con người, tầm quan trọng của gia đình và tôn trọng sự sống".

Với nhiệt độ nóng tới 32,2 độ C (90 độ F), đoàn tùy tùng của ĐTC Biển Đức XVI chọn mang áo chùng trắng thay vì áo chùng đen.

Mọi người lắng nghe khi ĐTC giải thích làm thế nào Giáo Hội Công Giáo "cung cấp sự đóng góp đặc biệt của mình" cho tiến trình hiện đại hóa của Benin, thông qua "sự hiện diện, lời cầu nguyện và các công tác khác nhau của lòng bác ái, đặc biệt trong giáo dục và chăm sóc sức khỏe".

Giáo hội Công giáo ở Benin đã phát triển nhanh chóng trong các thập kỷ gần đây, với người Công giáo lên tới 3 triệu người trong 8,8 triệu dân số của đất nước.

ĐTC nói, Giáo Hội muốn người dân Benin nhận ra rằng "Thiên Chúa không phải không hiện diện, cũng không phải không thích hợp, như một số người nghĩ, trong khi chúng ta tin rằng Ngài là người bạn của con người. Chính trong tinh thần hữu nghị và tình anh em này mà tôi đến đất nước của các bạn".

Sau đó ĐTC Biển Đức XVI khởi hành từ sân bay trên xe Giáo hoàng của Ngài, chung quanh có các đám đông nhiệt tình, chạy và nhảy múa bên cạnh chiếc xe, khi xe chạy vào các đường phố của Cotonou. (CNA / EWTN News 18-11-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Chiếc vali của ĐTC Wojtyla''
Nguyễn Trọng Đa
09:21 19/11/2011
Chiếc vali của ĐTC Wojtyla"

ROMA - Một cuốn sách mới về ĐTC Gioan Phaolô II mới được phát hành. Tác giả Fabio Zavattaro, phóng viên người Ý của RAI, kể lại trong sách nhiều giai thoại vẽ ra một chân dung rất người của Chân phước Wojtyla.

Cuốn sách "Chiếc vali của ĐTC Wojtyla" ("The valigia di Papa Wojtyla”, nhà xuất bản Iacobelli) đã được giới thiệu tại Roma ngày 15-11, tại dinh thự của Giáo phận Roma.

Phóng viên Fabio Zavattaro, với tư cách là phái viên đặc biệt, đã tháp tùng nhiều chuyến đi của ĐTC tại Ý và nước ngoài kể từ năm 1983. Cuốn sách của ông là một loại "nhật ký chuyến đi", có nhiều câu chuyện, gia thoại chưa kể và các cuộc gặp gỡ. Cuốn sách làm nổi bật một chân dung chưa được biết rõ, gần như nực cười, của ĐTC Gioan Phaolô II.

Karol Wojtyla, trước hết là một con người

"Chiếc vali của ĐTC Wojtyla" cho thấy không những khuôn mặt của Giáo hoàng, nhưng còn là con người thật của ĐTC Gioan Phaolô II.

Cô Valentina Alazraki, nữ phóng viên Mexico, cũng đi theo ĐTC trong các chuyến tông du của Ngài. Cô nhớ lại, trong cuộc họp báo, con người của ĐTC Gioan Phaolô II: một con người cảm động trong máy bay khi nhìn thấy người dân Mexico chào đón Ngài với các tấm gương phản chiếu mặt trời.

Cô nói thêm, con người này dừng lại trong hơn một giờ để nói chuyện với các phóng viên ở độ cao 10.000 mét, trong chuyến đi đầu tiên tới Mexico.

Đức Tổng Giám Mục Claudio Maria Celli, chủ tịch của Hội đồng Toà thánh về Truyền Thông Xã Hội, cũng ca ngợi con người này đã "cảm nhận lời mời gọi truyền giáo đến độ kêu gọi liên tục Ngài đi Trung Quốc, ngay cả khi bệnh tật buộc Ngài ở lại Roma”.

Một "nhà hoạt động" ngoại hạng

Marco Simeon, giám đốc Rai Vatican, đã nói về một con người, mà thông qua báo chí, các phương tiện truyền thông, nhưng còn các cử chỉ đơn giản, mong muốn đi vào nền văn hóa và truyền thống của mỗi dân tộc: một con người "làm rớt xuống các rào cản của thế giới và định kiến".

Đức Cha Liberio Andreatta, phó chủ tịch của Công tác hành hương của Toà thánh, đã tuyên bố rằng "ĐTC Gioan Phaolô II là hiện thân sống động của lời Tin Mừng: hãy đi và rao truyền Chúa Kitô cho đến tận cùng trái đất".

Ngài nói thêm: “ĐTC Wojtyla là nhà hoạt động lớn nhất cuối thiên niên kỷ thứ hai. Ngài đã đưa Chúa Kitô đến thế giới, và đưa thế giới đến với Chúa Kitô".

"Chiếc vali của ĐTC Wojtyla", chính là chiếc vali luôn luôn sẵn sàng của một Giáo hoàng đã lấy các chuyến hành hương làm trung tâm điểm của sứ vụ của mình. Một chiếc vali đầy, không chỉ cần thiết để lên đường, mà còn các kỷ niệm, lời nói ... và các giai thoại nhỏ, như câu chuyện đùa vui mà người ta nghe ở Vatican trong triều đại Giáo hoàng của Ngài: “Đâu là sự khác biệt giữa Thiên Chúa và ĐTC? Thiên Chúa ở khắp mọi nơi, còn ĐTC đã đến đó rồi”.

Mục đích của Mật nghị Hồng y

Chúng ta tìm thấy, trong các trang sách, nhiều sự kiện chưa được kể trong biên niên sử, nhưng bao quanh 104 chuyến đi quốc tế của ĐTC Gioan Phaolô II: từ Jerusalem đến Cuba của Fidel Castro, người da đỏ ở Bắc Canada, các linh mục bị đàn áp bởi chế độ Ukraine, và quê hương Ba Lan của Ngài.

Xin kể một ví dụ. "Ngày 14-10-1978, Ngài lúc đó là Karol Wojtyla đi hành hương tới đền thánh Mentorella. Ngài dừng lại ăn trưa tại một quán trọ trong khu vực. Khi lên đường, chiếc xe của Ngài hỏng máy. Ngài xuống xe để đón xe đi quá giang. Cuối cùng, một người lái xe buýt của hãng Acotral, Candido Nardi, đón Ngài lên xe gần Guadagnolo, một làng cách Roma 50 km. Khi Ngài, trông dáng như một linh mục bình thường, giải thích với tài xế rằng Ngài cần đến Tòa Thánh Vatican trước 13g30 (tức thời điểm mà Mật Nghị Hồng y bị “cấm cửa”, ai đến sau thời điểm ấy không được vào tham dự nữa). Tài xế lái xe nhanh, bỏ qua mọi chỗ phải dừng, cho đến Palestrina, nơi có một xe khách chạy thẳng đến thủ đô.

Đó là một phép lạ cho phép Ngài Wojtyla đến kịp giờ tại ngưỡng cửa của nhà nguyện Sistine, nơi hai ngày sau đó, Ngài đi ra với chiếc áo Giáo hoàng. Nhờ các hành động phối hợp của Chúa Thánh Thần, phiếu bầu của các Hồng y, và một tài xế xe buýt công cộng “đã tham gia mà không hề biết sự phát sinh một triều đại giáo hoàng mới".

Giai thoại này, bây giờ huyền thoại, và rất nhiều câu chuyện khác là các "hạt ngọc trai" làm giàu "chiếc vali của ĐTC Wojtyla”. (ZENIT.org 18-11-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Tại Benin, Đức Thánh Cha kêu gọi Phi Châu bảo toàn các giá trị gia đình và phẩm giá con người.
Bùi Hữu Thư
20:48 19/11/2011
Benin, MiềnTây Phi Châu
COTONOU, Benin (CNS) – Đến Benin trong cuộc viếng thăm ba ngày, Đức Thánh Cha Benedict XVI kêu gọi Đại Lục Châu Phi bảo vệ các giá trị cổ truyền trước những suy đồi về tâm linh và đạo lý.

Đức Thánh Cha nói sau khi đến Benin ngày 18 tháng 11 tại Phi Trường quốc tế Hồng Y Bernadin Gantin ở Conotou: "Việc chuyển tiếp sang tình trạng tân tiến phải được hướng dẫn bởi các tiêu chuẩn chắc chắn dựa trên các nhân đức đã nhận biết… được bắt rễ sâu trong phẩm giá con người, tầm quan trọng của gia đình và việc tôn trọng đời sống.

Đức Thánh Cha 84 tuổi được Tổng Thống Thomas Yayi Boni, các giới chức giáo hội và chính quyền chào đón cùng với một đám đông dân chúng hân hoan hát mừng và phe phất những cái khăn trong vũ khúc chào mừng.

Vui cười khi bước xuống sân bay, Đức Thánh Cha bước tới một cái bục và trao đổi các diễn văn với tổng thống. Đức Thánh Cha nói ngài đã đến Benin, một quốc gia nhỏ bé miền Tây Phi Châu, để mừng lễ kỷ niệm 150 năm đạo Thiên Chúa đến nước này và để trao một tài liệu về tương lai của giáo hội tại đại lục này.

Ngài khuyến khích người dân Phi Châu hãy đón nhận những khía cạnh tích cực của thời đại tân tiến nhưng không bỏ quên qúa khứ.

Ngài nói: "Điều này cần phải được kèm theo bởi sự cẩn trọng về lợi ích cho những người khác để tránh những nguy hại xẩy đến cho đại lục Châu Phi và các nơi khác, như sự đầu hàng vô điều kiện cho những luật lệ của thị trường, hay của tài chánh, của chủ nghĩa quốc gia hay những sự phân rẽ giữa các bộ lạc, có thể trở nên phá huỷ và tàn khốc."
 
Top Stories
Papal address at Cotonou Cathedral: ''God, Our Father, redirects us... for He does not wish us to be lost''
Vatican Press
04:10 19/11/2011
COTONOU, Benin, NOV. 18, 2011 - Here is a Vatican translation of the address Benedict XVI delivered today at the cathedral of Cotonou. The Pope is making his second trip to Africa and will be there through Sunday.

Your Eminences,
Most Reverend Archbishop and Dear Brother Bishops,
Reverend Father Rector of the Cathedral,
Dear Brothers and Sisters,

The ancient hymn, the Te Deum, which we have just sung, expresses our praise to the thrice-holy God who gathers us in this beautiful Cathedral of Our Lady of Mercy. We pay homage as well to the former Archbishops who are buried here: Archbishop Christoph Adimou and Archbishop Isidore de Sousa. They were heroic workers in the vineyard of the Lord, and their memory lives on in the hearts of Catholics and innumerable other citizens of Benin. These two Bishops were, each in his own way, pastors full of zeal and charity. They spent themselves, without counting the cost, in the service of the Gospel and of the people of God, especially the most vulnerable. You know well that Archbishop de Sousa was a friend of the truth and that he played a decisive role in your country’s transition to democracy.

As we praise God for the marvels which he never ceases to bestow upon humanity, I invite you to meditate for a moment on his infinite mercy. The history of salvation, which culminates in the incarnation of Jesus and finds its fulfilment in the Paschal Mystery, is a radiant revelation of the mercy of God. In the Son, the "Father of mercies" (2 Cor 1:3) is made visible; ever faithful to his fatherhood, he "leans down to each prodigal child, to each human misery, and above all to their moral misery, to their sins" (John Paul II, Dives in Misericordia, 6). Divine mercy consists not only in the remission of our sins; it also consists in the fact that God, our Father, redirects us, sometimes not without pain, affliction or fear on our part, to the path of truth and light, for he does not wish us to be lost (cf. Mt 18:14; Jn 3:16). This double expression of divine mercy shows how faithful God is to the covenant sealed with each Christian in his or her baptism. Looking back upon the personal history of each individual and of the evangelization of our countries, we can say together with the Psalmist, "I will sing of thy steadfast love, O Lord, for ever" (Ps 88:1).

The Virgin Mary experienced to the highest degree the mystery of divine love: "His mercy is on those who fear him from generation to generation" (Lk 1:50), she exclaimed in her Magnificat. By her yes to the call of God, she contributed to the manifestation of divine love in the midst of humanity. In this sense, she is the Mother of Mercy by her participation in the mission of her Son: she has received the privilege of being our helper always and everywhere. "By her manifold intercession, she continues to procure the gifts which assure our eternal salvation. By her motherly love, she cares for her Son’s sisters and brothers who still journey on earth surrounded by dangers and difficulties, until they are led into their blessed home" (Lumen Gentium, 62). Under the shelter of her mercy, deadened hearts are healed, the snares of the devil are thwarted and enemies are reconciled. In Mary, we have not only a model of perfection, but also one who helps us to realize communion with God and with our brothers and sisters. As Mother of Mercy, she is a sure guide to the disciples of her son who wish to be of service to justice, to reconciliation and to peace. She shows us, with simplicity and with a mother’s heart, the one Light and Truth: her Son, Jesus Christ who leads humanity to its full realization in the Father. Let us not be afraid to invoke, with confidence, her who ceaselessly dispenses to her children abundant divine graces:

O Mother of Mercy,
We salute you, Mother of the Redeemer;
We salute you, Glorious Virgin;
We salute you, our Queen!

O Queen of Hope,
Show us the face of your divine Son;
Guide us along the way of holiness;
Give us the joy of those who say Yes to God!

O Queen of Peace,
Fulfil the most noble aspirations of the young people of Africa;
Fill the hearts of those who thirst for justice, for peace and for reconciliation;
Fulfil the hopes of children, victims of hunger and of war!

O Queen of Peace,
Obtain for us a filial and fraternal love;
Grant that we may be friends of the poor and the little ones;
Obtain for the peoples of the earth a spirit of brotherhood!

Our Lady of Africa,
Obtain from your divine Son healing for the sick, consolation for the afflicted, pardon for sinners;
Intercede for Africa before your divine Son,
And obtain for all of humanity salvation and peace!
Amen.
 
Romania: Leading a Church out of Communist ashes
Mark Riedemann
04:16 19/11/2011
Romanian Bishop Tells of Growing Up Under Persecution

ROME, NOV. 18, 2011 - The story of the persecution of the Greek Catholic Church in Romania is without parallel in the 20th century, or any century for that matter. Before Communism was introduced in 1948, the Greek Catholic Church numbered some 1.5 million members. After 50 years of severe persecution, that number is today reduced to about 700,000. Mark Riedemann for Where God Weeps, in cooperation with Aid to the Church in Need, spoke with the bishop of Cluj-Gherla in Romania, Bishop Florentin Crihalmeanu.

Q: Your Excellency, you were ordained a bishop in 1997. What was your reaction when you learned about your new appointment?

Bishop Crihalmeanu: It was very interesting because the nuncio did not say anything. I traveled to Bucharest on his invitation. He was asking me normal questions when suddenly he said: "You know Pope John Paul II has appointed you bishop." It was a silent moment. I said: "Look, I'm afraid I'm not perhaps the right person to do it." I tried to somehow distance myself from the idea. Finally, it was the words of Nuncio Janusz Bolonek from Poland who said: "You can do many good things for the people," which suddenly changed my mind and convinced me. It altered my perspective of the position and the heavy cross of being a bishop. I said I would think about it. He said "No, you have to give me the answer now. When you go out from this house it is either yes or no." I said I had to consult my spiritual director, he said: "No, you have to make the decision now."

Q: Was that wise?

Bishop Crihalmeanu: I think yes because it was at the spur of the moment. Then I asked him, I said: "Please give me some moments to pray before answering." He said: "Yes, it's now 12 and we have lunch at 12:30. So you have the time to pray. Please go to the chapel and take your time." So I went to the chapel and I thought to myself about what to pray. I decided that I should start with a decade of the rosary; it is certain that Mary would intercede. Afterward I raised my eyes and looked upon the door of the tabernacle and I saw Christ smiling while breaking the bread. So I thought that this was a sign. I returned to the nuncio and said yes.

Q: What makes a good servant of God?

Bishop Crihalmeanu: Firstly, one has to trust that God loves you. He does not choose you because you are intelligent, beautiful or have other human qualities; he chooses you because he loves you and you have to trust in his love. And I think this is the main principle and a very important thing for a bishop.

Q: There are two main Catholic traditions in Romania: The Greek Catholic and the Roman Catholic. You are the Greek Catholic bishop of the Cluj Diocese. Can you briefly describe the Greek Catholic tradition in Romania?

Bishop Crihalmeanu: We have to go back to history. There was a part of the Orthodox Church that returned to Rome. This is a partial reality of the existence of the Greek Catholics. This also explains why we have this Catholic tradition, the Byzantine rite apart from the Latin rite, and the existence of the other rites that we have in the Eastern Catholic Churches. This diversity comes from the fact that we accepted the four points that were the source of division in 1054. We accepted these points as stated in Catholic doctrine: (1) The supremacy of the Holy Father; (2) Filioque; (3) the Purgatorium doctrine and; (4) the doctrine of transubstantiation in the Eucharist. The Council of Florence in the 15th century stipulated that if we accepted these four points, we would be in full communion with Rome, but maintaining our Byzantine tradition such as: married priests, the administration of the sacraments, which is somehow slightly different, a different calendar, different liturgical vestments and architecture and so on.

Q: … but absolutely within the Catholic Church?

Bishop Crihalmeanu: Exactly. Accepting all the documents of the Holy Father and accepting the Eastern Code of Canon Law as approved by the Vatican.

Q: I would like to talk now about the suffering of the Greek Catholic Church during the Communist period in Romania. Why did the Communists specifically single out the Greek Catholic Church for persecution after 1948?

Bishop Crihalmeanu: We have to go back in history to the year 1946 and the persecution in the Ukraine. The Communists in Romania came to power in March of 1945. The prime minister of Romania at that time, Petru Groza, following exactly what Stalin did to the Greek Catholics in the Ukraine, did the same to our Church in Romania. Initially they started a campaign against the Vatican and the Catholics labeling them as a foreign power, an imperialist power taking advantage of the country. So they started closing schools, monasteries and all the Church properties were confiscated. It was an open campaign against the Catholics. On the 1st of October the Communists convoked what they called a "synod" of the clergy stating that it was a meeting to re-evaluate the union with Rome.

Q: … with the intent of breaking unity with Rome?

Bishop Crihalmeanu: Exactly and calling it a return to the mother Orthodox Church. But from our point of view this was invalid because no bishop was present and the priests who were there -- after realizing what they were expected to do -- some of them quit.

Q: So it was completely illegal and invalid?

Bishop Crihalmeanu: Exactly. There was no basis under canon law.

Q: This resistance plunged the Greek Catholic Church into a terrible time of persecution?

Bishop Crihalmeanu: Indeed. Afterward they said that all Greek Catholics would now be Orthodox and decreed, on the 1st of December, that all Greek Catholic institutions and properties be dissolved and expropriated. The Metropolitan and the bishopric as well as monasteries were dissolved and put under the Orthodox Church. The next issue was the division of the Greek Catholic Church properties; the Catholic schools came under the Ministry of Education, the Church properties came under the Ministry of Agriculture. That was the end.

Q: Your family lived through these times. Did you suffer personally from the persecution?

Bishop Crihalmeanu: No, we did not feel it. We grew up in that environment. There were things we could say and not say and things we could do and not do. When we were young for example, my mother, the fire of faith in the family, knew that somebody was watching us -- the secret police. Once my mother was summoned to appear at what we called Room 13 where she was questioned: "Do you realize what you are doing with your kids and their education? There will be no more going to Church." My mother was strong and had no fear. She responded and inquired: "Do you have kids"? The person said yes. My mother then said: "I do not question how you educate your kids so do not tell me how to educate my kids." The police did not call her again. She knew though, that she could not push too far. My father could not go to church. He was a director of an enterprise and to hold that position one had to be a member of the Communist party. So he could absolutely not go to church.

Q: So he lived his faith at home?

Bishop Crihalmeanu: Yes, it was more in the home than in public.

Q: As we have said, the Greek Catholic Church was liquidated and bishops and clergy were imprisoned. One of these who suffered a lot is Father Tertullian Langa. You know him well.

Bishop Crihalmeanu: You know that the story of Father Tertullian is a very striking story. There are limits to suffering, which can only be transcended by faith. As he says: Faith can transcend the limitations of the human spirit not only physically but also in the spiritual profundity to understand the other dimension of God. When you understand that God is love and that he gives it freely -- and especially during the trying moments in one's life -- and he gives the grace to strengthen us to face our sufferings, one gets closer to God. There is a communion with the divine. Who did it and why did he do it becomes a question of no importance. This is the reason why those who were persecuted, upon release from their persecutors, the first words they utter is: "We forgive and we are not interested in knowing these persecutors. They were instruments. What they did is certainly not a good thing but we are not interested in seeking revenge. We do not wish to further this evil."

Father Tertullian bears the marks of physical persecution, which he feels on a daily basis, and yet after all these events he has gone back to the life of the Church as though nothing has happened. He tries to be a normal servant of God and now he is completing the publication of his memoirs; it is very interesting and his strong faith and connection with God is revealed.

This interview was conducted by Mark Riedemann for "Where God Weeps," a weekly television and radio show produced by Catholic Radio and Television Network in conjunction with the international Catholic charity Aid to the Church in Need.

For more information: Where God Weeps: www.WhereGodWeeps.org; Aid to the Church in Need: www.acn-intl.org
 
Petitions of Vietnamese - Australian Catholics at the Candlelight Vigil at Parliament House Victoria, Australia
VietCatholic Network
12:15 19/11/2011
 
Bishop Vincent Long Nguyen on the injustices and repression against the Church by Vietnamese government
VietCatholic Network
16:31 19/11/2011
Bishop Vincent’s Speech at Prayer Vigil for the Church in Vietnam

Ladies and gentleman, On behalf of the Vietnamese Catholic Community of Australia, I thank you for coming here today, for showing your solidarity with the Catholic people of Vietnam and indeed for the future of Vietnam.

Australia has been a true friend of Vietnam through thick and thin. When the communist north invaded the south, Australia came to the aid of the South Vietnamese people. Aussie soldiers at Nui Dat were known to be tough, disciplined to the enemies and yet friendly and generous to the locals. At the end of the war, when millions of Vietnamese refugees escaped from communism, Australia opened its arms. Even now, Australia is a vital partner in a lot of ways to Vietnam.

The Vietnamese communist government, however, have betrayed the dreams and aspirations of the Vietnamese people. They have dealt harshly with those who justly and peacefully ask for their rights and freedoms, including the Catholic people. The recent events at the Redemptorist-led Parish in Hanoi are typical of the way the communist government of Vietnam deal with its people. They use force to brutalise people and achieve their aim by coercion and intimidation.

For example, on November 3rd, hundreds of intruders broke into the courtyard of the church. They used loud speakers to insult and threaten to kill priests and parishioners. They even used sledgehammers to damage the monastery. These outrageous acts were carried out in the presence of security agents and followed by distorted reporting by the state-controlled media in Vietnam. Then more recently, on November 16th, in the dark of night, the government sent in heavy machineries accompanied by hundred of riot police in order to turn part of the church’s property into a sewage treatment plant- completely disregarding the just rights and wishes of the Church.

We the Australian Vietnamese Catholic Community strongly denounce these acts of state-sponsored terrorism against the Catholic Church in Vietnam on the part of the Vietnamese Communist government and appealed to the Australian government to do all it can in order that these acts be ceased immediately and human rights be respected for all of its citizens.

In many ways, the events at the Catholic Church in Hanoi are symptomatic of a government hell-bent on controlling its citizens, defending its totalitarian regime and protecting the privileges of its ruling class at all costs. Hence, we stand here in solidarity not only with one parish or one religion under persecution but also with all concerned citizens for a better Vietnam, a Vietnam free from atheistic communist ideology that has caused so much suffering to its people. President Barack Obama said in our parliament the other day that history is on the side of free peoples and free societies. We ask the Australian government and all Australians to help your friends the Vietnamese people to make their dream of freedom come true.
 
Religious freedom for Vietnam - Bishop Hilton Deakin and Murray Thompson MP
VietCatholic Network
16:35 19/11/2011
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Những bước cuối cùng cuộc lữ hành của Đức Cha Alexis Phạm Văn Lộc
BTT Kontum
07:24 19/11/2011
NHỮNG BƯỚC CUỐI TRONG CUỘC LỮ HÀNH CỦA NGƯỜI “TÔI TỚ MỌI NGƯỜI” (1 Cr 9, 19)

KONTUM - “Omnium Servum - Tôi tớ mọi người” (1 Cr 9, 19) - Đó là khẩu hiệu giám mục của Đức Cha Alexis Phạm Văn Lộc, nguyên Giám mục Giáo phận Kon Tum. Quả thực, cả cuộc đời của ngài là một cuộc đời của người tôi tớ phục vụ mọi người một cách nhưng không, quên mình vì Danh Đức Kitô và như Đức Kitô - Đấng đã đến không phải để cho người ta hầu hạ, nhưng là hầu hạ và hiến mạng sống mình làm giá cứu chuộc muôn người. Suốt hai mươi năm làm Giám mục Chính tòa (1975 - 1995), trong giai đoạn đầy khó khăn, gian khổ và thử thách, người tôi tớ của Đức Kitô đã đi trọn con đường Mầu Nhiệm Năm Sự Thương của Chuỗi Mân Côi. Ngài quả là một nhà thừa sai đầy nhiệt huyết trong sứ mạng truyền giáo như các bậc tiền bối đáng kính trên cánh đồng truyền giáo Tây Nguyên cho các anh em sắc tộc bản địa.

Xem hình ảnh tang lễ

Trong tâm tình yêu mến đầy kính trọng, vào những ngày cuối đời của Đức Cha Alexis, từ sáng tới chiều của tháng 11.2011 – Tháng Các Linh Hồn, quý cha, quý nữ tu và giáo dân tuôn đến thăm hỏi, cầu nguyện cho ngài. Đến tối thứ Ba, ngày 15 tháng 11, hơi thở của ngài chỉ còn thoi thóp, tưởng chừng như không thể qua khỏi; nhưng sáng thứ Tư, 16 tháng 11, ngài lại khỏe trở lại. Dù người “tôi tớ của mọi người” cảm thấy đau yếu nhiều hơn, nhưng ngài vẫn giữ được nét đạo đức và khôi hài vốn có. Ngài đã cảm nghiệm sự ra đi cận kề của mình nên nói khẽ với các nữ tu rằng: “Cha đau lắm, chết tới cổ rồi!”.

Đến chiều thứ Năm 17 tháng 11, từ lúc 13 giờ, cơn đau càng trở nên trầm trọng hơn. Cha Tổng Đại Diện Phêrô Nguyễn Vân Đông, cùng quý cha và quý nữ tu đã có mặt kịp thời để giúp đỡ ngài trong những giây phút cuối đời. Và, 14 giờ 15 phút ngày 17 tháng 11, ngài đã sẵn sàng ra đi về Nhà Chúa, như một ngọn đèn tắt nhẹ nhàng đang leo lét rồi lịm tắt sau 92 năm cháy sáng.

17 giờ 15 phút, Giáo xứ Chính Tòa đã chuẩn bị xong xuôi mọi công việc, một đoàn rước đơn sơ nhưng trang nghiêm sốt sắng; quý cha, quý nữ tu và các Yao phu di chuyển thi hài của ngài sang Nhà thờ Chính Tòa. Thánh lễ đưa chân có sự hiện diện của cha Tổng Đại Diện và quý cha vùng phụ cận Giáo xứ Chính Tòa.

19 giờ 00, Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh – Giám Mục Giáo Phận đã tổ chức cuộc họp quý cha trong Giáo phận để phân chia công việc tang lễ. Trong khi đó, Giáo xứ Chính tòa, cha sở, cha phó và giáo dân đảm nhiệm việc túc trực, sống bên người mục tử hiền lành đang an nghỉ trong Chúa.

7 giờ 30 phút sáng ngày 18 tháng 11, cha Hạt trưởng đã tổ chức cuộc họp với sự hiện diện của đông đủ Câu, Biện các Giáo xứ, đại diện các Dòng tu. Chính Đức Cha Micae trực tiếp hướng dẫn và phân công công việc cho các Ban.

8 giờ sáng cùng ngày, Đức Giám Mục Giáo Phận đã có mặt và chủ trì buổi họp riêng của từng nhóm và cho biết chương trình tổng thể để các nhóm biết thu xếp công việc tiếp theo. Ngài cũng nói lên tinh thần hy sinh và công lao to lớn của Đức Cha Alexis đối với Giáo phận. Là con cái, chúng ta phải đền đáp công ơn lúc ngài còn sống cũng như khi ngài đã qua đời.

9 giờ 30, Ông Hà Ban, Bí Thư Tỉnh Ủy Tỉnh Kontum và Ông Trần Bình Trọng, Chủ Tịch Mặt Trận Tỉnh Kon Tum đến phúng viếng và phân ưu với Giáo phận và tang quyến. Đức Giám Mục và quý cha thay mặt Giáo phận tiếp đón đoàn trong phòng khách của Giáo xứ Chính tòa và mời đoàn lên thắp hương tưởng nhớ Đức Cố Giám Mục Alexis.

Quý cha và giáo dân các Giáo xứ lần lượt trở về Nhà thờ Chính tòa mỗi lúc một đông hơn để dâng Thánh lễ cầu nguyện cho Đức Cố Giám Mục, các Thánh lễ liên tiếp được cử hành cho tới chiều.

16 giờ cùng ngày, nghi thức tẩm liệm đã diễn ra tại Nhà thờ Chính Tòa với sự hiện diện đông đủ các thành phần dân Chúa. Cha hạt trưởng Giuse Đỗ Hiệu đã thông báo chi tiết nghi thức tẩm liệm và mời đại diện các Dòng Tu lên nhận khăn tăng để chuẩn bị phát cho cộng đoàn.

16 giờ 15 phút, đoàn đồng tế tiến ra, do Đức Giám Mục Giáo Phận chủ sự nghi thức, có sự hiện diện của Đức Cha Phêrô Trần Thanh Chung, nguyên giám mục Giáo phận Kon Tum, cùng quý cha trong Giáo phận. Đoàn đồng tế đã đi tưởng niệm một vòng quanh thi hài bái chào Đức Cha Alexis, rồi trở về cung thánh đứng vòng cung trước bàn thờ và nghi thức phục tang bắt đầu. Các nữ tu phát khăn tang cho đoàn linh mục đồng tế và cộng đoàn dân Chúa.

Nghi thức tẩm liệm diễn ra đơn sơ, nhẹ nhàng như lời mời gọi của Đức Giám Mục và đúng với niềm tin phục sinh Kitô Giáo: “Đức Cha Alexis đã đi trọn con đường và đã được Chúa gọi trở về Nhà Cha, chúng ta chúc mừng ngài”.

Trong nghi thức đầu lễ, Đức Giám Mục Giáo Phận đã đề cao công lao của Đức Cha Alexis với Giáo phận và kêu gọi cộng đoàn sốt sắng dâng Thánh lễ cầu nguyện cho vị Giám mục Việt Nam tiên khởi của Giáo phận Kontum, với biết bao những khó nhọc trong buổi giao thời đầy khó khăn. Giờ đây, đã đến lúc ngài được nghỉ ngơi bên Thiên Chúa Hằng Sống.

Trong bài giảng Thánh lễ, Cha Tổng Đại Diện Phêrô Nguyễn Vân Đông đã ca ngợi Đức Cố Giám Mục như một mẫu gương cho các linh mục về tri thức và nhân bản, cũng như tinh thần truyền giáo. Không những thế, trong tư cách là mục tử của Giáo phận, ngài đã sống chan hòa với anh em linh mục, hòa mình với con cái và đặc biệt yêu thương săn sóc những người nghèo và người sắc tộc. Sau cùng, ngài kêu gọi cộng đoàn tiếp tục cầu nguyện và noi theo tấm gương người mục tử, dấn thân dấn thân phục vụ trên cánh đồng truyền giáo của Giáo phận.

Thánh lễ kết thúc, các Giáo xứ và các Chức việc thay phiên nhau túc trực ngày đêm cho đến lễ an táng, sẽ được cử hành vào ngày 21 tháng 11, Lễ Đức Mẹ Dâng Chúa Giêsu trong Đền Thánh.

Người “tôi tớ mọi người” đã an nghỉ trong Chúa, kết thúc cuộc lữ hành 92 năm trên dương thế, trong đó có 60 năm phục vụ mọi người trong tư cách người mục tử - ngài đã trung thành và tận tụy với số vốn mà Chúa đã trao ban. Và hôm nay đây, Chúa đang phán với ngài: “Hỡi đầy tớ tốt lành và trung tín, vì ngươi đã trung tín trong việc nhỏ, ta sẽ đặt ngươi làm những việc lớn, ngươi hãy vào hưởng sự vui mừng của chủ ngươi” (Mt 25:21).

TIỂU SỬ ĐỨC CHA ALEXIS PHẠM VĂN LỘC

Sinh ngày 17-3-1919, tại Phường Vĩnh Ninh, Tp. Huế, Bình Trị Thiên.

I- Quan hệ gia đình
- Cha Phạm Văn Hi, công chức thời Pháp (chết)
- Mẹ Trương Thị Báu, nội trợ (chết)
- Em trai Phạm Văn Bi (chết)
- Em trai Phạm Văn Hiển (chết)
- Em trai Phạm Văn Vinh (chết)

II- Tiểu sử bản thân:
- 1925-1933: Học tiểu học tại trường Lasan Bình Linh, Huế.
- 1933-1940: Học trung học tại Thiên Hựu, Huế.
- 1940-1941: Tú tài phần hai tại trường Khải Định, Huế.
- 1943-1944: Thầy dạy tại Chủng Viện Thừa Sai Kon Tum.
- 1944-1945: Học tại Đại Chủng Viện Qui Nhơn.
- 1945-1946: Học tại Đại Chủng Viện Thừa sai Kon Tum.
- 1946-1951: Học tại Đại Chủng Viện Huế.
- 08.06.1951: Thụ phong linh mục do Đức Giám mục JB. Urrutia Thi, tại Huế.
- 1951-1954: Dạy học tại Đại Chủng Viện Thừa sai Kon Tum.
- 1955-1956: Chính xứ Tân Hương, Kon Tum.
- 1957-1969: Giám đốc Chủng Viện Thừa sai Kon Tum.
- 1969-1971: Dụ học tại Pháp (Paris).
- 1972-1974: Chính xứ Kon Mahar, Kon Tum.
- 1974-1975: Giám đốc trường Giáo phu Cúenot.
- 27.03.1975: Được tấn phong Giám mục phó Giáo phận Kon Tum do Đức Giám mục Paul Léon Seitz Kim, tại Nhà thờ Phương Nghĩa Kon Tum. Với khẩu hiệu Giám mục: “OMNIUM SERVUM: Tôi tớ mọi người” (1 Cor 9,19).
- 02.10.1975: Giám mục Chính tòa Giáo phận Kon Tum.
- 13.04.1995: Nghỉ hưu.
- Đã an nghỉ trong Chúa lúc 14 giờ 15, Thứ Năm, ngày 17 tháng 11 năm 2011. Hưởng thọ 92 tuổi, với 60 năm Linh mục và 36 năm Giám mục.
- Linh cữu Đức Cha Alexis được quàn tại Nhà thờ Chính Toà Kon Tum,
13 Nguyễn Huệ, Thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
- Tẩm liệm vào lúc 16 giờ 00, Thứ Sáu ngày 18.11.2011
- Thánh lễ An táng sẽ được cử hành vào lúc 06 giờ 00, Thứ Hai 21.11.2011, Ngài sẽ an nghỉ nơi phần mộ tại khuôn viên nhà thờ Chính Toà Kon Tum.

VỊ THỪA SAI CỦA MỘT THỜI GIAN KHÓ

Sau khi Văn Phòng Toà Giám mục Kon Tum loan tin về sự ra đi của Đức Cha Cố Alexis Phạm Văn Lộc, thư phân ưu từ khắp các Giáo phận trong và ngoài nước đã gửi về hộp thư Tòa Giám Mục Kon Tum. Các trang mạng của các Giáo phận đều đăng tin về sự ra đi của Đức Cố Giám Mục Alexis cùng bày tỏ lòng thương nhớ ngài. Các tổ chức đoàn thể Chính Quyền, các Tôn Giáo bạn đến kính viếng ngày một thêm đông. Các Thánh lễ liên tiếp được cử hành. Tất cả đều nói lên lòng yêu mến đối với vị thừa sai, chứng nhân của một thời kỳ gian khó khăn gian khổ nhất, một thừa sai nhiệt huyết đã hun đúc và vun trồng các thế hệ thừa sai cho Giáo phận Kon Tum.

Để tỏ lòng biết ơn người cha già đáng kính, các thế hệ học trò đã về bên linh cữu để hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa. Thánh lễ đầu ngày viếng thứ hai 19/11, được cử hành lúc 8 giờ sáng, do Cha giáo Phaolô Đậu Văn Hồng chủ tế, hai cha Gioan Baotixita Hồ Văn Huyên và Đaminh Trần Văn Vũ cùng đồng tế với ngài. Trong bài giảng Thánh lễ, cha Đaminh đã nhìn nhận Đức Cố Giám Mục Alexis như là những “chứng nhân của một thời kỳ gian khó nhất, nhưng bằng niềm xác tín sâu xa, ngài đã trao phó trọn vẹn công việc mục vụ khó khăn cho Chúa Giêsu, và sẵn lòng vác thập giá với ngài để chuyển thông ơn Chúa cho chúng ta”.

Từ 8 giờ 30 phút đến 10 giờ ngày 19 tháng 11, các cơ quan đoàn thể hai tỉnh Kon Tum và Gia Lai đã đến kính viếng và phân ưu với gia đình Giáo phận:
- Thành Ủy – HĐND – UBND – UBMTTQ thành phố Kon Tum.
- Công An tỉnh Kon Tum.
- Cục An Ninh Xã Hội – Bộ Công An.
- Tỉnh Ủy – HĐND – UBND tỉnh Kon Tum.
- Tỉnh Ủy – HĐND – UBND – UBMTTQ tỉnh Gia Lai
- Sở Công An và An Ninh Xã Hội tỉnh Gia Lai.

Trong khi các phái đoàn đến phúng viếng, các Thánh lễ vẫn tiếp tục được dâng trên bàn thờ để cầu nguyện cho Đức Cố Giám Mục Alexis. Cha Tôma Nguyễn Văn Thượng, Chánh xứ Đức An cũng là Giám đốc ơn gọi Giáo phận, đã hiệp dâng Thánh lễ với anh em chủng sinh Giáo phận để tạ ơn Chúa vì muôn vàn ân huệ Chúa đã ban cho Đức Cố Giám Mục Alexis và qua Đức Cố Giám Mục, Chúa đã thương ban cho Giáo phận; bởi lẽ ngài làm giám mục không phải cho bản thân mình, nhưng là cho cộng đoàn và vì cộng đoàn.

Trong bài chia sẻ Lời Chúa, Cha Tôma mời gọi cộng đoàn nhìn lại con đường của vị thừa sai để tạ ơn Thiên Chúa:

Tạ ơn Chúa vì Ngài đã kêu gọi và tuyển chọn Đức Cố Giám Mục Alexis – một thanh niên tài giỏi có bằng tú tài Pháp và là con nhà quyền quý làm thừa sai trên cánh đồng truyền giáo Tây nguyên. Đức Cố Giám Mục đã mau mắn đáp lại tiếng Chúa kêu mời, từ bỏ xứ Huế thân yêu để lên Giáo phận Kon Tum vào năm 1943.
Tạ ơn Chúa vì Ngài đã tuyển chọn Đức Cố Giám Mục làm chủ chăn của Giáo phận trong thời kỳ vô cùng gian khó và đau thương nhất. Hai mươi năm giám mục là hai mươi năm sống trong đe dọa, bắt bớ, mất nhà, mất người và bị người ta làm nhục tư bề. Hai mươi năm giám mục cũng là hai mươi năm bách hại, khổ nhục và bị dằn vặt bởi những quyết định liên quan đến sự sống còn của Giáo phận. Qua đó, chúng ta nhận ra tình thương, sự quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa, Ngài đã chọn Đức Cố Giám Mục để dẫn dắt Giáo phận qua một giai đoạn lịch sử khốc liệt nhất. Đó cũng chính là huyền nhiệm của ơn gọi, Chúa chọn và Chúa đã dùng ngài trong một thời điểm, một thời điểm cần đến sự khôn ngoan và kiên định của ngài. Nhưng trên tất cả, chúng ta phải tạ ơn Chúa vì qua những gian nan khốn khó và bách hại đó, chúng ta được thừa hưởng lời chúc phúc của chính Chúa Giêsu: “Phúc cho anh em khi vì Thày mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa. Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao." (Mt 5, 11).

Chúng ta phải tạ ơn Chúa, vì trong gian nan thử thách, Chúa lại ban cho ta niềm an ủi. Đó cũng chính là điều mà Đức Cố Giám Mục được thừa hưởng ngay khi còn tại thế. Ngài đã được chứng kiến và đón nhận anh em sắc tộc Jrai trở lại tin theo Chúa – điều mà những vị tiền nhiệm của ngài mong mà không thấy, tìm mà không gặp. Ngày từ những năm 1853, Thánh Giám Mục Cué not Thể đã thiết lập 4 trung tâm truyền giáo cho bốn sắc tộc lớn, trong đó có trung tâm Plei Chứ, nhưng chẳng bao lâu sau đó, trung tâm này bị giải thể vì người Jrai không những không theo Đạo mà còn là địch thù với những người Công giáo. Tạ ơn Chúa, sau biến cố Tòa Thánh tôn phong 117 Thánh Tử Đạo Việt Nam năm 1988, anh em Jrai đã trở lại Đạo một cách nhanh chóng. Biến cố này đã đánh dấu một mốc quan trọng trong lịch sử truyền giáo của Giáo phận. Đó cũng là một hồng ân lớn lao mà Đức Cố Giám Mục Alexis được đón nhận trong cuộc đời giám mục của ngài.

Kết thúc bài giảng, Cha Tôma cùng anh em chủng sinh và cộng đoàn cất lời tạ cảm tạ tri ân vì Chúa đã làm những điều kỳ diệu trên cuộc đời Đức Cố Giám Mục Alexis qua bài hát “Tâm tình hiến dâng” của nhạc sỹ Oanh Sông Lam, người con thiêng liêng của Đức Cố Giám Mục: “Biết lấy gì cảm mến, biết lấy chi báo đền, hồng ân Chúa, (ơ) cao vời, Chúa đã làm cho con.. .và này con xin đến, một đời trung trinh làm muối đất ướp cho mặn đời”.

Lời ca ấy như muốn ngân mãi, ngân mãi trong tâm hồn anh em chủng sinh - những thừa sai trẻ hôm nay, những mong được tiếp bước tiền nhân để nên men nên muối ướp đời, đem chân lý Chúa đến cho mọi nơi, đem tình yêu mến đến cho mọi người trong thời đại hôm nay.

Ban Truyền Thông – Văn Phòng TGM Kon Tum (ngày 18.11.2011)
 
Bông Hoa đẹp nhầt cho người Thầy dạy Đức Tin
Tâm Phúc
07:19 19/11/2011
Chiều thứ sáu 18.11, ghé vào nhà người chị có công việc, tôi thấy đứa cháu gái đang ngồi nắn nót viết lên những tấm giấy nhỏ. Hỏi ra mới biết bé đang viết lời chúc mừng Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20-11 để dán lên những gói quà mẹ đã chuẩn bị để hai anh em đi mừng thầy cô. Con bé hoan hỉ khoe với tôi:

- Dì xem nè, đây là quà mừng cô giáo của anh Hai, đây là quà của con mừng cô giáo.

Thấy trên bàn còn mấy hộp quà, tôi hỏi:

- Còn những phần quà này của ai vậy cưng?

- Vâng, đây là quà mừng các anh chị dạy Giáo lý chúng con. Trên lớp Giáo lý không có cô, mà chỉ có anh chị Giáo Lý Viên thôi ạ.

- Ủa, bé cũng nhớ mừng Ngày Nhà Giáo các anh chị Giáo Lý Viên nữa ta?

- Dạ có ạ, vì mẹ nói phải mừng vì các anh chị là “thầy dạy đức tin” cho chúng con mà!

Câu trả lời của đứa cháu theo tôi trên suốt quãng đường về và chợt chạnh lòng nghĩ đến có bao nhiêu anh chị Giáo lý Viên nhận được lời chúc mừng trong Ngày Nhà Giáo 20-11 này. Người Giáo lý Viên âm thầm trong công việc làm thầy dạy đức tin cho con em trong giáo xứ xuất phát từ tình yêu Chúa với tất cả sự nhưng không của nhiệt huyết phục vụ. Tôi biết có những giáo xứ tổ chức dâng lễ cầu nguyện cho những người làm công tác giáo dục trong ngày 20-11. Khá hơn thì có chút quà giáo xứ mừng anh chị Giáo lý viên. Nhưng tìm hiểu thì con số này không phải là nhiều.

Trong vai trò người tín hữu Công giáo, chúng ta có nhiệm vụ phải truyền dạy đức tin Kitô giáo cho con cái mình, nhưng ngoài những kinh nguyện hàng ngày thì chúng ta còn dạy được gì cho chúng. Những hiểu biết về Chúa, về Giáo hội của con em chúng ta lại do chính những Giáo lý viên truyền đạt tại các lớp giáo lý. Các anh chị ấy đã làm thay cho chúng ta, vậy mà chúng ta đã biết trân quý những người thầy dạy đức tin của con em mình chưa.

Tôi thầm cảm ơn chị tôi đã gieo vào tâm hồn các cháu lòng biết ơn và bày tỏ sự kính yêu đối với những người đã nhọc công dạy dỗ dù là kiến thức phổ thông hay kiến thức Giáo lý Công giáo cho mình. Bởi các thầy cô và anh chị Giáo lý viên là những người góp phần to lớn trong việc giúp các cháu trở thành những Kitô hữu đúng nghĩa, những công dân tốt cho xã hội.

Trong ngày Hiến Chương Nhà Giáo Việt Nam 20-11, xin gởi đến Quý Thầy Cô Giáo, Quý Anh Chị Giáo Lý Viên và tất cả những người làm công tác giáo dục lời tri ân sâu sắc, và xin muôn ơn lành của Ba Ngôi Thiên Chúa đổ tràn trên Quý Vị.
 
Giám mục Kontum gửi qúi Thầy Cô nhân Ngày Nhà Giáo 2011
+ GM Micae Hoàng Đức Oanh
11:56 19/11/2011
NGÀY NHÀ GIÁO 2011

Kon Tum, ngày 20 tháng 11 năm 2011

Kính gửi Quý Thầy Cô
trong Giáo Phận Kon Tum.
Mến thăm Quý Thầy Cô.

Ngày Nhà Giáo năm nay đã trở về đúng ngày lễ kính Chúa Kitô Vua. Vua vũ trụ, Vua của những con người có lòng thành có lòng yêu mến! Xin chúc mừng quý thầy cô và qua quý thầy cô xin chúc mừng tất cả các nhà giáo mà tôi đã được dạy dỗ cũng như đã cùng tôi phục vụ trong ngành giáo dục. Lời cầu chúc này tôi cũng muốn gửi tới tất cả những thầy cô nào sẵn lòng cho phép tôi được chúc mừng. Với lòng quý mến, xin gửi tới quý thầy cô đôi điều tâm sự mà tôi hằng ấp ủ trong những ngày này.

1. Vai trò quan trọng của nhà giáo.

Vâng, quý thầy cô đã và đang giữ một vai trò quan trọng đối với tương lai Đất nước cũng như với Giáo hội, vì các thầy cô đang đào tạo các nhà lãnh đạo tương lai. “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai!” Cao cả lắm! Nặng nề lắm! Gian nan lắm! Nhất là trong một xã hội có nền giáo dục được xây dựng trên nền móng “duy vật vô thần” trong khi thực sự tự đáy lòng quý thầy cô mang niềm tin tôn giáo lại không muốn như thế!!! “Cái nạn duy vật vô thần này”, khi còn nhỏ tôi vẫn được dạy phải cầu nguyện cho được thoát khỏi. Và ngày nay, nhiều người vẫn hỏi tôi có còn cầu nguyện như thế không? Tôi không ngần ngại trả lời: “Có chứ! Cầu nguyện liên tục. Cầu nguyện cho tôi cũng như cho mọi người thân yêu, trong đó có quý thầy cô.” Tại sao vậy? Vì con người không có chỗ cho Thiên Chúa trong cuộc đời mình thì sẽ ra sao? Một xã hội cũng chẳng còn coi trời đất ra gì thì sẽ đi về đâu? Vì thế vai trò của các nhà giáo dạy dỗ, uốn nắn thế hệ trẻ hôm nay thành những nhà lãnh đạo ngày mai cần phải có một niềm tin tôn giáo đúng đắn mới có thể chu toàn được trọng trách cao cả này. Quan trọng biết mấy! Thật khó khăn biết mấy. Có thể ví các nhà giáo như những con người đang phải bơi lội ngược dòng thác lũ! Không thận trọng sẽ bị nhận chìm và lôi theo cả một lớp trẻ đơn sơ, trong trắng để mai ngày chính lớp trẻ này sẽ đứng ra xây dựng một xã hội không có văn minh tình thương!

Khi nói tới nạn duy vật vô thần, người đời thường nghĩ ngay tới nạn duy vật vô thần ở đâu đó hay ở trong một xã hội nào đó, mà không nghĩ ngay đến cái “nạn duy vật vô thần” ở ngay trong con người của mình, ngay trong cuộc sống của mình, ngay trong gia đình hay cộng đoàn của mình. “Duy vật vô thần ở bên ngoài tôi” xem ra có giá trị cảnh báo tôi, lay tỉnh tôi; còn cái “duy vật vô thần bên trong tôi” nó mới đáng sợ khủng khiếp, vì nó ngấm ngầm phá huỷ tâm hồn tôi, con tim tôi, đời sống tôi và dẫn tôi ngày càng xa anh em. Vì thế, tôi vẫn cầu nguyện - cho tôi và cho mọi người, cách riêng cho quý thầy cô giáo – luôn giữ được tâm hồn trong trắng như những đền thờ Thiên Chúa, không để cho vật chất làm chủ đời mình ngõ hầu có khả năng đào tạo lớp trẻ nên những con người trưởng thành hài hòa giữa cái tâm và cái đầu, giữa cuộc sống cá nhân và tập thể, để có thể cảm thông với và dám sống chết cho quyền lợi chính đáng của tha nhân là anh em của mình trong tình yêu Thiên Chúa, để người người có thể nói được như Thánh Phaolô Tông đồ dân ngoại: “Tôi sống, nhưng không phải tôi sống, mà chính Chúa Kitô sống trong tôi” (Gl 2, 20).

2. Lòng vô cảm :

Hiện nay hình như tình trạng vô cảm đang lan tràn khắp nơi. Nhiều người đang biến thành những con người không có tim! Hoặc nếu có lại là những con tim bằng sắt, bằng đá? Tôi xin đan cử vài trường hợp để cùng quý thầy cô suy nghĩ và thấy rõ vai trò của các nhà giáo quan trọng thế nào?

* Một cái bảng tuyên truyền đang được treo khắp cùng đất nước? Không biết có được bao nhiêu người đọc? Nếu thấy và đọc thì phải hiểu như thế nào. Tôi xin ghi lại đúng nguyên văn với 3 dấu nhấn – (1) in đậm, (2) gạch dưới và (3) in nghiêng - mà không dám bình luận thêm: “Nhiệt liệt hưởng ứng thập kỷ hành động vì an toàn giao thông đường bộ 2011-2020”!!! Hình như tôi cũng đang vô cảm sao đó, nếu không nhận ra cái nét “độc đáo” của khẩu hiệu này?

* Vụ Thái Hà ở Hà Nội.

Mấy hôm nay vụ Thái Hà đã xâm chiếm tâm hồn tôi! Day dứt và xót xa! Xót xa vì cứ nghĩ “người Việt với nhau mà sao lại đến nông nổi này?” Day dứt vì cứ nghĩ “Đất Nước mình đang sống trong hòa bình mà cứ như đang có chiến tranh với giặc ngoại xâm?” Hay là “Những người có Đạo vẫn bị một nhóm người nào đó liệt vào hạng kẻ thù truyền kiếp nguy hiểm hơn cả những quân ngoại xâm chăng, nên cần phải tiêu diệt bằng mọi giá?” Hỏi thế thôi, nhưng chưa dám quả quyết! Nhưng vẫn tự hỏi: Hình như tôi cũng đang vô cảm sao đó? Nhưng có một điều, tôi xin cúi đầu cảm phục trước đoàn người dám sống dám chết cho một lý tưởng cao đẹp. Tôi cũng cầu xin Thiên Chúa ban cho mọi người Việt biết thương yêu nhau và biết giải quyết mọi tranh chấp trong tình nghĩa anh em một nhà, dân một Nước!

* Bao vụ tai tiếng tày đình!

Ít lâu nay báo chí khui ra nhiều vụ tai tiếng về kinh tế, về tài chánh, về giáo dục, về y tế. Chỗ thì thâm thụt to! Chỗ thì lỗ vốn lớn! Chỗ lại thừa thãi vung vãi! Chỗ thì biển lận khủng khiếp! Ồn ào một hồi! Dăm ba bài đàm tiếu! Xong rồi tất cả chìm trong “biển lặng”! Vì sao? Vì chán ngán? Vì tuyệt vọng? Và chỉ còn biết để thủ thân thủ thế! Mặc ai sống chết? Đời là thế chăng? Tôi lại tự hỏi: Phải chăng chính tôi cũng đang vô cảm?

Quý thầy cô rất thân mến,

Trên đây là chút tâm tình tôi xin được chia sẻ với các thầy cô. Cầu cho nhau cũng như cho thế hệ trẻ thoát khỏi nạn “duy vật vô thần ở ngay trong mỗi con người chúng ta”. Cầu cho một nền giáo dục đúng đắn để tất cả đều được đào tạo nên những con người trưởng thành có cái tâm ngay thẳng, có cái đầu phát triển hài hoà và có đôi tay rộng mở để dấn thân xây dựng một xã hội trên nền tảng chân lý, công bằng và yêu thương như Thầy Giêsu đã sống và đã dạy qua bản Hiến chương Nước Trời, bản Hiến chương Tám Mối Phúc Thật (x. Mt 5,1-12).

Thân mến,

Giám mục Giáo Phận Kontum
 
Đức TGM Thomas Collins chủ tế Đại Lễ Ngân Khánh GXCTTĐVN tại Toronto (1986-2011)
Dominic David Trần
12:05 19/11/2011
Lượcsử dẫn nhập: Toronto, Canada - Hồi tưởng lại nhữngngày đầu tháng 5/1975 chỉ có một số ít người Việt Nam di tản và được chấp nhậncho tỵ nạn tại đây. Những người Công giáo Việt Nam này lâm vào tình cảnh bơ vơkhông có Nhà Thờ, không có Linh Mục Việt Nam dâng lễ và chăm sóc. Từ tháng2/1976 cho đến tháng 2/1980 được Đức Cha Aloysius Ambrozic, Giám Mục Phụ Tá TổngGiáo Phận Toronto Đặc trách Đa Văn hóa-Sắc tộc và Di dân giúp đỡ nên cứ mỗitháng một lần là các Linh Mục Tu sĩ Chi Dòng Dồng Công Việt Nam từ Carthage vàDetroit, Hoa Kỳ đã băng qua vĩ tuyến 49 để đến dâng lễ cho các giáo hữu CôngGiáo Việt Nam di tản -thuyền nhân tỵ nạn mới được định cư trên toàn khu vực ĐạiĐô thị Toronto, Canada. Linh Mục Ignatius Nguyễn An Đại CMC và các giáo sĩ tusĩ Chi Dòng Đồng Công, Linh Mục Trần Tử Nhãn CssR, Bề Trên Giám Tỉnh Dòng ChúaCứu Thế Việt Nam lưu vong, Cha già cố Nguyễn Gia Đệ cùng qúy Linh Mục khác thỉnhthoảng có cơ hội đến Toronto cũng tận tình dâng lễ và giải tội cho đoàn chiênbơ vơ này.

Xem hình ảnh

Các Thánh Lễ đã đượckính dâng trọng thể tại các Nhà Thờ St. Basilius (thuộc Dòng thánh Baxiliôtrong khuôn viên Viện Đại Học Toronto), Nhà Thờ Thánh Phêrô bên cạnh trạm xe điệnngầm Bathurst-Yonge và tại các Giáo Xứ khác.

Khi nước mất nhà tan,giáo dân và giáo sĩ cũng cùng chia xẻ thân phận theo vận nước và vì vậy sau 04năm cố gắng phục vụ ở cả hai bên phía vĩ tuyến của Ngũ Đại Hồ, các Linh Mục Tusĩ Dòng Đồng Công Việt Nam tại Hoa Kỳ trong nhiệm vụ mới đã phải chia tay với đồngbào đồng đạo Việt Nam ở Toronto.

Đức Cha Aloysius Ambrozic(1930-26/08/2011), người thanh niên gốc Slovens phải di tản khỏi làng quê trongsuốt Đệ Nhị Thế Chiến, đã lớn lên và tốt nghiệp bậc Trung học trong các trại tỵnạn chiến tranh ở Trung Âu. Gia đình ngài được chấp nhận tỵ nạn vào Canada năm1948. Ngà được thụ phong Linh Mục năm 1956, và làm Giáo sư Đại Chủng Viện St.Augustine. Khi được tấn phong làm Giám Mục Phụ Tá TGP Toronto vào năm 1976 thì với ngài hậuqủa của cuộc chiến Việt Nam thông qua cuộc đời nhữngngười tỵ nạn-thuyền nhân Việt Nam bất luận lương-giáo giống như một khúc ai cahoài niệm về quê hương - về thân phận lưu đày vang lên trên đất nước Canada.(Sau này còn có các người tỵ nạn khác đến Canada nữa, nhưng không có cuộc chiếntranh nào dài lâu, ác liệt và nhiều hệ lụy như những cuộc chiến tranh xảy ra tạiViệt Nam suốt giai đoạn từ 1946-1954- 1975-1979). Đức Cha Ambrozic đã làm hết sứcmình; ngài kêu gọi các Hiền Huynh Giám Mục các Giáo phận tại Montreal, Quebec củaCanada và giáp Hoa Kỳ giúp đỡ. Đức cha Aloysius Ambrozic cũng viết tường trìnhthỉnh cầu lên hai Thánh Bộ Truyền Giáo và Thánh Bộ Giáo Sĩ tại Giáo đô Rômathương xót cho những anh chị em Công giáo Việt Nam tại Toronto hiện đang thiếungười chăm sóc bằng tiếng bản quốc Việt Nam.

Ngày 17/06/1980 tứcngày Lễ Đức Mẹ núi Cát Minh, Linh mục Phêrô-Maria Phạm Hoàng Bá, giáo sĩ gốcDòng Don Bosco, chịu chức được 5 năm, vượt biển đến Paulo Bidong và vừa mới đếntạm trú tại Nhà Foyer Phát Diệm đã được bài sai đến với người tín hữu Việt Namtại Toronto-Canada. Từ ngày đó người Công giáo Việt Nam trên đất Toronto được dựphần dâng Thánh Lễ, được xưng tội bằng tiếng Việt Nam tại St. Cecilia’s Churchof Toronto, một trong những Nhà Thờ Công Giáo có kiến trúc đẹp nhất của TGPToronto.

Ngày 18/11/1986 Đức Cha Ambrozicvừa được vinh thăng Tổng Giám Mục Phó với quyền kế vị Tổng Giám Mục Toronto đãthay mặt Đức Hồng Y Gerald Emmett Carter đương kim Tổng Giám Mục Toronto dângThánh Lễ Tạ Ơn và tuyên đọc sắc chỉ chính thức nâng Cộng Đoàn Công Giáo Việt NamToronto thành Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Toronto. Từđâymộttrang lịch sử mới của người Công giáo Canada gốc Việt Nam được mở ra tạiToronto.

Ngày 19/06/1988 chính Đức TGM Ambrozic đã long trọng chủ tế Đại Lễ kính mừng117 Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Toronto- St.Cecilia's church cùng ngày Giáo hội hoàn vũ long trọng tôn vinh 117 Đấng Tử ĐạoViệt Nam hiển thánh tại giáo đô Rôma.

Thánh Lễlong trọng này đã đi vào lịch sử của TGP Toronto nói chung và nói riêng với toànthể người Công Giáo Việt Nam tại Ontario. Khiliều mạng vượt biên, vượt biển ra đi thì người tỵ nạn, thuyền nhân và Công giáoViệt Nam đâu có biết đời họ sẽ ra sao và họ sẽ đến được nơi đâu. Nhiều ngườitrong số họ đã mất tất cả nhưng họ không mất Đức Tin, họ vẫn luôn hy vọng vàoTình Yêu và Ơn cứu độ của Thiên Chúa, lời cầubầucủaĐức Mẹ La Vang và của Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Thánh tượng và Linh cốt của gần20 Thánh Tử đạo trong số 117 vị đại diện cho cáctiền nhân anh dũng hiện diện được tôn kính tại giáo đoàn Việt Nam ở Toronto làmột biểu hiện hùng hồn cho danh xưng Giáo Xứ tòngnhân : Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam-Toronto.

Trong Đại Lễ kính Thánh Tử ĐạoViệt Nam mười năm sau đó - trong thời LM Giuse Trần Xuân Lãm làm Quản Nhiệm củaGiáo Xứ, Đức Cha Nicola de Angelis D.D, chủ tế (người kế vị Đức Cha Ambrozickhi ngài được vinh thăng làm Tổng Giám Mục Toronto) và long trọng thánh hiếncác tranh kính thánh tượng Đức Mẹ La Vang- Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Việt Namvà Các Thánh đại diện cho hơn 330,000 Đấng Tử Đạo và 117 hiển thánh Việt Nam:Thánh LM Andrew Trần An Dũng Lạc, Thánh nữ Agnes Lê Thị Thành, Thánh chủng sinhTôma Trần Văn Thiện vào vòm phải Nhà Thờ St Cecilia's để thể hiện hành trìnhgiữ vững và thắp sáng Đức Tin theo gương các tiền nhân anh dũng. Người giáo dânCông Giáo Việt Nam là con cháu Các Thánh Tử Đạo Việt Nam rất vui mừng chia xẻniềm tự hào và truyền thống với người Công giáo Canada là con cháu Các Thánh TửĐạo Canada: Các Linh Mục Dòng Chúa Cứu Thế Isaac Jogue CssR; Jean Brebeuf CssRvà Các Bạn đã hiến dâng cuộc đời để làm chứng cho Tình Yêu-Đức Tin của ThiênChúa.

Trong ký ức của những giáo dânViệt Nam tại Toronto từ năm 1976 (là năm Đức Cha Ambrozic được tấn phong GiámMục Phụ Tá và cùng thời điểm người Việt Nam tỵ nạn thuyền nhânđầu tiên tới Toronto) cho đến năm 1988 (khi Đức Cha Ambrozicnhậm chức Tổng Giám Mục và sau này được vinh thăng Hồng Y 1990) mỗi khi dângThánh Lễ xong Đức Cha Ambrozic đều xuống dưới basement Nhà Thờ dùng chung bữacơm Việt Nam và lắng nghe những tiết mục giúp vui văn nghệ của người Công GiáoViệt Nam.

Ngày 26/08/2011 Đức Hồng YAloysius Ambrozic, nguyên Tổng Giám Mục TGP Toronto đời thứ 9 (1988-2007) đã đượcgọi về nhà Chúa. Nếu có vị Hồng Y Tổng Giám Mục ở Canada và có lẽ ở trên toànthế giới nữa đã dâng thánh lễ bằng cả tấm lòng cho người Việt Nam, đã lo lắngđi tìm cha cụ nói tiếng Việt Nam để chăm lo cho chính người Việt Nam, đã cùngxuống basement nhà thờ chia xẻ nỗi lòng mất nước, mất quê hương, nỗi sống đờitỵ nạn chiến tranh tha hương, đã thưởng thức những tô phở, chả giò, bánh mì vàca nhạc Việt Nam dài nhất trong khoảng thời gian 1976-1988 với người Công GiáoViệt Nam thì đó chính là Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Aloysius Ambrozic. Nhữngtrang sử mang đậm dấu ấn Tình Yêu của Thiên Chúa tại Giáo Xứ Các Thánh Tử ĐạoViệt Nam tại Toronto có nhiều khuôn mặt Canada rất đáng kính và trân trọng nhưngcông tâm và khách quan nhận định: Đức cố HY Ambrozic Ambrozic đã chăm sóc ngườiViệt Nam không chỉ theo bổn phận của một vị Giám Mục nhưng còn hơn thế nữa:ngài thương yêu người Việt Nam như một người Công giáo thiếu quê hương và ngườibị mất quê hương. Vì sau này khi số lượng giáo dân tỵ nạn thuyền nhân di dânViệt Nam đến Toronto tăng mạnh, cũng chính ĐTGM Ambrozic đã xin ĐTGM Ottawaviện trợ LM Giuse Trần Xuân Lãm từ khu vực thủ đô Ottawa về Giáo Xứ Các ThánhTử Đạo Việt Nam Toronto vào ngày 15/08/1993.

Niềm vui lớn nhất của ĐHY Ambroziclà trong 13 Linh Mục được thụ phong tại Toronto, hầu hết đều do chính Đức cố HYAmbrozic đặt tay truyền chức. Trong số các Linh Mục này, ĐHY Ambrozic đã chọnLinh Mục Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu làm Cha Sở (Pastor) đầu tiên của cả Giáo Xứtòng thổ St.Cecilia's Church of Toronto và Giáo Xứ tòng nhân Giáo Xứ Các ThánhTử Đạo Việt Nam Toronto. Đức cố HY Ambrozic cũng chọn LM Vinhsơn Nguyễn vào Hộiđồng Linh Mục Giáo phận, và ngài gởi LM Vinh sơn Nguyễn sang Giáo đô Rôma họcCao học Giáo Luật vào năm 2006.

Ngày 06 tháng 11 năm 2009 ĐứcGiáo Hoàng Benedictus XVI đã ban sắc chỉ chọn LM Vinh sơn Nguyễn Mạnh Hiếu, ChưởngẤn-Trưởng Giáo phủ làm Giám Mục Phụ Tá TGP Toronro: đây là vị Giám Mục trẻ tuổinhất, người Việt Nam-Á châu đầu tiên của lịch sử Giáo Hội Công Giáo Canada vàToronto.

Ngày Đại Lễ 13/01/2010 tại NhàThờ Chính Tòa St. Michael's của TGP Toronto, Đức TGM Thomas Collins chủ tế vàchủ phong Đức Giám Mục tân cử Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu làm Giám Mục Phụ Tá TGPToronto. Điều đi vào lịch sử của Tổng Giáo phận và Giáo Xứ CTTĐ Việt NamToronto không những vì đây là lần đầu tiên Đài Truyền hình Công Giáo Salt +Light của Canada đã trực tiếp truyền phát Đại Lễ này trên mạng truyền thôngtoàn thế giới nhưng còn là vì lần đầu tiên trong lịch sử kể từ ngày thành lậpTGP Toronto cho đến nay chỉ có quốc phục Việt Nam cổ truyền và Bài đọc KinhThánh bằng tiếng Việt Nam được long trọng tuyên đọc trên Đại giáo đường TổngGiáo phận của 125 sắc dân với hơn 1,900,000 tín hữu và hàng ngày Thánh Lễ đượcphụng vụ bằng 37 ngôn ngữ khác nhau không kể song ngữ quốc gia làAnh-Pháp.

Ngày 26/08/2011 Đức Hồng YAloysius Ambrozic, nguyên Tổng Giám Mục TGP Toronto đời thứ 9 (1988-2007) đã đượcgọi về nhà Chúa. Như vậy trước khi về nhà Chúa, Đức HY Ambrozic hết lòng hếtsức chăm sóc cho giáo đoàn và giáo sĩ tu sĩ Công giáo Việt Nam tại Toronto, mộtgiáo đoàn nhỏ bé, non trẻ so với 125 giáo đoàn thuộc các sắc dân và nền văn hóakhác vốn định cư đông đảo và lâu dài tại TGP Toronto.

Tuy không trực tiếp tham dự ĐạiLễ Ngân khánh thành lập Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt nam Toronto nhưng ở nơinhà Chúa nhất định Đức cố Hồng Y Alysius Ambrozic cũng vui mừng đồng tế vớiđấng kế vị ngai tòa Tổng Giám mục của ngài là Đức Cha Thomas Collins, một ngườiCanada cũng yêu qúy người Việt Nam và giáo dân Việt Nam như ngài.

Đức cố HY Aloysius Ambrozic cùngvớicác Đấngbậc, giáo đoàn Toronto nói chung và Việt Nam nói riêng đã hết lòng đi trọn Hànhtrình Đức Tin mang dấu ấn của "Hồng Ân và Hy Vọng" nơi Thiên Chúa(1976-2007).

Không phải ở nơi "Đất LạnhTình Nồng" xa xôi này mà việc đạo việc đời nơi cố hương xa xăm bị quênlãng. Không phải chờ cho đến hôm nay, nhưng vào giữa nhữngngày tháng sôi động và đau đớn nhất của Thái Hà những năm trước đây; ĐTGMThomas Collins đã đôi lần gởi thư ngỏđến đại diện của nhà cầm quyền Hà Nội để tỏ rõ sự bất bình với cách thế mà họđã cư xử với các tôn giáo tại Việt Nam, với Giáo Xứ Thái-Hà, Hà-Nội và cáchriêng với vị hiền huynh của ngài là Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt , Tổng GiámMục Hà Nội. Đức TGM Thomas Collins như ngài đã viết; cộng đồng thế giới và cánhân ngài sẽ không quên những gì đang diễn ra tại Thái Hà, Hà Nội!

Những ngày tháng 11/2011 này, ĐứcCha Thomas Collins, Đức Tổng Giám Mục đời thứ 10 của Tổng Giáo Phận Toronto từnăm 2007 đến nay cùng với các Đấng bậc, giáo đoàn và Giáo Xứ Các Thánh Tử ĐạoViệt Nam Toronto tiếp tục Hành Trình Đức Tin mang tên " Thắp Sáng Tin Yêu" nhân kỷ niệm Ngân Khánh thành lập Giáo Xứ (1986-2011).

Ngay từ ngày Lễ kính Các Thánh TửĐạo Việt Nam năm 2010 , Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã công bố chươngtrình hoạt động mừng Năm Ngân Khánh Giáo Xứ gồm 2 phần Lễ (thiêng liêng) và Hội(Đại Nhạc Hội bài viết riêng).

Để thiết thực " Thắp SángTin Yêu" và tiếp nối hành trình " Hồng Ân và Hy Vọng " của ThiênChúa, Đức Mẹ La Vang và Các Thánh Tử Đạo tiền nhân đã thương xót và phù trợ nênGiáo Xứ đã tổ chức nhiều hoạt động tông đồ, thăm viếng bệnh nhân, tồ chức hànhhương tập thể tại Canada và Hoa Kỳ; luân phiên đọc kinh tôn vương Đức Mẹ Maria;kính viếng linh cốt Các Thánh Tử Đạo Việt Nam và Canada; lần hạt Mân Côi- làmcác việc lành phúc đức, tĩnh tâm cả Giáo Xứ và từng đoàn thể. Giáo Xứ củng cốvà phát triển các đoàn thể trong đó đặc biệt là Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể TômaThiện, Trường Việt Ngữ-Giáo Lý; và lập Dàn nhạc Thiếu nhi St. Cecilia (từ 8 đến15 tuổi) nhất là Hội Các "Chú" Vincent Liêm OP, gồm 15"Chú" là hạt giống hy vọng cho Ơn Gọi của Giáo Xứ.

Ngày Chúa Nhật 13/11/2011 Đại LễCác Thánh Tử Đạo Việt Nam, bổn mạng Giáo Xứ và Lễ Tạ Ơn Thiên Chúa nhân NgânKhánh (1986-2011) chính thức thành lập Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã đượclong trọng cử hành tại Nhà thờ tòng nhân của Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt NamToronto - St.Cecilia's Church of Toronto.

Từ 12:20PM toàn thể Giáo ĐoànViệt nam đã long trọng cử hành Giờ khấn và Hôn Kính Xương Các Thánh Tử Đạo ViệtNam thật sốt sắng. Sau lời kinh cầu Các Thánh Tử Đạo Việt Nam cả nhà thờ cùnghát lên những khúc hát tôn vinh các đấng tiền nhân Việt Nam đã anh dũng lấy máuđào để làm chứng cho Tình Yêu Thiên Chúa và Tình yêu quê hương Việt Nam trầnthế: Hồi chiêng dứt tiếng, Đây bài ca ngàn trùng, và Kinh Hòa Bình.

Đức Cha Thomas Collins, Tổng GiámMục Tổng Giáo Phận Toronto đã đến Nhà Thờ St. Cecilia để chủ tế Đại Lễ này.Cùng đồng tế với ĐTGM Collins là LM Giuse Trần Tập, Quản Hạt kiêm Cha Sở củaSt.Cecila's church và Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Toronto Giáo Xứ; các vịCựu Quản nhiệm GXCTTĐVN Toronto là Cha cố Giuse Trần Xuân Lãm, LM Đa Minh BùiQuyền; LM John- phụ xứ St.Cecilia; các LM Marco Nguyễn Đức Huỳnh SDB- Sàigòn,Michael Hoàng Văn Đốc-Phú Cường. Sr. Therese Ngô Hoài Bích SSPC Bề Trên ChiDòng Thừa Sai Thánh Phêrô Clavê -Toronto cùng các nữ tu sĩ và dự tu, Các Đạichủng sinh Việt Nam tu học tại Toronto cùng với đông đảo giáo đoàn Công giáoViệt Nam trên vùng Đại thủ phủ Toronto đã cùng thông công tham dự.

Đúng 12:50PM cùng ngày, trongtiếng chiêng trống đàn và hát bài nhập lễ; Đây bài ca ngàn trùng vang lừng,giữa đội ngũ Thiếu Nhi Thánh thể Tôma Thiện - các đại diện đoàn thể của Giáo Xứđã rước cờ của Giáo Xứ và của các Đoàn thể tiến từ Nhà Xứ vào Nhà Thờ. Theo saukiệu Thánh Tượng và Linh Cốt của Các Thánh Tử Đạo Việt Nam là Linh Mục đoàn vàĐức TGM Thomas Collins chủ sự. (Đính kèm hình chụp )

Sau lời giới thiệu và chào mừngngắn gọn của Cha Sở Giuse Trần Tập; Đức TGM Thomas Collins chủ tế và dâng lễbằng tiếng Anh một phần, Cha Sở Giuse Trần Tập đã phụng vụ và xướng lễ một phầnbằng tiếng Việt Nam.

Trong bài giảng Thánh Lễ, sau khinhắc lại 3 điểm chính yếu của các bài đọc sách Thánh hôm nay: Nàng hưởng nhữngthành qủa tay nàng làm ra – Vì tất cả anh em là con cái ánh sáng… đừng ngủ mê…nhưng hãy tỉnh thức và sống tiết độ - Được giao ít mà anh em đã trung thành,hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh- để dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, lời cầubầu của Đức Mẹ La Vang và Các Thánh Tử Đạo Việt Nam nhân ngày lễ bổn mạng -tạ ơnNgân Khánh Giáo Xứ hôm nay; Đức TGMThomas Collins đã nhắc lại chủ đề của Thánh Vịnh 118 (117): “ Hãy Tạ Ơn Chúa vìChúa nhân từ, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương.” Trong sự ngạc nhiên củacả giáo đoàn, ĐTGM Collins đã xướng lại nguyên văn lời Kinh Kính Mừng bằngtiếng Anh; “ Hail Mary, full of grace, the Lord is with Thee. Blessed are Thouamong women, and blessed is the fruit of Thy womb, Jesus. Holy Mary, Mother ofGod, pray for us sinners, now and at the hour of our death. Amen. – Kính MừngMaria, đầy ơnphúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà. Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giêsu con lòngBà gồm phúc lạ. Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời , cầu cho chúng con là kẻ có tội,khi nay và trong giờ lâm tử . Amen. ”Khi Đức Trinh Nữ Maria đáp: “Này, tôi là tôi tớ Đức Chúa Trời, tôi Xin Vâng nhưlời Thánh Thiên thần truyền!” , Đức Maria đã không biết hiết những gì sẽ đếntrong tương lai của hai tiếng “Xin Vâng” ấy thí dụ như đang đêm Thánh Giusephải mang Đức Maria và Đức Chúa Giêsu Hài đồng chạy trốn sang Ai cập, và baonhiêu sầu bi đau đớn như cụ Simêon đã nói với Đức Bà trên Đền Thờ; “ Còn chínhbà, một lưỡi gươm sẽ đâm thấu tâm hồn bà.” Đức Mẹ Maria đã theo chân Đức ChúaGiêsu suốt trên Đường Thánh Gía và cuộc Khổ Nạn của Người. Đức Mẹ đã sống vàchia xẻ những phút giây đau đớn nhưng vinh quang của Đức Chúa Giêsu trên ĐườngKhổ Nạn và lúc Đức Chúa Giêsu lâm tử để cứu độ thế gian. Nếu Thiên Chúa là HômQua, là Hôm Nay,và Ngày Mai -Thiên Chúa vẫn là một thì những người tín hữu Cônggiáo chúng ta phải sống trọn vẹn những giây phút Hôm Qua, Khi Nay và Trong GiờLâm tử nghĩa là sống luôn luôn tỉnh thức, sống Kính Chúa Yêu Người, sống trongtâm tình tạ ơn và luôn cầu nguyện Vâng theo thánh ý của Thiên Chúa. Đức MẹMaria đã tin, sống với Đức Tin. Đức Chúa Con đã tin- vâng theo Thánh Ý của ĐứcChúa Cha, đã luôn cầu nguyện và phó thác mọi sự trong tay Đức Chúa Cha. CácThánh Tử Đạo Việt Nam tiền nhân cũng vậy, các ngài đã luôn tỉnh thức, cầunguyện tạ ơn Thiên Chúa và sống trọn vẹn mọi giây phút thuộc về Chúa và choChúa. Các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã làm chứng cho chân lý Kính Chúa Yêu Người vàđã anh dũng hy sinh trong tinh thần của lời Kinh Kính Mừng: luôn cầu Kinhnguyện, luôn Kính Chúa Yêu Người và Mừng vui được vinh phúc làm chứng cho ĐứcTin ấy.

Là con cháu Các Thánh Tử Đạo ViệtNam, anh chị em hãy cầu nguyện, tạ ơn Thiên Chúa, yêu thương đoàn kết xây dựngcộng đoàn giáo xứ và Tổng Giáo phận. Noi gương Đức Mẹ và tiền nhân anh dũngchúng ta luôn tỉnh thức và sống trọn vẹn mọi giây phút Thiên Chúa đã trao bancho tất cả chúng ta.

Khi trao ban Mình Thánh Chúa chomọi người, Đức Tổng Giám Mục đã xướng: "Mình Thánh Chúa KiTô" gây nênsựngạc nhiên các giáo hữu Việt Nam, mọi người rất cảmđộng vì tình thương mến người Việt Nam của Đức Tổng Giám Mục Thomas Collinstrong những giây phút thiêng liêng ấy.

Trước khi kết lễ, thay mặt choHội đồng Mục Vụ và Giáo Xứ, anh Chủ Tịch Giuse Phạm Tạo đã bày tỏ lòng chânthành tri ân đến ĐTGM Thomas Collins, Các Đấng bậc tiền nhiệm và Giám Mục đươngnhiệm, các Linh Mục giáo sĩ tu sĩ, tất cả qúy ông bà anh chị em, các ban ngànhđoàn thể, ân nhân trong cũng như ngoài giáo xứ, người còn sống cũng như đã vềvới Chúa- đã dâng lời cầu nguyện, cộng tác và đóng góp xây dựng Giáo Xứ từtháng Năm 1975 và từ khi Giáo Xứ chính thức được thành lập cho đến hôm nay. Cácvị Đại diện của Hội Đồng Giáo Xứ cũng dâng hoa kính tặng Đức TGM ThomasCollins.

Sau Thánh Lễ, Đức TGM ThomasCollins và Cha Sở Giuse Trần Tập cũng dành chút thời gian để chụp hình với mộtsố đại diện cho các em thiếu nhi, các thầy cô giáo, các bà mẹ Công giáo đại diệnthay cho 31 đoàn thể-tổ chức thuộc Giáo Xứ.

Đức TGM Thomas Collins cùng ChaSở Giuse Trần Tập đã cắt bánh sinh nhật mừng bổn mạng Giáo Xứ Các Thánh Tử ĐạoViệt Nam. Đức TGM Thomas cũng ban phép lành của ăn và kính mời mọi người chungvui ngày Đại Lễ của Giáo Xứ.

Các ban ngành , các ca nhạc sĩ,nghệ sĩ, dàn nhạc của Giáo Xứ đã phụng diễn một chương trình văn nghệ bỏ túigồm có : Nhạc Chào Mừng Đức Tổng Thomas Collins và quan khách: Vào Đời - dànnhạc St. Cecilia's (các em thiếu nhi 8t-15t) và tốp ca các ca đòan biểu diễn.Here I am Lord (Hội Các Chú Vinhsơn Liêm OP và Dàn nhạc St. Cecilia's). Jesus,Je Voudrais Te Chanter (Ca Đoàn Thánh Linh và song ca-Khang+MaiLinh). Con ĐườngGiêsu (Tốp Ca Múa do Trường Việt Ngữ Giáo Xứ). You Raise Me Up (ca sĩ TyTy).Hoạt Cảnh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam (Đoàn Thiếu Nhi ThánhThể Tôma Thiện trìnhdiễn). Bài Thánh Ca Buồn (ca sĩ Hoàng Đông), và You Needed Me (ca sĩ Anh Đào)

Đức TGM Thomas Collins; đã ngồitại vị trí mà Đức cố HY Ambrozic ngày xưa đã ở bên cạnh giáo đoàn Việt Namtrong hơn 12 năm, Đức TGM Thomas Collins đã thưởng thức những món ăn Việt Namvà các tiết mục văn nghệ-văn hóa Việt Nam. Trước khi về Đức TGM Thomas đã nói,âm nhạc, thánh ca và tình ca của Việt Nam "wonderful, wonderful" mộtcảm nghiệm được thể hiện trên gương mặt nhân hậu và tươi vui của Đức TGM ThomasCollins.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Bản tin sơ khởi về buổi thắp nến cầu nguyện cho Thái Hà, Giáo Hội và Quê Hương tại Melbourne
Nhóm Phóng viên Dân Chúa Úc châu
07:07 19/11/2011
Báo Dân Chúa Úc châu tổ chức đêm thắp nến cầu nguyện, hiệp thông cùng Giáo xứ Thái Hà và DCCT Hà Nội.

Melbourne, Lúc 7 giờ tối Ngày 19 Tháng 11 Năm 2011, tại tiền đình Quốc Hội Tiểu bang Victoria (Parliament House), mặc cho trời mưa gió hàng trăm giáo dân cùng đồng bào không phân biệt tôn giáo, chủng tộc đã hưởng ứng lời kêu gọi cuả Báo Dân Chúa Úc châu, cùng nhau tập trung về quảng trường trung tâm thành phố để tham dự đêm thắp nến, cầu nguyện hiệp thông cùng Giáo xứ Thái Hà, đòi hỏi công lý và sự thật cho quê hương.

Thời tiết hôm nay xấu, rất xấu! Trời mưa từ chiều hôm qua kéo dài sang cả ngày hôm nay. Đến lúc khai mạc trời vẫn mưa và có vẻ mưa lớn hơn. Nhưng vì sự nhiệt tình cuả mọi người cùng muốn được hiệp thông với Giáo xứ Thái Hà, nên chẳng ai ngại gì gió mưa, mưa càng nặng hạt, mọi người càng kéo đến đông hơn. Ai cũng muốn được đến đây, cùng quây quần ở đây để thắp nên một ngọn nến, hướng về Thái Hà cầu nguyện cho công lý và sự thật được sáng tỏ, cho những kẻ cầm quyền gian tham, hiểu được những việc làm gian trá, sảo quyệt mang tính chất thù hằn, tệ hơn nưã còn vu oan, giáng hoạ cho người dân, họ phải ngừng tay lại. Và cũng để nói cho những người khách mời và nhân dân Úc đại lợi hiểu rõ về bản chất dã man, tàn bạo cuả nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.

Tại tiền đình Quốc hội tiểu bang Victoria, nơi quảng trường thật lý tưởng cho buổi thắp nến cầu nguyện. Mọi người được chính quyền và cảnh sát giúp đỡ tổ chức biểu tình theo đúng tinh thần luật pháp cuả đất nước tự do để bày tỏ nguyện vọng cuả mình.

Thành phần khách mời, chúng tôi nhận thấy có Đức cha Hilton Deakin, Đức cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Long đại diện TGP Melbourne, Các thương nghị sĩ và dân biểu Victoria, Amnesty International, ông Nguyễn Thế Phong chủ tịch Cộng đồng người Việt tự do liên bang Úc châu, Ông Nguyễn Văn Bon chủ tịch Cộng đồng Người Việt tự do Tiểu bang Victoria và đông đảo quý linh mục tu sĩ nam nữ Việt Nam các đoàn thể Công giáo Úc Việt trong TGP Melbourne về tham dự.

Đúng 19 giờ, mọi người với áo mũ, ô dù đứng sau hàng rào cờ Úc Việt

Cây Thánh giá sơn màu trắng quấn vải đứng trước khu hành lễ. Quan khách dù mưa gió cũng đã đến dự buổi thắp nến hiệp thông với Giáo xứ Thái Hà. Ngoài ra với thành phần rất đông đảo giới truyền thông Việt ngữ trong Tiểu bang Victoria, như các đài phát thanh sắc tộc SBS, Viễn Xứ. Cùng các tuần báo có số đông độc giả cũng đã đến lấy tin và hình ảnh.

Tại quảng trường, chúng tôi ghi nhận đầy đủ mọi thành phần dân Chúa, từ Nam phụ lão ấu, từ khắp các vùng trong Tiểu bang Victoria về tham dự, chưa kể số rất đông những người Úc cùng các sắc dân khác cũng về đây từ rất sớm, để dự đêm thắp nến cầu nguyện và hiệp thông với Thái Hà và Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội.

Sau giới thiệu là phần chào mừng quan khách và đông đảo giáo dân về tham dự, Cha Anthony Nguyễn Hữu Quảng chủ nhiệm Nguyệt san Dân Chúa Úc châu đã nhắc lại những việc làm có tính cách trấn áp, khủng bố cả về mặt tinh thần cũng như thể lý đến giới chức lãnh đạo tôn giáo là các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà, cuả nhà cầm quyền Cộng sản Việt nam qua UBND Thành phố Hà Nội. Sau đó, Cha giới thiệu Đức cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Long phát biểu.

Ngài tóm tắt sơ qua về diễn biến lịch sử Giáo xứ Thái Hà, cùng những âm mưu thâm độc cuả nhà cầm quyền Hà Nội, đang dùng đòn khủng bố, trấn áp để mong xoá đi dấu tích lịch sử cuả Tu viện DCCT Thái Hà. Ngài kêu gọi mọi người hiện diện hôm nay cùng hiệp một lòng một ý cầu nguyện cho các linh mục, tu sĩ và giáo dân Giáo xứ Thái Hà luôn kiên trì và bền vững cầu nguyện và đòi hỏi nhà cầm quyền phải thực thi công lý và trả lại sự thật cho nhân dân không phân biệt thành phần, tôn giáo.

Sau đó qua phần phát biểu cuả Đức cha Hilton Deakin cũng như vị dân biểu trong Quốc hội tiểu bang Victoria đều lên án việc làm cuả nhà nước cộng sản Việt Nam và UBND Thành phố Hà Nội đối với Giáo xứ Thái Hà là hành động không thể chấp nhận.

Sau những lời phát biểu cuả quan khách, tiếp theo Phúc âm do linh mục chủ nhiệm Nguyệt San Dân Chúa Úc châu phụ trách, Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Long đã hướng dẫn đọc lời nguyện trong ánh nến và đèn cuả toà nhà nghị viện toả sáng cả một khu vực quảng trường. Bài hát “Kinh hoà bình” được cất lên, mọi người được hướng dẫn đọc kinh Mân côi và hát bài Ave Maria.

Buổi lễ kết thúc vào lúc 9 giờ tối sau khi Đức cha ban phép lành, chúc bình an cho mọi người tham dự. Bài Việt Nam, Việt Nam được mọi người cùng hát vang vọng giưã quảng trường tiền đình nghị viện Tiểu Bang Victoria Mọi người ra về với ước vọng lời cầu nguyện và hiệp thông cho quê hương Việt Nam sớm được hưởng tư do dân chủ thực sự.

19/11/2011.


 
VietCatholic TV
Cha Anthony Nguyễn Hữu Quảng giới thiệu về buổi thắp nến cầu nguyện cho Thái Hà, Giáo Hội và Quê Hương tại Melbourne
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
19:12 19/11/2011
Trời Melbourne hôm nay mưa tầm tã từ sáng đến giờ. Tuy nhiên, trước giờ bắt đầu khai mạc chúng tôi nhận thấy tại đây đã rất đông đủ anh chị em tín hữu Công Giáo và cả các vị đồng hương không Công Giáo đang tụ tập về đây để phản đối trước cộng đồng thế giới và nghiêm khắc lên án việc nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam tiếp tục dùng hệ thống truyền thông, công an và côn đồ để trấn áp và xuyên tạc ý chí đòi công lý, hòa bình, và sự thật của anh chị em giáo dân Giáo Xứ Thái Hà, Hà Nội.

Theo báo cáo sơ khởi của cảnh sát con số người tham dự đã lên đến hơn 700 người. Mặc dù mưa, anh chị em đã cầm dù để tham dự buổi thắp nến. Một số anh chị em khác vẫn tiếp tục tuôn đến địa điểm cầu nguyện.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Hiện diện trong buổi lễ,

Về phía giáo quyền địa phương, chúng tôi nhận thấy có:

- Đức Giám Mục Vinh Sơn Nguyễn Văn Long, Giám Mục phụ tá Melbourne.

- Đức Giám Mục Hilton Deakin của tổng giáo phận Melbourne.

- Đông đảo các linh mục Úc Việt

- Các hội đoàn Công Giáo tiến hành Úc như Catholic Actions.

Về phiá chính giới Úc chúng tôi nhận thấy có

- Thượng nghị sĩ Liên Bang ông Scott Ryan của đảng Tự Do.

- Thượng nghị sĩ Liên Bang ông Stephen Conroy của đảng Lao Động

- Thượng nghị sĩ Liên Bang ông Adam Brandt của đảng Xanh.

- Dân Biểu Murray Thompson của đảng Tự Do.

- Dân Biểu Hong Lim của đảng Lao Động.

- Dân Biểu Bernie Finn của đảng Tự Do.

- Đại diện Amnesty International, cô Lara Murray

- Ông Nguyễn Thế Phong chủ tịch cộng đồng người Việt Úc Đại Lợi.

- Ông Nguyễn Bồn chủ tịch cộng đồng người Việt tiểu bang Victoria Úc Đại Lợi.

Sau giới thiệu là phần chào mừng quan khách và đông đảo giáo dân về tham dự, Cha Anthony Nguyễn Hữu Quảng chủ nhiệm Nguyệt san Dân Chúa Úc châu đã nhắc lại những việc làm có tính cách trấn áp, khủng bố cả về mặt tinh thần cũng như thể lý đến giới chức lãnh đạo tôn giáo là các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà, cuả nhà cầm quyền Cộng sản Việt nam qua UBND Thành phố Hà Nội.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Trong phần I của bài phóng sự này, chúng tôi xin giới thiệu bài phát biểu của linh mục Phêrô Phan Văn Lợi gởi từ Huế cho ban tổ chức.

Phát biểu của Linh mục Phê-rô Phan Văn Lợi nhân cuộc thắp nến cầu nguyện cho Thái Hà tại Melbourne, Úc châu, 19-11-2011

Kính thưa toàn thể Cộng đoàn Tín hữu và toàn thể Đồng bào tỵ nạn.

Từ Việt Nam, đứng bên cạnh Dòng Chúa Cứu thế và Giáo xứ Thái Hà, chúng tôi cũng muốn kề lòng với toàn thể Anh chị em Tín hữu và Đồng bào thân yêu đang thắp nến hiệp thông cầu nguyện trước thềm Quốc hội Úc châu này.

Nhà cầm quyền CSVN, một lần nữa, lại thách thức quốc tế và thách thức người Việt. Bất chấp công lý và sự thật, họ đã đem quyền lực thô bạo để trấn áp tôn giáo tình thương, đem đầu gấu côn đồ để hành hung giáo dân tu sĩ, đem lực lượng công an dân phòng để hăm dọa một nhà dòng và một xứ đạo, đem chất thải vào xử lý trong một tu viện linh thiêng, tất cả với mục đích cướp trắng và xóa sổ một cơ sở Công giáo lâu đời. Rõ ràng không còn gì để nói ngoài sự phản đối kịch liệt hành vi của bạo quyền, tố cáo mạnh mẽ trước công luận quốc tế và dâng lời cầu cứu lên Đấng Tối Cao.

Dòng Chúa Cứu Thế và Giáo xứ Thái Hà, một lần nữa, lại thắp lên ngọn lửa đấu tranh cho chính mình và cho toàn thể Dân tộc. Đây là cuộc đấu tranh đòi lại quyền tư hữu đất đai và cơ sở rất chính đáng vốn đã bị nhà cầm quyền CS tước đoạt trên khắp cả đất nước VN để duy trì ách thống trị độc tài. Đây là cuộc đấu tranh khẳng định quyền tự do tôn giáo, trong đó bao gồm quyền thủ đắc những cơ sở để hoạt động tôn giáo, hoạt động truyền giáo và hoạt động xã hội, những cơ sở vốn đã bị nhà cầm quyền CS cướp lấy để hạn chế sự sống còn của Giáo hội. Đây là cuộc đấu tranh khôi phục công lý, tình thương và sự thật vốn đã bị một chế độ bất công, bạo tàn và gian trá chà đạp từ mấy mươi năm nay trong mục tiêu nô lệ hóa toàn dân và công cụ hóa mọi lực lượng của xã hội.

Hôm nay, chúng ta cùng hiệp thông với Thái Hà và cầu nguyện cho Thái Hà như cho một nạn nhân vô tội, như cho một chiến sĩ tiên phong, như cho một ngọn đuốc bùng cháy, như cho một chứng nhân bất khuất và như cho một lời hiệu triệu hùng hồn gởi đến toàn thể dân Việt và nước Việt. Một lời hiệu triệu kêu gọi toàn dân và mọi tôn giáo đứng lên để cùng nhau xóa sổ cái chế độ bất công, bất nhân, bất xứng, độc tài, độc đảng và độc ác đang tung hoành tại VN.

Xin hiệp thông cùng toàn thể Quý Đồng bào và Anh chị em Tín hữu.

Chúng tôi, linh mục Phê-rô Phan Văn Lợi, từ Huế, VN
 
Phát biểu của Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Long trong buổi thắp nến cầu nguyện tại Melbourne
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
19:36 19/11/2011
Kính thưa toàn thể quý vị,

Hôm nay, chúng ta, những người quan tâm đến tình hình đất nước và đặc biệt là tại Giáo Xứ Thái Hà, đến đây để bày tỏ sự liên đới của chúng ta với đồng bào quốc nội và nhất là những người đang tranh đấu cho tự do, công lý và những giá trị nhân bản đang bị một chính phủ độc tài đảng trị chà đạp coi thường. Nhân danh ban tổ chức, tôi xin chào đón và cảm ơn quý vị, Công Giáo cũng như không Công Giáo, các đoàn thể tổ chức, cũng như mọi người đến đây không những vì một Thái Hà hay một tôn giáo mà vì tương lai cho cả một dân tộc và vì tiền đồ cho cả một Tổ Quốc.

Thái Hà là một biểu tượng của chí khí anh dũng của dân tộc ta, quyết không khuất phục trước bạo quyền. Chính vì thế, một chính phủ độc tài đảng trị thì không thể dung thứ Thái Hà. Đơn giản có thế. Bất chấp mọi nguy hiểm qua các qua các phương tiện truyền thông “lề phải” của chính quyền, Thái Hà bị tấn công liên tục chỉ vì họ không khuất phục trước bạo quyền.

Có thể nói, sau những biến cố ở Toà Khâm Sứ, Đồng Chiêm hay Cồn Dầu, Thái Hà là thành lũy cuối cùng của lòng kiên cuờng có tổ chức. Đối với một chính phủ độc tài, không gì đáng sợ cho họ hơn là ý chí bất khuất có tổ chức. Chúng ta có thể nói rằng một trăm cá nhân đối kháng thì họ chưa chắc sợ bằng một Thái Hà.

Thế thì chúng ta hiểu tại sao chính quyền cộng sản Việt Nam lại quyết tâm triệt hạ Thái Hà cho bằng đuợc và họ đã dùng những thủ đoạn hạ cấp nhất để đạt mục tiêu đó. Ngày 3 tháng 11 mới đây, họ đã cho hơn 100 du đãng và côn đồ đến để nhục mạ, đe doạ tính mạng các linh mục, giáo dân. Sau đó những người này còn dùng búa lớn để đập phá khu vực thờ phượng linh thiêng. Thử hỏi những hạng người như thế thì không phải côn đồ thì là gì. Thế mà, ở nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhà nước còn “vừa ăn cuớp vừa la làng” qua các phương tiện truyền thông của họ. Thử hỏi một tập đoàn lãnh đạo như thế thì sẽ đưa đất nước chúng ta đi về đâu? Thật trớ trêu, khi đất nước chúng ta đứng trước bao thử thách, từ thành thị đến thôn quê, từ Nam Quan tới mũi Cà Mâu, từ đất liền đến hải đảo, thì những người lãnh đạo lại đối xử với đồng bào một cách dã tâm như vậy. Như con tầu lửa đang lao xuống vực thẳm nhưng người điểu khiển con tầu lại sách nhiễu hành khách thay vì cứu nguy cho cả tầu.

Kính thưa toàn thể quý vị,

Hôm nay chúng ta đến đây không chỉ lên án những hành động bất nhân và phi pháp đang xẩy ra tại quê nhà. Chúng ta đến đây cũng không chỉ ủng hộ cho một số đồng bào Công Giáo tại Thái Hà, vì đấy không phải là một vấn đề tôn giáo đơn thuần. Thiết nghĩ trên hết mọi lý do, chúng ta đến đây vì tương lai của một dân tộc, vì tiền đồ của một đất nước. Thái Hà là biểu tượng cho một chí khí anh dũng của dân tộc ta. Thắp một ngọn nến cho Thái Hà chính là thắp lên cho đêm đen đang bao trùm xuống trên quê hương chúng ta. Tiếp sức cho Thái Hà chính là tiếp sức cho những đồng bào quốc nội đang mong mỏi và đấu tranh cho một Việt Nam thực sự có tự do, pháp quyền, công bằng, văn mình và thái hoà.

Thiết nghĩ, đây cũng là cơ hội để người Việt chúng ta tại hải ngoại đồng tâm nhất trí với nhau trong cùng một mục đích chung, không phân biệt tôn giáo, khuynh hướng chính trị; không phân biệt Bắc, Trung hay Nam; thậm chí không phân biệt là công dân Úc hay còn là công dân Việt Nam. Mục đích chung đó là gì, là một Việt Nam tự do, công bằng, văn minh. Mọi người Việt Nam chúng ta dù mang quốc tịch Úc hay hộ chiếu Việt Nam không phải cúi mình hổ thẹn - như lời Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt từng nói – nhưng hãnh diện sánh vai với cộng đồng nhân loại.

Tôi là giám mục Công Giáo, nhưng tôi vẫn mang dòng máu Việt Nam và không thể không thao thức trước một thực tế quá bi quan về hiện trạng đất nước. Nhưng con đuờng dẫn đến tương lai tươi sáng cho quê hương là con đuờng dài và chúng ta là những viên gạch lót đường. Tôi nhớ lời bà Aung San Suu Kyi khi đuợc hỏi chừng nào dân chủ mới đến nước Miến Điện mà bà đã tranh đấu trong suốt cuộc đời; bà nói rằng thành quả của bất cứ cuộc tranh đấu nào không thể rơi từ trời xuống hay một người nào đó ban cho ta. Chính chúng ta phải tranh đấu lấy. Khi người Miến Điện mong muốn và tranh đấu cho dân chủ thì dân chủ sẽ đến với họ. Tôi rất tâm đắc với những lời của bà. Tôi thầm nhủ chính mình cũng phải làm gì đó cho quê hương. Tranh đấu cho một tương lai tươi sáng cho Việt Nam là bổn phận và trách nhiệm, bổn phận và trách nhiệm của những ngưòi mang dòng máu Việt Nam.

Tổ quốc chúng ta đang lâm nguy; bóng đêm của sự độc tài gian ác đang bao phủ trên quê hương chúng ta. Một ngọn nến thì không đủ phá tan bóng đêm đó. Nhưng nếu chúng ta, những ngưòi con dân nước Việt ở khắp năm châu bốn biển đều đồng lòng đốt lên một ngọn nến thì bóng đêm đó sẽ phải tan biến. Hãy cùng nhau tiếp sức cho Thái Hà và cho mọi nơi trên khắp nẻo đuờng đất nước. Hãy liên kết thành sức mạnh để phá tan xiềng xích của sự bạo tàn, dối trá và gian ác là chế độ cộng sản. Hãy cùng nhau khai thông dòng sông lịch sử để nó được chảy và làm tươi mát phì nhiêu cho đất Việt thân yêu.

Quý vị thân mến, khi hồi chuông Thái Hà vang lên, người giáo dân đã tới để cứu nguy cho giáo xứ. Hôm nay, chúng ta, những người con của Tổ Quốc ở hải ngoại hay ở trong nước cùng nghe tiếng chuông Thai Hà báo động tổ quốc lâm nguy. Chúng ta hãy củng nhau giải cứu Việt Nam thân yêu đang đứng trước vực thẳm của sự băng hoại hoàn toàn. Tiếng chuông Thái Hà sẽ là tiếng chuông báo hiệu cái chết của chủ nghĩa cộng sản lỗi thời và sự quang phục của quê hương.

Đât nước Việt Nam muôn năm. Dân tộc Việt Nam muôn năm.