Ngày 17-11-2018
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh lễ Chúa Nhật 33 Quanh Năm 18/11/2018 dành cho những người không thể đến nhà thờ
Vietcatholic Network
02:26 17/11/2018
Bài Ðọc I: Ðn 12, 1-3

"Khi ấy dân ngươi sẽ được cứu thoát".

Trích sách Tiên tri Ðaniel

Khi ấy, tổng lãnh sứ thần Micae sẽ chỗi dậy can thiệp cho con cái dân ngươi, đó sẽ là thời kỳ khốn khổ chưa từng xảy đến từ khi có các dân tộc cho tới bây giờ. Trong thời kỳ ấy dân ngươi, hễ ai đã có ghi tên trong sách, sẽ được cứu thoát.

Nhiều kẻ an giấc trong bụi đất sẽ chỗi dậy; có người sẽ được hưởng phúc trường sinh, có kẻ phải tủi nhục muôn đời.

Những người thông minh sẽ sáng chói như ánh sáng vòm trời, và những kẻ khuyên dạy sự công chính cho nhiều người, sẽ nên như các vì tinh tú tồn tại muôn ngàn đời.

Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv 15, 5 và 8. 9-10. 11

Ðáp: Xin bảo toàn con, lạy Chúa, vì con tìm nương tựa Chúa (c. 1).

Xướng: Chúa là phần gia nghiệp và phần chén của con, chính Người nắm giữ vận mạng của con. Con luôn luôn đặt Chúa ở trước mặt con, vì Chúa ngự bên hữu con, con sẽ không nao núng.

Xướng: Bởi thế lòng con vui mừng và linh hồn con hoan hỉ, ngay cả đến xác thịt của con cũng nằm nghỉ an toàn, vì Chúa chẳng bỏ rơi linh hồn con trong âm phủ, cũng không để thánh nhân của Người thấy điều hư nát.

Xướng: Chúa sẽ chỉ cho con biết đường lối trường sinh: sự no đầy hoan hỉ ở trước thiên nhan, sự khoái lạc bên tay hữu Chúa tới muôn muôn đời!

Bài Ðọc II: Dt 10, 11-14. 18

"Người đã làm cho những kẻ được thánh hoá nên hoàn hảo đến muôn đời".

Trích thư gửi tín hữu Do-thái.

Trong khi mọi tư tế hằng ngày đứng gần bàn thờ chu toàn chức vụ mình và hiến dâng cũng ngần ấy của lễ nhiều lần, nhưng không bao giờ xoá được tội lỗi, còn Người khi dâng xong của lễ duy nhất đền tội, đã ngự bên hữu Thiên Chúa đến muôn đời, và từ đây, Người chờ đợi cho đến khi thù địch bị đặt làm bệ dưới chân Người. Vì chưng, nhờ việc hiến dâng duy nhất mà Người đã làm cho những kẻ được thánh hoá nên hoàn hảo đến muôn đời. Vậy nơi nào tội lỗi được thứ tha, thì không còn việc dâng của lễ đền tội nữa.

Ðó là lời Chúa.

Alleluia: Kh 2, 10c

Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Ngươi hãy giữ lòng trung thành cho đến chết, thì Ta sẽ ban cho ngươi triều thiên sự sống". - Alleluia.

Phúc Âm: Mc 13, 24-32

"Người sẽ quy tụ những người được tuyển chọn từ khắp bốn phương trời".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Trong những ngày ấy, sau cảnh khốn cực, mặt trời sẽ ra tối tăm, mặt trăng sẽ mất sáng, các ngôi sao sẽ từ trời rơi xuống và các sức mạnh trên trời sẽ bị lay chuyển. Bấy giờ thiên hạ sẽ thấy Con Người ngự đến trên đám mây với đầy quyền năng và vinh quang. Và bấy giờ Người sẽ sai các thiên thần của Người đi quy tụ những kẻ đã được tuyển chọn từ khắp bốn phương, từ chân trời cho đến cùng kiệt trái đất. Nhìn vào cây vả, các con hãy tìm hiểu dụ ngôn này. Khi nó đâm chồi nảy lộc, các con biết rằng mùa hè gần đến. Cũng vậy, khi các con nhìn thấy tất cả những điều đó xảy ra, thì các con hãy biết là Người đã tới gần ngoài cửa rồi. Thầy bảo thật các con: Thế hệ này sẽ chẳng qua đi trước khi mọi sự đó xảy đến. Trời đất sẽ qua đi, nhưng lời Thầy nói sẽ chẳng qua đi.

"Còn về ngày đó hay giờ đó, thì không một ai biết được, dù các thiên thần trên trời, dù Con Người cũng chẳng biết, chỉ có mình Cha biết thôi".

Ðó là lời Chúa.
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:35 17/11/2018
16. LAU CHÙI ĐỒ CỔ
Nhà của Châu Nguyên Tố cất giữ rất nhiều loại đỉnh (vạc) cổ, khi có khách đến thăm thì ông ta đều đem ra cho khách thưởng thức.
Một hôm khi khách đã ra về, a Lưu len lén gõ mấy cái, rồi lắng tai nghe, cảm thấy kỳ lạ bèn nói:
- “Mấy cái này không phải bằng đồng sao, tại sao lại đen nhánh như thế này chứ ?!”
Thế là đi tìm mấy miếng giấy nhám nhúng với nước và nổ lực lau chùi sạch trơn.
Thế là mấy thứ đồng đen cổ quý hiếm ấy biến thành đồ vô giá trị.
(A Lưu truyện)

Suy tư 16:
Có lần trong phúc âm Đức Chúa Giê-su đã nói: “Của thánh, đừng quăng cho chó; ngọc trai, chớ liệng cho heo, kẻo chúng giày đạp dưới chân, rồi còn quay lại cắn xé anh em”. Của thánh là Lời Chúa, ngọc trai là Thánh Thể, cả hai đều quý báu hơn tất cả mọi thứ quý báu trên trần gian, tất cả mọi người Ki-tô hữu đều biết đều ấy.
Lời Chúa, Chúa đã trao cho chúng ta, Thánh Thể Chúa cũng trao cho chúng ta để chúng ta được no nê lương thực thần thiêng, nhưng có lúc chúng ta sử dụng hai thứ báu vật ấy một cách bất xứng -còn tệ hơn a Lưu không biết giá trị của đỉnh vạc bằng đồng đen- bằng cách đặt những đam mê tội lỗi lên trên mọi giá trị cao siêu của việc nghe Lời Chúa và tham dự mầu nhiệm Thánh Thể.
Có giáo dân thích ngồi hàng giờ để nghe ca nhạc nhưng hể cha sở giảng quá mười lăm phút thì bỏ ra ngoài nhà thờ hút thuốc, tán ngẩu, họ nghe Lời Chúa như là nghe một câu chuyện hoang đường; có giáo dân đi dự tiệc tùng thì đi rất đúng giờ vì sợ bất lịch sự, nhưng khi đi dâng thánh lễ thì đợi cha chủ tế giảng xong mới đến, và khi đến phần rước lễ thì bỏ về, họ coi việc tham dự thánh lễ và rước lễ là chuyện không quan trọng bằng việc sợ mất lịch sự khi đi ăn nhậu...
Chúng ta không phải là con chó nhưng chúng ta là những người con của Chúa nên Ngài cho chúng ta Lời của Ngài; chúng ta cũng không phải là những con heo, nhưng chúng ta là những Ki-tô hữu nên Chúa đã ban cho chúng ta Mình Máu Thánh của Ngài, và chúng ta cũng không phải là a Lưu không biết giá trị của các đỉnh vạc đồng đen, nên chúng ta cần phải trân trọng cung kính đón nhận và gìn giữ hai báu vật mà Thiên Chúa đã trao ban cho chúng ta là Lời Chúa và Thánh Thể.
Đó là sự khôn ngoan của Thánh Thần ban cho chúng ta ở đời này vậy...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)

------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
 
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (N 33 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:37 17/11/2018
Chúa Nhật 33 THƯỜNG NIÊN

Tin mừng : Mc 13, 24-32
“Thiên Chúa sẽ tập họp những kẻ được Người chọn tuyển chọn từ bốn phương”.


Bạn thân mến,
Gần cuối năm phụng vụ, Giáo Hội cho chúng ta nghe và suy niệm lại bản văn về ngày cuối cùng của nhân loại, hay nói cách khác, ngày Đức Chúa Giê-su xuống thế lần thứ hai và cũng là ngày Ngài tỏ sự công bình của Ngài cho nhân loại thấy qua việc phán xét người sống kẻ chết, để cho chúng ta suy gẫm và kiểm điểm lại đời sống của mình –cho đến hôm nay- có phù hợp với Tin mừng của Chúa hay không ?
Thiên tai, động đất, chiến tranh, ôn dịch và những điềm thiêng dấu lạ đã và đang xảy ra trên mặt đất này, người ta cho là ngày tận thế sắp đến. Nhưng, như Đức Chúa Giê-su đã loan báo đó không phải là ngày tận thế, nhưng là báo trước ngày Con Người xuất hiện để phán xét, để thưởng công và luận tội. Càng có những điềm thiêng dấu lạ, càng có những hiện tượng khủng khiếp thì càng nhận ra tình thương của Thiên Chúa dành cho nhân loại, bởi vì Thiên Chúa là tình yêu, cho nên trong những trận động đất khủng khiếp, trong những trận hoả hoạn tàn khốc và chiến tranh khốc liệt xảy đến, đều là lời của Thiên Chúa cảnh báo cho chúng ta : hãy làm hoà với Thiên Chúa, hãy ăn năn sám hối và thay đổi cuộc sống, nếu không, chúng ta cũng sẽ bị tiêu diệt cách khốn nạn hơn thế nữa. Thiên Chúa không hấp tấp khi trừng phạt, nhưng rất mau mắn trong việc tha thứ và chữa lành cho chúng ta là những con người luôn phản bội lại tình yêu của Ngài.
Con người thời nay biết dùng các phương tiện khoa học tối tân để đề phòng và chặn đứng các phi đạn từ trên không trung, con người cũng biết dùng khoa học để dự báo thời tiết và các công trình khác về vũ trụ cũng như về những việc có liên quan đến đời sống của con người... Nhưng nhân loại không chịu dùng trí khơn của mình để nhận ra ngày giờ của Thiên Chúa gần đến qua những biến cố xảy ra trên thế giới, đó chính là điều mà Đức Chúa Giê-su muốn nói với chúng ta trong bài Tin mừng hôm nay vậy.
Bạn thân mến,
Ngày Đức Chúa Giê-su đến trong vinh quang của một vị Thiên Chúa chưa xảy ra, nhưng trong cuộc sống hàng ngày, Ngài đã rất nhiều lần đến viếng thăm chúng ta qua người bạn lâu năm gặp lại; Ngài cũng đã nhiều lần đến nhờ chúng ta rộng tay giúp đỡ qua người nghèo khó; Ngài cũng đang rên đau đớn nơi các bệnh nhân đang cần sự an ủi của chúng ta...
Nếu hôm nay chúng ta biết dùng trí khơn và lòng bác ái để nhận ra Thiên Chúa qua các hoàn cảnh ấy, thì ngày quang lâm của Ngài, chúng ta nhất định sẽ không bị hổ ngươi bẻ mặt...
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
---------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:40 17/11/2018

64. Nơi để tán tụng vật không có linh hồn là ở bên ngoài; nơi có thể khen ngợi người có linh hồn, không ở bên ngoài, mà là ở nội tâm.

(Thánh Ambrosius)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")

----------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
 
Top Stories
Kontum: Avec les minorités, une Église dans l’Église
Frédéric Mounier / EDA
09:16 17/11/2018
Au centre du Vietnam vivent des minorités ethniques. Très catholiques, elles font vivre une Église locale très inculturée au service des plus pauvres, dans le sillage, revendiqué, des missionnaires MEP.
Kontum, Pleiku, Dakto… Pour qui se souvient de la guerre du Vietnam, dans sa version américaine, ces noms, aux confins des trois frontières (Laos, Cambodge, Vietnam), sont synonymes de fureur et de sang. En ce temps-là, les douces « montagnes » du centre du Vietnam, sur les Hauts Plateaux, ont été labourées par les bombardements, le napalm et les féroces corps-à-corps opposant les troupes communistes aux GI’s américains. Aujourd’hui, alors que le pays est unifié depuis 1975 sous l’autorité du Parti communiste, et que plus de la moitié de la population, née après cette date, n’a connu ni la guerre française, ni la guerre américaine, ni la douloureuse réunification, le diocèse de Kontum apparait, tout simplement, rural et pauvre. Kontum, et plus largement la région de Pleiku, abritent une nombreuse population issue de minorités ethniques montagnardes. Historiquement, la cohabitation a toujours été difficile entre ces peuples et les « Kinhs », les Vietnamiens. Plus pauvres, moins éduquées, issus de familles très nombreuses, d’origine animiste, les minorités ont adopté massivement la foi chrétienne.

Près de 18 % de la population totale de ce diocèse d’1,83 million d’habitants est catholique. Soit environ 320 000 fidèles, dont 230 000 montagnards, répartis en 800 villages de quatre ethnies différentes et 100 000 « Kinh » (Viets). Une dizaine de langues diverses sont parlées dans ces montagnes. Sous un climat agréablement tempéré, loin de la frénésie qui agite Hanoï et Hô-Chi-Minh-Ville, les Banars, les Jerais, les Sedangs et d’autres cultivent, au flanc escarpé des collines, le thé, le café, le poivre et le manioc. Les hévéas affichent fièrement leurs saignées en forme de col dur d’où suinte le latex. Quelques rizières encaissées dans les fonds de vallées sont parcourues de tracteurs antédiluviens. Ici comme ailleurs, les rivières sont polluées, mettant en péril le fragile équilibre de vie local. Bruns, râblés, les montagnards chasseurs et cueilleurs sont ici chez eux, à l’aise dans les forêts et leurs mystères. On se déplace massivement, avec la hotte de vannerie dans le dos, en petites motos, avec trois ou quatre passagers. Certaines semblent avoir parcouru, il y a 50 ans, les multiples rameaux de la piste Hô Chi Minh, très active en ces confins des trois frontières (Laos, Cambodge, Vietnam). Chaque ethnie porte, du moins les jours de fête, des habits tissés, toujours harmonieux, selon ses couleurs distinctives. Répartis en 116 paroisses, 163 prêtres (80 diocésains dont six montagnards et 73 religieux) exercent leur ministère, avec 90 religieux et 533 religieuses.

Un paradis couturé de cicatrices

Truculent et francophone, cette dernière qualité devenant rare dans le Vietnam contemporain, le P. Dong, jovial vicaire général septuagénaire, parcourt inlassablement, depuis plus de quarante ans, les pistes pas toujours praticables de son diocèse. Il affirme, facilement blagueur : « Ici, les montagnards obéissent aux prêtres, pas au communistes ». Plus loin, il ajoutera, d’un clin d’œil jovial : « Les montagnards préféraient les prêtres français aux prêtres vietnamiens, car ces derniers doivent se partager avec leurs familles ! » Toutes ces paroisses, aujourd’hui baignées d’un calme bucolique, ont une histoire troublée. Ici, on se souvient qu’un prêtre français, le P. Théophile Bonnet (1926-1961), a été assassiné en allant célébrer une messe à Kon Kola. Là, c’est le souvenir du P. Joseph Minh, abattu au pied d’un pont par des maquisards. Ailleurs, les ruines d’une église bombardée, soupçonnée d’avoir accueilli des maquisards vietcongs. Plus loin, ce catéchiste a passé plusieurs années en prison. À Pleiku, une grande église du centre-ville est toujours transformée en Luna Park. À Kontum, l’école des catéchistes, mitoyenne de la cathédrale, est devenue une école publique. Partout, l’Église peine à obtenir les autorisations pour ouvrir dispensaires et écoles, si indispensables dans ce contexte de dénuement rural. Et pourtant, des dizaines de religieuses accueillent jeunes mères isolées, orphelins et très jeunes enfants issus de familles nombreuses très pauvres…

Depuis la deuxième moitié du XXe siècle, ce petit paradis apparemment paisible s’est donc couturé de cicatrices. Et pourtant, la vie est là, calme et tranquille. Chaque village est regroupé autour de sa vaste maison commune, au toit de chaume si caractéristique : très haut, très pointu. C’est là que se prennent collectivement toutes les décisions. Les très nombreuses églises, blotties au flanc des collines, ont repris ce style caractéristique, sans oublier les grands mâts plantés devant l’entrée, symbolisant la relation aux esprits. Ainsi, l’animisme polythéiste issu des mondes de la forêt a pu s’accomplir en un monothéisme chrétien. À l’échelle du Sud Est asiatique (Thaïlande, Laos, Cambodge, Vietnam), c’est d’ailleurs une constante : glissant sur les sagesses orientales, structurellement étanches au monothéisme incarné, c’est au cœur des animismes ruraux que le christianisme a pu prendre racine. « Avant même l’évangélisation, les montagnards croyaient en leurs dieux » explique Sr Cecilia, laïque consacrée de l’Eau Vive, elle-même Kinh, qui découvre la richesse des mondes montagnards.

Dans ces paroisses ethniques, l’un des rares points communs avec le reste du pays apparaît dans chaque presbytère : la filiation de la paroisse s’affiche partout, depuis les évêques et missionnaires français fondateurs – Mgr Martial Jannin (1867-1940), Mgr Jean Liévin Sion (1890-1951), Mgr Paul-Léon Seitz (1906-1984), mais aussi les pères Charles Gorissen (1916-2013) à Ninh Duc, Paul Crétin (1892-1978) à Dak Cho, Paul Beysselance (1921-2015) à Dak Mot et Claude Corompt (1881-1969) à Phu Tho, entre autres – jusqu’aux vicaires les plus récents, tous Vietnamiens depuis trois générations. Ici, comme ailleurs au Vietnam, l’Église est familiale et n’oublie jamais de se remémorer ses origines, avec fidélité et loyauté.

Ce qui n’a pas empêché, dès les débuts, une inculturation ethnique, tant architecturale que linguistique. À Kontum, la cathédrale de bois, en forme de maison commune Banar, a été construite sur pilotis en 1913. Tout comme le petit séminaire, à deux pas. Fiers de ce patrimoine, les touristes vietnamiens viennent s’y photographier… Lors des messes dans les villages, toujours quotidiennes et massivement fréquentées, la liturgie est célébrée dans les langues des minorités. Bible et Évangiles ont été traduits depuis bien longtemps. De même, l’assistance se déchausse avant de pénétrer dans le chœur, lui-même dépourvu de bancs. On s’accroupit. Mais ici comme ailleurs au Vietnam, hommes et femmes sont séparés et les chants sont quasiment criés en une longue houle envoutante, rythmée par les xylophones traditionnels.

« Tout est grâce »

Dans ce décor, trois initiatives, inattendues à des yeux européens, témoignent de la vitalité de cette Église locale. À Dak Giac, en à peine deux ans, le P. Dominique Tran Van Vu a construit, en lisière du bourg, une église remarquable, tant par sa taille – elle peut contenir jusqu’à 8 000 personnes – que par la richesse de son ornementation, avec quatre répliques de la grotte de Lourdes – présence obligée dans toute paroisse vietnamienne – et un chemin de croix géant. Entouré de paroisses pauvres, l’édifice, pourtant conforme aux caractéristiques ethniques locales, détonne par sa magnificence. Mais sur place, la fierté domine. Là comme ailleurs, il suffit de se souvenir de nos cathédrales médiévales, construites au milieu d’un océan de pauvreté matérielle. Pour Dieu, rien n’est-il trop beau ? « Tout est grâce » répond dans un sourire le P. Dominique lorsqu’on l’interroge sur ses sources de financement. Dans l’Église, comme dans toute la société vietnamienne, les solidarités financières et le mécénat sont très actifs, jusque dans la diaspora à l’étranger. L’argent liquide circule facilement entre prêtres et paroissiens. Sans oublier les 200 paroissiens qui, à Dak Giac, ont donné gratuitement de leur temps.

À plus de mille mètres d’altitude, il fait facilement frais. Pour se protéger du froid, le P. Barthélémy Thinh, rédemptoriste vietnamien, recteur du tout nouveau sanctuaire marial de Mangden, a retapé à sa façon un vieil autobus, qu’il a transformé en presbytère. Car le P. Thinh doit gérer des dizaines de milliers de pèlerins. En effet, il y a seulement vingt ans, un engin de chantier a déterré, lors de la construction d’une route, une statue sans mains d’une Vierge. Très vite, les montagnards environnants lui ont confié leurs prières, dont beaucoup ont été exaucées. Et les foules, loin d’être toutes catholiques, ont afflué, avec l’accord des autorités locales. L’Église a pu acquérir un terrain de six hectares, sur lequel le P. Thinh campe aujourd’hui. À vingt mètres de sa cagna s’édifie une magnifique église. Elle devrait être consacrée dans quelques mois. On peut y voir, sans grand risque, un futur Lourdes vietnamien. Les autorités y sont favorables, car l’effet bénéfique pour l’économie locale est indéniable…

Enfin, le P. Dong est très attaché à l’action de nombreux diocésains en faveur du respect de la vie. Dans un pays où les morts vivent d’une certaine façon au milieu des vivants, notamment sur les autels des ancêtres ou lors des anniversaires de décès, ces groupes tiennent à inhumer, par milliers, au fil des mois, les fœtus issus d’avortements. Ainsi, ce matin-là, 200 personnes sont rassemblées au cimetière de Chu Hieng, à dix kilomètres de Pleiku pour inhumer 22 urnes, au milieu de dizaines de milliers de petites tombes marquées d’une croix. Les autorités ont fait don du terrain. Loin d’être des militants, ces fidèles tiennent simplement à ce geste, perçu comme naturellement humain. Ainsi, deux générations après le départ des derniers prêtres français, un catholicisme montagnard vietnamien dessine, peu à peu, son nouveau visage, respectueux de son héritage et attentif à créer ses propres chemins.

(Églises d'Asie - le 17/11/2018 / Frédéric Mounier)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Huynh Đoàn Giáo Dân Đa Minh Thánh Martin mừng bổn mạng
Trần Văn Minh
03:59 17/11/2018
Melbourne, vào lúc 11 giờ sáng Thứ Bảy, 17/11/2018. Trong một ngày đẹp trời. Huynh Đoàn Giáo Dân Đa Minh Thánh Martin đã cùng với Liên Huynh Đa Minh Victoria, quy tụ về ngôi Nhà thờ thân thương Our Lady quen thuộc, để cùng nhau dâng Thánh lễ tạ ơn, mừng Thánh Martin de Porres là Bổn mạng của Huynh đoàn Thánh Martin khu vực Miền Tây Melbourne.

Xem hình

Sau khi đại diện của huynh đoàn lên đọc tiểu sử của Thánh Martin. Mọi người đã cùng nhau đọc kinh Thần vụ trước giờ lễ 30 phút thật sốt sắng.

Thánh lễ do Linh mục Phê Rô Nguyễn Văn Toàn OP. Là Chánh xứ Nhà thờ Thánh Đa Minh Victoria, thay mặt cho Linh mục tổng đặc trách Liên huynh Đa Minh Việt Nam Úc Châu dâng lễ. Ngoài đông đảo các đoàn viên từ các Huynh đoàn Đa Minh bạn, Ca Đoàn Đa Minh, Soeur Thu trợ úy, các đội viên Legio, Ca đoàn Nữ Vương của giáo xứ. Còn có sự tham dự của Ông Nguyễn Hoa Kỳ trưởng Ban Phục vụ Liên Huynh Việt Nam Úc Châu. Bà Nguyễn Thị Thanh Liễu Trưởng Ban Phục vụ Liên Huynh Victoria. Và các ban phục vụ của sáu huynh đoàn hiệp dâng thánh lễ cùng huynh đoàn mừng bổn mạng.

Ca đoàn Đa Minh luôn phụ trách phần thánh ca các thánh lễ bổn mạng các huynh đoàn, luôn xuất sắc dùng lời ca, tiếng đàn để ca khen, tôn vinh Chúa qua Thánh Tổ phụ Đa Minh làm cho buổi lễ thêm long trọng và sốt sắng hơn.

Trong bài giảng, trích Lời Chúa nói về muối đất và ánh sáng. Xin tóm tắt: Linh mục chủ tế đã khai triển về sự danh lợi ở đời. Ai cũng nghĩ đến vinh quang hiện tại mà quên đi vinh quang đời sau. Chúng ta cũng đòi hỏi sống để làm men, làm muối, làm ánh sáng cho đời. Chúng ta đòi hỏi cuộc sống hy sinh, bác ái. Bài học về năm chiếc bánh và hai con cá đã dậy cho chúng ta phải biết cho đi, đừng sợ thiếu hay đợi có dư thừa rồi mới giúp đỡ người khác.

Nói về Thánh Martin, một con người bị cha mình từ bỏ, nhưng không vì thế mà Ngài thiếu niềm tin. Ngài đã tin mình có người Cha trên trời và Ngài đã sống hết mình, sống và làm việc bác ái gương sáng của Ngài còn lưu lại mãi với đời.

Sau phần giảng, Huynh Đoàn Giáo Dân Đa Minh Thánh Martin đã hân hoan đón nhận chị Maria Cao Thị Bích gia nhập huynh đoàn qua nghi thức mặc áo dòng. Và anh Gioan Đinh Đa Điền và Maria Vũ Thị Kim Loan qua nghi thức khấn tập sự ba năm.

Cuối lễ, Liên Huynh Victoria nhân dịp nghe tin các Soeur Đa Minh trở về Việt Nam nhận nhiệm vụ mới, Chị Thanh Liễu đã lên cám ơn quý Soeur đã giúp đỡ cho liên huynh trong thời gian qua và ngỏ lời chúc quý Soeur bình an trong sứ vụ mới.

Một bữa ăn trưa được tổ chức mừng bổn mạng của huynh đoàn đã được toàn thể mọi người tham dự vui vẻ tại hội trường giáo xứ.

 
ĐTC Phanxicô bổ nhiệm Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên, tân TGM Hà Nội
Lm John Trần Công Nghị
13:01 17/11/2018
Tin Vatican - Hôm 17-11-2018, Phòng báo chí Tòa Thánh thông báo: ĐTC Phanxicô đã nhận đơn từ chức TGM giáo phận Hà Nội, ĐHY Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, và đồng thời bổ nhiệm người kế vị là Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên, hiện là Giám mục Giáo phận Hải Phòng.

Đức tân TGM Hà nội, Giuse Vũ Văn Thiên năm nay 58 tuổi, sinh ngày 26-10 năm 1960 tại Kẻ Sặt, Hải Dương, thụ phong linh mục ngày 24-1 năm 1988, du học tại Pháp, và được Tòa Thánh bổ nhiệm làm GM giáo phận Hải Phòng ngày 6-11 năm 2002, lúc 42 tuổi.

Tân TGM Giuse Vũ Văn Thiên:

Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên sinh tại Giáo xứ Kẻ Sặt, tỉnh Hải Dương, thuộc Địa phận Hải Phòng. Ngài là con thứ tư của gia đình 5 người con. Kẻ Sặt xưa nay vẫn nổi tiếng là một giáo xứ có truyền thống, được thành lập từ đầu thế kỷ 17. Đây là một Giáo xứ đông dân và toàn tòng, nổi tiếng có đông thanh niên dâng mình đi tu, được hàng trăm Linh mục gốc Kẻ Sặt và 26 vị anh hùng tử đạo đời vua Tự Đức. Sau đây là những niên hiệu liên quan đến Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên.

Năm 1971 (11 tuổi): giúp lễ Cha già GioanKim Nguyễn Quang Mỹ tại Kẻ Sặt.
23/09/1982: Nhập Đại chủng viện Hà Nội.
24/01/1988: Thụ phong Linh mục tại Hải Phòng.
1988 đến 1994: Chánh xứ Mỹ Động.
1994 đến 1996: Chánh xứ Đồng Xá.
1996 đến 2000: Du học Paris (Pháp).
26/11/2002: Toà Thánh Bổ nhiệm làm Giám mục Hải Phòng.

Ngày 02.01.2003: Tấn Phong Giám mục tại khuôn viên Nhà thờ Chánh toà Hải Phòng, do Đức Hồng Y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng chủ phong, và Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hoà, chủ tịch Hội Đồng Giám mục Việt Nam và Đức Cha Phanxicô Nguyễn Văn Sang, Giám mục Thái Bình thụ phong. Khẩu hiệu của Đức Tân Giám mục là: “Phục vụ trong niềm vui và hy vọng”.

Ngày 17-11-2018, ĐTC Phanxicô bổ nhiệm Ngài làm Tân Tổng giám mục Giáo phận Hà Nội.

ĐHY Phêrô Nguyễn Văn Nhơn

ĐHY Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, năm nay 80 tuổi, sinh ngày 1-4 năm 1938 tại Đà Lạt, thụ phong linh mục ngày 21-12-1967 và được bổ nhiệm làm Giám mục Phó với quyền kế vị tại Đà Lạt ngày 11-10 năm 1991. Ba năm sau đó, ngày 23-3 năm 1994, ngài trở thành Giám mục chính tòa Đà Lạt.

Ngày 23-4 năm 2010, Đức Cha Nguyễn Văn Nhơn được Tòa Thánh bổ nhiệm làm TGM Phó giáo phận Hà Nội và trở thành TGM chính tòa tại đây 20 ngày sau đó, 23-5-2010 ,sau khi Tòa Thánh nhận đơn từ chức của Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt. Cách đây hơn 3 năm, ngày 14-2 năm 2015, ĐTC Phanxicô đã bổ nhiệm Đức TGM Nguyễn Văn Nhơn làm Hồng Y.
 
Trường Văn Hóa La Vang làm phép tượng đài và dựng bảng ghi ơn ân nhân tạo dựng cơ sở trường Việt Ngữ
Magarita Nguyễn Phương Lan
19:44 17/11/2018
Hôm nay thứ bảy ngày 17 tháng 11 năm 2018 lúc 10:30 sáng Cha Chánh Xứ Nhà Thờ Đức Mẹ La Vang Giuse Đinh Toàn Victor làm phép tượng đài Thánh Giuse, bia ghi ơn ân nhân, Huynh Trưởng, Trợ Tá, và Phụ Huynh đã đóng góp cho việc duy trì và tái tạo các lớp học Trường Văn Hóa La Vang và cũng là nơi sinh hoạt Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Thánh Linh thành phố Fresno thuộc tiểu bang California.

Xem Hình

Cũng xin nhắc lại sau khi được Toà Giám Mục Giáo Phận Fresno ra thông báo ngừng sử dụng phòng học Bishop John Steinbock Center sau niên học 2018 và sau hơn 5 năm được dùng để làm nơi dạy Tiếng Việt, Giáo Lý và Sinh Hoạt Thiếu Nhi Thánh Thể mỗi thứ bảy từ 1-5:30 pm. Vì tương lai và muốn các em giữ gìn tiếng nói và chữ viết tiếng việt và hiểu về nguồn cội quê hương mình cũng như học cách sống đạo của một người Công Giáo và nhận các phép Bí Tích. Sau khi thông báo của Cha Chánh Xứ cũng như tường trình của Thầy Phó tế về sự việc Trường Văn Hóa La Vang sau Thánh Lễ Chúa Nhật. Toàn thể ân nhân xa gần trong giáo xứ đặc biệt phải nói đến các bặc phụ huynh, thầy cô, trợ tá cũng như các anh chị em huynh trưởng thiếu nhi đã và đang sinh hoạt tại Trường Văn Hóa La Vang đã tự nguyện hay ầm thầm đóng góp để làm sao cho các con em mình có một nơi được tiếp tục đi học.

Tạ ơn Thiên Chúa, Đức Mẹ La Vang và Thánh Cả Giuse đã nhậm lời cầu xin vậy là những căn phòng học di đọng được mua lại và đưa về nhà thờ Đức Mẹ La Vang đằng sau khuôn viên nhà thờ. Nhờ những ban tay sửa chữa chuyên nghiệp của các chú Hoá, Thành, Phùng và Thủy cộng thêm của mọi thành phần trong giáo xứ bắt đầu từ Cha Chánh Xứ, Thầy Phó tế, phụ huynh, thầy cô, trợ tá, huynh trưởng và các em thiếu nhi thánh thể. Người thì lau chùi phòng học, dọn dẹp, quét rác, hay sơn lại những phòng học đã củ, đến từng ổ điện và máy lạnh điều hòa cho mỗi lớp học. Vậy là với bao nhiều sự thương yêu lo lắng của tất cả mọi người, Trường Văn Hóa La Vang đã được chính thức khai giảng niên học mới 2018-2019 đúng vào thứ bảy ngày 8 tháng 9 năm 2018 vừa qua từ 9giờ sáng đến 1giờ 30 trưa mỗi thứ bảy hằng tuần, trong khuôn viên nhà thờ Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang.

Magarita Nguyễn Phương Lan
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Tổng Thống Ngô đình Diệm và con đường dang dở.
Bảo Giang
10:16 17/11/2018
Tổng Thống Ngô đình Diệm và con đường dang dở. (P.Kết)

I. Một ánh sao băng, lặng giữa trời!

Ít nhất có hai điều đưa đến cái chết oan uổng cho bản thân mình mà TT Diệm chủ quan, không hề nghĩ tới. Thứ nhất, khi những viên đạn đầu tiên của quân phản loạn bắn vào dinh Gia Long, TT Diệm đã không bao giờ dự trù cho một chuyến đi không trờ lại. Thứ hai, khi ông ra lệnh cho tùy viên Đỗ Thọ liên hệ với bộ TTM, ông đã không dự trù được rằng, những tên đầy tớ phản chủ kia không bao giờ dám gặp mặt chủ nhân của chúng. Đó là lý do ông đã bị giết, còn những kẻ như Mai hữu Xuân hay Nguyễn văn Nhung, Dương hiếu Nghĩa… chẳng qua chỉ là những cánh tay, cán búa thi hành lệnh mà thôi.

Trở lại câu chuyện vào buổi chiều ngày 01-11-1963, trước khi TT Diệm rời dinh Gia Long, mà nhiều ngươi đã từng nghe biết là:

-Hỏi: Trong cuốn Nhớ Lại Những Ngày ở Cạnh Tổng Thống Ngô Đình Diệm, cựu đại tá Nguyễn Hữu Duệ viết rằng ông ta xin phép Tổng Thống đem xe tăng thiết giáp lên bộ tổng Tham Mưu để bắt các tướng và dẹp đảo chính. Nhưng Tổng Thống không cho. Ông có biết chuyện này không?

Đáp: Lúc ấy tôi đang ở bên Tổng Thống Diệm và ông Nhu tại dinh Gia Long. Chính tôi nghe điện thoại của ông Duệ và trình lên Tổng Thống. Tổng Thống la tôi: Các anh muốn gì?Ở với tôi bấy lâu mà không hiểu ý tôi sao? Dân Nghệ An các anh chỉ thích làm loạn. Đem quân đội chống quân đội là cách bảo vệ tổ quốc hả?

Tôi thưa: Nhưng người ta đánh mình thì mình phải đánh lại chứ Tổng Thống. Chẳng lẽ để phải chết sao?

Ông quát lên: Chết thì đã sao.

Đúng, đối với ông chết thì đã sao. Nhưng đối với chúng ta thì cái chết của ông là cái chết dần của miền Nam. (trích cuộc phỏng vấn ông Cao xuân Vỹ, đổng lý VP của TT Diệm. Thực hiện Minh Võ, San Diego)

Chuyện ấy xảy ra trước khi ông rời dinh Gia Long. Nhưng chỉ sau đó một đêm, TT Ngô đình Diệm và người em của ông đã bị giết bí hiểm trong lòng chiếc xe tăng M113. Và cho đến nay, không một kẻ nào trong những kẻ đã tham dự vào cái chết của Tổng Thống Diệm lại dám nhận minh là kẻ giết hay ra lệnh giết TT Diệm. Lạ chưa, họ tự xưng là “anh hùng” là “nhà cách mạng” trong cuộc đảo chánh, nhưng lại không dám nhận mình là kẻ giết “bạo chúa”! Tuy thế, tiền công giết mướn họ lại không chê!

Theo các tài liệu còn lưu trữ tại thư viện quốc hội Mỹ thì hôm đảo chánh Lucien Conein đã đến bộ Tổng tham mưu QLVNCH ngồi và điều hành cuộc phản loạn. Sau khi biết tin TT Diệm đã bị giết, Y quăng một gói bạc ba triệu VN ($3,000,000 đồng) cho tướng Trần văn Đôn như là tiền thưởng cho những kẻ giết người trước khi về. Và dưới đây là bản phúc trình các quan chia tiền, lĩnh công với nhau như sau:

“Phiếu đệ trình, ngày 14 tháng 8 năm 1971. ( gời tướng Trần văn Đôn)

Trích yếu :Về số bạc ba triệu đồng của ông Conein cho mượn để thù lao các đơn vị trong ngày Cách mạng 1/11/63.

Kính thưa Trung Tướng, Số bạc 3 triệu đồng của ông Conein cho thì đã được trung tướng chỉ thị cấp cho những người sau đây:

Ngày 1/11/63, TT/TMT Trần thiện Khiêm nhận ..........500,000 $

Ngày 1/11/63, TT Tôn Thất Đính tư lệnh quân đoàn 3 nhận ...500,000 $

Ngày 10/11/63, TT Tôn thất Đính có nhân thêm ................100,000 $

Ngày 4/11/63, tặng sư đoàn 5 ...50,000 $

Ngày 5/11/63, tặng liên đoàn thủy quân lục chiến của đại tá Lê nguyên Khang..100.000$

Ngày 5/11/63, đại tá Trần ngọc Huyến thị trưởng Đà Lạt nhận 100,000 $

Ngày 9/11/63, thiếu tá Phan Hòa Hiệp trường thiết giáp nhận ..100,000$

Ngày 19/11/63, đại úy Đào ngọc Diệp câu lạc bộ tổng tham mưu nhận...100,000$

Tổng cộng.................................................................1,550,000$

Tất cả số tiền 1,550,000 $ trên đây đều có biên nhận (đính kèm).

Như vậy còn lại 1,450,000 $, trung tướng cũng tặng cho anh em nhưng không có chữ ký biên nhận:

Trung tướng Dương văn Minh

Trung tướng Lê văn Kim

Trung tướng Tôn thất Đính

Thiếu tướng Nguyễn hữu Có

Thiếu tướng Trần ngọc Tám

Trung tướng Nguyễn Khánh

Trung tướng Đỗ Cao Trí

Ngày 14 tháng 8 năm 1971

Ký tên

T/t Đặng Văn Hoa

Có tiền, phòng trà, phòng ca vũ nhạc mở ra thâu đêm. Tướng tá vui mừng nhảy Sol đố Mì reo vui. Riêng đường phố thì nhóm Trí Quang càng lúc càng hung hãn hơn, nên sinh hoạt của thành phố càng lúc càng bị tê liệt vì những cuộc xuống đường. Nay lật đổ Dương văn Minh, mai là Nguyễn Khánh rồi Phan khắc Sửu, Phan Huy Quát đến Trần văn Hương… Lòng phố chưa được một ngày yên

Trong khi đó, quay về nông thôn lại là một thảm cảnh khác. Ấp chiến lược, những thành qủa của Đệ Nhất Cộng Hoà, là nơi ngăn chặn và tiêu diệt cuộc sống chui lòn của cộng sản trà trộn vào trong dân. Nay sau đảo chánh đều bị phá hủy bởi cấp lãnh đạo u mê này. Kế đến, bao người trong những chuyến đi vì đất nưóc, họ nhảy ra bắc hoạt động đều bị bỏ rơi, bị bỏ mặc cho CS tóm gọn từng người với những trận đòn thù trên thân xác của họ.

Phận miền nam, chẳng mấy hôm sau, những con đường ngày xưa xe chạy thâu đêm, nay sau mười giờ đêm là nằm bó gối tìm chỗ ẩn thân. Lý do, Việt cộng đã sống lại. Việc trước tiên là dưới bóng đêm, chúng mò đến, đắp mô gài mìn trên nhiều tuyến đường để khủng bố miền nam.

Kế đến, những vùng đồng bào miền bắc di cư được gọi là vùng trù phú nay đã không còn người như ở Phú Gíao, Cây Gáo, Lạc An, Ba bèo đến Long phước Thôn, rồi Bình Gỉa và nhiều nơi khác cùng số phận. Ở đó, từ rừng hoang vu thành đồng ruộng. Đất sỏi đá thành cơm. Cảnh nhà cửa, trường học, nhà thờ mọc lên từ bàn tay cần cù của người di cư. Bỗng một chiều tất cả đều bỏ chạy. Bởi lẽ, làng thôn, quốc sách ấp chiến lược của “Diệm Nhu” đã bị “ cách mạng” hủy bỏ. Nhờ đó, bọn Việt cộng sống dở chết dở trong rừng hoang, bờ cỏ, bỗng hồi sinh. Chúng mò vào làng, thôn với vài ba khẩu súng trường, con dao mã tấu. Chúng chém trưởng ấp, trộm gà, cướp vịt, vác gạo của dân. Đến sáng hôm sau, dân chúng trong làng bị chúng lùa đi phá hàng rào, lấp ấp. Kết qủa, ngày thuộc về ta, đêm nó chỉ huy. Dưới gọng kìm này, người dân chỉ còn một cách duy nhất, bỏ lại vườn rau, luống cải cũng như cánh đồng với nhà thờ trường học, chùa chiền được xây dựng, canh tác bằng chính từ mồ hôi, nước mắt của mình chảy xuống, mà đi…

Rồi cuộc chiến bùng lên. Mỹ đưa quân vào. Bắc việt ngày đêm vác súng đạn Tàu Nga qua đưòng mòn Lào, Campuchia vào nam. Kết qủa, đêm pháo hoa giăng tựa ban ngày. Từ thành phố cho đến giữa rừng sâu hay nơi thôn làng đều được thắp sáng nhờ ánh hỏa châu giữa trời do máy bay thả xuống hay địa pháo bắn lên. Giấc ngủ của con người ngày nay chỉ còn là chợp mắt. Và dĩ nhiên, cái chợp mắt ấy đong đầy ác mộng. Bởi lẽ, chỉ cần nghe đùng, đoàng, ầm ầm đâu đó là, không nhà tôi thì cũng là nhà hàng xóm, nhà người thân quen lãnh đạn pháo của cộng sản hỏi thăm. Hỏi thăm ngay trên bàn cơm có đủ mặt mọi người lớn bé trong nhà. Thế là, tất cả được giải phóng!

Phần phố xá, nắng vừa lên là đoàn xe lại nhộn nhịp rời thành phố. Mở đầu là toán quân Mỹ, hay Việt Nam đi mở đường. Mà khúc đường ấy có bao xa, nhiều khi chỉ cách Sằi Gòn vào khoảng từ 50-70 cây số. Vậy mà mìn Việt cộng vẫn nổ, bao nhiêu xe đò banh xác, bao nhiêu ngưòi Việt Nam tan thây. Ngoại ô là thế, nay đến thành phố cũng không còn giấc ngủ ngon. Mở đầu là trường học Cai Lậy với hơn một trăm học sinh tiểu học được ăn B40, B41 của Việt cộng. Rồi Sài Gòn, Chợ Lớn, Biên Hòa, Long Khánh và 37 thành phố, tỉnh lỵ của miền nam oằn mình đón pháo, hỏa tiển của Việt cộng thay cho pháo mừng xuân vào tết Mậu Thân. Riêng Huế, hôm đó được đón chào thịnh tình hơn. Bởi lẽ, người mở cuộc đón chào chính là người của thành phố đã đi theo, làm nằm vùng, nội gían cho Việt cộng. Nay nhân dịp Mậu Thân chúng biến mình thành dã nhân nên người dân Huế bị khỉ hành hạ và chôn sống khoảng trên, dưới 5000 người.

Sau Mậu Thân là hồn bay, phách lạc. Việt Nam nằm chờ chết bởi hiệp định Ba Lê với chủ đích là Mỹ được mở tiệc rút quân ra khỏi Việt Nam. Lạ chưa, khi họ muốn vào, TT Ngô đình Diệm không muốn. Ông bị bọn tay sai lật đổ và bị thảm sát. Nay, họ muốn rút thì Việt Nam trắng mắt. Họ liên lạc với Việt cộng. Miền nam trơ mắt ra nhìn viện trợ, khí cụ không còn, đất một ngày một bị CS lấn chiếm. Dẫu lòng có là thép, là đá của quân dân miền nam với những binh đoàn Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Bộ Dinh, Đia Phương Quân, Nghĩa Quân, Cán bộ xây dựng nông thôn… thì cũng phải tan hàng vì súng không còn đạn.

Cuối cùng, pháo của giặc cộng như mưa rào đổ vào Ban mê Thuột thay cho pháo mừng năm mới. Những con đường số 7,9, 10 từng bị chia cắt, từng bị bỏ hoang nằm lặng lẽ trong rừng vắng, nay bỗng choàng tỉnh giấc để nhận hàng ngàn đạn pháo của Việt cộng cùng với thân xác của những người trốn chạy cộng sản. Kết qủa, thành phố vào tay giặc cộng, đường dài bị chúng chặn bằng đạn pháo, xác người phương nam thành phân bón trên rừng!

Chẳng bao lâu sau, lửa đã bốc cháy trên toàn cõi miền nam. Huế rồi Đà nẵng, Nha Trang, Tây Ninh… đều bỏ chạy. Xuân Lộc có chăng là trạm dừng chân để thở trước cuộc chạy sau cùng. Vào lúc ấy, không còn một con đường nào, lối đi nào của miền nam mà thiếu bóng dáng của đoàn người vai gồng gánh, tay bồng bế, dắt díu con cháu cuống cuồng bỏ nhà, bỏ thôn làng, biệt phố xá mà đi khi cộng sản mò đến. Họ chạy đã hụt hơi, nằm xuống ven đường chờ chết hay vào được lòng phố thì đều gặp nhau ở một điểm hẹn vào khoảng 10 giờ ngày 30-4-1975. Từ Sài Gòn, lệnh đầu hàng giặc cộng của Dương văn Minh đã truyền đi. Thế là hết! Đôi chân cuồng hóa cứng, nước mắt nào còn chảy được từ bản tin? Có lẽ chỉ còn những đôi mắt trắng cho người phải quay về, hoặc gỉa, máu đào từ thân xác người lính uất hờn vì bị buộc phải đầu hàng giặc cộng lại loang chảy giữa lòng phố bằng qủa đạn cuối cùng của chính mình.

Thế là hết. Nhà Viêt Nam Cộng Hòa đã chấm hết từ đây. Mẹ bồng con ra biển, đi không trở lại. Mẹ cõng con trên những con đường chạy loạn đầy dấu bom rơi, đạn pháo, nay phải quay trở về mái nhà xưa. Mẹ chưa kịp vui khi thấy căn nhà chưa cháy thì đã trắng mắt nhìn vài ba thằng Việt cộng đang ngồi xổm giữa căn nhà xưa. Mẹ thở không ra hơi, đứa bé bừng đôi mắt dại, run rảy để thấy những hàm tăng bừa đang gặm miếng xương chó giữa nhà. Con sợ hãi gục đầu vào lòng mẹ. Bà mẹ khốn khỗ ôm lấy con bằng đôi mắt trắng và dòng nước tràn ra từ khóe mắt khô thay cho lời nói. Tội cho bà vì nó chảy xuống không phải cho riêng bà, nhưng là cho số phận của đàn con và lũ cháu của bà…

Cũng từ đây, trong chùa, trong tự, có những lớp người mới đến thừa tự do bác đảng chỉ huy. Kẻ hò hét năm nao thì nay bị bắt quay mặt vào tường, không còn dám nói lấy một lời. Phận nhà thờ cũng chìm sâu trong lặng lẽ, thỉnh thoảng rón rén tiếng kinh, tiếng chuông chiều. Tuy thế, nó cũng có thể bị bắt ngưng lại nửa với vì dàn Ak của cộng phỉ với đạn đã lên nòng.

Xem ra, một chữ hết đã đến với một ước mơ Tự Do, Độc Lập của người Việt Nam. Hôm ấy, dĩ nhiên, người đã từng đem đến ưóc mơ lớn cho ngưòi dân Việt là TT Diệm và em của ông cũng không còn. Rồi khúc quân hành đem theo niềm ước mơ trong lời ca vang của đoàn quân Việt Nam Cộng Hòa cũng đã tắt. Riêng những kẻ nhận tiền Mỹ giết ông năm nao thì được cùng vợ con đủng đỉnh ra khơi. Họ hạnh phúc khi được bước vào cuộc đời của những kẻ ở đợ xứ người, nhưng lại là một niềm tủi nhục cho người Việt Nam Lưu Vong cũng như cho những người còn ở lại. Bởi lẽ tất cả đã mất quê hương.

Cảnh đời hoan lạc của nhà Việt Nam không còn. Niềm vui trong ước mơ Tự Do Độc Lập của dất nước đã tan. Nơi đó có còn chăng là bóng dáng của tập đoàn Việt cộng như những bóng ma trơi phủ lên quê hương ấy mà thôi. Rõ ràng, chỉ với một cái tên Hồ chí Minh mà toàn dân Việt Nam đã bị dìm xuống tận đáy mồ sâu. Nay thêm một cái gánh Tàu trên vai nữa, hỏi xem, người dân Việt Nam thở làm sao, sống làm sao đây?

II. Bi kịch này cần được kết thúc.

Xem ra bi kịch tôn giáo chen vào chính trị cần phải được kết thúc. Bởi lẽ, theo cư sĩ Mai Thọ Truyền, một trong những học giả uyên bác nhất về Phật giáo Việt Nam cho biết: “ Phật tử người Việt ước chừng có 4 triệu người, hay độ 30 phần trăm dân số”. Rõ ràng không phải là con số 80% như những kẻ đội danh Phật Giáo khi xuống đường chống chính phủ Việt Nam Cộng Hòa rêu rao.

Rồi ai cũng biết, theo bản báo cáo của phái đoàn LHQ sang điều tra, dù gặp cuộc đảo chánh xẩy ra vẫn được hoàn tất và đệ trình lên LHQ. Và bản phúc trình này đã được phổ biến tại diễn đàn LHQ ngày 9.12.1963. Đến ngày 20.12.1963. Đại Sứ Fernando Volio Jimenez của Costa Rica cầm đầu cuộc điều tra đã nói với hảng thông tấn NCWC như sau: “Cảm tưởng của riêng tôi là không có chính sách kỳ thị, áp bức hay khủng bố đối với Phật Giáo trên căn bản tôn giáo. Những khai báo về phương diện này thường là nghe nói, và trình bày một cách mơ hồ. Mỗi khi một nhân chứng cố gắng tìm một bằng chứng cụ thể nào để trình Phái Đoàn thì rốt cục sự kiện chỉ là một hành vi lẻ tẻ hay cá nhân. Căn cứ trên bằng chứng, chính quyền không có chủ trương chính sách chống Phật Giáo vì lý do tôn giáo.”..

Từ bản tường trình này cho thấy họ đã làm việc công tâm trong khoảng thời gian trước và sau đảo chánh. Chứng từ của họ chừng như có gía trị hơn lời vu khống của những thành phần đi biểu tình chống đối TT Diệm. Cũng theo bản cáo cáo này, dường như người dân ở nhiều tỉnh lỵ, thành thị, hay nông thôn đều không bao giờ tham gia vào những cuộc tuần hành này. Hơn thế, họ cũng chẳng ủng hộ những thành phần qúa khích khi kéo cả bàn thờ Phật xuống đường.

Tuy nhiên, lúc ấy có một thành phần mới nổi lên (có thế là do Việt cộng trà trộn vào), nhiều người trở thành nhà sư của Phật Giáo tranh đấu mà không cần phải học đạo để chuẩn bị cho cung cách hoằng Pháp. Họ cũng chả cần thọ giới, cũng không cần phải phát nguyền. Họ chỉ cần cạo đầu, khoác lên người mảnh áo như Thích Trí Quang vào tịnh xá nào đó là bước lên ngôi…. cao tăng! Đến khi muốn hòan tục thì tự nhiên cởi áo ra như Trần quang Thuận (Thích trí Không) hay sadi Nguyễn công Hoan … là xong. Rồi đến khi cần họ lại khóac áo vào. Chỉ thế thôi! Và họ đã làm ta mất nước.

Tôi thực lòng là không dám chen vào hay lên tiếng về cái …thủ tục kỳ lạ này. Tôi chỉ muốn nói đến và nêu lên những hoạt cảnh trong cuộc tranh đấu gọi là mùa pháp nạn của những năm 1963-1966 mà thôi. Riêng chuyện bị khống chế bởi bàn tay của tập đoàn Việt cộng sau 1975 tôi cũng không nhắc đến ở đây. Dù nó cũng rất tương tự, nếu như không muốn nói là còn phổ cập hơn trước nhiều lần. Để chứng minh về những hình ảnh này, tôi xin trích lại nguyên văn của TT Thích Tâm Châu khi nói về lớp người này: “Ở miền Nam, ngoài Dương Văn Minh, còn có Thích Trí Quang, và phe Phật Giáo Ấn Quang, hay ”PHẬT GIÁO THỐNG NHẤT” là một ổ cán bộ CS nằm vùng trước mũi của chính quyền. Vì giới quân nhân cầm quyền tham nhũng, nên đã dung dưỡng bọn mượn danh đạo, tạo danh đời này, khiến cho miền Nam bị rữa mục, rơi vào tay CS quá dễ dàng” ( Thích tâm Châu).

Chua chát hơn: “Ngày lịch sử trong đời làm chánh trị của Minh Cồ không phải là ngày nhận chức tổng thống mà chính là ngày 29.4.75, vì ngày này từ 8 giờ sáng đến 12 giờ khuya Minh Cồ và tôi phải đến "HOÀNG CUNG ẤN QUANG" 5 lần và lần nào cũng với nội dung là "THẦY" cũng hứa hẹn một cách chắc chắn không thể sai lệch là sắp xong. Bên kia chậm lắm là tối 29.4.75 hay sáng 30.4.75 sẽ bàn thảo việc thành lập Chánh Phủ Liên Hiệp... 4 giờ 30 sáng 30.4.75, Minh Cồ sốt ruột không thể chờ thêm được nữa, phải nhắc điện thoại lên xin gặp “thầy” trong khi tiếng đì đùng của loại súng AK nghe càng rõ mồn một. Minh Cồ càng quýnh hơn khi trả lời gọn một câu:”Thầy giết tôi rồi!” và cúp máy. Lúc đó là 5 giờ kém 15 sáng 30.4.75 “(trích trong bài "tâm tình tướng Có trong nhà tù Hà Tây" của nhà báo CS Hồ Văn Quang ghi lại).

III. Những lời vinh danh cho một vì sao lặng giữa trời.

Nay thì TT Diệm đã ra đi rồi. Hai người em của ông cũng chung một số phận. Trong khi đó, những kẻ gây nên cuộc “ nồi da, xáo thịt” này cũng chẳng còn là bao. Riêng phận số của của dân tộc Việt Nam thì đang bị giam cầm trong sợi lòi tói của tập đoàn Việt cộng. Ngày mai ra sao và người ta nói gì về những chuyến đi này?

Rõ ràng, sự vĩnh viễn ra đi của Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã gây xúc động sâu xa và niềm thương cảm lớn lao nơi các lãnh tụ Á Châu thời đó. Tổng Thống Trung Hoa Dân Quốc Tưởng Giới Thạch đã than thở: “ Người Mỹ có trách nhiệm nặng nề vụ ám sát xấu xa này. Trung Hoa Dân Quốc mất đi một đồng chí tâm đầu ý hợp. Tôi khâm phục ông Diệm. Ông xứng đáng là một lãnh tụ lớn của Á Châu. Việt Nam có lẽ phải mất 100 năm nữa mới tìm được một nhà lãnh tụ cao quý như vậy”.

Theo tướng Thomas Lane, Tổng Thống Diệm là “một con ngưòi có có đặc tính mẫu mực điển hình của một con người xả kỷ vô ngã, đã quên thâm mình để dâng hiến trọn đ1ời ông cho quê hương xứ sở ông. Đó là một con ngườ có gía trị nhân tính sâu thẳm (the last of Mandarins Diệm of Vietnam. Anthony Trawich Boucary, 1965). Cũng trong cuốn sách này, cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Sài gòn, ông Frederich N. Nolting đã viết một bức thư cho tờ New York Time như sau: “ Tôi không thể chần chừ cho tháng ngay qua đi mà mà không nói lên sự kính trọng của tôi khi tưởng nhớ đến một con người can đảm đã gục chết vì quê hương của ông vào một năm trước đây. Người đó chính là Tổng thống Ngô đình Diệm”

Phần giáo sư Philippe Deviller, một sử gia lỗi lạc đương thời đã viết “ Bước vào một hoàn cảnh cực kỳ đen tối, Ông là một Sỹ Phu can đảm phi thường và cũng là một con người đầy nguyên tắc. Ông là một ngư ời được kính trọng nhất (the most respected Man) và cũng là người có ảnh hưởng lớn lao nhất. Đây là một sự can đảm hiếm thây nơi các lãnh tụ chính trị. Ông rất coi trọng đạo đức gia đình. Ông có tính chịu đựng bền bỉ. Đó là con người không bao giò thiếu sự chính trực, liêm chính. Ông luôn cư sử công bình với mọi người. Đặc biệt, đã không bao giờ ra lệnh xử tử những người đã cố gắng giết ông”

Để kết thúc cho bài viết nhân dịp Kỷ niệm ngày ông… biệt Quê Hương. Tôi xin trích lại một đoạn viết về ông qua ngòi bút của Joseph Buttinger trong The Miracle of Viet Nam : “ Sự chính trực vô tỳ vết (untained integrity) cùng với thái độ quyết liệt, ông đã vì đất nước chối từ sự thỏa hiệp với thực dân Pháp. Và trên chóp đỉnh của lòng dũng cảm, ông đã cho cả kẻ thù và bạn bè của ông thấy việc ông xây dựng nền Độc Lập cho đất nước và đoàn kết chính quyền cho thật vững mạnh là quan trọng nhất. Bởi lẽ, đó là điều đất nước của ông cần hơn là bom đạn và thực phẩm”. Buttinger thêm : “Đó là một phần trong cái vĩ đại của một con người chính trị như ông Ngô đình Diệm”

Rõ ràng, khi nhìn lại đoạn đường đã qua và khi đến thăm hai nấm mồ khiêm tốn của Tổng Thống và ông Cố Vấn nằm quạnh hiu nơi nghĩa trang Lái Thiêu, Bình Dương ai cũng thấy buồn và tiếc vì bước đường dở dang của họ và nhớ đến một bài học lịch sử quý giá cho thân phận nước nhược tiểu đứng lên chống đế quốc, chống CS. Nhưng chắc chắn 9 năm ngắn ngủi ấy, mãi mãi còn ghi khắc trong dòng sử cũng như trong lòng mọi người Việt Nam hôm nay cũng như ngày mai.

Một ánh sao băng, lặng giữa trời.

Giang sơn cô lẻ gởi đời thôi.

Người đi nghĩa khí tròn sông núi,

Kẻ ở tranh ăn nhục với đời.

Bảo Giang

11-2018.
 
Tin Đáng Chú Ý
Chấm dứt dùng Yahoo Email ngay tức khắc. Tại sao?
Anthony Nguyễn
15:19 17/11/2018
Bạn nộp đơn xin việc làm. Không thấy ai trả lời.

Bạn gởi bài cho báo đăng. Không thấy ai hồi âm.

Bạn là người già cô đơn. Con cái không đứa nào email hỏi thăm. Bạn bè nhạt nhẽo dần.

Bạn dùng Yahoo Email chứ gì? Đó có thể là một trong những lý do.

Bạn nên chấm dứt dùng Yahoo Email ngay. Chuyển qua xài những thứ email khác. Google hay Microsoft chẳng hạn.

Tại sao? Lý do chủ yếu là người ta không thể email được cho bạn. Những emails của họ không bao giờ đến tay bạn.

Tại sao bạn không nhận được emails?

Theo tờ Wall Street Journal, nếu bạn là người dùng các loại email Yahoo hoặc AOL, những nhà quảng cáo trên thế giới này có hình ảnh rất rõ nét và chính xác bạn là ai vì Yahoo và AOL đang “scan” tất cả mọi emails của bạn.

Tờ Wall Street Journal cho biết Oath, một công ty con của Verizon sở hữu cả hai nhà cung cấp dịch vụ email Yahoo và AOL, đã cung cấp một dịch vụ béo bở cho các nhà quảng cáo. Oath phân tích hơn 200 triệu hộp thư Yahoo Mail và những dữ liệu về người dùng rất phong phú mà họ có trong tay; tìm ra những sản phẩm và dịch vụ nào đúng thị hiếu người dùng của mình. Trò này cũng mở rộng đối với email của những ai dùng AOL.

Verizon mua lại AOL vào năm 2015 và sau đó mua luôn Yahoo vào năm 2017. Gã khổng lồ trong ngành truyền thông này đã hợp nhất hai công ty này thành một công ty con được gọi là Oath. Các công ty như Huffington Post, Engadget, Tumblr và Techcrunch đều hoạt động dưới trướng của Oath. Sử dụng dữ liệu thu được qua email của người dùng, Oath có thể cung cấp cho các nhà quảng cáo nhắm đúng mục tiêu quảng cáo một cách chính xác khi “scan” trên email bạn các vé máy bay, các sản phẩm bạn mua online, nói chung là tất cả các danh từ nhạy cảm đối với kỹ thuật “data mining”.

Sử dụng dữ liệu thu được qua email của người dùng để quảng cáo không phải là chuyện mới lạ. “Scan” emails là thực hành thường xuyên của Google. Công ty này sử dụng dữ liệu thu được từ người dùng Gmail của mình cho các dịch vụ quảng cáo ngay từ khi bắt đầu Gmail vào năm 2004. Mặc dù bị chỉ trích, họ vẫn tiếp tục làm như thế trong 13 năm. Yahoo cũng đã tham gia vào thực hành này trong hơn một thập kỷ, trước khi họ được Verizon mua lại.

Tuy nhiên, vì các vấn đề về quyền riêng tư và an ninh đã trở nên phổ biến hơn khi internet trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, thực hành này đã bị chỉ trích mạnh. Năm ngoái, Google đã thông báo rằng họ đã ngưng “scan” các email của bạn để khai thác dữ liệu quảng cáo. Theo tờ Wall Street Journal, Microsoft cho biết họ chưa bao giờ “scan” email cho các mục tiêu quảng cáo.

Điều đáng quan tâm ở đây là Oath dường như đang di chuyển theo hướng ngược lại với những gã khổng lồ công nghệ khác và tăng gấp đôi việc “scan” email cho các mục tiêu quảng cáo.

Doug Sharp, phó tổng giám đốc Oath không ngần ngại khoe với tờ Wall Street Journal rằng “scan email đã trở thành một trong những phương pháp hiệu quả nhất của công ty để cải thiện hiệu năng quảng cáo”.

Yahoo và AOL cũng nói điều này khá rõ ràng vào đầu năm nay khi họ cập nhật các điều lệ sử dụng dịch vụ của mình. Đầu năm nay, khi login vào Yahoo, hay AOL, người dùng được thông báo rằng:

“Oath analyzes and stores all communications content, including email content from incoming and outgoing mail. This allows us to deliver, personalize and develop relevant features, content, advertising and Services.”

“Oath phân tích và lưu trữ tất cả nội dung liên lạc, bao gồm nội dung email từ thư đến và thư đi. Điều này cho phép chúng tôi phân phối, cá nhân hóa và phát triển các tính năng, nội dung, quảng cáo và các Dịch vụ có liên quan.”

Vấn đề ở đây là khi Verizon mua lại Yahoo và AOL, họ đẩy quá mạnh thực hành này bằng một giải thuật nghèo nàn nên khi scan một số lượng quá lớn email như vậy mọi thứ chậm lại dẫn đến hiện tượng tắc nghẽn, gọi là Yahoo outage. Đó là lý do bạn có thể vẫn còn nhận được emails nhưng khi được khi không.

Thê thảm hơn nữa, những email accounts nào chẳng có lợi lộc kinh tế cho “data mining” có thể sẽ bị hy sinh. Đó là lý do bạn không còn nhận được emails nào nữa hết.

Dù thế nào đi nữa, bấp bênh và không an toàn như thế lưu luyến mà chi, nên ngưng là vừa.


Source: Mashable Australia Yahoo and AOL will continue to scan your emails for precious advertising data
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tình Yêu
Tấn Đạt
09:11 17/11/2018
TÌNH YÊU
Ảnh của Tấn Đạt
“Thiên Chúa là tình yêu,
và hễ ai ở trong tình yêu thì ở trong Chúa,
và Chúa ở trong người ấy”.

God is love.
Whoever lives in love
lives in God, and God in him.
(1 John 4:8 and 4:16b)